16

Click here to load reader

Bài hoàn thiện ma sát (2)

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bài hoàn thiện ma sát (2)

BÀI 20: LỰC MA SÁT

Số tiết : 01Ngày soạn: 11/10/2010Người soạn: Nhóm 5: Nguyễn Thị Ngọc Ánh Vũ Thị Lan Nguyễn Thị Thu Bình Vũ Thị Hương Nguyễn Thị Thuần Nguyễn Tuấn Dũng

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Phát biểu khái niệm ma sát nghỉ, ma sát trượt, ma sát lăn

- Bước đầu phân tích được sự xuất hiện của các loại ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ và đặc điểm của mỗi loại này.

2. Kĩ năng :

- Làm được thí nghiệm để phát hiện ra lực ma sát nghỉ.

- Kể và phân tích được một số hiện tượng về lực ma sát có lợi, có hại trong đời sống và kĩ thuật. Nêu được cách khắc phục tác hại của lực ma sát và vận dụng ít lợi của lực này

- Vận dụng được công thức tính lực ma sát trượt để giải được các bài tập đơn giản.

3. Thái độ :

- Nghiêm túc, chú ý vài bài học

- Có tinh thần cộng tác, phối hợp với các bạn trong lớpB. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Hỏi đáp- trực quan- thuyết trìnhC. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: Slide bài dạy 2. Học sinh : Nghiên cứu trước bài học 3. THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1:Tìm hiểu về điều kiện xuất hiện, đặc điểm của lực ma sát nghỉ

Page 2: Bài hoàn thiện ma sát (2)

Hoạt động của học sinh

Trợ giúp của giáo viên Nội dung

- HS1.Trả lời:đẩy hoặc kéo cho nó dịch chuyển.

-HS2. Cái tủ vẫn đứng yên.

- HS3.

+ HS suy nghĩ và trả lời.+ Định luật I Newton: Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng 0, thì nó giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều.- HS4. Đọc sách, suy nghĩ và trả lời.- HS5. Quan sát, suy luận và trả lời.

- HS6. Hướng của lực ma sát nghỉ thay đổi theo hướng của ngoại lực.

- CH1. Đưa ra tình huống: Làm thế nào để dịch chuyển 1cái tủ nặng 100kg, cao 2m đến vị trí mới cách vị trí cũ 1m mà không có ai giúp đỡ ?→ Tác dụng lực vào cái tủ.- CH2. Hiện tượng gì xảy ra khi 1 người kéo hoặc đẩy cái tủ đó?-CH3. Tại sao có lực tác dụng mà cái tủ vẫn đứng yên? Để trả lời câu hỏi này, yêu cầu hs:+ Tìm các lực tác dụng vào cái tủ?+ Nhắc lại định luật I Newton.→ Vật chịu tác dụng ngoại lực mà vẫn đứng yên, chứng tỏ có một lực khác cân bằng với ngoại lực, cản trở chuyển động. Gọi lực đó là lực ma sát nghỉ Fmsn.

- CH4. Qua ví dụ và đọc sách hãy nêu điều kiện xuất hiện lực ma sát nghỉ?- CH5. Dựa vào hình vẽ phân tích lực ở trên đưa ra nhận xét tổng quát về

1. Lực ma sát nghỉ1.1. Sự xuất hiện của lực ma sát nghỉLực ma sát nghỉ chỉ xuất hiện khi có ngoại lực tác dụng lên vật. Ngoại lực này có xu hướng làm cho vật chuyển động nhưng chưa đủ để thắng lực ma sát.1.2. Phương, chiều của lực ma sát nghỉ.

Lực ma sát nghỉ không có hướng nhất định:- Fmsn nằm trong mặt tiếp xúc giữa 2 vật, // với mặt tiếp xúc.- Fmsn ngược chiều với ngoại lực.1.3. Độ lớn của lực ma sát nghỉ: Lực ma sát không có độ lớn nhất định. Độ lớn của lực ma sát bằng độ lớn của ngoại lực tác dụng.Khi F tăng dần, Fmsn tăng theo đến giá trị FM nhất định thì cái tủ trượt trên mặt sàn. Fmsn ≤ FM

Thí nghiệm cho thấy FM tỉ lệ thuận với N( phản lực).

Page 3: Bài hoàn thiện ma sát (2)

- HS7. Độ lớn của lực ma sát nghỉ thay đổi theo độ lớn của ngoại lực

- HS8. Đến 1 giới hạn nào đó nó sẽ dịch chuyển. - HS9. Nghe giảng kết hợp với đọc sách

phương chiều của lực ma sát nghỉ?- CH6. Trở lại với tình huống ban đầu thì khi người đó thay đổi hướng tác dụng lực( độ lớn lực tác dụng vẫn giữ nguyên). Có nhận xét gì về hướng của lực ma sát nghỉ ?- CH7. Người đó đầu tiên đẩy nhẹ, sau đẩy mạnh cố gắng hết sức cái tủ vẫn đứng yên, nhờ thêm một người nữa đẩy,2 người đẩy vừa sức, rồi hết sức cái tủ vẫn đứng yên. Có nhận xét gì về sự thay đổi độ lớn của lực ma sát nghỉ? - CH8. Dù cái tủ vừa to vừa nặng nhưng có phải nó sẽ mãi đứng yên mặc cho nhiều người cùng đẩy không?- CH9. Hướng dẫn các em tìm ra biểu thức của lực ma sát nghỉ.

FM = N: hệ số ma sát nghỉ, phụ

thuộc vào từng cặp vật liệu tiếp xúc( không có đơn vị).Vậy Fmsn ≤ N Fmsn = Fx

Fx: thành phần ngoại lực // với mặt tiếp xúc.

Hoạt động 2: Tìm hiểu lực ma sát trượt, ma sát lăn

Hoạt động của học sinh

Trợ giúp của giáo viên Nội dung

- Đọc sách giáo khoa,đưa ra điều kiện xuất hiện lực ma sát trượt.

Hướng dẫn học sinh theo dõi sách giáo khoa.1, Lực ma sát trượt.CH1: Lực ma sát trượt xuất hiện khi nào?

1, Lực ma sát trượt* Điều kiện xuất hiện: lực ma sát trượt xuất hiện ở mặt tiếp xúc khi hai vật trượt trên bề mặt của nhau.

Page 4: Bài hoàn thiện ma sát (2)

- Cho ví dụ cụ thể.

- Nêu nhận xét về phương chiều của lực ma sát trượt qua thí nghiệm.

- Nêu công thức tính độ lớn lực ma sát trượt.

- Nhận xét về hệ số ma sát trượt qua bảng 1 trang 91.

- Đọc SGK- Nêu điều

kiện xuất hiện lực ma sát lăn.

- Lấy ví dụ.- Nêu công

thức tính độ lớn lực ma

CH2: Nhìn vào hình vẽ, theo các em lực ma sát xuất hiện ở chỗ nào?

Qua thí nghiệm yêu cầu học sinh đưa ra nhận xét về phương, chiều của lực ma sát trượt.

CH3: Đọc SGK, 1 em nêu công thức tính độ lớn lực ma sát trượt.

CH4: Nhìn vào bảng hệ số ma sát, yêu cầu hs đưa ra nhận xét về hệ số ma sát.

2, Lực ma sát lăn.

CH1: Lực ma sát lăn xuất hiện khi nào?

CH2: 1 em nêu công thức tính độ lớn lực ma sát lăn.

CH3: So sánh lực ma sát trượt và ma sát lăn.

* Đặc điểm lực ma sát trượt:- Phương, chiều: Lực ma sát trượt tác dụng lên một vật luôn cùng phương và ngược chiều với vận tốc tương đối của vật ấy đối với vật kia.- Độ lớn : không phụ thuộc diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật mà chỉ phụ thuộc vào tính chất của bề mặt tiếp xúc (nhẵn, sần sùi, làm bằng vật liệu gì,…).- Công thức tính: Fmst = μt . N Trong đó μt là hệ số ma sát trượt và không có đơn vị.Chú ý:

- Hầu hết μn >> μt, một số trường hợp chúng xấp xỉ bằng nhau.

- μt hầu như không phụ thuộc vào diện tích mặt tiếp xúc mà phụ thuộc vào tính chất của các mặt tiếp xúc.

2, Lực ma sát lăn* Điều kiện xuất hiện: lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt một vật khác và cản trở chuyển động của vật.

Page 5: Bài hoàn thiện ma sát (2)

sát lăn.* Đặc điểm:- Lực ma sát lăn cũng tỉ lệ với áp lực N như ma sát trượt nhưng hệ số ma sát nhỏ hơn rất nhiều so với hệ số ma sát trượt.(hàng chục lần).- Công thức độ lớn: F msl = μl . NTrong đó μl là hệ số ma sát lăn.

Hoạt động 3: Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh Nội dung kiến thức

Hoạt động: Tìm hiều vai trò của ma sát trong đời sống.

Sau đây chúng ta tìm hiều vai trò của lực ma sát trong đời sống.- CH1. Đưa ra tình huống. + Giáo viêc cầm một viên phấn và đặt câu hỏi : Tại sao tay ta có thể cầm nắm được các vật mà không bị rơi ?- CH2. Nếu thay vật đang cầm bằng vật có trọng lượng lớn hơn thì tay ta phải thế nào? Tại sao ? Thông báo: Nhờ có lực ma sát nghỉ

- Do lực ma sát nghỉ của tay tác dụng vào các vật cân bằng với trọng lực của các vật đó.

- Tay ta phải nắm chặt lại để tăng áp lực vào vật, khi đó lực ma sát nghỉ tăng và cân bằng với trọng lượng của vật đó.

HS tiếp thu và ghi nhớ.

Page 6: Bài hoàn thiện ma sát (2)

mà tay ta có thể cầm nắm được các vật, hay băng truyền có thể vận chuyển được người hoặc vật từ nới này đến nơi khác.-CH3. Hiện tượng gì xảy ra khi ta đi vào đoạn đường trơn? Giải thích?-CH4. Vai trò của lực ma sát trong việc giúp cơ thể bước đi. + Ở chỗ đường khô ráo, mặt đường tác dụng vào chân ra một lực ma sát hướng về phía trước, giữ cho bàn chân ta khỏi bị trượt trên mặt đất, khiến cho phần trên của cơ thể người có thể chuyển động được về phía trước. GV thông báo vai trò của lực ma sát nghỉ trong đời sống.- Hãy kể một số tác dụng của lực ma sát trượt trong đời sống?Trong nhiều trường hợp, ma sát trượt có hại. Chẳng hạn, khi pittong chuyển động trong xilanh,

- Khi ta bước đi, một chân của ta đạp vào mặt đất về phía sau. Nếu đạp phải chỗ có ít ma sát, bàn chân ta sẽ trượt về phía sau và không bước đi được.

- Lực ma sát trượt có tác dụng trong việc phanh xe, trong việc mài nhẵn các bề mặt kim loại hoặc gỗ…

- Người ta bôi trơn các chi

Page 7: Bài hoàn thiện ma sát (2)

ma sát trượt đã cản trở chuyển động làm mòn cả pittong lẫn xilanh. Để làm giảm ma sát trượt người ta phải làm gì?- Kể một vài ví dụ về ma sát lăn.Thông báo: Lực ma sát lăn nói chung là có hại. Tuy nhiên lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt nhiều lần, nên người ta thường tìm cách thay thế ma sát trượt bằng ma sát lăn để giảm tổn hại do ma sát. Ví dụ dung các ổ bi, con lăn

tiết bằng dầu mỡ công nghiệp.

HS tiếp thu và ghi nhớ,

Bài tập vận dụng.Câu 1: Vì sao muốn cho tàu hỏa kéo được nhiều tao tàu thì đầu tàu phải có khối lượng lớn ?Câu 2: Hãy chọn câu đúng.Chiều của lực ma sát nghỉ

A. Ngược chiều với vận tốc của vật

B. Ngược chiều với gia tốc của vật

C. Ngược chiều với thành phần ngoại lực song song với mặt tiếp xúc

D. Vuông góc với mặt tiếp xúc

Câu 3: Một ô tô có khối lượng 1,5 tấn chuyển động thẳng đều trên đường. Hệ số ma sát lăn giữa bánh xe và mặt đường là 0,08. Tính lực phát động đặt vào xe.

Page 8: Bài hoàn thiện ma sát (2)

GIÁO ÁN BẢNG

Lực ma sát Nháp Ví dụI. Lực ma sát nghỉ1. Sự xuất hiện của lực ma sát nghỉ- Lực ma sát nghỉ chỉ xuất hiện khi có ngoại lực tác dụng lên vật. - Ngoại lực này chưa đủ làm cho vật chuyển động.2. Phương, chiều của lực ma sát nghỉ.- Fmsn nằm trong mặt tiếp xúc giữa 2 vật.- Fmsn ngược chiều với ngoại lực.3. Độ lớn của lực ma sát nghỉ: Fmsn ≤ FM

FM = N: hệ số ma sát

nghỉ( không có đơn vị).N: phản lực.Vậy Fmsn ≤ N Fmsn = Fx

Fx: thành phần ngoại lực // với mặt tiếp xúc.II, Ma sát trượt

1, Điều kiện xuất

- xe đạp hãm phanh khi đang đi trên đường- tủ trượt trên mặt sàn,…

- Đẩy cái tủ trên mặt sàn nhà.

+ V AB: vận tốc của A đối với B+ V BA: vận tốc của B đối với A+ F mst: lực B tác dụng lên A+ F’mst: phản lực A tác dụng lên B

Page 9: Bài hoàn thiện ma sát (2)

hiện:2, Đặc điểm :

- Phương: cùng phương với vận tốc của vật ấy so với vật kia.- Chiều: ngược chiều so với vận tốc vật ấy so với vật kia.- Độ lớn: Fmst = μt . N Trong đó μt là hệ số ma sát trượt và không có đơn vị. Nhận xét bảng 1 trang 91:

- Hầu hết μn >> μt

- Hầu hết μt phụ thuộc vào tính chất mặt tiếp xúc.

3, Ví dụIII, Lực ma sát lăn

1, Điều kiện xuất hiện:2, Đặc điểm:- Phương, chiều: giống lực ma sát trượt- Độ lớn: F msl = μl . NTrong đó μl là hệ số ma sát lăn.

Chú ý: hệ số

- Hòn bi lăn trên máng nghiêng- Vòng bi trong xe đạp,…

Page 10: Bài hoàn thiện ma sát (2)

ma sát lăn nhỏ hơn rất nhiều so với hệ số ma sát trượt

3, ví dụIV, Đặc điểm của 3 loại lực

Đều cản trở chuyển động

Đều tỉ lệ với áp lực N

Xuất hiện thành từng cặp lực trực đối đặt vào hai vật tiếp xúc