8
BÀI NHẬN THỨC CHƯƠNG V TRÍ TUỆ LÃNH ĐẠO * Nội dung chính chương V: - Khả năng và năng lực lãnh đạo: Việc làm việc hiệu quả với người khác đòi hỏi nhiều kỹ năng thực tiễn và kỹ năng nhận thức. Ngày nay, năng lực, kỹ năng rất quan trọng nhưng chưa đủ. Các nhà lãnh đạo phải tham gia vào vấn đề về kế hoạch sản xuất, tài chính,… của tổ chức, đồng thời họ cũng quan tâm đến vấn đề mang tính con người. Do đó, ngoài năng lực, việc tìm hiểu khả năng còn ẩn chứa trong lý trí và tình cảm con người rất quan trọng. Lãnh đạo dựa trên khả năng nghĩa là lãnh đạo dựa trên toàn bản thân,gồm năng lực trí óc, tình cảm, tâm linh và sự am hiểu. Mô hình trí tuệ lãnh đạo là một cấu hình bên trong đang tác động đến hành động và mối quan hệ của nhà lãnh đạo với người khác. Hiện nay, nhân tố quan trọng nhất quyết định đến thành công của nhà lãnh đạo và tổ chức có thể là năng lực chuyển đổi mô hình trí tuệ lãnh đạo. Trong đó, hai thành phần quan trọng của mô hình là giả định và năng lực nhận thức. Giả định xem như là ý tưởng tạm thời chứ không phải là chân lý vĩnh viễn của nhà lãnh đạo. Trong thời đại luôn biến đổi như ngày nay, việc nghi vấn giả định có thể dẫn đến cách tiếp cận thành công. Họ thường xuyên nghi vấn về tình trạng hiện tại, tìm kiếm ý tưởng mới và khuyến khích cách giải quyết mạo hiểm đối với vấn đề. Năng lực nhận thức là năng lực mà con người dùng để cảm nhận môi trường thông qua việc lựa chọn, tổ chức và giải thích thông tin từ đó. Đặc điểm của thông tin tác động đến sự lựa chọn. Cụ thể, những gì khác biệt với những thứ mà họ đã quen thuộc gây sự chú ý, quan tâm hơn. Do đó, đặc điểm khác nhau của nhân viên khiến cho năng lực nhận thức của nhà lãnh đạo có ấn tượng tích cực hay tiêu cực với nhân viên của họ .Nhờ nhận thức các yếu tố khác nhau tác động đến nhận thức, nhà lãnh đạo có thể tránh được sự bóp méo mang tính giác quan gây bất lợi cho quá trình lãnh đạo, điển hình là sự rập khuôn (đặt một người vào một nhóm và quy đặc điểm tổng quát của nhóm cho cá nhân của nhóm).

Bai Nhan Thuc Chuong V

Embed Size (px)

DESCRIPTION

bai nhan thuc chuong 5

Citation preview

Page 1: Bai Nhan Thuc Chuong V

BÀI NHẬN THỨC CHƯƠNG VTRÍ TUỆ LÃNH ĐẠO

* Nội dung chính chương V:- Khả năng và năng lực lãnh đạo:Việc làm việc hiệu quả với người khác đòi hỏi nhiều kỹ năng thực tiễn và kỹ năng

nhận thức. Ngày nay, năng lực, kỹ năng rất quan trọng nhưng chưa đủ. Các nhà lãnh đạo phải tham gia vào vấn đề về kế hoạch sản xuất, tài chính,… của tổ chức, đồng thời họ cũng quan tâm đến vấn đề mang tính con người. Do đó, ngoài năng lực, việc tìm hiểu khả năng còn ẩn chứa trong lý trí và tình cảm con người rất quan trọng. Lãnh đạo dựa trên khả năng nghĩa là lãnh đạo dựa trên toàn bản thân,gồm năng lực trí óc, tình cảm, tâm linh và sự am hiểu.

Mô hình trí tuệ lãnh đạo là một cấu hình bên trong đang tác động đến hành động và mối quan hệ của nhà lãnh đạo với người khác. Hiện nay, nhân tố quan trọng nhất quyết định đến thành công của nhà lãnh đạo và tổ chức có thể là năng lực chuyển đổi mô hình trí tuệ lãnh đạo. Trong đó, hai thành phần quan trọng của mô hình là giả định và năng lực nhận thức.

Giả định xem như là ý tưởng tạm thời chứ không phải là chân lý vĩnh viễn của nhà lãnh đạo. Trong thời đại luôn biến đổi như ngày nay, việc nghi vấn giả định có thể dẫn đến cách tiếp cận thành công. Họ thường xuyên nghi vấn về tình trạng hiện tại, tìm kiếm ý tưởng mới và khuyến khích cách giải quyết mạo hiểm đối với vấn đề.

Năng lực nhận thức là năng lực mà con người dùng để cảm nhận môi trường thông qua việc lựa chọn, tổ chức và giải thích thông tin từ đó. Đặc điểm của thông tin tác động đến sự lựa chọn. Cụ thể, những gì khác biệt với những thứ mà họ đã quen thuộc gây sự chú ý, quan tâm hơn. Do đó, đặc điểm khác nhau của nhân viên khiến cho năng lực nhận thức của nhà lãnh đạo có ấn tượng tích cực hay tiêu cực với nhân viên của họ.Nhờ nhận thức các yếu tố khác nhau tác động đến nhận thức, nhà lãnh đạo có thể tránh được sự bóp méo mang tính giác quan gây bất lợi cho quá trình lãnh đạo, điển hình là sự rập khuôn (đặt một người vào một nhóm và quy đặc điểm tổng quát của nhóm cho cá nhân của nhóm).

- Phát triển trí tuệ của nhà lãnh đạo:Trí tuệ có thể phát triển theo bốn lĩnh vực chính là tư duy độc lập, tư duy cởi mở, tư

duy hệ thống và ưu thế cá nhân. Việc phát triển trí tuệ giúp lãnh đạo hữu hiệu hơn.Tư duy độc lập nghĩa là luôn tự cảnh giác về tư tưởng, tư duy phê phán. Nó giúp nhà

lãnh đạo nghi vấn tất cả giả định, tìm kiếm từ ý kiến bất đồng khác nhau và đánh giá công bằng tất cả các giải pháp đó. Tư duy độc lập còn là một phần sự lưu tâm của nhà lãnh đạo. Lưu tâm giúp nhà lãnh đạo luôn cởi mở, kích thích tư duy người khác thông qua tính hiếu kì và đạt lại vấn đề của họ. Họ luôn khuyến khích nhân viên trở nên lưu tâm chứ không vô tâm.

Page 2: Bai Nhan Thuc Chuong V

Tư tưởng cởi mở giúp nhà lãnh đạo ngày nay trở nên phóng khoáng và khuyến khích sự hiếu kì của mọi người. Điều này giúp họ hiểu được giới hạn của kinh nghiệm quá khứ và vượt qua những bối cảnh khác nhau.

Tư tưởng hệ thống giúp nhà lãnh đạo nhận ra sự cộng hưởng của một hệ thống như một khối thống nhất chứ không phải là từng thành phần riêng biệt nhau và thay đổi toàn bộ khuôn khổ hệ thống. Dễ dàng nhận thấy, sự thành công mỗi phần riêng rẽ chưa hẳn đóng góp vào thành công chung của toàn bộ. Nhà lãnh đạo còn cần xem hệ thống tổ chức như một chỉnh thể bởi tính phức tạp của nó. Thêm nữa, nhà lãnh đạo có thể nhận thức về vòng tuần hoàn của thuyết nhân quả để có thể phân bổ nguồn lực một cách hợp lý.

Ưu thế cá nhân là sự tinh thông của cá nhân trong cách tạo ra thuận lợi cho khả năng lãnh đạo đạt kết quả mong muốn. Nó giúp nhà lãnh đạo tập trung liên tục vào những gì mà họ mong muốn cho tương lai, đồng thờihọc cách đồng ý với cả ước mơ lẫn hiện thực và giảm khoảng cách giữa chúng bằng cách hướng công việc đến tầm nhìn.

- Trí tuệ cảm xúc – lãnh đạo với trái tim và lý trí:Một năng lực quan trọng của nhà lãnh đạo là hiểu được cảm xúc mà con người có và

cách cảm xúc tự thể hiện chính nó. Có bốn khía cạnh biểu lộ cảm xúc chung là giận dữ, sợ hãi, buồn bã và thích thú. Nhà lãnh đạo có thể hòa hợp tình cảm bản thân với người khác, thì người đó mới có thể sử dụng hiểu biết hay lý trí của mình nâng cao tổ chức. Để được như vậy, nhà lãnh đạo tăng cường năng lực của chính họ qua bốn loại như sau năng lực tự nhận thức, năng lực tự quản, nhận thức xã hội và quản trị các mối quan hệ.

Năng lực tự nhận thức giúp nhà lãnh đạo nhận ra cảm xúc để đưa ra nhiều thông tin hữu ích cho những quyết định khó khăn của họ. Năng lực tự quản giúp nhà lãnh đạo suy nghĩ sáng suốt hơn và hiệu quả hơn,ngay cả trong trường hợp đối mặt với trở ngại, do họ biết cách cân bằng cảm xúc của họ. Nhận thức xã hội giúp nhà lãnh đạo hiểu được những quan điểm, cách nhìn trái ngược nhau và tương tác hiệu quả đến nhiều kiểu con người và cảm xúc khác nhau. Quản trị các mối quan hệ giúp nhà lãnh đạo truyền cảm hứng cho người khác, khích lệ sự thay đổi, thiết lập làm việc nhóm và giải quyết tốt mâu thuẫn nảy sinh.

Trí tuệ cảm xúc giúp quá trình lãnh đạo hữu hiệu hơn.Tình trạng cảm xúc của nhà lãnh đạo ảnh hưởng đến toàn bộ tổ chức. Do đó, sức mạnh toàn bộ tổ chức tăng khi nhà lãnh đạo lạc quan và tràn trề hi vọng.

Nhà lãnh đạo có cảm xúc tinh tế tác động tích cực lên tổ chức bằng cách giúp nhân viên phát triển, thiết lập mối quan hệ tin cậy, tôn trọng lẫn nhau, tạo điều kiện mỗi người có thể đóng góp trọn vẹn vào tổ chức. Ngày nay, trí tuệ cảm xúc có thể phát triển thành kỹ năng nhóm chứ không chỉ riêng mỗi cá nhân, bằng cách khuyến khích nhóm sử dụng cảm xúc trong công việc hằng ngày. Muốn như vậy, nhà lãnh đạo cần có sự can đảm và am hiểu về trí tuệ cảm xúc từng cá nhân để dẫn dắt nhóm đi theo một tiến trình nhất định.

- Lãnh đạo bằng tình yêu hay sự sợ hãi:

Page 3: Bai Nhan Thuc Chuong V

Lãnh đạo bằng nỗi sợ hãi sẽ cản trở nhân viên làm việc hết mình, không dám thách thức và thay đổi thực tại. Khi động cơ thúc đẩy bằng nỗi sợ hãi, nhân viên sẽ làm việc chỉ vừa đủ để có thể giữ được vị trí của họ trong tổ chức.

Còn lãnh đạo bằng tình yêu khiến nhân viên cảm thấy yêu công việc hơn và làm việc hiệu quả hơn, nhờ đó cuộc sống của họ sẽ cân bằng hơn. Tình yêu công việc là động cơ thúc đẩy nhân viên hoàn thành tốt công việc. Tình yêu thể hiện qua sự thông cảm và quan tâm đến người khác giúp tình cảm giữa nhân viên tốt hơn, việc hợp tác trong công việc tốt hơn. Tình yêu cụ thể hóa thành hành động trong việc giúp đỡ, thấu hiểu và chia sẻ. Khi động cơ thúc đẩy bằng tình yêu, nhân viên sẽ cống hiến hết những gì mà họ có cho tổ chức.

* Liên hệ bản thân:* Trước đây, em nghĩ rằng những người khiếm thính thường có khả năng cảm thụ

âm nhạc không tốt so với người khác. Nhưng theo như em tìm hiểu được ở Brazil, ban nhạc khiếm thính mang tên “Âm nhạc của sự tĩnh lặng” được mời tới biểu diễn trong lễ khai mạc World Cup 2014 cùng với một số nhạc sĩ hàng đầu của Brazil. Thay vì sử dụng đôi tai, họ lại cảm thụ âm nhạc thông qua những rung động trên mặt trống hay loa để tạo ra một bản nhạc hoàn chỉnh. Trong quá trình tập luyện với những bản nhạc, họ tự rèn cho mình tính tự tin, phát triển kỹ năng sống và nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồng và xã hội. Qua đây, em thấy rằng dù năng lực của họ bị giới hạn do khả năng nghe không được tốt, nhưng khả năng cảm thụ âm nhạc của họ lại rất tốt nhờ sự nỗ lực tập luyện và kinh nghiệm mà họ rút ra được tư thực tế cuộc sống.

Việc phát triển khả năng lãnh đạo cũng tương tự như vậy. Nó vượt lên trên cả việc học hỏi những kỹ năng để tổ chức, hoạch định hay điều hành người khác. Điều này khiến bản thân em suy nghĩ mình đã được học kỹ năng của nhóm mình rồi thì mình có khả năng truyền cảm hứng cho các bạn khác cùng học kỹ năng đó hay không, có thể giúp các bạn dễ dàng hiểu và vận dụng kỹ năng mà nhóm mình huấn luyện cho các bạn hay không. Em nghĩ cần tổ chức buổi huấn luyện đó làm sao cho không khí buổi học thật sự thoải mái, nội dung truyền tải thật cô đọng, dễ hiểu và dễ nhớ để các bạn có thể hiểu và vận dụng nó vào tình huống phù hợp.

* Thật sự cho đến chương này, em mới hiểu rõ hơn về nhận thức. Trong những chương trước, phần nhận thức của em phần lớn chỉ đơn thuần giải thích thông tin của kiến thức có trong chương đó, chứ chưa thể hiện nhiều phần cảm nhận về thực tế mà em đã và đang trải qua trong việc học tập và cuộc sống. Từ chương này trở đi, em sẽ áp dụng việc viết nhận thức này tương tự như việc viết nhật ký vậy. Qua mỗi chương, em sẽ ghi lại những gì mình được và chưa được để từ đó, em sẽ tìm ra phương hướng để rèn luyện bản thân mình hoàn thiện hơn.

* Em nghĩ mỗi bạn sẽ có một cách cảm nhận và tiếp thu thông tin từ bên ngoài khác nhau. Do đó, bài nhận thức của mỗi bạn không thể giống nhau nhiều được. Dòng yêu cầu thầy bôi đỏ bắt đầu từ chương II đến tận chương này khiến em suy nghĩ sinh viên chúng em vẫn chưa có suy nghĩ độc lập, vẫn chưa thoát khỏi tư duy lối mòn và vẫn chưa

Page 4: Bai Nhan Thuc Chuong V

suy nghĩ thật khác biệt so với những người khác. Kỹ năng mà nhóm em huấn luyện là kỹ năng “Tìm kiếm sự sáng tạo”. Vậy thì tại sao em lại không áp dụng nó để có thể tìm kiếm sự sáng tạo từ những người khác để bản thân “đừng chỉ suy nghĩ mà thôi, hãy suy nghĩ thật khác biệt”. Mỗi người trong chúng em nên là một bản chính, đừng là bản sao chép của người khác. Nếu rèn luyện được lối tư duy độc lập như vậy, nhiều vấn đề sẽ có nhiều hướng giải quyết khác nhau. Bên cạnh đó, chúng em có thể lựa chọn ra những cách giải quyết vấn đề hiệu quả mà tiết kiệm thời gian và công sức hơn.

* Qua những buổi tham gia huấn luyện thử với các nhóm khác, em nhận thấy rằng mình có thể tiếp thu mỗi buổi như vậy một kỹ năng. Nhưng nếu không có sự so sánh và liên kết các kỹ năng đó lại với nhau thì em nghĩ em không thể áp dụng các kỹ năng đó phù hợp với những tình huống cần thiết.

Chẳng hạn như kỹ năng tạo kết nối và kỹ năng giữ lữa. Kỹ năng tạo kết nối giúp em có thể kết nối với mọi người qua việc gây ấn tượng, bằng những câu nói trừu tượng và súc tích... Còn kỹ năng giữ lửa lại giúp em có thể tìm thấy điểm tốt của các bạn, khích lệ các bạn vực dậy khi các bạn gặp vấn đề và giúp các bạn tìm ra lối đi cho mình bằng sự chân thành, sâu sắc và tinh tế. Sự khác biệt giữa hai kỹ năng trên là kỹ năng tạo kết nối duy trì ngọn lửa lớn và làm cho nó mạnh mẽ hơn, còn kỹ năng giữ lửa duy trì ngọn lửa nhỏ và không được để nó lụi tàn. Dù hai kỹ năng trên có sự khác biệt như vậy, nhưng em nghĩ chúng có thể kết hợp với nhau và xem như một hệ thống không tách rời. Nếu duy trì lối tư duy hệ thống như vậy, việc áp dụng các kỹ năng đó sẽ trở nên hiệu quả hơn dù gặp tình huống khó khăn như thế nào.

* Một kỹ năng mà em tìm hiểu và đang áp dụng để ghi nhớ và ôn tập nội dung mỗi chương, đó chính là kỹ năng ghi nhớ bằng trò chơi ô chữ. Trước hết, em ghi lại nội dung chính trong chương đó. Tiếp đến, em tìm kiếm những thông tin để tự đặt cho mình những câu hỏi có liên quan. Sau khi có những câu hỏi và nội dung cần thiết, em sẽ đặt chúng vào ô chữ, sao cho từ khóa liên quan đến tên chương mà em đã học. Em sẽ giải ô chữ đó và khoảng một tuần sau lấy ra giải lại để ôn tập nội dung chương trước, đồng thời ghi lại mình đã áp dụng được gì trong một tuần qua. Và bộ câu hỏi này em nghĩ có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với thực tế mà em trải nghiệm trong tuần đó. Việc áp dụng chúng đều đặn sẽ giúp em ghi nhớ tốt hơn. Kỹ năng ghi nhớ này còn giúp em hình thành tư tưởng cởi mở cho bản thân. Và nếu áp dụng chúng thành công, em muốn chia sẻ nó với các bạn khác để chúng em cùng nhau tiến bộ hơn.

* Đối với hoạt động xã hội của nhóm, chúng em mong muốn có thể giao lưu , chia sẻ và giúp những trẻ em khiếm thính có thể hòa nhập hơn với cuộc sống. Muốn giao lưu được với các em thì trước hết, nhóm chúng em phải học ngôn ngữ ký hiệu. Nhóm chúng em đã tham gia học lớp học ngôn ngữ ký hiệu tại câu lạc bộ STC được một tuần rồi. Trong tuần vừa qua, mặc dù đường đến nơi học khá xa nhưng nghĩ đến việc sẽ đem niềm vui đến cho các em khiếm thính, mọi thành viên trong nhóm em đều rất hạnh phúc và tham gia rất nhiệt tình. Các bạn khi đến đây các bạn ai cũng rất thân thiện và hòa đồng. Các bạn đã giúp chúng em rất nhiều, sửa từng động tác tay, biểu cảm trên khuôn

Page 5: Bai Nhan Thuc Chuong V

mặt... Dường như niềm đam mê công việc tình nguyện này đã gắn kết các thành viên trong nhóm hơn, không còn cảm giác ngại ngùng như ban đầu nữa. Một tuần qua, em thấy rằng tình cảm giữa các thành viên trong nhóm thân thiết hơn, đoàn kết hơn và dường như hiệu quả công việc nhóm tăng lên đáng kể. Trí tuệ cảm xúc ở đây mà em nhận được từ các bạn, đó chính là em có khả năng hòa hợp cảm xúc với các thành viên một cách chân thành và công việc dường như dễ dàng hơn, hiệu quả hơn nhờ sự giúp đỡ của các bạn.

Để có được sự hòa hợp cảm xúc giữa các thành viên, em nghĩ em cần phải lắng nghe và tôn trọng cảm xúc của bản thân. Đồng thời, em cần đặt mình vào vị trí của người khác để có thể nhìn sự việc khách quan hơn, tích cực hơn, từ đó kiềm chế cảm xúc và hành động của bản thân và cả của người khác, nhất là trong những lúc tức giận. Nụ cười ngay chính những lúc như thế này em thấy nó phát huy tác dụng rất lớn. Đôi khi, em là một người khá nóng tính nên việc rèn luyện kiềm chế cảm xúc nóng giận bản thân bằng nụ cười sẽ giúp em trút bỏ gánh nặng tinh thần và sống nhẹ nhàng hơn. Nụ cười có tính chất lan tỏa rất nhanh, không phân biệt tuổi tác, giới tính và tôn giáo. "Không phải chỉ có niềm vui mới đem lại nụ cười mà nụ cười cũng có thể đem lại niềm vui". Sức mạnh của nhóm sẽ tăng lên gấp nhiều lần khi các thành viên trong nhóm đều lạc quan, vui vẻ và tràn đầy hi vọng.

* Em đã từng nghe câu nói: “Cái gì xuất phát từ trái tim thì sẽ đi đến trái tim”. Và thật sự như vậy, chính tình yêu thương đã giúp cho mọi việc tưởng chừng như khó khăn trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Việc thông qua các kế hoạch huấn luyện kỹ năng là một dẫn chứng. Đối với nhóm em, kỹ năng mà nhóm đăng ký thật sự rất khó để thể hiện. Nhưng thầy đã mở thêm những buổi để có thể giải thích cụ thể hơn cho chúng em về các kỹ năng mà các nhóm chuẩn bị huấn luyện. Những vấn đề mà chúng em thắc mắc dường như được gỡ bỏ. Mọi việc dường như dễ dàng hơn. Từ công việc mà thầy đang làm và kiến thức môn Lãnh đạo, em nghiệm ra rằng lãnh đạo bằng tình yêu chắc hẳn sẽ mang lại kết quả tốt đẹp hơn là nỗi sợ hãi.

Thêm vào đó, em thấy được tình yêu thương đó thể hiện qua tâm huyết và niềm hi vọng của thầy dành cho sinh viên là rất lớn. Ngay cả ngày nghỉ cuối tuần, thậm chí gần sát với thời gian mà thầy chuẩn bị đi công tác, nhưng thầy vẫn ưu tiên sắp xếp cho chúng em có thể thể hiện kỹ năng. Khi được thầy cho thông qua kế hoạch huấn luyện kỹ năng, em thấy rằng mình cần phải có trách nhiệm hơn với những gì mà mình đang làm, đặt hết tâm trí vào chúng và yêu mến hơn, quý trọng hơn khoảng thời gian này, vì thực sự các kỹ năng đó rất hữu ích và cần thiết. Em mong muốn trong tương lai, em và các bạn có thể làm tình nguyện viên trong các nhóm kỹ năng dành cho sinh viên mà thầy trực tiếp phụ trách.

Qua chương V, em rút ra được ngoài năng lực, bản thân còn cần phải tìm hiểu khả năng của mình thông qua những hoạt động huấn luyện kỹ năng, hoạt động xã hôi và ngay cả những hoạt động thường ngày. Bên cạnh việc trau dồi trí tuệ tư duy, việc phát triển trí tuệ cảm xúc của bản thân và của nhóm em cần phải ưu tiên hơn. Em cần phải

Page 6: Bai Nhan Thuc Chuong V

kiểm soát sự nóng giận của mình thật tốt và biến nụ cười thành ngôn ngữ ký hiệu của riêng mình để có thể sáng suốt hơn trong mọi tình huống, đặc biệt là khi gặp trở ngại. Và nếu sau này có trở thành một nhà lãnh đạo, em mong muốn mình sẽ lãnh đạo bằng tình yêu. Ngay từ bây giờ, em sẽ yêu thích và dốc hết sức vào những gì đang làm, thể hiện sự quan tâm chân thành đối với những người thân, bạn bè, thầy cô và tất cả những người xung quanh. Em tin rằng việc luôn sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia với mọi người sẽ đem lại niềm vui không chỉ cho mọi người mà còn cho bản thân em. “Chính trái tim chứ không phải khối óc có sức mạnh phi thường thúc đẩy con người về phía trước”.