34
BÀI VỀ NHÀ CHƯƠNG TRÌNH I LOVE MY VOICE Hướng dẫn cách làm bài tập Bài tập chỉ dành học sinh học trong chương trình. Bước 1: Hoàn thành đúng các bài viết sai trước khi đọc Bước 2: Đọc chậm, to và cố gắng đọc đúng như hướng dẫn Bước 3: Thứ tự ưu tiên khi đọc: chậm, rõ ràng, tròn chữ, cố gắng đọc đúng như tôi hướng dẫn trên lớp và những bài mẫu Bước 4: Đọc 21 lần trong ngày các bài tập Bước 5: Ghi âm và nghe lại giọng của mình Bước 6: Gửi cho giáo viên để chính sửa Lưu ý: Tốc độ nói bình thường là 125 từ/1 phút Ngày 1 Đọc to và rõ các dấu: 1/ Kiểm tra lại nhé toàn l : ?á, ?ạ, ?à, ?ơ ?à, ?ọ,?o, ?ớn, ?ợn, ?ông, ?ộng, ?ắm, ? ượng, ?ậu, ?ương, ?ên, ?ớp, ?ú ?ẫn, ?uyện, ?uôn ?uôn, ? ược, chữ ?ờ 2/ Kiểm tra lại nhé toàn n ?o, ?ợ ?ần, ?ói, ?ước, ?àng, ?o ?ê, ?ối, ?ao?úng,?úi,? ày,?ản, cho ?en,chữ ?ờ; 3/ Hãy đọc to: ?ộng gió, ?á đỏ, ?ỏ thần, ?á cỏ, con chó, em có, học trò, ?ón ?á cọ. ?ọ ?ước, nhà to, bày tỏ, con ó, cái giỏ, con bò, ?àm khó, con ngỗng, 4/ Hãy đọc to hơn nữa Chào nhé, con nghé, cái bè, hội hè, ?á chè, ?á hẹ, em bé, cây tre, sức trẻ, không bẻ cành, quả me, chẻ tre, bà mẹ, mè xửng, vênh vang, vẹo người, véo tai, xôi xéo, nước 1

Bai tập 20 ngày Khổ luyện

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bai tập 20 ngày Khổ luyện

BÀI VỀ NHÀ CHƯƠNG TRÌNH I LOVE MY VOICE

Hướng dẫn cách làm bài tập

Bài tập chỉ dành học sinh học trong chương trình.

Bước 1: Hoàn thành đúng các bài viết sai trước khi đọcBước 2: Đọc chậm, to và cố gắng đọc đúng như hướng dẫnBước 3: Thứ tự ưu tiên khi đọc: chậm, rõ ràng, tròn chữ, cố gắng đọc đúng như tôi hướng dẫn trên lớp và những bài mẫuBước 4: Đọc 21 lần trong ngày các bài tậpBước 5: Ghi âm và nghe lại giọng của mìnhBước 6: Gửi cho giáo viên để chính sửa

Lưu ý: Tốc độ nói bình thường là 125 từ/1 phút

Ngày 1

Đọc to và rõ các dấu:

1/ Kiểm tra lại nhé toàn l :

?á, ?ạ, ?à, ?ơ ?à, ?ọ,?o, ?ớn, ?ợn, ?ông, ?ộng, ?ắm, ?ượng, ?ậu, ?ương, ?ên, ?ớp, ?ú ?ẫn, ?uyện, ?uôn ?uôn, ?ược, chữ ?ờ

2/ Kiểm tra lại nhé toàn n

?o, ?ợ ?ần, ?ói, ?ước, ?àng, ?o ?ê, ?ối, ?ao?úng,?úi,?ày,?ản, cho ?en,chữ ?ờ;

3/ Hãy đọc to:

?ộng gió, ?á đỏ, ?ỏ thần, ?á cỏ, con chó, em có, học trò, ?ón ?á cọ. ?ọ ?ước, nhà to, bày tỏ, con ó, cái giỏ, con bò, ?àm khó, con ngỗng,

4/ Hãy đọc to hơn nữa

Chào nhé, con nghé, cái bè, hội hè, ?á chè, ?á hẹ, em bé, cây tre, sức trẻ, không bẻ cành, quả me, chẻ tre, bà mẹ, mè xửng, vênh vang, vẹo người, véo tai, xôi xéo, nước lèo, cá mè, chè thuốc, né tránh, nẻo đường, hoa bèo, bánh xèo, chèo trống,

Hãy nghĩ trước khi nói và nói như bạn nghĩ ; Học thuộc lòng bài hát này; Ghi âm và gửi lại cho tôi

Lối vòng tay nớn

Rừng lúi giang tay lối lại biển xaTa đi vòng tay nớn mãi để lối sơn hà

1

Page 2: Bai tập 20 ngày Khổ luyện

Mặt đất bao na, anh em ta vềGặp nhau mừng như bão cát quay cuồng trời rộngBàn tay ta lắm lối chòn một vòng Việt Nam.

Cờ nối gió đêm vui lối ngàyGiòng máu lối con tim đồng noạiDựng tình người trong ngày mớiThành phố lối thôn xa vời vợiNgười chết lối ninh thiêng vào đờiVà nụ cười lối chên môi.

Từ Bắc vô Lam lối niền nắm tayTa đi từ đồng hoang vu vượt hết lúi đồiVượt thác cheo neo, tay ta vượt đèoTừ quê nghèo nên phố nớn, nắm tay lối liền Biển sanh sông gấm nối liền một vòng tử xinh

Ngày 2:

Bàn về hiện tượng nói ngọng L/N trong tiếng Việt

(Dân trí) - Những người không phát âm chuẩn theo chính âm thì thường bị gọi một cách phổ thông là “nói ngọng”. Cũng có những người dùng tên gọi khác để chỉ hiện tượng phát âm không chuẩn là: phát âm sai, phát âm lỗi, hoặc phát âm lệch chuẩn. >> Hà Nội vào cuộc chữa nói ngọng cho HS >> Xóa ngọng cho… quan chức!

(ảnh minh họa - nguồn ảnh: anninhthudo.vn) Gần đây, báo chí có nói nhiều đến việc sửa nói ngọng. Chẳng hạn như: Chiến dịch sửa nói ngọng /l/ và /n/ cho cả giáo viên và học sinh ở 13 huyện ngoại thành Hà Nội,

2

Page 3: Bai tập 20 ngày Khổ luyện

dự án sửa nói ngọng /l/ và /n/ của Viện Ngôn ngữ tiến hành cùng Đại học Hải Phòng, và một số những hoạt động có liên quan đến sửa nói ngọng ở các nơi khác nhau,...Ngoài ra, trên nhiều diễn đàn, nhiều người bày tỏ những tiếc nuối về cơ hội việc làm hoặc thăng tiến,… chỉ vì do những hệ lụy của việc nói ngọng một hoặc một vài âm vị nào đó. Xem ra, nói chuẩn tiếng Việt theo một phạm vi vùng miền mà mình đang sống, đang làm việc trở thành một vấn đề xưa nay vẫn bàn mà không phải ai cũng dễ dàng đạt được. Những người không phát âm chuẩn theo chính âm thì thường bị gọi một cách phổ thông là “nói ngọng”. Cũng có những người dùng tên gọi khác để chỉ hiện tượng phát âm không chuẩn là: phát âm sai, phát âm lỗi, hoặc phát âm lệch chuẩn. Trong tiếng Anh, hiện tượng này được gọi là “articulation errors” (lỗi phát âm) nên chúng tôi chọn cách gọi chung “lỗi phát âm”. Tuy nhiên, dù sử dụng cách gọi nào thì đều chỉ những người phát âm không chuẩn theo chính âm một hay nhiều hơn một thành phần trong âm tiết tiếng Việt và làm ảnh hưởng ít nhiều đến độ rõ ràng của lời nói khi phát ngôn.

Xác định lối phát âm L/N trong tiếng Việt:

Một số dạng phát âm thường gặp

Âm tiết hay tiếng trong tiếng Việt có cấu tạo chung là: âm đầu + âm đệm + âm chính + âm cuối + thanh điệu. Thành phần bắt buộc phải có trong âm tiết là: âm chính và thanh điệu, còn lại 3 thành phần: âm đầu, âm đệm và âm cuối có thể có mặt, có thể khuyết trong âm tiết.Xét theo thành phần cấu tạo âm tiết, lỗi phát âm có thể xảy ra ở phụ âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và thanh điệu. Ở vị trí âm đầu, âm chính và âm cuối, các dạng lỗi phát âm có thể xảy ra, hoặc là: mất âm hoặc là thay thế âm hoặc là vặn vẹo âm hoặc là thêm âm. Ví dụ cụ thể ở vị trí âm đầu, có thể là lỗi phát âm ở dạng mất âm (nói núi non thành úi on), thay thế âm (nói núi non thành lúi lon), vặn vẹo âm (nói núi thành nguing- âm không có trong hệ thống ngữ âm tiếng Việt) và thêm âm (nói núi non thành tnúi tnon). Tương tự như vậy với âm chính và âm cuối. Với âm đệm, có thể xảy ra ở dạng mất âm (nói hoa thành ha, khoan thành khan). Riêng thanh điệu thì xảy ra ở dạng thay thế âm (nói ngã thành ngá, hoặcngả; tủ thànhtụ). Xét theo số lượng âm, có thể chỉ phát âm sai một âm vị trong âm tiết, có thể phát âm sai đồng thời nhiều âm vị trong âm tiết. Ví dụ, thay thế âm cuối /m/ thành /p/ và thanh điệu hỏi (?) thành nặng (.) như “thẩm” thành “thập”; thay thế âm cuối /nh/ thành /n/ và âm chính /a/ thành /ă/ trong “anh” thành “ăn”, “oanh” thành “oăn”,… Tuy nhiên, nhìn chung, cứ nhắc đến nói ngọng là người ta nghĩ đến việc lẫn lộn hai phụ âm đầu /l/ và /n/. Có thể, vì việc lẫn hai âm này khá phổ biến ở tần xuất các từ xuất hiện, ở nhiều người, nhiều vùng; dễ nhận ra khi nói năng; và gây khó chịu hay phản cảm cho người nghe nhiều hơn các lỗi phát âm khác?

3

Page 4: Bai tập 20 ngày Khổ luyện

Ngày 3:

Đọc nhiều lần và viết lại ngắn gọn khoảng 300 từ để buổi sau thuyết trình

Sinh viên với bệnh nói ngọng – Báo Dân trí

Nói ngọng đôi khi gây cho sinh viên không ít cảnh dở khóc dở cười: Người điểm thấp khi bảo vệ luận văn, kẻ trầy chật xin việc để rồi bị loại bởi “l” với “n”. Những nỗi oan uổng không biết ngỏ cùng ai là do sinh viên chưa chú trọng sửa âm cho chuẩn để học tập và làm việc.

Minh Thu, cô sinh viên năm cuối trường ĐH Y tức tưởi khóc vì bao công sức cố gắng trong 6 năm học để mong có được tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi đã vuột mất. Bài luận văn của cô được thầy hướng dẫn khen ngợi hết lời, những mong Thu sẽ thành công. Thế nhưng cô chỉ nhận được điểm 6, bởi trong suốt thời gian thuyết trình bảo vệ luận văn Thu đều nói ngọng giữa “l” với “n”.

Chân ướt chân ráo ra trường, hy vọng tìm được công việc phù hợp nhưng Hoa (Khoa Marketting ĐH Kinh tế Quốc dân) phải ôm hồ sơ rong ruổi khắp nơi vì đi phỏng vấn ở đâu, cũng bị chê tật nói ngọng. “Bây giờ mới nghĩ đến chuyện sửa cố tật của mình, em thấy buồn lắm, bao năm bạn bè trêu ghẹo góp ý em cứ mặc kệ, giờ mới thấy thấm thía câu của các cụ “Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”.

Ngoài tính chất vùng miền, cũng có rất nhiều lý do cho việc nói ngọng của sinh viên. Điệp (SV ĐH Y tế công cộng) quê ở Bắc Giang trọ học cùng cô bạn thân là Lan quê Thanh Hóa, ban đầu nghe Lan nói chuyện nhầm giữa “l” và “n” Điệp còn trêu ghẹo nhại lại bạn, lâu dần chính Điệp nói ngọng theo Lan lúc nào không hay. Và cuối cùng, đến kì bảo vệ luận văn một năm trước, Điệp nhận điểm trung bình trong nước mắt, nỗi niềm không biết ngỏ cùng ai. Đối tượng nói ngọng chủ yếu là nữ sinh, bởi có không ít bạn vì “nói điệu”, “làm duyên” luyến láy khẩu âm khiến tự mình nói ngọng lúc nào không hay.

4

Page 5: Bai tập 20 ngày Khổ luyện

Còn một bộ phận không nhỏ nữa là do “mốt nói ngọng” từ Internet, trong các forum, topic, khung chat Yahoo... chi chít những từ như “hok = không, zậy = vậy, giời ơi = xời ơi…” thói quen xấu này tưởng như vô hại nhưng khi đối diện với bạn bè ngoài đời thực, vui miệng lại cảm thán ngay bằng ngôn ngữ chat. Thậm chí có bạn còn viết nhầm ngay vào bài thi của mình.

Còn Hoa vốn đã chịu khó sửa giọng ngay từ trong lúc học, mới về quê một tuần khi lên cô luôn mồm hỏi: “Thế tao còn ngọng không, chỉ sợ về quê mấy hôm bị ngọng lại thì làm sao thi được”, cả phòng nhìn mặt cô ngơ ngác mà ôm bụng cười. Gặp những lúc nói nhanh lại líu lưỡi, ngọng nghịu mặt Hoa đỏ bừng. Hơn ai hết Hoa hiểu khi nói ngọng thấy mình “mất điểm” trước người khác rất nhiều.Từ lâu các bạn trẻ mặc nhiên coi nói ngọng là chuyện bình thường, chưa đặt nó vào cố tật xấu cần sửa đổi. Một số còn cho rằng, nói ngọng là bệnh “di truyền có sửa cũng thế thôi, cứ để thế cho nó gần với quê quán”.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái (Giảng viên môn Văn hoá - Văn học, khoa Báo chí, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân Văn - ĐHQG Hà Nội): “Việc nói ngọng hay lẫn lộn không phân biệt được “tr” với “ch”, “x” với “s”, “l” với “n” và các dấu trong phát âm là do văn hóa vùng miền, hầu như tất cả sinh viên ở các tỉnh đều nói ngọng.

Nhưng điều quan trọng là phải biết sửa, việc đó không khó nhưng phải kiên trì. Sinh viên năm cuối mà còn nói ngọng thì nhiều giảng viên rất khó chịu, nghe xộn xạo như nhai gạo sống”.

Đọc to rõ ràng và các bạn nhầm N và L vui lòng học thuộc lòng:

Lên núi Lê nin lấy nước.

Lê nin nói là Lê nin làm.

Lúa nếp là lúa nếp Làng, lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng.

Nói năng nên luyện luôn luônNói lời lưu loát luyện luôn lúc nàyLẽ nào nao núng lung layLên lớp lú lẫn lại hay nói lầm.

Ngày 4

Vui lòng ghi âm và gửi lại

5

Page 6: Bai tập 20 ngày Khổ luyện

Hương thầm

Cửa sổ hai nhà cuối phốChẳng hiểu vì sao không khép bao giờĐôi bạn ngày xưa học chung một lớpCây bưởi sau nhà ngan ngát hương đưa

Giấu một chùm hoa trong chiếc khăn tayCô gái ngập ngừng sang nhà hàng xómBên ấy có người ngày mai ra trậnBên ấy có người ngày mai đi xa

Họ ngồi im chẳng biết nói chiMắt chợt tìm nhau rồi lại quay điNào ai đã một lần dám nói!Hoa bưởi thơm cho lòng bối rối

Anh chẳng dám xin, cô gái chẳng dám traoChỉ mùi hương đầm ấm, thanh taoKhông giấu được cứ bay dịu nhẹCô gái như chùm hoa lặng lẽ

Nhờ hương thầm nói hộ tình yêuAnh vô tình, anh chẳng biết điều!Tôi đã đến với anh rồi đấy…Và theo từng hơi thở của anh

Hương thơm ấy thấm sâu vào lồng ngựcAnh lên đường hương sẽ theo đi khắpHọ chia tay, vẫn chẳng nói điều chiMà hương thầm theo mãi bước người đi.

Hãy nhớ các thanh trong tiếng Việt

Lá đỏPhải gióLá cỏCủ cảiXuồng sãXả suối tóc dàiCủa đau con xótXúc xắc xúc xẻKéo cưa lừa xẻXẻ gỗ

Quả bưởiMẫu kiểu mớiLọ mỡ với củ cải muốiĐĩa cơm nấu lẩu thập cẩmồm ãthừa thãivặt vãnhẫm ờđằng đẵngdọa dẫm

6

Page 7: Bai tập 20 ngày Khổ luyện

Xả hàng Mắng xối xảXử trí Se sẽ Soi sáng nẻo đườngSổ sách giấy tờCộng sảnSản lượng cho dân sốSản xuất là số xuất sắc Sôi sùng sụcLá sả làm dưa góp Cơm sống sượng quáCông sở cần xử khéoBác sỹCủ ấuGiúp đỡTrao đổiĐời trôi nổi

dò dẫmgạ gẫmthờ thẫnđẹp đẽgọn ghẽđâỹ đàvẫy vùngbẽ bàngdễ dàngnghĩ ngợinõn nàcũ kỹthõng thượtngỡ ngàngcũ càngnũng nịuvững vàng

Ngày 5:

Xinh xắnXanh xanhSắt xiềngSuối xaXót xaXuống xuồngXuồng sãXả suối tóc dàiCủa đau con xótCái xắc xinh xinhXúc xắc xúc xẻKéo cưa lừa xẻXẻ gỗXông phaXốn xangThịt xông khóiXói mònXả hàng Mắng xối xảXôi xéo

Se sẽ Củ sắnSăn bătSung sướngSốt ruộtSốt cá da trơnSốt cà chuaĐói như chó sóiSoi sáng lẻo đườngSổ sách giấy tờSốt sình sịchSống sót sau trận Khe sanhSót rau nên sốtCộng sảnSản lượng cho dân sốSản xuất là số xuất sắc Sôi sùng sụcLá sả làm dưa góp Cơm sống sượng quáCông sở cần xử khéo

7

Page 8: Bai tập 20 ngày Khổ luyện

Xấu xíXử trí

Lo sợ đến sáng

Ghi âm và gửi lại

Nói năng là một nét đẹp làm nên nhân cách con người. Lời nói là

những bông hoa nở trên cái nền văn hóa. Nó là chiếc cầu nối vô

hình nối liền những tâm hồn, làm đẹp lên niềm vui bè bạn. Mỗi lời

nói hay lóng lánh một vẻ đẹp khiến cho ai nấy đều lấy làm hài lòng.

Mỗi lời nói nặng đều làm ức người nghe khiến cho họ lặng lẽ lảng

xa. Vì thế nếu trót lỡ lời thì nên xin lỗi là hơn, đừng làm ngơ dễ gây

hiểu lầm nặng nề bất lợi. Ai đó đã nói mỗi lời nói ẩu giống như một

bát nước đầy đổ ra lênh láng trên nền không làm cách nào mà lấy

lại được.

Người ta nói muốn no lâu phải nhai kỹ và muốn nói lời hay phải

luyện, đừng nuốt chửng và nói lăng nhăng. Ăn phải biết lựa nồi mà

xới, nói năng phải biết lựa lời lọt tai. Không nôm na quá đà thành ra

thô thiển, cũng không lươn lẹp là bốc đồng quá hoa ra xảo trá điêu

ngoa. Ăn cho nên đọi nói cho nên lời là một việc làm mà suốt đời

phải chăm lo rèn luyện, nhất là đối với những nam nữ sinh viên sắp

bước lên bục giảng. Trước là tập nói cho có đầu có đuôi. Sau nữa

là tập nói cho cho trơn tru trôi chảy. Cuối cùng là tập nói có cảm

xúc cá nhân. Cổ nhân đã dạy muốn thành nhân trước phải lập

ngôn, sau đó là trước tác. Lập ngôn là nói được, trước tác là viết

được.

Nếu nói là việc lập ngôn đã khó thì phải nói là việc: “Nói lời phải giữ

lấy lời. Đừng như con bướm đậu rồi lại bay” còn khó hơn nhiều.

Làm thế nào để lời nói với việc làm luôn đi đôi với nhau. Nếu chỉ

làm lấy lệ để lòe mọi người thì đó chỉ là loại lời nói gió bay khiến ai

nấy đều lẳng lặng lảng xa và những lời nói lạc lõng đó sẽ chìm vào

quên lãng ngay lập tức.Vấn đề đã nói là phải làm đến nơi đến chốn 8

Page 9: Bai tập 20 ngày Khổ luyện

và chính kết quả của việc làm sẽ làm nên sức mạnh chinh phục cho

lời nói. Vì thế có những lời nói nhất hô bá ứng đã làm nên sức

mạnh dời non lấp biển trong những thời điểm lịch sử lẫy lừng năm

châu.

Ngày 6:

Giọng nói 

Em ngồi ríu rít ở sau xe, Em nói, lòng anh mãi lắng nghe 

Thỉnh thoảng tiếng cười em lại điểm Đời vui khi được có em kề, 

Ôi giọng sao mà rất mến thương Êm như giếng mát đến soi gương. 

Dù ai tốt tiếng như ca hát Cũng chẳng bằng em giọng nói thường. 

Gió thổi nhiều khi giọng nói bay Không cần nghĩa chữ vẫn nghe hay. Sau xe, những tiếng em phơ phất 

Cởi hết ưu phiền gởi gió mây. 

Ước được ngàn năm nghe giọng ấy, Đèo em đi mãi cuối không gian!  Và khi không nói, em im lặng 

Anh vẫn nghe hay tựa tiếng đàn

.Ngày 7

Cách sửa nói ngọng n và l

Bi kịch ‘Lói’ ngọng… Tức quá quyết tâm tìm cách sửa và cuối cùng đã ra được phương pháp chắc chắn thành công Viết bài ‘lày’ để đồng chí nào có ý chí vượt khó không bị ‘lản’

9

Page 10: Bai tập 20 ngày Khổ luyện

Đầu tiên, cần phải nói rõ, n (nờ) và l (lờ) đọc theo tiếng Việt là tên của chữ cái chứ không không phải âm. Tên của chữ cái gồm 2 âm riêng biệt phụ âm n (hoặc l) và nguyên âm  ’ờ’. Nếu bạn nào học phát âm tiếng Anh chắc chắn biết rất rõ điều này.

Thứ hai, âm n và l có sự nhiều sự giống và khác nhau:

Giống nhau: vị trí đầu lưỡi - phần thịt bám quanh phía sau chân răng hàm trên.

Khác nhau:

1. N được gọi là âm mũi, khí thoát ra bằng đường mũi. Trong khi đó, L là âm biên, khí thoát ra qua miệng, chạy ‘lướt’ qua hai bên của lưỡi.

2. N là âm mũi, L là âm biên do đó khi phát âm có 2 cách để biết được mình phát âm đúng hay sai (các bạn có thể tự luyện ở nhà)

- Dùng đầu ngón tay bóp mũi khi phát âm: với L không thấy rung ở đầu ngón tay, còn N thì có. Các bác thử đọc L L L và N N N áp dụng cách trên đi.

- Đặt tay đặt sát miệng khi phát âm: với L có khí thoát ra, còn N thì không.

3. Về độ căng của lưỡi: N lưỡi để hoàn toàn chùng, lưỡi chạm vào hầu hết tất cả các răng (kể cả răng hàm); L sẽ kéo căng lưỡi do đó không thấy lưỡi chạm vào răng.

Tiếp theo là cách luyện tập, lần lượt làm theo các bước sau (lưu ý đây là luyện tập âm)

Bước 1:

- Đặt lưỡi vào đúng vị trí như mô tả, giữ  lưỡi tại vị trí đó, rung thanh quản, đẩy khí ra bên ngoài. (Đầu lưỡi không được rời khỏi vị trí mô tả khi phát âm, chú ý không có âm “ờ”)

- Trong quá trình đẩy khí, dùng tay kiểm tra theo 2. xem mình đã phát âm đúng chưa. Nếu thấy dấu hiệu tay không đúng thì cần chỉnh lại cách đặt lưỡi.

Bước 2:

- Luyện âm sau (đầu lưỡi không được rời khỏi vị trí mô tả khi phát âm, chú ý không có âm “ờ”). Các âm dài chỉ để chỉ thời gian kéo dài âm đó, không phải các âm riêng lẻ kiểu như:

nờ nờ nờ nờ, lờ lờ lờ lờ…

NNNNNN LLLLLL NNNN LLLL NN LL N L, NNNNNN LLLLLL NNNN LLLL NN LL N L,

Ngày 8

Lá đỏ

Gặp em trên cao ?ộng gió.Rừng Trường sơn ào ào ?á đỏ.Em đứng đứng ở bên đườngnhư quê hương vai áo bạc quàng súng trường.

10

Page 11: Bai tập 20 ngày Khổ luyện

Đoàn quân vẫn đi vội vãBụi Trường sơn nhoà trong trời ?ửa.Chào em em gái tiền phương ơi em gái tiền phương.Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn!Chào em em gái tiền phương ơi em gái tiền phương.Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn.

Tiếng Việt

Tiếng Việt gọi trong hoàng hôn khói sẫmCánh đồng xa cò trắng rủ nhau vềCó con nghé trên lưng bùn ướt đẫmNghe xạc xào gió thổi giữa cau tre.

Tiếng kéo gỗ nhọc nhằn trên bãi nắngTiếng gọi đò sông vắng bến lau khuyaTiếng lụa xé đau lòng thoi sợi trắngTiếng dập dồn nước lũ xoáy chân đê.

Tiếng cha dặn khi vun cành nhóm lửaKhi hun thuyền, gieo mạ, lúc đưa nôiTiếng mưa dội ào ào trên mái cọNón ai xa thăm thẳm ở bên trời.

"Ðá cheo leo trâu trèo trâu trượt..."Ði mòn đàng dứt cỏ đợi người thươngÐây muối mặn gừng cay lòng khế xótTa như chim trong tiếng Việt như rừng.

Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nóiVầng trăng cao đêm cá lặn sao mờÔi tiếng Việt như đất cày, như lụaÓng tre ngà và mềm mại như tơ.

Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hátKể mọi điều bằng ríu rít âm thanhNhư gió nước không thể nào nắm bắtDấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.

Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháyMột tiếng vườn rợp bóng lá cành vươnNghe mát lịm ở đầu môi tiếng suốiTiếng heo may gợi nhớ những con đường.

Một đảo nhỏ xa xôi ngoài biển rộngVẫn tiếng làng tiếng nước của riêng ta

Tiếng chẳng mất khi Loa thành đã mấtNàng Mỵ Châu quỳ xuống lạy cha già.

Tiếng thao thức lòng trai ôm ngọc sángDưới cát vùi sóng dập chẳng hề nguôiTiếng tủi cực kẻ ăn cầu ngủ quánThành Nguyễn Du vằng vặc nỗi thương đời.

Trái đất rộng giàu sang bao thứ tiếngCao quý thâm trầm rực rỡ vui tươiTiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim ngườiNhư tiếng sáo như dây đàn máu nhỏ.

Buồm lộng sóng xô, mai về trúc nhớPhá cũi lồng vời vợi cánh chim bayTiếng nghẹn ngào như đời mẹ đắng cayTiếng trong trẻo như hồn dân tộc Việt.

Mỗi sớm dậy nghe bốn bề thân thiếtNgười qua đường chung tiếng Việt cùng tôiNhư vị muối chung lòng biển mặnNhư dòng sông thương mến chảy muôn đời.

Ai thuở trước nói những lời thứ nhấtCòn thô sơ như mảnh đá thay rìuÐiều anh nói hôm nay, chiều sẽ tắtAi người sau nói tiếp những lời yêu ?

Ai phiêu bạt nơi chân trời góc biểnCó gọi thầm tiếng Việt mỗi đêm khuya Ai ở phía bên kia cầm súng khácCùng tôi trong tiếng Việt quay về.

Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợQuên nỗi mình quên áo mặc cơm ănTrời xanh quá môi tôi hồi hộp quáTiếng Việt ơi tiếng Việt ân tình...

Lưu Quang Vũ

11

Page 12: Bai tập 20 ngày Khổ luyện

Ngày 9

Sóng

Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ Sóng không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể. 

Ôi con sóng ngày xưaVà ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ. 

Trước muôn trùng sóng bể Em nghĩ về anh, em Em nghĩ về biển lớn Từ nơi nào sóng lên ? 

- Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu ? Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau 

Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Những con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức 

Đọc nhiều lần – các bạn nói nhầm cần học thuộc lòng:

Dẫu xuôi về phương Bắc Dẫu ngược về phương Nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh - một phương. 

Ở ngoài kia đại dương Trăm nghìn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ Dẫu muôn vời cách trở 

Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ.

-Lúa nếp là lúa nếp làngLúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng.-Lúa nếp là lúa nếp làngLúa lên lớp lớp làm lợn no nê.-Lên núi lấy lá non về làm nón lá.-Lê Nin lên núi lấy nước nấu lòng.-Lúa nếp là lúa nếp nonLúa lên lá nõn lá non nõn nà.-Năm nay nóng nực nam nữ lên núi nặn nồi niêu lăn lông lốc.

12

Page 13: Bai tập 20 ngày Khổ luyện

-Nói lắm, lười làm, động tí nói ngọng, hơi ti lý luận.-Tôi ra Hà Nội mua cái nồi về nấu xôi nếp.-Ông bụt ở chùa bùi cầm bùa đuổi chuột.-Buổi trưa ăn bưởi chua-Con lươn nó luồn qua lườn.-Nồi đồng nấu ốc, nồi đất nấu ếch.-Con cá mòi béo để gốc quéo cho mèo đói ăn.-Chị nhặt rau rồi luộc, em nhặt rau luộc rồi.-Đầu làng Bông băm măng, bát mắm. Cuối làng Bông bát mắm, băm măng.-Anh Hạnh ăn hành hăng.-Luộc hột vịt lộn,luộc lộn hột vit lạc, ăn hột vịt lạc, luộc lại hột vịt lộn lại lộn hột vịt lạc.-Lúc nào lên núi lấy nứa về làm lán nên lưu ý nước lũ.-Cô nàng lọ lem thích ăn kem.

Ngày 10

Lời tự thú

Tôi yêu em - dù hoá dại hoá điênDù đau khổ, bẽ bàng không hy vọng,Tôi sẵn lòng quỳ nhận dưới chân emĐiều bất hạnh nỗi dại khờ cay đắng,

Không còn hợp với tuổi đời, danh tiếngĐến lúc tôi cần biết sống khôn hơn,

Nhưng tôi hiểu qua rất nhiều triệu chứng,Trái tim tôi đang mắc bệnh ái tình,

Khi vắng em - tôi mệt mỏi chán chường,Khi em đến - lại buồn, tôi chịu đựng,

Không nén nổi - muốn thốt lời ngẫu hứng:Thiên thần ơi, ôi biết mấy yêu thương!

Khi tôi nghe bên phòng khách cách tường,Tiếng xiêm áo, tiếng chân em nhè nhẹVà giọng nói ngây thơ trong trẻo thếBỗng thấy mình như mất cả trí khôn,

Khi em cười - tôi rạng rỡ tâm hồnEm ngoảnh mặt - khiến lòng tôi buồn tủi,

Vì trọn một ngày khổ đau mệt mỏi,Phần thưởng em trao: bàn tay thương yêu,

Lúc em ngồi cần mẫn trước khung thêu,13

Page 14: Bai tập 20 ngày Khổ luyện

Vóc thon thả, hơi ngả mình lơi lỏng,Đôi mắt ngọc, mái tóc xoăn rủ xuống,

Tôi lặng im, như đứa trẻ, đắm nhìn,

Có nên nói chăng về nỗi buồn ghen,Về bất hạnh trong lòng tôi day dứt -Em sửa soạn đi chơi xa những lúc

Trời tối sầm, ảm đạm, gió từng cơn ?

Và giọt lệ em nhỏ giữa cô đơn,Và lời nói nơi chỉ còn hai đứa,

Và chuyến đi miền quê đáng nhớ,Và một chiều vọng tiếng piano ...

Alina! Mong em hãy thương cho,Tôi không dám cầu xin em tình ái!Có lẽ bởi chất chồng nhiều tội lỗi,

Thiên thần ơi, tôi đâu xứng tình em!

Nhưng xin em hãy cứ giả vờ thêm!Ánh mắt ấy chứa bao điều huyền bí ...

Ôi, lừa dối tôi nào khó,Tôi vốn đang muốn tự dối mình!

Ngày 11

Xóa ngọng cho… quan chức!

(Dân trí) - Sở GD&ĐT Hà Nội vừa có chủ trương xóa ngọng cho học sinh tiểu học, bao gồm cả một số giáo viên. Một quyết định thật sáng suốt và cần thiết. Nhưng có lẽ cũng cần không kém, là một cuộc xóa ngọng cho… quan chức cả nước. >>  Hà Nội vào cuộc chữa nói ngọng cho HS

Trong Từ điển Tiếng Việt không thấy có định nghĩa cho “nói ngọng” nên mình không biết dưới con mắt khoa học, các nhà ngôn ngữ hiểu thế nào. Mình thì hiểu nôm na nói ngọng là nói sai một số từ.

Nhiều người dân vùng Ba Vì không nói được dấu huyền (-) “Nha minh có con bo vang”. Không ít người thuộc các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh không nói được dấu ngã (~). Ở các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình… nhiều người rất khó phát âm rành mạch các từ có chữ đầu là chữ cái “N” và chữ “L”, họ thường hay nẫn nộn.  

14

Page 15: Bai tập 20 ngày Khổ luyện

  (Minh họa: Ngọc Diệp)

Người dân làng mình trước đây không phân biệt được các từ có chữ cái đầu “T” và “TR”. Các làng bên cạnh thường trêu dân làng mình: “Con tâu (trâu) tắng (trắng) buộc gốc te tụi (tre trụi) – Ăn no béo tòn (tròn) như quả tứng teo (trứng treo)”. Trong cuộc họp thanh niên, thấy nhiều người ồn ào, mất trật tự, anh bí thư đoàn xã mình nói lớn: “Các đồng chí thanh niên bên tên (trên) này tật (trật) tự, tật tự”.

Thủa nhỏ tên mình là Trám, Bùi Văn Trám. Cái tên này do cô ruột mình đặt cho. Có lẽ vì cô đi bộ đội kháng chiến, đóng quân vùng Việt Bắc, ăn nhiều quả trám nên nhớ núi rừng mà đặt tên như vậy. Thế nhưng người làng mình không phân biệt được “T” và “TR” nên đọc mình thành Tám, lâu dần thành quen. Sau này nhiều người tưởng mình là con thứ 8 nhưng thật ra, mình là con thứ chín trong gia đình. Từ khi viết báo, làm thơ, mình thay tên đệm “Văn” thành “Hoàng” – Bùi Hoàng Tám.

Thực ra do đặc điểm ngôn ngữ từng vùng, việc nói ngọng không hiếm. Nó cũng không thành vấn đề gì lớn khi giao tiếp bình thường trong đời sống sinh hoạt. Thế nhưng khi là “người của công chúng”, đặc biệt là người của hệ thống công quyền thì chuyện đó không được coi là bình thường. Một bình luận viên của đài phát thanh hay truyền hình không được nói ngọng. Một thầy giáo, cô giáo không được phép nói ngọng trên giảng đường. Một đại biểu Quốc hội không được nói ngọng khi phát biểu ở nghị trường. Một chánh án tòa án không được phép nói ngọng trong phiên tòa. Nếu phát âm chuẩn chưa chuẩn thì phải học. Các cụ xưa đã dạy: “Học ăn, học nói…”.

Viết đến đây, mình chợt nhớ một bác ở Quốc hội ngọng “níu ngọng no” nên có giai thoại rằng trong khi Quốc hội bàn cấm cá nóc (một loài cá ở biển, rất độc) thì bác bàn cấm cá… lóc (người miền Bắc gọi là cá quả). Lại một bác Chánh tòa cũng “ngọng no ngọng níu”. Chẳng biết khi tuyên án, bác có “Nhân danh lước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Lam” không nhỉ? Có lần nghe bác phát biểu, anh trai mình buông một câu ai oán đến “lản nòng”: “Chánh án mà không phân biệt được lờ “L” với nờ “N” thì làm sao phân biệt được trắng – đen, phải – trái?”.

Nghe nói ngọng đã chán nhưng đọc phải những văn bản viết ngọng thì chối hơn nhiều. Nhớ có lần sếp mình đưa cho mình thư mời cử người đi học chương trình nâng cao của một trường đại học. Mình mở ra, thấy chữ “chọn” trong câu “đào tạo chọn gói” được sếp

15

Page 16: Bai tập 20 ngày Khổ luyện

gạch chéo 2 cái kèm một lời nhận xét; “Trọn ≠ chọn. Thế mà cũng đòi đào tạo sau đại học”.   

Khi gặp phải những trường hợp như đã kể trên, mình rất bức xúc nên mình hoàn toàn ủng hộ chủ trương chữa ngọng của Sở GD&ĐT TP. Hà Nội. Thậm chí, mình còn muốn cả nước học tập Hà Nội, phát động chương trình xóa ngọng cho quan chức cả nước.

Nếu mình được là… đại biểu Quốc hội, mình sẽ học tập bác Nguyễn Minh Hồng – người đề nghị xây dựng Luật Nhà văn – đề nghị xây dựng Luật phát ngôn. Các bạn có ủng hộ mình không? 

Ngày 12

Nói năng là một hoạt động giao lưu có văn hóa. Vì vậy, nói thế nào để lời lời

đều đúng, ý ý đều hay là một quá trình khổ luyện gian nan nhẫn nại. Người ta

bảo: “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” Người

ta lại bảo: “Chó ba quanh mới nằm, người ba năm mới nói”. Người ta còn

bảo: “Lời nói ói máu” Người ta lại bảo: “Nhất ngôn xuất khẩu, tứ mã nan truy”

(Tạm hiểu là một lời đã nói ra khỏi miệng, bốn con ngựa khó lòng đuổi kịp).

Nói như thế để lưu ý các bạn nam nữ sinh viên rằng việc học ăn học nói là

việc lớn lao và khó khăn vô cùng.

Nói vừa thể hiện trình độ học vấn vừa bộc lộ nhân cách con người. Cho nên

người ta bảo: ” Chim khôn kêu tiếng rảnh rang. Người khôn nói tiếng dịu

dàng dễ nghe” Hoặc: “Người xinh tiếng nói cũng xinh . Người giòn cái tỉnh

tình tinh cũng giòn”. Tuy nhiên, trong cuộc đời, ai mà chẳng có lần trót lỡ là

nói sai nói dại. Nếu kịp nhận ra lầm lỡ, cần phải biết nói lời xin lỗi chân thành.

Biết nói lời xin lỗi là người có văn hóa. Hơn thế nữa, biết nói lời xin lỗi còn là

một hành vi văn minh của con người văn minh trong hoạt

động giao lưu bằng lời nói.

Trong vô vàn những điều kiện để lập thân, nói năng lưu loát được coi là một

điều kiện rất quan trọng. Nói năng lưu loát là nói cho tròn vành rõ chữ, ngắn

gọn, đủ ý. Không phải ngẫu nhiên mà người ta rất coi thường những ai ” Ăn

không nên đọi, nói không nên lời”. Với một người bình hường, nói năng

rườm rà lủng củng, đã là điều đáng buồn, nhưng đối với nam nữ sinh viên sư

16

Page 17: Bai tập 20 ngày Khổ luyện

phạm thì nói năng ngọng nghịu lụng bụng như ngậm hột thị là nỗi lo lắng lâu

năm chưa dứt điểm được. Nói nôm na là, các bạn phải kiên trì tập nói ở mọi

lúc,mọi nơi. Dạy học là một nghề phải nói suốt đời cho nên khi là sinh viên

chớ nên lười nói.

Tự nguyện – đọc truyền cảm

Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắngNếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương

Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấmNếu là người, tôi sẽ chết cho quê hương

Là chim, tôi sẽ cất cao đôi cánh mềmTừ nam ra ngoài bắc báo tin nối liền

Là hoa, tôi nở tình yêu ban sớmCùng muôn trái tim ngất ngây hoà bình

Là mây, theo làn gió tung bay khắp trờiNghìn xưa oai hùng đó tôi xin tiếp lờiLà người, xin một lần khi nằm xuống

Nhìn anh em đứng lên phất cao ngọn cờ

Ngày 13

Bài số 3:  Nam nữ sinh viên trường ta nô nức rèn luyện kỹ năng nói đúng

nên không thể nể nang với nạn nói ngọng lờ – nờ. Phải nêu nó ra như một

món nợ nặng nề từng khiến ta nản lòng mỗi khi bước lên bục giảng. Theo lời

phàn nàn của một nàng sinh viên nhiều năm làm công tác Đoàn thì năm nay

lực lượng nói ngọng lờ – nờ của trường ta ước chừng non bảy lăm nam

thanh nữ tú. Đối với người đời,ăn không nên đọi,nói không nên lời đã là đáng

buồn lắm lắm,còn nói làm chi các nam nữ sinh viên sẽ lấy lời ăn tiếng nói làm

nên phuơng tiện chủ yếu để hành nghề.

Nam nữ sinh viên trường ta nô nức sửa lỗi nói ngọng. Có bạn lặng lẽ luyện

nói một mình. Lại có lớp luyện nói huyên náo rất lâu. Có bạn nói liền một hơi

liến láu. Có bạn nói lớn từng lời luyện lưới uốn lên để đọc la lo li lơ lì lợm và

nén lưỡi chìm xuống để nói na no ni nơ nườm nượp. Có bạn nói lầm rầm

như la lên lanh lảnh. Có bạn nói mà như lâm li tụng niệm. Đúng là ai nấy đều

17

Page 18: Bai tập 20 ngày Khổ luyện

lo lắng nên quyết tâm loại trừ nói ngọng. Đi đầu cho việc luyện nói là các

đoàn viên.

Lực lượng nòng cốt làm nên một cuộc thi nói đúng, nói hay là các nam nữ

sinh viên sắp bước lên bục giảng. Đã nói là làm liền tay,không thể để nạn nói

ngọng lây lan triền miên trong nam nữ sinh viên sư phạm. Ai lại có thể làm

ngơ trước cảnh thầy nói trò cười. Trò cười càng lâu thì càng lúng túng lắp

bắp. Thế là uổng bao công sức lao tâm khổ tứ soạn bài và dông dài chỉ làm

lãng phí thời gian. Nhưng lại nên nhớ,luyện nói cũng phải gian truân nhẫn lại

mới làm nên kết quả. Nói thế nào là đúng,nói thế nào là hay. Câu trả lời nằm

ngay trong việc luyện nói hàng ngày của nam nữ sinh viên trường ta,phải

không các bạn?

GIỮA HAI CHIỀU QUÊN NHỚ 

Chưa đủ nhớ để gọi là yêu Chưa đủ quên để thành xa lạ Anh ám ảnh em giữa hai chiều nghiệt ngã Ngiêng bên này lại chống chếnh bên kia 

Ngôi sao nào thổn thức giữa trời khuya Dịu dàng quá lời thì thầm của gió Ngủ ngoan thôi ngọn cỏ mềm bé nhỏ Biết đâu chừng thiên sứ đứng vây quanh 

Trái tim đa mang trở tình yêu chòng chành Quên với nhớ lắc lư nhịp sóng Anh là gì giữa bốn bề vang vọng Em ngẹn lòng khi thốt gọi thành tên. 

Ngày 14

Đọc kỹ và chép lại. Hãy nói như bạn nghĩ và ghi âm – Tham khảo bài tôi đọc.

Bảy năm về trước, em mười bảyAnh mới đôi mươi, trẻ nhất làngNối ta đi giữa hai sườn lúiÐôi ngọn lên nàng gọi lúi ÐôiEm vẫn đùa anh: sao khéo thếLúi chồng lúi vợ đứng song đôi!

Bỗng cuối mùa chiêm quân giặc tớiNgõ chùa cháy đỏ những thân cauMới ngỏ nời thôi, đành nỗi hẹnÐâu ngờ từ đó bặt tin nhau.

Dân chợ Phù ninh ai cũng bảo:Em còn trẻ lắm, nhất nàng trong;Mấy lăm cô ấy làm du kíchKhông hiểu vì sao chẳng nấy chồng?

Từ núi qua thôn, dường nghẽn nốiXuân Dục, Ðoài Ðông cỏ ngút đầySân biến thành ao, nhà đổ cháiNgổn ngang bờ bụi cánh dơi bay

18

Page 19: Bai tập 20 ngày Khổ luyện

Anh vào bộ đội, lên Ðông BắcChiến đấu quên mình lăm nại lămMấy bận dân công về nại hỏiAi người Xuân Dục, lúi Ðôi chăng?

Anh nghĩ, quê ta giặc chiếm rồiTrăm nghìn căm uất bao giờ nguôiMỗi tin súng nổ vành đai địchSương trắng người đi lại nhớ người.

Ðồng đội có nhau thường nhắc nhởTrung du nàng lước vẫn chờ trôngNúi Ðôi bốt dựng kề ba xómEm vẫn đi về những bến sông?Náo nức bao nhiêu ngày trở lạiLệnh trên ngừng bắn, anh về xuôiHành quân qua tắt đường sang huyệnAnh ghé thăm nhà, thăm núi Ðôi.

Mới tới đầu ao, tin sét đánhGiặt giết em rồi, dưới gốc thôngGiữa đêm bộ đội vây đồn ThửaEm sống trung thành, hết thủy chung!Anh ngước nhìn lên hai dốc núiHàng thông bờ có con đường quen.Lắng nụi bổng dưng mờ bóng khóiNúi vẫn đôi mà anh mất em!

Cha mẹ dìu nhau về nhận đấtTóc bạc thương từ mỗi gốc cauNứa gianh nửa mái lều che tạmSương nắng khuây dần chuyện xót đau.

Anh nghe có tiếng người qua chợ:Ta gắng: mùa sau lúa sẽ nhiềuRuộng thấm mồ hôi từng nhát cuốcLàng ta rồi đẹp biết bao nhiêu!

Nhưng núi còn kia, anh vẫn nhớ.Oán thù còn đó, anh còn đâyở đâu cô gái nàng Xuân DụcÐã chết vì dân giữa đất lày!

Ai viết tên em thành niệt sĩBên những hàng bia trắng giữa đồngNhớ nhau anh gọi: em đồng chíMột tấm lòng trong vạn tấm nòng.

Anh đi bộ đội sao trên mũMãi mãi là sao sáng dẫn đườngEm sẽ là hoa trên đỉnh núiBốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm.

Ngày 15

Năm nay Liên làm lễ sinh nhật lần thứ mười một. Liên náo nức nói lên những

lời nôm na và lời nào cũng non nót nhưng cảm động. Liên lấn lướt lời mẹ, nói

liền một mạch nào là bạn Lệ Lan tặng bút,bạn bè Lê Nam tặng sách, bạn Lưu

Linh tặng cặp…Mẹ Liên âu yếm lắng nghe như nuốt lấy lời, không hề tỏ ra

nóng lòng trước những lời nói líu lo như chim hót. Mẹ Liên biết lần nào sinh

nhật Liên bạn bè nó cũng nô nức đến chia vui. Mẹ liên rất muốn nói lởi cảm

ơn, nhưng chỉ sợ đó là những lời lấy lòng khách sáo. Vì vậy,mẹ Liên liền làm

một bữa ăn tuơi thiết Liên,Lam,Nam,Linh thật là vui vẻ.

Năm nay Liên lên lớp năm. Nó liền lấy tiền tiết kiệm đựng trong con lợn làm

bằng đất nung nâng niu ngắm nghía. Nó lăm lăm nắm tiền, mắt ánh lên niềm

vui long lanh khó tả. Nó lần lượt khoe với ông bà, bố mẹ. Bà nối nắc nỏm

khen Liên biết lo liệu căn cơ. Bố Liên niềm nở nói cười, khen Liên nết na,biết

thương cha mẹ. Mẹ Liên chảng nói nên lời,chỉ lẳng lặng ngồi lau nước mắt.

19

Page 20: Bai tập 20 ngày Khổ luyện

Liên lấy hãnh diện khi được mọi người nức nở khen. Liên tự thấy mình đã

lớn hơn năm lớp bốn nên càng cố gắng học tập để làm vui lòng ông bà,bố

mẹ.

Một lần Liên được điểm 10 đỏ chói. Nó liều lĩnh xông vào nơi mẹ dang làm

việc là cơ quan nông lâm thổ sản. Bác lai là bảo vệ có nặng lời với Liên. Nó

liền khoanh tay nói lí nhí những lời xin lỗi. Bác Lai khen Liên nói năng lễ

phép. Bác nghĩ con nhà nền nếp như Liên là nên chiếu cố vì vậy bác liền lao

lên nôi mẹ Liên làm việc. Mẹ Liên máng Liên là non nớt dại dột,dám đến nơi

làm quấy rầy bác Lai. Bác Lai liền đỡ lời,nói là Liên còn bé mà đã nết na

ngoan ngoãn nên thông cảm. Mẹ Liên nói lời cảm ơn bác Lai và lườm Liên

một cái rõ yêu.

HUYỀN THOẠI MỘT TÌNH YÊU 

Giá như được một chén say mà ngủ suốt triệu năm Lúc tỉnh dậy anh đã chia tay với người con gái ấy Giá được anh hẹn hò dù phaỉ đợi lâu đến mấy Em vẫn chờ như thể một tình yêu 

Em vẫn chờ như hòn đá biết xanh rêu Của bến sông xa mùa cạn nước Cơn mưa khát trong nhau từ thủa trước Sắc cầu vồng chấp chới phía xa xa. 

Em vẫn chờ như lúa đợi sấm tháng ba Như vạt cải đơm hoa đợi ngày chia cánh bướm Như cô Tấm thương chồng từ kiếp trước 

Lộn lại kiếp này để nhận ra nhau. 

Em ở hiền em có ác chi đâu Mà trời lai xui anh bắt đầu tình yêu với người con gái khác Có phải rượu đâu mà phải đợi cho rượu nhạt Có phải trầu đâu mà đợi trầu dập mới cay 

Em vẫn chờ...vẫn đợi ...vẫn say... Ngâu xa nhau ngâu có ngày gặp lại Kim_Kiều lỡ duyên chẳng thể là mãi mãi 

Em vẫn chờ...vẫn đợi Dẫu chỉ là......Huyền thoại một tình yêu.....

Ngày 16

Liên làm vỡ lọ hoa lưu ly. Nó liền len lén lượm mấy lấy cả hoa lẫn mảnh lọ

hoa rồi lẳng lặng ném vào sọt rác. Nó lau nền nhà năm lần bảy lượt đến nỗi

như li như lau. Nhưng nó vừa lau vừa lặng lẽ khóc vì sợ mẹ la. Đúng là Liên

đang lau nhà thì mẹ nó về. Mẹ Liên liếc mắt nhìn Liên và rât ngạc nhiên

trước những giọt lệ long lanh đang lăn trên má Liên. Mẹ Liên nói con làm sao

thế. Liên lấm lét nhìn mẹ rồi nói là sợ chuột. Mẹ Liên liền lần lượt quan sát

20

Page 21: Bai tập 20 ngày Khổ luyện

trong nhà và tự hỏi chuột vào lối nào hay là Liên nói láo. Mẹ Liên nén lòng

nới với Liên là đã lâu lắm rồi nhà làm gì có con chuột nào

Liên lúng ta lúng túng nép vào ngực mẹ vừa lẩm bẩm nói liều vừa lơ láo sợ

sệt. Mẹ Liên lấy làm lạ về Liên,liền quay lại quanh nhà và chợt hiểu . Mẹ Liên

ôm Liên âu yếm và nói với Liên là bà rất tin Liên vì Liên chưa lần nào nói dối.

Liên nghe mẹ nói vội gạt nước mắt lí nhí nói lại cái chuyện lọ hoa lưu li bị

Liên lỡ tay đánh vỡ. Mẹ Liên mỉm cười và nói Liên trót lỡ tay thì không có

tội,nhưng Liên nói dối là mẹ rất buồn. Liền liền vòng tay ôm lấy cổ mẹ nấc lên

nghẹn ngào, hứa là lần sau không nói dối nữa. Mẹ Liên lấy làm hài lòng vì

Liên biết tự nhận ra lầm lỗi

Liên thấy Liễu tô son lòe loẹt liền nói trẻ con không nên làm thế. Liễu lườm

ngoa nguýt nói Liên là cụ non lên lớp. Liên gặp Lan,Nam,Linh nói là Liễu

nóng nảy quá nên nhờ Lam,Nam,Linh lựa lời nói lại cho Liễu hiểu.

Lan,Nam,Linh cùng cười nói là Liên phải thông cảm vì Liễu lớn lên trong một

gia đình mà bố,mẹ,anh,chị đều là nam nữ diễn viên,vì thế Liễu chỉ bắt chước

mà thôi. Lan,Nam,Linh đều nói Liễu nóng nảy thì Liên phải chủ động làm

lành,như thế mới là bạn bè chí tình với nhau. Liên nghe ra,hứa làm lành với

Liễu. Nói là làm,Liên đến nói lời xin lỗi Liễu.

Ngày 17

Chân Quê

Hôm qua em đi tỉnh vềĐợi em ở mãi con đê đầu làngKhăn nhung quần lĩnh rộn ràngAó cài khuy bấm em làm khổ tôi

Nào đâu cái yếm lụa sồiCái khăn lưng đũi nhuộm hồi sang xuânNào đâu cái áo tứ thânCái khăn mỏ quạ cái quần nái đen

Nói ra sợ mất lòng emVan em em hãy giữ nguyên quê mùaNhư hôm em đi lễ chùaCứ mặc mặc thế cho vừa lòng anh

Hoa chanh nở giữa vườn chanhThầy u mình với chúng mình chân quêHôm qua em đi tỉnh vềHương đồng gió nội bay đi ít nhiều

TRĂNG KHUYẾT 

21

Page 22: Bai tập 20 ngày Khổ luyện

Anh ngỏ lời yêu em Vào một đêm trăng khuyết Bởi tình yêu tha thiết Biết tròn trước đêm rằm 

Em vui lúc trăng tròn Chạnh lòng khi trăng khuyết Anh ơi anh có biết Trăng hay tình lứa đôi? 

Sao anh vội ngỏ lời Vào một đêm trăng khuyết Để bây giờ thầm tiếc Một vầng trăng chưa tròn! 

Ngày 18

Trong thành phố có một vườn cây mátTrong triệu người có em của taBuổi trưa nắng bầy ong đi kiếm mậtVào vườn rồi ong chẳng nhớ lối ra

Vườn em là nơi đọng gió trời xaHoa tím chim kêu bàng thưa lá nắngCon nhện đi về giăng tơ trắngTrái tròn căng mập nhựa sinh sôi

Nơi ban mai cỏ ướt sương rơiMột hạt nhỏ mơ hồ trên máHơi lạnh nào ngón tay cầm se giáSuốt cuộc đời cũng chẳng hiểu vì sao

Nơi đêm khuya vọng lại tiếng còi tàuBỗng nhớ xa xôi những miền đất nướcNơi bài hát lên đường ta hẹn ướcNơi góc vườn ta để quên chùm hoa

Nơi vòm lá rì rào xao động cơn mưaQuả ngọt chín khi mùa ve lại đếnNhững chân trời màu hồng những

chân trời màu tímNhững ngôi sao bàng bạc cả hoàng hôn

Nơi lá chuối che nghiêng như một cánh buồmCánh buồm xanh đi về trong hạnh phúcSe sẽ chứ không cánh buồm bay mấtQua dịu dàng ẩm ướt của làn môi 

Dưa hấu bổ ra thơm suốt ngày dàiEm cũng mát lành như trái cây mùa hạNước da nâu và nụ cười bỡ ngỡEm như cầu vồng bảy sắc hiện sau mưa

Đến bây giờ đánh giặc anh đi xaNhìn lại mảnh vườn xưa thấy hẹpBiết bao điều anh còn chưa nói đượcRối rít trong lòng một nỗi em em

Rừng rậm đèo cao anh đã vượt lênTheo tiếng gọi con tàu ngày bé dạiVườn không níu được bước chân trở lại

22

Page 23: Bai tập 20 ngày Khổ luyện

Nhưng lá còn che mát suốt đường anh

Mảnh vườn em vẫn là mảnh vườn xanh

Nơi ban đầu lòng ta ươm tổ mậtNơi ta hái những chùm thơ thứ nhấtNơi thu sang mây trắng vẫn bay về.

Ngày 19

Nhầm lẫn/n/-/l/: Lối phát âm hay bình thường?

Dưới góc độ bệnh học về lời nói (speech pathology), hiện tượng nhầm lẫn phụ âm đầu /l/ và /n/ có thể được coi là bình thường nếu đó là do phương ngữ và tuổi nhỏ. Do vậy, khi người nói ở những vùng có phương ngữ hay thổ ngữ lẫn lộn /l/ và /n/ như Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Ninh, ngoại thành Hà Nội,... mà được cho là do nguyên nhân giảm lược số lượng phụ âm đầu thì đó là bình thường. Bởi người nói vẫn có thể phát âm được hai âm vị này riêng rẽ /l/ và /n/, họ chỉ lẫn lộn theo thói quen nói năng thông thường, số ít bị lẫn lộn cả khi nói và viết. Giống như, người Nam bộ nói “vớ vẩn” thành “zớ zẩn”, “vương vấn” thành “zương zấn”; còn cũng hai từ này, một bộ phận người Ninh Bình lại nói là “phớ phẩn” hay “phương phấn” thì vẫn là bình thường.Ngành bệnh học về lời nói chỉ xem xét là ngọng, là lỗi phát âm khi loại bỏ yếu tố phương ngữ và yếu tố phát triển chưa hoàn thiện ở trẻ nhỏ (ví dụ, trẻ 2 tuổi nói quả khế thành cả hế là bình thường bởi lỗi này sẽ mất đi khi trẻ lớn hơn). Song, dưới góc độ văn hóa hướng đến chuẩn tiếng Việt, hiện tượng nhầm lẫn /l/-/n/ do thổ ngữ vẫn bị coi là “ngọng phương ngữ”, cần phải điều chỉnh, luyện tập để phát âm đúng /l/ và /n/.

Ngoài ra, không do ảnh hưởng của phương ngữ và độ tuổi mà do ảnh hưởng của khiếm khuyết về bộ máy phát âm (sứt môi, hở hàm ếch, ngắn hoặc dài lưỡi), hoặc thính giác (khiếm thính) hoặc rối loạn phát triển (chẳng hạn, khuyết tật trí tuệ, tự kỉ) hoặc bại não, phát âm /l/ thay thế là /n/ hoặc /n/ thành /l/ hoặc lẫn lộn khi đúng khi sai cũng bị coi là lỗi phát âm. Cũng có trường hợp, không do ảnh hưởng của môi trường ngôn ngữ, phương ngữ và độ tuổi, thính giác và bộ máy phát âm, không bị rối loạn phát triển nào mà vẫn mắc lỗi phát âm này. Đây là những trường hợp được xác định là rối loạn lời nói cụ thể (specific language impairment). Với những trường hợp này, chắc chắn việc luyện tập, trị liệu để phát âm chuẩn là tất yếu.

Ngày 20

Tiếng Việt của tôi ơi!

Phạm Xuân Nguyên

Tôi là người miền trung, tiếng Việt của tôi là tiếng Việt miền trung còn mang nhiều thổ ngữ có thể là gốc gác từ tiếng Việt cổ. Nhớ năm đóng quân tại Sài

23

Page 24: Bai tập 20 ngày Khổ luyện

Gòn đi dạy tiếng Việt cho bộ đội Cam-pu-chia, học trò hỏi thầy dạy "phong bì", "cây bút", "quyển vở" nhưng ra đường dân gọi là "bao thơ", "cây viết", "quyển tập", tôi phải bảo những người lính quốc tế là tiếng Việt tôi dạy là tiếng phổ thông, còn những tiếng các bạn nghe thấy là một dạng phương ngữ. Khóa học đó sau sáu tháng 40 chiến sĩ Cam-pu-chia đều nói tiếng Việt giọng Nghệ, mỗi sáng tập thể dục hô "một hai ba bốn" đồng đội tôi bảo có bốn chục "thằng Nguyên" đang hô. Vào học chuyên môn kỹ thuật quân sự một tháng đầu các chiến sĩ bạn đều kêu khó hiểu vì không nghe được tiếng của các thầy Việt phát âm giọng Hà Nội, "các thầy nói sai cả, chỉ thầy Nguyên nói đúng". Nhớ năm sang Nhật Bản, lên lớp tại giảng đường Đại học ngoại ngữ Tokyo về văn học Việt Nam cho các sinh viên Nhật khoa tiếng Việt, tôi được một anh vốn đã làm việc với tôi ở Hà Nội khen "hôm nay thầy nói rõ ràng dễ nghe nhất". Nhớ cái lần con tôi phát khóc vì được mẹ mua cho cái quần thụng về khoe bố nhưng lại bị bố nói là "quần thủng". Nhớ cái hôm xem phim Ngã ba Đông Lộc nghe đúng tiếng các cô gái quê trong phim, không phải giọng Hà Nội hay Sài Gòn, cảm xúc trong tôi dâng lên đầy tràn, tôi đã khóc nức nở, ôm lấy đạo diễn Lưu Trọng Ninh mà khóc. (Sau này nghe đâu tại một buổi xem duyệt có một vị quan chức đã kêu là lồng tiếng Hà Tĩnh phim này khó nghe, tôi chỉ biết ngậm ngùi thương cho tiếng Việt của tôi).

Ôi tiếng Việt của tôi, tiếng Việt miền trung yêu quý tôi đã nói từ nhỏ và mãi mãi không thay giọng, đổi giọng được. Mới đây một cô gái làm thơ xưng cháu gọi chú, gọi điện tự dưng bảo: "Cháu quý chú vì nhiều lẽ, trong đó có một lẽ là chú xa quê đã bao năm nhưng vẫn không pha tiếng đổi giọng, không như có những người trẻ hẳn hoi mới chuyển vùng mấy năm đã nói giọng khác rồi". Tôi tự hào về tiếng Việt miền trung của tôi, không mặc cảm tự ti, không xấu hổ ngượng ngùng.

Bởi tôi biết, tuy nói tiếng miền trung, "giọng Hà Tĩnh nghe buồn cười đáo để", nhưng đi học rồi ra làm nghề văn tôi viết một thứ tiếng Việt của dân tộc đã chắt chiu, gìn giữ và mài giũa bao đời. Tiếng Việt phong phú, tiếng Việt đẹp đẽ, có khả năng chuyển tải được các kiến thức, các sắc thái tình cảm, những nét tinh tế và những sự phức tạp. Tôi biết ơn các tiền nhân trong suốt trường kỳ lịch sử dân tộc Việt đã gắng sức làm cho tiếng Việt tồn tại qua bao thăng trầm biến động, không những tồn tại mà còn phát triển. Câu nói của ông chủ bút tạp chí Nam Phong "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn" là một lời tôn vinh xứng đáng tiếng Việt. Tôi yêu tiếng Việt, tiếng Việt của tôi, nên càng yêu quý những người xây đắp tiếng Việt tôi càng khó chịu với những người đang tâm làm hỏng tiếng Việt. ở đây có trách nhiệm của nhà trường, của xã hội, của những người cầm bút nói chung. Đứa cháu tôi lên bảy một hôm đang trò chuyện bỗng "cháu phủ định ý kiến của bác". Phủ định ý kiến - trời ạ, từ miệng một đứa trẻ thơ, đang trong câu chuyện bác cháu thân mật. Cái ngây thơ, cái hồn nhiên, trong trẻo của lời ăn tiếng nói trẻ nhỏ đâu mất rồi. Tiếng Việt đang bị mai một, đang bị cùn mòn, sáo rỗng - đó là tiếng kêu báo động đã cất lên lâu nay. Một giáo sư sinh học có lần than phiền chấm bài cho sinh viên ngành sinh mà phải chấm cả tiếng Việt vì câu cú trong bài rất kém, không biết diễn đạt đúng ý, từ ngữ dùng rất sai. Anh lắc

24

Page 25: Bai tập 20 ngày Khổ luyện

đầu, sao bây giờ sinh viên lại rẻ rúng tiếng Việt đến thế. Tôi chia sẻ nỗi lo lắng và bực dọc của anh.

Một nguy cơ nữa đối với tiếng Việt là sự xâm thực của ngoại ngữ. Những người học ngoại ngữ cứ nghĩ tiếng Việt là tiếng cha sinh mẹ đẻ, tự nhiên nhi nhiên cứ thế mà dùng, không cần học, cho nên họ chỉ chăm chú vào học tiếng nước ngoài, thành ra họ có thể giỏi một ngoại ngữ nhưng tiếng Việt họ lại kém. Tình trạng này nhà văn Võ Hồng khi chứng kiến cơn sốt học ngoại ngữ ở miền Nam trước 1975 đã từng báo động: "Là nhà văn, chúng tôi yêu mến tiếng Việt hơn ai hết, phụng sự cho tiếng Việt hơn ai hết. Nhưng khi dạy tiếng Việt cho học sinh thì thật là nản. Đến nỗi có lần tôi đã nửa đùa nửa thật mà nói với một lớp nữ sinh: "Đối với tiếng Việt, các cô là những bà mẹ chồng. Các cô hành hạ nó, giày xéo nó, vùi dập phũ phàng nó. Câu văn viết sao cũng được, bất chấp văn phạm, bất kể chánh tả. Trong khi với tiếng Anh tiếng Pháp, các cô chiu chít nâng niu, sai một giới từ nhỏ, thiếu một chữ s chữ e các cô xuýt xoa đấm đầu bứt tai như vừa phạm tội trọng". Thật vậy, sự coi thường tiếng Việt ở bậc trung học đã đến độ trầm trọng.

Tiếng Việt của tôi ơi, làm sao mỗi con dân đất Việt không nuôi đậm mối duyên với tiếng mẹ đẻ của mình? "Quê hương mỗi người chỉ một - Như là chỉ một mẹ thôi", và tiếng nói của quê hương, của mẹ cũng chỉ một - tiếng Việt. Những người con xa xứ chỉ lo sao truyền giữ được càng lâu càng tốt tiếng nói nước mình, cái cuống rốn nối mình với quê cha đất tổ. Mất tiếng nói là mất dân tộc tính, bởi tiếng nói đâu chỉ đơn thuần là ngữ ngôn, đó là cả cách ăn ở ứng xử, cách nghĩ suy cảm xúc cả truyền thống bao đời kết tụ, cả những linh cảm run rẩy trong mỗi nhịp điệu giọng điệu, mỗi ngừng nghỉ ngắt hơi. Nhà văn viết theo phương pháp kỹ thuật nào cũng được, nhưng anh dùng tiếng mẹ đẻ là văn anh đã mang tính dân tộc rồi. Đừng ngại tiếng Việt bị phá hỏng khi các nhà văn tìm tòi thể nghiệm những khả năng mới của tiếng nước mình, chỉ đáng ngại khi nhân danh dân tộc để cầm giữ tiếng Việt trong một sự đơn giản đến cũ mòn, khô cứng.

Tôi vẫn nói tiếng Việt giọng trung. Con tôi nói giọng Hà Nội. Tôi đi đây đi đó trò chuyện với bao người bằng tiếng Việt của tôi. Tôi viết cố gắng bằng thứ tiếng Việt trong sáng và giàu có. Với tôi nước Việt nằm trong tiếng Việt, các lâu đài thành quách rồi tàn tạ, các phong tục tập quán có thể đổi thay, con người kế tiếp nhau các thế hệ trên miên viễn thời gian, nhưng tất cả đều còn lại khi được xâu suốt bằng sợi chỉ nhiệm mầu - tiếng nói dân tộc, tiếng Việt. Tiếng Việt tôi, anh, chúng ta nói hôm nay là thứ tiếng tổ tiên ta đã nói, Lý Công Uẩn khi dời đô đã nói, Trần Hưng Đạo khi bình Nguyên đã nói, là thứ tiếng Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương đã cất lên trong những cảm xúc mãnh liệt, là thứ tiếng .......... "Mai ngày con ta lớn lên - Con sẽ mang đất nước đi xa - Đến những tháng ngày mơ mộng" và tiếng Việt sẽ lại cùng các thế hệ người Việt mai sau nói cười ca hát buồn vui. Tiếng Việt của tôi, duyên Việt của tôi

25