18
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN BỘ MÔN MẠNG VÀ TRUYỀN THÔNG BÀI TẬP THỰC HÀNH LẬP TRÌNH MẠNG Đà Nẵng 2013

Bai Tap Lap Trinh Mang

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bai Tap Lap Trinh Mang

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BỘ MÔN MẠNG VÀ TRUYỀN THÔNG

BÀI TẬP THỰC HÀNH LẬP TRÌNH

MẠNG

Đà Nẵng 2013

Page 2: Bai Tap Lap Trinh Mang

Bài tập thực hành lập trình mạng

Trang 2

Chương 1. URL

1.1.

Đề bài: Viết chương trình xử lí chuỗi nhập, dùng nó để khởi tạo đối tượng URL và

trả về thuộc tính của nó

Chức năng chương trình:

- Truy cập vào URL, sau đó in các thông tin của tài nguyên như:

o Tên file

o Tên host

o Số hiệu cổng

o Kiểu giao thức (https hoặc http hoặc ftp…)

Kết quả:

1.2. Viết chương trình liệt kê toàn bộ nội dung của bất kì trang

web nào trên net

Chức năng chương trình:

- Hiển thị thông tin toàn bộ trang web của bất kì trang web nào dưới dạng text

đơn thuần

Cơ chế:

- Gửi địa chỉ URL

- Web server trả lại thông tin

- Truy xuất đến thông tin cần thiết và hiển thị

Các lớp và chức năng các lớp:

- Chỉ gồm một phương thức main:

o Liên kết đến URL với địa chỉ được nhập vào

o Sử dụng phương thức getContent() của đối tượng URL để nhận toàn

bộ nội dung của trang web

Page 3: Bai Tap Lap Trinh Mang

Bài tập thực hành lập trình mạng

Trang 3

o Đọc toàn bộ nội dung và hiển thị lên màn hình

Kết quả:

URL = “http://tinchi.dut.edu.vn”

1.3.

Đề bài: Viết chương trình gửi đến URL một chuỗi, mở kết nối từ URL này và hiển

thị thông tin header

Chức năng chương trình:

- Mở kết nối đến địa chỉ URL

- Hiển thị thông tin các header nhận được

Cơ chế:

- Truy xuất đến địa chỉ URL

- Tạo kết nối đến nó

- Lấy thông tin về Header

- Hiển thị lên màn hình

Các lớp và chức năng các lớp:

- Cũng chỉ có phương thức main:

o Tạo URL kết nối đến địa chỉ nhập vào

o Mở kết nối (sử dụng phương thức openConnection của đối tượng

URL)

o Lấy thông tin header (dùng phương thức getHeaderField,

getHeaderFieldKey của đối tượng URLconnection)

o Hiển thị thông tin header

Page 4: Bai Tap Lap Trinh Mang

Bài tập thực hành lập trình mạng

Trang 4

o In thông báo lỗi nếu có lỗi xảy ra

Kết quả:

URL = “http://tinchi.dut.edu.vn”

1.4.

Đề bài: Viết chương trình in ra địa chỉ của localhost (địa chỉ cục bộ), null host và

địa chỉ bất kì trên internet

Chức năng chương trình:

- Hiển thị thông tin về địa chỉ cục bộ, địa chỉ null và địa chỉ bất kì trên internet

Cơ chế:

Các lớp và chức năng các lớp:

- Tạo đối tượng InetAddress

- Sử dụng phương thức getLocalHost() để lấy thông tin về địa chỉ cục bộ và

hiển thị nó

- Sử dụng phương thức getByName(null) để lấy thông tin về địa chỉ null và

hiển thị nó

- Sử dụng phương thức getByName(URL) để lấy thông tin về địa chỉ URL của

một website và hiển thị nó

- Hiện thị lỗi nếu có

Kết quả:

Page 5: Bai Tap Lap Trinh Mang

Bài tập thực hành lập trình mạng

Trang 5

1.5.

Đề bài: Viết chương trình mở kết nối dùng đối tượng URL và kiểm tra các thuộc

tính và nội dung của tài nguyên nhận được.

Chức năng chương trình:

- Hiển thị các thông tin về tài nguyên nhận được trên internet như ngày tạo,

ngày chỉnh sửa sau cùng, ngày hết hạn…

Cơ chế:

Các lớp và chức năng các lớp:

- Tương tự như Net3, thay vì sử dụng phương thức getHeaderField thì sử dụng

getDate(), getContentType()… của đối tượng URLConnection để thay thế

- Duyệt hết toàn bộ nội dung và hiển thị ra màn hình

Kết quả:

URL = “http://tinchi.dut.edu.vn”

Page 6: Bai Tap Lap Trinh Mang

Bài tập thực hành lập trình mạng

Trang 6

Page 7: Bai Tap Lap Trinh Mang

Bài tập thực hành lập trình mạng

Trang 7

Chương 2. TCP & UDP Socket

2.1. Bài 1 Đề bài: Tạo ra hai ứng dụng độc lập (một client và một server). Client chấp nhận

một trong các số sau: 1, 2, 3. Số này sẽ được gửi đến server. Server sẽ trả lại tương ứng

: “ONE” hoặc “TWO” hoặc “THREE” (tùy theo số nhận được). Dùng giao thức TCP/IP

Chức năng chương trình:

- Client gửi số bất kì đến SERVER

- Nếu là số 1,2,3 thì trả về ONE,TWO,THREE, các trường hợp còn lại trả về

UNKNOWN

Cơ chế:

- SERVER mở cổng để client truy xuất đến

- Tạo các luồng nhập xuất khi có client truy cập đến (cả client và SERVER),

lúc này client và server có thể gửi thông tin qua lại lẫn nhau

- Client truy cập vào, sau đó gửi thông tin đến server

- Server nhận được thông tin, rồi xử lí, sau đó gửi trả lại client

- Client hiển thị thông tin mà server đã trả về

Các lớp và chức năng các lớp:

NumberTCPSimpleServer

- Lớp này có phương thức go(), chức năng của nó:

o Mở cổng của server, tạo kết nối mỗi khi có client kết nối

o Chờ nhận dữ liệu từ Client gửi lên

o Xử lí dữ liệu

o Trả về client

- Phương thức main của lớp này tạo ra đối tượng thuộc lớp

NumberTCPSimpleServer, sau đó gọi phương thức go() của lớp này

NumberTCPSimpleClient

- Phương thức khởi tạo của lớp này có đối số là chuỗi về địa chỉ của server

- Phương thức go():

o Tạo kết nối đến địa chỉ và số hiệu cổng của server

o Tạo các luồng nhập xuất liên kết với server

o Đưa dữ liệu cần gửi hoặc nhận vào các luồng này

o Gửi dữ liệu đến server

Page 8: Bai Tap Lap Trinh Mang

Bài tập thực hành lập trình mạng

Trang 8

o Nhận dữ liệu (sau khi server đã xử lí) rồi hiển thị lên màn hình

Kết quả:

SERVER

Client

2.2. Bài 2

Đề bài:Viết ứng dụng để minh họa gửi dữ liệu đến server và client xử lí nó

Ví dụ hai chương trình độc lập chạy trên JAVA: chương trình client và chương trình

server. Chương trình client thực thi một lớp KnockKnockClient. Chương trình server

thực thi hai lớp: KnockKnockServer và KnockKnockProtocol. KnockKnockServer

chứa phương thức main cho chương trình server và mở cổng, kết nối và đọc, gửi dữ liệu

đến socket, còn KnockKnockProtocol xử lí jokes. Nó theo dõi các joke hiện tại, trạng

thái hiện tại (gửi knock knock, gửi clue, v.v…). và trả về giá trị khác nhau của joke của

trạng thái hiện tại. Đối tượng thực thi giao thức xác đinh – ngôn ngữ giao tiếp giữa

client và server

Chức năng chương trình:

Page 9: Bai Tap Lap Trinh Mang

Bài tập thực hành lập trình mạng

Trang 9

- Một chương trình vui nhộn, trao đổi thông điệp client-server qua lại lẫn

nhau, tựa như chat hoặc game

Cơ chế:

- Dùng cơ chế client/server để gửi nhận thông điệp

Các lớp và chức năng các lớp:

- Khi client và server kết nối với nhau thì Server sẽ hiển thị “Knock!Knock!”

- Nếu người sử dụng gửi “Who’s there?”, server sẽ gửi tên hiện tại của người

đó trong chuỗi clues với chỉ số là currentJoke là chỉ số của người hiện tại

- Nếu tiếp tục gửi tên của người hiện tại + who? (Tức là hỏi họ là ai), thì nó

kết hợp với chuỗi answers để trả lời cho client

- Server sẽ hỏi có muốn tiếp tục không, nếu client đồng ý thì nó sẽ chuyển đến

người tiếp theo là người hiện hành, cứ như vậy cho đến khi người sử dụng

không muốn tiếp tục nữa

Kết quả:

SERVER

CLIENT

2.3. Bài 3

Viết chương trình Client – Server sử dụng giao thức TCP thực hiện y/c sau:

Page 10: Bai Tap Lap Trinh Mang

Bài tập thực hành lập trình mạng

Trang 10

- Client: gửi y/c hỏi ngày tháng năm hiện tại lên Server.

- Server: gửi trả lời cho Client.

2.4. Bài 4: Thay đổi chương trình ở bài 1 sao cho cứ 1 giây chương trình Server trả về cho client

thời gian mới.

2.5. Bài 5: Thay đổi chương trình ở bài 1, cho phép người dùng nhập vào loại yêu cầu (Day,

Month, Year, Hour, Minute, Second), dựa vào loại yêu cầu Server trả về cho client

thời gian mới

2.6. Bài 6: Viết chương trình client/ Server cho phép người dùng nhập vào 2 số thực và một

phép toán (+, -, *, /) rồi gửi đến chương trình Server. Chương trình Server thực hiện tính

toán kết quả dựa vào phép toán tương ứng và trả kết quả cho chương trình Client.

2.7. Bài 7: Viết chương trình client/ Server cho phép người dùng nhập vào 1 mảng các số thực gồm n

phần tử rồi gửi đến chương trình Server. Chương trình Server thực hiện sắp xếp mảng tăng

dần rồi gửi mảng đã được sx về cho Client. Hiển thị kết quả ra màn hình.

2.8. Bài 8: Viết chương trình client/ Server cho phép người dùng nhập vào 2 mảng các số thực gồm n

phần tử rồi gửi đến chương trình Server. Chương trình Server thực hiện cộng 2 mảng rồi

gửi kết quả về cho Client. Hiển thị kết quả ra màn hình.

2.9. Bài 9:

Viết chương trình client/ Server cho phép người dùng nhập vào 1 mảng các số thực gồm n

phần tử rồi gửi đến chương trình Server. Chương trình Server thực hiện tìm số nguyên tố

trong mảng nhận được và gửi kết quả về cho Client. Hiển thị kết quả ra màn hình.

Page 11: Bai Tap Lap Trinh Mang

Bài tập thực hành lập trình mạng

Trang 11

Chương 3. Multicast & Broadcast Programming

Multicast is a special feature of UDP protocol that enable programmer to send message to a

group of receivers on a specific multicast IP address and port. Multicast has advantage in

this scenario.

Let us say I want to send “Hello” message to 100 computers on my network. Perhaps, my

first solution is to send the “Hello” message to each of them via UDP or TCP.

What a problem is this scenario?

There are 3 generic problems:

Consume a lot of processing power on sender as it needs to send to every

receiver

Bandwidth flooding

The arrival time is not the same for every receiver

Seeing this problem, I propose my second solution by employing Multicast. Multicast runs

over UDP protocol.

3.1.1. Multicast Principal

3.1.2. Multicast Characteristics

Multicast is using UDP under the hood. So sending and receiving data are much

the same as UDP

The big noticeable from UDP

o Sender should address packages to an IP number in the range between

224.0.0.1 and 239.255.255.254. Please see the full range of Multicast IP

Address

Page 12: Bai Tap Lap Trinh Mang

Bài tập thực hành lập trình mạng

Trang 12

o Receivers must join multicast group to receive packet

Several multicast sockets can be bound simultaneously to the same port

(Contrary to UDP and TCP)

Multicast is viable for video conference, service discovery application, etc.

3.1.3. Multicast in Java

MulticastSocket: extension of DatagramSocket

o MulticastSocket socket = new MulticastSocket(8888);

Join and Leave group

o joinGroup(InetAddress group)

o leaveGroup(InetAddress group)

3.1.4. Example

Example below is to send multicast message with indexing to multicast IP (224.2.2.3) and

port 8888. If the client wish to receive multicast message, it must join the group with

multicast ip (224.2.2.3) and port 8888.

MulticastSender.java

import java.io.*; import java.net.*; public class MulticastSender { public static void main(String[] args) { DatagramSocket socket = null; DatagramPacket outPacket = null; byte[] outBuf; final int PORT = 8888;

try { socket = new DatagramSocket(); long counter = 0; String msg;

while (true) { msg = "This is multicast! " + counter; counter++; outBuf = msg.getBytes();

//Send to multicast IP address and port InetAddress address = InetAddress.getByName("224.2.2.3"); outPacket = new DatagramPacket(outBuf, outBuf.length, address, PORT);

socket.send(outPacket);

System.out.println("Server sends : " + msg); try { Thread.sleep(500); } catch (InterruptedException ie) { }

Page 13: Bai Tap Lap Trinh Mang

Bài tập thực hành lập trình mạng

Trang 13

} } catch (IOException ioe) { System.out.println(ioe); } } }

MulticastReceiver import java.io.*; import java.net.*; public class MulticastReceiver { public static void main(String[] args) { MulticastSocket socket = null; DatagramPacket inPacket = null; byte[] inBuf = new byte[256]; try { //Prepare to join multicast group socket = new MulticastSocket(8888); InetAddress address = InetAddress.getByName("224.2.2.3"); socket.joinGroup(address);

while (true) { inPacket = new DatagramPacket(inBuf, inBuf.length); socket.receive(inPacket); String msg = new String(inBuf, 0, inPacket.getLength()); System.out.println("From " + inPacket.getAddress() + " Msg : " + msg); } } catch (IOException ioe) { System.out.println(ioe); } } }

3.2. Bài 1

Đề bài: Xây dựng chương trình multicast theo mẫu bên dưới

Chức năng chương trình:

- Tham gia vào group của multicast

- Gửi dữ liệu đến địa chỉ multicast

- Nhận dữ liệu từ multicast

- Hiển thị lên màn hình

- Chỉ cần các client tham gia vào group của địa chỉ multicast này thì khi có dữ

liệu được gửi vào đó thì tất cả client đều nhận được

Cơ chế:

- Tham gia vào group của địa chỉ multicast

Page 14: Bai Tap Lap Trinh Mang

Bài tập thực hành lập trình mạng

Trang 14

- Gửi dữ liệu đến địa chỉ multicast (Lúc này các client muốn nhận được thì

phải tham gia vào group của multicast đó thì mới nhận được)

- Vì trong chương trình cũng tham gia vào group multicast nên nó cũng sẽ

nhận được dữ liệu khi có client gửi vào địa chỉ này

Các lớp và chức năng các lớp:

- Chạy chương trình gồm 2 đối số: đối số đầu tiên là dữ liệu cần gửi đi, đối số

thứ 2 là địa chỉ multicast

- Chỉ gồm một phương thức main():

- Tạo cổng liên kết đến multicast

- Tham gia vào group multicast

- Chuyển đối số thứ nhất thành mảng byte, rồi tạo đối tượng DatagramPacket

để gửi dữ liệu đi (gọi phương thức send của đối tượng DatagramPacket)

- Gọi phương thức receive để nhận dữ liệu từ địa chỉ multicast

- Rời khỏi nhóm multicast để không nhận dữ liệu từ địa chỉ này nữa

Kết quả:

3.3. Bài 2

Đề bài: Xây dựng chương trình broadcast (quảng bá)

Chức năng chương trình:

- Server gửi dữ liệu đến địa chỉ multicast để nhiều client có thể nhận được

- Các client hiển thị các thông tin nhận được từ server

Cơ chế:

- Server đọc từng dòng dữ liệu từ file “one-liners.txt”

- Với mỗi dòng dữ liệu, gửi nó đến địa chỉ multicast là 230.0.0.1, mỗi lần gửi

server tạm dừng vài giây (là bội số của 5)

- Tất cả các client tham gia vào multicast ở trên sẽ nhận được dữ liệu từ server

gửi đến (bình thường nếu theo cơ chế TCP sẽ làm khó hơn)

Page 15: Bai Tap Lap Trinh Mang

Bài tập thực hành lập trình mạng

Trang 15

- Client hiển thị nó lên màn hình của mình, trong chương trình được thiết kế

chỉ nhận 5 dòng

Các lớp và chức năng các lớp:

Lớp QuoteServerThread:

- Có 2 phương thức khởi tạo, không có đối số hoặc có 1 đối số là tên

- Trong phương thức khởi tạo, mở cổng 4445, thực tế cổng số bao nhiêu

không quan trọng trong trường hợp này, vì nó chỉ gửi đến địa chỉ multicast,

đọc dữ liệu từ file “one-liners.txt”

- Phương thức getNextQuote() để đọc từng dòng dữ liệu trong file, trả về giá

trị chuỗi tìm được hoặc “No more quote. Good bye!” nếu không tìm thấy

Lớp MultiserverThread:

- Kế thừa từ lớp QuoteServerThread

- Đọc từng dòng dữ liệu

- Với mỗi dòng dữ liệu thì xử lí:

o Gửi dòng dữ liệu đó đến địa chỉ multicast

o Tạm dừng một thời gian (bội số của 5) giây

Lớp MulticastServer:

- Tạo đối tượng MultiserverThread và start nó

Lớp MulticastClient:

- Tham gia vào group multicast của địa chỉ 230.0.0.1

- Nhận dữ liệu từ server gửi đến

- Hiển thị nó trên màn hình

- Chương trình client được thiết kế để nhận 5 dòng dữ liệu

Kết quả:

Client 1

Client 2

Page 16: Bai Tap Lap Trinh Mang

Bài tập thực hành lập trình mạng

Trang 16

Server

3.4. Đề bài: Tạo ra 2 ứng dụng độc lập. Ứng dụng đầu

tiên nhận câu lệnh cho bảng students có thuộc tính: name,

id và age để thêm vào bảng. Còn ứng dụng thứ hai thì in

ra màn hình thông tin từ bảng students ở trên

Add Student

Chức năng chương trình:

- Kết nối cơ sở dữ liệu

- Thêm một trường vào cơ sở dữ liệu

Cơ chế:

Page 17: Bai Tap Lap Trinh Mang

Bài tập thực hành lập trình mạng

Trang 17

- Tạo kết nối đến Driver của hệ quản trị cơ sở dữ liệu

- Từ đó, thực thi câu lệnh xử lí CSDL

- Kiểm tra việc thêm có thành công hay ko, nếu ko thì báo lỗi

Các lớp và chức năng các lớp:

- Lớp chứa hàm main, ko có thuộc tính và phương thức gì khác

- Tạo đối tượng Connection kết nối đến Driver của hệ quản trị CSDL, nếu

việc load driver không thành công thì thoát chương trình

- Tạo đối tượng Statement thực thi câu lệnh xử lí CSDL (ở đây là Insert), sử

dụng phương thức execute để thực thi các lệnh không cần truy vấn, đối số

trả về là kiểu int, trả về 1 nếu thành công, và giá trị khác thì thất bại

Get Students

Chức năng chương trình:

- Kết nối CSDL

- Truy vấn

Cơ chế:

- Tạo kết nối đến Driver của hệ quản trị cơ sở dữ liệu

- Từ đó, thực thi câu lệnh truy vấn CSDL

- Xuất kết quả ra màn hình

Các lớp và chức năng các lớp:

- Tương tự như lớp AddStudent, khi tạo Statement thì sử dụng phương thức

excecuteQuery thay vì execute, kiểu trả về là ResultSet

- Từ ResultSet đã trả về, hiển thị nó lên màn hình

Kết quả ví dụ minh họa:

Page 18: Bai Tap Lap Trinh Mang

Bài tập thực hành lập trình mạng

Trang 18