40
Bài tập môn khởi sự kinh doanh và tái lập doanh nghiệp Mục lục

Bài tập môn khởi sự kinh doanh và tái lập doanh nghiệp

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bài tập môn khởi sự kinh doanh và tái lập doanh nghiệp

Bài tập môn khởi sự kinh doanh và tái lập doanh nghiệp

Mục lục

Page 2: Bài tập môn khởi sự kinh doanh và tái lập doanh nghiệp

Bản tóm tắt kế hoạch kinh doanh

1. Tổng quanGiới thiệu sơ lược về công ty

Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần sản xuất và chế biến thực phẩm An Nam Joint-stock producing and processing foodstuff An Nam company

1.2. Địa chỉ: số XXX – phường Y – quận Z – Thành phố Hà Nội

1.3. Hình thức đầu tư: Công ty cổ phần, tư nhân làm chủ

Lĩnh vực kinh doanhNuôi trồng, chế biến, sản xuất, tiêu thụ nấm ăn, nấm dược liệu

2. Quy môPhương án xây dựng cơ sở hạ tầng- Xây dựng 10 nhà nuôi trồng nấm với diện tích 1000m2- Xây dựng lò hấp khử trùng có diện tích 25m2- Xây dựng nhà xử lý nguyên liệu với diện tích 200m2- Xây dựng khu sân bãi để chứa nguyên liệu, đường nội bộ 500m2, khu vực

xử lý phế thải sau khi tiêu thu với diện tích 200m2Đội ngũ nhân viên- 02 cán bộ kỹ thuật- 15 công nhân lao động trực tiếp

3. Phương án sản xuất của doanh nghiệp

3.1. Định hướng kinh doanh

Doanh nghiệp định hướng cơ bản hoạt động của doanh nghiệp dựa trên hoạt

động sản xuất nấm trong lĩnh vực nông nghiệp.

DN sẽ mở rộng lĩnh vực phân phối sau 3 năm hoạt động

3.2. Ưu điểm vượt trội để thành công của bản kế hoạch

- Thị trường ngành vô cùng tiềm năng: cung < cầu, cả thị trường trong và ngoài

nước

- Sản phẩm có đặc điểm sạch, an toàn đối với môi trường và sức khỏe người

tiêu dùng

Page 3: Bài tập môn khởi sự kinh doanh và tái lập doanh nghiệp

- Tỷ suất lợi nhuận cao: 40 – 45%

- Rủi ro thấp

- Có thể đầu tư ở nhiều mức độ khác nhau

- Vòng quay vốn thu hồi nhanh chóng

- Giải quyết thất nghiệp tại địa phương

- Góp phần xây dựng đất nước

3.3. Những rủi ro lớn có thể xảy ra và phương cách giảm thiểu rủi ro

Xét về rủi ro có 3 rủi ro cơ bản sau:

- Rủi ro về thời tiết: do sản xuất nông nghiệp nên phụ thuộc tương đối vào thời tiết

- Rủi ro về nấm độc, nấm bệnh: khi bị nấm độc, nấm bệnh tấn công thì nấm giống hoàn toàn không có khả năng kháng cự

- Rủi ro về lỗi kỹ thuật: do không bảo dưỡng trang thiết bị, đặc biệt là lò sấy nấm, hoặc do công nhân sơ suất về thời gian chế biến nấm

3.4. Mong muốn từ nhà đầu tư

- Tỷ suất lợi nhuận cao- Đầu tư có hệ số an toàn cao- Doanh nghiệp phát triển trong dài hạn- Đội ngũ nhân viên, hội đồng quản trị tận tâm với công việc và có trách

nhiệm với công việc

Page 4: Bài tập môn khởi sự kinh doanh và tái lập doanh nghiệp

Nội dung chính1. Phân tích môi trường

1.1. Phân tích ngành

Ngành sản xuất nấm ăn đã hình thành và phát triển trên thế giới từ hàng trăm năm nay. Hiện nay, người ta đã biết có khoảng 2.000 loài nấm ăn được, trong đó có 80 loại nấm ăn ngon và được nghiên cứu nuôi trồng nhân tạo. Ở Việt Nam, tổng sản lượng các loài nấm ăn và dược liệu năm 2009 đạt trên 250.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 60 triệu USD chủ yếu là mộc nhĩ, nấm rơm, nấm mỡ. Ngược lại, chúng ta nhập khẩu khá nhiều loại nấm như: nấm đùi gà, nấm kim châm, trân châu, ngọc châm, linh chi, nấm hương, đông trùng hạ thảo… từ Trung Quốc, Đài Loan.

1.1.1. Thị trường xuất khẩu

Thị trường nhập khẩu mạnh các sản phẩm từ nấm hiện nay là châu Âu (Pháp, Đức) và châu Á (Nhật, Hàn Quốc và Đài Loan). Các DN nước ngoài tìm đến mua nấm do Việt Nam sản xuất đều là những nhà làm ăn lớn, có uy tín. Số DN này trước đây là khách hàng mua nấm ở Trung Quốc, nhưng khi xem được thông tin về nấm của VN, giới thiệu nấm được sản xuất tự nhiên không sử dụng thuốc và hóa chất, từ đó họ tìm đến

Số dân Việt Nam định cư và sinh sống ở nước ngoài đặc biệt là các thị trường nhập khẩu nấm là rất đông, đây chính là điểm mạnh là một phân khúc thị trường mà công ty sẽ hướng đến dùng thương hiệu nấm Việt Nam để tiếp cận với nhóm khách hàng này.

Ở trong nước, sản phẩm nấm chế biến đưa ra thị trường còn ít, mỗi lần DN trong nước tham gia hội chợ, khách hàng đến mua rất đông vì thấy sản phẩm lạ và tiện lợi trong nấu nướng.

Vì vậy kế hoạch của công ty sẽ tiến hành sơ chế sản phẩm nấm tươi sạch đóng hộp xuất khẩu chú trọng vào thương hiệu nấm Việt để nhắm vào thị trường các nước có yêu cầu cao về sản phẩm sạch và nhóm khách hàng người Việt ở nước ngoài,

1.1.2.Thị trường trong nước

Trong những năm gần đây, nhu cầu sử dụng nấm trong tiêu dùng và làm thuốc chữa bệnh tăng cao (bao gồm cả nấm tươi và nấm khô các loại). Theo đó, các Sở ban ngành không ngừng nghiên cứu và sưu tầm các loài nấm có giá trị sử dụng cao khiến cho danh mục các loại nấm trong nước hiện nay khá phong phú và đa dạng. Thống kê cho thấy, hiện đã có hơn 300 mẫu nấm của gần 200 loài đã được sưu tập và bảo quản tại vườn quốc gia Cát Tiên. Mặc dù lượng nấm đưa ra thị trường là rất lớn song vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng ( Chỉ riêng thành phố

Page 5: Bài tập môn khởi sự kinh doanh và tái lập doanh nghiệp

Hà Nội trung bình tiêu thụ khoảng 40 tấn nấm tươi các loại). Do đó, lượng nấm nhập khẩu vẫn không ngừng được tăng lên.

Để có đủ lượng lớn Nấm các loại phục vụ nhu cầu tiêu dùng và làm thuốc chữa bệnh của người dân, thị trường Nấm của Việt Nam đã phải nhập khẩu từ rất nhiều nguồn trên thế giới. Ngoài thị trường quen thuộc là Trung Quốc ( Hơn 95% kim ngạch nhập khẩu Nấm có nguồn gốc từ Trung Quốc), các sản phẩm Nấm có mặt tại Việt Nam còn được nhập khẩu từ Malayxia, Singapo, Tây Ban Nha.

Thị trường tiêu thụ nấm ăn và nấm dược liệu ngày càng mở rộng do nhiểu người đã hiểu được giá trị dinh dưỡng và làm thuốc của nấm. Ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật, Đức, Italia… giá bán của 1kg nấm đắt hơn 1kg thịt bò trong khi ở Việt Nam hiện nay giá chỉ bằng khoảng 1/3 – 1/4. Trong khi thị trường chưa đáp ứng đủ, nếu chúng ta sản xuất được 1 triệu tấn nấm để chế biến xuất khẩu/năm thì riêng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã đạt trên 1 tỷ USD/năm, mang lại nguồn thu lớn cho đất nước mà không phải bỏ một đồng ngoại tệ nào để nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị như các ngành sản xuất, xuất khẩu khác.

Tiềm năng phát triển ngành nấm ở Việt Nam trong tương lai sẽ phát triển rất lớn vì nước ta có khí hậu thuận lợi, nguồn nguyên liệu dồi dào, nguồn lao động ở nông thôn còn nhiều, kỹ thuật trồng nấm không quá phức tạp, quá trình sản xuất không gây ô nhiễm môi trường, nhu cầu tiêu thụ trên thế giới và trong nước ngày càng tăng, ngoài ra hiện nay thị trường sản xuất nấm lớn nhất là Trung Quốc với giá thành rẻ nhưng chất lượng lại không đảm bảo, việc giảm sút về uy tín của hàng hóa Trung Quốc cũng như nguồn gốc xuất xứ của một số loại nấm Trung Quốc chính là cơ hội của công ty. Ngoài ra một số thị trường sản xuất nấm khác như Nhật Bản hay Đài Loan cung cấp nấm có chất lượng tốt nhưng giá thành sau khi nhập khẩu lại rất đắt, không phù hợp với người tiêu dùng trong nước. Đây chính là một nghách thị trường tiềm năng của công ty.

1.2. Phân tích đối thủ cạnh tranh

1.2.1. Các đối thủ nước ngoài

a. Nấm ăn Trung Quốc

Đang được bày bán tràn lan từ chợ nhỏ đến chợ lớn, được người dân sử dụng như một món “khoái khẩu”

Tại các chợ chủ yếu bán lẻ như chợ Thành Công, chợ Láng, chợ Dịch Vọng, Nghĩa Tân…,các đầu mối bán buôn như ở chợ Hôm, chợ Đồng Xuân.. mua nấm các loại rất dễ dàng bởi hầu hết các cửa hàng, kiot đều bán nấm với nhiều loại phong phú, giá đa dạng

Page 6: Bài tập môn khởi sự kinh doanh và tái lập doanh nghiệp

Các loại nấm để nấu: nấm tuyết (9.000đồng/lạng) hoặc nấm sò (20.000 đồng/kg). Các loại nấm thường để nấu lẩu) có giá cao hơn: nấm kim châm: 110.000 đồng/kg; nấm mỡ, nấm đùi gà: 90.000 đồng/kg; nấm hương: 120.000 đồng/kg.

Đặc điểm của nấm Trung Quốc đó là rẻ, có giá cạnh tranh với mặt hàng trong nước. Nhưng hầu như các mặt hàng nấm này đều theo các loại hàng hoá khác trên biên giới Lạng Sơn tràn về dưới xuôi, tập kết tại chợ Long Biên, sau đó được phân phối đi các nơi. Các loại nấm này khi không được kiểm dịch thực vật thì không thể đo đếm nồng độ các hoá chất bảo vệ thực vật hay hoá chất sử dụng trong quá trình nuôi trồng, bảo quản có vượt quá mức độ cho phép hay không. Đó là chưa kể đến nguy cơ lẫn lộn các loại nấm độc. Nhưng các loại nấm Trung Quốc thường là không ghi nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ. Tất cả đều được đổ chung vào một túi to, khi khách có nhu cầu sẽ mở ra cân bán . Chỉ riêng nấm tuyết trên bao bì cũng có vài chữ Trung Quốc, ngoài ra không có dòng chữ tiếng Việt nào.

b. Các loại nấm dược liệu nhập khẩu từ các nước Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc (nấm linh chi)

Nấm linh chi là loại nấm quý, xếp trên cả nhân sâm, có nhiều tác dụng như cải thiện chức năng gan, tác dụng tốt lên hệ tim mạch, giúp ăn ngon, ngủ ngon, chống khối u…

Hiện nay, nấm linh chi bước ra thị trường , trở thành một thứ dược liệu thân thuộc với người tiêu dung. Đặc biệt khi mức sống của người dân ngày càng tăng cao, nhu cầu về đảm bảo sức khỏe cũng là thiết yếu. Vì vậy lượng nhập khẩu nấm linh chi vào nước ta ngày càng tăng cả về số lượng và chủng loại, gây ra sự cạnh tranh lớn với sản phẩm trong nước.

Nhưng loại nấm này khá là đắt nên nó không được bán phổ biến ở các chợ thông thường như nấm ăn mà chủ yếu bán ở các siêu thị lớn chợ thuốc, hay hàng sách tay từ nước ngoài về

- Nấm linh chi HQ: 1.2-2.5 triệu/kg- Nấm linh chi NB: nguyên giá từ NB nhập về giá khá đắt 8 triệu/ kg. Nhưng

cũng là nấm linh chi NB nhưng trồng tại VN cũng có giá 600.000-700.000 đồng/kg. Nấm NB còn được chế biến dưới dạng viên nang với giá 1.6 triệu/hộp/60 viên, ngoài ra còn dung làm kem dưỡng da cũng với giá sản phẩm khá cao 2.5 triệu/ hộp

- Nấm linh chi TQ: 400.000-750.000đồng/kg- Nấm linh chi trong nước: 150.000-200.000đồng/kg, nấm rừng tùy loại với

giá 60.000-100.000đông/kg (nấm rừng tốt cho gan) Mặt hàng nấm dược liệu nhập khẩu từ nước ngoài giá cao hơn rất nhiều so với

giá sản phẩm trong nước, mà có thể nói chất lượng không mấy thua kém.

Page 7: Bài tập môn khởi sự kinh doanh và tái lập doanh nghiệp

Nhưng tâm lý hiện nay của người tiêu dung, khi nhắc đến những mặt hàng chất lượng đặc biệt là về dược liệu, luôn chuộng đồ ngoại hơn

Việc sản xuất nấm ăn hiện nay với số lượng thấp chưa đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ, với nhu cầu gia tăng như hiện nay, Việt Nam vẫn còn phải nhập khẩu một số loại nấm ăn cao cấp từ Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan, trong khi đó điều kiện của Việt Nam có thể sản xuất và phát triển các loại nấm đó . Theo thống kê, tháng 10/2010 kim ngạch nhập khẩu nấm từ Trung Quốc đạt 849,5 nghìn USD, tăng 2,7% so cùng kỳ năm 2009. Hàn Quốc là thị trường đạt kim ngạch cung cấp nấm cao tiếp theo trong tháng 101//2010 cho thị trường Việt Nam, đạt 40,6 nghìn USDThị trường này chỉ cung cấp cho nước ta sản phẩm nấm kim châm tươi, khối lượng trong tháng là 42 tấn, trị giá 40,6 nghìn USD

Tuy phải cạnh tranh với các sản phẩm nấm nhập khẩu nhưng Kết quả điều tra đầu năm 2011 của Viện Nghiên cứu dư luận xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương cho thấy, 59% người tiêu dùng "tự xác định khi mua hàng hóa sẽ ưu tiên dùng hàng Việt Nam"; 38% người tiêu dùng "khuyên người thân trong gia đình, bạn bè, người quen biết nên mua hàng Việt Nam", 36% người tiêu dùng cho rằng "trước đây có thói quen mua hàng có nguồn gốc xuất xứ ở nước ngoài nay đã dừng mua hoặc mua ít hơn để thay bằng mua hàng Việt Nam".

1.2.2. Các đối thủ trong nước

Thị trường nấm ăn ở hà nội chủ yếu là được cung cấp từ các tỉnh như Bắc Giang, Hải Phòng, Ninh Bình… thậm chí là ở các tỉnh miền Trung và miền Nam. Nên công ty sẽ có cơ hội trong việc cung cấp nấm với chất lượng tươi ngon hơn và giá rẻ hơn do tiết kiệm được chi phí vận chuyển.

Một điểm thuận lợi khác là thị trường tiêu thụ nấm trong nước và xuất khẩu ngày càng được mở rộng. Giá bán buôn nấm tươi tại các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn khá cao ( dao động từ 20.000-40.000đ/kg tùy từng loại). Ngoài giá trị dinh dưỡng (giàu protein, glucid, lipid, các axit amin, vitamin, khoáng chất… trong nấm còn có các hoạt tính sinh học (các chất đa đường, axit nucleic..) nên nấm được coi là “rau sạch”, “thịt sạch” và là “thực phẩm thuốc”. Vì lẽ đó, nhu cầu ăn nấm của nhân dân đang ngày càng tăng. Trên thị trường quốc tế, sản phẩm nấm mỡ, nấm rơm muối, sấy khô, đóng hộp của Việt Nam chưa cung ứng đủ. Việc có thị trường rộng và ổn định là những điều kiện thuận lợi để hỗ trợ rất tốt phát triển nghề trồng nấm ở nước ta. Hiện tại, các loại nấm rơm, nấm sò thương phẩm đang tiêu thụ rất chạy trên thị trường Hà Nội,

1.3.Phân tích khách hàng

1.3.1.Thói quen tiêu dùng

a.Thị trường trong nước:

Page 8: Bài tập môn khởi sự kinh doanh và tái lập doanh nghiệp

Theo phong tục ẩm thực cổ truyền, dù giàu hay nghèo, trên mâm cỗ ngày Tết của người Việt không thể thiếu một vài món ăn được chế biến từ nấm. Thông dụng nhất vẫn là nấm hương và mộc nhĩ. Giò xào không thể thiếu mộc nhĩ, canh măng lưỡi lợn không thể thiếu nấm hương... Thường thì người ta hay dùng chúng làm nguyên liệu phụ cho các món ăn, trước là để làm tăng thêm màu sắc hấp dẫn, sau là để tạo nên hương vị thơm ngon và cảm giác dai dai hoặc sần sật hết sức thú vị khi thưởng thức.

Các loại nấm được tiêu thụ nhiều như:

- Với kinh doanh quán ăn bình dân: thường sử dụng nấm sò (loại nấm rẻ nhất trên thị trường hiện nay), nó được những người bán bún thang, bún mọc sử dụng vì mức giá vừa phải, phù hợp

- Tại các nhà hàng khách sạn thì thường sử dụng những loại nấm chất lượng hơn: các loại nấm này có giá cao hơn ( chủ yếu sử dụng trong ăn lẩu): nấm kim châm, nấm mỡ, nấm đùi gà, nấm hương … những loại nấm này dậy mùi, ngậy và dễ “ lừa miệng” người ăn

b.Thị trường nước ngoài

Ở nước ngoài, hầu hết mọi gia đình không có nhiều thời gian vào bếp nên nấm phải được chế biến sẵn. Người tiêu dùng chỉ việc ngâm nấm vào nước là nấu ăn được, không mất công rửa, cắt gốc và thái nhỏ.

Người nước ngoài cũng có thói quen mua hàng tại các siêu thị hoặc các sản phẩm tại những cửa hàng thực phẩm sạch, họ luôn đòi hỏi cao vệ chất lượng cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm.

1.3.2. Nhu cầu tiêu dùng:

Ngày nay, khi kinh tế ngày càng phát triển, mức sống dần được cải thiện thì người ta lại càng có cơ hội để thưởng thức các món ăn được chế biến từ nấm. Trên thị trường, các chủng loại nấm ăn ngày càng trở nên phong phú, ngoài các thứ nấm được trồng hái trong nước như nấm hương, mộc nhĩ đen, nấm rơm, nấm mỡ..., thương nhân còn tìm cách nhập thêm các loại nấm từ nước ngoài như nấm đùi gà, nấm đầu khỉ, nấm kim châm, mộc nhĩ trắng... để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng

Nhu cầu tiêu dùng của khách hàng cũng thay đổi theo từng thời kỳ, đặc biệt vào các dịp lễ tết nhu cầu tiêu dùng sản phẩm nấm càng tăng cao. Trong những ngày nghỉ cuối tuần, nghỉ lễ, lượng nấm được tư thương tìm về tận các vùng trồng nấm hỏi mua với số lượng lớn cũng tăng lên đáng kể.

Nhu cầu cầu tiêu dùng của khách hàng ngày càng tăng do hiểu được giá trị dinh dưỡng và làm thuốc của nấm. Trong tình hình giá cả thực phẩm thông dụng hiện

Page 9: Bài tập môn khởi sự kinh doanh và tái lập doanh nghiệp

nay như thịt, cá , rau có biến động tăng vọt về giá và đặc biệt là nạn dịch cúm gia cầm dịch lợn tai xanh xuất hiện thì nấm ăn càng là nguồn thực phẩm càng được người tiêu dùng chú trọng

1.3.3. Xu hướng tiêu dùng:

Hiện nay, các loại thực phẩm cung cấp đạm cho người chủ yếu là các loại thịt (heo, bò, gà, cá,...) cùng các loại thực phẩm khác như rau, củ, quả... nhưng do xu hướng của xã hội công nghiệp mà các loại thực phẩm này không còn được ưa chuộng vì bị nhiễm độc do các loại chất bảo quản, thuốc tăng trưởng quá liều, dư lượng thuốc trừ sâu... hay các loại bệnh trên gia cầm, gia súc.

Ngày nay, đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân ngày càng tăng cao. Không chỉ “ ăn đủ mà còn phải ăn ngon và tăng cường được sức khỏe”, xu hướng tiêu dùng của người dân ngày nay dường như họ ít quan tâm đến giá cả mà quan tâm nhiều hơn đến chất lượng cũng như tác dụng lâu dài của sản phẩm. Người tiêu dùng cũng đang đặt mối quan tâm của họ đến môi trường, họ thích những sản phẩm tự nhiên hơn những sản phẩm nhân tạo. Vì vậy, sản phẩm nấm hiện nay được người dân khá ưa chuộng, vì nấm là thực phẩm sạch, được nuôi trồng theo phương thức tự nhiên, tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có trong tự nhiên, ngoài ra nó còn cung cấp nguồn dinh dưỡng phong phú, có tác dụng nhất định trong chữa bệnh.

Ví du: Nấm hương: là thức ăn lý tưởng cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt, cao huyết áp, đái đường, rối loạn lipid máu, trẻ em suy dinh dưỡng

Nấm rơm: là thức ăn rất tốt cho những người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu, vữa xơ động mạch, đái đường, ung thư và các bệnh lý động mạch vành tim.

Nấm mỡ :là loại thực phẩm rất thích hợp cho những người bị ung thư, đái đường, tăng cholesterol máu, cao huyết áp, giảm bạch cầu và viêm gan.

Nấm linh chi: giúp cải thiện chức năng gan, tác dụng tốt lên tim mạch, chống khối u….

Cùng với đó là xu hướng ăn ít béo, giảm cân, ngại béo phì mà ngày nay người tiêu dùng đang chuyển qua sử dụng các thực phẩm bổ dưỡng từ thiên nhiên, chủ yếu là từ thực vạt mà nấm là một lựa chọn tối ưu vì hương vị thơm ngon và chứa nhiều dưỡng chất. Đặc biệt, nấm còn được xem như là "rau sạch" và vừa là "thịt sạch".

2. Mô tả về công ty và sản phẩm

2.1. Mô tả về công ty

Công ty có trụ sở chính:

Page 10: Bài tập môn khởi sự kinh doanh và tái lập doanh nghiệp

Địa chỉ: Xã Vân Nội – Đông Anh – Hà Nội

Tel:

Mail:

Fax:

Được thành lập vào tháng 11 năm 2011 dưới hình thức một công ty cổ phần với vốn góp quy thành cổ phần của 10 cổ đông với số vốn 1.000.000.000 đồng (một tỷ đồng). Công ty đi vào hoạt động chuyên về sản xuất và phân phối sản phẩm nấm ăn, nấm dược liệu sạch cho thị trường miền Bắc và thị trường xuất khẩu.

Công ty có tổng diện tích mặt bằng là 5000m2 phục vụ sản xuất kinh doanh bao gồm: trụ sở làm việc, hệ thống nhà xưởng, nhà xử lí nguyên vật liệu, kho bãi và khu xử lí phế thải…

Cơ hội kinh doanh

Ngành sản xuất nấm ăn đã hình thành và phát triển trên thế giới từ hàng trăm năm nay. Hiện nay, người ta đã biết có khoảng 2.000 loài nấm ăn được, trong đó có 80 loại nấm ăn ngon và được nghiên cứu nuôi trồng nhân tạo. Ở Việt Nam, tổng sản lượng các loài nấm ăn và dược liệu năm 2009 đạt trên 250.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 60 triệu USD chủ yếu là mộc nhĩ, nấm rơm, nấm mỡ. Ngược lại, chúng ta nhập khẩu khá nhiều loại nấm như: nấm đùi gà, nấm kim châm, trân châu, ngọc châm, linh chi, nấm hương, đông trùng hạ thảo… từ Trung Quốc, Đài Loan.

Sản xuất và kinh doanh nấm là một lĩnh vực ngành nghề đang được Nhà nước khuyến khích, đầu tư về nghiên cứu và chuyển giao công nghệ và chiến lược đến năm 2020 Việt Nam có thể phát triển được ngành công nghiệp sản xuất giống, nuôi trồng và chế biến nấm. Trong những năm gần đây, nhu cầu sử dụng nấm trong tiêu dùng và làm thuốc chữa bệnh tăng cao (bao gồm cả nấm tươi và nấm khô các loại). Theo đó, các Sở ban ngành không ngừng nghiên cứu và sưu tầm các loài nấm có giá trị sử dụng cao khiến cho danh mục các loại nấm trong nước hiện nay khá phong phú và đa dạng. Thống kê cho thấy, hiện đã có hơn 300 mẫu nấm của gần 200 loài đã được sưu tập và bảo quản tại vườn quốc gia Cát Tiên. Mặc dù lượng nấm đưa ra thị trường là rất lớn song vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng ( Chỉ riêng thành phố Hà Nội trung bình tiêu thụ khoảng 40 tấn nấm tươi các loại). Vì vậy, đây chính là cơ hội cho công ty khai thác và phát triển.

2.2. Mô tả về sản phẩm

Nấm là sinh vật không thể thiếu trong đời sống, không có nấm chu trình tuần hoàn  vật chất sẽ bị mất  một mắt xích quan trọng và cả thế giới sẽ ngổn ngang những chất bã hữu cơ phân hủy. Nấm còn đem lại nguồn thực phẩm giàu đạm, đầy

Page 11: Bài tập môn khởi sự kinh doanh và tái lập doanh nghiệp

đủ các acid amin thiết yếu, hàm lượng chất béo ít  và là những acid béo chưa bão hòa. do đó tốt cho sức khỏe, giá trị năng lượng cao, giàu khoáng chất và các vitamin. Ngoài ra, trong nấm còn chứa nhiều hoạt chất có tính sinh học, góp phần ngăn ngừa và điều trị bệnh cho con người, vì hầu như các loài nấm ăn  đều có tác dụng phòng ngừa chống u bướu. Có thể coi nấm như một loại “rau sạch”, “thịt sạch” và là “thực phẩm thuốc”

Từ lâu nhân dân ta thường dùng nấm trong thực phẩm hàng ngày gồm các loại nấm truyền thống như: nấm rơm, nấm mèo, nấm đông cô, nấm hương, nấm mối, nấm tràm… Và thời gian gần đây, ở nước ta có thêm một số loại nấm được trồng, hoặc được sử dụng như: nấm mỡ, nấm bào ngư, nấm kim châm, nấm ngân nhĩ, nấm hầm thủ, nấm cẩm thạch. Đây là loại thực phẩm bổ dưỡng và phù hợp với mọi lứa tuổi.

Các sản phẩm chính của công ty:

1. Bịch mộc nhĩ2. Các loại nấm:nấm rơm,nấm sò,nấm Tai cốc,nấm Cây trà,nấm mỡ3. Sản phẩm phân hữu cơ từ bã nấm được xử lý thành phân bón để trồng rau an toàn và dùng bón cho cây trồng cải tạo đất rất tốt.4. Nấm mộc nhĩ khô

3. Kế hoạch Marketing

3.1. Thị trường mục tiêu

- Thị trường trong nước

Trong những năm gần đây, nhu cầu sử dụng nấm trong tiêu dùng và làm thuốc chữa bệnh tăng cao (bao gồm cả nấm tươi và nấm khô các loại). Theo đó, các Sở ban ngành không ngừng nghiên cứu và sưu tầm các loài nấm có giá trị sử dụng cao khiến cho danh mục các loại nấm trong nước hiện nay khá phong phú và đa dạng. Thống kê cho thấy, hiện đã có hơn 300 mẫu nấm của gần 200 loài đã được sưu tập và bảo quản tại vườn quốc gia Cát Tiên. Mặc dù lượng nấm đưa ra thị trường là rất lớn song vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng (Chỉ riêng thành phố Hà Nội trung bình tiêu thụ khoảng 40 tấn nấm tươi các loại). Do đó, lượng nấm nhập khẩu vẫn không ngừng được tăng lên.

Để có đủ lượng lớn Nấm các loại phục vụ nhu cầu tiêu dùng và làm thuốc chữa bệnh của người dân, thị trường Nấm của Việt Nam đã phải nhập khẩu từ rất nhiều nguồn trên thế giới. Ngoài thị trường quen thuộc là Trung Quốc ( Hơn 95% kim ngạch nhập khẩu Nấm có nguồn gốc từ Trung Quốc), các sản phẩm Nấm có mặt tại Việt Nam còn được nhập khẩu từ Malayxia, Singapo, Tây Ban Nha.

Page 12: Bài tập môn khởi sự kinh doanh và tái lập doanh nghiệp

- Thị trường xuất khẩu

Thị trường nhập khẩu mạnh các sản phẩm từ nấm hiện nay là châu Âu (Pháp, Đức) và châu Á (Nhật, Hàn Quốc và Đài Loan). Các DN nước ngoài tìm đến mua nấm do Việt Nam sản xuất đều là những nhà làm ăn lớn, có uy tín. Số DN này trước đây là khách hàng mua nấm ở Trung Quốc, nhưng khi xem được thông tin về nấm của VN, giới thiệu nấm được sản xuất tự nhiên không sử dụng thuốc và hóa chất, từ đó họ tìm đến.

Ở nước ngoài, hầu hết mọi gia đình không có nhiều thời gian vào bếp nên nấm phải được chế biến sẵn. Người tiêu dùng chỉ việc ngâm nấm vô nước là nấu ăn được, không mất công rửa, cắt gốc và thái nhỏ. Vì vậy nhằm mở rộng thị trường, Việt Nam đang tích cực tìm các biện pháp nâng cao sản lượng xuất khẩu và giới thiệu sản phẩm, đưa thương hiệu nấm của Việt Nam đến thị trường quốc tế.

=> Mục tiêu là xây dựng mô hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ các loại nấm ăn, nấm dược liệu, góp phần giải quyết việc làm cho hàng chục lao động bao gồm công nhân nuôi trồng và lao động trong kênh phân phối từ đó cung cấp cho Hà Nội và các vùng lân cận sản phẩm nấm sạch phục vụ nhu cầu ngày càng tăng cao của thị trường cả trong và ngoài nước.

3.2. Sản phẩm

Vì nấm là loại thực phẩm ăn ngon và bổ dưỡng nên mọi người dân đều dùng được. Đối tượng khách hàng quan trọng là những người đảm nhận công việc nội trợ và chăm sóc gia đình. Khi trình độ dân trí ngày càng cao, kinh tế phát triển, việc chăm sóc sức khỏe được quan tâm hơn thì việc sử dụng nấm ăn và nấm dược liệu sẽ trở nên phổ biến. Trong tình hình giá cả các loại thực phẩm thông dụng hiện nay như thịt, cá, rau có biến động tăng vọt về giá và đặc biệt là các nạn dịch như cúm gà, lợn tai xanh, thì nấm ăn là nguồn thực phẩm được nhiều người tiêu dùng chú trọng.

- Khác biệt hóa: Trong tương lai, tiềm năng phát triển ngành nấm ở Việt Nam sẽ rất lớn vì nước ta có khí hậu thuận lợi, nguồn nguyên liệu dồi dào, nguồn lao động ở nông thôn còn nhiều, kỹ thuật trồng nấm không quá phức tạp, quá trình sản xuất không gây ô nhiễm môi trường, nhu cầu tiêu thụ trên thế giới và trong nước ngày càng tăng.

Ngoài ra hiện nay thị trường sản xuất nấm lớn nhất là Trung Quốc với giá thành rẻ nhưng chất lượng lại không đảm bảo. Một số thị trường sản xuất nấm khác như Nhật Bản hay Đài Loan cung cấp nấm có chất lượng tốt nhưng giá thành sau khi nhập khẩu lại rất đắt, không phù hợp với người tiêu dùng trong nước.

3.3. Giá cả

Page 13: Bài tập môn khởi sự kinh doanh và tái lập doanh nghiệp

Thị trường tiêu thụ nấm ăn và nấm dược liệu ngày càng mở rộng do nhiểu người đã hiểu được giá trị dinh dưỡng và làm thuốc của nấm. Ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật, Đức, Italia… giá bán của 1kg nấm đắt hơn 1kg thịt bò trong khi ở Việt Nam hiện nay giá chỉ bằng khoảng 1/3 – 1/4. Trong khi thị trường chưa đáp ứng đủ, nếu chúng ta sản xuất được 1 triệu tấn nấm để chế biến xuất khẩu/năm thì riêng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã đạt trên 1 tỷ USD/năm, mang lại nguồn thu lớn cho đất nước mà không phải bỏ một đồng ngoại tệ nào để nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị như các ngành sản xuất, xuất khẩu khác.

Giá bán của một số loại nấm trên thị trường:

- Đối với nấm rơm: tiêu thụ tươi giá 40.000 đ/kg

- Đối với nấm sò: tiêu thụ tươi giá 25.000 đ/kg

- Đối với mộc nhĩ khô giá 80.000 đ/kg

- Nấm cây trà giá 50.000 – 60.000 đ/kg

- Sản phẩm nấm Linh chi khô là nấm dược liệu, giá nấm loại I là 700.000 đ/kg.

- Trên thị trường xuất khẩu, giá nấm rơm, nấm mỡ xuất khẩu trung bình 1000 – 1200 USD/ tấn nấm muối. Mộc nhĩ khoảng 4000 – 5000 USD/tấn nấm khô. Đây là giá được thị trường trong nước và thế giới chấp nhận.

Trong khi đó giá thành sản xuất của các loại nấm trên tính theo chi phí là:

- Nấm rơm: tổng CP 1.501.000 đ/130kg nấm tươi -> có giá 12.000đ/kg

- Nấm sò: tổng CP 3.370.000 đ/ 500kg nấm tươi -> có giá 6.800đ/kg

- Mộc nhĩ : tổng CP 4.915.000 đ/ 85kg nấm khô -> có giá 57.800đ/kg

- Nấm cây trà: tổng CP 6.135.000đ/200kg nấm tươi->có giá 30.675đ/kg

=> Tổng doanh thu ước tính 1 năm thực hiện phương án sản xuất nấm là 800.000.000 đ, lãi từ sản xuất ước tính khoảng 460.000.000 đ/năm.

3.4. Phân phối sản phẩm

Thói quen của người tiêu dùng ở Việt Nam thường mua sắm các loại thực phẩm ở chợ hoặc siêu thị vì vậy thích hợp nhất để phân phối nấm là ở các chợ và các siêu thị lớn nhỏ trong thành phố Hà Nội. Sẽ có một kênh phân phối cho các đầu mối các siêu thị lớn để từ đó phân phối sản phẩm đến thị trường chính.

3.5. Quảng cáo

Thông điệp marketing:

Page 14: Bài tập môn khởi sự kinh doanh và tái lập doanh nghiệp

- Công ty chuyên cung cấp các loại nấm ăn và nấm dược liệu đảm bảo chất lượng, giá thành phù hợp đến tay người tiêu dùng.

- Nấm là một dạng thực phẩm “ xanh” bởi quá trình sản xuất và chế biến không gây hại tới môi trường kết hợp với việc sử dụng bao bì có thể tái chế được tạo nên khẩu hiệu “ sản phẩm thân thiện với môi trường”.

- Sản phẩm của công ty được sản xuất và chế biến theo quy trình công nghệ đảm bảo tiêu chuẩn dưới sự giám sát và tư vấn của Trung tâm Công nghệ Sinh học nông nghiệp thuộc Liên hiệp Khoa học công nghệ và Hợp tác phát triển khu vực – Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Phương tiện truyền thông:

- Quảng cáo trên báo chí, các bài báo giới thiệu, các bài viết.

- Hội chợ thương mại, triển lãm và giới thiệu sản phẩm. 

- Mạng lưới các đại lý, siêu thị và chợ.

1. Bán hàng

- Hiện nay nhu cầu tiêu thụ nấm tươi ngày càng tăng tại thủ đô Hà Nội và Trung tâm các huyện của thành phố. Sản phẩm nấm tươi như nấm sò, nấm rơm đang tiêu thụ rất tốt mỗi năm hàng chục ngàn tấn, giá bán hấp dẫn, vốn quay vòng nhanh.

- Với các loại nấm khô bao gồm mộc nhĩ khô với giá thấp nhất là 75.000 đ/kg tiêu thụ trong nước và xuất khẩu số lượng không hạn chế mỗi năm hàng ngàn tấn. Thị trường tiêu thụ sản phẩm nấm rơm muối, nấm mỡ muối, nấm hộp xuât khẩu có nhu cầu hàng triệu tấn /năm.

- Với mức tổng doanh thu dự kiến mỗi năm là 788.000.000 đ, mạng lưới phân phối sản phẩm là các chợ lớn và nhỏ, các siêu thị lớn và nhỏ trong thành phố Hà Nội. Chi phí cho marketing mỗi năm ước tính không quá 2% tổng doanh thu, khoảng 10.000.000 đ bao gồm quảng cáo trên các báo, hội chợ triển lãm, tiếp thị và giới thiệu sản phẩm.

4. Kế hoạch sản xuất

4.1. Phương pháp sản xuất

Áp dụng quy trình công nghệ nuôi trồng nấm ăn – nấm dược liệu được chuyển giao từ trung tâm Công nghệ sinh học nông nghiệp - Liên hiệp khoa học công nghệ và hợp tác phát triển khu vực Bộ khoa học công nghệ.

Page 15: Bài tập môn khởi sự kinh doanh và tái lập doanh nghiệp

+ Quy trình công nghệ

Nấm rơm

Xử lí bằng

nước vôi

Nấm sò (nấm bào ngư )

Xử lý bằng

nước vôi

Nấm mộc nhĩ

Xử lí bằng

nước vôi

Ủ đống bằng

kệ 3-4 ngày

Đảo đều, chỉnh

độ ẩm (65-70%)

3-4 ngày

Đóng mô hoặc

vào khuôn cấy

giống

Rơm rạ, mùn cưa

thải, bông phế loạiỦ đống

bằng kệ

Đảo và chỉnh

độ ẩm 3-4 ngày

(62%)Băm nguyên liệu

ủ lại 1-2 ngày

Đóng bịch, cấy

giống

Ươm sợi 15-

20 ngày

Chăm sóc, thu hái

chế biến 30-45 ngày

Mùn cưa cao

su, bồ đềỦ đống Đảo đều và

chỉnh độ ẩm

(62%)

Phối trộn phụ gia

(cám gạo, cám

ngô, CaCO3)

Rơm rạ, mùn

cưa, bông phế

loại

Chăm sóc, thu

hái

Page 16: Bài tập môn khởi sự kinh doanh và tái lập doanh nghiệp

Nấm linh chi

Xử lí bằng

nước vôi

Ươm sợi 25-

30 ngày

Để nguội

cấy giống

Hấp thanh trùng

nhiệt độ 95-1000C

thời gian 15h

Rạch và treo

bịch

Ủ đống 10 -

15 ngày

Chăm sóc, thu

hái, chế biến

Mùn cưa Đảo và chỉnh độ

ẩm nguyên liệu

10-15 ngày

Phối trộn các

phụ gia đóng

bịch

Ươm sợi 20-

30 ngày

Để nguội, cấy giống

trong phòng cấy vô

trùng

Thanh trùng nhiệt

độ đạt 100-1050C

thời gian 13-14h

Chăm sóc,

thu hái chế

biến 45-50

ngày

Page 17: Bài tập môn khởi sự kinh doanh và tái lập doanh nghiệp

2. Nhà xưởng và máy móc thiết bị

Nhà xưởng

Toàn bộ mặt bằng có diện tích 5000m2 là nơi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục

vụ cho việc sản xuất nuôi trồng và chế biến nấm theo quy mô tập trung.

- Xây dựng hệ thống nhà xưởng tập trung gồm 10 nhà nuôi trồng nấm với tổng

diện tích 1000m2 với công suất 100 tấn nguyên liệu trồng nấm/năm. Nhà có cột bê

tông, xung quanh xây tường cao 0,8m, phía trên quây ni lông và lưới đen, hoặc

quây phên nứa xung quanh, mái lợp phên nứa 3 lớp, nhà chia 5 gian, có hệ thống

điện chiếu sáng dẫn vào nhà, hệ thống cung cấp nước sạch, nền nhà láng xi măng

cát, có hệ thống thoát nước.

- Xây dựng khu nhà diện tích khoảng 25m2 đặt lò hấp khử trùng bịch nguyên liệu trồng nấm có hệ thống bảo ôn, lắp đồng hồ đo kiểm tra nhiệt độ trong lò hấp. Lò hấp bịch được đặt trong nhà, kiểu nhà cột bê tông lợp mái fibroximang có trần bằng tôn, xung quanh xây tường chắc chắn, có lắp hệ thống quạt thông gió công nghiệp.

- Xây dựng nhà xử lí nguyên liệu diện tích 200m2 có cột bê tông lợp fibroximang, xung quanh xây tường gạch. Bên trong gồm có lò sấy nấm, kho chứa nguyên liệu, sản phẩm, vật tư.

- Khu nhà cấy trồng nấm với diện tích 40m2 xây tường xung quanh, có trần nhà, lắp điều hoà không khí và quạt thông gió, nền nhà lát gạch đá hoa màu sáng.

- Hệ thống điện nước vào các phòng và khu sản xuất với nguồn điện có công suất tiêu thụ 20kw/h, nước máy hoặc giếng khoan đã qua xử lí để dẫn đến các nhà trồng nấm và chế biến nấm công suất 20m3/ngày, bể chứa nước dung tích 10m3.

- Xây dựng khu sân bãi tập kết nguyên liệu và đường nội bộ 500m2.

- Khu vực xử lí phế thải sau thu hoạch để làm phân bón hữu cơ hỗn hợp với diện tích 200m2.

Thiết bị sản xuất

- Lò hấp khử trùng để sản xuất bịch nấm thể tích 5,6m3.

Page 18: Bài tập môn khởi sự kinh doanh và tái lập doanh nghiệp

- Máy đánh tơi bông.- Máy đảo trộn nguyên liệu.- Máy đóng túi bịch mùn cưa.- Quạt công nghiệp, quạt thông gió.- Máy đóng túi sản phẩm nấm hút chân không.- Lò sấy nấm.- Hệ thống tưới phun bán tự động.- Hệ thống cung cấp nước sạch và hệ thống thoát nước thải.

3. Nguyên vật liệu và các nguồn lực khác:  a. Lượng nguyên liệu cần dùng trong 1 năm+ Từ tháng 1 – tháng 2/2012 - 15 tấn bông, rơm rạ trồng nấm sò - 5 tấn mùn cưa trồng linh chi mộc nhĩ+ Từ tháng 3 – tháng 5/2012

- 10-15 tấn rơm rạ trồng nấm sò

+ Từ tháng 6 – tháng 9/2012- 20 tấn bông, rơm rạ trồng nấm sò- 5 tấn mùn cưa trồng linh chi- 5 tấn mùn cưa trồng mộc nhĩ

+ Từ tháng 10 – tháng 12/2012- 15 tấn bông, rơm rạ trồng nấm rơm

b. Các vật tư, nguyên vật liệu khác

- Các loại túi ni lông chịu nhiệt độ cao.

- Bột nhẹ CaCO3 thông thường để nuôi trồng nấm.

- Thóc tẻ loại hạt to tròn, ngô hạt để nghiền thành bột bổ sung dinh dưỡng

cho nấm.

- Bông sạc để làm nút cổ bịch nấm nuôi trồng.

- Cổ nhựa chịu nhiệt, nắp nhựa chịu nhiệt.

- Các loại chậu nhựa lớn, xô nhựa, cào, cuốc, xẻng…

Page 19: Bài tập môn khởi sự kinh doanh và tái lập doanh nghiệp

c. Nguồn cung cấp nguyên liệu:

- Huyện Đông Anh nơi đặt xưởng sản xuất có 2500ha trồng lúa, ngô sau khi thu hoạch ước tính cho 5000 tấn rơm rạ, lõi ngô hàng năm. Lượng nguyên liệu này chỉ sử dụng một phần nhỏ cho trâu bò,số còn lại thường bị đốt bỏ hoặc để mục nát. Do đó đây là nguồn nguyên liệu dồi dào cho công ty, trong dài hạn công ty sẽ kí các hợp đồng thu mua rơm rạ dài hạn với các hợp tác xã địa phương nhằm ổn định nguồn cung nguyên vật liệu.

- Kí kết các hợp đồng mua bông phế loại với các nhà máy dệt ở Hà Nội như nhà máy dệt Hà Nội, nhà máy dệt kim Thăng Long…

Page 20: Bài tập môn khởi sự kinh doanh và tái lập doanh nghiệp

5. Kế hoạch phát triển doanh nghiệp

Kế hoạch phát triển doanh nghiệp trong vòng 3 - 4 năm đầu hoạt động

5.1. Phát triển về nguyên vật liệu

Đối với nấm trồng kiểu nuôi cấy như thế này, nguyên liệu để trộn cấy tốt nhất là toàn bộ bịch nấm mùn cưa từ cây cao su xay nhỏ.

Tuy nhiên, mùn cưa cây cao su ở các tỉnh thành phía Bắc không phải sẵn có mà chủ yếu vận chuyển từ vùng Tây Nguyên ra nên làm tăng thêm chi phí cho DN.

Vậy trong điều kiện DN mới hình thành hoàn toàn có thể tạm thời thay thế mùn cao su bằng rơm rạ, bông và các loại mùn tạp khác.

Tuy vậy, để đạt chất lượng nấm tốt hơn, giảm hao phí chất dinh dưỡng trộn vào hỗn hợp cấy giống, DN cần thiết thay thế nguyên liệu cấy trồng.

Tiến trình thay thế hỗn hợp cấy trồng dự kiến theo chu trình sau:

Bước 1: Hết năm 2013, các bịch cấy nấm có giá trị cao như linh chi sẽ thay thế trước.

Bước 2: Từ năm 2003, hỗn hợp khác sẽ trộn lẫn mùn cao su và các nguyên liệu cũ theo tỉ lệ phù hợp với khả năng DN để cấy trồng nấm sò và nấm rơm, không thay thế hoàn toàn như linh chi để tiết kiệm chi phí.

- Tái chế các nguyên liệu hỗn hợp qua sử dụng sau thu hoạch

Các sản phẩm hỗn hợp cấy trồng thải hồi sau vụ thu hoạch sẽ được chuyển sang làm nguyên liệu trồng rau và bán ra thị trường, tăng doanh thu cho DN.

Việc này sẽ được thực hiện song song với việc sản xuất nấm.

( bản thân DN có thể thực hiện hoặc bán cho các DN sản xuất rau sạch khác )

Các túi nylon dùng loại phân hủy được và làm phân bón cho rau.

- Mở rộng nhà xưởng sản xuất, mở rộng quy mô DN

Do thị trường còn tiềm năng và nhu cầu không ngừng tăng lên, DN cần nhanh chóng mở rộng quy mô nhà xưởng bằng cách xây dựng thêm trên địa bàn cũ.

Sau 2 – 3 năm hoạt động, DN sẽ mở rộng thêm cơ sở sản xuất cạnh khu vực hiện tại hoặc mở rộng thêm ra các vùng lân cận từ 1 đến 2 cơ sở.

Page 21: Bài tập môn khởi sự kinh doanh và tái lập doanh nghiệp

Nấm mộc nhĩ có thể bảo quản khô, là mặt hàng xuất khẩu tiềm năng, có tác dụng loại trừ mỡ gan, mỡ máu. DN sẽ tận dụng lợi thế này để tăng quy mô trồng mộc nhĩ. Tuy nhiên DN sẽ phải giải quyết vấn đề, thời gian trống sau khi thu hoạch xong một vụ nấm mộc nhĩ sẽ dùng để trồng các loại ngắn ngày còn lại.

1. Cải tiến trang thiết bị sản xuất

Ban đầu DN sử dụng nhân công để tưới nấm.

Sau 2 năm DN sẽ thay thế nhân công bằng hệ thống vòi phun hơi tự động, có chế độ đo độ ẩm cần thiết.

Sau 2 năm, DN sẽ xây dựng 1 phòng lạnh để bảo quản giống và kho lạnh để bảo quản sản phẩm. DN cần thêm 1 lò sấy nấm.

Sau 2 – 3 năm, DN sẽ thay thế lò hấp hiện tại bằng lò hấp có công suất lớn hơn, dung tích lớn hơn hoặc sẽ mua thêm lò hấp

Sau 3 năm, DN sẽ trang bị dây chuyền đóng gói, in bao bì.

2. Đa dạng hóa mặt hàng

Bên cạnh các loại nấm cơ bản trồng ở trên, DN sẽ phát triển sản xuất thêm các sản phẩm khác như nấm kim châm, nấm đùi gà, nấm hương, nấm đông cô, nấm cây trà, nấm dạ dày,…

Sau 2 năm đầu hoạt động, DN sẽ thêm mặt hàng nấm trà, thị trường mục tiêu là những khách hàng có tuổi từ 40 trở lên, những người có thu nhập cao, có nguy cơ bị bệnh về thần kinh hoặc tim mạch do tác dụng tốt cho hệ tuần hoàn của nấm cây trà, đặc biệt loại nấm này có đặc điểm hầm ninh không nhừ nát, thích hợp với người bận rộn trong quá trình chế biến.

3. Phát triển cơ cấu lao động

Sau 2 năm hoạt động, các lao động dư thừa sau khi tự động hóa sẽ chuyển sang khu vực sản xuất rau của DN

Sau 3 năm, DN sẽ phát triển bộ phận bán hàng, cần tuyển dụng nhân viên bán hàng. Phòng nhân sự của DN có trách nhiệm liên hệ với Hội đồng quản trị DN để nắm rõ chiến lược phát triển DN nhằm đề ra những chiến lược chức năng kịp thời.

Page 22: Bài tập môn khởi sự kinh doanh và tái lập doanh nghiệp

4. Phát triển lĩnh vực hoạt động

Ngoài lĩnh vực phân phối nấm tươi và khô, sau 1 năm, DN sẽ mở rộng thêm ngành nghề phân phối rau sạch chất lượng cao.

Sau 3 năm, DN sẽ mở rộng lĩnh vực phân phối qua các đại lý, cửa hàng của DN cùng bộ phận bán hàng, bán hàng cho các siêu thị, mở rộng quy mô xuất khẩu sản phẩm nấm tươi đóng gói.

Sau 4 năm, DN sẽ mở thêm một số nhà hàng tiêu thụ cho sản phẩm của DN.

2. Ước tính chi phí cho kế hoạch phát triển khi DN đã hoàn thành kế hoạch:

* Chiphí vận chuyển thường chiếm 20% tổng chi phí, trong kế hoạch, chi phí vận chuyển sẽ gồm 2 loại cơ bản: ước tính hiện tại, dự báo giá dao động tăng giảm 2% cho mỗi loại

+ Chi phí vận chuyển hỗn hợp đầu vào:

- rơm rạ, các mùn gỗ tạp: 1 triệu đồng / tấn/ lần

- mùn cao su: 3 triệu đồng / tấn/ lần

+ Chi phí vận chuyển sản phẩm tiêu thụ: 5 triệu đồng/ tháng

*Chi phí mua dây chuyền đóng gói: 1,5 tỷ đồng tại thời điểm hiện tại, ước tính dây chuyền tăng giá 5% sau mỗi năm

* Chi phí xây nhà kính trồng rau, phòng lạnh và kho lạnh:

- Diện tích: 500m2

- Chi phí xây dựng gồm chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu: 1 tỷ tại thời điểm năm 2010, ước tính giá tăng 3% mỗi năm

* Chi phí mua hệ thống vòi phun: 700 triệu ( 2010) ước tính giá tăng 1%/năm

* Chi phí mua lò hấp: 300 triệu (2010) ước tính giá tăng 1%/năm

* Chi phí bán hàng: 20 triệu/ tháng

* Chi phí thuê nhà hàng: 100triệu/100m2/tháng

Page 23: Bài tập môn khởi sự kinh doanh và tái lập doanh nghiệp

6. Kế hoạch tài chính

Bảng liệt kê nguồn vốn và sử dụng vốn

Đv:1000 đ

Nguồn vốn Sử dụng vốn

Vốn tự có 1000000 Thuê khoán chuyên môn và đào tạo

30000

Nguyên vật liệu năng lượng

200000

Thiết bị máy móc 66000

Xây dựng cơ bản 654000

Lao động trực tiếp và chi phí

50000

Tổng nguồn vốn

1000000 Tổng vốn sử dụng 1000000

Báo cáo thu nhập doanh nghiệp

Đv: 1000 đ

Chỉ tiêu Vốn tự có(100%)

1.Tiền mặt đầu kì 50.000

2.Doanh thu 788.000

3.Chi phí 378.500

4.Lãi gộp 459.500

5.Lãi suất 0

6.Lợi nhuận trước thuế

459.500

7.Tỷ suất LNTT / vốn đầu tư CSH

45.95%

Page 24: Bài tập môn khởi sự kinh doanh và tái lập doanh nghiệp

Kế hoạch luân chuyển tiền mặt 12 tháng đầu tiên

(Đơn vị: Triệu đồng)Chỉ tiêu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cả

nămDư đầu kì 50 50

Doanh thu bằng tiền mặt

84,3 88 75,3 52,4 48,5 47,6 50,7 48,8 42 74,6 78,1 97,7 788

Chi tiền mặtMua NVL 3,5 3,5 2 2 2 2 2 2 2 2 3,5 3,5

Lương 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20Quảng cáo 10 9 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2Giấy phép KD,thuế

1,98 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

CP quản lí 0,63 0,63 0,63 0,63 0,63 0,63 0,63 0,63 0,63 0,63 0,63 0,63CP bán hàng 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5

Tổng chi 41.11 38.13 29.63 29.63 29.63 29.63 29.63 29.63 29.63 29.63 31.13 31.13 378,5

Dư cuối kì 459.5 378,5

Kế hoạch luân chuyển tiền mặt 3 năm đầu tiên

Dòng tiền từ HDKD 2012 2013 2014

Doanh thu từ HDKD

Doanh thu bán sản phẩm 788000 858900 990000

Chi phí HDKD

Chi phí 1 năm sản xuất

nấm

250000 255000 300000

Khấu

hao

Nhà xưởng 65000 65000 65000

Thiết bị 6000 6000 6000

Chi phí quản lý phân xưởng

(3% tổng CP)

7500 7500 9000

Giấy phép kinh doanh,thuế

môn bài

1980 1980 1980

Tổng 457520 523440 608020

Page 25: Bài tập môn khởi sự kinh doanh và tái lập doanh nghiệp

7. Nhóm đồng sáng lập

DANH SÁCH CỔ ĐÔNG SÁNG LẬP CÔNG TY

Số

TT

Tên

Cổ đông

sáng lập

Địa chỉ

hiện tại

Hộ khẩu

thường trú

Vốn góp

Tổng số

cổ phần

Loại cổ phần Chữ ký

Phổ thông .....Thời

điểm

góp vốn

của cổ

đông

sáng lập

Số

lượng

( CP)

Giá

trị

( tr đ)

Số

lượ

ng

Giá

trị

Số

lượng

Giá

trị

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)(10

)(11) (12)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Nguyễn Tiến

Sơn

Nhâm Thị Nga

Hoa Ngọc Ánh

Trịnh Thị Mùi

Đoàn Công

Chức

Trần Anh Thư

Phạm Thanh

Hương

Phạm Xuân

Tùng

Khúc Hoàng

Anh

Bùi Hoàng Hải

Hoàng Mai ,

Hà Nội

HBT,

Hà Nội

Hoàng Mai ,

Hà Nội

Hoàng Mai ,

Hà Nội

HBT,

Hà Nội

HBT,

Hà Nội

HBT,

Hà Nội

HBT,

Hà Nội

HBT,

Hà Nội

HBT,

Hà Nội

Nghệ An

Điện Biên

Hà Nội

Hà Tĩnh

Yên Bái

Hà Tĩnh

Hải

Dương

Hải

Phòng

Hà Nội

Nam Định

20 .000

9 .000

12 .000

9 .000

8 .000

9 .000

8 .000

9 .000

9 .000

7 .000

200

90

120

90

80

90

80

90

90

70

25/10/11

25/10/11

25/10/11

25/10/11

25/10/11

25/10/11

25/10/11

25/10/11

25/10/11

25/10/11

Page 26: Bài tập môn khởi sự kinh doanh và tái lập doanh nghiệp

......, ngày ........ tháng ........ năm .........

Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

(Ký và ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

Cột (2) : Cổ đông sáng lập là cá nhân : Họ và tên/ngày sinh/Giới tính /Quốc tịch

Cột (3) ~ Địa chỉ : Cổ đông sáng lập là cá nhân : Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú

Cổ đông sáng lập là pháp nhân: địa chỉ trụ sở chính

Cột (4) : Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú đối với cá nhân hoặc địa chỉ

trụ sở chính đối với tổ chức

8. Các rủi ro chính

Thử thách và khó khăn của dự án:

- Việc trồng nấm đòi hỏi rất nhiều nguyên liệu: rơm, rạ, mùn cưa,vỏ hạt và cây đậu tương,than cây gỗ mềm…đây tuy là các nguyên liệu có sẵn ở địa phương tuy nhiên để có thể đem vào sử dụng cần lựa chọn, kiểm tra rất kĩ lưỡng cẩn thận vì nó sẽ ảnh hưởng tới quá trình phát triển và chất lượng của cây nấm

- Cây nấm rất dễ mắc bệnh, có 2 loại bệnh thường gặp của nấm là bệnh sinh lý và bệnh nhiễm.

+ Bệnh sinh lý của nấm do sự ảnh hưởng của thời tiết, nhiệt độ môi trường: Bệnh sinh lý với nhiệt độ trên 40oC, tơ nấm mọc chậm, thưa dần rồi chết, còn dưới 15oC, tơ ngừng tăng trưởng và không mọc lại được, ngoài ra, quả thể nấm hay tai nấm cũng không tạo thành được dưới 25oC, từ 25-28oC tai nấm bị dị hình, trên 35oC tai nấm sớm bung dù.

+ Bệnh nhiễm thường là nhiễm nấm mốc và nấm dai. Ngoài ra còn có các loại côn trùng như: ruồi, mạt gà, bọ nhảy, cuốn chiếu, kiến, gián,… phá hại nấm.

Do đó cần có các biện pháp phòng tránh bệnh cẩn thận để không gây ra hậu quả về sau làm thiệt hại

Page 27: Bài tập môn khởi sự kinh doanh và tái lập doanh nghiệp

- Quá trình nuôi trồng nấm cần nhiều máy móc và nguyên liệu phức tạp đòi hỏi phải có trình độ và có hiểu biết rất nhiều và chính xác do đó cần phải đào tạo đội ngũ công nhân và cán bộ kỹ thuật rất nhiều thời gian mới có thể thực hiện được

- Cùng với đó hiện nay đã có rất nhiều địa phương thực hiện nuôi trồng nấm do đó cần có hướng để có thể cạnh tranh và tìm khách hàng

- Do nấm là thực phẩm do đó bị ảnh hưởng theo các quy định an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt khi nấm bị bệnh có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.