62
Số 14 Tháng 3/2017 Bản tin 2016 NĂM CỦA KHỞI NGHIỆP VÀ NHỮNG CAM KẾT CỦA CHÍNH PHỦ MỚI KINH TẾ MỸ VÀ TOÀN CẦU trong nhiệm kỳ mới của Tổng thống Donald Trump kinh nghiệm quốc tế và thị trường Việt Nam CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2016 VÀ GÓC NHÌN 2017 PVNIndex và những dấu ấn 2016 GiÁ DẦU NĂM 2016 VÀ TRIỂN VỌNG 2017

bantin PVN-index 14 print tin PVN/Ban Tin PVN... · Năm của khởi nghiệp với những cam kết hỗ trợ của Chính phủ mới Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: bantin PVN-index 14 print tin PVN/Ban Tin PVN... · Năm của khởi nghiệp với những cam kết hỗ trợ của Chính phủ mới Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước

Số 14Tháng 3/2017 Bản tin

2016NĂM CỦA KHỞI NGHIỆP VÀ NHỮNG CAM KẾT CỦA CHÍNH PHỦ MỚI

KINH TẾ MỸ VÀ TOÀN CẦU trong nhiệm kỳ mới

của Tổng thống Donald Trump

kinh nghiệm quốc tế và thị trường Việt Nam

CHỨNG KHOÁN

PHÁI SINH

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2016

VÀ GÓC NHÌN 2017

PVNIndex và những dấu ấn 2016

GiÁ DẦU NĂM 2016

VÀ TRIỂN VỌNG 2017

Page 2: bantin PVN-index 14 print tin PVN/Ban Tin PVN... · Năm của khởi nghiệp với những cam kết hỗ trợ của Chính phủ mới Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước

BAN BIÊN TẬP:TRƯỞNG BAN:

Hoàng Hải Anh - Giám đốc PSI

PHÓ BAN:

Thái Việt Anh - Phó Giám Đốc PSI

THÀNH VIÊN:

Chu Thế Huynh - Phó ban CL&HTCĐCL

kiêm Phó phòng PTCSCK PSI

Đào Hồng Dương - Trưởng phòng TVĐT PSI

Phan Hà Chi - Chuyên viên TCHC PSI

Nguyễn Thùy Linh - Chuyên viên PTCSCK PSI

CHỊU TRÁCH NHIỆM SẢN XUẤT:Phòng Phát triển chỉ số chứng khoán

ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ TIN BÀI:Nguyễn Thùy Linh

Email: [email protected]

Bản tinSố 14, tháng 3/2017

TIN TỨC, SỰ KIỆN

KINH TẾ PHÁT TRIỂN

TÀI CHÍNH- CHỨNG KHOÁN

TỔNG KẾT PVN- INDEX

DOANH NGHIỆP NGÀNH DẦU KHÍ

10 sự kiện tiêu biểu ngành Dầu khí 2016

10 sự kiện chứng khoán tiêu biểu 2016

Ngành Dầu khí 2016 - Năm của thách thức và thành công

Giá dầu năm 2016 và triển vọng 2017

QUỐC TẾ

MỤC LỤC

Kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2016 và dự báo triển vọng 2017

Năm của khởi nghiệp với những cam kết hỗ trợ của Chính phủ mới

Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam: Câu truyện dài kỳ (Phỏng vấn Ông Phạm Tuấn Anh - Phó Vụ trưởng Vụ Đổi mới Doanh nghiệp)

Cổ phần hóa, thoái vốn DNNN - Cái nhìn từ nhà đầu tư nước ngoài.

Thị trường Chứng khoán Việt nam 2016 và Góc nhìn 2017 (Phỏng vấn Bà Tạ Thanh Bình - Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường (UBCKNN)

VNX allshare và những chỉ số ngành cho Thị trường chứng khoán Việt Nam

Chứng khoán Phái sinh - Kinh nghiệm Quốc tế và Thị trường Việt Nam

PVN-Index và những dấu ấn 2016

Top 5 cổ phiếu tăng giảm và thành khoản lớn nhất 2016

PNV 10

PVN All share Continuous Index

PVN all share Index

PVN all share HSX Index

PVN all share HNX Index

PVN ngành

Góc nhìn với cổ phiếu ngành dầu khí năm 2017

PET - Chuyên nghiệp và tập trung vào những điểm mạnh cốt lõi

DMC - Vượt qua thách thức, đón đầu cơ hội

PVTrans - Tiền đề phát triển giai đoạn 2017-2020

PVPower - Hướng tới giai đoạn phát triển sau cổ phần hóa

Chuyên gia Quốc tế đánh giá triển vọng kinh tế Việt Nam 2017

Kinh tế Mỹ và Toàn cầu trong nhiệm kỳ mới của TT Donald Trump

10 phát ngôn ấn tượng về Khởi nghiệp 2016

01

09

11

13

17

19

21

23

24

26

27

31

34

35

36

37

41

42

43

46

48

50

52

54

56

57

59

Page 3: bantin PVN-index 14 print tin PVN/Ban Tin PVN... · Năm của khởi nghiệp với những cam kết hỗ trợ của Chính phủ mới Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước

năm 2016SỰ KIỆN TIÊU BIỂU PVN

Page 4: bantin PVN-index 14 print tin PVN/Ban Tin PVN... · Năm của khởi nghiệp với những cam kết hỗ trợ của Chính phủ mới Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước

ào lúc 10h ngày 28-12, Tập đoàn VDầu khí Việt Nam (PVN) hoàn thành kế hoạch khai thác dầu với

15,02 triệu tấn dầu quy đổi, đánh dấu việc hoàn thành kế hoạch khai thác trong năm 2016.

Trong bối cảnh giá dầu năm 2016 rất thấp (trung bình 44$/thùng) nên hoạt động vận hành khai thác của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, một số mỏ có nguy cơ phải dừng khai thác và toàn bộ các mỏ phải cắt giảm chi phí tối đa. Với những nỗ lực vượt bậc, Tập đoàn đã chỉ đạo các đơn vị tập trung phương tiện, nhân lực, thực hiện mọi giải pháp để hoàn thành và vượt kế hoạch khai thác dầu khí.

Tập đoàn đã chủ động và kịp thời thực hiện các giải pháp đảm bảo sản lượng khai thác tại hơn 30 mỏ dầu khí trong nước như: thực hiện các biện pháp nâng cao hệ số thu hồi dầu, nâng cao hệ số vận hành khai thác, thực hiện tốt công tác sửa chữa, bảo dưỡng duy trì thiết bị, đưa vào khai thác tại 2 mỏ/công trình mới (RC-9 và Thiên Ưng, trong đó công trình giàn RC-9 vào sớm hơn

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hoàn thành chỉ tiêu khai thác năm 2016

Vietsovpetro đón dòng khí và condensate đầu tiên từ mỏ Thiên Ưng

à o l ú c 2 3 g i ờ 3 0 p h ú t n g à y V06/12/2016, Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro đã hoàn thành khoan

và mở vỉa thành công, đón dòng khí và condensate đầu tiên từ giếng khai thác TU-6, giàn BK-TNG mỏ Thiên Ưng, Lô 04-3.

Giếng hiện cho lưu lượng trung bình mỗi ngày khoảng 540 nghìn mét khối khí và 200 tấn condensate. Hiện nay Vietsovpetro đang khẩn trương thực hiện các giải pháp kỹ thuật cần thiết để đưa khí và condensate vào hệ thống công nghệ, chuyển qua mỏ Bạch Hổ, đưa về bờ trong thời gian sớm nhất.

Giàn BK-TNG mỏ Thiên Ưng thuộc Lô 04-3, bồn trũng Nam Côn Sơn, ở phía Đông Nam mỏ Bạch Hổ, nơi có độ sâu 120 mét nước, cách bờ 270 km. Lô 04-3 này được Chính phủ giao cho Tổ hợp nhà thầu gồm Tập đoàn D ầ u k h í V i ệ t N a m v à C ô n g t y A O Zarubezhneft (Liên bang Nga). Vietsovpetro được chỉ định là Nhà điều hành.

Mỏ Thiên Ưng do Vietsovpetro phát hiện từ đầu năm 2009 bằng giếng thăm dò TU-3X. Sau quá trình thẩm lượng và đánh giá, mỏ được xếp loại mỏ nhỏ, cận biên. Giải quyết bài toán phát triển, khai thác mỏ Thiên Ưng là một thử thách lớn về cả kinh tế, kỹ thuật và công nghệ.

Thành công của Dự án Thiên Ưng cùng với chuỗi các dự án liên quan khác trước đó trong khu vực này đã mở ra triển vọng mới cho Vietsovpetro, góp phần phát triển bền vững Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

1 2

kế hoạch 70 ngày)... Phần lớn các mỏ đều hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, đạt hoặc vượt mức kế hoạch đề ra về khai thác dầu và khí.

Việc vượt kế hoạch khai thác năm 2016 chủ yếu do Tập đoàn đã thực hiện tốt công tác quản lý mỏ, tối ưu khai thác cũng như một số mỏ có trạng thái khai thác tốt hơn so với dự kiến. Ngoài ra các hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng tại các dự án được thực hiện rút ngắn thời gian so với kế hoạch.

Song song với đó, Tập đoàn nhận được sự hỗ trợ kịp thời của các cơ quan quản lý trong việc phê duyệt các công việc bổ sung, góp phần gia tăng sản lượng khai thác. Năm 2016 là năm thứ 8 liên tiếp Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hoàn thành vượt mức kế hoạch sản lượng khai thác, cụ thể, tổng sản lượng khai thác đạt khoảng 27,73 triệu tấn dầu quy đổi, trong đó sản lượng dầu dự kiến vượt 7,3% và khí vượt 9,7% so với kế hoạch Chính phủ giao

TIN TỨC - SỰ KIỆN Bản tin PVN-INDEX số 14 02

Page 5: bantin PVN-index 14 print tin PVN/Ban Tin PVN... · Năm của khởi nghiệp với những cam kết hỗ trợ của Chính phủ mới Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước

ào lúc 16 giờ ngày 12/08, tại Công Vtrường Công ty Cổ phần Chế tạo Giàn khoan Dầu khí (PV Shipyard)

đã diễn ra Lễ Khánh thành và bàn giao Giàn khoan tự nâng Tam Đảo 05, chính thức đánh dấu sự thành công của quá trình triển khai thi công chế tạo đầy khó khăn, thử thách.

Giàn khoan Tam Đảo 05 có giá trị 230 triệu USD, được thiết kế theo mẫu JU-2000E của Friede and Goldman (Hoa Kỳ) với tổng khối lượng là 18.000 tấn; có khả năng khoan tới mỏ dầu khí với độ sâu 9000m. Giàn Tam Đảo 05 được thiết kế có khả năng chịu được điều kiện khắc nghiệt của môi trường, có thể hoạt động an toàn trong điều kiện bão cực hạn trên cấp 12. Giàn được đăng kiểm bởi đơn vị ABS (Hoa Kỳ).

Với khối thép khổng lồ nặng xấp xỉ 13.699 tấn cùng hàng tấn các thiết bị điện, điện tự động, kiến trúc nội thất, có thể nói Giàn khoan tự nâng Tam Đảo 05 lớn nhất từ trước đến nay (nặng gấp 1,5 lần so với giàn khoan Tam Đảo 03) đã được chế tạo thành công để bàn giao cho chủ đầu tư là Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro. Đây cũng là giàn khoan tự nâng thứ 2 do PV Shipyard thực hiện sau giàn khoan tự nâng Tam Đảo 03 đã được bàn giao cho Vietsovpetro đưa vào sử dụng thành công trong hơn 04 năm qua.

Khánh thành và bàn giao giàn khoan tự nâng Tam Đảo 05

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam triển khai đầu tư x â y d ự n g c á c b ế n cảng tại Nghi Sơn

Sáng ngày 13/7 tại Thanh Hóa, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) Nguyễn Hùng Dũng

đã làm việc với Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc triển khai đầu tư bến cảng tại mặt bằng Nhà máy Đóng tàu Nghi Sơn (cũ) thuộc Khu kinh tế Nghi Sơn.

Để đáp ứng yêu cầu về dịch vụ hậu cần cảng biển phục vụ xây dựng Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã đề nghị và được Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp

3

4

Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, đồng chí Nguyễn Vũ Trường Sơn đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng của toàn thể CBNV PV Shipyard đã xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ đóng mới Giàn khoan Tam Đảo 05 đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ. Đồng chí nhấn mạnh, việc hoàn thành và bàn giao Giàn khoan tự nâng Tam Đảo 05 đã khẳng định ý chí, bản lĩnh của tập thể CBCNV Công ty PV Shipyard, đồng thời đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của CBNV ngành Dầu khí trong quá trình thực hiện Chiến lược tăng tốc phát triển, vươn ra biển lớn đã được Tập đoàn xác định.

Như vậy, sự thành công của dự án Tam Đảo 05 có thể nói đã bước đầu tạo cơ sở để giúp xây dựng một hệ thống các ngành công nghiệp phụ trợ cho công nghiệp cơ khí biển, đóng tàu - một trong những yếu tố được đánh giá là then chốt để giúp thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế biển của Đảng và Chính phủ. Thành công của dự án cũng khẳng định khả năng mở ra một lĩnh vực mới, tạo ra năng lực sản xuất mới cho nền kinh tế, tạo tiền đề để mở ra một thị trường xuất khẩu mới khi ngành chế tạo giàn khoan hội nhập toàn diện, tiến tới xuất khẩu giàn khoan ra thị trường khu vực và quốc tế.

cấp giấy chứng nhận đầu tư để thực hiện dự án Đầu tư xây dựng Khu dịch vụ Dầu khí tổng hợp bao gồm hệ thống kho xưởng, khu hậu cần, khu hậu cần dầu khí, khu sản xuất, chế biến tại địa điểm xây dựng Nhà máy Đóng tàu Nghi Sơn cũ.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã có nhiều buổi làm việc với UBND tỉnh về việc triển khai đầu tư phát triển bến cảng tại Dự án này, nhằm đáp ứng nhu cầu xếp dỡ hàng hóa cho cảng Nghi Sơn, với lượng hàng hóa thông qua cảng dự kiến khoảng 22 triệu tấn/năm và đã đồng ý với việc triển khai xây dựng bến cảng cùng với đó có các kiến nghị với UBND tỉnh hỗ trợ hoàn thiện các thủ tục liên quan. Bên cạnh đó, Tập đoàn sẽ nghiên cứu, xây dựng kế hoạch, phương án triển khai, đề xuất đầu tư đối với dự án này và đề nghị giao cho PTSC Thanh Hóa thực hiện việc triển khai xây dựng bến cảng.

Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Nguyễn Hùng Dũng cam kết hỗ trợ PTSC Thanh Hóa, UBND tỉnh, Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp trong việc triển khai đầu tư bến cảng tại Khu dịch vụ Dầu khí tổng hợp Nghi Sơn đồng thời đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện để thực hiện dự án đúng lộ trình kế hoạch, đảm bảo tiến độ.

TIN TỨC - SỰ KIỆN Bản tin PVN-INDEX số 14 03

Page 6: bantin PVN-index 14 print tin PVN/Ban Tin PVN... · Năm của khởi nghiệp với những cam kết hỗ trợ của Chính phủ mới Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước

Một trong những “siêu dự án” trị giá đến 4,6 tỷ USD, hứa hẹn đóng góp ngân sách hàng

nghìn tỷ đồng mỗi năm, dự kiến sẽ được triển khai tại Quảng Nam.

Chiều ngày 9-3, đoàn công tác của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã có buổi làm việc với Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam về các dự án hợp tác có tiềm năng.

Tham gia Đoàn công tác có Phó Bí thư thường trực Đảng ủy, Thành viên HĐTV Phạm Xuân Cảnh; các Phó Tổng giám đốc Lê Minh Hồng, Nguyễn Hùng Dũng, Nguyễn Sinh Khang, Ninh Văn Quỳnh, cùng lãnh đạo các đơn vị PVC, PTSC, BSR, DQS, PVGas, PVFCCo và lãnh đạo nhiều ban chuyên môn của Tập đoàn.

Tại buổi làm việc, đoàn công tác đã thông tin nhanh, cập nhật về dự án mỏ khí Cá Voi Xanh cho phía lãnh đạo tỉnh Quảng Nam. Theo đó, mỏ khí Cá Voi Xanh nằm cách bờ biển miền trung khoảng 100km về phía Đông, do Tập đoàn Exxon Mobil của Mỹ làm nhà điều hành. Hiện dự án đã có phát hiện dầu khí, các bên đang xây dựng và chuẩn bị các phương án phát triển, khai thác và đưa vào sử dụng, đáp ứng như cầu năng lượng của đất nước.

Khi đưa vào khai thác, dự án sẽ cung cấp nguồn khí thiên nhiên đặc biệt quan trọng, sử dụng cho các nhu cầu phát điện, hóa dầu, cũng như là động lực phát triển các ngành công nghiệp địa phương, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước, thêm động lực phát triển kinh tế địa phương, và tạo nhiều công việc làm cho khu vực.

Khởi động siêu dự án mỏ khí Cá voi Xanh

Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 tổng kết hoạt động triển khai dự án năm 2016

ự án Nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) DThái Bình 2 là một trong các dự án điện trọng điểm quốc gia do Tập

đoàn Dầu khí Việt Nam (Tập đoàn) làm Chủ đầu tư, đại diện là Ban quản lý dự án Điện lực Dầu khí Thái Bình 2 (Ban QLDA), có vị trí tại xã Mỹ Lộc, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Đây là một dự án có quy mô lớn, công nghệ phức tạp, thời gian đầu tư xây dựng dài.

Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng cơ chế triển khai theo Quyết định 2414/QĐ-TTg ngày 11/12/2013.Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép tạm thanh toán đến 85% giá trị khối lượng công việc xây dựng, lắp đặt, gia công cơ khí trong nước hoàn thành được nghiệm thu; Cho phép điều chỉnh thời điểm kết thúc thu hồi giá trị tạm ứng đối với Tổng thầu PVC khi giá trị thanh toán đạt 95% giá trị Hợp đồng đã ký.Tổng mức Đầu tư (TMĐT) đã được Tập đoàn phê duyệt, là cơ sở thuận lợi để lập Tổng dự toán (TDT) điều chỉnh, hợp đồng EPC. Đồng thời tiến độ Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chỉnh theo Quy hoạch Điện VII điều chỉnh.

Tính đến thời điểm hiện tại, dự án đạt 75% khối lượng. Trong đó, thiêt kê đat 98%; Công tác mua săm đat 98%; Gia công chế tạo và vận chuyển đat 87%; Thi công đat :

5 6

64%. Tổng k hối lượng lắp đặt đạt 85.000/109.000 tấn kết cấu thép và thiết bị. Các hạng mục dùng chung giữa NMNĐ Thái Bình (do EVN đầu tư) và NMNĐ Thái Bình 2 (do PVN đầu tư) gồm đê ngăn bãi thải xỉ, cửa nhận nước làm mát, và cửa xả đã được thi công hoàn thành, đủ điều kiện để phục vụ chạy thử, vận hành. Các hạng mục chính của dự án cơ bản hoàn thành như: Lò hơi số 1 đã hoàn thành thử áp lực đang triển khai hoàn thiện mái và bảo ôn; Tuabin và các thiết bị phụ trợ đã hoàn thành lắp đặt toàn bộ các thiết bị siêu trường, siêu trọng; Các hạng mục ESP, Bunker máy nghiền than, xử lý nước và nước thải, khí nén, lò hơi phụ, SPP 220kV đang trong giai đoạn hoàn thiện.

Đối với Tập đoàn, dự án NMNĐ Thái Bình 2 là dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Chúng ta sẽ triển khai liên tiếp các dự án trong những năm 2018-2020. Những năm sau chúng ta lại đưa liên tiếp các nhà máy nhiệt điện khí. Bởi vậy, chúng tôi từ HĐTV Tập đoàn, Ban Tổng giám đốc Tập đoàn đều sẵn sàng hỗ trợ cùng Ban QLDA tháo gỡ những khó khăn vướng mắc để khơi thông cả ba nguồn lực cho dự án như tài chính, nhân lực, đảm bảo đồng bộ các khâu từ đầu vào của dự án đến đầu ra (nguyên liệu – bán điện).

Ngày 26/12/2016, tại huyện Thái Thụy – Thái Bình, Ban QLDA Nhiệt điện Dầu khí Thái Bình 2 đã tổ chức Tổng kết Công tác Đảng, hoạt động triển khai dự án và Hội nghị người lao động năm 2016.

TIN TỨC - SỰ KIỆN Bản tin PVN-INDEX số 14 04

Page 7: bantin PVN-index 14 print tin PVN/Ban Tin PVN... · Năm của khởi nghiệp với những cam kết hỗ trợ của Chính phủ mới Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước

Ngày 21/09/2016, tại mỏ Thiên Ưng, Lô 04-3 cách TP. Vũng Tàu khoảng 270km, Liên doanh Việt –

Nga Vietsovpetro đã tiến hành nâng và lắp đặt thành công khối thượng tầng (Topside) giàn khai thác BK – Thiên Ưng.

Khối thượng tầng giàn khai thác BK - Thiên Ưng có khối lượng sau khi giảm tải còn khoảng 4.200 tấn, được lắp đặt bằng tàu Cẩu Asia Hercules III (AHIII Heavy lift) với tải trọng nâng tối đa lên đến 5.000 tấn.

Đây là hạng mục quan trọng nhất trong tổng thể dự án xây dựng giàn BK- Thiên Ưng do hai phía là Tập đoàn Dầu khí Việt N a m v à C ô n g t y c ổ p h ầ n m ở A O Zarubezhneft làm chủ đầu tư, Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro là nhà điều hành kiêm tổng thầu.

Sau khi lắp đặt thành công khối thượng tầng giàn khai thác BK – Thiên Ưng, Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro cùng với đơn vị cung cấp tàu cẩu - Liên doanh nhà thầu BOSKALIS – SEC sẽ tiếp tục lắp đặt Khối nhà ở 735 tấn, ngọn đuốc 97 tấn. Sau đó, tàu cẩu Trường Sa của Vietsovpetro thi công lắp đặt máy phát điện chính 155 tấn, máy phát điện sự cố 58 tấn và cụm cung cấp khí nhiên liệu 22 tấn. Công tác thi công, chạy thử theo kế hoạch hoàn thành vào đầu tháng 11 năm 2016.

Vietsovpetro lắp đặt thành công Topside giàn khai thác BK - Thiên Ưng

gày 31/5/2016, Tổng Công ty khí NViệt Nam (PV GAS) cùng các đối tác đã tổ chức Lễ Ký nghiệm thu

và bàn giao đưa vào sử dụng Công trình Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2 – Giai đoạn 1 (phương án by pass).

Ngày 05/12/2015, dòng khí đầu tiên từ mỏ Đại Hùng đã được đưa vào Đường ống dẫn khí NCS2-GĐ1. Đến ngày 14/12/2015, dự án đã hoàn thành chạy thử liên động có tải (phương án by pass) trong 72h, chính thức đón dòng khí thương mại đầu tiên trong sự vui mừng của tập thể người lao động PV GAS. Từ đây, đánh dấu dòng khí thành phẩm đầu tiên từ mỏ Đại Hùng được chính thức đưa vào bờ thông qua đường ống dẫn khí NCS2-GĐ1 và đường ống Bạch Hổ - Dinh Cố.

Sự kiện trên đánh dấu bước tiến lớn trong ngành công nghiệp Khí Việt Nam nói chung và tiếp nối chuỗi thành công của những dự án do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, PV GAS, Vietsovpetro và các đơn vị trong ngành trực tiếp thực hiện.

Thành công của dự án này là cơ sở hạ tầng quan trọng, đảm bảo cho thành công của các dự án phát triển khai thác các mỏ khí ở bồn trũng Nam Côn Sơn, trong đó có mỏ khí Thiên Ưng do Vietsovpetro làm chủ đầu tư và tự thực hiện, dự kiến sẽ cho dòng sản phẩm khí đầu tiên vào tháng 8-2016. Ngoài ra, dự án này cũng bổ sung nguồn thu cho Vietsovpetro từ dịch vụ vận hành, xử lý và vận chuyển khí đồng hành từ mỏ Đại Hùng qua mỏ Thiên Ưng về Bạch Hổ và đưa vào bờ.

7 Nghiệm thu và bàn giao Dự án Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2 Giai đoạn 1

8

Với dự án giàn BK - Thiên Ưng, đây là lần đầu tiên Vietsovpetro tự thực hiện tổng thầu dự án xây dựng giàn khai thác khí tại khu vực nước sâu có quy mô lớn nhất, với tỉ lệ nội địa từ khâu thiết kế, mua sắm, chế tạo đạt cao nhất, đánh dấu sự phát triển và lớn mạnh vượt bậc của Liên doanh Việt-Nga trong lĩnh vực này.

Việc hoàn thành công tác hạ thủy và lắp đặt thành công giàn khai thác BK - Thiên Ưng tiếp tục khẳng định những bước phát triển vững chắc của Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro nói chung. Thành quả này tiếp tục nâng cao vị thế Vietsovpetro, chứng minh năng lực quản lý dự án, nguồn lực, trí tuệ, tay nghề cao cùng hệ thống trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng xứng với tầm vóc của một trong những nhà cung cấp dịch vụ uy tín, chất lượng cao tại Việt Nam và khu vực trong lĩnh vực xây lắp dầu khí.

Dự án giàn BK - Thiên Ưng là công trình siêu trường siêu trọng, có tải trọng toàn bộ trên 15 ngàn tấn, được xây dựng để vận chuyển khí từ mỏ Thiên Ưng và khí từ mỏ Đại Hùng ở Lô 04-3. Đây là một trong nhiều dự án liên quan với nhau trong quy hoạch tổng thể phát triển các nguồn khí tại khu vực bể Nam Côn Sơn, trên thềm lục địa phía Nam Việt Nam.

TIN TỨC - SỰ KIỆN Bản tin PVN-INDEX số 14 05

Page 8: bantin PVN-index 14 print tin PVN/Ban Tin PVN... · Năm của khởi nghiệp với những cam kết hỗ trợ của Chính phủ mới Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước

Vào 13 giờ 30 ngày 12/9/2016, Công ty Đường ống khí Nam Côn Sơn (NCSP) đã hoàn thành xong công

tác Bảo dưỡng lớn (TAR) Hệ thống khí Nam Côn Sơn.

Từ 17 giờ 30 cùng ngày, NCSP đã hoàn tất quá trình khởi động lại nhà máy; 17 giờ 31 phút, Trạm Phân phối Khí Phú Mỹ chính thức nhận lại khí từ Hệ thống khí Nam Côn Sơn, sẵn sàng cấp khí cho khách hàng.

Thời gian thực hiện TAR là 89,5 giờ làm việc liên tục, hoàn thành sớm hơn 18,5 giờ theo kế hoạch đã đề ra. Việc về đích trước kế hoạch thể hiện nỗ lực to lớn của NCSP nhằm sớm đưa nguồn khí trở lại cho các hộ tiêu thụ khí tại khu phức hợp Khí - Điện - Đạm Phú Mỹ và Nhơn Trạch, giúp tiết kiệm hơn 100 tỷ đồng cho đất nước.

Công tác Bảo dưỡng lớn năm 2016 có tổng cộng 63 gói công việc được thực hiện tại Nhà máy xử lý khí Dinh Cố, Trạm van Long Hải và Trạm Phân phối Khí Phú Mỹ. Ngoài 3 gói công việc phức tạp (thực hiện trên ngọn đuốc cao hơn 80m) phải thuê nhà thầu chuyên dụng với các thiết bị đặc chủng, 60 gói công việc còn lại đều được thực hiện bởi chính nhân sự NCSP cùng sự

Tiết kiệm 100 tỷ đồng do hoàn thành sớm bảo dưỡng khí Nam Côn Sơn

Tập đoàn Dầu khí (PVN) thông báo, Công ty liên doanh dầu khí Vietsovpetro đã phát hiện ra dòng dầu mới tại mỏ Bạch Hổ.

9 PVN phát hiện mỏ dầu mới lưu lượng 610m3/ngày

10

tham gia phối hợp của một số chuyên gia trong và ngoài nước.

Các chuyên gia đã tổng kiểm tra tất cả hệ thống điều khiển, dây chuyền công nghệ và tiến hành sửa chữa, khắc phục những lỗi thiết bị, công nghệ xảy ra trong 5 năm qua. Để rút ngắn thời gian bảo dưỡng, lần đầu tiên các công việc thực hiện trên ngọn đuốc cao được triển khai 24/24 giờ. Đây cũng là một thách thức lớn, đòi hỏi đội ngũ bảo dưỡng phải tuân thủ tuyệt đối các quy trình an toàn, đặc biệt các yêu cầu về điều kiện làm việc ban đêm.

Công tác bảo dưỡng lớn năm 2016 đã được thống nhất giữa Tổng Công khí Việt nam (PV GAS) - Nhà điều hành Hợp doanh Đường ống khí Nam Côn Sơn, các Chủ khí và Trung Tâm điều độ Điện Quốc gia A0 thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và thời gian bảo dưỡng lần này được rút ngắn nhiều ngày so với TAR năm 2011.

Trong suốt thời gian diễn ra TAR, NCSP đã hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu về an toàn, không để xảy ra bất kỳ tai nạn, sự cố nào liên quan đến con người, môi trường, thiết bị.

Mỏ Bạch Hổ thuộc bể Cửu Long trong thềm lục địa Việt Nam đã được liên doanh Vietsovpetro

đưa vào khai thác từ nhiều năm nay, là đầu vào nguyên liệu cho nhà máy lọc dầu Dung Quất. Từ mỏ này hiện có đường ống dẫn khí đồng hành vào bờ cung cấp cho nhà máy khí hóa lỏng Dinh Cố, nhà máy điện Bà Rịa-Vũng Tàu và Trung tâm điện lực Phú Mỹ.

Từ năm 2000, PVN đã hoàn vốn đầu tư vào mỏ Bạch Hổ, và đóng góp vào GDP cả nước hàng tỉ đô la Mỹ mỗi năm nhờ những dòng dầu từ mỏ. Tuy nhiên, trữ lượng mỏ Bạch Hổ đang cạn dần và Việt Nam tiếp tục phải tìm kiếm, khai thác các mỏ mới trong và ngoài nước để thay thế dòng dầu Bạch Hổ.

Ngày 30-11-2016, khi tiến hành thử vỉa tại giếng khoan thăm dò Bạch Hổ-47, Vietsovpetro đã nhận được dòng dầu tự phun mạnh, ở chiều sâu 3.178-3.277m. Dòng dầu này có lưu lượng dầu tính toán là 6 1 0 m 3 / n g à y , s ả n l ư ợ n g k h í l à 110.000m3/ngày.

Lãnh đạo Vietsovpetro khẳng định sẽ xem lại kỹ lưỡng cấu tạo địa chất tầng chứa dầu để đánh giá phạm vi phân bổ cũng như tính toán lại trữ lượng để có thể khoan giếng thăm dò cho khu vực, gia tăng trữ lượng dầu mỏ cho tương lai.

Đây là tín hiệu rất tích cực cho quá trình tìm kiếm, khai thác dầu khí ở Việt Nam đang trong điều kiện cạn dần. Mỏ Bạch Hổ hiện có trữ lượng khoảng 300 triệu tấn, sau 25 năm khai thác đã sắp cạn vì mức độ khai thác là 38.000 tấn dầu thô/ngày, chiếm 80% tổng sản lượng dầu thô của Việt Nam.

TIN TỨC - SỰ KIỆN Bản tin PVN-INDEX số 14 06

Page 9: bantin PVN-index 14 print tin PVN/Ban Tin PVN... · Năm của khởi nghiệp với những cam kết hỗ trợ của Chính phủ mới Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước

SỰ KIỆN CHỨNG KHOÁN

TIÊU BIỂU 2016

TIN TỨC - SỰ KIỆN Bản tin PVN-INDEX số 14 07

Page 10: bantin PVN-index 14 print tin PVN/Ban Tin PVN... · Năm của khởi nghiệp với những cam kết hỗ trợ của Chính phủ mới Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước

gày 28.11.2016, Ủy ban Chứng Nkhoán Nhà nước đã tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm ra đời ngành Chứng

khoán. Sau 20 năm, Việt Nam đã xây dựng được một thị trường chứng khoán vận hành suôn sẻ, gồm các Sở GDCK (HSX và HNX), với trên 1.000 doanh nghiệp đại chúng đưa cổ phiếu vào giao dịch tập trung, quy mô vốn hóa cổ phiếu niêm yết trên 72 tỉ USD, thu hút 1,6 triệu nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong suốt hai thập kỷ qua, thị trường chứng khoán Việt Nam đã huy động trên 2 triệu tỷ đồng vốn cho đầu tư phát triển doanh nghiệp và đất nước. Khoảng 4.000 doanh nghiệp đã thực hiện bán đấu giá công khai cổ phần ra công chúng thông qua thị trường chứng khoán Việt Nam…

Riêng về thị trường năm 2016, mặc dù chịu nhiều tác động bởi tình hình thế giới, TTCK Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng tốt, được đánh giá là 1 trong 5 thị trường có mức tăng trưởng cao nhất tại khu vực Đông Nam Á. Chỉ số VN-Index tăng 15%, HNX-Index tăng 0,8%; mức vốn hóa thị trường đạt 1.765 nghìn tỷ đồng, tương đương 42% GDP, tăng 30%; Thanh khoản cải thiện mạnh, quy mô giao dich bin h quân đat 6.860 ty đôn g/phiên, tăng 39% so với cuối năm 2015. Về hoạt động niêm yết, đăng ký giao dịch, trên thị trường có 695 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết và 377 cổ phiếu đăng ký giao dịch. Tổng giá trị niêm yết đạt 712 nghìn tỷ đồng (tăng 22%) và 590 mã trái phiếu với tổng giá trị niêm yết là 934 nghìn tỷ đồng (tăng 22,5%). Tổng mức huy động trên thị trường chứng khoán ước đạt 348 nghìn tỷ đồng, tăng 54% so với cùng kỳ năm 2015.

Dấu ấn 20 năm ngành Chứng khoán1 Chỉ số VN-Index lên

cao nhất trong 8.5 năm

2

hị trường chứng khoán Việt Nam kết Tthúc năm 2016 với chỉ số VN-Index đạt 664,87 điểm, tăng 14,82% so với

thời điểm cuối năm 2015. Trong khi đó, chỉ số HNX-Index tăng nhẹ 0,2% lên mức 80,12 điểm.

Tổng vốn hóa thị trường niêm yết trong năm 2016 đạt hơn 1,64 triệu tỷ đồng (72 tỷ USD), tăng 345 nghìn tỷ đồng (26,6%) so với thời điểm cuối năm 2015.

Trong năm 2016, có thời điểm thị trường chứng khoán Việt Nam bất ngờ bứt phá mạnh và lên mức cao nhất trong vòng 8,5 năm qua, đạt 688,89 điểm vào ngày 19/10/2016. Thị trường cũng chứng khiến nhiều cổ phiếu tăng phi mã với thị giá lên tới ba con số như SAB, BHN, BMP, CTD, MWG, PTB, TV2, VEF, VCS…

Năm của “thiên nga đen” và những cú sốc bất ngờ

3

hị trường chứng khoán Việt Nam Tnăm 2016 chứng kiến những cú sốc bất ngờ từ bên ngoài có tác động

mạnh mẽ chưa từng thấy. Đó là các sự kiện rất ít nhà đầu tư nghĩ tới khả năng xảy ra, như: sự kiện thị trường chứng khoán Trung Quốc ngắt giao dịch ngày 1.4, sự kiện Anh rời khỏi EU (Brexit) ngày 24.6, kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 9.11. Hầu hết các sự kiện này đều tác động mạnh đến thị trường chứng khoán Việt Nam và dẫn đến hoạt động bán tháo, dù chỉ là những biến động từ bên ngoài. Ngày 24.6, VN-Index có lúc đã sụt giảm 5,47%, ngày 9/11 giảm sâu nhất 3%. Tuy nhiên do nền tảng của thị trường vẫn tốt nên đã phục hồi ngay sau đó.

Rút ngắn đường từ IPO đến sàn chứng khoán4

gày 1.11.2016, Thông tư số 115/2016/TT-BTC chính thức có hiệu lực. Theo đó, chỉ Nsau khoảng 20 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn thanh toán tiền mua cổ phần qua đấu giá, nhà đầu tư mua cổ phần qua đấu giá đã có thể giao dịch cổ phần trên thị

trường UPCoM. Như vậy, con đường từ hậu IPO đến sàn chứng khoán đã được rút ngắn rất nhiều so với mức 90 ngày như đã quy định trước đây.

Cùng với việc cải tiến về thủ tục hành chính giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian lên sàn chứng khoán, các chế tài cưỡng chế đối với việc chây ì lên sàn chứng khoán hậu IPO đã được sửa đổi theo hướng nghiêm khắc hơn. Khung phạt đối với hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông, đến tính minh bạch trong hoạt động và quản trị của công ty đại chúng tăng cao trong đó cao nhất là phạt tiền 400 triệu đồng đối với hành vi “chậm lên sàn” trên 12 tháng.

TIN TỨC - SỰ KIỆN Bản tin PVN-INDEX số 14 08

Page 11: bantin PVN-index 14 print tin PVN/Ban Tin PVN... · Năm của khởi nghiệp với những cam kết hỗ trợ của Chính phủ mới Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước

Hiện thực hóa quyết tâm thoái vốn nhà nước tại các “ông lớn” 6

Ngày 12.12.2016, phiên chào bán cạnh tranh 9% cổ phần của Nhà nước do Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) làm đại diện chủ sở hữu tại CTCP Sữa Việt Nam – Vinamilk (mã CK: VNM-HOSE) đã diễn ra tại Sở GDCK Tp.HCM.

Theo đó, 78.378.300 cổ phần VNM, tương đương 60% số lượng cổ phần chào bán, đã được bán cho 2 nhà đầu tư nước ngoài với giá bán 144.000 đồng/cổ phần và giúp Nhà nước thu về 11.286,5 tỉ đồng sau khi bán 5,4% cổ phần tại Vinamilk. Mặc dù khối lượng bán không như kỳ vọng nhưng với mức giá giao dịch đạt 144.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn 7,7% giá đóng cửa của ngày chào bán, thương vụ thoái vốn đợt 1 của SCIC tại Vinamilk được xem là một thương vụ tiêu biểu của năm 2016.

Việc thành công trong bán vốn tại Vinamilk lần này chính thức “mở hàng” cho một loạt các hoạt động thoái hết vốn tại 10 doanh nghiệp lớn mà SCIC đang nắm giữ, đồng thời khai mở một con đường cho quá trình bán vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp lớn và có mức ảnh hưởng nhất định tới thị trường trong năm 2017.

Tiếp sau Vinamilk, các tập đoàn tổng công ty nhà nước như Sabeco, Habeco, Vinatex đã và đang đưa cổ phiếu vào sàn chứng khoán nhằm thoái vốn một cách công khai minh bạch và hiệu quả.

Hàng loạt cổ phiếu gây sốc cho nhà đầu tư 7

Năm 2016 thị trường chứng khoán Việt Nam đã phải đón nhận nhiều cú sốc tới từ các cổ phiếu như MTM, TTF, ATA… Trong đó, nổi bật nhất có thể kể đến MTM.

Ngày 20/6/2016, Sở GDCK Hà Nội (HNX) ra quyết định buộc 31 triệu cổ phiếu MTM phải tạm ngừng giao dịch tại sàn UPCoM với lý do để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư chỉ sau hai tháng lên sàn UPCoM kèm theo những thông tin như trụ sở không tồn tại, ngừng hoạt động nhưng chưa đóng mã số thuế…. Tại thời điểm bị tạm ngưng, cổ phiếu MTM chỉ còn 2.600 đồng/cp, mất đến 80% giá trị so với lúc mới chính thức lên sàn. Vụ việc MTM đã dấy lên làn sóng lo ngại về quản trị doanh nghiệp và công bố thông tin của các doanh nghiệp giao dịch trên sàn Upcom.

Không chỉ sàn UPCoM, thậm chí sàn niêm yết như HOSE cũng phải chịu nhiều cú sốc lớn trong năm 2016 như TTF và ATA… hai doanh nghiệp này đều có chung vấn đề liên quan đến việc hàng tồn kho bỗng nhiên 'bốc hơi'.

Mở lộ trình hợp nhất 2 Sở giao dịch chứng khoán

5

Ngày 24.10.2016, chỉ số VNX-Allshare đã chính thức vận hành và là chỉ số cơ sở đầu tiên kết nối 2

sàn niêm yết hiện nay (HSX và HNX). Đây là một trong những dấu mốc quan trọng trên con đường hợp nhất 2 Sở Giao dịch chứng khoán tại Việt Nam.

Việc ra đời chỉ số chung VNX-Allshare được giới đầu tư trong và ngoài nước đánh giá cao, bởi từ trước đến nay, 2 Sở Giao dịch chứng khoán tại Việt Nam vận hành những bộ chỉ số độc lập.

Tuy nhiên, việc hợp nhất 2 Sở Giao dịch chứng khoán vẫn đang chờ quyết định chính thức của Chính phủ. Việc hợp nhất 2 Sở thành Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam sẽ giúp thị trường được tổ chức thống nhất, nâng quy mô vốn hóa toàn thị trường niêm yết tại Việt Nam và là một trong những yếu tố thuận lợi trên con đường nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ mức cận biên lên mới nổi.

TIN TỨC - SỰ KIỆN Bản tin PVN-INDEX số 14 09

gày 16.3.2016, HNX và VSD tổ chức công bố mô hình và kế hoạch phát triển hệ Nthống giao dịch và bù trừ thanh toán chứng khoán phái sinh.

Mở đường bằng Nghị định 42/2015/NĐ-CP, tiếp đó được chi tiết hóa bằng Thông tư 11/2016/TT-BTC, khung pháp lý cho TTCK phái sinh cơ bản được hoàn thiện. Tính tới cuối năm 2016, các khâu chuẩn bị về cơ bản đã được hoàn thiện, sẵn sàng cho cho TTCK phái sinh chính thức vận hành vào năm 2017.

Sự hiện diện của thị trường chứng khoán phái sinh được xem như một dấu ấn quan trọng trong lộ trình hoàn thiện cấu trúc của TTCK Việt Nam, góp phần hoàn thiện cơ cấu hàng hóa trên thị trường tài chính và giúp hỗ trợ đa dạng hóa danh mục đầu tư, cung cấp công cụ phòng ngừa rủi ro và đáp ứng nhu cầu ngày một nhiều đối với các sản phẩm tài chính bậc cao.

Khởi động thị trường chứng khoán phái sinh 8

Page 12: bantin PVN-index 14 print tin PVN/Ban Tin PVN... · Năm của khởi nghiệp với những cam kết hỗ trợ của Chính phủ mới Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước

Thêm một năm được mùa của trái phiếu chính phủ9

hị trường TPCP năm 2016 liên tiếp lập nhiều kỷ lục ấn tượng: Thị trường sơ cấp ghi Tnhận mức huy động kỷ lục với con số lên tới 281 nghìn tỉ đồng. Do nhu cầu thị trường, kế hoạch huy động cả năm được thay đổi tới 2 lần, từ mức 220 ban đầu, lên 250 và 281

nghìn tỉ đồng. Chưa bao giờ như năm nay, chỉ tính tới giữa tháng 9, huy động TPCP sơ cấp đã hoàn thành kế hoạch năm đã điều chỉnh (250 nghìn tỉ đồng).

Một thành công khác của thị trường TPCP trong năm 2016 là việc kỳ hạn huy động TPCP trên thị trường sơ cấp liên tiếp được kéo dài. Tính tới thời điểm cuối năm 2016, kỳ hạn vay bình quân TPCP trong năm đạt 8,27 năm, nâng kỳ hạn bình quân của cả danh mục TPCP đạt 5,63 năm (cao hơn 1,19 năm so với kỳ hạn bình quân danh mục TPCP đến cuối năm 2015 là 4,44 năm). Cùng với việc lãi suất huy động giảm mạnh (có thời điểm kỳ hạn 5 năm về dưới mốc 5%/năm, giảm tới 175 điểm cơ bản so với cùng kỳ, từ 6,65% xuống 4,9%/năm), khi kỳ hạn vay kéo dài có ý nghĩa rất lớn đối với việc tái cơ cấu kỳ hạn nợ của Chính phủ theo hướng kéo dài thời gian trả nợ, giảm bớt áp lực lên “đỉnh” nợ ngắn hạn và chi phí huy động vốn.

Năm 2016, cũng là năm ghi nhận sự sôi động của thị trường TPCP thứ cấp. Chưa năm nào, tổng lượng giao dịch TPCP đạt con số khoảng 1,5 triệu tỷ đồng và giá trị bình quân phiên đạt trên 6.200 tỷ đồng/phiên. Cùng với đó, lượng giao dịch repo đã chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều, một minh chứng cho thấy thị trường đã có sự phát triển mạnh theo chiều sâu.

Nới room cho nhà đầu tư nước ngoài 10

Nới rộng tỷ lệ đầu tư tối đa của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp đại chúng của Việt

Nam là chính sách được chờ đợi nhiều nhất, bàn thảo nhiều nhất và kỳ vọng nhiều nhất tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, hơn 1 năm kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị định 60/2015/NĐ-CP quy định những điểm mới về tư duy nới room, nhưng thực tế, số doanh nghiệp thực thi việc này còn quá ít. Điểm “mắc” nhất trong triển khai Nghị định nới room lại chính nằm ở Luật Đầu tư khi quy định, các doanh nghiệp có sở hữu trên 51% vốn ngoại sẽ được “đối xử” như nhà đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp gặp khó với quy định về tỷ lệ 51% này khi họ buộc phải cân nhắc, nếu nới room và nhà đầu tư ngoại mua đến quá bán cổ phiếu của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ trở thành pháp nhân nước ngoài.

Thực tế, các doanh nghiệp niêm yết phải cân nhắc việc nới room và những quy định tại Luật Đầu tư vì quy định hiện hành trên thị trường chứng khoán cho phép khối ngoại mua đến 49% vốn của doanh nghiệp. Ngưỡng 49% và 51% cách nhau quá nhỏ, nhưng địa vị pháp lý của doanh nghiệp lại có sự khác biệt lớn, bởi nếu doanh nghiệp thuộc đối tượng nhà đầu tư nước ngoài, nhiều thủ tục liên quan như về thuế, về đầu tư, về tín dụng… sẽ phải thực hiện theo quy định của nhà đầu tư nước ngoài.

Gỡ nút thắt nới room trên thị trường chứng khoán như thế nào là dấu hỏi của năm 2017 khi Luật Đầu tư mới được ban hành, còn Luật Chứng khoán (văn bản pháp lý tương đương), dự kiến đến năm 2018 Chính phủ mới trình Quốc hội ban hành thế hệ Luật Chứng khoán thứ hai.

TIN TỨC - SỰ KIỆN Bản tin PVN-INDEX số 14 10

Nguồn: CLB Nhà báo chứng khoán

Page 13: bantin PVN-index 14 print tin PVN/Ban Tin PVN... · Năm của khởi nghiệp với những cam kết hỗ trợ của Chính phủ mới Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước

NGÀNH DẦU KHÍ 2016 Năm của Thách thức và Thành công

Chủ động và quyết liệt thực thi nhiều giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của giá dầu thấp, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và các doanh nghiệp thành viên đã cán đích 2016 với nhiều thành tựu trong bối cảnh thị trường có vô số thách thức.

Doanh nghiệp Dầu khí và cổ phiếu Dầu khí luôn là những chủ thể chủ lực trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong bối cảnh nền kinh tế đang đổi mới mạnh mẽ, ngành Dầu khí năm 2016 đã và đang có nhiều nỗ lực để vượt qua thách thức và gia tăng sức cạnh tranh.

TIN TỨC - SỰ KIỆN Bản tin PVN-INDEX số 14 11

Page 14: bantin PVN-index 14 print tin PVN/Ban Tin PVN... · Năm của khởi nghiệp với những cam kết hỗ trợ của Chính phủ mới Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước

Giải pháp kịp thời

điều hành hiệu quả đã được thực thi trong toàn hệ thống. Chẳng hạn như vấn đề liên quan đến tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm nhà nước về dầu khí và các dự án trọng điểm của Tập đoàn được kiểm soát chặt chẽ. Bên cạnh đó, Tập đoàn đã tập trung rà soát kế hoạch đầu tư năm 2016; chỉ đạo các đơn vị thực hiện phân loại và sắp xếp thứ tự ưu tiên các dự án đầu tư; đảm bảo sử dụng hiệu quả vốn, đầu tư theo trọng điểm, không đầu tư các dự án không có khả năng thu xếp vốn, hiệu quả kinh tế - xã hội không cao.

Một trong những giải pháp mà Tập đoàn chú trọng và đặt thành nhiệm vụ, đó là rà soát tiết giảm chi phí và thực hành tiết kiệm. Đảng ủy, Hội đồng thành viên Tập đoàn đã ban hành Nghị quyết về tăng cường tiết kiệm, sử dụng hiệu quả các nguồn lực; đồng thời bước vào thực hiện kế hoạch năm 2016, Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc đã ra nhiều văn bản chỉ thị việc rà soát tiết giảm chi phí…, các đơn vị trong Tập đoàn đã nghiêm túc tổ chức thực hiện.

Về đích thành công

Ngay từ những ngày đầu của năm 2016, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã có những dự báo và giải pháp kịp thời nhằm ứng phó đối với các khó khăn đang chờ đợi phía trước. PVN cho rằng, bối cảnh khó khăn lại chính là cơ hội tốt để Tập đoàn rà soát, chấn chỉnh những điểm chưa hợp lý, chưa hiệu quả từ quản trị điều hành đến sản xuất kinh doanh, từ con người dến cơ sở vật chất, từ quản lý tài chính; thương mại; thị trường đến đầu tư phát triển… Có thể nói đây chính là dịp tổng điều chỉnh các điểm xung yếu, đưa ra những giải pháp kịp thời nhằm nâng cao khả năng thích nghi và nội lực.

Một chương trình hành động đã được PVN khẩn trương thực hiện để hạn chế tác động xấu của giá dầu trong ngắn hạn và dài hạn với hàng loạt giải pháp cụ thể cho từng lĩnh vực, phù hợp với điều kiện, đặc điểm của từng đơn vị. Hàng loạt biện pháp quản lý,

Với định hướng triển khai đúng đắn và những giải pháp chỉ đạo điều hành quyết liệt cùng sự nỗ lực hết sức, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã cán đích năm 2016 một cách thành công, cơ bản hoàn thành vượt các mức chỉ tiêu và nhiệm vụ kế hoạch đề ra trong năm 2016.

Theo kết quả sản xuất kinh doanh được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) công bố ngày 5/1, với giá dầu bình quân năm 2016 là 45 USD một thùng (thấp hơn 15 USD so với 2015), tập đoàn đạt doanh thu 452.500 tỷ đồng. Tập đoàn vẫn nộp ngân sách 90.200 tỷ đồng, tăng 10.000 tỷ so với kế hoạch. Để đạt được những con số này, PetroVietnam đã khai thác 17,23 triệu tấn dầu, vượt 1,19 triệu tấn so với kế hoạch. Năm qua, các doanh nghiệp cũng sản xuất và khai thác 10,61 tỷ m3 khí, cung cấp 21,2 tỷ kWh điện và sản xuất đạt 6,87 triệu tấn xăng dầu.

Ở lĩnh vực tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí, để ứng phó với diễn biến giá dầu suy giảm kéo dài, ngay từ đầu năm các nhà thầu/đơn vị đã tập trung rà soát các hạng mục công việc và chi phí, đảm bảo hiệu quả, tối ưu dòng tiền phù hợp vói từng loại hình dự án tìm kiếm thăm dò, phát triển khai thác. Kết quả trong năm 2016, công tác tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí thu được kết quả tích cực hơn so với với yêu cầu. Trữ lượng dầu khí đạt 16,66 triệu tấn dầu quy đổi (kế hoạch năm là 16-20 triệu tấn), tổng sản lượng khai thác quy dầu đạt

27,84 triệu tấn (vượt 8,6% kế hoạch năm)…

Ở lĩnh vực công nghiệp khí, hệ thống đường ống dẫn khí của Tập đoàn được vận hành an toàn, cung cấp khí ổn định cho các hộ tiêu thụ; công tác bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên, đột xuất và kiểm định hiệu chuẩn được triển khai theo đúng kế hoạch, đúng quy trình. Trong năm 2016 đã cung cấp cho các hộ tiêu thị trong nước 10,93 tỷ m3 khí khô, vượt 12,7% so với kế hoạch năm… Về công tác sửa chữa bảo dưỡng đã thực hiện trên 3000 đầu việc thường xuyên; hoàn thành đại tu hệ thống khí Nam Côn Sơn; hoàn thành bảo dưỡng hệ thống khí Cửu Long…

Ở lĩnh vực công nghiệp điện, Tập đoàn tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trong việc thực hiện thị trường điện cạnh tranh, phối hợp hiệu quả giữa vận hành và huy động tối ưu công suất các nhà máy điện, đảm bảo cung cấp điện cho lưới điện quốc giá theo đúng kế hoạch đề ra. Sản lượng cung cấp năm 2016 đạt 21,13 tỷ kWh, vượt 4,2% so với kế hoạch năm.

Từ những con số này, có thể nhận định PVN và các doanh nghiệp thành viên đã đứng vững trước tác động tiêu cực của giá dầu và từng bước vững chắc hoàn thành kế hoạch năm 2016 – một năm nhiều thách thức nhưng cũng gặt hái được nhiều thành công.

Trận chiến giá dầu Năm 2016 chứng kiến một trận chiến giá dầu căng thẳng và phức tạp khi mức giá giảm sâu và liên tục có sự biến động. Điều đó đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến ngành công nghiệp dầu khí, đặc biệt là ở các hoạt động thượng nguồn.

Giá dầu thô trung bình tháng 10/2016 là 52USD/thùng; giá dầu trung bình 10 tháng 2 0 1 6 l à 4 3 , 5 U S D / t h ù n g , g i ả m 12,8USD/thùng so với mức giá trung bình 10 tháng 2015. Có thể thấy việc giá dầu duy trì ở mức thấp kéo dài đã gây ra nhiều hệ lụy tai hại cho các nước xuất khẩu dầu, đặc biệt là các công ty thăm dò; khai thác; dịch vụ kỹ thuật dầu khí. Hiện tượng bán mỏ và các tài sản dầu khí; tái cơ cấu hoặc giải thể sát nhập các công ty; thu hẹp địa bàn hoạt động thăm dò, khai thác; dừng, giãn tiến độ hoặc hủy bỏ các đề án… đã xảy ra phổ biến ở hầu hết các công ty dầu khí thế giới.

Mọi dự báo, trên thực tế đều không đứng vững trong thời gian ngắn, vì thế có xu hướng khá bi quan. Kế hoạch đóng băng sản lượng để đẩy giá dầu lên dường như bất khả thi khi phụ thuộc một cách mong manh vào các yếu tố địa chính trị…

Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó. Mặc dù là nước có sản lượng xuất khẩu dầu thô rất nhỏ so với các nước khác, nhưng ảnh hưởng của giá dầu thấp đã gây ra những giông tố lớn, đặc biệt là đối với PVN, doanh nghiệp chủ lực đang chịu trách nhiệm tìm kiếm, thăm dò và khai thác một cách hiệu quả nguồn tài nguyên dầu khí, đảm bảo hoàn thành mọi nhiệm vụ nhà nước giao cho cả về kinh tế, năng lượng, an ninh, quốc phòng, an sinh xã hội.

Năm 2016 đánh giá dấu mốc 55 năm thành lập Ngành Dầu khí Việt Nam, kể từ ngày 27/11/1961. 55 năm qua, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện và củng cố, phát triển tố chất toàn diện của con người, hình thành văn hóa dầu khí, nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ quản lý, năng lực cạnh tranh và lăng lực làm chủ khoa học kỹ thuật.

Bên cạnh đó bằng các hoạt động tích cực ủng hộ, tài trợ cho sự nghiệp giáo dục, văn hóa, xã hội, chia sẻ với cộng đồng , đi đầu thực hiện công tác an sinh xã hội, những người Dầu khí hôm nay đang xây dựng một hình ảnh PetroVietnam ngày càng vững mạnh, uy tín và nhân văn.

Lịch sự ngành Dầu khí đã trải qua nhiều thăng trầm, có những thời kỳ hết sức khó khăn, tuy nhiên bằng những nỗ lực và đoàn kết của toàn ngành, Dầu khí Việt Nam đã có những bước chuyển mình đầy vững chãi và thành công, ghi được nhiều thành tựu, dấu ấn đối với sự phát triển chung của nền Kinh tế Việt Nam.

TIN TỨC - SỰ KIỆN Bản tin PVN-INDEX số 14 12

Page 15: bantin PVN-index 14 print tin PVN/Ban Tin PVN... · Năm của khởi nghiệp với những cam kết hỗ trợ của Chính phủ mới Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước

GIÁ DẦU 2016 VÀ TRIỂN VỌNG 2017

Tổng quan đánh giá thị trường dầu năm 2016

Giá dầu brent. Nguồn: Marketwatch

Trên quy mô thế giới, trong năm qua, giá dầu đã có chuỗi thời gian dài các đợt tăng giá mạnh và giảm nhẹ nối tiếp nhau, với mức tăng gần gấp đôi so với thời điểm thấp nhất, lúc cao nhất lên mức trên dưới 55 USD/thùng dầu (dầu Brent)

Một số điểm nhấn trong năm 2016Ÿ Cung dầu Mỹ đã giảm từ cuối năm 2015

và tiếp tục có xu hướng giảm dần. Chênh lệch cung cầu dầu thô toàn cầu xu hướng thu hẹp với tốc độ chậm.

Ÿ Cung dầu tại các nước Non-Opec dự b á o gi ả m k h o ả n g 0 , 7 - 0 . 8 t r i ệ u thùng/ngày bình quân năm 2016.

Ÿ Cung dầu tại các nước trong OPEC tiếp tục tăng, trong đó mạnh nhất là IRAN với dự báo tăng cung 0,5-0.6 triệu

thùng/ngày trong 2016 (TB) và 0,3-0.35 triệu thùng/ngày trong 2017, đặt mức cung dầu bình quân của IRAN lên 3,7-3.75 triệu thùng/ngày trước quí 4/2017.

Ÿ Sự phục hồi về nhu cầu dầu thô toàn cầu được dự báo ở mức 1,1-1.5 triệu thùng/ngày trong năm 2016 và 1-1.1 triệu thùng/ngày trong năm 2017. Tuy nhiên về phía nhu cầu dầu thô, nhiều yếu tố sẽ tác động gây sai lệch dự báo.

Ÿ Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cùng với các nước sản xuất dầu lớn nằm ngoài tổ chức này hồi tháng 12/2016 đã nhất trí sẽ cắt giảm sản l ư ợ n g d ầ u k h o ả n g 1 , 8 t r i ệ u thùng/ngày bắt đầu từ đầu năm 2017, trong đó các nước thành viên OPEC sẽ c ắ t g i ả m t ổ n g c ộ n g 1 , 2 t r i ệ u thùng/ngày và các nước không phải thành viên OPEC cắt giảm khoảng 600.000 thùng/ngày.

TIN TỨC - SỰ KIỆN Bản tin PVN-INDEX số 14 13

16 Feb Mar Apr May June July Aug Sep Oct Nov

60

50

40

30

Page 16: bantin PVN-index 14 print tin PVN/Ban Tin PVN... · Năm của khởi nghiệp với những cam kết hỗ trợ của Chính phủ mới Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước

Cung cầu từ OPECCung dầu từ các quốc gia OPEC dự báo ở mức 32.4 triệu thùng/ngày vào năm 2016 và tăng lên mức trung bình 32.7 triệu thùng /ngày vào 2017.

Arab Saudi có xu hướng tăng nhẹ sản lượng theo nhu cầu của khách hàng theo mùa, đồng thời giữ thị phần, tuy nhiên không thấy dấu hiệu tăng cung ồ ạt như đe dọa. Saudi được dự báo cung dầu bình quan 2016 ở mức 10,33 triệu thùng/ngày.

IRAN là quốc gia ảnh hưởng thứ 2 với sản lượng khoảng 3,2-3.4 triệu thùng/ngày và có xu hướng tăng mạnh trong tương lai gần.

OPEC Crude Oil Production. Nguồn: EIA

Cân bằng chất đốt lỏng toàn cầu

Chất đốt lỏng (bao gồm cả LNG và các sản phẩm từ dầu), có xu hướng giảm cung trên toàn cầu. Nguồn cung toàn cầu được dự báo tiếp tục giảm khoảng 0,8-0.9 triệu thùng/ngày giảm về mức tổng cung 95.6 triệu thùng/ngày.

Các quốc gia được dự báo giảm sản lượng chính: Iraq, Nigieria, China, Canada, Ghana, và Mỹ.

Nguồn cung dầu crude oil từ phía OPEC (bao gồm cả Indonesia), được dự báo trung bình 32,9 triệu thùng/ngày trong năm 2016 và tăng lên tương ứng 32,75 triệu thùng/ngày vào 2017.Trong đó IRAN được dự báo là nước tăng sản lượng lớn nhất.

Non-OPEC được dự báo giảm sản lượng 0,7-0,8 triệu thùng/ngày trong năm 2016, về 52,45 triệu thùng/ngày.

TIN TỨC - SỰ KIỆN Bản tin PVN-INDEX số 14 14

2012 2013 2014 2015 2016

For advanced charting, view our full-featured Fundamental Chart

33.00M

31.00M

35.37M

100989694929088868482

Q1 2011 Q1 2012 Q1 2013 Q1 2014 Q1 2015 Q1 2016 Q1 2017

6543210

-1-2-3

million barrels per day million barrels per day

Implied stock change and balance (right axis)

World production (left axis)

World consumption (left axis)

Source: Short-Term Energy Outlook, October 2016

Sản xuất và tiêu thụ chất đốt lỏng toàn cầu

Page 17: bantin PVN-index 14 print tin PVN/Ban Tin PVN... · Năm của khởi nghiệp với những cam kết hỗ trợ của Chính phủ mới Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước

Các quốc gia gây biến động mạnh về sản lượng 2016

Các nước tăng sản lượng kế hoạch 2016: Nga, Iran, Thái Lan.

Các nước giảm sản lượng mạnh 2016 đến 2017: Mỹ, Brazil, China và UK

Nguồn cung dầu ở Mỹ

Số giếng khoan sụt giảm mạnh từ 2015 và duy trì mức thấp trong nửa đầu năm 2016, đây là các giếng khoan ngang với khả năng phục hồi sản lượng trong 2017 đang bị nghi ngờ. Cùng với lượng dầu crude cung cấp ra thị trường bị sụt giảm, lượng khí và khí hóa lỏng cũng giảm theo. Một số dự án mới từ Exxonmobile đi vào hoạt động cho tăng 1 sản lượng nhỏ: Point Thompson �eld tại Alaska North Slope (5,000 thùng/ngày khi bắt đầu) và Julia �eld in the Gulf of Mexico (10,000 thùng/ngày 2016 và tăng tới 30.000 thùng/ngày vào năm sau).

Tổng chất đốt lỏng từ Mỹ cung cấp giảm từ mức bình quân 2015 (12,7 triệu thùng/ngày) xuống mức bình quân dự báo 2016 12,32 triệu thùng/ngày, và dự kiến 21,15 triệu thùng vào 2017

TIN TỨC - SỰ KIỆN Bản tin PVN-INDEX số 14 15

105100

9590858075706560

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

76543210

-1-2

million barrels per day

projections

(year over year change, million barrels per day)

Change in China consumption (right axis)

Change in U.S. consumption (right axis)

Change in other consumption (right axis)

Total world consumption (left axis)

Source: Short-Term Energy Outlook, October 2016

Dự báo tiêu thụ chất đốt lỏng toàn cầu

U.S. Baker Hughes Oil Rig Count

1750

1500

1250

1000

750

500

250

0Jan ‘15 Apr ‘15 Jul ‘15 Oct ‘15 Jan ‘16 Apr ‘16 Jul ‘16 Oct ‘16

Page 18: bantin PVN-index 14 print tin PVN/Ban Tin PVN... · Năm của khởi nghiệp với những cam kết hỗ trợ của Chính phủ mới Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước

Tổng cầu dầu thô toàn cầu tăng 1,1-1,2 triệu thùng/ngày trung bình 2016Ÿ Cầu chất đốt tăng ở Ấn Độ và Trung Quốc, có xu hướng giảm ở Nhật Bản, Châu Âu và Mỹ Latinh

Ÿ Nhu cầu toàn cầu dự báo sẽ tăng 1,1-1,2 triệu thùng / ngày vào năm 2016 và khoảng 1,0 triệu thùng / ngày trong năm 2017.

Ÿ Nhu cầu do đó tăng từ 94,25 triệu thùng/ngày trong năm 2015 lên mức 96.26 triệu thùng/ngày trong năm 2017.

Ÿ Về mặt kĩ thuật, các dự báo nhu cầu chất đốt sẽ phụ thuộc rất lớn vào tình hình kinh tế, công nghệ và đầu cho vận tải, quốc phòng của 3 quốc gia lớn là Ấn Độ, Trung Quốc và Mỹ.

Ÿ Các điều chỉnh dự báo hiện chưa có thay đổi đáng kể so với cuối năm 2015.

Ÿ Theo dự báo này, đến cuối 2017 cung cầu dầu thô sẽ trở nên cân bằng từ mức chên lệch gần 2 triệu thùng mỗi ngày.

Dự báo giá dầu năm 2017Thị trường dầu mỏ thế giới được dự báo sẽ tương đối ổn định trong năm 2017, sau ba năm trì trệ và sụt giảm liên tục. và có thể về trạng thái cân bằng trong nửa cuối năm. Việc các nước trong và ngoài OPEC nhất trí cắt giảm sản lượng tới 1,8 triệu thùng dầu/ngày, kết hợp với dự báo nhu cầu dầu của thế giới trong năm tới bắt đầu tăng, đã khiến cho cung cầu gặp nhau.

Khoảng dự báo biến động gia dầu

Năm 2016: khoảng biến động trong vùng 40 – 55 USD/thùng; có xu hướng tăng dần về cuối năm với cao điểm có thể năm ở vùng tháng 10.

Năm 2017: Khoảng biến động trong vùng từ 46 – 65 USD/thùng, tiếp tục xu hướng phục hồi nhưng xuất hiện nhiều biến động thứ cấp khó lường

Tuy nhiên dù có những dấu hiệu khả quan nhưng thị trương dầu mỏ vẫn tồn tại nhiều yếu tố bất ổn

Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến giá dầu trong năm 2017:

Ÿ Giá dầu có thể bị ảnh hưởng bởi đồng USD có thể tăng mạnh nếu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục điều chỉnh lãi suất trong thời gian tới

Ÿ Một số nước sản xuất dầu lớn có thể bắt đầu bán dầu ra từ các kho dự trữ dầu khổng lồ đã được dự trữ trong nhiều năm qua với khối lượng ước tính lên tới hơn 3 tỷ thùng, trong đó có Mỹ.

Ÿ Yếu tố có thể tác động mạnh lên thị trường dầu mỏ và lĩnh vực dầu khí là chính quyền mới của Tổng thống đắc cử Donald Trump về chính sách kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực năng lượng

Ÿ Lịch bảo trì nhà máy lọc dầu lớn hoặc mỏ lớn trên thế giới. Thông thường vào tháng 9 lượng cung dầu toàn cầu có xu hướng sụt giảm mạnh khoảng 150 – 200 thùng/ngày.

Ÿ Tồn kho dầu Mỹ (API)

Ÿ Số giàn khoan hoạt động tại Mỹ

Ÿ PMI, GDP Trung Quốc, Ấn Độ

Ÿ GDP và tỷ lệ thất nghiệp Mỹ.

Ÿ Các quan điểm từ nguồn cung các nước lớn tại OPEC,đặc biệt hiện nay là SAUDI và IRAN.

TIN TỨC - SỰ KIỆN Bản tin PVN-INDEX số 14 16

20.00

40.00

60.00

80.00

49.58

Brent Oil 49.58 +0.42 (+0.58%)

Investing.com

Page 19: bantin PVN-index 14 print tin PVN/Ban Tin PVN... · Năm của khởi nghiệp với những cam kết hỗ trợ của Chính phủ mới Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước

KINH TẾ VIỆT NAM 2016 VÀ TRIỂN VỌNG 2017 Năm 2016 được đánh giá là đáy của

một chu kỳ phục hồi kinh tế thế giới. Tăng trưởng thương mại

toàn cầu đạt mức thấp nhất trong gần thập kỷ (2,3%), là năm thứ tư liên tiếp tăng trưởng thương mại thấp hơn tăng trưởng kinh tế thế giới (3,1%). Giá cả hàng hóa cơ bản có dấu hiệu phục hồi trở lại nhưng vẫn còn thấp xa so với mức bình quân của chu kỳ trước. Chính sách tiền tệ ngược chiều giữa Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Châu Âu đã khiến đồng USD biến động mạnh. Chỉ số USD Index giảm liên tục trong 10 tháng đầu năm chuyển sang tăng mạnh từ đầu tháng 11/2016 sau khi Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ và kỳ vọng FED tăng lãi suất trở lại. Sự phục hồi chậm của thương mại và kinh tế toàn cầu, cùng với xu thế bảo hộ mậu dịch và việc Anh rút khỏi liên minh châu Âu, cùng với những biến động phức tạp của thị trường tài chính quốc tế đã ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu và thị trường tài sản của Việt Nam trong năm 2016.

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2016 chỉ đạt 6,27%, thấp hơn 2015 và thấp hơn kế hoạch 6,7%. Nhìn từ phía cung, tăng trưởng kinh tế thấp chủ yếu do sự sụt giảm của khu vực khoáng sản và nông nghiệp (khoáng sản tăng trưởng âm, nông nghiệp chỉ tăng 1,2%). Tuy nhiên, tiêu dùng, đầu tư

khu vực tư nhân trong nước và xuất khẩu đều giảm, đầu tư công giải ngân chậm, đầu tư thực FDI tuy tăng khá nhưng chưa đủ bù đắp suy giảm của tổng cầu.

Sử dụng các mô hình phân tích định lượng về tăng trưởng kinh tế loại bỏ các yếu tố mùa vụ cho thấy: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam chạm đáy vào quý 2/2016 và bắt đầu phục hồi từ quý 3/2016 của một chu kỳ ngắn hạn. Tuy nhiên tính cho dài hạn theo mô hình này, kinh tế có xu hướng tăng dần đến sau năm 2020. Tăng trưởng kinh tế cũng sẽ phụ thuộc ngày càng nhiều vào dịch vụ và công nghiệp chế biến chế tạo với tỷ trọng dịch vụ ngày càng tăng.

Lạm phát năm 2016 tăng 4,75% so với cuối năm 2015 (khá cao), chủ yếu do điều chỉnh giá dịch vụ y tế, giáo dục (chiếm tới 3,5%). Lạm phát cơ bản (lạm phát có tính chất tiền tệ) vẫn ổn định ở mức 1,8 – 2,0%. Điều này cho thấy sức ép lạm phát là có thực nhưng không phải là rủi ro kinh tế vĩ mô trong trung hạn. Với mức lạm phát trong tầm kiểm soát, thanh khoản của hệ thống ngân hàng tốt, lãi suất thị trường liên ngân hàng và lợi suất trái phiếu chính phủ ở mức thấp đã khiến cho mặt bằng lãi suất nhìn chung ổn định. Tăng trưởng tín dụng vẫn đạt 16 – 17% như dự kiến.

Tỷ giá hối đoái năm 2016 thay đổi không đáng kể nhờ cán cân thanh toán quốc tế (BOP) thặng dư, lạm phát cơ bản thấp và phương thức điều hành mới về tỷ giá hối đoái đã giảm thiểu tình trạng găm giữ ngoại tệ, trạng thái ngoại hối của các NHTM luôn dương. NHNN đã mua được (tài sản ngoại tệ ròng tăng) hơn 11 tỷ USD trong năm 2016 vào quỹ dự trữ ngoại tệ nhà nước.

Đến tháng 11/2016, nhu cầu ngoại tệ tăng để thanh toán tiền hàng nhập khẩu, để trả nợ, để doanh nghiệp FDI chuyển tiền về nước…. cộng với cán cân thương mại thâm hụt nhẹ và tâm lý đồng USD tăng giá đã khiến tỷ giá hối đoái biến động chút ít. Tỷ giá cuối tháng 12/2016 tăng so với đầu năm 1,1 – 1,15%.

Thị trường bất động sản cũng có những biến động nhất định. Giá bán nhà một số phân khúc thị trường như nhà ở cao cấp và khu nghỉ dưỡng giảm nhẹ, giá nhà ở trung bình và rẻ vẫn tăng nhẹ. Nhìn chung, xu hướng phục hồi dài hạn vẫn được duy trì và những cảnh báo về bong bóng thị trường bất động sản không thừa, nhưng chưa phải là nguy cơ hiện hữu trong trung hạn.

KINH TẾ PHÁT TRIỂN Bản tin PVN-INDEX số 14 17

Page 20: bantin PVN-index 14 print tin PVN/Ban Tin PVN... · Năm của khởi nghiệp với những cam kết hỗ trợ của Chính phủ mới Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước

TS Lê Xuân Nghĩa.

KINH TẾ PHÁT TRIỂNBản tin PVN-INDEX số 14 18

Thị trường chứng khoán năm 2016 cũng chứng kiến mức tăng khả quan vào những tháng đầu năm và suy giảm vào các tháng cuối năm. Tuy nhiên, nhìn toàn bộ chu kỳ dài hạn, xu hướng phục hồi vẫn được duy trì với mức tăng chỉ số chung vào khoảng 10 – 15%/năm.

Năm 2017, theo dự báo mới nhất của các tổ chức tài chính quốc tế, kinh tế thế giới phục hồi rõ nét hơn. Thương mại toàn cầu dự báo tăng từ 2,3% (2016) lên 3,8% (2017), và tăng trưởng kinh tế thế giới dự báo từ 3,1% (2016) lên 3,4% (2017). Lần đầu tiên sau 5 năm tăng trưởng thương mại vượt con số 3,0% và cao hơn tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Xu hướng ngược chiều về chính sách tiền tệ và tài khóa giữa các nước chủ chốt vẫn còn. Mỹ có thể thắt chặt tiền tệ hơn, nhưng cũng nới lỏng tài khóa hơn. Nhìn chung xu thế nới lỏng để duy trì đà phục hồi vẫn khá lớn. Sự phục hồi rõ ràng hơn của thương mại và kinh tế toàn cầu sẽ có những tác động tích cực đối với phục hồi kinh tế của Việt Nam.

Như trên đã phân tích, kinh tế Việt Nam từ quý 3/2016 đang phục hồi và bắt đầu chu kỳ tăng trưởng ngắn hạn, trong xu thế tăng dài hạn. Dự báo tăng trưởng kinh tế 2017 có thể đạt 6,5 – 6,7% nhờ vào phục hồi của tổng cầu và của khu vực khoáng sản, nông nghiệp.

Sức ép lạm phát và do đó lãi suất, tỷ giá hối đoái gia tăng nhưng không lớn, chừng nào NHTW vẫn duy trì được mức lạm phát cơ bản (lạm phát tiền tệ) quanh 2%. Lãi suất thị trường liên ngân hàng, lợi suất trái phiếu chính phủ bắt đầu có dấu hiệu tăng tuy không lớn nhưng cũng cho thấy dấu hiệu lạm phát tính theo CPI (cũ) có thể vượt 5% chút ít (tính theo bình quân 4,75% tăng so với 2,9% của năm 2016) và lãi suất, tỷ giá

hối đoái có thể tăng nhẹ khoảng 1- 2%. Điều này cũng phù hợp với dự báo doanh nghiệp gia nhập thị trường nhiều hơn, doanh nghiệp niêm yết tăng mạnh và kinh tế phục hồi tốt hơn.

Chính sách mới của Tổng thống Trump hướng mạnh vào tiêu dùng và đầu tư nội địa hơn là thương mại quốc tế. Đây cũng chính là động lực của kinh tế Mỹ. Mặc dù vậy Mỹ khó có thể đảo ngược được xu thế toàn cầu hóa và vì vậy chính sách kinh tế dung hòa có thể sẽ là lựa chọn cuối cùng của Tổng thống mới đắc cử, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam trong trung hạn.

Với tuyên bố từ bỏ TPP của Tổng thống Trump, trên thực tế có thể có 2 tình huống: Một là, Mỹ sợ kéo dài và đàm phán lại TPP. Hai là, Mỹ từ bỏ TPP và sẽ có một thế lực mới thay thế Mỹ với một Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương dưới một cái tên khác. Trong cả hai trường hợp, TPP hoặc với một cái tên khác, vẫn còn là vấn đề lâu dài đối với Việt Nam. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam và FDI có thể xoay trục sang các Hiệp định thương mại tự do khác như ACEA; Việt – Hàn; Việt – Eu; Việt Nam và Á Âu (có Nga); ACEA và Trung Quốc.

Đối với một nền kinh tế nhỏ như Việt Nam thì các hiệp định nói trên là những cơ hội lớn (và thách thức lớn). Vì vậy, Việt Nam cần cải cách thể chế sâu hơn, toàn diện hơn để nắm bắt cơ hội từ các FTA không nhất thiết là TPP để phát triển kinh tế. Nói cách khác,

cải cách thể chế và khu vực tài chính của chính mình mới là cơ hội và thách thức chủ yếu của Việt Nam trong bối cảnh quốc tế mới.

Ngoài ra, một thị trường thương mại và có thể sẽ là thị trường đầu tư lớn khác của Việt Nam là Trung Quốc. Các phân tích sâu gần đây của các định chế tài chính lớn cho thấy kinh tế Trung Quốc có thể tăng chậm lại (để tái cấu trúc và công nghệ hóa) nhưng không có nguy cơ khủng hoảng. Ngược lại, sự phục hồi gần đây của kinh tế Trung Quốc theo chu kỳ cũng chưa loại bỏ được những khó khăn lớn trong khu vực tài chính và sự đồng bộ của tái cấu trúc. Vì vậy, đối với Việt Nam, Trung Quốc vẫn là thị trường chiến lược quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế dài hạn.

Năm 2017, thị trường tài sản (bất động sản, chứng khoán) có thể có xu hướng biến động ngược lại của năm 2016. Đầu năm có thể chững lại hoặc tăng chậm và nửa cuối năm tăng khá hơn theo luân chuyển vốn trong nước và quốc tế đang diễn ra. Tuy nhiên, xu hướng phục hồi dài hạn khá rõ ràng, nhất là sau quý 2/2017.

Page 21: bantin PVN-index 14 print tin PVN/Ban Tin PVN... · Năm của khởi nghiệp với những cam kết hỗ trợ của Chính phủ mới Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước

2016NĂM CỦA KHỞI NGHIỆP VÀ NHỮNG CAM KẾT CỦA CHÍNH PHỦ MỚI

Chuyển sang Chính phủ phục vụ, hướng tới Doanh nghiệp

Bên cạnh rất nhiều các vấn đề nóng tại Việt Nam cũng như thế giới, “Khởi nghiệp” là một trong những đề tài được quan tâm nhiều nhất năm 2016, đặc biệt đối với giới trẻ Việt Nam. Hãy cùng chúng tôi nhìn lại những điểm hấp dẫn nhất của câu chuyện Khởi nghiệp năm 2016.

Tại ngày làm việc thứ 2 (05/05) của phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2016, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ đã dành gần một buổi sáng để thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về phát triển Doanh nghiệp.

Theo đó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đặt vấn đề Chính phủ phải chuyển từ phương thức quản lý theo mệnh lệnh hành chính sang Chính phủ phục vụ, hướng tới doanh nghiệp và người dân, lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp làm thước đo hiệu quả của Chính phủ và chính quyền các cấp.

Trong buổi họp báo Chính phủ chiều cùng ngày, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cũng cho biết, Chính phủ sẽ tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp từ môi trường tới thủ tục đầu tư.

Ông Dũng cho hay: “Mục tiêu quan trọng nhất trong lúc này, Thủ tướng khẳng định là tạo niềm tin mạnh mẽ của cộng đồng doanh nghiệp và người dân. Khi có niềm tin tốt, sự tham gia của người dân, cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp sẽ tốt. Do vậy, Thủ tướng đặc biệt, quan tâm tới việc triển khai thực hiện Nghị quyết về phát triển doanh nghiệp Việt Nam”,

Nghị quyết phải thể hiện rõ thông điệp của Chính phủ và Thủ tướng, là tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp phát triển. Vấn đề môi trường đầu tư, thủ tục đầu tư, thủ tục hành chính, các cam kết của các địa phương với VCCI, vấn đề tạo đất sạch, xây dựng hạ tầng đồng bộ…

Đặc biệt là việc tổ chức thực hiện Nghị quyết sau khi được ban hành, tránh việc Nghị quyết ra nhưng có nơi triển khai quyết

liệt, sáng tạo, trong khi nhiều nơi vẫn còn trì trệ.

Tinh thần được Thủ tướng nhấn mạnh là các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan và Chủ tịch UBND các địa phương chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, như việc bảo vệ quyền tài sản, quyền kinh doanh của nhân dân, tạo niềm tin thị trường mạnh mẽ, phát huy tự do sáng tạo, huy động mọi nguồn lực cho phát triển. Phải trả lời đến nơi, đến chốn những kiến nghị của doanh nghiệp. Mọi ngành, mọi cấp phải xem lại có gây khó cho doanh nghiệp hay không? Đưa năm 2016 là năm khởi nghiệp doanh nghiệp của mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, tạo động lực để tăng số lượng doanh nghiệp.

KINH TẾ PHÁT TRIỂN Bản tin PVN-INDEX số 14 19

Page 22: bantin PVN-index 14 print tin PVN/Ban Tin PVN... · Năm của khởi nghiệp với những cam kết hỗ trợ của Chính phủ mới Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước

NHỮNG LÝ DO NÊN KHỞI NGHIỆP TẠI VIỆT NAMViệt Nam là một đất nước khá yên bình trong khi năm vừa qua thế giới có rất nhiều biến động. Việt Nam cũng vừa ký kết một số thỏa thuận thương mại toàn cầu để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đó là một trong những căn cứ để có thể dự đoán Việt Nam sẽ hội nhập rất nhanh và là điểm đến lí tưởng cho các doanh nghiệp mở rộng và phát triển.

KINH TẾ PHÁT TRIỂNBản tin PVN-INDEX số 14 20

Hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam đang trở nên mạnh hơn bao giờ hết:

Trong quý I năm 2015, đối thủ cạnh tranh của Google tại Việt Nam Cốc Cốc đã thu hút được 14 triệu USD vốn đầu tư. Cách đây 2 tháng, KAfe Group đã có được 5,5 triệu USD lần thứ nhất để mở rộng chuỗi nhà hàng cafe thành thị khắp Việt Nam, hoặc cách đây khoảng 2 tuần, ứng dụng gọi đồ ăn Lozi đã nhận được vốn đầu tư 7 con số từ quỹ đầu tư Golden Gate Ventures, DesignOne Japan.

Không chỉ có như vậy, chính phủ Việt Nam đang rất nghiêm túc trong việc xây dựng một hệ sinh thái bền vững và phát triển cho các dự án khởi nghiệp.

Việt Nam là một thị trường lớn và đang phát triển nhanh:

Theo chỉ số thuận lợi kinh doanh do Ngân hàng thế giới công bố, Việt Nam hiện tại xếp thứ 90, hơn Indonesia và Malaysia. Việt Nam có dân số 92 triệu người, xếp thứ 34 thế giới về quy mô thị trường. Năm 2015, tổng số người dùng internet tại Việt Nam đạt khoảng 44 triệu người và được dự đoán sẽ tăng lên 59 triệu người hoặc hơn vào năm 2019.

Hơn nữa, theo các nhà phân tích, sự kiện ký kết Hiệp định xuyên Thái Bình Dương TPP sẽ tạo ra một làn sóng đầu tư khổng lồ từ các công ty trên thế giới vào thị trường Việt Nam bởi Việt Nam được hưởng lợi rất lớn từ thỏa thuận này. Ngân hàng phát triển châu Á ADB dự đoán Việt Nam sẽ là một trong số những nền kinh tế tăng trưởng tốt nhất khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Một đất nước cởi mở, ổn định với rất nhiều cơ hội:

Trong suốt hai năm 2014 và 2015, thế giới đối mặt với rất nhiều vấn đề như khủng hoảng kinh tế, khủng bố, thiên tai...

Việt Nam, một đất nước thanh bình, gần như chưa phải đối mặt với bất cứ thảm họa nào. Không có ghi nhận về động đất và sóng thần nào tại Việt Nam trong những năm qua. Thậm chí Việt Nam cũng gần như không bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu.

Bên cạnh đó, thị trường ở đây mở và ít khắc nghiệt hơn các nơi khác. Tất cả các lĩnh vực ở Việt Nam hầu như đều mới mẻ, bạn sẽ không phải cạnh tranh khốc liệt với những đối thủ cùng ngành. Sự thực là những công ty như GrabTaxi hay Lozi đang làm rất tốt ở Việt Nam là minh chứng cho điều này.

Page 23: bantin PVN-index 14 print tin PVN/Ban Tin PVN... · Năm của khởi nghiệp với những cam kết hỗ trợ của Chính phủ mới Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước

“ Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam:

Câu truyện dài kỳ”

PV: Xin chào ông Phạm Tuấn Anh – Phó vụ trưởng Vụ đổi mới doanh nghiệp. Lời đầu tiên xin được cảm ơn ông vì đã dành thời gian để chia sẻ với chúng tôi những thông tin xoay quanh vấn đề Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước – một chủ đề đang rất được quan tâm hiện nay. Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về tiến trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam trong năm 2016 vừa qua?

2016 là năm đầu tiên của giai đoạn 2016-2020 trong tiến trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Có thể đánh giá một cách khách quan là chúng ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đầu tiên phải nhắc đến việc hoàn thiện thể chế, chính sách. Cụ thể trong năm qua, đã có 16 văn bản được trình, trong đó Chính phủ và Thủ tướng đã ban hành 01 Nghị định; 01 Quyết định đó là Nghị định thực hiện thí điểm quản lý lao động tiền lương đối với Tập đoàn viễn thông quân đội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng.

Cũng trong năm qua, một số cơ chế chính sách có tính đột phá về thoái vốn được ban đã giúp đỡ tháo gỡ khó khăn khi thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp thua lỗ kéo dài như thoái vốn dưới mệnh giá; dưới giá trị sổ sách kế toán; chuyển nhượng vốn theo hình thức thỏa thuận; thoái vốn theo lô; cơ chế thoái vốn đặc thù….góp phần bảo toàn vốn và nâng cao lợi ích của nhà nước.

Chủ đề “ Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam: Câu truyện dài kỳ”

Bài phỏng vấn Ông Phạm Tuấn Anh - Phó vụ trưởng Vụ Đổi mới doanh nghiệp

ông Phạm Tuấn AnhPhó vụ trưởng Vụ đổi mới doanh nghiệp

Năm 2016 cũng ghi nhận việc hoàn thiện bước đầu tiên trong tiến trình cổ phần hóa đó là xác định giá trị doanh nghiệp tại 6 tổng công ty nhà nước và các bộ, đặc biệt tại Bộ Công thương. Các Tổng Công ty mà tôi đang nhắc tới đều là các tổng lớn với quy mô vốn từ 20 – 30 nghìn tỷ đồng. Ví dụ Tổng Công ty Điện lực Dầu khí là 24 nghìn tỷ, Tổng Công ty Phát điện 3 gần 30 nghìn tỷ…. Như chúng ta đều hiểu, với một tổng công ty lớn như vậy, việc xác định giá trị doanh nghiệp là rất quan trọng và mất nhiều thời gian. Tuy nhiên các Tổng Công ty này đều đã đến bước cuối cùng trong việc xác định giá trị doanh nghiệp, bắt đầu chuyển sang kiểm toán nhà nước để thực hiện kiểm toán và công bố giá trị doanh nghiệp, làm cơ sở cho việc xây dựng phương án cổ phần hóa năm 2017.

Một điểm sáng nữa được ghi nhận năm 2016 đó là chúng ta đã bắt đầu tiền hành cổ phần hóa nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất; cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích, có thể nhắc đến như Công ty Cấp thoát nước Hà Nam, Công ty Môi trường đô thị Thái Bình, Công ty Môi

trường đô thị Bà Rịa-Vũng Tàu. Bước đầu sau khi cổ phần hóa các công ty này được báo cáo kết quả hoạt động tốt, bảo đảm cung cấp các hoạt động công ích cho xã hội, nhiều doanh nghiệp tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao hiệu hiệu quả hoạt động, tăng lợi ích xã hội và tăng thu nhập cho người lao động.

Đối với Ngành Dầu khí nói riêng, trong năm 2016 có 3 Tổng công ty rất lớn đó là Tổng Công ty Điện lực Dầu khí, Tổng Công ty Dầu Việt Nam và Tổng Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn với số vốn đều trên 10 nghìn tỷ đã hoàn thành việc xác định giá trị doanh nghiệp. Trong năm 2016 Tập đoàn Dầu khí cũng đã tiến hành sửa đổi bổ sung quy chế quản lý nội bộ trình Bộ Công thương trình Chính phủ để ban hành điều lệ tổ chức hoạt động Tập đoàn phù hợp với Luật doanh nghiệp 2014, đồng thời trình Bộ Công thương; Bộ Tài chính để trình Chính phủ Quy chế quản lý tài chính của Tập đoàn phù hợp với luật Quản lý đầu tư sử dụng vốn nhà nước tại Doanh nghiệp.

KINH TẾ PHÁT TRIỂN Bản tin PVN-INDEX số 14 21

Sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước là một trong những nội dung quan trọng của công cuộc cải cách nền kinh tế để doanh nghiệp nhà nước có cơ cấu hợp lý hơn, tập trung vào ngành; lĩnh vực then chốt, cung cấp sản phẩm; dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội và quốc phòng; an ninh, làm nòng cốt để kinh tế nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Sau 6 năm triển khai thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, mặc dù khối lượng công việc tiếp tục phải làm đến năm 2020 vẫn còn khá lớn, song quá trinh tái cơ cấu; sắp xếp; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận và cũng cho thấy rõ nhiều hạn chế; bất cấp. Để hiểu rõ hơn cậu truyện dài kỳ “Tái cơ cấu”, Phóng viên chúng tôi đã có buổi trao đổi với ông Phạm Tuấn Anh – Phó vụ trường Vụ đổi mới doanh nghiệp.

Page 24: bantin PVN-index 14 print tin PVN/Ban Tin PVN... · Năm của khởi nghiệp với những cam kết hỗ trợ của Chính phủ mới Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước

Tính đến thời điểm hết năm 2016, chúng ta cổ phần hóa được 52 doanh nghiệp nhà nước, 3 đơn vị sự nghiệp công lập, sắp xếp theo các hình thức khác đối với 12 doanh nghiệp, cụ thể giải thể 10 doanh nghiệp, phá sản 1 doanh nghiệp và bán 1 doanh nghiệp. Về thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp không cần nắm giữ vốn, cả nước đã thoái được 4.493,7 tỷ giá trị sổ sách, thu về 7.098,8 tỷ (vượt 1,58 mệnh giá). Đây được ghi nhận là một kết quả rất tốt, đặc biệt có nhiều doanh nghiệp đầu tư ngoài ngành, khi thoái vốn đã đạt được mức cao hơn giá trị sổ sách ban đầu.

PV: Thưa ông, theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến ngày 20/7/2016 đã có 43 doanh nghiệp nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa, trong đó có 6 Tổng Công ty thuộc Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ Quốc phòng và Bộ NN&PTNT. Ông có thể giúp chúng tôi cập nhật con số tổng kết đến thời điểm hết năm 2016 không ạ?

So với năm 2015, công tác sắp xếp; đổi mới; tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước tiến triển khá chậm, cổ phần hóa bằng 21.7%, thoái vốn bằng 30,2%. Tiến độ cổ phần hóa tương đối chậm được thể hiện ở mức vốn nhà nước, tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ các doanh nghiệp cổ phần hóa còn cao, đặc biệt trong các lĩnh vực mà nhà nước không cần thiết nắm giữ và chi phối.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này, cả chủ quan khách quan. Đầu tiên không thể không nhắc đến tình hình suy thoái kinh tế chung trên thế giới đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường trong nước, trực tiếp tác động vào tâm lý của các nhà đầu tư. Về mặt chủ quan, các doanh nghiệp đến giai đoạn 2016-2020 tiến hành cổ phần hóa đều là các doanh nghiệp có quy mô rất lớn, một số doanh nghiệp khác có tồn tại khó khăn về tài chính, công nợ cần cần thời gian để xử lý. Với một doanh nghiệp có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rất rộng, địa bàn kéo dài, các chi nhánh hay đơn vị thành viên ở khắp cả nước thì thời gian cần ít nhất từ 1 năm đến 1,5 năm để hoàn thành.

PV: Một số chuyên gia cũng như báo chí nhận định tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước của chúng ta vẫn đang diễn ra chậm và chưa đạt được kỳ vọng ban đầu. Ông có thể lý giải nguyên nhân vì sao dẫn đến hiện tượng này?

Có một nguyên nhân khác thiên nhiều tính cá nhân, đó là sự e ngại về quyền lợi của bản thân sau khi cổ phần hóa. Chính tâm lý lo ngại về sự thay đổi chủ trong sử dụng lãnh đạo, áp lực từ việc thay đổi cách hoạt động sau khi cổ phần hóa đã dẫn đến tình trạng nhiều nơi chưa thực sự quyết liệt trong việc triển khai thực hiện. Như các bạn cũng biết, đối với những doanh nghiệp nhà nước lâu đời, thế hệ lãnh đạo cũ thì việc phải thay đổi, phải công khai minh bạch với các cổ đông và chịu trách nhiệm lớn hơn trong việc điều hành hiệu quả doanh nghiệp là một áp lực thực sự lớn.

PV: Trong giai đoạn tới đây (2016-2020), theo ông các Doanh nghiệp nhà nước cần phải có những biện pháp gì để đẩy mạnh việc tái cơ cấu và nâng cao chất lượng quản trị, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp?

ð Tháng 1/2017 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 58 về tiêu chí danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước. Theo đó nhà nước tiếm tục nắm giữ 100% vốn tại 103 doanh nghiệp và nắm giữ cổ phần chi phối tại 106 doanh nghiệp. Đồng thời thủ tướng cũng ban hành một danh sách rất cụ thể các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa, trong đó doanh nghiệp nhà nước tiếp tục nắm giữ trên 65% vốn, doanh nghiệp nhà nước nắm giữ từ 51-65% và doanh nghiệp nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối. Những doanh nghiệp này sẽ tiến hành cổ phần hóa trong giai đoạn 2017-2020. Từ đó cũng thể thấy nhiệm vụ của các Bộ ngành địa phương, công ty nhà nước, tập đoàn kinh tế là phải căn cứ vào Quyết định 58 để xác định rõ danh mục, lộ trình cổ phần hóa cho từng năm.

Về phía các cơ quan nhà nước, chúng tôi sẽ tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ vướng mắc khó khăn, đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả sắp xếp, cổ phần hóa, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Trong đó có 1 số vấn đề quan trọng sẽ được nghiên cứu bổ sung quy định phù hợp như: thuê tư vấn quốc tế cổ phần hóa; thuê tư vấn và thực hiện việc bán cổ phần hóa nhà nước tại doanh nghiệp trên thị trường quốc tế; xử lý đất đai đối với các doanh nghiệp quản lý nhiều đất đai, quản lý đất đai ở những vị trí

có lợi thế thương mại cao; cơ chế thu hút các nhà đầu tư chiến lược có năng lực; giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước xuống mức đủ để thay đổi quản trị doanh nghiệp một cách thực chất.

Thủ tướng Chính phủ cũng đã thành lập một ban chỉ đạo để xử lý trực tiếp 12 dự án, doanh nghiệp thua lỗ và sẽ kiên quyết xử lý các doanh nghiệp, các dự án đầu tư không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp theo cơ chế thị trường. Điều đó thể hiện sự quyết liệt của Chính phủ đối với vấn đề này.

Các doanh nghiệp cổ phần hóa cần lưu ý một số quy định cụ thể như phải niêm yết trong thời hạn một năm kể từ ngày phát hành cổ phiếu lần đầu; các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa nhưng đến ngày 31/12/2016 chưa đăng ký giao dịch và niêm yết trên thị trường chứng khoán phải hoàn tất việc này và báo cáo kết quả thực hiện với Thủ tướng Chính phủ trong Quý I/2017.

Các Bộ ban ngành địa phương, các doanh nghiệp cần hiểu rõ sự quan trọng cũng như điều tất yếu của việc cổ phần hóa đối với nền kinh tế đất nước. Việc đổi mới cơ cấu, hình thức sở hữu cũ không hợp lý, kém hiệu quả sẽ song song với việc tạo ra một hình thức, cơ cấu sở hữu mới hợp lý hơn, hiệu quả hơn, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Bên cạnh những động thái tích cực và hỗ trợ từ Chính phủ, bản thân các Doanh nghiệp cần có sự tìm hiểu và trau dồi kiến thức về cổ phần hóa, các vấn đề sau cổ phần, nắm vững về luật doanh nghiệp, hiểu biết về thị trường chứng khoán, về công khai minh bạch hoạt động… Tìm kiếm và phối hợp chặt chẽ với các đơn vị tư vấn, nhất là tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp, đảm bảo xác định đúng, đủ giá trị thực thế của doanh nghiệp cổ phần hóa. Mọi khởi đầu đều rất khó khăn, nhưng nếu chúng ta thực hiện nghiêm túc, quyết liệt với mục tiêu và kế hoạch đưa ra, tôi tin tiến trình cổ phần hóa tại nước ta sẽ đạt được những bước tiến đáng kể.

Xin được cảm ơn ông, chúc ông một năm mới thật nhiều

thành công và may mắn!

KINH TẾ PHÁT TRIỂNBản tin PVN-INDEX số 14 22

Page 25: bantin PVN-index 14 print tin PVN/Ban Tin PVN... · Năm của khởi nghiệp với những cam kết hỗ trợ của Chính phủ mới Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước

CỔ PHẦN HÓA, THOÁI VỐN DNNN

CÁI NHÌN TỪ NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Bà Seo Hee (Hanni) Kang: Việc cổ phần hoá của rất nhiều các doanh nghiệp nhà nước lớn chắc chắn sẽ đem lại các cơ hội tốt cho nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, điểm thu hút hơn đối với nhà đầu tư không phải là bản thân việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, mà là việc doanh nghiệp đó có tiềm năng tăng trưởng tốt hay không và định giá doanh nghiệp đó có hợp lý hay không. Hơn nữa, tôi tin rằng việc cung cấp những thông tin về doanh nghiệp cho các nhà đầu tư cũng như việc minh bạch các thông tin tài chính kế toán là vô cùng quan trọng.

Chúng tôi tin rằng sau khi cổ phần hoá, việc bắt buộc doanh nghiệp nhà nước niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên UPCOM sẽ thu hút nhà đầu tư tới thị trường chứng khoán Việt Nam. Chúng tôi hi vọng biện pháp này sẽ tăng cường thanh khoản thị trường.

Tăng tỷ lệ chào bán IPO không chỉ giúp thu hút thêm nhiều nhà đầu tư nước ngoài mà còn giúp xây dựng niềm tin và tăng lợi ích cho họ. Tôi được biết đến trường hợp của Sabeco (SAB) và Masan Group (MSN), 2 công ty này được chấp thuận niêm yết khi tỉ lệ cổ phần được chuyển nhượng tự do và cơ cấu cổ đông chưa đạt tiêu chuẩn niêm yết. Thanh khoản thấp khiến cho giá cổ phiếu liên tục tăng, đồng nghĩa với việc một nhóm cổ đông có thể kiểm soát giá cổ phiếu. Tình trạng này cho thấy sự cần thiết phải thay đổi cơ chế quản lý bởi nó chắc chắn sẽ làm suy giảm lòng tin của nhà đầu tư và dẫn tới việc nhà đầu tư rút vốn khỏi thị trường.

Chúng tôi hiểu rằng doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Việc cổ phần hoá các doanh nghiệp đầy tiềm năng này chắc chắn giúp thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, điều này cũng góp phần nâng cao lợi ích của các nhà đầu tư nước ngoài trong thị trường vốn Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý rằng việc đảm bảo giá chào bán hợp lý, cung cấp thông tin đầy đủ tới nhà đầu tư và việc tiếp cận thông tin tài chính kế toán minh bạch của các doanh nghiệp nhà nước là quan

trọng như nhau khi cổ phần hoá doanh nghiệp.

Các nhà đầu tư nước ngoài khi xem xét đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam thường quan tâm nhiều nhất tới chiến lược thoái vốn đầu tư. Nhà đầu tư nước ngoài sẽ không có chiến lược thoái vốn nào khác ngoài việc thoái vốn theo lô giữa các nhà đầu tư lớn nếu các doanh nghiệp cổ phần hoá chỉ đăng ký giao dịch trên UPCOM chứ không niêm yết trên HOSE. Về vấn đề này, niêm yết cổ phiếu trên HOSE sẽ giúp thu hút nhà đầu tư nước ngoài, cũng như tăng tính thanh khoản của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tỉ lệ chào bán cho nhà đầu tư đại chúng thấp đồng nghĩa với tính thanh khoản trên thị trường thấp, làm cho giá cổ phiếu dễ bị thao túng; điều này cũng khiến việc thoái vốn của nhà đầu tư trở nên khó khăn. Vì vậy tôi tin rằng việc tăng tỉ lệ chào bán IPO là vô cùng thiết yếu nếu Việt Nam mong muốn thu hút thêm nhiều đầu tư từ nước ngoài.

Tuy các doanh nghiệp nhà nước chỉ chiếm khoảng dưới 2% tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam, nhưng doanh thu của các doanh nghiệp này chiếm tới hơn 20% GDP của Việt Nam. Đúng như số liệu phản ánh, doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thị trường Việt Nam. Và bởi các nhà đầu tư luôn tìm kiếm lời chào bán của các doanh nghiệp tiềm năng, việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước sẽ thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài tới thị trường cổ phiếu Việt Nam.

Mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư khi quyết định đầu tư vào các thị trường mới nổi đó là liệu có cách thoái vốn hiệu quả nào hay không. Quy định của chính phủ Việt Nam về việc bắt buộc niêm yết sau cổ phần hoá đối với các doanh nghiệp nhà nước rõ ràng là một nhân tố có lợi trong việc thu hút nhà đầu tư, bởi điều này sẽ giúp nâng cao tính thanh khoản thông qua việc giao dịch cổ phiếu trên sàn chứng khoán.

Nếu cổ phiếu có tính thanh khoản quá thấp, giá cổ phiếu sẽ dễ dàng bị thao túng,

gây ảnh hưởng lớn đến niềm tin và lợi ích của nhà đầu tư. Bởi vậy, chúng tôi tin rằng tăng quy mô chào bán của các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam sẽ giúp củng cố niềm tin và tự tin của nhà đầu tư, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quy mô đầu tư nước ngoài.

KINH TẾ PHÁT TRIỂN Bản tin PVN-INDEX số 14 23

Trong năm 2017, Chính phủ Việt Nam có kế hoạch cổ phần hóa 1 loạt doanh nghiệp nhà nước lớn như PV Power, Lọc Hóa dầu Bình Sơn, PV Oil, GenCo 3. Đây được đánh giá là một cơ hội tốt không chỉ đối với các nhà đầu tư trong nước mà với cả Nhà đầu tư nước ngoài muốn tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong khuôn khổ Hội nghị thường niên ASF 2016, các chuyên giá của PSI đã có cuộc phỏng vấn ngắn với đại diện của Hiệp hội Đầu tư Tài chính Hàn Quốc về góc nhìn của các Nhà đầu tư Quốc tế đối với việc cổ phần hóa, thoái vốn DNNN tại Việt Nam. Dưới đây là phần trả lời của Bà Seo Hee (Hanni) Kang - quản lý ban Đối ngoại của Hiệp hội Đầu tư Tài chính Hàn Quốc

iệp hội Đầu tư Tài chính Hàn Quốc H(KOFIA) là tổ chức tự điều hành phi lợi nhuận của nền công nghiệp tài

chính Hàn Quốc. Bao gồm các công ty chứng khoán, quản lý quỹ, khai thác bất động sản... hàng đầu trong ngành tài chính, chứng khoán Hàn Quốc, KOFIA đã đến Việt Nam tìm hiểu cơ hội đầu tư và cho thấy sự quan tâm rất lớn của các nhà đầu tư Hàn Quốc đối với thị trường tài chính, chứng khoán Việt Nam. Theo đó, các nhà đầu tư Hàn Quốc mong muốn nâng cao hiểu biết về sự phát triển kinh tế Việt Nam cũng như các vấn đề liên quan đến thị trường vốn, đầu tư... Có thể thấy KOFIA đóng vai trò cầu nối quan trọng, kết nối giữa các nhà đầu tư Hàn Quốc và các thị trường tiềm năng của Việt Nam.

Ÿ Ngày 10/03/2016, Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) phối hợp cùng Hiệp hội Đầu tư Tài chính Hàn Quốc (KOFIA) đã tô� chức Hội thảo Thị trường vốn và triển vọng hợp tác – đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc.

Ÿ KOFIA cũng đã phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc tổ chức Hội thảo “Cơ hội đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng giao thông theo hình thức đối tác công tư và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam” tại Seoul ngày 15/12/2016.

Ÿ Ông Han Chang Soo - Phó Chủ tịch KOFIA cho biết đã có hơn 30 tổ chức tài chính Hàn Quốc hiện diện tại Việt Nam và tin tưởng chính sách mở rộng tài sản tài chính hộ gia đình, cùng với sự ra đời của quĩ đầu tư chứng khoán nước ngoài không chịu thuế đang được Chính phủ Hàn Quốc xúc tiến, sẽ tạo động lực để các nhà đầu tư Hàn Quốc đẩy mạnh hơn nữa đầu tư tại Việt Nam.

Page 26: bantin PVN-index 14 print tin PVN/Ban Tin PVN... · Năm của khởi nghiệp với những cam kết hỗ trợ của Chính phủ mới Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước

hị trường chứng khoán (TTCK) trong nước đã khép lại năm 2016 Tvới mức tăng điểm khá ấn tượng của cả 2 chỉ số. Xét về mặt tổng thể, 2016 là năm khá thành công trong việc phát triển quy mô thị

trường khi đưa được nhiều doanh nghiệp lớn lên niêm yết. Theo các chuyên gia, chỉ số chứng khoán sẽ vẫn duy trì được đà tăng tích cực trong năm 2017 và sẽ là kênh đầu tư hấp dẫn hứa hẹn nhiều cơ hội. Nhân dịp đầu xuân năm mới 2017, Bà Tạ Thanh Bình - Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, UBCKNN đã có cuộc trao đổi ngắn với Bản tin PVN Index của Công ty Cổ phần Chứng khoán Dầu khí về bức tranh TTCK năm 2016 và những điểm sáng kỳ vọng cho năm 2017

Bà Tạ Thanh BìnhVụ trưởng Vụ Phát triển thị trườngUBCKNN

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2016

VÀ GÓC NHÌN 2017

PV: Thưa bà, năm 2016, mặc dù thị trường gặp nhiều tác động từ bên ngoài như sự kiện TTCK Trung Quốc ngắt giao dịch (01/4), nước Anh quyết định rời khỏi EU - Brexit (24/6), kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ (09/11) nhưng chỉ số VN Index vẫn duy trì được đà tăng trưởng lạc quan. Bà có thể giúp độc giả có cái nhìn tổng quát về TTCK Việt Nam năm 2016?

Trong bối cảnh tình hình kinh tế, tài chính thế giới và trong nước tiếp tục còn nhiều khó khăn, TTCK Việt Nam trong năm qua đã chịu những ảnh hưởng nhất định từ các biến động tình hình kinh tế, chính trị quốc tế. Tuy nhiên, Chính phủ đã tích cực xây dựng nền hành chính kiến tạo, cải thiện môi trường kinh doanh. Điều kiện kinh tế vĩ mô trong nước tiếp tục cải thiện và với những tín hiệu nới lỏng tiền tệ và đẩy nhanh giải ngân vốn tài khóa đã hỗ trợ tích cực cho thị trường.

Bên cạnh đó, chính sách gắn cổ phần hóa (CPH) với niêm yết/đăng ký giao dịch trên TTCK mang lại hiệu quả tích cực trong việc tăng nguồn hàng chất lượng cho thị trường, tạo điều kiện thu hút dòng tiền đầu tư. Trong năm 2016, TTCK Việt Nam đã duy trì được tốc độ tăng trưởng tốt, được đánh giá là một trong 5 thị trường thế giới có mức tăng trưởng cao nhất tại khu vực Đông Nam Á, với các con số ấn tượng: Chỉ số VN Index tăng 15%. Mức vốn hóa đạt 1.947 nghìn tỷ đồng, tương đương 43,2% GDP năm 2016, tăng 43% so với cuối năm 2015.

Thanh khoản thị trường cải thiện mạnh với quy mô giao dic h bin h quân phiên đat 6.900 ty đông/phiên, tăng 40% so vơi bin h quân phiên năm 2015. Tổng mức huy động

Phỏng vấn bà Tạ Thanh Bình - Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường (UBCKNN)

vốn trên thị trường ước đạt 355 nghìn tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2015. Đáng chú ý tổng giá trị thu được qua CPH thoái vốn trên TTCK đạt trên 22 nghìn tỷ đồng. Về hoạt động đầu tư, số lượng tài khoản nhà đầu tư đạt khoảng 1,69 triệu tài khoản, tăng 8% so với cuối năm 2015.

Bước sang năm 2017, năm bản lề cho một giai đoạn phát triển nhanh và mạnh tiếp theo của TTCK với nhiều sự kiện như khai mở TTCK phái sinh, bắt đầu xây dựng Luật Chứng khoán sửa đổi, triển khai xây dựng đề án phát triển trái phiếu doanh nghiệp, xúc tiến hợp nhất các Sở giao dịch chứng khoán, phân định thị trường... TTCK Việt Nam dự kiến sẽ có những bước phát triển đột phá.

PV: Năm 2017, Chính phủ Việt Nam đã có chính sách ưu tiên ổn định kinh tế, điều này giúp các chuyên gia và nhà đầu tư có cái nhìn tích cực về khả năng phát triển của TTCK Việt Nam. Vậy xin bà cho biết những điểm sáng của TTCK Việt Nam trong năm 2017 và những kế hoạch phát triển TTCK trong năm 2017 của UBCKNN?

Từ những tín hiệu tích cực của thị trường 2016 như môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, tiến trình CPH gắn với niêm yết/đăng ký giao dịch cổ phiếu của một loạt các doanh nghiệp, tổng công ty lớn được đẩy mạnh…, kết hợp với những triển vọng của nền kinh tế vĩ mô ổn định trong năm 2017, tăng trưởng bền vững và nhiều chính sách ưu đãi thu hút dòng tiền, năm 2017, UBCKNN sẽ triển khai những kế hoạch phát triển TTCK Việt Nam để tạo nên những điểm sáng từ những giải pháp sau:

Thứ nhất, hoàn thiện khung khổ pháp lý. Năm 2017, văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất trên thị trường là Luật Chứng khoán sẽ được triển khai xây dựng, song song với việc tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý đồng bộ hướng dẫn Luật Chứng khoán theo hướng áp dụng các thông lệ tốt nhất. Hệ thống các văn bản pháp luật được hoàn thiện theo hướng tạo cơ sở cho thị trường chuyển sang giai đoạn phát triển theo chiều sâu, hướng đến việc minh bạch thông tin và xử lý tranh chấp, tạo điều kiện thu hút dòng vốn gián tiếp nước ngoài, tạo cơ sở để triển khai các sản phẩm mới, TTCK phái sinh, thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Thứ hai, tái cấu trúc TTCK trên cơ sở 4 trụ cột chính bao gồm cơ sở hàng hóa, cơ sở nhà đầu tư, tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán, tái cấu trúc TTCK; Hợp nhất các Sở giao dịch chứng khoán; phát triển các khu vực thị trường gồm thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường phái sinh; tái cơ cấu các tổ chức trung gian theo hướng nâng cao chất lượng, tăng cường năng lực tài chính, quản trị công ty, quản trị rủi ro.

Thứ ba, đưa vào vận hành TTCK phái sinh theo chuẩn mực quốc tế, dự kiến vào tháng 5/2017. Đây được đánh giá là một bước tiến lớn trên TTCK Việt Nam sau 16 năm ra đời và đi vào hoạt động, góp phần hoàn thiện mô hình của một TTCK hiện đại, giúp nhà đầu tư có thêm công cụ để đầu tư cũng như phòng ngừa rủi ro, tăng cường thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài… theo xu hướng phát triển khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, năm 2017, thị trường sẽ triển khai hệ thống giao dịch sản phẩm

TÀI CHÍNH - CHỨNG KHOÁNBản tin PVN-INDEX số 14 24

Page 27: bantin PVN-index 14 print tin PVN/Ban Tin PVN... · Năm của khởi nghiệp với những cam kết hỗ trợ của Chính phủ mới Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước

mới là Covered Warrant. Với đặc tính “đòn bẩy” khá lớn, sản phẩm này sẽ góp phần tạo tính thanh khoản cho thị trường và tăng quy mô giao dịch, thu hút thêm nhiều nhà đầu tư.

Thứ tư, thị trường trái phiếu chính phủ sẽ phát triển theo hướng đa dạng các loại hàng hóa như phát hành trái phiếu lãi suất thả nổi, mua lại trái phiếu chính phủ trước hạn, bộ sản phẩm repo trái phiếu; cùng với đó là đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư hình thành hệ thống nhà kinh doanh trái phiếu sơ cấp; phát triển hệ thống thành viên đấu thầu trái phiếu chính phủ để thiết lập hệ thống nhà tạo lập thị trường trên thị trường trái phiếu chính phủ theo thông lệ quốc tế. Ngày 6/2/2017 vừa qua, Thông tư số 10/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 234/2012/TT-BTC hướng dẫn quản lý giao dịch TPCP, TPCP được bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương được ban hành và có hiệu lực vào 1/9/2017. Đây là động thái tích cực tạo cơ hội cho nhà đầu tư được tiếp cận với nhiều sản phẩm trái phiếu, từ đó tăng khả năng sinh lời đồng vốn cho các nhà đầu tư đặc biệt là các nhà đầu tư có tổ chức, góp phần làm tăng tính thanh khoản cho thị trường trái phiếu.

PV: Nhân dịp đầu xuân năm mới, xin bà có đôi lời nhắn gửi cho những nhà đầu tư đã dành rất nhiều sự quan tâm về tiềm năng phát triển của thị trường trong năm tới?

Năm 2017 sẽ mở ra nhiều cơ hội cho thị trường cũng như các nhà đầu tư tuy nhiên bên cạnh các cơ hội cũng không ít những thách thức. Về phía cơ quan quản lý, cơ quan quản lý sẽ triển khai các giải pháp đồng bộ và kịp thời để giải quyết những vướng mắc của thị trường và xây dựng một môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Về phía các nhà đầu tư, nên lựa chọn cho mình những cơ hội phù hợp và cân nhắc kỹ càng trước khi ra quyết định đầu tư để có thể tạo ra những khoản đầu tư sinh lời bền vững.

Chân thành cám ơn bà đã tham gia buổi phỏng vấn!

Thứ năm, tiếp tục các giải pháp nâng hạng TTCK Việt Nam trên bảng MSCI. Từ đây các nhà đầu tư trong nước cũng như quốc tế được tiếp cận với một thị trường mang tính chuẩn mực cao hơn, tuân thủ các quy định theo thông lệ quốc tế, trong đó có các quy định về điều kiện tham gia TTCK của các nhà đầu tư nước ngoài được mở rộng, các thủ tục tham gia được đơn giản hóa làm tăng khả năng tham gia sâu và rộng hơn của các nhà đầu tư nước ngoài vào TTCK Việt Nam khi các nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận thị trường.

Thứ sáu, năm 2017, TTCK Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy vai trò đẩy mạnh công tác cổ phần hóa, thoái vốn của DNNN gắn với việc niêm yết/đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán như đã từng đạt được kết quả khá tốt trong năm 2016, tạo một nguồn cung dồi dào cho thị trường, đồng thời góp phần tái cơ cấu các DNNN. Bên cạnh đó, các quy định pháp lý về quản trị công ty đang được hoàn tất để sớm ban hành, khiến nhà đầu tư có cơ hội được tiếp cận với một nguồn cung dồi dào và ngày càng có chất lượng.

TÀI CHÍNH - CHỨNG KHOÁN Bản tin PVN-INDEX số 14 25

Page 28: bantin PVN-index 14 print tin PVN/Ban Tin PVN... · Năm của khởi nghiệp với những cam kết hỗ trợ của Chính phủ mới Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước

Hệ thống chỉ báo thị trường chứng khoán đóng vai trò quan trọng là thước đo cho thị trường chứng khoán. Từ khi thị trường chứng khoán thành lập, Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM và Sở GDCK Hà Nội đã chủ động triển khai hai hệ thống chỉ báo cho sàn của mình là VN-Index và HNX-Index. Tuy nhiên, hai chỉ số này có một số nhược điểm nên chưa thể hoàn thiện vai trò chỉ báo thị trường chứng khoán Việt Nam.

Chỉ số VN-Index là chỉ số truyền thống đại diện toàn thị trường nhưng phương pháp tính toán chỉ số VN-Index không loại bỏ phần cổ phiếu hạn chế chuyển nhượng và chưa áp dụng biện pháp hạn chế tỷ trọng cổ phiếu trong rổ. Do đó, chỉ số VN-Index thường xuất hiện các hiện tượng “xanh vỏ đỏ lòng” do biến động của một số cổ phiếu có vốn hóa lớn có tác động quyết định đến biến động chỉ số dù khối lượng các cổ phiếu này thật sự lưu hành trên thị trường không nhiều. Mặt khác, chỉ số HNX-Index sau cải tiến đã khắc phục được hiện tượng này nhưng với giá trị vốn hóa thị trường quá thấp nên chưa mang tính đại diện cho thị trường chứng khoán Việt Nam.

Nhằm giải quyết các hạn chế của hệ thống chỉ báo truyền thống, HOSE đã triển khai xây dựng ra thị trường Bộ chỉ số HOSE-Index bao gồm VN30, VNMidcap, VN100, VNSmallcap, VNAllshare và bộ VNAllshare Sectors. Bộ chỉ số HOSE-Index đã áp dụng các thông lệ quốc tế trong thiết kế, quản lý và vận hành chỉ số như áp dụng tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng, mức giới hạn tỷ trọng với các bước sàng lọc minh bạch dưới sự giám sát của Hội đồng Chỉ số HOSE. Qua hơn 3 năm vận hành an toàn và liên tục, Bộ chỉ số HOSE-Index đã đạt được những thành công nhất định, được thị trường ngày càng quan tâm tìm hiểu và đón nhận bởi bước đầu đã đem đến cho nhà đầu tư cái nhìn toàn diện hơn về các phân khúc vốn hóa khác nhau của thị trường, gia tăng các cơ hội đầu tư theo chỉ số và phát triển các sản phẩm ETF. Tuy

nhiên, Bộ chỉ số HOSE-Index chỉ bao gồm các cổ phiếu niêm yết trên HOSE nên cũng chưa mang lại một cái nhìn tổng quan toàn thị trường.

Với mục tiêu cung cấp một chỉ báo tổng quan toàn thị trường cũng như xây dựng nền tảng cơ sở cho việc hợp nhất thị trường cổ phiếu theo định hướng của Chính Phủ, Sở GDCK TP.HCM và Sở GDCK HN đã thống nhất quan điểm và hợp tác cùng xây dựng chỉ số chung VNX Allshare. Triển khai vào ngày 24/10/2016 với 488 cổ phiếu thành phần và điểm cơ sở là 1000, Chỉ số VNX Allshare là tập hợp các cổ phiếu của cả hai Sở GDCK TP.HCM và Sở GDCK HN loại trừ một số cổ phiếu chưa đáp ứng được yêu cầu về tư cách, tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng và thanh khoản.

Thông qua một quy trình sàng lọc đơn giản, rõ ràng, minh bạch cùng các tiêu chí tiếp cận với chuẩn mực quốc tế và sự tham vấn của các chuyên gia trong Hội đồng Chỉ số Thị trường Chứng khoán Việt Nam, số lượng cổ phiếu của VNX Allshare tuy thấp hơn nhiều so với tổng số cổ phiếu niêm yết trên cả hai Sở tính đến ngày 30/12/2016 (696 cổ phiếu) nhưng VNX Allshare có tính đại diện cao để làm chỉ báo bao quát toàn thị trường. Chỉ số VNX Allshare có giá trị vốn hóa trung bình khoảng 1,4 triệu tỷ đồng và giá trị giao dịch bình quân hơn 2,3 nghìn tỷ đồng/ngày, duy trì mức đại diện hơn 85% giá trị vốn hóa cũng như hơn 85% giá trị giao dịch toàn thị trường. Trong đó, các cổ phiếu được niêm yết trên HOSE trong VNX Allshare chiếm tỷ trọng hơn 90% giá trị vốn hóa toàn rổ còn các cổ phiếu được niêm yết trên HNX chiếm khoảng 10%, tương đương với mức tương quan giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu giữa HOSE và HNX.

Ngoài ra, với thành phần được lựa chọn từ cả Sở GDCK TP.HCM và Sở GDCK HN, cấu trúc các ngành nghề trong VNX Allshare cũng tương tự cấu trúc của toàn bộ thị trường chứng khoán Việt Nam với số lượng các công ty niêm yết tập trung ở ngành công nghiệp và nguyên vật liệu (chiếm

khoảng 50% số lượng và khoảng 20% giá trị vốn hóa toàn thị trường) còn mức vốn hóa thị trường tập trung ở ngành tài chính và hàng tiêu dùng thiết yếu (chiếm khoảng 50% giá trị vốn hóa toàn thị trường trong khi chỉ chiếm khoảng 20% số lượng công ty).

Sau gần 3 tháng kể từ khi vận hành đến ngày 30/12/2016, chỉ số VNX Allshare có mức tăng trưởng là -5,45% và chỉ số VNAllshare, VN-Index và HNX-Index cũng có mức tăng trưởng trong cùng kỳ lần lượt là -5,48%, -2,91% và -5,48%. Điều này thể hiện chỉ số VNX Allshare đã thực hiện tốt chức năng chỉ báo chung cho cả hai thị trường.

Hơn nữa, việc xây dựng chỉ số VNX Allshare giúp hai Sở có sự thống nhất về các tiêu chí sàng lọc như cách thức xác định các đối tượng cổ phiếu không tự do chuyển nhượng, cách thức xác định mức thanh khoản của cổ phiếu, mức sàng lọc tối thiểu, … từ đó nâng cao tính thống nhất và chuẩn hóa hệ thống chỉ báo cho toàn thị trường chứng khoán Việt Nam, giúp các nhà đầu tư dễ dàng so sánh các chỉ số với nhau. Việc cùng nhau phát triển chỉ số chung tạo điều kiện cho hai Sở kết nối hệ thống để trao đổi dữ liệu, thống nhất định dạng dữ liệu và cơ chế phối hợp để quản lý và vận hành chỉ số chung. Trong tương lai khi triển khai chỉ số ngành trong VNX Allshare, hai Sở cũng sẽ tiếp tục thống nhất về chuẩn phân ngành để có một chuẩn phân ngành phù hợp cho toàn bộ thị trường chứng khoán Việt Nam.

Trong năm 2017, hai Sở tiếp tục hoàn thiện quy tắc quản lý và vận hành chỉ số chung hướng tới các tiêu chuẩn quốc tế về chỉ số và dần dần triển khai các chỉ số nhánh trên nền tảng của chỉ số VNX Allshare. Sở GDCK TP.HCM và Sở GDCK HN đang nghiên cứu hoàn thiện cấu trúc Bộ chỉ số VNX Allshare để hòa hợp nhu cầu của các nhà đầu tư và tăng giá trị chỉ báo cho thị trường chứng khoán Việt Nam.

VNX allshare và những chỉ số ngành cho

Thị trường chứng khoán Việt Nam“VNX Allshare, chỉ báo - thước đo mới cho thị trường sau sáp nhập 2 Sở giao dịch chứng khoán”

TÀI CHÍNH - CHỨNG KHOÁNBản tin PVN-INDEX số 14 26

Phòng Ngiên cứu Phát triểnSở giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh

Page 29: bantin PVN-index 14 print tin PVN/Ban Tin PVN... · Năm của khởi nghiệp với những cam kết hỗ trợ của Chính phủ mới Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước

Bản tin PVN-INDEX số 14 03KINH TẾ PHÁT TRIỂN

hị trường chứng khoán phái sinh có Tlịch sử phát triển phong phú qua nhiều thế kỷ. Hàng trăm năm trước,

thị trường đã tồn tại những thỏa thuận liên quan đến giao dịch thương mại kỳ hạn cũng như những thỏa thuận về mua bán quyền tham gia giao dịch. Bằng chứng đầu tiên của thị trường tương lai được tìm thấy tại Nhật Bản với sự ra đời của Sở giao dịch gạo Dojima trong thế kỷ 17. Tuy nhiên, thị trường chỉ thực sự mở rộng kể từ năm 1848, với sự ra đời của Sở Giao dịch Chứng khoán Chicago (Chicago Board of Trade - CBOT), thị trường chứng khoán phái sinh có tổ chức và cho giao dịch điện tử đầu tiên trên thế giới. Trong thế kỷ đầu sau khi xuất hiện, giao dịch hàng hóa nông nghiệp thống trị thị trường phái sinh. Đến thập niên 70, các hợp đồng phái sinh trên công cụ tài chính như tiền tệ, trái phiếu, chỉ số chứng khoán mới bắt đầu xuất hiện. Từ đây, kỷ nguyên của chứng khoán phái sinh (CKPS) trên các công cụ tài chính cơ sở đã ra đời và đóng vai trò là động lực phát triển chính của thị trường cho tới ngày nay. Cuối thế kỷ 20, thị trường phái sinh chứng kiến nhiều thay đổi với tốc độ phát triển tương đối chậm nhưng vững chắc. Dù xuất hiện sau các sản phẩm phái sinh trên lãi suất, tỷ giá, và tiền tệ, nhưng Hợp đồng tương lai với tài sản cơ sở là chứng khoán, như HĐTL trên cổ phiếu riêng lẻ và HĐTL trên chỉ số cổ phiếu, trái

Nguồn: FIA (Futures Industry Association)

phiếu, vẫn chiếm một phân khúc không nhỏ trong thị trường chứng khoán phái sinh.

Giao dịch chứng khoán phái sinh đã phát triển ở nhiều khu vực trên thế giới. Khối lượng giao dịch chỉ riêng hợp đồng tương lai đã tăng 13 lần trong giai đoạn 1998 - 2008, và ngày càng có nhiều Sở giao dịch đưa vào tổ chức giao dịch CKPS, phát triển đa sạng nhiều loại hình sản phẩm phái sinh mới. Sự phát triển mạnh mẽ nhất được ghi nhận ở khu vực châu Mỹ, CME Group giữ vị trí là tập đoàn Sở giao dịch dẫn đầu về khối lượng giao dịch CKPS sau khi sáp nhập với CBOT. Nhóm khu vực châu Á Thái Bình Dương, khu vực châu Âu, châu Phi, và Trung Đông cũng có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Trong đó phải kể đến vai trò quan trọng của Eurex tại châu Âu và KRX của Hàn Quốc, OSE của Nhật Bản (nay sáp nhập vào tập đoàn Sở giao dịch Nhật Bản JPX) tại khu vực châu Á. Năm 2015, khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã dẫn đầu thế giới về giao dịch các sản phẩm CKPS, với 28 SGD, đạt KLGD 9,7 tỷ hợp đồng, mức tăng trưởng 33,7%.

1. Thị trường chứng khoán phái sinh thế giới

kinh nghiệm quốc tế và thị trường Việt Nam

CHỨNG KHOÁN

PHÁI SINH

Trong khu vực Đông Nam Á, cho tới nay đã có bốn (04) thị trường có sản phẩm chứng khoán phái sinh được tổ chức giao dịch tập trung, gồm Singapore, Malaysia, Indonesia và Thái Lan. Với kế hoạch ra mắt thị trường chứng khoán phái sinh trong năm 2017, Việt Nam sẽ là quốc gia thứ năm có thị trường chứng khoán phái sinh trong khu vực. Trên bình diện quốc tế, Việt Nam sẽ gia nhập 41 quốc gia và vùng lãnh thổ có thị trường tài chính bậc cao này, và với hơn 100 Sở giao dịch toàn cầu đang tổ chức thị trường phái sinh, Sở giao dịch chứng khoán của Việt Nam sẽ tham gia vào kênh đầu tư tài chính đa dạng nhất thế giới, thu hút dòng vốn mới cho nền kinh tế nước nhà.

TÀI CHÍNH - CHỨNG KHOÁN Bản tin PVN-INDEX số 14 27

ông Nguyễn Anh PhongPhó tổng giám đốc Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội

2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 20120

5,000

10,000

15,000

20,000

25,000

30,000

North Africa Europe Asia Paci�c East Africa Other

Page 30: bantin PVN-index 14 print tin PVN/Ban Tin PVN... · Năm của khởi nghiệp với những cam kết hỗ trợ của Chính phủ mới Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước

Trong tương quan với lịch sử phát triển lâu dài của chứng khoán phái sinh, mặc dù chứng khoán phái sinh trên tài chính chỉ là sản phẩm mới được đưa ra gần đây, nhưng sản phẩm này đã đem lại sức ảnh hưởng không nhỏ. Chính những hoạt động giao dịch CKPS công cụ tài chính đã thu hút đông đảo nhà đầu tư tổ chức, tác động thay đổi xu hướng đầu tư riêng lẻ trên thị trường của khối nhà đầu tư cá nhân, thay thế bằng hình thức đầu tư chuyên nghiệp của các quỹ đầu tư lớn, hỗ trợ nhà đầu tư cá nhân có các kênh đầu tư an toàn hơn.

Về lý thuyết cơ bản, chứng khoán phái sinh là một công cụ tài chính được thể hiện dưới dạng hợp đồng giữa hai bên mua bán, có giá trị được xác định dựa trên giá trị của tài sản cơ sở và thanh toán tại một thời điểm nhất định trong tương lai. Các sản phẩm chứng khoán phái sinh có những đặc điểm như sau:

Ÿ Thứ nhất, giá trị của chứng khoán phái sinh thay đổi theo sự thay đổi về giá của tài sản cơ sở. Tài sản cơ sở có thể bao gồm: lãi suất (vd: LIBOR, EURIBOR…), hàng hóa (vd: vàng, dầu, lúa gạo…), tỷ giá hối đoái (vd các loại ngoại tệ), cổ

Với những đặc điểm như trên, chứng khoán phái sinh có thể nói là một sản phẩm của thị trường tài chính phát triển, mang những đặc tính khác biệt so với các công cụ đầu tư tài chính truyền thống. Theo thông lệ quốc tế, các sản phẩm phái sinh cơ bản bao gồm:

Ÿ Hợp đồng kỳ hạn

Ÿ Hợp đồng tương lai

Ÿ Hợp đồng quyền chọn

Ÿ Hợp đồng hoán đổi

Trong đó, Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn là hai sản phẩm được giao dịch tập trung phổ biến nhất tại các Sở giao dịch chứng khoán quốc tế.

phiếu, trái phiếu, chỉ số cổ phiếu hoặc các biến số phi tài chính (vd: thời tiết, lượng mưa…).

Ÿ Thứ hai, chứng khoán phái sinh không yêu cầu đầu tư thuần ban đầu hoặc yêu cầu đầu tư thuần ban đầu thấp hơn so với các loại hợp đồng khác. Vì việc thanh toán sẽ diễn ra vào thời điểm xác định trong tương lai nên không có sự chuyển giao toàn bộ giá trị hợp đồng tại thời điểm xác lập. Đặc biệt, trên thị trường tập trung, với phương pháp giao dịch ký quỹ, nhà đầu tư chỉ cần ký quỹ một phần giá trị của chứng khoán phái sinh.

Ÿ Thứ ba, việc mua/bán chứng khoán phái sinh được thanh toán vào một ngày trong tương lai được quy định trong hợp đồng phái sinh. Việc thanh toán này có thể được thực hiện hoặc bằng chuyển giao vật chất (Physical Settlement) hoặc bằng tiền (Cash Settlement). Thông thường, với chứng khoán phái sinh có tài sản cơ sở là hàng hóa thì việc thanh toán hay diễn ra bằng việc chuyển giao vật chất. Còn đối với các chứng khoán phái sinh có tài

2. Lựa chọn cho thị trường phái sinh Việt Nam

rong khu vực Đông Nam Á, cho tới Tnay đã có bốn (04) thị trường có sản phẩm chứng khoán phái sinh được

tổ chức giao dịch tập trung, gồm Singapore, Malaysia, Indonesia và Thái lan. Với kế hoạch ra mắt thị trường chứng khoán phái sinh trong năm 2017, Việt Nam sẽ là quốc gia thứ năm có thị trường chứng khoán phái sinh trong khu vực. Trên bình diện quốc tế, Việt Nam sẽ gia nhập 41 quốc gia và vùng lãnh thổ có thị trường tài chính bậc cao này, và với hơn 100 Sở giao dịch toàn cầu đang tổ chức thị trường phái sinh, Sở giao dịch chứng khoán của Việt Nam sẽ tham gia vào kênh đầu tư tài chính đa dạng nhất thế giới, thu hút các dòng vốn mới cho nền kinh tế nước nhà.

Đứng trước thời điểm quan trọng này, nhìn lại quãng thời gian hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán cơ sở tại Việt Nam, sự thành công của thị trường cổ

Ông Nguyễn Anh Phong - Phó Tổng Giám đốc, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội

TÀI CHÍNH - CHỨNG KHOÁNBản tin PVN-INDEX số 14 28

sản cơ sở là các công cụ tài chính thì việc thanh toán được thực hiện bằng tiền. Cả hai phương thức thanh toán này, hiện nay trên thế giới đều hướng tới mô hình thanh toán thông qua đối tác trung tâm thanh toán bù trừ CKPS (CCP-Central Counter Party).

Page 31: bantin PVN-index 14 print tin PVN/Ban Tin PVN... · Năm của khởi nghiệp với những cam kết hỗ trợ của Chính phủ mới Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước

phiếu, trái phiếu Chính Phủ là động lực rất lớn thúc đẩy sự ra đời của thị trường chứng khoán phái sinh, một dấu son mới trên chặng đường 20 năm thị trường chứng khoán Việt Nam. Với sự ra đời của thị trường cổ phiếu vào năm 2000 tại SGDCK Tp. HCM và năm 2005 tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, và thị trường UPCOM, thị trường trái phiếu Chính phủ tính từ năm 2009, có thể nói cộng đồng đầu tư Việt Nam, từ các doanh nghiệp, các thành viên thị trường là công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, nhà đầu tư tổ chức, cá nhân, trong nước và nước ngoài đã làm quen, nâng cao kiến thức, đạo đức kinh doanh, sử dụng các công cụ trên thị trường đáp ứng đúng mục đích phát triển bền vững. Sản phẩm chứng khoán phái sinh cũng phục vụ mục đích này, bằng việc mang lại những công cụ đa dạng hơn phòng hộ rủi ro, đáp ứng nhu cầu đầu tư sinh lời, bên cạnh các kênh đầu tư truyền thống hiện có.

Định hướng xây dựng thị trường mới đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2014 với Quyết định số 366/QĐ-TTg thông qua Đề án xây dựng thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam. Trong năm 2015-2016, Chính phủ đã hoàn thiện hành lang pháp lý cho sự ra đời của thị trường chứng khoán phái sinh với Nghị đ ị n h 4 2 / 2 0 1 5 / N Đ - C P v à Th ô n g t ư 11/2016/TT-BTC, với hai sản phẩm đầu tiên là hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu và hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ.

Lựa chọn các sản phẩm này hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế và nhu cầu thị trường nội địa. Trước hết, theo thống kê, hầu hết cả thị trường đều ra mắt sản phẩm hợp đồng tương lai trước hợp đồng quyền chọn, và tài sản cơ sở là chỉ số chứng khoán hoặc trái phiếu chính phủ thường được giới thiệu đầu tiên. Trên thực tế, các sản phẩm phái sinh giao dịch tập trung là những sản phẩm có độ an toàn cao nhờ vào cơ chế bù trừ qua đối tác trung tâm và sự minh bạch công khai về thông tin giao dịch qua Sở giao dịch. Chủ yếu, dòng sản phẩm hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn là hai sản phẩm được giao dịch tập trung nhiều nhất. Trong đó, hợp đồng tương lai đơn giản hơn so với hợp đồng quyền chọn. Đặt trong bối cảnh thị trường phái sinh là một thị trường mới, việc tập trung cho sản phẩm hợp đồng tương lai sẽ hỗ trợ tối đa cho nhà đầu tư làm quen với sản phẩm tài chính bậc cao, nhưng vẫn tối đa hóa khả năng đầu tư sinh lời nhờ vào việc đa dạng các tài sản cơ sở cho hợp đồng.

Với chỉ số cổ phiếu làm tài sản cơ sở, hợp đồng tương lai cho phép nhà đầu tư nắm giữ vị thế mua/bán với một rổ cổ phiếu thay vì mua lẻ và khó nắm giữ đúng tỷ lệ từng mã chứng khoán tương tự như rổ cổ phiếu của chỉ số, và nhờ đó cũng giảm thiểu mức lớn các chi phí giao dịch phát sinh. Trường hợp tài sản cơ sở là trái phiếu Chính phủ, Nhật Bản là thị trường điển hình

cho sự thành công trong việc ra mắt phái sinh trái phiếu Chính phủ thúc đẩy cho thị trường cơ sở ổn định và tăng thanh khoản mạnh mẽ. Do đó, với chiến lược phát triển trái phiếu Chính phủ Việt Nam làm nguồn lực tài chính cho sự nghiệp dài hạn củng cố, đổi mới đất nước, thị trường chứng khoán phái sinh trên trái phiếu Chính phủ kỳ vọng sẽ đem lại những thành công lớn và có tác động tích cực với thị trường cơ sở.

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội đã nhận nhiệm vụ cùng Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt nam phát triển hạ tầng công nghệ cho thị trường chứng khoán phái sinh. Cho tới nay, các công tác về thiết kế sản phẩm, xây dựng quy định cho giao dịch-bù trừ, xin cấp phép, chuẩn bị hệ thống đã đi vào giai đoạn hoàn thiện, báo cáo các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thời gian qua, các thành viên là CTCK, NHTM đã tích cực phối hợp thực hiện kết nối thử giao dịch, cùng tổ chức các chương trình đào tạo cho nhà đầu tư và tìm hiểu chi tiết các quy định trên thị trường. Các kênh truyền hình báo chí cũng đã liên tục đưa tin và phổ cập kiến thức. Sự chuẩn bị kỹ càng này của toàn thị trường là một tín hiệu tích cực, với vai trò là cơ quan tổ chức thị trường, chúng tôi kỳ vọng, năm 2017, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ có thêm một sắc màu mới, mở ra giai đoạn của đầu tư tài chính chuyên nghiệp hiệu quả.

Lịch sử ra đời của Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn các chỉ số thế giới

Mỹ

Úc

Hàn Quốc

Hồng Kông

Nhật (SIMEX)

Canada

Thái Lan

Séc (Prague)

Đài Loan (TAIFEX)

Ba Lan

Nhật (Osaka)

Hungary

Tây Ban Nha

Phần Lan (helsinki)

Anh (LSE)

S&P 500

All Ordinaries

KOSPI 200

Hang Seng

Nikkei 225

TSE 300 (S&P/TSX Composite Index)

SET50

PX Index

TAIEX

WIG 20

Nikkei 225

BSi

IBEX 35

FOX

FTSE 100

21/4/1982

16/2/1983

05/1996

06/5/1986

03/9/1986

16/01/1984

04/2006

10/5/2006

07/1998

16/01/1998

03/9/1986

31/3/1995

14/01/1992

02/5/1988

03/5/1984

28/01/1983

1983 -1987

07/1997

N/A

1986

1984

2007

Chưa có HĐQC

N/A

N/A

N/A

N/A

1992

N/A

N/A

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

Tên chỉ số HĐTL trên chỉ số HĐQC trên chỉ số

Nguồn: HNX Tổng hợp

TÀI CHÍNH - CHỨNG KHOÁN Bản tin PVN-INDEX số 14 29

Quốc giaSTT

Page 32: bantin PVN-index 14 print tin PVN/Ban Tin PVN... · Năm của khởi nghiệp với những cam kết hỗ trợ của Chính phủ mới Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước

Một số đặc điểm các hợp đồng tương lai chỉ số trên thế giới

Nguồn: HNX Tổng hợpMột số đặc điểm các hợp đồng tương lai chỉ số trên thế giới

Bảng 4: Sự phát triển của giao dịch chứng khoán phái sinh trên thế giới và phân khúc các sản phẩm phái sinh năm 2013

Thị trường Malaysia Thái Lan Singapre Nhật Bản Hàn Quốc Đài Loan Mỹ Anh Hồng Kông

Chỉ số cơ sở

Quy mô hợp đồng

Tháng đáo hạn

Bước giá

Thời gian giao dịch

Biên độ dao động

Ngày giao dịch cuối cùng

Chỉ số toàn thị trường FKLI

MYR50 * điểm chỉ số FLCI

Tháng hiện tại, tháng kế tiếp và 02 tháng cuối 02 quý tiếp theo

0,5 điểm chỉ số (giá trị MYR25)

08:45-12:4514:30- 17:15

+/- 20%& không áp dụng biên độ cho tháng hiện tại, 05 ngày giao dịch cuối của tháng kế tiếp

Ngày giao dịch cuối cùng trong tháng

SET50

THB200 * điểm chỉ số SET50

03 tháng gần nhất và 03 cuối 3 quý tiếp theo

0,1 điểm chỉ số (trị giá THB20)

+/- 30%

Ngày giao dịch liền trước ngày giao dịch cuối cùng trong tháng

09:15-12:3013:45-16:55(30' phiên mở cửa và 30' phiên đóng cửa), ngày giao dịch cuối cùng dừng ở 16;30

MSCI Singapore index

S$100 * điểm chỉ số

02 tháng liền kề, 04 tháng của 04 quý tiếp theo với chu kỳ 01 năm

0,05 điểm chỉ số (trị giá S$5)

N/A

Ngày giao dịch cuối cùng của tuần thứ hai trong tháng đáo hạn

08:30-17:1018:15-2:00 (T+1)

Tháng cuối quý trong 5 năm:T6,12: 10 HĐT3,9: 3 HĐ

Ngày giao dịch liền trước thứ Sáu của tuần thứ 2 trong tháng đáo hạn

Biên độ thông thường: +/-8%Mở rộng lần 1: +/-12%Mở rộng lần 2: +/-16%

08:45-15:1516:30-05:30 (T+1)

JPY 10/10.000 (large)JPY5/500(mini)

JPY1.000 * điểm chỉ số (large)JPY100* diểm chỉ số (mini)

Nikkei 225 (Large & Mini) KOSPI200

KRW500.000 * điểm chỉ số

07 HĐ trong 3 năm: T3,9: 1 HĐ/1 tháng, 2 HĐ T6, 3 HĐ T12

0,05 điểm chỉ số (trị giá KRW25.000)

09:00-15:45Ngày GD cuối:09:00-15:20

Biên độ thông thường: +/-8%Mở rộng lần 1: +/-15%Mở rộng lần 2: +/-20%

Ngày thứ Năm của tuần thứ hai trong tháng đáo hạn

Ngày thứ Tư của tuần thứ ba trong tháng đáo hạn

+/-10%

08:45-13:45Ngầy giao dịch cuối cùng: 08:45-13:30

1,0 điểm chỉ số

Tháng hiện tại, tháng kế tiếp và 03 tháng cuối 03 quý tiếp theo

NTD100* điểm chỉ số (Taiwan50)NTD200* điểm chỉ số (TAIEX)

TAIWAN50/ & TAIEX S&P500 (Large & Mini)

US$250 * điểm chỉ số (Large) US$50 * điểm chỉ số (Mini

Tháng cuối quý: 08 HĐ (Large), 05 HĐ (Mini)

0,1 điểm chỉ số (large) và 0,25 cho mini

08:30 – 15:15

Biên độ thông thường: +/-7%Mở rộng lần 1: +/-13%Mở rộng lần 2: +/-20%

Ngày thứ Sáu của tuần thứ ba trong tháng đáo hạn

FTSE100

GBP10 * điểm chỉ số

08 hợp đồng tháng cuối quý

0,5 điểm chỉ số (trị giá GBP5)

07:30-17:30 (cho GD thỏa thuận)08:00-16:30 (thông thường)

N/A

Ngày thứ Sáu của tuần thứ ba trong tháng đáo hạn

Hang Seng Index

HK$50 * điểm chỉ số

Tháng hiện tại, tháng kế tiếp và 02 tháng cuối 02 quý tiếp theo

1,0 điểm chỉ số

08:45-12:0012:30-16:3017:15-23:45Có 2 phiên mở cửa 30' Ngày GD cuối: kết thúc lúc 16:00

N/A

Ngày giao dịch liền trước ngày giao dịch cuối cùng trong tháng

Mỹ Nhật Hàn Quốc Malaysia Thái Lan Đài Loan

Nơi giao dịch

Tên hợp đồng

Tài sản cơ sở

Phương thức thanh toán

Đặc điểm trái phiếu trong rổ

CME Group

10-year US Treasury Futures

Trái phiếu Kho bạc Mỹ giả định kỳ hạn 10 năm, LS coupon 4.15%/năm, trả lãi định kỳ 6 tháng/lần

Chuyển giao vật chất

Trái phiếu Kho bạc Mỹ có kỳ hạn còn lại 6,5 – 11 năm

OSE

10-year JGB Futures

TPCP Nhật giả định kỳ hạn 10 năm, LS coupon 6%/năm, trả lãi định kỳ 6 tháng/lần

Chuyển giao vật chất

TPCP Nhật có kỳ hạn còn lại 7 – 11 năm tính tại thời điểm niêm yết hợp đồng

KRX

3-year KTB Futures

Trái phiếu Kho bạc Hàn Quốc giả định kỳ hạn 3 năm, LS coupon 8%/năm, trả lãi định kỳ 6 tháng/lần

Thanh toán chênh lệch tiền

BMD

5-year MGS Futures

TPCP Malaysia giả định kỳ hạn 5 năm, LS coupon 6%/năm, trả lãi định kỳ 6 tháng/lần

Thanh toán chênh lệch tiền

TPCP Malaysia benchmark có kỳ hạn còn lại 4-6 năm tính tại ngày đầu tiên của tháng đáo hạn của hợp đồng

TFEX

5-year THB Futures

TPCP Thái Lan giả định kỳ hạn 5 năm, LS coupon 5%/năm, trả lãi định kỳ 6 tháng/lần

Thanh toán chênh lệch tiền

TAIFEX

10-year Govt. Bond Futures

TPCP Đài Loan giả định kỳ hạn 10 năm, LS coupon 5%/năm, trả lãi định kỳ 12 tháng/lần

Chuyển giao vật chất

Là TPCP Đài Loan có kỳ hạn còn lại trên 7 năm và dưới 11 năm tính tại ngày đáo hạn của hợp đồng, trả lãi định kỳ 12 tháng/lần và trả gốc 1 lần khi đáo hạn

 Equity54%

 Commodity

19% 

Currency12%

 Interest

Rate15%

Breakdown by productsin 2013

3025201510

50

2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

 Nguồn: WFE (World Federation of Exchanges)

Worldwide Exchange Traded Derivatives(billion contracts)

4 4 6 8 8 7 9 10 9 103 33

44

332

5

5

6

49

5

10

5

8

5

7

5

Americas Asia Pacific Europe, Middle East, Africa Nguồn: WFE (World Federation of Exchanges)

Nguồn: HNX Tổng hợp

TÀI CHÍNH - CHỨNG KHOÁNBản tin PVN-INDEX số 14 30

Page 33: bantin PVN-index 14 print tin PVN/Ban Tin PVN... · Năm của khởi nghiệp với những cam kết hỗ trợ của Chính phủ mới Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước

MỘT NĂM NHÌN LẠI

Ảnh hưởng của giá dầu tới chỉ số PVN-IndexSau một thời gian giảm mạnh, giá dầu thô đã tạo đáy tại mốc 26 USD/thùng vào thời điểm đầu năm 2016 và đã phục hồi gần 50% vào thời điểm cuối năm (quanh mốc trên 50 USD/thùng). Nhìn chung, biến động của PVN-Index trong năm qua bám sát khá chặt chẽ với diễn biến của giá dầu trên thị trường khi hệ số Beta đo lường mức độ tương quan luôn đạt mức từ 0,6-0,7.

Cùng với sự phục hồi của giá dầu trong năm qua, nhóm cổ phiếu dầu khí cũng tạo đáy vào những tháng đầu năm cùng với VN-Index và phục hồi cho tới hết Quý III/2016. Diễn biến của chỉ số PVN-Index khá tích cực trong năm 2016. Tuy nhiên, diễn biến giữa giá dầu và chỉ số PVN-Index có độ vênh nhất định trong 02 tháng cuối năm khi giá dầu bật tăng mạnh trở lại trong thời gian này do thỏa thuận cắt giảm sản lượng của các nước OPEC nhưng chỉ số PVN-Index vẫn giảm xuống khi nhóm cổ phiếu dầu khí vẫn bị bán mạnh. Nguyên nhân có thể là do nhà đầu tư chưa thực sự tin tưởng giá dầu sẽ ổn định, trong khi đó kết quả kinh doanh Quý III của hầu hết các đơn vị đều cho thấy những khó khăn còn tiếp diễn sang đến Quý IV.2016. Ngoài ra, giá giảm còn do nhà đầu tư nước ngoài cũng thực hiện bán ra nhiều trong Quý IV theo xu hướng tăng giá của đồng USD trên thị trường.

Tương quan PVNIndex vs Giá dầu.

NĂM 2016Năm 2016 đã khép lại với nhiều biến động trên thị trường chứng khoán Việt Nam như sự kiện Brexit, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, và không thể không nhắc tới sự biến động của giá dầu – vốn được coi là thước đo hay “hàn thử biểu” của diễn biến bộ chỉ số PVN-Index – chỉ số phản ánh biến động của nhóm cổ phiếu dầu khí…

Chỉ số PVN-Index năm 2016 – nhìn lại diễn biến một năm qua

Trong năm 2016, nhìn chung chỉ số PVN-Index có diễn biến khá tích cực so với thị trường chung.

Về diễn biến chỉ số trong năm 2016, nếu như VN-Index đóng cửa phiên cuối năm ở 664,87 điểm, tăng 14,82% so với đầu năm 2016; HNX-Index dừng ở mức 80,12 điểm, tăng 0,2% so với thời điểm đầu năm và tương tự UpCom-Index đóng cửa tại mốc 53,82 điểm, tăng 4,97% so với đầu năm 2016 thì chỉ số PVN Allshare đạt 1.030,14 điểm, tăng 30,50% so với đầu năm 2016; chỉ số PVN Allshare Continuous đóng cửa năm 2016 tại mốc 965,96 điểm, tăng 30,67% so với thời điểm đầu năm.

TỔNG KẾT PVN - INDEX Bản tin PVN-INDEX số 14 31

Page 34: bantin PVN-index 14 print tin PVN/Ban Tin PVN... · Năm của khởi nghiệp với những cam kết hỗ trợ của Chính phủ mới Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước

Diễn biến PVNIndex và VNIndex 2016

Trong năm qua, PVN Allshare HSX tăng 36,79%, đóng cửa phiên cuối năm tại mốc 1.014,28 điểm. Trái với sự tăng trưởng ấn tượng của chỉ số trên sàn HSX thì chỉ số PVN Allshare HNX lại có diễn biến hơi tiêu cực khi sụt giảm 6,96% so với đầu năm đạt 674,15 điểm.

Chỉ số PVN 10 gồm 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất của ngành cũng tăng thêm 3,09% trong năm 2016, đóng cửa phiên cuối năm đạt 734,69 điểm.

Trong các chỉ số phân ngành, PVN Dầu khí tiếp tục bứt phá mạnh nhất, tăng thêm 50,18% trong năm 2016, đạt 914,78 điểm, GAS tiếp tục là cổ phiếu đóng góp cho sự tăng trưởng này. Tiếp theo là PVN Dịch vụ tiện ích với mức tăng 6,40%, đạt 1.112,29 điểm. Ngược lại, các nhóm còn lại như vật liệu cơ bản, dịch vụ tiêu dùng, tài chính, công nghiệp đều có sự sụt giảm so với đầu năm, trong đó PVN vật liệu cơ bản giảm mạnh nhất với tỷ lệ 20,46%.

Về quy mô giao dịch trong năm 2016, tổng khối lượng giao dịch các công ty trong PVNindex đạt 2.833,25 triệu cổ phiếu, giảm 6,74% so với năm 2015. Giá trị giao dịch các cổ phiếu trong bộ chỉ số đạt 51.121,33 tỷ đồng, giảm 13,94% so với năm 2015. So với quy mô của thị trường chứng khoán Việt Nam, Giao dịch các cổ phiếu trong bộ chỉ số PVN-Index chiếm 3,56% khối lượng giao dịch toàn thị trường và 6,99% giá trị giao dịch toàn thị trường.

Trong đó, 05 mã cổ phiếu giao dịch nhiều nhất trong năm gồm PVS, PVD, PVX, PVT & NT2 với tổng khối lượng giao dịch của nhóm này đạt 1.671 triệu cổ phiếu, chiếm 58,98% tổng khối lượng giao dịch của PVN Allshare và giá trị giao dịch đạt 27.912 tỷ đồng, chiếm 54,6% tổng giá trị giao dịch của bộ chỉ số.

TỔNG KẾT PVN - INDEXBản tin PVN-INDEX số 14 32

180.0%

160.0%

140.0%

120.0%

100.0%

80.0%

60.0%

40.0%

20.0%

0.0%

1/4/2016

2/4/2016

3/4/2016

4/4/2016

5/4/2016

6/4/2016

7/4/2016

8/4/2016

9/4/2016

10/4/2016

11/4/2016

180%

160%

140%

120%

100%

80%

60%

40%

20%

0%

04/01/2016

04/02/2016

04/03/2016

04/04/2016

04/05/2016

04/06/2016

04/07/2016

04/08/2016

04/09/2016

04/10/2016

04/11/2016

04/12/2016

PVN ALLSHARE VN Index HNX Index PVN ALLSHARE PVN HNX PVN HSX

Chỉ số 4-Jan 30-Dec Thay đổi %Thay đổi

PVN 10

PVN ALL SHARE CONTINUOUS

PVN ALLSHARE

PVN ALLSHARE HNX

PVN ALLSHARE HSX

PVN Vật liệu cơ bản

PVN Dịch vụ tiêu dùng

PVN Tài chính

PVN Công nghiệp

PVN Dầu khí

PVN Dịch vụ tiện ích

712.66

739.23

789.37

724.61

741.46

810.27

815.42

652.08

548.89

609.12

1,045.40

734.69

965.96

1,030.14

674.15

1,014.28

644.52

681.08

630.93

520.00

914.78

1,112.29

3.09%

30.67%

30.50%

-6.96%

36.79%

-20.46%

-16.48%

-3.24%

-5.26%

50.18%

6.40%

22.03

226.72

240.78

(50.46)

272.82

(165.75)

(134.34)

(21.15)

(28.89)

305.66

66.89

Page 35: bantin PVN-index 14 print tin PVN/Ban Tin PVN... · Năm của khởi nghiệp với những cam kết hỗ trợ của Chính phủ mới Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước

GiÁ TRỊ GIAO DỊCH PVN-INDEX VS TOÀN THỊ TRƯỜNG TOP 05 MÃ GIAO DỊCH NHIỀU NHẤT 2016

Khối ngoại mua ròngGiao dịch của nhà đầu tư nước ngoài đối với nhóm cổ phiếu Dầu khí vẫn khá sôi động. Trong năm 2016, khối này thực hiện mua ròng đối với nhóm cổ phiếu Dầu khí. Cụ thể, trong kỳ, nhà đầu tư nước ngoài tham gia giao dịch mua vào 369,39 triệu cổ phiếu đạt giá trị 9.234,83 tỷ đồng, trong khi bán ra 337,84 triệu cổ phiếu đạt gần 8.307 tỷ đồng. Khối lượng mua ròng đạt 31,55 triệu cổ phiếu tương đương 927,88 tỷ đồng. Trong đó, khối này thực hiện mua ròng 11,54 triệu cổ phiếu trên sàn HNX và 20,02 triệu cổ phiếu trên sàn HSX, tương

ứng với giá trị giao dịch ròng lần lượt trên 2 sàn là 245,6 tỷ đồng & 682,26 tỷ đồng.

Cổ phiếu được khối ngoại giao dịch nhiều nhất là PVS với 178,39 triệu cổ phiếu với mua vào 94,47 triệu cổ, bán ra 83,92 triệu cổ phiếu. PVD với 130,34 triệu cổ phiếu trong đó mua vào 55,15 triệu và bán ra 75,2 triệu cổ phiếu. PVT xếp thứ ba với tổng khối lượng giao dịch trong năm 2016 đạt 89,56 triệu cổ phiếu trong đó 59,36 triệu cổ phiếu mua vào và bán ra 30,2 triệu cổ phiếu.

Giá trị mua ròng lớn nhất thuộc về GAS với 987,5 tỷ đồng, tương đương với 16,6 triệu cổ phiếu, PVTrans xếp thứ hai với 395,94 tỷ đồng, tương đương 29,16 triệu cổ phiếu, NT2 xếp thứ ba với 298,55 tỷ đồng tương đương 6,9 triệu cổ phiếu.

Bên bán ròng, giá trị lớn nhất thuộc về PVD với 478,34 tỷ đồng, tương đương 20 triệu cổ phiếu, xếp thứ hai là DPM với 450,5 tỷ đồng, tương đương 17,26 triệu cổ phiếu và PGD với 68,39 tỷ đồng, tương đương trên 2 triệu cổ phiếu.

Trong quý IV, PVN Index đã được bổ sung thêm 108,3 triệu cổ phiếu từ 8 doanh nghiệp trong ngành. Đây là các doanh nghiệp đã được niêm yết trên sàn trong thời gian qua, nâng tổng số doanh nghiệp trong PVN Index lên 39 đơn vị, cụ thể:

Điểm nhấn năm 2016

TỔNG KẾT PVN - INDEX Bản tin PVN-INDEX số 14 33

6.99%

86.70%

PVN ALLshare Khác

Mã CK

PVS

PVD

PVX

PVT

NT2

Mã CK

472,669,462

404,586,370

391,961,636

254,301,012

147,628,950

Giá trị khớp

8,532,498,756,180

10,581,507,770,000

961,385,372,714

3,115,785,630,000

4,721,060,105,600

TOP 05 MÃ CP NHÀ ĐTNN GIAO DỊCH NHIỀU NĂM 2016

MUA

Mã CKPVS

PVT

PVD

NT2

GAS

KL mua ròng (CP)94,470,991

59,363,400

55,145,330

44,789,130

41,387,730

Giá trị mua ròng (VNĐ)1,672,672,690,080

775,621,370,000

1,436,498,620,000

1,423,655,990,000

2,231,509,111,000

BÁN

Mã CKPVS

PVD

DPM

NT2

PVT

KL bán ròng (CP)83,917,782

75,196,390

52,295,462

37,860,350

30,197,930

Giá trị bán ròng (VNĐ)1,447,663,206,680

1,914,839,120,000

1,443,420,600,000

1,125,103,220,000

379,680,270,000

CTCP Bọc Ống dầu khí Việt NamCTCP Bao bì Dầu khíCTCP Phân bón và Hóa chất Dầu khí miền BắcCTCP Phân bón và Hóa chất Dầu khí miền TrungCTCP Phân bón và Hóa chất Dầu khí Đông Nam BộCTCP Phân bón và Hóa chất Dầu khí Tây Nam BộCTCP Bao bì Đạm Phú MỹCTCP CNG Việt Nam

12345678

PVBPBPPMBPCEPSEPSWPMPCNG

215.9940.81

120100125170

42270

MaterialMaterialMaterialMaterialMaterialMaterialIndustrialUtilities

Phân ngànhICB

Vốn ĐL(tỷ đồng)MãTên Công tySTT

TOP 5 CỔ PHIẾU GIẢM GIÁ NHIỀU NHẤT 2016

Mã CKPVB

PVC

PXI

PSE

GSP

4-JAN27,900

15,800

5,600

14,800

15,600

30-DEC10,500

8,000

3,640

10,000

10,850

THAY ĐỔI(17,400)

(7,800)

(1,960)

(4,800)

(4,750)

%THAY ĐỔI-62,37%

-49,37%

-35,00%

-32,43%

-30,45%

TOP 5 CỔ PHIẾU TĂNG GIÁ NHIỀU NHẤT 2016

Mã CKPTT

PCG

GAS

PIL

PSW

4-JAN3,600

5,000

36,200

1,700

10,200

30-DEC7,000

8,600

60,600

2,600

13,800

THAY ĐỔI3,400

3,600

24,400

900

3,600

%THAY ĐỔI94,44%

72,00%

67,40%

52,94%

35,29%

Page 36: bantin PVN-index 14 print tin PVN/Ban Tin PVN... · Năm của khởi nghiệp với những cam kết hỗ trợ của Chính phủ mới Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước

STT MãGiá

05/01/2015Giá

30/12/2015Thay đổi % Thay đổi

1

2

3

4

STT MãGiá

04/01/2016Giá

30/12/2016Thay đổi % Thay đổi

1 PTT

PCG

GAS

PTL

PSW

3,600

5,000

36,200

1,700

10,200

2

3

4

5

5

5 mã giảm giá mạnh nhất trong năm 2016

5 mã tăng giá mạnh nhất trong năm 2016

7,000

8,600

60,600

2,600

13,800

3,400

3,600

24,400

900

3,600

94%

72%

67%

53%

35%

PVB

PVC

PXI

PSE

GSP

27,900

15,800

5,600

14,800

15,600

10,500

8,000

3,640

10,000

10,850

(17,400)

(7,800)

(1,960)

(4,800)

(4,750)

-62%

-49%

-35%

-32%

-30%

TỔNG KẾT PVN - INDEXBản tin PVN-INDEX số 14 34

STT MãGiá

04/01/2016Giá

30/12/2016Thay đổi % Thay đổi

PCG

PCT

PGS

PPE

PPS

PSD

PSI

PVC

PVE

PVG

PVI

PVR

PVS

PVX

DCM

DPM

GAS

GSP

PET

PGD

PTL

PVD

PVT

PXI

PXS

PXT

NT2

CNG

PVB

PBP

PMB

PMP

PCE

PSE

PSW

POV

PSB

PSP

PTT

5,000

11,300

16,900

15,800

11,000

22,500

8,400

15,800

7,300

8,200

25,800

3,300

16,700

3,100

12,700

28,400

36,200

15,600

13,200

36,200

1,700

26,300

10,100

5,600

11,600

4,800

26,600

32,200

27,900

16,000

12,300

14,000

12,900

14,800

10,200

9,500

4,700

9,500

3,600

8,600

9,000

15,900

11,900

11,500

21,800

7,100

8,000

6,100

6,900

25,000

2,400

16,400

2,400

10,150

22,350

60,600

10,850

10,300

39,200

2,600

20,700

11,600

3,640

9,570

4,650

27,300

40,800

10,500

11,700

12,900

15,800

16,200

10,000

13,800

10,000

3,800

8,000

7,000

3,600

(2,300)

(1,000)

(3,900)

500

(700)

(1,300)

(7,800)

(1,200)

(1,300)

(800)

(900)

(300)

(700)

(2,550)

(6,050)

24,400

(4,750)

(2,900)

3,000

900

(5,600)

1,500

(1,960)

(2,030)

(150)

700

8,600

(17,400)

(4,300)

600

1,800

3,300

(4,800)

3,600

500

(900)

(1,500)

3,400

72%

-20%

-6%

-25%

5%

-3%

-15%

-49%

-16%

-16%

-3%

-27%

-2%

-23%

-20%

-21%

67%

-30%

-22%

8%

53%

-21%

15%

-35%

-18%

-3%

3%

27%

-62%

-27%

5%

13%

26%

-32%

35%

5%

-19%

-16%

94%

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

Page 37: bantin PVN-index 14 print tin PVN/Ban Tin PVN... · Năm của khởi nghiệp với những cam kết hỗ trợ của Chính phủ mới Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước

TỔNG KẾT PVN - INDEX Bản tin PVN-INDEX số 14 35TỔNG KẾT PVN - INDEXBản tin PVN-INDEX số 14 36

Page 38: bantin PVN-index 14 print tin PVN/Ban Tin PVN... · Năm của khởi nghiệp với những cam kết hỗ trợ của Chính phủ mới Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước

TỔNG KẾT PVN - INDEXBản tin PVN-INDEX số 14 36

Page 39: bantin PVN-index 14 print tin PVN/Ban Tin PVN... · Năm của khởi nghiệp với những cam kết hỗ trợ của Chính phủ mới Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước

TỔNG KẾT PVN - INDEX Bản tin PVN-INDEX số 14 37

Page 40: bantin PVN-index 14 print tin PVN/Ban Tin PVN... · Năm của khởi nghiệp với những cam kết hỗ trợ của Chính phủ mới Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước

TỔNG KẾT PVN - INDEXBản tin PVN-INDEX số 14 38

Page 41: bantin PVN-index 14 print tin PVN/Ban Tin PVN... · Năm của khởi nghiệp với những cam kết hỗ trợ của Chính phủ mới Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước

TỔNG KẾT PVN - INDEX Bản tin PVN-INDEX số 14 39

Page 42: bantin PVN-index 14 print tin PVN/Ban Tin PVN... · Năm của khởi nghiệp với những cam kết hỗ trợ của Chính phủ mới Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước

TỔNG KẾT PVN - INDEXBản tin PVN-INDEX số 14 40

Page 43: bantin PVN-index 14 print tin PVN/Ban Tin PVN... · Năm của khởi nghiệp với những cam kết hỗ trợ của Chính phủ mới Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước

TỔNG KẾT PVN - INDEX Bản tin PVN-INDEX số 14 41

Page 44: bantin PVN-index 14 print tin PVN/Ban Tin PVN... · Năm của khởi nghiệp với những cam kết hỗ trợ của Chính phủ mới Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước

TỔNG KẾT PVN - INDEXBản tin PVN-INDEX số 14 42

Page 45: bantin PVN-index 14 print tin PVN/Ban Tin PVN... · Năm của khởi nghiệp với những cam kết hỗ trợ của Chính phủ mới Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước

TỔNG KẾT PVN - INDEX Bản tin PVN-INDEX số 14 43

Page 46: bantin PVN-index 14 print tin PVN/Ban Tin PVN... · Năm của khởi nghiệp với những cam kết hỗ trợ của Chính phủ mới Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước

TỔNG KẾT PVN - INDEXBản tin PVN-INDEX số 14 44

Page 47: bantin PVN-index 14 print tin PVN/Ban Tin PVN... · Năm của khởi nghiệp với những cam kết hỗ trợ của Chính phủ mới Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước

TỔNG KẾT PVN - INDEX Bản tin PVN-INDEX số 14 45

Page 48: bantin PVN-index 14 print tin PVN/Ban Tin PVN... · Năm của khởi nghiệp với những cam kết hỗ trợ của Chính phủ mới Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước

Tác động của diễn biến giá dầu tới hoạt động các công ty Ngành Dầu khí

Diễn biến giá dầu sụt giảm sâu và giữ ở mức thấp trong năm 2016, các Công ty trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí, “Thượng Nguồn”, và các Công ty dịch vụ dầu khí đều không đạt các chỉ tiêu tài chính. Doanh thu dịch vụ dầu khí giảm so với cùng kỳ năm 2015 xuất phát từ việc tất cả các nhà thầu/các đơn vị thuộc lĩnh vực tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí đều rà soát, cân đối, tiết giảm và tối ưu chi phí kế hoạch năm 2016 để ứng phó với diễn biến giá dầu suy giảm; hầu hết các nhà thầu dầu khí đều đưa ra yêu cầu giảm đơn giá dịch vụ, điều chỉnh chương trình khoan bằng việc dừng hoặc rút ngắn thời gian khoan so với kế hoạch ban đầu. Do những tác động không thuận lợi như trên nên doanh thu, lợi nhuận của các Công ty cung cấp dịch vụ kỹ thuật dầu khí đều sụt giảm so với năm 2015.

Tuy nhiên, với diễn biến giá dầu đã chạm đáy và đang có xu hướng hồi phục vào Quý III, IV và năm 2017, thì các ảnh hưởng xấu của giá dầu đối với hoạt động kinh doanh của các công ty tìm kiếm và khai thác dầu khí cũng như các công ty cung cấp dịch vụ dầu khí sẽ mau chóng hồi phục

Mặc dù còn nhiều khó khăn, các chỉ tiêu về sản xuất đều đạt tốt hơn so với yêu cầu đề ra. Hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp thuộc “Trung Nguồn” và “Hạ Nguồn” đều không bị ảnh hưởng bởi diễn biến giá dầu, đặc biệt một số Công ty sử dụng đầu vào là sản phẩm Dầu Khí còn được hưởng lợi. Theo số liệu từ Tập đoàn Dầu Khí Quốc gia Việt Nam - PVN, trong năm 2016, giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định năm 2010) năm 2016 đạt 490,0 nghìn tỷ đồng, vượt 12% kế hoạch năm, hoàn thành kế hoạch cả năm trước 32 ngày đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP đất nước cả năm 2016. Tập đoàn đã khai thác dầu đạt 17,23 triệu tấn, vượt 1,19 triệu tấn vượt 7,4% so với kế hoạch năm, hoàn thành kế hoạch cả năm trước 29 ngày. Trong đó khai thác dầu ở trong nước đạt 15,20 triệu tấn, vượt 1,18 triệu tấn. Khai thác dầu ở nước ngoài đạt 2,03 triệu tấn, vượt 0,6% so với kế năm. Khai thác khí đạt 10,61 tỷ m3, vượt 1,0 tỷ m3so với kế hoạch năm

TỔNG KẾT PVN - INDEXBản tin PVN-INDEX số 14 46

GÓC NHÌN với cổ phiếu ngành dầu khí năm 2017

Ảnh hưởng của giá dầu đến các cổ phiếu dầu khíNgành công nghiệp dầu Việt Nam có thể được chia thành ba phân đoạn: Thượng nguồn, Trung nguồn và Hạ nguồn. Trong đó Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nắm giữ phần lớn thị phần trong cả 3 phân đoạn:

THƯ

ỢN

G N

GU

ỒN

TRUN

G N

GU

ỒN

HẠ

NG

UỒ

N

Thăm dò và khai thácŸ Tại Việt Nam, thăm dò và khai thác dầu khí được thực hiện bởi các Công ty

con của PVN, cụ thể là Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí hoặc được hình thức liên doanh của PVN với các Công ty tư nhân khác thông qua hợp đồng thăm dò và sản xuất (ví dụ như Hợp đồng phân chia sản phẩm (PSC); Hợp đồng Hợp tác kinh doanh (BCC), Hợp đồng liên doanh (JV) và Hợp đồng điều hành chung (JOC).

Ÿ Chính phủ đã cấp hơn 80 giấy phép đầu tư cho hoạt động thăm dò dầu khí từ năm 1998.

Ÿ Hơn 30 công ty từ khắp nơi trên thế giới hiện đang hoạt động ngoài khơi của Việt Nam

Hệ thống đường ống, vận chuyển và lưu trữ

Ÿ Phân khúc trung nguồn chủ yếu bao gồm vận chuyển bằng xe tải và các tàu chở dầu, phần lớn được cung cấp bởi Công ty CP Vận tải Dầu khí.

Ÿ Để tăng cường an ninh năng lượng, tháng 8/2009 đã được phê duyệt kế hoạch phát triển cơ sở lưu giữ dầu với chi phí 9,6 tỷ USD, được chia thành 2 giải đoạn (2,4 tỷ USD cho giai đoạn 2009-2015; 7,2 tỷ USD cho giai đoạn 2015-2025)

Lọc - hóa dầu và phân phối

Ÿ Phân khúc hạ nguồn chủ yếu đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước (trừ ngành bán lẻ khí gas hóa lỏng)

Ÿ Dung Quất hiện là nhà máy lọc dầu duy nhất ở Việt Nam do PVN vận hành

Ÿ Hoạt động bán lẻ nhiên liệu được giao cho các doanh nghiệp Nhà nước (Petrolimex, Pvoil, Sài Gòn Petro, Công ty xăng dầu quân đội ), những Công ty này đều được cấp giấy phép nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu.

Ÿ Ngoài các sản phẩm Xăng dầu, sản phẩm từ chế biến dầu khí của PVN là 2 nhà máy Đạm Cà Mau và Đạm Phú Mỹ

Khách hàng

Phân phối

Lọc dầu

Vận chuyển

Thăm dò và khai thác

Page 49: bantin PVN-index 14 print tin PVN/Ban Tin PVN... · Năm của khởi nghiệp với những cam kết hỗ trợ của Chính phủ mới Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước

Do sản lượng khai thác dầu khí từ Tập đoàn Dầu Khí không sụt giảm, nên một số công ty thuộc “Trung Nguồn” (PVT, PVS) và một số Công ty thuộc “Hạ Nguồn” như DPM, DCM, PVPower đều có kết quả không quá bi quan trong năm 2016. Theo thông tin từ PVT, đơn vị cung cấp phần lớn tầu chở dầu cho các Công ty khai thác Dầu Khí, tính đến quý 3/2016, lãi ròng 9 tháng vượt 33% kế hoạch năm. Điều này xuất phát từ việc sản lượng vận chuyển của PVT không sụt giảm, nhưng do giá dầu giảm nên chi phí đầu vào của PVT giảm và PVT đạt vượt mức kế hoạch về lợi nhuận hợp nhất.

Giá dầu Brent đã chạm đáy và phục hội trở lại trong quý 3,4 năm 2016. Việc giá ổn định và hồi phục trong Quý 3,4/2016 bao gồm nhiều nguyên nhân về cung-cầu cũng như địa chính trị thế giới. Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cùng với các nước sản xuất dầu lớn nằm ngoài tổ chức này hồi tháng 12/2016 đã nhất trí sẽ cắt giảm sản lượng dầu khoảng 1,8 triệu thùng/ngày bắt đầu từ đầu năm 2017, trong đó các nước thành viên OPEC sẽ cắt giảm tổng cộng 1,2 triệu thùng/ngày và các nước không phải thành viên OPEC cắt giảm khoảng 600.000 thùng/ngày. Thị trường dầu mỏ thế giới được dự báo sẽ tương đối ổn định trong năm 2017, sau ba năm trì trệ và sụt giảm liên tục, và có thể về trạng thái cân bằng trong nửa cuối năm.

Triển vọng năm 2017Nhóm cổ phiếu ngành dầu khí thường có biến động tỷ lệ thuận với diễn biến giá dầu. Nhóm doanh nghiệp dầu khí là nhóm ngành cơ bản, các doanh nghiệp lớn trong ngành đều có nền tảng tài chính tốt, nhiều cổ phiếu trong ngành dầu khí hiện nay đã giảm giá rất mạnh so với bình quân thị trường, tỷ lệ P/E hiện tương đối hấp dẫn. Xét về dài hạn, với nhà đầu tư giá trị thì cổ phiếu ngành dầu khí vẫn là một lựa chọn hấp dẫn

Theo thống kê giao dịch trên sàn HNX và HSX, thì mức giá cổ phiếu một số mã thuộc ngành dầu khí đã có mức sụt giảm 40%, thậm chí có một số mã cổ phiếu giảm sâu mức 50%. Đây là mức sụt giảm mạnh so với các mã cổ phiếu khác trên sàn. Mức chỉ số của P/E của các mã cổ phiếu trong ngành dầu khí hiện tại đều ở mức 5 - 7,5 (ngoại trừ PVD, GAS) đây là mức rất thấp so với mức trung bình của thị trường (P/E bình quân thị trường của 2 sàn giao động xung quanh 14 -15,5). Với dự báo giá dầu có xu hướng hồi phục vào năm 2017, thì thời điểm hiện tại là thời điểm thích hợp để đầu tư vào các mã cổ phiếu công ty tìm kiếm, khai thác dầu khí hoặc công ty cung cấp dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PVD có mức P/E ~ 5,6), khi kết quả kinh doanh của các công ty này sẽ hồi phục khi giá dầu tăng trở lại

Tổng quan các DN dầu khí niêm yết

Các mã PVD, PVS, PVC, nhóm cổ phiếu chịu ảnh hưởng lớn nhất từ diễn biến giá dầu so với các doanh nghiệp trong ngành, chỉ số P/E và P/B của nhóm này đang ở mức thấp hơn đáng kể so với trung bình ngành.

Thực tế, giá dầu Brent tăng hơn 75% kể từ đầu năm 2016 đến nay, điều này đã tác động tích cực lên nhóm cổ phiếu dầu khí. Rủi ro vẫn còn hiện hữu nên nhiều khả năng giá dầu sẽ vẫn đi ngang trong biên độ 45 - 55 USD/thùng trong vòng 3 - 6 tháng tới. Mặc dù vậy, vẫn có những cổ phiếu được đánh giá là ổn định và có khả năng chống chọi tương đối tốt với tình hình bất lợi như PVS, PXS…

Xét các chỉ số định giá P/E và P/B, nhiều chuyên gia đánh giá, nhóm cổ phiếu dầu khí đang được thị trường định giá là tương đối thấp và khá hấp dẫn so với các nhóm cổ phiếu khác. Tuy nhiên, những khó khăn hiện tại vẫn còn khiến kết quả kinh doanh của nhóm cổ phiếu này chưa được cải thiện tích cực.

Việc chọn lọc những cổ phiếu dầu khí tăng trưởng tốt, đạt kết quả kinh doanh ấn tượng và nằm trong xu thế tăng giá là cơ hội cho các nhà đầu tư thời gian tới.

TỔNG KẾT PVN - INDEX Bản tin PVN-INDEX số 14 47

DPM

DCM

PXS

PVT

PVI

PVD

PVS

PGS

PVC

GAS

22,350.00

9,900.00

10,100.00

11,900.00

24,900.00

21,350.00

17,200.00

16,400.00

8,100.00

61,500.00

7.34

6.46

7.71

10.15

56.08

7.65

2.66

23.50

1.00

0.84

0.74

0.97

0.88

0.62

0.74

0.82

0.48

2.91

22,268

11,730

13,650

12,288

28,245

33,827

23,120

20,066

16,896

21,166

3,046.69

1,189.72

1,562.40

1,543.12

2,454.00

376.57

2,249.12

6,155.08

(708.71)

2,617.38

12.51

6.04

4.72

3.27

0.66

3.94

12.47

(1.47)

8.83

13.09

12.54

12.97

8.76

1.28

9.97

31.47

(3.95)

12.09

3,046.69

1,562.40

1,543.12

2,454.00

331.23

2,249.12

6,155.08

(708.71)

2,617.38

3,046.69

1,562.40

1,543.12

2,454.00

376.57

2,249.12

6,155.08

(708.71)

2,617.38

Giá P/E P/B BV EPS 4 quý gần nhất ROA (%) ROE (%)

EPS Pha loãng T12M EPS T12M

Page 50: bantin PVN-index 14 print tin PVN/Ban Tin PVN... · Năm của khởi nghiệp với những cam kết hỗ trợ của Chính phủ mới Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước

PETCHUYÊN NGHIỆP VÀ TẬP TRUNG VÀO

NHỮNG ĐIỂM MẠNH CỐT LÕINăm 2016 chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ ra ngoài ngành Dầu khí của PETROSETCO nhất là trong lĩnh vực vận hành & quản lý tòa nhà và dịch vụ cung cấp suất ăn. Chuyên nghiệp hơn và tập trung vào những điểm mạnh lợi thế của mình là những gì tập thể PETROSETCO hướng đến.

rong năm 2016, giá dầu mỏ thế giới Tđã từng dưới 28 USD/thùng hồi cuối tháng 1 và sau đó hồi phục, có lúc

lên tới gần 50 USD/thùng; tuy nhiên, có thể nói thị trường dầu mỏ thế giới luôn luôn song hành cùng tình hình kinh tế thế giới, vốn đang có tốc độ tăng trưởng chậm và thiếu bền vững, chủ yếu do tăng trưởng kinh tế thế giới khó có đột biến nói chung và ảnh hưởng của Mỹ đến thị trường dầu mỏ nói riêng. Là một đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí, nhiều hoạt động kinh doanh của Tổng công ty ty CP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (PETROSETCO) gắn liền với ngành và vì vậy chịu ảnh hưởng không nhỏ từ việc giá dầu biến động liên tục ở mức thấp.

Năm 2016 là một năm đầy khó khăn và thử thách đối với PETROSETCO, trong đó, các nhân tố chính phải kể đến là sự bất ổn của giá dầu; mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong ngành phân phối điện thoại và thiết bị điện tử. Khó khăn, thử thách mới chứng minh được sức bền của mình. Liên tục 2 năm trụ vững dưới áp lực thị trường giá dầu biến động bất lợi. Mặc dù có những khó khăn, trắc trở, lợi nhuận không đạt kế hoạch, nhưng đó là một bước lùi để tạo bàn đạp vững chắc hơn cho PETROSETCO vững bước trong hành trình mới của mình. PETROSETCO đã bắt đầu vạch ra chiến lược và kế hoạch cụ thể nhằm hồi phục lại sức khỏe đồng thời chứng minh sự dẻo dai của mình. Chuyên nghiệp hơn và tập trung vào những điểm mạnh lợi thế của mình là những gì tập thể PETROSETCO hướng đến. Mặc dù đây là một quá trình đầy chông gai nhưng sẽ rất cần thiết để trở nên trưởng thành hơn, thành công hơn và tạo ra nhiều

lợi thế hơn cho đơn vị nói chung cũng như lợi nhuận cho cổ đông nói riêng.

Năm 2016 chứng kiến sự phát triển mạnh m ẽ r a n g o à i n g à n h D ầ u k h í c ủ a PETROSETCO nhất là trong lĩnh vực vận hành & quản lý tòa nhà và dịch vụ cung cấp suất ăn. Trong đó, các dự án và khách hàng mới phải kể đến như Tòa nhà Hội sở ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB), Tòa nhà chung cư Intracom I; các tòa nhà của Tập đoàn MIK, Tập đoàn Kinh Đô, cung cấp suất ăn cho Tập đoàn Hòa Phát…Bên cạnh đó, P S A - m ộ t đ ơ n v ị t h à n h v i ê n c ủ a PETROSETCO đã được vinh danh là thương hiệu quốc gia trong lĩnh vực dịch vụ vận hành tòa nhà.

Trong năm, PETROSETCO đã hoàn thành và đưa vào vận hành chính thức dự án “Khu nhà ở và dịch vụ phục vụ liên hợp lọc hóa

dầu Nghi Sơn - Giai đoạn 2”. Quy mô dự án bao gồm 10 block nhà với 600 căn hộ, 25 biệt thự và các công trình phụ trợ như nhà văn hóa, nhà trẻ, trạm y tế và công trình thể thao…Toàn bộ dự án sẽ được thuê bởi Công ty TNHH Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn (NSRP) trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hoàn tất với mục đích làm chỗ ở cho cán bộ công nhân viên làm việc tại Dự án. Đồng thời, PETROSETCO cũng đã đàm phán và thành công trong việc cung cấp dịch vụ quản lý Khu nhà ở và lên kế hoạch đưa vào các dịch vụ cộng thêm trong những năm tiếp theo. Doanh thu dự kiến là 128 tỷ đồng /năm, lợi nhuận là 10% theo hợp đồng đã ký với NSRP.

Đối với lĩnh vực phân phối thiết bị viễn t h ô n g v à c ô n g n g h ệ t h ô n g t i n , PETROSETCO tiếp tục chứng tỏ vị thế là đơn vị hàng đầu tại Việt Nam. Trong năm

DOANH NGHIỆP NGÀNH DẦU KHÍBản tin PVN-INDEX số 14 48

Page 51: bantin PVN-index 14 print tin PVN/Ban Tin PVN... · Năm của khởi nghiệp với những cam kết hỗ trợ của Chính phủ mới Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước

qua, Tổng công ty tiếp tục mở rộng thêm danh mục sản phẩm thông qua việc hợp tác với một loạt thương hiệu mới đầy tiềm năng như điện thoại Coolpad, Vivo, thiết bị văn phòng Ricoh, thiết bị LCD Philips.

Năm 2016 cũng chứng kiến đơn vị thành viên của PETROSETCO - Công ty Petrosetco Ale đã vận chuyển và hạ thủy thành công chân đế, khung dầm chịu lực và khối thượng tầng công trình P7, P8, P9, P10 cho liên doanh Việt Nga, Vietsovpetro, qua đó khẳng định năng lực hàng đầu của mình trong lĩnh vực vận tải siêu trường siêu trọng tại Việt Nam.

Trong định hướng phát triển năm 2017, PETROSETCO đã xây dựng 9 nhiệm vụ trọng tâm và 3 nhóm giải pháp về kinh doanh, công tác tái cấu trúc và tiết giảm chi phí.Trong đó, nhấn mạnh mục tiêu duy trì doanh số thiết bị CNTT; bám sát biến động thị trường về giá cả, nhu cầu tiêu thụ PP,

LPG, xơ sợi…; đẩy mạnh phát triển dịch vụ logistics, dịch vụ vận tải siêu trường siêu trọng; giữ vững thị phần cung cấp dịch vụ Catering, nâng cao chất lượng dic h vu đơi sông cho các đơn vị trong và ngoài ngành; triển khai các biện pháp để thực hiện công tác cấu trúc theo chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền; quản lý và sử dụng vốn linh hoạt, kiểm soát tốt chi phí; đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên…

Riêng đối với mảng phân phối thiết bị linh kiện điện tử, từ năm 2017 PETROSETCO sẽ mở rộng lĩnh vực phân phối sang nhóm các mặt hàng điện lạnh và điện gia dụng. Hiện nay, tốc độ phát triển đối với thị trường phân phối điện thoại di động và các sản phẩm IT đang giảm dần. Để phát triển hướng đi mới, tháng 12 năm 2016, PSD – một đơn vị thành viên của PETROSETCO đã ký hợp đồng góp vốn đầu tư vào một công ty điện tử điện lạnh với tỷ lệ chi phối 51%. Theo nhận định của công ty, đây là thị trường còn nhiều tiềm năng phát triển, có tốc độ tăng trưởng bình quân 10-16% hằng năm. Quy mô thị trường ngành hàng thiết bị điện tử và điện gia dụng trong nước ước tính 157 nghìn tỷ đồng (6.8 tỷ đô) trong đó điện gia dụng 97 nghìn tỷ đồng. Thu nhập đầu người tăng, những lợi ích từ chính sách thuế nhập khẩu từ các hiệp định thương mại tự do, tốc độ đô thị hóa nhanh cùng với nhịp sống hiện đại hóa là những nhân tố góp phần tăng mạnh nhu cầu về các sản phẩm điện gia dụng tiện dụng. Với

kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực phân phối, lãnh đạo PETROSETCO tin rằng đây là một hướng đi đúng đắn, đem lại sự đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh và góp phần giúp công ty mở rộng thị phần cũng như khẳng định vị thế trong ngành phân phối tại thị trường trong nước.

Rõ ràng rằng PETROSETCO đã phải đối mặt với rất nhiều thử thách nhưng tập thể PETROSETCO cũng đã và đang dần trưởng thành và cứng cáp hơn trên con đường chinh phục khó khăn của mình. Trên con đường sắp tới, thách thức vẫn còn đó tuy nhiên chúng tôi sẽ không ngừng nỗ lực vượt qua, học hỏi từ những vấp ngã đã qua để vững bước trong những chuyến hành trình sắp tới một cách cẩn trọng và đầy quyết tâm.

Với tinh thần “tận tay – tận tâm” của 20 năm qua và “Chuyên tay – chuyên tâm” của giai đoạn sắp tới sẽ luôn là tâm huyết, động lực v à m ụ c t i ê u đ ể n h ữ n g co n n g ư ờ i Petrosetco bước tiếp chặng đường phía trước với nhiều khó khăn và thử thách, nhưng đích đến sẽ là những thành quả, những tầm cao mới đáng tự hào.

DOANH NGHIỆP NGÀNH DẦU KHÍ Bản tin PVN-INDEX số 14 49

Page 52: bantin PVN-index 14 print tin PVN/Ban Tin PVN... · Năm của khởi nghiệp với những cam kết hỗ trợ của Chính phủ mới Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước

ĐẠM CÀ MAU Vượt qua khó khăn thách thức, chuẩn bị đón đầu cơ hội mới

Trải qua năm 2016, khi giá dầu thế giới liên tục thiết lập “đáy” mới đã tạo ra không ít sóng gió cho các doanh nghiệp trong ngành Dầu khí. Để những “con thuyền” vững vàng vượt qua sóng dữ buộc các doanh nghiệp phải dành thời gian nhìn lại mình, neo buộc lại những “cột buồm” xác định lại những lĩnh vực cốt lõi, tập trung cả nguồn lực, vật lực để củng cố và phát triển.

Cũng với quyết tâm như vậy, Tổng công ty DMC tập trung thực hiện công tác tái cấu trúc, đẩy mạnh các lĩnh vực hoạt động cốt lõi của đơn vị bao gồm sản xuất, kinh doanh và cung cấp dịch vụ. Nhìn lại một năm qua, Tổng công ty rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu.

Thứ nhất, bên cạnh việc ưu tiên xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo chuyên sâu nguồn lực để phát triển các lĩnh vực dịch vụ cối lõi, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ dung dịch khoan và dịch vụ công nghiệp, cần tích cực triển khai công tác tìm kiếm các sản phẩm/ dịch vụ/dự án mới nhằm góp phần tăng tính linh hoạt trong cơ cấu sản phẩm/dịch vụ của DMC. Đây chính là bước đi an toàn để phòng ngừa rủi ro khi hoạt động chính suy giảm nhằm đảm bảo Công ty có thể đứng vững, vượt qua các khó khăn ngắn hạn và phát triển bền vững trong dài hạn.

Thứ hai, nắm bắt thời cơ, tận dụng tốt các cơ hội kinh doanh: Năm 2016, DMC luôn quán triệt chủ trương, bám sát biến động của thị trường, diễn biến của giá dầu thô để kịp thời nắm bắt thời cơ và tận dụng tốt các cơ hội kinh doanh.Trong năm 2016, DMC đã đẩy mạnh được kinh doanh PP nhập khẩu, Lưu huỳnh và một số sản phẩm ít bị tác động ảnh hưởng của giá dầu thô, nên doanh thu và lợi nhuận từ lĩnh vực kinh doanh duy trì hiệu quả.

Thứ ba, nâng cao hiệu quả trong công tác quản trị doanh nghiệp: Để nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị, năm 2016, DMC tập trung triển khai công tác tái cấu trúc tổng thể Tổng công ty, trong đó rà soát, sắp xếp lại bộ máy văn phòng Công ty Mẹ theo

hướng tinh gọn; Triển khai rà soát, bổ sung và chỉnh sửa nhiều quy chế, quy định phù hợp theo quy định của pháp luật, của Tập đoàn, đồng thời đáp ứng được yêu cầu thực tiễn hoạt động, từ đó vừa chuẩn hóa công tác quản lý.

Thứ tư, trong giai đoạn khó khăn và biến động nhanh, việc ra quyết định của các cấp lãnh đạo phải hết sức linh hoạt và kịp thời. Lãnh đạo các cấp cần phải thường xuyên trao đổi, thống nhất chỉ đạo và hướng dẫn cấp dưới thực hiện nhiệm vụ.

Thứ năm, cần có kế hoạch đối phó với khủng hoảng/khó khăn theo nhiều kịch bản khác nhau với các giải pháp kèm theo để không bị động. Công tác dự báo, thống kê do vậy phải hết sức chính xác và kịp thời để hỗ trợ ra quyết định.

Trong năm 2017,dự báo diễn biến giá dầu thô trên thị trường thế giới tiếp tục biến động phức tạp và không ổn định, tác động lớn đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của toàn bộ các DN ngành dầu khí nói chung và Tổng công ty DMC nói riêng. Bằng những bài học kinh nghiệm được rút

DOANH NGHIỆP NGÀNH DẦU KHÍBản tin PVN-INDEX số 14 50

Page 53: bantin PVN-index 14 print tin PVN/Ban Tin PVN... · Năm của khởi nghiệp với những cam kết hỗ trợ của Chính phủ mới Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước

ra từ thực tiễn hoạt động , Tổng công ty DMC đã sẵn sàng vượt qua những khó khăn, đón đầu những cơ hội mới trong năm 2017 với các giải pháp cụ thể cho từng lĩnh vực hoạt động.

Đối với lĩnh vực sản xuất, DMC sẽ chủ động triển khai tìm kiếm các mỏ nguyên liệu mới, đảm bảo ổn định về nguyên liệu phục vụ sản xuất các sản phẩm trong Tổng công ty; Phát huy tối đa năng lực sản xuất, nghiên cứu các dòng sản phẩm mới có thể đáp ứng cho nhu cầu khác của thị trường trong và ngoài ngành dầu khí; Nghiên cứu, hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư dự án sản xuất một số sản phẩm mới mang lại hiệu quả kinh tế và giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho người lao động ( CaCO3, Hóa chất xúc tác Dầu khí, CA/EDC/VCM …). Tìm kiếm các dự án sản xuất mới trong bối cảnh các dự án ngành dầu khí gặp khó khăn có thể kéo dài.

Đối với lĩnh vực dịch vụ, Đảm bảo duy trì 100% thị trường dịch vụ dung dịch khoan trong nước với chất lượng và giá cả cạnh tranh; Tiếp tục phát triển thị phần và nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ công nghiệp: làm sạch, xử lý môi trường, chống ăn mòn cho trong và ngoài ngành dầu khí; Tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng thành tựu nghiên cứu về hóa chất thay thế, hệ dung dịch khoan nhằm từng bước thay thế vào

các hệ dung dịch đang sử dụng; Hoàn thiện nghiên cứu hệ dung dịch khoan gốc dầu ( SBM); Bám sát các khách hàng truyền thống như VSP, Cuu Long JOC, JVPC,.. để tìm kiếm cơ hội cung cấp các dịch vụ kỹ thuật thế mạnh của DMC; Hợp tác với các đối tác trong nước và nước ngoài nhằm phát huy lợi thế và tiếp thu công nghệ, kỹ thuật của đối tác để thực hiện các dự án trong lĩnh vực xử lý nước và xử lý môi trường.

Đối với lĩnh vực kinh doanh,DMC sẽ chủ động xây dựng hệ thống nhà cung cấp uy tín, chất lượng, giá cả cạnh tranh. Đa dạng hóa nguồn hàng, ngành hàng; Kết hợp chặt chẽ công tác thu thập thông tin nghiên cứu thị trường để mở rộng thị trường xuất khẩu và nội địa; thị trường trong ngành và ngoài ngành; Duy trì các sản loại sản phẩm, hoá chất khoan đã cung cấp, tìm kiếm mở rộng thêm từ 1-2 mặt hàng mới; Đảm bảo chất lượng hoá phẩm cung cấp theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của khách hàng, không phát sinh khiếu nại, cập nhật mọi thay đổi về yêu cầu kỹ thuật mới của khách hàng; Xúc tiến phát triển cung cấp các Hóa phẩm xúc tác mới; Tham gia đấu thầu các Hóa phẩm xúc tác thay thế vào Nhà máy cho NMLD Dung Quất; Tham gia đấu thầu các gói thầu cung cấp Hóa phẩm xúc tác đối với Dự án NMLD Nghi Sơn.

Tại lễ tổng kết hoạt động sản xuất vừa qua, toàn thể Ban lãnh đạo và CBCNV Tổng công ty DMC đã thể hiện quyết tâm thực hiện thành công kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2017 với các chỉ tiêu cơ bản như sau:

Ÿ Sản lượng sản xuất: 25.000 tấn

Ÿ Tổng doanh thu: 2 660 tỷ đồng

Ÿ Lợi nhuận trước thuế: 10,5 tỷ đồng

Ÿ Lợi nhuận sau thuế: 3,3 tỷ đồng

Ÿ Nộp ngân sách Nhà nước: 116,3 tỷ đồng

Ÿ Năng suất lao động bình quân: 338 triệu đồng/người/tháng

Ÿ Đầu tư xây dựng cơ bản: 15,56 tỷ đồng

Ÿ Tỷ lệ chia cổ tức: 3% bằng tiền mặt và 7% bằng cổ phiếu thưởng.

DOANH NGHIỆP NGÀNH DẦU KHÍ Bản tin PVN-INDEX số 14 51

Page 54: bantin PVN-index 14 print tin PVN/Ban Tin PVN... · Năm của khởi nghiệp với những cam kết hỗ trợ của Chính phủ mới Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước

PVTransTHÀNH CÔNG ẤN TƯỢNG NĂM 2016Tiền đề cho giai đoạn phát triển mạnh mẽ 2017-2020

ăm 2016 nền kinh tế thế giới đối Ndiện nhiều rủi ro khi các nền kinh tế chủ chốt tiếp tục có nhiều bất

ổn và hạ mức tăng trưởng. Sự biến động khó lường của giá dầu thô, đồng USD mất giá, cùng với việc giá cả hàng hóa chưa khởi sắc đã tác động mạnh đến các nền kinh tế trên thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Thị trường vận tải biển thế giới tiếp tục một năm ảm đạm với lượng tàu dư thừa không giảm, cạnh tranh gay gắt giữa các hãng tàu làm giá cước giảm sâu, bên thuê tàu siết chặt công tác thuê, nhu cầu thuê giảm mạnh với điều kiện thuê khắt khe thêm làm cho các doanh nghiệp vận tải biển gặp rất nhiều khó khăn. Ở Việt Nam, tỷ giá VND/USD tăng mạnh ở thời điểm cuối năm cũng trở thành một gánh nặng lớn đối với các doanh nghiệp vận tải biển có đặc thù là dư nợ vay bằng USD cao.

Mặc dù vậy, với nỗ lực, cố gắng của Ban Lãnh đạo và cán bộ công nhân viên toàn Tổng công ty, PV Trans đã vượt qua khó khăn, hoàn thành vượt mức tất cả các chỉ tiêu SXKD được Tập đoàn giao. Doanh thu ước đạt 6.080 tỷ đồng, tương đương 122 % kế hoạch năm; lợi nhuận sau thuế 460 tỷ đồng, tương đương 164% hoạch năm; nộp ngân sách Nhà nước 300 tỷ đồng, tương đương 158% kế hoạch năm. Công ty mẹ và tất cả các đơn vị thành viên đều hoạt động ổn định và có lãi.

Sở hữu đội tàu gồm 19 chiếc với tổng trọng tài gần 700 ngàn DWT, PV Trans hiện là doanh nghiệp vận tải thủy số 1 Việt Nam,

nằm trong top 50 doanh nghiệp tốt nhất Việt Nam năm 2015, đứng thứ 162/500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2016 tăng 20 bậc so với năm 2015 theo Vietnam Report 500, lọt vào top 38/700 doanh nghiệp có hoạt động quan hệ đầu tư (IR) tốt nhất năm 2016 do Hiệp hội các Nhà quản trị tài chính Việt Nam đánh giá xếp hạng. PV Trans hiện là đơn vị vận tải biển có giá trị vốn hóa lớn nhất trên sàn HSX và được nhiều nhà đầu tư, các quỹ đầu tư trong và ngoài nước quan tâm giao dịch với khối lượng lớn.

Có thể nói, năm 2016 là năm PV Trans đạt kết quả SXKD cao nhất trong 14 năm xây dựng và trưởng thành, đưa PV Trans từ một

“con tàu sắp chìm” trở thành doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và vững chắc trên thị trường chỉ trong khoảng thời gian 5 năm. Những thành công PV Trans đạt được trong thời gian qua không phải từ may mắn mà là kết quả của cả một quá trình dài tự vận động, tự thay đổi trong ý thức và hành động. Các yếu tố tạo nên thành công này phải kể đến sự hỗ trợ hiệu quả và kịp thời của Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, sự hợp tác giúp đỡ của các đơn vị trong và ngoài ngành. Cùng với đó, Ban Lãnh đạo PV Trans đã có nhiều giải pháp quyết liệt để chấn chỉnh và nâng cao công tác quản lý, hiệu quả hoạt động SXKD, chủ động có nhiều giải pháp về thị trường, đa dạng hóa dịch vụ, xử lý tài chính, tiết kiệm chi phí, tái

DOANH NGHIỆP NGÀNH DẦU KHÍBản tin PVN-INDEX số 14 52

Page 55: bantin PVN-index 14 print tin PVN/Ban Tin PVN... · Năm của khởi nghiệp với những cam kết hỗ trợ của Chính phủ mới Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước

cấu trúc mô hình quản trị, nâng cao năng lực quản lý kỹ thuật tàu… Tập thể CBCNV luôn có sự đoàn kết, nhất trí cao, nhiệt huyết vì một mục tiêu chung là sự tồn tại và phát triển của PVTrans và của từng đơn vị,

Những thành công ấn tượng năm 2016 sẽ là tiền đề vững chắc cho giai đoạn phát triển mạnh mẽ 2017-2020, trong đó PV Trans đặt ra mục tiêu tiếp tục giữ vững vị trí là Công ty vận tải và dịch vụ hàng hải dầu khí đa sở hữu lớn nhất Việt Nam, đồng thời xây dựng phát triển thành thương hiệu vận tải mạnh trong khu vực.

Dự báo trong những năm tới, ngành dầu khí và ngành vận tải biển tiếp tục đối diện nhiều khó khăn do ảnh hưởng của giá dầu thô suy giảm và suy thoái kinh tế. Là công ty hoạt động trong lĩnh vực vận tải dầu khí, PV Trans sẽ phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, coi khó khăn là cơ hội, PV Trans cũng đã đánh giá đầy đủ các cơ hội, nguy cơ để vượt qua khó khăn và tranh thủ các cơ hội phát triển. Định hướng trong thời gian tới, PVTrans sẽ tập

trung nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng thị trường cung cấp dịch vụ vận tải dầu thô, sản phẩm dầu cho Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn; dịch vụ vận tải than cho các nhà máy điện than Thái Bình 1, Thái Bình 2, Long Phú, Sông Hậu và các nhà máy điện than khác của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Tiếp tục duy trì và mở rộng thị phần vận tải quốc tế, đặc biệt là vận tải LPG, vận tải xăng dầu nhằm khai thác tối đa hiệu suất đội tàu.

Do dự báo thị trường vận tải tiếp tục khó khăn nên giá tàu khá hợp lý, đây sẽ là cơ hội và thời điểm để PV Trans đẩy mạnh công tác đầu tư, một mặt đổi mới và trẻ hóa đội tàu, thay thế các tàu đã cũ, mặt khác bổ sung thêm các tàu mới nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường. Dự kiến số lượng tàu đầu tư mới của PV Trans và các đơn vị thành viên thời gian tới là rất lớn nên cũng đòi hỏi một lượng vốn lớn. Do đó, để đáp ứng yêu cầu của công tác đầu tư, PV Trans sẽ kết hợp giữa tận dụng nguồn lực hiện có với việc hợp tác với các chủ tàu trong và ngoài nước, vay vốn, huy động vốn thông qua sàn giao dịch chứng khoán để vừa chiếm

lĩnh thị trường, vừa giảm thiểu rủi và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Với cơ sở và định hướng phát triển nêu trên, cùng với sự nỗ lực, quyết tâm của toàn thể CBCNV, PV Trans tự tin sẽ vượt qua các khó khăn và thách thức, tận dụng tốt các cơ hội trong giai đoạn 2017-2020 để hoàn thành tốt các mục tiêu đã đề ra, tối đa hóa lợi ích cho các cổ đông.

Nhân dịp năm mới 2017, PV Trans xin gửi lời tri ân và kính chúc tới Quý khách hàng, Quý cổ đông và nhà đầu tư đã tin tưởng, đồng hành cùng đơn vị trong thời gian vừa qua có một năm mới An Khang – Thịnh Vượng.

DOANH NGHIỆP NGÀNH DẦU KHÍ Bản tin PVN-INDEX số 14 53

Page 56: bantin PVN-index 14 print tin PVN/Ban Tin PVN... · Năm của khởi nghiệp với những cam kết hỗ trợ của Chính phủ mới Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước

PV Power hướng tới giai đoạn phát triển sau cổ phần hóaTổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2016, tổng sản lượng điện sản xuất đạt 21,131 tỉ kWh. Đây là năm thứ 7 liên tiếp PV Power hoàn thành nhiệm vụ cung ứng điện cho phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước.

hát huy những thành quả đạt được Pcủa năm 2015, đông thơi nhân thưc nhưn g kho khăn kinh tê chung,

ngay từ những ngày đầu năm 2016, nhân đươc sư chi đao sat sao tư lanh đao Tâp đoan Dầu khí Việt Nam (PVN), PV Power đã xây dựng chương trình hành động triển khai tới từng đơn vị, phân xưởng, từng người lao động trong toàn tổng công ty. Tập thể lãnh đạo và cán bộ, công nhân viên (CBCNV) PV Power đã đoàn kết, nhất trí, huy động mọi nguồn lực, triển khai đồng bộ các giải pháp, chủ động và linh hoạt trong điều hành sản xuất nhằm phấn đấu thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh (SXKD) được Tập đoàn giao.

Vận hành an toàn, hiệu quả

Năm 2016 tiếp tục được xem là một năm gặt hái nhiều thành công của PV Power. Vượt qua những khó khăn, thách thức, PV Power đã hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh và gặt hái được nhiều thành công. Cụ thể, tổng sản lượng điện toàn Tổng Công ty ước đạt 21,131 tỉ kWh (hoàn thành 100,6% KH Tập đoàn giao); Doanh thu toàn Tổng Công ty đạt 26.668 tỉ đồng/KH 29.445 tỉ đồng (đạt 91% KH, nguyên nhân chủ yếu do giá dầu suy giảm), lợi nhuận trước thuế toàn Tổng Công ty đạt 1.753 tỉ đồng/KH 676 tỉ đồng (đạt 259% KH); Nộp NSNN đạt 1.126 tỉ đồng/KH 1.113 tỉ đồng (đạt 101% KH).

Năm 2016 được đánh giá là năm vượt khó, an toàn, hiệu quả trong lao động sản xuất cua PV Power. Các nhà máy đảm bảo công tác vận hành, giữ vững nhịp độ SXKD, không xảy ra sự cố mất an toàn trong lao động. Bên cạnh đó, lãnh đạo Tổng Công ty đã tập trung chỉ đạo quyết liệt các phương án tổ chức, tái cơ cấu, quản trị doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động. Đồng thời, nhờ các giải pháp chỉ đạo điều hành linh hoạt, sát sao của Tập đoàn, Tổng Công ty, nên các đơn vị thành viên đã có nhiều giải pháp sáng kiến trong kỹ thuật góp phần tiết giảm chi phí, tiết kiệm. Công tác vận hành các nhà máy điện tiếp tục duy trì thực hiện tốt, công tác sửa chữa thường xuyên, sửa chữa bảo dưỡng định kỳ đạt chất lượng cao và vượt tiến độ đề ra, luôn duy trì vận hành tin cậy, đáp ứng nhu cầu phụ tải, huy động của EVN/A0, đảm bảo an toàn tuyệt đối và đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.

Đối với công tác xúc tiến, chuẩn bị đầu tư các dự án điện khí mới, trong năm đã được Tập đoàn chấp thuận chủ trương giao PV Power thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư các Dự án NMĐ khí mới. Hoàn thành báo cáo đề án tổng thể sự xuất hiện của dự án Nhơn Trạch 3, 4 trình Bộ Công thương phê duyệt bổ sung quy hoạch điện VII và hoàn thành xây dựng và báo cáo Tập đoàn đề án tổng thể triển khai đầu tư xây dựng các NMĐ khí mới.

Công tác tái cấu trúc, đổi mới doanh nghiệp, cổ phần hóa Công ty Mẹ được triển khai theo đúng tiến độ yêu cầu, dự kiến hoàn thành vào năm 2017. Công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học được quan tâm đúng mức và đạt kết quả cao, đời sống và thu nhập CBCNV được nâng cao, cùng với đó đã triển khai nhiều chương trình an sinh xã hội có ý nghĩa theo đúng mục tiêu và kế hoạch PV Power đã quan tâm đúng mực và thực hiện tốt các chương trình an sinh xã hội do Tập đoàn giao.

DOANH NGHIỆP NGÀNH DẦU KHÍBản tin PVN-INDEX số 14 54

Page 57: bantin PVN-index 14 print tin PVN/Ban Tin PVN... · Năm của khởi nghiệp với những cam kết hỗ trợ của Chính phủ mới Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước

Tập trung mọi nguồn lực cho năm 2017

Năm 2017 là năm thứ hai thực hiện các mục tiêu kế hoạch 5 năm 2016- 2020, Chiến lược phát triển đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035 của PV Power, năm thứ hai cả nước bước vào thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng. Việc thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2017 có ý nghĩa và vai trò đặc biệt quan trọng, tạo cơ sở vững chắc để thực hiện tốt kế hoạch 5 năm 2016- 2020, đảm bảo xây dựng và phát triển PV Power thành một Tổng Công ty Công nghiệp Điện - Dịch vụ mạnh, năng động và có năng lực cạnh tranh trong SXKD điện năng.

Theo kế hoạch, năm 2017, PV Power phấn đấu tổng sản lượng điện sản xuất cả năm đạt 21,052 tỉ kWh; tổng doanh thu đạt trên 29.000 tỉ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 1.367 tỉ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 1.234,5 tỉ đồng và nộp ngân sách đạt 1.105 tỉ đồng.

Để thực hiện kế hoạch trên, PV Power phải tập trung mọi nguồn lực, tập trung rà soát, chuẩn bị các điều kiện sản xuất, xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực, hoàn thiện các giải pháp đồng bộ để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ kê hoach SXKD năm 2017 khi được Tập đoàn giao. Tổng Công ty sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các đối tác liên quan đảm bảo vận hành ổn định, an toàn, hiệu quả các nhà máy điện.

Theo kế hoạch, trong năm 2017, tiến trình cổ phần hóa Tổng Công ty sẽ được hoàn thành. Với kết quả sản xuất kinh doanh ấn tượng đã đạt được trong năm 2016, sẽ là cơ sở vững chắc để công tác cổ phần hóa thành công và chuyển sang giai đoạn mới phát triển mạnh mẽ hơn.

DOANH NGHIỆP NGÀNH DẦU KHÍ Bản tin PVN-INDEX số 14 55

Page 58: bantin PVN-index 14 print tin PVN/Ban Tin PVN... · Năm của khởi nghiệp với những cam kết hỗ trợ của Chính phủ mới Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước

Các gam màu sáng trên bức tranh kinh tế Việt Nam

putniknews dẫn báo cáo của Văn Sphòng Thống kê Trung ương, cho hay trong năm 2016 tăng trưởng

kinh tế Việt Nam cả năm đạt 6,2%. Về triển vọng năm 2017, nhiều chuyên gia kinh tế tỏ ra rất lạc quan.

Tờ nhật báo của Malaysia - The Star Online dự báo, năm 2017, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế tăng trưởng cao nhất thế giới với khối lượng xuất khẩu hàng hóa tăng, trong khi đó sự suy thoái thương mại toàn cầu đã ảnh hưởng rất tiêu cực đến Singapore và Trung Quốc.

Theo nhận định của Star Online, Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng cao nhất thế giới. Các doanh nghiệp khổng lồ tại Việt Nam như Samsung Electronics Co, biến đây thành một trung tâm quốc tế sản xuất hàng điện tử.

Trong khi đó, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng, trong năm 2017, nhịp độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ tăng 6,3%.

Chuyên gia Quốc tế

lạc quan về kinh tế Việt Nam 2017 Triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2017 là chủ đề của nhiều bài báo về Việt Nam trên các phương tiện truyền thông quốc tế vào những ngày đầu năm mới. Giới chuyên gia quốc tế nhận định Việt Nam là một điểm sáng về tăng trưởng kinh tế tại Đông Nam Á trong năm 2017

uy nhiên, bên cạnh các dự báo Ttích cực, báo chí quốc tế cũng cảnh báo về những nguy cơ có

thể tác động tới tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.

Trang tin Business Insider cho rằng bất chấp các kết quả ấn tượng, Việt Nam đối diện với nhiều thách thức liên quan tới chính sách tiền tệ nới lỏng. Trong năm 2016, tín dụng của Việt Nam tăng trưởng "nóng" lên tới 20%, do đó hiện tượng gia tăng nợ xấu là khó tránh khỏi. Ngoài ra, hệ thống ngân hàng của Việt Nam chưa hoàn toàn phục hồi sau cuộc khủng hoảng 2011.

Các chuyên gia của tập đoàn tài chính Credit Suisse (Thụy Sĩ) cho rằng chính sách của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể tạo ra nguy cơ đe dọa nền kinh tế Việt Nam. Trong năm 2017, đồng tiền Việt Nam (VND) có thể giảm 4-5% so với đồng USD.

Ngoài ra, việc Mỹ có thể rút khỏi Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng tác động tiêu cực khi hầu hết hàng hóa hiệu Ivanka Trump có xuất xứ từ nước ngoài, cụ thể là Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam./.

Không chỉ toàn "màu hồng"

QUỐC TẾBản tin PVN-INDEX số 14 56

Ông Frederic Neumann, đồng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế châu Á tại HSBC Hongkong (Trung Quốc), dự báo Việt Nam sẽ duy trì sự tăng trưởng mạnh trong vài năm tới, tăng thị phần xuất khẩu trên quy mô toàn cầu và sẽ thách thức Trung Quốc trong lĩnh vực này. Các công ty nước ngoài sẽ tiếp tục đầu tư vào Việt Nam để tận dụng lực lượng lao động giá rẻ và trình độ cao.

Một bài báo trên Bloomberg cho hay, nhiều nhà đầu tư đang đặt cược vào Việt Nam. Lần đầu tiên trong 2 năm qua, cổ phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam được định giá cao hơn so với cổ phiếu của các nước láng giềng trong khu vực. Kết quả này được bảo đảm bởi các chỉ số kinh tế vĩ mô tốt của nền kinh tế Việt Nam và sự ổn định chính trị trong nước, trong khi những nước khác trong khu vực đang đối mặt những thay đổi chính trị và khủng hoảng kinh tế.

Bloomberg đánh giá, hiện là thời điểm thuận lợi để các tập đoàn nước ngoài tăng cường đầu tư vào Việt Nam vì chính phủ đang đẩy mạnh thực hiện quá trình tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước.

Page 59: bantin PVN-index 14 print tin PVN/Ban Tin PVN... · Năm của khởi nghiệp với những cam kết hỗ trợ của Chính phủ mới Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước

Kinh tế Mỹ và Toàn cầu

trong nhiệm kỳ mới

của Tổng thống

Donald Trump

hị trường chứng khoán giảm điểm Tsau khi ông Trump trúng cử. Trong đêm bầu cử, các chỉ số chứng khoán

Mỹ tương lai đã rơi thẳng đứng. Tuy nhiên tổn thất do biến động giá cổ phiếu đối với thị trường nước Mỹ và toàn cầu có lẽ đã bị phóng đại quá mức. Sau khi nước Anh bỏ phiếu cho Brexit, thị trường có dao động nhưng không đột ngột và tổn hại như những gì được dự đoán trước đó. Và lần này thị trường chỉ cần mấy tiếng đồng hồ ngắn ngủi để hồi phục, thậm chí là lập đỉnh trong phiên giao dịch ngay sau đó.

Phiên giao dịch cuối cùng của năm 2016, đồng USD hạ giá, nhiều nhà đầu tư chốt lời sau khi đồng USD tăng mạnh trong năm 2016. Thống kê lại đã có thời điểm đồng USD chạm mức cao nhất trong 14 năm. Nguyên nhân chính khiến chỉ số đồng USD tăng mạnh trogn quý IV/2016 chính là việc thị trường tài chính dự báo về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ nâng lãi suất cơ bản đồng USD và việc chính phủ Mỹ sẽ tăng cường chi tiêu trong thời gian tới.

Viễn cảnh không mấy sáng sủa

Bức tranh kinh tế thế giới khi Donald Trump lên làm Tổng thống Mỹ

Nền kinh tế thế giới được dự đoán sẽ mang những sắc màu hoàn toàn khác biệt so với 8 năm qua sau khi Donald Trump chính thức bước chân vào nhà Trắng…

Từ cuối tháng một năm nay, ông Donald Trump đã sở hữu toàn bộ quyền lực của một tổng thống Mỹ, cũng như có được sự ủng hộ của một Quốc Hội thống nhất với phần lớn thành viên theo Đảng Cộng Hòa. Vù vậy, ông Trump có thể thuận lợi tạo ra những sự thay đổi sâu sắc và lâu dài.

Tác động kinh tế ngắn hạn dưới thời tổng thống Trump có lẽ sẽ rất lớn và đắt giá. Trong thời gian ngắn, phản ứng của thị trường sẽ là mối quan tâm hàng đầu. Hiện nay tất cả đều đang chờ đợi những thay đổi đột biến về chính sách khi ông Trump chính thức bước chân vào nhà Trắng.

Năm 2016, đồng USD tăng giá rất mạnh so với đồng Peso của Mexico và đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc, với mức tăng ghi nhận lần lượt đạt 20,6% và 7%. Đồng Peso giảm giá sâu khi ông Donald Trump đề xuất xây tường ngăn biên giới Mỹ và Mexico và đàm phán lại các thỏa thuận thương mại đã ký với nước này.

Ngoài ra, nền tảng chính sách của ông Trump có thể có tác động kích cầu trong trung hạn. Mặc dù các kế hoạch kinh tế của ông chưa thực sự chi tiết, nhưng có một vài điểm khá rõ ràng. Trước hết, ông Trump sẽ tiến hành một kế hoạch giảm thuế lớn. Kế hoạch giảm thuế này có lợi cho người giàu, có thể góp phần hạn chế tăng cầu. Tuy nhiên, giảm thuế gây thâm hụt ngân sách chính phủ về lâu dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế.

Ông Trump còn có ý định tăng ngân sách cho quốc phòng và cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, kế hoạch bắt giữ và trục xuất bộ phận dân nhập cư trái phép cũng sẽ chiếm một phần ngân sách.

Dưới thời tổng thống Obama, các khoản chi giảm dù đã có một gói kích cầu trị giá 800 tỉ đô la Mỹ - tương đương 1% GDP. Nhưng dưới thời tổng thống Trump sắp tới, hai khoản này có xu hướng tăng lên. Và đương nhiên, phản ứng của FED trước chính sách của chính phủ mới sẽ quyết định kích thích tài khóa ở mức độ nào sẽ có lợi cho nền kinh tế.

Vai trò của FED trong nền kinh tế cũng tồn tạ nhiều nguy cơ dưới thời tổng thống mới. Ông Trump từng chỉ trích lựa chọn chính sách tiền tệ của Thống đốc Janet Yellen. Nếu ông Trump đẩy hoạt động hoạt động của FED theo hướng cứng rắn hơn, thị một cuộc suy thoái kinh tế ngắn hạn là không thể tránh khỏi.

Những thay đổi chính sách khác cũng có tác động tới sự phân bổ lợi nhuận kinh tế. Nếu Đảng Cộng Hòa hủy bỏ chương trình Obamacare thì hàng triệu người Mỹ sẽ mất bảo hiểm y tế. Trong trường hợp Đảng không có phương án thay thế, nhiều hệ quả nghiêm trọng về con người sẽ xảy ra.

QUỐC TẾ Bản tin PVN-INDEX số 14 57

Page 60: bantin PVN-index 14 print tin PVN/Ban Tin PVN... · Năm của khởi nghiệp với những cam kết hỗ trợ của Chính phủ mới Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước

Trong nhiệm kỳ của ông Trump, bộ phận dân nhập cư không có giấy tờ và gia đình họ sẽ lâm vào tình trạng yếu thế. Cơ hội chuyển nơi ở, thay đổi công việc, đầu tư và yêu cầu tăng lương hoặc đãi ngộ tốt hơn của họ sẽ giảm xuống.

Về các tác động dài hạn, nếu ông Trump có thể ngăn khủng hoảng kinh tế đột ngột xảy ra, thì nhiệm kỳ tổng thống của ông sẽ có nhiều tác động dài hạn sâu sắc.

Siêu toàn cầu hóa từ những năm đầu thế kỷ 21 đã có những tác động tiêu cực tới tăng trưởng thương mại oàn cầu. Ý định đơn phương tiến hành các biện pháp hạn chế thương mại tạm thời của ông Trump có thể sẽ đẩy các quốc gia khác vào tình thế buộc phải tiến hành các biện pháp trừng phạt đối với nước Mỹ.

Bên cạnh đó, không ai có thể dự đoán được các chính sách quan trọng khác dưới thời tổng thống Trump. Có thể Trump sẽ không đặc biệt hứng thú với hợp tác quốc tế nhằm hạn chế tình trạng tránh thuê hay hạn chế quyền lực của các ngân hàng toàn cầu. Cũng có thể chính phủ của ông Trump sẽ sử dụng hỗ trợ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân Hàng Thế Giới để loại bỏ các biện pháp chống sốc trong hệ thống quốc tế.

Chẳng ai có thể chắc chắn được cách thức ông kiểm soát các xu hướng kinh tế quan trọng, ví dụ như xu hướng hợp nhất trong ngành công nghiệp nước Mỹ. Tuy nhiên, rõ ràng ông Trump có vẻ như sẽ sẵn sàng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lớn. Việc làm này có thể đem lại lợi nhận, nhưng về lâu dài, sẽ gây ra tác động tiêu cực tới tiềm năng phát triển của nền kinh tế Mỹ và giảm thiểu năng lực thương lượng của người lao động.

Ngoài ra, còn rất nhiều điều bí ẩn lớn khi ông Trump trở thành tổng thống. Ông sẽ nắm quyền kiểm soát quân đội mạnh nhất thế giới. Nhưng không ai có thể lường trước được cách ông sẽ sử dụng quân đội hay bộ máy ngoại giao của chính phủ. Bất cứ động thái nào thúc đẩy xung đột tại Trung Đông hay châu Á đều có thể để lại những hệ quả kinh tế nghiêm trọng: giá dầu tăng cao, suy thoái thương mại toàn cầu….

Donald Trump – khi doanh nhân làm tổng thống và bài toán xung đột lợi ích

rong tuyên bố mới nhất tại cuộc họp ngày 12/1/2017, tân tổng thống Donald Trump Tcho biết ông đang chuyển giao quyền lực điều hành công ty cho con trai – một kế hoạch “lạc lõng” so với thứ mà các chuyên gia đạo đức gợi ý cho Tổng thống đắc cử

nhằm hạn chế những xung đột lợi íc gây ra từ kết quả của mối quan hệ kinh doanh chồng chéo của ông. Theo Norman Eisen – cựu chuyên gia đạo dức Nhà Trắng dưới thời Tổng thống Obama, những kế hoạch được Donal Trump đưa ra trong ngày hôm qua sẽ không giải quyết được những xung đột lợi ích tiềm năng của Trump. Ông nhận định rằng khi ông nhậm chức, Trump sẽ xâm phạm điều khoản của Hiến pháp nhằm hạn chế các chính phủ nước ngoài mua sức ảnh hưởng của họ tại chính phủ Mỹ . Sau đó, Giám đốc cơ quan đạo đức chính phủ Mỹ - Walter Shaub tuyên bố kế hoạch của Trump bằng những cụm từ không chắc chắn. “Đó không phải là cách mà một chính quyền vận hành kể từ khi Quốc hội ban hành Đạo luật đạo đức chính phủ năm 1978 sau hậu quả ngay lập tức của vụ bê bối Watergate”, ông nói lại một diễn đàn viên Brookings tổ chức tại Washington D.C

Trong khi đại bộ phận người dân Mỹ đang thực sự lo lắng về nhũng xung đột lợi ích mà Trump là nhân vật chính, cuộc họp báo ngày thứ 4 của vị Tân tổng thống kết thúc bằng màn đôi co giữa Donald Trump và cánh phóng viên. Liệu Trump sẽ hoàn toàn từ bỏ lợi ích kinh doanh của mình để làm một Tổng thống “bình thường” như những người tiền nhiệm, hay ông vẫn mang trên mình tấm áo doanh nhân New York?

QUỐC TẾBản tin PVN-INDEX số 14 58

Page 61: bantin PVN-index 14 print tin PVN/Ban Tin PVN... · Năm của khởi nghiệp với những cam kết hỗ trợ của Chính phủ mới Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước

10 P

T N

N Ấ

N T

ƯỢ

NG

VỀ

KH

ỞI

NG

HIỆ

P 2

016

http://cafef.vn/10-phat-ngon-an-tuong-ve-khoi-nghiep-nam-2016-20161227090350914.chn

Page 62: bantin PVN-index 14 print tin PVN/Ban Tin PVN... · Năm của khởi nghiệp với những cam kết hỗ trợ của Chính phủ mới Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước