16
Nhóm 6_Lý thuyế t tài chính tin t_Lp 4 2013 1 BÀI THO LUN MÔN LÝ THUYT TÀI CHÍNH TIN TĐề tài: Tác động ca thâm hụt ngân sách nhà nước đối vi nn kinh tế Vit Nam hin nay. Danh sách các thành viên: 1. Nguyễn Văn Mạnh (Nhóm trưởng) 2. Nguyn ThMHnh 3. Lê ThDiu Linh 4. Lê ThPhương Thảo 5. Cao Chiến Thng BÀI LÀM

Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)

Nhóm 6_Lý thuyết tài chính tiền tệ_Lớp 4 2013

1

BÀI THẢO LUẬN MÔN LÝ THUYẾT

TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

Đề tài: Tác động của thâm hụt ngân sách nhà nước đối với nền kinh tế Việt Nam

hiện nay.

Danh sách các thành viên:

1. Nguyễn Văn Mạnh (Nhóm trưởng)

2. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh

3. Lê Thị Diệu Linh

4. Lê Thị Phương Thảo

5. Cao Chiến Thắng

BÀI LÀM

Page 2: Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)

Nhóm 6_Lý thuyết tài chính tiền tệ_Lớp 4 2013

2

MỤC LỤC TRANG

I.Khái niệm thâm hụt ngân sách nhà nước ........................................................... 3

II. Thực trạng thâm hụt ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay ................... 3

III.Tác động của thâm hụt NSNN đến nền kinh tế Việt Nam hiện nay .............. 6

1.Tác động của thâm hụt NSNN tới lạm phát ........................................................................................... 6

2.Tác động của thâm hụt NSNN tới lãi suất và đầu tư .............................................................................. 8

3. Tác động của thâm hụt NSNN tới cán cân thương mại và tỉ giá hối đoái ........................................... 11

3.1. Thâm hụt NSNN làm tăng thâm hụt cán cân thương mại ............................................................ 11

3.2.Thâm hụt NSNN tác động tới tỉ giá hối đoái ................................................................................. 12

4.Tác động của thâm hụt NSNN tới tăng trưởng kinh tế ........................................................................ 12

IV.Kết luận .............................................................................................................15

V. Tài liệu tham khảo ............................................................................................16

Page 3: Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)

Nhóm 6_Lý thuyết tài chính tiền tệ_Lớp 4 2013

3

I.Khái niệm thâm hụt ngân sách nhà nước

Thâm hụt ngân sách nhà nước là tình trạng các khoảng chi của ngân sách

Nhà nước lớn hơn các khoản thu, phần chênh lệch chính là thâm hụt ngân

sách. Trong trường hợp ngược lại, khi các khoản thu lớn hơn các khoản chi

được gọi là thặng dư ngân sách.

Để phản ánh mức độ thâm hụt ngân sách người ta thưởng sử dụng chỉ tiêu tỉ

lệ thâm hụt so với GDP hoặc so với tổng số thu trong ngân sách nhà nước.

VD: Thâm hụt NSNN năm 2009 là 155 900 tỷ đồng, tỉ lệ thâm hụt so với

GDP là 6,9 % ( theo cách tính của Việt Nam).

II. Thực trạng thâm hụt ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay

Bảng thống kê tình hình thâm hụt ngân sách qua các năm ( 2000 – 2010)

(Đơn vị : Tỷ đồng)

Chỉ tiêu

Năm

Tổng thu cân

đối ngân sách

nhà nước

Tổng chi cân

đối ngân sách

nhà nước

Thâm hụt

ngân sách

nhà nước

Tỷ lệ bội chi

ngân sách

nhà nước với

GDP

2000 90.749 108.961 22.000 4,7%

2002 123.860 148.208 25.597 4,5 %

2003 177.409 197.573 29.936 4,9 %

2004 224.776 248.615 34.703 4,85 %

2005 283.857 313.479 40.746 4,86 %

2006 272.877 321.377 48.500 5 %

2007 311.840 368.340 56.500 5 %

2008 408.080 474.280 66.200 4,95 %

2009 442.340 584.695 115.900 6,9 %

2010 528.100 588.210 113.110 5,8 %

2011 598.660 710.160 111.500 4,9 %

( Nguồn: Tổng hợp từ cổng TTĐT Bộ Tài Chính)

Page 4: Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)

Nhóm 6_Lý thuyết tài chính tiền tệ_Lớp 4 2013

4

Đơn vị: %

- Qua thống kê cho thấy, trong những năm trở lại đây, tỷ lệ thâm hụt ngân sách

ở Việt Nam luôn nằm ở ngưỡng 5 % GDP và có xu hướng tăng lên. Đây là

một tỉ lệ rất cao. Theo kinh nghiệp quốc tế thì trong điều kiện bình thương,

thâm hụt ngân sách ở mức 3 % GDP được coi là đáng lo ngại, còn ở mức 5 %

GDP thì bị coi là đáng báo động. Riêng năm 2009 tỉ lệ thâm hụt ngân sách đã

lên tới 6.9 % GDP. Tốc độ tăng thâm hụt ngân sách cũng là khá cao từ 17 đến

18 %. Cụ thể năm 2006 mức thâm hụt là vào khoảng 48.5 nghìn tỷ đồng thì năm

2007 đã tăng lên tới 56.5 nghìn tỷ đồng. Và theo kết quả công bố Dự đoán

NSNN năm 2010 và 2011 thì tỷ lệ thâm hụt ngân sách lần lượt là 6.2 % GDP

và 5,3 % GDP, có giảm so với năm 2009 nhưng vẫn còn ở mức cao. Ngoài ra,

những khoản chi ngoài ngân sách trong mấy năm gần đây lên tới 20- 25 %

tổng ngân sách. Một tỷ lệ quá cao.

- Tuy nhiên, theo một số chuyên gia và tổ chức kinh tế trên thế giới thì những

con số trên còn lớn hơn nhiều. Cụ thể, theo chuyên gia tư vấn quốc tế Jitendra

Modi thì tỉ lệ thâm hụt ngân sách ở Việt Nam năm 2007 phải là 6,9 % GDP

thay vì con số xấp xỉ 5 % GDP như báo cáo của chính phủ trước Quốc hội.

0

1

2

3

4

5

6

7

8

2000 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Tỷ lệ bội chi NSNN so với GDP qua các năm

Page 5: Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)

Nhóm 6_Lý thuyết tài chính tiền tệ_Lớp 4 2013

5

Trong cuộc họp Hội nghị nhóm tư vấn cho Việt Nm được tổ chức tại Kiên

Giang, thì đại diện của Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF cho biết mức thâm hụt năm

2009 đã lên tới 9 % GDP ( theo cách tính của IMF). Tỷ lệ này cao hơn nhiều

so với mức VIệt Nam công bố cjir là 6,9 %. Đối với ÌM, rõ ràng đó là một

mức thâm hụt “ lớn” và “ không bền vững”. Mức chênh lệch gàn 2% GDP nếu

quy đổi ra con số tuyệt đối sẽ lên đến hàng nghìn tỷ đồng – một con số quá lớn

trong điều kiện phải kiểm soát và thắt chặt chỉ tiêu như hiện nay. Tình hình

thâm hụt ngân sách ở Việt Nam hiện nay đang diễn ra hết sức phức tạp.

- Dưới đây là biểu đồ so sánh thâm hụt ngân sách của Việt Nam và một số nước

trong khu vực (2001 – 2007)

Đơn vị: %

Biểu đồ cho thấy tỉ lệ bội chi NSNN của Việt Nam có xu hướng ngày càng

gia tăng và cao hơn các nước trong khu vực.

-2

-1

0

1

2

3

4

5

6

7

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Thai Lan

Trung Quoc

Viet Nam

Malaysia

Page 6: Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)

Nhóm 6_Lý thuyết tài chính tiền tệ_Lớp 4 2013

6

III.Tác động của thâm hụt NSNN đến nền kinh tế Việt Nam hiện nay

1.Tác động của thâm hụt NSNN tới lạm phát

Một số chính sách bù đắp thâm hụt NSNN đã có tác động đến lạm phát ở VN

những năm gần đây chủ yếu là: vay nợ nước ngoài và vay nợ trong nước.

- Vay nợ nước ngoài: Khi CP vay nợ nước ngoài, thời gian đầu, một dòng ngoại tệ

lớn chảy vào trong nước sẽ làm giảm sức ép cân đối ngoại tệ. Tuy nhiên, trong

trung và dài hạn, việc CP phải cân đối nguồn ngoại tệ trả nợ gốc và lãi sẽ đẩy nhu

cầu ngoại tệ tăng cao, làm giảm giá đồng nội tệ, tăng chi phí nhập khẩu máy móc

thiết bị và nguyên liệu, tăng chi phí đầu vào của nền kinh tế, dẫn tới các nguy cơ

lạm phát. Tỉ trọng vay nợ nước ngoài đang có xu hướng giảm từ 2009 đến nay.

Năm Tỉ trọng vay nợ nước ngoài trong

vay nợ bù đắp bội chi (%)

2006 26.2

2007 20.1

2008 29.1

2009 49.6

2010 36.8

2011(dự toán) 23.2

Page 7: Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)

Nhóm 6_Lý thuyết tài chính tiền tệ_Lớp 4 2013

7

Đơn vị: %

- Vay nợ trong nước: Chính phủ vay nợ trong nước thông qua phát hành trái phiếu

chính phủ, ban đầu sẽ khiến cho cung tiền giảm, làm giảm lạm phát.

Tuy nhiên, sau đó, khi Chính phủ sử dụng số tiền vay nợ để chi tiêu thì lại làm

tăng cung tiền, lạm phát tăng. Mặt khác, do trái phiếu chính phủ và trái phiếu chính

phủ bảo lãnh được bán chủ yếu cho các NHTM lớn, nên khi các NHTM cầm cố lại

lượng trái phiếu này tại NHTW để lấy tiền mặt, sẽ làm tăng cung tiền, dẫn đến tăng

lạm phát ( theo số liệu thống kê của Sở Giao dịch Chứng khoán HN năm 2011,

tổng lượng TPCP và TPCP bảo lãnh có giá trị khoảng 336 nghìn tỷ đổng, tương

đương hơn 13% GDP danh nghĩa và gần 12% cung tiền M2). Bên cạnh đó, việc CP

vay nợ trong nước làm tăng lãi suất, giảm đầu tư. Nếu không có biện pháp làm

tăng năng suất lao động thì lượng cung giảm, do đó giá cả chung tăng.

Năm Tỉ trọng vay nợ trong nước trong

vay nợ bù đắp bội chi (%)

2006 73.8

2007 79.9

2008 70.9

2009 50.4

2010 63.2

0

10

20

30

40

50

60

2006 2007 2008 2009 2010 2011

Tỵ trọng vay nợ nước ngoài để bù đắp bội chi qua các năm

Tỵ trọng vay nợ nước ngoài để bù đắp bội chi qua các năm

Page 8: Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)

Nhóm 6_Lý thuyết tài chính tiền tệ_Lớp 4 2013

8

2011(dự toán) 76.8

Đơn vị: %

- Có thể thấy từ 2009 đến nay, tỉ trọng vay trong nước trong cơ cấu nợ đang có

xu hướng tăng. Điều này đã gián tiếp làm tăng cung tiền, là một trong những

nguyên nhân cơ bản góp phần làm tăng lạm phát (tốc độ tăng cung tiền M2

của VN giai đoạn 2000-2010 là 31,4% tỉ lệ cung tiền M2 trên GDP tăng

nhanh). Việc vay nợ để bù đắp thâm hụt trong giai đoạn trước còn tạo ra nguy

cơ tiềm ẩn lạm phát cho giai đoạn sau nếu số nợ ngày càng cao trong khi

không có khả năng chi trả, dễ dẫn đến phải in tiền để trả nợ.

- Ngoài ra, qua số liệu cho thấy lạm phát và thâm hụt trong 6 năm gần đây có xu

hướng trái chiều nhau ngoại trừ năm 2007. Thậm chí năm 2008 khi thâm hụt ngân

sách so với GDP chỉ là 4,58% thì lạm phát lại tăng vọt lên tới trên 19,9%. Trong

khi năm 2009 thâm hụt ngân sách là cao nhất lên đến 6,9% song mức độ lạm phát

lại chỉ là 6,5%. Do đó, chỉ có thể coi thâm hụt NSNN là một yếu tố tác động tới

lạm phát, ngoài ra thì lạm phát còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân khác.

2.Tác động của thâm hụt NSNN tới lãi suất và đầu tư

Khi không có các ràng buộc hành chính, lãi suất được quyết định bởi cung và

cầu trên thị trường vốn vay. Thâm hụt ngân sách dẫn đến sự suy giảm tiết kiệm

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

2006 2007 2008 2009 2010 2011

Tỉ trọng vay nợ trong nước trong bù đắp bội chi

Tỉ trọng vay nợ trong nước trong bù đắp bội chi

Page 9: Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)

Nhóm 6_Lý thuyết tài chính tiền tệ_Lớp 4 2013

9

chính phủ, làm giảm tiết kiệm quốc gia, khiến cung vốn vay trên thị trường giảm,

do đó làm tăng lãi suất. Sự gia tăng của lãi suất sẽ dẫn đến suy giảm đầu tư của khu

vực tư nhân. Đây chính là hiệu ứng lấn át đầu tư của chi tiêu công.

-TPCP là kênh tài trợ quan trọng cho thâm hụt ngân sách. Trong những năm qua,

do sự thâm hụt liên tục của NSNN, cùng với sự thay đổi trong cơ cấu nợ củaViệt

Nam, chuyển từ vay nợ nước ngoài sang vay nợ trong nước (Nợ nước ngoài hiện

chiếm tỉ lệ 58% và đang có xu hướng giảm, nợ trong nước chiếm 42% và có xu

hướng tăng lên) khiến cho lượng vốn huy động trên thị trường TPCP trong nước

tăng ngày càng nhanh. Điều này góp phần đẩy lãi suất lên cao và làm giảm lượng

vốn vay trên thị trường mà đáng ra khu vực tư nhân có thể tiếp cận với giá thấp.

Page 10: Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)

Nhóm 6_Lý thuyết tài chính tiền tệ_Lớp 4 2013

10

- Giai đoạn 2009- 2012, cùng với sự tăng vọt của lương vốn huy động trên thị

trường trái phiếu chính phủ. Lãi suất huy động trên thị trường sẽ tăng liên tục,

khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc vay vốn đề đầu tư cho sản xuất

kinh doanh. Đây chính là ví dụ điển hìn cho hiện tượng lấn át đầu tư tư nhân của

chi tiêu công.

Tuy nhiên do lãi suất còn chịu tác động của nhiều yếu tố như lạm phát, chu kì

kinh doanh, kì vọng của người dân, sự can thiệp của chính phủ,... nên có một số

giai đoạn biến động của lãi suất và lượng vốn huy động trên thị trường trái phiếu

chính phủ diễn biến ngược chiều.

- Mặt khác, việc các ngân hàng thương mại mua nhiều TPCP lại không hình

thành do quy luật cung cầu tự nhiên của thị trường. Giai đoạn 2010-2011, lãi suất

TPCP ở mức 10-12%, trong khi lãi suất cho vay trên thị trường ở mức 20%.Tuy

nhiên, lượng vốn huy động trên thị trường TPCP lại tăng vọt.Bản chất của hiện

tượng này là các NHTM có thể bán/cầm cố TPCP cho NHNN với mức lãi suất

chiết khấu thấp, sau đó cho các NH thiếu hụt thanh khỏan vay để hưởng chênh

lệch.Hiện tượng này khiến tiền chỉ lưu thông trong thị trường TPCP và thị trường

liên ngân hàng mà không đến được với khu vực tư nhân.

Page 11: Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)

Nhóm 6_Lý thuyết tài chính tiền tệ_Lớp 4 2013

11

3. Tác động của thâm hụt NSNN tới cán cân thương mại và tỉ giá hối đoái

3.1. Thâm hụt NSNN làm tăng thâm hụt cán cân thương mại

Tình hình cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 1999-2010

-Thâm hụt ngân và tác động của đầu tư trong nước:

Y= C + I + G + NX

Y - C – G = I + NX

S = I + NX

Trong nền kinh tế , tiết kiệm quốc dân bằng tổng tổng đầu tư và cán cân thương

mại. Thâm hụt ngân sách nhà nước làm giảm tiết kiệm quốc dân, từ đó sẽ làm giảm

đầu tư trong nước và làm giảm xuất khẩu ròng.

+Khi thâm hụt ngân sách, chi tiêu của chính phủ lớn làm cho chi tiêu trong nước

tăng và sản lượng trong nước không bù đắp được nên chính phủ phải tăng nhập

khẩu và làm giảm xuất khẩu ròng.

+Khi thâm hụt ngân sách, tiết kiệm giảm làm cho vốn đầu tư giảm và lãi xuất tăng

cao, từ đó kiềm chế đầu tư trong nước. Hàng hóa sản xuất trong nước ít đi càng

không đủ bì đắp lượng thiếu ở trên. Vì vậy lượng hàng xuất khẩu giảm và tăng

cường nhập khẩu để đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước. Dẫn tới thâm hụt

cán cân thương mại.

Page 12: Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)

Nhóm 6_Lý thuyết tài chính tiền tệ_Lớp 4 2013

12

Theo thống kê, tổng số vốn đầu tư toàn xã hội năm 2008 chiếm 41,3% GDP, 2009

là 42,8% năm 2009, 41,9% năm 2010. Trong khi đó thâm hụt 2008 là 4,6% GDP,

2009 là 6.9% GDP, 2010 là 5.6 % GDP.

Như vậy có thể thấy thâm hụt so với tổng vốn đầu tư chiếm tỷ lệ cao, từ đó

tác động lớn tới đầu tư và tác động khá lớn đến cán cân thương mại.

- Ngoài ra, ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách tới cán cân thương mại nước ta còn

thể hiện ở chỗ: khi nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu,chúng ta phải trả một phần

ngoại tệ cho nước ngoài, sau đó lượng ngoại tệ này lại có thể được người nước

ngoài sử dụng để mua cổ phiếu trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ hoặc bất

động sản. Như vậy, thâm hụt ngân sách làm Việt Nam trở thành nước nhập khẩu

ròng hàng hóa và dịch vụ đồng thời là nước xuất khẩu ròng tài sản. Lượng tài sản

trong nước nắm giữ bới người nước ngoài sẽ ngày càng nhiều hơn.

3.2.Thâm hụt NSNN tác động tới tỉ giá hối đoái

- Thâm hụt ngân sách làm gia tăng lãi xuất. Trong điều kiện những yếu tố khác

không đổi, dẫn đến nhu cầu chuyển ngoại tệ sang VND để đầu tư gia tăng làm tăng

nguồn cung ngoại tệ, và tăng nhu cầu VND, sẽ làm cho đồng VN tăng giá và đồng

ngoại tệ sẽ giảm giá.

Tuy nhiên ở nước ta hiện nay tác động này không đủ bù đắp sức ép mất giá của

đồng nội tệ gây ra bới thâm hụt thương mại lớn. Nên trên thực tế đồng VN vẫn bị

mất giá so với nhiều ngoại tệ, đặc biệt USD.

4.Tác động của thâm hụt NSNN tới tăng trưởng kinh tế

- Vai trò tất yếu của NSNN ở mọi thời đại và trong mọi mô hình kinh tế là công cụ

điều chỉnh vĩ mô của nền kinh tế, là vai trò quan trọng của ngân sách trong cơ chế

thị trường. Một trong ba khía cạnh biểu hiện là việc kích thích sự tăng trưởng kinh

tế, tuy nhiên một thực trạng báo động hiện nay là tình trạng thâm hụt NSNN cao,

liên tục trong 10 năm gần đây làm cho tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hết

sức hạn chế.

- Thâm hụt NSNN tác động thông qua 2 kênh:

+ Thứ nhất, nó ảnh hưởng tới tiết kiệm, đầu tư, do vậy là năng lực sản xuất trong

dài hạn.

Page 13: Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)

Nhóm 6_Lý thuyết tài chính tiền tệ_Lớp 4 2013

13

+ Thứ hai, nó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng các nguồn lực, do vậy làm ảnh

hưởng tới sản lượng hiện tại lẫn tăng trưởng trong tương lai.

- Để tăng trưởng kinh tế, nền kinh tế Việt Nam phải dựa vào mức tiết kiệm, đầu tư

cao và sử dụng nhiều lao động. Theo nhiều nghiên cứu, trong cấu thành tạo nên

tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay phụ thuộc quá nhiều vào việc tăng vốn,

thậm chí tới mức thái quá. Cụ thể,trong ba yếu tố vốn, lao động và năng suất, vốn

đóng góp tới 53% tăng trưởng so với khoảng 22% từ lao động và 25% từ tăng

năng suất (giai đoạn 2000-2005). Các tỷ lệ này thay đổi theo chiều hướng xấu đi

nhanh chóng trong giai đoạn 2006-2010, tương tự với các mức là 77%,15% và

8%.

Biểu đồ thể hiện sự đóng góp của các nhân tố vốn, lao động

vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000-2005 và 2006-2010

Đơn vị: %

- Tuy nhiên, vấn đề lớn hiện nay là đầu tư nhiều hơn tiết kiệm. Tiết kiệm trong

nước bằng khoảng 30% GDP, trong khi mức đầu tư luôn ở mức trên 40% GDP

(giai đoạn 2006-2011). Như vậy, để bù lại mức thâm hụt về vốn lên tới hơn

0

10

20

30

40

50

60

70

80

Giai đoạn 2000-2005 Giai đoạn 2006-2010

Vốn (K) lao động (L)

Page 14: Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)

Nhóm 6_Lý thuyết tài chính tiền tệ_Lớp 4 2013

14

10% GDP, tức khoảng 10 tỷ USD/năm,Nhà nước sẽ phải tăng thuế hoặc phải

vay nợ thông qua phát hành trái phiếu hoặc kêu gọi đầu tư trực tiếp (FDI). Các

hành động này đều tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Hiện nay, nguồn

vốn ODA cho Việt Nam cũng có xu hướng giảm vì các nhà tài trợ lo ngại về

tình trạng nợ nần của Việt Nam quá lớn sẽ làm mất cân đối vĩ mô.

- Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn, thực hiện nhiều cam

kết WTO và cam kết đa phương, song phương về giảm thuế nhập khẩu thì

nguồn thu ngân sách chỉ còn trông chờ vào tăng thuế trong nước. Tuy nhiên,

nếu tăng thuế doanh nghiệp sẽ phải chịu gánh nặng chi phí nhiều hơn sẽ làm

giảm động cơ sản xuất, giảm tiết kiệm và đầu tư của khu vực tư nhân, làm

giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Nếu tăng thuế thu nhập cá nhân thì

mức tiêu dùng sẽ giảm, làm giảm một phần tổng cầu, lập tức sẽ tác động tiêu

cực đến động lực phát triển của nền kinh tế, nền kinh tế tăng trưởng thấp hoặc

thậm chí là âm.

- Tình trạng thâm hụt NSNN liên tục cũng ảnh hưởng tới nguồn vốn đầu tư xây

dựng xã hội. Đặc biệt là các công trình giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng

phục vụ cho phát triển kinh tế, vốn đầu tư trải rộng ra nhiều dự án, không tập

trung nên hàng loạt công trình bị đình hoãn, giãn tiến độ. Nhiều dự án dù đã

hoàn thành, nhưng vốn vẫn không được cấp nên vẫn phải nợ nhà thầu. Tình

trạng này kéo dài trong nhiều năm, khiến tình hình nợ đọng vốn càng thêm

trầm trọng. Thông thường khi triển khai, các dự án phải điều chỉnh rất nhiều

lần. Khi vốn còn dự dật thì năm trước điều chỉnh, năm sau sẽ có vốn bổ sung

nên không nợ đọng nhiều. Tình trạng nợ đọng vốn sẽ dẫn đến công trình thi

công dở dang, kéo dài, hậu quả đầu tư kém; chủ đầu tư không có nguồn vốn để

thanh toán cho giá trị khối lượng thực hiện. Nhiều doanh nghiệp, nhà thầu nợ

lương công nhân, chiếm dụng vốn của nhau. Không ít doanh nghiệp giải thể và

phá sản, góp phần làm cho nợ xấu của ngân hàng tăng lên. Thậm chí còn làm

ảnh hưởng xấu đến an ninh tài chính, an toàn nợ công và tăng trưởng kinh tế

bền vững.

Page 15: Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)

Nhóm 6_Lý thuyết tài chính tiền tệ_Lớp 4 2013

15

IV.Kết luận

- Tình trạng thâm hụt NSNN kéo dài của Việt Nam dẫn đến hệ quả trực tiếp là

xu hướng gia tăng của tỉ lệ nợ công so với GDP. Năm 2012 tỉ lệ nợ công của

Việt Nam là 55,4 GDP, ở mức trung bình thế giới. Tuy các giới hạn an toàn về

nợ của Việt Nam vẫn được đảm bảo, song sự gia tăng liên tục của thâm hụt

NSNN và nợ công cần được lưu ý vì nó đang tiềm ẩn nguy cơ cho một cuộc

“hạ cánh cứng” của nền kinh tế.

- Các thách thức tài khóa và hậu quả của thâm hụt ngân sách cho thấy đã đến

lúc Việt Nam cần có những biện pháp cụ thể để đưa ngân sách về trạng thái

cân bằng và duy trì sự ổn định cho nền kinh tees. Các giải pháp này tập trung

vào giảm chi tiêu công vào cải cách hệ thống thuế.

- Một số lưu ý trong vấn đề giải quyết vấn đề thâm hụt NS của VN:

+ Việt Nam hạch toán ngân ách phải được tính toán một cách minh bạch

theo thông lệ quốc tế

+ Cần có đánh giá toàn diện về tính hiệu quả của các dự án, chi tiêu công và

có sự cắt giảm hợp lý, tránh trường hợp cắt giảm đồng loạt tất ả các khoản

chi theo một tỉ lệ nhất định. Đồng thời, phải rà soát chặt chẽ, tránh lãng phí

trong các khoản chi thường xuyên.

+ Cải cách hệ thống thuế, đảm bảo nguồn thu bền vững, hiệu quả, công bằng

và minh bạch. Gánh nặng thuế ở Việt Nam hiện nay cao hơn nhiều so với

các nước trong khu vực. Điều này có thể dẫn đến sự kém hiệu quả của hệ

thống vì nó khuyến khích sự trốn thuế và bóp méo sự phân bố các nguồn

lực. Đồng thời mức thuế thu nhập cao hiện này cũng có thể dẫn đến sự suy

giảm tổng cầu và lam giảm nguồn thu từ các loại thuế khác.

+ Cần có sự giám sát chặt chẽ tính hiệu quả và tính minh bạch trong hoạt

động của khối DNNN. Chỉ số ICOR của khối DNNN hiện ao gấp 1,5 lần so

với khu vực ngoài nhà nước. Sự kém hiệu quả trong hoạt động của khối

DNNN là một phần nguyên nhân khiến nguồn thu ngân sách không được

đảm bảo.

Page 16: Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)

Nhóm 6_Lý thuyết tài chính tiền tệ_Lớp 4 2013

16

V. Tài liệu tham khảo

1. Đề tài: Thâm hụt tài khóa: Thực trạng, tác động và khuyến khích chính sách.

Tác giả: Tiến sĩ Phạm Thế Anh

2. Báo cáo chuyên đề nghiên cứu: Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách nhà nước

với các biến số kinh tế vĩ mô. Thực trạng và giải pháp.

3. Các tài liệu từ các trang luận văn.co, tailieu.vn, gafin.vn, doko.vn,…

4. Số liệu từ tổng cục thống kê và cổng thông tin điện tử Bộ Tài Chính.