102
  Báo cáo CEDAW l n 7+8 (05-12-11) M C LC LI MĐẦU ................................................................................................................... 5 PHN I .......................................................................................................................... 6  NH NG VN ĐỀ CHUNG ................................................................................... 7 PHN II ....................................................................................................................... 12 TÌNH HÌNH THC HIN CÁC ĐIU CA C ÔNG ƯỚC ....................................... 12 ĐI U 1 Kh ái ni m “phân bi t đối xchng li phn…………………………………………………………………………………………… …………….10 ĐI U 2 Áp dng các bin pháp nhm loi bmi h ình thc  phân bi t đối xchng l i phn .............................................................................................................................. 14 2.1. Ti ếp tc cthhoá nguy ên tc bình đ ng nam n........................................ 14 2.2. Th c thi các bin pháp cthnhm bo vquyn và lợ i ích hp pháp ca  ph n.................................................................................................................... 16 2.3. T n ti và hướng khc phc ........................................................................... 19 ĐI U 3 Bo đảm sphát trin và tiến bđầy đủ ca phn............................................... 21 3.1. Các ch tr ương, pháp lut và chính sách ....................................................... 21 3.2. Phát tri n các tchc và hot động vì st i ến bca phn....................... 29 3.3. L ng ghép gii v ào công tác hoch định và thc thi chính sách ................... 30 3.4.Công tác nghiên cu vphnvà bình đẳng gi i ......................................... 33 ĐIU 4 Các bi n pháp đặc bit nhm thúc đẩy b ình đẳn g nam , n...................................... 36 4.1. Bsung mt sbin pháp đặc bit nhm thúc đẩy bình đ ng nam, n......... 36 4.2. Mt sbin pháp đ c bit nhm bo vngư i m..................................... 38 4.3.Tình hình thc hin v à phương hướng trong thi gian ti ............................. 39 ĐI U 5 Vai trò và định kiến gii ........................................................................................... 41 5.1. Các chtr ương, chính sách ......................................................................... 41 5.2. ng tác t uy ên truy n, giáo dc nhn thc vgii .................................... 42 5.3. Khó kh ăn và p hương hư ng khc phc ...................................................... 43 ĐI U 6 Phòng, ch ng mua bán phn, bóc lt phnlàm m i dâm .................................. 44 6.1. Công tác xây dng pháp lut .......................................................................... 45 6.2. Tình hình thc hin ........................................................................................ 46 6.3. Các vn đề tn ti và phương hướng khc phc ............................................ 48 ĐI U 7 Thc hin quyn b ình đẳng trong đi sng chính trvà cng đồng ......................... 50 7.1. Bo đảm quy n bu cng cca phn............................................... 50 7.2. Quyn ca phntrong vic tham gia qun lý nhà nước, kinh tế và xã hi 53 7.3. Quyn ca phntham gia các tchc chính tr- xã h i ............................. 54 7.4. Phương hưng tăng cường stham gia ca phntrong đời sng chính trcng đồng ......................................................................................................... 54 ĐI U 8 Phntham gia các hot động quc tế .................................................................... 56 8.1. Phntrong ngành ngoi giao ...................................................................... 57 8.2. Phntham gia các hot động quc tế ......................................................... 57

Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011

Embed Size (px)

Citation preview

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 1/1

 Báo cáo CEDAW l ần 7+8 (05-12-11)

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 5PHẦN I .......................................................................................................................... 6

 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ................................................................................... 7PHẦN II ....................................................................................................................... 12

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC ĐIỀU CỦA CÔNG ƯỚC....................................... 12ĐIỀU 1 Khái niệm “phân biệt đối xử chống lại phụ nữ………………………………………………………………………………………………………….10

ĐIỀU 2Áp dụng các biện pháp nhằm loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụnữ .............................................................................................................................. 14

2.1. Tiếp tục cụ thể hoá nguyên tắc bình đẳng nam nữ ........................................ 142.2. Thực thi các biện pháp cụ thể nhằm bảo vệ quyền và lợ i ích hợp pháp của

 phụ nữ.................................................................................................................... 162.3. Tồn tại và hướng khắc phục ........................................................................... 19ĐIỀU 3Bảo đảm sự phát triển và tiến bộ đầy đủ của phụ nữ ............................................... 21

3.1. Các chủ tr ương, pháp luật và chính sách ....................................................... 213.2. Phát triển các tổ chức và hoạt động vì sự t iến bộ của phụ nữ ....................... 293.3. Lồng ghép giới vào công tác hoạch định và thực thi chính sách ................... 303.4.Công tác nghiên cứu về phụ nữ và bình đẳng giới ......................................... 33

ĐIỀU 4Các biện pháp đặc biệt nhằm thúc đẩy bình đẳng nam, nữ ...................................... 36

4.1. Bổ sung một số biện pháp đặc biệt nhằm thúc đẩy bình đẳng nam, nữ ......... 364.2. Một số biện pháp đặc biệt nhằm bảo vệ người mẹ. .................................... 384.3.Tình hình thực hiện và phương hướng trong thời gian tới ............................. 39

ĐIỀU 5Vai trò và định kiến giới........................................................................................... 41

5.1. Các chủ tr ương, chính sách......................................................................... 415.2. Công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức về giới .................................... 425.3. Khó khăn và phương hướng khắc phục ...................................................... 43

ĐIỀU 6

Phòng, chống mua bán phụ nữ, bóc lột phụ nữ làm mại dâm .................................. 446.1. Công tác xây dựng pháp luật.......................................................................... 456.2. Tình hình thực hiện ........................................................................................ 466.3. Các vấn đề tồn tại và phương hướng khắc phục ............................................ 48

ĐIỀU 7Thực hiện quyền bình đẳng trong đời sống chính trị và cộng đồng......................... 50

7.1. Bảo đảm quyền bầu cử và ứng cử của phụ nữ ............................................... 507.2. Quyền của phụ nữ trong việc tham gia quản lý nhà nước, kinh tế và xã hội 537.3. Quyền của phụ nữ tham gia các tổ chức chính trị- xã hội ............................. 54

7.4. Phương hướng tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong đời sống chính trịvà cộng đồng ......................................................................................................... 54ĐIỀU 8Phụ nữ tham gia các hoạt động quốc tế .................................................................... 56

8.1. Phụ nữ trong ngành ngoại giao ...................................................................... 578.2. Phụ nữ tham gia các hoạt động quốc tế ......................................................... 57

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 2/1

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

2

ĐIỀU 9...................................................................................................................... 58Vấn đề quốc tịch ....................................................................................................... 58ĐIỀU 10Bình đẳng trong giáo dục ......................................................................................... 60

10.1. Quan điểm và mục tiêu giáo dục .................................................................. 6010.2. Thực hiện bình đẳng về cơ hội và điều kiện học tập cho nam và nữ .......... 6110.3. K ết quả giáo dục và đào tạo cho phụ nữ ...................................................... 6110.4. Cán bộ nữ ngành giáo dục và đào tạo .......................................................... 6310.5. Vấn đề định kiến giới trong sách giáo khoa ................................................ 64

ĐIỀU 11Bình đẳng trong lĩnh vực việc làm .................................................................................. 65

11.1. Chính sách, pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng của phụ nữ trong

l ĩnh vực việc làm ................................................................................................... 6611.2. Tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về đảm bảo quyền bình đẳng của

 phụ nữ trong lĩnh vực việc làm ............................................................................. 6811.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vựcviệc làm ................................................................................................................. 72

ĐIỀU 12Tiếp cận bình đẳng của phụ nữ tới dịch vụ chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ .................. 73

12.1. Chủ tr ương, chính sách về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân ............ 7312.2. Cơ chế tổ chức và bộ máy chăm sóc sức khoẻ phụ nữ ................................ 76

12.3. Công tác chăm sóc sức khoẻ phụ nữ và cung cấp các dịch vụ KHHGĐ ..... 7712.4. Vấn đề dinh dưỡng ....................................................................................... 7812.5. Công tác phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm cảHIV/AIDS ............................................................................................................. 7812.6. Phương hướng trong thời gian tới:............................................................... 79

ĐIỀU 13Phúc lợi kinh tế-xã hội và văn hoá ........................................................................... 79

13.1. Các quy định luật pháp, chính sách mới ...................................................... 7913.2. Bảo đảm quyền được hưởng các phúc lợi gia đình và xã hội cho phụ nữ ...80

13.3. Bảo đảm cho phụ nữ quyền được vay tiền, cầm cố tài sản và tham gia cáchình thức tín dụng ................................................................................................. 8113.4. Quyền được tham gia các hoạt động giải trí, thể thao và văn hoá .......... 83

ĐIỀU 14Phụ nữ nông thôn...................................................................................................... 84

14.1. Vai trò và những thách thức đối với phụ nữ nông thôn .............................. 8414.2. Phụ nữ tham gia xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển và hoạt độngcộng đồng .............................................................................................................. 8614.3. Về chăm sóc sức khoẻ và kế hoạch hoá gia đình ......................................... 8614.4. Về giáo dục, đào tạo và hoạt động khuyến nông ......................................... 8714.5. Vấn đề bảo hiểm xã hội ............................................................................... 8714.6. Cơ hội tiếp cận tín dụng cho phụ nữ nông thôn........................................... 8814.7. Quyền sử dụng đất của phụ nữ nông thôn ................................................... 88

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 3/1

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

3

14.8. Cơ sở hạ tầng và vệ sinh môi trường nông thôn .......................................... 8914.9 Phương hướng trong thời gian tới ................................................................. 89

ĐIỀU 15.................................................................................................................... 91Bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong các quan hệ dân sự trước pháp luật ...91

15.1. Phụ nữ có địa vị pháp lý bình đẳng như nam giới trong các quan hệ dân sự............................................................................................................................... 9115.2. Phụ nữ có quyền tự do đi lại và cư trú ......................................................... 94

ĐIỀU 16.................................................................................................................... 94quyền bình đẳng của phụ nữ trong quan hệ.............................................................. 94hôn nhân và gia đình................................................................................................. 94

16.1. Pháp luật về hôn nhân và gia đình ............................................................... 9416.2. Vấn đề kết hôn và ly hôn ............................................................................. 94

16.3. Quyền bình đẳng trong thời gian hôn nhân ................................................. 9516.4. Tệ ngượ c đãi phụ nữ trong gia đình ............................................................. 96

K ẾT LUẬN ..................................................................................................................... 98

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 4/1

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

4

CÁC TỪ VIẾT TẮT

CEDAW Công ước Liên hiệp quốc về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử vớiphụ nữ 

GDI Chỉ số phát triển giới

LHPNVN Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam

VSTBPN Vì sự tiến bộ phụ nữ 

LĐTBH Bộ lao đông – Thương binh và xã hội

UBQG Uỷ ban quốc gia

TW Trung ươngVCCI Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam

BHXH Bảo hiểm xã hội

CLB Câu lạc bộ

GER Tỷ lệ nhập học thô

KHHGĐ K ế hoạch hoá gia đ ình

CSSKSS Chăm sóc sức khoẻ sinh sản

LTQĐT Lây truyền qua đường tình dụcBPTT Biện pháp tránh thai

SKSS Sức khoẻ sinh sản

KHHGĐ K ế hoạch hoá gia đình

BCHTW Ban chấp hành trung ương

APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương

ASEM Diễn đàn hợp tác Á –Âu

UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 5/1

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

5

BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN

CÔNG Ư ỚC CEDAW CỦA VIỆT NAM

(Lần thứ 7 + 8)

LỜI MỞ ĐẦU

Thực hiện Điều 18 của Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với

 phụ nữ (Công ước CEDAW) và hướng dẫn của Uỷ ban về xóa bỏ phân biệt đối xử

chống lại phụ nữ (Ủy ban CEDAW), Việt Nam đã hoàn thành các Báo cáo định kỳ (từlần thứ nhất đến lần thứ 6), Báo cáo ghép định kỳ lần thứ 5 và thứ 6 của Việt Nam

(CEDAW/C/VNM/5-6) đã được Uỷ ban CEDAW thông qua tại Phiên họp thứ 759 và

760 ngày 07 tháng 01 năm 2007.

Được sự đồng ý và theo hướng dẫn của Uỷ ban CEDAW, Việt Nam với tư cách

là quốc gia thành viên chuẩn bị Báo cáo ghép định kỳ lần thứ 7 và thứ 8 về tình hình

thực hiện Công ước CEDAW tại Việt Nam giai đoạn 2004-2010. Đặc điểm của giaiđoạn này là Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ đổi mới nền kinh tế, phải đương đ ầu với

nhiều thách thức to lớn do tác động của thiên tai, lũ lụt, hạn hán ở khắp các vùng trên cả

nước, các vấn đề xã hội và môi trường , quá trình hội nhập kinh tế và cạnh tranh gay gắt

trên thị tr ường quốc tế. Đây cũng là giai đoạn kết thúc Chiến lược phát triển kinh tế - xã

hội 10 năm 2001-2010 và K ế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010, kết

thúc một giai đoạn quan trọng thực hiện các chương trình, chính sách lớn của Chính phủViệt Nam.

Tiếp theo Báo cáo ghép lần thứ 5 và 6, Báo cáo này cập nhật tình hình phát triển

kinh tế - xã hội của đất nước, con ngư ời Việt Nam, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật,

tuyên truyền giáo dục pháp luật và tình hình thực hiện pháp luật, những hạn chế, yếu

kém và phương hướng khắc phục theo từng điều khoản cụ thể của Công ước trong 6

năm qua tại Việt Nam. Báo cáo cũng thể hiện những thành tựu to lớn mà Việt Nam đã

nỗ lực phấn đấu thực hiện Cương lĩnh hành động Bắc Kinh, thực hiện những cam kết

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 6/1

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

6

của Hội nghị Bắc Kinh + 5, trên cơ sở tiếp thu, triển khai thực hiện các Khuyến nghị

của Uỷ ban CEDAW năm 2007.

Báo cáo gồm các phần chính như sau:

- Lời mở đầu

- Phần I: Những vấn đề chung

- Phần II: Tình hình thực hiện Công ư ớc

- K ết luận

- Phụ lục

Để hoàn thành bản Báo cáo này, Việt Nam đã thành lập Ba n soạn thảo gồm 38

thành viên, đại diện cho các Bộ, ngành và đoàn thể tham gia. Thứ trưởng Bộ Lao động -

Thương binh và Xã hội, kiêm Phó Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ

Việt Nam làm Trưởng ban soạn thảo.

Trong quá trình chuẩn bị và soạn thảo, Ban soạn thảo đã thu thập tài liệu,  phân

tích các số liệu báo cáo thống kê của các Bộ, ngành, địa phương, các báo cáo quốc gia

liên quan. Tổ chức các hội thảo, tham vấn, lấy ý kiến tham gia các Bộ, ngành, tổ chức

chính tr ị -xã hội, đại diện của các tầng lớp phụ nữ, các học giả, các nhà quản lý, các nhà

khoa học, cán bộ công tác xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ.

Dự thảo Báo cáo cũng đã gửi tới tất cả các Bộ, ngàn h, tổ chức chính trị - xã hội ở 

trung ương để lấy ý kiến bằng văn bản.

Với những quan điểm đã nêu trong các Báo cáo trước đây,  báo cáo này Việt Nam

vẫn tiếp tục bảo lưu Khoản 1, Điều 29 của Công ước. Tuy nhiên Việt Nam đang nghiên

cứu xem xét để bỏ bảo lưu này vào thời điểm thích hợp. Nhà nước Việt Nam đang tiến

hành nghiên cứu việc ký Nghị định thư không bắt buộc bổ sung cho Công ước

CEDAW.

PHẦN I

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 7/1

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

7

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

Đất nước và con ngư ời Việt Nam

Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nước nằ m trong khu vực Đông Nam

Châu Á, có diện tích trên 331.000 km.

Hà Nội là thủ đô nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức.

Theo số liệu thống kê của Tổng điều tra dân số và nhà ở  01/4/2009, Việt Nam có

54 dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, trong đó dân tộc Kinh (Việt) có

73,594 triệu người (chiếm 85,7%) và các dân tộc còn lại là 12,253 triệu người (chiếm

14,3 %).

Tính đến thời điểm 01/4/2009 dân số Việt Nam là 85.846.997 người, trong đó

 phụ nữ là 43.433 854 người. Mức tăng dân số tiếp tục giảm. Tỷ suất tăng dân số bình

quân năm giảm từ 1,7 % thời kỳ năm 1989 -1999 xuống 1,2% của thời kỳ 1999 -2009.

Tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi giảm từ 33.1% vào năm 1999 xuống còn 25% vào năm

2009. Tuổi thọ bình quân tích từ lúc sinh tăng liên tục và đã đạt 72,8 tuổi. 1

Trong mười năm qua, Việt Nam đã thực hiện thành công các mục tiêu phát triển

kinh tế - xã hội của Quốc gia, trong đó có các thành tựu đáng khích lệ về tăng cường

 bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ; Sức khoẻ của trẻ em tiếp tục được quan

tâm và cải thiện đáng kể, Việt Nam đã tiến gần Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đối với

chỉ tiêu chỉ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi và tỷ s uất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi. Thực

hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2010, nền kinh tế đã có mức

tăng trưởng khá và tương đối ổn định, đã đạt được nhữ ng thành tựu to lớn và rất quan

tr ọng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt được mức khá cao so với những năm trước đây.

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đ ạt 7,2% trong giai đoạn 2001- 2010. Cơ 

cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. GDP bình quân đầu

người năm 2010 ước tính khoảng 1.200 USD, tăng gấp 3 lần so với năm 2000. Với mức

1 Theo Báo cáo Tổng điều tra dân số và nùa ở 2009 -Tổng Cục Thống kê- Bộ Kế hoạch và Đầu tư

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 8/10

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

8

này, Việt Nam chuyển vị trí từ nhóm nước nghèo nhất sang nhóm có mức thu nhập

trung bình thấp. Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định, Việt Nam đã có

sự chuyển biến đáng kể về cơ cấu kinh tế. Tỷ trọng GDP của khu vực nông, lâm nghiệp

và thủy sản giảm từ 23,2% vào năm 2000 xuống còn 17% vào nă m 2009; tỷ trọng của

khu vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 35,4% lên 41,6% trong khi đó tỷ trọng GDP

của khu vực dịch vụ duy trì ở mức gần 41,3%. Thay đổi cơ cấu kinh tế mang lại thay

đổi quan trọng trong cơ cấu lao động. Trong giai đoạn này, tỷ trọng la o động trong các

ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 65% xuống còn khoảng 50% trong khi lao

động trong công nghiệp và xây dựng tăng từ 13% đến gần 23% và lao động trong khuvực dịch vụ tăng từ 15% lên khoảng 27% 2.

Chiến lược  phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam đã chú trọng việc xây dựng

và nâng cao năng lực của con người cũng như phát huy hiệu quả nguồn nhân lực vào

công cuộc phát triển đất nước vì mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân

chủ, văn minh". Thực hiện Chiến lược cũng chính là tạo điều kiện thuận lợi để Chính

 phủ Việt Nam thực hiện có hiệu quả những cam kết của mình đối với Công ước

CEDAW.

Việt Nam đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, thu hút nguồn vốn đầu

tư nước ngoài, khai thác các cơ hội thị tr ường quốc tế để thúc đẩy tăng tr ưởng xuất

khẩu. Song song với phát triển kinh tế Việt Nam đặc biệt quan tâm và ưu tiên nguồn

lực cho giảm nghèo và phát triển xã hội. Cùng với những kết quả về kinh tế, Việt Nam

cũng đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích l ệ về phát triển xã hội.

Việt Nam liên tục dẫn đầu các nước đang phát triển về thành tích giảm nghèo : Tỷ

lệ nghèo năm 2002 là 28,9% giảm xuống còn 14% vào năm 2008. Giảm nghèo diễn ra ở 

tất cả các nhóm dân cư, khu vực thành thị, nông thôn và các vùng địa l ý.3

Việt Nam đã cơ bản hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000. Từ đó

đến nay, Việt Nam tiếp tục duy trì và từng bước nâng cao chất lượng phổ cậ p giáo dục

2 Theo Báo cáo mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Việt Nam 2010

3 Và 4 Theo Báo cáo mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Việt Nam 2010

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 9/10

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

9

tiểu học nhằm đạt được mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; đẩy mạnh phổ

cập giáo dục trung học cơ sở hướng tới đạt được mục tiêu phổ cập giáo dục trung học cơ 

sở trong năm 2010 đồng thời đặt ra mục tiêu từng bước phổ cập giáo dục trung học phổ

thông. Ngân sách nhà nước cho giáo dục liên tục tăng từ 15,5% trong tổng chi ngân

sách nhà nước năm 2001 lên 20% năm 2007 và giữ ổn định ở mức này cho đến nay 4.

Về chăm sóc sức khoẻ, Việt Nam đã tiến đến gần mục tiêu thiên niên kỷ đối với

các mục tiêu về chăm sóc sức khoẻ nhân dân, giảm tỷ suất tử vong ở các lứa tuổi. Trong

những năm qua, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ rõ rệt trong việc tăng cường chất

lượng và mở rộng tiếp cận phổ cập tới các dịch vụ điều trị, chăm sóc hỗ trợ và dự

 phòng.

Tuy nhiên, tình tr ạng đói nghèo và chênh lệch về mức sống giữa các cộng đồng

dân cư đang là một trong những trở ngại đối với việc thực hiện Công ước CEDAW.

 Những thách thức chính hiện nay là: Tỷ lệ hộ nghèo còn cao, tập trung ở nông thôn và

những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt vùng đồng bào dân tộc thiểu

số. Phụ nữ nông dân ở vùng sâu, vùng xa, nhất là nữ chủ hộ độc thân, phụ nữ cao tuổi là

những nhóm người dễ bị tổn thương nhất. Phụ nữ nghèo phải lao động nhiều thời gian

hơn, thu nhập ít hơn, ít có quyền quyết định trong gia đình và cộng đồng, do đó họ cũng

có ít cơ hội tiếp cận các nguồn lực và lợi ích do chính sách công mang lại.

Tóm lại, trong 6 năm qua, mặc dù phải trải qua nh iều thử thách gay gắt, ảnh

hưởng của suy thoái kinh tế thế giới đã tác động đến các kết quả thực hiện mục tiêu bình

đẳng giới như giá cả tăng cao, tăng trưởng kinh tế giảm, số người mất việc làm tăng.

Việt Nam vẫn tiếp tục thực hiện sự nghiệp đổi mới đất nước và đã đạt được những

thành tựu đáng kể về tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đời sống nhân dân từng

 bước được cải thiện, chính trị ổn định, an ninh được giữ vững. Những thành tựu đã đạt

được là những điều kiện quan trọng cho phụ nữ tiếp tục tham gia và hưởng lợi một cách

 bình đẳng trong quá trình phát triển đất nước.

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 10/

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

10

Cơ cấu chính trị chung 

Chế độ chính trị ở Việt Nam trong những năm qua luôn ổn định, an ninh chính tr ị

và tr ật tự an toàn xã hội được giữ vững. Trong thời gian qua, Việt Nam đã đề ra đường

lối, chính sách phù hợp, tạo đà cho sự  phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội. Chính phủ

cũng như các ngành, các cấp có sự đổi mới trong công tác chỉ đạo, điều hành. Hệ thống

 pháp luật đã từng bước được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện và ngày càng hài hoà với

 pháp luật quốc tế, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới đất nước.

Hệ thống bộ máy cơ quan nhà nước từ Trung ương đến các địa phương tiếp tục

được hoàn thiện cả về cơ cấu tổ chức và chức nă ng nhiệm vụ, hoạt động quản lý nhà

nước ngày càng có chất lượng, hiệu quả cao. Thực hiện quản lý xã hội bằng Hiến pháp

và pháp luật. Điều 2 của Hiến pháp 1992 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001 quy định

 Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ

ngh ĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Trong đó, mọi công dân, không phân biệt

giới tính, dân tộc, thành phần xã hội đều bình đẳng trước pháp luật; quyền phụ nữ không

 bị phân biệt đối xử dưới mọi hình thức tiếp tục được đề cao và đư ợc pháp luật bảo vệ.

Quốc hội là cơ quan quyền lực và đại diện cao nhất của nhân dân, có vai trò ngày càng

được nâng cao trong các lĩnh vực lập hiến, lập pháp và giám sát tối cao. Ủy ban thườn g

vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền

lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân

dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ 

quan nhà nước cấp tr ên.

Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao

nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ thống nhất quản lý việc

thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng , an ninh và đối

ngoại của nhà nước; bảo đảm hiệu lực của bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở;

 bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ

của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm ổn định v à nâng

cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 11/

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

11

hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. Các

chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được điều chỉnh phù hợp

hơn. Các nhiệm kỳ của Chính phủ (2002-2007; 2007-2011) đã có nhiều thay đổi về cơ 

cấu tổ chức, bộ máy theo hướng phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ, cơ quan

ngang bộ, tránh chồng chéo, giảm tầng nấc trung gian, làm cho bộ máy quản lý nhà

nước vận hành hiệu quả hơn. Cơ cấu Chính phủ nhiệm kỳ 2007 -2011 gồm 18 Bộ và 4

cơ quan ngang Bộ. Công tác xây dựng chính sách song song với việc đẩy mạnh thực thi

 pháp luật và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đã tạo lực đẩy mới cho việc thực hiện

các chủ trương, chính sách ở cấp cơ sở.

Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng

nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến

 pháp, luật, các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết c ủa Hội đồng

nhân dân.

Hệ thống các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng bảo vệ pháp luật, bảo đảm

quyền con người tiếp tục được củng cố và hoàn thiện. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm

vụ của Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân và các cơ quan bảo vệ ph áp luật khác

được tăng cường và xác định rõ ràng hơn, nhằm nâng cao khả năng tiếp cận công lý cho

nhân dân, bảo đảm cho việc xét xử được công khai, công bằng, khách quan và vô tư.

Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác bảo vệ pháp luật cũng được tăng cường cả về

số lượng và chất lượng. Trình độ, năng lực của các thẩm phán, hộ i thẩm nhân dân, kiểm

sát viên các cấp được nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi

ích của công dân trong đó có phụ nữ. Các tổ chức bổ trợ tư pháp như: luật sư, công

chứng, giám định, thi hành án, trợ giúp pháp lý  – là những cơ quan , tổ chức thực hiện

chức năng bổ trợ tư pháp, bảo vệ q uyền lợi của công dân nói chung, đã và đang được

kiện toàn từ trung ương đến cơ sở.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một bộ phận trong hệ thống chính trị của Việt

 Nam.. Mặt trận tổ quốc gồm các tổ chức thành viên như Đoàn Thanh niên, Hội Liên

hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Hội Cựu chiến binh,

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 12/

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

12

trong đó Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực

hiện quyền bình đẳng của phụ nữ.

Có thể khẳng định rằng, cùng với sự  phát triển kinh tế - xã hội, Nhà nước Việt

 Nam tiếp tục đẩy nhanh quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền, hoàn chỉnh hệ thống

 pháp luật theo hướng tôn trọng và đảm bảo n gày càng tốt hơn các quyền của con người,

trong đó chú tr ọng quyền của phụ nữ và trẻ em.

PHẦN II

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC ĐIỀU CỦA CÔNG ƯỚCĐiều 1

Khái niệm “phân biệt đối xử chống lại phụ nữ”

“Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử chống lại  phụ nữ” là một nguyên tắc

đã được khẳng định tại Điều 63 của Hiến pháp năm 1992, nguyên tắc này đã và đang cụ

thể hoá và thể hoá trong việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách của

Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và trong việc tổ chứcthực hiện, biến nguyên tắc, khái niệm này thành hành động cụ thể của toàn xã hội, của

từng người dân.

Luật Bình đẳng giới 2006 là văn bản luật quy định tập trung nhất các nội dung về

 bình đẳng giới và đảm bảo quyền phụ nữ. Luật đã đề ra “M ục tiêu bình đ ẳng giới” là

xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển

kinh tế

- xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực

chất giữa nam,

nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Theo đó, “ Phân biệt đối xử về 

 giới” được hiểu là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò,

vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống

xã hội và gia đình” (Điều 5 khoản 5 Luật Bình đẳng g iới). Khái niệm này được xây

dựng trên cơ sở kế thừa khái niệm về “phân biệt đối xử chống lại phụ nữ” được đề cập

tại Điều 1 của Công ước CEDAW và cách tiếp cận “Giới trong phát triển”. Bên cạnh

nội dung trên, Luật Bình đẳng giới cũng quy định 8 khái niệm khác về giới như: Giới,

Giới tính, Bình đẳng giới, Định kiến giới, Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới, Lồng

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 13/

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

13

ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Hoạt động

 bình đẳng giới, Chỉ số phát triển giới (GDI). Các khái niệm này là sự tiếp tục thể chế

hóa quan điểm, đường lối của Nhà nước Việt Nam trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp

 pháp của phụ nữ và nam giới; đồng thời khẳng định quyết tâm mạnh mẽ trong việc cụ

thể hóa và thực hiện các Điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành

viên, trong đó tiêu biểu là Công ước CEDAW.

Hệ thống luật pháp, chính sách về bình đẳng giới không ngừng được hoàn thiện,

thể hiện được nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử theo quy định của Luật

Bình đẳng giới và Công ước CEDAW. Nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về việc bảo đảm bình đẳng giới

và xóa bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ đã ngày một sâu sắc, đầy đủ và toàn diện hơn.

Ở Việt Nam, trong những năm qua, nhận thức về “phân biệt đối xử với phụ nữ” ở 

cấp hoạch định chính sách, ban hành pháp luật, cũng như trong hoạt động của các cơ 

quan, tổ chức, trong cộng đồng dân cư, gia đình và mỗi cá nhân ngày một đầy đủ và

toàn diện hơn.

Việt Nam đã thể hiện cam kết của thành viên CEDAW ở mức độ cao nhất trong

việc hiểu và vận dụng khái niệm “phân biệt đối xử với phụ nữ” không chỉ tiếp tục nhìn

một chiều cho riêng phụ nữ mà hài hòa đối với cả nam giới, trên cơ sở đó mới có thể

 bảo đảm không phân biệt đối xử với phụ nữ một cách tốt nhất. Đây chính là sự thể hiện

sự linh hoạt mang tính dự báo của pháp luật Việt Nam, đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi ngày

càng cao của thực tế chuyển từ cách tiếp cận “phụ nữ trong phát triển” sang “giới và

 phát triển”, đặt vấn đề xoá bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ trong mối quan hệ với những

vấn đề chung và các vấn đề của nam giới.

Văn kiện Đại hội X Đảng Cộng sản Việt Nam cũng tiếp tục khẳng định sự nhận

thức đúng đắn và thái độ kiên quyết trong việc thực hiện các cam kết xóa bỏ mọi sự

 phân biệt, đối xử chống lại phụ nữ, bảo đảm quyền bình đẳng thật sự của phụ nữ thông

qua các giải pháp “Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất tinh thần; tạo điều

kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò của người công dân, người lao động, người mẹ,

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 14/

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

14

người thày đầu tiên của con người. Bồi dưỡng, đào tạo để phụ nữ tham gia ngày càng

nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp. Chăm sóc và

 bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em. Bổ sung và hoàn chỉnh các chính sách về bảo hộ lao

động, bảo hiểm xã hội, thai sản, chế độ đối với lao động nữ…”.

Mặc dù vậy, việc áp dụng khái niệm “Phân biệt đối xử chống lại phụ nữ” vào các

l ĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội vẫn còn chưa đồng đều, chưa vận dụng đầy đủ vào

việc xây dựng và thực thi pháp luật để bảo đảm khái niệm này được thực hiện trên t hực

tế.

ĐIỀU 2

Áp dụng các biện pháp nhằm loại bỏ mọi hình thức

phân biệt đối xử chống lại phụ nữ 

Việt Nam tiếp tục duy trì các biện pháp pháp luật, hành chính và tư pháp như đã

nêu trong các báo cáo trước và  bổ sung các biện pháp, tổ chức thực hiện các biện pháp

thích hợp nhằm xóa bỏ tất cả hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ.

2.1. Tiếp tục cụ thể hoá nguyên tắc bình đẳng nam nữ 

Các biện pháp nhằm loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại  phụ nữ

được Việt Nam coi trọng đặc biệt trong quá tr ình tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ

thống pháp luật quốc gia. Hơn sáu năm qua, việc sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật

luôn quán triệt nguyên tắc bình đẳng nam nữ, và  bảo đảm nguyên tắc cơ bản về bình

đẳng giới trong các l ĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục đào tạo, khoa họccông nghệ, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế và gia đình đã được quy định trong Luật Bình

đẳng giới.

 Nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa nam nữ tiếp tục khẳng định

trong các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành trong những năm qua như : Luật

 bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004, Bộ luật Dân sự

2005, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua khen thưởng số 2005, Luật

Bình đẳng giới 2006, Luật Bảo hiểm xã hội 2006, Luật Dạy nghề 2006, Luật Phòng

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 15/

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

15

chống bạo lực gia đình 2007, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng chống

ma tuý 2008,.

Luật Bình đẳng giới đã quy định các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới gồm: 1)

 Nam, nữ  bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình; 2) Nam, nữ

không bị phân biệt đối xử về giới; 3) Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là

 phân biệt đối xử về giới; 4) Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân

 biệt đối xử về giới; 5) Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực

thi pháp luật; 6) Thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình,

cá nhân. Những nguyên tắc này sẽ là yêu cầu ràng buộc trách nhiệm, là kim chỉ nam

giúp các cơ quan hoạch định và thực thi chính sách thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà

nước về bình đẳng giới theo thẩm quyền được giao.

Luật Bình đẳng giới và cá c văn bản hướng dẫn thi hành:  Nghị định số

70/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật

Bình đẳng giới, Nghị định số 48/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định về các biện pháp

 bảo đảm bình đẳng giới, Nghị định số 55/2009/NĐ -CP của Chính phủ quy định xử phạt

vi phạm hành chính về bình đẳng giới.

Thực hiện quy định của Luật Bình đẳng giới về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới

trong xây dựng và thực thi pháp luật, h ầu hết các văn bản pháp luật mới được ban hành

hoặc sửa đổi, bổ sung đã lồng ghép vấn đề bình đẳng giới, cụ thể như: Luật Cán bộ,

công chức 2008; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008; Luật Người cao tuổi2009; Luật Người khuyết tật 2010; Luật viên chức 2010; Luật nuôi con nuôi 2010; Luật

Thi hành án hình sự 2010; Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 về trợ giúp

 phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, t rong đó ưu tiên tr ợ giúp cho các doanh nghiệp nhỏ

và vừa do phụ nữ làm chủ và có sử dụng nhiều lao động nữ…Một số văn bản quy phạm

 pháp luật đang được xây dựng để thực hiện nguyên tắc bình đẳng giới như: Bộ Luật Lao

động (sửa đổi), Luật Phòng, chống mua bán người, Chiến lược quốc gia về bình đẳng

giới giai đoạn 2011- 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 22/12/2010 .

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 16/

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

16

Trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan xét xử và thi hành

 pháp luật, những biện pháp ngăn ngừa, xử lý nghiêm hành vi vi phạm quyền bình đẳng

của phụ nữ, phạm tội đối với phụ nữ, tiếp tục được thực hiện.

Khoản 1 Điều 27 Luật Bình đẳng giới và Chỉ thị số 10/2007/CT-TTg của Thủ

tướng Chính phủ ngày 3/5/2007 về triển khai thi hành Luật Bình đẳng giới đã quy định

rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành phải tiến hành rà soát văn bản quy phạm pháp luật

hiện hành để kịp thời sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành mới theo thẩm quyền hoặc

trình cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành mới văn bản quy phạm

 pháp luật nhằm bảo đảm mục tiêu bình đẳng giới, các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng

giới và chính sách của nhà nước về bình đẳng giới trong l ĩnh vực mà mình quản lý.

Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011- 2020: Đây là quyết tâm

của Việt Nam được khẳng định trong Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn

2011 - 2020 là một bộ phận cấu thành quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế - xã

hội chung của đất nước, là cơ sở nền tảng của chiến lược phát triển con người của Đảngvà Nhà nước. Công tác  bình đẳng giới là một trong những yếu tố cơ bản để nâng cao

chất lượng cuộc sống của từng người, t ừng gia đình và toàn xã hội. Tăng cường sự lãnh

đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của các tổ chức chính trị -

xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức chính trị xã hội  – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự

nghiệp, sự tham gia của mỗi cá nhân, từng gia đình và cả cộng đồng đối với công tác

 bình đẳng giới. Huy động tối đa mọi nguồn lực để thực hiện có hiệu quả công tác bìnhđẳng giới. Mục tiêu tổng quát của Chiến lược là đến năm 2020, về cơ bản, bảo đảm bình

đẳng thực chất giữa nam và nữ về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực

chính tr ị, kinh tế, văn hóa và xã hội, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của

đất nước. 5

2.2. Thực thi các biện pháp cụ thể nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

của phụ nữ 

5 Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 22/12/2010.

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 17/

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

17

Để ngăn ngừa, xóa bỏ và trừng phạt những hành vi phân biệt đối xử vớ i phụ nữ,

tiếp tục thực thi các biện pháp giáo dục thuyết phục, hành chính, hình sự, dân sự nhằm

xóa bỏ việc phân biệt đối xử với phụ nữ.

Tăng cường tuyên tuyền,  phổ biến, giáo dục pháp luật để mọi tổ chức, cá nhân

tôn tr ọng và thực hiện nghiêm chỉnh, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho phụ n ữ.

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương tr ình phổ biến, giáo dục pháp

luật giai đoạn 2008 - 2012 (tiếp theo Chương tr ình này các giai đoạn 1999 – 2002 và

2003 – 2007).

Kiên quyết xử lý các hành vi cố tình vi phạm, t uỳ theo tính chất mức độ của hành

vi vi phạm mà có thể bị xử lý bằng các biện pháp tương ứng.

Biện pháp xử phạt vi phạm hành chính: quy định xử phạt hành chính về bình

đẳng giới, trong đó xử phạt đối với hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái ;

quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; về

xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp quy định phạt tiền ở mức cao đối với

các hành vi môi giới kết hôn bất hợp pháp, lợi dụng việc đăng ký kết hôn nhằm mụcđích tr ục lợi, xâm phạm tình dục, bóc lột sức lao động; quy định xử phạt vi phạm hành

chính về dân số và trẻ em quy định xử phạt hành chính đối với hành vi lựa chọn giới

tính thai nhi. Các nghị định về xử phạt hành chính đã quy định cụ thể các hành vi được

coi là có sự phân biệt đối xử với phụ nữ, mức xử phạt, các hình thức xử phạt và thẩm

quyền xử phạt. (Xem Phụ lục 1: Danh mục văn bản quy phạm pháp luật kèm theo).

 Nghị định số 55/2009/NĐ-CP, đây là văn bản đặc thù, quy định cụ thể các hànhvi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong 8 lĩnh vực: chính trị, kinh tế, lao động,

giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế, văn hóa - thông tin - thể thao và gia

đình. Tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về bình đẳng giới phải chịu một trong hai

hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền theo các mức từ thấp nhất là 200

nghìn đồng đến cao nhất là 40 triệu đồng. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân,

tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổxung như: tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; tịch thu tang vật,

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 18/1

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

18

 phương tiện được sử dụn g để vi phạm hành chính. Ngoài ra, tổ chức, cá nhân vi phạm

hành chính còn có thể bị áp dụng một trong các biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc

xin lỗi, cải chính công khai; buộc khôi phục lại quyền lợi hợp pháp đã bị xâm hại do

hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới gây ra, buộc tháo dỡ hoặc xóa sản phẩm

quảng cáo có nội dung cổ vũ, tuyên truyền, phổ biến về bất bình đẳng giới, định kiến

giới.

 Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 4/02/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi

hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, tại Điều 4 Chương I Nghị

định này về “Khuyến khích các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình”: Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình hoặc các mô

hình khác về phòng ngừa bạo lực g ia đình và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình ngoài

công lập được thành lập và có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của cơ quan nhà

nước có thẩm quyền thì được hưởng chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các cơ 

sở thực hiện xã hội hóa trong các lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao,

môi trường theo quy định hiện hành. Nhà nước khuyến khích và hỗ trợ kinh phí nghiêncứu, sáng tác, công bố, phổ biến đối với những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị

và chất lượng cao về phòng, chống bạ o lực gia đình.

 Nghị định số 110/2009/NĐ-CP ngày 10/12/2009 quy định xử phạt vi phạm hành

chính trong l ĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình quy định các hành vi được coi là

 bạo lực gia đình. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, ch ống

 bạo lực gia đình, cá nhân, tổ chức vi phạm bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình có

thể bị phạt tiền ở mức cao nhất là 30 triệu đồng. Tùy theo tính chất, mức độ vi  phạm, cá

nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt

 bổ sung như: Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, Chứng chỉ hành

nghề; Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. Ngoài các

hình thức xử phạt trên, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một

hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả, đó là: buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã

 bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; buộc thực hiện các biện pháp khắc ph ục tình

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 19/1

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

19

trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra; buộc tiêu

hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng, văn hóa phẩm độc

hại; buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu.

Việc tăng cường các bi ện pháp xử phạt hành chính chuyên biệt như trên đã góp

 phần truyền thông nâng cao nhận thức của người dân, đồng thời răn đe, ngăn ngừa kịp

thời các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới. Với việc duy trì các

 biện pháp tố tụng và tăng cườ ng các biện pháp hành chính, nhiều vụ việc vi phạm pháp

 pháp luật bình đẳng giới, bạo lực gia đình đã được các cơ quan chức năng xem xét xử lý

công minh.Biện pháp xử lý hình sự là biện pháp mạnh mẽ, Nhà nước áp dụng xử lý các hành

vi xâm hại các quyền bình đẳng của phụ nữ, bạo lực gia đình, xâm phạm vào các quan

hệ mà pháp luật hình sự điều chỉnh. Đây là hình thức xử lý nghiêm khắc nhất để trừng

tr ị các hành vi vi phạm quyền của phụ nữ.

2.3. Tồn tại và hướng khắc phục

 Nhận thức về bình đẳng giới và q uyền của phụ nữ, định kiến giới còn tồn tại khá phổ biến trong nhân dân;

Bất bình đẳng giới trên một số lĩnh vực vẫn còn tồn tại mà sự thiệ t thòi chủ yếu

thuộc về phụ nữ. Tư tưởng coi nam giới là “trụ cột” còn phụ nữ luôn gắn với vai trò nội

tr ợ, chăm sóc gia đình đã gây ra cách nhìn lệch lạc về vai trò của mỗi giới, dẫn đến thiếu

sự chia sẻ trách nhiệm giữa nam giới và phụ nữ trong công việc gia đình và tham gia

các hoạt động xã hội.Cán bộ một số cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tư pháp (Tòa án, Viện

kiểm) khi xử lý vụ việc còn chưa quan tâm nhiều đến việc áp dụng các quy định của

 pháp luật bình đẳng giới.

Để từng bước khắc phục những tồn tại tr ên, Nhà nước đang tăng cường các biện

 pháp như đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bìn h đẳng giới và

Công ước CEDAW; tổ chức tập huấn kiến thức giới và pháp luật bình đẳng giới cho độingũ cán bộ của các cơ quan, tổ chức; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 20/

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

20

tình hình thực hiện pháp luật về bình đẳng gi ới và vì sự tiến bộ của phụ nữ; Áp dụng

nhiều biện pháp linh hoạt điều hành nền kinh tế, tăng cường các biện pháp hỗ trợ ổn

định đời sống và sản xuất, mở rộng chính sách an sinh xã hội , trong đó có vấn đề bình

đẳng giới.

- Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các cơ quan nhà nước và quan tâm

 phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, lãnh đạo nữ các cấp.

- Tăng cường các quy định pháp luật chi tiết về trách nhiệm pháp lý dân sự, hành

chính, hình sự để ngăn chặn, xử lý các hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ và bình đẳng

giới.

- Tăng cơ hội thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của phụ nữ và nam giới khi các

quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm, đặc biệt khi vi phạm dựa trên cơ sở 

 phân biệt đối xử về giới tính.

- Khuyến khích duy trì phong tục, tập quán tốt đẹp của các dân tộc, loại bỏ các

 phong tục, tập quán lạc hậu, cản trở mục tiêu bình đẳng giới như đa thê, tục cướp vợ,

tục nối dây (vợ goá, chồng goá phải lấy anh em trai hoặc chị em gái của người chồng,

người vợ đã mất)…

- Trong những năm qua, Việt Nam tiếp tục chú trọng hoàn thiện các quy định

 pháp luật về cơ chế bảo vệ quyền phụ nữ và bình đẳng giới bằng hệ thống cơ quan điều

tra, truy tố, xét xử và triển khai các chương tr ình, dự án đào tạo, bồi dưỡng, biên soạn

tài liệu, cẩm nang về bình đẳng giới, CEDAW và phòng chống bạo lực gia đình dành

cho Thẩm phán, Điều tra viên, Kiểm sát viên. Đồng thời, phối hợp với một số quốc gia

tổ chức tham quan, tìm hiểu thực tế việc bảo đảm nhân quyền nói chung và quyền của

 phụ nữ nói riêng thông qua hệ thống các cơ quan xét xử, trên cơ sở đó nghiên cứu, vận

dụng phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.

Phương hư ớng trong thời gian tới: Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai

đoạn 2011-2020 đã đưa ra chỉ tiêu cụ thể tại Mục tiêu 6: Bảo đảm bình đẳng giới trong

đời sống gia đình, từng bước xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới.: Chỉ tiêu 1: Rút ngắn

khoảng cách về thời gian tham gia công việc gia đình của nữ so với nam xuống 2 lần

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 21/

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

21

vào năm 2015 và xuống 1,5 lần vào năm 2020. Chỉ tiêu 2: Đến năm 2015 đạt 40% và

đến năm 2020 đạt 50% số nạn nhân của bạo lực gia đình được phát hiện được tư vấn về

 pháp lý và sức khỏe, được hỗ trợ và chăm sóc tại các cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực

gia đình. Đến năm 2015 đạt 70% và đến năm 2020 đạt 85% số người gây bạo lực gia

đình được phát hiện được tư vấn tại các cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.

ĐIỀU 3

Bảo đảm sự phát triển và tiến bộ đầy đủ của phụ nữ 

3.1. Các chủ trươ ng, pháp luật và chính sáchTừ năm 2004 đến nay, kế thừa các quy định của hệ thống pháp luât, chính sách

hiện hành, các quy đị nh bảo đảm sự phát triển và tiến bộ của phụ nữ trên tất cả các lĩnh

vực đã được rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện ở tầm cao mới, rất nhiều văn bản

của Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội, văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước đã

 ban hành, quy định tr ực tiếp việc bảo đảm quyền bình đẳng và lợi ích hợp pháp của phụ

nữ trong mọi lĩnh vực

của đời sống xã hội

. Vấn đề bình đẳng giới trong

hệ thống

 phápluật nói chung và pháp luật về bình đẳng giới nói riêng ngày càng được hoàn thiện,

đồng bộ, từng bước hài hoà với pháp luật quốc tế,  phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của

Việt Nam, đó là các văn bản chính sau đây:

- Văn kiện Đại hội Đảng X năm 2006 tiếp tục khẳng định “Chăm lo công tác phụ

nữ và vấn đề bình đẳng giới, nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần

của phụ nữ. Tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai tr ò của người công dân, người laođộng, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người. Bồi dưỡng, đào tạo để phụ nữ tham

gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo và quản lý các

cấp”.

- Luật Bình đẳng giới năm 2006 là một đạo luật đầu tiên ở Việt Nam điều chỉnh

tập trung nhất các chế định về bình đẳng giới, tạo cơ sở   pháp lý thực hiện, thúc đẩy

 bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ . Với các nguyên tắc bình đẳ ng giới được xác

định cụ thể trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học

và công nghệ, văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao, gia đình và các biện pháp bảo đảm

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 22/

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

22

 bình đẳng giới, Luật Bình đẳng giới đã đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi thực tế, chuyển từ

cách tiếp cận “phụ nữ trong phát triển” sang “giới và phát triển”.

- Chỉ thị số 10/2007/TTg ngày 3/5/200 của Thủ tướng Chính phủ về việc t riển

khai thi hành Luật Bình đẳng giới: quy định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức

trong việc tổ chức thi hành Luật  bình đẳng giới, các cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ: rà

soát các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan, ban hành văn bản hướng dẫn thi

hành luật, hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn bị các điều ki ện

để thực hiện Luật, hoạt động quản lý Nhà nước, tổ chức thực hiện Luật, thanh tra, kiểm

tra và xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới.

- Chính phủ ban hành 3 Nghị định hướng dẫn thi hành Luật: Nghị định

70/2008/NĐ-CP ngày 4/6/2008 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bình

đẳng giới; Nghị định 48/2009/NĐ-CP ngày 19/5/2009 về Các biện pháp bảo đảm bình

đẳng giới; Nghị định 55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009 về Quy định xử phạt vi phạm

hành chính về bình đẳng giới.

Sự ra đời của Luật Bình đẳng giới và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn,

thi hành đã góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về bình đẳng giới, là công cụ pháp

lý hữu hiệu thúc đẩy mạnh mẽ tiến tr ình phấn đấu thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam.

- Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 và các văn bản hướng dẫn thi

hành ra đời ngày càng thể hiện quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong việc đảm bảo

quyền bình đẳng của phụ nữ và nam giới trong gia đình.- Thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng, Bộ Chính trị BCH TW Đảng đã ban

hành Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27-4-2007 về Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2020, phụ nữ

được nâng cao trình độ về mọi mặt, có trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ đáp

ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; có việc làm,

được cải thiện rõ rệt về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần; tham gia ngày càng nhiềuhơn công việc xã hội, bình đẳng trên mọi lĩnh vực; đóng góp ngày càng lớn hơn cho xã

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 23/

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

23

hội và gia đình . Phấn đấu để nước ta là một trong các quốc gia có thành tựu bình đẳng

giới tiến bộ nhất của khu vực. Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hiệu quả quản

lý của các cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương và địa phương đối với công tác

 phụ nữ, thực hiện  bình đẳng giới nhằm đạt được các mục tiêu về công tác phụ nữ như

 Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị đã đề cập, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số

57/NQ-CP ngày 1/12/2009 về Chương trình hành động giai đoạn đến năm 2020 thực

hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị.

- Nghị định số 19/2003/NĐ-CP ngày 07/3/2003 của Chính phủ quy định trách

nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các

cấp trong việc phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp Hội phụ nữ tham gia vào

các hoạt động quản lý Nhà nước theo quy định của pháp luật. Hiện nay Hội LHPN VN

đang phối hợp với Bộ Nội vụ đánh giá 5 năm thực hiện Nghị định số 19/2003/NĐ-CP

ngày 07/3/2003 của Chính phủ và soạn thảo Nghị định thay thế Nghị định này.

- Thông tư số 191/2009/TT-BTC ngày 01 tháng 10 năm 2009 hướng dẫn quản lý

và sử dụng kinh phí hoạt động bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ

nữ. Việc ban hành Thông tư đã đáp ứng kịp thời yêu cầu của Luật Bình đẳng giới trong

việc bảo đảm nguồn lực tài chính cho hoạt động bình đẳng giới.

- Quyết định số 1855/QĐ-TTg ngày 11/11/2009 về việc thành lập, kiện toàn Ban

Vì sự tiến bộ của phụ nữ ở Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt

 Nam đến năm 2010, ngày 08/9/2006, Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của Phụ nữ Việt

 Nam đã thông qua Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của Phụ nữ Việt Nam giai đoạn

2006 - 2010 - giai đoạn II của Chiến lược quốc gia 10 năm VSTBPN Việt Nam với

mục tiêu tổng quát: “Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của phụ

nữ. Tạo mọi điều kiện để thực hiện có hiệu quả các quyền c ơ bản và phát huy vai

trò của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội” .

K ế hoạch này là bộ  phận cấu thành của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất

nước. Tới nay hầu hết các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 24/

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

24

Quy chế hoạt động của Ban VSTBPN nhằm thống nhất lề lối làm việc và phân công

trách nhiệm của các thành viên, đặc biệt 29,3% tỉnh, thành phố và 15,3% Bộ, ngành đã

 ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng trong thực hiện Chiến

lược và kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ đến 2010.

- Việt Nam đã nỗ lực tiến hành lồng ghép yếu tố giới trong các văn bản quy

 phạm pháp luật: Bộ Luật dân sự, Bộ Luật Lao động, Bộ Luật Hình sự, Luật Hôn nhân

và Gia đình, Luật Cán bộ, công chức, Luật Đất đai, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Người

cao tuổi, Luật người khuyết tật, Luật Viên chức, Luật thi hành án hình sự, Luật Trợ giúp

 pháp lý ...- Chính phủ cũng tích cực triển khai thực hiện các Chương trình Mục tiêu quốc gia

đến năm 2010 góp phần “tạo cơ hội cho phụ nữ và nam giới trong phát triển kinh tế - xã

hội và phát triển nguồn nhân lực”, cụ thể như:

- Chương tr ình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010 (Quyết định

số 20/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ ) với các mục tiêu cụ

thể đến năm 2010 phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo, tăng thu nhập của nhóm hộ nghèo vàgiảm số lượng xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo. Chương tr ình

đã tập trung vào các đối tượng là người nghèo, hộ nghèo, xã đặc biệt khó khăn, xã

nghèo; ưu tiên đối tượng hộ nghèo mà chủ hộ là phụ nữ.

- Chương tr ình mục tiêu quốc gia về việc làm đến nă m 2010 (Quyết định số

101/2007/QĐ-TTg ngày 06/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ) đã có những giải pháp

quan tâm đến phụ nữ, đặc biệt là nữ lao động ở khu vực nông thôn.- Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình giai đoạn

2006 - 2010 (Quyết định số 170/2007/QĐ-TTg ngày 08/11/2007 của Thủ tướng Chính

 phủ) với 6 dự án chủ yếu của chương trình tác động trực tiếp và gián tiếp đến cả vợ và

chồng nhằm thực hiện mục tiêu mỗi cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ chỉ có một hoặc

hai con; góp phần nâng cao chất lượng dân số Việt Nam về thể chất, trí tuệ và tinh thần,

đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại

hóa và sự phát triển bền vững của đất nước.

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 25/

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

25

- Chương trình Mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo đến năm 2010 (Quyết định

số 07/2008/QĐ-TTg ngày 10/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ) đã có một trong những

tr ọng tâm là hỗ trợ học bổng, học phẩm tối thiểu cho học sinh dân tộc ở các trường phổ

thông dân tộc bán trú, học sinh dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn , học sinh cư trú

tại địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; và tăng cường năng lực dạy nghề, hỗ trợ 

dạy nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề thường xuyên cho đối tượng là lao động nông

thôn, thanh niên dân tộc thiểu số và người tàn tật. Trong quá trình t riển khai thực hiện

Chương trình, các đối tượng được hưởng quyền lợi như nhau, nhưng đối tượng nữ được

đặc biệt quan tâm để giảm thiểu những trở ngại vì lý do giới tính gây ra. Năm 2010 cũng là năm Việt Nam tiến hành đánh giá tổng kết việc thực hiện

Chiến lược, Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010. Đến

nay, nhiều mục tiêu, chỉ tiêu đặt ra trong Chiến lược, Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ

của phụ nữ đã đạt, vượt kế hoạch đề ra.

Chiến lược trên đã được thay thế  bởi Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai

đoạn 2011-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 24/12/2010.

3.2. Phát triển các tổ chức và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ 

Trong thời gian qua, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản  pháp luật  phát triển

các tổ chức và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ, trên cơ sở đó các cơ quan, tổ chức

từng củng cố và bước hoàn thiện, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác vì sự tiến bộ

của phụ nữ và bình đẳng giới ở Việt Nam .

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Thực hiện Luật bình đẳng giới, Việt Nam đã có cơ quan độc lập, giúp Chính phủ

quản lý nhà nước về bình đẳng giới , đó là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được

giao nhiệm vụ là cơ quan chủ trì giúp Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước

về bình đẳng giới trên ph ạm vi toàn quốc; Bộ, cơ quan ngang Bộ phối hợp với Bộ

LĐTBXH thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bình đẳng giới trong phạm vi Bộ

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 26/

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

26

ngành; Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bình đẳng

giới theo phân cấp.

Uỷ ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam (UBQG)

UBQG tiếp tục được củng cố và kiện toàn tập trung vào chức năng phối hợp liên

ngành, giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, phối hợp giải quyết những vấn đề liên

ngành liên quan đến sự tiến bộ của phụ nữ trong phạm vi cả nước. Bộ trưởng Bộ Lao

động - Thương binh và Xã hội là Chủ tịch UBQG . Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt

 Nam là Phó Chủ tịch UBQG. Đến nay đã có 39 Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và

63/63 tỉnh, thành phố tr ực thuộc trung ương thành lập Ban vì sự t iến bộ của phụ nữ

(VSTBPN). Số đơn vị bố trí cán bộ chuyên trách cho Ban VSTBPN ngày càng tăng

trong thời gian qua. Ngày 11/11/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số

1855/QĐ-TTg về việc thành lập, kiện toàn Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ ở Uỷ ban nhân dân

cấp tỉnh và huyện. Tuy nhiên tới nay Ban VSTBPN mới được thành lập và hoạt độn g

chủ yếu ở cấp TW và tỉnh.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Hội Liên Hiệp phụ nữ Việt Nam luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm và tạo

điều kiện mọi mặt để thực hiện có hiệu quả phong tr ào phụ nữ và chương trình hoạt

động trọng tâm vì sự phát triển và tiến bộ của phụ nữ. Hội được thành lập ở các cấp từ

trung ương đến cơ sở. Nhà nước giao cho Hội nhiều trọng trách nhằm đảm bảo sự tiến

 bộ của phụ nữ Việt Nam. Điều 29 và Điều 30 củ a Luật Bình đẳng giới quy định HộiLiên hiệp Phụ nữ Việt Nam có trách nhiệm: Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật

và tham gia quản lý nhà nước về bình đẳng giới theo quy định của pháp luật; Bảo đảm

 bình đẳng giới trong tổ chức; Tham gia giám sát việc th ực hiện pháp luật bình đẳng

giới; Tuyên truyền, vận động nhân dân, hội viên, đoàn viên thực hiện bình đẳng giới; Tổ

chức các hoạt động hỗ trợ phụ nữ góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới; Phối hợp

với các cơ quan, tổ chức có liên quan bồi dưỡng, giới thiệu phụ nữ đủ tiêu chuẩn ứng cử

đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; phụ nữ đủ tiêu chuẩn tham gia quản

lý, lãnh đạo các cơ quan trong hệ thống chính trị các cấp; Thực hiện chức năng đại diện,

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 27/

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

27

 bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và tr ẻ em gái theo quy định của pháp luật;

Thực hiện phản biện xã hội đối với chính sách, pháp luật về bình đẳng giới.

Bên cạnh đó, Nhóm nữ nghị sĩ Quốc hội Việt Nam được thành lập từ tháng

5/2008, đã hoạt động rất tích cực. Đây là diễn đàn để các nữ đại biểu Quốc hội có những

ý kiến đóng góp thiết thực và hiệu quả vào các dự án Luật dưới góc độ giới và bảo đảm

quyền của phụ nữ. Từ khi được thành lập đến nay, Nhóm nữ nghị sĩ Quốc hội đã phối

hợp với Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội -cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm

tra việc thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật - tổ

chức nhiều diễn về bình đẳng giới và lồng ghép giới vào chính sách, pháp luật chuyên

ngành.

Hội đồng doanh nhân nữ thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Vi ệt Nam

tiếp tục duy trì các hoạt động nhằm hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi của các nữ doanh nhân.

 Năm 2010, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã phối hợp với Hội

LHPN Việt Nam tổ chức lễ trao Giải thưởng Bông hồng Vàng cho 100 nữ doanh nhâncó thành tích xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh và đóng góp tích cực vào công cuộc

 phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

đất nước.

Ban Nữ công của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tiếp tục hoạt động tích cực

góp phần nâng cao nhận thức giới, thúc đẩy thực hiện hiệu quả bình đẳng giới, giảm sự

cách biệt giữa công nhân, viên chức, lao động trong các l ĩnh vực: việc làm, tiền lương,

thời giờ làm việc, điều kiện lao động, BHXH, trong đó đặc biệt là chế độ thai sản và chế

độ chăm sóc bà mẹ, trẻ em.

 Ngoài các cơ quan, tổ chức trên còn có Ban công tác phụ nữ Công an của Bộ

Công an và Ban công tác phụ nữ quân đội của Bộ Quốc phòng.

Các hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ 

Việt Nam tiếp tục phát động phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng

tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”. Đến nay đã có trên 2,3 triệu phụ nữ đăng ký thực

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 28/1

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

28

hiện phong trào. Trong năm 2010 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Tuyên

truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp

hoá, hiện đại hoá đất nước và Đề án “Truyền thông giáo dục 5 triệu bà mẹ về nuôi dạy

con”. Các đề án này nhằm phát huy và xây dựng phẩm chất đạo đức tốt đẹp của phụ nữ

Việt Nam; cung cấp kiến thức, kỹ năng nuôi dạy trẻ nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng,

 bệnh tật, tử vong ở trẻ em; hạn chế tình trạng trẻ em ở độ tuổi vị thành niên vi phạm đạo

đức, vi phạm pháp luật, mắc tệ nạn xã hội... góp phần xây dựng gia đình “no ấm, bình

đẳng, tiến bộ và hạnh phúc”.

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Hỗ t r ợ Dạy nghề và Tạo việc làm cho

Phụ nữ giai đoạn 2009 – 2015”, Đề án sẽ mang lại nhiều hơn các cơ hội đào tạo nghề và

việc làm cho phụ nữ c ả nước. Các chương tr ình tín dụng, tiết kiệm dành cho phụ nữ

nghèo vẫn ngày càng phát triển, hiệu quả và được ghi nhậ n, đánh giá cao. Hiện nay

nhằm giúp phụ nữ tiếp cận với nguồn vốn để phát triển sản xuất và kinh doanh, Việt

 Nam đang thực hiện Quỹ Uỷ thác và tín chấp. Tính đến năm 2010, qua hình thức uỷ

thác với ngân hàng Chính sách Xã hội, gần 3 triệu hộ được vay vốn v ới dư nợ vốn hơn

30 nghìn tỷ đồng; gần 0,3 triệu phụ nữ được vay vốn từ Ngân hàng Nông nghiệp và

Phát triển Nông thôn với tổng số vốn vay khoảng 3 ngàn tỷ đồng. Tháng 8/2010, Thống

đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trao Giấy phép thành lập và hoạt động cho Q uỹ

Tình thương tr ở thành “Tổ chức Tài chính quy mô nhỏ Tình thương”, góp phần nâng

cao vị thế và sự tham gia của Quỹ trong công cuộc xoá đói giảm nghèo và thúc đẩy sự

 phát triển của ngành tài chính vi mô của Việt Nam. Kể từ năm 2000 đến tháng 8/2010,Quỹ Tình thương đã cho 275.000 lượt phụ nữ vay vốn với số tiền là 1.433 tỷ đồng. Việc

hỗ trợ tiếp cận vay vốn và trang bị các kiến thức phát triển doanh nghiệp cho phụ nữ đã

góp phần quan trọng trong việc nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ.

Đối với phụ nữ là chủ hoặc quản lý các doanh nghiệp, Việt  Nam đang triển khai

thực hiện định hướng Hỗ trợ Phát triển Doanh nghiệp nữ giai đoạn 2009-2012 với một

số lĩnh vực hỗ trợ như: tác động môi trường luật pháp, chính sách; đào tạo, bồi dưỡngkiến thức, kỹ năng quản lý, điều hành doanh nghiệp & tư vấn cho doanh nhân nữ; hỗ trợ 

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 29/1

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

29

tiếp cận tín dụng; hỗ trợ tiếp cận thị trường; cung cấp thông tin; phát triển mạng lưới

doanh nhân nữ; hỗ trợ xã hội. Câu lạc bộ “Doanh nghiệp n ữ” đã được thành lập ở các

tỉnh, thành của cả nước. Tới nay đã có 39 CLB cấp tỉnh, 400 CLB cấp huyện và 4 tỉnh

đã thành lập Hội Doanh nhân nữ.

Cuộc vận động ủng hộ xây dựng “Mái ấm tình thương” cho phụ nữ nghèo, phụ

nữ đơn thân, phụ nữ khuyết tật có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn từ năm 2008 đã thu hút

được sự ủng hộ nhiệt tình của các tổ chức, đơn vị, các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp,

cá nhân trong nước và quốc tế, các tầng lớp cán bộ, hội viên, phụ nữ cả nước. Tính đến

hết tháng 8/2010, số tiền vận động được là 135.628.560.000 đồng và đã xây mới 7.525và sửa chữa 1.260 ngôi nhà cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn trên khắp cả nước.

Hiện nay, Các Quỹ Giải thưởng Kovalepxkaia và Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam

với ý nghĩa tôn vinh và ghi nhận công lao đóng góp của phụ nữ Việt Nam có thành tích

xuất sắc trên mọi l ĩnh vực tiếp tục hoạt động tích cực. Sau 25 năm thành lập, Quỹ

Kovalepxcaia đã trao giải cho 34 cá nhân và 15 tập thể các nhà khoa học nữ xuất sắc và

Quỹ Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam đã trao giải cho 44 cá nhân và 22 tập thể nữ có thành

tích xuất sắc tr ên mọi lĩnh vực kể từ khi thành lập năm 2003. Trong những năm qua,

Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã cùng với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt

 Nam đã tổ chức trao giải và cúp “Bông hồng vàng” cho 144 doanh nhân nữ tiêu biểu

xuất sắc trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

Trung tâm Phụ nữ và Phát triển sau khi được xây dựng đã có nhiều hoạt động hỗ

tr ợ phụ nữ, đặc biệt phụ nữ yếu thế, thiệt thòi thông qua mô hình Ngôi nhà Bình Yên,

nơi tạm lánh cho phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của bạo hành và bị buôn bán. Các d ịch

vụ Trung tâm hỗ trợ cho các phụ nữ yếu thế là chăm sóc y tế, hỗ trợ tâm lý, hỗ trợ pháp

lý, tư vấn nghề và học nghề, hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng, giới thiệu tới các hình thức

tr ợ giúp khác... Các hoạt động của Trung tâm đã giúp trang bị các kiến thức , kỹ năng

sống, giúp phụ nữ tự tin, dễ hoà nhập với cộng đồng.

Thực hiện Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 04 năm 2010 của Chính

 phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý nhà nước đối với hộ i (thay thế Nghị định

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 30/

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

30

88/2003/NĐ-CP: rất nhiều tổ chúc phi chính phủ được thành lập ở các tỉnh, thành phố.

Các tổ chức này đã tham gia tích cực vào các hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ và vấn

đề bình đẳng giới, bạo lực gia đình , góp phần không nhỏ trong việc tuyên truyền pháp

luật, chính sách của Nhà nước tới toàn dân, phản ánh kịp thời ti ếng nói của phụ nữ tới

các cơ quan, tổ chức của Đảng và Nhà nước, góp phần giải quyết những khó khăn

vướng mắc của chị em phụ nữ. ngoài ra các tổ chức phi chính phủ tập hợp, phản ánh

những nhu cầu và đòi hỏi từ thực tiễn, phát hiện nhũng mâu thuẫn, bất cập trong chính

sách, pháp luật, và những yếu kém trong việc thực hiện, từ đó giúp các nhà hoạch định

chính sách nghiên cứu sửa đổi, bổ sung và ngày càng hoàn thiện hệ thống pháp luật,chính sách và cải tiến các biện pháp và tổ chúc thực hiện pháp luật ngày càng hiệu lực

và hiệu quả, kịp thời xử ly nhũng hành vi vi phạm quyền của phụ nữ và bình đẳng giới.

3.3. Lồng ghép giới vào công tác hoạch định và thực thi chính sách

Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng pháp luật được quy định trong

Luật Bình đẳng giới năm 2006 và cụ thể hóa tại Chương III, Nghị định số 48/2009/NĐ-

CP về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới.

Theo quy định của pháp luật bình đẳng giới, khái niệm “lồng ghép vấn đề bình

đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật” được hiểu là: biện pháp nhằm

thực hiện mục tiêu bình đẳng giới bằng cách xác định vấn đề giới, dự báo tác động giới

của văn bản, trách nhiệm, nguồn lực để giải quyết vấn đề giới trong các quan hệ xã hội

được văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh (khoản 7 Điều 5). Theo Nghị định số48/2009/NĐ-CP, việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới được yêu cầu áp dụng đối với

các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được xác định có nội dung liên quan đến bình

đẳng giới hoặc có vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới trong phạm vi điều

chỉnh của văn bản. Nghị định này cũng quy định các nội dung lồng ghép vấn đề bình

đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật gồm: 1) Xác định nội dung liên

quan đến vấn đề bình đẳng giới hoặc vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử vềgiới; 2) Quy định các biện pháp cần thiết để thực hiện bình đẳng giới hoặc để giải quyết

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 31/

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

31

vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới; dự báo tác động của các quy định đó

đối với nam và nữ sau khi được ban hành; 3) Xác định nguồn nhân lực, tài chính cần

thiết để triển khai các biện pháp thực hiện bình đẳng giới hoặc để giải quyết vấn đề bất

 bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới. Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm

 pháp luật có trách nhiệm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào quá trình xây dựng văn

 bản quy phạm pháp luật; cơ quan thẩm định văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm

 phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới đánh giá việc lồng ghép vấn

đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Chế định lồng ghép vấn

đề bình đẳng giới trong xâ y dựng chính sách, pháp luật được coi là công cụ pháp lý hữuhiệu nhằm đảm bảo yếu tố giới được đánh giá, xem xét và lồng ghép trong quá trình xây

dựng, sửa đổi, bổ sung văn bản pháp luật.

Để thực hiện quy định về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng chính

sách, pháp luật, đồng thời để thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 57/NQ -

CP về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ giai đoạn đến năm 2020 thực

hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27 tháng 4 năm 2007 của Bộ Chính trị về công tác

 phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (Nghị quyết số

57/NQ-CP), các cơ quan có thẩm quyền đã và đang nghiên cứu ban hành các văn bản

hướng dẫn quy định này, cụ thể như sau:

- Bộ Tư pháp đã đưa nội dung đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới và

các tiêu chí để đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào trong các báo cáo

thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật.- Từ kinh nghiệm thành công của việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong Kế

hoạch phát triển - kinh tế xã hội giai đoạn 2006-2010, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có văn

 bản hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2011 -

2015, trong đó có mục riêng về “thực hiện bình đẳng giới, nâng cao vị thế của phụ nữ” .

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũ ng đang trong quá tr ình nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số phát

triển giới của quốc gia, tiêu chí phân loại giới tính trong số liệu thống kê nhà nước để làmcơ sở cho việc hoạch định chính sách có nhạy cảm giới.

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 32/

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

32

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với UBQG nghiên cứu chỉnh sửa

cuốn Hướng dẫn lồng ghép giới trong hoạch định và thực thi chính sách  phù hợp với

quy định mới của Luật Bình đẳng giới và tình hình thực tiễn ở Việt Nam; tổ chức nhiều

cuộc tập huấn về giới và kỹ năng lồng ghép giới cho cán bộ làm tác bình đẳng giới ở các

Bộ ngành, địa phương. Riêng trong năm 2010, Bộ LĐTBXH đã tổ chức được 01 lớp

đào tạo cho 30 giảng viên nguồn về lồng ghép giới ở cấp TW; 05 lớp tập huấn lồng

ghép giới cho khoảng hơn 200 đại biểu là cán bộ tham gia hoạch định v à thực thi chính

sách ở các Bộ ngành, địa phương.

- Mạng lưới cán bộ tham mưu, tư vấn về giới do UBQG thành lập từ năm 2003vẫn thường xuyên duy trì, phát huy vai trò hoạt động. Hoạt động của Mạng lưới đã tạo

nên diễn đàn để các cán bộ làm công tác bình đ ẳng giới của các bộ ngành trao đổi, chia

sẻ kinh nghiệm trong triển khai công tác bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ cũng như

tham vấn dưới góc độ giới vào các chương trình, chính sách, pháp luật quốc gia.

- Nhiều Bộ ngành, tỉnh thành phố đã quan tâm lồn g ghép yếu tố giới vào Chiến

lược, Kế hoạch phát triển của Bộ ngành, địa phương. Đặc biệt, một số Bộ ngành, cơ sở 

đào tạo ở cấp quốc gia đã xây dựng và triển khai giảng dạy các chuyên đề về giới và

lồng ghép giới như: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Bộ Quốc

 phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Học viện Chính trị -Hành chính quốc

gia Hồ Chí Minh, Học viện thanh thiếu niên, Đại học quốc gia Hà Nội, Trường cán bộ

 phụ nữ Trung ương …

Với những nỗ lực nêu trên của các cơ quan chức năn g, đội ngũ cán bộ làm côngtác bình đẳng giới bước đầu đã có thể áp dụng những công cụ, kiến thức, kỹ năng về

lồng ghép giới trong quá trình triển khai nhiệm vụ chuyên môn có trách nhiệm giới.

Mấy năm gần đây các Bộ, ngành, địa phương đã thực hiện khá nghi êm túc quy định về

lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật. Đặc

 biệt, một số địa phương đã chỉ đạo việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào quá trình

xây dựng và thực hiện các hương ước, quy ước ở cơ sở, góp phần tích cực xóa bỏ dầncác phong tục, tập quán lạc hậu và tư tưởng trọng nam hơn nữ.

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 33/

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

33

Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, yếu kém cần khắc phục: cơ quan chủ trì soạn

thảo chưa đánh giá đầy đủ tác động, cũng như xác định vấn đề giới và các biện pháp

giải quyết trong văn bản pháp luật cần điều chỉnh; Chưa dự báo đầy đủ, toàn diện tác

động khi văn bản được ban hành và nguồn lực để thực hiện và giải quyết các vấn đề giới

 phát sinh. Chưa có cơ chế quy định rõ về trách nhiệm các cơ quan chủ trì phải lồng

ghép, cũng như cơ chế kiểm tra, giám sát để thực hiện đúng nguyên tắc “Bảo đảm lồng

ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật”.

3.4. Công tác nghiên cứu về phụ nữ và bình đẳng giới

 Nghị quyết số 57/NQ-CP năm 2009 đã xác định nghiên cứu khoa học về bình

đẳng giới là một trong nội dung quan tr ọng trong giai đoạn từ năm 2010-2020:

- Bộ Khoa học và Công nghệ hàng năm có trách nhiệm tăng cường các công

trình nghiên cứu khoa học liên quan đến bình đẳng giới và công tác phụ nữ;

- Viện Khoa học Xã hội Việt Nam c ó trách nhiệm xây dựng chương trình nghiên

cứu về bình đẳng giới trong các lĩnh vực, trước mắt tập trung nghiên cứu các trở ngại

liên quan đến sự phát triển của phụ nữ.

- Trung tâm Nghiên cứu lao động nữ và Giới thuộc Viện Khoa học lao động và xã

hội – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là đầu mối của ngành nghiên cứu vấn đề

 phụ nữ và bình đẳng giới phục vụ chức năng quản lý nhà nước cuả ngành.

- Trung tâm Nghiên cứu Phụ nữ thuộc Tr ường Cán bộ Phụ nữ Trung ương, là đầu

mối nghiên cứu của phụ nữ của Hội, giúp hoạt động nghiên cứu khoa học của Hội phụ

nữ dần đi vào nề nếp, mang tính chuyên nghiệp ngày càng cao.

- Các cơ quan nghiên cứu của mỗi Bộ, ngành cũng đã quan tâm lồng ghép vấn đề

giới vào trong các nghiên cứu chuyên môn của ngành mìn h. K ết quả nghiên cứu được

sử dụng để tham khảo trong quá trình xây dựng và hoạch định chính sách, pháp luật.

K ể từ năm 2007 đến nay khá nhiều nghiên cứu dưới góc độ giới đã được thực

hiện và công bố để phục vụ cho việc hoạch định chính sách như: 1) Đánh giá việc thực

hiện Công ước về Phân biệt đối xử trong việc làm , nghề nghiệp và trả công bình đẳng

giữa lao động nam và lao động nữ cho công việc có giá trị ngang nhau; (2) Chính sách

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 34/

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

34

 pháp luật lao động nhìn dưới góc độ bình đẳng giới ; 3) Nghiên cứu về tác động kinh tế -

xã hội của việc gia nhập WTO đến phụ nữ nông thôn Việt Nam; 4) Tuổi nghỉ hưu của

lao động nữ ở Việt Nam: Bình đẳng giới trong chính sách bảo hiểm xã hội; 5) Giới và

 biên đổi khí hậu; 6) Bạo lực gia đình; 7) Điều tra gia đình Việt Nam …Đặc biệt, năm

2010 là năm bản lề xây dựng các Chiến lược, Kế hoạch phát triển cho giai đoạn mới của

mỗi Bộ ngành, địa phương, vì vậy, hầu hết các Bộ ngành, địa phương đều đã tổ chức

các nghiên cứu đánh giá thực trạng cũng như việc thực hiện các chính sách chuyên

ngành, trong đó có xem xét dưới góc độ giới. Các nghiên cứu này sẽ là cơ sở cho việc

xây dựng và ban hành các chiến lược, kế hoạch phát triển cho giai đoạn mới của mỗi Bộngành, địa phương.

Các Trung tâm nghiên cứu và đào tạo về giới tiếp tục hoạt động, đã và đang tậ p

trung nghiên cứu về vai trò của nam và nữ trong sản xuất; vai trò và địa vị của phụ nữ

trong gia đình; sự biến đổi vai trò giới dưới tác động của sự phát triển kinh tế - xã hội;

quá trình đô thị hoá và chuyển dịch lao động từ khu vực nông thôn đến đô thị;  bạo lực

trong gia đình; buôn bán phụ nữ; cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác trợ giúp pháp lýcho phụ nữ... Một số kết quả nghiên cứu nói trên đã được sử dụng trong quá trình xây

dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến phụ nữ và  bình đẳng

giới.

Khó khăn, hạn chế và hướng khắc phục

- Hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về bình đẳng giới ở Việt Nam mới hình

thành sau khi có Nghị định số 186/2007/ NĐ ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ

quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động-Thương

 binh và Xã hội, quản lý nhà nước được giao cho Bộ Lao động  – Thương binh và Xã hội,

do đó đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới mới được hình thành, nên thiếu về số

lượng, hạn chế kiến thức chuyên môn về giới, kỹ năng lồng ghép giới để đáp ứng yêu

cầu nhiệm vụ được giao, nhất là ở địa phương cơ sở. Hầu hết đội ngũ cán bộ kiêm

nhiệm, mới được tiếp cận với kiến thức giới nên còn lúng túng trong công tác tham

mưu, đề xuất và triển khai nhiệm vụ quản lý nhà nước về bình đẳng giới.

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 35/

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

35

- Một số Bộ, ngành, địa phương chưa bố trí nguồn lực phù hợp cho hoạt động

này.

- Việc thực hiện chế định lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy

 phạm pháp luật cũng còn nhiều khó khăn, thách thức như: Hầu hết các cán bộ làm công

tác hoạch định chính sách chưa được trang bị kiến thức giới nên thiếu nhạy cảm giới

ngay từ quá trình xác định vấn đề tới việc xác định giải pháp chính sách có nhạy cảm

giới; Công tác thống kê số liệu có tách biệt giới mặc dù đã được cải thiện nhưng chưa

được thực hiện một cách đầy đủ, đặc biệt là còn thiếu số liệu tách biệt giới trong các

l ĩnh vực khoa học - công nghệ, văn hóa, gia đình và thể thao; thiếu đội ngũ chuyên giagiỏi về giới trong từng lĩnh vực chuyên môn.

- Công tác tuyên truyền pháp luật về bình đẳng giới chưa được triển khai đồng

 bộ, rộng khắp. Định kiến giới còn nặng nề, nhận thức về giới của một số cấp uỷ, chính

quyền, của xã hội chưa đầy đủ.

- Nhận thức và năng lực của đội ngũ cán bộ trong tham gia xây dựng  pháp luật,

chính sách đảm bảo bình đẳng giới còn nhiều hạn chế.- Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới

còn chưa thường xuyên, quyết liệt, hiệu quả không cao.

- Tỷ lệ phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý còn thấp, chưa tương xứng với ti ềm

năng và đóng góp của phụ nữ. Tr ình độ năng lực của phụ nữ còn nhiều hạn chế.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ nữ còn nhiều bất cập, chưa thỏa

đáng.Hư ớng khắc phục:

- Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 -2020: Hoàn thiện tổ chức

 bộ máy làm công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới và nâng cao năng lực cho đội

ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới từ trung ương đến địa phương; nâng cao năng

lực về giới cho đội ngũ cán bộ hoạch định chính sách; hình thành bộ chỉ số giám sát về

 bình đẳng giới; Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bình đẳng

giới và tăng cường các hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về bình đẳng

giới.

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 36/

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

36

- Tiếp tục xây dựng và bổ sung để hoàn thiện hệ thống pháp luật về bình đẳng giới,

tổ chức tuyên truyền bình đẳng giới, tổ chức thực hiện tốt các quy định để làm chuyển

 biến tình hình, đưa các quy định vào thực tế cuộc sống.

- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm đối với các

hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới; thực hiện có hiệu quả lồng ghép

giới trong xây dựng luật pháp; đầu tư nguồn lực cho hoạt động bình đẳng giới; Hoàn

thiện bộ chỉ số giám sát quốc gia về thực hiện bình đẳng giới.

Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 đã đưa ra các chỉ tiêu

cụ thể tại Mục tiêu 7: Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng giới: Chỉ tiêu1: Đến năm 2015 có 80% và đến năm 2020 có 100% dự thảo văn bản quy phạm pháp

luật được xác định có nội dung liên quan đến bình đẳng giới hoặc có vấn đề bất bình

đẳng giới, phân biệt đối xử về giới được lồng ghép vấn đề bình đẳng giới. - Chỉ tiêu 2:

Đến năm 2015 và duy trì đến năm 2020 có 100% thành viên các Ban soạn thảo, Tổ biên

tập xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được xác định có nội dung liên quan

đến bình đẳng giới hoặc có vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới được tậphuấn kiến thức về giới, phân tích giới và lồng ghép giới. Chỉ tiêu 3: Đến năm 2015 và

duy trì đến năm 2020 các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí đủ cán bộ làm

công tác bình đẳng giới; hình thành đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia

công tác bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ. Chỉ tiêu 4: Đến vào năm 2015 và duy

trì đến năm 2020 có 100% cán bộ, công chức, viên chức làm công tác bình đẳng giới và

sự tiến bộ của phụ nữ ở các cấp, các ngành được tập huấn nghiệp vụ ít nhất một lần.ĐIỀU 4

Các biện pháp đặc biệt nhằm thúc đẩy bình đẳng nam, nữ 

4.1. Bổ sung một số biện pháp đặc biệt nhằm thúc đẩy bình đẳng nam, nữ 

- Việt Nam đã quy định về khái niệm và nội dung của “các biện pháp thúc đẩy

 bình đẳng giới”. Quy định này được xây dựng trên cơ sở nội luật hóa quy định về “biện

 pháp đặc biệt tạm thời” được nêu trong Công ước CEDAW và phù hợp với tì nh hình

thực tiễn ở Việt Nam.

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 37/

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

37

- Theo Luật Bình đẳng giới, “các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới” được hiểu là

 biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền

 ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều

kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp

dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này.

Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực hiện trong một thời gi an nhất định và

chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được (khoản 6 Điều 5) và “Biện pháp thúc

đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới” (khoản 3 Điều 6).

 Nghị định số 48/NĐ-CP về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới: Biện pháp

thúc đẩy bình đẳng giới bao gồm 5 nội dung sau: (1)Quy định tỷ lệ nam, nữ hoặc bảo

đảm tỷ lệ nữ thích đáng tham gia, thụ hưởng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội; (2)

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực cho nữ hoặc nam để bảo đảm đạt đủ tiêu

chuẩn chuyên môn và các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật; (3) Hỗ trợ, tạo

điều kiện, cơ hội cho nữ hoặc nam để tăng cường sự chia sẻ giữa nữ và nam trong công

việc gia đình và xã hội phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới; (4) Quy định tiêu chuẩn,

điều kiện đặc thù cho nữ hoặc nam để thực hiện chính sách ưu tiên trong từng lĩnh vực

cụ thể; (5) Quy định nữ được quyền lựa chọn và việc ưu tiên nữ trong trường hợp nữ có

đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam để bảo đảm bình đẳng giới.

Việt Nam đang thúc đẩy các cơ quan chức năng nghiên cứu xây dựng, trình ban

hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định về biện pháp thúc đẩy bình đẳng

giới trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo. Trong đó, nổi bật là các biện pháp như: quy đị nh tỷ lệ nữ ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng

nhân dân phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới, chậm nhất là sáu tháng trước ngày bầu

cử đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân; quy định tỷ lệ nữ thích đáng để

 bổ nhiệm các chức danh trong các cơ quan nhà nước; quy định tỷ lệ nữ cán bộ lãnh đạo

chủ chốt trong các cơ quan, tổ chức có từ 30% lao động nữ trở lên phù hợp với mục tiêu

quốc gia về bình đẳng giới; quy định tỷ lệ nam, nữ thích hợp, nữ được quyền lựa chọnhoặc ưu tiên nữ khi nữ đạt tiêu chuẩn như nam trong tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo,

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 38/1

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

38

 bồi dưỡng, bổ nhiệm; có quy định ưu đãi về thuế và tài chính cho doanh nghiệp sử dụng

nhiều lao động nữ; Quy định tỷ lệ lao động nam, nữ được tuyển dụng phù hợp với từng

loại lao động theo ngành, nghề; tạo điều kiện cho lao động nam nghỉ hưởng nguyên

lương và phụ cấp khi vợ sinh con…

- Để giúp lao động nữ có cơ hội tiếp cận việc làm, và việc làm có chất lượng cao,

năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án "Hỗ trợ  phụ nữ học nghề, tạo việc

làm giai đoạn 2010-2015". Lao động nữ thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi,

người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người

 bị thu hồi đất canh tác, lao động nữ bị mất việc làm trong các DN được hỗ trợ chi phí

học nghề ngắn hạn (trình độ sơ  cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 3

triệu đồng/người/khóa học. Ngoài ra, các đối tượng này còn được hỗ trợ tiền ăn với mức

15.000đ/ngày thực học/người, hỗ trợ tiền đi lại…Những lao động nữ thuộc diện hộ có

thu nhập tối đa bằng 150% thu nhậ p của hộ nghèo sẽ được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn

hạn với mức tối đa 2,5 triệu đồng/người/khóa học; đối với lao động nữ khác thì mức hỗ

tr ợ là 2 triệu đồng/người/khóa học.

Được sự quan tâm của chính quyền và đoàn thể các cấp, nhiều biện pháp động

viên, khuyến khích khen thưởng phụ nữ bằng nhiều hình thức khác nhau đã được áp

dụng.

4.2. Một số biện pháp đặc biệt nhằm bảo vệ người mẹ.

Bảo vệ và nâng cao sức khỏe của nhân dân, trong đó có ưu tiên cho bà mẹ và trẻem vẫn là chủ trương nhất quán của Việt Nam. Các biện pháp đặc biệt nhằm bảo vệ

người mẹ tiếp tục được thúc đẩy thực hiện. Các Chiến lược như: Chiến lược chăm sóc

và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001-2010; Chiến lược quốc gia về chăm sóc

sức khỏe sinh sản giai đoạn 2001-2020; Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn

2001-2010 và Chiến lược quốc gia về dân số; Chương trình hành động vi trẻ em 2001-

2010 đã được triển khai có hiệu quả trên toàn quốc nhằm đảm bảo việc tiếp cận các dịch

vụ chăm sóc sức khỏe của nhân dân, đặc biệt là phụ nữ và tr ẻ em.

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 39/1

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

39

- Đến năm 2015, phấn đấu đạt 5 triệu bà mẹ được bồi dưỡng các kiến thức về

chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, sức khỏe và dinh dưỡng bà mẹ khi mang thai

(Quyết định số 704/QĐ-TTg ngày 19/5/2010 về việc phê duyệt Đề án giáo dục 5 triệu

 bà mẹ nuôi, dạy con tốt giai đoạn 2010 – 2015).

- Nâng cao sức khỏe bà mẹ, vào năm 2020 giảm 30% tỷ số tử vong mẹ so với

năm 2010, thu hẹp đáng kể sự khác biệt về các chỉ báo sức khỏe bà mẹ giữa các vùng,

miền; Tỷ lệ phụ nữ mang thai trong toàn quốc bị nhiễm HIV/AIDS giảm thấp hơn 0,2%

(Chiến lược Dân số sức khỏ e sinh sản giai đoạn 2011-2020; Chiến lược quốc gia về

 bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020).

- Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới ba mươi sáu tháng tuổi được hoãn

hoặc miễn chấp hành quyết định áp dụng b iện pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung

tâm; phụ nữ có thai cũng được tạm đình chỉ thi hành quyết định áp dụng biện pháp quản

lý sau cai nghiện tại Trung tâm cho đến khi con đủ ba mươi sáu tháng tuổi (Điều 23, 24

 Nghị định số 94/2009/NĐ-CP ngày 26/10/2009 quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi,

 bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy).

- Phụ nữ có thai được miễn chấp hành phần thời gian còn lại của quyết định á  p

dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường gi áo dưỡng (Điều 34  Nghị định số

66/2009/NĐ-CP ngày 01/8/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số

142/2003/NĐ-CP ngày 24/11/2003 của Chính phủ quy định việc áp dụng biện pháp xử

lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng).

4.3. Tình hình thực hiện và phương hư ớng trong thời gian tới

Một vấn đề nổi cộm trong thời gian gần đây có liên quan đến sức khoẻ bà mẹ nói

riêng và sức khoẻ sinh sản nói chung là tình trạng nạo phá thai của vị thành niên ngày

càng tăng ở mức báo động. Việt Nam là một trong các nước có tỷ lệ phá thai cao, trong

đó 20% thuộc lứa tuổi vị thành niên. Đó là chưa kể tới rất nhiều ca nạo phá thai tại

những cơ  sở y tế tư nhân rất khó kiểm soát và thống kê được. Điều tra quốc gia về vị

thành niên và thanh niên Việt Nam năm 2010 cho thấy, khoảng 7,5% trong độ tuổi này

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 40/

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

40

có quan hệ tình dục trước hôn nhân và thiếu kiến thức về tình dục nên dẫn tới hậu quả

 phải nạo phá thai.

Hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản tuy đã được củng cố trong

thời gian qua nhưng mạng lưới chăm sóc sức k hỏe sinh sản ở các vùng miền núi, vùng

sâu, vùng xa còn nhiều yếu kém, nhiều trung tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản tuyến tỉnh

được xây dựng nhưng đã xuống cấp. Đối với khoa chăm sóc sức khoẻ sinh sản ở tuyến

huyện, nhiều nơi chưa được xây dựng hoàn chỉnh. Ngoài điều kiện làm việc khó khăn

thì đội ngũ cán bộ nói chung ở tất cả các tuyến còn thiếu về số lượng, cơ cấu giữa các

cán bộ có trình độ đại học với cán bộ trung cấp và sơ cấp cũng còn bất hợp lý.Việt Nam đã và đang tích cực triển khai các biện pháp th úc đẩy bình đẳng giới và

chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ để triển khai các quy định của  pháp luật về bình

đẳng giới, đồng thời để khắc phục những vấn đề còn tồn tại như đã nêu trong báo cáo

ghép 5&6, Việt Nam đã và đang triển khai các hoạt động sau:

- Bước đầu đã nghiên cứu điều chỉnh chính sách nghỉ hưu ở độ tuổi 60 cho một

 bộ phận cán bộ nữ là Thứ trưởng và tương đương trở lên ngang bằng với nam giới. Cácnhóm lao động nữ còn lại hiện vẫn đang hưởng chế độ nghỉ hưu sớm hơn nam giới 5

năm. Việt Nam cũng đang trong quá tr ình nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Bộ Luật Lao

động, Luật Bảo hiểm xã hội. Để có những căn cứ đề xuất cho việc sửa đổi, bổ sung vào

các văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tiến hành

nghiên cứu về vấn đề “Tuổi nghỉ hưu của lao động nữ Việt Nam: Bình đẳng giới trong

chính sách bảo hiểm xã hội”, trong đó có đề xuất những phương án cụ thể cho lộ trìnhđiều chỉnh tuổi về hưu của phụ nữ. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang trong quá trình

xem xét, điều chỉnh quy định danh mục các ngành nghề cấm và hạn chế đối với lao

động nữ.

- Để nâng cao chất lượng cán bộ nữ và tăng tỷ lệ nữ tham gia vào các vị trí quản

lý, lãnh đạo, Bộ Nội vụ hiện đang nghiên cứu xây dựng trình Chính phủ 03 đề án gồm:

Đề án Tỷ lệ nữ trong cơ cấu đạ i biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đáp ứng

mục tiêu bình đẳng giới; Đề án Hướng dẫn tổ chức thực hiện quy định về quy hoạch tạo

nguồn cán bộ nữ, quy định tỷ lệ nữ được bổ nhiệm vào các chức danh trong cơ quan nhà

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 41/

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

41

nước; Đề án khảo sát, rà soát kiến nghị về tuổi bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,

công chức, viên chức để đảm bảo bình đẳng giữa nam và nữ; lồng ghép kiến thức về

giới và bình đẳng giới trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

- Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước lĩnh vực lao động, người có công và xã

hội, trong đó có lĩnh vực  bình đẳng giới, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội đang

nghiên cứu xây dựng, trình Chính phủ quy định về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng

lực cho lao động nữ, hỗ trợ dạy nghề cho lao động nữ khu vực nông thôn; trách nhiệm

của người sử dụng lao động trong việc tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao

động nữ trong một số nghề, công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chấtđộc hại; dự thảo Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 201 1-2020.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo đa ng nghiên cứu để ban hành và trình cơ quan có thẩm

quyền ban hành chính sách hỗ trợ nhằm tăng nhanh tỷ lệ phụ nữ được đào tạo sau đại

học.

- Ủy ban Dân tộc đã khảo sát về bình đẳng giới ở vùng dân tộc thiểu số , đó là cơ sở 

để xây dựng chính sách đặc thù hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa,vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

theo quy định của Luật Bình đẳng giới.

ĐIỀU 5

Vai trò và định kiến giới

5.1. Các chủ trương, chính sách

Luật Bình đẳng giới 2006 quy định khái niệm bình đẳng giới là việc nam, nữ có

vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho

sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự

 phát triển đó.

Trên cơ sở quy định về bình đẳng giới nêu trên và các quy định về các nguyên tắc

cơ bản về bình đẳng giới, Việt Nam đã và đang xây dựng các chính sách nhằm loại bỏ

những định kiến giới và thay đổi những vai trò giới truy ền thống gây cản trở sự tiến bộ

của phụ nữ . Cụ thể như sau:

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 42/

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

42

- Các nội dung bảo đảm bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và

gia đình: chính tr ị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn

hóa, thông tin, thể duc, thể thao, y tế và gia đình. Yêu cầu mỗi công dân có trách nhiệm

 phê phán, ngăn chặn các hành vi phân biệt đối xử về giới; trong gia đình, phải đối xử

công bằng, tạo cơ hội như nhau giữa con trai, con gái trong học tập, lao động và tham

gia các hoạt động khác.

- Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 đã quy định cụ thể các hành vi

 bạo lực gia đình: Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của

họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài

chính; Cưỡng ép quan hệ tình dục…

- Các hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt vi phạm hành chính về

 bình đẳng giới và bạo lực gia đình (Nghị định số 55/2009/NĐ-CP; Nghị định số

110/2009/NĐ-CP ngày 10/12/2009).

- Để thúc đẩy nam giới tham gia vào công việc gia đình nhiều hơn, Bộ Lao động -

Thương binh và Xã hội đang nghiên cứu xây dựng chính sách tạo điều kiện cho lao

động nam nghỉ hưởng nguyên lương và phụ cấp khi vợ sinh co n.

- Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 cũng đặt ra chỉ tiêu

 phấn đấu đến năm 2020 như: thay đổi cơ bản tâm lý phải sinh con trai của người dân,

rút ngắn khoảng cách giữa nam và nữ về thời gian tham gia công việc gia đình…

5.2. Công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức về giới

- Hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới được coi

là một trong số các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới. Nghị định số 48/2009/NĐ-CP

Quy định về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới đã dành một Chương II với 4 điều

quy định cụ thể về vấn đề này.

- Trong mấy năm qua, Việt Nam đã tiến hành nhiều hoạt động thông tin, giáo dục,

truyền thông về giới và bình đẳng giới. Cụ thể:

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 43/

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

43

- Hầu hết các Bộ, ngành và địa phương đều xác định trọng tâm công tác bình đẳng

giới trong giai đoạn hiện nay là tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách,

 pháp luật về bình đẳng giới nhằm từng bước nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo,

cán bộ, công chức, người lao động và nhân dân về lĩnh vực này.

- Các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương đã mở các chuyên

mục tuyên truyền về bình đẳng giới, truyền tải những chủ trương, chính sách, pháp luật

về lĩnh vực này tới mọi người dân một cách hiệu quả và thuận lợi nhất.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai lồng ghép giới vào chương trình đào tạo tại

các trường Cao đẳng, đại học, các chương tr ình giáo dục thường xuyên, sách giáo khoa,tài liệu hướng dẫn giáo viên, băng hình, tranh ảnh nhằm xóa bỏ sự thiên kiến giới từ

trong trường học.

- Bộ LĐTBXH phối hợp với Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam

tổ chức hàng chục cuộc hội thảo, tập huấn mỗi năm cho các đối tượng ở các vùng miền,

l ĩnh vực khác nhau; In và phát hành rộng rãi hàng vạn tờ rơi giới thiệu về công tác bình

đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ; biên soạn và phát hành “Sổ tay công tác vì sự tiến bộcủa phụ nữ” với mục đích cập nhật, tuyên truyền các văn bản hướng dẫn công tác vì sự

tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới hiện hành.

- Những năm gần đây đã thu hút được sự tham g ia của đối tượng là nam giới và

các cấp lãnh đạo ở Trung ương và địa phương. Hình thức truyền thông được thực hiện

đa dạng, phong phú như: hội thảo, tập huấn, hội thi, hội diễn hay tọa đàm …

5.3. Khó khăn và phương hư ớng khắc phụcViệc loại bỏ thiên kiến giới, thay đổi cách nhìn nhận về vai trò truyền thống của

 phụ nữ và nam giới chưa được thực hiện triệt để và đồng đều ở các lĩnh vực, các vùng,

miền. Nguyên nhân sâu xa là do chưa có các biện pháp giải quyết tận gốc tư tưởng trọng

nam, coi thường nữ đã hàng ngàn năm ăn sâu vào nếp nghĩ, hành vi của người dân.

Pháp luật Việt Nam quy định trong gia đình, vợ chồng đều bình đẳng với nhau về mọi

mặt, cùng nhau bàn bạc, quyết định mọi vấn đề chung, cùng chia sẻ mọi công việc cũng

như chăm lo cho con cái, cha mẹ... nhưng trên thực tế, nam giới vẫn được coi là trụ cột

gia đình, có quyền quyết định các vấn đề lớn và là người đại diện ngoài cộng đồng. Còn

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 44/

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

44

các công việc nội trợ, chăm sóc các thành viên trong gia đình thường được coi là “thiên

chức” của phụ nữ. Tính chất bảo thủ của sự phân công lao động truyền thống theo giới ở 

các mức độ khác nhau vẫn còn được bảo lưu trong một bộ phận gia đình Việt Nam đã

làm hạn chế các cơ hội học hành của trẻ em gái, cản trở phụ nữ tham gia hoạt động xã

hội và có địa vị, thu nhập bình đẳng như nam giới. Tình hình ngược đãi phụ nữ còn tồn

tại ở một số nơi cũng có nguyên nhân chính là tư tưởng trọng nam, coi thường nữ. Bên

cạnh đó, ở một số vùng, trong cộng đồng một số dân tộc thiểu số còn tồn tại khá nhiều

 phong tục tập quán lạc hậu, trong đó có tục kết hôn sớm, chưa dễ dàng thay đổi , đã và

đang làm cản trở sự tiến bộ của phụ nữ.Hướng khắc phục: thực hiện đầy đủ và đúng pháp luật, chính sách về bình đẳng

Các tổ chức chính trị – xã hội, các tôt chức xã hội tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận

động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nếp sống mới ở khu dân cư” và phong trào xây dựng

gia đình văn hoá theo chuẩn mực “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”; tăng cường

công tác tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân xoá bỏ định kiến giới và các tập

tục có hại cho phụ nữ và trẻ em gái. Đưa nội dung giảng dạy về giới vào các chươngtrình đào tạo cán bộ. Các cơ quan truyền thông đ ại chúng tăng cường truyền thông về

 bình đẳng giới, góp phần làm thay đổi quan niệm truyền thống trong x ã hội về vai tr ò

giới cũng như nâng cao ý thức trách nhiệm của nam giới trong công việc nội trợ gia

đình và chăm sóc con cái.

ĐIỀU 6

Phòng, chống mua bán phụ nữ, bóc lột phụ nữ làm mại dâm

Tình tr ạng mua bán phụ nữ, bóc lột phụ nữ làm mại dâm vẫn đang là một vấn đề

 bức xúc và thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Nhà nước Việt Nam tiếp tục khẳng

định quan điểm kiên quyết loại bỏ tình trạng này ra khỏi cộng đồng, đồng thời yêu cầu

các ngành, các cấp phải đặt công tác phòng chống mua bán phụ nữ, phòng chống  bóc

lột phụ nữ làm mại dâm là nhiệm vụ chính trị quan trọng thường xuyên, nhằm bảo vệ

sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của phụ nữ, tiến tới xây dựng xã hội tiến bộ, công

 bằng và văn minh.

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 45/

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

45

6.1. Công tác xây dựng pháp luật

Về công tác phòng chống tệ nạn mại dâm:

Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm năm 2003 và các văn bản dưới luật quy định

chi tiết thi hành Pháp lệnh Phòng , chống mại dâm; áp dụng biện pháp đưa người bán

dâm vào cơ sở chữa bệnh và quản lý, giáo dục tại xã, phường, thị trấn; chế độ phụ cấp

đối với cán bộ, viên chức làm việc tại cơ sở chữa bệnh; chương trình và quy chế phối

hợp liên ngành phòng, chống mại dâm.

Quy định về chế độ, chính sách, tổ chức, cán bộ, hướng dẫn quản lý tài chính, chế

độ trợ cấp, tổ chức dạy nghề, hướng dẫn xếp hạng cơ sở chữa b ệnh; hướng dẫn thựchiện chương trình phối hợp liên ngành phòng chống mại dâm, thành lập tổ công tác liên

ngành. 6

Về công tác phòng chống buôn bán người:

Các văn bản quy phạm pháp luật từ Bộ luật, luật và các văn bản dưới luật quy

định về các tội buôn bán người, ban hành chương trình hành động phòng chống tội

 buôn bán phụ nữ, trẻ em giai đoạn 2004-2010; quy định về hỗ trợ giúp đỡ nạn nhân, hỗtr ợ tái hoà nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về .7

Hiện nay dự thảo Luật phòng, chống mua bán người đang được Quốc hội xem xét

thông qua vào tháng 5/2011 quy định đầy đủ, toàn diện về định nghĩa mua bán người,

các biện pháp phòng, chống, cơ sở hỗ trợ nạn nhân, tái hoà nhập cho nạn nhân, xử lý

các hành vi mua bán người, hợp tác quốc tế đấu tranh phòng chống mua bán người, nhất

là phụ nữ và trẻ em.Về hợp tác quốc tế: Việt Nam đã hợp tác với các nước trên thế gi ới, nhất là các

nước khu vực Đông Nam á, các nước tiếp giáp biên giới Việt Nam (Lào, Căm phu chia,

Trung Quốc), Việt Nam đã ký 2 Hiệp định song phương với Căm phu chia và Trung

Quốc hợp tác trong phòng chống buôn bán người.

Phương hư ớng thời gian tới: Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn

2011-2020 đã đưa ra chỉ tiêu của thể tại Mục tiêu 6 có Chỉ tiêu 3: Đến năm 2015 và duy

6 Và 6 Xem Phụ lục về Danh mục văn bản kèm theo

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 46/

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

46

trì đến năm 2020 có 100% số nạn nhân bị buôn bán trở về thông qua trao trả, được giải

cứu, số nạn nhân bị buôn bán tự trở về được phát hiện được hưởng các dịch vụ hỗ trợ và

tái hòa nhập cộng đồng.

6.2. Tình hình thực hiện

Về công tác phòng chống tệ nạn mại dâm:

Từ năm 2006 đến 2010, các lực lượng chức năng đã thanh tra, kiểm tra 182.656

lượt cơ sở kinh doanh dịch vụ (tăng 21,17% so với giai đoạn 2000-2005); phát hiện

68.249 cơ sở vi phạm (chiếm 37,4% số cơ sở được kiểm tra); xử lý cảnh cáo 12.5 63

lượt cơ sở (chiếm 18,4% cơ sở vi phạm), phạt tiền 37.130 lượt cơ sở (chiếm 54,4%),

đình chỉ kinh doanh 1.886 cơ sở (chiếm 2,9%), thu hồi giấy phép kinh doanh 397 cơ sở 

(chiếm 0,05%). Tổng số tiền xử phạt hơn 103 tỷ đồng.

Công tác truy quét, triệt phá ổ nhóm, đường dây tổ chức hoạt động mại dâm: từ

năm 2006 – 2010 lực lượng công an các cấp đã truy quét, triệt phá 6.109 vụ mại dâm

(giảm 13,9% so với giai đoạn 2000-2005), với 19.443 đối tượng (gồm 4.113 chủ chứa,

môi giới 9.067 gái bán dâm; 6.263 khách mua dâm).

Công tác điều tra, truy tố và thụ lý, xét xử:

+ Theo số liệu từ năm 2006 đến tháng 6/2010 Viện kiểm sát các cấp đã khởi tố 2.470

vụ án với 3.217 bị can về tội chứa mại dâm, 942 vụ án với 1.307 bị can về môi giới mại dâm,

43 vụ án với 61 bị can về mua dâm người chưa thành niên. Tổng số vụ án khởi tố là 3.455

(giảm 35% so với giai đoạn 2000-2005) với 4.585 bị can về mại dâm (giảm 37% so với giaiđoạn 2000 - 2005).

+ Trong 5 năm, toàn ngành Toà án đã thụ lý 3.884 vụ với 5.345 bị cáo phạm các tội

về mại dâm để xét xử theo thủ tục sơ thẩm; đã xét xử 3.542 vụ với 4.866 bị cáo (đạt tỷ lệ

xét xử 91,2% về số vụ và 91% số bị cáo). Trong số 4.886 bị cáo đưa ra xét xử có 219 bị

cáo (chiếm 4,5%) bị phạt tù từ 7-15 năm, 1.572 bị cáo (chiếm 32,17%) bị phạt tù từ 3-7

năm, từ 3 năm trở xuống là 1.886 bị cáo (chiếm 38,6%). Ngoài việc áp dụng hình phạt tù,các Tòa án còn áp dụng các hình phạt bổ sung như tịch thu nhà, phạt tiền, quản chế,... đối

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 47/

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

47

với các bị cáo. Bên cạnh việc xử lý các bị cáo là chủ chứa, môi giới mại dâm, thời gian

qua Toà án các cấp đã xét xử 114 vụ án với 178 bị cáo phạm tội mua dâm người chưa

thành niên, trong đó số bị cáo là cán bộ công chức ngày càng gia tăng.

Công tác chữa trị, giáo dục và tái hòa nhập cộng đồng: Trong 5 năm qua (2006 -

6/2010), các địa phương đã tổ chức chữa trị, giáo dục cho 18.778 lượt người bán dâm

(giảm 26% so với giai đoạn 2000-2005), trong đó số đối tượng ở Trung tâm là 10.227 lượt

người (chiếm 54,4%), số ở cộng đồng là 8.551 lượt người (45,5%). Số đối tượng được dạy

nghề, tạo việc làm là 12.812, trong đó tại Trung tâm là 7.384 đối tượng, tại cộng đồng là

5.428 đối tượng. Chủ yếu là các nghề phổ thông như may dân dụng, may công nghiệp,

thêu, uốn tóc, vi tính, làm vàng mã,đan thảm xuất khẩu,… 8

Về công tác phòng chống buôn bán ngư ời

Công tác tuyên truyền được triển khai bằng nhiều hình thức, nội dung phong phú

như biên soạn, in và cấp phát hơn 200.000 tờ rơi về phòng ngừa buôn bán phụ nữ, trẻ

em tại cộng đồng, 15.000 cuốn cẩm nang cung cấp thông tin về các chính sách, c

hế độ

hỗ trợ nạn nhân và địa chỉ liên hệ khi cần giúp đỡ, 5.000 cuốn sổ tay hướng dẫn hỗ trợ 

tâm lý xã hội cho nạn nhân bị buôn bán trở về tái hoà nhập cộng đồng; 01 VCD vở Cải

lương với chủ đề Những bước chân lầm lỡ; tổ chức được 5340 buổi tuyên truyền tạ i các

cụm dân cư có 76.016 lượt người tham dự; tổ chức 32 lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán

 bộ các Sở, ban ngành là thành viên Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm buôn bán người

và cán bộ của Trung tâm Bảo trợ xã hội, phòng Nội vụ - Lao động Thương binh và Xã

hội các huyện, thành phố, cán bộ cấp xã thực hiện công tác tiếp nhận, hỗ trợ tái hoà

nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về; chuyên đề, phóng

sự trên Đài truyền hình Việt Nam, Truyền hình Vì An ninh tổ quốc, các báo Nhân dân,

Công an Nhân dân, Tạp chí Công an Nhân dân; mô hình sinh hoạt Câu lạc bộ, tổ nhóm

 phụ.

Công tác xác minh, tiếp nhận nạn nhân: đã lập danh sách 7.035 nạn nhân bị bán

ra nước ngoài, 22.000 phụ nữ, trẻ em vắng mặt lâu ngày tại địa phương nghi bị buôn

8 Trích Báo cáo 5 năm thực hiện Pháp lệnh phòng, chống mại dâm 2005-2010 của Bộ LĐTBXH năm 2010

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 48/1

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

48

 bán, 17.217 trẻ em Việt Nam cho người nước ngoài làm con nuôi, 251.492 phụ nữ Việt

 Nam kết hôn với người nước ngoài...

Công tác tiếp nhận và hỗ trợ phụ nữ, trẻ em bị buôn bán trở về tái hòa nhập cộng

đồng: Theo báo cáo của Sở Lao động  – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố, tính

đến tháng 5/2010 số nạn nhân là phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về là

3.190 trường hợp, trong số đó 60% nạn nhân tự trở về, 25% được giải cứu, 15% tiếp

nhận chính thức. Trong số 3.190 nạn nhân trở về có 2.532 nạn nhân được hỗ t r ợ tâm lý,

khám sức khỏe và cung cấp thông tin, chính sách hỗ trợ; có 1.037 trường hợp nạn nhân

nhận được kinh phí hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng và hỗ trợ học nghề từ nguồn ngân

sách của nhà nước, các trường hợp còn lại đang trong quá trình làm các thủ tục chi hỗ

tr ợ. Ngoài ra, các nạn nhân còn được tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ từ các tổ chức phi

chính phủ, tổ chức quốc tế.9

6.3. Các vấn đề tồn tại và phương hướng khắc phục

Về công tác phòng, chống mại dâm:

K ết quả phòng, chống mại dâm hiện nay chưa vững chắc. Tệ nạn mại dâm mới

giảm ở bề nổi, mại dâm trẻ em và vị thành niên vẫn còn tồn tại, chưa triệt phá dứt điểm

được đường dây hoạt động mại dâm liên tỉnh, đưa ra nước ngoài hoạt động mại dâm;

tăng số cơ sở lợi dụng mại dâm để kinh doanh dịch vụ; mại dâm nam, mại dâm đồng

giới, mại dâm có yếu tố nước ngoài có chiều hướng gia tăng...

Hoạt động giáo dục, dạy nghề và hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng hiệu quả thấp. Tạitrung tâm, các hoạt động giáo dục hành vi nhân cách còn cứng nhắc, một chiều; việc dạy

nghề chưa phù hợp với nhu cầu và khả năng tiếp cận với thị trường việc làm; chưa đạt

được mục tiêu nâng cao năng lực cá nhân cho đối tượng.

Hiện tượng lây nhiễm HIV/AIDS ra cộng đồng ngày càng cao, đặc biệt với sự

xuất hiện của tệ nạn mại dâm nam, mại dâm đồng giới. Người bán dâm không chủ động

9 Nguồn của Cục Phòng chống tệ nạn xã hội  – Bộ LĐTBXH năm 2010

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 49/1

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

49

tiếp cận các dịch vụ xã hội, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, y tế, chưa được tiếp cận với các

chương trình can thiệp, giảm tác hại và tình dục an toàn.

Về công tác phòng chống buôn bán người:

Tình hình tội phạm buôn bán người diễn biến phức tạp, nghiêm trọng và có xu

hướng gia tăng, trong khi đó hệ thống pháp luật về phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ

em đã bộc lộ một số bất cập, thiếu sót như việc giải quyết các trường hợp n ạn nhân là

nam giới, nạn nhân được giải cứu trong nước.

Đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống tệ nạn xã hội còn thiếu, chủ yếu làmkiêm nhiệm nên việc nắm bắt thông tin và cập nhật số liệu về phụ nữ, trẻ em bị buôn

 bán và nghi bị buôn bán còn chưa kịp thời, nhiều xã, phường, thị trấn không nắm chắc

được tình hình nạn nhân bị buôn bán nên khi phát hiện được các trường hợp nạn nhân

tr ở về thì lúng tứng trong việc thực hiện vận dụng các chính sách hỗ trợ.

Công tác tuyên truyền chưa phù hợp với từng đối tượn g, trình độ, lứa tuổi và

 phong tục tập quán nên chưa phát huy được hiệu quả của công tác này. Mặt khác dothiếu tài liệu tuyên truyền, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế nên hiệu

quả truyền thông đến người dân chưa cao, chưa kịp thời nhất là đ ối với các xã vùng sâu,

vùng xa, vùng dân tộc.

Công tác xác minh và tiếp nhận nạn nhân trong thời gian qua mặc dù đã đạt được

một số kết quả nhất định, nhưng nhìn chung công tác xác minh, tiếp nhận nạn nhân,

nhất là đối với nạn nhân tự trở về của các bộ, n gành và địa phương còn chậm và lúngtúng.

Công tác hỗ trợ nạn nhân chưa được một số cấp ủy, chính quyền cơ sở quan tâm,

thiếu kiên quyết trong chỉ đạo rà soát và thực hiện các biện pháp hỗ trợ nạn nhân tại cơ 

sở. Đến nay, nhiều trường hợp nạn nhân bị buôn  bán từ nước ngoài trở về, nhưng do

điều kiện kinh tế khó khăn, thiếu sự quan tâm giúp đỡ của cộng đồng và chính quyền

địa phương đã phải đi khỏi địa bàn, một số trường hợp nạn nhân lại trở thành tội phạm

để lừa bán phụ nữ, trẻ em sang nước ngoài.

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 50/

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

50

Phương hướng khắc phục:

Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật, chính sách. Tăng cường chỉ đạo và tổ

chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa và xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định

của pháp luật. Tăng cường nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ chuyên trách các cấp.

Xây dựng và thực hiện cơ chế lồng ghép với các chương trình về phát triển kinh tế, xã

hội, văn hóa, giáo dục, an ninh trật tự. Tổ chức đánh giá, nghiên cứu một cách tổng

quan và chuyên sâu. Thực hiện các chương trình, dự án hợp tác quốc tế, khu vực,  biên

giới.

ĐIỀU 7

Thực hiện quyền bình đẳng

trong đời sống chính trị và cộng đồng

7.1. Bảo đảm quyền bầu cử và ứng cử của phụ nữ 

 Nhận thức được vai trò, tầm quan tr ọng của phụ nữ trong việc tham gia vào đời

sống chính trị, Hiến pháp 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001), Luật Bầu cử đại biểu

Quốc hội, Luật Bầu cử Hội đồng nhân dân đã khẳng định quyền bầu cử và ứng cử là

quyền chính trị quan trọng của công dân, phụ nữ Việt Nam có quyền bình đẳng với nam

giới trong việc bầu cử và ứng cử. “Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã

hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ 

quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước tổ chức tr ưng cầu ý dân” (Điều 53 Hiến pháp

1992); “Công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn

giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có

quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội

đồng nhân dân theo quy định của pháp luật” (Điều 54 Hiến pháp 1992).

Dựa trên nguyên tắc bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị được Hiến pháp ghi

nhận, các bộ luật, luật liên quan đến quyền lợi chính trị đều khô ng có sự phân biệt đối

xử giữa nam và nữ. Nam, nữ có cơ hội như nhau trong việc tham gia hoạt động xã hội,

tham gia hoạt động quản lý nhà nước, giữ các chức vụ lãnh đạo trong cơ quan nhà nước,

tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; quyền được tham gia hoạt động đối ngoại,

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 51/

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

51

hội thảo, diễn đàn trong nước và quốc tế, quyền được thể hiện chính kiến, quyền khiếu

nại, tố cáo…theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, do sự khác biệt về giới tính, phụ nữ có những đặc điểm riêng về tâm

sinh lý, điều kiện sức khoẻ và gánh vác thiên chức làm mẹ, do đó còn có nhiều thiệt thòi

so với nam giới. Chính vì vậy, các chính sách pháp luật quan tâm đến phụ nữ là phù hợp

với quy luật và thực tiễn cuộc sống.

Trên cơ sở các chủ trương của Đảng, Chiến lược quốc gia vì sự tiế n bộ của phụ

nữ, Luật Bình đẳng giới 2006 đã quy định những nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới

trong l ĩnh vực chính trị. Trong đó các kỳ bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp,

quyền bình đẳng của phụ nữ luôn được các cấp, các ngành tạo điều kiện thu ận lợi để

 phụ nữ tham gia bầu cử và ứng cử bình đẳng với nam giới. Qua các nhiệm kỳ của Quốc

hội và Hội đồng nhân dân các cấp, tỷ lệ nữ là đại biểu Quốc hội khá cao. Cụ thể:

- Quốc hội khoá X: 118 đại biểu Quốc hội là nữ trong tổng số 450 đại biểu Quốc

hộ

i, chiếm 26,22%.

- Quốc hội khoá XI: 136 đại biểu Quốc hội là nữ trong tổng số 498 đại biểu Quốc

hội, chiếm 27,31%.

- Quốc hội khoá XII: 127 đại biểu Quốc hội là nữ trong tổng số 493 đại biểu

Quốc hội, chiếm 25,76%.

- Quốc hội khóa XIII: 122 đại biểu Quốc hội là nữ trong tổng số 500 đại biểu

Quốc hội, chiếm 24,4 %. Trong đó, số tỉnh đạt tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội tr ên 50% là 2

tỉnh; số tỉnh đạt tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội trên 40% là 3 tỉnh; số tỉnh đạt tỷ lệ nữ đại

 biểu Quốc hội từ 30-39,9% là 18 tỉnh; số tỉnh đạt tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội từ 20-

29,9% là 16 tỉnh; số tỉnh đạt tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội dưới 20% là 21 tỉnh; số tỉnh đạt

tỷ lệ nữ 0% là 3 tỉnh.

 Như vậy, so với các nước ASEAN và Châu Á -Thái Bình Dương thì tỷ lệ nữ trong

Quốc hội Việt Nam đạt mức khá cao.

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 52/

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

52

Tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp cũng tăng lên qua các nhiệm kỳ, cụ

thể như sau: 10

Cấp Nhiệm kỳ 1999 – 

2004

Nhiệm kỳ 2004 -

2009

Nhiệm kỳ 2009 -

2014

Cấp tỉnh 22,33% 23,83% 24,91%

C  p

huyện

20,12% 22,94% 24,58%

Cấp xã 16,56% 20,10% 19,21%

Thực hiện quyền bầu cử và ứng cử đối với nữ giới đã được các cấp, các ngành

triển khai sâu rộng tới các tầng lớp nhân dân trên cơ sở thực hiện quy chế dân chủ, công

khai trong hoạt động bầu cử. Số lượng và chất lượng của nữ đại biểu Quốc hội và đại

 biểu Hội đồng nhân dân các cấp ngày càng được nâng cao, nhiều chị giữ những vị trí

quan tr ọng trong các cơ quan nhà nước. Đội ngũ cán bộ, công chức nữ giữ vị trí quan

tr ọng đã và đang đóng góp vai trò tích cực trong đời sống chính trị và xã hội, cùng

tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và hoạch định chiến lược phát

triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của quốc gia, cũng như của từng địa phương.

Đồng thời giữ vai tr ò chủ đạo trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ

trong đời sống xã hội.

Tuy nhiên, kết quả đạt được nêu trên chưa phản ánh hết được khả năng của phụ

nữ Việt Nam trong việc tham gia đời sống chính trị và xã hội. Tỷ lệ đại biểu nữ trong

các cơ quan dân cử còn thấp so với khả năng và nguyện vọng của ph ụ nữ. Tỷ lệ phụ nữ

giữ vị trí lãnh đạo và quản lý còn chưa đạt được yêu cầu trong Chiến lược quốc gia vì sự

tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010. Nguyên nhân tồn tại trên là do:

- Thiếu nguồn cán bộ, công chức nữ đủ điều kiện để bầu hoặc bổ nhiệm vào c ác

vị trí này, do công tác quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức nữ

10 Báo cáo 25 năm thực hiện Công ước CEDAW năm 2008

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 53/

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

53

chưa được các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương quan tâm thực sự và có sự

 phối hợp triển khai đồng bộ hoặc chưa mạnh dạn đề bạt, bổ nhiệm cán bộ nữ.

- Bản thân một bộ phận cán bộ, công chức nữ chưa mạnh dạn khẳng định được

vai trò, vị trí của mình trong xã hội, còn có tư tưởng tự ti, níu kéo nhau.

7.2. Quyền của phụ nữ trong việc tham gia quản lý nhà nư ớc, kinh tế và xã hội

Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định q uyền tham gia quản lý nhà nước của phụ nữ,

không có bất kỳ sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá,

xã hội và được thể hiện cụ thể ở các mặt sau:

a) Theo quy định tại Điều 87 Hiến pháp năm 1992, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt

 Nam có quyền đề xuất sáng kiến về pháp luật, quyền trình dự án luật, pháp lệnh.

 b) Luật Mặt trận Tổ quốc 1999 và Nghị định số 50/2001/NĐ-CP ngày 16/8/2001

của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc đã xác

định Hội Liên hiệ p phụ nữ Việt Nam là một tổ chức thành viên của Mặt trận và quy

định cơ chế phối hợp giữa cơ quan nhà nước với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ

chức thành viên của Mặt trận trong đó có Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong việc

thực hiện quyền và trách nhiệm các bên. Tại Điều 9 của Nghị định số 50/2001/NĐ-CP

của Chính phủ đã xác định trách nhiệm của cơ quan chủ trì soạn thảo lấy ý kiến của các

tổ chức thành viên của Mặt trận về dự án, dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật, mối

quan hệ phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các tổ chức chính trị-xã hội nói

chung và Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam nói riêng trong các hoạt động giám sát, kiểm

tra.

c) Nghị định số 19/2003/NĐ-CP ngày 7/03/2003 của Chính phủ quy định trách

nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong việc bảo đảm cho các cấp Hội

Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý nhà nước. Những kết quả đạt được trong 7

năm triển khai, thực hiện Nghị định 19 đã đánh dấu, khẳng định vai trò của các cấp Hội

Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong việc phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc

trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 54/

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

54

d) Luật Cán bộ, công chức 2008 là cơ sở pháp lý quan trọng để tiếp tục xây dựng

và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung, cán bộ, công chức nữ nói

riêng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, công vụ trong giai đ oạn mới; đã cụ thể hoá tạo điều

kiện cho mọi công dân Việt Nam, không phân biệt nam, nữ đủ tiêu chuẩn và điều kiện

có quyền được tuyển dụng làm cán bộ, công chức; cụ thể hoá thực hiện bình đẳng giới

khi xác định nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức (Điều 5), quyền được bổ nhiệm vào

các vị trí lãnh đạo và ra quyết định, quyền được hưởng các chính sách khác theo quy

định của pháp luật.

7.3. Quyền của phụ nữ tham gia các tổ chức chính trị- xã hộiQuyền của phụ nữ tham gia các tổ chức chính trị - xã hội được khẳng định trong

Hiến pháp năm 1992 và Luật Mặt trận tổ quốc năm 1999. Theo đó, Hội Liên hiệp phụ

nữ Việt Nam là tổ chức thành viên của Mặt trận tổ quốc, có vai trò quan trọng trong đời

sống chính tr ị - xã hội. Hiếp pháp quy định không phân biệt nam nữ, mọi công dân Việt

 Nam đều có quyền lập hội. Luật Mặt trận tổ quốc đã quy định cụ thể cơ chế phối hợp

giữa các cơ quan nhà nước với Hội Liên hiệp phụ nữ trong hoạt động giám sát, kiểm tra.Tỷ lệ phụ nữ tham gia các tổ chức chính trị - xã hội (Mặt trận tổ quốc, Hội Liên hiệp

 phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Liên đoàn Lao

động, Hội Nông dân) ngày càng tăng. Đã có cán bộ, công chức là phụ nữ đã nắm giữ

các chức vụ lãnh đạo quan tr ọng trong các tổ chức chính trị - xã hội, góp phần cùng các

cơ quan nhà nước thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực kinh

tế, văn hoá và xã hội của đất nước.7.4. Phương hư ớng tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong đời sống chính

trị và cộng đồng

Trên thực tế, sự tham gia của phụ nữ Việt Nam trong đời sống chính trị của đất

nước chưa tương xứng với khả năng của họ và chưa đáp ứng với yêu cầu của công cuộc

đổi mới, phải khắc phục những tồn tại này:

- Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và công tác cán bộ nữ theo quan điểm, chủ

trương của Đảng tại Nghị quyết số 11-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng,

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 55/

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

55

trong các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành từ Trung ương tới cơ sở, đặc biệt là đối

với người đứng đầu, cá n bộ lãnh đạo chủ chốt.

- Đẩy mạnh bồi dưỡng nâng cao nhận thức giới, quan tâm bồi dưỡng và kết nạp

đảng viên nữ, chủ động và quyết tâm thực hiện việc tạo nguồn cán bộ nữ. Mỗi nữ cán

 bộ lãnh đạo quản lý có trách nhiệm quy hoạch từ 1 đến 2 cán bộ n ữ kế cận chức danh

mà mình đang đảm nhiệm.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng

với nhiều hình thức khác nhau nhằm nâng cao nhận thức của người dân về bình đẳng

giới, về vai trò, vị trí của phụ nữ, cán bộ nữ, gương các phụ nữ điển hình tiên tiến tàinăng, trong đó chú ý các đối tượng phụ nữ và trẻ em ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa,

vùng dân tộc thiểu số để học tự bảo vệ quyền lợi của mình.

- Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý để bảo đảm có hiệu quả công tác cán bộ nữ,

thực hiện giám sát, đánh giá kết quả việc triển khai Luật Bình đẳng giới, trên cơ sở đó

đã kiến nghị và đề xuất với cơ quan có thẩm quyền bổ sung quy chế, chính sách nhằm

 bảo đảm phát huy vai tr ò của phụ nữ tham gia quản lý nhà nước.- Rà soát các chế độ, chính sách đối với nữ công chức, viên chức, người lao động nữ

để đảm bảo bình đẳng giới trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng chính

sách ưu đãi về đào tạo, cử tuyển, phụ cấp khu vực; K ết hợp giới vào các chương tr ình

đào tạo chính tr ị và hành chính các cấp;  Nâng cao năng lực của bộ máy hành chính và

các tổ chức nhằm thực hiện các chính sách vì sự tiến bộ của phụ nữ, bảo vệ quyền và lợi

ích của phụ nữ một cách có hiệu quả.- Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện chính sách nhằm tạo điều kiện phát triển đội ngũ

cán bộ nữ, bảo đảm phụ nữ được tiếp cận bình đẳng về giáo dục, khoa học công nghệ,

đào tạo để được nâng cao trình độ chuyên môn.

- Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán b ộ nữ,

xây dựng chiến lược đào tạo cán bộ theo từng lĩnh vực, từ đó cụ thể hoá kế hoạch về

đào tạo cán bộ nữ trong các cơ quan, ban ngành.

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 56/

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

56

- Chú trọng công tác xây dựng quy hoạch cán bộ nữ theo tinh thần Nghị quyết của

Đảng, các chức danh lãnh đạo, q uản lý ở mọi lĩnh vực, từ Trung ương đến cơ sở nhất

thiết phải có cán bộ nữ.

- Lồng ghép có hiệu quả yếu tố giới vào các chính sách, chương trình hành động

quốc gia, các kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của các cấp, các ngành.

- Quy định trách nhiệm rõ hơn của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc

 bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ tham gia quản lý nhà nước.

- Nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ; tạo điều kiện để

thực hiện có hiệu quả các quyền cơ  bản và phát huy vai trò của phụ nữ trong mọi lĩnhvực của đời sống.

- Thực hiện giám sát, đánh giá kết quả việc triển khai thực hiện  pháp luật về bình

đẳng giới, trên cơ sở đó kiến nghị và đề xuất với cơ quan có thẩm quyền về việc bổ sung

cơ chế, chính sách nhằm bảo đảm phát huy vai trò của phụ nữ tham gia quản lý nhà

nước.

Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 đưa ra mục tiêu cụ

thể: Mục tiêu 1: Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo,

nhằm từng bước g iảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị: Chỉ tiêu 1: Phấn

đấu đạt tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy Đảng nhiệm kỳ 2016  – 2020 từ 25% trở lên; tỷ lệ

nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2015 từ

30% tr ở lên và nhiệm kỳ 2016 – 2020 trên 35%. Chỉ tiêu 2: Phấn đấu đến năm 2015 đạt

80% và đến năm 2020 đạt tr ên 95% Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,Ủy ban nhân dân các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ. Chỉ tiêu 3: Phấn đấu đến năm 2015

đạt 70% và đến năm 2020 đạt 100% cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã

hội có lãnh đạo chủ chốt là nữ nếu ở cơ quan, tổ chức có tỷ lệ 30% trở lên nữ cán bộ,

công chức, viên chức, người lao động. 11

ĐIỀU 8

Phụ nữ tham gia các hoạt động quốc tế

11 Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 22/12/2010.

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 57/

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

57

Thực hiện chủ trương chung về mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập

kinh tế, phụ nữ Việt Nam càng có thêm điều kiện tham gia và đóng góp có hiệu quả vào

các hoạt động quốc tế.

8.1. Phụ nữ trong ngành ngoại giao

Việt Nam đã xây dựng Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ trong ngành

ngoại giao trong đó xác định các chỉ tiêu cụ thể như: đảm bảo tỷ lệ cán bộ nữ trong toàn

ngành là 30%, nâng tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy Đảng từ 15% lên 20%, đào tạo nữ cán bộ,

công chức có bằng Thạc sỹ, Tiến sỹ trở lên so với tổng số là 30%.

Hiện nay, số lượng cán bộ, công chức, viên chức nữ đang công tác tại Bộ Ngo ạigiao Việt Nam là 892 người, chiếm 37,84% tổng số cán bộ, công chức của Bộ (vượt

7,84% so với chỉ tiêu đề ra là 30%). Trong đó, có 15 người là Tiến sỹ trong tổng số 62

Tiến sỹ của Bộ (chiếm tỷ lệ 24,19%), 176 người là Thạc sỹ trong tổng số 436 Thạc sỹ

của Bộ (chiếm tỷ lệ 40,37%), 548 người có trình độ Đại học trong tổng số 1304 công

chức có trình độ Đại học (chiếm tỷ lệ 42%). Số lượng cán bộ nữ đang công tác tại các

cơ quan đại diện là 200 người. Từ năm 2004-2011, số cán bộ nữ là Đại sứ là 4/115người (3.47%), Tham tán công sứ là 11/73 người (15.07%), Tham tán là 43/243 người

(17.7%). Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam hiện này là nữ.

Về cán bộ tham gia công tác quản lý, có 5 nữ Vụ tr ưởng trên 114 Vụ trưởng

(chiếm 4,38%); 29 nữ Phó Vụ tr ưởng trên 193 Phó Vụ trưởng (chiếm 15,03%), 16 nữ

Trưởng phòng trên 69 Trưởng phòng (chiếm 23,19%), 47 nữ Phó Trưởng phòng trên 99

Phó Trưởng phòng (chiếm 47,48%).12

8.2. Phụ nữ tham gia các hoạt động quốc tế

Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, cán bộ nữ công tác trong các cơ  quan Chính

 phủ, các tổ chức hữu nghị, xã hội, nghề nghiệp, tổ chức quần chúng đều có cơ hội đại

diện cho Chính phủ Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế và tham gia vào các hoạt động

quốc tế. Có thể nói, số lượng và chất lượng tham gia của phụ nữ trong ngoại giao song

 phương và đa phương ngày càng tăng. Trong giai đoạn 2004-2011, các hoạt động đối

ngoại diễn ra sôi động, đặc biệt là các hoạt động trong khuôn khổ Hội đồng Bảo an Liên

12 Trích Báo cáo của Bộ Ngoại giao năm 2010

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 58/1

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

58

hợp quốc, trong khuôn khổ APEC, ASEM và ASEAN đã huy động sự tham gia đông

đảo của đội ngũ cán bộ nữ ngoại giao ngày càng trưởng thành về chính trị, nghiệp vụ và

 bản lĩnh trong các hoạt động đối ngoại. Số lượng nhân viên nữ người Việt Nam làm

việc tại các Tổ chức quốc tế và Cơ quan ngoại giao đoàn ở Việt Nam là 2021 người,

chiếm tỷ lệ 59.65% trong tổng số 3388 nhân viên Việt Nam làm việc tại các Tổ chức

quốc tế và Cơ quan ngoại giao đoàn ở Việt Nam.

Trong thời gian tới, Việt Nam chủ trương tiếp tục tăn g cường củng cố sự tham

gia của phụ nữ trong các hoạt động quốc tế, tạo điều kiện để phụ nữ tham gia các Hội

nghị, Hội thảo ở trong và ngoài nước, cũng như đảm bảo sự cân bằng nam nữ trongtuyển dụng công chức ngành ngoại giao và trong công tác tại các cơ  quan đại diện của

Việt Nam ở nước ngoài.

ĐIỀU 9

Vấn đề quốc tịch

- Luật pháp Việt Nam luôn nhất quán, đảm bảo quyền bình đẳng nam nữ trong

vấn đề quốc tịch. Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, đã kế thừa và phát triển nhữngquy định của Luật Quốc tịch năm 1998 về việc bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ và

nam giới trong việc nhập, thay đổi hoặc giữ quốc tịch, không có bất cứ sự phân biệt đối

xử với phụ nữ.

- Trong đó quy định r õ: việc kết hôn, ly hôn và huỷ việc kết hôn trái pháp luật

giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài không làm thay đổi quốc tịch Việt Nam

của đương sự và con chưa thành niên của họ (nếu có). Việc người vợ hoặc chồng nhập,trở lại hoặc mất quốc tịch Việt Nam không làm thay đổi quốc tịch của người kia (các

Điều 9, 10 Luật Quốc tịch năm 2008).

- Đồng thời Luật Quốc tịch 2008 cũng có nhiều quy định mới đảm bảo quyền có

quốc tịch nói chung cũng như quyền được đảm bảo về quốc tịch, không phân biệt của

 phụ nữ nói riêng:

- Người không quốc tịch cư trú ổn định 20 năm tạ i Việt Nam được nhập quốc

tịch Việt Nam: cùng với quy định công dân Việt Nam được đồng thời có quốc tịch nước

ngoài, Luật Quốc tịch Việt Nam quy định, công dân nước ngoài và người không quốc

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 59/1

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

59

tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được

nhập quốc tịch Việt Nam, nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật.

- Theo Luật Quốc tịch người không quốc tịch mà không có đầy đủ các giấy tờ về

nhân thân, nhưng đã cư trú ổn định trên lãnh thổ Việt Nam từ 20 năm trở lên, tuân t hủ

Hiến pháp, pháp luật Việt Nam thì được nhập quốc tịch Việt Nam theo trình tự, thủ tục

và hồ sơ do Chính phủ quy định.

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có thể đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam:

 Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam sẽ được Nhà

nước công nhận còn quốc tịch Việt Nam.- Tr ẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam đương nhiên có Quốc tịch Việt Nam. Để

hạn chế tình trạng không quốc tịch, Luật quy định Nhà nước tạo điều kiện cho trẻ em

sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam đều có quốc tịch và những người không quốc tịch thường

trú ở Việt Nam được nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này.

- Nhiều điều, khoản quy định về quốc tịch của trẻ em như: trẻ em sinh ra trong

hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh có cha mẹ đều là công dân Việt Nam thì cóquốc tịch Việt Nam. Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh có

cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch hoặc có mẹ

là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam. Trẻ em khi sinh

ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có

quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng

ký khai sinh cho con.- Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thoả

thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam. Tr ẻ

em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh có cha mẹ đều là người không quốc tịch,

nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam. Trẻ em sinh ra trên

lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường

trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi,

trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai thì có quốc tịch

Việt Nam.

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 60/

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

60

- Thời gian qua, Nhà nước Việt Nam đã tổ chức thực hiện nghiêm túc và hiệu quả

các quy định của Luật và trên thực tế đã bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ và nam

giới trong việc nhập, thay đổi hoặc giữ quốc tịch, không có bất cứ sự phân biệt đối xử

với phụ nữ. Trong giai đoạn từ 2004 đến tháng 8/2010, Nhà nước Việt Nam đã làm thủ

tục thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài cho 70.255 người, trong đó

số phụ nữ xin thôi quốc tịch là 60.700 người, chiếm 86,4%.

Có thể nói rằng các quy định của pháp luật Việt Nam cũng như quá trình tổ chức

thực hiện của các cơ quan chức năng đã hoàn toàn phù hợp với quy định của Công ước

về vấn đề quốc tịch.ĐIỀU 10

Bình đẳng trong giáo dục

10.1. Quan điểm và mục tiêu giáo dục

Luật Giáo dục năm 2005 và các băn bản hướng dẫn thi hành đã quy định toàn

diện về quan điểm và mục tiêu giáo dục của Việt Nam ; quy định trách nhiệm quản lý

nhà nước về giáo dục; quy định chi tiết thi hành về quản lý hợp tác quốc tế trong lĩnhvực giáo dục; quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong l ĩnh vực giáo dục; quy

định về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên

 biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; quy định về tổ chức và hoạt

động của Thanh tra giáo dục; quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ

đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; quy định về dạy nghề;về

giáo dục quốc phòng- an ninh; về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạtđộng trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường; quy định về

miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở 

giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm 2010-2011 đến năm học 2014-2015;

quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo

dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.

 Năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 201/2001/QĐ -TTgvề việc phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, trong đó quy định mục tiêu

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 61/

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

61

là tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục, thực hiện công bằng xã hội

trong giáo dục và tạo cơ hội học tập ngày càng tốt hơn cho các tầng lớp nhân dân, đặc

 biệt là ở các vùng còn nhiều khó khăn.

K ế hoạch hành động quốc gia giáo dục cho mọi người giai đoạn 2003 -2015 đã coi

 bình đẳng giới là một mục tiêu ưu tiên với những nội dung cụ thể là "Xoá bỏ bất bình

đẳng giới ở bậc tiểu học và trung học vào năm 2005, đạt bình đẳng giới trong giáo dục

vào năm 2015, chú tr ọng đảm bảo trẻ em gái được tiếp cận đầy đủ và công bằng cũng

như hoàn thành giáo dục cơ bản với chất lượng tốt".

Quy định tại các văn bản nói trên tiếp tục tuân thủ nguyên tắc bình đẳng trong

giáo dục, đồng thời tạo ra các cơ chế và điều kiện cần thiết cho phụ nữ và trẻ em gái

được thụ hưởng quyền bình đẳng của mình trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

10.2. Thực hiện bình đẳng về cơ hội và điều kiện học tập cho nam và nữ 

Học sinh nam và nữ trong các cấp học, ở mọi loại trường, từ mầm non cho tới sau

đại học, đều học chung một lớp, chung một chương trình với các điều kiện học tập, học

 bổng, trợ cấp như nhau, không có bất kỳ sự phân biệt nào.

Một hệ thống giáo dục quốc dân tương đối hoàn chỉnh, thống nhất và đa dạng đã

được hình thành với đầy đủ các cấp học và trình độ đào tạo từ mầm non tới sau đại học.

Hệ thống giáo dục đã bước đầu được đa dạng hoá cả về loại hình, phương thức và

nguồn lực, mở ra nhiều cơ hội cho người dân, nhất là phụ nữ thuộc mọi lứa tuổi th am

gia học tập.Quy mô giáo dục tiếp tục tăng ở hầu hết các cấp, bậc học, ngành học.

10.3. K ết quả giáo dục và đào tạo cho phụ nữ 

 Nhận thức của xã hội về bình đẳng giới đã có chuyển biến tích cực. Tư tưởng trọng

nam khinh nữ đã dần được khắ c phục, gia đình và xã hội đã quan tâm nhiều hơn và tạo

điều kiện cho cả trẻ em trai và trẻ em gái đến trường. Do vậy, tỷ lệ nhập học đều tăng

lên ở các cấp học. Ngoài ra, Việt Nam đã cho phép các tổ chức xã hội  – nghề nghiệp và

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 62/

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

62

doanh nghiệp thành lập các giải thưởng cho trẻ em nghèo vượt khó, trong đó có trẻ em

gái, đến nay đã có hàng nghìn em gái nhận được giải thưởng này.

Tỷ lệ biết chữ của phụ nữ đã tăng lên và khoảng cách giới ngày càng thu hẹp. Kết

quả điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy tỷ lệ  biết chữ của số dân từ 15 tuổi trở 

lệ tăng liên tục qua 3 cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở ( năm 1989 là 88%, năm 1999 là

90%, và 93,5% vào năm 2009).Tỷ lệ số dân từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết ngày

càng tăng (năm 1999 là 90%, năm 2009 là 93,5% - trong đó tỷ lệ biết đọc, biết viết của

nữ so với nam là 91,4% trên 95,8%). Phân bổ tỷ lệ biết chữ theo nhóm tuổi cho thấy

tình hình giáo dục của nước ta đã được cải thiện một cách đáng kể qua từng giai đoạn.

Tỷ lệ biết chữ của nhóm 50 tuổi trở lên là 87,2%. Tỷ lệ biết chữ của nhóm trẻ hơn được

tăng dân cho đến mức cao nhất là 98% ở nhóm tuổi từ 15-17 tuổi với cả nam và nữ. Sự

chênh lệch về tỷ lệ biết chữ của nông thôn và thành thị cũng r ất thấp (97% ở thành thị

và 92% ở nông thôn).

 Ngoài ra kết quả điều tra cho thấy, 8,6 triệu người đã được đào tạo, chiếm 13,4%dân số từ 15 tuổi trở lên. Trong đó, 2,6% đã tốt nghiệp sơ cấp, 4,7% tốt nghiệp trung

cấp, 1,6% tốt nghiệp cao đẳng, 4,2 tốt nghiệp đại học và 0,2% trên đại học. Số người

trong độ tuổi từ 15 tuổi tr ở lên được đào tạo chuyên môn kỹ thuật chiếm 25,4% ở khu

vực thành thị (tăng 8% so với năm 1999) và 8% ở khu vực nông thôn (tăng 4% so với

năm 1999). Tỷ lệ người được đào tạo từ trung cấp trở lên khu vực thành thị cao gấp 2

lần khu vực nông thôn, từ trình độ cao đẳng trở lê khu vực thành thị cao gấp 5 lần khu

vực nông thôn.  Năm 2009, trong số hơn 130 thủ khoa tốt nghiệp tại các trường đại học

trên địa bàn Hà Nội, có 60% thủ khoa là nữ. Hiện nay có 7/65 nữ nhà giáo là giáo sư

(chiếm 10,76%) và có 133/641 nữ nhà giáo là phó giáo sư (chiếm 20,74%).

Cơ hội đến trường được mở rộng cho tất cả mọi người, đặc biệt là trẻ em gái: về

cơ bản đã xóa được “xã trắng” về giáo dục mầm non. Hệ thống các trường tiểu học đã

được mở tới từng thôn, xóm, trường trung học cơ s ở được mở tới từng xã hoặc cụm xã.Các điểm tr ường lẻ, lớp “cắm bản”, lớp ghép được mở ở hầu hết các thôn bản, buôn sóc

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 63/

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

63

vùng cao, vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn, tạo cơ hội cho trẻ em trai và gái các dân

tộc thiểu số được đi học. Bình đẳng giới về cơ bản đã đạt được trong giáo dục mầm non

và tiểu học.

Tỷ lệ nhập học thô của trẻ em trai và trẻ em gái ở giáo dục mầm non đạt mức cao

và có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Điều đó chứng tỏ trẻ em được huy

động ra lớp đúng độ tuổi ngày càng tăng. Tỷ lệ nhập học thô của học sinh nữ và nam ở 

 bậc tiểu học đạt mức cao và có xu hướng tăng trong những năm gần đây.

10.4. Cán bộ nữ ngành giáo dục và đào tạo

Một đặc điểm của giáo dục Việt Nam là số lượng  g iáo viên nữ chiếm tỷ lệ lớn

trong tổng số giáo viên của ngành giáo dục và tập trung chủ yếu ở các cấp học thấp, đặc

 biệt ở giáo dục mầm non, tiểu học càng lên cấp học cao, thì tỷ lệ nữ giáo viên càng

giảm. Tỷ lệ giáo viên nữ ở cấp tiểu học đạt tỷ lệ khá cao trong tất cả các vùng trong

nước. Tỷ lệ này luôn ở mức xấp xỉ 80% tổng số giáo viên cấp tiểu học. Tỷ lệ giáo viên

nữ ở cấp THCS có thấp hơn ở cấp tiểu học nhưng vẫn phản ánh xu thế khá cao ở cấp

học này trong tất cả các vùng trong nước. Tỷ lệ này luôn ở mức xấp xỉ trên 2 phần 3

tổng số giáo viên cấp trung học cơ sở. Đây có thể là do định kiến của xã hội về vai trò

giới, cho rằng phụ nữ cần nhiều thời gian để làm việc nhà và không cần đầu tư nhiều

cho việc học của trẻ em gái.

Do nhận thức của xã hội về giới và vai trò của phụ nữ đã ngày càng được nâng

cao, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cho học sinh nữ, tạo cơ hội tiếp cận

với giáo dục ở các cấp học cao . Tỷ lệ giáo viên nữ đã tăng lên ở các cấp học cao, đặc

 biệt tỷ lệ giảng viên cao đẳng và đại học. Bộ Giáo dục -Đào tạo đã chú trọng đến điều

kiện làm việc cho cán bộ nữ, đảm bảo bình đẳng mọi chế độ, chính sách, đặc biệt chú

tr ọng đến việc xây nhà công vụ cho giáo viên, mà đối tượng thụ hưởng hầu hết là giáo

viên nữ ở bậc tiểu học và trung học cơ sở.

Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn đã tăng lên, đặc biệt ở một số cấp học đã có tỷ lệ giáo

viên nữ đạt chuẩn cao hơn tỷ lệ chung của ngành, ở các trường trung cấp chuyên

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 64/

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

64

nghiệp, cao đẳng và đại học, tỷ lệ nữ giáo viên, giảng viên có trình độ cao đã tăng đáng

kể. Đặc biệt ở giáo dục đại học, tỷ lệ nữ giáo sư đã tăng lên.

10.5. Vấn đề định kiến giới trong sách giáo khoa

Sách giáo khoa ở các trường phổ thông trong giai đoạn vừa qua vẫn còn có một

số biểu hiện về định kiến giới. Các hình ảnh và quan niệm được trình bày trong sách

giáo khoa vẫn khắc họa vai trò truyền thống của trẻ em gái và phụ nữ như làm việc nhà,

làm ruộng và các công việc lao động chân tay.

Bên cạnh đó, họ thường được mô tả là rụt rè, trông cậy vào sự giúp đỡ của người

khác và thấp kém hơn nam giới. Trong khi đó, trẻ em trai và nam giới thường được khắchoạ thông qua hình ảnh các học giả, nhà thám hiểm hay công nhân kỹ thuật được đào

tạo và là những người khỏe mạnh, có lý chí, sử dụng kỹ thuật thành thạo, độc lập, được

người khác tôn trọng.

Để tiến đến bình đẳng giới trong giáo dục, loại bỏ nhữn g thiên kiến giới, Bộ Giáo

dục và Đào tạo đã chỉ đạo thực hiện lồng ghép nội dung bình đẳng giới vào nội dung,

chương tr ình, sách giáo khoa mới ở tất cả các cấp học từ mầm non, đến phổ thông; lồngghép nội dung bình đẳng giới vào nội dung và các hoạt động giáo dục trong và ngoài

chương tr ình, cũng như sách hướng dẫn giáo viên về các hoạt động ngoài giờ lên lớp ở 

cấp học THCS thông qua một số chủ đề như tình bạn và các hoạt động ngoại khoá: giáo

dục kỹ năng sống, giáo dục quyền trẻ em, giáo dục phòng chống HIV/AIDS.; lồng ghép

nội dung bình đẳng giới vào chương trình đào tạo tại các trường cao đẳng, đại học sư

 phạm và lồng ghép giới vào các chương trình giáo dục thường xuyên, sách giáo khoa,tài liệu hướng dẫn giáo viên, băng hình, tranh ảnh. Đặc biệt, đã tri ển khai lồng ghép giới

vào chương tr ình giáo dục kỹ năng sống cho phụ nữ nông thôn tại các trung tâm học tập

cộng đồng.

Đặc biệt, trong khuôn khổ Chương trình phối hợp chung giữa Chính phủ Việt

 Nam và các tổ chức Liên hiệp quốc về bình đẳng giới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối

hợp với UNESCO tổ chức rà soát sách giáo khoa dưới góc độ giới. Kết quả rà soát chothấy vẫn còn có các định kiến giới trong các tài liệu giáo dục và sách giáo khoa trong

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 65/

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

65

việc chia sẻ việc nhà, phân biệt đối xử trong lực lượng lao động và các hành vi mang lại

r ủi ro cho nam và nữ thanh niên.

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giao cho Viện Khoa học giáo dục Việt Nam

tiến hành rà soát chương trình, sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy nhằm loại bỏ hình

ảnh, thiên kiến giới.

 Ngoài ra, để tăng cường lồng ghép giới trong đào tạo giáo viên, Bộ Giáo dục và

Đào tạo phối hợp với UNESCO Hà Nội tổ chức Hội thảo “Tăng cường lồng ghép giới

trong đào tạo giáo viên” (5/2010) và xây dựng tài liệu hướng dẫn theo modul nhằm tăng

cường lồng ghép giới trong đào tạo giáo viên cho các trường sư phạm được thử nghiệm

vào cuối tháng 10/2010.

Tuy nhiên, đây là những hoạt động trong khuôn khổ của các dự án, do vậy chưa

được triển khai đại trà; mặt khác do nhận thức của một số cán bộ quản lý còn hạn chế,

thiếu nhạy cảm giới nên hoạt động này chưa được coi trọng và thiếu kinh phí để thực

hiện.

Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011- 2020 đó đó đưa ra mục tiêu

và chỉ tiêu cụ thể để phấn đấu: Mục tiêu 3: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ,

từng bước  bảo đảm sự tham gia bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục và

đào tạo: Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ biết chữ của nam và nữ trong độ tuổi từ 15 đến 40 ở vùng sâu,

vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn đạt 90% vào năm 2015 và 95%

vào năm 2020. Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ nữ thạc sỹ đạt 40% vào năm 2015 và 50% vào năm

2020. Tỷ lệ nữ tiến sỹ đạt 20% vào năm 2015 và 25% vào năm 2020.

ĐIỀU 11

Bình đẳng trong lĩnh vực việc làm

Việc bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực việc làm ở Việt Nam đã

được cải thiện thông qua chính sách pháp luật của Nhà nước và việc triển khai trên thực

tế các biện pháp tích cực để hỗ trợ cho lao động nữ.

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 66/

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

66

11.1. Chính sách, pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng của phụ nữ 

trong l ĩnh vực việc làm

Điều 63 Hiến pháp 1992 quy định: “Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau

về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình. Nghiêm cấm mọi hành vi

 phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ. Lao động nữ và nam việc

làm như nhau thì tiền lương ngang nhau. Lao động nữ có quyền hưởng chế độ thai sản.

Phụ nữ là viên chức Nhà nước và người làm công ăn lương có quyền nghỉ trước và sau

khi sinh đẻ mà vẫn hưởng lương, phụ cấp theo quy định của pháp luật. Nhà nước và xã

hội tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao trình độ m ọi mặt, không ngừng phát huy vai tr ò

của mình trong xã hội; chăm lo phát triển các nhà hộ sinh, khoa nhi, nhà trẻ và các cơ sở 

 phúc lợi xã hội khác để giảm nhẹ gánh nặng gia đình, tạo điều kiện cho phụ nữ sản xuất,

công tác, học tập, chữa bệnh, nghỉ ngơi và làm tròn bổn phận của người mẹ.”.

Thể chế hoá Hiến Pháp, Bộ luật lao động đã thể hiện khá đầy đủ quyền bình

đẳng về lao động việc làm cho cả lao động nam và lao động nữ, cụ thể như:

Khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động quy định: “Mọi người đều có quyền làm v iệc,

tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp, học nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp,

không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn

giáo”. Điều 13: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật

cấm đều được thừa nhận là việc làm. Giải quyết việc làm, đảm bảo cho mọi ngýời có

khả năng đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp

và toàn xã hội”. Điều 20: “ Mọi người có quyền tự do lựa chọn nghề và nơi học nghề

 phù hợp với nhu cầu việc làm của mình..” Khoản 1 Điều 109: “Nhà nước đảm bảo

quyền làm việc cho phụ nữ bình đ ẳng về mọi mặt với nam giới...”. Điều 110: “1- Các cơ 

quan nhà nước có trách nhiệm mở rộng nhiều loại hình đào tạo thuận lợi cho lao động

nữ để ngoài nghề đang làm người lao động nữ còn có thêm nghề dự phòng và để việc sử

dụng lao động nữ được dễ dàng, phù hợp với đặc điểm về cơ thể, sinh lý và chức năng

làm mẹ của phụ nữ; 2- Nhà nước có chính sách ưu đãi, xét giảm thuế đối với những

doanh nghệp sử dụng nhiều lao động nữ”.

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 67/

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

67

Để góp phần tạo nhiều việc làm và đảm bảo quyền làm việc của lao động nữ

 bình đẳng với lao động nam, Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành có

nhiều quy định cụ thể về bảo đảm việc làm cho lao động nữ, chống phân biệt đối xử đ ối

với lao động nữ, ưu tiên tuyển dụng lao động nữ, khuyến khích doanh nghiệp sử dụng

nhiều lao động nữ, cụ thể:

* Bình đẳng nam, nữ trong lao động, việc làm và chống phân biệt đối xử đối

với lao động nữ:

- Người sử dụng lao động phải thực hiện nguyên tắc bình đẳng nam nữ về tuyển

dụng, sử dụng, nâng bậc lương và trả công lao động .

- Nghiêm cấm người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ,

xúc phạm danh dự và nhân phẩm phụ nữ.

Bên cạnh đó, lao động nữ còn được hưởng các chính sách hỗ trợ d ạy nghề và tạo

việc làm chung cho mọi người lao động (không phân biệt nam nữ) được quy định trong

Quyết định số 101/2007/QĐ-TTg ngày 6/7/2007 Phê duyệt Chương trình quốc gia vềviệc làm đến năm 2010, Quyết định số 71/2009/QĐ -TTg ngày 29/4/2009 phê duyệt Đề

án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động như: cho vay vốn từ Quỹ quốc

gia về việc làm; hỗ trợ học nghề và cho vay tín dụng xuất khẩu lao động...

* Ưu tiên tuyển dụng lao động nữ:

 Người sử dụng lao động phải ưu tiên nhận lao động nữ vào làm việc khi họ có đủ

tiêu chuẩn tuyển chọn vào công việc phù hợp với cả nam và nữ. (Khoản 2 Điều 111 , Bộ

luật Lao động).

* Bảo đảm việc làm cho lao động nữ:

 Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp

đồng lao động đối với ngườ i lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi

con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động. Người lao

động nữ được tạm hoãn việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, kéo dài thời

hiệu xem xét xử lý kỷ luật lao động trong thời gian có thai, nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 68/1

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

68

dưới 12 tháng tuổi; được đảm bảo chỗ làm việc khi hết thời gian nghỉ thai sản theo chế

độ và cả trong trường hợp được phép nghỉ thêm không hưởng lương...

* Chính sách khuyến khích doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ: Doanh

nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu tiên sử dụng một phần trong tổng số vốn đầu

tư hàng năm để cải thiện điều kiện làm việc cho lao động nữ; được giảm thuế lợi tức;

được vay vốn từ quỹ quốc gia về việc làm; được lập dự án xin kinh phí hỗ trợ một lần từ

quỹ quốc gia về việc làm để điều chuyển lao động nữ ra khỏi công việc cấm trong

trường hợp có khó khăn về tài chính...

Quyết định số 101/2007/QĐ-TTg ngày 6/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt Chương tr ình mục tiêu quốc gi a về việc làm đến năm 2010, Quyết định số

71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 phê duyệt Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh

xuất khẩu lao động: cho vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm; hỗ trợ học nghề và cho

vay tín dụng xuất khẩu lao động; Hỗ trợ dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội

trú, dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn ; Tín dụng đối với học sinh, sinh viên có

hoàn cảnh khó khăn; Học bổng chính sách đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở 

giáo dục...

Đặc biệt, ngày 26/2/2010 Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Đề án

“Hỗ trợ học nghề và tạo việc làm cho phụ nữ giai đoạn 2010 -2015” với mục tiêu chung:

tăng tỷ lệ lao động nữ được đào tạo nghề và nâng cao chất lượng, hiệu quả sức cạnh

tranh của lao động nữ; tạo cơ hội để phụ nữ có th ể tìm kiếm việc làm có thu nhập ổnđịnh, giúp xóa đói, giảm nghèo và nâng cao vị thế cho phụ nữ; đáp ứng yêu cầu của sự

nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.

11.2. Tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về đảm bảo quyền b ình đẳng

của phụ nữ trong lĩnh vực việc làm

* Về tạo việc làm và tình hình sử dụng, thực hiện chính sách đối với lao động

nữ trong các doanh nghiệp

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 69/1

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

69

Ưu tiên cho phụ nữ, đặc biệt là mở rộng sự tham gia của Hội Phụ nữ các cấp đã

đem lại lợi ích trực tiế p cho phụ nữ, nhất là trong tiếp cận tín dụng và tạo cơ hội và bảo

đảm việc làm bình đẳng cho họ. Số lượng lao động nữ được giải quyết việc làm tăng, tỷ

lệ thất nghiệp giảm. Tính chung từ năm 2006 đến nay, Việt Nam đã tạo việc làm cho

khoảng 8,065 triệu lao động, trong đó lao động nữ chiếm 48,2%. Tỷ lệ thất nghiệp của

nữ ở khu vực thành thị năm 2009 là 4,9% (vượt chỉ tiêu đề ra là dưới 6% vào năm

2010). 13

 Nhìn chung nhiều doanh nghiệp, tổ chức đã thực hiện tốt các điều kiện để lao

động nữ có việc làm, có thu nhập, ổn định cuộc sống, các doanh nghiệp sử dụng nhiều

lao động nữ đều trang bị các phương tiện làm việc phù hợp cho lao động nữ, bố trí công

việc phù hợp với đặc điểm về cơ thể, sinh lý và chức năng làm mẹ của phụ nữ.

Tỷ lệ lao động nữ và nam ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn không

có sự khác biệt, nhưng ở hình thức hợp đồng xác định thời hạn từ 1 -3 năm và dưới 1

năm lao động nữ chiếm tỷ lệ cao hơn từ 10 -15%. Các doanh nghiệp đều thực hiện

nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ

ngơi, điều kiện an toàn vệ sinh lao động... cũng như các quy định riêng đối với lao động

nữ. Phần lớn lao động nữ đang làm các nghề, công việc không thuộc danh mục nghề và

công việc cấm sử dụng lao động nữ (99,3%). 14

Tiền lương, tiền công trả cho người lao động dựa trên kết quả lao động và hiệu

quả kinh tế, đảm bảo được tính công bằng, không có sự phân biệt đối xử về giới. Xu

hướng chung những năm qua tiền lương, tiền công và thu nhập đều tăng (thu nhập bình

quân tháng của lao động làm công ăn lương khoảng hơn 1 triệu đồng vào năm 2006 đã

tăng lên mức 2 triệu đồng vào năm 2009).

Một số hạn chế:

- Nhận thức về bình đẳng giới còn chậm và quá trình xây dựng, thực thi chính

sách chưa đồng bộ. Một số doanh nghiệp chưa có sự đối xử công bằng trong tuyển

13 Và 11. Báo cáo của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội 2010

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 70/

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

70

dụng lao động, chưa tạo điều kiện cho lao động nữ có cơ hội được làm việc vì lý do sức

khỏe và thai sản như: đặt điều kiện vào doanh nghiệp sau 2 năm mới được kết hôn hoặc

nếu đã kết hôn thì sau 2 năm mới được sinh con...

- Chất lượng việc làm chưa cao, tính ổn định, bền vững trong việc làm và hiệu

quả tạo việc làm còn thấp, đặc biệt đối với lao động nữ.

- Tỷ lệ lao động nữ giữ các chức vụ lãnh đạo và lao động nữ làm việc trong các

ngành điện tử, vi tính, máy móc, cơ khí, khoáng sản rất thấp (lao động nữ làm nhà lãnh

đạo chiếm 20,8% trong tổng số; lao động nữ làm thợ lắp ráp, vận hành máy móc, thiết

 bị chiếm 29,9% trong tổng số); lao động nữ chủ yếu làm các nghề giản đơn như dịch vụ

cá nhân, bảo vệ, bán hàng (chiếm 64,1% trong tổ ng số).

11.3. Lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Trong một số năm qua, bình quân hàng năm Việt Nam đưa khoảng 25.000 laođộng nữ đi làm việc ở nước ngoài.

Cơ cấu ngành nghề: Trong tổng số lao động nữ đi làm việc pử nước ngoài , lĩn h

vực sản xuất chế tạo chiếm 42,2%; Ngành nghề làm việc trong gia đình và khán hộcông: 50,98%; Dệt may: 1,08%; Nông nghiệp: 1,1%; Thuỷ sản: 0,13% còn lại là các

ngành nghề khác.

Thị trường nhận lao động nữ: Theo thống kê từ năm 2000 đến năn 2009, tổng số

lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài là 231.708 lao động, trong đó; thị trường đài Loan

chiếm 61%, Nhật bản: 11,05%, Malaysia: 20,9%, Macao: 3,6%. Hàn Quốc: 4,5% còn

lại các thị trường khác.Về thu nhập: Trong cùng ngành nghề công việc, lao động nữ Việt  Nam làm việc

ở nước ngoài được hưởng cùng mức lương so với lao động nam. Thu nhập trung bình

của lao động nữ trong các ngành nghề công việc như sau:

- Thị tr ường Đài Loan:

Lao động nữ làm việc trong lĩnh vực chế tạo , làm việc tại trung tâm dưỡng lão:

Thu nhập bình quân tháng từ 10 triệu đồng trở lên.

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 71/

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

71

Lao động nữ làm việc trong gia đình: Thu nhập bình quân tháng khoảng 10 triệu

/ tháng, ăn ở được chủ sử dụng đài thọ.

- Thị trường Nhật Bản

Tu nghiệp sinh/Thực tập sinh ký thuật nữ có thu nhập khoảng 600  – 700

USD/tháng trong năm đầu tiên; từ 800 đến 1000USD trong năm thứ 2 và 3.

- Thị trường Malaysia

L ĩnh vực sản xuất chế tạo tại Malaysia: khoảng 4,5-5,5 triệu đồng/tháng

Lĩnh vực làm việc trong gia đình tại Malaysia: Khoảng 4,5 triệu đồng/tháng

- Thị trường Macao: Chủ yếu tiếp nhận lao động nữ làm việc trong gia đìnhvớimức thu nhập bình quân của người lao động là 5 triệu đồng/tháng.

- Thị trường Hàn Quốc: Thu nhập bình quân của lao động nữ làm việc trong các

l ĩnh vực là khoảng 900 USD/tháng .

Một số khó khăn đối với lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo

hợp đồng:

Một số qui định đối với lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài được điều chỉnhtheo qui định pháp luật của các nước tiếp nhận lao động và trong hợp đồng lao động ký

với người sử dụng lao độ ng nước ngoài nên vẫn tạo nên sự bất bình đẳng giữa lao động

nam và lao động nữ.

Tỷ lệ nữ đi làm việc ở nước ngoài vẫn thấp hơn nam giới do quan niệm xã hội tại

Việt Nam vẫn coi trách nhiệm chăm sóc con cái, gia đình là của phụ nữ.

Thu nhập của lao động nữ vẫn thấp hơn lao động nam do lao động nam thường đảmnhận các công việc có thu nhập cao hơn do có chuyên môn và trình độ tay nghề, phụ cấp

chức vụ lãnh đạo...

Lao động nữ Việt Nam đi giúp việc gia đình thường rất chăm chỉ, tiết kiệm nên

số tiền họ gửi về đã cải thiện đáng kể kinh tế hộ gia đình, đóng góp vào nguồn thu quốc

gia. Tuy nhiên, đây lại là nhóm đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương do đảm đương

những công việc mang tính đặc thù về giới như hộ lý, dịch vụ, giúp việc gia đình…

 Những lao động nữ thườ ng bị đàn áp như chủ bắt làm việc quá giờ, chế độ ăn uống, vệ

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 72/

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

72

sinh cá nhân kém, bị quỵt lương, bị hãm hiếp… Với những phụ nữ trẻ, nếu kết hôn hoặc

có thai, sinh con thì sẽ bị chấm dứt hợp đồng.

Mặc dù vậy, hiện nay vẫn có nhiều phụ nữ Việt Nam muốn ra n ước ngoài làm

giúp việc gia đình. Phần lớn lao động đi làm việc ở nước ngoài xuất thân từ nông thôn

và vùng sâu, xa. Đây là những nơi có thu nhập thấp, ít việc làm, thu nhập phụ thuộc vào

đồng ruộng nên kinh tế rất khó khăn. Việc đi làm việc ở nước ngoài s ẽ giúp họ có thu

nhập cao hơn. Thế nhưng, những ngành nghề như sản xuất cũng chỉ tiếp nhận những lao

động trẻ từ 18 - 25 tuổi, trong khi các gia đình ở nước ngoài sẵn sàng chấp nhận những

 phụ nữ trên 30 tuổi với các điều kiện tuyển chọn không khắt khe để l àm lao động giúp

việc trong gia đình.

Lao động nữ Việt Nam đi giúp việc gia đình thường rất chăm chỉ, tiết kiệm nên

số tiền họ gửi về đã cải thiện đáng kể kinh tế hộ gia đình, đóng góp vào nguồn thu quốc

gia. Tuy nhiên, đây lại là nhóm đối tượng đặc biệt d ễ bị tổn thương do đảm đương

những công việc mang tính đặc thù về giới như hộ lý, dịch vụ, giúp việc gia đình… Những LĐN thường bị đàn áp như chủ bắt làm việc quá giờ, chế độ ăn uống, vệ sinh cá

nhân kém, bị quỵt lương, bị hãm hiếp… Với những phụ nữ trẻ, nếu kết hôn hoặc có

thai, sinh con thì sẽ bị chấm dứt hợp đồng.

11.4. Một số giải pháp nhằm nâng cao quyền bình đẳng của phụ nữ trong

l ĩnh vực việc làm

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo cơ sở  pháp lý cho việc thực hiện bình đẳng

giới trong lĩnh vực lao động việc làm: Bộ luật lao động (sửa đổi), Luật việc làm... và các

văn bản hướng dẫn chi tiết đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới

- Triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án của Đề án “Hỗ trợ học nghề và tạo

việc làm cho phụ nữ giai đoạn 2010-2015”.

- Xây dựng chiến lược ưu tiên về giáo dục, đào tạo và dạy nghề riêng cho laođộng nữ trong từng lĩnh vực cụ thể;

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 73/

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

73

- Đẩy mạnh tuyên truyền chính sách, pháp luật về lao động nữ , nâng cao nhận

thức về giới và bình đẳng giới trong các lĩnh vực công tác ;

- Thực hiện tốt hơn các chính sách ưu tiên cho lao động nữ, tổng kết, đánh giá

hiệu quả từng giai đoạn nhất định;

- Cam kết chặt chẽ của cấp uỷ và quyền, ngành để thực hiện các chương trình

hành động và thực hiện chỉ tiêu về lồng ghép giới trong công việc;

- Tăng cường lồng ghép nội dung bình đẳng giới trong thực hiện các Chương

trình mục tiêu quốc gia nói chung và Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm giaiđoạn 2011-2015. Ưu tiên cho vay vốn giải quyết việc làm đối với các dự án tạo nhiều

việc làm cho lao độn g nữ;

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra , giám sát thực hiện pháp luật về bình

đẳng giới.

Trong Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 -2020 đã nêu chỉ

tiêu phấn đấu: Mục tiêu 2: Giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động , việclàm; tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu

số đối với các nguồn lực kinh tế, thị tr ường lao động: Chỉ tiêu 1: Hằng năm, trong tổng

số người được tạo việc làm mới, bảo đảm ít nhất 40% cho mỗi giới (nam và nữ) . Chỉ

tiêu 2: Tỷ lệ nữ làm chủ doanh nghiệp đạt 30% vào năm 2015 và từ 35% trở lên vào

năm 2020. Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ lao động nữ nông thôn dưới 45 tuổi được đào tạo nghề và

chuyên môn kỹ thuật đạt 25% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020.ĐIỀU 12

Tiếp cận bình đ ẳng của phụ nữ 

tới dịch vụ chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ

12.1. Chủ trương, chính sách về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân

 Ngày 23/02/2005, BCHTW Đảng CSVN ban hành Nghị quyết số 46-NQ/TW về

công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới. Trongđó đưa ra nhiệm vụ và giải pháp: Tiếp tục phát triển và hoàn thiện hệ thống y tế dự

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 74/

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

74

 phòng. Mở rộng và triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế và

nâng cao sức khoẻ. Chú trọng chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, người cao tuổi và các

hoạt động phục hồi chức năng.

 Ngày 22/3/2005, BCHTW Đảng CSVN  ban hành Nghị quyết số 47-NQ/TW về

tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình. Trong đó

nhiệm vụ và giải pháp:

* Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và giáo dục: Mở rộng và nâng cao chất

lượng chương trình giáo dục dân số, sức khoẻ sinh sản và KHHGĐ trong và ngoài nhà

trường cho nam, nữ vị thành niên và thanh niên.* Chính sách và đầu tư nguồn lực: Ưu tiên đầu tư cho các vùng đông dân có

mức sinh cao, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn và các đối tượng người

nghèo, vị thành niên.

* Mở rộng và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh

sản và KHHGĐ: Tập trung triển khai các loại hình cung cấp dịch vụ SKSS, KHHGĐ

 phù hợp với từng vùng. Tăng cường các chiến dịch CSSKSS và KHHGĐ đối với vùngnông thôn, vùng đông dân có mức sinh cao, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Chú ý

đúng mức đến việc đáp ứng nhu cầu dịch vụ đối với vị thành niên, thanh niên. Lồng

ghép hoạt động cung cấp dịch vụ KHHGĐ với phòng, chống HIV/AIDS.

* Nâng cao chất lượng dân số Việt Nam:

+ Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách về bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ bà

mẹ, trẻ em, thanh thiếu niên và người cao tuổi; Triển khai các hoạt động kiểm tra sứckhoẻ di truyền, tư vấn tiền hôn nhân; Đẩy mạnh phòng, chống HIV/AIDS và các tệ nạn

xã hội; Giảm tỷ lệ trẻ em sinh ra bị dị tật bẩm sinh, thiểu năng trí tuệ; Giảm nhanh tỷ lệ

tr ẻ em suy dinh dưỡng.

+ Để thể chế hoá các chủ trương nói trên của Đảng, Nhà nước đã ban hành thêm

một số văn bản pháp luật với mục tiêu chung là bảo vệ quyền chủ động, tự nguyện,

 bình đẳng của mỗi cá nhân, trong đó có phụ nữ đối với việc tiếp cận, thụ hưởng các dịch

vụ chăm sóc sức khoẻ có chất lượng, ổn định và nâng cao rõ rệt chất lượng dân số.

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 75/

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

75

+ Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở 

người (HIV/AIDS) năm 2006 đã có một số điều khoản quy định cụ thể về hỗ trợ 

 phòng, chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, nuôi dưỡng trẻ em dưới 6 tháng tuổi sinh

ra từ mẹ nhiễm HIV bằng sữa thay thế. Phụ nữ mang thai là một trong 7 nhóm đối

tượng ưu tiên tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS.

Khuyến khích tự nguyện xét nghiệm HIV đối với người trước khi kết hôn, dự định có

con, phụ nữ mang thai. Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho

vợ, chồng hoặc cho người chuẩn bị kết hôn với mình biết” . Phụ nữ nhiễm HIV trong

thời kỳ mang thai, trẻ em dưới 6 tuổi nhiễm HIV được Nhà nước c ấp miễn phí thuốckháng HIV.

+ Phụ nữ mang thai tự nguyện xét nghiệm HIV được miễn phí.

+ Phụ nữ nhiễm HIV được tạo điều kiện tiếp cận các biện pháp dự phòng lây

nhiễm HIV từ mẹ sang con.

+ Phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai và cho con bú được tư vấn về

 phòng, chống HIV/AIDS.

+ Cơ sở y tế có trách nhiệm theo dõi, điều trị và thực hiện các biện pháp nhằm

giảm sự lây truyền HIV từ mẹ sang con cho phụ nữ nhiễm HIV đang mang thai.

+ Ngày 17/7/2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 108/2007/QĐ-

TTg phê duyệt Chương tr ình mục tiêu quốc gia phòng, chốn g một số bệnh xã hội, bệnh

dịch nguy hiểm và HIV/AIDS giai đoạn 2006 -2010.

+ Pháp lệnh dân số đã sửa đổi, bổ sung , nhằm loại trừ mọi hình thức phân biệt

giới, phân biệt đối xử giữa con trai và con gái; đảm bảo việc chủ động, tự nguyện, bình

đẳng của mỗi cá nhân, gia đình trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản, thực hiện quy mô gia

đình ít con.

+ Bộ Y tế đã ban hành và triển khai thực hiện Hướng dẫn quốc gia về chăm sóc

sức khoẻ sinh sản với 7 nhóm dịch vụ: (Làm mẹ an toàn ; Kế hoạch hoá gia đình, Phá

thai an toàn; Phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, các bệnh lây truyền

qua đường tình dục và HIV/AIDS; Phát hiện và điều trị sớm ung thư đường sinh sản;

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 76/

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

76

Phòng và điều trị vô sinh; Chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên). Đây chính là

những công cụ giú p các cơ sở y tế nâng cao chất lượng dịch vụ và hạn chế tối đa những

sai sót có thể xảy ra gây thiệt hại cho sức khoẻ nhân dân, nhất là đối với phụ nữ.

 Năm 2007, việc thống kê báo cáo về tỷ số giới tính khi sinh đã được ngành Y tế

chính thức đưa vào hệ th ống báo cáo thường quy và công bố trong niên giám thống kê.

Điều đó củng cố thêm quyết tâm của ngành trong việc loại trừ mọi hình thức phân biệt

giới, phân biệt đối xử giữa con trai và con gái.

12.2. Cơ chế tổ chức và bộ máy chăm sóc sức khoẻ phụ nữ 

Tính đến trước tháng 12/2007 Bộ Y tế đã được củng cố và hoàn thiện theo quyđịnh của Nghị định 49/2003/NĐ-CP năm 2003. Từ tháng 1/2008 Bộ Y tế đã và đang

được củng cố và hoàn thiện theo Nghị định 118/2007/NĐ-CP năm 2007 quy định chức

năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế. Vụ Sức khoẻ sinh sản đã đổi

thành Vụ Sức khoẻ bà mẹ - Tr ẻ em; ngành Y tế quản lý cả công tác dân số kế hoạch hoá

gia đình. Hỗ trợ công tác này có Tổng cục Dân số - K ế hoạch hoá gia đình.

Các đơn vị y tế từ trung ương đến cơ  sở, cả y tế công lập và ngoài công lập, đều

có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản và đang triển khai thực hiện

Hướng dẫn Chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Hệ thống tổ

chức và cơ chế hoạt đ ộng từng bước hoàn thiện, cán bộ kỹ thuật được chuyên môn hoá,

chất lượng công tác ngày càng cao, đặc biệt là phát triển nhân lực y tế cơ sở. Đến cuối

năm 2007, 100% số xã, phường, thị trấn trong cả nước có cán bộ y tế, trong đó số xã có

 bác sỹ tăng từ 65,4% năm 2003 lên 67,4% năm 2007. Số thôn, bản có nhân viên y tếtăng từ 79,8% năm 2003 lên 84,9% năm 2007.

Mạng lưới chăm sóc sức khoẻ sinh sản từ trung ương đến cơ sở được củng cố và

kiện toàn. Ở tuyến trung ương , Vụ Sức khoẻ Bà mẹ -Tr ẻ em giúp Bộ Y tế quản lý nhà

nước về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, các bệnh viện chuyên khoa sản, chuyên khoa nhi,

Viện dinh dưỡng chịu trách nhiệm sức khoẻ và dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ em. Tẩt cả 64

tỉnh, thành phố đều có Trung tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản , có 11 bệnh viện chuyên

khoa sản, 8 bệnh viện chuyên khoa nhi, ngoài ra còn có khoa sản, khoa nhi trong bệnh

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 77/

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

77

viện đa khoa của tỉnh. Tuyến huyện có khoa Chăm sóc sức khoẻ sinh sản trong Trung

tâm y tế huyện, có khoa sản, khoa nhi trong bệnh viện huyện. Tính đến năm 2007 có

93,6% tr ạm y tế xã có nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi. Khỏng 500 Cô đỡ thôn bản đã được

đào tạo tại Bệnh viện phụ sản Từ Dũ đã và đang hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho

các bà mẹ tại một số vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số.

Cán bộ nữ y tế chiếm khoảng 62% trong tổng số cán  bộ ngành y tế, ở các kâu

khám, chữa bệnh, nhiên cứu khoa học và đào tạo. Đến năm 2007 có 2/6 lãnh đạo Bộ Y

tế là nữ; cấp vụ, cục, bệnh viện là 25,5%; cấp cơ sở là 37%.

Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế theo Quyết định 139/2002/TTg: hàng năm có

khoảng 6 tr iệu phụ nữ được thụ hưởng chính sách này. 15

Mạng lưới cung ứng thuốc đến tận thôn bản, các xã vùng sâu, vùng xa, do vậy

 phụ nữ có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ngày càng thuận

lợi.

12.3. Công tác chăm sóc sức khoẻ phụ nữ và cun

g cấp các dịch vụ KHHGĐVề chăm sóc sức khoẻ bà mẹ: Tỷ số tử vong mẹ giảm mạnh trong hai thập kỷ

qua: từ 233/100.000 ca đẻ sống năm 1990 xuống còn 69/100.000 ca đẻ sống năm 2009.

Tỷ lệ phụ nữ mang thai được khám thai và tiêm phòng uốn ván đã tăng lên rõ r ệt trong

thời gian qua. Mạng lưới y tế cơ sở về chăm sóc sức khoẻ bà mẹ được củng cố và nâng

cấp. Tỷ lệ phụ nữ sinh con được sự trợ giúp của cán bộ y tế có chuyên môn cũng tăng

lên. Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49) sử dụng biện pháp tránh thai cũng tănglên rõ r ệt; sử dụng đồng thuận cao của các cặp vợ chồng trong việc sử dụng các biện

 pháp tránh thai, đặc biệt là dùng bao cao su và uống thuốc tránh thai.

Đạt được mục tiêu về tỷ số tử vong mẹ còn 58,3/100.000 ca đẻ sống vào năm

2015 là một thách thức lớn do tốc độ giảm của chỉ số này trong 5 năm trở lại đây là rất

chậm, đồng thời cầm phải đảm bảo thu hẹp chênh lệch giữa các vùng, giữa thành thị và

nông thôn, giữa các nhóm dân tộc để có thể đạt được thành quả giảm tử vong bà mẹ một

15 Theo Báo cáo của Bộ Y tế ngày 12 - 01- 2011

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 78/1

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

78

vùng bền vững. Bên cạnh đó, tình trạng nạo phá thai của nhóm dân số vị thành niên

đang báo động nguy cơ lớn đối với sức khoẻ bà mẹ trong tương lai. 16

12.4. Vấn đề dinh dưỡng

Thực hiện các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2001 -

2010, trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp

 phòng, chống suy dinh dưỡng cho người dân nói chung và cho bà mẹ mang thai, trẻ em

dưới 5 tuổi nói riêng. Mô hình dinh dưỡng gia đình "màu xanh rau ngót, màu vàng đu

đủ, màu đỏ trứng gà" được nhân ra diện rộng để mỗi gia đình chủ động tự giải quyết

vấn đề dinh dưỡng qua từng bữa ăn. Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn ở phụ nữ 20 -49tuổi giảm từ 33,1% (năm 1990) xuống còn 21,2% (năm 2007).

Giai đoạn 2004-2007, để tiếp tục góp phần thực hiện các mục tiêu của Chiến lược

Quốc gia về Dinh dưỡng, Bộ Y tế đã ban hành "10 lời khuyên dinh dưỡng" giai đoạn

2006-2010. Các địa phương đã hưởng ứng, phát động và tổ chức hội thi nhân "Ngày vi

chất dinh dưỡng 1 và 2/6" hàng năm nhằm theo dõi thể trạ ng tr ẻ sơ sinh, cung cấp

Vitamin cho tr ẻ em, cung cấp viên sắt cho phụ nữ có thai, thiếu nữ 15 tuổi và bà mẹ sauđẻ. Đặc biệt, “10 lời khuyên dinh dưỡng”đã được chuyển thể thành thơ, ca, hò, vè giúp

nhân dân dễ nghe, dễ hiểu, dễ nhớ để thực hiện. Vấn đề còn tồn tại là tỷ lệ thiếu máu,

suy nhược cơ thể của phụ nữ vẫn cao hơn so với nam giới.

12.5. Công tác phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm cả

HIV/AIDS

Tình hình lây nhiễm HIV/AIDS tiếp tục gia tăng, tỷ lệ mắc có xu hướng chuyểndịch sang nữ giới và không chỉ ở những nhóm nguy cơ cao mại dâm, nghiện chích ma

tuý, mà xuất hiện cả ở nhóm phụ nữ có thai. Ở giai đoạn này ước tính trung bình có hơn

3.000 phụ nữ có thai nhiễm HIV mỗi năm.

Đa số phụ nữ mắc các bệnh LTQĐTD/HIV là từ chồn g hoặc bạn tình. Con số

mắc các bệnh LTQĐTD/HIV ở Nữ giới gia tăng, đặc biệt với phụ nữ có thai có nhiều lý

do. Trước hết, do là bản thân người phụ nữ, đặc biệt phụ nữ nông thôn, miền núi, vùng

sâu vùng xa vẫn còn mang nặng tính văn hoá phụ nữ Á đông, thụ động trong quyền về

16 Theo Báo cáo mục tiêu phát triển thiên n iên kỷ của Việt Nam 2010

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 79/1

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

79

sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ tình dục, họ còn hạn chế về kiến thức bệnh LTQĐTD/HIV ,

cũng như còn ít được tiếp cận dịch vụ. Hơn nữa, sự tham gia của Nam giới trong công

tác CSSKSS, dân số còn hạn chế. Gánh nặng chủ yếu vẫn dồn sang phụ nữ và điều này

được thể hiện rõ qua cơ cấu sử dụng các biện pháp tránh thai: tỷ lệ sử dụng vòng tránh

thai, thuốc tránh thai và các biện pháp tránh thai (BPTT) cho Nữ giới chiếm tỷ lệ đa số.

Tỷ lệ sử dụng bao cao su, hay BPTT cho Nam giới chiếm tỷ lệ quá ít.

Hiện nay, ngành Y tế và Lao động -Thương binh và Xã hội tiếp tục thực hiện

triển khai Luật phòng, chống HIV/AIDS; Chiến lược phòng chống HIV/AIDS 2006 -

2010; Chương tr ình mục tiêu quốc gia phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịchnguy hiểm và HIV/AIDS giai đoạn 2006-2010; Chương tr ình phòng lây truyền HIV từ

mẹ sang con giai đoạn 2006-2010, nhằm hạn chế số người lây mới và điều trị cho

những người đã nhiễm các bệnh LTQĐTD/HIV, đặc biệt quan tâm đến Nữ giới, phụ nữ

có thai.

12.6. Phương hư ớng trong thời gian tới:

Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 -2020 đã đưa ra chỉ tiêu cụthể tại Mục tiêu 4: Bảo đảm bình đẳng giới trong tiếp cận và thụ hưởn g các dịch vụ

chăm sóc sức khỏe: Chỉ tiêu 1: Tỷ số giới tính khi sinh không vượt quá 113 trẻ sơ sinh

trai/100 tr ẻ sơ sinh gái vào năm 2015 và 115/100 vào năm 2020. Chỉ tiêu 2: Giảm tỷ lệ

tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản xuống 58,3/100.000 trẻ đẻ sống vào năm 2015 và

xuống dưới 52/100.000 vào năm 2020. Chỉ tiêu 3: Tăng tỷ lệ phụ nữ mang thai đư ợc

tiếp cận dịch vụ chăm sóc và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con lên 40% vào năm2015 và lên 50% vào năm 2020 so với năm 2010.Chỉ tiêu 4: Giảm tỷ lệ phá thai xuống

27/100 tr ẻ đẻ sống vào năm 2015 và xuống dưới 25/100 vào năm 2020.

ĐIỀU 13

Phúc lợi k inh tế-xã hội và văn hoá

13.1. Các quy định luật pháp, chính sách mới

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 80/1

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

80

- Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 02/12/2003 về

việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng

đến năm 2020 nhằm cải thiện chất lượng môi trường sống cho nhân dân;

- Nghị định số 168/2004/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định

số 07/2000/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09/3/2000 về chính sách cứu trợ xã hội;

- Nghị định 67/2007/NĐ-CP ban hành ngày 13/4/2007 về chính sách tr ợ giúp các

đối tượng bảo trợ xã hội ;

- Nghị định số 69/2008/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối vớicác hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường;

- Quyết định số 125/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31/7/2007 về

việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá giai đoạn 2006 -2010;

- Nghị định 13/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 67/2007/NĐ-CP về chính sách trợ 

giúp các đối tượng bảo trợ xã hội;

13.2. Bảo đảm quyền được hưởng các ph úc lợi gia đ ình và xã hội cho phụ nữ 

Tiến bộ về kinh tế - xã hội của đất nước trong 6 năm trở lại đây, trong c hính sách

 phúc lợi xã hội không có bất cứ sự phân biệt nào về giới tính, có ưu tiên cho đồng bào

dân tộc, các đối tượng chính sách xã hội. Việc đ ảm bảo cho phụ nữ được hưởng các

 phúc lợi gia đình đã được nêu trong báo cáo trước vẫn được duy trì và có phần cải thiện .

 Nhà nước chú tr ọng phát triển chính sách phúc lợi xã hội, đặc biệt hư ớng mạnh

tới khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, thực hiện thông qua các chương tr ình, dự án

 phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo và việc làm và các chương tr ình viện trợ phát

triển, nhân đạo quốc tế. Đời sống phụ nữ nông thôn đã được cải thiện một bước, tạo

điều kiện cho khoảng 70% phụ nữ được hưởng thụ từ nh ững công tr ình phúc lợi công

cộng về điện thắp sáng, đường giao thông, điểm bưu điện, văn hoá, trạm y tế, trường

học.

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 81/1

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

81

13.3. Bảo đảm cho phụ nữ quyền được vay tiền, cầm cố tài sản và tham gia các

hình thức tín dụng

Tín dụng ưu đãi đối v ới hộ nghèo là chính sách được Nhà nước quan tâm. Mục

tiêu đề ra cho Ngân hàng chính sách xã hội thực hiện là “đạt tỷ lệ 80% số hộ nghèo do

 phụ nữ làm chủ hộ được vay vốn từ ch ương tr ình xóa đói giảm nghèo”. Trong 5 năm

qua, Ngân hàng chính sách xã hội tập trung chỉ đạo thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu kế

hoạch được giao, thực hiện uỷ thác từng phần cho tổ chức chính trị - xã hội cho vay vốn

với lãi suất ưu đãi đến các hộ nghèo và đối tượng chính sách trong cả nước gồm: Hội

 Nông dân Việt Nam, Hội Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên.

K ết quả số hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ được vay vốn từ C hương tr ình xóa

đói, giảm nghèo là:

- Năm 2006: cho vay 1.109.291 hộ với số tiền là 8.351 tỷ đồng;

- Năm 2007: cho vay 1.166.593 hộ với số tiền là 8.377 tỷ đồng;

- Năm 2008: cho vay 1.213.993 hộ với số tiền là 10.715 tỷ đồng;- Năm 2009: cho vay 1.230.989 hộ với số tiền là 12.979 tỷ đồng.

- Đến tháng 5/2010, NHCSXH đã cho 1.173.679 hộ vay vốn với dư nợ là 16.323

tỷ đồng. Đạt tỷ lệ 85,3% hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ được vay vốn từ chương trình

xóa đói giảm nghèo. Trong đó:

- Ủy thác qua Hội Phụ nữ Việt Nam: cho vay 546 nghìn hộ với dư nợ là 7.139 tỷ

đồng. Đạt tỷ lệ 87,3% hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ được vay vốn từ chương trình

xóa đói giảm nghèo.

- Ủy thác qua Hội Cựu chiến binh: cho vay 140 nghìn hộ với dư nợ là 2.320 tỷ

đồng. Đạt tỷ lệ 79% hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ được vay vốn từ chương trình xóa

đói giảm nghèo.

- Ủy thác qua Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh: cho vay 85 nghìn hộ với

dư nợ là 1.236 tỷ đồng. Đạt tỷ lệ 83,3% hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ được vay vốn

từ chương trình xóa đói giảm nghèo.

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 82/1

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

82

Các chủ hộ do phụ nữ làm chủ còn được vay vốn từ các nguồn tín dụng ưu đãi

khác như vay vốn giải quyết việc làm, chương trình xuất khẩu lao động, hỗ trợ làm nhà

ở, tín dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, vay vốn từ chương trình tín

dụng hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, cho vay hộ đồng bào dân tộc

thiểu số đặc biệt khó khăn, hộ gia đình nghèo khó khăn vay cho học sinh, sinh viên đi

học...

Thông qua hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn do các tổ chức Hội đoàn thể

nhận ủy thác, đã kết hợp việc vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội với công tác tập

huấn khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, tập huấn các mô hình phát triển kinh tế,

chuyển giao công nghệ khoa học kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, dạy nghề, giới thiệu việc

làm, cung ứng lao động tại chỗ đã giúp cán bộ nữ có việc làm ổn định, nhất là lao động

nữ ở khu vực nông thôn. Mặt khác, đối với cán bộ nữ phụ nữ được tiếp cận với nguồn

vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước, các cán bộ nữ đã tạo được việc làm, có thu nhập,

không còn phụ thuộc hoàn toàn vào người đàn ông trong gia đình. Phụ nữ nghèo có điều

kiện tham gia vào các phong trào của Hội phụ nữ, tham gia Ban quản lý Tổ tiết kiệm vàvay vốn, tiếp xúc với ngân hàng, với Tổ chức Hội và chính quyền địa phương. Có thể

nói, thông qua hoạt động vay vốn, sử dụng vốn vay xóa đói giảm nghèo, phụ nữ nghèo

ngày càng được bình đẳng với nam giới trong quyền quyết định các công việc quan

tr ọng trong gia đình; Từ đó, tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ không chỉ về mặt kinh

tế, nhận thức mà cả vị thế chính trị, vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội.

Các Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tr ên địa bàn tỉnh, thành phố cũng đã đặc biệt

quan tâm chỉ đạo thực hiện có hiệu quả mục tiêu này, đã tham mưu cho lãnh đạo chỉ đạo

thực hiện tốt các chương trình cho vay ưu đãi hộ nghèo thông qua Ngân hàng chính

sách xã hội tỉnh. Đặc biệt là cho vay phụ nữ nghèo vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào

dân tộc thiểu số khó khăn nhằm giúp phụ nữ nông thôn xóa đói, giảm nghèo xây dựng

nông thôn mới, góp phần tạo việc làm và xóa đói, giảm nghèo đối với các hộ nghèo và

cận nghèo do phụ nữ làm chủ hộ. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm dần qua các năm.  Những kết quảmang lại thông qua hoạt động tín dụng chính sách đã góp phần to lớn vào thực hiện mục

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 83/1

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

83

tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo, an sinh xã hội.

13.4. Quyền được tham gia các hoạt động giải trí, thể thao và văn hoá

Pháp lệnh Thể dục, thể thao đã quy định quan điểm của Nhà nước trong việc

khuyến khích toàn dân tham gia thể dục, thể thao với nhiều loại hình phong phú và đa

dạng. Bên cạnh đó, phụ nữ còn tham gia vào các chương trình hoạt động thể dục, thể

thao do Hội LHPNVN và Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch  phối hợp tổ chức.

Trong l ĩnh vực văn hoá, việc thực hiện phong tr ào “Toàn dân đoàn kết xây dựng

đời sống văn hoá” cũng thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, góp phần tăng tỷ lệ ngườidân được thụ hưởng các phương tiện thông tin đại chúng. Phong trào xây dựng gia đình

văn hóa góp phần xây dựng gia đình tr ở thành môi trường quan trọng giáo dục nhân

cách thành viên, đơn vị sản xuất năng động phát triển, điểm sáng văn hóa cơ sở . Đến

tháng 6 năm 2010, cả nước đã có 15.453.422/22.628.167 gia đình văn hóa, đạt tỷ lệ trên

68,29%. Trong đó: 534.649 gia đình văn hóa tiêu biểu được khen thưởng ở các cấp, tỷ

lệ trên 20%. Đến nay, Việt Nam đã có 4.663 xã có nhà văn hóa, 38.543/99.658 thôn cónhà văn hóa, sân thể thao. 38.000 người tham gia luyện tập thể dục, thể thao thường

xuyên; đạt tỷ lệ tr ên 26%; trên 36% dân số tham gia các hoạt động văn nghệ quần chúng

và sinh hoạt các loại hình câu lạc bộ sở thích 17.

Việc thực hiện chủ tr ương xã hội hoá văn hoá đã tăng thêm nhiều cơ hội cải thiện,

nâng cao đời sống tinh thần cho phụ nữ. Các loại hình hoạt động văn hoá phát t riển

ngày một phong phú, đa dạng mang đậm bản sắc dân tộc tr ên phạm vi toàn quốc. Đặc biệt, Nhà nước rất chú trọng tới đời sống văn hoá của các vùng đồng bào dân tộc thiểu

số qua các chương trình hỗ trợ, đầu tư kinh phí để xây dựng nhà văn hoá để nhân dân

tiện sinh hoạt cộng đồng. Hiện nay, có nhiều đài phát thanh và truyền hình địa phương

 phát sóng chương tr ình bằng tiếng Việt và các thứ tiếng dân tộc. Chỉ còn tỷ lệ nhỏ phụ

nữ ở vùng xa xôi, hẻo lánh, dân cư sống thưa thớt, chưa có điều kiện thụ hưởng các

chương tr ình văn hoá, nghệ thuật, phát thanh, truyền hình.

17 B¸o c¸o tæng kÕt 10 n¨m thùc hiÖn phong trµo “Toµn d©n ®oµn kÕt x©y dùng ®êi sèng v¨n hãa 2000-2010”,Bé V¨n hãa, ThÓ thao vµ Du lÞch

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 84/1

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

84

So với báo cáo trước, mức độ thụ hưởng của phụ nữ trong lĩnh vực thể thao, văn

hoá, xã hội đã được cải thiện, chất lượng cuộc sống của nhân dân nói chung trong đó có

 phụ nữ nói riêng đã được nâng cao. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế hạn chế cũng như

những định kiến giới vẫn còn tồn tại nên sự tham gia và thụ hưởng các hoạt động thể

thao, văn hoá, xã hội của phụ nữ vẫn ở mức thấp hơn so với nam giới, cũng như so với

nhu cầu thực tế của chị em. Để cải thiện tình hình trên, trong thời gian tới, các cơ quan

hữu quan sẽ tiếp tục triển khai các biện pháp tích cực hơn nữa nhằm đảm bảo cho phụ

nữ được thụ hưởng các phúc lợi nêu trên. Công tác xã hội hoá các lĩnh vực văn hoá, thể

thao sẽ tiếp tục được đẩy mạnh, nhằm tạo thêm các điều kiện và cơ hội tham gia củangười dân nói chung, trong đó có phụ nữ.

Phương hương thời gian tới: Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn

2011-2020 đã đưa ra chỉ tiêu cụ thể tại Mục tiêu 5 : Bảo đảm bình đẳng giới trong lĩ nh

vực văn hóa và thông tin: Chỉ tiêu 1: Đến năm 2015 giảm 60% và đến năm 2020 giảm

80% sản phẩm văn hóa, thông tin mang định kiến giới. Tăng thời lượng phát sóng các

chương tr ình, chuyên mục và số lượng các sản phẩm tuyên truyền, giáo dục về bìnhđẳng giớ i. Chỉ tiêu 2: Đến năm 2015 có 90% và đến năm 2020 có 100% đài phát thanh

và đài truyền hình ở trung ương và địa phương có chuyên mục, chuyên đề nâng cao

nhận thức về bình đẳng giới.

ĐIỀU 14

Phụ nữ nông thôn

 Nhà nước Việt Nam tiếp tục thực hiện chủ tr ương công bằng xã hội. Đây là điềukiện cơ bản để phụ nữ nông thôn được tham gia và thụ hưởng bình đẳng các thành quả

 phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn.

14.1. Vai trò và những thách thức đối với phụ nữ nông thôn

Ở Việt Nam, nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế -xã

hội, là thành phần chính trong cơ cấu kinh tế nông thôn Việt Nam. Mặc dù chỉ chiếm

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 85/1

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

85

khoảng 21% tổng GDP của cả nước, nhưng sản xuất nông nghiệp là nguồn sống, kế

sinh nhai của phần lớn 70,4% dân số sống ở nông thôn.

Phụ nữ nông thôn Việt Nam là nguồn lao động chính trong sản xuất nông nghiệp,

chiếm 50,2% lao động nông nghiệp (2009). Tỷ lệ phụ nữ là lao động chính và là chủ hộ

chiếm khá cao.

Trong những năm gần đây, kinh tế nông nghiệp, nông thôn đã chuyển mạnh theo

hướng sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường, phụ nữ nông thôn ngày càng có nhiều

cơ hội tiếp cận với việc làm, tăng thu nhập và góp phần giảm nghèo.

 Ngày nay, phụ nữ nông thôn đã nhận thức và phát huy vai trò của mình trong sản

xuất nông nghiệp, các ngành kinh tế phi nông nghiệp, các hoạt động xã hội và cộng

đồng nông thôn. Phụ nữ ngày càng tham gia tích cực trong các tổ chức Đảng, chính

quyền, đoàn thể ở địa phương, góp phần lớn vào quá trình  phát triển nông nghiệp, nông

thôn Việt Nam.

Tuy nhiên, với đặc điểm Việt Nam, phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ nôngthôn Việt Nam nói riêng phải chịu nhiều thiệt thòi trong học tập, tiếp xúc xã hội. Do

vậy, phụ nữ nông thôn có tr ình độ học vấn thấp l à khá phổ biến, hạn chế đến khả năng

tìm việc làm cũng như chịu thiệt thòi về thu nhập, đặc biệt trong bối cảnh sức ép về đô

thị hoá, ruộng đất nông nghiệp bị thu hẹp dần.

Hội nhập và kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường đem lại nhiều cơ hội cho chị

em phụ nữ nông thôn, nhưng đồng thời cũng nảy sinh những tác động tiêu cực cho họkhi mà họ phải lo toan nhiều hơn cho cuộc sống gia đình. Nhiều phụ nữ nông thôn chưa

hiểu rõ các quyền về mặt pháp lý của mình do học vấn thấp, thời gian làm việc đồng

áng và nội trợ cao, ít thời gian để tham gia học tập, hội họp cộng đồng, ít tiếp cận thông

tin để nâng cao kiến thức và hiểu biết. Đây là hạn chế lớn nhất để phụ nữ nông thôn

tiếp cận với khoa học kỹ thuật, công nghệ cao trong lao động nông nghiệp, giảm cơ hội

nâng cao trình độ và thu nhập cho bản thân phụ nữ cũng như gia đình họ.

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 86/1

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

86

 Những tư tưởng phân biệt và định kiến đối với phụ nữ nông thôn tuy ngày càng

giảm bớt, nhưng vẫn còn nặng nề, đặc biệt thể hiện phụ nữ tham gia vào các công việc

chung của cộng đồng hoặc tham gia vào những vị trí mang tính quyết định ở cấp cơ sở 

tại nông thôn còn thấp. Năm 2006, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã là nữ chỉ chiếm tỷ lệ

2,09%.

14.2. Phụ nữ tham gia xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển và hoạt động

cộng đồng

Cùng với phong trào chung của phụ nữ cả nước, phụ nữ nông thôn tích cực tham

gia vào các nội dung, hoạt động nhằm xây dựng và phát triển cộng đồng. Các nội dung

về dân số - kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc sức khoẻ sinh sản được phổ biến và lồng

ghép trong nhiều hoạt động. Các phong tr ào thi đua của phụ nữ toàn quốc được tuyên

truyền với hình thức đa dạng, phong phú như “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng

tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, “Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh

 phúc”...

Ở khu vực nông thôn, trong những năm gần đây, kinh tế nông thôn phát triển,

Việt Nam tham gia nhiều tổ chức quốc tế như WTO đã giúp phụ nữ nông thôn tiếp cận

được nhiều cơ hội việc làm hơn, được nâng cao nhận thức về gia đình và xã hội hơn nên

ý thức tham gia vaà kế hoạch  phát triển xã hội và các hoạt động cộng đồng cũng được

tăng cường.

14.3. Về chăm sóc sức khoẻ và kế hoạch hoá gia đìnhVới chính sách tiếp tục đầu tư tăng cường cho y tế cơ sở và chính sách bảo hiểm

y tế tự nguyện cho những nông dân, việc chăm sóc sức khoẻ và hưởng các chính sách an

sinh xã hội cho phụ nữ nông thôn tiếp tục được cải thiện. Đến năm 2010, hệ thống các

dịch vụ xã hội trong các lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ nhân dân, giáo dục và đào tạo, văn

hoá thông tin, cung cấp điện, nước sinh hoạt, bảo đả m điều kiện đi lại... đã được quan

tâm phát triển, nhất là ưu tiên đầu tư cho vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo

và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chất lượng các dịch vụ nhiều mặt được cải thiện và

khả năng tiếp cận của người dân nông thôn nói chung và phụ nữ nông thôn nói riêng

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 87/1

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

87

ngày càng được nâng cao. Đến nay 100% số xã, phường đã có trạm y tế, trong đó

khoảng 75% số xã có bác sĩ; 83% số hộ nông thôn đã được sử dụng nước hợp vệ sinh;

96,1% số hộ đã được sử dụng điện lưới; 86,9% số hộ sử dụng máy thu hình; trên 97%

số xã đã có đường ô tô đi tới trung tâm xã; khoảng 90% số xã có trạm bưu điện văn hoá.

 Nhờ đó, việc chăm sóc sức khoẻ phụ nữ nông thôn, đặc biệt đối với phụ nữ nông thôn

trong độ tuổi sinh sản được nâng cao.

14.4. Về giáo dục, đào tạo và hoạt động khuyến nông

Về giáo dục mầm non và phổ thông: Năm 2006, tỷ lệ xã có lớp mẫu giáo trong cả

nước là 98,68%. Tuy nhiên tỷ lệ này đối với nhà trẻ còn thấp (47,65%) và không đồngđều giữa các vùng trong cả nước: đối với các tỉnh đồng bằng s ông Hồng, tỷ lệ này lên

đến 90,11% nhưng với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, tỷ lệ này chỉ ở mức 13,85%.

Về đào tạo nghề cho nông dân: Thực hiện  Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban

Chấp hành Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn đã phối hợp với Bộ Lao động  – Thương binh và Xã hội; Bộ Nội vụ đã

hoàn thiện Đề án và tổng hợp xây dựng Đề án chung về Đào tạo nghề cho lao độngnông thôn đến năm 2020 tr ình Thủ tướng Chính phủ và Đề án đã được Thủ tướng Chính

 phủ phê duyệt tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009.

Các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm được tổ chức rộng khắp

trên cả nước nhằm chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm,

thuỷ sản; đặc biệt các lớp đào tạo khuyến nông ng ay tại ruộng, tại các mô hình cũng tạo

thuận lợi cho chị em phụ nữ nông thôn hơn trong việc tham gia các lớp đào tạo này dokhông phải đi xa, vẫn vừa học vừa quán xuyến gia đình được.

14.5. Vấn đề bảo hiểm xã hội

Các chính sách bảo hiểm xã hội luôn tập trung cho các nhóm đối tượng dễ bị tổn

thương đặc biệt là trẻ em, người già và phụ nữ. Phụ nữ nông thôn được coi là lực lượng

lao động chính của nhà nông, tạo ra của cải vật chất tương đối lớn cho xã hội, song hiện

nay việc thực hiện bảo hiểm xã hội cho phụ nữ nông thôn chưa được triển khai đồng bộ.

Với thời gian làm việc trung bình khá cao cho công việc nông nghiệp và gia đình, tiếp

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 88/10

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

88

xúc với điều kiện làm việc không an toàn, lại do thiếu hiểu biết về kiến thức y tế nên

 phụ nữ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến s ức khoẻ.

14.6. Cơ hội tiếp cận tín dụng cho phụ nữ nông thôn

 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã phối hợp với

Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam để cho vay vốn

đối với phụ nữ nghèo, đặc biệt quan tâm đến nông dân vùng sâu, vùng xa để phát triển

sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao và cải thiện đời sống phụ nữ. Đến 31/12/2009,

có tổng số 362.191 tổ vay vốn với 1.822.687 hộ còn dư nợ số tiền trên 15.000 tỷ đồng

tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, bình quân dư nợ 15 triệu

đồng/thành viên. Trong đó: có 123.000 tổ phụ nữ với gần 300.000 thành viên còn dư nợ 

số tiền hơn 3.000 tỷ đồng, mức cho vay thấp nhất 10 triệu đồng; Trên 209.000 tổ vay

vốn của Hội nông dân với 824.000 thành viên còn dư nợ số tiền trên 11.000 tỷ đồng,

 bình quân 1 thành viên dư nợ 16 triệu đồng.

 Ngân hàng chính sách xã hội đã thực hiện uỷ thác từng phần qua Hội Nông dân

Việt Nam: cho vay 402 nghìn hộ với dư nợ là 5.628 tỷ đồng. Đạt tỷ lệ 85,3% hộ nghèo

do phụ nữ làm chủ hộ được vay vốn từ chương trình xóa đói giảm nghèo.

14.7. Quyền sử dụng đất của phụ nữ nông thôn

Đảm bảo quyền sử dụng đất là vấn đề rất quan trọng, đặc biệt là ở khu vực nông

thôn. Luật Đất đai sửa đổi năm 2003 quy định r õ đất đai là tài sản chung củ a vợ và

chồng và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi rõ cả tên vợ và chồng. Đến năm

2008, tỷ lệ giấy chứng nhận quyền sử đụng đất ghi tên cả vợ và chồng đối với đất (mặt

nước) nuôi trồng thuỷ sản là cao nhất, 91,1%. Thấp nhất là nhóm đất sản xuất nông

nghiệp, chỉ có 10,9% số giấy chứng nhận quyền sử đụng đất ghi tên cả vợ và chồng. Đối

với đất ở, 18,2% giấy chứng nhận quyền sử đụng đất ở nông thôn và 29,8% giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất ở thành thị ghi tên cả vợ và chồng.

Luật Bình đẳng giới năm 2006 đã tạo ra hành lang pháp lý cho việc thúc đẩy bình

đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ. Luật Phòng , chống bạo lực gia đình năm 2007 nhằm

 bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ và nam giới trong gia đình. Quyền bình đẳng của

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 89/1

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

89

 phụ nữ trong sở hữu tài sản cũng được thể hiện trong Luật Hôn nhân và gia đình sửa

đổi năm 2000. Luật Đất đai sửa đổi năm 2003 quy định giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất phải ghi tên cả hai vợ chồng nếu như đất đai là tài sản chung của vợ chồng.

14.8. Cơ sở hạ tầng và vệ sinh môi trường nông thôn

Việt Nam rất quan tâm đến việc phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, coi đó là một

trong những biện pháp quan trọng nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và xoá

đói giảm nghèo cho người dân nói chung trong đó có phụ nữ nông thôn. Chính phủ Việt

 Nam đã triển khai Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn

2006-2010. Tính đến cuối năm 2010:

Về cấp nước sinh hoạt: tổng số dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh là

50.130.000 người, tăng 10.130.000 người so với cuối n ăm 2005, tỷ lệ số dân nông thôn

được sử dụng nước hợp vệ sinh tăng từ 62% lên khoảng 83% trong đó tỷ lệ số dân nông

thôn được sử dụng nước đạt tiêu chuẩn QCVN/02/BYT của Bộ Y tế là 42%.

Về vệ sinh và môi trường: khoảng 11.436.500 hộ gia đình nông thôn có n hà tiêu

chiếm 77% trong đó 7.869.200 hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 60% vào cuối

năm 2010.

Khoảng 32.176 tr ường học phổ thông, nhà trẻ, mẫu giáo có nước sạch và công

trình vệ sinh đạt 80%.

Khoảng 8.728 trạm y tế xã có nước sạch và công trình vệ s inh đạt 82%.

Khoảng 7.004 trụ sở Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn có nước sạch và công trình vệ

sinh đạt 72%.

Phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động tuyên truyền vệ sinh an toàn

thực phẩm như tích cực tham gia cuộc vận động “5 không, 3 sạch”...và g óp phần vào

nhiều hoạt động của Chương trình quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông

thôn18, Chương tr ình xây dựng nông thôn mới.

14.9 Phương hư ớng trong thời gian tới

18 Báo cáo của Bộ NNPTNT năm 2010

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 90/1

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

90

Mặc dù có nhiều cơ hội như đã nêu trên, song phụ nữ nông thôn Việt Nam vẫn

 phải chịu nhiều thiệt thòi hơn nam giới. Nguyên nhân chính là do còn có sự bất bình

đẳng trong tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực chủ yếu trong nông nghiệp, các dịch vụ

sản xuất nông nghiệp thiếu nhạy cảm giới... Để khắc phục tình trạng trên, trong th ời

gian tới, các Bộ, ngành, địa phương sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược quốc gia

vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2010, trong đó chú trọng các địa bàn nông thôn, vùng

dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo. Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn tiếp tục

thực hiện các biện pháp cụ thể triển khai Chiến lược và KHHĐ về giới của ngành.

 Nhằm đạt được sự bình đẳng và các lợi ích kinh tế -xã hội cho phụ nữ và nam giới,Chiến lược và KHHĐ về giới của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đã xác

định các mục tiêu là tăng cường nhận thức và trách nhiệm giới; tăng khả năng tiếp cận

và kiểm soát của phụ nữ đối với các nguồn lực chủ yếu (đất đai, tín dụng, nguồn nước,

cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công), giáo dục đào tạo và thông tin; đưa các chỉ tiêu giới

vào các chính sách, chương tr ình, dự án của ngành; tăng tỷ lệ nữ tham gia các hoạt động

nông nghiệp và phát triển nông thôn, các cương vị lãnh đạo và củng cố bộ máy vì sựtiến bộ phụ nữ.

Để góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và chuyển dịch cơ cấu k inh tế theo

hướng công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn, Chính phủ sẽ xem xét và ban hành

 Nghị định về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn. Ngoài ra, trên cơ sở đề

xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Khoa học và Công nghệ, Th ủ

tướng Chính phủ đang xem xét thông qua mô hình tín dụng thực hiện hiệu quả Chiếnlược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020 và

Chương tr ình xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục

vụ phát triển kinh tế-xã hội nông thôn và miền núi đến năm 2010. Đây sẽ là những biện

 pháp tích cực thúc đẩyphát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn và miền núi, góp

 phần cải thiện đời sống người dân, trong đó có phụ nữ.

Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 đã đưa ra chỉ tiêu

 phấn đấu là: Chỉ tiêu 4: Tỷ lệ nữ ở vùng nông thôn nghèo, vùng dân tộc thiểu số có nhu

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 91/1

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

91

cầu được vay vốn ưu đãi từ các chương trình việc làm, giảm nghèo và các nguồn tín

dụng chính thức đạt 80% vào năm 2015 và 100% vào năm 2020.

ĐIỀU 15

Bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ 

trong các quan hệ dân sự trước pháp luật

Ở Việt Nam, nguyên tắc không phân biệt đối xử với phụ nữ trong các l ĩnh vực

tiếp tục được đảm bảo thực hiện và ngày càng được đề cao trong xã hội. Phụ nữ có đầy

đủ quyền bình đẳng với nam giới trước pháp luật, trong việc độc lập tham gia vào cácquan hệ dân sự, giao kết hợp đồng, quản lý tài sản, tự do lựa chọn nơi cư trú và tham gia

tố tụng để bảo vệ quyền lợi của mình tại các cơ quan pháp luật.

15.1. Phụ nữ có địa vị pháp lý b ình đẳng như nam giới trong các quan hệ dân sự 

Điều 52 Hiến pháp năm 1992 quy định “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp

luật ”; Điều 130 Bộ Luật Hình sự quy định: “ Người nào dùng vũ lực hoặc có hành vi

nghiêm tr ọng khác cản trở phụ nữ tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, văn

hoá, xã hội thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt t ù từ ba

tháng đến một năm.”; Điều 5 Bộ luật Dân sự quy định: “Trong quan hệ dân sự, các bên

đều bình đẳng, không được lấy lý do khác biệt về dân tộc, giới tính, thành phần xã hội,

hoàn cảnh kinh tế, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp để đối xử không

 bình đẳng với nhau.” Điều 110 của Bộ luật Lao động sửa đổi (năm 2002) quy định:

“Các doanh nghiệp phải thực hiện đào tạo nghề dự phòng cho lao động nữ ngoài nghềđang làm để việc sử dụng lao động nữ được dễ dàng, phù hợp với đặc điểm tâm, sinh

lý”. Như vậy về cơ bản, Pháp luật Vi ệt Nam đã đảm bảo cho phụ nữ có đầy đủ quyền

trong việc hưởng thụ các quyền và làm các ngh ĩa vụ do pháp luật quy định tr ên nguyên

tắc không phân biệt đối xử với phụ nữ trong mọi lĩnh vực. Phụ nữ có quyền bình đẳng

với nam giới trước pháp luật, trong việc độc lập tham gia vào các quan hệ dân sự, giao

kết hợp đồng, quản lý tài sản, tự do lựa chọn nơi cư trú và tham gia tố tụng để bảo vệquyền lợi của mình tại các cơ quan pháp luật.

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 92/1

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

92

Quyền bình đẳng như nam giới trong các quan hệ dân sự được thể hiện cụ thể trên

các mặt sau đây:

- Phụ nữ có quyền tham gia các hoạt động nghề nghiệp như nam giới: Hiế n pháp

năm 1992 (các điều 52, 55, 56), Bộ luật lao động (khoản 1, Điều 5), Luật hôn nhân và

gia đình (Điều 23)… đều có quy định bảo đảm quyền của phụ nữ tham gia các hoạt

động nghề nghiệp như nam giới.

- Quyền tự do kinh doanh không phân biệt đối xử giữa nam và nữ: Hiến pháp

năm 1992 (Điều 52, 57), Luật doanh nghiệp năm 2005 (Điều 13), Luật thương mại

(Điều 10), Luật kinh doanh bất động sản (Điều 5)… đều ghi nhận nguyên tắc tự do kinhdoanh của cá nhân không phân biệt đối xử nam nữ.

- Quyền nhân thân gắn với tài sản: Hiến pháp năm 1992 (Điều 60), Bộ luật dân sự

năm 2005 (Điều 5, Điều 25, Điều 51), Luật sử hữu trí tuệ năm 2005 (Điều 8, Điều 9,

Điều 198)… đều ghi nhận nguyên tắc bình đẳng giới đối với các quyền nhân thân gắn

với tài sản (quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, vật

nuôi) và công nhận quyền được tự bảo vệ và áp dụng các biện pháp được quy định tạicác Điều 25 Bộ luật dân sự và Điều 198 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005.

- Quyền sở hữu tài sản của phụ nữ: Hiến pháp năm 1992 (Điều 58), Bộ luật dân

sự năm 2005 (Điều 5, các Điều 108, 109, Điều 182-199, các điều 211-213, 221-224),

Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (Điều 19, các điều 27 -23, các điều 95-99)… ghi

nhận pháp luật Việt Nam công nhận và bảo hộ theo nguyên tắc kh ông phân biệt đối xử

về quyền sở hữu tài sản của phụ nữ. Theo đó, phụ nữ bình đẳng với nam giới trong việcchiếm hữu, sử dụng và định đoạn tài sản riêng cũng như đối với tài sản chung của hộ gia

đình, tài sản chung đối với các chủ thể dân sự khác.

- Về quyền được giao đất, cho thuê đất: Hiến pháp năm 1992 (Điều 18), Luật đất

đai năm 2003 (các điều 31-37, Điều 42), Bộ luật dân sự năm 2005 (Điều 688)… ghi

nhận cá nhân được giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất,

được thuê đất không phân biệt đối xử về giới. Ngoài ra, cá nhân trong đó có phụ nữ

được giao đất có quyền được chuyển đổi mục đích sử dụng đất phù hợp với quy định

của pháp luật. Trong trường hợp, Nhà nước thu hồi đất đã giao hoặc cho thuê trước thời

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 93/1

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

93

hạn giao đất, cho thuê đất, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất được bồi

thường thiệt hại hoặc các hỗ trợ khác.

- Về việc đứng tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở: Luật đất

đai (Điều 10, Điều 105…), Luật nhà ở năm 2005 (các điều 9-13, các điều 48-50), Luật

hôn nhân và gia đình năm 2000 (khoản 2 Điều 27)… ghi nhận phụ nữ là người sử dụng

đất, chủ sở hữu nhà ở có quyền được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất và nhà ở. Nếu quyền sử dụng đất, nhà ở thuộc sở hữu chung

của hai vợ chồng thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở 

hữu nhà ở phải ghi tên của hai vợ chồng. Trong trường hợp, Giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở chỉ ghi tên một bên vợ, chồng, bên kia

có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp lại các loại giấy này theo hướng

ghi rõ tên của hai vợ chồng, việc cấp lại được miễn phí. Đối với quyền sử dụng đất, nhà

ở thuộc sở hữu chung của hộ gia đình, phụ nữ nếu là chủ hộ có quyền đứng tên chủ hộ

trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận sở hữu nhà ở. Tuy nhiên,

nếu phụ nữ là thành viên của hộ gia đình mà không phải là chủ hộ, pháp luật Việt Namvẫn chưa quy định cụ thể quyền được ghi tên đồng sở hữu chủ trên Giấy chứng nhận sử

dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

- Quyền tự do giao kết hợp đồng của phụ nữ: Bộ luật dân sự năm 2005 (Điều 4,

Điều 5, Điều 389) ghi nhận nguyên tắc mọi cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

đều có quyền tự do giao kết hợp đồng.

- Quyền thừa kế của phụ nữ: Hiến pháp năm 1992 (Điều 58), Bộ luật dân sự năm2005 (Điều 613, Điều 632, các điều 633-634, Điều 669, Điều 676, điều 680, Điều

734…), Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (Điều 31) ghi nhận phụ nữ có quyền bình

đẳng với nam giới trong việc lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của

mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc và theo pháp luật.

- Bảo vệ quyền bình đẳng của phụ nữ khi tham gia vào các giao dịch dân sự: Bộ

luật dân sự năm 2005 (Điều 4, Điều 5, Điều 412, Điều 691…), Luật hôn nhân và gia

đình năm 2000 (Điều 24, Điều 25, Điều 28, Điều 33 ) ghi nhận phụ nữ bình đẳng trong

việc tham gia các giao dịch dân sự theo năng lực chủ thể và khả năng của mình.

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 94/1

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

94

15.2. Phụ nữ có quyền tự do đi lại và cư trú

Hiến pháp năm 1992 (Điều 68), Bộ luật dân sự năm 2005 (Điều 48, các điều 52  – 

57), Luật cư trú năm 2006 (Điều 3, Điều 4), quy định nguyên tắc cá nhân được quyền tự

do cư trú, tự do đi lại không bị phân biệt đối xử về giới. Bên cạnh đó một số luật khác

cũng đã quy định đ ể đảm bảo quyền này. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (Điều

20) quy định “Nơi cư trú của vợ, chồng do vợ, chồng lựa chọn, không bị ràng buộc bởi

 phong tục, tập quán, địa giới hành chính”. Hoặc các chế tài hình sự cũng đã thể hiện rõ

quyết tâm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do đi lại, cư trú cho mọi công dân

nam nữ: Điều 124 Bộ luật Hình sự cũng đã quy định việc khám xét trái pháp luật chỗ ở,đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật

khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không

giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng tới một năm.

ĐIỀU 16

Quyền b ình đẳng của phụ nữ trong quan hệhôn nhân và gia đ ình

16.1. Pháp luật về hôn nhân và gia đình

Trong 6 năm qua, quyền tự do và bình đẳng của phụ nữ trong quan hệ hôn nhân

và gia đình tiếp tục được duy trì thực hiện và ngày càng được đảm bảo bằng các biện

 pháp luật pháp. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, đã tạo ra cơ sở pháp lý vữngchắc để đảm bảo quyền bình đẳng của phụ nữ và nam giới như như đã nêu trong báo

cáo trước.

16.2. Vấn đề kết hôn và ly hôn

Về vấn đề kết hôn: Luật Hôn nhân và Gia đình không quy định ngoại lệ cho các

trường hợp kết hôn nam trước 20 tuổi, nữ trước 18 tuổi. Việc kết hôn vi phạm q uy định

này thì bị coi là tảo hôn ( hôn nhân trái pháp luật) và phải bị Toà án huỷ bỏ. Bộ luật Hình

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 95/1

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

95

sự quy định người nào tổ chức cưới, đăng ký kết hôn cho những người chưa đến tuổi kết

hôn thì có thể bị phạt tù tới hai năm.

Tuy nhiên, ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, do điều kiện đi lại khó khăn

nên nhiều người dân không thể đi đăng ký kết hôn theo luật đ ịnh. Mặt khác, ở vùng này,

nhiều phong tục tập quán lạc hậu vẫn chưa được xoá bỏ hoàn toàn như: Tảo hôn, tục nối

dây của một số dân tộc thiểu số ( người em trai chưa có vợ hoặc vợ đã chết thì có quyền

lấy chị dâu làm vợ trong trường hợp anh trai của người đó đã chết (dân tộc Brâu), anh rể

được phép lấy em gái của vợ nếu vợ đã chết (dân tộc Rơ Măm).... Vì vậy, để tạo bảo vệ

quyền lợi của đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và của phụ nữ người dân tộc thiểu số

nói riêng trong l ĩnh vực hôn nhân và gia đình, Chính phủ đã ban hành Nghị định số

32/2002/NĐ-CP ngày 27/03/2002 quy định việc áp dụng Luật Hôn nhân và Gia đình đối

với các dân tộc thiểu số. Hiện nay, Nghị định này đã và đang được triển khai thực hiện

có hiệu quả, góp phần phát huy các phong tục tập quán tốt đẹp về hôn nhân và gia đình,

xoá bỏ các phong tục tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình.

Vấn đề ly hôn: Luật Hôn nhân và Gia đình đảm bảo cho cả nam và nữ quyền

được ly hôn. Tuy nhiên, ở một số vùng dân tộc thiểu số, ly hôn nhiều khi không được

giải quyết theo luật pháp mà giải quyết theo phong tục tập quán của dân tộc mình. Luật

Hôn nhân và Gia đình cũng đảm bảo sự bình đẳng trong việc chia tài sản chung của vợ 

chồng khi ly hôn, đặc biệt là chia quyền sử dụng đất và chia nhà ở, bằng việc quy định

tất cả các tài sản có giá trị đều phải được đăng ký tên cả vợ và chồng. Đây chính là cơ 

sở pháp lý quan trọng giúp cho Toà án xét xử công bằng về tà i sản đối với các tr ường

hợp ly hôn trong thời gian vừa qua.

16.3. Quyền bình đẳng trong thời gian hôn nhân

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 tiếp tục khẳng định quyền bình đẳng nam

nữ như một nguyên tắc nền tảng xuyên suốt toàn bộ chế độ hôn nhân và gi a đình của

Việt Nam trong thời kỳ mới: "Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền

ngang nhau về mọi mặt trong gia đình" (Điều 19). Điều này có nghĩa là vợ chồng có

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 96/1

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

96

quyền và trách nhiệm như nhau trong vai trò làm cha mẹ; về các vấn đề liên quan đến

con cái; trong việc định đoạt tài sản chung của gia đình.

Pháp lệnh Dân số năm 2003, được sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định mỗi cặp vợ 

chồng và cá nhân có quyền và nghĩa vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, sử dụng các biện

 pháp KHHGĐ, thực hiện quy mô gia đìn h ít con. Nghị định 104/2003/NĐ-CP quy định

chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Dân số quy định về công bằng

giới: Nghiêm cấm các hành vi cản trở, cưỡng bức thực hiện KHHGĐ; cấm đe doạ, xúc

 phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người sử dụng biện pháp tránh thai,

người sinh toàn con trai hoặc toàn con gái (Điều 9); nghiêm cấm các hành vi lựa chọngiới tính thai nhi (Điều 10). Đặc biệt, Nghị định này đã dành hẳn một điều quy định về

quyền bình đẳng giới: Tuyên truyền về bình đẳng gi ới; xoá bỏ mọi hình thức phân biệt

đối xử dựa trên cơ sở giới tính; tạo điều kiện cho nữ giới chủ động thực hiện chăm sóc

sức khoẻ sinh sản, KHHGĐ và được tiếp cận bình đẳng về giáo dục, đào tạo, nâng cao

trình độ mọi mặt và tham gia các hoạt động xã hội; nam giới có trách nhiệm thực hiện

KHHGĐ; loại bỏ mọi sự phân biệt đối xử với trẻ em gái; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em gái trong sinh hoạt, khám bệnh, chữa bệnh, học tập, vui chơi giải trí và

 phát triển toàn diện. Những quy định này thực sự c ó ý ngh ĩa trong bối cảnh hiện nay ở 

Việt Nam, do một bộ phận nhân dân vẫn còn giữ tư tưởng trọng nam coi thường nữ, tạo

nên sức ép đối với người phụ nữ trong gia đình - phải đẻ con trai cho nhà chồng.

16.4. Tệ ngược đãi phụ nữ trong gia đình

Hiện tượng ngược đãi phụ nữ trong gia đình vẫn còn tồn tại và tập trung chủ yếuở vùng nông thôn, nơi tư tưởng của người dân vẫn còn lạc hậu và phụ nữ thiếu hiểu biết

về quyền và các lợi ích củ a mình. Theo Nghiên cứu quốc gia về Bạo lực gia đình, tỷ lệ

 phụ nữ bị ngược đãi là 58%19.

 Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tệ ngược đãi phụ nữ trong gia đình: trước hết là do

tư tưởng coi thường phụ nữ vẫn còn tồn tại trong xã hội; kinh tế của nhiều gia đình khó

khăn dẫn đến mâu thuẫn vợ chồng. Mặc dù đã được phổ biến, thông tin về các quyền lợi

19  Nghiên cứu quốc gia về Bạo lực gia đình, Tổng cục Thống kê

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 97/1

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

97

của mình, nhưng một bộ phận phụ nữ, nhất là ở vùng sâu, vùng xa vẫn chưa nhận thức

sâu sắc về các quyền lợi hợp pháp của mình. Ngoài ra, còn do tác động của các tệ nạn

xã hội như: nghiện rượu, cờ bạc, mại dâm, ma tuý, ngoại tình; còn tồn tại quan niệm

 phụ nữ lấy chồng phải đẻ được con trai nối dõi cho nhà chồng; những xung khắc giữa

mẹ chồng và nàng dâu...

Các ngành, các cấp nhất là Hội phụ nữ đã có nhiều biện pháp nhằm ngăn ngừa tệ

ngược đãi đối với phụ nữ và hỗ trợ, giúp đỡ các nạn nhân. Chương trình mục tiêu quốc

gia xoá đói, giảm nghèo đã giúp cho đời sống nhiều hộ gia đình được đảm bảo hơn. Nổi

 bật, Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp đã tích cực triển khai chương trình giáo dục và phổ

 biến pháp luật cho phụ nữ, tuyên truyền nâng cao nhận thức của x ã hội và của phụ nữ về

vấn đề bình đẳng giới, đồng thời tăng cường công tác hoà giải và đề xuất với chính

quyền xử lý nghiêm khắc các đối tượng có hành vi ngược đãi phụ nữ.

Luật Phòng chống bạo lực gia đình ra đời năm 2007 là công cụ hiệu quả trong

việc phòng chống bạo lực gia đình. Bên cạnh đó, Việt Nam đã xây dựng mô hình nhà

tạm lánh. Cả nước có 10 nhà tạm lánh. Nhà tạm lánh là nơi giúp cho phụ nữ và trẻ em

gái có thể tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, tư vấn, giáo dục, dạy nghề và một số

kỹ năng sống cần thiết. Từ tháng 3/2007 đến nay, nhà tạm lánh của Trung tâm Phụ nữ

và Phát triển thuộc Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã cung cấp chỗ ở cho 149 nạn nhân

 bạo lực gia đình.

Phương hương thời gian tới: Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn

2011-2020 đã đưa ra chỉ tiêu cụ thể tại Mục tiêu 6: Bảo đảm bình đẳng giới trong đờisống gia đình, từng bước xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới: Chỉ tiêu 1: Rút ngắn khoảng

cách về thời gian tham gia công việc gia đình của nữ so với nam xuống 2 lần vào năm

2015 và xuống 1,5 lần vào năm 2020. Chỉ tiêu 2: Đến năm 2015 đạt 40% và đến năm

2020 đạt 50% số nạn nhân của bạo lực gia đình được phát hiện được tư vấn về pháp lý

và sức khỏe, được hỗ trợ và chăm sóc tại các cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình.

Đến năm 2015 đạt 70% và đến năm 2020 đạt 85% số người gây bạo lực gia đình được phát hiện được tư vấn tại các cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 98/1

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

98

K ẾT LUẬN

Hơn ba mươi năm là thành viên Công ước CEDAW20, với tư cách là quốc gia

thành viên CEDAW, Việt Nam đã thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết quốc tế của

mình, đến nay chúng ta có thể tự hào rằng hệ thống pháp luật Việt Nam tương đối đầy

đủ và toàn diện, phù hợp với các nguyên tắc và các quy định của Công ước CEDAW.

Đặc biệt Việt Nam đã có một đạo luật riêng nhằm thực hiện nội dung cốt lõi của

CEDAW, đó là Luật Bình đẳng giới 2006 và luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007.

 Nhà nước Việt Nam đã phê duyệt nhiều chương trình, dự án, mục tiêu quốc gia liên

quan đến phụ nữ về xoá nghèo, việc làm, dạy nghề nông thô n, dân số và kế hoạch hoá

gia đình, nước sạch vệ sinh môi trường, phòng chống các bệnh xã hội,  phòng chống

HIV/AIDS, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, phát triển văn hoá, giáo dục và đào tạo. Đặc

 biệt là Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến 2010, Chiến lược xây

dựng gia đình Việt Nam đến 2010; Chương tr ình mục tiêu quốc gia Xoá đói giảm

nghèo. Chương tr ình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn.

Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình. Chương tr ình mục

tiêu quốc gia Phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/A IDS.

Chương tr ình mục tiêu quốc gia Văn hoá. Chương tr ình mục tiêu quốc gia Giáo dục và

Đào tạo. Chương tr ình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn

giai đoạn 2006-2010.

Trong quá trình thực hiện Công ước CEDAW, Việt Nam đã đạt được những

thành tựu vô cùng to lớn trên tất cả các mặt chính tr ị, kinh tế, văn hoá và hội. Trong giai

đoạn 2004-2010, Việt Nam đã đẩy tới một bước việc thực hiện các điều khoản của Công

ước như đã cam kết và thực hiện các khuyến nghị của Uỷ ban CEDAW thông qua tại

Phiên họp thứ 759 và 760 ngày 07 tháng 01 năm 2007. Các thành tựu đạt được trước đó

20 Việt Nam ký Công ước Cedaw 29-7-1980. Phê chuẩn 17-2-1982

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 99/1

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

99

tiếp tục được củng cố và phát huy. Từ năm 2004 đến nay, Việt Nam đã đạt được những

tiến bộ mới trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội.

Quyền tự do và bình đẳng của phụ nữ được bảo đảm hơn. Phụ nữ được tạo thêm

điều kiện và cơ hội tham gia và có đóng góp tích cực vào các lĩnh vực chính trị, kinh tế,

văn hoá, xã hội của đất nước. Vai trò và địa vị của phụ nữ trong gia đình và cộng đồng

được nâng cao.

Cải thiện r õ rệt về giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khoẻ và chất l ượng cuộc sống

cho phụ nữ và trẻ em gái. Việt Nam đạt được về cơ bản bình đẳng nam nữ trong giáodục tiểu học và đang phấn đấu thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Các chỉ số

về chăm sóc sức khoẻ là khá cao so với mức thu nhập bình quân đầu người.

 Nhà nước đã áp dụng các biện pháp tích cực để khắc phục về cơ bản tình trạng

 bất bình đẳng giới trong một số lĩnh vực, đặc biệt là trong tiếp cận đất đai và phúc lợi xã

hội, tạo điều kiện cho phụ nữ cùng đứng tên với chồng trong Giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất và nhà ở và được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội bình đẳng như nam giới.Việt Nam thuộc nhóm có thành tựu tốt nhất khu vực Đông Nam Á -Thái Bình Dương về chỉ

số phát triển giới (GDI).

Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng trong sự nghiệp bình đẳng giới

trên các bình diện của đời sống xã hội, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển

đất nước. Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể khích lệ về tăng cường bình

đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ. So với các quốc gia có cùng trình độ và thu

nhập, Việt Nam có các chỉ số về bình đẳng giới khá cao. Việt Nam cơ bản đã thu hẹp

được đáng kể về bình đẳng giới trong giáo dục ở tất cả các cấp học: Tỷ lệ học sinh nữ

trong năm học 2008  – 2009 đạt 4,9% ở bậc tiểu học; 48,5% ở bậc trung học cơ sở;

52,6% ở bậc trung học phổ thông và 48,5% ở bậc đại học. Bình đẳng về việc làm và thu

nhập cũng đạt được những bước tiến quan trọng, trong số lao động được giải quyết việc

làm hàng năm, nữ giới chiếm khoảng 49%. Phụ nữ ngày càng tham gia tích cực hơn

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 100

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

100

trong công tác quản lý, lãnh đạo, trong các vị trí của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, lãnh

đạo các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp.

Một trong những yếu tố quan trọng giúp Việt Nam đạt được các kết quả đáng

khích lệ trên xuất phát từ những thành tựu của côn g cuộc đổi mới theo phương châm

giữ vững và ổn định chính trị, phấn đấu đổi mới tăng trưởng kinh tế một cách bền vững

đi đôi với xoá đói giảm nghèo và giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Bài học lớn nhất được

rút ra trong 6 năm qua đó là sự phối hợp, cộng đồng trách nhiệm giữa các cấp chính

quyền, bộ máy vì sự tiến bộ phụ nữ và Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trên cơ sở quyết

tâm chính tr ị cao của Nhà nước và nhân dân cùng phấn đấu khắc phục bất bình đẳng

giới và nâng cao quyền năng cho phụ nữ. Chủ trương nhất quán của Việt Nam về bình

đẳng giới và tiến bộ phụ nữ đã một lần nữa được thể hiện thông qua việc công bố Chiến

lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến 2010.

Bên cạnh những thành tựu đạt được trong sự nghiệp đấu tranh vì quyền bình đẳng

của phụ nữ Việt Nam, vẫn còn nhiều trở ngại trên con đường đi tới, đang phải đối mặt

với nhiều thách thức liên quan đến việc thực hiện Công ước CEDAW. Việt Nam vẫn là

một nước chậm phát triển, lại phải chịu ảnh hưởng nặng nề của chế độ phong kiến gia

trưởng đã tồn tại hàng ngàn năm, do đó việc thực hiện đầy đủ quyền bình đẳng của phụ

nữ vẫn là quá trình lâu dài. Tệ phân biệt đối xử với phụ nữ vẫn có xu hướng trỗi dậy ở 

mọi nơi, mọi lúc và ngay cả trong mỗi con người. Một số khía cảnh về bất bình đẳng

giới vẫn tồn tại, nhất là tại vùng nông thôn, miền núi. Phụ nữ vẫn có xu hướng làm

nhiều công việc giản đơn hơn so với nam giới. Những định kiến về giới, tư tưởng “trọng

nam khinh nữ” vẫn còn tồn tại, nam giới vẫn được coi trọng và ưu tiên hơn phụ nữ trong

công việc gia đình và xã hội. Tư tưởng coi nam giới là “trụ cột” còn phụ nữ luôn gắn

với vai trò nội trợ, chăm sóc gia đình đã gây ra cách nhìn lệch lạc về vai trò của mỗi

giới, dẫn đến thiếu sự chia sẻ trách nhiệm giữa nam giới và phụ nữ trong công việc gia

đình và tham gia các hoạt động xã hội. Bất bình đẳng giới trên một số lĩnh vực vẫn còn

tồn tại mà sự thiệt thòi chủ yếu thuộc về phụ nữ. Định kiến giới còn tồn tại khá phổ biến

trong nhân dân.

5/16/2018 Ban Cuoi Cung Bao Cao Cedaw Lan7va8 05-12-2011 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ban-cuoi-cung-bao-cao-cedaw-lan7va8-05-12-2011 101

 Báo cáo CEDAW l ần 7+ 8 (02-12-11)

101

Chưa bố trí đầy đủ và kịp thời nguồn lực phù hợp cho các hoạt động bình đẳng

giới, do đó một số chính sách pháp luật chưa có điều kiện để thực thi có hiệu quả trong

thực tế. Hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung, pháp luật về bình đẳng giới nói riêng

vẫn chưa đồng bộ, một số chính sách và biện pháp đặc biệt tạm thời nhằm thúc đẩy sự

 bình đẳng của phụ nữ chưa được cụ thể, rõ ràng, dẫn đến hạn chế việc áp dụng trong

thực tế. Việc thực hiện chế định lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy

 phạm pháp luật cũng còn nhiều khó khăn, thách thức, triển khai thực hiện chưa đồ ng bộ.

Chưa cung cấp đầy đủ được những thông tin hay số liệu về tác động thực tế của các văn

 bản pháp luật và những biện pháp, cũng như mức độ kết quả đạt được trong việc thúcđẩy sự tiến bộ của phụ nữ và trẻ em gái cùng sự thụ hưởng những quyền của họ.

Việt Nam luôn ý thức được rằng còn nhiều khó khăn và thách thức đang đặt ra

đối với Việt Nam trên chặng đường khắc phục sự phân biệt đ ối xử với phụ nữ trong các

l ĩnh vực của đời sống xã hội. Việt Nam đang từng bước sửa đổi, bổ sung, cụ thể hoá,

nội luật hoá để hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đảm bảo  phù hợp, hài hoà với

 pháp luật quốc tế, sửa chữa những yếu kém, tồn tại . Nhà nước Việt Nam đã và đang huy

động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các tổ chức phi chính phủ cùng tham

gia vào sự nghiệp vì sự tiến bộ của phụ nữ, vì bình đẳng nam, nữ, cùng toàn thể nhân

dân quyết tâm phấn đấu thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế đối với Công ước

CEDAW, cũng như các công ước quyền con người mà Việt Nam đã ký kết, phê chuẩn./.

 ________________________________