11
THÔNG BÁO CỦA MỘT SỐ NƯỚC THÀNH VIÊN WTO Nhãn tiết kiệm năng lượng Ngày 2/9/2015 Châu Âu thông báo về việc xây dựng Quy định của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu quy định khung khổ ghi nhãn năng lượng. Quy định này sẽ thay thế Chỉ thị số 2010/30/EU ngày 19/5/2010. Dự thảo đưa ra các quy định về nhãn năng lượng và thông tin sản phẩm đối với các sản phẩm tiêu dùng năng lượng cụ thể. Mục đích của Quy định này là giúp người tiêu dùng có thông tin khi lựa chọn mua các sản phẩm sử dụng năng lượng và định hướng thị trường tới các sản phẩm tiết kiệm năng lượng. Thông tin cụ thể đề nghị xem tại: https://members.wto.org/crnattachments/2015/TBT/EEC/15_3308_00_e.pdf Khai thác gỗ bền vững Ngày 02/9/2015 Hàn Quốc thông báo về việc xây dựng Dự thảo Tiêu chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm gỗ. Dự thảo này sửa đổi Tiêu chuẩn cho sản phẩm gỗ đã được xây dựng trước đây để đảm bảo tăng cường chất lượng các sản phẩm gỗ và xây dựng trình tự đối với việc phân phối gỗ theo Điều 20 của Luật khai thác gỗ bền vững. Tiêu chuẩn áp dụng đối với các sản phẩm gỗ gồm: gỗ đã xử lý để chống cháy, gỗ composite tổng hợp và gỗ ép strand board. Dự thảo sẽ có hiệu lực từ ngày 01/6/2016. Thời hạn đóng góp ý kiến: 60 ngày kể từ ngày thông báo. Toàn văn Dự thảo đề nghị xem tại: https://members.wto.org/crnattachments/2015/TBT/KOR/15_3475_00_x.pdf Nông sản và ngư sản thân thiện môi trường Ngày 2/9/2015, Hàn Quốc thông báo cho các nước Thành viên WTO về việc sửa đổi Luật thúc đẩy sản phẩm nông sản và ngư sản thân thiện với môi trường; quản lý và hỗ trợ thực phẩm hữu cơ. Mục đích của các quy định sửa đổi này là để bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của con người. Các nước thành viên được phép đóng góp ý kiến đối với văn bản trong vòng 60 ngày kể từ ngày 2/9/2015. Thông tin cụ thể về văn bản đề nghị xem tại: https://members.wto.org/crnattachments/2015/TBT/KOR/15_3474_00_x.pdf Nội thất gỗ Ngày 22/7/2015, Cơ quan tiêu chuẩn hóa Trung Quốc (SAC) có thông báo Dự thảo Tiêu chuẩn Quốc gia về việc giới hạn hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và kim loại nặng trong các sản phẩm nội thất gỗ. Dự thảo tiêu chuẩn này quy định mức giới hạn của các chất formaldehyde, benzene, methylbenzene, xylene và TVOC trong sản phẩm nội thất gỗ, phương pháp thử và các quy định kiểm định. Quy chuẩn này nhằm đảm bảo sự an toàn của người tiêu dùng. Thời gian dự kiến thông qua: 90 ngày sau ngày thông báo. Thời gian dự kiến có hiệu lực: 6 tháng sau khi thông qua. Thông tin cụ thể về dự thảo xem tại: https://members.wto.org/crnattachments/2015/TBT/CHN/15_2820_00_x.pdf BẢN TIN HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI TỈNH QUẢNG NGÃI Số: 05/2015 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG NGÃI CHI CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG

Bản tin số 05/2015

  • Upload
    doananh

  • View
    221

  • Download
    3

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bản tin số 05/2015

Số 02/2015

1

ở k

THÔNG BÁO CỦA MỘT SỐ NƯỚC THÀNH VIÊN WTO

Nhãn tiết kiệm năng lượng

Ngày 2/9/2015 Châu Âu thông báo về việc xây dựng Quy định của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu quy định khung khổ ghi nhãn năng lượng. Quy định này sẽ thay thế Chỉ thị số 2010/30/EU ngày 19/5/2010. Dự thảo đưa ra các quy định về nhãn năng lượng và thông tin sản phẩm đối với các sản phẩm tiêu dùng năng lượng cụ thể. Mục đích của

Quy định này là giúp người tiêu dùng có thông tin khi lựa chọn mua các sản phẩm sử dụng năng lượng và định hướng thị trường tới các sản phẩm tiết kiệm năng lượng. Thông tin cụ thể đề nghị xem tại:

https://members.wto.org/crnattachments/2015/TBT/EEC/15_3308_00_e.pdf

Khai thác gỗ bền vững

Ngày 02/9/2015 Hàn Quốc thông báo về việc xây dựng Dự thảo Tiêu chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm gỗ. Dự thảo này sửa đổi Tiêu chuẩn cho sản phẩm gỗ đã được xây dựng trước đây để đảm bảo tăng cường chất lượng các sản phẩm gỗ và xây dựng trình tự đối với việc phân phối gỗ theo Điều 20 của Luật khai thác gỗ bền vững. Tiêu chuẩn áp dụng đối với các sản phẩm gỗ gồm: gỗ đã xử lý để chống cháy, gỗ composite tổng hợp và gỗ ép strand board. Dự thảo sẽ có hiệu lực từ ngày 01/6/2016. Thời hạn đóng góp ý kiến: 60 ngày kể từ ngày thông báo. Toàn văn Dự thảo đề nghị xem tại:

https://members.wto.org/crnattachments/2015/TBT/KOR/15_3475_00_x.pdf

Nông sản và ngư sản thân thiện môi trường

Ngày 2/9/2015, Hàn Quốc thông báo cho các nước Thành viên WTO về việc sửa đổi Luật thúc đẩy sản phẩm nông sản và ngư sản thân thiện với môi trường; quản lý và hỗ trợ thực phẩm hữu cơ. Mục đích của các quy định sửa đổi này là để bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của con người. Các nước thành viên được phép đóng góp ý kiến đối với văn bản trong vòng 60 ngày kể từ ngày 2/9/2015. Thông tin cụ thể về văn bản đề nghị xem tại:

https://members.wto.org/crnattachments/2015/TBT/KOR/15_3474_00_x.pdf

Nội thất gỗ

Ngày 22/7/2015, Cơ quan tiêu chuẩn hóa Trung Quốc (SAC) có thông báo Dự thảo Tiêu chuẩn Quốc gia về việc giới hạn hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và kim loại nặng trong các sản phẩm nội thất gỗ. Dự thảo tiêu chuẩn này quy định mức giới hạn của các chất formaldehyde, benzene, methylbenzene, xylene và TVOC trong sản phẩm nội thất gỗ, phương pháp thử và các quy định kiểm định. Quy chuẩn này nhằm đảm bảo sự an toàn của người tiêu dùng. Thời gian dự kiến thông qua: 90 ngày sau ngày thông báo. Thời gian dự kiến có hiệu lực: 6 tháng sau khi thông qua. Thông tin cụ thể về dự thảo xem tại:

https://members.wto.org/crnattachments/2015/TBT/CHN/15_2820_00_x.pdf

BẢN TIN HÀNG RÀO KỸ THUẬT

TRONG THƯƠNG MẠI TỈNH QUẢNG NGÃI

Số: 05/2015

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG NGÃI

CHI CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG

Page 2: Bản tin số 05/2015

Số 05/2015

Bản tin hàng rào kỹ thuật trong thương mại tỉnh Quảng Ngãi 2

DANH MỤC THÔNG BÁO NHẬN TRONG THÁNG 8 - 9/2015

STT Nước thông

báo

Số lượng

TB Vấn đề thông báo

1 Các Tiểu

Vương Quốc Ả rập

3 Các đồ uống nói chung. Mỹ phẩm. Đồ gia dụng

2 Ai Cập 5 Xà phòng với chất tẩy rửa dùng cho mục đích gia dụng. Đồ uống không cồn. Các sản phẩm sữa. Các chất gây ô nhiễm trong thực phẩm. Nước giải khát.

3 Ấn Độ 2 IS 522 tấm thép không gỉ và bộ đồ dùng gia dụng. Dải, bọc thép không gỉ.

4 Colombia 1 Nhiên liệu Ethanol biến tính dạng khan và nhiên liệu Ethanol dạng khan.

5 Trung Quốc 6

Nồi cơm điện. Ấm đun siêu tốc hoặc máy lưu trữ nước nóng, các thiết bị nhiệt điện làm nóng không gian và đất, máy làm tóc và máy sấy khô tay, bàn là điện, dụng cụ nhiệt điện gia dụng. Tủ lạnh, tủ đông lạnh hoặc các thiết bị đông lạnh khác, thiết bị điện tử hoặc các thiết bị khác. Máy bơm ly tâm lọc hóa dầu. Máy bơm chất lỏng, có hoặc không có thiết bị đo, thang máy. Kỹ thuật năng lượng và truyền nhiệt kỹ thuật nói chung.

6 EU 2 Các sản phẩm tiêu thụ năng lượng. Các sản phẩm bioxit.

7 Hàn Quốc 2 Quy định EMC Các sản phẩm sinh học. Các sản phẩm lâm nghiệp (gỗ chống cháy).

8 Uganda 5

Túi và sản phẩm bao bì bằng giấy. Giấy và bìa các tông; hàng hóa từ bột giấy, giấy hoặc bìa các tông. Vật liệu bao gói và phụ kiện. Sản phẩm giấy nói chung. Sơn và vecni từ các loại polyme tổng hợp hoặc các polyme tự nhiên biến đổi về mặt hóa học, đã phân tán hay hòa tan trong môi trường phi Aqueous.

9 Ukraine 2 Thiết bị có thể tạo ra hoặc ảnh hưởng bởi sự giao thoa điện từ. Thiết bị điện được sử dụng ở điện áp từ 50V-1000V AC và từ 75V-1500V DC.

10 Việt Nam 4 Các chất hóa học, Thiết bị nâng, Vật liệu xây dựng Sản phẩm dệt.

11 Hoa Kỳ 6 Thịt, sản phẩm từ thịt các sản phẩm khác từ động vật. Nho khô. Trái cây. Rau quả. Bồn tắm cho trẻ sơ sinh. Thiết bị cho trẻ em.

Nguồn: TBT Việt Nam

VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT MỚI BAN HÀNH

STT Số hiệu Trích yếu Ngày ban

hành Ngày có hiệu lực

1 12/2015/TT

-NHNN

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 06/2013/TT-NHNN hướng dẫn hoạt động mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước

28/8/2015 28/8/2015

2 15/2015/TT Thông tư quy định về đo lường, chất 25/8/2015 01/4/2016

Page 3: Bản tin số 05/2015

Số 05/2015

Bản tin hàng rào kỹ thuật trong thương mại tỉnh Quảng Ngãi 3

-BKHCN lượng trong kinh doanh xăng dầu

3 40/2015/TT

-BTNMT Thông tư về quy trình kỹ thuật quan trắc khí thải

17/8/2015 05/10/2015

4 1359/QĐ-

TĐC

Quyết định về phê duyệt "kế hoạch triển khai thực hiện Thông tư số 15/2015/TT-BKHCN ngày 25/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường chất lượng trong kinh doanh xăng dầu"

04/9/2015 04/9/2015

5 4582/UBND-

ĐNMN V/v tăng cường sử dụng, phối trộn, phân phối xăng sinh học

11/9/2015 11/9/2015

6 48/QĐ-UBND

Quyết định ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể Chè Minh Long

14/9/2015 14/9/2015

CÁC TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN KỸ THUẬT MỚI BAN HÀNH

STT Ký hiệu Nội dung Ngày ban hành

Ngày có hiệu lực

1 QCVN 16-1:2015/BYT

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16-1:2015/BYT đối với thuốc lá điếu

20/8/2015 01/11/2015

2 QCVN

12:2015/BTTTT

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN12:2015/BTTTT về thiết bị đầu cuối thông tin di động GSM

17/8/2015 01/3/2016

3 QCVN

15:2015/BTTTT

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 15:2015/BTTTT Về thiết bị đầu cuối thông tin di động W-CDMA FDD

17/8/2015 01/3/2016

4 QCVN

86:2015/BGTVT

Quy chuẩn quốc gia QCVN 86:2015/BGTVT về Khí thải mức 4 đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới

24/7/2015 01/02/2016

5 QCVN

90:2015/BTTTT

Quy chuẩn quốc gia QCVN 90:2015/BTTTT về IPV6 đối với thiết bị định tuyến biên khách hàng

21/7/2015 01/02/2016

6 QCVN

89:2015/BTTTT

Quy chuẩn quốc gia QCVN 89:2015/BTTTT về IPV6 đối với thiết bị nút

21/7/2015 01/02/2016

10 TCVN

10684:2015 Cây công nghiệp lâu năm. Tiêu chuẩn cây giống. Phần 1: Cây giống ca cao

10/6/2015 10/6/2015

11 TCVN

10787:2015 Malt. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử

17/6/2015 17/6/2015

12 TCVN

10788:2015 Malt. Xác định độ ẩm. Phương pháp khối lượng

17/6/2015 17/6/2015

13 TCVN

10789:2015 Malt. Xác định hàm lượng chất chiết

17/6/2015 17/6/2015

14 TCVN

10790:2015 Malt. Xác định hàm lượng a- amylase 17/6/2015 17/6/2015

15 TCVN

10791:2015

Malt. Xác định hàm lượng nitơ tổng số và tính hàm lượng protein thô- Phương pháp Kjeldahl

17/6/2015 17/6/2015

16 TCVN

10792:2015 Hoa Hublông- Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử

17/6/2015 17/6/2015

17 TCVN

10793:2015 Hoa Hublông- Xác định độ ẩm

17/6/2015 17/6/2015

Page 4: Bản tin số 05/2015

Số 05/2015

Bản tin hàng rào kỹ thuật trong thương mại tỉnh Quảng Ngãi 4

18 TCVN

10794:2015 Hoa Hublông- Xác định hàm lượng a-axit và b-axit. Phương pháp quang phổ

17/6/2015 17/6/2015

19 TCVN

10795:2015 Hoa Hublông- Xác định hàm lượng tinh dầu. Phương pháp chưng cất hơi nước

17/6/2015 17/6/2015

20 TCVN

10724:2015 Bơ cacao

17/6/2015 17/6/2015

21 TCVN

10725:2015 Bột cacao và hỗn hợp bột cacao có đường 17/6/2015 17/6/2015

22 TCVN

10726:2015 Cacao dạng khối, nhão, lỏng và cacao dạng bánh

17/6/2015 17/6/2015

23 TCVN

10727:2015 Sôcôla và sản phẩm sôcôla

17/6/2015 17/6/2015

24 TCVN

10728:2015 Sản phẩm cacao. Xác định pH. Phương pháp đo điện thế

17/6/2015 17/6/2015

25 TCVN

10729:2015 Sản phẩm cacao. Xác định độ ẩm. Phương pháp Karl Fischer

17/6/2015 17/6/2015

26 TCVN

10730:2015 Sản phẩm cacao. Xác định hàm lượng chất béo. Phương pháp chiết Soxhlet

17/6/2015 17/6/2015

27 TCVN

10731:2015 Sản phẩm cacao. Xác định hàm lượng xơ thô 17/6/2015 17/6/2015

28 TCVN

10732:2015 Sản phẩm cacao. Xác định hàm lượng tro 17/6/2015 17/6/2015

29 TCVN

10728:2015

Sản phẩm cacao. Xác định độ kiềm của tro tan trong nước và tro không tan trong nước. Phương pháp chuẩn độ

17/6/2015 17/6/2015

30 TCVN

10674:2015

Phân bón. Xác định hàm lượng crom tổng số- Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa

22/7/2015 22/7/2015

31 TCVN

10675:2015

Phân bón. Xác định hàm lượng niken tổng số. Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa

22/7/2015 22/7/2015

32 TCVN

10676:2015

Phân bón. Xác định hàm lượng thủy ngân tổng số bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử. Kỹ thuật hóa hơi lạnh

22/7/2015 22/7/2015

33 TCVN

10677:2015

Phân bón. Xác định hàm lượng magi hòa tan trong nước. Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa

22/7/2015 22/7/2015

34 TCVN

10678:2015

Phân bón rắn. Xác định hàm lượng phospho hòa tan trong nước. Phương pháp quang phổ

22/7/2015 22/7/2015

35 TCVN

10679:2015 Phân bón. Xác định hàm lượng bo hòa tan trong axit. Phương pháp quang phổ

22/7/2015 22/7/2015

36 TCVN

10680:2015 Phân bón. Xác định hàm lượng bo hòa tan trong nước. Phương pháp quang phổ

22/7/2015 22/7/2015

37 TCVN

10681:2015

Phân bón rắn. Xác định hàm lượng sulfat hòa tan trong axit vô cơ. Phương pháp khối lượng

22/7/2015 22/7/2015

38 TCVN

10682:2015 Phân bón. Xác định hàm lượng nitrat. Phương pháp Kjeldahl

22/7/2015 22/7/2015

39 TCVN

10683:2015 Phân bón rắn. Phương pháp chuẩn bị mẫu để xác định các chỉ tiêu hóa học và vật lý.

22/7/2015 22/7/2015

40 TCVN

10760:2015 Kính phẳng tôi hóa. Phân loại và phương pháp thử

22/7/2015 22/7/2015

Page 5: Bản tin số 05/2015

Số 05/2015

Bản tin hàng rào kỹ thuật trong thương mại tỉnh Quảng Ngãi 5

TIN TỨC – SỰ KIỆN

Quy định về đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu

Ngày 25/8/2015, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 15/2015/TT-BKHCN quy định về đo lường chất lượng trong kinh doanh xăng dầu; Thông tư có hiệu lực từ ngày 01/4/2016 và Thông tư số 11/2010/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

Thông tư này quy định về đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu và trình tự, thủ tục đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu tại Việt Nam; áp dụng với các thương nhân kinh doanh xăng dầu, cơ quan quản lý nhà nước về đo lường, chất lượng và cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Theo kế hoạch, trong thời gian tới Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quảng Ngãi dự kiến sẽ tổ chức khoảng từ 03 đến 04 lớp tập huấn, phổ biến rộng rãi những quy định mới về đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu theo tinh thần Thông tư số 15/2015/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ cho 190 cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh. Nhằm giúp các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, cơ quan quản lý nhà nước về đo lường, chất lượng, tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn tỉnh, nâng cao nhận thức, nắm bắt được những quy định mới về đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu để kịp thời chấn chỉnh cho phù hợp với yêu cầu mới trước khi Thông tư chính thức có hiệu lực vào 01/4/2016.

Thông tư này không áp dụng đối với thương nhân sản xuất, nhập khẩu, pha chế xăng dầu chuyên dùng cho nhu cầu riêng của mình, không đưa ra lưu thông trên thị trường theo đăng ký với Bộ Công thương; nhiên liệu bay hàng không./.

Toàn văn nội dung xem tại: http://www.tcvn.gov.vn/ Nguồn: TBT Quảng Ngãi

Đồ chơi trẻ em độc hại lưu thông trên thị trường

Hiện nay trên thị trường xuất hiện một số loại đồ chơi trẻ em “thông minh” là dạng đồ chơi biết kể chuyện với nhiều hình dạng khác nhau, trên nhãn ghi “Máy kể chuyện thông minh”/ “Chú mèo Tom biết kể chuyện”/ “Máy kể chuyện tiếng Doraemon”…, “made in China”. Loại đồ chơi trẻ em này không được chứng nhận hợp quy hoặc giả mạo chứng nhận hợp quy (có gắn dấu “CR-ABC” nhưng thực chất là giả mạo chứng nhận hợp quy). Loại đồ chơi này khi bật chức năng kể chuyện phát ra ngôn ngữ không phù hợp với giáo dục trẻ em (nói bậy, ngôn ngữ kích động bạo lực…)

Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quảng ngãi thông báo đến người tiêu dùng không mua và sử dụng loại đồ chơi trẻ em nêu trên.

Nguồn: TBT Quảng Ngãi

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Page 6: Bản tin số 05/2015

Số 05/2015

Bản tin hàng rào kỹ thuật trong thương mại tỉnh Quảng Ngãi 6

Kể từ ngày 01/01/2016, ngừng lưu thông trên thị trường nội địa sản phẩm dầu điêzen 0,25%S

Hiện nay, trên thị trường nội địa đang lưu hành 02 loại dầu điêzen là dầu DO 0,05%S có hàm lượng lưu huỳnh không lớn hơn 500 mg/kg sử dụng cho phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và dầu DO 0,25%S có hàm lượng lưu huỳnh không lớn hơn 2500 mg/kg khuyến cáo không sử dụng cho phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO cao gây ăn mòn động cơ và ô nhiễm môi trường. Thêm vào đó, dầu DO 0,25%S có giá thành rẻ hơn dầu

DO 0,05%S nên đã gây ra tình trạng gian lận thương mại.

Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và góp phần chống gian lận trong thương mại, ngày 24/03/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành công văn số 412/TTg-KTN đồng ý với Bộ Khoa học và Công nghệ ngừng lưu thông trên thị trường nội địa sản phẩm dầu DO 0,25%S kể từ ngày 01/01/2016. Đồng thời yêu cầu Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, ban hành văn bản bãi bỏ các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn, yêu cầu kỹ thuật về sản phẩm DO 0,25 %S sản xuất, lưu thông trên thị trường; Bộ Công thương chủ trì, ban hành văn bản bãi bỏ các quy định liên quan đến sản xuất, pha chế, lưu thông sản phẩm DO 0,25%S, điều hành nhập khẩu sản phẩm dầu DO 0,25%S cho phù hợp với thời điểm ngừng lưu thông và rà soát lại dự trữ lưu thông, dự trữ quốc gia, các hộ tiêu thụ loại dầu này để có quy định chuyển tiếp cho phù hợp, bảo đảm quyền lợi của doanh nghiệp và Nhà nước.

Nguồn: TBT Quảng Ngãi

Vào TPP, gỗ và dệt may tận dụng tối đa lợi thế để xuất khẩu

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) chính thức hoàn tất đàm phán, sản xuất da giầy, gỗ, dệt may là một trong những ngành được hưởng lợi. Tuy nhiên, đứng trước thách thức về quy tắc xuất xứ, các doanh nghiệp Việt Nam đang tìm đường cải thiện và đẩy mạnh xuất khẩu.

Dệt may tận dụng triệt để dòng vốn FDI

Quy tắc xuất xứ từ sợi trở đi được cho là thách thức lớn nhất ngành dệt may đã, đang và sẽ phải đối mặt. Quy tắc này bắt buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải sử dụng nguyên liệu trong nước hoặc nhập khẩu từ các nước trong TPP để được hưởng thuế suất ưu đãi.

Lãnh đạo một doanh nghiệp trong ngành dệt may cho hay, hiện tại, Việt Nam đang là một trong năm nhà xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới với các thị trường chủ yếu là Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản. Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP được ký kết, ngành dệt may sẽ có lợi thế vì thuế suất xuất khẩu giảm dần về 0%. Tuy nhiên, bên cạnh đó, ngành dệt may cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Page 7: Bản tin số 05/2015

Số 05/2015

Bản tin hàng rào kỹ thuật trong thương mại tỉnh Quảng Ngãi 7

Theo đó, ngành dệt may Việt Nam vẫn nhập khẩu vải và nguyên phụ liệu tới 70-80% từ Trung Quốc và Trung Quốc không thuộc TPP. Sản phẩm sợi Việt Nam chưa đa dạng và chất lượng chưa cao, khâu dệt nhuộm lại yếu nên vải chưa đáp ứng cung cấp cho ngành. Hiện nay, mới chỉ đạt 20-25% là có thể dùng cho ngành may xuất khẩu.

Vậy thì đâu là giải pháp trong thời gian tới cho các doanh nghiệp dệt may, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng, doanh nghiệp dệt may phải nắm bắt triệt để cơ hội từ các dòng FDI vào Việt Nam. Bên cạnh đó, Chính phủ cần quy hoạch vùng trọng điểm các khu công nghiệp, phải có định hướng phát triển nguồn lực cho các ngành công nghiệp. Còn đối với doanh nghiệp trong nước, phải chủ động tìm giải pháp, đầu tư mở rộng, giữ thị phần nhất định trong các sản phẩm dệt may, xây dựng chuỗi liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước có được hệ thống sản xuất sợi dệt hoàn tất.

Ngành gỗ tìm đường sang Mỹ

Thách thức lớn đối với các doanh nghiệp gỗ là nguồn nguyên liệu. Hơn 80% nguyên liệu đều đang phải nhập khẩu trong khi đó yêu cầu để được ưu đãi về thuế là tỷ lệ nội địa hóa phải đáp ứng từ 55% tổng giá trị trở lên; doanh nghiệp chỉ được phép nhập tối đa 45% nguyên vật liệu từ các nước ngoài.

Lo ngại về quy tắc xuất xứ của TPP, ông Quỳnh Giám đốc công ty xuất khẩu đồ gỗ Minh Tiến (Hà Nội) cho hay cho rằng, công ty Minh Tiến chủ yếu sản xuất các sản phẩm làm gỗ. Nguồn nguyên liệu gỗ được nhập từ Trung Quốc. Sau đó, qua một đơn vị đầu mối, công ty xuất khẩu sang các thị trường Mỹ và EU nếu áp dụng 55% tỷ lệ nội địa hóa sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp. Bởi thực tế lượng gỗ Việt Nam cung cấp để sản xuất ra các sản phẩm gỗ không có nhiều, chủ yếu là gỗ thân nhỏ, doanh nghiệp phải nhập đa số từ Trung Quốc, nguồn gỗ phong phú, giá thành rẻ.

Ngược lại, là một trong những doanh nghiệp kinh doanh gỗ và sản phẩm từ gỗ, ông Nguyễn Văn Hợp, Giám đốc Kim doanh Trung tâm gỗ và đá quý Lục Bình An (Hà Nội) cho hay: về tiêu chí tỷ lệ nội địa hóa từ 55% trở lên của TPP thì doanh nghiệp hoàn toàn đáp ứng được. TPP được ký kết, thuế suất xuất khẩu giảm là cơ hội tốt cho doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường lớn thông qua kết nối với các đầu mối nước ngoài để đẩy mạnh tiêu thụ.

Nguồn: Vinanet

Cách nhận biết mũ bảo hiểm hợp quy và sử dụng đúng cách

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng các loại MBH, các cơ sở sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh MBH và người tiêu dùng cần chú ý:

Dấu hiệu nhận biết về mũ bảo hiểm hợp quy

Về thành phần cấu tạo bắt buộc phải gồm 3 phần chính:

- Vỏ mũ, lớp đệm hấp thụ xung động và quai đeo.

Về nhãn mũ bảo hiểm phải có các thông tin sau:

- Nhãn mũ bảo hiểm sản xuất trong nước tối thiểu phải bao gồm:

Tên sản phẩm (phải có cụm từ “Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy”);

Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất;

Cỡ mũ;

Tháng, năm sản xuất.

- Nhãn phụ của mũ bảo hiểm nhập khẩu tối thiểu phải bao gồm:

Mũ bảo hiểm được dán nhãn

hợp quy

Page 8: Bản tin số 05/2015

Số 05/2015

Bản tin hàng rào kỹ thuật trong thương mại tỉnh Quảng Ngãi 8

Tên sản phẩm (phải có cụm từ “Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy”);

Tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân nhập khẩu và phân phối;

Xuất xứ hàng hóa;

Cỡ mũ;

Tháng, năm sản xuất.

Về dấu hợp quy:

MBH lưu thông trên thị trường bắt buộc phải gắn dấu CR theo quy định.

Dấu hiệu nhận biết về dấu hợp quy (CR):

Căn cứ Công văn số 1520/TĐC-ĐGPH về việc hướng dẫn cách thể hiện dấu hợp quy trên MBH của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ngày 23/10/2008, có 02 kiểu dấu CR sau:

- Đối với mũ bảo hiểm được chứng nhận hợp quy theo phương thức 5 của Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN, dấu hợp quy được thể hiện như hình dưới đây.

Trong đó:

+ ABC: Tên tổ chức chứng nhận

+ XXXX: Số giấy chứng nhận.

+ YY: Hai số cuối của năm chứng nhận.

+ ZZ: Số lần chứng nhận bổ sung (chứng nhận lần đầu: 00; chứng nhận bổ sung lần 1: 01…)

- Đối với mũ bảo hiểm được chứng nhận hợp quy theo phương thức 7 của Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN, dấu hợp quy được thể hiện như hình dưới đây.

Trong đó:

+ ABC: Tên tổ chức chứng nhận

+ No. XXX XXX XXX: Số series (do tổ chức chứng nhận quy định) cho số lượng hàng hóa thuộc lô hàng được chứng nhận.

Hiện nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đã chỉ định 05 tổ chức chứng nhận thực hiện việc chứng nhận hợp quy MBH, cụ thể:

1. Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 1 (QUATEST 1).

2. Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 2 (QUATEST 2).

3. Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (QUATEST 3).

4. Trung tâm Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn (QUACERT)

5. Văn phòng Chứng nhận Chất lượng (BQC).

Đội mũ bảo hiểm đúng cách theo quy định sau:

Kéo quai mũ bảo hiểm sang hai bên rồi đội mũ và đóng khóa mũ lại. Không được để quai mũ lỏng lẻo mà phải đóng khít với cằm. Sau khi đội mũ bảo hiểm cần kiểm tra lại bằng cách: dùng tay kéo mũ từ đằng sau ra đằng trước hoặc nâng phần trên trước trán lên (hoặc phần dưới cằm đối với MBH cả hàm) rồi kéo ra đằng sau, mũ không được bật ra khỏi đầu.

Nguồn: TBT Quảng Ngãi

Page 9: Bản tin số 05/2015

Số 05/2015

Bản tin hàng rào kỹ thuật trong thương mại tỉnh Quảng Ngãi 9

DOANH NGHIỆP TRONG TỈNH

Doosan Vina: Xuất thiết bị nhiệt điện đến Hoa Kỳ

Doosan Vina vừa xuất khẩu đợt 1 các thành phần cấu thành thiết bị thu hồi nhiệt công suất 300MW đến nhà máy điện khí gas Salem Harbour Combined-Cycle Gas Turbine (bang Massachusetts, Hoa Kỳ).

Trong chuyến xuất hàng đầu tiên này, tổng cộng 10 module nặng 2.100 tấn đã được xuất đi từ cảng chuyên dụng tại Quảng Ngãi. Dự kiến, chuyến xuất hàng cuối cùng cũng được thực hiện trong tháng 9 này.

Nhà máy điện khí gas Salem Harbour Combined-Cycle Gas Turbine dự kiến vận hành thương mại vào tháng 6/2017, có khả năng cung cấp điện cho hơn 600.000 hộ gia đình, khắc phục tình trạng thiếu hụt điện tại miền đông bắc Massachusetts và khu vực Boston.

Nguồn: Báo Công Thương

Giá cau tại Quảng Ngãi tăng cao nhờ xuất sang Ấn Độ

Năm nay, cau xứ “ngàn cau” Sơn Tây (Quảng Ngãi) bất ngờ đội giá 17.000 đồng/kg, cao gấp 4 lần các năm trước. Đây cũng là năm đầu tiên cau được thương lái thu mua với giá cao như vậy.

Theo các đại lý thu mua cau tại huyện Sơn Tây, giá cau tăng đột biến vì ngoài thị trường tiêu thụ truyền thống ở Trung Quốc thì năm nay cau còn được xuất sang Ấn Độ. Các nhà máy ở 2 thị trường này thu mua cau trung (loại cau không quá già cũng không quá non) để làm nguyên liệu sản xuất kẹo cau. Do có sự cạnh tranh giữa 2 thị trường nên giá cau năm nay được đẩy lên khá cao so với mọi năm.

Phòng Nông nghiệp huyện Sơn Tây khẳng định cau xuất khẩu phải đúng tiêu chuẩn, thuộc loại trung chứ không phải cau non quá hoặc già quá như lâu nay nhiều người vẫn nghĩ. Giá cau đột ngột tăng đã góp phần tăng thu nhập cho người dân.

Toàn huyện Sơn Tây có khoảng 1.423 ha trồng cau; trong đó diện tích cau cho thu hoạch khoảng 670 ha với sản lượng khoảng 8.375 tấn, tập trung nhiều nhất ở xã Sơn Dung và Sơn Mùa. Những ngày này, khắp các cánh rừng xứ “ngàn cau” nhộn nhịp kẻ mua người bán. Đặc biệt, thương lái còn thuê cả đội lao động chừng 4-5 người để trèo hái cau thuê.

Giá cau tăng đồng nghĩa với việc thu nhập của người dân được cải thiện và hơn hết tạo cơ hội để loại cây trồng truyền thống này tiếp tục có chỗ đứng trong đồng bào, trở thành cây xóa nghèo đắc lực ở xứ “ngàn cau”.

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Page 10: Bản tin số 05/2015

Số 05/2015

Bản tin hàng rào kỹ thuật trong thương mại tỉnh Quảng Ngãi 10

HỎI ĐÁP

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA)

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) đã chính thức được ký kết, dự báo sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp của Việt Nam. Đặc biệt, so với Hiệp định ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA), VKFTA được đánh giá sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam so với các doanh nghiệp các nước trong ASEAN. TBT Quảng Ngãi tổng hợp một số quan điểm xung quanh hiệp định này.

Hiệp định VKFTA có gì đáng lưu ý đối với các doanh nghiệp?

Thực tế, Hàn Quốc đã có FTA với Việt Nam trong khuôn khổ FTA ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA). Tuy nhiên, nếu như trong AKFTA lĩnh vực cam kết chủ yếu là hàng hóa (cắt giảm thuế quan, quy tắc xuất xứ), hầu như không có cam kết gì về dịch vụ và đầu tư, thì trong VKFTA lĩnh vực cam kết bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và nhiều vấn đề khác.

Do cơ cấu sản phẩm giữa Việt Nam và Hàn Quốc là tương đối bổ sung cho nhau nên việc ký kết VKFTA sẽ giúp cho rất nhiều sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam thu được lợi ích. Trong đó, theo nhận định của các chuyên gia đàm phán, dệt may, giày dép sẽ là các sản phẩm được hưởng lợi nhiều nhất. Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm khác của Việt Nam vốn không được Hàn Quốc mở, thì sẽ được mở cửa trong VKFTA và do đó cũng sẽ có lợi thế.

Cụ thể, đối với các sản phẩm nông nghiệp, Việt Nam là đối tác FTA đầu tiên được Hàn Quốc mở cửa thị trường cho nhiều sản phẩm nhạy cảm như tỏi, gừng, mật ong, khoai lang… (thuế suất những mặt hàng này rất cao từ 241- 420% do đặc biệt nhạy cảm với Hàn Quốc). Nhờ vậy, VKFTA sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh đáng kể cho những sản phẩm nông nghiệp này của Việt Nam khi xuất khẩu sang Hàn Quốc so với các đối thủ cạnh tranh khác trong khu vực như Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Thái Lan.

Còn đối với các sản phẩm gỗ, theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, hiện tại các sản phẩm gỗ mà Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc như ván gỗ, viên gỗ nén hay các sản phẩm gỗ nội thất có bọc da thường đang phải chịu mức thuế từ 3-5% có loại tới 6%, nhưng giờ với VKFTA tất cả các mức thuế này sẽ được về 0%. Ngoài ra trước đây, các doanh nghiệp chế biến gỗ thường phải chịu mức thuế nhập khẩu máy móc thiết bị chế biến gỗ như máy cưa xẻ, máy sấy, gia công chi tiết của Hàn Quốc với mức thuế rất cao, giờ đã giảm xuống còn 0%. Điều này sẽ giảm được chi phí rất lớn cho doanh nghiệp.

Thủy sản cũng sẽ được lợi từ VKFTA, đặc biệt đối với các sản phẩm tôm, Hàn Quốc cam kết miễn thuế cho Việt Nam với lượng hạn ngạch 10.000 tấn/năm và tăng dần lên đến mức 15.000 tấn/năm.

Những ngành hàng nào sẽ chịu sức ép cạnh tranh mới khi Việt Nam cũng cắt giảm nhiều dòng thuế cho những mặt hàng là thế mạnh của Hàn Quốc?

Việt Nam dành ưu đãi cho Hàn Quốc với các nhóm hàng công nghiệp như nguyên phụ liệu dệt, may, nguyên liệu nhựa, linh kiện điện tử, xe tải và xe con từ 3.000 cc trở lên, phụ tùng ô-tô, điện gia dụng, một số sản phẩm sắt thép, dây cáp điện... Phần lớn trong số này là các nguyên, phụ liệu cần nhập khẩu phục vụ sản xuất trong nước, giảm phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ một số nước.

Tất nhiên, khi thực hiện VKFTA, các doanh nghiệp trong một số ngành như dây cáp điện, sản phẩm điện, điện tử gia dụng, sản phẩm từ thép... sẽ phải đối mặt với sức ép cạnh tranh mới. Tuy nhiên, với những mặt hàng nhạy cảm, cam kết đều có lộ trình thực hiện để tránh sức ép cạnh tranh đột ngột.

Doanh nghiệp Việt Nam cần phải làm gì để tận dụng tối đa cơ hội và giảm sức ép cạnh tranh?

Trước hết, doanh nghiệp cần tìm hiểu cặn kẽ về các điều khoản ưu đãi cắt giảm thuế, quy tắc xuất xứ, thủ tục hải quan và các quy định về hàng hóa khác trong Hiệp định để xác

Page 11: Bản tin số 05/2015

Số 05/2015

Bản tin hàng rào kỹ thuật trong thương mại tỉnh Quảng Ngãi 11

định mặt hàng cụ thể phù hợp với trình độ sản xuất doanh nghiệp và nhu cầu thị trường Hàn Quốc. Về dài hạn, các doanh nghiệp trong nước cần bám sát lộ trình cắt giảm thuế quan nhằm xây dựng kế hoạch đầu tư, sản xuất hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần củng cố, đào tạo, nâng cao trình độ và tay nghề đội ngũ nhân lực, đề ra các mục tiêu và phương hướng hoạt động của doanh nghiệp theo hướng xuất khẩu. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần tận dụng cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài nhằm tranh thủ lợi thế về vốn, nhân lực và kỹ thuật của các đối tác, cụ thể là các đối tác Hàn Quốc. Hàn Quốc là thị trường có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, đặc biệt là các yêu cầu về vệ sinh, an toàn thực phẩm nên các doanh nghiệp cần lưu ý nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh.

TBT Quảng Ngãi tổng hợp

Thông điệp ngày Tiêu chuẩn thế giới 14/10/2015

Ngày 14 tháng 10 năm 1946, các đại biểu đến từ 25 quốc gia lần đầu tiên họp mặt tại Luân Đôn để sáng lập nên một tổ chức quốc tế thực hiện việc điều phối và thống nhất hoạt động tiêu chuẩn. Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO) đã chính thức được thành lập một năm sau đó. Để kỷ niệm dịp này, Ngày Tiêu chuẩn Thế giới lần đầu tiên được tổ chức

vào 14 tháng 10 năm 1970 và được mở rộng ra cho cả các thành viên của Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC) và Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU). Từ đó tới nay, cứ đến dịp này, gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ là thành viên của ISO, IEC, ITU cùng tổ chức kỷ niệm với các hình thức phong phú đa dạng khác nhau. Một mặt nhằm tôn vinh lợi ích to lớn của hoạt động tiêu chuẩn hoá trong đời sống kinh tế – xã hội trên toàn cầu, mặt khác nhằm khích lệ, lôi cuốn mọi quốc gia, mọi vùng lãnh thổ và mọi tổ chức, cá nhân tham gia tích cực hơn vào hoạt động tiêu chuẩn hoá. Mỗi năm, ba tổ chức tiêu chuẩn hoá hàng đầu thế giới ISO, IEC và ITU đều thống nhất đưa ra một chủ đề với các mục tiêu khác nhau. Ngày Tiêu chuẩn thế giới năm nay với chủ đề “Tiêu chuẩn ngôn ngữ chung của thế giới” nhằm khẳng định vai trò quan trọng của tiêu chuẩn trong cuộc sống hàng ngày. Tiêu chuẩn như một ngôn ngữ chung mà bất kể con người chúng ta dù nói hay đọc bằng thứ ngôn ngữ nào cũng đều hiểu theo cùng một nghĩa. Tiêu chuẩn giúp các sản phẩm cùng phối hợp vận hành thuận lợi hơn, con người giao tiếp với nhau dễ dàng hơn.

Toàn bộ nội dung bản dịch Thông điệp.

(Nguồn: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng)

BẢN TIN HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI TỈNH QUẢNG NGÃI

SỐ 05/2015

Biên tập: TBT QUẢNG NGÃI - ĐC: 544 Quang Trung, TP Quảng Ngãi

ĐT: 055.3718134 – 2240763; FAX: 055.3718135; Email: [email protected]