23
BẢN TIN THỦY SẢN (Thứ Ba, ngày 6 tháng 2 năm 2018) VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM, NỔI CỘM, BỨC XÚC ...................................................................... 2 1. Hàu ở Ninh Thuận chết hàng loạt, người nuôi khốn đốn .................................................... 2 2. Áp dụng bt nht vmôi trường, Vasep “kêu cứu” lên Thủ tướng ..................................... 2 3. Bà Rịa - Vũng Tàu: Tàu đang neo đậu sửa chữa bất ngờ bốc cháy dữ dội ......................... 3 CHÍNH SÁCH - QUẢN LÝ......................................................................................................... 3 4. Những thách thức trong phát triển nghề đánh bắt hải sản ................................................... 3 5. Xây dựng nghề cá bền vững ................................................................................................ 7 THƯƠNG MẠI ............................................................................................................................. 8 6. Xuất khẩu cá tra lại gặp khó ................................................................................................ 8 7. Nỗ lực khắc phục “thẻ vàng”, mở cửa thoát hiểm cho hải sản Việt Nam? ......................... 9 NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ...................................................................................................... 11 8. Quảng Ngãi: Chật vật phục hồi nghề nuôi thủy sản lồng bè trên đảo Lý Sơn .................. 11 9. ĐBSCL: Giáp Tết, người nuôi cá kèo lao đao ................................................................... 11 10. Bình Thuận: Trao hệ thống cảm biến Nano ứng dụng trong nuôi trồng thuỷ sản ............. 12 11. Khai thác tiềm năng phát triển thủy sản ở Hòa Bình ......................................................... 13 KHAI THÁC THỦY SẢN ......................................................................................................... 14 12. Quảng Trị: Đồng lòng giữ biển quê hương........................................................................ 14 13. VNPT triển khai ứng dụng CNTT, viễn thám cho quản lý thủy sản ................................. 16 CỨU HỘ - CỨU NẠN ................................................................................................................ 17 14. Bình Thuận: Bàn giao 12 ngư dân bị nạn trên biển cho người thân .................................. 17 THỊ TRƯỜNG ............................................................................................................................ 17 15. Giá tôm, cá tra tăng vù vù, nhà nông cười "phớ lớ" vì lãi khủng ...................................... 17 16. Chục triệu đồng cá Anh vũ đầu vàng biếu Tết: Dân lắm tiền bị "hớ" nặng ...................... 19 CHẾ BIẾN................................................................................................................................... 20 17. Tiền Giang: Chế biến thủy sản cần được cơ cấu lại .......................................................... 20 ĐỒNG HÀNH VỚI NGƯ DÂN ................................................................................................ 22 18. Đồng hành với ngư dân bám biển ...................................................................................... 22 XÃ HỘI........................................................................................................................................ 23 19. Cảnh sát biển tặng quà tết cho ngư dân Quảng Bình ......................................................... 23

BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn

BẢN TIN THỦY SẢN

(Thứ Ba, ngày 6 tháng 2 năm 2018)

VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM, NỔI CỘM, BỨC XÚC ...................................................................... 2

1. Hàu ở Ninh Thuận chết hàng loạt, người nuôi khốn đốn .................................................... 2

2. Áp dụng bất nhất về môi trường, Vasep “kêu cứu” lên Thủ tướng ..................................... 2

3. Bà Rịa - Vũng Tàu: Tàu đang neo đậu sửa chữa bất ngờ bốc cháy dữ dội ......................... 3

CHÍNH SÁCH - QUẢN LÝ ......................................................................................................... 3

4. Những thách thức trong phát triển nghề đánh bắt hải sản ................................................... 3

5. Xây dựng nghề cá bền vững ................................................................................................ 7

THƯƠNG MẠI ............................................................................................................................. 8

6. Xuất khẩu cá tra lại gặp khó ................................................................................................ 8

7. Nỗ lực khắc phục “thẻ vàng”, mở cửa thoát hiểm cho hải sản Việt Nam? ......................... 9

NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ...................................................................................................... 11

8. Quảng Ngãi: Chật vật phục hồi nghề nuôi thủy sản lồng bè trên đảo Lý Sơn .................. 11

9. ĐBSCL: Giáp Tết, người nuôi cá kèo lao đao ................................................................... 11

10. Bình Thuận: Trao hệ thống cảm biến Nano ứng dụng trong nuôi trồng thuỷ sản ............. 12

11. Khai thác tiềm năng phát triển thủy sản ở Hòa Bình ......................................................... 13

KHAI THÁC THỦY SẢN ......................................................................................................... 14

12. Quảng Trị: Đồng lòng giữ biển quê hương ........................................................................ 14

13. VNPT triển khai ứng dụng CNTT, viễn thám cho quản lý thủy sản ................................. 16

CỨU HỘ - CỨU NẠN ................................................................................................................ 17

14. Bình Thuận: Bàn giao 12 ngư dân bị nạn trên biển cho người thân .................................. 17

THỊ TRƯỜNG ............................................................................................................................ 17

15. Giá tôm, cá tra tăng vù vù, nhà nông cười "phớ lớ" vì lãi khủng ...................................... 17

16. Chục triệu đồng cá Anh vũ đầu vàng biếu Tết: Dân lắm tiền bị "hớ" nặng ...................... 19

CHẾ BIẾN ................................................................................................................................... 20

17. Tiền Giang: Chế biến thủy sản cần được cơ cấu lại .......................................................... 20

ĐỒNG HÀNH VỚI NGƯ DÂN ................................................................................................ 22

18. Đồng hành với ngư dân bám biển ...................................................................................... 22

XÃ HỘI........................................................................................................................................ 23

19. Cảnh sát biển tặng quà tết cho ngư dân Quảng Bình ......................................................... 23

Page 2: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn

2

VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM, NỔI CỘM, BỨC XÚC

Hàu ở Ninh Thuận chết hàng loạt, người nuôi khốn đốn

Kỹ sư nuôi trồng thủy sản Trung tâm Giống hải sản cấp I cho biết hàu chết do tác động từ môi

trường sống của hàu có sự thay đổi.

Những ngày cuối năm âm lịch, bà con nuôi hàu thương phẩm tại Ninh Thuận lại một phen khốn

đốn vì nhiều diện tích hàu nuôi ở khu vực Đầm Nại thuộc các xã Tân Hải, Hộ Hải, huyện Ninh

Hải – tỉnh Ninh Thuận có dấu hiệu chậm lớn, nhiều con bị toác vỏ và chết dần, có đìa nuôi hàu

bị mất trắng 100%. Trước tình hình trên, đơn vị hỗ trợ giống hàu là Trung tâm Giống hải sản cấp

I Ninh Thuận đã cử nhân viên đến kiểm tra, tìm hiểu nguyên nhân, hướng dẫn người nuôi hàu

hạn chế tình trạng hàu chết trong ao nuôi.

Trong quá trình kiểm tra, tìm hiểu quy trình nuôi hàu, kỹ sư nuôi trồng thủy sản Trần Thanh

Luông công tác tại Trung tâm Giống hải sản cấp I cho biết hàu chết do tác động từ môi trường

sống của hàu có sự thay đổi.

Thời điểm hàu nuôi bị chết là do thời tiết thay đổi, mưa nhiều, độ mặn trong ao nuôi bị giảm,

không phù hợp với điều kiện sống, một nguyên nhân nữa là do nuôi liện tục nhiều vụ liền mà

không cải tạo ao đúng quy định làm cho nguồn nước trong ao bị ô nhiễm…

Kỹ sư Trần Thanh Luông khẳng định: “Ở đây trời mưa xuống nước ngọt liên tục kéo theo thời

gian dài, độ mặn hạn thấp quá, con hàu chịu không đủ thời gian nước mặn hỗ trợ nên nó bị chết”

Hàu là loài hải sản nuôi trồng phù hợp với điều kiện sống ở vùng ven biển, vùng Đầm Nại, mang

lại lợi ích về kinh tế, giúp người dân có việc làm, tăng thu nhập. Tuy nhiên, do mới đưa vào sản

xuất, người nuôi chưa có nhiều kinh nghiệm và nhất là hiện nay tình hình dịch bệnh trên hàu nuôi

có dấu hiệu lây lan, người nuôi hàu mong muốn ngành chức năng quan tâm, hướng dẫn kỹ thuật

nuôi trồng, kỹ thuật cải tạo ao nuôi, phòng ngừa dịch bệnh để mang lại hiệu quả cho vụ nuôi. (Đài

Tiếng Nói Việt Nam 5/2, Hoài Hương – Văn Cảnh) đầu trang

Áp dụng bất nhất về môi trường, Vasep “kêu cứu” lên Thủ tướng

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) vừa có văn bản kiến nghị gửi Thủ

tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, các Bộ trưởng TN&MT, NN&PTNT về việc

tháo gỡ vướng mắc, bất cập của doanh nghiệp (DN) thủy sản trong lĩnh vực xử lý nước thải và

bảo vệ môi trường.

Vasep cho biết, từ năm 2015 đến nay, các nhà máy chế biến thủy sản bị “kẹt” trong việc thực thi

2 văn bản liên quan đến lĩnh vực xử lý nước thải. Theo đó, tại quy chuẩn QCVN 11-

MT:2015/BTNMT do Bộ TN&MT ban hành về nước thải chế biến thủy sản, DN vướng về vấn

đề vượt ngưỡng chỉ tiêu phốt pho, vượt ngưỡng của chỉ tiêu Nitơ-Amoni và bất cập trong việc áp

dụng quy chuẩn giữa nhà máy trong và ngoài khu công nghiệp.

Theo Vasep, những bất cập này khiến hàng năm, đến 90% nhà máy chế biến thuỷ sản sau thanh,

kiểm tra đều “dính” vi phạm và phạt nặng do không thể đáp ứng các quy định, đặc biệt là chỉ tiêu

Page 3: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn

3

phốt pho. Trong khi, vấn đề “vi phạm môi trường” là rất nhạy cảm với DN xuất khẩu thủy sản,

do liên quan đến các cam kết tuân thủ và trách nhiệm với môi trường trong xuất khẩu thủy sản.

Trước bất cập trên, Vasep kiến nghị Thủ tướng và các Bộ trưởng xem xét hỗ trợ, giải quyết các

kiến nghị của DN, đảm bảo sự hài hòa giữa quản lý và các điều kiện thực tế trên cơ sở khoa học

và thông lệ quốc tế. (Tiền Phong 5/2, Nam Khánh) đầu trang

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tàu đang neo đậu sửa chữa bất ngờ bốc cháy dữ dội

Khoảng 16 giờ 45 ngày 5.2, tàu tàu dịch vụ hậu cần Long Khánh 79, biển kiểm soát QB 91679

TS, đang neo đậu trong cảng cá Phước Tỉnh (xã Phước Tỉnh, H.Long Điền, Bà Rịa - Vũng Tàu)

để sửa chữa thì bất ngờ bốc cháy dữ dội.

Đại diện chủ tàu cho biết, lúc tàu bị cháy có nhiều công nhân trên boong đang cắt, hàn, sửa chữa

tàu.

Ngọn lửa cháy phát ra từ một đống mút trên boong tàu, sau đó nhanh chóng lan rộng.

Ngọn lửa thiêu rụi hoàn toàn tài sản, vật dụng trong phòng ngủ thuyền viên, cháy lan lên cabin

tàu. Một hầm dùng để chứa hàng cũng bị ngọn lửa thiêu rụi hoàn toàn.

Lúc xảy ra vụ cháy, trên tàu có khoảng 4.000 lít dầu D.O chứa trong hầm, nhưng may mắn ngọn

lửa chưa kịp bén sang.

Nhận được tin báo, lực lượng Đồn Biên phòng Phước Tỉnh, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy tỉnh

Bà Rịa - Vũng Tàu đã huy động lực lượng đến khống chế ngọn lửa. Nhân viên một cửa hàng

xăng dầu cạnh đó cũng đã dùng nước để dập lửa. Hơn 30 phút sau, ngọn lửa đã được dập tắt hoàn

toàn. (Thanh Niên 5/2, Nguyễn Long) đầu trang

CHÍNH SÁCH - QUẢN LÝ

Những thách thức trong phát triển nghề đánh bắt hải sản

Trước khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn

đến năm 2030, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) đã có quan điểm

chỉ đạo về định hướng chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.

Định hướng nêu rõ: Nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển trên cơ sở

phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển với cơ cấu phong phú,

hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn. Phấn đấu

đến năm 2020, kinh tế trên biển và ven biển đóng góp khoảng 53 - 55% tổng GDP của cả nước.

Tuy vậy, đánh giá một cách tổng quát, xét cả về mặt chủ quan và khách quan, thực tế hiện nay

cho thấy trong việc khai thác lợi thế từ biển nói chúng và đánh bắt, nuôi trồng thủy-hải sản nói

riêng còn yếu kém và phải đối mặt với nhiều áp lực.

Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có chỉ số cao nhất về chiều dài bờ biển so với diện tích lãnh

thổ. Bình quân cứ 100 km2 đất liền có 1 km bờ biển, cao gấp 6 lần chỉ số trung bình của thế giới.

Đối với một nước có bờ biển dài như nước ta, khai thác thủy - hải sản biển được coi là một ngành

Page 4: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn

4

có nhiều lợi thế và cần phải được phát triển mạnh trong thời gian sắp tới. Tính đến thời điểm này

đã có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về tiềm năng cũng như đánh giá về thực trạng khai thác nguồn

lợi biển của Việt Nam. Tất cả đều có chung một nhận định về sự phong phú và đa dạng của các

nguồn lợi từ biển.

Với số liệu kinh tế thu thập được từ Tổng cục Thống kê, sản lượng cá biển khai thác được trong

thời gian qua có sự gia tăng nhờ quy mô khai thác. Tuy vậy, năng suất khai thác lại có xu hướng

giảm dần ở tất cả các vùng. Phân tích số liệu của 29 tỉnh, thành phố có biển trong thời gian 2012

- 2014 cho thấy, cứ 1 tàu có công suất trên 90 CV tăng thêm thì sản lượng cá khai thác trong năm

của tỉnh tăng thêm 20 tấn. Ngoài ra, sản lượng cá tỷ lệ thuận với mức độ biến động của nhiệt độ,

mức độ biến động của áp lực mực nước biển và bức xạ mặt trời, trong khi tỷ lệ nghịch với lượng

mưa trung bình.

Nếu như năm 2004, tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản là 2.35 tỉ đô la, chiếm khoảng một phần mười

tổng giá trị xuất khẩu của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nhưng đến năm 2016, con số này lên tới

7 tỷ đô la, tổng sản lượng thủy sản đạt hơn 6,7 triệu tấn, so với năm 2015, tổng sản lượng tăng

2,5%, kim ngạch xuất khẩu tăng tới 6,5%. Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế trên biển và ven biển

đóng góp khoảng 53 - 55% tổng GDP của cả nước.

Theo Viện Nghiên cứu hải sản Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), vùng biển

nước ta có hơn 2.458 loài cá, gồm nhiều bộ, họ khác nhau, trong đó có khoảng 110 loài có giá trị

kinh tế cao. Trữ lượng cá ở vùng biển nước ta khoảng 5 triệu tấn/năm, trữ lượng cá có thể đánh

bắt hàng năm khoảng 2,3 triệu tấn. Các loài động vật thân mềm ở Biển Đông có hơn 1.800 loài,

trong đó có nhiều loài là thực phẩm được ưa thích như mực, hải sâm,...

Về trữ lượng từng vùng, vịnh Bắc Bộ có trữ lượng 681.200 tấn, khả năng cho phép khai thác

272.500 tấn/năm; vùng biển miền Trung có trữ lượng 606.400 tấn, khả năng cho phép khai thác

242.600 tấn/năm; vùng biển Ðông Nam Bộ có trữ lượng 2.075.900 tấn, khả năng cho phép khai

thác 830.400 tấn/năm; vùng biển Tây Nam bộ có trữ lượng 506.700 tấn, khả năng cho phép khai

thác 202.300 tấn/năm.

Dọc ven biển có trên 37 vạn ha mặt nước các loại có khả năng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn - lợ,

nhất là nuôi các loại đặc sản xuất khẩu như tôm, cua, rong câu… Riêng diện tích nuôi tôm nước

lợ có tới 30 vạn ha. Ngoài ra, còn hơn 50 vạn ha các eo vịnh nông và đầm phá ven bờ như vịnh

Hạ Long, Bái Tử Long, phá Tam Giang, vịnh Vân Phong… là môi trường rất thuận lợi để phát

triển nuôi cá và đặc sản biển. Với tiềm năng trên, trong tương lai có thể phát triển mạnh ngành

nuôi, trồng hải sản ở biển và ven biển một cách toàn diện và hiện đại với sản lượng hàng chục

vạn tấn/ năm.

Trước tiềm năng to lớn đó, năng lực đánh bắt của Việt Nam cũng đã có những chuyển biến nhất

định. Ước cả năm 2016 sản lượng khai thác thủy sản ước đạt 3.076 ngàn tấn, tăng 3% so với năm

2015, trong đó ước khai thác biển đạt 2.876 ngàn tấn, tăng 2,21 % so với năm 2015; khai thác nội

địa ước đạt 200 ngàn tấn, giảm 1% so với năm 2015.

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết, năm 2012 số lượng tàu thuyền cả

nước là 123.125 chiếc, tổng công suất đạt khoảng 10 triệu CV. Trong đó tàu lắp máy có công suất

Page 5: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn

5

dưới 20 CV chiếm 49%; tàu cá lắp máy có công suất từ 20 CV đến dưới 50 CV chiếm 22,9%; tàu

cá lắp máy có công suất từ 50 CV đến dưới 90 CV tương ứng 7,4 %; tàu cá lắp máy có công suất

từ 90 CV trở lên là 25.488 chiếc, chiếm 20,7 %. Đến năm 2015, tỷ trọng tàu thuyền trên 90CV

đã chiếm tới khoảng %27.

Tuy số lượng tàu tương đối lớn, nhưng hệ thống tàu thuyền của ngư dân được đánh giá còn rất

yếu kém. Có đến 99% tàu cá đóng từ vật liệu gỗ, 85-90% tàu cá sử dụng động cơ từ các thiết bị

cũ hoặc thiết bị giao thông đường bộ, trang thiết bị bảo quản thô sơ (dưới 10% tàu có thiết bị bảo

quản bằng hộp xốp thổi), số tàu công suất thấp (dưới 90CV) khai thác ven bờ còn lớn, nguồn lợi

hải sản ven bờ có dấu hiệu suy giảm trong khi sản lượng khai thác xa bờ cũng đã xấp xỉ ngưỡng

khai thác bền vững theo dự báo.

Bên cạnh đó, diện tích bãi biển, vùng triều giảm mạnh do xói lở từ lũ lụt, tố lốc và khai thác cát

trái phép ngày càng nghiêm trọng cản trở hoạt động đánh bắt. Ngoài ra, quá trình phát triển, đô

thị hoá, xây dựng các công trình ven biển và các đầm nuôi trồng thuỷ hải sản cũng đã góp phần

làm ô nhiễm, huỷ hoại môi trường sống của các loài hải sản như rừng ngập mặn, bãi cỏ biển, rạn

san hô nơi thường là bãi đẻ và bãi sinh trưởng của cá biển.

Đánh bắt hải sản đã tạo việc làm cho hơn 5 vạn lao động đánh cá trực tiếp và 10 vạn lao động

dịch vụ nghề cá. Mặc dù sự gia tăng về sản lượng cá biển có sự liên quan tới sự gia tăng về số

lượng tàu và công suất khai thác, nhưng vấn đề đang nhìn thấy qua các con số là năng suất khai

thác đang có xu hướng giảm xuống, thể hiện rõ ràng nhất là năng suất tính theo số tấn cá khai

thác được trung bình trên một CV. Mức biến động lần lượt giảm 1/3 năng suất đối với vùng Bắc

Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, giảm hơn 1/5 năng suất đối với vùng Đồng bằng sông Hồng

và vùng Đông Nam Bộ.

Đề cập về những giải pháp nâng cao khai thác lợi thế từ biển, nhóm các nhà nghiên cứu Hoàng

Khắc Lịch, Dương Cẩm Tú-Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, đánh

bắt hải sản là nghề biển truyền thống có thế mạnh của nước ta, là lực lượng nòng cốt trong việc

thực hiện 3 mục tiêu chiến lược phát triển ngành thủy sản Việt Nam. Đó là khai thác tiềm năng

nguồn lợi hải sản tạo sản phẩm cung cấp cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tạo việc làm,

thu nhập, cải thiện đời sống ngư dân các tỉnh ven biển và đảm bảo sự hiện diện, bảo vệ chủ quyền

quốc gia trên các vùng biển.

Tuy vậy, quy mô kinh tế biển và vùng ven biển nước ta vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, giá

trị tổng sản phẩm hằng năm còn nhỏ bé, chỉ bằng 1/20 của Trung Quốc, 1/94 của Nhật Bản, 1/7

của Hàn Quốc và 1/260 kinh tế biển của thế giới. Nên cần thiết phải có một nghiên cứu cung cấp

các phân tích và đánh giá một cách trực quan sự biến động về mặt số liệu, để chỉ ra những mối

liên hệ với sản lượng cá biển khai thác được ở các vùng biển Việt Nam.

Đặc biệt, biến đổi khí hậu và thay đổi thời tiết sẽ làm ảnh hưởng đến các hệ sinh thái biển, biến

động chủng loại quần đàn và di cư cá biển, do đó có khả năng sẽ làm thay đổi các bãi cá và ngư

trường truyền thống. Cụ thể, nhiệt độ nhiều vùng nước có xu hướng ngày càng tăng cao có thể

khiến cá trong vùng này có một kích thước cơ thể nhỏ hơn, nhỏ hơn ở sự trưởng thành ban đầu

và có tỷ lệ tử vong cao hơn.

Page 6: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn

6

Nguyên nhân đáng kể là do thiếu oxy và nhiệt độ ấm dễ phát sinh mầm mống bệnh gây hại. Một

số loài di chuyển tìm vùng nước mới phù hợp để sinh sống và phát triển sẽ làm ngư trường thay

đổi, nguồn lợi thủy sản bị phân tán khiến cho năng suất khai thác giảm xuống. Bên cạnh đó, các

hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, tố lốc sẽ làm giảm năng suất lao động của ngư dân, gây

thiệt hại tàu bè và do đó, tác động không nhỏ đến sản lượng.

Thống kê gần đây cho thấy dấu hiệu dư thừa cục bộ phương tiện đánh bắt hải sản đã xuất hiện,

công suất huy động tàu tham gia đánh bắt giảm dần, có tàu chỉ huy động khoảng 50% thời gian

hoạt dộng (khai thác cá nổi, tôm biển…). Do nông nghiệp mang lại thu nhập thấp, nhiều nông

dân đã tham gia khai thác hải sản và xem đây là phương kế sinh nhai cuối cùng dẫn đến số lượng

người tham gia khai thác ở khu vực ven bờ tăng lên, điều này dẫn tới sản lượng khai thác trên

một đơn vị cường lực giảm, nguồn lợi ngày càng cạn kiệt.

Để đảm bảo chi phí, các tàu đánh cá buộc phải tăng cường độ khai thác, như tăng số mẻ lưới trong

một ngày đêm, tăng số ngày hoạt động, giảm kích thước mắt lưới để tận thu sản lượng, khai thác

cả ở những vùng cấm đánh bắt… dẫn đến vấn đề cạnh tranh trong khai thác ngày càng ráo riết và

càng tăng nguy cơ huỷ diệt nguồn lợi. Cạnh tranh với các tàu cá nước ngoài đang ảnh hưởng trực

tiếp tới năng suất của các tàu cá trong nước.

Thực tế, các tàu đánh cá cỡ lớn của nước ngoài thường xuyên xâm phạm và đánh bắt bất hợp

pháp nguồn lợi hải sản của nước ta. Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ đội Biên phòng, hàng năm

có 300 - 500 lượt tàu đánh cá nước ngoài hoạt động trái phép ở vùng biển nước ta. Các tàu này

ban ngày thường hoạt động xa bờ, ban đêm vào hoạt động ở vùng gần bờ. Riêng khu vực vịnh

Bắc Bộ, ước tính lượng hải sản do các tàu nước ngoài đánh bắt khoảng 100.000 tấn/năm.

Môi trường hoạt động khai thác hải sản vốn đã rất khắc nghiệt, song đội tàu cá lại chưa được đầu

tư tương thích, ngư dân còn sử dụng nhiều ngư cụ truyền thống do vậy rất khó khăn trong việc

kiểm soát cường lực khai thác trên các vùng biển. Trong khoảng 95.000 phương tiện nghề cá

được khảo sát, loại dưới 50 CV và thuyền thủ công có khoảng 64.500 chiếc, chiếm 68%, số tàu

cá lắp máy từ 90 CV trở lên có khoảng 13.600 chiếc, chiếm khoảng 14,3%.

Cơ cấu đội tàu cá Việt Nam hiện nay, xét về sự tương thích với ngư trường, với nguồn lợi hải sản

cho thấy không có sự bất cập lớn, song chất lượng kém của vỏ, máy, các thiết bị an toàn hàng hải

đã hạn chế thời gian hoạt động hữu ích trong năm. Với thời gian khai thác thực tế tăng, thời gian

tìm kiếm ngư trường tăng, kéo theo chi phí tăng, đồng thời rút ngắn tuổi thọ của các tàu, đặc biệt

các tàu cũ, cải hoán, nâng cấp hoặc chất lượng đóng không đảm bảo.

Từ năm 1997, thực hiện Chương trình đánh bắt cá xa bờ, Nhà nước đã đầu tư 1.300 tỷ đồng đóng

1.292 chiếc tàu đánh bắt xa bờ, nhưng cho đến nay Chương trình này bị đánh giá là kém hiệu quả.

Vấn đề suy giảm đa dạng sinh học khiến cho những loài cá có giá trị kinh tế cao ngày càng trở

nên ít ỏi, nguyên nhân một phần do bộ phận nhỏ ngư dân sử dụng những hình thức khai thác huỷ

diệt như chất nổ, chất độc, xung điện, lưới mắt nhỏ hoặc các nghề có hại như te đẩy, lưới đăng,

đáy càng làm cho nguồn lợi trở nên cạn kiệt và khó phục hồi hơn. Ngoài ra các hoạt động đô thị

hóa, xây dựng các công trình ven biển, xói lở từ lũ lụt, tố lốc cũng khiến cho ô nhiễm vùng biển

ngày càng nặng nề, đã và đang là thách thức rất lớn đến phát triển nghề cá trên vùng biển Việt

Nam hiện nay và trong tương lai. (Tin Tức 6/2, Văn Hào) đầu trang

Page 7: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn

7

Xây dựng nghề cá bền vững

Ngày 23.10.2017, Liên minh châu Âu (EU) đã 'rút thẻ vàng' đối với ngành khai thác hải sản VN.

Nguyên nhân là VN chưa quản lý tốt, còn tồn tại nhiều vấn đề như khai thác thiếu bền vững, bất

hợp pháp và không có báo cáo.

Theo thông lệ, sau 6 tháng EU sẽ xem xét lại những khuyến nghị và mức độ đáp ứng của nước bị

phạt thẻ để có biện pháp tương ứng. Để giải bài toán này, VN đã triển khai kế hoạch hành động

quốc gia.

Ngay sau khi bị phạt thẻ, Thủ tướng đã chỉ thị triển khai một số giải pháp cấp bách trong đó nội

dung quan trọng là ngăn chặn, giảm thiểu và chấm dứt tình trạng tàu cá và ngư dân VN vi phạm

khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài. Công bố công khai danh sách tàu cá và chủ

tàu vi phạm khai thác IUU (hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không được

quản lý). Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, các địa phương đã triển khai và giao nhiệm vụ về tận

các huyện cũng như các ngành có liên quan. Bên cạnh việc gắn trách nhiệm của các cấp quản lý

ngành chức năng không cấp giấy phép khai thác thủy sản, không cho đóng mới đối với chủ tàu

có tàu cá tái phạm, khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài, sẽ tước giấy phép khai

thác thủy sản trong vòng 6 tháng đến 1 năm đối với tàu cá vi phạm lần đầu và đình chỉ hoạt động

vĩnh viễn đối với tàu cá tái phạm.

Ở cấp độ quản lý chuyên ngành, Bộ NN-PTNT đã nâng cấp hệ thống cơ sở dữ liệu nghề cá quốc

gia (Vnfishbase); đưa các nội dung chống khai thác, đánh bắt bất hợp pháp vào dự thảo luật Thủy

sản và được Quốc hội thông qua tháng 11.2017. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp (DN) cũng như

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (VASEP) có nhiều nỗ lực như thành lập Ban Điều

hành chương trình chống khai thác IUU, công bố sách trắng về chống khai thác IUU… Đặc biệt,

cộng đồng DN là những người ý thức rất rõ việc cần thiết phải tham gia chống hoạt động khai

thác IUU. Thể hiện quyết tâm đó, đầu tháng này, các DN hải sản đồng loạt treo "Bản cam kết

chống khai thác IUU" tại cổng công ty hoặc cửa nhà máy chế biến. Đây là một trong những hành

động thể hiện sự đồng lòng quyết tâm của DN cũng như bảo vệ uy tín sản phẩm hải sản.

Có thể thấy những nỗ lực của VN trong thời gian qua được triển khai tích cực và đồng bộ nhằm

thực hiện truy xuất nguồn gốc hải sản đánh bắt. Để thực hiện được việc này một cách tốt nhất,

VN đã đưa vào luật nhằm hình thành khung pháp lý theo các khuyến nghị của EU.

Bà Miriam Garcia Ferrer, Tham tán thứ nhất Trưởng ban Thương mại và Kinh tế của Phái đoàn

Liên minh Châu Âu (EU) tại VN, chia sẻ: “Mục tiêu của EU là muốn ngành khai thác hải sản của

VN thay đổi tích cực hơn chứ không phải gây thêm trở ngại cho các bạn. Trong đó có việc hoàn

thiện các chính sách quản lý thông tin, quản lý nguồn lợi hải sản, kế hoạch đánh bắt. Với việc

khai thác bài bản như vậy, hải sản vùng biển VN sẽ dồi dào hơn nên việc khai thác cũng bền vững

hơn. EU sẵn sàng hỗ trợ VN thực hiện tốt quy định IUU”.

Vấn đề bà Miriam Garcia Ferrer chia sẻ được nhiều chuyên gia trong nước đồng tình. TS Lê Thị

Hồng Minh, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản, nói: “Xóa thẻ chỉ là mục tiêu trước mắt mà chúng

ta cần phải giải quyết để gỡ khó cho ngành khai thác hải sản. Chúng ta cần xác định mục tiêu lâu

là bảo vệ nguồn lợi hải sản để có thể khai thác bền vững hơn. Để đạt được mục tiêu đó thì cần

Page 8: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn

8

phải tiếp tục triển khai nhiều giải pháp tích cực và quyết liệt hơn. Bài học của các nước phát triển

là cá khi đưa về cảng đều được phân loại thống kê và truyền số liệu về trung tâm quản lý. Việc

đó giúp họ xây dựng được kế hoạch khai thác như thế nào cho hợp lý mà vẫn bảo tồn được nguồn

lợi. Từ đó xây dựng kế hoạch phát triển tàu bè đánh bắt sao cho hợp lý, nhà xưởng chế biến phù

hợp”, bà Minh nói, đồng thời cho rằng những cảng cá là các chợ đầu mối và để được vào chợ

mua bán phải được cấp phép chứ không theo kiểu nhỏ lẻ, tự do.

Đây là cách quản lý theo chuỗi thực phẩm nhằm ngăn chặn tình trạng bơm chích, bảo quản thiếu

an toàn. Nếu chúng ta xây dựng và quản lý được chuỗi thực phẩm như vậy thì những loài nào

không ăn được sẽ bị chặn ngay từ cảng cá. Thậm chí, chúng ta có thể ngăn chặn ngay từ việc khai

thác đánh bắt vì cá ở những tầng khác nhau, dụng cụ khai thác cũng khác nhau.

“Mục tiêu của chúng ta không nên dừng lại ở việc gỡ thẻ mà phải là xây dựng chuỗi thực phẩm

an toàn và bảo vệ nguồn lợi hải sản bền vững”, TS Minh nêu quan điểm. (Thanh Niên 6/2, Chi

Nhân) đầu trang

THƯƠNG MẠI

Xuất khẩu cá tra lại gặp khó

Xuất khẩu cá tra sang thị trường EU và Mỹ chưa có dấu hiệu sáng hơn, nhất là khi cá tra sang EU

từng bị một đài truyền hình của Tây Ban Nha đưa tin theo hướng tiêu cực. Giới chuyên gia dự

báo, cùng đó cũng cần phải tính đến những khó khăn nội tại của chính ngành này.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2017 đánh dấu sự sụt

giảm mạnh trong xuất khẩu sản phẩm cá tra sang thị trường Tây Ban Nha. Từ vị trí là nước xuất

khẩu cá tra lớn thứ 3 tại EU (sau Hà Lan và Anh), nay thị trường này rơi xuống vị trí thứ 6 - mức

thấp kỷ lục trong 3 năm trở lại đây. Căn nguyên của sự sụt giảm này là do cá tra xuất khẩu của

Việt Nam vướng phải một “scandal” truyền thông khi đầu năm 2017, một hãng truyền hình của

Tây Ban Nha đã đưa những thông tin tiêu cực với cá tra Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này.

Mặc dù phía cơ quan chức năng của Việt Nam ngay lập tức đã có những phản hồi nhằm xóa bỏ

những nghi vấn không tốt cho con cá tra nước nhà, thế nhưng động thái này cũng không khiến

tình hình khá hơn. Rốt cuộc, kim ngạch xuất khẩu cá tra sang thị trường châu Âu đã bị sụt giảm

thảm hại. Từ một thị trường giàu tiềm năng và nằm ở vị trí số 1 nhập khẩu sản phẩm cá tra Việt

Nam, thông tin tiêu cực nói trên đã khiến EU tụt xuống 2 bậc. Con số cụ thể cho biết, năm 2017,

giá trị xuất khẩu cá tra sang EU chỉ còn 261 triệu USD, giảm gần 23% so với năm 2016.

Không chỉ gặp khó ở thị trường EU, chỗ đứng của cá tra cũng đang gặp khó tại thị trường Mỹ.

Giới chuyên gia nhận định, càng ngày, thị trường khó tính này càng xuất hiện nhiều rào cản kỹ

thuật khiến cho không chỉ cá tra mà nhiều sản phẩm nông sản xuất khẩu khác của Việt Nam vào

Mỹ cũng khó. Đối với cá tra, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám

cho biết, để có thể bước chân vào thị trường Mỹ, sản phẩm cá tra phải đạt các yêu cầu về chất

lượng và kiểm dịch theo Chương trình Thanh tra cá da trơn mà phía Mỹ đưa ra và áp dụng từ hồi

tháng 8/2017.

Page 9: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn

9

Theo đó, Chương trình này do Cục Kiểm định an toàn thực phẩm (FSIS) thuộc Bộ Nông Nghiệp

Hoa Kỳ đưa ra nhằm thanh tra các loài cá thuộc họ Siluriformes (cá da trơn) liên quan đến nhãn

mác, nội dung kiểm tra chi tiết, các thông số thử nghiệm đối với dư lượng hoá chất và đặc điểm

sinh học… Chưa dừng lại ở rào cản này, doanh nghiệp (DN) xuất khẩu cá tra sang thị trường Hoa

Kỳ còn phải chịu mức thuế chống bán phá giá cao, với mức thuế trong quyết định sơ bộ của đợt

xem xét hành chính lần thứ 13 (POR13) là 2,39 USD/kg, cao gấp 3 lần so với POR12.

Những rào cản nói trên khiến cho xuất khẩu cá tra sang thị trường Hoa Kỳ giảm tới 11% trong

năm 2017, đạt kim ngạch 387 triệu USD. Đáng chú ý, kể từ khi Chương trình Thanh tra cá da

trơn có hiệu lực đã khiến xuất khẩu vào thị trường này bị đình trệ và sụt giảm trên 50% trong 3

tháng cuối năm 2017. Như đã biết, mặc dù xuất khẩu cá tra sang thị trường EU cũng như thị

trường Hoa Kỳ đang gặp phải những rào cản kỹ thuật cũng như những thông tin thất thiệt, tuy

nhiên, theo chia sẻ của các DN, họ vẫn đang tìm cách khôi phục thị trường, đồng thời xúc tiến

tìm đến các thị trường mới.

Theo đó, các thị trường tiềm năng đang được DN tìm cách khai thác và mở rộng quy mô xuất

khẩu phải kể đến Trung Quốc, Brazil, Colombia... Đáng kể nhất là thị trường Trung Quốc với sự

tăng trưởng đột phá trong năm 2017 so với năm trước đó, đạt 305 triệu USD, trở thành thị trường

nhập khẩu cá tra lớn nhất hiện nay. Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Vasep, những

rào cản, khó khăn nói trên cũng là động lực để các DN ngành thủy sản cơ cấu lại sản xuất, nâng

cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm từ đó nâng sức cạnh tranh. Đây là

những yêu cầu cần thiết để có thể vững chân trong thời kỳ hội nhập hiện nay.

Theo các DN, nhu cầu cá tra trên thị trường thế giới được dự báo sẽ tiếp tục tăng cao trong thời

gian tới. Hiện nay nguồn cung cá tra đang không đáp ứng được nhu cầu, giá cá tra xuất khẩu đã

vượt ngưỡng 3 USD/kg và được các nhà nhập khẩu chấp nhận. Do đó, giá trị xuất khẩu cá tra

năm 2018 sẽ không thấp hơn mà sẽ bằng hoặc cao hơn so với năm 2017. (Đại Đoàn Kết 6/2,

Minh Phương) đầu trang

Nỗ lực khắc phục “thẻ vàng”, mở cửa thoát hiểm cho hải sản Việt Nam?

Theo thông báo của Liên minh Châu Âu (EU), đến hết quý 1.2018, nếu Việt Nam không khắc

phục được tình trạng “thẻ vàng”, đáp ứng được các yêu cầu của EU đưa trong khai thác, xuất

khẩu (XK) hải sản, thì hải sản Việt Nam có nguy cơ bị “thẻ đỏ”.

Để đưa hải sản Việt Nam thoát khỏi nguy cơ bị cấm XK sang EU, Bộ NNPTNT và ngành thủy

sản đang rốt ráo triển khai các biện pháp khắc phục.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), “thẻ vàng” của EU là 1 khó khăn và

thách thức lớn đối với ngành khai thác và chế biến XK hải sản của Việt Nam, làm ảnh hưởng đến

uy tín và thương hiệu của hải sản Việt Nam; XK sang thị trường EU bị sụt giảm, đồng thời tác

động xấu đến việc XK sang các thị trường khác như Mỹ - nước đang chuẩn bị áp dụng hệ thống

kiểm soát thủy sản nhằm chống khai thác IUU từ 1.1.2018. Trong khi đó, ngành thủy sản đang

đặt mục tiêu xuất khẩu đạt trị giá 9 tỉ USD trong năm 2018.

Page 10: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn

10

Theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, Tổng cục Thủy sản phối hợp

với các địa phương tuyên truyền, nâng cao hiểu biết về pháp luật cho ngư dân, tập trung nguồn

lực thực hiện chỉ đạo Công điện của Thủ tướng Chính phủ để ngăn chặn và chấm dứt tình trạng

tàu cá và ngư dân đánh bắt cá trái phép.

Chủ tịch UBND cấp tỉnh và người đứng đầu địa phương các cấp phải chịu trách nhiệm trước Thủ

tướng nếu không ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm khai thác thủy sản trái phép ở vùng biển

nước ngoài; tăng cường hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và thanh tra, xử lý, điều tra các

hành vi vi phạm khai thác IUU theo quy định; lập và định kỳ công bố danh sách tàu cá vi phạm

khai thác IUU.

Theo ông Phạm Anh Tuấn - Phó chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam - Hội nghề cá đã và đang cùng

các Bộ, ngành tăng cường tuyên truyền đến ngư dân thực hiện nghiêm các khuyến nghị từ phía

EU đưa ra để tránh rơi vào nguy cơ bị “giơ thẻ đỏ”, bởi khi bị “thẻ đỏ”, toàn bộ thủy sản Việt

Nam sẽ cấm được xuất khẩu vào EU. Người đứng đầu các địa phương cần nâng cao vai trò và

chịu trách nhiệm nếu để xảy ra sai phạm của ngư dân.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, ngoài việc phải ngăn chặn được tình trạng các tàu đi đánh

bắt cá trái phép, đồng thời xây dựng hệ thống quản lý để truy xuất xuất xứ thủy sản đánh bắt;

quản lý hoạt động đánh cá theo đúng các quy định về vấn đề bảo vệ nguồn lợi. Trong đó hướng

vào tuyên truyền các đội tàu đánh bắt những đối tượng thủy sản phục vụ XK.

Theo đó, Bộ NNPTNT sẽ thực hiện phân bổ thiết bị đầu cuối lắp đặt trên tàu cá thuộc dự án

Movimar và chia sẻ dữ liệu quản lý cho các địa phương; nâng cấp Trạm bờ tại Tổng cục Thủy

sản và 28 tỉnh, TP ven biển đảm bảo thiết bị HF kết nối tự động cho 9.000 tàu cá đã được lắp đặt.

Đồng thời tổ chức lại bộ máy quản lý của cảng cá đảm bảo đủ năng lực kiểm soát tàu cá ra vào

cảng, thu nhật ký khai thác, báo cáo khai thác thủy sản và xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy

sản khai thác.

Xây dựng cơ sở dữ liệu giám sát hoạt động tàu cá (VMS) chia sẻ cơ sở dữ liệu giữa Tổng cục

Thủy sản và 28 tỉnh, TP ven biển, các cơ quan chức năng có liên quan. Xây dựng, trình ban hành

Kế hoạch tổng thể về tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và thanh tra hoạt động của tàu cá khai thác

thủy sản trên biển và tại cảng cá theo quy định (mẫu của EC); trình Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt Đề án Hệ thống thông tin thủy sản, trong đó có Dự án Hệ thống thông tin quản lý nghề cá

trên biển giai đoạn II để giám sát các tàu cá khai thác hải sản trên các vùng biển, chống khai thác

IUU, đảm bảo giám sát hành trình tàu cá theo yêu cầu của EC. Đưa vào sử dụng cơ sở dữ liệu

quốc gia về quản lý, đăng ký tàu cá, giấy phép khai thác thủy sản đồng bộ, chia sẻ từ Trung ương

đến địa phương.

Bộ NNPTNT sẽ công bố trữ lượng nguồn lợi thủy sản đã được điều tra ở một số vùng biển làm

cơ sở quy hoạch, tổ chức lại đội tàu khai thác hải sản phù hợp với khả năng cho phép của nguồn

lợi thủy sản. Phê duyệt Quy hoạch khai thác hải sản xa bờ đến 2020, tầm nhìn 2030; chỉ đạo

UBND các tỉnh ven biển kiểm soát số lượng tàu cá đóng mới theo quy hoạch.

Page 11: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn

11

Tiếp tục thực hiện các quy định về hạn chế, cấm phát triển đóng mới tàu cá ven bờ, ra quy định

về cấm đóng mới tàu làm nghề lưới kéo, chuyển đổi tàu cá làm nghề lưới kéo sang khai thác thân

thiện với môi trường; sửa đổi kế hoạch quản lý cá ngừ phù hợp quy định quốc tế.

Được biết, hiện tại, các địa phương đã động viên chủ các tàu cá đã cam kết không xâm phạm

vùng biển nước ngoài. Trong đó, riêng tại Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã có 240 chủ tàu ký cam

kết.(Lao Động 5/2, Phong Nguyễn) đầu trang

NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Quảng Ngãi: Chật vật phục hồi nghề nuôi thủy sản lồng bè trên đảo Lý Sơn

Cơn bão số 12 đổ bộ vào Nam Trung Bộ và quét qua một phần Nam Tây Nguyên vào tháng 11

năm 2017 vừa qua đã gây ra nhiều thiệt hại nặng nề. Trong đó, hàng chục hộ dân sống bằng nghề

nuôi thủy sản lồng bè, chủ yếu là nuôi tôm hùm trên huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã rơi

vào cảnh trắng tay.

Cơn bão số 12 năm 2017 đã cuốn sạch toàn bộ lồng bè nuôi tôm hùm sắp cho thu hoạch của gia

đình anh Hùng, khoản thiệt hại lên đến gần 4 tỷ đồng. Trắng tay sau bão nên hiện tai, anh Hùng

chỉ có thể vay tiền để tái đầu tư, gầy dựng lại lồng nuôi tôm hùm quy mô nhỏ do thiếu vốn.

Nhờ nghề nuôi trồng thủy sản, nhiều hộ gia đình ở Lý Sơn thu lãi tiền tỷ mỗi năm, thế nhưng, chi

phí bỏ ra thì không hề ít và rủi ro cũng rất nhiều. Cơn bão số 12 đã gây thiệt hại 22 lồng bè nuôi

của các hộ nuôi. Những hộ theo nghề đang cố gắng phục hồi lại lồng bè để nuôi trở lại. Tuy nhiên,

phần lớn đều rơi vào tình cảnh hết sức chật vật do khó khăn về nguồn vốn.

Trong khi đó, chính quyền địa phương huyện đảo Lý Sơn cũng đã khuyến cáo người dân không

nên phát triển đại trà bởi khi chưa có khu neo lồng bè tránh trú an toàn thì việc tăng số lượng lồng

bè nuôi thủy sản là hết sức rủi ro. Bởi trong trường hợp có gió bão xảy ra, lồng bè thủy sản không

có nơi duy chuyển neo trú an toàn thì thiệt hại sẽ lặp lại.

Nuôi trồng thủy sản từng được xem là hướng đi chiến lược trong phát triển kinh tế trên đảo Lý

Sơn khi địa phương này đã quy hoạch hẳn 50 hecta diện tích nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, sau

nhiều năm, do nảy sinh nhiều bất cập và thiếu bền vững nên chính quyền địa phương đã khuyến

cáo người nuôi không nên đầu tư ồ ạt để phòng ngừa rủi ro. Và nay người nuôi thủy sản bằng

lồng bè trên đảo đang cần sự hỗ trợ về vốn để có điều kiện phục hồi lại nghề kiếm kế sinh nhai

của mình. (ANTV 6/2, B.T) đầu trang

ĐBSCL: Giáp Tết, người nuôi cá kèo lao đao

Cá kèo là loài dễ nuôi ở ĐBSCL song rất khó tiêu thụ vì thị trường và giá cả đều do thương lái

quyết định

Hiện giá cá kèo ở ĐBSCL loại 1 chỉ khoảng 45.000 đồng/kg, trong khi trước đây khoảng 60.000

- 70.000 đồng/kg. Với giá này, theo người nuôi, là lỗ nặng. Nếu như vài năm trước, cá kèo rớt giá

thê thảm vì tin đồn thất thiệt, cung vượt cầu… thì nay phần lớn là do thương lái bắt tay làm giá.

Page 12: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn

12

Ông Tô Hoàng Xuyên - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Thành, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau -

cho biết giá cá kèo loại trên 35 con/kg hiện khoảng 45.000 đồng, thấp hơn giá thành nhiều, người

nuôi cầm chắc thua lỗ. Thế nhưng, chuyện thua lỗ vẫn không đáng ngại bằng việc thương lái

không mua hoặc ép giá thấp hơn nữa. Người nuôi không bán thì phát sinh thêm chi phí cho cá ăn,

càng thêm lỗ.

Vừa mới đầu tư 2 ao cá với diện tích hơn 4.000 m2, anh Nguyễn Thanh Tình (ấp 5, xã Tân Thành)

than: "Vụ này, tôi lỗ gần 20 triệu đồng. Năm nay, tiền cá giống, thức ăn và thuốc đều tăng so với

năm trước nhưng đến thời điểm thu hoạch thì giá cá kèo lại tụt dốc không ngờ. Bây giờ, nhiều

thương lái đã ngừng mua hẳn".

Đồng cảnh ngộ, ông Phùng Minh Em (xã Vĩnh Mỹ A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu) thừa nhận

sắp đổ nợ vì 5 ao cá kèo. "Hiện cá đã đến lứa thu hoạch nhưng nếu bán hết, tính ra lỗ hơn 50 triệu

đồng. Công sức nhiều tháng chăm sóc, đổi lại là thua lỗ nặng, càng để lâu càng lỗ".

Theo ông Minh Em, sở dĩ giá cá kèo rớt thê thảm không hẳn do thị trường mà do thương lái bắt

tay làm giá. "Cả tỉnh Bạc Liêu chỉ có vài thương lái cá kèo. Người nuôi phải lệ thuộc hoàn toàn

vào họ. Mỗi kg cá kèo loại trên 38 con/kg ở đây có giá 45.000 đồng nhưng thương lái chưa chắc

mua với mức đó. Khi coi cá, họ viện đủ lý do để ép giá xuống. Chẳng hạn như cả ao cá mà có 1-

2 con bị một đốm ghẻ, họ trả xuống giá 18.000 đồng/kg. Không bán thì để đó lỗ thêm vì không

biết bán cho ai".

Một thương lái cá kèo tên Điệp ở TP Bạc Liêu giải thích giá cá kèo giảm là do chỉ tiêu thụ nội

địa vì Trung Quốc, Singapore… đã ngừng thu mua. Dự báo trong vụ nuôi này, giá cá kèo khó

tăng trở lại. "Chúng tôi cũng không muốn ép người nuôi nhưng do thị trường tiêu thụ của cá kèo

hiện gặp khó" - ông Điệp nói.

Những ngày giáp Tết, do bán không được nên nhiều hộ nuôi đã thu hoạch cá kèo làm khô, mong

bán được dịp Tết để gỡ gạc phần nào vốn đầu tư. (Người Lao Động 6/2, Duy Nhân) đầu trang

Bình Thuận: Trao hệ thống cảm biến Nano ứng dụng trong nuôi trồng thuỷ sản

Hiện nay, công nghệ Nano được các nước trên thế giới ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như: Y

học, công nghệ, nông nghiệp, thủy sản…

Công nghệ Nano cũng có thể được dùng để phát hiện và chẩn đoán nhanh các bệnh do vi sinh vật

gây ra cho cây trồng; đồng thời sẽ góp phần tạo ra các giá trị cho nền nông nghiệp và sản xuất ra

nông sản sạch, chất lượng cao, giảm thiểu các chi phí trong quá trình sản xuất.

Được biết hiện nay, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc hợp tác vì sự phát

triển của các tỉnh duyên hải miền Trung như: Ninh Thuận, Bình Thuận…luôn mong muốn các

đơn vị thành viên và trực thuộc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh cùng tham gia các chương

trình, các hoạt động phục vụ cộng đồng, hỗ trợ sự phát triển của các tỉnh duyên hải miền Trung.

Phát biểu tại lễ trao hệ thống, ông Huỳnh Thành Đạt, Giám đốc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí

Minh cho biết: Trường đang thực hiện chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia mang tên

“Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Nam bộ”; trong đó Đại học Quốc

Page 13: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn

13

gia TP Hồ Chí Minh phụ trách các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, công nghệ và môi

trường, tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp và kinh tế nông nghiệp, mà nổi bật là các nghiên cứu

về chuỗi giá trị của cây lúa, tôm, cá, trái cây, về kinh tế vùng, liên kết vùng, về hạn hán, ngập

mặn và đặc biệt nhất là ngành nuôi trồng thuỷ sản…

Sau khi bàn giao và tiếp nhận hệ thống, đại diện các doanh nghiệp cũng đã được cán bộ kỹ thuật

của Viện Công nghệ Nano hướng dẫn chi tiết cách thức vận hành, sử dụng hệ thống.

Điển hình, Sở Khoa học và Công nghệ vừa phối hợp với Viện Công nghệ Nano (thuộc Đại học

Quốc gia TP Hồ Chí Minh) tổ chức Lễ trao sản phẩm hệ thống cảm biến Nano đánh giá chất

lượng ao nuôi trồng thủy sản cho 2 doanh nghiệp nuôi tôm trên địa bàn tỉnh, đó là Công Ty TNHH

Thủy Sản Hải Dương (huyện Tuy Phong) và Đại lý Anh Khoa (thị xã La Gi).

Ông Nguyễn Văn Nhơn, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Thuận nhấn mạnh

vai trò của việc ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống.

Mong rằng thông qua việc ứng dụng hệ thống này các doanh nghiệp sẽ tiếp tục quan tâm đầu tư,

ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ phục vụ sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong

sản xuất nuôi tôm giống – một trong những sản phẩm lợi thế của địa phương, góp phần phát triển

kinh tế xã hội của tỉnh nhà.

Sau khi bàn giao và tiếp nhận hệ thống, đại diện các doanh nghiệp cũng đã được cán bộ kỹ thuật

của Viện Công nghệ Nano hướng dẫn chi tiết cách thức vận hành, sử dụng hệ thống này. (Thương

Hiệu Và Pháp Luật 5/2, Thiên Bảo – Văn Do) đầu trang

Khai thác tiềm năng phát triển thủy sản ở Hòa Bình

Hòa Bình là tỉnh miền núi thuộc khu vực Tây Bắc nhưng có nhiều tiềm năng phát triển thủy sản,

với hơn 14.560 ha mặt nước ao, hồ, hồ chứa thủy lợi, thủy điện. Ngoài ra, còn có hệ thống sông,

suối lớn có thể tận dụng để nuôi trồng phát triển nguồn lợi cho khai thác tự nhiên.

Nghề nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Hòa Bình trong thời gian qua đã phát triển nhanh ở tất

cả các loại hình mặt nước, từ các diện tích ao hồ nhỏ, ruộng trũng trồng lúa kém hiệu quả, đến

các hồ chứa thủy lợi, thủy điện và diện tích mặt nước các sông, suối. Năm 2015, giá trị sản xuất

ngành thủy sản chiếm tỷ trọng 3,1% trong cơ cấu toàn ngành; tốc độ tăng đạt 10,2%, diện tích

nuôi trồng thủy sản là 2.450 ha, số lượng lồng bè nuôi cá 2.700 lồng, tổng sản lượng thủy sản đạt

hơn 6.000 tấn.

Ðến nay cả tỉnh có gần 4.100 lồng nuôi cá các loại. Công nghệ nuôi cá ao của người dân chủ yếu

theo hình thức quảng canh cải tiến và bán thâm canh với các loài cá truyền thống. Còn việc nuôi

cá lồng được đầu tư khá bài bản, với hệ thống lồng bè nuôi công nghệ tiên tiến, khung sắt, lồng

lưới có thể tích từ 50 đến 100 m3, cá nuôi chủ yếu theo hình thức thâm canh, trong đó có các loài

cá cho giá trị kinh tế cao như cá trắm đen, cá bỗng, cá ngạnh, cá chiên, cá lăng chấm, cá tầm, cá

hồi.

Ðể khai thác lợi thế vị trí địa lý của 19 xã trong tỉnh sở hữu hơn 8.900 ha trong tổng số 16.800 ha

mặt nước hồ thủy điện Hòa Bình, với dung tích hơn 9 tỷ m3 nước, ngày 13-6-2014, Ban Thường

vụ Tỉnh ủy Hòa Bình đã ban hành Nghị quyết số 12 NQ/BTV về phát triển nuôi cá lồng bè vùng

Page 14: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn

14

hồ thủy điện Hòa Bình giai đoạn 2014-2020. Năm 2015, UBND tỉnh ban hành Quyết định số

10/QÐ-UBND ngày 27-4-2015, quy định một số chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển nuôi

cá lồng vùng hồ thủy điện Hòa Bình giai đoạn 2015 - 2020. Ðây là việc làm hết sức cần thiết, vừa

khai thác được kho tàng quý báu về thủy sinh vật và nguồn lợi thủy sản đặc trưng của vùng Tây

Bắc trong lòng hồ thủy điện để phát triển kinh tế - xã hội vừa bảo vệ được nguồn lợi thủy sản, tạo

việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, ổn định dân cư các xã ven hồ.

Đến nay sau hơn ba năm tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 12 của Ban Thường vụ Tỉnh

ủy và Quyết định số 10 của UBND tỉnh, phong trào nuôi cá lồng trên vùng hồ được ưu tiên phát

triển mạnh thành các vùng chuyên canh, tập trung, quy mô lớn theo hình thức tổ hợp tác, hợp tác

xã, với số lồng cá nuôi được tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Ðã có gần 40 doanh nghiệp,

hợp tác xã, tổ hợp tác, chủ trang trại đầu tư vào nuôi cá lồng trên vùng hồ, với tổng số vốn ước

đạt hơn 200 tỷ đồng.

Phần lớn các lồng nuôi cá đều làm theo công nghệ mới, lồng lưới khung sắt đã thay thế dần các

lồng bương tre, đáp ứng yêu cầu quy chuẩn kỹ thuật, quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực

phẩm. Ðối tượng nuôi hầu hết là loài có giá trị cao như: Cá chiên, cá lăng, cá bỗng, cá trắm đen,

cá rô phi, cá tầm, cá lóc, cá vược… Tiêu biểu như Công ty cổ phần cá sạch sông Ðà đầu tư gần

180 lồng nuôi các loại cá tại xã Thung Nai và Vầy Nưa, mỗi tháng cung cấp cho thị trường Hà

Nội hơn 35 tấn cá thịt.

Ðể bảo đảm đầu ra cho sản phẩm đã có hàng chục doanh nghiệp, hợp tác xã ký kết với các hộ,

nhóm hộ triển khai liên kết chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị như Công ty Cá

sạch sông Ðà, các công ty Việt Ðức, Minh Phú, Hải Ðăng... Bên cạnh đó, các cơ quan chuyên

môn của tỉnh Hòa Bình đang xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm cá Sông

Ðà Hòa Bình, tiến tới xây dựng thương hiệu cá hồ Hòa Bình, nhằm quảng bá thương hiệu, ổn

định thị trường trong tiêu thụ sản phẩm, tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho hơn 5.000

lao động.

Về lâu dài, để bảo đảm phát triển thủy sản bền vững, tỉnh Hòa Bình chủ trương đẩy mạnh kết nối

sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị;

đổi mới và phát triển hệ thống quản lý và hệ thống tổ chức sản xuất, kinh doanh, nhằm giảm thiểu

cường độ khai thác cá tự nhiên trên hồ, tăng hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn tài nguyên

nước, cũng như hạn chế rủi ro cho người nuôi cá khi xảy ra thiên tai. (Nhân Dân 6/2, Vũ Ngọc

Anh) đầu trang

KHAI THÁC THỦY SẢN

Quảng Trị: Đồng lòng giữ biển quê hương

Nhiều năm nay, những chuyến tuần tra biển của các cán bộ, chiến sĩ Công an, Biên phòng phụ

trách địa bàn xã Vĩnh Thái, Vĩnh Linh luôn có sự tham gia của ngư dân địa phương. Mới đây,

trong chuyến tuần tra đêm, Công an xã Vĩnh Thái phối hợp với cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng

Cửa Tùng và tổ tự quản an toàn trên biển thôn Mạch Nước phát hiện một tàu cá Quảng Ngãi có

dấu hiệu nghi vấn. Giữa biển đêm, lực lượng chức năng và các ngư dân đã áp sát, bắt quả tang 5

thuyền viên đang dùng xung điện để đánh bắt hải sản tầng đáy.

Page 15: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn

15

Trước đó không lâu, Công an xã Vĩnh Thái phối hợp với tổ tự quản an toàn trên biển thôn Đông

Luật bắt quả tang một đối tượng có hành vi dùng chất nổ để đánh bắt cá trái phép. Không chỉ bảo

vệ bình yên cho biển, trong những chuyến tuần tra, ngư dân xã Vĩnh Thái cùng lực lượng chức

năng còn giúp đỡ nhiều bạn thuyền gặp nạn. Vừa qua, tổ tự quản an toàn trên biển thôn Tân Mạch

phát hiện hai chiếc thuyền không người trôi dạt trên vùng biển Vĩnh Thái. Sau khi cẩn thận đưa

thuyền vào bờ, các ngư dân đã báo cáo chính quyền địa phương để sớm thông tin cho các xã lân

cận. Ai cũng vui khi đại diện chính quyền xã Ngư Thuỷ Nam, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình

và ngư dân bị mất thuyền sớm có mặt tại xã Vĩnh Thái để nhận lại hai chiếc thuyền bị mất.

Vĩnh Thái là xã bãi ngang, nằm phía Đông Bắc huyện Vĩnh Linh, có diện tích tự nhiên 1.450 ha.

Toàn xã gồm 7 thôn nằm trải dài dọc bờ biển với 949 hộ, 3.385 nhân khẩu. Bao đời nay, người

dân địa phương gắn bó với nghề biển. Nhờ những chuyến vươn khơi, bám biển mà họ có cái ăn,

cái mặc; làm được nhà vững chãi, con cái được học hành…Vì thế, từ lâu đời, các thế hệ ngư dân

xã Vĩnh Thái luôn nỗ lực, quyết tâm giữ bình yên vùng biển quê hương bằng cách góp sức cùng

lực lượng chức năng bảo vệ chủ quyền, an ninh, trật tự trên biển; không khai thác thuỷ sản theo

kiểu tận diệt; tận tình giúp đỡ nhau khi khó khăn, hoạn nạn…

Quyết tâm giữ yên biển của người dân xã Vĩnh Thái càng được nhân lên khi nhận được sự quan

tâm của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và lực lượng chức năng. Nhận thức rõ tầm quan

trọng của biển, đảo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, lãnh đạo xã Vĩnh Thái luôn

tích cực làm tốt công tác tuyên truyền. UBND xã phối hợp với Đồn Biên phòng Cửa Tùng tổ

chức tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân 7 thôn về Luật Biên giới Quốc gia, Luật Biển Việt

Nam và các văn bản liên quan nhằm khơi dậy, phát huy tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ chủ

quyền biển, đảo.

Đặc biệt, UBND xã phối hợp với Đồn Biên phòng Cửa Tùng khảo sát, thành lập 7 mô hình tổ tự

quản về an ninh trật tự với 37 thành viên; 4 mô hình tổ tự quản bến bãi tàu thuyền với 20 thành

viên; 4 mô hình tổ tự quản an toàn trên biển với 320 thành viên. Sau khi đi vào hoạt động, các tổ

tự quản đã nhanh chóng phát huy vai trò, hiệu quả. Ông Nguyễn Văn Dưỡng, một ngư dân địa

phương cho biết: “Từ ngày các tổ tự quản ra đời, nhận thức của người dân ngày càng nâng lên.

Ai cũng chung tay, góp sức để bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn và biển, đảo. Ngoài lao động

sản xuất, đánh bắt hải sản, mỗi ngư dân xã Vĩnh Thái còn nêu cao trách nhiệm bảo vệ chủ quyền

biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc”.

Hàng tháng, hàng quý, thành viên các tổ tự quản an ninh trật tự, bến bãi tàu thuyền, an toàn trên

biển ở xã Vĩnh Thái đều tổ chức họp theo đúng quy định. Nhiều vấn đề thu hút sự quan tâm của

ngư dân được thành viên trong tổ đặt ra như: Tình trạng sử dụng chất nổ để đánh bắt; nạn trộm

cắp lưới, ngư cụ; sự phối hợp giữa các địa phương trong cứu nạn, cứu hộ trên biển; việc huy động

tàu thuyền về nơi trú ẩn an toàn vào mùa mưa bão… Căn cứ vào tình hình thực tiễn, các thành

viên xác định rõ vấn đề nào có thể tự giải quyết, việc gì cần sự vào cuộc của chính quyền địa

phương, lực lượng chức năng. Điều khiến thành viên các tổ tự quản ở xã Vĩnh Thái rất phấn khởi

là cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa Tùng, Công an huyện phụ trách địa bàn và lực lượng

Công an, Quân sự xã luôn quan tâm, tham dự cuộc họp cùng người dân. Nhờ thế, các cuộc họp

tổ tự quản thêm phần sôi nổi, có hiệu quả.

Page 16: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn

16

Theo ông Nguyễn Quang Thọ, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thái, những năm qua, tình hình an

ninh vùng biển và trên bờ thuộc địa bàn xã Vĩnh Thái luôn đảm bảo, ổn định, tạo nền tảng vững

chắc cho việc phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Thành quả ấy xuất phát từ quyết tâm vươn

khơi, bám biển vốn có từ bao đời của người dân trong xã. Bên cạnh đó, việc làm tốt công tác

tuyên truyền, vận động ngư dân bảo vệ chủ quyền biển, đảo đã góp phần quan trọng giúp người

dân ngày càng nêu cao tinh thần, trách nhiệm và có những hành động cụ thể. Được sự quan tâm

của Đảng, Nhà nước, hiện nay người dân xã Vĩnh Thái đã mở ra nhiều hướng làm ăn mới, mang

lại hiệu quả kinh tế cao và nỗ lực hơn trong công tác giữ bình yên vùng biển quê mình. (Báo

Quảng Trị 5/2, Tây Long) đầu trang

VNPT triển khai ứng dụng CNTT, viễn thám cho quản lý thủy sản

Việc hợp tác mong muốn phát huy tối đa thế mạnh sẵn có, huy động nguồn lực tổng hợp để hỗ

trợ nhau thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của

mỗi bên.

Chiều ngày 5/2/2018, tại Hà Nội, Tổng Cục Thủy sản và Tập đoàn VNPT đã chính thức ký kết

Thỏa thuận hợp tác về Viễn thông, Công nghệ Thông tin và Truyền thông (CNTT-TT).

Theo đó, Tập đoàn VNPT sẽ hợp tác với Tổng cục Thủy sản triển khai ứng dụng CNTT, viễn

thông vào quản lý nguồn lợi thủy sản, tàu cá, môi trường nuôi, nuôi trồng thủy sản.

VNPT sẽ tư vấn xây dựng, lựa chọn CNTT, viễn thông, viễn thám trong quản lý cho Tổng cục

Thủy sản. Đồng thời, hai bên sẽ trao đổi thông tin, triển khai các chương trình, dự án, nhiệm vụ

ứng dụng CNTT, viễn thông, viễn thám trong quản lý, điều hành, phục vụ khai thác thủy sản,

nuôi trồng thủy sản, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo đảm an toàn cho người và tàu

cá hoạt động sản xuất trên biển, chống khai thác IUU.

VNPT sẽ cung cấp các dịch vụ tư vấn và thực hiện một số chương trình, dự án ứng dụng CNTT,

viễn thông, viên thám tại Tổng cục Thủy sản như tư vấn xây dựng, triển khai hệ thống thông tin

phục vụ chỉ đạo, điều hành của Tổng cục Thủy sản, các đơn vị thuộc Tổng cục Thủy sản; Xây

dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống mạng, hạ tầng mạng, viễn thông, viễn thám; Ứng dụng các giải pháp

CNTT, viễn thông, viễn thám để quản lý, điều hành nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản, bảo

vệ nguồn lợi và hệ sinh thái biển, chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo

quy định.

Với thỏa thuận hợp tác này, VNPT và Tổng cục Thủy sản sẽ phối hợp triển khai Hệ thống thông

tin liên lạc trên biển cho ngư dân sử dụng dịch vụ thông tin di động vệ tinh Vinaphone-S; Nghiên

cứu triển khai giải pháp tích hợp Viễn thông và CNTT đáp ứng yêu cầu của Hệ thống thông tin

quản lý nghề cá trên biển giai đoạn 2; Triển khai chương trình kết nối thông tin giữa Hệ thống

quản lý tàu thuyền và Hệ thống cơ sở dữ liệu nghề cá VNFISHBASE.

Tập đoàn VNPT sẽ cung cấp cho Tổng cục Thủy sản các sản phẩm dịch vụ, giải pháp Viễn thông

và CNTT với các điều kiện cạnh tranh, tuân thủ các quy định pháp luật và phù hợp với năng lực.

Tập đoàn VNPT hỗ trợ đào tạo cho cán bộ các đơn vị thuộc Tổng cục Thủy sản nâng cao trình

độ, hiểu biết về CNTT, viễn thông, viễn thám trong quản lý thủy sản.

Page 17: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn

17

Với thỏa thuận hợp tác cùng Tổng cục Thủy sản, Tập đoàn VNPT tiếp tục khẳng định vị thế và

vai trò chủ lực là nhà cung cấp các dịch vụ Viễn thông, CNTT-TT số 1 tại Việt Nam, góp phần

cùng với Ngành Thủy sản khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản, bảo vệ và phát triển nguồn lợi

thủy sản, bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động sản xuất trên biển, đặc biệt là nhiệm vụ

bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước. (ICT Press 5/2, QA) đầu trang

CỨU HỘ - CỨU NẠN

Bình Thuận: Bàn giao 12 ngư dân bị nạn trên biển cho người thân

Sáng ngày 4/2, tàu CSB 9001 đã bàn giao 12 ngư dân của tàu cá BĐ 95066TS do anh Trần Diện,

43 tuổi, trú đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận, làm thuyền trưởng cho Đồn biên phòng cửa khẩu

cảng Phú Quý và người thân.

Được biết, trước đó vào khoảng 8 giờ 30 phút ngày 3/2 tàu cá BĐ 95066TS và 12 thuyền viên, tổ

chức đi tìm kiếm một tàu cá khác của ngư dân Phú Quý bị đứt neo trôi dạt trên biển. Đến 12 giờ

cùng ngày phát hiện tàu cá bị phá nước, các thuyền viên trên tàu đã dùng nhiều biện pháp cứu

chữa nhưng không thành.

Thời điểm tàu bị nạn nằm ở vị trí 10012’ vĩ độ Bắc; 108037’ kinh độ Đông cách đảo Phú Quý

khoảng 34 hải lý, thời tiết ở vùng biển tàu cá gặp nạn rất xấu, biển động có sóng cấp 6-7, giật cấp

8, độ cao của sóng từ 3,5- 4m.

Sau khi nhận lệnh từ Bộ tư lệnh vùng CSB 3, tàu CSB 9001 đang neo đậu tại khu vực vùng biển

Phú Quý, khẩn trương lên đường cứu nạn, đến 16 giờ 45 phút cùng ngày tàu phát hiện và tiếp cận

được tàu cáBĐ 95066TS đang trong tình trạng chìm dần, các chiến sỹ đã nhanh chóng đưa 12

ngư dân lên tàu an toàn.

Tại buổi bàn giao 12 ngư dân cho Đồn BP cửa khẩu cảng Phú Quý và người thân, Chính quyền

huyện Phú Quý đã kịp thời xuống thăm hỏi sức khỏe, động viên tinh thần các ngư dân; đồng thời

khen thưởng đột xuất cho tập thể tàu CSB 9001 và tàu Phú Quý 01 đã có thành tích trong công

tác tham gia tìm kiếm cứu nạn. (Báo Bình Thuận 5/2, Châu Thọ) đầu trang

THỊ TRƯỜNG

Giá tôm, cá tra tăng vù vù, nhà nông cười "phớ lớ" vì lãi khủng

Theo Bộ NN&PTNT, giá tôm nguyên liệu trong tháng 1/2018 có xu hướng tăng so với cuối năm

2017 do nhu cầu tiêu dùng và nhu cầu nguyên liệu của các nhà máy tăng. Đặc biệt, giá cá tra cũng

liên tục ở mức cao trong nhiều tháng qua, giúp nhà nông thu lợi nhuận cao nhất từ trước tới nay.

Năm 2017 khép lại, ngành hàng cá tra được đánh giá là thành công nhất trong nhiều năm gần

đây, khi giá cá tra đạt đỉnh cao nhất trong 10 năm qua.

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, giá cá tra nguyên liệu tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

trong tháng 1.2018 tiếp tục vững ở mức cao do nguồn cung vẫn hạn chế. Cụ thể, giá cá tra dao

động ở mức 27.000 – 29.000 đồng/kg tùy theo chất lượng, kích cỡ và phương thức thanh toán.

Page 18: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn

18

Cũng trong tháng 1 năm 2018, sản lượng nuôi cá tra của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ước

đạt 90.200 tấn, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước. Với giá bán như trên, người nuôi sẽ thu lãi

khoảng 7.000 - 9.000 đồng/kg tùy mô hình.

Ông Trần Phùng Hoàng Tuấn, Chi Cục trưởng Chi cục Thủy sản An Giang (Sở NN&PTNT tỉnh

An Giang) cho hay: “Toàn tỉnh có khoảng 833ha nuôi cá tra, sản lượng hơn 287.339 tấn. Giá

thành nuôi cá tra hiện nay khoảng 21.000 - 22.000 đồng/kg, trong khi giá bán cao hơn. Có thể

nói, sau mấy năm người nuôi lận đận vì rớt giá thì nay nghề nuôi cá tra đã có chuyển biến tích

cực”.

Tại Đồng Tháp, nhiều hộ nuôi cá đang rất phấn khởi vì giá tăng và tiêu thụ dễ dàng. Ông Nguyễn

Thanh Bình, ở xã An Nhơn, huyện Châu Thành (Đồng Tháp) cho hay: “Tôi chuẩn bị bán 300 tấn

cá tra với giá mà doanh nghiệp đặt mua khoảng 28.000 - 29.000 đồng/kg, ước tính trừ hết các

khoản chi phí đầu tư, lợi nhuận đạt được gần 3 tỷ đồng; mức lời khá cao trong vài năm nay”.

Còn ông Nguyễn Văn Na, Chủ tịch UBND huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) cũng chia sẻ thêm,

nhờ giá cá tra tăng nên người nuôi cá ở xã cù lao như Tân Bình, Tân Quới, Tân Huề… ai cũng có

lãi để mua sắm chuẩn bị cái tết Nguyên đán tươm tất.

Theo phân tích của các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, sở dĩ giá cá tra liên tục ở mức cao là nhờ

xuất khẩu thời gian qua ở các thị trường châu Mỹ, châu Á… khá tốt; trong khi đó, sản lượng cá

tra nguyên liệu trong nước không tăng vì ảnh hưởng thời tiết xấu và khan hiếm con giống.

Hiệp hội Cá tra Việt Nam, cho biết, năm 2017 diện tích nuôi mới cá tra ở các tỉnh ĐBSCL

khoảng 3.300ha (tăng 14%), diện tích thu hoạch là 3.415ha (tăng 7%), sản lượng đạt 1,06 triệu

tấn (tăng 5% so với năm 2016) với năng suất trung bình đạt 309 tấn/ha (so với năm 2016 là 313

tấn/ha).

Tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2017 đạt 1,75 tỷ USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2016.

Trong đó, thị trường Trung Quốc đang vươn lên đứng đầu, thứ hai là Hoa Kỳ…

Được biết, ở miền Nam và miền Bắc Trung Quốc, các món ăn chế biến từ cá tra rất phổ biến.

Chuỗi Haididao ở Bắc Kinh là chuỗi nhà hàng với hơn 100 nhà hàng trên cả nước cũng sử dụng

cá tra trong các món ăn của nhà hàng.

Một lý do khác cho sự phát triển nhanh chóng của cá tra ở Trung Quốc là tăng trưởng đối với các

bữa ăn chuẩn bị trước như trong trường học và máy bay.

Bộ NN&PTNT cũng dự báo, giá cá tra nguyên liệu sẽ còn tiếp tục giữ mức ở mức cao do thị

trường xuất khẩu tương đối thuận lợi, nguồn cung thì tăng không đáng kể, do người nuôi e ngại

giá bán không ổn định, sợ sẽ lặp lại bài học khủng hoảng giá giảm sát đáy hồi đầu năm 2016 (chỉ

từ 17.000 - 18.000 đồng/kg).

Cùng với cá tra, những người nuôi tôm tại khu vực ĐBSCL cũng đang có vụ bội thu nhờ giá liên

tục tăng ở mức cao - theo báo cáo mới nhất của Bộ NN&PTNT.

Page 19: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn

19

Cụ thể, tại Bạc Liêu, giá tôm sú loại 20 - 40 con/kg hiện đã tăng thêm 15.000 - 20.000 đồng/kg

lên mức 160.000 - 260.000 đồng/kg so với tháng trước; giá tôm thẻ ướp đá cỡ 50 con/kg tăng

1.000 đồng/kg lên 128.000 đồng/kg, cỡ 60 con/kg tăng 6.000 đồng/kg lên 124.000 đồng/kg.

Tại Sóc Trăng, giá tôm sú cũng đang tăng từ 5.000 - 15.000 đ/kg cho các cỡ từ 10 - 40 con/kg,

đạt mức giá 189.000 - 322.000 đồng/kg.

Trong tháng 1/2018, các địa phương đã tích cực theo dõi sát sao tình hình nuôi thủy sản tại địa

phương mình để khuyến cáo bà con nông dân các giải pháp nuôi và phòng chống dịch bệnh kịp

thời, thông báo khuyến cáo khung mùa vụ nuôi tôm nước lợ năm 2018.

Theo đó, sản lượng tôm sú cả nước ước đạt 13.700 tấn, tăng 3% so với cùng kỳ; trong đó, khu

vực Đồng bằng sông Cửu Long ước đạt 13.200 tấn, tăng 1% so với cùng kỳ năm trước.

Sản lượng tôm thẻ ước đạt 17.600 tấn, tăng 10% so với cùng kỳ; trong đó, khu vực Đồng bằng

sông Cửu Long ước đạt đạt 6.100 tấn, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2017. (Dân Việt 5/2, Ngân

Hương) đầu trang

Chục triệu đồng cá Anh vũ đầu vàng biếu Tết: Dân lắm tiền bị "hớ" nặng

Cá Anh vũ đầu vàng khá hiếm, nhiều khi đặt hàng trước nhưng chờ cả tháng cũng chưa chắc

có. Tuy nhiên, với những người không rành lắm về cá này, rất có thể họ sẽ mất tiền triệu cho mỗi

ký cá tưởng là đặc sản quý hiếm mà lại không phải vậy.

Chị Nguyễn Thị Huyền (Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết, để cúng Tết, gia đình chị tìm mua một

cá Anh vũ đầu vàng, hay còn gọi cá tiến vua. Chị Huyền phải đặt trước 2 tuần mới có được con

cá 3 kg, với giá 6 triệu đồng (tương đương 2 triệu đồng mỗi kg).

"Nhiều người mách, cá Anh vũ đầu vàng cúng gia tiên dịp Tết sẽ mang tài lộc, may mắn về nhà.

Vì vậy, gia đình tôi quyết "săn" bằng được. Do cá Anh vũ đầu vàng vận chuyển từ Tây Nguyên

ra nên được đơn vị bán ướp đông", chị Huyền nói.

Anh Nguyễn Văn Việt (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ, anh thường mua cá Anh vũ đầu vàng về cúng

ông Công ông Táo. Loại cá này có kích thước lớn, nên anh phải bỏ ra số tiền "khủng", từ 5-7 triệu

đồng.

Tuy giá "chát" nhưng không phải lúc nào cá Anh vũ đầu vàng cũng có. Theo anh Việt, nhiều cơ

sở cung cấp loại cá này - cho rằng, năm nay, cá Anh vũ đầu Vàng hiếm, muốn mua phải đặt trước

cả tháng, vì khoảng 100 con cái mới có một con đực đầu vàng.

Chia sẻ với Lao Động, quản lý một công ty chuyên mua bán XNK sản phẩm thủy hải sản trên

phố Vạn Phúc (Ba Đình, Hà Nội) cho rằng, cận Tết, nhu cầu mua cá Anh vũ đầu vàng để cúng,

biếu tặng tăng cao, khiến loại cá này đắt khách. Tuy nhiên, với những người không rành lắm về

cá Anh vũ, rất có thể họ sẽ mất tiền triệu cho mỗi kg cá tưởng là đặc sản quý hiếm mà lại không

phải vậy.

Page 20: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn

20

Theo người này, cá Anh vũ chuẩn, khai thác tự nhiên chỉ có loại nhỏ, khoảng 400-600 gram, phân

bố ở vùng nước ngọt Hòa Bình, Phú Thọ. Cá Anh vũ đầu vàng cỡ lớn (từ 3-5kg), được nhiều đại

gia săn lùng là dòng cá lai, không thuần chủng. Loại này chỉ có hàng ướp lạnh trong dịp Tết

Nguyên đán 2018. Nhiều khách hàng không biết, sẵn sàng chi số tiền lớn, mua cá Anh vũ đầu

vàng không thuần chủng về biếu tết.

Quản lý này cũng cho hay, cá Anh vũ đầu vàng tự nhiên có giá 3 triệu đồng mỗi kg và rất khan

hiếm. Khách hàng muốn mua phải đặt trước 2-3 tuần để ngư dân đánh bắt.

"Việc thu gom cá Anh vũ đầu vàng rất khó, vì số lượng cá đánh bắt được rất ít do phương pháp

đánh bắt chủ yếu thủ công. Là loài sống ở vùng nước sâu và thường trốn trong hốc đá. Vào mùa

lạnh, cá ra khỏi hang kiếm ăn, người dân lặn xuống đáy sông, dùng lưới vây bắt cá", quản lý công

ty chuyên mua bán XNK sản phẩm thủy hải sản cho hay.

Cũng theo người này, thông thường, người dân sẽ cần 3-5 con để cúng ông Công ông Táo, giá

thành vào khoảng 4-5 triệu đồng. Và chỉ có đại gia mới đủ "lực" tiêu thụ mặt hàng này. (Lao

Động 5/2, Cường Ngô) đầu trang

CHẾ BIẾN

Tiền Giang: Chế biến thủy sản cần được cơ cấu lại

Sản phẩm thủy sản chế biến được xem là một trong những mặt hàng xuất khẩu (XK) chủ lực,

đóng góp lớn vào kinh tế của tỉnh nhưng vẫn chưa mang tính ổn định và bền vững.

Là tỉnh ven biển nên ngành Thủy sản có lợi thế để phát triển, trong đó chế biến thủy sản XK cũng

tạo nên nhiều dấu ấn trong những năm gần đây.

Theo thống kê đến thời điểm hiện nay cho thấy, toàn tỉnh có 16 doanh nghiệp (DN) chế biến thủy

sản XK đang hoạt động, có tổng công suất chế biến đạt khoảng 180.000 tấn/năm, với tổng vốn

đầu tư trên 700 tỷ đồng. Hầu hết các DN chế biến XK đều được cấp Code XK sang thị trường

châu Âu, chủ yếu là sản phẩm đông lạnh (cá tra fillet, tôm đông lạnh và nghêu đông).

Ngoài ra, tham gia vào hoạt động chế biến thủy sản còn có các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, công

nghệ sản xuất thủ công, tổ chức sản xuất theo hình thức hộ gia đình, với những mặt hàng chủ yếu

như: Nước mắm, mắm tôm chà, cá muối, cá khô, cá hấp, tôm khô… tập trung ở những vùng ven

biển như huyện Gò Công Đông và TX. Gò Công.

Trên bình diện tổng thể, sản phẩm thủy sản đông lạnh XK của Tiền Giang được đánh giá có lợi

thế cạnh tranh so với các nước ASEAN.

Đa số các DN chế biến thủy sản đều đã được cấp giấy chứng nhận quản lý chất lượng HACCP,

đạt được Code EU; sản phẩm đã xâm nhập vào thị trường khó tính như: Hoa Kỳ, Nhật, EU.

Thống kê gần đây cho thấy, thị trường châu Âu chiếm trên 50% giá trị kim ngạch, châu Mỹ chiếm

khoảng 20%, châu Á chiếm khoảng 18%, còn lại là các thị trường khác.

Page 21: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn

21

Thế nhưng, thách thức chính hiện nay là làm thế nào để duy trì tính ổn định và giảm chi phí giá

thành sản xuất, đa dạng hóa mặt hàng chế biến, đổi mới công nghệ và nâng cao trình độ tinh chế

sản phẩm.

Còn theo đánh giá của ngành Nông nghiệp, thời gian qua sản lượng cá tra chế biến chiếm tỷ trọng

rất lớn trong cơ cấu sản phẩm thủy sản, chủ yếu là XK, các DN chưa quan tâm nhiều đến thị

trường tiêu thụ nội địa. Những sản phẩm cá tra không đủ tiêu chuẩn XK như: Thịt vàng, thịt hồng,

sản phẩm tận dụng sau fillet (để chế biến sản phẩm giá trị gia tăng)… được tiêu thụ nội địa, với

tỷ trọng chỉ khoảng 2,5% tổng sản lượng chế biến.

Nhìn một cách công bằng, chế biến thủy sản XK của các DN trên địa bàn Tiền Giang có dấu hiệu

chững lại trong những năm gần đây do tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau.

Theo thống kê của Sở Công thương, giai đoạn 2011 - 2015 chế biến thủy sản tăng bình quân

12%/năm, thấp hơn giai đoạn trước (tăng 42%) do giá XK và nhu cầu tiêu thụ giảm, lượng tồn

kho nhiều, một số DN phải giảm thời gian sản xuất hoặc cho công nhân tạm ngừng sản xuất trong

một thời gian.

Chế biến thủy sản trong thời gian tới dự báo vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức khi giá XK và

sản lượng nuôi trồng có xu hướng giảm cùng những vấn đề khác như rào cản thị trường, thuế

chống bán phá giá cá tra, dịch bệnh. Đó là những vấn đề nội tại đang được đặt ra đối với ngành

chế biến thủy sản nói riêng, ngành Nông nghiệp nói chung và cần có nhiều giải pháp để thay đổi

và thích ứng.

Nếu so với các tỉnh, thành khác trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều DN chế biến

thủy sản XK trên địa bàn tỉnh có quy mô tương đối lớn, với lượng kim ngạch XK hằng năm khá

lớn như: Công ty cổ phần Hùng Vương, Công ty cổ phần Gò Đàng, Công ty TNHH Đại Thành...

Kết thúc năm 2017, thủy sản được xem là động lực chính thúc đẩy sự tăng trưởng của cả nhóm

hàng nông, thủy sản XK, với kim ngạch đạt được khoảng 410 triệu USD, tăng đến 43%, với mặt

hàng chủ yếu là cá tra chiếm khoảng 90% trị giá trong kim ngạch XK thủy sản, còn lại là nghêu,

sò, mực, thủy sản đóng hộp.

Đánh giá về tình hình chế biến XK thủy sản thời gian qua, bà Nguyễn Thị Ánh, Giám đốc Công

ty cổ phần Thương mại Sông Tiền cho biết, với lợi thế là chủ động được nguồn nguyên liệu đầu

vào (diện tích vùng nuôi khoảng 45 ha, sản lượng thu hoạch khoảng 18.000 tấn mỗi năm) và thị

trường tiêu thụ truyền thống nên hoạt động chế biến XK của công ty thời gian qua tương đối ổn

định.

Đặc biệt là trong năm 2017 vừa qua, dù chịu không ít tác động của thời tiết nhưng công ty vẫn

XK được khoảng 5.000 tấn sản phẩm, với kim ngạch XK khoảng 10 triệu USD. “Một trong những

lợi thế của công ty là cả 2 nhà máy chế biến đều được trang bị công nghệ, dây chuyền sản xuất

hiện đại, được cấp Code XK sang châu Âu, được chứng nhận các tiêu chuẩn HACCP, BRC,

IFS… nên sản phẩm được người tiêu dùng tin tưởng và tiêu thụ ổn định”- bà Ánh cho biết.

Cùng chung nhận định này, ông Nguyễn Văn Đạo, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Gò Đàng

(GODACO), một trong những DN có quy mô khá lớn cho biết, lĩnh vực nuôi trồng, chế biến, XK

Page 22: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn

22

thủy sản nói chung gần đây đã đạt được những thành công rất lớn. Sự tăng trưởng của ngành

Thủy sản nhờ vào nhiều yếu tố, nhất là nhu cầu tiêu thụ của thị trường thế giới đang ở mức rất

cao, đặc biệt là thị trường Trung Quốc.

“Năm 2018 được dự báo cũng có nhiều yếu tố thuận lợi, nên các chỉ tiêu của ngành Thủy sản sẽ

tiếp tục tăng tốc. Để đạt được mục tiêu này, GODACO tiếp tục nâng cấp 2 nhà máy chế biến,

nâng công suất từ 180 tấn nguyên liệu/ngày lên khoảng 220 tấn nguyên liệu/ngày. Tất nhiên,

trong sản xuất - kinh doanh không phải lúc nào cũng “thuận buồm xuôi gió”, nhất là trong ngành

Thủy sản rất dễ bị tác động của rất nhiều yếu tố như thời tiết, rào cản thương mại, cơ chế chính

sách nên mỗi DN cần có chiến lược riêng để thích ứng”- ông Đạo cho biết. (Báo Ấp Bắc 5/2, P.A)

đầu trang

ĐỒNG HÀNH VỚI NGƯ DÂN

Đồng hành với ngư dân bám biển

Những năm qua, Đảng ủy, Bộ tư lệnh (BTL) Vùng Cảnh sát biển (CSB) 4 luôn quan tâm lãnh

đạo, chỉ đạo tiến hành công tác dân vận, hướng mạnh vào bảo đảm an sinh xã hội, tuyên truyền,

phổ biến giáo dục pháp luật, bảo vệ ngư dân nuôi trồng và khai thác thủy sản trên biển...

Theo Thiếu tướng Lê Văn Minh, Tư lệnh BTL Vùng CSB 4: Năm qua vùng đã thực hiện tốt mô

hình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”-mô hình do vùng phối hợp với UBND tỉnh Cà

Mau, UBND huyện Phú Quốc, Viettel Kiên Giang, tổ chức thực hiện tại cơ sở. Sau gần một năm

triển khai, mô hình đã phát huy hiệu quả rõ rệt, trong đó việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục

pháp luật cho ngư dân và nhân dân trên các xã đảo được đơn vị chú trọng.

Thực hiện chương trình, Hải đội 401 đã kết nghĩa với UBND xã đảo Thổ Châu (huyện Phú Quốc)

trong phối hợp triển khai nhiều mô hình công tác dân vận. Bên cạnh các hoạt động thăm hỏi, tặng

quà gia đình người có công, đơn vị còn tổ chức chương trình “Em yêu biển đảo quê hương” cho

hơn 1.200 học sinh trên xã đảo, trong đó lồng ghép các nội dung về giáo dục, phổ biến pháp luật

cho thầy, cô giáo và học sinh...

Trung tá Dương Xuân Dũng, Chính trị viên Hải đội 401, cho biết: "Từ kết quả của chương trình,

ngư dân thấy yên tâm hơn khi lao động, nuôi trồng và khai thác thủy sản trên biển; bà con còn

thường xuyên cung cấp cho lực lượng CSB nhiều thông tin có giá trị để CSB phối hợp với các

ngành chức năng triển khai phương án xử lý hiệu quả, kịp thời. Trong năm, Vùng CSB 4 đã tổ

chức cứu hộ, cứu nạn hơn 40 người và một số phương tiện gặp nạn trên biển".

Ông Ngô Kim Cương, cán bộ Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội thị trấn An Thới, huyện

Phú Quốc, cho biết: "Sự phối hợp giữa Vùng CSB 4 với chính quyền địa phương trong thực hiện

công tác chính sách và an sinh xã hội được nhân dân đánh giá rất cao".

Bà Phạm Thị Mai, vợ thương binh Bùi Nhung, ở tổ 6, khu phố 5, thị trấn An Thới, phấn khởi khi

nhận món quà Xuân của cán bộ, chiến sĩ Vùng CSB4 và cho biết: “Không chỉ giúp sửa nhà, năm

nào vào dịp lễ, Tết gia đình cũng đều nhận được quà động viên của đơn vị. Chúng tôi cũng luôn

vận động con cháu làm ăn đúng pháp luật, tích cực vươn khơi bám biển”.

Page 23: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn

23

Trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ, Vùng CSB 4 đã vận động hơn 500 cán bộ,

chiến sĩ tham gia đóng góp "Quỹ đền ơn đáp nghĩa" được hơn 90 triệu đồng để tổ chức thăm, tặng

quà người có công, hỗ trợ xây tặng nhà đồng đội. Nhờ làm tốt công tác dân vận, cán bộ, chiến sĩ

Vùng CSB 4 không những thiết thực giúp dân yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế, mà

còn huy động được sức mạnh trong thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ

quốc. (Quân Đội Nhân Dân 5/2, Hoàng Nhưỡng – Thu Hà) đầu trang

XÃ HỘI

Cảnh sát biển tặng quà tết cho ngư dân Quảng Bình

Hôm 4/2, lực lượng cảnh sát biển đã có buổi giao lưu và trao quà cho bà con ngư dân tại xã Quảng

Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Huyện Quảng Trạch là một trong các địa phương chịu nhiều thiệt hại nhất ở Quảng Bình sau sự

cố môi trường biển. Tuy nhiên, đây cũng là nơi có sự hồi phục nhanh chóng sau sự cố này. Theo

đó, sau khi nhận tiền bồi thường môi trường biển, cuộc sống người dân đã từng bước đi vào ổn

định. Các hoạt động đánh bắt gần và xa bờ được đẩy mạnh. Mối liên hệ giữa lực lượng cảnh sát

biển với bà con ngày càng gắn chặt hơn.

Tại buổi trao quà, các đơn vị đã tổ chức văn hóa văn nghệ, giao lưu giữa các lực lượng và người

dân. Mọi người đã cùng nhau tổ chức cuộc thi gói bánh chưng mang đậm hương vị Tết Nguyên

đán.

Hoạt động trao quà này đã góp phần động viên tinh thần bà con ngư dân nơi đây. Tại buổi lễ, lực

lượng Cảnh sát biển đã trao 20 suất quà, mỗi suất 1 triệu đồng cho bà con ngư dân có hoàn cảnh

khó khăn tại xã Quảng Đông; 5 suất quà mỗi suất 500 ngàn đồng cho học sinh vùng biển bãi

ngang nơi đây. Bên cạnh đó, 100 cặp bánh chưng đã được trao đến ngư dân vùng Quảng Đông

như là một món quà động viên, chia sẻ trong dịp năm mới 2018. Qua đó, lực lượng Cảnh sát biển

hy vọng những món quà nhỏ này sẽ giúp ngư dân nơi đây có một cái Tết đầm ấp và hạnh phúc

bên gia đình. (Đài Truyền Hình Việt Nam 5/2, Phòng Hiệp – Hoàng Hưng) đầu trang./.