69
CHÍNH PHỦ BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ THẢO LUẬT GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ THẢO LUẬT GIÁM ĐỊNH

  • Upload
    lynga

  • View
    224

  • Download
    2

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ THẢO LUẬT GIÁM ĐỊNH

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG

CHÍNH PHỦ

BÁO CÁO

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNGCỦA DỰ THẢO LUẬT GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP

Page 2: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ THẢO LUẬT GIÁM ĐỊNH

MỤC LỤC

I. Giới thiệu:………………………………………………………….…….…trang 3

1. Những hạn chế của khung pháp lý về giám định tư pháp hiện hành:…............... 3

2. Mục tiêu của việc ban hành Luật giám định tư pháp ……………….….………. 4

3. Những vấn đề đặt ra trong Báo cáo đánh giá tác động của

Luật giám định tư pháp …………………………………….………................ 6

II. Giải pháp và tác động của giải pháp..................................................................... 7

1. Vấn đề 1. Yêu cầu giám định tư pháp của đương sự trong tố tụng dân sự,

tố tụng hành chính................................................................................................. 8

2. Vấn đề 2. Chủ trương xã hội hóa hoạt động giám định tư pháp

Trong Luật giám định tư pháp .............................................................................12

3. Vấn đề 3. Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng.........................................30

4. Vấn đề 4. Hệ thống tổ chức giám định tư pháp trong lĩnh vực pháp y................32

5. Vấn đề 5. Hệ thống tổ chức giám định pháp y tâm thần......................................38

6. Vấn đề 6. Bảo đảm cơ sở vật chất cho các tổ chức.

giám định tư pháp công lập.................................. ...............................................40

7. Vấn đề 7. Chính sách, chế độ ưu đãi đối với cá nhân, tổ chức

thực hiện giám định tư pháp và bảo đảm nguồn kinh phí cho các

cơ quan tiến hành tố tụng chi trả phí giám định tư pháp .....................................42

8. Vấn đề 8. Thực hiện dịch vụ giám định của các tổ chức giám định tư pháp

công lập, chi phí dịch vụ giám định.................................................................... 43

9. Vấn đề 9. Mối quan hệ giữa Luật giám định tư pháp và

pháp luật tố tụng................................................................................................. 45

III. Kết luận chung...................................................................................................46

2

Page 3: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ THẢO LUẬT GIÁM ĐỊNH

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNGCỦA DỰ THẢO LUẬT GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP

I. GIỚI THIỆU

1. Những hạn chế của khung pháp lý về giám định tư pháp hiện hành

Pháp lệnh Giám định tư pháp năm 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để tổ chức và quản lý hoạt động Giám định tư pháp ở Việt Nam. Tính đúng đắn của các chính sách về giám định tư pháp đã từng bước đáp ứng yêu cầu của hoạt động tố tụng và ngày càng được khẳng định qua quá trình thực thi pháp luật.

Tuy nhiên, việc thực thi Pháp lệnh Giám định tư pháp năm 2004 trong thời gian qua cũng bộc lộ một số tồn tại và hạn chế, cụ thể là:

- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về Giám định tư pháp còn thiếu đồng bộ do các văn bản được ban hành bởi nhiều cấp, ngành, nội dung điều chỉnh về các mối quan hệ trong lĩnh vực Giám định tư pháp thiếu thống nhất, chưa đầy đủ và còn nhiều chồng chéo.

- Khái niệm và phạm vi dịch vụ Giám định tư pháp còn bị bó hẹp, không còn phù hợp với sự phát triển của đời sống xã hội nói chung, yêu cầu của đổi mới, cải cách tư pháp, pháp luật nói riêng làm ảnh hưởng đến hoạt động tố tụng, quyền lợi hợp pháp của người tham gia tố tụng và khó khăn trong quá trình hội nhập quốc tế về tư pháp và pháp luật.

- Nhiều việc giám định được thực hiện trước khi khởi tố điều tra hoặc trong quá trình thi hành án hình sự nhưng chưa được tính đến và quy định cụ thể trong Pháp lệnh giám định tư pháp. Trên thực tế, nhiều vụ việc kết quả giám định (xác định mức độ thiệt hại tài sản, mức độ thương tích hoặc tổn hại sức khỏe) là căn cứ có khởi tố hay không khởi tố, như vậy, trong trường hợp này, cơ quan điều tra đã trưng cầu thực hiện giám định trước khi có quyết định khởi tố vụ án và kết luận giám định này được sử dụng làm căn cứ trong quá trình giải quyết vụ án.

- Chủ trương xã hội hóa hoạt động giám định tư pháp trong Pháp lệnh giám định tư pháp chưa được thể hiện đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng và còn thiếu các quy định cụ thể về điều kiện, giải pháp thực hiện. Cần bổ sung các quy định điều chỉnh về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp của các tổ chức chuyên môn; hoạt động giám định tư pháp của chuyên gia thuộc các khu vực kinh tế khác nhau; cơ chế giải quyết, điều phối hoạt động giám định, quản lý người giám định tư pháp trong các lĩnh vực giám định không có tổ chức giám định; các quy định về thu và quản lý, sử dụng phí giám định...để động viên, khuyến khích một cách hiệu quả các nguồn lực xã hội tham gia thực hiện giám định tư pháp.

3

Page 4: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ THẢO LUẬT GIÁM ĐỊNH

- Các quy định về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp chưa đồng bộ, liên thông với các quy định của pháp luật tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính nên có một số xung đột pháp luật chưa được giải quyết một cách hợp lý, triệt để.

- Quy định pháp luật về quản lý nhà nước đối với tổ chức, hoạt động giám định tư pháp chưa phù hợp với thực tiễn, dẫn đến công tác quản lý nhà nước có lúc còn buông lỏng hoặc chồng chéo, nhiều Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chưa thực sự quan tâm, chăm lo đến tổ chức, hoạt động giám định tư pháp thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ, ngành và địa phương mình. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc thực hiện quản lý nhà nước về giám định tư pháp nhưng quyền hạn của Bộ Tư pháp chưa xứng tầm; công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động giám định tư pháp hầu như còn bỏ ngỏ. Các cơ quan tiến hành tố tụng có vai trò rất quan trọng trong việc thống kê số lượng, đánh giá chất lượng giám định góp phần quan trọng trong hoạch định chính sách về giám định tư pháp nhưng chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm này dẫn đến việc thiếu sự phối hợp cần thiết giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với cơ quan quản lý nhà nước về giám định tư pháp.

- Tính thực tiễn, minh bạch của pháp luật về công tác đầu tư cho Giám định tư pháp còn có nhiều hạn chế. Các tổ chức giám định hầu hết không có trụ sở riêng, thiếu kinh phí, trang thiết bị phục vụ cho việc giám định tư pháp rất nghèo nàn và lạc hậu. Nguồn kinh phí cho việc trưng cầu và thực hiện giám định tư pháp chưa được bảo đảm, nhất là trong hoạt động tố tụng hình sự, chưa có khoản chi ngân sách riêng bảo đảm việc chi trả chi phí cho việc trưng cầu giám định. Lợi ích của các tổ chức, cá nhân thực hiện giám định chưa được bảo đảm trong mối tương quan hợp lý với nguyên tắc, quy luật dịch vụ, hàng hóa trong cơ chế kinh tế thị trường.

2. Mục tiêu của việc ban hành Luật Giám định tư pháp

Mục tiêu chung của việc ban hành Luật Giám định tư pháp là tạo cơ sở pháp lý cao, hoàn thiện pháp luật về Giám định tư pháp, khắc phục tình trạng thiếu nhất quán trong hệ thống pháp luật hiện nay giữa pháp luật về Giám định tư pháp và pháp luật tố tụng. Việc đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và khả thi của pháp luật là cơ sở để củng cố, phát triển tổ chức, hoạt động giám định tư pháp, qua đó tạo chuyển biến mạnh mẽ, đột phá về chất lượng và hiệu quả, làm cho hoạt động giám định tư pháp đáp ứng tốt yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng và góp phần vào việc nâng cao chất lượng của hoạt động tố tụng mà trọng tâm là bảo đảm việc phán quyết của toà án được chính xác, khách quan và đúng pháp luật, góp phần bảo đảm công lý, công bằng xã hội, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động giám định tư pháp, đáp ứng nhu cầu của tổ chức, cá nhân về giám định ngoài hoạt động tố tụng, tạo điều kiện để cá nhân, tổ chức bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp

4

Page 5: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ THẢO LUẬT GIÁM ĐỊNH

của mình góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hoàn thiện cơ chế pháp lý mới, đồng bộ và hiệu quả cho hoạt động Giám định tư pháp để Nhà nước thực hiện tốt hơn trách nhiệm của mình trong việc bảo đảm điều kiện phát triển giám định tư pháp, tạo sự minh bạch trong chính sách quản lý của Nhà nước. Với tinh thần đó, Luật Giám định tư pháp xác định thực hiện có hiệu quả 7 mục tiêu cụ thể như sau:

a) Bảo đảm mọi trưng cầu, yêu cầu giám định trong hoạt động tố tụng được đáp ứng kịp thời, chất lượng; bảo đảm việc thực hiện giám định ở các lĩnh vực được chính xác, khách quan, phục vụ đắc lực cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án (hình sự).

b) Tạo điều kiện thuận lợi cho đương sự trong việc chủ động tìm kiếm chứng cứ, góp phần tích cực trong việc bảo đảm thực thi chủ trương mở rộng dân chủ trong tố tụng, tăng cường tranh tụng tại phiên toà theo tinh thần cải cách tư pháp bằng việc quy định quyền tự mình trực tiếp yêu cầu giám định của đương sự trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính.

c) Hoàn thiện hệ thống tổ chức giám định tư pháp theo hướng xã hội hóa với mức độ hợp lý hoạt động giám định tư pháp, huy động tốt hơn nữa nguồn lực của xã hội cho việc phát triển giám định tư pháp, đảm bảo hoạt động giám định tư pháp đáp ứng đầy đủ yêu cầu của hoạt động tố tụng cũng như đáp ứng mọi nhu cầu của tổ chức, cá nhân với chất lượng cao. Để đạt được mục tiêu này cần thực hiện hiệu quả một số giải pháp, cụ thể là:

- Tiếp tục củng cố, phát triển hệ thống tổ chức giám định tư pháp công lập trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự.

- Xây dựng, phát triển mạng lưới các tổ chức chuyên môn có năng lực trong các lĩnh vực không có tổ chức giám định tư pháp: văn hóa, tài chính-kế toán, xây dựng, môi trường, thông tin và truyền thông, sở hữu trí tuệ... và tạo điều kiện, thu hút các tổ chức này tham gia tích cực vào hoạt động giám định tư pháp.

- Cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp (tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập) để huy động tốt hơn nữa các nguồn lực của xã hội cho hoạt động giám định tư pháp.

d) Xây dựng, củng cố và phát triển đội ngũ người giám định tư pháp đủ về số lượng, trình độ chuyên môn cao, nghiệp vụ vững vàng và có kiến thức pháp lý cần thiết.

e) Xây dựng hệ thống chính sách phù hợp, nhất quán về chế độ, chính sách thu hút, đãi ngộ đối với đội ngũ người giám định tư pháp và các tổ chức chuyên môn tham gia hoạt động giám định tư pháp.

5

Page 6: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ THẢO LUẬT GIÁM ĐỊNH

f) Bảo đảm cơ sở vật chất (trụ sở, kinh phí, trang thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động giám định) cho các tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự theo hướng hiện đại, có trọng tâm trọng điểm và bảo đảm hiệu quả đầu tư.

g) Hoàn thiện chế định quản lý nhà nước nhằm tạo lập cơ chế quản lý đồng bộ, hiệu quả và đi vào thực chất, khắc phục những hạn chế, yếu kém, bất cập trong hoạt động quản lý nhà nước về giám định tư pháp hiện nay; tăng cường và phân định rõ nội dung quản lý cũng như vai trò, trách nhiệm của từng ngành, từng cấp đối với công tác giám định tư pháp; đồng thời xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng đối với công tác giám định tư pháp.

3. Những vấn đề đặt ra trong Báo cáo đánh giá tác động của Luật Giám định tư pháp

Dự thảo Luật Giám định tư pháp (sau đây gọi là Dự án Luật) quy định nhiều nội dung quan trọng điều chỉnh tổ chức, hoạt động, quản lý giám định tư pháp ...

Tuy nhiên, để Báo cáo đánh giá tác động của Dự án Luật ngắn gọn, súc tích, Báo cáo đánh giá tác động tập trung đánh giá một số vấn đề chính, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển Giám định tư pháp. Đặc biệt, tập trung đánh giá về những vấn đề mới, những vấn đề có sửa đổi bổ sung so với Pháp lệnh giám định tư pháp năm 2004. Các vấn đề được lựa chọn để đánh giá là những nội dung liên quan đến việc thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng (Nghị quyết 49/NQ-TW), việc tăng cường hiệu quả hoạt động giám định tư pháp, hiệu lực quản lý nhà nước, tạo điều kiện cho hoạt động giám định tư pháp phát triển, đáp ứng trưng cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng, nhu cầu của cá nhân, tổ chức về giám định tư pháp. Cụ thể như sau:

a- Vấn đề 1: Yêu cầu giám định của đương sự trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính;

b- Vấn đề 2: Chủ trương xã hội hóa hoạt động giám định tư pháp trong Luật giám định tư pháp

c- Vấn đề 3: Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng

d- Vấn đề 4: Hệ thống tổ chức giám định tư pháp trong lĩnh vực pháp y

e- Vấn đề 5: Hệ thống tổ chức giám định pháp y tâm thần

f- Vấn đề 6: Bảo đảm cơ sở vật chất cho các tổ chức giám định tư pháp công lập.

6

Page 7: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ THẢO LUẬT GIÁM ĐỊNH

g- Vấn đề 7: Chính sách, chế độ ưu đãi đối với cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp và Bảo đảm nguồn kinh phí cho các cơ quan tiến hành tố tụng chi trả phí giám định tư pháp

h- Vấn đề 8: Thực hiện dịch vụ giám định của các tổ chức giám định tư pháp công lập, chi phí dịch vụ giám định

i- Vấn đề 9: Mối quan hệ giữa Luật Giám định tư pháp và pháp luật tố tụng

II. GIẢI PHÁP VÀ TÁC ĐỘNG CỦA GIẢI PHÁP

1. Vấn đề 1: Yêu cầu giám định của đương sự trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính

1.1. Xác định vấn đề

Một trong những nội dung cốt yếu của Chiến lược cải cách tư pháp là lấy tòa án và công tác xét xử làm trung tâm, lấy tranh tụng và mở rộng dân chủ trong hoạt động tố tụng là khâu đột phá, nên giám định tư pháp phải trở thành công cụ, phương tiện hữu hiệu, thiết thực cho các bên tố tụng sử dụng, phục vụ đắc lực cho việc tranh tụng của mình, nhất là trong tố tụng dân sự, tố tùng hành chính. Với tinh thần này, cần phải cho phép các bên đương sự trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính có quyền tự mình trực tiếp yêu cầu tổ chức thực hiện giám định, cá nhân, tổ chức chuyên môn đủ điều kiện thực hiện giám định như là một phương cách tìm kiếm chứng cứ để thực hiện nghĩa vụ chứng minh của đương sự trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính.

1.2. Thực trạng hiện nay

Hiện nay theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự và Luật tố tụng hành chính thì chỉ có cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng được trưng cầu giám định tư pháp; đương sự chỉ có quyền đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng hoặc đề nghị người tiến hành tố tụng xem xét việc trưng cầu giám định.

Ví dụ:

- Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “khi có những vấn đề cần được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều này (các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định) hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định”.

- Điều 90, khoản 1 Bộ Luật tố tụng dân sự quy định: “ Theo sự thỏa thuận lựa chọn của các bên đương sự hoặc theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự, Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định”.

7

Page 8: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ THẢO LUẬT GIÁM ĐỊNH

- Điều 83 Luật tố tụng hành chính quy định: “ Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định. Trong quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ tên, địa chỉ của người giám định, đối tượng cần giám định, những vấn đề cần giám định, các yêu cầu cụ thể cần có kết luận của người giám định”.

Căn cứ các quy định hiện hành đã dẫn trên cho thấy sự không phù hợp giữa quy định pháp luật hiện hành với Chiến lược cải cách tư pháp, cải cách pháp luật, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Đặc biệt cần làm cho pháp luật về giám định tư pháp có sự tương thích với pháp luật tố tụng, bảo đảm cho đương sựthực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm chứng minh của họ trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính. Từ đó đặt ra vấn đề Dự án Luật giám định tư pháp phải giải quyết bằng việc đưa ra quy định pháp luật để đương sự trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính được tự mình trực tiếp yêu cầu giám định.

1.3. Mục tiêu

Dự án Luật Giám định tư pháp đã quy định theo hướng: giám định được thực hiện theo yêu cầu trực tiếp của đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính cũng được coi là giám định tư pháp, kết luận giám định do người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp thực hiện theo yêu cầu của đương sự trong vụ việc dân sự cũng được xác định là kết luận giám định tư pháp; đồng thời quy định về quyền, nghĩa vụ của đương sự - người yêu cầu giám định, về văn bản yêu cầu giám định và cơ chế chế cụ thể nhằm bảo đảm cho đương sự trong vụ việc dân sự chủ động tìm kiếm chứng cứ thông qua hoạt động giám định. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có trách nhiệm tiếp nhận và đưa vào hồ sơ vụ án bản kết luận giám định do đương sự cung cấp. Trong trường hợp không tiếp nhận bản kết luận giám định thì cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do về việc không tiếp nhận cho người đã cung cấp kết luận giám định. Việc xem xét, đánh giá các kết luận giám định do đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính cung cấp theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, tố tụng hành chính về đánh giá chứng cứ.

1.4. Các Phương án để lựa chọn

Trong quá trình soạn thảo,Vấn đề 1, được đề xuất 3 phương án:

Phương án 1

Giữ nguyên như hiện hành

Phương án 2

Cho phép đương sự trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính được quyền trực tiếp yêu cầu giám định tư pháp.

8

Page 9: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ THẢO LUẬT GIÁM ĐỊNH

Phương án 3

Cho phép đương sự trong tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính được trực tiếp yêu cầu giám định tư pháp.

1.5. Đánh giá tác động của các phương án

Phương án 1.

Giữ nguyên như hiện hành

a) Tác động tiêu cực

- Đối với nhà nước

+ Hệ thống pháp luật thiếu thống nhất, không đồng bộ.

+ Nhà nước (cơ quan tiến hành tố tụng) phải chi trả toàn bộ chi phí trưng cầu giám định.

+ Không có cơ sở pháp luật nhằm đột phá “điểm nghẽn” giám định tư pháp.

+ Không thể chế hóa được chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về cải cách pháp luật, cải cách tư pháp, trong đó hoạt động giám định tư pháp có vai trò quan trọng.

- Đối với cá nhân, tổ chức tham gia tố tụng dân sự, tố tụng hành chính

+ Không có cơ chế pháp luật để thực hiện quyền và nghĩa vụ chứng minh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, Luật tố tụng hành chính.

+ Suy giảm niềm tin đối với hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng.

b) Tác động tích cực

Không có gì

Phương án 2.

Cho phép đương sự trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính được quyền trực tiếp yêu cầu giám định tư pháp.

a) Tác động tích cực

- Đối với Nhà nước

+ Thể chế hóa được chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về cải cách pháp luật, cải cách tư pháp liên quan đến giám định tư pháp.

+ Hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất.

- Đối với cá nhân, tổ chức tham gia tố tụng dân sự, tố tụng hành chính

9

Page 10: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ THẢO LUẬT GIÁM ĐỊNH

+ Có cơ sở pháp luật thực hiện đúng, đủ quyền và nghĩa vụ khi tham gia tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

+ Tăng cường niềm tin đối với phán quyết của Tòa án, qua đó tự giác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, hạn chế những tiêu cực không đáng có.

b) Lợi ích

Giảm thủ tục, nhân công trong việc tạm thu, thu, thanh quyết toán phí giám định tư pháp. Theo quy định tại Dự án Luật này, đương sự yêu cầu tự thỏa thuận và chi trả, thanh quyết toán phí giám định trực tiếp với tổ chức được trưng cầu giám định tư pháp. Thực hiện phương án này sẽ giảm chi cho ngân sách Nhà nước về nhân công, biên chế, giấy tờ...

Giả sử, mỗi năm giám định viên trong cả nước thực hiện 40.000 vụ, việc dân sự, hành chính (cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu, chịu trách nhiệm tạm thu chi phí, thu phí, thanh toán chi phí cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định, quyết toán sổ sách, giấy tờ theo đúng thủ tục về tài chính, kế toán), chi phí bình quân 4.000.000/việc (bốn triệu đồng) thì tổng số tiền chi phí cho giám định là: 160.000.000.000đ (một trăm sáu mươi tỷ đồng)/năm. Để thực hiện việc thanh quyết toán số tiền 160 tỷ đồng này, theo cơ chế hiện hành bộ máy nhà nước phải chi 1% x 160 tỷ = 1 tỷ 600 triệu đồng. Nếu thực hiện theo quy định mới, những vụ việc do đương sự yêu cầu và tự nộp, thanh quyết toán chi phí giám định thì Nhà nước không phải chi số tiền 1 tỷ 600 triệu chi phí phục vụ việc thu, tạm thu, chi, thanh, quyết toán chi phí giám định.

Như vậy, ngân sách nhà nước hàng năm giảm chi 1 tỷ, sáu trăm triệu đồng chi cho nhân công, biên chế, giấy tờ... thanh quyết toán việc thu, chi, quyết toán phí giám định tư pháp.

Phương án 3

Cho phép đương sự trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, tố tụng hình sự được quyền trực tiếp yêu cầu giám định tư pháp

a) Tác động tiêu cực

Dễ bị lợi dụng trong tố tụng hình sự, dễ dẫn đến việc lợi dụng giám định để trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật, gây khó khăn trong hoạt động tố tụng hình sự.

b) Lợi ích

Như phương án 2

1.6. Kết luận và kiến nghị

10

Page 11: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ THẢO LUẬT GIÁM ĐỊNH

Trong quá trình soạn thảo đây là vấn đề được sự quan tâm mạnh mẽ của các Nhà khoa học cũng như dư luận của các cơ quan tổ chức được lấy ý kiến, tựu trung có thể tóm tắt như sau:

- Một số ý kiến, đặc biệt là ý kiến của các cơ quan tiến hành tố tụng cho rằng không nên mở rộng đối tượng được trực tiếp yêu cầu giám định bởi lẽ hoạt động tố tụng là của cơ quan tiến hành tố tụng, những người tham gia tố tụng muốn thì phải đề nghị để cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng xem xét quyết định việc trưng cầu giám định, một số ý kiến còn lo ngại, nếu mở rộng đối tượng được trực tiếp yêu cầu giám định sẽ dễ bị lạm dụng để kéo dài thời gian giải quyết vụ án, không đạt mục đích giải quyết “điểm nghẽn” về giám định tư pháp trong thời gian qua.

- Đa số ý kiến cho rằng cần thiết phải mở rộng quyền yêu cầu giám định cho đương sự, vì đây là công cụ hữu hiệu cần thiết để họ thực hiện nghĩa vụ chứng minh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, tố tụng hành chính hiện hành. Loại ý kiến này cũng đồng tình ở việc cho phép đương sự trong tố tụng dân sự và tố tụng hành chính được trực tiếp yêu cầu giám định mà không mở rộng đến đương sự trong tố tụng hình sự vì về nguyên tắc của tố tụng hình sự là nghĩa vụ chứng minh thuộc cơ quan tiến hành tố tụng.

- Loại ý kiến thứ 3 đề nghị mở rộng quyền trực tiếp yêu cầu giám định cho đương sự trong tố tụng hình sự với lập luận: đã là đương sự không kể là trong tố tụng nào đều có quyền bình đẳng, đều có quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình trước pháp luật.

Quy định này tác động trực tiếp đến các cơ quan tiến hành tố tụng, các cá nhân, tổ chức tham gia tố tụng, việc mở rộng quyền cho đương sự trong tố tụng được trực tiếp yêu cầu giám định là phù hợp với tiến trình dân chủ trong tư pháp đã được Nghị quyết 49/NQ-TW chỉ rõ; tuy vậy, trước mắt cần xác định đổi mới từng bước phù hợp với thực tiễn và cần có thời gian thích hợp nhằm chuyển biến tư tưởng đã thành nếp nhiều năm là chỉ có cơ quan tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng được trưng cầu giám định tư pháp. Ngoài ra, nếu đồng thời mở rộng đương sự trong tố tụng hình sự được trực tiếp yêu cầu giám định là bước đi chưa thích hợp trong giai đoạn ngắn hạn tới, cần có thời gian tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện vào thời điểm thích hợp.

Sau khi so sánh tác động ảnh hưởng của các giải pháp, Dự thảo Luật lựa chọn thể hiện theo phương án 2 là giải pháp phù hợp, có lợi nhất về xã hội, kinh tế; phương án 1 không còn tính thời sự, chưa thể chế hóa chủ trương của Đảng; phương án 3 cũng cần thời gian nghiên cứu thêm và sửa đổi bổ sung hoàn thiện thể

11

Page 12: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ THẢO LUẬT GIÁM ĐỊNH

chế vào thời điểm thích hợp, cũng là tránh sự xáo trộn quá lớn, ảnh hưởng không tốt đối với hoạt động tố tụng.

2. Vấn đề thứ 2: Chủ trương xã hội hóa hoạt động giám định tư pháp trong Luật giám định tư pháp

2.1. Xác định vấn đề

Đây là nội dung thể chế hoá chủ trương xã hội hoá hoạt động giám định tư pháp nhằm huy động mọi nguồn lực xã hội thúc đẩy sự phát triển của công tác giám định tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 49/NQ-TW của Bộ Chính trị, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng, đồng thời tạo cơ chế để cá nhân, tổ chức (đương sự) tham gia tố tụng trong các vụ án dân sự, vụ án hành chính tìm kiếm chứng cứ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo đúng quy định của pháp luật tố tụng dân sự, tố tụng hành chính.

2.2. Thực trạng hiện nay

Chủ trương xã hội hóa hoạt động giám định tư pháp đã được ghi nhận trong Pháp lệnh giám định tư pháp, Nghị định số 67/2005/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh giám định tư pháp thể hiện theo hướng ngoài lực lượng giám định viên được các cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm và cấp thẻ, đồng thời cho phép cơ quan tiến hành tố tụng có thể trưng cầu cá nhân có trình độ chuyên môn phù hợp, tổ chức chuyên môn đủ điều kiện (với tư cách người giám định theo vụ việc) thực hiện giám định, thậm chí pháp luật hiện hành còn cho phép cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có thể trưng cầu người không có trình độ đại học nhưng có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực cần giám định và có uy tín trong lĩnh vực đó thực hiện giám định. Nhưng trên thực tế quy định này chưa được triển khai đầy đủ do còn thiếu các quy định cụ thể về điều kiện, giải pháp thực hiện như: quy định về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp của các tổ chức chuyên môn, chuyên gia thuộc các khu vực kinh tế khác nhau; cơ chế giải quyết, điều phối hoạt động giám định, quản lý người giám định tư pháp trong các lĩnh vực giám định không có tổ chức giám định, trách nhiệm của tổ chức chuyên môn, người đứng đầu tổ chức chuyên môn được trưng cầu giám định tư pháp, thiếu các quy định về thu và quản lý, sử dụng phí giám định...nên việc tham gia giám định của người giám định theo vụ việc, các tổ chức chuyên môn hiện nay còn rất hạn chế.

2.3. Mục tiêu

- Tạo cơ sở pháp lý cao, vững chắc để củng cố, phát triển tổ chức, hoạt động giám định tư pháp nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ, đột phá về chất lượng và hiệu quả hoạt động giám định tư pháp, đáp ứng tốt yêu cầu ngày càng cao của hoạt động tố tụng, góp phần vào việc nâng cao chất lượng của hoạt động tố tụng mà trọng tâm

12

Page 13: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ THẢO LUẬT GIÁM ĐỊNH

là bảo đảm việc phán quyết của toà án được chính xác, khách quan và đúng pháp luật, góp phần bảo đảm công lý, công bằng xã hội, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động giám định tư pháp bảo đảm đáp ứng yêu cầu của tổ chức, cá nhân ngoài hoạt động tố tụng, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Hoàn thiện một bước hệ thống tổ chức giám định tư pháp, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cho các tổ chức giám định tư pháp công lập, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để phát triển các tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập.

- Xây dựng, củng cố và phát triển đội ngũ người giám định tư pháp đủ về số lượng, đáp ứng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và có kiến thức pháp lý cần thiết bảo đảm đáp ứng yêu cầu giám định, phục vụ đắc lực hoạt động tố tụng trước yêu cầu ngày càng cao của cải cách tư pháp.

- Bảo đảm mọi trưng cầu, yêu cầu giám định trong hoạt động tố tụng được đáp ứng kịp thời, chất lượng; bảo đảm việc thực hiện giám định ở mọi linh vực được chính xác, khách quan, phục vụ đắc lực cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án (hình sự).

- Tạo điều kiện thuận lợi cho đương sự trong việc chủ động tìm kiếm chứng cứ, góp phần tích cực trong việc bảo đảm thực thi chủ trương mở rộng dân chủ trong tố tụng, tăng cường tranh tụng tại phiên toà theo tinh thần cải cách tư pháp bằng việc quy định quyền tự mình, trực tiếp yêu cầu giám định của người dân trong tố tụng dân sự.

2.4. Các Phương án lựa chọn

Trong quá trình soạn thảo, Vấn đề 2 được đề xuất 2 phương án

Phương án 1

Giữ nguyên như hiện hành.

Phương án 2

Cho phép thành lập văn phòng giám định tư pháp trong tất cả các lĩnh vực giám định; đồng thời đổi mới phương pháp, cách thức lập và công bố danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc; phương pháp, cách thức xem xét lập và công bố danh sách tổ chức chuyên môn thực hiện giám định tư pháp.

2.5. Đánh giá tác động của các phương án

Phương án 1

Một số ý kiến đề nghị theo phương án này cho rằng nên giữ nguyên về tổ chức giám định tư pháp như Pháp lệnh giám định tư pháp năm 2004 đã quy định.

13

Page 14: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ THẢO LUẬT GIÁM ĐỊNH

a) Tác động tích cực

Không có gì

b) Tác động tiêu cực

- Hoạt động giám định tư pháp không đáp ứng yêu cầu tình hình nhiệm vụ mới của hoạt động tố tụng trong tiến trình cải cách pháp luật và cải cách tư pháp theo chủ trương của Đảng.

- Không giải quyết thỏa đáng nguyện vọng của người tham gia tố tụng dân sự, tố tụng hình sự trong việc chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ, dế dẫn đến thiếu khách quan.

Phương án 2

Các ý kiến đề xuất phương án 2 đề nghị vừa đồng thời cải tiến phương pháp, cách thức lập, công bố danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, danh sách tổ chức chuyên môn đủ điều kiện thực hiện giám định tư pháp với việc cho phép thành lập tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập là phù hợp với việc mở rộng quyền trực tiếp yêu cầu giám định cho đương sự trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, không nên hạn chế tổ chức giám định tư pháp chỉ được thành lập tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập trong các lĩnh vực giám định chưa có tổ chức giám định tư pháp công lập mà cần cho phép thành lập ở tất cả các lĩnh vực mà xã hội có nhu cầu. Loại ý kiến này cho rằng thực tiễn những ách tắc trong hoạt động tố tụng thời gian qua nhiều vụ việc chủ yếu do tổ chức giám định tư pháp công lập không đáp ứng đủ yêu cầu của hoạt động tố tụng và nếu chỉ cho phép thành lập ở các lĩnh vực mà nhu cầu xã hội không lớn sẽ không tạo điều kiện để thành lập tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập vì không có lợi ích kinh tế hài hòa với đầu tư của tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập dẫn đến quy định trở thành hình thức, không khả thi. Cần thể hiện trong Dự án Luật một cách hợp lý, vừa thể hiện nhà nước quyết tâm tập trung cao trong việc đầu tư nhân lực, vật lực cho các tổ chức giám định tư pháp trong các lĩnh vực Pháp y, Pháp y tâm thần, Kỹ thuật hình sự, chính sách đãi ngộ thích đáng nhằm động viên, thu hút người tài, giỏi, có đạo đức tham gia thực hiện giám định tư pháp; đồng thời vẫn thể hiện được tinh thần động viên, khuyến khích cá nhân, tổ chức đầu tư thành lập tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập.

a) Tác động tích cực

Đáp ứng yêu cầu của quá trình cải cách tư pháp, cải cách pháp luật và đường lối, chủ trương xã hội hóa hoạt động giám định tư pháp của Đảng.

b) Lợi ích

14

Page 15: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ THẢO LUẬT GIÁM ĐỊNH

Giảm chi lớn (hàng trăm tỷ đồng) cho ngân sách nhà nước trong đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện thực hiện giám định.

BẢNG 1.Chi phí trang bị thiết bị tối thiểu phục vụ hoạt động

của một Tổ chức giám định

A. Các thiết bị thuộc phòng xét nghiệm gen (ADN):

TT Danh mục ĐV tính Số lượng

Đơn giá (VNĐ)

Thành tiền (VNĐ)

1 Bàn kính dùng cho điện di Cái 4 2.000.000 8.000.0002 Bàn nhuộm gen Cái 1 15.900.000 15.900.0003 Bàn thí nghiệm lavabo Cái 20 17.000.000 340.000.0004 Bể rửa dụng cụ bằng siêu âm 20 lít Cái 2 30.000.000 60.000.0005 Bộ chụp ảnh gen Bộ 1 274.500.000 274.500.000

6 Bộ pipet man loại 10, 20, 200, 1.000, 5.000 ml Bộ 10 15.000.000 150.000.000

7 Buồng điện di đứng và bộ nguồn Bộ 2 82.000.000 164.000.0008 Cân kỹ thuật điện tử hiện số Cái 1 14.000.000 14.000.0009 Cân phân tích điện tử Cái 2 40.000.000 80.000.00010 Hệ lọc nước siêu sạch 2 lít/ h Máy 1 160.000.000 160.000.000

11 Hệ thống điện di ngang và bộ nguồn Bộ 2 35.000.000 70.000.000

12 Hệ thống máy PCR Bộ 1 238.500.000 238.500.000

13 Hệ thống máy phân tích gen 8 mao dẫn Bộ 1 3.000.000.000 3.000.000.000

14 Hệ thống Real - Time PCR Bộ 1 1.200.000.000 1.200.000.00015 Hộp sáng Hộp 2 1.500.000 3.000.00016 Lò vi sóng Cái 1 3.500.000 3.500.00017 Máy cất nước 1 lần 10 l/h Máy 1 28.500.000 28.500.00018 Máy cất nước 2 lần 4 l/h Máy 1 59.000.000 59.000.00019 Máy cô chân không Máy 1 240.000.000 240.000.000

20 Máy đo pH Cái 2 14.000.000 28.000.000

21 Máy in phun màu Cái 1 1.900.000 1.900.00022 Máy khuấy từ gia nhiệt Cái 2 7.000.000 14.000.00023 Máy lắc nhuộm gen Bộ 1 20.500.000 20.500.00024 Máy lắc ổn nhiệt Máy 1 49.000.000 49.000.00025 Máy lưu điện 3 KVA Máy 4 10.000.000 40.000.00026 Máy lưu điện 6 KVA Máy 4 20.000.000 80.000.000

15

Page 16: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ THẢO LUẬT GIÁM ĐỊNH

TT Danh mục ĐV tính Số lượng

Đơn giá (VNĐ)

Thành tiền (VNĐ)

27 Máy ly tâm lạnh Máy 1 215.000.000 215.000.00028 Máy ly tâm lạnh Máy 1 161.400.000 161.400.00029 Máy ly tâm thí nghiệm thường Máy 2 84.000.000 168.000.00030 Máy nghiền và đồng nhất máu Máy 1 40.000.000 40.000.00031 Máy quang phổ UV-VIS Máy 1 239.500.000 239.500.00032 Máy Spill down Máy 4 32.000.000 128.000.00033 Máy trộn vortex Cái 4 8.000.000 32.000.00034 Nồi hấp vô trùng ≥75 lít Cái 2 100.000.000 200.000.000

35 Tủ cấy vô trùng, tủ an toàn sinh học Cái 5 100.000.000 500.000.000

36 Tủ đựng đồ thủy tinh Cái 1 1.400.000 1.400.00037 Tủ đựng đồ vô trùng Cái 1 1.400.000 1.400.00038 Tủ đựng dung môi, hóa chất Cái 1 42.000.000 42.000.00039 Tủ lạnh 260 lít Cái 4 6.000.000 24.000.00040 Tủ lạnh giữ mẫu Cái 3 85.000.000 255.000.00041 Tủ lạnh sâu -200C Cái 2 80.000.000 160.000.00042 Tủ lạnh sâu -860C Cái 1 118.000.000 118.000.000

43 Tủ sấy Cái 2 35.000.000 70.000.000

  TỔNG CỘNG: 43 danh mục       8.698.000.000

B. Các thiết bị thuộc xét nghiệm hóa pháp:

Stt Danh mục thiết bị Số lượng

Đơn giá dự toán(Tạm tính

1USD=18.500VND) Thành

tiền

USD VND VND1 Máy quang phổ tử ngoại khả kiến 1 bộ 15,900 300.000.0

00 300.00

0.000   Cấu hình          1. Máy chính: Một chùm tia công nghệ

Diode Array, mảng thu nhận tín hiệu đo 1024 diode. Có khả năng quét nhanh: 0,1 giây cho toàn khoảng 190 – 1100nm.

1 bộ      

2. Hệ thống điều khiển 1 bộ- Phần mềm + Phần mềm điều hành + Phần mềm xử lý - Hệ thống máy tính máy in3. Chất chuẩn và phụ kiện tiêu chuẩn 1 bộ

2 Bộ lọc dung môi 4 cái 700 13.000.000

52.000.000

16

Page 17: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ THẢO LUẬT GIÁM ĐỊNH

Stt Danh mục thiết bị Số lượng

Đơn giá dự toán(Tạm tính

1USD=18.500VND) Thành

tiền

USD VND VND  Cấu hình          1. Phễu lọc, bình chứa dung môi và phụ

kiện tiêu chuẩn4 chiếc      

3 Bộ vi chiết pha rắn + Hệ thống chiết pha rắn hoàn chỉnh (kèm máy hút chân không)

1 bộ/loại 22,500 400.000.000

400.000

.000  Cấu hình          1. Máy chính và phụ kiện tiêu chuẩn 1bộ        2. Máy hút (chân không) dung môi không

dầu1cái      

4 Máy sắc ký lỏng hiệu năng cao, Detector chuỗi Diode, Detector huỳnh quang, Bộ dẫn xuất hoá sau cột

1 hệ thống 140,000 2.574.000.000

2.574.000.000

  Cấu hình          1. Hệ bơm gradient bốn kênh dung môi kèm

theo bộ đuổi khí chân không. Với độ chính xác tốc độ dòng: < 0.07%.

 1 bộ      

  2. Bộ bơm mẫu tự động với độ chính xác < 0.25% RSD.

1 bộ      

  3. Hệ Detector chuỗi diode cho bước sóng tới 950nm và có thể đo đổng thời 8 bước sóng.

1 bộ       

  4. Detector huỳnh quang có khả năng làm việc độc lập như một máy đo huỳnh quang.

1 bộ       

  5. Bộ điều nhiệt và quản lý cột. Kỹ thuật Peltier với 2 ngăn điều nhiệt độc lập.

1 bộ      

  6. Hệ thống điều khiển 1 bộ      - Phần mềm + Phần mềm điều hành + Phần mềm xử lý + Phần mềm tra cứu- Hệ thống máy tính máy in

  7. Hệ thống cột, bộ bảo vệ cột 1 bộ        8. Hệ lọc dung môi 1 bộ        9. Bộ dẫn xuất hóa sau cột 1 bộ        10. Bộ khởi động 1 bộ        11. Bộ lưu điện online 6kVA 1 bộ        12. Bộ chất chuẩn 1 bộ5 Hệ thống sắc ký khí khối phổ GC/MS/MS 1 hệ thống 325,000 6.042.500

.000

6.042.500.000

Cấu hình        1. Thân máy sắc ký khí công nghệ dòng mao quản, với 16 kênh điều khiển điện tử

1 bộ      

17

Page 18: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ THẢO LUẬT GIÁM ĐỊNH

Stt Danh mục thiết bị Số lượng

Đơn giá dự toán(Tạm tính

1USD=18.500VND) Thành

tiền

USD VND VNDvới độ lặp lại thời gian lưu < 0.008%, độ phân giải áp suất 0.001psi.2. Buồng bơm mẫu chia dòng/không chia dòng dạng nắp xoáy.

1 bộ      

3. Bộ bơm mẫu tự động đa năng kiểu robot 3 chiều .

1 bộ      

4. Detector khối phổ MS/MS với nguồn ion hóa trơ đồng nhất, tứ cực mạ vàng, buồng va chạm 6 cực gia tốc tuyến tính, dạng detector trục 3 hướng.

1 bộ      

  5. Hệ thống điều khiển 1 bộ      - Phần mềm + Phần mềm điều hành + Phần mềm xử lý - Hệ thống máy tính máy in6. Hệ thống cột phân tích  1 bộ      7. Bộ phụ kiện lắp đặt thiết bị GC 1 bộ      8. Hệ thống khí 1 bộ       9. Bộ khởi động 1 bộ

  10. Bộ lưu điện online 10kVA 1 bộ      11. Bộ chất chuẩn 1 bộ

6 Hệ thống sắc ký lỏng khối phổ 3 lần tứ cực

1 hệ thống 452,000 8.292.500.000

8.292.500.000

  Cấu hình          1. Hệ bơm gradient dung môi áp suất cao

kèm theo bộ đuổi khí chân không. Với độ chính xác tốc độ dòng: < 0.07%.

1 bộ      

  2. Thiết bị tiêm mẫu tự động hiệu năng cao với độ chính xác < 0.25% RSD.

1 bộ      

  3. Bộ điều nhiệt và quản lý cột. Kỹ thuật Peltier với 2 ngăn điều nhiệt độc lập. Điều nhiệt lên tới 100OC

1 bộ      

4. Hệ thống Detector khối phổ 3 lần tứ cực. Buồng phản ứng sáu cực áp suất cao ,tần số cao. Sử dụng kỹ thuật tăng tốc trục tuyến tính. Khoảng động học rộng > 6 x 106. Độ ổn định khối < 0,1u trong 24 giờ. Buồng phun ở vị trí vuông góc với mao quản.

1 bộ      

  5. Nguồn ion hóa 1 bộ        6. Hệ Detector chuỗi diode cho bước sóng

tới 950nm và có thể đo đổng thời 8 bước sóng.

1 bộ      

  7. Hệ thống điều khiển 1 bộ- Phần mềm

18

Page 19: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ THẢO LUẬT GIÁM ĐỊNH

Stt Danh mục thiết bị Số lượng

Đơn giá dự toán(Tạm tính

1USD=18.500VND) Thành

tiền

USD VND VND + Phần mềm điều hành + Phần mềm xử lý - Hệ thống máy tính máy in

  8. Hệ thống khí 1 bộ        9. Hệ thống cột phân tích và bộ bảo vệ cột 1 bộ        10. Bộ khởi động 1 bộ        11. Bộ lưu điện online 10kVA 1 bộ      

12. Bộ chất chuẩn 1 bộ7 Máy đo dộ pH 2 cái 700 13.500.00

0 27.000.

000   Cấu hình          1. Máy chính + phụ kiện tiêu chuẩn 2 cái      8 Cân phân tích điện tử hiện số 1 cái 2,100 39.000.00

0 39.000.

000   Cấu hình          1. Thiết bị + quả cân chuẩn 100g+/-0.1mg 1 cái      9 Tủ đựng dung môi 2 cái 4,700 86.500.00

0 173.00

0.000 10 Tủ lạnh sâu -30oC 1 cái 5,000 92.500.00

0 92.500.

000   Cấu hình          1. Máy chính + phụ kiện tiêu chuẩn 1 bộ      

11 Máy khuấy từ gia nhiệt 2 cái 800 14.000.000

28.000.000

  Cấu hình          1. Máy chính + phụ kiện tiêu chuẩn 2cái      

12 Máy trộn Vortex 2 cái 700 13.500.000

27.000.000

  Cấu hình          1. Máy chính + phụ kiện tiêu chuẩn 2 bộ      

13 Máy ly tâm 1 cái 5,000 95.000.000

95.000.000

  Cấu hình          1. Máy chính + phụ kiện tiêu chuẩn 1 bộ      

14 Máy li tâm lạnh đến -10oC 1 cái 9,500 175.000.000

175.000.000

  Cấu hình          1. Máy chính + phụ kiện tiêu chuẩn 1 bộ      

15 Bộ bàn thí nghiệm có chậu rửa 1 bộ 29,000 535.000.000

535.000.000

  Cấu hình          1. Bàn thí nghiệm lắp giữa phòng 1 bộ      

19

Page 20: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ THẢO LUẬT GIÁM ĐỊNH

Stt Danh mục thiết bị Số lượng

Đơn giá dự toán(Tạm tính

1USD=18.500VND) Thành

tiền

USD VND VND  2. Bàn thí nghiệm đơn lắp cạnh tường 4 bộ      

16 Bàn thí nghiệm thường 5 Bộ 900 16.600.000

83.300.000

  Cấu hình          1. Bàn thí nghiệm thường 5 bộ      

17 Máy ảnh kỹ thuật số 1 Cái 650 11.700.000

11.700.000

  Cấu hình          1. Máy chính + phụ kiện 1 bộ      

18 Điều hoà 2 cục một chiều 18000Btu 4 cái 850 15.600.000

62.400.000

  Cấu hình          1. Máy điều hòa 4 cái      

19 Máy hút ẩm 4 cái 350 6.700.000 26.800.000

  Cấu hình          1. Máy hút ẩm 4 cái      

20 Tủ sấy 1 bộ 3,200 58.300.000

58.300.000

  Cấu hình          1. Máy chính + phụ kiện tiêu chuẩn 1 bộ      

21 Máy phát điện 150 kVA 1 hệ thống 46,000 850.000.000

850.000.000

  Cấu hình hệ thống          1. Máy chính + phụ kiện tiêu chuẩn 1 cái      

II DANH MỤC MUA SẮM TRANG THIẾT BỊ NĂM 2011

       

1 Hệ thống sắc ký khí GC/FID/NPD/ECD 1 hệ thống 86,000 1.674.000.000

1.674.000.000

  Cấu hình          1. Thân máy sắc ký khí công nghệ dòng

mao quản, với 16 kênh điều khiển điện tử với độ lặp lại thời gian lưu < 0.008%, độ phân giải áp suất 0.001psi.

1 bộ      

  2. Buồng bơm mẫu chia dòng/không chia dòng dạng nắp xoáy.

1 bộ      

  3. Bộ bơm mẫu tự động có thể chương trình hoá độ sâu lấy mẫu -2 tới 30mm so với vị trí đặt ban đầu.

1 bộ      

  4. Detector Ion Hóa ngọn lửa. Giới hạn phát hiện: <1.8 pg carbon/giây/tridecane. Tốc độ thu nhận dữ liệu 500 Hz đáp ứng peak có độ hẹp tới 10ms tại 1/2 chiều cao.

1 bộ      

20

Page 21: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ THẢO LUẬT GIÁM ĐỊNH

Stt Danh mục thiết bị Số lượng

Đơn giá dự toán(Tạm tính

1USD=18.500VND) Thành

tiền

USD VND VND  5. Detector cộng kết điện tử. Giới hạn phát

hiện tối thiểu: < 6 fg /mL Lindane1 bộ      

  6. Detector Nitơ – Phospho. Giới hạn phát hiện thấp nhất: <0.4 pg N/sec, <0.2 pg P/sec với hỗn hợp azobenzene/malathion/octadecane

1 bộ      

  7. Bộ chia dòng cho 3 detector. 1 bộ        8. Bộ điều kiển khí phụ trợ cho bộ chia

dòng1 bộ      

  8. Hệ thống điều khiển 1 bộ      - Phần mềm + Phần mềm điều hành + Phần mềm xử lý - Hệ thống máy tính máy in

  10. Thư viện phổ RTL cho thuốc trừ sâu 1 bộ        11. Hệ thống cột phân tích  1 bộ        12. Bộ kit phân tích chất gây nghiện 1 bộ        13. Hệ thống khí cho sắc ký khí  1 bộ        14. Bộ khởi động 1 bộ        15. Bộ lưu điện online 10kVA 1 bộ      

16. Bộ chất chuẩn 1 bộ

2 Hệ thống khối phổ ICP/MS 1 hệ thống 401,000 7.418.500.000

7.418.500.000

  Cấu hình          1. Hệ khối phổ phát xạ ICP/MS. Hệ thống

nhỏ gọn để bàn. Vị trí 3 trục của ống phát Plasma được điều khiển tự động, sự chuyển động theo mỗi trục hoàn toàn độc lập với 2 trục còn lại. Hệ phản ứng bát cực có thể hoạt động được ở chế độ va chạm sử dụng khí heli. Hệ thống detector kép sử dụng một bộ nhân điện (electron multiplier) kiểu dynode không liên tục (discrete dynode) cho phép thu nhận dữ liệu đồng thời ở cả hai chế độ là đếm xung (pulse counting) và tín hiệu tương tự (analog). Bộ lọc khối tổ hợp các thanh dài tạo thành hình hyperbolic đảm bảo cho peak cân đối và độ phân giải cao.

1 bộ      

2. Hệ kết nối thiết bị ICP/MS với thiết bị sắc ký và các kít phân tích chuyên dụng

1 bộ

3. Bộ phụ tùng, phụ kiện dự trữ, thay thế cho hệ ICP/MS (Comprehensive spares)

1 bộ

21

Page 22: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ THẢO LUẬT GIÁM ĐỊNH

Stt Danh mục thiết bị Số lượng

Đơn giá dự toán(Tạm tính

1USD=18.500VND) Thành

tiền

USD VND VND  4. Hệ thống điều khiển 1 bộ

- Phần mềm + Phần mềm điều hành + Phần mềm xử lý - Hệ thống máy tính máy in

  5. Thiết bị phá mẫu vi sóng 1 bộ      6. Bộ khởi động 1 bộ      

  7. Bộ lưu điện online 20 kVA 1 bộ      8. Bộ chất chuẩn 1 bộ

3 Hệ thống sắc ký điều chế 1 hệ thống 145,500 2.710.000.000

2.710.000.000

  Cấu hình          1. Bơm điều chế, bơm 2 piston song song,

Độ chính xác tốc độ dòng: < 0.5 % RSD.1 bộ      

  2. Bộ tạo gradient 1 bộ        3. Van bơm mẫu 1 bộ        4. Bộ điều nhiệt và quản lý cột. Điều nhiệt

theo kiểu Peltier, 2 khoang điều nhiệt độc lập.

1 bộ      

  5. Hệ Detector chuỗi diode cho bước sóng tới 950nm và có thể đo đổng thời 8 bước sóng.

1 bộ      

  6. Bộ thu nhận mẫu điều chế. Thu nhận theo thời gian, peak, kết hợp thời gian/peak.

1 bộ      

  7. Hệ thống điều khiển 1 bộ- Phần mềm + Phần mềm điều hành + Phần mềm xử lý - Hệ thống máy tính máy in

  8. Bộ khởi động 1 bộ        9. Bộ lưu điện online 6 kVA 1 bộ      

10. Bộ chất chuẩn 1 bộ11. Hệ thống xử lý mẫu 1 hệ thống

4 Hệ thống sắc ký bản mỏng hiệu năng cao 1 hệ thống 152,500 2.810.000.000

2.810.000.000

  Cấu hình          1. Máy chấm sắc ký lớp mỏng tự động. 1bộ        2. Buồng triển khai sắc ký tự động 1bộ        3. Máy quét phổ dùng cho sắc ký lớp mỏng. 1bộ        4. Máy chụp ảnh bản mỏng. 1bộ        5. Hệ thống điều khiển 1 bộ      

- Phần mềm + Phần mềm điều hành + Phần mềm xử lý

22

Page 23: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ THẢO LUẬT GIÁM ĐỊNH

Stt Danh mục thiết bị Số lượng

Đơn giá dự toán(Tạm tính

1USD=18.500VND) Thành

tiền

USD VND VND- Hệ thống máy tính máy in

  6. Thiết bị kết nối TLC-MS 1bộ        7. Bộ phụ kiện kèm theo để chạy máy 1bộ        8. Bộ khởi động 1bộ        9. Bộ lưu điện online 10kVA 1bộ      

10. Bộ chất chuẩn 1 bộ5 Máy làm khô khí bằng nitơ 1 cái 10,500 192.500.0

00 192.50

0.000   Cấu hình          1. Máy chính + phụ kiện tiêu chuẩn 01 bộ      6 Kính hiển vi huỳnh quang với Camera

kỹ thuật số1 cái 17,800 330.000.0

00 330.00

0.000   Cấu hình          1. Máy chính + phụ kiện tiêu chuẩn 1 bộ      7 Tủ hút khí độc 4 cái 6,200 115.000.0

00 460.00

0.000   Cấu hình          1. Tủ hút + phụ kiện tiêu chuẩn 4 cái      

Tổng số (I+II): 28 danh mục 35.540.000.000

(Tổng số riêng thiết bị: Ba mươi lăm tỷ năm trăm bốn mươi triệu đồng)

1USD = 18.500 VNĐ, VAT 10%

Ngoài các thiết bị chủ yếu như trên, Tổ chức giám định còn có các đơn vị chuyên môn khác là giải phẫu bệnh, khám nghiệm, giám định và chẩn đoán hình ảnh với một số thiết bị thống kê ở Bảng dưới đây:

TT Khoa/Danh mục ĐV tính Số lượng

KHOA Y SINH HỌC1 Tủ trữ lam kính Cái 12 Tủ trữ Block Cái 13 Máy cắt trợt Cái 14 Máy sấy tiêu bản Cái 15 Máy cố định tiêu bản Cái 16 Máy cắt tiêu bản Cái 17 Máy nhuộm tiêu bản Cái 18 Máy đúc tiêu bản Cái 19 Máy mài dao Cái 110 Kính hiển vi có tăng sáng và máy ảnh Cái 1

23

Page 24: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ THẢO LUẬT GIÁM ĐỊNH

TT Khoa/Danh mục ĐV tính Số lượng

11 Kính hiển vi thường Cái 1012 Kính hiển vi 4 mắt và máy chụp Cái 1II KHOA CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH    1 Máy điện tim Cái 12 Giường Inox Cái 23 Tủ nhôm kính đựng thuốc Cái 14 Xe đẩy dụng cụ Inox Cái 15 Máy điện não Cái 16 Máy siêu âm Cái 1

IV KHOA GIÁM ĐINH    1 Giường khám Cái 12 Giường khám sản khoa Cái 13 Đèn đọc phim 3 cửa Cái 14 Đèn đọc phim 1 cửa Cái 25 Đèn khám Cái 16 Máy đo huyết áp đồng hồ Cái 17 Ống nghe Cái 28 Bộ nghe huyết áp thủy ngân Cái 19 Bộ ngũ quan Cái 110 Búa thử phản xạ Cái 211 Kính lúp 9 cm Cái 112 Cân có thước đo Cái 213 Bộ ống nghe Cái 814 Máy đo huyết áp Cái 815 Mỏ vịt Cái 116 Camcop DCS-104T Cái 117 Máy đo chức năng hô hấp Cái 118 Nồi hấp tiệt trùng Cái 119 Hộp đựng dụng cụ Inox Cái 120 Tủ đựng dụng cụ Inox Cái 121 Đèn khám TMH Cái 122 Xe đẩy dụng cụ có xô Cái 1V KHOA KHÁM NGHIỆM    1 Đèn đọc phim X-Quang có bánh xe Cái 12 Bộ dụng cụ mổ xác Cái 53 Máy cưa sọ não Cái 3

C. Các phương tiện phục vụ công giám định Kỹ thuật hình sự

24

Page 25: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ THẢO LUẬT GIÁM ĐỊNH

TT Danh mục Số lượng

Đơn giá Thành tiền

I Các phương tiện phục vụ công tác giám định Kỹ thuật hình sự khám nghiệm hiện

trườngvà truyền thống

1 Va ly khám nghiệm hiện trường, Việt Nam

01/chiếc 1.900.000đ 1.900.000đ

2 Máy ảnh chụp hiện trường, FM 10, NiKon, Nhật

01/chiếc 350 USD 350 USD

3 Camera quay hiện trường, Panasonic, Nhật

01/chiếc 22.000.000đ 22.000.000đ

4 Hệ thống in tráng ảnh tự động, Noritsu, Kodak

01/bộ 125.500USD 125.500USD

5 Kính hiển vi soi nổi SMZ645, Nikon, Nhật

01/chiếc 1.500 USD 1.500 USD

6 Đèn chiếu xiên Halogen Việt Nam

01/chiếc 9.500.000đ 9.500.000đ

7 Kính hiển vi so sánh Leica, Đức

01/chiếc 110.000USD 110.000USD

8 Thùng bắn thực nghiệm, Mỹ 01/chiếc 10.000USD 10.000USD9 Bột phát hiện dấu vết đường

vân01/Kg 1,2 USD 1,2

10 Mực lăn tay, Đức 01/tuýp 6,2 USD 6,211 Bộ xông keo dùng ga, hãng

Tritech, Mỹ01/bộ 220 USD 220 USD

12 Bộ lấy dấu vết đường vân dùng ánh sáng cực tím, hãng Spex,

Mỹ

01/bộ 22.600USD 22.600USD

13 Chổi lấy dấu vết đường vân, Hàn Quốc

01/chiếc 25 USD 25 USD

II Các thiết bị phục vụ giám định chất nổ, kỹ thuật pháp lý và giám định âm thanh

1 Kính hiển vi kim tương, Epiphot 200, Nikon, Nhật

01/chiếc 13.500USD 13.500USD

2 Máy mài và đánh bóng kim loại, Buhler, Mỹ

01/chiếc 3.600 USD 3.600 USD

3 Bộ thiết bị xử lý vật nổ, Anh, Mỹ

bộ 15.950 USD 15.950 USD

4 Lô thiết bị giám định âm thanh bộ 125.000USD 125.000USD5 Lô thiết bị phát hiện chất nổ, bộ 29.800 USD 29.800USD

25

Page 26: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ THẢO LUẬT GIÁM ĐỊNH

TT Danh mục Số lượng

Đơn giá Thành tiền

Nga6 Bộ tháo vật nổ không nhiễm từ,

Canadabộ 10.000 USD 10.000 USD

7 Tấm chắn mảnh bom, Đức chiếc 4.950 USD 4.950 USD8 Thùng đựng vật nổ, Đức chiếc 11.500 USD 11.500 USD

III Các thiết bị phục vụ giám định tài liệu

1 Máy giám định tài liệu Docucenter

bộ 45.000 USD 45.000 USD

2 Máy giám định tài liệu Doculab 2400 và 2600

bộ 500.000.000đ 500.000.000đ

3 Kính hiển vi SMZ 1000 có kết nối máy tính xử lý ảnh

bộ 13.500 USD 13.500 USD

IV Các thiết bị phục vụ giám định hóa, ma túy

1 Máy sắc ký khí thường GC, Thermo, Mỹ

chiếc 31.500 USD 31.500 USD

2 Máy sắc ký khí khối phổ GC/MS Thermo, Mỹ

chiếc 155.000 USD 155.000 USD

3 Máy sắc ký khí khối phổ nhiệt phân, Thermo, Mỹ

chiếc 155.000 USD 155.000 USD

4 Máy sắc ký khí khối phổ LC/MS, Thermo, Mỹ

chiếc 165.000 USD 165.000 USD

5 Máy sắc ký lỏng khối phổ LC/MS/MS

chiếc 420.000 USD 420.000 USD

6 Máy quang phổ phát xạ ICP, PerkinElmerr, Mỹ

chiếc 154.900 USD 154.900 USD

7 Máy huỳnh quang Rơngen chiếc 220.000 USD 220.000 USD8 Máy quang phổ hồng ngoại

Nexus 670, Nicolet, Mỹchiếc 54.000 USD 54.000 USD

9 Máy quang phổ tử ngoại, Cintra 202, PerkinElmer, Mỹ,

GBC, Úc

chiếc 14.000 USD 14.000 USD

10 Kính hiển vi điện tử quét, Quanta 400, Fei, Mỹ, EU

chiếc 545.000 USD 545.000 USD

11 Cân phân tích 10 -4, Presisa, Thụy Sỹ

chiếc 22.500.000đ 22.500.000đ

12 Cân kỹ thuật, Adam, Equipment, Anh

chiếc 17.000 USD 17.000 USD

13 Máy rửa vi sóng siêu âm sonic, Hàn Quốc

chiếc 950 USD 950 USD

26

Page 27: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ THẢO LUẬT GIÁM ĐỊNH

TT Danh mục Số lượng

Đơn giá Thành tiền

14 Lô hóa chất và dụng cụ thủy tinh phục vụ giám định

chiếc 850.000.000đ 850.000.000đ

15 Lô thiết bị hỗ trợ giám định ohá, ma túy

bộ 68.200 USD 68.200 USD

16 Tủ hút khí độc, Hamiton, Úc chiếc 9000 USD 9000 USD17 Tủ hút khí độc Việt Nam chiếc 30.000.000đ 30.000.000đV Các thiết bị phục vụ giám

định sinh học và giám định ADN

1 Máy giải trình tự AND loại 4 mao quản, Mỹ

bộ 3.511.100.000đ 3.511.100.000đ

2 Máy giải trình tự AND loại 16 mao quản, Mỹ

bộ 6.720.000.000đ 6.720.000.000đ

3 Hệ thống Real-time PCR định lượng vết AND với Kít

Quantifiler Human Iden…, model 7500

bộ 1.695.000.000đ 1.695.000.000đ

4 Kính hiển vi sinh học, Nikon, Nhật

chiếc 13.500 USD 13.500 USD

5 Máy li tâm thường, Đức chiếc 750 USD 750 USD6 Máy li tâm lạnh, Đức chiếc 2.780 USD 2.780 USD7 Máy cất nước 2 lần, Đức chiếc 2.950 USD 2.950 USD8 Tủ lạnh sâu, Anh chiếc 1.510 USD 1.510 USD9 Tủ hấp vô khuẩn, Nhật chiếc 3.950 USD 3.950 USD10 Máy điện di, Mỹ chiếc 4.825 USD 4.825 USD11 Tủ lạnh sâu Nhật, Đức, Italia chiếc 85.000.000đ 85.000.000đ12 Máy lọc nước siêu sạch, Hàn

Quốcchiếc 8.324 USD 8.324 USD

13 Robot tách chiết AND tự động, Tecan, Thụy Sỹ

chiếc 405.000 USD 405.000 USD

14 Robot setup PCR, Tecan, Thụy Sỹ

chiếc 279.000 USD 279.000 USD

15 Robot setup CE Tecan, Thụy Sỹ

chiếc 154.300 USD 154.300 USD

16 Hệ thống máy chủ tàng thư gen bộ 6.976.000.000đ 6.976.000.000đ17 Lô thiết bị hỗ trợ phân tích gen bộ 47.500 USD 47.500 USD18 Bộ 8 thiết bị phục vụ phân tích

gen bằng công nghệ bán tự động

bộ 49.900 USD 49.900 USD

19 Tủ ấm, Đức chiếc 32.000.000đ 32.000.000đ20 Tủ sấy, Đức chiếc 32.000.000đ 32.000.000đ

27

Page 28: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ THẢO LUẬT GIÁM ĐỊNH

TT Danh mục Số lượng

Đơn giá Thành tiền

VI Các thiết bị thông tin chỉ huy và tin học

1 Máy tính cá nhân chiếc 25.600.000đ 25.600.000đ2 Máy tính để bàn bộ 15.000.000đ 15.000.000đ3 Máy chiếu các loại bộ 42.000.000đ 42.000.000đ4 Máy in các loại bộ 6.100.000đ 6.100.000đ5 Hệ thống mạng nội bộ (LAN) bộ 63.000.000đ 63.000.000đ

TỔNG CỘNG: - Số tiền Việt Nam:- Số tiền tính bằng USD:

2.6. Kết luận và kiến nghịTheo báo cáo của Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an thì trang thiết bị dùng

cho một chuyên ngành trong hoạt động của Viện là giám định gen, Bé C«ng an ®· cho ViÖn KHHS triÓn khai dù ¸n “X©y dùng tµng th gen téi ph¹m quèc gia” víi quy m« ban ®Çu lµ 50.000 mÉu víi tæng kinh phÝ gÇn 200 tû VN§.

Trên cơ sở nghiêm túc xem xét các luồng ý kiến khác nhau và có sự so sánh, thấy rằng phương án 2 là khả thi, phù hợp điều kiện thực tiễn, nên Dự thảo Luật thể hiện phương án 2 là phương án duy nhất. Những số liệu về chi phí trang thiết bị phục vụ hoạt động giám định (như bảng trên) nêu trên là rất lớn, thực tế để đáp ứng cơ sở vật chất cho hoạt động của tổ chức giám định tư pháp còn nhiều chi phí rất lớn khác như: mặt bằng, công trình xây dựng...

Giả sử trong cả nước, cá nhân, tổ chức thành lập 10 Văn phòng giám định tư pháp ngoài công lập thì sẽ giảm ngân sách nhà nước đầu tư hàng trăm tỷ đồng, chưa kể chi phí để có đủ mặt bằng xây dựng văn phòng, nhà xưởng trong điều kiện hiện nay cũng cần những khoản đầu tư rất lớn.

Dự án Luật đã thể hiện một số giải pháp nhằm thể chế hóa vấn đề xã hội hội hóa hoạt động giám định tư pháp, đó là: i) cho phép thành lập tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập, ii) đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác lập, công bố danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức chuyên môn đủ điều kiện thực hiện giám định tư pháp, cụ thể là:

- Dự án Luật dành 4 điều (Điều 21 đến Điều 24) quy định về Văn phòng giám định tư pháp; điều kiện thành lập Văn phòng giám định tư pháp; Cấp giấy phép và đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp ngoài công lập.

28

Page 29: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ THẢO LUẬT GIÁM ĐỊNH

- Dự án Luật đã dành 4 điều (từ Điều 25 đến Điều 28) quy định về cá nhân, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc, quy định rõ điều kiện để cá nhân, tổ chức chuyên môn được thực hiện giám định tư pháp theo vụ việc (Điều 25, Điều 26), đồng thời quy định rõ trách nhiệm của người giám định theo vụ việc, của người đứng đầu tổ chức chuyên môn trong việc tổ chức thực hiện giám định tư pháp theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Đổi mới về việc lập, công bố danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức chuyên môn đủ điều kiện giám định tư pháp. Quy định cụ thể trách nhiệm của Bộ Tài chính, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lựa chọn, lập và công bố danh sách các tổ chức chuyên môn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, ngành, địa phương mình để bảo đảm đáp ứng việc trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp (không để hiện tượng thiếu giám định tư pháp trong các lĩnh vực thuộc Bộ, Nghành, địa phương quản lý).

3. Vấn đề 3: Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng

3.1. Xác định vấn đề

Hoạt động giám định tư pháp chủ yếu là phục vụ hoạt động tố tụng, hầu như 100% kết luận giám định tư pháp trong thời gian qua là do cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu, tuy vậy trong quá trình soạn thảo Dự án Luật, nhiều ý kiến phân tích đã cho thấy rằng vị trí, vai trò của cơ quan tiến hành tố tụng trong việc hoàn thiện, phát triển giám định tư pháp là vô cùng quan trọng, là cơ sở khách quan đánh giá số lượng, chất lượng trưng cầu, thực hiện giám định cũng như để phục vụ việc hoạch định chính sách, giải pháp về giám định tư pháp từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng. Nhưng theo quy định của pháp luật hiện hành các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ trưng cầu và sử dụng kết luận giám định tư pháp, chưa thể hiện trách nhiệm của mình trong việc góp phần phát triển, hoàn thiện hoạt động giám định tư pháp.

3.2. Thực trạng hiện nay

Pháp luật tố tụng hiện hành, Pháp lệnh giám định tư pháp năm 2004 không đề cập trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng đối với tổ chức và hoạt động giám định tư pháp.

3.3. Mục tiêu

Yêu cầu đặt ra trong quá trình soạn thảo Dự án Luật là cần xác định trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng đối với tổ chức và hoạt động giám định tư pháp, vì chính các cơ quan này nắm rõ về số lượng vụ việc giám định, hiểu rõ nhất về chất lượng hoạt động giám định, do vậy ý kiến của các cơ quan tiến hành tố tụng là cơ sở quan trọng thúc đẩy phát triển, hoàn thiện tổ chức và hoạt động giám định tư pháp.

29

Page 30: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ THẢO LUẬT GIÁM ĐỊNH

3.4. Các Phương án để lựa chọnVấn đề 3, đề xuất một phương án

Trong quá trình soạn thảo Dự án Luật, hầu hết các ý kiến đều nhất trí đánh giá vị trí, vai trò quan trọng của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc phát triển, hoàn thiện pháp luật về giám định tư pháp, làm cơ sở để hoạt động giám định tư pháp phát triển, đáp ứng mọi trưng cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng cũng như đáp ứnh nhu cầu của cá nhân, tổ chức tham gia tố tụng dân sự, tố tụng hành chính.

Vấn đề này nhận được đại đa số ý kiến đồng tình, nên cần quy định nội dung này trong Dự án Luật.

3.5. Đánh giá tác động của các phương án

Dự án Luật thể hiện một phương án duy nhất, quy định trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng.

Dự án luật này đã dành 3 điều quy định cụ thể, rõ ràng trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng (Điều 47, Điều 50, Điều 51), quy định trách nhiệm của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân; Tòa án nhân dân trong việc ban hành chỉ tiêu thống kê và tổ chức thực hiện thống kê về trưng cầu, thực hiện giám định, đánh giá, sử dụng kết luận giám định tư pháp trong hoạt động tố tụng, hướng dẫn việc áp dụng các quy định của pháp luật về trưng cầu, đánh giá, sử dụng kết luận giám định, bảo đảm kinh phí chi trả phí giám định tư pháp cũng như cơ chế phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với các cơ quan quan quản lý nhà nước về giám định tư pháp.

a) Tác động tích cực

Cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền được cập nhật thông tin thường xuyên sẽ là cơ sở khách quan trong hoạch định chính sách pháp luật, điều chỉnh hiệu quả hoạt động giám định tư pháp.

b) Lợi ích

Thông qua việc ban hành chỉ tiêu thống kê và tổ chức thực hiện thống kê về trưng cầu, thực hiện giám định, đánh giá, sử dụng kết luận giám định tư pháp trong hoạt động tố tụng, hướng dẫn việc áp dụng các quy định của pháp luật về trưng cầu, đánh giá, sử dụng kết luận giám định của các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ làm giảm đáng kể chi phí trong việc nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế pháp luật, làm cho pháp luật hiệu quả hơn trong thực tiễn.

3.6. Kết luận và kiến nghị

30

Page 31: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ THẢO LUẬT GIÁM ĐỊNH

Dự án luật thể hiện với một phương án duy nhất quy định về trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng, trên cơ sở nghiên cứu, xem xét thống nhất cao trong quá trình soạn thảo.

Quy định này đặt ra trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng với tư cách là người sử dụng chính kết quả giám định tư pháp có trách nhiệm định kỳ tổng kết, đánh giá để thường xuyên phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về giám định tư pháp nhằm phát huy mặt tích cực, khắc phục hạn chế, thiếu sót làm cho công tác giám định tư pháp ngày càng phát triển.

4. Vấn đề 4: Hệ thống tổ chức giám định tư pháp trong lĩnh vực pháp y

4.1. Xác định vấn đề

Thực tiễn hiện nay ở nước ta về cơ bản hệ thống tổ chức giám định pháp y dựa trên nền tảng hệ thống tổ chức giám định pháp y hiện có trong cả 3 ngành: Y tế, Công an và Quân đội, trong đó hệ thống cơ quan giám định pháp y trong ngành Y tế là lực lượng nòng cốt, chủ đạo; tổ chức giám định pháp y ở ngành Công an cùng với pháp y của ngành y tế đáp ứng kịp thời yêu cầu giám định pháp y phục vụ hoạt động tố tụng. Tuy vậy, sau nhiều năm kể từ năm 1988 theo Nghị định số 117/HĐBT và Pháp lệnh giám định tư pháp năm 2004 tổ chức giám định tư pháp hoạt động có nhiều vấn đề nảy sinh, bên cạnh những ý kiến ghi nhận sự chuyên nghiệp, chính xác, kịp thời của hoạt động giám định pháp y trong lực lượng công an cũng còn nguồn dư luận băn khoăn có sự “khép kín” trong lực lượng Công an. Từ đó đề nghị Dự án Luật phải góp phần chính quy hóa, tạo thể chế thống nhất, góp phần xây dựng hệ thống giám định tư pháp trong lĩnh vực Pháp y một cách hoàn thiện, chuyên nghiệp, làm đầu tàu cho nền giám định tư pháp ở Việt Nam.

4.2. Thực trạng hiện nay

Về cơ bản hệ thống tổ chức giám định pháp y được duy trì trong cả 3 ngành, gồm:

4.2.1. Hệ thống cơ quan giám định pháp y trong ngành Y tế là lực lượng nòng cốt, chủ đạo, gồm: Viện pháp y Quốc gia, Trung tâm giám định pháp y cấp tỉnh.

+ Nhân sự:Theo báo cáo, tính đến tháng 6 năm 2010 tổng số giám định viên là 861;

giám định viên chuyên trách là 108; giám định viên kiêm nhiệm là 753; giám định viên cấp huyện là 296; chưa qua đào tạo là: 402.

+ Tổ chức:

31

Page 32: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ THẢO LUẬT GIÁM ĐỊNH

Viện pháp y quốc gia được thành lập theo quyết định số 451/QĐ-TTg ngày 23 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ, tại Điều 2 quyết định này quy định Viện pháp y Quốc gia có trụ sở đặt tại Hà Nội và Phân viện tại TPHCM.

Theo báo cáo 6 tháng đầu năm 2010, cả nước có 36 Trung tâm, 15 Phòng Pháp y, 12 tổ chức giám định Pháp y.

+ Cơ sở hạ tầng Trang thiết bị cho Viện Pháp y quốc gia, cơ sở tại Hà Nội

Hiện tại, Viện Pháp y Quốc gia đặt tại số 41, Phố Nguyễn Đình Chiểu với diện tích chật hẹp, chủ yếu phục vụ hoạt động hành chính, các hoạt động nghiệp vụ chủ yếu được thực hiện nhờ trang thiết bị và cơ sở vật chất của các bệnh viện.

Ngày 29/12/2009 chủ tịch UBND thành phố Hà Nội có quyết định giao đất. Bộ Y tế đã phê duyệt xây dựng cơ sở Viện Pháp y Quốc gia trên 333 tỷ đồng, trên diện tích trên 29 ngàn m2 tại quận Hoàng Mai - Hà Nội. Tuy vậy, hiện nay ”chưa bố trí được nguồn kinh phí” nên đến nay Viện pháp y Quốc gia vẫn còn rất khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị khoa học phục vụ giám định.

Trong quá trình triển khai thực hiện Đề án Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp ban hành kèm theo Quyết định số 258/QĐ-TTg ngày 11 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ thì vấn đề giám định tư pháp nói chung và giám định pháp y nói riêng đã được các cấp, các ngành nhận thức đúng đắn về vai trò quan trọng nên giám định pháp y đã được quan tâm đúng mức, đặc biệt Bộ Y tế là cơ quan chủ quản đã tích cực chủ động triển khai nhiều hoạt động thiết thực làm cho giám định pháp y sẽ có bước tiến vững chắc trong giai đoạn tới.

+ Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho Phân viện pháp y quốc gia tại thành phố HCM

Phân viện tại thành phố HCM thành lập theo quyết định số 451/QĐ - TTg ngày 24/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ, Phân viện có trách nhiệm phục vụ giám định cho 32 tỉnh, thành phố phía Nam chiếm 2/3 tổng số giám định trên toàn quốc.

Hiện tại phía Nam có hai bộ phận đều đi đặt nhờ, không tiện lợi cho việc duy trì của một cơ quan giám định, chưa thể nói đến việc phát triển chuyên ngành.

+ Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị khoa học phục vụ hoạt động giám định tại các cơ sở giám định pháp y cấp tỉnh:

Hiện tại mới có 32 Tổ chức giám định pháp y có bộ đồ mổ, trong số này rất ít Tổ chức pháp y có cơ sở vật chất khác như: thiết bị vi thể, các máy móc cận lâm

32

Page 33: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ THẢO LUẬT GIÁM ĐỊNH

sàng khác. Đa số các địa phương còn trong tình trạng rất khó khăn về: biên chế, trụ sở, thiết bị khoa học, kinh phí.

4.2.2. Hệ thống cơ quan giám định pháp y trong ngành Công an gồm: Trung tâm giám định pháp y thuộc Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an; Đội pháp y thuộc Phòng Kỹ thuật hình sự - Công an cấp tỉnh.

- Nhân sự:

Ngµnh C«ng an cã 86 gi¸m ®Þnh viªn ph¸p y. §ang c«ng t¸c t¹i ViÖn Khoa häc h×nh sù và công t¸c t¹i 63 phßng kü thuËt h×nh sù C«ng an tØnh.

§éi ngò gi¸m ®Þnh viªn pháp y trong lùc lîng C«ng an ®Òu lµ c¸c gi¸m ®Þnh viªn chuyªn tr¸ch, lu«n cã ý thøc häc tËp, phÊn ®Êu ®Ó trë thµnh nh÷ng chuyªn gia giái trªn c¸c lÜnh vùc chuyªn m«n.

+ Tổ chức:

ViÖn Khoa häc h×nh sù cã 08 ®¬n vÞ cÊp phßng vµ hai ph©n ViÖn t¹i TP Hå ChÝ Minh vµ thµnh phè §µ N½ng.

Trong ®ã cã 7 ®¬n vÞ cÊp phßng vµ hai Ph©n ViÖn thùc hiÖn chøc n¨ng gi¸m ®Þnh theo chuyªn ngµnh gåm:

- Phßng Gi¸m ®Þnh kü thuËt ph¸p lý (GĐ cháy, nổ, sự cố và âm thanh),

- Phßng Gi¸m ®Þnh kü thuËt h×nh sù truyÒn thèng (GĐ dấu vết đường vân, công cụ và súng đạn)

- Phßng Gi¸m ®Þnh hãa ph¸p lý, - Phßng Gi¸m ®Þnh tµi liÖu (bao gồm cả GĐ ảnh), - Trung t©m Gi¸m ®Þnh ph¸p y, - Trung t©m Gi¸m ®Þnh sinh häc ph¸p lý, - Trung t©m Gi¸m ®Þnh ma tóy. - 02 Ph©n viÖn t¹i thµnh phè Hå ChÝ Minh vµ thµnh phè §µ

N½ng ®îc tæ chøc thµnh c¸c ®éi gi¸m ®Þnh t¬ng øng theo chuyªn m«n.

Phßng Kü thuËt h×nh sù C«ng an cÊp tØnh cã 5 ®éi c«ng t¸c, trong ®ã cã Đéi gi¸m ®Þnh hãa, kü thuËt ph¸p lý vµ ph¸p y- sinh vËt thùc hiÖn nhiÖm vô gi¸m ®inh ph¸p y.

33

Page 34: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ THẢO LUẬT GIÁM ĐỊNH

Do ®iÒu kiÖn vµ ®Æc ®iÓm riªng cña tõng ®Þa ph¬ng, nªn c¬ cÊu tæ chøc cña c¸c phßng kü thuËt h×nh sù C«ng an cÊp tØnh cha thống nhất vµ chñ yÕu lµ thiÕu so víi quy ®Þnh.

- Có 03 ®Þa ph¬ng lµ C«ng an thµnh phè Hµ Néi, thµnh phè Hå ChÝ Minh vµ NghÖ An ®· thµnh lËp ®éi gi¸m ®Þnh ph¸p y- sinh vËt.

Cơ sở hạ tầng Trang thiết bị phục vụ hoạt động giám định pháp y trong lực lượng công an

Ph¬ng tiÖn kü thuËt cña hÖ thèng gi¸m ®Þnh kü thuËt h×nh sù trong đó có giám định pháp y cña lùc lîng C«ng an tuy cha thËt ®Çy ®ñ, song ®· ®îc trang bÞ nh÷ng thiÕt bÞ c¬ b¶n, thay thÕ nh÷ng thiÕt bÞ cña thÕ hÖ cò. Riêng Công an Hà Nội và Quảng Ninh đã được Bộ Công an cho phép xây dựng và triển khai dự án 5- 10 tỉ VND để nâng cấp phương tiện.

§Õn nay, ViÖn Khoa học hình sự ®· h×nh thµnh hÖ thèng c¸c phßng thÝ nghiÖm chuyªn s©u nh phßng thÝ nghiÖm gi¸m ®Þnh dÊu vÕt ®êng v©n; sóng ®¹n vµ dÊu vÕt c¬ häc; kü thuËt ph¸p lý vµ gi¸m ®Þnh ch¸y, ©m thanh; ho¸ lí; ma túy; tµi liÖu; sinh vËt; gen (AND); ph¸p y.

ThiÕt bÞ vµ ph¬ng tiÖn phôc vô gi¸m ®Þnh ®· tõng bíc ®îc c¶i thiÖn. Nhiều phßng thÝ nghiÖm cña ViÖn KHHS ®· ®îc trang bÞ thiÕt bÞ hiÖn ®¹i (ngang tầm các nước tiên tiến) nh hÖ thèng thiÕt bÞ gi¸m ®Þnh dÊu vÕt ®êng v©n, thiÕt bÞ gi¸m ®Þnh sóng ®¹n vµ dÊu vÕt c¬ häc, tµi liÖu, thiÕt bÞ gi¶i tr×nh tù tù ®éng thÕ hÖ míi phôc vô gi¸m ®Þnh gen, hÖ thèng thiÕt bÞ gi¸m ®Þnh ©m thanh, c¸c thiÕt bÞ gi¸m ®Þnh ho¸ nh kÝnh hiÓn vi ®iÖn tö quÐt, c¸c m¸y s¾c ký khÝ khèi phæ, s¾c ký láng khèi phæ, s¾c ký khÝ khèi phæ nhiÖt ph©n, m¸y huúnh quang r¬n gen, c¸c thiÕt bÞ phôc vô gi¸m ®Þnh ph¸p y... Tõ 2008, ViÖn KHHS triÓn khai dù ¸n “X©y dùng tµng th gen téi ph¹m quèc gia” víi quy m« ban ®Çu lµ 50.000 mÉu víi tæng kinh phÝ gÇn 200 tû VN§. Theo kÕ ho¹ch, ®Õn hÕt 2011, khi thùc hiÖn xong phÇn mua s¾m thiÕt bÞ, c«ng t¸c gi¸m ®Þnh gen cña ngµnh C«ng an sÏ ®îc triÓn khai ®ång bé t¹i ViÖn KHHS t¹i Hµ Néi vµ hai Ph©n ViÖn t¹i TP Hå ChÝ Minh vµ TP §µ N½ng.

C¸c thµnh phè lín nh Hµ Néi, Hå ChÝ Minh, H¶i Phßng, CÇn Th¬ vµ ë c¸c tØnh, ®Þa bµn träng ®iÓm nh Qu¶ng Ninh, Thanh

34

Page 35: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ THẢO LUẬT GIÁM ĐỊNH

Ho¸, NghÖ An, Kh¸nh Hoµ, Qu¶ng Ng·i, ngoµi c¸c phßng thÝ nghiÖm phôc vô gi¸m ®Þnh chung, c¸c ®¬n vÞ nµy ®Òu ®· x©y dùng ®îc c¸c phßng thÝ nghiÖm chuyªn s©u phôc vô gi¸m ®Þnh ho¸ ph¸p lý, gi¸m ®Þnh gen b»ng c«ng nghÖ b¸n tù ®éng.

Tuy nhiªn, so víi yªu cÇu, th× thiÕt bÞ vµ c¬ së vËt chÊt cßn thiÕu. NhiÒu phßng Kü thuËt h×nh sù C«ng an cÊp tØnh cßn rÊt chËt tréi, thiÕu phßng lµm viÖc, c¸c thiÕt bÞ kh¸c nh vËt t tiªu hao, mÉu chuÈn chËm ®îc cung cÊp, bæ sung; bµn ghÕ, ®iÖn tho¹i, ph¬ng tiÖn ®i l¹i... míi chØ ®îc ®¸p øng ë møc tèi thiÓu. Nã ®· cã ¶nh hëng nhÊt ®Þnh tíi n¨ng lùc vµ hiÖu qu¶ c«ng t¸c.

4.2.3. Giám định pháp y trong quân đội chủ yếu phục vụ hoạt động tố tụng trong quân đội, trong nhiều trường hợp, nhiều vụ án phức tạp, lực lượng pháp y quân đội cũng tham gia rất tích góp phần giúp các cơ quan tiến hành tố tụng ngoài quân đội giải quyết vụ án được chính xác, khách quan.

Tổ chức:

Hệ thống giám định pháp y trong quân đội gồm: Viện pháp y quân đội trực thuộc Cục Quân y, Tổng cục hậu cần, Bộ Quốc phòng và Pháp y các quân khu và pháp y tại một số bệnh viện quân đội.

Viện Pháp y Quân đội có trụ sở đặt tại 1C Trần Thánh Tông - Hà Nội.

Cơ sở vật chất gồm 1 tòa nhà 5 tầng, hai tòa nhà 2 tầng có tổng diện tích sàn xây dựng 1786 m2.

- Các trang thiết bị chủ yếu gồm: + Máy giải trình tự mao

quản+ Máy nhân gen+ Hệ thống điện di+ Máy li tâm lạnh+ Tủ lạnh âm sâu+ Kính hiển vi so sánh+ Kính hiển vi huỳnh

quang

+ Kính hiển vi soi nổi truyền hình+ Máy Xquang di động kỹ thuật số+ Máy Xquang cầm tay+ Máy sắc ký lỏng hiệu năng cao+ Máy sắc ký khí+ Máy sắc ký khối phổ

+ Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử ....

Viện Pháp Y Quân đội có khả năng đáp ứng tất cả các loại hình giám định pháp y.

Pháp y tuyến quân khu:

Pháp y tuyến quân khu chưa có biên chế và tổ chức độc lập, hoàn toàn phụ thuộc vào Bệnh viện quân khu nên hoạt động gặp nhiều khó khăn. Một số quân khu

35

Page 36: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ THẢO LUẬT GIÁM ĐỊNH

có giám định viên pháp y nhưng không hoạt động được như Quân khu 1. Quân khu 3, Quân khu 7 chưa có giám định viên. Quân khu 4, Quân khu 5 có giám định viên nhưng hoạt động chưa hiệu quả.

Hiện tại, ngoài Viện pháp y Quân đội chưa có pháp y của quân khu nào có trụ sở làm việc độc lập mà chủ yếu là hoạt động chung trong các khoa xét nghiệm hay giải phẫu bệnh lý. Chưa có Pháp y tuyến quân khu nào được cấp trang thiết bị chuyên dụng, phương tiện hoạt động độc lập và trang bị bảo hộ đạt yêu cầu.

Đội ngũ giám định viên pháp y toàn quân

Số giám định viên trong toàn quân hiện đang hoạt động giám định là 19, trong đó:

- 7 Giám định viên đang công tác tại Viện Pháp Y Quân đội.

- 2 Giám định viên tại Bệnh viện 103.

- 2 Giám định viên tại Bệnh viện 109 Quân khu 2.

- 1 Giám định viên tại Bệnh viên 4 Quân khu 4.

- 1 Giám định viên tại Bệnh viện 17 Quân khu 5.

- 4 Giám định viên tại Bệnh viện quân y 175.

- 1 Giám định viên tại Bệnh viện 121 Quân khu 9.

- 1 Giám định viên tại bệnh viện 7A Quân khu 7.4.3. Mục tiêu

Sau nhiều năm hoạt động, tổ chức giám định pháp y cần thiết phải tổ chức lại, thống nhất một hệ thống cũng là nhu cầu chung trong sự nghiệp phát triển giám định tư pháp, tạo thuận lợi cho việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị...Dự án Luật này bước đầu xác định hệ thống tổ chức giám định pháp y phù hợp trong ngắn hạn làm tiền đề hoàn thiện trong 10 năm tới.

4.4. Các Phương án để lựa chọnVấn đề 4, đề xuất hai phương án

Trong quá trình soạn thảo Dự án Luật còn có nhiều luồng ý kiến chưa thống nhất, tập trung nhiều trong việc thiết kế tổ chức giám định tư pháp trong lĩnh vực pháp y, để có cơ sở lựa chọn, trong Dự án Luật 2 phương án:

Phương án 1

Trong quá trình soạn thảo Dự án Luật này cũng còn những ý kiến đề nghị giữ nguyên hệ thống tổ chức giám định pháp y như hiện hành, với căn cứ cho rằng hiện tại pháp y trong lực lượng công an ở nhiều địa phương đang đáp ứng tốt yêu cầu

36

Page 37: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ THẢO LUẬT GIÁM ĐỊNH

của cơ quan tiến hành tố tụng, giám định viên trong lực lượng công an có tính kỷ luật cao, được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ công an...Sau khi cân nhắc, thấy rằng mặc dù ý kiến nêu trên phản ánh khách quan trong điều kiện hiện tại, tuy vậy về lâu dài Dự án Luật cần thể hiện sự vận động, phát triển theo xu thế chung đối với tổ chức và hoạt giám định tư pháp; do đó cần từng bước đổi mới, từng bước thích hợp tách hoạt động giám định pháp y khỏi lực lượng công an, trước mắt chỉ nên duy trì hoạt động giám định pháp y trong hoạt động của Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an, do đó dự thảo thể hiện là phương án 1. Cụ thể, Hệ thống giám định pháp y theo phương án 1 bao gồm:

Viện Pháp y quốc gia thuộc Bộ Y tế; Trung tâm pháp y tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Viện Pháp y quân đội thuộc Bộ quốc phòng, Trung tâm giám định pháp y thuộc Viện Khoa học hình sự thuộc Bộ Công an.

Phương án 2

Hệ thống giám định pháp y bao gồm: Viện pháp y quốc gia thuộc Bộ Y tế; Trung tâm pháp y tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Viện Pháp y quân đội thuộc Bộ Quốc phòng.

4.5. Đánh giá tác động của các phương ánPhương án 1

Trước hết đồng tình với việc cần thiết tổ chức một hệ thống giám định pháp y thống nhất, tuy vậy, cần lưu ý cân nhắc trong điều kiện lực lượng giám định pháp y chưa thực sự đủ mạnh để đảm đương hoàn toàn yêu cầu giám định pháp y của thực tế, nên cần tiếp tục nghiên cứu thêm để sửa đổi bổ sung Luật vào thời điểm thích hợp; trước mắt, để đảm bảo đáp ứng yêu cầu về giám định pháp y được đáp ứng, cần duy trì Trung tâm pháp y trong Viện Khoa học hình sự thuộc Bộ Công an.

a) Tác động tích cực

- Không dẫn đến sự xáo trộn quá nhiều trong việc kiện toàn tổ chức giám định pháp y trong lực lượng công an.

- Từng bước phù hợp với xu thế phát triển của nền tư pháp, pháp luật Việt Nam trong tiến trình cải cách tư pháp, cải cách pháp luật theo chủ trương của Đảng.

- Tập trung đầu mối đầu tư hiệu quả, tiết kiệm ngân sách nhà nước rất lớn do yêu cầu đầu tư cho một tổ chức giám định tư pháp là cần rất nhiều kinh phí (tham khảo Bảng thể hiện chi phí trang bị thiết bị tối thiểu phục vụ hoạt động của một Tổ chức giám định, trang 13 đến trang 25 bản Báo cáo này).

b) Tác động tiêu cực

37

Page 38: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ THẢO LUẬT GIÁM ĐỊNH

Công an cấp tỉnh không còn giám định viên pháp y, nên cơ quan tiến hành tố tụng, nhất là cơ quan điều tra cấp tỉnh cần có sự thay đổi trong việc trưng cầu giám định pháp y phù hợp điều kiện mới

Phương án 2

a) Tác động tích cực

Thống nhất hệ thống tổ chức giám định pháp y thuộc Bộ Y tế (tuy còn bộ phận rất nhỏ giám định pháp y thuộc Viện pháp y quân đội phục vụ hoạt động tố tụng trong quân đội).

b) Tác động tiêu cựcDễ nảy sinh bất cập trong việc trưng cầu giám định của lực lượng Công an

nhân dân (là lực lượng trưng cầu giám định pháp y chủ yếu) với hệ thống pháp y thuộc Bộ Y tế, nhất là tại các địa phương. Vấn đề này có thể dẫn đến giảm hiệu quả hoạt động giám định, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tố tụng trong thời gian đầu thực hiện cơ chế này.

4.6. Kết luận và kiến nghị

Dự thảo dự án Luật đã thể hiện trên cơ sở xem xét kỹ các luồng quan điểm về hệ thống tổ chức giám định pháp y ở nước ta, từ những nhận định trên và so sánh, cân nhắc Dự thảo thể hiện phương án 1 là phương án cuối cùng.

5. Vấn đề 5: Hệ thống tổ chức giám định pháp y tâm thần5.1. Xác định vấn đề

Theo quy định của pháp luật hiện hành, hệ thống giám định pháp y tâm thần gồm: Viện pháp y tâm thần trung ương, Trung tâm giám định pháp y tâm thần cấp tỉnh. Trong quá trình triển khai thực hiện pháp lệnh giám định tư pháp năm 2004 đã có nhiều bất cập, nhu cầu giám định pháp y tâm thần không nhiều, không dàn đều ở các tỉnh, thành phố mà chủ yếu tập trung ở những thành phố lớn, việc quy định ở cấp tỉnh đều thành lập Trung tâm giám định pháp y tâm thần dẫn đến nhà nước đầu tư dàn trải, các Trung tâm đã thành lập thì không đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị dẫn đến hiệu quả hoạt động kém.

5.2. Thực trạng hiện nay

Thực hiện quy định của Pháp lệnh năm 2004, các địa phương đã xúc tiến việc thành lập Trung tâm giám định pháp y tâm thần, còn 18 địa phương mặc dù có Bệnh viện tâm thần cấp tỉnh nhưng chưa thành lập được Trung tâm Giám định pháp y tâm thần theo quy định của Pháp lệnh giám định tư pháp mà vẫn duy trì hình thức tổ chức giám định pháp y tâm thần theo quy định của Nghị định 117/HĐBT ngày 21/7/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về giám định tư pháp. Các địa phương đã thành lập được tổ chức giám định pháp y và pháp y tầm thần thì hầu hết đều thiếu giám

38

Page 39: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ THẢO LUẬT GIÁM ĐỊNH

định viên, không có trụ sở riêng, thiếu kinh phí, trang thiết bị phục vụ cho việc giám định tư pháp, nhất là các Phòng Giám định pháp y thuộc Bệnh viện đa khoa cấp tỉnh.

5.3. Mục tiêu

Mục tiêu của Dự án Luật là xây dựng hệ thống cơ quan giám định tư pháp về pháp y tâm thần bảo đảm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đáp ứng yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, nhu cầu của xã hội về giám định pháp y tâm thần.

5.4. Các phương án để lựa chọn

Vấn đề 5, đề xuất một phương án duy nhất

Việc xác định hệ thống cơ quan giám định pháp y tâm thần được hầu hết thống nhất mục tiêu như dẫn trên, từ đó có sự thống nhất cao về hệ thống tổ chức giám định pháp y tâm thần gồm: Viện Giám định pháp y tâm thần Trung ương và các Trung tâm giám định pháp y tâm thần khu vực. Viện Giám định pháp y tâm thần Trung ương có các Phân viện. Ý kiến này nhận được sự đồng tình cao của đại diện Viện Pháp y tâm thần Trung ương nên Dự án Luật xây dựng (01) một phương án duy nhất.

5.5. Đánh giá tác động

Trong quá trình soạn thảo vấn đề này nhận được nhiều ý kiến tâm huyết của các nhà chuyên môn, nhà khoa học, đặc biệt là ý kiến của giám định viên chuyên ngành, ý kiến của Viện pháp y tâm thần Trung ương và thấy rằng Phương án thể hiện trong Dự án Luật bảo đảm đáp ứng yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng, do nhu cầu giám định pháp y tâm thần không nhiều, mỗi ca giám định pháp y tâm thần cần nhiều thời gian lưu bệnh nhân nên việc tập trung đầu tư thành lập Trung tâm giám định pháp y tâm thần tại một số tỉnh là phù hợp.

Phương án này có tính chủ động trong đầu tư, chủ động phân chia khu vực để thành lập Trung tâm giám định pháp y tâm thần cho phù hợp yêu cầu của thực tiễn. Tuy vậy, với phương án này cũng còn ý kiến băn khoăn về địa vị pháp lý của Trung tâm ở khu vực sẽ thuộc Bộ Y tế hay của địa phương nơi đặt trụ sở, nếu thuộc Bộ Y tế thì vấn đề quản lý Trung tâm như thế nào, mối quan hệ với Viện Giám định pháp y tâm thần Trung ương ra sao cũng cần thể chế cho phù hợp.

Để giải quyết vấn đề này, sẽ xây dựng Nghị định của Chính phủ theo hướng lựa chọn một số tỉnh, thành phố có tiềm năng để giao nhiệm vụ cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với Bộ Y tế xây dựng Trung tâm giám định pháp y tâm thần trực thuộc tỉnh, thành phố đó, Bộ Y tế phối hợp trong việc chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ và hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại.

39

Page 40: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ THẢO LUẬT GIÁM ĐỊNH

5.6. Kết luận và kiến nghịDự thảo Luật thể hiện theo Phương án duy nhất đáp ứng hầu hết các tiêu chí.6. Vấn đề 6: Bảo đảm cơ sở vật chất cho các tổ chức giám định tư pháp

công lập

6.1. Xác định vấn đề

Vấn đề cơ sở vật chất của các tổ chức giám định tư pháp trong thời gian qua được các cơ quan, tổ chức rất quan tâm; các nhà chuyên môn, người thực hiện giám định càng đặc biệt quan tâm, vì triển khai hoạt động giám định tư pháp theo Pháp lệnh giám định tư pháp đã hơn 5 năm nhưng về cơ bản các tổ chức giám định tư pháp rất khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị rất nghèo nàn, lạc hậu, không đủ điều kiện thực hiện giám định, đây cũng là một trong các nguyên nhân làm trì trệ hoạt động giám định, gây khó khăn cho hoạt động tố tụng.

6.2. Thực trạng hiện nay

- Hiện tại, đa số các Trung tâm pháp y không có trụ sở riêng, cơ sở vật chất thiếu thốn, lạc hậu. Tình trạng giám định viên sử dụng trang thiết bị đã cũ của khoa ngoại ‘thải ra”, mổ tử thi được tiến hành ngay tại hiện trường, nơi xảy ra tai nạn hoặc nơi chôn cất tử thi, không có phương tiện đi lại để thực hiện giám định vẫn diễn ra ở nhiều địa phương. Trong hoạt động giám định pháp y tâm thần, nhiều địa phương do không có khu dành riêng cho đối tượng giám định nên phải lưu giữ các đối tượng này cùng với bệnh nhân tâm thần. Do vậy, đã có trường hợp đối tượng giám định bắt chước các biểu hiện tâm thần của người bệnh nhằm trốn tránh bị truy cứu trách nhiệm hình sự, gây khó khăn cho các giám định viên trong việc chẩn đoán và kết luận giám định. Trong lĩnh vực kỹ thuật hình sự, mặc dù đã được quan tâm đầu tư nhưng cơ sở vật chất, trang thiết bị ở tuyến tỉnh còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

- Việc ban hành và triển khai thực hiện các văn bản về chế độ chính sách còn rất chậm. Mặc dù Pháp lệnh có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2005 nhưng đến ngày 7/5/2009 Quyết định số 74/2009/QĐ-TTg về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp mới được ban hành. Sau khi Quyết định số 74/2009/QĐ-TTg được ban hành các Bộ, ngành và địa phương vẫn chưa có những biện pháp triển khai thực hiện triệt để, vẫn có tâm lý chờ văn bản hướng dẫn.

6.3. Mục tiêu

Bảo đảm cơ sở vật chất (trụ sở, kinh phí, trang thiết bị, phương tiện giám định) cho các tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự theo hướng hiện đại, có trọng tâm trọng điểm và bảo đảm hiệu quả đầu tư, tạo tiền đề để hoạt động giám định hội nhập khu vực và quốc tế.

40

Page 41: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ THẢO LUẬT GIÁM ĐỊNH

6.4. Các phương án để lựa chọn

Vấn đề 6, đề xuất một phương án duy nhất

Trong quá trình soạn thảo, các nhà khoa học, các nhà chuyên môn thực hiện giám định rất trăn trở và thống nhất mạnh mẽ yêu cầu phải có giải pháp để nhà nước tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu công tác giám định tư pháp. Nhằm khắc phục tình trạng thiếu thốn, không bảo đảm về cơ sở vật chất cho các tổ chức giám định tư pháp, nhất là các tổ chức pháp y, pháp y tâm thần như hiện nay, dự thảo Luật thể hiện một (01) phương án giao trách nhiệm cho Bộ Y tế, Bộ Công an quy định cụ thể về điều kiện, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định. Trên cơ sở đó, các Bộ, ngành chủ quản và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phải có trách nhiệm trang bị và bảo đảm cho các tổ chức này.

6.5. Đánh giá tác động

Phương án được lựa chọn thể hiện trong Dự án Luật quy định cụ thể trách nhiệm của bộ, ngành, địa phương một mặt khẳng định sự cần thiết phải quan tâm, chăm lo đến hoạt động giám định tư pháp, mặt khác là cơ hội trong việc tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo phục vụ hiệu quả hoạt động giám định và cũng là làm cho hoạt động đầu tư của ngân sách nhà nước có trọng điểm, tránh lãng phí.

a) Tác động tích cực

Giám định tư pháp có cơ sở vững chắc để phát triển cả về lực lượng và cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị...

b) Tác động không tích cực

Không có tác động tiêu cực đáng kể.

6.6. Kết luận và kiến nghị

Giải pháp trên hợp lý trong điều kiện hiện nay, một mặt tiết kiệm ngân sách, mặt khác vẫn bảo đảm điều kiện để các tổ chức giám định tư pháp có trang thiết bị, cơ sở vật chất đủ phục vụ tốt hoạt động tố tụng, Phương án này thể hiện trong Dự án Luật.

7. Vấn đề 7: Chính sách, chế độ ưu đãi đối với cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp và bảo đảm nguồn kinh phí cho các cơ quan tiến hành tố tụng chi trả phí giám định tư pháp

7.1. Xác định vấn đề

Pháp lệnh Giám định tư pháp năm 2004 và văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định một nguyên tắc chung là phí giám định tư pháp trong các vụ án hình sự do

41

Page 42: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ THẢO LUẬT GIÁM ĐỊNH

cơ quan tiến hành tố tụng chi trả và được cấp từ ngân sách nhà nước theo dự toán hàng năm của cơ quan đó. Tuy nhiên, trên thực tế, cho đến nay, các cơ quan tiến hành tố tụng chưa thực hiện việc dự toán và chậm chi trả chế độ bồi dưỡng giám định và các chi phí cần thiết cho việc thực hiện giám định. Pháp lệnh giám định tư pháp năm 2004 chưa có quy định về chính sách, chế độ ưu đãi đối với cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp. Đây là vấn đề thực tiễn đặt ra, rất cần thiết phải giải quyết trong Dự án Luật này.

7.2. Thực trạng hiện nay

Chế độ chính sách mặc dù đã có nhưng chưa thực sự phù hợp và còn thiếu. lại không được thực hiện nghiêm túc trong thời gian qua, thực trạng này đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoạt động giám định.

7.3. Mục tiêu

Hoàn thiện có hệ thống các chính sách đãi ngộ đối với tổ chức, người giám định tư pháp làm cho chế độ đãi ngộ tương xứng với trách nhiệm, khó khăn của hoạt động giám định tư pháp, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám định tư pháp.

7.4. Các phương án để lựa chọn

Vấn đề 7, đề xuất 1 phương án

Trong quá trình soạn thảo, các ý kiến đóng góp đều thống nhất cao về thực trạng, cũng như mục tiêu cần thiết phải xây dựng chế độ đãi ngộ thích đáng đối với tổ chức giám định tư pháp, người thực hiện giám định tư pháp. Dự thảo Luật thể hiện (01) phương án.

7.5. Đánh giá tác động

a) Tác động tích cực

Quy định này là bước phát triển mới, là nguồn động viên rất lớn đối với người thực hiện giám định cũng như khuyến khích nguồn lực xã hội đóng góp cho hoạt động giám định tư pháp qua đó giúp cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết tốt vụ án, tránh nghẽn cho hoạt động tố tụng như thời gian qua.

b) Tác động không tích cực

Không đáng kể

7.6. Kết luận và kiến nghị

Quy định này thể hiện sự quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong việc tăng cường hiệu quả hoạt động giám định tư pháp, để thực hiện được quy định này cần

42

Page 43: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ THẢO LUẬT GIÁM ĐỊNH

cả quá trình, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước, nhất là các cơ quan hoạch định chính sách, các cơ quan quản lý Nhà nước, UBND cấp tỉnh.

8. Vấn đề 8: Thực hiện dịch vụ giám định của các tổ chức giám định tư pháp công lập, chi phí dịch vụ giám định

8.1. Xác định vấn đề

Đây là vấn đề đã được đề cập tại Nghị định số 67/2005/NĐ-CP, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Phá lệnh giám định tư pháp năm 2004. Tuy vậy, việc triển khai trong thực tế chưa được quan tâm nên việc thực hiện còn manh mún, thụ động. Một số tổ chức giám định tư pháp tiên phong phục vụ nhu cầu của xã hội, nhất là một số lĩnh vực có nhu cầu cao như: giám định gen, giám định xây dựng...nhưng hầu như không phát triển được do thiếu cơ chế tài chính, việc thu chi không minh bạch, dễ dẫn đến tiêu cực.

8.2. Thực trạng hiện nayThực tế cho thấy, ngoài việc phục vụ cho hoạt động tố tụng, các tổ chức

giám định tư pháp công lập nhận được yêu cầu giám định của các cá nhân, tổ chức trong xã hội rất lớn để tự giải quyết các tranh chấp phát sinh, làm cơ sở cho hoà giải, bảo đảm cho các giao dịch dân sự, kinh tế, phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước của một số cơ quan nhà nước…

8.3. Mục tiêu

Hoàn thiện chế định theo hướng việc yêu cầu và thực hiện dịch vụ giám định là quan hệ dân sự nên mức chi phí thực hiện dịch vụ giám định không theo mức phí giám định tư pháp, mà được thực hiện nguyên tắc thống nhất, thoả thuận giữa tổ chức, cá nhân yêu cầu dịch vụ giám định với tổ chức, cá nhân đã thực hiện giám định, có cơ chế tài chính minh bạch làm cơ sở để tổ chức giám định tư pháp thực hiện thu, chi, quyết toán tài chính hợp pháp.

8.4. Các phương án để lựa chọn

Vấn đề 8, đề xuất một phương án

Đây là vấn đề tuy khá nhạy cảm nhưng hầu hết các luồng ý kiến đều nhận thức sự bất cập trong thực tiễn, từ đó đồng tình cao việc Dự án Luật phải thiết lập cơ chế tài chính minh bạch để đạt mục tiêu đề ra. Do đó Dự án Luật thể hiện theo phương án này.

8.5. Đánh giá tác động

a) Tác động tích cựcViệc các tổ chức giám định tư pháp công lập trong lĩnh vực pháp y, pháp y

tâm thần, kỹ thuật hình sự phục vụ nhu cầu giám định ngoài tố tụng đem lại nhiều

43

Page 44: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ THẢO LUẬT GIÁM ĐỊNH

lợi ích, giá trị cho các tổ chức cá nhân có yêu cầu cũng như xã hội, nhà nước là rất lớn và thiết thực.

Do đó, trong Dự án Luật quy định: ngoài việc thực hiện giám định tư pháp theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng thì các tổ chức giám định tư pháp còn được cung cấp dịch vụ giám định theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức trong xã hội.

Luật Giám định tư pháp quy định tổ chức giám định tư pháp còn được cung cấp dịch vụ giám định theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức trong xã hội đã tạo cơ sở pháp lý cao cho việc phát huy nguồn lực của các tổ chức giám định tư pháp công lập.

Việc các tổ chức giám định tư pháp công lập trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự phục vụ nhu cầu giám định ngoài tố tụng đem lại nhiều lợi ích, giá trị cho các tổ chức cá nhân có yêu cầu cũng như xã hội, nhà nước là rất lớn và thiết thực.

b) Tác động không tích cực

Cơ quan tiến hành tố tụng cần có những bước thay đổi trong việc tiếp nhận kết luận giám định do tổ chức cá nhân thực hiện theo yêu cầu của đương sự trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính.

8.6. Kết luận và kiến nghị

Phương án duy nhất thể hiện trong Dự án Luật nhận được đồng tình cao trong quá trình soạn thảo và xin ý kiến, nhất là đại diện các tổ chức giám định, người thực hiện giám định. Dự án Luật thể hiện theo phương án này.

9. Vấn đề 9: Mối quan hệ giữa Luật Giám định tư pháp và pháp luật tố tụng

9.1. Xác định vấn đề

Hoạt động giám định tư pháp phục vụ hoạt động tố tụng, kết luận giám định tư pháp là một nguồn chứng cứ quan trọng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự, dân sự, hành chính. Luật giám định tư pháp không quy định về tố tụng. Tuy nhiên, cần sửa pháp luật tố tụng dân sự và pháp luật tố tụng hành chính vì có quy định về quyền yêu cầu giám định của đương sự trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính.

9.2. Thực trạng hiện nayPháp luật tố tụng dân sự, tố tụng hành chính hiện hành chưa có quy định về

quyền của đương sự trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính được trực tiếp yêu cầu giám định tư pháp.

9.3. Mục tiêu

44

Page 45: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ THẢO LUẬT GIÁM ĐỊNH

Việc xây dựng, ban hành Dự án Luật phải tạo sự thống nhất, đồng bộ với các quy định của pháp luật tố tụng dân sự, tố tụng hành chính về quyền trực tiếp yêu cầu giám định của đương sự.

9.4. Các phương án để lựa chọn

Vấn đề 9, đề xuất một phương án

Đây là vấn đề rất phức tạp, được sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học pháp lý, các ý kiến còn nhiều luồng khác nhau, Dự thảo Luật đã thể hiện sự cân nhắc các luồng ý kiến khác nhau và thống nhất thể hiện phương án phù hợp theo nguyên tắc “một luật sửa nhiều luật”.

9.5. Đánh giá tác động

Đây là vấn đề rất lớn thuộc quan điểm chỉ đạo, việc sử dụng phương án nào cần sự xem xét, quyết định của cơ quan có thẩm quyền, bởi nó sẽ tác động toàn bộ đến hệ thống pháp luật tố tụng và cần thiết cải tiến một số hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng.

9.6. Kết luận và kiến nghị

Trong Dự thảo Tờ trình Dự án Luật thể hiện theo Phương án những nội dung cần sửa đổi, bổ sung của Bộ luật tố tụng dân sự, Luật tố tụng hành chính được thể hiện rõ trong Điều khoản thi hành của Dự án Luật.

III. KẾT LUẬN CHUNG

Một số điểm mới, những điểm sửa đổi, bổ sung được thể hiện trong Dự án Luật giám định tư pháp đã làm thay đổi đáng kể một số chính sách quản lý cũ của Nhà nước đã không còn phù hợp với yêu cầu tăng cường hiệu lực, hiệu quả của giám định tư pháp, cũng như tạo những điều kiện thuận lợi bước đầu rất cơ bản cho sự phát triển tổ chức, hoạt động giám định tư pháp, phục vụ hoạt động tố tụng và mang lại nhiều lợi ích cho Nhà nước, cá nhân, tổ chức tham gia tố tụng dân sự, tố tụng hành chính.

Báo cáo RIA cho thấy Luật giám định tư pháp được xây dựng đã hướng tới sự tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia tố tụng, đáp ứng tốt yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, góp phần giúp các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự một cách khách quan, chính xác; đồng thời ngăn chặn những hành vi lợi dụng hoạt động giám định tư pháp gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục; tạo động lực, cơ chế thúc đẩy các thành phần kinh tế tham gia hoạt động giám định tư pháp trong môi trường công bằng, minh bạch, lành mạnh, có sự quản lý của Nhà nước, khẳng định vị thế quan trọng của hoạt

45

Page 46: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ THẢO LUẬT GIÁM ĐỊNH

động giám định tư pháp trong tiến trình cải cách pháp luật, cải cách tư pháp ở Việt Nam.

46

Page 47: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ THẢO LUẬT GIÁM ĐỊNH

Điều 33 Luật ban hành văn bản QPPL2. Tổ chức đánh giá tác động và xây dựng báo cáo đánh giá tác động của dự

thảo văn bản. Nội dung của báo cáo đánh giá tác động phải nêu rõ các vấn đề cần giải quyết và các giải pháp đối với từng vấn đề đó; chi phí, lợi ích của các giải pháp; so sánh chi phí, lợi ích của các giải pháp.

NGHỊ ĐỊNH SỐ 24/2009/NĐ-CP

Chương IIIĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VĂN BẢN

Điều 37. Đánh giá tác động sơ bộ của văn bản 1. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ khi chuẩn bị đề nghị xây

dựng luật, pháp lệnh, nghị định có trách nhiệm đánh giá tác động sơ bộ của văn bản nhằm xác định các vấn đề của xã hội cần phải được điều chỉnh bằng văn bản quy phạm pháp luật; lập luận cơ sở để lựa chọn các chính sách cơ bản của văn bản, bảo đảm việc ban hành văn bản là phương thức tối ưu để đạt được mục tiêu.

2. Báo cáo đánh giá tác động sơ bộ phải nêu rõ vấn đề cần giải quyết và mục tiêu của chính sách dự kiến, các phương án để giải quyết vấn đề đó; lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết vấn đề trên cơ sở đánh giá tác động về kinh tế, xã hội, môi trường, hệ thống pháp luật, tác động đến các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, khả năng tuân thủ của cơ quan, tổ chức, cá nhân và các tác động khác.

3. Dự thảo báo cáo đánh giá tác động sơ bộ phải được đăng tải kèm theo các dữ liệu phân tích chi phí, lợi ích và bản thuyết minh đề nghị xây dựng văn bản trên Trang thông tin điện tử của cơ quan có đề nghị xây dựng văn bản trong thời hạn ít nhất là 20 (hai mươi) ngày để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến.

Cơ quan thực hiện đánh giá tác động sơ bộ có trách nhiệm hoàn thiện báo cáo trên cơ sở các ý kiến tham gia.

Điều 38. Đánh giá tác động trước và trong quá trình soạn thảo văn bản1. Trên cơ sở kết quả đánh giá tác động sơ bộ, cơ quan chủ trì soạn thảo luật,

pháp lệnh, nghị định có trách nhiệm đánh giá tác động trước khi soạn thảo văn bản và hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động đơn giản trong quá trình soạn thảo nhằm bảo đảm nội dung các quy định của dự thảo được dựa trên kết quả đánh giá tác động và là phương án tối ưu, theo cách thức tiết kiệm nhất để đạt được mục tiêu quản lý.

Việc đánh giá tác động tập trung vào tác động về kinh tế, xã hội, môi trường, hệ thống pháp luật; tác động đến các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; khả năng tuân thủ của cơ quan, tổ chức, cá nhân và các tác động khác.

2. Báo cáo đánh giá tác động phải nêu rõ vấn đề cần giải quyết và mục tiêu của chính sách dự kiến, các phương án để giải quyết vấn đề; lựa chọn phương án tối ưu

47

Page 48: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ THẢO LUẬT GIÁM ĐỊNH

để giải quyết vấn đề trên cơ sở đánh giá tác động cụ thể các giải pháp để thực hiện các chính sách cơ bản của dự thảo văn bản dựa trên các phân tích định tính hoặc định lượng về chi phí, lợi ích, các tác động tích cực, tiêu cực của từng giải pháp.

3. Đối với một trong các trường hợp sau đây thì phải xây dựng báo cáo đánh giá tác động đầy đủ trên cơ sở phân tích định tính và định lượng các tác động khi kết quả đánh giá tác động đơn giản cho thấy:

a) Văn bản có thể làm phát sinh chi phí từ 15 (mười lăm) tỷ đồng hàng năm trở lên cho Nhà nước, cơ quan, tổ chức hoặc doanh nghiệp, cá nhân;

b) Văn bản có thể tác động tiêu cực đáng kể đến các nhóm đối tượng trong xã hội;

c) Văn bản có thể tác động tới số lượng lớn doanh nghiệp;d) Văn bản có thể làm tăng đáng kể giá tiêu dùng;đ) Văn bản còn nhiều ý kiến khác nhau, được công chúng quan tâm và có ảnh

hưởng đáng kể đến lợi ích chung.4. Dự thảo báo cáo đánh giá tác động phải được đăng tải kèm theo các dữ liệu,

cách tính chi phí, lợi ích và dự thảo văn bản trên Trang thông tin điện tử của Chính phủ, của cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản trong thời hạn ít nhất là 30 (ba mươi) ngày để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến.

Cơ quan thực hiện đánh giá tác động có trách nhiệm hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động trên cơ sở các ý kiến góp ý.

Điều 39. Đánh giá tác động sau khi thi hành văn bản1. Sau 3 (ba) năm, kể từ ngày luật, pháp lệnh, nghị định có hiệu lực, bộ, cơ

quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chủ trì soạn thảo có trách nhiệm đánh giá tác động của văn bản trong thực tiễn, đối chiếu với kết quả đánh giá tác động trong giai đoạn soạn thảo để xác định tính hợp lý, tính khả thi của các quy định. Trên cơ sở đó, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền các giải pháp nâng cao hiệu quả của văn bản hoặc hoàn thiện văn bản.

2. Nội dung báo cáo đánh giá tác động của văn bản sau khi thi hành gồm: phân tích các chi phí, lợi ích thực tế và các tác động khác; mức độ tuân thủ văn bản của các nhóm đối tượng thi hành văn bản và kiến nghị các giải pháp thực thi văn bản hoặc sửa đổi, bãi bỏ văn bản trong trường hợp cần thiết.

3. Dự thảo báo cáo đánh giá tác động của văn bản sau khi thi hành phải được đăng tải kèm theo các dữ liệu và cách tính chi phí, lợi ích trên Trang thông tin điện tử của cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản trong thời hạn ít nhất là 30 (ba mươi) ngày để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến.

Cơ quan thực hiện đánh giá tác động có trách nhiệm hoàn thiện báo cáo trên cơ sở các ý kiến góp ý, gửi đến Bộ Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Chính phủ.

Điều 40. Bảo đảm chất lượng đánh giá tác động của văn bản1. Báo cáo đánh giá tác động của văn bản phải được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ

quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xem xét và ký xác nhận trước khi gửi hồ

48

Page 49: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ THẢO LUẬT GIÁM ĐỊNH

sơ đề nghị xây dựng văn bản; hồ sơ gửi thẩm định dự thảo văn bản đến Bộ Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Chính phủ.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm về tính khách quan, chính xác của nội dung báo cáo đánh giá tác động.

49