114
h Bộ Kế hoạch & Đầu tƣ UBND Tỉnh Điện Biên Ngân Hàng Thế giới BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI DỰ ÁN GIẢM NGHÈO TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 Nhà tài trợ: Ngân hàng thế giới (Kèm theo Quyết định số 562/QĐ-UBND ngày 12/5/2010 của UBND tỉnh Điện Biên) Điện Biên, tháng 1/2010

Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

h

Bộ Kế hoạch & Đầu tƣ UBND Tỉnh Điện Biên Ngân Hàng Thế giới

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI

DỰ ÁN GIẢM NGHÈO TỈNH ĐIỆN BIÊN

GIAI ĐOẠN 2010 - 2015

Nhà tài trợ: Ngân hàng thế giới

(Kèm theo Quyết định số 562/QĐ-UBND ngày 12/5/2010

của UBND tỉnh Điện Biên)

Điện Biên, tháng 1/2010

Page 2: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

2 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................................. 8

CHƢƠNG I: BÁO CÁO TÓM TẮT DỰ ÁN ................................................................................. 9

I. MÔ TẢ DỰ ÁN, CƠ QUAN ĐỀ XUẤT, THỰC HIỆN, VẬN HÀNH DỰ ÁN ......................................9

1. Mục tiêu:.....................................................................................................................9

2. Các hợp phần của dự án: Tổng vốn đầu tƣ của dự án: ............................................................. 9

3. Các cơ quan chịu trách nhiệm: ...................................................................................... 10

4. Thông tin tóm tắt về dân tộc thiểu số trong vùng dự án: ............................................................................. 11

II. LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN: ............................................................................................. 12

III. ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN: ................................................................................................ 12

IV. NGUỒN TÀI CHÍNH CHO DỰ ÁN: ........................................................................................... 12

CHƢƠNG II: BỐI CẢNH VÀ CĂN CỨ CỦA DỰ ÁN ............................................................... 13

I. MÔI TRƢỜNG VĨ MÔ VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA TỈNH: .............................. 13

1. Điều kiện tự nhiên: ................................................................................................... 13

2. Điều kiện kinh tế- xã hội: ............................................................................................ 14

3. Bối cảnh và các vấn đề kinh tế vĩ mô ............................................................................... 14

II. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN: ........................................................................................................... 20

1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................................... 20

2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................... 20

1. Tính phù hợp của mục tiêu dự án với chính sách và định hƣớng ƣu tiên của Ngân hàng Thế giới: .......... 21

2. Lý do lựa chọn và lợi thế của nhà tài trợ về công nghệ, kinh nghiệm quản lý, tƣ vấn chính sách thuộc lĩnh

vực đƣợc tài trợ: .......................................................................................................... 23

IV. SỰ PHÙ HỢP VÀ CÁC ĐÓNG GÓP VÀO CHIẾN LƢỢC QUỐC GIA, QUY HOẠCH PHÁT

TRIỂN KTXH TỈNH CỦA DỰ ÁN: .................................................................................................. 24

1. Tính phù hợp của dự án với chiến lƣợc quốc gia, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh ............... 24

2. Các vấn đề cụ thể về phát triển mà dự án đề cập tới: ............................................................ 24

3. Các chính sách liên quan tới dự án: ................................................................................ 25

V. LIÊN HỆ VỚI CÁC DỰ ÁN KHÁC: ............................................................................................. 26

1. Sự liên hệ với các dự án liên quan trên địa bàn tỉnh: .............................................................. 26

2. Các mối liên hệ với các dự án đầu tƣ khác và các biện pháp trƣớc đây đã đƣợc các nhà tài trợ thực hiện: . 29

VI. CHỨNG MINH SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƢ DỰ ÁN ...................................................................... 31

CHƢƠNG III - MÔ TẢ DỰ ÁN THIẾT KẾ, CÁC NGUỒN LỰC, CÁC KẾT QUẢ ............... 34

I. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG : ............................................................................................................. 34

II. QUI MÔ CỦA DỰ ÁN: ............................................................................................................... 37

III. PHẠM VI ĐẦU TƢ: ................................................................................................................... 38

IV. CHU KỲ THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ .................................................................. 39

Page 3: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

3 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

Quá trình tham vấn cộng đồng đề xuất các hoạt động giai đoạn 18 tháng đầu của dự án....................... 40

V. CÁC HỢP PHẦN CỦA DỰ ÁN: ................................................................................................. 41

1. Hợp phần 1 - Phát triển kinh tế huyện: ............................................................................. 42

2. Hợp phần 2 - Ngân sách Phát triển xã: ............................................................................. 46

3. Hợp phần 3 - Tăng cƣờng năng lực: ................................................................................ 53

4. Hợp phần 4 - Quản lý dự án, giám sát và đánh giá: ............................................................... 56

5. Quy trình lập kế hoạch dự án ........................................................................................ 57

VI. THIẾT KẾ CƠ SỞ: ................................................................................................................... 58

VII. KẾ HOẠCH GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG VÀ TÁI ĐỊNH CƢ. ....................................................... 59

1. Các nguyên tắc chủ yếu trong công tác giải phóng mặt bằng, tái định cƣ của Dự án nhƣ sau: .............. 59

2. Kế hoạch Đền bù và Tái định cƣ: ................................................................................... 61

VIII- MÔI TRƢỜNG: ...................................................................................................................... 61

1. Các Quy định của Ngân hàng thế giới: ............................................................................. 61

2. Các Quy định của Nhà nƣớc Việt Nam. ............................................................................ 61

CHƢƠNG IV: TỔNG MỨC ĐẦU TƢ, CƠ CẤU NGUỒN VỐN, KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH . 63

I. TỔNG MỨC ĐẦU TƢ: ................................................................................................................ 63

1. Bảng tổng hợp chung: ................................................................................................ 63

2. Bảng tổng hợp dự kiến đầu tƣ theo hợp phần ..................................................................... 63

II. CÁC NGUỒN VỐN: .................................................................................................................. 64

III. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN .............................................................................................. 64

1. Giai đoạn 18 tháng đầu tiên: ........................................................................................ 64

2. Giai đoạn 42 tháng còn lại: .......................................................................................... 64

3. Dự kiến kế hoạch tài chính theo từng năm: ............................................................... 65

CHƢƠNG V: QUẢN LÝ THỰC HIỆN VÀ VẬN HÀNH DỰ ÁN .............................................. 66

I. CÁC THÔNG TIN CHÍNH VỀ CƠ QUAN THỰC HIỆN DỰ ÁN: ................................................... 66

1. Thể chế : ............................................................................................................. 66

2. Sơ đồ tổ chức từ cấp tỉnh đến huyện và xã: ........................................................................ 69

II. QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN: ................................................................................................. 70

1. Tổ chức thực hiện và vai trò của các ban: .......................................................................... 70

2. Quản lý nhân sự cho dự án: ......................................................................................... 73

3. Vai trò của nhà thầu: ................................................................................................. 74

4. Vai trò của các tƣ vấn ................................................................................................ 75

5. Vai trò của các tổ chức tham gia thực hiện dự án: ................................................................ 75

6. Vai trò của nhà tài trợ: ................................................................................................ 76

7. Các cơ chế phối hợp: ................................................................................................. 76

Page 4: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

4 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN: .............................................................................................. 77

IV. KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG CHO DỰ ÁN: ........................................................................... 79

V. QUẢN LÝ TÀI CHÍNH: .............................................................................................................. 80

Các văn bản qui định trong quản lý tài chính cho dự án: ............................................................ 80

1. Xây dựng kế hoạch tài chính......................................................................................... 80

2. Tài khoản ngân hàng và nguồn vốn. ............................................................................... 81

4. Kiểm toán độc lập: ................................................................................................... 84

5. Thủ tục giải ngân. .................................................................................................... 84

VI. QUẢN LÝ ĐẤU THẦU. ............................................................................................................. 88

1. Kế hoạch đấu thầu. .................................................................................................. 88

2. Ngƣỡng đấu thầu dự kiến cho đấu thầu xây lắp, hàng hóa và dịch vụ tƣ vấn. ................................. 89

3. Quản lý và kế hoạch đấu thầu : ...................................................................................... 90

4. Vận hành và bảo trì: .................................................................................................. 91

VII- KẾ HOẠCH PHÕNG CHỐNG THAM NHŨNG. ....................................................................... 91

1. Căn cứ pháp lý cho kế hoạch phòng chống tham nhũng: ........................................................ 92

2. Nâng cao nhận thức, tăng tính minh bạch và công khai, tăng cƣờng cam kết của các bên tham gia dự án: 92

3. Tăng cƣờng các biện pháp kiểm soát qui trình trong suốt giai đoạn của dự án. ......................................... 92

4. Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát và thực thi: ................................................................................................ 92

5. Phòng chống tham nhũng ở các cấp dự án. .............................................................................................. 93

CHƢƠNG VI : CÁC KẾT QUẢ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN ............................................... 94

I. CƠ CHẾ THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN .............................. 94

1. Các chỉ tiêu đo lƣờng hiệu suất hoạt động: ....................................................................... 94

2. Các điều kiện cam kết chính trong dự án: .......................................................................... 94

3. Cơ chế giám sát đánh giá dự án : ................................................................................... 94

4. Chế độ báo cáo ....................................................................................................... 95

II. HIỆU SUẤT ĐẦU TƢ – HIỆU QUẢ - LỢI ÍCH KINH TẾ VÀ TÀI CHÍNH: ...................................... 96

1. Phân tích nguồn tài chính: ........................................................................................... 96

2. Đánh giá rủi ro tài chính: ............................................................................................. 96

3. Phân tích kinh tế: ..................................................................................................... 97

III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI: .............................................................................................. 97

IV. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƢỜNG : .................................................................................. 98

1. Căn cứ pháp lý phải tuân thủ: ....................................................................................... 98

2. Giai đoạn tiền xây dựng, thiết kế dự án: .................................................................................................... 99

3. Giai đoạn xây dựng. ................................................................................................................................. 99

V. CÁC RỦI RO CHÍNH: ............................................................................................................................ 101

Page 5: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

5 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

VI. CÁC VẤN ĐỀ CÓ THỂ GÂY TRANH CÃI: ............................................................................................. 102

VII. TÍNH BỀN VỮNG CỦA DỰ ÁN: ............................................................................................................ 103

1. Năng lực của các cấp :. .......................................................................................................................... 103

2. Đào tạo tăng cƣờng năng lực :. ............................................................................................................... 103

3. Quản lý và vận hành sau dự án : ............................................................................................................ 103

4. Sinh kế và đa dạng hóa các cơ hội liên kết thị trƣờng cho ngƣời nghèo: ................................................... 103

VIII. KHUNG LÔ GÍCH CỦA DỰ ÁN: .......................................................................................................... 104

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................................................. 114

Page 6: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

6 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Chi tiết phân bổ vốn cho các xã

Phụ lục 2: Kế hoạch 18 tháng đầu tiên của dự án

Phụ lục 3: Chi tiết kế hoạch phòng chống tham nhũng

Phụ lục 4: Đánh giá tác động kinh tế xã hôi

Phụ lục 5: Đánh giá tác động môi trƣờng

Phụ lục 6: Chi tiết chi phí dự án

Phụ lục 7 - Số liệu tổng hợp kinh tế vĩ mô tỉnh Điện Biên 2008

Phụ lục 8 - Số hộ, số dân, lao động vùng dự án

Page 7: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

7 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

Bản đồ hành chính tỉnh Điện Biên

C

a

n T

h

o

Ha

u

Gi

an

g

Dien

Bien

Lai

C

hau

Tuan

Giao

Page 8: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

8 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

LỜI MỞ ĐẦU

Điện Biên là một tỉnh miền núi nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam, Điện Biên có địa hình hiểm trở

phức tạp, giao thông đi lại khó khăn mạng lƣới giao thông của các huyện, liên xã, liên thôn bản

hầu hết còn là đƣờng đất, cơ sở hạ tầng yếu kém, hệ thống cầu cống hoặc là chƣa có hoặc đã

xuống cấp hƣ hỏng cộng với việc gặp nhiều thiên tai nên việc đi lại giao thƣơng của ngƣời dân

trong vùng gặp nhiều khó khăn nhất là vào mùa mƣa lũ. Điện Biên có 21 dân tộc thiểu số, đến

nay tuy đã nhận đƣợc nhiều sự quan tâm của Chính phủ, các nhà tài trợ Quốc tế nhƣng việc tiếp

cận với các dịch vụ công, thông tin, y tế, giáo dục còn rất hạn chế nhất là các vấn đề về sinh kế

cho ngƣời nghèo, bình đẳng giới cho phụ nữ cho nên trong tỉnh số hộ nghèo còn chiếm tỷ lệ rất

cao so với khu vực cũng nhƣ toàn Quốc.

Vừa qua Điện Biên cũng nhƣ các tỉnh nghèo trên toàn Quốc đã nhận đƣợc nhiều sự hỗ trợ giúp đỡ

từ các chƣơng trình giảm nghèo Quốc gia nhƣ các chƣơng trình 134, 135 giai đoạn I, II, mới đây là

chƣơng trình 61 huyện nghèo đã bắt đầu khởi động cùng với một số chƣơng trình hỗ trợ giảm

nghèo của các nhà tài trợ Quốc tế cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn và miền núi nhƣ ADB,

DANIDA, EU…nhất là Ngân hàng thế giới qua việc tài trợ cho dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi

phía Bắc giai đoạn I vừa kết thúc đƣợc đánh giá là rất thành công và trên cơ sở đó WB đã thông

qua Bộ Kế hoạch & đầu tƣ tài trợ tiếp tục cho dự án giai đoạn II trong đó tỉnh Điện Biên đã đƣợc

chọn tham gia vùng dự án. Mặc dù trong giai đoạn I của dự án Điện Biên chƣa đƣợc tham gia

nhƣng trong giai đoạn II này thì Điện Biên cũng sẽ đƣợc thừa hƣởng các bài học thành công đó để

triển khai tốt và có hiệu quả trong giai đoạn này của dự án tại tỉnh mình.

Dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên đƣợc xây dựng lồng ghép với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội

5 năm của tỉnh, hỗ trợ lẫn nhau để đảm bảo mục tiêu tăng trƣởng kinh tế nhanh và giảm nghèo

bền vững, trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Điện Biên giai đoạn 2010 - 2015 và

tầm nhìn đến năm 2020 đã chỉ rõ rằng việc tăng trƣởng kinh tế phải gắn với chiến lƣợc phát triển

toàn diện về tăng trƣởng và giảm nghèo (CPRGS) và nó hoàn toàn phù hợp với mục tiêu giảm

nghèo của tỉnh cũng nhƣ mong muốn của ngƣời dân. Dự án Giảm nghèo tỉnh Điện Biên giai đoạn

(2010 - 2015) đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở hƣớng dẫn của WB, Bộ Kế hoạch Đầu tƣ cùng với

những tham gia đóng góp của các tƣ vấn nghiên cứu về đa dạng hoá thu nhập, sinh kế bền vững,

giảm nhẹ thiên tai.

Lần đầu tiên tỉnh Điện Biên đƣợc đầu tƣ loại hình dự án đa mục tiêu phát triển nông thôn tổng hợp

nên trong quá trình chuẩn bị sẽ gặp nhiều khó khăn và thiếu sót. Vì sự nghiệp giảm nghèo cho bà

con trong tỉnh, chúng tôi xin cảm ơn và rất mong nhận đƣợc sự giúp đỡ của các lãnh đạo, các sở

ban ngành liên quan, nhất là Ngân hàng thế giới và Bộ Kế hoạch & Đầu tƣ để chúng tôi có thể

hoàn thành tốt báo cáo nghiên cứu khả thi này góp phần vào sự thành công của dự án cũng nhƣ

đóng góp một phần vào sự nghiệp giảm nghèo cho nhân dân trong tỉnh.

Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn! Điện Biên, tháng 11 năm 2009

Page 9: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

9 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

CHƢƠNG I: BÁO CÁO TÓM TẮT DỰ ÁN

I. MÔ TẢ DỰ ÁN, CƠ QUAN ĐỀ XUẤT, THỰC HIỆN, VẬN HÀNH DỰ ÁN

1. Mục tiêu:

1.1. Mục tiêu tổng quát:

Dự án giúp tăng cƣờng các cơ hội sinh kế cho ngƣời dân nghèo nông thôn và các nhóm dân tộc

thiểu số ở các xã và huyện khó khăn nhất của tỉnh Điện Biên gồm có 36 xã thuộc 4 huyện.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 56.02 % năm 2009 xuống còn 30% năm 2015 (theo chuẩn nghèo quy

định tại Quyết định 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/7/2005 của Thủ tƣớng Chính Phủ).

Tăng mức thu nhập bình quân của các hộ gia đình từ 3,8 triệu đồng năm 2008 lên 10 triệu

năm 2015.

Tạo môi trƣờng phát triển kinh tế đa dạng, cạnh tranh hơn để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của

xã và huyện: Số việc làm dự kiến đƣợc tăng thêm từ các hoạt động của dự án khoảng 700 lao

động

445 thôn bản đƣợc cải thiện điều kiện sống từ những đầu tƣ của dự án.

100% số thôn bản trong vùng dự án đƣợc tham gia các hoạt động Ngân sách phát triển xã.

80% phụ nữ dân tộc thiểu số trong vùng dự án tham gia các nhóm mô hình sản xuất.

Đến năm 2015 đảm bảo 100% số xã làm chủ đầu tƣ hiệu quả trong hợp phần Ngân sách Phát

triển xã

Hoạt động dự án đƣợc lồng ghép hoàn toàn vào kế hoạch 2010-2015 của địa phƣơng.

Ít nhất là 80% ngƣời dân nghèo trong vùng dự án hài lòng đối với các hoạt động đầu tƣ của dự

án.

2. Các hợp phần của dự án: Tổng vốn đầu tƣ của dự án:

Tổng số vốn của dự án đƣợc đầu tƣ cho toàn tỉnh là 322.301,4 tỷ đồng trong đó vốn WB đóng góp

289 tỷ đồng, vốn đối ứng 33.301,4 tỷ đồng.

2.1. Hợp phần 1: Phát triển kinh tế huyện:

Tổng vốn đầu tƣ 157,3 tỷ đồng trong đó vốn WB 144,5 tỷ VNĐ, vốn đối ứng 12,8 tỷ đồng (bằng

50% tổng vốn WB phân bổ cho tỉnh).

Mục tiêu của hợp phần là cung cấp vốn đầu tƣ hỗ trợ cho Kế hoạch phát triển KTXH của các

huyện, cải thiện sinh kế ngƣời dân thông qua xây dựng mới hoặc nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế

nhằm phục vụ sản xuất và phát triển kinh tế đa dạng, tăng thêm việc làm và nâng cao thu nhập;

đảm bảo thành quả xây dựng đƣợc vận hành tốt và bền vững; đáp ứng các nhu cầu phát triển

kinh tế xã hội tại các xã, huyện vùng cao.

Các hoạt động đầu tƣ sẽ tập trung vào phát triển sinh kế và lồng ghép với kế hoạch phát triển

kinh tế xã hội của tỉnh nhằm giảm thiểu rủi ro, thiên tai, tạo thuận lợi cho các huyện, xã phát hiện

các tiềm năng sản xuất của mình theo định hƣớng của thị trƣờng.

Hợp phần này gồm có 2 tiểu hợp phần

Tiểu hợp phần 1: Đầu tƣ phát triển kinh tế

Page 10: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

10 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

Tiểu hợp phần này đƣợc đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng kinh tế phục vụ sản xuất giúp phát triển sinh kế

bền vững cho ngƣời ngƣời dân trong vùng dự án.

Tiểu hợp phần 2: Đa dạng hoá các cơ hội liên kết thị trƣờng và hỗ trợ sáng kiến kinh doanh:

Tiểu hợp phần này nhằm hỗ trợ các ngành nghề truyền thống, các hoạt động du lịch cộng đồng,

chuỗi giá trị thị trƣờng và các ý tƣởng kinh doanh mới của địa phƣơng.

2.2 Hợp phần 2: Ngân sách phát triển xã:

Tổng số vốn đƣợc đầu tƣ cho hợp phần là 101,150 tỷ VNĐ, trong đó vốn WB đầu tƣ 100%.

Hợp phần NSPTX sẽ phân cấp hoàn toàn cho xã làm chủ đầu tƣ. Các hoạt động của hợp phần

này trên địa bàn nhƣ làm mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng thôn bản, các hoạt động hỗ trợ sinh kế,

sản xuất nông nghiệp, giáo dục. Ƣu tiên, hỗ trợ theo nhu cầu của phụ nữ là một đặc trƣng đổi mới

của dự án này và hơn nữa ngƣời dân địa phƣơng đƣợc trực tiếp tham gia từ khâu chuẩn bị, đề

xuất dự án đến thực hiện, quản lý điều hành, giám sát, thanh quyết toán dự án.

Hợp phần này bao gồm những tiểu hợp phần sau:

Tiểu hợp phần 2.1: Cải thiện cơ sở hạ tầng thôn bản.

Tiểu hợp phần 2.2: Hỗ trợ Sinh kế và Dịch vụ sản xuất.

Tiểu hợp phần 2.3: Hỗ trợ các hoạt động phát triển KTXH của phụ nữ.

2.3. Hợp phần 3: Đào tạo, tăng cƣờng năng lực

Hợp phần này có số vốn đƣợc đầu tƣ là 21,675 tỷ đồng tƣơng đƣơng 7,5% vốn WB phân bổ cho

tỉnh, đầu tƣ toàn bộ bằng vốn WB.

Mục tiêu của hợp phần này là nâng cao năng lực của chính quyền địa phƣơng, các bên liên quan

và cộng đồng trong việc lập kế hoạch, quản lý, triển khai, giám sát và duy trì các chƣơng trình cải

thiện sinh kế tại địa phƣơng, kế hoạch đối phó với rủi ro thiên tai, bảo vệ tài sản hộ gia đình và tài

sản công, đào tạo nghề cho ngƣời lao động trong vùng dự án.

Hợp phần này bao gồm những tiểu hợp phần sau:

Tiểu hợp phần 3.1: Lập kế hoạch phát triển KT-XH.

Tiểu hợp phần 3.2: Đào tạo cán bộ xã và thôn bản.

Tiểu hợp phần 3.3: Đào tạo cán bộ cấp huyện.

Tiểu hợp phần 3.4: Đào tạo kỹ năng nghề.

Tiểu hợp phần 3.5: Bảo vệ tài sản hộ gia đình và tài sản công.

2.4. Hợp phần 4: Quản lý dự án, giám sát và đánh giá :

Hợp phần này có số vốn đƣợc phân bổ là 42.176,4 tỷ đồng trong đó WB 21,675 tỷ VNĐ tƣơng

đƣơng 7,5% vốn WB phân bổ cho tỉnh, vốn đối ứng 20.501,4 tỷ

3. Các cơ quan chịu trách nhiệm:

Cơ quan chủ quản Dự án: UBND tỉnh Điện Biên

Chủ đầu tƣ: UBND tỉnh Điện Biên, UBND 4 huyện Mƣờng Chà, Mƣờng Ảng, Điện Biên Đông, Tủa

Chùa và UBND 36 xã tham gia dự án.

Cơ quan thực hiện: BQLDA tỉnh (PPMU) trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tƣ; BQLDA huyện

(DPMU) trực thuộc UBND 4 huyện và Ban Phát triển xã (CDB) thuộc UBND 36 xã tham gia dự án

và các trƣờng đào tạo tại tỉnh phối hợp để thực hiện một số hoạt động của Hợp phần 3.

Page 11: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

11 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

4. Thông tin tóm tắt về dân tộc thiểu số trong vùng dự án:

Dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên đƣợc đầu tƣ trên địa bàn của 36 xã thuộc 4 huyện Mƣờng Ẳng,

Mƣờng Chà, Tủa Chùa, Điện Biên Đông. Số dân trong vùng dự án là 188.915 ngƣời, nam 97.201

ngƣời và nữ là 94.535 ngƣời, trong đó dân tộc thiểu số 180.988 ngƣời bằng 95,8%, mật độ dân số

bình quân 66,07 ngƣời/km2.

Trong vùng dự án dân tộc thiểu số có khoảng 9 dân tộc (toàn tỉnh có 21 dân tộc thiểu số), trong

đó dân tộc Thái 63,4 nghìn, dân tộc Kinh khoảng 10 nghìn ngƣời, dân tộc H‟Mông khoảng 9,4

nghìn ngƣời, Dao 4,2 nghìn ngƣời, Khơ mú 55,1 nghìn ngƣời, Xạ Phang 3,4 nghìn ngƣời và các

dân tộc anh em khác.

Tổng số hộ trong vùng là 22,258 nghìn hộ trong đó số hộ nghèo là 12,466 nghìn hộ chiếm

56,01%. Tổng số lao động trong độ tuổi là 92,384 nghìn ngƣời, trong đó nam là 44,4 nghìn và nữ

47,8 nghìn. Lao động trong nông nghiệp khoảng 70,219 nghìn chiếm 76%, trong đó lao động nữ

khoảng 36,219.

4.1. Tình trạng và các nguyên nhân đói nghèo

Tỷ lệ hộ nghèo trong vùng dự án bình quân là 56,01% trong đó phần lớn hộ nghèo là dân tộc thiểu

số. Đời sống của đồng bào các xã vùng sâu vùng xa còn nhiều khó khăn và mức độ cải thiện mức

sống còn chậm hơn nhiều so với các vùng khác đặc biệt là ngƣời dân tộc thiểu số còn rất hạn chế

về nguồn lực nhƣ đất sản xuất, kinh nghiệm sản xuất, vay vốn tín dụng...khả năng tiếp cận các

thông tin, dịch vụ xã hội nhƣ y tế, giáo dục còn rất nhiều hạn chế do địa hình hiểm trở đi lại khó

khăn, nhiều thiên tai nhƣ lũ quét, lũ ống, rét đã ảnh hƣởng nghiêm trọng tới đời sống của ngƣời

dân. Những hạn chế và yếu tố này đƣợc xem nhƣ một trong những nguyên nhân chính dẫn đến

đói nghèo. Ngƣời dân tộc thiểu số vùng sâu còn yếu về sử dụng tiếng phổ thông nhất là phụ nữ

cũng là một nguyên nhân dẫn đến đói nghèo.

Những điều trên đã và đang ảnh hƣởng nghiêm trọng tới đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số

và rất dễ xóa đi những thành quả đã đạt đƣợc và dẫn đến tái nghèo nếu không có sự hỗ trợ quan

tâm của các cấp Chính quyền và các nhà tài trợ.

4.2. Vấn đề giới và phụ nữ:

Do ảnh hƣởng của văn hóa dân tộc vẫn còn nặng nề nên phụ nữ ngƣời dân tộc thiểu số vẫn còn

chƣa có vị trí xứng đáng trong gia đình cũng nhƣ cộng đồng và tiếng nói của họ chƣa đƣợc quan

tâm thỏa đáng vì vậy họ vẫn đang tiếp tục phải chịu thiệt thòi trong nhiều lĩnh vực từ tiếp cận các

thông tin kinh tế, xã hội, các hoạt động khuyến nông, y tế, giáo dục, truyền thông. Cho đến nay

nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số vẫn chƣa sử dụng đƣợc thành thạo tiếng phổ thông vì vậy cần tạo

ra các cơ hội giúp họ đƣợc học tập nâng cao trình độ nhằm tiếp cận các cơ hội phát triển kinh tế

cho mình. Xuất phát từ thực tế này dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên giành ƣu tiên đặc biệt cho

phụ nữ trong vùng dự án (có hẳn một tiểu hợp phần giúp cho phụ nữ thực hiện và ban phát triển

xã phải có phó ban là chủ tịch hội phụ nữ xã và đại diện thôn bản ít nhất có một phụ nữ đại diện)

tạo cơ hội cho phụ nữ có vai trò và tiếng nói lớn hơn trong cộng đồng.

4.3. Kết luận:

Tình hình thực tế và những phân tích ở trên cho thấy đời sống của đồng bào dân tộc trong vùng dự

án còn rất nhiều khó khăn trong phát triển sinh kế và nâng cao mức sống, trong việc tiếp cận khoa

học kỹ thuật, nguồn vốn tín dụng, khả năng tiếp cận thị trƣờng, định kiến, ngôn ngữ...Cộng đồng

các dân tộc thiểu số rất cần sự quan tâm của Chính phủ và các nhà tài trợ để giúp họ nhanh

Page 12: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

12 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

chóng thoát nghèo, cải thiện đời sống và sự bất bình đẳng giới cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông

qua đầu tƣ dự án này là cực kỳ cần thiết và hiệu quả.

II. LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN:

Dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên đƣợc thực hiện trong 5 năm từ 2010 – 2015. Riêng hợp phần

NSPTX của tỉnh Điện Biên bắt đầu thực hiện từ năm 2012 giai đoạn 18 tháng đầu tiên chỉ tập

trung đào tạo nâng cao năng lực cho các cán bộ xã thôn để đảm bảo thực hiện tốt vai trò chủ đầu

tƣ của mình trong hợp phần này khi dự án đi vào hoạt động.

III. ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN:

Dự án giảm nghèo tỉnh Điện biên đƣợc thực hiện trên địa bàn 36 xã thuộc 4 huyện Mƣờng Chà, Tủa chùa, Mƣờng ẳng, Điện Biên Đông.

Mƣờng Chà Tủa Chùa Mƣờng Ẳng Điện Biên Đông

8 xã 8 xã 8 xã 12 xã

Mƣờng Mƣơn Mƣờng Báng ẳng Nƣa Mƣờng Luân

Sá Tổng Xá Nhè ẳng Tở Na Son

Hừa Ngài Sính Phình Mƣờng Lạn Pú Nhi

Pa Ham Tả Phìn Búng Lao Nong U

Ma Thì Hồ Trung Thu Nặm Lịch Sa Dung

Phìn Hồ Tả Sìn Thàng Mƣờng Đăng Háng Lìa

Nậm Khăn Lao Xả Phình Ngối Cáy Tìa Dình

Sa Lông Sín Chải Xuân Lao Chiềng Sơ

Keo Lôm

Luân Giói

Pình Giàng

Pú Hồng

IV. NGUỒN TÀI CHÍNH CHO DỰ ÁN:

Đơn vị tính: Triệu đồng/và qui đổi 1.000 USD

STT Loại tiền Tổng số WB Đối ứng

1 2 3 4 5

1 VNĐ 322.301,4 289.000 33.301,4

2 USD 18,959 17.000 1.959

(Qui đổi ngoại tệ tạm tính với tỷ giá 17.000 VNĐ/1 USD)

Đối với vốn WB: thực hiện theo cơ chế Nhà nƣớc cấp phát từ ngân sách Trung ƣơng, bổ sung có

mục tiêu cho ngân sách địa phƣơng.

Đối với vốn đối ứng: vốn đối ứng bằng tiền (thực hiện theo cơ chế ngân sách Trung ƣơng hỗ trợ có

mục tiêu cho các tỉnh theo Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg ngày 12/9/2006 và Quyết định số

27/2008/QĐ-TTg ngày 05/02/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ) và đối ứng bằng hiện vật (ví dụ nhƣ

đóng góp của cộng đồng bằng nguyên vật liệu địa phƣơng, công lao động, không dùng hình thức

đóng góp bằng tiền đối với vùng nghèo, hộ nghèo) do dự án chƣa xác định chi tiết phần lớn các

hạng mục đầu tƣ nên chƣa thể xác định chính xác con số cụ thể sự đóng góp của ngƣời dân vì vậy

chỉ thống nhất nguyên tắc ghi chép đầy đủ sự đóng góp và phản ánh đầy đủ vào giá trị của từng

hoạt động dự án.

Page 13: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

13 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

CHƢƠNG II: BỐI CẢNH VÀ CĂN CỨ CỦA DỰ ÁN

I. MÔI TRƢỜNG VĨ MÔ VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA TỈNH:

1. Điều kiện tự nhiên:

Địa hình của Điện Biên rất phức tạp, đƣợc cấu tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hƣớng Tây

Bắc - Đông Nam với độ cao biến đổi từ 200 m đến hơn 1.800 mét. Địa hình có độ thấp dần từ Bắc

xuống Nam và nghiêng dần từ Tây sang Đông. Ở phía Bắc và phía Tây có các dãy núi cao. Xen

lẫn các dãy núi cao là các thung lũng, sông suối nhỏ hẹp và dốc đƣợc phân bố khắp nơi trên địa

bàn tỉnh, trong đó đáng kể có thung lũng Mƣờng Thanh rộng hơn 150 km2. Do kiến tạo của địa

hình, nên đã tạo thành những cao nguyên khá rộng nhƣ cao nguyên A Pa Chải - Mƣờng Nhé, cao

nguyên Tả Phìn - Tủa Chùa. Điện Biên nằm ở khu vực đầu nguồn 3 con sông lớn của cả nƣớc là

sông Đà, sông Mã và sông Mê Kông.

Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 21 - 230C, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 và cao nhất vào tháng

8. Lƣợng mƣa hàng năm tƣơng đối cao, trung bình từ 1.700 - 2.500 mm . Mƣa lớn thƣờng tập trung

vào các tháng 6, 7, 8 và chiếm tới 80% lƣợng mƣa cả năm. Các tháng khô hạn bắt đầu từ tháng

12 năm trƣớc đến tháng 3 năm sau và chỉ chiếm khoảng 20% lƣợng mƣa hàng năm. Độ ẩm không

khí trung bình hàng năm từ 80 - 85%. Số giờ nắng hàng năm bình quân từ 1.580 - 1.800 giờ.

Tổng diện tích tự nhiên là 956.290 ha. Hơn 70% quỹ đất của tỉnh có độ dốc trên 250, chỉ thích hợp

cho sản xuất lâm nghiệp, trồng và khoanh nuôi tái sinh rừng. Diện tích có độ dốc từ 15 - 250 chiếm

25% diện tích tự nhiên, nhƣng chỉ 80% trong số đó có tầng dày trên 50 cm có thể tận dụng để bố

trí cây trồng theo hình thức nông lâm kết hợp. Đất có độ dốc dƣới 150 chỉ chiếm 4% quỹ đất dày

trên 50 cm thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhất là gieo trồng lúa nên cần sử dụng hết sức tiết

kiệm , đất dành cho phát triển lâm nghiệp chiếm khoảng 75% tổng diện tích tự nhiên

Điện Biên có tiềm năng rừng và đất rừng rất lớn Đặc biệt lƣu vực phòng hộ sông Đà với 530 ngàn

ha, chiếm trên 79% rừng và đất rừng, 55% diện tích tự nhiên toàn tỉnh và chiếm trên 21% lƣu vực

đầu nguồn sông Đà trên lãnh thổ Việt Nam, cho nên rừng Điện Biên có vai trò hết sức quan trọng

trong phòng hộ đầu nguồn các công tình thuỷ điện lớn của quốc gia trên sông Đà.

Với lƣợng mƣa hàng năm khá lớn, hệ thống ao hồ và sông suối nhiều (toàn tỉnh có hơn 10 hồ lớn

và hơn 1.000 sông suối lớn nhỏ phân bố tƣơng đối đồng đều trong tỉnh) nên nguồn nƣớc mặt ở

Điện Biên rất phong phú. Trong đó đáng chú ý có 3 hệ thống sông chính là sông Đà, sông Mã và

sông Mê Kông.

Đặc điểm chung của các sông suối trong tỉnh là có độ dốc lớn, lắm thác nhiều ghềnh, nhất là các

sông suối thuộc hệ thống sông Đà và sông Nậm Rốm. Về chất lƣợng nƣớc, nhìn chung nƣớc ở

hầu hết các sông và hồ chứa trong tỉnh đều chƣa bị ô nhiễm.

Điện Biên có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng về chủng loại, gồm các loại chính nhƣ: nƣớc

khoáng, than mỡ, đá vôi, đá đen, đá granit, quặng sắt và kim loại màu,... nhƣng trữ lƣợng thấp và

nằm rải rác trong tỉnh.

Đến nay trên địa bàn tỉnh đã xác định đƣợc 32 điểm quặng sắt và kim loại, 14 điểm mỏ than, trong

đó có 2 điểm đã đƣợc đánh giá trữ lƣợng cấp C1 và nhiều điểm khoáng sản VLXD, nƣớc khoáng...

nhƣng chƣa đƣợc thăm dò đánh giá sâu về trữ lƣợng và chất lƣợng.

Page 14: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

14 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

Các địa danh có tiềm năng phát triển du lịch tự nhiên quan trọng ở Điện Biên phải kể đến: Hồ Pa

Khoang. Khu bảo tồn thiên nhiên Mƣờng Nhé, khu rừng di tích lịch sử, cảnh quan và môi trƣờng

Mƣờng Phăng, động Pa Thơm, động Thẩm Púa, những thác nƣớc trong mát, những cảnh quan tự

nhiện kỳ vĩ và tƣơng lai không xa còn có vùng lòng hồ thủy điện Sơn La. Ngoài ra các nguồn nƣớc

khoáng nóng, đặc biệt là Hua pe, Uva và Tuần Giáo... lợi thế lớn để Điện Biên phát triển các hoạt

động du lịch, nghỉ ngơi, giải trí, tắm và chữa bệnh...

Tỉnh Điện Biên cũng có nhiều khu, cụm, điểm di tích lịch sử, tiêu biểu nhƣ: Tháp Mƣờng Luân

(một công trình văn hoá từ thế kỷ 16 ở Điện Biên), thành Tam Vạn, thành Bản Phủ và đền thờ

Hoàng Công Chất và đặc biệt là cụm di tích Điện Biên Phủ (hầm Đờ cát, cầu Mƣờng Thanh, đồi

A1, khu di tích Mƣờng Phăng, bảo tàng Điện Biện Phủ, khu tƣởng niệm các chiến sĩ vô danh cùng

với tƣợng đài chiến thắng mới đƣợc xây dựng

2. Điều kiện kinh tế- xã hội:

Tỉnh Điện Biên gồm 9 đơn vị hành chính là: Thành phố Điện Biên Phủ, thị xã Mƣờng lay, huyện

Mƣờng Nhé, huyện Mƣờng Chà, huyện Tủa Chùa, huyện Tuần Giáo, huyện Mƣờng Ảng, huyện

Điện Biên và huyện Điện Biên Đông

Dân số trung bình năm 2008 là 480.250 ngƣời (92 nghìn hộ), trong đó nam 241.640 ngƣời, nữ

238.610 ngƣời. Tỷ lệ hộ nghèo bình quân toàn tỉnh là 30,54%. Mật độ dân số 50,2 ngƣời trên

1km2,

Năm 2008 tổng GDP toàn tỉnh đạt 3.680 tỷ đồng, trong đó nông, lâm nghiệp, thủy sản vẫn chiếm

vai trò quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh đóng góp 38,3%, công nghiệp, xây dựng đạt 26,2%

và dịch vụ đạt 35,6%. GDP bình quân đầu ngƣời là 4,43 Triệu đồng, thấp hơn nhiều so với bình

quân của cả nƣớc.

Về sản lƣợng lƣơng thực năm 2008 đạt 199.787 tấn, đƣa mức bình quân lƣơng thực đầu ngƣời lên

416 kg/ngƣời. Về lực lƣợng lao động của tỉnh dồi dào với 257.773 ngƣời chiếm 52% dân số, đặc

biệt là lao động trong nông nghiệp chiếm tỷ lệ tƣơng đối cao 78,8%. Điện Biên là một trong những

tỉnh có 21 dân tộc anh em sinh sống.

Số liệu kinh tế vĩ mô của tỉnh theo báo cáo thống kê 2008 tham khảo thêm ở phụ lục số 7.

3. Bối cảnh và các vấn đề kinh tế vĩ mô

3.1. Thành quả:

Trong giai đoạn 2001- 2005 kinh tế Điện Biên đạt tốc độ tăng trƣởng từ 8,9-9% năm, trong đó

nông nghiệp 5,59%/năm, công nghiệp 15,15%/năm và dịch vụ 9,2%/năm. Công tác quy hoạch và

định hƣớng phát triển kinh tế xã hội đƣợc quan tâm chú trọng hơn và bƣớc đầu phát huy đƣợc hiệu

quả, nhất là trong sản xuất nông nghiệp, tạo ra khối lƣợng nông sản hàng hoá ngày càng lớn hơn.

Tiềm năng đất đai và nguồn nƣớc trong tỉnh đƣợc chú trọng, khai thác sử dụng theo hƣớng hiệu

quả và bền vững hơn. Nhiều chính sách hỗ trợ đầu tƣ của Nhà nƣớc đối Điện Biên đƣợc tăng

cƣờng, tiêu biểu là các chƣơng trình 135 giai đoạn 1, 2, chƣơng trình 134, quyết định 186 về hỗ trợ

đầu tƣ cho 6 tỉnh miền núi biên giới và một số Quyết định hỗ trợ có mục tiêu khác của Chính Phủ

đã tạo thêm những nguồn lực quan trọng giúp tỉnh vƣợt qua những khó khăn trƣớc mắt và tăng

cƣờng thu hút thêm các nguồn lực cho đầu tƣ phát triển.

Những năm gần đây, diện tích, năng suất, sản lƣợng các cây trồng chủ yếu trong tỉnh đều tăng;

diện tích đất canh tác đƣợc mở rộng, góp phần tăng nhanh giá trị sản xuất. Lúa là loại cây chính

và đƣợc gieo trồng ở khắp các địa bàn trong tỉnh, trong đó tập trung lớn nhất là ở cánh đồng

Mƣờng Thanh, huyện Điện Biên và Tuần giáo. Công tác bảo vệ, khoanh nuôi phục hồi và phát

Page 15: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

15 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

triển rừng liên tục tăng, góp phần tăng nhanh tỷ lệ che phủ trên địa bàn. Năm 2005 tỷ lệ che phủ

của rừng 39% đến năm 2008 là 41%. Điện Biên là tỉnh vùng cao có nhiều sông suối nên nuôi

trồng và khai thác thuỷ sản chủ yếu cung cấp cá, tôm và các loại thuỷ sản khác cho nhu cầu

của nhân dân tại địa bàn.

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp năm 2008 có mức tăng trƣởng là 17 % (cả nƣớc (10,5%). Các

cơ sở công nghiệp, TTCN tập trung chủ yếu ở khu vực quanh thành phố Điện Biên Phủ. Các sản

phẩm công nghiệp chính ở Điện Biên hiện nay gồm: thực phẩm, đồ uống, điện, đá xây dựng và

các sản phẩm khoáng sản. Sự phát triển của công nghiệp và TTCN trong những năm gần đây đã

thu hút đƣợc một lực lƣợng lao động khá lớn, khoảng hơn 8.000 ngƣời, góp phần quan trọng vào

giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội trong tỉnh.

Mạng lƣới thƣơng mại đƣợc phát triển mạnh mẽ với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và

có mặt ở hầu khắp các địa bàn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng hàng hoá, tiêu thụ

nông sản cho nhân dân, nhất là nhân dân ở các vùng cao, vùng xa. Tốc độ tăng trƣởng năm 2008

là 14%.

Về lĩnh vực du lịch hiện nay toàn tỉnh có 83 cơ sở kinh doanh du lịch, 38 khách sạn với tổng số

687 phòng, trong đó trên 95% số phòng đạt tiêu chuẩn đón khách quốc tế. Một số dự án phát triển

du lịch sinh thái, du lịch văn hoá - lịch sử quy mô lớn và hiện đại... đã và đang đƣợc xây dựng đáp

ứng kịp thời nhu cầu của du khách. Nhiều loại hình du lịch có sức hấp dẫn đối với du khách nhƣ:

Du lịch sinh thái , tham quan các điểm danh thắng văn hóa - lịch sử , nghỉ dƣỡng cũng bắt đầu

đƣợc quan tâm đầu tƣ thu hút khách.

Hệ thống đƣờng giao thông nông thôn những năm qua phát triển khá nhanh. Hiện tại toàn tỉnh có

3.699 km đƣờng giao thông trong đó Quốc lộ là 340 km, tỉnh lộ là 153 km, huyện lộ, liên xã 1.362

km, liên thôn 1.844 km.

Đến nay các đô thị trong tỉnh đều đã có công trình cấp nƣớc sinh hoạt. Số hộ sử dụng nƣớc sạch

là 65.193 hộ.

Về giáo dục đào tạo: Toàn tỉnh hiện có 293 cơ sở giáo dục các cấp gồm: 51 trƣờng mầm non, 156

trƣờng tiểu học, 112 trƣờng THCS, 21 trƣờng THPT, 1 trung tâm giáo dục thƣờng xuyên tỉnh, 5

TTGDTX huyện và 1 TT. Kỹ thuật tổng hợp - học nghề. Đến nay 100% các xã đã có trƣờng mẫu

giáo hoặc lớp mẫu giáo gắn với các trƣờng tiểu học, tỉnh đã cơ bản xoá xã trắng về giáo dục mầm

non. Theo số liệu thông kê, hàng năm tỉnh Điện Biên đã đào tạo đƣợc hơn 200 lao động. Đến nay

tỉnh đã đào tạo trình độ cao đẳng cho 871 giáo viên tiểu học; đào tạo trung học sƣ phạm cho 335

giáo viên; đào tạo chuẩn hoá cho 1.806 giáo viên tiểu học và mầm non; đào tạo tại chức trung

học chuyên nghiệp cho 233 cán bộ chủ chốt cấp xã. Toàn tỉnh hiện có 3 trƣờng Cao đằng (trƣờng

Cao đẳng Sƣ phạm, trƣờng Cao đẳng kinh tế kỹ thuật tổng hợp và trƣờng Cao đẳng Y tế; 1 trƣờng

Trung học chuyên nghiệp (trƣờng trung cấp nghề). Hình thức đào tạo nghề có nhiều tiến bộ, nhiều

ngành nghề mới đƣợc xây dựng chƣơng trình và đƣa vào giảng dạy, từng bƣớc đáp ứng yêu cầu

về lao động có tay nghề của các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Chƣơng trình kiên cố hóa trƣờng

học, xóa bỏ các trƣờng tranh tre nứa lá những năm qua tỉnh đã thu hút nguồn vốn đầu tƣ đáng kể

từ nhiều nguồn khác nhau nhƣ vốn XDCBTT, vốn CTMT giáo dục, vốn trung tâm cụm xã, vốn

chƣơng trình 135, vốn chƣơng trình 186 của chính phủ, chƣơng trình 159 của Chính phủ về kiên cố

hóa trƣờng lớp học, vốn ODA, vốn của địa phƣơng, của các tổ chức xã hội và vốn của các doanh

nghiệp... để nâng cấp cải tạo và xây dựng mới hệ thống các trƣờng học nên cơ sở vật chất kỹ

thuật và đội ngũ giáo viên.

Page 16: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

16 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

Năm 2008 toàn tỉnh có 134 cơ sở y tế, trong đó 10 bệnh viện, 15 phòng khám đa khoa khu vực,

106 trạm y tế xã. Ngành Y tế đã chủ động trong việc phòng chống dịch bệnh nên không để dịch

bệnh lớn xảy ra. Tổ chức triển khai thực hiện tốt các mục tiêu chƣơng trình Y tế quốc gia, chăm

sóc sức khoẻ cho nhân dân đã làm tốt công tác tiêm phòng trên địa bàn các huyện, trung tâm Y tế

đã tổ chức tiêm phòng thƣơng hàn Phòng, chống sốt rét. Tổ chức phòng chống lao trên toàn tất cả

các địa phƣơng. Chƣơng trình phòng chống suy dinh dƣỡng và tiêm chủng mở rộng đó đƣợc tổ

chức thƣờng xuyên. Số trẻ em dƣới 1 tuổi tiêm đủ 6 loại vắc xin, số phụ nữ có thai đƣợc tiêm

chủng uốn ván. Năm 2008 đạt 90,6% số trạm xá xã có nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản.

3.2. Khó khăn, thách thức :

Tỉnh Điện Biên trong những năm vừa qua đƣợc Chính phủ và các nhà tài trợ quan tâm đầu tƣ đã

tạo ra một bƣớc phát triển kinh tế xã hội khá ấn tƣợng. Tuy nhiên tăng trƣởng kinh tế mới chỉ dựa

chủ yếu vào đầu tƣ chiều rộng chƣa có chiều sâu, chƣa gắn với chuyển dịch cơ cấu và lao động.

Sản xuất chƣa phát triển, chƣa tận dụng đƣợc tiềm năng để khai thác tài nguyên một cách hiệu

quả. Hàng hóa sản xuất ra trong tỉnh phần lớn đều có chất lƣợng thấp, giá thành khá cao, khả

năng cạnh tranh yếu, chủ yếu chỉ tiêu thụ trong nội tỉnh.

Sản xuất nông nghiệp tốc độ tăng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2008 thấp hơn 2005

(4,3%/7,39%). Hệ thống thuỷ lợi mới chỉ giải quyết nƣớc tƣới cho lúa nƣớc, chƣa giải quyết đƣợc

cho các cây trồng cạn khác. Ở những vùng cao, vùng xa chƣa có nhiều công trình thuỷ lợi để chủ

động tƣới tiêu, sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào nƣớc mƣa.

Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chƣa đƣợc phát triển ở các huyện, đặc biệt là các huyện xa

xôi nhƣ huyện Điện Biên Đông, huyện Tuần Giáo, huyện Tủa Chùa, huyện Mƣờng Chà, Mƣờng

Nhé.

Hiện mới có khoảng 52% dân số nông thôn trong tỉnh đƣợc cấp nƣớc sinh hoạt bằng giải pháp

công trình. Hầu hết dân cƣ ở các xã vùng cao, vùng xa còn thiếu nƣớc sinh hoạt, nhất là vào mùa

khô. Năm 2008 tỷ lệ dân số đƣợc cấp nƣớc sinh hoạt là 65 nghìn hộ. Nƣớc sinh hoạt mới đƣợc xử

lý bằng giải pháp lắng, lọc chất lƣợng chƣa đảm bảo vệ sinh, nhất là vào mùa mƣa lũ

Lƣới điện hạ thế đến hết năm 2005 mới đảm bảo cấp điện cho 75/93 xã, phƣờng qua 295 trạm

biến áp với tổng dung lƣợng 35.184 KVA. Hiện nay tỷ lệ hộ đƣợc sử dụng điện sinh hoạt mới đạt

53%.

Số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế mới đạt đƣợc 32,8%.

Hoạt động phát thanh và truyền hình năm 2008 chỉ chiếm 20% tổng số xã (22/106)

3.3. Tiềm năng chƣa đƣợc khai thác:

Điện Biên là một tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế nhƣ du lịch, Điện Biên có di tích lịch sử

Điện Biên Phủ đƣợc Quốc tế biết đến, có sân bay có thể phục vụ vận chuyển hàng không. Về sản

phẩm nông nghiệp gạo Điện Biên nổi tiếng toàn Quốc và đƣợc đánh giá là một vựa lúa của Phía

Bắc. Rừng núi Tây Bắc rất đẹp, hệ thống giao thông đã và đang đƣợc nâng cấp có thể phát triển

du lịch, Điện Biên có đƣờng biên giới giáp với Lào và Trung Quốc, có cửa khẩu Quốc tế Tây

Trang. Hiện nay lƣợng khách Quốc tế du lịch các nƣớc Đông Dƣơng cũng đang có và tiềm năng

còn rất lớn nếu khai thác tốt có thể mang lại nguồn lợi kinh tế không nhỏ. Tài nguyên rừng và

khoáng sản còn chƣa đƣợc đánh giá hết ngoài ra các dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên có

truyền thống văn hóa rất đa dạng có nhiều tiềm năng phát triển du lịch văn hóa, ngành nghề thủ

công ...

Page 17: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

17 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

Tóm lại Điện Biên với nhiều tiềm năng còn chƣa đƣợc khai thác phần nào do địa hình, phần do

hạn chế về các nguồn lực đầu tƣ nên vẫn còn phải chịu cảnh đói nghèo, nếu có điều kiện đầu tƣ

cho tỉnh hơn nữa sẽ phát huy đƣợc những thế mạnh của tỉnh góp phần giảm nghèo, làm giầu cho

nhân dân trong tỉnh.

3.4. Tình trạng và nguyên nhân nghèo đói:

Điện Biên hiện vẫn còn là một tỉnh nghèo vùng Tây Bắc, tỷ lệ hộ nghèo bình quân toàn tỉnh là

30,54% trong đó tỷ lệ hộ nghèo nông thôn là 35,4%. Trong đó cá biệt có những xã dự án có tỷ lệ

hộ nghèo rất cao nhƣ xã Nậm Khăn huyện Mƣờng Chà có tỷ lệ nghèo 89,24%, xã Pú Hồng huyện

Điện Biên Đông có tỷ lệ nghèo 82,48%. Đời sống của đồng bào, đặc biệt là tại các xã biên giới xa

xôi và rẻo cao còn rất khó khăn và có mức độ cải thiện mức sống chậm hơn nhiều so với khu vực

thành thị trong tỉnh và cả nƣớc (theo điều tra hộ nghèo năm 2005 của tỉnh: Tổng số 36.394 hộ

nghèo, trong đó: thiếu kinh nghiệm làm ăn 22.200 hộ; thiếu lao động 5.532 hộ; thiếu vốn 16.377

hộ; không có việc làm 3.021 hộ; thiếu đất sản xuất 8.075 hộ; ốm đau, tai nan rủi ro 1.296 hộ; hộ

có ngƣời tàn tật 1.783 hộ; các nguyên nhân khác là 1.201 hộ). Có một số nguyên nhân chính dẫn

tới đói nghèo đƣợc tóm tắt nhƣ dƣới đây.

Đồng bào dân tộc thiểu số từ xƣa đến nay vẫn chịu nhiều thiệt thòi hơn ngƣời Kinh ở nhiều mặt

nhƣ hạn chế về nguồn lực đầu tƣ nhƣ đất đai trồng trọt thiếu, xấu, vốn tín dụng khó khăn, các dịch

vụ xã hội nhƣ y tế, giáo dục còn khó tiếp cận. Hạn chế đó phần nào do điều kiện địa hình, phần

khác do ngôn ngữ phần do tập quán sinh sống và làm ăn của ngƣời dân tộc còn lạc hậu chƣa

thích ứng kịp với sự thay đổi xã hội, phần nữa do thiên tai chính vì thế mà vùng dân tộc vẫn là

vùng nghèo dù có nhiều tiềm năng chƣa đƣợc khai thác. Một số điểm mâu chốt quan trọng về tình

trạng và nguyên nhân đói nghèo đƣợc tóm tắt, chọn lọc nhƣ sau:

Về giáo dục đào tạo: Mặc dù Điện Biên cũng nhƣ các tỉnh miền núi khác đã và đang đƣợc Nhà

nƣớc quan tâm đầu tƣ từ nhiều nguồn hỗ trợ khác nhau nhƣ các chƣơng trình phổ cập giáo dục,

kiên cố hóa trƣờng học, nâng cao chuẩn giáo viên và một số dự án có vốn ODA về giáo dục đào

tạo khác tuy vậy hàng năm tỷ lệ học sinh cấp 2, cấp 3 bỏ học do nhiều nguyên nhân khác nhau

nhƣ chi phí cho giáo dục đào tạo, giao thông, thiếu giáo viên ngƣời dân tộc, ngôn ngữ vẫn còn cao

đang là một cảnh báo về hiện tƣợng "tái mù". Về đào tạo nghề hiện nay trên địa bàn tỉnh còn thiếu

và yếu, nhân lực đƣợc đào tạo xong chƣa có đủ việc làm, tay nghề còn chƣa đảm bảo. Về giáo

dục mầm non, đồng bào dân tộc Điện Biên chƣa có thói quen gửi trẻ hơn nữa nhiều nơi còn chƣa

có trƣờng lớp cho các cháu nên cũng là một thiệt thòi cho con em đồng bào dân tộc đồng thời

cũng gây ảnh hƣởng không tốt tới đời sống, sản xuất, công việc của ngƣời dân đó là một trong

những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến đói nghèo trong cộng đồng tại Điện Biên.

Về đƣờng xá, giao thông Điện Biên có địa hình hiểm trở, phƣơng tiện đi lại còn thiếu, kinh tế hạn

hẹp khiến ngƣời dân tộc ít có điều kiện đi ra khỏi địa bàn sinh sống của mình so với ngƣời Kinh,

họ ít khi đi tới đƣợc các thị trấn của huyện nơi họ sinh sống và dĩ nhiên là càng ít tới các thị xã,

thành phố lân cận, do ít di chuyển hơn nên khả năng giao lƣu học hỏi, áp dụng các tiến bộ, khoa

học trong sản xuất và đời sống cũng nhƣ tiếp cận với các cơ hội việc làm rất hạn chế và đây là

một nguyên nhân dẫn đến tình trạng đói nghèo trong đồng bào dân tộc tỉnh Điện Biên.

Về sản xuất nông lâm nghiệp, ở Điện Biên ngƣời dân tộc còn bị phụ thuộc vào nƣơng rẫy, sản

suất còn lệ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, trình độ sản xuất hạn chế, đầu tƣ cho nông nghiệp

thấp hơn do đó có năng suất canh tác thấp hơn; diện tích ruộng nƣớc ít chỉ chiếm khoảng 4% tổng

số diện tích nông nghiệp. Chƣa có kế hoạch sử dụng nguồn lƣơng thực thu đƣợc hàng năm, đặc

biệt là dùng ngô và lúa để nấu rƣợu. Vì vậy nguồn lƣơng thực đã thiếu lại càng thiếu thêm. Tập

Page 18: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

18 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

quán chăn nuôi gia súc trong vùng chủ yếu là thả rông nên không kiểm soát đƣợc dịch bệnh, điều

kiện tiếp cận đƣợc với dịch vụ thú y và tập huấn kỹ thuật chăn nuôi rất hạn chế. Diện tích rừng khá

lớn (chiếm trên 70% diện tích tự nhiên) nhƣng lại có ít hộ gia đình có sinh kế ổn định từ lâm

nghiệp; công tác giao đất, giao rừng nói chung dƣờng nhƣ chƣa thực sự mang lại tác động lớn tới

thu nhập cho họ, tình trạng thiếu đất canh tác tốt đang có phần gia tăng tại một số vùng trong tỉnh.

Về khả năng tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng cùng các dịch vụ tài chính hiện nay ở Điện Biên còn

ít có cơ hội đƣợc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính cũng nhƣ nguồn tín dụng cho vay. Điều

nay cũng do nhiều nguyên nhân nhƣ chƣa có đƣợc chính sách tín dụng riêng cho đồng bào dân

tộc, nguồn vốn cho ngân hàng chính sách còn hạn chế cũng nhƣ năng lực tiếp nhận và sử dụng

nguồn tín dụng của đồng bào còn rất hạn chế, khu vực sản xuất của đồng bào dân tộc tỉnh Điện

Biên vẫn còn chƣa đƣợc chuyên môn hóa dẫn đến khó có thể đạt hiệu quả cao để thuyết phục

các nhà đầu tƣ tài chính tham gia vào khu vực này và đó là một nguyên nhân dẫn đến thực trạng

nghèo đói nơi đây.

3.5. Vấn đề giới và phụ nữ

Hiện nay ở Điện Biên cũng nhƣ các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam thậm chí là ở nhiều tỉnh khác

nữa vấn đề bình đẳng giới vẫn chƣa đƣợc coi trọng, phụ nữ vẫn phải chịu nhiều thiệt thòi so với

nam giới cả về vai trò trong gia đình lẫn ngoài xã hội (nhất là dân tộc thiểu số) mặc dù phụ nữ hiện

nay đóng góp rất nhiều trong việc phát triển kinh tế xã hội. Vấn đề giới cũng đã đƣợc nhiều nhà tài

trợ quốc tế quan tâm đầu tƣ, hỗ trợ giúp đỡ nhất là WB qua các chƣơng trình hỗ trợ phụ nữ. Cụ thể

trong dự án giảm nghèo này đã ƣu tiên giành hẳn một tiểu hợp phần cho phụ nữ phát triển theo đề

xuất của mình, hỗ trợ, đào tạo cho phụ nữ, tạo mọi điều kiện có thể để giúp cho phụ nữ có thể

khẳng định vai trò của mình trong xã hội và trong gia đinh. Điều này đƣợc xuất phát từ các tài liệu

nghiên cứu khoa học của WB, của các tổ chức nghiên cứu về vấn đề giới cho thấy nếu đƣợc tạo

điều kiện về cơ sở vật chất, đào tạo nghề, chữ viết...thì phụ nữ, kể cả phụ nữ dân tộc thiểu số

cũng phát huy tốt vai trò của mình trong phát triển kinh tế xã hôi thậm chí trong một số linh vực họ

còn làm tốt hơn nam giới. Cũng từ những nghiên cứu trên cùng với một số kết quả thành công của

giai đoạn 1, Dự án giai đoạn 2 sẽ ƣu tiên nhiều hơn nữa, có sự hỗ trợ đặc biệt hơn đối với phụ nữ

trong vùng dự án, đƣa họ „vào cuộc‟ mạnh hơn nữa thông qua các hoạt động dự án (ví dụ Phó Ban

PTX phải là Hội trƣởng Hội Phụ nữ xã, dành hẳn một tiểu hợp phần 2.3 để phụ nữ thực hiện, có ít

nhất một đại diện của thôn bản là nữ trong Ban PTX...) nhằm góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của

phụ nữ và cải thiện cuộc sống vật chất, văn hóa, tinh thần của họ.

Kết luận chung

Với sự quan tâm của nhà tài trợ WB và Chính phủ Việt Nam, Dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên giai

đoạn 2010 – 2015 đã có một cách tiếp cận mở hơn trong đó đặc biệt chú trọng nhiều hơn tới vai

trò, sự tham gia của phụ nữ, vấn đề sinh kế cho ngƣời nghèo tiếp tục phát huy các thành công, kế

thừa các thành công của Dự án Giai đoạn 1 (ở các tỉnh thực hiện giai đoạn 1), đặc biệt trong việc

thực hiện hợp phần Ngân sách PTX với sự tham gia rất hiệu quả của cộng đồng tại các thôn bản

xa xôi. Chắc chắn dự án sẽ thành công tốt đẹp mang lại hiệu quả cao cho phát triển kinh tế giảm

nghèo bền vững.

4. Kế hoạch phát triển kinh tế giai đoạn 2006 – 2010 và chiến lƣợc phát triển 2011 -2015 và

đến năm 2020 của tỉnh Điện Biên.

4.1. Các mục tiêu phát triển cụ thể :

Tốc độ tăng trƣởng GDP của tỉnh bình quân cả thời kỳ 2006 - 2020 tăng12,5%/năm, (2006 - 2010

tăng 12 %/năm và 2011 - 2020 tăng 12,8%/năm); Cơ cấu năm 2010 : Nông lâm nghiệp chiếm 29-

Page 19: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

19 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

30%, công nghiệp - xây dựng 34%, dịch vụ 36-37%; đến năm 2020 nông lâm nghiệp còn 18%;

công nghiệp - xây dựng chiếm 40% và dịch vụ 42%.

Đến năm 2010 mỗi năm tạo việc làm cho khoảng 5.000 lao động và giai đoạn 2011 - 2020 là

7.000 - 8.000 lao động/năm.

Đến năm 2010 mỗi năm giảm 5% tỷ lệ hộ đói nghèo. Phấn đấu đến năm 2010 không còn hộ đói,

giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn quốc gia năm 2005) xuống còn dƣới 20%, năm 2015 xuống dƣới

10% và năm 2020 xuống dƣới 3%.

Năm 2008 Duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ. Phấn đấu đạt chuẩn phổ cập

giáo dục THCS trong toàn tỉnh và đạt chuẩn phổ cập THPT trong toàn tỉnh trƣớc năm 2020.

Phấn đấu nâng tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo của tỉnh từ 16,4% hiện nay lên hơn 25% năm 2010 và

hơn 35% năm 2020; trên 70% số học sinh phổ thông đƣợc hƣớng nghiệp dạy nghề tại các trung

tâm vào năm 2010 và 100% vào năm 2020.

Phấn đấu đến năm 2010, đạt bình quân trên 5,5 bác sĩ trên 1 vạn dân, 50% trạm xá xã đạt tiêu

chuẩn quốc gia về y tế, khoảng 60 - 70% số trạm xá có bác sỹ, 100% số thôn bản có y tá, 100%

trẻ em trong độ tuổi đƣợc tiêm chủng mở rộng, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dƣỡng xuống còn dƣới

20%; đến năm 2020, số bác sỹ trên 1 vạn dân đạt hơn 10 bác sỹ, giảm tỷ lệ suy dinh dƣỡng của

trẻ em dƣới 5 tuổi xuống còn dƣới 10% và 100% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.

Đến năm 2010, toàn bộ các tuyến đƣờng ô tô đến trung tâm xã đi lại đƣợc cả 2 mùa, trên 50% số

thôn bản có đƣờng ô tô và ít nhất 80% dân số đƣợc dùng điện; 95% dân số đƣợc xem truyền hình,

100% dân số đƣợc nghe đài phát thanh; 100% dân số đƣợc dùng điện, 100% dân số đƣợc xem

truyền hình; đến năm 2020, trên 95% số thôn bản có đƣờng ô tô đi đƣợc 2 mùa.

Đến năm 2010 tất cả các đô thị trong tỉnh có công trình thu gom chất thải tập trung; 90% số dân

đô thị đƣợc cấp nƣớc sinh hoạt sạch và 80% số dân nông thôn đƣợc cấp nƣớc sinh hoạt; khoảng

50% số hộ nông thôn có công trình vệ sinh hợp quy cách . Đến năm 2020: 100% số dân đô thị

đƣợc cung cấp nƣớc sạch; 100% số dân nông thôn đƣợc cấp nƣớc sinh hoạt, trong đó trên 80%

đƣợc cấp nƣớc sạch; 100% số hộ nông thôn có công trình vệ sinh hợp quy cách.

4.2. Chiến lƣợc phát triển của các ngành có liên quan đến khả năng đóng góp của dự án

sau này:

Phát triển ngành nông nghiệp.

Điện Biên phấn đấu đạt tốc độ tăng trƣởng trong các ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt

bình quân trên 6,3%/năm trong cả thời kỳ 2006 – 2020, nâng tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản

xuất nông nghiệp lên 26% năm 2010 và khoảng 35% năm 2020. Phát triển ổn định sản xuất lƣơng

thực, đảm bảo an ninh lƣơng thực và tạo khối lƣợng hàng hoá lớn. Đến năm 2010 sản lƣợng lƣơng

thực đạt 220 - 230 ngàn tấn và năm 2020 đạt 270 - 280 ngàn tấn, đạt bình quân 450 kg/ngƣời.

Hình thành các vùng sản xuất tập trung cây công nghiệp, cây ăn quả, các sản phẩm chủ lực. Mỗi

năm trồng mới khoảng 4.500 ha rừng, trong đó có 1.800 - 2.000 ha rừng sản xuất; đến năm 2010

khoanh nuôi tái sinh khoảng 134 nghìn ha rừng và giai đoạn 2011 - 2020 khoang nuôi tái sinh 190

- 200 nghìn ha.

Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Phát triển nhanh và bền vững các ngành công nghiệp, phấn đấu đạt tốc độ tăng trƣởng GTGT

công nghiệp bình quân thời kỳ 2006-2020 ở mức 17,5%/năm. Trong đó giai đoạn 2006 - 2010

tăng 16 - 17 %/năm; giai đoạn 2011 - 2020 tăng gần 18%.

Page 20: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

20 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

Phát triển các ngành dịch vụ

Tốc độ tăng trƣởng dịch vụ bình quân thời kỳ 2006 - 2020 đạt 13,8/năm. Trong đó giai đoạn

2006 - 2010 tăng 13-14%, giai đoạn 2011 - 2020 tăng 13,5- 14 %/năm.

Giá trị xuất khẩu trên địa bàn năm 2010 đạt 16 - 17 tr.USD, trong đó xuất khẩu hàng địa phƣơng

đạt trên 8 triệu USD và năm 2020 đạt khoảng 100 tr.USD, trong đó xuất khẩu hàng địa phƣơng

đạt 45 - 50 tr.USD.

Xây dựng Điện Biên thành trung tâm du lịch có tầm cỡ của vùng Tây Bắc, đến năm 2010 thu hút

khoảng 300.000 lƣợt khách, và năm 2020 đạt hơn 500.000 lƣợt khách.

Phát triển xã hội

Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 1,61% năm 2010 và 1,38% năm 2020. Nâng tỷ lệ lao động

đƣợc đào tạo lên trên 25% năm 2010 và trên 35% năm 2020. Giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn

quốc gia năm 2005) xuống còn dƣới 20% năm 2010 và dƣới 3% năm 2020; tỷ lệ trẻ em suy dinh

dƣỡng còn 20% năm 2015 và dƣới 10% năm 2020. Đạt chuẩn phổ cập THCS vào năm 2008 và

chuẩn phổ cập THPT trƣớc năm 2020. Hoàn thành chƣơng trình kiên cố hóa các cơ sở y tế, giáo

dục trong toàn tỉnh vào năm 2015.

Năm 2010, khoảng 60 - 70% trạm y tế xã có bác sỹ và năm 2015 đạt 100%. Đến năm 2010,

100% các bản có y tá bản; tỷ lệ bác sỹ trên 1 vạn dân đạt 5,5 - 6,0 bác sỹ và năm 2020 đạt hơn

10 bác sỹ. Đến năm 2010, 100% dân số trong tỉnh đƣợc nghe phát thanh; 95% dân số đƣợc

xem truyền hình; 100% số xã có nhà bƣu điện - văn hóa xã; 2010 tỷ lệ sử dụng điện thoại đạt 10

máy/100 dân và năm 2020 đạt hơn 20 máy.

II. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN:

1. Mục tiêu tổng quát

Dự án giúp tăng cƣờng các cơ hội sinh kế cho ngƣời dân nghèo nông thôn và các nhóm dân tộc

thiểu số ở các xã và huyện khó khăn nhất của tỉnh Điện Biên gồm có 36 xã thuộc 4 huyện.

2. Mục tiêu cụ thể

Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 56,02% năm 2009 xuống còn 30% năm 2015

Tạo môi trƣờng phát triển kinh tế đa dạng, cạnh tranh hơn để đáp ứng nhu cầu thiết yếu

của xã và huyện: Số việc làm dự kiến đƣợc tăng thêm từ các hoạt động của dự án khoảng

700 lao động.

445 thôn bản đƣợc cải thiện điều kiện sống từ những đầu tƣ của dự án.

100% số thôn bản trong vùng dự án đƣợc tham gia các hoạt động Ngân sách phát triển

xã.

100% số xã làm chủ đầu tƣ hiệu quả hợp phần NSPTX đến khi kết thúc dự án.

80% phụ nữ dân tộc thiểu số trong vùng dự án tham gia các nhóm mô hình sản xuất.

75% Hộ dân tộc thiểu số trong vùng dự án tham gia các tiểu dự án sinh kế

Hoạt động dự án đƣợc lồng ghép hoàn toàn vào kế hoạch 2010-2015 của địa phƣơng.

Page 21: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

21 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

Ít nhất là 80% ngƣời dân nghèo trong vùng dự án hài lòng đối với các hoạt động đầu tƣ

của dự án.

III. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT NHÀ TÀI TRỢ

1. Tính phù hợp của mục tiêu dự án với chính sách và định hƣớng ƣu tiên của Ngân hàng Thế

giới:

Trong địa bàn tỉnh hiện có nhiều nhà tài trợ đang nỗ lực cùng phía Việt Nam tài trợ cho tỉnh trong

đó quan trọng nhất là Ngân hàng thế giới tài trợ cho các lĩnh vực thiết yếu nhƣ cơ sở hạ tầng, y tế,

giáo dục, nâng cao năng lực nhằm phát triển kinh tế xã hội. Ngân hàng thế giới đã và đang phối

hợp chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam thực hiện thành công chiến lƣợc hỗ trợ Quốc gia, góp phần

tăng trƣởng GDP ổn định trong đó có Điện Biên. Chiến lƣợc phát triển Quốc gia của WB (CPS) đã

liên kết chặt chẽ với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2006 – 2010 của Việt Nam

và định hƣớng tới 2020. Trong chiến lƣợc hợp tác Quốc gia của WB có 4 lĩnh vực chính Cải thiện

môi trƣờng kinh doanh:

Cải thiện môi trƣờng sản xuất kinh doanh.

Tăng cƣờng các vấn đề xã hội

Tăng cƣờng quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng

Cải thiện quản trị nhà nƣớc

Bảng dƣới đây chứng minh tính phù hợp của 4 lĩnh vực chính của nhà tài trợ so với các mục tiêu

của dự án

Đánh giá sự phù hợp giữa

mục tiêu của dự án với chính sách hỗ trợ của WB

Chính sách hỗ trợ của WB Mục tiêu của Dự án Đánh giá

tính phù hợp

của (2) với

(1)

(1) (2) (3)

Hỗ trợ lĩnh vực 1: Cải thiện môi trƣờng kinh

doanh, Hỗ trợ cho lĩnh vực này sẽ bao gồm

việc chuyển đổi trọng tâm từ “thiết kế” sang

“thực hiện” chƣơng trình cải cách chính

sách. Hỗ trợ sẽ tập trung vào cải cách hệ

thống ngân hàng và phát triển ngành tài

chính, tăng cƣờng tính cạnh tranh cùng với

hội nhập toàn diện vào nền kinh tế thế giới,

một sân chơi có nhiều cấp độ hơn, tạo nền

tảng tốt hơn cho việc tăng trƣởng dựa vào

tri thức, và tăng cƣờng tính cạnh tranh

trong nông nghiệp, và tăng cƣờng việc

cung cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng hiệu

quả và đáng tin cậy hơn. Hầu hết các

khoản tín dụng IDA sẽ hỗ trợ chính sách,

thể chế và cơ sở hạ tầng cho thời kỳ quá độ

đang diễn ra ở Việt Nam, trong đó các

khoản tín dụng hỗ giảm nghèo hàng năm

đóng vai trò đặc biệt quan trọng

Tăng cƣờng các cơ hội sinh kế của ngƣời

dân nghèo ở nông thôn và các dân tộc

thiểu số tại các xã, huyện khó khăn thuộc

khu vực miền núi phía Bắc. Cụ thể là:

Mục tiêu của hợp phần là cung cấp

vốn đầu tƣ hỗ trợ cho Kế hoạch phát

triển KTXH của các huyện, cải thiện

sinh kế ngƣời dân thông qua xây dựng

mới hoặc nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh

tế nhằm phục vụ sản xuất và phát

triển kinh tế đa dạng, tăng thêm việc

làm và nâng cao thu nhập; đảm bảo

thành quả xây dựng đƣợc vận hành tốt

và bền vững; đáp ứng các nhu cầu

phát triển kinh tế xã hội tại các xã,

huyện vùng cao.

Đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản

Mục tiêu

này hoàn

toàn phù

hợp với Lĩnh

vực 1, 2

Page 22: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

22 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

Chính sách hỗ trợ của WB Mục tiêu của Dự án Đánh giá

tính phù hợp

của (2) với

(1)

(Có thêm một số nội dung ở đây)

phục vụ phát triển KTXH, tạo việc làm,

tăng thu nhập, cải thiện đời sống

thông qua các hoạt động phát triển

sản xuất nông nghiệp và phi nông

nghiệp, giảm tỷ lệ hộ nghèo, đảm bảo

môi trƣờng sinh thái.

Hợp phần NSPTX sẽ phân cấp hoàn

toàn cho xã làm chủ đầu tƣ các hoạt

động của hợp phần này trên địa bàn

nhƣ làm mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng

thôn bản, các hoạt động hỗ trợ sinh

kế, sản xuất nông nghiệp, giáo dục.

Ƣu tiên, hỗ trợ theo nhu cầu của phụ

nữ là một đặc trƣng đổi mới của dự án

này và hơn nữa ngƣời dân địa phƣơng

đƣợc trực tiếp tham gia từ khâu chuẩn

bị, đề xuất dự án đến thực hiện, quản

lý điều hành, giám sát, thanh quyết

toán dự án.

Mục tiêu của hợp phần này là nâng

cao năng lực của chính quyền địa

phƣơng, các bên liên quan và cộng

đồng trong việc lập kế hoạch, quản lý,

triển khai, giám sát và duy trì các

chƣơng trình cải thiện sinh kế tại địa

phƣơng, kế hoạch đối phó với rủi ro

thiên tai và đào tạo nghề cho thanh

niên nông thôn

Tăng cƣờng hoạt động dân chủ ở cơ

sở; trao quyền và phân cấp quản lý

cho cấp xã; Tiếp cận, kiểm soát nguồn

lực tài chính và quản lý tốt có hiệu quả

nguồn ngân sách cho mục tiêu xoá đói

giảm nghèo.

Nâng cao năng lực cho cán bộ các

cấp, đặc biệt là cấp xã về công tác lập

kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và

năng lực quản lý đầu tƣ; đồng thời

nâng cao nhận thức của cộng đồng về

quản lý, vận hành, bảo trì các công

trình tại địa phƣơng nhằm đảm bảo

tính bền vững, hiệu quả lâu dài của

các công trình cơ sở hạ tầng.

Giao quyền cho phụ nữ chủ động phát

triển kinh tế xã hội theo nhu cầu của

phụ nữ

Mục tiêu

này hoàn

toàn phù

hợp với Lĩnh

vực 1, 2, 3

Mục tiêu

này hoàn

toàn phù

hợp với Lĩnh

vực 2, 4

Hỗ trợ lĩnh vực 2: Tăng cƣờng các vấn đề

xã hội. Các ƣu tiên hỗ trợ đối với Nhóm

Ngân hàng bao gồm: (a) hiểu biết rõ hơn

về nghèo đói và thí điểm các công cụ mới

để tiếp cận ngƣời nghèo; (b) lồng ghép các

vấn đề giới xuyên suốt các nội dung đầu từ

và đƣa những ngƣời tàn tật tham gia vào

quá trình phát triển; (c) tăng cƣờng tiếp cận

các dịch vụ cơ sở hạ tầng cơ bản, có chất

lƣợng cho ngƣời dân nghèo ở vùng nông

thôn; (d) tăng cƣờng tiếp cận các dịch vụ y

tế và giáo dục phù hợp với khả năng chi trả

của ngƣời dân; (e) có sự tham gia và trao

quyền cho ngƣời dân tộc thiểu số trong các

quá trình phát triển; (f) cải thiện các chính

sách và cơ sở hạ tầng đáp ứng các nhu

cầu của ngời dân nghèo và dân nhập cƣ ở

đô thị; (g) giảm khả năng dễ bị ảnh hƣởng

bởi những cú sốc có hại bao gồm những

nguy cơ về khí hậu, tự nhiên và bệnh tật.

Một số hoạt động mục tiêu nhƣ Vận hành

Chính sách Phát triển mới để tăng cƣờng

chƣơng trình giảm nghèo mục tiêu của

Chính phủ trong đó tập trung đặc biệt vào

ngƣời dân tộc thiểu số - sẽ đƣợc bắt đầu

khởi xƣớng.

Hỗ trợ lĩnh vực 3: Tăng cƣờng quản lý tài

nguyên và môi trƣờng. Sinh kế của ngƣời

dân nghèo ở Việt Nam phụ thuộc quá nhiều

vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các

vấn đề quan trọng cần giải quyết là tăng

cƣờng hỗ trợ sinh kế và các lợi ích về môi

trƣờng của các nguồn tài nguyên thiên

nhiên đối với cộng đồng. Hỗ trợ của ngân

hàng sẽ tập trung vào phạm vi các thách

thức liên quan đến quản lý đất, rừng, nguồn

nƣớc và quản lý lƣu vực sông tổng hợp

Hỗ trợ lĩnh vực 4: Cải thiện quản lý. Tập

trung cải thiện quản lý tài chính công,

Page 23: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

23 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

Chính sách hỗ trợ của WB Mục tiêu của Dự án Đánh giá

tính phù hợp

của (2) với

(1)

thông tin và minh bạch với trọng tâm chống

tham nhũng; và cải thiện việc lập kế hoạch

cho các mục tiêu phát triển sử dụng nhiều

hơn các phƣơng pháp tiếp cận có sự tham

gia và yêu cầu cao hơn về trách nhiệm giải

trình của các cơ quan cung cấp dịch vụ.

Các quan hệ đối tác với các nhà tài trợ

khác sẽ đóng vai trò chính trong việc tạo ra

các tiến triển trong lĩnh vực quản lý.

2. Lý do lựa chọn và lợi thế của nhà tài trợ về công nghệ, kinh nghiệm quản lý, tƣ vấn chính

sách thuộc lĩnh vực đƣợc tài trợ:

Quan hệ hỗ trợ lâu dài của Ngân hàng Thế giới đối với công tác xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam

có yếu tố rất quan trọng. Hơn 15 năm qua, NHTG đã có những hỗ trợ quan trọng cho công tác

xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam và mới đây đã cam kết với chính phủ Việt Nam một chƣơng trình

hợp tác mở rộng trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp và nông thôn. Tất cả

những dự án liên quan tới nông nghiệp do IDA cho vay vốn đều nhằm vào mục đích giảm nghèo

và tăng trƣởng toàn diện cũng nhƣ hƣớng tới thị trƣờng. Do đó, NHTG đã trở thành một trong

những đối tác chủ yếu của Chính phủ Việt Nam trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo và tạo nên liên

minh chiến lƣợc với các bên tham gia khác: gồm các cơ quan của Liên Hợp Quốc, chủ yếu là

FAO, WHO, UNDP và UNICEF, các cơ quan hợp tác song phƣơng và đa phƣơng (nhƣ ADB),

cùng các tổ chức phi chính phủ.

Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA) của Ngân hàng Thế giới hiện là một trong các nhà tài trợ lớn

nhất cho phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam hiện nay. Các dự án do NHTG tài trợ thời

gian qua trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đã góp phần quan trọng vào nỗ lực

xóa đói giảm nghèo và tăng trƣởng của Việt Nam. Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc

Giai đoạn 1 đã thực sự đem lại sự thay đổi lớn đối với 6 tỉnh Miền núi phía Bắc cùng với một loạt

các dự án đang đƣợc triển khai nhƣ dự án Đa dạng hóa nông nghiệp, dự án Cạnh tranh nông

nghiệp, dự án giao thông nông thôn 1,2,3 và các dự án cơ sở hạ tầng khác. WB hiện nay đang và

sẽ hình thành một loạt các dự án về lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, các dự án này sẽ tạo

điều kiện cho nông thôn đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số tham gia các hoạt động nhằm nâng cao

năng lực, cải thiện mức sống của ngƣời dân, phát triển kinh tế xã hội, giảm nghèo bền vững.

Kinh nghiệm và Hiểu biết Quốc tế của WB: Những kinh nghiệm từ các dự án tƣơng tự đƣợc tài trợ

bởi WB trong khu vực nhƣ ở Indonexia, Philippin, Campuchia và Trung Quốc, Ấn Độ, Brazin đã

giúp ích rất nhiều cho quá trình chuẩn bị dự án, ngoài ra, kinh nghiệm từ các Dự án Giai đoạn 1, 3

dự án giao thông nông thôn 1,2,3 của WB tại Việt Nam cũng có những giá trị rất lớn về kinh

nghiệm và thủ tục thực hiện.

Page 24: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

24 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

IV. SỰ PHÙ HỢP VÀ CÁC ĐÓNG GÓP VÀO CHIẾN LƢỢC QUỐC GIA, QUY HOẠCH PHÁT

TRIỂN KTXH TỈNH CỦA DỰ ÁN:

Việc đầu tƣ đa mục tiêu của dự án nhằm giúp tạo ra và cải thiện các cơ hội sản xuất, việc làm, hỗ

trợ thị trƣờng phát triển sinh kế tiến tới giảm nghèo bền vững là hoàn hoàn toàn phù hợp với chiến

lƣợc tăng trƣởng toàn diện và giảm nghèo (CPGRS) của cả nƣớc và kế hoạch phát triển kinh tế xã

hội của tỉnh.

1. Tính phù hợp của dự án với chiến lƣợc quốc gia, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của

tỉnh

Thể hiện thông qua các hoạt động tổng hợp theo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm, 10

năm của tỉnh, huyện, xã. Dự án thành công sẽ là một nguồn lực quan trọng và kinh nghiệm quí

báu về các lĩnh vực đầu tƣ đa mục tiêu hƣớng tới giảm nghèo một cách bền vững nhƣ việc đầu tƣ

cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển sản xuất tăng thu nhập cho ngƣời dân. Phát triển sản xuất

theo chuỗi giá trị hàng hoá từ khâu nuôi, trồng, chế biến, tiêu thụ nhằm tăng giá trị hàng hoá cho

ngƣời nghèo.

Phân cấp cho cấp xã làm chủ đầu tƣ hợp phần ngân sách xã là một bƣớc tiến mới của tỉnh và

đúng hƣớng với chính sách của Nhà nƣớc.

Đối với vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn, dân tộc thiểu số thì phát triển sản xuất luôn luôn đi đôi

với tập huấn, đào tạo theo phƣơng châm “vừa học vừa làm” vừa mang tính bài bản vừa mang tính

thực tế, dễ hiểu để giúp họ tiếp thu vận dụng vào công việc hàng ngày trong cuộc sống của

họ.Tất cả các đề xuất thực hiện đều có sự tham vấn của ngƣời dân. Những đề xuất của ngƣời dân

vừa phù hợp với nguyện vọng của họ vừa phù hợp với đƣờng lối chính sách của Chính phủ Việt

nam trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Các hoạt động của dự án trực tiếp mang lại lợi ích cho cộng

đồng, động viên toàn dân tham gia đóng góp và họ chính là những ngƣời đƣợc hƣởng lợi từ dự án.

Dự án đƣợc phân cấp toàn diện về quản lý cho các cấp tỉnh, huyện, xã và thông qua việc phân

cấp cho các cấp chính quyền tỉnh , huyện, xã làm chủ đầu tƣ các tiểu dự án trên địa bàn của mình

nhằm tăng tính chủ động, tính giải trình đối với các hoạt động của mình.

Dự án sẽ tập trung vào các hoạt động ở tầm vi mô gồm những tiểu dự án nhỏ. Các tiểu dự án

đƣợc lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế của tỉnh và mục tiêu hàng năm sẽ giảm nghèo

đƣợc trên 6% để đến năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo trong vùng dự án còn khoảng 30%. Nếu so sánh

chung với toàn quốc thì tỷ lệ này còn cao nhƣng so với sự phát triển trên địa bàn vùng khó khăn là

một bƣớc cố gắng nhằm nâng cao thu nhập của ngƣời dân. Các hoạt động nâng cao năng lực

luôn luôn đƣợc song hành cùng với các hoạt động đầu tƣ khác nhằm đảm bảo sự phát triển bền

vững và đấy cũng là nội dung chính đƣợc thể hiện trong Chiến lƣợc phát triển toàn diện và giảm

nghèo Quốc gia (GPRGS).

Mục tiêu các hoạt động đƣợc đề xuất của dự án đều nằm trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội

hàng năm trên địa bàn và đƣợc điều chỉnh cho phù hợp với nội dung kế hoạch 5 năm của Tỉnh.

Các hoạt động đều hƣớng tới ngƣời nghèo, thôn nghèo, huyện nghèo và đƣợc thể hiện trong chiến

lƣợc phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh.

2. Các vấn đề cụ thể về phát triển mà dự án đề cập tới:

Dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên giai đoạn 2010 - 2015 sẽ tham gia đóng góp tích cực vào chiến

lƣợc phát triển và môi trƣờng kinh tế xã hội của tỉnh, cụ thể qua một số lĩnh vực sau:

Page 25: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

25 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

Mục tiêu của dự án hƣớng đến cộng đồng: Mục tiêu xuyên suốt của dự án này là xuất phát

từ cộng đồng, hƣớng đến cộng đồng, mọi hoạt động của dự án đều xuất phát từ cộng

đồng, vì cộng đồng hƣởng lợi trong vùng dự án đƣợc đầu tƣ. Ngƣời dân trong vùng sẽ đƣợc

hƣớng dẫn, tuyên truyền đầy đủ, đƣợc tham gia các hoạt động của dự án, hƣởng lợi từ

những hoạt động đầu tƣ đó và qua đó thúc đẩy các hoạt động kinh tế xã hội trong vùng.

Dự án hƣớng tới các hoạt động giúp đỡ đồng bào dân tộc thiểu số và phụ nữ: Trong địa

bàn tỉnh Điện Biên hiện nay, ngƣời dân tộc thiểu số nhất là phụ nữ còn chịu nhiều thiệt

thòi, ngƣời phụ nữ còn chƣa đƣợc nhìn nhận đúng vai trò của họ trong gia đình cũng nhƣ

trong cộng đồng tại địa phƣơng. Dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên giai đoạn 2010 - 2015

rất quan tâm và giành một ngân khoản đáng kể của dự án đầu tƣ, hỗ trợ cho phụ nữ tự

làm chủ, hỗ trợ các hoạt động sinh kế từ đó giúp phụ nữ và đồng bào dân tộc từng bƣớc

khẳng định vai trò của mình, phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững và làm chủ thực

sự của ngƣời dân.

Dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên giai đoạn 2010 - 2015 nhằm mục tiêu phát triển kinh tế

xã hội cho vùng dự án thông qua hỗ trợ việc lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa

phƣơng. Đồng bào dân tộc hiện nay còn chịu ảnh hƣởng nặng nề của tập quán sản xuất,

sinh hoạt cũ lạc hậu,dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên thông qua các hoạt động đào tạo,

tăng cƣờng năng lực cho các cấp chính quyền, ngƣời dân trong việc lập kế hoạch phát

triển kinh tế xã hội, đào tạo kỹ năng nghề, đảm bảo an toàn tài sản, phòng tránh rủi ro

thiên tai cho cộng đồng và hộ gia đình. Đây là những điểm mấu chốt đối với phát triển

cộng đồng về kinh tế xã hội.

Việc phân cấp triệt để cho cán bộ xã làm chủ đầu tƣ đã đi đúng hƣớng theo chính sách

đƣờng lối của Đảng và nhà nƣớc Việt Nam và là bài học tốt về qui trình phân cấp cho xã

làm chủ đầu tƣ các hạng mục qui mô nhỏ tại thôn bản. Hệ thống quản lý đƣợc thiết lập

theo các cấp chính quyền và sẽ đƣợc hoạt động nhịp nhàng, hoạt động của cấp dƣới luôn

luôn đƣợc cấp trên hƣớng dẫn cụ thể và kiểm tra, giám sát chặt chẽ.

Dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên giai đoạn 2010 - 2015 với mục tiêu hỗ trợ sinh kế, tăng

cƣờng các cơ hội liên kết thị trƣờng đây là một điểm rất mới đối với dự án phát triển, mục

tiêu này tuy khó nhƣng hoàn toàn có thể thực hiện đƣợc và mang lại lợi ích to lớn cho đồng

bào vùng dự án tuy nhiên cần phải đƣợc nghiên cứu kỹ càng, thực hiện thí điểm trƣớc khi

nhân rộng thực hiện trên toàn bộ địa bàn đầu tƣ của dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên.

Sau khi kết thúc, dự án sẽ đóng góp một phần quan trọng cho chiến lƣợc chung và những đóng

góp này phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của các cấp , đặc biệt là tỷ lệ tăng trƣởng

và giảm nghèo.(Sau 5 năm thực hiện dự án dự kiến giảm 26,01 % hộ nghèo, bình quân một năm

giảm 5,02 % là một con số đáng kể cần phải quan tâm đối với ngƣời nghèo).

3. Các chính sách liên quan tới dự án:

Tƣơng tự nhƣ các dự án đầu tƣ cho các vùng khó khăn, Dự án Tỉnh Điện Biên đƣợc hƣởng một số

ƣu đãi từ các chính sách phát triển kinh tế vĩ mô và vi mô của Chính phủ nói chung. Ngoài ra tại

mỗi địa phƣơng có thể có các ƣu đãi riêng biệt. Thông tin đƣợc tổng hợp nhƣ dƣới đây:

Đối với vốn vay WB: thực hiện theo cơ chế nhà nƣớc cấp phát từ ngân sách trung ƣơng, bổ

sung có mục tiêu cho ngân sách địa phƣơng.

Chính sách thuế: Sau khi dự án đi vào hoạt động, UBND tỉnh có thể căn cứ vào luật thuế

và hƣớng dẫn của Trung ƣơng để xem xét có một số ƣu đãi thuế (ví dụ thuế thu nhập cá

Page 26: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

26 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp – nếu thành lập doanh nghiệp) đối với một số hoạt

động cụ thể.

V. LIÊN HỆ VỚI CÁC DỰ ÁN KHÁC:

1. Sự liên hệ với các dự án liên quan trên địa bàn tỉnh:

1.1. Những chƣơng trình lớn của Chính phủ:

Chƣơng trình 135 giai đoạn II đƣợc hoạt động trên diện rộng của 8 huyện, Chƣơng trình 135 giai

đoạn 2 là kế hoạch XĐGN 5 năm của chính phủ trong giai đoạn 2006-2010. Chƣơng trình bao phủ

toàn bộ các xã nghèo trong 45 tỉnh, phần lớn thuộc các vùng dân tộc miền núi. Ngân sách của

chƣơng trình là khoảng 800 triệu USD với các hợp phần chính là cơ sở hạ tầng, sản xuất định

hƣớng thị trƣờng, nâng cao năng lực cho các cán bộ chính quyền các cấp. Uỷ Ban Dân tộc Miền

núi là cơ quan quản lý chƣơng trình này.

Mục tiêu tổng quát của chƣơng trình là tạo sự chuyển biến nhanh về sản xuất, thúc đẩy chuyển

dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng sản xuất gắn với thị trƣờng; Cải thiện và nâng cao đời

sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn một cách

bền vững, giảm khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và giữa các vùng trong cả nƣớc.

Phấn đấu đến năm 2010, trên địa bàn cơ bản không còn hộ đói, giảm hộ nghèo xuống còn dƣới

30,34% theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm

2005 của Thủ tƣớng Chính phủ;

Chƣơng trình 134 là Chƣơng trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nƣớc sinh hoạt cho hộ đồng

bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn mà Chính phủ áp dụng từ năm 2004 nhằm mục

đích đẩy nhanh tiến độ xóa nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số theo Quyết định số 134/2004/QĐ-

TTg của Thủ tƣớng chính phủ Việt Nam. Các mục tiêu chính sách của Chƣơng trình 134 gồm:

Đảm bảo mỗi hộ dân tộc thiểu số có tối thiểu 0,5 ha đất nƣơng, rẫy hoặc 0,25 ha đất ruộng lúa

nƣớc một vụ hoặc 0,15 ha đất ruộng lúa nƣớc hai vụ để sản xuất nông nghiệp

Đảm bảo mỗi hộ dân tộc thiểu số ở nông thôn có tối thiểu tối thiểu 200 m² đất ở.

Chính quyền trung ƣơng cùng chính quyền địa phƣơng sẽ trợ cấp cho các hộ dân tộc thiểu số

nghèo chƣa có nhà ở hoặc nhà ở tạm bợ để họ xây nhà.

Chính quyền trung ƣơng sẽ trợ cấp bằng 0,5 tấn xi măng cho mỗi hộ dân tộc thiểu số để xây dựng

bể chứa nƣớc mƣa hoặc cấp 300.000 đồng để đào giếng hoặc tạo nguồn nƣớc sinh hoạt đối với

các hộ dân tộc thiểu số sống phân tán tại vùng cao, núi đá, khu vực khó khăn về nguồn nƣớc sinh

hoạt. Đối với các thôn, bản có từ 50% số hộ là đồng bào dân tộc thiểu số trở lên, chính quyền

trung ƣơng sẽ trợ cấp 100% kinh phí xây dựng công trình cấp nƣớc sinh hoạt tập trung. Đối với các

thôn, bản có từ 20% đến dƣới 50% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số, chính quyền trung ƣơng sẽ

trợ cấp 50% kinh phí xây dựng công trình cấp nƣớc sinh hoạt tập trung.

1.2. Những dự án ODA:

Trong những năm qua trên địa bàn tỉnh Điện Biên đƣợc rất nhiều các nhà tài trợ đa phƣơng, song

phƣơng và các tổ chức phi chính phủ quan tâm đầu tƣ vào nhiều lĩnh vực, nhƣng quan trọng nhất

vẫn là giảm nghèo. Hình thức đầu tƣ mang tính đa dạng trực tiếp và gián tiếp, theo các loại hình

đa mục tiêu và một mục tiêu chính. Chính nhờ có những nguồn đầu tƣ này mà nền kinh tế xã hội

của tỉnh bắt đầu đƣợc tăng lên, cuộc sống của ngƣời dân đƣợc cải thiện đáng kể.

Những dự án đã và đang thực hiện trên địa bàn gồm WB, ADB, JIBIC, DANIDA, Phần Lan, Na uy

... và các tổ chức phi chính phủ khác.

Page 27: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

27 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

Bảng tóm tắt một số

chƣơng trình, dự án đã và đang thực hiện trên địa bàn tỉnh.

STT Tên chƣơng

trình/dự án

Địa bàn

thực hiện

Tổng vốn

đầu tƣ

(triệu

đồng)

Thời

gian

thực

hiện

Nguồ

n

vốn/N

hà tài

trợ

Chủ dự

án/Cơ

quan

thực

hiện

Nội dung thực hiên

chính (rất quan

trọng)

1

Đề án phát triển

kinh tế xã hội

nhằm giảm

nghèo nhanh và

bền vững giai

đoạn 2009 -

2020 4 huyện

Điện Biên Đông,

Mƣờng Ảng, Tủa

Chùa, Mƣờng

Nhé

4 huyện

Điện

Biên

Đông,

Mƣờng

Ảng,

Tủa

Chùa,

Mƣờng

Nhé

23,245,21

1

2009-

2020 NSNN

UBND 4

huyện

Điện Biên

Đông,

Mƣờng

Ảng, Tủa

Chùa,

Mƣờng

Nhé

Phát triển kinh tế

xã hội tổng hợp

theo Nghị quyết

30a của Chính phủ

2 Chƣơng trình

135 giai đoạn 2

Toàn

tỉnh 230,415

2006-

2010 NSNN

UBND

tỉnh (Ban

Dân tộc)

Xây dựng CSHT,

hỗ trợ PTSX, đào

tạo cán bộ, hỗ trợ

pháp lý cho nhân

dân

3 Chƣơng trình

134

Toàn

tỉnh 200,380

2005-

2008 NSNN

UBND

tỉnh (Ban

Dân tộc)

Hỗ trợ nhà ở, đất

SX, đất ở và nƣớc

sinh hoạt

4 Dự án xây dựng

TTCX 7 huyện 25,000

2009-

2010 NSNN

UBND

tỉnh (Ban

Dân tộc)

Xây dựng cơ sở hạ

tầng thiết yếu cho

các TTCX

5

Dự án phát triển

nông thôn Sơn

La - Lai Châu

Toàn

tỉnh 76,150

2001-

2005 EU

Sở

NN&PTN

T

Xây dựng CSHT

Nông thôn

6

Chƣơng trình tín

dụng chuyên

ngành JBIC

Các

huyện

Điện

Biên,

Điện

Đông,

Tuần

Giáo,

Tủa

Chùa

105,308 01-08 JBIC Sở

KH&ĐT

Xây dựng đƣờng

GTNT và cấp NSH

7

Dự án Bạn hữu

trẻ em tỉnh Điện

Biên

3 huyện:

Tuần

Giáo,

Điện

Biên

Đông và

Mƣờng

Chà

33,030 2007 -

2010

UNICE

F

Sở

KH&ĐT;

Sở

LĐTBXH;

Sở Y tế;

Sở GD-

ĐT; Hội

LHPN;

Tập huấn nâng cao

năng lực cho cán

bộ từ cấp tỉnh đến

cấp huyện trong

việc lập KH phát

triển KTXH vì ngƣời

nghèo và thông

qua đó dự án sẽ

Page 28: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

28 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

TT nƣớc

sạch

VS&MT

XD mô hình lồng

ghép các dịch vụ

XH hƣớng tới các

gia đình dễ bị tổn

thƣơng. Đặc điểm

nổi bật của dự án

là phối hợp ĐT đa

lĩnh vực vì phụ nữ

và trẻ em. Đầu tƣ

sửa chữa nhỏ các

trƣờng học và trạm

xá thuộc các xã dự

án

8 Dự án phát triển

giáo dục THPT

Toàn

tỉnh 37,604

2005 -

2009 ADB

Sở Giáo

dục - Đào

tạo

ĐTXD các trƣờng

THPT

9

Dự án phát triển

giáo dục THCS

II

Toàn

tỉnh 18,390

2005 -

2007 ADB

Sở Giáo

dục - Đào

tạo

ĐTXD các trƣờng

THCS II

10

Dự án giáo dục

tiểu học cho trẻ

em có hoàn

cảnh khó khăn

Toàn

tỉnh 78,945

2005 -

2007 WB

Sở Giáo

dục - Đào

tạo

ĐTXD các trƣờng

Tiểu học vùng KK

11 Dự án đầu tƣ TT

Y tế các huyện

các

huyện 202,257

2006 -

2013 ODA Sở Y tế

DTXD các Trung

tâm y tế tuyến

huyện

12 Phát triển nông

thôn tổng hợp

Huyện

Điện

Biên

USD

245,344

2005-

2010 AAV

TechnoAi

d Điện

Biên

Phát triển nông

thôn tổng hợp

13 Chăm sóc và

phát triển trẻ thơ

Huyện

Mƣờng

Chà

USD

726,200

2005-

2007

Quỹ

PTXH

Nhật

Bản

SCUK,

Vụ Mầm

non, Sở

GDĐT,

UBND

huyện

M.Chà

Chăm sóc và phát

triển trẻ thơ

14

Tiếp cận thị

trƣờng cho ngƣời

nghèo, phát triển

du lịch

Sở

TM&DL,

Sở

NN&PT

NT

USD

148,478

2005-

2006

SNV

(Hà

Lan)

Tiếp cận thị trƣờng

cho ngƣời nghèo,

phát triển du lịch

15

Xây dựng nhà ở

cho học sinh nội

trú dân nuôi

Huyện

Điện

Biên

Đông

USD

133,000

2006

Tầm

nhìn

Thế

giới

Việt

Nam

(WVV)

WVV

Xây dựng nhà ở

cho học sinh nội

trú dân nuôi

16

Hỗ trợ làm nhà

tình thƣơng cho

phụ nữ nghèo.

Hội Liên

hiệp phụ

nữ tỉnh

USD

4,000 2006

CLB

phụ nữ

Quốc

Hỗ trợ làm nhà tình

thƣơng cho phụ nữ

nghèo.

Page 29: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

29 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

Điện

Biên

tế tại

Hà Nội

17

Dự án Giáo dục

toàn diện trẻ em

dân tộc thiểu số

Điện Biên

Huyện

Tuần

Giáo và

huyện

Mƣờng

Chà

USD

1,660,000

2007-

2009

ISUZU

thông

qua

World

Vision

Vietna

m

UBND 2

huyện và

WVV

Xây dựng nhà nội

trú và hoạt động

phát triển

18

Nâng cao năng

lực cho phụ nữ

dân tộc thiểu số,

lãnh đạo cộng

đồng và tạo thu

nhập cho phụ nữ

nghèo tỉnh Điện

Biên

Toàn

tỉnh

USD

22,809 2008

Đại sứ

quán

Canad

a

Hội

LHPN

tỉnh Điện

Biên

Nâng cao năng lực

cho phụ nữ dân tộc

thiểu số, lãnh đạo

cộng đồng và tạo

thu nhập cho phụ

nữ nghèo tỉnh Điện

Biên

19

Chống bất bình

đẳng giới thông

qua trao quyền

cho phụ nữ

Huyện

Điện

Biên

USD

31,250 2008

Đại sứ

Ai Len

Trung

tâm

PTCĐ

tỉnh Điện

Biên

Chống bất bình

đẳng giới thông

qua trao quyền cho

phụ nữ

20

Các tổ chức

cộng đồng phát

triển kinh tế hợp

tác trong xóa đói

giảm nghèo tại

tỉnh Điện Biên

(SIEED)"

Huyện

Điện

Biên và

huyện

Tủa

Chùa

USD

1,567,808

2008 -

2012

CARE

Đan

Mạch

CCD -

CARE

Việt Nam

Các tổ chức cộng

đồng phát triển

kinh tế hợp tác

trong xóa đói giảm

nghèo tại tỉnh Điện

Biên (SIEED)"

21

Chƣơng trình hỗ

trợ ngành nông

nghiệp và phát

triển nông thôn

ARD SPS

Các

huyện

Tuần

Giáo,

Mƣờng

Chà và

Mƣờng

Ảng

USD

30,300

2007-

2012

Bộ

Ngoại

giao

Đan

Mạch

Ban quản

lý ARD

SPS tỉnh

Điện Biên

Chƣơng trình hỗ trợ

ngành nông nghiệp

và phát triển nông

thôn ARD SPS

2. Các mối liên hệ với các dự án đầu tƣ khác và các biện pháp trƣớc đây đã đƣợc các nhà tài

trợ thực hiện:

2.1. Đánh giá chung

Do tỉnh Điện Biên là một trong những tỉnh nghèo nhất của Việt nam nên trong thời gian qua đã

đƣợc thực hiện nhiều chƣơng trình lớn của chính phủ nhƣ các chƣơng trình 135 giai đoạn 1 và giai

đoạn 2, chƣơng trình 134, chƣơng trình 160, chƣơng trình 120, chƣơng trình 141 và gần đây nhất

là đề án 30A hỗ trợ 61 huyện nghèo nhất của Chính phủ. Các chƣơng trình của Chính phủ đều có

những tiêu chí khác nhau, tuy nhiên đƣợc lồng ghép và hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động trong

đó có ảnh hƣởng lớn nhất là 2 chƣơng trình sau đây:

Cả ba huyện Tủa Chùa, Mƣờng Ảng và Điên Biên Đông của tỉnh Điện Biên đều đƣợc Dự án giảm

nghèo tỉnh Điện Biên giai đoạn 2010 - 2015 đầu tƣ song song cùng với chƣơng trình 135 giai đoạn

II nhƣng chƣơng trình 135 giai đoạn II này cũng sắp đến thời gian kết thúc nên Dự án giảm nghèo

Page 30: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

30 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

tỉnh Điện Biên sẽ tiếp tục và phát huy những thành quả của chƣơng trình 135 từ khâu đào tạo cho

đến đầu tƣ cơ sở hạ tầng phát triển sản xuất và đƣợc lồng ghép các hoạt động trên địa bàn. Các

hoạt động này đều xuất phát từ cộng đồng và lồng ghép với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội

hàng năm của địa phƣơng. Cách tiếp cận của chƣơng trình cũng theo phƣơng pháp lập kế hoạch

có sự tham gia của ngƣời dân. Tuy nhiên ở dự án giảm nghèo này có điểm mới là ƣu tiên hỗ trợ

phát triển sinh kế và các ý tƣởng kinh doanh mới, đặc biệt là dự án này giành hẳn một tiểu hợp

phần cho phụ nữ thực hiện theo nhu cầu của họ.

Chƣơng trình 61 huyện nghèo thì phƣơng pháp lập kế hoạch vẫn đƣợc thực hiện nhƣ trên tức là từ

đề xuất trực tiếp của ngƣời dân. Nguồn vốn của chƣơng trình này đƣợc huy động từ nhiều nguồn

khác nhau nhƣ từ nguồn ngân sách Nhà nƣớc, doanh nghiệp và một số nguồn khác. Tuy nhiên

chƣơng trình này mới chỉ bắt đầu thực hiện cần phải có thời gian để đánh giá đƣợc tác động và so

sánh với dự án giảm nghèo này hơn nữa nguồn vốn cho chƣơng trình này vẫn còn chƣa cụ thể về

lƣợng nên tác động của nó với vùng dự án chƣa thể có ảnh hƣởng lớn trong giai đoạn hiện nay.

Tỉnh Điện Biên trong thời kỳ dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía bắc giai đoạn I đang thực

hiện thì tỉnh chƣa đƣợc tham gia cho nên Dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên giai đoạn 2010 - 2015

cần phải học hỏi và áp dụng những thành công của các tỉnh đã thực hiện giai đoạn I nhƣ Sơn La,

Lào Cai, Yên Bái… (Ví dụ về kinh nghiệm thực hiện các hợp phần ngân sách phát triển xã, hệ

thống quản lý dự án, giám sát và đánh giá…). Ngoài ra dự án sẽ đƣợc nâng thêm một bƣớc mang

tính đột phá là hỗ trợ và phát triển sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình, nhóm hộ nhằm nâng

cao thu nhập của ngƣời dân, giảm nghèo bền vững.

Tóm lại: Các hoạt động đầu tƣ của dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên giai đoạn 2010 - 2015 này

hoàn toàn không trùng lắp với các dự án, chƣơng trình khác đang đƣợc triển khai trên địa bàn tỉnh

mà đƣợc lồng ghép bổ sung cho nhau cùng thực hiện những mục tiêu chính trong quá trình thực

hiện.

2.2. Đánh giá theo một số chủ đề :

Trên địa bàn tỉnh Điện Biên nói riêng và các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung đã và đang đƣợc

quan tâm đầu tƣ khá nhiều các chƣơng trình có liên quan tới giảm nghèo nhƣng có những chƣơng

trình còn trùng lắp hoặc không có độ bao phủ trên diện rộng nên rất cần có thêm dự án đầu tƣ

tổng hợp tạo đà cho phát triển kinh tế xã hội, một số đánh giá chính nhƣ sau:

Các dự án đã và đang đầu tƣ trên các lĩnh vực chính có liên quan tới giảm nghèo trên địa bàn tỉnh:

Theo số số liệu thống kê trên địa bàn tỉnh đã và đang có nhiều dự án của các nhà tài trợ và chính

phủ đầu tƣ cho các lĩnh vực có liên quan tới nội dung của dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên tuy

nhiên do nhu cầu đầu tƣ quá lớn cho nên các dự án này chƣa thể đáp ứng đƣợc tất cả các nhu

cầu cho giảm nghèo nhƣ kỳ vọng của ngƣời dân ví dụ nhƣ một số tình hình sau:

Giáo dục, y tế: Ngành giáo dục và y tế của Điện Biên đƣợc hỗ trợ từ một số nguồn nhƣ chƣơng

trinh hỗ trợ giáo dục trung học, tiểu học của ADB, chƣơng trình 135, chƣơng trình kiên cố hóa

trƣờng học của Chính phủ, các chƣơng trình hỗ trợ y tế cơ sở của Chính phủ cũng nhƣ các nhà tài

trợ Quốc tế.

Cung cấp năng lƣợng: Các dự án năng lƣợng nông thôn 1 và 2 của WB, các đầu tƣ của EVN và

Chính phủ tuy nhiên vẫn còn một số vùng sâu vùng vẫn chƣa có đƣờng điện hạ thế để sử dụng

Giao thông: Các dự án đầu tƣ giao thông nông thôn 1,2,3 của WB tài trợ và các các dự án nông

thôn của ADB nhƣng chủ yếu tập trung cho giao thông cấp huyện chứ chƣa đầu tƣ đƣợc cho giao

thông liên thôn bản.

Page 31: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

31 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

Nông, lâm nghiệp: Nhiều dự án hoạt động về phát triển nông thôn tổng hợp nhƣ JBIC,

DANIDA...nhƣng chƣa thể bao quát hết đƣợc vì nhu cầu đầu tƣ cho nông thôn nhất là miền núi

còn quá lớn nên rất cần các nguồn đầu tƣ mới.

Truyền thông và đào tạo tăng cƣờng năng lực: Trong các dự án hầu nhƣ đều có hợp phần này,

hình thức và phƣơng pháp có khác nhau nhƣng nhu cầu đào tạo và truyền thông cho dân tộc

thiểu số còn thiếu rất nhiều.

Lƣợng vốn đầu tƣ cho cấp xã trong vùng dự án:

Các dự án, chƣơng trình đã đƣợc đầu tƣ trong vùng dự án cho cấp xã còn bị hạn chế về vốn đầu tƣ

thƣờng chỉ đƣợc phân bổ khoảng một vài tỷ đồng một năm so với nhu cầu đầu tƣ còn rất lớn cần

đƣợc bổ sung cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nâng cao mức sống của ngƣời dân trong vùng.

Hiệu quả sử dụng vốn của khoản đầu tƣ trong từng lĩnh vực

Các chƣơng trình dự án đã đƣợc đầu tƣ trên địa bàn đã có tác dụng tốt cho tỉnh nhƣng để tạo đà

cho phát triển (đầu tƣ cho phát triển) hơn nữa thì đồng vốn cần phải đƣợc sử dụng một cách có

hiệu quả nhất để có thể với một nguồn lực còn hạn chế có thể tạo đà cho phát triển kinh tế xã hội.

Phân cấp đầu tƣ cho cấp xã:

Các chƣơng trình của chính phủ nhƣ 135 giai đoạn I và II đã đƣợc giao cho cấp xã làm chủ đầu tƣ

nhƣng theo đánh giá chung thì vì không có sự giúp đỡ hỗ trợ của các cán bộ hƣớng dẫn viên cộng

đồng và hỗ trợ của cấp huyện nên cấp xã vẫn khó thực hiện tốt vai trò chủ đầu tƣ của mình.

Việc lồng ghép của dự án với Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015 của tỉnh

Các hoạt động đầu tƣ của dự án này sẽ đƣợc kết hợp chặt chẽ với kế hoạch hàng năm và lồng

ghép với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm của tỉnh và là một phần không thể tách rời của

kế hoạch KTXH 5 năm. Sự lồng ghép đƣợc thể hiện qua các hoạt động nhƣ đào tạo tăng cƣờng

năng lực lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội...Dự án cũng rất khuyến khích trao đổi và chia sẻ

kinh nghiệm với các tổ chức khác có cách làm hay để áp dụng vào thực tế triển khai dự án nếu

thấy phù hợp và hiệu quả.

VI. CHỨNG MINH SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƢ DỰ ÁN

1. Những thách thức cho phát triển kinh tế xã hội của Điện Biên:

Địa hình của Điện Biên khá phức tạp, cấu tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hƣớng Tây Bắc -

Đông Nam với độ cao thay đổi từ 200 m đến hơn 1.800 mét. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội của

tỉnh còn kém phát triển, đặc biệt là mạng lƣới giao thông của các huyện nhƣ các tuyến đƣờng liên

xã, liên thôn bản hầu hết là đƣờng đất, chất lƣợng kém, hệ thống các cầu (kể cả các cầu treo qua

suối) hiện chƣa đƣợc đầu tƣ hoặc đã xuống cấp nghiêm trọng làm ảnh hƣởng đi lại, giao thƣơng

và tiếp cận thị trƣờng của ngƣời dân, đặc biệt là từ vùng cao. Quỹ đất phù hợp cho phát triển nông

nghiệp không nhiều, hiện tại diện tích rừng ở Điện Biên hầu hết là rừng phòng hộ, rừng sản xuất

và đặc dụng còn chiếm tỷ lệ rất thấp, đồng thời do địa hình phức tạp nên việc quản lý rừng gặp

nhiều khó khăn. Về thuỷ lợi đến nay mới có khoảng 30% công trình thuỷ lợi đƣợc kiên cố hoá toàn

bộ, hệ thống kênh mƣơng phần lớn là đắp đất, thất thoát lớn nên năng lực tƣới thực tế thấp. Ở

những vùng cao, vùng xa sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào nƣớc mƣa. Ngành chăn nuôi của tỉnh

vẫn gặp nhiều khó khăn do ảnh hƣởng của thời tiết (rét đậm, rét hại, mƣa bão...) và dịch bệnh.

Các sông suối trong tỉnh có độ dốc lớn, lắm thác nhiều ghềnh, lƣu lƣợng dòng chảy phân bố

không đều trong năm, chủ yếu tập trung vào mùa lũ (chiếm khoảng 60 - 80% tổng lƣợng dòng

chảy trong năm) nên việc khai thác sử dụng khó khăn, đòi hỏi đầu tƣ lớn. Nguồn nhân lực tuy dồi

Page 32: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

32 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

dào nhƣng lao động có kỹ thuật rất ít, thiếu cán bộ kỹ thuật cấp cơ sở... là trở ngại lớn đối với phát

triển nông lâm nghiệp của tỉnh. Hiện mới có khoảng 52% dân số nông thôn trong tỉnh đƣợc cấp

nƣớc sinh hoạt. Hầu hết dân cƣ ở các xã vùng cao, vùng xa còn thiếu nƣớc sinh hoạt, nhất là vào

mùa khô. Gió lốc và mƣa đá thƣờng xuyên xuất hiện trên địa bàn tỉnh vào đầu mùa hè, cùng với lũ

quét, lũ ống xảy ra trong những năm qua đã gây thiệt hại nghiêm trọng về ngƣời và của.

2. Tiềm năng: Bên cạnh những khó khăn, bất lợi về địa hình, điều kiện khí hậu của Điện Biên

cũng khá phù hợp với nhiều loại cây trồng vật nuôi nhƣ các cây công nghiệp, cây ăn quả, cây

dƣợc liệu, chăn nuôi đại gia súc...và khoanh nuôi tái sinh rừng. Cánh đồng Mƣờng Thanh rộng lớn

với đất đai màu mỡ, đƣợc coi là vựa lúa của vùng Tây Bắc, nếu đƣợc đầu tƣ thoả đáng và áp dụng

tiến bộ khoa học kỹ thuật thì sẽ trở thành nơi sản xuất lúa gạo chất lƣợng cao của cả nƣớc để xuất

khẩu. Đặc biệt sự đa dạng về địa hình, cảnh quan và sinh thái của Điện Biên là một lợi thế để quy

hoạch phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp theo hƣớng đa dạng hoá cây trồng vật nuôi và mở

rộng các khu bảo tồn thiên nhiên gắn với phát triển du lịch sinh thái. Điện Biên cũng có một số

loại khoáng sản nhƣ than đá, cao lanh, đá đen, vàng, cát, sỏi và các loại vật liệu xây dựng

khác...tuy với trữ lƣợng không lớn, nhƣng đây là nguồn lực khá quan trọng để phát triển các ngành

công nghiệp ở địa phƣơng. Điện Biên còn có di tích chiến trƣờng Điện Biên Phủ và nhiều danh

lam thắng cảnh khác cùng với những nét văn hoá đặc trƣng riêng của 21 dân tộc anh em sinh

sống trên địa bàn tỉnh (xòe thái, rƣợu cần, cơm lam, nậm pịa...) nên rất có lợi thế để thu hút khách

du lịch quốc tế và trong nƣớc tới tham quan kết hợp với du lịch sinh thái. Ngoài những tiềm năng

trên Điện Biên còn có đƣờng biên giới chung với nƣớc Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và Trung

Quốc. Tại đây có các cửa khẩu Tây Trang, cửa khẩu Pa Thơm, cửa khẩu Mƣờng Lói, cửa khẩu A

Pa Chải… là những cửa khẩu quan trọng để mở mang phát triển kinh tế và giao lƣu với các nƣớc.

Ngoài ra sân bay Điện Biên đang đƣợc nâng cấp và mở rộng, đồng thời tỉnh còn có nhiều tiềm

năng để phát triển thuỷ điện và các nguồn điện năng khác.

3. Môi trƣờng chính sách vĩ mô của Chính phủ trong phát triển kinh tế xã hội, giảm nghèo

Chiến lƣợc toàn diện về tăng trƣởng và giảm nghèo Quốc gia đã xác định nguyên nhân của đói

nghèo là khó tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục và xã hội khác do kết cấu hạ tầng của các vùng

sâu vùng xa còn thiếu, yếu kém. Việc tiếp cận các vùng này còn khó khăn, đầu tƣ của Nhà nƣớc

mới chỉ đáp ứng đƣợc một phần nhu cầu của ngƣời dân. Nguồn lực của ngƣời dân đóng góp cho

nhu cầu đầu tƣ phát triển còn hạn chế do vậy việc tạo ra các cơ hội việc làm và tiếp cận các dịch

vụ công cũng nhƣ thị trƣờng là cần thiết.

Chủ trƣơng giảm nghèo của Chính phủ đã đạt đƣợc một số thành tựu góp phần tăng trƣởng kinh tế

tuy nhiên khoảng cách giầu nghèo do kinh tế thị trƣờng cũng vẫn còn cao, rủi ro thiên tai vẫn

thƣờng xuyên đe dọa kết quả này, dự án giảm nghèo này đƣợc lồng ghép với kế hoạch phát triển

kinh tế xã hội 5 năm 2011 – 2015 và mục tiêu của dự án cũng là giảm nghèo bền vững.

Từ những lý do trên có thể kết luận chính sách vĩ mô và môi trƣờng pháp lý là phù hợp và thuận lợi

để dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên có thể thực hiện thành công tốt đẹp.

4. Tình trạng nghèo đói cũng nhƣ tình hình kinh tế xã hội nói chung của vùng dự án:

Điện Biên cũng nhƣ các tỉnh miền núi phía Bắc tuy có nhiều lợi thế nhƣng đến nay vẫn là một tỉnh

nghèo của cả nƣớc (tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh là 30,54%, trong vùng dự án tỷ lệ hộ nghèo là

55,97%), các ngành sản xuất, dịch vụ còn chƣa phát triển, sức cạnh tranh của hàng hóa dịch vụ

của tỉnh còn thấp chủ yếu là tiêu thụ trong nội tỉnh. Cơ cấu kinh tế của tỉnh còn chƣa cân đối,

chênh lệch khoảng cách về kinh tế xã hội với các tỉnh khác còn rất lớn, đời sống vật chất tinh thần

của ngƣời nghèo, ngƣời dân tộc thiểu số còn rất thấp. Nguồn nhân lực có trình độ khan hiếm hoặc

Page 33: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

33 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

còn thấp không đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, dẫn đến nguy cơ tái nghèo. Sự

đầu tƣ hỗ trợ của Chính phủ đôi khi còn chƣa đáp ứng đƣợc.

Điện Biên là một tỉnh miền núi địa hình phức tạp hiểm trở hơn nữa lại là tỉnh mới nên điều kiện về

cơ sở hạ tầng của vùng dự án còn thiếu rất nhiều, nếu có thì tạm bợ hoặc đã hƣ hỏng xuống cấp

nhất là đƣờng giao thông liên xã, liên thôn..., khả năng chăm sóc sức khỏe cho ngƣời dân của hệ

thống y tế còn yếu và thiếu nhiều. Trƣờng học, các công trình thủy lợi, nƣớc sinh hoạt, hệ thống

cung cấp năng lƣợng tuy đã đƣợc quan tâm đầu tƣ nhƣng vì địa bàn rộng, địa hình hiểm trở nên

chƣa thể đáp ứng đƣợc nhu cầu do đó còn rất khó khăn hạn chế cần đƣợc đầu tƣ, hỗ trợ. Nhất là

hỗ trợ đào tạo cho các cán bộ cấp cơ sở.

Điện Biên có tiềm năng về du lịch tài nguyên khoáng sản còn chƣa đƣợc khai thác một cách khoa

học và hiệu quả cần đƣợc đầu tƣ hỗ trợ cả về nguồn vốn, nguồn nhân lực và phƣơng pháp thực

hiện để khai thác tốt nhất tiềm năng này cho phát triển kinh tế xã hội.

Điện Biên là một trong những tỉnh phải chịu nhiều thiên tai trong những năm qua nhƣ lũ ống, lũ

quét, động đất, rét đậm...ảnh hƣớng rất lớn đến đời sống của ngƣời dân đây cũng là một điểm cần

quan tâm của các cấp Chính quyền cũng nhƣ cần sự ủng hộ của các nhà tài trợ Quốc tế.

5. Kết luận:

Tuy nhiên với gần một nửa triệu dân mà tỷ lệ nghèo còn quá cao so với mặt bằng chung của toàn

quốc thì sự hỗ trợ này cần đƣợc phát huy và nhân rộng. Sự cấp bách ở đây là sự mong muốn của

ngƣời nghèo thông qua những bài học và kinh nghiệm quí báu đã và đang thực hiện đƣợc thể hiện

sinh động đến tận thôn bản xa xôi hẻo lánh. Những bài học từ các chƣơng trình dự án của Chính

phủ và nhà tài trợ đƣợc thực tiễn hoá một cách đồng bộ cho ngƣời dân từ khâu lập kế hoạch có sự

tham gia của ngƣời dân đến quá trình lựa chọn các hoạt động phù hợp với địa phƣơng, ngƣời dân

đƣợc tham gia trực tiếp vào xây dựng công trình từ đó đƣợc hƣởng lợi từ chính những công trình,

dự án do chính bản thân họ hun đúc lên. Sự cần thiết đƣợc thấy rõ trong dự án này là vai trò làm

chủ thực sự không những tham gia xây dựng mà chính họ còn đƣợc giao nhiệm vụ chủ tài khoản

nguồn vốn để đầu tƣ có hiệu quả cho các hoạt động của chính mình. Tạo cơ hội việc làm, phát

triển sản xuất, thúc đẩy các ý tƣởng kinh doanh để tận dụng lợi thế của địa phƣơng nhằm tối đa

hóa tác động của dự án để giảm nghèo, phân cấp, sự tham gia của ngƣời dân.

Từ những minh chứng trên ta có thể thấy sự cần thiết phải hỗ trợ ngƣời nghèo về mọi mặt từ sản

xuất, đầu tƣ cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo nghề, hoạt động lồng ghép các

chƣơng trình dự án của chính phủ cũng nhƣ của các nhà tài trợ để cùng đạt mục đích chung là

nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, giảm bớt khó khăn, khả năng đối phó với tiên tai... Đấy là

những việc làm cần thiết để hỗ trợ ngƣời nghèo và đấy cũng là mục đích cần vƣơn tới của dự án .

Page 34: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

34 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

CHƢƠNG III - MÔ TẢ DỰ ÁN THIẾT KẾ, CÁC NGUỒN LỰC,

CÁC KẾT QUẢ

I. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG :

1. Nguyên tắc chung:

Các nguyên tắc chung cần phải đƣợc áp dụng trong quá trình thiết kế dự án, lập kế hoạch và triển

khai dự án là:

Nhằm vào việc hỗ trợ sinh kế nông thôn vùng cao.

Xây dựng dự án dựa trên các điểm mạnh và các bài học từ Dự án giai đoạn 1 (tham khảo

các tỉnh đã thực hiện giai đoạn 1).

Thiết kế đơn giản nhƣng đảm bảo liên kết chặt chẽ giữa các tiểu dự án.

Tăng mức độ phân cấp đầu tƣ cho xã.

Lồng ghép với kế hoạch phát triển KTXH của địa phƣơng, cũng nhƣ với các chƣơng trình

và dự án khác, tránh thất thoát lãng phí hoặc chồng chéo. Phân bổ và điều chỉnh vốn một

cách linh hoạt trên cơ sở hiệu quả trong quá trình hoạt động của dự án.

Công khai, minh bạch, ngƣời dân đƣợc tham gia, tham vấn toàn diện trong tất cả các

khâu lập kế hoạch, thực hiện, giám sát, hoạt động và sử dụng các khoản đầu tƣ của dự

án.

Đảm bảo tuân thủ các qui định về quản lý đấu thầu mua sắm, quản lý tài chính và chính

sách an toàn môi trƣờng, xã hội của Chính phủ Việt Nam và NHTG.

Bền vững: thực hiện tốt công việc duy tu và bảo dƣỡng và áp dụng các biện pháp giảm

thiểu rủi ro với tài sản công và tài sản của ngƣời dân;

Tiểu dự án phải có tính mới so với các hoạt động giảm nghèo trên địa bàn và phải nhằm

vào việc phát triển sinh kế bền vững cho ngƣời dân;

Dự án sẽ cung cấp một danh sách các hoạt động dự án không hợp lệ (không đƣợc tài trợ)

và một danh sách các hoạt động có thể đƣợc tài trợ nhƣng danh sách này chỉ để tham

khảo và có thể đƣợc bổ sung thêm một cách không giới hạn. Nguyên tắc cần tuân thủ là:

chỉ có các hoạt động thuộc danh sách không hợp lệ là không đƣợc đầu tƣ.

Nâng cao năng lực cho các bên liên quan

Áp dụng việc phân bổ lại vốn đầu tƣ vào giai đoạn giữa kỳ dựa trên kết quả chuẩn bị và

thực hiện dự án.

2. Nguyên tắc lựa chọn xã tham gia dự án và phân bổ vốn

2.1. Nguyên tắc chọn xã tham gia dự án:

Xã đƣợc chọn tham gia dự án là các xã nghèo nhất trong trong các huyện nghèo đƣợc lựa chọn

tham gia dự án trong tỉnh. Cụ thể là chọn các xã có tỷ lệ nghèo từ 38,96% trở lên. Do quy mô vốn

hạn chế và để tránh dàn trải nguồn lực nên tổng số xã tham gia dự án sẽ là 36 xã. Một số xã

thuộc diện khu vực 2 cũng sẽ đƣợc cân nhắc tham gia dự án nếu xét thấy các xã này có nhiều

thôn vùng 3 và có vị trí và vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị của các sản phẩm hàng hóa của

Page 35: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

35 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

vùng. Các xã nằm trong quy hoạch vùng ngập hoặc tiếp nhận dân tái định cƣ của các dự án thủy

điện không đƣợc đƣa vào tham gia dự án này.

2.2. Nguyên tắc trong việc phân bổ vốn vay NHTG cho các tỉnh dự án:

Dự kiến vốn đầu tƣ của dự án đƣợc phân chia cho các xã tham gia dự án dựa trên số hộ nghèo

của xã. Theo phƣơng pháp phân bổ này, số vốn đầu tƣ đƣợc phân sẽ tỷ lệ với số hộ nghèo của

mỗi xã.

(Vốn chi tiết phân bổ cho các xã xem phần phụ lục)

3. Căn cứ đề xuất tiểu dự án:

3.1. Tham vấn cộng đồng

Đề xuất hoạt động dự án cần căn cứ vào ý kiến tham gia của ngƣời dân (theo qui trình nhƣ đã

đƣợc áp dụng ở NMPRP-1). Các công trình, hoạt động phải đƣợc xuất phát từ những đề xuất của

cộng đồng hƣởng lợi, khi chính những ngƣời dân đƣợc tham gia vào dự án đƣợc nói lên nguyện

vọng của mình, họ hiểu những lợi ích của việc đầu tƣ mang lại cho chính họ thì việc xây dựng

quản lý giám sát dự án mới đạt hiệu quả cao nhất với mức chi phí thấp nhất và hơn nữa giúp cho

nâng cao nhận thức, năng lực của cộng đồng hƣởng lợi, đảm bảo tính bền vững của dự án trong

quá trình xây dựng và thực hiện.

Để ngƣời dân có đủ thông tin tham gia ý kiến một cách sát thực cho việc lựa chọn các công trình

này, cần cung cấp các thông tin cần thiết và tƣ vấn của UBND xã, các đoàn thể (tƣ vấn, phân tích

nhƣng không làm thay). Ngƣời dân vùng dự án đƣợc tham vấn đầy đủ, tự nguyện và cung cấp

thông tin về dự án trƣớc khi dự án đƣợc triển khai. Những thông tin tối thiểu là:

Mục tiêu, phạm vi của các tiểu dự án trong hợp phần này;

Kinh phí cho từng xã của tiểu hợp phần;

Giá thành xây dựng đối với các công trình khác nhau

Thời gian hoàn thành dự kiến của các công trình khác nhau

Các bƣớc tham vấn cộng đồng

Bƣớc 1: Họp thôn bản và xác định các hoạt động ƣu tiên

Chủ trì cuộc họp thôn bản: Là một cán bộ Ban Phát triển xã, cán bộ Ban Quản lý dự án huyện

có thể hỗ trợ trong một vài cuộc họp để triển khai thí điểm. .

Địa điểm tổ chức cuộc họp: Tại nơi sinh hoạt công cộng của thôn bản hoặc một địa điểm

thuận tiện cho việc đi lại của ngƣời dân (nhà sinh hoạt cộng đồng/nhà họp thôn, hoặc có thể

mƣợn hội trƣờng Uỷ ban nhân dân xã). Nếu thôn bản chƣa có địa điểm để hội họp công cộng

thì phải lựa chọn một địa điểm phù hợp, thuận tiện đi lại và đủ rộng để bà con có thể ngồi và

nghe đƣợc các nội dung của cuộc họp và có thể phát biểu ý kiến khi cần. Ngƣời già yếu, phụ

nữ phải đƣợc bố trí chỗ ngồi thuận tiện nhất trong cuộc họp và đƣợc khuyến khích phát biểu ý

kiến.

Cách thức thông báo thời gian họp: Trƣởng thôn chủ trì thông báo thời gian, địa điểm, nội

dung chủ yếu của cuộc họp tới từng gia đình trƣớc ít nhất là 1 ngày để bà con có thể bố trí

tham gia. Thời điểm tổ chức cuộc họp đảm bảo phù hợp nhất với công việc đồng áng, nƣơng

rẫy của bà con, tránh tổ chức họp trong giờ sản xuất.

Tổng vốn WB phân bổ cho tỉnh

Tổng số hộ nghèo của 36 xã Vốn đầu tư của xã A Số hộ nghèo của xã A x =

Page 36: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

36 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

Thành phần tham gia cuộc họp: bao gồm đại diện của Ban Phát triển xã, đại diện Ban Giám

sát xã và tất cả các hộ gia đình trong thôn bản, cả vợ và chồng đều đƣợc mời tham gia. Nếu

gia đình nào cử đại diện đi thì ngƣời vợ hoặc ngƣời phụ nữ trong gia đình (con gái, con dâu)

nên đƣợc ƣu tiên tham gia. Ngƣời già, ngƣời neo đơn... phải đƣợc ƣu tiên tham gia và cần

đƣợc hỗ trợ đƣa tới tham gia cuộc họp trong trƣờng hợp có khó khăn trong việc đi lại.

Cách thức tiến hành cuộc họp:

- Ngƣời chủ trì cuộc họp giới thiệu thành phần tham gia cuộc họp, nêu mục đích cuộc

họp, nêu các thông tin cơ bản của dự án, nêu Danh mục các hoạt động hợp lệ có thể

đƣợc lựa chọn đầu tƣ, cách thức bỏ phiếu lựa chọn hoạt động, cử ngƣời làm thƣ ký

cuộc họp và ghi biên bản.

- Ngƣời dân tiến hành thảo luận, trao đổi ít nhất là 45 phút phải đƣợc dành cho nội dung

này. Phụ nữ đƣợc tổ chức thảo luận theo một hoặc một số nhóm riêng để có nhiều cơ

hội hơn trong việc nêu các ý kiến, nguyện vọng của mình.

- Ngƣời chủ trì ghi danh sách các hoạt động do bà con đề xuất lên giấy khổ to (Danh

sách dài), loại bỏ ngay các hoạt động trùng lắp hoặc nằm trong Danh mục các hoạt

động không hợp lệ. Ƣu tiên phụ nữ, ngƣời già yếu đƣợc đề xuất trƣớc.

- Ngƣời chủ trì tổ chức cho bà con xắp xếp các hoạt động ƣu tiên theo hình thức bỏ

phiếu;

- Tiến hành kiểm phiếu và sắp xếp các hoạt động theo thứ tự ƣu tiên từ 1 trở xuống. Đọc

công khai và ghi vào biên bản cuộc họp danh sách ƣu tiên này;

- Đọc và thông qua biên bản, Trƣởng thôn bản, 2 đại diện thôn bản (đã đƣợc bầu chọn)

và đại diện Ban Phát triển xã thay mặt bà con ký vào biên bản.

- Trong quá trình tổ chức tham vấn, lấy ý kiến cộng đồng về danh mục đầu tƣ, các cán

bộ xã cần chú ý sử dụng ngôn ngữ địa phƣơng trong quá trình điều hành cuộc họp và

sử dụng phiên dịch sang tiếng dân tộc thiểu số nếu cần thiết đồng thời đảm bảo tất cả

bà con tham dự có thể nghe rõ các nội dung.

Bƣớc 2: Họp Ban Phát triển xã và lựa chọn các hoạt động ƣu tiên

- Sau khi đã tổ chức họp xong tại tất cả các thôn bản, Ban Phát triển xã tiến hành tổng

hợp các hoạt động ƣu tiên do các thôn bản đề xuất thành một Danh sách dài các hoạt

động ƣu tiên của toàn xã.

- Ban Phát triển xã tổ chức một cuộc họp tại Uỷ ban nhân dân xã với sự tham gia của

toàn bộ các thành viên Ban Phát triển xã, đặc biệt là toàn bộ đại diện của các thôn

bản nhƣ đã đƣợc bầu. Trƣởng thôn bản (nếu không nằm trong danh sách 2 đại diện

của thôn) phải đƣợc mời tham dự cuộc họp để nắm nội dung và thực hiện các công

việc tiếp theo.

- Tại cuộc họp, Danh sách dài nêu trên đƣợc công bố và tiến hành bỏ phiếu bầu chọn

ra Danh sách hoạt động đề xuất của xã. Trừ các đề xuất về đầu tƣ cơ sở vật chất, các

đề xuất khác trong danh sách cần đƣợc bàn bạc và dự kiến sơ bộ cách thức thực hiện.

Ban Phát triển xã phải đảm bảo rằng các hoạt động đã đƣợc hoặc sắp đƣợc các

chƣơng trình, dự án khác tài trợ sẽ không nằm trong Danh sách hoạt động đề xuất của

xã.

Bƣớc 3: Tổng hợp và trình danh sách các hoạt động lên Ban Quản lý dự án huyện

Ban Phát triển xã tổng hợp các hoạt động đã đƣợc lựa chọn theo mẫu, tính toán và điền thêm

các thông số còn thiếu và trình lên Ban Quản lý dự án huyện.

Bƣớc 4: Ban Quản lý dự án huyện thống nhất lựa chọn hoạt động và thông báo cho Ban Phát

triển xã

Page 37: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

37 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

Ban Quản lý dự án huyện cân đối, tiến hành lựa chọn các hoạt động cuối cùng đƣợc đƣa vào

bản Kế hoạch năm sau khi đã bố trí lồng ghép với các hoạt động của các chƣơng trình, dự án

khác trên địa bàn và thông báo lại cho Ban Phát triển xã biết. Các hoạt động không đƣợc lựa

chọn cần đƣợc nêu rõ lý do bị loại bỏ.

Bƣớc 5: Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 2011-2015

Với các hoạt động từ năm 2011-2015, Ban Quản lý dự án huyện làm việc với các phòng ban

chức năng của huyện để đƣa các hoạt động của dự án đã đƣợc lựa chọn vào Kế hoạch năm

của từng xã dự án cũng nhƣ của toàn huyện.

Bƣớc 6: Ban Phát triển xã công khai thông tin cho ngƣời dân đƣợc biết

Ban Phát triển xã thông tin công khai cho bà con đƣợc biết về danh mục các hoạt động đã

đƣợc lựa chọn. Các hoạt động không đƣợc lựa chọn cũng phải đƣợc nêu lý do cụ thể. Hình

thức truyền thông, thông tin áp dụng bằng một số hình thức nhƣ đọc nhiều lần trên đài truyền

thanh của xã (có thể dịch sang tiếng dân tộc), phóng to thành khổ lớn và dán tại nơi công

cộng nhƣ Ủy ban nhân dân xã, trạm y tế, nhà sinh hoạt cộng đồng của thôn bản, phát tờ rơi.

3.2. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và giảm nghèo:

Sự phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng, dự án này đƣợc lồng ghép với

kế hoạch phát triển KTXH hàng năm của địa phƣơng nên các tiểu dự án khi đề xuất phải đƣợc căn

cứ vào kế hoạch này.

Những vùng có tiềm năng chƣa đƣợc khai thác, nguồn lực sãn có mà chƣa đƣợc phát huy nếu có

sự đầu tƣ kích thích để phát huy những thế mạnh đó cũng nên là một căn cứ đáng để xem xét đề

xuất lựa chọn tiểu dự án đầu tƣ.

3.3. Xuất phát từ cộng đồng hƣởng lợi:

Mục tiêu giảm nghèo phải đƣợc bền vững và hiệu quả, căn cứ đề xuất tiểu dự án đầu tƣ phải đƣợc

xuất phát từ cộng đồng hƣởng lợi, số đông ngƣời đƣợc hƣởng lợi từ sự đầu tƣ này thì hiệu quả của

đầu tƣ càng cao, tính bền vững càng chắc chắn.

3.4. Vấn đề thiên tai:

Khi lựa chọn các tiểu dự án để đầu tƣ cần phải xem xét đến vấn đề thiên tai để có giải pháp phù

hợp cho đầu tƣ, hiệu quả đầu tƣ, tránh trƣờng hợp không đánh giá đầy đủ vấn đề thiên tai có thể

xảy ra dẫn đến không có hiệu quả lâu dài thậm chí bị thiệt hại hoàn toàn khi chƣa phát huy hiệu

quả đầu tƣ.

II. QUI MÔ CỦA DỰ ÁN:

Dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên đƣợc đầu tƣ với tổng số vốn là 322.301,4 tỷ đồng tƣơng đƣơng

18.959 triệu USD trong đó vốn WB 17 triệu USD, vốn đối ứng là 1.959 triệu USD bao gồm 4 hợp

phần.

Hợp phần 1 - Phát triển kinh tế huyện: Tổng số vốn 157,3 tỷ đồng tƣơng đƣơng 50% vốn WB

phân bổ cho tỉnh. Hợp phần này đƣợc đầu tƣ nâng cấp hoặc xây mới các công trình giao

thông nông thôn cấp xã, nâng cấp hoặc xây mới các công trình thủy lợi nhỏ, cung cấp nƣớc

sạch, chợ nông thôn, năng lƣợng tái sinh, phục hóa, khai hoang ruộng bậc thang. Hỗ trợ các

ngành nghề truyền thống, du lịch cộng đồng, ý tƣởng kinh doanh mới, chuỗi giá trị thị trƣờng.

Hợp phần 2 - Ngân sách phát triển xã: Tổng số vốn 101,150 tỷ đồng tƣơng đƣơng 35% vốn

WB phân bổ cho tỉnh, hợp phần 2 đƣợc đầu tƣ cho các hoạt động cải thiện cơ sở hạ tầng thôn

bản, hỗ trợ sinh kế và dịch vụ sản xuất, hỗ trợ các hoạt động phát triển sinh kế của phụ nữ.

Page 38: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

38 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

Hợp phần 3 - Tăng cƣờng năng lực: Tổng số vốn 21,675 tỷ đồng tƣơng đƣơng 7,5% vốn WB

phân bổ cho tỉnh, hợp phần này đƣợc đầu tƣ cho các hoạt động đào tạo tăng cƣờng năng lực

về lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, đào tạo cán bộ xã và thôn bản, đào tạo cán bộ

huyện, đào tạo kỹ năng và dạy nghề, an toàn cho tài sản công và hộ gia đình.

Hợp phần 4 - Quản lý dự án và giám sát đánh giá: Tổng số vốn 42.176,4 tỷ đồng (Vốn WB

21,675 tỷ đồng tƣơng đƣơng 7,5% vốn WB phân bổ cho tỉnh), vốn của hợp phần này đƣợc

dùng chi phí cho các hoạt động của các Ban quản lý dự án các cấp tỉnh, huyện, thẩm tra

quyết toán, mua sắm trang thiết bị, thuê hƣớng dẫn viên cộng đồng và các chi phí phát sinh

khác.

III. PHẠM VI ĐẦU TƢ:

Dự án đƣợc đầu tƣ trên phạm vi 36 xã, gồm 445 thôn bản, 22.258 hộ trong đó hộ nghèo là 12.466

hộ, tƣơng đƣơng 56,05% thuộc 4 huyện Mƣờng Chà, Mƣờng Ảng, Tủa Chùa và Điện Biên Đông

kèm theo danh sách sau :

Danh sách các xã tham gia

Dự án Giảm nghèo tỉnh Điện Biên giai đoạn 2010 – 2015.

STT Tên huyện, xã Tỷ lệ hộ đói

nghèo của xã Tổng số

hộ của xã Tổng số

thôn của xã Hộ nghèo

KC đến trung tâm

huyện (Km)

Ghi chú

I Mƣờng Chà 53,56% 4.483 80 2.401

1 Mƣờng Mƣơn 39,12% 547 10 214 10

2 Sá Tổng 38,96% 521 10 203 68

3 Hừa Ngài 47,33% 769 16 364 33 BS

4 Pa Ham 61,35% 1.035 16 635 90

5 Ma Thì Hồ 59,12% 499 9 295 24

6 Phìn Hồ 49,46% 461 7 228 50 BS

7 Nậm Khăn 89,24% 223 5 199 86

8 Sa Lông 61,45% 428 7 263 20 BS

II Tủa Chùa 49,99% 5.411 100 2.705

1 Mƣờng Báng 53,80% 1.370 25 737 2 BS

2 Xá Nhè 43,60% 860 14 375 8 BS

3 Sính Phình 49,16% 830 18 408 25

4 Tả Phìn 40,38% 520 10 210 30

5 Trung Thu 40,60% 431 9 175 21 BS

6 Tả Sìn Thàng 54,69% 501 6 274 36

7 Lao Xả Phình 64,16% 279 6 179 20

8 Sín Chải 55,97% 620 12 347 44

III Mƣờng Ảng 66,35% 5.753 85 3.817

Page 39: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

39 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

1 Xã ẳng Nƣa 59,85% 665 11 398 2 BS

2 Xã ẳng Tở 64,27% 932 13 599 8

3 Mƣờng Lạn 60,78% 691 9 420 30

4 Búng Lao 53,31% 996 16 531 20

5 Nặm Lịch 82,58% 442 9 365 15

6 Mƣờng Đăng 73,51% 706 7 519 20

7 Ngối Cáy 77,54% 512 6 397 31

8 Xuân Lao 72,68% 809 14 588 28

IV Điện Biên Đông 55,46% 7.594 180 4.212

1 Mƣờng Luân 54,34% 703 16 382 38

2 Na Son 51,85% 621 14 322 1

3 Pú Nhi 56,23% 722 20 406 20 BS

4 Nong U 44,30% 456 13 202 10 BS

5 Sa Dung 54,28% 829 18 450 18

6 Háng Lìa 51,76% 313 9 162 38

7 Tìa Dình 44,84% 368 10 165 51

8 Chiềng Sơ 56,00% 750 21 420 46

9 Keo Lôm 68,35% 850 17 581 18

10 Luân Giói 56,02% 798 16 447 44

11 Phình Giàng 65,19% 520 10 339 53

12 Pú Hồng 50,60% 664 16 336 63

Tổng số 36 xã 23.241 445 13.135

IV. CHU KỲ THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ

1. Sự tham gia của cộng đồng:

Dự án sẽ đảm bảo rằng ngƣời dân trong vùng dự án phải đƣợc cung cấp đầy đủ các thông tin

cơ bản về nội dung dự án, mục tiêu dự án, các hợp phần, tiểu hợp phần, các nguyên tắc chủ

yếu để đề xuất và lựa chọn tiểu dự án; khung chính sách đền bù và phục hồi cuộc sống của

những ngƣời bị ảnh hƣởng bởi dự án,..vv...

Dự án sẽ đảm bảo rằng ngƣời dân trong vùng dự án đƣợc tham vấn đầy đủ trong quá trình

thiết kế và thực hiện dự án với các phƣơng tiện và cách thức tham vấn hiệu quả nhất, đặc biệt

đối với đồng bào ngƣời dân tộc thiểu số.

Dự án sẽ đảm bảo rằng Ban giám sát xã sẽ hoạt động hiệu quả và đóng góp thiết thực vào

quá trình giám sát việc thực hiện các tiếu dự án.

Dự án sẽ đảm bảo rằng ngƣời dân trong vùng dự án, đặc biệt là phụ nữ đƣợc tham gia lao

động và đƣợc trả công để thực hiện các hoạt động dự án, đặc biệt trong các hoạt động xây

Page 40: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

40 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

dựng cần tới lao động thủ công. Phụ nữ phải đƣợc trả công ngang bằng với nam giới và nên

đƣợc ƣu tiên hơn trong việc lựa chọn công việc phù hợp với sức khỏe của mình.

Dự án sẽ đảm bảo rằng bất kỳ ý kiến khuyến nghị, bình luận, góp ý và khiếu nại (nếu có) từ

ngƣời dân (và/hoặc) bất kỳ một tổ chức nào đó phải đƣợc dự án nhanh chóng xử lý và phản

hồi lại cho ngƣời dân/ tổ chức một cách thỏa đáng.

Dự án sẽ đảm bảo rằng các ban, ngành liên quan tới dự án sẽ đƣợc cung cấp đầy đủ thông tin

về dự án và đƣợc tham gia vào quá trình thiết kế và thực hiện dự án theo đúng chức năng của

từng đơn vị.

Quá trình tham vấn cộng đồng đề xuất các hoạt động giai đoạn 18 tháng đầu của dự án

Qui trình phổ biến thông tinh dự án và tham vấn cộng đồng:

Tháng 5/2009, sau khi có Văn bản về việc hƣớng dẫn xây dựng Báo cáo NCKT Dự án Giảm

nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc giai đoạn 2 (2010-2015); Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Điện Biên

đã chỉ đạo và cử cán bộ phối hợp với Uỷ ban nhân dân các huyện, phòng Tài chính - Kế

hoạch các huyện, Ủy ban nhân dân các xã thực hiện tham vấn cộng đồng tại thôn bản vùng

dự án.

Quy trình phổ biến thông tin dự án và tham vấn đƣợc thực hiện nhƣ sau:

- Bƣớc 1: Họp ở tỉnh phổ biến nội dung thiết kế dự án, cách tiếp cận xây dựng dự án cho

các thành viên Ban chỉ đạo dự án của tỉnh, lãnh đạo UBND các huyện, các Sở ban ngành

có liên quan, các ban chuẩn bị dự án huyện.

- Bƣớc 2: Ban chuẩn bị dự án tỉnh, đơn vị tƣ vấn phối hợp với Ban chuẩn bị dự án các huyện

tổ chức cuộc họp tại các huyện vùng dự án để phổ biến nội dung thiết kế dự án, cách tiếp

cận xây dựng dự án cho các cán bộ thuộc các ban ngành của huyện đƣợc trƣng tập tham

gia chuẩn bị dự án và lãnh đạo UBND xã, các đoàn thể các xã dự án.

- Bƣớc 3: Ban chuẩn bị dự án các huyện phối hợp với đơn vị tƣ vấn tổ chức các cuộc họp ở

trụ sở UBND xã của các xã vùng dự án nhằm phổ biến nội dung dự án, cách tiếp cận xây

dựng dự án cho các cán bộ của xã, và đại diện tất cả các bản thuộc xã (mỗi xã có ít nhất 2

đại diện gồm 1 trƣởng bản và 1 ngƣời thuộc chi hội phụ nữ bản).

- Bƣớc 4: Ban chuẩn bị dự án tỉnh phối hợp cùng đơn vị tƣ vấn và ban chuẩn bị dự án huyện

tiến hành làm việc tại 02 xã điểm của mỗi huyện để hƣớng dẫn ƣu tiên đầu tƣ, các đề xuất

không đƣợc đầu tƣ theo hƣớng dẫn, làm điểm cho việc triển khai các xã còn lại.

- Bƣớc 5: Các thành viên ban chuẩn bị dự án huyện phối hợp với UBND các xã vùng dự án

tổ chức họp bản, thành phần tham gia là đại diện tất cả các hộ dân trong bản, khi mời đại

diện các hộ ngƣời chủ trì cuộc họp yêu cầu trƣởng bản phải mời tối thiểu 25% số ngƣời đại

diện cho các hộ là phụ nữ. Nội dung cuộc họp là phổ biến nội dung của dự án bao gồm

quyền lợi, trách nhiệm của ngƣời dân, tổ chức tham vấn ngƣời dân về các hoạt động của

dự án trên địa bàn thôn bản, các cuộc họp thôn bản đều có biên bản họp với các chữ ký

của đại diện thôn bản, xã và Ban chuẩn bị dự án huyện, kèm theo danh mục các hoạt

động do ngƣời dân đề xuất theo hƣớng dẫn của cán bộ chủ trì cuộc họp. Sau khi tổ chức

họp tất cả các thôn bản, cán Ban chuẩn bị dự án huyện, cán bộ xã tổng hợp các hoạt

động đề xuất của các bản trong xã, gửi cho Ban chuẩn bị dự án huyện tổng hợp.

- Bƣớc 6: Ban chuẩn bị dự án của huyện tổng hợp các đề xuất hoạt động của các xã dự án,

gửi về Ban chuẩn bị dự án tỉnh tổng hợp vào Báo cáo nghiên cứu khả thi của tỉnh.

- Bƣớc 7: Hiện nay Ban chuẩn bị dự án tỉnh tổng hợp toàn bộ các số liệu để hoàn thành Báo

cáo Nghiên cứu khả thi của tỉnh. Sau khi Báo cáo nghiên cứu khả thi đƣợc chấp thuận,

phê duyệt, nội dung Báo cáo NCKT sẽ đƣợc thông báo cho huyện, xã đƣợc biết.

Page 41: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

41 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

2. Chu kỳ thực hiện các hoạt động đầu tƣ:

Chu kỳ đầu tƣ Sự tham gia của cộng đồng vào chu kỳ đầu tƣ

Lập kế hoạch và lựa

chọn các tiểu dự án

Ngƣời dân phải đƣợc tham vấn thông qua các cuộc họp thôn, họp xã (có biên

bản với đầy đủ chữ ký của đại diện cộng đồng). Thông tin về dự án phải đƣợc

cung cấp cho ngƣời dân theo nhiều cách thức khác nhau. Tại các vùng có

ngƣời dân tộc thiểu số mà không hiểu rõ tiếng phổ thông, các cuộc họp phải

có phiên dịch và/hoặc thực hiện bằng tiếng địa phƣơng. Phụ nữ phải đƣợc ƣu

tiên tham gia các cuộc họp và đƣợc khuyến khích nêu ra các ý kiến của mình

Danh sách các tiểu dự án đƣợc lựa chọn phải đƣợc thông tin công khai và các

tiểu dự án do ngƣời dân đề xuất mà không đƣợc lựa chọn cũng phải đƣợc trả

lời công khai về lý do không đƣợc lựa

Danh sách các hộ đƣợc bình bầu và chọn tham gia các tiểu dự án sinh kế

theo nhóm hộ và các hộ đƣợc nhận hỗ trợ mang tính khẩn thiết (cứu đói, rét)

phải đƣợc công bố công khai

Kế hoạch hàng năm của xã, danh mục các tiểu dự án của Ngân sách Phát

triển xã sau khi đƣợc thẩm định và giao kế hoạch từ huyện cũng phải đƣợc

công bố công khai (in thành bảng treo công khai tại trụ sở ban).

Thực hiện các hoạt

động dự án

Khuyến khích các nhà thầu sử dụng nhiều lao động nhất là lao động tại địa

phƣơng vào thi công các tiểu dự án trên địa bàn. Ngƣời dân, đặc biệt là phụ

nữ đƣợc ƣu tiên trao các cơ hội đƣợc lao động cho dự án và đƣợc trả công đầy

đủ. Khuyến khích Phụ nữ tự thực hiện các hoạt động của mình với dự hỗ trợ

của dự án.

Trong quá trình thực hiện dự án, phƣơng pháp đấu thầu (NSPTX) chủ yếu là

có sự tham gia của cộng đồng do đó thông tin về các cơ hội việc làm thông tin

trao thầu phải đƣợc treo, thông báo công khai tại UBND xã, nhà hội họp của

thôn bản.

Giám sát các hoạt

động dự án

Ban giám sát xã đƣợc thành lập, đƣợc đào tạo và hoạt động thƣờng xuyên,

nên bố trí kinh phí động viên ban giám sát hoạt động tốt hơn.

Nghiệm thu- Bàn

giao tiểu dự án

Đại diện cộng đồng ngƣời hƣởng lợi phải đƣợc tham gia vào việc tiếp nhận

các tiểu dự án (nghiệm thu, bàn giao, ký)

Vận hành - Bảo trì Cộng đồng đƣợc tham vấn và tham gia vào các hoạt động bảo trì, vận hành

công trình đầu tƣ của dự án.

Đánh giá tác động dự

án

Ngƣời dân và các ban ngành liên quan phải đƣợc tham vấn đầy đủ

V. CÁC HỢP PHẦN CỦA DỰ ÁN:

Dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên đƣợc đầu tƣ 322,3014 tỷ đồng trong đó vốn WB là 289 tỷ, vốn

đối ứng là 33,3014 tỷ đồng, chi tiết các hợp phần xem bảng dƣới đây

Bảng tổng hợp vốn đầu tƣ cho toàn dự án

Đơn vị tính : Triệu đồng

STT Nội dung

Vốn đầu tƣ chi tiết

18 tháng đầu Vốn chƣa phân bổ

Tổng vốn đầu tƣ

Vốn WB Vốn đối

ứng 2010 2011

I Hợp phần I 4.515 11.340 141.445 157.300 144.500 12.800

II Hợp phần II 101.150 101.150 101.150

III Hợp phần III 590 730 20.355 21.675 21.675

IV Hợp phần IV 5.260 7.341,7 29.574,7 42.176,4 21.675 20.501,4

Tổng vốn đầu tƣ 10.365 19.411,7 292.524,7 322.301,4 289.000 33.301,4

Page 42: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

42 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

Dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên gồm gồm có 4 hợp phần sau:

1. Hợp phần 1 - Phát triển kinh tế huyện:

Tổng số vốn đầu tƣ cho hợp phần này là 157,3 tỷ đồng, trong đó vốn WB 144,5 tỷ đồng (50 %

tổng vốn WB phân bổ cho tỉnh) và vốn đối ứng là 12.8 tỷ.

Chi tiết cơ cấu vốn đầu tƣ cho hợp phần I, xem bảng dƣới đây:

Bảng tổng hợp vốn đầu tƣ hợp phần I: Phát triển kinh tế huyện

Đơn vị tính : Triệu đồng

STT Nội dung

Vốn đầu tƣ chi tiết

18 tháng đầu Vốn chƣa

phân bổ

Tổng vốn đầu

tƣ Vốn WB

Vốn đối ứng 2010 2011

I Chi đầu tƣ 4.515 11.340 132.992 148.847 136.047 12.800

1 THP 1 4.515 11.340 118.542 134.397 121.597 12.800

2 THP 2 14.450 14.450 14.450

II Chi thƣờng xuyên, chi khác 8.453 8.453 8.453

Tổng vốn đầu tƣ 4.515 11.340 141.445 157.300 144.500 12.800

1.1. Mục tiêu của hợp phần

Mục tiêu phát triển sinh kế nông thôn cấp huyện đƣợc cải thiện thông qua đầu tƣ các công trình

xây dựng cơ bản nhƣ đƣờng giao thông nông thôn, các công trình thuỷ lợi qui mô nhỏ, cung cấp

nƣớc sinh hoạt cho hộ hoặc nhóm hộ, xây dựng chợ tại một số xã chƣa có chợ nông thôn, nâng

cấp, khai hoang ruộng bậc thang ở những nơi đã có sẵn nền ruộng và hỗ trợ đầu tƣ ngành nghề

truyền thống, các hoạt động du lịch cộng đồng để thúc đẩy mối liên kết giữa sản xuất chế biến

đến tiêu thụ hàng hoá giúp phát triển kinh tế địa phƣơng một cách đa dạng, tăng thêm việc làm và

nâng cao thu nhập cho ngƣời nghèo.

1.2. Nguyên tắc của hợp phần

Các công trình phục vụ phát triển kinh tế huyện phân cấp do huyện làm Chủ đầu tƣ có sự giám

sát và hƣớng dẫn của Tỉnh.

Tất cả các hoạt động đều có sự tham vấn từ ngƣời dân, đấu thầu công khai, minh bạch, những

hạng mục không mang tính chất kỹ thuật ( nhân công đơn giản) khuyến khích ngƣời dân bản địa

tham gia và trả công lao động phù hợp để tạo thu nhập cho chính bản thân họ. Các công trình

không chồng chéo và trùng lắp với các chƣơng trình, dự án khác trên cùng địa bàn.

Các công trình nâng cấp hoặc xây mới phải đảm bảo một số tiêu chuẩn về giảm thiểu tác động rủi

ro thiên tai, không ảnh hƣởng tới môi trƣờng sinh thái ...

Hoạt động đa dạng hoá cơ hội liên kết thị trƣờng phải gắn với quyền lợi thiết thực của ngƣời bản

địa kết hợp với nền văn hoá dân tộc của địa phƣơng.

1.3. Tóm tắt cơ chế thực hiện hợp phần:

Ban quản lý dự án các huyện phải xây dựng các điều khoản giao việc (TOR) để làm căn cứ đầu tƣ

và lựa chọn các nhà thầu.

Page 43: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

43 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

Thủ tục đấu thầu, dựa vào hƣớng dẫn thủ tục đấu thầu của WB và luật đấu thầu của Việt Nam.

Hai phƣơng pháp đấu thầu chính sẽ đƣợc áp dụng chủ yếu cho hợp phần này là đấu thầu cạnh

tranh trong nƣớc (NCB) và chào giá cạnh tranh (Shoping) ƣu tiên những nhà thầu thể hiện trong

hồ sơ sử dụng tối đa lao động thủ công của địa phƣơng.

Dự án khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động nghề truyền thống, du lịch cộng đồng, ý tƣởng kinh

doanh mới, phát triển chuỗi giá trị thị trƣờng. Đối tƣợng đƣợc hỗ trợ là hộ gia đình, nhóm hộ và

cộng đồng.

1.4. Nội dung hoạt động của hợp phần 1 – Phát triển kinh tế huyện:

1.4.1. Tiểu hợp phần 1.1 - Đầu tƣ phát triển kinh tế:

Tổng vốn đầu tƣ cho tiểu hợp phần này là 134,397 tỷ đồng, vốn nguồn WB là 121,597 tỷ đồng

(tƣơng đƣơng 90% vốn WB của hợp phần) và đối ứng 12,800 tỷ đồng.

Đƣờng giao thông nông thôn: Đƣợc đầu tƣ mới và nâng cấp các loại đƣờng phục vụ cho

nhu cầu phát triển nông nghiệp gồm sản xuất lúa nƣơng, kết nối với các cơ sở sản xuất

nhỏ và những cây cầu, cống qua khe suối đƣợc đầu tƣ để đảm bảo vận chuyển và đi lại dễ

dàng, đặc biệt là mùa mƣa.

Thuỷ lợi nhỏ: phục vụ cho tƣới tiêu và kết hợp cung cấp nƣớc sinh hoạt cho ngƣời dân, hệ

thống kênh mƣơng, phai, đập nhỏ.

Cung cấp nƣớc sinh hoạt và vệ sinh môi trƣờng: công trình cấp nƣớc tập trung cho thôn,

bản, xây dựng bể nƣớc hoặc các phƣơng tiện chứa nƣớc khác phục vụ nhóm hộ hoặc hộ

khó khăn, giếng khoan, giếng đào, các công trình hố xí hợp vệ sinh.

Cung cấp nguồn năng lƣợng sạch tái sinh: Sẽ dựa và kết quả thực hiện thí điểm trƣớc khi

triển khai.

Chợ nông thôn: Xây mới và nâng cấp các chợ trên địa bàn xã và một số thôn.

Khai hoang, xây dựng nƣơng ruộng bậc thang (cải tạo, nâng cấp, phục hồi ruộng trên cơ

sở có sẵn tránh phá rừng).

Một phần vốn tƣơng đƣơng 6,5 % vốn đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng của tiểu hợp phần này sẽ

đƣợc sử dụng lập quĩ duy tu, bảo dƣỡng, sửa chữa các công trình đầu tƣ.

Dự kiến các hoạt động đầu tƣ trong 18 tháng đầu tiên của dự án:

Trong giai đoạn 18 tháng đầu tiên dự kiến thực thiện 12 công trình cơ sở hạ tầng ƣớc tính vốn đầu

tƣ khoảng 15,1 tỷ đồng cho 867 hộ nghèo hƣởng lợi nhƣ công trình kiên cố hóa kênh mƣơng thủy

lợi, cầu treo, nƣớc sinh hoạt. Đây là những công trình mang tính chất cấp bách phục vụ cho những

vùng đang rất thiếu và cần thiết phải đƣợc đầu tƣ ngay phục vụ cho sản xuất và đời sống của

ngƣời dân trong vùng.

1.4.2. Tiểu hợp phần 1.2 - Đa dạng hoá các cơ hội liên kết thị trƣờng và vốn hỗ trợ sáng kiến:

Tổng vốn đầu tƣ của tiểu hợp phần là 14,45 tỷ đồng (tƣơng đƣơng 10% vốn WB của hợp phần),

trong đó vốn WB tài trợ toàn bộ.

Những thách thức và tiềm năng

- Nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp ở vùng dự án nhìn chung năng xuất thấp do địa hình,

giống, tập quán thâm canh lạc hậu (nhất là khu vực ngƣời dân tộc thiểu số), nguyên liệu

đầu vào và sản phẩm đầu ra đều phụ thuộc và tƣ thƣơng nhỏ lẻ nên giá trị gia tăng còn

Page 44: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

44 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

thấp hơn nữa vùng này thƣờng hay gặp thiên tai có khi dẫn đến mất trắng không thu

hoạch đƣợc sản phẩm. Bởi vậy, việc hỗ trợ khuyến khích ngƣời dân áp dụng khoa học và

công nghệ mới vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thì đào tạo, hƣớng dẫn thực tế và sự trợ

giúp ban đầu của dự án là hết sức cần thiết và có hiệu quả.

- Chế biến và tiểu thủ công nghiệp: Sản phẩm nông nghiệp chính của vùng dự án chủ yếu

là lúa, ngô, đậu tƣơng và sắn mới chỉ đƣợc sơ chế để sử dụng trong gia đình hoặc buôn

bán nhỏ lẻ chứ chƣa đƣợc chế biến sâu để có giá trị cao hơn. Ngành nghề truyền thống

nhƣ thêu, dệt thổ cẩm chủ yếu là tự phát và theo phƣơng pháp truyền thống do đó chất

lƣợng sản phẩm chƣa cao, giá trị thấp nếu đƣợc đầu tƣ áp dụng công nghệ mới và đào tạo

cho ngƣời lao động cùng với hỗ trợ tìm kiếm thị trƣờng đầu ra thì việc phát triển sản xuất

tạo công ăn việc làm, sử dụng nguyên liệu và nhân công tại địa phƣơng là rất khả thi và

tạo động lực phát triển kinh tế cho vùng dự án.

- Văn hóa truyền thống và tổ chức hoạt động: Vùng dự án có nhiều dân tộc, mỗi dân tộc

đều có nét văn hóa và sản phẩm đặc thù nhƣ thổ cẩm, dƣợc liệu, ẩm thực...tuy nhiên mới

chỉ tự phát, nhỏ lẻ chƣa đƣợc tổ chức sản xuất và phân phối sản phẩm thành hệ thống nên

giá trị hàng hóa còn thấp, vì vậy đào tạo, chuyển giao các sản phẩm và công nghệ mới

cùng với việc tổ chức sản xuất, phát triển thị trƣờng, tổ chức thành các nhóm nông dân

cùng làm việc và chia sẻ lợi ích với nhau là cần thiết song song với việc này là cần tăng

cƣờng hỗ trợ các dịch vụ công và đặc biệt là hỗ trợ cho những ngƣời, tổ chức làm công

việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, quản lý.

- Đánh giá chung: Tỉnh Điện Biên với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội cùng với những

thách thức và tiềm năng phát triển đã đƣợc xác định, các hoạt động đa dạng hoá chuỗi

liên kết thị trƣờng nhằm thúc đẩy chuỗi giá trị thị trƣờng trong đấy khuyến khích các tổ

chức, cá nhân cùng liên kết lại để hỗ trợ nhau cùng phát triển sản xuất kinh doanh, tạo ra

các giá trị gia tăng cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, ngành nghề mới, ý tƣởng kinh doanh

mới trong sản xuất nông nghiệp cũng nhƣ chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Mục đích cuối

cùng là tạo điều kiện cải thiện đời sống của nông dân.

Tổ chức thực hiện và quản lý:

Ban quản lý dự án Huyện quản lý toàn bộ các hoạt động. UBND xã thực hiện theo dõi giám sát

các hoạt động này theo đúng pháp luật.

Dự án hỗ trợ khuyến khích ngƣời dân và các tổ chức tham gia các tiểu dự án này tham quan học

hỏi kinh nghiệm các đơn vị đã tổ chức thực hiện thành công các mô hình tƣơng tự để hoàn thiện

công việc của mình. Trong quá trình thực hiện cần có sự liên hệ chặt chẽ với các hoạt động của

các tiểu hợp phần 2.2 – Hỗ trợ sản xuất và kinh doanh nhỏ trong hợp phần Ngân sách phát triển

xã và tiểu hợp phần 3.6 – Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh nhỏ.

Các hoạt động của các tiểu hợp phần này có mức độ bổ sung cho nhau khá lớn. Nếu tính sơ bộ thì

ngân sách cho các tiểu hợp phần 2.2 không nhỏ so với ngân sách của tiểu hợp phần 1.2, thậm chí

tiểu hợp phần 2.2 có ngân sách còn lớn hơn. Tuy nhiên nếu tiểu hợp phần 1.2 chỉ áp dụng ở một

số xã thì phụ thuộc vào ngân sách cụ thể của tiểu hợp phần cho mỗi xã. Vì vậy, cả 3 tiểu hợp

phần này cần đƣợc lập kế hoạch lồng ghép với 1.2 để tránh chồng chéo và bổ sung tốt cho nhau.

Tuỳ vào năng lực và kết quả thực hiện của xã và huyện mà có thể hỗ trợ thêm cho các đơn vị thực

hiện tốt, hiệu quả cao đồng thời có thể xem xét rút bớt sự hỗ trợ đối với những đơn vị thực hiện

kém để dành vốn cho các hoạt động có hiệu quả hơn.

Page 45: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

45 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

Các nghiên cứu và phân tích để tìm ra các hoạt động đầu tƣ phát triển sinh kế sẽ do các viện

nghiên cứu, các công ty có năng lực thực hiện có phối hợp chặt chẽ với Ban QLDA huyện và các

bộ phận liên quan của UBND huyện. Ban QLDA tỉnh sẽ chuẩn bị các điều khoản giao việc với sự

hỗ trợ về kỹ thuật của Ban điều phối Trung ƣơng và Ngân hàng Thế giới (WB). Các nghiên cứu và

phân tích này sẽ bao trùm luôn cả phạm vi của tiểu hợp phần 2.2 để các xã dự án có thể sử dụng

kết quả nghiên cứu.

Các đại diện phù hợp của khu vực kinh tế tƣ nhân đƣợc xác định là những ngƣời có nguồn thông

tin để tham khảo và sẽ đƣợc tham vấn trong quá trình nghiên cứu. Trong lĩnh vực hỗ trợ thứ hai, dự

án sẽ khuyến khích các nhóm hộ cùng sở thích hoặc các hợp tác xã bắt đầu tham gia vào kinh

doanh thông qua việc hỗ trợ tập huấn về định hƣớng kinh doanh và hỗ trợ tiếp cận với các nguồn

tín dụng. Với lĩnh vực hỗ trợ thứ ba (ý tƣởng, sáng kiến kinh doanh), dự án sẽ tài trợ cho Cuộc thi

Sáng kiến kinh doanh đƣợc tổ chức hàng năm ở các huyện. Các doanh nghiệp nhỏ, các hợp tác

xã, các nhóm hộ sẽ đƣợc mời tham gia và đề xuất các ý tƣởng kinh doanh mới. Các đề xuất sẽ do

một ban Giám khảo ở từng tỉnh kiểm tra, đánh giá theo các tiêu chí chính bao gồm các tác động

đối với các hộ nghèo và tính bền vững. Dự án sẽ tài trợ cho các đề xuất thắng cuộc, cũng nhƣ tạo

cơ hội tiếp cận tới các nguồn tài chính và chuyên môn kỹ thuật phù hợp. Chi tiết thủ tục thực hiện

tiểu hợp phần này sẽ đƣợc hƣớng dẫn chi tiết trong PIM.

Vài đề xuất lựa chọn xã tham gia và các tiểu dự án thực hiện các hoạt động của tiểu hợp phần 1.2:

Tất cả các huyện dự án đều có đƣợc tham gia tiểu hợp phần, trong mỗi huyện chọn một số

xã có điều kiện để tham gia thực hiện tiểu hợp phần này theo tiêu chí nhƣ sau:

- Xã có khả năng phát triển ngành nghề mới

- Xã khó khăn nhƣng có tiềm năng chƣa đƣợc khai thác

- Xã có ngành nghề và có tính chất là trung tâm có tác dụng lan tỏa đối với những sản phẩm

và xã lân cận

Trong quá trình thực hiện sẽ lựa chọn một số xã có đủ năng lực để thí điểm thực hiện trƣớc

từ đó rút kinh nghiệm để thực hiện trên những xã còn lại một cách có hiệu quả nhất cho

ngƣời nghèo.

Một số hoạt động đề nghị có thể đƣa vào tiểu hợp phần này nhƣ sau:

Các hoạt động đƣợc hỗ trợ:

Dƣới đây là gợi ý một số hoạt động có thể đƣợc hỗ trợ của tiểu hợp phần này.

- Sáng kiến kinh doanh mới

- Đầu tƣ và phát triển ngành nghề (gồm cả sơ chế nông sản)

- Đăng ký thƣơng hiệu bản quyền đối với sản phẩm đặc sản

- Phát triển hoạt động du lịch cộng đồng

- Phát triển sản phẩm mới, ngành mới

- Chế biến tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị.

- Cung cấp thông tin về thị trƣờng cho nông dân.

Các đối tƣợng đƣợc hỗ trợ:

- Hộ gia đình

Page 46: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

46 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

- Nhóm hộ

- Hợp tác xã, nhóm cộng đồng

Các hoạt động trong tiểu hợp phần này sẽ đƣợc đầu tƣ thí điểm trƣớc khi thực hiện trong toàn địa

bàn dự án. Các qui trình thực hiện chi tiết sẽ do tƣ vấn kỹ thuật tiếp tục hoàn thiện và hƣớng dẫn

trong "Sổ tay hƣớng dẫn thực hiện dự án".

Trong giai đoạn 18 tháng đầu tiên của dự án sẽ chƣa đầu tƣ các hoạt động của tiểu hợp phần này

mà sẽ chỉ tập trung nghiên cứu các mô hình, sản phẩm, thị trƣờng, tập quán của ngƣời dân trong

vùng, thuê các đơn vị tƣ vấn có kinh nghiệm để nghiên cứu. Có thể tham khảo các mô hình, cách

làm của các tỉnh đã thực hiện thành công các hoạt động tƣơng tự để tìm ra những hoạt động phù

hợp với địa phƣơng, sau đó tiến hành đầu tƣ thử nghiệm, rút kinh nghiệm trƣớc khi nhân rộng đầu

tƣ trên địa bàn vùng dự án trong thời gian 42 tháng còn lại của dự án.

2. Hợp phần 2 - Ngân sách Phát triển xã:

Tổng số vốn đầu tƣ cho hợp phần này là 101,150 tỷ đồng tƣơng đƣơng 35% tổng vốn WB phân bổ

cho tỉnh, vốn WB tài trợ toàn bộ hợp phần này. (Chi phí thẩm định và thẩm tra quyết toán các tiểu

dự án thuộc hợp phần này sẽ chi trả từ vốn đối ứng tại Hợp phần 4 và do Ban QLDA huyện quản

lý và chi tiêu để thuận tiện cho quản lý và hạch toán).

Hợp phần NSPTX này là sự nối tiếp thành công của Hợp phần Ngân sách PTX tại các tỉnh đã

tham gia Dự án giảm nghèo giai đoạn I. Một số điểm đặc trƣng và đổi mới của dự án so với giai

đoạn I đã thực hiện nhƣ tăng tỷ trọng vốn đầu tƣ cho hợp phần này (từ 15 lên 35 %), hỗ trợ sinh kế

và dịch vụ sản xuất, hỗ trợ hoạt động phát triển kinh tế xã hội của phụ nữ sẽ tạo thêm và duy trì

đƣợc động lực trong cho việc tăng cƣờng năng lực cho các xã và các cộng đồng địa phƣơng để họ

có thể trực tiếp quản lý các hoạt động đầu tƣ quy mô nhỏ (các xã là các chủ đầu tƣ) và các hoạt

động phát triển trong phạm vi địa phƣơng.

Các hoạt động liên quan đến sinh kế và các mục tiêu theo nhu cầu của phụ nữ sẽ đƣợc ƣu tiên.

Các tiểu dự án sẽ đƣợc chọn lựa thông qua quá trình lập kế hoạch có sự tham gia dƣới sự chỉ đạo

của Ban Phát triển xã cùng với hỗ trợ của các Hƣớng dẫn viên cộng đồng (CF).

Hoạt động lập kế hoạch sẽ đƣợc thực hiện hàng năm, và Ban Phát triển xã sẽ trình danh sách đề

xuất các tiểu dự án đƣợc chọn của từng năm lên Ban QLDA huyện thẩm định và sau đó trình lên

UBND huyện phê duyệt.

Chi tiết cơ cấu vốn phân bổ cho hợp phần này xem bảng dƣới đây

Bảng tổng hợp vốn Hợp phần II – Ngân sách phát triển xã

Đơn vị tính : Triệu đồng

STT Nội dung

Vốn đầu tƣ chi tiết

18 tháng đầu Vốn chƣa

phân bổ

Tổng vốn đầu

tƣ Vốn WB

Vốn đối ứng 2010 2011

I Chi đầu tƣ 91.991 91.991 91.991

1 THP 1 44.450 44.450 44.450

2 THP 2 28.525 28.525 28.525

3 THP 3 19.016 19.016 19.016

II Chi thƣờng xuyên, chi khác 9.159 9.159 9.159

Tổng vốn đầu tƣ 101.150 101.150 101.150

Page 47: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

47 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

2.1. Mục tiêu của hợp phần:

Hợp phần này đƣợc đầu tƣ sẽ giúp cải thiện điều kiện sinh sống và sản xuất của các thôn bản nhờ

nâng cấp hoặc xây mới các cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ. Các cơ hội sinh kế của các hộ gia đình đa

dạng hóa, đời sống ngƣời dân nghèo sẽ đƣợc nâng cao hơn đồng thời sẽ góp phần làm cho sản

xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp của các xã đƣợc phát triển bền vững thông qua việc xã đƣợc tự lựa

chọn các dịch vụ khuyến nông, khuyến công, công nghệ chế biến, thú y,... phù hợp với nhu cầu

của họ từng bƣớc giúp ngƣời dân tiếp cận các nguồn hỗ trợ kỹ thuật và tín dụng khác.

Thông qua các hoạt động hỗ trợ theo nhu cầu ƣu tiên của phụ nữ sẽ nâng cao chất lƣợng cuộc

sống và vị thế của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số. Thực hiện phân cấp cho xã làm

chủ đầu tƣ thực sự sẽ làm tăng trách nhiệm quản lý các nguồn lực của xã.

2.2. Nguyên tắc của hợp phần:

Tất cả các thôn bản trong xã đều có các hoạt động đầu tƣ cơ sở hạ tầng qui mô nhỏ, các

cơ sở hạ tầng qui mô nhỏ này sẽ đƣợc kết nối với tiểu hợp phần 1.1 để đem lại hiệu quả

cao hơn cho ngƣời dân vùng dự án.

Trƣớc khi thực hiện hợp phần này, ngƣời dân (thôn bản) phải đƣợc tuyên truyền, tập huấn

bằng nhiều hình thức khác nhau nhƣ bảng tin, tờ rơi, truyền thanh, khuyến khích sử dụng

tiếng dân tộc, sách âm thanh. Có thể tổ chức các cuộc họp riêng cho phụ nữ để họ đƣa ra

các ý tƣởng, đề xuất các ý kiến phù hợp với họ.

Xã làm chủ đầu tƣ tất cả các tiểu dự án trong hợp phần này, cộng đồng đƣợc tham gia

trong suốt quá trình hoạt động của dự án từ lập kế hoạch, thực hiện, giám sát đánh giá dự

án.

Hợp phần NSPTX đƣợc lập kế hoạch hàng năm dựa trên các đề xuất của ngƣời dân từ cấp

thôn bản.

NSPTX đƣợc tài trợ bằng 100% vốn vay WB và khuyến khích đóng góp tự nguyện của

ngƣời dân tham gia bằng nguyên vật liệu sẵn có và công lao động.

Mỗi tiểu dự án đầu tƣ quy mô nhỏ với số vốn không vƣợt quá 100 triệu đồng, khuyến khích

cộng đồng tự thực hiện.

Việc lựa chọn các tiểu dự án của hợp phần đƣợc căn cứ vào danh mục các tiểu dự án hợp

lệ và các tiểu dự án không hợp lệ đƣợc nêu trong sổ tay hƣớng dẫn thực hiện dự án.

Tất cả các xã trong dự án đều đƣợc thực hiện hợp phần NSPTX, đảm bảo tất cả các thôn

bản đều đƣợc đầu tƣ và tham gia các hoạt động của hợp phần, ƣu tiên các thôn xa trung

tâm xã.

Chi phí cho hoạt động của Ban phát triển xã đƣợc tính bằng 6 % tổng vốn cho hợp phần

này.

Tỉnh Điện Biên sẽ thực hiện hợp phần NSPTX đƣợc bắt đầu từ năm 2012.

Việc phân bổ vốn đầu tƣ cho các xã đƣợc dựa theo tiêu chí nhƣ dƣới đây đảm bảo tính hợp lý,

công bằng và minh bạch và Phƣơng pháp tính điểm làm cơ sở phân bổ vốn đầu tƣ sẽ đƣợc công

bố cụ thể để các xã làm căn cứ đề xuất các hoạt động của xã mình.

Cơ sở pháp lý trong quản lý và thực hiện hợp phần: Trƣớc mắt, việc quản lý hợp phần NSPTX sẽ

dự kiến theo các quy định của Thông tƣ số 90/2003/TT-BTC ngày 24/9/2003 của Bộ Tài chính và

Phần 3 Sổ tay Hƣớng dẫn thực hiện dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc (ban hành theo

Page 48: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

48 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

công văn 4497/BKH-KTNN ngày 19/7/2004 của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ). Trong giai đoạn thiết kế

dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ tiếp tục trao đổi, thảo luận với Bộ Tài chính và Ngân hàng Thế giới

để có những điều chỉnh, bổ sung và ban hành các hƣớng dẫn phù hợp với giai đoạn 2.

2.3. Tóm tắt cơ chế thực hiện hợp phần

Thủ tục đấu thầu dựa vào cộng đồng là chính (sẽ đƣợc áp dụng nhƣ giai đoạn 1 ở các tỉnh

đã thực hiện), một số có thể tự thực hiện. Ban giám sát xã chịu trách nhiệm giám sát thi

công các hoạt động của dự án trên địa bàn trong đó đặc biệt lƣu ý các hoạt động của hợp

phần NSPTX đảm bảo công khai minh bạch tránh thất thoát.

Cán bộ CF chịu trách nhiệm giúp đỡ các xã từ khâu xây dựng kế hoạch năm, thực hiện,

thanh quyết toán toàn bộ các hoạt động các tiểu hợp phần (chỉ đƣợc hỗ trợ, không đƣợc

làm thay).

Những công trình phức tạp đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn cao hơn thì có thể thuê tƣ vấn thiết

kế, giám sát để đảm bảo chất lƣợng công trình theo qui định của Chính phủ. Với các công

trình đơn giản khuyến khích tận dụng lao động địa phƣơng để tạo công ăn việc làm tăng

thu nhập cho ngƣời dân.

Khuyến khích các hộ nghèo, các cá nhân, tổ chức tham gia các hoạt động học hỏi, tìm

kiếm các cơ hội, các ý tƣởng để phát triển sinh kế cho ngƣời nghèo.

Hội phụ nữ có thể tổ chức các cuộc họp riêng của mình để cùng bàn bạc lựa chọn các

hoạt động phù hợp để thực hiện tiểu hợp phần 2.3 của mình (nếu có điều kiện bố trí một

ngƣời phụ trách chuyên giúp đỡ phụ nữ từ khâu lập kế hoạch đến thực hiện, theo dõi giám

sát)

2.4. Nội dung hoạt động:

Hợp phần này đƣợc đầu tƣ cho cấp thôn bản, xuất phát từ thôn bản. Nội dung hoạt động của

các tiểu hợp phần này phải đƣợc tuân theo các nguyên tắc chung của hợp phần đã kể ở trên.

Dƣới đây là nội dung của từng tiểu hợp phần của hợp phần Ngân sách phát triển xã.

2.4.1. Tiểu hợp phần 2.1 - Cải thiện cơ sở hạ tầng thôn bản:

Tổng vốn dự kiến 44,450 tỷ đồng trong đó vốn WB tài trợ toàn bộ.

Mục tiêu hoạt động của tiểu hợp phần này đƣợc lồng ghép với tiểu hợp phần 1.1 (phát triển kinh tế

huyện), tuy nhiên các loại hình đầu tƣ theo qui mô nhỏ tại các thôn bản mang tính chất phục vụ

nhu cầu sản xuất trực tiếp cho hộ và nhóm hộ nghèo. Các hoạt động do chính thôn bản đề xuất

và những ngƣời tham gia đấu thầu là những tổ chức, cá nhân có tay nghề đáp ứng yêu cầu công

việc tại địa phƣơng cùng với sự trợ giúp của hƣớng dẫn viên cộng đồng (CF) và các cán bộ của

huyện (sẽ có sổ tay hƣớng dẫn cụ thể).

Các hoạt động dự kiến đầu tƣ bao gồm:

Đƣờng thôn bản và liên thôn bản có bề mặt cho xe cơ giới có thể lƣu thông hàng hóa, cống thoát

nƣớc, ngầm, tràn, cầu treo qua suối, công trình vệ sinh công cộng, chuồng gia súc, kênh, mƣơng

nội đồng, phai nhỏ, mua sắm các loại loa đài và hệ thống truyền thanh (cho xã, thôn bản chƣa có

hoặc đã hƣ hỏng)

Một phần vốn tƣơng đƣơng 6,5 % vốn đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng của tiểu hợp phần sẽ đƣợc sử

dụng lập quĩ cho việc bảo dƣỡng, sửa chữa nhỏ các công trình công cộng tại thôn bản.

2.4.2. Tiểu hợp phần 2.2 - Hỗ trợ sinh kế và dịch vụ sản xuất:

Page 49: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

49 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

Tổng vốn dự kiến cho tiểu hợp phần là 28,525 tỷ đồng trong đó đƣợc đầu tƣ toàn bộ bằng vốn

WB.

Tiểu hợp phần này đƣợc đầu tƣ với mục đích hỗ trợ sinh kế, sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhƣ chế

biến và tiêu thụ sản phẩm, cung cấp hàng hóa, dịch vụ, nguyên liệu đầu vào sản xuất cho ngƣời

dân. Do đặc điểm ngƣời dân tộc còn hạn chế về trình độ nên khó có thể tự làm mà cần đƣợc hỗ

trợ theo nhóm hộ, hợp tác xã để có thể cùng nhau phát triển sản xuất kinh doanh dựa trên những

gì đang có hoặc nguồn sẵn có cùng với sự hỗ trợ của dự án để đẩy mạnh hoạt động đó từ khâu

sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm tạo ra công ăn việc làm thu nhập cho ngƣời dân nghèo trong vùng

dự án.

Ngoài ra dự án khuyến khích tổ chức những chuyến tham quan ,trao đổi kinh nghiệm từ những

thành công và thất bại ở các dự án khác để đúc rút kinh nghiệm chọn ngành nghề phù hợp và

mang lại hiệu quả cao.

Vùng dự án chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, các loại hình dịch vụ gần nhƣ chƣa có gì, ngành chế

biến chủ yếu là sơ chế các sản phẩm nông nghiệp có giá trị thấp dùng cho tiêu thụ tại gia đình và

địa phƣơng là chính chƣa có giá trị trao đổi ra bên ngoài. Với sự đầu tƣ của dự án hỗ trợ phát triển

sinh kế và dịch vụ sản xuất có thể đề xuất một số hoạt động nhƣ sau:

Tăng năng suất cây trồng và vật nuôi thông qua các hoạt động khuyến nông do ngƣời dân tự lựa

chọn. Dự án hỗ trợ giống cây trồng và vật nuôi, cán bộ khuyến nông tập huấn cho các nhóm hộ

một cách cụ thể, dễ hiểu và đƣợc tiến hành chính trên đồng ruộng hoặc gia súc của chính họ.

Tăng cƣờng sơ chế để tăng giá trị sản phẩm của nhóm hộ hoặc hợp tác xã.Thông qua chế biến

giá trị sản phẩm nông nghiệp tăng lên sẽ góp phần tạo công ăn việc làm và cải thiện thu nhập cho

ngƣời dân. Các đầu tƣ và hoạt động chế biến sau thu hoạch là rất hứa hẹn đối với vùng nông thôn

miền núi Điện Biên, đặc biệt đối với các sản phẩm nông nghiệp chính nhƣ ngô và đậu tƣơng nhƣ

Máy tách hạt ngô, đậu

Hệ thống sấy và bảo quản ngô, đậu

Chuồng nuôi lợn và bể biogas

Thiết bị chế biến (thức ăn gia súc, sữa đậu nành, nấu rƣợu…)

Cải thiện điều kiện sống cho ngƣời dân thông qua hoạt động thƣơng mại, du lịch

Các hoạt động thị trƣờng (Giúp đỡ những hộ nghèo tham gia hoạt động và lƣu thông các

sản phẩm hàng hóa để bán ra thị trƣờng tăng thêm thu nhập)

Các hoạt động tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm giữa các xã trong tỉnh

Các hoạt động dịch vụ khác liên quan

Do ở vùng sâu, nghèo ngƣời dân khó tiếp cận đƣợc với thông tin thị trƣờng cũng nhƣ công nghệ

sản xuất mới nên việc phát triển các dịch vụ hỗ trợ nhƣ xây dựng cơ sở sơ chế và máy móc thiết

bị, đào tạo nghề cần đƣợc triển khai ngay từ đầu dự án. Dự án sẽ góp phần giúp ngƣời dân nghèo

từng bƣớc một cải thiện điều kiện sống hiện nay của họ ngày một tốt hơn.

Điều kiện triển khai các hoạt động:

Các hoạt động khuyến nông, lâm, ngƣ, thú y do xã trực tiếp ký hợp đồng với các cơ quan huyện

nhƣ: trạm khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y…

Page 50: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

50 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

Các mô hình sản xuất nông, lâm ngƣ nghiệp theo nhóm hộ: do dân bình chọn các hộ tham gia

trên nguyên tắc có cả hộ nghèo và hộ khá cùng tham gia (tỉ lệ hộ khá không vƣợt quá 20% tổng

số hộ tham gia mỗi mô hình).

Các hoạt động trong tiểu hợp phần này sẽ đƣợc đầu tƣ thí điểm trƣớc khi thực hiện trong toàn địa

bàn dự án. Các qui trình thực hiện chi tiết sẽ do tƣ vấn kỹ thuật tiếp tục hoàn thiện và hƣớng dẫn

trong "Sổ tay hƣớng dẫn thực hiện dự án".

2.4.3. Tiểu hợp phần 2.3 - Hỗ trợ hoạt động phát triển kinh tế xã hội theo nhu cầu của phụ nữ:

Tổng vốn đầu tƣ cho tiểu hợp phần là 19,016 tỷ đồng, trong đó vốn WB tài trợ toàn bộ. Hợp phần

này sẽ dành để đầu tƣ hỗ trợ các nhóm phụ nữ có cùng sở thích tham gia tổ chức, thực hiện các

hoạt động nhƣ sản xuất các sản phẩm thủ công, các nghề truyền thống nhƣ đan lát, thêu thùa,

chăn nuôi, hƣớng dẫn nuôi con khỏe dạy con ngoan... và các loại hoạt động đa dạng khác sẽ do

phụ nữ bàn bạc, đi đến thống nhất cùng thực hiện.

Phƣơng pháp triển khai: các nhóm cùng sở thích hỗ trợ lẫn nhau, ngƣời biết dạy ngƣời chƣa biết,

trao đổi kinh nghiệm để cùng nhau vƣợt khó khăn tiến tới đủ ăn và làm giàu.

Trong vùng dự án lực lƣợng lao động nữ là khá lớn, chiếm đến quá nửa số lao động trong độ tuổi

và thực tế tham khảo ý kiến của phụ nữ xã thì phần lớn họ mong muốn đƣợc hỗ trợ tham gia sản

xuất tăng sản lƣợng cây trồng vật nuôi trực tiếp phục vụ đời sống cho gia đình nhƣ phát triển thâm

canh lúa, chăn nuôi lợn, gà, trâu, bò và tạo điều kiện để con cháu họ đƣợc học hành đầy đủ. Bên

cạnh đấy cũng có nhiều phụ nữ muốn đƣợc hỗ trợ cho những ngƣời phụ nữ không may mắn bị tật

nguyền hoặc hoàn cảnh gia đình khó khăn nhƣ ốm đau bệnh tật đây là những nhu cầu rất phù hợp

với nội dung dự án.

Đề xuất một số hoạt động hỗ trợ theo nhu cầu của phụ nữ nhƣ sau: (Sau khi dự án đi vào triển

khai khuyến khích phụ nữ học hỏi tìm hiểu, đề xuất các yêu cầu hỗ trợ phù hợp cho hoạt động của

mình)

Hỗ trợ Hội phụ nữ xã, nhóm phụ nữ thôn xây dựng và thực hiện kế hoạch cải thiện sinh kế

theo ƣu tiên của phụ nữ

Hỗ trợ phụ nữ tham gia các lớp xóa mù đối với những vùng dân tộc.

Hỗ trợ cho học sinh nghèo đến lớp thông qua sự phối hợp thực hiện giữa Hội phụ nữ xã

thôn và nhà trƣờng

Các hoạt động trong tiểu hợp phần này sẽ đƣợc đầu tƣ thí điểm trƣớc khi thực hiện trong toàn địa

bàn dự án. Các qui trình thực hiện chi tiết sẽ do tƣ vấn kỹ thuật tiếp tục hoàn thiện và hƣớng dẫn

trong "Sổ tay hƣớng dẫn thực hiện dự án".

2.5. Đề xuất một số hoạt động của hợp phần:

Để giúp vùng dự án thực hiện thành công hợp phần Ngân sách phát triển xã là một vấn đề quan

trọng, nhóm nghiên cứu kiến nghị hƣớng dẫn ngƣời dân tập trung vào một số hoạt động chính nhƣ

sau:

Đề xuất 1: Thâm canh tăng năng suất lúa nƣớc trên đất cấy 1 vụ

Kết quả mong đợi

- Năng suất lúa của các hộ tham gia mô hình tăng từ 15 -20%

- Sau khi dự án kết thúc 100% số bản áp dụng thâm canh lúa

Page 51: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

51 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

Phƣơng pháp tiến hành

- Xây dựng tiêu chí làm mô hình (hộ/ diện tích/bản tham gia mô hình).

- Tổ chức thăm quan, tập huấn kỹ thuật cho nông dân.

- Hỗ trợ vật tƣ kỹ thuật, theo dõi, giám sát thực hiện. (IPM)

- Tổ chức hội nghị đầu bờ, tuyên truyền nhân rộng trên địa bàn xã và huyện.

- Các điều kiện cần có để mô hình thành công

- Các hộ tham gia tổ chức thành nhóm để thƣờng xuyên chia sẻ kinh nghiệm.

- Diện tích làm mô hình chủ động nƣớc tƣới.

- Cán bộ kỹ thuật chỉ đạo vững kiến thức, nhiệt tình, thƣờng xuyên theo dõi

Đề xuất 2: Nuôi trâu ,bò nhốt vào mùa đông

Kết quả mong đợi

- Khi dự án kết thúc, 80% số hộ nuôi nhốt trâu vào mùa đông

- Giảm tỷ lệ trâu bị chết rét vào mùa đông

Phƣơng pháp tiến hành

- Truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi

- Tập huấn, hƣớng dẫn kỹ thuật tạo nguồn thức ăn tại chỗ (Ủ rơm, trồng cỏ) phòng bệnh,

làm chuồng chống rét.

- Hỗ trợ vật tƣ làm chuồng (tấm lợp, làm nền, công kỹ thuật …)

Điều kiện

- Các hộ phải tuân thủ đúng yêu cầu, có gỗ, có mặt bằng làm chuồng, thức ăn thô, tinh bột

cho trâu vào mùa đông.

- Có cán bộ chăn nuôi hƣớng dẫn cách tạo thức ăn, cách chống rét.

Đề xuất 3: Phát triển trồng cây thảo quả

Kết quả mong đợi

- Cải thiện đời sống cho 50 - 100 hộ/xã (tăng thu nhập)

- Liên kết với thị trƣờng Trung Quốc, có hợp đồng và giá bán ổn định

- Tạo thêm việc làm tại chỗ cho nông dân.

Phƣơng pháp tiến hành

- Đánh giá ngành hàng thảo quả

- Trồng bổ sung diện tích đã có, trồng mới, chăm sóc

- Hội nông dân hỗ trợ liên kết ngƣời sản xuất với thị trƣờng .

- Tập huấn kỹ thuật chăm sóc, sơ chế và bảo quản

Điều kiện cần có để thành công

- Qui hoạch vùng có đủ điều kiện cho cây phát triển . Hỗ trợ giống tốt.

Page 52: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

52 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

- Liên kết đƣợc thị trƣờng, giá cả tiêu thụ ổn định.

Ý nghĩa

- Nâng cao hiệu quả kinh tế của rừng, tăng độ che phủ rừng

- Tăng thu nhập của ngƣời dân ổn định sản xuất. Đa dạng các sản phẩm từ rừng

Đề xuất hoạt động khác:

STT Hoạt động Biện pháp áp dụng

1 Chọn lọc và sản xuất giống lúa (nƣớc, cạn). Tác động sinh kế kiểu nhóm hộ.

2 Canh tác đất dốc bền vững. Tác động sinh kế hộ (riêng lẻ).

Tác động sinh kế kiểu nhóm hộ.

3 Phát triển thảo quả, đỗ trọng và liên kết thị trƣờng Tác động sinh kế kiểu nhóm hộ.

4 Chế biến và bảo quản sắn khô Tác động sinh kế hộ (riêng lẻ).

Tác động sinh kế kiểu nhóm hộ.

5 Đào tạo đội ngũ cán bộ nông nghiệp (Trồng trọt, chăn

nuôi thú y)

Tác động gián tiếp để thay đổi nhận thức và

hành vi

6 Xây dựng điểm cung cấp vật tƣ nông nghiệp Tác động gián tiếp phát triển cơ sở hạ tầng cho

sản xuất và đời sống

7 Xây dựng quĩ quay vòng do phụ nữ tự quản Tác động gián tiếp để thay đổi nhận thức và

hành vi

8 Hạ tầng: Đƣờng giao thông; Điện lƣới; Thuỷ điện nhỏ,

nƣớc sạch

Tác động gián tiếp phát triển cơ sở hạ tầng cho

sản xuất và đời sống

9 Xây dựng lớp học mầm non và trang thiết bị Tác động gián tiếp phát triển cơ sở hạ tầng cho

sản xuất và đời sống

10 Đào tạo nghề cho thanh niên, giới, xoá mù cho phụ

nữ

Tác động gián tiếp để thay đổi nhận thức và

hành vi

11 Xây dựng nhà tiêu, hợp vệ sinh. Tác động gián tiếp để thay đổi nhận thức và

hành vi

Một số điều cần lƣu ý triển khai hợp phần

Lựa chọn đƣợc những ngƣời dân tộc có hiểu biết, biết tiếng phổ thông để truyền đạt kiến

thức (đào tạo) sau đó các hạt nhân nòng cốt này về tập huân lại cho nông dân.Lãnh đạo

địa phƣơng cùng ND chủ động đƣa ra các đề xuất, cũng nhƣ các phƣơng thức thực hiện

dự án tại xã.

Dự án cần có cán bộ có nhiều kinh nghiệm để hỗ trợ thức đẩy, đƣa ra sáng kiến, đồng thời

theo dõi giám sát hoạt động tại địa phƣơng thay vì giao hết cho cơ quan nhà nƣớc (ngƣời

cơ quan nhà nƣớc bận nhiều việc, có khi thiếu năng động và phƣơng pháp triển khai dự

án).

Lãnh đạo cấp tỉnh, huyện hỗ trợ chỉ đạo chặt chẽ, thƣờng xuyên cập nhật các hoạt động

để có các can thiệp kịp thời.Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan kỹ thuật trong và ngoài tỉnh

để giúp hỗ trợ thực hiện dự án nhằm cung cấp dịch vụ cho ngƣời dân chất lƣợng tốt nhất.

Đánh giá hiện trạng trạng (theo phƣơng pháp PRA) xác định các vấn đề cụ thể trƣớc khi

triển khai đặc biệt là các sinh kế liên quan đến ngành hàng (cây dƣợc liệu, dệt thổ cẩm…).

Đào tạo bồi dƣỡng nâng cao năng lực quản lý và giám sát dự án cho cán bộ xã. .

Page 53: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

53 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

Ngƣời dân phải thay đổi nhận thức, hành vi : từ ngƣời nhận hỗ trợ trƣớc đây trở thành ngƣời

đồng tham gia dự án. Truyền thông về dự án cho ngƣời dân (hiểu rõ mục đích, phƣơng

pháp tác động, vai trò của mối bên tham gia dự án).

Tác động của dự án theo nhóm hộ cùng sở thích để thuận lợi cho việc giám sát, hỗ trợ kỹ

thuật, chia sẻ kinh nghiệm. Tác động hoạt động trƣớc hết thông qua lực lƣợng nòng cốt là

ngƣời biết tiếng phổ thông (đọc, viết, nhận thức tốt).

Lựa chọn đoàn thể xã có nhân lực và có uy tín để phối hợp triển khai hoạt động.

3. Hợp phần 3 - Tăng cƣờng năng lực:

Tổng số vốn đầu tƣ của hợp phần này là 21,675 tỷ đồng (tƣơng đƣơng 7,5% vốn WB phân bổ cho

tỉnh) trong đó vốn WB tài trợ toàn bộ.

Hợp phần này nhằm mục đích nâng cao năng lực của chính quyền địa phƣơng và cộng đồng trong

việc lập kế hoạch, quản lý, thực hiện, giám sát, và duy trì các hoạt động liên quan đến dự án.

Ngoài ra, hợp phần này sẽ xúc tiến việc tăng cƣờng năng lực cho những ngƣời hƣởng lợi của dự

án thông qua việc phát triển các kỹ năng và bảo vệ tài sản không bị hƣ hỏng do thiên tai và các

rủi ro khác.

Chi tiết cơ cấu vốn đầu tƣ cho hợp phần xem bảng dƣới đây

Bảng tổng hợp vốn Hợp phần III – Tăng cƣờng năng lực

Đơn vị tính : Triệu đồng

STT Nội dung

Vốn đầu tƣ chi tiết

18 tháng đầu Vốn chƣa

phân bổ

Tổng vốn đầu

tƣ Vốn WB

Vốn đối ứng 2010 2011

1 Tiểu Hợp phần 1 180 4.120 4.300 4.300

2 Tiểu Hợp phần 2 300 240 4.760 5.300 5.300

3 Tiểu hợp phần 3 110 490 3.700 4.300 4.300

4 Tiểu hợp phần 4 4.475 4.475 4.475

5 Tiểu hợp phần 5 3.300 3.300 3.300

Tổng vốn đầu tƣ 590 730 20.355 21.675 21.675

3.1. Mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp thực hiện hợp phần:

Mục tiêu của hợp phần nhằm cải thiện năng lực của các cấp chính quyền và cộng đồng trong việc

lập kế hoạch, quản lý, thực hiện, giám sát và duy trì các chƣơng trình cải thiện sinh kế tại địa

phƣơng. Đào tạo, tăng cƣờng năng lực, kỹ năng nghề, bảo vệ tài sản giảm thiểu thiệt hại do thiên

tai và các rủi ro khác cho những ngƣời dân trong vùng dự án.

3.2. Nguyên tắc hợp phần:

Tất cả các cán bộ tham gia dự án phải đƣợc đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực trong quản lý,

điều hành dự án trong đó nhấn mạnh về các lĩnh vực chuyên môn nhƣ lập kế hoạch có sự tham

gia của ngƣời dân, quản lý dự án, đấu thầu mua sắm, chính sách an toàn xã hội, môi trƣờng, quản

lý tài chính, theo dõi và đánh giá dự án...việc đào tạo phải đƣợc nhắc lại nhiều lần.

Cán bộ ban phát triển xã phải đƣợc đào tạo trƣớc khi thực hiện hợp phần NSPTX

Page 54: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

54 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

Các hƣớng dẫn viên cộng đồng phải đƣợc đào tạo ngay sau khi đƣợc tuyển chọn.

Ƣu tiên đào tạo nghề cho các lao động trong độ tuổi nhất là các thanh niên chƣa có việc làm ở các

hộ nghèo về kỹ năng nghề để tăng cơ hội việc làm.

Ngƣời dân địa phƣơng đƣợc hỗ trợ tập huấn, thông tin tuyên truyền về phƣơng pháp bảo đảm an

toàn tài sản công và hộ gia đình trƣớc rủi do và thiên tai.

3.3. Tóm tắt cơ chế thực hiện hợp phần:

Hợp phần đào tạo sẽ đƣợc thực hiện theo hai giai đoạn nhƣ sau:

18 tháng đầu tiên của dự án sẽ thực hiện đào tạo các loại hoạt động nhƣ lập kế hoạch phát triển

kinh tế 5 năm. Đối với xã, thôn, bản: tổ chức các lớp đào tạo chức năng chủ đầu tƣ, quản lý môi

trƣờng, giám sát cộng đồng, lập phƣơng án phòng chống rủi do thiên tai, ngân sách phát triển xã.

Đối với huyện: tổ chức các lớp về thủ tục mua sắm đấu thầu, quản lý tài chính kế toán, phƣơng

pháp điều phối các hoạt động trên địa bàn, vận hành bảo trì cơ sở hạ tầng, kế hoạch quản lý dự

án (Dự kiến tổ chức 10 lớp đào tạo ƣớc tính kinh phí 590 triệu đồng năm 2010, năm 2011 tổ chức

21 lớp kinh phí khoảng 730 triệu đồng).

Giai đoạn 2 là 42 tháng tiếp theo của dự án thì sẽ căn cứ vào kết quả thực hiện của 18 tháng đầu

để tiếp tục đào tạo nhắc lại và thực hiện đào tạo mới cho các cán bộ tham gia dự án và các lớp

đào tạo kỹ năng nghề, tập huấn, thông tin tuyên truyền phƣơng pháp bảo đảm an toàn tài sản,

phòng chống giảm thiểu thiệt hại rủi do thiên tai cho cộng đồng vùng dự án.

Các bƣớc thực hiện hợp phần đào tạo:

Bƣớc 1: Xác định nhu cầu tăng cƣờng năng lực 18 tháng đầu tiên của dự án.

- Đối với cán bộ xã, thôn: Về các lĩnh vực chức năng chủ đầu tƣ, giám sát cộng đồng, quản

lý môi trƣờng, lập dự án phòng chống rủi ro thiên tai, thực hiện ngân sách phát triển xã,

vận hành bảo trì cơ sở hạ tầng.

- Đối với cán bộ Huyện, Tỉnh: Thủ tục mua sắm đấu thầu, quản lý tài chính kế toán,

phƣơng pháp điều phối các hoạt động trên địa bàn, kế hoạch quản lý dự án.

Bƣớc 2: Thực hiện các hoạt động tăng cƣờng năng lực của 18 tháng đầu tiên.

- Chỉnh sửa, áp dụng những tài liệu đào tạo đã có trong giai đoạn 1 của dự án cho phù

hợp với giai đoạn 2 (Giám sát cộng đồng, kế hoạch quản lý môi trƣờng, thủ tục đấu

thầu mua sắm, quản lý tài chính kế toán, vận hành bảo trì CSHT, Ngân sách PT xã).

- Đối với loại hình đào tạo mới cần xây dựng bài giảng nhƣ chức năng chủ đầu tƣ, lập kế

hoạch phòng chống thiên tai, phƣơng pháp điều phối các hoạt động trên địa bàn, kế

hoạch quản lý dự án.

- Xác định các đối tƣợng cần đƣợc đào tạo (nhất là ở cấp xã tránh trùng lặp, hoặc bổ sót

đối tƣợng cần đào tạo).

- Lựa chọn phƣơng pháp và tổ chức đào tạo: Căn cứ trên loại hình và đối tƣợng đƣợc

đào tạo để chọn phƣơng pháp phù hợp (ví dụ nhƣ cho cấp xã thôn cần đơn giản thậm

chí là cầm tay chỉ việc...) tổ chức chọn địa điểm, thời gian thích hợp để đào tạo có hiệu

quả.

Page 55: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

55 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

Bƣớc 3: Đánh giá kết quả đào tạo

- Kết thúc mỗi khóa học cần phải có bản đánh giá nhận xét từ phía học viên và giản

viên kết hợp với thực tế (Kiểm tra học viên, nhận xét của học viên về sự truyền đạt của

giảng viên và vận dụng thực tế).

- Sau 18 tháng, đánh giá toàn bộ kết quả thực hiện và trên cơ sở đó xác định nhu cầu

đào tạo cho 42 tháng tiếp theo.

- Đối với hoạt động đào tạo nghề, an toàn cho tài sản công và hộ gia đình cần xác định

rõ tiêu chí và cơ sở đào tạo phù hợp và có sự liên hệ với (theo) hệ thống giáo dục hiện

hành.

Bƣớc 4: Xây dựng chƣơng trình đào tạo tăng cƣờng năng lực cho 42 tháng còn lại.

Dự án rất khuyến khích nâng cao năng lực cho cộng đồng và cũng giành nguồn lực đáng

kể cho việc này vì vậy cần sự phối hợp chặt chẽ giữa tỉnh, huyện, xã liên tục rà soát, đề

xuất những nhu cầu, đối tƣợng cần đƣợc đào tạo để sử dụng tối đa, hiệu quả nguồn lực

này.

Bƣớc 5: Thực hiện các hoạt động đào tạo tăng cƣờng năng lực cho 42 tháng còn lại

Bƣớc 6 : Đánh giá kết quả thực hiện 42 tháng và toàn bộ hợp phần của dự án.

3.4 Nội dung các hoạt động đào tạo:

3.4.1. Tiểu hợp phần 3.1 Lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội:

Vốn đầu tƣ cho tiểu hợp phần này là 4,3 tỷ đồng, WB tài trợ toàn bộ. Hiện nay cán bộ cấp xã, thôn

thậm chí là cả cán bộ huyện còn yếu, ít đƣợc đào tạo, tham gia vào việc lập kế hoạch phát triển

kinh tế xã hội của địa phƣơng mình. Dự án sẽ hỗ trợ kinh phí, tổ chức đào tạo cho các cấp chính

quyền và cộng đồng địa phƣơng nâng cao nhận thức, nâng cao trình độ, vai trò của mình trong

việc lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm cho chính mình.

3.4.2. Tiểu hợp phần 3.2: Đào tạo cho cán bộ xã và thôn bản

Vốn đầu tƣ cho tiểu hợp phần này là 5,3 tỷ đồng, WB tài trợ toàn bộ. Đội ngũ cán bộ cấp xã, thôn,

bản là những ngƣời trực tiếp thực hiện dự án này cũng nhƣ thực hiện nhiều hoạt động quản lý,

giám sát... các hoạt động khác. Để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình họ cần đƣợc đào

tạo nâng cao trình độ về một số lĩnh vực chính nhƣ sau: Giám sát cộng đồng về CSHT; vận hành

và bảo trì CSHT; hƣớng dẫn thực hiện NSPTX; kế hoạch quản lý môi trƣờng; Sử dụng máy tính cơ

bản (word, excel); Kỹ năng thiết kế kỹ thuật cơ bản; Kỹ năng về kỹ thuật bảo trì cơ bản.

3.4.3. Tiểu hợp phần 3.3: Đào tạo cán bộ huyện:

Vốn đầu tƣ cho tiểu hợp phần này là 4,3 tỷ đồng WB tài trợ toàn bộ tiểu hợp phần này nhằm hỗ trợ

đào tạo nâng cao năng lực cho các cán bộ cấp tỉnh, huyện để giúp họ có thể hoàn thành tốt

nhiệm vụ của mình trong quản lý các hoạt động của dự án này cũng nhƣ các hoạt động khác của

mình. Một số hoạt động chính nhƣ sau: Thủ tục mua sắm và đấu thầu; quản lý tài chính kế toán;

lập kế hoạch và quản lý dự án; Giám sát và đánh giá dự án; Quản lý môi trƣờng; Sử dụng phần

mềm kế toán máy tính; Hệ thống thông tin quản lý; Quản lý hợp phần Ngân sách phát triển xã;

tiếng Anh, tiếng dân tộc thiểu số

Page 56: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

56 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

3.4.4. Tiểu hợp phần 3.4: Đào tạo kỹ năng và dạy nghề:

Vốn cho tiểu hợp phần này là 4,475 tỷ đồng đƣợc đầu tƣ toàn bộ từ vốn WB đầu tƣ hỗ trợ đào tạo

kỹ năng và dạy nghề cho cộng đồng đặc biệt là thanh niên và những ngƣời trong độ tuổi lao động

nhất là phụ nữ và phụ nữ dân tộc thiểu số giúp họ có đƣợc các kỹ năng trong công việc, có nghề

để sinh sống góp phần nâng cao mức sống cho ngƣời dân nghèo và cộng đồng.

Dự kiến một số khóa đào tạo nhƣ sau: Dạy nghề cho tầng lớp thanh niên và ngƣời trong độ tuổi

lao động (nghề rèn, dệt, mộc, sửa chữa...); Hỗ trợ cho phụ nữ ngƣời dân tộc tham gia học nghề

(cô nuôi dạy trẻ, bà đỡ dân gian…); Tập huấn cho các hộ kinh doanh nhỏ; Tập huấn cho các thợ

thủ công…

3.4.5. Tiểu hợp phần 3.5: Bảo đảm an toàn tài sản cộng đồng và hộ gia đình:

Tiểu hợp phần này có vốn đầu tƣ 3,3 tỷ đồng đầu tƣ toàn bộ bằng vốn WB để nhằm mục địch đào

tạo giúp cho ngƣời dân chủ động xây dựng kế hoạch giảm thiểu thiệt hại từ thiên tai đối với những

nơi thƣờng xuyên gặp rủi ro và có phƣơng pháp phòng chống bảo vệ tài sản của cộng đồng và hộ

gia đình một cách an toàn và hiệu quả.

Dự kiến một số hoạt động nhƣ sau: Tuyên truyền, đào tạo nâng cao nhận thức và đào tạo cán bộ

xã, thôn về bảo vệ an toàn tài sản công và hộ gia đình; Chuẩn bị các kế hoạch đối phó rủi ro tại

các địa bàn thƣờng xảy ra thiên tai; Xác định những địa điểm dễ bị rủi ro; Dự kiến phƣơng án/kế

hoạch di dân đến nơi an toàn; Các phƣơng pháp bảo vệ tái sản xuất của các hộ (quỹ hỗ trợ qui

mô nhỏ, xây chuồng trại cho gia súc…)

4. Hợp phần 4 - Quản lý dự án, giám sát và đánh giá:

Tổng số vốn của hợp phần là 42,1764 tỷ đồng trong đó WB là 21,675 tỷ đồng và vốn đối ứng

20,5014 tỷ đồng từ ngân sách Nhà Nƣớc.

Bảng tổng hợp vốn Hợp phần IV – Quản lý dự án, Giám sát và đánh giá

Đơn vị tính : Triệu đồng

STT Nội dung

Vốn đầu tƣ chi tiết

18 tháng đầu Vốn chƣa phân bổ

Tổng vốn đầu tƣ

Vốn WB Vốn đối

ứng 2010 2011

I Ban QLDA tỉnh 1.540 1.395 6.450 9.385 4.322,5 5.062,5

II Các Ban QLDA huyện 3.720 5.946,7 21.400 31.066,7 15.714 15.352,7

1 Mƣờng Chà 870 1.430,7 5.130 7.430,7 3.625 3.805,7

2 Tủa Chùa 870 1.430,7 5.130 7.430,7 3.625 3.805,7

3 Mƣờng Ẳng 930 1.430,7 5.130 7.490,7 3.625 3.865,7

4 Điện Biên Đông 1.050 1.654,7 6.010 8.714,7 4.839 3.875,7

III Chƣa phân bổ 1.724,7 1.724,7 1.638,5 86,2

Tổng vốn đầu tƣ 5.260 7.341,7 29.574,7 42.176,4 21.675 20.501,4

4.1. Mục tiêu của hợp phần:

Mục tiêu của hợp phần này đạt đƣợc khi các hoạt động của dự án này đƣợc quản lý chặt chẽ, điều

phối nhịp nhàng, kịp thời chính xác, giám sát mọi hoạt động của dự án từ quá trình xây dựng đề

xuất đầu tƣ, vận hành dự án đến thanh quyết toán một cách minh bạch công khai qua đó sử dụng

Page 57: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

57 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

hiệu quả từng đồng vốn đầu tƣ của dự án cho việc giảm nghèo, tạo dựng sinh kế, công ăn việc

làm cho dân nghèo nhất là khuyến khích ngƣời dân coi đó là công việc của chính mình, làm cho

chính mình.

Qua việc thực hiện tốt hợp phần này cũng giúp cho hệ thống quản lý các cấp tỉnh, huyện, xã của

Điện Biên hoạt động có hiệu quả và hiệu suất cao, cán bộ đƣợc nâng cao tinh thần trách nhiệm,

kinh nghiệm công tác.

4.2. Các nội dung hoạt động:

Các nội dung hoạt động của hợp phần này rất quan trọng nó góp phần to lớn vào sự thành công

của dự án, một số hoạt động của hợp phần này nhƣ sau: Giám sát và đánh giá; Kiểm toán và

kiểm tra nội bộ và độc lập; Truyền thông và trao đổi kinh nghiệm; Tƣ vấn hỗ trợ thực hiện hợp

phần NSPTX (Hƣớng dẫn viên cộng đồng); Điều phối và hƣớng dẫn chung cho toàn dự án; Trang

thiết bị phục vụ công việc; Chi phí quản lý hành chính; Chi phí thuê, sửa chữa hoặc xây dựng nhà

làm việc của Ban QLDA.

5. Quy trình lập kế hoạch dự án

5.1. Nguyên tắc để lựa chọn các hoạt động dự án

Cấp nào là chủ đầu tƣ của hoạt động dự án nào thì có trách nhiệm chủ trì để tham vấn với

cộng đồng hƣởng lợi và các bên có liên quan để lựa chọn, đề xuất các hoạt động dự án đó

và có trách nhiệm làm đầu mối và/hoặc chủ trì trong việc lồng ghép với các chƣơng trình,

dự án khác trên địa bàn.

Có sự tham vấn cộng đồng đầy đủ đối với hoạt động dự án, trừ một số hoạt động có tính

chất thƣờng xuyên, mang tính chất quản lý và nhất thiết phải có trong một dự án truyền

thống (quản lý dự án, giám sát, đánh giá, quản lý tài chính, đào tạo về thủ tục của nhà tài

trợ)

Các hoạt động dự án, đặc biệt các hoạt động sinh kế phải đƣợc lựa chọn theo một số tiêu

chí nhất định và quy trình thống nhất, sẽ đƣợc hƣớng dẫn chi tiết trong Sổ tay PIM.

5.2. Phƣơng pháp lựa chọn các hoạt động dự án từ các đề xuất

Đối với Dự án Giảm nghèo Điện Biên, các hoạt động dự án có thể đƣợc lựa chọn theo một số cách

khác nhau, lựa chọn theo quá trình và lựa chọn ngay một lần toàn bộ các hoạt động dự án/tiểu dự

án khi thiết kế dự án.

Cách lựa chọn thứ nhất: lựa chọn các hoạt động theo quá trình đầu tƣ có lợi thế là đáp ứng

tốt nhất đƣợc với các thay đổi nhanh chóng của kinh tế- xã hội của địa phƣơng, vùng dự

án cũng nhƣ của cả nƣớc, sát thực với nhu cầu đầu tƣ (vốn dĩ thay đổi nhanh chóng theo

thời gian). Tuy nhiên, cách tiếp cận này cũng có nhƣợc điểm là có thể dẫn tới chậm trễ

của quá trình triển khai dự án trong giai đoạn đầu thực hiện khi mà bộ máy dự án chƣa vào

guồng, các hỗ trợ kỹ thuật còn chƣa sẵn sàng và các tiểu dự án chƣa đƣợc lựa chọn thì

chƣa thể đầu tƣ đƣợc.

Cách tiếp cận thứ hai: lựa chọn các hoạt động ngay một lần tuy có lợi thế là ngay sau khi

khởi động dự án có thể tiến hành các hoạt động dự án đƣợc ngay, có thể sẽ có ít chậm trễ

hơn nhƣng cũng có bất lợi là với các hoạt động dự án đã đƣợc xác định cho các năm thứ

3-5 của dự án, tính “đáp ứng với các nhu cầu thực tế” sẽ thấp đi rất nhiều do yếu tố thời

gian. Tuy nhiên, việc thay đổi các hoạt động này cũng sẽ khá khó khăn, thậm chí không

thể do các cấp chính quyền đã cam kết với ngƣời dân về các tiểu dự án, việc thay đổi có

thể sẽ gây ra xung đột về lợi ích giữa các nhóm cộng đồng. Điều này có thể dẫn tới hiệu

quả đầu tƣ thấp, lãng phí nguồn lực, đầu tƣ chồng chéo...

Page 58: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

58 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

Nhƣ vậy, cách tiếp cận phù hợp, linh hoạt để tận dụng tối đa ƣu điểm, tránh các nhƣợc điểm của

hai cách tiếp cận nêu trên chính là phối hợp linh hoạt hai cách tiếp cận nêu trên. Với cách tiếp cận

này đƣợc thể hiện trong việc lựa chọn các hoạt động dự án nhƣ sau:

Các hoạt động dự án có tính chất thƣờng xuyên, mang tính quản lý, hành chính, đào tạo

thực sự cần thiết sẽ đƣợc xác định ngay trong quá trình thiết kế dự án;

Một số không nhiều hoạt động dự án sẽ đƣợc xác định ngay trong quá trình thiết kế dự án

cho 18 tháng đầu tiên, tuy nhiên các hoạt động này không có nghĩa là sẽ cố định mà có

thể đƣợc linh hoạt thay đổi trong quá trình đầu tƣ, nếu cần thiết.

Hầu hết các hoạt động dự án sẽ đƣợc lựa chọn theo quá trình, thông qua chu trình lập kế

hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm và hàng năm của địa phƣơng. Kế hoạch hoạt động

từng năm của dự án sẽ đƣợc trích ra từ kế hoạch 5 năm của từng huyện dự án.

5.3. Tóm tắt Quy trình lập kế hoạch Dự án

Kế hoạch thực hiện dự án sẽ bao gồm kế hoạch giai đoạn 2010- 2011 (18 tháng đầu tiên)

và giai đoạn 2012- 2015 (42 tháng còn lại). Các hoạt động từ năm 2011 sẽ là một phần

không tách rời của Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2011-2015 của Tỉnh. Dự án

sẽ hỗ trợ kỹ thuật và nguồn lực để rà soát và hoàn thiện các bản kế hoạch phát triển kinh

tế- xã hội 5 năm của từng huyện dự án và trên cơ sở đó, lập các bản Kế hoạch hoạt động

hàng năm.

Kế hoạch hoạt động năm 2010 (tháng7/2010-12/2010):

Các hoạt động dự án sẽ đƣợc lựa chọn ngay trong quá trình thiết kế dự án trên cơ sở lồng

ghép chặt chẽ với kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2010 của Tỉnh.

Kế hoạch hoạt động năm 2011:

Một số hoạt động dự án sẽ đƣợc lựa chọn ngay trong quá trình thiết kế dự án đồng thời với

quá trình lập kế hoạch hoạt động năm 2010 (bắt đầu từ tháng 6-7/2009). Các hoạt động

này nếu cần có thể sẽ đƣợc thay đổi trong quá trình lập kế hoạch hoạt động năm 2011

(bắt đầu từ tháng 6-7/2010).

Kế hoạch hoạt động năm cho 42 tháng tiếp theo.

Các hoạt động dự án sẽ đƣợc đề xuất theo từng năm thông qua thủ tục lập kế hoạch có sự

tham gia của cộng đồng tại cấp xã và thôn bản để lập Kế hoạch hoạt động năm. Các hoạt

động này sẽ là một phần không tách rời của Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-

2015 của các huyện dự án.

VI. THIẾT KẾ CƠ SỞ:

Thiết kế cơ sở là thiết kế đƣợc thực hiện trong giai đoạn lập Dự án đầu tƣ xây dựng công trình trên

cơ sở phƣơng án thiết kế đƣợc lựa chọn, bảo đảm thể hiện đƣợc các thông số kỹ thuật chủ yếu

phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn đƣợc áp dụng, là căn cứ để triển khai các bƣớc thiết kế tiếp

theo. Nội dung thiết kế cơ sở bao gồm phần thuyết minh và phần bản vẽ. Nội dung cụ thể của

Thiết kế cơ sở tham chiếu tới Điều 8 của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP.

Theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ban hành ngày 10/2/2009 về Quản lý dự án đầu tƣ xây dựng

công trình các dự án đầu tƣ cơ sở hạ tầng có tổng mức đầu tƣ dƣới 15 tỷ đồng thì không phải lập

thiết kế cơ sở do vậy báo cáo nghiên cứu khả thì này phần lớn sẽ không bao gồm thiết kế cơ sở

bởi dự án này bao gồm rất nhiều tiểu dự án không chỉ có tiểu dự án xây dựng cơ sở hạ tầng mà

còn nhiều tiểu dự án khác nữa nhƣ sinh kế, hỗ trợ, đào tạo...bảng dƣới đây cho thấy các tiểu dự án

nào của dự án này có phải lập hay không phải lập thiết kế cơ sở.

Page 59: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

59 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

Bảng đối chiếu lập việc lập thiết kế cơ sở

STT Quy mô, loại hình tiểu dự án cơ sở hạ tầng Có phải làm thiết kế cơ sở

hay không ?

1 Toàn bộ các tiểu dự án hạ tầng thuộc hợp phần Ngân sách

PTX (vốn đầu tƣ dƣới 100 triệu đồng)

Không

2 Tất cả các tiểu dự án đầu tƣ sơ sở hạ tầng thuộc hợp phần

phát triển kinh tế huyện có tổng mức đầu tƣ dƣới 15 tỷ đồng

(không bao gồm tiền sử dụng đất và trừ trƣờng hợp ngƣời

quyết định đầu tƣ thấy cần thiết phải lập Dự án đầu tƣ xây

dựng công trình)

Không

3 Tất cả các tiểu dự án hạ tầng có tổng mức đầu tƣ từ 15 tỷ

đồng trở lên (không bao gồm tiền sử dụng đất),

Phải lập

VII. KẾ HOẠCH GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG VÀ TÁI ĐỊNH CƢ.

Các hạng mục công trình dự kiến đƣợc đầu tƣ tại tỉnh Điện Biên theo nhu cầu đề xuất của ngƣời

dân chủ yếu là các công trình hạ tầng quy mô nhỏ phục vụ sản xuất và sinh kế ở cấp thôn bản, xã

và liên xã. Các công trình sẽ không phải di dân và tái định cƣ, các công trình của dự án dự kiến sẽ

không nằm ở vùng tái định cƣ của công trình thuỷ điện Sơn la cũng nhƣ không bị ảnh hƣởng đến

việc giải toả vùng lòng hồ thuỷ điện. Mục tiêu chung là giảm thiểu tối đa việc thu hồi đất và tài sản

trên đất của ngƣời dân, đặc biệt là đất canh tác.

Dự án sẽ lập một Khung Chính sách về Đền bù dựa theo nguyên tắc của Ngân hàng Thế giới

(WB) và các qui định của Chính phủ Việt Nam. Theo đó, tỉnh sẽ lập Kế hoạch Đền bù cho các

tiểu dự án có thu hồi đất và tài sản của ngƣời dân, tổ chức dựa trên Kế hoạch hàng năm của dự

án.

Sau đây là những nguyên tắc chung nếu có trƣờng hợp xảy ra về đền bù và tái định cƣ cần phải

tuân thủ:

1. Các nguyên tắc chủ yếu trong công tác giải phóng mặt bằng, tái định cƣ của Dự án nhƣ

sau:

Đƣợc đƣa lên hàng đầu là đảm bảo chính sách an toàn, giảm thiểu tác động xã hội cũng nhƣ bảo

tồn di sản, văn hóa khi triển khai Dự án.

Hạn chế tối đa việc thu hồi đất và tái định cƣ. Nếu cần phải thu hồi đất thì các kế hoạch thu hồi

đất phải đƣợc thực hiện với sự tham vấn của những ngƣời bị ảnh hƣởng bởi dự án. Các thủ tục, thể

chế sẽ đƣợc áp dụng để đảm bảo việc xây dựng, lập kế hoạch, tham vấn và thực hiện dự án có

hiệu quả và đúng thời hạn.

Thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá vào báo cáo các quá trình thực hiện thƣờng xuyên.

Công khai mọi thông tin, những ngƣời bị ảnh hƣởng bởi dự án sẽ đƣợc thông báo về khung chính

sách tại các cuộc họp cộng đồng. Mỗi hộ bị ảnh hƣởng sẽ đƣợc thông báo về quyền lợi của họ và

các khả năng lựa chọn đền bù.

Quy định của Ngân hàng thế giới về giải phóng mặt bằng và tái định cƣ:

- Chính sách an toàn môi trƣờng, tái định cƣ - WB - 2002.

- Sổ tay hoạt động về Tái định cƣ bắt buộc của Ngân hàng thế giới (OP/BP 4.12).

Quy định của Nhà nƣớc Việt Nam về giải phóng mặt bằng và tái định cƣ:

Page 60: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

60 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

- Luật số Đất đai 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003

- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật Đất đai.(điểm đ khoản 1,

điểm b khoản 2 điều 36; khoản 3 điều 42; khoản 2 điều 48; khoản 1, 2, 3, 4 điều 80; điều

81; điều 130; điều 145; điều 163; điều 164; điều 184 bị bãi bỏ bởi NĐ số 84/2007/NĐ-CP.

- Thông tƣ số 01/2005/TT-BTNMT ngày 13/04/2005 hƣớng dẫn thực hiện một số điều của

Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.

- Nghị định số 188/2004/NĐ-CP về phƣơng pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất

- Nghị định 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị

định số 188/2004/NĐ-CP về phƣơng pháp xác định giá đất và khung giá đất;

- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi

thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.

- Thông tƣ số 06/2007/TT-BTNMT ngày 02/07/2007 hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số

84/2007/NĐ-CP về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện

quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi nhà nƣớc thu hồi đất

đai.

- Thông tƣ liên tịch số 14/2008/TTLT-BTC-BTNMT ngày 31/01/2008 hƣớng dẫn thực hiện

một số điều của Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ về đất đai.

- Quyết định 512/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tƣ liên tịch số

14/2008/TTLT-BTC-BTNMT ngày 31/01/2008 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi

trƣờng hƣớng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày

25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định

cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.

- Công văn 721/TTg-KTN của Thủ tƣớng Chính phủ về việc giải quyết vƣớng mắc trong

công tác giải phóng mặt bằng.

- Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi

Nhà nƣớc thu hồi đất (khoản 6, 8 điều 8; điều 41,42; 47; 49; đoạn 2 khoản 2 điều 50 bị bãi

bỏ bởi Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007).

- Thông tƣ số 69/2006/TT-BTC ngày 02/08/2006 sửa đổi, bổ sung Thông tƣ số

116/2004/TT-BTC ngày 7/12/2004 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số

197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi

Nhà nƣớc thu hồi đất.

- Thông tƣ số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số

197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi

Nhà nƣớc thu hồi đất.

- Nghị định số: 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Thủ tƣớng Chính Phủ;

- Thông tƣ số 14/2009/TT - BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên Môi Trƣờng.

Page 61: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

61 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

2. Kế hoạch Đền bù và Tái định cƣ:

Dựa trên Khung Chính sách về Đền bù và Tái định cƣ (WB và của tỉnh), tỉnh sẽ lập Kế hoạch Đền

bù và Tái định cƣ cho các tiểu dự án có thu hồi đất và tài sản của ngƣời dân, tổ chức dựa trên Kế

hoạch năm. Khung giá đền bù dựa trên Bảng giá đất hàng năm do UBND Tỉnh ban hành .

Căn cứ pháp lý cho việc đền bù đất đai:

- Luật đất đai năm 2003.

- Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phƣơng pháp xác định

giá đất và khung giá các loại đất.

- Nghị định 123/2007NĐ-CP ngày 27/7/NĐ-CP của chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số

điều của Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ số 188/2004/NĐ-CP

ngày 16/11/2004 của Chính phủ.

- Thông tƣ số 114/2004/TT-BTC ngày 26/11/2004 của Bộ Tài Chính về hƣớng dẫn thực hiện

Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ.

- Các quy định của UBND tỉnh Điện Biên ban hành.

VIII- MÔI TRƢỜNG:

Dự án sẽ đầu tƣ xây dựng các công trình hạ tầng qui mô nhỏ phục vụ sản xuất nhƣ đƣờng giao

thông, cầu, công trình thủy lợi, nƣớc sạch, chợ… Các tiểu dự án có thể có những tác động ở mức

độ nhỏ về môi trƣờng trong quá trình xây dựng và vận hành.

Dự án sẽ không làm ảnh hƣởng lớn đến các hệ sinh thái tự nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên, vƣờn

quốc gia cũng nhƣ môi trƣờng sống của ngƣời dân trong khu vực dự án. Dự án sẽ tuân thủ tất cả

các qui định về bảo vệ môi trƣờng của Chính phủ Việt Nam cũng nhƣ các chính sách đảm bảo an

toàn về môi trƣờng của Ngân hàng Thế giới.

Trƣớc khi tiến hành xây dựng công trình thuộc phạm vi đầu tƣ của dự án cần tuân thủ qui định

của WB và Chính phủ Việt Nam theo các qui định sau:

1. Các Quy định của Ngân hàng thế giới:

- Chính sách an toàn môi trƣờng, tái định cƣ - WB - 2002.

- Sổ tay hoạt động về đánh giá môi trƣờng của Ngân hàng thế giới OP/BP 4.01

- Sổ tay hoạt động về sinh cƣ tự nhiên của Ngân hàng thế giới OP/BP 4.04

- Sổ tay hoạt động về rừng của Ngân hàng thế giới OP/BP4.36

2. Các Quy định của Nhà nƣớc Việt Nam.

- Luật số 52/2005/ QH11 ngày 29/11/2005 bảo vệ môi trƣờng.

- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 về việc quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi

hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trƣờng. (sửa đổi bởi Nghị định số 21/2008/NĐ-CP

ngày 28/02/2008)

- Nghị định số 140/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 quy định việc bảo vệ môi trƣờng trong các

khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch,

chƣơng trình và các dự án phát triển.

Page 62: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

62 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

- Thông tƣ 06/2007/TT - BKH ngày 27 tháng 8 năm 2006 hƣớng dẫn thực hiện nghị định

140/2006/NĐ-CP

- Nghị định số 59/2007/ NĐ-CP ngày 03/05/2007 về quản lý chất thải rắn.

- Nghị định số 21/2008/ NĐ-CP ngày 28/02/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị

định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 về việc quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành

một số điều của Luật Bảo vệ môi trƣờng.

- Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14/01/2009 về ƣu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi

trƣờng.

- Thông tƣ 06/2007/TT-BKH ngày 27/8/2007 hƣớng dẫn thực hiện nghị định 140/2006/NĐ-

CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ quy định việc bảo vệ môi trƣờng trong các khâu lập,

thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chƣơng

trình và dự án phát triển

- Thông tƣ số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 hƣớng dẫn về đánh giá môi trƣờng

chiến lƣợc, đánh giá tác động môi trƣờng và cam kết bảo vệ môi trƣờng.

Page 63: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

63 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

CHƢƠNG IV: TỔNG MỨC ĐẦU TƢ, CƠ CẤU NGUỒN VỐN,

KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH

I. TỔNG MỨC ĐẦU TƢ:

1. Bảng tổng hợp chung:

Đơn vị tính: triệu đồng/và qui đổi 1.000 USD

STT Loại tiền Tổng số WB Đối ứng

1 2 3 4 5

1 VNĐ 322.301,4 289.000 33.301,4

2 USD 18.959 17.000 1.959

Tỷ giá quy đổi: 1USD = 17.000VNĐ

2. Bảng tổng hợp dự kiến đầu tƣ theo hợp phần

Đơn vị tính triệu VNĐ

STT Hạng mục Tổng số WB Đối ứng

1 2 3 4 5

I Hợp phần 1 157.300 144.500 12.800

1 Tiểu HP1 127.997 121.597 6.400

2 Chi phí khác cho THP1 6.400 6.400 6.400

3 Tiểu HP2 14.450 14.450

4 Chi thƣờng xuyên 8.453 8.453

II Hợp phần 2 101.150 101.150

1 Tiểu HP1 44.450 44.450

2 Tiểu HP2 28.525 28.525

3 Tiểu HP3 19.016 19.016

4 Chi thƣờng xuyên 9.159 9.159

III Hợp phần 3 21.675 21.675

1 Tiểu HP1 4.300 4.300

2 Tiểu HP2 5.300 5.300

3 Tiểu HP3 4.300 4.300

4 Tiểu HP4 44.75 4.475

5 Tiểu HP5 3.300 3.300

IV Hợp phần 4 42.176,4 21.675 20.501,4

Tổng số 322.301,4 289.000 33.301,4

Page 64: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

64 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

II. CÁC NGUỒN VỐN:

Tổng vốn đầu tƣ cho dự án Giảm nghèo tỉnh Điện Biên giai đoạn 2010 – 2015 là : 322,3014 tỷ

VNĐ.

Trong đó:

Vốn WB: Vốn vay của Ngân hàng thế giới phân bổ cho tỉnh theo công văn 1328/BKH-

KTNN ngày 03/3/2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ là 17 triệu USD, qui ra VNĐ là 289 tỷ

đồng (tạm tính theo tỷ giá 1 USD tƣơng đƣơng 17.000 VNĐ), bằng 89.7% so với tổng số

vốn dự án.

Vốn đối ứng: dự kiến là 33.301,4 tỷ đồng bằng 10,3% tổng vốn dự án đƣợc lấy từ ngân

sách Nhà Nƣớc.

Vốn đóng góp của dân: Phần này chƣa thể ƣớc tích đƣợc vì chƣa xác định đƣợc hết các

hoạt động trong toàn bộ dự án nên Phần vốn đóng góp của dân bằng hiện vật, nguyên vật

liệu sẵn có ở địa phƣơng (nếu có) và công lao động phải đƣợc ghi chép đầy đủ qui đổi

thành tiền và đƣợc phản ánh vào các tiểu dự án trong quá trình thực hiện.

III. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN

1. Giai đoạn 18 tháng đầu tiên:

Dự kiến giai đoạn này dự án sẽ thực hiện những công việc nhƣ sau:

Năm 2010: Tiến hành đấu thầu lựa chọn tƣ vấn khảo sát thiết kế, nhà thầu xây lắp và tổ chức thi

công 10 công trình xây lắp thuộc tiểu hợp phần phát triển kinh tế huyện.

Đấu thầu tuyển chọn tƣ vấn thực hiện dịch vụ Nghiên cứu xác định các sản phẩm tiềm năng và

đánh giá nhanh lựa chọn chuỗi giá trị ƣu tiên tác động tại 4 huyện thuộc tiểu hợp phần 1.2.

Tổ chức Tham quan, học tập kinh nghiệm cho các xã do đều là xã mới tham gia dự án lần đầu và

các hoạt động tăng cƣờng năng lực khác thuộc hợp phần 3 dự kiến 21 lớp bao gồm Tập huấn

nâng cao năng lực lập kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm cho cán bộ tỉnh và 5 huyện, Tập

huấn phƣơng pháp lập kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm cho cán bộ 36 xã, Tham vấn, lấy ý

kiến cộng đồng về kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, Hội thảo tham vấn ý kiến về kế hoạch phát

triển kinh tế- xã hội năm cho 4 huyện, Tập huấn sổ tay hƣớng dẫn thực hiện dự án, Tập huấn về

quản lý dự án cho các xã tham gia dự án, Tham quan, học tập kinh nghiệm cho xã tham gia dự

án, Tập huấn về quản lý, thực hiện dự án cho các huyện, Tập huấn hƣớng dẫn viên cộng đồng,

Đào tạo kỹ năng xây dựng, Tập huấn về an toàn cho tài sản công và hộ gia đình.

Đấu thầu mua sắm trang thiết bị văn phòng và thực hiện các hoạt động quản lý dự án.

Năm 2011: Tiến hành đấu thầu tuyển chọn tƣ vấn khảo sát thiết kế, nhà thầu xây lắp và thực hiện

thi công 9 công trình xây lắp thuộc tiểu hợp phần phát triển kinh tế huyện. Đấu thầu tuyển chọn tƣ

vấn thực hiện dịch vụ Nghiên cứu phân tích chuỗi giá trị và các cơ hội để gia tăng chuỗi giá trị cho

sản phẩm đƣợc lựa chọn từ nghiên cứu năm 2010. Tổ chức cuộc thi “Sáng kiến kinh doanh năm

2011.Tiếp tục thực hiện các hoạt động tăng cƣờng năng lực thuộc hợp phần đào tạo đồng thời tiếp

tục tham vấn lấy ý kiến cộng đồng, lựa chọn các công trình, tiểu dự án và các nội dung cần tăng

cƣờng năng lực thuộc kế hoạch năm tiếp theo.

2. Giai đoạn 42 tháng còn lại:

Tiến hành đấu thầu tuyển chọn tƣ vấn khảo sát thiết kế, nhà thầu xây lắp và thực hiện thi công

các công trình xây lắp thuộc tiểu hợp phần 1.1 và các công trình/tiểu dự án xây lắp, mua sắm

thuộc tiểu hợp phần 2.1,

Tổ chức cuộc thi “Sáng kiến kinh doanh” hàng năm; triển khai các hoạt động đa dạng hóa cơ hội

liên kết thị trƣờng thuộc tiểu hợp phần 1.2, các hoạt động hỗ trợ sinh kế thuộc tiểu hợp phần 2.2,

Page 65: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

65 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

các hoạt động theo nhu cầu phụ nữ thuộc tiểu hợp phần 2.3. Tiếp tục thực hiện các hoạt động

tăng cƣờng năng lực thuộc hợp phần 3. Thực hiện các hoạt động quản lý dự án. Thực hiện công

tác thanh quyết toán các hoạt động đã hoàn thành trong năm.Tiếp tục tham vấn lấy ý kiến cộng

đồng, lựa chọn các công trình, tiểu dự án và các nội dung cần tăng cƣờng năng lực thuộc kế

hoạch năm tiếp theo.

Thực hiện công tác thanh quyết toán các hoạt động đã hoàn thành trong năm và công tác quyết

toán, kết thúc dự án.

3. Dự kiến kế hoạch tài chính theo từng năm:

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Hợp phần 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng

1 Hợp phần 1 4.515 11.340 35.361 56.578 35.361 14.145 157.300

2 Hợp phần 2 25.288 40.459 25.288 10.115 101.150

3 Hợp phần 3 590 730 5.089 8.141 5.089 2.036 21.675

4 Hợp phần 4 5.260 7.341,7 7.393.7 11.830 7.393,7 2.957,3 42.176,4

Tổng 10.365 19.411,7 73.131,7 117.008 73.131,7 29.253,3 322.301,4

Page 66: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

66 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

CHƢƠNG V: QUẢN LÝ THỰC HIỆN VÀ VẬN HÀNH DỰ ÁN

I. CÁC THÔNG TIN CHÍNH VỀ CƠ QUAN THỰC HIỆN DỰ ÁN:

1. Thể chế:

1.1. Tính pháp lý có liên quan đến công tác xây dựng nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo

tỉnh Điện Biên :

Việc xây dựng nghiên cứu khả thi Dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên đƣợc thực hiện dựa trên

những căn cứ pháp lý sau:

Nghị quyết 22/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ

nghĩa Việt Nam về việc chia và điều chỉnh địa giới một số tỉnh.

Nghị quyết 37/NQ-TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị về phƣơng hƣớng phát triển kinh

tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm

2010.

Chỉ thị 32/CT-TTg ngày 23/9/1998 của Thủ tƣớng Chính Phủ về công tác quy hoạch.

Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về Quản lý dự án

đầu tƣ xây dựng công trình.

Căn cứ Thông tƣ số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết

một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ.

Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 9/1/2006 về ban hành qui chế quản lý và sử dụng

nguồn hỗ trợ phát triển chính thức của Chính phủ

Thông tƣ 04/2007/TT-BKH ngày 30/7/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ ban hành kèm

theo hƣớng dẫn thực hiện qui chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức

nghi định 131/2006/ND-CP

Quyết định số 48/2008/QĐ-TTG ngày 3/4/2008 của Thủ Tƣớng chính phủ về ban hành

hƣớng dẫn chung lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển

chính thức của nhóm 5 ngân hàng

Công văn số 226/BKH-KTNN ngày 7/4/2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ về việc chuẩn bị

dự án dự án giảm nghèo các tỉnh miến núi phía bắc giai đoạn II

Công văn số 477/UBND-NN ngày 9/4/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Điện biên về việc

giao nhiệm vụ vận động dự án giảm nghèo tỉnh Điện biên giai đoạn 2009-2013 đầu tƣ

bằng nguồn vốn vay WB.

Quyết định số 575/QĐ-UBND ngày 20/4/2009 của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Điện biên về

thành lập ban chuẩn bị dự án giảm nghèo tỉnh Điện biên giai đoạn 2010 - 2014.

Công văn số 3205/BKH-KTNN ngày 7/5/2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ về việc hƣớng

dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía bắc

giai đoạn II.

Thông tƣ số 108/2007/TT-BTC ngày 07/9/2007 của Bộ Tài Chính hƣớng dẫn quy chế quản

lý tài chính đối với các chƣơng trình, dự án hỗ trợ phát triển chính thức.

1.2. Tính pháp lý liên quan đến quản lý xây dựng:

Page 67: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

67 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

Dự án Giảm nghèo tỉnh Điện Biên đƣợc đầu tƣ nhiều hạng mục trong đó có các công trình cơ sở

hạ tầng, việc xây dựng đó phải tuân thủ các qui định pháp lý sau:

Luật Xây dựng ban hành ngày 26/11/2003

Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tƣ

xây dựng công trình

Thông tƣ số 03/2009/TT-BXD ngày 12/03/2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số

nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ

Thông tƣ số 05/2009/TT-BXD ngày 15/4/2009 của Bộ Xây dựng “Hƣớng dẫn điều chỉnh dự

toán xây dựng công trình”

Bộ đơn giá XDCB đƣợc UBND tỉnh Điện Biên ban hành và cập nhật.

1.3. Tính pháp lý liên quan đến đấu thầu, mua sắm:

Toàn bộ các hoạt động của dự án phải đƣợc tiến hành công khai minh bạch, việc đấu thầu, mua

sắm phải đƣợc tiến hành theo quy chế của Việt Nam và của ngân hàng thế giới, hồ sơ mời thầu

và hợp đồng sẽ theo Ngân hàng Thế giới (WB). Một số qui định nhƣ sau:

Luật Đấu thầu ban hành ngày 29/11/2005

Sổ tay Hƣớng dẫn quy chế đấu thầu mua sắm bằng vốn vay IBRD và tín dụng IDA ngày

01/5/2004 ("Sách xanh" và "Sách tím").

Sổ tay Hƣớng dẫn đấu thầu mua sắm riêng cho dự án.

Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ hƣớng dẫn thi hành Luật

đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng;.

1.4. Tính pháp lý liên quan đến rút vốn và giải ngân và công tác quản lý tài chính:

Rút vốn cho các hoạt động đầu tƣ, chi phí dự án phải tuân thủ theo các điều kiện của thỏa ƣớc tín

dụng ký với Ngân hàng Thế giới và và các thủ tục giải ngân rút vốn theo quy định của Chính phủ

Việt Nam. Một số căn cứ pháp lý nhƣ sau:

Thông tƣ số 87/2004/TT- BTC của Bộ Tài Chính ngày 10/8/2004 Hƣớng dẫn quản lý việc

rút vốn đối với các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA.

Thông tƣ số 82/2007 TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 12/7/2007 Hƣớng dẫn chế độ quản

lý tài chính đối với viện trợ không hoàn lại.

Quyết định 214/2000/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ngày 28/12/2000 “Ban hành chế độ kế

toán áp dụng cho đơn vị chủ đầu tƣ”.

Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về

Quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng công trình.

1.5. Tính pháp lý về giám sát, đánh giá:

Việc giám sát, đánh giá các hoạt động của dự án là rất quan trọng và tất yếu phải thực hiện, một

số căn cứ pháp lý trong giám sát đánh giá dự án nhƣ sau:

Giám sát về kỹ thuật chuyên ngành: Các quy định có liên quan tới giám sát kỹ thuật

chuyên ngành trong Luật Xây dựng: Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của

Chính phủ về Quản lý chất lƣợng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP

ngày 18/4/2008 về việc sửa đổi bổ sung Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004.

Page 68: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

68 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

Giám sát từ bên ngoài: Giám sát độc lập đƣợc thuê để thực hiện các đánh giá giữa kỳ và

cuối kỳ hoặc đánh giá tác động dự án. Giám sát của nhà tài trợ, của các cơ quan quản lý

Nhà nƣớc nhƣ Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Tài chính. Giám sát của Hội đồng nhân dân

các cấp của tỉnh Điện Biên.

Giám sát của cộng đồng: Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày

18/4/2005 về Quy chế giám sát cộng đồng.Thông tƣ liên tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam -

Bộ Tài chính-Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ số 04/2006 hƣớng dẫn thực hiện quyết định số

80/2005/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về Quy chế giám sát cộng đồng.

Các cơ quan tham gia giám sát đánh giá các hoạt động của dự án nhƣ HĐND các cấp, các ban

giám sát cấp huyện, cấp xã, tƣ vấn giám sát dự án, chính quyền các cấp tại địa phƣơng, các tổ

chức thanh tra, kiểm toán và ngƣời dân đều có quyền tham gia giám sát mọi hoạt động của dự án.

Trong khi lập báo cáo nghiên cứu khả thi cũng nhƣ trong quá trình triển khai thực hiện Dự án, Ban

QLDA các cấp cần luôn tiến hành công bố công khai mọi hoạt động và lấy ý kiến tham vấn rộng

rãi để đƣa ra các quyết định hỗ trợ dự án thực hiện thành công.

1.6. Tính pháp lý về quyết toán vốn đầu tƣ:

Thanh quyết quan vốn đầu tƣ là một khâu rất quan trọng trong hoạt động và quản lý dự án, việc

quyết toán vốn đầu tƣ phải tuân theo những căn cứ pháp lý nhƣ sau:

Thông tƣ 33/2007/TT-BTC ngày 09/04/2007 - Hƣớng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc vốn

Nhà nƣớc.

Thông tƣ 98/2007/TT-BTC ngày 09/08/2007 - sửa đổi Thông tƣ 33/2007/TT-BTC.

1.7. Về vấn để xây dựng tổ chức:

Để dự án có thể hoạt động tốt, các ban ngành, các cấp phối hợp nhịp nhàng, cần phải thành lập

các Ban chỉ đạo, Ban quản lý dự án các cấp từ tỉnh, huyện, xã có căn cứ, hành lang pháp lý cho

các cơ quan vận hành dự án.

Quyết định thành lập Ban chỉ đạo, Ban QLDA các cấp gồm Ban QLDA Tỉnh (PPMU), BQLDA

huyện ( DPMU) và Ban PTX theo luật tổ chức.

UBND tỉnh ra QĐ thành lập đối với BQLDA cấp tỉnh, cấp huyện: bao gồm các bộ phận nhƣ: Giám

đốc (Trƣởng ban), điều phối viên (Phó giám đốc), đấu thầu mua sắm, kế toán, giám sát kỹ thuật,

cán bộ về NSPTX, tổng hợp - thông tin quản lý (MIS) ,theo dõi và đánh giá, văn thƣ, thủ quỹ và

mối quan hệ giữa các thành viên trong ban quản lý.

UBND huyện ra QĐ thành lập đối với Ban phát triển xã: bao gồm Chủ tịch xã (hoặc phó chủ tịch

xã) làm trƣởng ban, phó ban là Chủ tịch Hội phụ nữ xã và các thành viên trong ban nhƣ cán bộ kế

toán xã, địa chính, phụ nữ và trƣởng thôn.

1.8. Nghiệp vụ tài chính:

Các cán bộ đƣợc lựa chọn và tuyển dụng làm việc cho dự án phải có trình độ chuyên môn theo

các lĩnh vực đƣợc phân công và có nhiệt huyết trong lĩnh vực giảm nghèo và phải đƣợc tham gia

các khóa đào tạo về quản lý dự án, biết sử dụng thành thạo máy tính (đặc biệt là cán bộ lãnh đạo,

kế toán, đấu thầu mua sắm, chính sách an toàn xã hội và môi trƣờng, NSPTX ...). Trong bộ máy

các ban quản lý các cấp phải bố trí đầy đủ nhƣ kế toán trƣởng, các kế toán viên và thủ quỹ. Các

cán bộ phải có đủ năng lực theo luật kế toán.

1.9. Kiến nghị phƣơng thức thực hiện các tiểu dự án:

Page 69: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

69 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

Để dự án nhanh chóng đƣợc triển khai, theo kinh nghiệm thực tế, chúng tôi kiến nghị nhƣ sau:

Sau khi báo cáo nghiên cứu khả thi đƣợc UBND Tỉnh phê duyệt, để rút ngắn các bƣớc tiến hành

đề nghị đƣợc áp dụng theo hƣớng dẫn của dự án giai đoạn 1. “Các tiểu dự án không phải viết báo

cáo đầu tƣ mà thực hiện một bƣớc là tiến hành lập thiết kế kỹ thuật để làm cơ sở xây dựng kế năm

và kế hoạch đấu thầu”

2. Sơ đồ tổ chức từ cấp tỉnh đến huyện và xã:

3. Các điều kiện cam kết chính trong dự án

Điều kiện trong giai đoạn chuẩn bị:

Để chuẩn bị tốt cho công tác chuẩn bị đầu tƣ dự án, tỉnh Điện Biên đã thực hiện một số công việc

nhƣ sau:

Tỉnh đã thành lập ban chuẩn bị bao gồm Trƣởng ban, kế toán trƣởng, cán bộ mua sắm đấu thầu,

cán bộ ngân sách phát triển xã, cán bộ chính sách an toàn.

Tỉnh đã cam kết cân đối ngân sách bố trí vốn đối ứng cho công tác chuẩn bị dự án

Tỉnh đã tiến hành các buổi làm việc tại các xã huyện vùng dự án lấy ý kiến cộng đồng dân cƣ về

các hoạt động đầu tƣ, các hoạt động cần hỗ trợ, đào tạo và chuẩn bị cho báo cáo nghiên cứu khả

thi

Điều kiện trong giai đoạn thực hiện dự án

UBND tỉnh Điện

Biên Ngân hàng thế

giới (WB)

Ban chỉ đạo dự án

tỉnh

UBND huyện dự án

Sở Kế hoạch và Đầu

tư Điện Biên Ban QLDA tỉnh

Ban QLDA các

huyện dự án

UBND các xã dự

án

Ban Phát triển các

xã dự án

Các thôn bản của vùng dự án

Page 70: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

70 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

Để thực hiện tốt và thành công dự án này, UBND tỉnh Điện Biên cũng nhƣ toàn thể các cơ quan

ban ngành liên quan phải nỗ lực và tuân thủ một số điều kiện nhƣ sau:

Tất cả các hoạt động đầu tƣ đều đƣợc lựa chọn và xuất phát từ đề xuất của cộng đồng theo thứ tự

và mức độ ƣu tiên đặc biệt là tầng lớp ngƣời nghèo, phụ nữ, ngƣời dân tộc thiểu số và các nhóm

ngƣời dễ bị tổn thƣơng.

Tỉnh cam kết bố trí đủ vốn đối ứng theo đúng tiến độ thực hiện dự án.

Nếu có tiểu dự án nào cần đền bù thu hồi đất và tái định cƣ thì sẽ tuân thủ theo các qui định của

WB và Chính phủ Việt Nam.

Nếu tiểu dự án nào có ảnh hƣởng đến môi trƣờng cần tuân thủ đánh giá tác động môi trƣờng.

Tạo điều kiện thuận lợi để phụ nữ (nhất là dân tộc thiểu số) đƣợc tham gia dự án.

II. QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN:

1. Tổ chức thực hiện và vai trò của các ban:

1.1. Ban chỉ đạo dự án cấp tỉnh:

Ban chỉ đạo dự án do một Phó chủ tịch UBND tỉnh làm Trƣởng ban. Giám đốc sở Kế hoạch và

Đầu tƣ là thƣờng trực ban chỉ đạo, lãnh đạo các sở ban ngành liên quan: Tài chính, Kho Bạc, Giao

thông, Công Thƣơng, Nông nghiệp & PTNT, Du Lịch, Giáo dục, Ban Dân Tộc, Hội Phụ Nữ tỉnh,

Tài nguyên và Lãnh đạo UBND các huyện vùng dự án là thành viên.

Vai trò, trách nhiệm của Ban chỉ đạo dự án tỉnh: Ban chỉ đạo dự án tỉnh có vai trò, trách nhiệm to

lớn trong việc chỉ đạo xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thi đến việc triển khai thực hiện dự án khi

dự án đi vào hoạt động. Chỉ đạo điều hành chung toán bộ Dự án, giám sát và điều phối việc thực

hiện Dự án. Thúc đẩy sự hợp tác giữa các cơ quan trong tỉnh, nhà tài trợ và Bộ kế hoạch và Đầu tƣ

để đảm bảo sự thành công của dự án.

Kiểm tra tiến độ thực hiện Dự án và giải quyết các vƣớng mắc khi Ban QLDA báo cáo và xin ý

kiến. Tham mƣu cho UBND tỉnh ra các quy định (nếu cần) để đảm bảo Dự án đƣợc triển khai thực

hiện đúng theo kế hoạch, tiến độ, đúng các chính sách và quy định của pháp luật Việt Nam và qui

định của Nhà tài trợ.

1.2. Ban QLDA tỉnh (PPMU):

Vai trò, trách nhiệm :

Ban quản lý dự án tỉnh Điện Biên trực thuộc Sở KH&ĐT tỉnh Điện Biên, ban QLDA tỉnh có vai trò,

trách nhiệm nhƣ sau:

Trực tiếp quản lý, điều hành thực hiện các hoạt động của dự án.

Lập và tổng hợp kế hoạch hàng năm; điều phối, quản lý các hoạt động thực hiện dự án trên cơ sở

kế hoạch của huyện, xã.

Quản lý các nguồn vốn (ODA và đối ứng) của Dự án (quản lý tài chính chung).

Thực hiện một số hoạt động nhƣ: tƣ vấn đào tạo, mua sắm hàng hoá, tƣ vấn khảo sát thiết kế,

kiểm toán, quản lý dự án.

Theo dõi, quản lý về tổ chức của các Ban QLDA huyện, Ban PTX.

Tổ chức tập huấn, hƣớng dẫn, đào tạo cho cán bộ, các Ban QLDA huyện, Ban PTX về: Trình tự

thực hiện dự án, quy trình đấu thầu, quản lý quá trình thực hiện hợp đồng, quản lý chất lƣợng và kỹ

Page 71: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

71 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

thuật trong các hợp đồng xây lắp, cơ cấu giải ngân, quy trình kiểm toán, thanh quyết toán, vận

hành, duy tu bảo dƣỡng ...

Hƣớng dẫn, hỗ trợ các Ban QLDA huyện, Ban PTX trong quá trình triển khai thực hiện Dự án cho

tất cả các khâu: lập và trình duyệt kế hoạch; tuyển chọn nhà thầu tƣ vấn (nếu cần); thẩm định,

trình duyệt hồ sơ; tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu thực hiện; thƣơng thảo ký kết hợp đồng;

giám sát việc thực hiện hợp đồng của nhà thầu; nghiệm thu, bàn giao, kiểm toán, thanh quyết

toán.

Tổng hợp, báo cáo Tỉnh,Trung ƣơng và WB tình hình hoạt động của Dự án theo định kỳ.

Là đầu mối liên hệ với Nhà tài trợ, Bộ KH&ĐT, Bộ Tài Chính, UBND tỉnh, các đơn vị có liên quan,

các huyện, các xã về tất cả các vấn đề của dự án.

Nhân sự ban QLDA tỉnh:

Ban QLDA tỉnh dự kiến có 14 ngƣời bao gồm: 1 Trƣởng ban (do Giám đốc Sở kiêm nhiệm, 1 Phó

Giám đốc ban chuyên trách; bộ phận tổng hợp (3 ngƣời) gồm trƣởng bộ phận là cán bộ kế

hoạch,đấu thầu mua sắm, chính sách an toàn - môi trƣờng; bộ phận kế toán (3) ngƣời: 1 kế toán

trƣởng, các kế toán viên; giám sát đánh giá (3 ngƣời) NSPTX, đào tạo, cán bộ kỹ thuật và giám

sát đánh giá; Bộ phận hành chính 3 ngƣời (phiên dịch, văn thƣ kiêm thủ quỹ và 1 lái xe (Nếu trong

quá trình thực hiện dự án cần thiết thêm nhân sự phục vụ cho công việc thì sẽ bổ sung sau).

Nhiệm vụ, vai trò các thành viên nhƣ sau:

Trƣởng ban là ngƣời chịu trách nhiệm chính và điều hành mọi công việc trong ban, hàng tháng,

quí, năm báo cáo tiến độ thực hiện dự án và đề xuất những vấn đề cấp bách trình cấp có trách

nhiệm xử lý công việc.

Phó ban chuyên trách chịu trách nhiệm giúp trƣởng ban thực hiện các nhiệm vụ và đƣợc giao xây

dựng điều khoản giao việc cụ thể cho từng cá nhân trong ban quản lý

Bộ phận kế toán tài chính, chịu trách nhiệm quản lý và thanh toán các khoản chi hợp lý và báo

cáo trƣởng ban tất cả những vấn đề liên quan đến chuyên môn.

Bộ phận tổng hợp xây dựng kế hoạch hàng năm và đấu thầu mua sắm có nhiệm vụ xây dựng kế

hoạch năm và kế hoạch đấu thầu trình WB và UBND tỉnh phê duyệt. Trách nhiệm tổng hợp toàn

bộ báo cáo của các bộ phận chuyên ngành khác, theo dõi và kiểm tra tình hình thực hiện kế

hoạch.

Bộ phận kỹ thuật và đánh giá giám sát: gồm các cán bộ chuyên môn về các lĩnh vực chuyên

ngành trong dự án nhƣ cơ sở hạ tầng, phát triển doanh nghiệp, nông nghiệp.

Bộ phận văn phòng: nhƣ thủ quĩ kiêm văn thƣ, phiên dịch, lái xe...Có trách nhiệm giúp trƣởng ban

lƣu giữ hồ sơ giấy tờ có liên quan, phiên dịch Việt – Anh và ngƣợc lại.

1.3. Các Ban QLDA huyện (DPMU - 4 ban):

Mỗi huyện trong vùng dự án thành lập một Ban QLDA huyện (DPMU) đặt tại phòng Tài chính -

Kế hoạch, trực thuộc UBND huyện.

Vai trò, trách nhiệm:

Cũng nhƣ đối với Ban QLDA tỉnh, mỗi Ban huyện đƣợc phân công làm chủ đầu tƣ một số tiểu dự

án trên địa bàn huyện mình.

Page 72: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

72 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

Phối hợp với Ban tỉnh, đơn vị tƣ vấn KSTK của Dự án, Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng của

huyện và chính quyền địa phƣơng trong việc GPĐB cho những công trình trên địa bàn huyện

(không phân biệt chủ đầu tƣ là Ban tỉnh hay Ban huyện).

Phối hợp chặt chẽ với các phòng ban có liên quan: Phòng Kế hoạch - Tài chính, Phòng Công

thƣơng, Phòng Nông nghiệp, Phòng Giáo dục, Ban QLDA XDCB huyện, để xử lý những công việc

đột xuất của dự án theo yêu cầu của nhà Tài trợ và Chính phủ.

Cùng với Ban tỉnh, Ban huyện có trách nhiệm trực tiếp hỗ trợ, giúp đỡ các xã, các Ban PTX, các

cán bộ cấp xã trong quá trình thực hiện các khâu của Dự án, nhƣ là: lập kế hoạch (có sự tham gia

đóng góp của ngƣời dân), trình tự và nội dung các công việc cần phải thực hiện khi đƣợc phân

công làm chủ đầu tƣ các tiểu dự án trên địa bàn xã. Khi có ý kiến từ phía ngƣời dân mà Ban PTX

không giải quyết nổi, Ban huyện phải trực tiếp tham gia họp dân, giải thích cho dân, lắng nghe và

xử lý các ý kiến đóng góp của họ để biết đƣợc mong muốn, sự quan tâm của họ. Trƣờng hợp nhân

dân có ý kiến khác với Dự án khả thi, khác với kế hoạch mà thiết thực, hiệu quả, nằm trong khuôn

khổ của Dự án thì Ban huyện có trách nhiệm tổng hợp và báo cáo lên Ban QLDA tỉnh.

Quản lý, hƣớng dẫn các cán bộ thuộc các Ban PTX, các hƣớng dẫn viên cộng đồng trong quá

trình thực hiện dự án. Phối hợp chặt chẽ với cơ sở để đảm bảo nắm chắc, xử lý tốt nhất mọi hoạt

động của Dự án trên địa bàn huyện.

Lập kế hoạch dự án toàn huyện trên cơ sở hoạt động của Ban huyện và của các ban PTX xã. Duy

trì chế độ họp giữa ban huyện với các ban PTX và các hƣớng dẫn viên cộng đồng để tăng cƣờng

trao đổi, hƣớng dẫn triển khai dự án đảm bảo đúng theo tiến độ.

Ban huyện là đầu mối báo cáo tình hình hoạt động của Dự án trên địa bàn toàn huyện cho Ban

tỉnh cũng nhƣ các đơn vị chức năng khác.

Nhân sự cho các ban QLDA huyện:

Dự kiến cơ cấu nhân sự cho các Ban QLDA huyện của 3 huyện Mƣờng Chà, Tủa chùa, Mƣờng

Ảng khoảng 12 ngƣời mỗi huyện. Riêng huyện Điện Biên Đông có 12 xã dự án nên nhân sự dự

kiến 15 ngƣời (Nếu trong quá trình thực hiện dự án cần thiết thêm nhân sự phục vụ cho công việc

thì sẽ bổ sung sau).

Thành phần Ban QLDA huyện nhƣ sau: Trƣởng ban do lãnh đạo huyện (Phó chủ tịch) đảm nhiệm

bán chuyên trách, 1 phó ban (trƣờng hợp trƣởng ban kiêm nhiệm) chuyên trách, bộ phận đấu thầu

- tổng hợp, bộ phận kỹ thuật, bộ phận kế toán - hành chính.

Dự kiến sẽ tuyển 36 hƣớng dẫn viên cộng đồng có vai trò chủ yếu là hỗ trợ xúc tiến các hoạt động

sinh kế và kết nối xã và các hộ gia đình với thị trƣờng; hỗ trợ xã trong việc lập kế hoạch phát triển

KTXH hàng năm và rà soát kế hoạch phát triển KTXH 5 năm và hỗ trợ kỹ thuật cho Ban PTX

trong việc quản lý các hoạt động đầu tƣ do xã làm chủ đầu tƣ.

Nhiệm vụ của hƣớng dẫn viên cộng đồng là hƣớng dẫn, hỗ trợ các Ban PTX trong việc quản lý

các tiểu dự án do xã làm chủ đầu tƣ; đặc biệt là hỗ trợ trực tiếp cho các cán bộ chuyên môn của

ban PTX trong từng khâu cụ thể trong quá trình quản lý tiểu dự án. Tăng cƣờng năng lực cho cán

bộ xã. Ngoài ra, cùng với Ban PTX, Ban huyện tham gia vào các công việc khác của Dự án nhƣ

thống kê đền bù, lập kế hoạch, tổng hợp lấy ý kiến ngƣời dân, Giám sát các hoạt động của Dự án

trên địa bàn (kể cả các gói thầu do Ban QLDA tỉnh, Ban QLDA huyện là chủ đầu tƣ). Báo cáo kết

quả công việc đầy đủ, đúng định kỳ với ban huyện. Dự kiến mỗi cán bộ hƣớng dẫn viên cộng đồng

sẽ phụ trách 1 đến 2 xã.

1.4. Các Ban Phát triển xã (CDB):

Page 73: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

73 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

Mỗi xã tham gia dự án thành lập 1 Ban Phát triển xã trực thuộc UBND xã do Chủ tịch hay Phó chủ

tịch UBND xã làm Trƣởng ban, Hội trƣởng Hội phụ nữ làm Phó ban (đây là điều kiện bắt buộc),

các thành viên bao gồm: kế toán xã, cán bộ địa chính. Ban PTX cũng bao gồm 2 đại diện của mỗi

thôn bản (trong đó ít nhất có 1 đại diện là nữ), số lƣợng đại diện của mỗi thôn bản sẽ tùy theo số

lƣợng thôn ban của mỗi xã. Ban giám sát xã sẽ bao gồm đại diện Hội đồng Nhân dân, Mặt trận Tổ

quốc, các tổ chức xã hội và ngƣời dân…

Ban PTX có trách nhiệm: Quản lý các tiểu dự án do xã (UBND xã) làm chủ đầu tƣ. Vận hành, duy

tu những công trình trên địa bàn xã (do ban tỉnh, ban huyện và do xã làm chủ đầu tƣ) sau khi đã

thi công xong. Kết hợp với cán bộ ban tỉnh, ban huyện, các hƣớng dẫn viên cộng đồng tham gia

các công tác khác liên quan đến dự án trên địa bàn xã nhƣ thống kê đề bù, lập kế hoạch từ thôn

bản, giám sát việc thực hiện dự án, chính sách an toàn, vệ sinh môi trƣờng, ….

Đối với các xã dự án tham gia chƣơng trình 135 hoặc các chƣơng trình dự án khác thì nên kết hợp

Ban Phát triển và Ban Giám sát xã lồng ghép vào các ban quản lý, ban giám sát các chƣơng trình

dự án đó để hoạt động giám sát đƣợc thuận lợi hơn.

1.5. Thẩm định các hoạt động của Dự án:

Nội dung thẩm định nhƣ sau:

- Thẩm định dự toán và hồ sơ thiết kế đối với các gói thầu xây lắp.

- Thẩm định kinh phí, chất lƣợng và qui mô đối với các gói thầu hàng hoá.

- Thẩm định dự toán và điều khoản giao việc đối với câc gói thầu tƣ vấn (đào tạo, khảo sát

thiết kế, giám sát đánh giá, kiểm toán độc lập v.v...)

- Thẩm định kế hoạch đấu thầu và kết quả trao thầu.

- Thẩm định các vấn đề phát sinh mới trong quá trình thực hiện dự án, trình UBND Tỉnh phê

duyệt

Nhiệm vụ của các cấp về thẩm định nhƣ sau:

- Sở kế hoạch và Đầu tƣ là cơ quan đầu mối tổng hợp thẩm định các hoạt động chung của

dự án và trực tiếp thẩm định các hoạt động do Ban Quản lý dự án thực hiện và kiểm tra,

hƣớng dẫn đối với các gói thầu đƣợc phân cấp cho huyện và xã

- UBND các huyện trong vùng dự án tổng hợp thẩm định các hoạt động của dự án trên địa

bàn huyện phụ trách.

- UBND các xã trong vùng dự án xây dựng kế hoạch hàng năm và xắp xếp ƣu tiên trình

UBND huyện thẩm định.

Sở Kế hoạch đầu tƣ Kiểm tra, thẩm định các hoạt động do Ban QLDA tỉnh thực hiện, kiểm tra,

hƣớng dẫn đối với các gói thầu đƣợc phân cấp cho Huyện theo qui định hiện hành.

2. Quản lý nhân sự cho dự án:

Đối với Ban QLDA Tỉnh: Dựa vào nội dung công việc trƣởng ban quản lý phải phân công nhiệm

vụ rõ ràng cho từng cá nhân thông qua điều khoản giao việc (T0R). Tuy nhiên cần phải có sự phối

hợp chặt chẽ, hoạt động nhịp nhàng giữa các thành viên để xử lý cộng việc có hiệu quả, trong đó

qui định rõ:

Trách nhiệm báo cáo của từng cá nhân

Page 74: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

74 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

Thời gian báo cáo theo tháng, quí năm và những công việc đột xuất, báo cáo năm.

Chế độ thù lao nếu làm việc ngoài giờ

Trong văn phòng làm việc nên ghi rõ nhiệm vụ của từng cá nhân và sơ đồ về mối quan hệ công

tác trong ban quản lý, ngƣời chịu trách nhiệm chính xử lý công việc và ngƣời phối hợp

Đối với Ban QLDA 4 huyện (DPMU): Dựa vào nội dung công việc trƣởng ban quản lý phải phân

công nhiệm vụ rõ ràng cho từng cá nhân thông qua điều khoản giao việc (T0R). Tuy nhiên cũng

cần phải có sự phối hợp chặt chẽ, hoạt động nhịp nhàng giữa các thành viên để xử lý công việc có

hiệu quả, trong đó cần qui định rõ:

Trách nhiệm báo cáo của từng cá nhân

Thời gian báo cáo theo tháng, quí, năm và những công việc đột xuất

Chế độ thù lao nếu làm việc ngoài giờ

Trong văn phòng làm việc giao công khai nhiệm vụ của từng cá nhân và sơ đồ về mối quan hệ

công tác trong ban quản lý., ngƣời chịu trách nhiệm chính sử lý công việc và ngƣời phối hợp.

Nhân sự Ban PTX: Nhân sự cho Ban PTX sẽ tuỳ theo số thôn bản mà quyết định ban phát triển xã

có bao nhiêu ngƣời. Do trực tiếp Quản lý hợp phần ngân sách phát triển xã với việc làm chủ đầu tƣ

nên một số nhân vật chịu trách nhiệm chính cần phải đƣợc phân công cụ thể nhƣ trƣởng ban, phó

ban, cán bộ tổng hợp, cán bộ kế toán. Theo kinh nghiệm dự án giai đoạn 1, trƣởng ban NSPTX là

chủ tịch UBND xã, do trƣởng ban thƣờng hay bị thay đổi qua các kỳ bầu hội đồng nhân dân theo

nhiệm kỳ nên phó trƣởng ban (phụ nữ) phải có nhiều trọng trách trong vai trò lãnh đạo xã thực

hiện hợp phần này. Do vậy ban phát triển xã sau khi thành lập BPTX (CDB), cán bộ của huyện

phải làm việc với xã và có trách nhiệm hƣớng dẫn phân công nhiệm vụ cụ thể từng thành viên

trong ban phát triển xã nhƣ:

Phụ trách Vận hành, duy tu những công trình trên địa bàn xã (tỉnh, huyện và do xã làm chủ đầu

tƣ) sau khi đã thi công xong.

Kết hợp với các hƣớng dẫn viên cộng đồng tham gia các công tác khác liên quan đến dự án trên

địa bàn xã nhƣ: thống kê đền bù, lập kế hoạch từ thôn bản, giám sát việc thực hiện dự án, chính

sách an toàn, vệ sinh môi trƣờng….

Chế độ phụ cấp và chế độ cho tƣ vấn:

Các cán bộ tỉnh, huyện, xã đƣợc điều động từ các công chức trong tỉnh, huyện và xã đƣợc hƣớng

chế độ phụ cấp lƣơng áp dụng theo Quyết định số 61/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành

và đƣợc chi từ nguồn chi thƣờng xuyên của dự án (không áp dụng phụ cấp % theo các công trình

xây dựng).

Các cán bộ hợp đồng đƣợc tuyển chọn ngắn hạn hoặc dài hạn đƣợc hƣởng lƣơng tƣ vấn. theo

quyết định số 61/2006 QĐ-BTC của Bộ tài chính tại mục tƣ vấn. Hƣớng dẫn viên cộng đồng đƣợc

trả công nhƣ một tƣ vấn cá nhân theo thủ tục tuyển chọn của Ngân hàng thế giới.

3. Vai trò của nhà thầu:

Thực hiện theo nhiệm vụ cụ thể đƣợc ghi trong hồ sơ mời thầu trong việc cung cấp hàng hóa, dịch

vụ, thi công xây lắp. Bố trí các cán bộ đƣợc tuyển chọn phù hợp để thực hiện theo điều khoản hợp

đồng. Nhà thầu có vai trò quan trọng trong thực hiện dự án. Nhóm cộng đồng đấu thầu thực hiện

hợp phần ngân sách phát triển xã theo nhiệm vụ cụ thể đƣợc ghi trong hồ sơ mời thầu, tuyển chọn

Page 75: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

75 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

nhân lực và tay nghề phù hợp để thực hiện theo hợp đồng (sẽ có hƣớng dẫn cụ thể của Bộ Kế

hoạch và Đầu tƣ).

4. Vai trò của các tƣ vấn

Trong các dự án phát triển nói riêng và các dự án đầu tƣ nói chung, tƣ vấn ngày càng đóng vai trò

rất quan trọng góp phần đảm bảo sự thành công của Dự án. Trong dự án này có các loại hình tƣ

vấn sau đây tham gia vào các công việc của Dự án:

Tƣ vấn cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, kỹ thuật nhƣ dịch vụ điều tra, khảo sát thiết kế, truyền thông,

giám sát thi công, đào tạo, hoạt động sinh kế. Các loại hình tƣ vấn này có sự giúp đỡ rất đắc lực

và không thể thiếu với các hoạt động của dự án này. Các loại hình tƣ vấn này có thể đƣợc tuyển tƣ

vấn qua công ty qua hoặc thuê tƣ vấn cá nhân tùy từng trƣờng hợp cụ thể.

Tƣ vấn giám sát đánh giá theo quá trình thực hiện dự án nhƣ các dịch vụ tƣ vấn giám sát đánh giá

môi trƣờng, tái định cƣ, đánh giá dự án...

Tƣ vấn hỗ trợ cho các ban quản lý dự án, hƣớng dẫn viên cộng đồng hỗ trợ cho ban PTX trong

các hoạt động của NSPTX, sinh kế....

Dịch vụ kiểm toán độc lập, tƣ vấn đầu thầu.

Thủ tục tuyển chọn các đơn vị và và tƣ vấn cá nhân sẽ đƣợc thực hiện theo “Hƣớng dẫn tuyển

chọn và sử dụng tƣ vấn do bên vay của NHTG thực hiện” (đã sửa đổi 10/2006). Ngoài việc đảm

bảo đáp ứng các quy định về tuyển chọn tƣ vấn của NHTG còn phải tuân thủ theo các thủ tục

hiện hành của Chính phủ quy định tại Luật Đấu thầu về trình, phê duyệt Kế hoạch đấu thầu và

kết quả đấu thầu và hợp đồng kinh tế.

5. Vai trò của các tổ chức tham gia dự án:

Đây là một dự án phát triển nông thôn tổng hợp và đƣợc tài trợ từ nguồn vốn của nƣớc ngoài (WB)

nên quá trình về đầu tƣ xây dựng có rất nhiều vấn đề mới nảy sinh do vậy quá trình đầu tƣ xây

dựng các cán bộ có liên quan đến dự án phải đƣợc tham vấn và phải đƣợc tuyên truyền những vấn

đề cụ thể về cơ chế chính sách để cùng xử lý.

UBND Tỉnh: UBND Tỉnh Điện Biên là cơ quan chủ quản của dự án Giảm nghèo tỉnh Điện Biên.

Một số vai trò phê duyệt của UBND tỉnh trong khuôn khổ dự án này nhƣ sau:

Thực hiện việc kiểm tra, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên,

các báo cáo kinh tế kỹ thuật, việc lựa chọn nhà thầu đối với các tiểu dự án do Ban QLDA huyện,

tỉnh làm chủ đầu tƣ theo quy định của pháp luật hiện hành về đầu tƣ xây dựng và đấu thầu

Thực hiện việc kiểm tra, giám sát việc quá trình triển khai dự án, đảm bảo bố trí đủ, kịp thời vốn

đối ứng theo tiến độ đã thoả thuận với Ngân hàng Thế giới để đảm bảo dự án đầu tƣ đúng mục

tiêu, tiến độ, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, có hiệu quả cao.

Thực hiện các biện pháp theo quy định của pháp luật phòng và chống tham nhũng, lãng phí, sử

dụng vốn đúng mục đích tránh lãng phí, thất thoát, đầu tƣ sai mục tiêu và đồng thời cũng phải chịu

trách nhiệm theo quy định của pháp luật về việc triển khai không đúng với mục tiêu đầu tƣ, để xảy

ra sai phạm trong quá trình triển khai dự án gây thất thoát, lãng phí và tham nhũng.

Ban Chỉ đạo dự án tỉnh: Ban chỉ đạo dự án Giảm nghèo Điện Biên đƣợc thành lập ngay khi dự án

triển khai và do UBND tỉnh ra quyết định thành lập.

Ban chỉ đạo dự án tỉnh sẽ bao gồm các thành viên nhƣ sau: Trƣởng ban do Phó chủ tịch UBND

Tỉnh phụ trách, Phó ban do Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tƣ làm phó ban thƣờng trực và Giám

đốc Sở Tài chính- Phó ban, các thành viên còn lại là đại diện các sở ban ngành có liên quan nhƣ

Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông, Sở Xây dựng,

Page 76: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

76 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

Sở Lao động- Thƣơng binh và xã hội, Sở Tài nguyên- Môi trƣờng, Hội Liên hiệp phụ nữ, Ban dân

tộc, chủ tịch hoặc phó chủ tịnh huyện dự án.

Ban chỉ đạo dự án có trách nhiệm:

- Thống nhất chỉ đạo, điều hành chung các hoạt động dự án trong suốt quá trình thực hiện,

quyết định các vấn đề có tính chiến lƣợc nhằm đảm bảo cho việc thực hiện các các hoạt

động của dự án đúng mục tiêu, mục đích và thuận lợi.

- Giám sát, kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện dự án và giải quyết các vƣớng mắc nếu có

khi Ban Quản lý dự án Tỉnh có báo cáo và xin ý kiến.

Sở Kế hoạch và Đầu tƣ: Sở KHĐT Tỉnh Điện Biên là cơ quan chủ quản của Ban Quản lý dự án

tỉnh, Sở KHĐT có vai trò, nhiệm vụ nhƣ sau:

- Thẩm định Báo cáo KTKT, dự toán, tổng dự toán và toàn bộ các hoạt động đào tạo do

Ban Quản lý dự án thực hiện hoặc làm Chủ đầu tƣ.

- Hƣớng dẫn, Giám sát, Đánh giá các hoạt động của BQL huyện và ban PTX theo đúng qui

định hiện hành của Việt nam ( BPTX huyện chịu trách nhiệm chính).

- Chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng nhân dân Tỉnh về việc quản lý, theo dõi, đánh giá và sử

dụng nguồn vốn đầu tƣ của dự án,

Các ban ngành có liên quan:

Ngoài ra Dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên trong quá trình hoạt động sẽ có rất nhiều hoạt động

cần có sự liên quan và phối hợp tốt với các Sở ban ngành khác nhƣ Sở Tài chính, Kho bạc tỉnh, Sở

Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải, Sở Công nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn...Các

đơn vị này có trách nhiệm trợ giúp cho Ban QLDA tỉnh, cho Ban Quản lý dự án các huyện và Ban

Phát triển các xã trong những công việc có liên quan (thiết kế, mua sắm và thực hiện các tiểu dự

án, và các hoạt động đào tạo…). Sở Tài chính và Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện có vai trò phê

duyệt dự toán một số hoạt động dự án cho nên trong các khóa đào tạo, sẽ bố trí cán bộ chuyên

trách của Sở Tài chính, phòng Tài chính tham gia để hiểu đƣợc các nội dung và nguyên tắc của

dự án cũng nhƣ thủ tục của Ngân hàng Thế giới áp dụng cho Dự án này.

Các đơn vị ban ngành khác nhƣ Mặt trận tổ quốc, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh… cũng nhƣ cộng

đồng dân cƣ vùng dự án có vai trò trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án thể hiện ở việc đƣa

ra những ý kiến tham vấn cũng nhƣ tham gia vào các khâu triển khai, giám sát, đánh giá dự án để

đƣa ra những quyết sách mang tính quyết định để dự án thực hiện thành công.

6. Vai trò của nhà tài trợ:

Dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên là dự án đƣợc tài trợ bởi WB, Nhà tài trợ sẽ là cơ quan kiểm tra

giám sát tất cả các hoạt động của dự án. Nhà tài trợ sẽ tƣ vấn, hỗ trợ Chính Phủ và tỉnh những

vấn đề cần thiết để giúp dự án hoạt động có hiệu quả. Theo qui định một năm sẽ có 2 đoàn giám

sát và đánh giá chính thức, thời gian sẽ đƣợc thông báo sau. Ngoài ra sẽ có các đoàn kiểm tra

trƣớc, kiểm tra sau về các nội dung theo từng chuyên đề. Mọi thủ tục đƣợc thực hiện theo hiệp

định (FA).

7. Các cơ chế phối hợp:

Các Ban quản dự án tỉnh, huyện và xã phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên trong dự án đồng

thời phải có mối quan hệ tốt với các cơ quan ban ngành khác có liên quan của tỉnh, huyện để thực

hiện tốt công việc của dự án.

Cơ chế phối hợp của các Ban QLDA tỉnh, Ban Điều phối trung ƣơng với các bộ phận tác nghiệp

(ví dụ giải ngân, đấu thầu....) của Ngân hàng thế giới cũng rất quan trọng và cần đƣợc ƣu tiên.

Page 77: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

77 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

Đối với các hoạt động, vấn đề có tính chất chung cho toàn dự án, Ban Điều phối trung ƣơng sẽ là

đầu mối liên hệ với Ngân hàng Thế giới còn các vấn đề khác, ví dụ đấu thầu mua sắm và giải

ngân, các tỉnh sẽ làm việc trực tiếp với Ngân hàng Thế giới mà không cần thông qua Ban Điều

phối trung ƣơng.

Ban Điều phối trung ƣơng sẽ tổ chức các cuộc họp để thực hiện chức năng điều phối các đơn vị

có liên quan phải tham gia tích cực vào các hoạt động của Dự án. Các cuộc họp sẽ đƣợc tổ chức

6 tháng một lần, lần lƣợt tại các tỉnh dự án với sự tham gia của Ban chỉ đạo tỉnh dự án và các

Giám đốc dự án cùng các cán bộ có liên quan tại cấp Trung ƣơng, tỉnh, huyện và một số xã dự

án.

Các Ban QLDA tỉnh, huyện, Ban Phát triển xã sẽ có sự phối hợp chặt chẽ trong việc lập kế hoạch

mua sắm, kế hoạch đào tạo và các hoạt động khác theo yêu cầu của Dự án. Cứ 2 tháng một lần,

Ban QLDA tỉnh sẽ tổ chức một cuộc họp tại văn phòng Ban QLDA tỉnh với sự tham gia của Ban

QLDA tỉnh, các Ban QLDA huyện và các Ban Phát triển xã để kiểm điểm tình hình thực hiện dự

án trong tháng vừa qua, giải quyết các vấn đề khúc mắc cũng nhƣ đúc rút kinh nghiệm để triển

khai công việc của tháng tiếp theo.

Ngoài ra, Ban QLDA tỉnh sẽ tiến hành các cuộc họp giao ban hàng quý với các lãnh đạo chủ chốt

của các Ban QLDA huyện, Ban Phát triển xã, họp đánh giá giữa kỳ và trƣớc khi kết thúc dự án để

kiểm điểm tình hình thực hiện Dự án và tìm giải pháp xử lý các khó khăn, vƣớng mắc trong quá

trình thực hiện Dự án. Hợp phần tham gia họp giao ban sẽ bao gồm đại diện của các Sở, ban

ngành có liên quan trong tỉnh.

Trong quá trình triển khai dự án các Sở có liên quan ở cấp tỉnh (Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở

Giao thông Vận tải, Sở Thƣơng mại và Công nghiệp, Sở NN&PTNT...) có trách nhiệm trợ giúp kỹ

thuật cho Ban QLDA tỉnh, cho các huyện và cho các xã trong những khâu nhƣ: thiết kế, mua sắm

và thực hiện các tiểu dự án, và các hoạt động đào tạo. Sở Tài chính và Phòng Tài chính- Kế

hoạch huyện có vai trò quan trọng trong việc phê duyệt dự toán một số hoạt động dự án cho nên

trong các khóa đào tạo của Dự án, sẽ bố trí cán bộ chuyên trách của Sở Tài chính, phòng Tài

chính tham gia để hiểu đƣợc các nội dung và nguyên tắc của dự án cũng nhƣ thủ tục của Ngân

hàng Thế giới (WB) áp dụng cho Dự án.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN:

1. Hoạt động của 18 tháng đầu tiên:

Kế hoạch thực hiện của 18 tháng đầu tiên đƣợc thể hiện qua kế hoạch đấu thầu 18 tháng (chi tiết

kế hoạch đấu thầu 18 tháng xin vui lòng xem phụ lục), dự kiến sẽ thực hiện đầu tƣ một số công

trình ở các huyện để thí điểm rút kinh nghiệm trƣớc khi thực hiện trên toàn địa bàn dự án ngoài ra

việc mua sắm thiết bị phục vụ hoạt động của dự án và tuyển chọn cán bộ hƣớng dẫn viên cộng

đồng cũng phải đƣợc thực hiện ngay khi dự án đi vào hoạt động. Trong 18 tháng đầu dự kiến vốn

đầu tƣ thực hiện là 30,823 tỷ đồng tƣơng đƣơng 9,48% tổng vốn dự án.

Dự kiến một số hoạt động chính cho 18 tháng đầu nhƣ sau:

Năm Hoạt động chính

2010 Hoàn thiện hệ thống tổ chức Ban QLDA các cấp

Hoàn thiện kế hoạch vốn cho 2010 (cả vốn đối ứng và WB)

Chọn Ngân hàng cung cấp dịch vụ và mở tài khoản tại các ngân hàng dịch vụ và

kho bạc Nhà Nƣớc

Page 78: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

78 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

Xây dựng kế hoạch PTKTXH 5 năm trong đó rà soát lại kế hoạch 2010, 2011

Tuyển chọn hƣớng dẫn viên cộng đồng

Đấu thầu mua sắm thiết bị văn phòng

Tập huấn cho Tỉnh, huyện, xã, các bên liên quan

Tuyển chọn tƣ vấn khảo sát thiết kế cho HP kinh tế huyện

Chuẩn bị đầu tƣ thí điểm các công trình theo kế hoạch

Tổ chức các cuộc thi tìm ý tƣởng sản xuất, kinh doanh mới, sinh kế mới.

Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm

Chuẩn bị làm việc với đoàn giám sát của WB và Chính phủ

2011 Hoàn thiện kế hoạch phát triển KTXH 5 năm.

Tiếp tục thực hiện các khóa đào tạo theo kế hoạch

Chuẩn bị xây dựng kế hoạch thực hiện hợp phần NSPTX

Tiếp tục tiến hành các thủ tục đầu tƣ

Tổ chức các cuộc thi tìm ý tƣởng sản xuất, kinh doanh mới, sinh kế mới.

Nghiên cứu mô hình, thử nghiệm sinh kế trƣớc khi đầu tƣ

Các hoạt động giám sát thi công các công trình đang đầu tƣ

Tuyển chọn tƣ vấn giám sát độc lập

Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm

Chuẩn bị làm việc với các đoàn kiểm tra giám sát định kỳ

Chuẩn bị các báo cáo quí, 6 tháng, báo cáo năm

Các dịch vụ tƣ vấn khác nếu có.

Kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập.

Chuẩn bị xây dựng kế hoạch đầu tƣ 2012, giải ngân 2011 theo tiến độ thực hiện

dự án.

2. Các hoạt động của 42 tháng tiếp theo:

Sau khi hoàn thành kế hoạch 18 tháng đầu tiên, cần rút kinh nghiệm từ các hoạt động đã thực

hiện để tiếp tục xây dựng và thực hiện kế hoạch đầu tƣ cho 42 tháng còn lại, có thể có sự điều

chỉnh một số hoạt động so với kế hoạch PTKTXH 5 năm nhƣ tăng thêm một số hoạt động có hiệu

quả theo đề xuất của cộng đồng, rút bớt một số hoạt động nào đó kém hoặc không có hiệu quả.

Dự kiến một số hoạt động chính cho 42 tháng tiếp theo

Giai đoạn Hoạt động chính

2012 – 2015 Rà soát các kế hoạch năm

Tiến hành tuyển chọn tƣ vấn (đào tạo, thiết kế, giám sát...)

Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo theo kế hoạch.

Page 79: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

79 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

Tổ chức các cuộc thi tìm ý tƣởng sản xuất, kinh doanh mới, sinh kế mới.

Triển khai đầu tƣ các tiểu dự án theo kế hoạch.

Tiến hành giải ngân theo tiến độ thực hiện dự án.

Tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát nội bộ.

Chuẩn bị làm việc với 7 đoàn giám sát định kỳ của WB và MPI

Tiếp tục chuẩn bị đánh giá giữa kỳ của dự án (nếu cần).

Tiếp tục tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm kể cả trong và ngoài nƣớc.

Kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập.

Kiểm tra rà soát kế hoạch vốn đối với nguồn vốn WB và đối ứng.

Tiến hành các hoạt động kiểm tra giám sát thực hiện thƣờng xuyên.

Thực hiện kế hoạch đền bù, giải phóng mặt bằng, môi trƣờng, chính sách dân

tộc thiểu số.

Quyết toán các tiểu dự án đã hoàn thành

Báo cáo quí, 6 tháng, hàng năm, báo cáo tổng kết kết thúc dự án (30/6/2015).

IV. KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG CHO DỰ ÁN:

1. Mục tiêu:

Truyền thông cho dự án nhằm mục tiêu tăng cƣờng khả năng tiếp cận chia sẻ thông tin, nâng cao

nhận thức cho ngƣời dân, cộng đồng, các cơ quan, tổ chức có liên quan. Truyền thông giúp tăng

cƣờng sự tham gia của ngƣời dân trong công tác lập kế hoạch triển khai, giám sát, bảo trì các hoạt

động của dự án. Truyền thông tạo điều kiện trao đổi thông tin, phản hồi ý kiến hỗ trợ lập kế hoạch

và triển khai hoạt động góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và thực hiện dự án.

2. Đối tƣợng của truyền thông dự án:

Đối tƣợng của truyền thông dự án cũng chính là nhóm đối tƣợng hƣởng lợi của dự án nhƣ ngƣời

dân, cán bộ các cấp tham gia các hoạt động đầu tƣ hỗ trợ của dự án. Nhóm cán bộ, tổ chức liên

quan chịu trách nhiệm quản lý thực hiện dự án. Nhóm cộng đồng xã hội, các doanh nghiệp, tổ

chức đoàn thể, các cấp chính quyền địa phƣơng.

3. Nội dung các hoạt động truyền thông:

Các kênh truyền thông : Truyền thông đa phƣơng tiện đáp ứng 3 chức năng nghe nói và

quan sát với nhiều loại thông tin khác nhau nhƣ truyền thanh, truyền hình, báo chí,

video...Các kênh truyền thông truyền thống trực tiếp tại địa phƣơng truyền tải các thông tin

dự án đến ngƣời dân trực tiếp theo các hình thức truyền thống nhƣ tờ rơi, pano áp phích tại

các địa điểm công cộng nhƣ UBND, nhà văn hóa, điểm lấy nƣớc, chợ...có thể bằng cả tiếng

dân tộc. Tổ chức lấy ý kiến phản hồi thông qua các nguồn thông tin nhƣ hòm thƣ góp ý, số

điện thoại nóng...

Một số hoạt động cụ thể: Đăng tải thông tin về dự án, tiến độ thực hiện trên Website của

tỉnh, Sở KHĐT, đài phát thanh, truyền hình tỉnh, huyện, cải tiến công tác biên tập, tăng

cƣờng thông tin từ các cơ quan ban ngành cấp tỉnh, huyện. Phối hợp với cac cơ quan báo

chí địa phƣơng tổ chức các tuyên truyền trên hệ thống truyền thông địa phƣơng. Tổ chức

Page 80: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

80 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

các cuộc họp báo giới thiệu các nội dung cần tuyên truyền của dự án, cung cấp các thông

tin chính xác, kịp thời cho truyền thông. Tổ chức phát hành các ấn phẩm truyên truyền cho

dự án bằng các hình thức nhƣ pano áp phích, tờ rơi, tranh ảnh, băng đĩa bằng tiếng phổ

thông và tiếng dân tộc.

Các hoạt động truyền thông cho dự án thuộc Hợp phần 4 về quản lý Dự án.

V. QUẢN LÝ TÀI CHÍNH:

Các văn bản qui định trong quản lý tài chính cho dự án:

Quyết định số 61/2006/QĐ-BTC ngày 2/11/2006 của Bộ Tài chính về định mức chi

phí cho các chƣơng trình, dự án ODA.

Thông tƣ số 27/2007/TT-BTC ngày 3/4/2007 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn việc

quản lý, thanh toán vốn đầu tƣ và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ và xây dựng

thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc.

Thông tƣ số 130/2007/TT-BTC ngày 02/11/2007 sửa đổi, bổ sung một số điểm của

Thông tƣ số 27/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007 hƣớng dẫn về quản lý, thanh toán

vốn đầu tƣ và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ thuộc nguồn vốn ngân sách nhà

nƣớc.

Thông tƣ số 108/2007/TT-BTC ngày 07/09/2007 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn cơ

chế quản lý tài chính đối với các chƣơng trình, dự án ODA.

Thông tƣ 33/2007/TT-BTC ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn

quyết toán dự án hoàn thành thuộc vốn Nhà nƣớc.

Thông tƣ 98/2007/TT-BTC ngày 9 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài chính về sửa đổi

một số điều của Thông tƣ 33/2007/TT-BTC ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Bộ Tài

chính hƣớng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc vốn Nhà nƣớc.

Thông tƣ số 123/2007/TT-BTC ngày 23/10/2007 của Bộ Tài chính về việc hƣớng

dẫn thực hiện chính sách thuế và ƣu đãi thuế đối với các chƣơng trình, dự án hỗ trợ

phát triển chính thức.

Thông tƣ 117/2008/TT-BTC ngày 05 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính về việc

hƣớng dẫn quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án đầu tƣ của các dự án sử dụng

vốn ngân sách nhà nƣớc.

1. Xây dựng kế hoạch tài chính.

Kế hoạch tài chính của dự án là một phần của kế hoạch hàng năm. Kế hoạch này phải phù hợp

với các quy định pháp lý hiện hành của Việt Nam, cam kết giữa Chính phủ Việt Nam và WB trong

việc thực hiện chƣơng trình dự án ODA và hiệp định tín dụng của dự án sẽ đƣợc ký. Chủ dự án có

trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng nguồn vốn nƣớc ngoài và nguồn vốn đối ứng theo mục

đích và hiệu quả. Kế hoạch tài chính đƣợc lập phù hợp với các hƣớng dẫn trong Thông tƣ

108/2007/TT-BTC ngày 7/9/2007.

Nguồn vốn, theo kế hoạch sẽ đƣợc phân bổ dựa trên nội dung công trình và danh mục cấp phát

vốn Nhà nƣớc phù hợp với tiến độ và năng lực thực hiện các dự án ODA. Kế hoạch tài chính bao

gồm kế hoạch về nguồn vốn vay của WB và nguồn vốn đối ứng..

Trình tự thực hiện :

Page 81: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

81 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

Đối với xã, căn cứ vào kế hoạch thực hiện hàng năm, kế hoạch đấu thầu hàng năm và khối lƣợng

thực hiện hoàn thành của các tiểu dự án các đơn vị xã lập kế hoạch thanh toán và chi tiêu tài

chính của ban phát triển xã gửi cho Ban QLDA huyện.

Ban QLDA huyện xây dựng kế hoạch tài chính của ban huyện và tổng hợp kế hoạch tài chính các

xã thành kế hoạch tài chính chung của dự án huyện gửi Ban QLDA tỉnh.

Ban QLDA tỉnh xây dựng kế hoạch tài chính của ban tỉnh và tổng hợp kế hoạch tài chính các

huyện thành kế hoạnh tài chính dự án tỉnh gửi , Bộ tài chính và Ngân hàng thế giới

2. Tài khoản ngân hàng và nguồn vốn.

Đối với ban quản lý tỉnh (PPMU):

Ban QLDA tỉnh Điện Biên sẽ mở một tài khoản tại Ngân hàng thƣơng mại Điện Biên (NN&PTNT)

để tiếp nhận và sử dụng vốn vay của WB bằng tài khoản ngoại tệ

Mở một tài khoản bằng VND tại kho bạc Nhà nƣớc tỉnh để nhận tiền từ nguồn vốn đối ứng của

Chính phủ để chi tiêu các khoản hợp lý

Đối với ban quản lý huyện (DPMU):

Ban QLDA các huyện mở một tài khoản bằng VND tại Ngân hàng thƣơng mại (NN&PTNT) các

huyện để tiếp nhận và sử dụng vốn vay của WB cho các chi tiêu hợp lý.

Ban quản lý huyện có thể mở thêm một tài khoản VND tại kho bạc Nhà nƣớc huyện để tiếp nhận

vốn đối ứng từ PPMU chuyển đến để chi tiêu các khoản hợp lý.

Đối với ban phát triển xã:

Ban phát triển các xã mở một tài khoản VND tại Ngân hàng thƣơng mại huyện (NN&PTNT) để

tiếp nhận và sử dụng vốn vay của WB.

Page 82: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

82 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

Thủ tục, mô hình giải ngân ở cấp tỉnh

Giải thích sơ đồ:

(1) – Nhà thầu gửi đề nghị thanh toán và các hồ sơ có liên quan cho Ban QLDA tỉnh

(2) – Ban QLDA tỉnh xem xét và gửi hồ sơ sang KBNN tỉnh kiểm soán chi

(3) – Ban QLDA tỉnh viết UNC gửi Ngân hàng TM NN&PTNT tỉnh đề nghị thanh toán cho nhà

thầu

(4) – Ngân hàng TM (NN&PTNT) tỉnh chuyển tiền thanh toán cho nhà thầu

(5) – Ban QLDA tỉnh tập hợp hồ sơ, làm đơn rút vốn gửi Bộ Tài chính

(6) - Bộ Tài chính xem xét, phê duyệt và đồng ký đơn rút vốn gửi NHTG

(7) – NHTG xem xét, phê duyệt đơn rút vốn và chuyển tiền về Tài khoản chỉ định của Ban QLDA

tỉnh tại Ngân hàng NN&PTNT

Bộ Tài chính NHTG

Ban QLDA

tỉnh KBNN tỉnh

Ngân hàng TM

(NN&PTNT)

Nhà thầu/Nhà cung cấp/Tư vấn

(1)

(5)

(3)

(4)

(6)

(7)

(2)

Page 83: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

83 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

Thủ tục, mô hình giải ngân cấp huyện:

Giải thích sơ đồ:

(1) – Căn cứ kế hoạch năm đƣợc duyệt, Ban QLDA huyện đề nghị Ban QLDA tỉnh tạm ứng (mức

vốn tạm ứng cụ thể sẽ hƣớng dẫn sau)

(2) – Ban QLDA tỉnh gửi UNC cho Ngân hàng TM (NN&PTNT) tỉnh

(3) – Ngân hàng TM (NN&PTNT) tỉnh chuyển tiền về TK dự án của Ban QLDA huyện mở tại

Ngân hàng TM (NN&PTNT) huyện

(4) – Khi phát sinh khối lƣợng, nhà thầu gửi đề nghị thanh toán kèm các hồ sơ có liên quan cho

BAN QLDA huyện

(5) – Ban QLDA huyện xem xét và gửi hồ sơ sang KBNN huyện kiểm soát chi

(6) – Ban QLDA huyện gửi UNC cho Ngân hàng NN&PTNT huyện đề nghị thanh toán cho nhà

thầu

(7) – Ngân hàng TM (NN&PTNT) huyện chuyển tiền cho nhà thầu

(8) – Ban QLDA huyện nộp lại hồ sơ cho Ban QLDA tỉnh để làm thủ tục bổ sung vốn

Mô hình,Thủ tục thanh toán, giải ngân của cấp xã

(Sẽ có hƣớng dẫn sau)

Một số khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực Quản lý tài chính cho dự án :

Sử dụng một phần mềm duy nhất cho toàn bộ Ban quản lý dự án ở cấp tỉnh và huyện

Phân tách vai trò rõ ràng hơn ở mỗi cấp quản lý tài chính.

Ban QLDA tỉnh

Ngân hàng TM

(NN&PTNT) tỉnh

Ban QLDA

huyện

KBNN huyện Ngân hàng TM

(NN&PTNT) huyện

Nhà thầu/Nhà cung cấp/Tư vấn

(4)

(1)

(6)

(7)

(2)

(3)

(5)

(8)

Page 84: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

84 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

Tổ chức đào tạo thƣờng xuyên cho đội ngũ kế toán ở tỉnh và huyện mới tham gia và nhất là tại các

xã.

3. Kế toán: Chế độ kế toán áp dụng là chế độ Kế toán của chủ đầu tƣ do Bộ Tài chính ban hành

theo Quyết định số 214/2000/QĐ - BTC và đƣợc hƣớng dẫn chi tiết cho các cấp quản lý từ tỉnh,

huyện và cấp xã. Các thủ tục kế toán chi tiết sẽ đƣợc trình bày trong Sổ tay hƣớng dẫn thực hiện dự

án. Quy trình kiểm soát nội bộ sẽ đƣợc xây dựng. Cơ cấu tổ chức và hệ thống kế toán sẽ sẽ quy

định rõ trách nhiệm của mỗi cá nhân liên quan đến quản lý tài chính và kế toán. Thông tin về quy

trình kiểm soát nội bộ đƣợc trình bày cụ thể trong Sổ tay hƣớng dẫn thực hiện dự án.

Hệ thống kế toán và chế độ kế toán: Hệ thống kế toán áp dụng trong dự án Giảm nghèo tỉnh Điện

Biên là một hệ thống thống nhất từ cấp tỉnh cho tới cấp xã nhằm tăng cƣờng khả năng kiểm soát và

trao đổi thông tin. Tại Ban Quản lý dự án tỉnh và các Ban Quản lý dự án huyện, hệ thống kế toán

đƣợc áp dụng là hệ thống kế toán kép. Tại các Ban Phát triển xã, sử dụng sổ kế toán đơn.

Báo cáo tài chính nộp lên Ngân hàng Thế giới: Báo cáo tài chính hàng quý theo mẫu AMT đƣợc

quy định tại Quyết định 803/2007/QĐ-BKH và sẽ đƣợc Ban Quản lý dự án Tỉnh lập và gửi cho Ban

Quản lý dự án Trung ƣơng trong vòng 15 ngày kể từ ngày kết thúc quý báo cáo để Ban Quản lý dự

án Trung ƣơng lập báo cáo tài chính nộp lên Ngân hàng Thế giới. Để phục vụ cho công tác báo

cáo, hệ thống thông tin quản lý của dự án sẽ đƣợc thiết kế phù hợp với tình hình dự án.

Báo cáo tài chính nộp cho phía Việt Nam: Báo cáo tài chính của các Ban Quản lý dự án đƣợc lập

theo mẫu AMT đƣợc quy định tại Quyết định 803/2007/QĐ-BKH.

Cuối mỗi quý và cuối năm, Ban Quản lý dự án huyện lập báo cáo tài chính của huyện và nộp cho

Ban Quản lý dự án Tỉnh. Ban Quản lý dự án Tỉnh tổng hợp các báo cáo tài chính của các huyện và

tổng hợp tài chính cấp tỉnh thành báo cáo tài chính dự án của tỉnh.

Báo cáo tài chính hàng năm của dự án sẽ đƣợc Ban Quản lý dự án Tỉnh nộp lên Ban Quản lý dự án

Trung ƣơng và Bộ Tài chính chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính (ngày 31

tháng 12 hàng năm).

4. Kiểm toán độc lập:

Đối với dự án này việc kiểm toán độc lập đƣợc thực hiện hàng năm do một công ty kiểm toán độc

lập đƣợc Ban QLDA trung ƣơng tuyển chọn để kiểm toán tất cả các hợp phần của dự án. Thủ tục

tuyển chọn cơ quan kiểm toán phù hợp với quy trình đề xuất trong Sổ tay hƣớng dẫn thực hiện dự

án đƣợc ngân hàng thế giới chấp nhận và Bộ kế hoạch & Đầu tƣ phê duyệt. Báo cáo kiểm toán

của năm nay phải đƣợc gửi cho WB và Bộ Tài chính chậm nhất vào ngày 30/6 của năm tiếp theo.

5. Thủ tục giải ngân.

Tạm ứng vốn (dự kiến tƣơng đƣơng 1 triệu USD)

Dự kiến sau khi Hiệp định vốn vay có hiệu lực, Bộ Tài chính yêu cầu WB ứng trƣớc vốn vào tài

khoản của BQLDA tỉnh số tiền tƣơng đƣơng 1 triệu USD. Ban QLDA tỉnh thuộc Sở KH&ĐT cùng

với huyện xã sẽ lập và trình kế hoạch tài chính sử dụng nguồn vốn của WB và nguồn vốn đối ƣng

từ ngân sách. Kế hoạch tài chính phải đƣợc trình lên Bộ Tài chính và Ngân hàng thế giới.

Các đơn rút vốn gồm có thƣ yêu cầu rút vốn đính kèm các chứng từ đã thanh toán trƣớc, tên và chi

tiết tài khoản ngân hàng của BQLDA tỉnh nhận vốn. Các đơn rút vốn sau khi chi tiêu cần đƣợc tiếp

tục thực hiện để duy trì vốn tạm ứng luôn ở mức 1 triệu USD.

Bộ Tài chính sẽ thực hiện các thủ tục yêu cầu WB tạm ứng vốn vào tài khoản BQLDA tỉnh thuộc

Sở KH&ĐT sau khi xem xét và chấp nhận đơn rút vốn và các tài liệu có liên quan từ Ban QLDA

tỉnh Điện Biên.

Page 85: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

85 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

Theo kinh nghiệm của các tỉnh đã thực hiện Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai

đoạn I cho thấy mô hình giải ngân đã áp dụng đƣợc đánh giá là một mô hình tốt, theo mô hình này

công tác giải ngân đƣợc tiến hành thuận lợi. Mặt khác, các cán bộ kế toán, tài chính của dự án

hầu hết là cán bộ đã có nhiều kinh nghiệm làm việc theo quy trình của dự án giai đoạn đoạn I. Do

vậy, Dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên đề xuất phƣơng án giải ngân dự án theo phƣơng án giải

ngân qua hệ thống ngân hàng nhƣ sau.

Mô hình giải ngân cho dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên:

Phân bổ vốn từ Ngân hàng Thế giới xuống Tài khoản chỉ định tại Ngân hàng thƣơng mại

(Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Tỉnh.

- Bƣớc1: Ban Quản lý dự án Tỉnh chuẩn bị Đơn rút vốn và nộp lên Cục Quản lý nợ và Tài

chính đối ngoại - Bộ Tài chính để đồng ký đơn.

- Bƣớc 2: Ban Quản lý dự án Tỉnh nộp Đơn rút vốn cho Ngân hàng Thế giới.

- Bƣớc 3: Ngân hàng Thế giới giải ngân đến Tài khoản chỉ định của Ban Quản lý dự án Tỉnh

mở tại Ngân hàng thƣơng mại (Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) tỉnh Điện Biên (tài

khoản ngoại tệ)

Quy trình thanh toán từ Ban Quản lý dự án Tỉnh cho nhà thầu của Ban Quản lý dự án

Tỉnh.

- Bƣớc 4: Nhà thầu nộp đề nghị thanh toán, các hóa đơn và hồ sơ cho Ban Quản lý dự án

Tỉnh

Ngân hàng Thế giới

TK ngoại tệ tại ngân hàng TM (NN&PTNT)

Bộ Tài chính

Ban QLDA tỉnh

Sơn La

Ban QLDA huyện

Ban PTX

Nhà thầu TK tại Ngân

TM (NN& PTNT) huyện

1

2

3

8

12

5

4

6

7

9

16

18

13

1

4

Kho bạc Nhà nƣớc tỉnh Điện Biên

Nhà thầu

Kho bạc huyện

Nhà thầu

11

19

17

10

15

20

Page 86: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

86 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

- Bƣớc 5: Ban Quản lý dự án Tỉnh gửi đề nghị thanh toán, hóa đơn và các hồ sơ cho Kho

bạc Nhà nƣớc tỉnh Điện Biên để kiểm soát chi

- Bƣớc 6: Ban Quản lý dự án Tỉnh gửi Yêu cầu chi đến Ngân hàng thƣơng mại (Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn) tỉnh Điện Biên

- Bƣớc 7: Ngân hàng thƣơng mại (Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tỉnh Điện Biên

chuyển tiền thanh toán cho nhà thầu

Quy trình thanh toán từ Ban Quản lý dự án Huyện cho nhà thầu của huyện.

- Bƣớc 8: Ban Quản lý dự án Huyện nộp đề nghị tạm ứng/bổ sung vốn cho tài khoản dự án

huỵên cho Ban Quản lý dự án Tỉnh.

- Bƣớc 9: Ban Quản lý dự án Tỉnh đề nghị Ngân hàng thƣơng mại (Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn) tỉnh chuyển tiền về Tài khoản dự án huyện tại chi nhánh Ngân hàng

thƣơng mại (Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Huyện.

- Bƣớc 10: Ngân hàng thƣơng mại (Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Tỉnh chuyển tiền

về Tài khoản Ban quản lý dự án huyện tại chi nhánh Ngân hàng thƣơng mại (Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn) Huyện.

- Bƣớc 11: Nhà thầu nộp đề nghị thanh toán, hóa đơn và hồ sơ cho Ban Quản lý dự án

Huyện

- Bƣớc 12: Ban Quản lý dự án Huyện gửi đề nghị thanh toán, hóa đơn và các hồ sơ cho Kho

bạc nhà nƣớc Huyện kiểm soát chi.

- Bƣớc 13: Ban Quản lý dự án Huyện gửi Yêu cầu chi cho Ngân hàng thƣơng mại (Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn) Huyện

- Bƣớc 14: Ngân hàng thƣơng mại (Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Huyện thanh toán

cho nhà thầu

Quy trình thanh toán từ Ban Phát triển xã cho các nhà thầu cấp xã

- Bƣớc 15: Ban Phát triển xã nộp đề nghị tạm ứng về Tài khoản dự án xã cho Ban Quản lý

dự án Huyện

- Bƣớc 16: Ban Quản lý dự án Huyện đề nghị Ngân hàng thƣơng mại (Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn) Huyện chuyển tiền về Tài khoản xã tại Chi nhánh Ngân hàng Thƣơng mại

Huyện

- Bƣớc 17: Nhà thầu nộp đề nghị thanh toán, hóa đơn và các hồ sơ cho Ban Phát triển xã.

- Bƣớc 18: Ban Phát triển xã gửi đề nghị thanh toán, hóa đơn và các hồ sơ cho Kho bạc

Huyện để kiểm soát chi.

- Bƣớc 19: Ban Phát triển xã gửi Yêu cầu chi cho chi nhánh Ngân hàng thƣơng mại (Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn) Huyện

- Bƣớc 20: Chi nhánh Ngân hàng thƣơng mại (Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Huyện

thanh toán cho các nhà thầu.

6. Kiểm soát thanh toán phần vốn cấp phát:

Kho Bạc Nhà Nƣớc tỉnh Điện Biên, kho bạc huyện chịu trách nhiệm kiểm soát chi theo quy định

hiện hành đối với các chi tiêu trong phạm vi dự án cả phần vốn vay và vốn đối ứng. Kiểm soát là

kiểm soát trƣớc, có nghĩa là các Ban QLDA chỉ đƣợc thanh toán cho nhà thầu sau khi Kho bạc đã

làm thủ tục kiểm soát chi.

Sau khi nhận đƣợc khối lƣợng công việc đƣợc nghiệm thu, yêu cầu thanh toán và các tài liệu có

liên quan khác từ nhà thầu, Ban QLDA tỉnh, huyện và ban phát triển xã cùng với Kho Bạc Nhà

Page 87: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

87 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

nƣớc tỉnh và huyện sẽ tiến hành kiểm tra quá trình thanh toán. Sau khi nhận đƣợc xác nhận biên

lai thanh toán từ Kho Bạc, các BQLDA sẽ thanh toán cho các nhà thầu hoặc nhà cung cấp dịch

vụ. BQLDA tỉnh, huyện và ban phát triển xã thanh toán cho các nhà thầu trực tiếp từ tài khoản tại

ngân hàng thƣơng mại sau khi nộp yêu cầu thanh toán đính kèm các tài liệu có liên quan.

7. Kiểm soát nội bộ :

Việc kiểm soát nội bộ là một phần quan trọng của cơ chế tài chính và công tác kế toán trong hoạt

động quản lý dự án Giảm nghèo tỉnh Điện Biên giai đoạn 2010-2015, kiểm soát nội bộ nhằm mục

tiêu:

Đảm bảo an toàn các tài sản của dự án:

- Đảm bảo tuân thủ theo các chính sách, quy định của Chính phủ, WB và các thủ tục

cụ thể của dự án.

- Phát hiện sớm các nhẫm lẫn, sai sót có thể xảy ra trong quá trình triển khai dự án.

- Đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng trong các hoạt động tài chính.

- Góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của dự án.

Nguyên tắc cơ bản của kiểm soát nội bộ trong quản lý dự án:

- Cấp quản lý cao hơn sẽ giám sát, kiểm tra và chấp thuận (hoặc phê duyệt) các khoản

chi tiêu và mua sắm do cấp dƣới thực hiện;

- Phân công trách nhiệm cho cán bộ dự án theo quy định, tƣơng xứng với vị trí và cấp

quản lý dự án;

- Phân định trách nhiệm của từng cán bộ dự án một cách cụ thể;

- Sử dụng phƣơng pháp thích hợp để quản lý tài sản của dự án;

- Các tài liệu phải đầy đủ và hợp lý;

- Kiểm kê các tài sản của dự án theo định kỳ hàng năm.

- Sử dụng các thủ tục nội bộ để kiểm tra chéo các tài khoản, các chi tiêu, bút toán

nhằm phát hiện kịp thời các sai sót.

8. Kiểm toán nội bộ :

Dự án Giảm nghèo tỉnh Điện Biên giai đoạn 2010-2015 lần đầu đƣợc thực hiện trên địa bàn 4

huyện với 36 xã trải rộng với nhiều tiểu dự án nhỏ và có tính chất đa dạng, phân tán nên kiểm

toán nội bộ là rất quan trọng và cần thiết nhằm góp phần hỗ trợ việc giải trình toàn bộ các hoạt

động của dự án và đảm bảo sử dụng các nguồn vốn của dự án hợp lý, hiệu quả. Kiểm toán nội bộ

trong phạm vi dự án đƣợc thực hiện ở 2 cấp tỉnh và huyện (Huyện chịu trách nhiệm kiểm toán cho

xã).

Kiểm toán nội bộ cho dự án phải tuân thủ qui trình, nội dung cơ bản của Kiểm toán Nhà nƣớc hiện

hành và Ngân hàng Thế giới.

9. Kiểm toán độc lập:

Kiểm toán độc lập đƣợc thực hiện hàng năm do một công ty kiểm toán độc lập đƣợc Ban Điều

phối Trung ƣơng tuyển chọn (theo danh sách nhắn của Ngân hàng thế giới) để kiểm toán tất cả

các hợp phần của dự án. Thủ tục tuyển chọn cơ quan kiểm toán phù hợp với quy trình đề xuất

trong Sổ tay hƣớng dẫn thực hiện dự án (PIM) đƣợc Ngân hàng thế giới chấp nhận và Bộ Kế

Page 88: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

88 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

hoạnh & Đầu tƣ phê duyệt. Báo cáo kiểm toán của năm nay phải đƣợc gửi cho Ngân hàng thế giới

và Bộ Tài chính chậm nhất vào ngày 30/6 của năm kế tiếp.

VI. QUẢN LÝ ĐẤU THẦU.

Việc tuyển chọn tƣ vấn, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ tƣ vấn, xây lắp công trình liên quan đến nhiều

thủ tục khác nhau tùy thuộc vào quy mô và đặc điểm cụ thể mỗi hoạt động. Nhìn chung, thủ tục

đấu thầu của dự án sẽ đƣợc thực hiện theo hƣớng dẫn của WB về đấu thầu mua sắm “sách xanh”

và “sách hồng” của Ngân hàng thế giới ban hành tháng 5 năm 2004 đƣợc sửa đổi tháng 10 năm

2006 và phù hợp với Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 và Nghị định số

58/2008/NĐ-CP ngày 05/5/2008 của Chính phủ hƣớng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn

nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng. Thông tƣ 02/2009/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ về

hƣớng dẫn lập kế hoạch đấu thầu. Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 Hƣớng dẫn thi

hành Luật Đấu Thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây Dựng, Nghị định số

112/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2009 của Chính Phủ về quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng

công trình.

Trong khuôn khổ dự án, Ban QLDA tỉnh, Ban QLDA huyện, Ban phát triển xã sẽ tổ chức mua sắm

tất các gói thầu cho các hợp phần và tiểu dự án đƣợc đƣợc phân cấp làm chủ đầu tƣ từ nguồn vốn

vay của WB và vốn đối ứng từ ngân sách.

Quy trình đấu thầu đƣợc tiến hành trong khuôn khổ dự án cần phải đáp ứng các yêu cầu tổng thể

sau:

Kinh tế và hiệu quả

Các nhà thầu / tƣ vấn hợp lệ sẽ có cơ hội cạnh tranh

Khuyến khích hợp đồng trong nƣớc và ngành sản xuất và tƣ vấn trong nƣớc.

Minh bạch, rõ ràng.

1. Kế hoạch đấu thầu.

Căn cứ vào kế hoạch thực hiện hàng năm và tổng thể của dự án các chủ đầu tƣ là Ban QLDA tỉnh,

Ban QLDA huyện, Ban phát triển xã xây dựng kế hoạnh đấu thầu cho 18 tháng và cả năm cho tất

cả các hợp phần của dự án các tiểu dự án thực hiện trong năm.

Nội dung của kế hoạch đấu thầu: (có hƣớng dẫn chi tiết tại sổ tay PIM) trong đó nêu chi

tiết cho từng tiểu dự án gồm :

- Số thứ tự và mã gói thầu của tiểu dự án.

- Tên tiểu dự án hay tên gói thầu, địa điểm thực hiện.

- Quy mô của gói thầu.

- Ƣớc dự toán của gói thầu.

- Hình thức lựa chọn nhà thầu.

- Phƣơng pháp kiểm tra của nhà tài trợ.

- Thời gian lựa chọn nhà thầu gồm : Thời gian mời thầu, mở thầu, chấm thầu, ký hợp

đồng, thời gian thực hiện hợp đồng.

Trình tự thực hiện:

- Ban phát triển xã xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm cho tất cả các hợp phần

của dự án các tiểu dự án thực hiện trong năm, trong đó xây dựng kế hoạch đấu thầu

cho các tiểu dự án hợp phần ngân sách xã gửi cho Ban QLDA huyện.

Page 89: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

89 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

- Ban QLDA huyện xây dựng kế hoạch đấu thầu thực hiện của ban huyện và tổng

hợp kế hoạch đấu thầu các xã thành kế hoạch đấu thầu dự án huyện gửi Ban QLDA

tỉnh.

- Ban QLDA tỉnh xây dựng kế hoạch đấu thầu thực hiện của ban tỉnh và tổng hợp kế

hoạch đấu thầu các huyện thành kế hoạnh đấu thầu dự án tỉnh gửi ngân hàng thế

giới WB xin thƣ không phản đối và sao gửi.Ban điều phối trung ƣơng

- Sau khi nhận đƣợc thƣ không phản đối của ngân hàng thế giới (WB), các cấp trình

kế hoạch đấu thầu lên cấp có thẩm quyền phê duyệt theo phân cấp.

2. Ngƣỡng đấu thầu dự kiến cho đấu thầu xây lắp, hàng hóa và dịch vụ tƣ vấn.

Dự án thực hiện sẽ đƣợc áp dụng tất cả các hình thức đấu thầu theo hƣớng dẫn của WB tại “Sách

xanh” và “Sách hồng”. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ sẽ có hƣớng dẫn chi tiết, một số hình thức đấu thầu

áp dụng lập kế hoạch đấu thầu:

Đối với mua sắm hàng hóa

Mua sắm những loại hàng hóa, thiết bị có giá trị hợp đồng lớn hơn 50.000 USD sẽ theo phƣơng

pháp Đấu thầu Cạnh tranh trong nƣớc (NCB).

Những hợp đồng nhỏ hơn 50.000 USD sẽ theo phƣơng thức Chào giá cạnh tranh (SH) dựa trên

việc so sánh ít nhất ba báo giá.

Những loại hàng hoá có giá trị nhỏ có thể đƣợc mua sắm trực tiếp (Ngân hàng Thế giới chấp

thuận trƣớc).

Đối với xây lắp công trình

Thực hiện theo phƣơng thức Đấu thầu Cạnh tranh trong nƣớc (NCB) đối với các công trình xây lắp

có giá trị lớn hơn 100.000 USD (nhỏ hơn 3 triệu USD).

Áp dụng phƣơng thức Chào giá (SH) đối vơi các công trình xây dựng đơn giản mà giá trị của hợp

đồng nhỏ hơn 100.000 USD.

Sử dụng phƣơng pháp mua sắm có sự tham gia của cộng đồng (CP) đối với những công trình xây

lắp thuộc hợp phần NSPTX.

Tuyển chọn tƣ vấn

áp dụng phƣơng thức Tuyển chọn theo Năng lực của tƣ vấn (CQS) đối với các dịch vụ Đào tạo

(Trừ các hoạt động đào tạo nghề cho ngƣời dân) mà chủ yếu là các dịch vụ đào tạo thuộc Hợp

phần Tăng cƣờng năng lực có giá trị ƣớc tính của mỗi hợp đồng không vƣợt quá 100.000 USD.

Tƣ vấn khảo sát, thiết kế kỹ thuật (bao gồm cả lập dự toán) cho các công trình xây dựng trong dự

án nhƣ công trình giao thông, chợ, công trình thủy lợi... nếu sử dụng vốn đối ứng sẽ theo thủ tục

Việt Nam; Nếu dùng vốn WB sẽ đƣợc áp dụng phƣơng thức Tuyển chọn dựa trên Chi phí thấp

nhất (LCS).

Page 90: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

90 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

Các ngƣỡng để áp dụng các phƣơng pháp

đấu thầu mua sắm cho Xây lắp và Hàng hóa

Loại hình ICB NCB Chào giá Chỉ định thầu Mua sắm có

sự tham gia

của cộng

đồng

Xây lắp công

trình

≥ 3 triệu USD ≥ 100.000

USD, < 3 triệu

USD

< 100.000

USD

theo từng

trƣờng hợp

đặc biệt

các hợp đồng

thuộc NS PTX

Mua sắm

hàng hóa

≥ 300.000

USD

≥ 50.000

USD; <

300.000 USD

< 50.000 USD theo từng

trƣờng hợp

đặc biệt

các hợp đồng

thuộc NS PTX

Các ngƣỡng để áp dụng các

phƣơng pháp đấu thầu mua sắm cho Dịch vụ tƣ vấn

Phƣơng

pháp

tuyển

chọn

QCBS QBS FBS LCS CQS SSS IS

Ngƣỡng

áp dụng

(USD)

100.000

Không áp

dụng vào

dự án này

Tuyển

kiểm toán

dự án

áp dụng

vào các

hợp đồng

tuyển

chọn tƣ

vấn thiết

kế công

trình

< 100.000 Trƣờng

hợp đặc

biệt

Tùy theo

trƣờng

hợp cụ

thể

Về Hợp Phần NSPTX chủ yếu áp dụng theo các hình thức có sự tham gia của cộng đồng (CP, SSS,

SH).

QCBS= Tuyển chọn dựa trên chất lƣợng và chi phí; QBS= Tuyển chọn dựa trên chất lƣợng; FBS=

Tuyển chọn dựa trên nguồn ngân sách cố định; LCS= tuyển chọn dựa trên chi phí thấp nhất;

CQS= tuyển chọn dựa trên năng lực tƣ vấn; SSS= Tuyển chọn từ một nguồn duy nhất; IS= tuyển

chọn tƣ vấn cá nhân

Thủ tục đấu thầu: Thực hiện theo nội dung thỏa ƣớc quốc tế, hiệp định tín dụng mà Chính phủ sẽ

ký với WB. Hƣớng dẫn của WB và theo luật đấu thầu của Chính phủ Việt Nam (đối với những mục

chƣa đƣợc nêu ở đây sau này sẽ có hƣớng dẫn cụ thể).

3. Quản lý và kế hoạch đấu thầu :

Đối với các tiểu dự án sau khi dự án khả thi đƣợc phê duyệt, đi vào khảo sát thiết kế kỹ thuật chi

tiết có qui mô và dự toán vƣợt ngƣỡng thầu và hình thức đầu thầu đã đƣợc phê duyệt tại nghiên

cứu khả thi, cần xây dựng lại kế hoạch đấu thầu trình Ngân hàng thế giới xin thƣ không phản đối

và đồng thời gửi bản sao cho Ban điều phối Trung ƣơng rồi tiến hành thực hiện các bƣớc tiếp theo

theo đúng qui trình.

3.1. Phê duyệt kế hoạch đấu thầu:

Page 91: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

91 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

- UBND tỉnh sẽ phê duyệt kế hoạch đấu thầu tổng thể của Ban QLDA tỉnh, phê duyệt hoặc có

thể ủy quyền cho Ban QLDA tỉnh phê duyệt kế hoạch đấu thầu mua sắm do Ban QLDA tỉnh

thực hiện.

- UBND các huyện dự án sẽ phê duyệt kế hoạch đấu thầu tổng thể của Ban QLDA huyện,

phê duyệt hoặc có thể ủy quyền cho Ban QLDA huyện phê duyệt kế hoạch đấu thầu mua

sắm do Ban QLDA huyện thực hiện.

- UBND các xã dự án sẽ phê duyệt kế hoạch đấu thầu hàng năm của Ban PT xã.

3.2. Trách nhiệm phê duyệt kết quả xét thầu:

- Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt kết quả đấu thầu đối với các các gói thầu đấu thầu theo

hình thức NCB, ICB.

Sở Kế hoạch và Đầu tƣ thẩm định kết quả đấu thầu các gói thầu do UBND tỉnh làm Chủ đầu tƣ. Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt kết quả đấu thầu đối với các gói thầu do ban quản lý dự án huyện thực hiện. Uỷ ban nhân dân xã phê duyệt kết quả đấu thầu đối với các gói thầu thuộc hợp phần NSPTX sau khi đƣợc UBND huyện phê duyệt kế hoạch thực hiện.

3.3. Hình thức kiểm tra của ngân hàng thế giới đối với các gói thầu:

Kiểm tra trƣớc: Đối với tất cả các gói thầu đấu thầu theo hình thức NCB và ICB. Đối với các huyện, các gói theo các hình thức còn lại sẽ kiểm tra trƣớc 1 gói để rút kinh nghiệm nếu thực hiện tốt thì các gói tƣơng tự sau đó sẽ chuyển sang hình thức kiểm tra sau. (Trong kế hoạch đấu thầu 18 tháng đầu tiên có 5 gói thầu xây lắp và 1 gói mua sắm hàng hóa thiết bị văn phòng kiểm tra trƣớc). Kiểm tra sau: Đối với tất cả các gói thầu còn lại. Những vấn đề phát sinh trong gói thầu. (Có hƣớng dẫn xử lý chi tiết tại Sổ tay hƣớng dẫn thực hiện dự án PIM)

3.4. Quản lý các hợp đồng:

Việc quản lý và thực hiện các hợp đồng kinh tế phải tuân thủ các hƣớng dẫn về hợp đồng của WB và pháp luật Việt nam về hợp đồng kinh tế.

4. Vận hành và bảo trì:

Dự án đƣợc đầu tƣ rất nhiều các tiểu dự án trong đó có nhiều tiểu dự án về sơ sở hạ tầng cần đƣợc

vận hành bảo trì thống nhất, các nhà thầu theo qui định phải bảo hành công trình theo đúng nội

dung trong hợp đồng ký kết, sau khi hoàn thành và chuyển giao cho đơn vị quản lý cơ quan quản

lý có trách nhiệm thực hiện việc này. Qui trình chuyển giao, vận hành, bảo trì sẽ có hƣớng dẫn cụ

thể trong sổ tay và đƣợc đào tạo. Quĩ vận hành bảo trì các tiểu dự án này đƣợc hình thành từ 6,5%

tổng vốn WB đầu tƣ cho các công trình cơ sở hạ tầng đầu tƣ cho xã đó.

Ban PTX sẽ quản lý và vận hành quỹ, khi dự án kết thúc, UBND xã sẽ tiếp nhận quỹ và tiếp tục tổ

chức vận hành quỹ (nếu vẫn còn ngân sách chƣa sử dụng hết). Ngân sách của Quỹ chỉ đƣợc sử

dụng cho hai mục đích duy nhất là vận hành và bảo trì mà không đƣợc sử dụng vào mục đích đầu

tƣ, tín dụng hay bất kỳ mục đích nào khác.

Mục đích và đối tƣợng sử dụng quỹ: Chi phí cho công tác bảo trì- vận hành các công trình hạ tầng

trên địa bàn đƣợc giao cho xã quản lý và khai thác, trong đó bao gồm các công trình đã đƣợc Dự

án đầu tƣ.

Hoạt động, kinh phí BTVH sẽ là một phần của kế hoạch hàng năm của xã dự án và sẽ đƣợc giải

ngân dần theo tiến độ. Các hoạt động bảo trì vận hành đƣợc lập kế hoạch với sự tham gia của

cộng đồng.

Quỹ đƣợc quyền tiếp nhận các đóng góp của các CT, DA, các cơ quan, tổ chức khác nhƣng chỉ

phục vụ duy nhất cho mục đích bảo trì- vận hành.

VII- KẾ HOẠCH PHÕNG CHỐNG THAM NHŨNG.

Page 92: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

92 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

1. Căn cứ pháp lý cho kế hoạch phòng chống tham nhũng: Để đảm bảo không xảy ra hiện

tƣợng thất thoát, lãng phí, đặc biệt là hiện tƣợng tham nhũng, một số biện pháp cụ thể nhằm

phòng chống tham nhũng đã đƣợc tỉnh xác định dựa trên hệ thống các văn bản liên quan đến

phòng chống tham nhũng của Việt Nam:

­ Công ƣớc Liên Hiệp Quốc phòng chống tham nhũng,

­ Luật số 55/2005/ QH11 ngày 29/11/2005 phòng, chống tham nhũng và luật số 01/2007/QH12

ngày 04/08/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng.

­ Nghị định số 120/2006/NĐ-CP ngày 20/10/2006 quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một

số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng.

­ Nghị định của Chính phủ số 79/2003/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2003 ban hành Quy chế

thực hiện dân chủ ở xã

­ Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/04/2005 ban hành Quy chế giám sát đầu tƣ của cộng

đồng

­ Thông tƣ liên tịch 04/2006/TTLT-KH&ĐT-UBTƢMTTQVN-TC của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Uỷ

ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Tài chính về việc hƣớng dẫn thực hiện Quyết định số

80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành Quy chế giám

sát đầu tƣ của cộng đồng

­ Thông tƣ liên tịch số 18/2005/ TTLT-BXD-TTCP ngày 04/11/2005 hƣớng dẫn một số nội dung

về thanh tra xây dựng

2. Nâng cao nhận thức, tăng tính minh bạch và công khai, tăng cƣờng cam kết của các bên

tham gia dự án:

2.1. Nâng cao nhận thức và năng lực:

Hai điều kiện tiên quyết của một khuôn khổ quản lý nhà nƣớc, minh bạch và phòng chống tham

nhũng có hiệu quả chính là nhận thức của tất cả các bên liên quan tham gia dự án và năng lực

phù hợp của để thực hiện.

2.2. Tăng minh bạch, công khai:

Việc công khai thông tin của dự án cho các bên liên quan, công khai thông tin liên minh về các

quan chức và các đối tác hợp đồng, cũng nhƣ tiếp cận thông tin công bằng.

2.3. Tăng cƣờng cam kết của các bên tham gia:

Nội dung này là nền tảng quan trọng trong đó các Chủ dự án và các đối tác tham gia dự án sẽ áp

dụng và cam kết những tiêu chuẩn đạo đức nghiệp vụ, biện pháp kiểm soát các bên tham gia của

dự án, đảm bảo thực hiện công bằng, minh bạch.

3. Tăng cƣờng các biện pháp kiểm soát qui trình trong suốt giai đoạn của dự án.

Kế hoạch kiểm soát qui trình trong suốt giai đoạn của dự án là “vấn đề cần thiết” của các giai

đoạn/ qui trình khác nhau trong suốt thời hạn của dự án.

Những can thiệp giảm rủi ro trong này có bao gồm can thiệp tăng cƣờng các biện pháp kiểm soát

trực tiếp qui trình.

Công bố tất cả các quyết định liên quan đến lựa chọn đầu tƣ, phạm vi, chi phí, ngƣời hƣởng lợi và

các giải pháp thay thế, chính sách tái định cƣ và bảo vệ môi trƣờng.

4. Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát và thực thi:

4.1. Tăng cƣờng các biện pháp kiểm soát:

Page 93: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

93 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

Qui trình sẽ đƣợc hỗ trợ bởi các biện pháp kiểm soát kiểm tra, giám sát, gồm (i) đánh giá độc lập

và (ii) cơ chế báo cáo và xử lý khiếu nại đáng tin cậy. Những nội dung này sẽ đƣợc đồng hành với

một hệ thống thực thi, các hành động sửa chữa và thƣởng, phạt.

4.2. Đánh giá/ Kiểm toán độc lập:

Chức năng này gồm các cơ chế hiệu quả cho kiểm toán/ đánh giá khách quan của bên thứ 3 về

những phƣơng diện thanh liêm trong các giao dịch của dự án (thông qua kiểm toán độc lập các

hợp đồng và thông qua xã hội dân sự bao gồm những ý kiến phản hồi về các quyết định và công

tác thực hiện dự án. cho biết các biện pháp của ông đã chứng minh đƣợc tính hiệu quả trong giảm

thiểu các rủi ro quản lý nhà nƣớc. Phạm vi và mức độ đánh giá độc lập sẽ phụ thuộc vào mức độ

và khu vực có rủi ro.

4.3. Cơ chế báo cáo và Khiếu nại:

Phần này gồm các cơ chế và phác đồ báo cáo mật về các biểu hiện, khiếu nại hành động tham

nhũng, quản lý hồ sơ lƣu, xử lý công bằng, theo dõi kiểm tra và tính bảo mật.

4.4. Thực thi, chỉnh sửa và khen thƣởng:

Những biện pháp xử lý và khen thƣởng phù hợp, công bằng và có tính chất điều chỉnh, sửa chữa

đối với những bằng chứng xác thực về hành vi tham nhũng sẽ thuộc trách nhiệm của Giám đốc dự

án, các Chủ dự án hoặc cấp có thẩm quyền tƣơng đƣơng, và phải đƣợc báo cáo đúng đắn.

5. Phòng chống tham nhũng ở các cấp dự án.

Việc phòng chống tham nhũng phải đƣợc quan tâm triệt để ở tất cả các cấp, các khâu của dự án

qua việc quản lý dự án. Hệ thống hạch toán kế toán, báo cáo phải rõ ràng minh bạch, thƣờng

xuyên kiểm tra kiểm soát nội bộ.

(Chi tiết về phƣơng pháp phòng chống tham nhũng tham khảo phần phụ lục)

Page 94: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

94 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

CHƢƠNG VI : CÁC KẾT QUẢ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN

I. CƠ CHẾ THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN

1. Các chỉ tiêu đo lƣờng hiệu suất hoạt động: (dự kiến sau khi kết thúc dự án)

Hiệu suất hoạt động của dự án luôn có vai trò quan trọng trong việc đạt đƣợc các mục tiêu của dự

án theo đúng tiến độ đề ra. Cụ thể với các nguồn lực đã đƣợc xác định cho dự án này, bộ máy tổ

chức thực hiện dự án cần phải đảm bảo hiệu suất hoạt động ở mức cao nhất và theo đó, phải có

các chỉ tiêu cụ thể để đo lƣờng. Các chỉ tiêu cụ thể đƣợc xác định để đo lƣờng và đánh giá hiệu

suất hoạt động của hệ thống. Hệ thống MIS sẽ là một công cụ quan trọng để ghi chép, cập nhật

các thông tin liên quan tới hiệu suất hoạt động của hệ thống, làm cơ sở cho các phân tích, đánh

giá. (Sẽ bổ sung sau khi có các hƣớng dẫn cụ thể của WB và MPI)

2. Các điều kiện cam kết chính trong dự án:

2.1. Điều kiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án:

Tỉnh thành lập Ban chuẩn bị dự án.

Tỉnh cam kết bố trí đủ vốn đối ứng cho công tác chuẩn bị dự án

Báo cáo điều tra thông tin cơ bản

Đảm bảo tiến độ cho việc xây dựng Báo cáo khả thi

2.2. Điều kiện trong giai đoạn thực hiện dự án:

Quá trình lựa chọn đề xuất thực hiện phải đảm bảo tất cả các hoạt động đều có sự tham gia của

ngƣời dân, đặc biệt quan tâm đến nhu cầu của ngƣời dân nghèo, nhóm ngƣời dễ bị tổn thƣơng.

Tỉnh cam kết bố trí đủ vốn đối ứng theo đúng tiến độ thực hiện dự án.

Việc thực hiện thu hồi đất và tài sản trên đất, đền bù và tái định cƣ phải tuân thủ các quy định của

Ngân hàng Thế giới.

3. Cơ chế giám sát đánh giá dự án :

3.1. Giám sát dự án :

Dự án Giảm nghèo lần đầu tiên đƣợc thực hiện trên địa bàn tỉnh Điện Biên, đây là một dự án hết

sức quan trọng với việc giảm nghèo cho đồng bào dân tộc trong tỉnh, dự án cần đƣợc thƣờng

xuyên theo dõi giám sát nhằm kịp thời có những biện pháp điều chỉnh, thúc đẩy dự án đúng tiến

độ, đạt mục tiêu đề ra cũng nhƣ sử dụng hiệu quả nguồn lực đƣợc đầu tƣ. Giám sát dự án đƣợc

thực hiện bởi nhiều cơ quan, đối tƣợng khác nhau, thƣờng xuyên theo dõi, cập nhật tình hình thực

hiện và quản lý dự án một cách chi tiết, có hệ thống, kịp thời chia sẻ thông tin giám sát dự án với

các cấp khác trong hệ thống quản lý,

Các Ban quản lý dự án sẽ có trách nhiệm thực hiện giám sát chi phí và chất lƣợng các công trình

xây dựng thuộc phạm vi dự án theo quy định hiện hành.

Cộng đồng hƣởng lợi cũng sẽ tham gia giám sát thông qua hoạt động của Ban Giám sát xã và

ngƣời dân theo tinh thần và nội dung của Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ

tƣớng Chính phủ ban hành Quy chế giám sát đầu tƣ của cộng đồng và Thông tƣ liên tịch của Bộ

KH&ĐT- Ban Thƣờng trực UBTW mặt trận tổ quốc Việt Nam-Bộ Tài chính số 04/2006 ngày

Page 95: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

95 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

4/12/2006 (Hƣớng dẫn thực hiện QĐ 80/2005-QĐ-TTg ngày 18/4/2005 nêu trên) với các thủ tục

chi tiết đƣợc hƣớng dẫn trong Sổ tay PIM.

Ngoài ra Dự án sẽ phải thuê tuyển các đơn vị tƣ vấn giám sát độc lập có chuyên môn sâu về

chính sách của NHTG để giám sát độc lập việc thực hiện các hoạt động của dự án nhƣ thủ tục

đấu thầu, giám sát công trình, môi trƣờng, chính sách dân tộc thiểu số, đền bù và phục hồi cuộc

sống của những ngƣời bị ảnh hƣởng bởi dự án và việc thực hiện kế hoạch quản lý môi trƣờng (gọi

chung là dịch vụ “Giám sát- đánh giá theo quá trình”.

Hệ thống thông tin quản lý (MIS) : Nhằm hỗ trợ giám sát quá trình thực hiện từ đầu vào đến đầu ra

của dự án cũng nhƣ phục vụ cho các mục đích quản lý khác của dự án, một Hệ thống thông tin

quản lý (MIS) kết nối từ Ban Quản lý dự án Trung ƣơng đến Ban Quản lý dự án Tỉnh và các Ban

Quản lý dự án huyện phục vụ cho việc quản lý, báo cáo, giám sát, điều phối các hoạt động của dự

án.

3.2. Đánh giá dự án :

Việc đánh giá dự án sẽ chủ yếu tập trung vào đánh giá kết quả thực hiện các hợp phần của dự án

qua hiệu suất và hiệu quả của các hoạt động đầu tƣ dự án. Bên cạnh đó, sự phù hợp của từng

hoạt động đối với vùng dự án, sự minh bạch thông tin cũng là một trong những nội dung quan

trọng của đánh giá. Kết quả đánh giá sẽ đƣợc chuyển đến các bên liên quan để xem xét cân nhắc

cho từng hoạt động tiếp theo của Dự án.

Hình thức tổ chức đánh giá: Công tác đánh giá đƣợc tiến hành bởi các chuyên gia tƣ vấn độc lập

phối hợp cùng đơn vị thực hiện dự án và cộng đồng hƣởng lợi vùng dự án. Dự án Giảm nghèo tỉnh

Điện Biên giai đoạn 2010-2015 sẽ đƣợc tiến hành các đợt đánh giá cùng với các kỳ giám sát theo

kế hoạch nhằm rút kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn cho các kỳ kế tiếp.

4. Chế độ báo cáo

Chế độ báo cáo trong dự án theo mẫu báo cáo ban hành theo Quyết định số 803/2007/QĐ- BKH

ngày 30/7/2007 “ Về việc ban hành chế độ báo cáo tình hình thực hiện các chƣơng trình, dự án

ODA”. Các báo cáo có liên quan cho các cấp liên quan do Ban QLDA huyện, Ban PTX lập sẽ

đƣợc hƣớng dẫn cụ thể trong PIM. MIS sẽ đƣợc tận dụng triệt để nhằm lập và gửi các báo cáo từ

cấp huyện lên cấp tỉnh và TW. Toàn dự án thống nhất sử dụng một hệ thống báo cáo cho các cơ

quan chủ quản, Chính phủ, NHTG. Các loại báo cáo chủ yếu đƣợc liệt kê trong bảng tổng hợp

dƣới đây:

Các báo cáo phải nộp của Ban QLDA Tỉnh và các bên liên quan

STT Tên báo cáo Thời điểm nộp Cơ quan nhận báo cáo

1 Báo cáo tháng 10 ngày làm việc kể từ ngày kết

thúc tháng

UBND tỉnh, Sở KH&ĐT, Sở Tài

chính, Ban ĐPDATW

2 Báo cáo Quý 15 ngày làm việc kể từ ngày kết

thúc Quý

UBND tỉnh, Sở KH&ĐT, Sở Tài

chính, NHTG, Ban ĐPDATW

3 Báo cáo Năm nộp chậm nhất vào ngày 31/1

năm sau

UBND tỉnh, Sở KH&ĐT, Sở Tài

chính, NHTG, Ban ĐPDATW

4 Báo cáo giữa kỳ Báo cáo dự thảo sẵn sàng 1

tháng trƣớc Đoàn đánh giá giữa

kỳ của NHTG và Chính phủ

UBND tỉnh, Sở KH&ĐT, Sở Tài

chính, NHTG, Ban ĐPDATW

5 Báo cáo kết thúc

dự án

Báo cáo dự thảo sẵn sàng 1

tháng trƣớc ngày kết thúc dự án;

UBND tỉnh, Sở KH&ĐT, Sở Tài

chính, NHTG, Ban ĐPDATW

Page 96: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

96 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

Báo cáo cuối cùng đƣợc nộp

chậm nhất sau 4 tháng kể từ

ngày kết thúc dự án

6 Báo cáo kiểm toán

Báo cáo tài chính

của dự án hàng

năm

Báo cáo đƣợc nộp chậm nhất

sau 6 tháng kể từ ngày kết thúc

năm tài chính

UBND tỉnh, Sở KH&ĐT, Sở Tài

chính, NHTG, Ban ĐPDATW

7 Báo cáo kiểm toán

nội bộ Ban PT xã

và Ban QLDA

huyện

thực hiện hàng năm, nộp vào

15/2 năm sau

Ban QLDA huyện, Ban QLDA tỉnh,

Sở Tài chính

8 Báo cáo tình hình

thực hiện cho các

đoàn giám sát

chính thức của WB

và Chính phủ

Nộp trƣớc khi đoàn kiểm tra tiến

hành các đợt kiểm tra giám sát

UNBD tỉnh, WB, MPI, MOF, SBV,

GO

II. HIỆU SUẤT ĐẦU TƢ – HIỆU QUẢ - LỢI ÍCH KINH TẾ VÀ TÀI CHÍNH:

1. Phân tích nguồn tài chính:

Dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên chỉ mang tính chất hỗ trợ, định hƣớng cho các hoạt động sản

xuất kinh doanh nên khi phân tích hiệu quả, hiệu suất đầu tƣ ta không thể phân tích trên cơ cở lợi

ích thu đƣợc từ sản phẩm, dịch vụ mang lại trên vốn đầu tƣ mà chỉ xem xét trên khía cạnh chi phí

đầu tƣ trong dự án đã mang lại những hiệu quả gì từ sự hỗ trợ, định hƣớng, tạo đà cho các hoạt

động sản xuất kinh doanh, sinh kế cho ngƣời nghèo, công ăn việc làm cho cộng đồng hƣởng lợi,

các cơ sở hạ tầng đƣợc đầu tƣ đã mang lại lợi ích thế nào cho cộng đồng vùng dự án. Nguồn tài

chính cho dự án này đƣợc lấy từ vốn vay cho phát triển của Ngân hàng thế giới (vốn bố trí cho

Điện Biên là 17 triệu USD) và vốn đối ứng của Chính phủ đảm bảo tính bền vững và ổn định cho

dự án trong thời gian hoạt động. Ngoài ra còn huy động thêm phần đóng góp của ngƣời dân

hƣởng lợi bằng các hiện vật, nguyên nhiên vật liệu sẵn có và công lao động đƣợc tính qui đổi sang

giá trị nhằm mục đích gắn kết ngƣời hƣởng lợi với dự án.

Dự án này đƣợc lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm của địa phƣơng nên

việc đầu tƣ và kiểm soát đầu tƣ, liên tục đƣợc kiểm tra, rà soát. Các chi phí đầu tƣ trong dự án

đƣợc tính toán chặt chẽ sát theo thực tế đồng thời tuân thủ các hƣớng dẫn của Chính phủ và WB

đảm bảo tính đúng, đủ các chi phí trong suốt quá trình thực hiện không sử dụng lãng phí hay thừa

nguồn lực đầu tƣ.

2. Đánh giá rủi ro tài chính:

Nhìn chung các rủi ro về tài chính trong dự án này là ở mức không cao và không có rủi ro nghiêm

trọng bởi vì việc thực hiện dự án đƣợc lồng vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm của

địa phƣơng, đƣợc cân đối bố trí vốn hợp lý, nguồn ổn định nên rủi ro về nguồn là gần nhƣ không

có. Tuy nhiên cần lƣu ý rủi ro về vấn đề có sự biến động về đơn giá của các nguyên vật liệu đầu

vào, công lao động, phí dịch vụ, cơ chế quản lý đơn giá của Nhà nƣớc có thể đƣợc điều chỉnh

trong thời gian hoạt động của dự án dẫn đến có sự sai khác về đơn giá dự kiến trong các kế hoạch

hoạt động của dự án nhƣng các rủi ro này chỉ ở mức không nghiêm trọng.

Page 97: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

97 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

3. Phân tích kinh tế:

Điện Biên là một tỉnh mới và là một trong những tỉnh còn rất nghèo của vùng Tây Bắc cũng nhƣ

của Việt nam. Thực trang về kinh tế đang còn phải chịu rất nhiều khó khăn từ hệ thống cơ sở hạ

tầng còn thiếu thốn thậm chí có vùng còn chƣa đƣợc đầu tƣ cơ sở hạ tầng cơ bản nhƣ giao thông,

điện, nƣớc... trình độ nguồn nhân lực còn hạn chế, mức thu nhập bình quân mới chỉ đạt khoảng

3,8 triệu đồng/ngƣời/năm vào năm 2008, Điện biên có tới 21 dân tộc thiểu số trong đó còn nhiều

dân tộc ít ngƣời còn hạn chế về trình độ, điều kiện sống rất khó khăn cần đƣợc hỗ trợ về nhiều mặt

từ cơ sở vật chất tới y tế, giáo dục, đào tạo nghề, hƣớng dẫn sinh kế, bình đẳng giới.

Trong những năm qua Chính phủ cũng nhƣ các nhà tài trợ Quốc tế cũng đã rất quan tâm tới việc

đầu tƣ cho ngƣời nghèo, vùng kinh tế khó khăn để nâng cao đời sống kinh tế xã hội tiến dần tới

mặt bằng chung của cả nƣớc qua các chƣơng trình nhƣ 134, 135...đã chứng minh tính hiệu quả

của đầu tƣ cho giảm nghèo.

Vừa qua với sự quan tâm cho đầu tƣ phát triển, WB và Chính phủ thông qua các hoạt động nghiên

cứu, đánh giá phân tích kinh tế tại vùng dự án đã thấy hiệu quả rất tốt khi đầu tƣ dự án giảm

nghèo giai đoạn 2010 – 2015 cho vùng dự án nhất là dự án này sẽ đƣợc đầu tƣ rất nhiều hợp phần

thông qua hàng ngàn các tiểu dự án nhỏ trong đó có cả từ cơ sở hạ tầng từ cấp huyện tới cấp xã,

đào tạo tăng cƣờng năng lực tới hỗ trợ các mô hình sinh kế, hƣớng dẫn, định hƣớng cho sản xuất

kinh doanh. Dự án giành sự ƣu tiên cho phụ nữ và dân tộc thiểu số, khuyến khích ngƣời dân tham

gia vào các công việc của dự án qua đó giúp họ nâng cao trình độ cho bản thân mình, cũng góp

phần vào sự thành công của dự án.

Qua một số phân tích trên đây cùng với các đánh giá tác động của dự án sẽ phân tích ở các mục

sau có thể khẳng định tính khả thi, tác dụng bền vững của dự án là có hiệu quả tốt và bền vững.

III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI:

Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung cũng nhƣ tỉnh Điện Biên nói riêng đƣợc

đầu tƣ cho vùng kinh tế khó khăn cho, đầu tƣ cho ngƣời nghèo và đặc biệt là dân tộc thiểu số.

Thực trạng kinh tế xã hội các tỉnh miền núi hiện nay nói chung là nguồn lực đầu tƣ có phát triển

kinh tế xã hội còn thiếu rất nhiều, vai trò của ngƣời phụ nữ còn rất mờ nhạt, sản xuất chủ yếu là

nông nghiệp nhỏ lẻ, dịch vụ và công nghiệp gần nhƣ chƣa có mà trong sản xuất nông nghiệp thì

ngƣời phụ nữ miền núi đƣợc xem nhƣ là lao động chính. Trong bối cảnh đó, dự án giảm nghèo

đƣợc đầu tƣ nhiều hạng mục từ cơ sở hạ tầng, đào tạo, sinh kế, ƣu tiên quan tâm nhiều đến vai

trò, nguyện vọng của phụ nữ...nên dự án này sẽ có tác động rất nhiều mặt tới xã hội. Đánh giá

tác động của dự án tới đời sống xã hội là một việc làm hết sức cần thiết.

1. Mục tiêu

Mục tiêu của việc đánh giá tác động kinh tế - xã hội của Dự án là nghiên cứu, xác định tất cả các

tác động có thể xảy ra (tác động có lợi và tác động có hại) khi thực hiện dự án, xác định những

ngƣời có liên quan (ngƣời tham gia thực hiện dự án và ngƣời hƣởng lợi) và tìm hiểu mối quan tâm

của họ, xác định, đánh giá các vấn đề khác có thể tác động đến quá trình lập kế hoạch và thực

hiện dự án. Việc nghiên cứu các tác động này sẽ có tác dụng để phân tích tìm hiểu, đƣa ra các

biện pháp phù hợp để tạo thuận lợi nhất cho quá trình thực hiện dự án.

2. Nguyên tắc:

Dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên đƣợc đầu tƣ sẽ có tác động rất lớn đến kinh tế xã hội trong vùng

dự án, việc đánh giá tác động của nó là hết sức cần thiết để có thể phát huy các tác động tích cực

và có giải pháp hạn chế những tác động tiêu cực không mong muốn. một số nguyên tắc cơ bản

trong việc đánh giá này nhƣ sau: Thứ nhất là đánh giá mức độ tham gia đầy đủ của ngƣời dân

Page 98: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

98 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

trong quá trình thực hiện dự án. Thứ hai là đảm bảo tính công khai minh bạch dân chủ trong tất cả

các hoạt động của dự án.Tính tuân thủ các qui định của dự án trong các hoạt động và quá trình

thực hiện dự án nhƣ đấu thầu, quản lý tài chính, môi trƣờng, chính sách xã hội. Đánh giá tác động

với các đối tƣợng cụ thể trong dự án: ngƣời dân, thôn bản, toàn bộ vùng dự án

3. Nội dung đánh giá:

Nội dung đánh giá sẽ đƣợc trình bày theo dạng bảng đánh giá tác động của dự án theo từng hợp

phần, tiểu hợp phần. Bảng đánh giá này phần nào làm rõ đối tƣợng sẽ đƣợc tác động tích cực bên

cạnh đó cũng sẽ có một số tác động tiêu cực hoặc quá trình thực hiện sẽ gặp khó khăn. Từ những

tác động tích cực và tiêu cực chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm xử lý vấn đề giảm thiểu tác

động tiêu cực đồng thời kiến nghị những cơ quan tổ chức liên quan cùng giúp sức để thực hiện dự

án thành công tốt đẹp.

Tác động từ Hợp Phần 1: đánh giá tác động với xã hội từ các công trình cơ sở hạ tầng nhƣ đƣờng

giao thông, thủy lợi…đánh giá các hoạt động đa dạng hóa sinh kế nhƣ du lịch cộng đồng, đầu tƣ

hỗ trợ ngành nghề truyền thống, kết nối thị trƣờng.

Tác động từ Hợp phần 2: Đánh giá tác động các tiểu hợp phần cải thiện cơ sở hạ tầng cấp thôn

bản, hỗ trợ sinh kế và dịch vụ sản xuất, hỗ trợ các hoạt động phát triển kinh tế xã hội của phụ nữ.

Tác động từ Hợp phần 3: Tùy thuộc vào đối tƣợng đào tạo sẽ đánh giá mức độ tăng cƣờng năng

lực với cán bộ quản lý các cấp, cán bộ hỗ trợ dự án nhƣ tài chính, kho bạc, thẩm định, hƣớng dẫn

viên cộng đồng , giám sát đánh giá. Đối với cấp xã thôn bản đánh giá kỹ năng quản lý, giám sát

các công trình hạ tầng, bảo vệ tài sản trƣớc thiên tai, kỹ năng nghề của ngƣời dân nhất là phụ nữ.

Tác động từ Hợp phần 4: Đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, trình độ quản lý, trang thiết bị

phục vụ công việc...

(Bảng đánh giá tác động từ các hợp phần của dự án xem phần phụ lục)

IV. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƢỜNG :

Dự án sẽ đầu tƣ xây dựng các công trình hạ tầng qui mô nhỏ phục vụ sản xuất nhƣ đƣờng giao

thông, cầu, công trình thủy lợi, nƣớc sạch, chợ… Các tiểu dự án có thể có những tác động ở mức

độ nhỏ về môi trƣờng trong quá trình xây dựng và vận hành. Dự án sẽ xây dựng một khung quản

lý môi trƣờng (Environmental Management Framework) trong đó chỉ rõ các vấn đề môi trƣờng của

dự án, các biện pháp quản lý môi trƣờng hoặc các kế hoạch quản lý môi trƣờng (EMP)cho các tiểu

dự án phù hợp với qui định của Ngân hàng Thế giới (Chính sách an toàn về Môi trƣờng OP/BP

4.01 của WB) và phù hợp với các quy định môi trƣờng của Việt Nam. Danh sách sàng lọc môi

trƣờng các loại hình dự án sẽ đƣợc tham khảo và trích dẫn theo Nghị định 21/2008 ngày

28/2/2008 của Chính phủ. Ngoài ra, các biện pháp giảm thiểu tác động môi trƣờng cụ thể cũng

đƣợc thể hiện trong Kế hoạch quản lý môi trƣờng (EMP) và đƣợc lồng ghép từ khâu thiết kế tiểu

dự án, trong hồ sơ thầu thi công xây lắp của nhà thầu của từng tiểu dự án và cũng sẽ đƣợc nêu rõ

trong sổ tay hƣớng dẫn thực hiện dự án (OM).

1. Căn cứ pháp lý phải tuân thủ:

Các hoạt động của dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên cần phải tuân thủ theo các qui định về bảo

vệ môi trƣờng nha sau: Luật Bảo vệ môi trƣờng (số 52/2005/QH11), Nghị định số 80/2006/ND-CP

hƣớng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trƣờng và Thông tƣ số 08/2006/TT-BTNMT hƣớng dẫn lập

Báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng, Cam kết bảo vệ môi trƣờng và Báo cáo đánh giá môi

trƣờng chiến lƣợc yêu cầu thực hiện đánh giá môi trƣờng đối với các dự án trong phạm vi quốc

gia. Cục Bảo vệ môi trƣờng Việt Nam thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng là cơ quan hỗ trợ Bộ

trƣởng Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng trong việc đánh giá vấn đề bảo vệ môi trƣờng trong đó bao

Page 99: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

99 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

gồm cả quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trƣờng đối với tất cả các dự án đã đang và sẽ

đƣợc thực hiện ở Việt Nam.

2. Giai đoạn tiền xây dựng, thiết kế dự án:

Đối với tỉnh Điện Biên việc xây dựng và thực hiện các hoạt động của Dự án Giảm nghèo cần phải

đáp ứng những yêu cầu sau trƣớc khi bƣớc vào giai đoạn thực hiện dự án:

Theo nhƣ Điều số 24 trong Nghị định 80/2006/ND-CP, phải có Bản cam kết bảo vệ môi trƣờng

đối với các tiểu dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh huyện gồm cả xây dựng đƣờng, cầu

và đập tràn, thuỷ lợi..... Bản cam kết bảo vệ môi trƣờng sau đó sẽ gửi đến UBND huyện hoặc Sở

Tài nguyên môi trƣờng để xem xét. Nội dung bản cam kết theo hƣớng dẫn của thông tƣ số

80/2006/TT-BTNMT.

Giai đoạn tiền xây dựng phải thực hiện nghiên cứu bổ sung, yêu cầu cấp phép và các công việc

khác có liên quan đến giai đoạn thiết kế kỹ thuật chi tiết. Thông tin thu thập từ các hoạt động trên

sẽ đƣợc sử dụng làm đầu vào thiết kế để đảm bảo giảm thiếu những tác động có thể xẩy ra.

Đánh giá địa kỹ thuật và địa chất công trình.

Đánh giá địa kỹ thuật và địa chất phải đƣợc thực hiện tại mỗi khu vực dự án trong thời gian thiết

kế kỹ thuật chi tiết. Những kiến nghị sau xác định nguy cơ tiềm ẩn đối với những khu vực có độ

lún và khả năng sụt lở đất cao :

Đánh giá chi tiết địa chất đối với công trình xây dựng trong khu vực dốc và đánh giá tính ổn định

của độ dốc;

Đánh giá chi tiết địa kỹ thuật và địa chất đối với các công trình kỹ thuật của vật chất cấu tạo (ví

dụ: xác định khả năng chống đỡ, đặc tính kỹ thuật của các lớp cấu tạo đất sét). Kết quả đánh giá

sẽ đƣợc dùng làm yếu tố đầu vào cho thiết kế chi tiết đối với các tiểu dự án cơ sở hạ tầng.

3. Giai đoạn xây dựng.

Thông qua thực tế tìm hiểu các hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh Sơn La nhất là kinh nghiệm

từ giai đoạn I dự án nhƣ nâng cấp đƣờng giao thông, xây dựng cầu, thuỷ lợi... từ đó thấy rằng tác

động môi trƣờng của các công trình dự án đề xuất cần đƣợc lƣu ý nhƣ sau:

Tập kết vật liệu xây dựng nhƣ cát, sỏi và đất thải có thể làm ảnh hƣởng đến khu vực đất nông

nghiệp và thảm thực vật dọc theo triền núi;

Nếu không thực hiện kế hoạch quản lý giao thông sẽ gây nên tình trạng ách tắc giao thông;

Thiếu các biển báo và chỉ dẫn đƣờng để hƣớng dẫn cho những ngƣời điều khiển mô tô giảm nguy

cơ xảy ra tai nạn; Thiếu quy trình thực hiện an toàn lao động làm tăng rủi ro tiềm ẩn đối với công

nhân và ngƣời đi đƣờng và dân xung quanh khu vực công trƣờng. Chúng tôi cũng đã tìm hiểu một

số dự án có áp dụng các biện pháp kiểm soát để giảm thiểu ảnh hƣởng đối với môi trƣờng trong

quá trình xây dựng. Những vấn đề tiếp theo đề cập đến tác động tiềm năng đối với các tiểu dự án.

Sau phần trình bày về các tác động chúng tôi đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tác động

trên.

An toàn lao động.

Hoạt động xây dựng mang lại khá nhiều rủi ro tiềm ẩn đối với công nhân. Khí thải từ máy móc xây

dựng có thể làm ảnh hƣởng đến sức khoẻ của ngƣời công nhân. Gỗ, than dùng để nấu ăn ở các

lán trại công nhân cũng làm tăng lƣợng khói và khí thải. Lán trại nếu không thoáng gió và hợp vệ

sinh cũng sẽ ảnh hƣởng đến sức khoẻ của công nhân. Các nguyên nhân trên làm tăng nguy cơ

nhiễm các bệnh về đƣờng hô hấp cho các công nhân. Ngoài ra, nƣớc thải từ các khu lán trại của

họ ứ đọng lại thành vũng, đây sẽ là môi trƣờng lý tƣởng cho bọ gậy, muỗi và các côn trùng khác

sinh trƣởng.

Bệnh lây lan, các bệnh truyền nhiễm cũng có thể gia tăng trong thời gian xây dựng. Vì các loại

máy xây dựng tăng lên trong khu vực dự án nên nguy cơ xẩy ra tai nạn trên các tuyến đƣờng này

Page 100: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

100 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

là rất lớn nếu những biện pháp an toàn thích hợp không đƣợc áp dụng. Làm việc trên khu vực ta

luy dốc đứng rất nguy hiểm có thể gây trƣợt ngã chết ngƣời vì khu vực thực hiện dự án là khu vực

rất trơn dốc. Ngoài ra việc sử dụng các thiết bị lao động thủ công nhƣ búa, xẻng và cuốc v.v càng

làm tăng nguy cơ gây tai nạn đặc biệt là đối với những công nhân có kỹ năng kinh nghiệm thao tác

với các công việc xây dựng bằng tay.

Các biện pháp giảm thiểu những tác động bao gồm:

Thực hiện các biện pháp an toàn lao động trong suốt giai đoạn xây dựng dự án. Không chỉ áp

dụng các biện pháp an toàn cho riêng công nhân mà còn cả những ngƣời có liên quan, trang bị

cho họ các thiết bị bảo hộ cá nhân.

Công nhân chỉ đƣợc dựng lán trại khu vực dự án hoặc trong khu vực đã đƣợc cho phép. Những vị

trí này phải xa những khu vực nhạy cảm nhƣ ta luy dốc, nguồn nƣớc. Lán trại, khu đỗ xe công

trƣờng và nơi tập kết nguyên vật liệu không đƣợc phép ở gần khu vực đất ở nếu chƣa đƣợc phép

của chủ nhà.

Nhà thầu nên thuê những công nhân lái máy có nhiều kinh nghiệm để giảm thiểu rủi ro gây tai

nạn. Những khu vực xây dựng cần có phƣơng án điều trị khẩn cấp bao gồm nhƣng không hạn chế

nhƣ sau: Có ít nhất 1 ngƣời biết sơ cứu trong khu vực dự án trong bất kỳ thời gian nào; Xác định đƣợc

bệnh viện hoặc trạm xá gần nhất trong trƣờng hợp phải sơ cứu các vết thƣơng nặng; Khả năng

phải có xe trong trƣờng hợp cứu thƣơng khẩn cấp.

Nhà thầu không đƣợc phép sử dụng rƣợu chè trong khu vực dự án thậm chí cả trong các lán trại của

công nhân để giảm thiểu tai nạn.

Thực hiện chƣơng trình giáo dục chăm sóc sức khoẻ vệ sinh cá nhân cho những công nhân để giảm

nguy cơ mắc bệnh trong khu lán trại công nhân. Có chiến dịch phổ biến thông tin thậm chí cả phổ

biến thông tin về các bệnh lây nhiễm nhƣ bệnh lấy qua đƣờng tình dục HIV/AIDS.

Sức khoẻ cộng đồng.

Nếu không vệ sinh các khu lán trại sẽ ứ đọng nƣớc trở thành nơi sinh sản của các loại bọ gậy,

muỗi ruồi.

Do có nhiều phƣơng tiện máy móc lƣu thông trên đƣờng hơn trƣớc nên các loại thải từ các loại cộ,

mức độ tiếng ồn tăng lên. Điều này có thể làm ảnh hƣởng đến sức khoẻ của những ngƣời sống

quanh khu vực xây dựng. Tăng lƣợng khí thải từ các loại phƣơng tiện giao thông dọc theo các

tuyến đƣờng trong khu vực dự án do việc vận chuyển và bốc dỡ vật liệu xây. Tuy nhiên, tình trạng

này không đáng kể và diễn ra trong thời gian ngắn vì điều kiện tự nhiên ở khu vực này cho phép

tán xạ các loại khí thải ngay lập tức. Nhƣng lƣợng xe cộ tăng lên sẽ dẫn đến việc tăng tình trạng

xảy ra tai nạn dọc theo các tuyến đƣờng dẫn vào khu vực xây dựng. Thiếu các biển cảnh báo lái

xe khu vực công trƣờng đang thi công cũng có thể làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn ở những khúc

ngoặt.

Những biện pháp cần áp dụng để giảm thiểu các tác động trên đối với sức khoẻ cộng đồng.

Dọn dẹp sạch sẽ công trƣờng thi công đặc biệt là những khu vực có nƣớc tù đọng và nơi tập kết vật liệu xây dựng tạm thời để giảm thiểu các ảnh hƣởng đến những khu vực xung quanh và cộng đồng. Thu gom và xử lý các loại rác thải phát sinh trong quá trình xây dựng đảm bảo vệ sinh cho khu vực.

Thực hiện chƣơng trình quản lý môi trƣờng và xã hội.

Kế hoạch quản lý môi trƣờng và xã hội riêng đối với mỗi tiểu dự án đƣợc xây dựng trong thời gian thiết kế chi tiết dựa trên kiến nghị sau đây – Xem phụ lục .

(Chi tiết về đánh giá tác động môi trƣờng và giảm thiểu tác động xem phần phụ lục)

Page 101: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

101 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

Trong quá trình thực hiện dự án việc giám sát đánh giá liên tục đƣợc thực hiện trong đó rất chú

trọng vấn đề môi trƣờng đặc biệt là trong khi thực hiện các hợp đồng các nhà thầu đều đƣợc

khuyến cáo và tuân thủ các qui định về bảo vệ môi trƣờng.

Dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên đƣợc kế thừa, phát huy kinh nghiệm, thành công của dự án giai

đoạn I (Tại các tỉnh đã thực hiện dự án giảm nghèo giai đoạn I) đƣợc đánh giá là sẽ không có các

tác động đáng kể về môi trƣờng. Dự án sẽ không đầu tƣ các công trình hạ tầng trong các khu bảo

tồn thiên nhiên, vƣờn quốc gia, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Với các đánh giá trên đây, cùng

với các biện pháp bảo vệ môi trƣờng nhƣ đƣợc quy định trong các chính sách an toàn có thể kết

luận rằng mức độ tác động của Dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên đối với môi trƣờng là thấp và an

toàn.

V. CÁC RỦI RO CHÍNH:

Dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên lần đầu tiên đƣợc đầu tƣ và dự án này đầu tƣ phát triển nông

thôn tổng hợp nó có rất nhiều thuận lợi và tác động tới nhiều mặt của đời sống xã hội nhƣ đã phân

tích ở bên trên. Tuy nhiên trong đây cũng chứa đựng một số rủi ro nhất định cần đƣợc nhìn nhận

và đánh giá một cách khách quan đầy đủ nhằm có hƣớng đề phòng và khắc phục nếu có rủi ro đó

xảy ra để có thể thực hiện tốt dự án này. Một số rủi ro chính cần phải xem xét nhƣ sau:

Trƣợt giá dẫn đến các loại chi phí trong thực hiện các hợp phần của dự án tăng ảnh hƣớng đến

tiến độ dự án.

Việc lựa chọn các hoạt động sinh kế: Đây là một loại hình đầu tƣ rất mới, rất có hiệu quả để kích

thích kinh tế phát triển tuy nhiên đây cũng là một rủi ro tiềm tàng đáng kể nếu không đƣợc xác

định chính xác tính phù với môi trƣờng kinh tế xã, tập quán vùng dự án đặc biệt là thói quen, tập

quán của ngƣời dân tộc.

Nhân lực tham gia dự án: nhìn chung nhân lực có trình độ có thể đáp ứng cho quản lý thực hiện,

vận hành dự án ở các tỉnh miền núi nói chung và Điện Biên nói riêng dù đã đƣợc các cấp Chính

quyền quan tâm nhƣng còn thiếu và yếu. Điều này có thể khắc phục đƣợc nếu làm tốt công tác

đào tạo nhƣng cũng sẽ ảnh hƣởng đến tiến độ thực hiện dự án vì phải mất thời gian để đào tạo và

đào tạo lại.

Các hoạt động của dự án này rất đa dạng phong phú, đòi hỏi lồng ghép với các chƣơng trình đã

và đang thực hiện trên địa bàn cũng hàm chứa rủi ro dẫn đến chồng chéo nếu không đƣợc điều

phối tốt có thể dẫn đến chậm tiến độ thậm chí không thực hiện đƣợc. Khắc phục điều này đòi hỏi

các ban ngành phải có đƣợc chỉ đạo thống nhất, phối hợp nhịp nhàng giữa các đơn vị liên quan.

Công tác đấu thầu tuyển chọn nhà thầu: Việc tuyển chọn các nhà thầu thi công, tƣ vấn...phải tuân

theo các thủ tục của WB và Chính phủ Việt Nam và phải đƣợc kiểm tra giám sát chặt chẽ nếu

không minh bạch dễ dấn đến thông thầu hoặc chậm trễ trong việc tuyển chọn nhà thầu thực hiện

hay chọn không đúng nhà thầu thật sự có năng lực để cung cấp hàng hóa dịch vụ cần thiết cho dự

án.

Vốn đối ứng cho dự án : Theo yêu cầu của nhà tài trợ cần phải bố trí đầy đủ kịp thời vốn đối ứng,

nếu không kịp thời sẽ gây chậm chễ cho công tác thực hiện các hợp phần, các công việc của dự

án. Điều này cần đƣợc các cấp hết sức quan tâm vì thực tế đã có nhiều dự án gặp phải tình trạng

này.

Quản lý tài chính: Việc quản lý tài chính là hết sức quan trọng nó đảm bảo không để xảy ra lãng

phí thất thoát, đầu tƣ sai mục tiêu...cần đƣợc quan tâm, quản lý theo đúng các qui định của WB và

Page 102: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

102 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

Chính phủ Việt Nam. Kinh nghiệm cho thấy quản lý tài chính không tốt có thể dẫn đến dừng dự

án, thất bại ở một số dự án đã xảy ra hoặc gây thất thoát lớn.

Chi phí vận hành bảo dƣỡng: Các công trình cơ sở hạ tầng đƣợc đầu tƣ có hiệu quả rất tốt cho

kinh tế xã hội, trong quá trình thực hiện dự án đã giành một ngân khoản bằng 6,5% giá trị đầu tƣ

công trình cho việc này nhƣng trong thực tế và nhất là sau khi dự án kết thúc việc bảo trì bảo

dƣỡng, vận hành các công trình này còn ẩn chứa nhiều rủi ro khiến có thể bị giảm tác dụng của

công trình thậm chí có thể gây hƣ hỏng mất mát nếu không đƣợc quan tâm đầy đủ của các cấp

các ban ngành liên quan và cộng đồng hƣởng lợi.

VI. CÁC VẤN ĐỀ CÓ THỂ GÂY TRANH CÃI:

Dự án Giảm nghèo tỉnh Điện Biên cũng nhƣ các tỉnh khác không thể tránh khỏi phát sinh một số

vấn đề có thể gây tranh cãi, những điều này cần đƣợc tính đến để có những giải pháp thích hợp

thỏa đáng cho các bên liên quan còn chƣa thống nhất nhằm đạt đƣợc một sự thỏa thuận để có

thể thực hiện thành công dự án hay ít nhất là không cản trở việc thực hiện dự án trên địa bàn nhƣ

mục tiêu, kế hoạch đề ra. Có thể kể ra một số vấn đề đáng chú ý nhƣ sau:

Vấn đề định giá đền bù đất đai, tài sản thay thế tƣơng đƣơng khi phát sinh việc đền bù giải phóng

mặt bằng trong một số tiểu dự án nếu có giữa chính sách an toàn tái định cƣ của Việt Nam và WB

còn có sự khác biệt. WB yêu cầu áp giá theo giá thị trƣờng còn chính sách của Việt Nam phải theo

khung qui định của Nhà Nƣớc ban hành. Vấn đề tƣơng tự nữa có thể này sinh là việc đầu tƣ cơ sở

hạ tầng còn rất thiếu so với nhu cầu cần đầu tƣ, việc vận động ngƣời dân tự nguyện hiến tặng,

không nhận đền bù cũng có thể gây ra tâm lý không tốt cho một số bộ phận nào đó trong cộng

đồng.

Về đầu tƣ cơ sở hạ tầng ở dự án này cũng còn một số ý kiến chƣa thống nhất trong toàn bộ các

đơn vị tham gia. Thực tế cho thấy có một số ý kiến cho rằng trƣớc tiên cần tập trung ƣu tiên đầu tƣ

cho cơ sở hạ tầng rồi mới đến sinh kế và đào tạo cho ngƣời hƣởng lợi giúp họ có nghề nghiệp để

sinh sống. Ý kiến đó đúng nhƣng theo ý tƣởng, mục đích của dự án giai đoạn 2 này không những

đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng mà còn tập trung cho nghiên cứu, phổ biến, đầu tƣ sinh kế, ƣu tiên phụ

nữ cũng là những vấn đề rất cần thiết và cấp bách vậy nên với một nguồn lực có hạn thì cơ sở hạ

tầng còn có các dự án khác đầu tƣ nữa thì ta tập trung cho nâng cấp sửa chữa, sử dụng hiệu quả

những công trình đã có, giành nguồn lực cho sinh kế, cho phụ nữ, cho hỗ trợ sản xuất, kinh doanh,

dịch vụ. Vấn đề này cơ bản các đơn vị tham gia dự án cũng đã thống nhất nhƣng vẫn cần đƣợc

xem xét một cách nghiêm túc tránh gây tranh cãi ảnh hƣởng tới sự thành công của dự án.

Về hợp phần đào tạo, hiện nay còn một số ý kiến chƣa thống nhất về việc có nên để các trƣờng

đào tạo, dạy nghề của tỉnh tham gia dự án nhƣ một thành viên ban quản lý hay không, thuê các

đơn vị có năng lực đào tạo hay tƣ vấn độc lập thực hiện việc này. Nên chăng chúng ta thay vì

tranh cãi có thể ảnh hƣớng đến dự án hãy hƣớng đến mục tiêu chung của toàn dự án là các hoạt

động đào tạo nhằm nâng cao năng lực cho toàn thể, theo hƣớng dẫn của WB và Chính phủ Việt

Nam chọn nhà cung cấp dịch vụ nào có năng lực tốt nhất để thực hiện việc này. Trong quá trình

thực hiện Ban quản lý dự án tỉnh Điện Biên sẽ tham khảo học hỏi kinh nghiệm của các tỉnh đã

thực hiện thành công dự án giai đoạn 1 để áp dụng cho mình. Vấn đề tránh trùng lặp giữa các

chƣơng trình có đào tạo là rất quan trọng.

Vấn đề hỗ trợ các mô hình sinh kế, sáng kiến kinh doanh có một số ý kiến cho rằng nên hỗ trợ

trực tiếp cho các hộ gia đình nhƣng có những ý kiến lại cho rằng hỗ trợ cho nhóm hộ, tổ chức

những ngƣời cùng sở thích...sẽ hiệu quả hơn. Điều này cũng cần đƣợc xem xét cụ thể theo từng

điều kiện thực tế phát sinh để có giải pháp phù hợp hiệu quả.

Page 103: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

103 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

VII. TÍNH BỀN VỮNG CỦA DỰ ÁN:

Để một dự án đã thực hiện thành công có tính bền vững tức là hiệu quả lâu dài – đây cũng là một

mục tiêu rất quan trọng cần hƣớng đến của các dự án, chƣơng trình trong đó có dự án giảm nghèo

tỉnh Điện Biên ta cần phải xét đến một số mặt sau đây :

1. Năng lực của các cấp : Năng lực của các cấp ở đây ta cần xét đến trên hai khía cạnh thứ nhất

qua thực hiện dự án, qua đƣợc đào tạo tăng cƣờng năng lực các cán bộ tham gia dự án đƣợc nâng

cao trình độ của mình sau khi dự án kết thúc họ sẽ tiếp tục làm việc trong bộ máy các cấp và tiếp

tục phát huy các kết quả đó. Thứ hai qua việc vận hành dự án, bộ máy các cấp từ tỉnh đến huyện,

xã, thôn, bản đƣợc đào tạo vận hành theo một qui trình thống nhất, khoa học góp phần nâng cao

năng lực của các cấp từ đó các kết quả đạt đƣợc của dự án sẽ đƣợc nhân lên, lan tỏa và có tính

bền vững cao hơn.

2. Đào tạo tăng cƣờng năng lực : Thông qua các khóa đào tạo đa dạng của dự án từ nâng cao

năng lực quản lý đến dạy nghề đƣợc xuất phát từ thực tế nhu cầu của cộng đồng và nhắc đi nhắc

lại nhiều lần đã giúp cho dự án phát huy kết quả , tác dụng lâu dài cho cộng đồng hƣởng lợi.

3. Quản lý và vận hành sau dự án : Việc đầu tƣ các công trình cơ sở hạ tầng đã tạo động lực cho

sản xuất kinh doanh cũng nhƣ cuộc sống của cộng đồng vùng dự án. Để các công trình đó đƣợc

sử dụng lâu dài, phát huy hết công năng tác dụng của nó cần phải có sự quan tâm của các đơn vị

từ chủ đầu tƣ, nhà thầu trong quá trình xây dựng, cơ quan chủ quản công trình sau đầu tƣ, cộng

đồng ngƣời hƣởng lợi trong quá trình sử dụng. Hơn nữa trong dự án này có một số vốn đƣợc giành

làm quĩ vận hành bảo trì bảo dƣỡng (6,5%) đảm bảo cho các công trình đã đầu tƣ có tính bền

vững tạo động lực cho phát triển cộng đồng.

4. Sinh kế và đa dạng hóa các cơ hội liên kết thị trƣờng cho ngƣời nghèo: Thông qua việc hỗ trợ,

đầu tƣ cho các hoạt động sinh kế, hỗ trợ thị trƣờng nhƣ tìm kiếm, định hƣớng cho thị trƣờng, hỗ trợ

các sáng kiến kinh doanh mới, chuỗi giá trị thị trƣờng dự án đã tạo đƣợc cho ngƣời dân nhất là dân

nghèo, dân tộc thiểu số những cơ hội, những nghề nghiệp, tạo điểm, tạo đà cho họ phát triển kinh

tế cho chính mình cũng nhƣ cộng đồng. Đây là một đầu tƣ có hiệu quả cao, có tính bền vững lâu

dài ngay cả khi dự án đã kết thúc.

Page 104: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

VIII. KHUNG LÔ GÍCH CỦA DỰ ÁN:

Khung lô gích đƣợc thể hiện những chỉ số, cơ chế cũng nhƣ những giả thiết có thể xảy ra cùng giải pháp xử lý nhƣ thế nào làm căn cứ thực hiện cũng nhƣ giám sát các hoạt động của dự án.

Tóm lƣợc thiết kế dự án Các chỉ số có thể đo lƣờng kết quả thực hiện

có thể kiểm chứng

Cơ chế theo dõi Những giả thiết và rủi ro

MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN:

Dự án giúp tăng cƣờng các điều kiện sống cho

ngƣời dân vùng dự án thông qua cải thiện cơ

sở hạ tầng phục vụ sản xuất; tăng cƣờng năng

lực sản xuất và thể chế cho các cấp chính

quyền và ngƣời dân địa phƣơng; liên kết chuỗi

giá trị thị trƣờng, cơ hội sinh kế và hỗ trợ sáng

kiến kinh doanh cho ngƣời dân nghèo nông

thôn và các nhóm dân tộc thiểu số ở các xã và

huyện khó khăn nhất của tỉnh Điện Biên gồm

có 36 xã thuộc 4 huyện.

Mức tiêu dùng của các hộ gia đình hƣởng lợi

từ dự án tăng 40%.

Tỷ lệ hộ nghèo vùng dự án giảm bình quân

hàng năm 5,2 % năm

Thu nhập bình quân hộ hàng năm tăng 52 %

năm

80 % số ngƣời hƣởng lợi hài lòng với việc

thiết kế triển khai dự án

Đánh giá độc lập.

Đánh giá hiệu quả dự án Chính

phủ Việt Nam và Ngân hàng

Thế giới.

Báo cáo tình hình phát triển

kinh tế xã hội của xã, huyện và

tỉnh.

Các rủi ro có nguồn gốc xuất phát từ thiên tai, biến động các yếu tố đầu vào trên thị trƣờng, cơ chế quản lý của Nhà nƣớc có thể ảnh hƣởng xấu tới mục tiêu và kết quả cuối cùng của dự án.

MỤC TIÊU CỤ THỂ:

Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 56,02% năm 2008

xuống còn 30% năm 2015

Tăng mức thu nhập bình quân của các hộ gia

đình từ 3,8 triệu đồng năm 2008 lên 10 triệu

năm 2015 .

Tạo môi trƣờng phát triển kinh tế đa dạng, cạnh

tranh hơn để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của xã

và huyện.

Số việc làm dự kiến đƣợc tăng thêm từ các hoạt

động của dự án khoảng 700 lao động

445 thôn bản đƣợc cải thiện điều kiện sống từ

Tỷ lệ hộ nghèo trong vùng dự án đến năm

2015 là 30%

Thu nhập bình quân đầu ngƣời đến năm

2015 là 10 triệu đồng

Số lƣợng việc làm tạo thêm hàng năm 700

ngƣời

Số thôn bản đƣợc cải thiện điều kiện sống từ

những đầu tƣ hỗ trợ của dự án là 445 thôn

bản

Tổng số % về chất lƣợng cuộc sống và vị thế

Các kế hoạch thực hiện dự án

hàng năm

Báo cáo tháng, quí, năm.

Đánh giá thƣờng kỳ của WB và

Chính phủ Việt Nam.

Đánh giá giữa kỳ của WB và

Chính phủ Việt Nam.

Đánh giá cuối cùng của WB và

Chính phủ Việt Nam.

Hồ sơ lƣu trữ đầy đủ cả quá

trình thực hiện dự án từ khâu đề

xuất đến lựa chọn, đầu tƣ,

Ngƣời dân và cán bộ xã, huyện tham gia đầy đủ và nhiệt tình vào các hoạt động của dự án.

Một số cán bộ nào đó hoặc ngƣời dân không hiểu hết hoặc sai về mục đích, nội dung các hoạt động của dự án dẫn đến làm không đúng thậm chí có thể gây cản trở dự án.

Không có sự thay đổi về quy chế quản lý dự án.

Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nƣớc có thể thay đổi

Page 105: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

105 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

những đầu tƣ của dự án.

100% số thôn bản trong vùng dự án đƣợc tham

gia các hoạt động Ngân sách phát triển xã

80% phụ nữ dân tộc thiểu số trong vùng dự án

tham gia các nhóm mô hình sản xuất.

Đến năm 2015 đảm bảo 100% số xã làm chủ

đầu tƣ hiệu quả trong hợp phần Ngân sách

Phát triển xã

Hoạt động dự án đƣợc lồng ghép hoàn toàn vào

kế hoạch 2010-2015 của địa phƣơng.

Ít nhất là 80% ngƣời dân nghèo trong vùng dự

án hài lòng đối với các hoạt động đầu tƣ của dự

án.

của phụ nữ dân tộc thiểu số đƣợc nâng cao

thông qua các hoạt động hỗ trợ để tạo cơ hội

đảm bảo sinh kế và cơ hội học tập thực

hành.

Tổng số % số xã làm chủ đầu tƣ từ các hoạt

động tăng cƣờng năng lực cho các cấp đặc

biệt cấp xã,

thanh quyết toán. (Ví dụ: Danh

sách đề xuất của ngƣời dân và

của hội phụ nữ, Biên bản họp

thôn, họp xã, Biên bản lấy ý

kiến ngƣời dân…)

Một số mục tiêu chƣa đạt mong muốn do quá trình lập và thực hiện kế hoạch không tuân thủ đúng quy trình hoặc do một biến động bất thƣờng của nền kinh tế nhƣ lạm phát làm giá cả tăng cao.

Nội dung của dự án:

Hợp phần 1: Phát triển kinh tế huyện

Tiểu HP 1.1: Đầu tƣ phát triển kinh tế bằng

45% so với tổng vốn dự án

Tổng vốn đầu tƣ cho tiểu hợp phần này là

134.397 tỷ đồng, vốn nguồn WB là 121,597 tỷ

đồng (tƣơng đƣơng 90% vốn WB của hợp phần)

và đối ứng 12.8 tỷ đồng.

Đƣờng giao thông nông thôn: Đƣợc đầu tƣ mới

và nâng cấp các loại đƣờng phục vụ cho nhu

cầu phát triển nông nghiệp gồm sản xuất lúa

nƣơng, kết nối với các cơ sở sản xuất nhỏ và

những cây cầu, cống qua khe suối đƣợc đầu tƣ

để đảm bảo vận chuyển và đi lại dễ dàng, đặc

biệt là mùa mƣa.

Thuỷ lợi nhỏ: phục vụ cho tƣới tiêu và kết hợp

cung cấp nƣớc sinh hoạt cho ngƣời dân, hệ

thống kênh mƣơng, phai, đập nhỏ.

Các chỉ số đầu ra:

Số công trình CSHT xây mới (số km đƣờng

giao thông các loại, thuỷ lợi, nƣớc sinh hoạt,

chợ nông thôn)

Số công trình CSHT nâng cấp (số km đƣờng

giao thông các loại, thuỷ lợi, nƣớc sinh hoạt,

chợ nông thôn)

60 % số hộ gia đình trong vùng dự án đƣợc

cải thiện điều kiện đi lại.

Số hộ gia đình đƣợc hƣởng lợi từ các hoạt

động khuyến nông tăng 30 %.

60 % số hộ gia đình vùng dự án hài lòng với

các công trình cơ sở hạ tầng.

Số hộ đƣợc cấp nƣớc sinh hoạt

Diện tích đất, ruộng bậc thang đƣợc cải tạo,

nâng cấp

Các kế hoạch thực hiện dự án

hàng năm

Báo cáo tháng, quí, năm.

Đánh giá thƣờng kỳ của WB và

Chính phủ Việt Nam.

Đánh giá giữa kỳ của WB và

Chính phủ Việt Nam.

Đánh giá cuối cùng của WB và

Chính phủ Việt Nam.

Hồ sơ lƣu trữ đầy đủ cả quá

trình thực hiện dự án từ khâu đề

xuất đến lựa chọn, đầu tƣ,

thanh quyết toán. (Ví dụ: Danh

sách đề xuất của ngƣời dân và

của hội phụ nữ, Biên bản họp

thôn, họp xã, Biên bản lấy ý

kiến ngƣời dân…)

Việc lựa chọn ra và thực hiện các tiểu dự án không phù hợp hoặc chỉ phù hợp một phần các tiêu chí; quá trình xác định tiểu dự án sẽ chậm chễ hoặc thậm chí không thể xác định đƣợc do tiêu chí lựa chọn tiểu dự án tƣơng đối khó nhận thức đối với cán bộ cấp xã và thôn bản, dẫn đến hƣớng dẫn cộng đồng không đúng hoặc không đầy đủ gây nhầm lẫn cho cộng đồng ngay từ khâu khâu đầu tiên.

Không đạt đƣợc số lƣợng công trình nhƣ mong muốn do biến động giá cả và trong quá trình thực hiện sẽ nảy sinh nhiều ý tƣởng mới.

Mức độ tham gia của ngƣời

Page 106: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

106 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

Cung cấp nƣớc sinh hoạt và vệ sinh môi

trƣờng: công trình cấp nƣớc tập trung cho thôn,

bản, xây dựng bể nƣớc hoặc các phƣơng tiện

chứa nƣớc khác phục vụ nhóm hộ hoặc hộ khó

khăn, giếng khoan, giếng đào, các công trình

hố xí hợp vệ sinh.

Cung cấp nguồn năng lƣợng sạch tái sinh: Sẽ

dựa và kết quả thực hiện thí điểm trƣớc khi triển

khai.

Chợ nông thôn: Xây mới và nâng cấp các chợ

trên địa bàn xã và một số thôn.

Khai hoang, xây dựng nƣơng ruộng bậc thang

(cải tạo, nâng cấp, phục hồi ruộng trên cơ sở có

sẵn tránh phá rừng).

Một phần vốn tƣơng đƣơng 6,5 % vốn đầu tƣ

cho cơ sở hạ tầng của tiểu hợp phần này sẽ

đƣợc sử dụng lập quĩ duy tu, bảo dƣỡng, sửa

chữa các công trình đầu tƣ.

Số các công trình CSHT có kế hoạch và ngân

sách cho vận hành và bảo trì

Chỉ số kết quả:

Tỷ lệ đƣờng giao thông nông thôn có thể

đƣợc sử dụng quanh năm tăng thêm.

Tỷ lệ hộ dân đƣợc sử dụng nƣớc sinh hoạt

hợp vệ sinh tăng thêm

Diện tích đất canh tác đƣợc tƣới tiêu đƣợc

tăng thêm

Thời gian di chuyển đến trung tâm huyện,

trạm y tế, trƣờng học đƣợc rút ngắn

Số việc làm đƣợc tạo thêm từ hoạt động xây

mới và nâng cấp CSHT đƣợc đầu tƣ, hỗ trợ

của dự án

dân sẽ hạn chế, các đề xuất thiếu thực tế, hiệu quả không cao trong thời gian đầu do tính mới của tiểu hợp phần, cả cán bộ và ngƣời dân chƣa từng đƣợc tiếp cận với cách thức các hoạt động kiểu này.

Việc nghiên cứu các mô hình chƣa đầy đủ, chƣa tính đến hết tính phù hợp với thực tế tại địa phƣơng nhƣ thị trƣờng, tập quán, thói quen của ngƣời dân dẫn đến mô hình hoặc cách làm không phù hợp.

Việc lựa chọn ra và thực hiện các tiểu dự án không phù hợp hoặc chỉ phù hợp một phần các tiêu chí; quá trình xác định tiểu dự án sẽ chậm chễ hoặc thậm chí không thể xác định đƣợc do tiêu chí lựa chọn tiểu dự án tƣơng đối khó nhận thức đối với cán bộ cấp xã và thôn bản, dẫn đến

Không đạt đƣợc số lƣợng công trình nhƣ mong muốn do biến động giá cả làm tăng tổng mức đầu tƣ

Chậm tiến độ xây dựng, chất lƣợng không nhƣ mong muốn do ảnh hƣởng của thiên tai

Mức độ tham gia của ngƣời dân sẽ hạn chế, các đề xuất

Tiểu HP1.2: Đa dạng hóa các cơ hội liên kết

thị trƣờng bằng 10% tổng vốn dự án

Sáng kiến kinh doanh mới

Đầu tƣ và phát triển ngành nghề (gồm cả sơ

chế nông sản)

Đăng ký thƣơng hiệu bản quyền đối với sản

phẩm đặc sản

Phát triển hoạt động du lịch cộng đồng

Phát triển sản phẩm mới, ngành mới

Chế biến tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị.

Cung cấp thông tin về thị trƣờng cho nông dân.

Các chỉ số đầu ra:

- Số lƣợng sản phẩm nông sản đƣợc hỗ trợ

tiếp cận thị trƣờng

- Số lƣợng cuộc thi ý tƣởng kinh doanh đƣợc

tổ chức và sáng kiến kinh doanh đƣợc hỗ trợ

thông qua cuộc thi

- Số nghề truyền thống đƣợc hỗ trợ

- Số hộ đƣợc hƣởng lợi từ hoạt động đầu tƣ,

hỗ trợ của dự án

Chỉ số kết quả:

- Sản lƣợng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

tăng thêm nhờ hỗ trợ tiếp cận thị trƣờng

Page 107: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

107 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

- Thay đổi trong cơ cấu, giá trị thu nhập hộ

gia đình

- Số việc làm do các cơ sở sản xuất, kinh

doanh hộ gia đình đƣợc hỗ trợ tạo ra

- Số du khách đến xã, đến địa phƣơng

- Thời gian trung bình đến chợ

- Số lƣợng các phƣơng án kinh doanh đƣợc

đề xuất để dự án hỗ trợ.

- Số lƣợng lao động phi nông nghiệp tăng

40%

- Số lƣợng sản phẩm nông nghiệp đƣợc trao

đổi thành hàng hóa ít nhất 40%.

thiếu thực tế, hiệu quả không cao trong thời gian đầu do tính mới của tiểu hợp phần, cả cán bộ và ngƣời dân chƣa từng đƣợc tiếp cận với cách thức các hoạt động

Các hoạt động này rất đa

dạng nhƣng nhỏ lẻ có thể khả

năng quản lý, điều phối của

cán bộ không kiểm soát hết

đƣợc dẫn đến thất thoát hoặc

nhầm lẫn, chậm tiến độ thậm

chí đầu tƣ sai.

Các đề xuất chủ yếu tập trung vào các hoạt động kinh tế mà ít chú ý đến việc cải thiện về mặt xã hội chƣa đạt mục đích nâng cao vai trò vị trí của phụ nữ.

Ngƣời phụ nữ có thể chƣa nhận thức hết đƣợc những gì có thể đƣợc hỗ trợ giúp đỡ do nhận thức còn hạn chế dẫn đến việc thực hiện tiểu hợp phần này bị hạn chế.

Các đề xuất thiếu thực tế, hiệu quả không cao trong thời gian đầu do tính mới của tiểu hợp phần, cả cán bộ và ngƣời dân chƣa từng đƣợc tiếp cận với cách thức các hoạt động

Năng lực của một số cán bộ xã, bản vẫn không đƣợc cải

Hợp phần 2:Ngân sách phát triển xã:

Tiểu HP 2.1: Nâng cấp cơ sở hạ tầng thôn bản

Đƣờng thôn bản và liên thôn bản có bề mặt cho

xe cơ giới có thể lƣu thông hàng hóa, cống

thoát nƣớc, ngầm, tràn, cầu treo qua suối, công

trình vệ sinh công cộng, chuồng gia súc, kênh,

mƣơng nội đồng, phai nhỏ, mua sắm các loại

loa đài và hệ thống truyền thanh (cho xã, thôn

bản chƣa có hoặc đã hƣ hỏng)

Một phần vốn tƣơng đƣơng 6,5 % vốn đầu tƣ

cho cơ sở hạ tầng của tiểu hợp phần sẽ đƣợc

sử dụng lập quĩ cho việc bảo dƣỡng, sửa chữa

nhỏ các công trình công cộng tại thôn bản.

Các chỉ số đầu ra:

- Số công trình CSHT đƣợc xây mới và nâng

cấp (giao thông thôn bản, thủy lợi nhỏ, nƣớc

sinh hoạt và vệ sinh môi trƣờng, chuồng gia

súc …)

- Số công trình CSHT xây mới (số km đƣờng

giao thông các loại, thuỷ lợi, nƣớc sinh hoạt,

chợ nông thôn)

- Số công trình CSHT nâng cấp (số km

đƣờng giao thông các loại, thuỷ lợi, nƣớc sinh

hoạt, chợ nông thôn)

- 60 % số hộ gia đình trong vùng dự án đƣợc

cải thiện điều kiện đi lại.

- Số hộ gia đình đƣợc hƣởng lợi từ các hoạt

động khuyến nông tăng 30 %.

- 60 % số hộ gia đình vùng dự án hài lòng

với các công trình cơ sở hạ tầng.

Page 108: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

108 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

- Số cụm loa truyền thanh đƣợc lắp đặt và

sửa chữa

- Số ngƣời hƣởng lợi từ các công trình hạ

tầng

Các chỉ số kết quả:

- Tỷ lệ đƣờng giao thông nông thôn có thể

đƣợc sử dụng quanh năm tăng thêm.

- Tỷ lệ hộ dân đƣợc sử dụng nƣớc sinh hoạt

hợp vệ sinh tăng thêm

- Diện tích đất canh tác đƣợc tƣới tiêu đƣợc

tăng thêm

- Thời gian di chuyển đến trung tâm xã, trạm

y tế, trƣờng học, ... đƣợc rút ngắn

- Số việc làm đƣợc tạo thêm từ hoạt động

xây mới và nâng cấp CSHT đƣợc đầu tƣ, hỗ

trợ của dự án

thiện nhiều do khả năng nhận thức, hoặc do phƣơng pháp đào tạo khác nhau cho từng loại đối tƣợng không phù hợp.

Việc đào tạo tập trung khó

khăn, do địa bàn triển khai dự

án rộng, điều kiện địa hình

phức tạo, giao thông đi lại

khó khăn đặc biệt là vào mùa

mƣa.

Không tìm kiếm, bố trí đủ cơ sở đào tạo do nhu cầu học nghề là khá đa dạng

Thừa cung lao động trong một địa bàn có quá nhiều ngƣời cùng học một nghề

Không trong tìm việc làm sau khi kết thúc đào tạo do nền kinh tế địa phƣơng không tạo đủ việc làm mới

Không đảm bảo sự bình đẳng

về vốn hỗ trợ cho ngƣời học

nghề do chi phí đào tạo các

nghề là khác nhau, một số

nghề cần đƣợc hỗ trợ vốn ban

đầu sau khi đào tạo.

Việc tập huấn tập trung khó

khăn, do địa bàn triển khai dự

án rộng, điều kiện địa hình

phức tạo, giao thông đi lại

khó khăn đặc biệt là vào mùa

mƣa.

Vận hành của hệ thống quản

lý dự án có thể không đồng

Tiểu HP 2.2: Hỗ trợ sản xuất và kinh doanh

nhỏ

Máy tách hạt ngô, đậu

Hệ thống sấy và bảo quản ngô, đậu

Chuồng nuôi lợn và bể biogas

Thiết bị chế biến (thức ăn gia súc, sữa đậu

nành, nấu rƣợu…)

Cải thiện điều kiện sống cho ngƣời dân thông

qua hoạt động thƣơng mại, du lịch

Các hoạt động thị trƣờng (Giúp đỡ những hộ

nghèo tham gia hoạt động và lƣu thông các sản

phẩm hàng hóa để bán ra thị trƣờng tăng thêm

thu nhập)

Các chỉ số đầu ra:

- Số lƣợng các hoạt động sinh kế và dịch vụ

sản xuất đƣợc hỗ trợ

- Số hộ gia đình, nhóm, cơ sở sản xuất kinh

doanh đƣợc hƣởng lợi từ hoạt động của dự án

- Các chỉ số kết quả:

- Tỷ lệ các hoạt động sinh kế tiếp tục có

hiệu quả sau khi ngừng đầu tƣ hỗ trợ

- Năng suất của các loại cây trồng chính

- Số việc làm phi nông nghiệp tăng thêm

- Thu nhập phi nông nghiệp của hộ gia đình

tăng thêm

Page 109: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

109 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

Các hoạt động tham quan học tập trao đổi kinh

nghiệm giữa các xã trong tỉnh

Các hoạt động dịch vụ khác liên quan

- % sản lƣợng sản xuất của hộ gia đình đƣợc

bán

- % đầu vào (giống, phân bón) đƣợc bán bởi

các nhà cung cấp/thƣơng mại tại địa phƣơng

bộ do lựa chọn cán bộ không

phù hợp, đào tạo chƣa kỹ

Tiểu HP 2.3: Hỗ trợ hoạt động phát triển kinh

tế xã hội theo nhu cầu của phụ nữ

Đề xuất một số hoạt động hỗ trợ theo nhu cầu

của phụ nữ nhƣ sau: (Sau khi dự án đi vào triển

khai khuyến khích phụ nữ học hỏi tìm hiểu, đề

xuất các yêu cầu hỗ trợ phù hợp cho hoạt động

của mình)

Hỗ trợ Hội phụ nữ xã, nhóm phụ nữ thôn xây

dựng và thực hiện kế hoạch cải thiện sinh kế

theo ƣu tiên của phụ nữ

Hỗ trợ phụ nữ tham gia các lớp xóa mù đối với

những vùng dân tộc.

Hỗ trợ cho học sinh nghèo đến lớp thông qua

sự phối hợp thực hiện giữa Hội phụ nữ xã thôn

và nhà trƣờng

Các chỉ số đầu ra:

- Số lƣợng các khóa đào tạo tăng cƣờng

năng lực cho phụ nữ

- Số nhóm phụ nữ đƣợc thành lập và hỗ trợ

- Số lớp học xóa mù chữ và số phụ nữ tham

gia

- Số đề xuất của nhóm phụ nữ đƣợc hỗ trợ

- Số phụ nữ và trẻ em nghèo nhận đƣợc

hƣởng lợi từ hoạt động của dự án

Các chỉ số kết quả:

- % phụ nữ có việc làm phi nông nghiệp

- % phụ nữ tham gia các cơ quan chính

quyền, đoàn thể

- % phụ nữ là cán bộ chủ chốt của thôn bản,

xã, huyện

- % phụ nữ tham gia vào quá trình quản lý,

thực hiện dự án

- Số cơ sở kinh doanh hộ gia đình do nữ làm

chủ

- Tỷ lệ biết chữ của phụ nữ

- Tỷ lệ phụ nữ nghe hiểu tiếng phổ thông

- % trẻ em nữ đến trƣờng (theo cả nhóm dân

tộc)

Page 110: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

110 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

- Tỷ lệ hộ nghèo do phụ nữ làm chủ thoát

nghèo

Hợp phần 3: Tăng cƣờng năng lực:

Tiểu HP 3.1: Lập kế hoạch phát triển kinh tế

xã hội

Vốn đầu tƣ cho tiểu hợp phần này là 4,3 tỷ

đồng, WB tài trợ toàn bộ. Hiện nay cán bộ cấp

xã, thôn thậm chí là cả cán bộ huyện còn yếu,

ít đƣợc đào tạo, tham gia vào việc lập kế

hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng

mình. Dự án sẽ hỗ trợ kinh phí, tổ chức đào tạo

cho các cấp chính quyền và cộng đồng địa

phƣơng nâng cao nhận thức, nâng cao trình

độ, vai trò của mình trong việc lập kế hoạch

phát triển kinh tế xã hội hàng năm cho chính

mình

Các chỉ số đầu ra:

- Số khóa tập huấn theo chủ đề và cấp đào

tạo (huyện, xã và thôn bản), và theo chức

năng của cán bộ

- Số cán bộ đƣợc hƣởng lợi từ hoạt động dự

án

- Số cán bộ là nữ (phân theo các nhóm dân

tộc) đƣợc hƣởng lợi

Các chỉ số kết quả:

- Tỷ lệ cán bộ hài lòng về trình độ và kỹ

năng của họ sau khi đƣợc tập huấn

- Tỷ lệ các tiểu dự án đƣợc giải ngân và thực

hiện theo đúng kế hoạch

- Mức độ hài lòng của hộ gia đình đối với

trình độ của cán bộ và quá trình thực hiện dự

án

Tiểu hợp phần 3.2: Đào tạo cho cán bộ xã và

thôn bản

Vốn đầu tƣ cho tiểu hợp phần này là 5,3 tỷ

đồng, WB tài trợ toàn bộ. Đội ngũ cán bộ cấp

xã, thôn, bản là những ngƣời trực tiếp thực hiện

dự án này cũng nhƣ thực hiện nhiều hoạt động

quản lý, giám sát... các hoạt động khác. Để

thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình họ

cần đƣợc đào tạo nâng cao trình độ về một số

lĩnh vực chính nhƣ sau: Giám sát cộng đồng về

CSHT; vận hành và bảo trì CSH; hƣớng dẫn

thực hiện NSPTX; kế hoạch quản lý môi trƣờng;

Sử dụng máy tính cơ bản (word, excel); Kỹ

- Số lƣợng các khóa đào tạo cho cán bộ xã,

thôn, bản và các cộng đồng

- 70% số xã lồng ghép hoàn toàn hoạt động

vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa

phƣơng.

Page 111: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

111 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

năng thiết kế kỹ thuật cơ bản; Kỹ năng về kỹ

thuật bảo trì cơ bản.

Tiểu hợp phần 3.3: Đào tạo cán bộ tỉnh, huyện:

Vốn đầu tƣ cho tiểu hợp phần này là 4,3 tỷ

đồng WB tài trợ toàn bộ tiểu hợp phần này

nhằm hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực cho

các cán bộ cấp tỉnh, huyện để giúp họ có thể

hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong quản

lý các hoạt động của dự án này cũng nhƣ các

hoạt động khác của mình. Một số hoạt động

chính nhƣ sau: Thủ tục mua sắm và đấu thầu;

quản lý tài chính kế toán; lập kế hoạch và

quản lý dự án; Giám sát và đánh giá dự án;

Quản lý môi trƣờng; Sử dụng phần mền kế

toán máy tính; Hệ thống thông tin quản lý;

Quản lý hợp phần Ngân sách phát triển xã;

tiếng Anh, tiếng dân tộc thiểu số

- Số lƣợng ngƣời đƣợc tham gia các khóa

đào tạo của dự án

Tiểu hợp phần 3.4: Đào tạo kỹ năng và dạy

nghề:

Vốn cho tiểu hợp phần này là 4,475 tỷ đồng

đƣợc đầu tƣ toàn bộ từ vốn WB đầu tƣ hỗ trợ

đào tạo kỹ năng và dạy nghề cho cộng đồng

đặc biệt là thanh niên và những ngƣời trong độ

tuổi lao động nhất là phụ nữ và phụ nữ dân tộc

thiểu số giúp họ có đƣợc các kỹ năng trong

công việc, có nghề để sinh sống góp phần

nâng cao mức sống cho ngƣời dân nghèo và

cộng đồng.

Dự kiến một số khóa đào tạo nhƣ sau: Dạy

nghề cho tầng lớp thanh niên và ngƣời trong độ

tuổi lao động (nghề rèn, dệt, mộc, sửa chữa...);

Chỉ số đầu ra:

- Số khóa đào tạo nghề cho thanh niên và

lao động nông thôn theo nội dung đào tạo

- Số thanh niên và lao động đƣợc cử đi đào

tạo tại các cơ sở dạy nghề (theo nội dung đào

tạo, theo giới, dân tộc và tình trạng nghèo).

- Số lao động thủ công truyền thống đƣợc

đào tạo

- Chỉ số kết quả:

- Số lƣợng các nhóm cùng sở thích đƣợc

thành lập và số lƣợng phụ nữ tham gia các

nhóm này

Page 112: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

112 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

Hỗ trợ cho phụ nữ ngƣời dân tộc tham gia học

nghề (cô nuôi dạy trẻ, bà đỡ dân gian…); Tập

huấn cho các hộ kinh doanh nhỏ; Tập huấn cho

các thợ thủ công…

- Tỷ lệ thanh niên và lao động (theo giới, độ

tuổi, dân tộc) đƣợc đào tạo nghề

- Tỷ lệ thanh niên và lao động (theo giới, độ

tuổi, dân tộc) có việc làm tại địa phƣơng sau

khi đƣợc đào tạo

- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cấp 2, cấp 3 tiếp

tục học nghề

- Mức độ hài lòng của thanh niên đƣợc đào

tạo với hoạt động đào tạo và hỗ trợ sau đào

tạo

Tiểu hợp phần 3.5: Bảo đảm an toàn tài sản

cộng đồng và hộ gia đình:

Tiểu hợp phần này có vốn đầu tƣ 3,3 tỷ đồng

đầu tƣ toàn bộ bằng vốn WB để nhằm mục địch

đào tạo giúp cho ngƣời dân chủ động xây dựng

kế hoạch giảm thiểu thiệt hại từ thiên tai đối với

những nơi thƣờng xuyên gặp rủi ro và có

phƣơng pháp phòng chống bảo vệ tài sản của

cộng đồng và hộ gia đình một cách an toàn và

hiệu quả.

Dự kiến một số hoạt động nhƣ sau: Tuyên

truyền, đào tạo nâng cao nhận thức và đào tạo

cán bộ xã, thôn về bảo vệ an toàn tài sản công

và hộ gia đình; Chuẩn bị các kế hoạch đối phó

rủi ro tại các địa bàn thƣờng xảy ra thiên tai;

Xác định những địa điểm dễ bị rủi ro; Dự kiến

phƣơng án/kế hoạch di dân đến nơi an toàn;

Các phƣơng pháp bảo vệ tái sản xuất của các

hộ (quỹ hỗ trợ qui mô nhỏ, xây chuồng trại cho

gia súc…)

Chỉ số đầu ra:

- Số khóa đào tạo về giảm nhẹ rủi ro thiên

tai và số hộ, cán bộ tham gia đào tạo

- Số lƣợng các ấn phẩm, các hình thức

tuyên truyền nhằm tăng nhận thức và mức độ

sẵn sàng đối phó với rủi ro thiên tai

Các chỉ số kết quả:

- Nhận thức của cán bộ, và hộ gia đình về

rủi ro thiên tai

- Mức độ sẵn sàng của cán bộ, và hộ gia

đình về rủi ro thiên tai có khả năng xảy ra tại

địa bàn lũ quét, sạt lở, hạn hán, dịch bệnh...)

- Số lƣợng các xã xây dựng đƣợc kế hoạch

phòng chống rủi ro thiên tai

- Tỷ lệ % hộ tái nghèo do tác động thiên tai

giảm đi

- 70 % số thôn bản, xã xây dựng đƣợc kế

hoạch giảm thiểu rủi ro thiên tai

Page 113: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

113 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên

Hợp phần 4: Quản lý dự án, giám sát và đánh

giá

Các nội dung hoạt động của hợp phần này rất

quan trọng nó góp phần to lớn vào sự thành

công của dự án, một số hoạt động của hợp

phần này nhƣ sau: Giám sát và đánh giá; Kiểm

toán và kiểm tra nội bộ và độc lập; Truyền

thông và trao đổi kinh nghiệm; Tƣ vấn hỗ trợ

thực hiện hợp phần NSPTX (Hƣớng dẫn viên

cộng đồng); Điều phối và hƣớng dẫn chung cho

toàn dự án; Trang thiết bị phục vụ công việc;

Chi phí quản lý hành chính.

Các chỉ số đầu ra:

- Số các hƣớng dẫn đƣợc ban hành cho cấp

huyện, cấp xã

- Số cuộc họp của cán bộ dự án trong tuần,

trong tháng

- Số cuộc thăm quan trao đổi kinh nghiệm

do xã, huyện, tổ chức và số ngƣời tham gia

- Số cuộc thăm quan trao đổi kinh nghiệm

của các địa phƣơng khác tại địa bàn

Các chỉ số kết quả:

- Hiệu quả hoạt động của hệ thống MIS qua

đánh giá của cán bộ quản lý.

- Chất lƣợng và số lƣợng báo cáo đáp ứng

đúng chế độ báo cáo

- Tỷ lệ hộ gia đình và hộ nghèo đƣợc biết

các thông tin về hoạt động và tài chính dự án

- Tỷ lệ hộ gia đình và hộ nghèo hài lòng khi

tham gia vào các hoạt động dự án

- 70% số xã niêm yết đầy đủ thông tin về

các hoạt động của dự án bao gồm cả thông

tin tài chính tại trung tâm xã

- Báo cáo tình hình thực hiện

của các Ban Quản lý dự án,

Ban Phát triển xã

- Giám sát kiểm tra của các

Ban Quản lý dự án, tƣ vấn,

Ngân hàng Thế giới, Bộ Kế

hoạch và Đầu tƣ

- Báo cáo của các Ban Quản

lý dự án

- Kiểm tra thực tế

Page 114: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo giai đoạn II 2010

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Qui hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Điện Biên thời kỳ (2006-2010), (2011-2015) và tầm

nhìn đến năm 2020.

Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch 2008 của sở Kế hoạch và Đầu tƣ.

Qui hoạch phát triển kinh tế xã hội của 4 huyện Mƣờng Ảng, Mƣờng Chà, Tủa Chùa và Điện Biên

Đông

Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội 4 huyện huyện Mƣờng Ảng, Mƣờng Chà, Tủa Chùa và

Điện biên Đông

Qui hoạch phát triển kinh tế của 3 huyện Tủa Chùa, Mƣờng Ảng, Điện Biên Đông về chƣơng trình

phát triển kinh tế 61 huyện nghèo của Việt nam hay còn gọi chƣơng trình 30A của Chính phủ.

Niên giám thống kê năm 2008 của tỉnh Điện Biên.

Công văn số 3205/BKH-KTNN ngày 7/5/2009 về hƣớng dẫn xây dựng báo cáo khả thi dự an giảm

nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn II.

Bản ghi nhớ đoàn chuẩn bị ban đầu của Ngân Hàng Thế Giới từ ngày 12/5