24
Đ ti: ĐNH GI QU TRNH GIM NGHO CA VIT NAM GIAI ĐON 2006-2011 (Nhm 2) I.Lý thuyết 1.Khái niệm chung v các khía cạnh của nghèo -Nghĩa hẹp: nghèo khổ được hiểu là sự thiếu thốn các điều kiện thiết yếu của cuộc sống. -Nghĩa rộng ( xét trên khía cạnh phát triển toàn diện con người): nghèo khổ là sự loại bỏ các cơ hội và sự lựa chọn cơ bản nhất cho sự phát triển toàn diện con người. Các khía cạnh của nghèo khổ: -Trước hết và trên hết là sự khốn cùng về vật chất, được đo lường theo một tiêu chí thích hợp về thu nhập hoặc tiêu dùng. -Đi kèm với sự khốn cùng về vật chất là sự hưởng thụ thiếu thốn về giáo dục và y tế. -Nguy cơ dễ bị tổn thương và dễ gặp rủi ro, tức là khả năng một hộ gia đình hay một các nhân bị rơi vào cảnh đói nghèo về thu nhập hoặc về sức khoẻ. -Tình trạng không có tiếng nói và quyền lực của người nghèo. 2. Nghèo khổ v vật chất 1

[KTPT][Giảm nghèo-Nhóm 2] (1)

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Giảm Nghèo giai đoạn 2006-2011

Citation preview

Page 1: [KTPT][Giảm nghèo-Nhóm 2] (1)

Đê tai:

ĐANH GIA QUA TRINH GIAM NGHEO CUA VIÊT NAM GIAI ĐOAN 2006-2011

(Nhom 2)

I.Lý thuyết

1.Khái niệm chung va các khía cạnh của nghèo

-Nghĩa hẹp: nghèo khổ được hiểu là sự thiếu thốn các điều kiện thiết yếu của cuộc sống.

-Nghĩa rộng ( xét trên khía cạnh phát triển toàn diện con người): nghèo khổ là sự loại bỏ các cơ hội và sự lựa chọn cơ bản nhất cho sự phát triển toàn diện con người.

Các khía cạnh của nghèo khổ:

-Trước hết và trên hết là sự khốn cùng về vật chất, được đo lường theo một tiêu chí thích hợp về thu nhập hoặc tiêu dùng.

-Đi kèm với sự khốn cùng về vật chất là sự hưởng thụ thiếu thốn về giáo dục và y tế.

-Nguy cơ dễ bị tổn thương và dễ gặp rủi ro, tức là khả năng một hộ gia đình hay một các nhân bị rơi vào cảnh đói nghèo về thu nhập hoặc về sức khoẻ.

-Tình trạng không có tiếng nói và quyền lực của người nghèo.

2. Nghèo khổ vê vật chất

2.1 Khái niệm chung vê đoi nghèo

Khái niệm đói nghèo theo ESCAP: “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương”.

2.2. Thước đo đoi nghèo:

Để tính toán thước đo đói nghèo, cấn có 3 yếu tố:

1

Page 2: [KTPT][Giảm nghèo-Nhóm 2] (1)

+Thứ nhất, cần lựa chọn một tiêu chí nghiên cứu và chỉ số phản ánh phúc lợi.

+Thứ hai, cần lựa chọn một ngưỡng nghèo, đó là mức giới hạn mà cá nhân hay hộ gia đình nằm dưới mức đó sẽ bị coi là nghèo.

+Thứ ba, phải chọn ra một thước đo đói nghèo đươc sử dụng.

2.2.1. Xác đinh chỉ số phúc lợi:

Khía cạnh cơ bản của đói nghèo nêu trên có thể chia thành khía cạnh tiền tệ và phi tiền tệ. Khía cạnh tiền tệ: của đói nghèo được phản ánh chủ yếu qua mức chi tiêu bình quân đầu người . Ngoài ra có thể sử dụng số liệu về thu nhập.

Các khía cạnh phi tiền tệ của đói nghèo dùng để đo tình trạng thiếu thốn về y tế, giáo dục, các mối quan hệ về XH, sựu bất an, kém tự tin hay thiếu quyền lực…

2.2.2. Lưa chọn và ước tính ngưỡng nghèo.

*Ngưỡng nghèo là ranh rới để phân biệt giữa người nghèo và người không nghèo. Nó có thể là một ngưỡng tính bằng tiền (mức tiêu dùng hay thu nhập nào đó), hay phí tiền tệ. Có hai cách xác định ngưỡng nghèo:

(1)Ngưỡng nghèo tuyệt đối: là chuẩn tuyệt đối về mức sống được coi là tối thiểu cần thiết để cá nhân hoặc hộ gia đình có thể tồn tại khoẻ mạnh.

+Ngưỡng nghèo lương thực thực phẩm(LTTP): là số tiền cần thiết để mua một rổ lương thực hằng ngày.

+Ngưỡng nghèo chung: bao gồm cả các phần chi tiêu cho sẩn phẩm phi lương thực.

(2)Ngưỡng nghèo tương đối: được xác định theo phân phối thu nhập hoặc tiêu dùng chung trong cả nước để phản ánh tình trạng của một bộ phận dân cư sống dưới mức chung bình của cộng đồng (Ví dụ: ngưỡng nghèo tương đối có thể là 50% mức thu nhập trung bình của cả nước).

- Do đặc thù của một nước đang phát triển có điểm xuất phát thấp, VN chúng ta còn đưa cho khái niệm về đói và thiếu đói, để đảm bảo tính chất ưu tiên hoá chính xác hơn trong các chính sách XĐGN của chính phủ. Đó là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức tối thiểu, chỉ đủ khả năng đảm bảo có được mức lương cần thiết để tồn tại. Trong bộ phận này có những người đói

2

Page 3: [KTPT][Giảm nghèo-Nhóm 2] (1)

gay gắt, là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức sống cách xa dưới mức tối thiểu, phải đói ăn chịu đứt bữa theo những thời gian nhất định.

*Các chuẩn nghèo quốc gia và quốc tế:

-Ngưỡng nghèo tuyệt đối quốc tế:

+Cho các nước thu nhập thấp: GNI trên đầu người từ 755USD/ năm trở xuống tính theo giá năm 1999) là 1USD/ngày.

+Cho các nước trung bình thấp: GNI trên đầu người theo giá năm 1999 từ 756-2995 USD/năm) là 2USD/ngày.

-Ở Việt Nam hiện nay chưa có ngưỡng nghèo thống nhất. Sử dụng một trong hai ngưỡng nghèo tuyệt đối:

(1)Ngưỡng nghèo do tổng cục thống kê (TCTK) quy định , gồm có hai ngưỡng:

+Nghèo đói LTTP: những người có mức thu nhập không đảm bảo cho lượng dinh dưỡng tối thiểu( Bù đắp 2100 calori/người/ngày đêm).

+Nghèo đói chung: được xác định trên cơ sở nghèo LTTP và 70% nhu cầu cơ bản tối thiểu khác. Nghèo đói chung là những người không đảm bảo thu nhập để đáp ứng cả hai nhu cầu trên.

TCTKđã đưa ra ngưỡng nghèo áp dụng từ năm 1998 ở VN như sau: ngưỡng nghèo LTTP là 107234 đồng/người/tháng và ngưỡng nghèo chung là 149156 đồng/người/tháng.

(2)Ngưỡng nghèo do Bộ lao động, Thương binh và xã hội xác định

- Giai đoạn 2006-2010:

+Ở khu vực nông thôn, những hộ có thu nhập bình quân dưới 200.000đ/người/tháng (dưới 2,4 triệu đồng/năm) được coi là hộ nghèo.

+Ở khu vực thành thị, những hộ nghèo là hộ có mức thu nhập dưới 260.000đ/người/tháng (dưới 2,76 triệu đồng/năm).

-Giai đoạn 2011-2015:

+ Ở nông thôn hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (4,8 triệu đồng/người/năm) trở xuống.

3

Page 4: [KTPT][Giảm nghèo-Nhóm 2] (1)

+ Ở thành thị, hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (6 triệu đồng/người/năm) trở xuống.

2.2.3. Các thước đo đói nghèo thông dụng

Trên cơ sở chuẩn nghèo ta có thể đo lường tình trạng nghèo khổ vật chất theo các tiêu chí sau:

(1)Mức nghèo khổ (chỉ số đếm đầu – HC): được xác định trên cơ sở đếm đầu những người sống dưới chuẩn nghèo, tức là những cá nhân hay hộ gia đình (i) có mức thu nhập(yi) dưới mức chi tiêu tối thiểu (C).

Công thức tính tỷ lệ đếm đầu (hay tỷ lệ nghèo khổ HCR):

HCR = HC/n, trong đó n là tổng dân số.

(2) Tỷ số khoảng cách nghèo (PGR): tỷ lệ giữa thu nhập trung bình cần thiết để tất cả mọi người nghèo đạt chuẩn nghèo chia cho thu nhập trung bình toàn xã hội:

Công thức tính: PGR = ∑ (C− yi)/(n∗m)

(3)Tỷ lệ khoảng cách thu nhập(IGR):

IGR = ∑ (C− yi)/(C∗HC )

3.Nghèo khổ đa chiều:

3.1. Khái niệm: Nghoè khổ đa chiều còn gọi là nghèo khổ tổng hợp hay nghèo khổ con người. Nghèo khổ con người đề cập đến sự phủ nhận các cơ hội và sự lựa chọn để đảm bảo một cuộc sống cơ bản nhất hoặc có thể chấp nhận được.

3.2.Đo lường nghèo khổ đa chiều:

3.2.1. Chỉ số nghèo khổ con người (HPI – Human Poverty Index).

HPI tập trung phản ánh ba khía cạnh thiết yếu của cuộc sống con người: tuổi thọ, giáo dục và chất lượng cuộc sống.

-Yếu tố đầu tiên liên quan đến khả năng sống: khả năng bị tử vong ở độ tuổi tương đối trẻ do sự thiếu thốn, thể hiện trong HPI là % số người có khả năng sẽ chết trước 40 tuổi.

-Khía cạnh trình độ tri thức: đo bằng tỷ lệ phần trăm người lớn bị mù trữ.

4

Page 5: [KTPT][Giảm nghèo-Nhóm 2] (1)

-Khía cạnh liên quan đến chất lượng cuộc sống: phản ánh trong HPI là tổng hợp của ba yếu tố: tỷ lệ phần trăm số người không được tiếp cận với dịch vụ sức khoẻ, nước sạch và tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng.

Công thức tính:

Trong đó:

H1: nghèo khổ vật chất: tỉ lệ người có tuổi thọ nhỏ hơn 40 tuổi

H2: nghèo khổ giáo dục: tỉ lệ người lớn không biết chữ

H3: nghèo khổ về chăm sóc sức khỏe

 

H31: tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng

H32: tỉ lệ hộ gia đình không được tiếp cận công trình vệ sinh đúng tiêu chuẩn

H33: tỉ lệ dân cư không được tiếp cận dịch vụ y tế.

3.2.2.Chỉ số nghèo tổng hợp( MPI – Multidimensional poverty Index)

Chỉ số nghèo tổng hợp phản ánh mức độ thiếu hụt của các cá nhân theo ba phương diện: sức khoẻ, giáo dục và chất lượng cuộc sống.

Giá trị MPI được tính theo kết quả tính toán hai giá trị cá biệt: tỷ lệ nghèo toàn diện và mức độ nghèo toàn diện.

-Tỷ lệ nghèo toàn diện: H = q/n

Trong đó: q là số người thuộc diện nghèo toàn diện, n là tổng dân số.

-Mức độ nghèo toàn diện: A = ∑l

a

c

qd

Trong đó:

+ c là tổng số những mặt thiếu thốn trọng số mà người nghèo đang có

+d là tổng số các chỉ số thành phần được xem xét.

MPI = H*A

5

HPI=H 1

3

+H 2

3

+H 3

3

3

H 3=H 31+H 32+H 33

3

Page 6: [KTPT][Giảm nghèo-Nhóm 2] (1)

II.Thực trạng

1.Thực trạng nghèo ở Việt Nam hiện nay

1.1 Các số liệu thống kê

Giai đoạn 2006 - 2010: Tổng vốn cho giảm nghèo gần 43,5 tỷ đồng.

Biểu 1. Tỷ lệ hộ nghèo phân theo thành thị, nông thôn và phân theo vùng (%)

1998 2002 2004 2006 2008 2010 2011-Cả nướcTỷ lệ nghèo chung 37.4 28.9 18.1 15.5 13.4 14.2 12.6-Phân TT, NT +Thành thị(TT) 9.0 6.6 8.6 7.7 6.7 6.9 5.1 +Nông thôn(NT) 44.9 35.6 21.2 18.0 16.1 17.4 15.9-Phân theo vùngĐồng bằng sông Hồng 30.7 21.5 12.7 10.0 8.6 8.3 7.1Trung du & miền núi phía Bắc 64.5 47.9 29.4 27.5 25.1 29.4 26.7BTB & duyên hải miền Trung 42.5 35.7 25,3 22.2 19.2 20.4 18.5Tây Nguyên 52.4 51.8 29.2 24.0 21.0 22.2 20.3Đông Nam Bộ 7.6 8.2 4.6 3.1 2.5 2.3 1.7Đồng bằng sông Cửu Long 36.9 23.4 15.3 13.0 11.4 12.6 11.6

Nguồn: Tổng cục thống kê

*) Tỷ lệ hộ nghèo được tính theo thu nhập bình quân 1 người 1 tháng của hộ gia đình: (1) Năm 2002 trở về trước theo các chuẩn: 1998: 149 nghìn đồng; 2002: 160 nghìn đồng; (2) Tỷ lệ hộ nghèo năm 2004, 2006, 2008 tính theo chuẩn nghèo của Chính phủ giai đoạn 2006-2010 có điều chỉnh theo trượt giá như sau: 2004: 170 nghìn đồng đối với khu vực nông thôn, 220 nghìn đồng đối với khu vực thành thị; 2006: 200 nghìn đồng đối với khu vực nông thôn, 260 nghìn đồng đối với khu vực thành thị; 2008: 290 nghìn đồng đối với khu vực nông thôn, 220 nghìn đồng đối với khu vực thành thị; (3) Tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 và 2011 tính theo chuẩn nghèo của Chính phủ giai đoạn 2011-2015 như sau: 2010: 400 nghìn đồng đối với khu vực nông thôn và 500 nghìn đồng đối với khu vực thành thị; 2011: 480 nghìn đồng đối với khu vực nông thôn và 600 nghìn đồng đối với khu vực thành thị.

- Nhìn vào biểu số liệu ta thấy:

+Tỷ lệ hộ nghèo giữa các vùng trong cả nước là không đồng đều.

6

Page 7: [KTPT][Giảm nghèo-Nhóm 2] (1)

+Xét trên bình diện chung , tỷ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt qua các năm từ 1998 đến 2010. Năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo lại tăng đột biến, nguyên nhân là do nước ta áp dụng chuẩn nghèo mới nên những hộ cận nghèo, hộ vừa thoát nghèo lại tái nghèo, tăng tỷ lệ nghèo của cả nước lên ở tất cả các vùng.

+ Tỉ lệ nghèo ở nông thôn năm 2011 là 44,9% và 15,9% năm 2011; tương tự ở thành thị 9,0% và 5,1%. Tỉ lệ nghèo ở vùng, miền cũng khác nhau: vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng giảm nghèo diễn ra nhanh hơn, với 1,7% và 7,1% năm 2011; vùng Tây Bắc vùng Đông Bắc, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ có tỷ lệ hộ nghèo cao, đặc biệt là Trung du và miền núi phía Bắc luôn có tỷ lệ nghèo dẫn đầu cả nước, năm 1998 là 64,5% và năm 2011 là 26,7%. Trong mỗi nhóm dân cư, tỉ lệ giảm nghèo cũng khác nhau như nhóm đồng bào dân tộc thiểu số, tỉ lệ nghèo đồng bào HMông ở mức 83,4%, đồng bào Tây Nguyên 75,2%, đồng bào Khơme 23,1%, đồng bào Tày 32,1% (năm 2008)

Biểu 2. Chỉ số khoảng nghèo của Việt Nam giai đoạn 2006-2010

Chỉ số 2006 2008 2010Khoảng nghèo(%) 4.6-39.4 3.7-35.9 2.2-32.7

Nguồn: Bộ lao động thương binh & xa hội

- Khoảng nghèo lớn tức tỷ lệ hộ nghèo chênh lệch rất lớn giữa các vùng miền. Đói nghèo tập trung ở các vùng có điều kiện sống khó khăn như ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Địa phương có tỷ lệ nghèo cao nhất là Tây Bắc (39.4%-2006) tiếp đến là vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Bắc… Trong khi đó, khu vực Đông Nam Bộ, Đồng Bằng Sông Hồng có tỷ lệ hộ nghèo khá thấp. Đông Nam Bộ (4.6% - 2006)

- Trong giai đoạn 2006-2010, khoảng nghèo có xu hướng thu hẹp lại, khoảng cách tỷ lệ hộ nghèo giữa các vùng giảm là dấu hiệu tốt: 34.8%(2006) xuống 30.5% (2010)

Biểu 3:

Kinh/Hoa 53,9 31,1 23,1 13,5 10,3 9,0

Đồng bào dân tộc thiểu số 86.4 75.2 69.3 60.7 52.3 50,3

7

Page 8: [KTPT][Giảm nghèo-Nhóm 2] (1)

Tốc độ giảm nghèo của đồng bào dân tộc chậm hơn nhiều so với tốc độ bình quân của cả nước, tốc độ giảm nghèo cũng có sự chênh lệch lớn giữa các vùng miền, giữa các dân tộc với nhau. Sở dĩ tốc độ giảm nghèo không đều là do sự khác nhau giữa các nhóm dân cư về mức sống, về sở hữu tài sản bao gồm khả năng tiếp cận đất đai, các dịch vụ xã hội cơ bản, trình độ học vấn và về tiến độ giảm nghèo.

1.2 Các chương trình, chính sách chính phủ giai đoạn 2006-2011:

Giai đoạn này có 3 chương trình lớn:

1) Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010

CTMTQGGN là một chương trình quốc gia sử dụng vốn phân bổ từ cấp

trung ương, bao gồm mười hai (12) chính sách/ dự án chia thành ba (3) nhóm

chính:

Nhóm các chính sách và dự án hỗ trợ người nghèo phát triển sản xuất và

tăng thu nhập:

Chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo;

Chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho hộ nghèo dân tộc thiểu số;

Chính sách khuyến nông-lâm-ngư và hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển

ngành nghề;

Chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã đặc biệt khó

khăn khu vực bãi ngang ven biển và hải đảo;

Dự án dạy nghề cho người nghèo;

Dự án nhân rộng các mô hình giảm nghèo.

Nhóm chính sách hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản:

Chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo;

Chính sách hỗ trợ giáo dục cho người nghèo;

Chính sách hỗ trợ nhà ở, nước sinh hoạt cho người nghèo;

Chính sách hỗ trợ pháp lý cho người nghèo.

Dự án nâng cao năng lực và tăng cường nhận thức:

8

Page 9: [KTPT][Giảm nghèo-Nhóm 2] (1)

Dự án nâng cao năng lực giảm nghèo (bao gồm đào tạo các cán bộ giảm

nghèo và truyền thông)

2) Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 (Chương trình 135 giai đoạn II)

Đây là chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa. Chương trình có 4 nhiệm vụ chính, gồm:

1. Hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển địch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản xuất của đồng bào các dân tộc.

2. Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn.

3. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơ sở, nâng cao trình độ quản lý hành chính và kinh tế, đào tạo nâng cao năng lực cộng đồng.

4. Hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật.

3) Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo trong giai đoạn 2009-2020 (Nghị quyết số 30a của Chính phủ)

- Các chính sách chính:

a) Hỗ trợ người lao động nâng cao trình độ văn hóa để tham gia xuất khẩu lao động.

Đối tượng: người lao động thuộc hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số có trình độ văn hóa từ bậc tiểu học trở lên đã được lựa chọn để tham gia xuất khẩu lao động nhưng trình độ văn hóa chưa đáp ứng yêu cầu, cần phải bổ túc thêm về văn hóa.

b) Hỗ trợ người lao động học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết theo quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; hỗ trợ chi phí khám sức khỏe; làm hộ chiếu, viza và lý lịch tư pháp để tham gia xuất khẩu lao động.

c) Hỗ trợ rủi ro

- Đối tượng: người lao động thuộc đối tượng của đề án khi tham gia xuất khẩu lao động gặp rủi ro.

d) Chính sách tín dụng ưu đãi

+Tín dụng ưu đãi đối với người lao động

+Tín dụng ưu đãi đối với cơ sở dạy nghề cho lao động xuất khẩu

2. Đánh giá tình hình giảm nghèo của Việt Nam trong thời gian qua

9

Page 10: [KTPT][Giảm nghèo-Nhóm 2] (1)

2.1 Các chỉ số

a. Chỉ số HDI

Trong khu vực Đông Nam Á, HDI của Việt Nam năm 1995 đứng thứ 7/10, năm 2000 thứ 6/10, năm 2002 xuống đứng thứ 7/10, năm 2003 lên đứng thứ 6/10, năm 2005, 2006, 2007, 2008 đứng thứ 7/11.

Biểu đồ HDI của Việt Nam qua các năm

Như vậy HDI của Việt Nam liên tục tăng trong hai thập kỷ qua. Kể từ năm 1990 Việt Nam chỉ được 0,618 điểm, năm 1995 là 0,661 điểm, năm 2000 là 0,696 điểm và năm 2006 tăng lên 0,709 điểm. Tuy nhiên

Năm 2011 Việt Nam đứng thứ 128/187 nước được xếp loại với chỉ số HDI= 0.593 tăng 0.003 so với năm 2010

Báo cáo này cho thấy, trong 20 năm qua, chỉ số phát triển con người của Việt Nam đã tăng thêm 37%

Việt Nam có chỉ số HDI ở mức trung bình và không cải thiện so với năm 2010, trong khi xếp hạng của Campuchia, Lào, Indonesia, Philippines và Malaysia đã tăng lên.

Như vậy, việc nâng cao chỉ số HDI là điều kiện để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, góp phần không nhỏ vào mục tiêu giảm nghèo của quốc gia.

b. Chỉ số MPI (chỉ số nghèo khổ đa chiều)

10

Page 11: [KTPT][Giảm nghèo-Nhóm 2] (1)

Theo thước đo này, số người nghèo đa chiều ở Việt Nam nhiều hơn hẳn số người nghèo về thu nhập. Năm 2008, tỷ lệ nghèo về thu nhập là 14,5% trong khi tỷ lệ nghèo đa chiều là 23,3%. Những thiếu thốn lớn nhất của người dân là thiếu nhà kiên cố, khả năng tiếp cận nước sạch và vệ sinh. Giữa các tỉnh cũng có sự chệnh lệch đáng kể. Tỷ lệ nghèo đa chiều rất cao ở các tỉnh nghèo nhất Việt Nam: 82,3% ở Lai Châu và 75% ở Điện Biên. Hơn 50% dân số của 12 tỉnh sống trong nghèo đói về mọi mặt.

2.2. Môt số thanh tựu đạt đươc

- Nỗ lực rất lớn của Chính phủ trong bối cảnh nguồn lực có hạn đã ban hành và chỉ đạo tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo khá toàn diện, nhất là các cơ chế chính sách liên quan trực tiếp đến đầu tư cơ sở hạ tầng, vay vốn phát triển sản xuất, dạy nghề cho người nghèo, hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, văn hóa giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt... tạo tiền đề cơ bản để đại bộ phận hộ nghèo cải thiện đời sống vươn lên thoát nghèo.

- Nỗ lực giảm nghèo có tính toàn diện, được tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện quyết liệt;

- Là điểm sáng trong kết quả thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ của VN;

+ Theo báo cáo ngày 18/05/2010 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, tỷ lệ hộ nghèo cả nước đã giảm xuống còn 18,1% (năm 2006); 14,75% (năm 2007); 12,1% (năm 2008); 11,3 % (năm 2009) và ước 9,45% (năm 2010), hoàn thành kế hoạch trước 01 năm so với mục tiêu chương trình và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đề ra.

Cả nước có 15 tỉnh, thành phố tỷ lệ hộ nghèo dưới 5% (trong đó 5 tỉnh, thành phố dưới 1% và không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia là Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Bà Rịa-Vũng Tàu và Bình Dương); 21 tỉnh từ 5% đến dưới 10%; 11 tỉnh từ 10% đến dưới 15%; 10 tỉnh từ 15% đến dưới 20%; 4 tỉnh từ 20% đến dưới 25%; 02 tỉnh tỷ lệ nghèo trên 25%.

+ Trong 5 năm từ 2006-2010 có khoảng 6,2 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn, mức vay bình quân 7-8 triệu đồng/lượt/hộ, đạt 103,3% kế hoạch 5 năm; triển khai 30.000 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật; xây dựng 8.500 mô hình trình diễn và hội nghị đầu bờ với 3,7 triệu lượt người nghèo được hướng dẫn cách làm ăn, đạt 88% so với kế hoạch 5 năm; ước thực hiện 4 năm (2007-2010) có khoảng 150.000 lao động nghèo được đào tạo nghề miễn phí, đạt 100% kế hoạch, trong đó trên 60% đã tìm được việc làm, tự tạo việc làm, góp phần tăng

11

Page 12: [KTPT][Giảm nghèo-Nhóm 2] (1)

thu nhập để giảm nghèo; dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo đã được triển khai nhân rộng ở 218 xã thuộc 35 tỉnh, tổng số hộ tham gia mô hình là 27.566 hộ, trong đó 77% là hộ nghèo (21.329 hộ), sau mỗi năm thực hiện mô hình, số hộ nghèo tham gia mô hình đã tạo được thêm việc làm (tăng khoảng 15% ngày công); đã có khoảng 2.500 công trình hạ tầng phục vụ sản xuất được đầu tư ở 273 xã đặc biệt khó khăn, bãi ngang ven biển, hải đảo (bình quân 9,15 công trình/xã); 52 triệu lượt người nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế; 8 triệu lượt người học sinh nghèo được miễn giảm học phí, 2,8 triệu lượt học sinh nghèo được hỗ trợ vở viết, sách giáo khoa; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho 140 ngàn lượt cán bộ giảm nghèo cơ sở; ước 5 năm có khoảng 500 ngàn hộ nghèo được hỗ trợ nhà ở, đạt 100% kế hoạch 5 năm, và đến nay đã có 17 tỉnh, thành phố, 306 quận, huyện và 5.931 xã, phường, thị trấn được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trao “Bằng ghi công” hoàn thành chương trình xóa nhà dột nát cho người nghèo.

- Đến năm 2010 các huyện đã hoàn thành công tác xóa 74.951 nhà dột nát cho hộ nghèo, đạt tỷ lệ 100%; triển khai công tác xuất khẩu lao động tại các huyện nghèo, tính đến hết tháng 11/2010 đã có 6.600 lao động ở các huyện nghèo đi xuất khẩu và có thu nhập ổn định; hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng ở 18 huyện của 7 tỉnh, đã giao khoán 247.589 ha rừng cho các hộ, cộng đồng dân cư quản lý; hỗ trợ giống cây để trồng được 4.790 ha rừng; khai hoang tạo nương cố định được 797,3 ha, phục hóa 701,41 ha, tạo ruộng bậc thang 559 ha; giúp 41.969 hộ vay 376.030 triệu đồng với lãi suất 0% để phát triển sản xuất; hỗ trợ 8.064 hộ làm chuồng trại chăn nuôi hoặc tạo diện tích nuôi trồng thủy sản với kinh phí 8.064 triệu đồng; các tỉnh Sơn La, Cao Bằng, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình đã thực hiện hỗ trợ 2.844 tấn gạo cho hộ nghèo ở nông thôn, bản giáp biên giới.

Ước tính tỷ lệ hộ nghèo các tỉnh trong khu vực đến hết năm 2010 giảm còn: Đông Bắc là 14,39%; Tây Bắc là 27,3% và Bắc Trung Bộ là 16,04%

+ Năm 2011, chính phủ ban hành Nghị quyết 11 về những giải pháp điều hành phát triển kinh tế- xã hội trong tình hình mới, trong đó thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm và sắp xếp lại đầu tư công nhưng ưu tiên tập trung chỉ đạo bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, đồng thời tiếp tục triển khai có hiệu quả các chính sách giảm nghèo hiện hành Chính vì vậy, kết thúc năm 2011, tỷ lệ nghèo cả nước giảm trên 2% còn 14%. Với kết quả này, công tác giảm nghèo năm 2011 hoàn thành mục tiêu do quốc hội đề ra.

12

Page 13: [KTPT][Giảm nghèo-Nhóm 2] (1)

=> Tạo điều kiện mở rộng sự tham gia của người dân và các cấp chính quyền, tổ chức đoàn thể, khai thác được tiềm năng, thế mạnh của từng người dân, cộng đồng và lợi thế sinh thái từng địa phương để phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo nhanh, bền vững; song song với nguồn lực hỗ trợ của dự án, các mô hình đã có nhiều hình thức phong phú, đa dạng, huy động nguồn lực tại chỗ của người dân, của xã, của doanh nghiệp và của các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, tạo được một nguồn vốn lớn hơn 2,5 lần vốn dự án hỗ trợ, khắc phục được khó khăn vốn có của người nghèo, xã nghèo để phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo; thông qua việc tổ chức triển khai thực hiện dự án xây dựng mô hình xóa đói giảm nghèo, các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp và tổng công ty đã lồng ghép có hiệu quả các chính sách phát triển kinh tế xã hội nói chung và của ngành vào thực hiện mục tiêu phát triển sản xuất, phát huy nhanh hiệu quả dự án, như chính sách hỗ trợ đất sản xuất, trợ cước, trợ giá, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi; các hoạt động của mô hình tập trung tháo gỡ được những khó khăn, phát huy được tiềm năng thế mạnh tại chỗ để phát triển sản xuất, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo của xã (gấp 2-3 lần) và giảm nghèo một cách vững chắc.

2.3. Môt số hạn chế va nguyên nhân

2.3.1. Tỷ lệ giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo hằng năm chưa hoàn toàn phản ánh đúng thực chất nghèo tại các địa phương

a) Về chuẩn nghèo, cận nghèo

- Do xác định chuẩn nghèo dựa trên nhu cầu chi tiêu cơ bản của hộ gia đình, mà nhu cầu chi tiêu lại phụ thuộc vào giá cả nên khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng (trong đó chỉ số giá lương thực, thực phẩm thường tăng nhanh hơn) sẽ dẫn đến hệ quả là làm giá trị thực tế của chuẩn nghèo giảm xuống (chỉ số giá tiêu dùng đến nay đã tăng trên 40% so với thời điểm ban hành chuẩn nghèo hiện hành). Điều này làm cho một bộ phận người nghèo được đưa ra khỏi danh sách hộ nghèo, không còn được hưởng các chính sách hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo mặc dù thực chất họ vẫn là người nghèo.

- Việc chỉ phân biệt chuẩn nghèo thành 2 vùng là chưa hợp lý.

Chi phí cho các nhu cầu tối thiểu của con người phụ thuộc vào điều kiện cụ thể rất khác nhau giữa các vùng và các địa phương, trong khi cách tính chuẩn nghèo hiện nay chỉ phân biệt thành 2 khu vực thành thị và nông thôn.

13

Page 14: [KTPT][Giảm nghèo-Nhóm 2] (1)

- Ranh giới giữa nghèo và cận nghèo quá hẹp nên chỉ cần gặp rủi ro về sức khỏe, thiên tai,.... là một bộ phận người cận nghèo có thể trở thành người nghèo trong khi việc xét duyệt, bổ sung danh sách hộ nghèo chưa theo kịp những rủi ro này.

b) Về việc bình xét hộ nghèo và số liệu thống kê về tỷ lệ hộ nghèo :

- Do trình độ chuyên môn của cán bộ, tâm lý nể nang, cục bộ,...hoặc vì được giao chỉ tiêu nên có hiện tượng xác nhận hộ nghèo chưa chính xác, thiếu khách quan.

- Việc bình xét, công nhận hộ nghèo phụ thuộc vào hộ khẩu thường trú, do đó một bộ phận người di cư nghèo, đặc biệt là ở khu vực đô thị không được đưa vào danh sách hộ nghèo.

- Số liệu về tỷ lệ nghèo hiện nay chưa thống nhất giữa các cơ quan quản lý nhà nước. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tham mưu cho Chính phủ báo cáo Quốc hội lấy tỷ lệ 11,3% hộ nghèo năm 2009 dựa trên kết quả rà soát, bình xét hộ nghèo có địa chỉ, có tên tuổi ở từng địa phương, từng thôn, bản. Tuy nhiên, Tổng cục thống kê công bố tỷ lệ hộ nghèo năm 2009 là 12,3% .

2.3.2. Chương trình, dự án về giảm nghèo còn phân tán, trùng lắp lĩnh vực can thiệp, chồng chéo trong công tác điều hành, tính lồng ghép chưa cao, sự điều phối chung các chương trình, dự án giảm nghèo còn hạn chế

Từ năm 2006 đến nay có 3 chương trình lớn về giảm nghèo, đó là: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010; Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 (Chương trình 135 giai đoạn II); Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo trong giai đoạn 2009-2020 (Nghị quyết số 30a của Chính phủ). Tuy nhiên, bên cạnh đó có nhiều dự án và chính sách định hướng giảm nghèo, kể cả một số dự án không tập trung riêng vào giảm nghèo nhưng lại có tác động trực tiếp vào cuộc sống người nghèo như Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh nông thôn, Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục,v.v.... Rà soát các chương trình, dự án này cho thấy vừa có sự trùng lắp về lĩnh vực can thiệp, vừa lại phân công cho các cơ quan khác nhau quản lý .

Do thiếu một đầu mối quản lý tập trung, thống nhất ở cấp trung ương và cấp tỉnh, cùng với việc áp dụng các cơ chế tài chính khác nhau đối với các chương

14

Page 15: [KTPT][Giảm nghèo-Nhóm 2] (1)

trình, dự án nên hiệu quả của việc điều phối, lồng ghép sử dụng nguồn lực còn hạn chế.

2.3.3. Thoát nghèo chưa bền vững

Mặc dù chuẩn nghèo chưa phù hợp, song tỷ lệ tái nghèo vẫn chiếm 7-10% trong tổng số thoát nghèo hằng năm. Bên cạnh các yếu tố khách quan như tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, thiên tai, bão lũ, dịch bệnh,.... còn có một số yếu tố khác do bản thân chính sách tác động tới việc tái nghèo, cụ thể là:

- Chưa có các chính sách hỗ trợ hợp lý cho người cận nghèo, hoặc hộ mới thoát nghèo;

- Việc huy động sự tham gia của người dân và cộng đồng vào việc giảm nghèo chưa tương xứng với khả năng của họ;

- Một số chính sách giảm nghèo được thiết kế theo dạng bao cấp, tạo tâm lý ỷ lại, trông chờ vào nhà nước và cấp trên.

2.3.4. Nguồn lực chưa được phân bổ đầy đủ; sự thiếu ổn định và trình độ còn hạn chế của cán bộ làm công tác giảm nghèo, nhất là ở cơ sở.

3. Giải pháp

- Khuyến nghị mở rộng bảo trợ xã hội

- Địa phương hóa các chương trình

- Đặt mục tiêu rõ ràng cụ thể cho từng thời kì phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội

- Đảm bảo an sinh xã hội và tăng cường phúc lợi xã hội.

- Hỗ trợ người nghèo : hỗ trợ về bảo hiểm y tế, chi phí học tập, miễn giảm học phí và cho vay tín dụng ưu đãi để các hộ nghèo có vôn làm ăn…

- Hạn chế tái nghèo.

- Tuyên truyền, kêu gọi ủng hộ người nghèo.

- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài

- Tiếp tục triển khai, cụ thể hóa kịp thời những chủ trương, chính sách hiện hành trên cơ sở rà soát, sơ kết, tổng kết, đánh giá những chính sách, chương trình dự án, từ đó sửa đổi, bổ sung những nội dung không còn phù hợp.

15

Page 16: [KTPT][Giảm nghèo-Nhóm 2] (1)

- Tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, kết nối với các đô thị trong khu vực, gắn với chuyển dịch cơ cấu sản xuất, tăng mức hỗ trợ vốn, khoa học kỹ thuật.

- Phát triển nguồn nhân lực, giáo dục, nâng cao dân trí cho người dân.

Đánh giá sự đong gop của các thanh viên trong nhom:

1. Lê Thị Hà (Nhóm trưởng)2. Trần Thị Thùy Dung3. Hoàng Thị Lan Anh4. Lương Thị Hương5. Nguyễn Phương Thảo6. Trần Thái Trung7. Nguyễn Ngọc Sơn8. Hoàng Thái Hòa

- Về việc hoàn thành việc được giao đúng thời hạn: Mỗi thành viên đều được phân công nhiệm vụ riêng về chuẩn bị nội dung, làm slide, thuyết trình và nộp bài đúng thời hạn

- Thái độ: Các thành viên đều có thái độ làm việc tích cực, có tính xây dựng cho công việc chung của nhóm

- Nhóm trưởng tích cực đôn đốc các thành viên hoàn thành đúng tiến độ và đảm bảo mỗi thành viên đều có vai trò nhất định trong nhóm.

Tuy nhiên: Nhóm vẫn có một số hạn chế sau:

+ Về nội dung, chưa đảm bảo được độ chính xác cao của số liệu, số liệu tìm được giữa các thành viên trong nhóm chưa khớp nhau.

+ Nhóm trưởng vẫn chưa kiểm soát được nhiệm vụ của các thành viên hiệu quả nhất

Thành viên tích cực nhất của nhóm là Hoàng Thị Lan Anh và Nguyễn Ngọc Sơn

16