82
i TNG CC THY SN VIN KINH TVÀ QUY HOCH THY SN ---------------------------------------- BÁO CÁO TNG HP QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG HẢI SẢN TRÊN BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 - Hà Nội, năm 2015 -

Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

i

TỔNG CỤC THỦY SẢN

VIỆN KINH TẾ VÀ QUY HOẠCH THỦY SẢN

----------------------------------------

BÁO CÁO TỔNG HỢP

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG HẢI SẢN

TRÊN BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020

- Hà Nội, năm 2015 -

Page 2: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

ii

TỔNG CỤC THỦY SẢN

VIỆN KINH TẾ VÀ QUY HOẠCH THỦY SẢN

----------------------------------------

BÁO CÁO TỔNG HỢP

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG HẢI SẢN

TRÊN BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020

Đơn vị thực hiện: Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản

Chủ nhiệm dự án:

Thư ký:

Thành viên:

Th.S. Nguyễn Thanh Hải

Th.S. Trần Văn Tam

Th.S. Nguyễn Quý Dương

Th.S. Phan Văn Tá

Th.S. Ngô Thị Thanh Hương

KS. Lại Thị Thùy

KS. Đỗ Thị Thu

KS. Trần Thị Thu Trang

KS. Đỗ Thị Huyền Trang

KS. Nguyễn Thị Phương Thảo

KS. Đặng Văn Cường

CN: Nguyễn Tiến Hưng

Hà Nội, năm 2015

Page 3: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

iii

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1

1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1

2. Căn cứ pháp lý ................................................................................................... 2

3. Phạm vi nghiên cứu của dự án .......................................................................... 3

4. Phương pháp nghiên cứu lâp quy hoach ........................................................... 3

5. Sản phâm của dự án .......................................................................................... 4

PHÂN I . CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG

HẢI SẢN TRÊN VÙNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM ............................ 5

1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ................................................................................. 5

1.1. Vị trí địa lý ..................................................................................................... 5

1.2. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 5

1.3. Đặc điểm khí hậu ............................................................................................ 7

1.4. Môi trường...................................................................................................... 8

1.5. Tiềm năng phát triển nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo ........................ 9

2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI ................................................................ 10

2.1. Dân số và cơ cấu dân số ............................................................................... 10

2.2. Lao động và cơ cấu lao động ....................................................................... 11

2.3. GDP và cơ cấu GDP ..................................................................................... 12

2.4. Vốn đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ................................................ 13

PHÂN II . HIÊN TRẠNG NUÔI TRỒNG HẢI SẢN TRÊN VÙNG BIỂN

VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM ............................................................................... 15

1. Hiên trang vê diện tích, sản lượng nuôi biển .................................................. 15

2. Hiện trạng phát triển các đối tượng nuôi biển ................................................. 16

3. Giá trị sản lượng nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo Việt Nam .............. 20

4. Dịch vụ hậu cần phát triển nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo ................ 20

5. Tình hình sản xuất, cung ứng thức ăn và thuốc thú y thủy sản ....................... 23

6. Dịch vụ hậu cần phát triển nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo ................ 25

7. Hoạt động khuyến ngư và thông tin tuyên truyền ........................................... 26

8. Các chính sách phát triển NTHS trên biển và hai đảo Việt Nam ................... 27

9. Đanh gia chung vê hiên trang phat triên NTHS trên biên va hai đao ............. 28

10. Đanh gia chung vê kết quả thực hiện Quy hoạch nuôi cá biển đến năm 2015

và định hướng đến năm 2020 .............................................................................. 30

11. Đanh gia chung vê kết quả thực hiện Quy hoạch nuôi nhuyễn thể hàng hóa

tập trung đến năm 2020 ....................................................................................... 31

PHÂN III . DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ, ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN NUÔI

TRỒNG HẢI SẢN TRÊN VÙNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM .......... 34

1. Dự báo nhu cầu tiêu dùng và khả năng đáp ứng các sản phâm thủy sản ........ 34

2. Phân tích và dự báo thị trường tiêu thụ trong nước và ngoài nước ................ 39

Page 4: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

iv

3. Dự báo các tiến bộ KHCN trong NTHS trên biển và hải đảo ......................... 41

4. Dự báo tác động của biến đổi khí hậu ............................................................. 43

5. Dự báo tác động của của phát triển kinh tế - xã hội........................................ 45

PHÂN IV. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG HẢI SẢN TRÊN

BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 ....................................... 46

1. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU QUY HOẠCH .............. 46

1.1. Quan điểm quy hoạch ................................................................................... 46

1.2. Mục tiêu phát triển đến năm 2020................................................................ 46

1.3. Định hướng phát triển .................................................................................. 47

2. NỘI DUNG QUY HOẠCH .......................................................................... 48

2.1. Quy mô và tốc độ phát triển NTHS trên biển và hải đảo Việt Nam. ........... 48

2.2. Quy hoạch phát triển các đối tượng nuôi chính ........................................... 49

2.3. Nhu cầu giống, thức ăn và lao động ............................................................. 58

2.4. Các chương trình dự án đầu tư phục vụ nuôi biển và hải đảo ..................... 60

2.5. Các dự án ưu tiên đầu tư .............................................................................. 63

2.6. Nhu câu vôn đầu tư ...................................................................................... 63

2.7. Đanh gia sơ bô hiêu qua quy hoach ............................................................. 64

PHÂN V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH .................................... 65

1. Cơ chế chính sách ............................................................................................ 65

2. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực, khoa học công nghệ ........................... 66

3. Giải pháp giống, thức ăn và phát triển cơ sở hạ tầng ...................................... 68

4. Giải pháp về môi trường ................................................................................. 69

5. Về đầu tư ......................................................................................................... 70

6. Về tổ chức sản xuất ......................................................................................... 71

7. Giải pháp về thị trường ................................................................................... 72

8. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện ............................................................. 73

KÊT LUÂN VA ĐÊ XUÂT .............................................................................. 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 76

Page 5: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

v

BẢNG BIỂU

Bảng 1: Hiện trạng lao động phân theo ngành kinh tế GĐ 2005-2010 .............. 11

Bảng 2: Hiện trạng năng suất lao động phân theo ngành kinh tế ....................... 11

Bảng 3: Hiện trạng GDP toàn quốc giai đoạn 2005-2010 ................................. 12

Bảng 4: Hiện trạng vốn đầu tư ở Việt Nam giai đoạn 2005-2010 ..................... 13

Bảng 5: Hiện quả sử dụng vốn đầu tư ở Việt Nam giai đoạn 2005-2010 ........... 14

Bảng 6: Diện tích, sản lượng NTHS trên biển và hải đảo của Việt Nam ........... 15

Bảng 7: Diễn biến số lồng, bè nuôi cá biển trên biển biển và hải đảo ................ 16

Bảng 8: Hiện trạng nuôi nhuyễn thể trên biển và hải đảo Việt Nam .................. 17

Bảng 9: Số lồng và sản lượng tôm hùm nuôi trong giai đoạn 2005-2010 ......... 18

Bảng 10: Cơ cấu thành phần loài tôm hùm nuôi tại các tỉnh Nam Trung Bộ ..... 19

Bảng 11: Diễn biến trồng rong trên biển ở Việt Nam ......................................... 20

Bảng 12: Giá trị sản xuất trong NTHS trên biển và hải đảo Việt Nam .............. 20

Bảng 13: Dự báo nhu cầu tiêu thụ thủy sản trên thê giới đến năm 2015 ........... 33

Bảng 14: Dự báo nhu cầu tiêu thụ thủy sản trên thê giới đến năm 2020 ............ 34

Bảng 15: Nhu cầu tiêu dùng thủy sản theo đối tượng nuôi đến năm 2020 ......... 34

Bảng 16: Dự báo lượng cung-cầu thủy sản toàn cầu đến năm 2020 .................. 35

Bảng 17: Dự báo lượng cung thủy sản phân theo khu vực đến năm 2020 ......... 36

Bảng 18: Dự báo nhu cầu và khả năng cung ứng sản phâm thủy sản ................. 36

Bảng 19: Dự báo nhu cầu tiêu thụ thủy sản ở Việt Nam đến năm 2020 ............ 37

Bảng 20: Khả năng cung cầu nguyên liệu thủy sản Việt Nam đến năm 2020 ... 37

Bảng 21: Nhu cầu nhập khâu nguyên liệu thủy sản đến năm 2020 .................... 38

Bảng 22: Nhu cầu tiêu dùng thủy sản nuôi biển toàn cầu đến năm 2020 ........... 39

Bảng 23: Nhu cầu tiêu dùng sản phâm nuôi biển đến năm 2020 ........................ 39

Bảng 24: Nhu cầu tiêu thụ sản phâm nuôi biển ở Việt Nam đến năm 2020 ....... 40

Bảng 25: Nhu cầu giống các đối tượng hải sản đến 2020. ................................. 58

Page 6: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Giải nghĩa

ATVSTP An toàn vệ sinh thực phâm

BTB Bắc Trung Bộ

BTC Bán thâm canh

BTS Bộ Thủy sản

BVNLTS Bảo vệ nguồn lợi thủy sản

CoC Code of Conduct (Bộ Quy tắc ứng xử của FAO)

CBXK Chế biến xuất khâu

DT Diện tích

DHMT Duyên hải miền Trung

ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSH Đồng bằng sông Hồng

ĐNB Đông Nam Bộ

GAP Good Aquaculture Practice (Thực hành nuôi tốt)

GDP Tổng sản phâm quốc nội

GHCP Giới hạn cho phép

KHKT Khoa học Kỹ thuật

KH&CN Khoa học và công nghệ

LĐ Lao động

NTHS Nuôi trồng hải sản

NTTS Nuôi trồng thủy sản

QCCT Quảng canh cải tiến

SL Sản lượng

TB Trung bình

UBND Uỷ ban Nhân dân

Viện KT&QH TS Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản

Viện NC NTTS Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản

Page 7: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết phải lâp quy hoach

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biển và hải đảo có vai trò,

vị trí quan trọng và ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm

an ninh, quốc phòng của Việt Nam. Để phát huy các tiềm năng của biển trong

thế kỷ XXI, Hội nghị lần thứ tư ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) đã

thông qua “Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”. Mục tiêu chiến lược

biển Việt Nam đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về

biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc

gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện

đại hoá, làm cho đất nước giàu mạnh; trong đó co muc tiêu đây mạnh phát triển

nuôi trồng hải sản (NTHS) trên biển và hải đảo.

Ngành thủy sản có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển

kinh tế - xã hội Việt Nam. Phát triển thủy sản đã trở thành một ngành kinh tế

quan trọng của đất nước, bình quân giai đoạn 2001-2013 kinh tế thủy sản đóng

góp vào GDP chung toàn quốc khoảng trên 3%/năm, ngành thủy sản góp phần

chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, xóa đói giảm nghèo, và giải

quyết việc làm cho khoảng trên 4 triệu lao động thủy sản, góp phần nâng cao đời

sống cho cộng đồng cư dân vùng nông thôn ven biển. Trong những năm qua sản

xuất thủy sản đã đạt được những thành tựu đáng kể. Năm 2013, tổng sản lượng

thủy sản đạt trên 6.019 nghìn tấn , trong đo : sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt

trên 3.215 nghìn tấn; sản lượng khai thac thuy san đạt trên 2.803 nghìn

tấn. Hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt ở trên 164 quốc gia và vùng lãnh thổ

trên thế giới. Kim ngạch xuất khâu năm 2013 đạt trên 6,7 tỷ USD, trong đo nuôi

trông hai san đong gop môt phân quan trong vao gi á trị xuất khâu thuye sản của

Viêt Nam trong thơi gian qua . Đặc biệt , viêc phat triên nuôi trông hai san trên

biên va hai đao góp phần quan trọng trong công cuộc bảo vệ quốc phòng, an

ninh trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc.

Tuy vây , viêc phat triên NTHS trên biển và hải đảo Viêt Nam trong giai

đoan qua đa bôc lô môt sô bât câp cân giai quyêt như : phát triển chưa tuân thủ

theo quy hoach , phát triển còn manh mun , nho le chưa tương xứng với tiềm

năng và lợi thế sẵn có; nghê NTHS hiên nay mới chỉ bắt đầu được đầu tư nghiên

cứu, điều kiện cơ sở hạ tầng và dịch vụ cung cấp con giống , thưc ăn, công nghê

lông nuôi còn nhiều hạn chế, trình độ kỹ thuật người nuôi còn mang tính chất

thủ công, lạc hậu. Bên cạnh đó nghề NTHS trên biển và hải đảo chưa phat triên

đươc là do chưa tim kiêm đươc thị trường đầu ra, chưa tao ra sản phâm hàng hóa

lơn đê đap ưng đươc nhu câu cua thi trương trong nươc va xuât khâu; vôn đâu tư

cho NTHS lơn nhưng lai phải đối mặt với không ít những rủi ro về thiên tai, môi

trường va dich bênh,… dẫn đến trong giai đoan qua nghê NHTS trên biển và hải

đảo phát triển còn chậm, chưa ổn định, biểu hiện phát triển thiếu bền vững.

Page 8: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

2

Vì vậy, việc lâp va th ực dự án “Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản

trên biển và hải đảo Việt Nam đến năm 2020” là cần thiết để khăc phuc nhưng

khó khăn, bất cập trên; làm cơ sở khoa hoc đê đưa ra cac đinh hương , kế hoạch

và cac giai phap phát triển phù hợp tổ chức lại sản xuất trển biển, đưa nghê NTHS

trên biên và hải đảo trơ thanh môt nganh chu lưc tao san phâm hang hoa lơn, đap

ứng được nhu cầu của thị trường , đông thơi gop phân vào bảo vệ an ninh , chủ

quyên quôc gia trên biển.

2. Căn cứ pháp lý

- Luận Biên giới quốc gia ngày 17/6/2003 của nước Cộng hoà xã hội chủ

nghĩa Việt Nam;

- Luật Thủy sản số 17/2003/QH11 được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;

- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê

duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội và Nghị định số

04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa ñổi, bổ sung một số điều

của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê

duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

- Nghị quyết 09-NQ/TW ngày 09/02/2007 Hội nghị lần thứ tư Ban chấp

hành Trung ương Đảng Khóa X về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020;

- Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp

hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

- Quyết định số 126/2005/QĐ-TTg, ngày 01/6/2005 của Thủ tướng Chính

phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy hải sản trên

biển và hải đảo;

- Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 của Thủ tướng chính phủ

phê duyệt Chiến lược phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2020;

- Quyết định số số 332/QĐ-TTg ngày 03/3/2011 của Thủ tướng chính phủ

phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020;

- Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 16/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm

nhìn 2030;

- Quyêt đinh sô 2760/QĐ-BNN-TCTS ngay 22/11/2013 của Bộ trưởng Bô

Nông nghiêp va Phát triển nông thôn phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành thủy sản

theo hương nâng cao gia tri gia tăng va phat triên bên vưng;

- Quyết định số 1523/QĐ-BNN-TCTS ngày 08/7/2011 của Bộ trưởng Bộ

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt Quy hoạch nuôi cá biển đến

năm 2015 và định hướng đến năm 2020;

- Quyết định số 1628/QĐ-BNN-TCTS ngày 20/7/2011của Bộ trưởng Bộ

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt Quy hoạch nuôi nhuyễn thể

hàng hóa tập trung đến năm 2020;

Page 9: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

3

- Căn cứ Quyết định số 2921/QĐ-BNN-KH ngày 15/10/2009 của Bộ

trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn v/v Phê duyệt đề cương, dự toán

và kế hoạch đấu thầu dự án Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển và

hải đảo Việt Nam đến năm 2020.

3. Pham vi nghiên cứu của dự án

- Phạm vi không gian quy hoạch: Dự án được triển khai trên phạm vi vùng

biên đao Viêt Nam theo quy đinh tai Luât biên giơi quôc gia ngay 17 tháng 6

năm 2003 và Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành

viên.

- Đối tượng quy hoạch: Các đối tượng hải sản có khả năng phát triển nuôi

ở Việt Nam như nhóm cá biển, nhóm giáp xác, nhóm rong biển và nhóm nhuyễn

thể. Trong đó chu trọng các đối tượng nuôi chủ lực và các đối tượng tiềm năng.

- Thơi gian: Đánh giá hiên trạng phát triển nuôi trồng hải sản trên biển và

hải đảo Việt Nam giai đoạn 2005-2010 và Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải

sản trên biển và hải đảo Việt Nam đến năm 2020.

4. Phương pháp nghiên cứu lâp quy hoach

4.1. Phương phap chung

- Kế thừa các thông tin tư liệu, tài liệu hiện có từ các cơ quan ban ngành ở

TW và địa phương, các tổ chức quốc tế, các trường đại học và các Viện nghiên

cứu ở trong và ngoài nước liên quan đến nuôi trông hai san . Đặc biệt là số liệu

thống kê của Tổng Cục thống kê và thống kê của các tỉnh/thành phố ven biên.

- Điều tra thu thập thông tin, số liệu thống kê bổ sung có liên quan ở các

tỉnh/thành phố ven biên về điều kiện tự nhiên, tình hình KT-XH, hiện trạng phát

triển ngành thủy sản giai đoạn 2005-2010, sau đó phân tích đánh giá tiềm năng

và thực trạng phát triển nuôi trông hai san trên biên va hai đao.

- Sử dụng các phương pháp thống kê mô tả và so sánh, phân tích mô hình

và dự báo, phân tích kinh tế - xã hội - môi trường, phân tích hiện trạng phát triển

nuôi trông hai san.

- Sử dụng phương pháp chuyên gia để tranh thủ những kỹ năng, sự hiểu

biết và kinh nghiệm của các chuyên gia gioi có liên quan tư vấn, định hướng và

góp ý về mục tiêu, nội dung, phương án phát triển NTHS trên biên va hai đao.

- Sử dụng phương pháp hội nghị, hội thảo để tham vấn ý kiến của các

chuyên gia đầu ngành có kinh nghiệm, xin ý kiến của các địa phương, các bộ

ngành có liên quan trước khi báo cáo được hoàn thiện để trình phê duyệt.

4.2. Các bước tiến hành triển khai lâp quy hoạch

Về cơ bản phương pháp lập quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên

biên va hai đao được tiến hành theo các bước sau.

- Bươc 1: Thu thập dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo văn kiện, các quyết định

và các chính sách liên quan đến phát triển nuôi trồng hải sản trên biển và hải

Page 10: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

4

đảo; các công trình nghiên cứu khoa học; các báo cáo tổng kết hàng năm của các

Cục, Vụ, Viện và các tỉnh/thành phố ven biển.

- Bươc 2: Tiên hanh điêu tra , khảo sát thực địa thu thâp cac sô liêu va

thông tin vê tiềm năng, hiên trang va đinh hương phat triên nuôi trồng hải sản

trên biển và hải đảo tại 15 tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Đinh,

Thanh Hoa, Nghê An, Thưa Thiên Huê, Đa Năng, Quảng Ngãi, Phu Yên, Khánh

Hòa, Bình Thuận, Bà Rịa – Vung Tàu, Trà Vinh, Bên Tre va Kiên Giang.

- Bươc 3: Tổng hợp cac tư liêu , sô liêu đi ều tra khao sat va cân đ ối, xây

dựng các phương án quy hoạch sao cho phu hơp vơi đinh hương phat triên cua

các địa phương, phù hợp Chiến lược phát triển ngành thủy sản đến năm 2020 và

Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.

- Bước 4: Hội thảo xin ý kiến chuyên gia, các địa phương và gửi công văn

xin ý kiến cơ quan quản lý, các Viện nghiên cứu , các tỉnh/thành phố phát triển

nuôi trông hai san trên biên va hai đao Viêt Nam.

- Bước 5: Hoàn thiện báo cáo quy hoạch theo ý kiến góp ý của cơ quan

quản lý, các chuyên gia và của các địa phương.

- Bước 6: Tô chưc hôi đông nghiêm thu câp cơ sơ va câp Tông cuc thông

qua báo cáo quy hoạch.

5. Sản phâm của dự án

5.1. Báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt : “Quy hoạch phát triển nuôi

trồng hải sản trên biển và hải đảo Việt Nam đến năm 2020”.

5.2. Các báo cáo chuyên đề:

- Đánh giá thực trạng nuôi biển trên thế giới và Việt Nam.

- Đánh giá thực trạng quy hoach các nhóm sản phâm nuôi biển.

- Điều kiện tự nhiên và tiềm năng phát triển NTHS trên biển và hải đảo.

- Hiện trạng kinh tế, xã hội và chính sách ảnh hưởng đến phát triển nuôi

trồng hải sản trên biển và hải đảo.

- Hiện trạng chế biến và tiêu thụ thủy sản từ nuôi biển của Việt Nam.

- Dự báo các yếu tố phát triển nuôi trồng hải sản trên biển Việt Nam.

5.3. Bản đồ: Bản đồ Ao về Hiện trạng và Quy hoạch phát triển nuôi trồng

hải sản trên biển và hải đảo Việt Nam đến năm 2020, tỷ lệ 1/1.000.000.

5.3. Bộ cơ sở dữ liệu: Các số liệu, dữ liệu điều tra, khảo sát.

Page 11: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

5

PHẦN I:

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG HẢI SẢN

TRÊN VÙNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM

1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1.1. Vị trí địa lý

Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, ở vị trí trung

tâm khu vực Đông Nam Á và ở bờ biển phía Tây Thái Bình Dương. Phần đất

liền kéo dài đến 15 vĩ tuyến, từ vĩ độ 23o23’ Bắc đến 8

o27’ Bắc, dài 1.650 km

theo hướng bắc nam, phần rộng nhất trên đất liền là 500 km; nơi hẹp nhất là 50

km. Diện tích đất liền là 331.212 km2, phần lãnh hải và đặc quyền kinh tế

khoảng 1 triệu km2. Hải phận của Việt Nam giáp với Trung Quốc, Philipin,

Brunây, Inđônêxia, Malaixia, Campuchia và Thái Lan.

Việt Nam là cửa ngõ phía Đông vươn ra biển của các nước vùng bán đảo

Đông Dương và cung là nơi hội tụ nhiều thuận lợi cho giao thương đường biển

với các nước trên thế giới. Đặc biệt hơn cả, Việt Nam nằm giáp phía Nam Trung

Quốc - một quốc gia với trên 1,3 tỷ dân và đang là nước có tốc độ tăng trưởng

kinh tế cao nhất thế giới, đồng thời là thị trường tiêu thụ thủy sản đầy tiềm năng.

Đặc điểm này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, liên kết, trao

đổi hàng hóa, khoa học công nghệ, kỹ thuật của nước ta với các nước khác trong

khu vực và trên thế giới.

1.2. Điều kiện tự nhiên

Căn cứ vào vị trí địa lý, điêu kiên tư nhiên cac vung biên đao , phân chia

phân trên biên thành 5 vùng như sau:

- Vùng 1: Vùng biển vịnh Bắc Bộ

- Vùng 2: Vùng biển miền Trung

- Vùng 3: Vùng biển Đông Nam Bộ

- Vùng 4: Vùng biển Tây Nam Bộ

- Vùng 5: Vùng giữa biển Đông

1.2.1. Vùng biển vịnh Bắc Bộ

Vùng biển vịnh Bắc Bộ giới hạn từ vĩ độ 17000’- 21

040’N và 105

040’-

109040’E kéo dài từ Quảng Ninh đến Quảng Trị; bao gồm các tỉnh và thành phố

như sau: Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị.

Vịnh nằm phía Tây Bắc biển Đông, ba mặt được bao bọc bởi lục địa Việt

Nam và Trung Quốc ở phía Tây, bán đảo Lôi Châu ở phía Đông Bắc và đảo Hải

Nam ở phía Đông.

Vùng biển vịnh Bắc Bộ phía Việt Nam là vùng biển nông, đáy biển tương

đối bằng phẳng có 2 vịnh kín là vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long.

Page 12: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

6

1.2.2. Vùng biển miền Trung

Vùng biển miền Trung có đường ranh giới từ vĩ độ 17o00’N và về phía

Nam kéo dài đến 11o30’N. Vùng biển này mang đặc tính của vùng biển sâu;

thềm lục địa rất hẹp, đường đẳng sâu 100m chạy gần sát bờ.

Từ Quy Nhơn đến Khánh Hòa có bồn trung kéo dài theo hướng kinh

tuyến, vát nhọn ở phía Bắc, mở rộng ở phía Nam, độ sâu trung bình từ 2.000-

2.500 m. Phía Nam quần đảo Trường Sa có vùng trung rộng lớn sâu tới 3.000-

4.000 m, có chỗ sâu trên 5.500 m.

1.2.3. Vùng biển Đông Nam Bộ

Vùng biển Đông Nam bộ: giới hạn từ vĩ độ 60N-11

030’N. Đường bờ biển

khúc khuỷu lồi lõm, độ dốc đáy biển không lớn. Vùng biển Đông Nam Bộ có

diện tích thềm lục địa khoảng 297.000 km2. Bờ biển nhiều chỗ lồi lõm, có nhiều

cửa sông với lưu lượng nước lục địa đổ ra biển rất lớn, độ dốc đáy biển nho hơn

vùng biển miền Trung rất nhiều, độ dốc trung bình 10-200.

Thềm lục địa từ vĩ độ ngang Bà Rịa - Vung Tàu đến mui Cà Mau chạy

theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Từ Bà Rịa - Vung Tàu đến Côn Đảo địa hình

đáy biển tương đối phức tạp và bị chia cắt mạnh. Phía Nam Côn Đảo địa hình

đáy biển tương đối bằng phẳng hơn.

1.2.4. Vùng biển Tây Nam Bộ

Vùng biển Tây Nam Bộ (thuôc vịnh Thái Lan) nằm trong phạm vi 6o00’ -

13o10’N và 99

o15’ - 105

o05’E, có chiều dài bờ biển 345 km. Đây là vùng biển

nông và tương đối kín, đáy biển thoải dần, ít khúc khuỷu, được bao bọc chủ yếu

là bờ biển Thái Lan (phía Tây và phía Bắc). Phía Tây Nam giáp với bờ biển

Maylayxia, phía Đông, Đông Bắc giáp với Campuchia và bờ biển Việt Nam;

một phần phía Đông thông với biển Đông.

Vùng biển Tây Nam Bộ phần thuộc chủ quyền của Việt Nam khoảng

63.290 km2. Đáy biển rộng, khá bằng phẳng, hơi nghiêng về phía Tây. Đường

đẳng sâu 10 m nằm cách xa bờ 20-25 km, độ sâu lớn nhất không vượt quá 80 m

nước, độ sâu tăng dần tương đối đều đặn từ bờ ra giữa Vịnh.

Vùng biển từ mui Cà Mau đến Hòn Me - Hòn Sóc bờ biển tương đối bằng

phẳng. Từ Hòn Me - Hòn Sóc đến Hà Tiên bờ biển khúc khuỷu theo triền núi,

tuy nhiên không có vực thẳm.

Vùng biển Tây Nam Bộ có nhiều hải đảo như Hòn Chuối, Hòn Tre, Hòn

Rái, Hòn Nghệ và một số quần đảo như quần đảo Hải Tặc, Bà Lụa…

1.2.5. Vùng giữa Biển Đông

Vùng giữa Biển Đông bao gồm khu vực phía Tây quần đảo Hoàng Sa và

Trường Sa; nằm trong vùng giới hạn từ vĩ độ 6o50’N-12

o00’N, kinh độ

111o30’E-117

o20’E. Diện tích ước 180.080 ngàn km

2; gồm khoảng hơn 120 hòn

đảo. Đáy biển rất sâu, nhiều chỗ sâu 1.000-3.800m là vùng quần đảo san hô; có

điều kiện thích hợp cho việc phát triển nuôi các đối tượng hải sản.

Page 13: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

7

1.3. Đặc điểm khí hâu

1.3.1. Vùng biển vịnh Bắc Bộ

Vùng biển vịnh Bắc Bộ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu

ảnh hưởng khá mạnh của bão và gió mùa Đông Bắc . Tần suất bão hàng năm từ

7-8 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, xuất hiện từ tháng 6–10; bão gây sóng to gió

mạnh và mưa lớn trên diện rộng làm ảnh hưởng lớn đến nuôi trồng hải sản.

Chế độ gió gồm 2 mùa rõ rệt: Gió mùa đông bắc và gió mùa tây nam. Gió

mùa đông bắc tạo nên mùa đông lạnh kéo dài từ tháng 12 năm trước đến tháng 4

năm sau.

Chê đô thuy chiêu : Vùng biển vịnh Bắc Bộ có chế độ nhật triều thuần

nhất, mỗi ngày chỉ có một lần nước lớn và một lần nước ròng. Độ lớn triều vùng

này thuộc loại triều lớn nhất nước ta, trung bình khoảng trên dưới 3-4m vào thời

kỳ nước cường.

+ Vùng Ninh Bình-Thanh Hóa: Tính chất nhật triều kém thuần nhất, trong

tháng số ngày có 2 lần nước lớn và 2 lần nước ròng tới 5-7 ngày.

+ Vùng Nghệ An-Cửa Tùng: Thuộc chế độ nhật triều không đều, hàng

tháng có tới gần nửa số ngày có 2 lần nước lớn, 2 lần nước ròng.

+ Biên độ triều đoạn từ Quảng Ninh-Ninh Bình tư 3-4m, đoạn Thanh Hoá

2,6 m, đoạn Nghệ An-Hà Tĩnh 2,9-3m. Đoạn từ Quảng Bình-Quảng Trị theo chế

độ bán nhật triều với biên độ triều đạt 0,8-1,7m.

Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trong năm từ 22,2-23,60C, nhiệt độ cao nhất

390– 41

0C, nhiệt độ thấp nhất 3

0–4

0C; chế độ nhiệt ở đây phân hoá ra làm hai

mùa nóng - lạnh rất rõ rệt, mùa nóng kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa lạnh

vào khoảng tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa đông kéo dài, nhiệt độ thấp ảnh

hưởng rất lớn tới hoạt động nuôi NHTS trên biển và hải đảo nhất là hoạt động

sản xuất giống thủy sản.

1.3.2. Vùng biển miền Trung

Vùng biển miền Trung nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với

những đặc trưng chủ yếu: nóng âm, nhiệt độ cao. Nhiệt độ không khí trung bình

hàng năm 25,60C, nhiệt cao nhất vào tháng 8 hàng năm là 38

0C, nhiệt độ thấp

nhất vào tháng 12 hàng năm là 14,30C.

Chế độ gió: mỗi năm có 2 mùa gió chính là gió mùa tây nam và gió mùa

đông bắc. Gió mùa tây nam thể hiện rõ từ tháng 6 đến tháng 8, gió mùa đông

bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, các tháng gió chuyển tiếp là tháng

4-5 và tháng 9-10. Tốc độ gió trung bình từ 2,3-2,5 m/s.

Nhìn chung, khí hậu vùng này rất thuận lợi cho phát triển nuôi trồng hải

sản, nhất là các đối tượng ưa thời tiết khí hậu ấm áp.

1.3.3. Vùng biển Đông Nam Bộ

Nhiệt độ nước biển ở vùng Đông Nam Bộ có sự thay đổi theo mùa và thay

đổi theo độ sâu của vùng nước. Nhiệt độ nước thường cao hơn nhiệt độ không

khí 1,5-30C. Trung bình nhiệt độ tầng mặt khoảng 27,5-30

0C và cao nhất là vào

tháng 6 khoảng 30-320C.

Page 14: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

8

1.3.4. Vùng biển Tây Nam Bộ (vịnh Thái Lan)

Nhiệt độ nước biển tầng mặt vào mùa gió Tây Nam (trung bình 29,1oC)

thường cao hơn mùa gió Đông Bắc (trung bình 28,3oC) khoảng 1,0

oC. Ở cả hai

mùa nhiệt độ nước tầng mặt đều tương đối ổn định, biên độ dao động nhiệt nho

(mùa gió Đông Bắc 27,0 - 32,0oC; mùa gió Tây Nam 26,0 - 32,0

oC).

Chế độ gió ở vùng biển này cung phân ra hai mùa. Trong mùa gió Đông

Bắc (mùa khô) hướng thịnh hành Đông Bắc với cường độ gió cấp 4-5. Trong

mùa gió Tây Nam (mùa mưa), hướng gió thịnh hành là Tây Nam hoặc Tây với

sức gió trung bình cấp 2-3. Vào tháng 4 chuyển mùa và tháng 11, 12 biển tương

đối lặng.

Bão ở đây cung ít xuất hiện như ở vùng biển Đông Nam Bộ. Ngoài ra

hàng năm trong giai đoạn trung chuyển giữa 2 mùa gió thường xuất hiện các cơn

lốc với phạm vi hẹp, cường độ mạnh từ cuối tháng 3 đến tháng 5.

1.3.5. Vùng giữa biển Đông

Vùng giữa biển Đông (Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa) có chế độ nhật

triều không đều. Độ lớn thủy triều cực đại kỳ nước cường đạt giá trị khoảng 1,5-

1,75 m, biên độ lớn nhất đạt 2,12 m và thấp nhất 0,1- 0,7 m.

Nhiệt độ tầng mặt vào mùa gió Tây Nam (tháng 8-10) dao động từ 28,2 -

30,60C và 22,5-29,50C (tầng 50 m) cao hơn nhiệt độ trung bình thời kỳ mùa gió

Đông Bắc (tháng 3-4) từ 1,0-2,00C.

Dòng chảy: Chế độ dòng chảy mang đặc điểm chung của chế độ dòng

chảy trung tâm Biển Đông, tốc độ dòng chảy đạt 0,7-2 hải lý/giờ. Mùa Hè dòng

chảy theo hướng Nam - Bắc với vận tốc cực đại 1 hải lý/giờ. Mùa Đông dòng

chảy theo hướng Đông - Tây với vận tốc trung bình 0,5-0,7 hải lý/giờ.

Độ mặn nước biển ít biến đổi theo mùa, độ mặn trung bình ở lớp nước

tầng mặt dao động từ 30-33‰, lớn nhất xấp xỉ đạt 34‰.

1.4. Môi trường

1.4.1. Chất lượng môi trường nước tại một số khu vực nuôi biển

Kết quả “Quan trắc, cảnh báo chất lượng vùng nuôi hải sản ven biển Việt

Nam” cho thấy: chất lượng môi trường khu vực nuôi cá bằng lồng bè tập trung

ven biển tại xã Long Sơn (Bà Rịa -Vung Tàu), Quảng Ninh - Hải Phòng, vịnh

Nghi Sơn (Thanh Hoá), Cửa Hội (Nghệ An), Kiên Giang và khu vực nuôi nhuyễn

thể bãi triều ở Thái Bình - Nam Định, Bến Tre đã có những đã có biểu hiện ô

nhiễm, chất lượng nước biển bị suy giảm với hàm lượng các chất ô nhiễm khá cao

vượt giới hạn cho phép; đồng thời chất lượng môi trường biến đổi theo xu hướng

ngày càng xấu đi.

1.4.2. Chất lượng môi trường khu vực nuôi cá lồng bè

Đa số các khu vực nuôi cá bằng lồng bè, chất lượng môi trường nước bị

suy giảm với mức nhiễm bân khác nhau theo từng đặc trưng của đối tượng nuôi

và điều kiện tự nhiên. Sự tự ô nhiễm cùng với các nguồn ô nhiễm từ lục địa, từ

các hoạt động phát triển kinh tế biển… là những nguyên nhân quan trọng làm

cho chất lượng nước biển khu vực nuôi bị suy giảm và ô nhiễm.

Page 15: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

9

1.4.3. Chất lượng môi trường khu vực nuôi nhuyễn thể bãi triều

Các khu vực nuôi bãi triều thuộc vùng cửa sông nên chất lượng môi

trường bị ảnh hưởng và phụ thuộc lớn vào nguồn gây ô nhiễm từ lục địa đưa ra,

cùng với quá trình tự ô nhiễm trong hoạt động nuôi làm cho môi trường khu vực

nuôi hải sản bị suy giảm.

Hàm lượng muối dinh dưỡng ở khu vực này khá cao: ô nhiễm NH4+ xảy ra

ở khu vực Thái Bình-Nam Định với hàm lượng trung bình vượt

GHCP(0,05mg/l) hơn 1,0 lần, hàm lượng muối dinh dưỡng trong nước cao như

N-NO3-(TB các năm 0,021-0,051mg/l), P-PO4

3-(0,016-0,020mg/l), Nts(0,386-

1,155mg/l). Khu vực Bình Đại (Bến Tre) mức độ nhiễm bân môi trường nước

biển thấp hơn, ô nhiễm N-NO2- xảy ra ở hầu hết các điểm quan trắc trong khu

vực với hàm lượng N-NO2- trung bình vượt GHCP 3,0 lần; hàm lượng N-NO3

-

trung bình 0,027mg/l cao hơn cùng thời gian năm trước.

Theo tiêu chuân chất lượng môi trường nước biển ven bờ. Môi trường

nước nuôi nhuyễn thể bị ô nhiễm bởi Zn với hàm lượng thường xuyên vượt

GHCP từ 2,2 - 3,1 lần; hàm lượng Cu trung bình tại Thái Bình - Nam Định

(vượt GHCP 1,2 lần) và có xu hướng tăng. Các thông số còn lại có hàm lượng

thấp hơn GHCP, tuy nhiên những thông số có độ độc cao như Hg, As tại khu

vực Thái Bình - Nam Định, Bến Tre so với những năm trước có xu hướng tăng

rõ rệt. Khu vực trên đã bị ô nhiễm bởi Fets; hàm lượng khá cao và vượt

GHCP(0,1mg/l) từ 1,6 - 4,4 lần.

GHCP bảo vệ động vật thủy sinh của một số nước. Hàm lượng 4,4’-DDD

dao động trong khoảng 2,23 - 163,34ng/l cao hơn GHCP của Mỹ; 4,4’-DDT từ

0,100-128,56ng/l; 4,4’-DDE là 0,96ng/l và Lindan 92,99ng/l vượt GHCP của

Indonesia và Philipines khoảng 23,2 lần. Khu vực Bến Tre ô nhiễm HCBVTV

mức thấp hơn, chỉ gặp giá trị bất thường tại một số điểm với hàm lượng

HCBVTV cao lên đến 222,60ng/l; trong đó hàm lượng 4,4’-DDT là 98,95ng/l;

Dieldrin là 96,55ng/l vượt GHCP theo tiêu chuân của Malaysia khoảng 4,8 lần.

1.5. Tiềm năng phát triển nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo

1.5.1. Diện tích nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo Việt Nam

Việt Nam có tiềm năng lớn về diện tích nuôi biển và hải đảo, diện tích có

khả năng sử dụng phát triển nuôi biển bao gồm các vùng vịnh kín, bãi triều ven

biển, và một phần ở các hải đảo, vùng biển hở. Tổng diện tích tiềm năng nuôi

trồng hải sản trên biển và hải đảo ở nước ta khoảng 244.190 ha, trong đó diện

tích nuôi vùng bãi triều ven biển 153.300 ha, chiếm 62%; diện tích nuôi vùng

vung vịnh, eo ngách và ven đảo là 79.790 ha, chiếm 33% và nuôi vùng biển hở

11.100 ha, chiếm 5% (nguồn thống kê từ các tỉnh ven biển)

1.5.2. Đối tượng phát triển nuôi trồng hải sản

Biển Việt Nam rất phong phú về thành phần giống loài, tất cả các đối

tượng phân bố tự nhiên ở vùng biển nước ta đều là đối tượng tiềm năng để đưa

vào phát triển nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo. Một số đối tượng chính

Page 16: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

10

được đưa vào phát triển như sau: nhóm nhuyễn thể gôm cac loai: ngao, sò, hàu,

vẹm xanh, tu hài, bào ngư, trai ngọc, ốc hương, hải sâm,…. ; nhóm cá biển: các

loài cá song, cá giò, cá hồng mỹ, cá vược, cá tráp, cá chim vây vàng, cá ngừ, cá

măng biên …; nhóm giáp xác: chủ yếu nuôi tôm hùm; cua, ghẹ...; rong biển gôm

các loài rong sụn, rong câu, rong mứt, rong nho,….

2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI

2.1. Dân số và cơ cấu dân số

Theo thống kê, các tỉnh ven biển năm 2010 có 44.721,3 nghìn người

chiếm 53,2 % tổng dân số toàn quốc, trong đó phân theo giới tính Nam chiếm

48,9%, Nữ chiếm 51,1%. Dân số sinh sống tập trung ở nông thôn chiếm 69,7%,

có 30,3% số dân sống ở thành thị (trung bình toàn quốc dân số Nam chiếm

49,1%, dân số nữ chiếm 50,9%; dân số thành thị chiếm 27,1%, dân số nông thôn

chiếm 72,9%). Trong giai đoan 2000-2010, tỷ lệ gia tăng dân số các tỉnh ven

biển là 1,25%/năm, hai vùng có tỷ lệ tăng cao nhất và vùng Đồng bằng sông

Hồng và vùng Đông Nam Bộ.

Đánh giá tác động của dân số đến nền kinh tế nói chung va nganh thuy

sản nói riêng , trong đo co hoat đông nuôi trồng hải sản. Theo đanh giá c ủa các

nhà kinh tế, nếu dân số tăng trưởng 1% thì nền kinh tế phải tăng tương ứng 4%

mới bảo đảm phát triển ổn định và bền vững. Kết quả tính toán cho thấy, với

mức tăng trưởng dân số chung toàn quốc giai đoạn 2000-2010 ở mức

1,31%/năm, trong khi đó tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam cùng giai đoạn tăng

trưởng bình quân 7,01%/năm hoàn toàn không ảnh hưởng đến nền kinh tế đất

nước (trong đó có ngành thủy sản). Ngoài ra, việc tăng trưởng dân số còn tác

động mạnh đến nhu cầu tiêu dùng các sản phâm thủy sản từ nuôi trồng và khai

thác trên toàn quốc, đây sẽ là điều kiện rất tốt để quy hoạch phát triển NTHS ở

Việt Nam đên năm 2020.

2.2. Lao động và cơ cấu lao động

Theo Tông cuc Th ống kê, năm 2010 toàn quốc có khoang 49,02 triệu lao

động trong độ tuổi, chiếm 55,74% tổng dân số toàn quốc. Trong đó, lao động

ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 51,26% (riêng lao động thủy sản chiếm

7,13% toàn ngành nông nghiệp và 3,65% tổng số lao động toàn quốc), lao động

ngành công nghiệp-xây dựng chiếm 22,21%, lao động ngành dịch vụ chiếm

26,53% tổng lao động toàn quốc.

Về tốc độ tăng trưởng lao động ở Việt Nam giai đoạn qua tăng bình quân

toàn quốc tăng 2,77%/năm, trong đó nhóm lao động ngành công nghiêp - xây

dưng co mưc tăng trương cao nhât (cao gâp 2,5 lần so với mức tăng trưởng lao

động toàn quốc), kê tiêp la nhom nganh dich v ụ có mức tăng trưởng bình quân

đat 4,24%/năm (cao gâp 1,53 lân so vơi mưc tăng trương binh quân toan quôc ),

tiêp theo la nhom nganh thuy san đat mưc tăng trương binh quân 3,73%/năm

(cao gấp 1,36 lần so với mức tăng trưởng lao động toàn quốc), đưng ơ vi tri cuôi

cùng là nhóm ngành nông , lâm nghiêp đat mư c tăng trương binh quân

0,57%/năm.

Page 17: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

11

Bảng 1: Hiện trạng lao động phân theo ngành kinh tế GĐ 2005-2010

Đvt: Nghìn người TT Danh mục 2005 2007 2009 2010 TĐTBQ

Toàn quốc 42.774,90 45.208,00 47.743,60 49.026,40 2,77%

Tỷ trọng % 100 100 100 100

1 Nông nghiệp, lâm nghiệp và TS 24.424,00 24.369,40 24.788,50 25.129,30 0,57%

Tỷ trọng % so với toàn quốc 57,1 53,91 51,92 51,26

- Thủy sản 1.491,00 1.672,80 1.766,50 1.790,80 3,73%

Tỷ trọng % so với toàn ngành

nông nghiệp

6,1 6,86 7,13 7,13

Tỷ trọng % so với toàn quốc 3,49 3,7 3,7 3,65

2 Công nghiệp-xây dựng 7.785,20 9.032,30 10.284,00 10.890,20 6,94%

Tỷ trọng % so với toàn quốc 18,2 19,98 21,54 22,21

3 Dịch vụ 10.565,80 11.806,30 12.671,10 13.006,90 4,24%

Tỷ trọng % so với toàn quốc 24,7 26,12 26,54

(Nguồn: Niên giám thống kê-Tổng cục thống kê năm 2010)

Năng suất lao động của ngành nông, lâm nghiệp ở mức thấp hơn các

ngành kinh tế khác. Tuy nhiên, tốc độ tăng năng suất lao động bình quân của

ngành này lại cao nhất so với các ngành khác, bình quân giai đoạn 2000-2010

tăng 15,6%/năm (trong khi đó toàn quốc tăng có 13,79%, công nghiệp-xây dựng

tăng có 6,64%, ngành dịch vụ tăng 9,11%). Riêng ngành thủy sản tăng trưởng

bình quân 10,56%/năm (cao hơn nhóm ngành công nghiệp-xây dựng khoảng 1,6

lân, cao hơn nhóm ngành dịch vụ khoảng 1,15 lân, và bằng 0,8 lần so với mức

tăng năng suất bình quân lao đông toan quôc).

Bảng 2: Hiện trạng năng suất lao động phân theo ngành kinh tế GĐ 2005-2010

Đvt: triệu đồng/người/năm

TT Danh mục 2005 2007 2008 2009 2010 TĐTBQ

Toàn quốc 19,6 25,3 32 34,7 37,4 13,79%

1 Ngành nông, lâm nghiệp 6,2 8,2 12 12,4 12,8 15,60%

Thủy sản 22,1 27,6 33,5 35 36,5 10,56%

2 Công nghiệp-xây dựng 127,1 136,6 154,2 164,7 175,3 6,64%

3 Dịch vụ 68,7 74,5 88,3 97,3 106,2 9,11%

(Nguồn: Niên giám thống kê-Tổng cục thống kê năm 2010)

Tính đến năm 2010 cả nước có 44.171.900 lao động, trong đó lao động

nông, lâm nghiệp là 22.176.400 lao động chiếm 61,7% lao động toàn quốc, lao

động thủy sản là 1634,4 nghìn người chiếm 3,7% lao động toàn quốc (lao động

thủy sản các tỉnh ven biển là 1.548,06 nghìn người chiếm 3,5% lao động toàn

quốc và 94,72% lao động toàn ngành thủy sản.

Đánh giá chung về lao động ở Việt Nam: Nguồn nhân lực nước ta được

đánh giá là rất dồi dào nhưng lại thiếu trầm trọng về lực lượng lao động có kỹ

thuật, chất lượng. Nhìn chung lao động của các ngành kinh tế có khả năng sáng tạo

và tiếp thu nhanh những kỹ thuật, công nghệ hiện đại được chuyển giao từ bên

ngoài nhưng lại thiếu tính chuyên nghiệp, ý thức chấp hành kỷ luật lao động chưa

Page 18: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

12

cao. Theo thống kê, năm 2010 toàn quốc có trên 49 triệu lao động, trong đó ¾ là

lao động nông thôn và hiện mới chỉ có 32% số lao động đã qua đào tạo (trong đó tỷ

lệ lao động đã có chứng chỉ đào tạo ngắn hạn là 14,4%), còn lại trên 70% là chưa

qua đào tạo, đây cung là vấn đề nan giải của lao động Việt Nam trong thời gian tới.

Nếu muốn nền kinh tế phát triển, đưa nông thôn, vùng biển và hải đảo bắt kịp nhịp

độ với các vùng miền khác đòi hoi công tác đào tạo nguồn lao động cho khu vực

nông thôn, vùng biển và hải đảo cần phải đặt lên hàng đầu và cần có sự tham gia

của toàn xã hội cho công tác này.

2.3. GDP và cơ cấu GDP

Theo Niên giám thống kê-Tổng cục thống kê, năm 2009 toàn quốc đạt

1.653,4 nghìn tỷ đồng (giá thực tế), và ước tính năm 2010 GDP toan quôc đat

1.831,7 nghìn tỷ đồng tăng 118,2% so vơi năm 2005. Trong đó, khối nông - lâm

- thủy sản chiếm 20,91% (riêng thủy sản chiếm 17,81% tổng GDP toàn ngành

nông nghiệp và 3,72% GDP toàn quốc), ngành công nghiệp-xây dựng chiếm

40,24%, và ngành dịch vụ chiếm 38,85% tổng GDP chung toàn quốc.

Về tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2005-2010 (giá so sánh)

cho thấy, bình quân chung toàn quốc tăng 7,01%/năm. Trong đó, khối nông, lâm

thủy sản tăng trưởng bình quân 4,13%/năm (thấp hơn mức tăng bình quân chung

toàn quốc 2,88%), khối công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 7,76%/năm (cao

gấp 1,1 lần so với mức tăng bình quân chung toàn quốc), ngành dịch vụ có mức

tăng trưởng bình quân 7,58%/năm (cao gấp 1,08 lần so với mức tăng trưởng bình

quân chung toàn quốc). Thủy sản tuy chỉ chiếm tỷ trọng rất nho khoảng 2,58% tổng

GDP chung toàn quốc, tuy nhiên ngành thủy sản có mức tăng trưởng bình quân khá

cao khoảng 6,95%/năm (cao gân băng mức tăng bình quân toàn quốc, và cao gấp

1,7 lần so với mức tăng bình quân của ngành nông, lâm nghiệp).

Bảng 3: Hiện trạng GDP toàn quốc giai đoạn 2005-2010 (giá so sánh 1994)

TT Danh mục 2005 2007 2008 2009 2010 TBQ

Toàn quốc 393.031 461.344 490.458 516.568 551.591 7,01%

Tỷ trọng % 100 100 100 100 100

1 Nông, lâm, thủy sản 76.888 82.717 86.587 88.168 94.145 4,13%

Tỷ trọng % 19,56 17,93 17,65 17,07 17,07

- Thủy sản 10.181 12.132 12.792 13.340 14.244 6,95%

Tỷ trọng % so với

nông, lâm nghiệp 13,24 14,67 14,77 15,13 15,13

Tỷ trọng % so với

toàn quốc 2,59 2,63 2,61 2,58 2,58

2 CN-XD 157.867 192.065 203.554 214.799 229.362 7,76%

Tỷ trọng % 40,17 41,63 41,5 41,58 41,58

3 Dịch vụ 158.276 186.562 200.317 213.601 228.083 7,58%

Tỷ trọng % 40,27 40,44 40,84 41,35 41,35

(Nguồn: Niên giám thống kê-Tổng cục thống kê năm 2010)

Page 19: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

13

Năm 2010: GDP thủy sản của các tỉnh ven biển là 31.810 tỷ đồng

chiếm 83% so với GDP thủy sản cả nước, cao nhất là các tỉnh ven biển vùng

ĐBSCL với khoảng 19.714 tỷ đồng chiếm 51,4% trong GDP của ngành thủy

sản, thứ hai là các tỉnh ven biển Nam Trung bộ với khoảng 5.420 tỷ đồng chiếm

khoảng 14,1% GDP thủy sản toàn quốc và thấp nhất là các tỉnh ven biển ĐBSH

chỉ với khoảng 2.185 tỷ đồng, chiếm 5,7% GDP toàn ngành thủy sản, các tỉnh

ven biển Bắc Trung bộ và Đông Nam bộ chiếm tỷ trọng lần lượt khoảng 7,4 và

7,5% trong tổng GDP toàn ngành thủy sản.

2.4. Vốn đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư

2.4.1. Vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư

Theo Tông cuc Thông kê , năm 2009 toàn quốc đầu tư trên 700 nghìn tỷ

đông, và ước tính năm 2010 đâu tư khoang trên 800 nghìn tỷ đồng , trong đo

ngành nông , lâm nghiêp chiêm 4,64%, ngành công nghiệp -xây dưng chiêm

40,82%, ngành dich vu chiêm 53,06%. Riêng vôn đâu tư toan nganh thuy san

chiêm 31,95% tông vôn đâu tư toan nganh nông , lâm nghiêp va 1,48% tông vôn

đâu tư Toan quôc.

Vê tôc đô tăng trương vôn đâu tư giai đoan 2005-2010 cho thây , toàn

quôc tăng binh quân 18,47%/năm, trong đo tăng trương cao nhât la nganh dich

vụ bình quân tăng 19,93%/năm (cao gâp 1 lân so vơi mưc tăng binh quân toan

quôc); ngành công nghiệp -xây dưng tăng binh quân 17,48%/năm (băng 0,9 lân

so vơi mưc tăng binh quân toan quôc ), ngành nông , lâm nghiêp co mưc tăng

bình quân thấp nhất khoảng 13,09%/năm (thâp hơn mưc tăng b ình quân chung

toàn quốc 5,4%/năm). Riêng nganh thuy san tăng trương binh quân 13,09%/năm

(thâp hơn mưc TTBQ toàn quốc khoảng 2,6%/năm va cao hơn mưc tăng binh

quân toan nganh nông, lâm nghiêp khoang 2,83%/năm).

Bảng 4: Hiện trạng vốn đầu tư ở Việt Nam giai đoạn 2005-2010 (giá thực tế)

Đv: triệu đồng

TT Danh mục 2005 2007 2008 2009 2010 TĐTBQ

Toàn quốc 343.135 532.093 616.735 708.826 800.917 18,47%

1 Nông, lâm nghiệp 20.079 25.393 29.894 33.515 37.136 13,09%

Tỷ trọng % so vơi

T.quôc

5,85 4,77 4,85 4,73 4,64

2 Thủy sản 5.670 8.567 9.865 10.865 11.865 15,91%

Tỷ trọng % so vơi

nông, lâm nghiêp

28,24 33,74 33 32,42 31,95

Tỷ trọng % so vơi

T.quôc

1,65 1,61 1,6 1,53 1,48

3 CN-XD 146.104 222.447 249.051 287.985 326.919 17,48%

4 Dịch vụ 171.282 275.686 327.925 376.461 424.997 19,93%

(Nguồn: Niên giám thống kê-Tổng cục thống kê năm 2010)

Page 20: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

14

2.4.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ICOR.

Thưc tê cho thây , vôn đâu tư cho nganh nông , lâm nghiêp va thuy san

chưa tương xưng so vơi sư phat triên cua nganh , đăc biêt la nganh thu y san

chiêm ty trong rât nho trong cơ câu vôn đâu tư toan quôc . Tuy nhiên, hiêu qua

sư dung vôn đâu tư lai rât cao binh quân giai đoan 2005-2010 để tạo ra 1 đông

GDP nganh thuy san chi phai bo ra 1,86 đông, trong khi đo nga nh nông , lâm

nghiêp la 1,16 đông, ngành công nghiệp -xây dưng la 3,14 đông, ngành dịch vụ

là 4,04 đông. Đây cung la môt căn cư khoa hoc đê cho Chinh phu , Bô

NN&PTNT cân đôi nguôn vôn đâu tư cho nganh thuy san trong thơi gian tơ i sao

cho tương xưng vơi tiêm năng phat triên cua nganh thủy sản, đăc biêt la lĩnh vực

nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo đến năm 2020.

Bảng 5: Hiện quả sử dụng vốn đầu tư ở Việt Nam giai đoạn 2005-2010

TT Danh mục 2005 2007 2008 2009 2010 TĐTBQ

%/năm

Toàn quốc 2,77 3,14 1,81 4,09 4,62 3,24

1 Nông, lâm nghiệp 1,38 0,98 0,35 2,47 0,47 1,16

Thủy sản 1,04 1,1 0,8 3,25 3,54 1,86

2 Công nghiệp-xây dựng 2,58 3,19 2,13 3,8 4,32 3,14

3 Dịch vụ 3,62 4,18 2,59 4,66 5,26 4,04

(Ghi chú: Tính toán dựa vào nguồn số liệu của Niên giám thống kê năm 2010)

Page 21: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

15

PHẦN II:

HIỆN TRẠNG NUÔI TRỒNG HẢI SẢN

TRÊN VÙNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM

1. Hiên trang vê diện tích, sản lượng nuôi biển

Trong giai đoan 2005-2010, nuôi trông hai sản trên biển và hải đảo đã có

nhưng bươc phat triên đang kê, diện tích và sản đã không ngừng phát triển.

- Tông diên tich nuôi tr ồng hải sản trên biển và hải đảo Việt Nam năm

2005 là 34.174 ha, đến năm 2010 tăng lên đat 38.800 ha (đạt TĐ TTBQ giai

đoạn 2005-2010 là 2,61%/năm), trong đó: tốc độ tăng trưởng nuôi vùng biển hở

là 15,4%/năm, diện tích nuôi vịnh, đảo và eo ngách tăng bình quân là

4,86%/năm; diện tích nuôi bãi triều ven biển là 1,8%/năm.

- Sản lượng NTHS trên biển và hải đảo trong giai đoạn năm 2005-2010

đạt tốc độ tăng trưởng bình quân năm về sản lượng 5,1%/năm, trong đó cá biển

tăng 38,1%/năm, nhuyễn thể 5,1%/năm, giáp xác tăng 27,2%, rong biển giảm

1,8%/năm.

Bảng 6: Diện tích, sản lượng NTHS trên biển và hải đảo của Việt Nam

Đv: ha

TT Nội dung Năm

2005

Năm

2007

Năm

2009

Năm

2010

TĐTBQ

(%/năm

)

1 Diện tích nuôi biển (ha) 34.174 37.194 38.689 38.880 2,61

Nuôi vung, vịnh, ven đảo 8.581 8.442 8.213 10.879 4,86

Nuôi bãi triều ven biển 25.593 28.752 30.463 27.986 1,80

Nuôi vùng biển hở - - 13 15 15,38

2 Sản lượng nuôi biển (tấn) 131.078 161.723 150.026 168.381 5,1

Cá biển 3.141 6.811 12.020 15.751 38,1

Nhuyễn thể 103.918 139.566 122.663 133.534 5,1

Giáp xác 2.224 2.602 3.974 7.396 27,2

Rong biển 21.795 12.744 11.369 11.700 -11,7

(Nguồn: Thống kê từ các sở NN&PTNT các tỉnh)

Các đối tượng hải sản được nuôi trồng chủ yếu trên vùng biển và hải đảo

Việt Nam trong giai đoạn năm 2005-2010 là: các loài cá biển, nhuyễn thể, tôm

hùm, cua, ghẹ và rong biển..; trong đó đối tượng chính là các loài cá biển (cá

song, cá giò, cá vược, cá hồng mỹ,...) và nhuyễn thể ( ngao, hàu, sò, tu hài…).

Page 22: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

16

2. Hiện trang phát triển các đối tượng nuôi biển

2.1. Cá biển

- Đối tượng nuôi: Các đôi tương cac biên được nuôi chủ hiên nay bao

gôm cá song, cá giò, cá cam, chép biển, tráp đo, Hồng Mỹ, cá vược, đối mục, cá

dìa, cá chim vây vàng…..Trong đó đối tượng cá song, cá giò, cá vược được xem

là một trong những đối tượng được nuôi phố biến nhất. Riêng khu vực Quần đảo

Trường Sa chủ yếu nuôi được cá chim trắng, cá hồng và cá vược mõn nhọn.

- Số lượng lồng, bè nuôi cá biển: Trong giai đoạn năm 2005-2010, số

lượng lồng, bè nuôi cá lồng liên tục tăng. Tổng số ô lồng năm 2005 là 13.172 ô

lồng, đến năm 2010 đạt 30.031 ô lồng; số ô lồng tăng bình quân năm trong giai

đoạn năm 2005-2010 đạt 17,92%/năm. Số bè nuôi năm 2005 là 1.461 bè, tăng

lên 2.142 bè năm 2010 (đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 7,96%/năm).

Trong năm 2010, có 1.019 bè cá nuôi ở khu vực vùng biển vịnh Bắc bộ

(chủ yếu ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa và Nghệ An), 630 bè ở vùng

biển miền Trung (Chủ yếu Phú Yên, Khánh Hòa và một ít ở Ninh Thuận), 140

bè ở vùng biển Đông Nam Bộ (chủ yếu ở Bình Thuận và Bà Rịa-Vung Tàu) và

353 bè ở Tây Nam Bộ (chủ yếu ở Kiên Giang). Khu vực cụm đảo Đá Tây-Quần

đảo Trường Sa-Khánh Hóa đã nuôi 8 lồng công nghiệp kiểu Nauy cải tiến (thể

tích 218 m3/lồng), các đối tượng nuôi: cá vược mõn nhọn, cá chim trắng. Các

vùng nuôi cá biển tập trung ở huyện đảo Vân Đồn (xã Hạ Long, Bến Bèo), thị

trấn Cô Tô, Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh); đảo Cát Bà (Hải Phòng); đảo Nghi

Sơn (Thanh Hóa); vùng Lạch Cờn, đảo Ngư (Nghệ An); Đầm Lăng Cô, Cầu Hai

(Thừa Thiên –Huế); đảo Cùa Lao Chàm (Quảng Nam); đầm Thị Nại, đầm Cù

Mông (Bình Định); vịnh Xuân Đài-Sông Cầu (Phú Yên); vịnh Vân Phong, vịnh

Nha Trang, vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa); Đầm Nại (Ninh Thuận); xã Vĩnh Tân-

Tuy Phong, huyện Đảo Phú Quý (Bình Thuận); bán đảo Long Sơn và huyện Côn

Đảo (Bà Rịa-Vung Tàu); xã Nam Du-Huyện Kiên Hải, Quần đảo Bà Lụa-huyện

Kiên Lương, Quần đảo Thổ Châu, Phú Quốc (Kiên Giang).

- Sản lượng cá biển nuôi: Năm 2005 sản lượng nuôi cá biển đạt 3.141

tấn, đêna năm 2010 sản lượng tăng lên 15.751 tấn (đạt tốc độ tăng trưởng bình

quân 38,1%/năm). Năm 2010 tổng sản lượng cá biển là 15.751 tấn, trong đó cá

song 7.786 tấn (chiếm 49%), cá giò 4.734 tấn (chiếm 30%), cá vược 1.096 tấn

(chiếm 7%), cá biển khác 2.135 tấn (chiếm 14%). Riêng khu vực nuôi cá biển

của Úc (ở vịnh Nha Trang) năm 2010 đã nuôi gần 3.000 tấn cá biển (chủ yếu cá

giò, song).

Bảng 7: Diễn biến số lồng, bè nuôi cá biển trên biển biển và hải đảo Việt Nam

TT Chỉ tiêu Đơn

vị

Năm

2005

Năm

2007

Năm

2009

Năm

2010

Tốc độ

(%/năm)

1 Cá song tấn 1.075 3.461 5.691 7.786 48,6

2 Cá giò tấn 632 1.488 2.881 4.734 49,6

3 Cá vược tấn 261 346 1.303 1.096 33,2

4 Cá biên khác tấn 1.172 1.516 2.144 2.135 12,7

Tông công tấn 3.141 6.811 12.020 15.751 38,1

Page 23: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

17

2.2. Nhuyễn thể

Các đối tượng nhuyễn thể được nuôi trên biển và hải đảo chủ yếu là:

nghêu bến tre, ngao dầu, ngao vân, vẹm xanh, ốc hương, sò huyết, sò lông, tu

hài, hàu cửa sông, Hầu Thái Bình Dương, Điệp,.....

- Ngao/nghêu chủ yếu nuôi khu vực phía bắc và bắc trung bộ, tập trung

nhiều ở Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Binh, Thanh Hóa; nuôi ở vùng

biển Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh.

- Sò Lông, sò huyết được nuôi hàu hết các tỉnh ven biển nước ta, nhưng

tập trung nhiều ở vịnh Kiêng Giang và vịnh Bắc Bộ (khu vực Quảng Ninh).

- Hàu được nuôi nhiều ở khu vực cửa sông Chanh (Yên Hưng), Vân Đồn

(Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng); Quỳnh Lưu (Nghệ An), Lăng Cô (Thừa

Thiên-Huế), Đầm Nha Phu (Khánh Hòa), Bán đảo Long Sơn (Bà Rịa Vung

Tàu), huyện Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh).

- Bào ngư, tu hài được nuôi nhiều ở khu vực Vân Đồn, Cô Tô (Quảng

Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Nha Trang (Khánh Hòa), vịnh Kiên Giang.

Trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010 đạt tốc độ tăng trưởng bình

quân năm về số lượng bè nuôi nhuyễn thể tăng 35,33%/năm, trong đó năm 2005

chỉ có 130 bè, nhưng đến năm 2010 đã lên đến 590 bè.

Nuôi nhuyễn thể chủ yếu ở các mô hình nuôi bãi, năm 2005 toàn quốc đưa

vào khai thác vùng bãi triều để nuôi nhuyễn thể khoảng 17.583 ha (chủ yếu để

nuôi ngao), đến năm 2010 đã lên đến 22.942 ha, đạt tốc độ tăng trưởng bình

quân năm 3,11%/năm. Diện tích nuôi nhuyễn thể năm 2010, ở khu vực ven biển

Bắc Bộ là 7.420 ha, Bắc Trung Bộ là 1.040 ha, Nam trung Bộ là 461 ha, Đông

Nam Bộ là 1.251 ha và ở Tây Nam Bộ là 15.003 ha.

Bảng 8: Hiện trạng nuôi nhuyễn thể trên biển và hải đảo Việt Nam

TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2005

Năm

2007

Năm

2008

Năm

2009

Năm

2010

1 Tổng số giàn bè

nuôi nhuyễn thể

Cái 130 275 356 841 590

2 Tổng diện tích

nuôi bãi triều

ha 17.583 20.763 21.384 21.022 22.942

3 Sản lượng Tấn 103,918 139,566 146,163 122,663 133,534

- Ngao/nghêu tấn 79,978 97,659 110,010 111,120 121,189

- Hàu tấn 18,450 23,655 24,770 3,887 3,568

- Tu hài tấn 1,900 2,100 2,120 2,300 3,799

- Bào ngư tấn 107 136 138 139 140

- Nhuyễn thể khác tấn 3,483 16,016 9,125 5,217 4,838

(Nguồn: Thống kê từ các sở NN&PTNT các tỉnh)

Page 24: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

18

2.3. Giáp xác

2.3.1. Nuôi tôm hùm

Nghề nuôi tôm hùm hiện nay phát triển mạnh ở 5 tỉnh bao gồm: Bình

Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Trong đó, Khánh Hòa là

tỉnh có nghề nuôi tôm hùm phát triển sớm nhất, tiếp theo là tỉnh Phú Yên và sau

đó phát triển ra các tỉnh Bình Định, Ninh Thuận và Bình Thuận.

Bên cạnh mặt tích cực, nghề nuôi tôm hùm lồng phát triển nhanh chóng

trong khi quy hoạch vùng nuôi chưa theo kịp đã dẫn đến hiện tượng ô nhiễm

môi trường khu vực nuôi và dịch bệnh trên tôm hùm xuât hiên tại các tỉnh miền

Trung năm 2007 và làm cho nghề nuôi tôm hùm hiện nay bị suy giảm.

Bảng 9: Số lồng và sản lượng tôm hùm nuôi trong giai đoạn 2005-2010

Năm Đơn vị tính B.Định Phú Yên K. Hòa N.Thuân B. Thuân Tổng

2005

Số lồng (chiếc) 3.200 18.220 15.000 450 354 37.224

Sản lượng (tấn) 0 750 1.000 45 15 1.898

2006

Số lồng (chiếc) 3.720 24.308 16.935 320 638 45.921

Sản lượng (tấn) 0 750 1.000 25 10 2.043

2008

Số lồng (chiếc) 1.680 28.038 22.173 187 618 52.696

Sản lượng (tấn) 0 313 700 12 0 1.023

2010 Số lồng (chiếc) 527 30.180 20.590 500 51.797

Sản lượng (tấn) 47 550 758 42 0 1.397

(Nguồn: Thống kê từ các sở NN&PTNT các tỉnh)

Kính cỡ lồng nuôi tôm thương phâm: Lồng nổi có kích cỡ được sử dụng

phổ biến nhất là lồng có kích cỡ 4 x 4 x (5-6) m. Lồng chìm có kích cỡ dao động

trong khoảng (3,5-5) x (3,5-5) x (1,5-6) m, được sử dụng nhiều nhất 4 x 4x 4m.

Lồng găm có kích cỡ dao động dao động từ (3,5- 4,1) x (3,5-4,2) x (1,6- 4,8) m,

phổ biến nhất là 4 x 4 x 4m. Kích cỡ lồng ương tôm giống (3- 4) x(3-4)x(4-5)m.

Các loài tôm hùm được nuôi phổ biến tại 5 tỉnh Bình Định, Phú Yên,

Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuân là: tôm hùm bông, tôm hùm xanh, tôm

hùm đo và tôm hùm tre. Theo số liệu thống kê tổng hợp 5 tỉnh, tôm hùm bông là

loài nuôi chủ yếu (chiếm 74,2%), tiếp theo là tôm hùm xanh (chiếm 22,7%), còn

lại tôm hùm tre và tôm hùm đo nuôi không đáng kể (tương ứng 1,9% và 1,2%).

Mật độ ương nuôi tôm giống: Lồng chìm, có mật độ chênh lệch lớn: Mật

độ ương lớn nhất (44 con/m2), nho nhất (17 con/m

2). Lồng nổi: Mật độ ương cao

nhất (31 con/m2), mật độ ương thấp nhất (25 con/m

2). Khi tôm lớn hơn thực hiện

san sang lồng khác để giảm mật độ.

Nuôi thương phâm: Lồng nổi mật độ nuôi lớn nhất (10 con/m2), mật độ

nuôi nho nhất (4 con/m2). Lồng chìm: mật độ nuôi cao nhất (7 con/m

2), mật độ

nuôi thấp nhất (5 con/m2). Lồng găm: mật nuôi cao nhất (6 con/m

2) nuôi thấp

nhất (4 con/m2). Năng suất đạt trung bình 60 kg/lồng.

Page 25: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

19

Bảng 10: Cơ cấu thành phần loài tôm hùm nuôi tại các tỉnh Nam Trung Bộ

TT Tỉnh

Tỷ lệ về thành phần các loài tôm nuôi

Tôm hùm

bông

Tôm hùm

xanh

Tôm hùm

tre

Tôm hùm

đỏ

1. Bình Định 79 21 0 0

2. Phú Yên 78 22 0 0

3. Khánh Hòa 74 21 3 2

4. Ninh Thuận 64 36 0 0

5. Bình Thuận 29 71 0 0

Trung bình 74,2 22,7 1,9 1,2

(Nguồn: Thống kê từ các sở NN&PTNT các tỉnh)

Tôm hùm hiện nay được nuôi trong các lồng, cho ăn bằng thức ăn tươi

sống dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường và con giống thả nuôi thương phâm

còn lệ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên.

2.3.2. Nuôi cua, ghẹ:

Hiện nay cua, ghẹ được nuôi nuôi ghép với các đối tượng khác trên lồng

bè. Những năm gần đây do nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khâu tăng, nên

cùng với nghề khai thác ghẹ tự nhiên, nghề nuôi ghẹ đã phát triển ở nhiều địa

phương trong cả nước, tuy nhiên nguồn con giống chủ yếu vẫn còn phụ thuộc

vào khai thác tự nhiên.

Nguồn cua giống trước kia phục vụ cho nuôi thương phâm chủ yếu là thu

gom từ tự nhiên nên diện tích nuôi cua thương phâm còn nho le và bị hạn chế.

Từ năm 1998, Trung Tâm Nghiên cứu Thủy sản III (nay là Viện Nghiên cứu

thủy sản III) đã thực hiện đề tài Nghiên cứu sinh sản nhân tạo và xây dựng quy

trình kỹ thuật sản xuất giống cua xanh loài Scylla serrata., ghẹ xanh (Portunus

pelagicus) đã đạt được một số kết quả quan trọng, tạo cơ sở để mở rộng nghề

nuôi cua, ghẹ ở Việt Nam.

Từ năm 2002 trở lại đây, nhờ tiến bộ khoa học trong việc nghiên cứu sinh

sản nhân tạo cua, ghẹ đã chuyển giao tại nhiều địa phương nên đã góp phần vào

việc phát triển nuôi cua, ghẹ thương phâm hiên nay.

Hình thức nuôi cua, ghẹ trong lồng trên biển hiên nay còn hạn chế.

2.4. Rong biển

Đối tượng trồng rong biển ở nước ta chủ yếu là rong sụn và tập trung ở

khu vực biển Nam Trung Bộ. Tổng diện tích trồng năm 2005 đạt 1.030 ha,

nhưng sau đó giảm dần theo năm và xuống còn 230 ha năm 2010, đưa tốc độ

tăng trưởng bình quân năm về diện tích trồng giảm 25,91%/năm.

Nguyên nhân chủ yếu do việc trồng rong sụn không có thị trường đầu ra

ổn định, thời tiết diễn biến phức tạp, đặc biệt vào mùa sương mù, sương muối

ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và tốc độ tăng trưởng của rong biển.

Page 26: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

20

Bảng 11: Diễn biến trồng rong trên biển ở Việt Nam

STT Đơn vị Năm

2005

Năm

2007

Năm

2009

Năm

2010

Tốc độ

(%/năm)

Diện tích ha 1.030 745 458 230 (25,91)

Sản lượng Tấn 21.795 12.744 11.369 11.700 (11,7)

Năng suất Tấn/ha 21 17 25 35 10,9

(Nguồn: Thống kê từ các sở NN&PTNT các tỉnh)

3. Giá trị sản lượng nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo Việt Nam

Giá trị sản lượng từ NTHS trên biển và hải đảo nước ta luôn tăng dần theo

thời gian và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân năm tăng 19%/năm của toàn giai

đoạn năm 2005-2010, trong đó cá biển có tốc độ tăng trưởng mạnh so với các

đối tượng nuôi trên biển và hải đảo và đạt 45,6%/năm, nhóm nhuyễn thể

20,4%/năm, cua biển 83,3%/năm. Riêng đối với tôm biển (chủ yếu tôm hùm) có

tốc độ tăng trưởng bình quân giảm 2,5%/năm, rong biển giảm 11,7%/năm.

Trong năm 2005 toàn quốc chỉ đạt 2.391 tỷ đồng từ nuôi hải sản trên biển và hải

đảo, nhưng đến năm 2010 tăng lên 5.699,6 tỷ đồng.

Riêng năm 2010, cá biển chiếm 28,4% trong tổng giá trị hải sản nuôi trên

biển và hải đảo, nhuyễn thể chiếm 52%/năm, tôm biển 14,7%, cua biển 4,7%,

còn lại là nhóm rong biển và các đối tượng khác.

Bảng 12: Giá trị sản xuất trong NTHS trên biển và hải đảo Việt Nam

Đv: triệu đồng

TT Nội dung Năm 2005 Năm 2007 Năm 2009 Năm 2010 Cơ cấu

(%)

1 Cá biển 247.495 652.036 1.120.188 1.616.713 28,4

2 Nhuyễn thể 1.169.835 1.526.065 2.443.170 2.965.480 52,0

3 Tôm biển 948.815 491.464 537.119 837.948 14,7

4 Cua, nghẹ 13.040 68.675 128.871 269.955 4,7

5 Rong biển 10.898 6.372 5.685 5.850 0,1

6 Khác 1.002 3.600 3.300 3.700 0,1

Tổng cộng 2.391.084 2.748.211 4.238.333 5.699.646 100,0

(Nguồn: Thống kê từ các sở NN&PTNT các tỉnh)

4. Dịch vụ hâu cần phát triển nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo

4.1. Hiện trạng về sản xuất và cung ứng giống hải sản

4.1.1. Tình hình sản xuất và cung ứng giống nhuyễn thể:

Các đ ối tượng nhuyễn thể hiên nay đang được nuôi chủ yếu là ngao,

nghêu Bến Tre, hàu Thái Bình Dương, tu hài, ốc hương. Đây là những đối tượng

đã có công nghệ sản xuất giống. Số trại sản xuất giống tăng từ 136 trại năm

2006 lên 180 trại năm 2010. Sản lượng giống nhuyễn thể cung tăng từ 2.046

Page 27: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

21

triệu con năm 2006 lên 3.788 triệu con năm 2010. Số trại giống và sản lượng

giống nhuyễn thể luôn cao nhất ở vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung.

Ngoài ra, có một số lượng giống nhuyễn thể được nhập từ Trung Quốc

đưa vào nuôi ở các tỉnh phái Bắc nhưng không rõ xuất xứ. Giống hàu Thái Bình

Dương và tu hài cung cấp cho người nuôi đều từ sinh sản nhân tạo. Vùng nuôi

chính tập trung ở Quảng Ninh, Hải Phòng nhưng các trại giống ở vùng này

không cung cấp đủ nên hiện nay giống được sản xuất rất nhiều ở Khánh Hòa,

Phu Yên đưa ra.

- Giống nghêu, ngao: Nghêu đã được đưa vào nuôi rất mạnh ở các tỉnh

ĐBSCL, đặc biệt là Bến Tre, Cà Mau, Tiền Giang và một số tỉnh ven biển phía

Bắc như Thái Bình, Nam Định. Nguồn con giống cung cấp chủ yếu từ khai thác

tự nhiên. Tuy nhiên, hiện nay một số địa phương đang nhập công nghệ sản xuất

giống nghêu nhân tạo bước đầu thành công như Tiền Giang, Bến Tre, Thái Bình,

Nam Định. Bên cạnh đó, nhiều địa phương cung đã xây dựng được chiến lược

bảo vệ bãi nghêu giống cho địa phương mình như ở Tiền Giang, Sóc Trăng, Bạc

Liêu, Cà Mau và Trà Vinh. Lượng ngao, nghêu giống tự nhiên của Tiền Giang,

Bến Tre, Cà Mau cung cấp cho nhu cầu nuôi ở các địa phương phía Bắc. Một số

vùng ở Nam Định, Thái Bình đang hình thành nghề ương giống ngao trong ao từ

ngao cám vớt tự nhiên rất hiệu quả.

- Giống ốc hương: được sản xuất chủ yếu ở các tỉnh Thừa Thiên Huế, Phú

Yên, Khánh Hoà và Ninh Thuận. Nhu cầu giống cung khá lớn vì phần lớn diện

tích ao nuôi tôm không hiệu quả ở vùng ven biển đã chuyển sang nuôi ốc hương.

tuy nhiên, chất lượng giống ốc hương đều chưa được kiểm soát.

- Giống sò huyết: nuôi sò huyết khá mạnh ở vùng biển Đông Nam Bộ và

Tây Nam Bộ, tuy vậy con giống vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào khai thác từ tự

nhiên, chưa sản xuất giống nhân tạo. Một số tỉnh cung bắt đầu khoanh vùng bảo

vệ các bãi sò huyết phân bố tự nhiên, cấm khai thác trong mùa sinh sản như Cà

Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Phu Yên, Bình Định.

- Giống trai ngọc: cung được nuôi khá phổ biến ở vùng biển vịnh Bắc Bộ

(Quảng Ninh, Hải Phòng) và đang được phát triển nuôi ở Kiên Giang, nhưng

mức độ nuôi còn rất hạn chế, do chưa chu đông đươc con giông.

- Giống tu hài: nuôi tu hài phát triển mạnh ở vùng vịnh Vân Đồn - Quảng

Ninh) và đang nuôi ở một số tỉnh ven biển miền Trung. Hiện nay sản xuất giống

đã hoàn thiện công nghệ và chủ động cung cấp đủ giống cho nhu cầu phát triển

nuôi thương phâm.

- Giống hàu Thái Bình Dương: nuôi hàu đang được phát triển ở nhiều địa

phương ven biển, nhưng tập trung nhất ở Quảng Ninh. Hiện nay đã sản xuất

được giống bằng sinh sản nhân tạo nhưng số lượng chưa nhiều. Công nghệ sản

xuất giống hàu tam bội đã được Viện Nghiên cứu NTTS III nhập và đang triển

khai ứng dụng sẽ góp phần tạo được giống có chất lượng và chủ động sản xuất

giống cho nhu cầu nuôi.

Page 28: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

22

4.1.2. Tình hình sản xuất và cung ứng giống cá biển

Việc sản xuất giống cá biên đòi hoi hệ thống hạ tầng rộng lớn, quy trinh

kỹ thuật sản xuất đòi hoi nghiêm ngặt , mức đầu tư cao, nên số lượng cơ sở sản

xuất giống cá biển còn rất hạn chế . Đến năm 2010 có khoảng 30 cơ sở tham gia

san xuât ca biên với số giống sản xuất được hàng năm đạt 30 triệu con. Các

vùng sản xuất giống cá biển chủ yếu là ven biển vịnh Bắc bộ (Quảng Ninh, Hải

Phòng) và vùng ven biển miền Trung (Khánh Hòa). Đối tượng sản xuất chủ yếu

là: cá giò, cá song, cá vược (chẽm), cá Hồng Mỹ, cá chim,... Trường Đại học

thủy sản Nha Trang, Trung tâm quốc gia giống hải sản miền Trung mỗi năm sản

xuất được 4-5 triệu giống cá chẽm cung cấp cho các tỉnh miền trung và miền

Nam. Viện nghiên cứu NTTS I sản xuất và cung cấp giống cho người nuôi các

tỉnh ven biển miền Bắc mỗi năm vài triệu con giống cá song, cá Hồng Mỹ, cá

chẽm và cá giò. Nhiều đối tượng đang phát triển nuôi nhưng chưa sản xuất được

giống mà phải sử dụng giống tự nhiên.

Tồn tại trong sản xuất giống cá biển: Tuy đã có công nghệ sản xuất giống

của 6 loài nhưng thực sự mới đưa vào sản xuất được 5 loài. Trừ đối tượng cá

vược đã được nhiều trại sản xuất, 4 loài còn lại cung chỉ mới được sản xuất

trong cơ sở của các Viện nghiên cứu, trường Đại học và một số ít các doanh

nghiệp vì công nghệ phức tạp, đầu tư tốn kém nhưng lợi nhuận thấp, rủi ro lớn

nên chưa thu hut được sự đầu tư của các doanh nghiệp hay ngư dân.

Nhà nước tuy đã có những chủ trương chính sách khuyến khích phát triển

nuôi biển nhưng chưa đầu tư cho nhiều đề tài nghiên cứu để giải quyết dứt điểm

trong một thời gian ngắn làm chủ công nghệ sản xuất giống một số loài có giá trị

kinh tế cao.

Chưa có đàn cá bố mẹ để sản xuất ra một lượng lớn cá giống chất lượng

tốt giá thành hạ. Thời gian thực hiện các đề tài nghiên cứu ngắn trong 3-4 năm

khó làm chủ công nghệ sản xuất giống một số đối tượng. Công nghệ sản xuất

giống một số loài đã chủ động được thì chưa được phổ biến rộng rãi, chưa được

xã hội hóa để khích lệ mọi người sản xuất.

Một số loài được đầu tư nhập công nghệ nhưng sau đó không có sự tiếp

nối để duy trì, tuyển chọn bổ sung và quản lý chất lượng đàn bố mẹ dễ dẫn đến

công nghệ nhập xong là kết thúc. Muốn phổ biến, chuyển giao công nghệ thì

không có cá bố mẹ. Một số đề tài nghiên cứu công nghệ sản xuất giống trong

nước thành công nhưng không được tiếp tục nghiên cứu chất lượng di truyền (cá

giò) dễ dẫn đến thoái hóa.

4.1.3. Tình hình sản xuất và cung ứng giống giáp xác

Giống giáp xác cung cấp cho nuôi biển chủ yếu từ nguồn giống khai thác

tự nhiên và ản xuất giống nhân tao.

- Đối với giống tôm hùm: Hiện nay ta chưa chủ động được công nghệ sản

xuất giống tôm, giốn hùm phục vụ cho nuôi thương phâm còn lệ thuộc hoàn

toàn vào tự nhiên.

Page 29: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

23

- Giống cua, ghẹ hiện nay được cung cấp từ hai nguồn thu ngom ngoài tư

nhiên và nguồn giống từ sản xuất nhận tao. Nguồn cua giống trước kia phục vụ

cho nuôi thương phâm chủ yếu là thu gom từ tự nhiên nên diện tích nuôi cua

thương phâm còn nho le và bị hạn chế. Từ năm 1998, Trung Tâm Nghiên cứu

Thủy sản III (nay là Viện Nghiên cứu thủy sản III) đã thực hiện đề tài Nghiên

cứu sinh sản nhân tạo và xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống cua xanh

loài (Scylla serrata), ghẹ xanh (Portunus pelagicus)”. Từ năm 2002 trở lại đây,

nhờ tiến bộ khoa học trong việc nghiên cứu sinh sản nhân tạo cua, ghẹ đã

chuyển giao tại nhiều địa phương nên đã góp phần vào việc phát triển nuôi cua

thương phâm hiên nay. Cua giống sinh sản nhân tạo đã được nuôi tại các tỉnh

ven biển như: Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Quảng Ninh, Thanh

Hoá, Nghệ An, Bạc Liệu, Cà Mau, Bến Tre, Trà Vinh...cho kết quả nuôi tốt, cua

lớn nhanh và có tỷ lệ sống cao.

5. Tình hình sản xuất, cung ứng thức ăn và thuốc thú y thủy sản

5.1. Tình hình sản xuất, cung ứng thức ăn

Thức ăn cho nuôi trồng thủy sản được cung cấp bởi 2 nguồn chính là sản

xuất trong nước và nhập ngoại. Các loại thức ăn phục vụ nuôi cá biển phần lớn

được nhập khâu, chủ yếu dùng cho các mục đích thử nghiệm. Thức ăn tự chế từ

tận dụng các loại phế phụ phâm trong nông nghiệp, các loài cá tạp được sử dụng

khá phổ biến trong nuôi trồng hải sản, đặc biệt nuôi cá biển và nuôi tôm hùm.

Hiện nay cả nước có khoảng 110 nhà máy sản xuất thức ăn. Tuy nhiên,

các nhà máy này phần lớn quy mô nho nên cung cấp chưa đủ cho nhu cầu nuôi

thương phâm. Cá tạp vẫn là nguồn thức ăn chủ yếu cho NTHS trên biển và hải

đảo ở nước ta. Nhu cầu thức ăn cho hoạt động NTHS ở nước ta có xu hướng

tăng theo sản lượng nuôi, trong giai đoạn năm 2005-2010 đạt tốc độ tăng trưởng

bình quân về nhu cầu thức ăn cho NTHS toàn quốc là 16,7%/năm.

Số lượng công ty sản xuất thức ăn có vốn đầu tư nước ngoài cung tăng

đáng kể trong vòng 5 năm qua, trong đó có một số tập đoàn lớn CP Group (Thái

Lan), Uni-President của Đài Loan, Proconco, Cargill, Cataco and Tomboy của

Pháp. Tuy nhiên, khối lượng thức ăn thủy sản phải nhập khâu hàng năm rất lớn:

140.000-150.000 tấn thức ăn từ Thái Lan, Hông Kông và Đài Loan.

Tuy nhiên, việc sản xuất và cung cấp thức ăn cho nghề nuôi cá biển vẫn là

một khâu còn yếu trong phát triển nuôi trồng hải sản ở nước ta. Phần lớn lượng

thức ăn công nghiệp cho nuôi thủy sản do các nhà đầu tư nước ngoài sản xuất hoặc

nhập ngoại. Chưa kiểm soát được giá thành, chất lượng, nguồn gốc của thức ăn

cung như khả năng và các phương thức cung cấp, đây là một trong những yếu tố

tác động đến phát triển bền vững của NTHS trên biển và hải đảo hiện nay, dẫn đến

nghệ nuôi trồng hải sản chậm phát triển, đặc biệt là nghệ nuôi cá biển chưa phát

triển được.

5.2. Tình hình sản xuất, sử dụng thuốc thú y thủy sản

Hiện trạng kinh doanh thuốc thú y cung cấp cho các vùng nuôi khá phức

tạp: Thuốc và hóa chất sử dụng trong NTHS có thể chia làm 3 nhóm: nhóm cải

Page 30: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

24

tạo môi trường, nhóm phòng bệnh (gồm cả việc kích thích tiêu hóa, tăng cường

sức đề kháng) và nhóm trị bệnh động vật thủy sản. Hiện nay việc sản xuất các

loại thuốc, hóa chất cho NTHS nhìn chung chưa phát triển. Chúng ta mới chủ

yếu sản xuất các loại thuốc hóa chất đơn giản, một số loại kháng sinh, men vi

sinh...tuy nhiên chất lượng thấp nên không được người dân NTHS ưa chuộng.

Hầu hết các loại thuốc hóa chất sử dụng trong NTHS là nhập khâu và lưu thông

vào Việt Nam qua hệ thống các đại lý kinh doanh, nhà phân phối độc quyền.

Do chủng loại thuốc rất đa dạng, các kênh phân phối cung đa dạng và

phức tạp nên công tác quản lý chất lượng thuốc hóa chất trong NTHS gặp rất

nhiều khó khăn.

Việc sử dụng các loại thuốc, hoá chất này cung đang bộc lộ nhiều vấn đề

bất cập. Người dân sử dụng thuốc, hoá chất chủ yếu dựa vào các hướng dẫn của

nhân viên của các cơ sở kinh doanh. Chất lượng dịch vụ của các cơ sở này nhìn

chung rất tốt, hệ thống họat động khá năng động để đáp ứng nhu cầu của người

NTHS. Người mua được nhân viên kinh doanh/tiếp thị giới thiệu về cách sử

dụng, nhiều trường hợp được hướng dẫn cụ thể, có nhãn mác giới thiệu về thành

phần v.v..tuy nhiên hầu hết người dân đều cho rằng họ gặp khó khăn về cách sử

dụng các loại thuốc này, thời gian và liều lượng bao nhiều cho từng loại bệnh...

Nhìn chung, hệ thống kinh doanh thuốc hóa chất họat động khá năng động

và hiệu quả. Do hầu hết các loại thuốc hóa chất phục vụ NTHS này phải nhập có

chất lượng tương đối bảo đảm, số lượng đa dạng, hệ thống phân phối rộng khắp

nên bước đầu đã kích thích sản xuất, tạo điều kiện dễ dàng cho người dân trong

việc tiếp cận khoa học kỹ thuật và nâng cao hiệu quả sản xuất NTHS.

5.3. Hệ thống cơ sở ha tầng cho nuôi trên biển và hải đảo

- Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ NTHS còn nhiều hạn chế, chậm, dàn trải,

thiêu tinh đông bô. Việc quản lý va sư dung cac công trình, các dự án đầu tư còn

nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao, nhiều dự án sau khi xây dựng đưa vào hoạt

động chưa đạt được theo công suất thiết kế. Lựa chọn cơ quan tư vấn, chủ đầu tư

các dự án thuộc Chương trình chưa thống nhất. Trong đầu tư chưa chu ý đến tính

khoa học, yếu tố công nghệ, tính liên tục của dự án đầu tư từ mục đích đầu tư,

thiết kế công nghệ, đến khâu xây dựng và quản lý vận hành sau đầu tư. Do đó khi

kết thuc đầu tư, việc đưa các dự án vào sử dụng thường khó khăn trong việc vận

hành, hiệu quả thấp.

Hệ thống phao tiêu, biển báo giao thông trên biển: Hiện nay, hệ thống

phao tiêu, biển báo giao thông trên biển đổi ở nước ta cơ bảo đã được hình thành

nhưng các hệ thống đó chủ yếu cho hoạt động giao thông biển, nhưng các hệ

thống phục vụ riêng cho NTHS trên biển chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Trừ một số

vùng đã có dự án giao và cho thuê mặt nước biển như Vân Đồn-Quảng Ninh,

Kiên Lương-Kiên Giang. Ngoài ra, khu vực Cụm Đảo Đá Tây (Quần đảo

Trường Sa) hiện đã có hệ thống phao tiêu, biển báo giao thông phục vụ cho

NTHS và neo đậu tàu thuyền.

Page 31: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

25

Bến đỗ tàu thuyền phục vụ nuôi biển: Hầu hết, các vùng NTHS trên biển

và hải đảo ở nước ta hiện nay chưa được quan tâm đầu tư, chủ yếu được kết hợp

với bến đỗ tàu thuyền phục vụ khai thác hải sản và phục vụ đi lại của người dân

như Vùng Quan Lạng, Hạ Long - Vân Đồn, Cô Tô (Quảng Ninh); Bến Bèo (Cát

Bà-Hải Phòng), Nghi Sơn (Thanh Hóa); Bán đảo Long Sơn, Côn Đảo (Bà Rịa-

Vung Tàu); Quần đảo Bà Lụa, Quần đảo Nam Du, Quần đảo Phú Quý (Kiên

Giang); các xã thuộc huyện Tân Phú Đông, Gò Công Đông (Tiền Giang); huyện

Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú (Bến Tre); các xã Long Hòa - Châu Thành, Mỹ

Long Nam- Cầu Ngang, Hiệp Thạnh, Trường Long Hòa, Đông Hải- Duyên Hải

(Trà Vinh).

Neo giữ lồng bè: hiện nay các khu neo giữ lồng bè NTHS chưa được đầu

tư, chủ yếu do người dân tự đầu tư. Trừ khu vực Cụm Đảo Đá Tây (Quần đảo

Trường Sa) được đầu tư hệ thống neo, rùa giữ lồng bè. Khu dịch vụ hậu cần

nghề cá trên cụm đảo Đá Tây bao gồm hệ thống cảng, khu neo đậu tàu thuyền,

kho xăng dầu, nhà ở. Bên cạnh đó, trên đảo còn có các hệ thống phao tạo điều

kiện cho việc neo đậu tàu thuyền trên đảo. Đây là một trong những cơ sở hạ tầng

có khả năng đáp ứng được một phần nhu cầu cho phát triển nuôi hải sản khu vực

cụm đảo Đá Tây- vùng biển giữa biển Đông.

6. Hiện trang chế biến và tiêu thụ thủy sản từ nuôi biển

6.1. Hệ thống các nhà máy chế biến

Cùng với sự gia tăng của kim ngạch xuất khâu, số lượng doanh nghiệp

tham gia ngành ngày càng tăng. Năm 2010 có 568 cơ sở chế biến quy mô công

nghiệp, các cơ sở này đều đạt tiêu chuân vệ sinh an toàn thực phâm trong đó có

trên 400 cơ sở đạt tiêu chuân XK vào thị trường Nhật Bản, Mỹ, EU...

Sự gia tăng này là điều kiện cần thiết bảo đảm cho ngành công nghiệp CB

đáp ứng yêu cầu gia tăng sản lượng thủy sản XK. Quy mô công suất trung bình

của mỗi cơ sở cung tăng lên đến 24,9 tấn/ngày. Sự thay đổi của năng lực sản

xuất không chỉ thể hiện ở gia tăng số lượng mà còn tăng lên về chất lượng.

Các vùng nuôi biển hiện nay đều có nhà máy chế biến thủy sản, hệ thống

chế biến thủy sản có thể chia làm 3 cấp: công ty chế biến (và xuất khâu); các

nhà máy chế biến; các cơ sở chế biến và các cơ sở sơ vệ tinh, thu gom nguyên

liệu và sơ chế đơn giản cho các nhà máy. Sản phâm thủy sản được tiêu thụ qua

các hệ thống chợ cá, cảng cá (có chợ); hệ thống thu gom (đầu nậu) và các công

ty xuất khâu thủy hải sản.

Theo nguồn điều tra tại các tỉnh ven biển số cơ sở chế biến trong các năm

qua tăng lên năm 2005 theo thống kê có 1.824 cơ sở chế biển thủy sản đến năm

2010 có 2.274 cơ sở, trong đó số lượng cơ sở chế biến thủ công vẫn chiếm ưu

thế so với các sơ sở chế biển thủy sản xuất khâu

Hệ thống thu gom nguyên liệu và sơ chế ở vùng ven biển và ĐBSCL phát

triển mạnh, cơ sở sơ chế và thu gom tương ứng (cơ sở cấp I). Các cơ sở này

đóng vai trò trung gian trong việc thu mua sản phâm NTTS của người dân và

bán lại cho các nhà máy chế biến làm nguyên liệu.

Page 32: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

26

Mạng lưới thu gom thời gian qua họat động rất tích cực, góp phần quan

trọng vào nâng cao sản lượng thủy hải sản chế biến. Tuy vậy, hệ thống này cung

có hạn chế ví dụ như: hầu hết các thương lái đều có qui mô nho, phương tiện

trang thiết bị bảo quản, vận chuyển còn thô sơ, các kiến thức về vệ sinh an toàn

thực phâm chưa được trang bị đầy đủ v.v... Về lâu dài, khi nền kinh tế hội nhập,

các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc và an toàn vệ sinh chất lượng sản phâm thủy

sản đòi hoi cao hơn, nhất định hệ thống này sẽ phải được cải tiến và thay thế

bằng các chợ thủy sản đầu mối.

6.2. Thị trường xuất khâu

Thị trường tiêu thụ sản phâm qua chế biển: EU, Mỹ và Nhật Bản luôn là

khách hàng chính của thủy sản Việt Nam với tỷ trọng đóng góp rất ổn định trong

cơ cấu xuất khâu qua các năm: EU ~ 27% - 30% sản lượng và 24% - 26% giá

trị, Mỹ ~ 8% - 11% sản lượng và 16% - 19% kim ngạch, Nhật ~ 10% - 12% về

lượng và 18% giá trị.

Thị trường tiêu thụ sản phâm tươi sống: với lợi thế nước ta gần các thị

trường tiêu thụ cá tươi sống lớn như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan ...nhu cầu

của thị trường tiêu thụ các sản phâm hải sản nói chung, cá biển nói riêng ngày

càng tăng trong khi sản phâm khai thác từ tự nhiên không tăng và có xu hướng

giảm. Xu thế phát triển nuôi biển là một tất yếu, thị trường tiêu thụ hải sản tiếp

tục và rộng mở và đầy hấp dẫn trong thời gian tới.

7. Hoat động khuyến ngư và thông tin tuyên truyền

Hoạt động khuyến ngư được các tổ chức khuyến ngư từ TƯ xuống các địa

phương, các tổ chức khuyến ngư tự nguyện, các Viện nghiên cứu, các Trường đại

học, trung cấp, các hội và tổ chức xã hội (Các hội, đoàn thể quần chung như phụ

nữ, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh, hội nghề cá, hội nông dân) đã tác động

tích cực và có hiệu quả vào công tác khuyến ngư. Các hiệp hội nghề nghiệp, dự

án quốc tế cùng với các doanh nghiệp và các chương trình phát triển kinh tế xã

hội khác, các nhà khoa học, các tổ chức phi Chính phủ, các hộ nông ngư dân tích

cực tham gia, góp phần cung cấp kiến thức, trao đổi những thông tin về kỹ thuật,

thị trường,… trong lĩnh vực nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo..

Hoạt động khuyến ngư đã được thực hiện nhiều năm qua và có nhiều đóng

góp tích cực cho phát triển nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo. Hoạt động

khuyên ngư cung đa đươc quan tâm , tạo điều kiện thuận lợi cho ngươi dân co

điêu kiên tiêp nhân khoa hoc, kỹ thuật.

Về chương trình khuyến ngư phát triển giống, đã tiến hành xây dựng các

chính sách khuyến ngư giống; thực hiện các dự án nhập và chuyển giao công

nghệ sản xuất giống các đối tượng nuôi.

Xây dựng mô hình: Cùng với các hoạt động trên, khuyến ngư còn tập

trung vào xây dựng các mô hình trình diễn cho các đối tượng nuôi có giá trị kinh

tế cao như tu hai, hàu, cá mu, cá hồng, cua, tôm hùm,…

Page 33: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

27

Về tập huấn kỹ thuật: Trung tâm khuyến ngư Quốc gia đã cùng với trung

tâm khuyến ngư các tỉnh tổ chức tuyên truyền sâu rộng cho các trại giống, cho

người nuôi về kỹ thuật nuôi thả, các biện pháp phòng trị bệnh trong nuôi các đối

tượng hải sản.

Về thông tin tuyên truyền: Tiếp tục phát hành các tài liệu kỹ mới phù hợp

với tiến bộ kỹ thuật qua các bản tin trên đài phát thanh; phát hành các ấn phâm

Thông tin khuyến ngư Việt Nam.

Nhìn chung hoạt động khuyên ngư cùng với công tác nghiên cứu khoa học

đã có nhưng đong gop quan trong trong kêt qua hoat đông cua nghê NTTS noi

chung trong giai đoan vưa qua . Nhiêu đôi tương mơi đa đươc nghiên cưu va đưa

vào s ản xuất như ôc hương , rong sun , cá mu, cá hồng , tu hài ,.…. thu đươc

nhưng kêt qua nhât đinh. Tuy nhiên, công tac nghiên cưu trong thơi gian qua vân

mang tinh bi đông , chưa xac đinh đươc cac đôi tương chu lưc , mang tinh chiên

lươc trong tương lai, do đo nhưng đôi tương sau khi đươc nghiên cưu hoan thiên

qui trinh, chỉ có thể đưa vào s ản xuất ơ qui mô nho le , chưa trơ thanh sản phâm

mang tinh hang hoa , có thể xuất khâu lượng lớn để thu ngoại tệ . Công tac

khuyên ngư đa co nhiêu cô găng, song nhiêu nơi vân hoat đông năng vê hinh

thưc, phương thưc tô chưc thưc hiên đơn điêu , chưa đa dang , linh hoat đê phu

hơp vơi điêu kiên tưng đia phương nên hiêu qua vân chưa cao.

8. Các chính sách phát triển NTHS trên biển và đảo Việt Nam

Trong hơn một thập kỷ qua Nhà nước Việt Nam đã có những quan tâm

đặc biệt đến sự phát triển ngành thủy sản, nhất là đối với nuôi trồng thủy sản.

Trong Chiến lược phát triển kinh tế, nuôi trồng thủy sản (đặc biệt là nuôi biển)

được xác định là ngành kinh tế mui nhọn. Một số chính sách phát triển phát triển

ngành thủy sản đã được ban hanh bao gồm:

- Quyết định số 224/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê

duyệt Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản thời kỳ 1999 - 2010;

- Quyết định số 103/2000/QĐ-TTg (dưới đây gọi tắt là quyết định 103)

của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển giống

thủy sản và Thông tư số 04/2000/TT-BTS ngày 03/11/2002 của Bộ Thủy sản

(dưới đây gọi tắt là thông tư 04) hướng dẫn thực hiện một số điều trong quyết

định 103/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;

- Quyết định số 112/2004/QĐ-CP ngày 26/3/2004 của Chính phủ về

chương trình phát triển giống thủy sản đến năm 2010;

- Quyết định số 10/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt

quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến

năm 2020;

- Thông tư số 03/2006/TT-BTS ngày 12/4/2006 của Bộ Thủy sản hướng

dẫn thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2010 và

định hướng đến năm 2020;

Page 34: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

28

- Nghị quyết 09-NQ/TW ngày 9 tháng 2 năm 2007 của Ban Chấp hành

Trung ương Đảng khoá X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020;

- Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban

chấp hành Trung ương Đảng khoá X về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020

(bản dự thảo).

- Đặc biệt, là Quyết định số 126/2005/QĐ-TTg, ngày 01/6/2005 của Thủ

tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy

hải sản trên biển và hải đảo. Theo Quyết định này: Nhà nước khuyến khích và

tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức hộ gia đình, cá nhân thuộc các thành

phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực NTHS trên biển và hải đảo

nhằm phát huy lợi thế của các địa phương ven biển, đưa nghề nuôi NTHS trên

biển và hải đảo trở thành một nghề chủ lực, tạo sản phâm hàng hóa có khối

lượng lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước.

- Quyết định 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ

về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch

vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa;

- Nghị định số 61/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 04/6/2010 về

Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn

nhằm hỗ trợ phát triển nuôi cá biển trên đất hoang hoá, vùng nước chưa được

khai thác, trên biển, hải đảo;

Nhờ có các chủ trương, chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước trên

và một số chính sách của các tỉnh ven biển trong giai đoạn qua, đã góp phần

quan trọng vào quá trình phát NTHS thời gian qua và tạo cơ hội thuận lợi cho

nghề NTHS trên biển và hải đảo ngày càng phát triển trong giai đoạn tiếp theo.

9. Đanh gia chung vê hiên trang phat triên NTHS trên biên va hai đao

Viêt Nam trong giai đoan 2005-2010

9.1. Những kết quả đat được

- Phát triển NTHS trên biển và hải đảo Việt Nam trong thời gian qua đã

thu được những kết quả nhất định: góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng

nông thôn ven biển; giải quyết việc làm cho các vùng ven biển, đời sống của

người nuôi trồng hải sản được cải thiện, góp phần làm cho kinh tế xã hội và an

ninh vùng ven biển luôn phát triển năng động.

- Hoạt động nuôi biển đã được triển khai rộng khắp các huyện, thị thuộc

các tỉnh/thành phố ven biển, nhiều mô hình NTHS đem lại hiệu quả kinh tế cao,

góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động vùng biển và hải đảo.

- Số lượng các nhà máy chế biến, các trại sản xuất giống hải sản và các

dịch vụ hỗ trợ phát triển nuôi trồng hải sản không ngừng tăng lên.

- Diện tích nuôi, năng suất nuôi, sản lượng nuôi, giá trị sản xuất,…đã

không ngừng phát triển. Đối tuợng nuôi trồng hải sản phong phu, đa dạng; một

số đối tượng hải sản có giá trị cao đã được nghiên cứu và cho sinh sản giống

nhân tạo và nuôi thương phâm thành công.

Page 35: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

29

- Phát triển nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo tạo việc làm để chuyên

đổi nghề nghiệp cho khu vực nông thôn, vùng biển và hải đảo; đặc biệt chuyển

đổi nghề nghiệp cho cộng đồng cư dân hoạt động khai thác hải sản ven bờ sang

nuôi trồng hải sản, góp phần bảo vệ môi trường, nguồn lợi.

- Phát triển NTHS trên biển đảo không chỉ đóng góp vào nhu cầu và sự

phát triển kinh tế nước nhà, mà còn đóng góp rất lớn vào công cuộc bảo vệ chủ

quyền biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Đây mạnh phát triển NTHS

vùng biển và hải đảo sẽ góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống

cho người dân và tạo niềm tin cho công cuộc đưa dân ra đảo.

- Hoạt động nghiên cứu, chuyên giao công nghệ đã chủ động sản xuất

được nhiều giống mới, hoàn thiện nhiều quy trình nuôi tiên tiến cho năng suất

cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phâm, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng

trong nước và quốc tế.

9.2. Những tồn tai, han chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, NTHS trên vùng biển và hải đảo

hiện nay còn nhiều tồn tại và hạn chế như:

- Nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo còn mang tính tự phát, thiếu quy

hoạch, điều kiện cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, trình độ kỹ thuật sản xuất của

người dân chưa đáp ứng được yêu cầu, dẫn đến sản xuất kém hiệu quả, gây ô

nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

- Về sản xuất con giống: Con giống là khâu cần thiết và quan trọng đầu

tiên trong phát triển nuôi biển. Trong khí đó khoa học, công nghệ trong sản xuất

giống các đối tượng hải sản nước ta còn hạn chế; giống sản xuất ra hiên nay mới

dừng ở quy mô nho; công nghệ sản xuất hiện nay ta chưa chủ động được, con

giống sản xuất ra chưa đáp ứng được nhu cầu nuôi thương phâm.

- Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt: Vùng biển nước ta hàng năm thường

xuyên chịu ảnh hưởng bão gió, áp thấp nhiệt đới với tần suất cao; vùng biển phía

Bắc chịu tác động của mùa đông lạnh kéo dài, nên đã gây bất lợi cho việc phát

triển NTHS trên vùng biển và hải đảo Việt Nam.

- Việc phát triển NTHS trên biển và hải đảo cần công nghệ lông nuôi co

khả năng chịu được điều kiện khắc nghiệt của thời tiến và cần vốn đầu tư lớn;

thời gian nuôi dài, nhưng rủi ro trong san xuât lại cao nên các thành phần kinh tế

tham gia vao linh vưc NT HS trên biên con han chê vi vây đa ảnh hưởng đến

phát triển NTHS trên biển và hải đảo trong thơi gian qua.

- Lao động tham gia nuôi cá lồng trên biển thiếu hiểu biết về khoa học kỹ

thuật, thiếu kinh nghiệm trong quản lý và thiếu ý thức trong việc giữ gìn và bảo

vệ môi trường xung quanh.

- Môi trường vùng ven biển ngày càng bị ô nhiễm do những tác động tiêu

cực của quá trình phát triển kinh tế xã hội, đã ảnh hưởng không nho đến quá

trình phát triển NTHS trên biển và hải đảo trong giai đoạn vừa qua.

Page 36: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

30

10. Đanh gia chung vê kết quả thực hiện Quy hoach nuôi cá biển đến

năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

Bảng so sánh chỉ tiêu trong Quy hoạch và thực trạng nuôi cá biển của cả nước

TT Danh mục QH 2015 2013 2014

1 Tổng sản lượng (tấn) 160.000 60.953 63.460

- Nuôi trong ao nước mặn lợ, ao nuôi tôm

chuyển đổi (tấn)

61.000 29.058 30.289

- Nuôi trong hệ thống lồng nho (tấn) 44.000 31.895 33.171

- Nuôi công nghiệp tập trung (tấn) 55.000

2 Giá trị (tỷ USD) 1,04

3 Số lồng bè (lồng) 18.231 28.273

4 Diện tích nuôi trong ao (ha) 18.367 29.781

(Nguồn: Vụ nuôi trồng thủy sản – Tông cục thủy sản 2013, 2014)

Đến năm 2014 (sau 3 năm Quy hoạch cá biển được phê duyệt 2011) sản

lượng nuôi cá biển ở các loại hình (theo số liệu thống kê của Vụ Nuôi trồng thủy

sản) chỉ đạt 63.460 tấn, nhìn chung tốc độ tăng trưởng về quy mô diện tích và

sản lượng nuôi khá chậm so với quy hoạch.

Sản lượng nuôi cá biển trong lồng bè đến năm 2015 có thể đạt được chỉ

tiêu trong Quy hoạch là 44.000 tấn. Riêng sản lượng nuôi ao đầm nước mặn lợ

chỉ đạt được 50% so với Quy hoạch và sản lượng nuôi công nghiệp gần như

không thể đạt được chỉ tiêu trong quy hoạch đến năm 2015 đề ra.

Đối tượng nuôi cá biển cung khá đa dạng, tuy nhiên tập trung chủ yếu vẫn

là cá Vược (chẽm), cá Song, cá Bớp và cá Hồng Mỹ.

Diện tích nuôi cá biển trong ao đất cung đã được mở rộng, tập trung ở một

số tỉnh trọng điểm như Quảng Ninh, Phú Yên, Bà Rịa-Vung Tàu và Kiên Giang.

Nuôi lồng bè nho nằm rải rác trong eo, vịnh ở các tỉnh ven biển. Nuôi cá biển

quy mô công nghiệp dạng lồng bè lớn trên 1.000m3 ở các vùng eo vịnh, biển

mở, có thể chịu được sóng gió lớn cấp 11 -12 hầu như chưa được các thành phần

kinh tế quan tâm đầu tư sản xuất.

Nguyên nhân không đạt được các chỉ tiêu trong quy hoạch theo Quyết

định số 1523/QĐ-BNN-TCTS như sau:

1. Việc chuyển đổi sang nuôi cá biển ở những cơ sở nuôi thủy sản mặn lợ

hiệu quả thấp đã được trú trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng mặt nước và đa

dạng hóa đối tượng nuôi trồng. Bên cạnh đó Nhà nước đã xây dựng những chính

sách hỗ trợ để khuyến khích phát triển, đặc biệt là đối với nuôi quy mô công

nghiệp, tuy nhiên nuôi cá biển hiện vẫn còn nho le, manh mún và nằm rải rác ở

Page 37: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

31

các địa phương do hiệu quả sản xuất không cao dẫn đến việc thu hut đầu tư còn

nhiều hạn chế.

2. Cơ sở hậu cần dịch vụ phục vụ cho nuôi cá biển còn nhiều hạn chế, từ

hệ thống cung cấp con giống đảm bảo chất lượng đến phòng trị bệnh, thức

ăn,…. Mặc dù đã được quan tâm đầu tư nghiên cứu, sản xuất song chưa đáp ứng

được với nhu cầu sản xuất.

3. Thị trường tiêu thụ cá biển từ nuôi trồng đa phần là thị trường nội địa,

buôn bán dạng cá sống, việc mở rộng thị trường tiêu thụ, đặc biệt xuất khâu là

rất khó do đặc thù của sản phâm này, đây chính là trở ngại cho việc đầu tư sản

xuất quy mô lớn của các nhà đầu tư.

4. Đầu tư cho nuôi cá biển là rất lớn, rủi ro cao, hiệu quả sản xuất không

thực sự tương xứng, do đó rất khó khăn trong việc thu hut đầu tư của các thành

phần kinh tế.

5. Nhiều đối tượng đã được nghiên cứu cho sản xuất giống nhân tạo, tuy

nhiên hiệu quả sản xuất giống chưa cao, đầu tư cho cơ sở sản xuất giống lớn, do

đó rất khó khăn trong việc xã hội hóa công tác sản xuất con giống phục vụ sản

xuất.

6. Mặc dù cơ chế chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã được xây dựng, tuy

nhiên việc áp dụng vào thực tế để hỗ trợ cho người sản xuất gặp nhiều vướng

mắc, do đó khó khăn khó khăn trong việc thuc đây sản xuất phát triển.

7. Việc liên kết trong tổ chức sản xuất đối với nuôi cá biển gần như chưa

hình thành, hầu hết các cá nhân, tổ chức nuôi cá là do tự phát, manh mun, chưa

hình thành các chuỗi liên kết ngang và chuỗi liên kết dọc để thuc đây sản xuất

phát triển.

11. Đanh gia chung vê kết quả thực hiện Quy hoach nuôi nhuyễn thể

hàng hóa tâp trung đến năm 2020

Theo Quyết định số 1628/QĐ-BNN-TCTS ngày 20/7/2011của Bộ trưởng

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt Quy hoạch nuôi nhuyễn thể

hàng hóa tập trung đến năm 2020, đã đưa ra các chỉ tiêu phát triển phát triển cụ

thể như sau:

- Đến năm 2015: Tổng diện tích đạt 43.360 ha (Nuôi nghêu: 26.040 ha; Ốc

hương: 700 ha; Sò huyết: 13.010 ha; Hàu: 2.630 ha; Tu hài: 980 ha); Sản lượng

nuôi các đối tượng nhuyễn thể chủ lực: 437.940 tấn (Nghêu:330.000 tấn, Ốc

hương: 1.780 tấn, Sò huyết: 65.640 tấn, Hàu: 27.600 tấn, Tu hài: 2.920 tấn).

- Đến năm 2020: Tổng diện tích đạt 55.130 ha (Nuôi nghêu: 32.960 ha; Ốc

hương: 840 ha; Sò huyết: 16.100 ha; Hàu: 3870 ha; Tu hài: 1.360 ha); Sản lượng

nuôi các đối tượng nhuyễn thể chủ lực: 583.950 tấn (Nghêu: 430.700 tấn, Ốc

hương: 2.350 tấn, Sò huyết: 108.250 tấn, Hàu: 38.700 tấn, Tu hài: 3.950 tấn).

Thực tế kết quả thực hiên duyệt Quy hoạch nuôi nhuyễn thể hàng hóa tập

trung đến năm 2020 đến nay như sau:

Page 38: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

32

- Đến năm 2014 tổng diện tích nuôi nhuyễn thể đạt 28.415 ha, sản lượng

đạt 164.032 tấn. Kế hoạch đến năm 2015 tổng diện tích nuôi nhuyễn thể đạt

30.126 tấn, băng 69,48% so với chỉ tiêu quy hoạch; sản lượng đạt 200.000 tấn

bằng 45,67% so với chỉ tiêu quy hoạch.

Nhin chung các chỉ tiêu diện tích và sản lượng Quy hoạch nuôi cá biển

đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 theo Quyết định số 1628/QĐ-BNN-

TCTS ngày 20/7/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

đến nay đều chưa đạt được theo các chỉ tiêu đã đề ra. Đã giải quyết việc làm cho

khoảng 4,5 triệu lao động, bằng 95,74% chỉ tiêu quy hoạch. Môt trong cac

nguyên nhân không đạt được các chỉ tiêu như sau:

- Nguyên nhân là do thị trường tiêu thu các sản phâm nuôi nguyễn thể khó

khăn, giá bán các sản phâm nhuyển thể hiện nay có xu hướng giảm, đặc biệt là

đối tượng ngao/nghêu. Chưa tìm được thị trường tiêu thụ lớn đôi vơi cac san

phâm thuy san nuôi hiên nay , sản phâm chỉ mới được giao dịch nho le ở dạng

tươi sống cho các nhà hàng nội địa nên tăng trưởng rất chậm.

- Nguôn vôn đầu tư đê triên khai thưc hiên quy hoach con h ạn chế nên

viêc đâu tư cac dư an đâu tư con dan trai , chưa đông bô, chưa tập trung cho các

công trinh trong điêm, các công trình đầu mối làm giảm hiêu qua đâu tư .

- Công tác quản lý, tổ chức thực hiện quy hoạch, giám sát, đánh giá thực

hiện quy hoạch chưa đươc quan tâm đung mưc , chưa được thực hiện thường

xuyên, không câp nh ật thông tin, không chu ý điều chỉnh, bổ sung quy hoạch

cho phù hợp với thực tế sản xuất,... dẫn đến các chỉ tiêu phát triển quy hoạch

chưa sát với thực tiễn.

Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ Quy hoạch nuôi nhuyễn thể hàng hóa

tập trung đến năm 2020 giai đoạn 2011-2015:

- Quá trình xây dựng và thực hiện Quy hoạch nuôi nhuyễn thể hàng hóa

tập trung đến năm 2020 giai đoạn 2011-2015 cho thấy: Quy hoạch phát triển

nuôi nhuyễn thể là công việc khó, do các đối tượng nuôi nhuyễn thể phụ thuộc

chặt chẽ với các yếu tố, các quy luật tự nhiên, lại vận động, phát triển theo định

hướng của thị trường, trong điều kiện của một nước nghèo, ngư dân nghèo với

nhiều tập tục, thói quen của nền sản xuất nho, tư duy manh mun, trình độ thủ

công, cơ chế quản lý quan liêu, bao cấp. Trong khi đó, sản xuất thủy sản phát

triển nói chung và nuôi nhuyễn thể nói riêng với tốc độ rất nhanh, được coi là

một trong các ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất, đặc biệt là lĩnh

vực xuất khâu. Chính vì vậy, thời gian qua, công tác quy hoạch còn nhiều bất

cập, không theo kịp và chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của thực tiễn. Sau khi

Quy hoạch nuôi nhuyễn thể hàng hóa tập trung đến năm 2020 của ngành được

phê duyệt, quy hoạch theo các vùng, các địa phương...chậm được triển khai. Mặt

khác công tác quản lý thực hiện quy hoạch còn rất yếu. Hiện tượng quy hoạch

treo vẫn xảy ra ở nhiều nơi; Công tác giám sát, đánh giá thực hiện quy hoạch ở

nhiều địa phương không được thực hiện, không thường xuyên cập nhật thông

tin, không chu ý điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho phù hợp với thực tế.

Page 39: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

33

- Quy hoạch nuôi nhuyễn thể hàng hóa tập trung đến năm 2020 được phê

duyệt và thực hiện trong bối cảnh Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến

năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 chưa được xây dựng, dẫn đến các chỉ tiêu

phát triển quy hoạch chưa sát với thực tiễn và chưa thể hiện được tầm nhìn dài

hạn.

- Liên quan đến việc thực hiện quy hoạch sau khi được duyệt, chu trình

quy hoạch đã xác định rõ 3 giai đoạn, bao gồm giai đoạn chuân bị (giai đoạn tiền

quy hoạch), giai đoạn quy hoạch và giai đoạn thực hiện quy hoạch. Tuy nhiên,

giai đoạn thứ 3 của quá trình quy hoạch cần phải có sự phối hợp của nhiều cơ

quan chức năng trong quản lý thực hiện quy hoạch, cần có trung tâm đầu mối,

cần kinh phí để tổ chức thực hiện, nhưng trong cơ chế hiện hành, quy trình này

thường bị lãng quyên, ít được các cơ quan quản lý quan tâm đung mức.Việc áp

dụng các công cụ và kỹ thuật hiện đại hỗ trợ cho quá trình quy hoạch như GIS,

kỹ thuật về phân vùng, xây dựng bản đồ số hóa, tiếp cận tổng hợp trong quy

hoạch,… cung chưa được thực hiện hiệu quả vì nhiều lý do như thiếu kinh phí,

năng lực của đội ngu cán bộ làm công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch còn

hạn chế, khó khăn, bất cập trong cặp nhật, bổ sung thông tin thường niên...

Chính vì vậy, các phương án quy hoạch được xây dựng trong các quy hoạch

chưa mang tính khả thi cao, còn thiếu các cơ sở khoa học, chất lượng của nhiều

quy hoạch bị hạn chế, chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển của ngành thủy sản.

- Một hạn chế nữa trong Quyết định số 1628/QĐ-BNN-TCTS ngày

20/7/2011 là không đề cập đến tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư thực hiện

các chương trình, dự án để làm cơ sở cho việc thực hiện đầu tư phát triển sau khi

quy hoạch được phê duyệt, nhằm đạt được các chỉ tiêu phát triển. Điều này cung

làm giảm tính khả thi của việc thực hiện quy hoạch.

Page 40: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

34

PHẦN III

DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ, ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG HẢI

SẢN TRÊN VÙNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM

1. Dự báo nhu cầu tiêu dùng và khả năng đáp ứng các sản phâm thủy

sản trên thế giới và Việt Nam đến năm 2020.

1.1. Dự báo nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thủy sản trên thế giới.

Tổ chức Nông Lương Liêp Hiệp quốc (FAO) dự báo tổng nhu cầu thủy

sản và các sản phâm thủy sản trên thế giới sẽ tăng gần 50 triệu tấn, từ 133 triệu

tấn năm 1999/2000 lên 156,7 triệu tấn vào năm 2010 và đạt 183,3 triệu tấn vào

năm 2015 và đạt 209,9 triệu tấn vào năm 2020 với tốc độ tăng trưởng bình quân

2,1%/năm, chậm lại chút ít so với tốc độ tăng 3,1% mỗi năm của 20 năm trước

đó. Nhu cầu thủy sản dùng làm thực phâm sẽ chiếm 148,47 triệu tấn vào năm

2015 và 169,98 triệu tấn vào năm 2020, trong đó nhu cầu thủy sản làm thực

phâm tập chung chủ yếu ở khu vực như Châu Phi, Châu Á, Châu Đại dương,

Bắc Mỹ và Châu Âu; nhu cầu thủy sản phi thực phâm tập chung chủ yếu ở khu

vực Caribe và Nam Mỹ chiếm trên 70% tổng nhu cầu của vùng này.

Tiêu thụ thủy sản tính theo đầu người trên toàn cầu sẽ tăng bình quân

0,8% trong giai đoạn 2010-2020, giảm so với mức 1,5% đã đạt được trong 20

năm trước.

Bảng 13: Dự báo nhu cầu tiêu thụ thủy sản trên thê giới đến năm 2015 Đvt: Triệu tấn

STT Hang mục Châu

Phi

Bắc

Mỹ

Caribê

Nam

Mỹ

Châu

Á

Châu

Âu +

Nga

Châu

Đai

Dương

Toàn

cầu

Tổng nhu cầu 9,26 9,64 22,06 110,46 23,79 8,15 183,30

Tỷ trọng % 5,05 5,26 12,03 60,24 12,97 4,44 100,00

1 Phi thực phâm 0,90 1,57 15,78 9,15 7,35 0,13 34,89

Tỷ trọng % 9,74 16,24 71,51 8,29 30,92 1,64 19,03

2 Thực phâm 8,36 8,08 6,28 101,30 16,43 8,01 148,47

Tỷ trọng % 90,26 83,76 28,49 91,71 69,08 98,36 80,97

Tính toán dựa vào nguồn số liệu của (FAO statistics), SOFIA; IFPRI study

Ước tính trung bình mỗi người tiêu thụ 19,1 kg vào năm 2015 và trên 20

kg vào năm 2020, so với 16,1 kg năm 1999/2000. Tiêu thụ cá và sản phâm cá

bình quân đầu người ước đạt đạt 13,7 kg năm 2010 và dự báo đạt 14,3 kg vào

năm 2015 và khoảng 15 kg vào năm 2020, trong khi đó nhu cầu thủy sản có vo

và các sản phâm nuôi khác sẽ đạt mức tương ứng 4,7 và 4,8 kg/người cho giai

đoạn năm 2015 và 2020.

Page 41: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

35

Bảng 14: Dự báo nhu cầu tiêu thụ thủy sản trên thê giới đến năm 2020

Đvt: Triệu tấn

TT Các nhu cầu Châu

Phi

Bắc

Mỹ

Caribê

Nam

Mỹ

Châu

Á

Châu

Âu +

Nga

Châu

Đai

Dương

Toàn

cầu

Tổng nhu cầu 10,60 11,04 25,25 126,44 27,22 9,34 209,90

Tỷ trọng % 5,05 5,26 12,03 60,24 12,97 4,45 100,00

1 Phi thực phâm 1,03 1,80 18,06 10,47 8,41 0,15 39,92

Tỷ trọng % 9,72 16,27 71,53 8,28 30,91 1,6 19,02

2 Thực phâm 9,57 9,24 7,19 115,97 18,81 9,19 169,98

Tỷ trọng % 90,28 83,73 28,47 91,72 69,09 98,4 80,98

Nguồn: Tính toán dựa vào nguồn số liệu của (FAO statistics), SOFIA; IFPRI study

Theo FAO, trong 100% tổng nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng thủy sản đến

năm 2015 có đến 50% sản lượng được cung cấp từ NTTS và 50% còn lại được

cung cấp từ KTTS, tuy nhiên đến năm 2020 ngành khai thác thủy sản sẽ gặp rất

nhiều khó khăn do nguồn lợi thủy sản cạn kiệt, và các tác động của hiện tượng

biến đổi khí hậu vì vậy sản lượng KTTS chỉ đáp ứng được trên 30% tổng nhu

cầu tiêu dùng toàn thế giới, còn lại 70% tổng nhu cầu được cung cấp từ NTTS.

Về cơ cấu tiêu thụ các loại sản phâm thủy sản phân theo loại hình mặt

nước nuôi như sau. Năm 2010 trong 100% tổng nhu cầu tiệu thụ các sản phâm

thủy sản thì sản phâm thủy sản nước lợ chiếm 5,74%, nước ngọt chiếm 45,2%,

và nước mặn chiếm 49,06% tổng nhu cầu thủy sản toàn cầu năm 2010; đến năm

2015 nhu cầu tiêu thụ sản phâm nuôi nước lợ chiếm 5,77%, sản phâm nuôi nước

ngọt chiếm 45,34%, và sản phâm nuôi nước mặn chiếm 48,89%; đến năm 2020

con số này như sau, nuôi nước lợ chiếm 6,2%, nuôi nước ngọt chiếm 45,45%, và

nuôi nước mặn chiếm 48,35% tổng nhu cầu tiêu dùng các sản phâm thủy sản của

năm 2020.

Bảng 15: Nhu cầu tiêu dùng thủy sản theo đối tượng nuôi đến năm 2020

Đvt: Triệu tấn

TT Hang mục Năm 2015 Năm 2020

Tổng nhu cầu 183,30 209,90

Tổng tỷ trọng % 100,00 100,00

1 Nước lợ 10,58 13,01

Tỷ trọng % 5,77 6,2

2 Ngước ngọt 83,11 95,40

Tỷ trọng % 45,34 45,45

3 Nước mặn 89,62 101,49

Tỷ trọng % 48,89 48,35

Tính toán dựa vào nguồn số liệu của (FAO statistics), SOFIA; IFPRI study

Page 42: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

36

1.2. Dự báo khả năng cung câp thủy sản trên thế giới đến năm 2020

Theo ước tính dự báo của FAO, năm 2010 tổng sản lượng thủy sản của thế

giới đạt trên 140 triệu tấn, và dự báo đến năm 2015 sẽ đạt 160 triệu tấn, và năm

2020 là 173 triệu tấn với tốc độ tăng trưởng bình quân 2,1%/năm trong giai đoạn

đến 2010 và 1,6%/năm giai đoạn 2010 - 2020, chủ yếu nhờ tăng sản lượng thủy

sản nuôi. Trong 100 tổng sản lượng thủy sản toàn cầu giai đoạn 2010-2020, ước

tính có đến trên 60% sản lượng gia tăng sẽ từ NTTS, còn lại từ KTTS, ngược lại

sản lượng KTTS dự kiến sẽ trì trệ trong giai đoạn 2015-2020.

Sản lượng thủy sản tại các nước đang phát triển dự kiến sẽ tăng 2,7% một

năm trong giai đoạn dự báo, mức tăng này chỉ bằng một nửa so với mức tăng đã

đạt được trong hai thập kỷ vừa qua. Tại những nước này, thủy sản đánh bắt dự

kiến chỉ tăng 1%/năm. Do vậy, phần lớn mức sản lượng tăng sẽ là từ phía

NTTS, với sản lượng dự kiến tăng 4,1%/năm. Sản lượng thủy sản đánh bắt ở các

nước phát triển dự kiến có thể suy giảm trong giai đoạn sau năm 2015.

Phần của các loại cá biển trong tổng sản lượng cá dự báo sẽ giảm từ

30,8% trong năm 1999/2001 xuống 24,5% vào năm 2015 và 2020. Tương tự,

phần của các loại cá tầng đáy sẽ giamr từ 16,2% xuống 12,7% cho giai đoạn

2015 và 2020. Trái lại, phần của cá nước nước ngọt và cá nước lợ sẽ tăng từ

23,7% trong năm 1999/2001 lên 29,3% vào năm 2015 và trên 30% vào năm

2020, và phần của các loài giáp xác, thân mềm và chân đầu sẽ tăng từ 20,5% lên

25,6% cho giai đoạn năm 2015 và 2020.

Bảng 16: Dự báo lượng cung-cầu thủy sản toàn cầu đến năm 2020

Đvt: Triệu tấn

TT Hang mục Năm 2015 Năm 2020

1 Lượng cầu 183,30 209,90

2 Lượng cung 172,70 197,70

3 Lượng thiếu hụt 10,60 12,20

Nguồn: Tính toán dựa vào nguồn số liệu của (FAO statistics), SOFIA; IFPRI study

So sánh lượng cung-cầu dự báo cho thấy nhu cầu thủy sản và các sản

phâm thủy sản sẽ cao hơn lượng cung tiềm năng. Tổng lượng cầu thủy sản toàn

thế giới sẽ thiếu hụt là 9 triệu tấn vào năm 2010 và 10,6 triệu tấn vào năm 2015

và 12,2 triệu tấn vào năm 2020. Tình trạng thiếu hụt này sẽ không xảy ra nếu

như có sự cân đối giữa một bên là giá thủy sản tăng, cùng với sự dịch chuyển về

nhu cầu tiêu thụ các loại thủy sản khác nhau và một bên là sự dịch chuyển nhu

cầu sang dùng các loại thực phâm giàu protein thay thế khác.

Việt Nam là một nước có lợi thế về phát triển thủy sản, đặc biệt là phát

triển NTTS, trong thời gian vừa qua thủy sản của Việt Nam đã có mặt trên 100

quốc gia và vùng lãnh thổ. Ước năm 2010 thủy sản của Việt Nam chiếm khoảng

0,85% tổng lượng cung thủy sản toàn cầu, năm 2015 con số này là 0,91% và đến

năm 2020 con số này là 0,95%.

Page 43: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

37

Bảng 17: Dự báo lượng cung thủy sản phân theo khu vực đến năm 2020

Đvt: Triệu tấn

TT Hang mục Năm 2015 Năm 2020

Toàn cầu 183,30 209,90

1 Châu Phi 8,84 10,13

2 Châu Mỹ 38,19 43,74

3 Châu Âu 70,35 80,55

4 Châu Đại Dương 4,46 5,09

5 Châu Á 61,46 70,38

6 Việt Nam 1,66 2,00

Nguồn: Tính toán dựa vào nguồn số liệu của (FAO statistics), SOFIA; IFPRI study

1.3. Phân tích, dự báo nhu cầu tiêu dùng và khả năng đáp ứng các sản

phâm thủy sản ở thị trường Việt Nam đến năm 2020.

1.3.1. Phân tích, dự báo nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm thủy sản ở thị

trường Việt Nam đến năm 2020

- Theo dự báo mức tiêu thụ thủy sản ở thị trường Việt Nam trong thời gian

tới phụ thuộc chủ yếu vào hai yếu tố đó là sự gia tăng dân số và tăng thu nhập

bình quân đầu người qua các năm.

+ Theo Dự báo dân số được đưa ra trong Báo cáo Phối hợp của Chính Phủ

Việt Nam và Văn phòng Đại diện Liên Hợp quốc, nếu mức tăng dân số nước ta

tiếp tục được kiểm soát như giai đoạn vừa qua và dừng ở mức 1,4% bình quân

cho giai đoạn 2000-2010 và 1,2% cho giai đoạn 2010-2020 thì dân số nước ta sẽ

đạt 91,5 triệu người vào năm 2015 và 96,4 triệu người vào năm 2020.

+ Nếu Việt Nam hoàn thành cơ bản quá trình công nghiệp hóa, hiện đại

hóa, nâng mức thu nhập bình quân đầu người khoảng 2.000 USD, mức tiêu dùng

thủy sản trên đầu người có sẽ tăng khoảng 40-45% so với năm 2007 (22kg).

Bảng 18: Dự báo nhu cầu và khả năng cung ứng sản phâm thủy sản ở thị

trường Việt Nam đến năm 2020

TT Hang mục ĐVT Năm

2015

Năm

2020

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản Triệu tấn 2,6 3,0

1 Dân số ở Việt Nam Triệu người 91,5 96,4

2 Tiêu thụ TS bình quân đầu người Kg/người/năm 29,5 31,9

Nguồn: Chiến lược phát triển KT-XH ở Việt Nam đến năm 2020, quy hoạch phát triển

chế biến thủy sản toàn quốc đến năm 2020.

Mức tiêu thụ thủy sản bình quân theo đầu người của Việt Nam tăng bình

quân 5%/năm trong giai đoạn 1990-2010. Như vậy, nếu xu hướng này vẫn được

thiết lập trong thời gian tới thì dự báo mức tiêu thụ thủy sản vào các năm 2010,

2015 và 2020 lần lượt là: 26,5-29,5-31,9 kg/người. Lượng cầu thuy sản tương ứng

cho dân số trong nước là: 2,2-2,6-3,0 triệu tấn (dân số dự báo ở các năm 2010,

Page 44: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

38

2015 và 2020 lần lượt là 85,7-91,5-96,4 triệu người). Trong cơ cấu sản phâm thủy

sản tiêu thụ ở thị trường nội địa đối tượng cá nước ngọt truyền thống (cá trắm,

chép, rô phi, cá tra…) vẫn là đối tượng được người tiêu dùng lựa chọn nhiều hơn

cả, ước tính đối tượng cá nước ngọt chiếm trên 75% lượng tiêu thụ ở thị trường

trong nước, 25% các đối tượng thủy sản còn lại tập chung ở nuôi mặn lợ.

Dự báo nhu cầu tiêu thụ bình quân giai đoạn 2010-2020 đối với sản phâm

cá các loại chiếm khoảng 52,4%, sản phâm tôm các loại chiếm 4,83%, sản phâm

mực và bạch tuộc chiếm 3,62%, và sản phâm thủy hải sản khác chiếm 39,16%

tổng nhu cầu tiêu dùng thủy sản nội địa đến năm 2020. Trong đó xu hướng tiêu

dùng sản các nhóm sản phâm như tôm các loại, nhuyễn thể, cá biển,…đều có xu

hướng tăng.

Bảng 19: Dự báo nhu cầu tiêu thụ thủy sản ở Việt Nam đến năm 2020

Đvt: Triệu tấn

TT Hang mục Năm 2015 Năm 2020

Tổng nhu cầu 2,60 3,00

1 Cá các loại 1,37 1,53

2 Tôm các loại 0,12 0,15

3 Mực và bạch tuộc 0,10 0,11

4 Thủy hải sản khác 1,01 1,21

Tính toán dựa vào nguồn quy hoạch phát triển chế biến thủy sản toàn quốc đến năm 2020

1.3.2. Phân tích, dự báo khả năng cung ứng các sản phẩm thủy sản ở thị trường

Việt Nam đến năm 2020.

Theo chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2015 tổng sản lượng thủy

sản 6 triệu tấn và 7 triệu tấn vào năm 2020. Kết quả tính toán nhu cầu cung ứng

các sản phâm thủy sản ở thị trường Việt Nam như sau.

- Đến năm 2015 tổng sản lượng thủy sản đạt 6 triệu tấn, sau khi trừ đi 2,6

triệu tấn thủy sản tiêu thụ trong nước (bao gồm cả sản phâm tươi sống và chế

biến nội địa), và 3,4 triệu tấn phục vụ cho chế biến xuất khâu thì số sản lượng

trong nước vừa đủ cung cấp cho toàn thị trường thủy sản ở Việt Nam. Tuy nhiên

trong 4,65 triệu tấn nhu cầu cho chế biến thủy sản thì nguyên liệu trong nước chỉ

đáp ứng được 4 triệu tấn, còn lại phải nhập khâu khoảng 0,65 triệu tấn (chủ yếu

phục vụ chế biến xuất khâu).

Bảng 20: Khả năng cung cầu nguyên liệu thủy sản Việt Nam đến năm 2020

Đvt: Triệu tấn

TT Nôi dung Năm 2015 Năm 2020

1 Tổng sản lượng thủy sản 6,00 7,00

2 Nhu cầu tiêu thụ thủy sản 2,60 3,00

3 Nhu cầu cho chế biến thủy sản 4,65 5,64

3.1 Chế biến xuất khâu 3,40 4,00

Page 45: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

39

TT Nôi dung Năm 2015 Năm 2020

3.2 Chế biến nội địa 1,32 1,63

3.2 Sản lượng có khả năng cho CBXK 4,00 4,64

4 Cân bằng sản lượng 0,65 1,00

Tương tự năm 2020 tổng sản lượng thủy sản toàn quốc đạt 7 triệu tấn, sau

khi trừ 3 triệu tấn tiêu thụ nội địa (bao gồm cả sản phâm tươi sống và chế biến

nội địa), và 4 triệu tấn chế biến xuất khâu thì số sản lượng trong nước vừa đủ

cung cấp cho toàn thị trường thủy sản ở Việt Nam. Tuy nhiên trong 5,64 triệu

tấn nhu cầu cho chế biến thủy sản thì nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng được

4,64 triệu tấn, còn lại phải nhập khâu khoảng 1 triệu tấn (chủ yếu phục vụ chế

biến xuất khâu), trong đó nhóm sản phâm cá chiếm trên 57,7%%, sản phâm tôm

chiếm 13,9%, sản phâm mực và bạch tuộc chiếm 19,7%, thủy hải sản khác

chiếm 8,7% tổng nhu cầu nhập khâu nguyên liệu toàn quốc đến năm 2020.

Bảng 21: Nhu cầu nhập khâu nguyên liệu thủy sản đến năm 2020 Đvt: Triệu tấn

TT Hang mục 2015 2020

Khối lượng nhâp khâu 0,65 1,00

1 Cá 0,37 0,54

2 Tôm 0,09 0,17

3 Mực và bạch tuộc 0,13 0,20

4 Thủy hải sản khác 0,07 0,11 Nguồn: Quy hoạch phát triển chế biến thủy sản toàn quốc đến năm 2020

2. Phân tích và dự báo thị trường tiêu thụ trong nước và ngoài nước

đối với sản phâm nuôi biển đến năm 2020.

2.1. Phân tích và dự báo thị trường tiêu thụ thủy sản trên thế giới đối

với sản phẩm nuôi biển đến năm 2020.

Theo FAO, tổng nhu cầu tiêu thụ các sản phâm nuôi biển năm 2010

khoảng 76,9 triệu tấn, chiếm 49,06% tổng nhu cầu tiêu thụ thủy sản toàn cầu

năm 2010; đến năm 2015 tổng nhu cầu tiêu thụ các sản phâm nuôi biển vào

khoảng 89,6 triệu tấn chiếm 48,89% tổng nhu cầu thủy sản toàn cầu năm 2015;

đến năm 2020 tổng nhu cầu tiêu thụ sản phâm nuôi biển vào khoảng 101,5 triệu

tấn chiếm 48,35% tổng nhu cầu thủy sản toàn cầu năm 2020.

Thực tế cho thấy, năm 2010 tổng nhu cầu tiêu thụ các sản phâm thủy sản

nuôi biển khoảng 76,9 triệu tấn, trong khi đó toàn cầu mới nuôi được khoảng

trên 68 triệu tấn, nhu cầu thiếu hụt còn rất lớn khoảng trên 8 triệu tấn. Rõ ràng

tiềm năng đối với các sản phâm thủy sản nuôi biển còn rất lớn, theo dự báo đến

năm 2020 cung vẫn không đủ đáp ứng cầu đối với các sản phâm thủy sản loại

hình nuôi này.

Cung theo dự báo, giai đoạn 2010-2020 Trung Quốc vẫn là quốc gia dẫn

đầu về sản lượng cung như lượng cung thủy sản nuôi biển trên toàn thế giới

chiếm khoảng trên 60% tổng lượng cung thủy sản nuôi biển toàn cầu, khu vực

Page 46: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

40

Đông Nam Á chiếm khoảng trên 16%, còn lại các khu vực khác chiếm khoảng

dưới 24%. Trong đó Việt Nam có khả năng cung cấp khoảng ngần 100 nghìn tấn

hải sản nuôi biển các loại cho thị trường thế giới.

Bảng 22: Nhu cầu tiêu dùng thủy sản nuôi biển toàn cầu đến năm 2020

Đvt: Triệu tấn

Hang mục Năm 2015 Năm 2020

Tổng nhu cầu 183,30 209,90

Sản phâm nuôi biển 89,62 101,49

Tỷ trọng % 48,89 48,35

Nguồn: Tính toán dựa vào nguồn số liệu của (FAO statistics), SOFIA; IFPRI study

Cơ cấu nhu cầu sản phâm thủy sản nuôi biển năm 2010 như sau, cá các

loại chiếm 6,84%, tôm các loại chiếm 0,57%, hải sản các loại chiếm 77,6%, và

các loại hải sản nuôi biển khác chiếm 14,99% (cua, ghẹ, rong biển...); đến năm

2015 sản phâm cá chiếm 7,84%, tôm chiếm 0,64%, hải sản chiếm 80%, nuôi

biển khác chiếm 11,52%; năm 2020 sản phâm cá chiếm 9,15%, tôm chiếm

0,81%, hải sản chiếm 81,64%, nuôi biển khác chiếm 8,39% tổng nhu cầu tiêu

thụ các sản phâm nuôi biển trên toàn cầu của năm 2020.

Đối với cá biển, nhiều loài cá đáy và cá thịt trắng (như cá song, vược, măng

biển, giò) là những đối tượng có đầu ra và giá cả tốt, ổn định ở mức cao trên thị

trường quốc tế, cần được phát triển cả về quy mô, đối tượng.

Bảng 23: Nhu cầu tiêu dùng sản phâm nuôi biển đến năm 2020

Đvt: Triệu tấn

TT Hang mục Năm 2015 Năm 2020

Tổng nhu cầu 89,62 101,49

1 Cá các loại 7,03 9,29

2 Tôm các loại 0,57 0,82

3 Hải sản các loại 71,70 82,86

4 Khác 10,33 8,52

Nguồn: Tính toán dựa vào nguồn số liệu của (FAO statistics), SOFIA; IFPRI study

2.2. Phân tích và dự báo thị trường tiêu thụ thủy sản ở Việt Nam đối với

sản phẩm nuôi biển đến năm 2020.

Nếu Việt Nam hoàn thành cơ bản quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa,

nâng mức thu nhập bình quân đầu người khoảng 2.000 USD, mức tiêu dùng các

sản phâm thủy sản nuôi biển sẽ ngày một gia tăng, thực tế cho thấy mức thu

nhập bình quân đầu người tỷ lệ thuận với mức tiêu dùng các mặt hàng thủy hải

sản cao cấp, thu nhập càng cao thì việc sử dụng các sản phâm từ nuôi biển càng

lớn và ngược lại đối với những người có thu nhập thấp thì yêu cầu tiêu dùng các

Page 47: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

41

sản phâm từ nuôi nước ngọt lại càng gia tăng. Ước tính năm 2010 tổng sản

lượng nuôi biển của Việt Nam đạt 172,08 nghìn tấn, sau khi trừ đi sản lượng

xuất khâu 59,16 nghìn tấn thì tổng nhu cầu tiêu thụ sản phâm nuôi biển ở thị

trưởng Việt Nam vào khoảng 112,93 nghìn tấn, tương tự đến năm 2015 tổng nhu

cầu vào khoảng 169,39 nghìn tấn và đến năm 2020 con số này khoảng 225,85

nghìn tấn hải sản các loại.

Bảng 24: Nhu cầu tiêu thụ sản phâm nuôi biển ở Việt Nam đến năm 2020

Đvt: Nghìn tấn

TT Hang mục Năm 2015 Năm 2020

1 Tổng sản lượng nuôi biển 258,12 344,17

2 Sản lượng xuất khâu 88,74 118,31

3 Tiêu thụ nội địa 169,39 225,85

Nguồn: Tính toán của nhóm thực hiện dự án quy hoạch nuôi biển đến năm 2020

- Trong cơ cấu tiêu thụ các sản phâm nuôi biển ở Việt Nam giai đoạn

2010-2020 có đến 90% được tiêu thụ dưới dạng tươi sống, 10% còn lại qua chế

biến dưới dạng đông lạnh; 70% được tiêu thụ tại các nhà hàng, khách sạn lớn,

các trung tâm du lịch trên toàn quốc, 30% được tiêu thụ tại các gia đình vào các

dịp lễ tết, tiệc liên quan tại gia đình.

3. Dự báo các tiến bộ KHCN trong NTHS trên biển và hải đảo

3.1. Công nghệ sản xuất giống hải sản

Giống hải sản có vai trò rất quan trọng, cung cấp con giống đảm bảo cả số

lượng và chất lượng sẽ giảm đáng kể rủi ro trong sản xuất. Xác định được vị trí

quan trọng đó, Chính phủ và Bộ Thủy sản (trước đây), Bộ NN&PTNT, Tổng

cục thủy sản đã xây dựng nhiều Chương trình, dự án nghiên cứu công nghệ sản

xuất giống. Hoạt động khoa học công nghệ giai đoạn 2000-2010 đã hướng vào

giải quyết yêu cầu đa dạng hóa giống loài nuôi; đã tăng cường nghiên cứu nâng

cao chất lượng giống, sản xuất giống nhân tạo, dẫn đến chủ động sản xuất được

một số đối tượng giống hải sản có giá trị kinh tế cao; cộng nghệ sản xuất giống

một số đối tượng hải sản như: các loài cá biển (cá song, cá giò, cá hồng Mỹ, cá

chim vây vàng, cá vược, cá dìa, cá hồng vân bạc, cá tráp đo,…), nhuyễn thể

(ngao, hàu, tu hài, sò huyết, vẹm xanh,…), giáp xác (cua biển, ghẹ xanh,…), kỹ

thuật sản xuất giống rònh biển (rong câu chỉ vàng, rong sụn, rong mứt,…) đã

dần được hoàn thiện, áp dụng có hiệu quả vào thực tiễn sản xuất, là nền tảng để

đáp ứng về cơ bản nhu cầu giống cho giai đoạn tiếp theo.

Trước tình hình khoa học công nghệ phát triển mạnh, đặc biệt là công nghệ

sinh học, sẽ hỗ trợ tích cực cho công tác nghiên cứu và cho sinh sản nhân tạo nhiều

loại giống loài thủy sản. Trong tương lai sẽ có nhiều giống loài mới có giá trị kinh

tế cao được nghiên cứu, du nhập, thuần hóa phục vụ nghiên cứu và sản xuất, góp

phần đa dạng hóa các đối tượng nuôi, giảm rủi ro về môi trường, dịch bệnh và thị

trường tiêu thụ sản phâm.

Page 48: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

42

3.2. Công nghệ nuôi cá lồng trên biển và hải đảo

Công nghệ lồng bè nuôi cá biển trên thế giới trong thời gian qua đã có

những bước phát triển nhanh, công nghệ nuôi cá lồng từ kiểu lồng gỗ nuôi đơn

giản, đến kiểu lồng nổi được trang bị hệ thống phao chịu lực và kiểu lồng đại

dượng chịu sóng. Các mô hình lồng nuôi chịu sóng cung rất đa dạng, có cấu

trúc, hình dạng, hệ thống phao neo chịu lực, thể tích lồng nuôi cung khác nhau

tùy thuộc vào quy mô nuôi, vùng nuôi và loài nuôi. Ưu điểm của hệ thống lồng

chịu sóng là có khả năng nuôi ở vùng biển hở, ngoài khơi, chịu được sóng mạnh,

có dung tích nuôi lớn, phù hợp với quy mô công nghiệp tạo ra sản lượng lớn.

Một số kiểu lồng nuôi vùng biển hở trên thế giới như: kiểu lồng chịu sóng

của Nhật Bản, kiểu lồng đại dương của Thụy Điển, kiểu lồng đại dương của

Nga, kiểu lồng đại dương của úc, kiểu lồng đại dương của Tây Ban Nha, kiểu

lồng đại dương của Nauy, kiểu lồng đại dương của Mỹ, kiểu lồng đại dương của

Trung Quốc,…có thể áp dung đưa vào nuôi trên vùng biển và hải đảo ở Việt

Nam trong giai đoạn tới.

Một số công nghệ lồng nuôi trên biển của thế giới

Công nghệ lông nuôi chịu sóng vùng biển hở hiện nay chưa được

áp dụng nuôi rộng rãi, do chi phí đầu tư công nghệ nuôi lồng chịu sóng rất cao,

người dân không có khả năng đầu tư. Ở Việt Nam hiện nay đã áp dụng thành

công công nghệ lồng nhựa tròn chịu sóng của Nauy, đã mở ra hướng phát triển

mới cho nghề nuôi cá lồng tại các vùng biển mở. Sự thành công của mô hình

nuôi thử nghiệm lồng Nauy vùng biển hở trong giai đoạn qua sẽ góp phần quan

trọng thuc đây nghề nuôi cá lồng biển ở Việt Nam trong giai đoạn tới.

Page 49: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

43

3.3. Công nghệ nuôi hải sản

Các hình thức nuôi phát triển phong phu và đi vào chiều sâu. Đã có nhiều

các loại hình, đối tượng hải sản áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến (công

nghiệp, bán công nghiệp) vào sản xuất thu được kết quả tốt.

Nắm bắt được xu thế của thị trường tiêu thụ, Chính phủ và Bộ Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn đã triển khai các Chương trình nuôi sạch, xây dựng nhiều

vùng nuôi an toàn. Đây là động thái tích cực và là tiền đề cho việc áp dụng các qui

trình nuôi an toàn vào các vùng sản xuất.

Các Viện, Trường, Trung tâm,… đã và đang nghiên cứu cung như nhập

các qui trình kỹ thuật tiên tiến vào thử nghiệm. Trong tương lai sẽ có nhiều qui

trình nuôi phù hợp với từng đối tượng, khu vực đảm bảo sản xuất không gây ô

nhiễm môi trường, thu được sản phâm có chất lượng đáp ứng yêu cầu của thị

trường trong nước và quốc tế.

3.4. Thức ăn phục vụ cho nuôi trồng hải sản

Xu hướng sử dụng thức ăn công nghiệp trong NTHS gia tăng do tính tiện

lợi, các yêu cầu của môi trường và những đòi hoi về hàm lượng dinh dưỡng của các

đối tượng nuôi. Trong tương lai nhu cầu về số lượng thức ăn công nghiệp sẽ tăng tỉ

lệ thuận với sản lượng và cung đòi hoi một lượng nguyên liệu tương đương để sản

xuất. Thành phần chính để sản xuất thức ăn cho NTHS là bột cá, nguồn nguyên liệu

này được cung cấp chủ yếu từ nguồn khai thác. Trong khi đó theo dự báo của FAO

thì nghề khai thác thủy sản sẽ không tăng lên về sản lượng, đây sẽ là một khó khăn

rất lớn cho ngành công nghiệp sản xuất bột cá của các nước trên thế giới.

Hiện nay đang có nhiều hướng nghiên cứu sử dụng nguyên liệu khác để

thay thế cho bột cá trong sản xuất thức ăn của các ĐVTS, đã có những thành

công bước đầu. Các hướng này vẫn tiếp tục được nghiên cứu và trong tương lai

không xa sẽ tìm được loại nguyên liệu mới để thay thế bột cá, như vậy sẽ giảm

sự lệ thuộc và bị động dẫn đến thiếu tính ổn định trong sản xuất.

Thức ăn có nhiều chủng loại đa dạng và phong phu được sản xuất trong nước

và nhập khâu từ các nước khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn các loại thức ăn có hệ số

chuyển đổi thức ăn thấp (1,5-2,2). Trong thời gian tới sẽ có những loại thức ăn được

sản xuất với giá thành re do áp dụng các qui trình sản xuất tiên tiến, hệ số chuyển đổi

thức ăn cao, sẽ rút ngắn được thời gian nuôi và giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường.

4. Dự báo tác động của biến đổi khí hâu

Việt Nam là một trong các nước bị ảnh hưởng nặng nề, bị tổn thương

nhiều nhất do tác động của biến đổi khí hậu. BĐKH sẽ gây ra nhiều hiện tượng

thời tiết bất thường như bão, triều cường, lu lụt, lu quét... không theo quy luật

nên rất khó dự báo trước, sẽ gây thiệt hại lớn về người và tài sản cho bộ phận

những người tham gia sản xuất thủy sản. Dự báo một số tác động của biến đổi

khí hậu đến lĩnh vực nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo:

Page 50: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

44

- Ảnh hưởng do nước biển dâng: Nước biển dâng làm cho chế độ thủy

lý, thủy hóa và thủy sinh thay đổi theo chiều hướng xấu đi, làm ảnh hưởng đến

việc sản xuất giống thủy sản. Đồng thời, nước biển dâng cao có khả năng làm

ảnh hưởng đến các công trình nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo, gây gập

lụt, phát hủy các công trình sản xuất giống vùng ven biển. Đặc biệt là các vùng

cửa sông của hai đồng bằng châu thổ lớn - sông Hồng và sông Cửu Long.

+ Theo một số tính toán, khi mực nước biển dâng là 1m thì ĐBSCL có

khoảng 1,5-2 triệu ha bị ngập và những năm có lu to diện tích ĐBSCL có thể bị

ngập tới 90% và ngập trong thời gian 4-5 tháng, còn vào mùa khô sẽ bị nhiễm

mặn lên tới 70% diện tích. ĐBSH sẽ bị ngập khoảng 0,3-0,5 triệu ha và 0,4 triệu

ha ở vùng duyên hải miền Trung. Mực NBD sẽ gây ra hiện tượng nước mặn xâm

nhập sâu vào đất liền, tác động tới khoảng 2,2-2,5 triệu ha; sẽ gây ngập lụt dọc

sông Mê Kông tới 400 km, và dọc sông Hồng tới 200 km kể từ cửa sông. Nhiều

các công trình vùng ven biển nói chung và các công trình sản xuất nuôi trồng

thủy sản bị tác động mạnh bởi nước biển dâng, trong đó có các công trình nuôi

trồng hải sản trên biển và hải đảo.

+ Thực tế cho thấy, trong mấy năm gần đây, tình hình ngập lụt diễn ra

thường xuyên ở 5 thành phố như Tp.Hồ Chí Minh, Cần Thơ , Vĩnh Long, Cà

Mau và Hải Phòng. Hai vùng có nguy cơ ngập mặn nặng nhất là Bến Tre và

bán đảo Cà Mau. Ngập lụt do lu thường xuyên xảy ra ở các thành phố duyên hải

miền Trung, nổi bật nhất là thành phố Huế. Ngập lụt gây khó khăn về giao

thông, ô nhiễm môi trường nước, tác động bất lợi đến sinh hoạt của cộng đồng

người dân, nhất là bộ phận những người tham gia NTHS trên biển và hải đảo.

+ NBD làm cho hệ thống đê sông, đê biển và hệ thống các công trình ven

biển, các công trình phục vụ cho sản xuất giống mất an toàn. NBD làm cho chế

độ dòng chảy ven bờ thay đổi, gây xói lở bờ biển; giảm khả năng tiêu thoát nước

dẫn đến diện tích ngập và thời gian ngập ung tăng. BĐKH làm thay đổi thời vụ

sản xuất giống, tăng nguy cơ dịch bệnh, giảm năng suất. BĐKH làm suy giảm

nguồn lợi thủy sinh và nguồn giống bố mẹ ngoài tự nhiên.

- Ảnh hưởng do biến đổi nhiệt độ: Sự nóng lên của trái đất làm thay đổi

điều kiện sống bình thường của các sinh vật trên trái đất nói chung và các loài

thủy sản nói riêng. Một số loài sinh vật thích nghi với điều kiện mới sẽ thuận lợi

phát triển. Trong khi đó nhiều loài bị thu hẹp về diện tích hoặc bị tiêu diệt. Nhiệt

độ tăng làm cho các loài cá cận nhiệt đới bị giảm đi hoặc mất hẳn và diện tích

nuôi các loài sống vùng này có xu hướng giảm nên nhu cầu giống các loài này

giảm theo. Diện tích nuôi các loài thích nghi với điều kiện khí hậu ấm gia tăng

tác động đến đối tượng nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo.

- Ảnh hưởng do thiên tai (lũ lụt, hạn hạn, mưa bão...): Tình hình thiên

tai ngày càng diễn biến phức tạp, tần suất và cường độ ngày một gia tăng, như:

bão, lu lụt, hạn hán, mưa lớn, nắng nóng, tố lốc, triều cường, lu quét…xảy ra

không theo quy luật nên rất khó dự báo trước, sẽ gây tổn thất to lớn đối với các

công trình phục vụ cho sản xuất nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo.

Page 51: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

45

5. Dự báo tác động của của phát triển kinh tế - xã hội

Khi tốc độ phát triển kinh tế xã hội thì thì mức độ gây tổn thương, sức

ép lên môi trường và tài nguyên ngày càng cao. Những tác động tiêu cực của

sự phát triển kinh tế - xã hội đến lĩnh vực nuôi trồng hải sản trên biển và hải

đảo ở các khía cạnh sau:

+ Tác động tiêu cực đến môi trường vùng quy hoạch sản xuất thủy sản do

hoạt động khai thác khoáng sản, hoạt động của ngành nông nghiệp: làm mất đất,

mất rừng, tạo ra các loại chất thải rằn, các loại hóa chất trừ sâu,...đã gây tổn hại

đến môi trường, nguồn nước phục vụ nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo và

làm mất diện tích vùng có điều kiện thuận lợi phát triển nuôi trồng hải sản trên

biển và hải đảo.

+ Các loại chất thải gây ô nhiễm từ hoạt động của phát triển công

nghiệp và đô thị hóa bao gồm: nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp,

làm mất đất, mất rừng…. sẽ tác động trực tiếp đến môi trường vùng quy

hoạch và gây ảnh hưởng tiêu cực đền môi trưởng sống của nhiều loài thủy

sinh vật. Một số vùng quy hoạch NTHS trên biển và hải đảo trước đây sẽ bị

thu hẹp và có thể biến mất do tác động tiêu cực của hoạt động công nghiệp và

đô thị hóa.

+ Một trong những hoạt động phát triển kinh tế - xã hội gây ảnh hưởng

lớn đến vùng nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo là tác động của ngành du

lịch, ngành công nghiệp đóng tàu thuyền vùng cửa sông ven biển và hoạt động

giao thông trên biển. Vùng cửa sông, ven biển là nơi tập trung phần lớn nuôi

trồng hải sản trên biển và hải đảo. Tuy nhiên, trong thời gian qua do sự phát

triển các ngành du lịch và đóng tàu thuyền đã làm mất đi một phần diện tích

nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo; bên cạnh đó việc phát triển du lịch và

đóng tàu thuyền còn gây ra những biến đổi môi trường nước theo chiều hướng

xấu. Hoạt động vận tải trên biển là một trong các nguyên nhân quan trọng gây ô

nhiễm biển. Rò rỉ dầu, sự cố tràn dầu của các tàu thuyền trên biển gây ô nhiễm

dầu trên biển. Các tai nạn đắm tàu thuyền đưa vào biển nhiều hàng hoá, phương

tiện và hoá chất độc hại. Các khu vực biển gần với đường giao thông trên biển

hoặc các cảng là nơi nước biển có nguy cơ dễ bị ô nhiễm, làm ảnh hưởng đến

hoạt động nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo.

Page 52: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

46

PHẦN IV

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG HẢI SẢN TRÊN BIỂN VÀ

HẢI ĐẢO VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020

1. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU QUY HOẠCH

1.1. Quan điểm quy hoach

- Phát triển nuôi trông hai san trên biển và hải đảo phải phù hợp với Chiến

lược phát triển ngành thủy sản Việt Nam, Chiến lược biển Việt Nam đến năm

2020, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển ngành thuy san theo hư ớng

nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Gắn kết được hoạt động nuôi

trồng hải sản trên biển với bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh quốc phòng

trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc.

- Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo Việt Nam

gắn với đổi mới và phát triển quan hệ sản xuất, chú trọng các hình thức liên kết,

hợp tác giữa sản xuất nguyên liệu với chế biến và tiêu thụ; nâng cao vai trò tham

gia quản lý của cộng đồng, vai trò của các Hội, Hiệp hội ngành nghề trong sản

xuất thủy sản; đây manh pha t triên san xuât theo hương công nghiêp hoa , hiên

đai hoa.

- Tăng cường đầu tư nghiên cưu va ứng dụng tiên bô khoa hoc công nghê

vào lĩnh vực sản xuất giống , thưc ăn, phòng trị dịch bệnh , công nghê lông nuôi

biên, công nghê chế biến và bảo quản sau thu hoạch ; hiện đại hoá cơ sở vật chất

kỹ thuật đap ưng đươc yêu câu phat triên nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo.

- Quy hoạch nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo hướng đến cải thiện

điều kiện sống, nâng cao thu nhập của cộng đồng ngư dân, tiếp tục đào tạo, bồi

dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất thủy sản hàng hóa với trình độ

kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao, góp phần đảm bảo an ninh lương thực,

thực phâm cả trước mắt và lâu dài trên cac vung biên va hai đao.

- Tập trung đầu tư khai thác tiềm năng vung biên hơ , ngoài khơi; áp dụng

công nghệ nuôi tiên tiến co kha năng thích ứng với điều kiện bão gió ngoai biên

khơi. Phát triển vùng biển hở và ngoài khơi theo quy mô công nghi ệp tâp trung;

phát triển các vùng sản xuất hóa hóa tập trung , găn vơi công nghiêp chê biên va

thị trường tiêu thụ.

1.2. Mục tiêu phát triển đến năm 2020

1.2.1. Mục tiêu chung

Phát triển n ghề NTHS trên biển và hải đảo sản xuất theo quy lớn, công

nghiệp, tạo sản phâm hàng hóa cung cấp cho tiêu thụ trong nước và xuất khâu.

Sản xuất an toàn về vệ sinh thực phâm; chủ động thích ứng được với BĐKH,

Page 53: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

47

góp phần vào việc thực hiện thành công Chiến lược phát triển ngành thủy sản và

Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Đên năm 2020 diên tich nuôi trông hai san trên biên va hai đao đat

58.940 ha, trong đó: diện tích nuôi vùng biển hở là 140 ha; diện tích nuôi cac

vịnh, ven đao là 11.970 ha; diện tích nuôi bãi triều là 46.830 ha.

- Sản lượng nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo đến năm 2020 đat

738.000 tấn; trong đó:

+ Nhóm cá biển đat khoảng 200.000 tấn.

+ Nhóm nhuyễn thể đat khoảng 400.000 tấn.

+ Nhóm rong biển đat khoảng 138.000 tấn.

+ Sản lượng giáp xác đạt 5.000 tân (trong đo tôm hùm đat 3.000 tấn)

- Tổng giá trị sản xuất (theo giá cố định) đạt trên 10.000 tỷ đồng; giá trị

xuât khâu đạt khoang 1.500 triệu USD.

1.3. Định hướng phát triển

1) Phát triển nuôi trồng hải sản trên cả 5 vùng biển và phát triển nuôi ở

tất cả các loại hình mặt nước biển, bao gôm: Phát triển nuôi trồng hai s ản khu

vực bai triêu ven biên , eo vịnh, quanh các đảo (ưu tiên các đảo có dân cư sinh

sống) và vùng biển mở, biển khơi.

- Vùng biển Vịnh Bắc bộ (Quảng Ninh - Quảng Trị): Phát triển nuôi trồng

hải sản vùng bãi triều, ven biển từ Quảng Ninh - Quảng Trị và nuôi biển eo vịnh

và ven đảo: Khu vực Bái Tử Long, Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Cồn co (Quảng Trị),

Hòn Ngư (Nghệ An).

- Vùng biển miền trung (Thừa Thiên Huế - Khánh Hòa): Phát triển nuôi

trồng hải sản vùng bãi triều, ven biển từ và khu vực eo vịnh, ven đảo các tỉnh từ

Thừa Thiên Huế - Khánh Hòa.

- Vùng biển Đông Nam bộ (Ninh Thuận - Cà Mau): Phát triển nuôi trồng

hải sản vùng bãi triều, ven biển từ Ninh Thuận đến Cà Mau; và ở các eo vịnh,

ven các đảo: Phu Quý, Côn Đảo, Côn Sơn, Hòn Khoai.

- Vùng biển Tây Nam bộ (Cà Mau - Kiên Giang). Phát triển nuôi trồng

hải sản khu vực biển ở các tỉnh từ Cà Mau (biển Tây) đến Kiên Giang và quanh

các đảo khu vực Phú Quốc, Kiên Hải.

- Vùng giữa Biển Đông: Phát triển nuôi hai sản quanh các cụm đảo thuộc

quần đảo Trường Sa.

Page 54: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

48

2) Đa dạng hóa đối tượng nuôi và phương thức nuôi với cơ cấu diện tích

và sản lượng phù hợp với từng vùng kinh tế, sinh thái trên cơ sở phát huy lợi thế

so sánh của từng sản phâm. Phát triển nuôi các đối tượng có lợi thế cạnh trạnh

và có thị trường tiêu thụ lớn như: các loài cá biển (cá song, cá giò, cá chim vây

vàng, cá hồng mỹ, cá vược, cá ngừ, cá măng biển,…); nhuyễn thể (ngao, hàu, tu

hài,… ); rong biển (rong câu, rong sụn, rong mứt..), giáp xác (tôm hùm , ghẹ

xanh,….) và các loài bản địa có giá trị kinh tế cao như hai sâm, bào ngư,...

3) Đây mạnh áp dụng thực hành nuôi trồng thủy sản tốt, nuôi trồng thủy

sản có chứng nhận. Đầu tư vào công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học vào

công nghệ vào sản xuất giống các loài hải sản (cá biển, nhuyễn thể, tôm hùm,…)

và công nghệ lồng nuôi biển thương phâm các đối tượng nuôi chủ lực, có lợi thế

cạnh trạnh và có thị trường tiêu thụ lớn và các loài bản địa có giá trị kinh tế.

4) Định hướng công nghệ lồng, bè nuôi biển:

- Đối với nuôi biển khu vực biên gân bơ thi dung cac loai l ồng, bè gỗ

truyên thông hi ện nay đê nuôi ; khoảng cách lồng bè phải bảo đảm theo tiêu

chuân để không gây ô nhiễm môi trường.

- Đối với nuôi biển khu vực ven đảo: sử dụng các loại lồng có khả năng

chịu sóng gió (lồng NaUy) để giảm các rủi ro từ thiên tai.

- Đối với nuôi vùng biển khơi, biển mở: áp dụng công nghệ nuôi tiên tiến,

hệ thống lồng nổi, chìm để thích ứng với điều kiện bão gió . Phát triển quy mô

công nghiêp tâp trung tao ra san phâm cho chê biên xuât khâu.

2. NỘI DUNG QUY HOẠCH

2.1. Quy mô và tốc độ phát triển nuôi trồng hải sản trên biển và hải

đảoViệt Nam đến năm 2020.

- Đên năm 2020 diên tich nuôi trông hai san trên biên va hai đao đat

58.940 ha, trong đó: diện tích nuôi vùng biển hở là 140 ha; diện tích nuôi cac

vịnh, ven đao là 11.970 ha; diện tích nuôi bãi triều là 46.830 ha.

- Sản lượng nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo đến năm 2020 đat

738.000 tấn; trong đó Sản lượng một số đối tượng chủ lực như sau:

+ Nhóm cá biển: Khoảng 200.000 tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân

11,1%/năm.

+ Nhóm nhuyễn thể: Khoảng 400.000 tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân

11,5%/năm.

+ Nhóm rong biển: Khoảng 138.000 tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân

21,7%/năm.

Page 55: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

49

+ Tôm hùm: Khoảng 3.000 tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân 7,18%/năm.

- Tổng giá trị sản xuất (theo giá cố định) đạt trên 10.000 tỷ đồng; giá trị

xuât khâu đạt khoang 1.500 triệu USD.

2.2. Quy hoach phát triển các đối tượng nuôi chính trên vùng biển và

hải đảo Việt Nam đến năm 2020

2.2.1. Quy hoạch phát triển nuôi cá biển

2.2.1.1. Định hướng nuôi cá biển

- Phát triển nuôi cá biển bao gồm nuôi trên lồng bè đơn giản, đầu tư

thấp phân tán trong các eo vịnh cửa sông ven biển, nuôi lồng bè tập trung

qui mô công nghiệp ở các vùng vịnh bán kín xa bờ ở một số tỉnh trọng điểm

(Quảng Ninh, Phú Yên, Khánh Hòa, Vung Tàu, Kiên Giang);

- Nuôi đa loài, ưu tiên một số loài có giá trị cao, sản lượng lớn, có thể

chế biến xuất khâu (cá giò, cá tráp, cá hồng Mỹ, cá hồng bạc,…);

- Phát triển nuôi cá biển trên tất cả các khu vực được qui hoạch,

từng bước nâng dần mật độ lồng bè, năng suất và sản lượng của từng khu vực

khi đã đáp ứng được yêu cầu về con giống, thức ăn và nhu cầu thị trường.

- Kết hợp nuôi cá biển với phát triển nuôi tổng hợp đa đối tượng trên

cùng một khu vực để phát huy hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích và

bền vững với môi trường, giảm nguy cơ dịch bệnh. Diện tích đặt lồng bè

nuôi cá biển không vượt quá 10% diện tích có thể nuôi, Các khu vực nuôi bao

gồm các cụm lồng bè riêng biệt, diện tích mỗi cụm không quá 1ha lồng bè, các

cụm cách nhau từ 500-1.000m. Các đối tượng khác được nuôi xen kẽ với tỷ lệ

xác định theo mô hình nuôi tổng hợp.

2.2.1.2. Sản lượng và đối tượng nuôi cá biển

- Đến năm 2020: Tổng sản lượng nuôi cá biển đạt 200.000 tấn, trong đó:

sản lượng nuôi cá biển trong hệ thống lồng nho đạt 60.000 tấn, sản lượng nuôi

quy mô công nghiệp tập trung đạt 140.000 tấn.

- Đối tượng nuôi : Nuôi đa loài, ưu tiên một số loài có giá trị cao, sản

lượng lớn, có thể chế biến xuất khâu (cá giò, cá vược, cá hồng Mỹ, cá hồng bạc,

cá ngư, cá măng biển…).

2.2.1.3. Công nghệ lồng nuôi cá biển

Trong giai đoạn tư nay đên năm 2020 phát triển nuôi cá biển theo hai hình

thức: Nuôi cá biển trong hệ thống lồng nho, và nuôi lồng qui mô công nghiệp.

Nuôi cá biển bằng lồng nhỏ:

Page 56: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

50

- Loại lồng có kích thước nho (3x3x3 hoặc 3x6x3,….) với cấu truc đơn

giản, đầu tư thấp đầu tư thấp, sẽ được nuôi rải rác trong các eo vịnh kín, có độ

sâu lúc nước thủy triều thấp nhất 5m. Độ sâu cột nước trong lồng khoảng

2,2m-2,4m, Phát triển hình thức nuôi này ở các vịnh của tỉnh Quảng Ninh,

Hải Phòng,Phú Yên, Khánh Hòa, Kiên Giang với các đối tượng nuôi như cá

song, cá giò, cá hồng, cá chép biển, cá chim vây vàng… và có thể phát

triển nuôi ở các cửa sông rạch của các tỉnh Nam Bộ: Cà Mau, Bạc

Liêu, Tiền Giang… nuôi các đối tượng chịu đựng được sự biến động lớn của

độ mặn: cá vược (chẽm), cá hồng Mỹ,…

+ Diện tích lồng hữu dụng: Sử dụng lồng có kích thước (3x3x3m hoặc

3x6x3m, 3x4x3m,….), mỗi 1ha tính trung bình đặt nuôi 1.000 ô lồng, mỗi ô

lồng có thể tích là 22m3, 1.000 ô tương đương 22.000m

3/ha). Năng suất trung

bình từ: 10,0-12,0kg/m3. Nuôi lồng nho ven bờ, trong eo ngách ở Quảng Ninh,

Hải Phòng, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Cà Mâu, Kiên Giang....

Nuôi cá biển bằng lồng bè qui mô công nghiệp:

- Sử dụng các lồng có kích thước >1.000m3/lồng, chịu được sóng gió

cấp 11-12 hoặc có thể đánh chìm, Lồng 1.200m3 có đường kính 15m, độ sâu

nước trong lồng 8-10m, mỗi ha có 50 lồng, Từ năm 2012 đến 2015 tập trung

tại các vịnh lớn, bán kín, sóng gió không quá lớn nhưng có độ sâu lớn >10m ở

Đà Nẵng (vịnh Đà Nẵng), Phú Yên (vịnh Xuân Đài, Vung Rô); Khánh Hòa

(vịnh Bình Ba- Cam Ranh) và Kiên Giang (Phú Quốc, Thổ Chu), Thí điểm

nuôi lồng ở một số đảo ở quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa); Vùng vịnh Bái

Tử Long (Quảng Ninh) và vịnh Cát Bà, đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), từ

năm 2015 đến 2020 triển khai phát triển nuôi ở các vùng biển hoàn toàn hở.

Đối tượng nuôi của hình thức này là những loài có giá trị kinh tế cao, sản

phâm có thể đông tươi nguyên con hoặc chế biến đồ hộp: cá Giò, cá Song

Vua, cá Chim Vây Vàng, cá Hồng Bạc, Hồng Mỹ cá Cam, cá Ngừ…

2.2.2. Quy hoạch phát triển nuôi nhuyễn thể

2.2.2.1. Định hướng nuôi nhuyễn thể

- Phát triển nuôi các đối tượng nhuyễn thể chủ lực như nghêu (ngao), hàu,

sò, tu hài và các đối tượng khác như vẹm xanh, bào ngư, trai ngọc, diệp... tại

những vùng sinh thái thích hợp để tạo các vùng tập trung phục vụ xuất khâu và

tiêu thụ trong nước.

- Tổ chức sản xuất với sự liên kết chặt chẽ giữa những người sản xuất

giống, nuôi trồng, thu mua sơ chế và chế biến nhuyễn thể theo hệ thống quản lý

chất lượng an toàn vệ sịnh thực phâm và truy xuất nguồn gốc tại tất cả các khâu,

đam bảo cho sản phâm nhuyễn thể của Việt Nam chiếm lợi thế cạnh tranh và mở

rộng thị trường một cách bền vững.

- Khai thác hợp lý và bảo vệ tốt nguồn giống nhuyễn thể tự nhiên đồng

Page 57: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

51

thời chủ động và tạo bước đột phá về sản xuất giống nhân tạo các đối tượng

nhuyễn thể có chất lượng, có hiệu quả cao và dung lượng thị trường lớn để tạo ra

nguồn giống đu về số lượng và chất lượng cho phát triển nuôi thương phâm .

- Khai thác tiềm năng các vùng nước triều, bãi bồi ven biển, eo vịnh,

để thực hiện đa dạng phương thức nuôi nhuyễn thể hàng hoá nhằm nâng cao

sản lượng nuôi, tăng hiệu quả kinh tế và thực hiện xóa đói giảm nghèo cho

vùng ven biển và hải đảo.

2.2.2.2. Sản lượng nuôi nhuyễn thể

- Sản lượng nuôi nhuyễn thể đến năm 2020 đat khoảng 400.000 tấn, trong

đó: sản lượng ngao: 300.000 tấn, sò huyết: 50.000 tấn, hàu: 35.000 tấn, tu hài:

5.000 tấn; sản lượng các đối tượng nhuyễn thể khác: 10.000 tân.

2.2.2.3. Quy hoạch phát triển nuôi các đối tượng nhuyễn thể:

Trong giai đoạn tư nay đên năm 2020 sẽ tập trung phát triển nuôi các đối

tượng chủ lực như: ngao (nghêu), sò, hàu, tu hài, ngoài ra còn phát triển nuôi các

đối tượng nhuyễn thể khác như vẹm, bào ngư, trai ngọc cung được phát triển tại

các vùng có điều kiện sinh học phù hợp với đối tượng nuôi. Đối tượng nuôi

chính khu vực ven biển miền Bắc từ Quảng Ninh đến Quảng Trị là ngao/nghêu

và hàu, tu hài; Khu vực ven biển miền Trung sẽ phát triển nuôi sò huyết, ốc

hương vì khu vực này có nguồn lợi sò huyết với sản lượng lớn và có nhiều đầm

phá, bãi triều thích hợp cho nuôi đối tượng này. Khu vực ĐBSCL phát triển nuôi

nghêu và sò huyết.

Quy hoach phát triển nuôi ngao:

Đây là sản phâm nhuyễn thể có thị trường xuất khâu lớn trên thế giới, lợi

thế cạnh tranh cao. Bên cạnh đó các tỉnh ven biển có lợi thế rất lớn về điều kiện

tự nhiên, thuận lợi cho nuôi ngao. Bởi vậy, đây sẽ là đối tượng nuôi nhuyễn thể

chủ lực với 14 vùng nuôi hàng hoá tập trung xuất khâu đề nghị kiểm soát theo

chương trình kiểm soát ATVS vùng nuôi nhuyễn thể hai mảnh vo, tiếp tục tăng

trưởng về sản lượng trong giai đoạn quy hoạch đạt sản lượng tương ứng khoảng

330.000 tấn năm 2015 và định hướng đến năm 2020 đạt 430.700 tấn.

Phát triển vùng nuôi ngao tập trung tại các tỉnh ven biển vịnh Bắc bộ và

vùng biển Đông Nam bộ, Tây Nam bộ. Vùng ven biển vịnh Bắc bộ tập trung

nuôi ngao hàng hoá tập trung tại huyện Hải Hà - Quảng Ninh, huyện Tiền Hải -

Thái Thuỵ - Thái Bình, huyện Nghĩa Hưng, Giao Thủy - Nam Định. Khu vực

VB Bắc Trung Bộ như Nga Sơn - Thanh Hoá, huyện Nghi Xuân - Hà Tĩnh... nơi

có nhiều bãi triều ít sóng gió, nền đất cát pha bùn chiếm ưu thế rất thuận tiện để

phát triển nghề nuôi ngao. Khu vực ven biển Đông Nam Bộ là Tuy Phong, Phan

Thiết, Hàm Tân - Bình Thuận, Cần Giờ - TP Hồ Chí Minh; tỉnh Bến Tre, Trà

Vinh, Sóc Trăng và Bạc Liêu.

Page 58: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

52

- Vùng biển vịnh Bắc Bộ: Tổng diện tích nuôi đến năm 2015 là 9.630

ha và đến năm 2020 là 12.052 ha. Bố trí nuôi ở vùng bãi triều có độ sâu 1-2m,

ít sóng gió, chất đáy là cát pha bùn như huyện Hải Hà (Quảng Ninh), huyện

Tiền Hải - Thái Thụy (Thái Bình), huyện Nghĩa Hưng, Giao Thủy (Nam

Định), Kim Sơn (Ninh Bình), gió ở Nga Sơn (Thanh Hoá), Nghệ An, Nghi

Xuân (Hà Tĩnh).

- Vùng biển Đông Nam bộ và Tây Nam bộ: Tổng diện tích nuôi đến năm

2015 là 16.410 ha và đến năm 2020 là 21.110 ha. Phát triển nuôi nghêu tại các

tỉnh: Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

Quy hoach phát triển nuôi hàu:

- Vùng biển vịnh Bắc Bộ: Tổng diện tích nuôi đến năm 2015 là 1.780 ha

và đến năm 2020 là 2.580 ha. Trong đó bố trí nuôi tập trung ở vùng biển Bái Tử

Long tỉnh Quảng Ninh, phương pháp nuôi chủ yếu là nuôi giàn nổi.

- Vùng biển miền Trùng: Tổng diện tích nuôi đến năm 2015 là 390 ha và

đến năm 2020 là 740 ha. Nuôi hàu quy mô lớn ở ven sông Mơ, vùng cửa Hội và

vùng cửa sông Gianh, đầm Lăng Cô-Huế, đầm Thị Nại, đầm Đề Gi- Bình

Định, Phú Yên, Khánh Hòa.

- Vùng biển Đông Nam bộ: Tổng diện tích nuôi đến năm 2015 là 450 ha

và đến năm 2020 là 530 ha. Khu vực nuôi tập trung tại các vùng đấm phá ven

biển, tai các eo ngánh, vung vịnh vùng biển Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa –

Vung Tàu, thành phố Hồ Chí Minh, Bên Tre. Hình thức nuôi sinh thái kết hợp

du lịch; phương pháp nuôi chủ yếu là nuôi giàn nổi, giàn cố định và nuôi khay.

Quy hoach phát triển nuôi sò:

- Vùng biển vịnh Bắc bộ: Tổng diện tích nuôi đến năm 2015 là 540 ha và

đến năm 2020 là 760 ha. Sò huyết nuôi tại vùng hạ triều cửa sông, ít sóng gió,

chất đáy là bùn pha cát.

- Vùng biển Đông Nam bộ: Tổng diện tích nuôi đến năm 2015 là 2.660 ha

và đến năm 2020 là 3.120 ha. Sò huyết được nuôi ở vùng đầm phá, bãi triều như

đầm Đề Gi, đầm Thị Nại và ven biển Phù Mỹ (Bình Định), đầm Nại và bãi triều

ven biển Ninh Thuận, ven biển Bình Thuận, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc

Trăng, Bạc Liêu.

- Vùng biển Tây Nam Bộ: Tổng diện tích nuôi đến năm 2015 là 3.600 ha

và đến năm 2020 là 15.140 ha. Nuôi sò huyết thành những vùng sản xuất hàng

hóa tập trung: Kiên Giang, Cà Mau.

Quy hoach phát triển nuôi tu hài:

- Vùng biển vịnh Bắc Bộ: Tổng diện tích nuôi đến năm 2015 là 840 ha

và đến năm 2020 là 1.010 ha. Vùng nuôi: Biển nông ven bờ; Độ mặn 5-

Page 59: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

53

30%o; Hình thức nuôi: Nuôi bãi; khay; treo giàn bè, phao dây. Tập trung nuôi

tại Vân Đồn-Quảng Ninh; khu vực Khu Đông Bắc Bến Bèo; Bắc Khu Tùng

Chàng, Tùng Xích và Hòn Soi Gianh; Khu Tây Vạn Bội; Khu Tùng Gấu -

Việt Hải; Khu Tùng Gió; Khu Tùng ếch, Tùng Lớn.

- Vùng biển miền Trung: Tổng diện tích nuôi đến năm 2015 là 140 ha

và đến năm 2020 là 350 ha. Tu hài được nuôi ở vùng ven biển Khánh Hoà tập

trung nuôi tu hài cụ thể: Vùng Cam Đức - Cam Lâm; Vùng Xuân Tự - Vạn

Ninh; Vùng Vạn Hưng - Vạn Ninh. Phú Yên nuôi vùn Xuân Phương- Sông

Cầu.

Các đối tượng nhuyễn thể khác:

- Vẹm xanh: Tập trung nuôi vẹm xanh ở nơi có độ mặn dao động 15-

32‰, mức nước sâu 1-9m, nơi có hàm lượng thực vật phù du nhiều, nhất là các

loài tảo lục và tảo silic, và các mùn bã hữu cơ, hình thức nuôi: nuôi đáy, nuôi

giàn bè, nuôi đóng cọc treo dây, nuôi vẹm kết hợp trong ao giáp xác. Hiện nay

chưa có cơ sở nào sản xuất nhân tạo giống vẹm xanh, nguồn giống lấy từ tự

nhiên bằng cách cắm cọc xuống nước nơi có sự phân bố tự nhiên của vẹm xanh.

Trong quá trình nuôi thường xuyên đánh tỉa và lấy giống tự nhiên (vẹm sinh sản

ngoài tự hiên và trôi dạt vào các giá bám nhân tạo). Từ nay đến 2015 cần xây

dựng khu sản xuất giống vẹm xanh để cung cấp giống cho nhu cầu phát triển

nuôi biên.

- Nuôi bào ngư:

+ Vị trí nuôi: bào ngư nuôi ở vùng tương đối kín gió, không có sóng lớn

(không làm hong lồng nuôi và bè), độ mặn ổn định 30 – 35‰, xa cửa sông,

không có nước ngọt chảy vào và có dòng chảy lưu thông, độ sâu 6 – 8 m.

+ Hình thức nuôi: Chọn địa điểm nuôi bào ngư ở những vùng quanh đảo,

vung, vịnh kín gió và mực nước sâu 1-10m, nơi có nhiều rong tảo phát triển,

hoặc nuôi bằng lồng treo bè ngoài biển

2.2.3. Quy hoạch phát triển nuôi giáp xác

Bên cạnh việc phát triển nuôi các các đối tượng chính là cá biển và

nhuyễn thể như trên, ta cung cần phải phát triển các đối tượng giáp xác trên các

vùng biển và hải đảo, nhằm phát triển đa dạng hoá các đối tượng nuôi, tận dụng

tối đa các điều kiện tự nhiện, phù hợp với khả năng của người nuôi, giảm bớt rủi

ro và tạo ra đa dạng hoá sản phâm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng tiêu thu trong

nước và xuất khâu.

Các đối tượng giáp xác có giá trị kinh tế cao, có tiềm năng phát triển và

định hướng trong quy hoạch phát triển nuôi trên biển và hải đảo Việt Nam đên

năm 2020 bao gồm các đối tuợng: tôm hùm, cua biển; ghẹ xanh, ghẹ ba chấm...

Page 60: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

54

Các chỉ tiêu phát triển sản lượng nuôi giáp xác trên biển và hải đảo từ nay

đến năm 2020 như sau:

- Đến năm 2020: Tổng sản lượng nuôi giap xac đat khoang 5.000 tấn,

trong đó: sản lượng nuôi tôm hum 3.000 tấn, sản lượng cac đôi t ượng giáp xác

khác (cua, ghẹ,…) đạt khoang 2.000 tấn.

2.2.3.1. Quy hoạch nuôi tôm hùm:

Quy hoach các vùng nuôi tôm hùm:

Quy hoạch phát triểnnuôi tôm hùm tập trung tại 5 tỉnh: Bình Định, Phú

Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Trong đó, Khánh Hòa

Tỉnh Bình Định:

Bình Định có 134 km bờ biển với nhiều rạng đá san hô, bãi đá ngầm… là

nơi tru ngụ thích hợp cho tôm hùm ở giai đoạn con non. Bình Định có 03 vùng

ương nuôi tôm hùm giống Nhơn Hải, Nhơn Châu và Ghềnh Ráng, tổng diện tích

các vùng là ương nuôi 52 ha, trong đó vùng ương nuôi chính là Nhơn Hải và

Ghềnh Ráng, điều kiện môi trường trong sạch và phù hợp cho sự sinh trưởng

của tôm hùm giống. Vùng nuôi Bãi Ngang, sóng gió mạnh nên không thể nuôi

tôm hùm thương phâm.

Vùng nuôi Nhơn Hải có vị trí địa lý, giao thông thuận lợi, môi trường phù

hợp cho ương nuôi tôm hùm giống, đây là vùng tập trung giống tự nhiên nhiều,

ương nuôi tôm giống lớn nhất tỉnh, tôm ương nuôi có tỷ lệ sống cao, người nuôi

thu nhập cao.

Vùng nuôi Ghềnh Ráng cung có vị trí địa lý, giao thông thuận lợi, rất phù

hợp cho ương nuôi tôm hùm giống, có dòng nước lưu thông, môi trường trong

sạch, tôm phát triển nhanh. Cùng đối tượng nuôi, cùng thời gian nuôi như nhau

nhưng tôm ương nuôi ở vùng nuôi Ghềnh Ráng lớn nhanh hơn, đẹp hơn và bán

giá cao hơn vùng nuôi khác, từ khi hình thành vùng nuôi cho tới nay không xảy

ra dịch bệnh và người nuôi có lãi.

Vùng Nhơn Châu là xã đảo, cách thành phố Quy Nhơn 24 km, có nhiều

ghềnh đá và nguồn nước trong sạch phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của

tôm hùm giống, nhưng vùng này chịu trực tiếp gió bão, sóng lớn, dòng chảy

mạnh và giao thông đi lại khó khăn nên nghề ương nuôi không phát triển.

Tỉnh Phú Yên:

Phú Yên có chiều dài bờ biển 189 km với nhiều bãi San hô và hệ thống

sinh vật biển phong phú và đa dạng, có 3 vùng vung, đầm, vịnh với nhiều đặc

điểm thuận lợi cho các loài hải sản có giá trị sinh sống, đặc biệt là hệ thống các

đầm và vịnh kín gió thích hợp cho phát triển nghề nuôi tôm hùm.

- Phú Yên có 3 khu vực nuôi chính tại 3 huyện Sông Cầu, Tuy An, Đông

Hoà và thành phố Tuy Hoà, gồm 12 vùng với tổng diện tích khoảng 6.715 ha

trong đó :

Page 61: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

55

+ Huyện Sông Cầu: 7 vùng gồm Xuân Thọ 1, Xuân thọ 2, Thị trấn sông

Cầu, Xuân Phương, Xuân Cảnh, Xuân Hòa, Xuân Thịnh.

+ Huyện Tuy An: 4 vùng gồm An Ninh Đông, An Hòa, An Chấn.

+ Huyện Đông Hòa: 1 vùng là Vung Rô.

- Phân theo điều kiện tự nhiên, 12 vùng nuôi được phân thành 2 dạng:

+ Dạng bãi ngang có 7 vùng : An Phú – TP Tuy hoà; An Chấn, An hoà,

An Hải huyện Tuy An; Hoà an - Xuân Hoà, Vịnh Hoà và Từ Nham -Xuân Thịnh

huyện Sông Cầu… có dòng chảy đi qua nên có nguồn nước trong sạch và lưu

thông tốt, nền đáy cát, nên đây là vùng có điều kiện để phát triển nghề khai thác

và ương nuôi tôm hùm giống.

+ Dạng vung, vịnh, đầm có 5 vùng gồm: Xuân Thọ 1, Xuân Thọ 2, Thị

trấn Sông cầu, Xuân Phương - Vịnh Xuân đài – Sông Cầu Xuân Cảnh, Phú

Dương-Xuân Thinh - Đầm Cù Mông - Sông Cầu, Vung Rô - Hoà Xuân Nam-

Đông hoà có dòng chảy từ biển Đông vào, được che chăn bởi núi nên ít bị ảnh

hưởng của gió, bão nên đây là vùng có điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi tôm

thương phâm, thời gian nuôi được kéo dài.

Phát triển mạnh trong những năm gần đây hầu hết các vùng nuôi đều phù

hợp với nghề nuôi tôm hùm, môi trường nuôi phù hợp nên hoạt động nuôi tôm

hùm ở các vùng nuôi đều gặp thuận lợi. Riêng vùng nuôi Vung Rô – Hoà Xuân

Nam – Đông Hoà là vùng quy hoạch phát triển các ngành kinh tế khác như cảng

biển, giao thông đường thủy, cảng dầu, du lịch … nên vùng này không quy

hoạch nuôi trồng thủy sản.

Tỉnh Khánh Hoà:

Tỉnh Khánh Hòa có khoan 200 đảo lớn nho. Có các vịnh như : Nha Trang,

Văn Phong, Cam Ranh. Có độ sâu trung bình từ 10 đến 30 m nước, thuận tiện

trong việc phát triển kinh tế biển trong đó có nghề nuôi tôm hùm.

Tỉnh Khánh Hòa có 23 vùng nuôi, thuộc các huyện: Ninh Hòa, Vạn Ninh,

thị xã Cam Ranh và TP. Nha Trang có điều kiện thuận lợi phát triển nuôi tôm

hùm. Tổng diện tích các vùng nuôi khoảng: 4.423 ha, điều kiện thiên nhiên vùng

nuôi rất thuận lợi, dòng chảy tốt, kín gió ít chịu ảnh hưởng của gió bão rất thuận

lợi cho việc nuôi nuôi tôm hùm.

- Huyện Van Ninh: 8 vùng nuôi gồm:

+ Đầm Môn: Vùng nuôi được tạo thành từ bán đảo Hòn Gốm và Hòn

Lớn, có diện tích 1.200 ha. Độ sâu trung bình 10m, chất đáy là cát, san hô.

+ Ninh Đảo: Vùng nuôi có diện tích khoảng 300ha, khoảng cách gần bờ

nhất là 200 m, độ sâu trung bình là 12m. Chất đáy điển hình là cát và san hô.

+ Khải Lương: Vùng nuôi có diện tích khoảng 36ha, khoảng cách gần bờ

nhất là 150 m, độ sâu trung bình 14m. Chất đáy điển hình là cát, bùn và san hô.

Page 62: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

56

+ Điệp Sơn: Vùng nuôi có diện tích khoảng 35ha, cách bờ là 100m, độ

sâu trung bình là 12m. Chất đáy điển hình là cát, bùn và san hô.

+ Xuân Tự: Có diện tích khoảng 200 ha, khoảng cách gần bờ nhất là

500m, độ sâu trung bình là 6,2 m. Chất đáy điển hình là cát, bùn và san hô.

+ Ninh Tân: Có diện tích khoảng 30 ha, khoảng cách gần bờ nhất là 200

m, độ sâu trung bình là 15 m. Chất đáy điển hình là cát, soi và san hô.

+ Xuân Vinh: Vùng nuôi được che chắn bởi đảo Đầm Môn, có diện tích

khoảng 90 ha, khoảng cách gần bờ nhất là 1000 m, độ sâu trung bình là 6 m.

Chất đáy điển hình là cát bùn.

+ Hà Gìa: Vùng nuôi được che chắn bởi đảo Đầm Môn, có diện tích

khoảng 50 ha, khoảng cách gần bờ nhất là 1500 m, độ sâu trung bình là 6,8 m.

Chất đáy điển hình là cát bùn, đá san hô.

- Huyện Ninh Hoà: 1 vùng nuôi là Vung Tàu, diện tích khoảng 100 ha,

độ sâu trung bình 10 m, chất đáy điển hình là bùn cát.

- Thành phố Nha Trang có 6 vùng nuôi:

+ Trí Nguyên: Nằm ở Hòn Miễu thuộc vịnh Nha Trang, có 3 địa điểm

nuôi: bãi Tranh, bãi Miễu và bãi Dong. Có diện tích khoảng 0,7ha, khoảng cách

gần bờ nhất là 60 m, độ sâu trung bình là 12m.

+ Hòn Một: Thuộc vịnh Nha Trang gần khu bảo tồn biển Hòn Mun. Có

diện tích khoảng 0,65ha, khoảng cách gần bờ nhất là 50 m, độ sâu trung bình là

12 m. Chất đáy điển hình là cát bùn, cát soi.

+ Đầm Báy: Có diện tích khoảng 7,5ha, khoảng cách gần bờ nhất là 50 m,

độ sâu trung bình là 15m. Chất đáy điển hình là cát bùn, cát soi.

+ Bích Đầm: Có diện tích khoảng 8 ha, khoảng cách gần bờ nhất là 50 m,

độ sâu trung bình là 15m. Chất đáy điển hình là cát bùn.

+ Vung Ngán: Có diện tích khoảng 4,4ha, khoảng cách gần bờ nhất là

50m, độ sâu trung bình là 15m. Chất đáy điển hình là cát bùn, cát soi.

+ Bãi Tiên: nằm trong vịnh Nha Trang, có diện tích khoảng 200ha, độ sâu

trung bình là 6 m.

- Thị xã Cam Ranh : 8 vùng nuôi

+ Cam Phúc Bắc: Có diện tích khoảng 40 ha, khoảng cách gần bờ nhất là

100m, độ sâu trung bình là 6m. Chất đáy điển hình là cát và bùn.

+ Cam Phúc Nam: Diện tích khoảng 70 ha, khoảng cách gần bờ nhất là

300m, độ sâu trung bình là 6,5m. Chất đáy điển hình là bùn, cát.

+ Cam Phú: Diện tích khoảng 40ha, khoảng cách gần bờ nhất là 300m, độ

sâu trung bình là 8 m. Chất đáy điển hình là bùn, cát.

Page 63: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

57

+ Cam Thuận: Có diện tích 35ha, khoảng cách gần bờ nhất là 100m, xa bờ

nhất là 2600 m, độ sâu trung bình là 9 m. Chất đáy điển hình là bùn, cát.

+ Cam Linh: Có diện tích khoảng 47ha, khoảng cách gần bờ nhất là 1.000

m, độ sâu trung bình là 11m. Chất đáy điển hình là bùn, cát, cát san hô.

+ Cam Lập: Có diện tích khoảng 20ha, khoảng cách gần bờ nhất là 150m,

độ sâu trung bình là 10m. Chất đáy điển hình là cát, bùn cát.

+ Bình Ba: Được hình thành bởi đảo Bình Ba, gồm có 2 cửa thông với

biển khơi. Có diện tích khoảng 1.200ha, độ sâu trung bình là 10m.

+ Bình Hưng: Được hình thành bởi đảo Hòn Chut. Đây là một đảo nho

nằm cách xa so với vịnh Cam Ranh, phía tây giáp với một vùng núi thuộc tỉnh

Ninh Thuận. Có diện tích khoảng 400 ha, độ sâu trung bình là 8m.

Tỉnh Ninh Thuân:

Quy hoạch nuôi tôm hùm ở Ninh Thuận ở 2 vùng, vụng Vĩnh Hy và vùng

Đông Hải. Điều kiện tự nhiên vùng nuôi: Vĩnh Hy có diện tích mặt nước 300ha,

thông với biển qua cửa đầm rộng 400 m; rất kín gió, ít chịu tác động của gió

bão, độ sâu mực nước trung bình 9-10 m, chất đáy là cát, độ mặn ổn định 30-

33‰. Vùng biển Đông Hải có diện tích 18 ha, là bãi ngang, có khả năng trao đổi

nước tốt, gần nguồn giống tự nhiên (hầu hết là khai thác tại chỗ), xa khu dân cư,

phù hợp cho việc phát triển nuôi tôm hùm.

Tỉnh Bình thuân:

Quy hoạch nuôi tôm hùm ở tỉnh Bình Thuận là vùng Vĩnh Tân, thuộc địa

bàn thôn Vĩnh Phuc và Vĩnh Tiến - xã Vĩnh Tân - huyện Tuy Phong- tỉnh Bình

Thuận. Đây là vùng biển hở nên có khả năng trao đổi, lưu thông nước giữa vịnh

và đại dương; nguồn nước trong sạch thuận lợi cho nghề nuôi tôm hùm, vùng

nuôi có diện tích 20 ha.

2.2.3.2. Quy hoạch nuôi cua, ghẹ

Cua, ghẹ: là nguồn protein chất lượng cao, vitamin và các chất khoáng

cần thiết cho dinh dưỡng của cơ thể. Trong thịt cua cung chứa phospho, kẽm,

đồng, canxi, sắt và rất ít chất béo no. Sản phâm cua lột hiện nay là mặt hàng

thực phâm phổ biến có giá trị xuất khâu cao, được chế biến thành sản phâm cua

tâm bột chiên, một món ăn hấp dẫn và quen thuộc đối với thị trường châu Á, xu

hướng đang mở rộng sang nhiều thị trường khác trên thế giới. Sản phâm cua

thường được xuất khâu ở dạng sống hoặc đông lạnh nguyên con Những năm gần

đây do nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khâu tăng, nên việc đầu tư phát triển

nuôi cua là cần thiết.

Do sự khó khăn về sinh sản nhân tạo của các loài cua nói chung, con

giống còn lệ thuộc một phần vào nguồn lợi tự nhiên, kỹ thuật nuôi cua chưa

được hoàn chình, thị trường còn hạn chế (chưa được mở rộng). Sự khó khăn đó

sẽ giới hạn sự phát triển các đối tượng này trong thời gian tới. Việc phát triển

Page 64: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

58

phát triển các đối tượng này đòi hoi phải có thời gian đển có thể giải quyết tất cả

các khâu từ kỹ thuật sản xuất giống, kỹ thuật nuôi, phòng trị bệnh đến thị

trường.

Cua, ghẹ cung được xem là một trong những đối tượng chủ đạo trong lĩnh

vực nuôi giáp xác trên vùng biển và hải đạo. Cua, ghẹ là đối tượng bổ sung

nguồn nguyên liệu cho chế biến và xuất khâu, nhằm đa dạng hoá sản phâm chế

biến, đồng thời, cung cấp sản phâm cho thị trường tiêu thụ nội địa. Các loài có

giá trị kinh tế cao, có tiềm năng phát triển và định hướng trong quy hoạch phát

triển nuôi giáp xác chủ yếu là: Cua xanh, ghẹ xanh, ghẹ ba chấm.

2.2.4. Quy hoạch phát triển nuôi rong biển

Vùng triều ven biển, các eo vịnh nơi có độ mặn, độ trong tương đối cao và

ổn định, quy hoạch phát triển trồng rong mứt, rong sụn,.. theo phương pháp

trồng giàn, trồng căng dây, cắm cọc, bằng giống dinh dưỡng. Tập trung trồng

rong biển ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Rong Sụn vẫn là một đối tượng chủ

lực cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến phục vụ nhu cầu tiêu thụ

trong nước và xuất khầu. Rong Sụn sẽ được trồng chủ yếu ở hầu hết các tỉnh

vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và mở rộng ra một số tỉnh vùng ven biển ĐBSH

và Bắc Trung Bộ. Bên cạnh việc tiếp tục phát triển trồng rong Sụn theo phương

thức trồng giàn căng trên đáy, sẽ phát triển mở rộng trồng rong Sụn kết hợp với

nuôi các đối tượng hải sản có giá trị kinh tế như cá biển ở các vùng nước sâu

nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nuôi.

Rong Sụn hiện vẫn là sản phâm tiêu thụ chính ở thị trường nội địa và xuất

khâu sang một số nước như Hồng Kong, Đài Loan, Trung Quốc. Đây là đối

tượng tương đối dễ trồng, đầu tư thấp, ít phải chăm sóc, giá bán tương đối cao so

với rong câu nên được người dân lựa chọn để trồng và được người tiêu dùng ưa

chuộng. Bên cạnh đó, thị trường xuất khâu sản phâm của rong Sụn vẫn còn rất

nhiều tiềm năng cần được khai thác và mở rộng.

Dựa vào phân tích hiện trạng sản xuất, dự báo sự phát triển công nghệ và

xu hướng thị trường trong thời gian tới. Sẽ tiếp tục mở rộng về quy mô và phạm

vị trồng rong biển trên biển và hải đảo Việt Nam. Quy hoạch sản lượng rong

biển năm 2015 đạt 56.900 tấn và đến năm 2020 đạt 150.000 tấn.

2.3. Nhu cầu giống, thức ăn và lao động cho phát triển NTHS trên

biển và hải đảo Việt Nam đến năm 2020

2.3.1. Nhu cầu giống thủy sản

Theo phương án quy hoạch, tổng nhu cầu giống hải sản cho phát triển

nuôi biển và hải đảo Việt Nam đến năm 2015 cần khoảng 50.26 triệu con giống

các loại, đến năm 2020 cần khoảng 60.380 triệu con giống hải sản. Nhu cầu

giống cho từng đối tượng như sau:

Page 65: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

59

Bảng 25: Nhu cầu giống các đối tượng hải sản cho phát triển nuôi biển và

hải đảo Việt Nam đến 2020.

TT Nhu cầu giống hải sản Tổng Năm 2015 Năm 2020

1 Cá biển Tr. Con 190 300

2 Nhuyễn thể Tr. Con 50.000 60.000

3 Giống giáp xác Tr. Con 70 80

Tổng cộng Tr. Con 50.260 60.380

Giống cá biển: Quy hoạch theo huớng tập trung đầu tư đầu tư hạ tầng kỹ

thuật, đào tạo nguồn nhân lực cho các Viện nghiên nghiên cứu, các Trung tâm

Quốc gia giống hải sản, Trung tâm giống cấp I của tỉnh, một số Trại giống tư

nhân có khả năng đầu tư lớn phải đảm nhiệm nuôi đủ cá bố mẹ và cung cấp

trứng thụ tinh, cá bột đạt chất lượng để cung cấp cho các trại và các cơ sở ương

nuôi cá biển trong vùng.

Giống nhuyển thể: Quy hoạch các trại giống tập trung tại các vùng nuôi

tập trung có nhu cầu về số lượng giống lớn để đảm bảo cung cấp giống tại

chỗ cho các vùng. Quy hoạch sản xuất giống nhuyển thể của một số đối tượng

như sau:

- Quy hoạch sản xuất giống tu hài tại các tỉnh Quảng Ninh (huyện Vân

Đồn), Khánh Hòa (Cam Ranh).

- Quy hoạch sản xuất giống sò huyết tại các vùng xã Hiệp Thành TX.

Bạc Liêu, bãi bồi ven biển thuộc 2 huyện An Biên và An Minh, Kiên Giang

- Quy hoạch sản xuất giống hàu Thái Bình Dương thuộc các tỉnh

Quảng Ninh, Khánh Hòa.

- Quy hoạch sản xuất giống nghêu (ngao) tại các tỉnh Bến Tre, Tiền

Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Thái Bình, Nam Định,…. Quy hoạch thành khu

sản xuất giống tập trung quy mô nho 10-20ha để xây dựng các trại sinh sản

tạo ra ngao cám và hình thành các hợp tác xã ương ngao cám thành ngao

giống trong ao đất.

- Một số nơi có thể xây dựng khu sản xuất giống hải sản tập trung quy

mô nho 10-20 ha như: huyện Thái Thụy, xã Nam Cường, huyện Tiền Hải-

Thái Bình, vùng huyện Giao Thủy - Nam Định, vùng Ba Tri - Bến Tre; một

số xã thuộc huyện Tân Phu Đông - Tiền Giang; một số xã thuộc thị xã Bạc

Liêu, huyện Đông Hải-Bạc Liêu, …

Đối với tôm hùm: Quy hoạch sản xuất tôm hùm theo hướng vừa nghiên

cứu quy trình công nghệ sản xuất giống tôm hùm và vừa phải thực hiện các biện

pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ nguồn lợi giống tôm hùm. Thành lập vùng bảo tồn

bãi đe và giống tôm hùm trên vùng biển các tỉnh Nam Trung Bộ (Phú Yên, Bình

Page 66: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

60

Định, Khánh Hoàn, Ninh Thuận, Bình Thuận). Cần xây dựng Trung tâm nghiên

cứu và sản xuất giống tôm hùm tại Nha Trang để vừa chủ động cung cấp con

giống nuôi vừa thả giống ra biển tái tạo nguồn lợi.

Quy hoạch sản xuất các đối tượng hải sản khác cần phải kết hợp và kế

thừa hệ thống trại sản xuất giống hiện nay và có sự điều chỉnh phù hợp với chiến

lược phát triển ngành thủy sản đến năm 2020 và phù hợp với quy hoạch của địa

phương.

2.3.2. Nhu cầu thức ăn thủy sản

Theo phương án quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên vùng biển

và hải đảo Việt Nam đến năm 2020, thì nhu cầu thức ăn đến năm 2020 cần

490.000 tấn thức ăn.

2.3.3. Nhu cầu lao động

Đến năm 2015 nhu cầu số lao động chúng ta cần khoảng 250.00 lao động

và đến năm 2020 sẽ cần khoảng trên 350.000 lao động thủy sản.

2.4 Các chương trình dự án đầu tư phục vụ nuôi biển va hải đảo

2.4.1. Chương trình phát triển giống hải sản

Mục tiêu: Nghiên cứu, hoàn thiện và làm chủ công nghệ sản xuất giống cá

biển, hải sản, tôm hùm, rong biển và các đối tượng hải sản khác có giá trị kinh tế

cao để chủ động trong việc sản xuất giống để đáp ứng đủ giống tốt, kịp thời vụ,

đa dạng về giống loài, phục vụ cho phát triển nuôi trồng hải sản và chuyển dịch

cơ cấu kinh tế có hiệu quả và bền vững.

Nội dung chương trình dự án: Tập trung nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng

và trang thiết bị cho các Viện NC NTTS, các Trung tâm quốc gia giống hải sản,

Trung tâm giống hải sản cấp I và các Trung tâm giống sản xuất giống hải sản

của các tỉnh ven biển. Đâu tư phát triển theo hướng chiều sâu, tập trung cải tiến

kỹ thuật, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến nhằm tăng công suất - chất lượng

- hiệu quả sản xuất giống, đảm bảo sản xuất giống mang lại hiệu quả ổn định và

bền vững; cung cấp đủ giống chất lượng cao, sạch bệnh cho nhu cầu nuôi trồng

hải sản trên biển và hải đảo Việt Nam

- Đầu tư, nâng cấp các trại sản xuất giống nước mặn hiện có, đảm bảo đủ

điều kiện tiếp nhận công nghệ sản xuất giống các loài cá biển, nhuyễn thể giáp

xác, rong biển và các loài hải sản có giá trị kinh tế cao.

- Tăng cường nghiên cứu ứng dụng công nghệ, hoàn thiện và phổ biến

chuyển giao công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phâm các loài nhuyễn thể

(ngao, tu hai, hàu, bào ngư, hải sâm…), các loài cá biển (cá giò, cá song, cá

hồng, cá cam, cá chép biển, cá tráp vây vàng, cá măng, cá chim biển; các giống

tôm hùm.

Page 67: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

61

- Hoàn thiện và tăng cường năng lực cho hệ thống quản lý, kiểm soát chất

lượng giống và dịch bệnh ở tất cả các khâu từ sản xuất, lưu thông, kiểm tra chất

lượng giống, công nhận tiêu chuân giống gốc, tiêu chuân đàn bố mẹ, thực hiện

quy định về nhãn hàng hoá để đảm bảo giống có chất lượng tốt, nuôi có năng

suất cao, giảm thiểu dịch bệnh.

- Xây dựng và ban hành các tiêu chuân ngành về trại sản xuất giống,

vùng NTHS trên biển và hải đảo

- Triển khai các quy hoạch khu sản xuất giống vùng NTHS tập trung, quy

mô lớn và quy hoạch phát triển trại giống của các địa phương và áp dụng các

quy định về công nhận chất lượng.

Thời gian thực hiện: 2012-2020

Kinh phí thực hiện: 200 tỷ đồng.

2.4.2. Đề án phát triển NTHS trên biển và hải đảo đến năm 2020

Mục tiêu: Thuc đây phát triển nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo theo

hướng công nghiệp, năng suất cao, tạo sản phâm hàng hóa, chất lượng tốt, hiệu

quả và có sức canh tranh cao; tạo nguồn nguyên liệu lớn, đa dạng phục vụ cho

xuất khâu và tiêu dùng trong nước; đóng góp nhiều hơn nữa cho sự tăng trưởng

của nền kinh tế; đảm bảo an sinh xã hội, tạo thêm nhiều việc làm tăng thu nhập

cho ngư dân; đồng thời góp phần thực hiện thắng lợi Chiến lược Biển Việt Nam

đến năm 2020.

Nội dung và các nhiệm vụ chủ yếu: Đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng

nuôi và chuyển giao, áp dụng các quy trình công nghệ nuôi tiên tiến phù hợp với

điều kiện của từng vùng, từng đối tượng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và

bảo vệ môi trường sinh thái. Xây dựng cơ chế chính sách phát triển nuôi trồng

thủy sản trên biển và hải đảo.

2.4.3. Một số nhóm dự án đề xuất:

- Nhóm dự án đầu tư phát triển nuôi nhuyễn thể: Xây dựng dự án phát

triển nuôi nhuyễn thể đến năm 2020 (Diện tích nuôi, địa điểm nuôi, công nghệ

nuôi, sản xuất giống, xử lý môi trường, chế biến và thị trường tiêu thụ).

- Nhóm dự án đ ầu tư phát triển trồng rong biển: Xây dựng dự án phát

triển trồng rong biển đến năm 2020 (Diện tích, địa điểm, hình thức trồng, chế

biến và thị trường tiêu thụ).

- Nhóm dự án đầu tư phat triên nuôi cua , ghẹ: Xây dựng dự án phát triển

tôm su đến năm 2020 (Diện tích nuôi, địa điểm nuôi, công nghệ nuôi, sản xuất

giống, xử lý môi trường, chế biến và thị trường tiêu thụ).

- Nhóm dự án đầu tư phát triển tôm hùm đến năm 2020 (Diện tích nuôi,

địa điểm nuôi, công nghệ nuôi, sản xuất giống, xử lý môi trường, chế biến và thị

trường tiêu thụ).

Page 68: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

62

- Nhóm dự án đ ầu tư phát triển nuôi cá biển đến năm 2020. (Diện tích

nuôi, địa điểm nuôi, công nghệ nuôi, sản xuất giống, xử lý môi trường, chế biến

và thị trường tiêu thụ).

Thời gian thực hiện: 2015 - 2020.

Kinh phí thực hiện: 150 tỷ đồng.

2.4.4. Chương trình tăng cường năng lực

Mục tiêu: Tăng cường năng lực, đào tạo đội ngu cán bộ nghiên cứu,

quản lý và kỹ thuật về công nghệ nuôi, sản xuất giống, xử lý môi trường, chân

đoán, phòng trừ dịch bệnh, sản xuất thức ăn, bảo quản sau thu hoạch.

Nội dung và các nhiệm vụ chủ yếu:

- Đào tạo đội ngu khoa học kỹ thuật, nghiên cứu viên cho các Viện và

Trung tâm nghiên cứu thủy sản, Trung tâm quốc gia giống thủy sản để có đủ

nhân lực đảm nhiệm chức năng nghiên cứu công nghệ sản xuất giống hải sản,

gồm: ưu tiên đào tạo đội ngu khoa học ở trong và ngoài nước cho các Viện

nghiên cứu, Trung tâm nghiên cứu, Trung tâm quốc gia giống thủy sản, Trường

đào tạo có chuyên ngành nuôi trồng thủy sản.

- Đây mạnh các hình thức đào tào về quản lý và kỹ thuật sản xuất giống

và NTHS; nâng cao trình độ sản xuất giống, sản xuất thức ăn cho giai đoạn ương

nuôi con giống cho đội ngu kỹ thuật, công nhân của các cơ sở sản xuất; tập huấn

kỹ thuật, chuyển giao công nghệ cho ngư dân, nông dân sản xuất giống thủy sản.

Khuyến khích các thành phần kinh tế cử người đi đào tạo, để có những chuyên

gia và đội ngu kỹ thuật gioi về sản xuất giống hải sane

Thời gian thực hiện: 2015 - 2020.

Kinh phí thực hiện: 30 tỷ đồng.

2.4.5. Đề án phát triển nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật công

nghệ nuôi biển giai đoạn 2015-2020

Mục tiêu: Nghiên cứu được công nghệ mới, tiên tiến, thân thiện với môi

trường và áp dụng được vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, sản lượng và

chất lượng sản phâm nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo.

Nội dung và các nhiệm vụ chủ yếu:

- Tổ chức sắp xếp lại các cơ sở nghiên cứu.

- Đào tạo đội ngu cán bộ nghiên cứu.

- Tập trung nghiên cứu, nhập công nghệ mới để sản xuất các đối tượng hải sản

nuôi chủ lực.

- Chuyển giao, áp dụng vào thực tiễn sản xuất.

Thời gian thực hiện: 2015-2020

Kinh phí thực hiện: 250 tỷ đồng

Page 69: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

63

2.4.6. Chương trình phát triển công nghệ nuôi cá lồng vùng biển hở

Mục tiêu: Đầu tư cơ sở hạ tầng, áp dụng các quy trình công nghệ lồng nuôi

tiên tiến phù hợp với điều kiện của từng vùng biển, từng đối tượng nhằm nâng

cao hiệu quả sản xuất.

Nội dung các dự án và các nhiệm vụ chủ yếu:

- Các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng nuôi lồng bè gồm: Hệ thống

phao tiêu, biển báo ranh giới luồng lạch; hệ thống cấp điện; hệ thống cấp nước

ngọt; dịch vụ về vệ sinh môi trường và vật tư thiết bị phục vụ NTHS trên biển và

hải đảo.

- Các dự án xây dựng mô hình nuôi cá lồng quy mô công nghiệp ngoài

vùng biển hở và mô hình nuôi các đối tượng hải sản áp dụng nuôi theo quy

phạm nuôi tốt.

Thời gian thực hiện: 2015-2020

Kinh phí thực hiện: 300 tỷ đồng

2.5. Các dự án ưu tiên đầu tư

- Dự án: “Phát triển giống và công nghệ nuôi một số loài cá biển có giá trị

kinh tế (cá giò, cá song, cá hồng, cá cam, cá chép biển, cá tráp vây vàng, cá

măng biển, cá chim biển, cá ngừ vây vàng,...)”.

- Dự án: “Phát triển giống và công nghệ nuôi nhuyễn thể (ngao, sò huyết,

điệp, tu hài, hàu, ốc hương, sò huyết, bào ngư, ...)”.

- Dự án: “ Phát triển công nghệ sản xuất giống và quy trình công nghệ nuôi

một số loài giáp xác như: cua, ghẹ, tôm hùm”.

- Dự án: “Quản lý chất lượng giống các loài hải sản”.

- Dự án: “Phát triển công nghệ sản xuất giống và công nghệ nuôi một số

loài rong biển có giá trị kinh tế (rong mứt, rong sụn, ...)”.

- Dự án: “Khuyến ngư về giống và chuyển giao công nghệ NTHS”.

- Dự án: “ Nghiên cứu và ứng dụng công nghê lồng NTHS vùng biển hở”

2.6. Nhu cầu về vốn đầu tư:

Tổng vốn đầu tư cho Quy hoạch phát triển NTHS trên biển và hải đảo đến

năm 2020 khoảng khoảng 3.000 tỷ đồng. Trong đó:

- Ngân sách nhà nước: 1.000 tỷ đồng.

- Vốn vay tín dụng đầu tư: 500 tỷ đồng

- Vốn vay thương mại: 500 tỷ đồng

- Vốn tự có và vốn huy động của các tổ chức, cá nhân: 1.000 tỷ đồng

Page 70: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

64

2.7. Đanh gia sơ bô hiêu qua quy hoach

2.7.1. Hiệu quả về kinh tế, xã hội

- Quy hoạch sẽ tạo được các vùng nuôi trông hai san trên biên va hai đao ổn

định đến năm 2020. Sản lượng nuôi trông hai san luôn tăng, cung cấp nguyên liệu

cho chế biến XK, tạo ra giá trị lợi nhuận cho người sản xuất tại các cùng ven biển

và hải đảo, góp phần thuc đầy tăng trưởng kinh tế cho các tỉnh và thành phó vên

biên va hai đao.

- Đên năm 2020 diên tich nuôi trông hải sản trên biển và hải đảo đạt

58.940 ha; Sản lượng nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo đến năm 2020 đat

738.000 tấn; giá trị sản xuất (theo giá cố định) đạt trên 10.000 tỷ đồng; giá trị

xuât khâu đạt khoang 1.500 triệu USD.

- Giải quyết được một lượng lớn nhu cầu lao động cac vung ven biên va hai

đao. Đến năm 2020, tổng nhu cầu lao động nuôi trông hai san trên biên va hai đao

khoảng trên 1 triêu lao đông. Thu nhập bình quân đầu người của lao động cao gấp

3 lần hiện nay.

2.7.2. Hiệu quả về môi trường sinh thái

- Công tác giám sát tác động sản xuất đến môi trường sẽ được đây mạnh,

nhằm ngăn chặn và tránh được những rủi ro ô nhiễm môi trường do hoạt động sản

xuất nuôi trồng trên biên và chế biến gây ra. Nâng cao được ý thức của người sản

xuất trong công tác bảo vệ môi trường.

- Thông qua đao tao, tâp huân va tuyên truyên trong qua trinh san xuât se op

phân nâng cao y thưc vê công tác b ảo vệ môi trường vung nuôi va bao vê nguôn

lơi thuy san cho ngươi san xuât.

- Áp dụng quy trình công nghệ tiên tiến vào sản xuất, có hệ thống xử lý

nước thải trước khi đưa ra môi trường ngoài sẽ làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm

môi trường. Công tác giám sát tác động sản xuất đến môi trường sẽ được đây

mạnh, nhằm ngăn chặn và tránh được những rủi ro ô nhiễm môi trường do hoạt

động sản xuất gây ra.

- Việc áp dụng quy phạm nuôi tốt (VietGAP) không những làm tăng hiệu

quả kinh tế, nâng cao giá trị sản phâm xuất khâu mà còn góp phần giảm thiểu tối

đa tác nhân gây ô nhiễm môi trường.

- Áp dụng công nghệ sinh học để xử lý môi trường, áp dụng qui trình công

nghệ mới vào sản xuất, có hệ thống xử lý nước thải trước khi đưa ra sông rạch sẽ

làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường vung biên . Gắn kết được hoạt động

các ngành kinh tế cùng cam kết bảo vệ môi trường để hoạt động sản xuất ổn định,

bền vững.

Page 71: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

65

PHẦN V

GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG

HẢI SẢN TRÊN BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020

1. Giải pháp về cơ chế chính sách

a) Về đầu tư và tín dụng:

Tiếp tục có chính sách ưu tiên đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng thủy sản

phục vụ phát triển kinh tế biển, như: Khai thác hải sản, nuôi biển, các công trình

trên các vùng hải đảo.

Tăng đầu tư xây dựng hệ thống cơ sơ h ạ tầng đầu mối cho các vùng nuôi

trồng thủy sản trên biên va hai đao theo hương công nghi ệp và các khu sản xuất

hàng hóa tập trung.

Tăng nguồn vốn cho nghiên cứu công nghệ cao, nghiên cứu công nghệ sinh

sản các giống thủy hải sản đặc biệt quí hiếm, sản xuất giống sạch bệnh; sản xuất

thức ăn thủy sản, bệnh thủy sản, chế biến các sản phâm từ rong biển; chế biến

dược phâm, các thực phâm chức năng có nguồn gốc từ các đối tượng hải sản ;

công nghệ bảo quản sau thu hoạch,...

Có chính sách khuyến khích thu hut đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp tư

nhân và đặc biệt là hình thức đầu tư hợp tác công - tư (PPP) trong nuôi trông hai

sản trên biển và hải đảo.

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, ưu tiên bố trí nguồn vốn và huy động

đầu tư nước ngoài, ODA, các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phat triên nuôi

trồng hai sản trên biên va hai đao, tạo động lực, tạo cơ sở vật chất kỹ thuật để thực

hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nghề nuôi trồng hai san trên biên va hai đao.

Tiếp tục nghiên cứu cơ chế chính sách tín dụng ưu đãi để phát triển nuôi

trồng hai san trên biên va hai đao như : Chính sách tín dụng ưu đãi cho ngư dân,

các hợp tác xã, các doanh nghiệp vay đầu tư phát triển nuôi trồng hai san trên biên

và hải đảo, chế biến dịch vụ hậu cần khai thác hải sản; bảo hiểm rủi ro trong sản

xuất trên biên va hai đao....

Nhà nước đầu tư xây dựng các công trình, cơ sở vật chất kỹ thuật thiết yếu

phục vụ nuôi trông hai san cho các vùng nuôi t ập trung trên biển, eo vịnh,

hải đảo (điện, hệ thống phao tiêu, đèn báo ranh giới khu vực nuôi với luồng hàng

hải và các khu vực khác, hệ thống neo lồng bè chính, khu xử lý nước thải,…).

b) Chính sách sử dụng đất, mặt nước nuôi trồng thủy sản:

Tiếp tục thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển nuôi trồng hai

sản trên biên va hai đao

Page 72: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

66

Khuyến khích đầu tư khai thác mặt đất, mặt nước biên va hai đao chưa

được sử dụng vào nuôi trồng hai sản.

Nghiên cứu chính sách giao, cho thuê mặt nước biển cho các thành phần

kinh tế phát triển nuôi trồng hai san trên biên và hải đảotheo hướng sản xuất hàng

hóa. Đây mạnh việc phân cấp quản lý sử dụng mặt nước biển ven bờ cho chính

quyền địa phương các cấp theo Luật thủy sản.

c) Về bảo vệ môi trường:

Có chính sách hỗ trợ, khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ,

quy trình nuôi sạch, tiết kiệm tài nguyên nước, thân thiện với môi trường, công

nghệ xử lý chất thải trong nuôi trồng thủy sản; hỗ trợ cải tạo, xây dựng hệ thống

xử lý chất thải đối với các vùng nuôi trên biên tập trung; tiếp tục thực hiện chính

sách hỗ trợ đối với áp dụng thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP).

Khuyến khích các doanh nghiệp chế biến thủy sản xây dựng và áp dụng

công nghệ xử lý chất thải, nước thải và kiểm soát ô nhiễm môi trường.

d) Về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực:

Ưu tiên đào tạo cán bộ khoa học chuyên ngành công nghệ sinh học, các

ngành ứng dụng công nghệ cao, các ngành nghiên cứu biển và kỹ thuật, công

nghệ nuôi trồng hai san trên biên va hai đao tiên tiến.

Có chính sách ưu đãi cho con, em ngư dân, học sinh, sinh viên, cán bộ tre

trong ngành thủy sản đi đào tạo trình độ đại học và sau đại học tại các trường đại

học trong nước và ở các nước có trình độ tiên tiến về khoa học kỹ thuật nuôi trồng

hải sản trên biển và hải đảo.

2. Giải pháp về đào tao nguồn nhân lực, khoa học công nghệ và

khuyến ngư phát triển nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo

2.1. Đào tạo nguồn nhân lực

Lực lượng cán bộ và lao động kỹ thuật về chuyên ngành nuôi trồng hải sản

hiện nay còn thiếu nhiều, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển trong thời gian

tới. Vì vậy việc đào tạo nguồn lao động kỹ thuật nhất là nguồn lao động kỹ thuật

có chuyên môn cao là một trong những giải pháp hữu hiệu để góp phần nâng cao

chất lượng và hiệu quả trong hoạt động sản xuất và quản lý nuôi trồng hải sản.

Việc đào tạo cán bộ kỹ thuật cần tập trung vào các hướng sau:

- Tăng cường về năng lực và cơ sở vật chất kỹ thuật của các Viện nghiên

cứu, trường, các cơ sở đào tạo chuyên ngành thủy sản để đào tạo đội ngu cán bộ

nghiên cứu, quản lý và kỹ thuật về công nghệ nuôi, sản xuất giống, xử lý môi

trường, chân đoán, phòng trừ dịch bệnh, sản xuất thức ăn, bảo quản sau thu

Page 73: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

67

hoạch; đồng thời bằng nhiều hình thức để đào tạo bồi dưỡng kỹ thuật nuôi,

phòng ngừa dịch bệnh cho nông dân, ngư dân.

- Chú trọng và ưu tiên đào tạo cán bộ đầu ngành có chuyên môn sâu, gioi

về lĩnh vực quản lý, sản xuất chuyên ngành thủy sản.

- Đào tạo đội ngu khoa học kỹ thuật, nghiên cứu viên cho các Viện nghiên

cứu, các Trường đào tạo, Trung tâm quốc gia giống thủy sản, ưu tiên đào tạo đội

ngu khoa học ở trong và ngoài nước để có đủ nhân lực đảm nhiệm chức năng

nghiên cứu hoàn thiên công nghệ nuôi trồng hải sản.

- Đây mạnh các hình thức đào tào về quản lý và kỹ thuật nuôi trồng thủy

sản, nâng cao trình độ nuôi trồng thủy sản, cho đội ngu kỹ thuật, công nhân của

các cơ sở nuôi trồng thủy sản; tập huấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ cho các

tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động nuôi trồng hải sản.

- Tăng cường các hình thức đào tạo ngắn hạn và đào tạo lại cho cán bộ kỹ

thuật và công nhân kỹ thuật của các cơ sở, vùng nuôi trồng thủy sản để cập nhật

nhanh với tiến bộ kỹ thuật, nhằm đáp ứng yêu cầu trong quá trình công nghiệp

hoá, hiện đại hoá.

2.2. Về khoa học công nghệ

Tăng cường nghiên cứu khoa học, nhập khâu công nghệ, trước hết tập

trung vào khâu sản xuất giống để cho đe nhân tạo được các giống nuôi chủ yếu;

nghiên cứu hoàn thiện công nghệ nuôi biển đối với các đối tượng nuôi chủ yếu

(giáp xác, nhuyễn thể, cá biển, rong biển,….); các biện pháp về phòng trừ dịch

bệnh; công nghệ sản xuất thức ăn, công nghệ lồng nuôi, công nghệ bảo quản và

chế biến sau thu hoạch.

Nghiên cứu xây dựng và áp dụng công nghệ cao trong nuôi trồng và sản

xuất giống các đối tượng chủ lực (nhuyễn thể, cá biển, tôm hùm, rong biển….);

các đối tượng bản địa có giá trị kinh tế (bào ngư, hải sâm…) công nghệ sản xuất

thức ăn, chế phâm sinh học và các sản phâm xử lý và cải tạo môi trường dùng

trong nuôi trồng hải sản.

Lựa chọn nhập công nghệ sản xuất giống mới, hiện đại, phù hợp với điều

kiện ở Việt Nam, đồng thời xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản, ứng

dụng các thành tựu khoa học tiên tiến trong nước và nước ngoài vào phát triển

nuôi trồng thủy sản và sản xuất giống, thức ăn, thuốc phòng trị bệnh.

2.3. Giải pháp khuyên ngư

Nghiên cứu xây dựng các mô hình nuôi chuyên, nuôi kết hợp các đối

tượng hải sản; tổng kết và nhân rộng các mô hình tiên tiến nuôi tôm hùm, các

Page 74: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

68

loài nguyễn thể và cá biển; ứng dụng công nghệ tiên tiến để trồng các loài rong,

tảo ở vùng triều, trên biển, eo vịnh.

- Hỗ trợ nghiên cứu và nhân rộng các hình thức tổ chức sản xuất nuôi

trồng hải sản mới nhằm giảm thiểu rủi ro và phù hợp với khả năng đầu tư của

nông dân.

- Xã hội hóa công tác nghiên cứu phục vụ phát triển NTHS, khuyến khích

các thành phần kinh tế nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ mới.

- Hoàn thiện công nghệ và xây dựng một số mô hình trình diễn về công

nghệ sản xuất giống và công nghệ nuôi biển đối với các đối các đối tượng chủ

lực, các đối tượng bản địa có giá trị kinh tế.

- Cần xây dựng Chương trình khuyến ngư ở các đài truyền thanh và truyền

hình địa phương. Lắp đặt hệ thống truyền thanh và tăng cường các biện pháp

truyền thông như bản tin nhanh, vô tuyến địa phương theo giờ hàng ngày truyền

bá kiến thức thông tin về công nghệ và kỹ thuật nuôi các đối tượng hải sản.

3. Giải pháp giống, thức ăn và phát triển cơ sở ha tầng

3.1. Về giống

Một trong những khó khăn cơ bản trong việc phát triển nuôi trồng hải sản

trên biển và hải đảo hiện nay là ta chưa chủ động được con giống. Thực trạng

vấn đề sản xuất giống hiện nay còn nhiều tồn tại, hạn chế. Do vậy, để có đủ

giống đảm bảo số lượng, chất lượng, giá cả hợp lý và đáp ứng kịp thời vụ cho

người nuôi trồng hải sản cần thực hiện các giải pháp sau:

- Điều chỉnh sắp xếp lại hệ thống sản xuất giống hải sản, đầu tư xây dựng

quy hoạch vùng sản xuất giống hải sản tập trung. Tập trung nghiên cứu hoàn

thiện công nghệ sản xuất giống nuôi biển đối với các đối tượng chủ lực, các đối

tượng bản địa có giá trị kinh tế (cá biển, nhuyễn thể, tôm hùm, rong biển, bào

ngư, hải sâm,….); đầu tư xây dựng và hiện đại hoá hệ thống sản xuất, cung ứng

giống thủy sản đảm bảo điều kiện sản xuất, kinh doanh theo quy định của nhà

nước để tạo được giống tốt, sạch bệnh, đáp ứng đủ số lượng, kịp thời vụ cho nhu

cầu nuôi biển và hải đảo.

- Đầu tư cho nghiên cứu phát triển giống, xây dựng hạ tầng cơ sở nghiên

cứu, vùng sản xuất giống tập trung, nhập giống mới, công nghệ mới để rút ngắn

thời gian nghiên cứu, áp dụng thành tựu tiên tiến của thế giới, thực hiện các đề

tài, dự án nghiên cứu, hỗ trợ sản xuất giống gốc, thay thế đàn bố mẹ dòng thuần

cho các trại sản xuất giống v.v.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng các cơ sở

sản xuất giống nước mặn, thực hiện xã hội hoá trong sản xuất giống hải sản.

Page 75: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

69

3.2. Về thức ăn

- Đầu tư nâng cấp và xây dựng mới một số cơ sơ sản xuất thức ăn công

nghiệp phuc vu cho nuôi hai san ; nhập khâu nguyên liệu và công nghệ cần thiết

để sản xuất thức ăn công nghiệp trong nước với chất lượng tốt, giá thành hợp lý,

đáp ứng được nhu cầu phát triển nuôi trồng hải sản.

- Kết hợp với các Viện nghiên cứu, các Trường, các Công ty để nghiên

cứu và sản xuất các loại thức tổng hợp phù hợp cho từng đối tượng cá biển, giá

thành phù hợp với sức mua của dân và đạt yêu cầu dinh dưỡng theo quy định.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất, kinh doanh thức ăn

phục vụ cho phát triển nuôi biển. Xây dựng cơ sở sản xuất thức ăn cho các đối

tượng thủy sản gắn với vùng cung cấp nguyên liệu, nhằm tối ưu hóa sử dụng tài

nguyên và tối đa hóa lợi nhuận trong sản xuất.

- Tăng cường tuyên truyền tập huấn về kỹ thuật sử dụng thức ăn cho các

hộ nuôi trồng hải sản. Tăng cường kiểm tra kiểm soát các cơ sở kinh doanh thức

ăn tai các vung nuôi tr ồng hải sản và xử lý nghiêm minh các cơ sở kinh doanh

không thực hiện đung các quy định của Nhà nước.

3.3. Giải pháp về cơ sở hạ tầng

- Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho các cơ sở sản xuất giống hải

sản và vùng NTHS tập trung trên biển và hải đảo. Xây dựng hệ các phao tiêu,

biển báo cho vùng nuôi trên biển để đảm bảo cho các phương tiên đi lại dễ dàng

vận chuyển các thiết thị phục vụ cho sản xuất.

- Phát triển dịch vụ trên biển như dịch vụ y tế, dịch vụ cung cấp các sản

phâm phục cho sản xuất và sinh hoạt của các hộ nuôi trồng hải sản trên biển.

4. Giải pháp về môi trường

- Việc lựa chọn, thiết kế, xây dựng và vận hành các cơ sơ NTHS cần tuân

thủ nghiêm các quy định và tiêu chuân về bảo vệ môi trường của các bộ ngành

liên quan. Thứ nhất là yêu cầu về Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của các

dự án xây dựng khu NTHS tập trung (theo Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày

18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ).

- Tổ chức, cá nhân tham gia nuôi trồng thủy sản phải thực hiện đung các

quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, cần tuân thủ tốt các quy định về

phòng ngừa và quản lý môi trường của ngành thủy sản.

- Các cơ sở NTHS cần được khuyến khích áp dụng các quy trình quản lý

tiên tiến như VietGAP, CoC, BMP và các quy định khác có liên quan. Không

được sử dụng thuốc thú y, hóa chất đã hết hạn sử dụng hoặc ngoài danh mục cho

phép trong nuôi trồng thủy sản.

Page 76: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

70

5. Về đầu tư

5.1. Về đầu tư từ ngân sách nhà nước

a) Ngân sách nhà nước đầu tư cho:

- Quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho các vùng nuôi

trồng hải sản tập trung trên biển và hải đảo gồm: điện, hệ thống phao tiêu, đèn

báo ranh giới khu vực nuôi với luồng hàng hải và các khu vực khác, hệ thống

neo lồng bè chính, khu xử lý nước thải ….

- Nhập khâu giống gốc một số loài hải đặc sản sạch bệnh, có giá trị kinh tế

cao, quý hiếm và công nghệ sản xuất giống nhân tạo để sản xuất con giống trong

nước, đáp ứng nhu cầu sản xuất.

- Nhập công nghệ mới, tiên tiến về sản xuất giống; thuê chuyên gia nước

ngoài nghiên cứu chọn tạo sản xuất giống hải sản;

- Đào tạo ngắn hạn cho đội ngu cán bộ khoa học kỹ thuật để nghiên cứu,

- Hoàn thiện công nghệ và xây dựng một số mô hình trình diễn về công

nghệ sản xuất giống hải sản và mô hình nuôi cá lồng ở vùng biển hở và ngoài

khơi, đảo xa đất liền;

- Sản xuất thử, khảo nghiệm, kiểm nghiệm, công nhận giống mới.

b) Ngân sách nhà nước hỗ trợ cho:

- Hỗ trợ 1 lần không quá 50% chi phí sản xuất nhân tạo giống hải sản có

giá trị kinh tế và đòi hoi công nghệ sản xuất cao, đầu tư lớn đối với các loài cá

biển, nhuyễn thể, tôm hùm, hải sâm, bào ngư, rong biển...

- Hỗ trợ các dự án xây dựng các cơ sở hạ tầng cho vùng sản xuất giống hải

sản tập trung áp dụng công nghệ cao, mức tối đa không quá 80%.

- Các tổ chức, cá nhân nuôi trồng hải sản ở vùng biển hở và ngoài khơi

được hỗ trợ 50% vốn đầu tư ban đầu mua lồng, và 100% vốn mua giống hải sản

để nuôi (chỉ hỗ trợ một lần đầu).

- Nhà nước hỗ trợ chuyên chở thức ăn, giống và lương thực, thực phâm

đất liền ra đảo (đảo xa đất liền gồm quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, vùng biển

ngoài khơi), vận chuyển sản phâm nuôi vào đất liền miễm phí.

5.2. Về tín dụng

- Các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất giống hải sản, phát triển nuôi trồng

hải sản trên biển và hải đảo được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước

theo quy định hiện hành

Page 77: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

71

- Các ngân hàng thương mại, Quốc doanh tạo điều kiện thuận lợi cho các

tổ chức, cá nhân vay vốn đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển nuôi trồng hải sản trên

biển và hải đảo và vay vốn mua giống, thức ăn, lồng nuôi.

5.3. Vốn của các thành phần kinh tế

- Cá nhân, hộ gia đình: đầu tư xây dựng hệ thống lồng bè nuôi; mua giống,

thức ăn, thuốc, hóa chất phòng trừ dịch bệnh và xử lý môi trường vùng nuôi.

- Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có cơ sở nuôi trồng hải sản tập trung

chủ động dành kinh phí đầu tư bảo đảm các điều kiện cho việc áp dụng Quy

trình thực hành nuôi tốt (GAP) và các chứng chỉ áp dụng các Quy trình nuôi tiên

tiến, áp dụng các tiêu chuân tiên tiến về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phâm

và bảo vệ môi trường.

- Vốn đầu tư nước ngoài: thông qua các dự án trực tiếp đầu tư nước ngoài

FDI vào lĩnh vực sản xuất giống, các dự án hỗ trợ phát triển ODA, World bank

và các dự án của AIT, DANIDA, NORAD, WB, v.v... tư vấn trợ giúp kỹ thuật,

tư vấn, đào tạo, tiếp nhận, nhập các công nghệ mới và chuyển giao công nghệ

nuôi biển.

6. Về tổ chức sản xuất

Đa dạng hóa mô hình tổ chức sản xuất, khuyến khích các mô hình liên kết,

liên doanh giữa người sản xuất nguyên liệu, với các nhà chế biến, thương nhân,

các nhà đầu tư, tín dụng... theo chuỗi giá trị của sản phâm, với sự tham gia quản

lý, tổ chức của cộng đồng, của các Hội, Hiệp hội.

Các cơ sở kinh doanh Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong việc hậu cần

dịch vụ cho sản xuất và tiêu thụ sản phâm, trong đó coi trọng về dịch vụ giống,

kỹ thuật nuôi, cung cấp thức ăn công nghiệp, phòng trừ dịch bệnh.

Xây dựng và tổ chức thực hiện mô hình hợp tác công - tư (PPP) trong đầu

tư, trước hết tập trung đầu tư hình thành và tổ chức hoạt động các trung tâm

nghề cá lớn trên cac đao, tạo sức hút, tạo động lực cho ngành thủy sản phát triển

nuôi trông hai san trên biên va hai đao theo hư ớng công nghiệp hóa - hiện đại

hóa hiệu quả và bền vững.

Tiếp tục xây dựng các tiêu chuân, quy chuân, quy trình, định mức kinh tế

kỹ thuật quản lý thủy sản và hướng dẫn thực thi pháp luật thủy sản.

Tổ chức quản lý quy hoạch phat triên nuôi trông hai san trên biên va hai

đao, gắn kết chặt chẽ với các quy hoạch các ngành khác trên biển và hải đảo.

Trên cơ sở quy hoạch từng vùng, tổ chức lại sản xuất theo hình thức quản

lý có sự tham gia của cộng đồng, trong đó chu trọng các mô hình kinh tế hợp tác,

các hội, hiệp hội ngành nghề nhằm tăng cường giup đỡ nhau trong sản xuất và

Page 78: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

72

phòng tránh thiên tai có hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế

những tác động bất lợi của cơ chế thị trường.

7. Giải pháp về thị trường

a) Đối với thị trường xuất khâu:

Các hiệp hội và doanh nghiệp là chủ thể trực tiếp xây dựng và thực hiện

chương trình xuc tiến thương mại phù hợp với chiến lược phát triển thị trường

xuất khâu, phù hợp với các chương trình xuc tiến thương mại quốc gia.

Phát triển hình thức xuất khâu trực tiếp cho các hệ thống phân phối, trung

tâm thương mại lớn, siêu thị, thay thế việc xuất khâu qua trung gian nhằm nâng

cao hiệu quả xuất khâu. Các doanh nghiệp từng bước xây dựng mạng lưới phân

phối cac san phâm hai san Vi ệt Nam tại các thị trường quốc tế, trực tiếp ký kết

hợp đồng với các tổ chức cung ứng thực phâm đến các trung tâm phân phối, siêu

thị của các thị trường lớn.

Hình thành một số trung tâm phân phối, các đại lý, văn phòng đại diện,

gắn với quảng bá, giới thiệu sản phâm hai san Vi ệt Nam của các doanh nghiệp

tại các thị trường lớn như: Mỹ, Nhật Bản, EU, nhằm kết nối thị trường, giảm

khâu trung gian, đưa thông tin chính xác, đầy đủ về sản phâm hai san nuôi trông

trên biên va hai đao Việt Nam đến người tiêu dùng. Đồng thời các doanh nghiệp

cung cấp kịp thời thông tin về thị trường, chính sách, pháp luật của nước sở tại

cho các cơ quan quản lý, nghiên cứu và các đơn vị doanh nghiệp.

Xây dựng các thương hiệu sản phâm hai san nuôi trông trên biên va hai

đao Việt Nam, sản phâm có chỉ dẫn địa lý (thương hiệu quốc gia, thương hiệu

sản phâm, thương hiệu doanh nghiệp) có uy tín, đáp ứng thị hiếu và lòng tin của

người tiêu dùng thế giới. Nâng cao vai trò của các Hội và Hiệp hội trong cộng

đồng doanh nghiệp, tăng cường sự hợp tác, phối hợp, liên doanh, liên kết trong

chuỗi giá trị sản phâm ngành hàng, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh và bảo vệ

quyền lợi của doanh nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp đối với các tranh chấp

thương mại quốc tế.

b) Đối với thị trường trong nước:

Thông qua hệ thống các chợ đầu mối, các trung tâm nghề cá lớn, hình

thành kênh phân phối bán hàng thủy sản đến các chợ truyền thống, đến hệ thống

các siêu thị tại các đô thị, các khu công nghiệp, các thành phố lớn trên cả nước.

Nghiên cứu phân tích nhu cầu thị trường trong nước, thực hiện xúc tiến

thương mại, xây dựng thương hiệu sản phâm hai san nội địa, thực hiện các hoạt

động truyên truyền, quảng bá sản phâm, kết nối sản xuất với thị trường, tăng sức

mua nội địa đôi vơi cac san phâm hai san nuôi trông trên biên va hai đao.

Xây dựng trung tâm nghiên cứu phân tích, dự báo thị trường xuất khâu và

Page 79: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

73

nôi địa; cung cấp thông tin thị trường cho người sản xuất, các doanh nghiệp,

người tiêu dùng và cơ quan quản lý, nghiên cứu, để định hướng sản xuất nguyên

liệu, chế biến sản phâm hai san nuôi trông trên biên va hai đao theo d ự báo và

nhu cầu thị trường.

8. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện.

8.1. Phổ biến và vân động nhân dân tham gia thực hiện quy hoach:

Quy hoạch chỉ có thể thực hiện thành công khi có sự hưởng ứng của nhân

dân, của các cá nhân, tổ chức trực tiếp tham gia nuôi trồng hải sản. Vì vậy, việc

phổ biến, giải thích để nhân dân hiểu quy hoạch và hưởng ứng là một điều hết

sức quan trọng. Để làm được những việc này cần phải:

- Tổ chức giới thiệu về mục đích, nội dung quy hoạch.

- Công khai rộng rãi cho dân, các ngành biết các vùng quy hoạch.

- Thông báo các vùng quy hoạch mở rộng để người dân có hướng đầu tư.

- Vận động các hộ dân và các tổ chức tham gia nuôi trồng hải sản trên biển

và hải đảo tự nguyện thực hiện theo quy hoạch.

8.2. Thường xuyên câp nhât cụ thể hóa các nội dung quy hoach:

Trong quá trình thực hiện quy hoạch sẽ có nhiều vấn đề nảy sinh mà bản

thân quy hoạch không thể lường hết trước được. Do vậy cần phải thường xuyên

cập nhật, bổ sung và chi tiết hóa quy hoạch. Những việc cần làm là:

- Quy hoạch cần được thường xuyên bổ sung cho phù hợp với tình hình

phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, của tỉnh và điệu kiện thực tế.

- Cụ thể hóa nội dung quy hoạch thành các kế hoạch 5 năm, hàng năm, lấy

các mục tiêu quy hoạch làm cơ sở. Các kế hoạch hàng năm phải phù hợp với kế

hoạch 5 năm. Trong tổ chức và thực hiện quy hoạch, vấn đề phân chia giai đoạn

để thực hiện là vô cùng quan trọng. Mục đích của phân chia giai đoạn là tạo ra

những bước đi phù hợp cho từng kế hoạch 5 năm.

8.3. Trách nhiệm của các cấp, các ngành thực hiện quy hoach:

a) Tổng cục Thủy sản:

- Chủ trì, phối hợp với các Sơ, ngành, địa phương xây dựng chương trình,

kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản

trên biển và hải đảo Việt Nam đến năm 2020. Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh

giá việc thực hiện Quy hoạch trên phạm vi toàn quốc, kịp thời đề xuất các giải

pháp nâng cao tính khả thi, hiệu quả của Quy hoạch.

- Hướng dẫn các địa phương rà soát lại Quy hoạch phát triển nuôi trông

hải sản trên biển và hải đảo, tổ chức lại sản xuất, đảm bảo phù hợp với mục tiêu,

định hướng của Quy hoạch này, phù hợp với Đề án tái cơ cấu ngành thuy san ,

Page 80: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

74

đồng thời có giải pháp cụ thể, khả thi trong công tác quản lý và thực hiện Quy

hoạch ở mỗi địa phương.

- Chỉ đạo, điều phối các hoạt động về nuôi trông hai san trên biên va hai

đao trong phạm vi cả nước đảm bảo tính thống nhất trong quản lý nuôi trông hai

sản trên biển và hải đảo.

- Phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có

thâm quyền ban hành, hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật, các cơ chế

chính sách để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước và thuc đây phát triển nuôi

trồng hải sản trên biển và hải đảo Việt Nam.

b) Các cơ quan, ngành liên quan:

- Vụ K ế hoạch, Vụ Tài chính trên cơ s ở các nhiệm vụ quy hoạch, các

chương trình, dự án đầu tư đã được cấp có thâm quyền phê duyệt, có trách

nhiệm phôi hơp vơi Tông cuc Thuy san va các cơ quan liên quan b ố trí cân đối

vốn đầu tư cho thực hiện cac dư an phat triên nuôi trông hai san trên biên va hai

đao, xây dựng các cơ chế, chính sách tài chính khuyến khích, hỗ trợ phát triển

sản xuất và thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước để thực hiện quy hoạch.

- Các Cuc, Vụ, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được phân công

có trách nhiệm tham gia, tạo điều kiện để thuc đây phát triển nuôi trồng hải sản

trên biển và hải đảo Việt Nam.

c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc

Trung ương

- Tham mưu cho UBND cấp tỉnh/thành phố ven biển và hải đảo rà so át,

điều chỉnh quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo của địa

phương phù hợp với quy hoạch chung cả nước và quy hoạch phat triên kinh tê

xã hội của địa phương.

- Phôi hơp vơi các cơ quan ch ức năng xây dựng các chương trình, dự án

đầu tư cụ thể và triển khai thực hiện; chỉ đạo xây dựng và tổng kết các mô hình

sản xuất kinh doanh có hiệu quả, phổ biến nhân ra diện rộng.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện trên địa bàn, đảm bảo quy

hoạch được triển khai đung mục tiêu, định hướng và quản lý chặt chẽ; đồng thời

kịp thời báo cáo đề xuất điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp thực tiễn.

- Hỗ trợ thành lập tổ nhóm, HTX và hướng dẫn người dân tham gia, thực

hiện các quy định có liên quan để đảm bảo việc nuôi, khai thác bền vững các

vùng nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo ở địa phương.

Page 81: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

75

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

1. KẾT LUẬN

- Việt Nam có tiềm năng, lợi thế phát triển nuôi trồng hải sản trên biển và

hải đảo; có khả năng phát triển ở tất cả các loại hình mặt nước: khu vực bãi triều

ven bờ, eo vịnh, quanh các đảo và vùng biển mở, biển khơi; có khả năng phát

triển đa dạng đối tượng nuôi (cá biển, nhuyễn thể, giáp xác, rong biển,..).

- Phát triển nuôi NTHS trên biển và hải đảo ơ nươc ta hiên nay còn chậm,

chưa khai thác hết thế mạnh tiềm năng và các lợi thế sẵn có. Do khoa học, công

nghệ trong sản xuất giống hải sản nước ta còn hạn chế; chưa chủ động được con

giống, thức ăn, công nghệ nuôi còn lạc hậu; vốn đầu tư lớn nhưng rủi ro lại cao.

- Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo Việt Nam

đến năm 2020 được phê duyệt sẽ là căn cứ pháp lý tổ chức và quản lý sản xuất

có hiệu quả, sẽ có những bước tiến mới. Sản lượng nuôi trồng hải sản trên vùng

biển và hải đảo Việt Nam đến năm 2020 đat 738.000 tấn; giá trị sản xuất (theo

giá cố định) đạt trên 10.000 tỷ đồng; giá trị xuât khâu đạt 1.500 triệu USD.

- Thực hiện được các mục tiêu quy hoạch này sẽ đảm bảo cho nghề nuôi

trồng hải sản trên biển và hải đảo mang lại hiệu quả cao, ổn định và bền vững;

góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng vùng biển đảo của Tổ quốc.

2. ĐỀ XUẤT

Để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu, nội dung theo phương án Quy

hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo Việt Nam đến năm 2020,

xin đề xuất một số nội dung sau:

- Triển khai thực hiện các dự án và giải pháp đã đề ra nhằm tháo gỡ khó

khăn trên và tạo ra sự đột phá trong phát triển NTHS trên biển và hải đảo trong

thời gian tới.

- Tổng cục Thủy sản xây dựng các định mức kỹ thuật và các quy định

trong phát triển sản xuất nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo.

- UBND tỉnh, thành phố ven biển, hải đảo giao cho các Ngành chức năng

rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển NTHS trên biển và hải đảo của

địa phương; xây dựng các dự án cụ thể để trình Bộ duyệt theo quy định; ban

hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ và khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham

gia phát triển giống và phát triển nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo phù hợp

với từng địa phương.

Page 82: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển

76

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Thủy sản, 2004. Chương trình Phát triển giống thủy sản đến năm 2010

của Bộ Thủy Sản, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số

112/2004/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2004.

2. Bộ Thủy sản, 1999. Chương trình phát triển NTTS thời kỳ 1999 – 2010

được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại tại Quyết định số 224/1999/QĐ-

TTg ngày 08/12/1999.

3. Hiệp hội chế biến và xuất khâu thủy sản Việt Nam, 2008. Thống kê xuất

khâu thủy sản Việt Nam 10 năm (1997-2007).

4. Tổng cục thống kê, 2010. Niên gián thống kê 2010. và Niên gián thống kê

của 29 tỉnh ven biển Việt Nam năm 2010.\

5. Viện kinh tế quy hoạch thủy sản, 2004. Báo cáo quy hoạch phát triển nuôi

tôm và hải sản vùng duyên hải Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ giai đoạn 2001-

2010.

6. Quyết định số 112/2004/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2004 của Thủ tướng

Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình Phát triển giống thủy sản đến

năm 2010.

7. Quyết định 865-QĐ/NC ngày 23/10/1996 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản về

việc ban hành văn bản “Quy hoạch xắp xếp lại cơ sở giống nuôi thủy sản

thời kỳ 1996 – 2000”.

8. Quyết định số 2194/QĐ – TTg ngày 25 tháng 12 năm 2009 của thủ tướng

chính phủ về phát triển giống cây nông lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống

thủy sản.

9. Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện, chương trình phát triển nuôi trồng thủy

sản giai đoạn 2000 - 2010 (25/03/2011) của Bộ NN & PTNT.

10. Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng

chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến

năm 2020;

11. Quyết định số số 332/QĐ-TTg ngày 03 tháng 3 năm 2011của Thủ tướng

chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020;

12. Quyết định số 1523/QĐ-BNN-TCTS ngày 8 tháng 7 năm 2011của Bộ

trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt Quy hoạch nuôi

cá biển đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;

13. Quyết định số 1628/QĐ-BNN-TCTS ngày 20 tháng 7 năm 2011của Bộ

trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt Quy hoạch nuôi

nhuyễn thể hàng hóa tập trung đến năm 2020.

14. Báo cáo tổng kết hoạt động thủy sản của các tỉnh ven biển từ năm 2005-

2010.