46
Bài 3: Kế toán các hình thc thanh toán không dùng tin mt FIN508_Bai 3_v1.0012104210 71 BÀI 3: KTOÁN CÁC HÌNH THC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIN MT Ni dung Khái nim và vai trò ca thanh toán không dùng tin mt. Kế toán hình thc thanh toán Unhim chi/lnh chi (chuyn khon). Kế toán hình thc thanh toán Unhim thu/nhthu. Kế toán hình thc séc. Kế toán hình thc thanh toán thư tín dng (trong nước). Kế toán hình thc ththanh toán. Mc tiêu Thi lượng Sau khi hc xong bài này, hc viên s: Hiu được khái nim và vai trò ca thanh toán không dùng tin mt. Nm bt được các hot động thanh toán ca mt ngân hàng thương mi. Hiu và thc hin được quy trình, thtc các hình thc thanh toán qua ngân hàng. 10 tiết

BÀI 3: KẾ TOÁN CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG …

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÀI 3: KẾ TOÁN CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG …

Bài 3: Kế toán các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

FIN508_Bai 3_v1.0012104210 71

BÀI 3: KẾ TOÁN CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT

Nội dung

Khái niệm và vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt.

Kế toán hình thức thanh toán Uỷ nhiệm chi/lệnh chi (chuyển khoản).

Kế toán hình thức thanh toán Uỷ nhiệm thu/nhờ thu.

Kế toán hình thức séc.

Kế toán hình thức thanh toán thư tín dụng (trong nước).

Kế toán hình thức thẻ thanh toán.

Mục tiêu Thời lượng

Sau khi học xong bài này, học viên sẽ:

Hiểu được khái niệm và vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt.

Nắm bắt được các hoạt động thanh toán của một ngân hàng thương mại.

Hiểu và thực hiện được quy trình, thủ tục các hình thức thanh toán qua ngân hàng.

10 tiết

Page 2: BÀI 3: KẾ TOÁN CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG …

Bài 3: Kế toán các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

72 FIN508_Bai 3_v1.0012104210

TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP

Tình huống: Mở rộng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg (ngày 29-12-2006) phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam. Đề án là cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động thanh toán đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập khu vực và thế giới của Việt Nam hiện nay.

Tiền mặt đã xuất hiện từ lâu và là một phương thức thanh toán không thể thiếu ở bất cứ một quốc gia nào. Tuy nhiên, khi xã hội càng phát triển, có rất nhiều phương thức thanh toán nhanh chóng, tiện dụng và hiện đại hơn ra đời và được gọi chung là phương thức thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM).

Sự cần thiết của phương thức TTKDTM trong xã hội hiện đại

Cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng và những ứng dụng thành tựu công nghệ thông tin, tự động hóa…, có rất nhiều hình thức TTKDTM tiện lợi, an toàn đã và đang được sử dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Phương tiện thanh toán tiền mặt là không thể thiếu, song ngày nay, thanh toán bằng tiền mặt không còn là phương tiện thanh toán tối ưu trong các giao dịch thương mại, dịch vụ nữa, đặc biệt là giao dịch có giá trị và khối lượng lớn.

Các hoạt động giao dịch thương mại, dịch vụ, hàng hóa ngày nay diễn ra mọi lúc, mọi nơi, vượt qua cả giới hạn về khoảng cách. Xét trên nhiều góc độ, khi hoạt động thanh toán trong xã hội còn thực hiện phổ biến bằng tiền mặt, nhất là trong thanh toán các khoản có giá trị lớn có thể dẫn đến một số bất lợi và rủi ro như: Chi phí của xã hội để tổ chức hoạt động thanh toán (như chi phí của Chính phủ cho việc in tiền; chi phí vận chuyển, bảo quản, kiểm, đếm tiền của hệ thống ngân hàng, của các chủ thể tham gia giao dịch thanh toán…) là rất tốn kém; Việc thực hiện giao dịch thanh toán bằng tiền mặt với khối lượng lớn dễ bị các đối tượng phạm pháp lợi dụng để gian lận, trốn thuế, trì hoãn hoặc không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng hoặc các chủ nợ; Vấn đề an ninh trong thanh toán, bảo quản, vận chuyển tiền mặt luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm; Sử dụng nhiều tiền mặt trong giao dịch thanh toán của xã hội sẽ là môi trường thuận lợi cho tội phạm lưu hành tiền giả, đe dọa trực tiếp đến lợi ích của các tổ chức, cá nhân và tình hình an ninh quốc gia.

Các bất lợi và rủi ro trên đây là vấn đề xảy ra với bất kỳ quốc gia nào, song với các nước mà thanh toán bằng tiền mặt còn ở mức phổ biến trong xã hội, tình hình sẽ càng phức tạp và khó kiểm soát hơn.

Tình hình TTKDTM ở Việt Nam những năm qua

Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, mức độ thanh toán bằng tiền mặt ở Việt Nam là rất phổ biến. Khảo sát thực trạng thanh toán năm 2003 tại 750 doanh nghiệp Việt Nam ở ba miền Bắc,

Page 3: BÀI 3: KẾ TOÁN CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG …

Bài 3: Kế toán các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

FIN508_Bai 3_v1.0012104210 73

Trung, Nam cho thấy: Các doanh nghiệp tư nhân (có trên 500 công nhân trở lên) tiến hành 63% các giao dịch qua hệ thống ngân hàng. Những doanh nghiệp có ít hơn 25 công nhân, 47% các giao dịch được thực hiện qua hệ thống ngân hàng. Các doanh nghiệp nhà nước tiến hành 80% các giao dịch thông qua hệ thống ngân hàng.

Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân đều trả lương cho người lao động bằng tiền mặt. Trong các hộ kinh doanh, có đến 86,2% số hộ vẫn chi trả hàng hóa bằng tiền mặt; 75% số hộ kinh doanh chi trả dịch vụ bằng tiền mặt; 72% số hộ kinh doanh tư nhân nộp thuế bằng tiền mặt…

Tuy nhiên, một số năm trở lại đây, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán xã hội đang có xu hướng giảm dần qua từng năm. Năm 1997 là 32,2%; năm 2001 là 23,7%; năm 2004 là 20,3%; năm 2005 là 19% và đến tháng 3-2006 là 18,5%.

Từ nền tảng thanh toán hoàn toàn thủ công (mọi giao dịch thanh toán đều dựa trên cơ sở chứng từ giấy), hệ thống thanh toán xã hội của Việt Nam chuyển dần sang phương thức xử lý bán tự động. Đến nay, các giao dịch thanh toán sử dụng chứng từ điện tử chiếm tỷ trọng khá lớn trong các hoạt động giao dịch thanh toán. Thời gian xử lý hoàn tất một giao dịch được rút ngắn từ hàng tuần xuống còn vài phút, vài giây, hoặc tức thời.

Dịch vụ tài khoản cá nhân của hệ thống ngân hàng thương mại hiện đang phát triển. Số lượng tài khoản cá nhân trong toàn bộ hệ thống ngân hàng cuối năm 2004 tăng gần 10 lần so với năm 2000 (từ 135.000 tài khoản lên tới 1.297.000 tài khoản). Năm 2005 đã tăng lên 5 triệu tài khoản với số dư khoảng 20.000 tỷ đồng. Số tài khoản tăng trung bình khoảng 150%, số dư tài khoản tăng trung bình 120% mỗi năm.

Máy giao dịch tự động (ATM), các thiết bị POS và mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ ngân hàng đã có những phát triển đáng kể về số lượng. Đến tháng 6-2006, số máy ATM là 2.154 máy; số lượng đơn vị chấp nhận thẻ khoảng 12.000 (so với 8.789 đơn vị chấp nhận thẻ năm 2003).

Về đối tượng tham gia cung ứng dịch vụ thanh toán không còn giới hạn ở các ngân hàng, Kho bạc Nhà nước mà còn có cả các tổ chức khác không phải ngân hàng. Thị trường dịch vụ thanh toán trở nên cạnh tranh hơn, không chỉ giữa các ngân hàng mà còn giữa ngân hàng và các tổ chức làm dịch vụ thanh toán.

Xu hướng liên doanh, liên kết hình thành giúp nhiều ngân hàng thương mại nhỏ vượt qua những hạn chế về vốn đầu tư cho công nghệ, trang thiết bị của hệ thống thanh toán. Đây là một trong nhiều yếu tố góp phần vào sự tăng trưởng lượng thẻ phát hành trong lưu thông gần đây.

Định hướng phát triển phương thức TTKDTM trong thời gian tới

Một trong những định hướng quan trọng của Chính phủ về việc phát triển phương thức TTKDTM là triển khai Đề án TTKDTM, trong đó đưa ra 6 giải pháp đồng bộ giúp tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động TTKDTM ở Việt Nam trong thời gian tới.

Theo Đề án, đến cuối năm 2010, mức phát hành thẻ trong thanh toán phấn đấu đạt 15 triệu thẻ; 70% các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng… lắp đặt các thiết bị chấp nhận thanh toán bằng thẻ. Con số này đến năm 2020 phấn đấu đạt lần lượt là 30 triệu thẻ và 95%. Tỷ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán đến năm 2010 không quá 18%; đến năm 2020 khoảng 15%. Số lượng tài khoản cá nhân vào cuối năm 2010 đạt mức 20 triệu; 70% cán bộ hưởng lương ngân sách và 50% công nhân lao động trong khu vực doanh nghiệp, tư nhân thực hiện trả lương qua tài khoản. Đến năm 2020 đưa những con số này lên lần lượt là 45 triệu tài khoản cá nhân (bình quân mỗi người có 0,5 tài khoản); 95% cán bộ hưởng lương ngân sách và 80%

Page 4: BÀI 3: KẾ TOÁN CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG …

Bài 3: Kế toán các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

74 FIN508_Bai 3_v1.0012104210

lao động được trả lương qua tài khoản. Các khoản thanh toán giữa các doanh nghiệp thực hiện qua ngân hàng đạt mức 80% vào năm 2010 và đạt 95% vào năm 2020.

Nhóm giải pháp thưc hiện

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán của nền kinh tế, bao gồm: phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham gia TTKDTM. Trên cơ sở đó, tiến hành kiểm soát rủi ro pháp lý thích hợp bảo đảm phù hợp với các chuẩn mực thông lệ quốc tế; tạo lập môi trường cạnh tranh công bằng, đảm bảo khả năng tiếp cận thị trường và dịch vụ của các chủ thể tham gia; hình thành cơ chế bảo vệ khách hàng hữu hiệu và bảo đảm quy trình giải quyết tranh chấp khách quan…

Phát triển TTKDTM trong khu vực công: Thực hiện thí điểm TTKDTM trong năm 2007 và 2008 tại một số cơ quan Trung ương; phát triển thẻ thương mại trong khu vực Chính phủ để đến năm 2008 mở rộng đối tượng thực hiện sang các Bộ, cơ quan ngang Bộ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, sở, ban, ngành địa phương lớn… Từ năm 2011-2020, triển khai mở rộng đến các đối tượng là sở, ban, ngành, các cấp chính quyền huyện, xã trên phạm vi toàn quốc…

Phát triển TTKDTM trong khu vực doanh nghiệp: Nghiên cứu xác định nhu cầu và khả năng TTKDTM của các doanh nghiệp trong năm 2007; áp dụng thực hiện trước hết đối với các tập đoàn và các Tổng công ty lớn, tiến hành trên 3 thành phố là Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, từ đó đề ra biện pháp cụ thể thích hợp.

Phát triển TTKDTM trong khu vực dân cư: chủ yếu tập trung phát triển các phương tiện, dịch vụ TTKDTM đáp ứng nhu cầu thanh toán tại các trung tâm thương mại, dịch vụ, khách sạn, nhà hàng... Đến năm 2010, triển khai phổ biến các giao dịch thanh toán định kỳ qua tài khoản như thanh toán tiền điện, nước, dịch vụ công cộng khác…

Phát triển các hệ thống thanh toán và giải pháp hỗ trợ phát triển TTKDTM: Phát triển và củng cố các liên minh thẻ hiện có; tiến hành kết nối trung tâm chuyển mạch thẻ quốc gia với Trung tâm thanh toán bù trừ và quyết toán chứng khoán; phổ biến kiến thức và tuyên truyền về TTKDTM; có chính sách ưu đãi về thuế, phí trong lĩnh vực thanh toán. Đặc biệt khuyến khích TTKDTM bằng chính sách thuế giá trị gia tăng; xây dựng cơ chế tính phí dịch vụ thanh toán hợp lý và các giải pháp về tài chính phục vụ phát triển TTKDTM.

Nguồn: http://sieumua.com/showthread.php?p=4447

Câu hỏi

Vậy, tại ngân hàng thương mại, có những hình thức thanh toán qua ngân hàng nào? Quy trình thanh toán và điều kiện thanh toán trong các trường hợp này là gì?

Page 5: BÀI 3: KẾ TOÁN CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG …

Bài 3: Kế toán các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

FIN508_Bai 3_v1.0012104210 75

3.1. Một số vấn đề chung

3.1.1. Khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt

Thanh toán không dùng tiền mặt (T2KDTM) là hình thức thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ... của khách hàng thông qua vai trò trung gian của ngân hàng. Thanh toán qua ngân hàng là hình thức thanh toán bằng cách ngân hàng trích từ tài khoản của khách hàng này sang tài khoản của khách hàng khác theo lệnh của chủ tài khoản.

T2KDTM trong nền kinh tế quốc dân là tổng hợp các khoản thanh toán được thực hiện bằng cách trích tài khoản hoặc bù trừ giữa các đơn vị thông qua cơ quan trung gian là ngân hàng hoặc các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

T2KDTM là hình thức dịch chuyển số tiền nhất định từ tài khoản của đơn vị này sang tài khoản của đơn vị khác bằng các thể thức thanh toán của ngân hàng như: Uỷ nhiệm chi, Uỷ nhiệm thu, Séc ... thông qua ngân hàng để chi trả cho nhau ở cùng địa phương hoặc khác địa phương.

3.1.2. Vai trò của T2KDTM trong nền kinh tế thị trường

Trong nền kinh tế thị trường, T2KDTM là một bộ phận cấu thành quan trọng trong tổng chu chuyển tiền tệ, nó có vai trò quan trọng đối với các chủ thể thanh toán, các trung gian thanh toán, cụ thể:

3.1.2.1. Vai trò của T2KDTM trong nền kinh tế

Khi nền kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường, T2KDTM đã giữ một vai trò rất quan trọng đối với từng đơn vị kinh tế, từng cá nhân và đối với toàn bộ nền kinh tế, bất kỳ một nhà sản xuất nào cũng đều mong muốn đồng vốn của mình tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và sinh lời tối đa, do đó họ muốn sản phẩm của họ làm ra phải được tiêu thụ ngay trên thị trường và thu được tiền để tiếp tục một chu kỳ sản xuất mới.

Vì vậy vấn đề thanh toán tiền hàng là vô cùng quan trọng, trong quá trình trao đổi mua bán nếu đơn vị dùng tiền mặt thì sẽ gặp nhiều khó khăn về phương tiện vận chuyển, bảo quản tiền khả năng rủi ro cao. T2KDTM được thực hiện qua ngân hàng trên mạng máy vi tính đã phần nào đáp ứng được nhu cầu nhanh chóng, chính xác cho các khách hàng đảm bảo an toàn vốn và tài sản của họ.

T2KDTM mặt góp phần giảm tỷ trọng tiền mặt trong lưu thông, từ đó có thể tiết kiệm được chi phí lưu thông xã hội như: in ấn, phát hành, bảo quản, vận chuyển, kiểm đếm. Mặt khác T2KDTM còn tạo ra sự chuyển hoá thông suốt giữa tiền mặt và tiền chuyển khoản. Cả hai khía cạnh đó đều tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế hoạch hoá và lưu thông tiền tệ.

T2KDTM tạo điều kiện tập trung một nguồn vốn lớn của xã hội vào tín dụng để tái đầu tư vào nền kinh tế, phát huy vai trò điều tiết, kiểm tra của Nhà nước vào hoạt động tài chính ở tầm vĩ mô và vi mô, qua đó kiểm soát được lạm phát đồng thời tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động.

Page 6: BÀI 3: KẾ TOÁN CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG …

Bài 3: Kế toán các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

76 FIN508_Bai 3_v1.0012104210

3.1.2.2. Vai trò của T2KDTM đối với ngân hàng thương mại

Các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường quan tâm đến vấn đề thanh toán là an toàn - tiện lợi - quay vòng vốn nhanh. Với những yêu cầu đa dạng của các mối quan hệ kinh tế - xã hội, từ lâu đã có sự tham gia của ngân hàng, ngân hàng trở thành trung tâm tiền tệ tín dụng thanh toán trong nền kinh tế và T2KDTM đã góp phần không nhỏ vào thành công của ngân hàng.

T2KDTM tạo điều kiện cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng

T2KDTM không những làm giảm được chi phí in ấn, bảo quản, vận chuyển tiền mặt mà còn bổ sung nguồn vốn cho ngân hàng thông qua hoạt động mở tài khoản thanh toán của tổ chức kinh tế và các cá nhân. Khách hàng gửi tiền vào tài khoản này với mong muốn được ngân hàng đáp ứng một cách kịp thời chính xác các yêu cầu thanh toán.

T2KDTM thúc đẩy quá trình cho vay

Nhờ có nguồn vốn tiền gửi không kỳ hạn, ngân hàng có cơ hội để tăng lợi nhuận cho mình bằng cách cấp tín dụng cho nền kinh tế. Do ngân hàng thu hút được một nguồn vốn có chi phí thấp nên trên cơ sở đó hạ lãi suất tiền vay, khuyến khích doanh nghiệp, cá nhân vay vốn ngân hàng để đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh có lãi.

T2KDTM giúp cho NHTM thực hiện chức năng tạo tiền

Trong thực tế nếu thanh toán bằng tiền mặt, sau khi lĩnh tiền mặt ra khỏi ngân hàng, số tiền đó không còn nằm trong phạm vi kiểm soát của ngân hàng nữa. Song, nếu thực hiện bằng hình thức T2KDTM, ngân hàng thực hiện trích chuyển từ tài khoản của người phải trả sang tài khoản của người thụ hưởng, hoặc bù trừ giữa các tài khoản tiền gửi của các NHTM với nhau, ngân hàng sẽ có một nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, có thể sử dụng nguồn vốn đó để cho vay. Như vậy thực chất của cơ chế tạo tiền gửi của hệ thống ngân hàng là tổ chức thanh toán qua ngân hàng và cho vay bằng chuyển khoản. Vì vậy khi T2KDTM càng phát triển thì khả năng tạo tiền càng lớn do đó tạo cho ngân hàng lợi nhuận đáng kể.

T2KDTM góp phần mở rộng đối tượng thanh toán, tăng doanh số thanh toán

T2KDTM tạo điều kiện thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ một cách an toàn có hiệu quả, chính xác, tin cậy và tiết kiệm nhiều thời gian, qua đó tạo lập niềm tin của công chúng vào hoạt động của hệ thống ngân hàng. Từ đó mọi người dân, mọi doanh nghiệp đều tham gia vào hệ thống thanh toán của ngân hàng. Như vậy, T2KDTM giúp ngân hàng thực hiện được việc mở rộng đối tượng thanh toán, tăng doanh số thanh toán, mở rộng phạm vi thanh toán trong và ngoài nước, qua đó làm tăng lợi nhuận của ngân hàng, giúp ngân hàng giành thắng lợi trong cạnh tranh.

T2KDTM thúc đẩy các dịch vụ khác

Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình, ngân hàng không ngừng cải tiến đưa ra các sản phẩm dịch vụ khác nhau vì các sản phẩm dịch vụ này đảm bảo cho ngân hàng tối đa hoá lợi nhuận. Các dịch vụ này muốn phát triển được cần có

Page 7: BÀI 3: KẾ TOÁN CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG …

Bài 3: Kế toán các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

FIN508_Bai 3_v1.0012104210 77

sự hỗ trợ đắc lực của T2KDTM mới được thực hiện một cách hiệu quả vì T2KDTM được tổ chức tốt sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng thực hiện các dịch vụ trả tiền với khối lượng lớn một cách chính xác và nhanh chóng qua đó thu hút được ngày càng nhiều khách hàng.

3.1.2.3. Vai trò của T2KDTM đối với Ngân hàng Trung ương

T2KDTM được thực hiện thông qua việc trích chuyển vốn trên tài khoản tại ngân hàng, do đó nó hạn chế được khối lượng tiền mặt trong lưu thông, tiết kiệm chi phí trong in ấn, bảo quản, cất trữ, vận chuyển, kiểm đếm tiền mặt... đồng thời thực hiện kế hoạch hoá và điều hoà lưu thông tiền tệ giúp cho Ngân hàng Trung ương kiểm soát được khối lượng tiền mặt trong lưu thông tốt hơn.

T2KDTM được thực hiện thông qua việc khách hàng gửi tiền vào tài khoản tại ngân hàng, làm tăng khả năng tạo tiền, tạo nguồn vốn trong thanh toán để cho vay phát triển kinh tế xã hội, mở rộng T2KDTM sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng Nhà nước có thể quản lý và kiểm soát một cách tổng quát quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá của nền kinh tế, thực hiện tốt chính sách tiền tệ, đem lại lợi ích về kinh tế xã hội tốt hơn.

3.1.2.4. Vai trò của T2KDTM đối với cơ quan tài chính

Tăng tỷ trọng T2KDTM không chỉ có ý nghĩa về mặt tiết kiệm tiền mặt, chi phí lưu thông mà còn giúp công tác quản lý tài sản của doanh nghiệp được tốt hơn. Nếu các giao dịch thanh toán trong nền kinh tế được thực hiện chủ yếu bằng chuyển khoản thì tiền chỉ chuyển từ tài khoản của người này sang tài khoản của người khác, từ tài khoản của doanh nghiệp này sang tài khoản của doanh nghiệp khác, từ ngân hàng này sang ngân hàng khác, tiền vẫn nằm trong hệ thống ngân hàng thì tổn thất tài sản Nhà nước và tổn thất tài sản của người dân sẽ được hạn chế.

Như vậy trên cơ sở tài khoản tiền gửi và các tài khoản thanh toán được thực hiện qua ngân hàng đã giúp doanh nghiệp và cơ quan quản lý như bộ chủ quản, cơ quan thuế có điều kiện để kiểm tra theo dõi doanh thu, chi phí, xác định kết quả kinh doanh chính xác. Do đó, hạn chế các hoạt động “kinh tế ngầm”, kiểm soát các hoạt động giao dịch kinh tế, giảm thiểu các tác động tiêu cực của các hoạt động “kinh tế ngầm”, tăng cường tính chủ đạo của Nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế và điều hành các chính sách kinh tế tài chính quốc gia, góp phần làm lành mạnh hoá nền kinh tế, xã hội.

3.1.3. Quy trình thanh toán chung

3.1.3.1. Ra lệnh thanh toán

Lệnh thanh toán là lệnh của chủ tài khoản đối với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán dưới hình thức chứng từ giấy, chứng từ điện tử hoặc các hình thức khác theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để yêu cầu tổ chức đó thực hiện giao dịch thanh toán.

Page 8: BÀI 3: KẾ TOÁN CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG …

Bài 3: Kế toán các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

78 FIN508_Bai 3_v1.0012104210

Chủ tài khoản là người đứng tên mở tài khoản. Đối với tài khoản của cá nhân, chủ tài khoản là cá nhân đứng tên mở tài khoản. Đối với tài khoản của tổ chức, chủ tài khoản là người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền của tổ chức mở tài khoản.

Đồng chủ tài khoản là hai hay nhiều người cùng đứng tên mở tài khoản. Mọi giao dịch thanh toán trên tài khoản chỉ được thực hiện khi có sự chấp thuận của tất cả những người là đồng chủ tài khoản.

Trường hợp đồng chủ tài khoản có một số điểm cần chú ý sau:

Đồng chủ tài khoản được ủy quyền cho người khác sử dụng tài khoản trong phạm vi quyền và nghĩa vụ của mình. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật.

Trường hợp một đồng chủ tài khoản bị chết, bị tuyên bố mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì quyền sử dụng tài khoản và nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài khoản của người đó được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Có 2 loại lệnh thanh toán cơ bản: lệnh chi trả và lệnh nhờ thu. Lệnh chi trả là lệnh của người trả, lệnh nhờ thu là lệnh của người thụ hưởng.

Chú ý: Một lệnh thanh toán cũng có thể được thực hiện không phải từ tài khoản tiền gửi thanh toán (chẳng hạn, trong trường hợp người trả vay tiền NH để trả tiền...).

3.1.3.2. Kiểm soát lệnh

Bản chất của việc kiểm soát lệnh của ngân hàng là nhằm bảo đảm an toàn tài sản. Vì vậy, một cách khái quát, NH sẽ kiểm soát 3 nội dung chính:

Lệnh phải là lệnh thực của chủ tài khoản.

Tính hợp lệ và hợp pháp của lệnh.

Khả năng thực hiện lệnh của chủ tài khoản. Khả năng này thể hiện ở số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán hoặc hạn mức thấu chi hoặc hạn mức cho vay hoặc hạn mức của thẻ thanh toán...

Việc kiểm soát này không nên hiểu là sự can thiệp của ngân hàng vào quá trình thanh toán của các khách hàng.

3.1.3.3. Xử lý

Nếu chấp nhận lệnh, NH sẽ tiến hành hai bước công việc chính:

Luân chuyển chứng từ

Chứng từ ở đây là các lệnh thanh toán của khách hàng hoặc các chứng từ thanh toán vốn giữa các NH. Trường hợp 2 khách hàng cùng mở tài khoản tại 1 chi nhánh ngân hàng thì chứng từ luân chuyển chỉ là lệnh thanh toán của khách hàng. Trường hợp ngược lại nếu người trả và người hưởng mở tài khoản tại 2 NH khác nhau thì chứng từ luân chuyển giữa 2 ngân hàng bao gồm cả lệnh thanh toán của khách hàng và chứng từ thanh toán vốn giữa 2 NH.

Xét về phương diện công nghệ, chứng từ luân chuyển có thể là chứng từ giấy hoặc chứng từ điện tử. Việc luân chuyển chứng từ có thể thực hiện qua 3 phương thức cơ bản:

Qua đường bưu điện (tức gửi thư hoặc gửi điện telex).

Giao nhận chứng từ trực tiếp (chẳng hạn trong thanh toán bù trừ).

Qua mạng máy tính.

Page 9: BÀI 3: KẾ TOÁN CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG …

Bài 3: Kế toán các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

FIN508_Bai 3_v1.0012104210 79

Thực hiện bút toán

Tức là công đoạn hạch toán trên các tài khoản mà kết thúc là việc ghi Nợ trên tài khoản của người trả và ghi Có trên tài khoản của người hưởng. Bút toán có thể thực hiện thủ công hoặc tự động.

3.1.4. Các trường hợp tổng quát

Bên trả và bên hưởng có tài khoản (TK) tại một tổ chức thanh toán: Trong trường hợp này chứng từ luân chuyển nội bộ và bút toán được thực hiện ngay.

Bên trả và bên hưởng mở TK tại hai tổ chức thanh toán.

Có thể có 4 trường hợp:

o 2 tổ chức thanh toán là 2 chi nhánh cùng địa bàn, khác hệ thống;

o 2 tổ chức thanh toán là 2 chi nhánh khác địa bàn, cùng hệ thống;

o 2 tổ chức thanh toán là 2 chi nhánh khác địa bàn, khác hệ thống;

o 2 tổ chức thanh toán là 2 chi nhánh cùng địa bàn, cùng hệ thống.

Trong trường hợp này, luân chuyển chứng từ và thực hiện bút toán theo nguyên tắc ghi Nợ trước, Có sau.

3.1.5. Chứng từ

Tùy theo từng thể thức thanh toán không dùng tiền mặt mà các loại chứng từ sử dụng có thể khác nhau.

Các lệnh của khách hàng dưới dạng chứng từ giấy hoặc chứng từ điện tử:

Séc thanh toán (Séc thông thường và Séc bảo chi);

Giấy Uỷ nhiệm chi (lệnh chi);

Giấy Uỷ nhiệm thu (nhờ thu);

Giấy mở thư tín dụng.

Các chứng từ thanh toán vốn giữa các ngân hàng dưới dạng chứng từ giấy hoặc chứng từ điện tử:

Chứng từ giấy:

o Giấy báo liên hàng (giấy báo Có/giấy báo Nợ);

o Bảng kê sử dụng trong thanh toán bù trừ.

Chứng từ điện tử:

o Lệnh chuyển Có;

o Lệnh chuyển Nợ.

Các chứng từ thủ tục kế toán:

Bảng kê nộp Séc;

Phiếu chuyển khoản;

Các bảng kê chứng từ.

3.1.6. Tài khoản sử dụng

3.1.6.1. Nhóm tài khoản tiền gửi thanh toán và cho vay đối với khách hàng

TK tiền gửi không kỳ hạn:

Page 10: BÀI 3: KẾ TOÁN CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG …

Bài 3: Kế toán các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

80 FIN508_Bai 3_v1.0012104210

o TK Tiền gửi không kỳ hạn bằng VNĐ – 4211.

o TK Tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ - 4221.

TK cho vay ngắn hạn:

o TK Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ – 2111.

o TK Cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ - 2111.

3.1.6.2. Nhóm tài khoản ký quỹ đảm bảo thanh toán (427x, 428x)

Gồm các TK sau:

TK Tiền gửi đảm bảo thanh toán séc (TK 4271).

TK Tiền gửi để mở thư tín dụng (TK 4272).

TK Tiền gửi để bảo đảm thanh toán thẻ (TK 4273).

Kết cấu chung của các TK này:

Bên Có: Số tiền khách hàng ký quỹ để bảo đảm thanh toán (TK 1011, 4211, 2111...).

Bên Nợ: - Số tiền đã sử dụng để thanh toán theo từng nghiệp vụ.

- Số tiền thừa trả lại cho khách hàng theo từng nghiệp vụ (TK 1011, 4211...).

Số dư Có: Số tiền đang ký gửi chưa thanh toán.

3.1.6.3. Nhóm tài khoản thanh toán vốn giữa các ngân hàng

Loại 5: Hoạt động thanh toán

Loại này dùng để phản ánh các nghiệp vụ phát sinh trong hoạt động ngân hàng, những khoản thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng và các khoản thanh toán khác.

Tài khoản 50 - Thanh toán giữa các tổ chức tín dụng

o Tài khoản 501 - Thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền thanh toán với các ngân hàng, khác theo phương thức thanh toán bù trừ.

Tài khoản 501 có các tài khoản cấp III sau: TK 5011 - Thanh toán bù trừ của ngân hàng chủ trì.

TK 5012 - Thanh toán bù trừ của ngân hàng thành viên.

Tài khoản 5011 - Thanh toán bù trừ của ngân hàng chủ trì

Tài khoản này mở tại ngân hàng là đơn vị chủ trì thanh toán bù trừ dùng để hạch toán kết quả thanh toán bù trừ của ngân hàng chủ trì đối với các ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ. Bên Có: Số tiền chênh lệch các ngân hàng thành viên phải trả trong thanh toán bù trừ. Bên Nợ: Số tiền chênh lệch các ngân hàng thành viên phải thu trong thanh toán bù trừ. Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết. Tài khoản này sau khi thanh toán

xong phải hết số dư.

Tài khoản 5012 - Thanh toán bù trừ của ngân hàng thành viên

Tài khoản này mở tại các ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ dùng để hạch toán toàn bộ các khoản phải thanh toán bù trừ với các ngân hàng khác.

Page 11: BÀI 3: KẾ TOÁN CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG …

Bài 3: Kế toán các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

FIN508_Bai 3_v1.0012104210 81

Bên Có: - Các khoản phải trả cho ngân hàng khác.

- Số tiền chênh lệch phải thu trong thanh toán bù trừ. Bên Nợ: - Các khoản phải thu ngân hàng khác. - Số tiền chênh lệch phải trả trong thanh toán bù trừ. Số dư Có: Thể hiện số tiền chênh lệch phải trả trong thanh toán

bù trừ chưa thanh toán. Số dư Nợ: Thể hiện số tiền chênh lệch phải thu trong thanh toán bù trừ chưa thanh toán. Hạch toán chi tiết: Mở 1 tài khoản chi tiết. Tài khoản này sau khi kết thúc việc thanh toán bù trừ phải hết số dư.

o Tài khoản 502 - Thu, chi hộ giữa các tổ chức tín dụng

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu, chi hộ giữa hai tổ chức tín dụng có đặt quan hệ thanh toán trực tiếp với nhau. Bên Nợ: - Số tiền chi hộ cho tổ chức tín dụng khác.

- Số tiền tổ chức tín dụng khác thu hộ.

- Thanh toán số tiền chênh lệch phải trả cho tổ chức

tín dụng khác.

Bên Có: - Số tiền thu hộ cho tổ chức tín dụng khác.

- Số tiền tổ chức tín dụng khác chi hộ.

- Thanh toán số tiền chênh lệch phải thu tổ chức tín dụng khác.

Số dư Nợ: Phản ánh các khoản chi hộ nhiều hơn thu hộ tổ chức tín dụng khác. Số dư Có: Phản ánh các khoản thu hộ nhiều hơn chi hộ tổ chức tín dụng khác. Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng tổ chức tín dụng có quan hệ thanh toán.

o Tài khoản 509 - Thanh toán khác giữa các tổ chức tín dụng Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thanh toán khác bằng đồng Việt Nam (ngoài những khoản thanh toán đã hạch toán vào các tài khoản thích hợp) giữa các tổ chức tín dụng.

Bên Nợ: - Số tiền phải thu tổ chức tín dụng khác.

- Số tiền trả cho tổ chức tín dụng khác.

Bên Có: - Số tiền phải trả cho tổ chức tín dụng khác.

- Số tiền tổ chức tín dụng khác trả.

Số dư Nợ: Phản ánh số tiền còn phải thu tổ chức tín dụng khác. Số dư Có: Phản ánh số tiền còn phải trả cho tổ chức tín dụng khác. Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng tổ chức tín dụng có quan hệ thanh toán.

Tài khoản 51 - Thanh toán chuyển tiền

o Tài khoản 511 - Chuyển tiền năm nay của đơn vị chuyển tiền

Tài khoản này có các tài khoản cấp III sau: TK 5111 - Chuyển tiền đi năm nay.

Page 12: BÀI 3: KẾ TOÁN CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG …

Bài 3: Kế toán các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

82 FIN508_Bai 3_v1.0012104210

TK 5112 - Chuyển tiền đến năm nay. TK 5113 - Chuyển tiền đến năm nay chờ xử lý.

Tài khoản 5111 - Chuyển tiền đi năm nay Tài khoản này mở tại các chi nhánh trong hệ thống để hạch toán các Lệnh chuyển tiền đi năm nay chuyển tới Trung tâm thanh toán.

Bên Nợ: Số tiền chuyển đi theo Lệnh chuyển Nợ.

Bên Có: - Số tiền chuyển đi theo Lệnh chuyển Có.

- Số tiền chuyển theo Lệnh huỷ lệnh chuyển Nợ đã chuyển.

Số dư Nợ: Phản ánh số chênh lệch số tiền chuyển đi theo các Lệnh chuyển Nợ lớn hơn số tiền chuyển đi theo các Lệnh chuyển Có và Lệnh huỷ lệnh chuyển Nợ.

Số dư Có: Phản ánh số chênh lệch số tiền chuyển đi theo các Lệnh chuyển Có và Lệnh huỷ lệnh chuyển Nợ lớn hơn số tiền chuyển đi theo các Lệnh chuyển Nợ.

Hạch toán chi tiết: Mở 1 tài khoản chi tiết.

Tài khoản 5112 - Chuyển tiền đến năm nay

Tài khoản này mở tại các chi nhánh trong hệ thống để hạch toán các Lệnh chuyển tiền đến năm nay do Trung tâm thanh toán chuyển.

Bên Nợ: - Số tiền chuyển đến theo Lệnh chuyển Có.

- Số tiền chuyển đến theo Lệnh huỷ lệnh chuyển Nợ.

Bên Có: Số tiền chuyển đến theo Lệnh chuyển Nợ. Số dư Nợ: Phản ánh số chênh lệch số tiền chuyển đến theo các Lệnh chuyển Có và Lệnh huỷ lệnh chuyển Nợ lớn hơn số tiền chuyển đến theo các Lệnh chuyển Nợ . Số dư Có: Phản ánh số chênh lệch số tiền chuyển đến theo các Lệnh chuyển Nợ lớn hơn số tiền chuyển đến theo các Lệnh chuyển Có và Lệnh huỷ lệnh chuyển Nợ. Hạch toán chi tiết: Mở 1 tài khoản chi tiết.

Tài khoản 5113 - Chuyển tiền đến năm nay chờ xử lý

Tài khoản này mở tại các chi nhánh trong hệ thống để hạch toán các Lệnh chuyển tiền đến năm nay có sai sót chưa được xử lý.

Bên Nợ: - Số tiền của các Lệnh chuyển Nợ đến năm nay có sai sót chưa được xử lý.

- Số tiền của Lệnh chuyển Có đến năm nay có sai sót đã được xử lý.

- Lệnh huỷ lệnh chuyển Nợ đến năm nay có sai sót đã được xử lý.

Bên Có: - Số tiền của Lệnh chuyển Có đến năm nay có sai sót chưa được xử lý.

- Lệnh huỷ lệnh chuyển Nợ đến năm nay có sai sót chưa được xử lý.

- Số tiền Lệnh chuyển Nợ đến có sai sót đã được xử lý.

Page 13: BÀI 3: KẾ TOÁN CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG …

Bài 3: Kế toán các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

FIN508_Bai 3_v1.0012104210 83

Số dư Nợ: Phản ánh số tiền của các Lệnh chuyển Nợ đến năm nay có sai sót chưa được xử lý. Số dư Có: Phản ánh số tiền của các Lệnh chuyển Có đến năm nay và Lệnh huỷ lệnh chuyển Nợ đến năm nay có sai sót chưa được xử lý. Hạch toán chi tiết: Mở 2 tài khoản chi tiết: - TK 5113.1 - Lệnh chuyển Nợ đến năm nay chờ xử lý (Dư Nợ). - TK 5113.2 - Lệnh chuyển Có đến năm nay và Lệnh huỷ lệnh chuyển Nợ đến năm nay chờ xử lý (Dư Có).

Tài khoản này trên Bảng cân đối tài khoản để cả 2 số dư Nợ, dư Có và không được bù trừ cho nhau.

o Tài khoản 512 - Chuyển tiền năm trước của đơn vị chuyển tiền

Tài khoản này có các tài khoản cấp III sau: TK 5121 - Chuyển tiền đi năm trước. TK 5122 - Chuyển tiền đến năm trước. TK 5123 - Chuyển tiền đến năm trước chờ xử lý.

Tài khoản 5121 - Chuyển tiền đi năm trước Tài khoản này mở tại các chi nhánh trong hệ thống để hạch toán các Lệnh chuyển tiền đi năm trước đã chuyển tới Trung tâm thanh toán. Đến hết ngày 31/12 hàng năm, nếu Tài khoản "Chuyển tiền đi năm nay" còn số dư thì sẽ được chuyển sang Tài khoản "Chuyển tiền đi năm trước" thành số dư đầu năm mới của tài khoản này (không phải lập phiếu). Bên Nợ và bên Có của tài khoản này chỉ ghi số điều chỉnh và tất toán số dư khi có lệnh chuyển tiếp số dư năm trước. Hạch toán chi tiết: Mở 1 tài khoản chi tiết.

Tài khoản 5122 - Chuyển tiền đến năm trước

Tài khoản này mở tại các chi nhánh trong hệ thống để hạch toán các Lệnh chuyển tiền đến năm trước do Trung tâm thanh toán chuyển. Đến hết ngày 31/12 hàng năm, nếu Tài khoản "Chuyển tiền đến năm nay" còn số dư thì sẽ được chuyển sang Tài khoản "Chuyển tiền đến năm trước" thành số dư đầu năm mới của tài khoản này (không phải lập phiếu). Bên Nợ và bên Có của tài khoản này chỉ ghi số điều chỉnh và tất toán số dư khi có lệnh chuyển tiếp số dư năm trước. Hạch toán chi tiết: Mở 1 tài khoản chi tiết.

Tài khoản 5123 - Chuyển tiền đến năm trước chờ xử lý

Tài khoản này mở tại các chi nhánh trong hệ thống để hạch toán các Lệnh chuyển tiền đến năm trước có sai sót chưa được xử lý. Đến hết ngày 31/12 hàng năm, nếu Tài khoản "Chuyển tiền đến năm nay chờ xử lý" còn số dư thì sẽ được chuyển sang Tài khoản "Chuyển tiền đến năm trước chờ xử lý" thành số dư đầu năm mới của tài khoản này (không phải lập phiếu).

Page 14: BÀI 3: KẾ TOÁN CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG …

Bài 3: Kế toán các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

84 FIN508_Bai 3_v1.0012104210

Cách ghi chép và hạch toán chi tiết giống như Tài khoản "Chuyển tiền đến năm nay chờ xử lý".

o Tài khoản 513 - Thanh toán chuyển tiền năm nay tại Trung tâm thanh toán. Tài khoản này có các tài khoản cấp III sau: TK 5131 - Thanh toán chuyển tiền đi năm nay. TK 5132 - Thanh toán chuyển tiền đến năm nay. TK 5133 - Thanh toán chuyển tiền đến năm nay chờ xử lý.

Tài khoản 5131 - Thanh toán chuyển tiền đi năm nay

Tài khoản này chỉ mở tại Trung tâm thanh toán để hạch toán các Lệnh chuyển tiền đi năm nay chuyển cho các chi nhánh trong hệ thống. Bên Nợ: Số tiền chuyển đi theo Lệnh chuyển Nợ. Bên Có: - Số tiền chuyển đi theo Lệnh chuyển Có.

- Số tiền chuyển đi theo Lệnh huỷ lệnh chuyển Nợ đã chuyển. Số dư Nợ: Phản ánh số chênh lệch số tiền chuyển đi theo các Lệnh chuyển Nợ lớn hơn số tiền chuyển đi theo các Lệnh chuyển Có và Lệnh huỷ lệnh chuyển Nợ. Số dư Có: Phản ánh số chênh lệch số tiền chuyển đi theo các Lệnh chuyển Có và Lệnh huỷ lệnh chuyển Nợ lớn hơn số tiền chuyển đi theo các Lệnh chuyển Nợ. Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng đơn vị nhận chuyển tiền.

Tài khoản 5132 - Thanh toán chuyển tiền đến năm nay

Tài khoản này chỉ mở tại Trung tâm thanh toán để hạch toán các khoản chuyển tiền đến năm nay từ các chi nhánh trong hệ thống. Bên Nợ: - Số tiền chuyển đến theo Lệnh chuyển Có.

- Số tiền chuyển đến theo Lệnh huỷ lệnh chuyển Nợ.

Bên Có: Số tiền chuyển đến theo Lệnh chuyển Nợ. Số dư Nợ: Phản ánh số chênh lệch số tiền chuyển đến theo các Lệnh chuyển Có và Lệnh huỷ lệnh chuyển Nợ lớn hơn số tiền chuyển đến theo các Lệnh chuyển Nợ. Số dư Có: Phản ánh số chênh lệch số tiền chuyển đến theo các Lệnh chuyển Nợ lớn hơn số tiền chuyển đến theo các Lệnh chuyển Có và Lệnh huỷ lệnh chuyển Nợ. Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng đơn vị chuyển tiền.

Tài khoản 5133 - Thanh toán chuyển tiền đến năm nay chờ xử lý Tài khoản này chỉ mở tại Trung tâm thanh toán để hạch toán các Lệnh chuyển tiền đến năm nay đang có sai sót cần được xử lý.

Bên Nợ: - Số tiền của các Lệnh chuyển Nợ năm nay có sai sót chưa được xử lý.

- Số tiền các Lệnh chuyển Có đến năm nay đã được xử lý.

- Lệnh huỷ lệnh chuyển Nợ đến năm nay đã được xử lý.

Bên Có: - Số tiền của các Lệnh chuyển Có đến năm nay có sai sót chưa được xử lý.

Page 15: BÀI 3: KẾ TOÁN CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG …

Bài 3: Kế toán các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

FIN508_Bai 3_v1.0012104210 85

- Lệnh huỷ lệnh chuyển Nợ đến năm nay có sai sót

chưa được xử lý.

- Số tiền các Lệnh chuyển Nợ đến năm nay đã được xử lý.

Số dư Nợ: Phản ánh số tiền của các Lệnh chuyển Nợ đến năm nay

chưa được xử lý.

Số dư Có: Phản ánh số tiền của các Lệnh chuyển Có đến năm nay

và Lệnh huỷ lệnh chuyển Nợ đến năm nay chưa được

xử lý.

Hạch toán chi tiết: Mở 2 tài khoản chi tiết:

- TK 5133.1 - Lệnh chuyển Nợ đến năm nay chờ xử lý

(Dư Nợ).

- TK 5133.2 - Lệnh chuyển Có đến năm nay, Lệnh huỷ

lệnh chuyển Nợ đến năm nay chờ xử lý (Dư Có).

Tài khoản này trên Bảng cân đối tài khoản để cả 2 số dư Nợ, dư Có và

không được bù trừ cho nhau.

o Tài khoản 514 - Thanh toán chuyển tiền năm trước tại Trung tâm thanh toán

Tài khoản cấp II này có các tài khoản cấp III sau:

TK 5141 - Thanh toán chuyển tiền đi năm trước.

TK 5142 - Thanh toán chuyển tiền đến năm trước.

TK 5143 - Thanh toán chuyển tiền đến năm trước chờ xử lý.

Tài khoản 5141 - Thanh toán chuyển tiền đi năm trước

Tài khoản này chỉ mở tại Trung tâm thanh toán để hạch toán các Lệnh

chuyển tiền đi năm trước. Đến hết ngày 31/12 hàng năm, nếu Tài khoản

"Thanh toán chuyển tiền đi năm nay" còn số dư thì sẽ được chuyển sang

Tài khoản "Thanh toán chuyển tiền đi năm trước" thành số dư đầu năm mới

của tài khoản này (không phải lập phiếu).

Bên Nợ và bên Có của tài khoản này chỉ ghi số điều chỉnh và tất toán số dư

khi có lệnh chuyển tiền số dư năm trước.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng đơn vị chuyển tiền.

Tài khoản 5142 - Thanh toán chuyển tiền đến năm trước

Tài khoản này chỉ mở tại Trung tâm thanh

toán để hạch toán các Lệnh chuyển tiền đến

năm trước do các chi nhánh trong hệ thống

chuyển tới. Đến hết ngày 31/12 hàng năm,

nếu Tài khoản "Thanh toán chuyển tiền đến

năm nay" còn số dư thì sẽ được chuyển

sang Tài khoản "Thanh toán chuyển tiền

đến năm trước" thành số dư đầu năm mới của tài khoản này (không phải lập

phiếu). Bên Nợ và bên Có của tài khoản này chỉ ghi số điều chỉnh và tất

toán số dư khi có lệnh chuyển tiền số dư năm trước.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng đơn vị chuyển tiền.

Page 16: BÀI 3: KẾ TOÁN CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG …

Bài 3: Kế toán các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

86 FIN508_Bai 3_v1.0012104210

Tài khoản 5143 - Thanh toán chuyển tiền đến năm trước chờ xử lý

Tài khoản này chỉ mở tại Trung tâm thanh toán để hạch toán các Lệnh chuyển tiền đến năm trước đang có sai sót cần được xử lý. Đến hết ngày 31/12 hàng năm, nếu Tài khoản "Thanh toán chuyển tiền đến năm nay chờ xử lý" còn số dư thì sẽ được chuyển sang Tài khoản "Thanh toán chuyển tiền đến năm trước chờ xử lý" thành số dư đầu năm mới của tài khoản này (không phải lập phiếu). Cách ghi chép và hạch toán chi tiết giống như Tài khoản "Thanh toán chuyển tiền đến năm nay chờ xử lý". Việc chuyển tiền năm trước chỉ thực hiện khi Tài khoản 5143 "Thanh toán chuyển tiền đến năm trước chờ xử lý" không còn số dư.

o Tài khoản 519 - Thanh toán khác giữa các đơn vị trong từng ngân hàng

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thanh toán khác (ngoài thanh toán liên hàng) giữa các đơn vị trong từng hệ thống ngân hàng.

Tài khoản 519 có các tài khoản cấp III sau:

TK 5191 - Điều chuyển vốn. TK 5192 - Thu hộ, chi hộ.

TK 5199 - Thanh toán khác.

Tài khoản 5191 - Điều chuyển vốn Tài khoản này dùng để hạch toán số vốn điều chuyển đi, điều chuyển đến giữa Hội sở chính của ngân hàng với các đơn vị trực thuộc trong cùng hệ thống. Bên Nợ: Số vốn điều chuyển đi. Bên Có: Số vốn điều chuyển đến. Số dư Nợ: Phản ánh số chênh lệch số vốn điều chuyển đi lớn hơn số vốn điều chuyển đến. Số dư Có: Phản ánh số chênh lệch số vốn điều chuyển đến lớn hơn

số vốn điều chuyển đi. Hạch toán chi tiết: - Tại Hội sở chính của ngân hàng: Mở tiểu khoản theo từng đơn vị trực thuộc có quan hệ điều chuyển vốn.

- Tại các đơn vị trong từng hệ thống ngân hàng: Mở 1 tiểu khoản (đứng tên Hội sở chính).

Nội dung hạch toán 2 tài khoản 5192, 5199: Tài khoản 5192 - Thu hộ, chi hộ.

Tài khoản 5199 - Thanh toán khác.

Các tài khoản này dùng để hạch toán các khoản thu hộ, chi hộ hoặc thanh toán khác (ngoài những khoản thanh toán đã hạch toán vào các tài khoản thích hợp) giữa các đơn vị trong cùng hệ thống ngân hàng phát sinh trong quá trình giao dịch.

Bên Nợ: - Số tiền đã chi hộ các đơn vị khác.

- Số tiền phải thu ở các đơn vị khác.

Bên Có: - Số tiền đã thu hộ cho các đơn vị khác.

- Số tiền các đơn vị khác trả.

Số dư Nợ: Phản ánh số tiền còn phải thu các đơn vị khác.

Số dư Có: Phản ánh số tiền còn phải trả cho các đơn vị khác.

Page 17: BÀI 3: KẾ TOÁN CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG …

Bài 3: Kế toán các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

FIN508_Bai 3_v1.0012104210 87

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng đơn vị có quan hệ

thanh toán.

Tài khoản 52 - Thanh toán liên hàng

o Tài khoản 521 - Thanh toán liên hàng năm nay trong toàn hệ thống ngân hàng

Tài khoản này mở tại các đơn vị ngân hàng có giao dịch thanh toán liên hàng Tài khoản 521 có các tài khoản cấp III sau: TK 5211 - Liên hàng đi năm nay. TK 5212 - Liên hàng đến năm nay. TK 5213 - Liên hàng đến năm nay đã đối chiếu.

TK 5214 - Liên hàng đến năm nay đợi đối chiếu.

TK 5215 - Liên hàng đến năm nay còn sai lầm. Tài khoản này trên bảng cân đối tài khoản để cả 2 số dư Nợ, dư Có và không

được bù trừ cho nhau.

o Tài khoản 522 - Thanh toán liên hàng năm trước trong toàn hệ thống

ngân hàng

Tài khoản 522 có các tài khoản cấp III sau:

TK 5221 - Liên hàng đi năm trước.

TK 5222 - Liên hàng đến năm trước.

TK 5223 - Liên hàng đến năm trước đã đối chiếu.

TK 5224 - Liên hàng đến năm trước đợi đối chiếu.

TK 5225 - Liên hàng đến năm trước còn sai lầm.

TK 5226 - Chuyển tiêu liên hàng đi năm trước.

TK 5227 - Chuyển tiêu liên hàng đến năm trước.

o Tài khoản 523 - Thanh toán liên hàng năm nay trong từng tỉnh, thành phố

Tài khoản 523 có các tài khoản cấp III sau:

TK 5231 - Liên hàng đi năm nay trong từng tỉnh, thành phố.

TK 5232 - Liên hàng đến năm nay trong từng tỉnh, thành phố.

TK 5233 - Liên hàng đến năm nay đã đối chiếu trong từng tỉnh, thành phố.

TK 5234 - Liên hàng đến năm nay đợi đối chiếu trong từng tỉnh, thành phố.

TK 5235 - Liên hàng đến năm nay còn sai lầm trong từng tỉnh, thành phố.

o Tài khoản 524 - Thanh toán liên hàng năm trước trong từng tỉnh, thành phố

Tài khoản 524 có các tài khoản cấp III sau:

TK 5241 - Liên hàng đi năm trước trong từng tỉnh, thành phố.

TK 5242 - Liên hàng đến năm trước trong từng tỉnh, thành phố.

TK 5243 - Liên hàng đến năm trước đã đối chiếu trong từng tỉnh, thành phố.

TK 5244 - Liên hàng đến năm trước đợi đối chiếu trong từng tỉnh, thành phố.

TK 5245 - Liên hàng đến năm trước còn sai lầm trong từng tỉnh, thành phố.

TK 5246 - Chuyển tiêu liên hàng đi năm trước trong từng tỉnh, thành phố.

TK 5247 - Chuyển tiêu liên hàng đến năm trước trong từng tỉnh, thành phố.

Page 18: BÀI 3: KẾ TOÁN CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG …

Bài 3: Kế toán các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

88 FIN508_Bai 3_v1.0012104210

Các tài khoản 523 và tài khoản 524 mở tại các ngân hàng có tổ chức riêng việc thanh toán liên hàng giữa các đơn vị trong cùng hệ thống trong từng tỉnh, thành phố. Nội dung hạch toán các tài khoản này giống như nội dung hạch toán các tài khoản tương ứng về thanh toán liên hàng trong toàn hệ thống ngân hàng đã giải thích ở phần trên (các tài khoản 5211, 5212, 5213, 5214, 5215, 5221, 5222, 5223, 5224, 5225, 5226, 5227).

Tài khoản 56 - Thanh toán với các ngân hàng ở nước ngoài

o Tài khoản 562 - Thanh toán song biên

Tài khoản này mở tại các ngân hàng có quan hệ thanh toán với ngân hàng ở nước ngoài dùng để phản ánh các khoản thu, chi hộ ngoại tệ giữa ngân hàng và từng ngân hàng ở nước ngoài có quan hệ thanh toán.

Bên Nợ: - Giá trị ngoại tệ chi hộ cho ngân hàng ở nước ngoài.

- Giá trị ngoại tệ ngân hàng ở nước ngoài thu hộ.

- Thanh toán số chênh lệch ngoại tệ phải trả cho ngân hàng ở nước ngoài.

Bên Có: - Giá trị ngoại tệ thu hộ cho ngân hàng ở nước ngoài.

- Giá trị ngoại tệ ngân hàng ở nước ngoài chi hộ.

- Thanh toán số chênh lệch ngoại tệ phải thu ngân hàng ở nước ngoài.

Số dư Nợ: Phản ánh giá trị ngoại tệ chi hộ nhiều hơn thu hộ ngân hàng ở nước ngoài.

Số dư Có: Phản ánh giá trị ngoại tệ thu hộ nhiều hơn chi hộ ngân hàng ở nước ngoài.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng ngân hàng ở nước ngoài có quan hệ thanh toán.

o Tài khoản 563 - Thanh toán đa biên

Tài khoản này mở tại các ngân hàng có quan hệ thanh toán với ngân hàng ở nước ngoài dùng để phản ánh các khoản thu, chi hộ ngoại tệ giữa ngân hàng và nhiều ngân hàng ở nước ngoài có quan hệ thanh toán đa biên với nhau.

Nội dung hạch toán tài khoản 563 giống như nội dung hạch toán tài khoản 562.

o Tài khoản 569 - Các khoản thanh toán khác

Tài khoản này mở tại các ngân hàng có quan hệ thanh toán với ngân hàng ở nước ngoài dùng để phản ánh các khoản thanh toán khác bằng ngoại tệ (ngoài những khoản thanh toán đã hạch toán vào các tài khoản thích hợp) giữa ngân hàng với ngân hàng ở nước ngoài.

Bên Nợ: - Giá trị ngoại tệ phải thu ngân hàng ở nước ngoài.

- Giá trị ngoại tệ trả cho ngân hàng ở nước ngoài.

Page 19: BÀI 3: KẾ TOÁN CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG …

Bài 3: Kế toán các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

FIN508_Bai 3_v1.0012104210 89

Bên Có: - Giá trị ngoại tệ phải trả cho ngân hàng ở nước ngoài.

- Giá trị ngoại tệ ngân hàng ở nước ngoài trả.

Số dư Nợ: Phản ánh giá trị ngoại tệ còn phải thu ngân hàng ở

nước ngoài.

Số dư Có: Phản ánh giá trị ngoại tệ còn phải trả cho ngân hàng ở nước ngoài.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng ngân hàng ở nước ngoài có quan hệ thanh toán.

3.1.6.4. Nhóm tài khoản ngoại bảng

Nhóm tài khoản này chủ yếu để theo dõi diễn biến của một số hình thức thanh toán khi có chứng từ phát sinh tại ngân hàng.

3.2. Kế toán các hình thức thanh toán hiện đại đang áp dụng ở Việt Nam

Ở nước ta công tác T2KDTM được tổ chức thực hiện qua Ngân hàng - Kho bạc Nhà nước theo tinh thần các văn bản pháp qui của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Các thể thức T2KDTM hiện đang sử dụng cho các tổ chức kinh tế giao dịch thanh toán giữa các đơn vị được thực hiện theo Quyết định số 1092/2002 ngày 08/10/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Nghị định 30/CP về séc bao gồm:

Thanh toán bằng séc.

Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi (hoặc Lệnh chi) - chuyển tiền.

Thanh toán bằng thư tín dụng.

Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu (hoặc Nhờ thu).

Thanh toán bằng thẻ ngân hàng...

Với mỗi hình thức thanh toán có nội dung kinh tế nhất định đáp ứng với điều kiện tính chất của sự vận động vật tư hàng hoá cung ứng dịch vụ và phương thức chi trả trong quan hệ giao dịch. Điều kiện tính chất giao dịch kinh tế nào thì có phương thức thanh toán ấy, nó tạo ra khả năng thanh toán nhanh nhất giữa vận động vật tư hàng hoá với vận động tiền vốn, đảm bảo trách nhiệm lẫn nhau trong việc cung cấp vật tư hàng hoá cung ứng dịch vụ.

Vận dụng đúng đắn hình thức thanh toán phù hợp với nội dung kinh tế nó sẽ phát huy tác dụng tích cực đối với các quan hệ kinh tế, ngược lại nó sẽ gây tác hại tiêu cực, gây trở ngại cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Vì vậy các đơn vị cá nhân khi sử dụng các hình thức thanh toán phải nắm vững nội dung điều kiện quy định của từng thể thức để thấy rõ những ưu nhược điểm, tồn tại của nó từ đó lựa chọn hình thức thanh toán thích hợp nhất đảm bảo có lợi chung. Việc áp dụng các hình thức thanh toán phải được thoả thuận giữa đôi bên ghi rõ trên hợp đồng không bên nào ép buộc bên nào hoặc thực hiện trái với qui định của thể lệ thanh toán.

Sau đây là thủ tục thực hiện các hình thức T2KDTM.

Page 20: BÀI 3: KẾ TOÁN CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG …

Bài 3: Kế toán các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

90 FIN508_Bai 3_v1.0012104210

3.2.1. Kế toán hình thức thanh toán Uỷ nhiệm chi/lệnh chi (chuyển khoản)

3.2.1.1. Khái niệm

Ủy nhiệm chi là phương tiện thanh toán mà người trả tiền lập theo mẫu của ngân hàng, gửi cho ngân hàng nơi mình mở tài khoản yêu cầu trích một số tiền nhất định

trên tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng.

Ủy nhiệm chi không có nghĩa là ủy nhiệm cho ngân hàng chi hộ, ủy nhiệm chi phải do khách hàng lập, ký và ngân hàng chỉ căn cứ vào lệnh đó để trích tiền từ tài khoản

khách hàng chuyển trả cho đơn vị thụ hưởng.

3.2.1.2. Phạm vi thanh toán

Uỷ nhiệm chi được áp dụng trong các trường hợp sau:

Người trả và người hưởng có tài khoản tại cùng một tổ chức thanh toán (cùng chi nhánh hoặc khác chi nhánh).

Người trả và người hưởng có tài khoản tại 2 tổ chức thanh toán khác nhau, có thể

cùng hoặc khác hệ thống và địa bàn.

3.2.1.3. Quy trình thanh toán ủy nhiệm chi

Bên chi trả lập và nộp giấy ủy nhiệm chi (hoặc chuyển lệnh chi điện tử) đến ngân

hàng bên trả, ngân hàng kiểm soát, nếu đủ điều kiện thì hạch toán:

Trường hợp 1: Bên trả và bên hưởng có cùng tài khoản tại 1 chi nhánh ngân hàng

Nợ TK 4211 - người trả /TK 2111...

Có TK 4211- người hưởng

Đồng thời thực hiện báo Nợ cho người trả và báo Có cho người hưởng theo cách thức thích hợp.

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ thanh toán của hình thức ủy nhiệm chi

(1) Lập ủy nhiệm chi gửi vào ngân hàng (4 liên);

(3) Ngân hàng gửi báo cáo Nợ cho khách hàng;

(4) Ngân hàng gửi báo cáo Có cho khách hàng;

Chi nhánh NHTM

Bên thụ hưởng

TK 4211 bên thụ hưởng TK 4211 bên trả tiền

Bên trả tiền

(2)

(3)

(1) (4)

Page 21: BÀI 3: KẾ TOÁN CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG …

Bài 3: Kế toán các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

FIN508_Bai 3_v1.0012104210 91

Trường hợp 2: Bên trả và bên hưởng có tài khoản tại 2 ngân hàng khác nhau (cùng hoặc khác hệ thống, địa bàn)

Tại ngân hàng bên trả:

Nợ TK 4211. người trả/TK 2111...: Số tiền chuyển

Có TK Thu dịch vụ thanh toán (7110): Phí thanh toán

Có TK Thuế GTGT phải nộp (4531): Thuế VAT

Có TK Thanh toán vốn thích hợp

NH báo Nợ cho người trả. Sau đó chuyển chứng từ thanh toán vốn (Lệnh chuyển Có hoặc chứng từ tương đương) cho ngân hàng bên hưởng. Ngân hàng bên hưởng

hạch toán:

Nợ TK Thanh toán vốn

Có TK 4211. người hưởng

Báo Có cho người hưởng.

Sơ đồ 3.2. Sơ đồ thanh toán của hình thức ủy nhiệm chi

(1) Lập ủy nhiệm chi vào ngân hàng (4 liên);

(4) Ngân hàng gửi báo Nợ cho khách hàng;

(5) Gửi lệnh và ủy nhiệm chi sang ngân hàng thụ hưởng;

(7) Ngân hàng gửi báo Có cho khách hàng.

3.2.2. Kế toán hình thức thanh toán Uỷ nhiệm thu/nhờ thu

3.2.2.1. Khái niệm

Ủy nhiệm thu (hoặc nhờ thu): Là phương tiện thanh toán mà người thụ hưởng lập theo

mẫu của ngân hàng, gửi cho ngân hàng ủy thác thu hộ mình một số tiền nhất định.

3.2.2.2. Nguyên tắc và phạm vi áp dụng

Điều kiện: Bên trả và bên hưởng phải thống nhất bằng văn bản về việc thực hiện thanh toán bằng ủy nhiệm thu (UNT) và người trả phải thông báo bằng văn bản

cho ngân hàng bên trả về thỏa thuận trên.

Bên thụ hưởng Bên trả tiền

NH bên trả tiền NH bên thụ hưởng

TK 4211 bên thụ hưởng

TK thanh toán 5012/5191/5192

TK thanh toán 5012/5191/5192

TK 4211 bên trả tiền

(6) (3)

(7)

(5)

(1) (4)

(2) Lập lệnh

Page 22: BÀI 3: KẾ TOÁN CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG …

Bài 3: Kế toán các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

92 FIN508_Bai 3_v1.0012104210

Việc giải quyết các tranh chấp về lập chứng từ khống, về sự thiếu khớp đúng giữa

số tiền trên chứng từ và giá trị hàng hóa, dịch vụ cung cấp thực tế do 2 bên tự giải

quyết, các trung gian thanh toán không chịu trách nhiệm.

Hình thức thanh toán ủy nhiệm thu được áp dụng trong thanh toán cùng hệ thống

hoặc khác hệ thống.

3.2.2.3. Thủ tục xử lí chứng từ và ghi sổ kế toán

Sau khi giao hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ, căn cứ vào các chứng từ giao nhận

hàng hóa và cung ứng dịch vụ, người bán lập lệnh nhờ thu kèm với chứng từ giao

hàng, cung ứng dịch vụ gửi ngân hàng phục vụ nhờ thu hộ tiền.

Trường hợp bên trả và bên hưởng có cùng tài khoản tại 1 ngân hàng:

Sơ đồ 3.3. Sơ đồ thanh toán của hình thức ủy nhiệm thu

(1) Lập ủy nhiệm thu gửi vào ngân hàng (4 liên);

(3) Ngân hàng gửi báo Nợ cho khách hàng;

(4) Ngân hàng gửi báo Có cho khách hàng.

Kế toán nhận UNT và chứng từ giao hàng, kiểm soát, nếu hợp lệ và đủ số dư thì ghi số

hiệu tài khoản Nợ, Có và ngày thanh toán vào các liên UNT, đồng thời hạch toán:

Nợ TK 4211. người trả

Có TK 4211. người hưởng

Báo Nợ cho người trả, báo Có cho người hưởng.

Trường hợp người mua không có khả năng thanh toán, NH ghi nhập sổ theo dõi “Uỷ

nhiệm thu quá hạn” đồng thời báo cho người mua biết. Khi tài khoản của người mua

đủ khả năng thanh toán thì ghi xuất sổ theo dõi, đồng thời hạch toán:

Nợ TK 4211 người trả: Số tiền uỷ nhiệm thu + Tiền phạt chậm trả

Có TK thanh toán vốn

Tiền phạt chậm trả = Số tiền UNT × Thời gian chậm trả × Lãi suất phạt

Trường hợp bên hưởng và bên trả có tài khoản tại 2 ngân hàng khác nhau

Nếu NH bên trả và NH bên hưởng không có thoả thuận uỷ quyền chuyển nợ

Chi nhánh NHTM

Bên thụ hưởng

TK 4211 bên thụ hưởng TK 4211 bên trả tiền

Bên trả tiền

(2)

(3) (1)

(4)

Page 23: BÀI 3: KẾ TOÁN CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG …

Bài 3: Kế toán các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

FIN508_Bai 3_v1.0012104210 93

Sơ đồ 3.4. Quy trình thanh toán theo hình thức uỷ nhiệm thu (ở Việt Nam)

(1) Lập ủy nhiệm thu vào ngân hàng (4 liên).

(2) Ngân hàng bên bán gửi bộ ủy nhiệm thu sang ngân hàng bên mua.

(3) Lập kế hoạch thanh toán bù trừ/lệnh thanh toán (lệnh chuyển Có).

(5) Ngân hàng gửi báo Nợ cho khách hàng.

(6) Gửi bảng kê thanh toán bù trừ cùng ủy nhiệm thu/lệnh thanh toán sang ngân hàng bên bán.

(8) Ngân hàng gửi báo Có cho khách hàng.

Trình tự và thủ tục hạch toán tại NH bên hưởng và NH bên trả:

o Tại ngân hàng bên hưởng

Nhận UNT (hoặc nhờ thu) và chứng từ hàng hoá, ghi nhập sổ theo dõi “UNT nhận thu hộ”.

Sau đó, gửi UNT và chứng từ hàng hoá cho NH bên trả, ghi xuất sổ theo dõi “UNT nhận thu hộ” và ghi nhập sổ theo dõi “UNT gửi đi chờ thanh toán”.

Thu phí dịch vụ thu hộ (phí thanh toán).

o Tại ngân hàng bên trả

Nhận và kiểm tra chứng từ do ngân hàng bên hưởng gửi đến, kiểm soát, nếu đủ điều kiện thanh toán thì hạch toán như sau:

Nợ TK 4211. người trả

Có TK Thanh toán vốn giữa các ngân hàng

Sau đó gửi chứng từ thanh toán vốn (Lệnh chuyển Có) cho ngân hàng bên hưởng.

Trường hợp TK người trả không đủ số dư thì xử lý như đã nêu ở trên. Khi TK người trả đủ tiền sẽ hạch toán:

Nợ TK 4211 người trả: Số tiền UNT + tiền phạt

Có TK Thanh toán vốn

Chuyển chứng từ thanh toán vốn cho NH bên hưởng.

o Tại ngân hàng bên hưởng

Khi nhận chứng từ thanh toán vốn (Lệnh chuyển Có) do ngân hàng bên trả chuyển sang, hạch toán:

Bên bán Bên mua

NH bên mua NH bên bán

TK 4211 bên bán

TK thanh toán 5012/5191/5192

TK thanh toán 5012/5191/5192

TK 4211 bên mua

(7) (4)

(2)

(6)

(5)

(3) Lập lệnh

(1) (8)

Page 24: BÀI 3: KẾ TOÁN CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG …

Bài 3: Kế toán các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

94 FIN508_Bai 3_v1.0012104210

Nợ TK Thanh toán vốn

Có TK 4211. người hưởng

Đồng thời hạch toán xuất sổ theo dõi “UNT gửi đi chờ thanh toán”.

Nếu NH bên trả và NH bên hưởng có thoả thuận uỷ quyền chuyển nợ

Trình tự và thủ tục hạch toán tại NH bên hưởng và NH bên trả:

o Tại ngân hàng bên hưởng

Nhận UNT (hoặc nhờ thu) và chứng từ hàng hoá, kế toán kiểm soát, nếu đủ điều kiện sẽ hạch toán:

Nợ TK Thanh toán vốn

Có TK Các khoản chờ thanh toán khác (4599)

Thu phí dịch vụ thu hộ (phí thanh toán)

Khi nhận được thông báo chấp nhận chuyển nợ của NH bên trả, hạch toán:

Nợ TK Các khoản chờ thanh toán khác (4599)

Có TK 4211 Người hưởng/TK thích hợp khác

o Tại ngân hàng bên trả

Khi nhận được chứng từ thanh toán vốn (lệnh chuyển Nợ) của NH bên hưởng, kiểm soát, nếu đủ điều kiện hạch toán:

Nợ TK 4211 Người trả/ TK thích hợp khác

Có TK Thanh toán vốn

Đồng thời gửi thông báo chấp nhận chuyển nợ cho ngân hàng bên hưởng.

Trường hợp TK người trả không đủ số dư thì xử lý như đã nêu ở trên.

3.2.3. Kế toán hình thức séc

3.2.3.1. Những vấn đề chung về séc

Khái niệm

Séc là một lệnh vô điều kiện thể hiện dưới dạng chứng từ của người chủ tài khoản ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình để trả cho người có tên trong séc, hoặc trả cho người cầm séc một số tiền nhất định, bằng tiền mặt hay bằng chuyển khoản.

Phân loại séc

Theo cách xác định người thụ hưởng:

o Séc lệnh: trả tiền cho cá nhân hoặc thực thể có tên ghi trên séc hoặc trả cho bên được chuyển nhượng.

o Séc vô danh: trả tiền cho người nắm giữ tờ séc.

Theo các yêu cầu để đảm bảo an toàn trong thanh toán séc:

o Séc trơn: Mặt sau để trắng hoàn toàn, séc này có thể được ngân hàng trả tiền mặt.

o Séc gạch chéo: Mặt sau được gạch hai đường chéo song song, séc này chỉ có thể được trả tiền bằng hình thức ghi có vào tài khoản của người thụ hưởng tại ngân hàng.

Page 25: BÀI 3: KẾ TOÁN CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG …

Bài 3: Kế toán các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

FIN508_Bai 3_v1.0012104210 95

o Séc gạch chéo đặc biệt: Mặt trước hoặc mặt sau của tờ séc được gạch hai đường chéo song song, giữa hai đường chéo là tên ngân hàng hoặc cả chi nhánh ngân hàng. Séc này chỉ có thể được nộp vào ngân hàng hay chi nhánh ngân hàng ghi trên đó. Ngoài ra séc gạch chéo đặc biệt cũng có thể ghi tên ngân hàng nhờ thu để thuận tiện cho việc giải quyết khi séc bị ngân hàng thanh toán từ chối thanh toán.

Theo mức độ đảm bảo sẽ nhận được tiền cho người thụ hưởng:

o Séc ngân hàng (hay séc tiền mặt): Là séc do ngân hàng phát hành nên người thụ hưởng sẽ được đảm bảo thanh toán trừ trường hợp phát hiện ra tờ séc đã bị gian lận. Sở dĩ nó được gọi là séc tiền mặt vì có giá trị gần như tiền mặt do sẽ được thanh toán ngay.

o Séc bảo chi: Là một tờ séc được ngân hàng của người phát hành đảm bảo rằng tài khoản của người đó có đủ tiền để được trích ra khi thanh toán. Trong trường hợp này, ngân hàng thường ghi hoặc đóng dấu bảo chi lên tờ séc.

o Séc được bảo lãnh: Là loại séc được một bên thứ ba (trừ NH thanh toán) bảo đảm chi trả toàn bộ hoặc một phần.

Phạm vi thanh toán séc

Trước đây, người thụ hưởng và người ký phát phải có tài khoản ở cùng một tổ chức thanh toán hoặc mở tài khoản ở hai NH có tham gia thanh toán bù trừ.

Hiện nay điều kiện này không cần thiết nữa, có nghĩa là phạm vi thanh toán không còn bị giới hạn như trước.

Các bên liên quan đến séc

Bên ký phát (bên phát hành): Là người ký tờ séc để ra lệnh cho ngân hàng.

Bên thanh toán: Là ngân hàng có nghĩa vụ trả tiền theo lệnh của bên ký phát.

Bên thụ hưởng: Bên nhận tiền từ ngân hàng.

Luật pháp của đa số các quốc gia cho phép séc có thể chuyển nhượng cho nhiều người liên tiếp bằng thủ tục ký hậu trong thời hạn hiệu lực của séc.

3.2.3.2. Quy trình và thủ tục kế toán hình thức thanh toán bằng séc chuyển khoản thông thường

Một số điểm lưu ý khi ký phát séc

Nghĩa vụ của người ký phát

o Bảo đảm có đủ khả năng thanh toán để chi trả toàn bộ số tiền ghi trên séc cho người thụ hưởng tại thời điểm séc được xuất trình để thanh toán trong thời hạn xuất trình. Khả năng thanh toán có thể là số dư trên tài khoản thanh toán mà người ký phát có quyền sử dụng; hoặc số dư trên tài khoản thanh toán cộng với hạn mức thấu chi mà người ký phát được phép sử dụng theo thoả thuận với người bị ký phát.

o Ký phát séc theo đúng quy định. Trường hợp tờ séc được lập không đúng quy định do lỗi của người ký phát khiến người thụ hưởng bị từ chối thanh toán, người thụ hưởng có quyền yêu cầu người ký phát lập tờ séc khác thay thế. Người ký phát có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu này của người thụ hưởng ngay trong ngày được yêu cầu hoặc ngày làm việc tiếp theo sau ngày được yêu cầu đó.

Page 26: BÀI 3: KẾ TOÁN CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG …

Bài 3: Kế toán các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

96 FIN508_Bai 3_v1.0012104210

o Trường hợp tờ séc bị từ chối thanh toán do séc đó không đủ khả năng thanh

toán, người ký phát phải hoàn trả không điều kiện số tiền bị truy đòi trên séc.

Thủ tục cung ứng séc trắng

o Khi có nhu cầu sử dụng séc, chủ tài khoản hoặc người được chủ tài khoản uỷ

quyền lập giấy đề nghị cung ứng séc nộp cho tổ chức cung ứng séc.

o Khi nhận được giấy đề nghị cung ứng séc, tổ chức cung ứng séc có trách nhiệm

kiểm tra điều kiện của người đề nghị cung ứng séc.

o Trước khi giao séc cho khách hàng, tổ chức cung ứng séc trắng phải chịu trách nhiệm in, dập chữ hoặc ghi sẵn nội dung của các yếu tố: Số séc, tên người bị ký phát, tên người ký phát séc; các yếu tố trên giải từ MICR (nếu có). Trường hợp tổ chức cung ứng séc có quy định cụ thể về địa điểm thanh toán thì cần in, dập chữ hoặc ghi sẵn địa điểm thanh toán trên mẫu

séc trắng.

Tổ chức cung ứng séc có quyền in, dập chữ hoặc ghi thêm các nội dung khác

trên tờ séc trắng nếu thấy cần thiết và để thuận tiện cho người sử dụng séc.

o Tổ chức cung ứng séc phải mở sổ theo dõi tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản của người được cung ứng séc, số lượng và ký hiệu (số seri, số séc) của các tờ séc cung ứng cho người được cung ứng séc và yêu cầu người được cung ứng séc

phải ký nhận vào sổ theo dõi.

Nội dung trên séc và ký phát séc

o Tờ séc phải được lập trên mẫu séc trắng do người bị ký phát cung ứng; nếu séc được lập trên tờ séc trắng không phải do người bị ký phát cung ứng, thì người

bị ký phát có quyền từ chối thanh toán tờ séc đó.

o Những yếu tố trên tờ séc phải được in hoặc ghi rõ ràng bằng bút mực hoặc bút bi, không viết bằng bút chì hoặc các loại mực đỏ, không sửa chữa, tẩy xoá. Chữ viết trên séc là tiếng Việt. Trường hợp séc có yếu tố nước ngoài thì séc có thể

sử dụng tiếng nước ngoài theo thoả thuận của các bên.

o Chỉ định về người thụ hưởng được ghi theo một trong ba cách thức quy định tại Khoản 1 Điều 60 của Luật các Công cụ chuyển nhượng.

o Số tiền được ghi bằng chữ số và bằng chữ viết phải khớp đúng.

Số tiền bằng số trên séc là chữ số Ả-Rập: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9; sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm (.); khi còn ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng

đơn vị.

Số tiền bằng chữ phải viết rõ nghĩa, chữ đầu của số tiền bằng chữ phải viết hoa và sát đầu dòng đầu tiên, không được viết cách dòng, cách quãng giữa các chữ, không được viết thêm chữ (khác dòng) vào giữa hai chữ viết liền

nhau trên séc.

Page 27: BÀI 3: KẾ TOÁN CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG …

Bài 3: Kế toán các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

FIN508_Bai 3_v1.0012104210 97

o Tên người bị ký phát là tên tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc tên chi nhánh ngân hàng hoặc tổ chức làm dịch vụ thanh toán có trách nhiệm thanh toán số tiền ghi trên séc theo lệnh người ký phát.

o Địa điểm thanh toán là nơi mà tờ séc được thanh toán và do người bị ký phát quy định. Nếu trên tờ séc không ghi địa điểm thanh toán thì tờ séc được hiểu là được xuất trình để thanh toán tại địa điểm kinh doanh của người bị ký phát.

o Ngày ký phát là ngày mà người ký phát ghi trên tờ séc.

o Chữ ký của người ký phát phải là chữ ký bằng tay trực tiếp trên tờ séc bằng bút mực hoặc bút bi theo chữ ký mẫu đã đăng ký tại ngân hàng, kèm theo họ tên của người ký và dấu (đối với những séc do người đại diện của tổ chức ký).

o Để chỉ định số tiền trên tờ séc không được thanh toán bằng tiền mặt mà phải thanh toán bằng chuyển khoản vào tài khoản của người thụ hưởng, người ký phát hoặc người chuyển nhượng ghi hoặc đóng dấu thêm cụm từ “trả vào tài khoản” ở mặt trước của tờ séc ngay dưới chữ “Séc”. Cụm từ này có hiệu lực với bất kỳ người nào thụ hưởng tờ séc.

Trường hợp séc không ghi cụm từ “trả vào tài khoản” thì người bị ký phát thanh toán séc cho người thụ hưởng bằng tiền mặt nếu người thụ hưởng yêu cầu.

o Để chỉ định số tiền trên séc chỉ được thanh toán cho ngân hàng hoặc cho người thụ hưởng có tài khoản tại ngân hàng bị ký phát, người ký phát hoặc người chuyển nhượng gạch trên séc hai gạch chéo song song.

o Để chỉ định số tiền ghi trên séc chỉ được thanh toán cho một ngân hàng cụ thể hoặc cho người thụ hưởng có tài khoản tại ngân hàng đó, người ký phát hoặc người chuyển nhượng séc gạch trên séc hai gạch chéo song song và ghi tên ngân hàng được chỉ định giữa hai gạch chéo. Séc có ghi tên hai ngân hàng giữa hai gạch chéo không có giá trị thanh toán trừ trường hợp một trong hai ngân hàng có tên giữa hai gạch chéo đó là ngân hàng thu hộ.

o Trường hợp người ký phát séc là người được chủ tài khoản uỷ quyền thì chủ tài khoản phải làm đầy đủ thủ tục thông báo, đăng ký chữ ký mẫu, quy định hạn mức với người bị ký phát.

Về địa điểm thanh toán

Người thụ hưởng hoặc người được người thụ hưởng uỷ quyền, người thu hộ xuất trình séc tại những địa điểm sau:

o Địa điểm thanh toán ghi trên tờ séc;

o Nếu tờ séc không ghi địa điểm thanh toán, thì xuất trình séc tại địa điểm kinh doanh của người bị ký phát;

o Trường hợp người xuất trình tờ séc là một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, thì ngoài những địa điểm xuất trình nói trên, tổ chức đó được xuất trình tờ séc tại Trung tâm Thanh toán Bù trừ, nếu tổ chức đó là thành viên trực tiếp của Trung tâm Thanh toán Bù trừ.

Page 28: BÀI 3: KẾ TOÁN CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG …

Bài 3: Kế toán các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

98 FIN508_Bai 3_v1.0012104210

Thủ tục giao nhận séc

o “Việc chấp nhận séc trong thanh toán do người ký phát hoặc người chuyển nhượng (bên trả séc) và người được trả tiền hoặc người được chuyển nhượng (bên nhận séc) thoả thuận”.

o Người nhận séc có quyền yêu cầu bên trả séc xuất trình giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu, giấy chứng minh quân nhân, công nhân và nhân viên quốc phòng hoặc giấy tờ tùy thân khác có dán ảnh và đóng dấu giáp lai), cung cấp địa chỉ hoặc những thông tin liên quan khác nếu thấy cần thiết. “Bên nhận séc có quyền từ chối nhận séc nếu những yêu cầu của mình không được bên trả séc đáp ứng”. Tuy nhiên, điều này là không bắt buộc.

Bảo lãnh séc

Bảo lãnh séc là việc người thứ 3 (sau đây gọi là người bảo lãnh) cam kết với người nhận bảo lãnh sẽ thanh toán toàn bộ hay một phần số tiền ghi trên séc khi người được bảo lãnh không thanh toán hoặc không thanh toán đầy đủ tờ séc.

Để bảo lãnh cho tờ séc, người bảo lãnh ghi cụm từ “bảo lãnh”, số tiền bảo lãnh, tên, địa chỉ, chữ ký của người bảo lãnh và tên người được bảo lãnh trên mặt trước tờ séc hoặc trên văn bản đính kèm. Trường hợp bảo lãnh không ghi tên người được bảo lãnh thì việc bảo lãnh được coi là bảo lãnh cho người ký phát.

Người bảo lãnh sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh được tiếp nhận quyền của người được bảo lãnh đối với những người có liên quan đến séc, xử lý tài sản đảm bảo của người được bảo lãnh và có quyền yêu cầu người được bảo lãnh, người ký phát và những người có trách nhiệm với người được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thanh toán số tiền bảo lãnh đã thanh toán.

Chuyển nhượng séc

Tờ séc được ký chuyển nhượng thì tính liên tục của dãy chữ ký chuyển nhượng thể hiện như sau: trong giao dịch chuyển nhượng thứ nhất của tờ séc, người đứng tên chuyển nhượng phải là tên của người thụ hưởng đã ghi trên mặt trước tờ séc; trong giao dịch chuyển nhượng thứ hai của tờ séc, người đứng tên chuyển nhượng phải là tên của người đã được chuyển nhượng trong giao dịch chuyển nhượng thứ nhất; và tiếp tục như vậy cho tới giao dịch chuyển nhượng cuối cùng.

Trường hợp người đứng tên chuyển nhượng trong bất kỳ một giao dịch chuyển nhượng nào mà không phải là tên của người đã được chuyển nhượng trong giao dịch chuyển nhượng liền trước, thì dãy chữ ký chuyển nhượng đó là không liên tục.

Người thụ hưởng tờ séc đã qua ký chuyển nhượng là người cuối cùng được chuyển nhượng trong dãy chữ ký chuyển nhượng liên tục như quy định tại Khoản 1 Điều 11, Quyết định số 30/2006/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về ban hành quy chế cung ứng và sử dụng séc.

Người bị ký phát, khi thanh toán tờ séc đã qua chuyển nhượng bằng ký chuyển nhượng, có trách nhiệm kiểm tra tính liên tục của dãy chữ ký chuyển nhượng để bảo đảm số tiền trên séc được chi trả đúng người thụ hưởng.

Page 29: BÀI 3: KẾ TOÁN CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG …

Bài 3: Kế toán các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

FIN508_Bai 3_v1.0012104210 99

Vi phạm ký phát séc không đủ khả năng thanh toán

o Vi phạm lần thứ nhất

Trường hợp tờ séc được xuất trình trong thời hạn thanh toán, nhưng khoản tiền mà người ký phát được sử dụng để ký phát séc tại ngân hàng không đủ để chi trả toàn bộ số tiền trên tờ séc thì sau khi lập giấy xác nhận từ chối thanh toán theo quy định, người bị ký phát có trách nhiệm gửi thông báo tới người ký phát để yêu cầu người đó thực hiện nghĩa vụ trả số tiền ghi trên séc;

Sau khi trực tiếp trả tiền cho người thụ hưởng, người ký phát thông báo cho người bị ký phát về việc đã thực hiện nghĩa vụ trả tiền, đồng thời gửi kèm theo tờ séc đã được thanh toán.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày gửi thông báo từ chối thanh toán tới người ký phát, nếu người bị ký phát không nhận được thông báo về việc thực hiện nghĩa vụ trả tiền kèm tờ séc đã được thanh toán, thì người bị ký phát có trách nhiệm đình chỉ ngay và vĩnh viễn quyền ký phát séc của người vi phạm, đồng thời thông báo cho Trung tâm Thông tin Tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về người vi phạm và hình thức xử lý.

Tuỳ từng mức độ vi phạm người ký phát sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

Người bị ký phát có trách nhiệm lưu giữ thông tin về người ký phát séc không đủ khả năng thanh toán vào hồ sơ lưu của mình.

o Vi phạm lần thứ hai

Người ký phát tái phạm cách lần thứ nhất dưới 12 tháng, nếu trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của người bị ký phát, người ký phát thanh toán ngay cho người thụ hưởng và gửi thông báo cho người bị ký phát về việc đã thực hiện nghĩa vụ trả tiền kèm tờ séc đã được thanh toán thì người bị ký phát tạm thời đình chỉ thanh toán séc trong vòng 6 tháng, đồng thời thông báo cho Trung tâm Thông tin Tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về người vi phạm theo những nội dung quy định.

Nếu trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày gửi thông báo từ chối thanh toán đến người ký phát, người bị ký phát không nhận được thông báo thanh toán tờ séc ký phát không đủ khả năng thanh toán kèm tờ séc đã thanh toán của người ký phát thì người bị ký phát đình chỉ ngay và vĩnh viễn quyền ký phát séc của người vi phạm và xử lý theo các biện pháp quy định.

o Vi phạm lần thứ ba

Trong 12 tháng nếu người ký phát vi phạm 3 lần, thì người bị ký phát đình chỉ ngay và vĩnh viễn quyền ký phát séc của người vi phạm và xử lý theo các biện pháp quy định.

o Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có trách nhiệm tra cứu thông tin về người đề nghị được cung ứng séc trắng lần đầu trước khi quyết định cung ứng séc trắng cho người đó. Trung tâm Thông tin Tín dụng của Ngân hàng Nhà

Page 30: BÀI 3: KẾ TOÁN CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG …

Bài 3: Kế toán các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

100 FIN508_Bai 3_v1.0012104210

nước Việt Nam có trách nhiệm cung cấp những thông tin đã lưu trữ nói trên cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán ngay trong ngày nhận được yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo sau ngày đó.

o Lãi suất phạt

Lãi suất phạt chậm trả séc bằng 200% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm áp dụng. Số tiền phạt chậm trả được trả cho người thụ hưởng tờ séc.

Quy trình và thủ tục kế toán giai đoạn thanh toán séc

Trường hợp người ký phát và người hưởng có TK tại cùng một tổ chức thanh toán

o Người thụ hưởng lập và nộp Bảng kê nộp séc cùng với các tờ séc (số liên bảng kê nộp séc do người thực hiện thanh toán quy định nhưng phải đảm bảo đủ số liên để hạch toán, thanh toán và lưu trữ) cho NH.

o Khi nhận được các liên bảng kê nộp séc cùng với các tờ séc, NH phải kiểm tra các yếu tố trên bề mặt tờ séc để bảo đảm:

Người yêu cầu được thanh toán là người thụ hưởng hợp pháp của tờ séc đó;

Tờ séc được lập trên mẫu séc trắng do mình cung ứng và được điền đầy đủ các yếu tố theo quy định;

Tờ séc chưa quá 06 tháng kể từ ngày ký phát (thời hạn hiệu lực);

Không có lệnh đình chỉ thanh toán nếu tờ séc xuất trình sau 30 ngày kể từ ngày ký phát (thời hạn xuất trình là 30 ngày);

Chữ ký và dấu (nếu có) của người ký phát séc hoặc người đại diện ký séc khớp đúng với mẫu đã đăng ký tại NH;

Không ký phát séc vượt quá thẩm quyền quy định tại văn bản đại diện ký phát séc;

Tính liên tục của dãy chữ ký chuyển nhượng (nếu séc đã qua chuyển nhượng) trên tờ séc;

Đối chiếu đảm bảo khớp đúng số séc, số tiền trên tờ séc với số tiền được kê trên bảng kê nộp séc;

Cộng lại tổng số tiền trên bảng kê nộp séc, số tiền bằng chữ phải khớp đúng với số tiền bằng số;

Các yếu tố khác theo quy định có liên quan.

Khi phát hiện bảng kê nộp séc có sai sót hoặc séc giả, séc thiếu một trong các điều kiện nêu trên thì người thực hiện thanh toán phải trả lại tờ séc đó cho người nộp séc và yêu cầu lập lại bảng kê nộp séc khác thay thế phù hợp với các tờ séc đủ điều kiện. Nếu không có gì sai sót thì người thực hiện thanh toán ký xác nhận về việc nhận séc theo yêu cầu của người thụ hưởng.

o Sau khi kiểm tra, nếu chấp nhận thanh toán, kế toán sẽ ghi ngày, tháng, năm thanh toán trên tờ séc và ký nhận, trả lại một liên bảng kê nộp séc làm biên lai cho người nộp. Tuỳ thuộc vào khả năng thanh toán của người trả mà xử lý thích hợp:

Page 31: BÀI 3: KẾ TOÁN CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG …

Bài 3: Kế toán các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

FIN508_Bai 3_v1.0012104210 101

Trường hợp TK người trả đủ khả năng thanh toán, sẽ hạch toán:

Nợ TK Tiền gửi thanh toán của người trả/ TK thích hợp

Có TK Tiền gửi thanh toán của người hưởng/TK thích hợp

Xử lý chứng từ như sau:

- Các tờ séc làm chứng từ ghi Nợ Tài khoản của (từng) người ký phát.

- Các liên Bảng kê séc dùng làm chứng từ ghi Có Tài khoản thích hợp.

Ghi chú:

Thủ tục thanh toán, luân chuyển chứng từ trong trường hợp người ký phát và người thụ hưởng mở tài khoản tại cùng một đơn vị chi nhánh ngân hàng, hoặc hai đơn vị chi nhánh thuộc cùng hệ thống tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và tổ chức đó có hệ thống thanh toán trực tuyến do Tổng Giám đốc (Giám đốc) của đơn vị hoặc tổ chức đó chịu trách nhiệm quy định và hướng dẫn phù hợp với những quy định chung.

Nếu khoản tiền mà người ký phát được sử dụng tại NH không đủ để chi trả cho toàn bộ số tiền ghi trên séc (séc phát hành quá số dư), thì NH xử lý như sau:

Thông báo cho người ký phát về việc tờ séc không đủ khả năng thanh toán, trên đó nêu rõ số séc, ngày ký phát, số tiền ghi trên séc, số tiền thiếu khả năng thanh toán, người thụ hưởng của tờ séc ngay trong ngày xuất trình hoặc ngày làm việc tiếp theo sau ngày xuất trình tờ séc đó. Việc thông báo này có thể bằng điện thoại, điện tín hoặc một phương tiện thông tin thích hợp khác (NH có quyền thu phí dịch vụ này đối với người ký phát).

Đồng thời, thông báo về việc tờ séc không đủ khả năng thanh toán cho người xuất trình séc (bao gồm người thụ hưởng hoặc người thu hộ) ngay trong ngày xuất trình hoặc ngày làm việc tiếp theo sau ngày xuất trình tờ séc đó bằng phương thức thông tin khẩn theo thoả thuận giữa hai bên.

Người thụ hưởng có quyền yêu cầu Ngân hàng tiến hành một trong ba phương thức sau:

- Lập Giấy xác nhận từ chối thanh toán đối với toàn bộ số tiền ghi trên séc và trả lại tờ séc cho mình;

- Thanh toán một phần số tiền ghi trên tờ séc tối đa bằng khoản tiền người ký phát được sử dụng tại ngân hàng và lập Giấy xác nhận từ chối thanh toán đối với phần tiền còn lại chưa được thanh toán trên séc (Trong trường hợp này người thụ hưởng lập Lệnh thu theo mẫu);

- Yêu cầu người ký phát nộp đủ số tiền thiếu khả năng thanh toán của tờ séc vào tài khoản của ngân hàng tờ séc đó trong một khoảng thời gian nhất định (do người thụ hưởng yêu cầu) nhưng không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày lập Lệnh thu. Trường hợp người ký phát nộp đủ tiền vào tài khoản thanh toán theo yêu cầu nói trên, thì việc thanh toán tờ séc tiến hành theo trình tự thủ tục quy định. Nếu người ký phát không nộp đủ số tiền theo yêu cầu, thì NH từ chối thanh toán toàn bộ số tiền ghi trên séc.

Page 32: BÀI 3: KẾ TOÁN CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG …

Bài 3: Kế toán các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

102 FIN508_Bai 3_v1.0012104210

Trường hợp NH nhận được lệnh thu đúng thời hạn:

NH có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của người xuất trình séc nếu nhận được Lệnh thu khi tờ séc chưa quá 06 tháng kể từ ngày ký phát. Khi nhận được Lệnh thu yêu cầu được thanh toán một phần số tiền ghi trên séc của người thụ hưởng thì người thực hiện thanh toán tiến hành xử lý:

- Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của Lệnh thu.

- Căn cứ vào Lệnh thu và khả năng thanh toán hiện có của người ký phát tại thời điểm nhận được yêu cầu, người thực hiện thanh toán tiến hành ghi:

Nợ TK Tiền gửi thanh toán của người ký phát séc/TK thích hợp

Có TK Tiền gửi thanh toán của người hưởng/TK thích hợp

NH phải mở sổ theo dõi các tờ séc được thanh toán một phần.

Khi thanh toán một phần, NH phải tiến hành các thủ tục sau:

(1) Lập Giấy xác nhận từ chối thanh toán đối với số tiền chưa được thanh toán của tờ séc, và ghi cụm từ “xuất trình ngày..., thanh toán một phần là... (số tiền) từ chối phần còn lại là... (số tiền) tại... (địa điểm xuất trình), ngày thanh toán...” trên mặt trước tờ séc, chuyển Giấy xác nhận từ chối thanh toán kèm tờ séc và các chứng từ thanh toán khác cho người thụ hưởng.

(2) Lập Thông báo về việc tờ séc bị từ chối thanh toán, nêu rõ số séc, ngày ký phát séc, tên, địa chỉ người thụ hưởng tờ séc, số tiền ghi trên tờ séc, số tiền bị từ chối thanh toán gửi cho người ký phát để yêu cầu người đó thực hiện nghĩa vụ trả tiền đối với số tiền bị từ chối thanh toán của tờ séc, kèm theo lời cảnh báo về những hậu quả có thể xảy ra nếu người đó không thực hiện nghĩa vụ trả tiền đối với số tiền bị từ chối thanh toán đó.

(3) Yêu cầu người thụ hưởng lập Giấy biên nhận để lưu chứng từ.

Các thông tin liên quan đến người ký phát tờ séc không đủ khả năng thanh toán phải được xử lý theo quy định.

Trường hợp NH không nhận được Lệnh thu sau 05 ngày làm việc kể từ ngày gửi thông báo về việc tờ séc không đủ khả năng thanh toán, thì thực hiện thủ tục từ chối thanh toán đối với toàn bộ số tiền ghi trên séc, lập Giấy xác nhận từ chối thanh toán kèm tờ séc để chuyển trả cho người thụ hưởng; đồng thời lập Thông báo về việc tờ séc bị từ chối thanh toán gửi theo quy định.

(Trường hợp có nhiều tờ séc nộp vào cùng một thời điểm để đòi tiền từ một người ký phát mà khả năng chi trả của người ký phát không đủ để thanh toán tất cả các tờ séc đó thì thứ tự thanh toán séc được xác định theo ngày ký phát, và theo thứ tự số séc đã được ký phát, nghĩa là tờ séc có ngày ký phát trước sẽ được thanh toán trước, và nếu các tờ séc có cùng ngày ký phát, thì tờ séc có số thứ tự nhỏ sẽ được thanh toán trước).

Khi người ký phát đủ khả năng thanh toán số tiền còn lại (trong cả 2 trường hợp: Thanh toán một phần/nộp đủ số tiền còn thiếu), NH sẽ thanh toán tiếp và tính số tiền phạt chậm trả theo quy định:

Nợ TK Tiền gửi thanh toán của người ký phát/...: Số tiền thanh toán + tiền phạt

Có TK Tiền gửi thanh toán của người hưởng/...

Page 33: BÀI 3: KẾ TOÁN CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG …

Bài 3: Kế toán các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

FIN508_Bai 3_v1.0012104210 103

Ghi chú:

Tiền phạt chậm trả

= Số tiền chậm trả ×Số ngày chậm trả

× Lãi xuất

phạt/ngày

Trường hợp người ký phát và người hưởng có TK tại hai tổ chức thanh toán

Quy chế pháp lý hiện hành về séc quy định: Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có quyền thoả thuận với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khác trên cùng địa bàn, hoặc khác địa bàn tỉnh thành phố về việc tổ chức thanh toán séc cho các khách hàng của hai bên, quy định về quy trình nghiệp vụ, thẩm quyền và trách nhiệm của các bên liên quan trên cơ sở tự chịu trách nhiệm về việc bảo đảm an toàn trong quá trình thanh toán séc, đồng thời thông báo và phổ biến cho khách hàng của mình thực hiện.

o Người thụ hưởng trực tiếp nộp séc tại NH thanh toán

(Khái niệm NH thanh toán - người thực hiện thanh toán - được hiểu là NH quản lý tài khoản với khoản tiền mà người ký phát được sử dụng bằng việc ký phát séc. Nó có thể là một chi nhánh NH đã cung ứng séc trắng cho người ký phát và cho phép người ký phát được sử dụng tài khoản thanh toán với một khoản tiền để ký phát séc theo thoả thuận với chi nhánh đó. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quản lý tập trung các tài khoản thanh toán của người ký phát mở tại các chi nhánh của mình thông qua hệ thống thanh toán trực tuyến, thì người thực hiện thanh toán là tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán - được hiểu là mọi chi nhánh).

NH thanh toán sẽ kiểm soát Bảng kê nộp séc + các tờ séc như đã đề cập ở trên.

Nếu đủ điều kiện thanh toán sẽ hạch toán:

Nợ TK Tiền gửi thanh toán người ký phát/TK thích hợp

Có TK Thu từ dịch vụ thanh toán (7010): Phí

Có TK Thuế GTGT phải nộp: Thuế VAT

Có TK Thanh toán vốn thích hợp: Số tiền trên séc

Chuyển chứng từ thanh toán vốn cho NH bên hưởng.

Nhận được chứng từ thanh toán vốn, NH bên hưởng hạch toán:

Nợ TK Thanh toán vốn thích hợp

Có TK Tiền gửi thanh toán của người thụ hưởng/ TK thích hợp

o Người thụ hưởng nộp séc vào đơn vị thu hộ (nhờ thu)

Đơn vị thu hộ có thể là tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi người thụ hưởng mở tài khoản hoặc một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán làm dịch vụ thu hộ séc.

Trường hợp séc không có uỷ quyền chuyển nợ

Thủ tục hạch toán tại NH thu hộ - giai đoạn nhận bảng kê nộp séc và séc

Khi nhận được các liên bảng kê nộp séc cùng với các tờ séc được nộp vào, người thu hộ phải kiểm tra các yếu tố thể hiện trên bề mặt tờ séc để đảm bảo:

Page 34: BÀI 3: KẾ TOÁN CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG …

Bài 3: Kế toán các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

104 FIN508_Bai 3_v1.0012104210

- Người yêu cầu được thanh toán séc là người thụ hưởng hợp pháp tờ séc đó.

- Tờ séc được điền đầy đủ các yếu tố bắt buộc.

- Tờ séc chưa quá 06 tháng kể từ ngày ký phát.

- Tính liên tục của dãy chữ ký chuyển nhượng (nếu có) trên tờ séc.

- Đối chiếu đảm bảo khớp đúng số séc, số tiền trên tờ séc với số tiền được kê trên bảng kê nộp séc.

- Cộng lại tổng số tiền trên bảng kê nộp séc, số tiền bằng chữ phải khớp đúng với số tiền bằng số.

Khi phát hiện bảng kê nộp séc có sai sót hoặc các tờ séc không đầy đủ các điều kiện nêu trên thì người thu hộ phải trả lại séc cho người nộp séc và yêu cầu lập lại bảng kê nộp séc khác thay thế phù hợp với các tờ séc đủ điều kiện;

Nếu không có gì sai sót thì người thu hộ ký xác nhận về việc nhận nhờ thu theo yêu cầu của người thụ hưởng, ghi vào sổ theo dõi séc gửi đi (dùng làm cơ sở để tra cứu xử lý các trường hợp gửi séc bị thất lạc, chậm trễ) và gửi các tờ séc và bảng kê séc tới địa điểm xuất trình trong thời gian, phương thức thoả thuận với người thụ hưởng và phù hợp với các quy định hiện hành của NH thanh toán.

(Việc giao nhận séc trực tiếp giữa người thu hộ và người thực hiện thanh toán phải ghi sổ theo dõi giao nhận chứng từ và có ký nhận. Trường hợp người thu hộ và NH thanh toán không giao nhận séc trực tiếp được cho nhau thì có thể áp dụng các biện pháp giao nhận khác nhưng phải đảm bảo séc được giao cho NH thanh toán một cách nhanh chóng, đầy đủ, chính xác và an toàn).

NH thu hộ thu phí dịch vụ thanh toán theo quy định (nếu có). Trong trường hợp tờ séc bị từ chối thanh toán, số phí này không được hoàn lại.

Nợ TK Tiền mặt, TGTT, TK thích hợp khác

Có TK Thu từ dịch vụ thanh toán (7010)

Có TK Thuế GTGT phải nộp

Tại NH thanh toán:

Khi nhận được các liên bảng kê nộp séc cùng với các tờ séc do đơn vị thu hộ xuất trình, NH thanh toán phải kiểm tra các yếu tố trên bề mặt tờ séc.

Nếu đủ điều kiện thì xử lý như sau:

- Các tờ séc làm chứng từ ghi Nợ Tài khoản thanh toán của người ký phát.

- Các liên Bảng kê séc dùng làm chứng từ ghi Có Tài khoản thanh toán vốn thích hợp.

Hạch toán:

Nợ TK TGTT của người ký phát/TK thích hợp

Có TK Thu từ dịch vụ thanh toán: Phí

Có TK Thuế GTGT phải nộp: Thuế VAT

Có TK Thanh toán vốn

Page 35: BÀI 3: KẾ TOÁN CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG …

Bài 3: Kế toán các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

FIN508_Bai 3_v1.0012104210 105

Đồng thời lập chứng từ thanh toán vốn thích hợp để chuyển cho đơn vị thu hộ để ghi Có tài khoản người thụ hưởng.

Thủ tục xử lý tại NH thu hộ - giai đoạn nhận được chứng từ thanh toán vốn của NH thanh toán:

- Trường hợp séc được thanh toán toàn bộ số tiền ghi trên séc:

Khi nhận được chứng từ thanh toán vốn, thì NH thu hộ sử dụng các chứng từ đó để hạch toán.

Nợ TK Thanh toán vốn thích hợp

Có TK TGTT của người hưởng/TK thích hợp khác

Báo Có cho người thụ hưởng.

- Trường hợp tờ séc được thanh toán một phần theo thông báo của người thực hiện thanh toán.

Căn cứ vào số tiền đã được thanh toán, NH thu hộ sử dụng các chứng từ thanh toán một phần tờ séc do NH thanh toán gửi đến để hạch toán:

Nợ TK Thanh toán vốn

Có TK TGTT của người hưởng/TK thích hợp (Trường hợp người thu hộ được uỷ quyền nhận tiền cho người thụ hưởng).

Có TK Các khoản chờ thanh toán khác - mở tài khoản chi tiết cho từng người thụ hưởng séc (Trường hợp người thu hộ không được uỷ quyền nhận tiền cho người thụ hưởng).

Ngân hàng báo Có về số tiền đã được thanh toán cho người thụ hưởng.

Trường hợp được uỷ quyền, ngân hàng thu hộ lập Giấy biên nhận gửi ngân hàng thanh toán.

Trường hợp không được uỷ quyền, khi NH thu hộ nhận được Giấy biên nhận của người thụ hưởng nộp vào, căn cứ Giấy biên nhận, NH thu hộ tiến hành lập phiếu chuyển khoản, hạch toán:

Nợ TK Các khoản chờ thanh toán khác (chi tiết cho từng người thụ hưởng séc)

Có TK TGTT của người hưởng

Gửi một liên Giấy biên nhận tới NH thanh toán.

Nếu sau 05 ngày làm việc kể từ ngày NH thu hộ gửi báo Có, mà NH thu hộ không nhận được Giấy biên nhận của người thu hộ, thì NH thu hộ phải chuyển trả lại số tiền của tờ séc đã được thanh toán một phần cho NH thanh toán, hạch toán:

Nợ TK Các khoản chờ thanh toán khác (chi tiết cho từng người thụ hưởng séc)

Có TK Thanh toán vốn thích hợp

Trường hợp séc có uỷ quyền chuyển nợ

Khái niệm uỷ quyền chuyển nợ nói ở đây được hiểu là NH thanh toán đã uỷ quyền cho NH thu hộ ghi Có trước cho người thụ hưởng trên cơ sở thoả thuận giữa người ký phát và người thụ hưởng (và đã được thông báo cho 2 NH nói trên) nếu các điều kiện thanh toán đã hội đủ.

Tại NH thu hộ - khi nhận séc: Sau khi kiểm soát đủ điều kiện thanh toán, NH thu hộ ký nhận, giao 1 liên bảng kê nộp séc (BKNS) cho người hưởng

Page 36: BÀI 3: KẾ TOÁN CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG …

Bài 3: Kế toán các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

106 FIN508_Bai 3_v1.0012104210

để làm biên lai nhận séc. Lập chứng từ thanh toán vốn thích hợp (chứng từ chuyển nợ có uỷ quyền) gửi NH thanh toán.

Hạch toán:

Nợ TK Thanh toán vốn

Có TK Các khoản chờ thanh toán

Hạch toán thu phí dịch vụ thu hộ.

Tại NH thanh toán: Khi nhận được chứng từ thanh toán vốn (chuyển nợ), NH kiểm soát chứng từ thanh toán vốn và điều kiện thanh toán của người ký phát.

Nếu đủ điều kiện, NH gửi thông báo “chấp nhận chuyển nợ” cho NH thu hộ và hạch toán:

Nợ TK TGTT của người ký phát/TK khác

Có TK Thu từ dịch vụ thanh toán

Có TK Thuế GTGT phải nộp

Có TK Thanh toán vốn: số tiền chuyển

Tại NH thu hộ - khi nhận được thông báo “chấp nhận chuyển nợ”: NH thu hộ tất toán TK các khoản chờ thanh toán và trả tiền cho người hưởng, báo Có:

Nợ TK Các khoản chờ thanh toán

Có TK TGTT của người hưởng/TK thích hợp khác

Trường hợp NH thu hộ xuất trình séc tại Trung tâm Thanh toán Bù trừ

o Đối với các trung tâm thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước, việc thanh toán séc qua trung tâm thanh toán bù trừ được áp dụng quy trình thanh toán bù trừ do Ngân hàng Nhà nước quy định (sẽ đề cập trong bài 4).

o Đối với trung tâm thanh toán bù trừ là Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép hoạt động, séc thanh toán qua trung tâm giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thành viên thực hiện theo thoả thuận giữa trung tâm đó và các thành viên.

Để bảo đảm cho tờ séc có thể thanh toán qua Trung tâm thanh toán bù trừ séc tự động của Ngân hàng Nhà nước hoặc do Ngân hàng Nhà nước cho phép, thì giấy in séc, kích thước séc, yếu tố và vị trí các yếu tố trên séc trắng phải được thiết kế theo các điều kiện đã được quy định và những tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể khác của Trung tâm (nếu có).

3.2.3.3. Đặc điểm kế toán séc tiền mặt

Séc tiền mặt (Séc TM) là loại séc mà trên tờ séc không ghi cụm từ “Trả vào tài khoản” hoặc ghi tên chính người ký phát.

Theo quy chế pháp lý hiện hành séc TM ngoài việc xuất trình để lĩnh tiền mặt trực tiếp từ NH thanh toán nó còn có thể được nộp tại đơn vị thu hộ.

Khi lĩnh tiền, người lĩnh tiền mặt phải ghi rõ họ tên, số chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu, giấy chứng minh quân nhân, công nhân và nhân viên quốc phòng hoặc giấy tờ tùy thân khác có dán ảnh và đóng dấu giáp lai) của mình vào phần quy định dùng cho lĩnh tiền mặt ở mặt sau tờ séc.

Page 37: BÀI 3: KẾ TOÁN CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG …

Bài 3: Kế toán các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

FIN508_Bai 3_v1.0012104210 107

Trường hợp séc TM được người hưởng nộp trực tiếp vào NH thanh toán

Ngân hàng thanh toán sẽ hạch toán:

Nợ TK TGTT người ký phát...

Có TK Tiền mặt

Trường hợp séc TM không có uỷ quyền chuyển nợ được nộp vào NH thu hộ

Thủ tục vẫn như trường hợp séc chuyển khoản. Chỉ khác, khi nhận được chứng từ thanh toán vốn, NH thu hộ hạch toán:

Nợ TK Thanh toán vốn

Có TK Chuyển tiền phải trả bằng VND

Sau đó, báo cho khách hàng đến nhận tiền:

Nợ TK Chuyển tiền phải trả bằng VND

Có TK Tiền mặt

Trường hợp séc có uỷ quyền chuyển nợ

Khi nhận được thông báo “chấp nhận chuyển nợ”, NH thu hộ báo cho khách hàng đến nhận tiền mặt và hạch toán:

Nợ TK Các khoản chờ thanh toán

Có TK Tiền mặt

3.2.3.4. Thủ tục kế toán đối với séc bảo chi

Thủ tục bảo chi séc

Trường hợp sử dụng tài khoản tiền ký gửi để bảo đảm thanh toán

Khi có nhu cầu bảo chi séc, người ký phát séc lập và nộp vào NH thanh toán “Uỷ nhiệm chi” (số liên Uỷ nhiệm chi do NH thanh toán quy định nhưng phải đảm bảo đủ số liên để hạch toán, thanh toán và lưu trữ) và tờ séc đã ghi đầy đủ các yếu tố có đủ chữ ký và dấu (nếu có) ở mặt trước của tờ séc.

NH thanh toán kiểm soát đối chiếu “Uỷ nhiệm chi”, kiểm tra các điều kiện để thực hiện bảo chi tờ séc, nếu đủ điều kiện thì xử lý:

o Ghi ngày, tháng, năm và ký tên đóng dấu của người thực hiện thanh toán, kèm cụm từ “Bảo chi” lên mặt trước của tờ séc.

o Giao tờ séc đã làm xong thủ tục bảo chi cho khách hàng.

Hạch toán:

Nợ TK TGTT của người ký phát...

Có TK Tiền ký quỹ bảo đảm thanh toán séc (4271)

Xử lý các liên ủy nhiệm chi như sau:

o Một liên uỷ nhiệm chi làm chứng từ ghi Nợ Tài khoản của người ký phát, đồng thời ghi Có Tài khoản tiền ký gửi để đảm bảo thanh toán séc của người ký phát.

o Một liên uỷ nhiệm chi báo Nợ cho người ký phát séc.

Trường hợp người ký phát không đủ tiền trên tài khoản nhưng được người thực hiện thanh toán chấp thuận cho thấu chi đến một hạn mức nhất định để bảo đảm khả năng thanh toán cho số tiền ghi trên tờ séc thì thủ tục hạch toán vẫn như trên. Dĩ nhiên, số tiền thấu chi phải nằm trong hạn mức thấu chi đã thoả thuận.

Page 38: BÀI 3: KẾ TOÁN CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG …

Bài 3: Kế toán các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

108 FIN508_Bai 3_v1.0012104210

Trường hợp không sử dụng tài khoản tiền ký gửi để đảm bảo thanh toán

o NH thanh toán thực hiện nghiệp vụ bảo chi séc có thể áp dụng biện pháp phong toả số dư tài khoản thanh toán của người ký phát và số tiền bị phong toả đúng bằng số tiền bảo đảm thanh toán séc. Tuy nhiên khi áp dụng biện pháp này để bảo chi séc thì ngân hàng phải bảo đảm được việc kiểm soát khả năng thanh toán của người ký phát, không để xảy ra tình trạng mất khả năng thanh toán gây ảnh hưởng đến các bên liên quan.

o Khi đã bảo chi séc, NH thanh toán chịu trách nhiệm bảo đảm khả năng thanh toán số tiền ghi trên séc đến hết thời hạn xuất trình của tờ séc.

o Sau thời hạn xuất trình, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không còn trách nhiệm bảo đảm khả năng thanh toán cho tờ séc khi xuất trình. Người ký phát có quyền yêu cầu người thực hiện thanh toán chấm dứt việc lưu ký hoặc phong toả số tiền dùng để bảo đảm khả năng thanh toán cho tờ séc đó.

Kế toán thanh toán séc bảo chi

Trường hợp người ký phát và người hưởng có TK tại cùng một NH

Khi nhận được BKNS + các tờ séc bảo chi, kiểm soát đủ điều kiện, kế toán hạch toán:

Nợ TK Tiền ký quỹ bảo đảm thanh toán séc (4271)/TGTT của người ký phát

Có TK TGTT/TM...

Ghi chú: Việc thu phí đối với séc bảo chi tương tự séc thông thường.

Trường hợp người ký phát và người hưởng có TK tại 2 chi nhánh ngân hàng cùng hệ thống.

o Tại NH thu hộ

Khi nhận được BKNS + séc bảo chi, kế toán kiểm soát nếu đủ điều kiện ghi có trước cho người hưởng:

Nợ TK Thanh toán vốn (trong hệ thống)

Có TK TGTT của người hưởng/TM

Sau đó, truyền chứng từ thanh toán vốn (lệnh chuyển Nợ) cho NH thanh toán.

o Tại NH thanh toán

Khi nhận được Lệnh chuyển Nợ, kế toán kiểm soát, nếu đủ điều kiện, hạch toán:

Nợ TK Tiền ký quỹ bảo đảm thanh toán séc/TGTT của người ký phát

Có TK Thanh toán vốn (trong hệ thống)

Trường hợp người ký phát và người hưởng có TK tại 2 NH khác hệ thống

Trong trường hợp này, thủ tục kế toán tương tự trường hợp thanh toán séc chuyển khoản. Chỉ khác việc ghi Nợ trên TK của người ký phát có thể thay bằng việc ghi nợ trên TK Tiền ký quỹ bảo đảm thanh toán séc.

Ghi chú:

Ngoài những điểm mới trong quy định pháp lý hiện hành về séc của Việt Nam đã trình bày ở những phần trên, có một số điểm mới cần lưu ý thêm:

Page 39: BÀI 3: KẾ TOÁN CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG …

Bài 3: Kế toán các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

FIN508_Bai 3_v1.0012104210 109

o Về tổ chức được phép cung ứng séc và tham gia vào quá trình thanh toán séc

Bao gồm cả tổ chức tín dụng và một số tổ chức khác được NHNN cho phép. “Các tổ chức cung ứng séc và tham gia vào quá trình thanh toán, thu hộ séc, bao gồm: Ngân hàng Nhà nước; ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác; Quỹ Tín dụng nhân dân trung ương; tổ chức tín dụng không phải ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước cho phép cung ứng, thanh toán, thu hộ séc; tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước cho phép cung ứng, thanh toán hoặc thu hộ séc”.

o Về thời hạn xuất trình và thời hạn hiệu lực

Thời hạn xuất trình nay là 30 ngày (so với 15 ngày trước đây).

Thời hạn hiệu lực là 6 tháng (trước đây không quy định thời hạn hiệu lực).

Thông tư 05/2004 quy định “Tờ séc đã quá thời hạn xuất trình nhưng chưa quá 06 tháng kể từ ngày ký phát, người thu hộ vẫn có thể nhận thu hộ”. Tuy nhiên, nếu tờ séc bị từ chối thanh toán, “người thu hộ hoàn trả lại séc cho người thụ hưởng và không phải chịu trách nhiệm về việc bị từ chối này”.

o Về người thu hộ, trước đây chỉ quy định là tổ chức thanh toán nơi người thụ hưởng mở tài khoản, nay mở rộng đối tượng thu hộ là những tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thu hộ séc.

o Quy định về mẫu séc

Tổ chức cung ứng séc tự quyết định về thiết kế mẫu séc trắng do mình cung ứng, trên cơ sở tham khảo mẫu séc trong tờ séc mẫu.

Để bảo đảm cho tờ séc có thể thanh toán qua Trung tâm thanh toán bù trừ séc tự động của Ngân hàng Nhà nước hoặc do Ngân hàng Nhà nước cho phép, thì giấy in séc, kích thước séc, yếu tố và vị trí các yếu tố trên séc trắng phải được thiết kế theo các điều kiện đã được quy định và những tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể khác của Trung tâm (nếu có).

o Quy định về truy đòi và thanh toán một phần

Trước đây, nếu người ký phát không đủ khả năng thanh toán thì tờ séc có thể được giữ lại để chờ thanh toán hoặc trả lại cho người thụ hưởng. Quy định mới cho phép thanh toán một phần số tiền trên séc (thủ tục đã trình bày ở trên).

3.2.4. Kế toán hình thức thanh toán thư tín dụng (trong nước)

Thư tín dụng (TTD) là một văn bản cam kết có điều kiện được ngân hàng mở theo yêu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán (người xin mở TTD) theo đó ngân hàng thực hiện yêu cầu của người mở TTD để trả tiền hoặc uỷ quyền cho ngân hàng khác trả tiền ngay theo lệnh của người thụ hưởng khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp với điều kiện thanh toán của TTD.

Thư tín dụng dùng để thanh toán tiền hàng trong điều kiện bên bán đòi hỏi bên mua phải có đủ tiền để chi trả khi đến hạn thanh toán đã thoả thuận và phù hợp với số tiền hàng đã giao theo hợp đồng hoặc đơn đặt hàng đã ký. Được áp dụng để thanh toán giữa hai khách hàng cùng hệ thống (vì liên quan đến ký hiệu mật và việc ứng vốn) hoặc hai ngân hàng khác hệ thống trên cùng địa bàn (phải qua một

Page 40: BÀI 3: KẾ TOÁN CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG …

Bài 3: Kế toán các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

110 FIN508_Bai 3_v1.0012104210

ngân hàng trung gian là ngân hàng cùng hệ thống với ngân hàng phục vụ người mua và có tham gia thanh toán bù trừ với ngân hàng của người bán).

Thư tín dụng được mở theo yêu cầu của người mua, người mua phải trích tài khoản tiền gửi của mình (hoặc vay ngân hàng) một số tiền bằng tổng giá trị hàng hoá đặt mua để lưu ký vào tài khoản riêng. Ngân hàng bên bán phải báo cho bên thụ hưởng biết có thư tín dụng đã mở. Thời hạn hiệu lực của thư tín dụng thường là 3 tháng kể từ khi ngân hàng bên mua nhận được yêu cầu mở thư tín dụng.

Hiện nay thư tín dụng được áp dụng khá phổ biến trong thanh toán quốc tế, còn trong nước thì hầu như không áp dụng vì thư tín dụng có nhược điểm là quá trình thanh toán phức tạp, kéo dài lại phải ký gửi tiền tại ngân hàng làm ứ đọng vốn của người mua...

Trình tự và thủ tục hạch toán như sau:

[1] Người mua lập giấy xin mở thư tín dụng, nộp vào ngân hàng phục vụ, ngân hàng kiểm soát nếu đồng ý sẽ hạch toán tiền ký quỹ (100%):

Nợ TK 4211/1011/ 2111...

Có TK Tiền ký gửi để mở thư tín dụng (4272)

[2] Đồng thời xác nhận tính chính xác, ghi ký hiệu mật, ký xác nhận thư tín dụng và chuyển thư tín dụng cho ngân hàng phục vụ bên bán.

[3] Khi nhận được, ngân hàng bên bán sẽ ghi nhập sổ theo dõi “thư tín dụng đến” gửi thông báo cho bên bán biết để giao hàng cho bên mua.

[4] Bên bán tiến hành giao hàng hoá cho bên mua.

[5] Sau khi giao hàng bên bán lập Bảng kê thanh toán thư tín dụng kèm các chứng từ giao hàng nộp vào ngân hàng phục vụ (bên bán) để yêu cầu thanh toán thư tín dụng.

[6] Ngân hàng bên bán sẽ kiểm tra lại thời hạn, tính chính xác của chứng từ, đối chiếu với các điều kiện của thư tín dụng. Nếu đủ điều kiện thì ghi xuất sổ theo dõi “thư tín dụng đến” và hạch toán:

Nợ TK Thanh toán vốn (Liên hàng đi/ chuyển tiền đi)

Có TK 4211 Người bán/ TK thích hợp khác

Đồng thời gửi chứng từ thanh toán vốn (Lệnh chuyển Nợ) cho ngân hàng lập L/C và báo Có cho người bán.

[7] Ngân hàng bên mua nhận được chứng từ thanh toán vốn (Lệnh chuyển Nợ), kiểm soát, nếu đủ điều kiện, sẽ hạch toán:

Nợ TK Tiền ký gửi đảm bảo thanh toán TTD (4272)

Có TK Thanh toán vốn (Liên hàng đến/chuyển tiền đến)

Đồng thời báo Nợ cho người mua.

Trường hợp, số tiền ký gửi không sử dụng hết, hạch toán trả lại số tiền thừa:

Nợ TK 4272

Có TK 4211. người mua

Page 41: BÀI 3: KẾ TOÁN CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG …

Bài 3: Kế toán các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

FIN508_Bai 3_v1.0012104210 111

Chú ý:

Do tính chất phức tạp của quá trình thanh toán nên TTD được mở với số tiền tương đối lớn và thời gian tương đối dài (3 tháng), thư tín dụng không được bổ sung thêm tiền.

Sau thời hạn hiệu lực qui định thư tín dụng đã mở không được sử dụng sẽ bị hủy bỏ bằng việc trả lại tiền trên tài khoản kí gửi cho khách hàng.

Nợ TK 4272

Có TK 4211

Trường hợp bên mua và bên bán mở tài khoản tại 2 ngân hàng khác hệ thống, thì phải có một NH trung gian cùng địa bàn với NH bên hưởng và cùng hệ thống với NH bên trả (NH mở TTD). Ngân hàng này sẽ thực hiện kiểm soát TTD, thông báo TTD cho người bán (trực tiếp hoặc qua NH phục vụ bên bán). Khi nhận được Bảng kê thanh toán TTD (trực tiếp từ người bán hoặc qua NH bên bán) sẽ thanh toán (phải thu trong thanh toán cùng hệ thống) với NH bên trả và thanh toán (phải trả trong thanh toán bù trừ) với NH bên hưởng.

3.2.5. Kế toán hình thức thẻ thanh toán

3.2.5.1. Khái niệm thẻ thanh toán

Thẻ thanh toán là công cụ sử dụng công nghệ điện tử - tin học (và viễn thông) do các tổ chức phát hành cấp, cho phép người sở hữu rút tiền mặt (tại NH hoặc tại ATM) hoặc thanh toán ở những cơ sở chấp nhận thẻ và những thiết bị giao dịch tự động.

Các loại thẻ

Có nhiều cách để phân loại thẻ thanh toán: phân loại theo công nghệ sản xuất, theo chủ thể phát hành, theo tính chất thanh toán của thẻ, theo phạm vi lãnh thổ...

Phân loại theo công nghệ sản xuất: Có 3 loại:

Thẻ khắc chữ nổi (EmbossingCard)

Dựa trên công nghệ khắc chữ nổi, tấm thẻ đầu tiên được sản xuất theo công nghệ này. Hiện nay người ta không còn sử dụng loại thẻ này nữa vì kỹ thuật quá thô sơ dễ bị giả mạo.

Thẻ băng từ (Magnetic stripe)

Dựa trên kỹ thuật thư tín với hai băng từ chứa thông tin đằng sau mặt thẻ. Thẻ này đã được sử dụng phổ biến trong 20 năm qua, nhưng đã bộc lộ một số nhược điểm: Do thông tin ghi trên thẻ không tự mã hoá được, thẻ chỉ mang thông tin cố định, không gian chứa dữ liệu ít, không áp dụng được kỹ thuật mã hoá, bảo mật thông tin...

Thẻ thông minh (Smart Card)

Đây là thế hệ mới nhất của thẻ thanh toán, thẻ có cấu trúc hoàn toàn như một máy vi tính.

Page 42: BÀI 3: KẾ TOÁN CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG …

Bài 3: Kế toán các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

112 FIN508_Bai 3_v1.0012104210

Phân loại theo tính chất thanh toán của thẻ:

Thẻ tín dụng (Credit Card)

Là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất, theo đó người chủ thẻ được phép sử dụng một hạn mức tín dụng không phải trả lãi để mua sắm hàng hoá, dịch vụ tại những

cơ sở kinh doanh, khách sạn, sân bay ... chấp nhận loại thẻ này.

Gọi đây là thẻ tín dụng vì chủ thẻ được ứng trước một hạn mức tiêu dùng mà không phải trả tiền ngay, chỉ thanh toán sau một kỳ hạn nhất định. Cũng từ đặc điểm trên mà người ta còn gọi thẻ tín dụng là thẻ ghi nợ hoãn hiệu (delayed debit

card) hay chậm trả.

Thẻ ghi nợ (Debit card)

Đây là loại thẻ có quan hệ trực tiếp và gắn liền với tài khoản tiền gửi. Loại thẻ này khi được sử dụng để mua hàng hoá hay dịch vụ, giá trị những giao dịch sẽ được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ thông qua những thiết bị điện tử đặt tại cửa hàng, khách sạn ... đồng thời chuyển ngân ngay lập tức vào tài khoản của cửa hàng, khách sạn... Thẻ ghi nợ còn hay được sử dụng để rút tiền mặt tại

máy rút tiền tự động.

Thẻ ghi nợ không có hạn mức tín dụng vì nó phụ thuộc vào số dư hiện hữu trên tài

khoản của chủ thẻ.

Có hai loại thẻ ghi nợ cơ bản:

o Thẻ online: là loại thẻ mà giá trị những giao dịch được khấu trừ ngay lập tức

vào tài khoản chủ thẻ.

o Thẻ offline: là loại thẻ mà giá trị những giao dịch được khấu trừ vào tài khoản

chủ thẻ sau đó vài ngày.

Thẻ rút tiền mặt (Cash card)

Là loại thẻ rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động hoặc ở ngân hàng. Với chức năng chuyên biệt chỉ dùng để rút tiền, yêu cầu đặt ra đối với loại thẻ này là chủ thẻ phải ký quỹ tiền gửi vào tài khoản ngân hàng hoặc chủ thẻ được cấp tín dụng thấu

chi mới sử dụng được.

Thẻ rút tiền mặt có hai loại:

o Loại 1: chỉ rút tiền tại những máy tự động của ngân hàng phát hành.

o Loại 2: được sử dụng để rút tiền không chỉ ở ngân hàng phát hành mà còn được sử dụng để rút tiền ở các ngân hàng cùng tham gia tổ chức thanh toán với ngân

hàng phát hành thẻ.

Phân loại theo phạm vi lãnh thổ:

Thẻ trong nước

Là thẻ được giới hạn trong phạm vi một quốc gia, do vậy đồng tiền giao dịch phải

là đồng bản tệ của nước đó.

Thẻ quốc tế

Đây là loại thẻ được chấp nhận trên toàn thế giới, sử dụng các ngoại tệ mạnh để

thanh toán.

Page 43: BÀI 3: KẾ TOÁN CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG …

Bài 3: Kế toán các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

FIN508_Bai 3_v1.0012104210 113

Phân loại theo chủ thể phát hành:

Thẻ do ngân hàng phát hành (Bank Card)

Là loại thẻ do ngân hàng phát hành giúp cho khách hàng sử dụng một số tiền do Ngân hàng cấp tín dụng.

Thẻ do tổ chức phi ngân hàng phát hành

Là loại thẻ du lịch và giải trí của các tập đoàn kinh doanh lớn hoặc các công ty xăng dầu lớn, các cửa hiệu lớn... phát hành như Diner's Club, Amex...

3.2.5.2. Thủ tục phát hành thẻ

Thủ tục phát hành đối với 3 loại thẻ sau sẽ khác nhau về phương diện hạch toán:

Thẻ ký quỹ (hay còn gọi là thẻ trả trước – prepaid card).

Thẻ ghi Nợ (debit card).

Thẻ tín dụng (credit card).

Đối với thẻ ký quỹ, người sử dụng thẻ phải nộp tiền mặt, hoặc trích tài khoản tiền gửi hoặc xin vay để lưu kí vào TK Tiền kí quỹ bảo đảm thanh toán thẻ. Khi được yêu cầu kế toán hạch toán:

Nợ TK 4211, 2111...

Có TK 4273…

Sau đó ngân hàng làm thủ tục cấp thẻ cho khách hàng.

Đối với thẻ ghi Nợ và thẻ tín dụng trên cơ sở kiểm tra các điều kiện cần thiết làm thủ tục cấp thẻ, NH sẽ hạch toán thu phí dịch vụ (nếu có).

3.2.5.3. Quá trình thanh toán

Trường hợp khách hàng rút tiền mặt tại ATM, bút toán thực hiện tự động:

Nợ TK TGTT của chủ thẻ

Có TK 1014

Trường hợp khách hàng rút tiền mặt tại NH:

Nợ TK TGTT

Có TK 1011

Trường hợp khách hàng sử dụng thẻ để thanh toán tại các cơ sở chấp nhận thẻ:

o Sau khi giao dịch đủ điều kiện được thực hiện, cơ sở chấp nhận thẻ in hoá đơn, khách hàng phải kí vào hóa đơn. Hoá đơn được lập thành 3 liên: 1 liên giao chủ thẻ, 1 liên nộp cho NH đại lý thanh toán, 1 liên lưu ở cơ sở chấp nhận thẻ (CSCNT). Thẻ sẽ được trả lại cho chủ sở hữu.

o Định kỳ, cơ sở chấp nhận thẻ lập Bảng kê các hoá đơn thanh toán thẻ nộp cùng với hoá đơn vào NH đại lý thanh toán. NH này sẽ hạch toán:

Nợ TK Tạm ứng để hoạt động nghiệp vụ (3612)/TK trung gian khác

Có TK 4211. Cơ sở chấp nhận thẻ

Sau đó, ngân hàng đại lý sẽ truyền dữ liệu về giao dịch thẻ về ngân hàng phát hành.

o Tại ngân hàng phát hành, khi nhận các dữ liệu từ NH đại lý, kiểm tra nếu đủ điều kiện sẽ tiến hành ghi nợ các TK thích hợp tùy theo tính chất của từng loại thẻ:

Page 44: BÀI 3: KẾ TOÁN CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG …

Bài 3: Kế toán các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

114 FIN508_Bai 3_v1.0012104210

Đối với thẻ ký quỹ:

Nợ TK Ký quỹ bảo đảm thanh toán thẻ

Có TK Thanh toán vốn với các NH khác/ TK thích hợp

Đối với thẻ ghi Nợ:

Nợ TK Tiền gửi thanh toán của khách hàng

Có TK Thanh toán vốn / TK thích hợp

Đối với thẻ tín dụng:

Nợ TK Cho vay

Có TK Thanh toán vốn / TK thích hợp

Sau đó, chuyển chứng từ thanh toán vốn (lệnh chuyển có) cho NH đại lý.

o Khi nhận được lệnh chuyển có từ NH phát hành, NH đại lý hạch toán:

Nợ TK Thanh toán vốn thích hợp

Có TK Tạm ứng để hoạt động nghiệp vụ (3612)

Ghi chú:

Nếu cơ sở chấp nhận thẻ mở tài khoản ở NH phát hành thì NH phát hành sẽ hạch toán:

Nợ TK Tiền ký gửi để thanh toán thẻ

Hoặc TK Tiền gửi thanh toán

Hoặc TK Cho vay ngắn hạn

Có TK Tiền gửi thanh toán của cơ sở chấp nhận thẻ

Một cách dùng thẻ khác là sử dụng công nghệ trực tuyến (online). Trong công nghệ này, người trả tiền có thể ra lệnh trả tiền trên một máy tính nối mạng bất kỳ bằng thẻ thanh toán (hoặc không bằng thẻ).

Trong trường hợp khách hàng trả tiền bằng thẻ, thẻ phải có phạm vi thanh toán quốc tế.

Trong trường hợp trả tiền trực tiếp trên tài khoản tại NH, điều kiện cần là NH đó phải tham gia vào hệ thống thanh toán toàn cầu cũng như thoả mãn các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng pháp lý.

Việc thu phí thanh toán tuỳ thuộc vào chính sách của từng NH.

Page 45: BÀI 3: KẾ TOÁN CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG …

Bài 3: Kế toán các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

FIN508_Bai 3_v1.0012104210 115

TÓM LƯỢC CUỐI BÀI

Kế toán thanh toán qua ngân hàng là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán giữa các khách hàng mà thông qua vai trò trung gian của ngân hàng. Ngân hàng có nhiệm vụ trích từ tài khoản tiền gửi của khách hàng này vào tài khoản của khách hàng khác. Nếu các khách hàng có tài khoản tiền gửi ở các ngân hàng khác nhau thì các ngân hàng thực hiện công tác chuyển vốn lẫn nhau để đảm bảo cho công tác thanh toán. Hiện nay hình thức thanh toán qua ngân hàng đang được phổ biến rộng rãi đặc biệt là các nước phát triển hình thức này chiếm trên 90%. Hình thức thanh toán vốn giữa các ngân hàng phổ biến rộng rãi ở hình thức thanh toán liên hàng, thanh toán bù trừ và hình thức kết hợp. Thanh toán liên hàng được thực hiện theo các giai đoạn: Liên hàng đi, liên hàng đến, đối chiếu liên hàng và giai đoạn quyết toán liên hàng vào cuối năm. Thanh toán bù trừ được thực hiện dưới vai trò chủ trì của ngân hàng nhà nước.

Page 46: BÀI 3: KẾ TOÁN CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG …

Bài 3: Kế toán các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

116 FIN508_Bai 3_v1.0012104210

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Hãy trình bày khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt, phân tích ý nghĩa của hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.

2. Hãy phân tích nội dung hình thức thanh toán Uỷ nhiệm chi - chuyển tiền, vẽ sơ đồ minh hoạ.

3. Hãy phân tích nội dung hình thức thanh toán Uỷ nhiệm thu, vẽ sơ đồ minh hoạ.

4. Hãy phân tích nội dung hình thức thanh toán Séc, vẽ sơ đồ minh hoạ.

BÀI TẬP

Bài 3.1: Ngày 30/6/N, tại Chi nhánh Ngân hàng A trên địa bàn thành phố Hà Nội, các nghiệp vụ kinh tế sau đây đã phát sinh:

1. Nhận được lệnh thanh toán qua Hệ thống thanh toán Điện tử Liên bang Ngân hàng IBPS về UNC 50 triệu đồng, trả tiền cho bà C không có tài khoản tại ngân hàng.

2. Tổ thanh toán bù trừ mang về :

- Bảng thanh toán bù trừ cùng bảng kê nộp séc, số tiền 100 triệu đồng. Đơn vị phát hành séc là công ty L. Đơn vị thụ hưởng là Công ty C.

- Bảng kết quả thanh toán bù trừ từ NHNN Hà Nội, NH A phải trả 850 triệu.

3. Công ty D nộp vào Séc chuyển khoản cùng Bảng kê nộp séc, số tiền 300 triệu. Séc này do công ty E cũng là khách hàng của Ngân hàng phát hành.