16
Bài 6: tư tưởng HChí Minh vnhà nước ca dân, do dân, vì dân NEU_PHH_Bai6_v1.0013101215 83 BÀI 6 TƯ TƯỞNG HCHÍ MINH VNHÀ NƯỚC CA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN Hướng dn hc Để hc tt bài hc này, hc viên cn thc hin các phương pháp hc cơ bn sau: Hc đúng lch trình ca môn hc theo tun, làm các bài luyn tp đầy đủ và tham gia tho lun trên din đàn. Đọc tài liu: Giáo trình Tư tưởng HChí Minh, Nxb CTQG, Hà Ni 2011, tr204-228 Giáo trình Tư tưởng HChí Minh, (Hi đồng Lý lun Trung ương), Nxb CTQG, Hà Ni, 2010. TS. Nguyn Đình Lc (1998), Tư tưởng HChí Minh vNhà nước ca dân, do dân, vì dân, Nxb CTQG, Hà Ni, tr16-60. GS. Song Thành (2005), HChí Minh, Nhà tư tưởng li lc, Nxb Lý lun chính tr, Hà Ni, tr285-316. Hc viên làm vic theo nhóm và trao đổi trc tiếp vi ging viên trên lp hc hoc qua email. Thông qua trang web môn hc. Ni dung Khái quát nhng ni dung chyếu ca tư tưởng HChí Minh vNhà nước ca dân, do dân, vì dân; chra bn cht ca nhà nước ca Nhà nước dân chkiu mi; khái quát quan đim ca HChí Minh vnhà nước có hiu lc pháp lý mnh m; chra nhng ni dung cơ bn để xây dng nhà nước trong sch vng mnh. Mc tiêu Giúp người hc hiu và phân tích được nhng quan đim cơ bn ca HChí Minh vNhà nước ca dân, do dân, vì dân. Nêu lên ý nghĩa ca nó đối vi vic nghiên cu, tìm hiu quá trình xây dng, hoàn thin Nhà nước Cng hòa XHCN Vit Nam. Biết vn dng các quan đim đó vào gii quyết các tình hung đặt ra trong tchc và hot động ca Nhà nước ta hin nay. Nhn thc được bn cht tt đẹp ca Nhà nước ta, nghiêm túc thc hin quyn và nghĩa vca công dân đối vi vic xây dng Nhà nước trong sch, vng mnh.

BÀI 6 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO …eldata3.neu.topica.vn/PHH/Giao trinh/06_NEU_PHH_Bai6_v1.0013101215.pdf · của mình”, làm cho “tất

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    2

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÀI 6 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO …eldata3.neu.topica.vn/PHH/Giao trinh/06_NEU_PHH_Bai6_v1.0013101215.pdf · của mình”, làm cho “tất

Bài 6: tư tưởng Hồ Chí Minh về

nhà nước của dân, do dân, vì dân

NEU_PHH_Bai6_v1.0013101215 83

BÀI 6 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN

Hướng dẫn học

Để học tốt bài học này, học viên cần thực hiện các phương pháp học cơ bản sau:

Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và thamgia thảo luận trên diễn đàn.

Đọc tài liệu:

Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, Hà Nội 2011, tr204-228

Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, (Hội đồng Lý luận Trung ương), NxbCTQG, Hà Nội, 2010.

TS. Nguyễn Đình Lộc (1998), Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân, vì dân, Nxb CTQG, Hà Nội, tr16-60.

GS. Song Thành (2005), Hồ Chí Minh, Nhà tư tưởng lỗi lạc, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, tr285-316.

Học viên làm việc theo nhóm và trao đổi trực tiếp với giảng viên trên lớp học hoặc qua email.

Thông qua trang web môn học.

Nội dung

Khái quát những nội dung chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân, vì dân; chỉ ra bản chất của nhà nước của Nhà nước dân chủ kiểu mới; khái quát quan điểm của Hồ Chí Minh về nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ; chỉ ra những nội dungcơ bản để xây dựng nhà nước trong sạch vững mạnh.

Mục tiêu

Giúp người học hiểu và phân tích được những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân, vì dân.

Nêu lên ý nghĩa của nó đối với việc nghiên cứu, tìm hiểu quá trình xây dựng, hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

Biết vận dụng các quan điểm đó vào giải quyết các tình huống đặt ra trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước ta hiện nay.

Nhận thức được bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta, nghiêm túc thực hiện quyền vànghĩa vụ của công dân đối với việc xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh.

Page 2: BÀI 6 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO …eldata3.neu.topica.vn/PHH/Giao trinh/06_NEU_PHH_Bai6_v1.0013101215.pdf · của mình”, làm cho “tất

Bài 6: tư tưởng Hồ Chí Minh về

nhà nước của dân, do dân, vì dân

84 NEU_PHH_Bai6_v1.0013101215

Tình huống dẫn nhập

1. Nhà nước dân chủ kiểu mới ở nước ta được thành lập từ khi nào? Tại sao Hồ Chí Minh lại lựa chọn xây dựng Nhà nước kiểu mới ở nước ta là Nhà nước do nhân dân lao động làm chủ?

2. Tại sao trong thời kỳ mới Đảng và nhà nước ta lại khẳng định: Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN? Nhà nước pháp quyền XHCN có khác gì với nhà nước của dân, do dân, vì dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh?

Nắm vững những nội dung kiến thức trong bài 6 “Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân” sẽ giúp chúng ta có cơ sở lý luận và thực tiễn để luận giải được những vấn đề nêu trên.

Page 3: BÀI 6 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO …eldata3.neu.topica.vn/PHH/Giao trinh/06_NEU_PHH_Bai6_v1.0013101215.pdf · của mình”, làm cho “tất

Bài 6: tư tưởng Hồ Chí Minh về

nhà nước của dân, do dân, vì dân

NEU_PHH_Bai6_v1.0013101215 85

6.1. Xây dựng nhà nước thể hiện quyền là chủ và làm chủ của nhân dân

Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của Đảng và dân tộc ta, Người khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã để lại cho chúng ta những di sản quý báu về xây dựng nhà nước, trong đó tư tưởng về nhà nước của dân, do dân, vì dân như một cống hiến nổi bật.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát: "Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân", "dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân". Do đó, theo Người, nhà nước của dân, do dân, vì dân là nhà nước dân chủ, ở đó quyền lực bắt nguồn từ dân, quyền hạn tối cao nhất thuộc về nhân dân. Những người trong bộ máy nhà nước, dù ở cấp nào cũng đều là "đầy tớ của dân", đều do dân cử ra bằng phương thức trực tiếp hoặc gián tiếp, là đại biểu cho nhân dân để thực thi quyền lực. Người dân làm chủ đất nước của mình thông qua những đại diện do mình bầu ra. Vai trò của nhân dân được đặt ở vị trí tối cao và quyền lực của nhân dân được bảo đảm trên thực tế. Quyền hành của nhân dân được thể hiện trước hết là quyền bầu cử và ứng cử. Người nhấn mạnh: "Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức, để gánh vác công việc nước nhà. Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử". Nhân dân không chỉ có quyền ứng cử, bầu cử, mà còn có quyền kiểm tra, giám sát và bãi miễn những người không làm tròn trách nhiệm trước nhân dân.

6.1.1. Nhà nước của dân.

Quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh là xác lập tất cả mọi quyền lực trong Nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân. Dân “là chủ” của Nhà nước.

Điều này thuộc về tính chất nhân dân của nhà nước Việt Nam mới. Hiến pháp năm 1946 do Hồ Chí Minh làm trưởng ban soạn thảo đã khẳng định rõ ngay tại điều 1: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”. Điều 32: “Những việc liên quan đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết...” thực chất đó là chế độ trưng cầu dân ý, một hình thức dân chủ đề ra khá sớm ở nước ta. “Dân là chủ thì Chính phủ là đầy tớ, nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ đi”. Mối quan hệ giữa nhà nước với công dân được thể hiện cụ thể trong mối quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ. Nhà nước có nghĩa vụ với công dân đồng thời có những quyền theo quy định của pháp luật để thực thi công quyền mà nhân dân giao phó; ngược lại công dân vừa có quyền, đồng thời có nghĩa vụ công dân đối với nhà nước. Người viết: “nhưng khi dân dùng đầy tớ để bảo vệ cho mình thì phải giúp đỡ, nếu Chính phủ sai thì phải phê bình, phê bình không có nghĩa là chửi”. Trên tinh thần đó, Hiến pháp năm 1992 của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có những quy định rất cụ thể về quyền hạn và trách nhiệm của các

Page 4: BÀI 6 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO …eldata3.neu.topica.vn/PHH/Giao trinh/06_NEU_PHH_Bai6_v1.0013101215.pdf · của mình”, làm cho “tất

Bài 6: tư tưởng Hồ Chí Minh về

nhà nước của dân, do dân, vì dân

86 NEU_PHH_Bai6_v1.0013101215

cơ quan trong bộ máy nhà nước, đồng thời cũng dành toàn bộ Chương V với 34 điều (từ Điều 49 đến Điều 82) quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Để quyền lực nhà nước thực sự của dân, Hồ Chí Minh yêu cầu không chỉ thể hiện bằng những khẩu hiệu trừu tượng, mà phải được xác lập bằng một cơ chế khoa học. Đó là cơ chế mà nhân dân có thể tạo ra quyền lực nhà nước một cách dân chủ, nhân dân có quyền kiểm soát quyền lực nhà nước một cách hữu hiệu và nhân dân có quyền thu hồi lại quyền lực nhà nước nếu có sự tha hóa. Từ yêu cầu đó Hồ Chí Minh đã nêu lên và thực hiện 3 vấn đề:

Xây dựng một chế độ bầu cử dân chủ nhằm bảo đảm “Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra”.

Khi đã giành được chính quyền, chỉ một ngày sau khi tuyên bố độc lập, trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ (3/9/1945), Người yêu cầu phải “tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu” để bầu ra một nhà nước hợp hiến hợp pháp. Ngày 17/10/1945, Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 51 quy định tất cả công dân Việt Nam, từ 18 tuổi trở lên không phân biệt nam, nữ đều có quyền bầu cử và ứng cử, trừ những người mất trí, những người mất quyền công dân. Nhân dân có quyền tự do lựa chọn đại biểu của mình. Cuộc bầu cử 6/1/1946 được tiến hành theo thể thức dân chủ và tiến bộ nhất lúc bấy giờ.

Xây dựng một cơ chế bảo đảm “quyền kiểm soát của nhân dân đối với đại biểu của mình”, làm cho “tất cả các cơ quan nhà nước là phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân”.

Sự kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với viên chức là yêu cầu tối cần thiết nhằm bảo đảm nhân dân tiếp tục giữ được quyền lực của mình sau khi đã thực hiện thủ tục ủy quyền (bỏ phiếu bầu). Nếu đạo đức, phẩm hạnh của viên chức nhà nước không còn trong sáng nữa thì sự kiểm tra, giám sát giúp cho nhân dân kịp thời phát hiện để khắc phục tình trạng tha hóa của quyền lực, tránh tình trạng quyền lực mất phương hướng kiểm soát.

Xây dựng cơ chế để “nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân”.

Page 5: BÀI 6 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO …eldata3.neu.topica.vn/PHH/Giao trinh/06_NEU_PHH_Bai6_v1.0013101215.pdf · của mình”, làm cho “tất

Bài 6: tư tưởng Hồ Chí Minh về

nhà nước của dân, do dân, vì dân

NEU_PHH_Bai6_v1.0013101215 87

Quyền bãi miễn là một khâu rất quan trọng thể hiện sự chi phối tuyệt đối của nhân dân đối với quá trình vận hành của quyền lực nhà nước. Nhân dân chỉ trao quyền hành với đúng chức năng, nhiệm vụ cụ thể cho những cán bộ, công chức đủ tài năng và phẩm hạnh. Nếu cán bộ, công chức có biểu hiện tư túng, thoái hóa biến chất thì nhân dân sẽ thu hồi những quyền đó bằng hình thức bãi miễn và trao lại quyền hành cho những người mà nhân dân tín nhiệm.

Nhà nước của dân thì mọi người dân là chủ, người dân có quyền làm bất cứ việc gì mà pháp luật không cấm và có nghĩa vụ tuân theo pháp luật.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nhà nước của dân là nhà nước trong đó dân là chủ; dân là người có địa vị cao nhất, có quyền quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước, dân tộc.

Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định: nước ta là nước dân chủ; địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ; bao nhiêu quyền hạn là của dân; quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. Trong Nhà nước ta, toàn bộ quyền lực đều thuộc về nhân dân. Quan niệm toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân thể hiện rõ nhất tính dân chủ triệt để của Nhà nước ta, trở thành nguyên tắc cơ bản tổ chức bộ máy quyền lực nhà nước và phải được thể hiện rõ trong các văn bản pháp lý mà đạo luật cao nhất là Hiến pháp.

Trong Nhà nước ta, dân là chủ thể của quyền lực thì người cầm quyền, cán bộ công chức nhà nước chỉ là người được ủy quyền, được nhân dân trao quyền để gánh vác, giải quyết những công việc chung của đất nước.

Hồ Chí Minh gọi người cầm quyền, cán bộ công chức nhà nước là "đầy tớ", "công bộc" của dân. Làm công bộc của dân là một trách nhiệm rất vẻ vang, nhưng rất khó khăn, nặng nề. Muốn vậy, người cầm quyền phải gần dân, sát dân, hiểu dân, thương dân, tin dân và biết sử dụng sức mạnh của dân. Tác phong của người cầm quyền phải là: óc nghĩ, mắt thấy, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm.

Như vậy, trong nhà nước mới, nhân dân ở vị trí tối thượng và các đại diện của dân, do dân cử ra chỉ là người được ủy quyền của dân, chỉ là “công bộc” của dân, Hồ Chí Minh chỉ rõ: Chính phủ là là Chính phủ của nhân dân chỉ có một mục đích là phụng sự cho lợi ích của nhân dân. Chính phủ rất mong đồng bào giúp đỡ, đôn đốc, kiểm soát và phê bình để làm tròn nhiệm vụ của mình là người đầy tớ trung thành tận tụy của nhân dân.

6.1.2. Nhà nước do dân

Nhà nước “do dân” thực chất là khẳng định quyền “làm chủ” nhà nước của nhân dân. Nhà nước “của dân” là nhà nước do dân “là chủ”, đã “là chủ” thì ắt nhân dân phải có quyền “làm chủ”. Nhưng làm chủ như thế nào? Điều này được thể hiện qua các phương diện:

Nhân dân có quyền lập nên nhà nước bằng việc lựa chọn, bầu ra đại biểu của mình với hình thức phổ thông đầu phiếu, dân chủ trực tiếp, hoặc gián tiếp, nhân dân có quyền lập ra các cơ quan nhà nước từ Quốc hội, chính phủ, các đoàn thể chính trị xã hội khác.

Page 6: BÀI 6 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO …eldata3.neu.topica.vn/PHH/Giao trinh/06_NEU_PHH_Bai6_v1.0013101215.pdf · của mình”, làm cho “tất

Bài 6: tư tưởng Hồ Chí Minh về

nhà nước của dân, do dân, vì dân

88 NEU_PHH_Bai6_v1.0013101215

Ngày 6-1-1946 lần đầu tiên trong lịch sử của dân tộc ta tất cả mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên không phân biệt nam, nữ, tôn giáo, đảng phái, dân tộc… được cầm lá phiếu của mình để bầu ra những đại biểu ưu tú nhất vào trong bộ máy của Nhà nước.

Nhân dân có quyền tham gia công việc quản lý nhà nước, sao cho các quyết định của cơ quan nhà nước đều xuất phát từ ý chí, nguyện vọng của nhân dân.

Tất cả mọi công việc từ to đến bé của nhà nước nhân dân đều có quyền tham ra. Nhân dân có thể tham gia trực tiếp vào công việc quản lý của nhà nước hoặc giám sát mọi hoạt động của bộ máy nhà nước. Khi phát hiện những dấu hiệu sai trái thì nhân dân có quyền khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền để sửa chữa, khi dân phát hiện ra những đại biểu do mình bầu ra không có đủ tín nhiệm thì dân có quyền bãi miễn những đại biểu đó và thay thế những người có đủ năng lực và tiêu chuẩn.

Nhân dân đóng thuế để nhà nước chi tiêu, hoạt động; nhân dân ủng hộ bằng việc thực hiện các chủ trương, chính sách, kế hoạch nhà nước đề ra.

Để bộ máy nhà nước hoạt động được thì cần có ngân quỹ, ngân quỹ ấy lấy từ đâu, từ chính sự đóng góp của nhân dân. Đó chính là thuế, nhà nước thu thuế không phải để nhà nước tự chi tiêu cho mình mà nhà nước dùng thuế đó nhằm kiến thiết xây dựng đất nước chăm no đời sống cho nhân dân. Bên cạnh nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước thì theo Người, nhân dân còn phải nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật do nhà nước đề ra. Có như vậy mới thể hiện được vị thế “là chủ” và “làm chủ” nhà nước.

Nhân dân yêu cầu đồng thời đóng góp tinh thần, trí tuệ xây dựng nhà nước ngày càng hoàn thiện.

Nhà nước muốn là của dân, Nhà nước phải làm tốt bổn phận là người đại biểu thay mặt nhân dân, quyền hành nơi nhà nước là do nhân dân giao phó. Có nghĩa là quyền hành của nhân dân là quyền hành được thông qua người đại diện do dân cử ra.

Năm 1946, trả lời phỏng vấn báo nước ngoài, Hồ Chí Minh nói “Tôi tuyệt đối không ham muốn công danh phú quý chút nào. Bây giờ nhận chức chủ tịch là vì đồng bào ủy thác thì tôi phải gắng sức làm, cũng như một người lính vâng mệnh lệnh quốc dân ra trước mặt trận, bao giờ đồng bào cho lui, thì tôi rất vui lòng lui…”

Nhà nước do dân, dân làm chủ nhà nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh là sự thống nhất biện chứng của cả quyền và nghĩa vụ làm chủ; nó thể hiện bản chất dân chủ triệt để của Nhà nước.

Page 7: BÀI 6 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO …eldata3.neu.topica.vn/PHH/Giao trinh/06_NEU_PHH_Bai6_v1.0013101215.pdf · của mình”, làm cho “tất

Bài 6: tư tưởng Hồ Chí Minh về

nhà nước của dân, do dân, vì dân

NEU_PHH_Bai6_v1.0013101215 89

6.1.3. Nhà nước vì dân

Nhà nước vì dân, theo Hồ Chí Minh, là nhà nước phục vụ nhân dân, đem lại lợi ích cho nhân dân. Điều này được Người giải thích rõ trên các phương diện:

Nhà nước phục vụ nhân dân, nghĩa là nhà nước đó được tổ chức và hoạt động theo một mục tiêu duy nhất không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân. Đúng với phương châm "Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại đến dân phải hết sức tránh". Cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân là cơ sở hàng đầu đánh giá hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước và năng lực của đội ngũ cán bộ công chức nhà nước.

Nhà nước vì dân là nhà nước biết chăm lo mọi mặt đời sống của nhân dân, trước hết là thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu nhất: làm cho dân có ăn; làm cho dân có mặc; làm cho dân có chỗ ở; làm cho dân được học hành; làm cho dân có điều kiện khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe. Nhà nước chăm lo cho dân không phải làm thay dân mà là hướng dẫn dân tự chăm lo đời sống của mình.

Ngay sau buổi ra mắt chính phủ thì Hồ Chí Minh đã yêu cầu chính phủ phải quan tâm đến đời sống của nhân dân, Người nói: nếu dân đói thì Đảng và chính phủ có lỗi; dân dốt Đảng và chính phủ có lỗi; dân rét Đảng và chính phủ có lỗi. Chính sách của chính phủ chỉ có 4 điều là: làm sao cho dân có ăn; làm cho dân có mặc; làm cho dân có chỗ ở; làm cho dân được học hành.

Đối với cán bộ, đảng viên, nhân viên nhà nước, Người gọi đó là “công bộc” của dân, cách gọi ấy thật là dân dã mà sâu sắc.

Trong buổi đầu thành lập chính quyền, khi thuyết phục cụ Huỳnh Thúc Kháng ra làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tâm sự với cụ Huỳnh Thúc Kháng: “… Khi xưa làm quan là hưởng đỉnh chung, bây giờ chúng ta làm việc cho dân, cho nước gọi là công bộc”. Khi Quốc hội tín nhiệm bầu Người làm Chủ tịch nước – người đứng đầu Chính phủ, Người trả lời các nhà báo: “Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào. Bây giờ gánh vác chức Chủ tịch là vì đồng bào uỷ thác thì tôi phải gắng làm, cũng như một người lính vâng lệnh quốc dân ra trước mặt trận”.

Page 8: BÀI 6 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO …eldata3.neu.topica.vn/PHH/Giao trinh/06_NEU_PHH_Bai6_v1.0013101215.pdf · của mình”, làm cho “tất

Bài 6: tư tưởng Hồ Chí Minh về

nhà nước của dân, do dân, vì dân

90 NEU_PHH_Bai6_v1.0013101215

Bên cạnh việc đem lại lợi ích cho dân, chăm lo mọi mặt đời sống nhân dân, nhà nước phải biết kết hợp, điều chỉnh các loại lợi ích khác nhau giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội, các bộ phận dân cư để luôn được mọi người dân ủng hộ, xây dựng. Đồng thời là người hướng dẫn dân, nhà nước phải còn biết kết hợp giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, lợi ích của trung ương và lợi ích của địa phương, lợi ích của các ban, ngành, các chủ thể xã hội, làm sao để bất kỳ ai cũng thấy được nhà nước là người đại diện cho lợi ích chân chính của họ.

Điều đặc biệt quan trọng mà Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh là để phục vụ tốt nhân dân, vì dân, nhà nước phải thực sự liêm khiết, trong sạch, tránh quan liêu, tham nhũng, đặc quyền, đặc lợi, phải loại hết "các ông quan cách mạng" ra khỏi bộ máy nhà nước. Người căm ghét thói cậy quyền, cậy thế, chia rẽ, kiêu ngạo, tham ô, lãng phí, quan liêu, móc ngoặc, tham nhũng… vì nó “là kẻ thù của nhân dân, của dân tộc, của Chính phủ. Nó là kẻ thù khá nguy hiểm, vì nó không mang gươm súng, nó nằm trong tổ chức của ta, nó là giặc nội xâm để làm hỏng công việc của ta”. Người dạy: “Cơm của chúng ta ăn, áo của chúng ta mặc, vật liệu chúng ta dùng đều là mồ hôi nước mắt của nhân dân mà ra. Vì vậy chúng ta phải đền ơn xứng đáng cho nhân dân. Chớ vác mặt làm quan cách mạng để dân ghét, dân khinh, dân không ủng hộ”.

6.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân, tính dân tộc của nhà nước

6.2.1. Về bản chất giai cấp công nhân của nhà nước.

Quán triệt các nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin về bản chất giai cấp của Nhà nước, Hồ Chí Minh nhận thức rất rõ: Tính chất của Nhà nước là nội dung giai cấp của chính quyền; Trong nhà nước đó, giai cấp nào thống trị, giai cấp nào bị thống trị; Nhà nước đem lại lợi ích cho giai cấp nào thì mang bản chất của giai cấp đó; Trong lịch sử xã hội có giai cấp, một kiểu nhà nước bao giờ cũng gắn với một chủ thể giai cấp nhất định. Không có một nhà nước nào lại đứng ngoài giai cấp, đứng trên giai cấp, không có nhà nước phi giai cấp. Nhà nước bao giờ cũng là công cụ thống trị của một giai cấp và nhằm bảo vệ lợi ích của một giai cấp nhất định.

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nhà nước của dân, do dân và vì dân về bản chất là nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân. Trên cơ sở quan niệm chung, Hồ Chí Minh khẳng định "Nhà nước ta là Nhà nước dân chủ nhân dân, dựa trên nền tảng liên minh công - nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo". Như vậy, nội hàm khái niệm "dân" ở Hồ Chí Minh mang nội dung xã hội, giai cấp với "cái lõi" của nó là công nhân, nông dân, lao động trí óc. Mặt khác, sự lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với nhà nước quyết định bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, bản chất giai cấp công nhân của nhà nước kiểu mới được thể hiện trên các mặt chủ yếu sau đây:

Nhà nước ta được tổ chức, hoạt động theo các nguyên tắc phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước chuyên chính vô sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa nói chung. Nền tảng tư tưởng của Nhà nước ta là học thuyết của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Page 9: BÀI 6 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO …eldata3.neu.topica.vn/PHH/Giao trinh/06_NEU_PHH_Bai6_v1.0013101215.pdf · của mình”, làm cho “tất

Bài 6: tư tưởng Hồ Chí Minh về

nhà nước của dân, do dân, vì dân

NEU_PHH_Bai6_v1.0013101215 91

Nhà nước luôn luôn được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản. ở nước ta, Đảng Cộng sản là người lãnh đạo nhà nước trong tất cả các giai đoạn cách mạng.

Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhà nước giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân.

Đảng lãnh đạo nhà nước bằng phương thức thích hợp như: phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước là các cách thức mà Đảng sử dụng để chỉ đạo các hoạt động của nhà nước. Đất nước ta trải qua nhiều giai đoạn khác nhau vừa phải chống giặc ngoại xâm vừa kiến thiết xây dựng chế độ mới cho nên Đảng phải sử dụng nhiều các phương thức khác nhau tùy vào từng hoàn cảnh để lãnh đạo Nhà nước. Nhưng tựu chung lại Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng các phương thức cụ thể sau:

Bằng đường lối, nghị quyết, quan điểm, chủ trương để nhà nước thể chế hóa thành pháp luật, chính sách, kế hoạch;

Bằng các hoạt động của các tổ chức Đảng và đảng viên của mình trong bộ máy, cơ quan nhà nước;

Bằng công tác kiểm tra giám sát của Đảng;

Bằng công tác tự phê bình và phê bình;

Bằng cơ chế khen thưởng và kỷ luật nghiêm minh tự giác của Đảng...

Nhà nước ta được tổ chức, hoạt động và vận hành theo nguyên tắc dân chủ tập trung. Đây là một nguyên tắc tổ chức đặc thù của giai cấp công nhân: tập trung trên nền tảng dân chủ và dân chủ dưới sự chỉ đạo của tập trung; dân chủ càng mở rộng, tập trung càng cao độ.

Bản chất giai cấp của Nhà nước còn thể hiện ở tính định hướng đưa nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội. “Bằng cách phát triển và cải tạo nền kinh tế quốc dân theo chủ nghĩa xã hội, biến nền kinh tế lạc hậu thành một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến.”

Cơ sở xã hội của Nhà nước là khối đại đoàn kết dân tộc, khối đại đoàn kết toàn dân, mà nòng cốt là liên minh công - nông - trí thức.

Nhà nước ta được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng trong tổ chức và hoạt động có sự phân công rành mạch về chức năng, nhiệm vụ giữa quyền lập pháp và hành pháp, tư pháp.

Nhà nước ta điều hành, quản lý xã hội bằng pháp luật mà pháp luật đó đại biểu cho ý chí, nguyện vọng, lợi ích của giai cấp công nhân và đông đảo quần chúng lao động thực hiện công cuộc cải tạo xã hội cũ, tiến lên chủ nghĩa xã hội.

6.2.2. Bản chất giai cấp công nhân thống nhất với tính nhân dân, tính dân tộc của Nhà nước

Hồ Chí Minh là người giải quyết hết sức thành công vấn đề mối quan hệ giữa bản chất giai cấp với tính nhân dân và tính dân tộc của Nhà nước Việt Nam. Trong Nhà nước

Page 10: BÀI 6 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO …eldata3.neu.topica.vn/PHH/Giao trinh/06_NEU_PHH_Bai6_v1.0013101215.pdf · của mình”, làm cho “tất

Bài 6: tư tưởng Hồ Chí Minh về

nhà nước của dân, do dân, vì dân

92 NEU_PHH_Bai6_v1.0013101215

Việt Nam, bản chất giai cấp công nhân thống nhất chặt chẽ với tính nhân dân và tính dân tộc. Sự thống nhất này được bảo đảm bởi các yếu khách quan cơ bản:

Sự ra đời của Nhà nước Việt Nam là thành quả đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ với sự hy sinh của bao thế hệ cách mạng. Từ phong trào Cần Vương, Đông Du… đến cao trào Xô Viết Nghệ tĩnh ... là hoa, là quả của bao nhiêu máu đã đổ và bao nhiêu tính mạng đã hy sinh của những người con anh dũng Việt Nam trong nhà tù, trong trại tập trung, ngoài hải đảo xa xôi, trên máy chém, trên chiến trường.

Cơ sở xã hội của Nhà nước là khối đại đoàn kết dân tộc, khối đại đoàn kết toàn dân. Sự thống nhất dân tộc là nhân tố bảo đảm tính bền vững, không chia cắt và sức mạnh của Nhà nước. Sau thắng lợi của cách mạng tháng Tám, trong lời tuyên bố sau khi thành lập nước, Hồ chủ tịch nói: “Theo ý Quốc hội, Chính phủ mới phải tỏ rõ cái tinh thần đại đoàn kết, không phân đảng phái… Tôi có thể tuyên bố trước Quốc hội rằng… Chính phủ này là Chính phủ toàn quốc, có đủ nhân tài Trung, Nam, Bắc tham gia”.

Nhà nước mới của ta vừa ra đời đã phải đảm nhiệm nhiệm vụ lịch sử là tổ chức cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của dân tộc để bảo vệ thành quả cách mạng. Nhờ biết phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, trên cơ sở liên minh công nông, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước do Hồ Chí Minh đứng đầu đã hoàn thành được sứ mệnh vẻ vang là lãnh đạo cả dân tộc tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến vĩ đại trong lịch sử, bảo vệ được nền độc lập, thống nhất tổ quốc và bắt tay vào xây dựng đất nước theo con đường CNXH.

Nhà nước ta bảo vệ lợi ích của nhân dân, đặt lợi ích của nhân dân lên tên hết. Sự thống nhất lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân với nhân dân lao động, các dân tộc tạo nên cơ sở khách quan quy định sự thống nhất bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc. Nhà nước dân chủ nhân dân mang bản chất giai cấp công nhân trở thành nhà nước của dân, do dân và vì dân là theo nghĩa đó.

Trong thực tế, Nhà nước ta đã đứng ra làm nhiệm vụ của cả dân tộc giao phó, đã lãnh đạo nhân dân tiến hành các cuộc kháng chiến để bảo vệ nền tảng độc lập, tự do của Tổ quốc, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần tích cực vào sự phát triển tiến bộ của thế giới.

6.3. Xây dựng nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ

6.3.1. Xây dựng nhà nước hợp hiến

Nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ trước hết là một nhà nước hợp hiến. Nhà nước phù hợp với hiến pháp. Hiến pháp 1946 quy định nhà nước do nhân dân bầu ra.

Vì vậy sau khi giành chính quyền, Hồ Chí Minh đã thay mặt chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố với quốc dân đồng bào và với thế giới khai sinh nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Chính phủ lâm thời có địa vị hợp pháp, tổng tuyển cử bầu ra quốc hội rồi từ đó lập chính phủ và các cơ quan nhà nước mới.

Page 11: BÀI 6 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO …eldata3.neu.topica.vn/PHH/Giao trinh/06_NEU_PHH_Bai6_v1.0013101215.pdf · của mình”, làm cho “tất

Bài 6: tư tưởng Hồ Chí Minh về

nhà nước của dân, do dân, vì dân

NEU_PHH_Bai6_v1.0013101215 93

Sau đó Người bắt tay xây dựng hiến pháp dân chủ, tổ chức tổng truyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu, thành lập uỷ ban dự thảo Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Chủ tịch Hồ Chí Minh được Quốc hội nhất trí bầu làm chủ tịch Chính phủ liên hiệp kháng chiến. Đây là chính phủ hợp hiến đầu tiên do nhân dân bầu ra, có đầy đủ tư cách và hiệu lực trong việc giải quyết các vấn đề đối nội và đối ngoại.

6.3.2. Hoạt động quản lý nhà nước bằng Hiến pháp, pháp luật và chú trọng đưa pháp luật vào cuộc sống

Nhà nước có hiệu lực pháp lý là nhà nước quản lý đất nước bằng pháp luật.

Trong nhà nước dân chủ, dân chủ và pháp luật luôn đi đôi với nhau, đảm bảo cho chính quyền trở nên mạnh mẽ. Mọi quyền dân chủ phải được thể chế hoá bằng hiến pháp và pháp luật. Xây dựng một nền pháp chế XHCN đảm bảo việc thực hiện quyền lực của nhân dân là mối quan tâm của Hồ Chí Minh.

Ngay từ năm 1919, khi đưa bản yêu sách 8 điểm đòi các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã đòi thực dân Pháp phải cải cách nền pháp lý ở Đông Dương, phải bỏ chế độ cai trị bằng sắc lệnh thay vào đó là các đạo luật. Trong bài Việt Nam yêu cầu ca Người đã viết, khẳng định vai trò của pháp luật: “Bảy xin hiến pháp ban hành, Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”.

Là người sáng lập ra Nhà nước dân chủ kiểu mới, Hồ Chí Minh cũng là người có công lớn nhất trong sự nghiệp lập pháp. Ở cương vị chủ tịch nước Hồ Chí Minh đã hai lần đứng đầu ủy ban soạn thảo Hiến Pháp, Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959, người đã ký lệnh công bố 16 đạo luật và nhiều văn bản dưới luật khác.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng rất cương quyết với những hành vi vi phạm pháp luật và trừng trị nghiêm khắc những kẻ phạm tội, dù người đó ở cương vị nào. Trong trả lời chất vấn của Quốc hội vào năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Chính phủ hết sức làm gương, nếu làm gương không xong thì sẽ dùng pháp luật mà trị những kẻ hối lộ, đã trừng trị, đang trừng trị và sẽ trừng trị cho kỳ hết”. Hồ Chủ tịch đã bác đơn xin ân xá giảm án tử hình của nhiều kẻ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, dù đó là cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước; Người cho rằng: “Không dùng xử phạt cũng là không đúng, song việc gì cũng dùng đến xử phạt cũng không đúng”.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, có luật pháp cũng chưa đủ, điều quan trọng là pháp luật của nhà nước phải đi vào cuộc sống, phải trở thành hoạt động tự giác

Kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa 1

Page 12: BÀI 6 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO …eldata3.neu.topica.vn/PHH/Giao trinh/06_NEU_PHH_Bai6_v1.0013101215.pdf · của mình”, làm cho “tất

Bài 6: tư tưởng Hồ Chí Minh về

nhà nước của dân, do dân, vì dân

94 NEU_PHH_Bai6_v1.0013101215

của mỗi người trong xã hội, vì: công bố luật chưa phải đã là xong, phải tuyên truyền, giáo dục lâu dài. Để đưa pháp luật vào trong cuộc sống người yêu cầu:

Phải xây dựng được hệ thống pháp luật đúng và đủ. Đây là yêu cầu đầu tiên của việc thực hiện pháp luật. Nếu hệ thống các đạo luật thiếu và yếu thì sẽ không có giá trị áp dụng, không quản lý được trật tự xã hội. Muốn có hệ thống pháp luật đúng và đủ thì yêu cầu phải kiện toàn các cơ quan xây dựng pháp luật và phát huy dân chủ trong công tác xây dựng pháp luật, để đảm bảo pháp luật điều chỉnh được tất cả các mối quan hệ trong xã hội.

Phải chú trọng nâng cao dân trí, bồi dưỡng ý thức làm chủ, phát triển văn hóa chính trị và tính tích cực của công dân, khuyến khích nhân dân tham gia vào các công việc của nhà nước, khắc phục mọi thứ dân chủ hình thức.

Thường xuyên tuyên truyền và giáo dục pháp luật cho mọi công dân, để người dân hiểu và thực thi pháp luật.

Luật pháp là cần thiết, là quan trọng cho quốc gia. Khi không có pháp luật thì dễ đẩy xã hội đến chỗ hỗn loạn, vô chính phủ. Khi luật được ban hành, Nhà nước phải tổ chức triển khai phổ biến cho toàn dân tộc học tập để cuối cùng làm cho người dân hiểu và thực hiện nó một cách tự giác. Đây là một nhiệm vụ không kém phần khó khăn nhằm đưa pháp luật vào trong cuộc sống.

Mỗi cán bộ phải là tấm gương sáng trong việc thực thi và áp dụng pháp luật, trước hết là các cán bộ trong ngành hành pháp và tư pháp.

Hồ Chí Minh yêu cầu mọi người phải hiểu và tuyệt đối chấp hành pháp luật, bất kể người đó giữ cương vị nào. Công tác giáo dục luật cho mọi người, đặc biệt là cho thế hệ trẻ cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng một nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý, đảm bảo quyền và nghĩa vụ công dân được thực thi trong cuộc sống. Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực về chấp hành pháp luật, về đạo đức, phong cách mà chúng ta mãi mãi học tập, noi theo.

Tích cực xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên truyền pháp luật và thực thi pháp luật có đủ đức và tài.

6.4. Xây dựng Nhà nước trong sạch hoạt động có hiệu quả

6.4.1. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ đức, đủ tài

Sinh thời Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vị trí, vai trò của cán bộ. Về vị trí của cán bộ, Người cho rằng: cán bộ là dây chuyền của bộ máy Đảng, Nhà nước, đoàn thể nhân dân, “là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng”. Như vậy, cán bộ có vị trí chủ thể của sự nghiệp cách mạng nước ta do Đảng lãnh đạo. Vị trí lãnh đạo, vị trí chủ thể của cán bộ là do Đảng, Nhà nước, đoàn thể phân công, và quyền lực của cán bộ cũng như nhiệm vụ của người cán bộ là do nhân dân giao cho.

Page 13: BÀI 6 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO …eldata3.neu.topica.vn/PHH/Giao trinh/06_NEU_PHH_Bai6_v1.0013101215.pdf · của mình”, làm cho “tất

Bài 6: tư tưởng Hồ Chí Minh về

nhà nước của dân, do dân, vì dân

NEU_PHH_Bai6_v1.0013101215 95

Về vai trò của cán bộ, Hồ Chí Minh khẳng định rằng: cán bộ là cái gốc của mọi công việc; muôn việc thành công hay thất bại đều là do cán bộ tốt hay kém. Với ý nghĩa như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng, cán bộ là lực lượng tinh tuý nhất của xã hội, có vị trí vừa tiên phong vừa là trung tâm của xã hội và có vai trò cực kỳ quan trọng của hệ thống chính trị nước ta.

Để tiến tới một nhà nước pháp quyền có hiệu lực mạnh mẽ, Bác Hồ cho rằng, phải nhanh chóng đào tạo, bồi dưỡng nhằm hình thành một đội ngũ viên chức nhà nước có trình độ văn hoá, am hiểu pháp luật, thành thạo nghiệp vụ hành chính và nhất là phải có đạo đức cần kiệm liêm chính chí công vô tư, một tiêu chuẩn cơ bản của người cầm cân công lý. Yêu cầu của đội ngũ cán bộ phải có đức và tài trong đó đức là gốc, đội ngũ này phải được tổ chức hợp lý và có hiệu quả. Cụ thể là:

(1) Tuyệt đối trung thành với cách mạng.

(2) Hăng hái, thành thạo công việc, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ.

(3) Phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân.

(4) Cán bộ, công chức phải là những người dám phụ trách, dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, nhất là những tình huống khó khăn, “thắng không kiêu, bại không nản”.

(5) Phải thường xuyên tự phê bình và phê bình, luôn luôn có ý thức và hành động vì sự lớn mạnh, trong sạch của Nhà nước.

Để đảm bảo công bằng và dân chủ trong tuyển dụng cán bộ nhà nước, với cương vị là chủ tịch nước, Hồ Chí Minh đã ký ban hành hai sắc lệnh: Sắc lệnh số 188 năm 1948 và sắc lệnh số 76 năm 1950 quy định thi tuyển viên chức và các ngạch bậc của nền hành chính quốc gia. Công chức theo chế độ chức nghiệp, vì vậy phải qua thi tuyển công chức để bổ nhiệm vào ngạch, bậc hành chính. Nội dung thi tuyển khá toàn diện bao gồm 6 môn thi: chính trị, kinh tế, pháp luật, địa lý, lịch sử và ngoại ngữ. Điều này thể hiện tầm nhìn xa, tính chính quy hiện đại, tinh thần công bằng dân chủ... của tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng nền móng cho pháp quyền Việt Nam.

6.4.2. Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của Nhà nước

Trong quá trình lãnh đạo xây dựng Nhà nước, Hồ Chí Minh chỉ rõ những tiêu cực và nhắc nhở mọi người đề phong khắc phục. Do tập quán của kinh tế tiểu nông, muốn hình thành ngay một nhà nước pháp quyền là chưa được, vì vậy một mặt phải nhấn mạnh vai trò của luật pháp, đồng thời tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhân dân nhất là giáo dục đạo đức. Đạo đức và pháp luật là hai hình thái ý thức xã hội có thể kết hợp cho nhau. Khắc phục những biểu hiện tiêu cực sau:

Đặc quyền, đặc lợi

Xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh trước hết phải xóa bỏ những thói cậy mình là người của cơ quan nhà nước để cửa quyền, hống hách, trục lợi cho cá nhân mình, làm như vậy sẽ sa vào chủ nghĩa cá nhân. Từ chủ nghĩa cá nhân sinh ra hàng trăm thứ bệnh khác.

Page 14: BÀI 6 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO …eldata3.neu.topica.vn/PHH/Giao trinh/06_NEU_PHH_Bai6_v1.0013101215.pdf · của mình”, làm cho “tất

Bài 6: tư tưởng Hồ Chí Minh về

nhà nước của dân, do dân, vì dân

96 NEU_PHH_Bai6_v1.0013101215

Tham ô, lãng phí quan liêu

Hồ Chí Minh coi tham ô, lãng phí quan liêu là thứ giặc nội xâm, nó nguy hiểm hơn cả giặc ngoại xâm. Bởi vì nó ở trong lòng mỗi con người chúng ta, đó là thứ giặc vô hình. Người cho rằng “tham ô, lãng phí quan liêu” dù là cố ý hay không cũng đều là bạn đồng minhy của thực dân và phong kiến… tội lỗi ấy cũng nặng như việt gian và phong kiến.

Tham ô theo Người là lấy của chung làm của riêng, lấy tài sản của nhà nước, của nhân dân làm tài sản của mình để hưởng lợi.

Lãng phí: đây là một căn bệnh mà Người lên án gay gắt. Bản thân Người là tấm gương tích cực chống lãng phí trong cuộc sống. Lãng phí ở đây được Hồ Chí Minh xác định đó là lãng phí tiền của, lãng phí thời giờ, lãng phí sức lao động. Chống lãng phí là biện pháp để thực hành tiết kiệm.

Quan liêu: theo Người đây là một căn bệnh hết sức nguy hiểm cho cách mạng, “tỏ ra ở chỗ thích giấy tờ, xa quần chúng, không điều tra nghiên cứu, không kiểm tra, theo dõi việc thi hành, không học tập kinh nghiệm của quần chúng”. Đây là gốc sinh ra các bệnh tham ô, lãng phí, muốn trừ sạch bệnh tham ô, lãng phí trước hết phải tẩy sạch bệnh quan liêu.

“Tư túng”, “chia rẽ”, “kiêu ngạo”

Tư túng: theo Người đó là “kéo bè kéo cánh, bà con, bạn hữu mình không tài năng gì cũng chức này chức nọ. Người có tài có đức nhưng không vừa lòng mình thì đẩy ra ngoài. Quên rằng việc là việc công chứ không phải việc của riêng của ai”.

Chia rẽ: theo Người đó là “bênh vực lớp này chống lớp khác, không biết làm cho các tầng lớp nhân nhượng nhau, hòa thuận với nhau…”

Kiêu ngạo: theo Người đó là “tưởng mình ở trong cơ quan của Chính phủ là thần thành rồi, coi khinh nhân dân, cử chỉ lúc nào cũng vác mặt “quan cách mạng” lên. Không biết thái độ kiêu ngạo đó sẽ làm mất lòng tin của nhân dân, sẽ hại đến uy tín của chính phủ”.

6.4.3. Tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng

Tư tưởng Hồ Chí Minh đã kết họp nhuần nhuyễn giữa quản lý xã hội bằng pháp luật với phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc được hình thành qua hàng ngàn năm lịch sử. Đó chính là tư tưởng kết hợp giữa “đức trị” và “pháp trị” trong hoạt động quản lý của nhà nước.

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trên cơ sở những nhận thức trước đây về một nhà nước “phải có thần linh pháp quyền”, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến quyền lực của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải thuộc về nhân dân, lợi ích phải vì dân. Đó phải là một nhà nước dân chủ – dân là chủ và dân làm chủ. Đồng thời nhà nước đó phải được vận hành và quản lý bằng pháp luật kết hợp chặt chẽ với việc giáo dục đạo đức. Quan niệm về sự thống nhất giữa “đức trị” với “pháp trị” trong tư tưởng Hồ Chí Minh có nguồn gốc sâu xa từ truyền thống văn

Page 15: BÀI 6 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO …eldata3.neu.topica.vn/PHH/Giao trinh/06_NEU_PHH_Bai6_v1.0013101215.pdf · của mình”, làm cho “tất

Bài 6: tư tưởng Hồ Chí Minh về

nhà nước của dân, do dân, vì dân

NEU_PHH_Bai6_v1.0013101215 97

hóa phương Đông và từ tấm gương trị nước của các vị vua chúa hiền minh trong lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên, vượt lên tất cả những ông vua đức độ và kẻ sĩ hiền tài, trong quá trình trị vì đất nước, Hồ Chí Minh đã thực thi triệt để vấn đề “đức trị” với “pháp trị” trên cơ sở cách mạng, khoa học và nhân nghĩa, nói đi đôi với làm vì hạnh phúc của nhân dân.

Pháp luật và đạo đức là hai lĩnh vực khác nhau thuộc hình thái ý thức xã hội. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, hai vấn đề này có mối quan hệ mật thiết với nhau.

Pháp luật là một biện pháp để khẳng định một chuẩn mực đạo đức; ngược lại đạo đức là những nguyên tắc, chuẩn mực, định hướng giá trị được xã hội thừa nhận, có tác dụng chi phối, điều chỉnh hành vi con người trong quan hệ với người khác, nhưng nhiều khi rất cần sự hỗ trợ của pháp luật. Bởi vì nếu không kết hợp với tính nghiêm minh, khoa học của pháp luật thì giáo dục đạo đức trở thành vô nghĩa. Tư tưởng và tấm gương Hồ Chí Minh cho thấy rõ điều này.

Chẳng hạn khi trả lời vụ Chu Bá Phượng, Người nói Chính phủ đã cố gắng liêm khiết (tức là đạo đức). Nhưng nếu làm gương không xong, thì sẽ dùng pháp luật mà trị những kẻ ăn hối lộ. Trước khi ký lệnh bác đơn chống án của Trần Dụ Châu, với một trái tim bao dung, độ lượng, Hồ Chí Minh rất đau lòng, suy nghĩ nhiều đêm. Nhưng rõ ràng, những vụ tham nhũng kiểu đó mà nếu chỉ kêu gọi, giáo dục đạo đức không thôi thì không bao giờ giải quyết được vấn đề. Phải có một bộ máy thể hiện tính khoa học và nghiêm minh của pháp luật.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là nặng về giáo dục, nhẹ về xử phạt, nhưng cái gì cũng không dùng đến xử phạt thì không nên, sẽ mất cả kỷ luật. Trọn đời Hồ Chí Minh là một cuộc đời giáo dục mọi người làm người, lấy đức làm gốc. Bởi vì, dù tài giỏi đến mấy mà không có đức, không có căn bản thì không làm được cách mạng. Nhưng Người luôn quán triệt “đức trị” phải thống nhất với “pháp trị”. Trong Di chúc, Người viết: “Đối với nạn nhân của chế độ xã hội cũ, như trộm cắp, gái điếm, cờ bạc, buôn lậu... thì Nhà nước phải dùng vừa giáo dục, vừa dùng pháp luật để cải tạo họ, giúp họ trở nên những người lao động lương thiện” .

Page 16: BÀI 6 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO …eldata3.neu.topica.vn/PHH/Giao trinh/06_NEU_PHH_Bai6_v1.0013101215.pdf · của mình”, làm cho “tất

Bài 6: tư tưởng Hồ Chí Minh về

nhà nước của dân, do dân, vì dân

98 NEU_PHH_Bai6_v1.0013101215

TÓM LƯỢC CUỐI BÀI

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước dân chủ kiểu mới được hình thành dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn hết sức phong phú: Giá trị truyền thống của dân tộc; tinh hoa văn hóa nhân loại; đặc biệt là quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin về nhà nước.

Tư tưởng về nhà nước dân chủ kiểu mới (nhà nước của dân, do dân, vì dân) mà Hồ Chí Minh đã dày công xây dựng đã để lại rất nhiều những giá trị quan trọng có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn đối với công cuộc xây dựng Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay:

Hồ Chí Minh đã thể hiện sự sáng tạo trong lý luận về Nhà nước:

o Lựa chọn kiểu Nhà nước phù hợp với thực tế Việt Nam.

o Bản chất dân chủ triệt để của Nhà nước mới.

o Quan niệm về sự thống nhất bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của Nhà nước.

o Kết hợp cả đạo đức và pháp luật trong quản lý xã hội.

Đặt cơ sở lý luận quan trọng cho công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN trong giai đoạn hiện nay.

Ý nghĩa của việc học tập chuyên đề này đối với sinh viên:

o Thấy được vai trò của Hồ Chí Minh trong việc khơi nguồn dân chủ và xác lập Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam.

o Nhận thức bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta.

o Có thái độ đúng đắn trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân, tham gia xây dựng nhà nước trong sạch, sáng suốt, mạnh mẽ.