20
Bài 7: Ri ro và đòn by ca doanh nghip FIN102_Bai7_v2.0013107202 147 Ni dung Ri ro kinh doanh và đòn by kinh doanh. Ri ro kinh doanh và đòn by tài chính. Đòn by tng hp. Hướng dn hc Mc tiêu Cung cp nhng kiến thc chyếu vcơ ssdng các đòn by ca doanh nghip: đòn by kinh doanh, đòn by tài chính và đòn by tng hp. Thy rõ mi quan hvà stác động ca vic vic sdng các đòn by đến hiu qukinh doanh và ri ro đối vi doanh nghip. Nm được phương pháp xác định mc độ tác ca các đòn by đến hiu qukinh doanh ca doanh nghip. Thi lượng hc 8 tiết. Để hc tt bài này, hc viên cn nm vng khái nim, ni dung ca tng loi ri ro và đòn by trong hot động kinh doanh ca doanh nghip. Cn liên hvi thc tế để thy rõ hơn mi quan hgia thtrường tiêu thvi quyết định đầu tư vào các loi tài sn và ri ro kinh doanh ca doanh nghip, mi quan hvà stác động ca cơ cu ngun vn đến tsut li nhun vn chshu hay thu nhp trên 1 cphn và ri ro tài chính ca doanh nghip. Kết hp nghiên cu lý thuyết và vn dng vào gii các bài tp. Đọc các tài liu tham kho: o Chương 3, Giáo trình Tài chính doanh nghip – Hc vin Tài chính, chbiên PGS. TS Nguyn Đình Kiêm & TS Bch Đức Hin, NXB Tài chính; năm 2008. o Chương 7, Tài chính doanh nghip hin đại. Chbiên TS Trn Ngc Thơ, NXB Thng kê, năm 2007. BÀI 7: RI RO VÀ ĐÒN BY CA DOANH NGHIP

BÀI 7: RỦI RO VÀ ĐÒN BẨY CỦA DOANH NGHIỆPeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/FIN102/Giao trinh/10...Bài 7: Rủi ro và đòn bẩy của doanh nghiệp 148 FIN102_Bai7_v2.0013107202

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÀI 7: RỦI RO VÀ ĐÒN BẨY CỦA DOANH NGHIỆPeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/FIN102/Giao trinh/10...Bài 7: Rủi ro và đòn bẩy của doanh nghiệp 148 FIN102_Bai7_v2.0013107202

Bài 7: Rủi ro và đòn bẩy của doanh nghiệp

FIN102_Bai7_v2.0013107202 147

Nội dung

Rủi ro kinh doanh và đòn bẩy kinh doanh.

Rủi ro kinh doanh và đòn bẩy tài chính.

Đòn bẩy tổng hợp.

Hướng dẫn học

Mục tiêu

Cung cấp những kiến thức chủ yếu về cơ sở sử dụng các đòn bẩy của doanh nghiệp: đòn bẩy kinh doanh, đòn bẩy

tài chính và đòn bẩy tổng hợp.

Thấy rõ mối quan hệ và sự tác động của việc việc sử dụng các đòn bẩy đến hiệu quả kinh doanh và rủi ro đối với

doanh nghiệp.

Nắm được phương pháp xác định mức độ tác của các đòn bẩy đến hiệu quả

kinh doanh của doanh nghiệp.

Thời lượng học

8 tiết.

Để học tốt bài này, học viên cần nắm vững khái niệm, nội dung của từng loại rủi ro và đòn bẩy trong hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp.

Cần liên hệ với thực tế để thấy rõ hơn mối quan hệ giữa thị trường tiêu thụ với quyết định đầu tư vào các loại tài sản và rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp, mối quan hệ và sự tác động của cơ cấu nguồn vốn đến tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu hay thu nhập trên 1 cổ phần và rủi ro tài chính

của doanh nghiệp.

Kết hợp nghiên cứu lý thuyết và vận

dụng vào giải các bài tập.

Đọc các tài liệu tham khảo:

o Chương 3, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – Học viện Tài chính, chủ biên PGS. TS Nguyễn Đình Kiêm & TS Bạch Đức Hiển, NXB Tài chính; năm 2008.

o Chương 7, Tài chính doanh nghiệp hiện đại. Chủ biên TS Trần Ngọc Thơ, NXB Thống kê, năm 2007.

BÀI 7: RỦI RO VÀ ĐÒN BẨY CỦA DOANH NGHIỆP

Page 2: BÀI 7: RỦI RO VÀ ĐÒN BẨY CỦA DOANH NGHIỆPeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/FIN102/Giao trinh/10...Bài 7: Rủi ro và đòn bẩy của doanh nghiệp 148 FIN102_Bai7_v2.0013107202

Bài 7: Rủi ro và đòn bẩy của doanh nghiệp

148 FIN102_Bai7_v2.0013107202

TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP

Đòn bẩy tài chính – con dao hai lưỡi!

Chúng ta, ai cũng đã từng học vật lý và biết đến công cụ đòn bẩy. Trong vật lý, đòn bẩy là một công cụ để biến đổi lực mà khi tác động một lực nhỏ ở đầu này sẽ làm gia tăng lực ở đầu kia. Bạn chắc không thể quên câu nói nổi tiếng của Acsimet: Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nâng bổng trái đất này lên.

Còn trong hoạt động kinh doanh, Nhà quản trị tài chính doanh nghiệp cũng có công cụ đòn bẩy – đó là đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính. Nếu bạn là giám đốc tài chính một doanh nghiệp mà một khi phối hợp sử dụng khôn ngoan, có hiệu quả hai công cụ này sẽ làm gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay thu nhập trên một cổ phần. Nhưng chớ vội vàng, bạn hãy coi chừng. Việc sử dụng hai đòn bẩy này không hoàn toàn thuần túy đơn giản. Mỗi một đòn bẩy khi sử dụng đều ẩn chứa nảy sinh những rủi ro có thể đưa lại những tổn thất cho công ty, cho cổ đông. Bởi vậy, đòn bẩy kinh doanh cũng như đòn bẩy tài chính – nó là con dao hai lưỡi.

Nếu bạn là nhà quản trị tài chính của một công ty cổ phần sử dụng không khéo những con dao đó thì coi chừng bạn sẽ là người bị đứt tay đầu tiên: bạn sẽ bị chính các cổ đông lôi cổ ra khỏi chiếc ghế của bạn; cũng như người xưa đã nói hãy học cách dùng dao trước khi sự sử dụng nó.

Page 3: BÀI 7: RỦI RO VÀ ĐÒN BẨY CỦA DOANH NGHIỆPeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/FIN102/Giao trinh/10...Bài 7: Rủi ro và đòn bẩy của doanh nghiệp 148 FIN102_Bai7_v2.0013107202

Bài 7: Rủi ro và đòn bẩy của doanh nghiệp

FIN102_Bai7_v2.0013107202 149

7.1. Rủi ro kinh doanh và đòn bẩy kinh doanh

7.1.1. Rủi ro kinh doanh

7.1.1.1. Khái niệm về rủi ro kinh doanh

Quá trình hoạt động kinh doanh cũng là quá trình doanh nghiệp thường xuyên phải đối mặt với những rủi ro. Sự tiềm ẩn rủi ro luôn luôn đe dọa sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trên góc độ kinh tế, rủi ro là khả năng xảy ra những sự kiện có thể đưa lại tổn thất hay đưa lại kết quả không như mong đợi. Một doanh nghiệp có lợi nhuận tăng, giảm thất thường thể hiện doanh nghiệp có mức độ rủi ro cao. Xem xét rủi ro nảy sinh trong các mặt hoạt động của doanh nghiệp, có thể phân chia rủi ro của doanh

nghiệp thành hai loại: rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính.

Rủi ro kinh doanh nảy sinh bắt nguồn từ chính ngay các yếu tố trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay nói cách khác rủi ro kinh doanh tiềm ẩn ngay trong các yếu

tố hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà chưa tính đến yếu tố tài chính.

Rủi ro kinh doanh là sự dao động hay sự không chắc chắn về lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) hay tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (ROAE). Hai yếu tố chính của rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp là sự biến thiên của doanh thu và chi phí sản xuất

kinh doanh.

Thước đo chủ yếu thường được sử dụng để đánh giá rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp

là độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên của lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT).

Rủi ro kinh doanh có thể biến động từ ngành này sang ngành kia và thay đổi theo thời gian.

7.1.1.2. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới rủi ro kinh doanh của một doanh nghiệp, trong đó bao

hàm các yếu tố chủ yếu:

Sự biến động của cầu về loại sản phẩm doanh nghiệp sản xuất;

Sự biến động giá của sản phẩm đầu ra;

Sự biến động giá các yếu tố đầu vào;

Khả năng điều chỉnh giá bán sản phẩm của doanh nghiệp khi giá của yếu tố đầu vào có sự thay đổi;

Mức độ đa dạng hóa sản phẩm;

Tốc độ tăng trưởng;

Cơ cấu chi phí sản xuất kinh doanh hay mức độ sử dụng đòn bẩy kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong quản trị tài chính doanh nghiệp cần phải nhận biết, phân tích, đánh giá để

hạn chế, phòng ngừa và quản lý rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp.

Page 4: BÀI 7: RỦI RO VÀ ĐÒN BẨY CỦA DOANH NGHIỆPeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/FIN102/Giao trinh/10...Bài 7: Rủi ro và đòn bẩy của doanh nghiệp 148 FIN102_Bai7_v2.0013107202

Bài 7: Rủi ro và đòn bẩy của doanh nghiệp

150 FIN102_Bai7_v2.0013107202

7.1.2. Đòn bẩy kinh doanh

7.1.2.1. Khái niệm về đòn bẩy kinh doanh

Đòn bẩy kinh doanh là việc sử dụng các tài sản có chi

phí cố định kinh doanh nhằm hy vọng gia tăng lợi

nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) hay tỷ suất sinh

lời kinh tế của tài sản (ROAE). Nói cách khác, đòn

bẩy kinh doanh là sử dụng chi phí cố định kinh doanh

của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh

doanh nhằm hy vọng gia tăng lợi nhuận trước lãi vay

và thuế hay tỷ suất lợi nhuận kinh tế của tài sản.

Mức độ sử dụng đòn bẩy kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện ở tỷ trọng chi

phí cố định kinh doanh trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một

doanh nghiệp có tỷ trọng chi phí cố định kinh doanh ở mức cao thể hiện doanh nghiệp

có đòn bẩy kinh doanh lớn và ngược lại. Doanh nghiệp có đòn bẩy kinh doanh lớn thì

một sự thay đổi nhỏ về doanh thu sẽ tạo ra sự thay đổi lớn hơn về lợi nhuận trước lãi

vay và thuế. Sử dụng đòn bẩy kinh doanh như sử dụng con dao hai lưỡi. Khi doanh

nghiệp sử dụng đòn bẩy kinh doanh ở mức cao thì đòi hỏi sản lượng hòa vốn kinh tế

cũng lớn. Tuy vậy, khi vượt qua được điểm hòa vốn kinh tế thì mỗi đồng doanh thu

tăng lên sẽ thu được lợi nhuận trước lãi vay và thuế nhiều hơn. Nhưng, nếu doanh thu

của doanh nghiệp này giảm sút sẽ làm cho lợi nhuận trước lãi vay và thuế sụt giảm

nhanh hơn và nếu doanh nghiệp bị lỗ thì sẽ bị thua lỗ nặng nề hơn so với doanh

nghiệp có đòn bẩy kinh doanh thấp hơn.

7.1.2.2. Mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh

Công thức xác định mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh

Để đánh giá ảnh hưởng của đòn bẩy kinh doanh đến lợi nhuận trước lãi vay và

thuế hay tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản, người ta sử dụng thước đo mức độ tác

động của đòn bẩy kinh doanh (DOL).

Mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh đo lường mức độ thay đổi lợi nhuận

trước lãi vay và thuế do sự thay đổi của doanh thu bán hàng và được xác định

theo công thức:

Tỷ lệ thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi vay Mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh (DOL)

= Tỷ lệ thay đổi của doanh thu hay sản lượng bán hàng

Từ công thức trên có thể biến đổi như sau:

Gọi: F: Chi phí cố định kinh doanh (không bao gồm lãi vay).

V: Chi phí biến đổi 1 đơn vị sản phẩm.

P: Giá bán 1 đơn vị sản phẩm.

Q: Số lượng sản phẩm bán ra.

ΔQ: Số lượng sản phẩm bán ra tăng thêm.

Page 5: BÀI 7: RỦI RO VÀ ĐÒN BẨY CỦA DOANH NGHIỆPeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/FIN102/Giao trinh/10...Bài 7: Rủi ro và đòn bẩy của doanh nghiệp 148 FIN102_Bai7_v2.0013107202

Bài 7: Rủi ro và đòn bẩy của doanh nghiệp

FIN102_Bai7_v2.0013107202 151

EBIT: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay.

ΔEBIT: Số lợi nhuận trước thuế và lãi vay tăng thêm.

Vậy: EBIT = P Q – (V Q – F) = P Q – V Q – F = Q(P – V) – F

Do F là chi phí cố định kinh doanh nên khi tăng thêm được sản lượng sản phẩm sản

xuất và bán ra thì F vẫn không thay đổi. Vì thế: ΔEBIT = ΔQ(P – V). Như vậy:

EBIT Q(PG V)

EBIT Q(P V) F

Khi đó: DOL

Q(P V)Q(P V) F

QQ

= Q(P V)

Q(P V) F

DOL = Q(P V)

Q(P V) F

Công thức trên thích hợp để tính mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh theo

sản lượng Q. Đối với doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có thể xác định

mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh theo doanh thu và có thể xác định bằng

cách biến đổi công thức trên để tính như sau:

DOL = Q(P V)

Q(P V) F

= Q(P V) F F

EBIT

DOL = EBIT F

EBIT

Ví dụ: Một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm A, giá bán đơn vị sản phẩm là

200.000đồng. Chi phí cố định kinh doanh là 600 triệu đồng; chi phí biến đổi là

160.000đồng/sản phẩm. Yêu cầu xác định sản lượng hòa vốn kinh tế của doanh

nghiệp và mức độ đòn bẩy kinh doanh ở mức sản xuất 25.000 sản phẩm A.

Căn cứ số liệu trên, có thể xác định được sản lượng hòa vốn kinh tế của doanh nghiệp:

Qh = 000.160000.200

000.000.600

= 15.000 Sản phẩm A

Mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh ở mức khối lượng sản xuất 25.000 đơn

vị sản phẩm là:

DOL = 000.000.600)000.160000.200(000.25

)000.160000.200(000.25

= 2,5

Mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh phản ánh ở mức sản xuất 25.000 sản

phẩm, nếu doanh nghiệp tăng thêm được 1% sản lượng hàng bán sẽ làm tăng thêm

2,5% lợi nhuận trước lãi vay và thuế, nếu sản lượng hàng bán giảm đi 1% sẽ làm

lợi nhuận trước lãi vay và thuế giảm bớt 2,5% lợi nhuận trước lãi vay và thuế.

Page 6: BÀI 7: RỦI RO VÀ ĐÒN BẨY CỦA DOANH NGHIỆPeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/FIN102/Giao trinh/10...Bài 7: Rủi ro và đòn bẩy của doanh nghiệp 148 FIN102_Bai7_v2.0013107202

Bài 7: Rủi ro và đòn bẩy của doanh nghiệp

152 FIN102_Bai7_v2.0013107202

Xem xét đòn bẩy kinh doanh của doanh nghiệp có thể nhận thấy:

o Ở những mức sản lượng tiêu thụ sản phẩm hay doanh thu khác nhau thì mức

độ tác động của đòn bẩy kinh doanh cũng có sự khác nhau.

o Mức độ tác động đòn bẩy kinh doanh cũng là một trong những thước đo mức

độ rủi ro của doanh nghiệp.

Ý nghĩa của đòn bẩy kinh doanh

Nghiên cứu đòn bẩy kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nhà quản trị

doanh nghiệp. Nó giúp cho các nhà quản trị thấy được mối quan hệ giữa thị trường

yếu tố đầu ra với quyết định về quy mô kinh doanh và quyết định đầu tư vào các loại

tài sản; từ đó, đưa ra quyết định đầu tư một cách hợp lý nhằm gia tăng trực tiếp lợi

nhuận trước lãi vay và thuế để rồi gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu hay thu

nhập trên một cổ phần, đồng thời phải tính đến rủi ro kinh doanh có thể gặp phải.

7.2. Rủi ro tài chính và đòn bẩy tài chính

7.2.1. Rủi ro tài chính

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp sử dụng

vốn vay hay nợ vay, một mặt nhằm bù đắp sự thiếu

hụt vốn, mặt khác nhằm hy vọng gia tăng tỷ suất lợi

nhuận chủ sở hữu (ROE) hoặc thu nhập trên một cổ

phần (EPS), nhưng đồng thời cũng làm tăng thêm

rủi ro cho doanh nghiệp, đó là rủi ro tài chính.

Rủi ro tài chính là sự dao động hay tính khả biến

tăng thêm của tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu

hoặc thu nhập trên một cổ phần và làm tăng thêm

xác suất mất khả năng thanh toán khi doanh

nghiệp sử dụng vốn vay và các nguồn tài trợ khác

có chi phí cố định tài chính.

Việc sử dụng vốn vay tạo ra khả năng cho doanh nghiệp tăng được tỷ suất lợi

nhuận vốn chủ sở hữu nhưng cũng làm cho tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu có

thể có mức độ dao động lớn hơn. Khi tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (ROAE)

mà doanh nghiệp tạo ra lớn hơn chi phí sử dụng vốn vay sẽ làm gia tăng tỷ suất

lợi nhuận vốn chủ sở hữu, nhưng nếu tỷ suất sinh lời của tài sản thấp hơn chi phí

sử dụng vốn vay thì càng làm giảm sút nhanh hơn tỷ suất sinh lời vốn chủ sở

hữu. Mặt khác, doanh nghiệp sử dụng vốn vay làm nảy sinh nghĩa vụ tài chính

phải thanh toán lãi vay cho các chủ nợ bất kể doanh nghiệp đạt được mức độ lợi

nhuận trước lãi vay và thuế là bao nhiêu, đồng thời doanh nghiệp phải có nghĩa

vụ hoàn trả vốn gốc cho các chủ nợ đúng hạn. Doanh nghiệp càng sử dụng nhiều

vốn vay thì nguy cơ mất khả năng thanh toán càng lớn. Như vậy, việc sử dụng

vốn vay đã ẩn chứa rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong quá

trình kinh doanh.

Page 7: BÀI 7: RỦI RO VÀ ĐÒN BẨY CỦA DOANH NGHIỆPeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/FIN102/Giao trinh/10...Bài 7: Rủi ro và đòn bẩy của doanh nghiệp 148 FIN102_Bai7_v2.0013107202

Bài 7: Rủi ro và đòn bẩy của doanh nghiệp

FIN102_Bai7_v2.0013107202 153

7.2.2. Đòn bẩy tài chính

7.2.2.1. Khái niệm về đòn bẩy tài chính

Khái niệm

Đòn bẩy tài chính là thể hiện mức độ sử dụng vốn vay trong nguồn vốn của doanh

nghiệp với hy vọng gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu hay thu nhập trên

một cổ phần của công ty.

Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính doanh nghiệp được thể hiện ở hệ số nợ. Doanh

nghiệp có hệ số nợ cao thể hiện doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính ở mức độ cao và

ngược lại.

Đòn bẩy tài chính ảnh hưởng tới:

o Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu: doanh nghiệp sử dụng nợ vay, một mặt

nhằm bù đắp sự thiếu hụt vốn trong hoạt động kinh doanh, mặt khác hy vọng

gia tăng được tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Bởi lẽ, khi sử dụng vốn vay,

doanh nghiệp phải trả lãi tiền vay – đây là khoản chi phí cố định tài chính, nếu

doanh nghiệp tạo ra được khoản lợi nhuận trước lãi vay và thuế từ vốn vay lớn

thì sau khi trả lãi tiền vay và nộp thuế thu nhập, phần lợi nhuận còn lại dôi ra là

thuộc chủ sở hữu doanh nghiệp.

Tuy nhiên, việc sử dụng đòn bẩy tài chính không phải lúc nào cũng đưa lại kết

quả tích cực cho chủ sở hữu doanh nghiệp nó cũng có thể gây ra tác động tiêu

cực đối với doanh nghiệp khi doanh nghiệp sử dụng không hiệu quả số vốn

vay, nếu số lợi nhuận trước lãi vay và thuế được tạo ra từ sử dụng vốn vay nhỏ

hơn số lãi tiền vay phải trả thì nó làm giảm sút nhanh hơn tỷ suất lợi nhuận vốn

chủ sở hữu và nếu doanh nghiệp bị thua lỗ thì càng bị lỗ nặng nề hơn.

Có thể nhận thấy những điều nêu trên qua công thức dưới đây:

Lợi nhuận sau thuế (NI) Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)

= Vốn chủ sở hữu (E)

Hay:

NI ROE =

E

Nếu gọi:

EBIT: Lợi nhuận trước lãi vay và thuế;

ROAE: Tỷ suất sinh lời của tài sản hay tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh;

D: Vốn vay;

VKD: Tổng số vốn kinh doanh;

I: Lãi tiền vay phải trả;

i : Lãi suất vay vốn;

t: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.

Page 8: BÀI 7: RỦI RO VÀ ĐÒN BẨY CỦA DOANH NGHIỆPeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/FIN102/Giao trinh/10...Bài 7: Rủi ro và đòn bẩy của doanh nghiệp 148 FIN102_Bai7_v2.0013107202

Bài 7: Rủi ro và đòn bẩy của doanh nghiệp

154 FIN102_Bai7_v2.0013107202

Ta có:

(EBIT – I) (1 – t) ROE =

E

[ROAE (D + E) – D i] (1 – t)ROE =

E

ROAE D + ROA E – D iROE =

E (1 – t)

ROAE E + D(ROAE – i) ROE =

E (1 – t)

Vậy: E E

DROE ROA (ROA i) (1 t)

E

Qua công thức trên cho thấy: (1 – t) là một hằng số, do vậy tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA), lãi suất vay vốn và mức độ hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu.

Có 3 trường hợp đáng chú ý:

Trường hợp 1:

Nếu ROAE > i thì doanh nghiệp càng sử dụng nhiều vốn vay càng gia tăng nhanh được tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Trong trường hợp này đòn bẩy tài chính khuyếch đại tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên cũng ẩn chứa rủi ro tài chính lớn đối với doanh nghiệp.

Trường hợp thứ 2:

Nếu ROAE < i thì doanh nghiệp càng sử dụng nhiều vốn vay tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu càng bị giảm sút nhanh so với không sử dụng nợ vay. Trong trường hợp này đòn bẩy tài chính khuyếch đại giảm tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu hay và rủi ro tài chính càng lớn.

Trường hợp thứ 3:

Nếu ROAE = i thì tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu trong tất cả các trường hợp: không sử dụng vốn vay, sử dụng nhiều vốn vay hoặc ít vốn cũng sẽ đều bằng nhau và chỉ có sự khác nhau về mức độ rủi ro.

o Tác động của đòn bẩy tài chính đến thu nhập một cổ phần

Khi thay đổi việc sử dụng vốn vay sẽ dẫn đến việc thay đổi thu nhập trên một cổ phần (EPS). Có thể hiểu điều đó qua ví dụ sau:

Ví dụ: Một Công ty cổ phần chuyên sản xuất kinh doanh sản phẩm A. Công ty dự kiến kế hoạch sản xuất kinh doanh như sau:

Về doanh thu: Dự kiến nếu nền kinh tế phát triển bình thường có thể đạt mức doanh thu thuần 2.000 triệu đồng/năm; nền kinh tế tăng trưởng nhanh, doanh thu thuần là 3.000 triệu đồng/năm; nền kinh tế suy thoái, doanh thu thuần là 1.000 triệu đồng/năm.

Page 9: BÀI 7: RỦI RO VÀ ĐÒN BẨY CỦA DOANH NGHIỆPeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/FIN102/Giao trinh/10...Bài 7: Rủi ro và đòn bẩy của doanh nghiệp 148 FIN102_Bai7_v2.0013107202

Bài 7: Rủi ro và đòn bẩy của doanh nghiệp

FIN102_Bai7_v2.0013107202 155

Về chi phí: Chi phí cố định là 400 triệu đồng/năm. Tổng chi phí biến đổi là 60% doanh thu thuần.

Công ty phải nộp thuế thu nhập với thuế suất 40%.

Để thực hiện kế hoạch trên, dự kiến số vốn cho hoạt động kinh doanh là 2.000 triệu đồng. Công ty xem xét hai phương án huy động vốn:

Tài trợ 100% bằng vốn cổ phần và nếu như vậy sẽ phát hành 100.000 cổ phần phổ thông.

Tài trợ 50% bằng vốn cổ phần, 50% bằng vốn vay và như vậy, phải phát hành 50.000 cổ phần phổ thông và vay vốn 1.000 triệu đồng với lãi suất vay vốn là 12%/năm.

Như vậy, phương án 1 huy động vốn Công ty không sử dụng đòn bẩy tài chính;

Phương án 2, Công ty sử dụng đòn bẩy tài chính. Tác động của đòn bẩy tài chính đến thu nhập một cổ phần của Công ty được thể hiện qua bảng tính sau:

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nền kinh tế

suy thoái Nền kinh tế bình hường

Nền kinh tế tăng trưởng nhanh

I. Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT)

1. Doanh thu thuần 1.000 2.000 3.000

2. Tổng chi phí cố định kinh doanh 400 400 400

3. Tổng chi phí biến đổi 600 1200 1.800

4. Tổng chi phí sản xuất kinh doanh 1.000 1.600 2.200

5. Lợi nhuận trước lãi vay và thuế 0 400 800

II. Trường hợp không sử dụng vốn vay

1. Lợi nhuận trước lãi vay và thuế 0 400 800

2. Lãi tiền vay 0 0 0

3. Lợi nhuận trước thuế 0 400 800

4. Thuế thu nhập (40%) 0 160 320

5. Lợi nhuận sau thuế 0 240 480

6. Thu nhập một cổ phần (EPS) 0 0,0024 0,0048

III. Trường hợp sử dụng vốn vay 50%

1. Lợi nhuận trước lãi vay và thuế 0 400 800

2. Lãi tiền vay (12%) 120 120 120

3. Lợi nhuận trước thuế (120) 280 680

4. Thuế thu nhập (40%) (48) 112 272

5. Lợi nhuận sau thuế (72) 168 408

6. Thu nhập một cổ phần (EPS) (0,00144) 0,00336 0,00816

Thu nhập một cổ phần của Công ty

Qua bảng trên cho thấy, trong điều kiện bình thường Công ty đạt được tỷ suất sinh lời

kinh tế của tài sản (ROAE) lớn hơn lãi suất tiền vay thì việc sử dụng đòn bẩy tài chính

đã làm gia tăng thu nhập một cổ phần mặc dù cả 2 trường hợp: Không vay vốn, vay

vốn đều có lợi nhuận trước lãi vay và thuế là giống nhau. Khi nền kinh tế tăng trưởng

Page 10: BÀI 7: RỦI RO VÀ ĐÒN BẨY CỦA DOANH NGHIỆPeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/FIN102/Giao trinh/10...Bài 7: Rủi ro và đòn bẩy của doanh nghiệp 148 FIN102_Bai7_v2.0013107202

Bài 7: Rủi ro và đòn bẩy của doanh nghiệp

156 FIN102_Bai7_v2.0013107202

nhanh, Công ty đạt được lợi nhuận trước lãi vay và thuế cao hơn, việc sử dụng đòn

bẩy tài chính đã làm cho thu nhập cổ phần của Công ty có tốc độ tăng trưởng cao hơn

nhiều so với trường hợp không vay vốn. Nhưng ngược lại, nếu lợi nhuận thuế lãi vay

và thuế giảm sút, việc sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ làm cho thu nhập một cổ phần

giảm sút nhanh hơn và nếu Công ty bị thua lỗ thì cổ đông phải gánh chịu sự thua lỗ

nặng nề hơn so với trường hợp Công ty không sử dụng vốn vay.

o Điểm cân bằng vốn lợi nhuận trước lãi vay và thuế (Điểm cân bằng EBIT)

Nhìn chung, với cách thức tài trợ hoàn toàn bằng vốn cổ phần và cách thức tài

trợ có sử dụng vốn vay, mặc dù lợi nhuận trước lãi vay và thuế đạt được ở mức

như nhau, nhưng thu nhập một cổ phần (hay tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu)

có sự khác nhau. Tuy vậy, có thể tìm được một mức lợi nhuận trước lãi vay và

thuế mà khi đạt được mức lợi nhuận này đều đưa đến thu nhập một cổ phần là

như nhau cho dù có sự khác nhau về cách tài trợ nêu trên, đó là điểm cân bằng

lợi nhuận trước lãi vay và thuế.

Vậy, điểm cân bằng lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT indifference point) là

một mức lợi nhuận trước lãi vay và thuế mà với mức lợi nhuận đó đạt được sẽ

đưa lại thu nhập một cổ phần là như nhau dù cho tài trợ bằng vốn vay hay tài trợ

bằng cổ phần thường. Có thể tìm được điểm cân bằng EBIT bằng cách giải

phương trình sau:

(EBITI – I1)(1 – t) (EBITI – I2)(1 – t)

SH1

=SH2

Trong đó:

EBITI: Điểm cân bằng lợi nhuận trước lãi vay và thuế.

I1: Lãi vay phải trả nếu tài trợ bằng phương án thứ nhất.

I2: Lãi vay phải trả nếu tài trợ bằng phương án thứ hai.

t: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.

SH1: Số cổ phần phổ thông lưu hành, nếu tài trợ bằng phương án thứ nhất.

SH2: Số cổ phần phổ thông lưu hành, nếu tài trợ bằng phương án thứ hai.

Với thí dụ ở phần trên có thể tìm được điểm cân bằng lợi nhuận trước lãi vay

và thuế của Công ty như sau:

(EBITI – I1) (1 – 0,4) (EBITI – 120.000.000) (1 – 0,4)

100.000 =

50.000

EBITI 0,6 50.000 = (EBITI – 120.000.000) 0,6 100.000

30.000 EBITI = 60.000 EBITI – 7.200.000.000

EBITI = 240.000.000 đồng.

Như vậy, cả 2 phương án tài trợ đều đưa lại EPS = 1.440đồng/cổ phần, có thể

thấy điểm cân bằng EBIT qua đồ thị sau:

Page 11: BÀI 7: RỦI RO VÀ ĐÒN BẨY CỦA DOANH NGHIỆPeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/FIN102/Giao trinh/10...Bài 7: Rủi ro và đòn bẩy của doanh nghiệp 148 FIN102_Bai7_v2.0013107202

Bài 7: Rủi ro và đòn bẩy của doanh nghiệp

FIN102_Bai7_v2.0013107202 157

Điểm cân bằng EBIT

Xem xét điểm cân bằng lợi nhuận trước lãi vay và thuế cũng là một trong

những căn cứ giúp cho doanh nghiệp lựa chọn phương án tài trợ có lợi hơn.

Nếu lợi nhuận trước lãi vay và thuế đạt được thấp hơn điểm cân bằng EBIT

thì phương thức tài trợ bằng cổ phiếu phổ thông đưa lại thu nhập 1 cổ phần

cao hơn so với phương án tài trợ có sử dụng vốn vay.

Nếu EBIT đạt được vượt qua điểm cân bằng EBIT thì sử dụng tài trợ có sử

dụng vốn vay sẽ mang lại thu nhập một cổ phần cao hơn sử dụng tài trợ có

sử dụng vốn vay.

Việc xem xét điểm cân bằng EBIT có thể mở rộng xem xét phương án tài trợ bằng

vốn vay với mức độ sử dụng đòn bẩy khác nhau hay các phương án tài trợ khác.

o Tác động của đòn bẩy tài chính đền thuế thu nhập doanh nghiệp – khoản

tiết kiệm thuế từ sử dụng vốn vay

Khi doanh nghiệp sử dụng vốn vay cũng có nghĩa là doanh nghiệp đã sử dụng đòn bẩy tài chính. Việc sử dụng vốn vay không chỉ giúp cho doanh nghiệp giải quyết vấn đề thiếu hụt về vốn mà nó còn đưa lại cho doanh nghiệp khoản lợi về thuế thu nhập. Bởi lẽ, nếu doanh nghiệpsử dụng vốn vay thì lãi tiền vay phải trả được coi là một khoản chi phí hợp lý và được trừ vào phần thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Như vậy, doanh nghiệp phải nộp thuế thu nhập ít hơn so với trường hợp sử dụng tài trợ bằng vốn chủ sở hữu. Đây là một lợi ích chủ

3.336

3.000

1.000

1.440

2.000

2.400

-1.440

100 200 300 400 240

EPS (1.000đ)

50% vốn vay

100% vốn cổ phần

Điểm cân bằng EBIT

EBIT

(1 triệu đồng)

4.000

Page 12: BÀI 7: RỦI RO VÀ ĐÒN BẨY CỦA DOANH NGHIỆPeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/FIN102/Giao trinh/10...Bài 7: Rủi ro và đòn bẩy của doanh nghiệp 148 FIN102_Bai7_v2.0013107202

Bài 7: Rủi ro và đòn bẩy của doanh nghiệp

158 FIN102_Bai7_v2.0013107202

yếu của việc sử dụng vốn vay. Khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp ít hơn đó được các nhà kinh tế gọi là khoản tiết kiệm thuế hay “lá chắn thuế của lãi vay” và có thể xác định theo công thức sau:

BI = I t

Trong đó:

BI: Khoản tiết kiệm thuế do sử dụng vốn vay hay “lá chắn thuế của lãi vay” tính cho 1 năm.

I: Lãi vay vốn phải trả trong năm.

t: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.

o Tác động của đòn bẩy tài chính đến chi phí sử dụng vốn và giá cổ phần

Như các phần trên đã nêu, khi doanh nghiệp sử dụng vốn vay tức là đã sử dụng đòn bẩy tài chính, lãi tiền vay phải trả được coi là một khoản chi phí hợp lý và được trừ vào phần thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Khoản tiết kiệm thuế đã khiến cho chi phí sử dụng vốn vay thấp hơn so với sử dụng các nguồn tài trợ khác. Nhìn nhận một cách trực quan thuần túy, dường như việc sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ làm cho chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp giảm đi. Tuy nhiên, tác động của đòn bẩy tài chính đến chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp không hoàn toàn đơn giản như vậy. Có thể thấy rõ điều này hơn khi xem xét chi phí sử dụng vốn của công ty cổ phần.

Tác động của đòn bẩy tài chính khi sử dụng vốn:

Khi bắt đầu sử dụng đòn bẩy tài chính, do tác động của việc tiết kiệm thuế từ sử dụng vốn vay đã làm cho chi phí sử dụng vốn bình quân của công ty giảm. Nếu các yếu tố khác như nhau, một sự gia tăng sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ kéo theo rủi ro tài chính tăng thêm. Các nhà đầu tư cung cấp vốn cho công ty sẽ xem xét mức độ rủi ro này để ấn định tỷ suất sinh lời đòi hỏi của họ. Khi doanh nghiệp gia tăng sử dụng nợ thì rủi ro tài chính cũng gia tăng; do đó, các nhà đầu tư sẽ gia tăng tỷ suất sinh lời đòi hỏi. Mặc dù vậy, trong giai đoạn đầu gia tăng sử dụng nợ, hiệu ứng tiết kiệm thuế do sử dụng vốn vay vẫn lớn hơn sự gia tăng tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư, kết quả là chi phí sử dụng vốn bình quân của công ty vẫn tiếp tục giảm xuống. Tuy nhiên, khi sử dụng đòn bẩy tài chính vượt quá một giới hạn nào đó, nguy cơ mất khả năng thanh toán của công ty tăng cao, rủi ro tài chính tăng mạnh, các nhà cho vay sẽ đòi hỏi một lãi suất cao hơn, các nhà đầu tư khác cung cấp vốn dưới hình thức vốn cổ phần phổ thông vốn cổ phần ưu đãi cũng yêu cầu một tỷ suất sinh lời cao hơn và khi đó, chi phí sử dụng vốn bình quân của công ty sẽ tăng lên.

Tác dụng của đòn bẩy tới giá cổ phiếu:

Đòn bẩy tài chính cũng tác động rất lớn tới giá cổ phiếu của công ty trên thị trường. Việc tác động đó cũng không đơn giản, một chiều.

Sử dụng đòn bẩy tài chính trong một mức độ nhất định sẽ làm cho chi phí bình quân sử dụng vốn của công ty giảm thấp đồng thời gia tăng được thu nhập trên một cổ phần; với các điều kiện khác không thay đổi, khi đó các nhà đầu tư sẽ

Page 13: BÀI 7: RỦI RO VÀ ĐÒN BẨY CỦA DOANH NGHIỆPeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/FIN102/Giao trinh/10...Bài 7: Rủi ro và đòn bẩy của doanh nghiệp 148 FIN102_Bai7_v2.0013107202

Bài 7: Rủi ro và đòn bẩy của doanh nghiệp

FIN102_Bai7_v2.0013107202 159

lạc quan trước triển vọng của công ty và xu hướng giá cổ phiếu của công ty sẽ tăng lên. Tuy nhiên, nếu sử dụng đòn bẩy quá mức vượt qua một giới hạn nhất định sẽ làm cho chi phí sử dụng vốn bình quân của công ty tăng lên đồng thời rủi ro tài chính cũng tăng cao, khi đó giá cổ phiếu của công ty sẽ giảm đi. Ngay cả khi lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) của công ty trước triển vọng lạc quan với EBIT dự kiến đạt được vượt qua điểm hòa vốn EBIT nhưng nếu việc sử dụng đòn bẩy quá mức, rủi ro tài chính sẽ tăng quá cao, khi đó các nhà đầu tư trên thị trường sẽ nhận biết được mặc dù tỷ suất sinh lời của công ty tăng lên nhưng không đủ bù đắp được rủi ro tài chính tăng thêm và các nhà đầu tư sẽ phản ứng lại bằng cách ấn định 1 hệ số P/E thấp và sẽ dẫn đến giá cổ phiếu của công ty sẽ sụt giảm dù cho thu nhập trên một cổ phần của công ty có tăng lên.

7.2.2.2. Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính

Như đã xem xét ở các phần trên cho thấy, đòn bẩy kinh doanh tác động trực tiếp đến lợi nhuận trước lãi vay và thuế, còn đòn bẩy tài chính tác động đến lợi nhuận sau thuế hay tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Khi doanh nghiệp đã sử dụng nợ vay cũng có nghĩa là doanh nghiệp đã sử dụng đòn bẩy tài chính và lãi vay là một khoản chi phí tài chính cố định, khi đó một sự thay đổi nhỏ của lợi nhuận trước lãi vay và thuế cũng gây ra tác động làm thay đổi với một tỷ lệ cao hơn về tỷ suất lợi nhuận vốn chủ hữu (hay thu nhập trên một cổ phần EPS đối với công ty cổ phần). Như vậy, đối với doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính thì tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu nhạy cảm cao

hơn trước sự biến động của lợi nhuận trước lãi vay và thuế.

Để đánh giá ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến tỷ suất lợi nhuận vốn chủ hữu (hay EPS) người ta sử dụng thước đo được gọi là mức độ tác động của đòn bẩy tài

chính (DFL).

Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính là tỷ lệ thay đổi của tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (hay EPS) phát sinh do sự thay đổi của lợi nhuận trước lãi vay và thuế được xác định theo công thức sau:

Tỷ lệ thay đổi của tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (hay EPS) Mức độ tác động của đòn

bẩy tài chính (DFL) =

Tỷ lệ thay đổi của lợi nhuận trước lãi vay và thuế

Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính phản ánh khi lợi nhuận trước lãi vay và thuế tăng lên hay giảm đi 1% thì tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (hay PS) sẽ tăng lên hay giảm đi bao nhiêu phần trăm.

Từ công thức (1) có thể biến đổi:

Gọi EBIT: Lợi nhuận trước lãi vay và thuế;

I: Lãi tiền vay phải trả;

Q: Sản lượng sản phẩm tiêu thụ;

P: Giá bán 1 sản phẩm;

V: Chi phí biến đổi cho một đơn vị sản phẩm;

F: Tổng chi phí cố định kinh doanh;

(1)

Page 14: BÀI 7: RỦI RO VÀ ĐÒN BẨY CỦA DOANH NGHIỆPeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/FIN102/Giao trinh/10...Bài 7: Rủi ro và đòn bẩy của doanh nghiệp 148 FIN102_Bai7_v2.0013107202

Bài 7: Rủi ro và đòn bẩy của doanh nghiệp

160 FIN102_Bai7_v2.0013107202

Tre: Tỷ lệ thay đổi tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu;

TEBIT: Tỷ lệ thay đổi lợi nhuận trước lãi vay và thuế;

NI : Số tăng, giảm lợi nhuận sau thuế;

Ta có: Tre =

NINI ( EBIT I) (1 t)E

NI NI (EBIT I) (1 t)E

Do I = 0, nên Tre = EBIT

EBIT I

Mặt khác ta có: EBIT

EBITT

EBIT

Vậy:

EBITEBIT EBITEBIT IDFL

EBIT (EBIT I) EBITEBIT

EBIT

DFLEBIT I

Hay: DFL = Q(P V) F

Q(P V) F I

Ví dụ: Một doanh nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh loại sản phẩm A có số vốn kinh doanh là 100 triệu đồng, trong đó vốn vay là 50 triệu đồng với lãi suất vay vốn là 10%/năm. Năm tới dự kiến có khả năng tiêu thụ 10.000 sản phẩm với giá 20.000 đồng/sản phẩm, chi phí biến đổi cho 1 sản phẩm là 14.000 đồng và tổng chi phí cố định kinh doanh của doanh nghiệp là 40 triệu đồng.

Với tình hình và số liệu trên có thể xác định được mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính:

I = 50 triệu đồng 10% = 5 triệu đồng

EBIT = 10.000 (20.000 - 14.000) - 40 triệu = 20 triệu đồng

20 triệu Vậy: DFL =

20 triệu – 5 triệu 1,33

Hoặc có thể tính :

10.000 (20.000 – 14.000) – 40 DFL =

10.000 (20.000 – 14000) – 40 – 5 1,33

Như vậy, tại mức lợi nhuận trước lãi vay và thuế là 20 triệu đồng nếu doanh nghiệp tăng thêm hoặc giảm bớt 1% số lợi nhuận này thì tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu sẽ tăng thêm hoặc giảm bớt 1,33%.

Từ những điều nêu trên có thể nhận thấy: ở mỗi mức lợi nhuận trước lãi vay và thuế khác nhau thì mức độ tác động của đòn bẩy tài chính cũng có khác nhau.

Page 15: BÀI 7: RỦI RO VÀ ĐÒN BẨY CỦA DOANH NGHIỆPeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/FIN102/Giao trinh/10...Bài 7: Rủi ro và đòn bẩy của doanh nghiệp 148 FIN102_Bai7_v2.0013107202

Bài 7: Rủi ro và đòn bẩy của doanh nghiệp

FIN102_Bai7_v2.0013107202 161

Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính cũng là một trong những thước đo cho phép đánh giá mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp.

Có thể sử dụng mức độ tác động của đòn bẩy tài chính để xác đinh lại tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (2) khi có sự thay đổi lợi nhuận trước lãi vay và thuế theo công thức sau:

ROE1 = ROE0 + ROE0 (DFL TEBIT)

Trong đó:

ROE0: Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu gốc hay ban đầu.

ROE 1: Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu mới hay xác định lại

TEBIT: Tỷ lệ thay đổi lợi nhuận trước lãi vay và thuế.

Tương tự như vậy, đối với công ty cổ phần có thể xác định lại EPS

EPS1 = EPS0 + EPS0(DEL TEBIT)

7.3. Đòn bẩy tổng hợp

Trong các phần trước đã nghiên cứu từng đòn bẩy của doanh nghiệp: Đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính. Trong thực tế, các doanh nghiệp thường sử dụng kết hợp cả hai đòn bẩy trong nỗ lực gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu hay thu nhập cho cổ đông. Sự kết hợp cả hai đòn bẩy như vậy tạo ra đòn bẩy tổng hợp.

Mức độ tác động của đòn bẩy tổng hợp (DTL) được xác định theo công thức sau:

DTL = DOL DFL

Tỷ lệ thay đổi lợi nhuận trước lãi vay và thuế

Tỷ lệ thay đổi của tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (hoặc EPS)

DTL= Tỷ lệ thay đổi của doanh thu tiêu thụ hoặc

sản lượng tiêu thụ

Tỷ lệ thay đổi của lợi nhuận trước

lãi vay và thuế

Tỷ lệ thay đổi của tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (hoặc EPS) Vậy DTL =

Tỷ lệ thay đổi của doanh thu tiêu thụ hay sản lượng tiêu thụ

Do đó, mức độ tác động của đòn bẩy tổng hợp phản ánh tỷ lệ thay đổi của tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (hoặc EPS) khi doanh thu tiêu thụ hay sản lượng tiêu thụ có sự thay đổi. Đây là kết quả tác động kết hợp của đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính đến tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu và rủi ro của doanh nghiệp.

Qua mức độ tác động của đòn bẩy tổng hợp cho biết khi doanh thu tiêu thụ tăng lên hoặc giảm đi 1% thì tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (hoặc EPS) tăng lên hoặc giảm đi bao nhiêu phần trăm.

Mức độ tác động của đòn bẩy tổng hợp còn có thể được xác định bằng công thức.

DTL = Q(P V)

Q(P V ) F I

Với ví dụ trên về công ty A có thể xác định được mức độ tác động của đòn bẩy tổng hợp ở mức 10.000 sản phẩm hay ở mức doanh thu 200 triệu đồng:

Page 16: BÀI 7: RỦI RO VÀ ĐÒN BẨY CỦA DOANH NGHIỆPeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/FIN102/Giao trinh/10...Bài 7: Rủi ro và đòn bẩy của doanh nghiệp 148 FIN102_Bai7_v2.0013107202

Bài 7: Rủi ro và đòn bẩy của doanh nghiệp

162 FIN102_Bai7_v2.0013107202

DTL = 10.000(20.000 14.000)

10.000(20.000 14.000) 40 5

= 4,0

Qua đó, cho thấy ở mức doanh thu 200 triệu đồng nếu doanh thu tăng thêm hoặc giảm bớt 1% thì tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu sẽ tăng thêm hoặc giảm bớt 4%.

Như vậy, ở mỗi mức doanh thu hay sản lượng tiêu thụ khác nhau thì mức độ tác động của đòn bẩy tổng hợp cũng có sự khác nhau. Mức độ tác động của đòn bẩy tổng hợp cũng là một thước đo cho phép đánh giá mức độ rủi ro tổng thể của doanh nghiệp bao hàm rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính.

Vấn đề quan trọng khi xem xét đòn bẩy tổng hợp đối với nhà quản trị tài chính doanh nghiệp là cần phải sử dụng phối hợp hai loại đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính để sao cho gia tăng được tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (hay EPS) đồng thời phải đảm bảo sự an toàn tài chính cho doanh nghiệp.

Page 17: BÀI 7: RỦI RO VÀ ĐÒN BẨY CỦA DOANH NGHIỆPeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/FIN102/Giao trinh/10...Bài 7: Rủi ro và đòn bẩy của doanh nghiệp 148 FIN102_Bai7_v2.0013107202

Bài 7: Rủi ro và đòn bẩy của doanh nghiệp

FIN102_Bai7_v2.0013107202 163

TÓM LƯỢC CUỐI BÀI

Rủi ro kinh doanh và đòn bẩy kinh doanh: khái niệm và các yếu tố ảnh hưởng tới rủi ro trong kinh doanh. Đòn bẩy kinh doanh: khái niệm, mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh và ý nghĩa của việc nghiên cứu đòn bẩy kinh doanh.

Rủi ro tài chính và đòn bẩy tài chính: khái niệm, nguyên nhân và tác động của rủi ro tài chính tới hoạt động kinh doanh. Đòn bẩy tài chính: khái niệm và các chỉ tiêu đo lường mức độ đòn bẩy tài chính và tác động của đòn bẩy tài chính đến tỷ suất sinh lời và thu nhập của một cổ phần.

Đòn bẩy tổng hợp: Khái niệm, chỉ tiêu đo lường mức độ đòn bẩy tổng hợp, mức độ tác động của đòn bẩy tổng hợp.

Page 18: BÀI 7: RỦI RO VÀ ĐÒN BẨY CỦA DOANH NGHIỆPeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/FIN102/Giao trinh/10...Bài 7: Rủi ro và đòn bẩy của doanh nghiệp 148 FIN102_Bai7_v2.0013107202

Bài 7: Rủi ro và đòn bẩy của doanh nghiệp

164 FIN102_Bai7_v2.0013107202

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Hãy phân tích mối quan hệ giữa việc sử dụng đòn bẩy kinh doanh và sản lượng hòa vốn kinh tế của doanh nghiệp?

2. Tại sao có thể nói doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy kinh doanh như sử dụng con dao hai lưỡi?

3. Hãy phân tích tác động của đòn bẩy tài chính tới tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu và rủi ro tài chính của doanh nghiệp?

4. Tại sao hai doanh nghiệp cùng kinh doanh trong một ngành với quy mô và điều kiện kinh doanh giống nhau và đều đạt được tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (ROAE) như nhau nhưng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) lại có thể rất khác nhau?

5. Tại sao các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp cần phải phối hợp sử dụng đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính?

BÀI TẬP

Bài tập 1

Doanh nghiệp tư nhân Tiến Thành chuyên sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm, có tài liệu sau về năm N:

Sản lượng tiêu thụ trong năm là 3.000 sản phẩm, với giá bán 200.000 đồng/sản phẩm.

Tổng chi phí cố định kinh doanh: 80 triệu đồng.

Chi phí biến đổi cho 1 sản phẩm bằng 70% giá bán.

Yêu cầu:

1. Xác định lợi nhuận trước lãi vay và thuế của doanh nghiệp?

2. Xác định mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh của doanh nghiệp tại mức sản lượng 3.000 sản phẩm?

3. Vận dụng thước đo mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh( DOL) hãy xác định nếu sản lượng tiêu thụ tăng thêm được 10% thì lợi nhuận trước lãi vay và thuế tăng được bao nhiêu phần trăm (%) và đạt được bao nhiêu triệu đồng?

Bài tập 2

Công ty cổ phần Lộc Phát chuyên sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm, có tài liệu năm N dự kiến như sau:

Doanh thu bán hàng: 3.000 triệu đồng. Tổng chi phí cố định kinh doanh là 400 triệu đồng. Tỷ lệ chi phí biến đổi trên doanh thu là 60%.

Tổng vốn vay là 4.000 triệu đồng với lãi suất 10%/năm.

Cổ phần thường đang lưu hành là 75.000 cổ phần.

Thuế suất thuế TNDN là 25%.

Yêu cầu:

1. Xác định thu nhập 1 cổ phần (EPS) của công ty năm N?

2. Xác định đòn bẩy kinh doanh, đòn bẩy tài chính và đòn bẩy tông hợp của công ty?

3. Dựa vào kết quả ở câu 2, hãy cho biết:

Page 19: BÀI 7: RỦI RO VÀ ĐÒN BẨY CỦA DOANH NGHIỆPeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/FIN102/Giao trinh/10...Bài 7: Rủi ro và đòn bẩy của doanh nghiệp 148 FIN102_Bai7_v2.0013107202

Bài 7: Rủi ro và đòn bẩy của doanh nghiệp

FIN102_Bai7_v2.0013107202 165

Nếu lợi nhuận trước lãi vay và thuế tăng 10% thì thu nhập 1 cổ phần sẽ tăng thêm được bao nhiêu đồng?

Nếu doanh thu bán hàng tăng 10% thì lợi nhuận trước lãi vay và thuế tăng thêm bao nhiêu đồng và thu nhập 1 cổ phần tăng thêm bao nhiêu đồng?

Bài tập 3

Một công ty cổ phần chuyên sản xuất kinh doanh loại sản phẩm A có tài liệu năm N như sau:

Tổng sản phẩm dự tính tiêu thụ trong năm là 20.000 sản phẩm, giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng là 120.000 đồng/sản phẩm.

Chi phí sản xuất kinh doanh trong năm:

o Chi phí biến đổi cho 1sản phẩm bằng 50% giá bán chưa có thuế giá trị GTGT.

o Tổng chi phí cố định kinh doanh là 600 triệu đồng (không bao gồm lãi tiền vay).

Công ty phải nộp thuế thu nhập với thuế suất 25%.

Tổng số vốn sản xuất kinh doanh bình quân sử dụng là 2.500 triệu đồng, trong đó 40% là vốn vay với lãi suất vay vốn 10%/năm.

Yêu cầu:

1. Xác định tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu năm N của công ty?

2. Xác định mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh (DOL), đòn bẩy tài chính (DFL) và đòn bẩy tổng hợp (DTL) của công ty tại mức mức sản lượng 20.000 sản phẩm?

3. Nếu công ty có thể tăng thêm được 10% sản lượng tiêu thụ, hãy vận dụng mức độ đòn bẩy tổng hợp để xác định tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu là bao nhiêu?

Bài tập 4

Một Công ty cổ phần có tình hình sau:

Số cổ phiếu thường đang lưu hành là 160.000 cổ phiếu (không có cổ phần ưu đãi). Với cơ sở vật chất kinh doanh như năm trước, Công ty dự kiến trong năm tới đạt được lợi nhuận trước thuế là 500 triệu đồng.

Hiện Công ty đang cân nhắc việc đầu tư thêm sản xuất sản phẩm A với hai phương án sản xuất đều có khả năng sản xuất tiêu thụ 2.000 sản phẩm/năm:

Đơn vị tính: triệu đồng

Phương án 1 Phương án 2

1. Tổng chi phí cố định kinh doanh trong năm 280 175

2. Chi phí biến đổi cho 1 sản phẩm 0,27 0,33

o Giá bán sản phẩm A chưa có thuế giá trị gia tăng là 480.000 đồng/sản phẩm.

o Để thực hiện một trong hai dự án trên, cần số vốn đầu tư là 900 triệu đồng, công ty dự kiến sử dụng 40% bằng vốn vay với lãi suất 10%/năm, số vốn còn lại sử dụng vốn chủ sở hữu.

o Công ty phải nộp thuế thu nhập với thuế suất 25%.

Yêu cầu:

1. Hãy cho biết phương án sản xuất nào sẽ làm cho lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) sẽ bị giảm sút nhiều hơn nếu sản lượng tiêu thụ sản phẩm không đạt được mức dự kiến là 2.000 sản phẩm?

Page 20: BÀI 7: RỦI RO VÀ ĐÒN BẨY CỦA DOANH NGHIỆPeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/FIN102/Giao trinh/10...Bài 7: Rủi ro và đòn bẩy của doanh nghiệp 148 FIN102_Bai7_v2.0013107202

Bài 7: Rủi ro và đòn bẩy của doanh nghiệp

166 FIN102_Bai7_v2.0013107202

2. Xác định mức độ tác động của đòn bẩy tài chính của công ty đối với mỗi phương án trên?

3. Xác định mức độ tác động của đòn bẩy tông hợp của từng phương án và dựa vào đó hãy cho biết phương án nào có rủi ro tổng thể cao hơn?

Bài tập 5

Hai doanh nghiệp A và doanh nghiệp B có tài liệu dưới đây:

TT Chỉ tiêu ĐV tính Doanh nghiệp A Doanh nghiệp B

1 Sản lượng tiêu thụ Chiếc 100.000 100.000

2 Giá bán 1 sản phẩm Đồng 20.000 25.000

3 Chi phí biến đổi cho 1 sản phẩm Đồng 17.000 10.000

4 Tổng chi phí cố định kinh doanh Đồng 60.000.000 625.00.000

5 Lãi tiền vay phải trả Đồng 100.000.000 175.000.000

6 Thuế suất thuế thu nhập % 25 25

Yêu cầu:

1. Hãy xác định mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh(DOL), đòn bẩy tài chính (DFL) và đòn bẩy tổng hợp(DTL) của từng doanh nghiệp?

2. Dựa trên kết quả ở câu 1, hãy so sánh nhận xét về rủi ro của hai doanh nghiệp?