52
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ------------------- NGUYỄN THỊ QUỲNH HƯƠNG BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 62 22 01 21 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM HUẾ - NĂM 2016

BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM

  • Upload
    vonhi

  • View
    224

  • Download
    5

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

-------------------

NGUYỄN THỊ QUỲNH HƯƠNG

BIỂU TƯỢNG ĐÁ

TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 62 22 01 21

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

VĂN HỌC VIỆT NAM

HUẾ - NĂM 2016

Page 2: BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM

Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị An

TS. Hà Ngọc Hòa

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Phản biện 3:

Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế họp

tại: .......................................................................................................

.............................................................................................................

Vào hồi … giờ ... ngày ……… tháng ……… năm ...........................

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Trường Đại học Khoa học.

Page 3: BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC

LIÊN QUAN ĐÃ CÔNG BỐ

1. Motif đá thiêng trong truyền thuyết dân gian người Việt, 2015,

Tạp chí Khoa học công nghệ, Đại học Đà Nẵng, tập 95, số 10, tr. 40 –

44.

2. Motif vật hóa đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam, 2016, Bản tin

Đại học Huế, số 98, tr.103 - 106

3. Đá thiêng hiển linh trong truyền thuyết dân gian Việt Nam, 2016, Tạp

chí Nghiên cứu văn học, số 3 (529), tr. 108 – 118.

4. Hình tượng ngọc trong truyền thuyết dân gian người Việt, 2016, Tạp chí

Khoa học (Đại học Huế), số 8 (122), tr.99 - 110..

Page 4: BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Đá là sự vật gắn kết với loài người từ thuở hồng hoang bởi con người

trú thân trong hang đá, mượn cạnh sắc của đá để làm công cụ săn bắt, nhờ

cái cứng rắn của đá mà tạo ra lửa sưởi ấm và nấu chín thức ăn,… Ngay cả

khi con người trở về với đất, đá là một trong những lựa chọn đầy tin cậy để

gởi gắm thể xác hay làm vật đồng hành trên con đường đến cõi khác. Con

người tìm thấy sự an yên và sức mạnh của mình từ đá nên như một điều

hiển nhiên, con người tin và thờ phụng vị thần đá. Chính sự gắn bó chặt chẽ

này đã phần nào lý giải vai trò của tục thờ đá trong đời sống của con người.

Trong văn học dân gian Việt Nam, truyền thuyết là thể loại có sự liên

kết chặt chẽ với những biến thiên lịch sử của dân tộc, đồng thời thể hiện rõ

nét nhất cảm quan lịch sử của người nghệ sĩ dân gian. Bằng khả năng tích

hợp nhiều lớp nghĩa một cách hiệu quả trong chiều dài thời gian lịch sử,

biểu tượng đá có mối liên hệ chặt chẽ với nội dung và nghệ thuật trần thuật

của thể loại truyền thuyết. Thông qua việc lưu giữ biểu tượng đá, tục thờ

cúng đá cùng các dạng thức của đá, truyền thuyết Việt Nam đã lưu lại dấu

ấn của sự giao thoa tín ngưỡng, văn hóa ở Việt Nam và sức mạnh của nhân

vật lịch sử, của cộng đồng dân tộc. Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, có

hai truyền thuyết thể hiện những lớp nghĩa đặc biệt của biểu tượng đá là

Thai Dương phu nhân và Kì Thạch phu nhân. Trong luận án này, sau

khi phân tích các vấn đề lý thuyết, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu trường

hợp hai truyền thuyết trên bởi các lý do sau: a) Với đặc trưng của mình,

hai truyền thuyết đã phản ánh những biến chuyển về lịch sử và văn hóa,

tín ngưỡng của vùng đất Thừa Thiên Huế, nơi có sự xếp chồng các lớp

văn hóa (Việt, Chăm); b) Đây là những truyền thuyết được ghi chép vào

các thư tịch khá sớm và vẫn đang “sống” tại địa phương với nhiều dị

bản; c) Hai truyền thuyết này có mối quan hệ chặt chẽ với tín ngưỡng

dân gian thông qua sự hiện diện của đền/ miếu và hình thức thờ cúng. Vì

Page 5: BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM

2

vậy, tính đa nghĩa và sợi dây liên kết của biểu tượng đá từ truyền thuyết

đến tín ngưỡng, văn hóa trong Thai Dương phu nhân và Kì Thạch phu

nhân là tương đối dễ nhận ra. Là người đang giảng dạy văn học dân gian

tại trường đại học ở Huế, việc nghiên cứu biểu tượng đá qua hai trường

hợp trên không chỉ thuận lợi trong quá trình điền dã cho chúng tôi mà

thông qua việc khảo sát và nghiên cứu trường hợp văn hóa dân gian tại

địa phương, chúng tôi còn có thể mở rộng hiểu biết về văn học dân gian,

lịch sử và văn hóa Thừa Thiên Huế.

Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài Biểu tượng đá trong

truyền thuyết dân gian Việt Nam để nghiên cứu trong luận án.

2. Mục tiêu nghiên cứu:

Giải mã các lớp nghĩa của biểu tượng đá trong các bản kể truyền

thuyết và trong các trầm tích văn hóa của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Biểu tượng đá

Phạm vi nghiên cứu: Truyền thuyết dân gian Việt Nam

4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Cách tiếp cận

- Cách tiếp cận văn học dân gian

- Cách tiếp cận văn hóa học

- Cách tiếp cận nhân học

4.2. Phương pháp nghiên cứu

- Phân tích tài liệu thứ cấp

- Điền dã

4.3. Thao tác nghiên cứu: thống kê, phân tích và so sánh loại hình

5. Đóng góp khoa học của luận án

Thứ nhất, hệ thống hóa tư liệu về nghiên cứu biểu tượng và biểu

tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam, đem đến những đánh giá

tổng quan về tình hình nghiên cứu.

Page 6: BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM

3

Thứ hai, phân tích biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam

từ các góc độ: ý nghĩa biểu tượng, cấu trúc trần thuật, nhằm khẳng định sự

phong phú về lớp nghĩa của biểu tượng đá và kiến giải vai trò của đá trong cấu

trúc truyện kể và nghệ thuật xây dựng nhân vật truyền thuyết.

Thứ ba, thông qua biểu tượng đá, chúng tôi chỉ ra mối liên hệ giữa

truyền thuyết dân gian với tín ngưỡng thờ đá.

Thứ tư, nghiên cứu trường hợp Thai Dương phu nhân và Kỳ Thạch

phu nhân – hai truyền thuyết tiêu biểu của Việt Nam trên địa bàn tỉnh Thừa

Thiên Huế có biểu tượng đá để góp phần minh giải mối liên hệ truyền

thuyết và tín ngưỡng thờ đá và minh chứng cho sự dung hòa tín ngưỡng

trong quá trình sinh tồn của người Việt.

6. Cấu trúc luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội

dung chính của luận án được triển khai trong 4 chương:

Chương 1: Lý thuyết biểu tượng và tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 2: Biểu tượng đá và hệ thống nghĩa của biểu tượng đá trong

truyền thuyết dân gian Việt Nam

Chương 3: Cấu trúc trần thuật của dạng truyện kể dân gian có sử

dụng biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam

Chương 4: Biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian và tín ngưỡng

dân gian: nghiên cứu trường hợp Thai Dương phu nhân và Kỳ Thạch phu nhân

CHƯƠNG 1

LÝ THUYẾT BIỂU TƯỢNG

VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Lý thuyết biểu tượng và nghiên cứu văn học dân gian từ lý thuyết

biểu tượng

1.1.1. Lý thuyết biểu tượng

Biểu tượng là một thuật ngữ xuất hiện trong đời sống thường ngày và

Page 7: BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM

4

đời sống học thuật. Bản chất của biểu tượng là khó xác định cho nên việc

xác định ý nghĩa còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Điều đó cho thấy

nghiên cứu biểu tượng phải là ngành khoa học liên ngành với nhiều hướng

tiếp cận khác nhau. Các lĩnh vực ngôn ngữ học, nhân học và ký hiệu học

được xem là cốt lõi để nghiên cứu biểu tượng. Đối với ký hiệu học, đóng

góp quan trọng nhất của L. Hjelmlev là sự phân biệt “ký hiệu học biểu

thị” với “ký hiệu học hàm nghĩa”. Còn R. Barthes đã cụ thể hóa tính “hệ

thống kép” đặc trưng của ngôn ngữ biểu tượng. Với phương pháp tiếp cận

cụ thể, ký hiệu học đã hạn chế được tính khó xác định của biểu tượng.

Hướng tiếp cận nhân học trong nghiên cứu biểu tượng cũng đã được

Raymond Firth khái quát thế mạnh trong Biểu tượng: Chung và Riêng. Với

phương pháp chuyên biệt như điền dã thực địa hay quan sát tham dự, nhân

học là giải pháp để khám phá biểu tượng trong chính môi trường “sống”

của nó. Ngoài ra, Claude Levi-Strauss đã có đóng góp lớn cho việc nghiên

cứu biểu tượng. Cấu trúc luận đã tạo nền tảng để ký hiệu học và nhân học

nghiên cứu biểu tượng với những hướng tiếp cận hiệu quả khác nhau.

Chúng tôi thiết nghĩ, sự lựa chọn hướng tiếp cận phải phù thuộc vào

đặc trưng của mỗi biểu tượng. Đồng thời, vai trò của các cách tiếp cận

trong quá trình nghiên cứu biểu tượng cũng sẽ đậm nhạt khác nhau.

1.1.2. Nghiên cứu văn học dân gian từ lý thuyết biểu tượng

Hướng nghiên cứu biểu tượng trong văn học dân gian xuất hiện từ khá

lâu ở nước ta. Với Thi pháp ca dao (1993, NXB Đại học Quốc gia), Nguyễn

Xuân Kính được đánh giá là một trong những người tiên phong trong nghiên

cứu biểu tượng của văn học dân gian Việt Nam. Tuy nhiên, phải đến những

năm cuối thế kỷ XX, lý thuyết về biểu tượng và các phương pháp tiếp cận

nghiên cứu biểu tượng mới thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên

cứu. Năm 1999, “Những biểu tượng không gian thiêng trong truyền thuyết

dân gian người Việt” của Trần Thị An (Những vấn đề lí luận và lịch sử văn

học - Viện Văn học) là một trong số công trình đầu tiên soi chiếu biểu tượng

Page 8: BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM

5

văn học đặt từ nền tảng văn hóa. Nguyễn Thị Bích Hà là tác giả đã sử dụng

lý thuyết mã văn hóa để nghiên cứu văn học dân gian trong bài viết “Mã và

mã văn hóa” (2006) đăng trên Văn hóa dân gian. Xét đến thời điểm hiện nay,

Nghiên cứu văn học dân gian từ mã văn hóa (2014, NXB Đại học Sư phạm)

của Bích Hà là công trình đầu tiên chuyên sâu nghiên cứu văn học dân gian

theo khuynh hướng biểu tượng luận. Năm 2014, Nghiên cứu biểu tượng –

Một số hướng tiếp cận lý thuyết của Đinh Hồng Hải có thể xem là công trình

đầu tiên giới thiệu một cách hệ thống lý thuyết về biểu tượng ở Việt Nam.

Bài viết “Đi tìm bản sắc văn hóa dân tộc qua thế giới biểu tượng” của

Nguyễn Văn Hậu đã khẳng định vai trò của biểu tượng trong sự nhận chân

bản sắc của dân tộc. Hướng nghiên cứu này được quan tâm hơn trong thời

gian gần đây: “Phê bình cổ mẫu và cổ mẫu Nước trong văn chương Việt

Nam” (Nguyễn Thị Thanh Xuân), “Từ truyền thuyết rồng Thăng Long khám

phá biểu tượng rồng trong truyền thuyết dân gian Việt Nam” (2011) đăng

trên Nghiên cứu văn học của Nguyễn Thị Thanh Lưu,…

Có thể thấy nghiên cứu văn học dân gian từ lý thuyết biểu tượng chỉ

mới được đề cập đến trong lượng công trình khiêm tốn và phần lớn mang

tính ứng dụng để nghiên cứu một số trường hợp cụ thể.

1.2. Các công trình nghiên cứu Đá ở Việt Nam

1.2.1. Công trình về tín ngưỡng thờ đá

Công trình Văn hóa tín ngưỡng và thực hành tôn giáo người Việt

(2010) của Cadiere là bức tranh toàn cảnh về tục thờ đá ở Việt Nam và mối

quan hệ giữa truyện cổ dân gian về đá thiêng và tín ngưỡng thờ đá. Về đá

trong văn học dân gian, Tìm hiểu văn hóa dân gian Việt Nam trong bối cảnh

văn hóa Đông Nam Á (Đinh Gia Khánh, 1993) và Tín ngưỡng thành hoàng

Việt Nam (Nguyễn Duy Hinh, 1996), thông qua truyện Man Nương, đã cho

thấy vai trò của truyện cổ dân gian trong việc truy nguyên và hỗ trợ nghiên cứu

tín ngưỡng, tôn giáo. Với “Thờ đá trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam”

(2004) đăng trên Văn hóa dân gian, Nguyễn Việt Hùng đã làm rõ mối quan

Page 9: BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM

6

hệ giữa tín ngưỡng thờ đá với các tín ngưỡng, tôn giáo bản địa và ngoại lai

ở Việt Nam. Trong Sự tích vọng phu và tín ngưỡng thờ đá ở Việt Nam

(2011, NXB Văn hóa thông tin), tác giả còn khảo sát kiểu truyện vọng phu

và đặt trong sự đối sánh với tín ngưỡng thờ đá. Qua điền dã và thống kê

truyện cổ người Việt ở Thuận Hóa, Hồ Quốc Hùng cũng đã nỗ lực giải mã

các lớp tín ngưỡng thờ đá trong “Thử nhận diện dấu vết tín ngưỡng Chăm

qua nhóm truyện cổ người Việt ở Thuận Hóa” (Tuyển tập 40 năm Viện Văn

học, 1999, NXB thành phố Hồ Chí Minh).

Từ thực tế nghiên cứu, hầu hết các công trình đã cho thấy vai trò và

vị trí của tục thờ đá trong đời sống tâm linh của người dân Việt, mối quan

hệ tương tác giữa văn học dân gian và tín ngưỡng, văn hóa.

1.2.2. Công trình nghiên cứu Đá với tư cách biểu tượng

Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới (2002, NXB Đà Nẵng) của Jean

Chevalier và Alain Gheerbrant là công trình nghiên cứu biểu tượng hệ thống

nhất hiện nay, là một bảng tra cứu giúp chúng tôi định hướng giải mã biểu

tượng đá trong truyền thuyết. Trong Những đỉnh núi du ca – một lối tìm về cá

tính H’Mông (2014, NXB Thế giới), dù không đi sâu phân tích đá mồ côi

nhưng Nguyễn Mạnh Tiến đã chỉ ra lớp nghĩa riêng của đá trong văn hóa

H’Mông. Bài viết “Những biểu tượng không gian thiêng trong truyền thuyết

dân gian người Việt” (1999, Những vấn đề lí luận và lịch sử văn học, Viện

Văn học) của Trần Thị An đã làm rõ tính phổ quát và tính khu biệt của biểu

tượng đá trong truyền thuyết. Hai bài viết khác của tác giả Nguyễn Huy

Bỉnh, “Truyền thuyết dân gian xứ Bắc về các thần tự nhiên” và “Truyền

thuyết Thạch tướng quân trong mối quan hệ với tín ngưỡng thờ đá”, đã phác

họa mối quan hệ giữa truyền thuyết về đá thiêng và tín ngưỡng thờ đá.

Công trình nghiên cứu đá với tư cách là biểu tượng chiếm số lượng

khiêm tốn nhưng đã có thành tựu bước đầu trong việc khẳng định giá trị

văn hóa của biểu tượng đá và chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa biểu tượng

đá trong truyền thuyết với tục thờ đá ở các địa phương.

Page 10: BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM

7

1.2.3. Công trình nghiên cứu motif Đá trong truyện kể dân gian Việt

Nam (thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích)

Bài viết “Môtíp đá thiêng/hóa đá và tín ngưỡng thờ đá trong truyện

kể dân gian Nam Đảo” (2007) in trong Truyện kể dân gian các tộc người

Nam Đảo ở Việt Nam (NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh) của

Phan Xuân Viện chỉ mới dừng lại ở giới thiệu và phân tích, liên hệ một cách

điểm xuyết motif đá thiêng/ hóa đá và tín ngưỡng thờ đá. Với phạm vi khảo

sát rộng cả về thể loại lẫn dân tộc, công trình cho thấy sự phong phú và đa

dạng trong dạng thức tồn tại của đá.

1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu và hướng triển khai đề tài

1.3.1. Đánh giá tình hình nghiên cứu

Biểu tượng đá trong các tác phẩm văn học dân gian chủ yếu được đề

cập đến trong các công trình về tín ngưỡng thờ đá. Rất ít công trình nghiên

cứu về đá trong văn học dân gian, đặc biệt với tư cách là biểu tượng trong

truyền thuyết. Hầu hết nghiên cứu theo phương pháp khảo sát văn bản kết

hợp điền dã để có thể khái quát được đời sống của đá trong tác phẩm và tín

ngưỡng của người dân địa phương.

1.3.2. Hướng triển khai đề tài

Thống kê và phân loại sự xuất hiện của đá trong truyền thuyết dân

gian Việt Nam. Nghiên cứu biểu tượng đá từ cấu trúc trần thuật của dạng

truyện kể có sử dụng biểu tượng đá trong truyền thuyết. Nghiên cứu trường

hợp Thai Dương phu nhân và Kỳ Thạch phu nhân, trong mối quan hệ với

tục thờ đá, cũng như tín ngưỡng, văn hóa khác.

Từ việc tổng thuật tình hình nghiên cứu vấn đề biểu tượng và biểu

tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam, có thể nhận thấy rằng,

mặc dù hướng nghiên cứu đá trong truyền thuyết và tín ngưỡng dân gian từ

góc độ biểu tượng chưa được khai thác nhiều nhưng đã đưa lại những kết

quả bước đầu quan trọng để hiểu sâu hơn chiều sâu văn hóa của truyền

thuyết và tín ngưỡng dân gian. Tiếp tục đi sâu bóc tách các lớp nghĩa của

Page 11: BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM

8

biểu tượng đá như những trầm tích văn hóa và phân tích cấu trúc nghệ thuật

của truyền thuyết dân gian về biểu tượng đá là việc làm của các chương

tiếp theo của luận án.

CHƯƠNG 2

BIỂU TƯỢNG ĐÁ VÀ HỆ THỐNG NGHĨA CỦA BIỂU TƯỢNG ĐÁ

TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM

2.1. Biểu tượng đá và các lớp nghĩa của biểu tượng đá trong văn hóa thế

giới và Việt Nam

2.1.1. Biểu tượng đá và các hướng tiếp cận biểu tượng đá ở Việt Nam

Hầu hết truyền thuyết không xác định loại/ dạng đá (vật liệu), cũng

không chú ý đến màu sắc cụ thể của đá nên chỉ có thể xếp đá trong truyền

thuyết thành hai loại lớn: đá thô tự nhiên và đá đã được đẽo gọt. Ngoài ra,

chúng tôi đã chú ý đến hai dạng thức: ngọc và ngôi sao. Với ngôi sao, chúng

tôi xin có những lý giải sau: Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới đã đưa ra

định dạng “đá trời”; Năm 2015, khi giám định để trao bằng Bảo trợ cho di

sản văn hóa phi vật thể Mo Mường Hòa Bình, Liên hiệp các hội UNESCO

Việt Nam đã đánh giá thiên thạch là một trong những công cụ hỗ trợ liên

quan chặt chẽ; Hình thức xuất hiện của ngôi sao phần lớn được miêu tả “sa

vào miệng”, “sa xuống” rất giống với kiểu đá trên trời rơi xuống và khi miêu

tả sự tiếp nhận của người mẹ, tác giả dân gian chú ý đến hành động “nuốt”.

Về hướng tiếp cận biểu tượng đá ở Việt Nam, phần lớn các công trình

chúng tôi khảo sát trong chương 1 đều giải mã trên nền tảng liên ngành với

nhiều cách tiếp cận, dù có công trình chưa định danh cụ thể đối tượng đá là

“biểu tượng” nhưng đã phần nào gợi ra vai trò và giá trị biểu tượng của đá.

2.1.2. Các lớp nghĩa của biểu tượng đá trong văn hóa thế giới và Việt Nam

qua các công trình nghiên cứu

Đặc điểm của đá (cứng rắn, độ bền vững cao, không thể bẻ cong,…)

chính là những cơ sở để trí tưởng tượng của con người hình thành các lớp

Page 12: BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM

9

nghĩa. “Biểu tượng luôn luôn đa chiều” cho nên lớp nghĩa còn là kết quả

của sự xâu chuỗi “tương quan” hay sự liên kết những mặt “đối kháng” giữa

các đặc điểm, thậm chí là lớp nghĩa đầu tiên của đá. Sự hình thành này còn

phụ thuộc vào văn hóa và quan niệm của mỗi cộng đồng.

“Phân ly và tái hợp” đã trở thành một đặc tính của biểu tượng. Sự

giải mã nghĩa của biểu tượng sẽ nhìn nhận từ: Khả năng tiếp nhận của người

đọc, nghĩa quy ước của cộng đồng và sự liên kết giữa dấu hiệu chỉ dẫn của

biểu tượng với các chi tiết khác trong văn bản. Do đó, việc “tái hợp” nghĩa

sẽ vừa mang tính khách quan vừa đậm dấu ấn cá nhân.

Các công trình nghiên cứu về tín ngưỡng thờ đá từ Văn hóa tín

ngưỡng và thực hành tôn giáo người Việt (Leopold Cadiere) cho đến “Thờ đá

trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam” (Nguyễn Việt Hùng),… đều khẳng

định đá là sự hiện diện của thánh thần. Sự tích vọng phu và tín ngưỡng thờ

đá ở Việt Nam của Nguyễn Việt Hùng, “Thử nhận diện dấu vết tín ngưỡng

Chăm qua nhóm truyện cổ người Việt ở Thuận Hóa” của Hồ Quốc Hùng,…

cho rằng vị thần trong đá là sự hội tụ hình ảnh của thần linh và tổ tiên. Trần

Thị An lại định hình giá trị biểu trưng của đá cụ thể ngay trong “Những

biểu tượng không gian thiêng trong truyền thuyết dân gian người Việt”:

không gian đá – sự sống trong trạng thái tĩnh.

Trong tình hình nghiên cứu về đá hiện nay ở Việt Nam, số lượng công

trình khá giới hạn, đặc biệt tiếp cận từ hướng biểu tượng lại càng ít, do đó các

lớp nghĩa được chúng tôi thống kê sơ lược ở trên chỉ mới là sự bắt đầu có tính

định hướng cho quá trình khám phá biểu tượng đá trong truyền thuyết.

2.2. Các lớp nghĩa tiêu biểu của biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian

Việt Nam

2.2.1. Sự sống trong trạng thái tĩnh

Thứ nhất, đá hóa người – Đất Mẹ: Sự tích Tiên Lạp Thạch tướng

quân, Sự tích Thiên Bồng nhà Lý, Sự tích Thiên Đá và Đường Lô đánh

giặc Ân. Mối quan hệ giữa đá với nhân vật là mẫu tử, dù đá chỉ “bà mẹ

Page 13: BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM

10

nuôi/ mang tính tạm thời” của thần linh trước khi bước vào cõi trần gian.

Thứ hai, đá thô tự nhiên có hình dáng giống con người – nơi trú

ngụ của thần linh: tượng đá (Sự tích Thổ Thống và Nại Nương thời Hùng

Vương), và đá giống hình người (Truyền thuyết tượng nghè). Điều kiện

tiên quyết để đá được rước vào miếu để thờ cúng, đó là tảng đá phải linh

thiêng, tạo niềm tin ở người dân về sự tồn tại của một vị thần.

Thứ ba, đá – nơi tạm trú linh hồn khi chuyển kiếp: chỉ xuất hiện duy

nhất trong Lương Thế Vinh. Ở đây, đá là nơi trú ngụ tạm thời, nhưng lại là

của một con người trong quá trình chuyển kiếp.

Chính bởi tất cả các lớp nghĩa đó, đá ẩn giấu một sức sống bất biến

với thời gian để như một lối ẩn dụ về tính thiêng của nhân vật truyền

thuyết, của niềm tin tâm linh.

2.2.2. Sự tái sinh trong ngưỡng vọng

Thứ nhất, núi đá – hóa thân của con người: Truyện cái khiên, Sự tích

núi Sầm Sơn và Núi Bà Đội Om. Có thể nói cả ba truyền thuyết đều cho thấy

núi đá là sự hóa thân của con người để tạc nên dáng hình của xứ sở.

Thứ hai, núi đá – hóa thân của vật. Lớp nghĩa này có thể chia làm hai

tiểu dạng phụ thuộc vào vật được hóa núi đá: Vật mang tính thiện: phượng

hoàng (Núi Phượng Hoàng), ngựa và bộ yên ngựa (Mã Yên Sơn), chú voi

què (Chú voi què hóa đá). Chính hành trạng của những vật này trong mối

quan hệ với nhân vật lịch sử hoặc đời sống của người dân đã tạo ra sự tái

sinh “đời đá” của sự vật. Vật mang tính ác: yêu tinh (Sự tích núi Sậu), quái

vật (Sự tích sông Kinh Thầy). Hầu hết đá được hóa thân trong các trường hợp

trên đều mang ý nghĩa lưu lại chiến tích của nhân vật lịch sử.

Thứ ba, ngọc – hóa thân của nhân vật. Dạng thức này chỉ xuất

hiện duy nhất trong Truyện Rùa vàng. Những yếu tố hư cấu liên quan đến

ngọc hình thành trên nền tảng của sự quan sát và liên tưởng tinh tế, với

nhiều ngụ ý tốt lành của nhân dân dành cho nhân vật Mị Châu.

Chúng tôi xem sự hóa thân thành đá là một hình thức tái sinh bởi lẽ

Page 14: BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM

11

không chỉ danh xưng, hình dáng của nhân vật truyền thuyết được bảo lưu

mà chính xác là vong hồn mang sức mạnh của người/ vật đã được gìn giữ,

ngưỡng vọng trong tâm thức của cộng đồng, dân tộc.

2.2.3. Sự hiện diện của thần linh

Thứ nhất, đá được đẽo gọt: chó đá (Lương Thế Vinh, Sự tích Hạc Lai

và Vũ Cố giúp Lê Lợi đánh giặc Minh), ngựa đá (Thần miếu Độ Mi). Có thể

thấy ở đá được đẽo gọt trong truyền thuyết dân gian Việt Nam, tính linh

thiêng không phải bị mất đi, mà là được tạo ra, hoặc được tăng thêm.

Thứ hai, ngôi sao. Chúng tôi chỉ xin đề cập đến ngôi sao trong dạng

kể trực tiếp của motif sinh nở thần kỳ và ngôi sao trong cái chết thần kỳ của

nhân vật: Sự tích Đức Thiên Cang thời Hùng Vương, Sự tích Hùng Hải, Đỗ

Huy thời Hùng Vương. Ngôi sao - đá trời đã trở thành một biểu tượng cho

sự giáng sinh của thần linh, là sự liên thông của trời đất ở nhân vật.

“Sự có mặt đích thực” của thần linh trong truyền thuyết không phải

chỉ là sự hiện hữu ở tín ngưỡng thờ đá với vị thần đá duy nhất tồn tại trong

đá mà đôi khi lại là vong hồn của tổ tiên neo đậu trong đá hay là sự giáng

sinh thành người của thần đá trời giữa cõi trần.

2.2.4. Ý niệm chuyển vị

Cần lưu ý rằng sự chuyển vị được đề cập đến ở đây chính là hiệu ứng

đá mang lại cho chủ thể sở hữu đá và là sự chuyển đổi từ “bóng tối đến ánh

sáng, từ không hoàn thiện đến hoàn thiện”.

Thứ nhất, đá thô tự nhiên có/ không có hình dạng cụ thể: tảng đá

lớn (Truyện cái khiên) và đá thề bồi (Sự tích suối Rắn). Tính linh thiêng

không thuộc về vị thần trú ngụ trong đá mà là phép màu thần kỳ do đá sở hữu

hoặc có thể đem đến cho nhân vật trong truyền thuyết.

Thứ hai, ngọc có phép màu là sự chuyển vị cho nhân vật từ “không

hoàn thiện đến hoàn thiện”: Vợ ba Cai Vành, Ông Tả Giám Đàn, Cầu làng

Sải. Tuy nhiên phần lớn các viên ngọc này khó có thể xác định loại ngọc và

ít nhiều có mặt hạn chế, hoặc khả năng bị “giải thiêng” là luôn hiện hữu.

Page 15: BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM

12

Ý niệm chuyển vị là lớp nghĩa đặc biệt của đá trong truyền thuyết dân

gian Việt Nam, thiên về khuynh hướng là sự dõi theo, phù trợ của vong hồn tổ

tiên. Đồng thời, giá trị chuyển vị của biểu tượng đá đối với nhân vật không bất

biến cho nên nó gợi ý thức về sự gìn giữ và trân trọng.

Quan niệm “Đá cũng là vật sống và mang lại sự sống” [19, tr. 269]

đã được quán triệt thống nhất trong truyền thuyết. Vậy nên, biểu tượng đá

là sự vay mượn của tác giả nhằm bất tử hóa nhân vật lịch sử, thể hiện lòng

tôn kính đối với họ và những chiến tích của họ. Ngoài ra, Đá còn là sự yêu

quý, tưởng vọng của nhân dân dành cho những sự vật đã góp công trong

các chiến thắng của nhân vật. Đá đôi khi còn mang dáng dấp của tổ tiên

đang bảo bọc làng xóm, trấn yên những thế lực tà ác, và nỗ lực gìn giữ mưa

thuận gió hòa cho con dân. Dường như mỗi thế hệ đã qua vẫn trú ngụ để

dõi theo, phù trợ trong lớp vỏ đá tưởng vô tri vô giác, và cũng có khi họ đã

hóa thân cho vẻ đẹp của đất nước.

CHƯƠNG 3

CẤU TRÚC TRẦN THUẬT

CỦA DẠNG TRUYỆN KỂ SỬ DỤNG BIỂU TƯỢNG ĐÁ

TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM

3.1. Đá trong giấc mơ điềm báo của truyền thuyết dân gian Việt Nam

3.1.1. Đá là phần thưởng cho việc tu thân tích đức

Trong kết cấu này, theo thiển ý của chúng tôi, mối quan hệ giữa những

đấng sinh thành ra nhân vật lịch sử với báu vật đá tạo ra một liên kết mang

tính nguyên nhân – hệ quả: Sự tích năm anh em Minh Công, Tín Công, Cao

Công, Thạch Công và Dung Nương thời Hùng Vương, Sự tích hai anh em

Phạm Quang, Phạm Huy thời Lý, ... Cha mẹ của các nhân vật lịch sử đều có

lối sống hiền lành, thuộc gia đình tử tế, không phân biệt giàu nghèo. Ngoài

ra, họ còn có chung một hoàn cảnh, đã lớn tuổi nhưng hiếm đường con cái.

Chính hai đặc điểm này đã khiến con trở thành “báu vật trời ban”. Và cần

Page 16: BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM

13

lưu ý, nhân vật lịch sử của truyền thuyết phải là “hình mẫu lý tưởng về đức

hạnh” và ở đây, dường như tác giả dân gian đã mở rộng phạm vi lý tưởng

này, vượt ra khỏi giới hạn bản thể của nhân vật. Nghĩa là truyền thuyết đã

đề cập đến sự mẫu mực ở cả bậc sinh thành và gia thế của nhân vật lịch sử.

Đá cũng giống như các dạng báu vật khác của truyền thuyết là vật

tặng mang tính điều kiện, và đồng thời là vật mang tính tượng trưng cho

nhân vật lịch sử. Tuy nhiên, nếu như việc xây dựng kết cấu nhân – quả với

nhân vật cha mẹ sống phúc đức, hiếm muộn đã được công thức hóa trong

thần tích thì sự lựa chọn các dạng đá để trao tặng và có tầm ảnh hưởng đến

nhân vật lịch sử đã cho thấy các quan niệm về đá của người dân Việt.

3.1.2. Đá là hiện thân của nhân vật lịch sử trong giấc mơ điềm báo

Theo khảo sát của chúng tôi, là vật báu ông trời ban tặng trong giấc

mơ điềm báo, đá tồn tại với 3 dạng thức: đá, ngôi sao và ngọc. Hầu hết đá

đều chỉ được nhắc đến trong một chi tiết cụ thể và phần lớn không có sự

giải mã để gắn kết mối quan hệ giữa đá được trao tặng trong giấc mơ và

nhân vật lịch sử được sinh ra: Sự tích Thổ Thống và Nại Nương thời Hùng

Vương, Sự tích năm anh em Minh Công,...

Khác biệt đáng chú ý nhất ở vật báu ngôi sao là hầu hết đều không

phải do thần trao tặng mà chỉ đơn giản “sa vào miệng – nuốt”/ “rơi xuống

bụng” của người mẹ. Theo chúng tôi, tác giả dân gian có thể đã ví ngôi sao

như một hạt giống của sự sống được ông trời gieo vào người mẹ. Song tính

liên kết giữa ngôi sao và nhân vật lịch sử gần như không có, ngoài việc

nhân vật lịch sử luôn được xem là sự giáng sinh của thần, thánh nên mang

vóc dáng và trí tuệ hơn người: Sự tích Ngọn Côn và Thuấn Nghị đời Lê

Thái Tổ, Truyện tam vị thiên thần thời Trưng Vương,...

Ngọc trong giấc mơ điềm báo đa dạng về chủng loại và được xác

định khá rõ ràng. Tuy nhiên tính chất lỏng lẻo trong liên kết tương đồng

giữa ngọc với nhân vật lịch sử cũng vẫn tồn tại. Hầu hết các giấc mơ về

ngọc, cũng giống như đá và ngôi sao đều không được giải mã một cách kỹ

Page 17: BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM

14

càng. Bài ký về Hưởng Lãm Mai Hắc Đế là tác phẩm duy nhất được tác giả

chú tâm miêu tả ngọc và giải mã giấc mơ điềm báo.

Tuy liên kết giữa các dạng đá với sự phi thường trong hành trạng của

nhân vật lịch sử có thể còn lỏng lẻo, nhưng việc lựa chọn đá đã cho thấy vai

trò của đá trong đời sống của cư dân Việt. Đồng thời, đá góp phần đặc tả tính

chất linh thiêng của nhân vật lịch sử trong truyền thuyết dân gian. Vì vậy, đá

vừa mang điềm lành trong giấc mơ tiên tri vừa là biểu tượng của sự sống.

3.2. Đá trong motif hiển linh của truyền thuyết dân gian Việt Nam

3.2.1. Đá và sự hiển linh của nhân thần

Nhóm nhân thần trong truyền thuyết thường có tần suất hiển linh

không cao. Và ý nghĩa của motif hiển linh thuộc dạng này chính là một

hình thức “bất tử hóa” nhân vật lịch sử, thể hiện niềm tin và ngưỡng vọng

của nhân dân dành cho họ. Tuy nhiên, tính lịch sử của nhân thần ở đây cần

phải được làm rõ. Bởi lẽ không phải nhân thần nào cũng là nhân vật có thật

trong lịch sử (Cao Lỗ trong Quả Nghị Cương Chính Uy Huệ vương), mà có

thể đó chỉ là hiện tượng “lịch sử hóa” truyền thuyết (nàng Bích Châu trong

Đền thiêng ở cửa biển), hoặc chúng tôi không tìm được một cứ liệu nào

khác (Chiêu Khanh và Đông Long trong Thần miếu Độ Mi).

Đá là hiện thân cho nguồn gốc thiên thần của nhân vật lịch sử, tăng

tính thiêng riêng cho truyền thuyết và góp phần khẳng định sự bền vững,

bất tử cùng thời gian của nhân vật lịch sử. Dù trong truyền thuyết dân gian,

đá là nguồn gốc, là báu vật trao tặng hay đơn giản chỉ là vỏ “ứng đồng” thì

chúng tôi vẫn thấy trong đá dư ảnh huyền thoại của nhân vật lịch sử.

3.2.2. Đá và sự hiển linh của thiên thần

Thiên thần trong trường hợp này phần lớn là thần đá và sự hiển linh

trong truyền thuyết nhằm khẳng định uy quyền tối thượng của các vị thần,

tô đậm thêm niềm tin của nhân dân giành cho họ và tín ngưỡng. Theo thống

kê của chúng tôi, thần đá hiển linh chỉ xuất hiện trong ba truyền thuyết: Kỳ

Thạch phu nhân, Thai Dương phu nhân, Truyền thuyết tượng nghè. Điểm

Page 18: BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM

15

đặc biệt ở đây là ngư dân, những người lẽ ra nỗi sợ hãi của họ phải bắt

nguồn từ thủy thần/ hải thần, nhưng dường như họ lại đặt nỗi sợ hãi/ niềm

tin hưng thịnh vào thần đá. Vì vậy, không thể phủ nhận sự hiển linh này đã

phản ánh niềm tin tín ngưỡng của người dân Việt.

Nếu như trong truyền thuyết dân gian, nhân vật lịch sử có liên quan

đến đá hiển linh đã cho thấy sự bất tử của nhân vật, và sự đoàn kết một

lòng của nhân dân cả nước trong các cuộc chiến chống giặc ngoại xâm, giữ

yên bờ cõi (kể cả người sống lẫn người đã khuất, họ vẫn luôn dõi theo, phù

hộ), thì sự hiển linh của thần đá trong truyền thuyết dân gian đã bóc mở lớp

nghĩa: đá là hiện thân của các vị thần.

3.2.3. Đá - thành tố cấu tạo nên không gian tâm linh

Thứ nhất, không gian thiêng: Đá ngay trong nội tại của nó đã là

một không gian thiêng, không gian được lựa chọn để an trú của không chỉ

các vị thiên thần mà còn cả phần linh hồn/ tinh anh của các nhân vật lịch

sử: Thai Dương phu nhân, Kỳ Thạch phu nhân, Sự tích hòn đá núi La

Hán, Truyền thuyết tượng nghè, Thần miếu Độ Mi, Lương Thế Vinh,...

Dẫu là sự trú ngụ tạm thời hay vĩnh viễn thì tính thiêng của không gian đá

này luôn là sự đồng nhất/ ánh xạ từ các vị thiên thần/ nhân vật lịch sử.

Thứ hai, không gian thờ cúng: Ở đây, chúng tôi xem đá như là yếu

tố để xây dựng nên không gian, và không gian đó được sử dụng với mục

đích thờ cúng/ thờ tự. Bên cạnh mối liên hệ với tục thờ đá, đá trong truyền

thuyết dân gian còn là sự xếp chồng các tín ngưỡng, tôn giáo khác: Sự tích

Thổ Thống và Nại Nương thời Hùng Vương, Sự tích suối Rắn, Thần Độc

Cước và đền Độc Cước, Sự tích công chúa Thượng Ngàn,… Trong truyền

thuyết An Dương Vương lập cột đá thề, cột đá được An Dương Vương lập

trên núi Nghĩa là sự dung hòa của hình thức thờ đá với một ý niệm khác: đá

thề nguyền.

Thứ ba, không gian giấc mơ: chúng tôi muốn đề cập đến hiện tượng

không gian đá lồng ghép trong không gian giấc mơ: Sự tích Thổ Thống và

Page 19: BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM

16

Nại Nương thời Hùng Vương, Sự tích Tiên Lạp Thạch tướng quân, … Ở

đây, đá không chỉ còn gói gọn trong không gian thiêng, không gian thờ

cúng, mà dường như đã trở thành một sự ám ảnh trong đời sống của người

dân Việt từ cõi thực sang cõi mộng. Như cách lý giải của Jung về vô thức

tập thể thì có khả năng chính những giấc mơ này cũng mang hàm nghĩa về

sự di truyền kiến thức và điềm báo.

Đá là một dạng không gian tâm linh khá đa dạng, từ hẹp đến rộng, từ

cõi thực đến cõi mộng trong truyền thuyết dân gian Việt Nam. Đồng thời,

không gian nghệ thuật này còn là sự minh họa thiết thực cho đời sống tâm

linh phong phú, đa dạng của người dân Việt.

Khởi nguồn từ quan niệm “đá là biểu tượng của sự sống trong trạng

thái tĩnh”, đá xuất hiện trong giấc mơ điềm báo mang giá trị của một vật

báu và điềm lành về đường con cái. Còn trong mối quan hệ với motif hiển

linh, đá cũng đã mở rộng thêm những lớp nghĩa: đá là dư ảnh của nhân vật

lịch sử, đá là hiện thân của thần linh và đá là không gian tâm linh. Và có

thể khẳng định rằng đá giữ vai trò quan trọng trong cấu trúc văn bản và đã

tạo ra những liên kết chặt chẽ, giàu tính trần thuật trong truyền thuyết dân

gian Việt Nam.

CHƯƠNG 4

BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG TRUYỀN THUYẾT

VÀ TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP

KỲ THẠCH PHU NHÂN VÀ THAI DƯƠNG PHU NHÂN

4.1. Văn bản và cấu trúc văn bản của truyền thuyết về Thai Dương

phu nhân và Kỳ Thạch phu nhân

4.1.1. Truyền thuyết về Thai Dương phu nhân và Kỳ Thạch phu nhân

nhìn từ văn bản

Theo kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy truyền thuyết Thai

Dương phu nhân và Kỳ Thạch phu nhân hiện nay có khá nhiều dị bản

Page 20: BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM

17

được lưu truyền. Do đó, trong tiểu mục này, chúng tôi vừa thống kê, khảo

sát các văn bản vừa tiến hành khảo dị.

Kỳ Thạch phu nhân trong Đại Nam nhất thống chí (1961) của Quốc

sử quán triều Nguyễn, “Sự tích nữ thần Kỳ Thạch phu nhân” in trong

Bulletin des Amis du Vieux Huế năm 1915 (trong Những người bạn Cố đô

Huế, 1997), Truyện kể dân gian Thừa Thiên Huế (1998, Tôn Thất Bình chủ

biên, Trần Hoàng và Triều Nguyên): về cốt truyện và các chi tiết liên quan

đến biểu tượng đá, hầu như không có độ chênh giữa các văn bản.

Thai Dương phu nhân trong Ô Châu cận lục (1961) của Dương Văn

An, “Chuyện Thánh mẫu Thai Dương phu nhân” của Đào Thái Hanh in

trong số 1 Bulletin des Amis du Vieux Huế (trong Những người bạn Cố đô

Huế, 1997), Truyện kể dân gian Thừa Thiên Huế (1998, Tôn Thất Bình chủ

biên, Trần Hoàn và Triều Nguyên), Truyền thuyết dân gian người Việt của

Tinh hoa văn học dân gian người Việt (quyển 4) do Viện Nghiên cứu văn

hóa biên soạn (2009), Huế xưa và nay: di tích và danh thắng (2010) của

Phan Thuận An, Thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn

(tập 1), Tổng tập văn học dân gian xứ Huế (2012) của Triều Nguyên: tồn

tại hai dị bản về gốc gác của nữ thần. Điều đó cho thấy dị bản có thể được

tạo ra bởi lòng tự tôn, ý thức về cộng đồng của nhân dân địa phương.

Theo chúng tôi, sự khác biệt trên chủ yếu do các nguyên nhân sau: 1.

Dị bản được tạo ra bởi quá trình lưu truyền; 2. Mục đích ghi chép của các

công trình mang tính đặc thù thể loại; 3. Việc xác định thể loại cũng ảnh

hưởng đến quá trình dựng lại tác phẩm trên cơ sở các dữ liệu đã có.

4.1.2. Truyền thuyết về Thai Dương phu nhân và Kỳ Thạch phu nhân

nhìn từ cấu trúc văn bản

Truyền thuyết về Thai Dương phu nhân và Kỳ Thạch phu nhân có bố

cục đơn giản, gồm: Ở phần một, câu chuyện giải thích tên gọi của đền miếu

đều mang đậm màu sắc huyền thoại. Bởi lẽ nhân vật trung tâm của truyền

thuyết về Thai Dương phu nhân và Kỳ Thạch phu nhân là thiên thần. Trong

Page 21: BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM

18

khi ở phần hai, sự hiển linh của đá/ vị thần trú ngụ trong đá cũng đầy chất

thần kỳ, phải nắm bắt dữ liệu bằng niềm tin thì lại được đánh dấu với các

mốc son lịch sử cụ thể, chính xác. Nghĩa là, thực và hư cứ đan xen vào nhau.

Trong đó, yếu tố hư cấu được sử dụng nhằm tăng thêm tính huyền thoại,

nâng cao vị trí của nhân vật trung tâm: đá thiêng/ vị thần trú ngụ trong đá.

Còn những chi tiết có thật, mang tính lịch sử lại có tác động ngược trở lại,

góp phần chứng thực cho huyền thoại, biến huyền thoại thành đời thực và gia

tăng niềm tin của nhân dân/ người nghe/ người đọc vào huyền thoại đá.

Sự hiển linh được phân thành hai dạng: giới thiệu sự kiện hiển linh

và trình bày câu chuyện hiển linh. Điều này đã khiến cho phần thứ hai của

văn bản đôi khi trở thành một hệ thống tập hợp các câu chuyện nhỏ. Sự

hiển linh ở phần hai này có thể là cách đề cao quyền uy của triều Nguyễn

bằng việc xây dựng sự hiển linh phò trợ của các vị thiên thần.

4.2. Biểu tượng đá trong truyền thuyết về Thai Dương phu nhân và Kỳ

Thạch phu nhân trong mối quan hệ với tín ngưỡng dân gian Chăm

Sự ảnh hưởng của tín ngưỡng Chăm trong biểu tượng đá của truyền

thuyết dân gian Việt Nam nói chung và trường hợp Kỳ Thạch phu nhân và

Thai Dương phu nhân nói riêng, chúng tôi thiết nghĩ có thể lý giải như sau:

Thứ nhất, xứ Thuận Hóa vẫn nổi danh là Ô Châu ác địa, cho nên với

tâm thức của một người vừa mới đặt chân đến vùng đất lạ để định cư, nỗi

sợ hãi là điều tất yếu. Không chỉ sợ hãi trước mọi sự vật xung quanh, mà cả

thói quen, tín ngưỡng của người bản địa cũng gây ra tâm lý bất an, lo lắng.

Ở đây, chúng tôi xem người Chăm là người bản địa, còn người Việt là

người mang tâm lý ngụ cư trong thời gian đầu ở xứ Thuận Hóa. Vì vậy, họ

chủ trương “có kiêng có lành”: chỉ cần tôn trọng các sự vật ở vùng đất mới/

các vị thần của người bản địa, họ sẽ được an yên;

Thứ hai, tín ngưỡng và tôn giáo là hành trang không thể thiếu của

một người di cư. Và khi “chạm” đến tín ngưỡng của người bản địa, họ nhận

ra có những điều gần gũi với niềm tin của mình. Như một lẽ tự nhiên, họ

Page 22: BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM

19

cũng tin và theo. Chúng tôi nhấn mạnh từ “chạm” vì có một thực tế, đôi khi

người Việt chưa thật sự hiểu thấu đáo các tín ngưỡng của người Chăm nên

xảy ra hiện tượng: đối tượng và cách thức thờ cúng của người Việt không

hoàn toàn trùng khớp với người Chăm, mặc dù cùng một lớp vỏ bọc tên gọi

của tín ngưỡng.

Tất nhiên, trong quá trình đấu tranh để sinh tồn, có thể họ “tự nhiên”

(vô thức) ảnh hưởng hoặc họ “chủ động” Việt hóa các tín ngưỡng của

người bản địa.

4.2.1. Tín ngưỡng thờ đá

Chúng tôi cụ thể hóa các lớp ý niệm hình thành nên tín ngưỡng thờ

đá của đá trong truyền thuyết về Kỳ Thạch phu nhân như sau:

Đá có chạm

trổ tinh xảo

Của người

Chăm

1. Đá – vật thiêng (tục thờ đá của người Việt)

2. Đá – vật thiêng trên mảnh đất hoàn toàn mới (thần

linh của người Chăm) [nỗi sợ vô hình – NTQH]

3. Đá có hình thù kỳ lạ được chạm khắc (xuất hiện trong

đền miếu người Chăm) [nỗi sợ hữu hình – NTQH]

4. Đá là nơi trú ngụ của vị nữ dâm thần Tàrỉ trong tín

ngưỡng của người Chăm [nỗi sợ hữu hình – NTQH]

Biểu tượng đá của truyền thuyết về Thai Dương phu nhân gồm có

những lớp ý niệm sau:

Đá

1. Đá – vật thiêng (tục thờ đá của người Việt)

2. Đá – tảng đá ngầm (thần linh của người Chăm)

3. Đá – thần Biển (thần Yang Tathik)

Đá thờ ở Kỳ Thạch phu nhân và Thai Dương phu nhân tưởng như

chịu ảnh hưởng hoàn toàn tín ngưỡng Chăm nhưng thật ra chỉ là sự vay

mượn vỏ bọc hay liên kết các ý niệm trong tín ngưỡng của người Chăm.

4.2.2. Tín ngưỡng thờ Mẫu

Người Việt dễ dàng nhận ra tín ngưỡng thờ nữ thần bản địa của

người Chăm có những nét tương đồng với thờ Mẫu ở miền Bắc nên có thể

Page 23: BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM

20

quá trình tiếp nhận diễn ra khá nhẹ nhàng. Song theo thiển ý của chúng tôi,

do sự sợ hãi, cùng với việc không hiểu thấu đáo tín ngưỡng của người

Chăm cho nên sự ảnh hưởng ở đây chỉ mang giá trị ý niệm.

Chúng tôi cho rằng ngư phủ trong truyền thuyết Kỳ Thạch phu nhân

không hướng đến đối tượng thờ là vị nữ dâm thần Tàrỉ mà chỉ đơn thuần là

một nữ thần mơ hồ nào đó. Với miếu Thai Dương phu nhân, thần còn có

một ý niệm khác: thần sóng biển Po Riyak.

Sự ảnh hưởng của các ý niệm đó, chúng tôi cho rằng, không chỉ là hệ

quả của việc cùng chung sống trên một mảnh đất mà còn xuất phát từ

những nỗi sợ hãi trong bản nguyên thích định cư của người Việt. Bên cạnh

đó, nó còn thể hiện phần nào sự ám ảnh của người phụ nữ trong tâm thức

của người Việt và sự chủ động trong quá trình tiếp nhận văn hóa/ tín

ngưỡng của người Chăm.

4.3. Biểu tượng đá trong truyền thuyết về Thai Dương phu nhân và Kỳ

Thạch phu nhân trong mối quan hệ với tục thờ đá tại đền Thai Dương

phu nhân và miếu Kỳ Thạch phu nhân

4.3.1. Hình thức đá thờ

Đối với hình thức đá thờ tại miếu Kỳ Thạch phu nhân: phần lớn

các văn bản đều ghi chép ngắn gọn, chỉ duy nhất trong “Sự tích nữ thần Kỳ

Thạch phu nhân”, Đào Thái Hanh miêu tả cụ thể. Cảnh được chạm khắc

trên bức phù điêu chính là cuộc đấu trí giữa quỷ vương Ravana và thần

Shiva trên đỉnh núi Kaisala.

Đối với hình thức đá thờ tại đền Thai Dương phu nhân: hầu như

các văn bản không nhắc đến hình dáng của tảng đá. Chỉ có duy nhất chi

tiết: “Trong phiến đá này có phác ngọc”.

Đá thờ trong hai truyền thuyết này là điểm nối giữa hư (truyền

thuyết, thần linh) và thực (tín ngưỡng, cuộc sống đời thường). Chỉ duy nhất

sự tồn tại của đá thờ là đã đủ gây dựng và gia tăng niềm tin của cộng đồng

vào tín ngưỡng và truyền thuyết.

Page 24: BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM

21

4.3.2. Hình thức thờ cúng

Cả hai vị nữ thần, Thai Dương phu nhân và Kỳ Thạch phu nhân, đều

được nhà Nguyễn sắc phong nên việc tu sửa đền miếu và thờ cúng rất được

nhân dân chú trọng, hương khói tôn nghiêm.

Thứ nhất, việc tu sửa đền miếu: Miếu Kỳ Thạch phu nhân được giữ

gần như nguyên trạng. Đồ thờ trong miếu đầy đủ hơn và miếu cũng đã

được tu bổ. Tuy nhiên, các chi tiết được thêm vào trong không gian phía

trước gian miếu dường như không gắn kết với tục thờ đá mà dựa vào tâm lý

của cộng đồng. Đền Thai Dương phu nhân hiện nay có khuôn viên khá

khang trang. Kiến trúc chạm trổ của đền đã có sự ảnh hưởng từ những nét

tín ngưỡng, văn hóa khác trong không gian đền và điện thờ.

Thứ hai, về việc thờ cúng và tế lễ: Trong khía cạnh này, các văn bản

truyền thuyết ghi chép cũng rất sơ lược. Hiện nay, ở miếu Kỳ Thạch phu

nhân, người dân đến thắp hương thường cúng dường vải lụa, “áo” cho

tượng và người trông coi mỗi tháng lại thay áo cho Bà. Trong lễ tế Thai

Dương phu nhân, ngày 23 là chính lễ, sẽ có lễ rước Bà từ đền thờ về đình

làng để làm lễ tế với hình thức rất gần với tín ngưỡng thờ nữ thần.

Vì vậy, dường như ở hình thức thờ cúng, tín ngưỡng thờ Mẫu đã lấn

át tín ngưỡng thờ Đá. Trong khi đó, theo ghi chép của các văn bản, tín

ngưỡng ở vị trí trung tâm của biểu tượng đá là tín ngưỡng thờ đá.

Tín ngưỡng thờ đá trong Thai Dương phu nhân và Kỳ Thạch phu

nhân có sự kết hợp một cách hài hòa với tín ngưỡng thờ Mẫu, hay dung

chứa các ý niệm khác của thờ đá trong tín ngưỡng và văn hóa Chăm. Sự

khác biệt trong hình thức đá thờ ở Thai Dương phu nhân và Kỳ Thạch

phu nhân là minh chứng cho sự tiếp nhận tín ngưỡng, văn hóa Chăm của

người Việt ở những dấu mốc lịch sử và khu vực sống khác nhau. Đây

chính là kết quả của quá trình đấu tranh để sinh tồn của người Việt trong

thời gian đầu đến định cư trên vùng đất mới.

Page 25: BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM

22

KẾT LUẬN

“Đá là vĩnh cửu, là biểu tượng của sự sống ở trạng thái tĩnh”, cho nên

đá trong truyền thuyết dân gian người Việt cũng là hiện thân của sự trường

tồn và luôn ẩn chứa sự linh hoạt của những lớp nghĩa, luôn giấu kín sự sống

động của các mối quan hệ. Vì vậy, khám phá biểu tượng đá trong truyền

thuyết dân gian Việt Nam không chỉ là hành trình nghiên cứu một biểu

tượng, mà còn là một khởi đầu để tìm hiểu về đời sống tâm linh của người

dân Việt và truy nguyên lịch sử dân tộc từ những sự kiện, nhân vật, vết cắt

tín ngưỡng trong tác phẩm.

Trong phạm vi luận án, với đề tài Biểu tượng đá trong truyền thuyết

dân gian Việt Nam, chúng tôi đã tập trung làm rõ một số vấn đề cốt yếu sau:

1. Từ kết quả thống kê tư liệu, chúng tôi hệ thống hóa các công trình

nghiên cứu về biểu tượng và Đá trong tín ngưỡng/ văn học dân gian Việt

Nam nhằm phác họa sơ khởi tình hình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến

“biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam” hiện nay. Trên cơ

sở đó, chúng tôi đã chọn được các hướng tiếp cận phù hợp với đề tài (văn

học dân gian, nhân học và văn hóa học) và có những gợi ý thiết thực cho

việc giải mã biểu tượng đá. Chương tổng quan cũng chỉ ra những khoảng

trống và triển vọng của hướng nghiên cứu này, giúp chúng tôi khoanh vùng

và xác lập hiệu quả những vấn đề khoa học cần giải quyết.

2. Phân tích các truyền thuyết có sử dụng biểu tượng đá từ góc độ

văn học dân gian và tự sự học ở các phương diện: giải mã lớp nghĩa, cấu

trúc trần thuật, chúng tôi có được những kết quả cụ thể sau:

- Thứ nhất, 4 lớp nghĩa (sự sống trong trạng thái tĩnh, sự tái sinh trong

ngưỡng vọng, sự hiện diện của thần linh và ý niệm chuyển vị) của đá là kết quả

của chúng tôi từ quá trình khảo sát và thống kê văn bản. Sự vay mượn tính

chất và giá trị từ đá của tác giả dân gian đã mở ra những trường nghĩa mới

cho nhân vật của truyền thuyết: tạo nguồn gốc thiên thần, sự kỳ vĩ trong

hành trạng, và tượng đài bất tử của cộng đồng. Đồng thời, cũng chính

Page 26: BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM

23

những nhân vật có liên quan đến đá đã quay ngược trở lại, hình thành thêm

những giá trị cho đá. Vì vậy, về phương diện lớp nghĩa, đá trong truyền

thuyết dân gian Việt Nam sở hữu sự biến thiên khá sống động. Đồng thời,

dựa vào hệ thống lớp nghĩa của đá mà Jean Chevalier và Alain Gheerbrant đề

cập đến trong Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới (2002, NXB Đà Nẵng) và

thực tế khảo sát, sự so sánh đối chiếu cũng hỗ trợ chúng tôi trong việc nhận

diện điểm giống và dị biệt của đá trong truyền thuyết/ văn hóa Việt với văn hóa

nhân loại.

- Thứ hai, với cấu trúc trần thuật của dạng truyện kể có sử dụng biểu

tượng đá, chúng tôi nhận ra đá có sự tương tác với các motif khác của

truyền thuyết (giấc mơ, hiển linh) để hình thành mạch kết cấu của truyện

kể. Từ đó, đá góp phần thiêng hóa nhân vật truyền thuyết bởi lẽ nhân vật

không chỉ là báu vật trời ban, mà còn là đứa con được hưởng ân đức của cả

gia đình, dòng họ. Hơn thế nữa, đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam

mang đậm màu sắc tâm linh, vừa là hiện thân của thần linh vừa là yếu tố

cấu thành không gian tâm linh của truyền thuyết. Đương nhiên, với không

gian tâm linh, đá cũng được tác giả dân gian duy trì các tính chất đặc trưng,

nhằm tôn vinh nhân vật lịch sử.

3. Thông qua mối quan hệ giữa văn bản với di tích, tục thờ cúng,

luận án đã phân tích mối quan hệ giữa truyền thuyết và tín ngưỡng thờ đá

của người Việt. Có thể nói, qua thời gian, truyền thuyết Việt Nam đã minh

chứng cho sự kết hợp rất hài hòa của các tín ngưỡng và văn hóa khác trong

biểu tượng đá. Và ngay trong truyền thuyết, biểu tượng đá cũng cho thấy

không phải lúc nào tín ngưỡng thờ đá cũng giữ được bản nguyên của nó,

mà đôi khi trong sự dung hòa, các tín ngưỡng khác lại trở thành chủ đạo.

4. Trong luận án, với mối quan hệ giữa truyền thuyết và tín ngưỡng

thờ đá, chúng tôi đã nghiên cứu hai trường hợp: Kỳ Thạch phu nhân và

Thai Dương phu nhân. Kết quả của sự phân tích này gồm:

- Luận án đã làm rõ hơn mối quan hệ Việt - Chăm trong lịch sử dân

Page 27: BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM

24

tộc, cụ thể là sự tiếp nhận tín ngưỡng thờ Mẫu và thờ đá của văn hóa Chăm

trong đời sống tâm linh của người Việt. Ở đây, chúng tôi vừa dự cảm cách

tiếp nhận vừa khẳng định yếu tố Việt trong biểu tượng đá của truyền thuyết

và hình thức thờ đá tại đền/ miếu.

- Luận án cũng đã chỉ ra sự lên ngôi của tín ngưỡng thờ Mẫu trong

hình thức thờ cúng và di tích đền Thai Dương phu nhân và miếu Kỳ Thạch

phu nhân. Nghĩa là, tín ngưỡng thờ đá bị che lấp đi, người dân chỉ còn biết

đến vị được thờ là Mẫu, hay nữ thần mà thôi.

5. Các vấn đề chưa thực hiện được trong luận án, chúng tôi hi vọng

sẽ có điều kiện để tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới:

- So sánh lớp nghĩa của biểu tượng đá trong truyền thuyết với các thể

loại văn học dân gian khác của Việt Nam. Với đặc trưng riêng của mỗi thể

loại, chúng tôi cho rằng biểu tượng đá mang các giá trị và lớp nghĩa riêng.

Từ đó, cũng sẽ nhận diện được sự đậm nhạt và biến chuyển trong mối quan

hệ giữa tín ngưỡng thờ đá với các thể loại khác của văn học dân gian.

- So sánh lớp nghĩa của biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian

Việt Nam với truyền thuyết của một số quốc gia khác ở Đông Nam Á và

Châu Á. Đương nhiên, xu hướng trên giải mã các lớp nghĩa giống/ khác

nhau mà biểu tượng đá sở hữu, không chỉ trong một thể loại văn học dân

gian mà cả văn hóa. Điều này sẽ chứng thực có sự giao thoa về tín ngưỡng

thờ đá giữa Việt Nam với các nước trong khu vực.

- Nghiên cứu trường hợp biểu tượng đá của Thai Dương phu nhân

trong phạm vi khu vực miền Trung, bởi lẽ ở Huế hay Quảng Nam cũng có di

tích mang tên miếu/ đền Thai Dương phu nhân. Đây là hướng nghiên cứu

mang tính chất vùng miền có khả năng soi chiếu được phạm vi lưu truyền

của văn bản này, và góp phần khẳng định sự giao lưu văn hóa Việt – Chăm.

Page 28: BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM

HUE UNIVERSITY

COLLEGE OF SCIENCES

NGUYỄN THỊ QUỲNH HƯƠNG

STONE SYMBOL

IN VIETNAMESE LEGENDS

Program: VIETNAMESE LITERATURE

Code: 62 22 01 21

DISSERTATION SUMMARY

VIETNAMESE LITERATURE

HUE - 2016

Page 29: BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM

This study is completed at College of Sciences, Hue University

Supervisor: 1. Assoc Prof. Dr. Trần Thị An

2. Dr Hà Ngọc Hòa

Reviewer 1: .........................................................................................

.........................................................................................

Reviewer 2: .........................................................................................

.........................................................................................

Reviewer 3: .........................................................................................

.........................................................................................

The dissertation is defensed at Hue University level Graduate Council at:

.............................................................................................................

At….time….date….month…..year…

The dissertation is archived at the library of….

Page 30: BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM

LIST OF PUBLICATIONS

1. “The Sacred Stone Motif in the Vietnamese Legends”, 2015, Journal of

Science and Technology, the University of Danang, no. 10, p.40 – 44.

2. “Thing to Stone Motif in the Vietnamese Legends”, 2016, Hue

University Newletters, no. 98, p.103 - 106

3. “The Epiphany of Stone in the Vietnamese Legends”, 2016, Journal of

Literary Studies, no. 3, p.108 - 118

4. “Jewel in the Vietnamese Legends”, 2016, Science Journal, Hue

University, no. 8, p.99 – 110.

Page 31: BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM

1

INTRODUCTION

1. Rationale of the research

Stone is the material associated with humans early at the dawn of

humanbeings. Even when humans return into the ground, stone is one of

the trusted choices to send their bodies or to be companion on the way to

another world. Finding his peace and strength from the stone, humans

believe and worship the holy stone. This inextricable link itself partly

explains the role of Stone-worship in human livings.

Through keeping stone symbol and stone-worship along with stone

forms, the legend has left the imprint of the interference and variations of

Vietnamese belief and culture as well as the strength of historic character,

ethnic community. We choose to approach the legend of Thai Duong phu

nhan and Ky Thach phu nhan for several reasons: a) Two legends

performed the change of history and religional culture in Thua Thien Hue

province where there is the overlap of multiple culture layers; b) These

legends were recorded early into ancient documents and existed in variant

versions; c) Legend is related to folk religion through the presence of

temples / shrines and other forms of worship. So, the multi-meaning and

link string of stone symbol from legends to beliefs in Thai Duong phu

nhan and Ky Thach phu nhan are undeniable.

Thus, we chose the topic “Stone symbol in Vietnamese Legends” to

research.

2. Objectives of the research

To decrypt the meaning layers of the stone symbol in Vietnamese

legend and in the cultural sediment of Vietnamese folk beliefs.

3. Object and scope of the research

Object: Stone symbol

Scope: Legend

Page 32: BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM

2

4. Approaches and methodology

4.1. Approaches

- Approach to folklore

- Approach to cultural studies

- Approach to anthropology

4.2. Research Methods

- Analysis of secondary data

- Field research method

4.3. Manipulating research: statistics, analysis and comparison of genres

5. Scientific contributions of the thesis

Firstly, systematized materials on studying the symbol and stone

symbol bring the overall assessment of the research.

Secondly, analysis of stone symbol in Vietnamese legend from the

perspectives: the symbol meaning, narrative structure to confirm the

diversity of meaning layers of the stone symbol and to interprete the role

of stone in narrative structure and arts of legendary character building.

Thirdly, through stone symbol, we point out the relationship

between Vietnamese folk legends with stone-worship.

Fourthly, research on Thai Duong phu nhan and Ky Thach phu

nhan - two Vietnamese typical legends in Thua Thien Hue region

contribute to interpret the relationship between Vietnamses legend and

stone-worship and the demonstration of religion in harmony with

Vietnamese livings.

6. The dissertation’s structure

Apart from Introduction, Conclusions and References, the

dissertation content is displayed in 4 chapters:

Chapter 1. Theory of symbols and research overview

Chapter 2. Stone symbol and meaning system of stone symbol in

Vietnamese legend

Page 33: BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM

3

Chapter 3. Narrative structure form of narrative using stone in

Vietnamese legend

Chapter 4. Stone symbol in legend and folk religion: research on

Thai Duong phu nhan and Ky Thach phu nhan

CHAPTER 1

THEORY OF SYMBOLS

AND RESEARCH OVERVIEW

1.1. Theory of symbols and folklore research on theory of symbols

1.1.1. Theory of symbols

The symbol is a term that appeared in the daily life as well as

academic life. The nature of symbol is difficult to define, so the

determination of the meaning depends on many factors. Symbol research

shall be the interdisciplinary science with various approaches. The fields

such as linguistics, anthropology and semiotics are considered as the core

to research symbol. For semiotics, the most important contribution of L.

Hjelmlev is the distinction between "semiotics denotations" with

"semiotic connotations". R. Barthes concretized the "dual system"

character by symbolic language. In particular approach, semiotics has

restricted the determinating difficulty of symbols. Anthropological

approach in the symbol research has been generalized the strength in

Symbol: Public and Private. With specific method as fieldwork or

participant observation, anthropologyy is the solution to explore the

symbol in the living environment of itself. Claude Levi-Strauss has made

great contributions to the study of symbols. Structuralism has created

platforms for semiotics and anthropology to study symbols with various

efficientt approach.

The choice of approach should depend on the characteristics of

Page 34: BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM

4

each symbol. The role of these approaches in the process of symbol study

will be less or more important.

1.1.2. Folklore research from symbol theory.

Research on symbol in folklore appeared in our country for a long

time. With Poetics of folk-song, Nguyen Xuan Kinh is evaluated as one of

the pioneers in the study of Vietnamese folklore symbol. Until the late

twentieth century, the theory of the symbol and the research approaches

on symbol attracted the attention of many researchers. "The symbols of

the sacred space of Vietnamese folk legend" by Tran Thi An is one of the

first works exposing the literature symbol based on cultural foundations.

Nguyen Thi Bich Ha has used the theory on cultural code to study

folklore in “Codes and cultural code”. With reference to the present time,

Study on folklore cultural from cultural code by Bich Ha is the first in-

depth project study on folklore with the tendency of symbol theory.

Symbol study - some approaches of Dinh Hong Hai theory could be

considered as the first work to introduce a system of representation theory

in Vietnam. "Finding the nation's cultural identity through the symbolic

world" by Nguyen Van Hau has confirmed the role of symbol in

recognition of ethnic identity. This research is more concerned in the

recent time: "Archetype critic and Archetype of Water in Vietnamese

literature", "From the legend of Thang Long Dragon, discovering the

symbol of dragon in legend", etc.

Folklore research from the symbol theory has just been mentioned

in few of works and mostly applicable to specific cases.

1.2. The research works of stone in Vietnam

1.2.1. Religion works of stone-worship

Belief culture and Vietnamese religious practice express the

panorama of stone-worship in Vietnam and the relationship between folk

tales on sacred stone and beliefs of stone-worship. In term of stone in

Page 35: BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM

5

folklore, Learning Vietnamese folklore in the context of Southeast culture,

beliefs in tutelary god of Vietnam, through Man Nuong story, showed the

role of folk tales in original traceability and assistance to study belief and

religion. With "Stone-worship in folk beliefs of Vietnam," Nguyen Viet

Hung has clarified the relationship between the stone-worship with other

native and exotic beliefs, religions in Vietnam. In “Vong Phu” fairy tale

and religion of stone-worship in Vietnam, the author also surveyed the

tale style of husband-expectation and set in matching to stone-worship.

Through fieldwork and statistics on Vietnamese fairy tale in Thuan Hoa,

Ho Quoc Hung has made efforts to decrypt the layers of stone-worship in

"Trying identifying traces of Cham’s religion through Vietnamese fairy

tale in Thuan Hoa".

Most of the works have shown the role and position of the stone

worship in the spiritual life of Vietnamese people, the interactive

relationship between folklore and beliefs and culture.

1.2.2. The research on Stone with symbolic position

Dictionary of world cultural symbols by Jean Chevalier and Alain

Gheerbrant is the most systematic research on symbol today, as a look-up

table to help us orient to decrypt stone symbol in legend. In Nhung dinh

nui du ca – mot loi tim ve ca tinh H’Mong (2014), though it is not the

detailed analysis on orphaned stone, Nguyen Manh Tien pointed out in

the meaning layer of stone in H’Mong culture.

"The symbols of the sacred space of Vietnamese folk legend" by

Tran Thi An clarifies universality and localized feature of stone symbol in

legend. Two articles by Nguyen Huy Binh, "Northern folk legend about

the natural gods" and "Legend of General Stone in relation with the belief

of stone-worship", have outlined the relationship between the legends of

the sacred stone and stone-worship.

Research on stone as symbol occupies tiny number but it achieved

Page 36: BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM

6

in first step in confirming the cultural value of stone symbol and pointed

out the close relationship between the stone symbol in legend and stone-

worship in localities.

1.2.3. Research on Stone motif in Vietnamese folk tale (myths,

legends, and fairy tales)

"Motif of sacred stone/petrifaction and stone-worship in folk tale “Nam

Dao" by Phan Xuan Vien just stopped at the introduction and analysis,

contacting splashed with sacred stone/petrifaction and beliefs of stone-worship.

With a wide range of survey about both in genre and ethnic, the research shows

the richness and diversity of existing forms of stones

1.3. Assessing the research situation and deploying the topic

1.3.1. Assessing the research situation

Stone symbol in folklore was mainly mentioned in the researches

on stone-worship. There are few of researches on stones in folklore,

especially stone as symbol in Vietnamese legend. Most researches were

following the survey method of document combining fieldwork to

generalize of the living of stone in the work and beliefs the local people.

1.3.2. Orientation of topics deployment

Carrying out statistics and classification of the appearance of stone

in Vietnamese legend. Studying stone symbol from narrative structure of

narrative format using stone symbol in Vietnamese legend. Studying Thai

Duong phu nhan and Ky Thach phu nhan in the relationship with the

stone-worship, as well as other beliefs and culture.

Research on the issues of symbol and stone symbol in Vietnamese

legend reveals that this is the feasible study giving more contribution. From

those instructive and suggestive researches, we set up the necessary

scientific issues to be solved for the topic as follows the meaning system of

stone symbol through statistics, classification of meaning layers, analysis of

narrative structure of tales using stone symbol and folk beliefs.

Page 37: BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM

7

CHAPTER 2

STONE SYMBOL AND MEANING SYSTEM

OF STONE SYMBOL IN STONE VIETNAMESE LEGENDS

2.1. Stone symbol and the meaning layers of stone symbol in the

world culture and Vietnam

2.1.1. Stone symbol and approaches of stone symbol in Vietnam

Legend mostly does not define the stone type (materials), nor pay

attention to specific color. So, it is possible to classify into two

categories: natural rough stone and whittle stone. We pay attention to two

formats: gem and star. With stars, we would have explained: Dictionary

of world cultural symbol gave the format "stone of heaven"; In 2015,

when examining for awarding sponsorship for the intangible cultural

heritage of Mo Muong Hoa Binh, UNESCO Vietnam has rated meteorite

as one of the support tools that closely related; The form of star

appearance largely described "fall into the mouth", "fall down", very

similar to the way that stone fall down from the sky, and when describing

the reception of the mother, folk authors pay attention to the action of

"swallow".

About approaches to symbol stone in Vietnam, most of our surveys

in Chapter 1 all decrypt basing on interdisciplinary with many approach

methods although some surveys have not identified specifically that

object of stone was "symbol", but somewhat suggests the role and the

symbolic value of stone.

2.1.2. The meaning layers of stone symbol in the world culture and

Vietnamese culture through researches

Features of the stone (hard, high in stability, etc) are the basis for

human imagination to form meaning layers. "The symbol is always

multidimensional" so that meaning layers are also the result of "correlate”

Page 38: BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM

8

stringing or the link of the "antagonism" between the features, even the

first layer of meaning of stone. This formation also depends on the culture

and conception of each community.

"Separation and reunion" is a characteristic of symbol. The

decryption of symbol meaning shall recognize from: The acceptance

capacity of readers, conventional meaning of the community and the link

between the indication sign of symbol with other details in the text. The

meaning "reunion" will be both objective and intensively personal.

Researches on stone-worship all confirm the presence of the gods

and assume that the god in stone is the convergence of images

of deities and ancestors. Meanwhile, Tran Thi An determines the

symbolic value of stone, stone space - life in a static state.

Our summary statistics on meaning layers above is just the

beginning with orientation for the discovery process of stone symbol in

Vietnamese legend.

2.2. Typical meaning layers of stone symbol in Vietnamese legend

2.2.1. Life in a static state

Stone turned human - Mother Land: The tale of General Tien Lap

Thach, the tale of Thien Bong- Ly Dynasty, The tale of God Stone area

and Duong Lo fought against An invaders. The relationship between

stone with character is Mum and Son, though just adoptive

mothers/temporary" of gods before entering the earthly realm.

Natural rough stone shaped like humans - the residence of the gods:

the stone statues (The tale of Tho Thong and Nai Vuong – Hung Vuong

Dynasty), and stone like human shape (Tale of Tuong Nghe). Prerequisite

for the stone to get the procession into the shrine to worship is the sacred

stone, creating people’s belief in the existence of a god.

Page 39: BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM

9

Stone – shelter of soul in lives-transforming: Luong The Vinh.

Stone is a temporary shelter, but that of a man in the process of lives-

transforming.

Stone hides the invariant vitality with time as a metaphor for the

sacred feature of legendary character, of spiritual belief.

2.2.2. Rebirth in expectation of favor from above

Stone Mountain – metamorphose of human: Tale of the buckler, Tale

of Sam Son Mountain and Tale of Ba Doi Om Mountain. Three legends all

show the metamorphosis of human to carve up the country's shape.

Stone Mountain - metamorphose of materials: divided into two sub-

types depending on the petrified material to be petrified: Sanifying

materials: Phoenix (Phoenix Mountain), Horse and the horse saddle (Ma

Yen Son), Lame elephant (Petrified lame elephants). The luggage of the

above things in the relationship with the historical character or livings of

the people has created "stone life" rebirth of things. Malign character:

devil (Tale of Sau Mountain), monsters (Tale of Kinh Thay River).

Metamorphosis stone of these cases are meant to save the trophy of

historical figures.

Gem – the metamorphose of the character: Tale of Golden Turtle.

Fictional factors related to gem were formed from the observation and

delicate association with many good indications of people for Mi Chau.

We regard the stone metamorphose as a form of rebirth because it

is not only the name, the shape of characters preserved but exactly as the

spirit bringing the power of human/materials preserved and having

aspirations in the consciousness of the community.

2.2.3. The presence of the divine

Whittled stone: Stony dog (Luong The Vinh, The Tale of Hac Lai

and Vu Co help Le Loi fight Ming Invaders), Stony Horse (Shrines Deity

of Do Mi). In whittled stones in Vietnamese legend, holiness is not lost,

Page 40: BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM

10

but created/ added.

Stars: Just mention the stars in the form of direct narrative of the

motif of magic birth and in the magic death of character: The Tale of Duc

Thien Cang – Hung Vuong Dynasty, The Tale of Hung Hai, Do Huy –

Hung Vuong Dynasty. Star – the meteorite has become a symbol for the

birth of the gods, is the connection of heaven and earth in character.

"The true presence" of the gods in the legend is not just the

existence of stone-worship with the only stone god existing in the stone

but it is sometimes the spirits of ancestors in stone residing in stone or the

giving birth into humans of heaven stone in the earthly realm.

2.2.4. The concept of transposition

As a note, the transposition here is the effect which the stone brings

the owner of the stone and the transition "from darkness to light, from

imperfection to perfection."

Natural rough stone with/without specific shape: large stone (Tale

of the shield) and stone with alluvium form (Tale of Snake Spring).

Holiness is the fabulous miracle owned by stone or giving to legendary

character.

Miracle gem is the transposition of the characters from

"incompletion to completion": Cai Vanh’s third wife, Mr. Ta Giam Dan,

Sai Village Bridge. Most of the gems are difficult to identify the gem

category and limited, or likely to be "desacralized"

This is the special meaning layer of stone in Vietnamese legend,

inclined to trend of watching, the ancestral spirits’ support. Transposition

value of stone symbol to character is invariant so it evokes a awareness of

preservation and appreciation.

The concept of "Stone is also the living thing, bringing lives" has

been grasped uniformly in Vietnamese legend. Stone symbol is the

borrowing of author to immortalize historical character, showing respecting

Page 41: BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM

11

toward them and toward their trophies. Stone is also the beloved, the great

expectations of the people for the things which had contribution to the

victory of the character. It seems that every passing generation has still

resided under the senseless-supposed stone crust for watching and

supporting, and they also incarnate the beauty of the country.

CHAPTER 3

NARRATIVE STRUCTURE FORM

OF NARRATIVE USING STONE SYMBOL

IN VIETNAMESE LEGENDS

3.1. Stone in dream omen of legend

3.1.1. Stone is a reward for the cultivation of virtue and morals

In this structure, the relationship between the father of the character

with stone treasures creates a link of cause - result: Tale of five brothers

Minh Cong, Tin Cong, Cao Cong, Thach Cong and DungNuong-Hung

Vuong Dynasty, ... the characters’ parents have good-natured lifestyle and

kind families. They are old, but rare in children. Therefore, child became

the "treasures of Heaven."

Stone as well as other forms of treasures of legend is the

conditional donation, simultaneously, is the symbolic thing for character.

If the up-setting of cause - result structure with kind and infertile parents

has been formulated in Vietnamese legend, the choice of stone form to

award influential to characters showed conception of stone of

Vietnamese.

3.1.2. Stone is embodie of the historical character in the omen dream

As the treasure God gave in the dream omen, stone exists with 3

formats: stone, star and gem. Most of stone is just mentioned in detail and

largely without the decryption to connect the relationship between stone

Page 42: BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM

12

and the created character. Tale of Tho Thong and Nai Vuong – Hung

Vuong Dynasty, ...

The most distinction in Star treasure is not awarded by God but just

"falling into the mouth - swallow"/ "falling into the belly" of the mother.

The author has compared star as a life’s seed sown into the mother by

heaven. The connection between the star and characters is almost nothing,

in addition to character always considered as the birth of God so having

greater body, wisdom than people: Tale of Ngon Con and Thuan Nghi -

Le Thai To Dynasty, Tale of Three Angel - Trung Vuong Dynasty, ...

Gem in dreams is diversified in category and defined quite clearly.

The nature of losing in parallel link between gems with characters still

exists. Most dreams of gem were not carefully decrypted. The memoir of

Huong Lam Mai Hac De is the unique legend which is attentively

described of gem and dream decryption.

Choice of stone revealed the role of stone in Vietnamese people's

daily lives. Stone takes part in specification of holiness of the legendary

character. Thus, stone brings both good sign in prophetic dreams and a

symbol of life.

3.2. Stone in the epiphany motif of legend

3.2.1. Stone and the epiphany of Human Gods

Group of Human Gods in Legends has low frequency of epiphany.

This epiphany motif itself is the form of character "immortalization",

expressing beliefs and aspirations of the people for them. However, the

historicity of the Human God needs to be clarified. Human Gods are not

always true characters in history (Cao Lo in Qua Nghi Cuong Chinh Uy

Hue Vuong), but maybe it's just the phenomenon of legend “history”

(Bich Chau in the Sacred Temple in the sea mouth), or we cannot find any

other material (Chieu Khanh and Dong Long in Do Mi Temple Deity).

Page 43: BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM

13

Stone is the embodiment of angle origin of characters, increasing

the holiness for characters and contribution to confirmation of the

immortality of character. Whatever in the legend, stone is the resource,

donated treasures or simply, it is “bronze applying” cover we still see in

stone the mythical after-image of character.

3.2.2. Stone and the epiphany of Angels

Angels are mostly stone god and the epiphany of legend to confirm

the supreme power of the Gods, highlighting more the people’s belief to

them and religion. The epiphany of stone god only appears in Ky Thach

Phu nhan, Thai Duong phu nhan, Legend of Tuong Nghe. A special

feature is the Fishermen, whose fearfulness must be rooted from Neptune/

Water-nymph; however, it seems they put their fearfulness/prosperous

belief into Stone God. Therefore, it is undeniable to negate that this

epiphany reflected the religion beliefs of the Vietnamese People.

If in Vietnamese legends, historical characters related to epiphany

stone revealed the immortality of characters, the unity as one of the

people in the fighting against foreign invaders, the epiphany of stone god

peeled the meaning layer: stone is the embodiment of the gods.

3.2.3. Stone – Structural element of spiritual space

Sacred spaces: Stone is internally the sacred space, the space

chosen to shelter not only for gods but also for the spirits of characters:

Tale of stone on La Han Mountain, Do Mi Temple Deity, etc. Whatever

the shelter is temporary or permanent, the holiness of this space is

homogeneous from the angels/ historical character.

Worship space: Stone is a factor to build up the worship space.

Besides the relationship with stone-worship, stone in Vietnamese legend

is also the stacking of other beliefs, religions: Tale of Snake Spring, Doc

Cuoc Deity and Doc Cuoc Temple, Tale of Thuong Ngan Princess, etc. In

An Duong King set up swearing stone-pole, the stone-pole which An

Page 44: BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM

14

Duong King set up on Nghia Mountain was the harmony of stone-worship

with another conception: the oath stone.

Dream space: The phenomenon of stone space integrating into

dream space: Tale of General Tien Lap Thach, etc. Stone seems to

become an obsession in the life of Vietnamese people from real realm

into dream realm. As Jung's explanation on the collective

unconsciousness, it is likely the dreams also have the connotation of

generic knowledge and omen.

Originated from the concept "stone is a symbol of life in the static

state", stone appeared in the omen dream containing the value as treasures

and good sign in having children. In relation to the epiphany motif, stones

also have extended the meaning layer: after-image of historical character,

the embodiment of the divine and spiritual space. It is possible to confirm

that stone plays an important role in writing structure and has created

close links, narrative rich in Vietnamese legend.

CHAPTER 4

STONE SYMBOL IN LEGEND AND FOLK RELIGION:

RESEARCH ON KY THACH PHU NHAN

AND THAI DUONG PHU NHAN

4.1. Text and text structure of the legend of Thai Duong phu nhan

and Ky Thach phu nhan

4.1.1. Legend of Thai Duong phu nhan and Ky Thach phu nhan

viewed from text

The legend of Thai Duong phu nhan and Ky Thach phu nhan have

several variants circulated. In this subsection, we statistics, survey

documents and survey variants.

Ky Thach phu nhan in Dai Nam Nhat Thong Chi – Quoc su quan

Page 45: BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM

15

Nguyen Dynasty, "Tale of the goddess Ky of Ky Thach Phu Nhan"

printed in the Friends of Hue Acient Capital, Folk Tale of Thua Thien

Hue (Ton That Binh – Author): in term of story plot and details related to

the stone symbol, almost there is no difference between the texts.

Thai Duong phu nhan in O Chau Can Luc, "Tale of Thai Duong

phu nhan Mother Deity", Vietnamese folk legend of Elite of Vietnamese

folklore (book 4) compiled by the Institute of Cultural Study, Hue - past

and present: monuments and landscapes, Myths, legends, fairy tales,

fables (episode 1), The collective of folklore of Hue area: existing two

variants of the root of the goddess. This shows that variants may be

created by the self-respect, the awareness of community of the local

residents.

The above difference mainly due to the following reasons: 1. Variants

were created by the process of circulation; 2. The purpose of the research

records is specialized in genres; 3. The determination of genres also affect to

the process of work reconstruction on the basis of existing data.

4.1.2. Legend of Thai Duong phu nhan and Ky Thach phu nhan

viewed from the text structure

Legends of Ky Thach phu nhan and Thai Duong phu nhan had

simple layout, including: In part one, the story explains the name of

temple and shrine with full of legendary color. Because the central

character of the legends of Thai Duong phu nhan and Ky Thach phu nhan

was goddesses, meanwhile in the second part, the epiphany of stone/gods

residing in stone was also full of magic, needing capture data by belief

was marked with the exactly and specifically historical milestone. That is,

reality and unreality intertwined themselves. Fictional elements are used

to increase legendary properties, improving the position of the central

character: the sacred stone/ God shelters in stone. And the true and

historical details had backward impact, contributing to certificate the

Page 46: BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM

16

legend, turning the legend into real life and increase the people's beliefs

in the stone legend.

The epiphany is classified into two forms: the introduction of

epiphany event and the presentation of the epiphany story. This led to the

second part of the text sometimes become a collection system of small

stories. The epiphany at the second part may be the highlight of the

Nguyen Dynasty’s power by setting-up the epiphany of support of the

angels.

4.2. Stone symbol in legend on Thai Duong phu nhan and Ky Thach

phu nhan in relation with Cham folk religion

The influence of Cham religion in stone symbol in general and the

cases of Thai Duong phu nhan and Ky Thach phu nhan in particular, we

think it can be explained as follows:

Thuan Hoa Region was still known as O Chau - evil land, so with

the mind of a man who had just arrived in strange land to settle, fear is

inevitable. Here, we regard Cham as native residents and Vietnamese as

immigrants. Thus, they advocate "have abstained, have healed": just

respect the things in the new land/ the gods of the natives; they will be

secure peace;

Belief and religion is baggage indispensable of a migrant. When

"hit" to the beliefs of the natives, they realize there are things close to

their beliefs. As a nature, they also believe and follow. There is a fact;

sometimes the Vietnamese have not understood the beliefs of the Cham

so it should occur: the object and the way of worship of Vietnamese do

not completely coincide with the Cham, despite of the same name of

religion.

In the struggle for survival, perhaps they were "naturally"

(unconscious) influenced or their "actively" turn into Vietnamese the

cultural beliefs of natives

Page 47: BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM

17

4.2.1. Stone-worship

We concretized the concept of stone-worship forming in legend of

Ky Thach phu nhan as follows: Stone has intricate carvings

Stone with

intricate

carvings

of Cham

people

1. Stone – sacred thing (Stone-worship of Vietnamese)

2. Stone – sacred thing on the new (Gods of Cham)

[invisible fear]

3. Scarved stone with strange shape (appeared in temple or

shrine of Cham) [visible fear]

4. Stone is the residence of Tàrỉ Goddess in Cham Belief

Stone symbol of Legend of Thai Duong phu nhan has the following

conception layers:

Stone

1. Stone – sacred thing

2. Stone – rock

3. Stone – Sea God (Yang Tathik)

Worshiped stone in Ky Thach phu nhan and Thai Duong phu nhan

are assumed to be fully influenced with Cham religion but it was just the

borrowing the cover or link of conception in Cham’s religion.

4.2.2. The worship of Mother

Vietnamese easily recognize the goddess worship of the Cham

natives had similarities with the worship of Mother in the north, so the

reception process could take place quite gently. But due to the fear,

paralleled with the inadequate understanding of Cham beliefs, the

influence here is just concept value.

We believe that fishermen in Legend of Ky Thach phu nhan did not

Page 48: BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM

18

target at the subject of worship of sex goddess Tari but merely an

ambiguous goddess. With Thai Duong phu nhan temple, god has a

different conception: Po Riyak - sea god.

The influence of the notions is not only the consequences of living

together on the same land, but also originated from fears in the settlement

preference of Vietnamese’s nature. It also shows the obsession of women

in Vietnamese’s mind and the activeness in the process of receiving

culture/religion of the Cham.

4.3. Stone Symbol in Legend on Thai Duong phu nhan and Ky Thach

phu nhan in the relation to stone-worship at Thai Duong phu nhan

Temple and Ky Thach phu nhan Shrine

4.3.1. Forms of worshiped-stone

Forms of worshiped-stone at Ky Thach phu nhan Shrine: All texts

are brief notes, only Dao Thai Hanh described in detail. The scene carved

in the bas-relief is the wills contest between Demon King of Ravana and

Shiva Deity on the Kaisala Mountain.

Forms of worshiped-stone at Thai Duong phu nhan Temple: All

texts did not mention the shape of the stone, only the detail: "In this stone,

there is gem therapy".

Worshiped-stone in these two legends is the connection between

the unreality (legend, the gods) and reality (belief and daily life). Only the

existence of the worshiped-stone is already enough to set up and increase

the trust of the community in belief and legend

4.3.2. Worship form

Both goddesses, Thai Duong phu nhan and Ky Thach phu nhan,

were ordained by Nguyen Dynasty, so the repair of temples and worship

got the attention of people.

The remodeling of temple and shrine: Shrine of Ky Thach phu nhan

has been kept in original status. Worship fetishes are more adequate and

Page 49: BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM

19

shrines have been restored. However, the details added in the space in

front of shrine seem not to connect to stone-worship but rely on

community’s psychology. Temple of Thai Duong phu nhan now has

spacious campus. Sculpture of temple architecture has been influenced by

the other culture and religion in space of temples and shrines.

Worship and Liturgy: the text notes are very brief. Currently, in the

shrine of Ky Thach phu nhan, people often come to burn incense and

make offerings of silk fabric, "clothes" for the statue that custodian

monthly change clothes for her. In Thai Duong phu nhan ceremony, on

23rd it is the main ceremony, there will be the procession of Lady from

the temple to the village communal house for the Liturgy with the very

close form to goddess worship.

In the form of worship and Mother Worship seemed to overwhelm

stones worship. Meanwhile, according to notes of the text, belief in the

center of the symbol is the stone-worship.

Stone-worship in Thai Duong phu nhan and Ky Thach phu nhan

combined harmoniously with “Mother” worship, or contained other

concepts of stone-worship in Cham culture and religion. The difference in

the worshiped stones in Thai Duong phu nhan and Ky Thach phu nhan

was the proof for the acceptance of Cham culture and beliefs of

Vietnamese at various historical landmarks and living area. This is the

result of the struggle for survival of Vietnamese in the early time to settle

on new land

CONCLUSION

"Stone is eternal, a symbol of life in static state", so stone in

Vietnamese legends is also the embodiment of longevity and always

contains the flexibility of the meaning layers, always hides the vividity of

Page 50: BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM

20

the relationships. So, discovery of stone symbol in Vietnamese legend is

not only research on a symbol, but also a beginning to learn about the

spiritual life of Vietnamese and tracing back to national history from the

events, characters, beliefs cuts in the works.

Within the scope of the thesis, the topic Stone symbol in

Vietnamese Legend, we have focused to clarify the following main issues:

1. From the data statistical results, we systematize the study of

symbols and stones in religion/Vietnamese folklore in order to outline

preliminarily the studies situation on issues related to "Stone symbol in

Vietnamese legends" now. On the basis, we found out proper approaches

to the topic and gave practical suggestions for decoding stone symbols.

Overview chapter also shows gaps and prospects of this research direction

which help us localize and establish effective scientific problems to be

solved

2. Analysis on legends using stone symbol under the folklore and

autobiographic in terms of decoding the meanings, narrative structure, we

get the following specific results:

- Firstly, 4 layers of meaning (living from static status, rebirth in

anticipation, the presence of the divine and the notion of displacement) of

the stone are our results from the survey and statistics document. The

borrowing of the stone nature and value of author's folk has opened a new

meaning to the legend character: creating angels’ origin, the wonders of

the behavior, and the immortal monument of the community. Also, the

characters who involved in stone themselves have turned back the stone,

forming additional value to the stone. Therefore, in terms of layer of

meaning, the stone in Vietnamese legend owns quite lively variation.

Besides, based on the system of meaning layer of stone that Jean

Chevalier and Alain Gheerbrant mentioned in the dictionary of the

world's cultural symbol and on actual survey, the comparison also assists

Page 51: BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM

21

us in identifying similarities and differences of stone in Vietnamese

legend/Vietnamese culture and human culture.

- Secondly, the narrative structure of the story form using stone

symbol, we recognized stone has the interaction with other motifs of

legend to form narrative structure. Since then, stone has taken part in

sanctifying legendary character stone because the character was not only

the holy treasure, but also the child enjoying kindness from all of the

family. Moreover, stone in Vietnamese legend was strongly covered with

color of spirituality, is both the embodiment and component elements of

spiritual space of legend. Surely, with the spiritual space, stone was

maintained its specific figures to honor historical characters.

3. Through the relationship among text, monument and worship

habits, the thesis has analyzed the relationship between the legend and

stone-worship of Vietnamese. It’s possible to say, through the time,

legend have demonstrated the extremely harmonious combination of all

religions and other cultures in stone symbol. Even in Vietnamese legends,

stone symbol also reveals that the stone-worship does not always keep its

origin, but sometimes in the harmony, the other religions become

decisive.

4. In the thesis, the relationship between legend and stone-worship,

we have studied two cases: Thai Duong phu nhan and Ky Thach phu

nhan. The results of this analysis are:

- The thesis has clarified the relationship of Vietnamese - Chams in

the national history, specifically the acceptance of stone-worship and

“Mother” deity worship of Cham culture in the spiritual life of

Vietnamese. Here, we both have a premonition of acceptance and confirm

Vietnam factor in Stone symbol of legend and the form of stone-worship

at the shrine/temple.

- The thesis also points out the rise of “Mother” deity worship in

Page 52: BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM

22

the form of worship and the monument of Thai Duong phu nhan Temple

and Ky Thach phu nhan Shrines. It means, the stone-worship was hidden

away, people know the deity worshipped is “Mother” or goddess only.

5. Issues have not been done in the thesis yet; we hope to have

conditions to study in the near future:

- Comparison of layers of meaning of stone symbol in legend with

the other genre of Vietnamese folklore. With features of each genre, we

believe that stone symbol brings its own values and meaning layer.

Therefore, it is possible to recognize the bold/light and the transformation

in the relationship between religion of stone-worship with other genres of

folklore.

- Comparison of meaning layer of stone symbol in Vietnamese

legend with others in countries of Southeast Asia and Asia. Naturally, the

trend decrypts the layers of meaning similar/different which stone symbol

own, not only in one folklore genre, but also the whole culture. This shall

endorse the interference of the stone-worship between Vietnam and other

countries in the region.

- Studying the stone symbol of Thai Duong phu nhan within the

Central region, because both Hue and Quang Nam have monuments also

called Shrine/Temple of Thai Duong Phu Nhan. This orientation of the

research is regional and capable of reflecting the area of this document

handing-down, and contributes to the confirmation of cultural exchange

Vietnam - Cham.