10
BẢN TIN THỦY SẢN (Thứ Tư, ngày 29 tháng 3 năm 2017) TIN NÓNG ..................................................................................................................................... 1 Chủ trương tổ chức Festival Tôm tại Cà Mau .......................................................................... 1 Khánh Hòa: Nước thải Nhà máy ô nhiễm vi sinh gấp 6-7 lần cho phép .................................. 1 Bóc trần đường dây bán lao động đi biển: Giải cứu khẩn cấp .................................................. 2 Bà Rịa-Vũng Tàu: Nước hồ xả thải hóa màu tím, nhiều hộ nuôi cá lồng bè lo sợ ................... 5 Bình Định: Lai dắt tàu vỏ thép và 8 ngư dân bị nạn về bờ an toàn .......................................... 6 Nghệ An: Đứt dây tời lưới, một thuyền viên bị thương nặng ................................................... 7 Lai dắt thành công tàu cá Khánh Hòa và 10 ngư dân gặp nạn trên biển vào bờ an toàn .......... 8 Bình Định: Nhiều tàu cá vỏ thép bị lỗ ...................................................................................... 9 43 ngư dân Việt Nam bị bắt vì đánh bắt trái phép ở quần đảo Solomon .................................. 9 TIN NÓNG Chủ trương tổ chức Festival Tôm tại Cà Mau Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến chỉ đạo về chủ trương tổ chức Festival Tôm tại Cà Mau. Cụ thể, Phó Thủ tướng giao UBND tỉnh Cà Mau chủ động làm việc với các bộ, ngành, địa phương, tổ chức liên quan xác định các nội dung liên quan đến tổ chức Festival Tôm, bảo đảm theo đúng thẩm quyền, đúng quy định, hiệu quả, tránh lãng phí. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 184/TTg -KTN ngày 10-2-2012, Công văn số 1185/VPCP-KGVX ngày 29-2-2012 xây dựng quy chế tổ chức lễ hội (Festival) ngành nghề, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. (Nhân Dân 29/3) đầu trang Khánh Hòa: Nước thải Nhà máy ô nhiễm vi sinh gấp 6-7 lần cho phép Nước thải xả ra môi trường của nhà máy đường Khánh Hòa bị ô nhiễm vi sinh gấp 6 -7 lần cho phép, đã làm thủy sản của người dân bị chết hàng loạt. Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa vừa xác định nguyên nhân sự cố tràn nước thải ra đầm Thủy Triều từ hệ thống xử lý nước thải của Nhà máy Đường Khánh Hòa, thuộc Công ty cổ phần đường

BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn tin nong 29-03-2017_1.pdf · đường dây mua bán lao động đi biển, thuê) canh giữ. Khoảng 22 giờ, khi mọi người đang thiu

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn tin nong 29-03-2017_1.pdf · đường dây mua bán lao động đi biển, thuê) canh giữ. Khoảng 22 giờ, khi mọi người đang thiu

BẢN TIN THỦY SẢN

(Thứ Tư, ngày 29 tháng 3 năm 2017)

TIN NÓNG ..................................................................................................................................... 1

Chủ trương tổ chức Festival Tôm tại Cà Mau .......................................................................... 1

Khánh Hòa: Nước thải Nhà máy ô nhiễm vi sinh gấp 6-7 lần cho phép .................................. 1

Bóc trần đường dây bán lao động đi biển: Giải cứu khẩn cấp .................................................. 2

Bà Rịa-Vũng Tàu: Nước hồ xả thải hóa màu tím, nhiều hộ nuôi cá lồng bè lo sợ ................... 5

Bình Định: Lai dắt tàu vỏ thép và 8 ngư dân bị nạn về bờ an toàn .......................................... 6

Nghệ An: Đứt dây tời lưới, một thuyền viên bị thương nặng ................................................... 7

Lai dắt thành công tàu cá Khánh Hòa và 10 ngư dân gặp nạn trên biển vào bờ an toàn .......... 8

Bình Định: Nhiều tàu cá vỏ thép bị lỗ ...................................................................................... 9

43 ngư dân Việt Nam bị bắt vì đánh bắt trái phép ở quần đảo Solomon .................................. 9

TIN NÓNG

Chủ trương tổ chức Festival Tôm tại Cà Mau

Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến chỉ đạo về chủ trương tổ chức

Festival Tôm tại Cà Mau.

Cụ thể, Phó Thủ tướng giao UBND tỉnh Cà Mau chủ động làm việc với các bộ, ngành, địa

phương, tổ chức liên quan xác định các nội dung liên quan đến tổ chức Festival Tôm, bảo đảm

theo đúng thẩm quyền, đúng quy định, hiệu quả, tránh lãng phí. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du

lịch khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 184/TTg-KTN

ngày 10-2-2012, Công văn số 1185/VPCP-KGVX ngày 29-2-2012 xây dựng quy chế tổ chức lễ

hội (Festival) ngành nghề, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. (Nhân Dân 29/3)

đầu trang

Khánh Hòa: Nước thải Nhà máy ô nhiễm vi sinh gấp 6-7 lần cho phép

Nước thải xả ra môi trường của nhà máy đường Khánh Hòa bị ô nhiễm vi sinh gấp 6-7 lần cho phép, đã làm thủy sản của người dân bị chết hàng loạt. Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa vừa xác định nguyên nhân sự cố tràn nước thải ra đầm Thủy Triều từ hệ thống xử lý nước thải của Nhà máy Đường Khánh Hòa, thuộc Công ty cổ phần đường

Page 2: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn tin nong 29-03-2017_1.pdf · đường dây mua bán lao động đi biển, thuê) canh giữ. Khoảng 22 giờ, khi mọi người đang thiu

/

2

Khánh Hòa, đóng tại huyện Cam Lâm tỉnh Khánh Hòa. Nước thải xả ra môi trường bị ô nhiễm vi sinh gấp 6-7 lần cho phép đã làm thủy sản của người dân bị chết hàng loạt.

(Ảnh minh họa)

Như tin đã đưa, rạng sáng ngày 13/3, Nhà máy đường Khánh Hòa xảy ra sự cố tắc nghẽn khiến nước chảy tràn ra theo hệ thống thoát nước rồi đổ ra đầm Thủy Triều, khiến cá chết hàng loạt. Chi cục Bảo vệ môi trường làm rõ nguyên nhân xuất phát từ lò luyện đường bị cháy, khiến men vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải bị chết.

Thay vì ngừng sản xuất, nhà máy tiếp tục hoạt động nên rạng sáng 13/3 thì xảy ra sự cố nước thải đổ vào khu vực xử lý bị nghẽn, nước chảy tràn ra theo hệ thống thoát nước tự nhiên đổ ra đầm Thủy Triều. Nước thải chưa qua xử lý đổ ra đầm Thủy Triều gây ô nhiễm vi sinh gấp 6-7 lần cho phép. Tỉnh Khánh Hòa đã yêu cầu Nhà máy đường dừng hoạt động đến khi nào khắc phục triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường thì mới cho hoạt động trở lại.

Ông Bùi Minh Sơn, Phó Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Khánh Hòa cho biết: "Mấy ngày nay nước thải tràn ngoài đầm Thủy Triều, hàm lượng coliform vi sinh vật nó vượt 6-7 lần, một số nơi gần cửa xả thì có đến trên 10.000 vi sinh vật trên 100 ml nước, cho nên mới gây ra hiện tượng cá chết. Chính quyền địa phương đang tiếp nhận đơn thư, kê khai của các bà con nuôi trồng thủy sản để kiểm đếm, làm thủ tục đền bù do thiệt hại môi trường". (Đài Tiếng Nói Việt

Nam 28/3, Thái Bình) đầu trang

Bóc trần đường dây bán lao động đi biển: Giải cứu khẩn cấp 'Đất Vũng Tàu này nhỏ lắm, bọn mày có bỏ trốn tới đâu bọn tao cũng tìm được. Mà chúng tao tìm được rồi thì

tụi mày liệu hồn', Hiếu vừa khóa cửa vừa dằn mặt.

Sau khi được đưa xuống Vũng Tàu chiều 25.3 và bị nhốt hai nơi khác nhau chờ ngày giao cho chủ tàu đi biển, ban đầu các

PV Thanh Niên trong vai người lao động được thông báo sáng 26.3 sẽ ra cảng gặp chủ tàu nhận việc để ngày 27.3 bắt đầu đi

biển.

Thế nhưng, khuya 25.3, chủ tàu thay đổi lịch trình đi biển ngay trong đêm nên

cần người gấp và PV Thanh Niên được chọn.

Nhiều người làm gần cả chục năm trời vẫn không

đủ tiền trả hết nợ. Đi biển vô lúc nào cũng bị thâm nợ nên bị họ nhốt lại, đợi

chuyến biển tiếp theo. Có những người một năm chỉ vô bờ được vài ngày.

Page 3: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn tin nong 29-03-2017_1.pdf · đường dây mua bán lao động đi biển, thuê) canh giữ. Khoảng 22 giờ, khi mọi người đang thiu

/

3

“Đất Vũng Tàu này nhỏ lắm!”

Tối 25.3, trong căn phòng tại hẻm 988/45 đường 30/4 (P.11, TP.Vũng Tàu),

PV Thanh Niên cùng 8 lao động khác bị nhốt chung dùng bữa cơm tối nguội

ngắt. Phía ngoài cửa, ngoài Liêm còn có thêm Hiếu (đều do bà Loan, một chủ

đường dây mua bán lao động đi biển, thuê) canh giữ. Khoảng 22 giờ, khi mọi

người đang thiu thiu ngủ thì điện thoại Liêm đổ chuông. Đó là cuộc gọi của

Ngon (con bà Loan). Nghe điện thoại xong, Liêm đứng dậy bật đèn sáng, yêu

cầu PV Thanh Niên và một người tên Huy (quê Lâm Đồng, được bà Loan mua

từ các cò môi giới ở TP.HCM 2 ngày trước) đứng dậy, lấy đồ để “đi biển ngay

lập tức”. “Đ.M! Hai đứa mày nhanh lên, 12 giờ đêm tàu chạy rồi. Nhanh không

tao đánh chết mẹ bây giờ”, Liêm liên tục hối thúc.

Trong quá trình điều tra, nhóm PV dự định sáng 27.3 khi tàu chở các lao động bị

mua bán đi đánh bắt ra cửa biển sẽ báo lực lượng chức năng kiểm tra, giải cứu

lao động. Tuy nhiên, tình huống bất ngờ xảy ra, chuyến đi biển sớm hơn dự định

và giữa đêm khuya nên PV chỉ kịp lén vào nhà vệ sinh, đóng cửa và dùng điện thoại dự phòng (chiếc điện thoại lúc đầu đã bị

tịch thu) nhắn cho lực lượng ứng cứu, rồi thu xếp đồ theo Liêm, Hiếu để tránh bị nghi ngờ. Liêm áp giải PV và Huy ra mở khóa

cổng sắt, đưa lên xe máy của Hiếu chờ sẵn bên ngoài chở đi. Hiếu phóng xe như bay trong đêm, đến thẳng một căn nhà trong

hẻm đường 30/4 (P.11, TP.Vũng Tàu) giao cho chủ ghe được gọi là bà Chín. Tại đây, đã có 3 người chờ sẵn để chuẩn bị đi biển.

PV Thanh Niên và Huy được Hiếu áp giải vào phòng trọ đối diện nhà bà Chín rồi khóa lại. “Do tàu bà Chín đi biển đột xuất,

thiếu người nên hai đứa mày được cắt cử đi với tàu bà ấy. Cố gắng làm việc cho tốt mà lấy tiền trả nợ. Đất Vũng Tàu này nhỏ

lắm, bọn mày có bỏ trốn tới đâu bọn tao cũng tìm được. Mà chúng tao tìm được rồi thì tụi mày liệu hồn!”, Hiếu vừa khóa cửa

vừa dằn mặt.

Nhận tin báo khẩn cấp, lực lượng ứng cứu nhanh chóng có mặt tại địa chỉ PV bị nhốt. Thấy một số người lạ đến tìm, bà Chín

phải chấp nhận mở cửa phòng để PV và Huy ra ngoài, còn Hiếu lên xe bỏ chạy về phòng trọ tại hẻm 988/45 di tản 7 lao động

còn lại đi nơi khác. Vì vậy, khi lực lượng Công an P.11 ập tới nơi thì căn phòng trọ này trống người, chỉ còn lại rất nhiều hành

lý của các lao động bị bỏ lại đây.

Cùng lúc đó, ngôi nhà bà Loan ở H.Long Điền (Bà Rịa-Vũng Tàu) vẫn khóa kín cửa. Điện thoại của PV Thanh Niên đang bị

nhốt tại đây đã bị tịch thu để kiểm tra nên nhóm liên tục liên lạc nhiều lần bất thành. Sau đó, con trai bà Loan dùng điện thoại

của PV Thanh Niên gọi lại đưa điều kiện: “Nó đồng ý ký giấy tờ vay tiền trả tiền xe ôm, giờ đưa tiền tới thì chúng tôi mới đưa

nó ra”. Sau nhiều lần thương lượng, rạng sáng 26.3 PV Thanh Niên được trả ra

ngoài an toàn.

Đi biển hoài mà nợ vẫn chồng nợ Đêm 25.3, bị nhốt chung với PV Thanh Niên tại phòng trọ hẻm 988/45 đường

30/4 có T. (25 tuổi, quê Sóc Trăng). Trong lúc Liêm và Hiếu ăn cơm không dõi

mắt vào phòng, T. kể cũng bị xe ôm tại Bến xe Miền Tây lừa chở xuống Vũng

Tàu bán cho bà Loan để đi biển từ sau tết tới nay. Sau chuyến đi biển kéo dài

khoảng hai tháng, vào bờ T. tiếp tục bị nợ, bị nhốt lại để chờ đi chuyến biển sau.

“Tôi đi biển hai tháng, vô bờ không thấy có đồng tiền nào, chủ ghe chia tiền thì

người bà Loan cầm sổ ra cộng nợ của tôi, lấy hết tiền rồi chốt sổ tôi còn nợ hơn 5

triệu nữa. Uống xị rượu mà trong sổ thấy người ta tính cả trăm nghìn, thuốc lá,

đồ ăn cũng vậy, đều giá trời ơi! Tính như vậy, bọn tôi biết khi nào hết nợ mà về

nhà được”, T. nói với PV. Theo T., làm việc trên biển rất cực khổ, mỗi ngày

quần quật 18 tiếng ngoài nắng nóng, trong đêm khuya gió lạnh và làm rất nhiều

việc. “Nhiều lúc mệt muốn xỉu cũng phải cố, không làm thì bị quản lý (người của

các chủ đường dây lao động đi theo, vừa làm việc, vừa quản lý lao động trên tàu

- PV) chửi, đánh. Bốn phía là biển, nhảy xuống biển thì chết nên phải cố mà làm

chờ ngày vô bờ. Giờ vô bờ lại bị báo nợ, bị nhốt và chờ tiếp tục đi biển trả nợ”, T. uất ức.

Theo điều tra của PV Thanh Niên, bà Loan trước đây là người bán hột vịt lộn tại cảng Cát Lở (TP.Vũng Tàu). Nhận thấy nhu

cầu các chủ tàu cần người đi biển nhiều nên bà Loan đứng ra móc nối với các đầu mối tại TP.HCM, một số tỉnh miền Tây để

đưa về TP.Vũng Tàu rồi bán lại cho các chủ tàu. Bà Loan là người điều hành chính (liên lạc, giao dịch tiền với các đầu mối, ký

giấy vay tiền với các lao động...); đồng thời thuê những người như Liêm, Hiếu để canh giữ lao động. Mỗi lao động bán cho các

chủ ghe tàu bà Loan thu về cả chục triệu đồng.

Nhiều người không chịu

nổi cảnh cực khổ, tìm cách bỏ trốn nhưng bất thành, rồi bị đánh đến

điên điên khùng khùng. Tôi từng cho nhiều người tiền để bỏ trốn khỏi sự tàn

bạo của những “trùm” mua bán lao động này

Chị H., bán hàng tại cảng Cát Lở

Tìm “xử” một lao động bỏ trốn Chiều 25.3, khi chúng tôi vừa tới căn

phòng trong hẻm 1031 đường 30/4

để gặp bà Loan, một thanh niên da

ngăm đen (người của bà Loan) chạy

vào bực tức nói và chửi thề: “Thằng

kia tôi chở nó ra cảng làm, tôi vừa

cúi đầu bấm điện thoại thì nó bỏ

chạy mất tiêu. Tôi kêu mấy thằng

nữa ra tìm chiều giờ mà không thấy

nó đâu. Tí nữa bà cho thêm vài

người nữa tìm thấy nó thì xử luôn”.

Page 4: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn tin nong 29-03-2017_1.pdf · đường dây mua bán lao động đi biển, thuê) canh giữ. Khoảng 22 giờ, khi mọi người đang thiu

/

4

Những lao động bị người của bà Loan nhốt trong căn phòng chật hẹpẢNH:

CÔNG NGUYÊN Tại khu vực cảng Cát Lở (TP.Vũng Tàu), ngoài bà Loan còn có đường dây của hai người phụ nữ tên T.A, K.N điều hành. Đây

là hai đường dây cung cấp lao động đi biển lớn nhất, nhì tại TP.Vũng Tàu. Chị H. (người bán hàng tại cảng) cho biết các đường

dây mua bán lao động tại đây hoạt động rất kín đáo và tinh vi, do một số đường dây từng bị cơ quan chức năng xử lý. Các lao

động trước khi xuống tàu đi biển đều phải ký giấy vay tiền của những người điều hành đường dây lao động này.

“Các lao động sau khi ký giấy vay tiền thì bị những trùm đường dây cho đàn em nhốt lại, chờ ngày đưa ra tàu đi biển, ai tìm

cách bỏ trốn sẽ bị đánh đập”, chị H. kể và cho biết đã nhiều lần chứng kiến lao động sau khi đi biển về, do không trả được nợ

nên tìm cách bỏ trốn đã bị đàn em của bà trùm đánh thập tử nhất sinh. “Nhiều người làm gần cả chục năm trời vẫn không đủ

tiền trả hết nợ. Đi biển vô lúc nào cũng bị thâm nợ nên bị họ nhốt lại, đợi chuyến biển tiếp theo. Có những người một năm chỉ

vô bờ được vài ngày. Nhiều người không chịu nổi cảnh cực khổ, tìm cách bỏ trốn nhưng bất thành, rồi bị đánh đến điên điên

khùng khùng. Tôi từng cho nhiều người tiền để bỏ trốn khỏi sự tàn bạo của những “trùm” mua bán lao động này”, chị H. cho

biết.

(Còn tiếp)

Vòng xoay tiền nợ Vì sao ngư phủ trả không hết tiền nợ cho các “trùm”? Chị H. lý giải, sau khi xe ôm đưa

người lao động đến, chủ đường dây sẽ bỏ tiền ra mua với giá 3,5 triệu đồng. Số tiền này

“trùm” bắt ngư phủ ký giấy vay tiền để ràng buộc. Trong thời gian nhốt người lao động,

“trùm” sẽ tính tiền ăn uống hằng ngày với giá cắt cổ. Có khi nhậu rượu trắng với con ốc,

Page 5: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn tin nong 29-03-2017_1.pdf · đường dây mua bán lao động đi biển, thuê) canh giữ. Khoảng 22 giờ, khi mọi người đang thiu

/

5

trái xoài... nhưng bị tính tiền triệu... “Trước khi đi biển, chủ tàu sẽ trả cho “trùm” 10 - 15

triệu đồng/lao động. Số tiền này các lao động không bao giờ được cầm tới. Khi xong

chuyến biển, tàu cập bờ, “trùm” sẽ cho đàn em đến đưa các lao động về thẳng nhà trọ

nhốt lại. Người lao động không bao giờ biết được chuyến biển mình đi được chủ tàu chia

lợi bao nhiêu vì số tiền này “trùm” giữ hết. “Trùm” công bố người lao động còn nợ và

họ lại phải tiếp tục đi biển”, chị H. nói.

(Thanh Niên 29/3, Công Nguyên – Long An – Lê Lâm) đầu trang

Bà Rịa-Vũng Tàu: Nước hồ xả thải hóa màu tím, nhiều hộ nuôi cá lồng bè lo sợ Sau khi nhận tin báo của người dân về hiện tượng nước trong hồ chứa nước xả thải của các doanh nghiệp chế

biến hải sản ở khu vực cống số 6 (xã Tân Hải, huyện Tân Thành) chuyển sang màu tím, HĐND tỉnh Bà Rịa -

Vũng Tàu đã tổ chức khảo sát thực tế. Sau khi nhận tin báo của người dân về hiện tượng nước trong hồ chứa nước xả thải của các doanh nghiệp chế biến hải sản ở khu vực cống số 6 (xã Tân Hải, huyện Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu) chuyển sang màu tím, HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức khảo sát thực tế. Ngay trong sáng 28.3, ông Trần Đình Khoa, Phó chủ tịch HĐND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã đến khảo sát thực tế tại hồ chứa nước xả thải nói trên. Theo đó, nước tại đây có màu tím hồng và mùi hôi thối nồng nặc. Một người dân ở cạnh hồ cho biết, nước trong hồ đã chuyển sang màu tím từ hơn 10 ngày qua. Nước từ hồ này đang chảy ra sông Chà Và, nơi có hàng trăm người nuôi cá ở phía hạ nguồn. Tại hiện trường, ông Khoa cho biết, hồ chứa nước xả thải này là một trong những điểm nóng về môi trường của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Hiện cơ quan chức năng tỉnh đã có nhiều phương án đề xuất xử lý ô nhiễm tại hồ chứa nước này.

Hồ chuyển sang màu tím kèm mùi hôi thốiẢNH: NGUYỄN LONG

Hồ chứa nước xả thải tại khu vực cống số 6 rộng hàng chục ngàn mét vuông. Đây là hồ chứa nước xả thải của hơn 10 doanh

nghiệp chế biến hải sản từ nhiều năm nay. Năm 2015, cá nuôi lồng bè của người dân trên sông Chà Và chết hàng loạt nên tỉnh

Bà Rịa – Vũng Tàu đã chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với Viện Môi trường và Tài nguyên lấy mẫu nước điều tra

nguyên nhân. Sau đó, các cơ quan chức năng xác định, cá nuôi lồng bè của người dân chết là do những doanh nghiệp chế biến

hải sản xả nước thải ô nhiễm ra hồ.

Sau đó, nước từ hồ này theo cống số 6 chảy ra sông Chà Và khiến nguồn nước sông ô nhiễm nghiêm trọng làm cá chết. UBND

tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã chỉ đạo các cơ quan chức năng cấm hoạt động chế biến hải sản với các doanh nghiệp gây ô nhiễm.

Hiện tại khu vực này còn 6 doanh nghiệp được phép sản xuất, chế biến hải sản (trong đó có 3 doanh nghiệp được phép sản xuất

10% công suất) vì có hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn. Tuy nhiên, ông Trần Đình Khoa đề nghị đình chỉ hoạt động của các

doanh nghiệp này.

Nước hồ màu tím do tảo nở hoa

Trao đổi với Thanh Niên ngày 28.3, một lãnh đạo Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, đơn vị này vừa

phối hợp với Phòng Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phát hiện doanh nghiệp chế biến hải sản Hòa Thắng

có hành vi xả nước thải ra cống số 6.

Page 6: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn tin nong 29-03-2017_1.pdf · đường dây mua bán lao động đi biển, thuê) canh giữ. Khoảng 22 giờ, khi mọi người đang thiu

/

6

“Doanh nghiệp này đang trong thời gian bị UBND tỉnh không cho phép hoạt động, chờ di dời nhưng vẫn lén lút sản xuất và xả

nước thải ra cống số 6. Chúng tôi đã lấy mẫu nước để đưa đi phân tích ô nhiễm”, lãnh đạo chi cục này cho hay. Lý giải vì sao

nước hồ có màu tím phớt hồng, lãnh đạo Chi cục Bảo vệ môi trường cho biết do nước trong hồ chứa tại cống số 6 bị ô nhiễm,

khi gặp trời nắng nóng kéo dài, tảo nở hoa tạo màu tím hồng. Nước hồ này vẫn thường thay đổi màu hàng năm vào mùa nắng.

Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang phối hợp với Viện Môi trường và Tài nguyên họp bàn phương án xử lý

nước ô nhiễm trong hồ chứa nước tại cống số 6 trong thời gian tới, lãnh đạo này nói.

Hiện nhiều người nuôi cá lồng bè trên sông Chà Và rất hoang mang và lo lắng vì nếu lượng nước trong hồ chứa này chảy ra

sông sẽ khiến cá nuôi chết hết. Các hộ dân nuôi cá đề nghị cơ quan chức năng tỉnh Bà Rại – Vũng Tàu sớm có biện pháp xử lý

nước thải và kiểm tra thường xuyên các nhà máy chế biến hải sản vẫn đang hoạt động, xả nước ra hồ. (Thanh Niên 29/3, Nguyễn

Long) đầu trang

Bình Định: Lai dắt tàu vỏ thép và 8 ngư dân bị nạn về bờ an toàn

Sáng 28.3, tàu SAR 27-01 của Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm Cứu nạn Hàng hải Việt Nam

(VNMRCC) đưa 8 ngư dân cùng tàu cá vỏ thép BĐ 99999TS về đến cảng Nha Trang an toàn.

Lai dắt tàu vỏ thép và 8 ngư dân bị nạn về bờ an toàn

Trước đó, khoảng 23h35 tối 26.3, Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm Cứu nạn Hàng hải khu vực 4 (Nha

Trang MRCC, đơn vị trực thuộc VNMRCC) nhận được tin báo nạn khẩn cấp từ tàu cá BĐ 99999TS

do ông Lê Văn Thiểu (49 tuổi, trú xã Hoài Thanh, huyện Hoài Nhơn, Bình Định) làm thuyền trưởng.

Theo cấp báo của thuyền trưởng, tàu bị hỏng máy, mất khả năng điều động, đang thả trôi cách bờ

biển Nha Trang khoảng 70 hải lý. Thời tiết biển tại khu vực bị nạn không thuận lợi, các thuyền viên

đã nỗ lực khắc phục nhưng bất thành nên phải cầu cứu khẩn cấp.

Nhận được tin báo, lãnh đạo đơn vị điều động tàu SAR 27-01 đang ứng trực tại cảng Nha Trang lên

đường cứu nạn. Đến 7 giờ sáng 27.3, tàu SAR27-01 tiếp cận được tàu BĐ 99999TS, ổn định tinh

thần, sức khỏe anh em thuyền viên và đưa 8 thuyền viên cùng tàu cá về đất liền.

Page 7: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn tin nong 29-03-2017_1.pdf · đường dây mua bán lao động đi biển, thuê) canh giữ. Khoảng 22 giờ, khi mọi người đang thiu

/

7

Lãnh đạo Trung tâm tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam thăm và động viên các ngư dân thoát nạn

trở về. (ảnh. B.An)

Thuyền trưởng tàu BĐ 99999TS cho biết, anh em trên đường đánh bắt hải sản từ ngư trường

Trường Sa về thì bị nạn, may có sự hỗ trợ của tàu SAR 27-01 nên được cứu kịp thời người và hải

sản.

Tàu BĐ 99999TS là một trong số những tàu vỏ thép đầu tiên của Bình Định, đóng theo Nghị định 67

và mới bàn giao cho ngư dân vào tháng 4.2016, với tổng trị giá 17,4 tỉ đồng. (Lao Động 29/3, Bình

An) đầu trang

Nghệ An: Đứt dây tời lưới, một thuyền viên bị thương nặng

Đang đánh cá trên biển thì bất ngờ dây tời lưới của tàu NA 91568 TS bị đứt khiến thuyền viên Hòa bị dây

đập vào mặt, bất tỉnh tại chỗ.

Ảnh tư liệu.

Ngày 28/3, trao đổi với Tiền Phong, Thượng tá Nguyễn Xuân Sơn – Đồn trưởng Đồn Biên phòng Quỳnh Thuận

(BĐBP Nghệ An) cho biết, trên địa bàn xã Tiến Thủy, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) có một ngư dân bị thương nặng

do dây tời bị đứt va đập vào người.

Theo đó, vào chiều ngày 27/3, tàu cá mang số hiệu NA 91568 TS do anh Hồ Bá Mạnh (trú tại thôn Minh Sơn, xã Tiến

Thủy, Quỳnh Lưu) làm thuyền trưởng, đang đánh bắt cá tại tọa độ 18 độ 40’N – 106 độ 39’E thì bị đứt dây tời đập

Page 8: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn tin nong 29-03-2017_1.pdf · đường dây mua bán lao động đi biển, thuê) canh giữ. Khoảng 22 giờ, khi mọi người đang thiu

/

8

đúng mặt thuyền viên Phan Đình Hòa (43 tuổi, trú tại xã Tiến Thủy). Cú va đập mạnh khiến anh Hòa bị gãy xương gò

má, ngã xuống thuyền bất tỉnh.

Ngay lập tức, thuyền trưởng quay thuyền hướng vào bờ, đồng thời gọi thông báo ứng cứu với Đồn biên phòng

Quỳnh Thuận. Nhận được thông tin, lãnh đạo Đồn BP Quỳnh Thuận đã điều động canô đưa nạn nhân vào bờ nhanh

nhất.

Hiện, thuyền viên Phan Đình Hòa đang cấp cứu tại Bệnh viện ĐK tỉnh Nghệ An trong tình trạng

bị thương nặng. (Tiền Phong 28/3, Cảnh Huệ) đầu trang

Lai dắt thành công tàu cá Khánh Hòa và 10 ngư dân gặp nạn trên biển vào bờ an toàn

Khoảng 15 giờ ngày 28-3, tàu CSB 6001 (thuộc Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2) đã lai dắt thành công tàu cá KH 94888 TS và 10 ngư dân trên tàu bị hỏng máy trôi dạt trên biển vào cập cảng Vùng Cảnh sát biển 2, ở xã Tam Quang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam an toàn. Sau khi nhận được thông tin, tàu KH 94888 TS, do ngư dân Nguyễn Nhật Khanh (sinh năm 1984, trú tại phường Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) làm thuyền trưởng, bị hỏng máy trôi dạt trên biển trong điều kiện sóng cấp 6, cấp 7, khi đang hoạt động đánh bắt tại vùng biển Hoàng Sa (ở tọa độ 15059’; 110054’, phía tây bắc đảo Tri Tôn 22 hải lý), khoảng 11 giờ 45 phút ngày 27-3, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 đã điều tàu CSB 6001 đang thực hiện nhiệm vụ ở vùng biển đông bắc cách đảo Lý Sơn 30 hải lý tham gia cứu nạn tàu cá KH 94888 TS.

Các thuyền viên tàu cá KH 94888 TS.

Được biết, khi gặp sự cố, tình trạng sức khỏe của thuyền viên trên tàu mệt mỏi, có một thuyền viên bị đau dạ dày, yêu cầu được giúp đỡ.

Sau hơn 6 giờ cơ động trên biển, vào lúc 18 giờ cùng ngày, tàu CSB 6001 đã tiếp cận được tàu bị nạn, thực hiện các biện pháp hỗ trợ, chăm sóc y tế cho các thuyền viên trên tàu, làm dây kéo và tiến hành lai kéo tàu bị nạn về đất liền.

Page 9: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn tin nong 29-03-2017_1.pdf · đường dây mua bán lao động đi biển, thuê) canh giữ. Khoảng 22 giờ, khi mọi người đang thiu

/

9

Khoảng 15 giờ ngày 28-3, tàu CSB 6001 đã lai dắt tàu cá và 10 ngư dân bị nạn vào bờ an toàn. Và Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 đã tiến hành các thủ tục bàn giao cho địa phương theo quy định.

Hiện, tình trạng sức khỏe các thuyền viên trên tàu cá đều ổn định. (Nhân Dân 28/3, Quốc Việt) đầu

trang

Bình Định: Nhiều tàu cá vỏ thép bị lỗ Ngày 28.3, Phòng Kinh tế TP.Quy Nhơn (Bình Định) cho biết nhiều chủ tàu vỏ thép đóng theo Nghị định 67/CP

tham gia đánh bắt trên biển bị thua lỗ và đang gặp nhiều khó khăn. Tại TP.Quy Nhơn, trong số 27 ngư dân được UBND tỉnh Bình Định phê duyệt đóng tàu cá mới có 5 ngư dân đã nộp đơn xin không tham gia và 10 trường hợp hoàn thành việc đóng tàu, đã khai thác từ 1 - 6 chuyến biển. Ngoài lỗ vốn trong mỗi chuyến biển, các ngư dân còn gặp khó khăn trong việc tìm chỗ neo đậu tàu, mua bảo hiểm cho tàu cá...

Theo quy định của Nghị định 67/CP, chủ tàu được hỗ trợ 90% chi phí bảo hiểm, nhưng Công ty

bảo hiểm Pjico thông tin là đang chờ hướng dẫn cụ thể của Bộ Tài chính và Bộ NN-PTNT nên

đối với những tàu cá đã hết hạn bảo hiểm, nếu tiếp tục mua bảo hiểm thì trước mắt chủ tàu phải

nộp 100% phí mua bảo hiểm (khoảng 120 triệu đồng/tàu), khi có hướng dẫn, công ty sẽ hoàn trả

lại sau. (Thanh Niên 29/3, Hoàng Trọng) đầu trang

43 ngư dân Việt Nam bị bắt vì đánh bắt trái phép ở quần đảo Solomon Ba thuyền đánh cá với 43 ngư dân Việt Nam đã bị bắt giữ trước cáo buộc đánh bắt trái phép ở tỉnh

Rennell và Bellona thuộc quần đảo Solomon.

Theo Radio New Zealand, tổng cộng 43 ngư dân Việt Nam đã bị bắt giữ hôm 26/3, khi đang đánh bắt trái phép ở khu vực cách đảo Rennell về phía nam 50 km.

Tàu cá của ngư dân Việt Nam.

Các tàu RSIPV Auki và RSIPV Lata của lực lượng cảnh sát tuần tra quần đảo Solomon đã tham gia vây bắt 3 tàu cá Việt Nam. Lợi dụng thời tiết xấu, chiếc tàu cá thứ tư của Việt Nam đã chạy thoát.

Page 10: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn tin nong 29-03-2017_1.pdf · đường dây mua bán lao động đi biển, thuê) canh giữ. Khoảng 22 giờ, khi mọi người đang thiu

/

10

Hiện, tàu RSIPF Lata đang lai dắt 3 tàu cá Việt Nam về khu vực Honiara để tiến hành điều tra thêm.

Theo tờ Solomon Star, trước khi bị bắt, các tàu cá màu xanh của Việt Nam từng bị xuất hiện ở ngoài khơi khu vực Anuta thuộc tỉnh Temotu.

Quần đảo Solomon là một đảo quốc của người Melanesia, nằm ở phía đông Papua New Guinea, với gần một ngàn đảo nhỏ trải dài trên một diện tích khoảng 28.400 km2. Thủ đô của quần đảo Solomon là Honiara, tọa lạc trên đảo Guadalcanal.

Năm 1978, Solomon chính thức trở thành quốc gia độc lập và là một thành viên thuộc Khối Thịnh

vượng chung Anh. (Infonet 28/3, Minh Thu) đầu trang./.