12
Y BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HUYÊN HÀM THUẬN NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 38/BC-UBND Hàm Thuận Nam, ngày 23 tháng 02 năm 2021 BÁO CÁO kết 04 năm (2017- 2020) thc hin Nghquyết s14-NQ/TU ngày 11/01/2017 ca Tnh y (Khóa XIII) vnông nghip, nông dân, nông thôn gn vi tiếp tục đẩy mnh xây dng nông thôn mới đến năm 2025 Phn thnht TÌNH HÌNH TRIN KHAI THC HIN NGHQUYT I. Công tác tuyên truyn, quán trit, kế hoch thc hin Nghquyết ca các cp ủy, cơ quan, tổ chức, đảng viên Căn cứ vào các chủ trương, chính sách của cấp trên, UBND huyện đã tổ chức triển khai quán triệt đến các cấp ủy, các ban ngành, đoàn thể chính trị từ huyện đến xã, thị trấn. Cấp ủy, UBND các xã, thị trấn đã xây dựng kế hoạch hành động. Tổ chức hàng trăm cuộc hội thảo về nông nghiệp, nông dân, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; hầu hết tại các cuộc hội nghị lớn tại huyện và các xã đều tổ chức nghiêm túc, có 100% cán bộ đảng viên, công chức, viên chức được qn triệt. Ngoài ra, đã phối hợp với các tổ chức đoàn thể chính trị tổ chức phổ biến cho đoàn viên, hội viên, quần chúng nhân dân thông qua sinh hoạt tổ chức đoàn thể, hội thi, tuyên truyền cổ động, phát tờ rơi... qua đó đã nâng cao nhận thức, chuyển biến nh động của cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp, cán bộ, đảng viên và nhân dân; đa số người nông dân đã ý thức được vai trò chủ thể của mình. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới có sức lan tỏa mạnh mẽ, huy động cả hệ thống chính trị và được toàn xã hội quan tâm, hưởng ứng tham gia tích cực. II. Công tác thchế hóa các chtrương của Nghquyết Căn cứ Chương trình hành động số 20-NQ/TU ngày 22/9/2007 của BCH Đảng bộ tỉnh Bình Thuận (khóa XI); Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 11/01/2017 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Thuận (khóa XIII): Từ huyện đến xã đã cụ thể hóa bằng các chương trình hành động, cụ thể như: Huyện ủy Hàm Thuận Nam đã ban hành Chương trình hành động số 51- CTr/HU ngày 14/10/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Kế hoạch số 69- KH/HU ngày 05/4/2017 triển khai thực hiện Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Thuận (khóa XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn gắn với tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới đến năm 2025. Trên tinh thần chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện đã xây dựng Kế hoạch số 26/KH-UBND ngày 24/6/2009 triển khai thực hiện chương trình hành động của Huyện ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Quyết định số 565/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của huyện; ban hành Quyết định số 42/QĐ-UBND ngày 05/01/2017 về việc kế hoạch thực hiện Chương trình

BÁO CÁO k t 04 (2017- 2020) th c hi n Ngh quy t s 14-NQ/TU

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

HUYÊN HÀM THUẬN NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 38/BC-UBND Hàm Thuận Nam, ngày 23 tháng 02 năm 2021

BÁO CÁO Sơ kết 04 năm (2017- 2020) thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày

11/01/2017 của Tỉnh ủy (Khóa XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn gắn

với tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới đến năm 2025

Phần thứ nhất

TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT

I. Công tác tuyên truyền, quán triệt, kế hoạch thực hiện Nghị quyết của

các cấp ủy, cơ quan, tổ chức, đảng viên

Căn cứ vào các chủ trương, chính sách của cấp trên, UBND huyện đã tổ chức

triển khai quán triệt đến các cấp ủy, các ban ngành, đoàn thể chính trị từ huyện đến

xã, thị trấn. Cấp ủy, UBND các xã, thị trấn đã xây dựng kế hoạch hành động. Tổ

chức hàng trăm cuộc hội thảo về nông nghiệp, nông dân, nông thôn gắn với xây

dựng nông thôn mới; hầu hết tại các cuộc hội nghị lớn tại huyện và các xã đều tổ

chức nghiêm túc, có 100% cán bộ đảng viên, công chức, viên chức được quán triệt.

Ngoài ra, đã phối hợp với các tổ chức đoàn thể chính trị tổ chức phổ biến cho đoàn

viên, hội viên, quần chúng nhân dân thông qua sinh hoạt tổ chức đoàn thể, hội thi,

tuyên truyền cổ động, phát tờ rơi... qua đó đã nâng cao nhận thức, chuyển biến

hành động của cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp, cán bộ, đảng viên và

nhân dân; đa số người nông dân đã ý thức được vai trò chủ thể của mình. Chương

trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới có sức lan tỏa mạnh mẽ, huy động

cả hệ thống chính trị và được toàn xã hội quan tâm, hưởng ứng tham gia tích cực.

II. Công tác thể chế hóa các chủ trương của Nghị quyết

Căn cứ Chương trình hành động số 20-NQ/TU ngày 22/9/2007 của BCH

Đảng bộ tỉnh Bình Thuận (khóa XI); Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 11/01/2017

của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Thuận (khóa XIII): Từ huyện đến xã đã cụ

thể hóa bằng các chương trình hành động, cụ thể như:

Huyện ủy Hàm Thuận Nam đã ban hành Chương trình hành động số 51-

CTr/HU ngày 14/10/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Kế hoạch số 69-

KH/HU ngày 05/4/2017 triển khai thực hiện Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng

bộ tỉnh Bình Thuận (khóa XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn gắn với tiếp

tục đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới đến năm 2025.

Trên tinh thần chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện đã xây dựng Kế hoạch

số 26/KH-UBND ngày 24/6/2009 triển khai thực hiện chương trình hành động của

Huyện ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Quyết định số 565/QĐ-UBND về

việc thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của huyện; ban hành Quyết

định số 42/QĐ-UBND ngày 05/01/2017 về việc kế hoạch thực hiện Chương trình

2

mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện giai đoạn 2016-

2020; đồng thời, ngày 14/10/2015 UBND huyện đã ban hành Quyết định số

1525/QĐ-UBND về việc ban hành kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành nông

nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững và các quyết

định tái cơ cấu trên các lĩnh vực, như: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, thủy lợi, lâm

nghiệp…

Phần thứ hai

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT

I. Kết quả thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu

1. Về rà soát quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn phù hợp với

quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá

nông nghiệp, nông thôn

Hiện nay, các quy hoạch phát triển nông nghiệp - nông thôn đã được rà soát

từng năm; đồng thời, đã cập nhật, tích hợp vào quy hoạch sử dụng đất. Cơ cấu lại

ngành nông nghiệp gắn với nông thôn mới, chương trình Mục tiêu quốc gia xây

dựng Nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 với các chỉ tiêu cụ thể, phát huy được

các kết quả của giai đoạn trước, đi vào chiều sâu, thực chất, gắn với các giải pháp

phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, thúc đẩy sản

xuất phát triển theo hướng hiện đại, bền vững; có giải pháp để thu hẹp khoảng cách

về kinh tế - xã hội, nhất là về thu nhập kinh tế, văn hóa ngày càng cao giữa các xã

trong xây dựng nông thôn mới. Hàng năm, UBND huyện đều giao chỉ tiêu đến các

xã thực hiện Bộ tiêu chí cụ thể. Kết quả thực hiện Bộ tiêu chí Chương trình mục

tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn; đến nay, lũy kế tiêu chí đạt

192 tiêu chí, bình quân 16 tiêu chí/xã, có 08 xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt tỷ lệ

66% số xã (Hàm Minh, Tân Thuận, Hàm Mỹ, Mương Mán, Hàm Kiệm, Thuận

Quý, Tân Thành, Hàm Cường) và đang trình Ban Chỉ đạo tỉnh công nhận xã Hàm

Thạnh về đích nông thôn mới năm 2020.

Những năm qua, lĩnh vực cơ giới hóa nông nghiệp trên địa bàn huyện đã tập

trung chỉ đạo quyết liệt; từ đó, mô hình cơ giới hóa ngày càng được áp dụng rộng

rãi trong sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản, góp phần nâng cao năng suất, chất

lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Kết quả thực hiện cơ giới hóa một số

khâu trong nông nghiệp đạt tỷ lệ cao và tăng nhanh. Cụ thể, đối với lĩnh vực trồng

trọt: khâu làm đất đạt 90%; khâu chăm sóc đạt 40%; khâu thu hoạch đạt 70%, khâu

vận chuyển đạt 90%, khâu bảo quản đạt 10%. Lĩnh vực chăn nuôi: Khâu chuồng

trại đạt 40%, khâu sản xuất thức ăn đạt 10%. Lĩnh vực lâm nghiệp: Khâu vận

chuyển đạt 90%, khâu khai thác đạt 80%. Nhờ đó, đã nâng cao năng suất và giá trị

gia tăng của sản phẩm nông nghiệp, tạo tiền đề quan trọng để xây dựng nền nông

nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao.

2. Về tập trung sản xuất nông nghiệp hàng hoá lớn theo hướng hiện đại,

giá trị gia tăng cao và bền vững

3

UBND huyện đã ban hành Quyết định số 1525/QĐ-UBND ngày 14/10/2015

về việc ban hành kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng

nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trên địa bàn huyện Hàm Thuận

Nam; đồng thời, ngày 15/11/2018 UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số

151/KH-UBND về việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp huyện Hàm Thuận Nam giai

đoạn 2018-2020; trên tinh thần đó UBND các xã, thị trấn đều xây dựng kế hoạch

cơ cấu lại ngành nông nghiệp phù hợp theo tình hình thực tế của địa phương.

Huyện đã tập trung thực hiện đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản

xuất, dịch vụ. Hiện nay, toàn huyện Hàm Thuận Nam có 14 Hợp tác xã đang hoạt

động; trong đó: có 01 HTX diêm nghiệp, 13 HTX nông nghiệp hoạt động theo mô

hình hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, tập trung vào các khâu chính: Dịch vụ thủy

lợi, cung ứng vật tư nông nghiệp, sản xuất thanh long, mua bán trái thanh long.

Hình thành được 198 tổ hợp tác/4.394 tổ viên; trong đó: Có 62 tổ hợp tác chứng

thực theo Nghị định số 151/2007/NĐ/CP ngày 10/10/2007 về tổ chức và hoạt động

của tổ hợp tác. Tổng số trang trại được cấp giấy chứng nhận trên địa bàn huyện đến

nay là 76 trang trại, nhiều mô hình trang trại đang thực hiện đầu tư quy mô lớn,

khép kín từ khâu đầu vào đến khâu đầu ra sản phẩm, nhiều trang trại đã áp dụng

công nghệ cao vào trong sản xuất, kinh doanh mang lại hiệu quả cao và ổn định.

Đang hình thành được 03 chuỗi liên kết. Hình Thức liên kết: Liên kết tổ

chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm thanh long; quy mô liên kết:

104 ha/90 hộ dân tham gia liên kết; sản lượng bao tiêu sản phẩm: 3.150 tấn; số hộ

tham gia chuỗi liên kết: 90 hộ dân tham gia; doanh nghiệp, Hợp tác xã tham gia

chuỗi liên kết: 02 doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm và 02 Hợp tác xã tham gia liên

kết; loại hình liên kết: Dự án liên kết; dự trù ngân sách hỗ trợ: 13,98 tỷ đồng. Hiện

nay đanh hoàn tất hồ sơ để trình phê duyệt.

3. Về đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản

xuất, bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản tạo ra sản phẩm sạch, an toàn,

chất lượng cao, giá cả cạnh tranh

Thời gian vừa qua, huyện đã chuyển giao ứng dụng nhiều mô hình có hiệu

quả góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, thay đổi tập quán canh tác,

nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh; các loại giống mới có năng suất, chất

lượng cao được đưa vào sản xuất; các giống lúa thuần OM từ Viện lúa đồng bằng

Sông Cửu long thích nghị tại địa bàn huyện, giống thanh long ruột đỏ, thanh long

tím hồng, giống mì M98-5, bắp lai...; trong chăn nuôi: Thực hiện chăn nuôi an toàn

sinh học, một số giống chất lượng cao, như: Lợn ngoại (Landrace, Yorshire,

Duroc…), Bò (Charolaise, BBB), các giống gà siêu thịt, siêu trứng, vịt Kaki

cambell, Super meat, tôm thẻ chân trắng...; trong lâm nghiệp: Áp dụng sản xuất,

nhân giống bằng mô hom đối với các loài cây như Keo lai (dòng BV10, BV16,

BV33), Phi lao (dòng 601, 701), Bạch đàn Uro… thông qua các mô hình khuyến

nông hàng năm thực hiện. Đã ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật thâm

canh, tăng năng suất, phòng trừ dịch hại cho các loại cây trồng, vật nuôi, như:

Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM, ICM, hệ thống thâm canh lúa cải tiến

SRI, sản xuất thanh long an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. So với năm 2017 thì

4

năm 2020 năng suất lúa tăng bình quân 0,9 tạ/ha, năng suất bắp tăng bình quân 0,1

tạ/ha.

Công nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch: Căn cứ vào đặc thù trên địa

bàn huyện, sản phẩm nông sản chủ yếu là thanh long. Hiện nay, có 05 cơ sở chế

biến sản phẩm trái thanh long: Công ty TNHH Bé Dũng sản xuất sản phẩm sấy dẻo

với công suất thiết kế 01 tấn/ngày; Cơ sở thanh long Kim Hải sản xuất sản phẩm

sấy dẻo, kẹo, nước giải khác…, với công suất thiết kế 02 tấn/ngày; Công ty TNHH

–TM-XD COTRACO Bình Thuận sản xuất sản phẩm rượu thanh long với công

suất thiết kế sơ chế 01 tấn/ngày; Hợp tác xã thanh Long Hàm Kiệm sản xuất sản

phẩm rượu vang thanh long với công suất thiết kế 500 kg/ngày; Hợp tác xã Hàm

Minh 30 sản xuất sản phẩm sấy dẻo, rượu vang với công suất thiết kế 01 tấn/ngày.

Tuy nhiên, 05 cơ sở chế biến này chế biến với công suất nhỏ; đồng thời, mới bước

đầu sản xuất thăm dò thị trường. Công tác bảo quản nông sản sau thu hoạch được

các doanh nghiệp, Hợp tác xã tập trung đầu tư nhằm phục vụ quá trình sản xuất,

kinh doanh. Hiện nay, các cơ sở đã đầu tư 167 kho lạnh, công xuất chứa 18.731 tấn

sản phẩm.

Thực hiện chương trình OCOP; Huyện đã tập trung triển khai quyết liệt

nhiều giải pháp; đến nay, đã công nhận được 06 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP

(Công ty Bé Dũng: Thanh long sấy dẻo trắng và đỏ đạt tiêu chuẩn 4 sao. Nước

mắm Phú Hiển đạt 3 sao. Hợp tác xã Hàm Minh 30: Thanh long tưới trắng và đỏ,

đạt tiêu chuẩn 4 sao. Hợp tác xã Hàm Kiệm: Thanh long tươi đạt 4 sao). Các sản

phẩm này bước đầu phát huy hiệu quả cạnh tranh.

4. Về tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn gắn

với xây dựng nông thôn mới

Giao thông nông thôn được chú trọng đầu tư nâng cấp. Giai đoạn 2017-2020

đã đầu tư xây dựng được 108,41km đường. Trong đó: Đầu tư 20km đường nhựa,

88,41km đường bê tông (còn lại 103,59km đường đất thời gian đến cần thực hiện

đầu tư). Các xã, thị trấn đều có đường ô tô đến trung tâm, trong đó: 13/13 xã, thị

trấn được nhựa, bê tông hóa và 10/12 xã đạt tiêu chí nông thôn mới về giao thông.

Hạ tầng thủy lợi từng bước được tăng cường, củng cố theo hướng hiện đại,

đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu sản xuất; toàn huyện được đầu tư 16 công trình

hồ, đập thủy lợi. Từ năm 2017 đến nay chỉ tập trung sửa chữa các công trình thủy

lợi và các kênh, như: Tu sửa kiên cố hóa các tuyến kênh chính (gồm: Kênh chuyển

nước Sông Móng – Đu Đủ - Tân Lập, kênh chính Ba Bàu, hệ thống kênh nhánh

Hàm Thạnh, hệ thống kênh tiêu ngoài khu công nghiệp Hàm Kiệm...); đồng thời,

đã bê tông hóa kênh mương nội đồng thêm 13,562 km. Diện tích tưới ổn định cả

năm bình quân đạt từ 6.000 ha – 7.000 ha.

Mạng lưới điện nông thôn phát triển nhanh, tạo động lực để phát triển sản

xuất, nâng cao đời sống ở nông thôn; đến nay, 100% số xã có điện lưới quốc gia và

tỷ lệ hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia đạt 99,6%.

Hệ thống trường học các cấp khu vực nông thôn được quan tâm đầu tư nâng

cấp; cùng với sự đầu tư của Nhà nước, đóng góp của người dân, công tác xây dựng

5

trường chuẩn quốc gia được thực hiện tốt; đến nay, 100% số xã đã có trường tiểu

học, trường mẫu giáo mầm non và nhà trẻ, 100% trường THCS được kiên cố; có

13 trường học đạt chuẩn quốc gia. Hệ thống trường học đảm bảo tốt yêu cầu nâng

cao chất lượng giáo dục và nhu cầu học tập.

Cơ sở vật chất y tế được tăng cường, chất lượng chăm sóc sức khoẻ ban đầu

cho dân cư nông thôn từng bước được nâng cao; mạng lưới y tế nông thôn xây

dựng theo hướng chuẩn quốc gia; nhiều thiết bị công nghệ cao được đưa vào khám

chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người dân; đến cuối năm 2020 toàn huyện có

13/13 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2016-2020; có 13/13 xã, thị

trấn có Trạm y tế xã. Cơ bản đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân.

Cơ sở vật chất văn hoá, thể thao, mạng lưới thông tin truyền thông ở nông

thôn phát triển khá nhanh; kết cấu hạ tầng văn hóa ngày càng được tăng cường. Hệ

thống nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng xã, thôn tiếp tục được quan tâm đầu tư

xây dựng. Đến năm 2020, đã có 13/13 xã, thị trấn có nhà văn hóa và khu thể thao,

trong đó: 100% thôn có nhà văn hóa và 06 xã có khu thể thao đạt chuẩn; hầu hết

các xã đều có sân bóng đá, sân bóng chuyền, các nhà văn hóa thôn đều có sân bóng

chuyền, sân bóng đá mini, sân tập thể thao đơn giản. Các xã, thị trấn đều được phủ

sóng truyền hình, hệ thống truyền thanh cơ sở và có điểm phục vụ bưu chính viễn

thông đạt chuẩn.

Chợ nông thôn được quan tâm đầu tư, nâng cấp. Đến nay, 08/12 xã nông

thôn đã có chợ (Hàm Cần, Mỹ Thạnh, Tân Thành, Hàm Thạnh chưa có chợ); trong

đó, có 06 chợ/06 xã đạt tiêu chí nông thôn mới về chợ nông thôn.

Nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn từng bước được cải thiện; từ năm

2017 đến nay đã đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng và đưa vào sử dụng 01 nhà

máy nước (Nhà máy nước Ba Bàu); lũy kế đến nay trên địa bàn huyện có 06 công

trình cấp nước sạch đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn; hộ sử dụng nước hợp

vệ sinh đến cuối năm 2020 là 26.127 hộ (so với năm 2017 tăng 2.920hộ); tỷ lệ hộ

dân sử dụng nước hợp vệ sinh chiếm tỷ lệ 94,97%; các cơ sở công cộng (trường

học, trạm y tế xã, trụ sở UBND xã, chợ nông thôn) có công trình cấp nước và vệ

sinh đạt tiêu chuẩn.

5. Về nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân

Đời sống vật chất, tinh thần người nông dân được cải thiện, trình độ dân trí

được nâng lên, vai trò làm chủ được thể hiện rõ hơn; nông dân phấn khởi, tin tưởng

vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông

thôn và xây dựng nông thôn mới.

Đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn, nhất là hộ nghèo được cải

thiện rõ rệt. Huyện đã quan tâm đầu tư phát triển kinh tế, xuất hiện nhiều mô hình

sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nhất là sau khi có các chính sách khuyến khích

phát triển sản xuất hàng hóa. Mục tiêu giảm nghèo bền vững được triển khai thực

hiện có hiệu quả, tạo điều kiện để người nghèo tiếp cận với các nguồn vốn phát

triển sản xuất, làm nhà ở (đã có 5.448 lượt hộ nghèo được vay vốn lãi suất ưu đãi

để đầu tư phát triển sản xuất; có 966 học sinh, sinh viên con hộ nghèo được vay

6

vốn ưu đãi trong giáo dục đào tạo; chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở được thực

hiện tốt; 100% đối tượng hộ nghèo, cận nghèo được cấp thẻ BHYT); các hộ nông

dân được tiếp cận nguồn vốn tín dụng (theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày

09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp,

nông thôn). Thường xuyên đầu tư phát triển toàn diện dân tích kinh tế vùng đồng

bào dân tộc thiểu số thông qua chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất (theo

Chương trình 135: Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ

tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc

biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa), đã tiến hành cấp đất sản xuất cơ bản

đảm bảo 02 ha/hộ theo Nghị quyết số 04/NQ-TU ngày 27/5/2002 của Tỉnh ủy Bình

Thuận về Phát triển toàn diện dân sinh, kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc

thiểu số đến năm 2005.

Dân trí khu vực nông thôn ngày càng được nâng cao, số người dân trong độ

tuổi 15 - 18 tuổi đều có bằng tốt nghiệp THCS đạt 100%; đã cơ bản hoàn thành

phổ cập giáo dục trung học, không còn tỷ lệ người mù chữ trong độ tuổi phổ cập

THCS.

Sóng phát thanh và truyền hình cơ bản đã phủ kín trên địa bàn nông thôn;

mạng điện thoại, internet được phủ sóng 100% số xã, thị trấn.

Chương trình đào tạo nghề, giải quyết việc làm đạt được những kết quả nhất

định; chuyển dịch cơ cấu lao động trong khu vực nông thôn theo chiều hướng tích

cực, giảm dần lao động trực tiếp nông nghiệp. Tổng số lao động nông thôn được

đào tạo, bồi dưỡng là 4.584 lượt người.

6. Về huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị thực hiện nhiệm

vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn

Cả hệ thống chính trị huyện nhà đã tập trung vào cuộc thực hiện Đề án tái cơ

cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 và

đến năm 2025; đã thành lập Ban Chỉ đạo và tập trung vào những ngành trọng tâm,

có lợi thế cụ thể, như: triển khai thực hiện bằng 05 tiểu đề án trên các lĩnh vực:

Trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi. Đến nay, đã có 13/ 13 xã, thị

trấn ban hành Kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Thời gian qua, huyện đã tập trung củng cố tổ chức bộ máy và các chức danh

chủ chốt của xã, thị trấn; chú trọng công tác đào tạo bồi dưỡng chuẩn hóa cán bộ,

công chức cấp xã, cử cán bộ học văn hóa, nghiệp vụ chuyên môn và lý luận chính

trị.

Mặt trận và các Đoàn thể đã bám sát sự chỉ đạo của Huyện ủy, chủ động

triển khai thực hiện nhiệm vụ của mình. Triển khai thực hiện cuộc vận động “Toàn

dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, gắn với phong trào

“Chung sức, chung lòng xây dựng nông thôn mới”.

Đấu tranh ngăn chặn các hành vi tiêu cực, an ninh trật tự an toàn xã hội được

giữ vững, giải quyết kịp thời các vụ việc khiếu nại, khiếu kiện đông người, không

để xảy ra điểm nóng ở nông thôn.

7

II. Đánh giá chung

1. Những kết quả đạt được

- Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn là chủ trương đúng đắn,

hợp lòng dân nên khi triển khai đã tạo được sự đồng thuận cao, sức lan tỏa lớn,

thiết thực, sớm đi vào cuộc sống.

- Công tác tuyên truyền thường xuyên, liên tục, đa dạng, hiệu quả.

- Có sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt; phương pháp, cách làm sáng tạo trong

thực hiện.

- Tạo được phong trào thi đua mạnh mẽ, rộng khắp trong toàn huyện; biểu

dương, khen thưởng, vinh danh các điển hình tiêu biểu kịp thời.

- Nông nghiệp phát triển khá toàn diện, có những đột phá trong một số lĩnh

vực, tạo nguồn thu nhập, nâng cao đời sống vật chất cho nông dân, góp phần quan

trọng ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn.

- Nông dân đã có cuộc sống vật chất và tinh thần tốt hơn, quyền làm chủ, vai

trò chủ thể ngày càng được phát huy.

- Nông thôn đã khởi sắc, quy hoạch ngành nông nghiệp cơ bản đầy đủ và

đồng bộ, nhất là quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã hoàn thành, kinh tế tăng

trưởng khá, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển biến theo hướng tích cực, hạ tầng kinh

tế, xã hội, môi trường được cải thiện một bước, hệ thống chính trị được tăng

cường, củng cố.

2. Những tồn tại, hạn chế, yếu kém và nguyên nhân

- Về Nông nghiệp: Sản phẩm hàng hóa chưa đa dạng, chủ yếu sản xuất quy

mô nhỏ; chất lượng và sức cạnh tranh thấp, chưa có nhiều sản phẩm chế biến, gắn

với thị trường tiêu thụ; lợi nhuận trong lĩnh vực nông nghiệp thấp, rủi ro cao, dịch

bệnh trên cây trồng, vật nuôi chưa được khống chế nhất là bệnh đốm nâu. Ứng

dụng, chuyển giao các thành tựu khoa học công nghệ còn chậm.

- Về Nông dân: Đời sống của người nông dân nhìn chung vẫn còn ở mức

thấp, thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp thuần túy, giá trị gia tăng thấp. Một

số bộ phận nông dân trình độ, nhận thức còn hạn chế, mang nặng tư duy sản xuất

nhỏ, trông chờ, ỷ lại, chậm thích nghi với cơ chế mới; lúng túng, bị động và chịu

nhiều rủi ro trước tác động của mặt trái cơ chế thị trường.

- Về Nông thôn: Kết cấu hạ tầng chưa theo kịp yêu cầu phát triển một nền

nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, nhất là hạ tầng đáp ứng sản xuất công

nghệ cao. Công tác duy tu, bảo dưỡng công trình nông nghiệp chưa đáp ứng nhu

cầu. Cơ sở vật chất văn hóa ở nông thôn còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt

của cộng đồng.

Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại, yếu kém đó là:

- Nguyên nhân Khách quan: Việc triển khai Nghị quyết gặp nhiều khó khăn;

do còn là một huyện nghèo, thiếu nguồn kinh phí đầu tư, nguồn thu từ ngân sách

8

hàng năm thấp, nguồn lực huy động xã hội hóa còn hạn chế. Biến đổi khí hậu, dịch

bệnh trên cây trồng, vật nuôi và nuôi trồng thủy sản diễn biến phức tạp; giá cả vật

tư đầu vào cho sản xuất liên tục tăng cao, trong khi giá nông sản thấp, thị trường

tiêu thụ không ổn định.

- Chủ quan: Năng lực, trình độ một bộ phận cán bộ, nhất là ở cơ sở còn

nhiều hạn chế và chưa đảm bảo dẫn đến hiệu quả chưa cao. Nguồn vốn đầu tư phát

triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông

nghiệp còn thấp; trong đó, vốn hỗ trợ đầu tư trực tiếp phát triển sản xuất lại càng

thấp. Nhận thức và năng lực của nông dân chưa đầy đủ, chưa mạnh dạn đổi mới,

vẫn còn có tâm lý trông chờ, ỷ lại, chậm tiếp thu những kiến thức mới.

3. Bài học kinh nghiệm

- Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn

thể phải quán triệt sâu sắc nội dung của Nghị quyết, làm rõ trách nhiệm cụ thể của

các tổ chức trong triển khai thực hiện; thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận

động, làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức rõ ý nghĩa chính trị, kinh

tế, nhân văn của Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình

mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

- Tập trung cao cho phát triển sản xuất, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế.

Tập trung đầu tư vào khu vực nông thôn, trong đó tạo môi trường thuận lợi thu hút

doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn thực hiện vai trò

“đầu kéo”. Gắn phát triển sản xuất với phát triển toàn diện các lĩnh vực giáo dục, y

tế, văn hoá, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh ở nông thôn.

- Thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện

những tồn tại, khó khăn để giải quyết; duy trì việc giao ban định kỳ, sơ kết, tổng

kết đánh giá sâu từng vấn đề để rút kinh nghiệm và đề ra giải pháp thực hiện hiệu

quả.

Phần thứ ba

PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TIẾP TỤC

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT VỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN,

NÔNG THÔN GẮN VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

TRONG THỜI GIAN TỚI

I. DỰ BÁO XU THẾ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN

1. Thuận lợi:

- Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn là chủ trương đúng đắn,

hợp lòng dân, tạo được sự đồng thuận cao, sức lan tỏa lớn, thiết thực, sớm đi vào

cuộc sống. UBND huyện đã phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên

truyền thường xuyên, liên tục, đa dạng, hiệu quả; đồng thời, có sự lãnh đạo, chỉ

đạo quyết liệt của Huyện ủy, HĐND & UBND huyện; do đó, nông nghiệp phát

9

triển khá toàn diện, có những đột phá trong một số lĩnh vực, tạo nguồn thu nhập,

nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho khu vực nông thôn.

- Nhìn chung bộ mặt nông thôn đã có bước khởi sắc, quy hoạch và xây dựng

cơ sở hạ tầng nông thôn ngày một thực hiện đồng bộ, gắn với xây dựng nông thôn

mới, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển biến theo hướng tích cực, hạ tầng kinh tế, xã

hội, môi trường được cải thiện, hệ thống chính trị được tăng cường, củng cố.

2. Khó khăn hạn chế:

- Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu; nắng hạn, dịch bệnh thường xuyên xảy

ra. Sản phẩm nông nghiệp sức cạnh tranh thấp. Thị trường tiêu thụ còn bấp bênh,

rủi ro cao, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi chưa được khống chế nhất là bệnh

đốm nâu, thực hiện chuỗi liên kết chưa phát huy hiệu quả cao. Ứng dụng, chuyển

giao các thành tựu khoa học công nghệ còn chậm; việc thu hút các doanh nghiệp

đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị mới

vẫn còn ở diện hẹp trên một số diện tích thanh long. Kết cấu hạ tầng chưa theo kịp

yêu cầu phát triển một nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, nhất là hạ

tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nước sạch, vệ sinh môi trường,

phòng, chống thiên tai, biến đổi khí hậu.

- Đời sống của người nông dân nhìn chung vẫn còn ở mức thấp, thiếu nguồn

vốn đầu tư vào ngành nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch chậm

trong nội bộ ngành, nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao; các hình thức tổ chức sản

xuất, dịch vụ ở nông thôn chậm đổi mới và hoạt động chưa hiệu quả. Cơ sở vật

chất văn hóa ở nông thôn còn thiếu. Điều kiện học hành của con em nông dân còn

hạn chế; thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

- Tiếp tục quán triệt, tuyên truyền sâu, rộng Nghị quyết; thực hiện tốt các

mục tiêu đã đề ra, như: tái cơ cấu ngành nông nghiệp, các quy hoạch ngành, đào

tạo nghề, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, nguồn vốn tín dụng…. đảm bảo đời

sống vật chất, tinh thần cho cư dân vùng nông thôn, gắn với việc thực hiện đồ án,

đề án xây dựng nông thôn mới.

- Tập trung giữ chuẩn các xã đạt chuẩn nông thôn mới; đồng thời, tiến hành

xây dựng thêm 02 xã đạt tiêu chuẩn xã nông thôn mới và 01 xã nông thôn mới

nâng cao.

- Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nông thôn, chuyển đổi cơ cấu cây

trồng theo hướng an toàn, gắn với chuỗi liên kết, có đủ sức cạnh tranh của sản

phẩm. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho dân cư nông thôn,

quan tâm đầu tư cho các vùng còn nhiều khó khăn, tạo cách biệt hài hòa giữa các

xã miền núi và xã đồng bằng. Phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững, sản xuất

hàng hóa đảm bảo chất lượng có tính cạnh tranh trên thị trường. Triển khai xây

dựng nông thôn mới đảm bảo theo lộ trình đã đề ra.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025:

10

- Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 1,5 đến 1,8 lần so với năm 2020;

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 60%;

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tăng 0,8%;

- Tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 01%;

- Giải quyết việc làm bình quân hàng năm trên 2.000 lao động;

- Có thêm 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới và 01 xã nông thôn mới nâng cao.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Nhận thức về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Tiếp tục quán triệt sâu rộng Nghị quyết trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, làm rõ hơn từng vấn đề của Nghị quyết, nâng cao

ý thức, nhận thức cho đảng viên, cán bộ và nhân dân về tầm quan trọng các Nghị

quyết và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục điều

chỉnh, bổ sung các quy hoạch ngành để bổ sung vào quy hoạch sử dụng đất một

cách hợp lý và hiệu quả.

2. Đẩy mạnh tái cơ cấu, phát triển nông nghiệp toàn diện, theo hướng

hiện đại

Triển khai thực hiện thành công tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo

hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; phát triển sản xuất tập trung

quy mô lớn; đưa nhanh cơ giới hóa vào sản xuất; đầu tư thiết bị, công nghệ hiện

đại trong bảo quản, chế biến sau thu hoạch, nhằm tăng sức cạnh tranh của sản

phẩm; tạo điều kiện hỗ trợ mô hình chuỗi giá trị. Tập trung phát triển kinh tế nông

nghiệp, trọng tâm phát triển mạnh sản xuất sản phẩm hàng hóa chủ lực gắn sản

xuất với chế biến, tiêu thụ.

Tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích các doanh nghiệp liên kết, sản xuất

theo chuỗi giá trị, nhân rộng mô hình liên kết 04 nhà phát triển sản phẩm nông

nghiệp hàng hóa chủ lực. Đẩy mạnh chuyển giao và ứng dụng khoa học, công

nghệ, nhất là công tác giống, công nghệ sinh học.

3. Đẩy mạnh phát triển ngành nghề, dịch vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế

nông thôn

Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả của các hình thức tổ chức sản xuất, tổ

chức thực hiện tốt mô hình Hợp tác xã kiểu mới. Huy động xã hội hóa các nguồn

lực, thúc đẩy hợp tác công tư trong sản xuất nông nghiệp.

4. Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa, xây dựng

nông thôn văn minh, hiện đại

Tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu

quốc gia xây dựng nông thôn mới toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, ở tất cả 12 xã

nông thôn. Cấp ủy đảng, chính quyền từ huyện đến xã phải xác định đây là

Chương trình có tính chiến lược, lâu dài.

11

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng nâng cao tỷ trọng của

nông nghiệp; đẩy mạnh phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở

nông thôn hiện nay, như: kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại, thực hiện thành công

mô hình chuỗi liên kết.

Tập trung đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng nông thôn, khai thác có hiệu quả

các công trình trọng điểm, những công trình trực tiếp phục vụ sản xuất và phục vụ

sinh hoạt thiết yếu, theo hướng hiện đại và đảm bảo phòng, chống thiên tai, biến

đổi khí hậu.

Xây dựng môi trường văn hóa nông thôn lành mạnh, đẩy mạnh thực hiện các

phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với

xây dựng nông thôn mới”, xây dựng làng, xã, gia đình văn hóa; bảo tồn, tôn tạo,

phát huy bản sắc văn hóa của địa phương. Đảm bảo quốc phòng - an ninh, trật tự

an toàn xã hội; tích cực đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí,

các tệ nạn xã hội và bài trừ các thủ tục ở nông thôn.

5. Đẩy mạnh công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, nhất là vùng

đồng bào dân tộc thiểu số

Các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể xã hội đẩy mạnh

tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác giảm nghèo. Các

cấp, các ngành và các địa phương thực hiện đồng bộ các biện pháp hỗ trợ hộ người

nghèo thiếu đất sản xuất thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tốc

độ phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp; đồng thời

thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, giúp đỡ kịp thời các hộ bị thiên tai...,

hạn chế tình trạng tái nghèo, phát sinh nghèo.

Thời gian tới, để bảo đảm chính sách an sinh xã hội bền vững đối với đồng

bào dân tộc thiểu số, cần chuyển đổi mạnh mẽ các chính sách hỗ trợ trực tiếp như

mục tiêu giảm nghèo bền vững (Hỗ trợ phát sản xuất Chương trình 135, chương

trình 755…).

6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn

Nghiên cứu thay đổi về cách thức tổ chức, nội dung, hình thức đào tạo nghề

lao động nông thôn, gắn với việc làm. Phát triển mạnh các loại hình kinh tế, đặc

biệt là phát triển mô hình kinh tế tư nhân nhằm thu hút lao động nông thôn vào làm

việc, giải quyết lao động nông nhàn.

Tổ chức, tạo điều kiện trang bị đầy đủ về trình độ cho đội ngũ cán bộ chuyên

môn thực nhiệm vụ ngành nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ đã đề ra.

7. Tăng cường quản lý, điều hành

Tiếp tục củng cố, hoàn thiện, đổi mới hệ thống chính trị nhất là ở cơ sở theo

tinh thần Kết luận số 64-KL/TW ngày 28/ 05/2013 của Ban Chấp hành Trung ương

Đảng tại Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về một số vấn

đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở; nâng

cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở; phát huy vai trò, trách

nhiệm của cấp ủy các cấp trong chỉ đạo, lãnh đạo thực hiện Nghị quyết.

12

Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của các đoàn thể chính trị -

xã hội ở nông thôn, hướng vào phục vụ dân, sát dân, vận động nhân dân tích cực

phát triển sản xuất, kinh doanh, xoá đói, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua yêu nước trong sản xuất

nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát cơ

sở để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; chấn

chỉnh những đơn vị thực hiện chưa tốt, không hoàn thành nhiệm vụ; thường xuyên

làm tốt công tác thi đua khen thưởng; sơ kết, tổng kết từ xã đến cấp huyện để biểu

dương, khen thưởng và tuyên truyền nhân rộng các điển hình, các cách làm hay,

sáng tạo, hiệu quả trên các lĩnh vực.

IV. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

- Đề nghị thông qua sơ kết triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW

ngày 19/5/2018 của Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng

sản Việt Nam khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp

chiến lược đầy đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, làm rõ hơn

định hướng phát triển một nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại ở những

địa phương có nền sản xuất quy mô nhỏ, điều kiện khó khăn như huyện Hàm

Thuận Nam và điều chỉnh chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp phù

hợp.

- Kiến nghị Tỉnh xem xét nghiên cứu tiếp tục triển khai chính sách phát triển

kinh tế nông hộ gắn với bảo đảm bảo an toàn thực phẩm. Ưu tiên phân bổ nguồn

vốn đầu tư cơ sợ hạ tầng vùng nông thôn gắn với Chương trình mục tiêu Quốc gia

xây dựng nông thôn mới; đồng thời, hướng dẫn chính sách về công tác khuyến

nông áp dụng trên địa bàn tỉnh. Xem xét kiến nghị Chính phủ cho áp dụng cơ chế

đặc thù theo Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 21/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ

đối với tất cả các Chương trình, dự án đầu tư vào địa bàn nông thôn.

Trên đây là báo cáo sơ kết 04 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa

X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam./.

Nơi nhận: - Sở NN& PTNT tỉnh;

- TT. Huyện ủy;

- TT. HĐND huyện;

- Các phòng, ban trực thuộc huyện;

- CVP, PCVP. HĐ&UB huyện;

- UBND các xã, thị trấn;

- Lưu: VT, NN&PTNT (Lanh.10b).

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Nguyễn Văn Phúc