95
BNÔNG NGHIP VÀ PHÁT TRIN NÔNG THÔN VIN CS&CL PHÁT TRIN NÔNG NGHIP NÔNG THÔN ----------------------o0o---------------------- BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIN LƯỢC QUY HOCH TNG THPHÁT TRIN KINH TXÃ HI TNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2020 Hà Ni, tháng 1 năm 2009

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

  • Upload
    others

  • View
    11

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

VIỆN CS&CL PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN----------------------o0o----------------------

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH LÀO CAI ĐẾN

NĂM 2020

Hà Nội, tháng 1 năm 2009

Page 2: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

VIỆN CS&CL PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN ----------------------o0o----------------------

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH LÀO CAI ĐẾN

NĂM 2020

UBND tỉnh Lào Cai

Hà Nội, tháng 1 năm 2009

Page 3: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

MỞ ĐẦU

1. Xuất xứ của dự án: Lào Cai là tỉnh vùng cao Biên giới, nằm giữa vùng Đông bắc và vùng Tây Bắc,

cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 345 km theo đường bộ. Phía đông giáp tỉnh Hà Giang, phía nam giáp tỉnh Yên Bái, phía tây giáp tỉnh Lai Châu, phía bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung quốc với 203 km đường biên giới – vị trí địa lý như vậy tạo cho Lào Cai có những lợi thế phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Lào Cai đã có nhiều cố gắng, phấn đấu vươn lên phát huy những tiềm năng lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên khoáng sản; khắc phục những hạn chế, khó khăn phát triển toàn diện kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 2001 – 2005 khá cao, đạt 11,98%/năm, cao hơn bình quân vùng TDMNPB và cả nước (cả nước đạt bình quân 8%/năm); chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng: tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng (20,08% - 25,01%) và dịch vụ (35,59% - 38,89%), giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản (44,33% - 36,10%). Trình độ phát triển xã hội ngày một nâng cao ở hầu hết các lĩnh vực như giáo dục, y tế, văn hóa, công tác xóa đói giảm nghèo (tỷ lệ số hộ đói nghèo giảm nhanh qua các năm, từ 29,96% năm 2001 xuống 7% năm 2005). Đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội ổn định. Tuy nhiên, Lào Cai vẫn là một tỉnh nghèo của cả nước. Quy mô nền kinh tế còn nhỏ bé: thu nhập GDP bình quân đầu người thấp, năm 2005, GDP đầu ngườ của Lào Cai mới bằng 50% mức bình quân đầu người cả nước, đứng ở vị trí 50/64 tỉnh, thành phố trong cả nước nên tích lũy nội bộ nền kinh tế thấp, chưa có khả năng tự cân đối thu – chi ngân sách; số lượng, chất lượng và năng lực canh tranh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn rất hạn chế; chưa hình thành và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn; cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội yếu kém, đặc biệt là hệ thống giao thông; trình độ phát triển xã hội và mức sống nhân dân còn thấp, theo đánh giá của tổ chức UNDP, trình độ phát triển xã hội của Lào Cai thấp hơn mức tung bình của vùng TDMNPB và của cả nước.

Để Lào Cai nhanh chóng thoát khỏi danh sách tỉnh nghèo, có trình độ phát triển kinh tế-xã hội ngang bằng với trình độ của vùng và cả nước đòi hỏi Lào Cai phải xác định được hướng đi vừa mang tính đột phá, vừa mang tính phát triển bền vững, phù hợp với điều kiện của tỉnh và lợi dụng được các điều kiện phát triển chung của đất nước.

Thực hiện Chỉ thị 32/1998/CT-TTg ngày 23/9/1998 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về công tác quy

Page 4: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

hoạch phát triển kinh tế-xã hội đối với các tỉnh, thành phố trong cả nước, thực hiện Nghị quyết của Tỉnh Đảng bộ Lào Cai lần thứ XIII, UBND tỉnh Lào Cai đã ra quyết định giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các Sở, Ban, Ngành của thành phố, của các huyện trong tỉnh và Viện Chiến lược phát triển – Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến hành nghiên cứu xây dựng “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020”.

Đây là loại dự án mới, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt là Thủ tướng Chính phủ.

Trải qua quá trình xây dựng và hoàn thiện dự án quy hoạch, căn cứ đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai tại các văn bản số 109/TTr-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2007, số 01/UBND-TH ngày 02 tháng 01 năm 2008 và ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 583/BKH-TĐ&GSĐT ngày 23 tháng 01 năm 2008, số 1820/BKH-TĐ&GSĐT về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 46/2008/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2008 về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020.

2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC):

Việc thực hiện ĐMC cho dự án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020 dựa trên các căn cứ pháp luật và kỹ thuật sau:

2.1 Căn cứ pháp luật: 1. Luật Bảo vệ Môi trường 2005 được kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XI thông

qua ngày 19/11/2005

2. Luật Tài nguyên Nước, được Quốc hội thông qua ngày 20/5/1998

3. Luật Thủy sản, được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003

4. Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng, được Quốc hội thông qua ngày 30/12/004

5. Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường

6. Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội

7. Nghị định số 140/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ quy định việc bảo vệ môi trường trong khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển

Page 5: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

8. Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu

9. Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.

10. Bị vong lục về hợp tác phát triển Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt Nam - Trung Quốc, 11/2006.

11. Hiệp định về hợp tác sâu rộng quan hệ hợp tác kinh tế thương mại song phương giữa Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, 16/11/2006.

12. Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.

13. Quyết định số 46/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31 tháng 3 năm 2008 về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020.

14. Chỉ thị số 32/CT-UB ngày 23/12/1994 của UBND tỉnh Lào CaiV/v thực hiện Nghị định 175/CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành luật Bảo vệ Môi trường.

15. Quyết định số 298/1999/QĐ-UB ngày 28/10/1999 của UBND tỉnh Lào CaiV/v ban hành Quy chế Bảo vệ Môi trường trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

16. Chỉ thị số 01/2000/CT-UB ngày 13/01/2000 của UBND tỉnh V/v triển khai ký quỹ phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

17. Chỉ thị số 05/2004/CT-UB ngày 23/4/2004 của UBND tỉnh Lào Cai V/v thu phí Bảo vệ Môi trường đối với nước thải theo Nghị định số 67/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ.

18. Chỉ thị số 14/CT-UB ngày 20/9/2004 của UBND tỉnh Về việc tăng cường công tác Bảo vệ Môi trường trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Page 6: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

19. Quyết định số 500/2004/QĐ-UB ngày 8/9/2004 của UBND tỉnh V/v thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

20. Chỉ thị số 38 CT/TU ngày 8/11/2005 về việc triển khai quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 41 – NQ/TW của Bộ chính trị về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước;

21. Quyết định 736/QĐ-UBND tỉnh Lào Cai ngày 24/11/2005về việc ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 41 của Bộ chính trị

2.2 Căn cứ kỹ thuật: 1. Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 8/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi

trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. Phụ lục 1: Cấu trúc và yêu cầu về báo cáo đánh giá môi trường chiến lược - Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.

2. Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. Phụ lục 1: Cấu trúc và yêu cầu về nội dung của báo cáo đánh giá môi trường chiến lược - Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.

- Các tài liệu hội thảo về phương pháp và nội dung ĐMC của Bộ Tài nguyên Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2008 (Lào Cai), Chương trình hợp tác Việt Nam – Thụy Điển về Tăng cường quản lý đất đai và môi trường giai đoạn 2004 – 2009 (SEMLA), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Đồ Sơn 2008).

- Các báo cáo ĐMC của các tỉnh, thành phố (TP), vùng kinh tế đã được thông qua Hội đồng thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong năm 2008.

Page 7: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

3. Tổ chức thực hiện ĐMC: 3.1. Danh sách những người trực tiếp tham gia

Nhóm nghiên cứu Đánh giá môi trường chiến lược thuộc Bộ môn nghiên cứu Chiến lược và Chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn – Viện Chính sách và Chiến lược được giao nhiệm vụ thực hiện ĐMC cho Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020. Nhóm bao gồm các thành viên sau:

Bảng 1: danh sách thành viên nhóm chuyên môn

TT Họ và tên Chuyên môn Cơ quan

1 Kim Văn Chinh Môi trường Bộ môn CL&CS Viện CS&CL PTNNNT

2 Phạm Thị Thanh Hoa Môi trường nt

3 Vũ Huy Phúc Môi trường nt

4 Phùng Giang Hải Kinh tế nt

5 Phạm Thị Hồng Vân KT Nông nghiệp nt

Page 8: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

Cố vấn kỹ thuật: ThS. Lê Hoài Nam – Vụ Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường – Bộ Tài Nguyên Môi trường.

3.2 Tóm tắt tổ chức thực hiện Đánh giá môi trường chiến lược cho dự án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế

- xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020 được tiến hành sau khi Dự án Quy hoạch đã được phê duyệt.

Báo cáo ĐMC Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020 được tiến hành như một nghiên cứu thực hành về ĐMC của nhóm ĐMC Lào Cai. Các bước tiến hành ĐMC cho dự án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020 được tiến hành theo quy trình hướng dẫn trong thông tư 05 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Với bước đầu tiên là xác định các vấn đề cốt lõi về môi trường của dự án, nhóm chuyên gia quyết định lựa chọn 05 vấn đề môi trường để tập trung đánh giá. Sau khi lựa chọn vấn đề, nhóm tập trung vào đánh giá xu hướng biến đổi môi trường khi không có dự án và khi có dự án, từ đó đưa ra những tác động tích lũy của toàn bộ dự án tới các vấn đề môi trường lựa chọn. Sau khi tổng hợp các vấn đề trên, nhóm đã đưa ra những giải pháp nhằm thực hiện quy hoạch một cách có hiệu quả và đề suất chương trình quản lý và giám sát môi trường khi thực hiện dự án.

Trong quá trình thực hiện, nhóm ĐMC luôn tham khảo ý kiến và nhận được sự hướng dẫn kỹ thuật của cố vấn kỹ thuật qua các bước thực hiện ĐMC.

3.3. Tóm tắt quá trình làm việc của nhóm thực hiện ĐMC Trong khoảng thời gian từ đầu tháng 12 năm 2008 đến giữa tháng 1 năm 2009,

nhóm ĐMC đã thực hiện các hoạt động sau:

- Thu thập dữ liệu liên quan đến hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, các vấn đề về môi trường và tác động môi trường, các báo cáo ĐMC đã thực hiện.

- Cá nhân nghiên cứu tài liệu.

- Làm việc theo nhóm với cố vấn kỹ thuật để xác định các vấn đề môi trường, đã xác định 5 vấn đề môi trường cơ bản gồm:

Page 9: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

Bảng 2: các vấn đề môi trường lựa chọn

Các vấn đề môi trường Đánh giá diễn biến và xu thế trong tương lai

1. Ô nhiễm nước mặt + Gia tăng nhu cầu xử dụng nước cho sinh hoạt và sản suất

+ Gia tăng lượng nước thải có nguồn từ sinh hoạt và sản suất

2. Tai biến môi trường + Chuyển đổi mục đích sử dụng đất gây suy giảm lớp phủ thực vật, các tai biến môi trường vùng cao có nguy cơ diễn ra mạnh mẽ

+ Phát triển cảng sông cùng với sự đổ thải chất thải rắn ven bờ sông tạo điều kiện cho xói lở bờ sông.

3. Chất lượng môi trường đất + Gia tăng xói mòn, bào mòn đất tại vùng có độ dốc cao

+ Tốc độ thoái hóa đất gia tăng do việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón hóa học

4. Đa dạng sinh học và tài nguyên rừng

+ Phát triển du lịch tạo ra những áp lực nặng nề cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học.

+ Khai thác rừng bừa bãi không được kiểm soát làm rừng nghèo kệt, các dự án trồng rừng làm tăng diện tích che phủ.

5. Chất thải rắn + Lượng chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp gia tăng.

+ Công nghệ xử lý chất thải rắn chưa có dẫn đến những vấn đề về lây lan dịch bệnh và ô nhiễm nguồn nước.

- Trao đổi trong nhóm về xác định các mục tiêu, dự án quy hoạch liên quan đến các vấn đề môi trường đã chọn.

- Phân công từng cá nhân thực hiện đánh giá các vấn đề môi trường đã chọn theo các bước:

1. Đánh giá mục tiêu phát triển

Page 10: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

2. Đánh giá tác động môi trường của phương án 0 – trong trường hợp không thực hiện quy hoạch

3. Đánh giá tác động tích lũy

- Làm việc theo nhóm, trao đổi và thông qua tổng hợp khung phân tích các vấn đề liên quan đến giải pháp giảm thiểu các tác động tiềm tàng tới môi trường khi thực hiện quy hoạch, bao gồm cả việc điều chỉnh mục tiêu và phân bố không gian của quy hoạch.

- Phân công từng cá nhân chịu trách nhiệm viết các phần trong báo cáo ĐMC.

- Làm việc theo nhóm, góp ý thông qua báo cáo ĐMC cho Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020.

- Từ cuối tháng 1 năm 2009 đến giữa tháng 2 năm 2009, Nhóm sẽ gửi Báo cáo ĐMC để xin ý kiến góp ý của chuyên gia và sẽ tiếp tục chỉnh sửa để hoàn thiện; tổ chức hội thảo trao đổi kết quả và kinh nghiệm thực hiện ĐMC; Hoàn thiện báo cáo cuối cùng.

Page 11: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

Chương 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN

1.1. Cơ quan chủ dự án: Dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020

được UBND tỉnh Lào Cai chỉ đạo Sở Kế hoạch Đầu tư, các sở ban ngành trong tỉnh cúng phối hợp với Viênn Nghiên cứu phát triển, Bộ Kế hoạch Đầu tư thực hiện.

Mọi thông tin liên quan đến dự án có thể được cung cấp bới cơ quan chủ trì dự án là UBND tỉnh Lào Cai, địa chỉ Địa chỉ: Số 286 Đường Hoàng Liên - Phường Kim Tân – Thành phố Lào Cai; Điện thoại: 020842518 Email: [email protected]; Fax: 020.840006.

Đại diện là Chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Nguyễn Hữu Vạn 1.2. Mô tả tóm tắt dự án:

1.2.1. Quan điểm phát triển.

1. Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế đi liền với chất lượng tăng trưởng và tiến bộ công bằng xã hội, giảm bớt khoảng cách chênh lệch về mức sống, giàu nghèo, khó khăn giữa các tầng lớp dân cư và các vùng trong Tỉnh.

2. Tập trung ưu tiên đầu tư phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, vùng kinh tế động lực đi liền với ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân các dân tộc vùng cao biên giới, vùng khó khăn của Tỉnh.

3. Đặt sự phát triển của Lào Cai trong bối cảnh hội nhập quốc tế, hợp tác, liên kết chặt chẽ với các tỉnh, thành phố trong cả nước; gắn với sự phát triển của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (Vùng), với quá trình đổi mới của đất nước để phát triển kinh tế có chất lượng cao.

4. Phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh của Tỉnh để phát triển; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực của Tỉnh, nhất là nguồn tài ng

6. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố an ninh quốc phòng, xây dựng hệ thống chính trị, nền hành chính vững mạnh.

1.2.2. Mục tiêu phát triển

a. Mục tiêu tổng quát

Phấn đấu đến năm 2020, xây dựng Lào Cai trở thành tỉnh phát triển của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ và là tỉnh khá của cả nước; thành phố Lào Cai trở thành Trung tâm kinh tế lớn, đô thị hiện đại, địa bàn quan trọng về hợp tác quốc tế, giao lưu kinh tế của Vùng và cả nước với Trung Quốc và quốc tế; giải quyết tốt các

Page 12: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

vấn đề văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường tự nhiên; giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự an toàn xã hội và chủ quyền quốc gia.

b. Mục tiêu cụ thể

+ Mục tiêu kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn từ nay đến năm 2010 đạt 13%/năm; giai đoạn 2011 - 2015 đạt 14,5%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 12,5%/năm;

- Phấn đấu GDP bình quân đầu người đạt 13 triệu đồng/người/năm vào năm 2010, đạt 31,8 triệu đồng/người/năm vào năm 2015 và đạt 63,1 triệu đồng/người/năm vào năm 2020;

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp. Đến năm 2010, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng đạt 34,1%, dịch vụ đạt 38,0% và nông - lâm - thuỷ sản giảm xuống còn 27,9% trong GDP; đến năm 2015 cơ cấu tương ứng của các ngành đạt 40,1% - 43,6% - 16,3% và đến năm 2020 đạt 40,7% - 49,6% - 9,7%.

+ Mục tiêu xã hội

- Phấn đấu giảm mức sinh bình quân hàng năm khoảng 0,4%o để ổn định quy mô dân số khoảng 703,6 nghìn người vào năm 2020; tốc độ tăng dân số tự nhiên bình quân hàng năm giai đoạn từ nay đến năm 2010 đạt 1,4%, giai đoạn 2011 - 2020 đạt 1,3%;

- Tốc độ tăng tỷ lệ dân số đô thị bình quân giai đoạn từ nay đến năm 2010 đạt 8,2%/năm, giai đoạn 2011 - 2015 đạt 8,4%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 đạt 8,0%/năm; tỷ lệ dân số đô thị đến năm 2010 đạt 27,5%, năm 2015 đạt 38,9% và năm 2020 đạt 53,6%;

- Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn dưới 20% vào năm 2010, dưới 5% vào năm 2015 và đến năm 2020, cơ bản không còn hộ nghèo;

- Tạo việc làm mới bình quân hàng năm trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 cho khoảng 9,5 nghìn người, giai đoạn 2011 - 2020 cho khoảng 5,5 nghìn người;

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đến năm 2010 đạt 36%, năm 2015 đạt trên 55%, năm 2020 đạt trên 75%;

Page 13: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

- Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng đến năm 2010 giảm xuống còn 26%, năm 2015 giảm còn 20%, năm 2020 giảm còn 15%;

- Giữ vững ổn định chính trị, xã hội, an ninh biên giới, chủ quyền quốc gia.

+ Mục tiêu bảo vệ môi trường:

- Cơ bản phủ xanh đất trống, đồi núi trọc; nâng chất lượng và tỷ lệ che phủ rừng, đạt 48% vào năm 2010, 55% vào năm 2015 và 60% vào năm 2020;

- Giải quyết tốt vấn đề vệ sinh môi trường đô thị, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp, khu vực khai thác khoáng sản... , bảo đảm môi trường sạch cả khu vực đô thị và nông thôn;

- Đến năm 2010 đạt 100% dân cư thành thị và trên 75% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch; đến năm 2015 đạt 85%, năm 2020 đạt 98% dân số nông thôn được dùng nước sạch;

- Đến năm 2010 đạt 100% các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung, trên 75% chất thải rắn được thu gom, xử lý, chất thải y tế được xử lý cơ bản; đến năm 2015 đạt 90% và năm 2020 đạt 100% chất thải rắn được thu gom, xử lý.

1.2.3. Mục tiêu phát triển các ngành lĩnh vực.

a. Nông - lâm - thuỷ sản

Tốc độ tăng giá trị gia tăng ngành nông - lâm - thuỷ sản bình quân hàng năm giai đoạn từ nay đến năm 2010 đạt 6,2% ; giai đoạn 2011 - 2015 đạt 5%; giai đoạn 2016 - 2020 đạt 4,0%. Năng suất lao động ngành nông - lâm - thuỷ sản bình quân đạt 8 triệu đồng/người/năm vào năm 2010, 15 triệu đồng/người/năm vào năm 2015 và 20 triệu đồng/người/năm vào năm 2020.

b. Công nghiệp - xây dựng

Tốc độ tăng giá trị gia tăng ngành công nghiệp - xây dựng bình quân hàng năm giai đoạn từ nay đến năm 2010 đạt trên 20,7%; giai đoạn 2011 - 2015 đạt trên 16,5%; giai đoạn 2016 - 2020 đạt trên 13%; Năng suất lao động ngành công nghiệp bình quân đạt 22 triệu đồng/người/năm vào năm 2010, 30 triệu đồng/người/năm vào năm 2015 và 45 triệu đồng/người/năm vào năm 2020.

c. Dịch vụ

- Tốc độ tăng giá trị gia tăng ngành dịch vụ bình quân giai đoạn từ nay đến năm 2010 đạt 13%/năm; giai đoạn 2011 - 2015 đạt 18,1%/năm; giai đoạn 2016 - 2020

Page 14: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

đạt 14,8%/năm; Năng suất lao động ngành bình quân đạt 18 triệu đồng/người/năm vào năm 2010, 25 triệu đồng/người/năm vào năm 2015 và 40 triệu đồng/người/năm vào năm 2020.

1.2.4. Các phương án phát triểnđề suất trong quy hoạch Phương án 1:

Tăng trưởng GDP bình quân đặt 13%/năm; 13,1%/năm và 11,5%/năm ở từng giai đoạn phát triển. Đây là phương án tích cực hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi để thu hút lượng vốn đầu tư, có bước chuyển mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế, mục tiêu đến năm 2015 và 2020 tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản chỉ còn 18,3% và 11,6% tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp chiếm hơn 86% cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Phương án II:

Nhịp độ tăng trưởng kinh tế của Lào Cai sẽ đạt khoảng 13%/năm; 14,5%/năm và 12,5%/năm ở từng giai đoạn. Phương án này đặtr a yêu cầu phát triển trong từng giai đoạn, đó là: Giai đoạn 2006 – 2010, tập trung đầu tư hạ tầng cơ sở; kinh tế phát triển nhanh dựa trên các yếu tố cơ bản như kinh tế cửa khẩu, du lịch, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản...

Phương án III:

Đây là phương án đặt ra khả năng tăng trưởng kinh tế của tỉnh khá nhanh, sau giai đoạn phát triển tạo dựng cơ sở hạ tầng (giai đoạn 2006-2010), GDP tăng bình quân đạt 15,1%/năm giai đoạn 2011-2015, giai đoạn 2016-2020 tốc độ tăng trưởng GDP đạt 13,9%/năm. Đây là phương án hội tụ nhiều yếu tố nhưng thu hút được lượng vốn đầu tư lớn, có bước chuyển biến mạnh mẽ về cơ câu kinh tế, đến năm 2015 và 2010 tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản chỉ còn 11,4% và 7,2%, tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp chiến tới 98% tổng GDP.

1.2.5. Phương hướng tổ chức không gian kinh tế - xã hội.

a. Phương hướng tổ chức phát triển trung tâm kinh tế, trục, tuyến động lực phát triển kinh tế

+ Vùng trung tâm, động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, bao gồm: thành phố Lào Cai, khu kinh tế cửa khẩu, Trung tâm thương mại Kim Thành, sân bay Lào Cai.

+ Hành lang đô thị công nghiệp, dịch vụ thương mại và du lịch: thành phố Lào Cai, thị trấn Bắc Ngầm, Bảo Hà, Phố Lu, Phố Ràng.

Page 15: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

+ Trục phát triển kinh tế du lịch, nông, lâm nghiệp, công nghiệp chế biến bao gồm: thành phố Lào Cai - Sa Pa, Bảo Thắng (Phố Lu, Tằng Loỏng) - Bắc Hà.

+ Trục phát triển kinh tế với an ninh quốc phòng bao gồm: Bát Xát - thành phố Lào Cai - Mường Khương - Si Ma Cai.

b. Phát triển hệ thống đô thị, bố trí dân cư, nông thôn

+ Định hướng phát triển hệ thống đô thị đến năm 2020: thành phố Lào Cai nâng cấp trở thành đô thị loại II - trung tâm của Tỉnh và vùng biên giới Việt - Trung.

+ Phát triển nâng cấp thêm 4 thị xã bao gồm: thị xã du lịch Sa Pa, thị xã Phố Ràng, thị xã Phố Lu, thị xã Bát Xát; nâng cấp thêm đô thị trung tâm huyện: thị trấn Khánh Yên, Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai; phát triển đô thị trung tâm tiểu vùng kinh tế cơ sở: Phong Hải, Tằng Loỏng, Bắc Ngầm, Bảo Hà, Bản Vược; phát triển các đô thị chuyên ngành: Sa Pa, Phố Ràng, Phố Lu, Bát Xát, Phong Hải, Tằng Loỏng, Bắc Ngầm, Bảo Hà, Bản Vược; khu kinh tế quốc phòng: Khánh Yên - Văn Bàn; phát triển khu đô thị biên giới: Bản Phiệt, Bản Lầu, Pha Long, thành phố Lào Cai, Ý Tý, Bản Vược, Mường Khương, Si Ma Cai; phát triển 2 đô thị trung tâm vùng huyện: Phố Ràng và Bắc Hà.

+ Xây dựng các trung tâm cụm xã, vùng xã, đặc biệt là các xã biên giới gắn với việc bố trí lại dân cư trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

d) Giai đoạn từ nay đến năm 2010, tiếp tục đẩy mạnh công tác sắp xếp, bố trí lại dân cư ở các xã vùng cao, biên giới, các xã đặc biệt khó khăn. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn: đường giao thông, thủy lợi, cấp điện, cấp nước sinh hoạt v.v...

c. Quy hoạch không gian phát triển công nghiệp

+ Giai đoạn từ nay đến năm 2010, tập trung đầu tư hạ tầng và lấp đầy các cụm công nghiệp Đông Phố Mới, Bắc Duyên Hải và Khu công nghiệp Tằng Loỏng.

+ Giai đoạn 2011 - 2020, quy hoạch các khu, cụm công nghiệp gắn với các trục giao thông như quốc lộ 70, 4D, đường cao tốc Lào Cai - Hà Nội.

d. Phương hướng tổ chức không gian ngành thương mại

+ Đến năm 2020, xây dựng được một sàn - trung tâm giao dịch hàng hoá với quy mô vừa, diện tích sàn từ 5.000 - 10.000m2, phục vụ giao dịch cho 200 đối tác trong một phiên giao dịch.

Page 16: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

+ Giai đoạn từ nay đến năm 2010, tập trung khai thác hiệu quả Trung tâm thương mại cửa khẩu quốc tế Lào Cai và Trung tâm thương mại Kim Thành; giai đoạn 2011 - 2020, phát triển thêm 2 trung tâm thương mại tại đô thị mới Lào Cai - Cam Đường và thị trấn Sa Pa.

+ Siêu thị: giai đoạn từ nay đến năm 2010, cải tạo, nâng cấp các siêu thị hiện có, phát triển mới các siêu thị tại các khu vực đô thị tập trung dân cư (thành phố Lào Cai và một số trung tâm huyện); giai đoạn 2011 - 2020, phấn đấu các thị trấn huyện, thị trấn khu công nghiệp đều có siêu thị đạt tiêu chuẩn.

+ Thực hiện kiên cố hoá hệ thống chợ, phấn đấu đến năm 2010 cơ bản xoá các chợ tạm. Giai đoạn từ nay đến năm 2010, cải tạo nâng cấp 11 chợ, xây dựng mới 18 chợ đang hoạt động, phát triển 8 chợ mới. Giai đoạn 2011 - 2020, cải tạo nâng cấp 20 chợ, phát triển 15 chợ mới.

+ Quy hoạch xây dựng lò giết mổ gia súc, gia cầm ở khu ngoại ô của thành phố Lào Cai và các thị trấn; quy hoạch mạng lưới kho vận đầu mối, mạng lưới xăng dầu.

e. Phương hướng tổ chức không gian phát triển du lịch

+ Tổ chức không gian các vùng động lực phát triển du lịch:

- Vùng 1: thành phố Lào Cai - đây là vùng động lực, là nơi trung chuyển đến các khu, điểm du lịch khác;

- Vùng 2: phía Tây Bắc, bao gồm: huyện Sa Pa, Bát Xát - đây là vùng núi thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, có khí hậu mát mẻ và hệ động thực vật phong phú, còn nguyên sinh rất thuận lợi cho đầu tư phát triển các khu nghỉ mát chất lượng cao, khu du lịch sinh thái, văn hoá;

- Vùng 3: phía Đông Bắc, bao gồm: huyện Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương;

- Vùng 4: phía Tây Nam, bao gồm: huyện Bảo Yên, Bảo Thắng và Văn Bàn - vùng này tập trung phát triển du lịch sinh thái, tham quan di tích lịch sử.

+ Quy hoạch các tuyến, điểm du lịch:

- Phát triển trung tâm du lịch Sa Pa. Quy hoạch phát triển Sa Pa trở thành một thị xã du lịch, đô thị loại IV của Lào Cai. Tại đây sẽ quy hoạch xây dựng trung tâm du lịch của quốc gia, đầu tư xây dựng các khu du lịch có tầm cỡ quốc tế, xây dựng trung tâm huấn luyện và phục hồi sức khỏe cho các vận động viên của các đoàn thể thao trong nước và nước ngoài; trung tâm hội nghị, hội thảo tầm cỡ quốc gia;

Page 17: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

- Quy hoạch tuyến du lịch nội tỉnh: tuyến thành phố Lào Cai - Sa Pa - thành phố Lào Cai; tuyến thành phố Lào Cai - Bắc Hà - thành phố Lào Cai; tuyến Sa Pa - thành phố Lào Cai - Bắc Hà;

- Quy hoạch phát triển tuyến du lịch ngoại tỉnh: tuyến Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; tuyến Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ - Hà Nội - Hồ Chí Minh - Tiền Giang - Hải Phòng - Quảng Ninh - Lào Cai;

- Quy hoạch phát triển tuyến du lịch quốc tế: Lào Cai - Vân Nam và các tỉnh Tây Nam Trung Quốc.

f. Tổ chức không gian sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

+ Quy hoạch mở rộng quy mô sản xuất các loại cây ăn quả, cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như: chè chất lượng cao ở huyện Bảo Thắng, Mường Khương, Bắc Hà, Bát Xát; sản xuất rau an toàn và hoa hàng hoá ở huyện Sa Pa, Bắc Hà, thành phố Lào Cai; trồng cây thuốc lá ở huyện Mường Khương, Si Ma Cai, Bát Xát, Bắc Hà; sản xuất và cung ứng giống lúa lai F1 ở huyện Bát Xát, Bảo Thắng.

+ Quy hoạch diện tích trồng cỏ khoảng 1.500 ha để cải tạo và phát triển chăn nuôi tại chỗ giống bò vàng vùng cao ở huyện Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương, Bát Xát, Sa Pa; phát triển đàn bò lai Zêbu vùng thấp ở huyện Bảo Thắng, Bát Xát, Bảo Yên, Văn Bàn; phát triển đàn trâu trong 8 huyện (trừ thành phố Lào Cai).

+ Phát triển diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt 1.500 ha vào năm 2010, trong đó chuyển diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản. Khai thác lợi thế phát triển các loại thủy sản đặc sản: cá hồi, cá tầm v.v...

+ Phát triển mạnh 3 loại rừng (rừng phòng hộ, rừng kinh tế kết hợp phát triển rừng sản xuất, rừng đặc dụng). Đầu tư các cơ sở chế biến sản phẩm từ rừng như: gỗ, trúc, đặc sản rừng v.v... Bảo tồn và phát huy các nguồn gen quý hiếm tại Vườn quốc gia Hoàng Liên và Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Sơn - Văn Bàn.

1.3. Phạm vi nghiên cứu của ĐMC và các vấn đề môi trường chính liên quan đến dự án: 1.3.1. Phạm vi nghiên cứu của ĐMC: a. Phạm vi không gian

Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020, nhóm chuyên gia đánh giá môi trường chiến lược xác định phạm vi nghiên cứu môi trường chiến lược như sau:

Page 18: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

Các vấn đề môi trường được xem xét trên toàn bộ vùng lãnh thổ của tỉnh Lào Cai. Tuy nhiên, có một số vấn đề môi trường cần được xem xét với quy mô liên vùng như vấn đề môi trường lưu vực sông Hồng hay vấn đề bảo tồn diện tích rừng và đa dạng sinh học các vùng ven biên giới. Bên cạnh đó, các vấn đề nổi cộm về môi trường hiện nay và trong tương lại sẽ được khoanh vi trong nội hạt tỉnh Lào cai như:

- Khu vực phân bố khoáng sản và phát triển công nghiệp. Đây là khu vực trong tương lai sẽ gây ra nhiều tác động tới môi trường do thải các chất thải trong quá trình hoạt động sản xuất cũng như khai thác. Đây là khu vực nổi cộm về vấn đề nước thải của các nhà máy sản xuấtcông nghiệp như:

+ Nhà máy sản xuất Phốtpho vàng II công suất 8.000 tấn/năm và nhà máy sản xuất Phốtpho vàng I công suất 6.000 tấn/năm: Đây là nhà máy sản xuấthoá chất, các chất thải như nước thải, khí thải cũng như chất thải rắn là một vấn đề nổi cộm. Theo báo cáo, hiện nay nhà máy chưa có các biện pháp xử lý chất thải. Chất thải của nhà máy có ảnh hưởng rất lớn tới môi trường nước sông Hồng, môi trường đất…

+ Nhà máy sản xuất NPK và thuốc tuyển công suất 50.000 tấn/năm tại Tằng Loỏng (Bảo Thắng). Là nhà máy có các vấn về nổi cộm về chất thải rắn như xỉ pyrist… rò rỉ hoá chất…

+ Nhà máy luyện đồng tại Tằng Loỏng (Bảo Thằng) có công suất 10.200 tấn đồng kim loại/năm, 341 kg vàng/năm, 146 kg bạc/năm. Với công suất như trên, nước thải của nhà máy này có ảnh hưởng rất lớn tới môi trường bởi những hoá chất độc lại chứa trong nước thải. Bên cạnh đó, lượng chất thải rắn trong quá trình khai thác cũng là một vấn đề bức xúc.

Page 19: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

Hình1: Bản đồ Lào Cai

+ Nhà máy gang thép công suất 530.000 tấn gang/năm. * Giai đoạn 2011-2020 đầu tư xây dựng xưởng luyện thép công suất 120.000 tấn/năm tại Tằng Loỏng (Bảo Thằng).

+ Cơ sở sản xuất bột giấy tại lâm trường Bảo Yên công suất 10.000 tấn/năm.

+ Nhà máy ximăng lò quay công suất 300.000 tân/năm tại Bản Cấm-Phong Hải (Bảo Thắng).

+ Nhà máy gạch tuynel tại Gia Phú – Bảo Thắng công suất 20 triệu viên/năm

+ Nhà máy gạch không nung công suất 5 triệu viên/năm tại Tằng Loỏng

- Khu vực phát triển dịch vụ du lịch tại Thị trấn Sapa, Huyện Sapa. Đây là khu vực phát triển dịch vụ du lịch, với nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng như:

• Du lịch nghỉ dưỡng núi

• Du lịch tham quan, nghiên cứu

• Du lịch sinh thái

• Du lịch thể thao, mạo hiểm

• Du lịch hội nghị, hội thảo

• Du lịch vui chơi giải trí

Page 20: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

Bên cạnh đó, hệ động thực vật trong vùng rất phong phú và điển hình với khoảng trên 100 loài động vật, trong đó có nhiều loài được ghi trong "Sách Đỏ của Việt Nam" như Báo mây (Neofellis Negulosa), Báo lông đen (Panthera Pardus), Hổ đen (Panthera Tigris)… nhiều loài chim đặc hữu ở Đông Nam Á như chim Cu rốc đít đỏ (Megalaima Lagrandieri), chim Sẻ cổ đỏ (Spizixos Semitorques), chim Bulbul màu hạt dẻ (Hypsispetes Castanotus)… các rừng thông gai (hay Sa mu), Pơ mu, nhiều loại cây thuộc họ Đỗ quyên và Phong lan... Chính vì vậy, phát triển du lịch tại đây sẽ có nguy cơ tác động mạnh tới đa dạng sinh học cũng như những nền văn hoá bản địa tại đây.

- Các khu vực phát triển khu dân cư đô thị và khu dân cư tập trung: Hầu hết các khu dân cư tập trung, các khu đô thị đều nằm trên các trục đường quốc lộ hoặc tỉnh lộ. Đây là một trong những thuận lợi cho phát triển kinh tế và giao thương thương mại. Tuy nhiên, trong quy hoạch không nêu rõ các biện pháp bảo vệ môi trường cho khu dân cư, đô thị khi phát triển các khu vực này.

Theo số liệu thống kê dân số của Lào Cai phân theo khu vực thành thị và nông thôn như sau:

Bảng 3: Dự báo tốc độ tăng trưởng và cơ cấu dân số tỉnh Lào Cai đến năm 2020

(Ngàn người)

Nhịp độ tăng trưởng %

Chỉ tiêu 2005 2010 2015 2020 2006-2010

2011-2015

2016-2020

Tổng 576,8 618,3 659,6 703,6 1,4 1,3 1,3

Dân số thành thị 20,00 27,5 38,2 52,6 8,00 8,20 8,00

Dân số nông thôn 80,00 72,5 61,8 47,4 -0,6 -1,9 -3,9

Như vậy có thể thấy, sự chuyển dịch dân số từ nông thôn ra thành thị sảy ra mạnh mẽ, nhất là từ những năm 2010. Tốc độ phát triển dân số đô thị là rất lớn, điều này dẫn đến sự gia tăng như cầu về lương thực cũng như cấp nước sinh hoạt phục vụ cho cuộc sống người dân đô thị.

Hình dưới thể hiện tỷ lệ dân số đô thị so với dân số toàn tỉnh cho đến năm 2020. Dựa trên biểu đồ cho thấy, đến năm 2020, dân số đô thị chiếm hơn 52% tổng dân số toàn tỉnh. Lượng dân số lớn, nhưng lại tập trung trong một diện tích nhỏ sẽ là nguyên nhân tập trung rác thải rắn, nước thải sinh hoạt cũng như rác thải bệnh viện cần phải xử lý.

Page 21: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

Sự gia tăng dân số thành thị so với tổng dân số tỉnh Lào Cai

2025303540455055

2005 2010 2015 2020

Năm

%

Hình 2: Sự gia tăng dân số thành thị tỉnh Lào Cai tính đến 2020

Việc nghiên cứu các vấn đề môi trường các khu dân cư tập trung, khu đô thị để đưa ra các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu tác động nhằm mang lại một môi trường sống trong lành cho người dân là điều rất cần thiết.

b. Phạm vi thời gian cần nghiên cứu trong ĐMC:

Do là quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Lào Cai đến năm 2020, chính vì vậy phạm vi thời gian mà báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quan tâm tới là từ thời điểm hiện tại cho đến năm 2020 hoặc lâu hơn. Tuỳ theo các vấn đề quan tâm và những dự án có tác động lâu dài mà thời gian xem xét đến vấn đề môi trường là dài hơn hay bằng với thời gian quy hoạch.

Bên cạnh đó, khoảng thời gian quan tâm còn phụ thuộc vào khả năng xử lý các vấn đề môi trường đó trong tương lai.

1.3.2. Các vấn đề môi trường chính liên quan đến dự án: a, Các vấn đề môi trường chính được quan tâm trong báo cáo ĐMC

Sau khi xem xét, tìm hiểu và tham khảo các báo cáo hiện trạng môi trường tại Lào Cai các năm từ 2004 đến nay, nhóm chuyên gia nhận thấy các vấn đề môi trường của Lào Cai được thể hiện qua các hoạt động phát triển kinh tế xã hội sau:

- Hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản với quy mô lớn phá huỷ đất đai, cảnh quan môi trường và thảm thực vật, là ngành công nghiệp có lượng đất đá thải lớn nhất, bên cạnh đó hoạt động khai thác, gây ra tiếng ồn, bụi, sử dụng hoá chất làm ô nhiễm môi trường nước, không khí khu vực và xung quanh.

Page 22: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

- Hoạt động tham quan du lịch gây áp lực lớn đối với môi trường làm sản sinh một lượng lớn chất thải, xả rác thải bừa bãi, phá huỷ cảnh quan môi trường sinh thái ...

- Quá trình đô thị hoá, giao thông phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo một lượng lớn chất thải rắn, nước thải từ các khu đô thị, bệnh viện, khu công nghiệp...

- Sự khai thác quá mức tài nguyên rừng, đa dạng sinh học, xả nước thải chưa qua xử lý môi trường vào nguồn nước luôn có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, làm giảm tỷ lệ tán che phủ rừng.

- Vấn đề ô nhiễm môi trường tại một số khu công nghiệp trên điạ bàn; đặc biệt là khu công nghiệp tằng loỏng.

- Lào Cai hiện nay có 04 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định 64 của Chính phủ song chưa thực hiện các giải pháp triệt để về xử lý ô nhiễm môi trường.

- Vấn đề xử lý rác thải trong đô thị, chất thải bệnh viện và chất thải nông thôn đặc biệt xử lý Thuốc BVTV cũng đang là vấn đề rất bức xúc cần được quan tâm.

Hiện nay vấn đề tổ chức quản lý môi trường từ tỉnh đến huyện và xã bươc đầu đã được ổn định.

Sau khi xem xét các vấn đề cần quan tâm trong báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển tỉnh Lào Cai đến năm 2020, nhóm chuyên gia đánh giá môi trường chiến lược lựa chọn 05 vấn đề môi trường cần quan tâm như sau:

1. Ô nhiễm nước mặt: Vấn đề ô nhiễm nước mặt, gây ảnh hưởng tới các hệ sinh thái, ảnh hưởng đến nguồn nước cấp sinh hoạt cho con người. Việc quan tâm tới chất lượng nước mặt là một trong những vấn đề sống còn của mỗi địa phương. Tại Lào Cai, hầu hết các khu công nghiệp tập trung, các khu khai thác khoáng sản đều nằm bên bờ sông Hồng, những tác động xấu tới môi trường do các hoạt động khai thác khoáng sản và sản xuất công nghiệp là không tránh khỏi. Chính vì vậy, nguy cơ ô nhiễm nguồn nước mặt cũng như ảnh hưởng không tốt đến nguồn nước cấp sinh hoạt cho người dân sau này.

2. Tai biến môi trường: Lào Cai là tỉnh có địa hình phân cắt mạnh, sự phân bố các đường đứt gãy dày đặc là nguy cơ tiềm ẩn cho những tai biễn, rủi do môi trường. Các tai biến có thể sảy ra bất cứ lúc nào, đặc biệt là vào thời gian từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm. Các tai biến môi trường đã được ghi nhận trên tuyến đường Lào Cai - Sapa, đặc biệt là khu vực cầu Móng Sến, tại Mường Vi, huyện Bát Xát.

Page 23: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

Bên cạnh đó, vấn đề sạt lở ở hai bên bờ sông Hồng và sông Chảy cũng là vấn đề cần quan tâm khi Thành phố Lào Cai phát triển trên hai bên bờ sông Hồng.

3. Chất lượng môi trường đất: Với một diện tích lớn phục vụ cho phát triển nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, chất lượng môi trường đất là một trong những điều cần quan tâm nhất nhằm đảm bảo an ninh lương thực, bảo tồn đa dạng sinh học cũng như phát triển kinh tế xã hội. Định hướng phát triển công nghiệp một cách mạnh mẽ dọc bên bờ sông Hồng, phát triển khai thác khoáng sản cũng như tăng cường phát triển du lịch là những nguyên nhân mang lại những tác động xấu tới môi trường đất khu vực nghiên cứu. Bên cạnh đó, cần quan tâm tới vấn đề phát triển nông lâm nghiệp. Phát triển nông nghiệp với việc sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật và phân bón hoá học tràn lan là một trong những nguyên nhân gây thoái hoá đất. Với tập tục canh tác của người dân tộc thiểu số là phát rừng làm nương rãy đã tạo ra nguy cơ sói mòn cho những vùng đất dốc. Bảo vệ và khai thác bền vững tài nguyên đất là một vấn đề cần được lồng ghép trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020.

4. Đa dạng sinh học và tài nguyên rừng: Bảo tồn đa dạng sinh học, duy trì các nguồn gen bản địa là một trong những vấn đề của phát triển trên địa bàn Lào Cai. Như đã phân tích ở trên, Vườn quốc gia Hoàng Liên là nơi lưu giữ một quần thể sinh vật phong phú và đa dạng, việc phát triển du lịch tại Sapa có thể gây tác động không tốt tới quần thể sinh vật này. Theo thống kê, hiện nay số loài có tên trang sách đỏ thế giới và sách đỏ Việt Nam tại khu vực này là khá cao, chiếm khoảng 35% tổng số loài được ghi nhận.

5. Chất thải rắn: Vấn đề phát triển công nghiệp khai khoáng là mục tiêu mũi nhọn trong phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai trong thời gian tới, bên cạnh đó là việc phát triển các khu dân cư đô thị cũng là một trong những mục tiêu quan trọng. Chính vì vậy, trong tương lai, lượng chất thải rắn tại Lào Cai sẽ gia tăng đột biến. Với việc hiện nay không có một quy trình xử lý rác thải rắn hợp lý, đây sẽ là một nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong tương lai. Chất thải rắn sẽ là vấn đề nhức nhối của các địa phương có khu, cụm công nghiệp và khu khai thác khoáng sản, bên cạnh đó, cần quan tâm tới các khu dân cư tập trung và dân cư đô thị. Quan tâm tới vấn đề này nhằm đưa ra những định huớng quản lý chất thải rắn trong tương lai là một trong những mục tiêu hàng đầu của nhóm đánh giá môi trường chiến lược.

b, Những mục tiêu môi trường liên quan

Page 24: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

Các mục tiêu môi trường liên quan được nêu trong:

- Các văn bản pháp luật về môi trường (Luật BVMT, Luật Đa dạng sinh học, các văn bản dưới Luật,…)

- Lậu đa dạng sinh học năm 2005.

- Các văn bản định hướng, chiến lược/quy hoạch/kế hoạch về môi trường (Chiến lược BVMT quốc gia, Chương trình nghị sự 21, Kế hoạch hành động về Đa dạng sinh học,…)

- Các quy hoạch/kế hoạch về bảo vệ môi trường cấp vùng

- Các quy hoạch/kế hoạch về bảo vệ môi trường của tỉnh

- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường

Trong đó các mục tiêu môi trường liên quan bao gồm: + Bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước

+ Bảo vệ môi trường đất và sử dụng bền vững tài nguyên đất

+ Bảo tồn đa dạng sinh học

+ Bảo vệ môi trường đô thị và khu công nghiệp

+ Bảo vệ môi trường nông thôn

+ Bảo vệ môi trường thiên nhiên và di sản văn hóa

+ Bảo vệ môi trường gắn với phát triển kinh tế - xã hội vùng

+ Bảo vệ môi trường gắn với phát triển các ngành kinh tế

+ Bảo vệ, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học.

+ Phòng ngừa, kiểm soát và xử lí ô nhiễm.

+ Cải thiện chất lượng môi trường các khu vực đô thị, vùng nông thôn và các khu công nghiệp.

Page 25: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

Chương 2: MÔ TẢ DIỄN BIẾN CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN

2.1. Mô tả tóm tắt điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu: 2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất

Vị trí địa lý:

Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới, cách thủ đô Hà Nội 338 Km về phía Tây Bắc. Toạ độ địa lý từ 21040’56” đến 22050’30” vĩ độ Bắc; 103030’24” đến 104038’21” kinh độ Đông. Phía Bắc giáp nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa với điểm cực Bắc thuộc xã Pha Long huyện Mường Khương có toạ độ 22050’30” vĩ độ Bắc, 104014’35” kinh độ Đông. Phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, với điểm cực Nam ở xã Nậm Tha huyện Văn Bàn có toạ độ 22051’ vĩ độ Bắc, 103048’53” kinh độ Đông. Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, với điểm cực Đông là đỉnh PonTatJian có toạ độ 22013’03” vĩ độ Bắc, 104038’21” kinh độ Đông. Phía Tây giáp tỉnh Lai Châu với điểm cực Tây ở xã ý Tý huyện Bát Xát có toạ độ 22036’ vĩ độ Bắc, 103031 kinh độ Đông. Lào Cai có đường biên giới chung với Trung Quốc dài 203 Km (gồm 59 Km đường đất liền và 144 Km đường sông suối), có cửa khẩu quốc tế Lào Cai và cửa khẩu quốc gia Mường Khương, có tuyến đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh (Trung Quốc), cùng các tuyến quốc lộ 70, 4E, 79 nối Lào Cai với các tỉnh phía Nam (Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội...) và với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc ở phía Bắc; các quốc lộ 4D nối Lào Cai với Lai Châu; đường 279 nối Lào Cai với Hà Giang, Lai Châu. Ngoài giao thông đường sắt, đường bộ, còn có giao thông thuỷ quan trọng bậc nhất ở phía Bắc là sông Hồng. Trên địa phận Lào Cai, sông Hồng đi qua trung tâm tỉnh, có đoạn là ranh giới chung giữa Việt Nam và Trung Quốc trên suốt chiều dài khoảng 50 Km. Lào Cai có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng cả trong phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng. Với 2 cửa khẩu lớn, Lào Cai là một đầu mối phát triển kinh tế, giao lưu hàng hoá giữa Việt Nam với Trung Quốc nói riêng và quốc tế nói chung. Tuy nhiên do nằm sâu trong lục địa, là vùng cao nên tỉnh cũng gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - văn hoá xã hội. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 636.076 ha (theo số liệu kiểm kê năm 2005), bằng gần 2% diện tích tự nhiên của cả nước; xếp thứ 9 so với 11 tỉnh thuộc vùng núi phía bắc về quy mô đất đai.

Page 26: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

Toàn tỉnh có 8 huyện và 01 thành phố. Quy mô diện tích tự nhiên của các huyện, thành phố như sau:

Bảng 4: Phân bố diện tích các đơn vị hành chính tại Lào Cai

Số TT Đơn vị hành chính Diện tích (ha) Tỷ lệ %

1 Thành phố Lào Cai 22.925 3,60

2 Huyện Bảo Thắng 68.009 10,69

3 Huyện Bảo Yên 82.483 12,97

4 Huyện Bắc Hà 67.872 10,67

5 Huyện Bát Xát 105.667 16,61

6 Huyện Sa Pa 68.136 10,71

7 Huyện Mường Khương 55.376 8,71

8 Huyện Văn Bàn 142.206 22,36

9 Huyện Si Ma Cai 23.402 3,68

Cộng 636.076 100

Toàn tỉnh có 164 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 14 phường, 8 thị trấn và 142 xã.

Địa hình, địa mạo.

Địa hình Lào Cai thuộc khối nâng kiến tạo mạch. Hai dãy núi chính là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi cùng có hướng Tây Bắc - Đông Nam nằm về phía Đông và phía Tây tạo ra các vùng đất thấp, trung bình giữa hai dãy núi này và một vùng về phía Tây dãy Hoàng Liên Sơn. Ngoài ra còn rất nhiều núi nhỏ hơn phân bố đa dạng, chia cắt tạo ra những tiểu vùng khí hậu sinh thái khác nhau. Địa hình bị chia cắt mạnh mẽ. Chia cắt sâu từ cấp khá mạnh (100 - 200 m/Km2) đến rất mạnh (450 - 500 m/Km2), chia cắt ngang rất phức tạp, từ yếu (<0,5 Km/Km2) đến rất mạnh (> 2 Km/Km2). Phân đai cao thấp của địa hình khá rõ ràng với 7 đai địa hình cơ bản gồm: 100 - 150 m; 300 - 500 m; 600 - 1000 m; 1300 - 1400 m; 1700 - 1800 m; 2100 - 2200 m và 2800 - 2900 m. Trong đó các đai bậc 2, bậc 3 với độ cao từ 300 - 1000 m, chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh. Điểm cao nhất là đỉnh núi Phan Xi Păng trên dãy Hoàng Liên Sơn có độ cao 3143 m so với mặt nước biển, điểm thấp nhất 80 m thuộc vùng Bảo Thắng. Về độ dốc, hướng dốc chính từ Tây Bắc xuống Đông Nam với độ dốc thay đổi rất lớn, từ địa hình thoải (0 - 80) có diện tích khoảng 36.000 ha, địa hình nghiêng (8 - 150) khoảng 67.000 ha, địa hình tương đối dốc (15 - 250) có trên 200.000 ha và địa hình dốc (>250) khoảng trên 300.000 ha. Nhìn chung địa hình Lào Cai rất phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh, nhiều nơi tạo thành vách đứng dễ gây quá trình sập lở, trượt khối; mặt khác

Page 27: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

sông suối tạo thành có lòng hẹp, độ dốc lớn nên mùa mưa lũ thường xẩy ra lũ quét, gây thiệt hại lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Dải đất dọc theo sông Hồng và sông Chảy gồm thành phố Lào Cai - Bảo Thắng - Bảo Yên và phần phía Đông huyện Văn Bàn thuộc các đai độ cao thấp hơn, địa hình ít hiểm trở hơn, có nhiều vùng đất đồi thoải, thung lũng, ruộng nước rộng là địa bàn thuận lợi cho sản xuất nông - lâm nghiệp hoặc xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng.

2.1.1. Điều kiện về khí tượng – thuỷ văn Khí hậu

Lào Cai có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa. Song do nằm sâu trong lục địa bị chi phối bởi yếu tố địa hình phức tạp, nên diễn biến thời tiết khí hậu có phần thay đổi, khác biệt theo thời gian và không gian. Một số nơi có năm đã xẩy ra hiện tượng đột biến dị thường với những biểu hiện đặc trưng của hai yếu tố là nền nhiệt độ và lượng mưa.

- Nhiệt độ: Theo địa bàn vùng Sa Pa có nhiệt độ thấp nhất trong tỉnh, nhiệt độ trung bình các tháng luôn luôn thấp hơn vùng khác từ 8 - 100C. Nhiệt độ trung bình năm ở đây chỉ từ 14 - 160C và trong năm không có tháng nào lên quá 200C. Các huyện vùng thấp dọc sông Hồng như Bảo Yên, Văn Bàn, Lào Cai... nhiệt độ trung bình năm thường từ 22 - 240C, các huyện vùng cao như Mường Khương, Bắc Hà từ 18 - 200C. Theo thời gian, nhiệt độ thấp nhất xẩy ra ở các tháng 1, 2 và tháng 12 trong năm, cao nhất vào các tháng 6, 7, 8. Trong các tháng mùa đông, nhiệt độ trung bình ở Sa Pa luôn thấp dưới 100C. ở các huyện vùng thấp từ 16 - 170C. Đột biến về nhiệt độ thường xuất hiện ở dạng nhiệt độ trong ngày lên cao (vùng Văn Bàn) hoặc xuống thấp quá (Sa Pa và các vùng núi cao) như mùa đông năm 1999, vùng Sa Pa có nhiều ngày nhiệt độ xuống dưới 00C và tuyết rơi.

- Lượng mưa: Tổng lượng mưa khá lớn nhưng khác nhau giữa các vùng (thị xã Lào Cai lượng mưa trung bình năm là 1673 mm, Sa Pa là 2794 mm) và giữa các năm (năm cao nhất ở Thành phố Lào Cai là 1912 mm, thấp nhất là 1319 mm; năm cao nhất ở Sa Pa là 3400 mm, thấp nhất là 2413 mm). Mưa từ tháng 4 đến tháng 10 chiếm hơn 80% lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa ít, có tháng hầu như không mưa. Mưa đá thường hay xảy ra vào các tháng 2, 3 và 4.

- Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình năm thấp, khoảng 1500 giờ/năm và cũng có sự chênh lệch lớn giữa các vùng trong tỉnh. - Gió, lốc: Lào Cai chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính, gió Đông Bắc có từ tháng 12 tới tháng 3 năm sau, gió Tây và Tây Bắc từ tháng 4 đến tháng 11. Trong các tháng 5, 6, 7 thường xuất hiện các đợt gió khô nóng, có đợt kéo dài đến 5, 6 ngày và vùng phía Tây Văn Bàn chịu ảnh hưởng nhiều nhất của loại gió này. Một số khu

Page 28: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

vực ở Sa Pa còn chịu ảnh hưởng của gió Ô Quý Hồ (là gió địa phương) cũng khô nóng. ảnh hưởng của bão đối với Lào Cai không đáng kể, nhưng thường xuất hiện lốc lớn vào các tháng 2, 3, 4.

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình năm > 80% và có sự chênh lệch giữa các vùng. Càng lên cao độ ẩm càng tăng, vùng núi cao Sa Pa - Bắc Hà độ ẩm lớn hơn 85%, vùng Văn Bàn, Bảo Yên độ ẩm khoảng 80%.

- Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi bình quân năm bằng khoảng 60% tổng lượng mưa trong năm. Trong các tháng mùa khô lượng bốc hơi cao hơn nhiều so với lượng mưa. - Sương: Sương mù thường xuất hiện phổ biến trên toàn tỉnh, có nơi ở mức độ rất dày. Trong các đợt rét đậm, ở những vùng núi cao và các thung lũng kín gió còn xuất hiện sương muối, mỗi đợt kéo dài 2 - 3 ngày. Căn cứ vào tác động đối với quá trình phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và diễn biến các yếu tố khí tượng cho thấy Lào Cai có 3 vùng khí hậu đặc trưng sau: - Vùng núi thượng nguồn sông Chảy: Đây là vùng khí hậu cận nhiệt đới trên núi cao trung bình. Một năm có hai mùa nhưng không có ranh giới rõ rệt, mùa đông lạnh kéo dài, nhiệt độ trung bình 15 - 170C, tháng 1 nhiệt độ có thể xuống 6 - 80C; mùa hè mát mẻ, nhiệt độ cao nhất không quá 350C. Lượng mưa trung bình năm khoảng 1700 mm, mùa mưa từ tháng 5 - 10, tập trung vào tháng 7, 8. Hàng năm thường có dông, mưa đá, sương mù và sương muối xuất hiện. Độ ẩm trung bình năm khoảng 85%. - Vùng thung lũng sông Hồng, sông Chảy: Khí hậu nhiệt đới không điển hình. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 230C, mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ lên tới 39 - 400C; mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lạnh nhất là tháng 1 nhiệt độ xuống thấp 8 - 100C. Lượng mưa trung bình năm 1671 mm, phân bố tập trung vào tháng 7, 8; mùa đông mưa ít. Độ ẩm không khí là 85%, rất ít có sương muối, mưa đá. - Vùng núi cao Hoàng Liên Sơn: Khí hậu lạnh, mát quanh năm, mùa đông đôi khi có băng giá và tuyết, nhiệt độ tối thấp xuống -20C. Lượng mưa lớn 2794 mm và tập trung từ tháng 4 đến tháng 10, hàng năm thường xảy ra lũ nguồn. Độ ẩm không khí cao nhưng không ổn định, bình quân năm 87%. Tóm lại, Lào Cai nằm sâu trong lục địa, mặc dù thuộc đai vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều nhưng đã mát hơn nên có mặt thuận lợi cho phát triển các loại cây ôn đới (Các loại rau, hoa cao cấp, táo, mận, lê, đào...). Tuy nhiên do mưa lớn tập trung lại có mưa đá, lốc, sương muối, gió Tây... là những mặt hạn chế có ảnh hưởng trên phạm vi rộng đến sản xuất nông lâm nghiệp, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng cũng như đối với đời sống và sức khoẻ của nhân dân.

Page 29: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

Thuỷ văn

Hệ thống sông suối trên địa bàn tỉnh dày đặc và phân bố khá đều; hai con sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông Chảy. - Sông Hồng: Chảy theo hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam, đoạn sông chảy qua tỉnh chiều dài khoảng 110 Km lòng rộng, sâu, độ dốc lớn, dòng chảy thẳng nên nước thường chảy xiết, mạnh. Lưu lượng nước sông không điều hoà, mùa lũ lưu lượng lớn (khoảng 4830 m3/s), mực nước cao (độ cao tuyệt đối 86,85 m) thường gây ngập lụt ven bờ, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân dọc hai bên sông. Mùa kiệt, lưu lượng nhỏ (70 m3/s), mực nước thấp (74,25 m), gây trở ngại cho hoạt động của các phương tiện giao thông thuỷ nhất là đoạn phía trên Thành phố Lào Cai.

Sông Hồng là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất và sinh hoạt của địa bàn dọc theo hai bên sông. Nước sông Hồng có lượng phù sa lớn (mùa lũ lượng phù sa từ 6000 - 8000 gr/1m3 nước, mùa kiệt 50 gr/1m3 nước) nên những diện tích đất được phù sa sông Hồng bồi đắp thường có độ phì nhiêu màu mỡ, rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. - Sông Chảy: Bắt nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc và chạy dọc theo khu vực phía Đông của tỉnh. Đoạn sông chảy qua tỉnh có chiều dài 124 Km, lòng sông sâu, hẹp, dốc lớn, nhiều thác ghềnh; ít có tác dụng trong giao thông vận tải, trong sản xuất và dân sinh do lượng phù sa ít, lưu lượng nước thất thường (mùa lũ 1670 m3/s, mùa kiệt 17,6 m3/s). Khả năng bồi đắp phù sa thấp, chỉ tạo thành ở một số thung lũng kiểu hẻm vực, thích hợp cho việc cấy lúa, trồng đậu đỗ, rau màu...

Ngoài 2 sông lớn, các sông ngòi khác tuy nhỏ hơn nhưng cũng ảnh hưởng đến chế độ thuỷ văn của tỉnh như: + Sông Nậm Thi bắt nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc chảy vào Lào Cai là ranh giới tự nhiên dài khoảng 6 Km, ở khu vực Thành phố Lào Cai, huyện Mường Khương, lòng sông rộng thuyền bè nhỏ có thể đi lại được. + Ngòi Đum, ngòi Bo cùng bắt nguồn từ vùng núi cao thuộc huyện Sa Pa chảy qua huyện Bát Xát và thành phố Lào Cai rồi đổ ra sông Hồng. Ngòi có lòng rộng, sâu chủ yếu phục vụ tưới tiêu và cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân. + Ngòi Nhù bắt nguồn từ vùng núi thuộc huyện Văn Bàn có hướng chảy từ Đông Nam xuống Tây Bắc rồi đổ ra sông Hồng. Ngòi Nhù có lòng rộng, sâu, dốc là sự hợp thành của nhiều sông ngòi khác: suối Nậm Tha, ngòi Chơ, suối Chăn, ngòi Mả, ngòi Co,... Tổng cộng trên địa bàn tỉnh có hơn 10000 sông, suối lớn nhỏ (trong đó 107 sông, suối dài từ 10 Km trở lên). Mật độ sông, suối giảm dần từ địa hình cao xuống địa hình thấp, cụ thể:

Page 30: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

+ Vùng núi Phan Xi Păng mật độ từ 1,5 - 1,7 Km/Km2, hầu hết sông suối có độ dốc lớn, dòng chảy mạnh, lòng hẹp dễ gây ra lũ ống, lũ quét, lũ bùn đá khi mưa lớn. + Vùng núi trung bình có độ cao từ 700 - 1000 m (Bắc Hà, Văn Bàn), mật độ sông suối từ 1 - 1,5 Km/Km2. Độ dốc trung bình, lưu vực sông suối dài nhưng hẹp, mức độ tập trung nước nhỏ và chậm. + Vùng núi đá vôi có dạng địa hình Castơ (Bắc Hà, Mường Khương), mật độ sông suối trên mặt đất giảm chỉ còn 0,5 - 0,9 Km/Km2 có khi lòng suối cạn, lượng nước ít hoặc không có nước do các dòng chảy ngầm phát triển. + Vùng thung lũng sông Hồng, sông Chảy có độ cao từ 300 m trở xuống, mạng lưới sông suối thưa, mật độ 0,3 - 0,5 Km/Km2. Với đặc điểm nêu trên, hệ thống sông ngòi và chế độ thuỷ văn Lào Cai có điều kiện thuận lợi trong việc phát triển các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ.

2.1.3. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên Tài nguyên đất

Do có địa hình phức tạp nên tài nguyên đất của tỉnh rất đa dạng. Trong phạm vi ranh giới tỉnh có 10 nhóm đất, được chia làm 30 loại đất chính, bao gồm:

- Nhóm đất phù sa: Diện tích 11.838 ha, chiếm 1,86% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu dọc sông Hồng và sông Chảy. Đất được hình thành bởi sự bồi tụ và lắng đọng các vật liệu phù sa của sông, suối; do các sông thường chảy qua nhiều vùng đất đá, nhiều kiểu địa hình... nên nhóm đất này chia thành 6 loại đất chính gồm:

+ Đất phù sa được bồi của sông Hồng (phb), diện tích 715 ha.

+ Đất phù sa không được bồi của sông Hồng (ph), diện tích 300 ha. + Đất phù sa không được bồi glây của sông Hồng (ph

g), diện tích 155 ha. + Đất phù sa các sông, suối khác (p), diện tích 9.250 ha. + Đất phù sa có glây của các sông suối khác (pg), diện tích 1.320 ha. + Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (pf), diện tích 98 ha. Đất phù sa có độ phì tự nhiên khá cao, thích hợp cho phát triển các loại cây

lương thực, cây công nghiệp (lúa, ngô, đậu, đỗ, rau màu...). Tiềm năng thâm canh tăng vụ trên đất phù sa còn rất lớn, nếu có đầu tư thêm thuỷ lợi, chọn giống có độ dài ngày thích hợp, thay đổi dần tập quán canh tác và có sự hỗ trợ của các tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Do diện tích nhỏ, nằm rải rác, lại có một số đặc điểm, tính chất tương đồng nên trên bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/100.000, một số loại đất được gộp lại với nhau: đất phù sa không được bồi glây của sông Hồng gộp chung vào đất phù sa không được bồi của sông Hồng (lấy ký hiệu ph); đất phù sa có glây của các sông suối khác được gộp với đất phù sa của các sông suối khác (lấy ký hiệu p).

Page 31: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

- Nhóm đất lầy: Đất này có độ phì nhiêu cao nhưng chua và thường bị ngập nước, diện tích rất nhỏ, khoảng 260 ha (chiếm 0,04% diện tích tự nhiên), phân bố lẻ tẻ ở Bát Xát, phía Tây thành phố Lào Cai, phía Nam Mường Khương. Đất được hình thành ở những khe, dộc trũng, đồi núi khép kín (không có hoặc có đường thoát nước rất hẹp), thích hợp cho cây trồng nước (lúa, khoai nước, rau muống...). Tuy nhiên hiện tại hầu như chỉ để cỏ mọc tự nhiên.

- Nhóm đất đen: Được hình thành và phát triển trên đá vôi (Rv) và đá secpentinit (Rse), diện tích khoảng 1.050 ha chiếm 0,17% diện tích tự nhiên, phân bố phân tán ở Mường Khương, Bắc Hà, Bảo Yên và rất ít ở Sa Pa.

Đất đen có tầng đất mặt ít chua (pHKCl 5,5 - 6,0), các lớp đất dưới thường trung tính hoặc kiềm yếu (pHKCl 6,0 - 7,0), đạm, lân tổng số rất giàu (N% 1,16 - 0,30%; P2O5% 0,19 - 0,30%). Tuy nhiên, do nhiều sét nên hạn chế của loại đất này khi bị khô rất cứng, chắc, độ ẩm cây héo cao, cây trồng khó phát triển.

- Nhóm đất đỏ vàng (Feralit): Hình thành và phân bố rộng khắp trên toàn tỉnh ở độ cao 900 m trở xuống, diện tích lớn khoảng 300.000 ha. Đất thường có màu nâu đỏ, đỏ nâu, đỏ vàng hoặc vàng đỏ rực rỡ. Quá trình tích luỹ hữu cơ, không có tầng thảm mục hoặc có nhưng rất mỏng. Hàm lượng axít mùn, axit Funvic bao giờ cũng lớn hơn axit Humic. Quá trình phong hoá rất mạnh, thành phần các khoáng vật sét chủ yếu là Caolinit, Gơtit, Gipxit. Các chất bazơ kể cả bazơ kiềm thổ (như Mg, Ca...) bị rửa trôi mạnh, nên hầu hết các loại đất đều chua. Nhìn chung thì đất đỏ vàng có độ phì tự nhiên khá, thích hợp với cây nông nghiệp dài ngày (như chè, cây ăn quả) và nhiều loại cây hàng năm khác (như sắn, đỗ...).

- Nhóm đất mùn vàng đỏ (mùn Feralit) là sản phẩm phong hoá của đá mẹ, giống như đá mẹ hình thành nên nhóm đất đỏ vàng, nhưng phân bố ở độ cao từ 900 - 1800 m, có diện tích khoảng 200.000 ha, được phân bố tập trung tại các huyện Sa Pa, Mường Khương, Bắc Hà, Bát Xát, Văn Bàn. Là địa bàn trồng các loại cây dược liệu quý, cây ăn quả và nhiều loại rau ôn đới rất quan trọng của tỉnh.

Ở nhóm đất này tầng đất mùn dầy trung bình 20 - 30 cm, có khi 40 - 50 cm. Tỷ lệ hữu cơ trong đất mặt cao, trung bình 5 - 8%; cá biệt lên tới 10 - 12%. Độ phì tự nhiên cao hơn đất Feralitic đỏ vàng, thường khá giàu đạm và kali, nhưng lân tổng số từ trung bình đến nghèo. Đất có thảm thực vật rừng phong phú, đa dạng bậc nhất của tỉnh, nhưng nằm ở đầu nguồn trên địa hình bị chia cắt mạnh, dễ bị xói mòn, trượt lở, nên cần phải chú trọng bảo vệ.

- Nhóm đất mùn Alit trên núi: Diện tích khoảng 85.000ha, được phân bố tập trung ở Sa Pa, Văn Bàn và phía Tây Bát Xát - phần đỉnh Hoàng Liên Sơn, thuộc đai độ cao từ 1800 m - 2800 m, có thảm rừng đầu nguồn còn khá tốt (gồm trúc cần câu, đỗ quyên, trúc lùn, rừng hỗn giao...).

- Nhóm đất mùn thô trên núi: Diện tích khoảng 530 ha, chiếm 0,07% diện tích tự nhiên, chỉ phân bố ở phần đỉnh cao từ 2.800 – 3.143 m của núi Phan Xi Păng.

Page 32: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

Nhóm đất mùn thô than bùn và đất mùn Alit trên núi cao có ý nghĩa khoa học đặc biệt, góp phần để tạo nên bảng phân loại đất đầy đủ và đa dạng sinh học theo đai cao đặc sắc duy nhất ở Việt Nam.

- Đất đỏ vàng bị biến đổi do trồng lúa (Fl): Diện tích khoảng 15.000 ha, phân bố rải rác ở các huyện và tạo nên những cảnh quan hình thái nông nghiệp ruộng bậc thang rất đẹp ở Bắc Hà, Sa Pa.

Đây là các loại đất Feralitic hoặc mùn Feralitic ở các sườn và chân sườn ít dốc, ở các hố sụt Castơ, được con người bỏ nhiều công sức tạo thành các ruộng bậc thang để cấy lúa, trồng màu.

- Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá (E): Diện tích nhỏ khoảng 700 ha, được phân bố tập trung ở Bắc Hà, Mường Khương. Đất hầu như mất khả năng sản xuất nông nghiệp do việc đốt phá rừng làm nương rẫy cộng với mưa lớn làm xói mòn mạnh, trơ sỏi đá.

- Đất dốc tụ (D và Dg): Diện tích khoảng 10.000 ha, được chia làm 2 loại đất dốc tụ glây và đất dốc tụ. Là loại đất được hình thành và phát triển trên sản phẩm rửa trôi và lắng đọng của tất cả các loại đất ở các chân sườn thoải hoặc khe dốc nên đất có độ phì khác nhau và phân bố rất phân tán trên địa bàn các huyện. Loại đất này có khả năng tăng vụ cao, chủ yếu dùng để trồng lúa, màu.

Tài nguyên nước

- Nước mặt: Nước mặt ở Lào Cai được đánh giá là phong phú và ít bị ô nhiễm. Dòng chảy mặt hàng năm khoảng 9,5 tỷ m3, phân bố không đồng đều, phụ thuộc nhiều vào địa hình, mưa, lớp phủ bề mặt đệm... Nhìn chung lượng nước hàng năm rất dồi dào, vào mùa kiệt khả năng khai thác tối đa là 0,9 tỷ m3 (hiện tại mới sử dụng khoảng 60 triệu m3) nhu cầu cho sản xuất và sinh hoạt mới chiếm khoảng 2 - 3% lượng nước đến và ở mức độ thấp, chưa đồng đều. - Nước ngầm: Tỉnh có trữ lượng nước ngầm xấp xỉ khoảng 30 triệu m3, trữ lượng động 4448 triệu m3 với chất lượng khá tốt, ít bị nhiễm vi khuẩn, đáp ứng đủ các đối tượng sử dụng dự kiến vào năm 2005 đạt khoảng 3,62 triệu m3/ngày đêm và năm 2010 khoảng 5,35 triệu m3/ngày đêm. Theo các tài liệu điều tra, trên địa bàn tỉnh có 4 nguồn nước khoáng, nước nóng: nước Sunfat, nước Sunfat bicacbonnat, nước nóng Silic, nước Sunfat hydro. Nước khoáng ở Lào Cai có nhiệt độ cao (trên 400C) và độ khoáng hoá thấp (0,92 - 2,89 g/l). Ngoài các nguồn nước khoáng, trong hệ thống nước ngầm của tỉnh còn có nguồn nước siêu nhạt ở Tacco (huyện Sa Pa).

Page 33: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

Tài nguyên rừng

Diện tích rừng của tỉnh tính đến ngày 01/01/2005 có 282.194,36 ha, chiếm 44,36% tổng diện tích tự nhiên, trong đó: 229.650,37 ha rừng tự nhiên, chiếm 81,38% và 49.453,08 ha rừng trồng, chiếm 17,52%, đất trồng rừng 3.046,91 ha chiếm 1,1%. Theo mục đích sử dụng rừng sản xuất có 57.924,87 ha, rừng phòng hộ có 204.936,44 ha và rừng đặc dụng có 19.333,05 ha. Rừng phòng hộ và rừng sản xuất được phân bố trên cả 9 huyện, thành phố của tỉnh, riêng rừng đặc dụng tập trung ở Vườn quốc gia HoàngLiên thuộc huyện Sa Pa.

- Trữ lượng rừng: Tổng trữ lượng rừng gỗ là trên 12.500 nghìn m3, trữ lượng rừng tre, vầu nứa khoảng 200.000 nghìn cây. Hiện nay có thể cho khai thác trong năm trên 20.000m3 gỗ, 500.000 ste củi và hàng triệu cây vầu, nứa.

- Thực vật rừng: Do điều kiện địa hình, khí hậu thay đổi theo độ cao nên thực vật rừng rất phong phú cả về số lượng loài và tính điển hình của thực vật. Theo tài liệu điều tra, riêng khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên đã phát hiện được 847 loài thực vật thuộc 164 họ, 5 ngành. Trong đó có 17 loài quý hiếm như lát hoa, thiết sam, hoàng đàn giả, đinh, nghiến...

Theo độ cao, thực vật rừng được phân thành một số kiểu rừng với các loại cây đặc trưng sau:

- Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới vùng núi cao trên 1700 m. Gồm các loại: trúc lùn, đỗ quyên, ong ảnh, việt quất, nhân sâm, hoa hồng, thông...

- Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi trung bình 700 - 1700 m, kiểu rừng này có các họ: giẻ, de, mộc lan, óc chó, họ hoa hồng, bách...

- Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới đồi núi thấp dưới 700 m, gồm các họ: đậu, thị, na, giẻ, de, trâm, xoan, bồ hòn, dầu, cam, đinh, sim...

- Rừng thứ sinh sau nương rẫy gồm có các loài: nứa lá nhỏ, hu đay, ba soi, màng tang, là nên, ...

- Rừng trồng gồm các loài: pơmu, lát hoa, sa mộc, chắp tay, đào, đỗ trọng, vối thuốc, bồ đề, bạch đàn, keo, đinh, xoan, sến, nhãn, vải...

- Động vật rừng: Theo các tài liệu nghiên cứu, Lào Cai có 442 loài chim, thú, bò sát, ếch nhái. Trong đó thú có 84 loài thuộc 28 họ, 9 bộ; chim có 251 loài thuộc 41 họ, 14 bộ; bò sát có 73 loài thuộc 12 họ, 2 bộ và ếch nhái có 34 loài thuộc 7 họ, 1 bộ. Thành phần loài phân bố không đồng đều do diện tích rừng tự nhiên bị giảm mạnh và nạn săn bắn vẫn xảy ra. Hiện tại các loài động vật (trong đó có các động vật quý hiếm có nguy cơ bị diệt chủng như: vượn đen, cầy vằn bắc, cầy gấm, gà rao, rắn hổ chúa, chồn vàng, báo gấm, báo hoa mai, sóc bay...) thường tập trung ở những khu rừng nguyên sinh thuộc Sa Pa và Văn Bàn.

Rừng Lào Cai giữ vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo phòng hộ môi trường, an ninh quốc phòng chung của cả nước, góp phần hạn chế lũ lụt, hạn hán xảy

Page 34: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

ra ở hạ lưu. Tuy nhiên do việc khai thác và tập quán canh tác nương rẫy đã làm cho tài nguyên rừng đang bị đe doạ, tầng tán bị phá vỡ, chất lượng rừng thấp. Động vật rừng bị săn bắt, nhiều loài đã và đang di cư đi nơi khác, có những loài quý hiếm đang có nguy cơ bị diệt chủng. Vì vậy cần có biện pháp bảo vệ, khai thác rừng hợp lý, hiệu quả hơn.

Tài nguyên khoáng sản

Khoáng sản ở Lào Cai rất phong phú và đa dạng. Tới nay đã phát hiện được 103 điểm quặng, 27 vành phân tán trọng sa, 290 vòng phân tán kim lượng deluvi, nhiều điểm dị thường phóng xạ. Bao gồm 30 loại khoáng sản, có mỏ lớn duy nhất trong cả nước là mỏ Apatit ở thị xã Cam Đường với trữ lượng 1,4 tỷ tấn; có mỏ mang ý nghĩa quốc gia như mỏ sắt Quý Sa trữ lượng 113,72 triệu tấn; mỏ đồng Sin Quyền trữ lượng 51,25 triệu tấn; mỏ Grafit Nậm Thi trữ lượng 15 triệu tấn. Khoáng sản tập trung phân bố thành 3 dải trùng hợp với hệ thống đứt gẫy sông Hồng, Sa Pa và Phan Xi Phăng. - Đới sông Hồng: Chủ yếu là Apatit, đồng, xạ, đất hiếm, Mica, cao lanh, Môlip đen, Đôlômit, đá hoa. - Đới Sa Pa: Gồm Môlip đen, xạ, đất hiếm, cao lanh, Đôlômit, đá hoa. - Đới Phan Xi Phăng: Gồm các khoáng sản và quặng của xạ, đất hiếm, Barit, Fluoxit, Môlip đen, chì, kẽm, đá xây dựng, Granoxienit, một vài điểm thạch cao. Ngoài ra còn có biểu hiện vàng, thuỷ ngân ở dạng các vành phân tán trọng sa ở Văn Bàn, Bát Xát... Hiện nay các khu mỏ Apatit , mỏ cao lanh, mỏ sắt Kíp Tước ở Lào Cai, mỏ sắt Làng Vinh, mỏ sắt Khe Lếch, mỏ Fenspat - Làng Giàng, mỏ sắt Quý Sa – Văn Bàn và mỏ đồng Sin Quyền - Bát Xáđang được đầu tư khai thác ở quy mô công nghiệp.

Tài nguyên du lịch

- Khu du lịch nghỉ mát Sa Pa: Với các yếu tố hấp dẫn đặc trưng như: khí hậu mát mẻ quanh năm, nằm ở độ cao trên 1.500m so với mặt nước biển, có phong cảnh rừng cây núi đá, thác nước...và đặc biệt là nơi tụ hội các hoạt động văn hoá truyền thống dân tộc (chợ vùng cao, chợ tình Sa Pa...) đã tạo cho Sa Pa trở thành một trong số các trung tâm du lịch thắng cảnh nghỉ mát lớn nhất của cả nước. - Đỉnh núi Phan Xi Păng là điểm cao nhất của Việt Nam, có dãy núi Hoàng Liên Sơn và Vườn Quốc gia Hoàng Liên với diện tích rừng nguyên sinh có hệ động thực vật đặc sắc đã và đang hấp dẫn nhiều du khách cũng như các nhà khoa học. - Nhiều địa danh lịch sử, động tự nhiên đẹp, có các vùng sinh thái nông nghiệp đặc sản (như mơ, mận Bắc Hà...), ruộng bậc thang trên núi cao thuộc các huyện Sa Pa, Mường Khương và Bắ Hà và vùng cao Bát Xát.

Page 35: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

- Có cửa khẩu quốc tế, thông thương với vùng tây nam Trung Quốc với tiềm năng du lịch phong phú và giao thông đường sắt đường bộ tại cửa khẩu Lào Cai thuận tiện...

Tiềm năng du lịch của tỉnh rất lớn song mức độ khai thác còn thấp. Hạn chế chính hiện nay là hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng khác chưa phát triển, kinh tế - xã hội của tỉnh còn đang trong giai đoạn phát triển nên việc đầu tư cho lĩnh vực du lịch còn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển.

Tài nguyên nhân văn

Lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất và con người Lào Cai gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam. Từ hàng ngàn năm trước đây, Lào Cai đã là địa bàn cư trú liên tục của các cư dân chủ nhân văn hoá Sơn Vi, văn hoá Hoà Bình và văn hoá Đông Sơn thời dựng nước. Các nhà sử học đã phát hiện trên địa bàn tỉnh gần 20 trống đồng, trong đó có 8 trống loại I Hê-gơ và rất nhiều vũ khí bằng đồng thau, các công cụ sản xuất bằng đồng (như lưỡi cày, rìa, lưỡi câu...). Số lượng hiện vật đồng thau tìm thấy khá nhiều và tập trung đã chứng tỏ Lào Cai là địa bàn cư trú quan trọng, là trung tâm luyện kim, trao đổi hàng hoá một thời. Là vùng đất có truyền thống lịch sử lâu đời, vốn văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, Lào Cai có 27 dân tộc anh em với 27 nền văn hoá đặc sắc, có nhiều di sản quý giá như: dân tộc Thái còn lưu giữ hơn 100 bộ sách bằng chữ Pali ra đời từ thế kỷ XIII; dân tộc Tày, Dao, Giáy có hàng ngàn bản sách cổ bằng chữ Nôm. Đặc biệt ở xã Sứ Phán, Hầu Thào (Sa Pa) có bãi đá cổ được chạm khắc hoa văn phong phú, thể hiện các hình tượng, bản đồ, chữ ký, ký hiệu... Trải qua những biến động thăng trầm của lịch sử, các di tích lịch sử của tỉnh như: đền Bảo Hà, đền Thượng, chùa Lê Lợi, quần thể kiến trúc nhà Hoàng A Tưởng, khu căn cứ cách mạng Cam Đường... vẫn được lưu giữ và tôn tạo. Bên cạnh đó những truyền thuyết về các vị anh hùng, các danh nhân văn hoá, các sinh hoạt, lễ hội, phong tục tập quán lành mạnh vẫn được các dân tộc trong tỉnh gìn giữ và phát triển. Tiêu biểu là các làn điệu dân ca (như hát ru, hát đồng dao, hát giao duyên, hát hội...); các điệu múa (như xoè Tà Chải, múa chuông Dao, múa khèn Mông, múa mừng hội mùa Phù Lá, múa xoè Giáy...). Ngoài ra, Lào Cai còn có 10 họ với 11 chi nhạc khí khác nhau, cùng kho tàng văn học dân gian phong phú, đây là nguồn tài nguyên nhân văn tài vô giá cần được bảo tồn, lưu giữ. Do tập quán sản xuất của mỗi dân tộc có những nét đặc trưng riêng, và quá trình giao lưu phát triển kinh tế giữa các vùng, giữa các dân tộc đã hình thành ở Lào Cai nhiều nghề mang tính nghệ thuật cao như: nghệ thuật tạo hình trên thổ cẩm của người Thái, Tày; nghệ thuật thêu, vẽ hoa văn của người Mông. Xa Phó, Dao; nghệ thuật tranh trổ trên giấy, chạm khắc bạc, vẽ tranh thờ... phát triển khá mạnh.

Page 36: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, các dân tộc Lào Cai luôn kề vai sát cánh với quân dân cả nước chống giặc ngoại xâm, đồng thời năng động sáng tạo, có ý chí tự lực tự cường, khắc phục khó khăn, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm, thành quả đạt được trong lao động sản xuất, đấu tranh cải tạo tự nhiên, phát triển nền văn hoá, kinh tế, xã hội. Đây thực sự là thế mạnh lớn đưa Lào Cai phát triển trong tương lai.

Hiện trạng môi trường

+ Hiện trạng môi trường đất: Nhìn chung môi trường đất tỉnh Lào Cai chịu sự tác động và biến đổi bởi con người, nhưng tác động này chưa lớn nên chất lượng đất còn khá tốt. Tuy nhiên ở khu vực mỏ, khu vực khai thác khoáng sản có gây ô nhiễm đất. Các khu vực công nghiệp khai thác khoáng sản như tại khu mỏ đồng Sin Quyền, mỏ sắt Bản Vược - Bát Xát, mỏ sắt Kíp Tước,… có hàm lượng các nguyên tố vi lượng, các nguyên tố kim loại nặng, nguyên tố phóng xạ trong đất cao. Lào Cai là tỉnh có địa hình đất dốc lớn nên quá trình xói mòn làm suy thoái đất diễn ra mạnh mẽ. Ngoài ra, sự thải vào môi trường đất các chất thải rắn, nước thải bị ô nhiễm chưa qua xử lý ở xung quanh các nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện cũng làm cho môi trường đất bị ô nhiễm. Đất trên các khu vực canh tác nương rãy bị xói mòn và thoái hóa mạnh.

+ Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học: Tài nguyên sinh vật đa dạng, phong phú và độc đáo. Hiện nay, tỷ lệ che phủ rừng tại Lào Cai đạt trên 46% tổng diện tích tự nhiên. Tuy nhiên, chất lượng rừng thấp, diện tích rừng nguyên sinh không còn nhiều. Tuy có triển khai tổ chức trồng rừng theo các chương trình 327, 661 nên diện tích rừng trồng tăng nhanh, nhưng chất lượng rừng trồng không được kiểm soát nên không cao.

+ Hiện trạng môi trường nước:

Bảng 5: Kết quả phân tích một số mẫu nước tại Lào Cai

TT Chỉ tiêu ĐV M1 M2 M3 M4 M5 TCVN-

5942-1995-Cột B

1 pH - 7,31 6,93 6,84 7,03 7,12 5,5 - 9 2 DO mg/l 4,5 4,2 4,5 4,4 4,6 > 2 3 TSS mg/l 175 52 12 28 71 80 4 COD mg/l 26 56 26 36 64 < 3 5 5 BOD5 mg/l 12 27 12 17 17 < 25

Page 37: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

6 Pb mg/l - < 0,001 - < 0,001 - 0,1 7 As mg/l < 0,002 < 0,003 - < 0,004 < 0,002 0,1 8 Cd mg/l - - - - - 0,02 9 Hg mg/l - - - - - 0,002 10 Cu mg/l 0,01 0,10 0,10 0,12 0,002 1 11 CrVI mg/l - 0,02 0,02 0,02 - 0,05 12 Ni mg/l 0,001 0,01 0,01 0,01 - 1 13 Fe mg/l 0,15 0,23 0,29 0,51 0,12 2 14 Mn mg/l 0,03 0,10 0,10 0,14 0,04 0,8 15 NO2 - N mg/l 0,04 0,04 0,04 0,03 0,03 0,05

16 Coliform MPN/100ml 730 1200 840 730 640 10.000

[Trung tâm quan trắc môi trường, Sở TNMT tỉnh Lào Cai] M1: Mẫu nước sông Hồng - gần cầu Cốc Lếu M2: Mẫu nước sông Nậm Thi M4: Mẫu nước Ngòi Phát – huyện Bát Xát M3: Mẫu nước sông chảy M5: Mẫu nước Hồ trung tâm huyện Sa Pa -: Không phát hiện được

Qua phân tích chất lượng nước cho thấy, lượng nước sông, suối, ao hồ trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã có dấu hiệu suy giảm nhưng mang tính cục bộ. Biểu hiện suy giảm ở các sông, suối xung quanh khu vực mỏ và nhà máy tuyển quặng đều có hiện tượng ô nhiễm nặng. Môi trường nông thôn cũng có dấu hiệu và nguy cơ bị ô nhiễm tập trung ở vùng thấp, do người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật song không lớn.

* Nước thải các khu công nghiệp khai khoáng: Phần lớn nước thải ở các khu công nghiệp khai khoáng có hàm lượng cặn lơ lửng, sắt… vượt quá giới hạn cho phép. Một số nguồn thải có hàm lượng các chất vượt giới hạn B và C.

* Nước thải y tế của các bệnh viện trong tỉnh mới chỉ dừng ở xử lí sơ bộ qua các hố ga lắng lọc rồi thải trực tiếp vào môi trường, gây ô nhiễm cục bộ.

* Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn: Thiếu nước nghiêm trọng tại các xã vùng cao. Tỷ lệ số hộ sử dụng hố xí hợp vệ sinh trong tỉnh còn thấp.

+ Ô nhiễm không khí: Môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Lào Cai còn tương đối sạch hầu hết các khí độc hại như CO, SO2, NO2 đều có hàm lượng nằm trong giới hạn cho phép. Riêng chỉ có nồng độ bụi và tiếng ồn là vượt mức cho phép, nhất là nồng độ bụi tại một số khu vực khai thác, chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng và một số đầu mối giao thông trọng điểm đã vượt quá nhiều lần tiêu chuẩn cho phép.

Page 38: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

Bảng 6: Kết quả quan trắc không khí tại một số địa điểm tại Lào Cai

Kết quả (mg/m3) TT Vị trí đo

CO NO2 SO2 Bụi K1 Khu vực cửa khẩu Quốc tế 1.8 0.15 0.27 0.85 K2 Khu vực ngã sáu 0.7 0.12 0.195 0.245 K3 Khu vực cổng ga Lào Cai 2.255 0.17 0.32 1.035 K4 Khu đô thị Lào Cai - Cam Đường 0.68 0.11 0.185 0.21 K5 Nhà máy xi măng Lào Cai 2.63 0.25 0.35 0.75 K6 Trung tâm thị trấn Tằng Loỏng 3.15 0.20 0.32 0.41 K7 Cổng khu sản xuất NPK 6.94 0.26 0.54 1.32 K8 Giữa nhà máy Phot Pho 1 và 2 0.73 0.15 0.24 0.23

TCVN 5937-1995 40 0.4 0.5 0.3 [Trung tâm quan trắc môi trường, Sở TNMT tỉnh Lào Cai]

+ Rác thải rắn: Nguồn rác thải chủ yếu bao gồm: Nguồn thải công nghiệp, nguồn thải bệnh viện, nguồn thải sinh hoạt, ngoài ra nguồn thải nông nghiệp cũng có ảnh hưởng đến chất lượng môi trường. Việc xử lí chất thải từ hoạt động khai thác khoáng sản mới chỉ dừng lại ở mức độ độ tập trung thành các bãi thải, đắp đập và đào hệ thống mương xung quanh nhằm tránh sói lở, bồi lấp và xói mòn. Đối với rác thải sinh hoạt mới chỉ tiến hành thu gom và chuyên trở đến bãi rác mà chưa có sự phân loại rác thải theo thành phần để có biện pháp xử lí phù hợp. Việc xử lí rác hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc đổ rác ở các bãi thải lộ thiên để đốt và chôn lấp dần. Rác thải y tế cần được xử lí hoặc quy hoạch địa điểm riêng để chôn lấp tránh lây lan dịch bệnh.

+ Tai biến môi trường: Trong những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Lào Cai các tai biến thiên nhiên như trượt lở đất, đá, xói lở bờ sông hồng, lũ bùn, lũ quét có xu hướng gia tăng. Tai biến trượt lở đất, đá xảy ra mạnh trên tuyến đường Lào Cai - SaPa nhất là khu vực cầu móng Sến và lân cận thị xã Lào Cai; Đặc biệt, là trận lũ đá đã xảy ra ở Mường Vi huyện Bát Xát và một số điểm ở Lào Cai - Bắc Hà gây thiệt hại lớn đến người, tài sản và hoa màu.

2.1.4. Điều kiện về kinh tế a. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung

- Tăng tưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001-2005 của tỉnh bình quân đạt 11,9%/năm, cao hơn giai đoạn trước 5,7%. Nhìn chung trong 5 năm qua, kinh tế tỉnh có sự tăng trưởng nhanh và ổn định.

Page 39: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

Về quy mô tăng trưởng, giá trị tổng sản phẩm của tỉnh không ngừng tăng kể từ năm 2000. Năm 2001 đạt 911.000 triệu đồng, năm 2004 là 1.452.400 triệu đồng và năm 2005 ước đạt 1.626.000 triệu đồng (giá cố định năm 1994). GDP bình quân đầu người tăng từ 1,87 triệu đồng năm 2001 lên 2,8 triệu đồng năm 2005 (tương ứng theo giá thực tế là 2,49 và 5 triệu đồng).

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng: Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp trong

GDP liên tục giảm từ 44,5% năm 2000 xuống 35,6% năm 2004, ước năm 2005 tỷ lệ này còn 34,5%; tỷ trọng công nghiệp - xây dựng tăng từ 21,5% năm 2000 lên 24,04% năm 2004 ước đạt 25,5% năm 2005; Tỷ trọng thương mại - du lịch (dịch vụ) tăng từ 34% năm 2000 lên 39,55% năm 2004 ước đạt 40% năm 2005.

Trong cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa; Tỷ trọng ngành trồng trọt giảm từ 74,4% năm 2000 xuống còn 57,8% năm 2005; Ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp tăng từ 25,6% năm 2000 lên 42,2% năm 2005; Trong ngành trồng trọt tỷ trọng cây lương thực giảm, cây ăn quả, cây công nghiệp tăng.

Cơ cấu sản xuất công nghiệp đã có bước chuyển dịch theo hướng gắn sản xuất với chế biến tiêu thụ sản phẩm; so với giai đoạn trước tỷ trọng ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng tăng từ 9,2% lên13,7%, công nghiệp cơ khí, điện nước tăng từ 1,9% lên 14,7%, công nghiệp khai thác khoáng sản giảm từ 69% xuống 50,8%.

Cơ các ngành dịch vụ có bước chuyển biến tích cực theo hướng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu dựa trên nhu cầu ngày càng đa dạng về sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân.

Bảng 7: cơ cấu kinh tế của tỉnh lào cai qua một số năm

Đơn vị tính: %

Ngành 2000 2001 2004 2005

1. Nông lâm nghiệp 44,50 20,19 35,64 34,50 2. Công nghiệp – Xây dựng 21,50 43,64 24,81 25,50 3. Thương mại – Dịch vụ 34,00 36,17 39,55 40,00

Cộng 100 100 100 100 Về chuyển dịch kinh tế theo lãnh thổ, các hoạt động sản xuất công nghiệp

thương mại - dịch vụ - du lịch tập trung chủ yếu ở địa bàn khu vực cửa khẩu thuộc thành phố Lào Cai, dọc sông Hồng, các thị trấn Tằng Loỏng, Khánh Yên, Sa Pa...vùng Bắc Hà, Bảo Yên, Bảo Thắng có vai trò nổi bật là phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp.

Page 40: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

b. Thực trạng phát triển các ngành giai đoạn 2001-2005:

* Nông - lâm – ngư nghiệp: Sản xuất nông lâm nghiệp phát triển toàn diện, từng bước hình thành vùng sản

xuất hàng hóa tập trung; Kinh tế nông nghiệp nông thôn chuyển dịch rõ nét; công cuộc xóa đói giảm nghèo có những chuyển biến mạnh mẽ. Hiện nay sản xuất nông lâm nghiệp đang giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế và đóng góp lớn cho thu nhập chung toàn tỉnh; giá trị sản xuất toàn ngành nông, lâm ngư nghiệp tăng bình quân 8,05%/năm, trong đó nông nghiệp 8,74%, lâm nghiệp 4,71%, nuôi trồng thủy sản tăng 9,76%.

- Ngành trồng trọt từng bước hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn sản xuất, chế biến với thị trường tiêu thụ như vùng chè Bảo Thắng, Mường Khương, mận Bắc Hà, rau hoa cao cấp Sa Pa ...; Năng xuất sản lượng sản phẩm trồng trọt tăng mạnh do tỷ lệ giống mới được sử dụng cao; đặc biệt là các vùng lúa thâm canh, ngô và đậu tương hàng hóa. Tổng sản lượng lương thực có hạt tăng liên tục qua các năm: Năm 2000 đạt 126,8 ngàn tấn, năm 2001 đạt 140 ngàn tấn, năm 2004 đạt 172 ngàn tấn, năm 2005 ước đạt 176,5 ngàn ngàn tấn.

- Ngành chăn nuôi giữ mức phát ttriển ổn định từng bước phát triển mạnh đàn gia súc hàng hóa có thế mạnh của tỉnh như trâu, bò, lợn ngựa...; Chương trình thủy sản đã có bước phát triển tốt với các mô hình nuôi tôm càng xanh, cá chim trắng, rô phi đơn tính và các giống mới khác có hiệu quả đã từng bước được nhân rộng từ việc chuyển một phần diện tích ruộng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Những năm qua, chăn nuôi có nhịp độ phát triển tương đối ổn định với mức tăng bình quân từ 4,2%. Năm 2000 đàn trâu có 85,6 ngàn con, năm 2005 tăng lên 104,8 ngàn con (trung bình tăng 4,4%/năm); Năm 2005 đàn bò 19,2 ngàn con, đàn lợn 330,8 ngàn con (tương ứng tăng so với năm 2000 là: 5%; 11,9%), đàn gia cầm 1.910 ngàn con. Tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp đạt 24,3% trong năm 2005 so với 24,2% ở năm 2000. Hầu hết các lĩnh vực chăn nuôi hiện nay của tỉnh đang là hình thức chăn nuôi gia đình.

Giá trị trồng trọt, chăn nuôi trên một đơn vị diện tích canh tác tăng từ 8 rriệu đồng năm 2000 lên 13 triệu đồng năm 2005.

- Ngành lâm nghiệp đã chuyển hướng từ lâm nghiệp nhà nước thuần túy sang lâm nghiệp xã hội với sự tham gia của nhiều thành kinh tế; Từ chỗ chủ yếu khai thác tài nguyên rừng sang trồng, chăm sóc, tu bổ phát triển vốn rừng nên những năm qua nhành lâm nghiệp của tỉnh đã có bước phát triển khá: Độ tàn che phủ rừng tăng từ 32,2% năm 2000 lên gần 45% năm 2005; Giá trị sản xuất lâm nghiệp trên 01 ha lâm nghiệp năm 2005 tăng 2,5 lần so với năm 2000 đạt trên 12 triệu đồng.

Cơ cấu sản xuất nông lâm - thuỷ sản của tỉnh trong những năm gần đây được thể hiện như sau:

Page 41: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

Bảng 8: Cơ cấu sản xuất nông - lâm nghiệp- thuỷ sản tỉnh Lào Cai 2001-2005 Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu Năm 2000

Năm 2004

Năm 2005

1. Nông nghiệp Trong đó: + Trồng trọt + Chăn nuôi 2. Lâm nghiệp 3. Thuỷ sản

81,373,024,217,61,1

83,7 73,1 24,3 15,1 1,2

84,373,224,314,51,2

Tổng số 100 100 100

* Công nghiệp - xây dựng

- Công nghiệp: Những năm qua, công nghiệp duy trì được được tốc độ tăng trưởng khá và đúng hướng, bước đầukhai thác có hiệu quả những tiềm năng lợi thế về khai thác chế biến khoáng sản, đầu tư phát triển thủy điện vừa và nhỏ, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản; Bước đầu đã tạo ra bước đọt phá quan trọng cho bước phát triển những năm tiếp theo. Năm 2005, giá trị tổng sản lượng công nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt 644 tỷ đồng (giá cố định 1994), gấp 2 lần so với năm 2000, mức tăng bình quân dạt 13,9%/năm. Giá trị sản xuất một số ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn có bước tăng trưởng mạnh như công nghiệp khai thác chế biến khoáng sản tăng 1,7 lần so với giai đoạn 1995-2000, chiếm 50,8% giá trị sản xuất ngành công nghiệp; Công nghiệp chế biến nông lâm sản tăng 1,6 lần, chiếm 17,9%; Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng tăng 3,1 lần; đặc biệt ngành cơ khí, điện, nước tăng 16 lần, chiếm 14,7%, đến năm 2005 trên địa bàn tỉnh đã có 5 nhà máy thuỷ điện được đầu tư xây dựng với tổng công xuất thiết kế 129,6MW chiếm khoảng 14,4% công xuất có thể khai thác thủy điện của tỉnh.

Khai thác thế mạnh về tài nguyên khoáng sản, nguồn lao động dồi dào, điều kiện giao thông thuận lợi..., để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào Lào Cai; Trong những năm qua tỉnh Lào Cai đã thành lập 02 khu công nghiệp Đông Phố Mới và Bắc Duyên Hải, hai khu CN này đã cơ bản hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng để đón các nhà đầu tư; Ngoài ra tỉnh cũng đã đầu tư quy hoạch mở rộng khu công nghiệp Tằng Loỏng huyện Bảo Thắng, đây là cụm công nghiệp nặng, công nghiệp hóa chất, sản xuất phân bón ... nhiều nhà máy xí nghiệp xây dựng tại đây đã đi vào hoạt động; Tại huyện Bát Xát - Tổ hợp khai thác chế biến đồng Sin Quyền đang chạy thử và đưa vào sản xuất.

Page 42: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

- Xây dựng: Vốn đầu tư cho phát triển tăng mạnh qua các năm, tổng vốn đầu tư cho xã hội trong 5 năm ước đạt 7.277 tỷ đồng, bình quân tăng 29,7%/năm. Trong đó tổng vốn (thuộc ngân sách Nhà nước) đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng trong 5 năm ước đạt 1.700 tỷ đồng bình quân tăng trên 30,5%/năm.

Bảng 9: Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh qua một số năm

Sản phẩm Đơn vị Năm 2000

Năm 2004

Năm 2005

- Quặng Apa tít 1000 Tấn 784,5 840,0 1.000,0

- Quặng sắt 1000 Tấn 78,0 232,8 150,0

- Đồng tinh luyện 1000 Tấn 4,3 5,2 4,5

- Đường mật 1000 Tấn 4,9 4,8 4,0

- Bia Triệu lít 1,5 2,2 3,0

- Xi măng Ngàn tấn 43,9 82,0 90,0

- Gạch nung Triệu viên 34,8 70,0 80,0

- Fenspat nghiền 1000 Tấn 30,8 110,2 120,0

- Chè chế biến 1000 Tấn 0,5 1,2 1,3

- Thức ăn gia súc 1000 Tấn - 0,5 2,5

- Nước sạch Triệu m3 1,3 3,5 3,8

- Gỗ xẻ 1000 m3 1,9 15 15

- Giấy đế 1000 Tấn 1,1 5,1 6,0

- Phân NPK 1000 Tấn 8,1 20,0 30 Tuy nhiên, giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng hiện đang có tỷ trọng nhỏ

trong nền kinh tế của tỉnh và mặc dù vẫn có sự tăng tưởng nhưng chưa ổn định. Sản xuất một số ngành công nghiệp chủ yếu mới gắn liền với khai thác tài nguyên, còn chế biến đòi hỏi công nghệ cao, sử dụng nhiều lao động sau công đoạn khai thác chưa nhiều.

* Thương mại - dịch vụ : Giai đoạn 2001-2005 lĩnh vực thương mại - dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng bình

quân đạt 17,2%/ năm, tăng 1,7 lần so với năm 2000; Năm 2005, tỷ trọng của thương mại - dịch vụ - du lịch chiếm 40% trong GDP, giá trị gia tăng của các ngành dịch vụ năm 2005 tăng gấp 2 lần so với năm 2000.

- Hoạt động thương mại diễn ra sôi động, hàng hóa lưu thông phong phú, tổng mức luân chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ trên địa bàn năm 2005 tăng 2,8 lần so với năm 2000, đạt tốc độ tăng bình quân 23%.

Page 43: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

Trong hoạt động thương mại, thương nghiệp quốc doanh vẫn giữ được vai trò chủ đạo trong việc cung ứng các mặt hàng thiết yếu cho đồng bào miền núi theo chính sách của Đảng và Nhà nước như dầu hoả, muối iốt, thuốc chữa bệnh, vở học sinh... đồng thời cũng đang từng bước thay đổi về tổ chức và hoạt động để thích ứng với cơ chế thị trường. Bên cạnh đó, thương nghiệp ngoài quốc doanh và mạng lưới các chợ cũng đang góp phần tích cực trong việc phát triển chung của ngành.

Hoạt động xuất nhập khẩu những năm qua phát triển mạnh (chủ yếu diễn ra tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai, các cửa khẩu quốc gia và các lối mở tiểu ngạch); Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh qua các năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn năm 2005 đạt 100 triệu USD gấp hai lần so với năm 2000; bình quân tăng 21,5%/năm.

- Khai thác lợi thế du lịch Sa Pa, Bắc Hà và thành phố Lào Cai, những năm qua hoạt động du lịch đã thu được nhiều kết quả đáng phấn khởi, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho lao động địa phương; Các cơ sở phục vụ du lịch như nhà hàng, khách sạn từng bước đáp ứng nhu cầu của du khách; đã hình thành các tuyến điểm du lịch như Sa Pa- Bắc Hà - Bát Xát; tua du lịch đường dài, kể cả du lịch quốc tế như : Lào Cai – Hà Nội -Hạ Long; Lào Cai đi các điểm du lịch của Trung Quốc...; Doanh thu du lịch tăng từ 33 tỷ đồng năm 2000 lên 212 tỷ đồng năm 2005, với lượng khách tăng từ 210 ngàn người năm 2000 lên trên 500 ngàn người năm 2005 (trong đó khách nước ngoài tăng từ 140 ngàn lên 180 ngàn người).

2.1.5. Điều kiện về xã hội:

Tổng dân số toàn tỉnh: 593.600 người (số liệu năm 2007), trong đó: - Số người trong độ tuổi lao động: 314.520 người, chiếm khoảng 53%; - Mật độ dân số bình quân: 93 người/km2.

Dân tộc: Có 25 nhóm ngành dân tộc cùng chung sống hoà thuận, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 64,09% dân số toàn tỉnh. Dân tộc Kinh chiếm 35,9%, dân tộc Hmông chiếm 22,21%, tiếp đến là dân tộc Tày 15,84%, Dao 14,05%, Giáy 4,7%, Nùng 4,4%, còn lại là các dân tộc đặc biệt ít người Phù Lá, Sán Chay, Hà Nhì, La Chí,...

Đơn vị hành chính: Có 1 thành phố Lào Cai và 8 huyện là Sa Pa, Bát Xát, Bảo Yên, Bảo Thắng, Si Ma Cai, Văn Bàn, Mường Khương, Bắc Hà, với 164 xã, thị trấn, trong đó có 138 xã vùng sâu, vùng xa, biên giới. Tỉnh Lào Cai được chia làm 3 khu vực:

- Khu vực I: Là các xã có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội thuận lợi. Chủ yếu là các xã ở vùng thấp, gần trung tâm các huyện, thành phố, giao thông và các dịch vụ xã hội thuận lợi.

Page 44: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

- Khu vực II: Là các xã có điều kiện phát triển kinh tế- xã hội khó khăn, phần lớn các xã này nằm ở vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại còn tương đối khó khăn; các dịch vụ xã hội cơ bản đã được đáp ứng tương đối tốt.

- Khu vực III: Là các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, các xã ở vùng sâu vùng biên giới, xa các trung tâm huyện, thành phố; địa hình bị chia cắt mạnh, giao thông đi lại còn rất nhiều khó khăn; các dịch vụ xã hội còn hạn chế.

a. Giao thông Tỉnh Lào Cai có 3 loại hình giao thông đặc trưng là đường bộ, đường thuỷ và

đường sắt. Diện tích đất sử dụng cho mục đích giao thông toàn tỉnh năm 2005 là 6.408,75 ha, chiếm 1,01% diện tích tự nhiên của tỉnh. - Giao thông vận tải bộ: bao gồm các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường cấp huyện, xã, đường đô thị và đường làng bản. Trong đó: + Quốc lộ có 4 tuyến với tổng chiều dài 473,0 Km. + Tỉnh lộ có 8 tuyến với tổng chiều dài 278 Km. + Đường cấp huyện xã với tổng chiều dài trên 1000 Km. + Đường nội thị với tổng chiều dài khoảng 100 Km. + Đường thôn bản có gần 4000 Km. Nhìn chung mạng lưới đường phân bố tương đối đồng đều, nhưng các tuyến đường hầu hết còn ở cấp thấp, nhỏ hẹp, nhiều tuyến chưa vào cấp; Trong giai đoạn 2001- 2005 tỉnh đã đầu tư nâng cấp 72 công trình giao thông với chiều dài 520 km, tăng 645 tuyến giao thông nông thôn với tổng chiều dài 2.050 km. Đến cuối năm 2005, trên địa bàn tỉnh 100% số xã có đường ô tô tới trung tâm xã, 75% số thôn bản có đường gaio thông. - Giao thông thuỷ: Ngoài 110 Km sông Hồng chạy từ phía Bắc xuống phía Nam tỉnh còn có sông Chảy, sông Nậm Thi, ngòi Đum, ngòi Bo, ngòi Nhù... là điều kiện thuận lợi cho phát triển vận tải thuỷ, tuy nhiên mới ở mức khai thác dưới dạng tự nhiên, công tác nạo vét chỉnh trang chưa được quan tâm đúng mức. - Giao thông đường sắt: Trên địa bàn tỉnh hiện có 120 Km đường sắt, bao gồm các tuyến Hà Nội - Lào Cai trên địa phận dài 62 Km, khổ đường 1 m phục vụ vận chuyển hành khách, hàng hoá và 58 Km đường sắt chuyên dùng khổ đường 1 m của Công ty Apatit từ Phố Lu - Cam Đường và Nhà máy tuyển quặng chủ yếu phục vụ hoạt động khai thác, vận chuyển quặng apatít... Để đáp ứng được yêu cầu giao thông hiện nay, nhiệm vụ đặt ra là phải đầu tư phát triển mạng lưới giao thông một cách toàn diện, một số tuyến đường chính cần được nâng cấp mở rộng như đường Quốc lộ 70, hệ thống đường nội thị thuộc khu đô

Page 45: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

thị mới Lào Cai-Cam Đường, đường xuyên á qua địa phận tỉnh; và đặc biệt chú trọng phát triển mạng lưới giao thông nông thôn để đảm bảo 100% các thôn bản có đường giao thông di lại thuận tiện cả trong mùa mưa.

b. Thuỷ lợi Đến năm 2005 toàn tỉnh có trên 1200 công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ và 86 hồ

chứa nhỏ với dung tích hiệu ích trên 3 triệu m3 đảm bảo tưới cho trên 70% diện tích lúa nước và cung cấp nước sinh hoạt cho khoảng 50% địa bàn dân cư. Nhìn chung các công trình thuỷ lợi (trừ các công trình được đầu tư những năm gần đây) được xây dựng từ những thập niên 70-80 và phần lớn là các công trình tạm (chiếm tới 80%). Do tác động của thiên nhiên cũng như các hoạt động của con người, nay đã bị xuống cấp hoặc hư hỏng nhiều. Mặc dù được đầu tư bảo dưỡng, nâng cấp và nạo vét thường xuyên nhưng do địa hình phức tạp, nguồn kinh phí có hạn nên kết quả rất hạn chế. Vì vậy việc cung ứng nước tưới cho sản xuất cũng như sinh hoạt còn gặp rất nhiều khó khăn, diện tích đất canh tác được tưới chủ động tăng chậm.

c. Năng lượng - bưu chính viễn thông - Năng lượng: Hiện tại, lưới điện quốc gia đã kéo đến 9/9 huyện thành phố, đến

2005 đã có 141 xã, phường được phủ lưới điện (chiếm 82%). Ngoài ra một bộ phận dân cư ở các xã vùng sâu vùng xa chưa có điện lưới đã tận dụng khe - suối, dòng chảy tự nhiên để chạy máy phát điện nhỏ phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, đưa tỷ lệ hộ có dùng điện lên trên 60%. - Bưu chính viễn thông: Là tỉnh mới được tái lập từ năm 1991, ngành bưu chính viễn thông của tỉnh những năm qua, đặc biệt là giai đoạn 2001-2005 đã có bước phát triển vượt bậc; Hệ thống bưu chính đã kế thừa những thành quả trước đây của ngành để phát triển đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế xã hội; Hệ thống viễn thông đã được đầu tư mạnh để đổi mới công nghệ thông tin hiện đại, đến nay có 150* kênh truyền dẫn Viba số liên tỉnh, 100% các huyện thị có truyền dẫn Viba số từ 30 - 60 kênh với tổng dung lượng gần 10.000 số.

Đến năm 2005 toàn tỉnh đã có 155 xã, phường được lắp đặt điện thoại (chiếm 95%), bình quân đạt 6,2 máy/100 dân. Có 52 xã đã xây dựng được điểm bưu điện - văn hoá. Tỉnh đang chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất và các thủ tục cần thiết cho sự ra đời của Bưu cục ngoại dịch (Hoàng Liên) và đường thư bộ với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), đồng thời mở dịch vụ mới Bưu chính uỷ thác tại 9 bưu cục và dịch vụ bưu phẩm không địa chỉ.

d. Y tế - văn hoá - Giáo dục: - Y tế: Toàn tỉnh hiện có 12 bệnh viện đa khoa, 33 phòng khám khu vực, 100% xã phường đã có trạm y tế, với tổng số 2.145 giường bệnh, cơ bản xoá xong xã trắng về y tế từ năm 1993. Số bác sỹ / 01 vạn dân tăng từ 4,35 năm 2000 lên 5,56 vào năm 2005, nhờ đó công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ nhân dân được đảm bảo. Việc lồng ghép chương trình dân số KHHGĐ với các chương trình y tế cộng

Page 46: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

đồng đạt kết quả tốt đã giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng từ 41% năm 2000 xuống 33% năm 2005, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm từ 2,09% năm 2000 xuống 1,69% năm 2005. Các chương trình y tế quốc gia như phòng chống sốt rét, phòng chống HIV–AIDS, lao, phong; chương trình tiêm chủng mở rộng, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em và các chương trình phòng chống các loại dịch bệnh khác được thực hiện tốt và đem lại hiệu quả thiết thực. - Văn hoá - xã hội: Thực hiện Nghị quyết TW 5 khoá VIII về xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, các hoạt động văn hoá, thể thao, thông tin tuyên truyền của tỉnh dần dần đi vào nếp sống và sôi động. Về cơ sở vật chất, toàn tỉnh có một trung tâm văn hoá - thể thao, thư viện, bảo tàng tổng hợp, trung tâm phát hành phim và chiếu bóng; ở các huyện có các trung tâm văn hoá thể thao; có 11 khu di tích lịch sử được xếp hạng... Tỷ lệ các xã phường có nhà văn hóa mới đạt 14,7%, đến nay toàn tỉnh còn 128 xã chưa có trạm truyền thanh, 31 xã chưa được phủ sóng truyền hình, 2 xã chưa được phủ sóng phát thanh. Tuy nhiên tỷ lệ số hộ dân được xem truyền hình tăng từ 45% năm 2000 lên 67% năm 2005, tỷ lệ số hộ dân nghe được đài tiếng nói Việt Nam là 55 % năm 2000 lên 87% năm 2005. - Giáo dục - Đào tạo: Toàn tỉnh hiện có 391 trường học trong đó: 31 trường mầm non, nhà trẻ, mẫu giáo; 355 trường phổ thông (tiểu học và trung học); 01 trường Trung học kinh tế, 01Trung học Y tế, 02 Trường công nhân kỹ thuật và Dạy nghề; 01 Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp dạy nghề. Tổng số học sinh năm học 2004-2005 đạt 176.700 học sinh. Đến nay 100% các xã có trường tiểu học 9/9 huyện, thành phố đã hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục tiểu học - chống mù chữ, 164/164 xã phường hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học xoá mù chữ, 46,9% số xã đạt chuẩn phổ cập THCS. Tỷ lệ huy động trẻ từ 6 - 14 tuổi đến trường đạt 96%.

2.1.6. Mô tả diễn biến trong quá khứ của các vấn đề môi trường chính liên quan đến dự án

• Tai biến môi trường:

Trong thời gian gần đây, tình hình thiên tai và sự cố môi trường tại tỉnh Lào Cai vẫn có những diễn biến phức tạp. Đã có nhiều loại hình thiên tai xuất hiện gây những bất lợi cho môi trường như nắng nóng, hạn hán, rét đậm rét hại, lốc xoáy, mưa đá, mưa lớn, lũ ống, lũ quét, nứt đất, sạt nở núi làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp, con người và kinh tế của tỉnh. Cụ thể số vụ thiên tai và sự cố môi trường trong thời gian gần đây xảy ra như sau:

Bảng 10: tổng hợp thiên tai tại Lào Cai

Page 47: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

stt

Tên

thiên tai

Địa điểm

xảy ra

Thời gian

xảy ra

Mức độ thiệt hại

Cách ứng cứu

/khắc phục

vật chất số người chết

số người bị thương

UBND tỉnh đã huy động

Năm 2002 1 Lũ

sông Trên Sông Hồng

14-18/8

263 nhà ngập đổ, 653 ha lúa,hoa màu mất trắng

1

2 Lũ quét

Sông chảy huyện Bảo Yên

25/5 Gây thiệt hại lớn đối với dân ở ven sông

3 Lũ quét

4 xã huyện Bắc Hà

24/5 - 40 nhà dân ngập nước - 10 nhà bị cuốn trôi - 117 ha lúa, hoa màu mất trắng

1

4 Lốc xoáy

9 xã Huyện Mường Khương

Tháng 4

15 nhà đổ, 1 phòng học, 228 nhà, trạm y tế bị hỏng nặng, 30 ha hoa màu mất trắng

1 2

mọi nguồn lực để cứu nạn, giải toả đất đá sạt nở, tiến hành sửa chữa ngay các tuyến đường giao thông, trường học bị hư hỏng.

Năm 2003 1 Lũ

quét T. 6 -

T.8 -39 nhà sập đổ, hỏng nặng 172 ha lúa, hoa màu mất trắng -21 công trình thuỷ lợi hỏng nặng

6 1 Vận động các cấp các ngành

Page 48: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

2 Lốc xoáy

5 xã huyện văn bàn, 9 xã phía nam H. Mường Khương

T.4 Đổ 23 nhà, 7 phòng học

1 9 ủng hộ bằng tiền mặt cho người dân bị nạn có điều kiện chi tiêu tạm thời,

Năm 2004 1 Mưa

lớn 2 xã huyện Mường Khương

21-23/7

Ngập úng 2 xã Nấm Lư, Tung Trung phố gây ách tắc quốc lộ 70

2 Lũ lớn Trên Sông Chảy huyện Bảo Yên, Bắc Hà

21/7 Gây ách tắc giao thông, ngập úng gần 100 ha lúa, hoa màu

3 Lũ ống

Huyện Si ma Cai, Bát Xát

21- 24/7

4

dần ổn định đảm bảo đời sống cho những hộ bị thiệt hại lớn.

Bảng 11: tổng hợp các sự cố môi trường tại Lào Cai

stt

Tên sự cố

Địa điểm

xảy ra

Thời gian

xảy ra

Mức độ thiệt hại

cách ứng cứu

/khắc phục

vật chất số người chết

số người bị thương

UBND tỉnh đã huy động

Năm 2002 1 Mưa

lớn Xã Bản Phiệt huyện Bảo Thắng

15-17/5

- Sạt lở đường quốc lộ 4D K/lượng đất 200.000m3 - 100 m kè biên giới bị phá huỷ

1 mọi nguồn lực để cứu nạn,

Page 49: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

2 Lũ

quét 4 xã huyện Bắc Hà

24/5 - 9 tuyến đường giao thông sạt lở trên 47 m3 đất đá - 5 công trình thuỷ lợi cấp nước bị hỏng nặng

giải toả đất đá sạt nở, tiến hành sửa chữa

3 Lốc xoáy

9 xã huyện Mường Khương

Tháng 4

Đường giao thông từ huyện đi xã bị sạt lở gây ách tắc giao thông

1 2 ngay các tuyến đường

Năm 2003 1 Cháy

nhà 2 xã huyện Bát Xát

tháng 6

Bị cháy: - 5 ngôi nhà - 45,8 ha măng bát độ - 189 tấn ngô - 110 ha rừng

2 Lũ lớn

huyện Văn Bàn

23-30/7

thiệt hại trên 3 tỷ đồng

3 Sạt đất

Huyện Bắc Hà

30/8 -Hàng chục h.a hoa màu bị mất trắng -1 số công trình giao thông thuỷ lợi bị hỏng

3

4 Sạt nở đất

Xã Tả Van huyện Sa Pa

6/1 -Sạt lở đường giao thông K/lượng trên 360.000 m3 đất đá - 23 cống nước qua đường bị trôi - 4 cầu treo bị hỏng

giao thông, trường học bị hư hỏng. ủng hộ tiền mặt cho những hộ gặp khó khăn vì sự cố này

Năm 2004 1 Sạt

lở núi

Xã phìn ngan huyện Bát Xát

13/9 - Vùi lấp 3 ngôi nhà - 16 con gia xúc bị chết - 2 ha lúa mất trắng

23

Trong những năm vừa qua do hiện tượng bất thường của biến đổi khí hậu trên

địa bàn tỉnh Lào Cai gây ra nhiều sự cố về môi trường: năm 2004 xảy ra sớm và nhiều vụ gây hậu quả nghiêm trọng so với năm trước. Những tháng đầu năm, các đợt rét đậm kéo dài tại huyện Sa Pa, Bắc Hà nhiệt độ xuống thấp đến 10C đã có băng giá, sương muối. Tại huyện Bảo Yên nhiệt độ tăng cao tới 39,70c kèm theo các đợt gió

Page 50: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

Tây kéo dài gây nắng nóng ảnh hưởng đến tình hình sản xuất. Lốc xoáy xảy ra trên diện rộng hầu hết các địa phương trong tỉnh đều bị ảnh hưởng, trong tháng 3 đã xảy ra các đợt lốc trên địa bàn 30 xã thuộc 5 huyện Bảo Yên (8 xã), Mường Khương (9 xã), Bắc Hà (1xã), Si Ma Cai (8 xã), Thành phố Lào Cai (4 xã phường). Lốc đã gây thiệt hại về nhà cửa, người và hoa màu, 1 số cơ sở hạ tầng như trường học, Trạm y tế, trụ sở các cơ quan trên địa bàn cũng bị thiệt hại lớn.

Năm 2004 do tình hình thiên tai xảy ra bất ngờ nên số liệu tổng hợp trên chưa cập nhật chi tiết hết được các vụ thiên tai, sự cố đã xảy ra. Cho đến cuối năm 2004 theo số liệu của Ban phòng chống bão lụt tỉnh Lào Cai đã cho biết tổng thiệt hại trong năm cụ thể là:

Dân sinh: Chết 38 người (tăng 29 người so với năm 2003); bị thương 5 người; Nhà (đổ, trôi, cháy) 58 ngôi; nhà hư hỏng 619 ngôi nhà; trường học, trạm y tế bị đổ 11 phòng; Trường học, trụ sở UB xã bị hư hỏng 43 phòng.

Nông nghiệp: Lúa hoa màu hư hại: 241 ha (mất trắng 30 ha); Mạ giống bị mất 5,5 tấn; Thóc bị trôi 4 tấn; Cá bị mất ước 5,05 tấn; gia súc, gia cầm bị chết trôi: 2671 con; rừng bị cháy 6,07 ha.

Thuỷ lợi: Công trình thuỷ lợi hư hỏng 14 công trình; Các phai đập thuỷ lợi nhỏ bị trôi 6 cái; Kênh xây bị vỡ 1220 m; Kênh đất sạt lở 2700 m3.

- Giao thông: Cầu dân sinh, cống bị hư hỏng, trôi 17 cái; đường giao thông sụt lở 480.000 m3; ngầm hư hỏng 3 cái, cống qua đường bị trôi 10 cái.

Những thiệt hại khác: Cột điện bị đổ17 cột (2 cột 35 KV); dây điện 35 KV bị đứt 100m; Bàn ghế học sinh hư hỏng 24 bộ; xe ô tô tải hỏng 2 cái.

Năm 2005 thiệt hại do thiên tai có giảm, nhưng số người chết vẫn cao; 8 người, có 3 người bị thương; Cụ thể: Sáng ngày 30 tháng 8 mưa lớn gây sạt lở đất vào một hộ gia đình Km6, thôn bản Quẩn, xã Bản Phiệt, huyện Bảo Thắng chết 3 người; ngày 19/9 tại thôn Nậm Chồ, xã Dương Quỳ huyện Văn Bàn do ảnh hưởng của bão số 6 lũ quét làm chết 3 người. Ngày 28/9 ảnh hưởng bão số7 gây mưa to tại núi Cốc ly xã Làng Giàng huyện Văn Bàn gây trượt đất làm 1 người chết và 3 người bị thương

Lào Cai là tỉnh có địa hình rất phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh. Mùa mưa ở Lào Cai kéo dài khoảng 6 tháng (từ tháng 4 đến tháng 10). Do lượng mưa thay đổi hay khả năng hấp thụ nước của đất có thể gây ảnh hưởng đến các cộng đồng địa phương. Trong quá khứ đã có những trận lũ ống lũ quét gây ảnh hưởng tới sinh mạng cũng như tài sản của người dân. Các tai biến sảy ra mạnh

Page 51: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

mẽ trên tuyến đường Lào Cai - Sapa, đặc biệt là khu vực cầu Móng Sến, tại Mường Vi, huyện Bát Xát. Vấn đề sạt lở ở hai bên bờ sông Hồng và sông Chảy.

Hình 3: Phân bố đứt gãy tại Lào Cai

Kết hợp với phân bố đất trống, sự phân bố đứt gãy dọc theo hai bên sông Hồng là chủ yếu đã tạo ra những nguy cơ tiềm ẩn rất lớn cho những tai biến môi trường có thể sảy ra. Bên cạnh đó, việc phát triển khai thác khoáng sản, phát triển các khu dân cư, đô thị hai bên sông cũng là một nguyên nhân của sự thay đổi các chế độ động lực. Sự mất cân bằng sẽ tạo ra sự xói lở bờ sông, trượt lở tại các triền đồi, núi gây nên những hiểm hoạ tai biến môi trường nghiêm trọng.

Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học:

Với đặc điểm là tỉnh miền núi, diện tích rừng của Lào Cai khá lớn (419.000 ha), tổng trữ lượng gỗ trên 18 triệu mét khối, trên 2.000 ha cây đặc sản... Lào Cai được đánh giá là tỉnh có tiềm năng về rừng, song việc trồng rừng và bảo vệ rừng đang đứng trước khó khăn, chất lượng rừng ngày càng thấp.

Thời điểm mới tái lập tỉnh (1991), độ che phủ rừng của Lào Cai thấp nhất so với các tỉnh miền núi phía Bắc (chỉ ở mức độ 20%). Đây là hậu quả của một thời kỳ dài buông lỏng quản lý do lịch sử để lại. Với quan điểm rừng là vốn quý và là một trong những ngành kinh tế trọng điểm, Lào Cai đã quan tâm đến công tác giữ và phát riển

Page 52: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

rừng. Chương trình 327 trồng rừng và tiếp theo là dự án trồng rừng 661 của Chính phủ ra đời đã tạo động lực để Lào Cai đẩy mạnh tốc độ phát triển trồng rừng.

Nhờ đó, mỗi năm Lào Cai đã có hàng trăm ha rừng được trồng mới, nhiều diện tích rừng được khoanh nuôi tái sinh nhanh chóng, nâng độ che phủ từ 19% năm 1991 lên 45% năm 2005, đặc bệt tỷ lệ che phủ ở các huyện vùng cao đã được nâng lên đáng kể như: Văn Bàn 60%, Sa Pa 56%, Mường Khương 32%, Bảo Thắng và Bảo Yên đều trên 40%... Diên tích rừng đã từng bước phát triển thành vùng khá tập trung, đa dạng về chủng loại, đảm bảo phát huy được chức năng phòng hộ đầu nguồn, phủ xanh dất trống đồi núi trọc, cải thiện môi trường sinh thái, tăng khả năng sinh thủy điều tiết nguồn nước... Kinh tế lâm nghiệp đã có những bước chuyển biến tích cực. Nếu như giai đoạn 1995 - 2001, giá trị sản xuất lâm nghiệp bình quân đạt 169 tỷ đồng thì đến năm 2005 đã nâng lên gấp đôi (270 tỷ đồng), chiếm 12% GDP toàn tỉnh. Số hộ gia đình được hưởng lợi từ trồng rừng ngày một nhiều (trên 20.000 hộ với 60.000 lao động), góp phần tăng thu nhập xóa đói giảm nghèo, ổn định dân cư, giảm bớt tình trạng chặt phá rừng. Theo Dự án 661, hàng năm tỉnh đã cấp phép cho các tổ chức cá nhân, gia đình trên địa bàn khai thác từ 2.000 đến 5.000m3 gỗ rừng tự nhiên, 20.000 đến 22.000m3 gỗ rừng trồng, sản xuất 22.000 đến 25.000 tấn nguyên liệu giấy, đũa; xuất khẩu gỗ rừng trồng đạt 3.000m3 đến 5.000m3.

Tuy nhiên, chất lượng rừng trồng ngày càng thấp, độ an toàn và bền vững trong phòng hộ không cao, nhiều khu rừng nguyên sinh bị chặt phá rút ruột chỉ còn lại những cây tạp, chất lượng gỗ thấp. Hiện nay, phần lớn diện tích rừng ở Lào Cai đã qua khai thác (làm nương rẫy) nhiều năm được phục hồi tái sinh tự nhiên. Số này chỉ có tác dụng che phủ mà không có giá trị kinh tế. Hai là, việc trồng rừng tuân thủ theo nguyên tắc trồng rừng hỗn giao (đa loài) xen lẫn các cây bản địa quý hiếm như đinh, lát hoa, sa mộc, thông, trám... chưa được thực hiện đồng loạt ở các địa phương, đa số để cây mọc tự nhiên sau đó khoanh nuôi nên lẫn các cây phụ trợ tạp chất lượng thấp khác. Theo quy luật sinh tồn, các cây trồng phụ trợ bao giờ cũng có khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh, làm che khuất ảnh hưởng những cây trồng có giá trị. Ba là, ở nhiều địa phương, nhân dân không tích cực tham gia trồng và bảo vệ rừng bởi không được hưởng lợi tương xứng với công sức bỏ ra, nên một số diện tích còn để bỏ hoang, cây cỏ mọc tự nhiên. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự hưởng lợi của những người trồng rừng mà về lâu dài, khả năng phòng hộ của rừng cũng bị hạn chế, trong khi đó mục tiêu đề ra là phát triển rừng không chỉ đơn thuần là tăng độ che phủ mà phải gắn với lợi ích kinh tế.

Page 53: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

Trong thời gian qua, công tác phát triển rừng được triển khai có hiệu quả, cụ thể đã áp dụng các giải pháp lâm sinh vào trồng rừng, khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh rừng. Phát động các phong trào trồng cây gây rừng, lâm nghiệp xã hội, phát triển các mô hình trang trại rừng, gắn phát triển vùng nguyên liệu với hệ thống chế biến. Theo số liệu thống kê đến tháng 1 năm 2006 diện tích đất lâm nghiệp là 286.044,35 ha chiếm 78,48% quỹ đất nông nghiệp và bằng 44,97% diện tích tự nhiên; trong đó đất rừng sản xuất 59968,75ha, chiếm 16,45% quỹ đấ nông nghiệp; Đất rừng phòng hộ 205955,3ha, chiếm 56,51% quỹ đất nông nghiệp; Đất rừng đặc dụng 20120,3ha, chiếm 5.52% quỹ đất nông nghiệp. Hình dưới đây thể hiện sự biến đổi diện tích rừng tỉnh Lào Cai:

Biến đổi diện tích rừng tại Lào Cai

250

260270

280290

300310

320

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007 Năm

Nghì

n ha

Hình 4: Biến đổi diện tích rừng tại Lào Cai

Có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu: là do đồng bào các dân tộc ở miền núi, tuy số dân không nhiều nhưng kỹ thuật canh tác còn lạc hậu, vì vậy họ phát, đốt rừng làm rẫy và nhiều khi bất cẩn gây cháy lan vào rừng trên các sườn dốc cao, không kiểm soát được.

Tình trạng du canh du cư, chặt phá, phát đốt rừng lấy đất, sắn, lúa nương… không theo quy hoạch, kế hoạch.

Do buông lỏng quản lý của một số nơi, đồng bào các dân tộc còn phát đốt rừng gây cỏ non để chăn thả gia súc. Khi tiến hành các hoạt động như: đun nấu, sưởi ấm; hầm than củi; đốt rừng lấy mật ong, bắt tắc kè, trẻ con chăn trâu đốt lửa gây cháy lan vào rừng.

Cháy rừng xảy ra gây thiệt hại rất lớn như: làm co hẹp nhanh chóng nguồn tài nguyên thực vật, động vật rừng…. Sự thiệt hại không thể lường trước được. Ngoài khối lượng vật chất khổng lồ bị tiêu tan trong chốc lát còn làm khô cứng và mất hẳn

Page 54: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

tính chất đa dạng của rừng và đất rừng, đặc biệt làm mất các loài vi khuẩn làm giàu đất mà thiên nhiên phải trải qua vận động hàng triệu triệu năm mới tạo nên được cái nôi đó cho con người sinh ra, tồn tại và phát triển.

Rừng bị cháy đi cháy lại nhiều lần, nay đã trở thành vùng hoang mạc cỏ tranh, làm cho đồng bào vùng cao thiếu nguồn sống, mất nước cày cấy, lũ lụt, xói mòn, rửa trôi dẫn đến việc bà con các dân tộc lại phải rời bỏ làng bản di cư sang nơi khác lang thang nay đây mai đó. Cháy rừng làm mất môi trường sinh sống của các loài động vật, chim muông, thú rừng. Dấu hiệu đáng lo ngại là nhiều loài động vật bị giảm sút nhanh chóng, suy thoái nhanh chóng tính đa dạng sinh học ở địa phương.

Dưới đây mô tả một số thông tin về đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn, đây là khu vực tập trung phần lớn các loài động thực vật, nơi tập trung đa dạng sinh học cao nhất của tỉnh Lào Cai. Qua nghiên cứu cho thấy, thực trạng đa dạng sinh học ở vùng này rất cao, tuy nhiên số loài nằm trong danh mục sách đỏ của IUCN và sách đỏ Việt Nam cũng rất cao.

Bảng 12: Thành phần động, thực vật vườn Quốc Gia Hoàng Liên

Thành phần D. tích (ha) Số loài Loài đặc trưng

Động vật 96 346 Sơn dương, các loài chim và lưỡng cư đặc hữu

Thực vật 29.845 2.343 Vân sam, Thiết sam, Tống quán sử, Đỗ quyên sa pa, Sặt gai

Khu hệ động vật tuy mới nghiên cứu bước đầu nhưng đã thống kê được 555 loài. Cụ thể là thú 96 loài, chim 346 loài, bò sát 63 loài, và lưỡng thê 50 loài.

Số liệu trên tuy chỉ mang tính tương đối nhưng phần nào cũng thể hiện được tính đa dạng của khu hệ động vật và thực vật của Vườn Quốc gia Hoàng Liên.

- Các loài bị đe dọa và loài đặc hữu: Bảng 13: Tổng số loài động vật và thực vật Vườn Quốc gia Hoàng Liên được

ghi trong sách đỏ Việt Nam và Thế giới (IUCN)

Lớp/Ngành Tổng số loài

Sách đỏ IUCN

Sách đỏ VN

Tổng số loài bị đe doạ

% so với tổng số loài

Thú 96 19 26 31 32,3 Chim 346 9 11 14 5,4 Bò sát ếch nhái 113 25 3 25 22,1 Thực vật 2343 34 92 126 5,4

Tổng cộng 2898 87 132 196 6,8 Trong số các loài bị đe doạ toàn cầu ghi nhận cho Vườn quốc gia, nhiều loài

động vật có giá trị bảo tồn cao như: Báo hao mai Panthera pardus, báo gấm neofelis neebulosa, Beo lửa Felis terminckii, Gấu ngựa Ursus thibetanus, Sơn dương Capricornis sumatraensis, Vượn đen Hylopathes concolor....

Page 55: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

• Chất thải rắn: Hiện nay rác thải đang là một trong những vấn đề bức xúc và được quan tâm

của toàn xã hội. ở Lào Cai các nguồn rác thải chủ yếu bao gồm: Nguồn thải công nghiệp, bệnh viện, sinh hoạt ngoài ra nguồn thải nông lâm nghiệp cũng có ảnh hưởng đến chất lượng môi trường.

- Nguồn thải công nghiệp: Chủ yếu từ hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản là các lớp đất đá thải do quá trình san gạt tại các vỉa khoáng sản. Hàng năm có khoảng 8 000000m3 chất thải được tạo ra từ các hoạt động này. Lào Cai tuy ngành công nghiệp chưa phát triển mạnh song các cơ sở sản xuất công nghiệp thường xen kẽ trong khu dân cư nên mức độ ảnh hưởng của rác thải công nghiệp rất lớn.

Theo quy hoạch, 2 cụm công nghiệp này là các cụm công nghiệp “sạch” thông qua việc bố trí các ngành sản xuất ít gây ô nhiễm đối với môi trường. Ngược lại, cụm công nghiệp Tằng Loỏng rộng 650 ha được tỉnh quy hoạch cho các cơ sở luyện kim, hoá chất, phân bón, cơ khí... nên tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Cụm công nghiệp Tằng Loỏng có 7 nhà máy sản xuất phân bón, hoá chất; 2 nhà máy luyện kim (trong nhà máy luyện đồng còn có xưởng sản xuất Axít sunfuric) và 2 nhà máy cơ khí. Bên cạnh đó, việc chưa xây dựng được các khu xử lý chất thải rắn tập trung phục vụ các nhà máy gang, thép, đồng, phốt pho...với 600 tấn/ngày đang là thách thức về môi trường đối với chính quyền địa phương và các nhà đầu tư. Đặc biệt, chất thải rắn từ các nhà máy phốt pho (khoảng 270 tấn/ ngày), nhà máy luyện đồng hiện nay cũng đang tác động xấu đến môi truờng, nhất là khi trời mưa, nước ngấm từ bãi chứa chất thải rắn này gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và nguồn tài nguyên nước ngầm dưới đất.

- Nguồn thải bệnh viện: Theo số liệu tổng hợp từ các báo cáo ĐTM và các bản kê khai từ các bệnh viện, trung tâm y tế thì khối lượng rác thải mỗi ngày vào khoảng 4000 kg. Tuy lượng rác thải bệnh viện không lớn bằng lượng rác thải từ các hoạt động công nghiệp nhưng thành phần của rác thải rất đa dạng bao gồm: nhựa, thuỷ tinh, chất hữu cơ, các hoá chất và là môi trường chứa nhiều mầm mống gây bệnh truyền nhiễm và các hoá chất độc hại có ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người.

- Nguồn thải sinh hoạt: Thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ có khả năng phân huỷ trong môi trường tự nhiên tương đối lớn, mức độ ảnh hưởng của các chất thải từ sinh hoạt tới môi trường nhỏ hơn ảnh hưởng của hoạt động công nghiệp. Tuy

Page 56: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

nhiên do lượng thải này khá nhiều nên mức độ ảnh hưởng của chúng đến môi trường tự nhiên cũng rất lớn đặc biệt khi lượng chất thải vượt quá ngưỡng phân huỷ của các vi sinh vật.

Lượng rác thải sinh hoạt phân bố chủ yếu ở các khu vực đông dân cư như thành phố Lào Cai, thị trấn Sa Pa, Bắc Hà…

Với dân số là 593.600 (năm 2007) hàng ngày toàn tỉnh thải ra khoảng 1000 tấn rác thải. Hiện tại trên địa bàn tỉnh không có bất kỳ một nhà máy xử lý rác thải nào. Rác thải bệnh viện, chất thải rắn trong quá trình khai thác mỏ cũng đang là vấn đề nổi cộm của địa bàn tỉnh. Hình dưới chỉ cho ta thấy giá trị ước tính về rác thải sinh hoạt tại Lào Cai theo các khu vực khác nhau.

ước tính lượng rác thải rắn theo khu vực tại Lào Cai

0

200

400

600

800

1000

1200

1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007Năm

Tấn

Trung bìnhThành thịNông thôn

Hình 5: ước tính lượng rác thải rắn sinh hoạt theo các năm tại Lào Cai Nguồn thải nông lâm nghiệp: Nguồn thải này không lớn vì hầu hết chất thải

đều có thành phần hữu cơ nên được tái sản xuất và tận dụng vào trong chăn nuôi. Tại Thành phố Lào Cai, thị trấn Sa Pa, thị trấn Bát Xát lượng chất thải rắn sinh

hoạt đã được thu gom mỗi ngày khoảng 40 tấn trong đó rác thải dân cư chiếm 89,5%; chợ chiếm 8,6%; bệnh viện chiếm 2,89%; nhà ga chiếm 2,14%, tỷ lệ rác thải được thu gom vận chuyển để xử lý vào khoảng 70% tổng khối lượng chất thải rắn.

Cho đến nay hầu hết các huyện, thành phố trong tỉnh đã có bãi thải, song các bãi rác này mới chỉ là tạm thời. Các loại rác thải chưa được phân loại tại nguồn mà hàng ngày được thu gom chuyên chở đến bãi rác, việc xử lý rác thải hiện nay mới chỉ đổ ở các bãi thải lộ thiên để đốt và dùng chế phẩm EM để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Việc phân loại chất thải rắn tại nguồn thải trên địa bàn tỉnh Lào Cai đang gặp nhiều khó khăn. Chất thải đô thị tại Thành phố Lào Cai, huyện Bát Xát với số lượng khoảng 45 tấn/ ngày được Công ty môi trường đô thị thu gom và xử lý đốt, chôn lấp tại bãi rác Tòng Mòn - Đồng Tuyển. Bệnh viện Đa khoa số I Lào Cai

Page 57: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

và một số bệnh viện tuyến huyện không có hệ thống lò đốt chất thải rắn cho nên việc xử lý chất thải rắn y tế chủ yếu là thu gom, chôn lấp chung cùng bãi rác thải đô thị.

• Suy thoái chất lượng đất: Theo những nghiên cứu gần đây cho thấy, chất lượng đất tại Lào Cai còn khá tốt. Tỷ lệ khai thác sử dụng đất còn thấp do trồng các loại cây năng suất kém, không có giá trị kinh tế cao. Tỷ lệ đất trống còn cao, phân bố đất trống dải đều trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, các phương án sử dụng đất trống còn chưa được chú trọng. Đất bị bào mòn cũng như bị thoái hóa cao. Do sự phân bố đất trống cũng như phân bố các đứt gãy và địa hình chia cắt đã tạo ra sự xói mòn, thoái hoá đất tại các vùng đồi núi. Sự phát triển của các khu, cụm công nghiệp đã tạo ra lượng chất thải đáng kể gây ảnh hưởng tới chất lượng đất quanh vùng. Ba cụm công nghiệp trọng điểm của Lào Cai bao gồm Tằng Loỏng, Bắc Duyên Hải, Đông Phố Mới là những khu vực cần quan tâm xử lý chất thải rắn, lỏng và khí nhằm hạn chế tới mức tối đa những tác động xấu tới môi trường đất nói riêng.

• Ô nhiễm nước mặt: Nguồn nước mặt tại Lào Cai được đánh giá là dồi dào và phong phú với sự phân bố khá đồng đều các sông suối. Chất lượng nước còn tương đối tốt, mới chỉ có ô nhiễm cục bộ tại các điểm khai thác khoáng sản. Lào Cai có hơn 1000km sông chảy qua và trên 110 điểm có thể triển khai xây dựng thủy điện.

Hình 6: Phân bố thuỷ văn tại Lào Cai

Page 58: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

Như trên hình biểu diễn, phân bố các dòng suối, sông tại Lào Cai khá dày đặc. Đây là hệ quả của việc địa hình chia cắt. Với sự phân bố thuỷ văn như vậy, Lào Cai có tiềm năng dồi dào về nước mặt phục vụ cho xây dựng thuỷ điện, phát triển nông lâm nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho người dân. Tuy nhiên, sự phân bố các khu công nghiệp và khu khai thác khoáng sản như trên lại là nguồn gây ô nhiễm nước mặt nghiêm trọng. đặc biệt là nước sông Hồng. Với sự quản lý lỏng lẻo cũng như chưa có nhà máy xí nghiệp nào có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, các dòng thải như vậy sẽ đi xuống sông Hồng và gây ô nhiễm nguồn nước. Có thể tại địa bàn Lào Cai, người ta không chịu tác động của sự ô nhiễm sông Hồng, nhưng những địa phương dưới hạ lưu sẽ là địa bàn chịu tác động mạnh do sự vận chuyển chất ô nhiễm theo dòng chảy.

2.2. Dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính liên quan đến dự án trong trường hợp không thực hiện dự án (Phương án 0): 2.2.1. Tai biến môi trường:

Với phân bố địa hình cũng như phân bố các đường đứt gãy, trong tương lai Lào Cai phải đối mặt với những tai biến môi trường nghiêm trọng khi không có các biện pháp phòng ngừa giảm thiểu. Với định hướng phát triển đến năm 2020, diện tích đất nông nghiệp chiếm khoảng 14,5% tổng diện tích tự nhiên, với những dự án sản xuấtrau an toàn, dự án trồng cây thuốc lá, dự án ản suất hoa hàng hóa… là những nguy cơ tiềm ẩn những tác động ko có lợi cho môi trường địa chất tại vùng này. Việc bà con dân tộc thiểu số phá rừng canh tác nương rẫy tạo ra một khoảng đất trống với độ che phủ thấp. Đây là những khu vực có nguy cơ cao về trượt lở, xói mòn… khi có những trận mưa lớn diễn ra.

Page 59: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

Hình 7: Phân bố địa hình và đứt gãy tại Lào Cai

Bên cạnh đó, dự án quy hoạch đã giành 1.500ha để cải tạo và chăn nuôi giống bò vàng vùng cao, đây là một trong những hoạt động nhằm bảo tồn nguồn gen quý hiếm hiện có này. Tuy nhiên, nếu không có sự quy hoạch, phân vùng trồng cỏ một cách hợp lý, các dự án này có thể mang lại những nguy cơ to lớn cho tương lai. Theo đánh giá, việc kết hợp với các dự án bảo tồn loài bò vàng, tập quán canh tác du canh du cư trên địa bàn sẽ là nguy cơ gây ra các tai biến môi trường và mùa mưa. Đây là vấn đề cần quan tâm, quy hoạch phát triển một cách hợp lý nhằm giảm thiểu những tác hại có thể sảy ra và mua mưa lũ.

Bên cạnh đó, cần có sự quan tâm tới các tai biến có thể sảy ra tại hai bờ sông Hồng, với các hoạt động như xây dựng cảng sông, khai thác vật liệu xây dựng, accs hoạt động vận tải đều có những tác động làm gia tăng các nguy cơ xói lở bờ sông, trượt lở đất ven sông gây ảnh hưởng xấu tới đời sống của người dân hai bên bờ sông.

Theo đánh giá, các tai biến sảy ra hàng năm vào mùa mưa lũ, gây tác động mạnh mẽ tới tính mạng và tài sản của người dân. Khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm là khoảng thời gian các tai biến như lũ ống, lũ quét, trượt lở, sạt lở sảy ra.

Page 60: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

2.2.2. Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học:

Như đã phân tích ở trên, với tác dụng của các dự án 327 và 661 của Chính phủ, diện tích rừng của Lào Cai vẫn đang trong thời gian tăng trưởng. Tính cho đến cuối năm 2007, tổng diện tích rừng của Lào Cai ước tính đạt 310.000 ha, chiếm khoảng hơn 44% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Việc áp dụng các chương trình trồng rừng có sự hỗ trợ từ trung ương, việc áp dụng các quy định có tính đặc trưng của địa phương đã mang lại những thành tựu nhất định trong công tác trồng và phục hồi rừng tại Lào Cai. Theo số liệu thống kê và dự báo, chúng ta có thể thấy biến đổi diện tích rừng tại Lào Cai cho đến năm 2020 ở hình dưới đây:

Xu thế biến đổi diện tích rừng tại Lào Cai

0

50

100

150

200

250

300

350

400

1995 2000 2005 2010 2015 2020

Năm

nghìn ha

Hình 8: Biến đổi diện tích rừng tại Lào Cai đến năm 2020

Tuy nhiên, phát triển không bền vững vì chất lượng rừng không cao, chức năng phòng hộ của một số diện tích rừng phòng hộ không còn. Vấn đề phát triển 3 loại rừng; rừng tự nhiên, rừng sản xuất, rừng phòng hộ là khó khăn vì tập quán của những người dân tộc thiểu số.

Việc phát triển nông nghiệp không chú ý tới bảo tồn và phát triển các nguồn gen bản địa sẽ là nguyên nhân tạo nên sự nghèo nàn về đa dạng sinh học của địa phương trong tương lai. Vấn đề săn bắt thú rừng phục vụ cho phát triển du lịch một cách lén lút, khó kiểm soát, chặt phá rừng, đốt nương làm rẫy của bà con dân tộc ít người là những nguyên nhân trực tiếp làm suy giảm diện tích rừng và đa dạng sinh học tại địa phương.

2.2.3. Chất thải rắn:

Theo đánh giá, nguồn chất thải rắn tại Lào Cai được xác định bao gồm: Chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn bệnh viên và chất thải rắn sinh hoạt. Với mỗi

Page 61: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

nguồn thải, các loại chất thải có tính chất và thành phần khác nhau, nên cần có những biện pháp quản lý cũng như xử lý khác nhau.

Với nguồn thải công nghiệp: tính cho đến nay, hàng năm Lào Cai có khoảng 8.000.000m3 chất thải rắn từ nguồn này. Theo dự báo, tính đến năm 2020, lượng chất thải rắn công nghiệp có thể tăng lên đến 12.000.000m3/năm. Thành phần chất thải rắn công nghiệp ở đây bao gồm đất đá trong quá trình khai thác khoáng sản, các phế phụ phẩm trong quá trình sản xuấtcũng như tinh lọc quặng tại các nhà máy tuyển quặng... Đây là lượng chất thải rắn rất khó xử lý, biện pháp chủ yếu được sử dụng ở đây là chôn lấp. Vấn đề cầ quan tâm là với lượng chất thải khổng lồ này, phân bố dọc theo hai bên bờ sông Hồng sẽ là nguy cơ cho sự bồi lấp tại dòng sông, gây ảnh hưởng đến hoạt động của cảng sông trong tương lai.

Với nguồn thải bệnh viện: theo ước tính hiện nay, hàng ngày lượng rác thải rắn y tế thải vào môi trường là khoảng 4 tấn. Hầu hết lượng rác thải này đều chưa được xử lý bằng bất cứ biện pháp nào. Theo dự báo trong tương lai, lượng chất thải rắn bệnh viện tại Lào Cai vào năm 2015 và 2020 lần lượt là 4,5 tấn/ngày và 5 tấn/ngày. Đây là một thách thức lớn cho việc xử lý chất thải rắn tại khu vực, vì đây là loại chất thải đặc biệt, cần có công nghệ xử lý phù hợp mới có thể xử lý triệt để và ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh qua chất thải này.

Với nguồn thải sinh hoạt: Theo tính toán hệ số phát thải cho người dân thành thị là 0,5kg rác/người/ngày và hệ số phát thải cho người dân nông thôn là 0,3 kg/người/ngày. Như vậy, có thể dự báo lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Lào Cai và các giai đoạn như sau:

Page 62: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

Dự báo chất thải rắn tại Lào Cai

0

20

40

60

80

100

120

140

2005 2006 2007 2008 2010 2015 2020 Năm

Tấn

rác

thải

Thành ThịNông thônTổng

Hình 9: xu thế diễn biến chất thải rắn tại Lào Cai Thành phần chủ yếu của rác thải sinh hoạt là các chất hữu cơ có khả năng

phân huỷ trong môi trường tự nhiên tương đối lớn, mức độ ảnh hưởng của các chất thải từ sinh hoạt tới môi trường nhỏ hơn ảnh hưởng của rác thải công nghiệp và rác thải y tế. Tuy nhiên do lượng thải này khá nhiều nên mức độ ảnh hưởng của chúng đến môi trường tự nhiên cũng rất lớn đặc biệt khi lượng chất thải vượt quá ngưỡng phân huỷ của các vi sinh vật.

Lượng rác thải sinh hoạt phân bố chủ yếu ở các khu vực đông dân cư như thành phố Lào Cai, thị trấn Sa Pa, Bắc Hà…

Với nguồn thải Nông lam nghiệp: Phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh với lượng rác thải nhỏ và dễ phân hủy sinh học. Bên cạnh đó, lượng rác thải này còn có thể được tái sử dụng làm phân bón phục vụ cho nông nghiệp, đây là nguồn dinh dưỡng bổ xung cho đất rất tốt.

Hiện nay, rác thải sinh hoạt cũng như rác thải công nghiệp được đưa về những bãi rác lộ thiên gây nguy cơ lây lan dịch bệnh. Lượng rác thải trong khai thác khoáng sản tăng mạnh là nguy cơ làm mất cảnh quan sinh thái cũng như tiềm ẩn những tai biến như trượt lở, lũ quét... Vấn đề rác thải sẽ tập trung tại những khu đô thị lớn như Tp Lào Cai, khu du lịch Sapa, các khu thị trấn, thị tứ tại các huyện cũng như những khu đô thị khác, bên cạnh đó cần quan tâm tới vấn đề rác thải rắn tại các khu vực khai thác khoáng sản, các khu vực công nghiệp như khu công nghiệp Tằng Loỏng, khu công nghiệp Đông Phố Mới, Khu công nghiệp Bắc Duyên Hải.

Page 63: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

2.2.4. Suy thoái chất lượng đất:

Quy hoạch sử dụng đất không phù hợp, phân bố đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp không có quy hoạch, sự phát triển tự phát của việc canh tác nương rẫy theo phương thức du canh du cư cảu bà con dân tộc thiểu số là nguy cơ gia tăng xói mòn đất. Phát triển nâng cao năng suất cây trồng trong nông nghiệp đồng nghĩa với việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón hóa học tại địa bàn là những nguyên nhân gây ra sự thoái hóa chất lượng đất canh tác trên địa bàn tỉnh. do xuất phát từ thói quen canh tác khai thác tối đa tiềm năng đất mà quên đi việc chăm bón cải tạo phục hồi lại đất. Tập quán sản xuất lạc hậu này đã và đang gây ra những hậu quả lớn là năng suất, chất lượng cây ăn trái ngày càng giảm sút dẫn đến những thiệt hại về kinh tế ...

Xuất phát từ thói quen canh tác khai thác tối đa tiềm năng đất mà quên đi việc chăm bón cải tạo phục hồi lại đất. Tập quán sản xuất lạc hậu này đã và đang gây ra những hậu quả lớn là năng suất, chất lượng cây trồng ngày càng giảm sút dẫn đến những thiệt hại về kinh tế ... Bên cạnh đó là những tác động của mưa axit tới môi trường đất khu vực, Lào Cai là khu vực phát hiện mưa axit đầu tiên tại Việt Nam, hiện nay. Theo thông tin từ Trung tâm Thông tin Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam thì từ năm 1997 cho tới nay, năm nào cũng ghi nhận được sự xuất hiện của mưa axit tại tỉnh Lào Cai. Đây là một trong những thách thức về bảo vệ môi trường đất nói riêng và phát triển sản xuấtnông nghiệp tại Lào Cai nói chung.

Chính vì vậy, môi trường đất vẫn tiếp tục suy thoái, đặc biệt là tại các khu khai thác khoáng sản và các khu công nghiệp. Trượt lở, xói mòn đất diễn ra tại những vùng có độ dốc lớn dẫn đến thu hẹp diện tích đất canh tác. Vấn đề tăng năng suất cây trồng với việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón hóa học tràn lan sẽ gây ra sự suy thoái về chất lượng đất.

2.2.5. Ô nhiễm nước mặt:

Vấn đề nước cấp và nước thải đang là vấn đề bức xúc tại Lào Cai. Theo thông kê, đến nay, tại Lào Cai chưa có bất kỳ một hệ thống xử lý nước thải tập trung nào. Toàn bộ lượng nước thải sinh hoạt đô thị, nước thải sinh hoạt nông thôn đều được trực tiếp thải vào môi trường gây ra những ảnh hưởng xấu tới môi trường. Các nguồn thải chính được biết đến là các nguồn như: nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuấtcông nghiệp, nước thải sản xuấtnông nghiệp…

Page 64: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

Với nguồn thải sinh hoạt: đây là nguồn thải với đặc điểm có nồng độ chất hữu cơ cao, dễ phân hủy sinh học. Tuy nhiên, lượng nước thải lớn đang là một vấn đề môi trường nghiêm trọng mà Lào Cai phải đối mặt trong tương lai.

Dự báo lượng nước thải sinh hoạt tại Lào Cai

0

20

40

60

80

100

120

2005 2010 2015 2020

Năm

Ngh

ìn m

3

Thành ThịNông thônTổng

Hình 10: dự báo lượng nước thải sinh hoạt tại Lào Cai đến năm 2020

Theo hình trên cho thấy, cho đến năm 2020, tổng lượng nước thải sinh hoạt tại Lào Cai ước tính khoáng hơn 110 ngàn m3/năm. Đây là lượng nước thải khổng lồ, chủ yếu phân bố tại khu vực nông thôn, đó là một khó khăn lớn trong việc triển khai các biện pháp xử lý nước thải.

Với nguồn thải công nghiệp: Cho tới nay, chưa có một thống kê cụ thể nào về lượng nước thải công nghiệp từ các nhà máy sản xuấtcông nghiệp tại Lào Cai. Tuy nhiên, vấn đề cần quan tâm ở đây là hầu hết các nhà máy xí nghiệp có nước thải đều chưa có bất kỳ một hệ thống xử lý nước thải nào, nước thải được trực tiếp đổ thẳng vào môi trường. Theo đánh giá, hầu hết các nhà máy xí nghiệp ven bờ sông Hồng đều không có biện pháp xử lý mà xả thải trực tiếp nước thải ra sông Hồng, điều này đã gây ô nhiễm cục bộ tại đầu nguồn thải.

Với nguồn thải nông nghiệp: đây là nguồn thải phân bố rộng khắp, rất khó có thể quản lý và xử lý một cách hiệu quả. Nước thải trong sản xuấtnông nghiệp có đặc trưng là có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao, dư lượng phân bón hóa học… đây là những chất hóa học khó phân hủy, tồn tại rất lâu trong nước, gây ảnh hưởng đến đời sống của các loài sinh vật trong thủy vực.

Page 65: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

Việc khai thác nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt và sản xuấtlà một nhu cầu thiết yếu cho sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, tiềm năng khai thác nước ngầm tại đây vẫn chưa được tính toán đến. Cho đến nay, mới chỉ có 68 giếng khoan khai thác nước ngầm ở tầm sâu phục vụ cho sinh hoạt. Theo thông kê, trên địa bàn tỉnh hiện có là 45.466 trong đó 686 hệ tự chảy tập trung, 433 hệ tự chảy nhỏ; 03 hệ bơm dẫn, 68 giếng khoan, 36.845 giếng đào, 2060 bể chứa nước, 57 bể lọc chậm, 5.004 lu chứa nước bê tông và 310 lu chứa nước nhựa. Như vậy là các biện pháp xử lý nước cấp vẫn chưa được quan tâm đúng mức, là hiểm họa lan tràn dịch bệnh trong tương lai.

Bên cạnh các vấn đề trên, nước thải từ các bãi rác tập trung không được xử lý cũng là một trong những vấn đề liên quan đến sự suy thoái nước mặt tại Lào Cai. Theo thống kê, hầu hết lượng rác thải sinh hoạt các rác thải y tế trên địa bàn tỉnh sau khi thu gom đều được tập trung đổ thải tại các bãi rác lộ thiên mà không có bất kỳ một biện pháp xử lý nào, đây là nguồn nước thải cực kỳ nguy hiểm vì nước rác là một hợp chất độc, khó phân hủy. Như phân tích ở trên, lượng rác thải sinh hoạt ngày càng tăng, dẫn đến lượng nước rác trong tương lai cũng tăng theo, và đây là một trong những nguồn gây ô nhiễm nước mặt và nước ngầm một cách nghiêm trọng nếu không có các biện pháp xử lý thích hợp.

Bên cạnh đó yếu tố biến đổi khí hậu cũng có thể gây nên sự thay đổi về trữ lượng nước mặt. Mưa axit cũng là một trong những nguyên nhân mang tính tự nhiên có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt tại khu vực. Theo thống kê từ năm 2004 đến nay, tại Lào Cai luôn phát hiện ra mưa axit với độ pH thấp, từ 4,5 đền 5,5. với độ pH này, sự ảnh hưởng đến các loài sinh vật dưới nước cũng như các loài thực vật là rất lớn.

Page 66: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

Chương 3: DỰ BÁO TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG KHI THỰC HIỆN DỰ ÁN

3.1. Đánh giá sự phù hợp giữa các quan điểm, mục tiêu của dự án và các quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường: 3.1.1. Mục tiêu phát triển 1: a. Nội dung mục tiêu: Xây dựng Lào Cai trở thành tỉnh phát triển của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ và là tỉnh khá của cả nước; thành phố Lào Cai trở thành Trung tâm kinh tế lớn, đô thị hiện đại, địa bàn quan trọng về hợp tác quốc tế, giao lưu kinh tế của Vùng và cả nước với Trung Quốc và quốc tế b. Những tác động tiềm tàng của mục tiêu phát triển tới các mục tiêu/vấn đề môi trường liên quan: - Vấn đề môi trường của lưu vực sông Hồng: Sự phát triển của các khu công nghiệp, khu đô thị xung quanh hai bờ sông hồng sẽ dẫn đến những tác động có hại tới chất lượng nước sông, gây bồi tụ, xói lở… Sự vận chuyển các chất ô nhiễm từ TQ sang cũng là một vấn đề khó kiểm soát. Những tác động tiềm tàng của vấn đề này đó là ô nhiễm môi trường nước sông Hồng và những ảnh hưởng không tốt tới chất lượng nước ngầm phục vụ cho nước cấp sinh hoạt và sản xuất tại những khu vực dân cư tập trung hay các khu công nghiệp ven bờ sông. - Vấn đề bảo vệ môi trường của các vùng rừng xuyên biên giới: Với đường biên giới với Trung Quốc khá dài, tới 203,5km, Lào Cai đang đối mặt với những khó khăn trong việc quản lý tài nguyên rừng và các vấn đề liên quan. Sự khai thác lâm sản tại các khu vực giáp gianh là khó kiểm soát gây ra nguy cơ chặt phá rừng tràn lan, làm suy giảm đa dạng sinh học, suy giảm diện tích và chất lượng rừng. - Chuyển dịch ô nhiễm: Sự phát triển có giao thương có thể mang lại khối lượng rác thải lớn từ TQ chuyển sang. Lượng chất thải vận chuyển qua các con sông, suối là điều khó tránh khỏi. - Phòng chống tai biến thiên nhiên: Kinh tế phát triển sẽ nâng cao năng lực phòng chống thiên tai của địa phương. Sự trang bị các phương tiện kỹ thuật cũng như dự báo các tai biến có thể sảy ra sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng phó với tai biến thiên nhiên. 3.1.2. Mục tiêu phát triển 2: a. Nội dung mục tiêu: Đến năm 2020 GDP/người đạt 63,1 triệu đồng, bằng 119,9% so với mức bình quân cả nước. b. Những tác động tiềm tàng của mục tiêu phát triển tới các mục tiêu/vấn đề môi trường liên quan: - Bảo vệ, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học: Để đạt được mục tiêu trên, vấn đề khai thác tài nguyên thiên nhiên cũng như đẩy mạnh lĩnh vực du lịch là nguyên nhân gây ra những vấn đề về khai thác bền vững tài nguyên và bảo tồn đa dạng sinh học. Tài nguyên thiên nhiên có thể suy kiệt và suy thoái, đa dạng sinh học bị đe dọa.

Page 67: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

- Cải thiện chất lượng môi trường các khu vực đô thị, vùng nông thôn và các khu công nghiệp: Do mục tiêu gia tăng GDP, việc khai thác tài nguyên, phát triển đô thị và phát triển dân cư nông thôn cần đến sự cung cấp nước sạch, sự phát thải tại các khu công nghiệp, rác thải tại các khu dân cư ảnh hưởng không tốt tới môi trường khu vực - Phòng ngừa, kiểm soát và xử lí ô nhiễm: Phát triển kinh tế xã hội đồng nghĩa với việc tạo ra năng lực xử lý chất thải. Vấn đề dự báo, kiểm soát cũng như phòng ngừa ô nhiễm nếu được quan tâm đúng mức sẽ mang lại những hiệu quả tốt nhất định. - Suy thoái môi trường nông thôn: Gia tăng tốc độ phát triển kinh tế đồng nghĩa với gia tăng các hoạt động sản xuấtkinh doanh. Vấn đề suy thoái môi trường nông thôn sẽ nặng nề hơn và cấp bách hơn do khu vực nông thôn không có được những công nghệ xử lý khí thải, nước thải. Trình độ dân trí nông thôn thấp cũng dẫn đến những đe dọa về Môi trường. - Phòng chống tai biến thiên nhiên: Phát triển kinh tế tạo điều kiện nâng cấp cơ sở hạ tầng về dự báo tai biến cũng như kịp thời ứng phó với những tai biến sảy ra. Những ảnh hưởng của tai biến thiên nhiên sẽ được giảm thiểu. 3.1.3. Mục tiêu phát triển 3: a. Nội dung mục tiêu: Tăng trưởng bình quân trong lĩnh vực Nông - Lâm - Thủy sản đạt 6,2%/năm; 5,0%/năm và 4,0%/năm cho từng giai đoạn phát triển b. Những tác động tiềm tàng của mục tiêu phát triển tới các mục tiêu/vấn đề môi trường liên quan: - Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên đất dốc: Tăng trưởng nông-lâm-thủy sản hợp lý sẽ làm giảm nguy có xói mòn đất dốc. Tuy nhiên, việc sự dụng quá mức phân bón hóa học cũng như thuốc bảo vệ thực vật sẽ làm suy thoái chất lượng đất, đặc biệt là đất dốc, dẫn đến nguy cơ xói mòn cao hơn. - Bảo vệ và khôi phục tài nguyên đất lâm nghiệp có rừng, từng bước phủ xanh đất trống, đồi núi trọc: Có thể giảm diện tích đất trống, gia tăng diện tích rừng và nâng cao chất lượng thảm phủ thực vật. Tuy nhiên, do chuyển dịch theo hướng giảm giá trị lĩnh vực Nông-Lâm-Thủy sản sẽ là cơ hội cải thiện chất lượng cũng như diện tích rừng. - Khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên nước: Khối lượng nước thải trong lĩnh vực Nông-Lâm-Thủy sản dự kiến đến năm 2010 khoảng 258,3 triệu m3/năm. Là một lượng nước thải khổng lồ mang theo những chất ô nhiễm như dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, du lượng phân hóa học, VSV gây bệnh. Đây là nguồn ô nhiễm có khả năng tác động sâu rộng nhất. - Giảm thiểu các tai biến thiên nhiên và sự cố môi trường: Gia tăng diện tích rừng và diện tích đất nông nghiệp sẽ tạo ra cơ hội cho việc giảm thiểu các tai biến thiên nhiên và sự cố môi trường. - Đến năm 2020, diện tích đất Nông nghiệp chiếm 16,2% diện tích tự nhiên: Nâng cao năng suất cây trồng, giảm thiểu diện tích đất chưa sử dụng. Đây cũng là thách thức lớn cho việc bảo vệ môi trường trong phát triển nông nghiệp nông thôn. - Đến năm 2020, diện tích đất Lâm nhiệp chiếm 55,6% diện tích đất tự nhiên: Nâng

Page 68: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

cao độ che phủ rừng, nâng cao chất lượng rừng. Vấn đề xác định phát triển các loại rừng một cách hợp lý sẽ mang lại những lợi ích to lớn về kinh tế cũng như đảm bảo môi trường sống cho người dân. - Bảo tồn và phát triển các giống con, cây trồng có nguồn gen quý hiếm: Nguy cơ đe dọa tới các loài bản địa cao khi nhập ngoại các loài cây mới. - Bảo tồn đa dạng sinh học: Gia tăng diện tích rừng tạo điều kiện cho bảo tồn đa dạng sinh học cũng như công tác nghiên cứu đa dạng sinh học trong vùng. 3.1.4. Mục tiêu phát triển 4. a. Nội dung mục tiêu: Tốc độ tăng trưởng bình quân khu vực Công nghiệp Xây dựng đạt 20,7%/năm; 16,5%/năm và 13,0%/năm cho từng giai đoạn.

b. Những tác động tiềm tàng của mục tiêu phát triển tới các mục tiêu/vấn đề môi trường liên quan:

Đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường trong sản xuất công nghiệp: Sự phát triển công nghiệp hiện tại của Lào Cai 16,4%/năm. Đây là một tốc độ tăng trưởng cao so với cả nước (bằng 160,78% so với cả nước). Bên cạnh đó, hiện tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh không có bất cứ một hệ thống thu gom và xử lý chất thải nào đạt tiêu chuẩn. Đây là một thách thức cho mục tiêu môi trường khi tốc độ tăng trưởng ngành Công nghiệp là 20,7%. Vấn đề phát triển công nghiệp không cân nhắc các vấn đề về môi trường là một trong những phương án phát triển không bền vững. Thực chất phát triển công nghiệp của Lào Cai là phát triển khai thác và chế biến khoáng sản, bên cạnh đó có công nghiệp chế biến nông lâm sản. Vấn đề khai thác khoáng sản thải bỏ vào môi trường một lượng chất thải rắn khổng lồ, nước thải độc hại với những hóa chất khó phân hủy. Công nghiệp chế biến nông lâm sản cũng mang lại lượng chất thải răn, đặc biệt là công nghiệp sản xuất giấy thải bỏ vào môi trường nước thải có độc tính cao, gây hại cho các hệ sinh thái thủy vực tiếp nhận.

Bảo vệ môi trường đô thị và khu công nghiệp: Phát triển công nghiệp đi đôi với bảo vệ môi trường là một phương án mong muốn đạt được trong trường hợp mục tiêu này. Tuy nhiên với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, lượng chất thải khó kiểm soát sẽ dẫn đến mục tiêu bảo vệ môi trường khó đạt được. Các khu công nghiệp Đông Phố Mới, Bắc Duyên Hải là hai khu công nghiệp nằm trong Thành phố Lào Cai, một khu dân cư tập trung đông đúc. Sự phát triển công nghiệp đồng nghĩa với việc gia tăng lượng chất thải lỏng, chất thải rắn và chất thải khí. Đầu tư xử lý chất thải là một trong những thách thức với các cơ sở doanh nghiệp vì kinh phí đầu tư lớn và cần phải có các cán bộ kỹ thuật phụ trách. Chính vì vậy, với mục tiêu phát triển này, Lào Cai cần cố gắng đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường với những quy chế bắt

Page 69: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

buộc các cơ sở doanh nghiệp thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh.

Thu gom, xử lý về cơ bản chất thải rắn, chất thải công nghiệp, chất thải bệnh viện và chất thải sinh hoạt ở các thành phố và khu dân cư đông đúc: Với mục tiêu này, lượng chất thải phát thải từ hoạt động công nghiệp là rất lớn. Vấn đề thu gom và xử lý chất thải là không đơn giản trong khi Lào Cai chưa có bất kỳ một cơ sở nào có năng lực thu gom và xử lý chất thải rắn. Cần đặc biệt quan tâm tới là rác thải rắn sinh hoạt và chất thải bệnh viện. Việc sử dụng những bãi rác lộ thiên là không phù hợp khi tốc độ tăng trưởng lĩnh vực công nghiệp đạt cao như vậy. Bên cạnh đó, trong quy hoạch không nêu rõ các dự án đầu tư tập trung vào xử lý chất thải công nghiệp, chất thải rắn sinh hoạt và chất thải bệnh viện.

Đến năm 2010 đạt 100% các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung: Với sự phát triển công nghiệp như vậy, việc áp dụng các chế tài về bảo vệ Môi trường sẽ gặp nhiều khó khăn. Hầu hết các nhà đầu tư tại các khu công nghiệp đều có ý lẩn tránh các nghĩa vụ về bảo vệ môi trường, vì điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Hầu hết các khu công nghiệp tại Lào Cai tập trung vào khai thác, chế biến khoáng sản. Bên cạnh đó có một số nhà máy tập trung vào khai thác và chế biến nông lâm sản. Đây là

Bảo vệ môi trường đất và sử dụng bền vững tài nguyên đất: Tốc độ phát triển công nghiệp tạo ra lượng chất thải khổng lồ. Với chất thải rắn công nghiệp, được xử lý một cách sơ sài và cũng là một trong những nguyên nhân gây suy thoái môi trường đất. Bên cạnh đó cần xem xét tới phát thải không khí, một trong những nguyên nhân gây ra mưa axit trên địa bàn cũng như các vùng lân cận. Theo ghi nhận, hàng năm tại Lào Cai đều có sự suất hiện của mưa axit, cho dù nồng độ axít là không cao với chỉ thị là độ pH = 4,8 – 4,9. Tuy nhiên đây là vấn đề cần được quan tâm trong tương lai. Một khía cạnh khác cần quan tâm đó là vấn đề nước thải của các khu công nghiệp, nhất là công nghiệp khai thác khoáng sản và đặc biệt là nước thải trong quá trình khai thác vàng. Đây là loại nước thải mang tính độc tố cao, nó sẽ làm hủy hoại các hệ sinh thái thủy vực tiếp nhận và làm suy thoái chất lượng đất dọc theo dòng chảy mà khó có thể phục hồi.

3.1.5. Mục tiêu phát triển 5.

a. Nội dung mục tiêu: Tốc độ tăng trưởng bình quân khu vực dịch vụ đạt 13%/năm; 18,1%/năm và 14,8%/năm cho từng giai đoạn.

Page 70: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

• Dịch vụ chủ lực (thương mại, du lịch, vận tải kho bãi thông tin, tài chính tín dụng, khoa học công nghệ, kinh doanh tài sản tư vấn)

• Dịch vụ sự nghiệp;

• Dịch vụ công

• Các hoạt động Giao thông và du lịch

b. Những tác động tiềm tàng của mục tiêu phát triển tới các mục tiêu/vấn đề môi trường liên quan:

Bảo vệ môi trường trong thương mại du lịch: Với mục tiêu vào năm 2020, toàn tỉnh Lào Cai đón khoảng 1,5 triệu khách, phát triển du lịch đạt khoảng 14-15%/năm. Thách thức cho các vấn đề môi trường trong phát triển du lịch là vấn đề nước thải, chất thải rắn cũng như sự bền vững về văn hóa. Có thể dự báo lượng nước thải và chất thải rắn phát sinh trong ngành du lịch tỉnh Lào Cai trong thời gian tới như sau:

Bảng 14: Dự báo lượng nước thải và chất thải rắn trong du lịch tỉnh Lào Cai đến năm 2020.

Giai

đoạn

Thông số

2005 2010 2015 2020

Lượng khách 500200 782251 1163205 1497726

Nước thải (m3) 1000.4 1564.502 2326.41 2995.452

Chất thải rắn (Tấn) 100040 156450.2 232641 299545.2

Nhu vậy có thể thấy, lượng chất thải trong ngành du lịch là tương đối lớn, bên cạnh đó, phát triển du lịch tại Lào Cai chủ yếu tập trung tại Sapa, chính vì vậy đây là vấn đề mà ngành du lịch Lào Cai cần phải đối mặt giải quyết trong tương lai.

Phát triển mạnh du lịch, gắn với bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử, di tích văn hóa, khu bảo tồn thiên nhiên: Phát huy lợi thế của các di tích lịch sử, di tích văn hóa nhằm phục vụ cho phát triển du lịch là một trong những định hướng đúng đắn nhằm quảng bá hình ảnh Việt Nam. Bên cạnh đó, cần có những biện pháp bảo tồn, tôn tạo nhằm gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

Nâng cao các loại hình dịch vụ về vệ sinh môi trường, nước sinh hoạt, phục vụ công cộng: Với việc phát triển kinh tế, nâng cao các dịch vụ vệ sinh môi trường sẽ có những thuận lợi nhất định khi triển khai thực hiện. Đây là một trong những mục

Page 71: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

tiêu nhằm mang lại một môi trường sống trong lành cho người dân cũng như du khách khi đến với Lào Cai.

3.1.6. Mục tiêu phát triển 6.

a. Nội dung mục tiêu: Tốc độ tăng tỷ lệ dân số đô thị bình quân đạt 8,2%/năm; 8,4%/năm và 8,0%/năm cho từng giai đoạn. Dân số đô thị tăng từ 20% năm 2005 lên 53,6% năm 2020.

b. Những tác động tiềm tàng của mục tiêu phát triển tới các mục tiêu/vấn đề môi trường liên quan:

- Đến năm 2010 đạt 100% dân cư thành thị và trên 75% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch; đến năm 2015 đạt 85%, năm 2020 đạt 98% dân số nông thôn được dùng nước sạch: Gia tăng nước thải sinh hoạt tại các khu vực đô thị, chưa có các khu vực xử lý nước thải sinh hoạt tập trung dẫn đến tình trạng ô nhiễm nước mặt, ảnh hưởng đến môi trường sống của cư dân đô thị. Vấn đề lây lan dịch bệnh qua nước thải sinh hoạt cũng là một vấn đề cần quan tâm.

- Năm 2020 đạt 100% chất thải rắn được thu gom, xử lý: Phát triển đô thị làm nguy cơ gia tăng các loại chất thải rắn, khó khăn trong khâu thu gom xử lý, phương pháp xử lý chất thải cần được cải tiến, tăng diện tích đất phục vụ cho xử lý chất thải ở các khu đô thị và khu công nghiệp.

- Quy hoạch và quản lý sử dụng đất, bố trí hợp lý kế hoạch sử dụng đất ở các xã, phường, thị trấn có dự án trọng điểm: Dân số đô thị tăng kém theo đó là hàng loạt các công trình được xây dựng lấy đất đai của nông dân, điều này dẫn đến sự chuyển dịch mục đích sử dụng đất. Sự phát triển của các khu dân cư sẽ làm mất đất sản xuất của nông dân, gây ảnh hưởng tới sinh kế, nảy sinh các vấn đề xã hội.

- Tăng cường đầu tư xây dựng mới, nâng cấp các cơ sở khám, chữa bệnh, hệ thống y tế dự phòng: Dân số các khu đô thị tăng các dịch vụ xã hộ cũng gia tăng theo trong đó đặc biệt là hệ thống các cơ sở y tế, các bệnh viện nếu không có quy hoạch sẽ dẫn tới vấn đề ô nhiễm chát thải y tế. Chất thải y tế là một dạng chất thải nguy hại đặc biệt. Nó bao gồm khoảng 80% là chất thải thông thường, 20% còn lại là những chất liệu nguy hiểm có thể gây nhiễm khuẩn, gây độc hoặc có hoạt tính phóng xạ.

- Vấn đề ô nhiễm môi trường ở các khu công nghiệp: Phát triển dân cư đô thị kéo theo phát triển các ngành công nghiệp. Vấn đề nước thải và chất thải rắn ở các khu dân cư, khu sản xuất làm ô nhiễm môi trường sống. Bên cạnh đó, quy hoạch phát triển các khu dân cư và khu công nghiệp tại Lào Cai tập trung ở hai bên bờ sông Hồng, đây là một trong những nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm nước mặt con

Page 72: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

sông này.

- Ô nhiễm không khí: Dân số đô thị tăng người dân sử dụng nhiều phương tiện giao thông nguy cơ ô nhiễm do khói bụi thải ra từ các phương tiện tham gia giao thông. Ngoài ra vấn đề ô nhiễm bụi còn do các khu sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác quặng, đá.

- Suy giảm chất lượng nguồn nước mặt: Sự phát triển dân cư dẫn đến những nguồn chất thải tiềm ăn trong tương lai, chất thải rắn, lỏng từ các khu dân cư, khu sản xuất công nghiệp sẽ gia tăng một cách mạnh mẽ và sẽ có những tác động xấu tới nguồn nước mặt tại địa bàn. Các chất thải lỏng của các khu khai khoáng, khu công nghiệp rất độc hại mà chưa được xử lý kết hợp với nước thải sinh hoạt tại các khu dân cư sẽ có tác động làm suy giảm hệ sinh thái ở các con sông, ao hồ. Những tác động bất lợi này có thể ảnh hưởng trực tiếp tới đa dạng sinh học tại các hệ sinh thái thủy vực trên địa bàn Lào Cai.

- Ô nhiễm đất: Xu hướng gia tăng dân số sẽ dấn đến nhu cầu về lương thực thực phẩm cũng tăng, bên cạnh đó sẽ tạo ra một lượng chất thải lớn, gây nguy hại tới môi trường. Việc thâm canh tăng vụ, nâng cao sản lượng cây trồng dẫn đến sự bóc lột đất đai, sử dụng nhiều hơn các chất hoá học, phân bón, hoá chất BVTV….sẽ làm ô nhiễm đất cục bộ tại các vùng thâm canh.

3.1.7. Mục tiêu phát triển 7.

a. Nội dung mục tiêu: Phấn đấu nâng tỷ lệ che phủ rừng đạt 48%; 55%; 60% theo từng giai đoạn.

b. Những tác động tiềm tàng của mục tiêu phát triển tới các mục tiêu/vấn đề môi trường liên quan:

- Tăng cường phục hồi và trồng mới rừng: Hiện tại độ che phủ rừng cử lào cai là 46% nếu đến năm 2020 độ che phủ rừng đạt 60% thì cơ bản tất các vùng đất trống đã được trồng rừng.

- Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên rừng: Làm tốt công tác bảo vệ rừng, phát triển lực lượng kiểm lâm và đồng thời với giao rừng cho người dân quản lý và sản xuất.

- Bảo tồn đa dạng sinh học: Độ che phủ rừng tăng nhưng phải chú ý bảo vệ các khu rừng tự nhiên, bởi nguy cơ khai thác các khu rừng tự nhiên để trồng rừng sản xuất --> mất đi các khu rừng có giá trị đa dạng sinh học.

- Bảo vệ môi trường không khí: Tăng độ che phủ rừng sẽ hạn chế được ô nhiễm không khi, tăng khả năng lọc không khí cho các khu đô thị, khu công nghiệp.

Page 73: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

- Bảo vệ nguồn nước mặt: Tăng diện tích hạn chế các vụ sạt lở đất, sói mòn đất từ vùng cao xuống, giữ và điều hoà nguồn nước.

3.1.8. Mục tiêu phát triển 8.

a. Nội dung mục tiêu: Đến năm 2010 phấn đấu 100% dân cư đô thị và 75% dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch, con số nay năm 2015 và 2020 lần lượt là 85% và 98%

b. Những tác động tiềm tàng của mục tiêu phát triển tới các mục tiêu/vấn đề môi trường liên quan:

- Xây dựng mới và hoàn thiện một số nhà máy cấp nước hiện có để tăng công suất cấp nước sạch: Gia tăng khai thác nước ngầm, làm suy giảm trử lượng cũng như chất lượng nước ngầm. Gia tăng nước thải dẫn đến những vấn đề về ô nhiễm nước mặt, đặc biệt là dòng chảy của các con sông, suối.

- Mục tiêu tăng cấp nước sạch cho dân cư đô thị cũng như nông thôn trong khu vực: Nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư, tăng cường sức khỏe dân cư, giảm bớt chi phí y tế. Có thể có tác động ngược trong trường hợp xây dựng các nhà máy, trạm cung cấp nước sạch không theo quy hoạch hoặc không đảm bảo chất lượng sẽ gây lãng phí tài nguyên nước hoặc ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người dân hoặc làng phí vốn đầu tư…

3.1.9. Mục tiêu phát triển 9.

a. Nội dung mục tiêu: Đến năm 2010, 100% khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung, 75% chất thải rắn được thu gom xử lý, cơ bản chất thải y tế được xử lý. Lượng chất thải rắn được thu gom và xử lý vào các năm 2015 và 2020 lần lượt là 90% và 100%.

b. Những tác động tiềm tàng của mục tiêu phát triển tới các mục tiêu/vấn đề môi trường liên quan:

- Các khu công nghiệp hiện chưa có hệ thống xử lí rác thải, nước thải tập trung: Hiện tại, một số khu công nghiệp đã đi vào hoạt động và từ nay đến 2010 khi chưa có hệ thống xử lí nước thải tốt sẽ ảnh hưởng đến môi trường nước, đất, không khí… do các tác động từ các hoạt động khai khoáng, chế biến nông lâm sản hay sản xuất giấy…

- Xử lí rác thải y tế: Mặc dù không có thông tin về lĩnh vực y tế nhưng có thể ước đoán rằng hiện tại rác thải y tế trong tỉnh chưa được xủ lí tốt rất có thể gây tác động xấu đến môi trường chung cũng như sức khỏe người dân trong khu vực.

- Xử lí chất thải rắn từ công nghiệp khai khoáng và các hoạt động sản xuất khác:

Page 74: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

Chất thải rắn từ quá trình khai thác khoáng sản và các hoạt động công nghiệp khác chưa được xử lí tốt (đến 2010 mới đặt mục tiêu xử lí được 75%) có thể gây ô nhiễm đất và nước.

3.1.10. Mục tiêu phát triển 10.

a. Nội dung mục tiêu: Bảo tồn và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.

b. Những tác động tiềm tàng của mục tiêu phát triển tới các mục tiêu/vấn đề môi trường liên quan:

- Bảo tồn, bảo vệ đa dạng sinh học, di sản văn hóa: Gây cản trở phát triển sản xuất và khai thác tài nguyên. Có thể làm phát triển thêm một số hoạt động kinh tế khác đặc biệt là các ngành du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa…

- Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên: Có thể làm tăng diện tích rừng, tăng chất lượng nguồn nước, giảm ô nhiễm nhưng cũng sẽ làm giảm lợi ích kinh tế so với khi khai thác tối đa tài nguyên

3.2. Đánh giá, so sánh các phương án phát triển đề xuất: 3.2.1. Phương án 1:

Tăng trưởng GDP bình quân đặt 13%/năm; 13,1%/năm và 11,5%/năm ở từng giai đoạn phát triển. Đây là phương án tích cực hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi để thu hút lượng vốn đầu tư, có bước chuyển mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế, mục tiêu đến năm 2015 và 2020 tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản chỉ còn 18,3% và 11,6% tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp chiếm hơn 86% cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Đây là phương án tăng trưởng thấp, chủ yếu huy động nội lực để phát triển. Với phương án này, mục tiêu đến năm 2015, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 13,1%/năm với sự tăng trưởng cụ thể của các lĩnh vực như sau: Công nghiệp tăng 16,0%/năm; Nông – lâm – thủy sản tăng 5,5%/năm và dịch vụ thương mại tăng 14,9%/năm. Các mục tiêu trên cho đến năm 2020 là tốc độ tăng trưởng GDP đạt 11,5%/năm với sự tăng trưởng cụ thể của các lĩnh vực là: Công nghiệp – xây dựng đạt 14,0%/năm; Nông, lâm, thủy sản đạt 5,4%/năm và dịch vụ thương mại đạt 11,5%/năm. Qua đó có thể thấy,với phương án này, Lào Cai vẫn giữ nguyên tốc độ tăng trưởng như hiện nay. Với phương án này, các tác động đến môi trường được xem xét trong phương án này được đánh giá là tương đồng với các dự báo diễn biến môi trường trong phương án 0 (phương án không thực hiện dự án). Những tác động tới các vấn đề môi trường trong trường hợp này là tối thiểu và dễ dàng xử lý với trình độ công nghệ hiện tại ở Lào Cai.

Page 75: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

3.2.2. Phương án II:

Nhịp độ tăng trưởng kinh tế của Lào Cai sẽ đạt khoảng 13%/năm; 14,5%/năm và 12,5%/năm ở từng giai đoạn. Phương án này đặtr a yêu cầu phát triển trong từng giai đoạn, đó là: Giai đoạn 2006 – 2010, tập trung đầu tư hạ tầng cơ sở; kinh tế phát triển nhanh dựa trên các yếu tố cơ bản như kinh tế cửa khẩu, du lịch, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản...

Với phương án này, tốc độ tăng trưởng của các ngành cụ thể trong từng giai đoạn như sau: đối với công nghiệp, xây dựng tốc độ tăng trưởng đạt 16,5%/năm cho gian đoạn 2010-2015 và 13%/năm cho giai đoạn 2015-2020; với nông. Lâm, thủy sản tốc độ tăng trường đạt 5%/năm giai đoạn 2010 – 2015 và đạt 4,0% giai đoạn 2015 – 2020 và dịch vụ thương mại đạt 18,1%/năm giai đoạn 2010 – 2015 và đạt 14,8%/năm giai đoạn 2015 – 2020. Đây là phương án phát triển lấy công nghiệp làm mũi nhọn và giảm mạnh tỷ trọng nông, lâm, thủy sản trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Nếu xem xét, trong giai đoạn đầu, với phương án này, Lào Cai sẽ đẩy mạnh công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản cùng với công nghiệp chế biến nông lâm sản. Với hiện trạng công nghệ xử lý môi trường, với hiện trạng môi trường hiện nay của Lào Cai thì phương án này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới môi trường sinh thái khu vực.

3.2.3. Phương án III:

Đây là phương án đặt ra khả năng tăng trưởng kinh tế của tỉnh khá nhanh, sau giai đoạn phát triển tạo dựng cơ sở hạ tầng (giai đoạn 2006-2010), GDP tăng bình quân đạt 15,1%/năm giai đoạn 2011-2015, giai đoạn 2016-2020 tốc độ tăng trưởng GDP đạt 13,9%/năm. Đây là phương án hội tụ nhiều yếu tố nhưng thu hút được lượng vốn đầu tư lớn, có bước chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế, đến năm 2015 và 2010 tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản chỉ còn 11,4% và 7,2%, tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp chiến tới 92% tổng GDP.

Với phương án này, Lào Cai cần có một lượng vốn khổng lồ, huy động tối đa nguồn lực để có thể đạt được mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó, với mục tiêu giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp xuống còn 7,2% vào năm 2020 và tăng tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp lên 92% đã chứng tỏ với phương án này, Lào Cai tập trung phát triển công nghiệp và dịch vụ là chủ yếu, và đây là vấn đề nghiêm trọng nhất có ảnh hưởng tới sự biến đổi môi trường trên địa bàn. Dưới đây là hình so sánh các tác động tới môi trường của mỗi phương án phát triển được đề xuất.

VĐ MT

Tai biến MT

Tài nguyên rừng và ĐDSH

Chất thải rắn Ô nhiễm đất Ô nhiễm nước

mặt

Page 76: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

PA PT

Phương án 1

Phương án 2

Phương án 3

Qua đây cho thấy, đứng trên phương diện bảo vệ môi trường, chúng tôi kiến nghị chọn phương án phát triển 1 để áp dụng cho quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Lào Cai đến năm 2020 với những lý do sau:

+ Đây là phương án phù hợp với trình độ phát triển hiện tại của địa phương. Lào Cai đang là một trong những tỉnh nghèo nhất ViệT Nam, chính vì vậy cần xem xét các định hướng phát triển phù hợp với trình độ công nghệ và khả năng xử lý môi trường khi các hoạt động phát triển diễn ra.

+ Là tỉnh có tài nguyên khoáng sản dồi dào nên Lào Cai có thể nghiên cứu, đẩy mạnh khai thác khoáng sản phục vụ cho phát triển. Tuy nhiên, mặt trái của các hoạt động khai thác khoáng sản là có thể gây ra những tác động manh mẽ tới môi trường sinh thái. Bên cạnh đó, toàn bộ hoạt động khai thác khoáng sản và chế biến khoáng sản tại Lào Cai đều diễn ra dọc theo bờ sông Hồng, những chất thải của các hoạt động này đều trực tiếp đổ thải xuống sông Hồng, gây ảnh hưởng tới các khu vực hạ lưu.

+ Việc phát triển du lịch tại Lào Cai là một trong những định hướng phát triển trong tương lai. Khai thác lợi thế từ văn hóa của các dân tộc thiểu số, tuy nhiên, tốc độ phát triển phù hợp với phương án phát triển này sẽ hạn chế những tác động không có lợi từ rác thải và nước thải từ hoạt động của các nhà hàng khách sạn và giảm tới mức tối thiểu áp lực lên vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học tại địa phương.

3.3. Dự báo xu hướng các vấn đề môi trường trong trường hợp thực hiện dự án: 3.3.1. Xu hướng các vấn đề môi trường trong trường hợp thực hiện dự án Đối với vấn đề tai biến môi trường:

Xu thế diễn biến các vấn đề tai biến môi trường tại Lào Cai có thể được tạo ra bởi một số nguyên nhân. Các nguyên nhân tác động này là hệ quả của việc thực hiện các dự án có trong quy hoạch. Tùy theo mức độ quan tâm của những nhà quản

Page 77: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

lý trong quá trình lập và thực thi các dự án mà diễn biến các vấn đề tai biến môi trường sẽ xấu đi hay tốt lên, diễn ra nhanh hay chậm và tác động nhỏ hay lớn.

Theo bản quy hoạch, Lào Cai phấn đấu đến năm 2020 đạt tỷ lệt che phủ rừng là 60%, đây là một nỗ lực lớn của các cấp chính quyền cũng như người dân Lào Cai. Diện tích rừng tăng là một cơ hội giảm thiểu các tai biến môi trường trên địa bàn như các trận lũ ống, lũ quét, lũ bùn đá, trượt lở, xói lở… Và đây là hoạt động giúp cho địa bàn có thể giữ và điều tiết được lượng nước mặt và nước ngầm thông qua những ảnh hưởng từ rừng.Tuy nhiên, trong quy hoạch không nêu rõ các biện pháp kiểm soát chất lượng rừng trồng và kiếm soát ngăn chặn nạn phá rừng vẫn đang hoành hành tại Lào Cai. Diện tích rừng lớn nhưng chất lượng rừng thấp vẫn đang là một vấn đề bức xúc cần tìm hướng giải quyết tại Lào Cai.

Với mục tiêu phấn đấu tăng tỷ lệ che phủ rừng, ước tính đến năm 2020, diện tích đất lầm nghiệp toàn tỉnh chiếm khoảng 55,6% và diện tích đất nông nghiệp chiếm 16,2% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Với định hướng phát triển này, diện tích đất trống, đất chưa sử dụng giảm xuống từ 25,85% diện tích tự nhiên năm 2010 còn 6,45% diện tích tự nhiên vào năm 2020. Như vậy khả năng khai thác đất phục vụ cho phát triển nông lâm nghiệp tăng lên, giảm nguy cơ sảy ra các tai biến môi trường tại vùng núi cao cũng như những vùng có độ dốc lớn.

Một khía cạnh khác ảnh hưởng đến diễn biến các vấn đề tai biến môi trường đó là sự phát triển của khai thác khoáng sản dọc theo bờ sông Hồng. Theo tính toán, hiện nay mỗi ngày, công nghiệp khai thác khoáng sản thải ra môi trường khoảng 22000m3 chất thải rắn. Do không có bất kỳ một biện pháp xử lý nào đối với lượng rác thải này, chính vì vậy nguy cơ sảy ra các trận lũ bùn đá là rất khó tránh khỏi vào mùa mưa. Với đặc tính là bùn đất bở rời được đổ thành đống trong quá trình khai thác mỏ, nên khi có mưa xuống, lượng đất đá ngấm nước và có thể tạo thành những trận bùn đá khủng khiếp, gây ảnh hưởng không nhỏ tới các khu vực dân cư phía dưới.

Một vấn đề có thể là nguyên nhân gây ra các tai biến môi trường là vấn đề quy hoạch các khu dân cư, khu đô thị và quy hoạch phát triển giao thông. Vì Lào Cai là tỉnh có sự chia cắt địa hình mạnh mẽ, với những đường đứt gãy dày đặc, chính vì vậy, nghiên cứu quy hoạch khu dân cư tập trung, dân cư đô thị cũng như quy hoạch phát triển giao thông cần tính đến các điều kiện về địa hình địa chất nhằm giảm thiểu tối đa những nguy cơ sảy ra các tai biến môi trường.

Theo thống kê, hầu hết các hiểm họa sảy ra đều được ghi nhận vào mùa mưa, kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, đặc biệt là vào các tháng 8 và 9. Đây là

Page 78: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

thời gian tập trung tới 80% lượng nước mưa trong năm, chính vì vậy, cần có kế hoạch phòng ngừa, ứng cứu kịp thời vào khoảng thời gian này.

Đối với vấn đề Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học

Cho đến nay, tại Lào Cai có gần 310 ngàn ha rừng chiếm khoảng 48% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Theo phân tích xu hướng phát triển diện tích rừng thì cho đến nay, diện tích rừng của Lào Cai luôn tăng. Đây cũng là một kết quả đáng khích lệ cho những nỗ lực trồng rừng của địa phương, và theo xu thế này, trong quy hoạch phát triển đã đưa ra mục tiêu phát triển diện tích rừng một cách hợp lý. Theo quy hoạch, toàn tỉnh cố gắng tăng tỷ lệ che phủ rừng đạt 55% vào năm 2015 và 60% vào năm 2020. Theo phân tích trong phần phương án không, với xu hướng biến đổi thực tại thì diện tích rừng tại Lào Cai chỉ đạt khoáng 54% độ che phủ cho toàn bộ diện tích tự nhiên của tỉnh. Tuy nhiên, theo quy hoạch phát triển thì tỷ lệ đó là 60%. Cho dù diện tích che phủ rừng có tăng nhưng lại khôngcó sự quan tâm đến chất lượng rừng thì mọi sự cố gắng đều không đạt kết quả. Tính đến cuối năm 2007, tổng trữ lượng gỗ tại Lào Cai là trên 12.500 nghìn m3 trong đó trữ lượng có thể khai thác là 20.000m3, chiếm khoảng 17% tổng trữ lượng gỗ. Điều này cho thấy rừng tại Lào Cai là rừng nghèo. Điều này có thể được giải thích bằng những nguyên nhân như khai thác rừng không được kiểm soát; hiện trạng đốt rừng làm nương rẫy của người dân tộc thiểu số và một số nguyên nhân khác như chuyển đổi đất rừng thành đất nông nghiệp… Với mục tiêu phát triển hiện nay, tình trạng tài nguyên rừng diễn ra theo xu thế tăng diện tích che phủ nhưng giảm về chất lượng rừng. Đây là hệ quả của việc gia tăng diện tích đất nông nghiệp ở một số dự án phát triển nông nghiệp nông thôn, sự phát triển của các cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn và do tập quán du canh du cư của người dân tộc thiểu số.

Những hoạt động phát triển diện tích rừng có thể đưa Lào Cai trở thành một trong những tỉnh có độ che phủ rừng lớn nhất nước, đây cũng là cơ hội cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học và bảo tồn những nguồn gen quý hiếm tại địa phương. Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn Lào Cai phát hiện được trên 847 loài thực vật thuộc 164 họ trong đó có tới 17 loài quý hiếm như Lát hoa, Thiết sam, Hoàng đàn giả, Đinh, Nghiến… Bên cạnh đó, cũng phát hiện hơn 440 loài chim, thú, bồ sát và ếch nhái, trong đó có 84 loài thú, 251 loài chim, 73 loài bò sát… Thành phần các loài phân bố không đều do sự ảnh hưởng của nạn chặt phá rừng và nạn săn bắt không kiểm soát. Hiện tại các loài động vật (trong đó có các động vật quý hiếm có nguy cơ bị diệt chủng như: vượn đen, cầy vằn bắc, cầy gấm, gà rao, rắn hổ chúa,

Page 79: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

chồn vàng, báo gấm, báo hoa mai, sóc bay...) thường tập trung ở những khu rừng nguyên sinh thuộc Sa Pa và Văn Bàn.

Tuy nhiên Sapa và Văn Bàn là hai trong ba điểm trong tâm phát triển về du lịch trong tương lai của Lào Cai, và đây lại là một mối đe dọa cho vấn đề bảo tồn đang dạng sinh học trên những địa bàn này. Với mục tiêu đặt 1,5 triệu lượt khách/năm vài năm 2020, Lào Cai đang nỗ lực phát triển cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực để có thể hoàn thành mục tiêu đặt ra. Bên cạnh mặt được là tạo công ăn việc làm và thu nhập về kinh tế cho người dân địa phương, phát triển du lịch lại mang lại một áp lực cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Với sự phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ mát, du lịch leo núi… sẽ gây ra những tác động không tốt tới nơi cư trú của các loài sinh vật, đặt biệt là các loài động vật. Số lượng các cá thể trong một loài hay số lượng các loài động vật trong khu vực có thể bị suy giảm do các hoạt động săn bắn phục vụ nhu cầu của khách du lịch.

Khi triển khai các dự án trong quy hoạch, các áp lực lên nhiệm vụ bảo tồn đang dạ sinh học ngày càng nặng nề, tuy nhiên nếu thực hiện tốt nhiệm vụ trồng và bảo vệ rừng thì đây lại là một cơ hội tốt cho sự phát triển kinh tế mà vẫn đảm bảo mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học.

Về vấn đề chất thải rắn

Chất thải rắn là một vấn đề bức xúc tại Lào Cai ở hiện tại và trong tương lai. Theo thống kê, mỗi ngày, tại Lào Cai có khoảng 220 ngàn m3 chất thải rắn do khai thác khoáng sản, 4 tấn rác thải y tế, 1000 tấn rác thải sinh hoạt và rất nhiều rác thải từ hoạt động sản xuấtnông nghiệp và hoạt động du lịch.

Dự báo, khi triển khai các dự án trong quy hoạch, hàng ngày, các khu khai thác khoáng sản có thể thải ra đến 310.000 m3 chất thải rắn. Đây là loại chất thải chủ yếu là đất đá và các vật liệu khác trong quá trình khai thác khoáng sản, chỉ có thể xử lý bằng biện pháp duy nhất đó là chôn lấp, tuy nhiên, cần chú ý tới những hóa chất dư thừa trong quá trình tuyển quặng.

Theo dự báo, cho đến năm 2020, dân số toàn tỉnh đạt 703,6 ngàn người, trong đó dân số đô thị đạt 53,6%. Đây là một trong những nguồn rác thải lớn, phân bố rộng khắp trên toàn địa bàn Lào Cai. Theo quy hoạch tại Lào Cai sẽ phát triển 01 thành phố thuộc đô thị loại II, 04 thị xã và nâng cấp các đô thị trung tâm huyện lỵ, các khu đô thị chuyên ngành cũng như khu kinh tế quốc phòng và khu dân cư trung tâm tiểu vùng kinh tế. Với định hướng phát triển như trên, các khu vực dân cư đô thị và dân cư tập trung của Lào Cai phân bố rộng khắp và có tốc độ tăng trưởng cao, với mục tiêu năm 2020 dân cư đô thị chiếm 53.6% dân số toàn tỉnh. Theo tính toán

Page 80: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

ước lượng thì đến năm 2020 lượng rác thải sinh hoạt đô thị tại Lào Cai khoảng 1980 ngàn tấn mỗi ngày. Đây là lượng rác thải khổng lồ và mang theo nhiều vi sinh vật gây bệnh do đây là loại rác thải chứa nhiều chất hữu cơ.

Với sự gia tăng của các bệnh viện và hệ thống trạm y tế, lượng chất thải y tế được dự báo làkhoảng 6 tấn mỗi ngày. Nếu xét về số lượng thì đây không phải là lượng rác thải lớn tuy nhiên đây lại là lượng rác thải nguy hại, cần có biện pháp xử lý đặc biệt.

Hoạt động sản xuấtnông nghiệp cũng thải ra một lượng rác đáng kể, tuy nhiên đây là lượng rác thải không đáng quan ngại vì hầu hết đều là chất thải hữu cơ, dễ phân hủy. Vấn đề cần quan tâm là lượng bao bì thuốc bảo vệ thực vật được xả tràn lan trên đồng ruộng, đây là lượng rác thải nguy hại, cần được thu gom và xử lý theo một quy trình nghiêm ngặt. Bao bì thuốc bảo vệ thực vật là loại rác thải mang theo dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có trong nó, việc phát thải bừa bãi, không có sự quản lý sẽ là nguồn gây ô nhiễm đất, ô nhiễm nước.

Theo quy hoạch, Lào Cai phấn đấu đến năm 2020 đón 1,5 triệu khách du lịch. Hầu hết khách du lịch đến Lào Cai sẽ tập trung tại Sapa, với nhiều loại hình du lịch tại đây. Như vậy, với lượng khách trên, hàng năm Lào Cai phải đối mặt với 750 tấn rác thải do du khách thải ra.

Lượng chất thải rắn được thải ra từ các hoạt động sản suất, từ sinh hoạt của người dân sẽ là một trong những vấn đề chính cần được quan tâm và đưa ra các biện pháp quản lý cũng như xử lý trong định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020. Chất thải rắn không được xử lý triệt để sẽ là một nguồn gây ô nhiễm nước, ô nhiễm đất và là nguồn lây lan dịch bệnh cho người dân.

Suy thoái chất lượng đất

Theo quy hoạch, việc gia tăng tỷ lệ diện tích đất nông lâm nghiệp cũng như giảm diện tích đất trống và đất chưa sử dụng là một trong những điểm trọng tâm trong định hướng phát triển Lào Cai đến năm 2020. Tuy nhiên, trong quy hoạch, không nêu rõ các biện pháp quản lý, sử dụng và bảo vệ đất. Phát triển nông nghiệp, gia tăng sản lượng, đầu tư chuyển đổi cây trồng, nâng cao giá trị sử dụng đất chuyển đổi sang mục tiêu sản xuấthàng hóa là những nguy cơ gây tổn hại tới tài nguyên đất tại Lào Cai. Đó là một nguyên nhân trực tiếp gây tổn hại tới chất lượng đất khu vực này, những nguyên nhân được biết đến đó là gia tăng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, gia tăng sử dụng phân bón hóa học, chuyển đổi diện tích đất lâm nghiệp sang đất nông nghiệp… Bên cạnh đó, cần quan tâm tới các nguyên nhân gián tiếp có thể gây nguy hại cho môi trường đất đó là sự phát triển của công nghiệp, dịch vụ, rác thải

Page 81: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

không được xử lý theo quy chuẩn, nước thải của các nhà máy tuyển quặng, chế biên lâm sản, sản xuấtgiấy…

Với địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, việc quy hoạch phát triển nông nghiệp cần tính đến những khu vực nhạy cảm, tránh các vùng đất dốc và cần có biện pháp cải tạo đất hợp lý nhằm hạn chế tới mức tối đa việc xói mòn, bào mòn đất tại các khu vực này. Với tập quán du canh du cư của người dân tộc thiểu số sẽ là một trong những nguyên nhân tạo ra các vùng đất trống, nâng cao nguy cơ xói mòn, bào mòn đất.

Ô nhiễm nước mặt

Những nguồn gây ô nhiễm nước mặt được biết đến trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Lào Cai là: nước thải trong khai thác khoáng sản và hoạt động công nghiệp, nước thải sản xuấtnông nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước thải do các hoạt động dinh vụ, du lịch… Đới với lào Cai, đây là một thách thức lớn vì cho đến nay, trên toàn địa bàn tỉnh vẫn chưa có bất cứ một hệ thống xử lý nước thải nào.

Tốc độ phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản gia tăng đồng nghĩa với tốc độ xả thải nước thải cũng gia tăng. Theo quy hoạch, hầu hết các hoạt động công nghệp đều diễn ra dọc theo bờ sông Hồng. Bên cạnh đó, chưa có bất cứ một biện pháp sử lý nào mà nước thải được xả thải trực tiếp xuống sông Hồng, đây là một nguyên nhân gây ô nhiễm sông Hồng, gây ra những tác động xấu cho vùng hạ lưu.

Quy hoạch phát triển khu dân cư đô thị, quy hoạch phát triển nông nghiệp, quy hoạch phát triển du lịch sẽ tạo ra một lượng nước thải khổng lồ cần có các biện pháp xử lý. Hình dưới dự báo lượng nước thải sinh hoạt tạo ra vào năm 2020 tại Lào Cai, tính toán dự vào dự báo phát triển đến năm 2020 trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Lào Cai

Page 82: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

M3

Hình 10: Lượng nước thải sinh hoạt đô thị và du lịch năm 2020 tại Lào Cai

Đây là lượng nước thải mang theo nhiều chất hữu cơ và vi sinh vật gây bệnh và phân bố một cách rộng khắp trên toàn bộ các địa bàn dân cư và khu dịch vụ du lịch. Để có thể quản lý và xử lý một cách hiệu quả loại nước thải này, cần có quy hoạch khu xử lý nước thải tập trung tại các khu dân cư, xây dựng các hệ thống xử lý nước thải cho các khách sạn, nhà hàng phục vụ hoạt động du lịch. Tuy nhiên, nước thải sinh hoạt sẽ được xử lý một cách dễ dàng với công nghệ đơn giản, rẻ tiền khi đầu tư và dễ kiểm tra, vận hành.

Đối với nước thải công nghiệp, với đặc tính có nhiều độc tố không thể ôxi hóa một cách dễ dàng dưới tác dụng của vi sinh vật, chính vì thế nguồn nước thải này rất nguy hại đối với môi trường. Nước thải công nghiệp được biết đến trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Lào Cai là nước thải sản xuấtgiấy, nước thải tuyển quặng như quặng đồng, vàng… đây là loại nước thải chứa rất nhiều hóa chất độc hại, bền về mặt hóa học và rất độc hại với sinh học. Cần xem xét tới lưu vực tiếp nhận các nguồn thải này, đó là sông Hồng, một cong sông chảy từ Trung Quốc vào Việt Nam, chính vì vậy những ảnh hưởng của nước thải tại Lào Cai sẽ tác động không tốt tới các vùng hạ lưu do sự vận chuyển của dòng nước.

Dự báo nguồn gây ô nhiễm do sản xuất nông nghiệp: Nhìn chung, trong tương lai, nhu cầu sử dụng nguồn nước trong nông nghiệp là lớn nhất. Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước do sản xuất nông nghiệp chủ yếu là do sử dụng các loại phân bón hóa họcvà thuốc bảo vệ thực vật.

3.3.2. Xu hướng các vấn đề môi trường trong trường hợp thực hiện dự án Theo bản quy hoạch, các thành phần của dự án quy hoạch và những tác động tới các vấn đề môi trường được đề cập đến là:

Page 83: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

1. Trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phương thức sản xuất và tăng diện tích đất sử dụng:

- Giai đoạn 2006 - 2010: 364.461 ha – 411.541 ha (47.080 - 12,9%)

- Giai đoạn 2011 – 2020 : 411.541 ha – 456.703 ha (45.162 - 10,9%)

Tăng diện tích sử dụng đất, giảm diện tích đất trống sẽ hạn chế tai biến môi trường sảy ra tại các vùng đất dốc, vùng cao. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và phương thức sản xuấtnếu không được tính toán kỹ sẽ tạo điều kiện cho xói mòn, bào mòn đất gây suy thoái đất. Dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón hóa học sẽ gây tác động tới môi trường nước và gây suy thoái chất lượng đất.

2. Diện tích đất lâm nghiệp tăng như sau:

- Giai đoạn 2006 - 2010: 286.044 ha – 306.000 ha (19.956 - 6,9%)

- Giai đoạn 2011 – 2020 : 306.000 ha – 353.682 ha (47.682 - 15,6%)

Việc gia tăng diện tích đất lâm nghiệp tạo điều kiện cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học, hạn chế tai biến môi trường tại vùng cao. Bên cạnh đó, đây là một kiều kiện tốt nhằm điều tiết nước mặt, hạn chế lũ vào mùa mưa, điều hòa vi khí hậu khu vực.

3. Tăng giá trị sản xuất (GTSX) công nghiệp và xây dựng: tốc độ tăng trưởng đạt:

- Giai đoạn 2006 - 2010: 14,3%/năm

- Giai đoạn 2011 – 2015 : 13,4%/năm

- Giai đoạn 2016 – 2020 : 10,5%/năm

Công nghiệp là lĩnh vực ưu tiên phát triển tại Lào Cai, đây là ngành kinh tế mũi nhọn trong tương lai. Quy hoạch phát triển Công nghiệp tại Lào Cai tập trung dọc theo bờ sông Hồng là một trong những khó khăn cho việc quản lý chất lượng môi trường tại đây. Theo phân tích ở trên, với mục tiêu phát triển công nghiệp, Lào Cai tập trung vào khai thác khoáng sản và chế biến nông lâm sản. Với các hoạt động này, vấn đề môi trường cần quan tâm ở đây là chất thải rắn, nước thải và các vấn đề về tai biến môi trường. Lượng chất thải rắn khổng lồ, phân bố tập trung và không có các biện pháp xử lý sẽ là nguồn gây mất cảnh quan, ảnh hưởng đến không gian sống. Lượng nước thải có nhiều hóa chất độc hại, khó phân hủy đe dọa đến đời sống các loài sinh vật thủy sinh và gây ô nhiễm nguồn nước cấp sinh hoạt cho người dân.

4. Đầu tư nhà máy sản xuất Phốtpho vàng II với công suất 8.000 tấn/năm tại Tằng Loỏng (Bảo Thắng) và Nâng công suất sản xuất Phốtpho vàng I (Đức Giang) lên 6.000 tấn/năm tại Tằng Loỏng (Bảo Thắng): Với hoạt động của hai nhà máy sản xuấtPhốt pho này sẽ tạo ra lượng chất thải rắn công nghiệp nguy hại, nước thải nguy

Page 84: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

hại và ảnh hưởng tới chất lượng nước mặt, nước cấp sinh hoạt cho người dân.

5. Đầu tư mới nhà máy luyện đồng tại Tằng Loỏng (Bảo Thắng) có công suất 10.200 tấn đồng kim loại/năm, 341 kg vàng/năm, 146 kg bạc/năm. Đây là dự án mang nhiều tác động tới môi trường bởi nước thải và chất thải rắn. Nước thải trong quá trình tuyển vàng là một loại nước thải nguy hại, khó xử lý và có tác động lâu dài.

6. Đầu tư xây dựng nhà máy gang thép công suất 530.000 tấn gang/năm. * Giai đoạn 2011-2020 đầu tư xây dựng xưởng luyện thép công suất 120.000 tấn/năm tại Tằng Loỏng (Bảo Thắng) và đầu tư cơ sở luyện gang thép công suất 120.000 tấn/năm tại Sinh Quyền (Bảo Thắng): Với hoạt động của các cơ sở sản xuấtgang thép, môi trường không khí sẽ bị tác động mạnh mẽ bới khói thải của các lò nung.

7. Chế biến sắn: Đầu tư hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải của nhà máy sản xuất tinh bột sắn công suất 15.000 tấn/năm (Văn Bàn): Với sự đầu tư này, nước thải từ sản xuấtgiấy sẽ được xử lý đến một mức có thể chấp nhận được theo TCVN, giải quyết được vấn đề nước thải tại khu vực.

8. Bột giấy: đầu tư cơ sở sản xuất bột giấy tại lâm trường Bảo Yên công suất 10.000 tấn/năm. Khi dự án hoàn thành và đi vào hoạt động, chất thải của quá trình hoạt động được biết đến đó là nước thải sản xuấtgiấy với hợp chất licnin độc hại. Đây là dự án có nguy cơ gây ảnh hưởng không tốt tới môi trường nước mặt, ảnh hưởng tới nguồn nước cấp sinh hoạt cho dân cư khu vực

9. Xây dựng mới nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu tại Bảo Thắng công suất 10.000 tấn/năm và xây dựng cơ sở sản xuất giấy đế 3.000 tấn/năm, 500 tấn đũa tại Văn Bàn: Với hai dự án này, nhu cầu khai thác gỗ sẽ gia tăng phục vụ cho hoạt động sản xuấtcủa hai cơ sở này. Nếu không có sự quy hoạch khu vực nguyên liệu một cách cụ thế, nhu cầu sử dụng gỗ của hai cơ sở này sẽ là nguyên nhân khai thác gỗ bừa bãi, ảnh hưởng tới diện tích rừng tại khu vực.

10. Đầu tư nhà máy giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm tập trung tại Thành phố Lào Cai. Nhà máy giết mổ gai súc gia cầm sẽ tạo ra một lượng nước thải và chất thải rắn lớn. Nước thải ở đây mang nhiều chất hữu cơ, vi sinh vật gây bệnh. Nước thải công nghệ giết mổ gia súc gia cầm cần được thu gom, xử lý một cách triệt để.

11. Xây dựng mới nhà máy ximăng lò quay công suất 300.000 tấn/năm tại Bản Cấm-Phong Hải (Bảo Thắng) và Phát triển sản xuất đá xẻ, đá xay tại Bát Xát và Tp. Lào Cai Khai thác đá phục vụ cho hoạt động của nhà máy xi măng mà không có quy hoạch khai thác nguyên liệu hợp lý sẽ dẫn đến những nguy cơ tiềm ẩn tạo ra các tai biến môi trường. Với công suất 300.000 tấn/năm và sản xuấtxẻ, đá xay phục

Page 85: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

vụ cho ngành xây dựng là một phần tác động làm thay đổi động lực của các quá trình địa chất. Nguy cơ sảy ra các tai biến môi trường tại những nơi khai thác đá là rất lớn.

12. Xây dựng mới nhà máy gạch tuynel tại Gia Phú – Bảo Thắng công suất 20 triệu viên/năm và xây dựng mới nhà máy gạch không nung công suất 5 triệu viên/năm tại Tằng Loỏng: Việc xây dựng mới hai nhà máy gạch tuynel nhằm cung cấp gạch ngói phục vụ cho phát triển cơ sở hạ tầng tại Lào Cai là một nhu cầu thiết yếu. Tuy nhiên, việc khai thác đất phù sa ven sông sẽ là một mối nguy hại cần được nhìn nhận và quản lý. Việc khai thác đất ven sông làm gạch ngói tạo điều kiện cho các tai biến xói lở, đổ lở ve sông diễn ra một cách mạnh mẽ hơn, đe dọa đến vấn đề phòng chống lụt bão cùng như ảnh hưởng mạnh tới các hoạt động sản xuấtkinh doanh dọc theo ven sông. Một vấn đề cần quan tâm ở đây nữa là sự mất cảnh quan môi trường do sự khai thác đất ven sông.

13. Xây dựng nhà máy nước Tằng Loỏng công suất 30.000 m3/ngày và hoàn thiện nhà máy nước Cốc San công suất 24.000 m3/ngày đêm: Đây là hai dự án nhằm phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt cho người dân đô thị và những người tham gia làm việc tại các khu công nghiệp. Theo đánh giá, trữ lượng nước ngầm của Lào Cai dồi dào, phong phú và được cung cấp bởi hệ thống rừng giàu có. Tuy nhiên, việc khai thác nước ngầm cần được nghiên cứu tính toán kỹ lưỡng tránh những sự cố có thể sảy ra như làm xụt lún nền đất...

14. Phát triển, xây dựng và củng cố các khu đô thị, khu dân cư tập trung nhằm phát triển kinh tế xã hội: Quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị, khu dân cư tập trung là một quy luật tất yếu trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, tại Lào Cai cần quan tâm tới các điều kiện vệ sinh môi trường như nước thải sinh hoạt, rác thải sinh hoạt và chất thải y tế. Theo thống kê, hiện này chưa có bất kỳ một hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung nào tại Lào Cai, chưa có một bãi rác được thiết kế theo các tiêu chuẩn về thông số kỹ thuật. Đây chính là vấn đề rất quan ngại khi mà trong định hướng đến năm 2020, dân số đô thị tại Lào Cai chiếm tới 53,6% tổng dân số toàn tỉnh. Theo tính toán dự báo ở trên thì lượng rác thải sinh hoạt và rác thải du lịch cần được xử lý là rất lớn, tuy nhiên trong quy hoạch không nêu rõ các biện pháp cụ thể để có thể xử lý rác thải sinh hoạt một cách hiệu quả.

Page 86: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

Chương 4: THAM VẤN CÁC BÊN LIÊN QUAN TRONG QUÁ TRÌNH ĐMC 4.1. Tổ chức việc tham vấn các bên liên quan trong quá trình ĐMC

Trong quá trình thực hiện Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) cho “quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Lào Cai đến năm 2020”, nhóm tư vấn tiến hành tham vấn các bên liên quan trong 4 bước thực hiện ĐMC cần được tham vấn:

(i) Xác định phạm vi của ĐMC trong quy hoạch:

Vấn đề cần đạt được khi tham vấn

- là Tham vấn về cấu trúc và trình tự của quá trình xây dựng quy hoạch

- Tiến độ thời gian và việc tổ chức cho các bên liên quan tham gia vào quá trình xây dựng quy hoạch

- Xác định các vấn đề cốt lõi cần được xem xét khi xây dựng quy hoạch.

Đối tượng hành tham vấn

Các sở ban ngành như: Sở Xây dựng, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, sở tài nguyên môi trường, sở Kế hoạch và dầu tư, sở công thương, Sở văn hoá thể thao và du lịch, sở tài chính, đại diện uỷ ban nhân dân tỉnh lào cai, đại diện các huyện, cơ quan trúng thầu quy hoạch, các chuyên gia môi trường, các chuyên gia ĐMC.

Phương pháp sử dụng tham vấn: Tổ chức hội thảo tham vấn tại địa phương thảo luận, tham vấn các vấn đề:

Những vấn đề nào cần quan tâm khi thực hiện quy hoạch?, những phương án và sự lựa chọn nào sẽ được xem xét trong quá trình xây dựng quy hoạch?, các bước sẽ tiến hành khi thực hiện quy hoạch và những phân tích môi trương nào sẽ được tiến hành trong quá trình xây dựng quy hoạch?, những tham vấn nào sẽ được sử dụng trong quá trình xây dựng quy hoạch?, khoảng thời gian cần thiết để tiến hành ĐMC là bao nhiêu?, các đơn vị nào phải cung cấp thông tin khi thực hiện ĐMC?

(ii) Xác định các vấn đề môi trường cốt lõi và mục tiêu môi trường có liên quan tới quy hoạch

Vấn đề cần đạt được khi tham vấn

- Xác định các vấn đề môi trường cốt lõi; Xây dựng danh mục các vấn đề môi trường và rà soát bỏ các vấn đề ít quan trọng

- Xác định các mục tiêu môi trường liên quan; chủ yếu xem xét trong các chiến lược ngành, luật bảo vệ MT, chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia.

Page 87: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

- Các vấn đề môi trường của tỉnh trong quá khứ, hiện tại và trong tương lai.

Đối tượng tham vấn

Các sở ban ngành như: Sở Xây dựng, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, sở tài nguyên môi trường, sở Kế hoạch và dầu tư, sở công thương, Sở văn hoá thể thao và du lịch, sở tài chính, đại diện uỷ ban nhân dân tỉnh lào cai, đại diện các huyện, đại diện một số cán bộ cấp xã, Hội nông dân, hội phụ nữ, các chuyên gia môi trường, các chuyên gia ĐMC.

Phương pháp tham vấn

Tổ chức hội thảo tham vấn các vấn đề cần được bàn luận trong hội nghị bao gồm:

- Tổ chức hội thảo những người tham gia thành những nhóm thảo luận, đưa ra một list danh sách các vấn đề môi trường và cho các nhóm thảo luận cuối cùng đưa ra các vấn để môi trường cốt lõi của tỉnh

- Tham vấn các đại diện của địa phương về các vấn đề môi trường lớn xẩy ra trong quá khứ và các vấn đề môi trường ở hiện tại?- Bằng cách sử dụng bảng câu hỏi định tính để phỏng vấn những đại biểu địa phương, các câu hỏi trong bảng câu hỏi bao gồm:

+ Trong quá khứ các vấn đề môi trường nào đã xẩy ra ở địa phương anh chị?

+ Hiện tại các vấn đề môi trường gì nổi cộm cần giải quyết?

+ Với các loại môi trường: Môi trường không khí, môi trường nước mặt, nước ngầm, môi trường đất, rác thải sinh hoạt, Tài nguyên rừng và DDSH. Theo anh/chị các vấn đề môi trường này sẽ thay đổi theo xu hướng nào trong tương lai dưới áp lực của sự phát triển?

(iii) Phân tích các xu hướng biến đổi khi không có quy hoạch

Vấn đề cần đạt được khi tham vấn

- Nếu không thực hiện quy hoạch thì diễn biến môi trường sẽ như thế nào

- Nếu không thực hiện quy hoạch môi trường vẫn bị ảnh hưởng bởi các quy hoạch khác, hay các hiện tượng tự nhiên không liên quan gì tới quy hoạch

Đối tượng tham vấn

Các sở ban ngành như: Sở Xây dựng, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, sở tài nguyên môi trường, sở Kế hoạch và dầu tư, sở công thương, Sở văn hoá thể thao và du lịch, sở tài chính, đại diện uỷ ban nhân dân tỉnh lào cai, đại diện các

Page 88: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

huyện, Đại diện một số cán bộ cấp xã, Hội nông dân, hội phụ nữ, các chuyên gia môi trường, các chuyên gia ĐMC.

Phương pháp tham vấn: Sử dụng bảng câu hỏi phỏng vấn gửi tới các bên liên quan để lấy thông tin, nội dung cần thông tin cần lấy bao gồm:

- Tình trạng của các thành phần môi trường ở hiện tại như thế nào? và cách xa ngưỡi hay tiêu chuẩn bao xa?

- Trong thời gian từ nay tới năm 2020 nếu không thực hiện quy hoạch này thì sẽ có những quy hoạch ngành, dự án nào vẫn được triển khai?

- Các thành phần môi trường nào vẫn bị ảnh hưởng có thể tốt lên hay sẽ tồi tệ đi mà không liên quan tới quy hoạch và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như:

(iv) Đánh giá các hoạt động tích cực và tiêu cực của các hoạt động được đề xuất trong Quy hoạch đến các xu hướng biến đổi môi trường liên quan

Vấn đề cần đạt được khi tham vấn : Tham vấn để có được các số liệu đã nghiên cứu phục vụ cho các đánh giá, minh chứng chó các tác động tiêu cực hay tích cực được đưa ra

Đối tượng tham vấn: Các chuyên gia môi trường, chuyên gia khoa học nông nghiệp, lâm nghiệp, bảo tồn ở các viện nghiên cứu môi trường, khoa môi trường của các trường đại học, Viện nghiên cứu nông lâm nghiệp.

Phương pháp tham vấn: Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp kết hợp tham vấn tài liệu thu thập được từ các chuyên gia. Nội dung của các cuộc tham vấn nhằm lấy được các số liệu làm minh chứng cho các nhân định trong phần đánh giá các tác động tích lũy của các dự án trong quy hoạch.

4.2. Các kết quả sẽ đạt được khi tổ chức tham vấn

Tổng kết quá trình làm ĐMC chúng ta cần 2 cuộc hội thảo tham vấn, một cuộc điều tra sử dụng bảng câu hỏi và một cuộc phỏng vấn chuyên gia lấy số liệu.

- Kết quả thu được của hội thảo tham vấn đầu tiên “Xác định phạm vi của ĐMC trong quy hoạch” hội nghị sẽ tập chung thảo luận các vấn đề cần quan tâm khi thực hiện quy hoạch:

Các bước trong quá trình thực hiện quy hoạch, những phương án quy hoạch sẽ được lựa chọn trong quá trình xây dựng quy hoạch. tham vấn các đại biểu đến từ cơ quan trúng thầu quy hoạch, các đại biểu đến từ Sở kế hoạch và Đầu tư, Sở xây dựng, sở công thương, sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Thảo luận nhóm các đại biểu tham dự hội nghị về quá trình thực hiện ĐMC, thời gian và cách làm việc với nhóm thực hiện quy hoạch và yêu cầu các sở TNMT, sở

Page 89: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

NN PTNT, sở KH và Đầu tư, sở Công thương, sở tài chính.

- Kết quả tổ chức hội thảo tham vấn về “Xác định các vấn đề môi trường cốt lõi và mục tiêu môi trường có liên quan tới quy hoạch” hội nghị tập chung thảo luận và đưa ra các vấn đề trong các list danh sách sau:

Bảng 15: Mô tả bảng câu hỏi và các vấn đề cần quan tâm khi tham vấn cộng đồng

Vấn đề môi trường Vấn đề trong quá khử Hiện tại

Dự đoán trong tương

lai

Môi trường không khí ? ? ?

Môi trường nước ngầm ? ? ?

Môi trường nước mặt ? ? ?

Môi trường đất ? ? ?

Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học

? ? ?

Vấn đề chất thải rắn ? ? ?

……. ? ? ?

(Các nhóm thảo luận chủ yếu là các cán bộ địa phương huyện, tỉnh, xã, các tổ chức quần chúng..)

- Sử dụng bảng câu hỏi phỏng vấn các cán bộ sở, cán bộ huyện trong bước “Phân tích các xu hướng biến đổi khi không có quy hoạch” nội dung bảng hỏi tập chung vào các vấn đề:

Ông/bà cho biết ở tỉnh/địa phương ông bà có những dự án nào đã được phê duyệt và sẽ triển khai trong giai đoạn từ nay tới năm 2020?.

Các thành phần môi trường ỏ địa phương anh/chị đang thay đổi như thế nào? Đử tiêu chuẩn cho phép, vượt ngưỡng cho phép…

Dự đoán của anh/chị như thế nào về ảnh hưởng của các xu hướng thời tiết khí hậu trong tương lai ảnh hưởng tới các thành phần môi trường mà không liên quan tới quy hoạch.

Ảnh hưởng của các quy hoạch khác như thế nào với các thành phần môi trường trong tương lai khi không thực hiện quy hoạch này…..

- Cuộc phỏng vấn chuyên gia môi trường và quy hoạch trong bước “Đánh giá các hoạt động tích cực và tiêu cực của các hoạt động được đề xuất trong Quy hoạch đến các xu hướng biến đổi môi trường liên quan” tập chung vào lấy các số liệu sau:

Page 90: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

Lượng nước nước cần thiết/1vụ được sử dụng khi phát triển các loại cây trồng: như cây ăn quả, cây nông nghiệp, cây công nghiệp.

Lượng phân hoá học và thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng/1 vụ của các loại cây trồng.

Lượng nước thải, chất thải rắn , khí thải của các nhà máy thải ra theo công suất của các nhà máy công nghiệp: Công nghiệp xây dựng, công nghiệp hoá chất, công nghiệp nặng.

Lượng rác thải, nước thải mà một người thải ra trong một ngày.

Các chất thải thải ra trong quá trình khai thác các loại quặng Apatit, đồng, sắt, cao lin...

Nếu công suất của một nhà máy chế biến gỗ 10000 tấm gỗ/ năm thì cần phải khai thác bao nhiêu diện tích rừng.

Bình quân một người thải bao nhiêu kg chất thải rắn khi du lịch sinh thái trong các tour du lịch vào các VQG.

Các tuyến đường nếu xây dựng xuyên qua các khu rừng sẽ ảnh hưởng thế nào tới DDSH....

Đồng thời tham khảo các tài liệu thu thập được liên quan tới kỹ thuật môi trường mục tiêu để tính toán và làm minh chứng cho tác động của các dự án trong quy hoạch thải ra môi trường như thế nào.

Page 91: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

Chương 5: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU, CẢI THIỆN VÀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

5.1. Đề xuất các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu và cải thiện đối với dự án:

• Dự án sẽ phù hợp nếu lựa chọn phương án phát triển 1. Như đã phân tích ở trên, phương án 1 là phương án tối ưu cho phát triển kinh tế xã hội tại Lào Cai đứng trên phương diện bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, hiện nay, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020 sẽ được thực hiện theo phương án 2. Đây là phương án huy động tối đa nguồn lực của tỉnh đề có thể phát triển kinh tế xã hội ở mức trung bình. Để đạt được mục tiêu này, phát triển công nghiệp và khai thác khoáng sản là mục tiêu mũi nhọn trong định hướng phát triển. Đây chính là một mối đe dọa đến môi trường sinh thái khu vực, đặc biệt là đối với môi trường nước mặt, chất thải rắn và các vấn đề về tai biến môi trường.

• Việc áp dụng các chế tài nhằm kiểm soát một cách tốt nhất các hoạt động sản xuấttránh sự phát thải vào môi trường là mục tiêu cần được triển khai một cách gắt gao nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững trong tỉnh. Để đạt được mục tiêu phát triển, các dự án phát triển công nghiệp và khai thác khoáng sản sẽ được đẩy mạnh, và nó sẽ gây ra những tác động khủng khiếp tới môi trường sinh thái. Việc thực hiện các chế tài kiểm soát tới mức tối đa sự phát thải, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các biện pháp xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường nhằm giảm thiểu tác động môi trường sẽ ngăn chặn được các thảm họa môi trường trong tương lai.

• Nhằm đảm bảo tỷ lệ che phủ rừng đạt 60% vào năm 2020, Lào Cai cần chú trọng tới phát triển lâm nghiệp với mục tiêu Xã hội hoá công tác lâm nghiệp. Phát triển lâm nghiệp tạo điều kiện cho việc điều tiết nước ngầm, phòng ngừa lũ ống, lũ quét tại các khu vực vùng cao, vùng nhạy cảm. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa lâm nghiệp giúp cho mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học được thực hiện một cách tốt hơn.

• Để đảm bảo cho một môi trường trong lành, công tác xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường cần được cụ thể hóa trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. Đẩy mạnh dịch vụ môi trường nhằm huy động các thành phần kinh tế tham gia bảo vệ môi trường là cách làm hiệu quả đã được chứng minh ở một số tỉnh thành.

• Cần cụ thể hóa quy hoạch khu vực xử lý nước thải tập trung tại các khu công nghiệp như Tằng Loỏng, Đông Phố mới và Bắc Duyên Hải và tại các khu dân cư tập trung. Vấn đề xử lý chất thải tại các nhà máy xí nghiệp, các khu công nghiệp cần được kiểm soát chặt chẽ thông qua các báo cáo đánh giá tác động môi trường của từng dự án cụ thể. Quy hoạch xây dựng các trạm xử lý nước thải tập trung tại các khu dân cư đô thị cũng cần được lồng ghép vào các quy hoạch phát triển vùng cụ thể.

Page 92: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

• Tăng cường thu gom và Quy hoạch và xây dựng khu xử lý cũng như bãi rác tập trung theo đúng quy chuẩn

Do không có sự tham vấn của các chuyên gia địa phương, không có sự khảo sát thực địa tại địa bàn làm ĐMC, chính vì vậy nhóm chuyên gia không thể kiến nghị những thay đổi cho quy hoạch này.

5.2. Chương trình quản lý, giám sát môi trường: • Giám sát và quản lý môi trường nước: triển khai quan trắc 2 lần/năm tại các

khu công nghiệp của tỉnh. Đo đạc chất lượng nước sông Hồng, sông Chảy và các con sông khác 1 lần/năm

• Giám sát và quản lý chất thải rắn: Điều tra ước tính lượng chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn y tế và chất thải rắn công nghiệp. Cần phân loại rõ các loại chất thải với thành phần cụ thể để có thể đề suất các công nghệ xử lý thích hợp.

• Cần chú trọng tới các vấn đề môi trường cho từng dự án cụ thể trong quy hoạch đã được nêu trong phần trên của báo cáo.

• Đặc biệt cần quan tâm tới vấn đề nước thải, chất thải rắn tại các khu vực phát triển công nghiệp, khu vực phát triển du lịch và dân cư tập trung.

Chương 6: CHỈ DẪN NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ

6.1. Nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu: - Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo: + Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội

tỉnh Lào Cai đến năm 2020 + Sở Tài nguyên và Môi trường Lào Cai. Báo cáo hiện trạng môi trường Lào

Cai các năm 2005, 2006 và 2007. + Trung tâm viễn thám, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trích lục bản đồ hành

chính tỉnh Lào Cai. + Cục Thẩm định và Đánh giá Tác động Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi

trường. Phương pháp luận và hướng dẫn tiến hành Đánh giá Môi trường Chiến lược cho dự án quy hoạch.

+ Hội Các vườn Quốc gia Việt Nam. Thông tin về đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên.

+ Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai tại Website: http://egov.laocai.gov.vn + Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai: các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh

vực tại Lào Cai. + Cục Thẩm định và Đánh giá Tác động Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi

trường. Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn.

Page 93: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

+ Cục Thẩm định và Đánh giá Tác động Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất ven biển đồng bằng Bắc bộ.

+ Cục Thẩm định và Đánh giá Tác động Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược cho quy hoạch phát triển vùng kinh tế trọng điểm vịnh Bắc bộ.

+ Các tài liệu trên được lấy theo nguồn chính thức và không chính thức. tuy nhiên hầu hết các thông tin trong các tài liệu được thu thập đều đáp ứng được yêu cầu của cho việc phục vụ cho nhóm tiến hành làm ĐMC cho quy hoạch này. Tuy nhiên, cần xác định lại rằng lượng thông tin này là không đủ để nhóm có thể đưa ra những đánh giá chính xác và xát thực hơn. Để đạt được kết quả tốt hơn cho báo cáo ĐMC cần phải có sự tham vấn của các bên liên quan cũng như các sở ban ngành tại Lào Cai cũng như những người dân bản địa.

6.2. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐMC: - Danh mục các phương pháp sử dụng:

• Phương pháp ma trận tương tác • Phương pháp chuyên gia • Phương pháp đánh giá đa tiêu chí • Phương pháp ma trận cho điểm • Phương pháp chồng chập bản đồ

- Đánh giá mức độ tin cậy của các phương pháp đã sử dụng: Hầu hết các thông tin thu thập được đều được nhóm nghiên cứu đưa ra thảo luận và áp dụng các phương pháp trên để phân tích. Hầu hết các phương pháp đều cho người đánh giá nhìn nhận được các mức độ tác động, phân bố không gian của các tác động… Tuy nhiên, phương pháp chuyên gia chưa mang lại sự tin cậy nhất định vì trong nhóm đánh giá, trình độ của các thành viên khác nhau, ở nhiều mức độ khác nhau và nhiều lĩnh vực khác nhau. Chính vì lý do này mà nhiều đánh giá vẫn chưa đạt được sự thống nhất cao.

6.3. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá: Hầu hết những đánh giá được đưa ra trong báo cáo ĐMC cho quy hoạch tổng

thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020 dựa trên những hiểu biết của các chuyên gia đánh giá và dữ liệu thu thập được. Có rất nhiều đánh giá không được nhóm chuyên gia đưa ra một cách chắc chắn vì sự thiếu hụt thông tin và sự hiểu biết về vấn đề chuyên môn. Những dữ liệu đưa vào phân tích thường là khá cũ, từ năm 2006, có một số dữ liệu là năm 2007, và số năm có số liệu là ít (khoảng 2 hay 3 năm) chính vì vậy rất khó có thể đưa ra dự báo về xu hướng của các vấn đề một cách chính xác. Bên cạnh đó, như phân tích ở trên, trình độ của nhóm chuyên gia đánh giá là ở các mức khác nhau, ở nhiều lĩnh vực khác nhau và đây là một quá trình đào tạo, chính vì vậy dẫn đến một vài đánh giá không đạt được sự thống nhất cao và chưa xát thực.

Page 94: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Về hiệu quả của ĐMC đối với quá trình lập dự án: - Vì đây là một bài tập tập huấn, chính vì vậy những kết luận và kiến nghị

không ảnh hưởng tới quá trình ra quyết định và thực hiện dự án trong tương lai. Dựa vào những kết quả trên, nhóm chuyên gia đánh giá có đưa ra một vài kết luận cụ thể sau đây:

o Phương án 1 trong quy hoạch là phù hợp với thực trạng phát triển của Lào Cai

o Đã đánh giá được xu thế diễn biến môi trường khi không thực hiện dự án

o Báo cáo đã chỉ ra những tác động tiềm tàng của dự án quy hoạch tới môi trường

o Chỉ ra những địa điểm nổi cộm về các vấn đề môi trường của tỉnh khi triển khai dự án trong tương lai

o Bước đầu đến suất các biện pháp thay đổi quy hoạch, quản lý và giám sát môi trường.

o Bước đầu đê suất chương trình giám sát môi trường cũng như những vấn đề cần quan tâm khi tiến hành ĐTM.

o Chỉ ra những thiếu sót khi tiến hành ĐMC cần được cải thiện, bổ xung.

- Bên cạnh đó, nhóm chuyên môn cũng đưa ra một vài kiến nghị cụ thể để cho kết quả tiến hành ĐMC được tốt hơn trong tương lai:

o Cần có sự phối hợp giữa nhóm lập quy hoạch và nhóm làm ĐMC để có thể chia sẻ thông tin và định hướng quy hoạch.

o Cần tiến hành điều tra, khảo sát trên thực tế và tham vấn chuyên gia cũng như cộng đồng địa phương

o Lên kế hoạch làm việc nhóm nhằm trao đổi kinh nghiệm cũng như đưa ra những nhận định cho vấn đề đánh giá.

o Nhóm làm ĐMC cần có chuyên môn về các vấn đề môi trường cũng như có khả năng dự báo các diễn biến môi trường khi tiến hành các hoạt động trong dự án.

Page 95: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

Phụ lục Bảng 1: Tác động của các mục tiêu phát triển lên các vấn đề môi trường

lựa chọn Vấn để MT Mục tiêu

Tai biến MT Tài nguyên

rừng và ĐDSH

Chất thải rắn Ô nhiễm đất Ô nhiễm nước mặt

MT1 - -- -- - --- MT2 -- -- - --- MT3 + ++ - -- MT4 -- - --- MT5 - - -- MT6 - -- --- MT7 ++ +++ + MT8 - MT9 ++ + +++

MT10 +++

Bảng 2: Mức độ tác động tới các vấn đề môi trường lựa chọn của từng phương án phát triển

VĐ MT PA PT

Tai biến MT

Tài nguyên rừng và ĐDSH

Chất thải rắn Ô nhiễm đất Ô nhiễm nước

mặt

Phương án 1

Phương án 2

Phương án 3