20
1 BÁO CÁO NĂM 2004 NGÀNH HÀNG MÍA ĐƯỜNG Chuyên gia ngành hàng: Nguyn Minh Tiến Tóm tt Do giá mía trong niên v2002/03 gim mnh khiến nhiu hdân đã btrng mía dn đến din tích mía cnước đã gim trong năm 2004, đặc bit là ti các tnh min Nam khi mc gim lên ti 15-20%. Xu hướng này tiếp tc kéo dài sang niên v2004/05. Cng vào đó là nh hưởng ca hn hán các tnh min Trung - Tây Nguyên. Do vy, hin tượng tranh chp mía đã din ra không chĐồng bng sông Cu Long hay Đông Nam Bmà còn các tnh min Trung - Tây Nguyên. Giá mía nhiu nơi đã bđẩy lên mc khó có thchp nhn là 350-400 đ/kg. Trong niên v2003/04, mc dù lượng mía ép công nghip gim gn 1 triu tn nhưng do cht lượng mía tăng cao nên sn lượng đường công nghip ca 42 nhà máy đã tăng nhđạt mc 1,07 triu tn. Ln đầu tiên, tlmía/đường bình quân ca cnước đã gim xung dưới 10. Vi mc tăng trưởng 6%/năm, nhu cu đường ca cnước đã lên ti khong 1,08 triu tn/năm, va vn xp xmc sn xut. Trong khi đó, lượng đường tn kho hu như không còn, vì vy giá đường trong nước đã tăng cao ttháng 3 và nht là trong tháng 5 và 6 khi xy ra hin tượng thiếu đường cc b, giá đường RE lên ti 7.000 đ/kg trong khi đường RS mc trên 6.000 đ/kg. Nhng tháng cui năm 2004, dù giá đường trong nước có gim nhnhưng vn mc cao. Cũng trong năm 2004, Thtướng Chính phđã ban hành Quyết định s28/2004/QĐ- TTg vcác bin pháp xđối vi các nhà máy đường nhm hướng ti cphn hoá tt ccác nhà máy thuc shu Nhà nước vào năm 2005. Tuy nhiên, quá trình thc hin Quyết định 28 cho thy nhiu bt cp cvphương pháp xlý cũng như do khó khăn ni ti ca ngành được tích luli trong nhiu năm qua. Năm 2004 là năm mang đến nhiu nim vui và hy vng cho ngành mía đường Vit Nam, đặc bit là các nhà máy chế biến đường cũng như người dân trng mía. Tuy nhiên, các nhà máy chế biến đường có tn dng được nhng tín hiu tích cc trên thtrường đường trong nước và thế gii không? Có nhiu lý do cho thy không hn như vy, đã có nhng cơ hi quí báu bbqua, thi gian rt cn thiết bđánh mt. Ngành mía đường Vit Nam mà cthcác nhà máy chế biến thuc shu Nhà nước vn loay hoay tìm hướng đi lên phát trin bn vng. Sau nhiu năm hot động, mi quan hsng còn gia nhà máy và htrng mía vn chưa thc sgn bó.

BÁO CÁO NĂM 2003 - ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/news/mispa/Bao cao mia duong nam 2004.pdfGiá mía ở nhiều nơi đã bị đẩy lên mức khó có thể chấp nhận là 350-400

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÁO CÁO NĂM 2003 - ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/news/mispa/Bao cao mia duong nam 2004.pdfGiá mía ở nhiều nơi đã bị đẩy lên mức khó có thể chấp nhận là 350-400

1

BÁO CÁO NĂM 2004

NGÀNH HÀNG MÍA ĐƯỜNG

Chuyên gia ngành hàng: Nguyễn Minh Tiến

Tóm tắt

Do giá mía trong niên vụ 2002/03 giảm mạnh khiến nhiều hộ dân đã bỏ trồng mía dẫn đến diện tích mía cả nước đã giảm trong năm 2004, đặc biệt là tại các tỉnh miền Nam khi mức giảm lên tới 15-20%. Xu hướng này tiếp tục kéo dài sang niên vụ 2004/05. Cộng vào đó là ảnh hưởng của hạn hán ở các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên. Do vậy, hiện tượng tranh chấp mía đã diễn ra không chỉ ở Đồng bằng sông Cửu Long hay Đông Nam Bộ mà còn ở các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên. Giá mía ở nhiều nơi đã bị đẩy lên mức khó có thể chấp nhận là 350-400 đ/kg.

Trong niên vụ 2003/04, mặc dù lượng mía ép công nghiệp giảm gần 1 triệu tấn nhưng do chất lượng mía tăng cao nên sản lượng đường công nghiệp của 42 nhà máy đã tăng nhẹ đạt mức 1,07 triệu tấn. Lần đầu tiên, tỷ lệ mía/đường bình quân của cả nước đã giảm xuống dưới 10.

Với mức tăng trưởng 6%/năm, nhu cầu đường của cả nước đã lên tới khoảng 1,08 triệu tấn/năm, vừa vặn xấp xỉ mức sản xuất. Trong khi đó, lượng đường tồn kho hầu như không còn, vì vậy giá đường trong nước đã tăng cao từ tháng 3 và nhất là trong tháng 5 và 6 khi xảy ra hiện tượng thiếu đường cục bộ, giá đường RE lên tới 7.000 đ/kg trong khi đường RS ở mức trên 6.000 đ/kg. Những tháng cuối năm 2004, dù giá đường trong nước có giảm nhẹ nhưng vẫn ở mức cao.

Cũng trong năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 28/2004/QĐ-TTg về các biện pháp xử lý đối với các nhà máy đường nhằm hướng tới cổ phần hoá tất cả các nhà máy thuộc sở hữu Nhà nước vào năm 2005. Tuy nhiên, quá trình thực hiện Quyết định 28 cho thấy nhiều bất cập cả về phương pháp xử lý cũng như do khó khăn nội tại của ngành được tích luỹ lại trong nhiều năm qua.

Năm 2004 là năm mang đến nhiều niềm vui và hy vọng cho ngành mía đường Việt Nam, đặc biệt là các nhà máy chế biến đường cũng như người dân trồng mía. Tuy nhiên, các nhà máy chế biến đường có tận dụng được những tín hiệu tích cực trên thị trường đường trong nước và thế giới không? Có nhiều lý do cho thấy không hẳn như vậy, đã có những cơ hội quí báu bị bỏ qua, thời gian rất cần thiết bị đánh mất. Ngành mía đường Việt Nam mà cụ thể là các nhà máy chế biến thuộc sở hữu Nhà nước vẫn loay hoay tìm hướng đi lên phát triển bền vững. Sau nhiều năm hoạt động, mối quan hệ sống còn giữa nhà máy và hộ trồng mía vẫn chưa thực sự gắn bó.

Page 2: BÁO CÁO NĂM 2003 - ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/news/mispa/Bao cao mia duong nam 2004.pdfGiá mía ở nhiều nơi đã bị đẩy lên mức khó có thể chấp nhận là 350-400

2

I. Biến động sản xuất và thị trường

1. Tình hình trong nước

a. Về sản xuất

Trong niên vụ 2003/2004, diện tích mía cả nước là 305 nghìn ha (giảm 3,2%, khoảng 10 nghìn ha, so với vụ mía 2002/2003)1; diện tích vùng nguyên liệu tập trung là 258 nghìn ha, trong đó diện tích có ký hợp đồng đầu tư và bao tiêu sản phẩm là 194,8 nghìn ha (tăng 23,5% so với niên vụ trước). Năng suất mía bình quân cả nước đạt 47,5 tấn/ha. Do vậy, sản lượng mía cây chỉ đạt 14,5 triệu tấn (giảm 7,6% so với vụ 2002/2003). Trong đó, sản lượng mía giảm mạnh ở miền Nam (cả Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long) với mức giảm khoảng 15-20%, miền Bắc và Miền Trung - Tây Nguyên có mức giảm không đáng kể (khoảng từ 1-3%). Chữ đường bình quân cả nước là 10,9 CCS (tăng 10%), trong đó miền Bắc bình quân đạt khoảng 11,3 CCS, miền Trung bình quân khoảng 11,1 CCS, miền Nam bình quân khoảng 10 CCS.

Về tình hình sản xuất đường, vụ 2003/2004 lượng mía ép ở hầu hết các nhà máy đều bị giảm, tuy vậy có 7 nhà máy sản lượng mía ép tăng lên so với vụ trước. Trong tổng số 42 nhà máy hiện còn hoạt động, có 29/42 nhà máy đường đạt trên 80% công suất thiết kế, có 8 nhà máy đạt từ 50-80% công suất thiết kế; vẫn còn 5 nhà máy đường đạt dưới 50% công suất thiết kế và đây vẫn là những “gương mặt quen thuộc” trong những niên vụ vừa qua như Cam Ranh, Quảng Bình, Quảng Nam, Bình Thuận, và Trị An. Tính chung, hiệu suất tận dụng công suất thiết kế đã giảm đáng kể xuống 86% so với mức 93% của niên vụ 2002/2003.

Lượng mía ép công nghiệp tại các nhà máy chỉ đạt 10,6 triệu tấn, giảm gần 1 triệu tấn so với vụ trước. Lượng mía ép công nghiệp giảm chủ yếu ở miền Nam với mức giảm trên 800 nghìn tấn mía. So với niên vụ trước, mặc dù lượng mía đưa vào ép công nghiệp giảm khoảng 8,6% nhưng nhờ chất lượng mía vụ này tốt hơn nên sản lượng đường không giảm mà ngược lại còn tăng dù không đáng kể (10,8 nghìn tấn, hay 1%). Nhờ vậy, tổng sản lượng đường công nghiệp của cả nước là 1.069 nghìn tấn, tăng khoảng 10 nghìn tấn; trong đó đường tinh luyện RE là 300 nghìn tấn và các loại đường khác (đường trắng RS và đường thô) là 769 nghìn tấn. Cũng như niên vụ 2002/2003, trong số 42 nhà máy vẫn có hai nhà máy đạt sản lượng đường trong vụ 2003/04 trên mức 100 nghìn tấn, cụ thể là Lam Sơn (102 nghìn tấn) và Tate&Lyle (120 nghìn tấn). Hai nhà máy này đã chiếm tới trên 1/5 tổng sản lượng đường công nghiệp của cả nước.

Như vậy, có thể dễ dàng nhận thấy tỷ lệ tiêu hao mía của các nhà máy đã giảm đáng kể so với các niên vụ trước (đều ở mức xấp xỉ 11 mía/đường). Tính bình quân, mức tiêu hao mía/đường là 9,93, trong đó ở miền Bắc là 9,15, miền Trung là 9,76 và miền Nam 10,86. Đây là niên vụ đầu tiên Việt Nam đạt được mức tiêu hao mía/đường dưới 10 tính theo bình quân cả nước. Đặc biệt có hai nhà máy đạt tỷ lệ tiêu hao mía/đường dưới 9 là Công ty đường Đài 1 Tuy nhiên theo ứớc tính của Tổng cục Thống kê thì diện tích mía cả nước đã giảm mạnh xuống còn 287 nghìn ha, giảm 26,3 nghìn ha so với năm 2003. Trong khi đó, năng suất mía bình quân lại tăng nhẹ lên 55,3 tấn/ha và do vậy tổng sản lượng mía cả nước đạt 15,88 triệu tấn.

Page 3: BÁO CÁO NĂM 2003 - ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/news/mispa/Bao cao mia duong nam 2004.pdfGiá mía ở nhiều nơi đã bị đẩy lên mức khó có thể chấp nhận là 350-400

3

Loan (Thanh Hoá) và Công ty đường Tate&Lyle (Nghệ An), đây đều là các công ty liên doanh. Bên cạnh đó, đa số các nhà máy đều có hệ số an toàn thiết bị đạt trên 95% và với hiệu suất tổng thu hồi đạt trên 80%.

Trong khi đó, sản xuất đường thủ công cả nước duy trì ở mức 150 nghìn tấn (qui đường trắng). Nhờ vậy, tổng sản lượng đường cả nước duy trì ở mức 1.219 nghìn tấn, tăng không đáng kể so với niên vụ trước.

Có thể nói, niên vụ ép mía 2003/2004 diễn ra sớm hơn và do vậy cũng kết thúc sớm hơn so với các niên vụ trước. Tính đến thời điểm tháng 3/2004, trong số 42 nhà máy đường công nghiệp có 10 nhà máy dừng sản xuất do hết nguyên liệu mía là Quảng Bình, Thị xã Tuyên Quang, Sông Lam, Bình Thuận, Bình Dương, Đường thô Tây Ninh, Bourbon Tây Ninh, Tây Ninh, Trị An và Thới Bình. Trong những ngày đầu tháng 4 có thêm 4 nhà máy ở phía Nam cũng ngừng sản xuất vì hết mía. Đến cuối tháng 4, 38 trên tổng số 42 nhà máy đã chính thức đóng cửa, kết thúc vụ mía ép đầy biến động; trong khi thông thường ở các vụ ép trước đây, đa số các nhà máy còn hoạt động đến hết tháng 5, thậm chí có những nhà máy kéo dài vụ ép tới đầu tháng 6. Bước sang tháng 5 thì tất cả các nhà máy đều ngừng hoạt động vì không còn mía. Trong khi đó, các lò đường thủ công chỉ hoạt động cầm chừng trong tháng 4 và hầu như không còn hoạt động gì trong tháng 5 và tháng 6.

Bước sang niên vụ 2004-20052, theo ước tính diện tích mía cả nước sẽ tiếp tục chiều hướng suy giảm. Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì vào niên vụ mới, diện tích trồng mía cả nước sẽ chỉ đạt khoảng 300.000 ha. Như vậy, xu thế giảm diện tích trồng mía vẫn tiếp tục diễn ra dù ở mức thấp (giảm khoảng 5 nghìn ha so với niên vụ trước). Theo ước tính, năng suất mía bình quân cả nước khó có khả năng vượt qua ngưỡng 50 tấn/ha. Một số vùng có năng suất mía cao như Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có những điểm ở Hậu Giang, Cà Mau, Trà Vinh đạt năng suất bình quân đạt từ 80-100 tấn/ha. Trong khi đó, ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, năng suất mía đã giảm đáng kể do ảnh hưởng của hạn hán. Như ở Kon Tum, mùa mưa năm nay kết thúc sớm hơn cả tháng so với trung bình nhiều năm, lượng mưa lại ít nên năng suất mía đã giảm mạnh từ mức trung bình 52 tấn/ha của vài vụ gần đây xuống còn 42 tấn/ha trong vụ này. Vùng mía An Khê của Gia Lai chỉ đạt năng suất khoảng 35-37 tấn/ha, giảm tới 12-15 tấn/ha. Tại tỉnh Phú Yên, có 8.000 ha mía trên tổng số 20.000 ha bị hạn, năng suất mía giảm 10-30%, 230 ha bị mất trắng; do vậy, năng suất mía bình quân trên toàn diện tích của tỉnh bị giảm xuống chỉ đạt 40 tấn/ha, giảm hơn 3,1 tấn/ha so với vụ trước. Với tình hình về năng suất và diện tích trồng mía như vậy, sản lượng mía cả nước ước sẽ giảm so với niên vụ mía 2003-2004.

Mặc dù vậy, theo ước tính của Hiệp hội Mía đường Việt Nam thì trong niên vụ 2004-2005, các nhà máy đường vẫn có thể đạt mức sản lượng trên 1,1 triệu tấn đường công nghiệp, tăng vài chục nghìn tấn so với niên vụ 2003/04. Do các nhà máy đang phần nào nâng cao hiệu quả hoạt động, sản lượng đường cả nước trong niên vụ này (bao gồm cả 150 nghìn tấn đường thủ công) ước đạt khoảng 1,3 triệu tấn, tăng so niên vụ trước.

2 Niên vụ 2004/2004 đã bắt đầu từ cuối tháng 9 khi có 4 nhà máy đi vào hoạt động.

Page 4: BÁO CÁO NĂM 2003 - ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/news/mispa/Bao cao mia duong nam 2004.pdfGiá mía ở nhiều nơi đã bị đẩy lên mức khó có thể chấp nhận là 350-400

4

Như vậy, nhiều khả năng các nhà máy đường sẽ tiếp tục “đói” nguyên liệu như trong niên vụ vừa qua, thậm chí còn trầm trọng hơn. Tình hình nổi cộm nhất trong 3 tháng cuối năm 2004 là hiện tượng thiếu mía nguyên liệu cục bộ diễn ra ở nhiều vùng trên cả nước. Nếu như trong niên vụ 2003/2004, tình hình tranh chấp mía nguyên liệu chủ yếu xảy ra ở Đồng bằng sông Cửu Long thì bước sang niên vụ 2004/05, thiếu mía nguyên liệu cũng khá trầm trọng ở các tỉnh Đông Nam Bộ, miền Trung và Tây Nguyên cả vì lý do diện tích mía giảm lẫn do tác động của hạn khiến năng suất giảm mạnh. Theo dự báo của Hiệp hội Mía đường, các tỉnh miền Nam sẽ thiếu hụt khoảng 750 nghìn tấn mía cây. Đơn cử, trong niên vụ năm 2004-2005, tỉnh Tây Ninh chỉ trồng được 24,76 nghìn ha, giảm 17% so với niên vụ 2003-2004. Nhiều khả năng trong vụ chế biến đường này, Tây Ninh sẽ thiếu khoảng 600 nghìn tấn mía khi lượng mía nguyên liệu trong tỉnh chỉ đáp ứng được 65% chính sách của các nhà máy. Tại miền Trung-Tây Nguyên, diện tích mía giảm khoảng 4.000 ha và năng suất giảm từ 3-13 tấn/ha; trong khi đó nhu cầu mía nguyên liệu của 14 nhà máy đường trong vùng tăng 10-20%.

Do thiếu mía nguyên liệu, nên giá thu mua mía vụ 2004/2005 cao ngay từ đầu vụ và tiếp tục tăng mạnh trong tháng 12 vừa qua. Tại Đông Nam Bộ, giá mía nguyên liệu mua tại ruộng trong tháng 12 đã lên mức 280.000 đ/tấn, tăng 50.000 đ/tấn so với tháng 10. Tại Đồng bằng sông Cửu Long, các nhà máy đường đang đồng loạt vào vụ ép đã đẩy nguyên liệu mía vào tình trạng khan hiếm, nhiều nơi đã xảy ra tình trạng tranh mua, tranh bán. Giá mía ở ĐBSCL được đẩy lên mức kỷ lục 310.000 đ/tấn (tại ruộng), cộng với chi phí vận chuyển đến nhà máy, tính ra có nơi giá mía lên tới 370.000-400.000 đ/tấn. Giá mía 10 CCS tại Kon Tum cũng lên tới mức 240.000 đ/tấn tại ruộng. Giá mua mía 10 CCS tại bàn cân nhà máy của Công ty TNHH Công nghiệp KCP (Phú Yên) chính thức đưa ra áp dụng cho niên vụ sản xuất đường 2004-2005 là 270.000- 310.000 đồng/tấn tùy theo từng vùng. Ngoài ra, Công ty KCP đã quyết định thưởng 10.000 đồng/tấn cho những hộ bán mía vào đầu vụ.

Trước tình hình thiếu mía gay gắt và giá mía tăng cao hiện nay, đã có một công ty đầu tiên của Việt Nam thực hiện việc nhập khẩu mía từ Campuchia. Trong tháng 12/2004, Nhà máy đường Tây Ninh (thuộc Công ty cổ phần đường Biên Hòa) đã ký hợp đồng mua 2.500 tấn mía của Nông trường Tà Y, tỉnh Svây Riêng (Campuchia). Hơn nữa, từ vụ mía 2004-2005, Công ty CP đường Biên Hòa dự kiến sẽ đầu tư mở rộng diện tích mía tại Nông trường Tà Y, thông qua việc cung cấp giống mới, hướng dẫn kỹ thuật và cung cấp phân bón để trồng từ 1.000 – 3.000 ha.

b. Về thị trường và giá

Theo Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, mức tiêu thụ đường trong niên vụ 2003/2004 tăng 6-7% so với vụ trước. Đường công nghiệp ước tính tiêu thụ ở mức khoảng 90 nghìn tấn/tháng, tương đương với khoảng 1,08 triệu tấn/năm, trong khi đó sản lượng đường công nghiệp của cả nước vào khoảng 1,07 triệu tấn. Như vậy, về cơ bản sản xuất trong nước chỉ vừa đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ. Bên cạnh đó, vụ đường 2002/2003, tổng sản lượng đường sản xuất trong nước là 1,2 triệu tấn, đã xuất khẩu 50,6 nghìn tấn và còn lại tiêu thụ trong nước là 1,15 triệu tấn; do đó, lượng đường tồn kho từ vụ trước là không còn. Trên thực tế, vào cuối vụ 2003/04 (khoảng tháng 5 và tháng 6 năm 2004) đã xảy ra tình trạng thiếu

Page 5: BÁO CÁO NĂM 2003 - ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/news/mispa/Bao cao mia duong nam 2004.pdfGiá mía ở nhiều nơi đã bị đẩy lên mức khó có thể chấp nhận là 350-400

5

đường cục bộ dẫn đến giá đường trong nước đã tăng rất mạnh (khoảng 800-900 đ/kg trong vòng một tháng).

Bước sang niên vụ 2004/05, lượng đường thực tế tiêu thụ trong các tháng của quí III năm 2004 ở mức xấp xỉ 100 ngàn tấn/tháng. Đây cũng là thời điểm Tết Trung Thu, do vậy, lượng tiêu thụ đường công nghiệp tăng lên đáng kể so với những tháng trước đó. Sau đó, nhu cầu tiêu thụ đường giảm đôi chút trong những tháng cuối năm và dự kiến sẽ tăng trở lại mức trên 100 nghìn tấn/tháng vào thời điểm Tết Ất Dậu (đầu năm 2005). Do vậy, niên vụ 2004-2005, dự kiến nhu cầu sử dụng đường của Việt Nam sẽ vào khoảng 1,2 triệu tấn và xấp xỉ tổng lượng cung đường trong nước. Đồng thời có một thực tế là lượng đường tồn kho trong niên vụ 2003-2004 hầu như không còn do vậy nhiều khả năng thị trường trong nước sẽ tiếp tục diễn biến theo chiều hướng có lợi cho các nhà máy đường.

Trên thị trường đường trong nước, giá đường biến động rất mạnh trong quí I năm 2004. Cụ thể giá đường tương đối ổn định trong hai tháng đầu, giá đường RS ở mức 4.000-4.200 đ/kg và giá đường RE giao động ở mức 5.100 -5.200 đ/kg. Tuy nhiên, bước sang tháng 3 thì giá được tăng đột biến, thậm chí theo từng ngày. Giá đường đạt mức cao nhất vào cuối tháng 3 khi đường RE được chào bán ở mức xấp xỉ 6.000 đ/kg và giá đường RS ở mức 5.300 đ/kg. Như vậy, giá đường đã tăng xấp xỉ 1.000 đ/kg trong vòng 1 tháng. Bước sang những ngày đầu của tháng 4, giá đường có giảm đôi chút xuống còn 5.700 đ/kg đối với đường RE và 5.200 đ/kg đối với đường RS.

Về giá bán của các nhà máy, đầu vụ giá bán đường trắng tại các nhà máy thấp, từ 3.800-4.000 đ/kg đến tháng 2/2004, giá đường tăng dần. Đến tháng 5/2004, giá đường ổn định ở mức 4.800-5.000 đ/kg ở miền Bắc, 5.000-5.100 đ/kg ở miền Trung và 5.100 – 5.200 đ/kg ở miền Nam. Sau đó, giá bán đường của các nhà máy liên tục tăng trong tháng 5 và tháng 6. Biến động giá đường trong quí II có một điểm đáng lưu ý đó là giá đường tinh luyện RE tăng nhanh hơn đường trắng RS. Như vậy, thị trường trong nước trong quí II lại tiếp tục chứng kiến sự tăng giá mạnh mẽ của mặt hàng đường. Có thể dễ dàng nhận thấy sau khi đã tăng khoảng 1.000 đ/kg trong quí 1 thì giá đường trong nước lại tiếp tục tăng thêm khoảng 1.000 đ/kg trong quí II. Với mức tăng này, giá đường trong nước đã đạt đến mức xấp xỉ 7000 đ/kg đối với đường tinh luyện RE và trên 6.000 đ/kg đối với đường trắng.

Giá đường trong nước sau khi liên tục tăng trong quí II thì sau đó đã giữ vững tương đối ổn đỉnh trong tháng 7 ở mức trên 7.000 đ/kg đối với đường RE và 6.400 đ/kg đối với đường RS. Tuy nhiên từ cuối tháng 7, giá đường bắt đầu giảm đôi chút, đầu tiên đối với đường trắng RS xuống dưới mức 6.000 đ/kg, còn đường RE bắt đầu giảm liên tục từ giữa tháng 8 xuống còn khoảng 6.300-6.400 đ/kg vào cuối tháng 9. Do bắt đầu bước vào vụ thu hoạch mía, các nhà sản xuất đẩy mạnh bán hàng tồn kho để tái sản xuất nên giá các loại đường giảm liên tục từ 50-300 đ/kg. Mặc dù vậy, giá đường vẫn ở mức cao 5.800 đ/kg đối với đường RS, cao hơn khoảng 1.300-1.400 đ/kg so với cùng kỳ năm trước.

Trong Quí IV, giá bán đường tinh luyện RE dao động tương đối hẹp trong khoảng từ 6100-6500 đ/kg. Trong khi đó, giá đường trắng RS chỉ biến động trong phạm vi từ 5.200-

Page 6: BÁO CÁO NĂM 2003 - ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/news/mispa/Bao cao mia duong nam 2004.pdfGiá mía ở nhiều nơi đã bị đẩy lên mức khó có thể chấp nhận là 350-400

5.600 đ/kg. Cụ thể hơn, giá đường trong nước đã có xu hướng tăng nhẹ từ cuối tháng 9 cho đến thời điểm đầu tháng 11 do chủ yếu do hiện tượng khan hiếm đường vào thời điểm giáp hạt khi các nhà máy chưa đi vào sản xuất trong khi lượng đường tồn kho từ vụ trước ở mức thấp. Sau đó, từ đầu tháng 11 đến hết tháng 12, giá đường trong nước đã có xu hướng giảm nhẹ khi tất cả các nhà máy đường đã đi vào hoạt động và nguồn cung đường đã ổn định trở lại.

Nhìn chung, trong năm 2004 giá bán đường của các nhà máy cũng như giá trên thị trường cao hơn so với cùng kỳ năm 2003 khoảng 1 nghìn đ/kg. Giá bán của các nhà máy ở mức trên 5.000 đ/kg so với mức giá 3.800-4.000 đ/kg năm 2003; trong khi đó giá đường trắng RS luôn ở mức xấp xỉ 5.500 đ/kg trong cả năm 2004 (xem Hình 1) so với mức 4.000-4.500 đ/kg năm 2003.

Do hiện tượng khan hiếm đường cục bộ, theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, vào cuối tháng 10 đã có một số doanh nghiệp kinh doanh điều chuyển đường từ miền Nam ra miền Bắc nhưng chỉ ở mức nhỏ vài trăm tấn. Tuy nhiên, đến đầu tháng 12 khi các nhà máy ở miền Bắc đã đồng loại ép mía thì các doanh nghiệp kinh doanh đã điều chuyển khoảng 50.000 tấn đường từ miền Bắc vào miền Nam. Nhờ các hoạt động này của các doanh nghiệp kinh doanh, mức chênh lệch giá giữa hai miền đã giảm đáng kể và tránh hiện tượng “sốt giá” cục bộ như đang xảy ra đối với mía nguyên liệu.

Hình 1 - Giá đường trong nước và thế giới năm 2004

Giá đường năm 2004

RE trong nước

RS trong nước

Đường trắng London

Đường thô New York

2,000

3,000

4,000

5,000

6,000

7,000

8,000

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

đ/kg

Nguồn: Trung tâm Tin học Nông nghiệp và PTNT. Bản tin sản xuất và thị trường hàng tuần năm 2004

6

Page 7: BÁO CÁO NĂM 2003 - ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/news/mispa/Bao cao mia duong nam 2004.pdfGiá mía ở nhiều nơi đã bị đẩy lên mức khó có thể chấp nhận là 350-400

7

2. Tình hình thế giới

a. Về sản xuất và thị trường

Vào thời điểm đầu năm 2004, Tổ chức đường quốc tế (ISO) dự đoán giá đường thế giới vẫn sẽ duy trì ở mức thấp. Theo ISO, mặc dù lần đầu tiên sản lượng đường của thế giới niên vụ 2003-2004 có thể giảm xuống sau khi tăng lên tục trong 3 năm qua, nhưng đường sản xuất ra vẫn cao hơn nhu cầu, lượng đường tồn kho toàn cầu tăng. Theo ISO, nhu cầu trên thị trường trì trệ trong tháng 1/2004 do quốc gia nhập khẩu đường lớn nhất thế giới là Nga đứng ngoài vì không có lợi khi mua đường. Khả năng Trung Quốc nhập nhiều đường trong năm 2004 do tồn kho đầu vụ thấp, sản lượng giảm và tiêu thụ tăng cao vẫn là hy vọng chính của của các những xuất khẩu đường trên thế giới.

Tuy nhiên, những diễn biến trong tháng 3 cho thấy các nước sản xuất đường hàng đầu thế giới, ngoại trừ Brazil, đều giảm sản lượng đáng kể do khó khăn về mùa vụ và dự đoán lượng đường thiếu hụt của thế giới lên đến 2,7 triệu tấn, chủ yếu là do sản lượng đường giảm sút ở Ấn Độ, Thái Lan và Trung Quốc. Thời tiết thay đổi tại các vùng sản xuất đường chính ở ba nước này đã có tác động đáng kể tới sản lượng đường. Tuy nhiên, khu vực châu Mỹ vẫn trong tình trạng dự thừa cung. Đặc biệt, trong quý I năm năm 2004, Brazil đã và đang xuất khẩu đường nhiều hơn so với cùng kỳ năm ngoái.

Đúng như dự báo của nhiều chuyên gia, tổng sản lượng đường của thế giới trong niên vụ 2003/2004 đã giảm đáng kể so với niên vụ 2002/2003 sau khi liên tục trong nhiều năm. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, tổng sản lượng đường trên thế giới đã giảm gần 7 triệu tấn (khoảng 4,7%) xuống còn xấp xỉ 142 triệu tấn. Hầu hết, các nước sản xuất đường lớn trên thế giới đều chịu sự giảm sút về sản xuất đường. Đáng kể nhất là trường hợp của Ấn Độ khi sản lượng đường của nước này đã giảm tới 5,5 triệu tấn (xấp xỉ 25%) xuống còn 16,67 triệu tấn. Sản lượng đường của 15 nước thành viên EU cũng giảm tới 2,1 triệu tấn, hay 11%, xuống mức 16,5 triệu tấn. Một số nước khác cũng có sản lượng đường giảm khoảng vài trăm nghìn tấn như Trung Quốc (770 nghìn tấn), Ôxtraylia (440 nghìn tấn), Thái Lan (400 nghìn tấn), Nam Phi (380 nghìn tấn).

Ngược lại với tình hình ảm đạm của châu Á, châu Âu và phần nào là châu Mỹ, sản lượng của châu Mỹ (cả Bắc Mỹ và Nam Mỹ) đều tăng dù không đủ nhiều để bù đắp sự sụt giảm của các châu lục khác. Sản lượng đường của Hoa Kỳ tăng nhẹ với mức 530 nghìn tấn lên 8,1 triệu tấn và lần đầu tiên vượt mức 8 triệu tấn đường sau nhiều năm; Mexico cũng chứng kiến sự gia tăng khoảng gần 300 nghìn tấn. Tuy nhiên, sản lượng đường tăng nhiều nhất là ở Brazil với mức tăng 1,7 triệu tấn và đạt 25,5 triệu tấn trong niên vụ vừa qua. Nhờ sự gia tăng liên tục trong nhiều năm qua, Brazil càng khẳng định vị trí số 1 của mình về sản xuất đường trên thế giới với tỷ trọng chiếm tới 18% sản lượng của toàn thế giới và với năng lực sản xuất nhiều hơn khoảng 8,8 triệu tấn đường so với Ấn Độ, nước giữ vị trí số 2 về sản xuất đường. Sản lượng đường của Argentina cũng tăng nhẹ ở mức 270 nghìn tấn.

Nhờ những biến động về sản xuất đường trong niên vụ vừa qua, cân bằng cung cầu đường trên thế giới đã dần dần dịch chuyển theo hướng có lợi cho các những xuất khẩu

Page 8: BÁO CÁO NĂM 2003 - ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/news/mispa/Bao cao mia duong nam 2004.pdfGiá mía ở nhiều nơi đã bị đẩy lên mức khó có thể chấp nhận là 350-400

8

đường. Trong đó, Brazil có vẻ là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất với lượng đường xuất khẩu tăng lên 14,5 triệu tấn và ước tính sẽ tăng mạnh lên 16,7 triệu tấn trong niên vụ 2004/2005, chiếm từ 32-35% tổng lượng đường xuất khẩu của toàn thế giới. Tình hình xuất khẩu đường của Ấn Độ thì diễn biến hoàn toàn ngược lại khi lượng đường xuất khẩu giảm mạnh từ 1,4 triệu tấn niên vụ 2002/2003 xuống còn 400 nghìn tấn niên vụ vừa qua. Trong khi đó, khối lượng đường xuất khẩu của Ôxtraylia và Thái Lan cũng như tình hình nhập khẩu đường của Nga hầu như không có biến động gì đáng kể trong thời gian vừa qua. Tính chung cả niên vụ 2003/2004, lượng đường xuất khẩu của Thái Lan vẫn ở mức 5,1-5,2 triệu tấn, Ôxtraylia xấp xỉ 4 triệu tấn; lượng đường nhập khẩu của Nga vẫn dao động ở mức 4 triệu tấn.

Theo Tổ chức đường quốc tế (ISO), thị trường đường thế giới có thể thiếu hụt tới 5 triệu tấn trong niên vụ 2004-2005. Dự đoán, số lượng đường thế giới niên vụ tới sẽ đạt khoảng 144,2 triệu tấn, giảm khoảng nửa triệu tấn so với niên vụ trước. Về phía cầu, nếu giá định mức tăng trưởng hàng năm là 2,5% (tương đương với mức tăng trung bình trong dài hạn) thì tiêu thụ đường thế giới trong niên vụ 2004-1005 có thể đạt 149,3 triệu tấn, tăng 3,7 triệu tấn so với niên vụ vừa qua.

Tuy nhiên, mức chênh lệch giữa cùng và cầu này có thể giảm một nửa khi sản lượng đường của Brazil tăng lên. Nếu như vậy, tình hình cơ bản của thị trường đường có thể được cải thiện phần nào trong thời gian tới. Dự kiến Brazil sẽ thu hoạch được khoảng 380 triệu tấn mía trong năm nay do vụ mía được phục hồi lại từ khi có mưa nhiều. Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Brazil, với 380 triệu tấn mía thì có thể một nửa để sản xuất 1,5 tỷ lít cồn Etanol trong đó 1,1 tỷ lít Etanol để xuất khẩu, số còn lại để tiêu dùng trong nước; và một nửa lượng mía sẽ ép để sản xuất đường.

Tình hình sản xuất mía đường ở một số nước sản xuất và xuất khẩu lớn ở Châu Á như Thái Lan và Ấn Độ thì không được sáng sủa như vậy mà thậm chí lại rất ảm đảm như trường hợp của Ấn Độ. Tại Thái Lan, theo dự đoán của các chuyên gia, sản lượng mía niên vụ 2004/05 sẽ chỉ dao động từ 58-61 triệu tấn, giảm so với mức 64,5 triệu tấn niên vụ trước. Một số mía tại khu vực Đông Bắc – nơi đóng góp khoảng 40% sản lượng mía của Thái Lan, đã bị ảnh hưởng nặng của hạn hán. Mặc dù vậy cho đến nay, Ủy ban Mía đường Thái Lan (TCSB) vẫn chưa đưa ra bất kỳ dự đoán chính thức nào cho niên vụ 2004/05. Một số chuyên gia cho rằng Thái Lan chỉ có thể sản xuất được 6,3 triệu tấn đường và xuất khẩu 4,2 triệu tấn trong niên vụ này (niên vụ trước, Thái Lan sản xuất được 7,1 triệu tấn và xuất khẩu 5,2 triệu tấn).

Theo Ông Prakash Naiknavare – Giám đốc điều hành của Liên đoàn các nhà máy đường hợp tác xã bang Maharashtra thuộc Ấn Độ, sản lượng đường của nước này trong niên vụ 2004-2005 (cũng bắt đầu từ tháng 10) sẽ chỉ đạt 12,5 triệu tấn so với mức dự đoán trước đây là 14 triệu tấn do thiếu mưa và diện tích trồng mía giảm. Tháng 6 và 7 là thời điểm quan trọng cho sự ra đời của đốt mía, nhưng thời tiết lại gần như khô hạn ở Ấn Độ. Hơn nữa theo thông báo của Bộ Nông nghiệp Ấn Độ thì diện tích trồng mía năm nay đã giảm xuống còn 3,74 triệu tấn so với mức 4,62 triệu tấn của năm ngoái.

Page 9: BÁO CÁO NĂM 2003 - ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/news/mispa/Bao cao mia duong nam 2004.pdfGiá mía ở nhiều nơi đã bị đẩy lên mức khó có thể chấp nhận là 350-400

9

Theo tính toán với xu hướng sản lượng mía và đường như hiện nay, về cơ bản trong ngắn hạn Ấn Độ vẫn có đủ lượng đường để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước (ở mức xấp xỉ 18 triệu tấn) vì lượng đường tồn kho chuyển vụ của năm trước vẫn còn khoảng 8 triệu tấn. Tuy nhiên, lượng đường tồn kho vào thời điểm tháng 9/2005 chắc chắn sẽ giảm mạnh xuống còn 2 triệu tấn nếu như Ấn Độ không nhập khẩu đường. Đối với một nước tiêu thụ lớn như Ấn Độ thì lượng đường dự trữ này chỉ đủ tiêu dùng cho khoảng 40 ngày. Trước thực trạng này, nhiều khả năng Ấn Độ sẽ phải nhập khẩu trên 2 triệu tấn đường trong niên vụ 2004/05 để tránh tình trạng thiếu hút cung quá lớn vào cuối niên vụ. Trên thực tế, các nhà máy đường của Ấn Độ đã ký hợp đồng nhập khẩu 800 nghìn tấn vào cuối tháng 9.

Đối với châu Âu, theo dự đoán của F. O. Licht, sản lượng đường củ cải trong niên vụ 2004/05 sẽ giữ tương đối ổn định ở mức 26,24 triệu tấn, chỉ thấp đôi chút so với mức 26,3 triệu tấn trong niên vụ trước. Trong đó, sản lượng đường của Liên minh châu Âu (EU) dự đoán đạt 19,19 triệu tấn, giảm so với 19,63 triệu tấn trong niên vụ 2003/04. Sản lượng đường ước đóan giảm nhẹ ở hầu hết các nước thuộc khối EU ngoại trừ ở Ý được dự đoán tăng không đáng kể.

Đối với những nước châu Âu khác ngoài EU, mặc dù diện tích trồng củ cải có giảm song sản lượng đường dự đoán sẽ phục hồi, ước đạt trên 7 triệu tấn so với mức 6,7 triệu tấn trong niên vụ 2003/04. Tại Nga và Ukraina, sản lượng đường dự đoán sẽ tăng nhẹ, trong khi đó ở Thổ Nhĩ Kỳ, số lượng chỉ đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội đại sau nhiều năm liên tục dư thừa. Như vậy, nhìn chung châu Âu sẽ là một thị trường khá ổn định trong một thị trường đường thế giới bất ổn.

Phán quyết của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho rằng việc trợ giá xuất khẩu đường của Liên minh châu Âu (EU) là bất hợp pháp và vi phạm quy tắc thương mại của tổ chức này cũng mang đến tín hiệu tích cực đối với thị trường đường thế giới. Đại diện EU cũng cho biết, trước áp lực từ phía WTO, EU đã công bố kế hoạch cải tổ chính sách trợ giá đường tồn tại trong suốt 35 năm qua, giảm sản lượng đường từ giữa năm 2005. Đồng thời, EU có thể sẽ phải giảm khoảng 2 triệu tấn đường xuất khẩu trong năm tới. Tuy nhiên, kế hoạch này đã bị một số nước thành viên phản đối. Pháp, nước thành viên EU được hưởng lợi nhiều nhất từ chính sách hỗ trợ hiện hành, cho rằng kế hoạch cải tổ ngành đường sẽ làm cho hàng nghìn người mất việc làm.

b. Về thị trường và giá

Với những biến động về cung cầu trên, thị trường đường thế giới niên vụ 2003-2004 lần đầu tiên trong nhiều năm ở trong tình trạng thiếu cung, nhân tố góp phần hậu thuẫn cho giá đường thế giới. Tương tự như diễn biến trên thị trường đường trong nước, giá đường thế giới đã liên tục tăng trong tháng 3. Giá đường trắng London tăng từ mức xấp xỉ 200 USD/tấn vào đầu tháng 3 lên mức 229 USD/tấn vào cuối tháng, trong khi giá đường thô New York cũng tăng từ 6,1 US cent/pound lên mức 7 cent/pound.

Giá đường trên thế giới trong quí II vẫn duy trì ở mức 215-225 USD/tấn đối với đường trắng London (tương đương với khoảng 3.500 đ/kg). Trong khi đó, giá đường thô trên thị

Page 10: BÁO CÁO NĂM 2003 - ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/news/mispa/Bao cao mia duong nam 2004.pdfGiá mía ở nhiều nơi đã bị đẩy lên mức khó có thể chấp nhận là 350-400

trường New York cũng chỉ biến động nhẹ trong phạm vi 145-155 USD/tấn (tương đường với 2.360 đ/kg). Như vậy, có thể thấy được sau khi tăng đáng kể trong quí I năm 2004 thì giá đường thế giới đã ổn định ở mức tương đối cao.

Hình 2 – Tình hình sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu của một số nước sản xuất đường lớn trên thế giới, niên vụ 2004/2005.3

Đơn vị: triệu tấn

(5.00)

-

5.00

10.00

15.00

20.00

25.00

30.00

Brazil Ấn Độ EU TrungQuốc

Mỹ Thái Lan Mexico Ôxtrâylia Nga

Sản xuất Tiêu thụ Xuất/nhập khẩu

Trước những dự báo bất lợi về nguồn cung đường trong niên vụ 2004/05, đặc biệt là tình hình hạn hán ở một số nước sản xuất đường lớn ở châu Á (cụ thể là Ấn Độ và Thái Lan) trong tháng 6 và 7 vừa qua, giá đường trên thế giới đã tăng mạnh vào cuối tháng 6 và 7 lên mức 250 USD/tấn đối với đường tinh luyện vào đầu tháng 8 và trên 180 USD/tấn đối với đường thô vào cuối tháng 7. Tuy nhiên với những thông tin lạc quan về tình hình sản xuất mía ở Brazil khi có mưa trở lại, giá đường thế giới đã giảm nhẹ nhưng vẫn ổn định ở mức cao, khoảng 240 US$/tấn đối với đường RE và trên 170 US$/tấn đối với đường thô. Như vậy, nếu so với cùng kỳ năm ngoái thì giá đường trên thế giới đã tăng khoảng 20%.

Trong tháng 10/2004, giá đường thô và đường trắng thế giới có xu hướng tăng rõ rệt do nhu cầu tiêu thụ từ những nước như Trung Quốc, Ấn Độ tăng, trong khi nguồn cung giảm và hoạt động mua đầu cơ của các quỹ hàng hóa. Tuy nhiên, sang tháng 11 giá đường trên thế giới tương đối ổn định ở mức cao.

Sau đó, giá đường thô và đường trắng thế giới trong tháng 12 có xu hướng giảm nhẹ do hoạt động bán trục lợi trước thông tin thị trường thế giới hiện đang có đủ cung trong khi nhu cầu của Trung quốc và Nga giảm. Tuy nhiên so với tháng 11, giá đường tháng này vẫn tương đối vững. Vào giữa tháng 12, giá đường thô giảm xuống mức thấp nhất trong 5 tuần, 3 Nguồn: Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA). 11/2004. “Đường: Thương mại và thị trường thế giới.”

10

Page 11: BÁO CÁO NĂM 2003 - ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/news/mispa/Bao cao mia duong nam 2004.pdfGiá mía ở nhiều nơi đã bị đẩy lên mức khó có thể chấp nhận là 350-400

11

còn 8,64 US cent/lb và giảm nhẹ so với cùng thời điểm tháng trước là 8,69 US cent. Giá đường trắng đạt 247,6 USD/tấn, tăng nhẹ so với cách đây 1 tháng là 246,9 USD/tấn.

Nhìn chung, do nguồn cung thiếu hụt sẽ đưa giá đường thô thế giới niên vụ 2004/2005 trung bình đạt khoảng 8,5 UScent/Lb ( 186,6 USD/ tấn) và giá đường trắng thế giới có thể sẽ đứng ở mức cao, dao động khoảng 250-265 USD/tấn.

II. Giải thích và nhận định

Những diễn biễn về tình hình cung cầu đường trên thế giới trong năm 2004 là những tín hiệu rất có lợi cho những nước xuất khẩu đường trên thế giới. Lần đầu tiên sau nhiều năm, nhu cầu tiêu thụ đường trên thế giới được dự báo sẽ vượt khả năng sản xuất với lượng thâm hụt lên tới vài triệu tấn. Nguyên nhân chủ yếu là sự giảm sút năng lực sản xuất ở khu vực châu Á mà cụ thể là Ấn Độ và phần nào là Thái Lan do hạn hán đúng vào thời điểm sinh trưởng mạnh của cây mía cũng như sự thu hẹp diện tích trồng mía ở một số nơi. Ấn Độ từ nước sản xuất đường lớn nhất nhì thế giới với sản lượng lên tới 22 triệu tấn trong niên vụ 2002/2003 và lượng xuất khẩu tới vài triệu tấn đã giảm xuống còn 16,6 triệu tấn trong niên vụ vừa qua và hầu như không tham gia xuất khẩu đường, dự báo sẽ chỉ sản xuất được khoảng trên dưới 12 triệu tấn trong niên vụ tới và phải nhập khẩu tới trên 2 triệu tấn đường. Mức giảm sản lượng đường tới 10 triệu tấn trong vòng 2 niên vụ là rất lớn, tương đương khoảng 7% sản lượng đường của toàn thế giới.

Các nhà phân tích đường trên thế giới cho rằng sự thiếu hụt đường tăng lên ở các nước châu Á có thể dẫn tới nhập khẩu đường mạnh của khu vực này trong vụ 2004/05, trong đó Ấn Độ có thể là nước nhập khẩu đường chủ yếu trong năm 2005. Sản xuất đường của Thái Lan cũng bị giảm, nhu cầu đường của Trung Quốc cũng đang tăng lên và dự kiến nước này sẽ nhập khẩu khoảng 1,5 triệu tấn trong niên vụ 2004/05.

Tuy nhiên, không thể xem nhẹ vai trò cân đối của Brazil, nước sản xuất đường lớn nhất thế giới hiện nay. Với năng lực sản xuất mía lên tới 380 triệu tấn, Brazil hoàn toàn có thể bù đắp sự thiếu hụt cung do giảm sút khối lượng sản xuất ở các nước khác. Nhưng với diễn biến giá dầu như trong năm 2004 thì khả năng Brazil chuyển mía từ sản xuất cồn Etanol sang ép sản xuất đường sẽ rất hạn chế. Thực tế nhiều chuyên gia nhận định nếu giá dầu giữ vững như ở mức khoảng 40-50 US$/thùng thì có nhiều khả năng Brazil sẽ quay trở lại tỷ lệ giữa cồn/đường như những năm trước đây (trong niên vụ 2001/02 tỷ lệ này là 47/53, tức là 47% sản lượng mía dùng để sản xuất đường và 53% dùng để chế biến cồn Etanol).

Hơn nữa, tác động tích cực của khả năng thiếu hụt cung so với cầu có thể bị hạn chế, ít nhất trong nửa đầu của niên vụ 2004/05 bởi lượng đường tồn kho lớn từ những niên vụ trước (có thời điểm lên tới 40 triệu tấn). Do vậy, theo giám đốc điều hành của ISO, tại thời điểm này chưa thể đưa ra một nhận định chắc chắn nào về triển vọng thị trường đường trong niên vụ tới và dự đoán về mực độ thiếu hụt vẫn cần phải được xem xét một cách thận trọng.

Page 12: BÁO CÁO NĂM 2003 - ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/news/mispa/Bao cao mia duong nam 2004.pdfGiá mía ở nhiều nơi đã bị đẩy lên mức khó có thể chấp nhận là 350-400

12

Bên cạnh đó, một thông tin quan trọng nữa không thể không tính đến. Đó là trong tháng 7, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ra phán quyết chống lại việc áp thuế phá giá của Liên minh châu Âu (EU) đối với đường nhập khẩu. Ba nước Ôxtraylia, Brazil và Thái Lan đã đệ đơn khiếu nại lên cơ quan giải quyết tranh chấp thương mại của WTO, phản đối việc các nước EU mượn cớ chống phá giá để hỗ trợ sản xuất nhằm điều chỉnh giá đường, mở rộng sản xuất và xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Các biện pháp áp thuế cùng với hỗ trợ xuất khẩu đã giúp các nhà sản xuất đường EU hàng năm xuất khẩu tới 5 triệu tấn đường với giá rẻ vào thị trường thế giới.

WTO đã tiến hành điều tra và kết luận EU đã không tuân thủ cam kết trong vòng đàm phán Uruguay. Như vậy, họ sẽ cắt giảm những hình thức trợ cấp xuất khẩu cho hơn 1 triệu tấn đường mỗi năm. Theo điều tra của Tổ chức Oxfam, đường được trợ cấp xuất khẩu của EU đã tác động mạnh đến giá thế giới (ước tính làm giảm giá thế giới trên 23%). Theo các nhà phân tích, phán quyết vừa qua của WTO đang mở ra cơ hội mới cho các nhà xuất khẩu đường trên thế giới.

Thị trường đường quốc tế đã có ảnh hưởng đáng kể đến giá đường trong nước thời gian vừa qua mặc dù thị trường đường Việt Nam vẫn hầu như đóng cửa đối với đường nhập khẩu. Tuy nhiên, nguyên nhân cơ bản dẫn đến giá đường tăng mạnh và duy trì ở mức cao trong suốt năm 2004 là do các nhân tố tác động trên thị trường nội địa.

Như là một hệ quả tất yếu của niên vụ 2002/2003 khi giá mía vụ xuống quá thấp, nông dân ở nhiều vùng đã không tiếp tục đầu tư trồng mía, dẫn đến diện tích mía giảm đáng kể, đặc biệt là các tỉnh phía Nam khi có nơi diện tích mía giảm trên 15% trong niên vụ 2003/04. Do vậy, sự cố thiếu nguyên liệu mía xảy ra trầm trọng hơn đối với các khu vực miền Nam và miền Trung, còn khu vực miền Bắc, các nhà máy đường vẫn hoạt động tương đối bình thường. Trước việc thiếu nguyên liệu, nhiều cuộc tranh giành mía là không tránh khỏi mà điển hình là sự tranh chấp giữa Công ty cổ phần đường Bình Định và Nhà máy đường An Khê (Gia Lai). Thiếu nguyên liệu, Nhà máy đường An Khê đã đến vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần Bình Định tranh mua mía với giá 250.000 đồng/tấn (cao hơn giá sàn mà Công ty cổ phần Bình Định ký hợp đồng với người dân là 50.000 đồng/tấn). Không chịu thua, Công ty cổ phần Bình Định cũng đành phải nâng giá sàn từ 200.000 đồng/tấn lên mức 220.000 đồng/tấn. Những cuộc tranh giành mía chẳng những không giúp các nhà máy kéo dài thời gian sản xuất mà còn góp phần đẩy giá mía tăng cao. Các nhà máy đường ở miền Tây tranh mua mía và giá đã được đẩy lên tới 350.000 đồng/tấn vào những tháng cuối vụ 2003/04.

Điều đáng buồn là mặc dù giá mía trong vụ 2003/04 đã tăng đáng kể nhưng vẫn chưa đủ để thuyết phục người dân ở nhiều vùng quay trở lại trồng mía mà ngược lại diện tích mía cả nước lại tiếp tục giảm trong vụ 2004/05. Điều này cho thấy, tại một số vùng người dân đã hầu như đánh mất niềm tin đối với cây mía sau mấy vụ giá cả biến động mạnh như vừa qua. Trong khi đó, hàng loạt nhà máy đường tại miền Nam và một số tỉnh miền Trung vẫn chưa xây dựng được vùng mía nguyên liệu ổn định. Cho nên, xảy ra tình trạng thiếu mía, "sốt" mía nguyên liệu lại tiếp tục diễn ra trong những tháng đầu của niên vụ 2004/05, và có thể nói sốt mía nguyên liệu như hiện nay đã lên đến đỉnh điểm và nếu không được các nhà máy xử lý hài

Page 13: BÁO CÁO NĂM 2003 - ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/news/mispa/Bao cao mia duong nam 2004.pdfGiá mía ở nhiều nơi đã bị đẩy lên mức khó có thể chấp nhận là 350-400

13

càng làm trầm trọng thêm tình hình tài chính của các nhà máy đường. Theo lời một cán bộ lãnh đạo nhà máy đường (NMĐ), chuyện giành mua mía nguyên liệu hiện nay là "cuộc chiến" không khoan nhượng. Không ít cuộc họp "khẩn" của giới lãnh đạo các nhà máy đường trong thời gian qua được triệu tập vào những lúc "nóng", nhưng rồi mọi chuyện đâu lại vào đấy!

Giá mía lên đến trên 300đ/kg tại ĐBSCL có thể nói đã "chạm trần bước một", vì nhiều nhà máy đã bắt đầu cảm nhận được mối nguy thua lỗ4. Tại sao các nhà máy đường ở ĐBSCL lại cạnh tranh thu mua mía? Câu trả lời chính là do những bất ổn từ vùng nguyên liệu?! Đầu vụ thì "cuộc chiến" nguyên liệu diễn ra ở Hậu Giang, cuối vụ thì dồn về Sóc Trăng. Điều này cũng dễ hiểu, Hậu Giang là địa phương có diện tích mía chín sớm, còn Sóc Trăng thì muộn hơn! Áp lực kéo dài thời gian hoạt động của NMĐ/năm là nguyên nhân chính khiến nhiều NMĐ mang quân đi mua nguyên liệu ở xứ khác.

Nếu các NMĐ chỉ dựa vào vùng nguyên liệu sở tại, thì chỉ hoạt động cao lắm 2-3 tháng. Họ phải nhập cuộc bằng sự cạnh tranh thu mua từ nhiều vùng để kéo dài thời gian hoạt động, dù biết giá thành đường thành phẩm sẽ đội cao! Đó cũng là sự bất lực trong chuyện xây dựng vùng nguyên liệu thời gian qua. Địa phương nào cũng có mía nguyên liệu phục vụ cho NMĐ dù ít hay nhiều. Nhưng chuyện trồng mía rải vụ để kéo dài thời gian thu hoạch phục vụ cho NMĐ hoạt động dài hơi thì không tính đến cũng như chưa có chính sách đầu tư hợp lý cho nông dân trồng mía. Vì thế, nông dân cứ đồng loạt trồng, thu hoạch rộ vào thời gian ngắn.

Nông dân trồng mía đang khấp khởi mừng vì giá mía tại các ĐBSCL và Đông Nam Bộ lên đến 300.000 đồng/tấn trong những tháng cuối năm 2004, thời điểm tháng 9. Tuy nhiên, giá mía tăng lại gây khó cho những nhà sản xuất đường. Nếu giá mía tăng thêm 100 đ/tấn thì giá đường bình quân cũng tăng ít nhất 1.100 đ/kg. Một số nhà máy đường đang hoạt động cầm chừng, bởi giá mía nguyên liệu tăng cao, nguồn nguyên liệu cũng đang bị thiếu hụt nghiêm trọng, máy chạy không hết công suất. Thêm vào đó là chi phí vật tư, như xăng, dầu cũng đang ở mức cao, lãi vay ngân hàng đang đến hạn... Ông Nguyễn Nguyên Minh, phụ trách kinh doanh Công ty cổ phần đường Biên Hoà cũng cho hay, với giá mía đường như hiện nay, công ty chỉ đủ trả lương cho công nhân, chứ không có lời.

Trước những biến động của tình hình cung cấp mía nguyên liệu và viễn cảnh nguồn cung đường giảm đáng kể, giá đường trong nước đã tăng liên tục trong sáu tháng đầu năm và sau đó giữ vững ở mức cao trong sáu tháng cuối năm 2004. Đối mặt với thực trạng này, để bình ổn giá thị trường, Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã gửi kiến nghị đến Cục quản lý thị trường để thắt chặt việc quản lý đối với các đại lý, tránh hiện tượng đầu cơ, găm hàng để đẩy giá lên cao. Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã có cuộc gặp gỡ 42 doanh nghiệp để cùng nhau bàn lại các biện pháp nhằm đảm bảo ổn định thị trường từ nay cho đến hết vụ, đồng thời giải đáp các thắc mắc của các doanh nghiệp xoay quanh các vấn đề về vốn, sản lượng mía... Các đại biểu dự họp đã thống nhất các giải pháp: Tất cả các nhà máy sản xuất phải cam kết đảm bảo lượng đường cung cấp ra thị trường đủ đáp ứng nhu cầu; duy trì giá bán đến tay người

4 Nguồn: Báo Sài gòn Giải phóng. 01/11/2004.

Page 14: BÁO CÁO NĂM 2003 - ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/news/mispa/Bao cao mia duong nam 2004.pdfGiá mía ở nhiều nơi đã bị đẩy lên mức khó có thể chấp nhận là 350-400

14

dân ở mức 4.900-5.200 đồng/kg trong vụ 2003/04 để tránh thiệt thòi cho khách hàng. Giải pháp này vừa có tác dụng ngăn ngừa đường nhập lậu vừa không để xảy ra tình trạng các đại lý “găm hàng” để ép giá. Tuy nhiên, những động thái này của Hiệp hội Mía đường Việt Nam cũng không hạ nhiệt được cho cơn sốt giá đường khi mà giá đường lại tiếp tục tăng lên trong tháng 5 và tháng 6.

Diễn biến giá đường trong nước liên tục tăng trong sáu tháng đầu năm 2004 đã buộc Chính phủ phải chính thức can thiệp khi ủy quyền cho Bộ Thương mại căn cứ vào tình hình sản xuất đường để quyết định cho phép nhập khẩu một lượng đường nhất định, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong những tháng sắp tới; đồng thời giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn làm việc với ngành mía đường, chỉ đạo doanh nghiệp trong nước bán đường ra thị trường để góp phần bình ổn giá.

Trong hoàn cảnh đó, Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã nhanh chóng tiến hành khảo sát các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội và “phát hiện” vẫn còn khoảng 450.000 tấn đường dự trữ trong kho của các doanh nghiệp vào thời điểm tháng 7, đó là chưa kể đến hàng chục nghìn tấn đường đang cất giữ tại các đại lý lớn trên toàn quốc. Lượng đường này đủ cung cấp đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước cho hết tháng 10, thời điểm khi các nhà máy chế biến đường ở ĐBSCL bắt đầu bước vào vụ sản xuất mới. Với những thông tin này, Hiệp hội đã có văn bản chính thức đề nghị Bộ Thương mại không cho phép nhập khẩu đường.

Nhiều chuyên gia đều thống nhất nhận định đường sốt giá trong tháng 5 và 6 là do hiện tượng đầu cơ găm hàng để nâng giá bán. Như vậy, có thể thấy được chỉ vài tháng trước đây khi giá đường liên tục leo thang thì các doanh nghiệp trong ngành mía đường đều khẳng định đó là do nguyên nhân mất cân bằng cung cầu trong nước và không có hiện tượng “găm hàng” để đẩy giá. Nhưng đến khi Chính phủ cân nhắc cho phép nhập khẩu đường để ổn định giá đường trong nước thì ngay tức thì các doanh nghiệp báo cáo vẫn còn đường trong kho đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước cho đến niên vụ mới. Dù trong bất kỳ trường hợp nào, hoặc có hiện tượng đầu cơ hoặc doanh nghiệp khai khống số đường còn tồn trong kho, người tiêu dùng vẫn là người phải gánh chịu thiệt hại khi phải mua đường với giá quá cao.

Thông thường như các năm trước, khi giá đường trong nước tăng cao sẽ tạo ra sức hút đối với hàng nhập lậu, nhất là từ biên giới Tây Nam và điều này như là một “chiếc van an toàn tự nhiên” để khống chế giá đường trong nước không lên quá cao. Tuy nhiên, lượng đường Thái Lan được nhập lậu qua biên giới Tây Nam vào Việt Nam trong năm 2004 là rất nhỏ, vì Thái Lan cũng giảm sản lượng nên không có nhiều đường bán qua Việt Nam. Hơn nữa, giá đường thế giới ở mức cao và liên tục gia tăng trong cả năm 2004 khiến cho việc nhập lậu đường vào Việt Nam cũng không thực sự "hấp dẫn" như những năm trước đây. Đơn cử vào thời điểm cuối tháng 3 giá đường Thái Lan ở Phnom Penh (Campuchia) là 290 USD/tấn, cộng các chi phí, tính ra thấp hơn giá đường trong nước khoảng 200 đồng/kg.

Với mức giá trong năm, những nhà máy chế biến đường có hiệu quả như Lam Sơn, Việt Đài, Tate & Lyle, Hiệp Hòa, Bình Định… có lãi thậm chí lãi rất lớn trong niên vụ

Page 15: BÁO CÁO NĂM 2003 - ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/news/mispa/Bao cao mia duong nam 2004.pdfGiá mía ở nhiều nơi đã bị đẩy lên mức khó có thể chấp nhận là 350-400

15

2003/2004. Ngay cả nhà máy đường KCP sau nhiều năm thua lỗ đã lần đầu tiên có lãi trong niên vụ 2003/04.

Nhưng với mức giá đường như hiện nay, người tiêu dùng và các nhà sản xuất sử dụng nguyên liệu đường đã chịu mức tăng từ 800 - 1.000 đồng/kg so với năm ngoái. Vào những tháng cuối năm 2004, giá đường đang ở mức cao, nhưng nhu cầu sản xuất hàng Tết vẫn tăng. Hầu hết, các công ty dùng đường làm nguyên liệu chính đều có cùng quan điểm: Nếu không tăng giá bán thành phẩm thì cách duy nhất để cứu vãn tình thế này là làm bánh kẹo bớt ngọt. Ông Hoàng Thọ Vinh, Giám đốc công ty bánh kẹo Bibica cho biết, giá đường công ty mua vào để sản xuất đã tăng hơn 25% so năm ngoái. Chi phí cho nguyên vật liệu đều tăng mạnh trong thời gian qua, buộc chúng tôi phải tăng giá bán để giảm lỗ. Dự kiến những mặt hàng của Bibica sẽ tăng khoảng 10% trong dịp Tết. Chủ một cơ sở sản xuất bánh ngọt có tiếng ở Hà Nội cho biết: "Để bán được với giá cạnh tranh và không mất thị phần trên thị trường không thể tăng giá được nữa, vì cách đây bốn tháng hầu hết không chỉ tôi mà các mặt hàng bánh kẹo đã phải tăng giá bán lên 10%. Giải pháp tạm thời nếu đường tiếp tục tăng giá là làm bánh, kẹo bớt ngọt. Vì thực tế, người tiêu dùng cũng đang có xu thế sợ... đường".5

III. Kết luận

Một tín hiệu thuận lợi cho các nhà máy chế biến đường Việt Nam là trong tháng 3 Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 28/2004/QĐ-TTg về các biện pháp xử lý đối với các nhà máy đường. Theo đó, duy nhất chỉ có nhà máy đường của Công ty Đường rượu bia Việt Trì phải dừng sản xuất. Bên cạnh đó, 9 nhà máy thuộc sở hữu của các doanh nghiệp cổ phần hoặc có vốn đầu tư nước ngoài, gồm Lam Sơn, La Ngà, Bình Định, Nghệ An Tate and Lyle, VN - Đài Loan, Nagarjuna Long An, KCP VN, Bourbon Tây Ninh, Bourbon Gia Lai, được xóa khoản thuế giá trị gia tăng từ các năm 2001-2003 còn nợ nhưng số tiền xóa không vượt quá số lỗ phát sinh đến 31/12/2003. Công ty cổ phần có vay để xây nhà máy hoặc doanh nghiệp nhà nước vay để góp vốn vào liên doanh thì được chuyển sang áp dụng lãi suất tín dụng đầu tư phát triển.

Trong khi, 32 nhà máy thuộc sở hữu của 2 Tổng Công ty Mía đường và các địa phương sẽ được cổ phần hóa, bán hoặc khoán. Các nhà máy này sẽ được áp dụng lãi suất tín dụng đầu tư phát triển cho các khoản nợ vay của Quĩ hỗ trợ phát triển, các ngân hàng thương mại tính đến 31/12/2003, xóa nợ lãi tiền vay tính đến 31/12/2003 đối với các khoản vay trong nước, phí bảo lãnh và tái bảo lãnh; xóa khoản thuế giá trị gia tăng phải nộp ngân sách phát sinh từ 2001-2003; cấp bù chênh lệch tỉ giá ngoại tệ nhập khẩu thiết bị đến 31/12/2003.

Như vậy, một lần nữa các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp mía đường, kể cả các doanh nghiệp làm ăn yếu kém, lại được “cứu vớt” cho đến khi hoặc vươn lên hẳn hoặc đi đến xóa xổ vào thời điểm 2005, hay lâu hơn nữa?

5 Nguồn: Báo Gia đình Xã hội. 30/11/2004.

Page 16: BÁO CÁO NĂM 2003 - ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/news/mispa/Bao cao mia duong nam 2004.pdfGiá mía ở nhiều nơi đã bị đẩy lên mức khó có thể chấp nhận là 350-400

16

Thực tế cho thấy quá trình sắp xết lại các nhà máy đường ở Việt Nam diễn ra hết sức khó khăn và sẽ mất nhiều thời gian. Theo Quyết định 28 thì các nhà máy đường thuộc Nhóm 2 sẽ được sắp xếp theo các hướng: cổ phần hóa, bán, khoán, cho thuê. Hiện nay, Chính phủ đang tiến hành kiểm toán đợt 1 đối với một số nhà máy đường thuộc nhóm 2 để nhằm xác định lại giá trị hiện tại của các nhà máy. Tuy nhiên, những kết quả đánh giá sơ bộ ban đầu cho thấy giá trị của phần lớn các nhà máy được đánh giá sau khi trừ đi số nợ lũy kế, có tính đến việc áp dụng các biện pháp xử lý tài chính theo Quyết định 28 thì vẫn sẽ là con số âm. Điều này đồng nghĩa với việc giá trị ròng được xác định của nhà máy là giá trị âm và trong trường hợp như vậy thì không thể cổ phần hóa được. Do vậy, một số các địa phương cũng đang tìm cách xử lý theo hướng bán hoặc cho thuê, ví dụ như Kiên Giang là địa phương đầu tiên có nhà máy đường đưa ra phương án bán.

Có thể nhận thấy, mặc dù Chính phủ đã ban hành Quyết định 28/2004/QĐ-TTg về các giải pháp xử lý đối với ngành mía đường Việt Nam, nhưng vẫn còn rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết để lành mạnh hóa tình hình tài chính của các nhà máy. Chính phủ đã bổ sung Quyết định 28, trong đó buộc phải tiến hành kiểm toán các nhà máy đường quốc doanh trước khi tiến hành xử lý tài chính và cổ phần hóa vì qua kiểm toán sẽ thấy được toàn bộ bức tranh của ngành mía đường và hiệu quả thật của từng nhà máy cũng như các sai phạm trong quá trình xây dựng cơ bản, tránh tình trạng lợi dụng xử lý tài chính và cổ phần hóa để “quét xuống lỗ”. Nhưng đây cũng là một khó khăn cho các nhà máy đường. Nhiều chuyên gia trong ngành cho rằng kiểm toán nhà nước làm nhanh thì phải cũng phải đến năm 2006 mới xong!

Lối ra cho ngành đường là cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước. Muốn cổ phần hóa và ngân hàng tiếp tục cho vay thì phải xử lý tài chính. Mà muốn xử lý tài chính phải chờ kiểm toán. Chờ kiểm toán mới xử lý tài chính chẳng khác nào cho các nhà máy đường kém hiệu quả thêm thời gian để lún sâu vào lỗ. Lỗ càng lớn thì càng khó cổ phần hóa, càng khó có điều kiện để vươn lên phát triển bền vững và cạnh tranh lành mạnh. Căn bệnh của ngành mía đường đã rõ. Hướng xử lý cũng đã được xác định là phải cắt bỏ lỗ và chuyển đổi hình thức sở hữu.

Với mức giá đường như hiện nay trên thị trường thế giới và thị trường trong nước thì nhiều nhà máy đường của Việt Nam hoàn toàn đủ sức cạnh tranh, tồn tại và có lãi. Tuy nhiên, vấn đề vướng mắc cơ bản hiện nay là ở chỗ các nhà máy phải chịu số nợ lũy kế quá lớn khiến cho giá thành sản xuất của các nhà máy tính đến lãi phải trả bị đội lên quá lớn đến mức phi lý. Số nợ lũy kế quá lớn cũng là vật cản cơ bản cho quá trình sắp xếp lại các nhà máy theo Quyết định 28. Trước thực trạng này, phải chăng Chính phủ nên có những biện pháp quyết liệt hơn nữa, giả dụ như gánh chịu hết phần nợ lũy kế của các nhà máy để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cổ phần hóa cũng như bán lại các nhà máy đường?

Để bình ổn giá đường trong nước và bảo vệ lợi ích người tiêu dùng và ngành sản xuất mía đường trong nước, cần thiết phải thực hiện các giải pháp sau:

Đối với doanh nghiệp: Đẩy nhanh tốc độ cổ phần hoá đối với các nhà máy mía đường, chuyển đổi hình thức sở hữu để các doanh nghiệp phát huy tính tự chủ trong sản xuất

Page 17: BÁO CÁO NĂM 2003 - ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/news/mispa/Bao cao mia duong nam 2004.pdfGiá mía ở nhiều nơi đã bị đẩy lên mức khó có thể chấp nhận là 350-400

17

kinh doanh. Đối với những nhà máy hoạt động kém hiệu quả thì sáp nhập, giải thể hoặc phá sản, xử lý tài chính.

Những nhà máy đường hoạt động hiệu quả cần quy hoạch vùng trồng mía tập trung, đầu tư loại giống mới năng suất và chữ đường cao. Để có thể ổn định được vùng mía nguyên liệu của mình, các nhà máy cần phải đẩy mạnh hơn nữa đầu tư vào các vùng trồng mía, ký hợp đồng và cam kết tiêu thụ lâu dài với người dân trồng mía. Đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho nhà máy hoạt động, phải được từ 80-90% công suất, thực hiện việc ký hợp đồng mua mía với nông dân theo Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ, tránh tình trạng tranh mua, tranh bán mía nguyên liệu giữa các nhà máy.

Chúng ta phải làm tốt công tác dự báo giá cả mía đường trong và ngoài nước. Hiệp hội Mía Đường Việt Nam cần tính toán chặt chẽ cân đối cung, cầu về sản xuất và tiêu dùng đường theo từng vùng, từng thời điểm cụ thể; trên cơ sở đó, cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp chủ động trong việc sản xuất và xuất, nhập khẩu đường. Bên cạnh đó, Bộ thương mại và các cơ quan hữu quan của Chính phủ cần theo dõi sát sao diễn biến trên thị trường đường trong nước để có những biện pháp xử lý kịp thời khi xảy ra hiện tượng sốt giá. /.

Page 18: BÁO CÁO NĂM 2003 - ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/news/mispa/Bao cao mia duong nam 2004.pdfGiá mía ở nhiều nơi đã bị đẩy lên mức khó có thể chấp nhận là 350-400

18

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Nông nghiệp Mỹ, website: http://www.usda.gov/ và http://www.fas.usda.gov/.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 5/2004. Báo cáo Tổng kết Vụ sản xuất mía đường 2003-2004 và triển khai thực hiện Quyết định 28/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

3. Thời báo Kinh tế Việt Nam. 2004.

4. Tổ chức đường quốc tế (ISO), website: : http://www.sugaronline.com/

5. Trung tâm Tin học Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (ICARD). Các bản tin sản xuất và thị trường hàng tuần năm 2004. website: http://www.agroviet.gov.vn/

Page 19: BÁO CÁO NĂM 2003 - ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/news/mispa/Bao cao mia duong nam 2004.pdfGiá mía ở nhiều nơi đã bị đẩy lên mức khó có thể chấp nhận là 350-400

19

Phụ lục 1 - TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA CÁC NHÀ MÁY ĐƯỜNG VỤ 2003-2004

TT Công ty Công suất

thiết kế (TMN)

Sản lượng mía

(nghìn tấn)

Sản lượng đường

(nghìn tấn)

Hệ số tận dụng CSTK

(%)

Tỷ lệ tiêu hao(mía/đường)

CẢ NƯỚC 82.350 10.610.519 1.069.527 85,9% 9,9 Miền Bắc 26.850 3.746.577 409.231 93,0% 9,2

1Tuyên Quang 700 90.000 9.000 85,7% 10,0 2Sơn Dương 1.000 168.170 17.703 112,1% 9,5 3Cao Bằng 700 95.000 9.300 90,5% 10,2 4Sơn La 1.000 137.500 14.500 91,7% 9,5 5Hoà Bình 700 123.000 11.700 117,1% 10,5 6Lam Sơn 6.000 920.000 102.000 102,2% 9,0 7Đài Loan (T. Hoá) 6.000 573.000 66.000 63,7% 8,7 8Nông Cống 1.500 230.000 25.543 102,2% 9,0 9Tate&Lyle (N. An) 6.000 1.050.000 120.000 116,7% 8,8

10Sông Lam 500 63.271 5.752 84,4% 11,0 11Sông Con 1.250 200.000 20.500 106,7% 9,8 12Quảng Bình 1.500 96.636 7.233 42,9% 13,4 Miền Trung-TN 24.350 2.712.781 278.019 74,3% 9,8 13Quảng Nam 1.000 20.000 1.235 13,3% 16,2 14Quảng Ngãi 2.500 300.000 30.000 80,0% 10,0 15Nam Quảng Ngãi 1.500 160.000 16.000 71,1% 10,0 16Bình Định 1.500 230.000 24.000 102,2% 9,6 17Tuy Hoà 1.250 152.000 15.000 81,1% 10,1 18KCP 2.500 300.000 30.000 80,0% 10,0 19Ninh Hoà 1.250 140.000 15.540 74,7% 9,0 20Cam Ranh 6.000 445.000 48.950 49,4% 9,1 21An Khê 2.000 234.000 25.500 78,0% 9,2 22Bourbon-Gia Lai 1.000 200.000 20.000 133,3% 10,0 23Kon Tum 1.000 153.000 16.000 102,0% 9,6 24Đăk Nông 1.000 125.027 12.136 83,4% 10,3 25333 Đăk Lăk 500 100.000 10.500 133,3% 9,5 26Phan Rang 350 80.000 7.500 152,4% 10,7 27Bình Thuận 1.000 73.754 5.658 49,2% 13,0 Miền Nam 31.150 4.151.161 382.277 88,8% 10,9 28Trị An 1.000 53.544 4.460 35,7% 12,0 29La Ngà 2.000 298.872 27.874 99,6% 10,7 30Bình Dương 2.000 203.000 17.091 67,7% 11,9 31Nước Trong 900 129.000 11.726 95,6% 11,0 32Thô Tây Ninh 2.500 321.694 32.035 85,8% 10,0 33Bourbon-Tây Ninh 8.000 735.160 73.288 61,3% 10,0

Page 20: BÁO CÁO NĂM 2003 - ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/news/mispa/Bao cao mia duong nam 2004.pdfGiá mía ở nhiều nơi đã bị đẩy lên mức khó có thể chấp nhận là 350-400

20

34Hiệp Hoà 2.000 297.210 26.522 99,1% 11,2 35Nagarjuna 3.500 800.000 71.000 152,4% 11,3 36Bến Tre 1.500 200.000 15.440 88,9% 13,0 37Trà Vinh 1.500 235.000 23.333 104,4% 10,1 38Phụng Hiệp 1.250 240.000 21.600 128,0% 11,1 39Vị Thanh 1.500 243.000 22.000 108,0% 11,0 40Sóc Trăng 1.500 195.000 21.000 86,7% 9,3 41Kiên Giang 1.000 115.681 8.614 77,1% 13,4 42Thới Bình 1.000 84.000 6.294 56,0% 13,3