164
Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI THEO VÙNG VÀ XÃ TRỌNG ĐIỂM ĐẾN NĂM 2020 TỈNH VĨNH PHÚC 1

BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI THEO VÙNG VÀ XÃ TRỌNG ĐIỂM ĐẾN NĂM 2020

TỈNH VĨNH PHÚC

Năm 2014

1

Page 2: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

ĐẶT VẤN ĐỀI. SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP QUY HOẠCH:

Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng có tổng diện tích đất tự nhiên 123,75 ngàn ha. Trong đó: đất sản xuất nông nghiệp 50,01 ngàn ha; đất lâm nghiệp 32,43 ngàn ha; đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng 41,74 ngàn ha. Điều kiện tự nhiên của Vĩnh Phúc không những thuận lợi cho việc phát triển trồng trọt mà còn có thế mạnh để phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Sau khi tái lập tỉnh vào năm 1997, Vĩnh Phúc là một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng GDP trung bình năm cao nhất cả nước, thời kỳ 1998-2000 đạt 18,12%. Giai đoạn 2001-2005 tăng trưởng GDP đạt 15,02%, giai đoạn 2006 - 2010 đạt 15,4%. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng luôn đạt mức cao trong số các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc, gấp 2 lần so với trung bình của cả nước.

Đến nay, tuy tỷ trọng GDP khu vực nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 13,5% trong toàn ngành kinh tế của tỉnh nhưng đóng vai trò vô cùng quan trọng (trong việc cung cấp lương thực, thực phẩm; nguyên liệu cho công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu). Riêng ngành chăn nuôi của Vĩnh Phúc không ngừng phát triển và đóng góp ngày càng cao hơn vào giá trị GDP của ngành nông nghiệp, nếu năm 2001 tỷ trọng ngành chăn nuôi mới chỉ chiếm 26,26% thì đến năm 2013 tăng lên 52,31%, số lượng vật nuôi, nhất là lợn, gia cầm đều tăng khá, đã góp phần đáng kể, đáp ứng nhu cầu thực phẩm thịt, trứng cho nhân dân trong tỉnh và các địa phương khác trong vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Thủ đô, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội.

Với lợi thế về điều kiện đất đai, địa hình có cả đồng bằng, trung du, đồi núi thấp, Vĩnh Phúc có tiềm năng lớn để phát triển chăn nuôi tập trung, trang trại. Năm 2013, tổng đàn trâu bò trên địa bàn tỉnh có 116.912 con, đàn lợn 498.552 con, đàn gia cầm 9.106 ngàn con. Đã hình thành những trang trại chăn nuôi chuyên canh bò sữa, lợn hướng nạc, gia cầm, thuỷ cầm…với qui mô khá lớn; phương thức nuôi công nghiệp và bán công nghiệp đang dần từng bước thay thế phương thức chăn nuôi truyền thống, vừa giải quyết việc làm, tăng thu nhập, vừa tích cực chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp. Đến nay, toàn tỉnh có hàng trăm trang trại chăn nuôi lợn với quy mô trung bình từ 50 - 100 con, có những trang trại nuôi lợn nái lên đến 600 con, trang trại nuôi lợn thịt hàng nghìn con (huyện Tam Dương). Có hàng trăm hộ chăn nuôi bò sữa theo hướng trang trại ở ngoài khu dân cư, tập trung ở xã Vĩnh Thịnh huyện Vĩnh Tường. Trên địa bàn tỉnh hiện có trên 1443 trang trại gà với quy mô từ vài ngàn đến vài chục ngàn con, tập trung ở các huyện Tam Dương, Lập Thạch, Tam Đảo. Hiệu quả chăn nuôi theo hình thức này bước đầu đạt khá, đã tạo được khối lượng hàng hoá, hiện đang được hộ nông dân quan tâm đầu tư mở rộng sản xuất gắn với áp dụng kỹ thuật - công nghệ tiên tiến như chuồng lồng, làm mát, xây dựng hệ thống Biogas vừa tạo khí đốt, vừa làm sạch môi trường.

2

Page 3: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

Tuy nhiên, chăn nuôi của tỉnh Vĩnh Phúc nhìn trên bình diện chung vẫn chủ yếu ở nông hộ, một số vùng chăn nuôi như gà (Tam Dương, Tam Đảo), bò sữa (Vĩnh Tường),… phát triển nhưng mang tính tự phát, chưa có quy hoạch nên chưa tạo ra được khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn. Từ đó chưa phát huy được việc vận dụng các cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư của nhà nước cho phát triển chăn nuôi, khó khăn áp dụng đồng bộ các giải pháp để tạo ra chuỗi liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ; xử lý môi trường và đảm bảo an toàn thực phẩm.

Nước ta đã là thành viên chính thức của WTO với việc sẽ triển khai thực hiện hàng loạt các cam kết, trong đó có cam kết bỏ trợ cấp xuất khẩu nông sản và không áp dụng hạn ngạch thuế suất. Đây vừa là thách thức vừa là cơ hội đối với sản xuất nông nghiệp nói chung, đối với ngành chăn nuôi nói riêng. Trong nông nghiệp, sẽ thực hiện những cam kết trong các lĩnh vực kiểm dịch động thực vật (SPS), đầu tư, dịch vụ; tiếp tục ký các Hiệp định bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y với các nước nhập khẩu nông sản Việt Nam. Những nhân tố này đòi hỏi các nhà sản xuất và quản lý phải tạo ra được những sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh cao. Muốn vậy, ngoài yếu tố về con giống, kỹ thuật cần điều chỉnh lại cơ cấu đối tượng nuôi, lựa chọn vật nuôi có thế mạnh, đáp ứng với nhu cầu thị trường, gắn với lợi thế sản xuất từng vùng sinh thái trên cơ sở xác định các định hướng chính sách làm điểm tựa chắc chắn cho chăn nuôi phát triển bền vững.

Chính vì vậy, trong nông nghiệp nói chung, ngành chăn nuôi nói riêng của tỉnh Vĩnh Phúc cần phải tổ chức, sắp xếp lại theo hướng sản xuất hàng hoá, tập trung, quy mô lớn, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, phù hợp với kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Đây là những vấn đề đặt ra và cần thiết phải xây dựng “Quy hoạch chi tiết phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc”. II. CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH

1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, BCH Trung ương Đảng, Chính phủ- Pháp lệnh thú y số 18/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/04/2004- Pháp lệnh giống vật nuôi số 16/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/03/2004;- Luật số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010 Luật an toàn thực

phẩm;- Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý

thức ăn chăn nuôi;- Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 8 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ

về khuyến nông;- Nghị định số 08/2011/NĐ-CP ngày 25/01/2011 của Chính phủ quy định

xử phạt vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi;- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính

sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn;- Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 của Chính phủ về chính

sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;- Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính

phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020.

3

Page 4: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

- Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng chính phủ Phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020.

- Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 26/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý giết mổ gia súc, gia cầm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Quyết định số 113/ QĐ- TTg ngày 20/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ Về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020.

- Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

2. Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn - Quyết định số 1579/QĐ-BNN-KHCN ngày 26/5/2008 của Bộ Nông

nghiệp và PTNT ban hành quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi bò sữa an toàn.

- Quyết định số 1504/QĐ-BNN-KHCN ngày 15/5/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gia cầm an toàn.

- Quyết định số 1947/QĐ-BNN-CN ngày 23/8/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn trong nông hộ.

- Quyết định số 1948/QĐ-BNN-CN ngày 23/8/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gà an toàn trong nông hộ.

- Quyết định số 07/2005/QĐ-BNN ngày 31 tháng 01 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về về quản lý và sử dụng lợn đực giống;

- Quyết định số 87/2005/QĐ-BNN ngày 26 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành quy trình kiểm soát giết mổ động vật.

- Quyết định số 66/2008/QĐ – BNN ngày 26/3/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành quy định vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.

- Quyết định số 1683/QĐ-BNN-CN ngày 19 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt Quy hoạch hệ thống sản xuất giống một số vật nuôi chính đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

- Quyết định số 3399/QĐ-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Công Thương Phê duyệt Quy hoạch phát triển Ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025;

- Thông tư số 43/2011/TT-BNNPTNT ngày 07/6/2011 của Bộ nông nghiệp & phát triển nông thôn ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi: (QCVN 01 - 43: 2011/BNNPTNT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm, kiểm định bò giống hướng sữa; QCVN 01 - 44: 2011/BNNPTNT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm, kiểm định bò

4

Page 5: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

giống hướng thịt; QCVN 01 - 45: 2011/BNNPTNT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm, kiểm định vịt giống; QCVN 01 - 46: 2011/BNNPTNT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm, kiểm định gà giống).

- Thông tư số 04/2010/TT-BNNPTNT ngày 15/01/2010 của Bộ nông nghiệp & phát triển nông thôn ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về điều kiện trại chăn nuôi lợn, trại chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học (QCVN 01 - 14: 2010/BNNPTNT, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia điều kiện trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học và QCVN 01 - 15: 2010/BNNPTNT, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia điều kiện trại chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học).

- Thông tư số 22/2009/TT-BNN ngày 28/04/2009 của Bộ nông nghiệp & phát triển nông thôn ban hành hướng dẫn yêu cầu về giống vật nuôi, kiểm dịch vận chuyển giống vật nuôi đảm bảo an toàn dịch bệnh phát triển chăn nuôi.

- Thông tư số 60/2010/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 10 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ lợn;

- Thông tư số 61/2010/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ gia cầm;

- Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 3 năm 2011 quy định việc kiểm tra đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thuỷ sản; Thông tư số 53/2011/TT-BNNPTNT ngày 02/08/2011 sửa đổi Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản;

- Thông tư liên tịch số 11/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày 01/03/2012 của liên Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Tài Chính, Kế hoạch & Đầu tư về Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chi cho Đề án phát triển giống cây nông nghiệp, lâm nghiệp, giống vật nuôi và thuỷ sản đến năm 2020;

3. Tỉnh Vĩnh Phúc - Quyết định số 588/QĐ-UBND ngày 03/3/2011 của Ủy ban nhân dân

tỉnh về phê duyệt quy hoạch tổng thể nông, lâm, nghiệp, thủy sản Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 19/2011/QĐ-UBND ngày 20/4/2011 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2020.

- Nghị quyết số 52/2012/NQ-HĐND ngày 19/7/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về Cơ chế đầu tư, hỗ trợ phát triển giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012- 2015.

- Quyết định số 38/2012/QĐ-UBND ngày 25/10/2012 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về Ban hành Quy định thực hiện cơ chế đầu tư, hỗ trợ phát triển giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012- 2015.

5

Page 6: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

- Nghị quyết số 88/2013/NQ-HĐND ngày 16/7/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về phát triển chăn nuôi tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013- 2020.

- Quyết định số 24/2013/QĐ – UBND ngày 10/10/2013 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc Ban hành thực hiện, đầu tư hỗ trợ phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013 – 2020.III. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI QUY HOẠCH

1. Mục tiêu tổng quát - Khuyến khích, hỗ trợ đầu tư phát triển chăn nuôi có quy mô vừa và lớn theo

hướng trang trại – công nghiệp, bán công nghiệp; chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm. - Từng bước áp dụng công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, hiệu

quả và chất lượng sản phẩm. - Hỗ trợ nâng cao hiệu quả, khả năng kiểm soát dịch bệnh, xử lý ô nhiễm

môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo duy trì tăng trưởng bền vững của chăn nuôi hàng năm.

- Phát triển chăn nuôi theo hướng tăng số lượng đầu con hợp lý, ưu tiên phát triển những con có tiềm năng tạo ra sản phẩm hàng hóa chủ lực của chăn nuôi trên địa bàn tỉnh là lợn, gà, bò sữa, bò thịt.

2. Mục tiêu cụ thể- Đánh giá thực trạng và phân tích những thuận lợi khó khăn đối với việc

phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.- Xác định các đối tượng vật nuôi chủ yếu, tạo ngành hàng chủ lực để quy

hoạch các vùng và xã chăn nuôi trọng điểm đến năm 2020 theo hướng sản xuất hàng hóa, bảo đảm tốt các yêu cầu về quản lý dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường; phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, vùng ĐBSH và cả nước.

- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp có tính khả thi, xây dựng lộ trình, bước đi phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh để nâng cao hơn nữa giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.

3. Đối tượng, phạm vi của quy hoạch- Những vật nuôi có thế mạnh phát triển theo vùng và xã trọng điểm gồm:+ Chăn nuôi lợn.+ Chăn nuôi gà thịt, gà đẻ trứng.+ Chăn nuôi bò sữa.- Phạm vi quy hoạch là các huyện trong tỉnh Vĩnh Phúc. Thành phố Vĩnh

Yên và thị xã Phúc Yên không thuộc phạm vi quy hoạch này.- Phương thức chăn nuôi tại vùng và xã trọng điểm là: chăn nuôi trang trại,

gia trại; chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp. Riêng chăn nuôi tận dụng, phân tán nhỏ lẻ không thuộc đối tượng quy hoạch này.IV PHƯƠNG PHÁP VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Phương pháp:- Điều tra - khảo sát tại hộ, trang trại chăn nuôi và các doanh nghiệp sản

xuất kinh doanh liên quan đến chăn nuôi.- Phân tích thống kê theo hệ thống.- Phân tích kinh tế các mô hình sản xuất - kinh doanh chăn nuôi.

6

Page 7: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

- Phương pháp bản đồ trên cơ sở số hóa các thông tin dữ liệu.- Phương pháp dự báo theo xu hướng thị trường,… - Phương pháp chuyên gia và hội thảo.2. Thời gian thực hiệnDự kiến thời gian khoảng 6 tháng

Phần thứ nhất ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI THEO VÙNG VÀ XÃ

TRỌNG ĐIỂM

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN1. Vị trí địa lý Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, phía Bắc giáp

các tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, phía Tây giáp Phú Thọ, phía Đông và phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội. Tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính gồm: Thành phố Vĩnh Yên, Thị xã Phúc Yên, các huyện Lập Thạch, Sông Lô, Tam Đảo, Tam Dương, Bình Xuyên, Yên Lạc và Vĩnh Tường với diện tích tự nhiên 123,75 ngàn ha, dân số (đến ngày 31/12/2013) là 1029,4 ngàn người.

Tỉnh lỵ của tỉnh là Thành phố Vĩnh Yên, cách trung tâm Hà Nội 50 km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 25 km.

Vĩnh Phúc nằm trên quốc lộ số 2, có đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai đi qua và tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai, là cầu nối giữa vùng trung du miền núi phía Bắc với thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đường quốc lộ 5 thông với cảng biển Hải Phòng và trục đường 18 thông với cảng biển nước sâu Cái Lân. Vĩnh Phúc có vị trí quan trọng đối với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đặc biệt đối với thủ đô Hà Nội. Kinh tế Vĩnh Phúc phát triển góp phần cùng thủ đô Hà Nội thúc đẩy tiến trình đô thị hóa, phát triển công nghiệp, giải quyết việc làm, giảm sức ép về đất đai, dân số, các nhu cầu xã hội, du lịch, dịch vụ của Thủ đô Hà Nội.

Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước trong những năm qua đã tạo cho Vĩnh Phúc trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc. Đồng thời, sự phát triển các tuyến hành lang giao thông quốc tế đã đưa Vĩnh Phúc xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những thành phố lớn của các quốc gia thuộc hành lang kinh tế Côn Minh – Hà Nội - Hải Phòng, Quốc lộ 2 Hà Nội – Lào Cai – Trung Quốc, hành lang đường 18 và trong tương lai là đường vành đai 4 thành phố Hà Nội.

Vị trí địa lý đã mang lại cho tỉnh Vĩnh Phúc nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội.

Hiện tại Vĩnh Phúc nằm trong 3 vùng quy hoạch: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng Đồng bằng sông Hồng và Vùng Thủ đô. Ngày 26/10/2011 Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định 1883/QĐ - TTg về việc phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn 2050.

7

Page 8: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

Như vậy, trong tương lai Vĩnh Phúc sẽ trở thành trung tâm kinh tế lớn của Vùng Thủ đô.

Hệ thống hạ tầng giao thông đối ngoại đã và đang được đầu tư hiện đại là những tuyến chính gắn kết quan hệ toàn diện của Vĩnh Phúc với các tỉnh khác trong cả nước và quốc tế.

2. Địa hình, địa mạo địa chất2.1 Địa hình, địa mạo Vĩnh Phúc có 3 loại địa hình: Địa hình miền núi, Địa hình vùng đồi và

Địa hình vùng đồng bằng.a. Địa hình miền núi: Theo nguồn gốc hình thành và độ cao, địa hình

miền núi chia làm 3 loại:- Địa hình núi cao: Trong đó dãy núi Tam Đảo thuộc địa phận Vĩnh Phúc

bắt đầu từ xã Đạo Trù qua Đại Đình, TT Tam Đảo, Minh Quang (H. Tam Đảo) đến xã Trung Mỹ (H. Bình Xuyên), Ngọc Thanh (TX Phúc Yên) với chiều dài trên 30 km, theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, với nhiều đỉnh cao trên 1000 m.

- Địa hình núi thấp: với diện tích hàng chục km2, đại diện cho loại địa hình này là núi Sáng thuộc 2 xã Đồng Quế và Lãng Công (H. Sông Lô)

- Địa hình núi sót: Đây là một trục của nếp lồi khu vực có hướng Tây Bắc – Đông Nam nằm trên một trục, trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên và huyện Bình Xuyên.

b. Địa hình vùng đồi: với độ cao từ 20 - 200 m, với các dạng : - Đồi xâm thực bóc mòn: do quá trình phân cắt và bào mòn của nước trên

mặt đất ở những vùng núi cấu trúc được nâng yếu.- Đồi tích tụ: được hình thành do quá trình tích tụ và xâm thực, phân bố ở

các cửa suối lớn dưới chân núi Tam Đảo thuộc các xã Đạo Trù, Tam Quan, Hợp Châu, Minh Quang (H. Tam Đảo), Trung Mỹ (H. Bình Xuyên)

- Đồi tích tụ bóc mòn: tạo thành từ đồi tích tụ nhưng bị bóc mòn. Dạng đồi này phổ biến ở ven sông Lô, đồi có dạng bát úp hoặc kéo dài, cấu tạo bởi các đá cát kết, sỏi kết…

c. Địa hình đồng bằng: chiếm 40% diện tích toàn tỉnh, có bề mặt tương đối bằng phẳng, căn cứ vào độ cao tuyệt đối, điều kiện tạo thành có thể chia đồng bằng Vĩnh Phúc thành 3 loại:

- Đồng bằng châu thổ: là đồng bằng tích tụ liên quan đến quá trình lắng đọng trầm tích tại các cửa sông lớn. Đồng bằng châu thổ Vĩnh Phúc phát triển từ sự bồi tụ của các sông Lô, sông Hồng, sông Phó Đáy và các sông suối ngắn từ dãy Tam Đảo. Đại diện cho loại địa hình này là đồng bằng các xã thuộc các huyện Vĩnh Tường và Yên Lạc như Bồi Sao, Lũng Hòa, Đại Đồng, Vũ Di, Tuân Chính, Tam Phúc, Phú Đa… (H. Vĩnh Tường); Yên Đồng, Yên Phương, Trung Kiên, Đại Tự, Liên Châu (H. Yên Lạc).

- Đồng bằng trước núi: được kiến tạo do sự phá hủy lâu dài của vùng núi, do sự bóc mòn, xâm thực của nước mặt. So với đồng bằng châu thổ, đồng bằng trước núi kém màu mỡ hơn. Đại diện cho loại địa hình này là vùng đất bằng thuộc các xã Hợp Châu (H. Tam Đảo), TT Gia Khánh, Thiện Kế, Bá Hiến (H. Bình Xuyên).

8

Page 9: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

- Các thung lũng, bãi bồi sông: là các dạng địa hình âm, chiều dài gấp nhiều lần chiều rộng, được hình thành chủ yếu do tác động xâm thực của dòng chảy. Đại diện cho loại địa hình này là những vùng đất bằng thuộc các xã Tam Quan, Hồ Sơn (H. Tam Đảo), Trung Mỹ (H. Bình Xuyên).

2.2 Địa chấtMặc dù với diện tích lãnh thổ không lớn nhưng cấu trúc địa tầng của Vĩnh

Phúc khá phức tạp, có nhiều nguồn gốc khác nhau. Tính phong phú của các giới địa tầng quyết định rất lớn chất lượng đất và sự có mặt của các loại khoáng sản khác nhau. Tuy nhiên điều này cung có nghĩa là quy mô diện tích các loại đất cũng như trữ lượng các loại khoáng sản ở mức hạn chế.

3. Khí hậuKhí hậu của tỉnh Vĩnh Phúc chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5

đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Theo số liệu của Tổng cục khí hậu thuỷ văn, lượng mưa trung bình năm của tỉnh từ 1500 - 1700mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Nhiệt độ trung bình chênh lệch giữa tháng nóng nhất (33,1oC - tháng 7) với tháng lạnh nhất (19,6oC - tháng 1) là 13,5oC. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1270 giờ (H. Tam Đảo) đến 1700 giờ (TP Vĩnh Yên). Tổng tích ôn hàng năm từ 6500oC - 8650oC, thời kỳ lạnh (nhiệt độ trung bình tháng dưới 18oC) chỉ trong 3 tháng 12, 1 và 2.

Vùng núi Tam Đảo có kiểu khí hậu quanh năm mát mẻ (nhiệt độ trung bình 18oC) cùng phong cảnh núi rừng xanh quanh năm, phù hợp cho phát triển các hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng.

Mặc dù với lượng mưa khá lớn, trung bình từ 1500-1700mm/năm, nhưng do phân bố không đều vào các tháng trong năm, mưa tập trung khoảng 85% vào các tháng mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10). Vào mùa khô, đặc biệt là tháng 12, lượng mưa trong tháng chỉ chiếm 1% lượng mưa cả năm.

Nhìn chung, điều kiện khí hậu của Vĩnh Phúc khá thuận lợi về mọi mặt cho phát triển nông, lâm nghiệp, đây là cơ sở cho sự đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm nông nghiệp, phát huy lợi thế so sánh của các yếu tố sinh thái của tỉnh. Tuy vậy vào mùa mưa với lượng nước tập trung lớn, mực nước các sông trong vùng dâng cao gây lũ nội đồng, ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp các huyện dọc sông các Cà Lồ, sông Phan.

4. Tài nguyên nước phục vụ chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp4.1 Tài nguyên nước mặtTrên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều con sông chảy qua, song chế độ

thuỷ văn phụ thuộc vào 2 con sông chính là sông Hồng và sông Lô. Sông Hồng chảy qua Vĩnh Phúc với chiều dài khoảng 50km, mang theo lượng phù sa màu mỡ cho đất đai, song vào mùa lũ nước từ thượng nguồn đổ về cùng với lượng mưa tập trung vào các tháng mùa mưa (tháng 5 đến tháng 10) gây ra ngập lụt ở các vùng ven sông thuộc các huyện Vĩnh Tường và Yên Lạc.

Sông Lô chảy qua tỉnh Vĩnh Phúc với chiều dài khoảng 35km, lòng sông hẹp, nhiều thác ghềnh nên thủy chế của Sông Lô vào mùa lũ rất thất thường.

9

Page 10: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

Các hệ thống sông nhỏ khác như sông Phan, sông Phó Đáy, sông Cà Lồ có mức tác động thuỷ văn rất nhỏ so với các Hồng và Sông Lô, nhưng chúng có ý nghĩa quan trọng về mặt thuỷ lợi, cấp nước sản xuất cho địa bàn tỉnh. Hệ thống các sông này kết hợp với các tuyến kênh Liễn Sơn, Bến Tre…cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và tiêu úng về mùa mưa.

Trên địa bàn tỉnh còn có hệ thống các hồ chứa với dung tích hàng triệu m3

(Đại Lải, Thanh Lanh, Làng Hà, Đầm Vạc, Xạ Hương, Vân Trục,…) tạo nên nguồn dự trữ nước mặt phong phú đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động kinh tế và dân sinh.

4.2 Tài nguyên nước ngầmTrên địa bàn tỉnh nguồn này có trữ lượng không lớn, đạt khoảng 1 triệu

m3/ngày đêm.Hiện nay, nguồn nước này đang được khai thác ở thành phố Vĩnh Yên và

thị xã Phúc Yên với công suất 28.000m3/ngày đêm phục vụ cho nhu cầu dân sinh nhưng đòi hỏi phải xử lý khá tốn kém. Tại một số vùng nông thôn, nhân dân khai thác nước ngầm từ các giếng khoan nhỏ (với tổng lưu lượng khoảng 15.000m3/ngày đêm) nhưng chất lượng hạn chế.

Với các nguồn nước trên địa bàn tỉnh khá phong phú song phân bố không đều theo không gian và thời gian, do vậy vào mùa khô vẫn có nơi, có thời điểm bị thiếu nước đặc biệt ở các huyện vùng núi và trung du như Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Bình Xuyên.

Để khai thác hiệu quả các nguồn nước cho phát triển kinh tế và dân sinh, cần quan tâm xây dựng các công trình điều tiết nước mặt và khai thác hợp lý nguồn nước ngầm.

5. Tài nguyên đấtKết quả điều tra phân loại trên bản đồ tỷ lệ 1/50.000 của Viện Quy hoạch

và Thiết kế Nông nghiệp, đất đai của Vĩnh Phúc bao gồm 7 nhóm đất với 14 loại đất như sau:

Nhóm đất có diện tích lớn nhất là nhóm đất đỏ vàng, chiếm 37,10% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, tiếp theo là nhóm đất phù sa với 32638 ha chiếm 26,50%; nhóm đất bạc màu với 21927 ha, chiếm 17,80%. Các nhóm đất còn lại chỉ chiếm 5,40% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

Đất đai của Vĩnh Phúc khá đa dạng về chủng loại, dù hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất ở mức nghèo đến trung bình, nhưng đất có thành phần cơ giới nhẹ là chủ yếu nên thuận lợi cho canh tác nhiều loại cây trồng khác nhau như: cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, cây rau hoa, cây dược liệu, cây ăn quả, cây lâm nghiệp. Nhóm đất đồi núi đa phần có tầng mỏng, nhiều đá lẫn ít thuận lợi cho canh tác nông nghiệp.

6. Tài nguyên sinh vật6.1 Tập đoàn cây trồng nông nghiệp

10

Page 11: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

Theo kết quả điều tra, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có một tập đoàn cây trồng khá phong phú có nguồn gốc từ nhiệt đới đến á nhiệt đới và ôn đới.

Các cây trồng nhiệt đới gồm: lúa, ngô, đậu tương, chuối, na…Các cây trồng á nhiệt đới như: chè, cam, quít, bưởi. Các cây trồng ôn đới gồm: khoai tây, rau bắp cải, su su, cây dược liệu…

6.2 Tài nguyên rừngVĩnh Phúc có khoảng 32,4 nghìn ha đất lâm nghiệp, trong đó rừng sản

xuất là 10,4 ngàn ha, rừng phòng hộ là 6,6 ngàn ha, rừng đặc dụng là 15,4 ngàn ha. Tài nguyên rừng đáng kể nhất của tỉnh là Vườn quốc gia Tam Đảo với trên 15 ngàn ha, là nơi bảo tồn nguồn gen động thực vật (với trên 620 loại cây thảo mộc, 165 loài chim thú) trong đó có nhiều loại quý hiếm được ghi vào sách đỏ như cầy mực, sóc bay, vượn. Rừng Vĩnh Phúc ngoài việc bảo tồn nguồn gen động thực vật còn có vai trò điều hoà nguồn nước, khí hậu và phục vụ cho phát triển các dịch vụ tham quan du lịch. Chính vì vậy việc khôi phục vốn rừng đã mất, trồng thêm và tái tạo rừng là một trong những nhiệm vụ cần được quan tâm trong quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, đặc biệt trong việc duy trì, bảo vệ môi trường sinh thái.

6.3 Tài nguyên thuỷ sảnKết quả điều tra của ngành thuỷ sản tại các khu hệ đầm, hồ, sông trên địa

bàn tỉnh phát hiện thấy hàng trăm loại cá (trong đó có hơn một chục loại cá nuôi) thuộc 62 giống, 17 họ, 6 bộ. Trong đó bộ cá chép có số lượng loài nhiều nhất (58 loài), bộ cá vược (16 loài), bộ cá nheo (12 loài) …

7. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Vĩnh Phúc Theo kết quả kiểm kê đất đai các năm 2008 đến năm 2013, đất đai của

tỉnh được sử dụng như sau: - Đất nông nghiệp: diện tích đất nông nghiệp năm 2013 của tỉnh là 86,929

ngàn ha, chiếm 70,24% diện tích tự nhiên (DTTN); trong đó đất sản xuất nông nghiệp có 50,01 ngàn ha.

- Đất phi nông nghiệp năm 2013 là 35183 ha, chiếm 28,43 % DTTN.- Đất chưa sử dụng năm 2013 là 2920 ha, chiếm 2,35 % DTTN.- Diện tích đất trồng cỏ: có quy mô diện tích phân tán, theo số liệu điều

tra tháng 7/2013, toàn tỉnh hiện có 200 ha đất trồng cỏ. Diện tích này hầu hết phân bố ở các huyện phát triển chăn nuôi bò sữa như Vĩnh Tường, Yên Lạc, Lập Thạch và Tam Đảo.

Tóm lại, tiềm năng đất nông nghiệp phục vụ cho chăn nuôi trên địa bàn tỉnh còn lớn.

II ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI1. Điều kiện kinh tế

11

Page 12: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

Kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2008 - 2013 (Thời điểm theo nghị quyết số 15/2008/QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh tỉnh có liên quan, trong đó toàn bộ diện tích huyện Mê Linh được sáp nhập về thành phố Hà Nội nên diện tích của tỉnh giảm từ 1372,44 km2 xuống còn 1238,62 km2) tăng trưởng khá cao, bình quân đạt 11,10%/năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng khu vực I (Khu vực nông lâm nghiệp, thủy sản) từ 9,71% năm 2008 xuống còn 5,77%/ năm 2013, tăng tỷ trọng khu vực II và III (Khu vực công nghiệp và xây dựng, Dịch vụ) từ 90,29% năm 2008 lên 94,23% năm 2013, vừa tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển, vừa gây áp lực đòi hỏi ngành chăn nuôi phải nhanh chóng đổi mới phương thức và kỹ thuật nuôi dưỡng phù hợp với sự phát triển chung của ngành kinh tế

Bảng 1: Cơ cấu giá trị sản xuất theo giá hiện hành các khu vực kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 – 2013

Đơn vị tính : Giá trị: tỷ đồng; Cơ cấu: %

TT Hạng mục

2008 2009 2010 2011 2012 2013

Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Giá trị cơ cấu

I Tổng(1)+(2)+(3) 68,885.00 100.00 76,424.00 100.00 103,546.10 100.00 147,212.60 100.00 157,582.50 100.00 182,407.53 100.00

1Nông, lâm nghiệp và thủy sản 6,690.70 9.71 6,101.50 7.98 7,847.20 7.58 10,780.70 7.32 10,370.10 6.58 10,522.85 5.77

  - Nông nghiệp 6,340.30 9.20 5,703.50 7.46 7,380.90 7.13 9,979.90 6.78 9,444.00 5.99 9,563.36 5.24

  - Lâm nghiệp 64.40 0.09 57.90 0.08 65.70 0.06 62.60 0.04 62.00 0.04 64.42 0.04

  - Thủy sản 286.00 0.42 340.10 0.45 400.60 0.39 738.20 0.50 864.10 0.55 895.07 0.49

2Công nghiệp và xây dựng 55,597.70 80.71 62,135.70 81.30 84,918.70 82.01 121,643.50 82.63 128,011.20 81.23 150,876.73 82.71

  - Công nghiệp 53,107.40 77.10 55,104.60 72.10 81,155.90 78.38 115,435.30 78.41 121,169.40 76.89    

  - Xây dựng 2,490.30 3.62 7,031.10 9.20 3,762.90 3.63 6,208.20 4.22 6,841.80 4.34    

3 Dịch vụ 6,596.60 9.58 8,186.80 10.71 10,780.20 10.41 14,788.40 10.05 19,201.20 12.18 21,007.95 11.52

Nguồn Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc

Bảng 2: Giá trị sản xuất theo giá so sánh 2010 phân theo khu vực kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008- 2013

Đơn vị tính : tỷ đồng

I Hạng mục 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tăng BQ( %/ năm)

2013/2008

1 Tổng số 91365.1 101612.8 119853.2 136056.6 139242.3 152002.3 10.72

  Nông, lâm nghiệp và thủy sản 7275.3 7348.7 8218.9 8386.1 8210.3 8751.552 3.76

  - Nông nghiệp 6774.5 6802 7617.5 7743.6 7569.6 8084.66 3.60

  - Lâm nghiệp 56.7 53.9 50.8 51.3 51.5 54.111 -0.93

  - Thủy sản 444.1 492.8 550.6 591.2 589.2 612.781 6.65

12

Page 13: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

2 Công nghiệp và xây dựng 75848.5 84881.9 100486.5 115247.6 116311.4 128642.7 11.14

  - Công nghiệp 72729.3 81270.2 96645.9 109822.3 110695.1 122299.7 10.95

  - Xây dựng 3119.2 3611.7 3840.6 5425.4 5616.3 6343 15.25

3 Dịch vụ 8241.3 9382.2 11147.8 12422.9 14720.6 14608 12.13

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc

1.1 Nông, lâm nghiệp và thủy sản (khu vực I)Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh Vĩnh Phúc (theo

giá so sánh năm 2010) tăng khá trong giai đoạn 2008- 2013 Bảng 3: Một số chỉ tiêu sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản chủ yếu của tỉnh

Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 – 2013

STT Chỉ tiêuĐơn vị

tính Năm 2008

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012 Năm 2013

Tăng BQ( %/ năm)

2013/2008

1 Diện tích trồng cây hàng năm 1000 ha 100.915 100.718 98.301 92.775 96.05 -0.98

2 Diện tích cây lâu năm 1000 ha 8.5 8.3 8.3 8.579    

3 Sản lượng sản phẩm chủ yếu              

-Sản lượng cây lương thực có hạt 1000 tấn 376.1 388.7 405.5 355.6 373.71 -0.13

4Sản lượng thịt hơi các loại các loại Tấn            

- Thit trâu Tấn 1171 1601 1864 1908 2,000.00 11.30

 - Thit bò Tấn 3830 4684 5475 6020 5,800.00 8.65

 - Thit lợn Tấn 52966 63742 64134 65008 67,200.00 4.88

 - Thịt gia cầm Tấn 18021 20035 20826 22183 24,100.00 5.99

 - Trứng 1000 quả 165373 221647 307469 333732 372,830.00 17.65

 - Sữa tươi 1000 lit 2017 3395 3616 5189 7,470.00 29.93

 - Mật ong 1000 lit 66.2 73.2 74 71.5    

 - Kén tằm Tấn 376 157 245 265    

5 Sản lượng thủy sản các loại Tấn 13267 16427 17845 17934 18,510.00 6.89

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc

Đáng chú ý là diện tích trồng cây hàng năm và cây lâu năm, sản lượng cây lương thực có hạt giảm trong giai đoạn 2008-2013, nhưng sản lượng thịt hơi các loại, sản lượng thủy sản đều tăng trong giai đoạn trên, có vai trò đóng góp quan trọng vào tăng trưởng của nông nghiệp.

1.2 Công nghiệp – xây dựng (khu vực II)Công nghiệp – xây dựng của tỉnh tăng trưởng nhanh và khá ổn định, bình

quân giai đoạn 2008-2010 đạt 15,1%/năm và giai đoạn 2008-2013 đạt 11,14%/năm. GDP công nghiệp – xây dựng (theo giá hiện hành) năm 2013 đạt 150.876 tỉ đồng, gấp 2,71 lần giá trị năm 2008 và chiếm 82,71% tổng GDP nền kinh tế. Các ngành công nghiệp chủ lực là sản xuất phương tiện vận tải, sản xuất

13

Page 14: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

động cơ, sản xuất các sản phẩm may mặc, sản xuất các sản phẩm từ các khoáng phi kim loại.

1.3 Thương mại - dịch vụ (khu vực III)Ngành thương mại - dịch vụ của tỉnh tăng khá nhanh: 16,30%/năm giai

đoạn 2008-2010; 12,13%/năm giai đoạn 2008 – 2013. GDP theo giá hiện hành năm 2013 đạt 21.007 tỉ đồng, gấp 3,18 lần GDP của năm 2008, chiếm 11,52% GDP nền kinh tế. Các hoạt động thương mại – dịch vụ tuy phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu đầu vào và đầu ra cho ngành chăn nuôi và chế biến thực phẩm, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế như: hệ thống cung ứng và thu mua còn qua nhiều cấp trung gian, giá cả không ổn định, đầu vào luôn có xu thế tăng và đầu ra có xu thế giảm.

2. Đặc điểm xã hội2.1 Dân số và lao độnga) Về dân sốDân số trung bình của tỉnh tăng từ 993,8 ngàn người năm 2008 lên

1.029,4 ngàn người năm 2013, bình quân tăng khoảng 0,67%/năm. Mật độ dân số tăng từ 807 người/km2 năm 2008 lên 831 người/km2 năm 2013, tăng 24 người/km2.

Dân số nông thôn của tỉnh năm 2008 là 770,9 ngàn người (chiếm 77,57% tổng dân số) và thành thị là 222,9 ngàn người (chiếm 22,43%).Năm 2013, tỷ lệ dân số nông thôn là 76,31%, dân số thành thị là 23,69%.

Như vậy, xét cả về quy mô và mật độ dân số của tỉnh trong 5 năm qua (sau thời điểm theo nghị quyết số 15/2008/QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh tỉnh có liên quan) tăng không cao, cơ cấu dân số vẫn chủ yếu sống ở nông thôn.

b) Về lao độngLao động trong độ tuổi đang làm việc trong nền kinh tế của tỉnh có xu

hướng tăng từ 575,5 ngàn người năm 2008 lên 675 ngàn người năm 2013, bình quân hàng năm giai đoạn 2008- 2013 tăng gần 20 ngàn lao động/ năm. Trong cơ cấu lao động của tỉnh, vẫn chưa có sự chuyển dịch đáng kể từ năm 2008 đến năm 2013, tỉ trọng lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 80,18% năm 2008 xuống còn 50,12% năm 2013, nên vấn đề giải quyết việc làm, thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động trong nội bộ lực lượng lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản (trên 300 ngàn người) và trong khu vực nông thôn để tăng thu nhập là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

2.2. Đặc điểm phân bố dân cư và phát triển đô thịa) Đặc điểm phân bố dân cưĐịa bàn phát triển chăn nuôi chủ yếu là các huyện, tuy có mật độ dân số

còn thấp (775 người/km2 so với mật độ dân số bình quân của hai đô thị là thành

14

Page 15: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

phố Vĩnh Yên và Thị xã Phúc Yên là 1126 người/km2). Điều này tạo điều kiện thuận lợi đến việc tổ chức lại sản xuất ngành chăn nuôi, nhất là việc hình thành các vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung.

b) Đặc điểm phát triển đô thịHiện nay, hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh gồm thành phố Vĩnh Yên và

thị xã Phúc Yên với tổng dân số 192 nghìn người, tổng diện tích tự nhiên 170,93 km2, mật độ dân số bình quân 1126 người/km2. Ngoài ra, đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh còn hình thành các khu dân cư và đô thị mới, các khu công nghiệp và thương mại dịch vụ, làm cho địa bàn chăn nuôi thu hẹp lại, gây áp lực lớn và đòi hỏi ngành chăn nuôi phải sớm tổ chức lại theo hướng sản xuất tập trung ngay từ bây giờ.

3. Đặc điểm hệ thống kết cấu hạ tầng3.1. Mạng lưới giao thônga) Giao thông đối ngoại+) Đường bộ* Hệ thống đường quốc lộ:Tổng chiều dài các quốc lộ chạy qua địa bàn tỉnh là 105,3 km, đạt từ cấp

đường phố chính, đường cấp I đồng bằng đến cấp V miền núi, cơ bản đã được nhựa hóa, trong đó chất lượng chất lượng mặt đường loại tốt và khá có 48 km, chiếm 45,6%, trung bình có 45 km, chiếm 42,7%; thậm chí vẫn còn 12,25 km mặt đường loại xấu là đoạn cuối đường QL2C.

Hiện tại chỉ có 2 quốc lộ đối ngoại là QL2 và QL2C có chiều dài 84,75 km với cấp đường đạt từ đường đô thị, đường cấp I đến cấp IV, cụ thể như sau:

- QL2: Từ Hà Giang qua Tuyên Quang chạy dọc theo chiều dài của tỉnh, phía nam QL2 thông với QL 18 nối từ sân bay Nội Bài đến cảng nước sâu Cái Lân (Quảng Ninh), phía Bắc QL2 qua cửa khẩu Thanh Thủy (Hà Giang) sang Trung Quốc, rất thuận lợi cho việc thúc đẩy hợp tác kinh tế và giao lưu văn hóa giữa hai nước.

- QL2C: Nối từ QL32 đến Lăng Quán (Tuyên Quang) có tổng chiều dài 147,25 km, phần chạy qua tỉnh Vĩnh Phúc có chiều dài 45,75 km.

- Đường QL2 mới (đường xuyên Á): chạy từ Nội Bài – Lào Cai đang thi công, nối Vĩnh Phúc với Trung Quốc và các các nước trong khu vực ASEAN.

* Hệ thống đường tỉnh :Tỉnh Vĩnh Phúc có 18 tuyến đường, được phân bố khắp các huyện của

tỉnh, nhưng chỉ có 5 tuyến nối thông với ngoại tỉnh có chiều dài 93,5 km với các loại đường từ cấp II đến cấp V miền núi, cụ thể:

- ĐT301: có chiều dài 27 km từ xã Phúc Thắng (TX Phúc Yên) đi đèo Nhe nối thông với huyện Phổ Yên (T. Thái Nguyên).

- ĐT306: có chiều dài 29 km từ Vân Hội đi Đức Bác qua phà sang tỉnh Phú Thọ.

- ĐT 307: dài 30,5 km từ Thái Hòa đi Quang Yên sang tỉnh Tuyên Quang.- ĐT 307B dài 4,5 km từ Nhạo Sơn đi Như Thụy qua phà Then sang tỉnh

Phú Thọ.

15

Page 16: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

- ĐT308: dài 2,5 km từ TX Phúc Yên đi huyện Mê Linh (Hà Nội).+) Đường sắt:Hiện tại, Vĩnh Phúc có 1 đường sắt đơn khổ 1m chạy qua, với chiều dài

35 km của tuyến Hà Nôi – Lào Cai – Vân Nam (Trung Quốc) là điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hành khách và hàng hóa đường dài.

+) Đường thủy Vĩnh Phúc có 4 con sông chảy qua là sông Hồng, sông Lô, sông Cà Lồ và sông Phó Đáy; sông Hồng và sông Lô là 2 con sông lớn, thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa và hành khách đến một số tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng và một số tỉnh phía Bắc, các sông Cà Lồ và sông Phó Đáy là những con sông nhỏ chỉ khai thác giao thông vận tải vào mùa mưa.

+) Đường hàng khôngDù Vĩnh Phúc không có sân bay,nhưng nằm liền kề với cảng hàng không

Nội Bài, do vậy việc vận chuyển, đi lại tới các nơi trong nước và thế giới rất thuận lợi.

b) Giao thông đối nội.+) Đường quốc lộ Có QL2B (bắt đầu từ km33 của QL2 - thị trấn Tam Đảo): với chiều dài 25

km với các cấp đường từ đường đô thị chính đến đường cấp V miền núi.+) Đường tỉnh lộHệ thống đường tỉnh của Vĩnh Phúc gồm 18 tuyến đường có tổng chiều

dài 297,55 km. Về chất lượng mặt đường cơ bản đã được rải nhựa hoặc bê tông xi măng.

+) Đường liên huyệnHệ thống đường liên huyện có 13 tuyến với chiều dài 204km, cấp đường

từ đường phố chính, cấp I đến cấp V miền núi.+) Đường đô thị Vĩnh Phúc có 2 đô thị lớn thuộc tỉnh, với chiều dài đường đô thị 103,5km;

chiếm 2,6% tổng chiều dài hệ thống đường bộ của tỉnh; chiều rộng nền đường từ 3,5 m đến 22m đã được rải nhựa hoặc bê tông xi măng toàn bộ.

+) Đường liên xãCó tổng chiều dài 426 km chiếm 10,5% tổng chiều dài hệ thống đường bộ

của tỉnh; tỷ lệ rải nhựa mặt đường đạt 68% tập trung chủ yếu ở các huyện Yên Lạc, Bình Xuyên, Tam Đảo, Lập Thạch và Vĩnh Tường.

+) Đường xã Hệ thống này có tổng chiều dài 3136 km, chiếm 77,3% chiều dài hệ thống

đường bộ của tỉnh, bề rộng nền từ 2-6,5 m, đã cứng hóa được 1749 km đạt 55,8 % ; các huyện có tỷ lệ đường xã cứng hóa cao như Vĩnh Tường - 84%, Yên Lạc - 77,3%.

Tóm lại, tỉnh Vĩnh Phúc là tỉnh có hệ thống giao thông vận tải tương đối đa dạng bao gồm đường bộ, đường sắt và đường sông, có khả năng liên kết rộng rãi địa bàn tỉnh với các tỉnh lân cận, cả nước và giao thương quốc tế. Hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh chủ yếu vẫn là giao thông đường bộ, chiếm 80-85% tổng giá trị sản xuất của ngành vận tải, phục vụ cho vận chuyển hàng hóa từ các

16

Page 17: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

tỉnh khác đến và ngược lại khá thuận lợi, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung, ngành chăn nuôi nói riêng.

3.2 Cung cấp nước cho chăn nuôiHiện nay, hệ thống cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh mới tập trung cung cấp

cho nhu cầu nước sinh hoạt cho hai đô thị lớn là thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, các khu công nghiệp tập trung, còn nước sử dụng cho chăn nuôi chủ yếu được sử dụng từ nước giếng khoan và nước mặt.

3.3 Cung cấp điệnVĩnh Phúc là một trong những tỉnh nằm trong vùng thuận lợi về cung cấp

điện từ lưới điện quốc gia, với việc hệ thống truyền tải và phân phối được quy hoạch và đầu tư đồng bộ, đảm bảo thuận lợi, cung cấp đầy đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội. Riêng điện phục vụ cho các hộ chăn nuôi tập trung và trang trại chăn nuôi được bảo đảm, góp phần đưa ngành chăn nuôi của tỉnh tăng trưởng bền vững.

3.4 Thoát nước thải và vệ sinh môi trườngHầu hết khu vực dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh chưa có hệ thống

thoát nước thải, người dân thường xả nước thải sinh hoạt và nước thải chăn nuôi trực tiếp xuống ao hồ và hệ thống kênh mương.

Chuồng trại chăn nuôi phần lớn chưa đảm bảo khoảng cách quy định về chăn nuôi an toàn, số hộ chăn nuôi sử dụng hầm biogas để xử lý chất thải còn thấp. Việc xử lý heo, gà, vịt chết do dịch bệnh còn thiếu triệt để, gây khó khăn cho công tác quản lý và phòng chống dịch bệnh.III. ĐÁNH GIÁ CHUNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC CHO PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI

1. Thuận lợi

- Vị trí địa lý của Vĩnh Phúc khá thuận lợi cho phát triển chăn nuôi hàng hoá, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Đồng Bằng Sông Hồng và vùng Thủ Đô, là thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn; đồng thời tỉnh Vĩnh Phúc cũng là tỉnh công nghiệp đang phát triển, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm chăn nuôi trong tỉnh rất lớn.

- Vĩnh Phúc nằm trong 3 vùng quy hoạch: Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Thủ Đô. Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 20/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Trong tương lai Vĩnh Phúc sẽ trở thành trung tâm kinh tế lớn của vùng Thủ đô.

- Tỉnh Vĩnh Phúc có vùng đất bãi ven sông, có diện tích trồng các cây màu như ngô, đậu tương, khoai lang... là nguồn thức ăn thô xanh cho phát triển chăn nuôi bò và gia súc lớn.

- Tỉnh có những chủ trương chính sách đúng đắn, phù hợp với thực tiễn thúc đẩy chăn nuôi phát triển như chủ trương chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông

17

Page 18: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

nghiệp, nâng cao tỷ trọng chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp và có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ tích cực tạo điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi phát triển.

- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với hình thức tổ chức sản xuất trang trại, gia trại với phương thức chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp. Đây là tiền đề quan trọng để phát triển ngành chăn nuôi tiên tiến trong giai đoạn 2013 - 2020.

- Sản phẩm chăn nuôi tăng khá cao trong những năm gần đây, đóng vai trò quan trọng vào tăng trưởng của toàn ngành nông nghiệp.

- Lực lượng lao động nông nghiệp, nông thôn còn khá lớn, nhạy bén với kinh tế thị trường và tiến bộ khoa học – công nghệ.

- Hạ tầng nông thôn, nhất là giao thông thủy bộ đã được cải thiện đáng kể, có khả năng phục vụ chăn nuôi ngày càng tốt hơn.

2. Khó khăn, hạn chế

- Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh giống phần lớn quy mô sản xuất còn nhỏ, kinh doanh đơn thuần, cơ sở vật chất thiếu và không đồng bộ, lao động kỹ thuật trình độ còn hạn chế … do vậy chất lượng giống sản xuất ra khả năng cạnh tranh thấp.

- Chưa chủ động được con giống chất lượng, đảm bảo an toàn dịch bệnh; chất lượng con giống tuy đã được cải tiến xong còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu trên địa bàn tỉnh.

- Việc giết mổ gia súc, gia cầm và nhất là gia cầm, ngoài 1 cơ sở giết mổ gia cầm tập trung; trên địa bàn tỉnh không có sơ sở giết mổ gia súc và hầu hết việc giết mổ gia súc, gia cầm là thủ công, phân tán, gia súc, gia cầm trước khi giết mổ hầu như chưa được kiểm dịch, sản phẩm thịt được tiêu thụ chủ yếu là dạng tươi sống, việc kiểm dịch sản phẩm chăn nuôi thực hiện đạt kết quả thấp, tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm và sản phẩm chăn nuôi, thịt tươi sống bày bán ở các chợ chưa được kiểm soát và chưa bảo đảm yêu cầu.

- Dịch bệnh tuy được kiểm soát, khống chế xong vẫn tiềm ẩn nguy cơ tái phát dịch cao nhất là bệnh cúm gia cầm, Lở mồm long móng ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững ngành chăn nuôi.

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi còn gặp khó khăn: nhu cầu tiêu dùng thực phẩm thịt, trứng, sữa tuy tiếp tục gia tăng do thu nhập của người dân tăng, nhưng yêu cầu về chất lượng cũng cao hơn và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Song giữa người sản xuất, người giết mổ, chế biến và người tiêu thụ sản phẩm còn có khoảng cách, thiếu thông tin, trong khi hệ thống thương mại, lưu thông phân phối sản phẩm chăn nuôi còn rất yếu kém, cộng với tình hình giá cả thị trường không ổn định đã ảnh hưởng đến thu nhập của người chăn nuôi.

- Trong điều kiện nước ta hội nhập WTO, sản phẩm chăn nuôi của nước ngoài nhập vào với giá rẻ sẽ cạnh tranh gay gắt với sản phẩm chăn nuôi trong

18

Page 19: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

nước, sẽ khó khăn đối với sản phẩm chăn nuôi trong nước nói chung cũng như của Vĩnh Phúc nói riêng.

- Giá thức ăn cao, chiếm tới 65 – 70% giá thành sản phẩm, trong thời gian gần đây giá thức ăn liên tục tăng, từ đó làm tăng giá thành chăn nuôi, chất lượng thức ăn chưa được kiểm soát triệt để. Đồng thời giá con giống và giá thuốc thú y cao làm tăng giá thành sản phẩm chăn nuôi, trong khi giá bán sản phẩm không ổn định đã tác động bất lợi cho phát triển chăn nuôi.

- Dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như bệnh cúm gia cầm, lở mồm long móng ở gia súc, lợn tai xanh vẫn tiềm ẩn và nguy cơ xảy ra dịch còn cao là nguyên nhân gây rủi ro và thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi.

19

Page 20: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

Phần thứ hai THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI VÀ CHĂN NUÔI THEO

VÙNG VÀ XÃ TRỌNG ĐIỂM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

I. THỰC TRẠNG NGÀNH CHĂN NUÔI TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2008 – 2013

1. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong phát triển nông nghiệpGiai đoạn 2008-2010, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng khá cao,

đạt 6,04%/năm và tăng ở tất cả các ngành, trong đó: trồng trọt tăng 1,97%/năm, chăn nuôi tăng 10,57%/năm và dịch vụ tăng 8,09%/năm.

Cả thời kỳ 2008 -2013, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng bình quân 3,60%/năm, trong đó trồng trọt giảm 1,48%/năm, dịch vụ tăng 3,30%/năm, chăn nuôi tăng 8,81%/năm.

Bảng 4: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp theo giá hiện hành và giá so sánh năm 2010 tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008- 2013

Đơn vị tính: tỷ đồng, %

TT Chỉ tiêuĐơn vị

tính

Năm Tăng BQ/ năm 08 - 13'2008 2009 2010 2011 2012 Năm 2013

1 Giá hiện hành Tỷ đồng 6340.35 5703.48 7644.64 9979.92 9444.03 9563.357 

  Trồng trọt Tỷ đồng 2930.62 2377.33 3302.5 4100.38 3397.21 3673.426 

- Cơ cấu % 48.13 41.68 44.74 41.09 35.97 38.41 

  Chăn nuôi Tỷ đồng 3160.97 3064.54 3947.1 5381.68 5309.15 5003.096 

  Cơ cấu % 47.78 49.83 49.9 53.93 56.22 52.32 

- Dịch vụ Tỷ đồng 248.76 261.61 395.04 497.86 737.68 886.835 

- Cơ cấu % 4.09 3.71 5.35 4.99 7.81 9.27 

2 Giá so sánh năm 2010 Tỷ đồng 6774.49 6802.01 7617.46 7743.6 7569.64 8084.6563.60

- Trồng trọt Tỷ đồng 3507.93 3203.79 3647.52 3379.63 3026.67 3255.278-1.48

- Chăn nuôi Tỷ đồng 2829.14 3117.63 3458.83 3928.78 4072.03 4314.7618.81

- Dịch vụ Tỷ đồng 437.42 480.59 511.1 435.19 470.94 514.6173.30

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc

Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, trong đó: cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi giai đoạn 2008-2013 tăng từ 47,78% năm 2008 lên 52,32% năm 2013, trong khi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt giảm từ 48,13 % năm 2008 xuống 38,41% năm 2013.

20

Page 21: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

Từ kết quả trên cho thấy, chăn nuôi ngày càng đóng góp nhiều hơn vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp của tỉnh. Tuy nhiên, so với tiềm năng và yêu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn, thì sản xuất ngành chăn nuôi còn tăng chậm và chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của ngành.

2. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôiGiá trị sản xuất ngành chăn nuôi (theo giá so sánh 2010) năm 2008 đạt

2829,1 tỷ đồng, năm 2013 tăng lên 4314 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2008-2013 là 8,81%/ năm, cao hơn so với mức tăng bình quân chung cả nước (6,98% giai đoạn 2006-2010).

Bảng 5:Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi theo giá so sánh 2010

STT Chỉ tiêuĐơn vị

tính

Năm Tăng BQ/năm 08 - 13'2008 2009 2010 2012

Năm 2013

1 Toàn ngành Tỷ đồng 2829.14 3117.63 3458.83 4072.03 4314.3 8.81

A Trâu bò; Lơn; Gia cầm Tỷ đồng 2200.59 2474.89 2912.06 3096.62 3291.9  

- Trâu, bò Tỷ đồng 120.97 142.77 248.17 313.47 310 20.71

- Lợn Tỷ đồng 1378.97 1571.25 1798.6 1834.35 1896.9 6.59

- Gia cầm Tỷ đồng 700.66 760.87 865.29 948.81 1085 9.14

B Chăn nuôi khác Tỷ đồng 628.55 642.74 546.77 975.41 1022.4 10.22

2 Cơ cấu GTSX(Giá ss 2010) %            

A Trâu bò; Lơn; Gia cầm % 77.78 79.38 84.19 76.05 76.30  

- Trâu, bò % 4.28 4.58 7.17 7.7 7.19  

- Lợn % 48.74 50.4 52 45.05 43.97  

- Gia cầm % 24.77 24.41 25.02 23.3 25.15  

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc

Cơ cấu giá trị sản xuất chăn nuôi (theo giá so sánh) qua 4 năm chuyển dịch đáng kể theo hướng:

- Tỉ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi trâu bò tăng từ 4,28% (đạt 120,97 tỷ đồng) năm 2008 lên 7,19% (đạt 310 tỷ đồng) năm 2013;

- Tỉ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi lợn giảm từ 48,74% (đạt 1378,97 tỷ đồng) năm 2008 còn 43,97% (đạt 1896,9 tỷ đồng) năm 2013.

Tỉ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi các loại gia cầm tăng từ 24,77 % (đạt 700,66 tỷ đồng) năm 2008 lên 25,15% (đạt 1085 tỷ đồng) năm 2013;

3. Quy mô, cơ cấu đàn vật nuôiQuy mô, cơ cấu đàn và sản lượng sản phẩm chủ yếu của các loại vật nuôi

chính của tỉnh thời kỳ 2008-2013 như sau:

21

Page 22: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

Bảng 6: Tình hình phát triển các loại vật nuôi chính và sản phẩm của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 – 2013

 

Hạng mụcĐơn vị

tính

Năm

Tăng BQ (%/

năm) 08- 13'I 2008 2009 2010 2011 2012 2013

1 Số lượng đàn                

2 Đàn trâu Con 25110 26010 26962 24230 21435 21456 -3.10

3 Đàn bò Con 142940 139990 138697 120060 94065 95459 -7.76

4 Đàn lợn Con 490980 533920 548734 498051 480108 494472 0.14

II Đàn gia cầm 1000 con 7050 7030 7337.5 8463.6 8566.6 8823 4.59

1 Sản phẩm                

1.1 Sản lượng thịt Tấn              

1.2 Thịt trâu Tấn 1171 1346 1601 1864.7 1908.4 2000.3 11.301.3 Thịt bò Tấn 3830 4324 4684 5475 6020 5849 8.84

1.4Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng Tấn 52966 59381 63742 64135 65008 67227.2 4.88

2 Thịt gia cầm Tấn 18020 19507 20034 20826 22184 20757.4 2.873 Trứng gia cầm 1000quả 165373 173583 221647 307470 333732 320000 14.11

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc,

3.1 Chăn nuôi lợn a) Diễn biến đàn lợnLợn là vật nuôi có sản lượng thịt luôn có tỉ trọng cao, chiếm vị trí số một trong

tổng sản lượng thịt các loại sản xuất trên địa bàn tỉnh (gần 70%). Tuy nhiên, quy mô đàn phát triển không ổn định qua các năm và có xu hướng tăng trong giai đoạn 2008-2010, bình quân 5,72%/năm và giảm trong giai đoạn 2011-2013, bình quân giảm 3,60%/năm. Cả giai đoạn 2008-2013 tăng bình quân 0,14 %/ năm. Bảng 7: Quy mô đàn lợn của tỉnh Vĩnh Phúc

ĐVT: 1000 con

STT Đơn vị hành chính

Năm Tăng BQ (%/năm)

2008- 20132008 2009 2010 2011 2012

2013(đến 1/10)

  Toàn tỉnh 491 462.3 548.7 498.1 480.1 494.472 0.14

1 TP Vĩnh Yên 26.6 31.5 27.3 18.7 18.6 14.481 -11.45

2 TX Phúc Yên 21.2 21.9 21.7 21.3 20.9 19.401 -1.76

3 Lập Thạch 74.1 86.9 91.4 78 79.4 85.845 2.99

4 Sông Lô 68.5 65.3 66.7 67.2 68.2 71.661 0.91

5 Tam Dương 68.6 76.9 71.6 72.3 55.5 71.344 0.79

6 Tam Đảo 58 71.61 85.6 63.4 56.7 59.139 0.39

7 Bình Xuyên 51.6 52.3 59.5 51.9 56.8 51.987 0.15

8 Yên Lạc 52.4 52.4 46.1 50.2 49.6 48.464 -1.55

9 Vĩnh Tường 69.9 75.1 78.9 75 74.4 72.15 0.64

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc.

Lợn được nuôi ở tất cả các huyện, nhưng tập trung ở 5 huyện là Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Tam Đảo và Vĩnh Tường. Năm 2013 đàn lợn của

22

Page 23: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

5 huyện này chiếm trên 72,83% tổng đàn lợn của tỉnh. Tổng đàn toàn tỉnh giai đoạn 2008- 2013 tăng bình quân 0,14 %/ năm, trong đó giảm nhiều nhất là TP Vĩnh Yên (11,45%/ năm), thị xã Phúc Yên (1,76%/năm), huyện Yên Lạc (1,55%/ năm); trong giai đoạn này một số huyện có tổng đàn tăng là Lập Thạch (tăng 2,99%/năm), Sông Lô (tăng 0,91%/năm),Vĩnh Tường (tăng 0,64%/năm) và Tam Đảo (0,39%/ năm).

b) Quy mô chăn nuôi Theo số liệu tổng hợp của Trung tâm tin học và thông tin – Sở NN &PTNT

đến 1/10/2013: Tổng số hộ nuôi lợn trên địa bàn là 74.474 hộ; trong đó:+ Lợn nái: Có 138 trang trại chăn nuôi từ 20 con trở lên, trang trại có qui mô

lớn nhất là trên 1000 con (trang trại ông Đặng Văn Phương, xã Kim Long, Tam Dương)

+ Lợn thịt: Có 292 trang trại chăn nuôi có quy mô >100 con/ lứa; Đa số các trang trại tự sản xuất con giống.

3.2 Chăn nuôi gia cầma) Diễn biến đàn gia cầmChăn nuôi gia cầm, đặc biệt gà là thế mạnh của tỉnh Vĩnh Phúc. Thịt gia

cầm luôn chiếm vị trí thứ hai trong tổng sản lượng thịt các loại. So với tổng đàn gia cầm, số lượng đàn gà có xu hướng tăng khá từ 83,61% năm 2008, lên 84,51% năm 2013.

Bảng 8:Quy mô đàn gia cầm của tỉnh Vĩnh Phúc ĐVT: 1.000 con

STT Đơn vị

Năm Tăng BQ

2008 2009 2010 2011 2012 2013

(%/ năm)

2008- 2013

  Toàn tỉnh 7049.9 7033.6 7337.4 8463.6 8566.6 8823.3 4.59

1 TP Vĩnh Yên 193.4 220.8 233.6 242.3 234.1 260.5 6.14

2 TX Phúc Yên 201.5 207.4 206 223.2 254.4 233.5 2.99

3 Lập Thạch 899.5 968.5 1050 1110.1 1122.8 1283.1 7.36

4 Sông Lô 725.6 707.5 729 790.7 844.3 875.9 3.84

5 Tam Dương 2205.8 2025.6 1618.9 2290.4 2049 2542.9 2.89

6 Tam Đảo 1050.8 544.3 1575 1757.2 1839.4 1318.9 4.65

7 Bình Xuyên 507.3 1055.4 529 557.9 735.4 526.1 0.73

8 Yên Lạc 666.6 680.1 691.4 832.9 903.1 969.7 7.78

9 Vĩnh Tường 599.4 614 704.5 658.9 584.1 812.7 6.28

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc.

Giai đoạn 2008-2013: đàn gia cầm tăng khá từ 7049,9 ngàn con năm 2008 lên 8823 ngàn con năm 2013 (Bình quân tăng 4,59%/năm). Các huyện thành phố, thị xã có quy mô đàn tăng khá là: Thành phố Vĩnh Yên (6,14%/ năm), Lập Thạch (7,36%/năm), Yên Lạc (7,78%/năm), Vĩnh Tường (6,28%/ năm), huyện Tam Đảo (tăng 4,65%/năm).

23

Page 24: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

Đàn gia cầm tăng từ năm 2008 đến nay do dịch bệnh cúm gia cầm được khống chế, không để xảy ra trên địa bàn.

b) Tình hình phát triển các loại gia cầmBảng 9: Biến động cơ cấu quy mô đàn các loại gia cầm

Đơn vị tính: 1000 con, %

Hạng mục 

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013Tổng đàn Tỷ lệ

Tổng đàn Tỷ lệ

Tổng đàn Tỷ lệ

Tổng đàn Tỷ lệ

Tổng đàn Tỷ lệ

Tổng đàn Tỷ lệ

Tổng đàn 7049.9 100 7033.6 100 7337.4 100 8463.6 100 8566.6 100 8823 100.00

- Gà 5894.7 83.61 5989.4 85.15 6258.6 85.3 7412.5 87.58 7375.8 86.1 7456 84.51

- Gia cầm khác 1155.2 16.39 1044.2 14.85 1078.8 14.7 1051.1 12.42 1190.8 13.9 1367 15.49

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc Đàn gà: Tỉ trọng đàn gà trong tổng đàn gia cầm tăng từ 83,61% năm

2008, lên 84,51% năm 2013. Hiện tại, đàn gà của tỉnh chủ yếu là các giống gà hướng thịt như: Isa, AA, 707, Cob 500, Ross 308…là những giống được nhập từ các công ty trong nước, công ty liên doanh với nước ngoài trên địa bàn tỉnh. Các giống gà công nghiệp hướng trứng chủ yếu là giống: Isa Brow, và Ai cập. Các hộ chăn nuôi gà thả vườn dùng chủ yếu các giống lai mẹ Lương Phượng hoặc Tam Hoàng lai với bố Mía.

Đàn gia cầm khác: là các loại thủy cầm như vịt, ngan, ngỗng, chiếm tỷ trọng 15,49% tổng đàn, trong đó đàn vịt với 988, 9 ngàn con và quy mô đàn tăng từ 1155 ngàn con năm 2008 (chiếm 16,39% tổng đàn gia cầm), lên 1367 ngàn con năm 2013 (nhưng chỉ chiếm 15,49% tổng đàn gia cầm), qua số liệu này cho thấy sự gia tăng của tổng đàn gia cầm từ năm 2008 đến năm 2013.

3.3 Chăn nuôi bòa) Diễn biến đàn bò

Bảng 10: Quy mô đàn bò tỉnh Vĩnh Phúc ĐVT: 1000 con

STTĐơn vị hành

chính 2008 2009 2010 2011 2012 2013

% so với

TĐTT

TăngBQ (%/năm)

2008- 2013

  Toàn tỉnh 142.94 139.99 138.7 120.06 94.06 96.031 100.00 -7.65

1 TP Vĩnh Yên 4.18 3.4 3.18 2.71 1.78 1.642 1.71 -17.05

24

Page 25: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

2 TX Phúc Yên 5.2 4.52 4.4 3.87 3.79 3.753 3.91 -6.35

3 Lập Thạch 28.4 29.81 30.66 26.06 18.01 18.293 19.05 -8.42

4 Sông Lô 20.19 20.17 19.25 16.58 14.6 14.015 14.59 -7.04

5 Tam Dương 18.59 18.72 17.95 16.23 11.7 11.877 12.37 -8.57

6 Tam Đảo 14.84 15.7 15.26 12.12 9.2 9.85 10.26 -7.87

7 Bình Xuyên 12.74 12.61 12.62 11.7 8.78 8.406 8.75 -7.98

8 Yên Lạc 16.1 13.65 12.18 10.04 7.2 7.356 7.66 -14.50

9 Vĩnh Tường 22.69 21.41 23.2 20.75 19 20.839 21.70 -1.69Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc.

Đàn bò của tỉnh giai đoạn 2008-2013 giảm về tổng đàn, từ 142,94 ngàn con năm 2008 giảm còn 96 ngàn con vào năm 2013, bình quân giảm 7,65 %/năm. Nguyên nhân chính là trước năm 2007, phong trào nuôi bò lai Sind của các tỉnh thành trong cả nước nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng phát triển mạnh, nên đàn bò tăng nhanh. Trong những năm trở lại đây, phong trào nuôi bò của nhiều địa phương giảm do địa bàn nuôi bị thu hẹp nhanh, điều kiện chăn thả khó khăn hơn, cộng với cơ giới hóa phát triển, nhu cầu sức kéo giảm, nên tổng đàn ngày càng giảm.

Tuy nhiên trong cơ cấu tổng đàn bò, trong khi đàn bò thịt giảm bình quân trong giai đoạn 2008 - 2013 là 8,37%/ năm thì đàn bò sữa lại có mức tăng bình quân 30,18%/ năm, từ 1204 con năm 2008 lên 4501 con vào năm 2013.

Bảng 11 : Cơ cấu đàn bò tỉnh Vĩnh Phúc Đơn vị tính: con, %

Hạng mục

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 TăngBQ

( %/ năm)Tổng đàn

Tỷ lệ

Tổng đàn

Tỷ lệ

Tổng đàn

Tỷ lệ

Tổng đàn

Tỷ lệ

Tổng đàn

Tỷ lệ

Tổng đàn

Tỷ lệ 2008- 2013

Tổng đàn 142940 100 139990 100 138700 100 120060 100 94060 100 96031 100 -7.65

- Bò thịt 141736 99.2 138818 99.2 137091 98.8 118010 98.3 91488 97.3 91530 95.9 -8.3 - Bò sữa

1204 0.84 1172 0.84 1609 1.16 2050 1.71 2572 2.73 4501 4.12 30.18

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc.

Đàn bò của tỉnh phân bố ở tất cả các huyện, thành phố và thị xã trong đó tập trung ở các huyện Lập Thạch, Sông Lô, Tam Đảo, Tam Dương và Vĩnh Tường, trong đó Lập Thạch chiếm 19,05% tổng đàn, Sông Lô (14,59%), Tam Dương (12,37%), Tam Đảo (10,26%), Bình Xuyên (8,75%) và cao nhất là Vĩnh Tường (21,70%). Các huyện, thị, thành phố có có đàn bò giảm nhiều trong 5 năm qua là TP Vĩnh Yên (bình quân 17,05%/ năm), Lập Thạch (8,42%/ năm), Tam Dương (8,57%/ năm), Tam Đảo (7,87%/ năm), Bình Xuyên (7,98%/ năm), Yên Lạc (14,5%/ năm)

b) Tình hình phát triển bò sữaBảng 12 : Đàn bò sữa tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008- 2013

25

Page 26: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

STTĐơn vị hành

chính

Tổng đàn bò sữa (con)

Tăng BQ 2008 -20132008 2009 2010 2011 2012

2013

SL% so TĐ

  Toàn tỉnh 1,204 1,172 1,609 2,050 2,572 4,501 100 30.18

1 TP Vĩnh Yên   75 80 75 70 60 1.33  

2 Lập Thạch   60 59 70 71 102 2.27  

3 Tam Đảo   0 0 0 3 120 2.67  

4 Yên Lạc   83 145 150 154 500 11.11  

5 Vĩnh Tường   954 1,325 1,755 2,246 3,719 82.63  

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc Trong khi đàn bò thịt giảm ở tất cả các huyện trên địa bàn tỉnh, đàn bò sữa

lại tăng khá nhanh và ổn định, tập trung ở 5 đơn vị là Vĩnh Tường (chiếm 82,63% tổng đàn), Yên Lạc (11,11%), Lập Thạch(2,27%), thành phố Vĩnh Yên (1,33%) và Tam Đảo (2,67%). Nguyên nhân chính là nông dân ở những địa phương này đã có kinh nghiệm trong chăn nuôi bò sữa cùng với điều kiệncó điều kiện trồng các loại cỏ có năng suất và chất lượng cao dùng làm thức ăn xanh cho bò sữa. Sản phẩm là sữa tươi được các doanh nghiệp chế biến sữa tiêu thụ ổn định, với giá có lợi cho người chăn nuôi.

3.4 Chăn nuôi trâuĐàn trâu của Vĩnh Phúc có quy mô nhỏ và có xu thế giảm từ 25,11 ngàn

con năm 2008 xuống 21,45 ngàn con năm 2013, bình quân giảm 3,10 %/ năm trong giai đoạn 2008- 2013, trong đó giảm nhiều nhất là TP Vĩnh Yên (BQ 12,37 %/ năm), Tam Đảo (5,18 %/ năm) và Tam Dương (4,99 %/ năm). Đàn trâu phân bố ở tất cả các quận huyện, thị xã, thành phố nhưng tập trung ở huyện Lập Thạch (chiếm 23,1% tổng đàn), Sông Lô (chiếm 16,46%),Tam Đảo (chiếm 19,51%), Tam Dương (chiếm 12,63%) và Bình Xuyên (10,78%).

Bảng 13: Quy mô đàn trâu giai đoạn 2008 - 2013 phân theo các huyệnĐVT: 1000 con

STT 

Đơn vị  

Chia ra các nămTăngBQ(%/năm)

2008- 20132008 2009 2010 2011 2012 2013

  Toàn tỉnh 25.11 26.01 26.96 24.23 21.43 21.456 -3.101 TP Vĩnh Yên 0.36 0.31 0.33 0.28 0.2 0.186 -12.372 TX Phúc Yên 2.34 2.15 2.29 2.01 1.77 1.607 -7.243 Lập Thạch 9.61 5.96 6.03 5.78 5.03 4.956 -12.404 Sông Lô   4.07 4.33 4.13 3.81 3.532  5 Tam Dương 3.5 3.66 3.78 3.04 2.75 2.709 -4.996 Tam Đảo 5.46 5.54 5.15 4.99 3.85 4.185 -5.187 Bình Xuyên 2.02 2.24 2.42 2.23 2.06 2.312 2.748 Yên Lạc 0.17 0.26 0.39 0.19 0.18 0.245 7.589 Vĩnh Tường 1.65 1.82 2.24 1.58 1.78 1.724 0.88

26

Page 27: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc4. Tình hình tổ chức sản xuất ngành chăn nuôi

4.1. Các mô hình chăn nuôi, các hình thức tổ chức chăn nuôiHình thức tổ chức sản xuất chăn nuôi ở Vĩnh Phúc đã và đang dần chuyển

từ chăn nuôi hộ gia đình sang chăn nuôi trang trại, gia trại. Chăn nuôi nông hộ trong những năm qua cũng đã có những bước tiến đáng kể cả về năng suất và quy mô, đóng góp một phần đáng kể trong việc gia tăng sản phẩm chăn nuôi và tốc độ phát triển ngành. Các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi đã được áp dụng, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ chăn nuôi như các giống lợn nhiều nạc, gia cầm siêu thịt, siêu trứng, thực hiện cải tạo đàn bò, lai tạo giống bò thịt, bò sữa, sử dụng thức ăn hỗn hợp trong chăn nuôi... Tuy nhiên còn có những hạn chế về vốn, trình độ kỹ thuật chăn nuôi ở một số hộ còn hạn chế. Đây là những trở ngại cho chăn nuôi phát triển, nhất là đối với các hộ nông dân chăn nuôi quy mô nhỏ.

Hiện nay một số hộ gia đình nhận thấy hiệu quả chăn nuôi gia súc, gia cầm gắn chặt với đảm bảo môi trường sinh thái nông nghiệp, nông thôn nên nhiều hộ gia đình đã xây dựng chuồng trại vừa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật vừa đảm bảo vệ sinh môi trường, phương thức chủ yếu bán công nghiệp, tuy nhiên quy mô còn nhỏ, nhất là chăn nuôi bò.

a) Chăn nuôi bò- Bò thịt: + Qui mô chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán là chủ yếu, số hộ chăn nuôi bò thịt

qui mô từ 10 con trở lên rất ít.+ Phương thức, thức ăn chăn nuôi: nuôi nhốt tại chuồng ở vùng đồng

bằng; một số xã ven đê hoặc vùng núi nuôi nhốt kết hợp chăn thả tận dụng. Thức ăn cho bò là tận dụng thức ăn thô xanh, sản phẩm phụ trong nông nghiệp, sử dụng cám gạo, bột ngô làm thức ăn tinh bổ sung.

- Bò sữa:+ Qui mô chăn nuôi tại Vĩnh Tường là vùng nuôi bò sữa chủ yếu của tỉnh

bình quân 3,86 con/hộ (tính trên các hộ chăn nuôi bò sữa).+ Phương thức, thức ăn chăn nuôi: 100% nuôi nhốt và sử dụng thức ăn

tinh cho bò, trong đó hầu hết bằng thức ăn công nghiệp, một số hộ sử dụng thức ăn tinh hỗn hợp tự chế biến. Thức ăn thô xanh 90% là cỏ voi, kết hợp sử dụng phụ phẩm nông nghiệp và công nghiệp (bã bia).

b) Chăn nuôi lợn - Qui mô: Theo số liệu tổng hợp của Trung tâm tin học và thông tin – Sở NN &PTNT

đến 1/10/2013: Tổng số hộ nuôi lợn trên địa bàn là 74.474 hộ; trong đó:+ Lợn nái: Có 138 trang trại nuôi từ 20 con trở lên, trang trại có qui mô lớn

nhất là trên 1000 con (trang trại nhà ông Đặng Văn Phương, xã Kim Long, Huyện Tam Dương)

+ Lợn thịt: Có 292 trang trại nuôi có quy mô >100 con/ lứa; Đa số các trang trại tự sản xuất con giống.

27

Page 28: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

- Phương thức, thức ăn chăn nuôi:Chăn nuôi gia công cho một số công ty nước ngoài như Cty cổ phần chăn

nuôi CP Việt Nam, Công ty Japfacomfeed , Công ty DaBaCo,… Chăn nuôi theo mô hình trang trại: nhiều trang trại chăn nuôi lợn sử

dụng chuồng kín, có hệ thống làm mát, số lượng lợn lớn từ 500-1.000 con, sử dụng 100% thức ăn công nghiệp.

Chăn nuôi nhỏ lẻ (1-2 con/hộ) đang giảm dần, nhất là các xã vùng đồng bằng. Trên 90% sử dụng thức ăn công nghiệp và thức ăn công nghiệp phối trộn phụ phẩm nông nghiệp theo từng giai đoạn.

c) Chăn nuôi gia cầm- Qui mô: Theo số liệu tổng hợp của Trung tâm tin học và thông tin – Sở NN &PTNT

đến 1/10/2013: Tổng số hộ nuôi gia cầm trên địa bàn là 123.650 hộ; trong đó:+Nuôi gà thịt: Có 438 trang trại nuôi từ 2000 con trở lên.+Nuôi gà đẻ trứng: Có 1052 trang trại nuôi từ 1000 con trở lên.+Nuôi vit, ngan : Có 216 trang trại nuôi vịt từ 1000 con trở lên, 01 trang

trại nuôi ngan trên 1000 con.- Phương thức và thức ăn chăn nuôi: Đã có nhiều trang trại nuôi gà xây

dựng chuồng kín có hệ thống làm mát, điều tiết nhiệt, sử dụng 100% thức ăn công nghiệp. Chăn nuôi vừa nhốt vừa kết hợp thả vườn và sử dụng thức ăn công nghiệp có kết hợp với sản phẩm nông nghiệp (ngô, thóc) theo từng giai đoạn. Chăn nuôi trong nông hộ nhỏ lẻ sử dụng, tận dụng thức ăn là ngô, thóc.

4.2 Tình hình phát triển các cơ sở chăn nuôi tập trung trên địa bàn Vĩnh Phúc

Phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ ngày càng giảm, chăn nuôi theo mô hình gia trại và trang trại ngày càng phát triển.Bảng 14: Số gia trại, trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đến 10/ 2013

 TT

 Huyện, thành, thị

BÒ LỢN GIA CẦM

Số gia trại nuôi bò cái

sinh sản ≥ 5 con

Số gia trại

nuôi bò thịt ≥

20 con

Số gia trại

nuôi bò sữa ≥ 5

con

Số gia trại nuôi

lợn nái ≥ 20 con

Số gia trại nuôi

lợn thịt ≥ 100 con

Số TT nuôi gà thịt ≥ 2.000 con

Số TT nuôi gà

đẻ ≥ 1.000 con

Số TT nuôi vịt ≥ 1.000

con

Số TT nuôi

ngan ≥ 1.000 con

1 H. Lập Thạch 27 34 17 69 132 Sông Lô 11 23 16 2 46 33 Tam Dương 3 6 159 465 174 Tam đảo 2 13 222 163 95 Bình Xuyên 16 2 19 3 5 91 65 16 Vĩnh Tương 5 429 13 17 21 93 217 Yên Lạc 3 10 33 46 2 21 68

 Các huyện quy hoạch 35 2 441 131 122 428 948 196 1

8 TP VĩnhYên 3 1 1 1 8 52 169 TX Phúc Yên 6 169 2 5 4 1  TOÀN TỈNH 38 2 442 138 292 438 1,005 216 2

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Vĩnh PhúcTheo số liệu của Trung tâm thông tin NN &PTNT, toàn tỉnh hiện có 2573

trang trại, gia trại (TT) chăn nuôi, trong đó có 40 trang trại chăn nuôi bò thịt, bò

28

Page 29: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

nái sinh sản với quy mô trên 5 con/TT, 442 trang trại, gia trại chăn nuôi bò sữa với quy mô trên 5con/TT; 292 trang trại chăn nuôi lợn thịt có quy mô trên 100 con/TT/lứa, 138 trang trại chăn nuôi lợn nái có quy mô trên 20 con/TT; 1005 trang trại chăn nuôi gà đẻ có quy mô trên 1000 mái đẻ, 438 trang trại nuôi gà thịt có quy mô trên 2000con/lứa; 218 trang trại chăn nuôi thủy cầm có quy mô trên 1000 con/TT. Các huyện có số trang trại chăn nuôi với quy mô lớn nhiều như Tam Dương (650 TT), Tam Đảo (409 TT), Vĩnh Tường (599 TT), Bình Xuyên (202 TT), TX Phúc Yên( 183 TT).

4.3 Tình hình chăn nuôi gia công cho các công ty, doanh nghiệp hoặc các tổ chức khác trong và ngoài tỉnh

Các doanh nghiệp, hộ gia đình hợp tác chăn nuôi gia công cho các Công ty chăn nuôi theo hợp đồng; Theo hình thức các công ty cung ứng con giống, thức ăn, kỹ thuật và đảm bảo đầu ra, thu mua lại sản phẩm; Các doanh nghiệp, hộ gia đình có đất, tài sản, lao động và tổ chức chăn nuôi; được trả công theo sản phẩm giao nộp. Trên địa bàn tỉnh có một số công ty triển khai theo hình thức này như Cty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam, Công ty Japfacomfeed , Công ty DaBaCo.

* Chăn nuôi theo phương thức gia công này có ưu điểm:- Chất lượng sản phẩm ra đồng đều, số lượng sản phẩm lớn ổn định theo

chu kỳ tuần hoàn khép kín đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu, tính thương mại cao.

- Sử dụng nhân lực ít, đòi hỏi lao động có trình độ khoa học, kỹ thuật cao có tính chuyên nghiệp.

- Chủ cơ sở chăn nuôi trang trại gia công có thu nhập ổn định, công nhân chăn nuôi có mức lương ổn định,

Các huyện có nhiều hộ nuôi gia công là Tam Dương, Lập Thạch, Tam Đảo, Bình Xuyên… Phương thức này tuy lãi ít hơn nhưng giúp người dân yên tâm sản xuất trong bối cảnh ít vốn, thị trường tiêu thụ khó khăn. Một số hộ dân nhờ phương thức này sau thời gian nuôi đã có được trình độ, kỹ thuật chăn nuôi,... đã tách ra nuôi độc lập, mở rộng quy mô đạt hiệu quả cao.

5. Các giống vật nuôi chủ lực, hệ thống sản xuất và tình hình quản lý giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

5.1 Các giống vật nuôi chủ lựca) Giống bò- Bò thịt: tỷ lệ bò lai chiếm khoảng 82%, gồm chủ yếu từ các giống bò

Brahman, Sind, Droughmaster, Limocin. Số còn lại là các giống bò vàng địa phương có tầm vóc nhỏ.

- Bò sữa: Chủ yếu là giống bò lai Holstein Friesian (HF) (từ 75% - 87,5% máu bò HF), có một số là bò HF thuần.

b) Giống lợn: Đàn lợn nái: chiếm 16% tổng đàn, trong đó nái ngoại chiếm gần 10%

tổng đàn nái, số còn lại chủ yếu là nái lai 1/2 đến 7/8 máu ngoại.Đàn lợn thịt: Trên 95% là lợn lai 3/4 đến 7/8 máu ngoại. Đã có lợn thịt 3

máu ngoại đến 5 máu ngoại. 29

Page 30: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

Đàn lợn đực giống: chiếm 0,36% tổng đàn lợn, trong đó đực giống ngoại chiếm 95% tổng đàn lợn đực, các giống lợn đực ngoại dùng phối giống trực tiếp hiện nay chủ yếu là lợn Landrace, một số là Yorkshie. Các giống lợn đực ngoại cao sản như: Pi4, Master16, PiDu, Duroc được nuôi tại Trung tâm giống vật nuôi Vĩnh Phúc để sản xuất tinh cho lai tạo đàn lợn của tỉnh bằng thụ tinh nhân tạo (TTNT), hàng năm sản xuất từ 60 000 đến 70 000 liều tinh.

c. Giống gia cầm- Các giống gà công nghiệp hướng thịt nuôi trên địa bàn tỉnh gồm: Isa,

AA, 707, Cob500, Ross 308…là những giống được nhập từ các công ty trong nước, công ty liên doanh với nước ngoài trên địa bàn tỉnh.

- Các giống gà công nghiệp hướng trứng chủ yếu là giống: Isa Brow, và Ai cập.- Các hộ chăn nuôi gà thả vườn dùng chủ yếu các giống lai mẹ Lương Phượng

hoặc Tam Hoàng lai với bố Mía.5.2 Tình hình sản xuất, cung ứng và quản lý giống vật nuôi a) Giống

- Về giống lợn: Chương trình “nạc hoá” đàn lợn tiếp tục được triển khai thực hiện có hiệu

quả; tốc độ tăng đàn lợn hướng nạc hàng năm bình quân là 5%, đạt cao nhất vào năm 2010 là 63%. Kết quả giám định, bình tuyển hàng năm cho thấy, tỷ lệ đàn lợn nái đạt tiêu chuẩn cấp 1 trở lên đạt 85%. Cơ cấu đàn lợn nái chiếm 16% tổng đàn, trong đó nái ngoại chiếm 10%, số còn lại chủ yếu là nái lai 1/2 đến 7/8 máu ngoại. Năm 2012, đàn lợn đực chiếm 0,36% tổng đàn; trong đó đực giống ngoại chiếm 95% tổng đàn lợn đực. Các giống lợn đực ngoại phối giống trực tiếp hiện tại chủ yếu là Landrace, một phần là giống Yorkshie. Các giống lợn đực cao sản như Pi4, Master 16, Pidu, Duroc được nuôi tai Trung tâm giống vật nuôi của tỉnh để sản xuất tinh cho lai tạo đàn lợn của tỉnh bằng thụ tinh nhân tạo; hàng năm Trung tâm giống vật nuôi sản xuất được từ 60- 70 ngàn liều tinh, góp phần đẩy nhanh tốc độ cải tạo chất lượng đàn lợn thịt, đảm bảo an toàn dịch bệnh, đưa tỷ lệ đàn lợn hướng nạc lên 70-90 % vào những năm tới.

- Giống bò: * Đối với đàn bò thịt: Tỷ lệ bò lai chiếm khoảng 82%, số còn lại là bò vàng

địa phương khoảng 18%. Tỷ lệ bò lai trong những năm gần đây tăng nhanh và ổn định do được sự quan tâm đầu tư từ các chương trình phát triển chăn nuôi của tỉnh; tỷ lệ bò lai từ 68,6% năm 2010 tăng lên 82% vào năm 2012, trong đó huyện Vĩnh Tường có tỷ lệ bò lai cao nhất (gần 95%), Yên Lạc (80%) Bình Xuyên (70%).

Các giống bò lai chủ yếu là lai Brahman, Sind; từ năm 2009 đã đưa các giống bò Droughmaster, Limocin là những giống bò thịt cao sản vào lai tạo với giống bò địa phương, tập trung ở hai huyện Vĩnh Tường và Yên Lạc. Chất lượng đàn bò lai ngày càng được nâng cao, tỷ lệ máu ngoại trong đàn bò từ 50% lên đến 75- 87,5%. Từ năm 2006 đến nay, đã nhập và đưa vào sử dụng 108 500 liều tinh bò thịt các giống trên để cải tạo nâng cao tầm vóc đàn bò thịt của tỉnh.

30

Page 31: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

* Đối với đàn bò sữa: Chủ yếu là giống bò lai Holstein Friesian (HF) - có 75- 87,5 % máu bò HF. Từ năm 2006 đến nay tỉnh đã nhập về 16000 liều tinh bò sữa giống HF để lai tạo, nâng cao tỷ lệ máu bò HF trong đàn bò sữa của tỉnh.

- Giống gia cầm: trên địa bàn tỉnh đang nuôi:* Giống gà công nghiệp hướng thịt: Isa, AA, 707, Cob500, Ross 308…,

nguồn cung cấp từ các công ty trong nước, công ty liên doanh với nước ngoài trên địa bàn tỉnh.

* Giống gà công nghiệp hướng trứng: Isa Brown và Ai Cập.Với các hộ chăn nuôi gà thả vườn dùng các giống từ lai mẹ Lương Phượng

hoặc Tam Hoàng lai với bố Mía. b)Các cơ sở sản xuất giống vật nuôi: Trên địa bàn tỉnh hiện có:* Giống gia cầm: có hai cơ sở thuộc quản lý của Nhà nước và Công ty

nước ngoài là Công ty Japfacomfeed và Công ty cổ phần gà Tam Đảo, được đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng cho sản xuất con giống như chuồng trại, thiết bị khá hiện đại.

* Giống lợn: 2 cơ sở thuộc quản lý của Nhà nước là Trung tâm giống vật nuôi và Công ty chăn nuôi lợn giống ngoại Tam Đảo được đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng đáp ứng được yêu cầu sản xuất.

Ngoài các cơ sở sản xuất con giống các loại được đầu tư cơ sở vật chất nêu trên, trên địa bàn tỉnh hiện có 84 hộ, trang trại sản xuất giống gia cầm; 49 trang trại sản xuất giống lợn có quy mô đàn nái từ 20 con trở lên. Tuy nhiên những hộ và trang trại này chủ yếu là tận dụng, cơi nới, không đầu tư cơ sở hạ tầng đạt chuẩn cơ sở cho sản xuất con giống.

6. Hoạt động thú y và công tác phòng chống dịch bệnh

6.1 Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm của tỉnhDịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm của tỉnh cũng như của cả nước trong

những năm qua diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất ngành chăn nuôi. Ngoài những bệnh thường gặp tuy không thành dịch lớn (tiêu chảy, bệnh đường hô hấp, ký sinh trùng…) xuất hiện nhiều loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm (Lở mồm long móng - LMLM) trên gia súc; Cúm gia cầm, Tai xanh ở lợn) gây thiệt hại nghiêm trọng cho chăn nuôi, luôn là mối lo thường trực của người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, bởi tính chất lây lan nhanh, xuất hiện không theo quy luật, xảy ra ở tất cả các quy mô, phương thức chăn nuôi và khi xảy ra dịch bệnh thì công tác phòng chống dịch gặp rất nhiều khó khăn.

Trong giai đoạn 2006 – 2010: Dịch Cúm gia cầm xảy ra vào năm 2007 trên địa bàn 2 xã/2 huyện, tổng số gia cầm ốm, chết, tiêu hủy gần 10.000 con.

Dịch bệnh thường xuất hiện ở các hộ chăn nuôi vừa và nhỏ, không đảm bảo an toàn sinh học, không tiêm phòng vắc xin.

6.2 Hệ thống tổ chức thú ya) Cấp tỉnh: Chi cục Thú y có 72 cán bộ chuyên ngành (có 43 người là hợp

đồng).

31

Page 32: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

b) Cấp huyện: Có 9 phòng Nông nghiệp &PTNT (Kinh tế) các huyện, thành, thị với 21 người (riêng huyện Tam Đảo không có cán bộ chuyên môn chăn nuôi, thú y).

c) Cấp cơ sở: Mỗi xã, phường, thị trấn có 01 người làm công tác thú y, tổng số 137 người, hiện đã được trả lương theo bằng cấp và được đóng bảo hiểm – theo nghị quyết của HĐND tỉnh.

* Đánh giá chung: Hệ thống tổ chức quản lý chăn nuôi, thú y ở cấp tỉnh và cấp huyện có đủ về đầu mối, cấp xã chỉ có cán bộ thú y.

Tuy nhiên, hệ thống quản lý nhà nước về chăn nuôi, thú y từ cấp tỉnh đến cơ sở chưa đồng bộ (ngay từ cấp huyện đã thiếu cán bộ chăn nuôi). Biên chế công chức, viên chức cho Chi cục Thú y (CCTY) là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành còn quá ít. Phần lớn là hợp đồng, do đó không đủ cán bộ để bố trí thực hiện những nội dung, vị trí công việc yêu cầu là công chức như: Thanh tra chuyên ngành, kiểm dịch…

6.3 Công tác giám sát, quản lý dịch bệnh gia súc, gia cầma) Về tiêm phòng, phun khử trùng tiêu độc: Hàng năm, tỉnh tổ chức tiêm phòng và phun thuốc khử trùng tiêu độc môi

trường chăn nuôi 2 đợt chính ( đợt 1 vào các tháng 3,4; đợt 2 vào các tháng 9, 10), chủ yếu phòng các loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: Dịch tả lợn, Tụ huyết trùng, LMLM gia súc, Cúm gia cầm và Tai xanh ở lợn, bệnh dại ở chó, mèo. Đối với các loại bệnh khác, các hộ chăn nuôi mua thuốc và vắc xin tại các cửa hàng thuốc thú y và chủ động tiêm phòng. Tỷ lệ gia súc, gia cầm được tiêm phòng các đợt thường dao động từ 70 đến 100% kế hoạch, không đồng đều ở các địa phương. Các trang trại chăn nuôi lớn thường chủ động tiêm phòng và khử trùng tiêu độc định kỳ theo kế hoạch, do đó ít dịch bệnh xảy ra.

Bảng 15: Kết quả tiêm văc xin cho GSGC giai đoạn 2008- 2013 Đơn vị tính: Lượt con

TT

Loại động Loại VX

Tổng số

Năm

vật tiêm phòng 2008 2009 2010 2011 2012 2013

1 Trâu, bò

Lở mồm long móng( LMLM) 1001769 208674 200857 213569 214222 164447

160414

Tụ huyết trùng( THT) 602876 97219 125943 141053 135674 10298792522

2

Lợn nái, LMLM 435311 81196 82864 94029 101242 7598093385

Lợn đực Dịch tả lợn 288757 40853 68708 69745 65428 4402356308

 giống Tai xanh 45440         4544094655

3 Gia cầm Cúm gia cầm 39215890 10587859 8932648 11012708 4290947 43917287572512

Nguồn : Chi cục thú y tỉnh Vĩnh Phúc

b) Về giám sát dịch bệnh: Hệ thống giám sát tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm được thú y xã quản

lý, theo dõi, báo cáo đột xuất bằng điện thoại hoặc qua giao ban định kỳ hàng tháng tại trạm thú y cấp huyện, từ đó tổng hợp chung toàn tỉnh, tại các cơ sở chăn nuôi lớn chưa có hệ thống giám sát. Việc lấy mẫu giám sát lưu hành vi rút, vi khuẩn gây

32

Page 33: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

bệnh chưa thực hiện thường xuyên, chỉ thực hiện khi có kinh phí từ các chương trình, dự án.

c) Về xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh ( ATDB): Việc xây dựng vùng, cơ sở ATDB là vấn đề cơ bản của công tác thú y, an

toàn dịch bệnh bền vững. Mặc dù đã có quy định của Bộ Nông nghiệp&PTNT về xây dựng vùng, cơ sở ATDB, tuy nhiên hiện nay trên địa bàn tỉnh chỉ có 01 cơ sở ATDB của công ty Japfacomfeed.

d) Về kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y

Bảng 16: Kết quả kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật giai đoạn 2008- 2013

TT Hạng mục Tổng số

Năm

2008 2009 2010 2011 2012 2013

I Kiểm dịch động vật

1 Trâu, bò, ngựa ( con) 9354 3508 1447 1273 696 24304350

2 Lợn các loại ( con) 1591755 503190 315153 290771 224525 258116421168

3 Gia cầm thịt ( con) 7375138 2244546 818077 611127 1023394 26779943858234

4 Gia cầm giống( con) 42399020 5511572 84054771308742

1 6836916 855763414141543

II Sản phẩm động vật

1 Trứng gia cầm quả)26583404

02623818

510091696

03716549

83276720

06874619

710275407

6

2 Trứng cút( quả) 39804968 8338 54770 923601778850

02186100

048280200

3 Kiểm soát giết mổ ( kg) 385836 113504 131797 62361 41980 36194113060

Nguồn : Chi cục thú y tỉnh Vĩnh Phúc

- Kiểm dịch vận chuyển: Kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật vận chuyển từ Vĩnh Phúc đi Hà Nội và các tỉnh phía Bắc tập trung vào 03 loại chính, có ưu thế so với các địa phương khác là lợn, gà và trứng gia cầm. Từ năm 2008 - 2013 kết quả kiểm dịch vận chuyển động vật các năm có xu hướng tăng lên, cụ thể: lợn các loại giảm (năm 2008: 503,2 ngàn con đến 2013: 421 ngàn con), gia cầm thịt tăng khá (2008: 2244,5 ngàn con, 2013: 3858 ngàn con), gia cầm giống tăng gấp 2,6 lần (chủ yếu của công ty Japfa - 2008: 5511 ngàn con, 2013: 14141 ngàn con). Các loại trứng gia cầm tăng gần 3,9 lần (2008: 26,24 triệu quả, 2013: 102,75 triệu quả).

- Kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm hiện nay chưa thực hiện được, toàn tỉnh chỉ có 01 cơ sở giết mổ gia cầm tập trung của công ty Japfacomfeed xây dựng năm 2006, tuy nhiên hoạt động cầm chừng, chưa có hiệu quả. Hiện còn lại hơn 1.100 điểm giết mổ nhỏ lẻ tại các hộ gia đình, trong các khu dân cư của 9 huyện, thành, thị vẫn chưa kiểm soát được, là một trong những yếu tố làm lây lan dịch bệnh.

33

Page 34: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

6.4 Đánh giá kết quả phòng, chống dịch bệnha) Tích cực: - Tổ chức tiêm phòng định kỳ đều 2 đợt/năm và có năm tiêm bổ sung tỷ lệ

đạt tương đối cao (70-80% KH). Vì vậy từ năm 2008-2013 một số dịch bệnh nguy hiểm như Cúm gia cầm, LMLM gia súc, dịch tả lợn, tụ huyết trùng trâu, bò…không xảy ra dịch trên diện rộng. Một số ổ dịch nhỏ xảy ra ở phạm vi hẹp, được dập tắt nhanh, hạn chế tối đa thiệt hại cho sản xuất chăn nuôi.

- Công tác kiểm dịch vận chuyển động vật được củng cố và kết quả có xu hướng tăng lên, tạo điều kiện giải quyết đầu ra cho sản phẩm chăn nuôi của tỉnh lưu thông thuận lợi và thúc đẩy cho chăn nuôi phát triển.

b) Hạn chế: - Quản lý, giám sát dịch bệnh chưa kịp thời và bao quát được tất cả địa

bàn; nhất là đối với các trang trại, cơ sở chăn nuôi lớn, các xã trung du, miền núi có địa bàn rộng.

- Chưa xây dựng được cơ sở an toàn dịch bệnh gia súc, gia cầm;- Kiểm dịch vận chuyển mới chỉ thực hiện đạt 30-40% đầu ra của sản phẩm

chăn nuôi, đầu vào là con giống hầu như chưa thực hiện được.- Không có cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung đảm bảo vệ sinh thú y,

chủ yếu là giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ, phân tán tại các hộ gia đình.

6.5 Cung ứng vật tư phòng, chống dịch Chi cục Thú y tỉnh đã thực hiện cung ứng và cấp phát kịp thời cho Trạm

thú y các huyện, thành phố, thị xã được hàng trăm ngàn liều vắc xin mỗi loại cho 3 bệnh ở lợn - Năm 2013 đã cấp phát vắc xin: dịch tả 56308 liều; LMLM 93385 liều; tai xanh 94655 liều; 92522 liều vắc xin tụ huyết trùng trâu, bò và 160414 liều vắc xin LMLM gia súc, 7,57 triệu liều vắc xin cúm gia cầm (H5N1).

Để chủ động triển khai tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm ngay sau khi có vắc xin mới theo hướng dẫn của Cục Thú y, Chi cục Thú y Vĩnh Phúc đã cung ứng đầy đủ thiết bị, vật tư phục vụ công tác tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm cho trạm thú y các huyện, thành phố bao gồm: khẩu trang, găng tay cao su, ủng cao su, quần áo bảo hộ lao động, bơm tiêm tự động, linh kiện bơm tiêm Trung Quốc.

7. Thực trạng tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi7.1 Tiêu thụ nội tỉnh

Nhìn chung, việc thu mua tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn đều diễn ra tại các hộ chăn nuôi. Các hộ thu mua tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn địa phương; một số hộ có quy mô lớn có thể mở rộng thị trường thu mua sang các huyện lân cận, điển hình như huyện Vĩnh Tường, Bình Xuyên, Vĩnh Yên và Tam Đảo. (Chi tiết tại bảng 17)

Theo kết quả điều tra của chi cục thú y tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2013, toàn tỉnh có 1.042 hộ thu mua các sản phẩm chăn nuôi, chủ yếu là thu mua lợn với 830 hộ, chiếm 79,65% tổng số hộ thu mua trên địa bàn. Hầu hết các hộ thu mua

34

Page 35: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

thường kèm theo dịch vụ giết mổ tại nhà, một số còn lại thông qua thương lái vận chuyển gia súc, gia cầm sống ra ngoại tỉnh tiêu thụ. Cụ thể các hộ thu mua gia súc, gia cầm hiện nay được thể hiện chi tiết ở bảng 17.

Bảng 17: Tổng hợp các hộ thu mua GSGC trên địa bàn năm 2013Đơn vị: hộ

TT Huyện, thành, thị Tổng số hộ

Loại động vâtĐịa điểm thu mua

Trâu,bò Lợn Gia cầm

1 Vĩnh Tường 250 8 183 59 Vĩnh Tường, Yên Lạc, Lập Thạch

2 Yên Lạc 130 5 111 14 Yên Lạc

3 Bình Xuyên 128 9 103 16 Trên địa bàn tỉnh

4 Tam Dương 81 8 57 16 Tam Dương

5 Tam Đảo 126 10 106 10 Tam Đảo,Lập Thạch

6 T.P Vĩnh Yên 54 0 40 14 Trên địa bàn tỉnh

7 Sông Lô 90 2 86 2 Sông Lô

8 Lập Thạch 132 12 117 3 Lập Thạch

9 T.X Phúc Yên 51 9 27 15 Phúc Yên

Tổng số 1.042 63 830 149

Nguồn: Số liệu cua chi cục Thú Y tỉnh Vĩnh Phúc

Bảng 17 cho thấy, Vĩnh Tường là huyện có số lượng các hộ thu mua các sản phẩm chăn nuôi cao nhất với 250 hộ, chiếm 23,99% và thấp nhất là thị xã Phúc Yên với 51 hộ, chiếm 4,89% tổng số hộ thu mua toàn tỉnh.

Trên địa bàn Vĩnh Phúc hầu như chưa có kênh thu mua các sản phẩm chăn nuôi, các chợ buôn bán gia súc, gia cầm chưa đạt tiêu chuẩn nên hiệu quả sử dụng chưa cao. Việc buôn bán gia súc gia cầm hầu hết là tự phát và ít khi qua kiểm dịch trước khi bán. Các hộ chăn nuôi khi có nhu cầu bán, họ sẽ tự liên lạc với các hộ thu mua để tiến hành buôn bán; những hộ có quy mô lớn thì sẽ thống nhất với các thương lái để tiến hành thu mua. Vì là buôn bán tự phát và nhỏ lẻ nên vấn đề vận chuyển gia súc, gia cầm thường rất đa dạng và tùy tiện, các phương tiện vận chuyển đều không được thiết kế cấu trúc đảm bảo vệ sinh an toàn cho gia súc, gia cầm; chất thải động vật rơi vãi trên đường vận chuyển, không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dễ dàng làm phát tán và lây truyền mầm bệnh ra môi trường xung quanh.

Tình hình thu mua các sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn tỉnh tương đối phát triển, tuy nhiên còn gặp những vấn đề bất cập như: việc tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi của nông hộ còn rất hạn chế, hệ thống dịch vụ đầu ra cho chăn nuôi hầu như chưa có, phương tiện vận chuyển còn thô sơ và chưa đảm bảo vệ sinh môi trường. Do vậy, trong thời gian tới cần tổ chức hệ thống dịch vụ đầu ra, thường xuyên cung cấp các thông tin về thị trường chăn nuôi,

35

Page 36: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

kiểm tra và giám sát chặt chẽ vệ sinh thú y, nhằm giúp cho các hộ chăn nuôi tiêu thụ một cách dễ dàng hơn, tránh bị ép giá sản phẩm và hạn chế ô nhiễm môi trường.

7.2 Tiêu thụ ở ngoài tỉnh Vĩnh Phúc Các sản phẩm chăn nuôi được vận chuyển ra ngoài tỉnh chủ yếu do các tư

thương đảm nhiệm. Sản phẩm vận chuyển ra ngoài tỉnh là thịt gia súc, gia cầm đã qua giết mổ hoặc gia súc, gia cầm sống.

Năm 2012, sản lượng thịt hơi xuất chuồng được vận chuyển ra ngoài tỉnh là 46600 tấn, chiếm 49 % tổng sản lượng thịt xuất chuồng. Trong đó: sản lượng thịt trâu, bò xuất ra ngoài tỉnh là tấn; thịt lợn xuất ra ngoài tỉnh là tấn và thịt gia cầm xuất ra ngoài tỉnh là tấn. Sản phẩm thịt hơi xuất chuồng chuyển ra ngoài tỉnh chủ yếu là gia súc, gia cầm sống; ước tính trong năm 2012 có khoảng 90 – 95 % gia súc, gia cầm sống được vận chuyển ra ngoài tỉnh tiêu thụ. Số hộ tham gia vận chuyển và buôn bán gia súc, gia cầm sống ra ngoài tỉnh khoảng 97 hộ: với 4 hộ vận chuyển trâu bò, 61 hộ vận chuyển lợn và 32 hộ vận chuyển gia cầm.

Bảng 18: Tổng hợp các hộ buôn bán vận chuyển GSGC sốngra ngoài tỉnh

STT Huyện, thành, thịLoại động vật

Phương tiện vận chuyển chủ yếuTổng số

hộTrâu, bò

(hộ)Lợn (hộ)

Gia cầm (hộ)

1 Vĩnh Tường 49 0 39 10 Ô tô2 Yên Lạc 10 0 0 10 Ô tô, xe máy3 Bình Xuyên 10 0 6 4 Xe máy4 Tam Dương 4 0 1 3 Ô tô5 Tam Đảo 9 2 5 2 Ô tô6 TP. Vĩnh Yên 0 0 0 0  7 Sông Lô 4 1 2 1 Ô tô8 Lập Thạch 8 0 7 1 Ô tô, xe máy9 TX. Phúc Yên 3 1 1 1 Ô tô, xe máy

Tổng số 97 4 61 32  

Nguồn:Chi cục Thú Y tỉnh Vĩnh Phúc

Trong 46600 tấn thịt hơi xuất chuồng được vận chuyển ra ngoài tỉnh năm 2012 thì có 3870 tấn thịt gia súc, gia cầm đã qua giết mổ, chiếm 8,3 %. Hầu hết các sản phẩm thịt gia súc, gia cầm vận chuyển ra ngoài tỉnh được lấy từ các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ, ước tính lượng thịt vận chuyển từ các cơ sở này chiếm khoảng 97% sản lượng thịt lấy từ các cơ sở giết mổ. Số hộ tham gia buôn bán và vận chuyển sản phẩm gia súc, gia cầm ra ngoài tỉnh trên địa bàn Vĩnh Phúc là 95 hộ, chủ yếu là các hộ ở Vĩnh Tường, Tam Dương và Sông Lô. Số hộ kinh doanh trứng gia cầm chiếm 66,32%, tiếp đến là kinh doanh thịt trâu bò với 14,74% và thấp nhất là các hộ kinh doanh thịt gia cầm với 4,21%. Chi tiết tại bảng 19.

Bảng 19: Tổng hợp các hộ vận chuyển sản phẩm GSGC ra ngoài tỉnh36

Page 37: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

STT

Huyện, thành, thị

Sản phẩm động vật

Tổng số hộ

Thịt Trứng gia cầmPhương tiện vận chuyểnTrâu,

bò (hộ)Lợn (hộ)

Gia cầm (hộ)

Gà, vịt (hộ)

Cút (hộ)

1 Vĩnh Tường 45 0 0 0 37 8 Ô tô2 Yên Lạc 1 0 0 0 1 0 Xe máy3 Bình Xuyên 9 1 5 3 0 0 Ô tô, xe máy4 Tam Dương 27 3 1 0 23 0 Ô tô5 Tam Đảo 1 1 0 0 0 0 Ô tô6 TP. Vĩnh Yên 0 0 0 0 0 0  7 Sông Lô 10 9 0 0 1 0 Ô tô, xe máy8 Lập Thạch 0 0 0 0 0 0  9 TX. Phúc Yên 2 0   1 1 0 Ô tô, xe máy

Tổng số 95 14 6 4 63 8  

Nguồn: Chi cục Thú Y tỉnh Vĩnh Phúc

Việc vận chuyển các sản phẩm gia súc, gia cầm bằng xe tải ra ngoài tỉnh thường được kiểm dịch và kiểm tra tương đối chặt chẽ, tuy nhiên phương tiện vận chuyển thường chưa đạt yêu cầu về cơ sở vật chất và vệ sinh môi trường.

8 Kết quả ứng dụng khoa học công nghệ trong chăn nuôi8.1 Với đàn bò- Lai tạo giống: Tiến bộ kỹ thuật thụ tinh nhân tạo (TTNT) đã được sử

dụng 100 % trong phối giống bò sữa, gần 20 % trong phối giống bò thịt. - Một số hộ chăn nuôi bò sữa đã sử dụng hệ thống làm mát bằng phun

sương kết hợp quạt mát để chống nóng cho bò, đệm nền chuồng để hạn chế bệnh viêm móng; nhiều hộ đã sử dụng máy vắt sữa, máy thái cỏ (số máy vắt sữa đã có 282 chiếc; máy thái cỏ 542 chiếc); 02 trạm thu mua sữa được trang bị 20 Tank lạnh bảo quản sữa và 04 xe ô tô chuyên dụng.

8.2 Với đàn lợn- Lai tạo giống: gần 30% tổng đàn nái được phối giống bằng TTNT và sử

dụng tinh dịch lợn đực giống cao sản Pi4, Master 16.- Chuồng trại: Một số trang trại nuôi lợn nái ngoại qui mô từ 100 nái trở

lên và từ 200 lợn thịt trở lên áp dụng kỹ thuật nuôi chuồng kín có hệ thống làm mát tự động để chống nóng, qui trình công nghiệp khép kín (nuôi lợn bố mẹ - lợn con - lợn thịt).

- Bảo vệ môi trường: nhiều hộ chăn nuôi lợn đã xây dựng hầm Biogas để xử lý môi trường.

8.3 Với đàn gia cầm- Giống: Một số giống gà đẻ, gà thịt cao sản đã được nuôi trong các trang trại;- Chuồng trại, thiết bị: hệ thống chuồng nuôi khép kín, có hệ thống làm

mát; máng ăn, máng uống hiện đại đã được nhiều trang trại chăn nuôi gà đẻ, gà thịt ứng dụng.

37

Page 38: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

- Qui trình chăn nuôi, phòng bệnh được thực hiện tốt ở các trang trại chăn nuôi có qui mô lớn (từ 1.000 con trở lên).

Tóm lại: Nhiều tiến bộ kỹ thuật đã được áp dụng trong chăn nuôi lợn, gà, bò sữa như sử dụng giống mới, thức ăn công nghiệp, chuồng trại kín hạn chế ảnh hưởng của thời tiết phù hợp với từng con vật nuôi và có xu hướng nhân rộng.II. HIỆN TRẠNG VÀ VIỆC HÌNH THÀNH CÁC VÙNG VÀ XÃ CHĂN NUÔI TRỌNG ĐIỂM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

1. Địa bàn, quy mô các vùng và xã chăn nuôi trọng điểm hiện tại 1.1 Vùng chăn nuôi lợn thịt- Trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số vùng chăn nuôi lợn có quy mô

tập trung ở các huyện Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Tam Đảo. Trong đó:

- Huyện Lập Thạch: gồm các xã Quang Sơn, Ngọc Mỹ, Hợp Lý.- Huyện Tam Dương gồm các xã Kim Long, Đạo Tú, Hoàng Lâu và

Thanh Vân.- Huyện Tam Đảo gồm các xã Hợp Châu, Hồ Sơn, Minh Quang, Tam

Quan và Đại Đình.- Huyện Bình Xuyên gồm các xã Sơn Lôi, Hương Sơn, Bá Hiến và TT

Gia Khánh.- Huyện Vĩnh Tường gồm các xã Nghĩa Hưng, Đại Đồng, Bình Dương và

Vĩnh Sơn.- Huyện Yên Lạc gồm các xã Nguyệt Đức, Yên Phương, Bình Định và

Đồng Cương. Các xã chăn nuôi lợn nêu trên đều có số trang trại và gia trại chăn nuôi

lợn quy mô lớn, với đầu nái từ vài chục đến hàng trăm con/ trang trại, số lợn thịt từ hàng trăm đến hàng ngàn con/lứa. Đa số các trang trại và gia trại này chăn nuôi theo quy trình khép kín từ sản xuất con giống đến chăn nuôi lợn thịt.

1.2 Vùng chăn nuôi gà thịt, gà đẻ trứng- Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện tại đã hình thành một số vùng nuôi gà

tập trung, quy mô lớn:+ Huyện Tam Dương: vùng chăn nuôi gà tập trung gồm các xã: Hướng

Đạo, Kim Long, Thanh Vân và Hoàng Hoa. Số cơ sở nuôi gà đẻ quy mô trên 1000 con có 661 hô, trang trại.

+ Huyện Tam Đảo: vùng chăn nuôi gà tập trung gồm các xã Đại Đình, Hồ Sơn, Tam Quan và Bồ Lý. Số cơ sở nuôi gà đẻ quy mô trên 1000 con có 132 hộ, trang trại.

Hai huyện trên chiếm 73% số hộ, trang trại chăn nuôi gà đẻ có quy mô trên 1000 con/ hộ, trang trại; chiếm khoảng 50,3% tổng đàn gà của tỉnh.

+ Huyện Bình Xuyên: vùng chăn nuôi gà tập trung gồm các xã Thiện Kế, Đạo Đức, TT Gia Khánh, Tân Phong và TT Hương Canh.

1.3 Vùng chăn nuôi bò sữa Đàn bò sữa của tỉnh chăn nuôi tập trung ở các huyện: Vĩnh Tường, Yên

Lạc, thành phố Vĩnh Yên, Lập Thạch và Tam Đảo (4501 con – đến 31/12/ 2013) trong đó:

38

Page 39: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

- Huyện Vĩnh Tường: với tổng đàn 3719 con, chiếm 82,63% tổng đàn của tỉnh, được chăn nuôi trên địa bàn các xã Vĩnh Thịnh (2584 con), An Tường (677 con), Vĩnh Ninh (202 con), Bình Dương (160 con), Tuân Chính (11 con), Tân Cương (8 con), Cao Đại (1 con), Tam phúc (25 con) và Phú Đa (27 con), Phú Thịnh(6 con), Ngũ Kiên(7 con), Tứ Trưng (5 con), và Lý Nhân (6 con)

- Huyện Yên Lạc: với tổng đàn 500 con, được chăn nuôi trên địa bàn các xã Trung Nguyên, Trung Kiên, Liên Châu, Đại Tự, Trung Hà và Tề Lỗ (chiếm 11,11% tổng đàn),

- Thành phố Vĩnh Yên (60 con, 1,33% tổng đàn), được chăn nuôi ở xã Định Trung.

- Huyện Lập Thạch (102 con, 2,27% tổng đàn), được chăn nuôi ở các xã Thái Hòa , Liên Hòa và Bắc Bình.

- Huyện Tam Đảo (120 con, 2,67% tổng đàn), được chăn nuôi ở xã Bồ Lý.

1.4 Vùng chăn nuôi bò thịt Hiện tại chăn nuôi con bò thịt trên địa bàn tỉnh chủ yếu vẫn ở quy mô nhỏ

lẻ, phân tán; số hộ chăn nuôi với quy mô trên 10 con/ hộ trở lên rất ít. Đàn bò thịt phát triển tập trung chủ yếu ở các huyện Vĩnh Tường (21,70% tổng đàn bò thịt), Lập Thạch (19,05% tổng đàn bò thịt), Sông Lô (14,59 % tổng đàn bò thịt) và Tam Dương (12,37 % tổng đàn bò thịt).

2. Các phương thức chăn nuôi theo hướng tập trung hiện tại 2.1 Chăn nuôi trang trạiHiện tại phương thức chăn nuôi này được áp dụng chủ yếu cho chăn nuôi

lợn và gia cầm. Theo kết quả điều tra của Trung tâm thông tin nông nghiệp & PTNT đến 1/10/2013, hiện trên địa bàn tỉnh:

a) Chăn nuôi lợn - Lợn nái: Có 138 trang trại quy mô trên 20 nái/trang trại(TT), trong đó

tập trung ở các huyện Lập Thạch (27 TT), Yên Lạc (33 TT) Vĩnh Tường (13 TT), Sông Lô ( 23 TT), Bình Xuyên ( 19 TT).

- Lợn thịt:+ Có 292 trang trại chăn nuôi với quy mô 100 con/ TT/ lứa, trong đó tập

trung ở các huyện Lập Thạch (34 TT), Sông Lô (16 TT), Yên Lạc (46 TT) và Vĩnh Tường (17 TT).

b) Chăn nuôi gia cầm - Gà+ Có 438 trang trại chăn nuôi gà thịt có quy mô trên 2000 con/ lứa , tập

trung ở các huyện Lập Thạch (17 TT), Tam Dương (159 TT), Tam Đảo (222 TT), Vĩnh Tường (21 TT).

+ Có 1005 trang trại chăn nuôi gà đẻ có quy mô trên 1000 con, tập trung ở các huyện Tam Dương (465 TT), Tam Đảo (163 TT), Vĩnh Tường (93 TT), Lập Thạch (69 TT), Sông Lô (46 TT).

- Thủy cầm:+ Có 216 trang trại chăn nuôi vịt có quy mô trên 1000 con, tập trung ở các

huyện Yên Lạc (68 TT), Bình Xuyên (65 TT), Vĩnh Tường (21 TT), Tam Dương (17 trang trại).

39

Page 40: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

+ Có 2 trang trại chăn nuôi ngan quy mô trên 1000 con, trong đó Bình Xuyên 1 trang trại, TX Phúc Yên 1 trang trại.

2.2 Chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệpHiện tại đã có một số mô hình chăn nuôi lợn, gà theo hướng bán công

nghiệp, áp dụng những biện pháp kỹ thuật như chuồng kín với hệ thống làm mát, sử dụng thức ăn công nghiệp 100%, quy trình khép kín với quy mô: lợn thịt hàng ngàn con/ lứa; lợn nái từ hàng trăm đến hàng ngàn con; gà thịt và gà đẻ từ vài ngàn đến hàng chục ngàn con/ lứa.

3. Các biện pháp đã thực hiện trong chăn nuôi tại các vùng, xã trọng điểm

3.1 Về giống: a)Giống gia cầm

Các cơ sở chăn nuôi gà tập trung trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chủ yếu nhập con giống từ 2 cơ sở sản xuất giống trên địa bàn là Công ty Japfacomfeed và Công ty cổ phần gà Tam Đảo; các Công ty này được đầu tư cở sở vật chất kỹ thuật hạ tầng như chuồng trại, thiết bị, áp dụng những công nghệ mới nhất nên con giống sản xuất ra đều đạt tiêu chuẩn và được sự tín nhiệm của các cơ sở chăn nuôi gà tập trung. Giống của 2 cơ sở sản xuất này là các giống gà hướng thịt như Isa, AA, 707, Cob 500, Ross 308…; các giống gà hướng trứng như Isa Brow và Ai cập.

Tuy nhiên lượng con giống gà của 2 cơ sở này sản xuất không thể đáp ứng nhu cầu phát triển chăn nuôi của các cơ sở chăn nuôi, do vậy trên địa bàn của tỉnh hiện có hàng chục cơ sở sản xuất con giống với quy mô sản xuất từ vài chục ngàn đến hàng trăm ngàn trứng/một lứa, với tỷ lệ ấp nở thành công đối với gà là khoảng 70-75%, với vịt là khoảng 80-85%. Giống gia cầm sản xuất của các cơ sở thủ công này với gà: mẹ Lương Phượng bố Mía (Ta lai); với vịt: là giống siêu trứng và vịt bầu cánh trắng.

b) Giống lợn:Hầu hết các cơ sở chăn nuôi lợn tập trung trên địa bàn đều chủ động tự

sản xuất con giống theo quy trình khép kín từ khâu sản xuất con giống đến chăn nuôi lợn thịt, một số trang trại đã đầu tư chuyên về sản xuất con giống với quy mô đàn nái từ vài trăm đến hàng ngàn con.

Cơ cấu đàn nái của các cơ sở chăn nuôi này: khoảng 90% là nái ngoại, số còn lại là nái lai có 3/4 đến 7/8 máu ngoại.

Con đực giống để phối với đàn nái trên, 95% là đực giống ngoại; các giống đực ngoại dùng phối trực tiếp là các giống Landrace, một số là Yorkshie. Các giống lợn đực ngoại cao sản như: Pi4, Master16, PiDu, Duroc được nuôi tại Trung tâm giống vật nuôi Vĩnh Phúc để sản xuất tinh cho lai tạo đàn lợn của tỉnh và các xã vùng chăn nuôi tập trung bằng thụ tinh nhân tạo (TTNT), hàng năm sản xuất từ 60 ngàn đến 70 ngàn liều tinh.

c) Giống bò: - Đàn bò thịt: Tỷ lệ bò lai chiếm khoảng 82% (75.079 con), số còn lại là bò vàng địa

phương chiếm khoảng 18%. Tỷ lệ bò lai tăng từ 58,3% năm 2006 lên 68,6% năm

40

Page 41: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

2010 và 85% năm 2013. Tỷ lệ đàn bò lai cao nhất là ở huyện Vĩnh Tường (gần 95%) các huyện Yên Lạc trên 80%, Bình Xuyên trên 70%.

Đàn bò lai của tỉnh nói chung và vùng chăn nuôi có quy mô tập trung gồm chủ yếu là lai giống bò Brahman, Sind. Từ năm 2009 các giống Droughmaster, Limocin là những giống bò thịt cao sản đã được đưa vào lai tạo, chủ yếu ở hai huyện Vĩnh Tường và Yên Lạc. Chất lượng đàn bò lai được tăng lên, tỷ lệ máu ngoại trong đàn bò từ 50% đến 75%; 87,5%.Từ 2006 đến nay, tỉnh đã nhập và đưa vào sử dụng 108.500 liều tinh bò thịt các giống trên để lai tạo, cải tạo nâng cao tầm vóc đàn bò thịt của tỉnh.

- Đàn bò sữa: Chủ yếu là giống bò lai Holstein Friesian (HF) (từ 75% - 87,5% máu bò HF), có một số là bò HF thuần. Từ năm 2006 đến nay, tỉnh đã nhập 16.000 liều tinh bò sữa giống HF lai tạo, nâng cao tỷ lệ máu bò HF trong đàn bò sữa.

3.2. Các công nghệ và quy trình kỹ thuật đang áp dụnga) Chăn nuôi gia cầm:- Chuồng trại, thiết bị: nhiều trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn đã

đưa vào sử dụng hệ thống chuồng nuôi khép kín với hệ thống làm mát cùng máng ăn, máng uống hiện đại.

- Quy trình chăn nuôi, phòng dịch bệnh đã được thực hiện khá tốt ở những trang trại có quy mô lớn (từ 1000 con/ trang trại trở lên).

- Một số giống gà đẻ, gà thịt cao sản đã được đưa vào chăn nuôi trong nhiều trang trại.

b) Chăn nuôi lợn:- Công tác lai tạo giống: các trang trại chăn nuôi quy mô tập trung tại các

vùng trọng điểm với cơ cấu đàn nái chiếm khoảng 90%, số còn lại là nái lai có 1/2 đến 7/8 máu ngoại, hầu hết đàn nái của các trang trại này được phối giống bằng thụ tinh nhân tạo (TTNT) và sử dụng tinh đực giống của các giống lợn cao sản như Pi4, Master 16.

- Chuồng trại: Một số trang trại nuôi lợn nái ngoại qui mô từ 100 nái và từ 200 lợn thịt trở lên áp dụng kỹ thuật nuôi chuồng kín có hệ thống làm mát tự động để chống nóng, qui trình công nghiệp khép kín (nuôi lợn bố mẹ - lợn con - lợn thịt).

- Bảo vệ môi trường: nhiều hộ chăn nuôi lợn đã xây dựng hầm Biogas để xử lý môi trường. c) Chăn nuôi bò:

- Lai tạo giống: Tiến bộ kỹ thuật thụ tinh nhân tạo (TTNT) đã được sử dụng 100% trong phối giống bò sữa; gần 20% trong phối giống bò thịt.

- Một số hộ chăn nuôi bò sữa đã sử dụng hệ thống làm mát bằng phun sương kết hợp quạt mát để chống nóng cho bò, đệm nền chuồng để hạn chế bệnh viêm móng; nhiều hộ đã sử dụng máy vắt sữa, máy thái cỏ (số máy vắt sữa đã có 282 chiếc; máy thái cỏ 542 chiếc); 02 trạm thu mua sữa được trang bị 20 Tank lạnh bảo quản sữa và 04 xe ô tô chuyên dụng.

3.3. Công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

41

Page 42: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

a) Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm cua tỉnh và vùng chăn nuôi trọng điểm

Dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm của tỉnh nói riêng (trong đó các vùng và xã chăn nuôi tập trung) cũng như của cả nước trong những năm qua diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất chăn nuôi. Ngoài những bệnh thường gặp tuy không thành dịch lớn (tiêu chảy, bệnh đường hô hấp, ký sinh trùng…) xuất hiện nhiều loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm (lở mồm long móng gia súc) luôn là mối lo ngại thường trực của người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, bởi tính chất lây lan nhanh, xuất hiện không theo quy luật, xảy ra ở tất cả các quy mô, phương thức chăn nuôi và khi xảy ra dịch bệnh thì công tác phòng chống dịch gặp rất nhiều khó khăn.

Trong giai đoạn 2006-2010: Dịch Cúm gia cầm xảy ra vào năm 2007 trên địa bàn 2 xã/2 huyện, tổng số gia cầm ốm, chết, tiêu hủy gần 10.000 con.

Dịch bệnh thường xuất hiện ở các hộ chăn nuôi vừa và nhỏ, không đảm bảo an toàn sinh học, không tiêm phòng vắc xin.

b) Công tác phòng chống dịch + Về tiêm phòng, phun khử trùng tiêu độc: Hàng năm, tỉnh tổ chức tiêm phòng và phun thuốc khử trùng tiêu độc môi

trường chăn nuôi 2 đợt chính (đợt 1 vào các tháng 3,4; đợt 2 vào các tháng 9,10), chủ yếu phòng các loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: Dịch tả lợn, Tụ huyết trùng, LMLM gia súc, Cúm gia cầm và Tai xanh ở lợn, bệnh dại ở chó, mèo. Đối với các loại bệnh khác, các hộ chăn nuôi mua thuốc và vắc xin tại các cửa hàng thuốc thú y và chủ động tiêm phòng. Tỷ lệ gia súc, gia cầm được tiêm phòng các đợt thường dao động từ 70 đến 100% kế hoạch (KH), không đồng đều ở các địa phương.

Các trang trại chăn nuôi trong vùng chăn nuôi trọng điểm thường chủ động tiêm phòng cho vật nuôi và khử trùng tiêu độc môi trường nuôi định kỳ theo kế hoạch cho từng lứa lợn, gia cầm, do vậy dịch bệnh hầu như không xảy ra tại những trang trại này.

+ Về giám sát dịch bệnh: Hệ thống giám sát tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm được thú y xã quản

lý, theo dõi, báo cáo đột xuất bằng điện thoại hoặc qua giao ban định kỳ hàng tháng tại trạm thú y cấp huyện, từ đó tổng hợp chung toàn tỉnh, tại các cơ sở chăn nuôi lớn chưa có hệ thống giám sát. Việc lấy mẫu giám sát lưu hành vi rút, vi khuẩn gây bệnh chưa thực hiện thường xuyên, chỉ thực hiện khi có kinh phí từ các chương trình, dự án.

Các trang trại chăn nuôi trong vùng chăn nuôi trọng điểm có cán bộ thú y chuyên trách theo dõi tình hình dịch bệnh của trang trại mình và vùng chăn nuôi xung quanh để chủ động phòng chống dịch bệnh.

+ Về xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh: Việc xây dựng vùng, cơ sở ATDB là vấn đề cơ bản của công tác thú y, an

toàn dịch bệnh bền vững. Mặc dù đã có quy định của Bộ Nông nghiệp&PTNT về xây dựng vùng, cơ sở ATDB, tuy nhiên hiện nay trên địa bàn tỉnh chỉ có 01 cơ sở ATDB của công ty Japfacomfeed.

+ Về kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y:42

Page 43: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

Kiểm dịch vận chuyển: Kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật vận chuyển từ tỉnh đi Hà Nội và các tỉnh phía Bắc tập trung vào 03 loại chính, có ưu thế so với các địa phương khác là lợn, gà và trứng gia cầm. Từ năm 2008 – 2013 kết quả kiểm dịch vận chuyển động vật các năm có xu hướng tăng lên, cụ thể: lợn các loại tăng (năm 2008: 503 ngàn con; 2013: 421ngàn con), gia cầm thịt tăng (2008: 2,244 triệu con; 2013: 2,67 triệu con), gia cầm giống tăng gần 3 lần (chủ yếu của công ty Japfa) (2008: 5,5 triệu con; 2013: 14,14 triệu con). Các loại trứng gia cầm tăng gần 4 lần (2008: 26,23 triệu quả; 2013: 102,75 triệu quả)

Kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm hiện nay chưa thực hiện được, toàn tỉnh chỉ có 01 cơ sở giết mổ gia cầm tập trung của công ty Japfacomfeed xây dựng năm 2006, tuy nhiên hoạt động cầm chừng, chưa có hiệu quả. Hiện còn lại hơn 1.100 điểm giết mổ nhỏ lẻ tại các hộ gia đình, trong các khu dân cư của 9 huyện, thành, thị vẫn chưa kiểm soát được, là một trong những yếu tố làm lây lan dịch bệnh.

3.4 Tình hình cung cấp thức ăn chăn nuôia) Thức ăn thô xanhChủ yếu cho trâu, bò; với tình trạng đất chăn thả tự nhiên ngày càng bị thu hẹp,

cần chuyển đổi đất trồng màu kém hiệu quả, đất bãi sang trồng cỏ cho gia súc. Trên địa bàn tỉnh diện tích đất trồng cỏ dùng cho chăn nuôi năm 2013 khoảng 260 ha, phân bố chủ yếu ở các xã chăn nuôi bò sữa, với năng suất khoảng 250 tấn cỏ/ha: sản lượng cỏ là khoảng 65 ngàn tấn, mới đáp ứng được khoảng 6% nhu cầu thức ăn thô xanh cho đại gia súc của tỉnh (nhu cầu thức ăn thô xanh cho đại gia súc của tỉnh năm 2013 là trên 1 triệu tấn cỏ).

Thức ăn tận dụng: Chủ yếu là các phụ phẩm nông nghiệp như rơm, rạ, thân ngô,... Ở một số huyện có số lượng đàn trâu, bò lớn như Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương và Vĩnh Tường, lượng cỏ tự nhiên cung cấp không đủ cho trâu, bò, người chăn nuôi phải tận dụng thêm rơm, thân ngô.

b) Thức ăn tinh cho lợn, gia cầmĐến năm 2015 có khoảng 65-70% đàn lợn, 70-75% gia cầm có sử dụng thức

ăn công nghiệp. Tổng nhu cầu thức ăn công nghiệp ước tính gần 180 ngàn tấn/năm. Đến năm 2020 ước tính khoảng 80% số lợn, 90% số gia cầm sử dụng thức ăn công nghiệp. Tổng nhu cầu thức ăn công nghiệp ước tính trên 200 ngàn tấn/năm.

Căn cứ vào nhu cầu thức ăn trên địa bàn và khả năng đáp ứng tại chỗ, với định hướng chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp, quy mô vừa và lớn, trong thời gian tới tỉnh cần có chính sách:

- Ưu đãi thu hút đầu tư và hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở, nhà máy chế biến thức ăn cho chăn nuôi.

- Hỗ trợ các trang trại chăn nuôi về máy móc thiết bị, vốn để tự chế biến thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm nhằm sử dụng các sản phẩm của trồng trọt tại địa phương như ngô, đậu tương,… và hạ giá thành chăn nuôi.

- Khuyến khích và hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất thức ăn sạch tham gia vào chuỗi sản xuất nuôi lợn thịt, gà thịt để tạo sản phẩm thịt sạch mang thương hiệu thịt lợn sạch, thịt gà sạch Vĩnh Phúc.

43

Page 44: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

- Xây dựng các nhóm liên kết trang trại, hộ chăn nuôi theo vùng chăn nuôi để sử dụng thức ăn tinh hỗn hợp công nghiệp từ nhà máy đến thẳng hộ, trang trại chăn nuôi không qua đại lý, giảm giá thức ăn thông qua cung cấp trực tiếp để hạ giá thành sản phẩm chăn nuôi.

- Mở rộng diện tích thâm canh, sử dụng giống ngô, đậu tương mới có năng suất, chất lượng cao để làm thức ăn chăn nuôi.

3.5 Thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi Các sản phẩm chăn nuôi của tỉnh cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ nội tỉnh

và một phần lớn xuất bán đi các tỉnh khác (lợn, gia cầm, bò, trứng gia cầm các loại) thông qua các hộ tư thương chuyên kinh doanh buôn bán (với hàng trăm hộ kinh doanh lớn, có phương tiện vận chuyển bằng ô tô). Điều đó dẫn đến việc tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi của nông dân gặp nhiều khó khăn do quá phụ thuộc vào tư thương.

3.6 Biện pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng các cơ sở chăn nuôi tập trung- Chính sách đầu tư, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng khu chăn nuôi tập trung (2008-2009)

a) Các chính sách cua tỉnh trong hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng các khu chăn nuôi tập trung

Năm 2008, UBND tỉnh quyết định đầu tư, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng đến ngoài hàng rào khu chăn nuôi tập trung gồm 11 khu (các hạng mục hỗ trợ: đường vào khu, điện, nước, ao xử lý nước thải, nhà điều hành). Tổng mức đầu tư: 18 tỷ đồng. Năm 2009, UBND tỉnh quyết định đầu tư, hỗ trợ xây dựng tiếp 26 khu. Tổng mức đầu tư, hỗ trợ 23 tỷ đồng.

Tổng 2 năm là 41 tỷ đồng, với định mức khu ở vùng trung du, miền núi: 1,8 tỷ đồng/khu; vùng đồng bằng: 1,5 tỷ đồng/khu. Năm 2012 có 01 khu chuyển đổi sang mục đích khác, hiện tại còn 36 khu.

Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành nghị quyết số 88/2013/NQ – HĐND ngày 16/7/2013; UBND tỉnh ban hành Quyết định số 24/2013/QĐ – UBND ngày 10/10/2013 về các cơ chế, chính sách để phát triển chăn nuôi và hỗ trợ xây dựng các cơ sở giết mổ GSGC tập trung.

b) Các biện pháp làm giảm tác động cua môi trường do chăn nuôi tập trung

Hàng năm có trên 1,5 triệu tấn chất thải từ chăn nuôi do đàn gia súc, gia cầm thải ra, nhưng chỉ khoảng 10-15% được xử lý bằng hầm Biogas ở những cơ sở chăn nuôi lợn trang trại, hộ gia đình có qui mô đàn từ vài chục con trở lên; số còn lại đều xả trực tiếp ra môi trường, đang gây ô nhiễm nhiều vùng, ô nhiễm nguồn nước. Nghiêm trọng hơn là nguồn làm phát sinh dịch bệnh.

Theo kết quả điều tra, tổng hợp năm 2009-2010 của Sở Tài nguyên & Môi trường, trên địa bàn toàn tỉnh có 110.131 hộ chăn nuôi gia súc; số hộ có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh là 43.000 hộ chiếm 39%, trong đó có khoảng 15.000 hộ có hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm Biogas, số hộ không có hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi chiếm trên 80%.

Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chăn nuôi đã và đang diễn ra rất nghiêm trọng, mà nguyên nhân chính là do tính tự phát của sản xuất không gắn

44

Page 45: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

với sự phát triển chung của nhiều ngành; với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội; do nhận thức chung về bảo vệ môi trường của người dân chưa cao, chưa có sự đầu tư rõ và hiệu quả cho việc xử lý và ngăn chặn các tác động ô nhiễm do sản xuất chăn nuôi gây ra. Trong thời gian tới cần có những biện pháp kiên quyết kiểm soát tình trạng ô nhiễm môi trường do chăn nuôi tập trung gây ra để chăn nuôi phát triển bền vững và có hiệu quả cao.

3.7 Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm

a) Thuận lợi- Đã hình thành vùng chăn nuôi tập trung gà đẻ, gà thịt tại huyện Tam

Dương, Tam Đảo (số lượng gà ở 2 huyện này chiếm 50,3% tổng đàn gà của tỉnh). Một số xã chăn nuôi gà trọng điểm như xã Kim Long (Tam Dương), xã Tam Quan (Tam Đảo) số lượng gà có thời điểm đạt trên 1 triệu con/xã.

- Đã có một số xã nuôi lợn trọng điểm như Quang Sơn (Lập Thạch), Nguyện Đức (Yên Lạc).

- Đã hình thành vùng chăn nuôi bò sữa tập trung ở 9 xã thuộc huyện Vĩnh Tường là Vĩnh Thịnh, An tường, Vĩnh Ninh, Bình Dương, Tuân Chính, Tân Cương, Cao Đại, Tam Phúc, Phú Đa; một số xã thuộc các huyện Yên Lạc, Tam Đảo và Lập Thạch.

Đây là tiền đề quan trọng để phát triển ngành chăn nuôi tiên tiến trong giai đoạn 2013 - 2020.

b) Khó khăn- Phát triển chăn nuôi thiếu qui hoạch chi tiết trên phạm vi toàn tỉnh, qui hoạch

của từng địa phương không gắn kết được để phát triển thành vùng tập trung.- Cơ sở hạ tầng cho sản xuất giống vật nuôi và phát triển chăn nuôi theo vùng

tập trung chưa được đầu tư tương xứng với tiềm năng; các cơ sở sản xuất giống vật nuôi, của cả Nhà nước quản lý và của hộ tư nhân đều đang xuống cấp và lạc hậu.

- Giá thành sản xuất cao, do đó cạnh tranh sản phẩm trên thị trường ngày càng khó khăn, đã làm giảm thị trường tiêu thụ của sản phẩm.

4. Các chính sách của tỉnh và Trung ương liên quan đến phát triển các vùng chăn nuôi

4.1 Cơ chế, chính sách của tỉnh cho phát triển chăn nuôi Vĩnh Phúc là tỉnh đầu tiên của cả nước ban hành một số Nghị quyết của Tỉnh

ủy:a) Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 27 tháng 12 năm 2006 về của Tỉnh Ủy Vĩnh

Phúc về nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006 -2010; định hướng đến năm 2020.

b) Trên cơ sở Nghị quyết 03- NQ/TU ngày 27 tháng 12 năm 2006, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 06/2007/NQ-HĐND ngày 11/5/2007 về cơ chế khuyến khích phát triển giống vật nuôi, cây trồng giai đoạn 2007-2010;

c) Nghị quyết số 07/2007/NQ-HĐND ngày 11/5/2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về hỗ trợ đầu tư phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung giai đoạn 2007-2010. UBND tỉnh đã phê duyệt một số dự án về hỗ trợ cải tạo giống bò, lợn và

45

Page 46: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

cải tạo nâng cấp trung tâm giống vật nuôi của tỉnh và hỗ trợ đầu tư 37 khu chăn nuôi tập trung:

* Tổng kinh phí đầu tư, hỗ trợ cho phát triển chăn nuôi trong 7 năm (2006-2012) cho các đơn vị ngành nông nghiệp (không tính đầu tư từ ngân sách cho các huyện, thành, thị về phát triển chăn nuôi)

Tổng mức đầu tư: 24,81 tỷ đồng; được cấp: 16,65 tỷ đồng (67%). Trong đó: - Tổng mức đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật: 9,12 tỷ đồng; được cấp: 5,83 tỷ

đồng (64%)- Tổng mức đầu tư hỗ trợ cải tạo giống:15,68 tỷ đồng; được cấp: 10,82 tỷ

đồng (69%)* Tổng kinh phí đầu tư cho công tác thú y, phòng chống dịch bệnh gia

súc, gia cầmTổng mức đầu tư: 56,62 tỷ đồng; được cấp: 35,67 tỷ đồng (65%).Trong đó: - Tổng mức đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật: 5,7 tỷ đồng; được cấp: 5,7 tỷ

đồng (100%).- Tổng mức đầu tư hỗ trợ phòng, chống dịch: 50,92 tỷ đồng; được cấp: 30

tỷ đồng (59%).* Đầu tư, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng khu chăn nuôi tập trung (2008-

2009)Năm 2008, UBND tỉnh quyết định đầu tư, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng

đến ngoài hàng rào khu chăn nuôi tập trung gồm 11 khu (các hạng mục hỗ trợ: đường vào khu, điện, nước, ao xử lý nước thải, nhà điều hành). Tổng mức đầu tư: 18 tỷ đồng. Năm 2009, UBND tỉnh quyết định đầu tư, hỗ trợ xây dựng tiếp 26 khu. Tổng mức đầu tư, hỗ trợ: 23 tỷ đồng.

Tổng 2 năm là 41 tỷ đồng, với định mức khu ở vùng trung du, miền núi: 1,8 tỷ đồng/khu; vùng đồng bằng: 1,5 tỷ đồng/khu. Năm 2012 có 01 khu chuyển đổi sang mục đích khác, hiện tại còn 36 khu.

d) Nghị quyết số 52/2012/NQ- HĐND ngày 19/7/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về Cơ chế đầu tư, hỗ trợ phát triển giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012- 2015

- Đối tượng được hỗ trợ: là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia nghiên cứu, sản xuất giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh( trừ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp do Trung ương quản lý, doanh nghiệp tỉnh khác đóng trên địa bàn tỉnh)

- Cơ chế, mức hỗ trợ: Hỗ trợ, đầu tư các nội dung theo Thông tư số 11/2012/TTLT- BNNPTNT-

BTC- BKHĐT ngày 01/3/2012 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn- Bộ Tài chính - Bộ Kế hoach và Đầu tư; ngoài ra tỉnh hỗ trợ thêm các nội dung sau:

+ Hỗ trợ bình tuyển đàn lợn đực giống, bò đực giống với mức không quá 110.000đ/ con.

+ Đối với giống vật nuôi: Hỗ trợ tinh lợn ngoại thụ tinh nhân tạo 27.000 đ/liều; Hỗ trợ chi phí tinh và vật tư thụ tinh nhân tạo bò thịt, bò sữa với mức không quá 55.000 đ/ liều; Hỗ trợ mô hình nuôi lợn nái ngoại giống mới cấp bố mẹ: 1,2 triệu đ/ con; Hỗ trợ mô hình nuôi gà giống mới cấp bố mẹ: 4500đ/ con; Hỗ trợ mô hình nuôi bò đực giống mới năng suất, chất lượng cao 5 triệu đồng/

46

Page 47: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

con; Hỗ trợ mô hình nuôi lợn đực giống mới năng suất chất lượng cao 2,5 triệu đồng/ con.

e) Quyết định số 38/2012/QĐ-UBND ngày 25/10/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về Ban hành Quy định thực hiện cơ chế đầu tư, hỗ trợ phát triển giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012- 2015

- Đối tượng được hỗ trợ: là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia nghiên cứu, sản xuất giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh (trừ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp do Trung ương quản lý, doanh nghiệp tỉnh khác đóng trên địa bàn tỉnh).

- Điều kiện được đầu tư, hỗ trợ: * Đối với các tổ chức cá nhân tham gia nghiên cứu, sản xuất giống:+Đảm bảo điều kiện quy định tại Thông tư số 11/2012/TTLT-

BNNPTNT- BTC- BKHĐT ngày 01/3/2012 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn- - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoach và Đầu tư

+Đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Pháp lệnh Giống vật nuôi.+Các giống vật nuôi được ưu tiên đầu tư thực hiện theo khoản 8, Mục 3,

Điều 1, Quyết định 2194/ QĐ- TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ và phải đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng vật nuôi của tỉnh.

* Đối với hộ nông dân sử dụng giống mới vào sản xuất: + Hộ nông dân sử dụng giống mới vào sản xuất phải có chuồng trại đảm

bảo vệ sinh thú y, không gây ô nhiễm môi trường, có đủ chứng từ mua giống hợp lệ gửi đơn vị chủ trì xây dựng mô hình.

+ Các giống mới phải có trong danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất , kinh doanh ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn ban hành và Hướng dẫn của Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn.

- Cơ chế đầu tư, hỗ trợ* Đối với đơn vị sự nghiệp, trung tâm giống do tỉnh quản lý+ Hỗ trợ 35% chi phí nuôi giữ lợn ngoại và gà cấp ông bà.* Đối với hộ nông dân+ Hỗ trợ bình tuyển đàn lợn đực giống, bò đực giống không quá 110.000

đ/con.+ Hỗ trợ tinh lợn ngoại thụ tinh nhân tạo 27.000 đ/ liều.+ Hỗ trợ nuôi lợn nái ngoại cấp bố mẹ quy mô 10 con trở lên (nhưng

không quá 30 con/ hộ) với mức giá 1,2 triệu đ/ con.+ Hỗ trợ nuôi lợn đực ngoại giống mới 2,5 triệu đ/ con.+ Hỗ trợ nuôi bò đực giống mới 5,0 triệu đ/ con.+ Hỗ trợ nuôi gà đẻ giống mới quy mô 1000 con trở lên (nhưng không

quá 5000 con/ hộ).+ Hỗ trợ chi phí tinh và vật tư thụ tinh nhân tạo bò thịt, bò sữa với mức

không quá 55.000 đ/ liều theo dự án đước cấp có thẩm quyền phê duyệt.4.2 Cơ chế, chính sách của Trung ương cho phát triển chăn nuôi a) Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính

Phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020.

47

Page 48: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

b) Quyết định số 719/QĐ-TTg ngày 05/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ phòng, chống bệnh gia súc, gia cầm.

5. Đánh giá chung về phát triển chăn nuôi của tỉnh từ năm 2008 - 20135.1 Những kết quả đạt được - Chăn nuôi trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh cả về số lượng và chất

lượng, tốc độ tăng trưởng cao, bình quân giai đoạn 2008-2010 đạt trên 13%/năm, năm 2011 tăng 2,35%; năm 2012 tăng 5,5%. Trong đó chăn nuôi gia cầm tăng trưởng khá liên tục gần 5% năm.

- Chăn nuôi lợn, gia cầm (gà) đã phát triển theo hướng trang trại-công nghiệp qui mô lớn, tạo ra khối lượng lớn sản phẩm hàng hóa. Đến hết năm 2013, đã có 349 trang trại chăn nuôi lợn và gia cầm đạt tiêu chí (theo qui định cua thông tư số 27/2011/TT-BNN&PTNT ngày 13/4/2011 cua Bộ Nông nghiệp & PTNT, qui định tiêu chí và thu tục cấp giấy chứng nhận trang trại). Tổng thu từ sản xuất của trang trại chăn nuôi đạt cao nhất trong các loại trang trại nông-lâm-thủy sản (bình quân 2,2 tỷ đồng/năm/trang trại).

- Đã bước đầu hình thành chăn nuôi chuyên con, tập trung theo vùng như chăn nuôi gà đẻ, gà thịt tại Tam Dương, Tam Đảo; chăn nuôi bò sữa ở một số xã vùng bãi của huyện Vĩnh Tường; chăn nuôi lợn trang trại ở xã Quang Sơn (Lập Thạch), xã Nguyệt Đức (Yên Lạc)…

- Tiến bộ kỹ thuật đã được áp dụng trong nhiều mô hình chăn nuôi lợn, gà, bò sữa như sử dụng giống mới, thức ăn công nghiệp, chuồng trại kín hạn chế ảnh hưởng của thời tiết phù hợp với từng con vật nuôi và có xu hướng nhân rộng.

5.2 Những thuận lợi, khó khăn, thách thức đối với phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm của tỉnh Vĩnh Phúc từ nay đến năm 2020.

a)Thuận lợi

-Vị trí địa lý của Vĩnh Phúc khá thuận lợi cho phát triển chăn nuôi hàng hoá, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Đồng Bằng Sông Hồng và vùng thủ đô Hà Nội, gần thành phố Hà Nôi là thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi lớn, đồng thời tỉnh Vĩnh Phúc cũng là tỉnh sản xuất công nghiệp đang phát triển, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm chăn nuôi trong tỉnh rất lớn.

- Tỉnh Vĩnh Phúc có vùng đất bãi ven sông, có diện tích trồng các cây màu như ngô, đậu tương, khoai lang... là nguồn thức ăn thô xanh cho phát triển chăn nuôi bò sữa.

- Trên địa bàn tỉnh có 3 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp, là một thuận lợi lớn cho việc phát triển chăn nuôi lợn và gia cầm theo phương thức công nghiệp.

- Tỉnh có những chủ trương chính sách đúng đắn, phù hợp với thực tiễn thúc đẩy chăn nuôi phát triển như chủ trương chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nâng cao tỷ trọng chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp và có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ tích cực tạo điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi phát triển.

48

Page 49: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

b) Những khó khăn, hạn chế và thách thức Bên cạnh những kết quả đã đạt được, những thuận lợi trong phát triển, chăn nuôi theo

vùng và xã trọng điểm tỉnh Vĩnh Phúc đang bộc lộ những tồn tại hạn chế:- Tốc độ tăng trưởng của chăn nuôi đang có biểu hiện chững lại và giảm;

nguy cơ dịch bệnh, rủi ro ngày càng lớn; không an toàn dịch bệnh.- Chưa xây dựng được chuỗi sản xuất theo nhóm sản phẩm như thịt lợn, thịt

gà, trứng gia cầm từ sản xuất, liên kết sản xuất của các hộ, trang trại đến tiêu thụ sản phẩm, vì thế sản phẩm chăn nuôi chưa được đảm bảo ATTP còn chiếm tỷ lệ cao, chưa xây dựng được thương hiệu.

- Môi trường chăn nuôi tự ô nhiễm và gây ô nhiễm môi trường ngày càng tăng.- Chế biến để tạo đa dạng sản phẩm; hệ thống tiêu thụ sản phẩm chưa hình

thành, chủ yếu do thương lái quyết định giá cả sản phẩm chăn nuôi.c) Nguyên nhân hạn chế

* Nguyên nhân khách quan- Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, chưa có diện tích dành

cho chăn nuôi được qui hoạch cụ thể.- Dịch bệnh trong chăn nuôi luôn tiềm ẩn, nguy cơ cao, đã tác động trực

tiếp, hạn chế đến việc đầu tư vào phát triển sản xuất của doanh nghiệp, các trang trại, hộ nông dân và khó khăn cho tiêu thụ sản phẩm (khi có dịch thì bị khoanh vùng cấm tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi).

- Tác động trực tiếp nhất là giá vật tư đầu vào cho chăn nuôi, trong đó thức ăn chiếm trên 70% giá thành sản xuất, giá liên tục tăng, làm giá thành sản phẩm chăn nuôi tăng, khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm và giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường.

- Tình hình buôn lậu gia súc, gia cầm và các sản phẩm của gia súc, gia cầm chưa được ngăn chặn kịp thời và kiểm soát, xử lý triệt để dẫn đến khó khăn cho phát triển chăn nuôi.

* Nguyên nhân chu quan- Hệ thống quản lý, chỉ đạo sản xuất nông nghiệp nói chung, chăn nuôi

nói riêng chưa thống nhất và đồng bộ. Công tác quản lý nhà nước và hướng dẫn, chỉ đạo sản xuất của cấp cơ sở chưa được quan tâm thỏa đáng.

- Một số cơ chế, chính sách của Trung ương ban hành (đất, vốn vay,..) còn bất cập, khó áp dụng và vận dụng ở địa phương nên chưa phát huy được hiệu quả.

- Cơ sở sản xuất giống vật nuôi, trang trại chăn nuôi do các hộ nông dân tự xây dựng và thực hiện chưa có cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư.

- Chưa có cơ chế, chính sách riêng cho phát triển chăn nuôi, đầu tư hỗ trợ từ ngân sách tỉnh cho phát triển chăn nuôi quá thấp.

49

Page 50: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

Phần thứ baQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI THEO VÙNG VÀ

XÃ TRỌNG ĐIỂM TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020

I. NHỮNG DỰ BÁO CÓ LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI THEO VÙNG VÀ XÃ TRỌNG ĐIỂM

1. Chiến lược phát triển chăn nuôi cả nước đến năm 2020Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi cả

nước đến năm 2020 tại Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 với một số nội dung sau:

1.1 Một số chỉ tiêu cụ thể phát triển chăn nuôi cả nước đến năm 2020:- Mức tăng trưởng bình quân: giai đoạn 2010-2015 đạt khoảng 6-7% năm

và giai đoạn 2015-2020 đạt khoảng 5-6% năm.- Sản lượng thịt xẻ các loại: đến năm 2015 đạt khoảng 4.300 ngàn tấn,

trong đó: thịt lợn 65%, thịt gia cầm 31%, thịt bò 3%; đến năm 2020 đạt khoảng 5.500 ngàn tấn, trong đó: thịt lợn 63%, thịt gia cầm 32%, thịt bò 4%.

- Sản lượng trứng, sữa: đến năm 2015: khoảng 11 tỷ quả và 700 ngàn tấn; đến năm 2020: khoảng 14 tỷ quả và trên 1.000 ngàn tấn.

- Bình quân sản phẩm chăn nuôi/người: đến năm 2015 đạt: 46 kg thịt xẻ, 116 quả trứng, 7,5 kg sữa và đến năm 2020 đạt trên 56 kg thịt xẻ, trên 140 quả trứng và trên 10 kg sữa.

- Tỷ trọng thịt được giết mổ, chế biến công nghiệp so với tổng sản lượng thịt đến năm 2015 đạt 25% và đến năm 2020 đạt trên 40%.

1.2 Định hướng phát triển đến năm 2020a) Chăn nuôi lợn: phát triển nhanh quy mô đàn lợn ngoại theo hướng

trang trại, công nghiệp ở nơi có điều kiện về đất đai, kiểm soát dịch bệnh và môi trường; duy trì ở quy mô nhất định hình thức chăn nuôi lợn lai, lợn đặc sản phù hợp với điều kiện chăn nuôi của nông hộ và của một số vùng.

Tổng đàn lợn tăng bình quân 2,0% năm, đạt khoảng 35 triệu con, trong đó đàn lợn ngoại nuôi trang trại, công nghiệp 37%.

b) Chăn nuôi gia cầm: đổi mới và phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng trang trại, công nghiệp và chăn nuôi chăn thả có kiểm soát.

- Tổng đàn gà tăng bình quân trên 5% năm, đạt khoảng trên 300 triệu con, trong đó đàn gà nuôi công nghiệp chiếm khoảng 33%.

- Đàn thủy cầm giảm dần còn khoảng 52-55 triệu con; đàn thủy cầm nuôi công nghiệp trong tổng đàn tăng dần, bình quân 8% năm.

c) Chăn nuôi bò sữa: tăng bình quân trên 11% năm, đạt khoảng 500 ngàn con, trong đó 100% số lượng bò sữa được nuôi thâm canh và bán thâm canh.

d) Chăn nuôi bò thịt: tăng bình quân 4,8% năm, đạt khoảng 12,5 triệu con, trong đó bò lai đạt trên 50%.

e) Thức ăn chăn nuôi: phát triển mạnh ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi trên cơ sở mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

50

Page 51: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

- Chuyển một phần diện tích đất nông nghiệp để trồng cỏ thâm canh và các loại cây nguyên liệu thức ăn chăn nuôi bằng các giống năng suất cao, giàu đạm. Nâng cao năng lực chế biến nguyên liệu trong nước và tận dụng triệt để nguồn phụ phẩm nông, công nghiệp làm thức ăn chăn nuôi.

- Sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp: tăng bình quân 7,8%/năm, đạt khoảng 19 triệu tấn.

f) Xây dựng cơ sở giết mổ, chế biến: có quy mô phù hợp với công nghệ hiện đại, thiết bị tiên tiến và gắn với vùng sản xuất chăn nuôi hàng hóa và đa dạng hoá các mặt hàng thực phẩm chế biển đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Đối với cơ sở chế biến nhỏ, thủ công áp dụng quy trình, thiết bị chế biến hợp vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và đạt tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.

g) Cung cố, nâng cao năng lực kiểm soát dịch bệnh của hệ thống thú y từ Trung ương đến địa phương, nhất là hệ thống thú y cơ sở.

Các chỉ tiêu và định hướng phát triển chăn nuôi cả nước là cơ sở để định hướng phát triển chăn nuôi trên địa bàn cả nước nói chung và trên địa bàn Vĩnh Phúc nói riêng

2. Quy hoạch hệ thống sản xuất giống một số vật nuôi chính cả nước đến năm 2020, tầm nhìn 2030

Bộ nông nghiệp & phát triển nông thôn đã phê duyệt quy hoạch hệ thống sản xuất giống một số vật nuôi chính cả nước đến năm 2020, tầm nhìn 2030 tại Quyết định số 1683/QĐ-BNN-CN ngày 19 tháng 7 năm 2012, với các nội dung chủ yếu:

2.1 Quy hoạch hệ thống sản xuất giống lợn đến năm 2020, tầm nhìn 2030

Xây dựng mới 5 trung tâm nuôi giữ lợn giống gốc tại 5 vùng: Trung du miền núi phía Bắc (TDMNPB), Duyên hải Bắc trung bộ (DHBTB), Duyên hải nam trung bộ (DHNTB), Đồng bằng sông Cửu long (ĐBSCL) và vùng Tây nguyên. Mỗi Trung tâm quy mô khoảng 300-500 đầu lợn nái.

2.2 Quy hoạch hệ thống sản xuất giống gia cầm đến năm 2020, tầm nhìn 2030

Chăn nuôi đàn gà ông bà được thực hiện ở tất cả các vùng kinh tế, song trong thời gian tới tập trung ưu tiên đầu tư, tăng nhanh quy mô đàn ở các vùng ĐBSCL, DHNTB, Tây nguyên và TDMNPB.

Chăn nuôi vịt giống gốc tập trung chủ yếu ở vùng ĐBSCL, và các vùng DHBTB, DHNTB và ĐBSCL.

Đối với các vùng hiện chưa có cơ sở chăn nuôi gia cầm giống gốc, Nhà nước hỗ trợ xây dựng thêm các trung tâm chăn nuôi gia cầm giống gốc phục vụ cho phát triển chăn nuôi của vùng, cụ thể là mỗi vùng DHBTB, Tây Nguyên, ĐBSCL xây dựng 1 cơ sở nuôi giữ gia cầm giống gốc có quy mô khoảng 1.000-2.000 cá thể.

Quy hoạch phát triển các cơ sở giống gia cầm sẽ được tập trung chủ yếu tại các vùng gần thị trường tiêu thụ con giống. Các cơ sở giống phải được xử lý môi trường tốt, tách biệt hẳn khu dân cư và đường giao thông… để đảm bảo con giống an toàn, sạch bệnh.

51

Page 52: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

2.3 Quy hoạch hệ thống sản xuất giống bò đến năm 2020, tầm nhìn 2030

Nhu cầu về đàn bò hạt nhân: đàn bò thịt sẽ có quy mô 12,5 triệu con năm 2020, trong đó có 45% giống bò lai chất lượng cao; tỷ lệ thụ tinh nhân tạo lên 25% năm 2015, 30% năm 2020, và định hướng năm 2030 là 40%; đàn bò sữa sẽ có quy mô 500 ngàn con năm 2020. Để đáp ứng nhu cầu trên, đàn bò hạt nhân cần có 2,4 triệu bò cái sinh sản; 5,3 triệu liều tinh tương đương khoảng 370 con bò đực chuyên lấy tinh.

- Đối với đàn bò thịt: Cải tạo đàn bò thịt địa phương bằng việc lai tạo giữa bò cái địa phương với đực giống ngoại thông qua phương pháp nhảy trực tiếp hoặc thụ tinh nhân tạo. Ngoài số lượng tinh kể trên (tại 2 cơ sở trong nước và nhập khẩu), tới năm 2020 cả nước duy trì 21,7 ngàn bò đực giống ngoại để phối giống trực tiếp. Như vậy, tỷ lệ phối trực tiếp chiếm hơn 70% và thụ tinh nhân tạo chiếm gần 30%, tới năm 2030, tăng tỷ lệ thụ tinh nhân tạo lên 40% và giảm phối trực tiếp chỉ còn khoảng 60%.

-. Đối với đàn bò sữa: tổng đàn bò sữa hạt nhân năm 2010 có 2.350 con; tăng lên 6.100 con năm 2015, 8.580 con năm 2020, và định hướng tới năm 2030 có 10.470 con. Đàn bò hạt nhân sẽ được phân bố hầu hết các vùng theo xu thế phát triển tổng đàn bò sữa (trừ vùng Đồng bằng sông Cửu long).

Giống bò sữa sẽ thay đổi theo hướng tăng tỷ lệ bò ngoại HF, bò có máu >3/4HF. Năm 2020, tỷ lệ bò HF chiếm 20%, tới năm 2030 tăng lên 22%. Ngược lại, bò có máu 1/2 HF giảm dần từ 24,2% hiện nay, đến năm 2020 tỷ lệ này giảm đáng kể và không còn vào năm 2030 do sản lượng sữa thấp, chăn nuôi hiệu quả thấp.

3. Đề án phát triển chăn nuôi tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013- 2020Tại kỳ họp thứ 7- khóa XV ngày 16/7/2013, Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh

Phúc đã có Nghị quyết số 88/2013/NQ-HĐND về Phát triển chăn nuôi tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013- 2020, trong đó:

3.1 Mục tiêu chungKhuyến khích, hỗ trợ đầu tư phát triển chăn nuôi có quy mô vừa và lớn

theo hướng trang trại, công nghiệp; chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm. Nâng cao hiệu quả kiểm soát dịch bệnh, xử lý ô nhiễm môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm. Đảm bảo duy trì tăng trưởng bền vững của ngành chăn nuôi, trong đó ưu tiên phát triển chính là: Lợn, bò, gà.

3.2 Mục tiêu cụ thể- Giai đoạn 2013-2015: Đến năm 2015 tỷ trọng của ngành chăn nuôi trong

giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 54,5 - 55%. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất chăn nuôi bình quân 5 - 6%/ năm. Xây dựng mô hình chuỗi liên kết sản xuất, cung cấp thực phẩm an toàn.

- Giai đoạn 2016-2020: Đến năm 2020 tỷ trọng ngành chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 60%. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất chăn nuôi bình quân 3 - 4 %/ năm. Mở rộng và tăng qui mô các chuỗi liên kết sản xuất, cung cấp thực phẩm sạch; có thương hiệu.

52

Page 53: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

4. Dự báo các yếu tố tác động 4.1 Dự báo thị trường, nhu cầu các sản phẩm chăn nuôia) Dự báo thị trường xuất khẩu thịt cua Việt NamCác thị trường nhập khẩu thịt lợn hiện tại và tiềm năng của Việt Nam gồm

có Liên bang Nga, Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, tỉnh Vĩnh Phúc cần xem xét và tập trung vào sản xuất những loại sản phẩm chăn nuôi hàng hoá có thế mạnh, trước hết là loại hàng hoá có thị trường tiêu thụ (thịt lợn, thịt bò, thịt và trứng gia cầm); bên cạnh đó, chú trọng khâu giống, kỹ thuật chăn nuôi để tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành, gia tăng biện pháp thú y, kiểm soát giết mổ, đảm bảo an toàn về vệ sinh thực phẩm để hàng hoá có sức mạnh cạnh tranh cao và tiến tới xuất khẩu thịt lợn.

b)Dự báo nhu cầu sản phẩm chăn nuôi cua Việt Nam đến năm 2020Dự báo dân số nước ta vẫn tiếp tục tăng, tỷ lệ tăng dân số trung bình đến

2015 là 1,28% và đến năm 2020 sẽ là 1,11%. Như vậy, đến năm 2015, dân số nước ta có khoảng 100 triệu người và sẽ đạt 110 triệu người vào năm 2020. Theo tính toán của các nhà hoạch định chiến lược quốc tế, tốc độ tăng tiêu thụ hàng năm của các nước đang phát triển từ nay đến 2020 về thịt lợn là 2,8%, thịt bò là 3,0%, thịt gia cầm 3,1% và sữa là 3,3%; trong khi đó, tốc độ tăng thu nhập bình quân trên đầu người là 6,1%. Chính vì vậy nhu cầu sản phẩm chăn nuôi tiếp tục tăng mạnh ở nước ta cụ thể đến năm 2020 sản lượng thịt hơi các loại đạt 6.788.900 tấn; tiêu thụ bình quân/người đạt 68,5 kg thịt hơi các loại. Theo Trung tâm tin học và thống kê – Bộ Nông nghiệp và PTNT, năm 2012 sản lượng thịt hơi các loại cả nước đạt 4270 ngàn tấn, với dân số cả nước khoảng 88,5 triệu; tiêu thụ bình quân/người đạt 48,2 kg thịt hơi các loại.

c)Dự báo nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi ở tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

Nhu cầu tiêu dùng thực phẩm thịt - trứng trong tương lai sẽ chịu tác động bởi các yếu tố: thay đổi về thu nhập (thu nhập làm tăng nhu cầu về thịt cả về số lượng và chất lượng), công nghiệp chế biến (tăng nhu cầu về các loại thịt chế biến), tăng dân số và thị hiếu cũng như mối quan tâm của người tiêu dùng đối với sản phẩm chăn nuôi. Hệ thống thị trường chăn nuôi sẽ phát triển mạnh, nhất là ở nơi quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ và mức thu nhập của người dân tăng cao; đặc biệt là lao động ở khu công nghiệp cũng như khách du lịch đến thăm quan. Trong đó có thể phân thành 3 nhóm người sử dụng khác nhau:

+ Nhóm thứ nhất là nhóm người sử dụng tại chỗ (số dân tại chỗ) chiếm 80 - 90% tổng số mua thịt tươi từ các chợ địa phương.

+ Nhóm thứ hai là sử dụng thịt chế biến (chủ yếu ở khu, cụm công nghiệp tập trung).

53

Page 54: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

+ Nhóm thứ ba là nhóm tiêu thụ thịt chất lượng cao (cho các cửa hàng, khách du lịch và một phần dân số tại chỗ).

Song song với sự phát triển nhanh của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh kể từ khi tái lập tỉnh (Hiện tại trên địa bàn tỉnh có hàng chục khu công nghiệp), một lực lượng lớn lao động từ các địa phương khác đến sinh sống và làm việc trên địa bàn tỉnh, làm cho dân số và lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc tăng, phát sinh những đòi hỏi về mặt xã hội cần được quan tâm giải quyết như vấn đề nhà ở cho lực lượng lao động này trên địa bàn tỉnh, vấn đề trật tự an ninh xã hội, v.v. Đồng thời, trong giai đoạn vừa qua, một lực lượng lớn lao động của tỉnh di chuyển đến các địa phương khác trong cả nước, đặc biệt là đến một số thành phố lớn để tìm kiếm việc làm ngắn hạn và dài hạn.

Căn cứ vào tốc độ tăng dân số tự nhiên của tỉnh thời kỳ 2008-2012 là 0,67%/năm, căn cứ vào biến động dân số cơ học (chủ yếu là lao động từ các tỉnh khác đến) dự báo tỷ lệ tăng dân số (kể cả tăng tự nhiên và cơ học) thời kỳ 2013 - 2015 là 0,75%/năm và 2016 - 2020 là 0,70%/năm. Như vậy, dân số của tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2015 sẽ vào khoảng 1.130 nghìn người và đến năm 2020 là 1.225 nghìn người.

Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm thịt - trứng và cơ cấu các loại thịt có liên quan chặt chẽ tới sự phát triển của nền kinh tế, mức thu nhập và thị hiếu của người dân. Xu thế chung là nhu cầu thịt, trứng sẽ ngày càng tăng tỷ lệ thuận với mức thu nhập, đồng thời, do quá trình đô thị hoá, cơ cấu bữa ăn có sự chuyển đổi từ lương thực là chủ yếu sang sử dụng nhiều loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao hơn, giàu protêin hơn; ngoài ra, thị hiếu và mối quan tâm sức khoẻ, dịch bệnh động vật, của người tiêu dùng sẽ dẫn đến cơ cấu các loại thịt cũng sẽ thay đổi, tiêu dùng thịt lợn giảm dần và tăng lượng thịt bò, thịt gia cầm.

Hiện nay, việc dự báo nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi được dựa trên cơ sở dự báo về tốc độ tăng trưởng thu nhập, sự tương quan giữa mức thu nhập và mức tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi và dự báo về phát triển dân số theo định mức dự báo của Ủy ban về an ninh lương thực và dinh dưỡng quốc gia. Như vậy, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm chăn nuôi và cơ cấu các loại sản phẩm chăn nuôi giai đoạn đến năm 2015 và 2020 cho thị trường nội tỉnh Vĩnh Phúc như sau:

Bảng 20: Dự báo nhu cầu tiêu thụ một số sản phẩm chăn nuôi chính của tỉnhTT Hạng mục 2015 2020

   

Dân số dự báo của

tỉnh( 1000

người)

Bình quân/ng/nă

m (kg)

Nhu cầu cho

người dân tại

chỗ (tấn)

Số lượng khách lưu trú dự báo(

1000 người)

*

Nhu cầu cho khách lưu trú (tấn)

Tổng nhu cầu (tấn)

Dân số dự báo

của tỉnh( 10

00 người)

Bình quân/ng/năm (kg)

Nhu cầu cho người dân tại chỗ (tấn)

Số lượng khách lưu trú dự báo(

1000 người)

**

Nhu cầu cho khách lưu trú (tấn)

Tổng nhu cầu (tấn)

I Thịt các loại 1130 49.6 56048 13.9 689 56737 1225 55.2 67620 15.6 861 68481

1 Thịt bò 1130 4.5 5085 13.9 63 5148 1225 5.0 6125 15.6 78 6203

2 Thịt trâu 1130 4.3 4859 13.9 60 4919 1225 4.7 5758 15.6 73 5831

54

Page 55: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

3 Thịtgia cầm 1130 8.7 9831 13.9 121 9952 1225 9.7 11883 15.6 151 12034

4 Thịt lợn 1130 32.1 36273 13.9 446 36719 1225 35.8 43855 15.6 558 44413

IITrứng (1.000q) 1130 0.1 113000 13.9 1390 114390 1225 0.14 171500 15.6 2184 173684

* và ** Lượng khách lưu trú quy đổi từ 1,7 triệu và 1,9 triệu lượt khách với thời gian lưu trú 3ngày/ khách

Năm 2015, tổng nhu cầu tiêu thụ thịt: 56.737 tấn/năm; trong đó, thịt bò: 5.148 tấn/năm, thịt trâu: 4.919 tấn/năm; thịt lợn: 36.719 tấn/ năm và thịt gia cầm: 9.952 tấn/năm, trứng gia cầm: 114,4 triệu quả/năm.

Năm 2020, tổng nhu cầu thịt: 69.101 tấn/năm; trong đó, thịt bò: 6.203 tấn/năm, thịt trâu: 5.831 tấn/năm; thịt lợn: 44.413 tấn/năm và thịt gia cầm: 12.034 tấn/năm, trứng gia cầm: 173,7 triệu quả.

d) Dự báo thị trường ngoài tỉnh Trên phạm vi cả nước, các điều tra và nghiên cứu gần đây cho thấy mặc

dù tốc độ tăng trưởng về cầu rất cao, mức tiêu thụ thịt của nước ta mới đạt khoảng gần 50kg/người/năm, mức này vẫn thấp hơn mức trung bình của các nước Châu Á. Tuy nhiên, do độ co giãn thu nhập đối với nhu cầu về thịt còn cao, triển vọng tốc độ tăng thu nhập bền vững của nước ta trong 10 - 15 năm tới hứa hẹn tốt đối với việc phát triển bền vững của ngành chăn nuôi.Bảng 21: Cân đối nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi tỉnh Vĩnh Phúc đến 2020TT Hạng mục ĐVT 2015 2020

SL dự kiến

Tiêu thụ nội tỉnh

Cân đối SL dự kiến

Tiêu thụ nội tỉnh

Cân đối

I Thịt các loại Tấn 106716 51819 54897 112297 62650 496471 Thịt bò Tấn 6571 5148 1423 6739 6203 536

2 Thịt lợn Tấn 72064 36719 35345 74356 44413 29943

3 Thịt gia cầm Tấn 28081 9952 18129 31202 12034 19168

II Trứng gia cầm các loại 1000 quả 373000 114400 258600 453000 173700 279300

Với những những dự báo về tổng sản lượng thịt hơi các loại và dự báo sản lượng tiêu thụ thịt nội tỉnh (tổng sản lượng trừ đi sản lượng tiêu thụ nội tỉnh) đã đưa ra dự báo cụ thể sản lượng thịt hơi các loại tiêu thụ ngoại tỉnh như sau:

- Đến năm 2015 bình quân sản lượng thịt hơi các loại tiêu thụ ngoại tỉnh đạt 54.897 tấn/năm (150 tấn/ngày), chiếm 51,4% sản lượng thịt hơi lợn, bò và gia cầm toàn tỉnh. Trong đó: thịt bò 1.423 tấn, thịt lợn 35.345 tấn và thịt gia cầm 18.129 tấn.

- Đến năm 2020 bình quân sản lượng thịt hơi các loại tiêu thụ ngoại tỉnh đạt 49.647 tấn/năm (136 tấn/ngày), chiếm 44% sản lượng thịt hơi lợn, bò và gia cầm toàn tỉnh. Trong đó: thịt bò 536 tấn, thịt lợn 29.943 tấn và thịt gia cầm 19.168 tấn.

4.2 Các yếu tố tác động từ việc thực hiện các cam kết WTO

a) Các tác động tích cực

55

Page 56: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

- Gia nhập WTO tạo cơ hội lớn về việc làm, thu hút một lượng lớn lao động nông thôn. Chăn nuôi nhỏ lẻ, truyền thống sẽ thu hẹp dần, nhường chỗ cho chăn nuôi quy mô lớn. Ngành chăn nuôi cả nước nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng có điều kiện thuận lợi tiếp thu khoa học công nghệ để phát triển và chuyển dịch theo hướng chăn nuôi công nghiệp.

- Quá trình dịch chuyển quy mô đàn trong ngành chăn nuôi ở nước ta sẽ xảy ra theo hướng tích cực: quy mô lớn dưới hình thức gia công trong một chuỗi sản xuất; hoặc chuyển hướng sang sử dụng nguồn giống địa phương để sản xuất các sản phẩm chất lượng cao bằng phương pháp nuôi thâm canh có kiểm soát chặt chẽ.

- Thực hiện cam kết WTO sẽ tạo điều kiện nâng cao chất lượng, lòng tin đối với hàng hoá nông sản của nước ta ở cả thị trường trong nước và quốc tế. Các biện pháp SPS (cam kết trong các lĩnh vực kiểm dịch động thực vật) là biện pháp hữu hiệu bảo vệ sản xuất trong nước trước những tác động nguy hại của những nông sản chất lượng thấp, mất vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Việc gia nhập WTO và hội nhập kinh tế nói chung đòi hỏi rất cao về tiêu chuẩn hoá, minh bạch hoá và năng lực công tác chẩn đoán xét nghiệm, phân tích đánh giá cũng như đối phó với các rủi ro trong chăn nuôi, vì vậy có tác động tích cực, nâng cao năng lực của ngành chăn nuôi - thú y trong việc phòng chống dịch bệnh cho động vật, phòng chống các bệnh nguy hiểm, các bệnh từ động vật lây sang người lây lan vào nước ta.

b) Tác động tiêu cực

- Mở cửa thị trường trong nước, sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam gặp nhiều sức ép do sức cạnh tranh thấp hơn so với quốc tế. Theo một số đánh giá của các cơ quan nghiên cứu, năng suất sản xuất ngành chăn nuôi của Việt Nam hiện nay thấp hơn 30% so với thế giới. Ngành chăn nuôi phải đối mặt với trợ cấp phát triển cho ngành này của các nước giàu.

- Việt Nam không được áp dụng quyền tự vệ đặc biệt hiện hành của WTO để chống lại những đột biến về nhập khẩu cho mặt hàng nông sản. Khi Việt Nam mở cửa thị trường một cách mạnh mẽ thì việc tăng các sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu có thể tác động đến giá của các mặt hàng trong nước. Trong khi đó, trình độ sản xuất trong lĩnh vực chăn nuôi của Việt Nam còn quá thấp, rất dễ bị tác động trước biến động của thị trường.

- Cam kết hội nhập yêu cầu Chính phủ Việt Nam phải cắt giảm thuế nhập khẩu nông sản, trong đó có cắt giảm thuế nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi như thịt bò, thịt lợn, sữa nguyên liệu, thịt chế biến và như vậy có tác động đối với người chăn nuôi. Thực tế, năm 2007 Chính phủ đã tiến hành cắt giảm thuế nhập khẩu thịt gia súc, gia cầm dưới mức cam kết khi gia nhập WTO, hệ quả là thị trường trong nước tràn ngập thịt gia cầm nhập ngoại, chăn nuôi trong nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

56

Page 57: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

- Trong thời gian gần đây, lợi dụng sự quản lý còn chưa chặt chẽ một số doanh nghiệp đã nhập những sản phẩm thịt gần hết hạn sử dụng hoặc không đủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đã làm ảnh hưởng rất lớn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm thịt ở Việt Nam, giá cả xuống thấp gây nhiều khó khăn cho người chăn nuôi trong nước.

- Mở cửa thị trường đồng nghĩa với việc các sản phẩm chăn nuôi được phân phối tại nhiều nước, nguy cơ lây lan dịch bệnh gia súc, gia cầm là rất lớn và có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người, nhất là người chăn nuôi. Vấn đề kiểm soát vệ sinh an toàn dịch bệnh cần phải được đặc biệt quan tâm.

- Gia nhập WTO các mặt hàng chế biến được giảm thuế được nhập khẩu nhiều hơn, gây khó khăn rất lớn cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, tác động tiêu cực đến ngành chăn nuôi trong nước.

4.3 Dự báo khả năng cung cấp nguồn thức ăn chăn nuôi và tác động của các yếu tố về giá cả đầu vào trong sản xuất chăn nuôi

- Trong những năm gần đây, chi phí đầu vào trong sản xuất nông nghiệp liên tục tăng cao, nhất là trong chăn nuôi dẫn đến sản xuất ngành chăn nuôi gặp nhiều khó khăn, cộng với giá cả sản phẩm sụt giảm khiến ngành chăn nuôi đang gặp khó khăn nhất từ trước đến nay. Nguyên nhân có cả khách quan và chủ quan:

- Một là chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ, dẫn đến chi phí cao, phòng chống dịch bệnh khó khăn và đồng thời dễ lây lan dịch bệnh. Đặc biệt là năm 2010, ngay từ đầu năm đã xuất hiện nhiều dịch bệnh như dịch bệnh tai xanh trên phạm vi rộng và diễn biến phức tạp, kết thúc muộn.

- Vấn đề chính là giá TĂCN tăng cao, chi phí điện, nước tăng, dịch bệnh lại phức tạp. Ngược lại, sản phẩm chăn nuôi, nhất là các phụ phẩm chăn nuôi thì lại cho nhập khẩu quá ồ ạt mà không được kiểm soát cũng ảnh hưởng không nhỏ đến ngành chăn nuôi trong nước. Theo tính toán thì chi phí đầu vào cho sản xuất chăn nuôi năm 2010 tăng khoảng 20%, trong khi đó, giá bán sản phẩm đầu ra tăng lúc cao nhất mới được khoảng 7%; điều đó dẫn tới sản xuất chăn nuôi có hiệu quả thấp, thậm chí không có lãi.

- Như vậy, do tác động của giá cả đầu tư đầu vào ngày càng tăng cao nên để phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững và ổn định thì vấn đề cần thiết là có giải pháp hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản bằng các biện đầu tư, thâm canh phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến ... 4.4 Dự báo các tiến bộ khoa học và công nghệ áp dụng vào sản xuất chăn nuôi.

Trong những năm gần đây, tình hình nghiên cứu và phát triển chăn nuôi của Việt Nam đã có bước tiến bộ rõ rệt cả về số lượng và chất lượng. Đối với Vĩnh Phúc có thể kế thừa và ứng dụng vào chăn nuôi các tiến bộ khoa học – công nghệ sau:

- Nghiên cứu lai tạo và khảo nghiệm thành công các cặp lợn lai 3 - 5 máu ngoại có tỷ lệ nạc 56 - 60%, khối lượng xuất chuồng 90 – 95 kg. Trên cơ sở

57

Page 58: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

nguồn gen quý của các giống lợn nhập nội từ Mỹ và Australia như Landrace, Yorkshire, Duroc…, qua nhiều thí nghiệm lai chéo dòng đã xác định được công thức lai tối ưu đã góp phần cải tiến năng suất đàn lợn (số con sơ sinh tăng 0,4 - 0,47 con/lứa, tăng khối lượng 47g/ngày, tỉ lệ nạc tăng thêm 2,9%). Khả năng sinh trưởng và chất lượng tinh dịch của lợn đực lai 2 máu PD và DPD tốt, đời con của chúng có tăng trong : 653 - 661g/ngày, độ dày mỡ lưng: 10,30 - 11,90 mm.

- Phát triển đàn bò thịt lai với các giống Brahman, Sind… Quy trình nuôi bò lai lấy thịt, lúc 22 tháng tuổi đạt khối lượng 250 - 300 kg. Quy trình vỗ béo tăng trọng 350 - 800 g/con/ngày, khối lượng thịt tính trên 1 con bò 60 - 65 ngày sau khi vỗ béo tăng 100 - 110 kg.

- Các giống gà nhập nội sau quá trình nuôi thích nghi đã cho kết quả tốt như Gà Lương Phượng (LV1, LV2 và LV3), gà Ai cập,… có sản lượng trứng 68 tuần tuổi đạt: 145,49 – 202,00 quả/mái. Các dòng gà lai như: X44-ISA, K-ISA, L-ISA, X LP 44,… có năng suất trứng đạt: 173,8 - 175,7 quả/mái. Gà thương phẩm nuôi đến 10 tuần tuổi đạt: 1.738 – 2.075 g, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng: 2,60 - 2,80kg. Các giống gà thích hợp cho thả vườn: gà Lương Phượng, Tam Hoàng, Ai Cập, Ta lai.

- Qua 4 thế hệ chọn lọc đã tạo ra được 2 dòng vịt siêu thịt mới có năng suất cao là T5 (dòng trống) và T6 (dòng mái). Năng suất trứng đến 68 tuần tuổi là: 223 - 232 quả/mái. Con lai T5 và T6 có khối lượng 7 tuần tuổi là: 3.154,2 g và chi phí thức ăn là: 2,35kg/kg tăng trọng. Vịt CV Super-M và vịt CV 2000 được nuôi theo phương thức nuôi khô có sản lượng trứng bình quân: 196,4 quả/mái/40 tuần đẻ, tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng là: 4,17 kg.

- Nuôi lợn và gia cầm an toàn sinh học (VietGAP): Thực hiện các biện pháp để các mầm mống gây dịch bệnh không tới được đàn vật nuôi và không để đàn vật nuôi tiếp xúc với những chủ thể mang mầm mống dịch bệnh. An toàn sinh học bao quát toàn bộ hoạt động của trại nuôi theo thời gian (từ lúc chọn vị trí xây dựng trại đến lúc trại cho ra sản phẩm) và theo không gian (thực hiện trong toàn bộ trại nuôi và cả ở vùng cách ly an toàn).

- Môi trường VCN dùng pha loãng và bảo tồn tinh dịch lợn đạt 36 – 48 giờ còn khả năng thụ thai cao (của Viện Chăn nuôi) hoặc môi trường của Đức (BTS, Anhdrohep, Merck III) bảo tồn tinh lợn lên đến 72 giờ. Đang thử nghiệm môi trường pha loãng bảo tồn tinh dịch lợn đạt 5 - 7 ngày nhằm phục vụ cho sản xuất, nhất là vùng phải vận chuyển đi xa và lâu ngày. Chất lượng tinh bò đông lạnh của Trung tâm MONCADA mang thương hiệu VINALICA đã được công nhận đạt tiêu chuẩn quy định của bộ Nông nghiệp & PTNT (Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng tinh bò sữa, bò thịt - Mã số 10 TCN531-2002) và được phép lưu thông trong phạm vi toàn quốc, nếu có điều kiện sẽ xuất khẩu sang các nước khác, trước mắt là Lào, Campuchia, Trung Quốc.

- Các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm được xây dựng với các trang thiết bị hiện đại như hệ thống điều khiển tự động phân phối thức ăn, cung cấp nước, thu gom trứng, vắt sữa,... Hệ thống tự động điều khiển nhiệt độ, ẩm độ, độ

58

Page 59: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

thông gió, hệ thống làm mát,... chuồng nuôi. Hệ thống điều khiển ánh sáng, hệ thống quạt hút khí và quạt đẩy khí, hệ thống phun sương, hệ thống nhỏ giọt, hệ thống nhà lạnh,… đã đem lại lợi nhuận cao hơn 15 - 30% so với chăn nuôi bằng các phương pháp truyền thống.

- Xử lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ sinh học: Chất thải chăn nuôi theo hệ thống ống dẫn kín áp lực âm (chìm dưới đất) chuyển về giếng thu chất thải, ở đấy các chất thải rắn được tách ra để sản xuất phân hữu cơ, chất thải lỏng được chuyển vào hệ thống yếm khí, sau đó được bổ sung các men sinh học và chuyển sang bể lên men, sau khi lên men được chuyển sang khu sục khí. Sau khi xử lý, nước được chuyển sang các bể chứa dùng tưới cây bóng mát trong khu chăn nuôi. Hiện nay các trang trại chăn nuôi còn sử dụng hệ thống biogas vòm cầu (hệ thống mới nhất, có thể tiết kiệm được diện tích bề mặt nên được áp dụng rộng rãi để xử lý chất thải) nhằm thu và sử dụng khí mê tan trong sinh hoạt cũng là một dạng sử dụng có hiệu quả nguồn năng lượng mới từ khí sinh học. Ngoài ra, các chế phẩm sinh học bổ sung trong thức ăn chăn nuôi và ủ phân (nước CTAIR-1 và CTAIR-2) nhằm giảm ô nhiễm môi trường (đã áp dụng tại Trại chăn nuôi heo Phong San – Bình Dương).

- Các sản phẩm công nghệ vật liệu mới như: nền chuồng bê tông, sàn lợn nằm bằng nhựa có hệ thống thoát phân và nước tiểu theo áp lực âm; hệ thống chuồng lồng, sàn chuồng nhựa không dính nước, vật liệu giảm nhiệt (cách nhiệt), đệm cao su nền chuồng bò.

- Hiện nay không cắt rốn cho lợn sơ sinh mà nhúng cuống rốn vào dung dịch cồn Iốt 900, chỉ nhúng một lần lúc mới sinh, sau đó hàng ngày sát trùng bằng thuốc đỏ cho đến khi rốn khô và rụng. Kỹ thuật mới này vừa giảm công chăm sóc lợn con, vừa giảm hiện tượng lợn con bị còi cọc và nhiễm trùng do viêm rốn.

- Hệ thống dây chuyền giết mổ gia cầm bán tự động (của Công ty Sinco), công suất 300 – 500 con/giờ bằng phương pháp mổ treo và châm tê, sản phẩm được xử lý bằng ozone trước khi đóng gói. Hệ thống giết mổ lợn (của Khoa Công nghệ thực phẩm – Trường Đại học Nông – Lâm TP. HCM) công suất 50 – 60 con/giờ. Hệ thống giết mổ trâu bò công suất 30 con/giờ (100 con/đêm). Ngoài ra, còn có máy thái cỏ, máy ép rơm,... phục vụ chăn nuôi bò. Kỹ thuật chế biến các phụ phế phẩm nông, công nghiệp, thuỷ hải sản làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.

- Công nghệ thông tin trong ngành chăn nuôi cũng đã và đang được chú trọng phát triển. Hàng loạt các trang Website thông tin về ngành chăn nuôi, hàng chục phần mềm về hệ thống quản lý giống và thức ăn dinh dưỡng gia súc, gia cầm đã được thiết kế và ứng dụng rộng rãi trong các cơ sở giống gia súc, gia cầm của cả nước, đã góp phần nâng cao không ngừng năng suất chất lượng sản phẩm chăn nuôi.

59

Page 60: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

4.5 Dự báo tác động của phát triển chăn nuôi tới môi trường

- Các hoạt động của quá trình phát triển kinh tế xã hội gắn liền với công nghiệp hóa – hiện đại hóa sẽ luôn tiềm ẩn những tác động ảnh hưởng bất thuận tới hệ môi trường - sinh thái vốn rất mẫn cảm. Thực tiễn trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã minh chứng về tình trạng suy thoái của môi trường đất, nước, rừng, cảnh quan, tài nguyên sinh vật tự nhiên thuộc hệ thống các sông, ngòi, ao hồ,… dưới tác động gia tăng ô nhiễm của các hoạt động kinh tế và đời sống.

- Trong lĩnh vực chăn nuôi vẫn chủ yếu theo tập quán, mô hình nhỏ lẻ hộ gia đình, nhất là chăn nuôi trâu bò, lợn, tạo ra một lượng nước thải khá lớn. Với các cơ sở sản xuất chăn nuôi tập trung quy mô lớn, việc xây dựng hệ thống sử lý chất thải nhiều nơi còn chưa đạt tiêu chuẩn, chưa đồng bộ ... Nguồn chất thải trong chăn nuôi có chứa nhiều hợp chất hữu cơ, vius, vi trùng, trứng giun sán... và một số mầm bệnh samonella, leptospira, brucella..., gây những nguy cơ và nguyên nhân trực tiếp phát sinh dịch bệnh cho đàn gia súc như dịch lở mồm long móng, dịch cúm gia cầm, thậm chí là lây lan một số bệnh cho người.

- Trong các giai đoạn phát triển tới, Vĩnh Phúc sẽ là một trong những địa bàn phát triển công nghiệp, dịch vụ,…, đồng thời các hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp, thủy sản sẽ hướng mạnh tới gia tăng khối lượng sản phẩm do vậy rất dễ dẫn tới tình trạng lạm dụng các loại hóa chất (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh, các chất kích thích,…) và khai thác, sử dụng bất hợp lý các nguồn tài nguyên đất, nước, rừng,… Các chất thải, khí thải từ công nghiệp, dịch vụ và đời sống cũng sẽ là thách thức đối với khả năng kiểm soát và yêu cầu đầu tư công nghệ xử lý tiên tiến nhằm ngăn chặn, hạn chế những tác động gây hại tới hệ môi trường - sinh thái. Những cảnh báo về những tác động bất thuận tới hệ môi trường - sinh thái đã và đang diễn ra đòi hỏi cần có những giải pháp hữu hiệu nhằm đáp ứng với yêu cầu phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp có hệ môi trường - sinh thái, cảnh quan bền vững.

4.6 Dự báo tác động của biến đổi khí hậu tới phát triển chăn nuôi.Khí hậu biến đổi gây nên những đợt mưa bão liên tục, kéo dài làm ngập

úng trên diện rộng; có những vùng lại bị nắng nóng liên tục gây hạn hán kéo dài; có những đợt rét đậm, rét hại kéo dài đều tác động đến sản xuất nông nghiệp. Khi khí hậu, thời tiết biến đổi đã ảnh hưởng nhiều đến môi trường sinh thái, làm giảm sức đề kháng của con người, vật nuôi nên rất dễ phát sinh dịch bệnh; đặc biệt các bệnh nguy hiểm làm ảnh hưởng lớn đến chăn nuôi và sức khỏe con người. Dưới tác động của biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái đã tạo điều kiện thúc đẩy sự biến đổi của các loại vi khuẩn, vi rút làm chúng gia tăng độc lực, tăng sức đề kháng và nguy hiểm hơn có thể biến đổi thành những typs mới, chủng mới có khả năng gây hại cao hơn và thậm chí có khả năng gây bệnh cho con người mạnh hơn. Trong thời gian vừa qua một số dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi như bệnh Cúm gia cầm, bệnh Lở mồm long móng gia súc, bệnh tai xanh ... II. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020

60

Page 61: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

1. Quan điểm phát triển - Phát triển chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hóa chính trong sản

xuất nông nghiệp của tỉnh theo hướng công nghiệp, tập trung, chuyên môn hóa trên cơ sở ứng dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến, có năng xuất chất lượng cao, gắn bảo quản, chế biến với thị trường, bảo vệ môi trường; đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh và hướng tới xuất khẩu.

- Tổ chức, cơ cấu lại sản xuất ngành chăn nuôi gắn với thị trường, bảo đảm an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường. Quản lý chăn nuôi theo chuỗi sản phẩm, ngành hàng, truy xuất được nguồn gốc, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Tập trung phát triển sản phẩm chăn nuôi những con có lợi thế và tăng giá trị gia tăng như lợn, gia cầm, bò sữa, bò thịt trên cơ sở qui hoạch chăn nuôi phát triển theo vùng, xã trọng điểm gắn với qui hoạch xây dựng nông thôn mới; tạo sự chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

- Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ cụ thể, phù hợp từng giai đoạn đề khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng tăng dần quy mô, từng bước chuyển dần sang phương thức nuôi trang trại quy mô lớn, công nghiệp, bán công nghiệp.

2. Định hướng phát triển - Tận dụng tối đa các lợi thế, huy động tối đa các nguồn lực, đưa chăn

nuôi trở thành ngành sản xuất chính theo hướng hàng hoá, phát triển bền vững trong cơ chế kinh tế thị trường. Đặc biệt coi trọng việc chuyển từ hình thức chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ lẻ ở nông hộ lên hình thức chăn nuôi trang trại tập trung với phương thức chăn nuôi bán công nghiệp và công nghiệp.

- Phát triển chăn nuôi hàng hoá gắn kết chặt chẽ và đồng bộ từ khâu sản xuất - thu mua - chế biến - bảo quản - tiêu thụ trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, đồng thời với công nghiệp hoá - hiện đại hoá toàn ngành chăn nuôi. Tiến hành xây dựng vùng chăn nuôi thâm canh kết hợp với xây dựng vùng an toàn dịch bệnh để tạo ra ngày một nhiều sản phẩm (thịt, trứng) có chất lượng cao và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước và hướng tới xuất khẩu.

- Loại con nuôi và sản phẩm chăn nuôi được xác định là hàng hoá chủ lực của Vĩnh Phúc là: lợn thịt, gia cầm, bò sữa và bò thịt.

- Đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi nhằm tạo thêm thu nhập, việc làm cho lao động nông thôn, phân công lại lao động xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn và chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi ở Vĩnh Phúc.

- Nhà nước tạo môi trường thuận lợi cho ngành chăn nuôi phát triển ổn định và bền vững với cơ chế chính sách phù hợp để khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư nghiên cứu khoa học kỹ thuật, sản xuất giống chất lượng cao, xây dựng cơ sở chế biến thịt, cơ sở sản xuất thức ăn gia súc... đồng thời tăng cường hệ thống quản lý nhà nước và hệ thống giám định sản phẩm về chăn nuôi và thú y để các văn bản pháp luật và chính sách thực thi có kết quả.

61

Page 62: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

3. Mục tiêu phát triển 3.1 Mục tiêu tổng quát đến năm 2020 - Khuyến khích, hỗ trợ đầu tư phát triển chăn nuôi có quy mô vừa và lớn theo

hướng trang trại – công nghiệp, bán công nghiệp; chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm. - Từng bước áp dụng công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, hiệu

quả và chất lượng sản phẩm. - Hỗ trợ nâng cao hiệu quả, khả năng kiểm soát dịch bệnh, xử lý ô nhiễm

môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo duy trì tăng trưởng bền vững của chăn nuôi hàng năm.

- Phát triển chăn nuôi theo hướng tăng số lượng đầu con hợp lý, ưu tiên phát triển những con có tiềm năng tạo ra sản phẩm hàng hóa chủ lực của chăn nuôi trên địa bàn tỉnh là lợn, gà, bò sữa, bò thịt.

3.2 Mục tiêu cụ thểa) Giai đoạn 2013-2015 - Đưa tỷ trọng của ngành chăn nuôi từ 52% (năm 2013) lên 54,7% (năm 2015).- Tăng trưởng giá trị sản xuất theo giá so sánh bình quân 5,75%/ năm.- Đàn bò: phấn đấu số lượng bò thịt đạt 102 nghìn con vào năm 2015. - Đàn lợn tăng từ 498 ngàn con năm 2013 lên 533.000 con năm 2015. Trong đó

đàn lợn nái đạt 85.000 con.- Đàn gia cầm tăng từ 8,8 triệu con năm 2013 lên 10,8 triệu con năm 2015.

Trong đó gà có khoảng 9,5 triệu con, có 10% gà đẻ trứng sản xuất con giống, 35% gà đẻ trứng thương phẩm còn lại là gà nuôi thịt.

- Xây dựng 03 mô hình chuỗi liên kết sản xuất và cung cấp thực phẩm an toàn, thực phẩm sạch (để nhân rộng từ năm 2016)

+ 01 chuỗi sản xuất và cung cấp thịt lợn an toàn sản lượng 30 tấn/chuỗi/ năm. + 01 chuỗi sản xuất và cung cấp thịt gà an toàn sản lượng 5 tấn/chuỗi/ năm. + 01chuỗi sản xuất và cung cấp trứng gà an toàn sản lượng 150 ngàn

trứng/chuỗi/ năm. - Xây dựng 2-3 thương hiệu sản phẩm chăn nuôi an toàn, sạch (thịt lợn,

thịt gà, trứng gia cầm).- Đảm bảo an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi.b) Giai đoạn 2016-2020 - Đưa tỷ trọng của ngành chăn nuôi từ 54,7% (năm 2015) lên 60% (năm 2020).- Tăng trưởng giá trị sản xuất theo giá so sánh bình quân 3,7%/ năm.- Phấn đấu đến năm 2020 số lượng đàn bò 105 nghìn con; đàn gia cầm

11,5 triệu con; trọng tâm thực hiện các biện pháp nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm và sản xuất thực phẩm sạch, có thương hiệu.

- Mở rộng, tăng qui mô các chuỗi liên kết sản xuất và cung cấp thịt lợn sạch; thịt gà sạch; trứng gà sạch, có thương hiệu.

- Đảm bảo an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi.

62

Page 63: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

4. Xây dựng phương án phát triển chăn nuôi đến năm 20204.1. Cơ sở xây dựng phương ánTrên cơ sở Đề án phát triển chăn nuôi tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013-

2020 đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc tại kỳ họp thứ bảy - khóa XV thông qua, ban hành bằng Nghị quyết số 88/2013/NQ- HĐND ngày 16/7/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về phát triển chăn nuôi tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013-2020. Dự án Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc xây dựng phương án phát triển theo nội dung Đề án đã được thông qua trên.

Trong Đề án này, quy mô đàn các loại vật nuôi chính trong giai đoạn 2013-2015: đàn bò tăng 2,75%; đàn lợn tăng 3,60%; đàn gia cầm tăng 6,60%; sản lượng thịt hơi các loại tăng 6,25%; sản lượng trứng tăng 3,20%; tổng giá tri sản xuất ngành chăn nuôi theo giá so sánh tăng 5,75%. Giai đoạn 2016- 2020 quy mô đàn các loại giữ ở mức năm 2015, để đảm bảo tốc độ tăng giá trị sản xuất chăn nuôi bình quân giai đoạn 2013-2020 đạt 4,87%/năm, đưa tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2020 đạt 62,20%.

4.2 Kết quả xây dựng phương ánQuy mô phát triển các đàn vật nuôi chính của tỉnh đến năm 2020 ở

phương án này cụ thể như sau:

Bảng 22: Phương án phát triển đàn vật nuôi chính và sản phẩm đến năm 2020

Số TTSố TT Hạng mụcHạng mụcĐơn vịĐơn vị

tínhtínhHiệntrạngHiệntrạng

20122012DựkiếnDựkiến

20132013

QuyQuy hoạchhoạch 20152015

QuyQuy hoạchhoạch 20202020

Tăng BQTăng BQ 2013-2013-20202020

(%/năm)(%/năm)

11 GTSX (giá SS 2010)GTSX (giá SS 2010) Tỷ đồngTỷ đồng 40724072 43104310 48204820 60136013 4.874.87-- Gia súc Gia súc Tỷ đồngTỷ đồng 314314 332332 371371 463463   -- LợnLợn Tỷ đồngTỷ đồng 18341834 19421942 21712171 27092709   

- - Gia cầm Gia cầm Tỷ đồngTỷ đồng 949949 10041004 11231123 14011401   

22 Cơ cấu giá trị ngành CN (giá HH)Cơ cấu giá trị ngành CN (giá HH) %% 56.2256.22 52,3152,31 58.558.5 62.262.2   

33 Tổng đànTổng đàn                   - - Đàn bòĐàn bò 1000 con1000 con 94.0794.07 96.9796.97 104.24104.24 112.7112.7 3.053.05

+ + Bò thịtBò thịt 1000 con1000 con 91.591.5 93.693.6 9898 100100 0.950.95

+ + Bò sữa Bò sữa 1000 con1000 con 2.572.57 3.373.37 6.246.24 12.712.7 20.8720.87 - - Đàn lợn Đàn lợn 1000 con1000 con 480480 496.5496.5 533533 550550 1.471.47

+ + Lợn thịtLợn thịt 1000 con1000 con 401.5401.5 415.5415.5 446.5446.5 460.5460.5 1.481.48

+ + Lợn náiLợn nái 1000 con1000 con 77.1577.15 79.579.5 8585 8888 1.461.46

- - Đàn gia cầmĐàn gia cầm 1000 con1000 con 8566.68566.6 95009500 1080010800 1150011500 2.772.77

+ + Trong đó gàTrong đó gà 1000 con1000 con 7375.87375.8 81008100 95009500 1000010000 3.063.06

44 Sản lượng thịt hơi các loại Sản lượng thịt hơi các loại Tấn Tấn 9320193201 9773097730 106994106994 117235117235 4.774.77 - - Thịt lợnThịt lợn Tấn Tấn 6500865008 6670066700 7206472064 7435674356 4.794.79

- - Thịt gia cầmThịt gia cầm Tấn Tấn 2217322173 2480024800 2820028200 3481134811 4.964.96

- - Thịt bòThịt bò Tấn Tấn 60206020 62306230 67306730 80688068 3.763.76

55 Trứng gia cầm Trứng gia cầm 1000 quả1000 quả 333732333732 350000350000 373000373000 452888452888 3.753.75

63

Page 64: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

66 Sữa tươiSữa tươi 1000 lit1000 lit 51895189 60576057 80768076 1189011890 10.1110.11

III. QUY HOẠCH NGÀNH CHĂN NUÔI CỦA TỈNH ĐẾN NĂM 2020 THEO PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG

1. Luận chứng chọn phương án thực hiệnTheo phương án này, tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất chăn nuôi cho

cả thời kỳ 2013-2020 đạt 4,87%/năm. Phương án được xây dựng trên cơ sở các mục tiêu phát triển của Đề án phát triển chăn nuôi tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013-2020 đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua tại kỳ họp thứ bảy khóa XV ngày 16/7/2013 bằng Nghị quyết số 88/2013/NQ- HĐND về Phát triển chăn nuôi tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013- 2020.

Phương án này xuất phát từ yêu cầu khách quan và nội tại của ngành chăn nuôi tỉnh Vĩnh Phúc, để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 26 của BCH Trung ương, Nghị quyết 03 của BCH Đảng bộ Tỉnh về phát triển nông nghiệp - nông dân - nông thôn, đạt mục tiêu phát triển Chăn nuôi theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ 15 đó là “Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển mạnh chăn nuôi và thuy sản gắn với an toàn dịch bệnh; tăng giá trị, hiệu quả trên một đơn vị diện tích; tăng tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp”.Phương án này tạo cho chăn nuôi của tỉnh bước phát triển mới, sản xuất hàng hóa, bền vững, tạo ra những sản phẩm chủ lực đảm bảo ATTP và góp phần xây dựng nông thôn mới.

2. Quy hoạch phát triển đàn vật nuôi và sản phẩm 2.1 Quy hoạch phát triển đàn lợnChăn nuôi lợn Vĩnh Phúc đã và vẫn sẽ chiếm chiếm vị trí cao trong ngành

chăn nuôi. Vị trí chăn nuôi lợn của Vĩnh Phúc trong chăn nuôi của tỉnh, kinh nghiệm chỉ đạo sản xuất, nghề truyền thống của nông dân, mô hình sản xuất quy mô lớn đã thu được kết quả đáng khích lệ, sẽ tạo cơ sở cho quá trình phát triển đàn lợn trong những năm tới.

a)Định hướng phát triển- Đẩy mạnh chương trình nạc hóa đàn lợn bằng các biện pháp cải tiến

đồng bộ từ khâu giống, chuồng trại, thức ăn, kỹ thuật chăn nuôi đến phòng chống dịch bệnh; khuyến khích và tạo điều kiện chăn nuôi lợn nái ngoại và nái lai theo phương thức trang trại, gia trại để cung ứng con giống tại chỗ; phát triển chăn nuôi lợn thịt theo phương thức chăn nuôi công nghiệp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đầu tư thâm canh, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.

- Phát triển chăn nuôi lợn theo hướng nâng cao chất lượng trên cơ sở mở rộng loại hình chăn nuôi quy mô trang trại, khuyến khích tạo điều kiện hình thành cơ sở chăn nuôi lợn quy mô lớn có trình độ sản xuất tiên tiến gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm.

- Phát triển đàn lợn trên cơ sở hình thành vùng sản xuất tập trung, sản xuất hàng hoá cung cấp sản phẩm cho tỉnh và một phần cho xuất khẩu đáp ứng được yêu cầu thị trường về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm theo quan điểm mở rộng quy mô sản xuất phải gắn với việc bảo vệ môi trường.

64

Page 65: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

- Trong giai đoạn trước mắt vẫn ưu tiên phát triển ở những địa bàn truyền thống có lợi thế về chi phí vận chuyển, có trình độ sản xuất và cơ sở vật chất kỹ thuật khá, đồng thời có hướng chuyển dần sang các nơi có mức độ đô thị hoá chậm xa địa bàn tiêu thụ hơn bằng các loại hình sản xuất quy mô lớn có quy trình công nghệ tiên tiến từ thịt sản xuất giống đến tiêu thụ sản phẩm.

- Phát triển quy mô sản xuất con lợn ở các loại dạng sản phẩm lợn thịt>85 kg, lợn giống đồng thời có hướng nâng tỷ trọng sản phẩm hàng hoá giống lợn tiêu thụ ngoài tỉnh.

b) Một số chỉ tiêu- Tổng đàn toàn tỉnh kiến đến năm 2015 đạt 533 nghìn con, trong đó các

huyện quy hoạch là 492,56 ngàn con, các xã vùng trọng điểm chăn nuôi lợn của các huyện này có đàn lợn 310 ngàn con, chiếm 74,1% tổng đàn của các huyện quy hoạch và chiếm 68,5 % tổng đàn toàn tỉnh.

- Tổng đàn toàn tỉnh kiến đến năm 2020 đạt 550 nghìn con, trong đó các huyện quy hoạch là 512 ngàn con, các xã vùng trọng điểm chăn nuôi lợn của các huyện này có đàn lợn 410,6 ngàn con, chiếm 80,2% tổng đàn của các huyện quy hoạch và chiếm 74,66 % tổng đàn toàn tỉnh.

- Tổng sản lượng thịt hơi toàn tỉnh đến năm 2015 là 72,06 nghìn tấn, trong đó các huyện quy hoạch là 65,67 ngàn tấn; toàn tỉnh đến năm 2020 là 74,35 ngàn tấn, trong đó các huyện quy hoạch là 68,35 ngàn tấn.

- Tổng đàn lợn nái đạt 85 ngàn con vào năm 2015, 88 ngàn con vào năm 2020.

c) Quy mô, phân bố- Đàn lợn phân bố tập trung ở các huyện Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương,

Bình Xuyên...

Bảng 23: Dự kiến tổng đàn, sản lượng thịt lợn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

TT Hạng mục Sản lượng thịt (tấn)

    2015 2020 2015 2020

65

Page 66: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

   Toàn huyện

Các xã trọng điểm

% xã TĐ/

HuyệnToàn huyện

Các xã trọng điểm

% xã TĐ/

HuyệnToàn huyện

Các xã trọng điểm

% xã TĐ/

HuyệnToàn huyện

Các xã trọng điểm

% xã TĐ/

Huyện

1 Lập Thạch 94100 76500 81.30 95000 84500 88.95 11956 9720 81.30 12070 10736 88.95

2 Sông Lô 75000 61800 82.40 75000 61800 82.4 7004 5771 82.40 7004 5771 82.40

3 Vĩnh Tường 78000 34500 44.23 79000 60900 77.09 10741 8442 78.60 10878 10658 97.98

4 Yên Lạc 53000 44100 83.21 55000 47500 86.36 10146 4751 46.83 10529 6541 62.12

5 Tam Đảo 62000 57700 93.06 75000 60900 81.2 8010 7454 93.06 9689 7868 81.21

6 Tam Dương 68830 40930 59.47 71000 46700 65.77 10171 6048 59.46 10491 6901 65.78

7 Bình Xuyên 61630 49500 80.32 62000 48350 77.98 7642 6138 80.32 7688 5995 77.98

 Các huyện

QH 492560 365030 74.11 512000 410650 80.21 65669 48324 73.59 68350 54470 79.69

8 TP Vĩnh Yên 19000     18000     3368     3191    

9 TX Phúc Yên 21500     20000     3027     2816    

  Toàn tỉnh 533000     550000     72064     74356    

d)Một số giải pháp chính:♣) Về giống:Hiện nay địa bàn tỉnh nói chung, các huyện vùng dự án nói riêng đã có hầu

hết các giống lợn cao sản, đặc biệt là lợn đực giống dùng cho thụ tinh nhân tạo như Landrace (LR), Duroc (DR), Piétrain (Pi), Pi4 (Pi x YS x DR), Maxter16 (Pi x YS x Hampshire x DR), PiDu (Pi x DR).

- Xác định và chỉ đạo thực hiện các giống cho chăn nuôi lợn trang trại - công nghiệp đó là: sử dụng lợn mẹ là con lai của tổ hợp LR và YS, chọn lợn đực kết thúc để phối giống tạo con lai 3 máu hoặc 4 máu ngoại trở lên với các công thức sau:

+ Con lai 3 máu ngoại: sử dụng lợn đực giống thuần các giống DR, Pi phối với lợn nái lai (YS x LR), sử dụng công thức lai này tập trung tại các huyện Sông Lô, Lập Thạch, Tam Đảo.

+ Con lai 4 máu ngoại: sử dụng lợn đực giống Pi4 (Pi xYS x DR) và PiDu (Pi x DR) phối với lợn nái lai (YS x LR), sử dụng công thức lai này tập trung tại các huyện Bình Xuyên, Tam Đảo.

+ Con lai 5 máu ngoại: sử dụng lợn đực giống Maxter16 (Pi x YS x Hampshire x DR) phối với lợn nái lai (YS x LR) sử dụng công thức lai này tập trung tại các huyện Yên Lạc Vĩnh Tường, Tam Dương.

- Thực hiện hình tháp khép kín trong nhân giống lợn; đầu tư và hỗ trợ đầu tư cho cơ sở, trang trại (cả nhà nước và tư nhân) nuôi lợn ông, bà để cung cấp lợn giống bố mẹ đủ tiêu chuẩn giống, đặc biệt ở các vùng có nhiều trang trại chăn nuôi lợn công nghiệp.

- Tăng cường năng lực cho hệ thống TTNT lợn thông qua việc nâng cấp qui mô, thiết bị cho Trung tâm giống vật nuôi của tỉnh để tăng tỷ lệ TTNT đối với đàn nái lên 40% tổng đàn (2015), đạt 60% tổng đàn năm 2020.

66

Page 67: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

- Quản lý chặt chất lượng giống đối với lợn đực khai thác tinh cho TTNT và lợn đực dùng phối trực tiếp thông qua bình tuyển hàng năm. Kiên quyết loại thải những con đực không đạt tiêu chuẩn giống.

- Đối với chăn nuôi gia trại, nông hộ: sử dụng công thức lai: lợn nái có từ 1/2-7/8 máu ngoại (chỉ gồm 2 máu) và sử dụng 1 trong 5 loại đực giống Pi4, Maxter16, PiDu, Duroc, Landrace là lợn đực kết thúc để tạo lợn thịt có năng suất, chất lượng theo yêu cầu thị trường.

♣) Về thức ăn Đến năm 2015 có khoảng 65-70% đàn lợn sử dụng thức ăn công nghiệp. Đến

năm 2020 ước tính khoảng 80% số lợn sử dụng thức ăn công nghiệp. Căn cứ vào nhu cầu thức ăn trên địa bàn và khả năng đáp ứng tại chỗ, với

định hướng chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp, quy mô vừa và lớn, trong thời gian tới tỉnh cần có chính sách:

- Ưu đãi thu hút đầu tư và hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở, nhà máy chế biến thức ăn cho chăn nuôi.

- Hỗ trợ các trang trại chăn nuôi về máy móc thiết bị, vốn để tự chế biến thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm nhằm sử dụng các sản phẩm của trồng trọt tại địa phương như ngô, đậu tương,… và hạ giá thành chăn nuôi.

- Khuyến khích và hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất thức ăn sạch tham gia vào chuỗi sản xuất nuôi lợn thịt để tạo sản phẩm thịt sạch mang thương hiệu thịt lợn sạch Vĩnh Phúc.

- Xây dựng các nhóm liên kết trang trại, hộ chăn nuôi theo vùng chăn nuôi để sử dụng thức ăn tinh hỗn hợp công nghiệp từ nhà máy đến thẳng hộ, trang trại chăn nuôi không qua đại lý, giảm giá thức ăn thông qua cung cấp trực tiếp để hạ giá thành sản phẩm chăn nuôi.

♣) Về quy trình công nghệ- Đối với chăn nuôi trang trại, công nghiệp: Hướng dẫn các trang trại ứng

dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến về chuồng trại, quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP). Xây dựng và chuyển giao các mô hình chăn nuôi tiên tiến, phù hợp với từng vùng sinh thái (đồng bằng, trung du, miền núi) đối với từng đối tượng vật nuôi

- Đối với chăn nuôi nông hộ: Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn quy trình chăn nuôi an toàn sinh học.

- Xây dựng chương trình khuyến nông chăn nuôi theo chuỗi sản phẩm từ khâu sản xuất giống, chế biến thức ăn, bảo quản chế biến sản phẩm đến tiêu thụ bao gồm: Xây dựng mô hình hộ; trang trại; tổ, nhóm liên kết hộ, trang trại cùng loại vật nuôi, cùng sản phẩm. Các hộ chăn nuôi theo chuỗi được cơ quan có thẩm quyền công nhận thực hiện quy trình VietGAHP.

2.2 Quy hoạch phát triển đàn bò

a)Định hướng phát triểnPhát triển đàn bò theo chiều sâu, tăng về sản phẩm chất lượng cao; ưu tiên

phát triển loại mô hình quy mô theo hướng sản xuất hàng hoá ở các địa bàn có điều kiện ở vùng đồi gò và vùng bãi ven sông.

67

Page 68: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

Phát triển chăn nuôi bò thịt cần tạo ra những vùng chuyên canh về chăn nuôi bò, vừa tận dụng được nguồn con giống, diện tích đất trồng cỏ và các nguồn thức ăn tập trung, chúng ta cần xây dựng nên những vùng chuyên canh về chăn nuôi bò: Vùng chăn nuôi bò ở các huyện Sông Lô, Lập Thạch, Vĩnh Tường và Yên Lạc.

b)Bố trí sản xuất

*Quy hoạch đàn bò thịt:

- Đến năm 2015, quy mô đàn bò thịt toàn tỉnh là 98 ngàn con; sản lượng thịt hơi xuất chuồng khoảng 6786 tấn; trong đó các vùng và xã trọng điểm có 38,3 ngàn con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng khoảng 2679 tấn.

- Đến năm 2020, quy mô đàn bò thịt toàn tỉnh là 100 nghìn con; sản lượng thịt hơi xuất chuồng khoảng 8000 tấn; trong đó các vùng và xã trọng điểm có 45,2 nghìn con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng khoảng 3067 tấn

Bảng 24: Dự kiến tổng đàn, sản lượng bò thịt tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020     Tổng đàn (con)  Sản lượng thịt (tấn)TT Hạng mục 2015 2020 2015 2020

   Toàn huyện

Các xã trọng điểm

Toàn huyện

Các xã trọng điểm

Toàn huyện

Các xã trọng điểm

Toàn huyện

Các xã trọng điểm

1 Lập Thạch 18100 12000 18000 13000 1267 840 1440 1040

2 Sông Lô 16000 10100 17000 12800 1104 707 1360 806

3 Vĩnh Tường 20000 11000 20000 12500 1380 770 1600 788

4 Yên Lạc 8100 5170 9000 6880 559 362 720 433

5 Tam Đảo 9000 6500 9200 7000 621 450 736 560

6 Tam Dương 12000   12000   828   960  

7 Bình Xuyên 9000 6800 9000 7200 621 520 720 570

 Các huyện QH 92200 51570 94200 59380 6380 3649 7536 4197

8 TP Vĩnh Yên 1800   1800   126   144  

9 TX Phúc Yên 4000   4000   280   320  

  Toàn tỉnh 98000   100000   6786   8000  

* Quy hoạch đàn bò sữa:

- Đến năm 2015, quy mô đàn bò sữa toàn tỉnh là 6,50 ngàn con; trong đó các vùng và xã trọng điểm có 6,35 ngàn con.

- Đến năm 2020, quy mô đàn bò sữa toàn tỉnh là 13 ngàn con; trong đó các vùng và xã trọng điểm có 12,7 ngàn con.

Bảng 25: Dự kiến tổng đàn bò sữa tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 Đơn vị tính: con

TT Huyện,TP  2013 2015 2020

    SL toàn SL các xã SL toàn SL các xã SL toàn SL các xã

68

Page 69: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

tỉnhtrọng điểm tỉnh

trọng điểm tỉnh

trọng điểm

1 Lập Thạch 102 102 600 600 1300 1300

2 Vĩnh Tường 3719 3719 5000 5000 10000 10000

3 Yên Lạc 500 500 600 600 1000 1000

4 Tam Đảo 120 120 150 150 400 400

  CÁC HUYỆN QH 4441 4441 6350 6350 12700 12700

5 Vĩnh Yên 60   150   300  

  TOÀN TỈNH 4501   6500 6350 13000  

Số đầu con năm 2013 theo số liệu tổng hợp cua Trung tâm thông tin NN & PTNT

c)Một số giải pháp chính♣) Về giống: Bò sữa:- Tiếp tục lai tạo đàn bò sữa từ đàn bò cái lai 75% - 87,5% máu bò HF phối

với tinh bò đực giống HF thuần bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo; mục tiêu đạt sản lượng sữa trên 5.000 kg/con/chu kỳ.

- Hỗ trợ để khuyến khích hộ nuôi bò sữa có năng suất cao phối giống bằng tinh giới tính cái để chủ động tăng đàn bò sữa giống tốt, có năng suất sữa cao.

- Bình tuyển đàn bò sữa hàng năm. Tăng dần đàn bò HF thuần.Bò thịt:- Thúc đẩy nhanh chương trình cải tạo giống bò nền hiện nay để tăng đàn bò

cái lai nhất là ở các huyện Lập Thạch, Sông Lô (các địa phương nuôi nhiều bò và có điều kiện phát triển) trên cơ sở đẩy mạnh áp dụng TTNT bằng các giống Redsind. Ở các vùng đã có đàn cái lai 50%, 75% máu bò Sind thực hiện phối giống TTNT bằng tinh bò đực chuyên thịt: Limoucine, Red Angus, Droughmaster, Bò Blanc Belge (BBB).

- Mở rộng và từng bước hoàn thiện hệ thống TTNT bò trên phạm vi toàn tỉnh.- Quản lý chặt chẽ đàn bò đực 75% máu ngoại trở lên, sử dụng phối giống

trực tiếp cho bò tại các vùng sâu, vùng xa chưa áp dụng được tiến bộ TTNT.- Tổ chức tốt công tác bình tuyển bò đực giống hàng năm. - Xây dựng mô hình bò lai tạo giống bò thịt cao sản BBB là ở ba huyện,

quy mô lai tạo bằng TTNT tinh bò BBB với 300 bò cái.

♣) Về thức ăn Dự kiến đến 2020 nhu cầu thức ăn thô xanh cho trâu, bò khoảng 1.160 ngàn

tấn/năm. Bình quân, mỗi ha cỏ trồng thâm canh năng suất 250 tấn/ha/năm. Như vậy với tình trạng đất chăn thả tự nhiên ngày càng bị thu hẹp, cần chuyển đổi đất trồng màu kém hiệu quả, đất bãi sang trồng cỏ cho gia súc. Bên cạnh đó tỉnh cần có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thức ăn thô hỗn hợp từ các nguồn phụ phẩm nông nghiệp. Chế biến, bảo quản các loại phụ phẩm nông, công nghiệp cho trâu bò, đảm bảo đủ nguồn thức ăn dự trữ vào mùa đông, mùa khô.

69

Page 70: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

♣) Giải pháp thực hiện 2 dự án phát triển đàn bò sữa trên địa bàn các huyện Vĩnh Tường và Lập Thạch

- Về quy hoạch:Dự án bò sữa huyện Vĩnh Tường: Phát triển chăn nuôi bò sữa tập trung

chủ yếu ở các xã vùng bãi sông Hồng, nơi có điều kiện thuận lợi về đất đai trồng các loại cây dùng làm thức ăn thô xanh cho đàn bò; gần các trạm thu gom sữa và nhà máy chế sữa....

Dự án bò sữa huyện Lập Thạch: Phát triển chăn nuôi bò sữa tập trung trọng điểm ở 2 xã: Thái Hoà, Liên Hoà và một số xã theo ven sông Phó Đáy như xã Hợp Lý, Bắc Bình, TT Hoa Sơn, Bàn Giản và Đồng Ích.

- Giải pháp về vốn:Căn cứ Nghị quyết số 88/2013/NQ-HĐND ngày 16/7/2013 của HĐND

Tỉnh Vĩnh Phúc về phát triển chăn nuôi tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013 - 2020 (hỗ trợ lãi suất tiền vay ngân hàng cho các hộ chăn nuôi để mua mới con giống đối với hộ chăn nuôi bò sữa mức vay không quá 30 triệu đồng/con chu kỳ 18 tháng)

2.3 Quy hoạch phát triển đàn gia cầm a) Định hướng phát triển Chú trọng tăng cường đầu tư giống gà có chất lượng cao, ứng dụng rộng

quy trình công nghệ tiên tiến về thức ăn, thú y để không chỉ tăng tỷ lệ gia cầm nuôi theo phương thức công nghiệp và bán công nghiệp đạt > 70% mà sản phẩm sản xuất ra thích ứng được thị hiếu nhu cầu chất lượng cao, đưa ngành chăn nuôi gà của tỉnh ngang bằng với trình độ chăn nuôi tiên tiến của khu vực. Trước mắt có thể giảm tỷ trọng đàn vịt và sớm nghiên cứu mô hình tổ chức sản xuất không chỉ khai thác tốt điều kiện tự nhiên mà có thể quản lý phòng ngừa tránh lây lan dịch bệnh tốt, đầu tư ở những địa bàn truyền thống hiện nay. Phát triển quy mô đàn gia cầm trên cơ sở phát triển loại hình trang trại, khuyến khích loại quy mô lớn có dây chuyền giết mổ nhằm thay thế cho phương thức nuôi phân tán trong khu vực dân cư và giảm phạm vi địa bàn phân bố rộng như hiện nay.

Phát triển theo hướng tăng về năng suất chất lượng sản phẩm là chính, đến năm 2020 có sản lượng thịt đạt gấp 1,4 lần so với năm 2012.

b) Các chỉ tiêu chính- Đến năm 2015, tổng đàn gia cầm Vĩnh Phúc có 10,8 triệu con, trong đó

các vùng, các xã trọng điểm có 6,594 triệu con chiếm 61% tổng đàn của tỉnh; đến năm 2020 tổng đàn gia cầm của tỉnh có 11,5 triệu con, các vùng, xã trọng điểm có 8,558 triệu con, chiếm 74% tổng đàn của tỉnh. Trong đó đàn gà đến năm 2015 là 9,5 triệu con và đến năm 2020 trên 10,5 triệu con.

- Sản lượng thịt gia cầm đến năm 2015 trên 28082 tấn, đến năm 2020 chỉ tiêu này là trên 31203 tấn.

- Sản lượng trứng đến năm 2015 đạt 373 triệu quả, đến năm 2020 đạt 453 triệu quả.

Bảng 26: Dự kiến tổng đàn, sản lượng thịt gia cầm tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

70

Page 71: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

TT Hạng mục

 Tổng đàn ( 1000 con) Sản lượng ( Tấn) 

2015 2020 2015 2020

Toàn huyện

Các vùng, xã

trọng điểm

Toàn huyện

Các vùng, xã trọng

điểm % xã TĐ/

HuyệnToàn huyện

Các vùng, xã

trọng điểm

Toàn huyện

Các vùng, xã

trọng điểm

1 Lập Thạch 1784 1250 1850 1428 77.19 4659 3250 5691 3713

2 Sông Lô 1368 950 1475 1060 71.86 3597 2470 4287 2756

3 Vĩnh Tường 657 245 720 415 57.64 1728 637 2399 1079

4 Yên Lạc 1229 794 1300 905 69.58 3214 2063 3886 2352

5 Tam Đảo 1546 820 1545 1020 66.02 4038 2132 4485 2132

6 Tam Dương 2816 1885 3120 3014 96.6 7324 4901 9688 8356

7 Bình Xuyên 910 650 1000 716 71.64 2366 1690 2954 1863

  Các huyệnQH 10310 6594 11010 8558 77.73 26926 17143 33390 22251

8 TP Vĩnh Yên 235   235     611   682  

9 TX Phúc Yên 255   255     663   740  

  Toàn tỉnh 10800   11500     28200   34811  

Bảng 27: Dự kiến tỷ lệ đàn gia cầm của các xã, vùng điểm tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

    Tỷ lệ đàn (%)TT Hạng mục 2015 2020

   Vùng , xã điểm /

huyệnVùng, xã điểm/

toàn tỉnhVùng, xã điểm /

huyệnVùng, xã điểm/

toàn tỉnh1 Lập Thạch 70.1 11.6 77.2 11.92 Sông Lô 69.4 8.8 71.9 8.83 Vĩnh Tường 37.3 2.3 57.6 3.54 Yên Lạc 64.6 7.4 69.6 7.55 Tam Đảo 53.0 7.6 66.0 53.06 Tam Dương 66.9 17.5 96.6 26.87 Bình Xuyên 71.4 6.0 71.6 6.0  Các huyện QH 64.0 61.1 77.7 71.3

c)Một số giải pháp chính:♣) Về giống:- Đối với giống gia cầm có năng suất cao, nuôi công nghiệp; hướng chính là

nhập từ các nguồn cung cấp: Nước ngoài, các Công ty sản xuất lớn có uy tín trong nước.- Khuyến khích, hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất, nhân giống gia cầm tư

nhân để sản xuất đủ giống cho chăn nuôi trang trại, nông hộ (nhất là các giống gà lai lông màu thả vườn).

- Giống gà chuyên thịt: Ross 308, Cobb (nuôi trang trại, công nghiệp); nuôi trang trại thả vườn, nông hộ là gà lai lông màu: mẹ Lương Phượng hoặc Tam hoàng lai với bố Mía,…

- Giống gà chuyên trứng: Isa Brow (các giống có nguồn gốc Isa Brow của các đơn vị sản xuất và cung ứng); Ai cập: nuôi trang trại, công nghiệp và trong nông hộ…

♣) Về thức ăn

71

Page 72: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

Đến năm 2015 có khoảng 70-75% gia cầm có sử dụng thức ăn công nghiệp. Tổng nhu cầu thức ăn công nghiệp ước tính gần 150 ngàn tấn/năm. Đến năm 2020 ước tính khoảng 90% số gia cầm sử dụng thức ăn công nghiệp. Tổng nhu cầu thức ăn công nghiệp ước tính trên 180 ngàn tấn/năm.

Căn cứ vào nhu cầu thức ăn trên địa bàn và khả năng đáp ứng tại chỗ, với định hướng chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp, quy mô vừa và lớn, trong thời gian tới tỉnh cần có chính sách:

- Ưu đãi thu hút đầu tư và hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở, nhà máy chế biến thức ăn cho chăn nuôi.

- Hỗ trợ các trang trại chăn nuôi về máy móc thiết bị, vốn để tự chế biến thức ăn hỗn hợp cho gia cầm nhằm sử dụng các sản phẩm của trồng trọt tại địa phương như ngô, đậu tương,… và hạ giá thành chăn nuôi.

- Khuyến khích và hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất thức ăn sạch tham gia vào chuỗi sản xuất nuôi gà thịt để tạo sản phẩm thịt sạch mang thương hiệu thịt gà sạch Vĩnh Phúc.

- Xây dựng các nhóm liên kết trang trại, hộ chăn nuôi theo vùng chăn nuôi để sử dụng thức ăn tinh hỗn hợp công nghiệp từ nhà máy đến thẳng hộ, trang trại chăn nuôi không qua đại lý, giảm giá thức ăn thông qua cung cấp trực tiếp để hạ giá thành sản phẩm chăn nuôi.

- Mở rộng diện tích thâm canh, sử dụng giống ngô, đậu tương mới có năng suất, chất lượng cao để làm thức ăn chăn nuôi.

♣) Về quy trình công nghệ- Đối với chăn nuôi trang trại, công nghiệp: Hướng dẫn các trang trại ứng

dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến về chuồng trại, quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP). Xây dựng và chuyển giao các mô hình chăn nuôi tiên tiến, phù hợp với từng vùng sinh thái (đồng bằng, trung du, miền núi) đối với từng đối tượng vật nuôiIV. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐÀN VẬT NUÔI THEO VÙNG VÀ XÃ TRỌNG ĐIỂM

1. Cơ sở cho phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm

Trong nền kinh tế thị trường, muốn phát triển sản xuất nói chung,chăn nuôi nói riêng, không thể sản xuất theo phương thức truyền thống, chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán như hiện nay, phải chủ động sản xuất tập trung để nâng cao năng suất, chất lượng và tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, đáp ứng yêu cầu của thị trường, ổn định cả về số lượng và thời gian cung cấp với chất lượng tốt và đạt tiêu chuẩn theo từng lại sản phẩm, đồng thời sản phẩm sản xuất có giá thành hợp lý, khả năng cạnh tranh cao trong thời kỳ hội nhập và thuận lợi trong công tác phòng chống, kiểm soát được dịch bệnh, nhất là trong hoàn cảnh dịch cúm gia cầm, bệnh lở mồm long móng, dịch tai xanh ở lợn trong những năm gần đây vẫn diễn biến phức tạp và có nguy cơ bùng phát bất kỳ thời điểm nào và bất cứ đâu. Chăn nuôi tập trung góp phần kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Hiện nay, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa ngày càng nhanh, do vậy về lâu dài việc chuyển dịch chăn nuôi đến các vùng xa khu đô thị, dân cư, khu công nghiệp … là xu thế tất yếu, đồng thời với phát triển chăn nuôi trang trại tập

72

Page 73: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

trung đi đôi với đầu tư xử lý chất thải và bảo vệ môi trường. trước mắt cần quy hoạch xác định các vùng chăn nuôi tập trung cho từng loại vật nuôi.

Khi xác định các vùng chăn nuôi tập trung của tỉnh Vĩnh Phúc cũng xét đến một số yếu tố sau:

- Ý kiến của lãnh đạo và cán bộ chuyên môn ở các địa phương, trình độ và kinh nghiệm thực tế của người chăn nuôi trên địa bàn.

- Điều kiện đặc thù của từng vùng sinh thái của tỉnh:

+ Vùng phía Bắc và phía Đông: Bao gồm các huyện Sông Lô, Lập Thạch, Tam Đảo, Tam Dương và Bình Xuyên. Đây là vùng có lợi thế về tiềm năng đất đai, là vùng có ưu thế trong phát triển sản xuất chăn nuôi trang trại với quy mô tập trung, cần mặt bằng diện tích để phát triển. Đây là vùng đã hình thành và phát triển số trang trại chăn nuôi lợn và gia cầm với quy mô và mật độ cao của tỉnh.

+ Vùng phía Nam: gồm các huyện Vĩnh Tường và Yên Lạc, là những huyện có vùng đất bãi ven sông Hồng, thuận lợi phát triển trồng cỏ chăn nuôi bò sữa, cùng với diện tích mặt nước ven đê và các vùng đất thấp trũng, thuận lợi cho phát triển chăn nuôi thủy cầm.

-Nguồn nước sạch cung cấp cho chăn nuôi, khả năng đất đai dành cho xây dựng chuồng trại, trồng cây thức ăn gia súc (cỏ trồng).

- Thuận lợi về cơ sở hạ tầng và hệ thống tiêu thụ cũng như định hướng các sản phẩm chăn nuôi chủ lực của từng khu vực và thị trường tiêu thụ.

Từ đó, xác định vùng phát triển trang trại, khu chăn nuôi tập trung đối với từng loại gia súc gia cầm. Đây là nơi trọng điểm kêu gọi đầu tư phát triển của các công ty, trang trại chăn nuôi quy mô vừa và lớn. Còn lại là vùng khuyến khích nông hộ đầu tư phát triển chăn nuôi theo hình thức gia trại.

2. Dự báo số lượng đàn bò sữa, đàn bò thịt, đàn lợn, đàn gia cầm tại các vùng, xã trọng điểm đến năm 2015 và 2020

2.1 Quy mô đàn đến năm 2015:+Toàn tỉnh đàn gia cầm đạt 10,8 triệu con, trong đó đàn gà đạt 9,5 triệu

con; đàn lợn đạt 533 ngàn con; đàn bò thịt đạt 98 ngàn con; đàn bò sữa đạt 6,5 ngàn con.

+ Các huyện vùng quy hoạch: đàn gia cầm đạt 10,3 triệu con, trong đó đàn gà đạt 10 triệu con; đàn lợn đạt 492,5 ngàn con; đàn bò thịt 92 ngàn con; đàn bò sữa đạt 6,35 ngàn con.

+ Các vùng và xã chăn nuôi trọng điểm : đàn gia cầm dự kiến đạt 6,6 triệu con; đàn lợn đạt 365 ngàn con; đàn bò thịt đạt 33 ngàn con, đàn bò sữa đạt 6,35 ngàn con.

2.2 Quy mô đàn năm 2020:

73

Page 74: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

+ Toàn tỉnh đàn gia cầm đạt 11,5 triệu con, trong đó đàn gà đạt 10,5 triệu con; đàn lợn đạt 550 ngàn con; đàn bò thịt 100 ngàn con; đàn bò sữa đạt 13 ngàn con.

+ Các huyện vùng quy hoạch: đàn gia cầm đạt 11 triệu con, trong đó gà đạt 10,5 triệu con; đàn lợn đạt 512 ngàn con; đàn bò thịt đạt 94,2 ngàn con; đàn bò sữa đạt 12,7 ngàn con.

+ Các vùng và xã chăn nuôi trọng điểm : đàn gia cầm dự kiến đạt 8,6 triệu con; đàn lợn đạt 410,6 ngàn con; đàn bò thịt đạt 42,2 ngàn con, đàn bò sữa đạt 12,7 ngàn con.

a) Chăn nuôi lợn*) Đến năm 2015 tổng đàn lợn của các huyện quy hoạch phát triển chăn

nuôi theo vùng và xã trọng điểm dự kiến đạt 492,5 ngàn con, trong đó: - Tổng đàn lợn nái sinh sản dự kiến là 78,1 ngàn con.- Tổng đàn lợn đực giống là 1,38 ngàn con.- Tổng đàn lợn thịt là 410,4 ngàn con.*) Đến năm 2020 tổng đàn lợn của các huyện quy hoạch phát triển chăn

nuôi theo vùng và xã trọng điểm dự kiến đạt 512 ngàn con, trong đó: - Tổng đàn lợn nái sinh sản dự kiến là 80,8 ngàn con.- Tổng đàn lợn đực giống là 1,38 ngàn con.- Tổng đàn lợn thịt là 425,82 ngàn con.

*) Quy hoạch các xã chăn nuôi lợn trọng điểm

Sau khi Đoàn điều tra phục vụ quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm làm việc với Lãnh đạo các huyện cùng các Phòng có liên quan, kết quả thu thập về thực trạng chăn nuôi trên địa bàn các xã, xin ý kiến của lãnh đạo và cán bộ phụ trách nông nghiệp các xã thuộc các huyện trong phạm vi vùng Dự án, tham khảo các Dự án quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được duyệt của các xã trong tỉnh. Để tránh việc bố trí trên cùng một xã nhiều loại con vật nuôi trọng điểm, dự kiến bố trí quy hoạch các xã cho phát triển chăn nuôi lợn tập trung như sau:

Huyện Các xã trọng điểmLập Thạch Quang Sơn, Ngọc Mỹ, Bắc Bình, Hợp Lý, Tử Du và Xuân Lôi, Văn Quán

Sông LôHải Lựu, Đôn Nhân,Đồng Thịnh, Nhân Đạo, Lãng Công

Tam DươngĐồng Tĩnh, Hoàng Lâu và Thanh Vân.

Tam Đảo Đạo Trù, Minh Quang và Tam Quan

Bình Xuyên Sơn Lôi, Thanh Lãng, TT Gia Khánh và Hương Sơn

Vĩnh TườngKim Xá, Chấn Hưng, Đại Đồng, Tuân Chính, Phú Đa và Bình Dương.

74

Page 75: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

Yên LạcĐại Tự, Trung Nguyên, Nguyệt Đức, Yên Phương và Liên Châu

Bảng 28: Dự kiến tổng đàn, và sản lượng thịt lợn các vùng và xã trọng điểm đến 2020- PA1

    Tổng đàn ( con) Sản lượng thịt( tấn)

TT Huyện 2015 2020 2015 2020

   Toàn huyện

Các xã trọng điểm

Toàn huyện

Các xã trọng điểm

Toàn huyện

Các xã trọng điểm

Toàn huyện

Các xã trọng điểm

1 Lập Thạch 94100 76500 95000 84500 11956 9720 12070 10736

2 Sông Lô 75000 61800 75000 61800 7004 5771 7004 5771

3 Vĩnh Tường 78000 34500 79000 47500 10741 4751 10878 6541

4 Yên Lạc 53000 44100 55000 60900 10146 8442 10529 11658

5 Tam Đảo 62000 57700 75000 60900 8010 7454 9689 7868

6 Tam Dương 68830 40930 71000 46700 10171 6048 10491 6901

7 Bình Xuyên 61630 49500 62000 48350 7642 6138 7688 5995

  Tổng số 492560 365030 512000 410650 65670 48324 68349 55470

Hiện nay các vùng và xã trọng điểm nói riêng, các huyện trong vùng quy hoạch nói chung đã du nhập và phổ biến các giống lợn cao sản hiện có trên địa bàn của tỉnh. Các trang trại, đặc biệt các trang trại chăn nuôi đàn nái để sản xuất con giống thường đi đầu trong việc tiếp cận và cập nhật các giống lợn cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm con giống đầu ra đạt tiêu chuẩn cao. Cần xác định và chỉ đạo thực hiện các giống cho chăn nuôi lợn trang trại tập trung - công nghiệp đó là: sử dụng lợn mẹ là con lai của tổ hợp LR và YS, chọn lợn đực kết thúc để phối giống tạo con lai 3 máu hoặc 4 máu ngoại trở lên với các công thức sau:

+ Con lai 3 máu ngoại: sử dụng lợn đực giống thuần các giống DR, Pi phối với lợn nái lai (YS x LR), công thức lai này hiện tại đang được thực hiện tập trung tại các huyện Sông Lô, Lập Thạch.

+ Con lai 4 máu ngoại: sử dụng lợn đực giống Pi4 (Pi xYS x DR) và PiDu (Pi x DR) phối với lợn nái lai (YS x LR), công thức lai này đang được thực hiện tập trung tại huyện Bình Xuyên.

+ Con lai 5 máu ngoại: sử dụng lợn đực giống Maxter16 (Pi x YS x Hampshire x DR) phối với lợn nái lai (YS x LR), công thức lai này đang được thực hiện tập trung tại các huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường, Tam Dương.

Thực hiện hình tháp khép kín trong nhân giống lợn; đầu tư và hỗ trợ đầu tư cho cơ sở, trang trại (cả nhà nước và tư nhân) nuôi lợn ông, bà để cung cấp lợn giống bố mẹ đủ tiêu chuẩn giống, đặc biệt ở các vùng, xã có nhiều trang trại chăn nuôi lợn tập trung quy mô lớn.

Tăng cường năng lực cho hệ thống TTNT lợn thông qua việc nâng cấp qui mô, thiết bị cho Trung tâm giống vật nuôi của tỉnh để tăng tỷ lệ TTNT đối với đàn nái lên 70% tổng đàn (2015), đạt 100% tổng đàn năm 2020.

75

Page 76: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

Quản lý chặt chất lượng giống đối với lợn đực khai thác tinh cho TTNT và lợn đực dùng phối trực tiếp thông qua bình tuyển hàng năm. Kiên quyết loại thải những con đực không đạt tiêu chuẩn giống.

b) Chăn nuôi gia cầm *) Tổng đàn gia cầm các huyện quy hoạch đến năm 2015 dự kiến đạt 10,3

triệu con (tăng 1,339 triệu con so với năm 2013), trong đó các vùng và xã chăn nuôi tập trung dự kiến đạt 6,6 triệu con (chiếm 64% tổng đàn các huyện vùng dự án).

*) Tổng đàn gia cầm các huyện quy hoạch đến năm 2020 dự kiến đạt 11 triệu con (tăng 0,7 triệu con so với năm 2015), trong đó các vùng và xã chăn nuôi tập trung đự kiến đạt 8,5 triệu con (chiếm 77,27 % tổng đàn các huyện vùng dự án).

Đối với giống gia cầm có năng suất cao, nuôi công nghiệp; hướng chính là nhập từ các nguồn cung cấp: các công ty nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài, các Công ty sản xuất lớn có uy tín trong nước với các giống gà chuyên thịt như: Ross 308. Cobb. Các giống gà chuyên trứng như: Isa Brow (các giống có nguồn gốc Isa Brow của các đơn vị sản xuất và cung ứng); Ai cập: nuôi trang trại, công nghiệp và trong nông hộ. Các giống gà cao sản khác như A.A, Lohman, Đông Tảo và một số gà lai khác.

*) Quy hoạch các xã chăn nuôi gia cầm trọng điểm

Huyện Xã trọng điểm

Sông Lô Quang Yên, Phương Khoan, Nhạo Sơn, Yên Thạch và Đồng Thịnh.

Lập ThạchLiễn Sơn, Xuân Hòa, Bàn Giản và Đồng Ích.

Tam Dương Hoàng Hoa,Hướng Đạo, Kim Long và Thanh Vân (đến 2015); An Hòa, Đạo Tú, Hoàng Lâu, Duy Phiên, Hợp Thịnh, TT Hợp Hòa và xã Đồng Tĩnh(đến 2020)

Tam Đảo Tam Quan, Minh Quang, Đạo Trù và Yên Dương

Bình XuyênĐạo Đức, Hương Sơn, Thiện Kế và TT Gia Khánh,

Vĩnh TườngYên Lập, Lũng Hòa, Yên Bình, Nghĩa Hưng.

Yên LạcTrung Nguyên, Đồng Văn, Yên Đồng và Đồng Cương (cho phát triển chăn nuôi gà), Tề Lỗ và Bình Định (cho phát triển chăn nuôi vịt).

*) Quy mô đàn gia cầm phân bố theo các huyện như sauBảng 29: Dự kiến phát triển đàn gia cầm đến 2020 các vùng và xã chăn nuôi trọng

điểm    Tổng đàn ( 1000 con) Sản lượng thịt( tấn)

76

Page 77: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

TT Hạng mục 2015 2020 2015 2020

   Toàn huyện

Các xã trọng điểm

Toàn huyện

Các xã trọng điểm

Toàn huyện

Các xã trọng điểm

Toàn huyện

Các xã trọng điểm

1 Lập Thạch 1784 1250 1850 1428 4639 3250 5101 37132 Sông Lô 1368 950 1475 1060 3557 2470 3843 27563 Vĩnh Tường 657 245 720 415 1708 637 2150 10794 Yên Lạc 1229 794 1300 905 3194 2063 3483 23525 Tam Đảo 1546 820 1545 820 4020 2132 4020 21326 Tam Dương 2816 1885 3120 3214 7324 4901 8684 83567 Bình Xuyên 910 650 1000 716 2366 1690 2648 1863  Tổng 10310 6594 11010 8558 26808 17143 29929 22251

c) Chăn nuôi bò thịt* Đến năm 2015: đàn bò thịt của các huyện quy hoạch dự kiến đạt 92,2

ngàn con, trong đó tổng đàn của các xã chăn nuôi trọng điểm dự kiến đạt 33,3 ngàn con (chiếm 36,11% tổng đàn toàn vùng quy hoạch).

* Đến năm 2020: đàn bò thịt của các huyện quy hoạch dự kiến đạt 94,2 ngàn con, trong đó tổng đàn của các xã chăn nuôi trọng điểm dự kiến đạt 42,18 ngàn con (chiếm 44,77% tổng đàn toàn vùng quy hoạch).

*Quy mô đàn bò thịt phân bố theo các huyện như sau:Bảng 30 : Dự kiến phát triển bò thịt đến năm 2020 các vùng và xã chăn nuôi

trọng điểm    Tổng đàn ( con) Sản lượng thịt( tấn)

TT Huyện  2015 2020 2015 2020

   Toàn huyện

Các xã trọng điểm

Toàn huyện

Các xã trọng điểm

Toàn huyện

Các xã trọng điểm

Toàn huyện

Các xã trọng điểm

1 Lập Thạch 18100 12000 18000 13000 1257 840 1460 1040

2 Sông Lô 15500 10100 17400 12800 1104 707 1360 806

3 Vĩnh Tường 20500 11000 20000 12500 1380 770 1640 788

4 Yên Lạc 8100 5170 8300 6880 549 362 720 433

5 Tam Đảo 9000   9500 7000 621 450 744 560

6 Tam Dương 12000   12000   802   960  

7 Bình Xuyên 9000 6800 9000 7200 611 520 720 570

  Tổng 92200 45070 94200 59380 6324 3649 7604 4197

Cần cải tạo giống bò nền hiện nay trên địa bàn các huyện được xác định là trọng điểm để nâng cao tầm vóc của đàn bò cái lai, nhất là ở các huyện Lập Thạch, Sông Lô, trên cơ sở đẩy mạnh áp dụng TTNT bằng các giống Redsind. Ở các huyện đã có đàn cái lai 50%, 75% máu bò Sind thực hiện phối giống TTNT bằng tinh bò đực chuyên thịt: Limoucine, Red Angus, Droughmaster, Bò Blanc Belge (BBB). Quản lý chặt chẽ đàn bò đực 75% máu ngoại trở lên, sử dụng phối giống trực tiếp cho đàn bò cái ở các xã vùng sâu, vùng xa chưa áp dụng được tiến bộ

77

Page 78: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

TTNT. Tổ chức tốt công tác bình tuyển bò đực giống hàng năm. Xây dựng mô hình bò lai tạo giống bò thịt cao sản BBB ở các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc và Lập Thạch.

d) Chăn nuôi bò sữa*) Đến năm 2015: đàn bò sữa của các huyện quy hoạch dự kiến đạt 6,35

ngàn con, trong đó tập trung toàn bộ tại các xã quy hoạch chăn nuôi tập trung.*) Đến năm 2020: đàn bò sữa của các huyện quy hoạch dự kiến đạt 12,7

ngàn con, tập trung toàn bộ tại các xã quy hoạch chăn nuôi tập trung.*) Quy mô đàn bò sữa phân bố theo các huyện như sau

Bảng 31 : Dự kiến tổng đàn bò sữa các huyện trọng điểm tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

Đơn vị tính: con

TT  Đơn vị 2013 2015 2020

  hành chính Toàn tỉnhCác xã

trọng điểm Toàn tỉnhCác xã

trọng điểm Toàn tỉnhCác xã

trọng điểm

1 Lập Thạch 102 102 600 600 1300 1300

2 Vĩnh Tường 3719 3719 5000 5000 10000 10000

3 Yên Lạc 500 500 600 600 1000 1000

4 Tam Đảo 120 120 150 150 400 400

  Các huyện QH 4441 4441 6350 6350 12700 12700

5 TP Vĩnh Yên 60   150   300  

  Toàn tỉnh 4501   6500   13000  

*) Quy hoạch các xã chăn nuôi bò trọng điểmĐàn bò thịt

Huyện Các xã trọng điểm

Lập Thạch Vân Trục, Văn Quán và Sơn Đông

Sông Lô Đức Bác, Cao Phong và Đồng Thịnh, Đôn Nhân.

Vĩnh Tường Vĩnh Thịnh, Vĩnh Ninh, An Tường và Bình Dương

Yên Lạc Trung Kiên, Trung Hà, Hồng Châu, Liên Châu

Bình Xuyên Trung Mỹ, Thiện Kế và Phú Xuân

Tam Đảo Đạo Trù, Minh Quang và Tam Quan

Đàn bò sữaHuyện Các xã trọng điểm

Lập Thạch Thái Hòa, Liên Hòa (đến 2015), Hợp Lý, Bắc Bình (đến 2020)

Tam Đảo Bồ Lý, Hồ Sơn và Đao Trù

Vĩnh Tường Vĩnh Ninh, Vĩnh Thịnh, An Tường, Phú Thịnh, Cao Đại, Tân 78

Page 79: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

Cương, Bình Dương, Tam Phúc , Phú Đa, Tuân Chính

Yên LạcTrung Nguyên , Trung Kiên, Liên Châu, Đại Tự và Trung Hà

Tiếp tục lai tạo đàn bò sữa từ đàn bò cái lai 75% - 87,5% máu bò HF phối với tinh bò đực giống HF thuần bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo; mục tiêu đạt sản lượng sữa trên 5.000 kg/con/chu kỳ. Hỗ trợ để khuyến khích hộ nuôi bò sữa có năng suất cao phối giống bằng tinh giới tính cái để chủ động tăng đàn bò sữa giống tốt, có năng suất sữa cao. Bình tuyển đàn bò sữa hàng năm. Tăng dần đàn bò HF thuần.

3. Xác định tiêu chuẩn, định mức đất đai cho xây dựng các vùng phát triển chăn nuôi tập trung trọng điểm.

- Phát triển chăn nuôi tập trung ở Vĩnh Phúc đến năm 2020 sẽ tồn tại 3 hình thức chủ yếu là: trang trại, gia trại và khu chăn nuôi tập trung. Căn cứ vào các văn bản pháp lý trên đồng thời kết hợp với điều kiện thực tế tỉnh Vĩnh Phúc, các tiêu chí về xã, khu chăn nuôi tập trung của tỉnh Vĩnh Phúc được xác định như sau:

+ Phù hợp với cơ chế, các văn bản, chính sách của Nhà nước và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn liên quan đến phát triển chăn nuôi tập trung.

+ Xa khu dân cư, công trình cấp nước sinh hoạt, nghĩa địa, kho hoá chất độc hại, xa nơi có tiếng ồn (tối thiểu là 100 m- theo Quy chuẩn Quốc gia điều kiện chăn nuôi lợn an toàn sinh hoc – QCQG 01-14: 2010/ BNNPTNT).

+ Thuận tiện về giao thông, cấp nước, thoát nước, cấp điện.+ Đất không thuận lợi cho trồng trọt và thuận lợi để chuyển nhượng dồn đổi.+ Được Đảng uỷ, chính quyền và nhân dân địa phương nhất trí cao và có

khả năng thực hiện khi có quy hoạch.- Khuyến khích dồn điền, đổi thửa khu đất quy hoạch phát triển chăn

nuôi; khu đất trũng, đất quỹ 2, đất trồng lúa kém hiệu quả, đất trồng màu, đất đồi trong quy hoạch phát triển chăn nuôi; sau dồn điền đổi thửa được chuyển đổi mục đích sử dụng đất, giao ổn định thời hạn 49 năm và được chuyển nhượng, cho thuê theo quy định của Luật Đất đai để phát triển chăn nuôi.

- Hỗ trợ 100% chi phí đo đạc, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền, đổi thửa và xây dựng bản đồ, quy hoạch theo định mức quy định của Nhà nước. Hỗ trợ cấp xã 1triệu đồng/ ha sau khi hoàn thành dồn điền đổi thửa.

- Hộ gia đình thuê đất lập trang trại tại các vùng đã quy hoạch phát triển chăn nuôi được hưởng các chính sách ưu tiên theo Nghị định 61/2010/NĐ-CP ngày 4/6/2010 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

4. Đề xuất danh mục các dự án ưu tiên đầu tư.

79

Page 80: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

(1). Dự án xử lý chất thải giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.(2). Dự án xây dựng mô hình các chuỗi liên kết sản xuất và cung cấp sản

phẩm chăn nuôi đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.(3). Dự án phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm trên gia súc gia cầm giai

đoạn 2016-2020. (4). Dự án hỗ trợ chế biến thức ăn hỗn hợp dùng trong chăn nuôi trang trại và

nông hộ.(5). Đề án nâng cao năng lực hệ thống thú y của tỉnh.(6) Dự án phát triển chăn nuôi đàn bò sữa tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2015-

2019. (7) Dự án phát triển đàn bò thịt hàng hóa giai đoạn 2015- 2019.(8) Dự án xây dựng vùng chăn nuôi lợn xuất khẩu giai đoạn 2016- 2020.

V. HỆ THỐNG CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI THEO VÙNG VÀ XÃ TRỌNG ĐIỂM

1 Giải pháp về phân vùng và cân đối đất đai cho phát triển chăn nuôi1.1 Quy hoạch phát triển trồng cỏ

- Theo số liệu điều tra trên địa bàn các huyện quy hoạch, diện tích cỏ dùng vào chăn nuôi hiện có (chủ yếu cho nhu cầu của đàn bò sữa) 265 ha.

- Có thể chuyển đổi một phần diện tích đất nông, lâm nghiệp nghiệp kém hiệu quả sản xuất 1 vụ sang trồng cỏ nuôi trâu, bò; trồng trên các vùng đất bãi ven sông.

- Trồng cỏ thâm canh với những giống cho năng suất cao cung cấp cho chăn nuôi bò thịt, bò sữa. Diện tích trồng cỏ chủ yếu ở các trang trại chăn nuôi bò, bò sữa, với nhu cầu khoảng 550- 600 m2 đất trồng cỏ/01 con bò sữa.

- Đến năm 2020 dự kiến sẽ phát triển đồng cỏ chăn nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh khoảng 915 ha và các huyện quy hoạch khoảng 897 ha. Như vậy đến năm 2020, diện tích đất trồng cỏ phục vụ chăn nuôi bò sữa của tỉnh cần thêm 650 ha, chủ yếu trên địa bàn các huyện quy hoạch phát triển bò sữa như Vĩnh Tường, Lập Thạch và Tam Đảo, Yên Lạc.

- Diện tích cỏ dùng cho chăn nuôi

Bảng 32 : Dự kiến diện tích, sản lượng cỏ trồng đến năm 2020

(Cho nhu cầu phát triển đàn bò sữa)

Đơn vị tính: ha

TT Hạng mụcDiện tích cỏ

cần cóSản lượng dự kiến ( tấn )

Diện tích trồng cỏ hiện

cóDiện tích đất trồng cỏ mới

I Toàn tỉnh 915 223150 265 650

80

Page 81: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

II Các huyện QH 897 219300 261 636

1 Vĩnh Tường 660 165000 216 444

2 Lập Thạch 150 33000 30 120

3 Tam Đảo 15 3300 3 12

4 Yên Lạc 72 18000 12 60

+ Đến năm 2020 dự kiến đất trồng cỏ cho nhu cầu của đàn bò sữa toàn tỉnh khoảng: 915 ha, trong đó các huyện vùng quy hoạch là 897 ha.

- Các giống cỏ trồng:+ Đồng cỏ trồng cắt: Trồng các loại cỏ voi cỏ sả lá lớn, cỏ Ruzi, cỏ

Pangola, cỏ Signal, cỏ Sweet Superdan, cỏ Stylo, cỏ hỗn hợp,… thâm canh (năng suất từ 200 - 250 tấn/ha/năm).

- Đến năm 2020 dự kiến sản lượng cỏ trồng cho nhu cầu của đàn bò sữa toàn tỉnh là 223 ngàn tấn, trong đó các huyện vùng quy hoạch 219 ngàn tấn; đáp ứng được 6% nhu cầu cỏ cho tổng đàn bò của tỉnh, chủ yếu là cho bò sữa, số bò thịt phần lớn vẫn tận dụng chăn nuôi dưới tán rừng, bờ đê, tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp.

1.2 Cơ chế, chính sách tạo quỹ đất cho hộ chăn nuôi tập trung trong các vùng và xã chăn nuôi trọng điểm

- Hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình để tạo thuận lợi cho dồn ghép và chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

- Quy hoạch đất dành cho phát triển trang trại, khu cn tập trung: trong những năm tới, về cơ bản mỗi huyện, xã nếu có điều kiện đất đai phải có kế hoạch di dời một số cơ sở chăn nuôi không bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y đến vùng quy hoạch chăn nuôi tập trung, xa khu dân cư, bảo đảm vệ sinh môi trư-ờng. Đảm bảo dễ dàng kiểm soát dịch, bệnh. Trước mắt, các huyện cần kiểm tra, rà soát lại quỹ đất của từng xã, huyện, xác định cụ thể những vùng phát triển trang trại chăn nuôi theo quy hoạch, chủ yếu là các vùng xa khu vực dân cư, đất trồng trọt kém hiệu quả, trước hết là đất công điền có thể chuyển đổi sang chăn nuôi (xây dựng trang trại, trồng cỏ...). Đồng thời, trên cơ sở mật độ các trang trại và quy mô đàn, căn cứ vào tiêu chuẩn thiết kế xây dựng chuồng trại, môi trường và vệ sinh thú y... bố trí các trại chăn nuôi cho phù hợp. Đặc biệt chú ý ưu tiên đất bố trí các công ty chăn nuôi quy mô lớn với chu trình chăn nuôi khép kín (chăn nuôi, chế biến thức ăn gia súc, giết mổ, chế biến thực phẩm), khu nông nghiệp công nghệ cao (kể cả các cơ sở giống vật nuôi), các trại chăn nuôi doanh nghiệp quy mô vừa và lớn, cơ sở giết mổ, chế biến thực phẩm. Việc tiến hành giao đất lập cơ sở chăn nuôi phải có hợp đồng sử dụng đất chặt chẽ với chủ sử dụng; trong đó, quy định rõ về trách nhiệm đăng ký với cơ quan quản lý có thẩm quyền để thẩm định điều kiện chăn nuôi. Đáp ứng các tiêu chí của một trang trại và có phương án huy động vốn, phải có phương án sản xuất kinh doanh cụ thể phù hợp yêu cầu sản xuất chăn nuôi quy mô lớn. Có giá trị và hiệu quả kinh tế cao; trong phương án phải nói rõ nuôi con gì, số lượng bao nhiêu và phải có

81

Page 82: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

thiết kế chuồng trại tương xứng với quy mô, số lượng gia súc, gia cầm cũng như phù hợp quy hoạch đã được duyệt. Quyền lợi khai thác sử dụng đất trong thời gian được giao thuê đất, nghĩa vụ bảo vệ độ phì nhiêu của đất, bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường, sinh thái. Thời gian cấp đất hoặc cho thuê đất để sử dụng phải lâu dài, tối thiểu 15 - 20 năm, với quy định này người chăn nuôi mới có đủ thời gian đầu tư ổn định lâu dài.

Đồng thời, để chăn nuôi trang trại phát triển có hiệu quả, cần gắn quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung với việc hỗ trợ một phần kinh phí tiêm phòng, xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông, điện, nước, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường. Mặt khác, trong khu vực quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung, đã cấp phép xây dựng các cơ sở chăn nuôi, sẽ không bố trí phát triển cụm dân cư mới và xây dựng các cơ sở công nghiệp... tránh trường hợp bất cập như hiện nay đã xảy ra, nhằm tạo sự yên tâm cho nhà đầu tư phát triển chăn nuôi. Trên thực tế, các hộ chăn nuôi theo hình thức gia trại vẫn còn tồn tại, đây là yếu tố khách quan và mục đích phát triển chăn nuôi là xóa đói giảm nghèo, tăng thêm thu nhập và nâng cao mức sống cho người dân nông thôn. Vì vậy, trong quá trình thực hiện không chỉ tập trung vào những đối tượng trang trại mà bỏ rơi" người nông dân, hộ chăn nuôi gia đình. Do đó, trừ vùng quy hoạch không chăn nuôi, chăn nuôi gia trại cũng cần được khuyến khích phát triển, song phải được kiểm soát nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn vệ sinh thú y, môi trường... Chăn nuôi trong khu vực vườn của nông hộ với quy mô nhỏ cũng phải được tổ chức lại trên cơ sở bảo đảm dễ dàng kiểm soát dịch bệnh. Đặc biệt, đối với chăn nuôi gà trong khu vực vườn của nông hộ với quy mô nhỏ phải được tổ chức lại, cần có những quy định cụ thể như phải có diện tích vườn đủ lớn tương ứng với quy mô đàn gia cầm, không được nuôi thả trong thôn xóm, có hàng rào bao quanh cách ly và chuồng nuôi để tiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, tiêm phòng và tiến hành các biện pháp vệ sinh thú y.

1.3 Quy chế quản lý các vùng chăn nuôi tập trung và xã trọng điểm

Rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành một số văn bản, chính sách mới về sản xuất chăn nuôi. Trước mắt sẽ xây dựng và ban hành quy định về điều kiện chăn nuôi tập trung. Theo đó, tổ chức, cá nhân khi đầu tư xây dựng trại chăn nuôi mới phải được sự thẩm định và đồng ý của cơ quan quản lý ngành nông nghiệp và cơ quan quản lý môi trường có thẩm quyền nhằm bảo đảm vệ sinh môi trường, an toàn dịch bệnh.

Một điểm mới trong văn bản dự kiến xây dựng là các cơ sở chăn nuôi sản xuất hàng hóa phải đăng ký với chính quyền địa phương và chịu sự giám sát về kỹ thuật của cán bộ chăn nuôi, thú y các cấp. Cơ sở nào không đăng ký sẽ không được cấp giấy chứng nhận cho tiêu thụ sản phẩm, đồng thời khi gặp rủi ro về dịch bệnh sẽ không được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Ngoài một số chính sách và giải pháp kỹ thuật hiện hành của tỉnh và Trung ương, để đảm bảo chăn nuôi phát triển phù hợp với tình hình thực tế và đáp ứng yêu cầu của ngành, đề xuất một số chính sách mới sau:

- Các quy định về phát triển chăn nuôi bền vững và an toàn dịch.82

Page 83: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

- Các chính sách khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người nuôi.- Chính sách về khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư về

phát triển chăn nuôi, đầu tư về chế biến, giết mổ tập trung, ưu tiên cho thuê đất, hỗ trợ về kỹ thuật, con giống, tín dụng ưu đãi, miễn giảm thuế.

- Chính sách về hỗ trợ xây dựng khu chăn nuôi tập trung, hỗ trợ phát triển chăn nuôi gia trại.

- Chính sách khuyến khích áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới.- Chính sách tín dụng cho ngành chăn nuôi.2. Giải pháp về khoa học - công nghệ:2.1 Sản xuất và cung ứng các giống đạt chất lượng cao và sạch bệnh- Nhiệm vụ quản lý Nhà nước về công tác giống bao gồm 2 nội dung: Xây

dựng các chương trình, các kế hoạch về nghiên cứu, sản xuất, cung ứng giống vật nuôi; xây dựng và hoàn thiện hệ thống sản xuất và cung ứng giống từ tỉnh đến các cơ sở. 

- Kiểm tra thường xuyên và đột xuất các tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh giống trên địa bàn tỉnh.

- Tất cả các loại giống vật nuôi được tổ chức cung ứng tại tỉnh theo kế hoạch để phục vụ cho chương trình chuyển dịch cơ cấu do các đơn vị được phân công thực hiện phải được kiểm tra và xác nhận chất lượng trước khi đưa ra sản xuất. Các đơn vị sản xuất và cung ứng giống phải bồi thường thiệt hại cho người sản xuất nếu có thiệt hại do chất lượng giống không đảm bảo gây ra.

- Các loại giống vật nuôi do các dự án, các chương trình phát triển sản xuất sử dụng các nguồn vốn của Nhà nước nhập vào tỉnh phải có đủ hồ sơ nguồn gốc và chất lượng giống, phải được kiểm định và được cơ quan chuyên môn xác nhận mới được triển khai thực hiện.

- Kiểm tra và hướng dẫn các hộ nông dân tự sản xuất, trao đổi giống trong quá trình sản xuất, nhằm hạn chế các loại giống không đảm bảo chất lượng gây thiệt hại cho sản xuất.

- Kiểm tra, kết luận, đề xuất xử lý những thắc mắc, kiến nghị của người sản xuất về chất lượng con giống do các đơn vị được tỉnh giao nhiệm vụ cung ứng cho sản xuất. 

2.2 Kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến- Tăng cường công tác khuyến nông chuyển giao kỹ thuật: Đào tạo tập

huấn: chọn giống, dẫn tinh, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý vật nuôi.- Hỗ trợ kinh phí hội thảo hoặc tham quan học tập các điển hình chăn nuôi

tiên tiến trong và ngoài nước, tiếp nhận công nghệ chăn nuôi tiên tiến. Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, thức ăn, kỹ thuật chăn nuôi thông qua các mô hình trình diễn để nhân dân học tập.

83

Page 84: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

- Hỗ trợ tài chính theo quy định của Nhà nước và thực hiện nhiệm vụ khoa học. Khuyến khích các nhà khoa học, các chủ trang trại tổ chức thực hiện các đề tài, dự án khoa học nhằm chuyển giao TBKT mới về sản xuất con giống, lai thương phẩm, sản xuất thức ăn bổ sung, thức ăn giàu đạm khoáng, vitamin.

- Nghiên cứu áp dụng công nghệ sinh học trình độ cao của thế giới vào Vĩnh Phúc nhằm tăng năng suất chăn nuôi, hạ giá thành, tạo thế cạnh tranh.

2.3 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa các khâu trong chăn nuôia)Khâu xây dựng chuồng trại - Áp dụng kỹ thuật chuồng trại mới nhằm đáp ứng yêu cầu quy trình công

nghệ nuôi tiên tiến phù hợp với từng quy mô trang trại, có khu xử lý chất thải phù hợp với từng loại vật nuôi và từng quy mô nuôi để đảm bảo về môi trường.

- Mật độ nuôi là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất và sức đề kháng bệnh của vật nuôi. Do đó, tuỳ từng loại gia súc, gia cầm nuôi cần có mật độ nuôi và diện tích nuôi tối thiểu hợp lý để đảm bảo cho sản xuất đạt tối ưu. Mật độ nuôi thích hợp khuyến cáo hiện nay là: 3-5 m2/con đối với đại gia súc, từ 0,5-2 m2/con đối với tiểu gia súc, 9-10 con/m2 đối với gà thịt và 4-5 con/m2 đối với gà giống.

- Khi xây dựng chuồng trại cần đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa các dãy chuồng từ 5-7m, sẽ thuận tiện áp dụng các biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng, thuận tiện cho việc cách ly để điều trị khi có dịch bệnh xảy ra và phân tách được các lứa tuổi vật nuôi theo từng dãy chuồng. Thông thường đối với nông hộ chăn nuôi với quy mô vừa và nhỏ, thì chuồng nuôi nên chia thành các ngăn để thuận tiện cho việc thực hiện các biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và công tác phòng trị bệnh.

b) Khâu nuôi dưỡng chăm sócKhuyến cáo các cơ sở chăn nuôi áp dụng công nghệ nuôi tiên tiến, an toàn

sinh học, theo mô hình chuồng kín, trước mắt với chăn nuôi gà công nghiệp và các trại chăn nuôi lợn có quy mô lớn, từng bước mở rộng phạm vi trên địa bàn tỉnh.

c) Khâu xử lý chất thải- Ứng dụng linh hoạt công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi, sử dụng tốt

nguồn chất thải từ chăn nuôi (làm khí Biogas, sản xuất phân hữu cơ vi sinh). Nhanh chóng loại bỏ các công nghệ nuôi gây ô nhiễm môi trường, xử lý nghiêm các cơ sở không xây dựng công trình xử lý chất thải….

- Đối với cơ sở chăn nuôi tập trung, xây hầm biogas là biện pháp hữu hiệu để xử lý chất thải và tận dụng được nguồn chất đốt. Đối với hộ chăn nuôi quy mô nhỏ, phải xây dựng bể chứa chất thải lỏng và hố ủ phân, hàng ngày tiến hành thu gom phân, rác để tập trung về hố ủ hoai mục trước khi sử dụng bón cho cây trồng. Ngoài ra có thể xây dựng hệ thống bể lắng lọc có trồng cỏ thuỷ sinh và lục bình để xử lý.

d)Xây dựng các mô hình trình diễn và chuyển giao

84

Page 85: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

Hợp tác, phối hợp với các Viện, Trường đại học thực hiện các chương trình hợp tác hỗ trợ trong nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, nhất là về giống, đồng cỏ, xây dựng các mô hình, các điểm trình diễn, tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo chuyên môn, kỹ thuật nhân giống, trao đổi con giống.

3. Giải pháp về xử lý môi trường trong chăn nuôi.3.1 Chăn nuôi lợn- Tất cả các hộ chăn nuôi lợn khi đầu tư kinh phí xây dựng hệ thống xử lý

chất thải chăn nuôi đều được ưu tiên vay vốn từ Chương trình phát triển chăn nuôi của tỉnh.

- Đối với hộ chăn nuôi lợn qui mô từ 20 lợn nái hoặc 200 lợn thịt/lứa trở lên, hỗ trợ 20 triệu đồng, tương ứng 20% tiền xây dựng hệ thống xử lý chất thải bao gồm:

+ Xử lý chất thải lỏng bằng hệ thống bể lọc có sục khí, bể lắng và ao chứa trước khi xả vào môi trường.

+ Xử lý chất thải rắn: xây dựng bể ủ và ủ phân bằng men vi sinh để sử dụng làm phân bón.

- Hộ chăn nuôi lợn nhỏ hơn quy mô trên, khi xây dựng hầm Biogas để xử lý chất thải được hỗ trợ theo Nghị quyết 27/2011/NQ-HĐND ngày 19/12/2011 của HĐND tỉnh về cơ chế hỗ trợ bảo vệ môi trường nông thôn giai đoạn 2012 - 2015 trên địa bàn tỉnh.

3.2 Chăn nuôi bò - Tất cả các hộ chăn nuôi bò khi đầu tư kinh phí xây dựng hệ thống xử lý

chất thải chăn nuôi đều được ưu tiên vay vốn từ Quỹ Môi trường của tỉnh.- Các hộ chăn nuôi trâu, bò khi xây dựng hầm Biogas để xử lý chất thải

được hỗ trợ theo Nghị quyết 27/2011/NQ-HĐND ngày 19/12/2011 của HĐND tỉnh về cơ chế hỗ trợ bảo vệ môi trường nông thôn giai đoạn 2012 - 2015 trên địa bàn tỉnh.

3.3 Chăn nuôi gia cầm- Tất cả các hộ chăn nuôi gà khi đầu tư kinh phí xây dựng hệ thống xử lý

chất thải chăn nuôi đều được vay vốn từ Quỹ Môi trường của tỉnh.- Hộ nuôi gà qui mô nuôi từ 500 con/lứa trở lên được hỗ trợ một lần /hộ

kinh phí mua nguyên liệu làm đệm lót, men vi sinh, kinh phí tập huấn chuyển giao kỹ thuật làm đệm lót sinh học, tương ứng mức hỗ trợ 1.000 đồng/con gà. Hỗ trợ tối đa không quá 2 triệu đồng /hộ.

3.4 Máy ép phân bón từ phân gia cầm- Hỗ trợ 20% tiền mua máy ép phân cho những hộ chăn nuôi gà có quy

mô trên 2.000 con/lứa, mức hỗ trợ không quá 8 triệu đồng và được ưu tiên vay vốn từ Quĩ Môi trường mua máy.

4. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực, kiện toàn hệ thống quản lý nhà nước về chăn nuôi, thú y:

4.1 Tăng cường đào tạo, tập huấnĐể tiếp cận với các kỹ thuật cao, công nghệ mới của khu vực và thế giới

áp dụng vào chăn nuôi, việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành chăn nuôi - thú y là rất cần thiết. Ngoài lực lượng cán bộ có trình độ cao được đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng, cần phải tổ chức các lớp tập huấn đào tạo tay nghề cho

85

Page 86: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

cán bộ ở địa phương và cấp cơ sở, lực lượng kỹ thuật viên cần tập trung vào các lĩnh vực sau:

- Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và các biện pháp nâng cao khả năng sinh sản cho các loại vật nuôi.

- Kỹ thuật nuôi dưỡng và quản lý đàn gia súc, sản xuất, chế biến và sử dụng thức ăn cho các loại vật nuôi.

- Các biện pháp đảm bảo an toàn dịch bệnh, phòng và trị bệnh cho vật nuôi trong các trang trại. Kỹ thuật sử dụng một số thiết bị chuyên dụng và tổ chức triển khai các hoạt động phòng chống dịch, xử lý vệ sinh thú y…

Nâng cao trình độ, kỹ năng của chủ trang trại về kỹ thuật chăn nuôi, trình độ quản lý,…

Thường xuyên mở các lớp đào tạo, tập huấn chuyên môn, tham quan học tập nhằm nâng cao trình độ chuyên môn các hộ chăn nuôi dưới nhiều hình thức.

Việc tăng cường hệ thống ngành Thú y phải có sự tham gia của tất cả các cấp chính quyền, các cơ quan hữu quan và người dân.

4.2 Đầu tư tăng cường năng lực quản lý ngành thú y- Đầu tư cơ sở vật chất: Trước hết cần đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo

nâng cấp văn phòng làm việc của Chi cục Thú y, trang bị máy tính và những thiết bị cần thiết cho văn phòng, đặc biệt hệ thống máy tính cần nối mạng từ thành phố xuống huyện để nhận thông tin và thông báo dịch bệnh. Đầu tư nâng cấp Trạm Chẩn đoán xét nghiệm, trang bị các dụng cụ, máy móc đầy đủ và hiện đại.

- Chú trọng công tác cán bộ: Đảm bảo các cơ quan thú y có đủ số cán bộ biên chế để hoạt động; Cần có sự phối hợp đào tạo chuyên ngành bác sĩ thú y ở các trường đại học, đào tạo cán bộ đầu ngành, cán bộ trên đại học, đào tạo kỹ thuật viên ở các trường trung cấp, sơ cấp nông nghiệp cho phù hợp với yêu cầu thực tế. Thường xuyên mở các lớp đào tạo ngắn hạn, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành cho cán bộ thú y.

- Đầu tư khoa học, công nghệ: Đầu tư cho công tác ứng dụng các đề tài nghiên cứu theo yêu cầu cấp bách của sản xuất như vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh thú y, chẩn đoán bệnh… Đầu tư áp dụng các công nghệ tiên tiến cho ngành thú y.

4.3 Giám sát, thông tin dịch bệnh: Giám sát và thông tin dịch bệnh phải được thực hiện thường xuyên và

chặt chẽ. Hệ thống giám sát phải được xây dựng và củng cố thường xuyên từ thành phố đến huyện và mạng lưới thú y cơ sở. Kiện toàn hệ thống bộ máy tổ chức ngành từ tỉnh đến huyện xã và mạng lưới thú y thôn xóm nhăm mục đích thông tin kịp thời và chính xác về tình hình dịch bệnh đên người dân

4.4 Phòng chống dịch bệnh: Chủ động trong công tác phòng chống dịch, bệnh. Nâng cao năng lực tổng

hợp, phân tích số liệu; dự báo, cảnh báo dịch bệnh. Xây dựng kế hoạch, chiến lược, chương trình phòng, khống chế và thanh toán dịch bệnh, nhất là đối với những bệnh nguy hiểm, bệnh lây giữa người và động vật. Xây dựng các vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh. Nâng cao năng lực chẩn đoán nhằm phát hiện nhanh và

86

Page 87: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

chính xác mầm bệnh (thực hiện các Quyết định số 63/2005/QĐ-BNN và 64/2005/QĐ-BNN ngày 13/10/2005 của Bộ Nông nghiệp về việc quy định tiêm phòng bắt buộc và danh mục các bệnh phải công bố dịch, các bệnh nguy hiểm của động vật và các bệnh phải áp dụng biện pháp phòng bệnh bắt buộc).

4.5 Kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y: Nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng,

cần củng cố các trạm/chốt kiểm dịch tại những nơi có giao lưu, buôn bán động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn thành phố; trang bị cơ sở vật chất và đầy đủ thiết bị cho các trạm kiểm dịch. Tăng cường công tác kiểm soát vận chuyển, kiểm dịch tại gốc nhằm làm giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh. Các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm phải có cán bộ thú y có trình độ chuyên môn và trang thiết bị thích hợp để thực hiện kiểm soát giết mổ tại các cơ sở này. Các sản phẩm động vật trước và trong khi lưu hành phải có sự kiểm tra và giám sát của thú y. Thường xuyên kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y tại các cơ sở chăn nuôi, giết mổ. Giám sát chất tồn dư trong sản phẩm động vật, các mô hình xử lý chất thải tại các lò mổ (thực hiện các Quyết định số 45/2005/QĐ-BNN, 46/2005/QĐ-BNN và 47/2005/QĐ-BNN ngày 25/7/2005 của Bộ Nông nghiệp về việc kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y…).

4.6 Quản lý sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc thú y: Sản xuất và kinh doanh thuốc thú y ngày một đa dạng, nhiều loại thuốc và

vắc xin nước ngoài được nhập vào Việt Nam qua các tổ chức liên doanh hoặc đại lý, nhiều loại thuốc sản xuất trong nước đã được xuất khẩu ra nước ngoài. Thực hiện các quy định chặt chẽ trong sản xuất, buôn bán, sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc tăng trọng, đồng thời hướng dẫn và tuyên truyền để người chăn nuôi sử dụng thuốc đúng cách. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc và chế phẩm sinh học thú y, thuốc tăng trọng.

5. Giải pháp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ chăn nuôi, thu mua, giết mổ, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi

5.1 Hệ thống cung cấp nước cho vùng phát triển chăn nuôi:+Việc quy hoạch phải đáp ứng được yêu cầu cung cấp nước cho gia súc,

gia cầm và tiêu thoát nước kịp thời khi cần thiết. + Sử dụng nguồn nước cho gia súc, gia cầm: Kết quả phân tích nguồn nước

tại các vùng quy hoạch chăn nuôi tập trung cho thấy các chỉ tiêu phân tích đều ở mức cho phép. Do vậy việc sử dụng các nguồn nước (chủ yếu nước ngầm-nước giếng khoan) tại các xã vùng quy hoạch là hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu cho phát triển chăn nuôi.

Cần phải đầu tư xây mới giếng khoan, hệ thống bể lắng lọc và đường ống dẫn khép kín thuận lợi cho việc áp dụng các công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi.

5.2 Nâng cấp và hoàn chỉnh hệ thống đường nối trục chính với khu chăn nuôi:

Tổ chức tốt việc huy động vốn để xây dựng các công trình giao thông, đề nghị ngân sách cấp trên hỗ trợ một phần xây dựng các tuyến đường giao thông nông thôn, tranh thủ các nguồn vốn, dự án ODA cho xây dựng đường giao thông trong vùng.

87

Page 88: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

Để thuận lợi cho đi lại, vận chuyển vật tư và sản phẩm vải chăn nuôi bằng các loại xe cơ giới thì cần thiết phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống đường giao thông nội đồng (đường ra khu chăn nuôi). Kết cấu đường nội đồng phù hợp nhất là đổ bê tông tại chỗ, kích thước và quy mô tuỳ theo từng khu cụ thể.

Trong chương trình xây dựng nông thôn mới ưu tiên thực hiện trước làm đường cho các xã có quy hoạch khu chăn nuôi tập trung.

5.3 Cải tạo và xây dựng hệ thống truyền tải điện: * Hiện trạng và yêu cầu đầu tưHiện tại các vùng quy hoạch hầu hết vẫn chưa có hệ thống lưới điện phục

vụ sản xuất, điện mới chỉ dừng lại ở mức phục vụ cho sinh hoạt của người dân. Để đáp ứng được yêu cầu, cần thiết phải có hệ thống điện hạ thế cho từng

vùng sản xuất bao gồm: Trạm biến áp hạ thế, đường trục chính hạ thế chạy theo đường trục chính để phục vụ sản xuất.

5.4 Phát triển đa dạng các loại hình hạ tầng thương mại: Chú trọng thu hút đầu tư xây dựng, phát triển và từng bước hình thành các

chợ bán buôn tập trung, chợ đầu mối bán buôn chuyên doanh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.

Tổ chức, sắp xếp lại mạng lưới mua bán cố định, cùng với việc tổ chức rộng rãi các đơn vị mua bán lưu động thuộc mọi thành phần kinh tế, đa dạng hóa phương thức thu mua...

Tạo điều kiện để thương nhân thuộc các thành phần kinh tế (trước hết là các doanh nghiệp lớn) tiếp cận, chuẩn bị cơ sở vật chất - kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực nhằm từng bước tham gia vào kênh lưu thông, kinh doanh thương mại tiên tiến.

6 Giải pháp về tổ chức sản xuất, quản lý sản xuất trong chăn nuôi6.1 Phương thức chăn nuôi Trên cơ sở quy hoạch chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm, quy hoạch khu

vực sản xuất cho phát triển chăn nuôi theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới của địa phương, xây dựng phương thức chăn nuôi phù hợp với từng con vật nuôi để phát triển sản xuất hàng hóa.

a) Chăn nuôi trang trại- Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi trang

trại gắn với bảo vệ môi trường, áp dụng công nghệ tiên tiến, từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành chăn nuôi.

- Trọng tâm khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại đối với bò, lợn và gà.- Chăn nuôi trang trại theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp và nâng

cao hiệu quả, khả năng kiểm soát dịch bệnh gắn với vệ sinh an toàn thực phẩm .* Điều kiện chăn nuôi trang trại:- Phát triển trang trại chăn nuôi phải có đăng ký và phù hợp với quy hoạch

được cấp có thẩm quyền phê duyệt.- Có chuồng nuôi phù hợp với đối tượng nuôi, có hệ thống xử lý chất thải

và biện pháp bảo vệ môi trường.- Sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, dễ dàng truy xuất nguồn gốc.

88

Page 89: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

* Qui mô trang trại giai đoạn 2013-2015- Chăn nuôi lợn nái sinh sản từ 20 nái trở lên;- Chăn nuôi lợn thịt từ 300 con/lứa trở lên;- Chăn nuôi gà đẻ từ 3.000 con/lứa trở lên;- Chăn nuôi gà thịt từ 5.000 con/lứa trở lên;- Chăn nuôi bò sữa từ 10 con bò cái sinh sản trở lên không kể hậu bị;* Qui mô trang trại giai đoạn 2016-2020Đạt tiêu chí theo quy định mới của Bộ Nông nghiệp & PTNTb) Chăn nuôi nông hộ- Hỗ trợ phát triển chăn nuôi gia trại, nông hộ để giúp nông dân tăng thu

nhập, ổn định đời sống, từng bước chuyển đổi hướng tới phương thức chăn nuôi trang trại, công nghiệp, bán công nghiệp.

- Phương thức chăn nuôi theo quy trình an toàn sinh học, đảm bảo vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường

- Điều kiện chăn nuôi:+ Có chuồng nuôi hợp vệ sinh, phù hợp đối tượng nuôi+ Xây dựng hầm Biogas đối với nuôi lợn, bò+ Tiêm phòng các loại vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi theo quy trình và quy định.+ Áp dụng các biện pháp: xử lý phân bón và cam kết không gây ô nhiễm

môi trường.c) Chăn nuôi theo các chuỗi liên kết sản xuất, cung cấp thực phẩm an toàn,

sạch, có thương hiệu * Giai đoạn 2013-2015:- Xây dựng mô hình chăn nuôi theo chuỗi để sản xuất, cung cấp thực

phẩm an toàn, dễ dàng truy xuất nguồn gốc đối với thịt lợn, thịt gà, trứng gà:+ Chủ dự án chọn tổ chức nhóm, tổ liên kết các hộ, trang trại, nhóm hộ

thành tổ sản xuất chăn nuôi theo chuỗi, có quy định điều kiện tham gia: về quy mô chăn nuôi, cùng loại vật nuôi như lợn nuôi thịt, gà nuôi thịt, gà đẻ trứng cùng giống, cùng loại thức ăn (công nghiệp, tự trộn hoặc thức ăn sinh học), cùng quy trình chăn nuôi VietGAHP.

+ Thực hiện quy trình kiểm soát chất lượng đầu vào: giống, thức ăn, nước uống, thuốc thú y. Kiểm định, kiểm soát đầu ra của sản phẩm trước khi đưa vào chế biến, tiêu thụ.

+ Tổ chức tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi trước hết ở các đô thị, siêu thị trong và ngoài tỉnh. Trọng điểm là thành phố Vĩnh Yên, Việt Trì và thủ đô Hà Nội thông qua quầy hàng, cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Từng bước hình thành chuỗi: sản xuất → giết mổ, chế biến → cơ sở tiêu thụ. Trong đó xác định cơ sở, doanh nghiệp giết mổ và tiêu thụ đóng vai trò hạt nhân liên kết và tổ chức chuỗi.

- Lộ trình xây dựng mô hình và hình thành chuỗi sản xuất, cung cấp thực phẩm an toàn: 01 chuỗi thịt lợn; 01 chuỗi thịt gà; 01 chuỗi trứng gà.

+ Năm 2014 xây dựng mô hình, hình thành chuỗi sản xuất chăn nuôi cung cấp thịt lợn, thịt gà, trứng gà an toàn; sản phẩm qua giết mổ, được kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, cung cấp ở dạng sản phẩm tươi sống.

89

Page 90: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

+ Năm 2015 có chuỗi khép kín sản phẩm thịt lợn, thịt gà, trứng gà an toàn được công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tổng kết xây dựng mô hình và triển khai nhân rộng từ năm 2016

- Điều kiện tham gia chuỗi sản xuất cung cấp thực phẩm an toàn trong chăn nuôi (chuỗi giá trị sản phẩm).

+ Cơ sở chăn nuôi được chứng nhận là cơ sở an toàn dịch bệnh; chứng nhận VietGAHP.

+ Cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến: xếp loại A theo phân loại tại Thông tư số 14/201/TT-BNNPTNT; đạt điều kiện về vệ sinh thú y; phù hợp với qui hoạch.

+ Cơ sở kinh doanh sản phẩm động vật (siêu thị, cửa hàng, quầy hàng): Được cấp phép kinh doanh theo qui định; được cấp chứng nhận về vệ sinh thú y, vệ sinh ATTP theo qui định, có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.

- Yêu cầu tham gia chuỗi.+ Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và truy suất được nguồn gốc sản phẩm+ Hài hòa lợi ích giữa các công đoạn trong chuỗi theo liên kết dọc. Người

sản xuất – người chế biến – người kinh doanh.+ Các cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia vào chuỗi phải tuân thủ theo qui

định, qui trình giám sát, phải ghi chép đầy đủ các nội dung theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuỗi. Nếu vi phạm các qui định của chuỗi sẽ bị đưa ra khỏi chuỗi và thông báo rộng rãi cho người tiêu dùng.

- Cơ quan chỉ đạo, quản lý mô hình chuỗi (trong thời gian thực hiện mô hình)

+ Sở Nông nghiệp & PTNT là cơ quan chủ trì chỉ đạo, tổ chức xây dựng liên kết và thực hiện xây dựng mô hình chuỗi sản xuất, cung cấp thực phẩm an toàn, thực phẩm sạch từ khâu sản xuất, chăn nuôi đến giết mổ, sơ chế.

+ Thành phố Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên là hai địa bàn tiêu thụ thực phẩm lớn nhất trong tỉnh, nhu cầu sử dụng thực phẩm an toàn, sạch ngày càng lớn. Việc tiêu thụ thực phẩm sản xuất theo mô hình chuỗi tập trung vào địa bàn này; vì vậy UBND thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên chỉ đạo phòng kinh tế, BQL chợ trung tâm chịu trách nhiệm xây dựng cửa hàng, tổ chức bán sản phẩm theo chuỗi. Các cơ quan chịu trách nhiệm xây dựng quy chế phối hợp chỉ đạo, các quy định, quy trình quản lý từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm của chuỗi.

* Giai đoạn 2016-2020 Từng bước nâng dần quy mô trong mô hình chăn nuôi theo chuỗi để thành

lập HTX hoặc doanh nghiệp sản xuất chăn nuôi theo chuỗi cung cấp thực phẩm sạch gồm thịt lợn, thịt gà, trứng gà, có thương hiệu được công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mở rộng thị trường tiêu thụ theo hệ thống tiêu thụ nông sản, thực phẩm sạch tại các siêu thị, chợ trung tâm ở tất cả các địa phương trong tỉnh và đô thị của các tỉnh lân cận, nhất là thủ đô Hà Nội, tiến tới xuất khẩu sản phẩm.

6.2 Quản lý chăn nuôia) Quản lý nhà nước về giống - Tăng cường năng lực quản lý gắn liền với kiện toàn hệ thống tổ chức

quản lý nhà nước về giống vật nuôi từ tỉnh đến cấp huyện (cấp huyện phải có cán bộ chuyên về chăn nuôi).

90

Page 91: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

- Quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất giống, cung cấp giống đóng trên địa bàn tỉnh. Sử dụng giống có tiềm năng, năng suất và chất lượng cao hiện có ở trong nước; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở, trang trại nhập khẩu nguồn giống có năng suất và chất lượng cao đưa vào sản xuất; có sự giám sát, kiểm soát chặt chẽ chất lượng giống ngay từ đầu vào.

- Thường xuyên tổ chức thực hiện công tác kiểm nghiệm, kiểm định chất lượng giống. Chỉ đạo công bố các tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật về giống vật nuôi hàng năm.

- Đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực giống vật nuôi.b) Quản lý thức ăn - Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định của pháp luật về quản lý

thức ăn chăn nuôi cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người chăn nuôi.- Tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng thức ăn, nguyên liệu dùng

cho thức ăn hỗn hợp; định kỳ, đột xuất kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm các vi phạm trong kinh doanh, sử dụng thức ăn chăn nuôi theo qui định của pháp luật.

- Quản lý hệ thống đại lý, phân phối thức ăn đúng quy định của pháp luật.* Đối với các hộ tự trộn thức ăn dùng cho chăn nuôi:- Tập huấn về các qui định của pháp luật về quản lý thức ăn chăn nuôi, đặc

biệt là các chất cấm sử dụng trong chăn nuôi như chất tạo nạc, tăng trọng, hormon…- Các công thức thức ăn dùng để phối trộn cho từng đối tượng vật nuôi

qua các giai đoạn sinh trưởng.- Qui trình bảo quản nguyên liệu, chế biến thức ăn.- Xây dựng cam kết hàng năm trong việc đảm bảo thức ăn tự trộn dùng

cho chăn nuôi không có chất cấm.- Định kỳ kiểm tra chất lượng, chất cấm sử dụng. Xử lý nghiêm vi phạm nếu

phát hiện sử dụng chất cấm dùng trong chăn nuôi theo qui định của Pháp luật. c) Quản lý về môi trường

- Xác định rõ nội dung quản lý nhà nước về môi trường và quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước về môi trường (Sở TN&MT) với cơ quan quản lý chuyên ngành (Sở NN&PTNT) để thuận lợi cho việc quản lý chặt chẽ, không gây phiền hà cho cơ sở.

- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi, kiên quyết xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

- Tuyên truyền, phổ biến nội dung thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường cho chủ cơ sở sản xuất, trang trại và hộ chăn nuôi.

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 27/2011/NQ-HĐND ngày 19/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh về cơ chế hỗ trợ bảo vệ môi trường nông thôn giai đoạn 2012 - 2015 trên địa bàn tỉnh; ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường; các tổ chức, cá nhân chăn nuôi qui mô trang trại được ưu tiên vay vốn từ quỹ môi trường để đầu tư vào việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải trong chăn nuôi, bảo vệ môi trường.

7. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi - Tổ chức thực hiện có hiệu quả việc ngăn chặn buôn bán, vận chuyển gia

súc, gia cầm trái phép để bảo hộ sản xuất chăn nuôi trong tỉnh theo Đề án 2088/QĐ-TTg ngày 27/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phòng ngừa, ngăn

91

Page 92: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép. Xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật.

- Có chính sách đầu tư, hỗ trợ xây dựng các chợ đầu mối tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi ở vùng nuôi trọng điểm, tập trung.

- Hỗ trợ thành lập hội ngành hàng, hiệp hội chăn nuôi và hợp tác xã vừa sản xuất vừa gắn với tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.

- Tổ chức các hội chợ về chăn nuôi, hỗ trợ để các tổ chức, trang trại chăn nuôi tham gia hội chợ, quảng bá sản phẩm.

- Hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm chăn nuôi an toàn vệ sinh thực phẩm.- Hỗ trợ cho các hộ xây dựng quầy, cửa hàng kinh doanh, tiêu thụ sản

phẩm nông nghiệp sạch trong đó có sản phẩm chăn nuôi sạch (thịt lợn, thịt gà, trứng gia cầm) về thuê đất, địa điểm kinh doanh, chi phí quảng cáo, triển lãm.

- Ngoài các chính sách ưu tiên cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến sản phẩm nông nghiệp, trong đó có sản phẩm chăn nuôi theo các quy định tại Nghị định 61/2010/NĐ-CP của Chính phủ, tỉnh cần có cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt dành cho các doanh nghiệp đầu tư và xây dựng các cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, áp dụng với tất cả các qui mô (vừa và lớn). Trong đó ưu tiên cho các doanh nghiệp tạo chuỗi khép kín từ đầu tư sản xuất đến chế biến, tiêu thụ; tạo gắn kết giữa doanh nghiệp và hộ, trang trại chăn nuôi; trọng tâm là chế biến các sản phẩm sữa bò, gà, lợn.

- Đối với các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, được hưởng các chính sách ưu tiên theo quy định tại Nghị định 61/2010/NĐ-CP của Chính phủ và được hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách tỉnh để xây dựng cơ sở hạ tầng: Hệ thống xử lý chất thải rắn, lỏng; thiết bị phục vụ giết mổ… theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

8. Giải pháp về thông tin tuyên truyền.- In, phát hành các hướng dẫn về chính sách, kỹ thuật chăn nuôi đảm bảo

vệ sinh an toàn thực phẩm.- Phổ biến quy định pháp luật về chăn nuôi, quy trình chăn nuôi theo tiêu

chuẩn VietGAHP.- Hỗ trợ tư vấn pháp luật trong sản xuất, kinh doanh chăn nuôi.9. Giải pháp về chế tài

Nhằm giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường tại các trang trại và khu chăn nuôi tập trung là đòi hỏi bức thiết nhằm tránh ô nhiễm môi trường xung quanh, nhất là môi trường gần khu dân cư và bảo đảm phát triển chăn nuôi bền vững.

Các trang trại hiện đang nằm trong khu dân cư phải có kế hoạch di dời đến địa điểm nuôi đảm bảo đầy đủ các quy định hiện hành.

Đối với các trang trại, khu chăn nuôi tập trung xây dựng mới nhất thiết phải được quy hoạch lâu dài, phải có phương án xử lý chất thải, giải pháp bảo vệ môi trường và cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định 80/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Bảo vệ môi trường. Các trang trại, khu chăn nuôi tập trung cần có các biện pháp cách ly xa hẳn các khu dân cư, công sở, trường học. Xung quanh trang trại cần có tường

92

Page 93: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

bao, hàng rào để hạn chế tiếp xúc, lây lan mầm bệnh. Gia súc, gia cầm ốm chết phải được tiêu huỷ bằng biện pháp chôn, đốt; phân phải được xử lý trước khi đưa ra sử dụng; nước thải phải được xử lý trước khi thải ra môi trường. Tuỳ theo quy mô và khả năng tài chính, mỗi trang trại có thể áp dụng các phương pháp xử lý phù hợp, hiện nay đang phổ biến một số công nghệ xử lý chất thải như: xử lý theo công nghệ khí sinh học - hầm Biogas quy mô lớn, xử lý theo công nghệ hồ sinh học và xử lý theo các phương pháp hóa chất.

Nghiêm cấm và xử phạt thích đáng các trang trại không có biện pháp bảo vệ môi trường, đóng cửa, dừng sản xuất các trường hợp gây ô nhiễm môi trường để đảm bảo toàn khu vực chăn nuôi được trong sạch và phát triển bền vững.

Khuyến khích đầu tư xây dựng hệ thống xử lý đối với chất thải trong quá trình giết mổ và chế biến thịt. Đối với các doanh nghiệp chế biến thực phẩm, phải xây dựng hệ thống xử lý chất thải đồng bộ với dây chuyền sản xuất (phải có dự án đánh giá tác động môi trường theo tiêu chí của Bộ TN&MT).

Thường xuyên thực hiện vệ sinh nơi sản xuất, phun thuốc khử trùng, sử dụng chế phẩm sinh học để khử mùi trong các cơ sở chăn nuôi, giết mổ.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng thức ăn chăn nuôi, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm về chất lượng.

Xử lý chất thải: căn cứ quy mô đàn gia súc, gia cầm để áp dụng các hình thức xử lý chất thải cho phù hợp:

+ Chăn nuôi trang trại quy mô vừa có thể áp dụng phương pháp xử lý bằng BIOGAS; nếu quy mô lớn cần kết hợp với phương pháp ủ sinh học và các phương pháp xử lý khác.

10. Giải pháp về cơ chế và chính sách trong chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểmTrên cơ sở qui hoạch xây dựng NTM đã được phê duyệt, tại các xã có qui

hoạch các khu vực đã bố trí đất dành cho phát triển chăn nuôi, xác định rõ khả năng phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm để cụ thể hóa diện tích, qui mô phát triển trang trại chăn nuôi cho từng hộ theo nhu cầu đăng ký cụ thể tại từng xã.

10.1 Về đất đai cho phát triển chăn nuôi- Hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia

đình để tạo thuận lợi cho dồn ghép và chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

- Thực hiện chính sách khuyến khích dồn điền, đổi thửa để có đất xây dựng trang trại chăn nuôi, cụ thể :

+ UBND xã, HTX nông nghiệp, hộ gia đình, cá nhân thực hiện dồn điền, đổi thửa trong vùng đã được qui hoạch về quĩ đất dành cho phát triển chăn nuôi theo qui hoạch xây dựng NTM đã được duyệt; tại các khu chăn nuôi tập trung đã được đầu tư cơ sở hạ tầng; tại các vùng, xã phát triển chăn nuôi trọng điểm theo qui hoạch được UBND tỉnh phê duyệt. Phương án dồn điền đổi thửa tại khu vực đất qui hoạch phát triển chăn nuôi được thông qua HĐND cấp xã và được UBND cấp huyện phê duyệt.

93

Page 94: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

+ Tỉnh hỗ trợ toàn bộ chi phí đo đạc, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền, đổi thửa; xây dựng bản đồ, qui hoạch hệ thống giao thông nội đồng…theo định mức qui định của Nhà nước.

+ Hỗ trợ cấp xã kinh phí tổ chức tuyên truyền, hội họp; 1 triệu đồng/1 ha sau khi dồn điền, đổi thửa.

+ Ngân sách tỉnh hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách cấp huyện để thực hiện hỗ trợ thông qua UBND cấp xã quản lý, tổ chức thực hiện theo phương án được duyệt.

- Tại các vùng trong qui hoạch phát triển chăn nuôi, sau dồn điền đổi thửa ưu tiên đối với đất không phải trong qui hoạch trồng lúa đã được duyệt, được chuyển đổi mục đích sử dụng, giao đất ổn định và chuyển nhượng theo các quy định tại Điều 31 đến 37, Mục 3 về giao đất, cho thuê, chuyển mục đích sử dụng đất; Điều 67 về thời hạn giao đất; Điều 70 về hạn mức; Điều 82 về đất sử dụng cho kinh tế trang trại của luật Đất đai 2003; Điều 68 và Điều 75 của NĐ 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành luật Đất đai. Cụ thể theo cơ chế sau:

+ Các hộ có đất (không phải đất trồng lúa) trong vùng quy hoạch chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm; tại các khu vực đất dành cho phát triển chăn nuôi theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới, được tạo điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất sang đất nông nghiệp khác để xây dựng chuồng trại chăn nuôi; nếu không có nhu cầu chăn nuôi được chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn bằng giá trị đất cho các hộ có nhu cầu chăn nuôi thời hạn tối đa 49 năm.

+ Tại các khu đất trũng, đất quỹ 2, đất trồng lúa kém hiệu quả nằm trong qui hoạch phát triển chăn nuôi, sau dồn điền đổi thửa được chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất nông nghiệp khác, giao ổn định thời hạn 49 năm và được chuyển nhượng, cho thuê theo quy định của Luật Đất đai để xây dựng cơ sở chăn nuôi.

+ Các địa phương có khu chăn nuôi tập trung đã được đầu tư cơ sở hạ tầng cần rà soát và khuyến khích các hộ thực hiện dồn điền, đổi thửa, chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của luật đất đai; tạo điều kiện cho các hộ có nhu cầu xây dựng trang trại phát triển chăn nuôi theo quy mô của đề án đã xây dựng. Không chuyển đổi các khu chăn nuôi tập trung đã được hỗ trợ, đầu tư cơ sở hạ tầng sang mục đích khác.

+ Trong trường hợp các hộ thuê đất phát triển chăn nuôi trang trại tại các vùng chăn nuôi đã được quy hoạch, được hưởng các chính sách ưu tiên theo các qui định tại Nghị định 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn (Nghị định này chỉ quy định cho doanh nghiệp).

10.2 Chính sách đầu tư và tín dụng phục vụ chăn nuôi- Ngân hàng Chính sách xã hội; ngân hàng Nông nghiệp & PTNT và các

ngân hàng thương mại khác dành nguồn vốn cho các hộ chăn nuôi vay để đầu tư cải tạo và xây mới chuồng trại, mua con giống, thức ăn để phát triển sản xuất chăn nuôi trang trại, công nghiệp.

- Hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay ngân hàng mua mới con giống (chu kỳ 4 tháng) đối với hộ chăn nuôi lợn thịt quy mô từ 200 con/lứa trở lên; mức vay

94

Page 95: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

không quá 250 triệu đồng/hộ (lợn nái sinh sản đã có hỗ trợ theo cơ chế đầu tư, hỗ trợ qui định tại Nghị quyết số 52/2012/NQ-HĐND ngày 19/7/2012 cua Hội đồng nhân dân Tỉnh về cơ chế đầu tư, hỗ trợ phát triển giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn Tỉnh giai đoạn 2012 – 2015).

- Hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay ngân hàng mua mới bò cái lai làm giống, chu kỳ 18 tháng đối với hộ nuôi quy mô từ 3 con trở lên; mức vay không quá 15 triệu đồng/con.

- Hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay ngân hàng mua mới bò sữa phát triển đàn, chu kỳ 18 tháng đối với các hộ chăn nuôi bò sữa; mức vay không quá 30 triệu đồng/con.

- Hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay ngân hàng mua mới gà giống 01 ngày tuổi, chu kỳ 2 tháng đối với hộ chăn nuôi gà thịt có số lượng từ 5.000 con/lứa trở lên; mức vay không quá 100 triệu đồng/hộ (gà đẻ đã có hỗ trợ theo cơ chế cua tỉnh về khuyến khích phát triển giống cây trồng vật nuôi).

10.3 Chính sách hỗ trợ xử lý môi trường chăn nuôia) Chăn nuôi lợn- Tất cả các hộ chăn nuôi lợn khi đầu tư kinh phí xây dựng hệ thống xử lý

chất thải chăn nuôi đều được ưu tiên vay vốn từ Quỹ Môi trường của tỉnh.- Đối với hộ chăn nuôi lợn qui mô từ 20 lợn nái hoặc 200 lợn thịt/lứa trở lên, hỗ

trợ 20 triệu đồng, tương ứng 20% tiền xây dựng hệ thống xử lý chất thải bao gồm:+ Xử lý chất thải lỏng bằng hệ thống bể lọc có sục khí, bể lắng và ao chứa

trước khi xả vào môi trường.+ Xử lý chất thải rắn: xây dựng bể ủ và ủ phân bằng men vi sinh để sử dụng

làm phân bón. - Hộ chăn nuôi lợn nhỏ hơn quy mô trên, khi xây dựng hầm Biogas để xử

lý chất thải được hỗ trợ theo Nghị quyết 27/2011/NQ-HĐND ngày 19/12/2011 của HĐND tỉnh về cơ chế hỗ trợ bảo vệ môi trường nông thôn giai đoạn 2012 - 2015 trên địa bàn tỉnh.

b) Chăn nuôi bò - Tất cả các hộ chăn nuôi bò khi đầu tư kinh phí xây dựng hệ thống xử lý

chất thải chăn nuôi đều được ưu tiên vay vốn từ Quỹ Môi trường của tỉnh.- Các hộ chăn nuôi trâu, bò khi xây dựng hầm Biogas để xử lý chất thải

được hỗ trợ theo Nghị quyết 27/2011/NQ-HĐND ngày 19/12/2011 của HĐND tỉnh về cơ chế hỗ trợ bảo vệ môi trường nông thôn giai đoạn 2012 - 2015 trên địa bàn tỉnh.

c) Chăn nuôi gia cầm- Tất cả các hộ chăn nuôi gà khi đầu tư kinh phí xây dựng hệ thống xử lý

chất thải chăn nuôi đều được vay vốn từ Quỹ Môi trường của tỉnh.- Hộ nuôi gà qui mô nuôi từ 500 con/lứa trở lên được hỗ trợ một lần /hộ

kinh phí mua nguyên liệu làm đệm lót, men vi sinh, kinh phí tập huấn chuyển giao kỹ thuật làm đệm lót sinh học, tương ứng mức hỗ trợ 1.000 đồng/con gà. Hỗ trợ tối đa không quá 2 triệu đồng /hộ.

d) Máy ép phân bón từ phân gia cầm- Hỗ trợ 20% tiền mua máy ép phân cho những hộ chăn nuôi gà có quy

mô trên 2.000 con/lứa, mức hỗ trợ không quá 8 triệu đồng và được ưu tiên vay vốn từ Quĩ Môi trường mua máy.

95

Page 96: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

10.4 Chính sách đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh chăn nuôia) Đối với doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn tỉnh để xây dựng nhà máy

sản xuất thức ăn chăn nuôi hoặc chế biến sản phẩm chăn nuôi- Được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định tại điểm a,b,c khoản 1

Điều 11, điểm a khoản 2 Điều 11, Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

- Được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định :+ Hỗ trợ 3 tỷ đồng/ dự án, riêng đối với chăn nuôi bò sữa cao sản mức hỗ trợ

là 5 tỷ đồng/ dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện nước, nhà xưởng, đồng cỏ và mua thiết bị.

+ Trường hợp dự án chưa có đường giao thông, hệ thống điện, cấp thoát nước đến hàng rào dự án thì ngoài mức hỗ trợ theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này, dự án còn được hỗ trợ 70% chi phí và không quá 5 tỷ đồng để đầu tư xây dựng các hạng mục trên.

+ Ngoài hỗ trợ hạ tầng quy định tại Điểm a và b nêu trên, nếu dự án nhập giống gốc cao sản vật nuôi được hỗ trợ không quá 40% chi phí nhập giống gốc; hỗ trợ nhập bò sữa giống từ các nước phát triển cho doanh nghiệp nuôi trực tiếp và nuôi phân tán trong các hộ gia đình là 10 triệu đồng/con đối với tỉnh đã có đàn bò sữa trên 5.000 con và hỗ trợ 15 triệu đồng/con đối với các tỉnh còn lại (có thể lập dự án riêng).

- Được hỗ trợ 50% lãi suất theo mức lãi suất vay của ngân hàng tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng vay vốn, thời gian tối đa 3 năm, mức vốn vay tối đa để làm căn cứ tính hỗ trợ lãi suất là 70% giá trị đầu tư của dự án (hỗ trợ sau khi dự án hoàn thành và đi vào sản xuất).

- Hỗ trợ 50% giá trị tiền mua máy nghiền, máy trộn thức ăn, các chi phí xây dựng công thức trộn thức ăn hỗn hợp cho hộ chăn nuôi quy mô từ 100 lợn/lứa hoặc nuôi từ 2.000 gà/lứa trở lên; mức hỗ trợ không quá 10 triệu đồng/hộ và được ưu tiên vay vốn từ Quỹ Phát triển khoa học công nghệ để mua máy nghiền, trộn thức ăn cho gia súc, gia cầm.

- Đối với đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, nếu dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt; có quy mô giết mổ tối thiểu là 100 con lợn/ngày hoặc 30 con trâu, bò/ngày; nếu giết mổ cả trâu, bò, lợn thì qui mô bằng ½ mỗi loại trên, được hỗ trợ 30% chi phí xây dựng để làm hệ thống xử lý chất thải; thiết bị phục vụ giết mổ đảm bảo VSATTP; mức hỗ trợ tối đa không quá 01 tỷ đồng/ cơ sở.

b) Đối với cơ sở tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi sạch, có thương hiệu- Hỗ trợ 100% tiền thuê đất trong thời hạn 3 năm để xây dựng cửa hàng

hoặc thuê địa điểm kinh doanh; mức hỗ trợ không quá 50 triệu đồng/cửa hàng/năm.

- Hỗ trợ 70% chi phí quảng cáo sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh trong thời hạn 3 năm, mức hỗ trợ không quá 30 triệu đồng/sản phẩm/năm.

96

Page 97: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

- Hỗ trợ 70% kinh phí thuê gian hàng để tham gia triển lãm, hội chợ giới thiệu sản phẩm trong nước.

10.5 Chính sách đối với cán bộ kỹ thuật, thú y ở cơ sở

Các huyện có các Trạm Thú y; mỗi xã có 01 cán bộ thú y trình độ từ Trung cấp chăn nuôi thú y trở lên. Phần lớn thời gian của mạng lưới thú y cơ sở là hành nghề thú y tại địa phương, tự trang trải kinh phí. Cán bộ Thú y viên cơ sở này đ-ược hỗ trợ mức trợ cấp tối thiểu ( hệ số 1) từ nguồn ngân sách của tỉnh và trả thù lao xứng đáng trong các dịch vụ tiêm phòng, chữa bệnh gia súc, gia cầm.

10.6 Chính sách hỗ trợ và khuyến khích di dời cơ sở chăn nuôi ở đô thị , khu dân cư tập trung đến các vùng quy hoạch.

- Thực hiện chính sách khuyến khích dồn điền, đổi thửa để có đất xây dựng trang trại chăn nuôi, cụ thể :

+ UBND xã, HTX nông nghiệp, hộ gia đình, cá nhân thực hiện dồn điền, đổi thửa trong vùng đã được qui hoạch về quĩ đất dành cho phát triển chăn nuôi theo qui hoạch xây dựng NTM đã được duyệt; tại các khu chăn nuôi tập trung đã được đầu tư cơ sở hạ tầng; tại các vùng, xã phát triển chăn nuôi trọng điểm theo qui hoạch được UBND tỉnh phê duyệt. Phương án dồn điền đổi thửa tại khu vực đất qui hoạch phát triển chăn nuôi được thông qua HĐND cấp xã và được UBND cấp huyện phê duyệt.

+ Tỉnh hỗ trợ toàn bộ chi phí đo đạc, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền, đổi thửa; xây dựng bản đồ, qui hoạch hệ thống giao thông nội đồng…theo định mức qui định của Nhà nước.

+ Hỗ trợ cấp xã kinh phí tổ chức tuyên truyền, hội họp; 1 triệu đồng/1 ha sau khi dồn điền, đổi thửa.

+ Ngân sách tỉnh hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách cấp huyện để thực hiện hỗ trợ thông qua UBND cấp xã quản lý, tổ chức thực hiện theo phương án được duyệt.

- Tại các vùng trong qui hoạch phát triển chăn nuôi, sau dồn điền đổi thửa ưu tiên đối với đất không phải trong qui hoạch trồng lúa đã được duyệt, được chuyển đổi mục đích sử dụng, giao đất ổn định và chuyển nhượng theo các quy định tại Điều 31 đến 37, Mục 3 về giao đất, cho thuê, chuyển mục đích sử dụng đất; Điều 67 về thời hạn giao đất; Điều 70 về hạn mức; Điều 82 về đất sử dụng cho kinh tế trang trại của luật Đất đai 2003; Điều 68 và Điều 75 của NĐ 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành luật Đất đai. Cụ thể theo cơ chế sau:

+ Các hộ có đất (không phải đất trồng lúa) trong vùng quy hoạch chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm; tại các khu vực đất dành cho phát triển chăn nuôi theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới, được tạo điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất sang đất nông nghiệp khác để xây dựng chuồng trại chăn nuôi; nếu không có nhu cầu chăn nuôi được chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn bằng giá trị đất cho các hộ có nhu cầu chăn nuôi thời hạn tối đa 49 năm.

+ Tại các khu đất trũng, đất quỹ 2, đất trồng lúa kém hiệu quả nằm trong qui hoạch phát triển chăn nuôi, sau dồn điền đổi thửa được chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất nông nghiệp khác, giao ổn định thời hạn 49 năm và được

97

Page 98: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

chuyển nhượng, cho thuê theo quy định của Luật Đất đai để xây dựng cơ sở chăn nuôi.

+ Các địa phương có khu chăn nuôi tập trung đã được đầu tư cơ sở hạ tầng cần rà soát và khuyến khích các hộ thực hiện dồn điền, đổi thửa, chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của luật đất đai; tạo điều kiện cho các hộ có nhu cầu xây dựng trang trại phát triển chăn nuôi theo quy mô của đề án đã xây dựng. Không chuyển đổi các khu chăn nuôi tập trung đã được hỗ trợ, đầu tư cơ sở hạ tầng sang mục đích khác.

+ Trong trường hợp các hộ thuê đất phát triển chăn nuôi trang trại tại các vùng chăn nuôi đã được quy hoạch, được hưởng các chính sách ưu tiên theo các qui định tại Nghị định 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn (Nghị định này chỉ quy định cho doanh nghiệp).

11. Giải pháp về phân kỳ đầu tư11.1 Các nội dung trọng tâm thực hiện trong giai đoạn 2013- 2020a) Giai đoạn 2013- 2015 : tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:+ Hướng dẫn, vận động các hộ chăn nuôi trong vùng quy hoạch thực hiện

các quy định về quy trình chăn nuôi VietGap; bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh.

+ Công nhận các hộ đủ điều kiện chăn nuôi theo quy định. Vận động các hộ chưa đủ điều kiện nâng cấp, cải thiện điều kiện chăn nuôi.

+ Thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng thiết yếu trong các vùng quy hoạch.b) Giai đoạn 2016-2020:+ Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, hoàn thiện quy chế quản lý vùng quy hoạch.+ Phát triển hộ chăn nuôi mới trong vùng và xã trọng điểm đã quy hoạch.+ Triển khai các mô hình chăn nuôi tiên tiến an toàn sinh học.

11.2 Hình thức đầu tư và nguồn vốn đầu tư

Vốn đầu tư được xem như chiếc chìa khoá để đảm bảo các mục tiêu kinh tế xã hội nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng được thực hiện đúng tiến độ và phát huy tác dụng như mong muốn. Vốn đầu tư phát triển và gia tăng năng lực chăn nuôi của Vinhx Phúc chủ yếu bởi các đơn vị trong nước với hình thức đầu tư trực tiếp theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm và được huy động từ nhiều nguồn:

- Vốn ngân sách: Tập trung cho đầu tư cơ sở hạ tầng, trại giống, củng cố hệ thống thú y, mạng lưới TTNT, khuyến nông và hỗ trợ lãi suất vốn tín dụng mua bò giống, xây dựng đồng cỏ, chuồng trại... Việc đầu tư này có ý nghĩa không chỉ cho phát triển chăn nuôi nói riêng mà còn tạo điều kiện cho phát triển nông nghiệp của tỉnh nói chung.

- Vốn tín dụng: Thông qua các chương trình (xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm, các chương trình và dự án phát triển chăn nuôi...) cho người chăn nuôi vay với lãi suất ưu đãi (hoặc hỗ trợ 100% lãi suất vay) để mua giống, trang thiết bị, xây dựng đồng cỏ, chuồng trại, cơ sở hạ tầng.

98

Page 99: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

- Vốn từ chính người chăn nuôi, doanh nghiệp: đây là nguồn vốn tự có của người chăn nuôi và các doanh nghiệp tích luỹ từ các hoạt động chăn nuôi, trồng trọt hoặc từ các hoạt động kinh tế khác.

- Ngoài ra có thể thông qua các Viện, trường đại học gắn với các chương trình hợp tác hỗ trợ trong nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, nhất là về giống, đồng cỏ, các điểm trình diễn... Đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ngoài tỉnh và các tổ chức ngoài nước vào đầu tư phát triển chăn nuôi.

11.3. Sơ bộ khái toán vốn đầu tư giai đoạn 2013 – 2020

Bảng 33: Khái toán vốn đầu tư phát triển ngành chăn nuôi tỉnh Vĩnh Phúc 2013 -2020

Đơn vị: Tỷ đồngTT Hạng mục 2013 - 2020 2013 - 2015 2016 - 2020I Vốn đầu tư 1709.5 609.0 1100.51 Giống 160.0 60.0 100.02 Xây dựng đồng cỏ 19.0 13.0 6.03 Thức ăn 170.0 120.0 50.04 Dịch vụ thú y 49.0 13.0 36.05 Chuồng trại, khu chăn nuôi tập trung 1300.0 400.0 900.06 Khuyến nông 3.0 0.5 2.57 Hệ thống quản lý giống 8.5 2.5 6.0II Phân theo nguồn vốn 1709.5 609.0 1100.51 Vốn ngân sách 162.4 73.1 88.0 - Tỷ lệ (%) 9.5 12.0 8.02 Vốn tín dụng 538.5 182.7 352.2 - Tỷ lệ (%) 31.5 30.0 32.03 Vốn tự có nông hộ và doanh nghiệp 808.6 286.2 528.2 - Tỷ lệ (%) 47.3 47.0 48.0

4 Vốn khác 200.0 67.0 132.1 - Tỷ lệ (%) 11.7 11.0 12.0

Tổng hợp vốn đầu tư cho ngành chăn nuôi tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013 - 2020 là 1709,5 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2013 - 2015 là 609 tỷ đồng; giai đoạn 2016 - 2020 là 1100,5 tỷ đồng. Trong đó:

- Vốn đầu tư cho chương trình giống và xã hội hoá công tác giống: 160 tỷ đồng, trong đó 2013 - 2015 là 60 tỷ đồng; 2016 - 2020 là 100 tỷ đồng, thông qua các chương trình, dự án cụ thể.

- Vốn xây dựng đồng cỏ: dự kiến cần 19 tỷ đồng trong đó giai đoạn 2013 - 2015 là 13 tỷ đồng; 2016 – 2020 dự kiến 6 tỷ đồng. Nguồn vốn này ngân hàng sẽ giải quyết cho vay tín dụng phát triển chăn nuôi 60%, còn lại 40% là vốn tự có của người chăn nuôi.

99

Page 100: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

- Dịch vụ thú y sẽ đầu tư hỗ trợ vaccin tiêm phòng cúm gia cầm, trang thiết bị về gieo tinh nhân tạo và các dụng cụ thú y cho mạng lưới thú y, đồng thời đầu tư hệ thống giám sát dịch bệnh, công tác đào tạo tập huấn và thông tin tuyên truyền: Tổng vốn đầu tư là 49 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2013 - 2015 là 13 tỷ đồng; giai đoạn 2016 - 2020 là 36 tỷ đồng. Nguồn vốn từ ngân sách tỉnh huyện và hỗ trợ của TW.

- Vốn xây dựng các khu trang trại, gia trại, khu chăn nuôi tập trung: Nhằm khuyến khích người chăn nuôi phát triển trang trại và xây dựng chuồng trại nuôi phù hợp để có thể ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và đảm bảo vệ sinh môi trường. Nguồn vốn này rất lớn, dự kiến là 1300 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2013 - 2015 là 400 tỷ đồng, 2016 - 2020 là 900 tỷ đồng.

- Về công tác khuyến nông: Tổng vốn đầu tư là 3 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2013 - 2015 là 0,5 tỷ đồng; giai đoạn 2016 - 2020 là 2,5 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư sẽ thông qua các chương trình dự án cụ thể. Trong đó vốn ngân sách chủ yếu tập huấn chuyển giao kỹ thuật, thông tin tuyên truyền quảng bá, đào tạo kỹ thuật viên và mua sắm trang thiết bị chuyên ngành; vốn xây dựng mô hình và hầm Biogaz, một phần từ ngân sách, còn lại sẽ phối hợp với Trung tâm khuyến nông quốc gia, Cục chăn nuôi, Viện chăn nuôi, hỗ trợ của các trường đại học, các doanh nghiệp và tổ chức quốc tế... cũng như sự tham gia của nông hộ và trang trại chăn nuôi.

- Đối với hệ thống quản lý giống: Dự kiến nguồn vốn đầu tư 8,5 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2013 - 2015 là 2,5 tỷ đồng; giai đoạn 2016 - 2020 là 6 tỷ đồng. VI. HIỆU QUẢ DỰ ÁN

1. Hiệu quả kinh tế

Bảng 34: Dự kiến sản phẩm ngành chăn nuôi đạt được giai đoạn 2013 – 2020

TT Hạng mục ĐVT 2012 2013 2015 2016 2020

TB tăng

2013-2015

2016-2020

2013-2020

1 Giá trị SX (giá SS 2010) Tỷ đồng 4072 4310 4820 5189 6013 5.75 3.75 4.87

2 Giá trị SX (giá HH) Tỷ đồng 5309 5450 6280 6735 7816      

- Tỷ trọng CN/ NN (Giá HH) % 56.22   58.5   62.2      

4 Sản phẩm chăn nuôi                  

a Toàn tỉnh                  

  Thịt các loại   93211   106716   112297      

- Thịt bò hơi Tấn 6020 6230 6571 6630 6739 2.7 0.41 1.13

- Thịt lợn hơi Tấn 65008 66700 72064 73500 74356 3.94 0.29 1.56

- Thịt gia cầm Tấn 22183 24800 28081 29900 31202 6.41 1.07 3.33

- Trứng 1000 quả 333732 350000 373000 389000 452888 3.23 3.87 3.75

100

Page 101: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

b Các huyện quy hoạch                  

  Thịt các loại   85365   98703   104673      

- Thịt bò hơi Tấn 5680 5800 6227 6340 6395 3.62 0.87 1.4

- Thịt lợn hơi Tấn 58766 61200 65669 67800 68350 3.59 0.81 1.59

- Thịt gia cầm Tấn 20919 23350 26807 28000 29928 7.15 6.89 3.61

- Trứng 1000 quả 310000 325000 346000 360800 360800 3.18 0 1.5

Vị trí ngành chăn nuôi trong nông nghiệp: năm 2015 GTSX chăn nuôi chiếm tỷ trọng 58,85%, năm 2020 chiếm 62,20% trong cơ cấu GTSX nông nghiệp.

Giá trị sản xuất chăn nuôi theo giá so sánh năm 2010, ước tính đến năm 2015 đạt khoảng 4820 tỷ đồng và đến năm 2020 đạt 6013 tỷ đồng. Giá trị tính theo giá hiện hành tăng từ 5309 tỷ đồng năm 2012 lên 6375 tỷ đồng vào năm 2015 và 7816 tỷ đồng vào năm 2020.

Hình thành các xã và vùng trọng điểm trong chăn nuôi, tổ chức chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, công nghiệp, giá trị sản xuất chăn nuôi tăng bình quân 5,75 %/năm trong giai đoạn 2013-2015; tăng bình quân 3,7 %/năm trong giai đoạn 2016-2020. Tổ chức sản xuất chăn nuôi trang trại, công nghiệp tại các xã và vùng trọng điểm làm tiền đề cho việc nâng cao năng suất, chất lượng thịt, trứng, hạ giá thành sản xuất, tăng tính cạnh tranh của hàng hóa thúc đẩy chăn nuôi phát triển bền vững.

Xây dựng các chuỗi sản xuất chăn nuôi đảm bảo ATTP từng bước xây dựng và khẳng định thương hiệu thịt lợn, thịt gà, trứng gà sạch Vĩnh Phúc; góp phần phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh ổn định, bền vững.

2. Hiệu quả xã hộiCông tác quản lý nhà nước về chăn nuôi ngày càng được nâng cao, hạn chế

dịch bệnh và rủi ro trong sản xuất.Phát triển chăn nuôi góp phần tăng thu nhập cho người dân nông thôn,

góp phần xoá đói giảm nghèo.Chăn nuôi phát triển là cơ sở phát triển công nghiệp chế biến và các dịch

vụ hỗ trợ kỹ thuật tạo điều kiện giải quyết việc làm tại chỗ cho người nông dân.

Kết hợp với các dự án đầu tư của Nhà nước xây dựng hạ tầng sẽ làm thay đổi bộ mặt nông thôn.

Cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm an toàn, có chất lượng tốt hơn, cải thiện điều kiện dinh dưỡng cho cộng đồng. Sản phẩm chăn nuôi hàng hoá từng bước hướng tới xuất khẩu, làm các đồ ăn nhanh và an toàn dịch bệnh.

Làm thay đổi tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ phân tán tiến tới chăn nuôi tập trung.

3. Hiệu quả môi trườngCông tác bảo vệ môi trường trong sản xuất chăn nuôi từng bước được giải

quyết thông qua việc phát triển chăn nuôi theo vùng tập trung và xã trọng điểm,

101

Page 102: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

với những trang trại, gia trại được hỗ trợ đầu tư hạ tầng có hệ thống xử lý chất thải đồng bộ; giảm dần chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ, một trong những nguyên nhân tạo ra ô nhiễm môi trường trong nông thôn. Môi trường sản xuất trong chăn nuôi được quan tâm là điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ sức khỏe con người.

Dự án thực sự là một bước quan trọng trong việc dần hoàn thiện, đồng bộ các cơ chế, chính sách phát triển chăn nuôi, nâng cao năng lực tổ chức sản xuất, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động nông thôn, tăng thu nhập cho nông dân; thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới.

Các giải pháp quy hoạch và kỹ thuật thực hiện tốt sẽ có tác động tích cực đến môi trường như sau:

Giảm ô nhiễm môi trường: do chăn nuôi kết hợp với sản xuất bioga, xây dựng chuồng trại đúng quy cách, hạn chế chăn nuôi nhỏ lẻ, chăn nuôi trong đô thị và các khu đông dân cư.

Hạn chế dịch bệnh lây lan sang người và gia súc khác.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH CHĂN NUÔI

Để quy hoạch phát triển chăn nuôi triển khai tốt theo các mục tiêu đề ra, khâu tổ chức thực hiện hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của quy hoạch. Đặc biệt, phát triển chăn nuôi không chỉ là công việc riêng của ngành nông nghiệp, mà còn liên quan đến nhiều ngành nên việc triển khai thực hiện phải có sự phối hợp đồng bộ mới đạt hiệu quả. Đề nghị như sau:

1. Sở Nông nghiệp & PTNT- Là cơ quan chủ trì thực hiện Dự án; chủ động phối hợp với các Sở,

ngành, các huyện trong quá trình tổ chức thực hiện.- Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn trực thuộc Sở, phối hợp để thực hiện Dự

án. - Tăng cường công tác quản lý nhà nước về chăn nuôi, kịp thời phát hiện

và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.- Thành lập bộ phận tham mưu làm đầu mối giúp UBND tỉnh và cơ quan

thường trực (Sở Nông nghiệp & PTNT) trong công tác chỉ đạo, thực hiện Dự án, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện.

- Chủ trì phối hợp với các Sở Công thương, Khoa học-Công nghệ; các ngành liên quan; các huyện, thành, thị xây dựng thương hiệu thịt lợn, thịt gà, trứng gà sạch.

2. Các Sở, ngành liên quan - Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Tài chính cân đối, bố trí kinh phí đầu tư, hỗ

trợ từ nguồn đầu tư xây dựng cơ bản và sự nghiệp kinh tế để thực hiện Đề án.- Sở Khoa học & Công nghệ tham mưu đề xuất nguồn vốn khoa học công

nghệ đầu tư thực hiện Đề án và công tác nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới về chăn nuôi vào sản xuất

102

Page 103: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

- Sở Tài nguyên & Môi trường chủ trì, chỉ đạo việc xử lý môi trường trong chăn nuôi; tạo điều kiện cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân và hộ nông dân vay vốn từ Quỹ môi trường để xử lý môi trường. Tham mưu với UBND tỉnh có hướng dẫn cụ thể về chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho chăn nuôi; giao quyền sử dụng và chuyển nhượng đất đai đối với các trang trại chăn nuôi.

- Sở Y tế phối hợp kiểm tra, đánh giá chất lượng VSATTP đối với các sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt là sản phẩm trong các chuỗi cung cấp thịt lợn, thịt gà, trứng gà sạch.

- Sở Công thương chủ trì, đề xuất thực hiện các nội dung xúc tiến thương mại; khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực chế biến, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi; tổ chức thực hiện triệt để việc ngăn chặn buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm trái phép để bảo hộ sản xuất chăn nuôi trong tỉnh; xây dựng các phương án tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt là tiêu thụ sản phẩm trong các chuỗi cung cấp thịt lợn, thịt gà, trứng gà sạch; đảm bảo lưu thông, phân phối tới người tiêu dùng.

- Sở Nội vụ tham mưu giúp UBND tỉnh sắp xếp, bố trí cơ cấu tổ chức, biên chế công chức, viên chức đối với ngành Nông nghiệp & PTNT (cấp tỉnh, huyện, xã).

- Ngân hàng Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo Ngân hàng Chính sách xã hội và các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi, giảm thủ tục, giấy tờ để các đơn vị, cá nhân, hộ nông dân được vay vốn và hưởng chính sách ưu đãi theo quy định, để đầu tư phát triển sản xuất chăn nuôi.

3. UBND các huyện Căn cứ nội dung Quy hoạch đề xuất xây dựng dự án phát triển chăn nuôi

phù hợp với quy hoạch và điều kiện của từng địa phương.Phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT xây dựng các mô hình phát triển

chăn nuôi quy mô trang trại - công nghiệp, các mô hình chuỗi sản xuất cung cấp sản phẩm chăn nuôi,... Chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch chăn nuôi gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Tham mưu, đề xuất kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.

Phối hợp chặt chẽ với các Sở, Ngành liên quan chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội dung Dự án có chất lượng và đạt hiệu quả cao nhất.

4. Các đơn vị, tổ chức liên quan Đề nghị UBMTTQVN tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội -

nghề nghiệp, các cơ quan thông tin đại chúng phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT và các huyện, thành, thị tăng cường công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên tích cực đầu tư phát triển sản xuất chăn nuôi.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

103

Page 104: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

I.KẾT LUẬN - Việc triển khai Dự án Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã

trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc sẽ mang lại hiệu quả kinh tế xã hội lớn, từng bước hình thành vùng chăn nuôi sản xuất hàng hóa góp phần tăng năng suất, sản lượng, giá trị chăn nuôi và phát triển kinh tế xã hội, nâng cao thu nhập của nông dân. Thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-TW (khóa X) của BCH TW Đảng; Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV; quyết định của UBND tỉnh về xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2011-2020.

- Chăn nuôi ngày càng có vị trí quan trọng trong nông nghiệp cũng như nền kinh tế của tỉnh, góp phần tích cực mang lại thành công của Chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi; đồng thời, tạo việc làm và nâng cao mức thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân nông thôn.

- Phát triển ngành chăn nuôi là khai thác hợp lý và hiệu quả mọi nguồn lực của xã hội và địa phương vào sản xuất, tạo ra nguồn sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội.

- Quy hoạch các vùng và chăn nuôi trọng điểm, tập trung là chủ trương lớn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Các chỉ tiêu quy hoạch dự kiến đến năm 2020+ Đàn bò thịt: toàn tỉnh 100 ngàn con, các huyện quy hoạch 94,2 ngàn

con.+ Đàn bò sữa: toàn tỉnh 13 ngàn con, các huyện quy hoạch 12,7 ngàn

con.+ Đàn lợn: toàn tỉnh 550 ngàn con, các huyện quy hoạch 512 ngàn con. + Đàn gia cầm: toàn tỉnh 12 triệu con, các huyện quy hoạch 11,51 triệu

ngàn con.+ Sản lượng thịt hơi các loại đạt: toàn tỉnh 112297 tấn, các huyện quy

hoạch 104673 tấn. + Sản lượng trứng các loại đạt: toàn tỉnh 453 triệu quả, các huyện quy

hoạch 368,8 triệu quả. + Tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp chiếm khoảng 62,2%.

II. KIẾN NGHỊ

- Với Bộ nông nghiệp & phát triển nông thôn:

+ Quản lý xuất nhập khẩu phù hợp, tránh tình trạng nhập khẩu tràn lan sản phẩm gia súc, gia cầm gây khó khăn cho sản xuất trong nước (nhất là giai đoạn giá thực phẩm xuống thấp)

+ Quản lý tốt chất lượng thuốc thú y; chất lượng thức ăn chăn nuôi và giống gia súc gia cầm theo các tiêu chuẩn hiện hành

- Các Ngân hàng, tín dụng: Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, trang trại, hộ gia đình phát triển sản xuất chăn nuôi được vay vốn ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất chăn nuôi

104

Page 105: BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI … · Web view- Chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung với

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

- Đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh: Ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất chăn nuôi; bố trí các nguồn lực đầu tư thực hiện các chương trình, đề án phát triển chăn nuôi theo Quy hoạch ./.

105