37
1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc VIỆN CHĂN NUÔI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (Ban hành kèm theo Quyết định số 110 ngày 18 tháng 3 năm 2016 của Viện trưởng Viện chăn nuôi) Trình độ đào tạo: Tiến sĩ Chuyên ngành: Chăn nuôi (Animal Science) Mã số: 62 62 01 05 Loại hình đào tạo: Tập trung/Không tập trung I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ CHUẨN ĐẦU RA 1.1. Mục tiêu đào tạo Đào tạo những nhà khoa học có năng lực học tập tích cực để không ngừng nâng cao kiến thức và năng lực thực hành chuyên môn; có năng lực nghiên cứu khoa học độc lập, sáng tạo cũng như biết phát hiện và giải quyết được những vấn đề phức tạp trong thực tiễn sản xuất; có năng lực hướng dẫn nghiên cứu và phổ biến kiến thức hữu ích trong lĩnh vực chăn nuôi. 1.2. Chuẩn đầu ra 1.2.1. Kiến thức - Có kiến thức tổng hợp về phát triển chăn nuôi trong điều kiện nhiệt đới và biến đổi khí hậu. - Có kiến thức nâng cao và cập nhật về lĩnh vực chăn nuôi, tổ chức sản xuất và ngành hàng chăn nuôi lợn/gia cầm/gia súc nhai lại. - Có kiến thức tổng hợp về môi trường chăn nuôi, phúc lợi động vật, vệ sinh an toàn thực phẩm và phát triển chăn nuôi bền vững. - Nắm vững kiến thức về phương pháp nghiên cứu khoa học trong chăn nuôi từ phát triển ý tưởng nghiên cứu, xây dựng kế hoạch nghiên cứu, tổ chức các hoạt động nghiên cứu, phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu đến công bố kết quả nghiên cứu. - Có kiến thức chuyên sâu, có tư duy nghiên cứu độc lập, sáng tạo về một lĩnh vực nghiên cứu cụ thể trong chăn nuôi. - Có kiến thức cơ bản về luật pháp và hội nhập quốc tế về chăn nuôi. 1.2.2. Kỹ năng * Các kỹ năng chuyên môn: - Có kỹ năng đọc tài liệu chuyên môn để phát hiện, phân tích nhằm tìm ra những kiến thức đã có, những vấn đề còn tranh luận và lỗ hổng/khoảng trống kiến thức hiện tại, từ đó biết đưa ra các câu hỏi nghiên cứu hữu ích và giả

Khung chương trình chuyên ngành chăn nuôi

  • Upload
    lamtruc

  • View
    232

  • Download
    6

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Khung chương trình chuyên ngành chăn nuôi

1

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

VIỆN CHĂN NUÔI

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (Ban hành kèm theo Quyết định số 110 ngày 18 tháng 3 năm 2016

của Viện trưởng Viện chăn nuôi)

Trình độ đào tạo: Tiến sĩ Chuyên ngành: Chăn nuôi

(Animal Science)

Mã số: 62 62 01 05 Loại hình đào tạo: Tập trung/Không tập trung I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ CHUẨN ĐẦU RA 1.1. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo những nhà khoa học có năng lực học tập tích cực để không ngừng nâng cao kiến thức và năng lực thực hành chuyên môn; có năng lực nghiên cứu khoa học độc lập, sáng tạo cũng như biết phát hiện và giải quyết được những vấn đề phức tạp trong thực tiễn sản xuất; có năng lực hướng dẫn nghiên cứu và phổ biến kiến thức hữu ích trong lĩnh vực chăn nuôi.

1.2. Chuẩn đầu ra

1.2.1. Kiến thức

- Có kiến thức tổng hợp về phát triển chăn nuôi trong điều kiện nhiệt đới và biến đổi khí hậu.

- Có kiến thức nâng cao và cập nhật về lĩnh vực chăn nuôi, tổ chức sản xuất và ngành hàng chăn nuôi lợn/gia cầm/gia súc nhai lại.

- Có kiến thức tổng hợp về môi trường chăn nuôi, phúc lợi động vật, vệ sinh an toàn thực phẩm và phát triển chăn nuôi bền vững.

- Nắm vững kiến thức về phương pháp nghiên cứu khoa học trong chăn nuôi từ phát triển ý tưởng nghiên cứu, xây dựng kế hoạch nghiên cứu, tổ chức các hoạt động nghiên cứu, phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu đến công bố kết quả nghiên cứu.

- Có kiến thức chuyên sâu, có tư duy nghiên cứu độc lập, sáng tạo về một lĩnh vực nghiên cứu cụ thể trong chăn nuôi.

- Có kiến thức cơ bản về luật pháp và hội nhập quốc tế về chăn nuôi.

1.2.2. Kỹ năng

* Các kỹ năng chuyên môn:

- Có kỹ năng đọc tài liệu chuyên môn để phát hiện, phân tích nhằm tìm ra những kiến thức đã có, những vấn đề còn tranh luận và lỗ hổng/khoảng trống kiến thức hiện tại, từ đó biết đưa ra các câu hỏi nghiên cứu hữu ích và giả

Page 2: Khung chương trình chuyên ngành chăn nuôi

2

thuyết khoa học hợp lý cho các đề tài nghiên cứu khoa học nhằm sáng tạo ra tri thức mới trong lĩnh vực chăn nuôi.

- Có kỹ năng phát hiện, phân tích các vấn đề phức tạp, cấp thiết trong sản xuất chăn nuôi, từ đó đưa ra được các giải pháp sáng tạo hay nghiên cứu ứng dụng nhằm giải quyết vấn đề.

- Có các kỹ năng trong lập kế hoạch nghiên cứu, tổ chức thực hiện, phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu

- Có kỹ năng viết và công công bố kết quả nghiên cứu khoa học về chăn nuôi.

- Có kỹ năng chuẩn bị báo cáo/tài liệu chuyên môn và thuyết trình khoa học chăn nuôi.

- Có kỹ năng hướng dẫn nghiên cứu và truyền tải/phổ biến kiến thức hữu ích trong lĩnh vực chăn nuôi.

* Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin:

- Vận dụng được những kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin và truyền thông vào hoạt động chuyên môn;

- Sử dụng thành thạo máy tính và một số phần mềm xử lý văn bản, bảng tính, trình chiếu.

- Thao tác tốt các phần mềm tin học để phân tích kết quả nghiên cứu và điều hành sản xuất chăn nuôi.

* Kỹ năng ngoại ngữ:

- Có đủ trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh) để có thể trình bày (nói, viết) và hiểu (nghe, đọc) được tốt các báo cáo khoa học và trao đổi học thuật về chăn nuôi.

- Trình độ tiếng Anh phổ thông tối thiểu đạt mức B2 theo khung tham chiếu chung Châu Âu hoặc TOEFL Paper 500.

1.2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

- Có năng lực tư duy phản biện độc lập để phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước về vấn đề có liên quan mật thiết đến chuyên môn, xác định được những vấn đề còn tồn tại để tổ chức nghiên cứu và phát triển các nguyên lý, học thuyết để giải quyết tồn tại.

- Sử dụng tốt các kiến thức chuyên môn sâu để biện giải, thẩm định, đánh giá trong lĩnh vực chăn nuôi.

- Có khả năng phát hiện và vận dụng sáng tạo kiến thức để giải quyết những vấn đề thực tiễn thuộc lĩnh vực chăn nuôi động vật.

- Có khả năng thiết lập nhóm, mạng lưới hợp tác quốc gia và quốc tế về nghiên cứu và/hay sản xuất chăn nuôi.

- Sử dụng thành thạo và lựa chọn được phương pháp nghiên cứu phù hợp ứng dụng trong chăn nuôi.

- Có khả năng phản biện khoa học đối với các đề xuất nghiên cứu và công bố khoa học của đồng nghiệp.

- Có khả năng tự thiết kế, tổ chức nghiên cứu độc lập, phân tích, đánh giá và công bố kết quả nghiên cứu.

- Có năng lực hướng dẫn nghiên cứu chuyên sâu về chăn nuôi.

Page 3: Khung chương trình chuyên ngành chăn nuôi

3

- Có khả năng đánh giá, phản biện các đề tài, dự án về lĩnh vực chăn nuôi, phát triển nông thôn.

- Có khả năng tự định hướng, phối hợp, thiết kế hoạt động và thích nghi với

các môi trường làm việc khác nhau trong lĩnh vực chăn nuôi.

- Muốn học và có năng lực tự học suốt đời để phát triển chuyên môn và nghề

nghiệp thích ứng với môi trường làm việc đa dạng và không ngừng thay đổi.

II. THỜI GIAN ĐÀO TẠO

- Đối với những người đã có bằng Thạc sĩ: 3-4 năm

- Đối với những người mới có bằng Đại học: 4-5 năm

Nếu nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ thì phải học bổ sung 30 tín chỉ thuộc chương trình đào thạc sĩ ngành Chăn nuôi, chưa kể học phần triết học và tiếng Anh.

Đối với nghiên cứu sinh đã có bằng thạc sĩ nhưng ở ngành gần hoặc có bằng thạc sĩ đúng ngành nhưng tốt nghiệp đã nhiều năm hoặc do cơ sở đào tạo khác cấp thì tùy từng trường hợp cụ thể nghiên cứu sinh phải học bổ sung một số học phần cần thiết theo yêu cầu của ngành đào tạo và lĩnh vực nghiên cứu.

III. CẤU TRÚC VÀ KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA

TT Khối kiến thức Số TC

1 Kiến thức bắt buộc chung 9

2 Kiến thức tự chọn 4

3 Tiểu luận tổng quan 2

4 Chuyên đề 4

5 Seminar 1

6 Luận án 70

Cộng 90

IV. ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO VÀ NGUỒN TUYỂN SINH

4.1. Đối tượng

Cán bộ nghiên cứu, giảng viên tại các trường đại học, viện nghiên cứu; cán bộ thuộc các tổ chức kinh tế-xã hội khác của Việt Nam cũng như khu vực đã có bằng đại học chính quy (xếp loại khá trở lên) hoặc bằng cao học thuộc chuyên ngành đúng, phù hợp và chuyên ngành gần theo chương trình đào tạo

4.2. Ngành/chuyên ngành tuyển sinh

4.2.1. Ngành/chuyên ngành đúng và phù hợp

Chăn nuôi, Chăn nuôi thú y, Dinh dưỡng và Công nghệ sản xuất thức ăn.

4.2.2. Ngành/chuyên ngành gần

Thú y, Sinh học, Công nghệ sinh học, Nuôi trồng thủy sản, Công nghệ thực phẩm, Sư phạm kỹ thuật, Chế biến nông sản, Môi trường. Các trường hợp khác do Viện trưởng quyết định.

Page 4: Khung chương trình chuyên ngành chăn nuôi

4

4.3. Điều kiện tuyển sinh và tiêu chí xét tuyên

Thực hiện theo Quy chế, Quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Viện chăn nuôi về đào tạo trình độ tiến sĩ.

V. QUI TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP

Thực hiện theo Quy chế, Quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Viện chăn nuôi về đào tạo trình độ tiến sĩ.

VI. THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ

Đánh giá theo thang điểm 10.

VII. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

7.1. Danh mục các học phần bắt buộc

TT Mã số Tên học phần Tên tiếng Anh Số TC

1 CNNĐ01 Chăn nuôi nhiệt đới Tropical animal production

3

2 CNTT07

Tập tính học và phúc lợi của động vật

Animal behaviour and welfare

3

3

CNTK03

Phân tích số liệu thí nghiệm và công bố kết quả nghiên cứu

Analysis of experimetal data and research publication in animal science 3

4 Hội thảo khoa học Hội thảo khoa học 1

7.2. Danh mục các học phần tự chọn (Chọn 2 trong 5 học phần)

TT Mã số Tên học phần Tên tiếng Anh Số TC

1 CNMT02 Môi trường chăn nuôi: Quản lý và sử dụng chất thải chăn nuôi hiệu quả và bền vững.

Environment in livestock production: Efficient and sustainable management for livestock waste)

2

2 CNLN04 Chăn nuôi lợn nâng cao Advanced swine production

2

3 CNGC05 Chăn nuôi gia cầm nâng cao Advanced poultry production 2

4 CNTB06 Chăn nuôi gia súc nhai lại nâng cao

Advanced ruminant production 2

5 CNPT08 Các kỹ thuật phân tích trong nghiên cứu chăn nuôi

Analysis techniques in animal production 2

Page 5: Khung chương trình chuyên ngành chăn nuôi

5

7.3. Định hướng chuyên đề

Các vấn đề dưới đây là các định hướng để nghiên cứu sinh và thầy hướng dẫn chọn chuyên đề:

1.Vai trò của chất xơ trong khẩu phần ăn của động vật dạ dày đơn.

2. Sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho động vật nhai lại.

3. Sử dụng thức ăn tinh trong nuôi dưỡng gia súc nhai.

4. Stress nhiệt và biện pháp phòng chống stress nhiệt trong chăn nuôi (trâu, bò, lợn hay gia cầm).

5. Sử dụng hormon và chất kích thích sinh học trong chăn nuôi.

6. Stress vận chuyển vật nuôi và các biện pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại do stress vận chuyển.

7. Chất lượng thịt và các yếu tố ảnh hưởng.

8. Metan từ chăn nuôi gia súc nhai lại và ô nhiễm môi trường.

9. Công tác bảo tồn và phát triển các giống vật nuôi nội địa ở Việt Nam.

10. Những tiến bộ mới về xử lý chất độn chuồng trong chăn nuôi.

11. Chăn nuôi, biến đổi khí hậu và môi trường.

12. Chăn nuôi gia súc ôn đới trong điều kiện nhiệt đới.

13. Nuôi dưỡng bò sữa cao sản.

Ngoài ra trên cơ sở yêu cầu của thầy hướng dẫn, nghiên cứu sinh có thể lựa chọn các chuyên đề ngoài danh mục định hướng này, nhưng có liên quan chặt chẽ đến đề tài luận án.

IIIV. MÔ TẢ NỘI DUNG CÁC HỌC PHẦN

8.1. Các học phần bắt buộc

CNNĐ01: Chăn nuôi nhiệt đới (3TC)

Khí hậu nhiệt đới. Ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới đến chăn nuôi. Các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng bất lợi của khí hậu nhiệt đới đến chăn nuôi. Khai thác hết tiềm năng thuận lợi của khí hậu nhiệt đới với chăn nuôi (chất lượng và số lượng thức ăn, sinh sản, trao đổi nhiệt, dịch bệnh). Chiến lược chăn nuôi trong điều kiện nhiệt đới. Biến đổi khí hậu, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ở vùng nhiệt đới và chăn nuôi trong tương lai. Học phần tiên quyết: Không.

CNTT07: Tập tính học và phúc lợi của động vật (3 TC)

Khái niệm, phương pháp nghiên cứu về tập tính, cơ sở khoa học và cơ chế hình thành tập tính, các loại tập tính cơ bản của động vật. Phúc quyền của động vật (animal welfare). Liên quan giữa tập tính, phúc quyền của động vật và hiệu quả chăn nuôi. Các ứng dụng của nghiên cứu tập tính, phúc quyền của động vật trong chăn nuôi (tập tính ăn uống, tập tính sinh sản, tập tính xã hội/bầy đàn, phúc quyền trong vận chuyển, giết mổ...). Học phần tiên quyết: Không

Page 6: Khung chương trình chuyên ngành chăn nuôi

6

CNTK03: Phân tích số liệu thí nghiệm và công bố kết quả nghiên cứu (3 TC)

Một số vấn đề cơ bản về nghiên cứu chăn nuôi, các phương pháp bố trí, thiết kế thí nghiệm trong chăn nuôi. Phân tích số liệu thí nghiệm. Trình bày kết quả nghiên cứu, viết báo cáo khoa học, bài báo khoa học, thực hành thiết kế thí nghiệm, phân tích số liệu thí nghiệm, viết báo cáo và bài báo khoa học. Học phần tiên quyết: Không.

Hội thảo khoa học về các kết quả nghiên cứu của nghiên cứu sinh và hướng nghiên cứu (1 TC)

Đây là môn học bắt buộc cho tất cả các nghiên cứu sinh của Viện, ngoài hội thảo khoa học và tiểu luận của các môn học khác trong chương trình. Hội thảo khoa học này sẽ được tổ chức vào giữa hoặc cuối năm thứ 2 (cho nghiên cứu sinh học 3 năm) hoặc năm thứ 3 (cho nghiên cứu sinh học 4 năm). Mục đích của Seminar là: giúp nghiên cứu sinh có được các kỹ năng trình bày một hay nhiều kết quả nghiên cứu khoa học của mình với thời gian hạn chế, phát triển các kỹ năng phản biện, trả lời câu hỏi của người tham gia. Đồng thời đây là cơ hội để nghiên cứu sinh báo các các kết quả đã làm được để các thầy, hội đồng, những người quan tâm giúp nghiên cứu sinh trong hoàn thiện luận án.

8.2. Các học phần tự chọn

CNMT02: Môi trường chăn nuôi: Quản lý và sử dụng chất thải chăn nuôi hiệu quả và bền vững. (2TC)

Cộng đồng và môi trường chăn nuôi. Ô nhiễm môi trường do chăn nuôi: đất, nước, không khí (mùi, mầm bệnh, nitơ, phốt pho, khí nhà kính C02 và CH4...) và các hệ quả. Giảm thiểu ảnh hưởng của chăn nuôi đến môi trường (quản lý chất thải chăn nuôi có hiệu quả và bền vững: xử lý chất thải chăn nuôi, nuôi dưỡng gia súc với các khẩu phần cân bằng dinh dưỡng). Học phần tiên quyết: Không

CNCL04: Chăn nuôi lợn nâng cao (2TC)

Xu thế phát triển chăn nuôi lợn trên thế giới và ở Việt Nam. Các hệ thống sản xuất và ngành hàng chăn nuôi lợn. Những tiến bộ về công tác giống, nuôi dưỡng, chuồng trại và xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn. Học phần tiên quyết: Không.

CNGC05: Chăn nuôi gia cầm nâng cao (2TC)

Xu hướng và những tiến bộ kỹ thuật ứng dụng tại Việt Nam trong: chọn và nhân giống gia cầm, dinh dưỡng và thức ăn gia cầm. Các hệ thống chăn nuôi và ngành hàng gà thịt. Các hệ thống chăn nuôi và ngành hàng gà đẻ trứng. Quản lý tiểu khí hậu chuồng nuôi trong điều kiện nhiệt đới. Đánh giá và quản lý chất lượng sản phẩm. Quản lý chất thải chăn nuôi gia cầm. Học phần tiên quyết: Không.

CNTB06: Chăn nuôi gia súc nhai lại nâng cao (2TC)

Những tiến bộ mới về di truyền-giống, dinh dưỡng-thức ăn và chuồng trại trong chăn nuôi gia súc nhai lại. Các hệ thống chăn nuôi gia súc nhai lại và các yếu tố chi phối. Gia súc nhai lại với môi trường và biến đổi khí hậu. Học phần tiên quyết: Không.

CNPT08: Các kỹ thuật phân tích một số chỉ tiêu cơ bản về dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi (2TC)

Phân tích thành phần hóa học của thức ăn (phân tích xấp xỉ, phân tích theo hệ thống Van Soest). Thử mức tiêu hóa (in-vitro, in-sacco, in-vitro gas production, in-vivo). Phân tích quang phổ cận hồng ngoại (NIRS). Phân tích hàm lượng amôniac

Page 7: Khung chương trình chuyên ngành chăn nuôi

7

trong dịch dạ cỏ. Phân tích kiềm purine xác định protein sinh khối vi sinh vật. Phân tích và đánh giá chất lượng thịt, trứng, sữa.

8.3. Tiểu luận tổng quan

Bài tiểu luận tổng quan về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luận án đòi hỏi nghiên cứu sinh thể hiện khả năng phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước liên quan mật thiết đến đề tài luận án, nêu những vấn đề còn tồn tại, chỉ ra những vấn đề mà luận án cần tập trung nghiên cứu giải quyết.

Nghiên cứu sinh phải viết bài tiểu luận (không quá 30 trang A4, dòng cách dòng 1,5, phải có ít nhất 40 tài liệu tham khảo) và trình bày bằng PowerPoint (không quá 20 phút) trước Hội đồng đánh giá Tiểu luận tổng quan. Các tiêu chí đánh giá bao gồm:

- Chất lượng thông tin chuyên môn : 60%

- Chất lượng trình bày bài viết: 10%

- Chất lượng trình bày PowerPoint: 10%

- Trả lời câu hỏi của Hội đồng: 20%

8.4. Chuyên đề

Các chuyên đề tiến sĩ đòi hỏi nghiên cứu sinh tự cập nhật kiến thức mới liên quan trực tiếp đến đề tài của nghiên cứu sinh, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, giúp nghiên cứu sinh giải quyết một số nội dung của đề tài luận án.

Nghiên cứu sinh phải viết các chuyên đề (mỗi chuyên đề không quá 20 trang A4, dòng cách dòng 1,5 và phải có ít nhất 20 tài liệu tham khảo) và trình bày bằng PowerPoint (không quá 15 phút) trước Hội đồng đánh giá chuyên đề. Các tiêu chí đánh giá bao gồm:

- Chất lượng thông tin chuyên môn: 60%

- Chất lượng trình bày bài viết: 10%

- Chất lượng trình bày PowerPoint: 10%

- Trả lời câu hỏi của Hội đồng: 20%

Mỗi nghiên cứu sinh phải hoàn thành 2 chuyên đề tiến sĩ chọn trong danh mục các chuyên đề tiến sĩ của chuyên ngành hoặc do thầy hướng dẫn yêu cầu và viết theo nội dung được mô tả dưới đây.

IX. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

9.1. Đề tài luận án

Nghiên cứu khoa học là giai đoạn đặc thù, mang tính bắt buộc trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận án tiến sĩ. Mỗi nghiên cứu sinh phải thực hiện một đề tài luận án dưới dạng điều tra, thí nghiệm để bổ sung các dữ liệu cần thiết, để từ đó nghiên cứu sinh đạt tới tri thức mới hoặc giải pháp mới. Đây là các cơ sở quan trọng nhất để nghiên cứu sinh viết luận án tiến sĩ.

Nghiên cứu sinh phải đảm bảo về tính trung thực, chính xác, tính mới của kết quả nghiên cứu khoa học của mình, chấp hành các quy định về sở hữu trí tuệ của Việt Nam và quốc tế.

Page 8: Khung chương trình chuyên ngành chăn nuôi

8

9.2. Bài báo khoa học

Trên cơ sở các kết quả thực hiện đề tài luận án tiến sĩ, nghiên cứu sinh phải đăng được ít nhất là hai bài báo khoa học ở các tạp chí chuyên ngành được hội đồng giáo sư nhà nước tính điểm công trình hoặc các tạp chí chuyên ngành có phản biện của nước ngoài/quốc tế có điểm impact factor.

Trong hai bài báo này, ít nhất một bài phải được đăng trên tạp chí: Khoa học và công nghệ chăn nuôi (Viện Chăn nuôi).

9.3. Luận án tiến sĩ

Luận án tiến sĩ phải là một công trình nghiên cứu khoa học độc đáo, sáng tạo trong lĩnh vực chăn nuôi, có đóng góp về mặt lý luận, chứa đựng những tri thức hoặc giải pháp mới có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa học hoặc giải quyết sáng tạo các vấn đề đang đặt ra trong lĩnh vực khoa học và thực tiễn chăn nuôi.

Luận án tiến sĩ có số trang đánh máy không ít hơn 100 trang A4 và không nhiều hơn 150 trang A4 (không kể tài liệu tham khảo và các phụ lục), trong đó có ít nhất 50% số trang trình bày kết quả nghiên cứu và thảo luận kết quả nghiên cứu của nghiên cứu sinh.

Luận án phải được trình bày bằng ngôn ngữ khoa học, vận dụng những lý luận cơ bản của ngành để phân tích, bình luận các luận điểm và kết quả đã đạt được trong các công trình nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài luận án, trên cơ sở đó đặt ra vấn đề mới, giả thuyết mới có ý nghĩa hoặc các giải pháp mới để giải quyết các vấn đề đặt ra của luận án và chứng minh được bằng những tư liệu mới.

Luận án tiến sĩ được tiến hành đánh giá qua hai cấp: Cấp cơ sở (Bộ môn, Trung tâm) và Cấp Viện.

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO

Page 9: Khung chương trình chuyên ngành chăn nuôi

9

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

Chăn nuôi nhiệt đới (Livestock production in tropics)

I. Thông tin về học phần

Mã học phần: CNNĐ01

Số tín chỉ: 03

Giờ tín chỉ đối với các hoạt động học tập: 135

+ Nghe giảng lý thuyết trên lớp: 45

+ Tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn, làm bài tập và thảo luận trên lớp: 90

Là học phần: Bắt buộc

Học kỳ: 1 hoặc 2

II. Thông tin về giảng viên

1- GS.TS. Vũ Chí Cương

ĐTCQ: 043.8386127; DĐ: 0912121506, Email: [email protected]

2- TS. Lê Thị Thanh Huyền

ĐT: 0904854499, Email: [email protected]

3- Thông tin về trợ giảng (nếu có) (họ tên, địa chỉ liên hệ, điện thoại, email):

III. Mục tiêu học phần

Giúp nghiên cứu sinh nắm được những đặc trưng của khí hậu nhiệt đới và những tiến bộ mới trong nghiên cứu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới đến chăn nuôi và các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng bất lợi của khí hậu nhiệt đới, khai thác hết tiềm năng thuận lợi của khí hậu nhiệt đới với chăn nuôi (chất lượng và số lượng thức ăn, sinh sản, trao đổi nhiệt, dịch bệnh). Chiến lược chăn nuôi trong điều kiện nhiệt đới. Biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ở vùng nhiệt đới và chăn nuôi trong tương lai.

Học phần này đựợc giảng dạy mở để nghiên cứu sinh tham gia học phần, tự trang bị và nâng cao kiến thức thông qua các tiểu luận và seminar về các chuyên đề trong chăn nuôi nhiệt đới.

IV. Mô tả tóm tắt học phần

Khí hậu nhiệt đới và chăn nuôi (chất lượng và số lượng thức ăn, sinh sản, trao đổi nhiệt, dịch bệnh). Chiến lược chăn nuôi trong điều kiện nhiệt đới. Biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ở vùng nhiệt đới và chăn nuôi trong tương lai.

V. Nhiệm vụ của học viên

- Dự lớp: Phải tham dự đủ thời gian học trên lớp theo quy chế hiện hành.

- Thảo luận: Tham gia thảo luận xây dựng bài trong quá trình giảng dạy của giáo viên, thảo luận seminar.

Page 10: Khung chương trình chuyên ngành chăn nuôi

10

- Bài tập: Phải viết tiểu luận nộp cho giáo viên phụ trách và trình bày dưới dạng seminar trước nhóm học viên cùng học (nếu giáo viên yêu cầù).

- Dụng cụ học tập: Tự chuẩn bị đúng và đủ dụng cụ học tập theo yêu cầu.

- Kiểm tra và thi: Phải làm bài kiểm tra giữa kỳ hay tiểu luận và thi kết học phần theo đúng thời khóa biểu của học phần.

VI. Tài liệu học tập - Giáo trình:

Tập bài giảng của các giáo viên và giáo trình

Animal production in the tropics and subtropics. 2002. Edited by Jean Pagot, Macmillan Eduction Limited.

- Các tài liệu tham khảo chính

Các tạp chí liên quan.

Climate Change in Developing Countries. 2006. Results from the Netherlands Climate Change Studies, Assistance Programme, Edited by M.A. van Drunen, R. Lasage and C. Dorland, Institute for Environmental Studies, Vrije Universiteit, Amsterdam, The Netherlands© CAB International 2006.

Henning Steinfeld, Pierre Berber, Tom Wassenaar, Vincent Castel, Mauricio Rosales and Cees de Haan. 2006. Livestock’s long shadow: Environmental issues and options. 2006. FAO, Rome, Italy.

Poultry production in hot climates. 2008. Second Edition, Edited by Nuhad J. Daghir, Faculty of Agricultural and Food Sciences, American University of Beirut, Lebanon,CAB International, Website: www.cabi.org, © CAB International2008.

Proceedings of InternationalConference on LivestockandGlobalClimateChange, 2008, Editors:Rowlinson, MSteeleandANefzaoui, 17-20May,2008, Hammamet, Tunisia.

The Biology of Animal Stress: Basic Principles and Implications for Animal Welfare Edited by G Moberg and J A Mench, CAB international 2000

VII. Tiêu chuẩn đánh giá học viên

Đánh giá theo qui định chung của Viện

VIII. Thang điểm đánh giá

Thang điểm 10,0 (lấy một chữ số thập phân) theo tỷ lệ:

- Kiểm tra giữa kỳ hoặc tiểu luận… : 40%

- Điểm thi cuối kỳ : 60%

-------------

Cộng 100%

Page 11: Khung chương trình chuyên ngành chăn nuôi

11

IX. Nội dung chi tiết học phần

Thứ tự Nội dung Số tiết lý thuyết

1 Chương 1: Những đặc trưng chủ yếu của khí hậu nhiệt đới và Việt nam

1.1 Những đặc trưng chủ yếu của khí hậu nhiệt đới

1. 2. Những đặc trưng chủ yếu của khí hậu Việt nam

5

2 Chương 2: Khí hậu nhiệt đới và chăn nuôi

2.1. Nguồn thức ăn gia súc nhiệt đới và Việt nam

2. 2. Các giống gia súc nhiệt đới và Việt nam

2. 3. Sinh sản ở gia súc nhiệt đới

2. 4. Dịch bệnh ở gia súc nhiệt đới.

8

3 Chương 3: Trao đổi nhiệt ở gia súc nhiệt đới, heat stress và cold stress.

3. 1. Điều hòa nhiệt ở gia súc

3. 2. Thoát nhiệt

3. 3. Cơ chế thần kinh thể dịch điều hòa nhiệt.

3. 4. Sress nhiệt do nóng và biện pháp giảm tác động bất lợi 3.5. Sress nhiệt do lạnh và biện pháp giảm tác động bất lợi.

7

4 Chương 4: Biến đổi khí hậu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến chăn nuôi trong tương lai.

4.1. Định nghĩa về biến đổi khí hậu

4. 2. Hậu quả của biến đổi khí hậu

4.3. Chiến lược giảm thiêủ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thích ứng với biến đỏi khí hậu trong chăn nuôi.

10

5 Chương 5: Hệ thống chăn nuôi trên thế giới 5. 1. Định nghĩa về hệ thống chăn nuôi, các tiêu chí phân loại 5. 2. Các phương pháp phân loại hệ thống chăn nuôi 5.3. Các hệ thống chăn nuôi trên thế giới và vùng nhiệt đới

10

6 Chương 6: Chiến lược chăn nuôi trong điều kiện nhiệt đới

6. 1. Chiến lược thức ăn và dinh dưỡng

6.2. Chiến lược giống

6. 3. Chiến lược chống heat và cold stress cho vật nuôi vào mùa hè mùa đông

6.4. Chiến lược phòng chống dịch bệnh

5

Page 12: Khung chương trình chuyên ngành chăn nuôi

12

Thứ tự Nội dung Số tiết lý thuyết

7 Tiểu luận: Mỗi học viên viết 1 bài tiểu luận về một hoặc hai vấn đề chuyên sâu trong lĩnh vực chăn nuôi nhiệt đới. Tiểu luận này được coi là bài thực hành hoặc bài tập. Bài viết tiểu luận phải theo đúng thể thức của một bài tổng quan (review) và không được quá 20 trang chuẩn. Bài viết tiểu luận sau đó được chuyển thành bài thuyết trình seminar để trình bày.

Cộng 45

Ghi chú: Theo thông tư 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2015: Một

tiết hay một giờ tín chỉ là 50 phút học tập, một tín chỉ được qui định tối thiểu bằng 15 giờ học lý thuyết và 30 giờ tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn; hoặc 30 giờ thực hành, thí nghiệm và 15 giờ tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn.

Trưởng Tiểu ban chuyên ngành Người viết đề cương

GS.TS. Vũ Chí Cương

TS. Lê Thị Thanh Huyền

Page 13: Khung chương trình chuyên ngành chăn nuôi

13

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

Phân tích số liệu thí nghiệm và công bố kết quả nghiên cứu chăn nuôi (Analysis of experimetal data and research publication in animal science)

I. Thông tin về học phần

Mã học phần: CNTK03

Số tín chỉ: 03

Giờ tín chỉ đối với các hoạt động học tập: 135

Là học phần: Bắt buộc

Học kỳ: 1 hoặc 2

II. Thông tin về đội ngũ giảng viên:

1- PGS. TS. Nguyễn Xuân Trạch

- Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Chăn nuôi chuyên khoa – Khoa Chăn nuôi

- ĐT: 0904148104, Email: [email protected]

2- TS. Đỗ Đức Lực

- Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Di truyền giống vật nuôi - Khoa Chăn nuôi

- ĐT: 0912370193, Email: [email protected]

3- Thông tin về trợ giảng (nếu có) (họ tên, địa chỉ liên hệ, điện thoại, email):

III. Mục tiêu học phần:

- Kiến thức: Nghiên cứu sinh có kiến thức nâng cao về ý tưởng nghiên cứu, những vấn đề cơ bản trong nghiên cứu chăn nuôi, quy trình nghiên cứu khoa học, đề cương nghiên cứu, phân tích số liệu thí nghiệm và công bố kết quả nghiên cứu chăn nuôi.

- Kỹ năng: Nghiên cứu sinh biết sử dụng các phần mềm máy tính để xử lý kết quả nghiên cứu, biết phân tích số liệu, đánh giá kết quả nghiên cứu, viết báo cáo, thuyết trình báo cáo khoa học, viết bài báo công bố kết quả nghiên cứu về chăn nuôi.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nghiên cứu sinh hình thành năng lực tự xây dựng toàn bộ quy trình nghiên cứu khoa học từ ý tưởng đến nghiên cứu (xác định vấn đề/câu hỏi nghiên cứu, hình thành giả thuyết khoa học, thiết kế thí nghiệm, viết đề cương nghiên cứu) và từ nghiên cứu đến công bố (trình bày kết quả nghiên cứu, báo cáo khoa học, viết bài báo khoa học và luận văn tiến sĩ); thiết lập được năng lực đánh giá phản biện về các đề xuất nghiên cứu và các công bố khoa học về chăn nuôi.

IV. Mô tả nội dung vắn tắt của học phần:

Một số vấn đề cơ bản về nghiên cứu chăn nuôi: ý tưởng nghiên cứu, đề cương nghiên cứu, thí nghiệm chăn nuôi, xử lý số liệu và mô hình phân tích thống kê; Phân tích số liệu bằng phần mềm máy tính: phân tích phương sai, phân tích hồi quy, phân tích mô hình tuyến tính tổng quát, phân tích phi tham số; Công bố kết quả nghiên cứu: trình bày kết quả, báo cáo khoa học, bài báo khoa học, luận án tiến sĩ;

Page 14: Khung chương trình chuyên ngành chăn nuôi

14

Thực hành phân tích số liệu thí nghiệm và công bố kết quả nghiên cứu. Học phần tiên quyết: Không.

V. Nhiệm vụ của nghiên cứu sinh:

- Dự lớp: Phải tham dự đủ thời gian học trên lớp theo quy chế hiện hành.

- Thảo luận: Tham gia thảo luận xây dựng bài trong quá trình giảng dạy của giáo viên, thảo luận seminar.

- Bài tập: Phải viết tiểu luận nộp cho giáo viên phụ trách và trình bày dưới dạng seminar trước nhóm học viên cùng học (nếu giáo viên yêu cầù).

- Dụng cụ học tập: Tự chuẩn bị đúng và đủ dụng cụ học tập theo yêu cầu.

- Kiểm tra và thi: Phải làm bài kiểm tra giữa kỳ hay tiểu luận và thi kết học phần theo đúng thời khóa biểu của học phần.

VI. Tài liệu học tập:

- Giáo trình

Nguyễn Xuân Trạch và Đỗ Đức Lực (2016). Giáo trình Phân tích số liệu thí nghiệm và công bố kết quả nghiên cứu chăn nuôi. NXB Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.

- Các tài liệu tham khảo

Cheshire C.T. and Lamberson W.R. (2004). Biostatistics for animal science. CABI Publishing.

Marasinghe M.G. and W.J. Kennedy (2008). SAS for Data Analysis: Intermediate Statistical Methods.

Nguyễn Đình Hiền (chủ biên) và Đỗ Đức Lực (2007). Giáo trình thiết kế thí nghiệm. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội.

Nguyễn Văn Tuấn (2012). Từ nghiên cứu đến công bố - Kỹ năng mềm cho nhà khoa học. Nhà xuất bản Tổng hợp TPHCM.

Ramon C.L., Rudolf J. F., Philip C.S. (1991). SAS System for Linear Models, third edition (1991). SAS Institute Inc. Tufte E.R. aphics Press.

Các tài liệu khác về phương pháp phân tích số liệu và công bố kết quả nghiên cứu.

VII. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:

Đánh giá theo qui định chung của Viện

VIII. Thang điểm đánh giá

Thang điểm 10,0 (lấy một chữ số thập phân) theo tỷ lệ:

- Kiểm tra giữa kỳ hoặc tiểu luận… : 40%

- Điểm thi cuối kỳ : 60%

-------------

Cộng 100%

Page 15: Khung chương trình chuyên ngành chăn nuôi

15

IX. Nội dung chi tiết học phần:

9.1. Lý thuyết

Nội dung Số tiết chuẩn

Chương 1. Một số vấn đề cơ bản về nghiên cứu chăn nuôi

1.1. Khái niệm về nghiên cứu khoa học

1.2. Phương pháp nghiên cứu chăn nuôi

1.3. Đề cương nghiên cứu khoa học

8

Chương 2. Phân tích số liệu thí nghiệm bằng phần mềm máy tính

2.1. Giới thiệu phần mềm phân tích thống kê

2.2. Phân tích phương sai (ANOVA)

2.3. Phân tích hồi quy (REGRESSION)

2.4. Phân tích mô hình tuyến tính tổng quát hoá (GLM)

2.5. Phân tích phi tham số

14

Chương 3. Công bố kết quả nghiên cứu

3.1. Trình bày kết quả nghiên cứu

3.2. Báo cáo khoa học

3.3. Bài báo khoa học

3.5. Luận án tiến sĩ

8

Tổng 30

9.2. Thực hành

Chương 4. Thực hành phân tích kết quả và công bố kết quả nghiên cứu

Số tiết chuẩn

Số tiết thực hiện

4.1. Thực hành xử lý, phân tích số liệu thí nghiệm trên máy tính 7,5 15

4.2. Viết bài báo khoa học 7,5 15

Tổng 15 30

Ghi chú: Theo thông tư 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2015: Một tiết hay một giờ tín chỉ là 50 phút học tập, một tín chỉ được qui định tối thiểu bằng 15 giờ học lý thuyết và 30 giờ tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn; hoặc 30 giờ thực hành, thí nghiệm và 15 giờ tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn.

TRƯỞNG BỘ MÔN (ký và ghi rõ họ tên)

PHỤ TRÁCH HỌC PHẦN (ký và ghi rõ họ tên)

PGS. TS. Nguyễn Xuân Trạch

Page 16: Khung chương trình chuyên ngành chăn nuôi

16

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC

Tập tính học và phúc lợi động vật (Animal behavior and Welfare)

I. Thông tin về học phần

Mã học phần: CNTK03

Số tín chỉ: 03

Giờ tín chỉ đối với các hoạt động học tập: 135

Là học phần: Bắt buộc

Học kỳ: 1 hoặc 2

II. Thông tin về đội ngũ giảng viên:

1- GS. TS. Vũ Chí Cương

ĐTCQ: 043.8386127; DĐ: 0912121506, Email: [email protected]

2- TS. Lê Thị Thanh Huyền

ĐT: 0904854499, Email: [email protected]

3- . TS. Ngô Thị Kim Cúc

ĐT: 0989160653, Email: [email protected]

4- TS. Trần Thị bích Ngọc

ĐT: 0972708014, Email : [email protected]

5- Thông tin về trợ giảng (nếu có) (họ tên, địa chỉ liên hệ, điện thoại, email):

III. Mục tiêu học phần:

Trang bị cho nghiên cứu sinh những kiến thức cơ bản về tập tính động vật, phúc quyền của động vật và đặc biệt là các ứng dụng của tập tính và phúc quyền của động vật trong chăn nuôi nhằm nâng cao hiệu qủa chăn nuôi..

IV. Mô tả nội dung vắn tắt của học phần:

Khái niệm, phương pháp nghiên cứu về tập tính, cơ sở khoa học và cơ chế hình thành tập tính, các loại tập tính cơ bản của động vật. Phúc quyền động vật: Khái niệm, các phương pháp đo, đánh giá phúc quyền. Liên quan giữa tập tính, phúc quyền động vật và hiệu quả chăn nuôi. Các ứng dụng của nghiên cứu tập tính, phúc quyền động vật trong chăn nuôi (tập tính ăn uống, tập tính sinh sản, tập tính xã hội/bầy đàn...). Học phần tiên quyết: Không

V. Nhiệm vụ của nghiên cứu sinh:

- Dự lớp: Phải tham dự đủ thời gian học trên lớp theo quy chế hiện hành.

- Thảo luận: Tham gia thảo luận xây dựng bài trong quá trình giảng dạy của giáo viên, thảo luận seminar.

- Bài tập: Phải viết tiểu luận nộp cho giáo viên phụ trách và trình bày dưới dạng seminar trước nhóm học viên cùng học (nếu giáo viên yêu cầù).

Page 17: Khung chương trình chuyên ngành chăn nuôi

17

- Dụng cụ học tập: Tự chuẩn bị đúng và đủ dụng cụ học tập theo yêu cầu.

- Kiểm tra và thi: Phải làm bài kiểm tra giữa kỳ hay tiểu luận và thi kết học phần theo đúng thời khóa biểu của học phần.

VI. Tài liệu học tập:

Price, E O.2002. Animal Domestication and Behavior. CABI Publishing

J. Michael Forbes. 2007. Voluntary Feed Intake and Diet Selection. Second edition. CABI Publishing

Fraser, A.F and Broom, D.M (2007). Farm Animal Behaviour and Welfare. CABI Publishing

Per Jensen ., 2005. The Ethology of Domestic Animals. An introductory text. CABI Publishing.

Keling, L. J and Gonoyou, H. W. (edidted), 2002. Social Behavior in Farm Animal CABI Publishing.

Tập bài giảng về phúc quyền động vật của Đại học Briton, UK, 2000 (Tiếng Việt)

VII. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:

Đánh giá theo qui định chung của Viện

VIII. Thang điểm đánh giá

Thang điểm 10,0 (lấy một chữ số thập phân) theo tỷ lệ:

- Kiểm tra giữa kỳ hoặc tiểu luận… : 40%

- Điểm thi cuối kỳ : 60%

-------------

Cộng 100%

IX. Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số tiết

1

Chương 1: Khái niệm, phương pháp nghiên cứu về tập tính, cơ sở khoa học và cơ chế hình thành tập tính

1. 1. Khái niệm về tập tính

1.2. Mô tả ghi chép và đo đạc tập tính

1.3. Cơ sở khoa học và cơ chế hình thành tập tính

6

2

Chương 2: Tổ chức tập tính ở động vật

2.1. Phản ứng của động vật với kẻ thù và các kích thích từ bên ngoài

2.2. Tập tính dinh dưỡng

2.3. Khai phá

2.4. Tập tính về không gian sống

2.5. Nghỉ và ngủ

2.6. Tập tính sinh sản

6

Page 18: Khung chương trình chuyên ngành chăn nuôi

18

TT Nội dung Số tiết

3

Chương 3:Tập tính xã hội

3.1. Tập tính xã hội

3. 2. Sự kết hợp

3.3. Tương tác xã hội

3.4.Các vấn đề hiện nay về tập tính xã hội

3.5. Con người một tác nhân xã hội trong thế giới vật nuôi

3.6. Các ứng dụng của tập tính trong chăn nuôi

6

4

Chương 4: Tập tính ở động vật non và các vấn đề hiện nay về tập tính xã hội, con người một tác nhân xã hội trong thế giới vật nuôi và các ứng dụng của tập tính trong chăn nuôi

4.1. Tập tính sau khi sinh

4.2 Tập tính của con mẹ,

4.3. Tập tính của con non sau khi sinh,

4.4. Tập tính của gia súc đang sinh trưởng

4.5. Các cầu nối xã hội bị phá vỡ

4.6. Hậu quả xảy ra khi các cầu nối xã hội bị phá vỡ

4.7. Giảm nhẹ hậu quả khi các cầu nối xã hội bị phá vỡ

4.8. Vai trò của con người như một tác nhân xã hội trong thế giới động vật

4.9. Các ứng dụng của tập tính trong chăn nuôi

6

Chương 5. Nhận thức xã hội của vật nuôi

5.1. Sự nhận biết

5.2. Học tập trong xã hội

5.3. Giao tiếp và thông tin giữa các vật nuôi

5.5. Ứng dụng

5

Chương 6: Khái niệm về phúc quyền động vật và nhân đạo, đánh giá animal welfare và "5 không

6.1. Khái niệm về quyền động vật

6.2. Mô tả ghi chép và đo đạc và đánh giá quyền động vật tập tính

6.3. Đánh giá và định lượng welfare ở động vật

6.4. Đánh giá animal welfare theo sinh lý học (1): Hệ thần kinh tự động

6.5. Đánh giá animal welfare theo sinh lý học: Thần kinh nội tiết

6.7. Đánh giá animal welfare qua dịch bệnh và năng suất của động vật

6.8. Đánh giá animal welfare qua các chỉ tiêu tập tính (1)

6

Page 19: Khung chương trình chuyên ngành chăn nuôi

19

TT Nội dung Số tiết

6.9. Nhóm động vật nào cần được đánh giá?

6.10. Đánh giá giới hạn welfare ở các trang trại bình thường

6.11. Welfare của động vật nông nghiệp là quan trọng?

6.12. Những nguyên nhân của welfare tồi

6.13.Nguyên nhân của welfare bị hạn chế

6.14. Tiềm năng welfare của hệ thống chăn nuôi

6.15. Cải thiện welfare

Chương 7. Vận chuyển và tiêu thụ vật nuôi và quyền lợi động vật, Giết mổ gia súc và quyền động vật

7.1. Tầm quan trọng của vận chuyển vật nuôi và welfare

7.2. Stress do nóng và lạnh trong vận chuyển động vật nông nghiệp

7.3. Vận chuyển các gia súc khác nhau

7.4. Các nhà máy giết mổ thương mại

7.5. Giết mổ

7.6. Giết mổ theo nghi lễ tôn giáo của đạo Hồi

7.7. Giết mổ theo nghi lễ Do Thái giáo (Jewish)

7.8. Sức ép cộng đồng trong việc cải thiện điều kiện giết mổ

5

Chương 8. Sử dụng động vật trong nghiên cứu và giảng dạy

8.1. Sử dụng động vật thí nghiệm

8.2. Các mô hình thay thế trong giáo dục

8.3. Đạo đức về thí nghiệm trên động vật

8.4. Động vật linh trưởng: một trường hợp đặc biệt?

8.5. Những trận tuyến mới: công nghệ di truyền

8.6. Nghiên cứu không dùng động vật

5

Cộng 45

Ghi chú: Theo thông tư 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2015: Một tiết hay một giờ tín chỉ là 50 phút học tập, một tín chỉ được qui định tối thiểu bằng 15 giờ học lý thuyết và 30 giờ tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn; hoặc 30 giờ thực hành, thí nghiệm và 15 giờ tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn.

Trưởng Tiểu ban chuyên ngành Người viết đề cương

GS.TS. Vũ Chí Cương

Page 20: Khung chương trình chuyên ngành chăn nuôi

20

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

Hội thảo khoa học về các kết quả nghiên cứu của nghiên cứu sinh và hướng nghiên cứu I. Thông tin về học phần

Mã học phần: Không

Số tín chỉ: 01

Giờ tín chỉ đối với các hoạt động học tập: 45

Là học phần: Bắt buộc

Học kỳ: 1 hoặc 2 năm thứ 2 và hoặc 3

II. Thông tin về đội ngũ giảng viên:

Giảng viên là các nhà khoa học của Bộ môn, Trung tâm nơi nghiên cứu sinh học tập và nghiên cứu. Họ là các thành viên tham gia seminar về các kết quả nghiên cứu của nghiên cứu sinh và hướng nghiên cứu. III. Mục tiêu học phần:

Trang bị cho nghiên cứu sinh các kỹ năng trình bày một hay nhiều kết quả nghiên cứu khoa học của mình với thời gian hạn chế, phát triển các kỹ năng phản biện, trả lời câu hỏi của người tham gia. Đồng thời đây là cơ hội để nghiên cứu sinh báo các các kết quả đã làm được để các thầy, hội đồng, những người quan tâm giúp nghiên cứu sinh trong hoàn thiện luận án.

IV. Mô tả nội dung vắn tắt của học phần: Sau quá trình nghiên cứu nghiên cứu, sinh phải tập hợp các kết quả lại trong một báo cáo 30 trang (không quá 30 trang A4, dòng cách dòng 1,5, phải có ít nhất 40 tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài) các kết quả chính mình đã thu được và trình bày các kết quả này dưới dạng power point trước các thầy hướng dẫn, các nhà khoa học của Bộ môn, Trung tâm nơi nghiên cứu sinh học tập và nghiên cứu và những người quan tâm. Thời gian dành cho báo cáo tối đa là 20 phút, các thầy hướng dẫn, các nhà khoa học của Bộ môn, Trung tâm nơi nghiên cứu sinh học tập và nghiên cứu sẽ hỏi để kiểm tra kết quả nghiên cứu và có các kiến nghị giúp nghiên cứu sinh hoàn thành luận án. Sau các câu hỏi nghiên cứu sinh có nhiệm vụ trả lời các câu hỏi. Thời gian cho buổi hội thảo khoa học tối đa là 4 tiếng.

V. Nhiệm vụ của nghiên cứu sinh: Hoàn thành hội thảo khoa học theo qui định của Viện

VI. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên: Đánh giá theo qui định chung của Viện

VII. Thang điểm đánh giá Thang điểm 10,0 (lấy một chữ số thập phân) theo các tiêu chí sau:

- Chất lượng thông tin chuyên môn : 60% - Chất lượng trình bày bài viết 10% - Chất lượng trình bày PowerPoint 10% - Trả lời câu hỏi của HĐ 20%

Người soạn thảo

GS.TS. Vũ Chí Cương

Page 21: Khung chương trình chuyên ngành chăn nuôi

21

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

Môi trường chăn nuôi: Quản lý và sử dụng chất thải chăn nuôi hiệu quả và bền vững.

(Environment in livestock production: Efficient and sustainable management for livestock waste)

I. Thông tin về học phần

Mã học phần: CNMT02

Số tín chỉ: 02

Giờ tín chỉ đối với các hoạt động học tập: 90

Là học phần: Tự chọn

Học kỳ: 1 hoặc 2

II. Thông tin về đội ngũ giảng viên:

1- GS. TS. Vũ Chí Cương

ĐTCQ: 043.8386127; DĐ: 0912121506, Email: [email protected]

2- TS. Trần Thị bích Ngọc

ĐT: 0972708014, Email : [email protected]

3- TS. Chu Mạnh Thắng

ĐT: 0989126940, Email: [email protected]

4- Thông tin về trợ giảng (nếu có) (họ tên, địa chỉ liên hệ, điện thoại, email)

III. Mục tiêu học phần:

Trang bị cho nghiên cứu sinh những kiến thức cơ bản về môi trường chăn nuôi và đặc biệt là các ứng dụng của môn môi trường chăn nuôit trong giảm thieur ô mhieemx môi trường từ chăn nuôi nhằm nâng cao hiệu qủa chăn nuôi, tăng tính bền vững và thân thiện với môi trường của chăn nuôi.

IV. Mô tả nội dung vắn tắt của học phần:

Cộng đồng và môi trường chăn nuôi. Ô nhiễm môi trường do chăn nuôi: đất, nước, không khí (mùi, mầm bệnh, nitơ, phốt pho, khí nhà kính C02 và CH4...) và các hệ quả. Giảm thiểu ảnh hưởng của chăn nuôi đến môi trường (quản lý chất thải chăn nuôi có hiệu quả và bền vững: xử lý chất thải chăn nuôi, nuôi dưỡng gia súc với các khẩu phần cân bằng dinh dưỡng). Học phần tiên quyết: Không

V. Nhiệm vụ của nghiên cứu sinh:

- Dự lớp: Phải tham dự đủ thời gian học trên lớp theo quy chế hiện hành.

- Thảo luận: Tham gia thảo luận xây dựng bài trong quá trình giảng dạy của giáo viên, thảo luận seminar.

- Bài tập: Phải viết tiểu luận nộp cho giáo viên phụ trách và trình bày dưới dạng seminar trước nhóm học viên cùng học (nếu giáo viên yêu cầù).

- Dụng cụ học tập: Tự chuẩn bị đúng và đủ dụng cụ học tập theo yêu cầu.

Page 22: Khung chương trình chuyên ngành chăn nuôi

22

- Kiểm tra và thi: Phải làm bài kiểm tra giữa kỳ hay tiểu luận và thi kết học phần theo đúng thời khóa biểu của học phần.

VI. Tài liệu học tập:

Giáo trình

Môi trường chăn nuôi: quản lý và sử dụng chất thải chăn nuôi hiệu quả và bền vững. Nhà xuất bản khoa học tự nhiên và công nghệ. 2013. Chủ biên: PGS. TS. Vũ Chí Cương và các tác giả: Vũ Chí Cương, Vũ Khánh Vân, Lê Đình Phùng, Hồ Trung Thông, Trần Minh Tiến, Chu Mạnh Thắng, Đặng Thị Thanh Sơn và Đàm Văn Tiện

- Các tài liệu tham khảo chính

Climate Change in Developing Countries. 2006. Results from the Netherlands Climate Change Studies, Assistance Programme, Edited by M.A. van Drunen, R. Lasage and C. Dorland, Institute for Environmental Studies, Vrije Universiteit, Amsterdam, The Netherlands© CAB International 2006.

Frank O’Mara. 2004. Greenhouse Gas Production from Dairying: Reducing Methane Production, (2004)., Advances in Dairy Technology (2004) Volume 16, page 295.

Henning Steinfeld, Pierre Berber, Tom Wassenaar, Vincent Castel, Mauricio Rosales and Cees de Haan. 2006. Livestock’s long shadow: Environmental issues and options. 2006. FAO, Rome, Italy.

Hongmin Dong, Joe Mangino and Tim A. McAllister, Jerry L. Hatfield, Donald E. Johnson, Keith R. Lassey, Magda Aparecida de Lima (Brazil), Anna Romanovskaya, and Deborah Bartram, Darryl Gibb, John H. Martin, Jr. 2004. Emission from livestock and manure management. IPCC Guidelines for National Greenhouse Gas Inventories 10.1. Volume 4: Agriculture, Forestry and Other Land Use,

Proceedings of InternationalConference on livestockandGlobalClimateChange, 2008, Editors:Rowlinson,MSteeleandANefzaoui, 17-20May,2008, Hammamet,Tunisia

Report of the Eleventh International Conference of the FAO ESCORENA. 2004. Network on Recycling of Agricultural, Municipal and Industrial Residues in Agriculture, Sustainable Organic Waste Management for Environmental Protection and Food Safety, FAO 2004. FAO European Cooperative Research Network on Recycling of Agricultural, Municipal and Industrial Residues in Agriculture.(Formerly Animal Waste Management)

Singhal K. K., Madhu Mohini , Arvind K. Jha and Prabhat K. Gupta. 2005. Methane emission estimates from enteric fermentation in Indian livestock: Dry matter intake approach. 2005. Current Science, Vol. 88, No. 1, 10 January, 2005 119.

Susane Project documents and scientific papers published (2007-2009)

Teodorita Al Seadi and Jens Bo Holm-Nielsen.2004. Good practice in quality management of AD residues.

Page 23: Khung chương trình chuyên ngành chăn nuôi

23

VII. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:

Đánh giá theo qui định chung của Viện

VIII. Thang điểm đánh giá

Thang điểm 10,0 (lấy một chữ số thập phân) theo tỷ lệ:

- Kiểm tra giữa kỳ hoặc tiểu luận… : 40%

- Điểm thi cuối kỳ : 60%

-----------

Cộng 100%

IX. Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số tiết

1 Chương 1. Chăn nuôi, môi trường và biến đổi khí hậu

6

2 Chương 2. Sự hình thành các chất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và sự lan truyền mầm bệnh và các phương pháp thông dụng trong đánh giá mức độ ô nhiễm từ chất thải và một số tiêu chuẩn về môi trường trong chăn nuôi

6

4 Chương 3. Chiến lược giảm thiểu ô nhiễm môi trường chăn nuôi qua giải pháp giảm nguồn phát thải

6

5 Chương 4. Chuồng trại, các phương pháp xử lý chất thải xử lý chất thải rắn, lỏng và sử dụng chất thải chăn nuôi

4.1 Chuồng trại

4.2. Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp ủ

4.3. Xử lý chất thải bằng biogas và chế phẩm sinh học

4.4. Sử dụng chất thải chăn nuôi

6

6 Chương 5. Mô hình hóa quản lý chất thải chăn nuôi và cách tiếp cận hệ thống nhằm quản lý phân và chất thải chăn nuôi một cách bền vững

5.1. Mô hình hóa quản lý chất thải chăn nuôi

5.2. Cách tiếp cận hệ thống nhằm quản lý phân và chất thải chăn nuôi một cách bền vững.

6

Page 24: Khung chương trình chuyên ngành chăn nuôi

24

TT Nội dung Số tiết

7 Tiểu luận: Mỗi học viên viết 1 bài tiểu luận về một hoặc hai vấn đề chuyên sâu trong lĩnh vực môi trường chăn nuôi. Tiểu luận này được coi là bài thực hành hoặc bài tập. Bài viết tiểu luận phải theo đúng thể thức của một bài tổng quan (review) và không được quá 15 trang chuẩn. Bài viết tiểu luận sau đó được chuyển thành bài thuyết trình seminar để trình bày.

Tổng số 30

Ghi chú: Theo thông tư 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2015: Một tiết hay một giờ tín chỉ là 50 phút học tập, một tín chỉ được qui định tối thiểu bằng 15 giờ học lý thuyết và 30 giờ tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn; hoặc 30 giờ thực hành, thí nghiệm và 15 giờ tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn.

Trưởng Tiểu ban chuyên ngành Người viết đề cương

GS.TS. Vũ Chí Cương và nhóm

Page 25: Khung chương trình chuyên ngành chăn nuôi

25

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

Chăn nuôi lợn nâng cao (Advanced swine production)

I. Thông tin về học phần

Mã học phần: CNNL04

Số tín chỉ: 02

Giờ tín chỉ đối với các hoạt động học tập: 90

Là học phần: Tự chọn

Học kỳ: 1 hoặc 2

II. Thông tin về đội ngũ giảng viên:

1- TS. Trần Quốc Việt

ĐT: 0913506505, Email: [email protected]

2- TS. Phạm Sỹ Tiệp

ĐT: 0913506505, Email: [email protected]

3- TS. Nguyễn Hữu Tỉnh

ĐT: 0903315059, Email: [email protected]

4- Thông tin về trợ giảng (nếu có) (họ tên, địa chỉ liên hệ, điện thoại, email)

III. Mục tiêu học phần:

Giúp nghiên cứu sinh nắm được tình hình và xu thế phát triển chăn nuôi lợn hiện nay nhằm đáp ứng với nhu cầu của thị trường ngày càng đa dạng và khắt khe; những yêu cầu trong công tác chọn lọc, nhân giống và quản lý giống lợn; các chiến lược mới trong chăn nuôi lợn nái, lợn thịt nhằm đạt năng suất cao; các phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Đồng thời học phần này cũng nhằm nâng cao khả năng tự tìm kiếm các nguồn tài liệu cần thiết để viết tiểu luận/trình bày seminar về các chuyên đề chăn nuôi lợn nâng cao.

IV. Mô tả nội dung vắn tắt của học phần:

Xu thế phát triển chăn nuôi lợn trên thế giới và ở Việt Nam. Những tiến bộ mới về công tác giống, dinh dưỡng, nuôi dưỡng lợn đạt năng suất cao; Quản lý và sử dụng chất thải trong chăn nuôi lợn.

V. Nhiệm vụ của nghiên cứu sinh:

- Dự lớp: Phải tham dự đủ thời gian học trên lớp theo quy chế hiện hành.

- Thảo luận: Tham gia thảo luận xây dựng bài trong quá trình giảng dạy của giáo viên, thảo luận seminar.

- Bài tập: Phải viết tiểu luận nộp cho giáo viên phụ trách và trình bày dưới dạng seminar trước nhóm học viên cùng học (nếu giáo viên yêu cầù).

- Dụng cụ học tập: Tự chuẩn bị đúng và đủ dụng cụ học tập theo yêu cầu.

- Kiểm tra và thi: Phải làm bài kiểm tra giữa kỳ hay tiểu luận và thi kết học phần theo đúng thời khóa biểu của học phần. VI. Tài liệu học tập:

Page 26: Khung chương trình chuyên ngành chăn nuôi

26

Giáo trình:

Bài giảng dành cho nghiên cứu sinh.

Tài liệu tham khảochính:

Vũ Duy Giảng (2007): Thức ăn bổ sung cho gia súc gia cầm. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

Nguyễn Thiện, và CS (2005): Con lợn ở Việt Nam, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội.

Nguyễn Văn Thiện (2004): Chăn nuôi lợn hướng nạc ở gia đình và trang trại. NXB Nông Nghiệp Hà Nội.

Phạm Sỹ Tiệp (2006) Kỹ thuật chăn nuôi lợn ở trang trại. NXB Nông Nghiệp Hà Nội.

Phạm Sỹ Tiệp (2007) Kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt. NXB Nông Nghiệp Hà Nội.

Hội đồng nghiên cứu quốc gia Hoa Kỳ (2000): Nhu cầu dinh dưỡng của lợn. NXB Nông nghiệp Hà Nội

Bud G. Harmon et al. (2005): Quản lý và chăn nuôi lợn để đạt năng suất cao tại Việt Nam.

Colin T. Whittemore (1998): "The science and practice of pig production", Blacwel Science.

Close W.H. and Cole DJA: Nutrition of Sows and Boars. Nottingham University Press.

Geert Montsma, Ir (2007): Animal Farming Systems. International Agricultural Centre, Wageningen, The Netherlands.

Gregory N. G (1998): "Animal welfare", CABI-PUBLISHING.

Rothschild. M.F & A. Ruvinsky (2006): "The genetics of the pig", CAB INTERNATIONAL.

Fammer; Hand Book on Pig Production (2009). For the Smail Holders at VillageLavel.GGP/N08/065/EC. FAO.

Vincent Porphyre, Nguyen Que Coi (2006): Thâm canh chăn nuôi lợn, quản lý chất thải và bảo vệ môi trường. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

Các tạp chí liên quan (International Pig Topics,….)

VII. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:

Đánh giá theo qui định chung của Viện.

VIII. Thang điểm đánh giá

Thang điểm 10,0 (lấy một chữ số thập phân) theo tỷ lệ:

- Kiểm tra giữa kỳ hoặc tiểu luận… : 40%

- Điểm thi cuối kỳ : 60%

-------------

Cộng 100%

Page 27: Khung chương trình chuyên ngành chăn nuôi

27

IX. Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số tiết

1 Chương 1: Tình hình và xu thế phát triển chăn nuôi lợn trên thế giới và ở Việt Nam

1. Tình hình và xu thế phát triển chăn nuôi lợn trên thế giới

2. Tình hình và xu thế phát triển chăn nuôi lợn ở Việt Nam.

6

2 Chương 2: Những công nghệ mới được áp dụng trong chọn tạo giống lợn trên thế giới và ở Việt Nam

1. Những công nghệ mới trong chọn tạo giống lợn trên thế giới

2. Chọn, tạo giống lợn mới ở Việt Nam, hiện trạng và định hướng.

3. Lai giống tạo các tổ hợp lai mới

4. Sử dụng nguồn gen mới

5. Quản lý giống lợn theo mô hình hình tháp

6. Phát triển chương trình giống lợn

6

3 Chương 3: Xu hướng và những tiến bộ mới trong dinh dưỡng cho lợn (Sinh sản Lợn)

1. Xu hướng và những tiến bộ mới trong dinh dưỡng cho lợn

2. Dinh dưỡng và các phương pháp xác định nhu cầu dinh dưỡng của lợn

3. Tiến bộ mới trong chế biến thức ăn hỗn hợp và thức ăn bổ sung cho lợn.

4. Tiến bộ mới trong nậng cao hiệu quả sử dụng thức ăn hỗn hợp và thức ăn bổ sung cho lợn.

6

4 Chương 4: Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn đạt năng suất cao

1. Công nghệ mới trong nuôi dưỡng, chăm sóc lợn đực giống

2. Công nghệ mới trong nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái

3. Công nghệ mới trong nuôi dưỡng, chăm sóc lợn con

4. Công nghệ mới trong nuôi dưỡng, chăm sóc lợn thịt năng suất cao, an toàn vệ sinh thực phẩm.

6

5 Chương 5: Quản lý môi trường và chất thải chăn nuôi lợn

1. Môi trường chăn nuôi lợn

2. Chất thải trong chăn nuôi lợn

3. Các phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi lợn

6

Cộng 30

Ghi chú: Theo thông tư 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2015: Một tiết hay một giờ tín chỉ là 50 phút học tập, một tín chỉ được qui định tối thiểu bằng 15 giờ học lý thuyết và 30 giờ tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn; hoặc 30 giờ thực hành, thí nghiệm và 15 giờ tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn.

Trưởng Tiểu ban chuyên ngành Người viết đề cương

TS. Trần Quốc Việt TS. Phạm Sỹ Tiệp TS. Nguyễn Hữu Tỉ

Page 28: Khung chương trình chuyên ngành chăn nuôi

28

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

Chăn nuôi gia cầm nâng cao (Advanced poultry production)

I. Thông tin về học phần

Mã học phần: CNGC05

Số tín chỉ: 02

Giờ tín chỉ đối với các hoạt động học tập: 90

Là học phần: Tự chọn

Học kỳ: 1 hoặc 2

II. Thông tin về đội ngũ giảng viên:

1- TS. Nguyễn Thanh Sơn

ĐTCQ: 04.38362385, DĐ:0913045799, Email: [email protected]

2- TS. Hồ Lam Sơn

ĐT: 0903283693, Email: [email protected]

3- TS. Nguyễn Quý Khiêm

ĐT: 04.38385804, 0913581460, Email :[email protected]

4- TS. Dương Xuân Tuyển

ĐT : 06503739799; 0913774977, Email : [email protected]

4- Thông tin về trợ giảng (nếu có) (họ tên, địa chỉ liên hệ, điện thoại, email)

III. Mục tiêu học phần:

Giúp nghiên cứu sinh nắm được khuynh hướng sản xuất và tiêu thụ gia cầm trên thế giới và trong nước ; các tiến bộ về chọn và nhân giống và dinh dưỡng cho gia cầm ; các biện pháp cơ bản nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng thịt, trứng gia cầm. Từ đó NCS có thể vận dụng trong quá trình thực hiện đề tài của luận án cũng như hoạt động thực tiễn.

IV. Mô tả nội dung vắn tắt của học phần:

Xu thế phát triển chăn nuôi gia cầm trên thế giới và ở Việt Nam. Những tiến bộ mới về công tác giống, dinh dưỡng, nuôi dưỡng gia cầm đạt năng suất cao.

V. Nhiệm vụ của nghiên cứu sinh:

- Dự lớp: Phải tham dự đủ thời gian học trên lớp theo quy chế hiện hành.

- Thảo luận: Tham gia thảo luận xây dựng bài trong quá trình giảng dạy của giáo viên, thảo luận seminar.

- Bài tập: Phải viết tiểu luận nộp cho giáo viên phụ trách và trình bày dưới dạng seminar trước nhóm học viên cùng học (nếu giáo viên yêu cầù).

- Dụng cụ học tập: Tự chuẩn bị đúng và đủ dụng cụ học tập theo yêu cầu.

- Kiểm tra và thi: Phải làm bài kiểm tra giữa kỳ hay tiểu luận và thi kết học phần theo đúng thời khóa biểu của học phần.

Page 29: Khung chương trình chuyên ngành chăn nuôi

29

VI. Tài liệu học tập:

Giáo trình :

Bài giảng Chăn nuôi gia cầm nâng cao (dành cho nghiên cứu sinh).

Tài liệu tham khảo :

Daghir N.J –Wallingford (2008). Poultry production in hot climates , England : CAB International.

Mack O. North; Donal D.Bell (1990). Commercial chicken production manual. Chapman & Hall, New York * London.

Muir W. M and S.E. Aggrey (2004) Poultry 29roducti and welfare, Wallingford Oxfordshire, UK ; Cambridge, MA, USA : CABI Pub.

Proceedings (2008) the 13 th Animal Science Congress of the Asian – Australasian Association of Animal Production Societies. Hanoi, 2008.

Robert Blair (2008). Nutrition and feeding of organic Poultry. Wallingford, UK ; Cambridge, MA : CABI.

Sonaiya E.B; S.E.J. Swan (2003). Small – scale poultry 29roduction. . FAO animal production and health paper 112. Roma.

Wallingford, Oxon, UK ; Cambridge, MA, USA : CABI Pub.(2003) Poultry genetics, Breeding and biotechnology.

Pesti Gene M. and Miller Bill R. (1993), Animal feed formulation. Economic and computer applications, Van Nostrand

Peter R. Cheeke (1999), Applied Animal Nutrition Feeds and Feeding- Second Edition, Prentice Hall – New Jersey – USA

Các tạp chí liên quan: Poultry Science; World’s Poultry science journal

VII. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:

Đánh giá theo qui định chung của Viện

VIII. Thang điểm đánh giá

Thang điểm 10,0 (lấy một chữ số thập phân) theo tỷ lệ:

- Kiểm tra giữa kỳ hoặc tiểu luận : 40%

- Điểm thi cuối kỳ : 60%

-------------

Cộng 100%

Page 30: Khung chương trình chuyên ngành chăn nuôi

30

IX. Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số tiết

1 Chương I: Khuynh hướng sản xuất và tiêu thụ gia cầm của thế giới và Việt Nam

1. Khuynh hướng sản xuất và tiêu thụ gia cầm của thế giới 2. Tình hình và xu thế phát triển chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam.

6

2 Chương 2: Xu thế chọn tạo giống gia cầm trên thế giới và ở Việt Nam

1. Xu thế và kỹ thuật chọn tạo giống gia cầm trên thế giới 2. Chọn, tạo giống gia cầm mới ở Việt Nam

6

3 Chương 3: Xu hướng và những tiến bộ kỹ thuật trong dinh dưỡng và thức ăn gia cầm

1. Tiến bộ mới trong dinh dưỡng protein và axit amin 2. Tiến bộ mới trong dinh dưỡng ME 3. Tiến bộ mới trong dinh dưỡng vitamin 4. Tiến bộ mới trong dinh dưỡng khoáng

5. Tiến bộ mới trong chế biến thức ăn hỗn hợp và thức ăn bổ sung cho gia cầm 6. Xu hướng và những tiến bộ kỹ thuật mới trong dinh dưỡng và thức ăn gia cầm tại Việt Nam

6

4 Chương 4: Các biện pháp nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng thịt gia cầm

1. Nâng cao năng suất thịt gia cầm

2. Các biện pháp cải thiện chất lượng thịt gia cầm

6

5 Chương 5: Các biện pháp nâng cao chất lượng trứng gia cầm

1. Nâng cao giá trị dinh dưỡng và cải thiện chất lượng hàng hóa của trứng thương phẩm 2. Cải thiện chất lượng trứng ấp và nâng cao tỷ lệ nở

6

Cộng 30

Ghi chú: Theo thông tư 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2015: Một tiết hay một giờ tín chỉ là 50 phút học tập, một tín chỉ được qui định tối thiểu bằng 15 giờ học lý thuyết và 30 giờ tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn; hoặc 30 giờ thực hành, thí nghiệm và 15 giờ tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn.

Trưởng Tiểu ban chuyên ngành Người viết đề cương

TS. Nguyễn Thanh Sơn, TS. Hồ Lam Sơn,

TS. Nguyễn Quý Khiêm, TS. Dương Xuân Tuyển

Page 31: Khung chương trình chuyên ngành chăn nuôi

31

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

Chăn nuôi gia súc nhai lại nâng cao (Advanced ruminant production)

I. Thông tin về học phần

Mã học phần: CNTB06

Số tín chỉ: 02

Giờ tín chỉ đối với các hoạt động học tập: 90

Là học phần: Tự chọn

Học kỳ: 1 hoặc 2

II. Thông tin về đội ngũ giảng viên:

1- GS. TS. Vũ Chí Cương

ĐTCQ: 043.8386127; DĐ: 0912121506, Email: [email protected]

2- Họ và tên: Trần Thị bích Ngọc

Điện thoại: , Email:

3- TS.Chu Mạnh Thắng

ĐT: 0989126940, Email: [email protected]

4- TS. Đỗ Thị Thanh Vân

ĐT: 0982343896 Email: [email protected]

5- TS. Phan Lê Sơn

ĐT: 0914551149 Email: [email protected]

5- Thông tin về trợ giảng (nếu có) (họ tên, địa chỉ liên hệ, điện thoại, email)

III. Mục tiêu học phần:

Trang bị cho nghiên cứu sinh những kiến thức cập nhật và nâng cao về những tiến bộ mới trong chăn nuôi gia súc nhai lại

IV. Mô tả nội dung vắn tắt của học phần:

Những tiến bộ mới về công ngệ sinh học, di truyền-giống, dinh dưỡng-thức ăn, và quản lý trong chăn nuôi gia súc nhai lại. Ngoài ra chất lượng thị bò và các hệ thống năng lượng và protein cho gia súc nhai lại cũng được đề cập.

V. Nhiệm vụ của nghiên cứu sinh:

- Dự lớp: Phải tham dự đủ thời gian học trên lớp theo quy chế hiện hành.

- Thảo luận: Tham gia thảo luận xây dựng bài trong quá trình giảng dạy của giáo viên, thảo luận seminar.

- Bài tập: Phải viết tiểu luận nộp cho giáo viên phụ trách và trình bày dưới dạng seminar trước nhóm học viên cùng học (nếu giáo viên yêu cầù).

- Dụng cụ học tập: Tự chuẩn bị đúng và đủ dụng cụ học tập theo yêu cầu.

- Kiểm tra và thi: Phải làm bài kiểm tra giữa kỳ hay tiểu luận và thi kết học phần theo đúng thời khóa biểu của học phần.

Page 32: Khung chương trình chuyên ngành chăn nuôi

32

VI. Tài liệu học tập:

Giáo trình

Tập bài giảng của giáo viên

Các tài liệu tham khảo

Vũ Chí Cương và Nguyễn Xuân Trạch (đồng chủ biên) (2005) Nâng cao các kỹ năng về di truyền, sinh sản và lai tạo giống bò thịt nhiệt đới. NXB Nông nghiệp-Hà Nội. http://www.hua.edu.vn/giaotrinh/giaotrinh_index.htm

Vũ Duy Giảng, Nguyễn Xuân Bả, Lê Đức Ngoan, Nguyễn Xuân Trạch, Vũ Chí Cương, Nguyễn Hữu Văn (2008) Dinh dưỡng và thức ăn cho bò. NXB Nông nghiệp- Hà Nội. http://www.hua.edu.vn/giaotrinh/giaotrinh_index.htm

Vũ Chí Cương (2014). Một số vấn đề mới về dinh dưỡng trong chăn nuôi gia súc nhai lại. NXB Dân trí, Hà nội, 2014.

Các sách chuyên môn về chăn nuôi các gia súc nhai lại, các tạp chí chuyên ngành

chăn nuôi và các nguồn thông tin từ Internet.

VII. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:

Đánh giá theo qui định chung của Viện

VIII. Thang điểm đánh giá

Thang điểm 10,0 (lấy một chữ số thập phân) theo tỷ lệ:

- Kiểm tra giữa kỳ hoặc tiểu luận… : 40%

- Điểm thi cuối kỳ : 60%

-------------

Cộng 100%

IX. Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số tiết

1

Chương 1: Những tiến bộ mới trong sinh sản ở gia súc nhai lại

1.1. Thụ tinh nhân tao 1.2. Cấy truyền phôi 1.3. Cloning và những vấn đề cập nhật khác (do giảng viên bổ sung hàng năm) 1.4. Gen drive and gen editing

4

2

Chương 2: Sử dụng lúa cả cây ủ chua trong chăn nuôi bò sữa, bò thịt

2.1. Bài học và kinh nghiệm từ Nhật bản và một số nước khác 2.2. Sử dụng lúa cả cây ủ chua trong chăn nuôi bò sữa, bò thịt

3

Page 33: Khung chương trình chuyên ngành chăn nuôi

33

TT Nội dung Số tiết

3

Chương 3: By-pass protein và ứng dụng

3.1. Biến đổi của nitơ và protein ở dạ cỏ

3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ phân giải protein

3.3. Bảo vệ các protein trong thức ăn thoát khỏi sự phân giải ở dạ cỏ hay tăng lượng protein tháot qua ở thức ăn

3.4. Ảnh hưởng của việc bổ sung protein thoát qua và nitơ phi protein với protein thoát qua phối hợp đến năng suất gia súc nhai lại.

3.5. Một số kết quả nghiên cứu và sử dụng protein thoát qua cho gia súc nhai lại gần đây

4

4

Chương 4: Các phương pháp nghiên cứu xác định tỷ lệ tiêu hóa và giá trị dinh dưỡng thức ăn cho loài nhai lại.

4.1. Phương pháp in vivo

4.2. Phương pháp túi nylon (in sacco, in situ hay nylon bag technique)

4.3. Các phương pháp in vitro

4.4. Các phương pháp khác

4

5

Chương 5: Quản lý thời gian chiếu sáng ở bò sữa nhằm nâng cao năng suất và sức khỏe

5.1. Ảnh hưởng của chiếu sáng ở bò đang vắt sữa

5.2. Cơ sở khoa học

5.3. Ảnh hưởng của chiếu sáng ở bò cạn sữa

3

6

Chương 6: Chất lượng thịt bò, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thịt bò và tính ngon miệng (eating quality)

6.1. Chất lượng thịt bò

6.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thịt bò

6.3. Tính ngon miệng

6.4. Một số tiến bộ về di truyền liên quan đến chất lượng thịt bò

4

7

Chương 7: Những tiến bộ mới trong dinh dưỡng, công nghệ sinh học, di truyền giống và quản lý ở gia súc nhai lại nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính (Methane)

7.1. Sự hình thành nhóm các chất gây hiệu ứng nhà kính

7.2.Chỉ tiêu đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường

7.3. Phương pháp lấy mẫu, phân tích và đánh giá

7.4. Các giải pháp công nghệ sinh học giảm phát thải khí nhà kính từ gia súc nhai lại.

7.5. Giải pháp về quản lý

7.6. Giải pháp về di truyền giống

7.7. Giải pháp về dinh dưỡng

4

Page 34: Khung chương trình chuyên ngành chăn nuôi

34

TT Nội dung Số tiết

8

Chương 8: Các hệ thống đánh giá giá trị năng lượng và protein của thức ăn cho gia súc nhai lại

8.1. Các hệ thống đánh giá giá trị năng lượng cho loài nhai lại hiện nay (Energy systems for ruminants)

8.2. Các hệ thống đánh giá giá trị năng lượng trong tương lai

8.3. Một số hệ thống đánh giá giá trị protein của thức ăn cho gia súc nhai lại quan trọng.

8.4. Hệ thống năng lượng và protein nào nên sử dụng ở Việt nam.

4

Cộng 30

Ghi chú: Theo thông tư 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2015: Một tiết hay một giờ tín chỉ là 50 phút học tập, một tín chỉ được qui định tối thiểu bằng 15 giờ học lý thuyết và 30 giờ tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn; hoặc 30 giờ thực hành, thí nghiệm và 15 giờ tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn.

Trưởng tiểu ban chuyên ngành Người viết đề cương

GS. TS. Vũ Chí Cương

TS. Đỗ Thị Thanh Vân

TS. Phạm Kim Cương

TS. Phan Lê Sơn

Page 35: Khung chương trình chuyên ngành chăn nuôi

35

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC

Các kỹ thuật phân tích trong nghiên cứu chăn nuôi (Analysis techniques in animal) production)

I. Thông tin về học phần

Mã học phần: CNPT08

Số tín chỉ: 02

Giờ tín chỉ đối với các hoạt động học tập: 90

Là học phần: Tự chọn

Học kỳ: 1 hoặc 2

II. Thông tin về đội ngũ giảng viên:

1- GS. TS. Vũ Chí Cương

ĐT: 0912121506, Email: [email protected]

2- TS. Trần Quốc Việt

ĐT: 0913506505, [email protected]

3- TS. Trần Thị Bích Ngọc

ĐT: 0972708014, Email : [email protected]

4- Thông tin về trợ giảng (nếu có) (họ tên, địa chỉ liên hệ, điện thoại, email)

III. Mục tiêu học phần:

Trang bị cho nghiên cứu sinh những kiến thức và kỹ năng cập nhật và nâng cao về các phương pháp phân tích, thử mức tiêu hóa và đánh giá chất lượng sản phẩm chăn nuôi.

IV. Mô tả nội dung vắn tắt của học phần:

Các phương pháp phân tích thức ăn và sản phẩm chăn nuôi. Các phương pháp thử mức tiêu hóa và xác định giá trị dinh dưỡng của thức ăn. Đánh giá chất lượng các sản phẩm chăn nuôi.

V. Nhiệm vụ của nghiên cứu sinh:

- Dự lớp: Phải tham dự đủ thời gian học trên lớp theo quy chế hiện hành.

- Thảo luận: Tham gia thảo luận xây dựng bài trong quá trình giảng dạy của giáo viên, thảo luận seminar.

- Bài tập: Phải viết tiểu luận nộp cho giáo viên phụ trách và trình bày dưới dạng seminar trước nhóm học viên cùng học (nếu giáo viên yêu cầù).

- Dụng cụ học tập: Tự chuẩn bị đúng và đủ dụng cụ học tập theo yêu cầu.

- Kiểm tra và thi: Phải làm bài kiểm tra giữa kỳ hay tiểu luận và thi kết học phần theo đúng thời khóa biểu của học phần.

Page 36: Khung chương trình chuyên ngành chăn nuôi

36

VI. Tài liệu học tập:

Giáo trình

Tập bài giảng của giáo viên

Các tài liệu tham khảo

Vũ Duy Giảng, Nguyễn Xuân Bả, Lê Đức Ngoan, Nguyễn Xuân Trạch, Vũ Chí Cương, Nguyễn Hữu Văn (2008) Dinh dưỡng và thức ăn cho bò. NXB Nông nghiệp- Hà Nội. http://www.hua.edu.vn/giaotrinh/giaotrinh_index.htm

Các sách chuyên môn về chăn nuôi các gia súc nhai lại, lợn, gà, các tạp chí chuyên ngành chăn nuôi và các nguồn thông tin từ Internet.

VII. Tiêu chí đánh giá học tập của học viên

- Dự lớp: Thời gian dự lớp được dùng để tính điểm chuyên cần. Học viên dự lớp đủ thời gian quy định mới được phép dự thi hết học phần.

- Thảo luận: Học viên được đánh giá một phần thông qua tham gia thảo luận xây dựng bài trong quá trình giảng dạy của giáo viên, thảo luận seminar.

- Tiểu luận/seminar: Mỗi học viên phải viết ít nhất cuwowngc thu hoạch về kết quả phân tích.

- Kiểm tra giữa kỳ: Học viên phải làm 1 bài kiểm tra giữa kỳ sau khi học xong ½ chương trình của học phần. Kiểm tra giữa kỳ có thể thay thế bằng tiểu luận/seminar

- Thi hết học phần: Học viên phải dự thi hết học phần dưới hình thức thi viết hoặc vấn đáp sau khi đã hoàn thành các nội dung học, kiểm tra giữa kỳ và seminar.

VII. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:

Đánh giá theo qui định chung của Viện

VIII. Thang điểm đánh giá

Thang điểm 10,0 (lấy một chữ số thập phân) theo tỷ lệ:

- Kiểm tra giữa kỳ hoặc tiểu luận… : 40%

- Điểm thi cuối kỳ : 60%

-------------

Cộng 100%

IX. Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số tiết

1

Chương 1: Phân tích thành phần hóa học của thức ăn (phân tích xấp xỉ, phân tích theo hệ thống Van Soest).

1.1. Phân tích xấp xỉ (gần đúng)

1.2. Phân tích theo thành phần cấu trúc xơ: NDF, ADF..

7

Page 37: Khung chương trình chuyên ngành chăn nuôi

37

TT Nội dung Số tiết

2

Chương 2: Thử mức tiêu hóa trên gia súc nhai lại và xác định giá trị dinh dưỡng của thức ăn.

2.1. Các phương pháp in-vitro, in-sacco, in-vitro gas production, quang phổ hấp phụ cận hồng ngoại (NIRS).

2.2. Phương pháp in vivo

2.3. Phân tích kiềm purine xác định protein sinh khối vi sinh vật.

2.4. Phân tích và đánh giá chất lượng thịt, trứng, sữa.

8

3

Chương 3: Thử mức tiêu hóa trên gà và lợn và xác định giá trị dinh dưỡng của thức ăn.

3.1. Các phương pháp in vitro

3.2. Các phương pháp in vivo thông thường và phương pháp tiêu hóa hồi tràng

8

4

Chương 4: Phân tích và đánh giá chất lượng thịt, trứng, sữa.

4.1. Phân tích thành phần hóa học

4.2. Đánh giá cảm quan

4.3.Đánh giá thông qua các chỉ tiêu lý, hóa học và vi sinh vật

7

5

Chương 5: Thực hành

5.1. Phân tích gần đúng

5.2. in-vitro gas production

4

Cộng 34

Ghi chú: Theo thông tư 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2015: Một tiết hay một giờ tín chỉ là 50 phút học tập, một tín chỉ được qui định tối thiểu bằng 15 giờ học lý thuyết và 30 giờ tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn; hoặc 30 giờ thực hành, thí nghiệm và 15 giờ tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn.

Chủ tịch Hội đồng chuyên ngành Người viết đề cương

GS.TS. Vũ Chí Cương, TS. Trần Quốc Việt, TS. Trần Thị Bích Ngọc