154
BÁO CÁO TỔNG HỢP PHÂN TÍCH THU NHẬP CỦA HỘ NÔNG DÂN DO THAY ĐỔI HỆ THỐNG CANH TÁC Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Người thực hiện: TS. Lê Thị Nghệ

B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

BÁO CÁO TỔNG HỢP

PHÂN TÍCH THU NHẬP CỦA HỘ NÔNG DÂN DO THAY ĐỔI HỆ THỐNG CANH TÁC Ở

ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Người thực hiện: TS. Lê Thị Nghệ ThS. Lương Như Oanh

KS. Phạm Quốc Trị Và tập thể cán bộ nghiên cứu

HÀ NỘI, THÁNG 4 NĂM 2006

Page 2: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

Lời cảm ơnNhân dịp nghiệm thu đề tài “Phân tích thu nhập của hộ nông dân do thay

đổi hệ thống canh tác ở Đồng bằng sông Hồng”, chúng tôi xin trân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động triển khai nghiên cứu thành công đề tài của:

- Giám đốc dự án MISPA và Ban điều hành Dự án;- Lãnh đạo viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp

nông thôn; cán bộ phòng Khoa học, phòng Tổ chức Hành chính và phòng Tài vụ Viện;

- Các cố vấn tư vấn kỹ thuật triển khai nghiên cứu đề tài;- Các giám sát viên của đề tài.Chúng tôi cũng xin trân thành cảm ơn các đồng chí cộng tác viên: cán

bộ nghiên cứu của viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn và cán bộ nghiên cứu của Bộ Hệ thống nông nghiệp viện VASI; các cán bộ sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Hải Dương, Nam Định, Thái Bình và Hà Tây; các cán bộ phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Gia Lộc, Vụ Bản, Tiền Hải và Hoài Đức; cán bộ lãnh đạo chính quyền và hộ nông dân tại các xã: Đoàn Thượng, Thống Kênh, Vĩnh Hào, Thành Lợi, Nam Cường, Đông Quí, Đức Giang và Lại Yên đã không quản ngại khó khăn, tận tình phối hợp triển khai nghiên cứu và cung cấp đầy đủ hệ thống thông tin hết sức phong phú và quý báu, đóng góp cho sự thành công của đề tài./.

Hà Nội, tháng 4 năm 2006 Thay mặt nhóm nghiên cứu

Lê Thị Nghệ

1

Page 3: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

PHẦN I: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

1. Bối cảnh nghiên cứu.

1.1. Những vấn đề thực tiễn đang đặt ra ở vùng Đồng bằng sông Hồng.

Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) hiện có diện tích xấp xỉ 15.000 km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 855 ngàn ha, bằng 57% tổng diện tích. Tổng dân số của ĐBSH là 17,6 triệu người, trong đó 13,4 triệu là dân số nông nghiệp và nông thôn. Như vậy so với cả nước đồng bằng chỉ chiếm gần 5% diện tích cả nước nhưng dân số tập trung lên đến 21% dân số cả nước. Mật độ dân số ở ĐBSH cao nhất cả nước là 1170 người/km2 (GSO,2003).

Kể từ sau đổi mới (1989), nền kinh tế gia đình được thiết lập trở lại ở đồng bằng, hộ nông dân trở thành đơn vị sản xuất tự chủ. Đất đai do các HTX trước đây, đã được chia cho nông dân theo thời hạn sử dụng quy định trong luật năm 1993. Giai đoạn đầu mới tái lập từ năm 1988 đến 1993, đứng trước thách thức về an toàn lương thực… các hộ nông dân đã tập trung sản xuất cho nhu cầu của nông hộ (Đào Thế Anh, Vũ trọng Bình và cộng sự, 2000). Giai đoạn sau, khi bình quân lương thực đã tăng đáng kể (từ 288 kg năm 1988 lên 390 kg/người năm 1993), thúc đẩy đa dạng hoá sản xuất và sự tham gia có hiệu quả vào thị trường là những vấn đề đặt ra cho nông hộ ở đồng bằng. Kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy gần 70% sản lượng của nông hộ đã được trao đổi với thị trường (VLSS,2002).

Tuy nhiên, quy mô đất đai của các nông hộ hiện nay quá nhỏ và manh mún. Trung bình mỗi hộ chỉ có 0,25 ha đất nông nghiệp. Trong khi khả năng tập trung ruộng đất diễn ra rất chậm chạp. Quá trình chuyên môn hoá sản xuất ở nông hộ diễn ra yếu. Phần lớn số hộ còn lại có xu hướng đa dạng hoá hoạt động sản xuất của mình với mục đích chủ yếu là để giảm rủi ro với sự bấp bênh của thị trường. Thu nhập bình quân đầu người của nông dân có tăng, nhưng tốc độ tăng chậm trong những năm qua. Tính theo giá cố định năm 1994, thu nhập/khẩu/tháng ở đồng bằng tăng từ 190 ngàn đồng/khẩu/tháng năm 1996 lên 264 ngàn đồng/khẩu/tháng năm 2002, tổng mức tăng đạt 40%, nhưng chỉ bằng mức tăng trung bình cả nước (bảng dưới), có một khoảng cách so với mức tăng ở vùng Đông nam bộ (45%). Tính theo giá hiện hành, bình quân thu nhập từ trồng trọt của một hộ ở ĐBSH chỉ đạt 4,9 triệu đồng năm 2000, đứng thứ 6 trên 8 vùng sinh thái trong cả nước (GSO,2001) (bảng 1).

Một số nguồn thông tin khác cho thấy thu nhập của nông dân còn thấp hơn nhiều. Tác giả Nguyễn Mạnh Huấn nghiên cứu ở Thái bình năm 1999, 2000, đưa ra con số thu nhập tại chỗ (không tính thu từ nơi khác chuyển về) bình quân/hộ/năm chỉ là 2119 ngàn đồng. Cùng giai đoạn này, trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia đưa ra con số tổng thu nhập của hộ trung bình là 9,465 triệu đồng/hộ/năm,

2

Page 4: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

hay 185 ngàn đồng/tháng/khẩu. Sự khác nhau của các con số trên do phương pháp nghiên cứu khác nhau, nhưng tất cả đều cho thấy thu nhập của người dân ở ĐBSH là khá thấp.

Bảng I-1: Thu nhập bình quân đầu người tháng (1000 đồng)(giá so sánh năm 1994)

1996 1999 2001-2002 So sánh 2002/1996

Cả nước 192,49 221,19 267,01 1,39Thành thị 432,89 387,42 468,38 1,08Nông thôn 159,54 168,70 205,72 1,29Đồng bằng sông Hồng 189,60 210,17 264,39 1,39Nguồn : Tổng cục thống kê (2003)

Thu nhập của người nông dân thấp có nguyên nhân trực tiếp là do quy mô đất trung bình của các nông hộ quá nhỏ. Nhưng nhiều nhà kinh tế lí luận rằng, mức thu nhập vẫn có thể tăng lên nhờ sự chuyển đổi của các hệ thống sản xuất nông nghiệp ở ĐBSH theo hướng đa dạng hoá, phát triển các hoạt động phi nông nghiệp và chăn nuôi. Nhưng hiện nay có nhiều ý kiến xung quanh vấn đề phát triển của các hệ thống sản xuất. Người ta cho rằng, những cản trở của quá trình chuyển đổi chủ yếu là do sự yếu kém trong khâu tổ chức sản xuất (làm tăng chi phí thu gom), giá lao động cao và yếu tố rủi ro thị trường lớn. Hệ quả là giá thành các sản phẩm nông sản ở ĐBSH cao, chất lượng không đồng đều, lợi thế cạnh tranh ở của các sản phẩm không cao. Sản xuất nông nghiệp ở ĐBSH rơi vào vòng luẩn quẩn khi hiệu quả sản xuất thấp nông dân không muốn đầu tư hiệu quả càng thấp Nông dân không thiết tha với nông nghiệp và ruộng đất. Minh chứng cho luận điểm này, người ta đưa ra các thống kê về di dân chính thức ở đồng bằng sông Hồng và tỷ lệ hộ nông dân không có đất tăng liên tục hằng năm. Giai đoạn 10 năm từ 1984 đến 1994, cả ĐBSH có tổng cộng 191.987 người chuyển đi nơi khác, nhưng chỉ riêng 5 năm sau đó 1994–1999, đã có 148.933 người chuyển đi. Tương tự, tỷ lệ nông dân không đất ở ĐBSH hầu như không tăng ở giai đoạn 1993–1998, nhưng từ 1998 đến 2002 đã tăng rất nhanh, thậm chí nhanh hơn cả ở ĐBSCL (bảng 2).

Bảng I-2: Tỷ lệ hộ gia đình ở nông thôn không có đất (%)1993 1998 2002

Cả nước 8 9 19Đồng bằng sông Hồng 3,2 3,0 14Đồng bằng Cửu long 17 21 29

Nguồn: ĐTMSDC 1993, ĐTMSDC 1998 và ĐTMSHGĐ 2002 (WB, 2003)

Trên thực tế thì sự phát triển của các hệ thống sản xuất nông nghiệp ở ĐBSH những năm qua là khá đa dạng, mặc dù mức tăng thu nhập bình quân đầu người chung cho cả đồng bằng sông Hồng là không cao. Những đặc điểm này không mâu thuẫn với nhau, bởi vì những quan sát gần đây cho phép kết luận rằng sự phát triển của các hệ thống sản xuất ở ĐBSH là không tương đồng giữa các vùng và thậm chí

3

Page 5: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

giữa các hệ thống ngay trong một vùng1. Hiệu quả kinh tế của các hệ thống sản xuất trong vùng có xu thế độc canh lúa (thường ở vùng trũng) thấp hơn các hệ thống sản xuất trong vùng đa canh cây màu hàng hoá, cây ăn quả và phát triển chăn nuôi. Những hệ thống có tính chất chuyên môn hoá cao (ví dụ chăn nuôi lợn, cây ăn quả) có hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần hệ thống đa canh truyền thống, nhưng do nhiều lí do tỷ lệ của các hệ thống chuyên canh chưa cao… Mặt khác, sự biến đổi của các hệ thống ruộng đất trong các vùng khác nhau ở ĐBSH cũng diễn biến phức tạp. Đô thị hoá, công nghiệp và giao thông phát triển đã làm mất đáng kể diện tích đất canh tác lúa ở ĐBSH. Điều đó dẫn đến việc giảm bình quân diện tích đất nông nghiệp/đầu người và ảnh hưởng tới tính ổn định trong sản xuất nông nghiệp ở một số vùng.

Tóm lại, trong những năm qua, đã xuất hiện sự chuyển đổi của các hệ thống sản xuất và quá trình đa dạng hoá sản xuất ở các vùng khác nhau trong đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên, quá trình này diễn ra còn chậm và chưa chắc chắn? Những năm tới, triển vọng phát triển của hơn 3,1 triệu nông hộ hiện này sẽ quyết định tương lai của nông nghiệp, nông thôn ĐBSH. Với vị trí rất quan trọng cả về kinh tế, chính trị và văn hoá của ĐBSH, câu hỏi đặt ra là: làm thế nào để có thể hỗ trợ các nông hộ nâng cao thu nhập?; Chính sách nào có thể giải quyết được mâu thuẫn một bên là thu nhập cao của hộ nông dân và bên kia là tình trạng khan hiếm về ruộng đất?; Chính sách nào để có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng các nguồn lực đất đai và lao động hiện nay?; khuyến khích đầu tư của nông hộ để phát triển sản xuất nông nghiệp, tránh được xu thế phát triển lệch lạc?

1.2 Kinh tế hộ nông dân và vấn đề nghiên cứu hệ thống sản xuất nông nghiệp ở ĐBSH

Một vài sự đánh giá khác nhau trên đây cho thấy những nghiên cứu về hộ nông dân ở ĐBSH tuy nhiều nhưng còn khá tản mạn. Mỗi nghiên cứu với lí do khác nhau chỉ tập trung cho mục đích riêng nào đó và phương pháp áp dụng cho các nghiên cứu này không giống nhau. Vì thế, việc sử dụng kết quả nghiên cứu có sẵn này cho mục đích xây dựng chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn ở đồng bằng gặp nhiều khó khăn. Để có được một phân tích sâu và toàn diện về các hệ thống sản xuất và xu thế phát triển của n hiện nay nhằm hoạch định ra những chính sách hỗ trợ phát triển tốt nhất, cần thiết phải có nghiên cứu đánh giá đầy đủ và toàn diện hơn đối với các hệ thống sản xuất nông nghiệp hiện nay ở đồng bằng. Trong đó, yêu cầu: (1) Mô tả được đầy đủ các hệ thống sản xuất hiện nay, (2) Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các hệ thống sản xuất và (3) cuối cùng là Đề xuất được những giải pháp tác động nhằm hỗ trợ kinh tế hộ nông dân ở ĐBSH.

1 Tham kh¶o nh÷ng nghiªn cøu thùc ®Þa cña Bé m«n hÖ thèng n«ng nghiÖp (ASD), ViÖn KHKTNN ViÖt nam (VASI)

4

Page 6: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

Theo chúng tôi để có thể phác hoạ những nội dung cụ thể của để tài, nghiên cứu phải bám sát vào những điểm cơ bản của lí thuyết kinh tế hộ nông dân. Dưới đây là một số điểm cần lưu ý đối với nông hộ sản xuất nhỏ:

a. Ứng xử của nông hộ đối với các điều kiện nông học và thị trường:

Đối với sự phát triển của hộ nông dân, không phải chỉ có những điều kiện về sinh thái, mà cả những mối quan hệ xã hội, quan hệ thị trường cũng có ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và kỹ thuật sản xuất. Trong mỗi vùng, không phải tất cả các hộ nông dân đều có cùng cách ứng xử đối với sự thay đổi của điều kiện sản xuất và thị trường.

Đối với nông dân, chỉ tiêu chí phí - hiệu quả của một hệ thống sản xuất là điều kiện cho phép hộ nông dân có thể tiếp tục phát triển, vì thế nông dân luôn tính đến những rủi ro trong sản xuất.

- Nếu điều kiện về nông học, kinh tế và khí hậu thất thường, những người sản xuất khác nhau sẽ có sự đánh giá rủi ro khác nhau. Nếu rủi ro quá lớn, họ sẽ không đầu tư.

- Nếu điều kiện thị trường không thuận lợi, những người sản xuất sẽ không tập trung sản xuất ở quy mô lớn và chuyên canh. Mục tiêu sản xuất trước hết là để tiêu dùng và đáp ứng nhu cầu của hộ.

- Ngược lại, nếu điều kiện thị trường thuận lợi, người sản xuất sẽ tập trung sản xuất quy mô lớn hơn, chuyên môn hoá để sản xuất ra hàng hoá bán ra thị trường. Người sản xuất sẽ tính đến lợi thế so sánh và quyết định đầu tư công nghệ, kỹ thuật cao. Cụ thể, logic đầu tư của nông hộ sẽ là:

o Những người sản xuất sẽ đầu tư nhiều hơn về lao động để tối đa hoá lợi nhuận trên 1 đơn vị diện tích với điều kiện lao động dư thừa trong khi các nguồn lợi về tài nguyên thiên nhiên hạn chế (nước, đất…). Các hệ thống sản xuất mang tính chất thâm canh cao và phát triển đa dạng các hệ thống khác nhau, kết hợp đồng thời các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi cho lợi nhuận cao.

o Nhưng nếu điều kiện về nguồn lợi tự nhiên thuận lợi, những người sản xuất lại muốn tối đa hoá thu nhập trên 1 đơn vị lao động.

o Nếu nguồn lao động thuê rẻ, những người chủ trang trại có xu thế sử dụng các hệ thống sản xuất và kỹ thuật cho phép tối đa hoá lợi nhuận của vốn.

Không giống các loại hình kinh tế khác, quy luật phát triển của kinh tế hộ nông dân rất đa dạng: Quy luật kinh tế phổ biến nhất trong nông hộ là Quy luật về tính hợp lí khi ra quyết định trong đó mục tiêu sản xuất các nông hộ sẽ được điều chỉnh trên cơ sở cân bằng các nguồn lực sẵn có của gia đình (vốn, đất, lao động…). Sau nữa là Quy luật sinh học của các kiểu hộ khi quan niệm rằng hộ nông dân phát triển

5

Page 7: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

theo các giai đoạn khác nhau phụ thuộc vào tuổi của chủ hộ, từ việc mới thiết lập đến tích tụ phát triển và cuối cùng là giai đoạn phân hoá khi tuổi của chủ hộ đã cao (Chu kỳ tích tụ và phân hoá ruộng đất của Trai - a - Nốp). Cuối cùng người ta không thể bỏ qua Quy luật tiến hoá của hộ nông dân từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá, hiện tượng mà chúng ta thấy nhiều trong thực tế.

b. Đất đai đối với nông hộ nhỏ.

Đất đai luôn là vấn đề sống còn của bất kỳ một nông hộ lớn hay nhỏ. Sở hữu ruộng đất là quan trọng, nhưng đối với các nông hộ nhỏ khả năng tiếp cận được ruộng đất và vấn đề an toàn của ruộng đất mà hộ đang khai thác lại quan trọng hơn nhiều. Ngoài những yếu tố về thị trường và các yếu tố nông hộ kể ra trên đây, hai vấn đề này xác định thái độ của nông hộ đối với việc đầu tư và phát triển. Trong điều kiện mất an toàn ruộng đất nông dân sẽ không đầu tư và áp dụng các kỹ thuật quảng canh. Nông hộ nhỏ thường ít điều kiện để mua (tạu) ruộng đất mà chủ yếu là thừa kế hoặc mượn đổi, lĩnh canh, bởi vậy họ ít quan tâm hơn đến sở hữu. Ruộng đất không an toàn là những ruộng đất khi tiến hành canh tác, người nông dân có nguy cơ không thu được hoa lợi trên đó. Như vậy, nguyên nhân mất an toàn ruộng đất có thể đến từ những rủi do thiên nhiên do đặc điểm của mảnh ruộng đó mang lại, từ sự không nhất quán về chính sách ruộng đất hoặc rủi ro về hợp đồng thuê mướn, khả năng bị chiếm đoạt bởi các thế lực xã hội khác nhau… Trong điều kiện của ĐBSH, Nhà nước đã chia ruộng đất cho nông dân để canh tác, nhưng như thế không có nghĩa là an toàn ruộng đất đã bảo đảm. Sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhiều rủi ro về thiên tai, mặt khác chính sách ruộng đất còn nhiều điểm chưa thật rõ (nhất là thời hạn sử dụng đất) và đặc biệt là nguy cơ mất đất do công nghiệp hoá, do đầu cơ, tham nhũng ruộng đất đe doa nhiều đến an toàn ruộng đất ở một số vùng thuộc đồng bằng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của các hệ thống sản xuất nông nghiệp.

2. Giới thiệu một số nét chính về báo cáo

Nội dung của báo cáo gồm 5 phần chính:

- Phần I - Giới thiệu nghiên cứu: Giới thiệu bối cảnh nghiên cứu và những vấn đề tổng quan về kinh tế hộ nông dân ở ĐBSH. Các mục đích và các câu hỏi nghiên cứu chính của báo cáo cũng được đề cập trong phần này.

- Phần II - Phương pháp nghiên cứu: Giới thiệu các phương pháp nghiên cứu về kinh tế hộ nông dân và cách tính thu nhập của hộ nông dân. Các phương pháp và công cụ nghiên cứu được sử dụng trong báo cáo.

- Phần III - Hệ thống canh tác và thu nhập của nông dân: Chỉ ra hiện trạng thu nhập và xu hướng biến động thu nhập của hộ nông dân ở ĐBSH theo 4 vùng sinh thái đặc trưng.

- Phần IV - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập: Phân tích các yếu tố định tính và định lượng ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân ở ĐBSH.

6

Page 8: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

- Phần V - Kết luận chung và đề xuất giải pháp: Thảo luận về hiện trạng và cơ hội nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân ở ĐBSH. Đồng thời đề xuất các giải pháp hỗ trợ nhằm nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân ở ĐBSH theo từng vùng sinh thái.

Điểm nổi bật được ghi nhận trong báo cáo này là đã tiến hành nghiên cứu bao quát được tại các vùng khác nhau ở trong ĐBSH như vùng ven đô thị, vùng ven biển, vùng thuần lúa và vùng đa dạng hoá nông nghiệp. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đánh giá hiện trạng thu nhập của các hộ nông dân tại các vùng khác nhau ở ĐBSH và là cơ sở thực tiễn trong việc đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao thu nhập cho hộ nông dân. Thông qua các cuộc điều tra khảo sát tại thực địa, báo cáo cũng góp phần bổ sung các kết quả định tính về hiện trạng thu nhập của hộ nông dân ở ĐBSH trong thời gian gần đây nhất (năm 2004) mà thời gian qua chưa có nghiên cứu nào thực hiện.

Bên cạnh đó, những phân tích về thu nhập của hộ nông dân trong báo cáo luôn được gắn liền với các hệ thống sản xuất của nông hộ ở từng vùng khác nhau. Chính việc tiếp cận nghiên cứu này đã góp phần quan trọng trong quá trình đánh giá thu nhập của các hộ nông dân mà các báo cáo khác trước đây không thực hiện được.

Điểm hạn chế của đ ề tài :

Trước hết, do điều kiện và thời gian nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên số mẫu điều tra còn khá khiêm tốn, 418 hộ. Số mẫu đại diện này là rất ít nếu so với 3,1 triệu hộ ở ĐBSH và rõ ràng không thể đại diện được đầy đủ hiện trạng thu nhập của hộ nông dân vùng ĐBSH nói chung.

Bên cạnh đó, do số liệu điều tra thực địa chỉ thể hiện được tình trạng thu nhập và sản xuất của hộ nông dân tại thời điểm nghiên cứu (năm 2004) do đó không thể hiện được xu thế biến động thu nhập của hộ nông dân theo hệ thống canh tác qua từng giai đoạn khác nhau mà chỉ tính được thu nhập của các nhóm hộ theo hệ thống canh tác khác nhau từ đó so sánh mức thu nhập giữa các nhóm hộ có hệ thống canh tác khác nhau trên tổng thể các hộ điều tra (có nghĩa, chỉ so sánh mức thu nhập theo hệ thống canh tác của các nhóm hộ trong cùng một thời điểm, chứ không so sánh mức thu nhập của hộ trước và sau khi thay đổi hệ thống canh tác. Tuy nhiên, cách tính này có thể loại trừ ảnh hưởng của các biến động giá vật tư đầu vào và giá sản phẩm đầu ra qua các năm). Để khắc phục điều này, chúng tôi phải so sánh với các kết quả nghiên cứu khác từ VLSS 1993, 1998 và VLHSS 2002. Việc so sánh này là chưa thật hợp lý và chỉ mạng tính tương đối bởi phương pháp nghiên cứu khác nhau. Do đó chưa có những đánh giá thật cụ thể về xu thế biến động thu nhập của hộ nông dân qua từng giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên, nguồn số liệu này cũng không tách ra theo hệ thống canh tác nên cũng chỉ nêu lên biến động về thu nhập của hộ chứ không thể phân tích biến động về thu nhập của hộ theo hệ thống canh tác.

7

Page 9: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

Để nghiên cứu thu nhập của các hộ nông dân, việc chọn điểm được tiến hành căn cứ theo tiêu chí vùng sinh thái. Việc phân vùng nghiên cứu của được thực hiện dựa trờn bộ số liệu thống kê tương đối đầy đủ của các tỉnh ở ĐBSH những năm gần đây về các điều kiện sản xuất (đất đai, dân số, mật độ dân số,....) và các điều kiện sinh thái khác nhau. Kết quả cho thấy, vùng đồng bằng sông Hồng có thể chia ra thành 5 tiểu vùng sinh thái khác nhau. Do điều kiện hạn chế, việc chọn điểm nghiên cứu chỉ thực hiện được tại 4 tỉnh đại diện cho 4 vùng sinh thái khác nhau dựa trên các kết quả của việc phân vùng là các tỉnh Hà Tây, Thái Bình và hai tỉnh nằm hai bên sông Hồng một phía Bắc một phía Nam là Hải Dương và Nam định. Việc chỉ lựa chọn 4 vùng là một hạn chế của nghiên cứu. Tại mỗi tỉnh, 1 huyện có đại diện đặc trưng nhất so với đặc điểm sinh thái của vùng đó. Việc lựa chọn các tiểu vùng nghiên cứu (các xã) được tiếp tục lựa chọn bằng cách chọn ra 2 xã đại diện nhất trong huyện.

3. Mục đích nghiên cứu

Mục đích chung của nghiên cứu này   là:

(1) Đánh giá hiện trạng các hệ thống sản xuất nông nghiệp và tình hình thu nhập của hộ nông dân trong các vùng khác nhau ở đồng bằng sông Hồng, đồng thời cũng chỉ ra được những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của họ.

(2) Xác định các yếu tố gây ra sự biến động về thu nhập của hộ nông dân và xu thế của sự biến động đó cũng như các vấn đề hiện nay mà hộ nông dân ở đồng bằng sông Hồng gặp phải khi muốn tăng thu nhập.

(3) Đề xuất những giải pháp hỗ trợ nhằm nâng cao thu nhập của người nông dân ở đồng bằng sông Hồng, khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên đất đai khan hiếm.

Mục đích cụ thể nhằm:

- Hệ thống hoá được thông tin về các hệ thống sản xuất nông nghiệp và tình hình thu nhập của hộ nông dân trong các vùng khác nhau của đồng bằng sông Hồng.

- Xác định được các yếu tố và điều kiện nâng cao thu nhập và thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiệu quả các hệ thống sản xuất nhằm nâng cao thu nhập của người dân trong vùng đồng bằng sông Hồng.

- Đề xuất được những kiến nghị chính sách nhằm hỗ trợ sự phát triển nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng nói chung và sự phát triển của các hệ thống sản xuất nông nghiệp nói riêng theo hướng sản xuất hàng hoá, tăng thu nhập và bảo vệ nguồn lợi tài nguyên khan hiếm (đất, nước), ngăn chặn những xu thế biến đổi tiêu cực.

8

Page 10: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

4. Giả thiết nghiên cứu

1. Thu nhập của các hộ ở nông thôn trong các vùng khác nhau ở đồng bằng phụ thuộc không chỉ vào các điều kiện của nông hộ mà cả yếu tố vùng, các điều kiện, thể chế và chính sách cụ thể về đất đai, thị trường, tình hình kinh tế xã hội ở mỗi nơi.

2. Mặc dù quy mô diện tích còn nhiều hạn chế nhưng chiến lược của các nông hộ đã thay đổi thay vì mục tiêu tự cung tự cấp các nông hộ đã tham gia mạnh vào sản xuất hàng hoá nông sản. Xu thế chuyên môn hoá không mâu thuẫn với các chiến lược khác nhau như:

a. Tối đa hoá lợi nhuận

b. Tránh mạo hiểm và hoạt động nặng nhọc

c. Giá trị hoá các lợi thế vùng.

Nói cách khác, trong điều kiện của ĐBSH, quy mô kinh tế của nông hộ không hoàn toàn tỷ lệ thuận với quy mô diện tích của nông hộ.

3. Bên cạnh những hạn chế về ruộng đất và một số nguồn lợi khác, rủi ro được xem yếu tố hạn chế cơ bản đến sức sản xuất, khả năng phát triển và hiệu quả kinh tế của các hệ thống sản xuất nông nghiệp hiện nay. Nhóm yếu tố rủi ro quan trọng cần nghiên cứu bao gồm:

a. Rủi do do thiên tai

b. Rủi ro về ruộng đất (mất an toàn ruộng đất)

c. Rủi ro về thị trường

4. Những chính sách cải cách kinh tế nông nghiệp và nông thôn (chính sách đất đai, thuế và thuỷ lợi phí, tổ chức sản xuất và khuyến nông...) đã hỗ trợ tốt cho sự phát triển của các hệ thống sản xuất ở giai đoạn đầu, khi các hệ thống sản xuất mới chỉ dừng ở mức độ tự cung tự cấp, nhưng chưa hoàn toàn thích hợp khi các hệ thống sản xuất thay đổi các mục tiêu hướng ra thị trường.

5. Các câu hỏi nghiên cứu

1. Tình trạng thu nhập hiện nay của các hộ ở nông thôn như thế nào? đặc điểm phân hoá thu nhập ở nông thôn ra sao? phân ra:

a. Phân giữa các vùng như thế nào (thuần lúa, đang dạng hoá, cận đô, khác)?

b. Sự phân hoá thu nhập ngay trong một vùng?

9

Page 11: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

2. Yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập và sự phân hoá thu nhập của hộ ở thôn trong ĐBSH là gì? Mối quan hệ của sự phân hoá thu thập và phân hoá ruộng đất, kinh tế xã hội trong nông thôn như thế nào?

a. Yếu tố gây phân hoá giữa các vùng?

b. Yếu tố gây phân hoá ngay trong một vùng?

c. Mối quan hệ giữa phân hoá về ruộng đất và phân hoá kinh tế và tình trạng nghèo đói ra sao?

d. Đặc điểm thu nhập của các hộ không đất là như thế nào (bao nhiêu? nguồn thu từ đâu? tính bền vững và các rủi ro?).

3. Xu thế biến động của thu nhập của các hộ trong nông thôn, yếu tố quyết định đến sự thay đổi của thu nhập và vai trò của các hệ thống hoạt động đối với sự biến đổi này trong tương lai?

4. Vai trò của các hệ thống hoạt động phi nông nghiệp trong kinh tế hộ gia đình? Có hay không sự cạnh tranh lao đông? Tính bền vững của các nguồn thu nhập phi nông nghiệp?

5. Có hay không hiện tượng mất an toàn về ruộng đất ảnh hưởng đến chiến lược phát triển của các kiểu hộ nông dân?

a. Hình thức mất an toàn nào? Ở đâu? Mức độ ra sao?

b. Tác động của các hình thức mất an toàn này đến chiến lược đầu tư và sự phát triển của các kiểu hộ nông dân như thế nào?

6. Những chính sách (nhóm chính sách) nào có thể cải thiện nâng cao thu nhập của nông dân? tập trung nghiên cứu các nhóm chính sách sau đây: (1) Chính sách ruộng đất, (2) Chính sách lao động và việc làm, (3) chính sách vốn, (4) chính sách khoa học công nghệ và (5) chính sách điều tiết thị trường và tiêu thụ nông sản?

10

Page 12: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

PHẦN II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Phương pháp tiếp cận

2.1.1.Lý thuyết hệ thống

Lý thuyết hệ thống ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học để phân tích và giải thích các mối quan hệ tương hỗ. Trong thời gian gần đây quan điểm này được áp dụng và phát triển trong nghiên cứu nông nghiệp.

Hệ thống được hiểu là một tổng thể có trật tự của các yếu tố khác nhau có quan hệ và tác động qua lại. Một hệ thống có thể xác định như một tập hợp các đối tượng hoặc cá thuộc tính được liên kết tạo thành một chính thể và nhờ thế hệ thống có một đặc tính mới gọi là tính “trội” của hệ thống. Như vậy, hệ thống không phải là phép cộng đơn giản của các yếu tố, các đối tượng mà là sự kết hợp hữu cơ giữa các yếu tố và có quan hệ giàng buộc chặt chẽ với nhau.

Ngoài các yếu tố bên trong hệ thống, còn có các yếu tố bên ngoài hệ thống, không nằm trong hệ thống nhưng có tác động với các yếu tố bên trong hệ thống, gọi là yếu tố môi trường. Những yếu tố môi trường tác động lên hệ thống là yếu tố “đầu vào”, còn những yếu tố môi trường chịu sự tác động trở lại của hệ thống là yếu tố “đầu ra”. Phép biến đổi của hệ thống là khả năng thực tế khách quan của hệ thống trong việc biến đổi “đầu vào” thành “đầu ra”. Thực trạng của hệ thống là một khả năng kết hợp giữa yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra của hệ thống trong một thời điểm nhất định.

Vậy, hệ thống canh tác khả năng kết hợp giữa yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra của hệ thống canh tác trong một thời điểm nhất định.

Phương pháp nghiên cứu hệ thống là cụ thể hoá quan điểm hệ thống vào trong thực tiễn nghiên cứu. Trong thực tiễn có 2 phương pháp nghiên cứu hệ thống là:

- Nghiên cứu phát triển hệ thống đã sẵn có, có nghĩa là dùng phương pháp phân tích hệ thống để tìm ra điểm “hẹp” hay chỗ “thắt lại” của hệ thống. Đó là chỗ ảnh hưởng không tốt, hạn chế đến quá trình hoạt động của hệ thống, cần được sửa chữa khai thông để cho hệ thống hoàn thiện hơn, hiệu quả hơn.

- Nghiên cứu xây dựng hệ thống mới. Đây là phương pháp vĩ mô, đòi hỏi có sự tính toán và đầu tư khá cao.

Đề tài “Phân tích thu nhập của hộ nông dân do thay đổi hệ thống canh tác ở Đồng bằng sông hồng” sẽ vận dụng phương pháp thứ nhất.

2.1.2. Hệ thống nông nghiệp

Khái niệm về hệ thống trang trại (Farming Systems) đã có từ thế kỷ 19, do nhà nông học người Đức (Von Walfen) đề xuất khi ông sử dụng “đầu vào” và “đầu ra” của một nông trại coi là một tổng thể để nghiên cứu vấn đề màu mỡ của đất.

11

Page 13: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

Đến năm 1977 Grigg, một nhà địa lý dùng khái niệm hệ thống nông nghiệp (Agricultural Systems) để phân biệt các kiểu nông nghiệp thế giới.

Các nhà kinh tế nông nghiệp khi nghiên cứu vấn đề quản lý nông trại đã đưa ra khái niệm về hệ thống sản xuất (Pro ddu ctive Systems) đã coi nông trại như một sự phối hợp của hệ thống tròng trọt, đồng cỏ, chăn nuôi và quản lý kinh tế.

Ở các nước nói tiến Anh, khái niệm hệ thống Farming Systems đã được sử dụng rộng rãi với nghĩa là hệ thống nông nghiệp, hệ thống kinh doanh nông nghiệp. Hệ thống trang trại là sự xắp xếp độc nhất và ổn định một cách hợp lý của các việc kinh doanh nông nghiệp do hộ nông dân quản lý, tuân theo hoạt động đã được xác định, tuỳ thuộc vào môi trường vật lý, sinh học, kinh tế, xã hội phù hợp với mục tiêu, sở thích và nguồn lợi của hộ. Khái niệm về hệ thống trang trại trên đây cũng gần giống như khái niệm hệ thống sản xuất ở Pháp, cũng tương tự hệ thống nông nghiệp ở Nga.

Cho đến nay đã có một số khái niệm về hệ thống nông nghiệp như sau:

- Theo Vissac (1986), Hệ thống nông nghiệp là sự Bảng hiện không gian của sự phối hợp các ngành sản xuất và kỹ thuật do một xã hội thực hiện. Nó Bảng hiện một sự tác động qua lại giữa một hệ thống sinh học – sinh thái và môi trường tự nhiên, là đại diện một hệ thống xã hội – văn hoá qua các hoạt động xuất phát từ những thành quả kỹ thuật;

- Hệ thống nông nghiệp thích ứng với phương thức khai thác nông nghiệp của một không gian nhất định do xã hội tiến hành là kết quả của sự phối hợp của các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hoá và kỹ thuật (Touve 1988);

- Mzoyer (1986), Hệ thống nông nghiệp trước hết là một phương thức khai thác môi trường được hình thành và phát triển trong lịch sử, một hệ thống sức sản xuất thích ứng với các điều kiện sinh thái, khí hậu của một không gian nhất định, đáp ứng các điều kiện và nhu cầu của thời điểm ấy.

Tóm lại, khái niệm hệ thống nông nghiệp đã xuất phát từ 2 cách tiếp cận đã được công nhận rộng rãi, đó là: tiếp cận hệ thống nông trại ở Anh và tiếp cận hệ thống nông nghiệp ở Pháp. Tuy nhiên, cách tiếp cận nông nghiệp là toàn diện hơn và phù hợp với sự phát triển.

2.1.3. Hệ thống canh tác

Như đã trình bày ở phần trên, rõ ràng hệ thống nông nghiệp đã đặt hệ thống vật nuôi, cây trồng vào trong một không gian, thời gian, một điều kiện xã hội nhất định. Nó là sự phối hợp các nhân tố tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hoá và kỹ thuật.

Về thực chất hệ thống canh tác đồng nghĩa với hệ thống nông nghiệp. Có một số định nghĩa về hệ thống canh tác như sau:

12

Page 14: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

- Hệ thống canh tác (hệ thống nông trại, hệ thống nông nghiệp) là sự bố trí một cách thống nhất và ổn định các ngành nghề trong nông trại được quản lý bởi hộ gia đình trong một môi trường tự nhiên, sinh học, kinh tế, xã hội phù hợp với mục tiêu, sự mong muốn và nguồn lực của hộ (Shanor Philip và Sôhmohi, 1981).

- Hệ thống canh tác là sự tập hợp các đơn vị chức năng riêng biệt, đó là các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, tiếp thị. Các đơn vị đó có mối quan hệ qua lại với nhau vì cùng dùng chung các nguồn lực nhận từ môi trường. Khái niệm này thường được dùng với những giới hạn vượt khỏi ranh giới cụ thể của từng nông trại, đã nói lên những đơn vị nông trại có hình thức tương tự (IRRI, 1980).

- Hệ thống canh tác là hình thức tập hợp các tổ hợp đặc thù, các tài nguyên trong nông trại ở mõi môi trường nhất định bằng những phương pháp công nghệ sản xuất ra những sản phẩm nông nghiệp sơ cấp. Định nghĩa này không bao gồm hoạt động chế biến vốn thường vượt quá hình thức phổ biến của nông trại cho những sản phẩm chăn nuôi và trồng trọt riêng biệt (IRRI, 1989).

Từ những định nghĩa trên cho chúng ta một khái niệm chung nhất về hệ thống canh tác, đó là một hệ thống bao gồm nhiều hệ thống phụ như: trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề, thậm chí cả tiếp thị. Trong đó, hệ thống trồng trọt là bộ phận chủ yếu của hệ thống canh tác, cấu trúc của nó quyết định hoạt động của các hệ thống con khác.

Nghiên cứu hệ thống trồng trọt là một vấn đề phức tạp vì nó liên quan đến nhiều khía cạnh môi trường như đất đai, khí hậu, thời tiết, sâu bệnh, công nghệ sinh học, vấn đề hiệu ứng của hệ thống cây trồng. Hiện nay, có nhiều khái niệm về hệ thống cây trồng:

- Hệ thống cây trồng là thành phần các giống và loài cây được bố trí trong không gian và thời gian trong mọi hệ thống sinh thái nông nghiệp nhằm tận dụng hợp lý nhất các nguồn lợi tự nhiên, kinh tế xã hội (Đào Thế Tuấn 1984).

- Hệ thống cây trồng là hình thức đa canh bao gồm: trồng xen, trồng gối, trồng luân canh, trồng thành băng, canh tác hỗn hợp, vườn hỗn hợp các loại cây. Hệ thống cây trồng hay công thức luân canh là tổ hợp trong không gian và thời gian của các cây trồng trên một mảnh đất và các biện pháp canh tác để sản xuất chùng (Zandazardatra).

Như vậy, hệ thống cây trồng là một thể thống nhất trong mối quan hệ tương tác giữa các loại cây trồng được bố trí hợp lý trong không gian và thời gian tức là mối quan hệ giữa các loại cây trồng trong từng vụ và giữa các vụ khác nhau trên một mảnh đất, trong một hệ sinh thái. Vì vậy, nghiên cứu hệ thống cây trồng là

13

Page 15: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

nghiên cứu: công thức luân canh và hình thức đa canh, cơ cấu cây trồng hay tỷ lệ diện tích dành cho mùa vụ cây trồng nhất định, kỹ thuật canh tác cho cả hệ thống canh tác đó.

2.1.4. Phát triển hệ thống canh tác

Phát triển hệ thống canh tác (PHC) là một phương pháp tiếp cận nhằm phát triển hệ thống nông trại và cộng đồng nông thôn trên cơ sở bền vững.

Hệ thống nông trại là các nông hộ, có thể chia thành ba phân hệ cơ bản chúng liên kết chặt chẽ trong mối tác động qua lại lẫn nhau: (i) Nông hộ như là một đơn vị ra quyết định; (ii) Trang trại với các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi (iii) Các thành phần ngoài trang trại. Trong phát triển hệ thống canh tác (PHC), hệ thống nông trại được xem như một thể thống nhất của các hệ thống canh tác chiếm ưu thế trong cộng đồng nông thôn.

Cộng đồng nông thôn là những hệ thống lớn hơn, bao gồm các nông hộ có hoặc không có trang trại. Các hệ thống nông hộ không trang trại lại bao gồm nhiều phân hệ. Chúng liên kết và tác động chặt chẽ lẫn nhau. Các nhà buôn lớn, những người buôn bán lẻ, các nhóm xã hội, các cơ quan nhà nước, cơ cấu lãnh đạo, chính kiến và tôn giáo, vv...Tất cả đều thuộc hệ thống ngoài nông trại. Hệ thống nông trại thường tham gia và có tác động qua lại với một vài hay toàn bộ các hệ thống này.

Nông trại là hệ thống chủ yếu và là tâm điểm tập trung nghiên cứu phát triển hệ thống canh tác.

Hệ thống nông trại gồm 3 phân hệ, chúng có mối liên hệ và tác động qua lại nhau rất chặt chẽ:

1. Hộ gia đình, là đơn vị ra quyết định, nó thiết lập các mục tiêu cho hệ thống, điều khiển sự hoạt động của hệ thống, phân phối sử dụng lao động, nhu cầu lương thực và tiền mặt để thoả mãn các mục tiêu đề ra.

Hệ thống nông trại

14

Nông hộ

Trang trại

Ngoài trang trại

Page 16: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

2. Trang trại cùng với các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi của nó, cung cấp việc làm, lương thực tiền mặt cho nông trại.

3. Các hoạt động phi nông nghiệp, cạnh tranh với các hoạt động nông nghiệp về lao động, nó cung cấp việc làm và các hoạt động tạo thu nhập thêm; đang trở thành ngày một quan trọng hơn trong việc bổ xung cho phúc lợi gia đình người nông dân.

Có thể BiÓu diễn hệ thống nông trại ở sơ đồ dưới:

Phân tích hệ thống canh tác phải bao gồm cả sự hiểu biết về các điều kiện môi trường

Hệ thống nông trại và moi trường bao quanh nó

Chúng ta đã thấy rằng, phân tích canh tác phải bao gồm cả sự hiểu biết về các điều kiện môi trường có ảnh hưởng đến quá trình quyết định của nông hộ. Hệ thống nông trại không phải là một hệ cô lập mà chúng là một phần và chịu ảnh hưởng của hệ thống khác của các điều kiện và môi trường xung quanh: môi trường vật lý, văn hoá xã hội, thể chế chinh sách, ... Trên thực tế, ảnh hưởng của một hệ thống nông trại đơn lẻ đến các hệ thống và môi trường thường là rất nhỏ. Vì thế, chúng được xác định trên phạm vi rộng về cả những yếu tố hạn chế và tiềm năng phát triển của hệ thống nông trại.

Môi trường bao quanh bao gồm: (i) Môi trường vật lý (khí hậu, đất, địa hình, nước, thực vật, cơ sở hạ tầng (đường sá, cầu cống, ...); (ii) Môi trường văn hoá – xã hội, bao gồm: cộng đồng (mối liên kết huyết thống, làng xã, phường hội, sắc tộc, sự phân tầng xã hội, sự phụ thuộc lẫn nhau), văn hoá (tín ngưỡng, quan điểm/thái độ, truyền thống); (iii) Môi trường chính sách và thể chế, bao gồm:

- Các phạm vi của chính sách: các ưu tiên phát triển, nông nghiệp (khuyến khích xuất khẩu, thay thế nhập khẩu, tiếp cận thị trường, khuyến khích các thành phần kinh tế), chính sách công nghiệp, cơ sở hạ tầng, dịch vụ, dịch vụ, giáo dục, chăm lo sức khoẻ, việc làm, các vấn đề quốc gia và khu vực...;

- Cơ cấu tổ chức của chính sách: cấu trúc chính sách, sự tham gia lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch;

- Cơ cấu pháp lý: quyền làm chủ các điều khiển các nhân tố sản xuất, quyền làm chủ điều khiển các quá trình sản xuất;

- Nghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống canh tác, nghiên cứu phát triển khu vực hoá, khuyến nông;

- Dịch vụ nông nghiệp: tổ chức và quản lý của các tổ chức tiếp thị, tín dụng, cung ứng đầu vào cho sản xuất, vv...

15

Page 17: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

2.1.5. Chuyển đổi hệ thống canh tác

Chuyển đổi hệ thống canh tác là một trong những nội dung chủ yếu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, kinh tế nông thôn nói chung.

Trong nông nghiệp cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng sản xuất trồng trọt, chuyển sang sản xuất chăn nuôi, thuỷ sản và dịch vụ nông nghiệp. Trong trồng trọt sự chuyển dịch cơ cấu diễn ra theo hướng giảm tỷ lệ sản xuất cây lương thực chuyển dần sang sản xuất cây thực phẩm, công nghiệp ngắn, dài ngày và cây ăn quả. Rõ ràng, để thực hiện quá trình chuyển đổi đó, chuyển đổi hệ thống canh tác là trọng tâm của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Chuyển đổi hệ thống canh tác là thực hiện một bước chuyển từ trạng thái hiện trạng của hệ thống sang một trạng thái hệ thống mới mà mình mong muốn đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Thực chất của chuyển đổi hệ thống canh tác là một biện pháp nhằm thúc đẩy hệ thống canh tác phát triển.

Vì vậy, có thể nói chuyển đổi hệ thống canh tác hiện nay là phát triển hệ thống canh tác trong điều kiện môi trường kinh tế - xã hội mới mà nền kinh tế thị trường đã và đang tác động đến nông nghiệp.

Chuyển đổi hệ thống canh tác là phát triển hệ thống canh tác mới trên cơ sở cải tiến hệ thống canh tác hiện tại hoặc phát triển hệ thống canh tác tiến bộ để khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng đất đai, lao động và vốn, nâng cao tỷ suất hàng hoá với một hệ sinh thái bền vững.

2.1.6. Những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi hệ thống canh tác

Nhóm nhân tố tự nhiên

Theo HG Zandstra của viện IRRI thì nghiên cứu hệ thống canh tác với mục đích chủ yếu là làm tăng lợi nhuận cây trồng và hệ thống cây trồng trong sản xuất từ những tài nguyên sẵn có. Theo ông để tăng sản lượng hệ thống canh tác là sự phát triển cây trồng, mà sự phát triển của cây trồng lại phụ thuộc vào điều kiện môi trường tự nhiên và công tác quản lý, tức là sự xắp xếp cây trồng thành mô hình canh tác. Rõ ràng điều kiện môi trường tự nhiên là yếu tố quyết định đến sự hình thành và phát triển hệ thống canh tác.

Môi trường tự nhiên gồm nhiều yếu tố như: khí hậu, thời tiết, đất đai, thuỷ văn, địa hình, vv...Đó cũng chính là yếu tố cơ bản bản làm căn cứ để bố trí sản xuất cây trồng gì?, Con nuôi nào? Mô hình sản xuất ra sao? để cây trồng, vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt tạo ra năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

Nhân tố kinh tế - kỹ thuật

Nhân tố kinh tế - kỹ thuật có nhiều như: cơ sở hạ tầng, sự phát triển lực lượng sản xuất, chất lượng lao động, thị trường và chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước, vv... Tất cả những nhân tố đó tác động đến sự lựa chọn và phát triển hệ

16

Page 18: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

thống canh tác. Trong tất cả các nhân tố kinh tế - kỹ thuật, nhân tố thị trường là nhân tố bao trùm nhất. Bởi vì, theo kinh tế học hiện đại chỉ có thị trường mới cho người sản xuất biết được nên sản xuất cái gì, cây gì, con gì, cho đối tượng nào để có được thu nhập cao.

Chính sách kinh tế vĩ mô có tác dụng thúc đẩy hay kìm hãm sản xuất hàng hoá, thúc đẩy hay kìm hãm chuyển đổi hệ thống canh tác. Theo Frank Ellis có 8 chính sách nông nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp trong các nước đang phát triển. Frank Ellis đã phân tích sâu sắc 8 chính sách nông nghiệp đó và chỉ ra ảnh hưởng của nó đến phát triển nông nghiệp ở các nước đang phát triển. Đặc biệt các dẫn chứng của ông đều dựa trên những tác động của chính sách này tới việc phát triển hệ thống canh tác, đó là: chính sách giá cả, marketing, vật tư đầu vào, tín dụng, cơ giới hoá, đất đai, nghiên cứu và tưới tiêu.

Các nhân tố kỹ thuật được Bảng hiện là những tiến bộ khoa học kỹ thuật đưa vào sản xuất thông qua các tổ chức khoa học và kinh tế trong quá trình chuyển giao có ảnh hưởng lớn đến chuyển đổi hệ thống canh tác. Tiến bộ khoa học - kỹ thuật mà trước hết là những thành tựu khoa học về sinh vật (như giống cây trồng, gia súc, các thành tựu về công nghệ gieo trồng, chăm sóc) có chất lượng cao, sản phẩm sản xuất ra được thị trường chấp nhận sẽ kích thích chuyển đổi hệ thống canh tác nhanh hơn.

Hiện nay, hộ nông dân đã trở thành đơn vị kinh tế tự chủ tương đối độc lập với các tổ chức kinh tế nhà nước, họ tự ra quyết định và tự chịu trách nhiệm trước kết quả sản xuất kinh doanh của họ. Tuy nhiên, sản xuất của hộ nông dân sẽ gặp khó khăn nếu như không có các tổ chức kinh tế hỗ trợ cho nông dân “đầu vào” và “đầu ra”. Vì vậy, chuyển đổi hệ thống canh tác trong các hộ, nông trại phụ thuộc rất nhiều vào vai trò hỗ trợ của nhà nước mà trước hết là các tổ chức khuyến nông nhà nước. Ở nơi nào mà tổ chức khuyến nông hoạt động hiệu quả, các tiến bộ kỹ thuật được nông dân chấp nhận sẽ là yếu tố thuận lợi thúc đẩy chuyển đổi hệ thống canh tác, ngược lại sẽ hạn chế rất lớn.

2.2.Kinh tế hộ nông dân

2.2.1.Hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân

Hộ nông dân là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp và phát triển nông thôn, vì tất cả các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn chủ yếu được thực hiện qua sự hoạt động của hộ nông dân.

Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm cả nghề rừng, nghề cá, và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn. Trong các hoạt động phi nông nghiệp khó phân biệt các hoạt động có liên quan với nông nghiệp và không có liên quan với nông nghiệp. Cho đến gần đây có một khái niệm

17

Page 19: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

rộng hơn là hộ nông thôn, tuy vậy giới hạn giữa nông thôn và thành thị cũng là một vấn đề còn tranh luận.

Khái niệm hộ nông dân gần đây được định nghĩa như sau: "Nông dân là các nông hộ thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động với một trình độ hoàn chỉnh không cao" (Ellis - 1988).

Hộ nông dân có những đặc điểm sau:

- Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở vừa là một đơn vị sản xuất vừa là một đơn vị tiêu dùng.

- Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất Bảng hiện ở trình độ phát triển của hộ tự cấp, tự túc. Trình độ này quyết định quan hệ giữa hộ nông dân và thị trường.

Các hộ nông dân ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp với các mức độ rất khác nhau.

Lý thuyết về doanh nghiệp gia đình nông dân, coi hộ nông dân là một doanh nghiệp không dùng lao động làm thuê, chỉ sử dụng lao động gia đình. Do đó các khái niệm kinh tế thông thường không áp dụng được cho kiểu doanh nghiệp này. Do không thuê lao động nên hộ nông dân không có khái niệm tiền lương và tiếp theo là không thể tính được lợi nhuận, địa tô và lợi tức. Hộ nông dân chỉ có thu nhập chung của tất cả hoạt động kinh tế của gia đình là giá trị sản lượng hàng năm trừ đi chi phí. Mục tiêu của hộ nông dân là có thu nhập cao không kể thu nhập ấy do nguồn gốc nào, trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề, đó là kết quả chung của lao động gia đình.

Khái niệm gốc để phân tích kinh tế gia đình là sự cân bằng lao động - tiêu dùng giữa sự thoả mãn các nhu cầu của gia đình và sự nặng nhọc của lao dộng. Giá trị sản lượng chung của hộ gia đình trừ đi chi phí sẽ là giá trị sản lượng thuần mà gia đình sử dụng cho tiêu dùng, đầu tư tái sản xuất và tích luỹ. Người nông dần không tính giá trị tiền công lao động đã sử dụng, mà chỉ lấy mục tiêu là có thu nhập thuần cao. Bởi vậy, muốn có thu nhập cao hơn thì các hộ nông dân phải tăng thời gian lao động của gia đình. Số lượng lao động bỏ ra gọi là trình độ tự bóc lột của lao dộng gia đình. Mỗi một hộ nông dân cố gắng đạt được một thu nhập thoả mãn nhu cầu thiết yếu bằng cách tạo một sự cân bằng giữa mức độ thoả mãn nhu cầu của gia đình với mức độ nặng nhọc của lao động. Sự cân bằng này thay đổi theo thời gian, theo quy luật sinh học do tỷ lệ giữa Người tiêu dùng và Người lao động quyết định. Một hộ nông dân sau khi một cặp vợ chồng cươí nhau và ra ở riêng, đẻ con thì Người tiêu dùng tăng lên, gia đình gặp khó khăn, nhưng dần dần con cái lớn lên số lao động tăng thêm, gia đình trở nên khá hơn. Đến lúc con lớn lên thành lập hộ mới thì chu kỳ bắt đầu lại từ đầu. Sự cân bằng này phụ thuộc rất nhiều yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội mà tác giả đã nghiên cứu rất kỹ. Chính nhờ quy luật này mà các doanh nghiệp

18

Page 20: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

gia đình có sức cạnh tranh mạnh hơn các nông trại tư bản chủ nghĩa vì trong điều kiện mà nông trại lớn phá sản thì hộ nông dân làm việc nhiều giờ hơn, chịu bán sản phẩm rẻ hơn, không tính đến lãi, hạn chế tiêu dùng để qua được các thời kỳ khó khăn.

2.2.2.Động thái kinh tế hộ nông dân

Nền kinh tế nông dân vẫn tồn tại như một hình thái sản xuất đặc thù nhờ các đặc điểm:

- Khả năng của nông dân thoả mãn nhu cầu của tái sản xuất đơn giản nhờ sự kiểm soát tư liệu sản xuất, nhất là ruộng đất. Nhờ giá trị xã hội của nông dân hướng vào quan hệ qua lại hơn là vào việc đạt lợi nhuận cao nhất.

- Nhờ việc chuyền giao ruộng đất từ thế hệ này sang thế hệ khác chống lại sự tập trung ruộng đất vào tay một số ít nông dân.

- Khả năng của nông dân thắng được áp lực của thị trường bằng cách tăng thời gian lao động vào sản xuất (khả năng tự bóc lột sức lao động).

- Đặc trưng của nông nghiệp không thu hút việc đầu tư vốn do có tính rủi ro cao và hiệu quả đầu tư thấp.

- Khả năng của nông dân kết hợp được hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp để sử dụng hết lao động và tăng thu nhập. Tuy vậy, ở tất cả các xã hội nền kinh tế nông dân phải tìm cách để tồn tại trong các điều kiện rất khó khăn do áp lực của các chế độ hiện hành gây ra.

- Việc huy động thặng dư của nông nghiệp để thực hiện các lợi ích của toàn xã hội thông qua địa tô, thuế và sự lệch lạc về giá cả. Các tiến bộ kỹ thuật làm giảm giá trị của lao động nông nghiệp thông qua việc làm giảm giá thành và giá cả của sản phẩm nông nghiệp. Vì vậy, nông dân chỉ còn có khả năng tái sản xuất đơn giản nếu không có sự hỗ trợ từ bên ngoài.

Mục tiêu sản xuất của hộ quyết định sự lựa chọn sản phẩm kinh doanh, quyết định mức độ đầu tư, phản ứng với giá cả vật tư, lao động và sản phẩm của thị trường

Như vậy, sản xuất của hộ nông dân tiến hoá từ tình trạng tự cấp sang sản xuất hàng hoá ở các mức độ khác nhau. Trong quá trình tiến hoá ấy hộ nông dân thay đổi mục tiêu và cách thức kinh doanh cũng như phản ứng với thị trường.

Hộ nông dân hoàn toàn tự cấp theo lý thuyết của Tchayanov có mục tiêu tối đa hoá lợi ích. Lợi ích ở đây là sản phẩm cần để tiêu dùng trong gia đình. Người nông dân phải lao động để sản xuất lượng sản phẩm cho đến lúc không đủ sức để sản. xuất nữa, do vậy nông nhàn (thời gian không lao động) cũng được coi như một lợi ích. Nhân tố ảnh hưởng nhất đến nhu cầu và khả năng lao động của hộ là cấu trúc dân số của gia đình (Tỷ lệ giữa tay làm và miệng ăn).

19

Page 21: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

Hộ nông dân tự cấp hoạt động như thế nào còn phụ thuộc vào các điều kiện sau:

Khả năng mở rộng diện tích (có thể bằng tăng vụ) có hay không:

- Có thị trường lao động không, vì Người nông dân có thể bán sức lao động để tăng thu nhập nếu có chi phí cơ hội của lao động cao.

- Có thị trường vật tư không vì có thể tăng thu nhập bằng cách đầu tư thêm một ít vật tư (nếu có tiền để mua và có lãi).

- Có thị trường sản phẩm không vì Người nông dân phải bán đi một ít sản phẩm để mua các vật tư cần thiết hay một số hàng tiêu dùng khác.

Trong các điều kiện này người nông dân có phản ứng một ít với thị trường, nhất là thị trường lao động và thị trường vật tư.

Tiến lên một bước nữa, hộ nông dân bắt đầu phản ứng với thị trường, tuy vậy mục tiêu chủ yếu vẫn là tự cấp. Đây là kiểu hộ nông dân “nửa tự cấp” có tiếp xúc với thị trường sản phẩm, thị trường lao động, thị trường vật tư. Hộ nông dân thuộc kiểu này vẫn chưa phải một xí nghiệp kiểu tư bản chủ nghĩa hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường. Các yếu tố tự cấp vẫn còn lại rất nhiều và vẫn quyết định cách sản xuất của hộ. Vì vậy, trong điều kiện này nông dân có phản ứng với giá cả, với thị trường chưa nhiều. Tuy vậy, thị trường ở nông thôn là những thị trường chưa hoàn chỉnh, đó đây vẫn có những giới hạn nhất định.

Cuối cùng đến kiểu hộ nông dân sản xuất hàng hoá là chủ yếu: Người nông dân với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh của gia đình. Kiểu nông dân này phản ứng với thị trường vốn, thị trường ruộng đất, thị trường vật tư, lao động và thị trường sản phẩm. Tuy vậy, giả thiết rằng Người nông dân là người sản xuất có hiệu quả không được chứng minh trong nhiều công trình nghiên cứu. Điều này, có thể giải thích do hộ nông dân thiếu trình độ kỹ thuật và quản lý, do thiếu thông tin thị trường, do thị trường không hoàn chỉnh. Đây là một vấn đề đang còn tranh luận. Vấn đề ở đây phụ thuộc vào trình độ sản xuất hàng hoá, trình độ kinh doanh của nông dân.

2.3. Thu nhập và cách tính thu nhập của hộ nông dân

2.3.1 Cách tính thu nhập

Năng suất của lao động được thể hiện qua chỉ tiêu: Giá trị gia tăng thuần/lao động/năm.

Giá trị gia tăng thuần là giá trị mới được tạo ra bỏi hộ nông dân trong một quá trình sản xuất.

Để chọn các thời điểm khởi đầu và kết thúc cho một quá trình sản xuất thì thường phải chú ý tới một chu kỳ sản xuất. Nếu muốn so sánh nhiều hệ thống sản

20

Page 22: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

xuất khác nhau thì bắt buộc phải chọn cùng một quá trình sản xuất. Thường ta có thể chọn 1 năm sản xuất làm chu kỳ tính toán.

Để tính toán giá trị gia tăng thuần tạo ra bởi hộ nông dân thì phải biết giá trị của sản xuất hay Tổng sản phẩm (PB) của hộ (cả phần bán đi và phần giữ lại cho hộ).

Thực ra sản phẩm của hộ trong một chu kỳ sản xuất không được bán đi toàn bộ:

- Một phần được giữ lại cho tiêu dùng của gia đình: đây là phần tự tiêu mà chúng ta sẽ tính trong sản phẩm của hộ với giá mà lẽ ra sản phẩm này đã bán được.

- Một phần được giữ lại để cho tiêu dùng gia đình hoặc có thể không được bán hết toàn bộ vào cuối chu kỳ sản xuất. Như vậy, cũng có thể có một số sản phẩm được bán trong vòng chu kỳ sản xuất nghiên cứu lại là sản phẩm của năm trước tích trữ lại.

Để tính toán Tổng sản phẩm trồng trọt, chỉ cần tính cho từng cây trồng của hộ trong chu kỳ sản xuất trên cơ sở xác định:

Diện tích gieo trồng của cây trồng * năng suất trên đơn vị diện tích * giá đơn vị sản phẩm của cây trồng.

Để tính toán Tổng sản phẩm chăn nuôi, phải tính toán sự tăng trưởng của đàn ngay cả khi sự tăng trưởng này chưa mang lại thu nhập bằng tiền mặt trước mắt.

Một phần của sự tăng trưởng này có thể do mua gia súc từ bên ngoài như vậy không phải là sản phẩm của hộ. Nhưng trái lại nếu một phần đàn gia súc bị bán đi trong vòng chu kỳ sản xuất thì đây là sản phẩm của hộ.

Vậy, chúng ta có thể tính sản phẩm chăn nuôi như sau: Giá trị sản phẩm chăn nuôi được gia đình tiêu dùng trong chu kỳ + phần bán của các sản phẩm từ chăn nuôi như (sữa, trứng…) + Giá trị của số gia súc (bán – mua) + (giá trị của đàn gia súc vào cuối chu kỳ sản xuất – giá trị của đan gia súc đầu chu kỳ).

Để có được các sản phẩm này, nông dân phải sử dụng các hàng hoá và dịch vụ đi mua từ bên ngoài: giống, phân bón, một phần thức ăn gia súc, nước, năng lượng, các dịch vụ khác đã được sản xuất ra bởi các cơ sở sản xuất khác. Người ta gọi các yếu tố này là Chí phí trung gian (CI) bởi vì đây là các hàng hoá dành để đưa vào trong một quá trình sản xuất khác và chúng sẽ bị tiêu thụ toàn bộ trong vòng một chu kỳ sản xuất. Các hàng hoá và dịch vụ này sẽ bị biến đổi nhờ vào lao động và các phương tiện sản xuất của hộ để thành những hàng hoá khác có giá trị cao hơn. Vì thế Giá trị gia tăng cho thấy sự đóng góp riêng của hộ vào giá trị của sản phẩm.

Giá trị gia tăng thô (VAB) = Giá trị tổng sản phẩm - Ghi phí trung gian

21

Page 23: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

Nhưng có những hàng hoá khác cũng mua từ bên ngoài và được sử dụng trong quá trình sản xuất như công cụ sản xuất, các đầu tư cải tạo ruộng đất, các vườn cây ... cũng là một phần của phương tiện sản xuất, được gọi là Vốn cố định và không được tiêu thụ toàn bộ trong vòng một chu kỳ sản xuất mà nó được dùng trong vòng nhiều năm. Trong quá trình sử dụng các yếu tố này bị mất dần giá trị qua nhiều chu kỳ sản xuất.

Người ta gọi Khấu hao là một phần của giá trị của Vốn cố định được phân chia hàng năm vào trong giá trị của sản phẩm và kéo dài trong suốt thời gian sử dụng của những hàng hoá này.

Ví dụ, đối với một công cụ có thời gian sử dụng chắc chắn trong 10 năm, ta tính khấu hao bằng 1/10 giá trị thay thế của công cụ này. Thường ta cần biết giá trị của cùng loại tài sản nếu phải mua mới tại thời điểm nghiên cứu để làm giá trị tính khấu hao.

Người ta phân biệt Giá trị tăng thuần (VAN) và Giá trị tăng thô tuỳ theo ta đã trừ hay chưa giá trị toàn bộ của khấu hao.

GIÁ TRỊ GIA TĂNG THÔ = GIÁ TRỊ TỔNG SẢN PHẨM - CHI PHÍ TRUNG GIAN

GIÁ TRỊ GIA TĂNG THUẦN = GIÁ TRỊ TĂNG THÔ – GIÁ TRỊ KHẤU HAO

Giá trị tăng thuần/lao động cho biết năng suất lao động của hộ.

(Người ta gọi là năng suất được Bảng hiện của lao động và ta chỉ chia giá trị gia tăng theo một yếu tố duy nhất là lao động mà không tính toán tới vốn. Ta cũng có thể tính theo cùng cách đối với vốn: năng suất Bảng thị của vốn bởi quan hệ Giá trị gia tăng thuần / Vốn của hộ).

Giá trị gia tăng là một kết quả quan trọng bởi vì nó cho phép so sánh hoạt động có hiệu quả cao giữa các hộ mà không cần phải xem xét sự phân chia của giá trị sản phẩm.

Cần phải chú ý là bằng phương pháp tính của nó thì giá trị gia tăng thuần thể hiện cả tình trạng của giá cả nông nghiệp. Ví dụ một Giá trị gia tăng cao có thể là do một chính sách bảo trợ giá hay chính sách “đóng cửa” trong xuất nhập khẩu đặc biệt thuận lợi cho một vài sản phẩm. Theo phương pháp tính này thì sẽ gặp phải khó khăn trong việc so sánh trên quy mô quốc tế các sức sản xuất do chính sách kinh tế của các nước khác nhau.

Sự phân bổ Giá trị gia tăng:

Tính Thu nhập nông nghiệp thuần (RAN)

22

Page 24: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

Trong thực tế Giá trị gia tăng thuần sản xuất ra được phân chia tiếp theo giữa các tác nhân có quan hệ trong quá trình sản xuất: hoặc là vì họ có một phần của vốn sử dụng, hoặc bởi vì họ đã tham gia sản xuất trực tiếp trong hộ nông dân. Nhà nước cũng trích ra dưới dạng thuế một phần của Giá trị gia tăng thuần:

Giá trị gia tăng thuần cũng được huy động để chi trả các khoản:

- Tiền thuê đất trả cho các chủ sở hữu đất ngoài hộ nông dân.

- Chi phí tài chính trả cho Ngân hàng đã cho vay vốn.

- Các loại thuế liên quan đến sản xuất trả cho Nhà nước và cho các Tổ chức nghiệp đoàn.

Ta có thể gọi Phần của giá trị gia tăng là phần còn lại của Giá trị gia tăng thuần cho gia đình sau khi đã thực hiện các khoản nộp nói trên.

Ta chỉ có thể đánh giá chức năng thứ nhất của hộ nông dân là nuôi sống các thành viên làm việc trong hộ bằng cách xem xét khả năng của hộ về tái sản xuất khi nghiên cứu quan hệ Phần của giá trị gia tăng/Tổng số người lao động (đi thuê và gia đình).

Nếu hộ nông dân sử dụng lao động làm công thì một phần của Phần của giá trị gia tăng sẽ dùng để trả thù lao cho sức lao động của họ. Phần còn lại cho chủ hộ là Thu nhập thuần nông nghiệp.

THU NHẬP THUẦN NÔNG NGHIỆP = GIÁ TRỊ GIA TĂNG THUẦN - TIỀN THUÊ ĐẤT - LÃI TIỀN VAY - THUẾ CÁC LOẠI - LƯƠNG CỦA LAO ĐỘNG LÀM THUÊ.

Với Thu nhập thuần nông nghiệp, nông dân không chỉ phải thù lao cho lao động gia đình mà còn phải tích luỹ vốn cho hộ (đảm bảo tái sản xuất mở rộng). Trong thực tế, chúng ta biết rằng nếu nông dân tự bằng lòng với tái sản xuất giản đơn hay không tích luỹ thì hộ sẽ bị giảm sức sản xuất và giảm sức mua.

Thu nhập thuần nông nghiệp cho chúng ta biết một chỉ số phụ về khả năng tái sản xuất của hộ nông nghiệp.

Không nên quên rằng các kết quả này chỉ đặc trưng cho một thời điểm nào đó của một hệ thống sản xuất chứ không đặc trưng hoá động thái phát triển của hệ thống này. Động thái là một yếu tố không thể thiếu được trong việc chẩn đoán một hệ thống sản xuất.

Nghiên cứu sự phân chia của Giá trị gia tăng thuần trong hộ nông dân hay từ hộ tới các tác nhân kinh tế khác cho chúng ta những thông tin quý giá về những mối quan hệ xã hội tồn tại trong một xã hội.

23

Page 25: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

Có lẽ cũng cần thiết khi xem xét tỷ lệ giữa phần của giá trị gia tăng/ lao động do người làm công và lao động gia đình đóng góp đặc biệt khi mà sự mất cân đối giữa hai phần này khá lớn.

Tỷ lệ của tiền thuê đất hay tiền nợ trong Giá trị gia tăng thuần cũng cho biết tình trạng của các mối quan hệ kinh tế tồn tại giữa nông nghiệp và phần còn lại của nền kinh tế cũng như khả năng tiềm năng của tái sản xuất của các hộ nông dân nghiên cứu.

Mô hình tính toán thu nhập cho hộ nông dân

Chi phí trung gian

- Vật chất

- Dịch vụ: làm đất, thuỷ lợi phí, bảo vệ mùa màng.

Giá trị tổng sản

phẩm thô

Khấu hao tài sản cố định

(máy móc, nhà xưởng, con nái...)

Giá trị gia tăng thô

Chi phí xã hội:

- Lãi tiền vay, tín dụng

- Tiền thuê đất, đấu thầu đất

- Các loại thuế

- Lương của người làm thuê Giá trị gia tăng

thuầnThu nhập thuần Thu nhập

thuầnTrợ cấp cho sản xuất

Chú ý:

+ Công lao động gia đình và trao đổi không tính vào chi phí lao động

+ Các đầu vào do hộ gia đình tự sản xuất được không tính trong chi phí trung gian

Các chỉ tiêu khác:

Một số chỉ tiêu khác có thể giúp mô tả một hệ thống sản xuất:

Các đặc điểm về môi trường: độ cao, vị trí địa lý của nông hộ .

- Quy mô của hộ: + Diện tích canh tác / lao động ,

+ Vốn cố định / diện tích nông nghiệp có ích,

+ Giá trị của công cụ sản xuất / lao động ...

24

Page 26: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

- Quan hệ sở hữu: + Tỷ lệ đất sở hữu của hộ/diện tích canh tác (%),

+ Tỷ lệ vay hơn một năm/tổng vốn cố định của hộ (%),

+ Diện tích canh tác/lao động gia đình.

- Định hướng sản xuất : + Giá trị sản phẩm trồng trọt / tổng sản phẩm hộ,

+ Diện tích cây hàng hoá / diện tích canh tác...

- Các chỉ tiêu kinh tế : + Tổng sản phẩm / diện tích canh tác,

+ Chi phí trung gian / diện tích canh tác,

+ Giá trị gia tăng thuần / diện tích canh tác,

+ Thu nhập nông nghiệp thuần / lao động gia đình...

Có thể khái quát mô hình tính toán thu nhập của nông hộ như sau:

2.3.2 Các loại thu nhập ở hộ nông dân

Thu nhập của một hộ nông dân được hiểu là phần giá trị sản xuất tăng thêm mà hộ được hưởng để bù đắp cho thù lao lao động của gia đình, cho tích luỹ và tái sản xuất mở rộng nếu có. Thu nhập của hộ phụ thuộc vào kết quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh mà hộ thực hiện. Có thể phân thu nhập của hộ nông dân thành 3 loại:

Thu nhập nông nghiệp: Bao gồm thu nhập từ các hoạt động sản xuất trong nông nghiệp như: Trồng trọt (lúa, màu, rau, quả,....); từ chăn nuôi (Gia súc, gia cầm,....) và nuôi trồng thuỷ hải sản (tôm, cua, cá,...).

Thu nhập phi nông nghiệp: Là thu nhập được tạo ra từ các hoạt động ngành nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, bao gồm các ngành nghề chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng, gia công cơ khí,.... Ngoài ra thu nhập phi nông nghiệp còn được tạo ra từ các hoạt động thương mại dịch vụ như buôn bán, thu gom,....

Thu nhập khác: Đó là các nguồn thu từ các hoạt động làm thêm, làm thuê; làm công ăn lương; từ các nguồn trợ cấp xã hội và sản xuất hoặc các nguồn thu nhập bất thường khác.

2.3.3. Yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập của hộ nông dân

Thặng dư của người sản xuất và thặng dư của người tiêu dùng (tân cổ điển)

Theo Frank Ellis2, có thể dùng nhiều định nghĩa khác nhau để mô tả nền kinh tế của nông dân. Một số tác giả đề cập thặng dư theo khái niệm “thặng dư thị trường” có nghĩa là phần sản phẩm của nông dân được bán trên thị trường mà không phải để 2 Peasant economics farm households and agrarian development - Cambridge

university press

25

Page 27: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

tiêu dùng tại nhà. Các tác giả khác lại đề cập thặng dư theo khái niệm “thặng dư tài chính”. Có nghĩa là phần giá trị thặng dư của người nông dân do bán sản phẩm trên thị trường không được quay trở lại cho người sản xuất theo giá nông trại mà nông dân mà nông dân chỉ thu được giá trị ít hơn mức chi phí cần thiết cho công tác tiếp thị của sản phẩm. Một quan điểm rộng rãi hơn về thặng dư theo khái niệm Mác xít là phần giá trị xã hội do lao động của nông dân tạo ra nhiều hơn nhu cầu tái sản xuất giản đơn của nông hộ. Giá trị xã hội đó tương tự như “giá trị thặng dư”, song không nên nhầm lẫn với giá trị thặng dư do lao động tạo ra trong các mối quan hệ sản xuất Tư bản chủ nghĩa. Giá trị thặng dư này khác với trường hợp sau vì một lí do là người nông dân có thể được giữ lại một phần sản phẩm dư thừa này cho bản thân họ và vì lí do khác là các nhà tư bản không cần phải chiếm đoạt một phần giá trị thặng dư này.

Trong phương pháp phân tích phúc lợi kinh điển của Pierre Fabrre3 đã dựa vào mối quan hệ cung - cầu để quyết định phân phối các lợi nhuận cũng như tổn thất kinh tế giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Có thể phân riêng rẽ thu nhập của người sản xuất với thu nhập của người tiêu dùng. Và như vậy, thặng dư của người sản xuất được xác định bằng tổng thu nhập trừ đi tổng chi phí biến đổi trong sản xuất của hộ nông dân. Còn thặng dư của người tiêu dùng là sự chênh lệch giữa số mà người tiêu dùng phải trả ở các mức giá khác nhau với số thực tế phải trả ở một mức giá nhất định nào đó.

Khái niệm về thặng dư của người sản xuất và người tiêu dùng trong trường hợp này bị phê phán ở các điểm sau:

- Thặng dư của người tiêu dùng được ước lượng từ đường cong cầu, mà đường cong này rất khó xác định. Thông thường chỉ có thể ước lượng nó từ chuỗi số liệu lịch sử, mà quan hệ giá - khối lượng của chuỗi số liệu lịch sử thường chỉ có ở phạm vi hẹp. Ta cũng không biết được đích xác hình dáng của đường cong cầu trong tương lai, vì vậy nghiên cứu, xác định thặng dư của người tiêu dùng trong tương lai là điều rất khó.

- Cả thặng dư của người sản xuất và người tiêu dùng đều phụ thuộc vào giá bán sản phẩm. Trong khi, giá với tư cách là độ đo của giá trị sử dụng cận biên và giá này có thể đạt đến điểm cân bằng lí tưởng trong lí thuyết thị trường. Trong trường hợp lí tưởng thặng dư của người tiêu dùng có thể được tính toán từ đường cong về cầu được đền bù theo thu nhập, một đường cong như vậy không dễ xác định

Thu nhập quan điểm hiện nay của các nhà nghiên cứu

Khác với các nhà kinh tế trước đây, hiện nay nhiều nhà nghiên cứu khi đề cập đến vấn đề kinh tế hộ nông dân đều xem xét đó là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là 3 Ph¬ng ph¸p ph©n tÝch chÝnh s¸ch kinh tÕ trong n«ng nghiÖp - Uû ban kÕ ho¹ch vµ

Nhµ níc, 1993

26

Page 28: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

một đơn vị sản xuất vừa là một đơn vị tiêu dùng. Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất Bảng hiện ở trình độ phát triển của hộ từ hoàn toàn tự cấp đến sản xuất hàng hoá hoàn toàn. Trình độ này quyết định quan hệ giữa hộ nông dân và thị trường. Chính vì vậy khi xem xét đến vấn đề thu nhập cần phải xem xét đến các yếu tố ảnh hưởng khác nhau cũng như những ứng xử của hộ nông dân trong việc lựa chọn các quyết định nhằm cải thiện mức thu nhập của mình.

Trong sản xuất, do sự hạn chế về đất đai là yếu tố tiên quyết ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của hộ nông dân. Trong điều kiện đất canh tác gia đình quá nhỏ hẹp ở ĐBSH hiện nay làm cho kinh tế hộ gia đình ở đây chỉ thích ứng với các kiểu tổ chức lao động gia đình và với các điều kiện sản xuất thủ công. Chính điều này đã làm cản trở rất nhiều trong việc cải thiện thu nhập của hộ nông dân vùng ĐBSH.

Trước sự giảm thiểu đất canh tác và áp lực dân số ngày càng tăng, các hộ nông dân vùng ĐBSH nói chung đều có xu hướng đa dạng hoá các hoạt động kinh tế như phát triển chăn nuôi, tăng cường các hoạt động phi nông nghiệp. Quá trình đa dạng hoá do sự phát triển của kinh tế hộ nông dân quyết định. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, trong thời gian qua, quá trình đa dạng hoá đã xảy ra4, có một số ngành nghề đã phát triển mạnh hơn trồng lúa. Nghề trồng rau, làm vườn và hoạt động phi nông nghiệp là ba ngành phát triển mạnh. Tuy nhiên, mức độ đa dạng hoá vẫn còn khá khác nhau giữa các hộ trong cùng một xã. Nhân tố quyết định việc đa dạng hoá thay đổi tuỳ từng vùng nhưng nhân tố vốn là quyết định phổ biến nhất. Việc đa dạng hoá xuất hiện chủ yếu ở những hộ nghèo và hộ giàu có xu hướng chuyển mạnh sang chuyên môn hoá.

Quá trình đa dạng hoá có quan hệ mật thiết với trình độ phát triển nông nghiệp và chuyên môn hoá chỉ có thể xảy ra lúc trình độ sản xuất hàng hoá đã phát triển đến mức cao. Khi trình độ phát triển còn thấp, lao động nông nghiệp dư thừa, kỹ thuật nông nghiệp chưa dựa vào đầu tư nhiều vốn mà còn chủ yếu dựa vào đầu tư lao động, trình độ sản xuất hàng hoá chưa cao thì xu hướng đa dạng hoá là xu hướng chủ yếu.

Một yếu tố nữa thúc đẩy đến việc đa dạng hoá sản xuất trong nông hộ là sự giảm thiểu rủi ro về thu nhập bằng cách đa dạng các hoạt động do sự bấp bênh của thị trường nông sản. Việc thiếu thông tin thị trường vững chắc cũng là một khó khăn làm cho nông dân ngần ngại không dám đầu tư vào sản xuất.

Trong tiêu dùng, đặc trưng phổ biến nhất của người nông dân đã được các nhà kinh tế xác định là cuộc sống của họ cơ bản do tự cung tự cấp. Điều này có nghĩa là sản phẩm nông nghiệp mà họ sản xuất ra được trực tiếp tiêu dùng cho gia đình chứ không phải để đem bán trên thị trường, và người nông dân thường được gọi là người nông dân tự cung tự cấp5. Chính sự tự cung tự cấp này là một nguyên nhân làm cho người nông dân ít gắn bó với thị trường. Do vậy, khi phân tích thu nhập của hộ nông 4 GS.VS.§µo ThÕ TuÊn - Kinh tÕ hé n«ng d©n/Nhµ xuÊt b¶n chÝnh trÞ Quèc gia, 1997

27

Page 29: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

dân cũng cần phải đề cập đến các khoản tiêu dùng của họ. Ngoài ra, các khoản thuế và các đóng góp xã hội khác cũng cần phải xem xét kỹ lưỡng khi đề cập đến kinh tế hộ nông dân.

2.4. Ảnh hưởng của chuyển đổi hệ thống canh tác tới thu nhập và ứng xử của các nông hộ

Thu nhập của hộ nông dân được hình thành từ các nguồn chính6là từ hoạt động sản xuất nông nghiệp và từ các hoạt động phi nông nghiệp. Chuyển dịch hệ thống canh tác có ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của hộ nông dân do kết quả của chuyển dịch hệ thống canh tác không chỉ làm thay đổi về khối lượng hàng nông sản làm ra mà còn làm thay đổi cả cơ cấu sản phẩm. Việc thay đổi về số lượng và cơ cấu nông sản phẩm làm ra dẫn đến thay đổi giá trị tổng sản phẩm sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa, việc thay đổi trong bố trí nguồn lực đầu vào của sản xuất cũng làm thay đổi chi phí sản xuất so với các hệ thống canh tác khác nhau không chỉ đối với sản xuất nông nghiệp mà còn đối với cả các hoạt động phi nông nghiệp khác. Kết quả tất yếu của quá trình này dẫn đến thay đổi thu nhập của hộ.

Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp tới thu nhập của hộ nông dân được thể hiện trên hai khía cạnh: ảnh hưởng tích cực và ảnh hưởng tiêu cực.

- Ảnh hưởng tích cực: Trong trường hợp này, kết quả tổng hợp của quá trình chuyển dịch hệ thống canh tác làm tăng thu nhập cho hộ nông dân so với thu nhập có được ở hệ thống canh tác khác. Hay nói cách khác, hệ thống canh tác này đã tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn so với hệ thống canh tác khác. Giá trị gia tăng lớn hơn được tạo ra trong các trường hợp sau:

Thứ nhất, giảm chi phí sản xuất trong khi giá trị sản lượng nông sản làm ra tăng hoặc giữ nguyên.

Thứ hai, giảm chi phí sản xuất nhưng cũng đồng thời tăng giá trị sản lượng sản phẩm làm ra.

Thứ ba, cả chi phí sản xuất và giá trị sản lượng sản phẩm đều tăng nhưng giá trị sản lượng có tốc độ tăng lớn hơn tốc độ tăng chi phí. Hoặc cả chi phí sản xuất và giá trị sản lượng đều giảm nhưng tốc độ giảm của chi phí sản xuất lớn hơn.

Trong các trường hợp nêu trên, trường hợp vừa giảm chi phí vừa tăng giá trị sản lượng hàng nông sản mang lại ảnh hưởng tích cực nhất vì hộ gia đình vừa tăng

5 Peasant economics farm households and agrarian development - Cambridge university press

6 C¸c nguån thu nhËp cña hé n«ng d©n gåm: Thu tõ häat ®éng s¶n xuÊt n«ng, l©m, ng nghiÖp, thu tõ c¸ häat ®éng phi n«ng nghiÖp nh s¶n xuÊt c«ng nghiÖp, tiÓu thñ c«ng nghiÖp, ngµnh nghÒ n«ng th«n, dÞch vô, bu«n b¸n nhá, söa ch÷a c¬ khÝ, thu tõ tiÒn c«ng, tiÒn l¬ng, tiÒn l·i tõ c¸c kho¶n tiÕt kiÖm, tiÒn ®îc cho, ®îc tÆng, c¸c kho¶n trî cÊp cña nhµ níc. C¸c kho¶n thu nhËp tõ s¶n xuÊt lµ kho¶n cßn l¹i cña gi¸ trÞ tæng s¶n l îng sau khi ®· trõ ®i c¸c kho¶n chi phÝ s¶n xuÊt sau mét chu kú s¶n xuÊt kinh doanh. Chu kú nµy thêng ®îc tÝnh b»ng mét n¨m.

28

Page 30: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

được thu nhập nhưng đồng thời vừa dành được nguồn lực cho các hoạt động sản xuất kinh doanh khác, nhờ đó có thêm cơ hội tăng thu nhập.

Đích đến của chuyển dịch hệ thống canh tác không phải là sản phẩm mà là hiệu quả kinh tế, là ổn định và nâng cao thu nhập cho người lao động, nâng cao sản lượng nông sản hàng hóa, giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác, phát triển nông nghiệp theo hướng chất lượng, hiệu quả và bền vững. Để đạt được mục tiêu này, chuyển dịch hệ thống canh tác cần tạo ra ảnh hưởng tích cực đối với việc ổn định và nâng cao thu nhập cho hộ nông dân, có nghĩa là tạo điều kiện cho phát triển nông nghiệp bền vững, thể hiện ở cả 3 khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường.

- Về mặt kinh tế, chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp tạo điều kiện để phát triển nền nông nghiệp hàng hoá hiệu quả có sức cạnh tranh trên thị trường. Do chuyển dịch cơ cấu sản xuất phải tính đến cả yếu tố thị trường và yếu tố về khai thác lợi thế so sánh của từng vùng trong quá trình phân công và hợp tác lao động quốc tế. Điều này đã giúp cho nguồn lực được phân bổ vào nơi được sử dụng có hiệu quả nhất, để tạo ra sản phẩm hàng hóa có lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Nông sản làm ra xác định được vị thế trên thị trường, hàng hóa tiêu thụ được với giá cả hợp lý là nguồn thu ổn định cho nông dân sản xuất ra hàng hóa đó. Tiếp đó, việc nâng cao và ổn định thu nhập đó tạo điều kiện cho đầu tư theo chiều sâu vào chu kỳ sản xuất tiếp theo để giữ vững khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

-Về mặt xã hội, chuyển dịch hệ thống canh tác hợp lý sẽ góp phần nâng cao mức sống vật chất và tinh thần cho người dân, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ em, tăng cường bình đẳng nam nữ và nâng cao vị thế cho phụ nữ. Người dân có điều kiện được nâng cao trình độ văn hóa, ứng dụng ngày càng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhở sản xuất phát triển, hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn có điều kiện được nâng cấp phù hợp với văn hoá địa phương nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu của sản xuất lớn. Người dân yên tâm đầu tư vào sản xuất kinh doanh để xác định và giữ vững khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa trên cơ sở khai thác tối đa lợi thế so sánh. Sản xuất phát triển, đời sống ổn định, phúc lợi xã hội được đảm bảo là điều kiện tiên quyết để giữ vững an ninh chính trị. Đây là các ảnh hưởng tích cực của chuyển dịch hệ thống canh tác về mặt xã hội.

- Về bảo vệ môi trường, chuyển dịch hệ thống canh tác chỉ ảnh hưởng tích cực tới ổn định và nâng cao thu nhập cho hộ nông dân khi quá trình chuyển dịch này không làm ảnh hưởng xấu tới môi trường sinh thái, tới khai thác lợi thế so sánh về khí hậu, đất đai, thời tiết, đa dạng sinh học trong vùng .v.v. Vì nếu chỉ vì theo đuổi mục tiêu kinh tế và xã hội trước mắt thì chuyển dịch hệ thống canh tác sẽ rất dễ dẫn đến phải đối mặt với các vấn đề môi trường như làm suy giảm chất lượng đất, đất ngày càng bị bạc màu và suy thoái. Việc lạm dụng phân hoá học và thuốc trừ sâu tăng làm gây hại đến sức khoẻ con người, tài nguyên sinh vật suy giảm, nhiều loài bị huỷ diệt không chỉ trong hệ sinh thái nông nghiệp mà còn cả sinh vật biển và đới ven bờ do ô nhiễm từ các sông chảy ra. Sản phẩm làm ra không tiêu thụ được dư lượng hóa chất tồn dư trong sản phẩm vượt quá ngưỡng an toàn vệ sinh thực phẩm

29

Page 31: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

cho phép. Ngoài ra các vấn đề như rác thải, tiếng ồn, phá rừng làm nương rẫy cũng là vấn đề phải đối mặt. Hậu quả sẽ rất to lớn nếu chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp chỉ chú ý tới khía cạnh kinh tế, xã hội mà xem nhẹ vấn đề bảo vệ môi trường.

- Ảnh hưởng tiêu cực: Điều này có nghĩa chuyển dịch hệ thống canh tác làm giảm thu nhập của hộ nông dân hay giá trị gia tăng do cơ cấu sản xuất mới mang lại thấp hơn giá trị gia tăng được tạo ra bởi cơ cấu sản xuất nông nghiệp trước đó. ảnh hưởng tiêu cực này là do:

Thứ nhất, tăng chi phí sản xuất trong khi giá trị sản lượng nông sản làm ra giảm hoặc giữ nguyên.

Thứ hai, tăng chi phí sản xuất nhưng cũng đồng thời giảm giá trị sản lượng sản phẩm làm ra.

Thứ ba, cả chi phí sản xuất và giá trị sản lượng sản phẩm đều tăng nhưng chi phí sản xuất có tốc độ tăng lớn hơn. Hoặc cả chi phí sản xuất và giá trị sản lượng đều giảm nhưng tốc độ giảm của chi phí sản xuất nhỏ hơn.

Trong các trường hợp nêu trên, trường hợp vừa tăng chi phí vừa giảm giá trị sản lượng hàng nông sản sẽ đem lại ảnh hưởng tiêu cực nhất vì hộ gia đình vừa không tăng được thu nhập vừa phải huy động thêm nguồn lực từ hoạt động khác vào sản xuất nông nghiệp, trong trường hợp này chi phí cơ hội của chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp là lớn nhất.

Khi phân tích ảnh hưởng tiêu cực của chuyển dịch hệ thống canh tác tới thu nhập của hộ nông dân cần được chia thành hai trường hợp

Thứ nhất, việc chuyển dịch hệ thống canh tác sang các đối tượng cây trồng, con vật nuôi không phù hợp với điều kiện tự nhiên, sinh thái của vùng, do đó không những không khai thác được lợi thế so sánh mà còn gây lãng phí nguồn lực do sản xuất thất bại. Đây là hậu quả của chuyển dịch hệ thống canh tác chủ quan, thực hiện theo phong trào không tính toán đến điều kiện cụ thể của từng vùng. Tuy nhiên, cũng có trường hợp chuyển dịch sang hệ thống canh tác mới đúng hướng phù hợp và khai thác được lợi thế so sánh của vùng nhưng do đầu tư quy mô sản xuất quá mức cho phép làm cho cung vượt cầu, giá cả xuống thấp với tốc độ nhanh làm phá sản những đơn vị sản xuất hiệu quả thấp. Đây là hậu quả của việc chuyển hệ thống canh tác nhưng không tính đến nhu cầu thị trường hoặc tính toán sai nhu cầu thị trường, dự đoán sai khả năng cạnh tranh của các hàng hóa thay thế. Tuy nhiên, cũng có trường hợp hệ thống canh tác mới phát triển các loại cây trồng, con vật nuôi phù hợp với điều kiện của vùng, đúng hướng khai thác lợi thế so sánh, hơn nữa sản phẩm đang có nhu cầu trên thị trường, nhưng do mất mùa, dịch bệnh và các nguyên nhân hách quan khác dẫn đến kết quả của chuyển dịch lại ảnh hưởng tiêu cực tới thu nhập của hộ nông dân. Đây là hậu quả của rủi ro trong sản xuất do nông nghiệp phụ thuộc vào các điều kiện thời tiết, thiên tai, bão lụt, hạn hán, dịch bệnh mà con người không kiểm soát được.

30

Page 32: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

Thứ hai, việc chuyển dịch hệ thống canh tác được coi là đúng hướng, nhưng thu nhập của hộ nông dân ngay sau chuyển dịch hệ thống canh tác có giảm đi nhưng sau đó lại tăng dần. Đây không phải sự thất bại trong chuyển dịch, nó rất phổ biến trong việc chuyển dịch từ cây hàng năm, chăn nuôi gia súc, gia cầm sang cây lâu năm, hoặc đại gia súc. Thời kỳ thu nhập giảm này chỉ trong vòng khoảng 2 - 4 năm, đây là thời kỳ “thiết kế cơ bản ban đầu” trong quá trình dịch chuyển. Để ứng phó với vấn đề này Nhà nước có các chủ trương như như giảm, miễn thuế hoặc trợ cấp trong thời gian thiết kế cơ bản. Sau thời gian thiết kế cơ bản, thu nhập của nông hộ thuộc đối tượng chuyển dịch sẽ tăng dần. Tuy nhiên, hết thời gian thiết kế cơ bản ban đầu mà thu nhập của hộ dân vẫn không tăng thì hệ thống canh tác này được xem là thất bại. Vì vậy, khi đánh giá ảnh hưởng của chuyển dịch hệ thống canh tác tới thu nhập của hộ nông dân còn cần xem xét tới độ trễ giữa chu kỳ đầu tư và chu kỳ thu hoạch sản phẩm trong nông nghiệp.

Ứng xử của các nông hộ

Yếu tố giá, phúc lợi xã hội và kinh tế nông dân: Đối với các nhà kinh tế học Tân cổ điển, trong môi trường cạnh tranh hoàn hảo, sự cân bằng của các yếu tố “cung” và “cầu” sẽ xác định mức giá thị trường của sản phẩm cho phép bảo đảm phúc lợi xã hội ở mức cực đại. Khi đó, sự phân chia lợi nhận được coi là công bằng cho cả người sản xuất và người tiêu dùng (Pierre Fabre, 1993). Tuy nhiên, trong thực tế rất hiếm để có thể tìm thấy một thị trường hoàn hảo như vậy. Trong kinh tế thị trường, vì nhiều lí do giá cả luôn bị bẻ cong, còn phúc lợi xã hội được phân bổ không đều giữa khu vực và các tầng lớp xã hội. Nếu mức giá cao hơn giá trị thực người sản xuất sẽ thu được lợi nhuận, trong khi người tiêu dùng sẽ phải chịu tổn thất. Ngược lại, nếu mức giá thấp người sản xuất sẽ bị tổn thất về kinh tế, còn người tiêu dùng lại có lợi. Việc các nhà kinh tế theo trường phái hoàn hảo này tách riêng người sản xuất và người tiêu dùng để phân tích lợi ích của mỗi bên cũng ít có nghĩa thực tiễn. Bởi lẽ, trong điều kiện của kinh tế nông dân, mỗi hộ gia đình thường đóng vai trò kép vừa là đơn vị sản xuất vừa là đơn vị tiêu dùng. Tuy nhiên, thông qua phương pháp phân tích phúc lợi kinh điển này cho thấy một mức giá quá cao hay quá thấp đều có thể ảnh hưởng đến kinh tế hộ nông dân.

Tổng kết từ nghiên cứu trên diện rộng, nông dân ở nhiều nước nhiều trong khu vực và trên thế giới, các nhà nghiên cứu khẳng định rằng: “Các hộ nông dân, nhất là nông dân nhỏ luôn có xu thế chọn mức thu nhập thấp nhưng ổn định thay vì mức thu nhập cao nhưng rủi ro và biến động hơn nhiều” (M. Dufumier, 2002).

Giá cả thay đổi chiến lược sản xuất, thu nhập của người dân nông thôn: Quy luật kinh tế được xem là một trong những đặc trưng của nông nghiệp gia đình và kinh tế nông dân là “quy luật tính hợp lí trong sử dụng và phẩn bổ nguồn lực” của các nông hộ. Theo đó, các nông hộ luôn có xu thế phân bổ cân bằng và sử dụng một cách có hiệu quả những nguồn lực mà họ có (vốn, lao động, đất đai và kỹ năng sản xuất”. Nói như thế nhưng không có nghĩa là những quy luật về sản xuất bị chi phối

31

Page 33: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

bởi thị trường, quy luật về lợi nhuận không còn có ý nghĩa trong nền kinh tế nông dân. Bởi lẽ, kinh tế nông dân không phải là khu vực đóng kín mà trên thực tế nó luôn có sự trao đổi với bên ngoài.

- Giá cả nông sản đầu ra: Theo F. Ellis, giá cả đầu ra của các trang trại có 3 chức năng chủ yếu trong hệ thống kinh tế: (1) Chức năng phân hổ nguồn nhân lực của trang trại, (2) phân phối thu nhập và (3) kích thích hoặc làm chậm đầu tư vốn vào NN. Khi giá có lợi, người sản xuất mang thái độ lạc quan sẽ tăng mức đầu tư vốn, lao động, đất đai vào sản xuất. Khi đó, một sự thay đổi tương đối của mức đầu ra này so với đầu ra khác dẫn đến sự thay đổi cơ cấu sản xuất và cơ cấu sản phẩm của nông hộ do hộ nông dân đã điều chỉnh cơ cấu sản xuất theo sự thay đổi về khả năng sinh lợi tương đối của các sản phẩm đầu ra. Vì thế, mục tiêu an toàn lương thực hay các mục tiêu vì lợi nhuận khác của nông hộ có thể cũng được điều chỉnh (Elois, 1988).

Chức năng phân phối thu nhập của giá đầu ra nông sản tạo ra nhiều tranh luận. Một số tác giả cho rằng giá nông sản cao không chỉ làm tăng thu nhập cho người sản xuất và làm giảm thu nhập của người tiêu dùng mà còn góp phần điều chỉnh thu nhập giữa các khu vực nông thôn và thành thị. Nói cách khác là giá cao góp phần chuyển một phần thu nhập từ thành phố, nơi đa phần là người tiêu dùng nông sản về nông thôn. Tuy nhiên, một số người khác lại cho rằng vấn đề không đơn giản như vậy. Sự phân bổ này ngoài sự phụ thuộc vào cơ cấu sản lượng tự tiêu của chính nông hộ, còn phụ thuộc vào tỷ lệ người dân không có đất ở nông thôn là nhiều hay ít? Trong những người dân nông thôn không có đất phải mua giá lương thực cao sẽ làm gia tăng nhanh tỷ lệ nghèo ở nông thôn (F.Ellis, 1995). Tương tự, theo Nakajima, 1986 sự tăng giá đầu ra có thể dẫn đến tăng thu nhập cho các nông hộ. Nhưng do thu nhập tăng có thể có sự tăng tiêu dùng trong chính các nông hộ khiến sản lượng bán ra thị trường không tăng. Do vậy, phản ứng cung cho thị trường đối với các hộ nửa tự cung, nửa tự cấp là rất khó xác định về lí thuyết? Kết luận này trái với quan điểm thứ nhất và càng không đúng với kết luận của Timmer, 1983 rằng: Đối với nền kinh tế nông dân, phản ứng cung cho thị trường luôn luôn dương có nghĩa là khi giá tăng thì nông dân sẽ tăng sản lượng bán ra thị trường.

Với chức năng thứ 3, chức năng khuyến khích đầu tư, thâm canh nông nghiệp, phân ra hai khu vực vốn khác nhau: Vốn của nông hộ và vốn của các khu vực ngoài nông nghiệp. Khi giá cao, các nông hộ sản xuất hàng hoá sẽ tập trung vốn, lao động, đất đai để sản xuất. Không chỉ có vậy, lợi nhuận nông nghiệp cao sẽ thu hút các nhà đầu tư từ các khu vực khác vào khu vực nông nghiệp, tạo nên sự cân đối mới về đầu tư trong nền kinh tế.

- Đối với giá cả vật tư, phân bón đầu vào: Nhiều nhà nghiên cứu có chung ý kiến rằng, nếu giá vật tư, phân bón đầu vào biến động sẽ làm tăng chi phí sản xuất và có thể dẫn đến việc nông dân (1) hoặc sẽ hạn chế đầu tư thâm canh, (2) hoặc sẽ

32

Page 34: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

chuyển đổi hệ thống sản xuất, lựa chọn những cây trồng vật nuôi dễ tính, ít phải đầu tư hơn nhằm giảm sức ép về vốn. Hệ quả là năng suất nông nghiệp có thể giảm xuống và thu nhập của người nông dân cũng bị giảm theo (F. Ellis, 1995). Cơ cấu sản lượng cung cấp ra thị trường vì thế có thể bị thay đổi.

Tuy nhiên, do đặc thù của nông nghiệp là tính mùa vụ vì thế, sự tác động của giá có những điểm đặc thù. Người ta nói nhiều đến “tính trễ” của sự thay đổi về sản lượng nông nghiệp khi có sự thay đổi về giá (hay sơ đồ mạng nhện). Mỗi khi có sự biến động giá (ví dụ giá tăng), do tính mùa vụ trong nông nghiệp nên phải đợi đến vụ tiếp sau nông dân mới tăng diện tích gieo trồng lên được. Và như vậy phải đợi thêm 1 chu kỳ sản xuất nữa sản lượng nông nghiệp mới tăng, khi đó giá lại bắt đầu giảm xuống. Tương tự như vậy phải mất 1 chu kỳ sản xuất tiếp theo khi nông dân không đầu tư sản xuất nữa thì sản lượng mới giảm xuống và giá lúc đó lại tăng lên. Cho nên khi có biến động như vậy đã vẽ nên đường viền hình vuông bao quanh điểm giao cắt “cung” và “cầu”.

2.5. Phương pháp và công cụ triển khai nghiên cứu

2.5.1. Phân vùng và chọn điểm nghiên cứu

2.5.1.1. Phân vùng nghiên cứu

Thu nhập của hộ gia đình nông dân phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện tự nhiên (đất đai, vị trí địa lý, thời tiết khí hậu,....) và các điều kiện kinh tế, xã hội (qui mô sản xuất, thị trường, chính sách,....). Chính sự khác nhau này đã dẫn đến sự khác nhau về thu nhập của các hộ nông dân giữa vùng này với vùng khác. Và thực tế còn cho thấy, ngay trong cùng một vùng thì cũng có sự khác nhau hết sức rõ rệt về mức thu nhập của các hộ nông dân. Do vậy, việc định ra các tiêu chí để phân vùng ở đồng bằng sông Hồng liên quan đến thu nhập và các điều kiện liên quan đến thu nhập là điều hết sức cần thiết.

Trước hết, theo đánh giá của Tổng cục thống kê năm 2002 thì toàn vùng đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ người nghèo chiếm 22%, trong đó Hà Nội là tỉnh có tỷ lệ nghèo thấp nhất 5% và tỉnh có tỷ lệ nghèo cao nhất, nhì là Vĩnh Phúc (39%) và Thái Bình (37%).

Việc phân vùng nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện dựa trên bộ số liệu thống kê tương đối đầy đủ của các tỉnh ở ĐBSH những năm gần đây về các điều kiện sản xuất (đất đai, dân số, mật độ dân số,....) và các điều kiện sinh thái khác nhau. Kết quả cho thấy, vùng đồng bằng sông Hồng có thể chia ra thành 5 tiểu vùng sinh thái khác nhau.

33

Page 35: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

Tỷ lệ nghèo ĐBSH theo số liệu của tổng cục thống kê 2002

Đặc điểm sinh thái và hệ thống sản xuất của từng vùng như sau: (Xem thêm phụ lục 4)

Vùng 1: Bao gồm các huyện nằm ven đồng bằng và các huyện trung du của tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Tây. Đây là vùng có diện tích lớn chiếm 37% tổng diện tích của ĐBSH và dân số 4.793.895 người, chiếm 41% dân số ĐBSH nhưng mật độ dân số ở mức thấp nhất (715 - 771 người/km2). Ngoài diện tích canh tác lớn 238.706

34

C¸c vïng sinh th¸i ë §ång b»ng s«ng Hång

Page 36: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

ha chủ yếu được trồng lúa thì việc phát triển cây lâu năm cũng là thế mạnh của vùng này với 8.543 ha (chiếm 58,5% diện tích trồng cây lâu năm ĐBSH).

Vùng 2: Bao gồm các huyện có địa hình trũng của các tỉnh thuộc Nam Hà cũ như Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình,... với dân số 1.418.494 người và chiếm 15% diện tích toàn vùng ĐBSH. Đây và vùng thuần lúa với 97.493 ha được trồng 2 vụ lúa/năm.

Vùng 3: Các huyện ven đô thị lớn Hà Nội, Hải Phòng chịu ảnh hưởng mạnh của quá trình đô thị hoá. Đặc trưng nổi bật của vùng này là diện tích tự nhiên nhỏ, chỉ chiếm 12% tổng diện tích ĐBSH nhưng ngược lại mật độ dân số ở đây lại cao nhất 1.324 người/km2 (dân số 1.848.989 người). Diện tích đất canh tác vùng này ít nhất so với các vùng khác của ĐBSH (75.583 ha) và ngày càng bị thu hẹp do quá trình đô thị hoá mạnh.

Vùng 4: Gồm các huyện có mức độ đa dạng hoá sản xuất cao, việc thâm canh cây rau màu vụ đông và cây hàng hoá phát triển rất mạnh. Đây là các huyện tập trung ở các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây,... có diện tích tự nhiên chiếm 16% của ĐBSH, trong đó diện tích đất canh tác nông nghiệp khá lớn 104.890 ha.

Vùng 5: Là vùng duyên hải ven biển của đồng bằng Bắc Bộ thuộc các tỉnh Thái Bình, Nam Định và Hải Phòng với diện tích tương đối lớn, chiếm 20% tổng diện tích của ĐBSH. Ngoài diện tích đất trồng lúa lớn (125.580 ha) như các vùng khác ở vùng này diện tích nuôi trồng thuỷ sản ngày càng tăng là điều kiện thuận lợi cho phát triển thuỷ sản đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều so với trồng lúa.

35

B×nh qu©n diÖn tÝch lóa/khÈu ë §ång b»ng s«ng Hång

Page 37: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

Bảng II-1. Miêu tả vùng nghiên cứu

Miêu tả các vùng

Tổng số hộ (hộ)

Tổng nhân khẩu

(người)

Tổng DĐĐT

canh tác (ha)

DĐĐT đất lúa

(ha)

Diện tích cây lâu

năm (ha)

Mật độ dân số (người/Km2)

Tỷ lệ số hộ

%

Tỷ lệ diện tích%

Các huyên trung du và ven đồng bằng 1079491 4793895 238706 238706 8543 1486 37 37Các huyện vùng trũng Nam Hà cũ: Thuần lúa 339839 1418494 97493 97493 2906 762 12 15Các huyện ven đô thị lớn Hà Nội, Hải Phòng, chịu ảnh hưởng đô thị hóa 430076 1848989 75583 75583 496 1324 15 12Các huyện có mức độ đa dạng hoá cao. Thâm canh cây vụ đông, cây hàng hóa 455725 1869973 104890 104890 1103 1081 16 16Vùng duyên hải ven đồng bằng 557322 2237724 125580 125580 1550 1079 19 20Tổng 2862453 12169075 642252 642252 100 100

2.5.1.2. Chọn điểm nghiên cứu

Để nghiên cứu thu nhập của các hộ nông dân, trong đó phải thể hiện các hoạt động tạo thu nhập cho hộ nông dân có tính đặc thù cho 5 vùng sinh thái khác nhau ở ĐBSH. Do vậy, việc chọn các điểm nghiên cứu cần phải đảm bảo tính đại diện và đặc trưng của vùng sinh thái khác nhau. Do hạn chế về thời gian, nguồn nhân lực nghiên cứu và kinh phí, việc chọn điểm nghiên cứu của chúng tôi trong nghiên cứu này chỉ thực hiện được tại 4 tỉnh đại diện cho 4 loại hình hệ thống canh tác khác nhau dựa trên các kết quả phân vùng nêu trên.

36

Tû lÖ diÖn tÝch lóa/c©y trång c¹n ë §ång b»ng s«ng Hång

Page 38: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

Tại mỗi tỉnh, chúng tôi chọn ra 1 huyện có hệ thống canh tác đặc trưng nhất so với đặc điểm sinh thái của vùng đó. Việc lựa chọn các tiểu vùng nghiên cứu (các xã) được tiếp tục bằng cách chọn ra 2 xã có hệ thống canh tác đại diện nhất của huyện. Kết quả chọn điểm nghiên cứu ở mỗi vùng sinh thái cụ thể như sau:

Bảng II-2. chọn các điểm nghiên cứu ở Đồng bằng sông HồngVùng ven đô

(vùng 3)Vùng giữa ven các triền sông Vùng thuỷ sản

ven biển (vùng 5)

Đa dạng nông nghiệp (vùng 4)

Thuần lúa (vùng 2)

Tỉnh Hà Tây Hải Dương Nam Định Thái BìnhHuyện Hoài Đức Gia Lộc Vụ Bản Tiền Hải

Xã Đức Giangvà Lại Yên

Thống Kênhvà Đoàn Thượng

Vĩnh Hàovà Thành Lợi

Nam Cườngvà Đông Quý

2.5.2. Lựa chọn hộ điều tra và phương pháp điều tra phỏng vấn

2.5.2.1. Chọn hộ điều tra

Sau khi tiến hành lựa chọn các điểm nghiên cứu đại diện đặc trưng nhất cho từng vùng sinh thái của ĐBSH, việc chọn hộ điều tra được chúng tôi thực hiện một cách ngẫu nhiên tại 8 xã với tổng số 418 hộ, bình quân mỗi xã 50 - 56 hộ. Việc phân loại hộ theo các mục đích nghiên cứu khác nhau được thực hiện trong quá trình tổng hợp và phân tích dựa trên bộ số liệu điều tra đầy đủ của 418 hộ tại 8 xã này.

2.5.2.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn

- Việc điều tra phỏng vấn các hộ nông dân được thực hiện bằng cách phỏng vấn trực tiếp tại các hộ dựa trên bộ câu hỏi có sẵn được chuẩn bị từ trước và được áp dụng chung cho tất cả các vùng.

- Ngoài ra, tại mỗi xã, chúng tôi còn thực hiện 2 hội nghị gồm các hộ nông dân đã điều tra phỏng vấn trực tiếp từ trước để thăm dò và trao đổi các ý kiến đánh giá của họ về các điều kiện cũng như các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến thu nhập của chính gia đình họ. Việc thu thập các ý kiến này cũng được chuẩn bị trước bằng các phiếu thăm dò cho từng hộ gia đình nông dân. Kết quả tổng hợp các ý kiến này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phân tích các yếu tố định tính tác động đến thu nhập của hộ nông dân mà các yếu tố định lượng không thể giải thích được.

2.5.3. Các công cụ nghiên cứu chính

- Sử dụng bộ số liệu điều tra mức sống hộ gia đình nông dân (VLSS) của Tổng cục thống kê năm: 1993, 1998, 2002 và 2004. Ngoài ra là bộ số liệu thống kê của các tỉnh và các huyện từ năm 1996 đến 2002.

- ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) nhằm phân vùng các hệ thống sản xuất không gian nông nghiệp ở ĐBSH.

37

Page 39: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

- Các phầm mềm Excel, SPSS, DA 4.2 (distributive analysis), DATA, Winstat để phân kiểu hộ nông dân và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân.

PHẦN III: HỆ THỐNG CANH TÁC VÀ THỰC TRẠNG THU NHẬP CỦA HỘ NÔNG DÂN

3.1. Tổng quan về địa bàn bàn nghiên cứu

3.1.1. Khái quát về đặc điểm nhiên, kinh tế - xã hội vùng ĐBSH

3.1.1.1. Về điều kiện nhiên

- Đất đai

Theo phân loại thống kê vùng Đồng bằng sông Hồng bao gồm 11 tỉnh: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam và Ninh Bình.

Tổng diện tích tự nhiên của vùng năm 2004 là 1.481,2 ngàn ha (chiếm 4,5% diện tích cả nước), trong đó đất nông nghiệp 850,7 ngàn ha (chiếm 8,9% diện tích đất nông nghiệp cả nước), đất lâm nghiệp có rừng 122,1 ngàn ha (chiếm chưa đến 1% diện tích rừng của Việt Nam), đất chuyên dùng 245,1 ngàn ha (chiếm 14% tổng diện tích chuyên dùng của cả nước), đất ở 93 ngàn ha (chiếm 20% diện tích đất ở của cả nước).

Cơ cấu diện tích đất theo các mục tiêu sử dụng của vùng ĐBSH năm 2004: dùng vào sản xuất nông nghiệp 57,43%; sản xuất lâm nghiệp 8,24%; đất chuyên dùng 16,54%; đất ở 6,3%.

Đất nông nghiệp của ĐBSH khá màu mỡ thích hợp với hệ thống canh tác cây lương thực, rau màu các loại và cây ăn quả, nuôi cá và các loại thuỷ hải sản nước ngọt và nước lợ. Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp: trồng cây hàng năm 83,29%; trồng cây lâu năm 2,83%; mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 7,53%; đồng cỏ chăn nuôi 0,19%.

Bảng III-1.Tình hình phân bổ sử dụng đất của vùng ĐBSH 2000-2004Diện tích (nghìn ha) So sánh

2004/2000 (%)

Tốc độ chuyển dịch bình quân (%/năm)2000 2004

Tổng diện tích tự nhiên 1478,8 1481,2 100,16 0,04Đất nông nghiệp 857,6 850,7 99,20 -0,20Đất lâm nghiệp có rừng 119 122,1 102,61 0,64Đất chuyên dùng 233 245,1 105,19 1,27Đất ở 91,3 93 101,86 0,46

Nguồn: Niên giám thống kê 2000 và 2004.

Những năm gần đây, thực hiện chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế việc phân bổ sử dụng quĩ đất ở ĐBSH có sự thay đổi nhằm đẩy nhanh tiến trình phát

38

Page 40: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

triển kinh tế -xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá nông thôn. Xu hướng sử dụng đất là chuyển một diện tích đất nông nghiệp sang đất chuyên dùng, đất ở và đất lâm nghiệp. Tốc độ chuyển đổi diện tích đất bình quân giai đoạn 2000-2004: nông nghiệp (-0,2%/năm); Đất chuyên dùng 1,27%/năm; đất lâm nghiệp 0,64%/năm và đất ở 0,46%/năm (Bảng III-1).

Về địa hình đất đai của vùng ĐBSH nhìn chung, khá bằng phẳng rất thuận tiện cho canh tác các loại cây trồng và con nuôi.

- Khí hậu thời tiết

Với địa hình thấp, bằng phẳng, thời tiết khí hậu của vùng Đồng bằng sông Hồng mang đặc tính khí hậu nhiệt đới gió mùa song tương đối ôn hoà. Thời tiết khí hậu của vùng phân thành 2 mùa rõ rệt, mùa hè mưa, nóng ẩm và mùa đông lạnh, khô hanh. Nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng 24,2-25,6 0C, thấp nhất là tháng 2 hàng năm khoảng 16,2 - 18,5 0C, nhiệt độ cao nhất vào tháng 7 là 29,7 0C. Lượng mưa trung bình của Vùng hàng năm là 1.278 mm và lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 12 hàng năm, thường đạt từ 0 đến dưới 100 mm (năm 2000 tháng 12 hầu như không có một giọt mưa nào); tháng 7- 8 là những tháng có lượng mưa đạt cao nhất trong năm từ 200 – 300 mm. Tổng số giờ nắng của vùng Đồng bằng sông Hồng mỗi năm vào khoảng 1.300 đến 1.400 giờ và độ ẩm trung bình từ 79 – 80%. Mùa mưa ở vùng Đồng bằng sông Hồng thường kèm theo có bão, song do nằm ở bình độ thấp (10m so với mặt biển) nên mức độ ảnh hưởng của bão không lớn. Nguồn nước mặt và nước ngầm rất phong phú, đặc biệt sông Hồng và sông Thái Bình là nguồn cung cấp nước tưới cho trồng trọt và chăn nuôi của vùng trong những tháng mùa khô.

- Lượng nước mặt và nước ngầm

ĐBSH là nơi có địa hình thấp, bằng phẳng và dòng chảy của các con sông tương đối rộng nên lượng nước mặt và nước ngầm khá rồi dào đảm bảo đủ nhu cầu nước cho sản xuất, sinh hoạt của dân cư.

Nói chung, điều kiện đất đai bằng phẳng, màu mỡ, độ phì nhiêu cao và thời tiết khí hậu ôn hoà, lượng nước mặt và nước ngầm phong phú là điều kiện thuận lợi cho Vùng phát triển sản xuất nông nghiệp với các tập đoàn cây trồng, vật nuôi hết sức phong phú bao gồm: cây lương thực (lúa, ngô, khoai…); cây thực phẩm bao gồm đủ các loại cây ăn củ, quả, lá, thân; cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đỗ tương; cây cây ăn quả như: cam, chanh, bưởi, na, vv…vật nuôi bao gồm trâu, bò, lợn và gia cầm; phát triển thuỷ sản như cá, tôm, các con đặc sản…Tuy nhiên, khả năng chuyển dịch các loại cây trồng thành vùng hàng hoá tập trung ở ĐBSH cũng có những hạn chế nhất định, bởi diện tích đất nông nghiệp chủ yếu là vùng đất trũng thích hợp với trồng lúa nước khó có khả năng chuyển sang trồng các cây lâu năm có giá trị kinh tế cao.

39

Page 41: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

3.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Năm 2005, dân số vùng ĐBSH là 17,83 triệu người, trong đó 48,82% là nam và 51,18% là nữ; Dân số thành thị là 3,12 triệu người chiếm 21,06%, dân số nông thôn là 11,68 triệu người, chiếm 78,94%.

Đồng bằng sông Hồng là một trong những vùng có nền kinh tế – xã hội phát triển sớm của đất nước. Hệ thống cơ sở hạ tầng rất hoàn chỉnh, nhất là hệ thống đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi, hạ tầng kỹ thuật phục vụ đời sống và sản xuất. Đến nay, đã có 100% số xã được dùng điện thắp sáng, có đường ô tô đến trung tâm, có trường cấp 1, có trạm xá và có chợ; 67% số hộ dùng nước giếng; 19,3% số hộ dùng nước máy; trên 90% số xã có hệ thống thuỷ lợi đảm bảo tưới tiêu chủ động; 85% số xã có trường mẫu giáo; 27,7% số hộ có nhà kiên cố; 56,13% số hộ có nhà bán kiên cố.

Vùng Đồng bằng sông Hồng là nơi tập trung nhiều trung tâm văn hoá, khoa học kỹ thuật lớn của cả nước như: thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định; nơi có trình độ dân trí cao. Người dân vùng Đồng bằng sông Hồng giàu kinh nghiệm thâm canh các loại cây trồng vật nuôi, đặc biệt là thâm canh lúa và nuôi lợn, song họ cũng rất năng động trong việc tiếp cận thị trường để chuyển đổi cơ cấu kinh tế gia đình theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn nội lực và lợi ích từ các chính sách ưu tiên của nhà nước.

Những năm gần đây, kinh tế của vùng ĐBSH phát triển tương đối mạnh với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2000 – 2004 đạt khá cao: nền kinh tế là 14,1%/năm; Ngành nông nghiệp 3,4%/năm; Công nghiệp 17,7%/năm; Thương mại dịch vụ 15%/năm.

40

C¸c HÖ thèng canh t¸c chÝnh ë §BSH

Page 42: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

Đến năm 2004, tổng giá trị sản xuất của vùng ĐBSH là 176.934 tỷ đồng (chiếm 20,48% tổng giá trị sản xuất của cả nước). Trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp 23.895 tỷ đồng (chiếm 18% tổng giá trị sản xuất của cả nước); công nghiệp 77,485 tỷ đồng (chiếm 22% tổng giá trị sản xuất của cả nước); Thương mại dịch vụ 75.554 tỷ đồng (chiếm 20% tổng giá trị sản xuất của cả nước) (biều III-2).

Biều III-2. Giá trị sản xuất vùng ĐBSH và tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2000-2004 (Giá so sánh 1994)

Các ngành Giá trị sản xuất (tỷ đồng) So sánh (%) Tốc độ tăng bình quân (%/năm)2000 2004 (04/00)

Tổng giá trị sản xuất 104377,7 176934,5 169,51 14,10Ngành nông nghiệp 20898,1 23895,2 114,34 3,41Ngành công nghiệp 40359,9 77485,3 191,98 17,71Thương mại dịch vụ 43119,7 75554 175,22 15,05

Nguồn: Niên giám thống kê 2000 và 2004.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế hộ nông dân đang gặp phải một khó khăn là quĩ đất nông nghiệp ít, dân số đông lại bị quá trình công nghiệp hoá sử dụng nhiều đất càng đẩy nhanh việc thu hẹp diện tích đất canh tác. Đến 2005, ĐBSH đã có 29 khu công nghiệp với diện tích sử dụng là 5.066 ha 5* ở các tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây, Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình và Nam Định. Trong số diện tích đó có tới 95% diện tích đất nông nghiệp. Mặt khác, quá trình đào tạo tay nghề cho lực lượng lao động nông thôn chưa đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm việc làm nên tình trạng cải thiện thu nhập của nông dân còn rất hạn chế.

Tóm lại: về cơ bản điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng đông bằng sông Hồng rất thuận tiện cho phát triển kinh tế hộ nông dân. Tuy nhiên, là nơi có mật độ dân số cao nhất trong cả nước, tình trạng lao động thiếu việc làm có thu nhập cao còn khá phổ biến.

3.1.2. Một số đặc điểm của hệ thống canh tác tại địa bàn nghiên cứu

3.1.2.1. Vùng đa dạng nông nghiệp - tỉnh Hải Dương

Tỉnh Hải Dương thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, với tổng diện tích đất tự nhiên 164.837ha, dân số 1,69 triệu người. Hải Dương là tỉnh có mật độ dân số khá cao so với các tỉnh trong khu vực ĐBSH và cả nước (1.030 người/km2).

Trong những năm vừa qua, kinh tế của Hải Dương đã có bước tăng trưởng với tốc độ cao và cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá: Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 2005 tăng 67% so với năm 2000, bình quân tăng 10,8%/năm (trong đó ngành nông – lâm - thuỷ sản tăng bình quân 3,9%/năm). So với cả nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hải Dương cao hơn và xấp xỉ vùng ĐBSH (cả nước 7,5%/năm; vùng ĐBSH 10,9%/năm). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá: Tỷ trọng ngành công nghiệp tăng từ 37,8% năm 2001 lên 43,2% năm 2005, tỷ trọng ngành nông nghiệp có xu

41

Page 43: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

hướng giảm mạnh (từ 35,8% năm 2001 xuống còn 30% năm 2005). Cùng với quá trình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đời sống các tầng lớp dân cư không ngừng được cải thiện: Theo kết quả điều tra mức sống hộ gia đình, năm 2004 thu nhập bình quân 1 người/tháng ở Hải Dương đạt 456 ngàn đồng, tăng 66,5% so với năm 1999, trong đó khu vực thành thị đạt 650 ngàn đồng và khu vực nông thôn đạt 420 ngàn đồng. Tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị giảm xuống còn dưới 5% và tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí cũ) chỉ còn 3,7% vào năm 2005.

Trong nông nghiệp, với diện tích đất nông nghiệp chiếm 63,1% diện tích đất tự nhiên. Đất canh tác phần lớn là đất phù sa sông Thái Bình, tưới tiêu chủ động nên rất thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ, ngoài sản xuất lúa còn trồng rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Trong những năm vừa qua, ngành trồng trọt tập trung vào sản xuất lúa, ngô và các loại rau màu thực phẩm, cây công nghiệp như đậu tương, lạc,... Đồng thời đã chuyển một số diện tích lúa hiệu quả thấp sang trồng vải thiều, thả cá kết hợp nuôi lợn, gia cầm; một số diện tích trồng rau thực phẩm xuân hè và hè thu tạo ra lượng hàng hoá tập trung. Đã hình thành các vùng sản xuất tập trung: Hành, tỏi ở huyện Kim Môn, Nam Sách; rau ở huyện Kim Thành, Gia Lộc, Cẩm Giàng,… Đặc biệt diện tích cây ăn quả nói chung và cây vải thiều đặc sản nói riêng được trồng tập trung ở 2 huyện Thanh Hà và Chí Linh với 16.198 ha.

Chăn nuôi lợn, bò, gia cầm và thủy sản phát triển mạnh. Mô hình gia đình chăn nuôi lợn, gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản có chất lượng cao và quy mô lớn ngày càng nhiều. Số lượng đạn gia súc của Hải Dương năm 2005, đàn lợn 753 nghìn con, đàn bò 42.200 con, đàn gia cầm 7,9 triệu con.

Diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt 7.355 ha với sản lượng 15.100 tấn. Mô hình nuôi trồng thuỷ sản tập trung với diện rộng các con đặc sản ngày càng nhiều.

Các huyện và xã nghiên cứu ở Hải Dương

Huyện Gia Lộc

Huyện Gia Lộc nằm ở trung tâm của tỉnh Hải Dương, giữa khu tam giác kinh tế phía Bắc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, là cửa ngõ phía Nam của thành phố Hải Dương. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 122,2 km2, dân số 149.949 người, mật độ dân số trung bình 1.227 người/km2. Huyện gồm 24 xã và 1 thị trấn Gia Lộc.

Trong số 12.215,1 ha đất tự nhiên của huyện, bao gồm: Đất nông nghiệp 8.485,32 ha, chiếm 69,4%; đất canh tác bằng 86% đất nông nghiệp (bình quân đầu người 486 m2); đất lúa màu chiếm 99% đất canh tác.

Về phát triển kinh tế - xã hội, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Gia Lộc tương đối cao, bình quân 11%/năm; Tỷ lệ các ngành: nông lâm thuỷ sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ trong cơ cấu kinh tế đạt: 56,7% - 18,6% - 24,7%; Thu nhập bình quân đầu người 4,0 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo 6,33%.

42

Page 44: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

Trong ngành nông nghiệp - thuỷ sản, tốc độ phát triển nông nghiệp bình quân hàng năm là 5,2%. Sản xuất đi vào thâm canh, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi hình thành các vùng sản xuất tập trung đem lại giá trị kinh tế trên ha đất ngày một cao.

Xã Thống Kênh : Là một xã thuần nông của huyện Gia Lộc với tổng số dân 6.768 người (1.629 hộ) và khoảng 3.100 lao động (45% dân số). Tổng diện tích đất tự nhiên là 639,86 ha, trong đó có 360 ha (chiếm 56,4%) đất trồng cây hàng năm chủ yếu trên đất trũng có thể trồng được 2 vụ lúa/năm; đất chuyên màu là 33 ha (chiếm 5,2% diện tích tự nhiên) và 20 ha (chiếm 3,2% diện tích tự nhiên) đất bãi + ruộng 1 vụ lúa bấp bênh đang chuyển đổi sang nuôi cá. Diện tích đất nông nghiệp bình quân/người thấp hơn 300 m2.

Loại hình kinh doanh sản xuất của các hộ ở Thống kênh phổ biến là hệ thống sản xuất chủ yếu là thuần 2 vụ lúa với mức đầu tư thâm canh tối đa kết hợp với chăn nuôi lợn qui mô nhỏ và chăn nuôi gia cầm tận dụng. Một số hộ có đất màu thường hệ thống canh tác nông nghiệp phong phú đa dạng hơn, đó là trồng lúa kết hợp với phát triển các cây dưa hấu, bí xanh và rau các loại và chăn nuôi lợn gia cầm. Các hộ có đất bãi và đất lúa 1 vụ bấp bênh thường trồng lúa kết hợp với nuôi cá và chăn nuôi lợn gia cầm. Mô hình chăn nuôi trang trại và chăn nuôi công nghiệp đang được hình thành nhanh chóng.

Mức sống của dân cư xã Thống Kênh đạt thấp so với các xã trong huyện, tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí cũ 120 ngàn đồng/người/tháng) là 10%, có ít hộ khá và giàu.

Xã Đoàn Thượng : Đoàn Thượng là xã nằm ở phía Nam của huyện Gia Lộc với diện tích 556,2 ha và dân số 5.104 người. Đây là một xã thuần nông có tổng diện tích đất nông nghiệp là 364,04 ha, trong đó phần diện tích có khả năng trồng cây rau mầu vụ đông (chủ yếu là rau các loại) lên đến 280 ha (chiếm tương đối lớn 76,4% diện tích tự nhiên). Có thể nói đây là một trong những địa phương có tiềm năng sản xuất rau, màu lớn nhất của huyện Gia Lộc, những năm gần đây đang là địa phương phát triển trồng và thâm canh cây dưa hấu.

Sự phát triển của cây rau vụ đông ở Đoàn Thượng bắt đầu từ những năm đầu của thập kỷ 90. Đến nay, phần lớn diện tích đất 2 vụ lúa của xã đã được chuyển đổi sang hình thức 1 vụ lúa + 2-3 vụ dưa hấu/năm. Thậm chí có đến 13% diện tích đất lúa đã được người dân chuyển hẳn sang trồng rau quanh năm.

Hệ thống sản xuất của hầu hết các hộ nông dân Đoàn Thượng thường chủ yếu là thuần nông, trong đó có cả trồng trọt, chăn nuôi, có một số hộ còn có cả nuôi trồng thuỷ sản.

Hệ thống canh tác cây trồng của Đoàn Thượng tương đối đa dạng, bao gồm các công thức luân canh sau:

43

Page 45: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

- Lúa xuân + lúa mùa: chiếm 13,7 % (50 ha) tổng diện tích đất nông nghiệp, kết quả sản xuất đạt 15 triệu/ha/năm.

- Lúa xuân + lúa mùa + cây vụ đông: Chiếm 23,9% tổng diện tích đất nông nghiệp và kết quả sản xuất đạt 70 triệu/ha/năm.

- Lúa 1 vụ + 2 đến 3 vụ dưa hấu: Chiếm 48,6% tổng diện tích đất nông nghiệp, kết quả sản xuất đạt 85 triệu/ha/năm.

- Đất trồng 6 đến 7 vụ rau: Chiếm 13,8% tổng diện tích đất nông nghiệp, hiệu quả sản xuất đạt 105 triệu/ha/năm

3.1.2.2. Vùng kinh tế ven đô - tỉnh Hà Tây

Hà Tây là tỉnh thuộc vùng ĐBSH, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội về phía Đông với những đặc điểm chung như: dân số đông (2.237.104 người); mật độ dân số cao (1.037 người/km2) và đất nông nghiệp bình quân/người thấp (670 m2/người). Ngoài ra, là một tỉnh ven đô, Hà Tây còn có đặc điểm như: Tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá nhanh; đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp; lao động nông nghiệp có xu hướng chuyển sang các ngành công nghiệp và dịch vụ; sản xuất nông nghiệp chuyển mạnh sang hình thức sản xuất hàng hoá, vừa chuyên canh vừa đa dạng,....

Nhìn chung, đất Hà Tây có độ phì cao, với nhiều loại địa hình nên có thể bố trí được nhiều loại cây trồng. Vùng đồng bằng thuận lợi cho phát triển cây lương thực, rau đậu, cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi lợn và gia cầm. Vùng đồi gò thuận lợi cho trồng cây công nghiệp dài ngày (cà phê, trẩu, sở, thông), cây ăn quả và chăn nuôi đại gia súc.

Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, Hà Tây có tới 280 làng7 nghề là tỉnh có nhiều làng nghề nhất trong toán quốc. Do vậy, ngoài thu nhập từ nông- lâm nghiệp, thu nhập từ các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp có vị trí khá quan trọng đối với kinh tế hộ ở Hà Tây.

Các huyện và xã nghiên cứu ở Hà Tây

Huyện Hoài Đức

Hoài Đức là huyện nằm liền kề với thủ đô Hà Nội và thị xã Hà Đông của tỉnh Hà Tây. Đã từ lâu, Hoài Đức nổi danh với những làng nghề truyền thống, trong đó đã có 10 làng nghề được tỉnh công nhận. Trong những năm gần đây, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Hoài Đức đã có bước phát triển vượt bậc (tốc độ tăng trưởng trên 2 con số), trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện (tốc độ tăng trưởng bình quân 15,2%/năm).

Về nông nghiệp, huyện đã tiến hành chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, quy hoạch các vùng sản xuất hàng hoá phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của từng vùng như: vùng trồng cây ăn quả ở ven sông Đáy và dọc theo các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, 7 Thống kê sở Kế hoạc và Đầu tư Hà Tây

44

Page 46: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

vùng rau sạch ở Vân Côn,.... Đồng thời huyện đã tích cực chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại hoa, cây nguyên liệu hoặc kết hợp trồng lúa với thả cá nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích như cam Canh, bưởi Diễn, bò sữa, bò Laisind, lợn nạc. Đến nay, sản xuất nông nghiệp vẫn đóng góp 27% GDP của huyện, hàng năm cung cấp khoảng 10% nhu cầu về rau, quả và các sản phẩm nông nghiệp đã qua chế biến (miến, mỳ,...) cho thành phố Hà Nội.

Xã Đức Giang : Nằm liền kề với thành phố Hà Nội, và các trục đường giao thông chính như Tỉnh lộ 79, quốc lộ 32 và giáp gianh với trung tâm thị trấn Trôi của huyện. Một số ngành nghề truyền thống có thế mạnh ở Đức Giang như: xay sát, chế biến bún bánh, buôn bán hàng lương thực và thực phẩm, thâm canh lúa và chăn nuôi lợn.

Là một xã có ngành nghề phi nông nghiệp phát triển: Trong tổng số 2.132 hộ với 10.433 nhân khẩu thì hộ nông nghiệp là 853 hộ (chiếm 40% tổng số hộ), hộ sản xuất phi nông nghiệp là 95 hộ (5%) và 1.184 hộ vừa sản xuất nông nghiệp vừa tham gia các hoạt động phi nông nghiệp (55%). Tổng số lao động là 4.380 người, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 43,3%, phi nông nghiệp 4,9% và lao động nông nghiệp kiêm ngành nghề chiếm 51,8%.

Toàn xã có 329,91 ha đất tự nhiên, trong đó diện tích đất nông nghiệp của xã là 208,24 ha và chủ yếu là đất 2 vụ lúa 206,38 ha (99% diện tích đất nông nghiệp).

Xã Lại Yên : Cũng giáp ranh với Hà Nội (cách 15 km) và trung tâm thị trấn Trôi cùng với hệ thống đường quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua là điều kiện thuận lợi để Lại Yên chuyển đổi và phát triển ngành nghề nông nghiệp cung cấp cho thị trường Hà Nội, các khu công nghiệp và đô thị khác. Tuy vậy, đây vẫn là một xã thuần nông với 2 vụ sản xuất lúa là chính (157,62 ha đất 2 vụ lúa trong tổng số 224,34 ha đất nông nghiệp). Lao động cũng chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, chiếm 57%, còn lại là phi nông nghiệp và hoạt động nông nghiệp kiêm ngành nghề.

3.1.2.3. Vùng thuỷ sản ven biển - tỉnh Thái Bình

Thái Bình là một tỉnh được chọn nghiên cứu đại diện cho vùng ven biển thuộc ở ĐBSH, nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởng kinh tế: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Với tổng diện tích tự nhiên 153.596 ha, trong đó: Diện tích cây hàng năm 94.187 ha; ao hồ đã đưa vào sử dụng nuôi trồng thuỷ sản là 6.018 ha (chiếm 4% diện tích tự nhiên). Hầu hết đất đai của tỉnh đã được cải tạo hàng năm có thể trồng được 3 - 4 vụ, diện tích có khả năng làm vụ đông khoảng 40.000 ha (chiếm 26% diện tích tự nhiên). Ngoài diện tích cấy lúa, đất đai Thái Bình rất thích hợp cho các loại cây trồng: Cây thực phẩm (khoai tây, dưa chuột, sa lát, hành, tỏi, lạc, đậu tương, ớt xuất khẩu), cây công nghiệp ngắn ngày (đay, cói, dâu), cây ăn quả nhiệt đới (cam, táo, vải, nhãn, chuối), trồng hoa, cây cảnh,....

45

Page 47: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

Tiềm năng và nguồn lợi thuỷ sản là một trong những thế mạnh của tỉnh Thái Bình với 3 khu vực khác nhau: (1) Vùng nước mặn chiếm khoảng 17 km2 với 49,25 km bờ biển chủ yếu dành cho hoạt động khai thác khoáng sản; (2) Vùng nước lợ khoảng 20.705 ha bao gồm Tiền Hải 9.949 ha, Thái Thụy 10.756 ha và hiện đã đưa vào khai thác 3.629 ha để nuôi trồng thuỷ sản: tôm, cua, sò, hến, trồng rau câu; (3) Vùng nước ngọt với tổng diện tích có khả năng nuôi thuỷ sản là 9.256 ha và trên 3.000 ha vùng lúa ruộng trũng cấy 1 vụ lúa năng suất thấp có thể chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản.

Các huyện và xã nghiên cứu ở Thái Bình

Huyện Tiền Hải

Huyện Tiền Hải nằm ở phía Tây nam của tỉnh Thái Bình, giáp biển Đông với diện tích tự nhiên 286,980 km2, trong đó có 16.684 ha đất nông nghiệp. Tổng số dân của huyện là 211ngàn người, trong đó có khoảng 100 ngàn người trong độ tuổi lao động.

Một trong những điển hình về chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp của Tiền Hải những năm gần đây là chuyển đổi những diện tích làm muối, cấy lúa có năng suất thấp thành các đầm nuôi tôm đã thu được hiệu quả kinh tế cao. Một số mô hình chuyển đổi đất lúa và đất muối sang nuôi tôm ở các xã Đông Ninh, Nam Thịnh và Nam Cường đã thành công, đưa hiệu quả kinh tế tăng gấp 3 - 4 lần so với trước khi chuyển đổi.

Xã Nam Cường : Nằm ở phía Đông của huyện Tiền Hải với dân số 2.932 người, bao gồm 737 hộ, trong đó hộ sản xuất nông nghiệp chiếm 99%; mật độ dân số 788 người/km2. Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 372,3 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 53,37% bao gồm: Đất trồng cây hàng năm 103,4 ha và diện tích nuôi trồng thuỷ sản 85,84 ha. Điểm nổi bật trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của Nam Cường là chuyển đổi thành công 91 ha cấy lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thuỷ sản với thu nhập cao gấp 5 lần so với trồng lúa. Từ năm 2001 đến 2005, xã đưa diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng lên liên tục, chiếm 42,2% diện tích đất nông nghiệp của xã.

Xã Đông Quý : Là một xã ven biển nằm ở phía Bắc của huyện Tiền Hải với số dân 5.508 người, trong đó nông nghiệp chiếm 91,56%. Diện tích đất tự nhiên lớn 499,85 ha và đây cũng là xã có tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp lớn trong huyện, chiếm 66,82% và phần lớn là đất chuyên lúa với bình quân 565 m2 đất trồng cây hàng năm/người. Nhìn chung, đây là xã thuần nông chủ yếu dựa vào trồng lúa nên thu nhập của người dân còn thấp so với các địa phương khác trong tỉnh.

3.1.2.4. Vùng thuần lúa - tỉnh Nam Định

Nam Định là tỉnh nằm ở phía Nam đồng bằng Bắc Bộ. Toàn tỉnh rộng: 1671.6 km2, bằng 0,52% diện tích toàn quốc, trong đó đất nông nghiệp chiếm khoảng 65%

46

Page 48: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

diện tích tự nhiên. Thế mạnh của Nam Định là thâm canh lúa tại vùng đồng bằng thấp trũng, gồm các huyện: Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc, Nam Trực, Trực Ninh và Xuân Trường. Ngoài ra, còn có trên 22 ngàn ha mặt nước và trên 70 km chiều dài bờ biển là tiềm năng rất lớn để phát triển nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản. Tuy diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người của Nam Định rất thấp (550 m 2) so với bình quân trung của cả nước (1.120 m2), song do tính chất nông hoá thổ nhưỡng tạo cho đất nông nghiệp ở đây có khả năng thâm canh cao, nhất là cây lúa và các loại rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày.

Các huyện và xã nghiên cứu ở Nam Định

Huyện Vụ Bản

Diện tích tự nhiên huyện Vụ Bản năm 2005 là 147,72 km2, diện tích đất nông nghiệp 10.820,68 ha, trong đó diện tích cây hàng năm 9.793,12 ha (chiếm 90% diện tích đất nông nghiệp), đất ruộng trồng lúa 9614.59 ha (chiếm 88,9% diện tích đất nông nghiệp), 14,3 ha đất trồng cây lâu năm (chiếm 0,13% diện tích đất nông nghiệp). Dan số vụ bản 130 ngàn người với 56 ngàn lao động, được phân bổ trên 17 xã và 1 thị trấn, mật độ dân số trung bình 883 người/km2.

Đây là huyện được chọn đại diện cho vùng trũng chuyên thâm canh lúa với trên 70% dân số sống bằng nghề nông nghiệp. Những năm gần đây, phong trào chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng hàng hoá phát triển rộng khắp các địa phương trên toàn huyện. Đến năm 2005, toàn huyện có 130 cánh đồng, vùng sản xuất với hơn 830 ha cho thu nhập trên 50 triệu đồng/ha/năm.

Tuy nhiên, những làng nghề ở Vụ Bản trước đây đã mai một giờ đang được phục hồi cùng với một số nghề mới bắt đâu xuất hiện góp phần tăng thu nhập cho nông dân.

Xã Vĩnh Hào : Là xã nằm trong vùng đất trũng của huyện Vụ Bản có dân số 5.834 người với hơn 2.800 lao động và 1.460 hộ. Xã có diện tích tự nhiên 624,7 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 77,22%, đất trồng cây hàng năm chủ yếu là đất trũng trồng 2 vụ lúa/năm với 404 ha. Với quĩ đất sản xuất nông nghiệp tương đối thấp (bình quân 827 m2/người) và chủ yếu là đất trũng nên hệ thống canh tác của các hộ trong xã tương đối đồng nhất là sản xuất 2 vụ lúa/năm và trồng khoai tây trên một số diện tích đất vàm cao. Một hướng phát triển cây cảnh sử dụng hiệu quả đất vườn tạp trước đây đã cho thu nhập rất cao đã xuất hiện hầu hết ở các hộ nông dân Vĩnh Hào.

Xã Thành Lợi : Đây là xã đông dân nhất của huyện Vụ Bản với hơn 14 nghìn dân và 4.947 lao động, trong đó chỉ có 10% lao động làm phi nông nghiệp. Tổng hộ thuần nông chiếm 79% trong tổng số 3.588 hộ toàn xã. Tổng số hộ nghèo là 187 hộ, chiếm 5,2%. Nhìn chung đất nông nghiệp bình quân đầu người ở đây thấp (543 m2) và hầu hết được khai thác theo công thức luân canh 2 lúa + màu. Cây màu được

47

Page 49: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

chuyển dịch theo hướng sản xuất có giá trị cao như khoai tây, lạc và các loại rau màu khác. Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản của xã chiếm khoảng 100 ha đang là cơ hội cho xã phát triển nuôi trồng thuỷ sản.

3.1.3.Hệ thống canh tác của nông dân vùng ĐBSH

Hệ thống sản xuất của các hộ nông dân nói chung và ĐBSH nói riêng bao gồm sản xuất nông nghiệp thuần, nông nghiệp kiêm các ngành nghề phi nông nghiệp và sản xuất phi nông nghiệp.

- Hệ thống canh tác nông nghiệp của hộ nông dân Đ BSH

Hệ thống sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân vùng ĐBSH nhìn chung tương đối thuần nhất, bao gồm: canh tác cây lương thực, rau màu và chăn nuôi lợn, gia cầm. Tuy nhiên, có thể chia thành một số tiểu vùng: (i). Nơi có có diện tích đất trũng hoặc ven biển hệ thống canh tác nông nghiệp thường tập trung phát triển lúa nuôi trồng thuỷ sản kết hợp với (vùng phát triển thuỷ sản ven biển); (ii). Nơi ven các thành phố và đô thị hệ thống canh tác nông nghiệp của hộ nông dân thường tập trung phát triển lúa, màu với phát triển công nghiệp, dịch vụ (vùng ven đô); (iii). Nơi có nhiều chân đất vàm cao ở xa các trung tâm thành phố và khu công nghiệp hệ thống canh tác thường tập trung phát triển cây lương thực, cây ăn quả và rau màu xuất khẩu kết hợp với chăn nuôi lợn, gia cầm (vùng nông nghiệp đa dạng); (iv). Vùng đất vàm trung bình chủ yếu phát triển cây lúa và chăn nuôi lợn kết hợp với kinh doanh phi nông nghiệp (vùng thuần lúa)

Phát triển hệ thống canh tác sang s ản xuất phi nông nghiệpcủa hộ nông dân Đ BSH

Trong những năm gần đây quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá diễn ra nhanh chóng ở vùng ĐBSH là điều kiện thuận lợi phần thúc đẩy phát triển hệ thống canh tác và tăng thu nhập cải thiện đời sống gia đình bằng cách mở rộng các hoạt động kinh doanh phi nông nghiệp theo hướng sử dụng sản phẩm nông nghiệp và khai thác lao động nông nghiệp. Hoạt động kinh doanh phi nông nghiệp của các hộ bao gồm:

Sản xuất tiểu thủ công nghiệp: một số hộ nông dân đã phát triển hệ thống canh tác theo hướng sử dụng sản phẩm nông nghiệp: chế biến nông sản như: làm bánh, bún, mỳ gạo, xay xát, ...; sử dụng lao động nông nhàn để sản xuất nguyên vật liệu xây dựng cho chính gia đình mình (gạch ngói gia công, khai thác đa sỏi) và cung cấp công cụ thô sơ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tại địa phương (cát nghề cơ khí, nghề truyền thống, vv...)

- Kinh doanh thương mại dịch vụ: một số hộ nông dân đã phát triển hệ thống canh tác theo hướng sử dụng vốn đầu tư để khai thác lao động nông nhàn hoặc lao động dư thừa trong nông nghiệp để buôn bán hàng hoá tiêu dùng, vật tư nông nghiệp

48

Page 50: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

và xây dựng, dịch vụ nông nghiệp, xay xát, dịch vụ đời sống cho nông dân tại địa phương, vv...

- Các hoạt động phi nông nghiệp khác như: một số hộ nông dân đã phát triển hệ thống canh tác theo hướng sử dụng lao động mà không phải đầu tư vốn bằng các việc làm công ăn lương, làm thuê thời vụ, đi xuất khẩu lao động...Đây là nguồn thu nhập của nhiều hộ nông dân ĐBSH không phải bỏ vốn đầu tư kinh doanh mà chủ yếu khai thác lao động.

Hệ thống sản xuất của các hộ rất phong phú, đa dạng, có hộ chỉ sản xuất kinh doanh nông nghiệp, cá biệt có hộ chỉ đi sâu sản xuất một loại hàng hoá với qui mô lớn, có hộ đa dạng hoá nhiều hoạt động cả nông nghiệp và phi nông nghiệp. Hệ thống sản xuất của các hộ nông dân có sự khác nhau giữa các tiểu vùng ĐBSH. Trong 418 hộ điều tra có 37% hộ thuần nông; 61% số hộ kiêm và 2% số hộ phi nông nghiệp. Tỷ lệ này có sự khác nhau giữa các tiểu vùng: vùng cận đô có tỷ lệ hộ thuần nông thấp và có tỷ lệ hộ phi nông nghiệp; các vùng khác hầu hết đều có tỷ lệ hộ thuần nông, hộ kiêm chiếm đa số và không có hộ phi nông nghiệp (Bảng III-3).

Bảng III-3. Phân loại hộ ở các vùng điều tra theo hệ thống canh tác (hộ)

Các tiểu vùngSố lượng hộ (hộ) Cơ cấu các loại hộ (%)

Thuần nông

Hộ kiêm

Phi nông nghiệp

Tổng số

Thuần nông

Hộ kiêm

Phi nông nghiệp Tổng

Tổng số hộ điều tra 153 257 8 418 36,6 61,48 1,91 100Kinh tế cận đô 31 65 8 104 29,81 62,5 7,69 100Đa dạng hoá cây trồng 53 48 0 101 52,48 47,52 0 100Thuỷ sản ven biển 21 84 0 105 20,00 80,00 0 100Thuần lúa 48 60 0 108 44,44 55,56 0 100

Nguồn: Số liệu điều tra của đề tài năm 2005

3.1.3.1. Hệ thống canh tác của nhóm hộ thuần nông Hệ thống canh tác nông nghiệp của các hộ thuần nông rất phong phú và hệ thống canh tác của hộ phản ảnh rõ những nét đặc trưng của mỗi tiểu vùng của ĐBSH. Ở trong cùng một tiểu vùng, có những hộ chỉ trồng lúa nuôi lợn, những cũng có nhiều hộ hệ thống canh tác lại gồm nhiều cây con khác nhau như: trồng lúa + rau màu (khoai tây, khoai lang, dưa hấu, bí xanh, bí đỏ, dưa chuột ...) + chăn nuôi lợn, trâu bò, gia cầm và có cả nuôi trồng thuỷ sản.

Trong số các hộ thuần nông đề tài điều tra ở ĐBSH thì vùng cận đô có 20%, vùng đa dạng nông nghiệp chiếm 34,6%, vùng thuỷ sản ven biến chiếm 13,7% và vùng thuần lúa chiếm 31,4%. Tỷ lệ hộ phân theo hệ thống canh tác trong nhóm hộ thuần nông rất khác nhau giữa mỗi vùng và nó thể hiện đặc trưng kinh tế nông hộ của mỗi vùng.

- Vùng cận đô sản xuất nông nghiệp của các hộ thường tập trung theo 2 hệ thống canh tác chính là trồng lúa + chăn nuôi và trồng lúa + màu rau + chăn nuôi;

49

Page 51: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

- Vùng phát triển đa dạng nông nghiệp sản suất nông nghiệp của các hộ nông dân phát triển theo nhiều hệ thống canh tác, tuy nhiên đa số các hộ vẫn tập trung vào trồng lúa + rau màu và chăn nuôi;

- Vùng thuỷ sản ven biển sản xuất nông nghiệp của các hộ chủ yếu tập trung vào hệ thống canh tác: trồng lúa + chăn nuôi lợn, gia cầm và phát triển thuỷ sản;

- Vùng thuần lúa sản xuất nông nghiệp của các hộ chủ yếu canh tác trồng lúa + màu và chăn nuôi lợn, gia cầm (Bảng III-4).

Bảng III-4. Cơ cấu hộ thuần nông phân theo hệ thống canh tác năm 2004 (%)

Hệ thống canh tác Chung của vùng ĐBSH

Kinh tế cận đô

Đa dạng Nông

nghiệp

Thuỷ sản ven biển

Thuần lúa

Chuyên trồng lúa 0,65 0 1,89 0 0Lúa-màu 2,61 0 5,66 0 2,08Lúa-chăn nuôi 19,61 67,74 3,77 4,76 12,5Lúa-thuỷ sản 2,61 0 7,55 0 0Lúa – màu - chăn nuôi 50,98 25,81 56,6 14,29 77,08Lúa-màu-thuỷ sản 4,58 0 13,21 0 0Lúa- chăn nuôi - thuỷ sản 9,8 3,23 3,77 57,14 0Lúa – màu- chăn nuôi - thuỷ sản 9,15 3,23 7,55 23,81 8,33Tổng số 100 100 100 100 100

Nguồn: Số liệu điều tra của đề tài năm 2005

3.1.3.2.Hệ thống sản xuất của nhóm hộ kiêm

Trong điều kiện quĩ đất sản xuất nông nghiệp hạn chế, lao động dư thừa và thị trường sức lao động mở rộng theo yêu cầu của quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá phát triển, nhiều hộ nông dân đã mở rộng hệ thống sản xuất từ thuần nông sang phát triển thêm một số hoạt động kinh doanh khác. Những hộ hệ thống sản xuất vừa có sản xuất nông nghiệp vừa kinh doanh một số một số ngành nghề khác được gọi là hộ kiêm.

Hệ thống sản xuất của hộ kiêm, bao gồm sản xuất nông nghiệp với các hoạt động phi nông nghiệp tương đối phổ biến ở hầu hết các hộ nông dân trong các vùng. Tuy nhiên, hệ thống sản xuất của các hộ kiêm cũng rất phong phú đa dạng: có hộ kiêm sản xuất nông nghiệp với tiểu thủ công nghiệp, có hộ kiêm nông nghiệp với kinh doanh thương mại dịch vụ, có hộ kiêm nông nghiệp với các hoạt động làm công ăn lương, làm thuê, có hộ kiêm kiêm nông nghiệp với kinh doanh tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ và hoạt động khác.

Bảng III-5.Cơ cấu nhóm hộ kiêm phân theo hệ thống sản xuất năm 2004 (%)

Hệ thống canh tácChung của

vùng ĐBSH

Kinh tế cận đô

Đa dạng Nông

nghiệp

Thuỷ sản ven biển Thuần lúa

Nông nghiệp+ tiểu thu công nghiệp 17,12 6,15 14,58 19,05 28,33Nông nghiệp + tiểu thủ công 1,56 3,08 0,00 1,19 1,67

50

Page 52: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

nghiệp + thương mại dịch vụNông nghiệp+ tiểu thu công nghiệp+ hoạt động có thu khác 6,61 1,54 0,00 7,14 16,67Nông nghiệp+thương mại dịch vụ+thu khác 6,23 9,23 6,25 5,95 3,33Nông nghiệp+ tiểu thu công nghiệp+thương mại dịch vụ+ hoạt động có thu khác 0,78 0,00 0,00 1,19 1,67Nông nghiệp+thương mại dịch vụ 19,84 27,69 35,42 14,29 6,67Nông nghiệp+ hoạt động có thu khác 47,86 52,31 43,75 51,19 41,67Tổng 100,0 100,0 100,0 100,00 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra của đề tài năm 2005

Cũng giống như nhóm hộ thuần nông, cơ cấu hộ phân theo hệ thống sản xuất của nhóm hộ kiêm rất đa dạng phong phú và khác nhau giữa các vùng. Vùng cận đô, hệ thống sản xuất của các hộ kiêm phong phú hơn các vùng khác bao gồm đủ các thể loại: kiêm nông nghiệp với tiểu thủ công nghiệp, với thương mại dịch vụ.

Tuy nhiên, số hộ kiêm vẫn tập trung nhiều hơn vào hệ thống sản xuất nông nghiệp kiêm với các hoạt động khác (làm thuê, làm công ăn lương) chiếm tới 45-50% ở tất cả các vùng . Nguyên nhân là do nhu cầu lao động ở khu công nghiệp và các doanh nghiệp ngày càng lớn người lao động nông thôn có thể tìm việc làm có thu nhập mà không phải đầu tư vốn và không đòi hỏi phải có trình độ quản lý kinh doanh. (Bảng III-5).

3.1.4.Hiệu quả kinh tế của hệ thống canh tác nông nghiệp

3.1.4.1.Hiệu quả kinh tế của hệ thống canh tác cây trồng của hộTheo kết quả tỉnh toán từ số liệu điều tra các hộ nông dân ở vùng (ven đô, đa

dạng sản xuất nông nghiệp, phát triển thuỷ sản ven biển và vùng thuần lúa) cho thấy hiệu quả hệ thống canh tác cây trồng qua một số chỉ tiêu chính sau:

- Giá trị sản phẩm thô bình quân héc ta của một loại cây trồng trong một vụ hay hệ thống luân canh gồm nhiều cây trồng kế tiếp nhau trong một năm (giá trị sản phẩm = sản lượng/ha X giá bán/kg tại nhà);

- Chi phí sản xuất/ha, bao gồm chi phí trung gian (làm đất, giống, phân bón các loại, hoá chất, thuỷ lợi và các chi phí vật dụng khác) và chi phí xã hội (thuê lao động, lãi tiền vay và chi phí khác) cũng tính cho một loại cây trồng trong một vụ hay hệ thống luân canh gồm nhiều cây trồng kế tiếp nhau trong một năm.

- Thu nhập thuần/ha là phần giá trị gia tăng sau khi trừ chi phí sản xuất/ha (Giá trị sản phẩm thô/ha trừ đi chi phí sản xuất) của một loại cây trồng trong một vụ hay hệ thống luân canh gồm nhiều cây trồng kế tiếp nhau trong một năm.

Bảng III-7. Thu nhập thuần trên ha của một số cây trồng chính ở các vùng năm 2004Đơn vị (trđ)

51

Page 53: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

Các vùng Lúa xuân

Lúa mùa Ngô Khoai

langKhoai

tây

Rau các loại

Dưa hấu

Cây cảnh Lạc

Kinh tế ven đô 9,73 8,72 10,12 15,42 30,25

Đa dạng nông nghiệp 9,94 7,09 5,16 10,0 12,87 26,43 55,16

Thuỷ sản ven biển 8,99 7,74

Thuần lúa 9,49 8,28 8,97 17,47 29,13 65,9 18,65Nguồn: kết quả điều tra các hộ của đề tài

Kết quả hạch toán chi phí sản xuất cây trồng trong hệ thống canh tác của các hộ ở 4 vùng điều tra cho thấy thu nhập/ha các loại cây trồng cùng một giống ở các vùng không khác nhau nhiều lắm. Thu nhập trên ha của một số cây trồng cụ thể: lúa xuân từ 9 – 10 triệu đồng, lúa mùa từ 7-9 triệu đồng, ngô hơn 5 triệu đồng, khoai lang 9-10 triệu đồng, khoai tây 13 – 17 triệu đồng, rau các loại 26-30 triệu đồng, lạc 18 triệu đồng, dưa hấu 55 triệu đồng và cây cảnh cao nhất gần 66 triệu đồng (Bảng III-7).

Thu nhập trên 1 ha canh tác phụ thuộc vào hệ thống luân canh cây trồng trên từng loại đất. Thực tế ở hầu hết các vùng thu nhập của công thức luân canh 2 vụ lúa/năm đạt thấp nhất. Nếu lấy thu nhập thuần trên 1 ha đất canh tác 2 lúa năm 2004 làm gốc (=1) để so sánh thì thấy thu nhập thuần trên 1 ha canh tác của các công thức luôn canh cây trồng tăng dần: công thức 2 vụ lúa + 1 vụ ngô đông sẽ tăng gấp 1,3 lần; 2 vụ lúa + 1 vụ khoai lang sẽ tăng gấp 1,58 lần; 2 lúa + 1 vụ khoai tây tăng gấp 1,76 lần; vụ lúa xuân + 2 vụ dưa hấu tăng gấp 3,82 lần và cao nhất là công thức trồng 3 vụ dưa hấu + 1 vụ rau tăng gấp 4,79 lần (Bảng III-8).

Bảng III-8. So sánh hiệu quả sản xuất giữa các công thức luôn canh cây trồng (lần)(2 vụ lúa làm mốc = 1)

Chỉ tiêu lúa Xuân +2 dưa hấu

2 lúa +ngô đông

2 lúa + khoai lang

2 lúa + khoai tây

3 dưa hấu + rau các loại

1. Giá trị sản phẩm thô/ha 3,16 1,34 1,40 1,84 4,032. Tổng chi phí/ha 2,06 1,40 1,39 2,00 2,773. Chi phí trung gian/ha 2,04 1,39 1,09 1,97 2,754. Giá trị gia tăng thô/ha 3,8 1,30 1,58 1,76 4,765. Giá trị gia tăng thuần/ha 3,81 1,30 1,58 1,76 4,766.Thu nhập thuần/ha 3,82 1,30 1,58 1,75 4,76

Nguồn: kết quả điều tra các hộ của đề tài

3.1.4.2.Hiệu quả kinh tế sản xuất chăn nuôi của hộ

Thực tế, chăn nuôi của các hộ phần lớn vẫn là chăn nuôi tận dụng từ những sản phẩm của ngành trồng trọt do gia đình tự làm như: thóc, cám gạo, rau xanh trong vườn, khoai tây củ nhỏ, khoai lang củ nhỏ ...Song đã có một số hộ mở rộng qui mô chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá bằng cách sử dụng cám công nghiệp. Tuy

52

Page 54: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

nhiên, qui mô về các con nuôi của các hộ giữa các vùng ở ĐBSH có đôi chút khác nhau, vùng cận đô các hộ chăn nuôi với số lượng đầu con gia súc, gia cầm nhiều hơn các vùng còn lại.

Hạch toán kết quả chăn nuôi của các hộ cũng sử dụng các chỉ tiêu tương tự như hạch toán kết quả cây trồng, bao gồm việc tính giá trị sản phẩm thô, chi phí và thu nhập của từng loại vật nuôi cho 2 phương thức chăn nuôi (tận dụng và sử dụng thức ăn công nghiệp).

Với 2 phương thức chăn nuôi thì thu nhập bình quân trên kg sản phẩm chăn nuôi dùng thức ăn công nghiệp thường thấp hơn chăn nuôi tận dụng song mức chênh lệch này không nhiều (tổng thu nhập của hộ chăn nuôi công nghiệp lớn hơn chăn nuôi tận dụng vì qui mô chăn nuôi lớn hơn). Nhìn chung, thu nhập trên kg sản phẩm giống thường cao hơn sản phẩm thịt (gần gấp đôi). Thu nhập trên 1 kg sản phẩm cùng loại không chênh lệch nhiều giữa các vùng, trong đó vùng cận đô thường cao hơn 3 vùng kia (Bảng III-9).

Bảng III-9.Thu nhập của các phương thức chăn nuôi của các hộ năm 2004

VùngChăn nuôi thức ăn công

nghiệp (1000đ/kg)Chăn nuôi tận dụng (1000đ/con trâu, bò,

1000đ/kg lợn và gia cầm)

Lợn thịt Lợn giống Trâu, bò Lợn thịt Lợn giống

Gia cầm

Kinh tế ven đô 2,98 5,1 2,3 6,8 5,2

Đa dạng nông nghiệp 2,91 4,91 5039,17 1,97 6,80 4,82

Thuỷ sản ven biển 2,19 4,5 1,89 6,5 5,1

Thuần lúa 2,47 4,1 3948,91 1,69 3,37 7,80Nguồn: kết quả điều tra các hộ của đề tài

3.1.4.3.Hiệu quả kinh tế nuôi trồng thuỷ sản của các hộ

Nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu có ở vùng phát triển nông nghiệp đa dạng và vùng ven biển. Ngoài diện tích ao hồ có sẵn, nhiều hộ ở 2 vùng này được địa phương cho phép cho phép chuyển diện tích đất trũng trồng lúa vụ mùa bấp bênh sang đào ao thả cá và trồng cây ăn quả trên bờ bao.

Kết quả hạch toán nuôi trồng thuỷ sản của các hộ cho thấy thu nhập trên 1 ha nuôi cá là 40 triệu đồng/năm, 1 ha nuôi tôm và xen cua ven biển là 64 triệu đồng/năm. Với mức thu nhập như vậy, thả cá và nuôi tôm cua có thu nhập trên ha gấp từ 4-7 lần trồng lúa.

Bảng III-10. Thu nhập thuần trên ha nuôi trồng thuỷ sản năm 2004 (trđ) *8

Vùng Nuôi cá Nuôi tôm, cua

Trong đóNuôi tôm Nuôi cua

Da dạng nông nghiệp 40,41

Thuỷ sản ven biển 64,04 42,36 21,68Nguồn: kết quả điều tra các hộ của đề tài

8 Ghi trú: các ô trống trong Bảng là không có sản xuất các con thuỷ sản đó

53

Page 55: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

3.1.5.Xu hướng chuyển dịch hệ thống canh tác trên phạm vi vùng giai đoạn 2000 - 2004

Xu h ư ớng chuyển dịch các loại cây trồng chính trong hệ thống canh tác ở các vùng

Xét trên phạm vi tỉnh đại diện cho mỗi vùng nghiên cứu cho thấy việc bố trí cơ cấu cây trồng trong hệ thống canh tác từ năm 2000 đến 2004 chuyển đổi theo hướng chung là (i) Giảm diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản và phát triển rau màu có giá trị kinh tế cao hơn lúa; (ii) Tăng diện tích gieo trồng màu nhờ tăng mùa vụ trên diện tích đất cạn.

Tuy nhiên, giữa các vùng có sự bố trí cơ cấu cây trồng trong hệ thống canh tác khác nhau nhằm phát huy lợi thế riêng của mình.

- Hà Tây đại diện cho vùng kinh tế cận đô chỉ trong 4 năm (2000 – 2004), diện tích gieo trồng một số cây giảm mạnh như: mía chỉ còn 50%, ngô còn 69%, khoai lang còn 80% và lúa còn 97%. Diện tích một số cây trồng tăng mạnh như: diện tích nuôi trồng thuỷ sản, trồng đậu tương, rau các loại và cây lạc.

- Tỉnh Hải Dương đại diện cho vùng đa dạng hoá nông nghiệp, diện tích các cây trồng giảm mạnh là khoai lang, đậu tương, lạc, lúa chuyển sang phát triển các loại rau quả, ngô đông và mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản.

- Tỉnh Thái Bình đại diện cho vùng thuỷ sản ven biển, giảm diện tích trồng khoai lang, lúa và đậu tương, ổn định diện tích trồng mía và rau các loại; mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản và lạc và ngô đông.

- Vùng thuần lúa đại diện là tỉnh Nam Định, gần như bỏ việc trồng mía, giảm diện tích trồng khoai lang, lúa và đậu tương; mở rộng diện tích ngô, lạc, rau các loại và nuôi trồng thuỷ sản (Bảng III-11).

Bảng III-11. So sánh diện tích gieo trồng các loại cây trồng chính của các vùng năm 2004/2000 (%)

Diện tích Hà Tây Hải Dương Thái Bình Nam ĐịnhLúa 97,39 92,14 97,40 96,93Ngô 69,42 107,69 240,43 120,59Khoai lang 80,36 48,05 47,19 61,43Mía 50,00 100,00 100,00 21,43Lạc 111,90 87,50 260,00 119,61Đậu tương 131,94 57,58 93,75 96,55Rau các loại 111,30 124,21 101,23 109,41DT nuôi thuỷ sản 129,17 123,88 123,68 118,10

Nguồn: Số liệu thống kê của sở nông nghiệp và PTNT các tỉnh Xu h ư ớng chuyển dịch các con nuôi trong hệ thống canh tác nông nghiệp ở

các vùng

Từ năm 2000 đến 2004, xu hướng phát triển các con nuôi trong hệ thống nông nghiệp của các hộ nông dân của hầu hết các vùng ở ĐBSH đều giống nhau, đó là giảm số lượng đàn trâu. Trong đó, giảm mạnh ở các tỉnh Hải Dương và Thái Bình chỉ còn 60% so với năm 2000; Hà tây và Nam Định còn 70%. Các con gia súc, gia cầm khác đều tăng ở tất cả các tỉnh (riêng Thai Bình giảm số lượng bò) (Bảng III-12).

54

Page 56: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

Bảng III-12. So sánh số lượng đàn gia súc, gia cầm năm 2004/2000 (%)Con nuôi Hà Tây Hải Dương Thái Bình Nam Định

Trâu 76.16 60.67 60.36 72.22Bò 132.38 118.93 82.58 120.07Lợn 126.87 133.68 146.95 130.94Gia cầm 135.41 110.78 117.85 104.58Sản lượng thuỷ sản 157.17 201.42 131.70 129.51

Nguồn: Số liệu thống kê của sở nông nghiệp và PTNT các tỉnh

3.1.6. Xu hướng phát triển hệ thống canh tác của các hộ giai đoạn 2000 – 2004

Như chúng ta đã phân tích ở phần lý thuyết, một trong nhiều giải pháp tăng thu nhập mà hộ nông dân thường làm là phát triển hệ thống canh tác của gia đình. (i). Có thể chuyển từ hệ thống canh tác kém hiệu quả sang hệ thống canh tác hiệu quả hơn hoặc bằng cách thay đổi cơ cấu cây trồng, con nuôi (tập trung phát triển các cây con có hiệu quả kinh tế) (ii). Có thể mở rộng các hoạt động kinh doanh bằng cách phát triển thêm các ngành nghề phi nông nghiệp trên cơ sở sử dụng các sản phẩm từ sản xuất nông nghiệp làm nguyên liệu cho các ngành nghề phi nông nghiệp. (iii). Có thể kết hợp cả 2 cách trên.

Do hạn chế về các thông tin của các hộ (chỉ điều tra 1 năm) nên trong phân tích chúng tôi không thể so sánh được sự chuyển dịch hệ thống canh tác của từng hộ theo cách (i) và cách (iii) mà chỉ sơ bộ xem xét quá trình chuyển dịch hệ thống canh tác của các hộ theo cách (ii) từ sản xuất thuần nông sang sản xuất kiêm trên pham vi tỉnh. Kết quả cho thấy, xu hướng diễn ra phổ biến ở hầu hết các tỉnh là giảm tỷ lệ hộ thuần nông, trong đó giảm mạnh nhất là tỉnh Hà Tây (đại diện cho vùng ven đô); tăng tỷ lệ hộ kiêm và hộ phi nông nghiệp.

Bảng III-13. Biến động về tỷ lệ các loại hộ trong cơ cấu hộ ở các tỉnh giữa năm 2004 với năm 2000 (%)

Hà Tây Hải Dương Thái Bình Nam ĐịnhTỷ lệ hộ thuần nông -6,13 -3,13 -3,15 -3,16Tỷ lệ hộ kiêm 5,78 2,96 3,10 3,10Tỷ lệ hộ phi nông nghiệp 0,35 0,17 0,05 0,06Nguồn: tính toán từ số liệu thống kê các tỉnh

So sánh tỷ lệ của các nhóm hộ trong cơ cấu hộ phân theo các hoạt động sản xuất giữa năm 2004 với năm 2000, đã có 6,13% số thuần nông chuyển sang hoạt động kinh doanh kiêm (nông nghiệp kết hợp với phi nông nghiệp) và phi nông nghiệp đối với vùng ven đô là và hơn 3% số hộ thuần nông chuyển sang hoạt dộng kinh doanh kiêm và phi nông nghiệp đối với các vùng khác (Bảng III-13).

3.2. Hiện trạng thu nhập của các hộ nông dân ĐBSH

3.2.1. Tình trạng chung của các hộ nông dân trong các vùng nghiên cứu

3.2.1.1. Quy mô ruộng đất và lao động bình quân của hộ

55

Page 57: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

Quy mô sản xuất gia đình của các hộ nông dân ở ĐBSH vẫn còn bị chi phối chủ yếu bởi diện tích đất nông nghiệp mà họ được Nhà nước giao cho. Phần diện tích này thực sự là quá nhỏ bé và manh mún. Tại các vùng mà chúng tôi điều tra, quy mô đất canh tác trung bình hiện nay của một hộ gia đình chỉ từ 0,224 ha đến xấp xỉ 0,3 ha. Đây là quy mô rất nhỏ, nó chỉ bằng một nửa so với bình quân của cả miền Bắc và chỉ bằng 1/3 đến 1/5 so với Đồng bằng sông Cửu Long9. Với quy mô đất canh tác gia đình như vậy, nó làm cho kinh tế hộ gia đình ở ĐBSH chỉ thích ứng với kiểu tổ chức lao động gia đình và với các điều kiện sản xuất thủ công. Nó cũng khó có thể đáp ứng được nhu cầu đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp của mỗi hộ gia đình nếu chỉ tập chung đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. Để bù đắp những thiếu hụt về thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, nhiều hộ nông dân chuyển sang các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp như thủ công, buôn bán nhỏ, làm thuê và dịch vụ. Xu hướng này xuất hiện ngày càng nhiều tại những vùng ven đô thị do tốc độ đô thị hoá cao, đất nông nghiệp của các hộ ngày càng bị thu hẹp cho nhu cầu phát triển của công nghiệp và xây dựng.

Bảng III-14. Quy mô ruộng đất và lao động bq/hộ ở các vùng năm 2004

Chỉ tiêu Vùng ven đô

Vùng đa dạng hoá

Vùng thuần lúa

Vùng thuỷ sản ven biển

Tổng diện tích đất/hộ (m2) 2.546,0 3.258,0 3.262,5 4.164,1Đất nông nghiệp bq/hộ (m2) 2.240,0 2.850,8 2.976,2 2.967,6Đất nông nghiệp bq/khẩu (m2) 504,6 732,6 677,2 777,8DT canh tác bq/hộ (m2) 1.653,6 2.381,4 2.941,2 2.173,7Số khẩu bq/hộ (người) 4,3 4,0 4,6 4,0Lao động bq/hộ (LĐ) 3,0 2,7 2,6 3,1

Nguồn: Điều tra thực địa, 2005

Quy mô về nhân lực của hộ gia đình tại các vùng mà chúng tôi điều tra cho thấy số nhân khẩu phổ biến của các hộ nông dân khoảng 4 đến 5 người và có khoảng từ 2 đến 3 lao động. Số nhân khẩu và lao động bình quân hộ thế này nhìn chung tương đương với những năm trước đấy và so với bình quân trung của các nước: Năm 1997, tính trên cả nước, bình quân số khẩu của mỗi hộ là 4,7 người, trong đó thành thị là 4,6 người và nông thôn là 4,8 người10.

9 Kinh tÕ hé gia ®×nh vµ c¸c quan hÖ x· héi ë n«ng th«n §BSH thêi kú ®æi míi, NguyÔn §øc TuyÕn, ViÖn x· héi häc, 2003

10 Kinh tÕ hé gia ®×nh vµ c¸c quan hÖ x· héi ë n«ng th«n §BSH thêi kú ®æi míi, NguyÔn §øc TuyÕn, ViÖn x· héi häc, 2003

56

Page 58: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

B×nh qu©n diÖn tÝch ®Êt n«ng nghiÖp/khÈu

505

733677

778673

0.0100.0200.0300.0400.0500.0600.0700.0800.0900.0

Vï ng ven®«

Vï ng ®ad¹ng ho

Vï ng lóa Vï ngduyªn h¶i

Chung cho§ BSH

(m2)

Quy mô ruộng đất trong mỗi hộ gia đình thấp trong khi số nhân khẩu lớn và với số lao động như trên, có thể thấy những khó khăn của kinh tế hộ nông dân ở ĐBSH khi mỗi lao động bình quân phải nuôi 1,5 - 2 nhân khẩu. Diện tích đất nông nghiệp bình quân/khẩu có sự khác biệt giữa các vùng ở ĐBSH: Vùng ven đô tỷ lệ này rất thấp, chỉ đạt 505m2/khẩu trong khi trung bình của cả vùng ĐBSH là 673m2/khẩu. Cao nhất là vùng ven biển, nơi có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nên bình quân mỗi khẩu có 778m2 đất nông nghiệp.

3.2.1.2. Hiện trạng thu nhập và cơ cấu thu nhập của hộ

Thu nhập của hộ

Mặc dù kinh tế hộ gia đình ở ĐBSH thường là đa ngành nghề, nhưng cho đến nay, nông nghiệp vẫn là cơ sở và chỗ dựa cho mọi hoạt động kinh tế khác của hộ. Đại đa số dân cư nông thôn ở ĐBSH hiện nay đều coi mục tiêu chính của hoạt động nông nghiệp gia đình là nhằm đảm bảo đủ khẩu phần lương thực tối thiểu cho mọi thành viên trong hộ. Ngay tại những vùng ven đô, thu nhập bình quân/hộ cao nhất 38.317 ngàn đồng thì tỷ lệ thu nhập từ nông nghiệp cũng chiếm khoảng 22%.

Bảng III-15. Thu nhập bình quân của hộ ở các vùng năm 2004Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Chung ĐBSH

Kinh tế ven đô

Đa dạng hoá

Thuần lúa

Thuỷ sản ven biển

Thu nhập 28,44 38,31 22,69 22,85 29,90TĐ: Nông nghiệp 11,62 8,42 11,13 10,88 16,06 Phi nông nghiệp 16,81 29,88 11,56 11,96 13,84

Nguồn: Điều tra thực địa, 2005

Tại các vùng khác, tỷ lệ thu từ nông nghiệp và từ phi nông nghiệp tương đương nhau cho thấy xu hướng tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp nhằm tăng thu nhập cho hộ ngày càng tăng.

Điều này, càng thể hiện rõ hơn qua mức thu nhập bình quân/khẩu ở mỗi vùng. Năm 2004, vùng ven đô thị, tuy đất canh tác nông nghiệp bình quân/khẩu thấp nhưng nhờ hoạt động chính là phi nông nghiệp nên thu nhập bình quân ở đây là cao

57

Page 59: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

nhất, 8.967 ngàn đồng/người. Trong khi thu nhập/đầu người thấp nhất là tại các vùng thuần lúa và đa dạng hoá nông nghiệp, 5.647 ngàn đồng/người.

Cơ cấu thu nhập của hộ nông dân của các vùng ở ĐBSH

Cũng như mức thu nhập, tỷ lệ của các ngành trong cơ cấu kinh tế của các hộ ở các vùng cũng có sự khác nhau thể hiện rõ đặc thù của từng vùng:

Tại những vùng ven đô thị, dưới tác động của quá trình đô thị hoá, vai trò của hoạt động sản xuất nông nghiệp trong các nông hộ ở đây ngày càng suy giảm. Khi mà đất nông nghiệp của họ ngày càng bị mất đi cho việc mở rộng đô thị và phát triển các khu công nghiệp thì các hộ ở đây càng có xu hướng chuyển sang kinh doanh phi nông nghiệp cũng như tham gia các hoạt động có thu nhập khác và coi đó là nguồn thu nhập chính của mình (78%).

Còn các vùng càng ra xa đô thị, vai trò nông nghiệp trong phát triển kinh tế của nông hộ càng được coi trọng và phát triển theo xu hướng thâm canh tăng năng suất và đa dạng hoá các sản phẩm nhằm cung cấp cho thị trường thành phố. Điều này phần nào giải thích tại sao ở những vùng đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp như ở Hải Dương thì tỷ lệ thu nhập từ hoạt động nông nghiệp trong cơ cấu thu nhập của hộ nông dân vẫn còn rất cao nhất, chiếm tới 59,1%.

58

B×nh qu©n thu nhËp/khÈu

8967

5647 5566

76796965

0.01000.02000.03000.04000.05000.06000.07000.08000.09000.0

10000.0

Vï ng ven®«

Vï ng ®ad¹ng ho

Vï ng lóa Vï ng duyªnh¶i

Chung cho§ BSH

(1000 VN§ )

C¬ cÊu thu nhËp cña c c hé ph©n theo ngµnh

22.059.1 47.6 53.7

78.040.9 52.4 46.3

0102030405060708090

100

Vï ng ven ®« Vï ng ®a d¹ngho

Vï ng lóa Vï ng duyªn h¶i

N«ng nghiÖp Phi n«ng nghiÖp

Page 60: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

Trong từng hoạt động sản xuất cụ thể, có thể rễ ràng nhận thấy sự khác biệt rõ nét trong cơ cấu kinh tế của các hộ nông dân tại mỗi vùng khác nhau.

- Tại vùng ven đô thị, nguồn thu nhập chính của các hộ là kinh doanh buôn bán (41%) và phát triển các ngành nghề phụ.

- Tại các vùng khác, thu từ các hoạt động kinh tế phụ phi nông nghiệp chủ yếu nhằm mục đích tích cóp các khoản thu phụ bằng tiền mặt để trang trải cho các chi phí quan trọng như đóng thuế cho Nhà nước, đóng góp cho địa phương hay chi trả các khoản dịch vụ sản xuất và các chi phí cho việc quan hệ gia đình, họ hàng và thôn xóm như ma chay, hiếu hỉ,.... Nhìn chung các khoản thu nhập phụ này chỉ chiếm tỷ lệ thấp trong tổng thu nhập của hộ.

Trong sản xuất nông nghiệp, do đặc trưng truyền thống của kinh tế hộ nông dân như tự cung tự cấp, phần lớn nhằm thoả mãn nhu cầu cơ bản là an toàn lương thực và do đó chỉ đề cao giá trị sử dụng của sản xuất nông nghiệp, nên nông nghiệp cho đến nay vẫn là cơ sở của kinh tế hộ nông dân, nhất là các hộ nghèo, trung bình hay thuần nông. Đặc biệt tại một số vùng, việc đa dạng hoá sản xuất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi góp phần quan trọng trong việc nâng cao thu nhập của hộ: Vùng duyên hải ven biển, cơ cấu thu nhập từ thuỷ sản chiếm tỷ lệ cao 26% nhờ chuyển đổi hình thức nuôi trồng thuỷ sản có hiệu quả cao; ở vùng lúa, tỷ trọng thu nhập từ trồng trọt chiếm 32%.

Một nguồn thu khác cũng rất quan trọng trong cơ cấu thu nhập của hộ nông dân là tiền lương hưu, phụ cấp, thu từ đi làm thuê... Mặc dù đây là một khoản thu rất nhỏ nếu so với mức chi tiêu ở đô thị song nó lại rất quan trọng đối với đầu tư nông nghiệp của một hộ nông dân. Thường thì mỗi hộ nông dân nghèo và trung bình chỉ cần 100 đến 300 ngàn đồng là có thể đầu tư cho sản xuất nông nghiệp của họ, trong khi mức lương hưu hay phụ cấp của một cán bộ trung bình cũng có thể đạt 100 đến 300 ngàn đồng mỗi tháng. Vì vậy, người nông dân thường coi hộ gia đình nào có thu nhập từ tiền lương là có thể có mức sống ổn định và khá giả.

Nhìn chung, nguồn thu nhập chính của các hộ nông dân tại tất cả các vùng nghiên cứu chủ yếu vẫn dựa vào trồng trọt và chăn nuôi dù đó là hộ thuần nông hay hộ kiêm. Nổi bật nhất là vai trò của trồng trọt đối với các hộ thuộc vùng nông nghiệp đa dạng và các hộ thuần nông, còn lại chăn nuôi có vai trò chính trong cơ cấu thu nhập đối với nông hộ tại các vùng ven đô hay vùng nuôi trồng thuỷ sản.

Thu nhập của các hộ nông dân ở ĐBSH chủ yếu từ 4 nguồn chính: Sản xuất nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi), tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ và hoạt động làm thuê, làm công ăn lương. Ngoài ra, một số hộ còn có một nguồn thu khác là trợ cấp xã hội, từ các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp và nông thôn của Nhà nước và của các tổ chức kinh tế xã hội khác hay quà biếu,…. Khoản

59

Page 61: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

thu nhập này không nhiều nên trong khi tính toán, chúng tôi đã đưa vào phần thu khác của hộ nông dân.

Đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp bao gồm trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản. Chúng tôi đã dựa vào các hoạt động chính này để xác định được cơ cấu thu nhập của hộ.

Qua đó cho thấy cơ cấu thu nhập của các hộ có sự khác nhau rõ rệt giữa các vùng ở ĐBSH. Tại vùng ven đô thị, thu nhập của hộ nông dân phụ thuộc nhiều vào chăn nuôi (39,46%) và hoạt động thương mại dịch vụ (19,67%). Trong khi thu nhập từ trồng trọt chỉ có vai trò quan trọng tại các vùng thuần lúa (51,2%) và vùng đa dạng hoá nông nghiệp cao (49,14%) đặc biệt sản xuất rau màu, nhất là rau màu vụ đông. Vùng duyên hải ven biển có tỷ lệ thu nhập từ các ngành tương đối đồng đều, tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là từ các hoạt động chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản.

Bảng III-16. Cơ cấu thu nhập của hộ ở các vùng năm 2004Đơn vị: %

Hoạt động sản xuất Chung ĐBSH

Kinh tế ven đô

Đa dạng NN

Thuỷ sản ven biển

Thuần lúa

Trồng trọt 35,24 18,92 49,14 21,61 51,20Chăn nuôi 26,94 39,46 19,55 26,05 22,67Thuỷ sản 7,28 1,03 11,43 16,14 0,80tiểu thủ công nghiệp 6,93 5,89 3,52 9,00 9,12Thương mại - dịch vụ 9,34 19,67 7,32 7,23 3,33Thu từ hoạt động khác 14,27 15,03 9,04 19,98 12,88Tổng số 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

Nguồn: Điều tra thực địa 2005

Mức độ chênh lệch về thu nhập của các hộ trong các vùng

60

7

15

0

11

53

14

24

131315 13

23

32

15

1

17

5

29

1315

26

8 6

33

0

10

20

30

40

50

60

Kinh tế ven đô Đa dạng hoá Thuần lúa Thuỷ sản ven biển

Cơ cấu thu nhập của hộ ở các vùng năm 2004 (%)

Trồng trọt Chăn nuôi Thuỷ sản Công nghiệp Thương mại DV Thu khác

Page 62: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

Từ danh sách thu nhập của các hộ nông dân tại mỗi vùng khảo sát, chúng tôi sắp xếp loại thu nhập lần lượt từ thấp nhất đến cao nhất, sau đó dựa trên số lượng cá thể chia số hộ thành 5 mức đều nhau. Cuối cùng, trong khoảng hộ đều nhau đó tính thu nhập trung bình của mỗi nhóm. Mục đích chính của việc phân nhóm hộ theo mức thu nhập này là để chỉ ra được khoảng cách thu nhập giữa các nhóm hộ cũng như xác định được các yếu tố chính ảnh hưởng đến thu nhập của các nhóm hộ tại các vùng khác nhau.

Thông qua việc phân nhóm hộ tại mỗi vùng theo 5 mức thu nhập như vậy có thể thấy khoảng cách thu nhập giữa 2 nhóm hộ có thu nhập lớn nhất và thấp nhất ở ĐBSH là khá cao, 11,35 lần. Trong đó, vùng ven đô – nơi có thu nhập bình quân/hộ cao nhất nhưng cũng là nơi có khoảng cách thu nhập giữa 2 nhóm hộ lớn nhất (24,73 lần), trong khi ở vùng đa dạng hoá (Hải Dương) thì khoảng cách thu nhập giữa 2 nhóm hộ này tương đối thấp, chỉ 5,47 lần (Bảng III-17).

Bảng III-17. Khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa nhóm hộ có thu nhập cao nhất với nhóm hộ thấp nhất năm 2004

VùngMin

(1.000 đồng)Max

(1.000 đồng)Max/Min

(lần)Vùng ven đô 1.056 26.117 24,73Vùng đa dạng hoá 1.432 7.826 5,47Vùng thuần lúa 1.284 16.354 12,74Vùng thuỷ sản ven biển

2.339 19.037 8,14

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra thực địa, 2005

3.2.2. Thu nhập của hộ phân theo hệ thống canh tác

3.2.2.1. Thu nhập của các hộ thuần nông

Hộ thuần nông là nhóm hộ mà nguồn thu nhập chính của họ dựa vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản. Qua số liệu điều tra của chúng tôi cho thấy, tỷ lệ hộ thuần nông ở ĐBSH chiếm 37% và tỷ lệ hộ thuần nông cũng có sự khác nhau giữa các vùng: Vùng đa dạng hoá nông nghiệp có tỷ lệ hộ thuần nông cao nhất là 52,48% tổng số hộ, tiếp đến là vùng thuần lúa 44,44%, vùng ven đô và vùng duyên hải ven biển tỷ lệ này nhỏ 20 - 30%. Sự khác nhau về tỷ lệ hộ thuần nông ở mỗi vùng như vậy cũng thể hiện được sự khác biệt của đặc trưng về hoạt động sản xuất của nhóm hộ này ở mỗi vùng:

- Vùng ven đô thị, hoạt động sản xuất nông nghiệp của các hộ thường theo 2 hệ thống canh tác chính là trồng lúa kết hợp với chăn nuôi và trồng lúa + rau màu + chăn nuôi.

- Vùng đa dạng nông nghiệp, hoạt động sản xuất của hộ phát triển đa dạng theo nhiều hệ thống canh tác với các cây trồng khá phong phú trong nhiều công thức

61

Page 63: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

luân canh. Tuy nhiên, phần lớn các hộ vẫn tập chung vào hoạt động trồng lúa kết hợp với rau màu có giá trị kinh tế và chăn nuôi, thuỷ sản.

- Vùng duyên hải ven biển chủ yếu là trồng lúa + chăn nuôi lợn, gia cầm và đặc biệt là nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh.

- Vùng thuần lúa chủ yếu là trồng lúa + ít rau màu kết hợp chăn nuôi lợn và gia cầm.

Kết quả khảo sát về thu nhập của các nhóm hộ cho thấy, các hộ thuần nông là nhóm có mức thu nhập thấp đều giữa các vùng từ 13 – 18 triệu. Tỷ lệ của các ngành trong cơ cấu thu nhập của hộ thuần nông có sự khác nhau giữa các vùng rất rõ, thể hiện thế mạnh trong phát triển nông nghiệp của mỗi vùng:

- Vùng cận đô, tỷ lệ thu từ chăn nuôi là chủ yếu chiếm tới 67,3%; tỷ lệ thu nhập từ trồng trọt chỉ chiếm gân 30%; tỷ lệ thu nhập về thuỷ sản nhỏ coi như không đáng kể.

- Vùng đa dạng nông nghiệp và vùng thuần lúa, cơ cấu thu nhập tương tự giống nhau là có tỷ trọng của ngành trồng trọt cao hơn chăn nuôi và thuỷ sản.

Bảng III-18. Thu nhập và cơ cấu thu nhập của nhóm hộ thuần nôngChỉ tiêu Cận đô Đa dạng hoá

NN Thuỷ sản ven biển Thuần lúa

Thu nhập (trđ) 18,51 13,32 14,61 13,68Tỷ lệ trồng trọt (%) 29,74 59,28 28,60 63,90Tỷ lệ chăn nuôi (%) 67,28 20,56 36,52 34,64Tỷ lệ thuỷ sản (%) 2,98 20,15 34,88 1,46

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra thực địa, 2005

- Vùng thuỷ sản ven biển có tỷ trọng thu nhập của ngành thuỷ sản và chăn nuôi cao hơn tỷ trọng ngành trồng trọt (Bảng III-18 và Bảng đồ dưới).

Bên cạnh thu nhập bình quân của các hộ thuần nông thấp hơn các hộ kiêm thì mức thu nhập của các hộ lại không đồng đều, với đa số hộ có thu nhập thấp cũng có

62

29.7

67.3

3

59.3

20.620.128.6

36.534.9

63.9

34.6

1.50

10203040506070

(%)

Vï ng ven®«

Vï ng ®ad¹ng ho

Vï ng duyªnh¶i

Vï ng thuÇnlóa

C¬ cÊu thu nhËp cña nhãm hé thuÇn n«ng

Trång trät

Ch n nu«i

Thuû s¶n

Page 64: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

một số hộ có mức thu nhập cao nổi trội so với nhóm. Nếu so sánh hộ có thu nhập cao nhất với hộ có thu nhập thấp nhất thì mức độ chênh lệch nhau khá cao ở vùng cận đô gấp 28 lần, vùng đa dạng hoá 34 lần (Bảng III-19).

Bảng III-19. Mức độ chênh lệch về thu nhập giữa hộ có thu nhập cao nhất với hộ có thu nhập thấp nhất của nhóm hộ thuần nông

Mức thu nhập Cận đô Đa dạng hoá NN Thuỷ sản ven đồng Thuần lúaMin (trđ) 2.82 1.94 6.21 4.62Max (trđ) 80.60 67.39 30.02 37.16Max/min (lần) 28.6 34.7 4.8 8.1

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra thực địa, 2005

Khi chúng tôi tiến hành phân tổ theo 5 mức thu nhập của các hộ thuần nông thì thấy có rõ nét chung nhất ở cả 4 vùng là: số hộ thu nhập thấp dưới 20 triệu đồng chiếm tỷ lệ cao, và cao nhất vẫn là vùng thuần lúa và vùng đa dạng hoá nông nghiệp (tới trên 83%), vùng cận đô 76%.

Bảng III-20. Cơ cấu hộ phân theo mức thu nhập của nhóm hộ thuần nông ở các vùng năm 2004 (%)

Mức thu nhập/hộChung của hộ điều tra Cận đô Đa dạng

NNThuỷ sản ven

biển Thuần lúa

<=10 trđ 41,83 38,71 50,94 33,33 37,5>10 - <=20 trđ 39,87 38,71 33,96 42,86 45,83>20 - <=30 trđ 11,11 9,68 5,66 19,05 14,58>30 - <=40 trđ 3,92 3,23 5,66 4,76 2,08Lớn hơn 40 trđ 3,27 9,68 3,77 0 0

Tổng số 100 100 100 100 100Nguồn: Số liệu điều tra của đề tài năm 2005

Ngược lại, số hộ thuộc nhóm có thu nhập cao trên 40 triệu đồng lại chiếm tỷ lệ cao hơn ở vùng cận đô, tới gần 10%, sau đó đến vùng đa dạng hoá nông nghiệp gần 4%. Những hộ có thu nhập cao trên 40 triệu đồng là các hộ có qui mô sản xuất trang trại mà chủ yếu là chăn nuôi hoặc kết hợp giữa chăn nuôi với nuôi trồng thuỷ sản (Bảng III-20 và sơ đồ dưới).

63

38.71 38.71

50.94

33.96 33.33

42.8637.5

45.83

0

10

20

30

40

50

60

Cận đô Đa dạng hoáNN

Thuỷ sản venbiển

Thuần lúa

Cơ cấu hộ thuần nông phân theo mức thu nhập (%)

<=10 trđ

>10 - <=20trđ>20 - <=30trđ>30 - <=40trđLớn hơn 40trđ

Page 65: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

Xem xét về cơ cấu thu nhập của các hộ thuần nông phân theo các nhóm có mức thu nhập khác nhau ở các vùng cho thấy sự đa dạng và phong phú trong mối quan hệ giữa mức thu nhập với tỷ trọng của các nguồn thu nhập:

- Vùng cận đô: đặc thù chung của các nhóm hộ cho dù có các mức thu nhập khác nhau song ngồn thu chính của các nhóm vẫn là thu nhập từ chăn nuôi. Tỷ lệ thu nhập từ chăn nuôi của các nhóm từ 57 đến 87%.

- Vùng đa dạng hoá nông nghiệp, mức thu nhập của các nhóm hộ tỷ lệ ngạch với tỷ trọng thu nhập ngành trồng trọt và tỷ lệ thuận với tỷ trọng của ngành thuỷ sản trong cơ cấu thu nhập của hộ. Nói cách khác các nhóm có thu nhập cao thường dựa vào nguồn thu từ phát triển thuỷ sản.

- Vùng thuỷ sản ven biển, với đặc thù phát triển thuỷ sản là thế mạnh của vùng nên ở các mức thu nhập khác nhau song hầu hế các nhóm trong cơ cấu thu nhập đều có tỷ lệ thu từ thuỷ sản tương đối cao. Cũng giống như vùng đa dạng hoá nông nghiệp mức thu nhập của các nhóm hộ thường tỷ lệ ngịch với tỷ trọng thu nhập từ trồng trọt. Các nhóm có thu nhập cao khi họ phối hợp giữa phát triển chăn nuôi với thuỷ sản.

- Vùng thuần lúa, tỷ trọng thu từ trồng trọt là chủ yếu ở hầu hết các nhóm. Tuy nhiên, một số nhóm có mức thu nhập cao còn do tỷ trọng thu từ chăn nuôi cao (Bảng III-21).

Bảng III-21. Cơ cấu thu nhập của hộ thuần nông theo mức thu nhập ở các vùng (%)

Tỷ lệ thu nhập <=10 trđ >10 - <=20 trđ

>20 - <=30 trđ

>30 - <=40 trđ

Lớn hơn 40 trđ

Vùng cận đôTrồng trọt 42,34 25,73 12,32 15,94 17,37Chăn nuôi 57,66 68,33 87,68 84,06 75,57Thuỷ sản 0,00 5,93 0,00 0,00 7,06

Đa dạng hoá NN

Trồng trọt 74,92 54,53 18,58 19,09 12,27Chăn nuôi 23,04 21,71 5,52 9,20 16,47Thuỷ sản 2,04 23,77 75,89 71,71 71,26

Thuỷ sản ven biển

Trồng trọt 33,65 32,75 13,07 17,91Chăn nuôi 31,93 40,84 34,99 35,98Thuỷ sản 34,43 26,41 51,94 46,11

Thuần lúa Trồng trọt 70,58 60,65 52,60 94,00Chăn nuôi 29,42 36,67 45,78 6,00Thuỷ sản 0,00 2,68 1,61 0

Nguồn: Số liệu điều tra của đề tài năm 2005

Phân tích sâu hơn chúng ta thấy, hệ thống canh tác của các hộ thuần nông rất đa dạng, có những hộ chỉ sản xuất duy nhất một loại cây trồng là lúa, có những hộ lại sản xuất đa canh: lúa với rau màu và kết hợp chăn nuôi thuỷ sản ở các qui mô diện tích canh tác và số lượng đàn gia súc khác nhau nên có mức thu nhập của các

64

Page 66: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

hộ này rất khác nhau. Kết quả khảo sát thu nhập của các hộ cho thấy, đa số các hộ có hệ thống canh tác đa dạng các loại cây, con thì có mức thu nhập cao hơn. Tuy nhiên, không loại trừ các trường hợp cá biệt có những hộ qui mô sản xuất một mặt hàng nông sản hàng hoá lớn như là chăn nuôi bằng thức ăn công nghiệp hoặc nuôi trồng thuỷ sản với thu nhập trên 80 triệu đồng/hộ ở vùng cận đô và 31 triệu đồng/hộ ở vùng nông nghiệp đa dạng

Bảng III-22. Thu nhập của hộ thuần nông theo hệ thống canh tác năm 2004Đơn vị: Triệu đồng *11

Hệ thống sản xuất Kinh tế ven đô

Đa dạng nông

nghiệp

Thuỷ sản ven biển Thuần lúa

Chuyên trồng lúa 1,94 Lúa - màu 6,51 6,95Lúa - Chăn nuôi 17,15 7,45 10,51 8,03Lúa - thuỷ sản 15,79 Lúa - màu - chăn nuôi 14,20 9,23 13,24 14,39Lúa - màu - thuỷ sản 24,53 Lúa - chăn nuôi - thuỷ sản 80,60 15,80 14,53 Lúa - màu - chăn nuôi - thuỷ sản 19,45 31,55 16,44 17,34

Nguồn: Điều tra thực địa 2005

Kết quả khảo sát thu nhập của các hộ cho thấy, các hộ có hệ thống canh tác đa dạng các loại cây, con thì thường có mức thu nhập cao hơn. Ngoại trừ một số trường hợp cá biệt những hộ có quy mô sản xuất hàng hoá lớn như là những hộ chăn nuôi lợn bằng thức ăn công nghiệp hoặc nuôi trồng thuỷ sản với thu nhập trên 80 triệu đồng/năm ở vùng cận đô và khoảng 30 triệu đồng/năm ở vùng sản xuất nông nghiệp đa dạng.

Có thể thấy việc phối hợp đa dạng các hoạt động sản xuất nông nghiệp là hình thức đem lại thu nhập và lợi nhuận cao nhất cho các hộ thuần nông. Đây cũng là hệ thống canh tác ổn định, đem lại thu nhập cao và bền vững (Bảng III-22).

Tóm lại:

Thu nhập của nhóm hộ thuần nông ở ĐBSH hiện nay vẫn ở mức thấp nhất so với mức thu nhập chung của ĐBSH. Thu nhập thấp của người dân ở ĐBSH có nguyên nhân trực tiếp bởi quy mô đất đai hiện nay của nông hộ quá nhỏ và manh mún, bình quân mỗi hộ chỉ có 0,25 ha. Tuy vậy, qua những kết quả nghiên cứu thực tế của chúng tôi thì mức thu nhập của nhóm hộ thuần nông ở ĐBSH vẫn có thể tăng lên được hơn nữa nhờ sự chuyển đổi các hệ thống sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá, phát triển các hoạt động phi nông nghiệp và chăn nuôi. Sự chuyển đổi này rõ ràng phải phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của từng vùng:

Vùng ven đô: Lấy chăn nuôi là định hướng đầu tư phát triển. Trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp thì việc phát triển nông nghiệp ở vùng ven

11 Ghi chú: các ô trống trong Bảng là không có hộ loại đó

65

Page 67: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

đô bằng cách đẩy mạnh chăn nuôi rõ ràng là rất hợp lý và hiệu quả. Điều quan trọng để thực hiện được vấn đề này là việc quy hoạch đất đai, xây dựng cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho chăn nuôi hàng hoá phát triển.

Vùng đa dạng hoá nông nghiệp: Tập trung phát triển rau màu sản xuất các loại rau, củ, quả tươi sống

Vùng duyên hải ven biển: Nuôi trồng thuỷ sản kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm

Vùng thuần lúa: Ngay trong cùng một vùng, hiệu quả kinh tế độc canh lúa thường thấp hơn so với các hệ thống đa canh (rau màu, chăn nuôi,….) và chuyên môn hoá cao (chăn nuôi, cây ăn quả,…). Do sự biến đổi các hệ thống ruộng đất trong các vùng khác nhau của ĐBSH diễn biến rất phức tạp, đặc biệt là tốc độ đô thị hoá mạnh ở những vùng ven đô đã làm cho đất nông nghiệp giảm nhanh chóng.

3.2.2.2. Thu nhập của nhóm hộ kiêm

Hệ thống sản xuất của nhóm hộ kiêm bao gồm sản xuất nông nghiệp kết hợp với các hoạt động phi nông nghiệp. Hệ thống sản xuất kiêm ở ĐBSH khá phổ biến với khoảng 61,48% số hộ; Vùng ven đô chiếm 62,5%; vùng đa dạng nông nghiệp chiếm 47,52%; vùng duyên hải ven biển chiếm 80% và vùng thuần lúa chiếm 55,56%. Hệ thống sản xuất của nhóm hộ kiêm nhìn chung cũng rất phong phú và đa dạng: Có hộ vừa sản xuất nông nghiệp vừa làm tiểu thủ công nghiệp, có hộ sản xuất nông nghiệp kiêm thương mại dịch vụ, hộ kiêm nông nghiệp với hoạt động làm công ăn lương, làm thuê,….

Hệ thống sản xuất của nhóm hộ kiêm cũng rất đa dạng, phong phú và có sự khác nhau cơ bản giữa các vùng ở ĐBSH. Vùng ven đô thị, nhóm hộ hộ kiêm thường đa dạng các hoạt động hơn ở các vùng khác, bao gồm rất nhiều các hoạt động phối hợp như kiêm sản xuất nông nghiệp với tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ và với một số hoạt động khác nữa. Tuy nhiên, số hộ kiêm vẫn tập trung nhiều hơn vào hệ thống sản xuất nông nghiệp kiêm với các hoạt động khác như làm công ăn lương, làm thuê,… chiếm từ 45 đến 50% ở tất cả các vùng. Nguyên nhân chính là do nhu cầu lao động ở các khu công nghiệp và các doanh nghiệp ngày càng nhiều nên lao động nông thôn có các cơ hội tìm kiếm được việc làm ở đây mà không cần phải đầu tư vốn hay đòi hỏi phải có trình độ tay nghề cao.

Đa dạng hoá các hoạt động sản xuất, nhất là các hoạt động sau nông nghiệp để nâng cao thu nhập đã là xu hướng chính cho các hộ dân ở ĐBSH. Tuy vậy, cũng giống như nhóm hộ thuần nông, tỷ lệ hộ kiêm có mức thu nhập dưới 20 triệu đồng/năm vẫn chiếm đa số ở tất cả các vùng (trung bình khoảng 60%). Tỷ lệ hộ có thu nhập cao trên 40 triệu đồng chiếm nhiều hơn so với nhóm hộ thuần nông, nhất là vùng ven đô và vùng duyên hải ven biển chiếm khoảng 15 - 20% tổng số hộ.

66

Page 68: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

Thu nhập của nhóm hộ kiêm có sự khác nhau chủ yếu là do hoạt động sản xuất khác nhau và chịu sự chi phối về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của các vùng có sự khác nhau. Thường thì những hộ nào càng đa dạng các ngành nghề thì thu nhập càng cao và ven đô thị các hộ có mức thu nhập thường cao hơn so với các vùng khác, trong khi vùng đa dạng nông nghiệp có thu nhập từ các hoạt động ngoài nông nghiệp thấp hơn.

Những hộ kiêm có thu nhập cao nhất ở vùng ven đô phần lớn là những hộ có hoạt động thương mại dịch vụ. Chẳng hạn 1 hộ ở ven đô mà chúng tôi điều tra có thu nhập bình quân/năm 170 triệu đồng có hệ thống sản xuất rất đa dạng: Nông nghiệp + thương mại dịch vụ, những hộ khác thì có thêm các hoạt động tiểu thủ công nghiệp, các hoạt động khác như làm công ăn lương, làm thuê.

Bảng III-23. Thu nhập và cơ cấu thu nhập của nhóm hộ kiêm ở ĐBSH năm 2004

Hoạt động Chung ĐBSH

Kinh tế ven đô

Đa dạng NN

Thuỷ sản ven biển

Thuần lúa

Thu nhập (trđ) 25.09 29.80 24.63 25.29 23.79

Trồng trọt (%) 27,23 16,10 37,94 19,86 41,03Chăn nuôi (%) 22,01 31,04 18,43 23,43 13,09Thuỷ sản (%) 4,20 0,23 1,79 11,45 0,27Tiểu thủ công nghiệp (%) 10,72 7,24 7,41 11,25 16,41Thương mại dịch vụ (%) 12,77 21,92 15,41 9,03 6,00Hoạt động khác (%) 23,07 23,48 19,03 24,98 23,19

Nguồn: Điều tra thực địa 2005

Mặc dù vậy, ở nhóm hộ kiêm, nguồn thu nhập chính vẫn là từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp chiếm tới 50% tổng thu nhập của hộ. Trong khi đó, nguồn thu nhập từ các hoạt động tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ chỉ chiếm 20 đến 30% ở mỗi vùng. Nguồn thu nhập từ các hoạt động khác như làm thuê, làm công ăn

67

47.37

7.23

21.92 23.48

58.15

7.4115.41

19.03

54.74

11.259.03

24.98

54.39

16.41

6.01

23.19

0

10

20

30

40

50

60

Kinh tế venđô

Đa dạng NN Thuỷ sản venbiển

Thuần lúa

Cơ cấu thu nhập của nhóm hộ kiêm năm 2004 (%)

Nông nghiệp Tiểu thủ công nghiệpThương mại dịch vụ Thu khác

Page 69: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

lương,… cũng chiếm tỷ trọng khá lớn và tỷ lệ này tương đối giống nhau trong cơ cấu thu nhập của các hộ tại 4 vùng khác nhau.

Một đặc điểm nữa là ở vùng đa dạng hoá nông nghiệp, tỷ lệ hộ kiêm có mức thu nhập cao thường thấp hơn so với các vùng khác. Ngoài sản xuất nông nghiệp, các hộ kiêm ở đây thường chỉ đi làm thuê, làm công ăn lương để tăng thu nhập. Đây là hướng đi mà nông dân địa phương vùng đa dạng hoá vẫn gọi là “ly nông bất ly hương”. Điều này phản ánh rõ hơn thực trạng thiếu việc làm do hạn chế về đất canh tác nông nghiệp của các hộ nông dân ở ĐBSH. Tuy nhiên, với hệ thống sản xuất như của nhóm hộ kiêm hiện nay được các hộ đánh giá là vừa an toàn lại vừa hiệu quả, rất phù hợp với trình độ và năng lực của đa số lao động nông thôn hiện nay.

Riêng vùng thuần lúa, các hộ kiêm có mức thu nhập cao nổi trội thường là những hộ có hệ thống sản xuất nông nghiệp gắn với các làng nghề truyền thống. Còn ở vùng ven đô có nhiều thuận lợi để có thể phát triển được cả thương mại dịch vụ do gần với thị trường và giao thông đi lại thuận tiện.

Tỷ lệ thu nhập nông nghiệp vẫn rất cao trong cơ cấu thu nhập của nhóm hộ kiêm, bình quân cả vùng là 51%; Vùng cận đô là 47%; vùng đa dạng nông nghiệp chiếm 57%; vùng duyên hải ven biển chiếm 56% và vùng thuần lúa chiếm 54%.

- Thu nhập từ hoạt động tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất ở vùng thuần lúa nhưng cũng chỉ đạt 16%, trong khi bình quân chung ở ĐBSH là 10%.

- Thu nhập từ hoạt động thương mại dịch vụ chiếm tỷ lệ cao nhất là 22% ở vùng ven đô trong khi bình quân chung của ĐBSH là 12,7%.

- Tỷ lệ thu nhập từ các hoạt động khác ở hầu hết các vùng đều rất cao, chiếm từ 19 đến 24% trong cơ cấu thu nhập.

Mặt khác, thu nhập của các hộ kiêm rất khác nhau giữa các vùng cũng như ở cùng một vùng. Mức độ chênh lệch về thu nhập của hộ cao nhất với hộ thấp nhất lớn hơn mức chênh lệch này ở các hộ thuần nông. Mức chênh lệch này ở vùng thuần lúa lên đến 80 lần, vùng cận đô 60 lần, thấp nhất vùng thuỷ sản ven biển 10 lần (Bảng III-24).

Bảng III-24. Mức độ chênh lệch về thu nhập giữa hộ kiêm có thu nhập cao nhất với hộ kiêm có thu nhập thấp nhất (lần)

Cận đô Đa dạng hoá NN Thuỷ sản ven biển Thuần lúa Min 2.81 3.37 7.43 3.24Max 170.53 70.15 75.18 262.55Max/min 60.7 20.8 10.1 80.9

Nguồn: Điều tra thực địa 2005

Nếu phân theo 5 mức thu nhập khác nhau, cũng giống như nhóm hộ thuần nông, tỷ lệ số hộ kiêm tập trung ở 2 nhóm có mức thu nhập bình quân thấp dưới 20 triệu đồng/hộ chiếm đa số ở cả 4 vùng: ven đô chiếm tới 60% số hộ; tỷ lệ này ở vùng đa

68

Page 70: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

dạng nông nghiệp cao nhất 71% số hộ; vùng thuần lúa 68% số hộ và thấp nhất là vùng thuỷ sản ven biển 51% số hộ. Tỷ lệ hộ thuộc các nhóm có mức thu nhập cao từ trên 30 triệu đồng trở lên chiếm 21% tổng số hộ điều tra và có sự khác nhau tương đối lớn giữa các vùng: đạt cao nhất là vùng ven đô gần 28%; thấp nhất vùng đa dạng nông nghiệp 6%; hai vùng còn lại tương tự nhau 22-23% (Bảng III-25).

Bảng III-25. Cơ cấu hộ kiêm phân theo mức thu nhập ở các vùng năm 2004 (%)

Chung ĐBSH Kinh tế ven đô Đa dạng NN Thuỷ sản

ven biển Thuần lúa

<=10 trđ 26,07 44,62 47,92 2,38 21,67>10 - <=20 trđ 35,02 15,38 12,92 48,81 46,67

>20 - <=30 trđ 17,9 12,31 32,92 25,0 10,0

>30 - <=40 trđ 7,0 4,62 4,17 9,52 8,33

Lớn hơn 40 trđ 14,01 23,08 2,08 14,29 13,33Tổng số 100 100 100 100 100

Nguồn: Điều tra thực địa 2005

Khi xem xét về cơ cấu thu nhập của các nhóm hộ kiêm phân theo mức thu nhập chúng ta thấy một nét chung nỏi bật ở tất cả 4 vùng là: mức thu nhập của các nhóm hộ có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với tỷ trọng thu nhập trồng trọt tức là các nhóm càng có thu nhập thì tỷ trọng thu nhập ngành trồng trọt trong cơ cấu thu nhập của hộ càng thấp dần. Hay nói một cách khác để tăng thu nhập hệ thống canh tác của hộ phát triển theo hướng mở rộng qui mô chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và các hoạt động phi nông nghiệp phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân.

Tuy nhiên, vai trò quyết định mức thu nhập trong hệ thống canh tác của các nhóm hộ ở các vùng có sắc thái riêng:

- Vùng ven đô: đối với nhóm hộ có mức thu nhập dưới 20 triệu đồng, đóng góp vào thu nhập của hộ chủ yếu từ nguồn thu làm công ăn lương (thu khác), chăn nuôi và trồng trọt. Còn các nhóm có mức thu nhập cao chủ yếu dựa vào kinh doanh thương mại dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và chăn nuôi.

Bảng III-26. Cơ cấu thu nhập của hộ kiêm phân theo mức thu nhập ở các vùng (%)

<=10 trđ

>10 - <=20 trđ

>20 - <=30 trđ

>30 - <=40 trđ trên 40 trđ

Tổng số hộ điều traTrồng trọt 37.70 34.52 18.65 15.45 6.35Chăn nuôi 21.37 22.00 24.74 20.47 20.50Thuỷ sản 0.34 3.50 8.26 8.82 5.60TTCN-XD 6.77 10.40 9.78 20.50 15.22TMDV 9.61 6.68 19.57 9.75 26.73Khác 24.21 22.90 19.01 25.01 25.60Ven đô Trồng trọt 24.23 21.54 6.51 7.14 3.65Chăn nuôi 36.92 32.50 16.35 33.23 26.10Thuỷ sản 0.51 0.00 0.00 0.00 0.00

69

Page 71: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

TTCN-XD 0.00 13.30 9.66 30.42 11.26TMDV 8.25 0.00 48.28 0.00 53.28Khác 30.09 32.67 19.21 29.21 5.70Đa dạng hoá Trồng trọt 48.71 42.18 19.54 5.98 9.73Chăn nuôi 8.83 21.92 35.67 22.31 3.39Thuỷ sản 0.35 2.17 1.66 0.00 35.57TTCN-XD 5.23 7.02 14.38 0.00 0.00TMDV 16.11 7.63 12.88 71.72 0.00Khác 20.77 19.08 15.87 0.00 51.32Thuỷ sản ven biểnTrồng trọt 33.66 26.25 16.62 11.15 7.22Chăn nuôi 19.83 22.06 27.20 15.78 27.20Thuỷ sản 0.00 6.87 16.94 19.78 13.83TTCN-XD 46.50 7.44 8.54 26.52 12.96TMDV 0.00 8.26 11.99 4.00 11.34Khác 0.00 29.12 18.71 22.77 27.44Thuần lúaTrồng trọt 48.92 48.26 40.31 31.11 9.69Chăn nuôi 9.08 18.20 7.27 19.58 2.07Thuỷ sản 0.00 0.35 0.97 0.13 0.00TTCN-XD 18.47 15.02 5.83 13.11 27.94TMDV 2.62 6.38 20.09 0.00 3.37Khác 20.91 11.80 25.53 36.07 56.94

Nguồn: Điều tra thực địa 2005

- Vùng đa dạng hoá nông nghiệp, đối với nhóm hộ có mức thu nhập dưới 20 triệu đồng nguồn thu chính từ trồng trọt và làm công ăn lương. Các nhóm có mức thu nhập cao nguồn thu chính lại là chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và kinh doanh thương mại dịch vụ.

- Vùng thuỷ sản ven biển, hầu hết các nhóm từ thu nhập thấp đến thu nhập cao có nguồn thu tương đối tổng hợp từ trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản và hoạt động phi nông nghiệp.

- Vùng thuần lúa, nguồn thu từ trồng trọt rất quan trọng với nhóm thu nhập thấp song cũng vẫn có vị trí cơ bản trong nhóm có mức thu nhập cao (Bảng III-26).

Phân tích sâu hơn chúng ta có thể thấy mức thu nhập của các hộ có hệ thống canh tác kiêm khác nhau thì mức thu nhập cũng rất khác nhau ngay ở trong cùng một vùng hay giữa các vùng khác nhau (Bảng III-27).

Bảng III-27. Thu nhập của nhóm hộ kiêm phân theo hệ thống canh tác năm 2004Đơn vị: Triệu đồng*12

Hoạt động sản xuất Kinh tế ven đô Đa dạng NN Thuỷ sản

ven biển Thuần lúa

Nông nghiệp + Tiểu thủ công nghiệp 33,55 16,33 26,16 30,97Nông nghiệp + Tiểu thủ công nghiệp + Thương mại dịch vụ 103,2 17,32 8,80

12 Ghi chú: các ô trống trong Bảng là không có hộ loại đó

70

Page 72: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

Nông nghiệp + Tiểu thủ công nghiệp + Hoạt động khác 16,86 32,56 22,89

Nông nghiệp + Thương mại dịch vụ + Hoạt động khác 49,94 17,93 34,74 15,62

Nông nghiệp + Tiểu thủ công nghiệp + Thương mại dịch vụ + Hoạt động khác 46,60 50,09

Nông nghiệp + Thương mại dịch vụ 45,51 14,65 24,57 16,91Nông nghiệp + Hoạt động khác 13,54 13,58 22,74 20,57

Nguồn: Điều tra thực địa 2005

Tóm lại

Rõ ràng, với quy mô hạn hẹp về đất canh tác nông nghiệp của các hộ nông dân ở ĐBSH, đặc biệt ở các vùng ven đô thị đã làm hạn chế rất nhiều đến khả năng tăng thu nhập. Xu hướng chính hiện nay của các hộ nông dân ở ĐBSH là phát triển hệ thống canh tác theo hướng đa dạng hoá các hoạt động phi nông nghiệp để tăng thu nhập từ việc kinh doanh thương mại, hoạt động tiểu thủ công nghiệp, làm công ăn lương cho các doanh nghiệp, nhà máy,... Xu hướng này không chỉ xuất hiện nhiều ở những hộ vùng ven đô thị bị mất phần lớn đất canh tác do quá trình đô thị hoá mà ngày càng xuất hiện nhiều ở những hộ thuần nông, có quy mô đất canh tác không lớn. Mục đích của họ là tranh thủ lao động lúc nông nhàn để tham gia buôn bán nhỏ, làm thêm, làm thuê tại địa phương với các nghề nặng nhọc như: thợ nề, mộc,… Điều kiện để thúc đẩy các hoạt động phi nông nghiệp của hộ nông dân cũng cần tính đến những đặc trưng và điều kiện phù hợp cho từng vùng:

Vùng ven đô: Tập trung phát triển thương mại và dịch vụ do gần đường giao thông đi lại thuận tiện, khu đô thị tập trung và điều kiện cơ sở hạ tầng tốt. Lao động nông nghiệp chuyển dần sang công nghiệp và thương mại dịch vụ cho các nhà máy, xí nghiệp.

Vùng thuần lúa: Phát triển các nghề phụ, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và các hoạt động làm thêm, làm thuê tranh thủ lúc nông nhàn.

Vùng đa dạng hoá và vùng duyên hải ven biển: Phối hợp đa ngành nhiều hoạt động phi nông nghiệp để tăng thu nhập phù hợp với từng địa phương, chẳng hạn dịch vụ thức ăn, con giống phục vụ nuôi trồng thuỷ sản ở vùng ven biển.

PHẦN IV: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP

4.1. Phân tích định lượng

4.1.1. Phương pháp mô phỏng

Theo lý thuyết kinh tế, thu nhập của hộ nông dân phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có 4 yếu tố chính, đó là vốn, lao động, đất đai và khoa học công nghệ, ngoài ra thu nhập còn phụ thuộc vào một số yếu tố định tính khác. Tuỳ vào điều kiện sản xuất của hộ mà yếu tố thu nhập chỉ phụ thuộc từng yếu tố hoặc cả 4 yếu tố

71

Page 73: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

chính trên. Để thấy rõ mức độ tác động của các yếu tố vào thu nhập của hộ nông dân, từ mô hình sản xuất của nhà kinh tế Cobb- Douglas, một số mô hình dưới đây sẽ cho thấy rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ nông dân:

Mô hình tổng thể:

Trong đó:

Y: Thu nhập của hộ

A1 Hệ số chặn

K: Đất đai của hộ

L : Lao động của hộ

T : Công nghệ

V : vốn của hộ : Hệ số co dãn của thu nhập

Biến đổi phương trình trên ta được phương trình sau:

LogY= LogA1 + LogK + LogL + LogV

Trong mô hình trên:

Hệ số tương quan giữa tổng thu nhập nông nghiệp của hộ với các yếu tố ảnh hưởng như: Lao động, diện tích đất đai và vốn đầu tư là mức độ giải thích (%) của các yếu tố này cho sự biến thiên của tổng thu nhập nông nghiệp.

Hệ số tương quan riêng giữa tổng thu nhập nông nghiệp với các yếu tố thành phần là mức độ giải thích (%) của riêng một yếu tố cho sự thay đổi của tổng thu nhập nông nghiệp với giả định các yếu tố khác không đổi.

Hệ số co dãn giữa thu nhập nông nghiệp với các yếu tố lao động, vốn và đất đai chỉ mức độ đóng góp vào tổng thu nhập nông nghiệp của riêng một yếu tố nào đó khi giả định các yếu tố khác không đổi. Hệ số này cũng cho thấy hiệu quả sử dụng các nguồn lực: vốn, lao động, đất đai của hộ.

Điểm hạn chế khi sử dụng mô hình này là: Do số liệu điều tra của chúng tôi chỉ có được tại 1 thời điểm cố định là năm 2004, do đó mô hình mô phỏng chỉ có thể được tính cho một thời điểm nhất định mà không có sự biến động theo chuỗi thời gian để so sánh các kết quả khác nhau.

4.1.2. Kết quả mô phỏng

4.1.2.1. Mô hình 1

72

Page 74: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

Tổng thu nhập của hộ (TN) và mối quan hệ với các hoạt động kinh tế. Từ phương pháp tính thu nhập của hộ nông dân được sử dụng trong đề tài này, chúng tôi tiến hành mô phỏng mối quan hệ giữa thu nhập của hộ nông dân ở ĐBSH với các yếu tố sau:

- Số lao động của hộ: LD

- Diện tích trồng lúa của hộ (m2): SL

- Diện tích trồng rau màu của hộ (m2): SM

- Diện tích nuôi trồng thuỷ sản của hộ (m2): Sts

- Vốn đầu tư cho canh tác lúa của hộ (1000đ): VL

- Vốn đầu tư cho canh tác rau màu của hộ (1000đ): VM

- Vốn đầu tư cho chăn nuôi của hộ (1000đ): Vcn

- Vốn đầu tư cho nuôi trồng thuỷ sản của hộ (1000đ): VTS

- Vốn đầu tư cho ngành nghề tiểu thủ công nghiệp (1000đ): VCN

- Vốn đầu tư cho kinh doanh thương mại (1000đ): VTM

- Vốn đầu tư cho dịch vụ (1000đ): VDV

- Chi tiêu của hộ (1000đ): CT

- Vốn đầu tư cho nông nghiệp: VNN

- Hộ có thu nhập từ làm công ăn lương: CL

Nhận giá trị : 1 : Hộ có người thu nhập từ tiền công, tiền lương

0 : Hộ không có người thu nhập từ tiền công, tiền lươngDạng phương trình :

LogTN = LogA1 + LogLD + Log SL + Log SM + Log Sts + Log VL + Log VM + Log Vcn+ Log VTS + LogVCN + LogVTM + LogVDV + LogCT + LogVNN+ LogCL

Trong phương trình này, các yếu tố về vốn vừa thể hiện quy mô sản xuất của nông hộ lại vừa thể hiện được mức độ thâm canh hay hiệu quả sử dụng công nghệ của hộ nông dân. Ngoài các yếu tố kể trên, hệ số gốc A1 của hàm được coi như là một chỉ tiêu nói lên trình độ kỹ thuật của tập hợp các yếu tố.

Bảng IV-1. Hệ số tương quan giữa tổng thu nhập hộ với các yếu tố đầu vào năm 2004

Yếu tố ảnh hưởngChung

cho ĐBSH

Kinh tế ven đô

Đa dạng hoá NN

Thuần lúa

73

Page 75: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

Hệ số tương quan 0,551 0,699 0,745 0,550Số lao động của hộ (LD) 0,107 0,052 0,378 0,121Diện tích trồng lúa hộ (SL) -0,051 -0,102 0,258 0,437Diện tích rau màu hộ (SM) -0,130 -0,159 0,222 -0,198Diện tích nuôi trồng thủy sản (Sts) -0,032 -0,191 0,128 0,088

Vốn đầu tư cho lúa (VL) -0,090 -0,228 0,205 0,434Vốn đầu tư cho màu (VM) -0,119 -0,135 0,166 -0,189Vốn đầu tư cho chăn nuôi (Vcn) -0,051 -0,258 0,299 -0,040Vốn đầu tư cho nuôi trồng thuỷ sản (VTS) 0,113 0,035 0,447 0,105

Vốn đầu tư cho ngành nghề tiểu thủ công nghiệp (VCN) 0,174 0,226 0,070 0,033

Vốn đầu tư cho kinh doanh thương mại (VTM) 0,426 0,520 0,219 0,124

Vốn đầu tư cho dịch vụ (VDV) 0,213 0,260 0,214 0,093Chi tiêu của hộ (CT) 0,191 0,575 0,254 0,311Thu nhập từ công lương (CL) 0,118 0,036 0,486 0,309

Do có sự khác nhau về hệ thống sản xuất và mỗi vùng có một lợi thế so sánh riêng của các nguồn lực sản xuất vì vậy tổng thu nhập của hộ ở các vùng khác nhau chịu ảnh hưởng của các nhân tố nguồn lực khác nhau:

Vùng ven đô: Thu nhập của hộ phụ thuộc nhiều vào các hoạt động phi nông nghiệp như: tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề truyền thống, kinh doanh thương mại, dịch vụ. Điều này, được thể hiện qua các hệ số tương quan của các nhân tố nói trên tương đối cao. Các hệ số tương quan của các nguồn lực trong các hoạt động nông nghiệp mang dấu trừ (-) thể hiện chi phí cơ hội thấp của các hoạt động đó so với các hoạt động phi nông nghiệp. Yếu tố chi cho tiêu dùng của vùng cũng tác động rất mạnh đến thu nhập của hộ. Việc chi cho tiêu dùng cao của hộ sẽ là động lực để hộ luôn tìm cách tái sản xuất một cách có hiệu quả nhất nhằm tăng thu nhập. Điều này cũng được thể hiện qua hệ số tương quan riêng phần giữa yếu tố đó với thu nhập khá lớn (R = 0,575)

Vùng đa dạng hoá: Hệ số tương quan của các hoạt động chăn nuôi, canh tác lúa màu và nuôi trồng thuỷ sản cao. Điều này giải thích mối quan hệ mật thiết giữa các yếu tố đó đến thu nhập là rất lớn. Bên cạnh đó các hoạt động phi nông nghiệp như kinh doanh thương mại, dịch vụ cũng ảnh hưởng đáng kể đến thu nhập. Các hoạt động phi nông nghiệp đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong thu nhập đã tạo nên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh theo chiều hướng tăng tỉ trọng giá trị công nghiệp, giảm giá trị nông nghiệp trong những năm gần đây. Như vậy, nhìn chung so với toàn vùng ĐBSH, ở vùng nghiên cứu các nguồn lực có ảnh hưởng

74

Page 76: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

tương đối giống nhau đến thu nhập. Hệ số tương quan của các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân giữa các vùng nghiên cứu không có sự chênh lệch lớn .

Đối với vùng thuần lúa: Điểm khác biệt của vùng này với các vùng khác là thu nhập của hộ hầu như chỉ phụ thuộc vào hoạt động trồng lúa, còn các hoạt động khác có ảnh hưởng rất bé đến thu nhập. Đây là vùng đất trũng chỉ phù hợp cho thâm canh cây lúa. Điều này được thể hiện qua hệ số tương quan cao của hoạt động này (R 0,434 cho cả yếu số đất và vốn). Hệ số tương quan mang dấu trừ (-) ở một số hoạt động sản xuất rau màu và chăn nuôi cho thấy chi phí cơ hội của nhưng hoạt động này thấp hơn trồng lúa. Tuy nhiên, một số nơi trong vùng mà địa hình không quá trũng thì việc chuyển dịch cơ cấu từ thâm canh lúa sang đa canh lúa- màu và chăn nuôi đã thu được hiệu quả hơn trong việc nâng cao thu nhập.

Như vậy, tuy nguồn thu từ lúa đem lại không cao so với thu nhập của hộ, nhưng ở vùng thuần lúa thu nhập chung của nông hộ sẽ bị tác động mạnh nếu nguồn thu từ lúa bị thay đổi.

Xét trong toàn vùng ĐBSH hiện nay, chi phí cơ hội cho các hoạt động nông nghiệp thấp hơn các hoạt động phi nông nghiệp. Nói cách khác các hoạt động phi nông nghiệp có ảnh hưởng đến thu nhập hộ nông dân hơn các hoạt động nông nghiệp. Điều này được chứng minh qua các hệ số tương quan ở trên. Tuy nhiên, nhận xét này sẽ không hoàn toàn đúng cho những địa phương mà ở đó khó có điều kiện phát triển hoạt động phi nông nghiệp như vùng thuần lúa. Để giải quyết được vấn đề này, chúng tôi tiến hành mô phỏng mô hình 2 dưới đây về thu nhập nông nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập nông nghiệp của hộ nông dân.

4.1.2.2. Mô hình 2

Thu nhập nông nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập nông nghiệp (TNNN).

- Vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp (1000đ) (V): Trong mô hình này được tính là tổng đầu tư cho hoạt động nông nghiệp của hộ trong năm 2004.

- Diện tích đất gieo trồng (K)

- Số lao động của hộ (L) = Bao gồm cả lao động chính và lao động phụ (được quy đổi theo độ tuổi)

Dạng hàm hồi quy:

LogTNNN = LogA1 + LogK + LogL + LogV

Sau khi sử dụng phần mềm SPSS chạy hồi quy cho bộ số liệu điều tra trực tiếp hộ nông dân ở các tỉnh Hà Tây, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình đại diện cho các hệ thống sản xuất khác nhau là Vùng ven đô, vùng đa dạng hoá nông nghiệp, vùng thuần lúa và vùng thuỷ sản ven biển. Kết quả hồi quy được tổng hợp như sau:

75

Page 77: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

Bảng IV-2. Hệ số tương quan giữa thu nhập nông nghiệp với các yếu tố cơ bản tác động đến thu nhập của hộ năm 2004

Yếu tố cơ bản của hộ Chung ĐBSH

Kinh tế ven đô

Đa dạng hoá NN

Thuần lúa

Thuỷ sản ven

biểnLao động (L) 0,228 0,042 0,353 0,197 0,129Đất đai (K) 0,584 0,416 0,705 0,473 0,633Vốn đầu tư (1.000đ) (V) 0,567 0,631 0,846 0,371 0,776

Cả 3 yếu tố 0,685 0,644 0,889 0,509 0,803

Bảng hệ số tương quan giữa thu nhập nông nghiệp với các yếu tố cơ bản cho thấy:

Thu nhập nông nghiệp nhìn chung vẫn phụ thuộc vào cả 3 yếu tố sản xuất là đất, lao động và vốn (R = 0,685). Sự phụ thuộc cao nhất ở vùng đa dạng hoá (R = 0,889) và vùng duyên hải ven biển, thấp nhất là vùng thuần nông và ven đô. Điều đó cho phép kết luận rằng:

Vẫn có thể tiếp tục tăng được thu nhập nông nghiệp cho các hộ nông dân ở ĐBSH từ việc đầu tư thêm vốn, đất và lao động.

Hiệu quả đầu tư tổng hợp của cả 3 yếu tố này thấp trong điều kiện chúng ta giữ đất làm lúa, hoặc công nghiệp hoá.

Những biến động của các yếu tố lao động, đất và vốn đầu tư sẽ ảnh hưởng mạnh đến thu nhập nông nghiệp. Tuy nhiên, thu nhập nông nghiệp của hộ nông dân ở ĐBSH phụ thuộc nhiều vào 2 yếu tố chính đó là vốn đầu tư và đất đai canh tác, trong đó yếu tố đất vẫn ảnh hưởng nhiều nhất (R = 0,584). Giả sử các yếu tố lao động, đất đai không biến động, nếu yếu tố vốn ảnh hưởng 63,1% đến thu nhập nông nghiệp. Như vậy, nhìn chung 4 vùng, cả 2 yếu tố là vốn và đất đai có mức độ tác động (mức độ giải thích) đến tổng thu nhập nông nghiệp nhiều hơn yếu tố lao động. Điều này được thể hiện qua hệ số tương quan của 2 nhân tố này cao hơn nhân tố lao động. Xét trong từng vùng thì:

Riêng vùng ven đô thì vốn quan trọng hơn (R = 0,631)

Vùng đa dạng + thủy sản ven biển bao gồm cả 2 yếu tố là vốn và đất

Vùng thuần lúa thì yếu tố đất là quan trọng nhất (R = 0,473). Lí do là vốn đầu tư cho lúa không có sự khác nhau nhiều giữa các hộ. Mặt khác, đây là vùng đất đai màu mỡ, không cần phải đầu tư nhiều phân bón và các cho phí khác nên thu nhập từ nông nghiệp của hộ chỉ phụ thuộc vào qui mô diện tích canh tác của mình.

Hệ số co giãn giữa thu nhập nông nghiệp với các yếu tố cơ bản

76

Page 78: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

Kết quả của các hàm sản xuất còn cho thấy các hệ số co dãn về đất đai và vốn là cao nhất trong tất cả các kiểu hộ ở các vùng khác nhau của ĐBSH. Điều đó chứng tỏ rằng sự hạn chế về đất đai và vốn đầu tư cho sản xuất là những yếu tố chính làm hạn chế đến thu nhập của các hộ nông dân. Với mức kiểm định T = 0 của cả 2 yếu tố đất đai và lao động chung cho ở ĐBSH còn cho thấy sự ảnh hưởng mạnh đến thu nhập của hộ nông dân (Hệ số co dãn giữa thu nhập với các yếu tố thật sự có ý nghĩa khi mức kiểm định T < 0,025 và càng gần 0, mức độ ảnh hưởng càng lớn). Xét trong từng vùng cụ thể thì:

- Vùng ven đô: Trong 3 yếu tố (lao động, đất đai và vốn), hạn chế về vốn là nguyên nhân chủ yếu làm hạn chế đến thu nhập của hộ nông dân. Nói cách khác, việc đầu tư vốn hay tiếp tục tăng mức thâm canh sẽ cho phép cải thiện thu nhập nông nghiệp của hộ nông dân ở đây tốt hơn.

- Đối với vùng đa dạng hoá nông nghiệp và thuỷ sản ven biển: Với hệ số co dãn lớn của cả 2 yếu tố là đất và vốn cho thấy để cải thiện thu nhập nông nghiệp cho các hộ nông dân ở đây nên tiếp tục đẩy mạnh việc thâm canh cây trồng và mở rộng diện tích đất canh tác nếu có thể (cải tạo đất hoang hoá, chuyển đổi đất,….). Đây cũng có thể được coi là một giải pháp chung cho việc cải thiện thu nhập ở ĐBSH hiện nay. Ngoại trừ ở vùng ven đô thì khó có thể áp dụng được bởi đây là vùng chịu ảnh hưởng của đô thị hoá, giá đất tăng lên rất cao trong khi quy mô đất nông nghiệp bình quân/khẩu lại rất thấp khiến hộ nông dân khó có cơ hội có để tăng diện tích canh tác của mình lên được.

- Riêng vùng thuần lúa: Với hệ số co dãn của yếu tố đất đai lớn nhất cho thấy sự ảnh hưởng rất lớn của yếu tố này đến thu nhập của hộ nông dân. Để cải thiện được thu nhập nông nghiệp cho các hộ nông dân ở vùng này hầu như chỉ phụ thuộc vào việc hộ nông dân có mở rộng được diện tích đất canh tác nông nghiệp của mình hay không? Nói cách khác, nếu chỉ độc canh cây lúa ở vùng thuần lúa, hiệu quả của đồng vốn sẽ bị hạn chế rất nhiều.

Bảng IV- 3. Hệ số co dãn (hồi quy) giữa thu nhập nông nghiệp với các yếu tố cơ bản tác động đến thu nhập của hộ năm 2004

Chung ĐBSH Ven đô Đa dạng

hoá NNThuần nông

Thuỷ sản ven biển

Hệ số co dãn giữa thu nhập nông nghiệp với các yếu tốLao động 0,144 -0,105 -0,038 0,089 0,075Đất đai (Diện tích đất nông nghiệp) 0,661 0,267 0,469 0,577 0,356

Vốn (1000đ) 0,400 0,585 0,631 0,221 0,677Mức kiểm định T (Singificance)Lao động 0,133 0,692 0,731 0,640 0,574Đất đai (Diện tích đất 0,000 0,155 0,000 0,000 0,002

77

Page 79: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

nông nghiệp)Vốn (1000đ) 0,000 0,000 0,000 0,035 0,000

4.1.2.3. Mô hình 3

Hiệu quả của vốn đầu tư và việc tăng thu nhập của hộ nông dân

Dạng hàm hồi quy LogTNTP = LogA1 + Log VONTP

Trong đó: TNTP : Là thu nhập từ các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản;

VONTP : Là vốn đầu tư cho các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản;

Chú ý: Kết quả này không thể so sánh được với các vùng khác nhau mà chỉ có thể so sánh được cơ hội đồng vốn trong từng vùng

Qua các hệ số tương quan và hệ số co dãn khá cao cho thấy thu nhập của các hoạt động sản xuất phụ thuộc rất lớn vào việc đầu tư vồn. Nhìn chung, cho cả vùng ĐBSH, việc đầu tư vốn cho nuôi thuỷ sản và trồng rau màu sẽ đem lại hiệu quả thu nhập cao nhất và đầu tư vốn cho thâm canh lúa đem lại hiệu quả thấp nhất. Xét trong từng vùng cụ thể:

- vùng kinh tế ven đô: Vốn đầu tư cho phát triển cây rau màu có hiệu quả cao nhất. Tuy việc đầu tư vốn vào chăn nuôi ở đây không cao nhưng với quy mô chăn nuôi lớn, hoạt động chăn nuôi vẫn đóng góp rất lớn cho thu nhập của hộ.

Bảng IV-4. Hệ số tương quan giữa thu nhập thành phần với vốn đầu tư của các hộ năm 2004

Biến phụ thuộc Biến độc lập Chung

ĐBSHVen đô

đôĐa dạnghoá NN

Thuầnlúa

Thuỷ sảnven biển

Thu nhập lúa Vốn lúa (VL) 0,810 0,704 0,842 0,962 0,954Thu nhập màu Vốn màu (VM) 0,955 0,974 0,911 0,964 -Thu nhập CN Vốn CN (Vcn) 0,826 0,752 0,990 0,900 0,670Thu nhập TS Vốn TS (VTS) 0,967 - 0,980 0,931 0,941

Bảng IV-5: Hệ số co dãn giữa thu nhập thành phần với vốn đầu tư của hộ năm 2004Biến phụ

thuộc Biến độc lập Chung ĐBSH

Ven đô đô

Đa dạnghoá NN

Thuầnlúa

Thuỷ sảnven biển

Thu nhập lúa Vốn lúa (VL) 0,943 0,875 0,761 0,939 0,978Thu nhập màu Vốn màu (VM) 1,071 1,336 0,999 1,032 -Thu nhập CN Vốn CN (Vcn) 0,835 0,725 0,969 0,897 0,886Thu nhập TS Vốn TS (VTS) 0,932 - 1,058 0,860 0,916

78

Page 80: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

Bảng IV-6. Một số chỉ tiêu bình quân của hộ nông dân năm 2004

Chỉ tiêu ĐVT Chung ĐBSH Ven đô

Đa dạnghoá NN

Thuầnlúa

Thuỷ sảnven biển

Diện tích lúa m2 4.188 3.355 4.082 4.968 4.347Diện tích rau, màu m2 659 96 724 1.158Diện tích NTTS m2 493 585 560 41 788Vốn đầu tư cho lúa 1000 đ 2.627 2.637 2.542 2.652 2.676Vốn đầu tư cho rau màu ,, 699 19 884 1.195Vốn đầu tư cho chăn nuôi ,, 7.565 16.752 4.323 3.668 5.515Vốn đầu tư cho thuỷ sản ,, 2.166 1.143 1.528 127 5.867Thu nhập từ lúa ,, 3.610 2.931 2.892 4.716 3.900Thu nhập từ rau màu ,, 1.658 162 2.525 2.288Thu nhập từ chăn nuôi ,, 4.083 5.585 3.009 3.371 4.369Thu nhập từ thuỷ sản ,, 1.804 239 2.887 119 3.972

- Vùng đa dạng hoá nông nghiệp: Hiệu quả đồng vốn cho các hoạt động chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và sản xuất rau màu đều rất cao.

- Vùng thuần lúa: Tập trung vốn đầu tư cho các hoạt động trồng lúa và phát triển cây rau màu. Ngoài ra việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở những vùng trũng có năng suất lúa thấp sang nuôi trồng thuỷ sản cũng mang lại lợi thế rất lớn.

- Vùng thuỷ sản ven biển: Do có các điều kiện thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản, vùng duyên hải ven biển có nhiều thuận lợi trong việc đầu tư vốn cho các hoạt động: tôm, cua, sò, hến, trồng rau câu.…

4.1.2.4. Mô hình 4

Thu nhập nông nghiệp và mối quan hệ với các hoạt động sản xuất nông nghiệp

- Số lao động của hộ (người): LD

- Diện tích trồng lúa của hộ (m2): SL

- Diện tích trồng rau màu của hộ (m2): SM

- Diện tích nuôi trồng thuỷ sản của hộ (m2): SM

- Vốn đầu tư cho canh tác lúa của hộ (1000đ): VL

- Vốn đầu tư cho canh tác rau màu của hộ (1000đ): VM

- Vốn đầu tư cho chăn nuôi của hộ (1000đ): Vcn

- Vốn đầu tư cho nuôi trồng thuỷ sản của hộ (1000đ): VTS

Dạng hàm hồi quy:

79

Page 81: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

LogTNNN = LogA1 + Log LD + Log SL + Log SM + Log Sts + Log VL + Log VM + Log Vcn+ Log VTS

Kết quả chạy hàm hồi quy được thể hiện qua hệ số tương quan giữa thu nhập nông nghiệp với các yếu tố thành phần như sau:

Nhìn chung toàn vùng ĐBSH thì thu nhập nông nghiệp của hộ nông dân vẫn phụ thuộc nhiều vào hoạt động sản xuất lúa với 2 yếu tố chính là đất đai (R = 0,563) và vốn đầu tư (R = 0,553). Vốn đầu tư cho chăn nuôi cũng có ảnh hưởng đáng kể đến thu nhập chung cho các hộ ở ĐBSH (R = 0,349). Xét trong từng vùng cụ thể, ảnh hưởng của các yếu tố đến thu nhập nông nghiệp có sự khác nhau, mỗi vùng đều có những lợi thế riêng:

- Vùng kinh tế ven đô: Các hoạt động chăn nuôi và trồng lúa, màu có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập nông nghiệp của hộ, và hoạt động thuỷ sản là có ảnh hưởng ít nhất. Như vậy, với sự giảm thiểu đất canh tác nông nghiệp ở những vùng ven đô thị, xu hướng phát triển chăn nuôi quy mô lớn và sản xuất các sản phẩm rau tươi sống phục vụ cho thị trường đô thị nhằm nâng cao thu nhập nông nghiệp của hộ nông dân ngày càng phát triển.

- Vùng đa dạng hoá: Thu nhập nông nghiệp ở đây nhìn chung chịu sự tác động khá đồng đều của các yếu tố. Tuy vậy, các yếu tố về diện tích và sản lượng của lúa và rau màu vẫn có sự ảnh hưởng rõ hơn.

- Vùng thuần lúa: Hoạt động trồng lúa có ảnh hưởng lớn nhất đến thu nhập nông nghiệp. Tuy nhiên trong những năm gần đây việc chuyển dịch từ thâm canh lúa sang đa canh lúa màu và chăn nuôi ở một số hộ đã góp phần nâng cao mức độ ảnh hưởng của các hoạt động này đến thu nhập của hộ song song với lúa.

- Vùng thuỷ sản ven biển: Việc mở rộng diện tích và đầu tư vốn cho nuôi trồng thuỷ sản sẽ ảnh hưởng nhiều đến thu nhập nông nghiệp của hộ. Thu nhập nông nghiệp luôn tỉ lệ thuận với diện tích nuôi trồng thuỷ sản cho thấy hiệu quả kinh tế rất lớn từ hoạt động này so với các vùng khác. Ngoài ra diện tích lúa và vốn cho chăn nuôi cũng đóng góp lớn cho sự biến thiên của thu nhập nông nghiệp. Điều này sẽ rất thích hợp ở những vùng trũng cần mở rộng diện tích thuần lúa kém hiệu quả sang kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản và chăn nuôi.

Bảng IV-7. Hệ số tương quan giữa thu nhập nông nghiệp với các yếu tố thành phần tác động đến thu nhập của hộ năm 2004

Chung ĐBSH

Kinh tế ven đô

Đa dạnghoá NN

Thuầnlúa

Thuỷ sảnven biển

Hệ số tương quan 0,699 0,746 0,782 0,794 0,661Lao động (LD) 0,262 0,143 0,432 0,243 0,107Diên tích lúa (SL) 0,563 0,534 0,693 0,363 0,304

80

Page 82: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

Diện tích rau màu (SM) 0,216 0,229 0,418 0,345 0,040Diện tích NNTS (Sts) 0,262 0,142 0,328 0,058 0,375Vốn lúa (VL) 0,553 0,650 0,491 0,314 0,256Vốn màu (VM) 0,199 0,217 0,360 0,330Vốn chăn nuôi (Vcn) 0,349 0,577 0,262 0,405 0,505Vốn thuỷ sản (VTS) 0,254 0,127 0,313 0,012 0,368

4.2. Phân tích định tính những ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân do thay đổi hệ thống canh tác

4.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính SWOT

SWOT là phương pháp được sử dụng để nghiên cứu và phân tích các yếu tố định tính tác động đến thu nhập của hộ nông dân mà phương pháp phân tích định lượng ở trên chưa giải thích được. Phương pháp này được thực hiện bằng cách tổ chức các hội nghị (mỗi nơi tổ chức từ 1 đến 2 hội nghị) gồm các hộ nông dân ở từng vùng khác nhau để thăm dò và trao đổi các ý kiến đánh giá của họ về các điều kiện cũng như các nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập của mình. Các bước cụ thể được thực hiện như sau:

Lựa chọn các hộ đã điều tra khảo sát ở các vùng

Tổ chức hội nghị, thu thập ý kiến đánh giá của từng hộ theo phiếu thăm dò đã chuẩn bị trước (xem thêm phụ lục)

Phân loại và chia nhóm theo SWOT các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ

Xác định các vấn đề chính của từng nhóm hộ khác nhau: Đâu là vấn đề mắc mớ nhất của từng nhóm hộ? Nguyên nhân nào gây ra các vấn đề đó? Và hậu quả của nó là gì?

Xác định các giải pháp lựa chọn nhằm mục đích nâng cao thu nhập của từng nhóm hộ trong từng vùng cụ thể: Đâu là giải pháp lựa chọn chính của mỗi nhóm hộ? Điều kiện nào có thể cho phép hộ thực hiện được các giải pháp đó? Kết quả thu được như thế nào đối với thu nhập của nông hộ?

Hạn chế: Vì một số những lí do triển khai PRA không đạt yêu cầu, chúng tôi không thể tiến hành tổng hợp, đánh giá định tính được trên cả 4 vùng khảo sát của ĐBSH. Tuy vậy, việc đánh giá được ở 2 vùng ven đô và đa dạng nông nghiệp là 2 vùng đại diện đặc trưng nhất ở ĐBSH đã đánh giá được cơ bản các yếu tố tác động.

4.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính

4.2.2.1. Kết quả SWOT và các cây vấn đề của hộ nông dân ở các vùng khác nhau

81

Page 83: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

Những hạn chế trong sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân ở các vùng khác nhau

Kết quả tổng hợp các ý kiến đánh giá của hộ nông dân ở 2 vùng ven đô và đa dạng hoá nông nghiệp cho thấy hiện nay hộ nông dân đang gặp phải 6 khó khăn chính ảnh hưởng đến nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp của mình.

(1) Vấn đề thứ nhất: Thiếu đất canh tác - Khó khăn nhất của các hộ vùng ven đô

Do chịu ảnh hưởng mạnh bởi quá trình đô thị hoá, đất nông nghiệp ở vùng ven đô ngày càng bị thu hẹp bởi phải chuyển một số diện tích đất nông nghiệp sang phát triển sản xuất công nghiệp và thường mại dịch vụ và xây dựng khu đô thị mới. Đất canh tác nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp là một trong những nguyên nhân căn bản làm hạn chế đến thu nhập từ nông nghiệp của các hộ nông dân. Có đến 85% số hộ được hỏi đã trả lời như vậy ở vùng ven đô mà không phải là các vùng khác.

(2) Vấn đề thứ hai: Thiếu vốn - Khó khăn chung ở tất cả các vùng

Đây dường như là vấn đề mà bất cứ loại hộ nào ở tất cả các vùng khi được hỏi đều nói đến tầm quan trọng của vốn đầu tư để mở rộng sản xuất. Với khoảng 60% số hộ ở 2 vùng khảo sát có cùng câu trả lời thiếu vốn sản xuất. Điều này, cho thấy vai trò của vốn trong việc phát triển sản xuất của hộ nông dân vẫn chưa được đáp ứng.

Do thiếu vốn nên việc mua sắm tài sản cố định và công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp chỉ giới hạn ở các công cụ thủ công gia đình. Tuy nhiên, cũng cần phải nói thêm rằng, việc các hộ mua sắm những công cụ sản xuất thủ công còn vì quy mô sản xuất gia đình quá nhỏ bé và manh mún. Ngoài ra, cũng do thiếu vốn nên việc đầu tư cho sản xuất nông nghiệp chỉ vào khoảng 30 - 40% tổng thu nhập, trong khi chi cho tiêu dùng có thể lên đến 50 - 60% tổng thu nhập của hộ.

Bảng IV-8 : Một số hạn chế trong sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân

Yếu tố hạn chếVùng ven đô Vùng đa dạng NN

Số trả lời % ý kiến Số trả lời % ý kiếnGiá cả vật tư nông nghiệp đầu vào cao 5 35,71 10 50,00Hệ thống tiêu - 0,00 2 10,00

Không kiểm tra chất lượng vật tư đầu vào - 0,00 2 10,00

Thiếu vốn 8 57,14 13 65,00Khó vay vốn với số lượng lớn - 0,00 5 25,00Thiếu kiến thức sản xuất 7 50,00 8 40,00Thiếu lao động 4 28,57 5 25,00Thừa lao động 2 14,29 2 10,00

82

Page 84: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

Thời tiết - 0,00 1 5,00

Thiếu đất canh tác 12 85,71 3 15,00Một số khó khăn khác - 0,00 2 10,00

Nguồn: Tổng hợp ý kiến đánh giá của hộ nông dân, 2005

Tuy việc thiếu vốn đã vậy nhưng việc vay được vốn để sản xuất cũng là một vấn đề vướng mắc. Có khoảng 25% số ý kiến được hỏi tại vùng đa dạng nông nghiệp cho rằng như vậy. Trên thực tế có rất nhiều các chính sách ưu tiên của nhà nước trong việc hỗ trợ người nghèo, các hộ nông dân muốn vay vốn để sản xuất nhưng còn gặp phải khá nhiều các thủ tục phiền hà và phức tạp. Vì vậy, những hộ giàu thường phải hạn chế mở rộng quy mô kinh doanh để giảm thiểu vay vốn còn đối với những hộ nghèo thì việc vay vốn gần như có tính chất bắt buộc vì họ cần phải bù đắp những thiếu hụt trong sinh hoạt hay để tái sản xuất giản đơn sức lao động gia đình. Để khắc phục những hạn chế của thủ tục vay vốn, nhiều hộ nông dân đã tự tìm cách vay từ các quỹ vay vốn trong họ hàng, anh em hay tư nhân,….

(3) Vấn đề thứ ba: Kiến thức sản xuất cũng là khó khăn hiện nay

Thiếu kiến thức sản xuất cũng là vấn đề được nhiều hộ nông dân đề cập tới trong việc nâng cao thu nhập của hộ. Rõ ràng khi các yếu tố đầu vào đặc biệt là đất đai (tư liệu sản xuất chính trong sản xuất nông nghiệp) đã hạn chế và ngày càng bị thu hẹp thì hiệu quả kinh tế trên cùng đơn vị canh tác là vấn đề được hầu hết các hộ nông dân quan tâm. Tuy vậy, làm thế nào để nắm rõ quy trình sản xuất hay áp dụng các chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào phục vụ cho sản xuất của hộ nông dân là một vấn đề cần phải đẩy mạnh hơn nữa dù đã được các ngành các cấp quan tâm nhưng thực sự chưa đáp ứng được nhu cầu của hộ nông dân.

(4) Vấn đề thứ tư: Thiếu việc làm và năng suất lao động nông nghiệp quá thấp

Tại các vùng mà chúng tôi điều tra cho thấy số nhân khẩu trong các hộ nông dân trung bình khoảng 4 đến 5 người, trong đó có khoảng 2 đến 3 lao động. Tỷ lệ này nhìn chung là thấp so với những năm trước đây. Theo đánh giá có khoảng 50 - 60% số hộ chỉ có từ 1 đến 2 lao động hay thiếu sức lao động gia đình bởi vì mức độ cơ giới hoá nông nghiệp hiện nay vẫn còn rất thấp và lao động thủ công vẫn là chủ yếu.

Việc thiếu lao động trong nông thôn hiện nay còn thể hiện dưới hình thức thiếu kỹ năng và trình độ tay nghề. Thực tế cho thấy, lao động trong nông nghiệp hiện rất dư thừa, nhất là tại các vùng bị thu hồi đất nông nghiệp hay vào thời điểm nông nhàn nhưng lại thiếu những lao động có trình độ hiểu biết về khoa học kỹ thuật hay nắm bắt những phương pháp mới cho sản xuất.

(5) Vấn đề thứ năm: Giá của các vật tư nông nghiệp đầu vào tăng mạnh

83

Page 85: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

Đây cũng làm yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập nông nghiệp của hộ nông dân. Theo kết quả đánh giá, có tới 50% số hộ ở vùng đa dạng nông nghiệp và 35,7% số hộ ở vùng ven đô cho rằng sự tăng giá của các loại vật tư nông nghiệp đầu vào đã làm ảnh hưởng đến thu nhập của họ. Thực tế trong những năm qua, nhất là từ năm 1998 trở lại đây, giá các loại đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là phân bón tăng mạnh nhưng giá bán các sản phẩm sản xuất ra lại không tăng hoặc tăng không đáng kể. Điều này đã làm giảm lợi nhuận trong sản xuất của nông hộ dẫn tới giảm thu nhập.

(6) Vấn đề thứ sáu: chính sách hỗ trợ của nhà nước chưa thực sự đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cơ cấu canh tác của hộ

Theo kết quả phỏng vấn các hộ điều tra ở 4 vùng cho thấy: ngoài chính sách giao quyền sử dụng đất nông nghiệp lâu dài, hầu hết các chính sách hỗ trợ cho chuyển dịch hệ thống sản xuất chưa đến được với các hộ nông dân. Đặc biệt việc tập trung mở rộng qui mô đất canh tác hết sức hạn chế, chỉ có 1-4% số hộ có thể đấu thầu thêm đất để lập trang trại sản xuất hàng hoá còn lại hầu hết sản xuất nông nghiệp đều mang tính chất trang trải lương thực cho gia đình là chính.

Tỷ lệ hộ nông dân được vay vốn từ ngân hàng nông nghiệp rất thấp, cao nhất là Vùng ven đô (nơi có nhiều hoạt động kinh doanh phi nông nghiệp) cũng chỉ đạt tới 21% số hộ.

Trong khi đó, mức đóng góp xã hội (làm đường, xây dựng trường học, trạm xá, y tế, phòng chống bão lụt, các loại hội, vv...) của các hộ bình quân mỗi năm khá cao: Hà Tây 500 – 700 ngàn đồng, Hải Dương 400- 600 ngàn đồng, Thái Bình 450 – 650 ngàn đồng và Nam Định 400- 500 ngàn đồng.Bảng IV-9. Tỷ lệ hộ điều tra được thụ hưởng một số chính sách nhà nước các cấp

tính đến 12/2004 (%)Các chính sách Hà Tây Hải Dương Thái Bình Nam Hà

Giao quyền sử dụng đất nông nghiệp (đã cấp sổ đỏ) 100 100 99,5 100

Đấu thầu sử dụng quĩ đất của xã 1,2 2,4 4,3 1,4

Dồn điền đổi thửa mở rộng diện tích/thửa ruộng 25 45 45 60

Chuyển đổi diện tích sang đào ao thả cá 0,5 1,2 11 1,5

Vay vốn ngân hàng nông nghiệp 21 9 14 7

Đào tạo qua tập huấn khuyến nông 25 35 39 29

Trợ cấp xã hội 1 3 3 3

Được tham gia dự án, chương trình hỗ trợ khoa học kỹ thuật và công nghệ 0 2 5 0

Được cung cấp thông tin thị trường qua các tổ chức quản lý nhà nước 4 7 5 5

84

Page 86: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

Nguồn: Điều tra thực địa 2005

Kế hoạch phát triển của hộ nông dân ở các vùng khác nhau

Qua tổng hợp các ý kiến đánh giá cho thấy có sự khác nhau về định hướng phát triển trong sản xuất của các hộ nông dân tại mỗi vùng sinh thái khác nhau. Sự khác nhau này do nhiều yếu tố tác động cả bên trong lẫn bên ngoài của nông hộ. Kết quả đánh giá được thể hiện theo tỷ lệ ý kiến trả lời trong tổng số hộ được hỏi của hộ nông dân, cụ thể dưới bảng sau:

- Vùng kinh tế ven đô: Trong khi phần lớn đất nông nghiệp đã bị thu hồi sử dụng vào mục đích khác thì các hộ nông dân có xu hướng chuyển sang các hoạt động ít phụ thuộc vào đất đai hơn. Theo họ cần tập trung theo hướng ưu tiên các hoạt động:

Phát triển nghề phụ với 85,71% ý kiến;

Phát triển chăn nuôi: 71,43% ý kiến;

Phát triển dịch vụ: 57,14% ý kiến;

- Vùng đa dạng nông nghiệp: Khác với vùng ven đô, hộ nông dân ở vùng đa dạng nông nghiệp lại quan tâm nhiều đến các vấn đề liên quan đến sản xuất nông nghiệp như:

Phát triển mạnh chăn nuôi : 55% ý kiến

Đẩy mạnh thâm canh thông qua việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật canh tác mới

Mở rộng diện tích trồng cây rau, màu (30% ý kiến) và các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao như trồng hoa, cây cảnh,… với 20% ý kiến đánh giá.

Tham gia các hoạt động phi nông nghiệp trong lúc nông nhàn để nâng cao thu nhập như thương mại dịch vụ hoặc làm các nghề phụ.

Bảng IV-10. Kế hoạch phát triển của hộ nông dân

Hoạt độngVùng ven đô Vùng đa dạng NN

Số trả lời % ý kiến Số trả lời % ý kiếnMở rộng hoạt động dịch vụ 8 57,14 3 15,00

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật 3 21,43 6 30,00Mở rộng trồng cây cho thu nhập cao 2 14,29 4 20,00

Cho con đi lao động xuất khẩu 2 14,29 1 5,00

Mở rộng hoạt động chăn nuôi 10 71,43 11 55,00Trồng màu 2 14,29 6 30,00Nghề phụ 12 85,71 3 15,00

85

Page 87: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

Nắm thông tin thời tiết, thị trường 1 7,14 1 5,00Nguồn: Tổng hợp ý kiến đánh giá của hộ nông dân, 2005

Các kiến nghị và đề xuất của hộ nông dân

Từ những khó khăn trên và căn cứ vào định hướng phát triển sản xuất các hộ có những kiến nghị tập trung chủ yếu trên các vấn đề như: Cho vay vốn để sản xuất là vấn đề được các hộ nông dân ở cả 2 khu vực rất quan tâm với tỷ lệ trên 70% số người được hỏi đồng ý. Ngoài ra, các ý kiến còn tập trung vào vấn đề giải quyết quỹ đất cho sản xuất tại vùng ven đô, các chính sách thể hiện sự quan tâm của nhà nước tới hộ nông dân hay việc cung cấp các giống cây con chuẩn và tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt mới.

- Các hộ vùng ven đô tập trung kiến nghị:

Chính sách ruộng đất rõ ràng: Đây là vấn đề được nhiều hộ ở vùng ven đô quan tâm nhất với trên 85% ý kiến đồng tình. Theo họ chính sự không rõ ràng và ổn định về ruộng đất, nhất là ở những vùng ven đô rủi ro mất đất nông nghiệp do tác động đô thị hoá là rất lớn đã không cho phép họ mạo hiểm đầu tư

Vốn và lãi suất vốn vay: Chủ yếu là mong muốn được vay vốn nhiều hơn với các thủ tục đơn giản. Ngoài ra là thời hạn vay cũng cần được kéo dài hơn với những lãi suất ưu đãi.

Dịch vụ công và khuyến nông: Dịch vụ cung cấp cây con giống, vật tư nông nghiệp và các dịch vụ tư vấn, đào tạo về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt,….

- Các hộ vùng đa dạng nông nghiệp lại tập trung kiến nghị:

Cải thiện điều kiện tiếp cận vốn: Với 70% số hộ đều cho rằng việc được vay vốn với lãi suất thấp sẽ rất quan trọng đối với thu nhập của hộ. Đặc biệt với những hộ nghèo việc cải thiện được các điều kiện tiếp cận được vốn vay là rất cần thiết như tài sản thế chấp, tín chấp,…

Cơ sở hạ tầng: Quan trọng nhất là giao thông thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu cho đồng ruộng (20% ý kiến)

Dịch vụ công và kiến nông như giống, thuốc BVTV,… đặc biệt là sự quan tâm của nhà nước đối với người nông dân bằng các chính sách ưu đãi.

Bảng IV-11. Một số khuyến nghị của hộ nông dân

Vùng ven đô Vùng đa dạng NN

Số ý kiến

% ý kiến

Số ý kiến

% ý kiến

Đầu tư giao thông thuỷ lợi - 0,00 4 20,00

86

Page 88: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

Giảm thuỷ lợi phí - 0,00 1 5,00Hỗ trợ đầu tư trồng cây xuất khẩu 3 21,43 1 5,00Phân bổ công nghiệp rộng rãi 0,00 1 5,00Vay vốn với lãi suất thấp 10 71,43 14 70,00Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt 3 21,43 4 20,00

Có thông tin về thời tiết, thị trường - 0,00 2 10,00Sự quan tâm của nhà nước với người nông dân 5 35,71 4 20,00

Có nguồn cung cấp cây, con giống chuẩn 4 28,57 2 10,00

Có thị trường ổn định 3 21,43 3 15,00Chính sách ruộng đất rõ ràng 12 85,71 1 5,00Bảo hộ sản phẩm làm ra - 0,00 2 10,00

Nguồn: Tổng hợp ý kiến đánh giá của hộ nông dân, 2005

4.2.2.2. Kết quả SWOT về tiềm năng, lợi thế cơ hội và thách thức của mỗi vùng

Kết quả SWOT về tiềm n ă ng, lợi thế c ơ hội và thách thức trong phát triển hệ thống canh tác của các nhóm hộ

Kết quả phân tích SWOT của vùng đa dạng hóa và vùng ven đô thị đối với các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến thu nhập của từng nhóm hộ khác nhau. Có thể chia ra các yếu tố này thành 2 loại, đó là: (1) Các yếu tố bên trong của nông hộ bao gồm những lợi thế cũng như những điểm hạn chế ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ; (2) Sự tác động của các yếu tố bên ngoài. Đây có thể được coi là cơ hội nhưng cũng là hiểm hoạ ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân. Với các yếu tố bên ngoài này, các hộ cũng nhìn nhận các cơ hội và những mối hiểm hoạ khác nhau.

Có thể nhiều nguyên nhân dẫn đến thu nhập thấp của từng nhóm hộ và hậu quả của việc thu nhập thấp gây ra đối với từng nhóm hộ có sự khác nhau (xem thêm phụ lục 1):

Bảng IV-12. Nguyên nhân dẫn đến thu nhập thấp và hậu quả của nó

Thứ tự Nguyên nhân dẫn đến thu nhập thấp Hệ quả chính do thu nhập thấp gây ra

1 Thiếu vốn Không có điều kiện đầu tư mở rộng sản xuất

87

Page 89: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

2 Diện tích đất canh tác ít Quy mô sản xuất nông nghiệp còn hạn hẹp

3 Ngành nghề chưa phát triển Không an toàn cho sản xuất, rủi ro cao

4 Cơ sở hạ tầng kém: Hệ thống tưới tiêu không tốt, giao thông đi lại khó khăn

Năng suất thấp, hiệu quả kinh tế thấp

5 Giá vật tư nông nghiệp đầu vào cho sản xuất cao

Tiêu thụ sản phẩm chậm, không kịp thời

6 Giá sản phẩm đầu ra bấp bênh Khó tiếp cận thị trường

7 Dịch vụ công và khuyến nông chưa tốt Khó nâng trình độ dân trí, kiến thức kỹ thuật và quản lý

8 Khó tiếp cận trực tiếp với thị trường Khó phát triển kinh tế hàng hoá9 Trình độ canh tác thấp Dư thừa lao động

10 Chưa có quy hoạch vùng tổng thể sản xuất Không thể xây dựng được vùng tiêu thụ tập trung

1. Lợi thế hay nguồn lực của hộ gia đình giảm dần từ hộ giàu, khá xuống hộ nghèo. Người giàu có lao động, đất và có kiến thức canh tác trong khi người nghèo duy chỉ có lao động được xem là lợi thế.

2. Ngược lại điểm yếu lại tăng lên từ hộ giàu đến hộ nghèo: Đối với các hộ giàu, vấn đề vốn và thông tin thị trường là điểm yếu của họ thì ở những hộ nghèo, trung bình ngoài vấn đề vốn họ còn có nhiều hạn chế khác như diện tích đất thấp, kiến thức người lao động hạn chế, nợ nần rủi do, khả năng đầu tư thâm canh thấp.

Ngay trong vùng các nhóm hộ nhìn nhận cơ hội và mối đe dọa cũng khác nhau.

- Chỉ có các hộ giàu mới nhìn thấy cơ hội phát triển thành vùng chuyên canh, có cơ hội chuyển đổi cây trồng vật nuôi, có thể phát triển các ngành nghề trong nông thôn. Thực tế cho thấy, những hộ giàu có nhiều nguồn lực hơn nên họ có thể dễ dàng nhìn nhận và tiếp cận được các cơ hội đến với mình cũng như giảm thiểu được các rủi ro. Những hộ nghèo thì khó có thể nhìn nhận được những cơ hội cho mình.

- Chính sách đổi mới được tất cả các loại hộ thừa nhận như một sự quan tâm của Nhà nước đối với nông dân, nhưng cụ thể về từng chính sách vẫn có những hạn chế khác nhau. Nếu các hộ khá giàu cho rằng để vay vốn các thể chế tài chính cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền giải thích quy định về thủ tục thì những người nghèo cho rằng họ vẫn gặp những khó khăn trong những quy định cụ thể như thế chấp, định mức vay, thời hạn vay, lãi xuất…

88

Page 90: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

3. Mối đe doạ đến người sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau như: thời tiết, biến động của thị trường, cơ sở hạ tầng thấp kém, khả năng đáp ứng của dịch vụ công, giá cả vật tư nông nghiệp đầu vào cao trong khi giá nông sản thấp,….

Sự khác nhau về các đánh giá lợi thế, các cơ hội và những khó khăn giữa các loại hộ (Xem thêm phụ lục 2 và Phụ lục 3)

Sự khác nhau về thu nhập của hộ nông dân không chỉ xuất phát từ những điều kiện bên trong là nội lực của mỗi loại hộ mà còn chịu sự tác động bởi các yếu tố từ bên ngoài như là những chính sách xã hội, của địa phương,...

- Đối với vùng đa dạng hoá nông nghiệp:

Những hộ có thu nhập khá thường có các yếu tố nội sinh thuận lợi cho phát triển sản xuất như có nhiều đất đai để canh tác trong và có nhiều lao động gia đình. Họ dám đầu tư cho sản xuất thông qua việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và quan trọng hơn là họ không ngần ngại việc tìm tòi và thử nghiệm những kỹ thuật mới, cây con mới trong sản xuất. Trong khi đó, những khó khăn và thách thức đối với họ chỉ là các vấn đề có tính chủ quan và ảnh hưởng tới cả cộng đồng như hệ thống kênh mương, đường giao thông chưa phù hợp… Các thông tin về thị trường cũng là yếu tố được các hộ nhóm này đề cập nhiều. Điều này cũng chứng tỏ sự phát triển trong sản xuất của họ đã quan tâm nhiều hơn đến nhu cầu của thị trường tức họ đã biết sản xuất những thứ mà thị trường yêu cầu thay vì thụ động chỉ làm những cái mình có.

Với các nhóm hộ có thu nhập thấp hơn thì lợi thế của hộ cũng không khác nhiều so với các nhóm hộ khác như họ cũng có lao động, đất đai…trong khi các khó khăn lại nhiều hơn trong đó nổi bật lên là vấn đề vốn, thiếu các kỹ năng về quản lý, những thông tin về khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất. Ngoài ra khả năng nắm bắt các thông tin thị trường của nhóm hộ này còn kém.

- Đối với các hộ nông dân vùng ven đô thị: Các nhóm hộ có thu nhập khác nhau cũng có các lợi thế và điểm yếu, cơ hội và các mối đe doạ từ bên ngoài. Ngoài các điểm là lợi thế chung cho cả vùng như nằm tiếp giáp với một thành phố lớn có nhu cầu tiêu dùng cao và đa dạng, hệ thống giao thông thuỷ lợi hoàn thiện...thì một vấn đề được đặt ra đó là việc thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng khu công nghiệp đã khiến cho quỹ đất sản xuất của tất cả các hộ giảm. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của nông hộ khi đây là vùng sản xuất hàng hoá cung cấp sản phẩm nông nghiệp cho đô thị.

PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 5.1. Kết quả nghiên cứu về thu nhập của hộ nông dân do biến

động hệ thống sản xuất ở ĐBSH

89

Page 91: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

5.1.1. Hệ thống canh tác của nông dân ĐBSH rất phong phú đa dạng và mức thu nhập có sự khác biệt giữa các công thức luân canh cây trồng và vật nuôi

ĐBSH có điều kiện đất đai bằng phẳng, màu mỡ, độ phì nhiêu cao và thời tiết khí hậu ôn hoà, lượng nước mặt và nước ngầm phong phú là điều kiện thuận lợi cho Vùng phát triển sản xuất nông nghiệp với các tập đoàn cây trồng, vật nuôi hết sức phong phú bao gồm: cây lương thực (lúa, ngô, khoai…); cây thực phẩm bao gồm đủ các loại cây ăn củ, quả, lá, thân; cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đỗ tương; cây cây ăn quả như: cam, chanh, bưởi, na, vv…vật nuôi bao gồm trâu, bò, lợn và gia cầm; phát triển thuỷ sản như cá, tôm, các con đặc sản…cho đến nay, nông nghiệp vẫn là cơ sở và chỗ dựa cho mọi hoạt động kinh tế khác của hộ. Thu nhập của hệ thống canh tác cây trồng, vật nuôi tăng dần theo sự phát triển của hệ thống canh tác:

- Đối với hệ thống canh tác cây trồng: Thu nhập trên 1 ha canh tác phụ thuộc vào hệ thống luân canh cây trồng trên từng loại đất. Thực tế ở hầu hết các vùng thu nhập của công thức luân canh 2 vụ lúa/năm đạt thấp nhất. Nếu lấy thu nhập thuần trên 1 ha đất canh tác 2 lúa năm 2004 làm gốc (=1) để so sánh thì thấy thu nhập thuần trên 1 ha canh tác của các công thức luôn canh cây trồng tăng dần: công thức 2 vụ lúa + 1 vụ ngô đông sẽ tăng gấp 1,3 lần; 2 vụ lúa + 1 vụ khoai lang sẽ tăng gấp 1,58 lần; 2 lúa + 1 vụ khoai tây tăng gấp 1,76 lần; vụ lúa xuân + 2 vụ dưa hấu tăng gấp 3,82 lần và cao nhất là công thức trồng 3 vụ dưa hấu + 1 vụ rau tăng gấp 4,79 lần.

- Đối với hệ thống canh tác ngành chăn nuôi: lợn thịt và gia cầm thịt phương thức chăn nuôi kết hợp sử dụng thức ăn công nghiệp có thu nhập/kg sản phẩm cao hơn chăn nuôi tận dụng; chăn nuôi lợn giống theo phương thức tận dụng kết hợp giữa chế biến nông sản với nuôi lợn nái đem lại thu nhập/kg sản phẩm cao hơn chăn nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp.

- Nuôi trồng thuỷ sản theo phương thức đa dạng các loại thuỷ ngư có thu nhập/ha cao hơn nuôi độc canh một loại cá.

5.1.2.Thu nhập của hộ phụ thuộc vào mức độ phát triển của hệ thống canh tác

Thu nhập của hộ nông dân ở ĐBSH hiện nay nhìn chung vẫn ở mức trung bình so với các vùng trên cả nước. Theo kết quả điều tra của chúng tôi, bình quân thu nhập của hộ nông dân ở ĐBSH hiện nay khoảng 28 đến 30 triệu đồng/năm.

Trước sự giảm thiểu đất canh tác và áp lực tăng dân số ngày càng lớn, các hộ nông dân ở ĐBSH nói chung đều có xu hướng đa dạng hoá các hoạt động kinh tế, nhưng đồng thời vẫn giữ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như là cơ sở cho mọi hoạt động kinh tế hộ gia đình. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế hộ nông dân ở ĐBSH đã dần dần hình thành 3 loại hộ chủ yếu, đó là: hộ thuần nông, hộ kiêm (sản

90

Page 92: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

xuất nông nghiệp kết hợp các ngành nghề phi nông nghiệp) và hộ chuyên kinh doanh phi nông nghiệp.

Cơ cấu giữa các loại hộ này luôn biến đổi theo thời gian và luôn có sự khác nhau giữa các vùng ở ĐBSH: vùng cận đô có tỷ lệ hộ thuần nông thấp và tỷ lệ hộ phi nông nghiệp cao, trong khi tại các vùng khác tỷ lệ hộ thuần nông và hộ kiêm chiếm đại đa số. Xu thế phát triển hệ thống canh tác của hộ hiện nay ở ĐBSH là sự phối hợp giữa kinh doanh sản xuất nông nghiệp với phi nông nghiệp.

Mức thu nhập của các nhóm hộ tính theo hệ thống canh tác thì mức thu nhập bình quân/hộ của nhóm hộ kiêm cao hơn nhóm hộ thuần nông. Các nhóm hộ có cùng hệ thống sản xuất ở các vùng khác nhau cũng có thu nhập khác nhau: vùng ven đô > duyên hải ven biển > đa dạng nông nghiệp > thuần lúa.

5.1.3. Để thực hiện mục tiêu tăng thu nhập, xu hướng chuyển dịch hệ thống canh tác của hộ giữa các vùng ở ĐBSH tương đối giống nhau theo hướng tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác và đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh nông nghiệp và phi nông nghiệp

- Hệ thống canh tác cây trồng chính của các vùng từ năm 2000 đến 2004, chuyển dịch theo hướng giảm diện tích trồng lúa, khoai lang, tăng diện tích cây công nghiệp ngắn ngày, ngô đông và các loại rau quả có giá trị kinh tế cao, đặc biệt tăng diện tích nuôi trồng thuỷ sản.

- Các hoạt động kinh doanh trong quá trình phát triển hệ thống canh tác của các hộ nông dân ở hầu hết các vùng của ĐBSH từ năm 2000 đến 2004 diễn ra theo hướng chuyển dần từ sản xuất thuần nông sang sản xuất kiêm kết hợp giữa nông nghiệp với ngành nghề phi nông nghiệp sử dụng sản phẩm nông sản làm nguyên liệu và các hoạt động cung cấp dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp.

5.1.4. Lợi thế phát triển hệ thống canh tác nông nghiệp của hộ nông dân ở các vùng

- Vùng ven đô: Tập chung phát triển chăn nuôi và phát triển rau màu

- Vùng đa dạng : Phát triển rau màu, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản

- Vùng thuần lúa : Lúa + rau màu hoặc chuyển đổi vùng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản

- Vùng ven biển : Phát triển nuôi trồng thuỷ sản kết hợp chăn nuôi

5.1.5.Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phát triển hệ thống canh tác và thu nhập cho hộ nông dân theo hệ thống canh tác, trong đó: diện tích đất đai, vốn, lao động và mức độ phát triển hệ thống canh tác là những yếu tố cơ bản, :

- Đầu tư vốn cho thương mại dịch vụ ở vùng ven đô.

- Vốn và hệ số quay vòng đất đối với vùng đa dạng hoá nông nghiệp.

91

Page 93: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

- Vốn và diện tích mặt bằng đối với vùng thuỷ sản ven biển.

- Mở rộng diện tích đất canh tác và lao động vùng thuần lúa.

Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân tại các vùng ở ĐBSH thông qua các hàm tương quan cho thấy:

Thu nhập của hộ ở các vùng khác nhau chịu ảnh hưởng của các nhân tố nguồn lực khác nhau:

vùng kinh tế ven đô: Thu nhập của hộ phụ thuộc nhiều vào các hoạt động phi nông nghiệp như: tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề truyền thống, kinh doanh thương mại, dịch vụ;

Vùng đa dạng hoá: Thu nhập của hộ phụ thuộc vào các hoạt động chăn nuôi, canh tác lúa màu và nuôi trồng thuỷ sản. Bên cạnh đó các hoạt động phi nông nghiệp như kinh doanh thương mại, dịch vụ cũng ảnh hưởng đáng kể đến thu nhập.

Vùng thuần lúa: Điểm khác biệt của vùng này với các vùng khác là thu nhập của hộ hầu như chỉ phụ thuộc vào hoạt động trồng lúa, còn các hoạt động khác có ảnh hưởng rất bé đến thu nhập.

Xét trong toàn vùng ĐBSH hiện nay, chi phí cơ hội cho các hoạt động nông nghiệp thấp hơn các hoạt động phi nông nghiệp. Nói cách khác các hoạt động phi nông nghiệp có ảnh hưởng đến thu nhập hộ nông dân hơn các hoạt động nông nghiệp.

Thu nhập nông nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập nông nghiệp:

Thu nhập nông nghiệp nhìn chung vẫn phụ thuộc vào cả 3 yếu tố sản xuất là đất, lao động và vốn. Sự phụ thuộc cao nhất ở vùng đa dạng hoá và vùng duyên hải ven biển, thấp nhất là vùng thuần nông và ven đô. Điều đó cho phép kết luận rằng: Vẫn có thể tiếp tục tăng được thu nhập nông nghiệp cho các hộ nông dân ở ĐBSH từ việc đầu tư thêm vốn, đất và lao động; Hiệu quả đầu tư tổng hợp của cả 3 yếu tố này thấp trong điều kiện chúng ta giữ đất làm lúa, hoặc công nghiệp hoá. Những biến động của các yếu tố lao động, đất và vốn đầu tư sẽ ảnh hưởng mạnh đến thu nhập nông nghiệp. Tuy nhiên, thu nhập nông nghiệp của hộ nông dân ở ĐBSH phụ thuộc nhiều vào 2 yếu tố chính đó là vốn đầu tư và đất đai canh tác, trong đó yếu tố đất vẫn ảnh hưởng nhiều nhất. Xét trong từng vùng thì: Riêng vùng ven đô thì vốn quan trọng hơn; Vùng đa dạng + thủy sản ven biển bao gồm cả 2 yếu tố là vốn và diện tích đất đai ; Vùng thuần lúa thì yếu tố diện tích đất là quan trọng nhất.

Hiệu quả của vốn đầu tư và việc tăng thu nhập của hộ nông dân, nhìn chung, cho cả vùng ĐBSH, việc đầu tư vốn cho nuôi thuỷ sản và trồng rau màu sẽ đem lại hiệu quả thu nhập cao nhất và đầu tư vốn cho thâm canh lúa đem lại hiệu quả thấp nhất. Xét trong từng vùng cụ thể:

92

Page 94: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

Xét trong từng vùng cụ thể, ảnh hưởng của các yếu tố đến thu nhập nông nghiệp có sự khác nhau, mỗi vùng đều có những lợi thế riêng:

- Vùng kinh tế ven đô: Các hoạt động chăn nuôi và trồng lúa, màu có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập nông nghiệp của hộ, và hoạt động thuỷ sản là có ảnh hưởng ít nhất. Như vậy, với sự giảm thiểu đất canh tác nông nghiệp ở những vùng ven đô thị, xu hướng phát triển chăn nuôi quy mô lớn và sản xuất các sản phẩm rau tươi sống phục vụ cho thị trường đô thị nhằm nâng cao thu nhập nông nghiệp của hộ nông dân ngày càng phát triển.

- Vùng đa dạng hoá nông nghiệp: Thu nhập nông nghiệp ở đây nhìn chung chịu sự tác động khá đồng đều của các yếu tố. Tuy vậy, các yếu tố về diện tích và sản lượng của lúa và rau màu vẫn có sự ảnh hưởng rõ hơn.

- Vùng thuần lúa: Hoạt động trồng lúa có ảnh hưởng lớn nhất đến thu nhập nông nghiệp. Tuy nhiên trong những năm gần đây việc chuyển dịch từ thâm canh lúa sang đa canh lúa màu và chăn nuôi ở một số hộ đã góp phần nâng cao mức độ ảnh hưởng của các hoạt động này đến thu nhập của hộ song song với lúa.

- Vùng thuỷ sản ven biển: Việc mở rộng diện tích và đầu tư vốn cho nuôi trồng thuỷ sản sẽ ảnh hưởng nhiều đến thu nhập nông nghiệp của hộ. Thu nhập nông nghiệp luôn tỉ lệ thuận với diện tích nuôi trồng thuỷ sản cho thấy hiệu quả kinh tế rất lớn từ hoạt động này so với các vùng khác. Ngoài ra diện tích lúa và vốn cho chăn nuôi cũng đóng góp lớn cho sự biến thiên của thu nhập nông nghiệp. Điều này sẽ rất thích hợp ở những vùng trũng cần mở rộng việc chuyển diện tích thuần lúa kém hiệu quả sang kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản và chăn nuôi.

5,1.6.Những hạn chế trong quá trình phát triểnhệ thống canh tác của hộ nông dân ở các vùng

Kết quả tổng hợp các ý kiến đánh giá của hộ nông dân cho thấy hiện nay hộ nông dân đang gặp phải 6 khó khăn chính hạn chế đến nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp của mình.

(i)Thiếu đất canh tác, đặc biệt là các hộ vùng ven đô

hầu hết các hộ nông dân vùng ĐBSH đều thiếu đất canh tác, trong đó ở vùng ven đô do chịu ảnh hưởng mạnh của quá trình đô thị hoá, đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Đất canh tác nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp là một trong những nguyên nhân căn bản làm hạn chế đến thu nhập từ nông nghiệp của các hộ nông dân.

(ii) Thiếu vốn - Khó khăn chung ở tất cả các vùng

Đây dường như là vấn đề mà bất cứ loại hộ nào ở tất cả các vùng khi được hỏi đều nói đến tầm quan trọng của vốn đầu tư để mở rộng sản xuất. Điều này, cho thấy vốn có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển hệ thống canh tác của hộ nông dân song vẫn chưa được đáp ứng.

93

Page 95: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

(iii) Kiến thức về khoa học kỹ thuật và kỹ năng quản lý sản xuất cũng là khó khăn hiện nay các hộ gặp phải, đặc biệt là các hộ nghèo

Thiếu kiến thức sản xuất cũng là vấn đề được nhiều hộ nông dân đề cập tới trong việc nâng cao thu nhập của hộ. Rõ ràng khi các yếu tố đầu vào đặc biệt là đất đai (tư liệu sản xuất chính trong sản xuất nông nghiệp) đã hạn chế và ngày càng bị thu hẹp thì hiệu quả kinh tế trên cùng đơn vị canh tác là vấn đề được hầu hết các hộ nông dân quan tâm. Tuy vậy, làm thế nào để nắm rõ quy trình sản xuất hay áp dụng các chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào phục vụ cho sản xuất của hộ nông dân là một vấn đề cần phải đẩy mạnh hơn nữa dù đã được các ngành các cấp quan tâm nhưng thực sự chưa đáp ứng được nhu cầu của hộ nông dân.

(iv) Thiếu việc làm và năng suất lao động nông nghiệpquá thấp

Tại các vùng mà chúng tôi điều tra cho thấy số nhân khẩu trong các hộ nông dân trung bình khoảng 4 đến 5 người, trong đó có khoảng 2 đến 3 lao động. Tỷ lệ này nhìn chung là thấp so với những năm trước đây. Theo đánh giá có khoảng 50 - 60% số hộ chỉ có từ 1 đến 2 lao động hay thiếu sức lao động gia đình bởi vì mức độ cơ giới hoá nông nghiệp hiện nay vẫn còn rất thấp và lao động thủ công vẫn là chủ yếu.

Việc thiếu lao động trong nông thôn hiện nay còn thể hiện dưới hình thức thiếu kỹ năng và trình độ tay nghề. Thực tế cho thấy, lao động trong nông nghiệp hiện rất dư thừa, nhất là tại các vùng bị thu hồi đất nông nghiệp hay vào thời điểm nông nhàn nhưng lại thiếu những lao động có trình độ hiểu biết về khoa học kỹ thuật hay nắm bắt những phương pháp mới cho sản xuất.

(v) Giá của các vật tư nông nghiệp đầu vào tăng mạnh, giá nông sản thấp

Đây cũng làm yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập nông nghiệp của hộ nông dân. Thực tế trong những năm qua, nhất là từ năm 1998 trở lại đây, giá các loại đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là phân bón tăng mạnh nhưng giá bán các sản phẩm sản xuất ra lại không tăng hoặc tăng không đáng kể. Điều này đã làm giảm lợi nhuận trong sản xuất của nông hộ dẫn tới giảm thu nhập.

(vi) Chính sách hỗ trợ của nhà nước chưa thực sự đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cơ cấu canh tác của hộ

Theo kết quả phỏng vấn các hộ điều tra ở 4 vùng cho thấy: ngoài chính sách giao quyền sử dụng đất nông nghiệp lâu dài, hầu hết các chính sách hỗ trợ cho chuyển dịch hệ thống sản xuất chưa đến được với các hộ nông dân. Đặc biệt việc tập trung mở rộng qui mô đất canh tác hết sức hạn chế, chỉ có 1-4% số hộ có thể đấu thầu thêm đất để lập trang trại sản xuất hàng hoá còn lại hầu hết sản xuất nông nghiệp đều mang tính chất trang trải lương thực cho gia đình là chính.

94

Page 96: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

Tỷ lệ hộ nông dân được vay vốn từ ngân hàng nông nghiệp rất thấp, cao nhất là Vùng ven đô (nơi có nhiều hoạt động kinh doanh phi nông nghiệp) cũng chỉ đạt tới 21% số hộ.

Trong khi đó, mức đóng góp xã hội (làm đường, xây dựng trường học, trạm xá, y tế, phòng chống bão lụt, các loại hội, vv...) của các hộ bình quân mỗi năm khá cao: Hà Tây 500 – 700 ngàn đồng, Hải Dương 400- 600 ngàn đồng, Thái Bình 450 – 650 ngàn đồng và Nam Định 400- 500 ngàn đồng.

5.1.7.Những thách thức đối với các nhóm hộ nông dân trong quá trình chuyển đổi phát triển hệ thống canh tác các vùng ở ĐBSH

1.Lợi thế hay nguồn lực của hộ gia đình giảm dần từ hộ giàu, khá xuống hộ nghèo. Người giàu có lao động, đất và có kiến thức canh tác trong khi người nghèo duy chỉ có lao động được xem là lợi thế.

2.Ngược lại điểm yếu lại tăng lên từ hộ giàu đến hộ nghèo: Đối với các hộ giàu, vấn đề vốn và thông tin thị trường là điểm yếu của họ thì ở những hộ nghèo, trung bình ngoài vấn đề vốn họ còn có nhiều hạn chế khác như diện tích đất thấp, kiến thức người lao động hạn chế, nợ nần rủi do, khả năng đầu tư thâm canh thấp.

3.Ngay trong vùng các nhóm hộ nhìn nhận cơ hội và mối đe dọa cũng khác nhau.

- Chỉ có các hộ giàu mới nhìn thấy cơ hội phát triển thành vùng chuyên canh, có cơ hội chuyển đổi cây trồng vật nuôi, có thể phát triển các ngành nghề trong nông thôn. Thực tế cho thấy, những hộ giàu có nhiều nguồn lực hơn nên họ có thể dễ dàng nhìn nhận và tiếp cận được các cơ hội đến với mình cũng như giảm thiểu được các rủi ro. Những hộ nghèo thì khó có thể nhìn nhận được những cơ hội cho mình hơn.

- Chính sách đổi mới được tất cả các loại hộ thừa nhận như một sự quan tâm của Nhà nước đối với nông dân, nhưng cụ thể về từng chính sách vẫn có những hạn chế khác nhau. Nếu các hộ khá giàu cho rằng để vay vốn các thể chế tài chính cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền giải thích quy định về thủ tục thì những người nghèo cho rằng họ vẫn gặp những khó khăn trong những quy định cụ thể như thế chấp, định mức vay, thời hạn vay, lãi xuất…

4.Mối đe doạ đến người sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau như: thời tiết, biến động của thị trường, cơ sở hạ tầng thấp kém, khả năng đáp ứng của dịch vụ công, giá cả vật tư nông nghiệp đầu vào cao trong khi giá nông sản thấp,….

5.1.8. Để phát triển hệ thống canh tác tăng thu nhập các hộ nông dân ở các vùng có một số kiến nghị

- Kiến nghị của các hộ vùng ven đô: (i) Chính sách ruộng đất rõ ràng để hạn chế rủi ro khi bị mất đất nông nghiệp do tác động đô thị hoá là rất lớn đã không cho phép họ mạo hiểm đầu tư; (ii) Vốn và lãi suất vốn vay: Chủ yếu là mong muốn

95

Page 97: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

được vay vốn nhiều hơn với các thủ tục đơn giản. Ngoài ra, thời hạn vay cũng cần được kéo dài hơn với những lãi suất ưu đãi; (ii) Dịch vụ công và khuyến nông: Dịch vụ cung cấp cây con giống, vật tư nông nghiệp và các dịch vụ tư vấn, đào tạo về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt,….

- Kiến nghị của các hộ vùng khác: (i) Cải thiện điều kiện tiếp cận vốn, đặc biệt với những hộ nghèo nên xem xét việc ưu tiên tín chấp; (ii) Cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông, thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu cho đồng ruộng; (iii) Tăng cường dịch vụ công và khuyến nông như giống, thuốc bảo vệ thực vật,… đặc biệt là sự quan tâm của nhà nước đối với người nông dân bằng các chính sách ưu đãi.

5.2. Đề xuất giải pháp tăng thu nhập của các hộ nông dân ĐBSH

5.2.1.Quan điểm

Xuất phát từ đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội của vùng ĐBSH là nơi đất chật người đông, nơi đang diễn ra quá trình đô thi hoá mạnh mẽ hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội phát triển, trình độ dân trí cao, đời sống dân cư tương đối ổn định, quan điểm để tăng thu nhập các hộ phải tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế tức là phải thay đổi hệ thống canh tác cho hợp lý:

Đối với phát triển hệ thống canh tác chung của ĐBSH

- Tăng thu nhập của hộ nông dân theo hướng chuyển dịch hệ thống canh tác trên cơ sở qui hoạch chung của vùng, gắn sản xuất nông nghiệp với phát triển chế biến và tiêu thụ nông sản, hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung có hiệu quả và phát triển bền vững (tăng trưởng kinh tế cao, đảm bảo xã hội phát triển và hạn chế suy thoái môi trường).

- Chuyển dịch hệ thống canh tác trên cơ sở khai thác hợp lý các lợi thế của từng vùng ở ĐBSH và tôn trọng quyền quyết định của các hộ nông dân thông qua điều tiết của thị trường.

- Khuyến khích tăng thu nhập trên cơ sở chuyển dịch hệ thống canh tác, tăng đầu tư mở rộng qui mô sản xuất hàng hoá chuyên môn hoá, hạn chế sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, kém hiệu quả và không ổn định.

Đối với hệ thống canh tác nông nghiệp

- Sản xuất nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng đối với thu nhập của một số hộ nông dân, song hệ thống canh tác nông nghiệp chuyển dịch sang các cây trồng, vật nuôi theo hướng phát triển hàng hoá nhằm nâng cao giá trị thu nhập trên 1 ha đất nông nghiệp và nâng cao năng suất lao động cho người nông dân;

- Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo sát với nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước, trên cơ sở phát huy lợi thế sẵn có của vùng;

96

Page 98: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

- Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi đi đôi với việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại, nhằm đạt năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước.

Đối với hệ thống sản xuất phi nông nghiệp

- Phát triển hệ thống hoạt động phi nông nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp như: chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản;

- Khôi phục các nghề truyền thống, đầu tư khoa học công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu;

- Tăng cường sự tham gia của lao động nông nghiệp, nông thôn vào làm việc ở các khu công nghiệp, doanh nghiệp và các liên doanh với nước ngoài với mức thu nhập cao và ổn định

5.2.2. Trao đổi về định hướng và giải pháp chuyển đổi hệ thống sản xuất của vùng nhằm nâng cao thu nhập cho hộ nông dân

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về thu nhập của các hệ nông dân ở các vùng với các hệ thống sản xuất khác nhau và những phân tích về các yếu tố thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức ảnh hưởng đến thu nhập của các hệ thống sản xuất của các vùng ở ĐBSH, chúng tôi có một số ý kiến trao đổi về định hướng chuyển đổi hệ thống sản xuất của Vùng như sau:

5.2.2.1. Vùng ven đô

Đ ịnh h ư ớng phát triển hệ thống canh tác

Vấn đề bức bách nhất của vùng nông thôn ven đô hiện nay là đất sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp do quá trình đô thị hoá tăng nhanh; lao động nông nghiệp dư ra ngày càng nhiều, đồng nghĩa với thiếu việc làm một cách nghiêm trọng. Do vậy, con đường thoát nghèo đói và tụt hậu trong phát triển kinh tế – xã hội nông thôn vùng ven đô là phải phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp như: và đẩy mạnh phát triển thương mại dịch vụ. Bởi vậy, hệ thống sản xuất của các hộ nông dân ven đô chuyển sang các hoạt động ít phụ thuộc vào đất đai hơn mà có thu nhập cao hơn. Đó là:

Sản xuất nông nghiệp

- Đối với sản xuất trồng trọt: Phát huy thế mạnh của sản xuất hoa, cây cảnh và các cây khác có giá trị kinh tế cao. Hình thành các vùng trồng rau chất lượng cao, rau sạch; diện tích trũng thâm canh lúa nước với các giống có chất lượng cao.

- Đối với chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi lợn hàng hoá với qui mô lớn theo hình thức trang trại và đa dạng các còn nuôi theo nhu cầu của thị trường trong nước

97

Page 99: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

và xuất khẩu. Đó là: chăn nuôi lợn hướng nạc xuất khẩu và tiêu dùng của các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng và một số thị thành phố, thị trấn, thị tứ khác; phát triển nuôi gia cầm lấy thịt và lấy trứng cho thị trường nội địa.

- Đối với nuôi trồng thuỷ sản: phát triển theo hướng vừa mở rộng qui mô và thâm canh nuôi cá nước ngọt trên các diện tích đất trũng trồng lúa không hiệu quả và diện tích ao hồ hiện có.

Sản xuất phi nông nghiệp

+ Phát triển thương mại, dịch vụ;

+ Phát triển nghề tiểu thủ công nghiệp: chế biến thực phẩm, rau quả; phát triển các nghề truyền thống kết hợp với việc sử dụng công nghệ cao: mộc, khảm trai, vv...;

+ Tăng cường hoạt động có thu nhập bằng lương ở mức cao và ổn định trong các khu chế suất, khu công nghiệp và các doanh nghiệp.

Giải pháp và chính sách hỗ trợ phát triển hệ thống canh tác vùng ven đô

- Tiến hành qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của xã trên cơ sở đó bố trí khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ và khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư đảm bảo an toàn cho sản xuất và bảo vệ môi trường;

- Đối với các hộ bị mất đất do thu hồi của nhà nước ngoài chính sách đền bù đất hợp lý cần gắn với đào tạo và bố trí việc làm cho lao động mất đất;

- Chính sách cho vay vốn cần giải quyết số lượng vay nhiều hơn đối với các hộ kinh doanh phi nông nghiệp và chăn nuôi ở qui mô lớn và các thủ tục đơn giản. Ngoài ra, thời hạn vay cũng cần được kéo dài hơn và những lãi suất ưu đãi;

- Dịch vụ công và khuyến nông, khuyến công: Dịch vụ cung cấp cây con giống, vật tư nông nghiệp, công nghệ cao cho sản xuất nông sản sạch và các dịch vụ tư vấn, đào tạo về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, chế biến nông, lâm, thuỷ sản; kiến thức lựa chọn sản phẩm và kinh doanh theo cơ chế thị trường….

5.2.2.2. Các vùng khácxa vùng đô thị

Đ ịnh h ư ớng phát triển hệ thống canh tác

Sản xuất nông nghiệp

- Phát triển sản xuất trồng trọt hàng hoá: Đẩy mạnh thâm canh lúa nước, hình thành vùng lúa cao sản hàng hoá; Phát huy thế mạnh của cây rau màu vụ đông và các cây khác có giá trị kinh tế cao để xuất khẩu và cung cấp nguyên liệu cho chế biến.

98

Page 100: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

- Phát triển chăn nuôi công nghiệp: Phát triển chăn nuôi lợn hàng hoá bao gồm lợn nạc và lợn sữa theo nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu; gia cầm lấy thịt và lấy trứng cho thị trường nội địa.

- Nuôi trồng thuỷ sản qui mô lớn: phát triển thế mạnh về nuôi trồng thuỷ sản nước lợ như tôm càng xanh, ngao biển và cá các loại thuỷ hải sản xuất khẩu.

Sản xuất phi nông nghiệp

+ Phát triển thương mại, dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp và đời sống;

+ Phát triển nghề tiểu thủ công nghiệp: chế biến thuỷ hải sản, rau quả; phát triển các nghề truyền thống, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, mộc, máy may, vv...;

+ Tăng cường hoạt động có thu nhập bằng lương ở mức cao và ổn định trong các khu chế suất, khu công nghiệp và các doanh nghiệp.

Giải pháp thúc đẩy quá trình phát triển hệ thống canh tác tăng thu nhập của các hộ nông dân xa đô thị

Cải thiện điều kiện tiếp cận thị trường, vốn, đặc biệt với những hộ nghèo, cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông, thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu cho đồng ruộng; Tăng cường dịch vụ công và khuyến nông

Hỗ trợ tiếp cận thị trường: Một thực tế khi khảo sát quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các xã vùng ĐBSH cho thấy là tỷ lệ hộ chuyển sang sản xuất nông sản hàng hoá còn rất hạn chế, một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này phải nói đến là yếu tố thị trường tiêu thụ nông sản phẩm. Một hiện tượng phổ biến là các hộ nông dân sản xuất nhỏ lẻ một sản phẩm nào đó thì tiêu thụ dễ với giá cao có lãi. Khi qui mô sản xuất mặt hàng đó mở ra diện rộng là nhiều hộ sản xuất lại bị thua lỗ do thị trường không tiêu thụ được hết sản phẩm. Bởi vậy, để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế và chuyển đổi cơ cấu của nền kinh tế điều đầu tiên là phải tính đến yếu tố thị trường.

Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của hộ nông dân, Nhà nước cần tăng cường đầu tư:

- Hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi, kiên cố hoá kênh mương phục vụ tưới tiêu chủ động, đặc biệt phục vụ cho mở rộng sản xuất vụ đông và các cây rau màu có giá trị cao trong nội vùng và phát triển nuôi trồng thuỷ sản, làm muối các vùng ven biển.

- Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ chế biến nông sản phẩm, đặc biệt chế biến thịt lợn và rau quả.

- Xây dựng hệ thống xử lý chất thải bảo vệ môi trường ở các vùng sản xuất công nghiệp và các làng nghề...

99

Page 101: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

- Cung cấp và đổi mới hệ thống nghiên cứu phục vụ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp: tăng cường đầu tư cho nghiên cứu phân tích dự báo thị trường trong và ngoài nước để khuyến cáo người dân lựa chọn sản phẩm đầu tư sản xuất và chế biến tiêu thụ sản phẩm. Tập trung cho nghiên cứu tạo giống mới và áp dụng công nghệ tiên tiến, đáp ứng giống tốt cho yêu cầu sản xuất;

- Tăng cường trang thiết bị cơ khí hoá nông nghiệp, điện khí hoá nông thôn

Tiếp tục hoàn thiện và đổi mới các chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn

(1) Chính sách hỗ trợ kinh tế hộ phát triển sản xuất hàng hoá

+ Hướng dẫn chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, cơ cấu cây trồng theo qui hoạch chung của từng vùng để đạt hiệu quả cao hơn;

+ Cung cấp giống và vật tư nông nghiệp có chất lượng cao; đẩy mạnh hướng dẫn kỹ thuật; hỗ trợ tiêm phòng cho gia súc kịp thời;

+ Cung cấp thông tin nhanh nhạy về thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu;

+ Cho thuê đất để làm trang trại chăn nuôi lợn, gia cầm, bò sữa và các ngành nghề chế biến nông sản phẩm, tiểu thủ công nghiệp đối với hộ nông dân để tạo thành vùng sản xuất tập trung, chánh ô nhiễm môi trường;

+ Tăng cung cấp tín dụng trung và dài hạn cho phát triển thuỷ sản, chăn nuôi qui mô lớn sử dụng thức ăn công nghiệp và chế biến nông sản;

+ Khuyến khích các doanh nghiệp hợp đồng tiêu thụ sản phẩm theo hình thức ứng vật tư trước với các hộ sản xuất.

+ Khuyến khích Phát triển hợp tác xã và kinh tế hợp tác trong sản xuất và xuất khẩu

(2) Chính sách đất đai

Chính sách đất đai phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn phải giúp kinh tế hộ mở rộng qui mô, tạo ra các vùng sản xuất hàng hoá tập trung; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi phát triển ngành nghề, công nghiệp và dịch vụ nông thôn:

- Đẩy nhanh việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định lâu dài cho các hộ, nhất là các hộ làm kinh tế trang trại và các doanh nghiệp. Khuyến khích nông dân tiến hành “dồn điền, đổi thửa” theo phương châm: dân chủ, tự nguyện và thoả thuận. Đơn giản hoá qui trình và thủ tục chuyển nhượng, chuyển đổi đất nông, ngư nghiệp. Đặc biệt chuyển diện tích đất lúa trũng năng suất thấp sang nuôi trồng thuỷ sản.

- Điều chỉnh cơ sở pháp lý để nông dân và các doanh nghiệp tư nhân được sử dụng đất đai làm tài sản thế chấp, góp vốn sản xuất, kinh doanh, liên doanh và liên kết…

100

Page 102: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

(3) Chính sách thương mại và thị trường

- Khuyến khích các doanh nghiệp ký hợp đồng với nông dân sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông, thuỷ sản. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này được ưu tiên vay vốn tín dụng, đầu tư cơ sở hạ tầng ở vùng nguyên liệu, phối hợp các hoạt động khuyến nông, chuyển giao giống và kỹ thuật mới.

- Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại (thông qua hội chợ, triển lãm, quảng cáo, tìm kiếm và mở rộng thị trong và ngoài nước) tiêu thụ các hàng hoá nông, thuỷ sản, công nghiệp và ngành nghề nông thôn.

- Xúc tiến thành lập các hiệp hội ngành hàng để trao đổi thông tin thị trường, giá cả, tạo lập các cơ hội tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

- Khuyến khích kinh tế hộ và trang trại trực tiếp sản xuất, chế biến tiêu thụ và xuất khẩu nông, thuỷ sản.

(4) Chính sách đào tạo và chuyển giao khoa học công nghệ cho nông thôn, nông dân

- Về đào tạo nguồn nhân lực: tăng cường đầu tư hệ thống đào tạo, đặc biệt là các cơ sở đào tạo nghề, tập trung đào tạo nông dân, thanh niên nông thôn về kỹ thuật nông nghiệp, ngư nghiệp, chế biến sản phẩm và học nghề mới cho thanh niên nông thôn đặc biệt quan tâm tới các hộ bị thu hồi đất cho sản xuất công nghiệp và đô thị hoá để có thể vào làm việc ở các khu chế xuất đóng trên địa bàn;

- Nội dung đào tạo tập trung vào: kỹ thuật sản xuất nông, thủy sản theo hướng hàng hoá, quy mô lớn; kỹ thuật chế biến nông, thuỷ sản; kiến thức quản lý, lựa chọn sản phẩm và kinh doanh theo cơ chế thị trường.

- Xã hội hoá công tác đào tạo. Đa dạng hoá phương pháp đào tạo, hướng vào đào tạo gắn với thực tiễn, thông qua mô hình đã chuyển đổi hiệu quả để người được đào tạo lựa chọn và học tập.

- Khuyến khích các viện nghiên cứu khoa học, các cơ sở nhân giống, các trạm thú y, bảo vệ thực vật, khuyến nông triển khai chuyển giao công nghệ và khoa học kỹ thuật tại cơ sở.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Nguyên nhân dẫn đến thu nhập thấp và hậu quả đối với từng nhóm hộ

Nhóm Hệ số quan trọng

Nguyên nhân dẫn đến thu nhập thấp

Hệ quả chính do thu nhập thấp gây ra

Nhóm giàu

1 Diện tích đất canh tác thấp Thu nhập thấpNgành nghề chưa phát triển Không an toàn cho sản xuất

101

Page 103: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

Thuỷ lợi không đảm

bảoLãi sản xuất thấp

Giá đầu vào đầu tư cho sản xuất còn cao Năng suất thấp

Giống không đảm

bảo

Tiêu thụ sản phẩm chậm, không kịp thời

Giao thông chưa đảm bảo Quy mô sản xuất còn hạn hẹpVốn đầu tư

hạn chế  

Nhóm khá (Nhóm không

đánh hệ số quan trọng vào các ý)

Giá chi phí đầu vào cao Đời sông bấp bênhPhụ thuộc lúa Khó phát triển kiến thứcGiá thị trường bấp bênh Khó phát triển kinh tế

Ngành nghề chưa phát triển Học vấn của trẻ em khó phát triển

Hệ thống tưới tiêu không tốt Khó tiếp cận thị trường

  Rủi ro trong sản xuất

Nhóm trung bình

1Diện tích bậc thang không đảm bảo cho thâm canh, tăng vụ

Đời sống gặp nhiều khó khăn

Giống cây trồng

, vật nuôi tiếp cận chưa cao Đầu tư cho học hành còn hạn chế

Không tiếp cận trực tiếp

với thị tr

 

Nhóm nghèo

1 Thiếu vốn Không có điều kiện đầu tư vào sản xuất

Chưa có ngành nghề

mới

Dư thừa lao động

Cơ sở hạ tầng kém

Không thu hút được các nhà đầu tư

Tiếp cận thị trường chậm

Khó bán hàng và giá cả thì thấp bênh

Trình độ canh tác

thấp

Năng suất thấp

6 Chưa mạnh dạn đầu tư Không mở rộng được sản xuất

7 Chưa có quy hoạch vùng tổng thể sản xuất

Không thể xây dựng được vùng tiêu thụ tập trung

102

Page 104: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

Phụ lục 2: Sự khác nhau về các đánh giá lợi thế, các cơ hội và những khó khăn giữa các loại hộ phân theo mức thu nhập

TrắngHộ có

thu nhập cao nhất

L ợ i th ế : - Có sẵn lao động gia đình- Có nhiều diện tích có thể sản xuất được lúa và rau màu- Người lao động có tính cần cù, có ý chí vươn lên làm giàu

Đ i ể m y ế u: - Thiếu vốn- Trình độ canh tác thấp- Chưa mạnh dạn đầu tư vào sản xuất đặc biết là các ngành nghề mới- Chưa mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi - Chưa mạnh dạn tiếp cận thị trường

C ơ h ộ i: - Có thể xây dựng vùng sản xuất chuyên canh các loại rau màu- Có khả năng chăn nuôi theo hướng quy mô lớn- Có thể khoang vùng nuôi trồng thuỷ sản theo hướng tập trung- Có sự quan tâm của các cấp chính quyền- Có khả năng phát triển ngành nghề mới.

M ố i đ e do ạ : - Thiếu thông tin về thị trường- Vay vốn của ngân hàng khó khăn do quy định mức vay thấp, phải thế chấp và lãi suất cao- Hệ thống thuỷ lợi chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất.- Giao thông nông thôn còn bất cập- Chất lượng các loại cây, con giống không đảm bảo thường xuyên liên tục

ĐỏHộ có

thu nhập thấp

L ợ i th ế : - Lao động sẵn có và có kiến thức

Đ i ể m y ế u: - Diện tích canh tác còn ít- Vốn đầu tư còn ít, nguồn vay hạn hẹp lãi xuất cao

103

Page 105: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

C¬ héi: - C¬ chÕ chÝnh s¸ch cña §¶ng vµ Nhµ níc th«ng tho¸ng- §· cã chiÒu híng ph¸t triÓn chuyÓn ®æi c©y trång vËt nu«i

Mèi ®e do¹: - Thêi tiÕt thÊt thêng- C«ng t¸c thuû lîi cha ®¸p øng ®îc yªu cÇu dÉn ®Õn kh«ng an toµn trong s¶n xuÊt- Giao th«ng thuû lîi cha ®¸p øng yªu cÇu- Nguån cung cÊp gièng c©y, con cha ®¶m b¶o chÊt lîng- ThÞ trêng tiªu thô s¶n phÈm cha æn ®Þnh- Gi¸ c¶ kh«ng æn ®Þnh- Gi¸ vËt t ®Çu vµo cña s¶n xuÊt cßn cao- Gi¸ thuû lîi phÝ qu¸ cao- Gi¸ trÞ ngµy c«ng lao ®éng cßn thÊp

Xanh nân

chuèi

Lîi thÕ: - §Êt ®ai nhiÒu- NhiÒu lao ®éng- Ngêi lao ®éng cÇn cï chÞu khã kiªn nhÉn, d¸m nghÜ d¸m lµm

§iÓm yÕu: - ThiÕu vèn- ThÞ trêng tiªu thô s¶n phÈm- KiÕn thøc cßn thiÕu do khã tiÕp cÇn ®îc víi khoa häc c«ng nghÖ- NhiÒu diÖn tÝch s¶n xuÊt gÆp trë ng¹i vÒ giao th«ng nh ph¶i ®i qua s«ng- Ngµnh nghÒ cha ph¸t triÓn- Vay vèn nhng kh«ng biÕt c¸ch lµm ¨n.

C¬ héi: Mèi ®e do¹: - Rñi ro cßn cao vÒ ch¨n nu«i vµ trång trät- HÖ thèng tíi tiªu- Giao th«ng bÊt tiÖn- Khã kh¨n trong viÖc vay vèn, cha hiÓu biÕt vÒ thñ tôc vay vèn- Cã kh¶ n¨ng ch¨n nu«i nhng kh«ng cã ®Êt

Xanh Lîi thÕ:- Ruéng ®Êt réng dÔ canh t¸c- D thõa lao ®éng

§iÓm yÕu: - ThiÕu vèn s¶n xuÊt, kinh doanh- ThiÕu th«ng tin vÒ khoa häc kü thuËt- ThiÕu n¨ng lùc qu¶n lý- KÐm hiÓu biÕt vÒ thÞ trêng- Kh«ng cã vèn tÝch luü

104

Page 106: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

C¬ héi: - Cã c¬ chÕ chÝnh s¸ch ®Çu t cña nhµ níc

Mèi ®e do¹: - Thêi tiÕt- ThÞ trêng bÞ Ðp gi¸- Con c¸i kh«ng cã kh¶ n¨ng theo häc c¸c trêng §¹i häc, Cao ®¼ng- Tôt hËu so víi sù ph¸t triÓn cña x· héi

VµngHé TB

Lîi thÕ: - Cã lao ®éng s¶n xuÊt- Cã kh¶ n¨ng tiÕp thu khoa häc kü thuËt- Cã kh¶ n¨ng qu¶n lý trong s¶n xuÊt- Cã kinh nghiÖm s¶n xuÊt- Cã tr×nh ®é tiÕp cËn thÞ trêng

§iÓm yÕu:- Xa trung t©m huyÖn- Sù giao lu hµng ho¸ kÐm, ®Çu ra cña s¶n xuÊt cha m¹nh- DiÖn tÝch canh t¸c bËc thang- ChuyÓn dÞch c¬ cÊu c©y trång vËt nu«i kh«ng thuËn lîi

C¬ héi: - Cã ®iÒu kiÖn, chÝnh s¸ch chuyÓn ®æi c¬ cÊu c©y trång vËt nu«i- §îc vay vèn cho s¶n xuÊt vµ ch¨n nu«i

M«i ®e do¹: - Gièng c©y trång vËt nu«i cha ®¶m b¶o- ¶nh hëng cña thiªn tai ngËp óng- §Çu ra kh«ng ®¶m b¶o, bÞ Ðp gi¸

Phô lôc 3: VÊn ®Ò träng t©m ®èi víi viÖc t¨ng thu nhËp cña c¸c nhãm hé n«ng d©n

Nhãm 1Nhãm hé

giµu

Lîi thÕ: - Cã s½n lao ®éng gia ®×nh- Lao ®éng cã kinh nghiÑm- Cã kh¶ n¨ng ph¸t triÓn c¸c ngµnh nghÒ truyÒn thèng, ch¨n nu«i lîn, gµ

§iÓm yÕu: - ThiÕu ®Êt NN ®Ó canh t¸c- ThiÕu vèn ®Ó ph¸t triÓn ngµnh nghÒ phô- Sù kÐm hiÓu biÕt vÒ thÞ tr-êng.

C¬ héi: - Cã kh¶ n¨ng ch¨n nu«i theo híng quy m« lín- Cã kh¶ n¨ng ph¸t triÓn ngµnh nghÒ míi.

Mèi ®e do¹: - ThÊt nghiÖp trong d©n c v× kh«ng cã ruéng ®Êt- ThiÕu hiÓu biÕt vÒ thÞ trêng

- Kh«ng cã vèn ®Çu t s¶n xuÊtNhãm 2

Nhãm hé kh¸

Lîi thÕ: - Cã s½n lao ®éng gia ®×nh- Lao ®éng cã tr×nh ®é, ch¨m chØ- GÇn Hµ néi, giao th«ng thuËn lîi ®Ó dÔ lu th«ng hµng hãa

§iÓm yÕu: - ThiÕu ®Êt NN ®Ó canh t¸c- L§ phæ th«ng kh«ng ®îc ®µo t¹o- C«ng viÖc kh«ng æn ®Þnh- L§ trÎ Ýt

105

Page 107: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

C¬ héi: - Cã kh¶ n¨ng ph¸t triÓn ®îc ch¨n nu«i gia ®×nh- Lµm c¸c ngµnh nghÒ míi.- §i lµm ngoµi (lµm thuª)

Mèi ®e do¹: - kh«ng cã ruéng ®Êt trong khi còng kh«ng cã ®Êt ®Ó më réng ch¨n nu«i.Lao ®éng thñ c«ng, cha ®îc ®µo t¹o

Nhãm 3Nhãm hé

TB

Lîi thÕ: - Cã s½n lao ®éng gia ®×nh

§iÓm yÕu: - L§ tr×nh ®é thÊp- Kh«ng cã vèn ®Ó ph¸t triÓn ch¨n nu«i

C¬ héi: - §îc ®µo t¹o vÒ tay nghÒ vµ trë thµnh c«ng nh©n trong c¸c khu c«ng nghiÖp t¹i ®Þa ph-¬ng.- Cã tiÒn ®Òn bï nhng chñ yÕu ®Ó mua s¾m vËt dông trong gia ®×nh- DÏ tiªu thô s¶n phÈm- GÇn thÞ trêng lín lµ thñ ®« Hµ Néi

Mèi ®e do¹: - Cã ®Êt ®Ó s¶n xuÊt ch¨n nu«i, lµm nghÒ.- T¹o ®iÒu kiÖn vÒ c¸c c¬ chÕ chÝnh s¸ch ®èi n«ng d©n khi bÞ thu håi ®Êt- Kh«ng nªn thu håi hÕt ®Êt NN ®èi víi ND khi ND vÉn cã nhu cÇu sö dông)

Nhãm 4Nhãm hé

nghÌo

Lîi thÕ: - Cã nguån lao ®éng ®Ó phôc vô s¶n xuÊt- Kh¶ n¨ng tiÕp thu khoa häc kü thuËt- Cã kinh nghiÖm trong ch¨n nu«i vµ kh¶ n¨ng tiÐp cËn thÞ trêng

§iÓm yÕu: - ThiÕu vèn s¶n xuÊt, kinh doanh- Kh«ng hiÓu biÕt vÒ nhu cÇu cña thÞ trêng.- Kh«ng cã tiÒn cho con c¸i häc hµnh- §Êt n«ng nghiÖp kh«ng cã

C¬ héi: - Hy väng vµo c¸c chÝnh s¸ch cña nhµ níc hç trî vïng ®· bÞ thu håi ®Êt.- Cã kh¶ n¨ng ph¸t triÓn ngµnh nghÒ phô

Mèi ®e do¹: - Kh«ng cã ®Êt s¶n xuÊt, trong khi chØ lµ lao ®éng phæ th«ng nªn kh«ng biÕt sÏ lµm gi?- Kh«ng cã vèn ®Ó s¶n xuÊt- Kh«ng biªt ph¶i lµm g× khi ®· bÞ thu håi ®Êt

Nhãm 5 Lîi thÕ: Lao ®éng s½n cã®Þa ph¬ng cã ngµnh nghÒ phôGÇn thÞ trêng Hµ néi

§iÓm yÕu: - §Êt ®ai bÞ thu håi, hÕt ®Êt canh t¸c- ThiÕu vèn s¶n xuÊt, më mang ngµnh nghÒ- Ngµnh nghÒ cha ph¸t triÓn- Lao ®éng kh«ng cã tay nghÒ. Kh«ng qua ®µo t¹o

106

Page 108: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

C¬ héi: §i lµm thuª cho c¸c khu c«ng nghiÖp

Mèi ®e do¹: Kh«ng cã viÖc lµmKh«ng cã thu nhËpKh«ng cã tiÒn cho con ®i häc

Bảng các chữ viết tắt

Đồng bằng sông Hồng ĐBSH

Nông nghiệp NN

Hệ thống canh tác HTCT

Tiểu thủ công nghiệp TTCN

Thương mại dịch vụ TMDV

DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phùng Văn Chính, Lý Nhạc, Dương Hiểu Tuyền – Canh tác học, NXB Nông nghiệp 1987.

2. Dufunier M- Chĩnh sách nông nghiệp và khai thác nông nghiệp gia đình, bài giảng tại khoá học Việt – Pháp về kinh tế và phát triển nông nghiệp 1992.

3. Phạm tiến Dũng - Luận án phó tiến sĩ về vận dụng lý thuyết hệ thống nông nghiệp hộ nông dân vùng Đồng bằng sông Hồng 1995.

4. M.Daw, Gdatton and Ncalter Lan MacĐonal- Phát triển hệ thống canh tác, người dịch Trần Đức Viên, Lê Trọng Cúc 1995.

5. Lê Thế Hoàng – Nghiên cứu chuyển đổi hệ thống canh tác trên vùng sinh thái đồi núi tỉnh Sơn La nhằm phát triển kinh té – xã hội và bảo vệ môi trường 2000.

6. Giá trình hệ thống nông nghiệp, Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam.7. Tổng cục Thống kê - Hệ thống số liệu VHLSS các năm 1992-1993, 1997-

1998, 2002 và 2004.8. Các báo cáo kết quả sản xuất của huyện Hoài đức tỉnh Hà Tây 2000, 2003

và 2004.9. Các báo cáo kết quả sản xuất của huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định 2000,

2003 và 200410. Các báo cáo kết quả sản xuất của huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định 2000,

2003 và 200411. Các báo cáo kết quả sản xuất của huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương 2000,

2003 và 2004

107

Page 109: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

12. Các báo cáo kết quả sản xuất của huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình 2000, 2003 và 2004

13. Niên giám thống kê các tỉnh Hải Dương, Hà Tây, Nam Định và Thái Bình năm 2004.

14. Hệ thống canh tác, Trường đại học Cần Thơ.15. Nguyễn Mạnh Hải, Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và yếu tố

ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp 2005.16. Lê Thị Nghệ, Nguyễn Văn Thăng – Nghiên cứu giải pháp chuyển dịch cơ

cấu kinh tế nhằm tăng thu nhập cho các hộ nông dân vùng Đồng bằng sông Hồng 2002.

MỤC LỤC

Lời cảm ơn..............................................................................................................................11. Bối cảnh nghiên cứu...........................................................................................................21.1. Những vấn đề thực tiễn đang đặt ra ở vùng Đồng bằng sông Hồng................................21.2 Kinh tế hộ nông dân và vấn đề nghiên cứu hệ thống sản xuất nông nghiệp ở ĐBSH......42. Giới thiệu một số nét chính về báo cáo...............................................................................63. Mục đích nghiên cứu..........................................................................................................84. Giả thiết nghiên cứu............................................................................................................95. Các câu hỏi nghiên cứu.......................................................................................................9PHẦN II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................112.1. Phương pháp tiếp cận phát triển hệ thống canh tác............................................112.1.1.Lý thuyết hệ thống.......................................................................................................112.1.2. Hệ thống nông nghiệp.................................................................................................112.1.3. Hệ thống canh tác.......................................................................................................122.1.4. Phát triển hệ thống canh tác........................................................................................142.1.5. Vấn đề chuyển đổi hệ thống canh tác.........................................................................162.1.6. Những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi hệ thống canh tác....................................162.2.Kinh tế hộ nông dân....................................................................................................172.2.1.Hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân...........................................................................172.2.2.Động thái kinh tế hộ nông dân.....................................................................................192.3. Thu nhập và cách tính thu nhập của hộ nông dân...............................................202.3.1 Cách tính thu nhập.......................................................................................................202.3.2 Các loại thu nhập ở hộ nông dân................................................................................242.3.3. Yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập của hộ nông dân........................................................252.3.4. Ứng xử của các nông hộ.............................................................................................312.4. Phương pháp triển khai nghiên cứu...............................................................................332.4.1. Phân vùng và chọn điểm nghiên cứu..........................................................................33

108

Page 110: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

2.4.2. Lựa chọn hộ điều tra và phương pháp điều tra phỏng vấn........................................372.4.3. Các công cụ nghiên cứu chính....................................................................................373.1. Tổng quan về địa bàn bàn nghiên cứu...........................................................................383.1.1. Khái quát về đặc điểm nhiên, kinh tế - xã hội vùng ĐBSH........................................383.1.2. Một số đặc điểm của hệ thống canh tác tại địa bàn nghiên cứu.................................413.1.2.2. Tỉnh Hà Tây.............................................................................................................443.1.2.3. Tỉnh Thái Bình.........................................................................................................453.1.2.4. Tỉnh Nam Định........................................................................................................473.2. Hiện trạng thu nhập của các hộ nông dân ĐBSH.................................................553.2.1. Tình trạng chung của các hộ nông dân trong các vùng nghiên cứu..........................563.2.2. Thu nhập của hộ phân theo hệ thống canh tác............................................................62PHẦN IV: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP.......................724.1. Phân tích định lượng......................................................................................................724.1.1. Phương pháp mô phỏng..............................................................................................724.1.2. Kết quả mô phỏng.......................................................................................................734.2. Phân tích định tính những ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân do thay đổi hệ thống canh tác.......................................................................................................................814.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính SWOT.................................................................814.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính......................................................................................82PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP............................................................905.1. Kết quả nghiên cứu về thu nhập của hộ nông dân do biến động hệ thống sản xuất ở ĐBSH.......................................................................................................................905.1.1. Hệ thống canh tác của hộ nông dân ĐBSH rất phong phú đa dạng và có sự khác biệt giữa các tiểu vùng.................................................................................................................905.1.2.Thu nhập của hộ tăng dần theo sự phát triển của hệ thống canh tác...........................91Thu nhập của hộ nông dân ở ĐBSH hiện nay nhìn chung vẫn ở mức trung bình so với các vùng trên cả nước. Theo kết quả điều tra của chúng tôi, bình quân thu nhập của hộ nông dân ở ĐBSH hiện nay khoảng 28 đến 30 triệu đồng/năm....................................................91Trước sự giảm thiểu đất canh tác và áp lực tăng dân số ngày càng lớn, các hộ nông dân ở ĐBSH nói chung đều có xu hướng đa dạng hoá các hoạt động kinh tế, nhưng đồng thời vẫn giữ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như là cơ sở cho mọi hoạt động kinh tế hộ gia đình. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế hộ nông dân ở ĐBSH đã dần dần hình thành 3 loại hộ chủ yếu, đó là: hộ thuần nông, hộ kiêm (sản xuất nông nghiệp kết hợp các ngành nghề phi nông nghiệp) và hộ chuyên kinh doanh phi nông nghiệp......................................915.1.3. Mức độ phân hoá thu nhập giữa các nhóm hộ của các vùng ngày càng gia tăngError! Bookmark not defined.Khoảng cách chênh lệch giữa nhóm hộ có thu nhập cao nhất với có hộ thu nhập thấp nhất chênh lệch nhau là khá lớn, đặc biệt là ở vùng ven đô thị 24,7 lần, sau đó đến vùng thuỷ sản ven biển, và mức chênh lệch thấp nhất là vùng nông nghiệp đa dạng 5,5 lần; vùng thuần lúa 12,7 lần; và vùng thuỷ sản ven biển 8,1 lần. Tính trung bình thì một hộ phi nông nghiệp có mức thu nhập cao gấp 8 lần so với một hộ nông nghiệp thuần tuý.. . .Error! Bookmark not defined.Qua hệ số gini cho thấy xu hướng bất bình đẳng trong thu nhập và tiêu dùng giữa các nhóm hộ ngày càng lớn có nghĩa là khoảng cách chênh lệch về chi cho tiêu dùng của người nghèo và người giàu trong vùng ĐBSH ngày càng doãng ra. Hệ số gini đặc biệt cao ở vùng ven đô và vùng thuần lúa (0,53).......................................................Error! Bookmark not defined.5.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ theo hệ thống canh tác tại các vùng ở ĐBSH....................................................................................................................................915.2. Đề xuất giải pháp tăng thu nhập của các hộ nông dân ĐBSH...........................965.2.1.Quan điểm....................................................................................................................96

109

Page 111: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

5.2.2. Trao đổi về định hướng và giải pháp chuyển đổi hệ thống sản xuất của vùng nhằm nâng cao thu nhập cho hộ nông dân......................................................................................97PHỤ LỤC...........................................................................................................................102DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................106

Danh mục các bảngBảng I-1: Thu nhập bình quân đầu người tháng (1000 đồng)................................................3Bảng I-2: Tỷ lệ hộ gia đình ở nông thôn không có đất (%)....................................................3Bảng II-1. miêu tả vùng nghiên cứu.....................................................................................36Bảng II-2. chọn các điểm nghiên cứu ở Đồng bằng sông Hồng...........................................37Bảng III-1.Tình hình phân bổ sử dụng đất của vùng ĐBSH 2000-2004..............................38Biều III-2. Giá trị sản xuất vùng ĐBSH và tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2000-2004 (Giá so sánh 1994).......................................................................................................41Bảng III-3. Phân loại hộ ở các vùng điều tra theo định hướng kinh doanh (hộ)..................49Bảng III-4.Cơ cấu hộ phân theo hệ thống canh tác của nhóm hộ thuần nông năm 2004 của các vùng trong ĐBSH (%)....................................................................................................50Bảng III-5.Cơ cấu nhóm hộ kiêm phân theo hệ thống sản xuất ở các vùng (%)..................50Bảng III-6.Cơ cấu nhóm hộ phi nông nghiệp phân theo các ngành sản xuất (%)........Error! Bookmark not defined.Bảng III-7. Thu nhập thuần trên ha của một số cây trồng chính ở các vùng năm 2004.......52Bảng III-8.Thu nhập của các phương thức chăn nuôi của các hộ năm 2004........................53Bảng III-9. Thu nhập thuần trên ha nuôi trồng thuỷ sản năm 2004 (trđ) *..........................54Bảng III-10. Quy mô ruộng đất và lao động bq/hộ ở các vùng năm 2004...........................56Bảng III-11: Thu nhập bình quân/hộ ở các vùng năm 2004.................................................57Bảng III-12. Mức chi tiêu của hộ ở các vùng năm 2004.......Error! Bookmark not defined.Bảng III-13. Hệ số Gini tính cho chi tiêu theo năm..............Error! Bookmark not defined.Bảng III- 14. Hệ số Gini chi tiêu và thu nhập của hộ nông dân ở ĐBSH năm 2004. . .Error! Bookmark not defined.Bảng III – 15. Khoảng cách thu nhập giữa các nhóm hộ ở ĐBSH năm 2004......................61Bảng III – 16. Khoảng cách thu nhập đầu người giữa các nhóm hộ năm 2004...........Error! Bookmark not defined.Bảng III – 17. Tăng thu nhập trung bình ở ĐBSH qua một số năm...Error! Bookmark not defined.

110

Page 112: B¸o c¸o - AGROINFOagro.gov.vn/images/2006/10/BC thu nhap nong ho_2006_9_29... · Web viewNghiên cứu và khuyến nông: hướng tới thị trường, nghiên cứu hệ thống

Bảng III -18. Thu nhập nông nghiệp và phi nông nghiệp của hộ nông dân ở..............Error! Bookmark not defined.Bảng III – 19. Tỷ lệ việc làm chính của chủ hộ ở ĐBSH (%)............Error! Bookmark not defined.Bảng III – 20. Hệ số Gini tính cho thu nhập và ruộng đất qua các năm.. .Error! Bookmark not defined.Bảng III – 21. Cơ cấu hộ theo hoạt động sản xuất kinh doanh ở ĐBSH năm 2004.....Error! Bookmark not defined.Bảng III – 22. Mức thu nhập của hộ phân theo loại hình sản xuất năm 2004......................62Bảng III-23. Cơ cấu thu nhập của hộ ở các vùng năm 2004.................................................60Bảng III – 24. Thu nhập của hộ thuần nông theo hệ thống canh tác năm 2004...................65Bảng III – 25. Cơ cấu nhóm hộ kiêm phân theo hệ thống canh tác ở ĐBSH năm 2004...............................................................................................Error! Bookmark not defined.Bảng III-26. Cơ cấu thu nhập của nhóm hộ kiêm ở ĐBSH năm 2004.................................67Bảng III-27. Thu nhập của nhóm hộ kiêm phân theo hệ thống canh tác năm 2004.............71Bảng III-28. Thu nhập của nhóm hộ phi nông nghiệp năm 2004.......Error! Bookmark not defined.Bảng IV-1. Hệ số tương quan giữa tổng thu nhập hộ với các yếu tố đầu vào năm 2004.....74Bảng IV-2. Hệ số tương quan giữa thu nhập nông nghiệp với các yếu tố cơ bản tác động đến thu nhập của hộ năm 2004.............................................................................................76Bảng IV- 3. Hệ số co dãn (hồi quy) giữa thu nhập nông nghiệp với các yếu tố cơ bản tác động đến thu nhập của hộ năm 2004....................................................................................78Bảng IV-4. Hệ số tương quan giữa thu nhập thành phần với vốn đầu tư của các hộ năm 2004......................................................................................................................................78Bảng IV-5: Hệ số co dãn giữa thu nhập thành phần với vốn đầu tư của hộ năm 2004........79Bảng IV-6. Một số chỉ tiêu bình quân của hộ nông dân năm 2004......................................79Bảng IV-7. Hệ số tương quan giữa thu nhập nông nghiệp với các yếu tố thành phần tác động đến thu nhập của hộ năm 2004....................................................................................81Bảng IV-8 : Một số hạn chế trong sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân..........................82Bảng IV-9. Tỷ lệ hộ điều tra được thụ hưởng một số chính sách nhà nước các cấp tính đến 12/2004 (%)..........................................................................................................................84Bảng IV-10. Kế hoạch phát triển của hộ nông dân...............................................................86Bảng IV-11. Một số khuyến nghị của hộ nông dân..............................................................87Bảng IV-12. Nguyên nhân dẫn đến thu nhập thấp và hậu quả của nó..................................88

111