9
KHỐI ĐẦU TƯ -- Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex VP5 (18T1 - 18T2), Lê Văn Lương, Tháng 05.2014 / S04 Trước những diễn biến phức tạp tại biển Đông, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản thị trường và can thiệp ổn định tỷ giá. Đối với nợ xấu, hoạt động mua nợ của VAMC có phần chậm lại, số nợ đã mua đang được xử lý dần Lãi suất huy động VND trên thị trường 1 tiếp tục giảm, các ngân hàng thương mại Nhà nước giảm 0,15-1% lãi suất tại nhiều kỳ hạn. Lãi suất cho vay VND giảm 0,5-1% so với tháng trước nhờ các yếu tố cơ bản hỗ trợ, lãi suất cho vay USD giảm 0,5-1% Lãi suất liên ngân hàng VND tăng vào giữa tháng do các ngân hàng tăng cường phòng thủ thanh khoản. Sau hoạt động bơm ròng nhẹ trên OMO lần đầu tiên kể từ sau Tết của NHNN và các phát biểu trấn an thị trường, lãi suất liên ngân hàng VND giảm dần về cuối tháng Huy động vốn vẫn tăng mạnh trong khi tăng trưởng tín dụng chậm lại so với tháng trước Tín dụng tăng chậm lại phần nào khiến nhu cầu đầu tư vào trái phiếu cải thiện so với tháng trước. Giá trị trúng thầu và giá trị giao dịch thứ cấp đều tăng. Áp lực hoàn thành kế hoạch huy động vốn TPCP 6 tháng đầu năm khiến lãi suất trúng thầu tăng nhẹ sau chuỗi giảm liên tiếp từ đầu năm Tỷ giá liên ngân hàng và tự do tăng mạnh vào giữa tháng, giá vàng trong nước và thế giới nới rộng khoảng cách. Thị trường chứng khoán đồng loạt giảm điểm, khối ngoại mua ròng mạnh BÁO CÁO TIN TTóm tắt nội dung Những người thực hiện: Đào Thanh Hằng Chuyên viên Phân tích E: [email protected] T: +(84 4) 6 281 1298 Ext: 360 Nguyễn Vũ Lan Phương Chuyên viên Phân tích E: [email protected] T: +(84 4) 6 281 1298 Ext: 247 Với sự đóng góp ý kiến của: Nguyễn Đức Hải Phó trưởng phòng Nghiên cứu và Phân tích E: [email protected] T: +(84 4) 6 281 1298 Ext: 896 Xin vui lòng tham khảo Khuyến cáo sử dụng ở trang cuối Bùi Quỳnh Vân Chuyên viên Phân tích E: [email protected] T: +(84 4) 6 281 1298 Ext: 243 Trần lãi suất huy động, cho vay Nguồn: NHNN Lãi suất liên ngân hàng VND Nguồn: NHNN TD, HĐ so với cuối năm trước Nguồn: NHNN & PGBank Research Tỷ giá USDVND Nguồn: NHNN & PG Bank Reseach 7,55% 4,20% 3,13% 1,31% -3% 0% 3% 6% 9% 12% 15% 18% 21% Huy động vốn Tín dụng 1,33 2,18 2,77 0 1 2 3 4 5 6 11/13 12/13 01/14 02/14 03/14 04/14 05/14 % ON 1W 2W 5,94 6,87 7,78 5 6 7 8 9 10 11 12 % 1M 6M 12M

BÁO CÁO TIỀN TỆ - pgbank.com.vn fileLãi suất cho vay VND giảm 0,5-1% so với tháng trước nhờ các yếu tố cơ bản hỗ trợ, lãi suất cho vay USD giảm

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

KHỐI ĐẦU TƯ

--

Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex

VP5 (18T1 - 18T2), Lê Văn Lương,

Tháng 05.2014 / Số 04

Trước những diễn biến phức tạp tại biển Đông, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẵn

sàng hỗ trợ thanh khoản thị trường và can thiệp ổn định tỷ giá. Đối với nợ xấu, hoạt

động mua nợ của VAMC có phần chậm lại, số nợ đã mua đang được xử lý dần

Lãi suất huy động VND trên thị trường 1 tiếp tục giảm, các ngân hàng thương mại

Nhà nước giảm 0,15-1% lãi suất tại nhiều kỳ hạn. Lãi suất cho vay VND giảm 0,5-1%

so với tháng trước nhờ các yếu tố cơ bản hỗ trợ, lãi suất cho vay USD giảm 0,5-1%

Lãi suất liên ngân hàng VND tăng vào giữa tháng do các ngân hàng tăng cường

phòng thủ thanh khoản. Sau hoạt động bơm ròng nhẹ trên OMO lần đầu tiên kể từ

sau Tết của NHNN và các phát biểu trấn an thị trường, lãi suất liên ngân hàng VND

giảm dần về cuối tháng

Huy động vốn vẫn tăng mạnh trong khi tăng trưởng tín dụng chậm lại so với tháng

trước

Tín dụng tăng chậm lại phần nào khiến nhu cầu đầu tư vào trái phiếu cải thiện so với

tháng trước. Giá trị trúng thầu và giá trị giao dịch thứ cấp đều tăng. Áp lực hoàn thành

kế hoạch huy động vốn TPCP 6 tháng đầu năm khiến lãi suất trúng thầu tăng nhẹ sau

chuỗi giảm liên tiếp từ đầu năm

Tỷ giá liên ngân hàng và tự do tăng mạnh vào giữa tháng, giá vàng trong nước và thế

giới nới rộng khoảng cách. Thị trường chứng khoán đồng loạt giảm điểm, khối ngoại

mua ròng mạnh

BÁO CÁO TIỀN TỆ

Tóm tắt nội dung

Những người thực hiện:

Đào Thanh Hằng

Chuyên viên Phân tích

E: [email protected]

T: +(84 4) 6 281 1298 Ext: 360

Nguyễn Vũ Lan Phương

Chuyên viên Phân tích

E: [email protected]

T: +(84 4) 6 281 1298 Ext: 247

Với sự đóng góp ý kiến của:

Nguyễn Đức Hải

Phó trưởng phòng Nghiên cứu và Phân tích

E: [email protected]

T: +(84 4) 6 281 1298 Ext: 896

Xin vui lòng tham khảo Khuyến cáo

sử dụng ở trang cuối

Bùi Quỳnh Vân

Chuyên viên Phân tích

E: [email protected]

T: +(84 4) 6 281 1298 Ext: 243

Trần lãi suất huy động, cho vay

Nguồn: NHNN

Lãi suất liên ngân hàng VND

Nguồn: NHNN

TD, HĐ so với cuối năm trước

Nguồn: NHNN & PGBank Research

Tỷ giá USDVND

Nguồn: NHNN & PG Bank Reseach

7,55%

4,20%

3,13%

1,31%

-3%

0%

3%

6%

9%

12%

15%

18%

21% Huy động vốn Tín dụng

1,33

2,18

2,77

0

1

2

3

4

5

6

11/13 12/13 01/14 02/14 03/14 04/14 05/14

%ON 1W 2W

5,94

6,87

7,78

5

6

7

8

9

10

11

12%

1M 6M 12M

Báo cáo tiền tệ số 04

PG Bank Research

2

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Ngày 21/5, trước những diễn biến phức tạp tại biển Đông, bà Nguyễn Thị Hồng -

Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, thị

trường ngoại tệ, tỷ giá liên ngân hàng có một số thời điểm tăng do yếu tố tâm lý

và "Không ngoại trừ yếu tố đầu cơ, tung tin, làm giá để trục lợi". Bà Hồng khẳng

định để đảm bảo sự ổn định, NHNN sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản kịp thời cho hệ

thống, sẵn sàng bán ngoại tệ để can thiệp ổn định tỷ giá trong biên độ đề ra từ

đầu năm, đồng thời sẵn sàng thực hiện các biện pháp, công cụ chính sách tiền tệ

khác để hỗ trợ ổn định tỷ giá.

Ông Nguyễn Quang Huy, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối (NHNN) cũng đưa ra

những thông tin và khuyến nghị khi giao dịch vàng trên thị trường có xu hướng

tăng. Ông Huy cho rằng, qua theo dõi, nắm bắt thị trường cho thấy không có

những nguyên nhân tác động từ các yếu tố kinh tế, mà chủ yếu do yếu tố tâm lý

đầu cơ, làm giá. Ông cho biết, "NHNN khuyến cáo người dân nên thận trọng khi

quyết định mua, bán để tránh thiệt hại không đáng có”.

Xử lý nợ xấu

Tăng trưởng tín dụng

Năm Kế hoạch Thực hiện

2011 20,00% 14,33%

2012 15-17% 8,85%

2013 12,00% 12,51%

2014 12-14%

Nguồn: NHNN

Tỷ lệ nợ xấu theo báo cáo của các TCTD

Nguồn: NHNN

Cho phép Quỹ tín dụng được cơ cấu nợ

- Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) cho biết,

đang tiến hành một loạt các biện pháp nhằm giải quyết số nợ xấu hơn 45.000 tỷ

đồng đã mua trong năm 2013. Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch

thường trực VAMC, số nợ mua được đang xử lý dần thông qua việc hình thành

thị trường mua bán nợ xấu. Đến nay, VAMC đã phân loại được tổng nợ xấu

37.681 tỷ đồng, trong đó có 480 khách hàng có số nợ 14.000 tỷ đồng được xem

xét bán đấu giá tài sản đảm bảo. Có 145 khách hàng được cơ cấu nợ với số tiền

14.700 tỷ đồng. Có 343 khách hàng buộc phải phát mại tài sản để thu hồi nợ với

số tiền 6.800 tỷ đồng. Dù đã thí điểm bán nợ với 4 loại khách hàng số tiền 1.400

tỷ đồng, tuy nhiên đại diện VAMC phải thừa nhận có nhiều khó khăn, vướng mắc

mới trong xử lý nợ xấu đã phát sinh. Công ty phải xúc tiến xây dựng danh mục

để hình thành thị trường thứ cấp bán nợ xấu trong khi việc này đòi hỏi thời gian,

khiến xử lý nợ xấu không thể đẩy nhanh.

- Tại buổi họp báo thường kỳ tháng 5 của NHNN, ông Nguyễn Hữu Nghĩa,

Chánh thanh tra NHNN đã trả lời câu hỏi về hiệu quả của Thông tư 09 và hoạt

động của VAMC trong thời gian qua. Về hoạt động của VAMC, theo ông Nghĩa,

việc mua nợ những tháng đầu năm của VAMC có phần chậm lại nhưng không

phải tiến trình giải quyết nợ xấu chậm lại. Đại diện NHNN cho biết, từ đầu năm

tới nay, VAMC đã mua được 6.300 tỷ đồng nợ xấu, tổng số nợ xấu đã mua đến

nay là 45.650 tỷ đồng. Các TCTD cũng xử lý được 10.000 tỷ đồng nợ xấu. Theo

VAMC, hiện số hồ sơ nhận được từ các TCTD muốn bán nợ là hơn 30.000 tỷ

đồng. Với các giải pháp kế hoạch của các TCTD bán nợ xấu nộp lên NHNN, mục

tiêu 70.000 - 100.000 tỷ đồng nợ xấu trong năm 2014 là có thể đạt được.

NHNN ban hành Thông tư số 14/TT-NHNN sửa đổi một số điều của Quy định về

phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt

động ngân hàng của tổ chức tín dụng (TCTD), áp dụng từ 22/5 đến

31/3/2015. Theo đó, cho phép ngân hàng hợp tác xã, Quỹ tín dụng nhân dân

được xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ khi đáp ứng đủ

những điều kiện, như: Khoản nợ mà việc cấp tín dụng không vi phạm các quy

định của pháp luật; Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ phù hợp với mục đích của dự

án vay vốn trong hợp đồng tín dụng; Khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục

đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng; Có phương án trả nợ mới khả thi,

phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ...

Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp để ổn định tỷ giá

4.30%

4.51%

4.67%

4.46%

4.64%4.73%

3.61%3.74%

3.86%

03%

04%

04%

05%

05%

Biến động tỷ giá

Năm

Cam kết biến

động tỷ

giá

Thay đổi tỷ giá chính

thức

Thay đổi tỷ giá tự

do

09/11-12/11 1,00% 0,97% 1,48%

2012 2-3% 0,00% -1,65%

2013 2-3% 1,00% 1,53%

2014 1,00%

Nguồn: NHNN & PG Bank Research

Báo cáo tiền tệ số 04

PG Bank Research

3

LÃI SUẤT

Lãi suất huy động thị trường 1 tiếp tục giảm

Lãi suất huy động dân cư VND: Trong tháng 5, 3 ngân hàng thương mại Nhà

nước gồm BIDV, VietinBank và Vietcombank lần lượt giảm 0,15-1% lãi suất tại

nhiều kỳ hạn. Mặc dù các ngân hàng lớn mạnh tay giảm lãi suất nhưng tốc độ

giảm lãi suất huy động trên thị trường đã có dấu hiệu chậm lại. Một số ngân hàng

TMCP giảm lãi suất với mức giảm tháng 5 chỉ khoảng 0,05-0,4%, thấp hơn so

với mức 0,1-0,5% của tháng trước. Bên cạnh đó, một số ngân hàng có dấu hiệu

tăng lãi suất. So với tháng trước, lãi suất trung bình tại khối TMCP với các kỳ hạn

dài từ 6 tháng trở lên vẫn giảm khoảng 0,01-0,05% so với tháng trước nhưng lãi

suất kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng tăng nhẹ.

Lãi suất huy động thị trường 1 tiếp tục giảm nhờ các yếu tố cơ bản hỗ trợ. Lạm

phát so với cuối năm trước của tháng 5/2014 tăng thấp nhất trong các tháng 5

của 6 năm gần đây, lạm phát cả năm dự kiến vẫn ở mức khoảng 6%, không thay

đổi so với các lần dự báo trước của chúng tôi. Đồng thời, tốc độ tăng trưởng huy

động vốn vẫn khá cao so với tốc độ tăng trưởng tín dụng khi tính đến 25/3, huy

động vốn tăng 4,2% so với cuối năm 2013 trong khi tín dụng chỉ tăng 1,31%.

Thanh khoản hệ thống nhìn chung khá dồi dào hỗ trợ lãi suất huy động giảm.

Lãi suất huy động USD: nhìn chung ổn định. Riêng DongABank vừa giảm nhẹ

0,01-0,03% lãi suất tại hầu hết các kỳ hạn huy động USD. Hiện nay, lãi suất huy

động USD phổ biến bằng mức trần 1%/năm.

Lãi suất huy động VND của NHTMCP

Nguồn: PG Bank Research

Lãi suất huy động USD của NHTMCP

Nguồn: PG Bank Research

Nhóm

NHTM

Loại

tiền Đối tượng cho vay

Lãi suất cho vay trung bình (%)

Tháng 5/2014 Tháng 4/2014 Thay đổi

Ngắn hạn Trung, dài hạn Ngắn hạn Trung, dài hạn Ngắn hạn Trung, dài hạn

NHTM Nhà

nước

USD - SXKD thông thường 3-4,5 5,5-6,5 4-5 6-6,5 (1)-(0,5) (0,5)

VND - 5 lĩnh vực ưu tiên (*) 7-8 10-11 7-8 10-11 - -

- SXKD thông thường 9-10 10,5-11,5 9-10 10,5-11,5 - -

NHTM cổ phần

USD - SXKD thông thường 4,5-6 6-7 5-6 6,5-7 (0,5) (0,5)

VND

- 5 lĩnh vực ưu tiên (*) 8-8 10-12 8-8 10-12 - -

- SXKD thông thường 9,5-10 11-12 9,5-11 11-12,5 (1) (0,5)

(*) Nông nghiệp, nông thôn; DN xuất khẩu; DN nhỏ và vừa; công nghiệp hỗ trợ; DN ứng dụng công nghệ cao Nguồn: NHNN

Lãi suất cho vay VND giảm 0,5-1% so với tháng trước

Lãi suất cho vay VND: tại khối TMCP giảm 0,5-1% so với cuối tháng trước,

trong đó lãi suất cho vay ngắn hạn giảm khoảng 1%, cho vay dài hạn giảm 0,5%.

Với tín dụng ưu đãi, NHNN vừa công bố gói tín dụng 10.000 tỷ đồng hỗ trợ ngư

dân đóng mới tàu cá vỏ sắt để đánh bắt xa bờ, lãi suất ưu đãi dự kiến ngân hàng

cho vay là 5%, Chính phủ hỗ trợ 2%, theo đó ngư dân chỉ phải trả lãi suất 3%.

Agribank cũng công bố gói tín dụng 10.000 tỷ đồng cho vay các khách hàng xuất,

nhập khẩu với lãi suất ưu đãi 6-8%, thấp hơn 1% so với lãi suất cho vay ưu đãi

hiện tại.

Trong công văn gửi các địa phương ngày 12/5, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo giảm

lãi suất, kiểm soát lạm phát. Hiện tại, cơ cấu lãi suất cho vay tiếp tục dịch chuyển

tích cực, tỷ trọng khoản vay có lãi suất trên 13% đến giữa tháng 5 chỉ còn chiếm

15%, giảm 1,62% so với tỷ trọng hồi đầu tháng 4.

Trong bối cảnh tăng trưởng huy động vốn tiếp tục cao hơn tín dụng, lãi suất huy

động đầu vào tiếp tục giảm, chúng tôi cho rằng các ngân hàng vẫn còn dư địa và

sẽ cân nhắc giảm thêm lãi suất cho vay VND.

Tỷ trọng các khoản vay có l/s trên 13%

Nguồn: NHNN

78,20%72,40%

25,03% 24,65%19,70%

17,70% 16,62% 15,00%

0%

20%

40%

60%

80%

02/08/12 30/08/12 31/08/13 12/09/13 31/12/13 13/03/14 03/04/14 15/05/14

5,94

6,87

7,78

5

6

7

8

9

10

11

12%

1M 6M 12M

0,99

01

01

01

01

02

02

02%

1M 6M 12M

Báo cáo tiền tệ số 04

PG Bank Research

4

Giá trị bơm/(hút) ròng trên OMO

Nguồn: Reuters

THỊ TRƯỜNG MỞ

NHNN bơm ròng tiền trở lại với quy mô nhỏ

Sau khi hút ròng 20.357 tỷ đồng trên OMO trong tháng 4, NHNN đã bơm ròng trở

lại với quy mô bơm khá nhỏ, 5.920 tỷ đồng (gồm hút ròng trên kênh Reverse

Repos 3.402 tỷ đồng và bơm ròng 9.322 trên kênh Sell Outright).

NHNN bơm ròng tiền trở lại sau 3 tháng hút ròng liên tục cho thấy cơ quan này

đã linh hoạt hỗ trợ thanh khoản cho thị trường ngay khi xuất hiện những biến

động trên thị trường tiền tệ có nguyên nhân từ diễn biến biển Đông.

Lãi suất liên ngân hàng VND: tăng vào giữa tháng sau đó giảm dần vào cuối

tháng. Chốt phiên cuối tháng 5, lãi suất LNH VND các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần, 2

tuần lần lượt ở mức 1,33%, 2,18% và 2,27%, tương ứng giảm 0,36%, giảm

0,49% và tăng 0,03% so với phiên cuối tháng 4.

Chúng tôi cho rằng lãi suất liên ngân hàng nửa đầu tháng 5 tăng có nguyên nhân

từ hiện tượng rút tiền ồ ạt để chuyển sang nắm giữ vàng, ngoại tệ của người dân

sau khi căng thẳng giữa Việt Nam-Trung Quốc lên cao. Tỷ giá liên ngân hàng có

lúc tăng kịch trần, tỷ giá tự do tăng vượt trần sau nhiều tháng nằm trong biên độ

chính thức. Trước tình hình đó, các ngân hàng có xu hướng tăng cường phòng

thủ thanh khoản, khiến nguồn cung càng thêm khan hiếm. NHNN sau đó đã phải

bơm ròng thông qua OMO sau thời gian dài hút ròng, để hỗ trợ thanh khoản cho

thị trường. Cùng với các phát biểu chính thức nhằm trấn an tâm lý của NHNN, thị

trường phần nào ổn định trở lại, lãi suất LNH VND giảm dần về cuối tháng.

Về cơ bản, thanh khoản ngân hàng vẫn khá tốt nhờ tăng trưởng huy động vốn

khá mạnh mẽ trên thị trường 1, các biến động trên chỉ mang tính thời điểm.

Lãi suất liên ngân hàng USD: giảm vào giữa tháng và tăng trở lại vào cuối

tháng. Tuần cuối tháng 5, lãi suất kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 2 tuần lần lượt ở

mức 0,25%, 0,44% và 0,83%, tương ứng giảm 0%, 0,17% và 0,06% so với tuần

cuối tháng 4.

Lãi suất LNH VND

Nguồn: NHNN

Lãi suất LNH VND tăng vào giữa tháng

LÃI SUẤT (tiếp)

Lãi suất LNH USD

Nguồn: NHNN

Lãi suất cho vay USD: tại khối ngân hàng thương mại Nhà nước giảm 0,5-1%,

tại khối TMCP giảm khoảng 0,5% so với cuối tháng trước.

Lãi suất cho vay USD kỳ hạn ngắn hiện tại của khối ngân hàng thương mại Nhà

nước ở mức 3-4,5%, tại khối TMCP ở mức 4,5-6%.

Lãi suất cho vay USD giảm 0,5-1% so với tháng trước

1,33

2,18

2,77

0

1

2

3

4

5

6

11/13 12/13 01/14 02/14 03/14 04/14 05/14

%ON 1W 2W

0,25

0,44

0,63

0,0

0,1

0,2

0,3

0,4

0,5

0,6

0,7

0,8%

ON 1W 2W

-3.402

9.3225.920

-175.000

-150.000

-125.000

-100.000

-75.000

-50.000

-25.000

0

25.000

50.000

75.000

100.000

08/13 09/13 10/13 11/13 12/13 01/14 02/14 03/14 04/14 05/14

Tỷ đồng Reverse Repos Sell Outright OMO

Báo cáo tiền tệ số 04

PG Bank Research

5

NHNN cho biết tính đến ngày 23/5, huy động vốn đã tăng 4,2% so với cuối năm

trước, đánh dấu tháng tăng thứ 4 liên tiếp kể từ đầu năm, tốc độ tăng huy động

vốn những tháng gần đây đều giữ ở mức trên 1%/tháng.

Theo đó, bất chấp những biến động trên thị trường tiền tệ gần đây như giảm trần

lãi suất huy động vào tháng 3, tỷ giá, giá vàng giữa tháng 5 tăng vọt sau diễn

biến trên biển Đông, dòng tiền gửi vẫn đều đặn chảy vào ngân hàng. Thanh

khoản hệ thống nhìn chung vẫn ổn định.

Tham khảo báo cáo nghiên cứu của BIDV, chúng tôi được biết huy động ngoại tệ

tháng 5 đã tăng trở lại, trước đó, theo số liệu từ NHNN, huy động ngoại tệ liên

tục giảm, đến cuối tháng 4 huy động ngoại tệ giảm 3,98% so với cuối năm trước.

Chúng tôi cho rằng lo ngại biến động tỷ giá và kỳ vọng NHNN sẽ điều chỉnh tỷ giá

chính thức đã góp phần làm gia tăng nhu cầu mua và nắm giữ ngoại tệ. Lượng

ngoại tệ này sau đó lại được gửi trở lại ngân hàng giúp huy động ngoại tệ của

các ngân hàng tăng lên trong tháng.

TD, HĐ so với cuối năm trước

Nguồn: NHNN & PG Bank Research

Huy động vốn vẫn tiếp tục tăng mạnh

HUY ĐỘNG & TÍN DỤNG

NHNN cũng cho biết tăng trưởng tín dụng đến 23/5 đạt 1,31% so với cuối năm

trước. Tốc độ tăng trưởng tín dụng theo tháng chậm lại trong tháng 5 khi tín dụng

tháng 5 chỉ tăng 0,31% so với tháng trước, thấp hơn mức 0,99% và 1,35% của

tháng 4 và tháng 3.

Diễn biến này khá phù hợp với tình hình sản xuất vẫn mở rộng nhưng với tốc độ

chậm hơn, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) sau điều chỉnh yếu tố mùa vụ của

tháng 5 ở mức thấp nhất kể từ đầu năm khi một số khu công nghiệp bị gián đoạn

sản xuất do ảnh hưởng từ các cuộc biểu tình. PMI sản xuất tháng 5 cũng giảm từ

mức 53,1 điểm xuống còn 52,5 điểm cũng cho thấy tốc độ mở rộng sản xuất đã

chậm lại so với tháng trước.

Tín dụng tăng trưởng chậm lại

Tổng phương tiện thanh toán: tính đến ngày 23/5/2014 tăng 5,28% so với cuối

năm 2013, gần tương đương mức tăng 5,3% của tháng 5/2013. So với tháng

trước, tổng phương tiện thanh toán tháng 5 đã tăng 1,3%, mức tăng theo tháng

cao nhất kể từ đầu năm. Năm 2014, NHNN định hướng chỉ tiêu tổng phương tiện

thanh toán tăng khoảng 16-18%.

Tổng phương tiện thanh toán tăng gần bằng năm trước Tổng phương tiện thanh toán tăng chậm

Nguồn: NHNN & PG Bank Research

Nghìn tỷ đồng %

5/2014 4/2014 12/2013 MoM Ytd YoY

Tổng PTTT 4.633,05 4.573,64 4.400,69 1,30% 5,28% 18,82%

Huy động 3.891,42 3.849,97 3.734,57 1,08% 4,20% 17,28%

Tín dụng 3.523,55 3.512,76 3.477,99 0,31% 1,31% 10,54%

Nguồn: NHNN & PG Bank Research

7,55%

4,20%

3,13%

1,31%

-3%

0%

3%

6%

9%

12%

15%

18%

21% Huy động vốn Tín dụng

5,30% 5,28%

0%

2%

4%

6%

8%

10%

12%

14%

16%

18%

20%

Báo cáo tiền tệ số 04

PG Bank Research

6

Trái phiếu Chính phủ: Trong tháng 5/2014, TPCP gọi thầu 29.000 tỷ đồng, giảm

nhẹ so với mức 29.300 tỷ đồng của tháng trước đó, tuy nhiên khối lượng trúng

thầu đạt mức 15.550 tỷ đồng, tăng nhẹ so với mức 12.487,2 tỷ đồng của tháng 4.

Theo đó, tỷ lệ trúng thầu cũng tăng nhẹ từ mức 42,62% lên mức 53,62%. So với

tháng 3, lãi suất trúng thầu TPCP tháng 4 hầu hết tăng nhẹ vào đầu tháng rồi

giảm vào cuối tháng. Chốt phiên tháng 5, lãi suất kỳ hạn 2 năm, 3 năm, 5 năm

lần lượt tăng 0,12%, 0,13% và 0,09% so với cuối tháng 4, riêng lãi suất trúng

thầu kỳ hạn 10 năm giữ ở mức 8,7% như tháng trước.

Tín phiếu Kho bạc: trúng thầu tháng 5 đạt 2.517 tỷ đồng/4.000 tỷ đồng gọi thầu.

Lãi suất trúng thầu tăng lên mức 4,85% từ mức 4,74% cuối tháng 4.

Tính từ đầu năm, KBNN phát hành 116.221,5 tỷ đồng TPCP, hoàn thành 83%

mục tiêu phát hành 140.000 tỷ đồng 2 quý đầu năm và 55,34% kế hoạch 210.000

tỷ đồng cả năm 2014. Cung theo kế hoạch phát hành còn lớn (tháng 6 KBNN cần

phát hành thêm khoảng 24.000 tỷ đồng, gấp 1,5 lần giá trị trúng thầu tháng 5 và

1,24 lần giá trị trúng thầu trung bình các tháng từ đầu năm). Do đó, lãi suất TPCP

tháng tới có thể sẽ tiếp tục tăng nhẹ để đảm bảo độ hấp dẫn.

Trái phiếu Chính phủ bảo lãnh: trúng thầu tháng 5 đạt 200 tỷ đồng kỳ hạn 5

năm/2.200 tỷ đồng gọi thầu kỳ hạn 3 và 5 năm. Lãi suất trúng không đổi, 7,6%.

Giá trị và tỷ lệ trúng thầu TPCP

Nguồn: HNX

Thị trường sơ cấp sôi động hơn tháng 4, lãi suất tăng

THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU

Giá trị giao dịch trái phiếu thứ cấp

Nguồn: HNX

Giá trị giao dịch Outright và Repos: Tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt

58,14 nghìn tỷ đồng, tăng 18,69% so với mức 49,03 nghìn tỷ đồng của tháng 4.

Trong đó, giá trị giao dịch outright tăng từ mức 34,56 lên mức 39,15 nghìn tỷ

đồng (+13,29%), giá trị giao dịch repos cũng tăng lên mức 19,02 nghìn tỷ đồng,

tương đương tăng 31,6% so với tháng 4.

Lợi suất TPCP: So với cuối tháng 4, lợi suất TPCP cuối tháng 5 tăng ở các kỳ

hạn 1-7 năm, và giảm ở các kỳ hạn dài hơn. Cụ thể, lợi suất TPCP tăng khá

mạnh 0,119-0,248% đối với các kỳ hạn 1-7 năm trong khi giảm 0,008% với kỳ

hạn 10 năm và giảm 0,047% đối với kỳ hạn 15 năm.

Thị trường thứ cấp cũng sôi động hơn, lợi suất tăng

Trái với động thái mua ròng trên thị trường chứng khoán, trong tháng 5, NĐTNN

đẩy mạnh bán ra để hiện thực hóa lợi nhuận khi lợi suất tăng. Cụ thể, trong

tháng 5 NĐTNN đã bán ròng 33,94 triệu đơn vị TP, tương đương 3.470 tỷ đồng.

Tính chung cả tháng, giá trị giao dịch của NĐTNN chiếm 25,24% tổng giá trị giao

dịch toàn thị trường, cao hơn nhiều mức 15,24% của tháng 4.

NĐTNN đẩy mạnh bán ròng hiện thực hóa lợi nhuận

Giá trị giao dịch NĐTNN

Nguồn: HNX

Lãi suất trúng thầu TPCP - Kỳ hạn 2 năm

Nguồn: HNX

Đường cong lợi suất TPCP

Nguồn: Reuters

39.152

19.043

0

5.000

10.000

15.000

20.000

25.000

30.000

35.000

40.000

45.000

50.000

12/2013 01/2014 02/2014 03/2014 04/2014 05/2014

Tỷ đồngOutright Repos

67,65%

85,65%

42,62%

53,62%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

0

2.000

4.000

6.000

8.000

10.000

12.000

14.000

02/2014 03/2014 04/2014 05/2014

KL chào thầu - KH 1 năm KL chào thầu - KH 2 năm KL chào thầu - KH 3 năm

KL chào thầu - KH 5 năm KL chào thầu - KH 10 năm Tỷ lệ trúng thầu

Tỷ đồng

-3.470-4.000

-2.000

0

2.000

4.000

6.000

8.000

10.000

12.000

14.000

10/13 11/13 12/13 01/14 02/14 03/14 04/14 05/14

Tỷ đồng Giá trị mua Giá trị bán Giá trị mua/(bán) ròng

5,700%

5,0%

5,5%

6,0%

6,5%

7,0%

7,5%

8,0%

8,5%

9,0%

Lãi suất dự thầu thấp nhất

Lãi suất dự thầu cao nhất

Lãi suất trúng thầu

4,5

5,0

5,5

6,0

6,5

7,0

7,5

8,0

8,5

9,0

9,5%

5/2/2014 5/9/2014 5/16/2014 5/23/2014 5/30/2014

Báo cáo tiền tệ số 04

PG Bank Research

7

Tỷ giá giao dịch liên ngân hàng: Tỷ giá USD/VND chính thức không đổi ở mức

21.036 từ tháng 7/2013 tới nay, tương ứng mức trần trong giao dịch liên ngân

hàng là 21.246,36. Trong tháng 5, tỷ giá giao dịch liên ngân hàng dao động trong

khoảng từ 21.082 – 21.180, nới rộng biên độ so với mức giao dịch 21.090 - 21.117

của tháng trước. Tỷ giá có xu hướng ổn định trong nửa đầu tháng, từ 21.094 –

21.096, sau đó tăng mạnh vào giữa tháng, dao động với biên độ rộng và đứng ở

mức 21.150 – 21.170, cao hơn hẳn mặt bằng tỷ giá từ đầu năm tới giữa tháng 5.

Tỷ giá thị trường tự do: Tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do tăng mạnh so với

tháng trước và nới rộng khoảng cách so với tỷ giá liên ngân hàng. Nguyên nhân

khiến tỷ giá đột ngột tăng mạnh từ giữa tháng 5 được cho là do tâm lý ưa thích nắm

giữ ngoại tệ của người dân tăng lên sau những diễn biến căng thẳng tại Biển Đông

kết hợp với hoạt động đầu cơ kiếm lời của giới đầu cơ trước kỳ vọng NHNN sẽ nới

biên độ tỷ giá. Tuy nhiên, ngay sau đó, Ngân hàng Nhà nước đã phát biểu, trấn an

kịp thời và khẳng định luôn sẵn sàng sử dụng các bện pháp cần thiết để can thiệp

nhằm ổn định thị trường. Tỷ giá theo đó đã dừng tăng nhưng vẫn dao động với biên

độ lớn, tại thời điểm cuối tháng nằm trong khoảng 21.310 – 21.350.

Tỷ giá USDVND trên thị trường

Nguồn: NHNN & PG Bank Research

Tỷ giá LNH và thị trường tự do tăng mạnh giữa tháng

TỶ GIÁ & VÀNG

Tỷ giá mua/bán USD của ngân hàng

Nguồn: NHNN & PG Bank Research

Tỷ giá mua/bán tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước vẫn duy trì ở

21.100/21.246. Khoảng cách giữa tỷ giá mua và bán USD của các NHTM nới

rộng hơn, tỷ giá mua dao động từ 21.075 – 21.145 và tỷ giá bán ở mức 21.115 –

21.195. Trước đó, trong tháng 4, tỷ giá của các NHTM dao động chủ yếu ở mức

21.080 – 21.130.

Tỷ giá mua/bán của các NHTM tăng

Sau khi giảm nhẹ do Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ cắt giảm chương trình mua trái phiếu

tháng thứ 4 liên tiếp, giá vàng đã tăng trở lại trong tuần đầu tháng 5 và có lúc vượt

mốc 1.300 USD/oz. Giá vàng cao nhất trong tháng đạt 1.309,5 USD/oz bất chấp tình

hình kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng của Mỹ, do tình hình căng thẳng tại Ukraine leo

thang. Tuy nhiên, khi tình hình căng thẳng dịu bớt, cùng với các chỉ số kinh tế khả

quan của Mỹ trong tháng đã khiến giá vàng giảm trở lại và trong hầu hết thời gian

tháng 5, giá vàng dao động nhẹ quanh mức 1.291 – 1.296 USD/oz. Sau nhiều phiên

biến động trong biên độ hẹp, giá vàng sụt giảm mạnh trong 3 ngày cuối tháng và

xuống mức thấp nhất (1.255,60 USD/oz) kể từ 22/1/2014 trong ngày cuối tháng do

chứng khoán Mỹ tăng mạnh trước những thông tin kinh tế tích cực. Trong tháng , giá

vàng chốt phiên trên sàn Comex, New York dao động trong khoảng 1.255,60 –

1.309,50 USD/oz. Diễn biến trái chiều, giá vàng trong nước đi ngang trong tuần đầu

tháng 5 và liên tục tăng mạnh trong 2 tuần sau đó khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan

HD-981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Giá vàng SJC bán ra

tại 16h (tương đương với giờ đóng của sàn giao dịch vàng quốc tế) dao động trong

khoảng 35,44 – 37,15 triệu đồng/lượng. Khoảng cách giữa giá vàng trong nước và

thế giới đã nới rộng hơn, tại ngày giao dịch cuối cùng của tháng, giá vàng trong nước

đang cao hơn giá vàng thế giới là 4,16 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới và trong nước nới rộng khoảng cách

Giá vàng SJC & thế giới

Nguồn: Reuters & SJC

Xuất nhập khẩu

Nguồn: NHNN/ (Tổng cục Hải quan)

Dự trữ ngoại hối/Kiều hối

Nguồn: NHNN

Dự trữ ngoại hối Tỷ USD Kiểu hối Tỷ USD

04/2014 35 Q1/2014 2,3

12/2013 25 12/2013 11

12/2012 20.7 12/2012 10.5

12/2011 9 12/2011 9

Dự trữ ngoại hối tiềm năng 45

20,800

20,900

21,000

21,100

21,200

21,300

21,400

21,500

21,600 VND

SGD mua SGD bán NHTM mua NHTM bán

12

12.4

-0.40-2

0

2

4

6

8

10

12

14

05/13 06/13 07/13 08/13 09/13 10/13 11/13 12/13 01/14 02/14 03/14 04/14 05/14

Tỷ USDXuất khẩu Nhập khẩu Xuất khẩu ròng

Báo cáo tiền tệ số 04

PG Bank Research

8

Thị trường chứng khoán Việt Nam tháng 5 vừa qua đã trải qua những diễn biến

tiêu cực khi có nhiều phiên sụt giảm rất mạnh do nhà đầu tư trong nước có phản

ứng với thông tin công bố về tình hình căng thẳng trên Biển Đông hồi đầu tháng 5.

Tại sàn Thành phố Hồ Chí Minh (Hose), kết thúc phiên giao dịch cuối tháng, chỉ

số VN-Index đứng ở mức 562,02 điểm, tức giảm 2,7% so với cuối tháng 4. Đáng

chú ý, ngày 8/5 đánh dấu 1 phiên giảm điểm lịch sử của VN-Index với mức giảm

lên tới 32,88 điểm (-5,87%) xuống mức 527,09 điểm. Chỉ số VN30-Index trong

tháng đã giảm 2,23% xuống 618 điểm. Thanh khoản thị trường cũng sụt giảm,

khối lượng giao dịch trung bình giảm từ 107 triệu đơn vị trong tháng 4 xuống

103,4 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giảm từ 2.032,7 tỷ đồng xuống 1.554,9 tỷ

đồng (giảm mạnh 23,5%).

Trên sàn Hà Nội (HNX), chỉ số HNX cũng giảm tới 4,98% xuống mức 75,8 điểm,

và cũng có lúc giảm tới 5,29 điểm (-6,92%) sau khi nhưng thông tin về tình hình

căng thẳng trên Biển Đông được công bố. Khối lượng giao dịch trung bình tăng

0,6%, từ 66 triệu đơn vị xuống 66,3 triệu đơn vị, tuy nhiên giá trị tương ứng giảm

mạnh 20,5% từ 730,5 tỷ đồng xuống 580,5 tỷ đồng.

VN-Index

Nguồn: HOSE

Vn-Index và HNX-Index cùng giảm điểm

CHỨNG KHOÁN

HNX-Index

Nguồn: HNX

Trong tháng 5, khối ngoại vẫn tiếp tục mua ròng trên cả 2 sàn, hoạt động đẩy

mạnh mua ròng của khối ngoại đóng vai trò rất quan trọng giúp tâm lý nhà đầu tư

trong nước có phần ổn định hơn và giúp thị trường dần tìm được về trạng thái

cân bằng. Trong tháng 5, khối này đã thực hiện mua vào 239,46 triệu cổ phiếu, trị

giá 6.062,7 tỷ đồng, trong khi bán ra chỉ 104,66 triệu cổ phiếu, trị giá 3.480 tỷ

đồng. Tổng khối lượng mua ròng đạt 134,79 triệu cổ phiếu, tương ứng với giá trị

mua ròng lên tới 2.582 tỷ đồng. Trên sàn Hose, họ đã mua ròng 2.086,3 tỷ đồng,

tăng 32,73% so với tháng trước, đây là cũng là tháng mua ròng mạnh nhất của

khối ngoại trên HOSE kể từ tháng 2/2013. Trên sàn HNX, khối này mua ròng là

496,3 tỷ đồng, gấp 2,82 lần so với giá trị mua ròng của họ trong tháng 4.

Khối ngoại mua ròng

Giao dịch NĐTNN trên sàn HOSE

Nguồn: HOSE

Tháng 05/2014 Đóng

cửa %/tháng

KLGD GTGD Giá trị giao dịch NĐTNN (Tỷ đồng)

Triệu đơn

vị %/tháng Tỷ đồng %/tháng Mua Bán

Mua/(bán)

ròng %/tháng

VN-Index 562,0 -2,71% 103,4 -3,7% 1.554,9 -23,5% 5.415,0 3.328,7 2.086,3 32,7%

HNX-Index 75,8 -4,98% 66,3 0,6% 580,5 -20,5% 647,6 151,3 496,3 185,3%

VN30-Index 618,0 -2,23% 35,9 -3,4% 816,6 -22,2%

HNX30-Index 152,1 -5,19% 41,9 7,6% 393,5 -19,8%

Nguồn: HOSE & HNX

Yếu tố ảnh hưởng

Nối tiếp đà sụt giảm từ cuối tháng 4, thị trường chứng khoán bắt đầu tháng 5 với

xu hướng giảm điểm sau kỳ nghỉ lễ dài khi nhà đầu tư tỏ ra thận trọng, thăm dò

thị trường. Đến tuần thứ 2 của tháng 5, việc Trung Quốc di chuyển giàn khoan

vào Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã ảnh hưởng lớn tới niềm tin của các

nhà đầu tư, chỉ số VN-Index liên tục sụt giảm mạnh, vượt qua các mốc quan

trọng xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1/2014 đến nay. Tuy nhiên, đến giữa

tháng, đà giảm điểm tạm dừng. Thanh khoản tăng dần và trước tác động tích

cực của dòng vốn ngoại, giá cổ phiếu blue-chips tăng cao trở thành động lực dẫn

dắt Vn-Index đi lên. Chỉ số này đã có 5 phiên tăng điểm liên tiếp trong tuần cuối

tháng 5 và ở phiên cuối cùng của tháng, ngưỡng kháng cự mạnh 560 điểm đã

được chinh phục thành công.

Báo cáo tiền tệ số 04

PG Bank Research

9

Mọi chi tiết và câu hỏi liên quan đến bản tin này xin vui lòng liên hệ:

Phòng Nghiên cứu và Phân tích

Khối Dịch vụ Ngân hàng Đầu tư

Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex

Tầng 24, Tòa nhà Mipec, 229 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội

Tel : +(84 4) 6 281 1298 Fax: +(84 4) 6 281 1299

Email: [email protected] Website: www.pgbank.com.vn

Thông tin liên hệ

Khuyến cáo sử dụng

Những thông tin được cung cấp trên đây do Phòng Nghiên cứu và Phân tích, Phòng Đầu tư - Khối

Đầu tư - PG Bank thu thập từ các nguồn được coi là đáng tin cậy. Việc cung cấp các thông tin này

chỉ phục vụ mục đích tham khảo. PG Bank không chịu bất kỳ trách nhiệm nào về những hậu quả

có thể gây ra do việc sử dụng thông tin của bài viết. Các thông tin trên có thể thay đổi theo diễn

biến của thị trường và PG Bank không có trách nhiệm phải thông báo về những thay đổi này.