18
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc S:145/BC-UBND An Giang, ngày 28 tháng 3 năm 2018 BÁO CÁO Tình hình kinh tế - xã hội quý I, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2018 A. TÌNH HÌNH KINH T- XÃ HỘI QUÝ I NĂM 2018 Trong quý I năm 201 8, toàn t ỉnh tập trung các hoạt động triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và thu chi ngân sách nhà nước m 2018 theo Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh, các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Mậu Tuất năm 2018. Nhìn chung, 03 tháng đầu năm kinh tế của tỉnh gặp nhi ều thuận lợi , các chủ trương và các chính sách của Chính phủ ban hành t ừ năm 2017 như cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển doanh nghiệp, du lịch, xuất khẩu, các giải pháp đẩy mạnh tăng trưởng,...đã phát huy tác d ụng và đi vào cuộc sống; giá các mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh tương đối ổn định ở mức cao và thị trường thuận lợi . Các l ĩnh vực văn hoá, an sinh xã hội, cải cách hành chính có nhi ều chuyển biến tích cực. Trật tự an toàn xã hội và quốc phòng an ninh ti ếp tục được đảm bảo. Kết quả cụ thể như sau: I. Về phát triển kinh tế Tổng sản phẩm trên địa bàn t ỉnh (GRDP) ước quý I đạt 5,95% so cùng kỳ 2017 (3 tháng đầu năm 2017 là 4,5%). Trong đó, khu vực nông, lâm nghi ệp và thuỷ sản tăng 1,22% (c ùng kỳ tăng 1,25%); khu vực Công nghiệp - Xây dựng tăng 9,35%, (c ùng kỳ tăng 5,15%); khu vực dịch vụ tăng 9,51% (cùng kỳ tăng 7,45%). Chỉ tiêu KH năm 2018 3 tháng 2017 3 tháng 2018 GRDP (%) 6-6,5 4,50 5,95 Khu vực Nông - Lâm - Thủy sản (%) 2-2,25 1,25 1,22 Khu vực Công nghiệp - Xây dựng (%) 7,69-8,20 5,15 9,35 Khu vực Dịch vụ (%) 8-8,66 7,45 9,51 Thuế sản phẩm trừ trợ giá chính sách (%) 5,6 17,8 19,74

BÁO CÁO Tình hình kinh t - xã h quý I, tr 2018 A. TÌNH ...qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/219A4AEDCFFABADA4725825F004E9920... · giảm 8,7 ngàn ha). + Hoa màu, tình hình

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:145/BC-UBND An Giang, ngày 28 tháng 3 năm 2018

BÁO CÁO Tình hình kinh tế - xã hội quý I,

phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2018

A. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI QUÝ I NĂM 2018

Trong quý I năm 2018, toàn tỉnh tập trung các hoạt động triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và thu chi ngân sách nhà nước năm 2018 theo Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh, các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Mậu Tuất năm 2018.

Nhìn chung, 03 tháng đầu năm kinh tế của tỉnh gặp nhiều thuận lợi, các chủ trương và các chính sách của Chính phủ ban hành từ năm 2017 như cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển doanh nghiệp, du lịch, xuất khẩu, các giải pháp đẩy mạnh tăng trưởng,...đã phát huy tác dụng và đi vào cuộc sống; giá các mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh tương đối ổn định ở mức cao và thị trường thuận lợi. Các lĩnh vực văn hoá, an sinh xã hội, cải cách hành chính có nhiều chuyển biến tích cực. Trật tự an toàn xã hội và quốc phòng an ninh tiếp tục được đảm bảo.

Kết quả cụ thể như sau: I. Về phát triển kinh tế Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước quý I đạt 5,95% so cùng

kỳ 2017 (3 tháng đầu năm 2017 là 4,5%). Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 1,22% (cùng kỳ tăng 1,25%); khu vực Công nghiệp - Xây dựng tăng 9,35%, (cùng kỳ tăng 5,15%); khu vực dịch vụ tăng 9,51% (cùng kỳ tăng 7,45%).

Chỉ tiêu KH năm 2018

3 tháng 2017

3 tháng 2018

GRDP (%) 6-6,5 4,50 5,95 Khu vực Nông - Lâm - Thủy sản (%) 2-2,25 1,25 1,22 Khu vực Công nghiệp - Xây dựng (%) 7,69-8,20 5,15 9,35 Khu vực Dịch vụ (%) 8-8,66 7,45 9,51 Thuế sản phẩm trừ trợ giá chính sách (%) 5,6 17,8 19,74

2

1. Sản xuất nông, lâm, thủy sản và xây dựng nông thôn mới: a) Nông nghiệp

- Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng trong quý I năm 2018 đạt 254.438 ha, đạt 100% kế hoạch, so cùng kỳ năm trước giảm 2,84% (giảm 7.438 ha), trong đó:

+ Vụ Mùa (2017 - 2018) gieo trồng lúa với diện tích 102,7 ha, đạt 25,68% kế hoạch, so cùng kỳ giảm 97,9% (giảm 4.861 ha), nguyên nhân chủ yếu do toàn bộ diện tích của huyện Tịnh Biên (4.818 ha lúa) và một phần huyện Tri Tôn (43 ha lúa) chuyển sang sản xuất 2 vụ.

+ Vụ Đông Xuân (2017-2018) thực hiện gieo trồng được hơn 254.300 ha lúa và hoa màu, đạt 100% kế hoạch, so với vụ Đông Xuân năm trước giảm 0,87% (giảm 2.225 ha), nguyên nhân là do hầu hết các huyện đều có diện tích xuống giống lúa giảm do thực hiện chuyển dịch sang trồng hoa màu, cây ăn quả và nuôi thủy sản.

+ Về năng suất, sản lượng: Vụ Mùa đã thu hoạch trọn vẹn 100% diện tích, với năng suất bình quân đạt 32,54 tạ/ha, giảm 5,9% (giảm 2,04 tạ/ha) so với vụ Mùa năm trước. Sản lượng cả vụ đạt 334 tấn, chỉ bằng 1,95% (giảm 16.829 tấn so vụ Mùa năm trước), chủ yếu do tổng diện tích gieo trồng giảm và một phần do năng suất chung giảm. Vụ Đông Xuân dự ước năng suất thu hoạch bình quân cả vụ có thể đạt khoảng 74 tạ/ha, tăng 5,28% (tăng 3,71 tạ/ha) so vụ Đông Xuân năm trước. Tính chung, tổng sản lượng lúa quý I năm 2018 đạt gần 1,74 triệu tấn, tăng gần 61,9 ngàn tấn so quý I năm 2017, trong đó sản lượng nếp đạt 473,6 ngàn tấn, giảm 37,4 ngàn tấn (do diện tích nếp giảm 8,7 ngàn ha).

+ Hoa màu, tình hình thời tiết thuận lợi nên năng suất các loại hoa màu nhìn chung có tăng chút ít so với cùng kỳ. Mặt khác, do thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng nên năng suất một số loại cây trồng có sự tăng giảm đột biến1.

+ Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng nên diện tích cây hàng năm sang trồng các loại cây ăn quả lâu năm ngày càng tăng. Đến nay, diện tích cây lâu năm có khoảng 15,2 ngàn ha, tăng 14,29% (1,9 ngàn ha) so với cùng kỳ; trong đó, diện tích cho sản phẩm khoảng 10,9 ngàn ha (chiếm trên 71,72% tổng diện tích), tăng hơn 800 ha so với cùng kỳ. Nhờ tích cực chăm sóc, chuyển đổi giống, áp dụng khoa học kỹ thuật nên năng suất hầu hết các loại cây trồng đều

1 Mè đạt 10,59 tạ/ha, tăng 37,71% (tăng 2,9 tạ/ha); đậu xanh đạt 11,05 tạ/ha, giảm 13,67% (giảm 1,75

tạ/ha); đậu nành đạt 25,93 tạ/ha, giảm 9,93% (giảm 2,86 tạ/ha). Sản lượng thu hoạch một số loại hoa màu chủ lực của tỉnh như: Bắp gần 22,6 ngàn tấn (tăng 297 tấn); khoai sọ 16,5 ngàn tấn ( giảm 181 tấn); rau dưa các loại hơn 249,3 ngàn tấn (giảm 157 tấn); cây gia vị (ớt cay) 30,9 ngàn tấn (giảm 2.791 tấn).

3

tăng so cùng kỳ. Sản lượng thu hoạch của các loại cây lâu năm trong quý I đạt gần 51,2 ngàn tấn, tăng 8,77% (tăng 4,1 ngàn tấn)2.

- Chăn nuôi: Tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm được kiểm soát, tuy nhiên, giá bán sản phẩm vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc, hiệu quả kinh tế thấp nên quy mô đàn chăn nuôi có phần bị thu hẹp. Hiện đàn trâu, bò có khoảng 84 ngàn con, giảm 4,61% (giảm 4 ngàn con) so cùng kỳ; đàn heo ước tính có khoảng 107 ngàn con, giảm 5,82% (giảm 6 ngàn con; đàn gia cầm có khoảng 4,2 triệu con, giảm 2,31% (giảm 100 ngàn con) so cùng kỳ.

b) Lâm nghiệp: Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng được quan tâm đặc biệt trong điều kiện thời tiết nắng nóng kéo dài. Tính từ đầu năm đến nay, phát hiện 03 vụ vi phạm các quy định chung về bảo vệ rừng (giảm 09 vụ so cùng kỳ), đã xử phạt với số tiền 1,5 triệu đồng. Đồng thời, phát hiện và ngăn chặn ngoài bìa rừng 30 vụ (hơn 75 lượt người chuẩn bị vào rừng bắt cò, xiệt cá), tăng 16 vụ so cùng kỳ. Sản lượng gỗ khai thác từ đầu năm đến nay là 20.340 m3 tăng 3,09% (tăng 610 m3) và 108.767 ster củi tăng 1,11% (tăng 1.194 ster) so cùng kỳ năm trước.

c) Thủy sản: Diện tích thuỷ sản nuôi trồng thu hoạch trong quý I khoảng 345 ha, tăng 1,17% so cùng kỳ, trong đó diện tích cá tra thu hoạch được 239 ha, tăng 3,61%. Sản lượng thuỷ sản thu hoạch khoảng 96 ngàn tấn, tăng 2,93% so cùng kỳ; trong đó sản lượng cá tra thu hoạch là 75,4 ngàn tấn, tăng 3,38% so cùng kỳ.

Ước sản lượng thuỷ sản khai thác tự nhiên khoảng 5,4 ngàn tấn, bằng 97,12% so cùng kỳ; trong đó, cá các loại khoảng 2,9 ngàn tấn, bằng 96,76%; thuỷ sản khác khoảng 2,5 ngàn tấn, bằng 97,54% so cùng kỳ.

d) Tình hình thực hiện Chương trình MTQG Nông thôn mới: Tính đến nay, toàn tỉnh có 33/119 xã đạt 19 tiêu chí và đã được UBND tỉnh công nhận “xã nông thôn mới”; 7 xã đạt 15 - 18 tiêu chí; 44 xã đạt 10 - 14 tiêu chí và 35 xã đạt 5 - 9 tiêu chí.

Tỉnh thường xuyên tổ chức kiểm tra tiến độ thực hiện xây dựng nông thôn mới (tiến độ thực hiện các công trình xây dựng, công tác chuẩn bị hồ sơ minh chứng,...) của các địa phương, đặc biệt là các xã điểm dự kiến đạt chuẩn xã nông thôn mới năm 2018, nhằm giúp các địa phương kịp thời xử lý những khó khăn và hoàn thành đúng thời gian quy định.

2. Lĩnh vực Công nghiệp – Xây dựng

2 Xoài năng suất đạt 182,84 tạ/ha, tăng 4,85 tạ/ha; sản lượng đạt 31,8 ngàn tấn, tăng tăng 3,5 ngàn tấn (riêng các giống

xoài chất lượng Đài Loan, Cát Hòa Lộc đạt 25,5 ngàn tấn, tăng hơn 2,5 ngàn tấn so cùng kỳ); chuối năng suất 196,81 tạ/ha (tăng

10,06 tạ/ha), sản lượng gần 7,3 ngàn tấn (tăng 500 tấn), riêng chuối cấy mô năng suất đạt 400 tạ/ha và sản lượng đạt hơn 1,4

ngàn tấn; na/mãng cầu năng suất 65,94 tạ/ha (tăng 6,65 tạ/ha), sản lượng 180 tấn (tăng 6 tấn) so với cùng kỳ.

4

a) Sản xuất công nghiệp: Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong quý I năm 2018 tiếp tục tăng khá so cùng kỳ, đáp ứng nguồn hàng cung cấp cho nhu cầu thị trường cũng như nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn tỉnh. Tính chung 3 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5,93% so cùng kỳ năm trước; trong đó, tăng cao hơn mức tăng chung và cao nhất là ngành khai khoáng tăng 6,60%; ngành chế biến, chế tạo tăng 6,28%; ngành cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải tăng 6,23% và ngành sản xuất, phân phối điện và nước đá tăng 2,67%.3

b) Đầu tư xây dựng: Ước giá trị giải ngân đến hết tháng 3 năm 2018 là 667.370 triệu đồng, đạt 14,79% kế hoạch vốn năm 2018 (4.512.846 triệu đồng), tỷ lệ giải ngân cao hơn 4,1% cùng kỳ năm trước (10,69%). Trong đó: (1) nguồn vốn đầu tư tập trung khoảng 188.882 triệu đồng, đạt 16,66% kế hoạch; (2) nguồn vốn thu tiền sử dụng đất 45.568 triệu đồng, đạt 18,23% kế hoạch; (3) nguồn vốn xổ số kiến thiết 243.008 triệu đồng, đạt 16,57% kế hoạch; (4) vốn ngân sách trung ương (CTMTQG và bổ sung mục tiêu) 102.000 triệu đồng, đạt 21,76% kế hoạch; (5) vốn Trái phiếu Chính phủ 13.000 triệu đồng, đạt 1,94% kế hoạch; (6) vốn nước ngoài 74.912 triệu đồng, đạt 14,32% kế hoạch.

3. Thương mại – du lịch a) Thương mại – Dịch vụ

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý I ước đạt 26.826 tỷ đồng, tăng khoảng 9,89% (tăng 2.414 tỷ đồng) so cùng kỳ năm trước. Trong đó: Doanh thu bán lẻ hàng hoá đạt 19.810 tỷ đồng (chiếm 73,8% tổng mức), tăng 8,93% so cùng kỳ năm trước; Doanh thu hoạt động lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành đạt 5.193 tỷ đồng, tăng 14,95% so cùng kỳ năm trước; Doanh thu hoạt động dịch vụ đạt 1.823 tỷ đồng, tăng 6,67% so cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 02 tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh tăng 1,56%.

Ước quý I năm 2018, kim ngạch xuất khẩu đạt 163,36 triệu USD, tăng 8,78% so cùng kỳ. Một số mặt hàng chủ yếu của tỉnh: Thuỷ sản xuất đạt 26,83 ngàn tấn, tương đương 64,41 triệu USD, so cùng kỳ bằng 97,18% về lượng, tăng 28,04% về giá trị (trong đó cá tra, basa đạt 25.778 tấn, tương đương 61,92 triệu USD, bằng 97,74% về lượng và tăng 29,24% về kim 3 Trong quý I/2018, một số sản phẩm đạt mức tăng cao trong quý I năm 2018 so cùng kỳ năm 2017 là: Gạo đã xát toàn bộ đạt 372.715 tấn, tăng gần 10,5% (cùng kỳ 338.832 tấn); áo sơ mi cho người lớn đạt 4,437 triệu cái, tăng 1,4% (cùng kỳ 4,375 triệu cái); máy thu hoạch khác chưa phân vào đâu đạt 159 cái, tăng 140% (cùng kỳ 66 cái); ba lô đạt 24,780 triệu cái, tăng 310% (cùng kỳ 6 triệu cái); giày, dép có đế đạt 4,06 triệu đôi, tăng 93,8% (cùng kỳ khoảng 2,09 triệu đôi); máy sấy nông sản đạt 34 cái, tăng 25,9% (cùng kỳ 27 cái); bê tông trộn sẵn đạt 38.150 m3, tăng 87% (cùng kỳ 20.401 m3); xi măng Portland đen đạt 83.574 tấn, tăng 10,9% (cùng kỳ 75.359 tấn); dịch vụ thu gom rác thải không độc hại có thể tái chế đạt 10,54 tỷ đồng, tăng 21% (cùng kỳ 8,71 tỷ đồng); điện thương phẩm đạt 653 triệu Kwh, tăng 3,6% (cùng kỳ 630 triệu Kwh). Một số sản phẩm tăng thấp hoặc giảm như: Đá xây dựng khác đạt 1,24 triệu m3, tăng 6,6% (cùng kỳ 1,16 triệu m3); nước đá đạt 105.112 tấn, bằng 90,9% (cùng kỳ 115.634 tấn); phi lê đông lạnh đạt 27.225 tấn, bằng 73,5% (cùng kỳ 37.041 tấn).

5

ngạch). Gạo xuất đạt 83.919 tấn, tương đương 41,16 triệu USD, so cùng kỳ tăng 18,35% về lượng và tăng 28,89% về giá trị. Rau quả đông lạnh xuất đạt 1.763 tấn, tương đương 2,89 triệu USD; so cùng kỳ năm bằng 82,34% về lượng và bằng 88,95% về kim ngạch. Hàng dệt, may (quần áo, ba lô các loại) xuất đạt 21,11 triệu USD, tăng 31,08% so cùng kỳ năm trước.

Ngoài ra, còn một số mặt hàng xuất khẩu khác trong quý I năm 2018 có kim ngạch xuất khẩu đạt khá so cùng kỳ như: Túi xách, ví, vali, mũ và ô dù xuất đạt 5,27 triệu USD, tăng 25,1%; hàng hóa khác đạt 23,08 triệu USD, tuy chỉ bằng 360,08% (trong đó xi măng xuất đạt 0,337 triệu USD, tăng 12,33%).

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu quý I năm 2018 đạt 28,88 triệu USD, tăng 7,84% so cùng kỳ. Về giá trị hàng hóa nhập khẩu trong quý I/2018, chủ yếu vẫn là: Vải các loại đạt 13,341 triệu USD, tăng trên 46%; thuốc trừ sâu và nguyên liệu đạt 7,145 triệu USD, tăng 118%; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày đạt 2,842 triệu USD, tăng gần 217%; hàng hóa khác đạt 1,52 triệu USD, tăng 23,2%.

b) Hoạt động du lịch Các cơ sở kinh doanh du lịch tiếp tục được đầu tư, nhiều loại hình dịch

vụ phát triển đa dạng; phát triển tour - tuyến du lịch nghiên cứu mở rộng thông qua chương trình liên kết, hợp tác phát triển du lịch. Trong quý I, ước có khoảng 2,9 triệu lượt khách tham quan, du lịch đến An Giang, tăng 3,5% so với cùng kỳ, trong đó, có khoảng 18.000 lượt khách quốc tế.

Doanh thu từ hoạt động du lịch trong quý I ước đạt 1.500 tỷ đồng, tương đương 35% kế hoạch năm và tăng 25% so với cùng kỳ (cùng kỳ 1.200 tỷ đồng). Du khách chủ yếu đến các điểm du lịch Tịnh Biên, Châu Đốc, Tri Tôn và Thoại Sơn như: Khu du lịch Núi Sam, Khu du lịch Núi Cấm, Núi Sập, Điểm dừng chân Vạn Hương Mai, Khu vui chơi giải trí Mỹ Thới, Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Di tích Óc Eo, Núi Két, Miễu Bà Bàu Mướp.

4. Giao thông vận tải - Bưu chính, viễn thông: a) Giao thông vận tải: Đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và vận

chuyển hàng hóa trên địa bàn. Vận tải hành khách quý I năm 2018 ước đạt 32,80 triệu lượt khách, tăng 3,70% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: Vận tải hành khách đường bộ đạt 21,40 triệu lượt khách, tăng 3,6%, đường sông đạt 11,40 triệu lượt khách, tăng 3,88%; Vận tải hàng hoá đạt 8,42 triệu tấn, tăng 4,02 so cùng kỳ, trong đó: Vận tải đường bộ đạt 2,28 triệu tấn, tăng 5,86%, đường sông đạt 6,14 triệu tấn, tăng 3,36%.

Ước tổng doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải quý I năm 2018 đạt 1.131,5 tỷ đồng, tăng 6,08% so cùng kỳ; trong đó, doanh thu vận tải hành khách đạt 450,8 tỷ đồng, tăng 5,58% và hàng hóa đạt 629,8 tỷ đồng, tăng 6,58%.

6

b) Bưu chính viễn thông: Ước quý I năm 2018, số thuê bao cố định có trên mạng là 51.799 thuê bao, giảm 11.070 thuê bao so với quý I năm 2017. Lũy kế số thuê bao di động trả sau ước có trên mạng đến cuối tháng 3 năm 2018 là 31.141 thuê bao, giảm 10.515 thuê bao so với cùng kỳ năm 2017. Lũy kế số thuê bao Internet ước có trên mạng đến cuối tháng 03 năm 2018 là 598.748 thuê bao, tăng 65.735 thuê bao so với quý I năm 2017.

5. Đăng ký kinh doanh và thu hút đầu tư

- Tình hình đăng ký doanh nghiệp: Tính từ đầu năm đến ngày 19/3/2018, toàn tỉnh có 138 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 1.068 tỷ đồng, so cùng kỳ số doanh nghiệp tương đương cùng kỳ, nhưng vốn đăng ký tăng 9,65%. Cũng trong thời gian này, số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể là 28 doanh nghiệp, giảm 26,31% so với cùng kỳ năm trước; số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động là 119 doanh nghiệp, tăng 14,42% so với cùng kỳ.

Lũy kế đến nay, tổng số doanh nghiệp đăng ký là 8.706 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký là 50.366 tỷ đồng. Trong đó, số doanh nghiệp còn hoạt động là 5.776 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký là 49.651 tỷ đồng.

- Tình hình thu hút đầu tư: Đến ngày 19/3/2018 trên địa bàn tỉnh đã thu hút 17 dự án đầu tư mới (chủ yếu là các dự án đầu tư trong nước) với tổng vốn đăng ký là 5.634 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2017 số dự án giảm 26% (giảm 06 dự án), nhưng tổng vốn đăng ký đầu tư tăng 93% (tăng 2.720 tỷ đồng), cụ thể: UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư 14 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư 5.287 tỷ đồng. Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư 03 dự án với tổng vốn đầu tư 347 tỷ đồng.

Lũy kế đến nay, toàn tỉnh hiện có 37 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hiệu lực (trong đó có 07 dự án thuộc Ban quản lý Khu Kinh tế quản lý), với tổng vốn đăng ký đầu tư 259.791.333 USD, tổng vốn thực hiện là 135.373.302 USD (chiếm 52% tổng vốn đầu tư đăng ký).

6. Tài chính – ngân hàng a) Tài chính: Công tác thu chi, điều hành, quản lý ngân sách được đảm

bảo và kịp thời. Ước tổng thu ngân sách từ kinh tế địa bàn quý I/2018 là 1.825 tỷ đồng, đạt 32,02% dự toán, tăng 2,48% so cùng kỳ, bao gồm: Thu thuế xuất nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt, giá trị gia tăng hàng nhập khẩu 40 tỷ đồng, tăng 3,28% so cùng kỳ; Thu nội địa 1.785 tỷ đồng, tăng 2,46% so với cùng kỳ.

Tổng chi ngân sách Nhà nước địa phương quý I đạt 2.556 tỷ đồng, so dự toán đạt 19,24%, tăng 14,11% so cùng kỳ.

b) Ngân hàng: Tổng số dư vốn huy động ước thực hiện đến cuối tháng 3/2018 là 42.899 tỷ đồng, so cuối năm 2017 tăng 4,04%; trong đó huy động trên 12 tháng 16.960 tỷ đồng, chiếm 39,53%/tổng số dư vốn huy động.

7

Tổng dư nợ ước thực hiện đến cuối tháng 3/2018 là 63.138 tỷ đồng, so với cuối năm 2017 tăng 3,87%. Trong đó, Dư nợ ngắn hạn là 43.105 tỷ đồng chiếm 68,27%. Dư nợ trung, dài hạn là 20.033 tỷ đồng chiếm 31,73%. Nợ xấu 1.014 tỷ đồng, chiếm 1,6%/tổng dư nợ.

II. Văn hóa – xã hội

1. Giáo dục và Đào tạo: Trong quý I năm 2018, ngành Giáo dục Đào tạo tập trung các hoạt

động chuyên môn theo kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Công tác tổ chức ôn tập và kiểm tra học kỳ I được tiến hành đúng quy định, đảm bảo chất lượng. Các cơ sở giáo dục trong tỉnh đã tổ chức vui Xuân, đón Tết theo đúng chỉ đạo của UBND tỉnh, sau tết, mọi hoạt động được đi vào nền nếp, ổn định. Tỷ lệ học sinh đi học lại sau tết đạt 99,27%, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (97,76%).

Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2018 diễn ra trong 03 ngày, từ 25 đến 27/6/2018. Thí sinh dự thi THPT quốc gia học chương trình THPT thi 5 môn thi gồm 3 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và hai bài thi tổ hợp là Khoa học tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân); thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên sẽ dự thi bắt buộc 3 bài là Toán, Ngữ văn và một trong hai môn Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội.

2. Y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân Công tác phòng, chống dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân

tiếp tục được tăng cường, nhất là sốt xuất huyết, tay chân miệng. Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, phòng chống bệnh trong nhân nhân, tăng cường các hoạt động giám sát, kiểm tra nguồn nước, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, kiểm dịch y tế biên giới.

Tính đến ngày báo cáo, toàn tỉnh xảy ra 419 ca sốt xuất huyết, giảm 35,3% so cùng kỳ (cùng kỳ 648 ca); 143 ca tay chân miệng, giảm 50% so cùng kỳ (cùng kỳ 286 ca) tất cả không có tử vong. Hoạt động y tế dự phòng, tiêm chủng mở rộng tiếp tục được duy trì. Ngành đã tập trung chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là Sốt xuất huyết, bệnh Tay chân miệng, bệnh Tả, Cúm A (H5N1).

Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm tiếp tục được quan tâm. Tính đến nay không có vụ ngộ độc thực phẩm nào xảy ra. Trong dịp Tết Nguyên đán, Ngành Y tế đã tổ chức thực hiện tốt các đợt kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ tết, các Hội nghị, các lễ hội; Tổ chức nhiều buổi tập huấn xác nhận về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm với 1.188 người tham dự, phát thanh 2.554 lượt, truyền

8

hình: 40 lượt, nói chuyện chuyên đề về VSATTP 371 buổi với 1.983 người tham dự.

3. An sinh xã hội, giảm nghèo, lao động việc làm Công tác quản lý lao động - việc làm - tiền lương, đào tạo nghề, chính

sách thương binh - liệt sĩ và người có công, bảo trợ xã hội - phòng chống tệ nạn xã hội và công tác trẻ em, hoạt động Quỹ bảo trợ trẻ em được triển khai theo kế hoạch. Trong 3 tháng đầu năm, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 7.232 lao động (đạt 24% so với kế hoạch), trong đó: lao động trong tỉnh 5.250 người, ngoài tỉnh 1.875 người; xuất khẩu lao động 34 người tại các thị trường: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Á Rập.

Thực hiện chính sách hỗ trợ kịp thời cho các đối tượng bảo trợ xã hội, các đối tượng bị thiên tai, khó khăn đột xuất... Trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, từ nguồn ngân sách đã hỗ trợ cho các đối tượng với kinh phí trên 57,1 tỷ đồng; thực hiện hỗ trợ tiền trợ cấp Tết của Chủ tịch nước cho 15.252 đối tượng có công với cách mạng với kinh phí trên 3,1 tỷ đồng.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các huyện, thị, thành phố đã vận động “Cây mùa Xuân” gồm tiền và hiện vật trên 32,8 tỷ đồng hỗ trợ cho 28.461 hộ nghèo và 34.020 hộ cận nghèo có điều kiện đón Tết vui Xuân. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp, mạnh thường quân trong và ngoài tỉnh tham gia thực hiện các hoạt động hỗ trợ nhân dân đón Tết bằng tiền và quà cho các gia đình chính sách, Bà mẹ Việt Nam anh hùng và hộ nghèo ở các huyện, thị, thành phố.

4. Văn hoá, thể thao:

Tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch mừng Xuân Mậu Tuất năm 2018, kỷ niệm 88 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 – 03/02/2018); tuyên truyền nhiệm vụ chính trị về tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Công tác thanh tra, kiểm tra các tụ điểm kinh doanh lĩnh vực văn hóa được thực hiện thường xuyên, góp phần làm lành mạnh môi trường văn hóa trên địa bàn.

Phong trào thể dục thể thao quần chúng của tỉnh tiếp tục được quan tâm phát triển. Các hoạt động thi đấu thể thao đã được toàn tỉnh tổ chức sôi nổi, tập trung vào dịp mừng Đảng – mừng Xuân Mậu Tuất năm 2018 và kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia cổ vũ nhiệt tình, đặc biệt là tại các môn thể thao trong chương trình Đại hội Thể dục thể thao tỉnh An Giang lần thứ VIII năm 2018.

5. Khoa học công nghệ, môi trường

a) Khoa học - Công nghệ

9

Tiếp tục tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 27/6/2012 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Quyết định số 2163/QĐ-UBND ngày 29/11/2012 về việc ban hành Kế hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định 2532/QĐ-UBND ngày 05/12/2013 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 18-CTr/TU ngày 28/02/2013 của Tỉnh ủy về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Một số kết quả nhiệm vụ KH&CN nổi bật, là cơ sở để người dân tiếp cận, ứng dụng vào sản xuất như: Xây dựng các giải pháp chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện Tịnh Biên; lắp đặt thành công hệ thống cảm biến cảnh báo môi trường nước cho vùng nuôi tôm xã Phú Thuận (Thoại Sơn); tuyển chọn cây đầu dòng các giống cây ăn quả: chúc, xoài thanh ca đen và mãng cầu ta; cây giống tốt nhãn Mỹ Đức và sầu riêng Núi Cấm. Về phát triển dược liệu, Ngành đã nghiên cứu quy trình sản xuất thực phẩm chức năng từ thân rễ cây ngải trắng và nghiên cứu, đánh giá thành phần hóa học, sinh học kết hợp sản xuất thực phẩm chức năng từ cây Đinh lăng lá nhỏ tại Tri Tôn và Tịnh Biên, bào chế viên nang và trà Đinh lăng có tác dụng dược lý, an toàn và hiệu quả...

Nhiều hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ biến KH&CN trên địa bàn tỉnh cũng được triển khai thực hiện. Trong quý đã cập nhật 84 tin lên Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ, 307 bản tin lên website TBT-Agi và phát hành tạp chí KH&CN số 1/2018; Phối hợp Báo An Giang đăng 05 chuyên mục KHCN về: Xây dựng thương hiệu gạo Hồng Phát; Nghiên cứu, sản xuất thành công qui trình sản xuất rượu vang dâu tằm; Xây dựng vườn cây ăn trái theo hướng chuyên canh; Xây dựng thương hiệu trà, cà phê Nhân Thành...

b) Tài nguyên - Môi trường Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi

trường được thường xuyên thực hiện nhằm phục vụ các hoạt động bảo vệ môi trường, nuôi trồng thủy sản, phòng chống thiên tai, đồng thời cảnh báo kịp thời các diễn biến bất thường hay các nguy cơ ô nhiễm, suy thoái môi trường, sạt lở… Kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm về lĩnh vực môi trường, các cơ sở sản xuất không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Về quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản, trong kỳ tỉnh đã báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về công tác quản lý tài nguyên khoáng sản tại địa phương và tổ chức triển khai xây dưng Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh; hoàn thành công tác thẩm định và phê duyệt Kế

10

hoạch sử dụng đất cấp năm 2018; hoàn thành công tác Thống kê đất đai năm 2017 tỉnh An Giang.

Về quản lý tài nguyên nước, ứng phó biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, Tỉnh tiếp tục triển khai các dự án thuộc Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh An Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được phê duyệt; hoàn chỉnh Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh An Giang năm 2018 và Kế hoạch thực hiện thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu tỉnh An Giang; hoàn thành công tác đo đạc, cảnh báo sạt lở trên địa bàn tỉnh; khảo sát, xem xét phương án di dời làng bè trên sông Bình Ghi và sông Hậu huyện An Phú, khu vực tiếp giáp với Campuchia.

6. Tuyên truyền, thông tin và truyền thông

Ngành thông tin – truyền thông đã phối hợp với các ngành chức năng chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo, đài tỉnh, huyện, Cổng thông tin điện tử tỉnh, huyện tập trung tổ chức tuyên truyền các sự kiện, chủ trương, chính sách, chỉ đạo điều hành của Tỉnh ủy và UBND tỉnh, góp phần đưa thông tin đến với người dân đầy đủ, nhanh chóng. Một số hoạt động tiêu biểu như: Triển khai thực hiện Đề án “Tuyên truyền vấn đề biên giới trên đất liền Việt Nam – Campuchia năm 2018”; Tuyên truyền cải cách hành chính tại Sở Thông tin và Truyền thông năm 2018; Phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật năm 2018; Phối hợp Báo An Giang, Đài Phát thanh Truyền hình An Giang và Đài Truyền thanh huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyên truyền sâu rộng nội dung kế hoạch 04/KH-UBND của UBND tỉnh ngày 08/01/2018 về việc thực hiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước được đẩy mạnh thực hiện. Trong ứng dụng CNTT vào cải cách hành chính, Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh cung cấp tổng số dịch vụ hành chính công trong quý I là 1.626 dịch vụ; Trong đó, tổng số dịch vụ công trực tuyến mức độ 1, 2 là 643 dịch vụ; tổng số dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 là 578 dịch vụ và tổng số dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 là 405 dịch vụ.

III . Lĩnh vực nội chính và quản lý nhà nước

1. Công tác tiếp công dân; Thanh tra - phòng chống tham nhũng - Công tác tiếp công dân: Các ngành, địa phương đã tổ chức tiếp 1.638

lượt công dân đến trình bày khiếu nại, khiếu kiện, chủ yếu về tranh chấp đất đai, chính sách đền bù; nhận mới 484 đơn, trong đó 255 đơn khiếu nại, 37 đơn tố cáo, 92 đơn kiến nghị. Kết quả giải quyết được 65/135 đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền.

Trong kỳ, UBND tỉnh và Đoàn công tác liên ngành của Thanh tra Chính phủ thực hiện kiểm tra, rà soát 88 vụ khiếu nại phức tạp kéo dài, đã

11

ban hành 14 quyết định giải quyết khiếu nại (13 hộ cam kết chấm dứt khiếu nại), ban hành 59 thông báo chấm dứt giải quyết khiếu nại.

- Thanh tra: Toàn ngành tiến hành 37 cuộc (12 cuộc năm 2017 chuyển sang và 25 cuộc triển khai trong kỳ); trong đó, có 21 cuộc theo kế hoạch và 16 cuộc đột xuất. Nội dung thanh tra tập trung công tác quản lý tài chính, quản lý đất đai, đầu tư xây dựng. Đã kết thúc thanh tra trực tiếp 25 cuộc, ban hành 14 kết luận, các cuộc còn lại đang trong giai đoạn thực hiện và tổng hợp báo cáo. Qua đó, phát hiện 12/56 đơn vị có sai phạm qua kết luận thanh tra, kiến nghị thu hồi 81,6 triệu đồng và hơn 6.0000m2 đất, kiến nghị kiểm điểm 01 tổ chức và 04 cá nhân.

- Thanh tra phòng chống tham nhũng, đã thực hiện 09 cuộc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng tại 14 cơ quan, đơn vị. Đã kết thúc 07 cuộc và ban hành 06 kết luận, với 02 đơn vị sai phạm, kiến nghị kiểm điểm 01 tổ chức và 01 cá nhân.

2. Công tác tư pháp

Hoạt động tư pháp trong quý I tập trung kế hoạch kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật năm 2018. Đến thời điểm này, UBND tỉnh đã ban hành 06 quyết định quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý nhà nước trên các lĩnh vực: y tế, đầu tư, tài nguyên và môi trường, tổ chức, bộ máy.

Hoạt động công chứng thực ở các cấp nhìn chung được thực hiện tốt, giải quyết nhanh chóng các yêu cầu của tổ chức và công dân; công tác hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp được thực hiện đúng quy định.

3. Quốc phòng, trật tự và an toàn xã hội

Công tác trực sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ các địa bàn, mục tiêu trọng yếu được thực hiện nghiêm ngặt. Các lực lượng chức năng đã tổ chức thực hiện tốt công tác nắm tình hình, quản lý chặt các đối tượng nổi, đề xuất giải quyết kịp thời các vụ tranh chấp, khiếu kiện đông người; triển khai đồng bộ các biện pháp tấn công, trấn áp tội phạm và đảm bảo an ninh trật tự theo kế hoạch.

Công tác tuyển quân năm 2018 được tổ chức thành công, toàn tỉnh có 1.000 thanh niên trong tỉnh trúng tuyển, tham gia nghĩa vụ quân sự; công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ được đánh giá đúng quy định pháp luật và các hướng dẫn của Hội đồng Nghĩa vụ Quân sự tỉnh. Tỷ lệ thanh niên có trình độ chuyên môn kỹ thuật tình nguyện nhập ngũ ngày được nâng lên.

Triển khai đồng bộ các biện pháp tấn công, trấn áp tội phạm và đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường phòng chống tội phạm trên lĩnh vực kinh tế. Trong 3 tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 68 vụ phạm pháp hình sự, giảm 32% so cùng kỳ, trong đó 13 vụ đặc biệt nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng; xảy ra 07 vụ cháy, giảm 14,2% so cùng kỳ, làm 01 người chết, ước thiệt hại tài sản khoảng 2,1 tỷ đồng; xảy ra 15 vụ tai nạn giao

12

thông, làm 15 người chết, 06 người bị thương, so cùng kỳ số vụ giảm 22 vụ (- 59,5%), số người chết giảm 21 người (- 58,3%), số người bị thương giảm 15 người (-71,4%).

* Về tình hình thiên tai: Từ đầu năm đến nay đã xảy ra 08 điểm sụp lún, sạt lở đất bờ sông, kênh, rạch (gồm: Các huyện An Phú: 02 điểm; Thị xã Tân Châu: 03 điểm; Huyện Châu Phú: 01 điểm; TP. Long Xuyên: 01 điểm và huyện Chợ Mới: 01 điểm) với chiều dài sạt lở 385 m (An Phú: 90 m; Tân Châu: 150 m; Châu Phú: 65 m; Long Xuyên: 30 m; Chợ Mới: 50 m), làm ảnh hưởng đến 11 căn nhà (trong đó có 02 căn ở An Phú bị sụp xuống sông), ước thiệt hại khoảng 1,2 tỷ đồng.

4. Công tác ngoại vụ

Trong quý I năm 2018, lãnh đạo UBND tỉnh tiếp đoàn Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ đến thăm và làm việc tại tỉnh; gặp gỡ Đại sứ quán Iran tại Hà Nội nhằm kết nối việc xuất khẩu mặt hàng gạo vào thị trường Iran; tham dự Hội nghị gặp gỡ An Giang Nhật Bản – khu vực ĐBSCL...

Quan hệ đối ngoại, hợp tác với các tỉnh giáp biên giới tiếp tục phát triển tốt, đã tổ chức họp định kỳ 6 tháng cuối năm 2017 với 02 tỉnh Tàkeo, Kandal - Campuchia; tăng cường hợp tác công tác phòng chống tội phạm biên giới.

Công tác lễ tân - lãnh sự được thực hiện nhanh, gọn, đảm bảo tính trọng thị, chu đáo; hướng dẫn và quản lý tốt hoạt động của các đoàn vào đoàn ra, khách quốc tế đến thăm, làm việc, hoạt động nhân đạo, từ thiện và tác nghiệp báo chí. Trong quý I năm 2018 có 42 đoàn vào với 106 người đến làm việc với Sở, Ban ngành tỉnh, đồng thời cho phép 96 đoàn với 382 lượt người xuất cảnh sang các nước tham dự hội nghị, hội thảo và học tập kinh nghiệm.

4. Công tác cải cách hành chính

Tiếp tục được các ngành, các cấp quan tâm, UBND ban hành Kế hoạch cải cách hành chính năm 2018 với 56 đầu công việc trọng tâm được trãi đều trên 06 lĩnh vực: cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, cải cách tài chính công và hiện đại hóa nền hành chính.

Các hoạt động kiểm tra cải cách hành chính được thực hiện thường xuyên, qua đó đã kịp thời phát hiện những hạn chế, khuyết điểm, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động cải cách hành chính của đơn vị và nhất là việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính cho các cá nhân, tổ chức. Trung tâm hành chính công của tỉnh khẩn trương hoàn tất các thủ tục chuẩn bị đi vào hoạt động, đã ban hành quy chế hoạt động và quy chế phối hợp của Trung tâm với các sở, ngành.

Năm 2017, chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh tăng 06 bậc so năm 2016, An Giang đạt 62,16 điểm, xếp thứ 32/63 tỉnh, thành phố và thuộc

13

nhóm nhóm điều hành “khá”. So với 13 tỉnh, thành trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, An Giang đứng thứ 07/13 (tăng 02 bậc), trên các tỉnh Trà Vinh, Tiền Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang và Cà Mau.

6. Công tác chỉ đạo, điều hành nổi bật của UBND tỉnh Ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo thực hiện các nhóm

giải pháp theo Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 và các Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh.

Tập trung triển khai các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Mậu Tuất 2018; đôn đốc triển khai thực hiện các nhiệm vụ sau Tết Nguyên đán Mậu Tuất; công tác phòng chống dịch bệnh trên lúa Đông xuân, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm; công tác phòng chống sạt lở bờ sông; công tác đảm bảo an toàn giao thông trong mùa lễ hội; phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại biên giới; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng chống cháy trong mùa khô.

Làm việc với Thủ tướng Chính phủ và Bộ, ngành Trung ương tại Hà Nội các nội dung nhằm tháo gỡ khó khăn cho địa phương như dự án đường tránh Quốc lộ 91 đi qua thành phố Long Xuyên, dự án đầu tư khu du lịch Núi Sam – Châu Đốc, dự án biến đổi khi hậu, bổ sung vốn các Quỹ tài chính của địa phương...

Dự Đại hội Công đoàn tỉnh An Giang lần thứ X; khai mạc Hội chợ Hàng Việt nam Chất lượng cao lần thứ 18 năm 2018 tại An Giang; Hội thảo Du lịch kết nối Việt Nam – đối thoại liên ngành lần thứ 9 tại An Giang; Hội nghị tổng kết vụ Đông Xuân, triển khai vụ Hè thu của Bộ Nông nghiệp; Họp mặt hội đồng hương An Giang và gặp gỡ doanh nghiệp An Giang tại TP. Hồ Chí Minh nhân dịp đầu năm Mậu Tuất 2018.

Họp thành viên UBND tỉnh cho ý kiến về việc xây dựng thương hiệu gạo An Giang; Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy theo Nghị quyết 18 và 19 của Bộ Chính trị; Kế hoạch tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại và đầu tư; Kế hoạch tổ chức lễ kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Tổ chức làm việc với các huyện, thị, thành phố, nhắm tháo gỡ khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 của các địa phương; khảo sát tình hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tình hình sạt lở ở các địa phương; công bố 13 xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017 và tiếp tục kiểm tra thực hiện các xã theo kế hoạch của năm 2018.

Trong quý I năm 2018, UBND tỉnh tổ chức 121 cuộc họp, hội nghị và làm việc với các cơ quan, đơn vị; ban hành 904 văn bản chỉ đạo, điều hành, trong đó, 312 công văn, 592 quyết định; Văn phòng UBND tỉnh ban hành 1.318 văn bản truyền đạt ý kiến của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh trên các lĩnh vực.

14

IV. Một số mặt tồn tại Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh đạt mức tăng trưởng khá so

cùng kỳ, nhưng vẫn thấp so kế hoạch đề ra (Kế hoạch GRDP tăng từ 6-6,5%).

Tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, sạt lở bờ sông xảy ra tăng, nguy cơ xảy ra hạn, xâm nhập mặn ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân.

Kết quả các đề tài khoa học công nghệ cơ sở chưa được ứng dụng rộng rãi vào sản xuất do còn thiếu kinh phí chuyển giao và chưa có sự tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức khoa học công nghệ ngoài công lập.

Việc quản lý nhà nước ở một số lĩnh vực trên địa bàn tỉnh chưa được chặt chẽ (trên địa bàn TP.Châu Đốc và Long Xuyên) tạo dư luận xã hội không tốt và bức xúc của người dân.

* Nguyên nhân

Năm 2018 diện tích gieo trồng nếp giảm, trong khi giá trị nếp lại cao hơn giá trị sản xuất lúa; bên cạnh đó, việc thực hiện chuyển dịch diện tích trồng lúa sang màu, cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản (cá lóc) hoặc cho các mục tiêu khác cũng ảnh hưởng đến tổng giá trị sản xuất khu vực I.

Công tác nghiên cứu, dự báo thị trường trong lĩnh vực nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu, còn nhiều mặt hạn chế và chưa kịp thời cả ở cấp vĩ mô cũng như ở cấp địa phương.

Doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn (đối ứng) trong thực hiện ứng dụng, đổi mới công nghệ; đồng thời do số đơn vị tư vấn thực hiện ứng dụng, đổi mới công nghệ và sản xuất thử nghiệm còn hạn chế nên chưa đáp ứng yêu cầu của tổ chức, cá nhân có nhu cầu hỗ trợ đổi mới công nghệ trong sản xuất và đời sống.

B. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ QUÝ II NĂM 2018 Căn cứ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Chương trình công tác

năm 2018 và trên cơ sở phân tích những tồn tại, hạn chế và dự báo thời gian tới, Ủy ban nhân dân tỉnh tập trung vào một số công tác trọng tâm trong quý II năm 2018 như sau:

I. Lĩnh vực kinh tế

- Từng ngành, địa phương thực hiện đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong quý I năm 2018; rà soát, điều chỉnh, bổ sung giải pháp, tập trung chỉ đạo, điều hành, phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đề ra.

- Tiếp tục theo dõi và chỉ đạo thu hoạch lúa vụ Đông Xuân và xuống giống vụ Hè Thu 2018. Phân công cán bộ kỹ thuật thường xuyên bám sát địa bàn nhằm vận động nông dân xuống giống lúa vụ Hè Thu đúng lịch thời vụ, theo dõi diễn biến thời tiết và tình hình sâu bệnh dự báo giúp nông dân quản lý dịch hại đạt hiệu quả.

15

Tăng cường các giải pháp phòng, chống dịch bệnh trên vật nuôi, nhất là trong tình hình dịch bệnh đang phát sinh ở nhiều tỉnh trong khu vực; thực hiện kiểm tra, kiểm soát việc mua bán, sử dụng các loại vật tư nông nghiệp, thức ăn thú y, thủy sản nhằm đảm bảo về môi trường, chất lượng sản phẩm.

Tiếp tục tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, khai thác rừng trái pháp luật. Phối kết hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng có liên quan, tiến hành kiểm tra, truy quét việc khai thác rừng, phá rừng, vận chuyển, cất giữ lâm sản trái pháp luật trên toàn tỉnh.

Xây dựng và ban hành bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao để địa phương tiếp tục thực hiện nâng cao chất lượng các tiêu chí, chỉ tiêu đã đạt; tổ chức đoàn công tác đến làm việc với các xã, nhất là các xã điểm năm 2018 để kiểm tra, tháo gỡ khó khăn giúp các xã hoàn thành các chỉ tiêu, tiêu chí; tổ chức các tập huấn về nông thôn mới cho cán bộ phụ trách nông thôn mới và các đối tượng có liên quan thuộc các huyện, thị xã, thành phố.

- Tăng cường liên kết, phối hợp với các Tham tán Thương mại Việt Nam tại nước ngoài để đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường cho hàng hóa, dịch vụ của An Giang. Tạo điều kiện để doanh nghiệp tham gia hội chợ và hội thảo gắn kết giao thương.

- Triển khai hệ thống quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm rau, củ, quả. Xây dựng Đề án truy xuất nguồn gốc thịt heo; Đề án phát triển thương hiệu gạo; Kế hoạch phát triển thương hiệu xoài. Xây dựng triển khai kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2018; Kế hoạch tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng.

- Xây dựng và ban hành kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá tỉnh An Giang năm 2018; Thường xuyên cập nhật thông tin về chính sách, thị trường hàng hóa xuất khẩu và triển khai các đến doanh nghiệp, có giải pháp tháo gỡ khi thị trường có tín hiệu bất lợi đối với các mặt hàng chủ lực của tỉnh. Tiếp tục hỗ trợ địa phương huyện biên giới đẩy mạnh hoạt động giao thương hàng hoá qua biên giới, phát triển kinh tế biên mậu.

- Tăng cường các giải pháp, tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư, triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, vốn Trung ương bổ sung, vốn Trái phiếu Chính phủ, vốn đầu tư tập trung và vốn xổ số kiến thiết của tỉnh và các nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

- Tập trung triển khai thực hiện Kế hoạch 73/KH-UBND ngày 08/2/2018 về phát triển doanh nghiệp tỉnh An Giang đến năm 2020; Chương trình hành động số 377/CTr-UBND ngày 14/7/2016 nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.

16

- Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư, chú trọng tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút được Nhà đầu tư chiến lược có năng lực để đầu tư vào các mục tiêu mà tỉnh đang chú trọng (như lĩnh vực Du lịch và Nông nghiệp...) gây tác động lan tỏa đến nhà đầu tư mới thông qua việc tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài đã và đang đầu tư tại An Giang nhằm hỗ trợ giới thiệu các nhà đầu tư khác.

- Tiếp tục thực hiện tốt chỉ đạo của UNND tỉnh Công văn số 1544/VPUBND-KT ngày 11/5/2016 về việc rút ngắn thời gian trả kết quả đăng ký doanh nghiệp so với quy định và Kế hoạch số 329/KH-UBND ngày 28/6/2016 của UNND tỉnh về việc thực hiện việc giám sát và công bố kết quả giải quyết thủ tục hành chính, hồ sơ liên quan trực tiếp doanh nghiệp, nhà đầu tư. Theo đó, thời gian giải quyết các thủ tục thành lập mới, thay đổi, bổ sung nội dung đã đăng ký doanh nghiệp chỉ trong 01 ngày làm việc.

- Kiểm soát chặt chẽ nguồn thu, chống thất thu thuế, chống buôn lậu, gian lận thương mại, tập trung xử lý các khoản nợ đọng thuế; rà soát các lĩnh vực còn khả năng mở rộng và tạo nguồn thu ngân sách cho tỉnh để tiếp tục bổ sung, hoàn thiện Đề án cân đối ngân sách của tỉnh.

II. Văn hóa – Xã hội - Tiếp tục tổ chức tập huấn hướng dẫn ôn tập thi THPT quốc gia 2018,

tăng cường công tác chỉ đạo chuyên môn, kiểm tra tình hình ôn tập tại các cơ sở giáo dục, chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân sự; Tổ chức kỳ thi THPT quốc gia 2018 và tuyển sinh vào lớp 10, đại học năm học 2018-2019 an toàn, nghiêm túc, đạt hiệu quả.

- Tập trung chỉ đạo phòng chống các dịch bệnh Sởi, Sốt xuất huyết, Tay chân miệng, Cúm A (H5N1) và Cúm A (H7N9) ở người, các dịch bệnh mùa Hè. Tăng cường kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ lễ hội Vía Bà chúa Xứ ở Núi Sam - Châu Đốc; phối hợp liên ngành kiểm tra VSATTP các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và bếp ăn tập thể.

- Tăng cường công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động. Triển khai có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh; Đề án xuất khẩu lao động thị trường có thu nhập cao. Triển khai Đề án Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Đề án “Tăng cường đưa lao động An Giang đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng giai đoạn 2016 - 2020”. Xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án phát triển nghề công tác xã hội (Đề án 32) giai đoạn 2018-2020.

- Tổ chức hội nghị sơ kết đánh giá kết quả thực hiện công tác xã hội hóa và an sinh xã hội; đề xuất nhiệm vụ và giải pháp đến năm 2020.

17

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm chấn chỉnh các hoạt động liên quan kinh doanh du lịch trong mùa cao điểm lễ hội trong năm của tỉnh; đẩy mạnh tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá gắn với việc tổ chức công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Núi Sam, tỉnh An Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trong dịp lễ hội vía Bà Chúa Xứ Núi Sam.

Triển khai các phần việc phục vụ tổ chức Lễ kỷ niệm 130 ngăm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng và Hội nghị xúc tiến thương mại đầu tư năm 2018 của tỉnh.

- Tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về khai thác tài nguyên, khoáng sản và môi trường, nhất là việc khai thác cát trái phép. Xây dựng và ban hành Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh An Giang. Thông qua kết quả Khoanh định khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh An Giang theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ.

III. Lĩnh vực nội chính và quản lý nhà nước - Xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động

của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết 19, 20 và 21 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII).

- Kiểm điểm, đánh giá 05 chương trình trọng điểm thực hiện Nghị quyết đại hội lần thứ X Đảng bộ tỉnh: (1) Chương trình hạ tầng phát triển du lịch. (2) Chương trình phát triển nông nghiệp tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020. (3) Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020. (4) Chương trình phát triển nguồn nhân lực phục vụ ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. (5) Chương trình nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh.

- Ban hành quy định về cơ chế tạo quỹ đất và quản lý, khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh An Giang.

Hoàn thành công tác Thống kê đất đai năm 2017 tỉnh An Giang báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định. Triển khai xây dựng phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh An Giang.

- Tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, mà trọng tâm là cải cách thủ tục và siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, nhất là trong thực thi công vụ của cán bộ công chức; rà soát cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến người dân và doanh nghiệp. Tổ chức công bố và đưa Trung tâm Hành chính công tỉnh chính thức đi vào hoạt động.

- Tiếp tục mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế - văn hóa giữa tỉnh với các địa phương trong nước và ngoài nước. Tổ chức đón tiếp chu đáo và trọng thị các đoàn khách đến làm việc với tỉnh; tổ chức hiệu quả và tiết kiệm các đoàn Lãnh đạo của tỉnh đi công tác nước ngoài.

18

- Đảm bảo công tác quốc phòng, an ninh chính trị, an ninh biên giới, phòng chống tội phạm và đảm bảo trật tự an toàn xã hội nhất là trong các dịp lễ, hội. Đẩy mạnh công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới.

- Chuẩn bị chu đáo kế hoạch diễn tập khu vực phòng thủ năm 2018 tỉnh An Giang.

- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đồng bộ các giải pháp về an toàn giao thông đang vào mùa các lễ hội lớn trên địa bàn tỉnh. Thực hiện tốt việc đầu tư, nâng cấp, phân luồng, phân tuyến về giao thông đảm bảo sự thuận tiện, nhanh chóng, an toàn cho du khách, nhất tại các bến phà, khu điểm du lịch.

- Tập trung giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo còn tồn đọng; đẩy mạnh công tác tiếp và đối thoại với công dân..., không để xảy ra tình trạng khiếu kiện đông người nhằm ổn định tình hình để tập trung phát triển kinh tế - xã hội.

- Hoàn thành các công việc được giao trong quý II năm 2018, các công việc còn tồn đọng trong quý I theo Chương trình công tác năm 2018 của UBND tỉnh, của ngành, địa phương.

- Chuẩn bị chu đáo các văn bản, báo cáo phục vụ kỳ họp HĐND tỉnh lần thứ 7 khoá IX và các nội dung giám sát của Hội đồng nhân dân, các Ban HĐND tỉnh. Tập trung thực hiện và trả lời các kiến nghị, chất vấn của đại biểu và cử tri còn tồn đọng qua các kỳ họp trước./.

Nơi nhận: - TT.TU, HĐND tỉnh; - CT, các P.CT UBND tỉnh; - Đại biểu HĐND tỉnh; - Lãnh đạo Vp.UBND tỉnh; - Các phòng thuộc Vp.UBND tỉnh; - Lưu HCTC.

TM.ỦY BAN NHÂN DÂN KT.CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Lê Văn Nưng