17
1 BKHOẠCH VÀ ĐẦU TƯ Báo cáo Đầu tư Công nghi p Vi t Nam 2011 Tìm hi u vtác động đầu tư và gợi mvphát tri n công nghi p Đại cương và tóm tắt các kết quchính Tháng 3, 2012 (Bn dch tham kho) TCHC PHÁT TRIN CÔNG NGHIP LIÊN HIP QUC

Báo cáo Đầu tư - dautunuocngoai.gov.vn · Báo cáo Đầu tư Công nghiệp Việt Nam 2011 tham gia thảo luận về tác động của đầu tư trực tiếp nước

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Báo cáo Đầu tư - dautunuocngoai.gov.vn · Báo cáo Đầu tư Công nghiệp Việt Nam 2011 tham gia thảo luận về tác động của đầu tư trực tiếp nước

1

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

Báo cáo Đầu tư Công nghiệp Việt Nam 2011 Tìm hiểu về tác động đầu tư và gợi mở về phát triển công nghiệp

Đại cương và tóm tắt các kết quả chính

Tháng 3, 2012

(Bản dịch tham khảo)

TỔ CHỨC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP LIÊN HIỆP QUỐC

Page 2: Báo cáo Đầu tư - dautunuocngoai.gov.vn · Báo cáo Đầu tư Công nghiệp Việt Nam 2011 tham gia thảo luận về tác động của đầu tư trực tiếp nước

2

Giới thiệu Tài liệu này tóm tắt khái quát các kết quả chính của Báo cáo Đầu tư Công nghiệp Việt Nam 2011. Tài liệu này nhằm giới thiệu các nội dung chính, kết luận và khuyến nghị trên cơ sở các phân tích trong Dự thảo Báo cáo được đệ trình để tham vấn các nhóm lợi ích vào tháng 3, 2012. Báo cáo Đầu tư Công nghiệp Việt Nam 2011 tham gia thảo luận về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến nền kinh tế Việt Nam và xác nhận những gợi ý phong phú về phát triển công nghiệp rút ra từ cuộc thảo luận 1.

Báo cáo Đầu tư Công nghiệp Việt Nam 2011 tham gia cuộc tranh luận chính sách hiện nay ở Việt Nam bằng cách giới thiệu một khung khái niệm giúp hiểu hơn nữa về tác động của hoạt động đầu tư đến nền kinh tế, chủ yếu là đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FIEs) và giới thiệu khái quát cảm nhận của nhà đầu tư về môi trường kinh doanh và điều kiện địa điểm đầu tư ở Việt Nam. Báo cáo cũng nhằm đưa ra một loạt các khuyến nghị chính sách dựa trên việc phân tích dữ liệu thực nghiệm. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là định hướng quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế hiện nay ở Việt Nam, là yếu tố không thể thiếu trong quá trình tự do hóa kinh tế nổi bật trong giai đoạn quá độ chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung được chính sách Đổi mới năm 1986 khởi xướng. Ở một chừng mực nhất định Việt Nam đã tiếp thu đường lối phát triển mang tính phối kết hợp (ví dụ Beresford 1998, Fforde và Vylder 1996) thường được gọi là “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” (Le 2008) mà đặc trưng nổi bật là quá trình tự do hóa thương mại rõ rệt trong những năm gần đây và điểm đích là việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007. Quá trình cải cách kinh tế và tự do hóa thương mại này đang là vấn đề chính được các cơ quan hoạch định chính sách Việt Nam quan tâm. Trên thực tế, đánh giá vai trò của tự do hóa thương mại đối với tái cơ cấu kinh tế hiệu quả và tác động tổng hợp của chính sách sâu rộng và rất thành công về đầu tư nước ngoài đang là chủ đề nổi bật trong các cuộc tranh luận chính sách diễn ra gần đây. Trong bối cảnh đó, Báo cáo góp phần đánh giá tác động kinh tế vi mô của hoạt động đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp mà trọng tâm là ngành chế biến chế tạo. Báo cáo trình bày những kết quả chính của Khảo sát Đầu tư Công nghệp Việt nam của UNIDO do UNIDO tiến hành trên cơ sở hợp tác với Cục Đầu tư Nước ngoài (FIA), Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), và Tổng Cục Thống kê (GSO) trong khuôn khổ dự án của UNIDO có tên “Hệ Thống Theo dõi Đầu tư và Phát triển nhà Cung cấp tại Việt Nam – Giai đoạn I” 2. Báo cáo được viết dựa trên kết quả và tiếp sau khi thu thập dữ liệu trong hơn bốn tháng từ cuối năm 2010 đến đầu 2011 từ 1.495

1 Báo cáo đã ra đời đúng lúc, ngay sau một ấn phẩm quan trọng khác của UNIDO về Việt Nam là Báo cáo Cạnh tranh Công nghiệp Việt Nam 2011 do Bộ Công Thương công bố tháng 12 năm 2011. Có thể nói Báo cáo Cạnh tranh đã tạo bối cảnh ra đời cho Báo cáo này ở chỗ nó khẳng định lại rằng công nghiệp hóa là cốt lõi của tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong tương lai và điều quan trọng là cần tiếp tục nâng cấp công nghiệp bằng cách xây dựng ngành công nghiệp chế biến chế tạo mang tính cạnh tranh nếu Việt Nam mong muốn đạt đến sự thịnh vượng và tạo nhiều việc làm. Tâm điểm của ngành chế biến chế tạo cạnh tranh chính là đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư trong nước 2 UNIDO là đồng chủ tọa Chương trình này với các tổ chức ILO, FAO, ITC, UNCTAD, UNDP và

UNESCO là các đối tác Liên Hợp quốc khác của Nhóm Điều Phối Chương trình này (PCG). Nhóm Công tác Quốc gia LIên Hợp quốc (viết tắt là UNCT) nhất trí với Chính phủ rằng năm 2011 sẽ là năm chuyển đổi để có đủ thời gian để gắn kết/liên kết đầy đủ của Kế hoạch Một Liên hợp quốc với Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội 2011-2015. Báo cáo Đầu tư Công nghiệp Việt Nam 2011 của UNIDO là kết quả hợp tác giữa Cục Đầu tư Nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư và UNIDO trong khuôn khổ Nhóm Điều phối Chương trình về “Thương mại, Việc làm, và Phát triển Doanh nghiệp” thuộc Kế

hoạch Một Liên hợp quốc.

Page 3: Báo cáo Đầu tư - dautunuocngoai.gov.vn · Báo cáo Đầu tư Công nghiệp Việt Nam 2011 tham gia thảo luận về tác động của đầu tư trực tiếp nước

3

doanh nghiệp (gồm doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chế biến chế tạo, xây dựng, và dịch vụ công ích) tại chín Tỉnh/Thành phố chính của Việt Nam3. Báo cáo do cán bộ và Chuyên gia UNIDO soạn thảo trên cơ sở hợp tác với các quan chức cao cấp của Cục Đầu tư Nước ngoài (FIA) và các tư vấn quốc gia.

Bối cảnh Trong bối cảnh mới xuất hiện các tình hình kinh tế quốc tế gần đây, một số vấn đề của nền kinh tế Việt Nam ở tầm vi mô và vĩ mô hiện đang được quan tâm. Thắt chặt chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát cao dẫn tới sụt giảm tiêu dùng và đầu tư tư nhân và hệ quả là tăng trưởng GDP thực dự kiến sẽ chậm lại trong năm 2011, chỉ đạt mức 6%. Dự kiến năm 2012 nền kinh tế toàn cầu tiếp tục suy giảm, tiếp tục tạo sức ép về tăng trưởng kinh tế. Năm 2013 dự kiến sẽ có triển vọng xoay chuyển tình thế, mở ra những điều kiện kinh tế quốc tế tươi sáng hơn có thể mở đường cho Việt Nam đạt mức tăng trưởng trung bình 7.5%/năm giai đoạn 2013-164. Tình hình thâm hụt tài khoản thương mại có thể được cải thiện nhờ xu hướng tăng doanh thu xuất khẩu làm đối trọng với xu hướng tăng nhập khẩu nguyên vật liệu và máy móc. Các cơ quan hoạch định chính sách của Việt Nam đang thận trọng trước một thực tế là đối với nhà đầu tư nước ngoài, quá trình ra chính sách bị nhìn nhận còn mơ hồ, thực tế này đi đôi với lạm phát cao và đồng tiền biến động có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài cảm nhận khác đi. Để đảm bảo đầu tư nước ngoài vẫn là định hướng chính cho tăng trưởng kinh tế, Việt Nam cần đảm bảo các nền tảng kinh tế vĩ mô đi đúng định hướng và nền kinh tế có thể đón nhận các cơ hội khi điều kiện kinh tế toàn cầu cải thiện. Việc giới kinh doanh có thể chán nản trước các khó khăn của nền kinh tế Việt Nam hiện nay nói chung, cụ thể là những khó khăn nhiều Doanh nghiệp Nhà nước (SOEs) đang gặp phải đã trở thành bài toán hóc búa cho các cơ quan hoạch định chính sách của Việt Nam. Vì vậy nhiệm vụ của cơ quan hoạch định chính sách về ổn định kinh tế ngày càng trở nên khó hơn khi môi trường kinh tế

toàn cầu trở nên tồi hơn và niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài suy giảm5. Sức ép tiếp

theo đối với các cơ quan hoạch định chính sách là ban hành chính sách tốt nhất và chèo lái nền kinh tế phát triển theo hướng tăng trưởng cao và bền vững. Nền kinh tế Việt Nam trên thực tế đang đứng trước một bước ngoặt quyết định. Đó là sự cần thiết và quyết tâm tiếp tục duy trì vị trí là quốc gia có thu nhập trung bình bằng cách theo đuổi mục tiêu trở thành quốc gia công nghiệp hóa vào năm 2020. Việt Nam cũng đang vượt ra khỏi tâm lý là nước nhận viện trợ phát triển, dần trở thành nhà đầu tư quan trọng trong khu vực. Tóm lại, những câu hỏi cần chú ý trong cuộc tranh luận chính sách liên quan đến những vấn đề sau:

i. Đâu là cách thức ổn định kinh tế chứ không chỉ tăng trưởng kinh tế đơn thuần trong bối cảnh đang có bất ổn kinh tế xuất phát từ những thay đổi kinh tế bên trong và bên ngoài? Có sự đồng thuận cao và quyết sách về sự cần thiết phải đảm bảo ổn định tăng trưởng kinh tế (chứ không phải tăng trưởng kinh tế về bản chất) và cải thiện chất lượng phát triển công nghiệp. Cụ thể hơn câu hỏi quan trọng là làm cách nào để xây dựng nền kinh tế và công nghiệp mang tính cạnh tranh hơn nữa? Về câu hỏi này,

3 Chín Tỉnh là Bà Rịa Vũng Tàu, Bắc Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Hà Nội, Hải

Phòng, và thành phố Hồ Chí Minh. 4 Theo đánh giá của tổ chức Economic Intelligence Unit (2011).

5 Ví dụ, các cơ quan Chính phủ cảnh báo rằng thách thức lớn nhất của chính phủ trong vài năm tới là

đảm bảo cung cấp đủ điện. Hơn nữa, thách thức pháp lý quốc tế xung quanh các khoản nợ lớn của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Vinashin có thể khiến việc bảo toàn môi trường kinh doanh hiện tại khó khăn bội phần.

Page 4: Báo cáo Đầu tư - dautunuocngoai.gov.vn · Báo cáo Đầu tư Công nghiệp Việt Nam 2011 tham gia thảo luận về tác động của đầu tư trực tiếp nước

4

cần hiểu rõ hơn đâu là tính cạnh tranh công nghiệp của Việt Nam và triển khai các chính sách hỗ trợ để hỗ trợ nó6;

ii. Kế từ khi bắt đầu quá trình cải cách kinh tế, tác động tổng hợp chủ yếu mà tự do hóa mang lại chính là các dòng FDI đổ vào Việt Nam gia tăng7. Từ đây có thể có những kỳ vọng quan trọng và/hoặc ý kiến mang tính giả định rằng FDI ở Việt Nam là yếu tố quyết định và định hướng cho cạnh tranh công nghiệp. Theo đó là yêu cầu liên tục đánh giá các phương cách đảm bảo thu hút mới và mở rộng đầu tư trực tiếp nước ngoài và nâng cao tác động phát triển trong nền kinh tế.

Nói chung ý kiến đồng thuận ở đây là năm 2012 là năm chuyển đổi quan trọng với Việt nam trong quá trình thực hiện kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế. Yêu cầu ngày càng cao về đánh giá tác động của FDI với nền kinh tế để hiểu rõ hơn đâu là tính cạnh tranh của công nghiệp Việt Nam, và để có thể ban hành chính sách tốt nhất và triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ đồng nghĩa với việc nhất thiết phải có dữ liệu thực chứng kịp thời ở cấp doanh nghiệp, cả đầu tư trong nước cũng như nước ngoài8. Báo cáo Đầu tư Công nghiệp Việt Nam 2011 của UNIDO vì vậy là ấn phẩm được ra đời đúng lúc hướng tới việc cung cấp những bằng chứng, phân tích và đề xuất cần thiết để hỗ trợ các cơ quan hoạch định chính sách trong quá trình cải cách kinh tế đang diễn ra.

Khuôn khổ Báo cáo Chặng đường tăng trưởng kinh tế đầy ấn tượng mà Việt Nam đã thực hiện trong thập kỷ gần đây phần nào là kết quả của hoạt động FDI mạnh mẽ9. Vì thế không có gì ngạc nhiên khi Việt Nam tìm cách tận dụng các đầu vào mạnh mẽ của FDI làm một phần để thúc đẩy phát triển kinh tế và cạnh tranh với các nền kinh tế khác trên con đường thúc đẩy phát triển thông qua FDI. Việt Nam cũng như các quốc gia mới nổi đang phát triển khác có những kỳ vọng có tính giả định từ FDI. Tích cực xúc tiến các dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài, cụ thể là các dòng từ các quốc gia phát triển đi kèm với công nghệ cao đã được chứng minh là cần thiết. Xúc tiến đầu tư nước ngoài tỏ ra hấp dẫn bởi kèm theo các dòng FDI là những lợi ích được ưa chuộng được dự báo dành cho các doanh nghiệp Việt Nam. Những lợi ích được ưa chuộng không chỉ giới hạn trong những mục sau:

Cung cấp nguồn vốn rất cần thiết cho một nền kinh tế như của Việt Nam để có

thể tạo bước nhảy vọt, nhanh chóng tiến đến giai đoạn phát triển kế tiếp; Nâng cấp năng lực công nghiệp và năng lực xuất khẩu; Tạo công ăn việc làm đi kèm với phát triển nguồn nhân lực; Những nét đặc trưng nhất định giúp cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư; Cần tạo ra những mặt ngoài (externalities) tích cực giúp cải thiện nâng cao năng

suất lao động trong khu vực kinh tế tư nhân, cải thiện ngân sách nhà nước và cán cân kinh tế vĩ mô.

6 Chi tiết thảo luận xem Báo cáo Cạnh tranh Công nghiệp Việt Nam 2011 của UNIDO.

7 Nói chung, việc gia nhập WTO hiển nhiên đã luôn thay đổi „quy định của cuộc chơi‟. Kinh tế Việt

Nam đã được hưởng lợi từ việc thu hút FDI cũng như đầu tư ra các nước khác như Lào, Campuchia. 8 Đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện Chiến lược Phát triển Kinh

tế Xã hội 2011-2020 và Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội 2011-2015. 9 Xem thêm phần của Anh và những tác giả khác (2006) để biết khái quát toàn diện về tác động của

FDI đến tăng trưởng kinh tế (2006). Nguyễn Phi Lan (2006) nghiên cứu mối liên hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam chỉ ra rằng có tồn tại liên kết 2 chiều giữa FDI và tăng trưởng kinh tế và FDI và tăng trưởng kinh tế là 2 yếu tố quyết định quan trọng với nhau. Ngoc và Ramstetter (2006) gợi ý rằng sự hiện diện của các tập đoàn đa quốc gia (MNC) và tăng trưởng theo đầu người có mối quan hệ tương quan tỉ lệ thuận. Sự hiện diện của các tập đoàn đa quốc gia được coi là quyết định tính đồng quy của tăng trưởng theo đầu người tại các Tỉnh.

Page 5: Báo cáo Đầu tư - dautunuocngoai.gov.vn · Báo cáo Đầu tư Công nghiệp Việt Nam 2011 tham gia thảo luận về tác động của đầu tư trực tiếp nước

5

Tất cả những lợi ích nói trên là vô cùng quan trọng với Việt Nam vì nó cho phép đánh giá chính sách thu hút FDI đạt được mục tiêu ở mức nào cũng như cố gắng hiểu rõ và dự đoán tác động của FDI với nền kinh tế Việt Nam10. Có thể tạo dựng những mặt ngoài tích cực thông qua nhiều kênh như phổ biến và chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cho các đối tác trong nước (còn gọi là hiệu ứng trình diễn) (tiếng Anh là demonstration effects); liên kết ngược (backward) và xuôi chiều (forward); phổ biến tri thức và kỹ năng của người lao động và xúc tiến cạnh tranh tại thị trường nội địa về lâu dài. Những lợi ích kỳ vọng của FDI trong nền kinh tế Việt Nam bị hạn chế và giảm trừ còn do những ý kiến cho rằng hoạt động FDI còn nhiều thiếu sót. Sự khác biệt giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện/vốn giải ngân dẫn đến những hệ lụy trong nền kinh tế. Có ý kiến cho rằng quá trình chuyển giao công nghệ chậm đã không giúp tối đa hóa hiệu ứng lan tỏa (spillover effects). FDI cũng bị phê phán bởi các hoạt động chuyển giá đáng tiếc đã xảy ra. Có ý kiến cũng nhấn mạnh rằng nhiều năm qua đã tồn tại một cơ cấu FDI không mong muốn trong đó các lĩnh vực đã được đầu tư quá nhiều lại tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài trong khi các lĩnh vực cần đầu tư thì không nhận được gì (nông nghiệp, hạ tầng và công nghệ cao). Thực tế trong nước cũng đang tồn tại xu hướng cạnh tranh xúc tiến đầu tư rõ ràng giữa 63 cơ quan xúc tiến đầu tư khác nhau để cùng thu hút một số nguồn FDI. Điều này có lẽ bất lợi nhiều hơn là có lợi cho các mục tiêu kinh tế dài hạn của Việt Nam. FDI cũng cần cố gắng bổ sung những thiếu hụt về cơ sở hạ tầng nói chung và hạ tầng môi trường kinh doanh cũng như thiếu hụt nguồn nhân lực. Vì vậy điều quan trọng là cần xác định rõ bản chất và mức độ lợi ích kỳ vọng cũng như những yếu kém cảm nhận được. Cần toàn tâm toàn ý nỗ lực phân tích khoảng cách giữa vốn FDI đăng ký và vốn FDI thực hiện và tác động của đầu tư trong nền kinh tế của nước nhận đầu tư có chú ý đến sự tương tác giữa các nhà đầu tư tư nhân và nhà đầu tư nước ngoài. Xúc tiến FDI không nên chỉ chú trọng đến khối lượng các dòng vốn vào mà nên mở rộng quan tâm đến những mặt ngoài tích cực tiềm năng cũng như mức độ Việt Nam có thể tiếp nhận những mặt tích cực đó.

Mục đích chính của Báo cáo vì vậy là làm rõ hơn tác động đầu tư của các phạm trù đầu tư khác nhau phân loại theo nhóm đầu tư; đó là nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FIEs), doanh nghiệp nhà nước (SOEs) và doanh nghiệp tư nhân (PEs) và đánh giá ý nghĩa về phát triển kinh tế được rút ra từ đó. Từ việc phân tích dữ liệu Khảo sát Đầu tư, Báo cáo đã đề cập đến một số quan tâm chính của các nhóm lợi ích quốc gia khi họ cố gắng hiểu hơn về tác động của hoạt động đầu tư chứ không chỉ giới hạn về FDI cũng như phản ánh cảm nhận của nhà đầu tư trong nước và nước ngoài về môi trường kinh doanh và môi trường hoạt động ở Việt Nam theo nghĩa rộng. Tác động của đầu tư nước ngoài được phân tích về các khía cạnh như tác động đến việc làm và hình thành kỹ năng, đầu ra công nghiệp, tăng năng suất và hiệu quả kỹ thuật (cũng như tác động thông qua việc hình thành các liên kết ngược và xuôi chiều) và đóng góp vào năng lực thương mại và hội nhập ngoại thương. Báo cáo cũng cố gắng đóng góp cho thảo luận hiện nay về đo lường mức độ vốn thực hiện của các dự án FDI tại Việt Nam cũng như làm rõ hơn cấp độ nâng cấp năng lực công nghiệp và năng lực xuất khẩu, tạo công ăn việc làm có liên quan đến phát triển nguồn nhân lực, và việc xuất hiện những mặt ngoài tích cực và tác động đến năng lực thương mại. Báo cáo cũng dường như trở nên quan trọng hơn trước bối cảnh chính sách của Chính phủ liên tục chú trọng đến sự cần thiết phải hiểu rõ hơn tác động của FDI với nền kinh tế và sự cần thiết phải củng cố liên kết với các doanh nghiệp trong nước và thu hút đầu tư trong một số lĩnh vực mục tiêu chọn lọc11.

10

Bên cạnh đó, FDI được công nhận là định hướng cải thiện đầu tư trong nước và gắn kết doanh nghiệp trong nước với mạng lưới sản ở xuất khu vực và quốc tế. Với các dòng FDI lớn vào Việt Nam và tiến bộ kinh tế liên quan, Việt Nam đã là một minh chứng lớn để khảo sát về tác động có thể của FDI đến nền kinh tế của nước nhận đầu tư. 11

Theo Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội 2011-2020 Chính sách của Chính phủ cũng quyết tâm cải thiện chất lượng và hiệu quả các dự án FDI và ưu tiên các dự án áp dụng các công nghệ thân

thiện môi trường và tiên tiến nhất.

Page 6: Báo cáo Đầu tư - dautunuocngoai.gov.vn · Báo cáo Đầu tư Công nghiệp Việt Nam 2011 tham gia thảo luận về tác động của đầu tư trực tiếp nước

6

Báo cáo được xây dựng gồm 5 Chương sau. Chương 1 giới thiệu về báo cáo. Chương 2 đưa ra bối cảnh chung mang tính thực chứng của Báo cáo cũng như khái quát về các xu hướng và các nghiên cứu thực chứng về hoạt động FDI ở Việt Nam. Chương 3 là phần cốt lõi của Báo cáo phân tích toàn diện tác động đầu tư. Chương này mở đầu với phần khái quát về mẫu Khảo sát, có phân biệt sự khác nhau giữa các phạm trù/nhóm nhà đầu tư và đặc tính của nhóm nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Tiếp theo là phân tích các khía cạnh tác động chính của đầu tư như việc làm, hình thành kỹ năng, hình thành vốn, xu hướng ngoại thương, năng suất và hiệu quả kỹ thuật, tính/quyền tự chủ của cấp quản lý sở tại trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FIEs) và phân tích hiệu ứng lan tỏa của FDI. Chương 4 phân tích cảm nhận của nhà đầu tư nước ngoài về điều kiện môi trường kinh doanh và các yếu tố về địa điểm đầu tư cũng như phân tích những thay đổi họ đã nhìn nhận, mức độ nhìn nhận về cơ hội đầu tư và đánh giá của họ về quá trình đăng ký đầu tư và dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. Chương này cũng phân tích hoạt động đầu tư trong các khu chế xuất và khu công nghiệp. Phần kết của Báo cáo đưa ra một số kết luận và khuyến nghị chính sách.

Phần dưới đây tóm tắt các kết quả chính trong các Chương của Báo cáo Đầu tư Công nghiệp Việt Nam 2011.

Các kết quả chính của Báo cáo Khái quát về mẫu khảo sát Báo cáo xác nhận một số hiểu biết quan trọng về FDI ở Việt Nam. Mặc dù chỉ dựa trên số mẫu 1,495 doanh nghiệp, Báo cáo đã phản ánh bức tranh đầu tư nước ngoài tập trung ở các Tỉnh có đông doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FIEs) nhất ở Việt Nam. Tuy số mẫu có thể hạn chế, một số kết quả có thể có giá trị xét trên bình diện toàn bộ doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc. Hiển nhiên có sự khác biệt lớn giữa nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FIEs), doanh nghiệp phi nhà nước (NSOEs) và doanh nghiệp nhà nước (SOEs) đang hoạt động trong ngành công nghiệp Việt Nam12. Một kết quả cũng nhất quán

với lý thuyết về tầm quan trọng của FDI trong phát triển công nghiệp ở quốc gia tiếp nhận đầu tư là nếu tính bình quân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FIEs) đầu tư nhiều và đóng góp đáng kể hơn vào ngân sách nhà nước Việt Nam so với doanh nghiệp phi nhà nước (NSOEs). Cũng tính bình quân thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo nhiều việc làm hơn, tăng trưởng cao hơn, hoạt động với tỉ lệ khai thác năng lực sản xuất và lợi nhuận cao hơn. Giả sử các yếu tố khác không đổi thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp nhiều hơn cho việc hình thành vốn, nộp thuế và tạo nhiều việc làm hơn so với doanh nghiệp nhà nước (SOEs) và doanh nghiệp phi nhà nước (NSOEs). Dữ liệu chỉ ra những đặc điểm gì của một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (tính bình quân) tại Việt Nam? Một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (tính bình quân) trong mẫu khảo sát là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 100%, đầu tư theo hình thức đầu tư mới 100%, động cơ chính là tiếp cận thị trường Việt Nam hoặc để tăng hiệu quả hoạt động của

12

Thuật ngữ doanh nghiệp phi nhà nước được sử dụng để chỉ các doanh nghiệp sở hữu tư nhân 100% và dựa trên định nghĩa của Tổng Cục Thống kê của Việt Nam.

Page 7: Báo cáo Đầu tư - dautunuocngoai.gov.vn · Báo cáo Đầu tư Công nghiệp Việt Nam 2011 tham gia thảo luận về tác động của đầu tư trực tiếp nước

7

doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường là lớn, đã hoạt động từ

6 đến 20 năm và hướng đến thị trường toàn cầu, tức là thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp này đã ra khỏi phạm vi các quốc gia ASEAN. Với định hướng thị trường khu vực và toàn cầu, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khác biệt rõ ràng so với doanh nghiệp phi nhà nước (NSOEs) và doanh nghiệp nhà nước (SOEs) khi những doanh nghiệp này chủ yếu chỉ hướng vào thị trường nội địa trong nước. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong các ngành công nghệ cao (như máy vi tính, điện tử và quang học) cũng như các ngành công nghệ thấp (như chế biến da giày). Nhà đầu tư thường là công ty con của Công ty Xuyên Quốc gia (TNC) có nguồn gốc từ một quốc gia công nghiệp hóa13. Trong mẫu

Khảo sát, nhà đầu tư lớn nhất là đại diện đến từ Hàn Quốc, Đài Loan Trung Quốc và Nhật Bản và kết quả này phản ánh đúng bức tranh chung của ngành công nghiệp. Kết quả này chỉ

ra một số đặc điểm dễ thấy của nhóm các nhà đầu tư nước ngoài được thu hút đầu tư vào Việt Nam. Phân tích dữ liệu Khảo sát chỉ ra các ý kiến khác nhau về những khó khăn trong hoạt động kinh doanh giữa nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam và nhóm doanh nghiệp phi nhà nước (PEs) và doanh nghiệp nhà nước (SOEs). Trong số các doanh nghiệp không khai thác hết năng lực sản xuất, phần lớn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ ra 2 lý do quan trọng nhất là thiếu nhân lực có tay nghề và cung cấp điện không ổn định, và đây có thể cũng là 2 yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này. Kết quả quan trọng này phần nào cho thấy việc sửa đổi Luật Đầu tư Nước ngoài trước đây để tạo ra môi trường đầu tư thân thiện và bình đẳng hơn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước có lẽ cần được tiếp tực sửa đổi và cập nhật. Các khó khăn mà doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cảm nhận không chỉ khiến mức độ sẵn sàng đến Việt Nam của họ giảm đi mà còn quyết định độ dài và sự gắn bó của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại quốc gia nhận đầu tư. Điều này có thể ảnh hưởng đến tác động phát triển lâu dài của FDI. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với năng lực sản xuất chưa được khai thác tối đa có thể tăng trưởng chậm hơn, lợi nhuận ít hơn, đầu tư ít hơn, tuyển dụng ít hơn và không tham gia vào các chiến lược mua nội địa. Tựu trung thì thậm chí họ có thể buộc phải rút khỏi thị trường và đầu tư ở nước khác. Trả lời trong Khảo sát cũng chỉ ra rằng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam chắc hẳn có yêu cầu không giống nhau ít nhất là về mục tiêu cụ thể để thúc đẩy đầu tư. Thứ nhất, FDI bắt nguồn từ các nước công nghiệp dường như bị chi phối bởi các động cơ tìm kiếm hiệu quả khi đầu tư. Tăng hiệu quả có thể đạt được chủ yếu là bằng cách tiếp cận các chi phí sản xuất thấp, tiếp theo là tiếp cận các nguồn lực tự nhiên và các đầu vào. FDI từ các nước đang phát triển dường như bị chi phối bởi các động cơ tìm kiếm thị trường, đặc biệt là tiếp cận thị trường Việt Nam. Tương tự, giữa các loại nhà đầu tư cũng có sự khác nhau về động cơ đầu tư. Phần lớn các công ty con (TNC subsidiaries) của các Công ty Xuyên Quốc gia trong mẫu Khảo sát đầu tư vào Việt Nam để tăng hiệu quả trong khi các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư đơn lẻ (stand alone foreign enterprises, viết tắt là FEs) đầu tư nhằm tiếp cận thị trường Việt Nam. Phần lớn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FIEs) là theo hình thức đầu tư mới. So với các Công ty Xuyên Quốc gia, số doanh nghiệp đầu tư đơn lẻ đầu tư theo hình thức Liên doanh có tỉ lệ cao hơn nhiều. Kết quả này quan trọng ở chỗ nó báo hiệu rằng để tiếp cận thị trường Việt Nam, liên doanh với một đối tác trong nước là chiến lược khá phổ biến. Một doanh nghiệp liên doanh (tính bình quân) vào Việt Nam để tìm kiếm thị trường nhưng về định hướng doanh thu thì lại hướng vào thị trường nội địa. Mặt khác, một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 100% lại gia nhập thị trường để tìm kiếm hiệu quả và xây dựng định hướng thị trường toàn cầu. Một kết quả tương đối ngạc nhiên là phần lớn liên doanh khi đầu tư vào Việt Nam là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 100% nhưng sau đó lại thành lập liên doanh. Hiện tượng này thú vị ở chỗ nó phần nào báo hiệu điều kiện thị trường nội địa thuận lợi và đang được cải thiện trong một số lĩnh vực/ngành sản xuất cụ thể thể hiện ở các xu hướng tiêu dùng tư nhân cao.

13

Định nghĩa về các nước công nghiệp hóa và các nước đang phát triển dựa trên định nghĩa trong ấn phẩm Thống kê Công nghiệp của UNIDO (các số khác nhau).

Page 8: Báo cáo Đầu tư - dautunuocngoai.gov.vn · Báo cáo Đầu tư Công nghiệp Việt Nam 2011 tham gia thảo luận về tác động của đầu tư trực tiếp nước

8

Tạo công ăn việc làm và hình thành kỹ năng Trong mẫu Khảo sát, các xu hướng tạo công ăn việc làm và hình thành kỹ năng tương đối nhất quán với nhìn nhận khái quát về tình hình công ăn việc làm trong lĩnh vực chế biến chế tạo của Việt Nam. Kết luận trong Báo cáo một lần nữa khẳng định một quan điểm đã được thừa nhận đó là đa số doanh nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam sử dụng nhiều lao động và FDI có tác động tích cực đến tạo công ăn việc làm. Đa số cơ hội việc làm trong lĩnh vực này thu hút lao động tham gia sản xuất trực tiếp mà đáng kể là lao động nữ. Kết quả này cũng nhất quán với hiểu biết chung và nhấn mạnh yêu cầu cần nghiên cứu ý nghĩa kinh tế và xã hội của thực trạng lao động nữ tham gia rộng rãi trong các ngành công nghiệp cụ thể của Việt Nam, đáng chú ý như trong ngành dệt may. Một kết quả quan trọng của Báo cáo là phần lớn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phụ thuộc nhiều vào vốn và đầu vào nhập khẩu đồng thời cũng tham gia sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng thấp chủ yếu thích hợp với các thị trường xuất khẩu. Các xu hướng này khẳng định năng suất trên một lao động tương đối thấp nếu đo lường bằng giá trị gia tăng trung vị (median) tính trên một lao động. Trên thực tế thiếu lao động có tay nghề cũng như giá lao động gia tăng là hai hạn chủ yếu đối với các doanh nghiệp tham gia khảo sát, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp xuất khẩu ra thị trường toàn cầu. Vì tỉ lệ lao động có tay nghề trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là thấp nhất nên các doanh nghiệp này dường như có xu hướng rút ngắn khoảng cách về tay nghề bằng cách tăng chi phí đào tạo nội bộ doanh nghiệp và đào tạo bên ngoài. Trên thực tế chi phí đào tạo nội bộ và bên ngoài của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cao hơn nhiều so với doanh nghiệp trong nước, điều này rõ ràng nói lên rằng nâng cao tay nghề là ưu tiên của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hiện tượng này có thể góp phần tích cực giúp cải thiện chất lượng và kỹ năng của lao động nội địa. Tuy nhiên, tác động gián tiếp của FDI trong việc cải thiện tay nghề/kỹ năng lao động còn thấp do liên kết dọc giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước theo nhìn nhận của các doanh nghiệp khảo sát là còn yếu.

Việc hình thành vốn Báo cáo có nhiệm vụ phân tích ý kiến cho rằng có sự khác biệt lớn và tiếp tục gia tăng theo thời gian giữa vốn FDI đăng ký và và vốn FDI thực hiện. Phân tích kỹ hơn ở mức vĩ mô gợi ra rằng dù sự khác biệt giữa 2 loại vốn này đang tồn tại, vốn thực hiện tính trên 1 dự án FDI ít biến động hơn và thậm chí còn có xu hướng gia tăng xét về tương đối kể từ năm 2006. Điều này nói lên rằng sự khác biệt giữa vốn thực hiện và vốn đăng ký thực ra có lẽ đang giảm theo thời gian. Báo cáo gợi ý rằng tác động hình thành vốn của FDI trong ngành công nghiệp Việt Nam đang phản ánh đúng các xu hướng nói trên của giá trị vốn FDI thực hiện. Kể từ năm 2008, giá trị đầu tư (giá cố định/đã điều chỉnh theo lạm phát) của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã vượt hơn giá trị đầu tư của khu vực doanh nghiệp phi nhà nước. Mặc dù có đóng góp to lớn cho việc hình thành vốn cố định tính gộp, tác động của hiệu ứng đầu tư cùng chiều (crowding in) của đầu tư nước ngoài còn tương đối yếu. Thêm nữa, kết quả Khảo sát cũng gợi ý rằng tác động tăng trưởng của FDI còn chưa tích cực vì hiệu quả hoạt động còn khiêm tốn của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng như những rắc rối về chuyển giá đã xảy ra.

Page 9: Báo cáo Đầu tư - dautunuocngoai.gov.vn · Báo cáo Đầu tư Công nghiệp Việt Nam 2011 tham gia thảo luận về tác động của đầu tư trực tiếp nước

9

Thương mại và tính cạnh tranh quốc tế Hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp tham gia Khảo sát phản ánh tình hình chung về hội nhập thương mại của ngành công nghiệp Việt Nam cũng như tính cạnh tranh công nghiệp nổi trội. Gia nhập WTO được coi là có tác động quan trọng nhất đến các xu hướng thương mại quốc tế của các doanh nghiệp, cụ thể là về đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu. Kết quả Khảo sát cho thấy trong khi các doanh nghiệp xuất khẩu xuất khẩu toàn cầu (tức là mở rộng thị trường ra ngoài khu vực ASEAN) phần lớn các hoạt động nhập khẩu lại tập trung trong vực tức là xảy ra thâm hụt cán cân thương mại cấp khu vực. Tăng trưởng xuất khẩu dường như có xu hướng suy giảm trong một số ngành xuất khẩu chủ chốt ví dụ sản xuất công nghiệp nhẹ và hàng thủ công. Kết quả này có thể lý giải cho việc doanh thu xuất khẩu thấp đi là hệ quả chủ yếu của việc các thị trường quốc tế cạnh tranh mạnh mẽ sau đó mới là vì khối lượng thấp hơn. Hoạt động xuất khẩu nói chung chịu sự định hướng và dựa trên nền tảng là khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhưng đồng thời tập trung trong nhiều ngành chế biến chế tạo sử dụng nhiều lao động. Việc đa số doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, phụ thuộc nhiều vào các đầu vào nhập khẩu phần nào đang chỉ ra vấn đề thiếu các nhà cung cấp đầu vào có thể đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp. Trên thực tế các khó khăn chủ yếu mà doanh nghiệp xuất khẩu gặp phải cũng là thách thức chung của toàn bộ nền kinh tế Việt Nam. Trước quan điểm cho rằng FDI có tác động đến năng suất lao động của các doanh nghiệp nói chung, phân tích tiếp dường như lại chỉ ra rằng doanh nghiệp định hướng xuất khẩu có năng suất lao động thấp. Kết quả này đặt ra thách thức chính đối với một nền kinh tế mở cửa đang trong thời kỳ quá độ như Việt Nam. Trong khi sức ép tăng trưởng xuất khẩu luôn lớn thì xuất khẩu rõ ràng vẫn theo hướng giá trị gia tăng thấp và dựa trên hoạt động chế biến chế tạo sử dụng nhiều lao động.

Năng suất và hiệu quả kỹ thuật Báo cáo cũng bắt đầu phân tích năng suất và hiệu quả hoạt động tương đối theo các nhóm doanh nghiệp, khu vực/ngành và tỉnh ở Việt Nam với mục đích xác định các xu hướng năng suất và hiệu quả hoạt động tương đối. Việc này là quan trọng trong bối cảnh các chính sách xúc tiến đầu tư và cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp đang được xây dựng hướng đến mục đích nâng cao hơn nữa tác động tích cực của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam. Kết quả khảo sát gợi ý rằng ở cấp Tỉnh và cấp khu vực/ngành, có sự khác biệt rất lớn về hiệu quả hoạt động bình quân giữa các doanh nghiệp. Tỉnh Vĩnh Phúc và thành phố Hồ Chí Minh được xác định là nơi có nhiều doanh nghiệp đứng đầu về hiệu quả hoạt động trong khi thành phố Đà Nẵng và tỉnh Bắc Ninh có nhiều doanh nghiệp đứng cuối về hiệu quả hoạt động14. Ở Vĩnh Phúc, tỉnh dẫn đầu về hiệu quả hoạt động, có nhiều doanh nghiệp trong mẫu Khảo sát là doanh nghiệp nước ngoài có hiệu quả hoạt động cao và phần lớn hoạt động trong các khu công nghiệp. Về nguyên tắc, phân tích đi theo quan điểm là doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp công nghệ trung và cao chắn hẳn là hướng đến mục tiêu năng suất và hiệu quả kỹ thuật. Tuy nhiên kết quả phân tích cũng cho thấy rõ là các ngành/lĩnh vực công nghệ cao điển hình thường dựa vào các lĩnh vực sản xuất lắp ráp sử dụng nhiều lao động (như chế tạo máy vi tính, điện tử, sản phẩm quan học và chế tạo thiết bị điện) lại có hiệu quả hoạt động kém nhất xét trên phương diện năng suất và hiệu quả kỹ thuật. Kết quả này có lẽ nói lên một điều rằng không phải tất cả các doanh nghiệp trong các ngành công nghệ trung và cao đều là các doanh nghiệp đứng đầu về hiệu quả hoạt động và biến số quyết định trong kết quả này chính là yếu tố lao động.

14

Điểm cần thận trọng trong phân tích này là tính phù hợp. Số mẫu quan sát làm cơ sở cho phân tích

này biến đổi khá lớn giữa các tỉnh và phân tích đã không tính đến sự khác biệt, ví dụ về loại hình sở

hữu, khu vực/ngành, địa điểm.

Page 10: Báo cáo Đầu tư - dautunuocngoai.gov.vn · Báo cáo Đầu tư Công nghiệp Việt Nam 2011 tham gia thảo luận về tác động của đầu tư trực tiếp nước

10

Báo cáo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hướng tới đối tượng và/hoặc hỗ trợ các doanh nghiệp sử dụng nhiều vốn và lao động. Nguồn vốn lớn đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp đang tìm cách rút ngắn khoảng cách với các doanh nghiệp dẫn đầu về năng suất lao động. Hơn nữa việc kết hợp các yếu tố sở hữu nước ngoài và vốn lớn thường được coi là mang lại cho các doanh nghiệp nước ngoài lợi thế cạnh tranh về năng suất và hiệu quả kỹ thuật. Tầm quan trọng của việc đầu tư cho nguồn nhân lực trở nên rất rõ ràng khi lý giải năng suất và hiệu quả hoạt động tương đối của các doanh nghiệp bằng cách sử dụng phương pháp phân tích hồi quy. Trong số các biến được sử dụng trong các mô hình, biến về mức độ nguồn nhân lực của các doanh nghiệp được phát hiện là có liên quan nhiều nhất đến hiệu quả hoạt động15. Trước nhất, kết luận chính sách chung rút ra từ đây là doanh nghiệp trong nước cần đầu tư chủ yếu vào nguồn nhân lực để cố gắng thu hẹp khoảng cách về năng suất và hiệu quả kỹ thuật với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đầu tư vào nguồn nhân lực luôn giúp tạo ra lợi thế dù cho các khu vực/ngành, các tỉnh, số vốn có thể khác nhau. Một kết quả Khảo sát quan trọng chỉ ra sự khác nhau không đáng kể về hiệu quả hoạt động giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp phi nhà nước và doanh nghiệp nhà nước. Sử dụng một số công cụ/biến về hiệu quả hoạt động, phân tích cho thấy, trái ngược với những ý kiến trước đây, doanh nghiệp nhà nước tỏ ra là nhóm có năng suất và hiệu quả kỹ thuật tương đối cao nhất16. Phân tích hồi quy cho thấy điều này đã giải thích vì sao sự khác biệt về hiệu quả hoạt động của các nhóm/loại hình sở hữu khác nhau là nhỏ và nằm ngoài dự đoán. Khi chỉ xét đến quan hệ giữa yếu tố sở hữu và hiệu quả hoạt động và cô lập những yếu tố khác có thể có ảnh hưởng đồng thời đến hai yếu tố trên, kết quả phân tích cho thấy doanh nghiệp có vốn nước ngoài hoạt động kinh doanh tốt hơn đáng kể so với hai nhóm còn lại là doanh nghiệp phi nhà nước và doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là về năng suất lao động tương đối và Năng suất Yếu tố Tổng hợp (viết tắt là TFP). Hơn nữa, hiệu quả hoạt động tương đối của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục được nâng lên nếu doanh nghiệp có lao động dồi dào và nhiều vốn hơn. Ở đây việc một nhà đầu tư là Công ty Xuyên Quốc gia (TNC) hay nhà đầu tư đơn lẻ (FE) hay nguồn gốc đầu tư từ quốc gia trong nhóm Bắc hay Nam nào dường như không còn mang tính quyết định. Dựa trên kết quả này có thể nói một chính sách khích lệ tăng số doanh nghiệp nước ngoài sử dụng nhiều vốn với mức độ nguồn nhân lực và nguồn lực vật chất dồi dào có thể làm thay đổi thành phần doanh nghiệp tại Việt Nam theo hướng thuận lợi cho các doanh nghiệp với năng suất và hiệu quả kỹ thuật cao hơn17. Một yếu tố khác cũng quan trọng đối với năng suất và hiệu quả kỹ thuật đó là doanh nghiệp có phải là liên doanh hay là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 100%. Phân tích tác động của hình thức sở hữu liên doanh đến hiệu quả hoạt động cho thấy các doanh nghiệp nước ngoài đã quyết định liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam có Năng suất Yếu tố Tổng hợp (TFP) và hiệu quả kỹ thuật cao hơn so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 100%. Vì vậy điều quan trọng là kịch bản về công nghiệp Việt Nam không chỉ gồm có doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 100% mà còn có hình thức sở hữu liên doanh cũng là một hình thức cơ bản để gia nhập thị trường. Kết quả phân tích cho thấy các liên doanh với

15

Kết quả này được tìm ra không tính đến đặc điểm của mô hình. 16

Điểm hạn chế của phương pháp phân tích hồi quy là mối quan hệ giữa 2 biến có thể là do biến thứ 3, 4, hoặc 5 và một biến sau này có liên quan tới cả 2 biến đầu và tạo ra quan hệ ảo giữa 2 biến đầu. 17

Tuy nhiên kiến nghị chính sách này cũng kèm theo cảnh báo. Nội dung phân tích trong Báo cáo này chỉ là tác động cơ cấu/thành phần của FDI, ví dụ, đâu là tác động trực tiếp đến năng suất và hiệu quả kỹ thuật tương đối khi cơ cấu/thành phần các doanh nghiệp ở Việt Nam thay đổi theo hướng thuận lợi cho các doanh nghiệp đã được xác định? Ở đây việc các doanh nghiệp này gia nhập thị trường có tác động như thế nào đến năng suất và hiệu quả kỹ thuật tương đối của các doanh nghiệp phi nhà nước đã có mặt trên thị trường đã được bỏ qua. Cái gọi là hiệu ứng lan tỏa có thể là tích cực hoặc tiêu cực và điều này cần được tìm hiểu thêm để có thể đánh giá tác động thuần của FDI. Ví dụ, Báo cáo Đầu tư Châu Phi của UNIDO có phân tích về tác động lan tỏa, trong đó đã tìm ra tác động lan tỏa tỉ lệ thuận rõ rệt giữa các ngành/khu vực và tác động lan tỏa tỉ lệ nghịch trong một ngành/lĩnh vực.

Page 11: Báo cáo Đầu tư - dautunuocngoai.gov.vn · Báo cáo Đầu tư Công nghiệp Việt Nam 2011 tham gia thảo luận về tác động của đầu tư trực tiếp nước

11

nguồn nhân lực và tài sản vật chất (physical capital) dồi dào hiển nhiên là những doanh nghiệp đứng đầu về hiệu quả hoạt động và có thể trở thành mục tiêu thu gọn trong hoạt động xúc tiến đầu tư. Kết quả này là quan trọng, đặc biệt trước tình hình phổ biến hiện nay là liên doanh được thành lập ít hơn so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 100% khi điều kiện môi trường hiện tại tương đối thuận lợi cho liên doanh khi Luật Đầu tư Nước ngoài của Việt nam đã bãi bỏ những hạn chế kể từ năm 2007. Yếu tố thứ 3 được xác định khi phân tích là lợi thế tiềm năng cho các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp. Khu công nghiệp ở các Tỉnh có lợi thế nổi bật như cơ sở hạ tầng tốt, có điện, nước sạch, đất đai được trợ cấp và doanh nghiệp có tiềm năng được lợi nhờ tác động của các nhóm/cụm ngành, có thể là tiếp cận tài chính và các yếu tố sản xuất thuận lợi hơn. Kết quả Khảo sát chỉ ra rằng các lợi thế về địa điểm như trên là quan trọng để doanh nghiệp đạt được năng suất và hiệu quả kỹ thuật. Mặc dù yếu tố vị trí trong các Khu Công nghiệp được coi là đặc biệt quan trọng với Năng suất Yếu tố Tổng hợp (TFP) và hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp, nó không nhất thiết quan trọng với năng suất lao động tương đối. Một điều thú vị về Năng suất Yếu tố Tổng hợp (TFP) và hiệu quả kỹ thuật đó là không còn khác biệt đáng kể về hiệu quả hoạt động giữa nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhóm doanh nghiệp phi nhà nước và nhóm doanh nghiệp nhà nước khi yếu tố khu công nghiệp được xem xét. Phân tích cho thấy doanh nghiệp phi nhà nước cũng được hưởng lợi khi hoạt động trong khu công nghiệp và không có sự khác biệt giữa doanh nghiệp phi nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không thuộc nhóm này. Nói chung kết quả phân tích gợi ra rằng khu công nghiệp tỏ ra là một lựa chọn được các doanh nghiệp ưa chuộng thứ hai về khía cạnh môi trường kinh doanh thuận lợi cho tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam. Mặc dù các khu công nghiệp cũng có thể có lợi cho cả doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp, ví dụ, bằng cách khích lệ nhu cầu về sản phẩm cuối cùng và sản phẩm trung gian, chúng vẫn không trở thành lựa chọn số một của các doanh nghiệp vì việc hình thành các khu công nghiệp không thể tránh khỏi một số doanh nghiệp được thuận lợi hơn các doanh nghiệp khác. Ý kiến gợi ý ở đây là hoạt động trong các khu công nghiệp có các lợi thế về năng suất và hiệu quả kỹ thuật cho các doanh nghiệp. Nên tiến hành các nghiên cứu đặc biệt để phân tích kỹ hơn bản chất và mức độ lợi thế “địa điểm” (như trên đã đề cập) cụ thể của các khu công nghiệp của các Tỉnh ở Việt Nam. Theo đó điều quan trọng là nên thiết kế các chính sách, ưu đãi, và biện pháp nhân rộng và lặp lại các lợi thế này cho các doanh nghiệp khác trong cùng Tỉnh và ở cấp quốc gia.

Hiệu ứng lan tỏa của FDI Hiệu ứng lan tỏa của FDI được ghi nhận là diễn ra qua nhiều kênh/luồng khác nhau ví dụ như trình diễn (demonstration), liên kết dọc ngược chiều, chuyển giao công nghệ và tri thức. Kết quả trong Báo cáo nói lên rằng ở cấp độ ngành công nghiệp, hiệu ứng lan tỏa của FDI được dự đoán là yếu. Chuyển giao công nghệ chắc hẳn có thể diễn ra thông qua các liên kết chiều ngang hơn là liên kết chiều dọc trước thực tế là phần lớn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phụ thuộc rất nhiều vào hàng hóa trung gian và nguyên vật liệu thô nhập khẩu. Mặt khác, các liên kết chiều ngang trong ngành công nghiệp Việt Nam có nhiều khả năng diễn ra thông qua hiệu ứng lan tỏa (hay hiệu ứng trình diễn, tiếng Anh là demonstration effects) trong nội ngành/lĩnh vực hoặc nội Tỉnh và kết quả Khảo sát khẳng định hiệu ứng lan tỏa dương là có (và đã được thống kê kiểm chứng) trong các Tỉnh nhưng không có trong các ngành/lĩnh vực. Hiệu ứng lan tỏa nội Tỉnh do khoảng cách địa lý gần và hiệu ứng tụ tập cũng có thể chịu sự chi phối bởi sự ra đời và có mặt của các khu công nghiệp. Sự lan tỏa dương và có ý nghĩa về thống kê ở cấp tỉnh hàm ý một điều rằng chính sách khuyến khích đa dạng hóa FDI cấp tỉnh nên được tiếp tục ủng hộ. FDI càng được đa dạng hóa ở các Tỉnh của Việt Nam thì hiệu ứng lan tỏa nói trên có thể càng có lợi cho các doanh nghiệp trong nước. Hiệu ứng lan tỏa dương nhưng không được khẳng định là có (về mặt thống kê) trong

Page 12: Báo cáo Đầu tư - dautunuocngoai.gov.vn · Báo cáo Đầu tư Công nghiệp Việt Nam 2011 tham gia thảo luận về tác động của đầu tư trực tiếp nước

12

nội ngành ngụ ý rằng hiệu ứng bắt chước và trình diễn mà khối đầu tư trong nước phản ứng lại là còn yếu. Tương tự thì tác động gián tiếp của hoạt động đào tạo nguồn nhân lực của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối với các doanh nghiệp khác (doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp không phải trong nước, trong cùng ngành hoặc khác ngành) có thể còn hạn chế do các liên kết chiều ngang và chiều dọc yếu18. Nói chung, kết quả khảo sát cho thấy rằng rất nhiều việc cần phải làm về hỗ trợ chính sách và ưu đãi để phát triển các liên kết ngược theo chiều ngang và dọc.

Quyền tự chủ của cán bộ quản lý địa phương ở các công ty con của các Công ty Xuyên Quốc gia Báo cáo xác định một số đặc điểm chung về quyền tự chủ quản lý của các công ty con Việt Nam của các Công ty Xuyên Quốc gia (TNCs) – khi các công ty con này được thành lập ở Việt Nam theo hình thức liên doanh hoặc công ty con có vốn nước ngoài 100%. Các đặc điểm về quyền tự chủ, một chiều kích cụ thể phản ánh mối quan hệ giữa công ty con với trụ sở, là đặc biệt quan trọng vì nó mô tả đúng nhất về “quyền lực” của cán bộ quản lý người địa phương trong việc ra quyết định hàng ngày của họ. Về nguyên tắc, mức độ tự chủ quản lý càng lớn thì về tiềm năng hiệu quả hoạt động của công ty con sẽ càng cao do khai thác được trí thức địa phương19. Kết quả Khảo sát cho thấy giả thiết này không nhất thiết đúng với các Công ty Xuyên Quốc gia (TNCs) tại Việt Nam khi quyền tự chủ nhiều hơn không đem lại năng suất hoạt động cao hơn. Phần trả lời Khảo sát nói về quyền tự chủ có liên quan đến nhiều đặc tính của doanh nghiệp chứ không phải năng suất. Thứ nhất, các công ty con của các công ty đến từ các nền kinh tế phát triển được trao quyền quyết định ở cấp địa phương cao hơn là các công ty con của các Doanh nghiệp Đa quốc gia (MNEs) đến từ các nước đang phát triển. Kết quả này chỉ ra những khác biệt về văn hóa doanh nghiệp giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và chính những khác biệt này cuối cùng có mối liên hệ với sự phát triển công ty con ở địa phương và quá trình nâng cấp công ty. Cũng có những khác biệt nổi bật giữa các ngành/lĩnh vực chế biến chế tạo: các công ty con trong các phân ngành sản xuất đồ uống và sản xuất trang phục cho thấy có mức độ quyền tự chủ quản lý thấp nhất và các công ty con trong các phân ngành chế biến gỗ và sửa chữa máy móc cho thấy có mức độ mức độ quyền lực cao nhất. Nhiều đặc điểm khác của các công ty con được chỉ ra là có mối quan hệ với các mức độ tương ứng của quyền tự chủ. Ví dụ, các công ty con có vốn nước ngoài 100% của các Công ty Xuyên Quốc gia ở Việt Nam thì mức độ quyền tự chủ quản lý tăng theo độ tuổi và độ trưởng thành của các công ty con. Về mặt quy mô công ty, các công ty lớn có mức độ quyền tự chủ thấp nhất và điều này cũng phần nào phản ánh quan điểm rằng một công ty con lớn phải hòa nhập chặt chẽ với mạng lưới toàn cầu của công ty mẹ để đảm bảo sự tuân thủ chiến lược của Công ty Xuyên Quốc gia.

Môi trường kinh doanh và lựa chọn địa điểm đầu tư Báo cáo phân tích phần trả lời của nhà đầu tư nước ngoài trong nhiều câu hỏi nhằm mục đích hiểu xem điều gì đã ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các công ty nước ngoài và

18

Kết quả này được xác nhận bởi Jenkins (2006), Jenkins lập luận rằng tác động gián tiếp về việc làm là tối thiểu và thậm chí có thể là âm do các liên kết hạn chế mà các nhà đầu tư nước ngoài tạo ra và khả năng “chèn lấn” của đầu tư trong nước. 19

Tuy nhiên không có mối quan hệ tuyến tính giữa quyền tự chủ và đặc điểm của doanh nghiệp nói chung vì trong nhiều yếu tố khác việc trao quyền tự chủ cho công ty con có thể không được trụ sở của các Công ty Đa Quốc gia quan tâm, ví dụ, khi xem xét yêu cầu 1 doanh nghiệp con cần tuân thủ với mạng lưới và hoạt động kinh doanh toàn cầu của Công ty Xuyên Quốc gia.

Page 13: Báo cáo Đầu tư - dautunuocngoai.gov.vn · Báo cáo Đầu tư Công nghiệp Việt Nam 2011 tham gia thảo luận về tác động của đầu tư trực tiếp nước

13

cảm nhận của họ về môi trường kinh doanh và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh ở Việt Nam. Phần trả lời Khảo sát hé mở rằng các công ty nước ngoài chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi các yếu tố ổn định chính trị và kinh tế, chi phí lao động và khung pháp lý của Việt Nam. Các yếu tố này không khác nhau giữa các nhà đầu tư có nguồn gốc từ các quốc gia khác nhau mặc dù nhà đầu tư châu Á, so với các nhà đầu tư từ các nước khác, tỏ ra lo lắng tương đối nhiều hơn về các khía cạnh an toàn cho cá nhân. Nhà đầu tư Hàn Quốc, với số lượng lớn hơn nhà đầu tư đến từ các quốc gia khác, tỏ ra lo lắng và quan tâm nhiều hơn đến chất lượng hạ tầng mà Việt Nam cung cấp. Mặt khác, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh của cơ quan chính phủ được xem là khá quan trọng với nhà đầu tư châu Âu. Báo cáo cho thấy ít có sự khác biệt trong cảm nhận của nhà đầu tư về môi trường đầu tư dù đó là doanh nghiệp xuất khẩu hay không, dù đó là một Công ty Xuyên Quốc gia hay là doanh nhân nước ngoài đầu tư đơn lẻ. Một kết quả đáng chú ý khác về nhà đầu tư nước ngoài chỉ ra rằng các yếu tố địa điểm của Việt Nam đã được cải thiện trong 3 năm qua, cụ thể là các yếu tố liên quan đến dịch vụ hỗ trợ của chính phủ, chất lượng cuộc sống nói chung, ổn định chính trị và khung pháp lý của Việt Nam. Cụ thể hơn, nhà đầu tư đến từ phía Nam bán cầu (tính bình quân) là tích cực hơn nhà đầu tư đến từ phía Bắc bán cầu khi trả lời về những thay đổi môi trường kinh doanh của Việt Nam. Phân tích cũng chỉ ra rằng nhà đầu tư tiềm năng nhận biết về các cơ hội đầu tư vào Việt Nam chủ yếu là qua cộng đồng nhà đầu tư hiện tại. Các kênh như trụ sở và công ty mẹ cũng là nguồn thông tin quan trọng với nhiều nhà đầu tư tham gia Khảo sát trong khi Cục Đầu tư Nước ngoài (FIA), hoặc Sở kế hoạch Đầu tư (DPI) là các nguồn thông tin chính cho các nhà đầu tư đến từ Hoa Kỳ và Nhật Bản. Nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam có lẽ nhận được nhiều ưu đãi tài chính và những ưu đãi tài chính cũng được họ coi là rất quan trọng. Phần nhiều ưu đãi mà các nhà đầu tư nhận được là theo hình thức cơ sở hạ tầng chuyên dụng mà chủ yếu là địa điểm trong các khu công nghiệp và nhà đầu tư nổi trội trong việc được hưởng lợi là nhà đầu tư Nhật Bản. Nói chung khi các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, chất lượng dịch vụ trong giai đoạn thực hiện trong đầu tư được cho điểm thấp hơn khi so sánh với các giai đoạn khác. Các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh được coi là rất quan trọng đối với những nhà đầu tư nước ngoài trả lời bảng hỏi và những dịch vụ được đề xuất cải thiện là dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm địa điểm hoạt động kinh doanh và hỗ trợ tìm kiếm nguồn nhân lực. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đơn lẻ có lẽ nhận được nhiều dịch vụ hơn trong gia đoạn trước đầu tư/trước mở rộng, giai đoạn gia nhập thị trường, giai đoạn thực hiện trong khi các công ty con của các Công ty Xuyên Quốc gia có lẽ nhận được nhiều dịch vụ hơn ở giai đoạn vận hành/chăm sóc tiếp sau. Nói chung, các nguồn cung cấp dịch vụ chính cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài vẫn là các nguồn lực nội bộ của doanh nghiệp và các cơ quan chính phủ. Nhà đầu tư tư nhân trong nước có xu hướng cho điểm chất lượng dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cao hơn là các nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp tư nhân cho điểm cao về chất lượng dịch vụ trong tất cả các giai đoạn đầu tư nhưng một số dịch vụ trong giai đoạn thực hiện và giai đoạn vận hành dường như đã được cung cấp quá nhiều vì nhu cầu đối với các dịch vụ này không được coi là rất quan trọng.

Khu chế xuất và khu công nghiệp Kết quả Báo cáo rất chú ý tới đặc điểm của các công ty đóng trong các Khu Chế xuất và Khu Công nghiệp (viết tắt là EPZs và IPZs) tham gia Khảo sát20. Các khu này đã trở nên đặc biệt quan trọng trong quá trình thu hút đầu tư nước ngoài và còn nhiều vấn đề cần được nghiên cứu về tác động của hoạt động đầu tư diễn ra và tiếp nhận trong các khu này với nền kinh tế. Dù có thể nói là chưa đủ, Báo cáo cũng đã gợi mở một số khía cạnh quan trọng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong các khu này và tác động tiềm năng của các doanh nghiệp này đến toàn bộ nền kinh tế. Phần trả lời Khảo sát dường như nói

20

Để phục vụ mục đích phân tích, thuật ngữ Khu Chế xuất (EPZ) và Khu Công nghiệp (IZ) được dùng như nhau.

Page 14: Báo cáo Đầu tư - dautunuocngoai.gov.vn · Báo cáo Đầu tư Công nghiệp Việt Nam 2011 tham gia thảo luận về tác động của đầu tư trực tiếp nước

14

rằng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong các khu này chủ yếu là các hoạt động sử dụng nhiều lao động với đặc tính là doanh nghiệp chế biến chế tạo công nghệ thấp và cũng là các doanh nghiệp định hướng xuất khẩu toàn cầu. Cũng theo các xu hướng quốc tế, các doanh nghiệp hoạt động trong các khu này có đặc điểm là sử dụng nhiều lao động nữ với số lao động nữ chiếm hơn một nửa tổng số lao động làm trong các khu này21. Thời gian làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong các Khu Công nghiệp dường như dài hơn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động ngoài khu và lao động dường như được trả lương thấp hơn mức trung bình. Kết quả Khảo sát gợi ý rằng mức lương cao nhất được trả bởi các nhà đầu tư châu Âu, Nhật Bản, và Hàn Quốc. Các doanh nghiệp nước ngoài dường như thuê chủ yếu là lao động trong nước. Tính bình quân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các khu công nghiệp trích một lượng doanh thu lớn dùng cho đào tạo nội bộ và đào tạo bên ngoài doanh nghiệp và doanh nghiệp đến từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, và Trung Quốc là các công ty đầu tư nhiều nhất cho đào tạo. Về việc cung cấp tại địa phương, hoạt động thầu phụ còn hạn chế hơn đối với nhà đầu tư nước ngoài đóng trong các Khu Công nghiệp và Khu Chế xuất khi so sánh với nhà đầu tư nằm ngoài các khu này22. Một điều đáng lưu ý là khoảng 161 công ty nằm trong khu công nghiệp cho rằng họ có kế hoạch mở rộng hoạt động bằng cách đầu tư vào nhà máy và thiết bị của họ về trung và dài hạn.

Kết luận và khuyến nghị Như nhiều nghiên cứu đã kết luận, ngành chế biến chế tạo là cốt lõi của thành tựu kinh tế khá ấn tượng mà Việt Nam đã đạt được trong hai thập kỷ qua. Ngành chế biến chế tạo cần tiếp tục giữ vài trò chủ chốt trong tương lai nếu Việt Nam mong muốn duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao. Hoạt động công nghiệp Việt Nam bộc lộ mức tăng trưởng ấn tượng trong các ngành xuất khẩu nhưng những lợi ích của hoạt động này còn bị hạn chế do sự gia tăng về hàng nhập khẩu đã qua chế biến diễn ra đồng thời. Về mặt này, tự do hóa thương mại đã chưa thể tạo ra những thay đổi về xu hướng xuất khẩu hàng hóa đã chế biến, và thâm hụt thương mại đáng kể trong các ngành công nghệ trung và cao (UNIDO 2011). Khi mức sống tiếp tục nâng cao thì xu hướng này khó có thể thay đổi và vì vậy cần phải thay đổi cơ cấu. Một chiến lược mới là cần thiết để xúc tiến thay đổi cơ cấu, nó bao gồm một chính sách công nghiệp đổi mới với trọng tâm là biến đổi công nghiệp trong những ngành/khu vực chiến lược có thể hỗ trợ tăng trưởng bền vững và gặt hái được những lợi ích của việc thay đổi công nghệ, đổi mới và học tập. Như Yasheng (2001) đã lập luận trong trường hợp của Trung Quốc và Freeman (2002) giải thích thêm, hoạt động FDI có thể giữ vai trò thay thế khu vực tư nhân trong một nền kinh tế trong thời kỳ quá độ, khi khu vực tư nhân trong nước chưa đủ lớn mạnh để tạo ra nhiều tác động về kinh tế vĩ mô, và khi cải cách khu vực nhà nước còn chậm. Trong bối cảnh đó, thu hút đầu tư nước ngoài cũng gần tương tự như việc “nhập khẩu” một khu vực tư nhân đã vững chắc, có khả năng tạo ra tác động gần như ngay lập tức và tích cực đối với nền kinh tế vĩ mô của nước nhận đầu tư. Về khía cạnh này, quá trình cải cách kinh tế của Việt Nam gần đây đã lý giải cho sự hiện diện ngày càng tăng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được biểu hiện thông qua vai trò của các doanh nghiệp này trong tăng trưởng sản xuất công nghiệp, công ăn việc làm, và doanh thu thuế của Việt Nam.

21

Mặc dù họ được tuyển dụng vào các vị trí có tay nghề thấp và trả lương thấp so với nam giới, các công việc được trả lương thể là hội tốt để họ có thể đảm bảo thu nhập ổn định. Nếu làm nông hoặc làm ở những khu vực không chính thức khác thì họ có thể khó có được thu nhập như vậy. 22

Các công ty hoạt động ngoài Khu Chế xuất và Khu Công nghiệp dường như có mức cung nội địa cao hơn so với các công ty hoạt động trong các khu này mặc dù tỉ lệ đầu vào sản xuất mua từ các nhà cung cấp nội địa là rất thấp với cả 2 loại công ty này.

Page 15: Báo cáo Đầu tư - dautunuocngoai.gov.vn · Báo cáo Đầu tư Công nghiệp Việt Nam 2011 tham gia thảo luận về tác động của đầu tư trực tiếp nước

15

Có lẽ đang có sự đồng thuận về việc Việt Nam cần tập trung biện pháp vào xúc tiến đầu tư nước ngoài và hoạt động giám sát. Trong bối cảnh những kinh nghiệm diễn ra gần đây mà đặc điểm là các dòng FDI và vốn nước ngoài dồi dào cũng như tiếp xúc ban đầu với hàng loạt đầu vào phi tài chính (như công nghệ và kiến thức mới, kỹ năng tổ chức và quản lý, thông tin và tiếp cận thị trường nước ngoài) đi kèm theo FDI vào khu vực doanh nghiệp trong nước, thì việc chưa có một chiến lược chú trọng FDI cũng không phải là vấn đề lớn. Trong bối cảnh đang diễn ra những cải cách tự do hóa kinh tế quan trọng thì mục tiêu chính là hướng tới việc bảo toàn lượng vốn đầu tư là rất cần thiết. Với sự hiện diện ngày càng lớn của hoạt động FDI hiện nay trong một số ngành/lĩnh vực, và cân nhắc các dòng vốn đầu tư vào đang bị gián đoạn trước bối cảnh kinh tế quốc tế, Việt Nam nên nhanh chóng đặt lại trọng tâm chiến lược FDI của mình và xác định rõ hơn các loại FDI mình cần và có thể thu hút. Về vấn đề này, chiến lược FDI của Việt Nam nên được thiết kế sát hợp để hỗ trợ và ăn khớp với các chương trình công nghiệp và phát triển kinh tế xã hội. Hơn nữa, Việt Nam cần định vị chiến lược FDI của mình khi có hiểu thấu đáo xem lợi thế cạnh tranh chính của Việt Nam là ở đâu, từ đó có thể định hướng các biện pháp chính sách để có thể khai thác tốt nhất lợi thế này. Tiếp sau cạnh tranh khốc liệt thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài, Việt Nam cũng cần duy trì trọng tâm để làm định hướng xây dựng chuẩn xác chiến lược xúc tiến đầu tư, dịch chuyển từ các yếu tố địa điểm đầu tư đại trà (generic) sang hỗ trợ đầu tư trực tiếp nước ngoài và trong nước. Các cơ quan hoạch định chính sách cần xác định (các) vị thế tối ưu của Việt Nam trên thị trường quốc tế và thiết kế chính sách để tìm cách phát triển những thế mạnh công nghiệp vốn có của Việt Nam trên các thị trường ngách này. Yêu cầu tập trung theo hướng như trên đang được tuyên bố một cách rõ ràng hơn trong bối cảnh các lợi thế so sánh quốc tế đang được hình thành tại nhiều quốc gia Đông Nam Á và nhiều nỗ lực thu hút FDI trong một số lĩnh vực mục tiêu cụ thể đang được diễn ra. Thực tế là về mặt này, Việt Nam đang ở vị trí có lợi thế. Việt Nam đã tạo ra nhiều thay đổi được hoan nghênh về môi trường pháp lý và quy chế gắn liền với đầu tư nước ngoài. Nhiều ưu đãi cũng được đưa ra để giảm thiểu những gì được xem là không đầy đủ của một quốc gia tiếp nhận đầu tư. Tuy nhiên, với một bộ luật đầu tư tự do và các quy chế thực thi đã có sau khi gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới WTO và trong một thế giới gồm rất nhiều cơ chế đầu tư tự do của các quốc gia tiếp nhận, Việt Nam có lẽ đang bước vào giai đoạn mà “lợi tức” từ những cải cách pháp luật nói trên đang giảm dần, và những cải cách này đang dần mất đi vai trò là yếu tố quyết định khi chọn địa điểm đầu tư của FDI23. Trước tình hình này, Báo cáo đã tìm ra những khía cạnh quan trọng của tác động đầu tư chủ yếu là từ hoạt động FDI tại Việt Nam. Nói chung, Báo cáo đã mô tả “chân dung” một ngành công nghiệp đang nỗ lực hoạt động nhiều hơn nữa ở các thị trường cạnh tranh ngày càng lớn. Các nền tảng cột trụ của một ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, vốn và nguyên vật liệu nhập khẩu đang chỉ ra sự cần thiết phải đánh giá lại mô hình tăng trưởng dựa trên FDI. Mô hình tăng trưởng này xem ra là quá tải và cần được “đại tu”. Các lợi thế cạnh tranh đã có như lao động giá rẻ và các điều kiện gia nhập thị trường thuận lợi (thị trường trong nước, khu vực, và toàn cầu) dường như đang dần mất đi tầm quan trọng tương đối trong vai trò những yếu tố quyết định. Việt Nam dù sao vẫn đang được kỳ vọng là sẽ duy trì những lợi thế về giá lao động rẻ trong ngắn hạn, với các mức lương vẫn tiếp tục có tính cạnh tranh so với ở các quốc gia khác trong khu vực. Tuy nhiên, yêu cầu chuyển dịch theo hướng lợi thế cạnh tranh cao hơn dựa vào lực lượng lao động có tay nghề cao dường như còn bị giới hạn do hệ thống giáo dục chưa được trang bị đầy đủ để có thể đào tạo một thế hệ lao động kế tiếp có khả năng đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước. Các trăn trở này chỉ ra yêu cầu là Việt Nam nên bắt đầu chú ý nhiều hơn đến chất lượng FDI đang cố gắng thu hút vào và thăm dò những phương cách tối đa hóa lợi ích thu được từ đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế. Trên thực tế, FDI có thể làm gia tăng số lượng công ăn việc làm và tăng xuất khẩu nhưng các yếu tố cột trụ đi kèm với các xu hướng gia tăng này cần được tiếp tục nghiên cứu kỹ. Khung chính sách hiện

23

Freeman (2002) lập luận rằng các điều kiện môi trường pháp lý và quy định điều tiết thuận lợi được coi như các chính sách FDI cơ bản thỏa đáng thì giờ dường như bắt đầu bị nhà đầu tư tiềm năng coi là đương nhiên phải có.

Page 16: Báo cáo Đầu tư - dautunuocngoai.gov.vn · Báo cáo Đầu tư Công nghiệp Việt Nam 2011 tham gia thảo luận về tác động của đầu tư trực tiếp nước

16

thời tỏ ra chưa giúp Việt Nam thay đổi ngành công nghiệp của mình và cơ cấu kinh tế dựa vào xuất khẩu và vì vậy cần phải có động thái nào đó trước khi FDI bắt đầu mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp trong nước thông qua hiệu ứng lan tỏa. Báo cáo tìm ra rằng cơ cấu FDI hiện tại cũng có đôi chút tác động tích cực đối với cán cân thương mại của Việt nam trước tình hình có nhiều doanh nghiệp FDI phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu để phục vụ việc sản xuất của họ. Kết quả Báo cáo cũng chỉ ra rằng cần tiếp tục nghiên cứu ở cấp Tỉnh để xác định tác động của hoạt động đầu tư nước ngoài và hiểu những yếu tố tương ứng quyết định xu thế tác động đầu tư. Cũng cần tiếp tục nghiên cứu để tìm hiểu sâu hơn về việc phân chia quyền lực trong các Công ty Xuyên Quốc gia (TNCs) đang hoạt động tại Việt Nam vì mối quan hệ về quyền lực này chưa được nắm bắt khi Khảo sát chỉ xem xét các tiêu chí khách quan về mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể hơn, khi nhắm tới hình thức hỗ trợ tối ưu của các cơ quan hoạch định chính sách và các định chế tại Việt Nam dành cho các công ty con, quyền thi hành của các ông chủ nước ngoài của các công ty con cũng là một khía cạnh quan trọng cần cân nhắc. Tiếp nữa, cũng cần nghiên cứu thêm về hiệu quả năng suất và kỹ thuật giữa các nhóm phạm trù đầu tư khác nhau trong các khu công nghiệp khác nhau. Trong những năm gần đây, Cục Đầu tư Nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư giữ vai trò trung tâm về xúc tiến đầu tư, đã tìm đến các nhà đầu tư tiềm năng và giúp đất nước định vị chắc chắn trên bản đồ đầu tư quốc tế. Trong bối cảnh hiện nay, FIA cần tiếp tục được trao quyền và hỗ trợ để phát triển các chính sách xúc tiến đầu tư để có thể dần thay thế trọng tâm về khối lượng FDI bằng trọng tâm về chất lượng FDI được đo lường bằng tác động của FDI trong nền kinh tế Việt Nam và tác động đến tăng trưởng có tính chất quyết định về năng lực sản xuất trong nước. Cải cách luật đầu tư năm 2005 đã dẫn đến việc tổ chức lại về căn bản hoạt động của FIA, mà cụ thể hơn là phân cấp trách nhiệm xúc tiến đầu tư cho các ủy ban nhân dân cấp tỉnh (PPC) và cho Ban Quản lý trong các khu công nghiệp (IZs) và khu chế xuất (EZs). Mặc dù thay đổi này đảm bảo khung xúc tiến đầu tư đã được phân cấp cho địa phương, nó đã đặt FIA không đúng vị trí trong dòng thông tin, khiến FIA thiếu những thông tin kịp thời và đáng tin cậy về hiệu quả hoạt động thực tế của FDI. Nếu bản chất phân quyền của khuôn khổ xúc tiến đầu tư chưa thay đổi thì nên hỗ trợ vai trò trung tâm giám sát và định hướng chính sách của FIA không chỉ trong việc quản lý và giám sát đầu tư tối đa mà còn trong việc xúc tiến và nhận biết ngày càng tăng về các cơ hội kinh doanh và đầu tư. Về vấn đề này các thể chế quốc gia tham gia vào nhiều khía cạnh đa dạng của đầu tư, mà chủ yếu là FIA, cần được trang bị các công cụ mới và các kỹ năng sát hợp hơn để có thể đánh giá mức độ thay đổi và bắt kịp với các xu hướng đang phát triển trong bức tranh đầu tư của đất nước ở cấp quốc gia và cấp tỉnh thành với trọng tâm là hoạt động đầu tư, triển vọng và dự báo mở rộng đầu tư. Vai trò trung tâm của FIA trong việc tư vấn chính sách và vận động chính sách cũng cần tiếp tục được cung cấp bổ sung và hỗ trợ bằng những dữ liệu thực chứng có cơ sở chắn chắn và liên tục từ Báo cáo này cùng với việc khai thác Hệ thống Theo dõi Đầu tư Việt Nam24. Hoạt động xây dựng chính sách và chiến lược nhằm đáp ứng chương trình làm việc của nhiều nhóm liên quan khác nhau cũng đòi hỏi phải có dữ liệu hiện sinh đa dạng, chuẩn xác về các doanh nghiệp trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài. Việc thu thập, xử lý và phổ biến thông tin có chất lượng liên quan đến kinh doanh vì vậy là hoàn toàn cần thiết. Khảo sát Đầu tư cùng với Báo cáo và việc phát triển Hệ thống Theo dõi Đầu tư được dự báo sẽ khởi đầu một quá trình đảm bảo những thông tin ở cấp doanh nghiệp sẽ có chất lượng cao nữa và sẵn có hơn nữa để có thể hỗ trợ hoạt động xúc tiến và nỗ lực giám sát xúc tiến đầu tư ở Việt Nam.

24

Đây chỉ là một trong các đầu ra của Dự án của UNIDO có tên là “Hệ thống Theo dõi Đầu tư và Phát triển Nhà Cung cấp tại Việt Nam – Giai đoạn 1” đã đề cập ở trên.

Page 17: Báo cáo Đầu tư - dautunuocngoai.gov.vn · Báo cáo Đầu tư Công nghiệp Việt Nam 2011 tham gia thảo luận về tác động của đầu tư trực tiếp nước

17

Tài liệu tham khảo Beresford, Melanie (1998) Việt Nam: Quá độ từ nền Kế hoạch Tập trung‟ ở Rodan Garry, Kevin Hewison và Richard Robinson (eds.), Nền Kinh tế Chính trị của Đông Nam Á, Melbourne: Nhà Xuất bản Oxford University Press, 179-205. Tổ chức Economist Intelligence Unit (2011), Báo cáo quốc gia về Việt Nam. Tháng 1, 2012. Fforde, Adam và Stefan de Vylder (1996) Từ Kế hoạch đến Thị trường: Quá độ Kinh tế của Việt Nam. Nhà xuất bản Oxford: Westview Press. Jenkins, R. (2006) „Toàn cầu hóa, FDI và Việc làm ở Việt Nam‟, Các Tập đoàn Xuyên Quốc gia, 15/1, 116-142. Lan Phi Nguyen (2006) „Đầu tư trực tiếp nước ngoài và liên kết của nó với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam: Phân tích ở cấp tỉnh‟, Trung tâm về Quy định và Phân tích Thị trường, Đại học South Australia. Lê, Đ. D. (2008) „Nền Kinh tế Thị trường với Định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và Khái niệm nền Kinh tế Thị trường Sinh thái Xã hội‟ trong C. Kuesel, U. Maenner, R. Meissner (eds.), Nền Kinh tế Thị trường Sinh thái Xã hội – Một Mô hình cho Phát triển của châu Á?, GTZ. Ngọc, Phan Minh và Ramstetter, Eric D (2006) „Thương mại Tăng trưởng Kinh tế và Sự hiện diện Đa Quốc gia tại các tỉnh của Việt Nam. Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu sự Phát triển của Đông Á, Nhật Bản. Nguyễn Thị Tuệ Anh, Vũ Xuân Nguyệt Hồng, Trần Toàn Thắng, Nguyễn Man Hải – Hà Nội 2006 (2006) „Tác động của Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài đến Tăng trưởng Kinh tế tại Việt Nam‟, CIEM, Nghiên cứu của tổ chức SIDA – Dự án Xây dựng Năng lực Nghiên cứu Chính sách để thực hiện Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2010. Nick. J Freeman (2002) Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài tại Việt Nam: Đại cương – Tài liệu chuẩn bị cho Hội thảo của tổ chức DfID về Toàn cầu hóa và Nghèo đói ở Việt Nam. Hà Nội, 23-24 tháng 9, 2002. Yasheng Huang. „Lợi ích của FDI trong nền Kinh tế Chuyển đổi: Trường hợp của Trung Quốc‟. Tài liệu trình bày tại Diễn đàn OECD Toàn cầu về Đầu tư Quốc tế, thành phố Mexico, 26-27 tháng 11 2001. UNIDO (2011), Báo cáo Cạnh tranh Việt Nam 2011.