99
BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HC THÁI NGUYÊN BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH NHẰM GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI HUYỆN MIỀN NÚI BẮC BỘ (NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG) Mã số: B2014-TN08-01 Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. ĐỖ ANH TÀI THÁI NGUYÊN - 2016

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN · PDF fileChủ nhiệm đề tài: PGS. TS. ĐỖ ANH ... Chính sách “Tăng cường xanh, ít các-bon” của Hàn

Embed Size (px)

Citation preview

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ

PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH NHẰM GIẢM NGHÈO

BỀN VỮNG TẠI HUYỆN MIỀN NÚI BẮC BỘ (NGHIÊN CỨU ĐIỂN

HÌNH TẠI HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG)

Mã số: B2014-TN08-01

Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. ĐỖ ANH TÀI

THÁI NGUYÊN - 2016

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ

PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH NHẰM GIẢM NGHÈO

BỀN VỮNG TẠI HUYỆN MIỀN NÚI BẮC BỘ (NGHIÊN CỨU ĐIỂN

HÌNH TẠI HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG)

Mã số: B2014-TN08-01

Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. ĐỖ ANH TÀI

Xác nhận của tổ chức chủ trì Chủ nhiệm đề tài

THÁI NGUYÊN - 2016

i

DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH

1. Danh sách những thành viên tham gia

TT Họ và tên Đơn vị công tác và

lĩnh vực chuyên môn

Nội dung nghiên cứu cụ thể

đƣợc giao

1 PGS. TS. Đỗ Anh Tài Trường ĐH Kinh tế &

QTKD – DDHTN/Kinh tế

Chủ trì đề tài, nghiên cứu các

nội dung về kinh tế, xã hội

2 PGS. TS. Đỗ Thị Lan Trường Đại học Nông

Lâm – ĐHTN/Quản lý tài

nguyên và môi trường

Nghiên cứu về vấn đề môi

trường các nguồn lực tài

nguyên

3 Ths. Phương Hữu Khiêm Đại học Thái

Nguyên/Kinh tế Nông

nghiệp

Nghiên cứu về các vấn đề hộ và

sinh kế của các hộ

4 Ths. Trần Anh Vũ Khoa Quốc tế/Kinh tế Nghiên cứu các vấn đề về hạ

tầng và xã hội, mô hình

5 Ths. David Grealy Khoa Quốc tế/Quản trị

kinh doanh

Nghiên cứu các vấn đề về

doanh nghiệp và hoạt động kinh

doanh

6 Ths. Hoàng Tiến Dũng Khoa Quốc tế/Quản trị

kinh doanh

Nghiên cứu các vấn đề về

doanh nghiệp và hoạt động kinh

doanh

7 PGS. TS. Nguyễn Ngọc

Nông

Trường Đại học Nông

Lâm-ĐHTN/Môi trường

và quy hoạch nông thôn

Nghiên cứu về vấn đề môi

trường các nguồn lực tài

nguyên và quy hoạch

8 Ths. Nguyễn Ngọc Dung Trường ĐH Kinh tế và

QTKD – ĐHTN/ Kinh tế

Nghiên cứu các vấn đề về hạ

tầng và xã hội, mô hình

9 PGS. TS. Đỗ Thị Bắc Trường ĐH Kinh tế và

QTKD – ĐHTN/ Kinh tế

Nghiên cứu về các vấn đề hộ và

sinh kế của các hộ

2. Danh sách đơn vị phối hợp chính

Tên đơn vị

trong và ngoài nƣớc

Nội dung phối hợp nghiên cứu

UBND huyện Sơn Động

Tham gia các hoạt động thực địa và ứng dụng kết quả

nghiên cứu vào thực tiễn

UBND huyện Simacai Tham gia chuyển giao kết quả sau đề tài

UBND tỉnh Hà Giang Tham gia chuyển giao kết quả sau đề tài

ii

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1

1. Đặt vấn đề ..................................................................................................................... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................... 2

3. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................... 3

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH

NHẰM GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG .............................................................................. 4

1.1. Cơ sở lý luận phát triển kinh tế xanh nhằm giảm nghèo bền vững ........................... 4

1.1.1. Các khái niệm .......................................................................................................... 4

1.1.1.1. Nghèo đói ............................................................................................................. 4

1.1.1.2. Giảm nghèo bền vững .......................................................................................... 5

1.1.1.3. Kinh tế xanh ......................................................................................................... 6

1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển kinh tế xanh nhằm giảm nghèo bền vững .................... 8

1.3. Thực tiễn về phát triển kinh tế xanh nhằm giảm nghèo bền vững trên thế giới và ở

Việt Nam……………… ................................................................................................. 12

1.3.1. Phát triển kinh tế xanh nhằm giảm nghèo bền vững trên thế giới ........................ 12

1.3.2. Phát triển kinh tế xanh nhằm giảm nghèo bền vững ở Việt Nam ......................... 14

1.3.3. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới và khu vực ............................................ 17

1.3.3.1. Nước Mỹ ............................................................................................................ 17

1.3.3.2. Chính sách gắn kết Châu Âu của EU ................................................................. 18

1.3.3.3. Chính sách “Tăng cường xanh, ít các-bon” của Hàn Quốc ............................... 18

1.3.3.4. Trung Quốc ........................................................................................................ 19

1.3.4. Xu hướng phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam ...................................................... 19

1.3.5. Một số khuyến nghị chính sách cho Việt Nam ..................................................... 20

1.3.6. Phát triển kinh tế xanh nhằm giảm nghèo bền vững ............................................. 21

Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 23

2.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................................. 23

2.2. Chọn điểm nghiên cứu ............................................................................................. 24

2.2.1. Tổng thể, mẫu và cách chọn mẫu ......................................................................... 26

2.2.2. Công cụ nghiên cứu .............................................................................................. 27

2.2.3. Thu thập thông tin ................................................................................................. 27

iii

2.2.4. Xử lý thông tin ...................................................................................................... 28

Chƣơng 3. THỰC TRẠNG SINH KẾ, NGHÈO, PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH

ĐỐI VỚI NGƢỜI DÂN HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG (HUYỆN

MIỀN NÚI BẮC BỘ) .................................................................................................... 29

3.1. Đặc điểm địa bàn khu vực miền núi Bắc bộ ............................................................ 29

3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................................ 29

3.1.2. Khí hậu miền núi Bắc Bộ ...................................................................................... 30

3.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực Bắc Bộ ........................................................... 32

3.1.4. Đặc điểm môi trường và các nguồn lực tự nhiên miền núi Bắc Bộ ...................... 32

3.2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu huyện sơn động, tỉnh Bắc Giang .............................. 33

3.2.1. Địa kinh tế ............................................................................................................. 35

3.2.2. Dân số và nguồn lực con người huyện Sơn Động ................................................ 36

3.2.3. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật huyện Sơn Động ............................................................... 37

3.2.4. Tài nguyên huyện Sơn Động ................................................................................. 37

3.2.5. Văn hóa - xã hội huyện Sơn Động ........................................................................ 38

3.2.6. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Sơn Động ................................................. 39

3.2.7. Tốc độ và quy mô tăng trưởng theo các ngành kinh tế huyện Sơn Động ............ 40

3.2.7.1. Nhóm ngành nông nghiệp huyện Sơn Động ...................................................... 41

3.2.7.2. Nhóm ngành công nghiệp và xây dựng huyện Sơn Động ................................. 41

3.2.7.3. Nhóm ngành dịch vụ huyện Sơn Động .............................................................. 41

3.2.8. Tình trạng nghèo đói trên địa bàn huyện .............................................................. 43

3.2.9. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Sơn Động ............ 43

3.2.9.1. Những mặt thuận lợi .......................................................................................... 43

3.2.9.2. Những khó khăn ................................................................................................. 43

3.3. Đánh giá các nguồn lực sinh kế của các hộ khảo sát ở huyện Sơn Động ................ 44

3.3.1. Đặc điểm của các hộ khảo sát tại huyện Sơn Động .............................................. 44

3.3.2. Nguồn lực của các hộ khảo sát tại huyện Sơn Động ............................................. 45

3.3.2.1. Nguồn nhân lực huyện Sơn Động ...................................................................... 45

3.3.2.2. Nguồn lực tự nhiên huyện Sơn Động ................................................................. 47

3.3.2.3. Nguồn lực tài chính huyện Sơn Động ................................................................ 49

3.3.2.4. Nguồn lực xã hội của các hộ huyện Sơn Động .................................................. 52

3.3.2.5. Nguồn lực vật chất các hộ huyện Sơn Động ...................................................... 53

iv

3.3.3. Kết quả sản xuất của các hộ huyện Sơn Động ...................................................... 56

3.3.4. Đánh giá của người dân về kinh tế xanh và phát triển kinh tế theo hướng bền

vững ở huyện Sơn Động ................................................................................................. 59

3.4. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cơ hội cho phát triển kinh tế xanh ............ 67

3.5. Xây dựng mô hình phát triển kinh tế xanh ở huyện Sơn Động ............................... 67

Chƣơng 4. ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH NHẰM

GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG ĐỐI VỚI KHU VỰC MIỀN NÚI BẮC BỘ ............. 74

4.1. Cơ sở đề xuất giải pháp phát triển kinh tế xanh nhằm giảm nghèo bền vững đối với

khu vực miền núi bắc bộ ................................................................................................. 74

4.2. Định gướng giải pháp phát triển kinh tế xanh nhằm giảm nghèo bền vững đối với

khu vực miền núi Bắc bộ................................................................................................. 76

4.3. Giải pháp phát triển kinh tế xanh nhằm giảm nghèo bền vững đối với khu vực

miền núi Bắc bộ .............................................................................................................. 77

4.3.1. Nhóm giải pháp về chính sách phát triển kinh tế xanh nhằm giảm nghèo bền

vững tại huyện miền núi Bắc Bộ ..................................................................................... 77

4.3.2. Nhóm giải pháp chuyển dịch mô hình sản xuất nông nghiệp phát triển kinh tế

xanh nhằm giảm nghèo bền vững tại huyện miền núi Bắc Bộ ....................................... 79

4.3.3. Giải pháp về khai thác sử dụng tài nguyên phát triển kinh tế xanh nhằm giảm

nghèo bền vững tại huyện miền núi Bắc Bộ ................................................................... 80

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 81

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 83

v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Số liệu đói nghèo theo vùng và khu vực ở Việt Nam ........................................... 9

Bảng 3.1: Dân số huyện Sơn Động trung bình qua các năm 2010-2015 ............................36

Bảng 3.2. Tăng trưởng kinh tế huyện Sơn Động năm 2010-2015 ......................................40

Bảng 3.3. Nhân khẩu trong các hộ khảo sát tại huyện Sơn Động .......................................45

Bảng 3.4. Trình độ văn hóa của người dân trong mẫu khảo sát ở huyện Sơn Động ............46

Bảng 3.5. Diện tích đất bình quân một hộ đồng bàn dân tộc huyện Sơn Động ..............47

Bảng 3.6. Nguồn gốc đất đai của các hộ khảo sát ở huyện Sơn Động ..............................47

Bảng 3.7. Điều kiện tưới tiêu cho đất lúa 2 vụ của các hộ khảo sát huyện Sơn Động ..48

Bảng 3.8. Vốn của các hộ điều tra ở huyện Sơn Động ..........................................................49

Bảng 3.9. Khả năng đảm bảo nhu cầu vốn khi cần thiết ở huyện Sơn Động ..................50

Bảng 3.10. Khả năng vay vốn và điều kiện vay khi cần của các hộ ở huyện Sơn Động .................50

Bảng 3.11. Đánh giá nguồn lực xã hội của các hộ trên địa bàn huyện Sơn Động ............52

Bảng 3.12. Số lượng gia súc, gia cầm của các hộ huyện Sơn Động ....................................54

Bảng 3.13. Một số tài sản có giá trị cao phục vụ sản xuất và sinh hoạt của hộ huyện

Sơn Động ........................................................................................................................54

Bảng 3.14. Năng suất cây trồng bình quân các vụ trong năm của các hộ ở huyện Sơn

Động .................................................................................................................................56

Bảng 3.15. Thu, chi từ các hoạt động sản xuất cây hàng năm của hộ huyện Sơn Động .56

Bảng 3.16. Thu từ các hoạt động vườn đồi và lâm nghiệp của các hộ điều tra .................57

Bảng 3.17. Chi từ các hoạt động vườn đồi và lâm nghiệp của các hộ điều tra ................57

Bảng 3.18. Thu nhập từ các hoạt động vườn đồi và lâm nghiệp của các hộ điều tra ................57

Bảng 3.19. Số lượng gia súc, gia cầm và giá trị bình quân của một hộ...............................58

Bảng 3.20. Nguồn thức ăn cho chăn nuôi của các hộ ở huyện Sơn Động ..........................58

Bảng 3.21. Thu, chi và thu nhập bình quân từ hoạt động chăn nuôi của các hộ ...............58

Bảng 3.22. Tổng thu chi và các yếu tố cấu thành của hộ ở huyện Sơn Động ....................59

Bảng 3.23. % số hộ có khai thác các sản phẩm từ rừng ở huyện Sơn Động ......................61

Bảng 3.24. Ý kiến đánh giá về tình hình thay đổi thu nhập từ rừng của người dân ................62

Bảng 3.25. Hiểu biết của người dân về các hoạt động được phép trong rừng tự nhiên

theo ý kiến của họ (% trong số các hộ có khai thác sản phẩm từ rừng) ........62

vi

Bảng 3.26. Ý kiến của người dân về sự khó khăn trong tìm kiếm các loại cây, con

trong rừng .......................................................................................................................64

Bảng 3.27. Các hoạt động làm ảnh hưởng đến môi trường sống theo đánh giá của

người dân ........................................................................................................................64

Bảng 3.28. Đánh giá của người dân về những thay đổi trong môi trường sống ở địa

phương huyện Sơn Động năm 2015 ........................................................................64

Bảng 3.29. Ý kiến của người dân về sự thay đổi nghề nghiệp khi không được phép

khai thác các sản phẩm từ rừng ở huyện Sơn Động ............................................65

Bảng 3.30. Đánh giá của người được hỏi về nhóm yếu tố quyết định đến sự thay đổi

trong các hoạt động sản xuất của người dân trên địa bàn huyện Sơn Động .66

Bảng 3.31. Mô hình bài toán đa mục tiêu huyện Sơn Động ...................................................71

vii

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1: Nghèo các khu vực trên toàn quốc giai đoạn 2010 - 2013 ........................ 10

Biểu đồ 3.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của huyện Sơn Động ............................ 40

Biểu đồ 3.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo các nhóm ngành của huyện Sơn

Động ........................................................................................................................ 42

Biểu đồ 3.3. Đặc điểm phân bố điều kiện sống trong mẫu khảo sát hộ ở huyện Sơn

Động ......................................................................................................................... 44

Biểu đồ 3.4. Đặc điểm phân bố dân tộc sống trong mẫu khảo sát ở huyện Sơn Động .......... 45

Biểu đồ 3.5. Đặc điểm phân bố nhân khẩu theo tuổi trong mẫu khảo sát tại huyện

Sơn Động ................................................................................................................ 46

Biểu đồ 3.6. Nguồn vay vốn khi cần thiết của các hộ đã vay vốn trong năm ............... 52

Biểu đồ 3.7. Đánh giá chung về nguồn lực sinh kế của các hộ ở huyện Sơn Động ............ 55

Biểu đồ 3.8. Các hộ trong nhóm khảo sát ở huyện Sơn Động có khai thác sản phẩm

từ rừng...................................................................................................................... 61

Hình 3.1. Nguồn phát thải khí nhà kính ............................................................................ 70

viii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thông tin chung

Tên đề tài: Phát triển kinh tế xanh nhằm giảm nghèo bền vững tại huyện miền

núi Bắc Bộ (nghiên cứu điển hình tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang)

- Mã số: B2014-TN08-01

- Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Đỗ Anh Tài

- Tổ chức chủ trì: Đại học Thái Nguyên

- Thời gian thực hiện: 2014 - 2016

2. Mục tiêu

- Xây dựng được mô hình lý thuyết về phát triển kinh tế xanh nhằm giảm nghèo bền

vững trên địa bàn huyện miền núi;

- Đánh giá được thực trạng, chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cơ hội

đối với phát triển kinh tế xanh nhằm giảm nghèo bền vững đối với dân cư sinh sống trên

địa bàn miền núi Bắc Bộ.

- Đề xuất được các giải pháp khả thi phát triển kinh tế xanh nhằm giảm nghèo bền

vững cho người dân sinh sống trên địa bàn huyện Sơn Động nói riêng và các huyện miền

núi Bắc Bộ nói chung.

3. Tính mới và sáng tạo

Đề tài đã đánh giá thực trạng nguồn lực cho phát triển kinh tế xanh, đánh giá hiểu

biết về kinh tế xanh của người dân trên địa bàn.

Đề tài đã sử dụng mô hình bài toán tối ưu với hàm mục tiêu được xây dựng là lượng

khí thải nhà kính từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp và hướng tới nhỏ nhất. Kết quả mô

hình đã thu được một kết quả thấp hơn khoảng 10% so với thực tế mặc dù mô hình đã sử

dụng nhiều ràng buộc cứng, nếu mô hình sử dụng ít hơn các ràng buộc cứng sẽ cho kết quả

cao hơn. Điều đó cho thấy tiềm năng phát triển mô hình kinh tế xanh.

4. Kết quả nghiên cứu

Chuyên đề 1: Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế xanh trên thế giới

và ở Việt Nam

Chuyên đề 2: Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xanh nhằm giảm nghèo bền

vững đối với dân cư sinh sống trên địa bàn miền núi Bắc Bộ

Chuyên đề 3: Đề xuất các giải pháp khả thi phát triển kinh tế xanh nhằm giảm nghèo

bền vững cho người dân sinh sống trên địa bàn huyện Sơn Động nói riêng và các huyện

miền núi Bắc Bộ nói chung

ix

Chuyên đề 4: Kiến nghị với Nhà nước, các bộ ngành và các tỉnh thành liên quan về

định hướng chiến lược phát triển kinh tế xanh nhằm giảm nghèo bền vững ở các huyện miền

núi Bắc bộ

Chuyên đề 5: Xây dựng mô hình lý thuyết về phát triển kinh tế xanh nhằm giảm

nghèo bền vững trên địa bàn huyện miền núi

Tổ chức hội nghị báo cáo mô hình

Báo cáo toàn văn

5. Sản phẩm

5.1. Bài báo khoa học

[1]. Đỗ Anh Tài, Đỗ Thị Lan (2016), “Phát triển kinh tế xanh từ lý thuyết đến thực tế

tại khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học

Thái Nguyên, 152 (07/1), tr . 181-188.

[2]. Đỗ Anh Tài, Đỗ Thị Bắc, “Nguồn lực sinh kế của các hộ để phát triển kinh tế xanh

ở huyện Sơn Động, Bắc Giang”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (giấy xác nhận đăng

bài).

5.2. Sách

[3]. Đỗ Anh Tài, Kinh tế xanh – con đường giúp giảm nghèo bền vững cho khu vực

miền núi, (bản thảo sạch đang làm thủ tục xuất bản ở Nxb Đại học Thái Nguyên).

5.3. Sản phẩm đào tạo

[4]. Lê Thị Thúy Dung (2015), Sinh kế bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn

huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang, Luận văn thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp, Trường

Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên.

5.4. Sản phẩm khác

[5]. Giấy xác nhận triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu đề tài của huyện Si Ma Cai,

tỉnh Lào Cai.

[6]. Giấy xác nhận triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu đề tài của tỉnh Hà Giang.

[7]. Thông báo kết quả Hội nghị lấy ý kiến mô hình phát triển kinh tế xanh huyện Sơn

Động, tỉnh Bắc Giang.

[8]. Đỗ Anh Tài, Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế xanh trên thế

giới và Việt Nam, Báo cáo chuyên đề 1.

[9]. Đỗ Anh Tài, Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xanh nhằm giảm nghèo bền

vững đối với dân cư sinh sống trên địa bàn miền núi Bắc Bộ, Báo cáo chuyên đề 2.

[10]. Đỗ Anh Tài, Đề xuất các giải pháp khả thi phát triển kinh tế xanh nhằm giảm

nghèo bền vững cho người dân sinh sống trên địa bàn huyện Sơn Động nói riêng và

các huyện miền núi Bắc Bộ nói chung, Báo cáo chuyên đề 3.

[11]. Đỗ Anh Tài, Kiến nghị phát triển kinh tế xanh nhằm giảm nghèo bền vững ở các

huyện miền núi Bắc bộ, Báo cáo chuyên đề 4.

[12]. Đỗ Anh Tài, Xây dựng mô hình lý thuyết về phát triển kinh tế xanh nhằm giảm

nghèo bền vững trên địa bàn huyện miền núi, Báo cáo chuyên đề 5.

6. Phƣơng thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết

quả nghiên cứu

x

Phương pháp chuyển giao kết quả của đề tài này tới người sử dụng tiếp theo được

xác định là:

Báo cáo khoa học của đề tài, sách tham khảo sẽ được chuyển giao cho ứng dụng vào

đào tạo các lĩnh vực phát triển kinh tế, quản lý tài nguyên và môi trường, giảm nghèo.

Bản kiến nghị sẽ được chuyển giao thông qua hội nghị và theo hình thức chuyển

giao công nghệ có đào tạo thông qua đơn vị phối hợp là UBND huyện Sơn Động và các

tỉnh khu vực miền núi Bắc Bộ, sẽ mở các lớp tập huấn tại chỗ, cho cán bộ huyện và xã để

áp dụng kết quả nghiên cứu.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và triển khai ứng dụng nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục

xây dựng bộ tài liệu phục vụ tập huấn phát triển kinh tế xanh.

Thái Nguyên, ngày 10 tháng 12 năm 2016

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS

1. General information:

Project title: Green Economic Development for Sustainable Poverty Reduction in a

Northern Mountainous District of Vietnam (A Case Study of Son Dong District,

Bac Giang Province)

Code number: B2014-TN08-01

Coordinator: Assoc. Prof. Dr. Do Anh Tai

Implementing institution: Thai Nguyen University

Duration: from 2014 to 2016

2. Objective(s):

- Develop theoretical framework for green economic development for sustainable

poverty reduction in mountainous districts;

- Analyze the current situation, point out the strengths, weaknesses, opportunities

and threats for green economic development to sustainably reduce poverty in

northern mountainous districts.

- Propose feasible measures for Green economic development in order to

sustainably reduce poverty for the inhabitants in Son Dong district in particular and

in Northern mountainous districts in general.

3. Creativeness and innovativeness:

The study analyzes the resources for green economic development and the

indigenous knowledge of green economy.

The study has used the optimization program with the objective function built on

greenhouse gas emissions from agricultural production and towards the smallest

value. The result obtained by modeling reveals about 10% lower than reality despite

xi

the fact that the model was employed many strictly constrains; if the model used not

strictly constrain, the result would possibly be higher. This result shows the

potential for of green economic development model.

4. Research results:

Session 1: Literature review on green economic development in the world and in

Vietnam.

Session 2: Analysis of current situation of green economic development in order to

sustainably reduce poverty in Northern mountainous districts.

Session 3: Feasible measures proposed for Green economic development in order to

sustainably reduce poverty for the inhabitants in Son Dong district in particular and

in Northern mountainous districts in general.

Session 4: Recommendations for the government, ministries and local authorities for

the strategic orientation of green economic development for sustainable poverty

reduction in Northern mountainous districts.

Session 5: Development of theoretical framework for green economic development

in order to sustainably reduce poverty in mountainous districts.

Workshop for presentation

Full written report

5. Products:

5.1. Journal papers

[1]. Do Anh Tai and Do Thi Lan (2016), “Green economics development from theory

to practice in the Northern Mountionous regions of Vietnam”, Thai Nguyen

University Journal of Science and Technology, 152 (07/1), p.181-188.

[2]. Do Anh Tai and Do Thi Bac, “Livelihood’s resources of the household for Green

economics development in Son Dong district, Bac Giang”, Journal of Economics

and Forcas, (Confirmation of publication).

5.2. Book

[3]. Do Anh Tai, Green Economics – The way for sustainability poverty reduction in

the Mountionous regions, (Manuscript will be published in Thai Nguyen University

publishing house).

5.3. Education

[4]. Le Thi Thuy Dung (2015), Sustainability livelihood for rural household in Son

Dong district, Bac Giang province, Master thesis.

5.4. Others

[5]. Confirmation to apply the rsearch results in Si Ma Cai district, Lao Cai province.

[6]. Confirmation to apply the rsearch results in Ha Giang province.

xii

[7]. Inform the result of Consultal Conference on Green economic development

model for Son Dong district, Bac Giang.

[8]. Do Anh Tai, Literature review on green economic development in the world and

in Vietnam, Session 1.

[9]. Do Anh Tai, Analysis of current situation of green economic development in

order to sustainably reduce poverty in Northern mountainous districts, Session 2.

[10]. Do Anh Tai, Feasible measures proposed for Green economic development in

order to sustainably reduce poverty for the inhabitants in Son Dong district in

particular and in Northern mountainous districts in general, Session 3.

[11]. Do Anh Tai, Recommendations for the government, ministries and local

authorities for the strategic orientation of green economic development for

sustainable poverty reduction in Northern mountainous districts, Session 4

[12]. Do Anh Tai, Development of theoretical framework for green economic

development in order to sustainably reduce poverty in mountainous districts,

Session 5.

6. Transfer alternatives, application institutions, impacts and benefits of research

results:

Transfer alternatives include:

Full written research paper and reference book will be employed in the training in

economic development, resources and environmental management, poverty

reduction.

The recommendation report will be transferred through conferences and workshops

and by way of training-integrated technology transfer in coordination with Son

Dong People’s Committee and other Northern provinces. Local training courses will

be organized for district and commune officials for application.

A portfolio of materials for the training in green economic development will be

developed based on the findings and implementation reports.

Thai Nguyen, 10th

December 2016

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề

Phát triển về mọi mặt ở hiện tại mà vẫn phải bảo đảm cho việc tiếp tục phát

triển trong tương lai xa đang là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế

giới, chúng ta mong muốn phát triển kinh tế cho hôm nay nhưng cũng cần nghĩ và

chuẩn bị cho các thế hệ sau này của chúng ta có thể tồn tại và phát triển với mức

độ cao hơn. Thực tế cho thấy để phát triển hiện tại chúng ta đã làm ảnh hưởng đến

môi trường dẫn đến những biến đổi khí hậu đang là vấn đề cấp bách và đang tác

động xấu đến các quốc gia trong đó có Việt Nam, những năm gần đây nhiều hiện

tượng thiên tai, thời tiết khắc nghiệt đã và đang ảnh hưởng đến sản xuất và đời

sống của con người, mà nguyên nhân chính là do các hoạt động của con người gây

ra như sử dụng các nguồn nhiên liệu hóa thạch tạo hiệu ứng nhà kính, phá rừng và

khai thác đất đai vượt quá khả năng… đây đang là vấn đề báo động đối với sự

phát triển bền vững của trái đất nói chung và Việt Nam chúng ta nói riêng.

Khu vực miền núi Việt Nam kinh tế tăng trưởng chủ yếu dựa vào việc khai

thác các nguồn lực tự nhiên như vốn rừng, đất đai với hiệu quả thấp đã và đang tạo

ra sức ép đối với môi trường và sự phát triển trong tương lai. Để khắc phục tình

trạng biến đổi khí hậu, suy thoái tài nguyên môi trường, đáp ứng yêu cầu phát triển

bền vững nhiều nước trên thế giới và cả ở Việt Nam đang tiếp cận đến phát triển

kinh tế xanh thông qua các chương trình cụ thể. Nước ta đã tham gia chương trình

nghị sự 21 mà mục tiêu quan trọng là hướng đến phát triển kinh tế gắn liền với việc

sử dụng nguồn lực một cách bền vững. Sử dụng một cách có hiệu quả nguồn tài

nguyên thiên nhiên khan hiếm và đang dần cạn kiệt là một yêu cầu cấp bách đối với

nước ta đây chính là lý do của việc hướng đến một nền kinh tế xanh.

Cùng với vấn đề biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, nghèo đói cũng là

một trong những vấn đề nan giải được các quốc gia quan tâm và tìm hướng giải

quyết. Trong những năm qua xóa đói giảm nghèo đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm

và chương trình mục tiêu quốc gia được Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm vì thế

Việt Nam trong những năm của thập kỷ 90 đã đạt được thành tựu đáng ghi nhận

trong công cuộc xóa đói giảm nghèo chúng ta đã về đích trước so với kế hoạch đặt

ra trong giai đoạn này (giảm từ 58% số người nghèo năm 1993 xuống còn 37% năm

1998 và 29% năm 2002), mặc dù có nhiều chương trình giúp xóa đói giảm nghèo

mà Đảng và Nhà nước đã đầu tư song đến hiện nay chúng ta vẫn còn một số khu

vực thuộc diện nghèo chủ yếu tập trung ở các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa,

nơi chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số đang sinh sống. Kể từ năm 2008, Đảng

2

và Nhà nước tiếp tục đưa ra chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững cho

các huyện nghèo được quy định tại Nghị định 30/A/2008/NĐ-CP.

Phát triển kinh tế xanh chính là một giải pháp hữu hiệu và có hiệu quả lâu dài

cho chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững mà Đảng và Nhà nước đang đầu

tư, tuy nhiên thực tế cho thấy chưa có sự kết hợp giữa các chương trình phát triển

kinh tế xanh và chương trình giảm nghèo đang được triển khai.

Điều này đòi hỏi cần có sự quan tâm nghiên cứu phát triển kinh tế xanh gắn

với giảm nghèo bền vững giúp gắn kết giữa chiến lược phát triển kinh tế, bảo vệ

môi trường, nguồn lực tài nguyên và chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững

hiện nay cho khu vực miền núi phía Bắc.

Sơn Động là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang với địa hình đa dạng nhiều

đồi núi, có đặc điểm giàu tiềm năng về nguồn lực tự nhiên như rừng (61% độ che phủ)

và khoáng sản (quặng đồng, quặng thiếc, than…) có thể khai thác nhằm phát triển kinh

tế nhưng lại là một trong 62 huyện nghèo của cả nước, huyện có xấp xỉ 7,3 vạn người

trong đó hơn 47% là đồng bào các dân tộc thiểu số. Có thể nói Sơn Động là một huyện

miền núi tiêu biểu của tỉnh Bắc Giang và khu vực miền núi phía Bắc nước ta. Trong

những năm qua Đảng và Nhà nước đã đầu tư nhiều chương trình phát triển kinh tế xã

hội cho các huyện nghèo nói chung và Sơn Động nói riêng, các chương trình này chủ

yếu tập trung vào phát triển kinh tế cho người dân của các khu vực này, tuy nhiên nếu

chỉ chú trọng vào kinh tế mà không quan tâm đến sử dụng bền vững nguồn lực sẽ khó

có thể đạt được mục tiêu thoát nghèo bền vững cho người dân ở các khu vực đó, hơn

nữa dễ dẫn đến việc khai thác và sử dụng các nguồn lực tự nhiên một cách thái quá cho

mục đích thoát nghèo hiện tại.

Vì vậy cần thiết phải có một nghiên cứu đánh giá hiện trạng, tìm ra những

điểm mạnh, điểm yếu, những thách thức và cơ hội để làm luận cứ cho việc phát

triển kinh tế xã hội và quản lý tốt môi trường hướng đến nền kinh tế xanh là điều

cần thiết để đảm bảo việc phát triển bền vững trong tương lai cho khu vực miền núi

Bắc Bộ nói chung và huyện Sơn Động nói riêng.

Xuất phát từ đó mà đề tài “Phát triển kinh tế xanh nhằm giảm nghèo bền

vững tại huyện miền núi Bắc Bộ (nghiên cứu điển hình tại huyện Sơn Động, tỉnh

Bắc Giang)” được đề xuất triển khai.

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Xây dựng được mô hình lý thuyết về phát triển kinh tế xanh nhằm giảm

nghèo bền vững trên địa bàn huyện miền núi;

3

- Đánh giá được thực trạng, chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, thách thức

và cơ hội đối với phát triển kinh tế xanh nhằm giảm nghèo bền vững đối với dân cư

sinh sống trên địa bàn miền núi Bắc Bộ;

- Đề xuất được các giải pháp khả thi phát triển kinh tế xanh nhằm giảm

nghèo bền vững cho người dân sinh sống trên địa bàn huyện Sơn Động nói riêng và

các huyện miền núi Bắc Bộ nói chung.

3. Phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nguồn lực phát triển kinh tế và sử

dụng các nguồn lực đó tại cấp hộ gia đình gắn với sinh kế của người dân và đồng

bào các dân tộc thuộc khu vực miền núi Bắc Bộ lấy huyện Sơn Động làm điểm.

Phạm vi nghiên cứu về không gian: nghiên cứu cho khu vực miền núi Bắc

Bộ chọn điểm thực địa tại huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang

Phạm vi thời gian: Các thông tin thứ cấp được thu thập qua 5 năm gần đây và

định hướng đưa ra cho 5 năm tiếp theo.

Phạm vi nội dung: Tập trung 2 nội dung chính là nghèo đói và kinh tế xanh

trong đó chú trọng đến sử dụng các nguồn lực tự nhiên bền vững trong nông nghiệp,

tiểu thủ công nghiệp, du lịch theo hướng hữu cơ và sinh thái dựa trên vốn kiến thức

bản địa của người dân để giảm nghèo.

4

Chƣơng 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH

NHẰM GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH NHẰM GIẢM

NGHÈO BỀN VỮNG

1.1.1. Các khái niệm

1.1.1.1. Nghèo đói

Tại Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do

ESCAP tổ chức tại Băng Kốc, Thái Lan tháng 9/1993, đói nghèo được định nghĩa:

“Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn nhu

cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận, tuỳ theo trình độ phát triển

kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của từng địa phương”. Đói nghèo là tình

trạng bị thiếu thốn ở nhiều phương diện như:

Thu nhập: người nghèo có mức thu nhập thấp, đây vừa là nguyên nhân vừa

là kết quả. Người nghèo thường làm những công việc đơn giản, lao động chân tay,

công việc nặng nhọc nhưng lương thấp. Hơn thế nữa, những công việc này lại

thường rất bấp bênh, không ổn định, nhiều công việc có tính thời vụ và có tính rủi

ro cao do liên quan nhiều đến thời tiết (chẳng hạn như các nghề thuộc về nông

nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp…). Do thu nhập thấp nên việc chi tiêu cho cuộc

sống của những người nghèo cũng rất hạn chế và vì thế các nhu cầu cơ bản, tối

thiểu khác của con người như ăn, mặc, chỗ ở chỉ được đáp ứng với mức độ rất thấp,

thậm chí còn không đủ. Nhiều người rơi vào cảnh thiếu ăn liên mien, chưa nói đến

việc đảm bảo đủ dinh dưỡng, mà cả việc đáp ứng lượng Kcalo cần thiết, tối thiểu

cho con người để có thể duy trì hoạt động sống bình thường của họ cũng chưa được

đáp ứng, hoặc đáp ứng một cách khó khăn. Điều này đã kéo theo hàng loạt các vấn

đề khác như làm giảm sức khoẻ của người nghèo, do đó giảm năng suất lao động và

tiếp tục từ đó giảm thu nhập... cứ như thế, nó đã tạo nên một vòng luẩn quẩn mà

người nghèo rất khó thoát ra được.

Y tế - giáo dục: Những người nghèo thường có tình trạng sức khoẻ không

được tốt do ăn uống không đảm bảo, lao động nặng nhọc, có nguy cơ mắc phải các

bệnh thông thường cao. Người nghèo thường sống ở những vùng có điều kiện vệ

sinh, y tế thấp, còn nhiều hạn chế, chẳng hạn, họ không được sử dụng nguồn nước

sạch, không có công trình vệ sinh phụ hợp, điều này cũng làm giảm đáng kể sức

khoẻ của họ, tình trạng đó cũng dẫn đến tỷ lệ trẻ sơ sinh chết trong nhóm hộ nghèo

5

cao hơn, số trẻ bị suy dinh dưỡng và số bà mẹ mang thai thiếu máu cũng cao.

Nguyên nhân là do thu nhập của họ thấp, không đủ trả khoản tiền viện phí lớn cũng

như các chi phí thuốc men khác, thêm vào đó có thể do đối xử bất bình đẳng trong

xã hội, người nghèo không được quan tâm chữa trị bằng người giàu nên tỷ lệ tiếp

cận các dịch vụ y tế của người nghèo là rất thấp. Bên cạnh đó, do nhận thức của

người nghèo, họ thường không quan tâm lắm tới bệnh tật của mình, khi bị bệnh họ

thường cố tự chạy chữa bằng mọi biện pháp rẻ tiền, chỉ đến khi bệnh trở nên trầm

trọng họ mới nhờ đến các cơ sở y tế và vì vậy việc hiệu quả điều trị không cao mà

còn tốn thêm nhiều khoản tiền không đáng có.

Nguy cơ dễ bị tổn thương: Ở những người nghèo, nguy cơ dễ bị tổn thương

là nhân tố luôn đi kèm với sự khốn cùng về vật chất. Đó chính là nguy cơ mà người

nghèo phải đối mặt với nhiều loại rủi ro như bị ngược đãi, đánh đập, thiên tai, bị

mất việc, phải nghỉ học... Nói cách khác, những rủi ro mà người nghèo phải đối mặt

do tình trạng nghèo hèn của họ chính là nguyên nhân khiến họ rất dễ bị tổn thương.

Những người nghèo do tài sản ít, thu nhập thấp, họ chỉ có thể trang trải hạn chế, tối

thiểu các nhu cầu thiết yếu nhất của cuộc sống. Vì vậy, khi rủi ro xảy ra họ rất dễ bị

tổn thương và rất khó vượt qua được các cú sốc mà những người có nhiều tài sản

hơn dễ dàng vượt qua được. Do thu nhập thấp, người nghèo có rất ít khả năng tiếp

cận với các cơ hội phát triển kinh tế, vì thế họ thường phải bỏ thêm các chi phí

không đáng có hoặc giảm thu nhập. Ở các hộ nghèo, khi có rủi ro xảy ra như mất

cắp hay có người bị ốm đau thì họ dễ bị rơi vào tình trạng khủng hoảng, làm đảo lộn

cuộc sống của cả gia đình mà một thời gian lâu sau mới có thể phục hồi được. Cũng

có khi việc khắc phục những rủi ro trước mắt có thể làm trầm trọng thêm sự khốn

cùng cuộc sống của họ.

Không có tiếng nói và quyền lực: Những người nghèo thường bị đối xử

không công bằng, bị gạt ra ngoài lề xã hội do vậy họ thường không có tiếng nói

quyết định trong các công việc chung của cộng đồng cũng như các công việc liên

quan đến chính bản thân họ. Trong cuộc sống những người nghèo chịu nhiều bất

công do sự phân biệt đối xử. Người nghèo luôn cảm thấy bị sống phụ thuộc, luôn

nơm nớp lo sợ mọi thứ, trở nên tự ti, không kiểm soát được cuộc sống của mình.

1.1.1.2. Giảm nghèo bền vững

Giảm nghèo bền vững là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước

thực hiện nhiều năm qua. Cả hệ thống chính trị quyết tâm vào cuộc triển khai đồng

bộ đến từng làng xã, thôn bản, người dân, song chương trình đang đối mặt với

không ít thách thức đe dọa tính bền vững các kết quả đạt được như: Nguy cơ tái

6

nghèo cao; Chênh lệch giữa các vùng miền tồn tại dai dẳng; Một bộ phận người

nghèo không muốn thoát nghèo; Trong khi đó các dạng nghèo đô thị mới đã xuất

hiện. Đó đều là thách thức trong việc đảm bảo tính bền vững của các kết quả đã đạt

được. Cốt lõi của xóa nghèo bền vững mang tầm tương lai là giải quyết cho được

các thách thức này, và hơn thế.

Vậy giảm nghèo bền vững là gì? Qua chủ trương của Đảng và Nhà nước ta

có thể hiểu giảm nghèo bền vững là: Giảm nghèo và không để cho các hộ nghèo tái

nghèo cũng như giảm chênh lệch giữa các vùng miền, đồng thời tạo động lực để

người nghèo tự vươn lên thoát nghèo.

Giảm nghèo bền vững là cần thiết phải quan tâm tới tất cả các góc độ của

người nghèo giúp họ không chỉ nâng cao thu nhập đảm bảo cho cuộc sống mà còn

đảm bảo cho họ có điều kiện tốt hơn về chăm sóc sức khỏe y tế và vệ sinh để nâng

cao điều kiện sống cho người nghèo đồng thời cũng cần quan tâm để nâng cao vị

thế của người nghèo trong xã hội, đối mặt với những thách thức về môi trường

những rủi ro… để họ có một cuộc sống ngày càng tốt hơn và ổn định hơn.

Giảm nghèo bền vững là một trọng tâm của Chiến lược phát triển kinh tế - xã

hội giai đoạn 2011 - 2020 nhằm cải thiện và từng bước và nâng cao điều kiện sống

của người nghèo, trước hết là cho khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu

số; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo; và thu hẹp khoảng

cách chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc

và các nhóm dân cư.

1.1.1.3. Kinh tế xanh

Có thể nói “Kinh tế xanh”- tiếng Anh là “Green economy”, vẫn đang là một

khái niệm rất mới đối với nhiều người mặc dù ý tưởng phát triển “Kinh tế xanh” đã

được đưa ra từ những năm 70 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, phải đến tháng 10/2008,

UNEP phối hợp với các nền kinh tế hàng đầu thế giới mới triển khai sáng kiến

“Kinh tế xanh”. Đây là một hướng tiếp cận mới, được nhiều quốc gia đồng tình

hưởng ứng, theo UNEP “Kinh tế xanh” là nền kinh tế vừa mang lại hạnh phúc cho

con người và công bằng xã hội, vừa giảm thiểu đáng kể các rủi ro về môi trường và

khủng hoảng sinh thái”.

Như vậy cho thấy, phát triển một nền kinh tế xanh thực chất là vì con người,

đảm bảo phúc lợi cao nhất, đạt mục tiêu công bằng về mặt xã hội và hạn chế tối đa

những rủi ro cho môi trường và hệ sinh thái, tôn tạo và phát triển hệ sinh thái tự

nhiên. Một nền kinh tế xanh đơn giản là một nền kinh tế có mức phát thải thấp, sử

dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo tính công bằng về mặt

7

xã hội (Nguyễn Thế Chinh, 2011). Đồng thời, nó là chiến lược kinh tế để thực hiện

các mục tiêu phát triển bền vững.

Kinh tế xanh hay tăng trưởng xanh không chỉ là sự lồng ghép vấn đề môi

trường trong phát triển kinh tế, mà nó được hiểu sâu rộng hơn, đề cập đến cả phát

triển cân bằng, hài hòa giữa các mục tiêu (Nguyễn Quang Thuấn và Nguyễn Xuân

Trung, 2012).

Theo định nghĩa của Karl Burkart, Kinh tế xanh bao gồm 6 yếu tố:

- Năng lượng tái tạo: Bao gồm năng lượng mặt trời, gió, nhiệt điện và thủy

điện bao gồm sóng, khí sinh học và pin nhiên liệu.

- Công trình xanh: gồm thiết bị sử dụng năng lượng xanh và nước, đánh giá

khu dân cư và thương mại, sản phẩm và nguyên liệu xanh, và thiết kế năng lượng

và môi trường.

- Giao thông xanh: gồm nhiên liệu thay thế, phương tiện công cộng, động cơ

hybrid, các chương trình cho thuê xe và dùng chung xe.

- Quản lý nước: cải tạo nước, hệ thống nước thải và nước mưa, nước thấp

cho vườn cây, lọc nước và quản lý cấp thoát nước.

- Quản lý rác thải: bao gồm tái chế, tận dụng chất thải rắn đô thị, khắc phục

đất đai sau công nghiệp, đáp ứng Đạo luật Tổng quát về Đối phó, Bồi thường, và

Trách nhiệm Môi trường, bao bì với phát triển bền vững.

- Quản lý đất đai: nông nghiệp hữu cơ, bảo tồn và phục hồi môi trường sống,

lâm nghiệp đô thị và công viên, tái trồng rừng, trồng rừng và ổn định đất đai.

Theo tác giả Lê Thị Thu Hương (2012), Kinh tế học xanh ra đời, lập luận

rằng xã hội cần phải nằm trong hệ sinh thái, và rằng các thị trường và nền kinh tế là

những cấu trúc xã hội cần đáp ứng những ưu tiên về xã hội và môi trường. Mô hình

về nền kinh tế xanh đều bao gồm 3 trụ cột chính:

(1) Phát triển kinh tế (các vấn đề tăng trưởng, cơ cấu kinh tế, việc làm…);

(2) Bền vững môi trường (giảm thiểu hàm lượng carbon và mức độ suy giảm

nguồn tài nguyên thiên nhiên…); và

(3) Gắn kết xã hội (đảm bảo mục tiêu giảm nghèo, bình đẳng trước các cơ hội mà

nền kinh tế xanh tạo ra, đem lại môi trường sống trong lành và có phẩm giá…

Các tác giả Azadeh Tavakoli và Majid Shafie-pour Motlagh (2012) đưa ra

khái niệm "nền kinh tế xanh" là nhằm tìm ra cách để giải quyết mâu thuẫn giữa tăng

trưởng kinh tế, sự cạn kiệt tài nguyên và thách thức môi trường.

Nói tóm lại: Một nền kinh tế xanh là một nền kinh tế hay mô hình phát triển

kinh tế dựa trên phát triển bền vững, tức là cải thiện đời sống con người và tài sản

8

xã hội đồng thời chú trọng giảm thiểu những hiểm họa môi trường và sự khan hiếm

tài nguyên (Chương trình môi trường Liên hợp quốc, 2010).

Định nghĩa về “Kinh tế xanh” đã giúp chúng ta hiểu được phần nào về các

lợi ích của việc phát triển kinh tế xanh. Lợi ích dễ dàng nhận thấy nhất và căn bản

nhất ở thời điểm hậu khủng hoảng là phát triển kinh tế xanh đóng góp vào quá trình

phục hồi kinh tế thế giới, duy trì và tạo việc làm mới, và bảo vệ các nhóm người dễ

bị tổn thương trong xã hội. Lợi ích quan trọng thứ hai là làm giảm thiểu việc sử

dụng năng lượng phát thải khí các-bon và sự xuống cấp của hệ sinh thái, dẫn dắt các

nền kinh tế phát triển theo hướng sạch và bền vững. Lợi ích thứ ba là hệ quả của hai

lợi ích trên vì nhờ đó có thể thúc đẩy tăng trưởng bền vững và toàn diện, đạt được

mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và hy vọng giảm thiểu nghèo. Như vậy, lợi ích của

phát triển kinh tế xanh là rất rõ ràng và bao hàm không chỉ lợi ích đối với môi

trường mà còn cả lợi ích xã hội và lợi ích kinh tế.

Chúng ta đang sống trong bối cảnh toàn cầu hóa và chịu ảnh hưởng của toàn

cầu hóa được phổ biến từ đầu thập niên 90, đó là các quá trình tích hợp, tương tác

mạnh mẽ và phụ thuộc lẫn nhau giữa các hệ thống kinh tế thế giới thông qua các dòng

chảy hàng hóa và dịch vụ, vốn, công nghệ và thông tin vượt qua biên giới địa lý. Quá

trình này không chỉ giới hạn trong các nội dung về kinh tế, mà còn bao hàm nhiều vấn

đề khác như tri thức, cấu trúc xã hội, chính trị, văn hóa, nhân chủng, môi trường và da

dạng sinh học,… Có thể nói, chúng ta, cả người giàu và người nghèo, hiện đang sống

trong một thế giới có nhiều biến động về an ninh kinh tế- xã hội, về sự cân bằng sinh

thái, và điều đó có ảnh hưởng đến sự tồn tại của chính chúng ta.

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH NHẰM GIẢM

NGHÈO BỀN VỮNG

Nghèo đói và các vấn đề liên quan

Xóa đói giảm nghèo là một chiến lược của chính phủ Việt Nam nhằm giải

quyết vấn đề đói nghèo và phát triển kinh tế tại Việt Nam.

Thực hiện mục tiêu giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước

nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, góp phần thu hẹp

khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng,

các dân tộc và các nhóm dân cư; đồng thời thể hiện sự quyết tâm trong việc thực

hiện Mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc mà Việt Nam đã cam kết.

Năm 1989, Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường, xuất phát từ lĩnh vực

sản xuất nông nghiệp thực hiện giao khoán đến hộ đã giúp nước ta nhảy vọt từ nước

đang thiếu lương thực thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới (luôn giữ vị trí

9

trong ba nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới từ đó đến nay), an ninh về lương

thực đã đảm bảo. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn tỷ lệ cao các hộ đói nghèo (bao gồm

cả thiếu lương thực) mà đa số phân bố ở các xã thuộc chương trình 135 (xã nghèo).

Đầu thập niên 1990, nguy cơ đói nghèo đã được nhận rõ, mà trước hết là số

liệu trẻ em suy dinh dưỡng đã ở mức báo động (gần 50%). Ngay đầu năm 1991, vấn

đề xoá đói giảm nghèo đã được nêu ra trong các diễn đàn, các nghiên cứu, và triển

khai thành phong trào xoá đói giảm nghèo.

Nghị quyết Quốc hội Việt Nam về nhiệm vụ năm 1993 đã đánh giá cao tinh

thần cộng đồng, tương thân tương ái "trong nhân dân đã phát triển nhiều hoạt động

từ thiện giúp đỡ nhau và phong trào xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa..." Sáng

kiến của Thủ tướng Chính phủ được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thông qua lấy

ngày 17/10 hàng năm là "Ngày vì người nghèo", đó cũng là ngày Liên hợp

quốc chọn là ngày "Thế giới chống đói nghèo".

Bảng 1.1. Số liệu đói nghèo theo vùng và khu vực ở Việt Nam

Đơn vị tính: % hộ nghèo

Khu vực 2004 2006 2008 2010 2011 2012

Cả nước 18,1 15,5 13,4 14,2 12,6 11,1

Chia theo khu vực

Thành thị 8,6 7,7 6,7 6,9 5,1 3,9

Nông thôn 21,2 18 16,1 17,4 15,9 14,4

Chia theo vùng

Đồng bằng sông Hồng 12,7 10 8,6 8,3 7,1 6,1

Trung du miền núi phía Bắc 29,4 27,5 25,1 29,4 26,7 24,2

Bắc Trung Bộ 25,3 22,2 19,2 20,4 18,5 16,7

Tây Nguyên 29,2 24 21 22,2 20,3 18,6

Đông Nam Bộ 4,6 3,1 2,5 2,3 1,7 1,4

Đồng bằng sông Cửu Long 15,3 13 11,4 12,6 11,6 10,6

Nguồn: Tổng cục Thống kê tháng 4 năm 2014

Chương trình xóa đói giảm nghèo trong giai đoạn này đã đề ra các chỉ tiêu

chủ yếu hướng đến trong giai đoạn 2006-2010 đó là: (Bộ Lao động-Thương binh và

Xã hội, tháng 9-2005: Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo 2006-2010)

- Thu nhập của nhóm nghèo tăng 1,45 lần so với 2005

- Các xã đặc biệt khó khăn, xã nghèo có đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu

- 6 triệu lượt hộ nghèo được vay tín dụng ưu đãi

- 4,2 triệu lượt hộ nghèo tập huấn về khuyến nông lâm ngư

10

- 1,5 triệu người được miễn giảm phí học nghề

- 15 triệu người được khám chữa bệnh miễn phí khi đau ốm

- 19 triệu lượt học sinh nghèo được miễn, giảm học phí, tiền xây dựng trường

- 500 nghìn hộ nghèo được hỗ trợ xóa nhà tạm

Những năm qua, việc tập trung thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế

- xã hội và các chương trình giảm nghèo đã tạo điều kiện để người nghèo tiếp cận tốt hơn

các dịch vụ xã hội cơ bản; cơ sở hạ tầng của các huyện, xã nghèo được tăng cường; đời

sống người nghèo được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo cả nước đã giảm từ 22% năm

2005 xuống còn 9,45% năm 2010. Thành tựu giảm nghèo của nước ta thời gian qua

được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. (MOLISA - Trang thông tin giảm

nghèo bền vững, 2016)

Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững, số hộ đã thoát nghèo

nhưng mức thu nhập nằm sát chuẩn nghèo còn lớn, tỷ lệ hộ tái nghèo hàng năm còn

cao; chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư vẫn còn khá lớn, đời sống

người nghèo nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là ở khu vực miền núi, vùng

cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Biểu đồ 1.1: Nghèo các khu vực trên toàn quốc giai đoạn 2010 - 2013

Nguồn: Trang thông tin giảm nghèo bền vững

Đo đó cụm từ "xóa đói giảm nghèo, xóa đói giáp hạt” đã được thay bằng "giảm

nghèo bền vững”. Phương pháp đo lường nghèo đói đang đổi từ đơn chiều sang đa

chiều để tăng độ bao phủ chính sách tới các đối tượng. Cách tiếp cận đa chiều mới này

11

giúp xóa bỏ các rào cản, hạn chế của các chính sách giảm nghèo hiện tại, khuyến khích

người nghèo bày tỏ tiếng nói và giúp hộ nghèo tăng tính tự chủ, tự vươn lên.

Trong số những người nghèo, có những người thuộc nhóm nghèo cùng cực,

phổ biến ở các nhóm đồng bào các dân tộc thiểu số và các khu vực miền núi có

đông dân tộc thiểu số (47% tổng số người nghèo cả nước thuộc nhóm dân tộc thiểu

số). Tuy nhiên hiện nay các dạng nghèo đô thị mới cũng xuất hiện, trong đó đặc biệt

là nhóm dân di cư và lao động phi chính thức do suy giảm kinh tế. Nhóm dễ bị tổn

thương do thiên tai, thảm họa, cũng có thể trở lên nghèo. Họ không những nghèo về

thu nhập mà ở các chiều khác như giáo dục, y tế, nước sạch, vệ sinh và nhà ở…, đều

tụt hậu rất xa so với mức bình quân cả nước.

Đó cũng là lý do mục tiêu giảm nghèo bền vững của ta đến năm 2020 không

chỉ tiếp tục ưu tiên nguồn lực cho các vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao, khu vực đồng bào

dân tộc thiểu số, mà quan trọng là chuyển đổi phương pháp đo lường nghèo đói từ

đơn chiều sang đa chiều, tăng độ bao phủ chính sách tới các đối tượng. Xóa nghèo

không chỉ tăng thu nhập cho các hộ nghèo mà còn tăng mức độ thụ hưởng của các

thành viên trong gia đình với các dịch vụ xã hội khác. Ý nghĩa rất lớn của tiếp cận

nghèo đa chiều là giúp đo đếm được đối tượng, xác định đối tượng và trên cơ sở đó

xây dựng chính sách cho từng nhóm đối tượng phù hợp, phân loại bằng một thước

đo là chuẩn nghèo hay chuẩn cuộc sống tối thiểu.

Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo đa chiều là cách nhận diện

đối tượng nghèo không chỉ theo mức thu nhập, mà phải tính cả mức thụ hưởng giáo

dục, y tế, nhà ở... Các tổ chức quốc tế, đặc biệt là World Bank, UNDP đặc biệt

khuyến nghị chính sách đa chiều này.

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Sơn Phước Hoan “Ngoài ra tôi cho

rằng, cần xây dựng một chương trình giảm nghèo chung, bền vững và toàn diện, bao

gồm hệ thống các chính sách giảm nghèo; lồng ghép và chỉ đạo thực hiện tập trung,

thống nhất các chương trình, dự án có liên quan đến mục tiêu giảm nghèo. Có như

vậy mới huy động tối đa mọi nguồn lực xã hội hỗ trợ giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã

hội có hiệu quả nhất. Hiện vẫn còn thiếu vắng các chính sách phân vùng để phát triển

sản xuất dựa vào điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đặc thù của từng vùng. Các

vùng dân tộc thiểu số hiện tập trung nhiều tài nguyên khoáng sản, các danh lam thắng

cảnh… có thể phát triển những dịch vụ đặc thù như du lịch, hoặc các ngành khai thác

khoáng sản có sự tham gia của người dân. Song tới nay, quan điểm phát triển như vậy

vẫn ít được chú ý. Cũng chính vì không thể khai thác hết tiềm năng của các lĩnh vực

nói trên để kéo đồng bào nghèo cùng tham gia.” Nguồn:

12

http://www.baomoi.com/tiep-can-da-chieu-giam-ngheo-ben-vung-giam-

ngheo-mang-tam-nhin-tuong-lai/c/12274442.epi ngày 8/8/2016.

Từ những ý kiến đó chúng ta có thể thấy việc mở rộng các nguồn sinh kế

khác, phát triển thêm các cơ hội kiếm sống cho người nghèo cũng chính là cách

giúp giảm bớt sự phụ thuộc của họ vào nông nghiệp để thoát nghèo bền vững.

1.3. THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH NHẰM GIẢM NGHÈO

BỀN VỮNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

1.3.1. Phát triển kinh tế xanh nhằm giảm nghèo bền vững trên thế giới

Trên thế giới đứng trước các thách thức về môi trường, sự biến đổi khí hậu

từ 20 năm trước, các nhà lãnh đạo chính trị tập trung tại Rio de Janeiro để thảo

luận về các vấn đề: Nghèo đói, bất bình đẳng ngày càng tăng giữa các nước công

nghiệp và các nước đang phát triển; Tác động của phát triển công nghiệp đến môi

trường sinh thái; Cùng nhau nhằm mục đích thiết lập chương trình cho phát triển

bền vững trên toàn thế giới.

Mặc dù 20 năm phát triển kinh tế đáng kể, đặc biệt là trong một số nước

đông dân và năng động nhất các nền kinh tế mới nổi, khoảng cách giữa công

nghiệp và nước đang phát triển còn rất lớn, và các vấn đề liên quan với môi trường

đã tăng đáng kể. Giá cả tài nguyên tăng mạnh và sự cạnh tranh các nguồn tài

nguyên khan hiếm đã tăng lên. Đây là một thách thức nghiêm trọng đối với các

nước trên thế giới, nhưng đặc biệt là đối với các nước có thu nhập thấp. Những

khía cạnh xã hội, môi trường và kinh tế đã được phản ánh trong khái niệm của nền

kinh tế xanh mà các nhà hoạch định đã đưa ra nhằm hướng đến.

Một thành phần quan trọng của chiến lược kinh tế xanh đó là cải thiện quản

lý tài nguyên. Các nền kinh tế xanh do đó phải nâng cao năng suất tài nguyên và

giảm mức độ tuyệt đối sử dụng tài nguyên. Một quá trình chuyển đổi như vậy có thể

đạt được thông qua các hành động phối hợp của các nhà hoạch định chính sách,

thiết lập khuôn khổ tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên, bởi sự kết hợp khai thác các

tiềm năng kinh tế và môi trường của sự tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên (Monika

Dittrich, Stefan Giljum, Stephan Lutter, Christine Polzin (2012).

Nền kinh tế xanh được định nghĩa là một nền kinh tế bền vững và tốt cho xã

hội với không có khí thải carbon, đáp ứng nhu cầu của con người về hệ sinh thái

hành tinh, nơi tất cả các năng lượng có nguồn gốc từ các nguồn tài nguyên tái tạo

được bổ sung một cách tự nhiên. Một nền kinh tế xanh một cách nghiêm ngặt áp

dụng khái niệm ba góc độ con người, hành tinh và lợi nhuận trên tất cả các hoạt

13

động ở mức độ kinh tế vi mô và trong suốt toàn bộ nền kinh tế ở cấp vĩ mô. Ngược

lại với một nền kinh tế xanh, một nền kinh tế năng lượng "đen" truyền thống là dựa

trên sử dụng mạnh carbon như các loại nhiên liệu hóa thạch than đá và dầu mỏ.

Theo định nghĩa, một nền kinh tế các-bon thấp là khác biệt từ một nền kinh tế xanh

vì nó vẫn tạo ra khí thải carbon (Green economy Group, 2013).

Theo nhận định của các chuyên gia, chiến lược “kinh tế xanh” đã trở thành

bước ngoặt phát triển cho tiến trình khôi phục kinh tế toàn cầu và cũng là động lực

mới cho việc thúc đẩy kinh tế toàn cầu phát triển bền vững. Liên Hiệp Quốc nhận

định, chính sách “kinh tế sạch” là con đường phát triển cần thiết cho kinh tế toàn

cầu cho tương lai (UNEP, 2009).

Việc chuyển đổi thành công sang nền kinh tế xanh là một nhiệm vụ toàn cầu.

Nó không chỉ dừng lại ở các công nghệ xanh mà nó còn phải trả lời cho các câu hỏi

làm thế nào để phá vỡ liên kết giữa tiêu thụ tài nguyên và tăng trưởng kinh tế.

Chuyển đổi nền kinh tế xanh có nghĩa là bước vào một thời đại mới và việc quan

trọng hàng đầu là cần thay đổi trong quan điểm.

(http://www.bonn-perspectives.de/en/green-economy-transformation.html).

Trong khu vực nhiều nhà nghiên cứu cũng tập trung quan tâm đến phát triển

kinh tế xanh, các công trình nghiên cứu và bài viết tập trung từ việc phân tích các chỉ

tiêu đánh giá phát triển kinh tế xanh như theo tác giả Yung-Kun Chen và Tsuifang

Hsieh (2010) đã chỉ ra rằng ở Đài Loan việc phát triển mới chỉ tập trung vào kinh tế

chứ chưa chú trọng nhiều về môi trường thông qua sử dụng 2 nhóm chỉ tiêu để so

sánh giữa hệ sinh thái và hệ kinh tế, việc so sánh giữa lượng đầu vào nhập khẩu từ

bên ngoài và sự sụt giảm của các nguồn tài nguyên không tái tạo sẽ thể hiện rằng đất

nước chỉ quan tâm tập trung phát triển kinh kế mà bỏ qua bảo về môi trường.

Theo các tác giả WangWeiwei và Qiu Lisheng (2011) chỉ ra rằng Chính phủ

Trung Quốc cần phải xây dựng hệ thống kích thích của nền kinh tế xanh thông qua

hệ thống tài chính xanh, thuế xanh. Bằng cách thúc đẩy kinh doanh khí thải và hệ

thống thương mại carbon, Trung Quốc phải xây dựng thị trường cho tiết kiệm năng

lượng và giảm phát thải kinh doanh.Chúng ta có thể khởi động hệ thống đánh giá

môi trường cho toàn xã hội, tăng cường kiểm tra các doanh nghiệp, thúc đẩy tiết

kiệm năng lượng và giảm phát thải trong chính phủ, trường học và các tổ chức khác.

Nhìn chung hầu hết các nghiên cứu tập trung trong một lĩnh vực hoặc

quốc gia các nghiên cứu về một vùng và cho khu vực nông nghiệp còn rất ít mặc

dù ở một số quốc gia khu vực nông thôn chiếm diện tích lớn và sử dụng nhiều tài

14

nguyên không thể tái tạo một số khu vực có các nguồn lực đang khai thác phục

vụ phát triển công nghiệp.

Phát triển kinh tế xanh gắn với giảm nghèo ở các nước trên thế giới theo

Farming first tại sao lại quan tâm đến nông nghiệp khi muốn phát triển kinh tế xanh

vì đây là khu vực sử dụng 70% nước, 34,3% diện tích đất, tạo ra 17% khí GHG, và

sử dụng đến 37,3% sức lao động trong khi đó với 1,4 tỷ người sống trong nghèo đói

thì 1 tỷ ở trong khu vực nông thôn, đây là khu vực đang chịu sức ép của việc phải

tạo ra một lượng lương thức gấp 2 lần hiện nay cho những năm 2050 tới đây. Như

vậy thế giới cũng đã quan tâm và đặt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế xanh và

giảm nghèo cho khu vực nông nghiệp, nông thôn

(http://www.farmingfirst.org/green-economy/).

Theo UNEP (2011) Phát triển kinh tế xanh có thể giúp giảm nghèo. Có nhiều

khía cạnh của phát triển kinh tế xanh có liên quan đến nghèo đói như nông nghiệp,

rừng, ngưnghiệp và quản lý nước, đó là những nguồn lực chung cho sản xuất. Đầu

tư cho các yếu tố đó bao hàm cả việc mở rộng chương trình tài chính vi mô sẽ có lợi

cho người nghèo không chỉ dưới góc độ tạo việc làm mà còn đảm bảo an ninh sinh

kế từ hệ sinh thái của địa phương.

Như vậy có thể thấy vai trò của phát triển kinh tế xanh với giảm nghèo tuy

nhiên hầu hết mới chỉ dừng lại ở khía cạnh phân tích lý thuyết chưa có công trình

nghiên cứu nhằm xây dựng mô hình hay đánh giá thực tế mối quan hệ giữa phát

triển kinh tế xanh và giảm nghèo bền vững.

1.3.2. Phát triển kinh tế xanh nhằm giảm nghèo bền vững ở Việt Nam

Hiện nay Việt Nam đã thoát khỏi nước nghèo và xếp vào nhóm nước có thu

nhập trung bình. Trải qua 24 năm đổi mới và mở cửa phát triển Kinh tế, Việt Nam

cũng đã phải trả giá cho suy giảm tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Nằm trong xu

thế phát triển chung của kinh tế thế giới với sự điều chỉnh về mô hình phát triển và

thay đổi cơ cấu ngành nghề.

Việt Nam đã trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO),

do vậy phát triển kinh tế của Việt Nam phải tuân theo những nguyên tắc chung của

những cam kết với WTO trong xu thế phát triển Hội nhập toàn cầu. Hơn nữa Việt

Nam được xếp vào danh sách một trong năm nước chịu tác động nặng nề nhất của

biến đổi khí hậu, do vậy hướng tới nền “Kinh tế xanh” là lựa chọn hợp lý. Tuy

nhiên sự lựa chọn này cần phải nhìn nhận rõ những cơ hội và thách thức để định

hướng cho phát triển.

15

Theo thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013) “Trước xu thế của thế giới,

Việt Nam xác định phải chủ động ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu để đảm

bảo phát triển bền vững. Việc ban hành những chính sách và đầu tư hợp lý sẽ giúp

đạt được mục tiêu thích ứng nâng cao khả năng tồn tại, đồng thời giảm thiểu để

đóng góp vào nỗ lực chung, tận dụng cơ hội phát triển nền kinh tế có tính chống

chịu biến đổi khí hậu và tham gia có trách nhiệm vào kinh tế toàn cầu.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao làm cơ quan chủ trì cùng các Bộ, ngành

chuẩn bị Chiến lược Phát triển xanh của Việt Nam. Mục tiêu tổng quát mà Dự thảo

Khung chiến lược đề xuất là Việt Nam hình thành về cơ bản cơ sở kinh tế, xã hội và

khoa học - công nghệ để thực hiện tăng trưởng xanh, ít các-bon, hình thành cơ cấu

kinh tế có hiệu quả tổng hợp kinh tế, xã hội và môi trường cao, áp dụng ngày càng

nhiều công nghệ xanh, hình thành lối sống xanh và tiêu dùng bền vững.

Một số chỉ tiêu được Chiến lược xác định là tiết kiệm năng lượng; sử dụng năng

lượng tái tạo; giảm phát thải trong nông nghiệp, sản xuất sạch hơn; tỷ lệ phần trăm đầu tư

cho môi trường; GDP xanh. Các giải pháp, lựa chọn chính sách, có thể là: tái cấu trúc

kinh tế, công nghệ; tài chính; tổ chức chỉ đạo, giám sát, xử lý vi phạm, lồng ghép.

Theo tác giả Phạm Thành Công (2011) “Kinh tế xanh không chỉ nghiên cứu về

vấn đề môi trường, mà nó còn nhấn mạnh việc tạo ra các hiệu ứng thay thế tích cực

trong mọi lĩnh vực của đời sống và mọi khu vực kinh tế…. Phát triển kinh tế xanh có

nhiều lợi ích không chỉ về môi trường mà còn về các mặt kinh tế và xã hội đó là: (1)

Giảm thiểu tác hại do môi trường gây ra, đem lại cuộc sống trong lành hơn; (2) nâng

cao ý thức của người dân trong vấn đề bảo vệ môi trường; (3) từng bước đạt được

tăng trưởng bền vững và giảm đói nghèo; (4) cơ hội cải thiện năng suất lao động; (5)

từng bước đạt được mục tiêu thiên niên kỷ do Liên hợp quốc đặt ra”.

Phát triển kinh tế xanh còn giúp trong việc thắt chặt hơn mối quan hệ giữa

cuộc chiến chống đói nghèo và cải thiện việc bảo vệ và duy trì tài sản chung về môi

trường và các nguồn tài nguyên không tái tạo, bên cạnh đó phát triển kinh tế xanh

cũng sẽ tạo ra nhiều việc làm mới. Tuy nhiên để phát triển theo hưởng kinh tế xanh

cũng cần có các điều kiện về khuôn khổ pháp lý, ưu tiên chi tiêu thúc đẩy sinh thái,

giới hạn chi tiêu trong khu vực vốn tự nhiên cạn kiệt, thuế và các công cụ kinh tế,

nâng cao năng lực và tăng cường quản trị quốc tế.

Theo tác giả Nguyễn Quang Hồng (2010) Phát triển kinh tế xanh tại Việt

Nam cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp trong đó bao gồm (1) thay đổi về nhận

thức của người dân; (2) Hoàn thiện hệ thống luật pháp về môi trường; (3) Phát triển

16

công nghiệp môi trường; (4) Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm; (5) gắn quyền lợi của

người dân địa phương với quyền lợi đất nước.

Như vậy có thể thấy phát triển kinh tế xanh đang là vấn đề quan tâm vì đây

là hướng phát triển bền vững các ý kiến mới chủ yếu tập trung khai thác việc đưa ra

sự cần thiết và định hướng phát triển chưa tập trung nghiên cứu trường hợp cụ thể.

Các công trình chủ yếu tập trung trình bày về phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam mà

ít trú trọng đến mối quan hệ với giảm nghèo bền vững, vì vậy đề tài cần xuất phát từ

góc độ kinh tế - xã hội để đưa ra giải pháp phát triển kinh tế xanh.

Theo tài liệu “Thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam” của Chính Phủ

năm 2012, tăng trưởng xanh là một nội dung của Chiến lược Phát triển bền vững

Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 nhằm đảm bảo phát triển kinh tế theo hướng hiệu

quả và bền vững, đồng thời góp phần giảm nhẹ và phòng chống tác động của biến

đổi khí hậu trong giai đoạn hiện nay.

Việt Nam hiện đang xây dựng Chiến lược Tăng trưởng xanh nhằm thúc đẩy

quá trình tái cơ cấu nền kinh tế để tiến tới việc sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên

nhiên, giảm phát thải khí nhà kính thông qua nghiên cứu và áp dụng công nghệ

xanh, hiện đại phù hợp, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng để nâng cao hiệu quả nền

kinh tế, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo động lực

thúc đẩy phát triển kinh tế một cách bền vững.

Chiến lược Tăng trưởng xanh có mục tiêu là “Thay đổi mô hình tăng trưởng

kinh tế theo hướng tận dụng lợi thế so sánh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh

của nền kinh tế”, cụ thể đó là:

1- Tái cấu trúc và hoàn thiện thể chế theo hướng khuyến khích các ngành

kinh tế sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên thiên nhiên với giá trị gia tăng

cao, hạn chế những ngành sử dụng lãng phí tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi

trường và mất cân bằng sinh thái;

2- Nghiên cứu, ứng dụng ngày càng rộng rãi công nghệ tiên tiến, phù hợp

nhằm sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên thiên nhiên, giảm cường độ phát thải khí nhà

kính, góp phần ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu;

3- Nâng cao đời sống nhân dân thông qua tạo thêm việc làm từ các ngành

công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ xanh và cải thiện chất lượng cuộc sống thông

qua việc xây dựng hạ tầng xanh, lối sống thân thiện với môi trường.

Đối với nông nghiệp Việt Nam, phát triển kinh tế xanh cần được xem như

là một trong những giải pháp quan trọng cho sự phát triển bền vững

(http://www.iwem.gov.vn/). Sự phát triển kinh tế xanh trong ngành nông nghiệp

17

không những góp phần sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên

thiên nhiên, bảo vệ môi trường mà còn làm thay đổi cơ cấu sản xuất và tiêu

dùng, mang lại hiệu quả kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao đời sống cho

người dân.

Tuy nhiên phát triển kinh tế xanh trong lĩnh vực nông nghiệp đang

đứng trước thách thức về công nghệ lạc hậu, tập quán canh tác và hạn chế về

vốn cũng như cản trở của điều kiện tự nhiên và đây là lĩnh vực chịu nhiều rủi

ro trong sản xuất.

1.3.3. Kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới và khu vực

Chính phủ các nước đã và đang tung ra các gói kích thích kinh tế để lấy

lại tăng trưởng kinh tế cũng như giải quyết vấn đề việc làm. Tuy nhiên, có một

điều không mấy rõ ràng, là liệu nền kinh tế sau khủng hoảng có bền vững hay

không lại quay trở lại với mô hình kinh tế “Xám” phụ thuộc vào các nguồn năng

lượng không bền vững, sử dụng nguyên liệu cao, và rủi ro môi trường cao. Tuy

nhiên, bài học và các nỗ lực của các quốc gia dưới đây cũng cần được quan tâm,

học hỏi cho Việt Nam (Trần Thị Vân Anh http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-

quoc-te/nhan-dinh-du-bao/xu-huong-phat-trien-kinh-te-xanh-cua-mot-so-nuoc-

thoi-ky-hau-khung-hoang-56617.html (17/12/2014)).

1.3.3.1. Nước Mỹ

Chính phủ Mỹ đang nỗ lực xóa bỏ tiếng xấu của Mỹ là một nước tiêu thụ

năng lượng hoang phí nhất và xả khí thải lớn nhất thế giới (chỉ chiếm 4,5% dân số

thế giới nhưng tiêu dùng đến 25% năng lượng toàn cầu). Chính phủ Mỹ đã thông

qua một loạt tiêu chuẩn mới về khí thải. Yêu cầu các công ty sản xuất ôtô chuyển

sang các xe kết hợp vừa chạy điện, vừa chạy xăng, song song với việc cải tiến các

động cơ để tiết kiệm nhiên liệu. Trong số đó có quy định năm 2016, xe hơi không

được phép tiêu thụ quá 6,6 lít xăng/100km, từ 9,4 lít/100km như hiện nay. Chỉ với

biện pháp này, hàng năm nước Mỹ sẽ tiết kiệm được gần 2 tỷ thùng dầu, đồng thời

giảm được 30% khí thải xả ra môi trường. Cũng theo kế hoạch của Chính phủ, đến

năm 2012, điện năng của Mỹ phải dùng từ nguồn năng lượng tái tạo và phát triển

năng lượng hạt nhân với mục tiêu bảo đảm an toàn năng lượng. Hiện nay, năng

lượng điện hạt nhân của Mỹ chiếm 70% lượng điện phi các-bon.

Để giảm dần mức độ phụ thuộc nhập khẩu dầu từ nước ngoài và sự biến đổi

khí hậu toàn cầu, Chính phủ Mỹ quyết định áp dụng kế hoạch “Khống chế lượng

thải khí các- bon thương mại” và tiến hành bán đấu giá các sản phẩm hạn chế gây ô

18

nhiễm môi trường. Một phần số tiền bán đấu giá bình quân mỗi năm là 15 tỷ USD,

được dùng vào việc khuyến khích phát triển nguồn năng lượng sạch.

Mỹ cũng đang trong quá trình thành lập một chương trình triển khai các

dự án ngoài khơi sản xuất điện từ tuốc-bin gió và dòng hải lưu. Theo tính toán

của chương trình này, gió có thể tạo ra 20% nhu cầu điện của nước Mỹ vào năm

2030 nếu như tiềm năng đầy đủ của nguồn tài nguyên thiên nhiên này được khai

thác cả ở trên đất liền và ngoài biển, chương trình này cũng dự kiến sẽ tạo ra

250.000 việc làm mới.

Bộ năng lượng Mỹ dự tính, đến năm 2020, nhu cầu điện trung bình sẽ giảm

15%. Đến năm 2030, người tiêu dùng sẽ phải tiết kiệm 130 tỷ USD cho chi phí

năng lượng và phải cắt giảm 5 tỷ tấn các-bon thải ra.

1.3.3.2. Chính sách gắn kết Châu Âu của EU

Chính sách gắn kết Châu Âu được Chủ tịch ủy ban Châu Âu công bố ngày

09 tháng 3 năm 2009. Theo chính sách này, EU sẽ đầu tư 105 tỷ EUR vào kinh tế

xanh. Số tiền này lớn hơn gấp 3 lần so với số tiền đã được chi cho giai đoạn 2002-

2006. Phần lớn của toàn bộ gói ngân sách này (54 tỷ EUR) sẽ dành cho việc giúp đỡ

các chính phủ thành viên EU tuân thủ hệ thống pháp luật về môi trường của EU. EU

cũng sẽ dành riêng 28 tỷ EUR cho việc cải thiện nguồn nước và quản lý rác thải.

Trong chính sách này, EU đưa ra nhiều mục tiêu tham vọng về cuộc chiến

chống biến đổi khí hậu trong đó có việc giảm đến 20% lượng khí thải nhà kính, tăng

năng lượng tái sinh lên 20% trong tổng tiêu thụ năng lượng của EU vào năm 2020.

Khoản ngân sách giá trị 48 tỷ EUR được sử dụng để đạt được các mục tiêu khí hậu

và tạo ra nền kinh tế có lượng các-bon thấp.

Chính sách gắn kết Châu Âu cũng mở ra các thị trường mới cho các nền kinh

tế EU thông qua nắm bắt các cơ hội mới từ công cuộc chống lại biến đổi khí hậu

như là một nguồn năng lượng tiềm năng. Gần một nửa các quốc gia thành viên của

EU (bao gồm Áo, Bungari, Séc, Pháp, Đức, Hunggari, Italia, Ba lan, Bồ Đào Nha,

Rumani, Slovakia và Anh) đã đưa các chỉ số giảm lượng khí thải nhà kính vào

chương trình gắn kết của quốc gia mình.

1.3.3.3. Chính sách “Tăng cường xanh, ít các-bon” của Hàn Quốc

“Tăng cường xanh, ít các-bon” của Hàn Quốc là tầm nhìn quốc gia cho 60

năm tiếp theo đã được Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bax công bố nhân dịp kỷ

niệm 60 năm thành lập nước ngày 15 tháng 8 năm 2008. Chính sách tăng cường

xanh của Hàn Quốc sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế với 3 nguyên tắc: (i) Duy trì hoạt

động kinh tế hiệu quả trong khi tối thiểu hóa sử dụng năng lượng và tài nguyên: (ii)

19

Tối thiểu hóa áp lực về môi trường với việc sử dụng mỗi nguồn năng lượng và tài

nguyên; (iii) Đầu tư vào môi trường, một công cụ để phát triển kinh tế.

Kể từ đó, Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra một loạt những sáng kiến xanh

giúp Hàn Quốc vượt qua khỏi khủng hoảng và bước vào một xã hội xanh, như

Kế hoạch năng lượng cơ bản quốc gia đầu tiên (2008-2030) và Kế hoạch toàn

diện chống lại biến đổi khí hậu. Kế hoạch năng lượng quốc gia được thông qua

ngày 20/8/2008 đề ra mục tiêu tăng phần trăm của năng lượng tái sinh lên đến

11% vào năm 2030.

1.3.3.4. Trung Quốc

Trung Quốc là một trong số ít các quốc gia lớn ủng hộ và đi đầu trong việc thực

hiện chính sách phát triển kinh tế xanh. Để kiểm soát được các hoạt động phát triển

kinh tế theo hướng “xanh”, nước này đã tuyên bố Tổng cục Thống kê Quốc gia bắt

đầu thiết lập hệ thống tính toán GDP xanh và chọn một số tỉnh và thành phố làm thí

điểm từ năm 2004. Họ đã tính toán chỉ tiêu GDP thông thường bằng cách khấu trừ

chi phí về môi trường trong hoạt động kinh tế (http://khoahoc.tv/doisong/moi-

truong/giai-phap/42709_trung-quoc-tap-trung-cho-tang-truong-xanh.aspx, ngày

23/10/2015).

1.3.4. Xu hướng phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam

Trong 22 năm thực hiện đổi mới vừa qua, chúng ta đã chứng kiến quá trình

chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang

mô hình kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ

nghĩa. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy mô hình kinh tế thị trường có xu hướng thay

đổi theo thời gian. Mô hình kinh tế thị trường truyền thống - dựa trên quan điểm

tăng trưởng bắt nguồn từ lợi ích cá nhân đang chuyển dần sang mô hình kinh tế thị

trường hiện đại theo quan điểm tăng trưởng và phát triển bền vững bắt nguồn từ lợi

ích xã hội. Theo đó, phát triển kinh tế phải tính đến lợi ích xã hội và môi trường bền

vững.

Phát triển kinh tế ở Việt Nam thời gian qua dựa nhiều vào khai thác tài

nguyên, xuất khẩu nguyên liệu thô và sơ chế. Phát triển bền vững mặc dù là chủ

trương lớn nhưng chưa được thực hiên triệt để. Xu thế phát triển xanh trên thế giới

mở ra cơ hội cho Việt Nam có thể “đón đầu” đi thẳng vào phát triển kinh tế xanh,

song cũng tạo ra thách thức tụt hậu xa hơn nếu không nắm bắt được cơ hội. Việt Nam

mới bắt đầu làm quen với xu thế này với một số ít các dự án năng lượng xanh dã

được triển khai ở dạng thử nghiệm, Việt Nam cũng đang tiến hành dự án 3R (Reduce

- giảm thiểu, Reuse - tái sử dụng, Recycle - tái chế) được quốc tế đánh giá rất tốt về

mặt lý thuyết. Mặc dù Việt Nam có chủ trương hướng tới một nền công nghiệp xanh,

20

ít tiêu hao năng lượng, hạn chế thấp nhất sản xuất gây ô nhiễm môi trường nhưng

việc thực hiện còn mang tính nhỏ lẻ, chưa đồng bộ do khu vực này chưa có chiến

lược và quy hoạch phát triển rõ ràng theo hướng xanh. Đây cũng là tình hình chung

đối với các khu vực khác của nền kinh tế.

1.3.5. Một số khuyến nghị chính sách cho Việt Nam

Lựa chọn con đường xanh hóa nền kinh tế là một lựa chọn tất yếu và cần

được cân nhắc trong quá trình xây dựng và triển khai Chiến lược phát triển kinh tế

xã hội giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn 2030. Để thực hiện hóa mô hình phát triển

này, một số khuyến nghị sau nên được cân nhắc, áp dụng:

Thứ nhất, kinh nghiệm cho thấy phát triển kinh tế xanh là một quá trình lâu

dài, thậm chí trước mắt chưa thể đem lại lợi ích, nên các nước đều có chiến lược

phát triển xanh dài hạn gắn với chiến lược phát triển chung, kết hợp đầu tư lớn của

Chính phủ. Kế hoạch tổng thể về phát triển kinh tế- xã hội cần: (i) phản ánh được

mục tiêu và chiến lược phát triển chung của nền kinh tế với những ưu tiên dành cho

những ngành có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng tới tình trạng việc làm và GDP,

đồng thời tạo ra lợi ích môi trường đáng kể và rõ rệt. Các lĩnh vực theo thứ tự ưu

tiên có thể là phát triển nông nghiệp bền vững, xây dựng hệ thống giao thông bền

vững, khai thác, sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, sản xuất và quản lý sử dụng

nguồn nước sạch, trong quá trình đô thị hóa cần lưu ý xây dựng cơ sở hạ tầng sinh

thái và phát triển du lịch; (ii) Xây dựng kế hoạch hành động/chương trình quốc gia

về tiêu dùng và sản xuất bền vững theo hướng dẫn của Liên Hiệp Quốc; (iii) kế

hoạch tập trung ngân sách đầu tư cho các khu vực kinh tế theo quy hoạch phát triển.

Để làm được điều đó, Việt Nam trước hết cần nhận định và đánh giá lại tình hình

phát triển; cơ hội và thách thức của từng ngành theo các tiêu chí phát triển xanh

quốc tế.

Thứ hai, điều chỉnh và xây dựng hệ thống luật pháp phù hợp với tập quán

quốc gia và thông lệ quốc tế theo xu hướng phát triển kinh tế xanh. Hệ thống pháp

lý toàn diện sẽ là cơ sở tốt cho việc đưa ra các chính sách quản lý phát triển kinh tế

phù hợp ở các cấp, các ngành. Về việc này, học hỏi kinh nghiệm của các nước đi

trước là điều rất cần thiết.

Thứ ba, tận dụng các gói kích thích kinh tế để đầu tư cho các khu vực kinh tế

xanh và tái cơ cấu nền kinh tế. Bên cạnh đó Chính phủ cũng cần có những biện

pháp nhằm thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, khu vực nước ngoài, hỗ trợ về kỹ

thuật cũng như tài chính từ cộng đồng quốc tế cho các khu vực kinh tế xanh.

21

Thứ tư, bên cạnh việc có chính sách hỗ trợ và khuyến khích khu vực tư nhân

đầu tư vào các ngành, lĩnh vực kinh tế xanh, cần quyết liệt hơn trong việc bảo vệ

môi trường, đưa chi phí bảo vệ và khôi phục môi trường vào cân đối tính toán khi

quyết định đầu tư. Quy hoạch hoặc phê duyệt các dự án dầu tư phát triển. Rà soát và

từng bước nâng cao các tiêu chuẩn công nghệ, môi trường, đồng thời tăng cường

quản lý chuyển giao và nhập khẩu công nghệ, nhất là khi một số nước tranh thủ cơ

hội tái cơ cấu kinh tế để di chuyển công nghệ lạc hậu và gây ô nhiễm môi trường ra

ngoài (thép, xi măng, hóa chất độc hại…).

Thứ năm, tăng cường đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D),

đặc biệt là các nghiên cứu thuộc các lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ sinh

khối, năng lượng thay thế. Mặt khác, Chính phủ cần đưa ra các chính sách khuyến

khích hoạt động hợp tác quốc tế trong nghiên cứu và phát triển, tiếp nhận các công

nghệ hiện đại của các quốc gia trên thế giới. Chú trọng đào tạo nguồn nhận lực đáp

ứng được nhu cầu lao động, cả về số lượng, chất lượng, ở các khu vực kinh tế được

mở rộng và các ngành mới phát triển của nền kinh tế xanh.

1.3.6. Phát triển kinh tế xanh nhằm giảm nghèo bền vững

Theo như khái niệm phát triển kinh tế xanh là một nền kinh tế mang tính bền

vững dưới góc độ kinh tế và môi trường, trong khi một nền kinh tế không xanh chỉ

đang hướng đến mục tiêu kinh tế mà bỏ qua các mục tiêu môi trường.

Hiện nay chúng ta đang phải đối mặt với sự biến đổi khí hậu và những tác

động tiêu cực của nó đến cuộc sống con người vì vậy càng ngày chúng ta càng thấy

được sự cần thiết phải thay đổi, càng chúng ta càng không chấp nhận được một nền

kinh tế làm ảnh hưởng đến môi trường sống của chính con người chúng ta.

Một điều quan trọng nữa là với mục đích tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ

cơ bản và cải thiện cơ sở hạ tầng. Hướng tới nền kinh tế xanh được coi như là một

trong những phương thức nhằm xóa đói giảm nghèo và cải thiện tổng thể chất lượng

cuộc sống. Chẳng hạn như cung cấp các nguồn năng lượng có khả năng hỗ trợ cho

1,4 tỷ người hiện đang thiếu điện và cho hơn 700 triệu người khác hiện đang không

được tiếp cận với các dịch vụ năng lượng hiện đại. Công nghệ năng lượng tái tạo,

như năng lượng mặt trời, năng lượng gió và các chính sách hỗ trợ năng lượng hứa

hẹn sẽ đóng góp đáng kể cho việc cải thiện đời sống và sức khỏe cho một bộ phận

người dân có thu nhập thấp, đặc biệt là cho những người hiện đang không có khả

năng tiếp cận với năng lượng (Tổng cục môi trường, 2012).

22

Từ đó cho thấy rằng mặc dù kinh tế xanh không hoàn toàn chỉ nhắm đến và

gắn với việc giảm nghèo, nhưng phát triển kinh tế xanh không phải chỉ là mục tiêu

kinh tế mà nó còn hướng đến một sự ổn định, hướng đến bảo vệ môi trường sống

cho con người vì vậy nó có tính bền vững và từ đó việc giảm nghèo từ một nền kinh

tế có tính bền vững và có sự chấp thuận cao của mọi người sẽ giúp cho sự giảm

nghèo đó ổn định lâu dài hơn.

Trong các tiêu chí nghèo theo hướng đa chiều hiện nay, có những tiêu chí

trực tiếp hoặc gián tiếp có liên quan đến môi trường như điều kiện vệ sinh và sức

khỏe của con người (Đề án nghèo đa chiều 2016 - 2020 của Bộ LĐTB&XH). Vì vậy

phát triển kinh tế xanh giúp cho việc xóa đói giảm nghèo một cách bền vững hơn,

ổn định hơn. Giúp cho khoảng cách giàu nghèo giảm hơn.

23

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Thiết kế nghiên cứu

Để triển khai thành công đề tài chúng tôi lựa chọn cách tiếp cận từ 2 phía vĩ

mô trên cơ sở từ lãnh đạo địa phương và vi mô từ các hộ gia đình nông dân. Theo

chiều ngang đề tài sử dụng cách tiếp cận định lượng và định tính cùng

nhau.Nghiên cứu được tiến hành dựa trên việc sử dụng khung sinh kế của người

dân thông qua viêc áp dụng phương pháp tiếp cận nghiên cứu có sự tham gia của

người dân và các đối tác có liên quan trong quá trình thu nhập thông tin, phân tích,

đánh giá hiện trạng, phát hiện các tiềm năng, cơ hội cũng như những khó khăn,

thách thức và đề xuất giải pháp.

Tiếp cận tổng quát: Tiếp cận tổng quát là phương pháp tiếp cận cổ điển, tuy

nhiên do có nhiều ưu điểm, nên nó trở thành một phương pháp tiếp cận thông dụng

nhất hay được mọi người sử dụng… (William, 1968). Mục đích tiếp cận này là có

một cách nhìn tổng thể đặc biệt với các vấn đề mang tầm vĩ mô như truyền đạt chủ

trương, chính sách và thủ tục từ nhà nước tới người dân nhanh, phạm vi hoạt động

rộng trên toàn quốc gia và tương đối dễ kiểm soát.

Tiếp cận hệ thống: Tiếp cận hệ thống theo phương pháp phát triển hệ thống

FSRD (Farming System Development Research) đây là cách tiếp cận mới nhưng nó

đã được thử nghiệm ở nhiều nước trên thế giới. Cách tiếp cận này đã được sử dụng

trong dự án phát triển chăn nuôi lần thứ tư ở Ethiopia vào năm 1986, trong một số

chương trình kết hợp với Viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI ở Philippines và một số

nước Châu phi và Châu Á khác (Farrington,J., et al 1988). Mục đích của cách tiếp

cận này là cung cấp cho người dân các kết quả nghiên cứu phù hợp với nhu cầu và

điều kiện của địa phương.Thành công của các tiếp cận này mức độ người dân ứng

dụng công nghệ đề xuất bởi chương trình và tính bền vững của công nghệ.Các hoạt

động trên đều có sự tham gia của người dân.Người dân sẽ là đối tượng hưởng lợi

chính và là người tiếp nhận và áp dụng kết quả của đề tài.

Tiếp cận kế thừa: Trên cơ sở kết quả những kết quả đã nghiên cứu và công

bố về một số mô hình nhằm giảm nghèo, bảo vệ môi trường theo nguyên tắc sinh kế

bền vững. Đề tài sẽ chọn lọc, kế thừa để phát triển và hoàn thiện một số mô hình

phát triển kinh tế tại địa phương đơn giản phù hợp với điều kiện thực tế địa phương.

24

Tiếp cận phát triển nông thôn gắn với sinh kế người dân: Thông qua kết

quả điều tra xác định được thực trạng vùng dự án; những khó khăn trở ngại mà

người dân hiện đang gặp phải, phân tích những nguyện vọng, đề xuất, kinh

nghiệm và khả năng của người dân về sản xuất nông nghiệp. Thông qua tiếp

cận trực tiếp với người dân và cán bộ địa phương để thu thập thông tin liên

quan, từ đó phân tích hiện trạng sản xuất, nguồn lực tài nguyên và tiềm năng

phục vụ sản xuất tại địa phương.

Tổ chức thực hiện theo nhóm: Để thực hiện được các mục tiêu đề ra, đề tài

cần có sự phối hợp hành động của nhiều cán bộ thuộc các lĩnh vực khác nhau: môi

trường, kinh tế, xã hội… Các cán bộ này cùng tham gia vào một nhóm nghiên cứu

phát triển và chuyển giao kỹ thuật. Sự tham gia của nhiều cán bộ có chuyên môn

khác này phát huy được khả năng nhận thức của mỗi người về những vấn đề tồn tại

cần giải quyết và bổ sung cho nhau trong quá trình thực hiện đề tài.

Tham gia phối hợp nghiên cứu và chuyển giao: Sự tham gia, hỗ trợ, tư

vấn về chuyên môn được thực hiện dưới nhiều hình thức: Lấy ý kiến chuyên gia,

hội thảo khoa học, viết báo cáo chuyên đề. Sự tham gia của người dân là người

trực tiếp hưởng lợi từ kết quả đề tài. Các nghiên cứu thực địa, tập huấn, xây

dựng mô hình đều có sự tham gia của người dân. Họ dễ dàng học hỏi kiến thức,

trao đổi kinh nghiệm, đánh giá kết quả mô hình, vì vậy dễ tạo niềm tin và để

nhân rộng kết quả dự án.

2.2. CHỌN ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Địa điểm chọn để nghiên cứu phải đáp ứng các tiêu chí như sau:

- Thuộc khu vực miền núi

- Nơi có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống

- Nơi có tỷ lệ hộ nghèo cao (có thể thuộc khu vực theo Nghị quyết số

30a/2008/NQ - CP)

- Nơi có điều kiện tự nhiên phong phú, có tỷ lệ rừng che phủ cao, nhiều đất

đồi, có tiềm năng phát triển.

- Có thể tiếp cận trong nghiên cứu và được sự ủng hộ tham gia của chính

quyền và người dân.

25

Với những tiêu chí nêu trên, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang có đáp ứng đủ

các tiêu chí này vì vậy nhóm nghiên cứu quyết định lựa chọn huyện Sơn Động là

địa bàn nghiên cứu.

Bản đồ hành chính huyện Sơn Động

Sơn Động là huyện vùng cao, nằm ở khu vực Đông Bắc của tỉnh Bắc Giang,

cách trung tâm thành phố Bắc giang 80km.

Đất đai của huyện khá đa dạng, phong phú phân bố ở các địa hình bằng và

địa hình dốc, cho phép phát triển hệ sinh thái nông - lâm nghiệp. Việc khai thác sử

dụng đất đai phải gắn với phát triển rừng, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường, bên cạnh

đó cần có sự can thiệp của các đơn vị chức năng để vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế

26

trên diện tích đất sản xuất, vừa đảm bảo diện tích rừng đầu nguồn, đem lại thu nhập,

xóa đói giảm nghèo và sự phát triển bền vững cho kinh tế của huyện.

Nơi đây có gần 48% dân cư thuộc 13 dân tộc thiểu số. Kinh tế của huyện

phát triển chậm. Bình quân mức tăng giá trị sản xuất hàng năm là 10%, thấp hơn

bình quân của tỉnh. Trong những năm qua, huyện đã được sự quan tâm hỗ trợ, đầu

tư của Nhà nước, các cấp chính quyền bằng nhiều hình thức, nhiều chương trình dự

án, những dự án phải kể tới như chương trình 134, 135, 327, dự án Giảm nghèo do

Ngân hàng thế giới WB hỗ trợ… Đến hết năm 2008 các dự án chương trình đã

mang lại nhiều đổi thay cho vùng đất này, đặc biệt là sự cải thiện đáng kể về cơ sở

hạ tầng phục vụ phát triển - kinh tế xã hội và cuộc sống đồng bào ở đây.

Tuy nhiên, đến nay huyện Sơn Động vẫn nằm trong 62 huyện nghèo nhất của

cả nước, tỷ lệ nghèo của Sơn Động vẫn chiếm tới hơn 40%, trong khi đó cả nước

chỉ chiếm 23% (chuẩn nghèo 2010), đặc biệt ở vùng cao, tình trạng đói giáp hạt vẫn

thường xuyên xảy ra; như vậy, việc triển khai thực hiện các Chương trình phát triển

KTXH, xóa đói giảm nghèo trước đây trên địa bàn huyện còn có những tồn tại bất

cập, để tiếp tục thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo cho các huyện nghèo, ngày

27 tháng 12 năm 2008 Chính phủ đã có Nghị quyết số 30a/2008/NQ - CP về việc

giảm nghèo nhanh và bền vững cho 61 huyện nghèo (nay là 62 huyện) trong cả

nước, trong đó có huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.

2.2.1. Tổng thể, mẫu và cách chọn mẫu

Do địa bàn huyện rộng có nhiều đặc điểm khác nhau vì vậy nhóm sẽ tiến

hành tiếp cận mẫu theo phương pháp lựa chọn mẫu theo phân cấp.

Tổng thể được chia thành 3 tầng, cấp xã, cấp thôn và cấp hộ: mỗi tầng sẽ lấy

các nhóm đại diện với cấp xã và cấp thôn việc lựa chọn mẫu dựa trên tiêu chí đại

diện và theo chủ ý của nhóm nghiên cứu.

Nhóm nghiên cứu tiến hành lựa chọn 5 xã đại diện cho các vùng khác nhau

của huyện bao gồm: Xã Cẩm Đàn đại diện cho khu vực Tây Bắc của huyện nơi có

điều kiện thuận lợi về giao thông do nằm gần trục đường nối với huyện Lục Ngạn

và thành phố Bắc Giang; xã An Bá đại diện cho khu vực gần trung tâm huyện nơi

có điều kiện kinh tế xã hội phát triển nhất cả huyện; xã An Lạc đại diện cho khu vực

Đông Bắc của huyện nơi đây có nhiều rừng và có khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc

dụng; xã Long Sơn và xã Thanh Luận đại diện cho khu vực phía Nam huyện với

điều kiện về rừng và khu vực núi cao của huyện.

27

Trên cơ sở các xã được lựa chọn mỗi xã nhóm nghiên cứu sẽ lựa chọn từ 3

đến 5 thôn để lựa chọn hộ điều tra, trên cơ sở các thôn phân bố đều trên địa bàn xã

và có nhiều đồng bào dân tộc, đồng bào nghèo sinh sống.

Cuối cùng ở mỗi thôn nhóm nghiên cứu sẽ lựa chọn ngẫu nhiên các hộ để

điều tra khảo sát bằng bảng hỏi chuẩn bị sẵn.

Số lượng hộ của 5 xã lựa chọn là 2500 hộ trên cơ sở tổng số hộ như vậy

nhóm nghiên cứu tiến hành xác định quy mô mẫu đảm bảo tính đại diện và độ chính

xác của thông tin thu thập được theo công thức của Slovin như sau: n=N/(1+Ne2)

Trong đó: n: là quy mô mẫu đại diện

N: là quy mô tổng thể

e: là sai số cho phép trong nghiên cứu này là 5% tương đương với

0,05.

Với các thông tin trên quy mô mẫu đại diện được xác định là: 256 hộ, đề tài

đã tiến hành lựa chọn các mẫu khảo sát và tiến hành khảo sát 256 hộ trên địa bàn

huyện.

Bên cạnh đó nhằm thu thập thông tin về kinh tế xanh sự hiểu biết và thực tế

nhóm nghiên cứu lựa chọn một số người dân với các lứa tuổi, giới tính khác nhau

đại diện trên địa bàn huyện và các lãnh đạo cấp xã và huyện chia thành 03 nhóm

(với số người từ 10 - 15 người/nhóm) để khảo sát bằng phương pháp cùng tham gia

(PRA) với các câu hỏi chuẩn bị trước đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, thách

thức và cơ hội trong phát triển kinh tế xanh trên địa bàn huyện miền núi..

2.2.2. Công cụ nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng 2 bộ công cụ:

01 bảng thứ tự thông tin (checklist) dùng để liệt kê các thông tin thứ cấp cần

thu thập nhằm đảm bảo thông tin đầy đủ và đúng yêu cầu phục vụ nghiên cứu,

ngoài ra một bảng liệt kê các vấn đề cần trao đổi cũng được thiết lập nhằm thu thập

thông tin qua phương pháp cùng tham gia (PRA).

02 Bảng câu hỏi khảo sát với 2 nội dung khác nhau: 1) bảng hỏi với các

thông tin cơ bản về hộ, nguồn lực của hộ và điều kiện kinh tế và kết quả hoạt động

sản xuất kinh doanh cũng như ý kiến đánh giá của hộ dùng để khảo sát 256 hộ được

lựa chọn nghiên cứu; 2) Bảng hỏi dùng để đánh giá của người hỏi về hiểu biết kinh

tế xanh cũng như phát triển kinh tế xanh trên địa bàn dùng để khảo sát nhóm nhỏ

hơn các hộ và cán bộ lãnh đạo địa phương.

2.2.3. Thu thập thông tin

28

Thu thập thông tin: sử dụng phương pháp thống kê trong thu thập thông tin sơ

cấp, xây dựng bộ phiếu khảo sát chuẩn để thu thập các thông tin đánh giá thực trạng,

những điểm mạnh, điểm yếu thách thức và cơ hội phát triển kinh tế xanh. Phiếu khảo

sát được xây dựng sử dụng các câu hỏi thu thập thông tin cả định tính và định lượng.

Mẫu khảo sát được lựa chọn mang tính đại diện cho tổng thể của địa bàn nghiên cứu tại

huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang số lượng mẫu được lấy theo công thức của Slovin

n=N/(1+Ne2).

Các bước tiến hành thu thập thông tin:

Bước 1: Chuẩn bị đề cương chi tiết, xác định mục tiêu điều tra và chuẩn bị

phiếu khảo sát

Bước 2: Điều tra khảo sát thử và chỉnh sửa phiếu khảo sát cho phù hợp và

chuẩn bị nguồn lực cho khảo sát.

Bước 3: tổ chức hoạt động thực địa bao gồm xác định mẫu khảo sát, các thủ

tục hành chính và tiến hành khảo sát.

Bước 4: Kiểm tra giám sát và nhập dữ liệu trong quá trình đó làm sạch dữ

liệu đảm bảo cho việc sử lý dữ liệu sau khi khảo sát. Thông tin sau khi được thu

thập sẽ được nhập và quản lý cơ sở dũ liệu thông qua sử dụng excel. Trên cơ sở rà

soát số liệu nhóm nghiên cứu đã loại bỏ 19 mẫu do thiếu nhiều thông tin do vậy còn

lại 237 mẫu khảo sát được đưa vào phân tích.

2.2.4. Xử lý thông tin

Phân tích số liệu: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và thống kê suy

rộng trong phân tích số liệu khảo sát và các số thứ cấp thu thập được, các thông tin

đó được mô tả thông qua sử dụng các giá trị bình quân, tỷ trọng, giá trị phần trăm.

Bên cạnh đó công cụ phân tích SWOT cũng được sử dụng trong phân tích

điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cơ hội.

Đề tài sẽ sử dụng phần mềm Excel để quản lý cơ sở dữ liệu và thông qua

phần mềm thống kê chuyên dụng SPSS để phân tích dữ liệu.

Mô hình bài toán tối ưu sẽ được sử dụng để xây dựng mô hình lý thuyết về

phát triển kinh tế xanh cho địa phương với các ràng buộc về môi trường được quy

đổi phù hợp. Sử dụng mô hình bài toán Quy hoạch tuyến tính với các biến số thể

hiện cho các yêu tố kinh tế có đóng góp cho chỉ tiêu kinh tế xanh, mô hình sẽ được

sử lý thông qua phần mềm Excel.

29

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG SINH KẾ, NGHÈO, PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH

ĐỐI VỚI NGƢỜI DÂN HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG

(HUYỆN MIỀN NÚI BẮC BỘ)

3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN KHU VỰC MIỀN NÚI BẮC BỘ

Đặc điểm địa bàn khu vực miền núi Bắc Bộ (Theo Wikipedia)

Vùng trung du miền núi phía bắc, trước năm 1954 còn gọi là Trung du và

thượng du là khu vực sơn địa và bán sơn địa ở miền Bắc Việt Nam.

Xét về mặt hành chính, vùng này bao gồm 17 tỉnh Hà Giang, Cao

Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái

Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Ninh, Lai Châu, Điện Biên, Sơn

La, Hòa Bình. Trung tâm vùng là Thành phố Thái Nguyên; Thành phố Việt Trì.

Theo quy hoạch vùng công nghiệp của Chính phủ Việt Nam năm 2015, vùng trung

du và miền núi phía Bắc nằm trong vùng 1.

Tổng diện tích của các tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía bắc là

95.264,4 km², tổng dân số năm 2011 là 11.290.500 người, mật độ đạt 119

người/km².

3.1.1. Vị trí địa lý

Bắc Bộ nằm ở vùng cực Bắc lãnh thổ Việt Nam, có phía bắc giáp Trung

Quốc, phía tây giáp Lào và phía đông giáp biển Đông. Được bắt đầu từ vĩ độ 23o23’

Bắc đến 8o27’ Bắc với chiều dài là 1.650 km. Chiều ngang Đông - Tây là 500 km,

rộng nhất so với Trung Bộ và Nam Bộ.

Địa hình Bắc Bộ đa dạng và phức tạp. Bao gồm đồi núi, đồng bằng, bờ biển

và thềm lục địa. Có lịch sử phát triển địa hình và địa chất lâu dài, phong hóa mạnh

mẽ. Có bề mặt thấp dần, xuôi theo hướng tây bắc - Đông Nam, được thể hiện thông

qua hướng chảy của các dòng sông lớn.

Khu vực đồng bằng rộng lớn nằm ở lưu vực sông Hồng, có diện tích 14,8

ngàn km2 và bằng 4.5% diện tích cả nước. Đồng bằng dạng hình tam giác, đỉnh là

Thành phố Việt Trì và cạnh đáy là đường bờ biển phía đông. Đây là đồng bằng châu

thổ lớn thứ hai Việt Nam (sau Đồng bằng sông Cửu Long diện tích 40.000 km2)

do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Phần lớn bề mặt đồng bằng có địa hình

khá bằng phẳng, có độ cao từ 0,4 - 12m so với mực nước biển.

30

Liền kề với đồng bằng sông Hồng về phía tây và tây bắc là khu vực Trung du

và miền núi có diện tích khoảng 102,9 ngàn km2 và bằng 30.7% diện tích cả

nước. Địa hình ở đây bao gồm các dãy núi cao và rất hiểm trở, kéo dài từ biên giới

phía bắc (nơi tiếp giáp với Trung Quốc) tới phía tây tỉnh Thanh Hoá. Trong khu vực

này từ lâu đã xuất hiện nhiều đồng cỏ, nhưng thường không lớn và chủ yếu nằm rải

rác trên các cao nguyên ở độ cao 600 - 700m.

Về phía khu vực đông bắc phần lớn là núi thấp và đồi nằm ven bờ biển

Đông, được bao bọc bởi các đảo và quần đảo lớn nhỏ. Ở Vịnh Bắc Bộ tập trung

quần thể bao gồm gần 3.000 hòn đảo nằm trong các khu vực biển Vịnh Hạ

Long, Bái Tử Long, Cát Hải, Cát Bà, Bạch Long Vĩ. Và nhiều bờ biển đẹp như bờ

biển Trà Cổ, Bãi Cháy, Tuần Châu và Vân Đồn thuộc tỉnh Quảng Ninh; Cát Bà, Đồ

Sơn thuộc thành phố Hải Phòng; Đồng Châu thuộc tỉnh Thái Bình; Hải Thịnh, Quất

Lâm thuộc tỉnh Nam Định.

Trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí địa lý khá đặc biệt, lại có mạng lưới

giao thông vận tải đang được đầu tư, nâng cấp, nên ngày càng thuận lợi cho việc

giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở. Đây là vùng

lãnh thổ có diện tích rộng nhất trong các vùng kinh tế, gồm 15 tỉnh.

Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp với 3 tỉnh Quảng Đông, Quảng

Tây và Vân Nam của Trung Quốc ở phía bắc, phía tây giáp Lào, phía nam

giáp Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, phía đông giáp Vịnh Bắc Bộ.

Việc phát triển mạng lưới giao thông vận tải sẽ giúp cho việc thông thương

trao đổi hàng hóa dễ dàng với các vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc trung Bộ,

cũng như giúp cho việc phát triển nền kinh tế mở.

Trung du và miền núi Bắc Bộ có tài nguyên thiên nhiên đa dạng, có khả năng

đa dạng hóa cơ cấu kinh tế, với thế mạnh về công nghiệp khai thác và chế

biến khoáng sản, thủy điện, nền nông nghiệp nhiệt đới có cả những sản phẩm cận

nhiệt và ôn đới, phát triển tổng hợp kinh tế biển và du lịch.

3.1.2. Khí hậu miền núi Bắc Bộ

Bắc Bộ quanh năm có nhiệt độ tương đối cao và ẩm, nền khí hậu chịu ảnh

hưởng từ lục địa chuyển qua và mang tính chất khí hậu lục địa. Trong khi một phần

khu vực Duyên hải lại chịu ảnh hưởng tính chất khí hậu cận nhiệt đới ấm và gió

mùa ẩm từ đất liền.

31

Toàn vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm quanh năm với 2 mùa rõ

rệt hè, đông. Đồng thời hàng năm chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc và gió mùa

Đông Nam. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ phía bắc xuống phía nam và có khí

hậu giao hoà, là đặc trưng của khu vực đồng bằng Bắc Bộ và ven biển. Thời tiết

mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10 nóng ẩm và mưa cho tới khi gió mùa nổi lên. Mùa

đông từ tháng 11 tới tháng 3 trời lạnh, khô, có mưa phùn. Nhiệt độ trung bình hàng

năm khoảng 25oC, lượng mưa trung bình từ 1,700 đến 2,400mm. Vào mùa Đông

nhiệt độ xuống thấp nhất trong các tháng mười hai và tháng giêng. Thời gian này ở

khu vực miền núi phía bắc (như Sa Pa, Tam Đảo, Hoàng Liên Sơn) có lúc nhiệt độ

còn lúc xuống dưới 0oC, xuất hiện băng giá và có thể có tuyết rơi.

Khí hậu vùng Bắc Bộ cũng thường phải hứng chịu nhiều tác động xấu của

thời tiết, trung bình hàng năm có từ 6 đến 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới gây ra

lũ lụt, đe dọa trực tiếp đến cuộc sống và ngành nông nghiệp của toàn địa phương

trong vùng.

Khí hậu của vùng mang đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh,

lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của địa hình vùng núi. Đông Bắc địa hình tuy không cao,

nhưng lại là nơi chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa đông bắc, là khu vực có

mùa đông lạnh nhất nước ta. Tây Bắc tuy chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc yếu

hơn, nhưng do nền địa hình cao nên mùa đông cũng vẫn lạnh. Bởi vậy, Trung du và

miền núi Bắc Bộ có thế mạnh đặc biệt để phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc

cận nhiệt và ôn đới. Đây chính là vùng chè lớn nhất cả nước, với các loại chè nổi

tiếng ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La.

Ở các vùng núi giáp biên giới của Cao Bằng, Lạng Sơn cũng như trên vùng

núi cao Hoàng Liên Sơn, điều kiện khí hậu rất thuận lợi cho việc trồng các cây

thuốc quý (tam thất, đương quy, đỗ trọng, hồi, thảo quả...), các cây ăn quả

như mận, đào, lê. Ở Sa Pa có thể trồng rau ôn đới, cây công nghiệp, cây đặc sản và

cây ăn quả của Trung du và miền núi Bắc Bộ còn rất lớn. Nhưng gặp khó khăn là

hiện tượng rét đậm, rét hại, sương muối và tình trạng thiếu nước về mùa đông.

Mạng lưới các cơ sở công nghiệp chế biến nông sản (nguyên liệu cây công nghiệp)

chưa tương xứng với thế mạnh của vùng.

Việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây đặc sản cho phép phát

triển nền nông nghiệp hàng hóa có hiệu quả cao và có tác dụng hạn chế nạn du

canh, du cư trong vùng.

32

3.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực Bắc Bộ

Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng thưa dân. Các dân tộc sinh sống chủ

yếu là Tày, Nùng, Dao, Thái, Mường,.... Mật độ dân số ở miền núi là 50 -

100 người/km2. Vì vậy, có sự hạn chế về thị trường tại chỗ và về lao động, nhất là

lao động lành nghề. Đây là vùng có nhiều dân tộc ít người có kinh nghiệm trong lao

động sản xuất và chinh phục tự nhiên. Tuy nhiên, tình trạng lạc hậu, nạn du canh du

cư,... vẫn còn ở một số tộc người. Tỉnh có dân số đông nhất vùng là tỉnh Bắc

Giang với hơn 1,6 triệu người.

Trung du và miền núi Bắc Bộ (TD & MNBB) là vùng có tiềm lực kinh tế

lớn, có 2 tiểu vùng là Tây Bắc và Đông Bắc bao gồm 14 tỉnh; phía Bắc và Tây Bắc

giáp với Trung Quốc, phía Tây giáp Lào. Diện tích tự nhiên của vùng là 95,06 ngàn

km2, chiếm 28,8% diện tích tự nhiên của cả nước. Dân số năm 2015 là 11,803 triệu

người, chiếm 12,86% dân số cả nước, trong đó dân tộc ít người khoảng 5,15 triệu

người, với trên 30 dân tộc thiểu số.

TD & MNBB có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh, quốc phòng; với

điều kiện địa hình phức tạp, khí hậu đa dạng đã tạo thành nhiều vùng sinh thái

mang tính nhiệt đới, á nhiệt đới thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp; tài

nguyên khoáng sản phong phú, có nhiều loại khoáng sản quí hiếm, tiềm năng

thuỷ điện lớn và đặc biệt là lợi thế về phát triển kinh tế cửa khẩu với hơn 20 cửa

khẩu với Trung Quốc và 3 cửa khẩu với Lào.

Khó khăn lớn nhất của vùng là sự phát triển kinh tế - xã hội còn nhiều khó

khăn, cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, dân trí thấp, nhiều dân tộc

thường xuyên thiếu ăn quanh năm, dẫn đến thói quen phá rừng làm rẫy làm cho độ

che phủ của rừng thấp, diện tích đất trống đồi trọc bị xói mòn có xu hướng tăng lên,

gây tác hại đến môi trường sinh thái.

3.1.4. Đặc điểm môi trƣờng và các nguồn lực tự nhiên miền núi Bắc Bộ

Các sông suối có trữ năng thủy điện khá lớn. Hệ thống sông Hồng (11

triệu kW) chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước. Riêng sông Đà chiếm

gần 6 triệu kW. Nguồn thủy năng lớn này đã và đang được khai thác. Nhà máy

thủy điện Thác Bà trên sông Chảy (110 MW). Nhà máy thủy điện Hòa

Bình trên sông Đà (1.920 MW). Hiện nay, đang triển khai xây dựng nhà máy thủy

điện Sơn La trên sông Đà (2.400 MW), thủy điện Tuyên Quang trên sông

Gâm (300 MW). Nhiều nhà máy thủy điện nhỏ đang được xây dựng trên các phụ

lưu của các sông. Việc phát triển thủy điện sẽ tạo ra động lực mới cho sự phát

33

triển của vùng, nhất là việc khai thác và chế biến khoáng sản trên cơ sở

nguồn điện rẻ và dồi dào. Nhưng với những công trình kỹ thuật lớn như thế, cần

chú ý đến những thay đổi không nhỏ của môi trường.

Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất

nước ta. Các khoáng sản chính là than, sắt, thiếc, chì - kẽm, đồng, apatit, pyrit, đá

vôi và sét làm xi măng, gạch ngói, gạch chịu lửa… Tuy nhiên, việc khai thác đa số

các mỏ đòi hỏi phải có phương tiện hiện đại và chi phí cao

Trung du và miền núi Bắc Bộ có phần lớn diện tích là đất feralit trên đá

phiến, đá vôi và các đá mẹ khác, ngoài ra còn có đất phù sa cổ (ở trung du). Đất phù

sa có ở dọc các thung lũng sông và các cánh đồng ở miền núi như Than

Uyên, Nghĩa Lộ, Điện Biên, Trùng Khánh...

Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều đồng cỏ, chủ yếu trên các cao

nguyên có độ cao 600 - 700 m. Các đồng cỏ tuy không lớn, nhưng ở đây có thể phát

triển chăn nuôi trâu, bò (lấy thịt và lấy sữa), ngựa, dê. Bò sữa được nuôi tập trung ở

cao nguyên Mộc Châu (Sơn La). Trâu, bò thịt được nuôi rộng rãi, nhất là trâu. Trâu

khỏe hơn, ưa ẩm, chịu rét giỏi hơn bò, dễ thích nghi với điều kiện chăn thả trong

rừng. Đàn trâu có 1,7 triệu con, chiếm hơn ½ đàn trâu cả nước. Đàn bò có 900

nghìn con, bằng 16% đàn bò cả nước (năm 2005).

3.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH

BẮC GIANG

Bắc Giang là miền đất có bề dày lịch sử, giàu truyền thống văn hiến, từng là

nơi sinh tụ của người Việt cổ hàng ngàn năm về trước. Trong quá trình lịch sử dựng

nước và giữ nước của dân tộc, Bắc Giang luôn được coi là địa bàn trọng yếu, một

trong tứ trấn quan trọng, là “phên dậu” của đất nước với những chiến công đã đi vào

lịch sử chống ngoại xâm oai hùng của dân tộc Việt Nam. Bắc Giang có địa kinh tế

tương đối thuận lợi do nằm cạnh Quốc lộ 1A nối Lạng Sơn với vùng Hà Nội, Hải

Phòng và Quảng Ninh, nằm trên hành lang kinh tế Bắc - Nam của Tiểu vùng sông

Mekong mở rộng và chỉ cách Hà Nội trên 50 km.

Sơn Động là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang với địa hình đa dạng

nhiều đồi núi, có đặc điểm giàu tiềm năng về nguồn lực tự nhiên như rừng (61% độ

che phủ) và khoáng sản (quặng đồng, quặng thiếc, than…) có thể khai thác nhằm

phát triển kinh tế nhưng lại là một trong 62 huyện nghèo của cả nước, huyện có xấp

xỉ 7,3 vạn người trong đó hơn 47% là đồng bào các dân tộc thiểu số. Có thể nói Sơn

Động là một huyện miền núi tiêu biểu của tỉnh Bắc Giang và khu vực miền núi phía

Bắc nước ta. Trung tâm huyện lỵ cách trung tâm tỉnh Bắc Giang khoảng 70 km là

một huyện xa nhất tỉnh, điều kiện giao thông khó khăn cũng là một cản trở cho sự

34

phát triển kinh tế xã hội của huyện. Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã

đầu tư nhiều chương trình phát triển kinh tế xã hội cho các huyện nghèo nói chung

và Sơn Động nói riêng, các chương trình này chủ yếu tập trung vào phát triển kinh

tế giúp cho người dân thoát nghèo.

Đứng trước những khó khăn thách thức về điều kiện tự nhiên và hạ tầng cơ

sở, trong những năm qua tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện còn chưa cao, hộ

nghèo còn chiếm tỷ lệ lớn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm. Đảng bộ, Chính

quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện đã có nhiều cố gắng phấn đấu vươn lên,

phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn nên tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH) của

huyện đã có bước khởi sắc. Cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng KT-XH được

tăng cường. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của huyện giai đoạn 2010 - 2015 đạt

13,32%, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm từ 53,34% năm 2010 xuống còn 34% năm 2014 và

tăng lên 50,81% năm 2015 (Tính theo tiêu chí nghèo mới). Cơ cấu kinh tế tiếp tục

có sự chuyển dịch tích cực theo hướng CNH - HĐH. Các hoạt động văn hoá, giáo

dục và một số lĩnh vực xã hội có bước tiến bộ.An ninh chính trị và trật tự, an toàn

xã hội trên địa bàn được giữ vững. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được,

nhìn chung chất lượng tăng trưởng còn hạn chế, tăng trưởng kinh tế của huyện vẫn

còn chậm hơn so với các địa phương lân cận như Lục Ngạn, Lạng Giang và đã phát

sinh nhiều bất cập.

Thứ nhất, tuy đạt tốc độ tăng trưởng, nhưng kinh tế của huyện vẫn tăng

trưởng còn dưới mức tiềm năng, tăng trưởng chủ yếu vẫn dựa vào các nhân tố tăng

trưởng theo chiều rộng, dựa vào sự chuyển dịch từ khu vực nông nghiệp sang khu

vực công nghiệp.

Thứ hai, cũng như đối với Việt Nam, huyện Sơn Động cũng chưa giải quyết

được mâu thuẫn giữa tăng trưởng nhanh với những yêu cầu đảm bảo chất lượng của

tăng trưởng. Tăng trưởng có chất lượng, hay tăng trưởng bền vững, đòi hỏi phải

đảm bảo phát triển môi trường xã hội, môi trường thiên nhiên. Đời sống của đại bộ

phận người nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc miền núi, một số hộ dân tại nơi

tái định cư, công nhân trong một số doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn; tỷ lệ hộ

cận nghèo cao, vẫn còn tình trạng đói giáp hạt xảy ra ở các xã vùng sâu, vùng xa,

vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đây là những yếu tố có thể bị bỏ qua nếu huyện cố

gắng thúc đẩy tốc độ tăng trưởng bằng mọi giá.

Thứ ba, sự phát triển của cơ sở hạ tầng chưa tương xứng với tăng trưởng

kinh tế đặc biệt là cơ sở hạ tầng giao thông, cấp nước và sự phát triển của các dịch

35

vụ hậu cần hiện đại.

Thứ tư, cùng với quá trình tăng trưởng nhanh mức độ bất bình đẳng và sự

phân hóa giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị trên địa bàn huyện đang có xu

hướng gia tăng.

3.2.1. Địa kinh tế

Sơn Động là huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang, cách trung tâm huyện lỵ 80

km về phía Đông Bắc. Diện tích tự nhiên 844,32km2

(chiếm 22% diện tích toàn

tỉnh) Phía Bắc giáp các huyện Lộc Bình, Đình Lập tỉnh Lạng Sơn; phía Đông và

phía Nam giáp các huyện Ba Chẽ, Hoành Bồ và thị xã Uông Bí tỉnh Quảng Ninh;

phía Tây giáp các huyện Lục Nam, Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang.

Toàn huyện có 21 xã và 2 thị trấn với 178 thôn, bản, khu phố (trong đó có

14 xã đặc biệt khó khăn, 28 thôn đặc biệt khó khăn của xã vùng II). Thị trấn An

Châu là trung tâm của huyện cách thành phố Bắc Giang 80km.

Lịch sử hình thành tự nhiên để lại cho Sơn Động có địa hình đa dạng với

nhiều cảnh quan đồi núi, thung lũng. Địa hình nhiều núi cao phía Bắc và Đông

nghiêng về phía tây nam, độ dốc khá lớn (bình quân trên 25o). Độ cao trung bình

450m so với mặt nước biển, cao nhất là đỉnh núi Yên Tử (1068m), thấp nhất là

52m, cá biệt khu vực Ba Khe thuộc xã Tuấn Đạo chỉ cao hơn so với mực nước

biển là 24 m.

Sông suối trong huyện chiếm 1,53% diện tích tự nhiên (1.292ha). Trên địa

bàn huyện có một sông chính chảy qua, đó là sông Lục Nam dài khoảng 40km hợp

lưu với ba nhánh sông khác, đó là: Sông Rãng dài khoảng 26 km; Sông Cẩm Đàn

dài khoảng 21km; Sông Tuấn Đạo dài khoảng 15km. Nhìn chung, mật độ sông suối

của huyện khá dầy, nhưng phần lớn là đầu nguồn nên lòng sông, suối hẹp, độ dốc

lớn, lưu lượng nước hạn chế, đặc biệt về mùa khô.

Sơn Động ở cách biển không xa, nhưng do bị án ngữ bởi dãy núi Yên Tử ở

phía Nam nên có đặc điểm khí hậu lục địa vùng núi, hàng năm có 4 mùa, nhiệt độ

trung bình hàng năm là 22,6oC, nhiệt độ cao nhất là 32,9

oC thấp nhất là 11,6

oC,

lượng mưa bình quân hàng năm là 1564mm. Do nằm trong khu vực che chắn bởi

vòng cung Đông Triều nên huyện Sơn Động ít chịu ảnh hưởng của bão.

Địa hình đa dạng là điều kiện tự nhiên thuận lợi để huyện phát triển nông

lâm nghiệp theo hướng đa dạng hoá với nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị

hàng hoá phong phú, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và ngày càng cao của

36

thị trường.

Những yếu tố trên tạo thuận lợi cho việc mở rộng giao lưu kinh tế, thúc đẩy

phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng của huyện

Sơn Động trong tương lai.

3.2.2. Dân số và nguồn lực con ngƣời huyện Sơn Động

Tính đến cuối năm 2015, huyện Sơn Động có dân số 7,3 vạn người, có trên

12 dân tộc, trong đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 47%. Lực lượng lao động trong độ

tuổi lao động có 4,3 vạn người, chiếm 61,9%, Số lao động đang tham gia hoạt

động kinh tế chiếm 62,1% dân số, đây là tiềm năng và lợi thế của huyện. Lực

lượng lao động bình quân hàng năm giai đoạn (2010-2015) tăng 1,36%/năm. So

với với tốc độ tăng bình quân chung của cả tỉnh cùng thời kỳ, tốc độ tăng lực

lượng lao động của huyện thấp hơn khoảng 0,4%.

Bảng 3.1: Dân số huyện Sơn Động trung bình qua các năm 2010-2015

Đơn vị tính: Người

Năm Tổng số Phân theo giới tính

Phân theo thành thị,

nông thôn

Nam Nữ Thành thị Nông thôn

2010 69.112 34.870 34.242 8.042 61.070

2011 69.662 35.158 34.504 8.155 61.507

2012 70.404 35.487 34.917 8.244 62.160

2013 70.964 35.804 35.160 8.305 62.659

2014 71.681 36.301 35.380 8.566 63.115

2015 72.267 36.617 35.650 8.599 63.668

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Sơn Động, 2016

Cơ cấu nhân lực theo trình độ chuyên môn kỹ thuật chuyển dịch theo hướng

tích cực phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội, tỷ trọng lao động chưa qua đào tạo

trong thành phần lao động tham gia các ngành kinh tế quốc dân giảm dần, người lao

động qua đào tạo các trình độ và đặc biệt là người lao động có trình độ từ đại học trở

lên tăng cao với tốc độ tương đối nhanh. Tỷ lệ người lao động chưa qua đào tạo giảm

dần từ 85% năm 2010 xuống còn 76% năm 2012 và còn 67% năm 2015; tỷ lệ người

lao động có trình độ cao đẳng tăng từ 0,94% năm 2010 lên 1,4% năm 2012 và 1,73%

năm 2015; trình độ đại học và trên đại học tăng từ 1,01% năm 2010, tăng lên 1,39%

năm 2012 và 1,87% năm 2015. Trình độ học vấn của nguồn nhân lực ngày càng được

37

nâng lên, số người không biết chữ trong độ tuổi lao động tham gia vào lực lượng lao

động trong ngành kinh tế giảm dần, những người này chủ yếu là làm việc ở khu vực

nông thôn, số người có trình độ học vấn tốt nghiệp THPT tăng. Chất lượng nguồn

nhân lực chưa cao do còn hạn chế, bất cập trong đào tạo, nhất là đào tạo nhân lực chất

lượng cao theo yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, theo định hướng

phát triển trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện, theo đơn đặt

hàng của các doanh nghiệp.

Như vậy, huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang là huyện có quy mô dân số lớn,

đang trong thời kỳ dân số vàng, nguồn nhân lực khá dồi dào, số có trình độ học

vấn cơ bản chiếm tỷ lệ trung bình so với toàn tỉnh, người lao động chăm chỉ, cần

cù, khéo léo, khả năng nắm bắt các kỹ năng lao động, đặc biệt là kỹ năng sử

dụng công nghệ hiện đại tương đối nhanh.

Huyện vẫn chưa có cơ chế, chính sách để thu hút, trọng dụng nhân tài và hạn

chế tình trạng chảy máu chất xám ra khỏi địa bàn huyện, nhân lực sau khi được đào

tạo có trình độ cao thường không trở về làm việc tại huyện.

3.2.3. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật huyện Sơn Động

Mạng lưới giao thông của huyện chủ yếu là đường bộ, được phân bố tương

đối hợp lý. Toàn huyện có 1142 km đường bộ (năm 2015), gồm: Đường quốc lộ

có hai tuyến dài 65km, trong đó Quốc lộ 31 (trước đây là quốc lộ 13B) từ Cẩm

Đàn qua thị trấn An Châu đến Hữu Sản sang Lạng Sơn dài 38km, Quốc lộ 279 từ

thị trấn An Châu đi Quảng Ninh dài 27km. Đường tỉnh lộ có 2 tuyến: Đường 291

có điểm đầu tại ngã ba Yên Định, điểm cuối ở Nhà máy Nhiệt điện Đồng Rì, dài

23km; Đường 293 (đoạn qua Sơn Động) từ khu vực Đèo Bụt (xã Tuấn Mậu) nối

với Quốc lộ 279 ở chân đèo Hạ Mi (xã Long Sơn), dài 21 km. Đường tuyến huyện

có tổng chiều dài 96km. Đường tuyến xã có tổng chiều dài 202km. Đường tuyến

thôn, bản, nội đồng có tổng chiều dài 735km.

Nguồn điện cung cấp cho huyện Sơn Động hiện nay lấy từ hệ thống chung

qua các đường truyền tải điện 220 KV, 110 KV: Phả Lại (Hải Dương) - Bắc Giang -

Đông Anh (Hà Nội), qua trạm trung gian Đình Trám và trạm 220 KV Bắc Giang, đảm

bảo cung cấp điện cho huyện.

Hệ thống cấp nước sạch nhìn chung đã đảm bảo yêu cầu sử dụng hiện nay

của khu vực trung tâm huyện. Riêng đối với các xã và vùng nông thôn tỷ lệ được

cung cấp nước sạch mới đạt 60% dân số tương lai.

3.2.4. Tài nguyên huyện Sơn Động

38

a. Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 86.017,62ha, trong đó: đất sản xuất

nông nghiệp 12.320,2ha, chiếm 14,50%; đất lâm nghiệp có rừng 60.071,8ha, chiếm

70,68%; đất phi nông nghiệp12.665,0ha, chiếm 14,9%; đất chưa sử dụng là 907,6ha

chiếm 1,07%.

b. Tài nguyên rừng

Diện tích đất lâm nghiệp huyện hiện có 60.071,8ha, trong đó: diện tích

rừng sản xuất 39.262,5ha chiếm 65,36% diện tích đất lâm nghiệp; rừng phòng hộ

11.515,1ha, chiếm 19,17% diện tích đất lâm nghiệp; rừng đặc dụng 9.294,2ha, chiếm

15,47%. Hiện nay, trữ lượng gỗ của huyện có khoảng 14388 m3.

c. Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn huyện có 5 mỏ và điểm mỏ của 2 loại khoáng sản đã được quy

hoạch đánh giá trữ lượng và đưa vào khai thác, trong đó:

Khoáng sản nhiên liệu: mỏ than đá Đồng Rì có quy mô vừa với trữ lượng

khoảng 107,3 triệu tấn.

Cát, cuội, sỏi: Đá xây dựng: có 3 mỏ đá xóm Dõng với trữ lượng khoảng 5

triệu m3, chất lượng đá phù hợp trong lĩnh vực giao thông, xây dựng.

Ngoài ra, có tiềm năng về đất đá xây dựng như: đá sa thạch, đá phiến, đất đá

san lấp... nằm rải rác trên địa bàn tỉnh, chưa được điều tra đánh giá về chất lượng

cũng như trữ lượng.

Khoáng sản kim loại: có mỏ quặng đồng.

Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện tuy nhiều về số mỏ và điểm mỏ,

nhưng tiềm năng trữ lượng không lớn, chất lượng thương mại không cao, mức độ thăm

dò còn hạn chế. Trong đó có mỏ khoáng sản nhiên liệu (than Đồng Rì) là đáp ứng phát

triển ở quy mô công nghiệp trung ương, còn lại chủ yếu phục vụ nhu cầu phát triển

công nghiệp địa phương và khai thác tận thu.

d. Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt với trữ lượng không lớn được cung cấp từ 04 sông suối chính

chảy qua là sông Lục Nam dài khoảng 40km; Sông Rãng dài khoảng 26km; Sông

Cẩm Đàn dài khoảng 21km; Sông Tuấn Đạo dài khoảng 15km. Trên địa bàn huyện

có 2 hồ chứa nước lớn để trữ nước cho mùa khô.

Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm của huyện không nhiều, chủ yếu phục

vụ nhu cầu cấp nước sinh hoạt cục bộ của các địa phương.

3.2.5. Văn hóa - xã hội huyện Sơn Động

39

Văn hóa Sơn Động có các điểm đặc trưng sau:

Tính chất đan xen đa văn hóa. Đan xen không phải hòa đồng mà tất cả cùng

tồn tại tạo nên sự phong phú, đa dạng của văn hóa huyện miền núi Sơn Động.

Tính chất tụ hội văn hóa người Việt: Trong lịch sử lâu dài của đất nước

người dân từ nhiều nơi như Thanh Hóa, Hải Dương, Thái Bình, Hải Phòng, Hưng

Yên... đã lên đây sinh sống. Họ mang theo tập tục của mình và có những biến đổi

theo người dân bản xứ trên đất Sơn Động và ngược lại người dân Sơn Động ở trước

đó cũng bị những tác động của cư dân mới đến.

Con người Sơn Động vốn là những cư dân đồng cam cộng khổ, cưu mang

nhau vượt qua thiên tai địch họa, khai phá rừng hoang lập làng, lập bản. Sơn Động

là sự giao thoa giữa hai miền văn hóa Việt cổ và văn hóa Tày Nùng (Lạng Sơn).

Những người dân tộc Thái, dân tộc Dao… vẫn có nét riêng trong sinh hoạt nhưng

họ học tiếng Kinh, mặc quần áo người Kinh.

Huyện Sơn Động là nơi sinh sống của nhiều thành phần dân tộc khác nhau

như: Tày, Nùng, Dao, Hoa, Cao Lan, Sán Chí… mỗi dân tộc lại có một phong tục

tập quán, tín ngưỡng và các làn điệu dân ca khác nhau, thể hiện sinh động đời sống

sinh hoạt của mỗi dân tộc. Tất cả đã mang lại cho huyện một nguồn tài nguyên du

lịch văn hoá phong phú và đa dạng. Nguồn tài nguyên này là điều kiện vô cùng

thuận lợi để phát triển du lịch văn hoá trên địa bàn. Những yếu tố văn hoá vật thể và

phi vật thể này đã tạo nên yếu tố cốt lõi hay nói đúng hơn nó là một dạng tài nguyên

văn hoá để tạo nên sản phẩm du lịch và đặc biệt là du lịch văn hoá.

3.2.6. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của huyện Sơn Động

Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện đã có nhiều

cố gắng, phát huy những mặt thuận lợi, khắc phục khó khăn nên tình hình KT-

XH của huyện đã có bước khởi sắc. Cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng KT-

XH được tăng cường. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện

rõ rệt trên nhiều mặt, các hoạt động văn hoá, giáo dục và một số lĩnh vực xã hội

có bước tiến bộ. An ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn được giữ

vững. Trong những năm qua, kinh tế của huyện liên tục tăng trưởng với tốc độ

trung bình khá, bình quân đạt hơn13%/năm; Trong 5 năm qua GDP bình quân

đầu người tăng hơn 3 lần (năm 2008 đạt 4,2 triệu/người đến 2012 đạt khoàng 12

triệu đồng/người, năm 2015 đạt hơn 15 triệu đồng/người/năm). Cơ cấu kinh tế có

bước chuyển dịch tích cực theo hướng CNH - HĐH.

40

Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2005-2009 đạt 7,3%, trong đó nông,

lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,1%, công nghiệp - xây dựng tăng 15,7%, dịch vụ

tăng 7,6%. Giai đoạn (2010-2015), tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn, đạt

13,32%, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 10,81%; nông, lâm nghiệp và thủy

sản tăng 16,67%; dịch vụ tăng 11,13%.

Bảng 3.2. Tăng trƣởng kinh tế huyện Sơn Động năm 2010-2015

Đơn vị tính: %/năm

2010-2015

Tăng trưởng toàn nền kinh tế

Trong đó: 13,32

1. Nông, lâm nghiệp và thủy sản 16,67

2. Công nghiệp và xây dựng 10,81

3. Dịch vụ 11,13

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Sơn Động

Đơn vị: %

Biểu đồ 3.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của huyện Sơn Động

Nguồn: Số liệu thống kê huyện Sơn Động

Từ biểu đồ trên ta thấy, xu thế tăng trưởng của huyện trong mấy năm gần đây

nói chung có chiều hướng tích cực. Tốc độ tăng trưởng tăng ổn định theo các năm,

năm sau cao hơn năm trước. Trong giai đoạn nền kinh tế thế giới và nước ta gặp

nhiều biến cố thì tốc độ tăng trưởng của Sơn Động vẫn đạt kết quả tốt với tốc độ tăng

trưởng năm 2014 và năm 2015 lần lượt là 11,2% và 12%, mặc dù tốc độ tăng trưởng

có suy giảm nhưng phần lớn là do sự khó khăn chung của nền kinh tế cả nước.

3.2.7. Tốc độ và quy mô tăng trƣởng theo các ngành kinh tế huyện Sơn Động

Tốc độ tăng trưởng, 2013, 9.5

Tốc độ tăng trưởng, 2014, 11.2

Tốc độ tăng trưởng, 2015, 12

41

3.2.7.1. Nhóm ngành nông nghiệp huyện Sơn Động

Trong những năm qua, kinh tế nông nghiệp của Sơn Động có nhiều khởi

sắc. Sản xuất lương thực ổn định, sản xuất cây ăn quả, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ

sản tăng nhanh đã góp phần tích cực để thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh

tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Nhiều mô hình sản xuất với hệ thống

cây trồng phù hợp đã được xây dựng ở hầu hết các xã trong huyện.

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân giai đoạn 2010

đến 2015 đạt 16,67%, tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 72,5% giá trị sản xuất của

huyện; cơ cấu kinh tế nông nghiệp có bước chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng

tỷ trọng chăn nuôi, giảm dần tỷ trọng trồng trọt (trồng trọt giảm từ 60,4% năm 2008

xuống còn 50% năm 2012, nhưng lại tăng lên 64% năm 2015; chăn nuôi tăng từ

39,6% năm 2008 lên 50% năm 2012 và 49% năm 2015).

Cùng với trồng trọt, chăn nuôi đã khẳng định vai trò là ngành sản xuất

chính trong nông nghiệp. Tổng đàn gia súc gia cầm tăng nhanh, đưa Sơn Động

trở thành huyện có thứ hạng về chăn nuôi trong tỉnh với đàn lợn hơn 70 nghìn

con, tăng 25% so với năm 2008, đàn gia cầm 0,67 triệu con, đàn trâu 10.018 con

và đàn bò 2704 con…

Sản xuất thuỷ sản phát triển mạnh về cả diện tích, năng suất và sản lượng.

Quy mô diện tích được mở rộng, một số xã triển khai chuyển đổi hiệu quả diện tích

sản xuất đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi thuỷ sản. Tổng diện tích nuôi thuỷ

sản tăng lên 51,9ha.

Về sản xuất lâm nghiệp: Đã hình thành vùng nguyên liệu tập trung với diện

tích gần 2.121,6 ha, sản lượng khai thác gỗ rừng trồng bình quân mỗi năm đạt trên

14.388 m3. Trồng rừng sản xuất đã có sự đầu tư thâm canh rừng, sử dụng 100% cây

giống có chất lượng nên đã nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng.

3.2.7.2. Nhóm ngành công nghiệp và xây dựng huyện Sơn Động

Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 đạt 1.984,23 tỷ đồng (giá hiện hành).

Tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn tiếp tục được quan tâm phát triển. Giá

trị sản xuất khu vực TTCN và ngành nghề nông thôn năm 2015 đạt 399,33 tỷ đồng,

gấp 4 lần năm 2011, chiếm 20,13% tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Sản xuất tiểu thủ

công nghiệp ngày càng đa dạng, nhiều sản phẩm có giá trị xuất khẩu, đời sống lao động

khu vực làng nghề ổn định và phát triển.

3.2.7.3. Nhóm ngành dịch vụ huyện Sơn Động

Khu vực dịch vụ đã có những bước tiến khá vững chắc, tổng giá trị do khu vực dịch vụ

42

tạo ra là 135,130 tỷ đồng (theo giá thực tế), chiếm 12,7% tổng giá trị sản xuất trên địa bàn.

Trong 3 năm (2013-2015), tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu nền kinh tế của huyện

có xu hướng tăng. Năm 2013, ngành dịch vụ chiếm 6,1% cơ cấu kinh tế, đến năm 2014 và

năm 2015 tương ứng là 11,6% và 12,7%. Tốc độ tăng giá trị ngành dịch vụ 3 năm trở lại đây

có xu hướng tăng. Năm 2014, giá trị sản xuất ngành dịch vụ (giá hiện hành) gấp 1,2 lần năm

2013 thì năm 2015 gấp 1,5 lần năm 2014.

Dịch vụ của huyện phát triển còn mang tính tự phát là chủ yếu, tập trung vào

các ngành dịch vụ có chất lượng và trình độ phục vụ thấp, sử dụng nhiều lao động

chưa qua đào tạo.

Đơn vị tính: %

Biểu đồ 3.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo các nhóm ngành

của huyện Sơn Động 2013-2015

Nguồn: Số liệu thống kê huyện Sơn Động

Từ biểu đồ 3.2 ta thấy rằng, tốc độ tăng trưởng của nhóm ngành công nghiệp

và xây dựng năm 2014 tương đối cao đạt xấp xỉ 20% tuy nhiên trong giai đoạn

2013-2015 chỉ tăng bình quân là 9,8%. Nhóm ngành nông - lâm - thủy sản vẫn đạt

tốc độ tăng cao nhất. Xu thế tăng trưởng của hai nhóm ngành còn lại cũng đạt khá

so với điều kiện thực tế của huyện.

Tuy vậy, sự chênh lệch trong tốc độ tăng trưởng của nhóm ngành công nghiệp so

với hai nhóm ngành dịch vụ và nông, lâm nghiệp, thủy sản là tín hiệu đáng quan tâm.

Điều này gợi lên hai cách đánh giá: một là, huyện đã có sự quan tâm phát triển thiên lệch

đối với ngành công nghiệp so với hai nhóm ngành còn lại; hai là, sự phát triển của nhóm

ngành công nghiệp chưa có tác động lan tỏa tích cực hoặc chưa đủ mạnh để thúc đẩy sự

phát triển của hai nhóm ngành nông lâm nghiệp thủy sản và ngành dịch vụ.

Tốc độ tăng trưởng chung

Tốc độ tăng trưởng ngành Nông-lâm-thủy sản

Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp và xây dựng

Tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ

43

3.2.8. Tình trạng nghèo đói trên địa bàn huyện

Sơn Động có 23 xã và thị trấn với 179 thôn, khu phố. Trên địa bàn có 14 dân

tộc thiểu số sinh sống. Tính đến 31/12/2015, huyện có tổng số dân là 72.267 người, với

19.023 hộ trong đó có 9.665 hộ thuộc diện hộ nghèo chiếm tỷ lệ 50,81%, 3.821 hộ cận

nghèo (chiếm 20,09% tổng số hộ). Trong 23 xã và thị trấn thì có 15 xã thuộc diện xã

đặc biệt khó khăn theo tiêu chí phân loại của chương trình 135.

3.2.9. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Sơn Động

3.2.9.1. Những mặt thuận lợi

Sơn Động là huyện có vị trí địa lý tương đối thuận lợi cho phát triển dịch

vụ và du lịch sinh thái đồng thời phát triển công nghiệp khai khoáng và điện.

Đặc biệt, Quyết định số 98/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

Quy hoạch phát triển Hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng

Ninh sẽ tạo điều kiện cho tỉnh Bắc Giang nói chung và huyện Sơn Động nói

riêng có thể phát huy được lợi thế, tiềm năng trong thu hút đầu tư, tăng cường

hợp tác phát triển trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh... trong

đó có công nghiệp.

Sơn Động có nguồn tài nguyên phong phú, một số tài nguyên khoáng sản có

giá trị như than sẽ là nguồn năng lượng cho phát triển công nghiệp nặng và có vốn

rừng đa dạng nhiều sẽ là tiềm năng cho phát triển du lịch sinh thái.

Là huyện có quy mô dân số lớn, đang trong thời kỳ dân số vàng, nguồn nhân

lực khá dồi dào, số có trình độ học vấn cơ bản chiếm tỷ lệ tương đối cao so với

trung bình của tỉnh, người lao động chăm chỉ, cần cù, khéo léo, khả năng nắm bắt

các kỹ năng lao động, đặc biệt là kỹ năng sử dụng công nghệ hiện đại tương đối

nhanh - tiền đề quan trọng cho việc thu hút các dự án đầu tư có quy mô lớn, có khả

năng kết hợp giữa vốn và lao động.

3.2.9.2. Những khó khăn

Quy mô nền kinh tế của huyện còn nhỏ bé, sức cạnh tranh thấp. Tỷ lệ lao

động nông nghiệp cao hơn bình quân của cả nước; tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp,

chủ yếu là lao động phổ thông.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển, nhất là

giao thông, thuỷ lợi. Ngoài tuyến quốc lộ quốc lộ 31 và đường 279, phần lớn các

44

tuyến giao thông huyết mạch từ trung tâm huyện đi các xã là đường nhỏ, xuống cấp,

rất khó khăn cho giao lưu hàng hóa, thu hút đầu tư, phát triển kinh tế... nói chung,

trong đó có công nghiệp.

Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành, nhất là cấp cơ sở

còn nhiều hạn chế.

3.3. ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN LỰC SINH KẾ CỦA CÁC HỘ KHẢO SÁT Ở

HUYỆN SƠN ĐỘNG

3.3.1. Đặc điểm của các hộ khảo sát tại huyện Sơn Động

* Phân bố dân tộc và điều kiện kinh tế của các hộ ở huyện Sơn Động

Như đã trình bày ở phần phương pháp nghiên cứu, đề tài có lựa chọn các hộ

thuộc các nhóm có điều kiện kinh tế khác nhau, tuy nhiên số hộ nghèo chiếm 71%

trong số các hộ điều tra, và 29% số hộ khác để đảm bảo tính đại diện cho tổng thể

nghiên cứu cũng như việc nghiên cứu có cả các hộ nghèo và hộ khác nhằm cung cấp

cái nhìn chung tổng quát cũng như những nhận định phù hợp với thực tế địa phương.

Biểu đồ 3.3. Đặc điểm phân bố điều kiện sống trong mẫu khảo sát hộ

ở huyện Sơn Động

Nguồn: Số liệu khảo sát hộ năm 2015

Xóa đói giảm nghèo không chỉ là tập trung cho riêng nhóm hộ nghèo mà

cũng cần phát triển chung cho các hộ khác qua đó tạo động lực và mô hình thực tiễn

tại địa bàn cho các hộ nghèo vươn lên tự thoát nghèo.

71% hộ nghèo

29% hộ khá và giàu

45

Biểu đồ 3.4. Đặc điểm phân bố dân tộc sống trong mẫu khảo sát ở huyện Sơn Động

Nguồn: Số liệu khảo sát hộ năm 2015

Cũng tương tự như với mức sống, đề tài cũng lựa chọn các hộ đại diện cho

các dân tộc đang sinh sống trên địa bàn, do vậy với trên 60% các hộ thuộc các nhóm

dân tộc thiểu số đảm bảo đại diện cho khu vực địa bàn huyện Sơn Động.

3.3.2. Nguồn lực của các hộ khảo sát tại huyện Sơn Động

3.3.2.1. Nguồn nhân lực huyện Sơn Động

Để đại diện cho các thông tin đánh giá về nguồn nhân lực của các hộ khảo

sát trên địa bàn huyện Sơn Động, đề tài sẽ tập trung đánh giá về số lượng nhân

khẩu, phân bổ tuổi để đại diện đánh giá về số lượng, còn về chất lượng đề tài sẽ tập

trung đánh giá về trình độ văn hóa để thể hiện về khả năng khai thác, sử dụng nguồn

lực này trong các hộ.

Bảng 3.3. Nhân khẩu trong các hộ khảo sát tại huyện Sơn Động

TT Tiêu chí Số lƣợng

1 Số người BQ/hộ 4,22

2 Số người nhiều nhất/hộ 10

3 Hộ có số người ít nhất 2

Nguồn: Số liệu khảo sát hộ năm 2015

Nhìn chung số lượng nhân khẩu bình quân trên hộ không cao chỉ là 4,22

người/hộ. Tuy nhiên trong các hộ khảo sát có một số hộ có số lượng nhân khảu khá lớn

đến 10 người/hộ và cũng có nhiều hộ mới xây dựng gia đình, hộ trẻ chỉ có 2 vợ chồng.

Xét về số lượng thì có thể nhận thấy nguồn nhân lực có thể thiếu nhưng xét

dưới góc độ công ăn việc làm thì sẽ ít bị áp lực về công ăn việc làm cho các hộ trên

địa bàn nghiên cứu.

65% hộ thuộc các nhóm dân

tộc thiểu số

35% dân tộc kinh

46

Biểu đồ 3.5. Đặc điểm phân bố nhân khẩu theo tuổi trong mẫu khảo sát

tại huyện Sơn Động

Nguồn: Số liệu khảo sát hộ năm 2015

Phân bố nhân khảu các hộ theo tuổi cho thấy phần lớn người dân trên địa bàn

đang tập trung từ 16-50 tuổi, đây là giai đoạn trong độ tuổi lao động vì vậy có thể

thấy tỷ lệ lao động/nhân khẩu ở huyện là khá cao, hay nói cách khác dân số đang

trong độ tuổi vàng, tuy nhiên dưới góc độ khác chúng ta lại thấy rằng cần phải khai

thác và phát huy thời kỳ này đối với lao động thông qua tạo việc làm có hiệu quả kinh

tế cao, làm sao nâng cao được năng suất lao động để tạo ra giá trị sản xuất lớn…

Về số lượng nguồn nhân lực có thể thấy một tiềm năng lớn cho phát triển

sinh kế của hộ tuy nhiên khai thác như thế nào? Nếu không chúng ta sẽ sớm rơi vào

giai đoạn cuối của thời kỳ dân số vàng.

Để đánh giá trình độ văn hóa của người dân khu vực khảo sát, đề tài phân

nhóm người dân theo độ tuổi và lớp học bình quân mà người đó đã tham gia.

Bảng 3.4. Trình độ văn hóa của ngƣời dân trong mẫu khảo sát

ở huyện Sơn Động

TT Phân nhóm theo độ tuổi Trình độ văn hóa (Lớp bình quân)

1 Từ 20 đến 30 tuổi 11,29

2 Từ 31 đến 40 tuổi 8,34

3 Từ 41 đến 50 tuổi 6,53

4 Từ 51 đến 60 tuổi 5,16

5 Trên 60 tuổi 3,62

6 BQ 8,38

Nguồn: Số liệu khảo sát hộ năm 2015

0 10 20 30 40 50 60

1

12

23

34

45

56

67

78

47

Kết quả tại bảng 3.4.cho thấy có sự thay đổi rõ nét trong việc đầu tư cho việc

học hành của con cái, nhóm người có độ tuổi càng cao thì lớp văn hóa mà người đó

tham dự bình quân càng thấp. Như vậy có thể thấy về chất lượng nguồn nhân lực

trên địa bàn ngày càng được nâng lên đáp ứng nhu cầu càng cao của các hoạt động

kinh tế - xã hội.

3.3.2.2. Nguồn lực tự nhiên huyện Sơn Động

Đất đai là nguồn lực tự nhiên chính và quan trọng đối với hộ nông dân,

mọi sinh kế cơ bản xuất phát từ nguồn lực này, hộ có nhiều đất, đất đai màu mỡ

sẽ có điều kiện tốt hơn về kinh tế. Đề tài đi sâu vào phân tích về nguồn lực này

của các hộ khảo sát.

Bảng 3.5. Diện tích đất bình quân một hộ đồng bàn dân tộc huyện Sơn Động

TT Loại đất Diện tích bình quân (m2)

1 Đất Nông nghiệp 1235,14

2 Đất Lâm nghiệp 13149,84

3 Đất khác 229,87

4 Tổng diện tích 14575,56

Nguồn: Số liệu khảo sát hộ năm 2015

Nhìn chung diện tích bình quân một hộ trên địa bàn huyện qua số liệu khảo sát

mẫu cho thấy khá lớn với hơn 1,4 ha, tuy nhiên đa phần đó là diện tích đất rừng còn

diện tích đất nông nghiệp rất ít với bình quân 1235m2. Là một huyện miền núi với đa

phần đất đồi núi do vậy thế mạnh của huyện là sản xuất lâm nghiệp với diện tích rừng

lớn và đa phần là rừng tự nhiên, rừng bảo tồn vì thế mà huyện có ưu thế trong phát

triển sản xuất xanh với cốt lõi là phát triển rừng, tuy nhiên đó cũng chính là thách

thức khi nhu cầu đời sống tăng lên với khả năng về đất đai cho sản xuất nông nghiệp

eo hẹp dễ dẫn đến người dân sẽ tăng cường khai thác từ rừng phục vụ cho mưu sinh.

Như vậy vấn đề đặt ra là người dân và các cấp chính quyền sẽ khai thác như

thế nào thế mạnh về rừng của mình đồng thời đảm bảo sinh kế cho người dân theo

định hướng giảm thiểu tác động đến môi trường mà ở đây có thể đánh giá thông qua

mức phát thải hiệu ứng nhà kính do các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp tạo ra.

Bên cạnh số lượng, nguồn gốc đất đai có ảnh hưởng quan trong đến quyết

định sử dụng, khai thác và bảo vệ nguồn lực tự nhiên đất.

Bảng 3.6. Nguồn gốc đất đai của các hộ khảo sát ở huyện Sơn Động

48

Đơn vị tính: %

Loại đất Bố mẹ

để lại Tự mua

Tự khai

hoang

Đƣợc

giao Khác

Đất nông nghiệp 57,82 0,13 13,45 28,02 0,58

Đất lâm nghiệp 5,25 3,65 0 91,10 0

Nguồn: số liệu khảo sát hộ năm 2015

Số liệu tại bảng 3.6.cho thấy phần lớn diện tích đất nông nghiệp là do bố

mẹ, các thế hệ trước khai thác và để lại, một phần sau này được giao và một phần

do các hộ tự khai phá. Về có bản có thể thấy đất nông nghiệp đa phần do các hộ là

chủ, rất ít hiện tượng đi thuê, đi mượn. Điều này giúp cho các hộ có quyền quyết

định trong việc đầu tư, sử dụng nguồn lực của mình một cách hiệu quả và chủ

động. Riêng đối với đất lâm nghiệp đa phần các hộ được giao để trồng hoặc chăm

sóc quản lý do vậy cũng được coi là các hộ có thể chủ động trong việc lập kế

hoạch quản lý, chăm sóc và trồng rừng.

Như vậy có thể nói rằng các hộ khá chủ động trong việc quan rlys khai thác

nguồn lực đất đai của hộ cả trong ngắn và dài hạn.

Xem xét về chất lượng đất nông nghiệp của các hộ thông qua khả năng tưới

tiêu, do việc bố trí cây trồng chủ động hay không phụ thuộc rất nhiều vào khả năng

tưới và tiêu nước của một mảnh đất.

Bảng 3.7. Điều kiện tƣới tiêu cho đất lúa 2 vụ của các hộ khảo sát

ở huyện Sơn Động

Chỉ tiêu Vụ xuân Vụ hè

Đủ nước 89,45 90,30

Thiếu nước 10,55 9,70

Đã từng thiếu nước 40,93

Chưa từng bị thiếu nước 59,07

Nguồn: số liệu khảo sát hộ năm 2015

Nhìn chung đa phần diện tích đất nông nghiệp sản xuất 2 vụ của các hộ đã

chủ động tưới tiêu, theo đánh giá từ các hộ được khảo sát, vụ xuân và vụ mùa

khoảng 90% số hộ cho biết đủ nước tưới, tuy nhiên vẫn còn khoảng 10% số hộ cho

biết có những diện tích khó khăn trong tưới tiêu nước, việc không chủ động trong

49

tưới tiêu mà trông chờ vào nước mưa là một khó khăn cho việc tổ chức các hoạt

động sản xuất trồng trọt của người dân.

Một số lớn các hộ cũng cho biết rằng cũng có nhiều năm hộ gặp phải hiện

tượng thiếu nước trong năm như vậy cũng có thể thấy rằng số lượng đất hạn chế

nhưng việc chủ động tưới tiêu cũng không hẳn đã tốt điều này có ảnh hưởng đến kết

quả sản xuất nông nghiệp của các hộ, đặc biệt khi chuyển đổi cây trồng theo hướng

kinh tế xanh.

3.3.2.3. Nguồn lực tài chính huyện Sơn Động

Sơn Động là một huyện nghèo với gần một nửa số các hộ trên địa bàn nằm

trong diện hộ nghèo, do vậy nguồn lực tài chính cũng hạn chế, điều này được thể

hiện qua kết quả khảo sát các hộ trên địa bàn huyện tại bảng 3.8. và bảng 3.9.

Bảng 3.8. Vốn của các hộ điều tra ở huyện Sơn Động

Chỉ tiêu Bình quân

(nghìn đồng)

Tăng lên

(% hộ)

Giảm đi

(% hộ)

Tổng vốn 15345,2 29,11 10,55

1. Vốn tự có bằng tiền 5432,4 26,16 8,44

2. Tiền gửi tiết kiệm 9221,0 5,06 9,71

3. Vốn vay 534,2 18,99 7,59

4. Vốn từ nguồn khác 157,6 23,63 8,86

Nguồn: số liệu khảo sát hộ năm 2015

Theo số liệu khảo sát các hộ cho thấy bình quân một năm mỗi hộ có thể huy

động được khoảng 15 triệu đồng trong đó từ các nguồn tự có của hộ bằng tiền mặt

hoặc tiền gửi, một phần từ vốn vay và các nguồn khác như tài trợ, các chương trình

dự án giảm nghèo đầu tư hoặc của anh em, bạn bè hỗ trợ.

Trong các nguồn thì đa phần là nguồn tự có (chiếm tới hơn 95%), như vậy

có thể thấy các hộ vẫn phải đảm bảo tự chủ về nguồn vốn cho các hoạt động sản

xuất của hộ việc trông chờ vào nguồn vốn khác là rất ít hoặc cũng có thể do tâm

lý ngại đi vay để đầu tư cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ của

người dân trên địa bàn.

50

Khi được hỏi về việc đánh giá mức độ thay đổi các nguồn vốn cho sản xuất

người dân đa phần cũng cho biết lượng vốn đã tăng lên trong thời gian qua, trong đó

vốn bằng tiền tăng lên khá lớn bên cạnh đó sự hỗ trợ của các chương trình giảm

nghèo cũng đã tăng lên, các hộ cũng đã mạnh dạn hơn để vay vốn hỗ trợ sản xuất.

Tuy nhiên bên cạnh đó cung phải ghi nhận có một số ít các hộ cho rằng lượng vốn

của họ đã giảm đi trong những năm qua, có thể do nhiều nguyên nhân song theo họ

phần giảm nhiều là từ các nguồn khác như tài trợ, chương trình giảm nghèo có thể

do họ đã thoát nghèo mà lượng vốn này đã giảm đi, phần nữa giảm ở tiền gửi tiết

kiệm trong thời gian qua mà các hộ cũng bị giảm nguồn vốn của mình.

Nguồn vốn là yếu tố quan trọng giúp các hộ đầu tư phát triển sản xuất đặc

biệt khi phải chuyển đổi và đầu tư các hoạt động mới như kinh tế xanh, do vậy việc

hạn chế vốn của các hộ cũng là một khó khăn, cản trở cho việc định hướng chuyển

đổi mô hình sản xuất xanh trên địa bàn.

Bảng 3.9. Khả năng đảm bảo nhu cầu vốn khi cần thiết ở huyện Sơn Động

Chỉ tiêu Hoàn toàn

không đồng ý

Không

đồng ý

Trung

gian Đồng ý

Hoàn toàn

đồng ý

Luôn đảm bảo vốn

khi có nhu cầu cần

thiết của gia đình

65,82 18,57 7,17 6,33 2,11

Nguồn: số liệu khảo sát hộ năm 2015

Đề tài cũng tiến hành khảo sát về khả năng huy động vốn khi cần nhằm

đảm bảo nguồn vốn cho các hộ cho thấy rằng đa phần các hộ cảm thấy khó khăn

nếu cần thiết phải huy động vốn cho một hoạt động phát sinh trong năm, điều

này lần nữa khảng định cho hạn chế về vốn của các hộ và cho thấy rằng nguồn

lực tài chính của các hộ là kém.

Bảng 3.10. Khả năng vay vốn và điều kiện vay khi cần của các hộ

ở huyện Sơn Động

Chỉ tiêu

Hoàn toàn

không

đồng ý

Không

đồng ý

Không

có ý

kiến

Đồng ý

Hoàn

toàn

đồng ý

Có thể vay vốn dễ dàng 18,99 40,08 22,78 9,28 8,86

Có thể vay trong thời gian lâu đủ

đảm bảo cho quá trình sản xuất 23,63 45,57 19,41 4,64 6,75

51

Có thể vay với lãi xuất thấp 65,82 28,27 4,22 1,69 0,00

Có thể vay vốn khi cần thiết 23,21 20,68 28,27 11,81 16,03

Vay không cần thế chấp 14,35 18,14 23,21 28,69 15,61

Nguồn: số liệu khảo sát hộ năm 2015

Song song với việc khảo sát khả năng huy động vốn đề tài cũng triển khai

đánh giá về các nguồn có thể huy động khi cần cũng như điều kiện cần thiết để huy

động và kết quả trình bày tại bảng 3.10. và biểu đồ 3.6.

Tại bảng 3.10 cho thấy người dân cảm thấy khó khăn khi hỏi vay vốn, chỉ có

một số ít các hộ cho rằng không khó khăn khi hỏi vay vốn từ các nguồn. Về thời

gian có thể vay cũng tương tự đa phần cho rằng khó có thể vay đủ lâu để đảm bảo

quá trình sản xuất, phần lớn người được hỏi cũng cho rằng lãi xuất cao điều này

cũng xuất phát từ đặc thù sản xuất nông nghiệp với quy mô nhỏ lấy công làm lãi

hiện này thì lợi nhuận rất thấp do vậy dù với mức lãi xuất thấp cũng vẫn là điều khó

khăn đối với các hộ có vay vốn.

Với 2 tiêu chí về việc có thể vay khi cần thiết và cần thế chấp khi vay các

ý kiến phân bổ tương đối đều như vậy có thể thấy đây cũng không phải là vấn đề

đối với các hộ mà vấn đề ở chỗ là người dân có mạnh dạn vay vốn khi cần hay

không và liệu hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp của họ có đảm bảo để họ trả

nộ vốn vay hay không và do có nhiều nguồn vay đôi khi không cần thế chấp

bằng tài sản mà thông qua hình thức tín chấp là chính do vậy các hộ nghèo cũng

có thể dễ dàng tiếp cận.

52

Biểu đồ 3.6.Nguồn vay vốn khi cần thiết của các hộ đã vay vốn trong năm

Nguồn: số liệu khảo sát hộ năm 2015

Tại biểu đồ 3.6 cho thấy tỷ lệ các hộ có vay vốn từ ngân hàng là cao nhất sau

đó đến vay hàng xóm, nguồn khác và cuối cùng là vay của người thân.

Qua đánh giá về nguồn lực tài chính ta có thể nhận thấy sự hạn chế về nguồn

lực này đối với các hộ trên địa bàn huyện Sơn Động, điều này cũng thể hiện thực tế

là một huyện nghèo của tỉnh Bắc Giang.

3.3.2.4. Nguồn lực xã hội của các hộ huyện Sơn Động

Để đánh giá về nguồn lực xã hội đề tài tiến hành khảo sát qua các câu hỏi

đánh giá về mối quan hệ với làng xóm, những tương trợ, các tổ chức xã hội và mức

độ tệ nạn xã hội như nghiện hút, trộm cắp… trên địa bàn.

Bảng 3.11. Đánh giá nguồn lực xã hội của các hộ trên địa bàn huyện Sơn Động

Chỉ tiêu

Hoàn

toàn

không

đồng ý

Không

đồng ý

Trung

gian Đồng ý

Hoàn toàn

đồng ý

Mối quan hệ làng xóm tốt 0,84 1,27 8,86 41,35 47,68

Gia đình đoàn kết có tình cảm 0,00 0,00 5,06 63,29 31,65

Từ người thân, 7%

Từ hàng xóm, 32%

Ngân hàng, 38%

Khác 23%

53

Khi gia đình có vấn đề có thể

nhận được sự giúp đỡ ngay 6,33 18,14 21,10 23,63 30,80

Nếu có rủi ro trong sản xuất

thì sẽ được giúp đỡ 10,55 32,91 9,70 23,21 23,63

Các hội, tổ chức xã hội của

địa phương thường xuyên hỗ

trợ và chia sẻ với gia đình

trong cuộc sống và sản xuất

5,06 8,44 14,35 32,91 39,24

Khu vực có ít tệ nạn xã hội 18,14 24,05 5,06 41,35 11,39

Nguồn: số liệu khảo sát hộ năm 2015

Qua bảng 3.11. cho thấy khu vực này vẫn cơ bản là một khu vực mang tính

truyền thống của nông thôn miền núi Việt Nam, với tình làng nghĩa xóm và tương

trợ lẫn nhau, quan hệ và tổ chức gia đình truyền thống có tình cảm và đoàn kết.

Các hộ trên địa bàn nghiên cứu cũng thương xuyên hỗ trợ những gia đình

nghèo, hộ gặp rủi ro trong cuộc sống và sản xuất với tinh thần lá lành đùm lá rách.

Các hội đoàn, tổ chức quần chúng cũng phát triển và thể hiện được vai trò

trong phát triển sản xuất và hỗ trợ cuộc sống cho đồng bào, đây là một điểm

mạnh và sẽ là cơ hội tốt cho việc phát triển các hoạt động sản xuất hướng đến

kinh tế xanh.

Khu vực huyện Sơn Động cũng không phải là địa bàn có nhiều tệ nạn xã hội,

mặc dù nó vẫn tồn tại và có ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân song mức độ

cũng không quá ảnh hưởng như đánh giá của người dân.

Tóm lại: có thể nói rằng nguồn lực xã hội có thể coi là một nguồn lực mạnh

của các hộ trên địa bàn huyện, cần khai thác để phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh

tế xanh trong thời gian tới.

3.3.2.5. Nguồn lực vật chất các hộ huyện Sơn Động

Nhìn chung cơ sở hạ tầng của huyện Sơn Động còn khá nghèo nàn vì đây

là một huyện miền núi, mặc dù có các đường quốc lộ và tỉnh lộ đị qua song

đường đi các xã và đặc biệt là từ các xã đi các thôn còn rất khó khăn nhất là vào

mùa mưa lũ. Trong những năm gần đây đã được tập trung phát triển song hệ

thống hạ tầng giao thông còn cần phải đầu tư nhiều hơn nữa. Hệ thống điện đã cơ

54

bản đáp ứng yêu cầu phục vụ sinh hoạt còn đối với yêu cầu phát triển sản xuất

cũng cần phải có kế hoạch nâng cấp trong thời gian tới. Nước sạch sinh hoạt đã

đến với các trung tâm thị trấn của huyện, song nhiều xã và thôn còn chưa có hệ

thống cung cấp nước sạch sinh hoạt. Hệ thống tưới tiêu phục vụ sản xuất nông

nghiệp đã có nhưng chưa phủ khắp nhiều khu vực chưa có hệ thống kênh mương

kiên cố ảnh hưởng đến việc tưới tiêu cho sản xuất của đồng bào. Cơ bản huyện

đã xây dựng và phát triển hệ thống các trường từ mầm non đến THPT đảm bảo

đáp ứng yêu cầu của người dân mặc dù còn hết sức thiếu thốn.

Nhìn chung nguồn lực vật chất dùng chung cơ bản đáp ứng với yêu cầu sinh

hoạt của người dân còn để đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất cần phải có thêm sự

đầu tư của nhà nước.

Bên cạnh những nguồn lực dùng chung như vậy đề tài cũng tiến hành đánh

giá các nguồn lực vật chất khác thuộc về của các hộ để thấy rõ hơn bức tranh về

nguồn lực này. Đề tài tiến hành đánh giá thông qua các tiêu chí về nguồn gia súc và

các tài sản có giá trị lớn của hộ tại bảng 3.12 và 3.13.

Bảng 3.12. Số lƣợng gia súc, gia cầm của các hộ huyện Sơn Động

Loại vật nuôi Trâu, bò lợn gia cầm khác

Số lượng 1,17 2,22 36,35 0,48

Nguồn: số liệu khảo sát hộ năm 2015

Qua số liệu tại bảng 3.12 cho thấy số lượng gia súc mà các hộ có thể bán đổi

lấy tiền khi cần như một tài sản có giá trị trong nhà của các hộ khảo sát không lớn

lắm, bình quân mỗi hộ có hơn 1 con trâu/bò, hơn 2 con lợn. Nếu quy đổi thì giá trị

vào khoảng 40 triệu/hộ.

Bảng 3.13. Một số tài sản có giá trị cao phục vụ sản xuất và sinh hoạt

của hộ huyện Sơn Động

TT Loại tài sản Số lƣợng bình quân/hộ

1 Xe ô tô 0,004

2 Xe máy 0,92

3 Xe đạp 1,09

55

4 Ti vi màu 1,00

5 Tủ lạnh 0,65

6 Đài 0,99

7 Máy gặt lúa 0,11

8 Máy bơm nước 0,52

9 Máy móc khác phục vụ sản xuất 0,83

Nguồn: số liệu khảo sát hộ năm 2015

Số lượng tài sản phục vụ sản xuất và sinh hoạt của các hộ cũng không nhiều

phần lớn mỗi hộ có một chiếc xe máy để phục vụ đi lại, vận chuyển hàng hóa đa phần

xe có giá trị thấp, bình quân một hộ có 1 ti vi màu, một số hộ có tủ lạnh và đài để

phục vụ sinh hoạt. Khoảng 10% số hộ được điều tra có máy gặt lúa và một nửa số hộ

trang bị máy bơm nước phục vụ tưới tiêu. Ngoài ra một số hộ trang bị máy cày để

phục vụ cho gia đình và đi cày thuê, việc sử dụng trâu cày hiện nay đang dần thu hẹp,

máy móc đã dần thay thế do tỏ rõ tính ưu việt về năng suất lao động, một số hộ có

trang bị máy cắt cỏ để làm máy gặt cũng đã tăng năng suất lao động lên nhiều lần.

Việc sử dụng các máy móc vào quá trình sản xuất đã giải phóng sức lao động và

làm tăng năng suất lao động, điều đó cho thấy nguồn lực vật chất có tác động lớn đến

sinh kế của người dân và có đóng góp đến mức sống của người dân trong tương lai.

Biểu đồ 3.7. Đánh giá chung về nguồn lực sinh kế của các hộ ở huyện Sơn Động

Nguồn: số liệu khảo sát hộ năm 2015

Việc đánh giá chung về nguồn lực của hộ giá đình trên địa bàn huyện Sơn

Động được thông qua việc cho điểm đánh giá các nguồn lực theo thang đo 10 điểm là

tối đa và được chính người dân đánh giá thông qua khảo sát, kết quả được thể hiện tại

biểu đồ 3.7. Tại đây nguồn lực xã hội thông qua các tiêu chí đánh giá về nguồn lực

này cho giá trị bình quân là cao nhất, trong khi đó nguồn lực tài chính thông qua các

chỉ tiêu đánh giá tài chính cho kết quả bình quân là thấp nhất, các nguồn lực khác như

Nguồn lực tự

nhiên

Nguồn lực con

người

Nguồn lực xã

hội

Nguồn lực vật

chất

Nguồn lực tài

chính

56

nguồn lực tự nhiên và vật chất cũng được đánh giá thấp, sau nguồn lực tài chính,

nguồn lực con người được đánh giá là có tiềm năng ngay sau nguồn lực xã hội.

3.3.3. Kết quả sản xuất của các hộ huyện Sơn Động

Việc đánh giá nguồn lực nhiều ít, yếu hay mạnh là nhằm thấy được nguyên nhân

của kết quả sản xuất, do các nguồn lực này được phân bổ dùng trong các hoạt động sản

xuất khác nhau. Nguồn lực nhiều nhưng phân bổ không hợp lý cũng không có được kết

quả sản xuất cao, hoặc nguồn lực hạn chế cũng dẫn đến kết quả sản xuất hạn chế theo.

Bảng 3.14. Năng suất cây trồng bình quân các vụ trong năm

của các hộ ở huyện Sơn Động

Vụ Năng suất bình quân (kg/ha) Cây trồng chủ yếu

Xuân 5135,287 Lúa

Hè 4997,45 Lúa

Đông 1755,325 Ngô, Khoai lang, Khoai tây…

Nguồn: số liệu khảo sát hộ năm 2015

Trước hết đề tài đánh giá về năng xuất bình quân một số cây trồng chủ yếu qua

khảo sát các hộ nông dân trên địa bàn huyện. Kết quả cho thấy cơ bản năng suất lúa các

vụ là khá cao đạt bình quân khoảng 5 tấn/ha. Đây là cây lương thực chủ yếu và người

dân cũng tập trung sản xuất, trong khi đó vụ đông trồng một số loại cây khác với quy

mô không lớn và không tập trung do vậy năng suất bình quân chung là không cao.

Bảng 3.15. Thu, chi từ các hoạt động sản xuất cây hàng năm

của hộ ở huyện Sơn Động

Chỉ tiêu Thu Chi

Giá trị (1000đ) 5939,224 2534,704

Diện tích (m2) 1235,14 1235,14

Bình quân/ha (1000đ) 48085,37 20521,57

Thu nhập (Thu - Chi) (1000đ)

27563,8

Nguồn: số liệu khảo sát hộ năm 2015

Bình quân chung một ha đất sản xuất cây hàng năm cho thu hơn 48 triệu/năm

và chi phí bình quân một hộ phải bỏ ra theo khảo sát là hơn 20 triệu/ha như vậy mỗi

ha các hộ sẽ có thu nhập tương đương với 27,56 triệu đồng/năm. Như vậy có thể

thấy mức thu nhập/ha đất canh tác là không lớn và với quy mô nhỏ của các hộ bình

quân chỉ hơn 1000m2 đất thì mức thu nhập do hoạt động sản xuất cây trồng hàng

năm sẽ đóng góp rất ít cho hộ.

57

Bên cạnh đất trồng cây hàng năm các hộ có diện tích đất vườn đồi và đất lâm

nghiệp, do vậy đây cũng là một nguồn thu đáng kể bổ sung cho hộ.

Bảng 3.16. Thu từ các hoạt động vƣờn đồi và lâm nghiệp của các hộ điều tra

Loại đất Vƣờn đồi Lâm nghiệp

Bình quân/hộ(1000đồng) 1689,26 1504,926

Bình quân/ha(1000đồng) 73488,69 1144,445

Nguồn: số liệu khảo sát hộ năm 2015

Sản xuất vườn đồi theo như khảo sát các hộ cho giá trị cao hơn so với đất

canh tác cây hàng năm, do hiện nay các cây ăn quả như Vải, Cam trong một vài

năm qua cho thu hoạch ổn định và có thị trường đầu ra, giá bán cao vì vậy tổng thu

cũng cao hơn. Còn với đất lâm nghiệp do đa phần là rừng tự nhiên và bảo tồn vì vậy

nguồn thu chủ yếu từ các lâm sản ngoài gỗ như nấm, ba kích, măng… và giá trị thu

được cũng không cao như kết quả khảo sát thể hiện chỉ hơn 1 triệu/ha rừng.

Bảng 3.17. Chi từ các hoạt động vƣờn đồi và lâm nghiệp của các hộ điều tra

Loại đất Vƣờn đồi Lâm nghiệp

Bình quân/hộ (1000đồng) 750,56 368

Bình quân/ha (1000đồng) 32651,97 279,85

Nguồn: số liệu khảo sát hộ năm 2015

Sản xuất vườn đồi cũng đòi hỏi phải có đầu tư lớn mới có thu do vậy các hộ

cũng phải chi phí cao với mức bình quân hơn 32 triệu/ha, còn với sản xuất lâm

nghiệp cơ bản các hộ bỏ công sức và một chút ít chi phí như xe, đồ dùng nhỏ do vậy

mức chi gần như không có.

Bảng 3.18. Thu nhập từ các hoạt động vườn đồi và lâm nghiệp của các hộ điều tra

Loại đất Vƣờn đồi Lâm nghiệp

Bình quân/hộ (1000đồng) 938,7 1136,926

Bình quân/ha (1000đồng) 40836,72 864,5946

Nguồn: số liệu khảo sát hộ năm 2015

Nhìn chung sản xuất vườn đồi đã thể hiện tiềm năng lớn cho các hộ trong

việc tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống, tuy nhiên việc đầu tư cũng đòi hỏi phải

cao và thời gian lâu do vậy đối với các hộ nghèo và khu vực nghèo đây là một thách

thức lớn cần giải quyết.

Hoạt động chăn nuôi trong các hộ điều tra

58

Chăn nuôi là một thế mạnh đối với các huyện miền núi, trong đó đặc biệt là

chăn nuôi gia súc như trâu bò và lợn.

Bảng 3.19. Số lƣợng gia súc, gia cầm và giá trị bình quân của một hộ

Loại con vật nuôi Số lƣợng BQ Giá trị bình quân (1000 đồng/hộ)

Trâu 1,17 19330

Bò 0,004 2015

Lợn 2,22 2861

Gia cầm 36,35 216

Khác 0,48 1467

Nguồn: số liệu khảo sát hộ năm 2015

Thực tế qua số liệu khảo sát các hộ cho thấy chăn nuôi trên địa bàn cũng

chưa được phát triển, số lượng gia súc, gia cầm bình quân một hộ không cao, giá

trị bình quân cũng thấp, trong khi đó địa bàn có thế mạnh đặc biệt là diện tích

chăn thả tự nhiên. Nguyên nhân có thể do điều kiện nghèo dẫn đến khả năng đầu

tư của các hộ là không có trong khi chăn nuôi cũng phải đối mặt thường xuyên với

dịch bệnh và rủi ro cao.

Bảng 3.20. Nguồn thức ăn cho chăn nuôi của các hộ ở huyện Sơn Động

Loại con vật nuôi Tự cung của

gia đình

Tự cung

từ tự nhiên Mua ngoài

Trâu 35,77 62,77 1,46

Bò 25,50 75,50 0,00

Lợn 42,67 17,78 39,56

Gia cầm 62,31 35,38 2,31

Khác 83,64 16,36 0,00

Nguồn: số liệu khảo sát hộ năm 2015

Nguồn thức ăn chủ yếu cho chăn nuôi của các hộ qua kết quả phỏng vấn cho thấy

đa phần là tự cung hoặc do các hoạt động sản xuất trồng trọt của hộ hoặc do từ tự nhiên

mang lại, vì vậy ta có thể thấy rằng mô hình sản xuất chăn nuôi cơ bản là tận dụng phế

phẩm trồng trọt, mức đầu tư thấp, hay nói cách khác là chăn nuôi không tập trung.

Bảng 3.21. Thu, chi và thu nhập bình quân từ hoạt động chăn nuôi của các hộ

Chỉ tiêu Giá trị (1000 đồng)

Thu từ chăn nuôi 10466

Chi cho chăn nuôi 5102

59

Thu nhập 5364

Nguồn: số liệu khảo sát hộ năm 2015

Vì chăn nuôi không tập trung và đầu tư thấp do vậy thu nhập của các hộ

nghèo trên địa bàn từ chăn nuôi cũng rất thấp, bình quân chỉ đạt 5,3 triệu/năm.

Bảng 3.22.Tổng thu chi và các yếu tố cấu thành của hộ ở huyện Sơn Động

Đơn vị tính: 1000 đồng

Chỉ tiêu Cây hàng

năm

Chăn

nuôi

Vƣờn

đồi Rừng Khác Tổng

Thu của hộ 5939,224 10466 1689,26 1504,926 1521 21120,41

Chi của hộ 2534,704 5102 750,56 368 100 8855,264

Thu nhập 3404,52 5364 938,7 1136,926 1421 12265,15

Nguồn: số liệu khảo sát hộ năm 2015

Tổng thu, tổng chi cũng như thu nhập của các hộ trên địa bàn nghiên cứu

cũng khá khiêm tốn, bình quân thu nhập một hộ/năm chỉ đạt 12,3 triệu đồng, như

vậy mức thu nhập rất thấp điều này là do hạn chế về nguồn lực đất đai của các hộ,

và hơn nữa đa phần các hộ điều tra là hộ nghèo do vậy nó thể hiện bức tranh người

nghèo trên địa bàn một cách rõ rệt.

Khó khăn về kinh tế có thể sẽ là một cản trở không nhỏ đối với yêu cầu phát

triển kinh tế xanh trên địa bàn trong tương lai. Điều này cũng đòi hỏi phải có giải

pháp vừa giúp hộ giữ ổn định và tăng thu nhập nhưng cũng đồng thời hướng đến

phát triển kinh tế xanh do đối với người dân mục tiêu làm sao tăng thu nhập và ổn

định cuộc sống luôn là mục tiêu chính cả trước mắt và lâu dài và vì thế họ có thể bỏ

qua các vấn đề về bảo vệ môi trường và sự bền vững.

Để hiểu rõ hơn về mối quan tâm cũng như quan điểm của người dân trên địa

bàn đề tài tiến hành đánh giá về sự quan tâm và hiểu biết của người dân về kinh tế

xanh và phát triển bền vững thông qua khao sát do chính hộ là người tự đánh giá.

3.3.4. Đánh giá của ngƣời dân về kinh tế xanh và phát triển kinh tế theo hƣớng

bền vững ở huyện Sơn Động

Đề tài áp dụng kết hợp cả 2 phương pháp khảo sát hộ và công cụ PRA thông

qua họp nhóm để tìm hiểu thông tin về Kinh tế xanh. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành

mời đại diện các hộ, lãnh đạo thôn, trong đó có cả người nhiều tuổi, những người

trẻ và có đủ đại diện cho 2 giới tham gia. Qua khảo sát ý kiến của người dân trên địa

bàn huyện Sơn Động về sự hiểu biết cũng như nhận thức của họ về kinh tế xanh,

các câu hỏi thảo luận xoay quanh các nội dung: 1) Đánh giá khái quát sự hiểu biết,

60

quan điểm của người hỏi liên quan đến kinh tế xanh và phát triển bền vững; 2) đánh

giá về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xanh.

Kết quả phân tích như sau: đa số người hỏi chưa từng nghe về thuật ngữ kinh tế

xanh, những người biết về thuật ngữ này chủ yếu là lãnh đạo thôn hoặc xã như vậy có

thể thấy sự khác biệt khá lớn giữa một bên là các nhà lãnh đạo với các chương trình

nghị sự và cũng như chỉ đạo áp dụng vào thực tiễn các quan điểm phát triển xanh dưới

góc độ kinh tế song người dân lại không hề hay biết mặc dù họ là những người trực

tiếp triển khai và thực hiện; về thuật ngữ bền vững có số lượng người biết đến nhiều

hơn (khoảng 40%) do họ được nghe và tiếp cận từ các phương tiện truyền thông như

báo đài, tivi, tuy nhiên cũng cần phải đề cập ở đây với đa phần không biết sẽ có ảnh

hưởng lớn khi chúng ta vận dụng vào trong thực tiễn đời sống hàng ngày; đa phần mọi

người khi được hỏi ý kiến về kinh tế xanh đều cho rằng đó là phát triển rừng như vậy

cơ bản người dân nếu được tiếp cận sẽ có được cái nhìn đúng tuy nhiên chưa đủ về

kinh tế xanh và vì vậy sự cần thiết phải trang bị kiến thức cho người dân nếu muốn họ

cùng với các cấp chính quyền tổ chức phát triển kinh tế xanh.

Với câu hỏi về vấn đề quan tâm hiện nay gần như mọi người được hỏi cho

biết họ quan tâm đến tăng thu nhập như vậy có thể nói rằng thu nhập luôn là ưu tiên

hàng đầu với tất cả mọi người vì thế phát triển kinh tế theo hướng xanh cần phải

đảm bảo duy trì và tăng về thu nhập cho người dân có như vậy mới đảm bảo tính

bền vững và đảm bảo người dân theo và thực hiện.

Với câu hỏi “Nếu phải đánh đổi giữa giảm thu nhập trước mắt để hướng đến

một nền kinh tế xanh thì người dân có tham gia hay không” chúng tôi đã nhận được

khoảng một nửa ý kiến đồng ý điều đó cho thấy rằng bất kỳ một sự thay đổi nào đều

cần phải đảm bảo nguồn thu cho người dân thì sẽ được ủng hộ cao.

Kết hợp cùng với phương pháp PRA đề tài cũng đã hỏi người dân thông qua

phiếu khảo sát các hộ về sự khai thác các sản phẩm từ rừng do rừng có liên quan

mật thiết đến môi trường và phát triển bền vững nhằm tìm hiểu những vấn đề liên

quan đến quản lý, khai thác rừng trên địa bàn từ góc độ của người dân địa phương.

Kết quả cho thấy đến gần 90% số hộ cho biết có tham gia khai thác các sản

phẩm từ rừng từ cây măng đến củi và gỗ. Câu hỏi này không tách biệt khai thác

giữa các loại rừng khác nhau như rừng trồng, rừng bảo tồn… do vậy cũng không có

ý định đánh giá về khai thác riêng rẽ trong từng loại rừng trên địa bàn.

Như vậy có thể thấy sự gắn bó giữa cuộc sống của cộng đồng dân cư trên địa

bàn với rừng là khá mật thiết do vậy sự tồn tại của rừng là quan trọng đối với cuộc

61

sống người dân Sơn Động, đặc biệt là đối với các hộ nghèo khi mà nguồn lực của

họ rất hạn chế thì rừng là nguồn cung tự nhiên rất có ích cho họ.

Các sản phẩm khai thác từ rừng đa dạng có khi phục vụ cho cuộc sống hàng

ngày của chính gia đình các hộ nghèo nhưng cũng có thể là một mặt hàng mà người

dân có thể bán đổi lấy tiền cho cuộc sống và đầu tư cho sản xuất của các hộ.

Biểu đồ 3.8. Các hộ trong nhóm khảo sát ở huyện Sơn Động

có khai thác sản phẩm từ rừng

Nguồn: số liệu khảo sát hộ năm 2015

Ngoài các sản phẩm chính mà rừng cung cấp cho con người như gỗ, củi thì

các lâm sàn ngoài gỗ rất phong phó và có trữ lượng cao đặc biệt trong những khu

rừng tự nhiên bảo tồn của Sơn Động.

Bảng 3.23. % số hộ có khai thác các sản phẩm từ rừng ở huyện Sơn Động

Loại sản phẩm % số hộ đánh giá

Củi 100

Gỗ rừng trồng 47,84689

Gỗ rừng tự nhiên 0

Tre 44,01914

Rau 66,98565

Dược liệu 12,91866

Săn bắn 0

Ong 7,177033

Khác 14,35407

Nguồn: số liệu khảo sát hộ năm 2015

88.19% hộ có khai thác

11.81% Không khai thác

62

Trên địa bàn có những sản phẩm đặc sản như Ba Kích, nấm linh chi, sâm

cau… mà người dân thường xuyên khai thác là những mặt hàng có giá trị kinh tế và

giá trị sử dụng cao, trở thành thương hiệu cho địa phương.

Bảng 3.24. Ý kiến đánh giá về tình hình thay đổi thu nhập

từ rừng của ngƣời dân

% Hộ đánh giá

Tăng 67,2

Giữ nguyên 28

Giảm 4

Nguồn: số liệu khảo sát hộ năm 2015

Thấy được lợi thế và đặc thù đó các cấp lãnh đạo và người dân cũng đã tích

cực bảo tồn và phát triển những sản phẩm có giá trị như Ba Kích, Nấm, mật ong

rừng… và vì thế đa phần người dân đánh giá rằng tăng lên trong thời gian qua. Tuy

nhiên, cũng cần phải có giải pháp, biện pháp trồng và phát triển rừng, đặc biệt là

rừng tự nhiên để cho các cây lâm sản ngoài gỗ có thể phát triển tạo nguồn thu ổn

định và lâu dài cho người dân, điều này đòi hỏi phải có chính sách, chiến lược và

chương trình cụ thể từ tỉnh, huyện đến các xã và người dân.

Nhằm đánh giá sâu hơn, đề tài cũng đã tìm hiểu về sự hiểu biết của người

dân liên quan đến việc khai thác rừng thông qua đánh giá các hoạt động cho phép

trong rừng tự nhiên, phần ý kiến này chỉ dành cho các hộ có khai thác các sản

phẩm từ rừng.

Bảng 3.25. Hiểu biết của ngƣời dân về các hoạt động đƣợc phép trong rừng

tự nhiên theo ý kiến của họ (% trong số các hộ có khai thác sản phẩm từ rừng)

Các ý kiến Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Nhặt củi (trên mặt đất) 105 50.23923

Nhặt củi (trên cây) 189 90.43062

Trồng chè 50 23.92344

Trồng các loại cây khác (lúa, rau, cây…) 209 100

Nuôi gia súc 110 52.63158

Nuôi ong 125 59.80861

Kinh doanh du lịch 165 78.94737

63

Khai thác quặng 57 27.27273

Khai thác đất, cát, sỏi đá 42 20.09569

Thu nhặt hạt 203 97.12919

Thu cây thuốc 190 90.90909

Thu Nấm 191 91.38756

Lấy măng 212 101.4354

Khai thác cây tre luồng 170 81.33971

Các sản phẩm khác từ tre luồng nứa 169 80.86124

Cây hoa cảnh (phong lan, hoa trà) 202 96.65072

Khai thác mật ong (tự nhiên) 203 97.12919

Thức ăn từ rừng (quả, rễ, hạt) 209 100

Thu lượm côn trùng 209 100

Săn bắt thú lớn (gấu, hươu, khỉ, cầy hương….) 33 15.78947

Săn bắt các loại động vật nhỏ hơn (rùa, kỳ nhông,

ếch, chim…) 143 68.42105

Khai thác gỗ từ rừng tự nhiên 2 0.956938

Nước 139 66.50718

Dọn rừng để sản xuất nông nghiệp 1 0.478469

Dọn rừng để ở 2 0.956938

Đốt rẫy 1 0.478469

Các hoạt động khác 110 52.63158

Nguồn: số liệu khảo sát hộ năm 2015

Khi được hỏi về những việc được phép làm trong rừng tự nhiên cho thấy đa

phần người dân hoặc không biết, hoặc cố tình vẫn cho biết rằng được phép trồng

cây, được phép săn bắn, được phép khai thác quặng, được phép nuôi gia súc, được

phép khai thác tre luồng… và cá biệt có những người còn nghĩ rằng có thể dọn đất

để chuyển sang đất trồng trọt hoặc đốt rừng làm rẫy.

Với những ý kiến và sự hiểu biết như vậy có thể thấy được còn nhiều người

chưa thực sự hiểu về những việc được phép và không được phép do vậy việc tuyên

64

truyền, quản lý cần phải nâng cao hơn nữa nhằm hạn chế phá rừng cũng như ảnh

hưởng đến rừng trong tương lai.

Bảng 3.26. Ý kiến của ngƣời dân về sự khó khăn trong tìm kiếm

các loại cây, con trong rừng

Ý kiến Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)

Có 201 80,4

Không 31 12,4

Không rõ 17 6,8

Nguồn: số liệu khảo sát hộ năm 2015

Nhiều ý kiến cho rằng việc tìm kiếm các loại cây, con so với trước đây ở

trong rừng trở lên khó khăn hơn, đặc biệt là các con do nhu cầu ngày càng tăng

cũng như số lượng người khai thác cũng tăng lên.

Bảng 3.27. Các hoạt động làm ảnh hƣởng đến môi trƣờng sống

theo đánh giá của ngƣời dân

Các hoạt động Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Dọn phá rừng 171 68,4

Đổ rác ra sông, suối 209 83,6

Du lịch 144 57,6

Phân bón, thuốc trừ sâu hoá học 218 87,2

Chăn nuôi quanh nhà 199 79,6

Chăn nuôi trong rừng 141 56,4

Khai thác quặng 188 75,2

Khác 54 21,6

Nguồn: số liệu khảo sát hộ năm 2015

Qua đánh giá về việc tác động của các hoạt động của con người có ảnh

hưởng đến môi trường sống cho thấy người dân có nhận thức về những việc làm có

tác động xấu đến môi trường sống của họ tại bảng 3.27 tuy nhiên do mưu sinh do

nhu cầu lương thực, thực phẩm và đòi hỏi của cuộc sống hàng ngày mà họ vẫn chấp

nhận thực hiện những hành động có ảnh hưởng đến môi trường.

Bảng 3.28. Đánh giá của ngƣời dân về những thay đổi trong môi trƣờng sống

ở địa phƣơng huyện Sơn Động năm 2015

Đánh giá Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Kém đi 195 78

65

Giữ nguyên 11 4,4

Không cảm nhận được sự thay đổi 41 16,4

Nguồn: số liệu khảo sát hộ năm 2015

Theo đánh giá của đa số người dân cho thấy môi trường sống ở địa phương

đã thay đổi theo chiều hướng kém đi, họ cho rằng từ nguồn nước các sống suối, đến

môi trường rừng, sự đa dạng về cây con cũng đã giảm đi, người dân thì sử dụng

ngày càng nhiều hóa chất trong sản xuất nông lâm nghiệp và chế biến, bảo quản do

vậy mà môi trường xung quang đã bị ảnh hưởng. Điều này cho thấy một sự cần thiết

phải có sự thay đổi nhằm hướng đến một nền sản xuất thân thiện hơn với môi

trường nếu không muốn nói là kinh tế xanh.

Bảng 3.29. Ý kiến của ngƣời dân về sự thay đổi nghề nghiệp khi không đƣợc

phép khai thác các sản phẩm từ rừng ở huyện Sơn Động

Những chuyển hƣớng Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Nông nghiệp 209 83,6

Khai thác quặng 1 0,4

Dịch vụ du lịch 2 0,8

Làm công ăn lương 14 5,6

Các công việc không thường xuyên 13 5,2

Làm nghề tự do 34 13,6

Thất nghiệp 8 3,2

Các công việc khác 29 11,6

Nguồn: số liệu khảo sát hộ năm 2015

Người dân cũng cho biết họ sẽ chỉ tập trung vào sản xuất nông nghiệp là

chính nếu như không được phép khai thác sử dụng rừng, một số đối tượng trẻ tuổi

cho biết sẽ chuyển sang những công việc khác như đi làm công nhân, làm thuê…

để có nguồn thu thay thế. Đáng chú ý có những người cho rằng sẽ không tìm được

việc gì khác nếu không được phép khai thác các sản phẩm từ rừng, đây là những

người gắn bó mật thiết với rừng và rừng mang lại nguồn thu lớn đối với họ. Vì vậy

giữ và phát triển rừng là điều quan trọng và cần thiết.

Để có thể hiểu về những nguyên nhân và động lực dẫn dắt người dân có thể

thay đổi trong định hướng sản xuất nông lâm nghiệp, đặc biệt theo hướng phát triển

66

kinh tế xanh đề tài đã tiến hành khảo sát về nhóm yếu tố tác động đến quyết định

thay đổi trong các hoạt động sản xuất, kết quả được trình bày tại bảng 3.30.

Bảng 3.30. Đánh giá của ngƣời đƣợc hỏi về nhóm yếu tố quyết định

đến sự thay đổi trong các hoạt động sản xuất của ngƣời dân trên địa bàn

huyện Sơn Động

Nhóm yếu tố

Đánh giá của ngƣời đƣợc hỏi (%)

Hoàn

toàn

không

đồng ý

Không

đồng ý

Trung

gian

Đồng

ý

Hoàn

toàn

đồng

ý

Thu nhập 3,04 5,99 2,95 42,70 45,32

Tâm lý 2,22 8,97 6,12 41,35 41,35

Văn hóa 1,58 6,96 18,35 37,45 35,65

Kiến thức 12,03 26,37 7,70 29,64 24,26

Chỉ đạo của các cấp chính quyền 5,91 6,01 14,87 46,41 26,79

Nguồn: số liệu khảo sát hộ năm 2015

Các câu hỏi được thiết kế theo chiều hướng tích cực có liên quan đến các nhóm

yếu tố như thu nhập, tâm lý, văn hóa, kiến thức và sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo.

Trong đó yếu tố thu nhập được đề cấp đến sự quan tâm của người dân đến thu nhập của

họ, yếu tố tâm lý liên quan đến sự tính bảo thủ của con người trước những thay đổi;

văn hóa liên quan đến tập quán, truyền thống của người dân; kiến thức liên quan đến sự

quảng bá, truyền thông và phổ biến kiến thức; sự chỉ đạo thể hiện vấn đề tuân thủ.

Tóm lại: Qua phân tích thực trạng nguồn lực cho phát triển kinh tế hộ và sinh

kế, kết quả hoạt động sinh kế và những ý kiến đánh giá trong việc khai thác sử dụng

rừng và phát triển kinh tế xanh và bền vững đề tài nhận thấy:

Thứ nhất: Nguồn lực của các hộ khá hạn chế trong đó đặc biệt là nguồn lực

tài chính, nguồn lực đất đai và nguồn lực vật chất, với hai yếu tố nguồn lực xã hội

và con người khá hơn tuy nhiên với hạn chế của các nguồn lực khác thì đây là một

cản trở cho phát triển kinh tế xanh.

Thứ hai: Kết quả hoạt động sản xuất khá khiêm tốn cho thấy thực trạng

nghèo trên địa bàn và từ đó người dân chú tâm đến mục tiêu phát triển kinh tế và tạo

thu nhập là hàng đầu, người dân chưa hề quan tâm đến phát triển kinh tế xanh và

bền vững.

67

Thứ ba: Môi trường đang thay đổi theo chiều hướng tiêu cực đòi hỏi phải có

sự thay đổi và kinh tế xanh là một hướng đi vừa đảm bảo kết quả kinh tế như mục

tiêu quan trọng của các hộ nhưng cũng đồng thời đảm bảo giữ gìn môi trường và

phát triển bền vững.

Thứ tư: Sự hiểu biết của người dân còn hạn chế về kinh tế xanh và phát triển

bền vững mặc dù người dân có thể hiểu những tác động tiêu cực từ các hoạt động

của mình đến môi trường nhưng họ vẫn quan tâm đến mục tiêu thu nhập hơn cả.

3.4. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cơ hội cho phát triển kinh tế xanh

Điểm mạnh, điểm yếu, thách thức, cơ hội cho phát triển kinh tế xanh trên địa

bàn huyện Sơn Động được đánh giá trên cơ sở lấy ý kiến đánh giá theo cách có sự

tham gia của người dân (PRA), các nhóm tham gia sẽ bao gồm đại diện cho giới,

đại diện cho các nhóm tuổi, đại diện cho người dân và lãnh đạo thôn và xã, trên cơ

sở tổng hợp các ý kiến đánh giá đề tài xác định được một số điểm mạnh, điểm yếu,

thách thức và cơ hội chính do người dân đánh giá như sau:

Điểm mạnh: có nhiều diện tích rừng trong đó phần lớn là rừng tự nhiên; đa

dạng về địa hình có thể phát triển nhiều loại hình sản xuất đặc biệt về cây trồng; dân

số đang trong độ tuổi vàng có tiềm năng cho phát triển kinh tế; người dân đoàn kết

có truyền thống tương thân tương trợ khi gặp khó khăn và thường xuyên giúp đỡ

nhau trong đời sống hàng ngày.

Điểm yếu: Là một khu vực nghèo nguồn lực tài chính bị hạn chế, đa phần

là đất rừng tự nhiên và đất dốc diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp rất hạn

chế, trình độ dân trí bị hạn chế khả năng tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật

còn yếu, đặc biệt.

Thách thức: Nhận thức của người dân về phát triển kinh tế xanh và bền vững

còn rất hạn chế phần lớn họ chỉ quan tâm đến thu nhập và vì mục đích thu nhập, sức

ì trước những thay đổi còn lớn.

Cơ hội: Thu nhập từ diện tích đất sản xuất nông nghiệp thấp do vậy còn tiềm

năng cho phát triển khi có những thay đổi mới về giống và công nghệ, được sự quan

tâm của tỉnh và nhà nước thông qua các chương trình giảm nghèo.

3.5. Xây dựng mô hình phát triển kinh tế xanh ở huyện Sơn Động

Như khái niệm phát triển kinh tế xanh là nền kinh tế mang lại thu nhập

nhưng ít ảnh hưởng đến môi trường, với ý nghĩa như vậy mô hình xây dựng cần

đảm bảo có mức thu nhập ít nhất là như hiện tại nhưng giảm thiểu mức độ tác động

68

môi trường. Ở đây tác động môi trường là một thuật ngữ có tính định tính do vậy

cần phải xác định một chỉ tiêu nào đó cụ thể mà có thể lượng hóa được để đánh giá.

Chỉ tiêu quan trọng mà thế giới và ở Việt Nam đang quan tâm đó là hiệu ứng

khí nhà kính do các hoạt động của con người tạo ra, vì vậy đề tài cũng sẽ sử dụng

chỉ tiêu này như là một mục tiêu cần quan tâm tức là giảm thiểu hiệu ứng khí nhà

kính do các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp của con người gây ra.

Người ta đang cho rằng với phương thức phát triển cũ đã phát thải quá nhiều

khí gây hiệu ứng nhà kính như CO2, SO2, CH4… là nguyên nhân gây ra biến đổi

khí hậu diễn ra với quy mô toàn cầu đe dọa cuộc sống con người và gây ra tổn thất

cho hoạt động kinh tế. Nhằm thay đổi tình trạng này, Chương trình môi trường Liên

Hợp Quốc (UNEP) đã đưa ra một hướng tiếp cận mới cho phát triển kinh tế được

nhiều quốc gia đồng tình hưởng ứng, đó là phát triển “nền kinh tế xanh” (Green

Economy) (Nguyễn Thế Chinh, 2011).

Rừng và trồng rừng sẽ có tác động tích cực tới hiệu ứng nhà kính thông qua

việc hấp thụ khí CO2, do vậy ở đây đề tài coi như giữ nguyên và bảo vệ hiện trạng

rừng của huyện Sơn Động mà chỉ xem xét thay đổi trong các hoạt động sản xuất

nông nghiệp do đây là một nguồn tạo ra các khí nhà kính như CO2, NH4, N2O.

Đề tài sẽ sử dụng mô hình bài toán đa mục tiêu hay còn gọi là bài toán Quy

hoạch tuyến tính. Đây là mô hình bài toán đồng thời một lúc có thể đáp ứng được

nhiều mục tiêu, trong đó mục tiêu quan trọng nhất sẽ được thể hiện trong hàm mục

tiêu của bài toán, còn các mục tiêu khác sẽ được thể hiện thông qua hệ thống các

ràng buộc của mô hình.

Trong mô hình bài toán mà đề tài xây dựng sẽ lựa chọn những hoạt động

nông nghiệp chính đang thực hiện trên địa bàn, đồng thời căn cứ vào những nguồn

sẵn có về số liệu phục vụ xây dựng bài toán mà đề tài lựa chọn các biến số, các ràng

buộc cho mô hình.

Kết quả bài toán có tính chất mô phỏng để gợi ý các giải pháp cho việc

chuyển đổi mô hình sản xuất theo hướng kinh tế xanh.

Mô hình bài toán mà đề tài xây dựng sẽ lựa chọn hàm mục tiêu là tối thiểu hóa

mức phát thải khí nhà kính do các biến số là các loại cây trồng, con vật nuôi tạo ra.

Các ràng buộc bao gồm:

Ràng buộc về tổng thu từ hoạt động nông nghiệp

Ràng buộc về lao động sẵn có

69

Ràng buộc về đất đai

Ràng buộc về nhu cầu tối thiểu lương thực…

Các ràng buộc đương nhiên về giá trị của các biến số không âm

Mô hình sản xuất nông nghiệp hiện nay của huyện

- Giá trị sản xuất từ trồng trọt và chăn nuôi của huyện năm 2015 là 804,69

tỷ đồng.

- Các cây trồng: Lúa diện tích 4559ha sản lượng 21936 tấn; ngô diện tích

1471,7ha cho sản lượng 6215,6 tấn; sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu

người là 389kg/người/năm; Khoai lang 477ha năng suất 84 tạ/ha; Sắn 396ha sản

lượng 4365 tấn; ngoài ra có các cây đỗ, lạc, rau các loại; vải thiều 1436ha sản lượng

5657 tấn; Cam 41,5 ha sản lượng 181 tấn; Nhãn 83,2 ha cho sản lượng 686 tấn; chè

27,6ha cho sản lượng 63,5 tấn búp tươi.

- Các con vật nuôi: Trâu 10018 con, bò 2704 con; lợn 70242 con; dê 2480

con; gia cầm 672 nghìn con.

- Thủy sản: diện tích nuôi trồng 155 ha

Xuất phát từ các thông tin cơ bản cùng với số liệu khảo sát và các thông tin

khai thác từ nguồn FAO về nguồn phát thải, mức phát thải của một số hoạt động.

Đề tài tiến hành xây dựng mô hình với kết cấu tại bảng 3.31.

Trong mô hình này hàm mục tiêu thể hiện hiệu ứng phát thải khí nhà kính

được do các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp gây ra theo như hình 3.1.

70

Hình 3.1. Nguồn phát thải khí nhà kính

Nguồn: Trích từ FAO

Hiệu ứng này được tính toán dựa trên lượng khí thải một con vật sinh ra, một

ha cây trồng tạo ra từ việc sử dụng các phân hóa học (trừ phân hữu cơ do đã được

tính cho các con vật nuôi) và rác hữu cơ từ các cây trồng sinh ra sau mỗi vụ người

dân đốt làm phân bón.

71

Bảng 3.31. Mô hình bài toán đa mục tiêu huyện Sơn Động

Trau

(con)

Bo

(con)

Lon

(con)

De

(con)

Gia

cam

(con)

lua (ha) ngo

(ha)

dau

tuong

(ha)

lac (ha) Khoai

Lang

Khoai

Tay

Rau

cac

loai

vai

thieu

(ha)

Cam

(ha)

Thuy

san

(ha)

Dấu Vế phải

HMT: Phat thai khi

nha kinh (kg) 1328 1146 173.6 121 0.24 7750.9 4736 4374 4473.7 3521 3750 6540 3038 3589 2000 → Min

Cung Lao dong 2.4 3 0.036 0.03 0.0036 120 70 70 70 55 60 110 100 100 50 <= 10861800

GTSX nong nghiep 26 30 3.8 1.5 0.1 31.1 36 70 88 42.5 36.4 27.04 39.5 43.6 32.1 >= 1000691

DT gieo trong

1 1 1 1 1 1 1

<= 6989.7

DT dat vu dong

1 1 1 1 1 1

<= 958.7

DT dat cay lau nam

1 1

= 1440

Dt dat lua

1 1

= 6031

DT dat thuy san

1 = 155.4

DT Chan tha gia suc 0.08 0.08

0.01

<= 907.6

SL Lon toi da

1

<= 120000

SL gia cam toi da

1

<= 1150000

Nhu cau luong thuc

48 43

>= 250000

72

Một số ràng buộc đề tài sử dụng là ràng buộc chặt như diện tích gieo trồng cây

hàng năm, diện tích nuôi trồng thủy sản. Ràng buộc giá trị sản xuất cũng được tính với

mức cao hơn khoảng 25% so với thực tế hiện nay.

Kết quả bài toán sau khi được sử lý bởi phần mềm Excel 2010 cho như sau:

Objective Cell (Min)

Cell Name

Original

Value Final Value

$B$2 phat thai khi nha kinh 75117085.15 75117085.15

Variable Cells

Cell Name

Original

Value Final Value Integer

$C$3 trau (con) 0 0 Contin

$D$3 bo (con) 11345 11345 Contin

$E$3 lon (con) 76634.454 76634.454 Contin

$F$3 De (con) 0 0 Contin

$G$3 gia cam (con) 1150000 1150000 Contin

$H$3 lua (ha) 5072.3 5072.3 Contin

$I$3 ngo (ha) 958.7 958.7 Contin

$J$3 dau tuong (ha) 0 0 Contin

$K$3 lac (ha) 0 0 Contin

$L$3 Khoai Lang 0 0 Contin

$M$3 Khoai Tay 0 0 Contin

$N$3 Rau cac loai 0 0 Contin

$O$3 vai thieu (ha) 1440 1440 Contin

$P$3 cam (ha) 0 0 Contin

$Q$3 thuy san (ha) 155.4 155.4 Contin

73

Như vậy bài toán sẽ lựa chọn chăn nuôi bò thay cho chăn nuôi trâu do giá trị

lớn hơn trong khi khí phát thải nhà kính ít hơn, chăn nuôi lợn cũng được khuyến cáo

trong khi đó chăn nuôi dê thì không được ứng dụng, gia cầm cũng mang lại nguồn lợi

lớn mà ít ảnh hưởng đến mức khí thải. Sản xuất lúa và ngô nhằm đáp ứng nhu cầu

lương thực tại chỗ, ngoài ra trồng vải cũng được khuyến nghị hơn là đối với các cây

trồng khác trên đất đồi.

Giá trị hàm mục tiêu (mức phát thải khí nhà kính tính bằng kg) là 75117085.15.

Nếu so với giá trị thực tế của các hoạt động hiện đang thực hiện sẽ tạo ra mức

phát thải khí nhà kính là 80513527 (kg) NH4, CO2, N2O. Như vậy mô hình tối ưu sẽ

giúp làm giảm lượng khí hiệu ứng nhà kính là: 5396442 (kg).

Tóm lại: Mô hình kinh tế hiện nay ở huyện Sơn Động trong sản xuất nông

nghiệp chưa phải là mô hình kinh tế xanh do mức phát thải khí nhà kính còn cao, mặc

dù trong mô hình bài toán đa mục tiêu có nhiều ràng buộc mang tính bắt buộc mà mức

phát thải vẫn thấp hơn đến gần 10% như vậy nếu sản xuất theo hướng kinh tế xanh sẽ

giảm thiểu tác hại đến môi trường mà vẫn có thể tạo ra một lượng giá trị sản xuất tương

tự hoặc cao hơn.

74

Chƣơng 4

ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH NHẰM GIẢM

NGHÈO BỀN VỮNG ĐỐI VỚI KHU VỰC MIỀN NÚI BẮC BỘ

4.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH NHẰM

GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG ĐỐI VỚI KHU VỰC MIỀN NÚI BẮC BỘ

Căn cứ vào một số các chương trình của Chính phủ như:

Nghị quyết các kỳ đại hội từ Đại hội Đảng lần thứ VII, VIII, IX, đến Đại hội lần

thứ XII đều quan tâm và đề cập đến phát triển bền vững, ứng phó biến đổi khí hậu và

phát triển kinh tế xanh.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 1991 - 2000 được Đại hội đại biểu toàn

quốc lần thứ VII của Đảng Cộng Sản Việt Nam (Đại hội VII) thông qua, theo đó chủ

trương “Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển

văn hoá, bảo vệ môi trường”. Đại hội VIII tiếp tục khẳng định “Tăng trưởng kinh tế

gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, bảo vệ

môi trường sinh thái”. Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/ 6/1998 của Bộ Chính trị về tăng

cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước đã nhấn mạnh: “Bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản không thể tách rời

trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp,

các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự

nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Quan điểm phát triển bền vững đã

được tái khẳng định trong các văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của

Đảng Cộng sản Việt Nam và trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010

là: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện

tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường” và “Phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt

với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo với

môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học”. Trong Chiến lược phát triển kinh tế

- xã hội 2011 - 2020 cũng đã nhấn mạnh “Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền

vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược”. Phát triển bền vững

đã trở thành đường lối, quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước.

Quyết định 1393/QĐ-TTg năm 2012, về việc Phê duyệt chiến lược quốc gia về

tăng trưởng xanh. Trong đó nêu rõ tăng trưởng xanh đảm bảo phát triển nhanh và bền

vững, lấy con người làm trung tâm, góp phần xóa đói giảm nghèo, sử dụng hiệu quả các

nguồn tài nguyên thiên nhiên, và tất cả mọi người, mọi đoàn thể, tổ chức phải tham gia.

75

Quyết định 403/QĐ-TTg năm 2014, về việc Phê duyệt kế hoạch hành động quốc

gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020. Trong đó tập trung vào 4 chủ đề chính đó

là: 1) Xây dựng thể chế và kế hoạch tăng trưởng xanh tại địa phương; 2) Giảm cường độ

phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; 3) Thực

hiện xanh hóa sản xuất; và 4) Thực hiện xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững.

Đảng và Nhà nước đã ban hành và tập trung chỉ đạo thực hiện nhiều chính sách,

chương trình, dự án và huy động nguồn lực của toàn xã hội để trợ giúp người nghèo,

vùng nghèo vượt qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo. Hàng loạt chính sách đã được

ban hành không chỉ nhằm khuyến khích làm giàu chính đáng,chủ yếu thông qua cởi mở

trong phát triển doanh nghiệp, mà còn tạo điều kiện hỗ trợ để người dân có hoàn cảnh

khó khăn có thể thoát nghèo bền vững. Chiến lược toàn diện về Tăng trưởng và Xóa

đói giảm nghèo (CPRGS) của Việt Nam (2002) đã được thực hiện có hiệu quả thông

qua các Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010, Chương

trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2015. Theo đó, các

chính sách và giải pháp xoá đói giảm nghèo được triển khai đồng bộ trên cả 3 phương

diện: i) Giúp người nghèo tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ công cộng, nhất là vềy tế,

giáo dục, trợ giúp pháp lý, nhà ở, nước sinh hoạt; ii) Hỗ trợ phát triển sản xuất thông

qua các chính sách về bảo đảm đất sản xuất, tín dụng ưu đãi, dạy nghề, khuyến nông -

lâm - ngư, phát triển ngành nghề; iii) Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã,

thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam - Báo cáo quốc gia tại Hội nghị cấp cao

của Liên Hợp Quốc về Phát triển bền vững (RIO+20). Trong giai đoạn vừa qua Việt Nam

đã tham gia những công ước quốc tế có liên quan tới phát triển bền vững như Nghị định

thư Montreal về các chất phá hủy tầng ô - zôn; Công ước Vienna về Bảo vệ tầng ô - zôn;

Công ước của LHQ về Luật Biển; Công ước khung của LHQ về Biến đổi khí hậu; Công

ước Đa dạng sinh học (1994); Cam kết thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ...

Việt Nam đã ban hành Luật Bảo vệ môi trường từ năm 1993 và được sửa đổi

năm 2005, từ đó các chính sách về bảo vệ môi trường đã được thực thi rộng rãi, đi vào

chiều sâu, kết hợp hài hòa giữa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế xã hội.

Bên cạnh Luật Bảo vệ môi trường, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo

vệ môi trường còn có các luật, pháp lệnh về bảo vệ các thành phần môi trường (còn gọi

là các luật, pháp lệnh về tài nguyên). Hiện nay có khoảng 33 luật và 22 pháp lệnh có

nội dung liên quan tới công tác bảo vệ môi trường, chẳng hạn: Luật Đa dạng sinh học

76

năm 2008; Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004; Luật Đất đai năm2003; Luật

Thủy sản năm 2003; Luật Tài nguyên nước năm 1998; Luật Khoáng sản năm 1996

(được sửa đổi, bổ sung năm 2005)... Ngoài ra, quy định về nghĩa vụ bảo vệ môi trường

hoặc nghĩa vụ tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các tổ

chức, cá nhân còn nằm rải rác trong nhiều đạo luật khác.

Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm

2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 20031 đã đề ra những định hướng

lớn về bảo vệ môi trường thông qua 5 nhiệm vụ cơ bản, 8 giải pháp thực hiện và 36

chương trình, dự án, đề án nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể đến năm 2010 và năm 2020.

4.2. ĐỊNH GƢỚNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH NHẰM GIẢM

NGHÈO BỀN VỮNG ĐỐI VỚI KHU VỰC MIỀN NÚI BẮC BỘ

Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đất nước như Nghị quyết của Đại hội

Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra và thực hiện cam kết quốc tế, ngày 17 tháng 8 năm

2004, Chính phủ Việt Nam ban hành "Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở

Việt Nam" (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam). Trải qua các Đại hội X (2006) và

XI (2011) của Đảng, tư tưởng phát triển bền vững đã trở thành chính sách xuyên suốt

của Việt Nam trong phát triển đất nước. Mục tiêu tổng quát của Định hướng chiến lược

phát triển bền vững ở Việt Nam là “Đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh

thần và văn hóa, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài

hòa giữa con người và tự nhiên; phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa

được ba mặt là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường”.

Trong Định hướng chiến lược, mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế là đạt

được sự tăng trưởng ổn định với cơ cấu kinh tế hợp lý, đáp ứng được yêu cầu nâng cao

đời sống của nhân dân, tránh được sự suy thoái hoặc đình trệ trong tương lai, tránh để

lại gánh nặng nợ nần cho các thế hệ mai sau. Mục tiêu phát triển bền vững về xã hội là

đạt kết quả cao trong việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm chế độ dinh

dưỡng và chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng được nâng cao, mọi người

đều có cơ hội học hành và có việc làm, giảm tình trạng đói nghèo và hạn chế khoảng

cách giàu - nghèo giữa các tầng lớp và nhóm xã hội, giảm các tệ nạn xã hội, nâng cao

mức độ công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành viên và giữa các thế hệ

trong một xã hội. Mục tiêu của phát triển bền vững về môi trường là khai thác hợp lý,

sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý

và kiểm soát có hiệu quả ô nhiễm môi trường, bảo vệ tốt môi trường sống; khắc phục

suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường.

77

Chiến lược toàn diện về Tăng trưởng và Xóa đói giảm nghèo (CPRGS) của Việt

Nam được thông qua năm2002, đã gắn kết chặt chẽ mục tiêu tăng trưởng kinh tế với

xóa đói giảm nghèo, đảm bảo công bằng xã hội và phát triển bền vững. CPRGS tiếp tục

nhấn mạnh “Giảm đói nghèo không chỉ là một trong những chính sách xã hội cơ bản,

được Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm, mà còn là một bộ phận quan trọng của

mục tiêu phát triển”; đồng thời “Thực hiện đổi mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh

đi đôi với tiến hành công tác xóađói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội nhằm hạn

chế sự phân cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng”.

Như vậy có thể thấy các định hướng chiến lược đưa ra nhằm hướng đến:

1) Phát triển kinh tế ổn định có thể hiểu về góc độ thu nhập của người dân,

không làm ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại và trong tương lai.

2) Đảm bảo xóa đói giảm nghèo trên cơ sở phát huy nội lực, chuyển đổi phương

thức đặc biệt là sử dụng hiệu quả các nguồn lực tự nhiên để giúp người dân có thể thoát

nghèo một cách bền vững.

3) Bảo vệ môi trường thông qua việc giảm phát thải khí nhà kính từ các hoạt

động sản xuất do con người tạo ra.

4) Ổn định xã hội như vậy cần tránh sự xáo trộn và thay đổi nhiều trong hệ

thống kinh tế xã hội từ đó đảm bảo sự ổn định cho địa phương.

Xuất phát từ các định hướng lớn nêu trên đề tài đã xây dựng và đưa ra các giải

pháp để phát triển kinh tế xanh giúp xóa đói giảm nghèo một cách bền vững trên địa

bàn huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.

4.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH NHẰM GIẢM NGHÈO BỀN

VỮNG ĐỐI VỚI KHU VỰC MIỀN NÚI BẮC BỘ

4.3.1. Nhóm giải pháp về chính sách phát triển kinh tế xanh nhằm giảm nghèo bền

vững tại huyện miền núi Bắc Bộ

1) Cần phải có quy định cụ thể về việc phát triển kinh tế xanh và có quy hoạch

cụ thể, phân vùng cho từng khu vực về định hướng như đối với khu vực miền núi cần

sử dụng hiệu quả nguồn vốn tự nhiên là rừng và đất cho sản xuất.

Đảng đã đưa ra chủ trương phát triển kinh tế xanh, phát triển bền vững và bảo

vệ môi trường, Chính phủ cũng đã xây dựng các nghị định nhằm hướng đến phát triển

nền kinh tế xanh, tuy nhiên để điều đó có thể đi vào hiện thực các bộ, ngành và địa

phương cần cụ thể hóa các chủ chương, đường lối thành các kế hoạch hành động cụ thể

78

có phân công nhiệm vụ cụ thể, có nghiên cứu và đề xuất các giải pháp cho từng ngành,

lĩnh vực, địa phương căn cứ theo tình hình thực tế của ngành và địa phương của mình.

Chính phủ cần làm tốt công tác quy hoạch phân vùng dựa trên lợi thế của từng

vùng để đưa ra những định hướng cụ thể cho từng vùng để định hướng việc phát triển

kinh tế xanh dưới các góc độ như: sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên,

giảm phát thải khí nhà kính, hạn chế hoặc sử dụng các nguyên liệu khác thay thế cho

nguyên liệu hóa thạch…

Riêng khu vực miền núi với thế mạnh phát triển lâm nghiệp và du lịch thì nên

hướng đến việc sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai nông nghiệp để tránh ảnh hưởng

đến diện tích rừng, do vậy chính phủ và các địa phương cần nghiên cứu đưa ra các

chính sách phù hợp và khuyến khích người dân.

2) Cần đưa thêm các tiêu chí trong giảm nghèo bền vững liên quan đến môi

trường, do hiện nay đa phần người nghèo đang sống ở các khu vực miền núi nơi có

tiềm năng về nguồn lực tự nhiên nhưng cũng rất dễ làm tổn thươngcác nguồn lực này

do tác động của con người.

Giảm nghèo bền vững cho các hộ khu vực miền núi nhưng cũng cần chú ý đến

việc duy trì sự ổn định về môi trường sống lâu dài cho họ, vì vậy không chỉ quan tâm

đến tiêu chí thu nhập hoặc điều kiện nhà ở, sinh hoạt mà cũng cần quan tâm đến việc

họ có thể tiếp tục sinh sống ở khu vực đó hay không.

Đồng bào các dân tộc sinh sống ở khu vực miền núi họ có sự am hiểu về khu

vực, họ có mối liên hệ chặt chẽ với khu vực do vậy nếu làm tốt từ công tác tư tưởng

cho đến các hoạt động cụ thể về việc phát triển một nền kinh tế xanh cho khu vực thì

họ những người đang sinh sống tại khu vực miền núi sẽ là người giúp chúng ta duy trì

và bảo vệ, vì vậy việc cụ thể hóa, văn bản hóa đưa thêm các tiêu chí đánh giá nghèo

đói có liên quan đến môi trường và kinh tế xanh là điều cần thiết và bắt buộc.

3) Tiếp tục thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia chương trình 30a cho

các huyện nghèo, tuy nhiên các hoạt động của các chương trình cần hướng đến phát

triển kinh tế và giữ gìn môi trường sinh thái.

Lồng ghép các hoạt động bảo vệ môi trường, các hoạt động hướng đến phát

triển kinh tế xanh là đòi hỏi với tất cả các chương trình xóa đói giảm nghèo hiện nay,

để tận dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả.

Các chương trình, chính sách giảm nghèo đưa ra cần gắn chặt với bảo vệ môi

trường nhằm đảm bảo phát triển kinh tế xanh là trụ cột để giảm nghèo. Tình trạng nghèo

79

kinh niên là hình thức dễ thấy nhất của bất bình đẳng xã hội, cũng như bất bình đẳng trong

tiếp cận với giáo dục, y tế, tín dụng, cơ hội thu nhập. Một đặc tính quan trọng của phát

triển kinh tế xanh là sẽ tìm cách cung cấp các cơ hội đa dạng cho phát triển kinh tế và xóa

đói, giảm nghèo mà không thanh lý hoặc làm xói mòn tài sản tự nhiên. Điều này đặc biệt

cần thiết ở các huyện vùng núi có thu nhập thấp, nơi sinh kế chủ yếu của cộng đồng nghèo

nông thôn là hàng hóa và dịch vụ hệ sinh thái. Hệ sinh thái và các dịch vụ cung cấp một

mạng lưới an sinh chống lại thiên tai và khủng hoảng kinh tế.

Phát triển kinh tế xanh tạo ra việc làm và cải thiện công bằng xã hội, nhằm xóa

đói giảm nghèo tiến tới phát triển kinh tế xanh khả năng tạo việc làm và tiềm năng có

thể được nhân lên khi tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực xanh. Vì vậy, sẽ đưa ra

những gói kích thích tài chính tăng cường việc làm với các hợp phần xanh quan trọng.

4.3.2. Nhóm giải pháp chuyển dịch mô hình sản xuất nông nghiệp phát triển kinh

tế xanh nhằm giảm nghèo bền vững tại huyện miền núi Bắc Bộ

1) Chuyển đổi mô hình sản xuất với mục tiêu duy trì ổn định và tăng thu nhập

nhưng giảm phát thải khí nhà kính ở mức tối thiểu, do vậy ta sẽ lựa chọn các loại cây

và con ít tạo ra khí thải nhà kính.

Tăng diện tích các cây trồng trên cạn, chỉ sản xuất đủ lượng thóc cung cấp cho

nhu cầu tiêu dùng do sản xuất lúa tạo ra một lượng khí thải nhà kính khá lớn so với các

cây trồng trên cạn, tăng sử dụng các loại phân hữu cơ từ chăn nuôi hoặc trồng trọt để

tránh tăng thêm nguồn phát thải.

2) Phát triển các cây trồng có năng suất và hiệu quả cao để sản xuất thâm canh

và dần thay thế cho các cây trồng kém hiệu quả để hạn chế việc cần mở rộng diện tích

sản xuất nông nghiệp. Tăng cường phát triển cây ăn quả cây công nghiệp và sử dụng

các dạng phân bón hữu cơ tạo ít khí nhà kính hơn.

3) Trong chăn nuôi: tăng cường chăn nuôi tập trung quy mô lớn để có thể quản

lý và sử lý theo cách tận dụng nguồn phân bón cho trồng trọt không để thải ra tự nhiên

làm tăng hiệu ứng khí nhà kính.

4) Duy trì và tăng diện tích rừng hiện tại thông qua việc tăng hiệu quả sử dụng

trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp để giảm số lượng diện tích đất cần thiết cho

sản xuất nông nghiệp có thể chuyển đổi sang trồng rừng ở khu vực miền núi. Thay đổi

loại cây rừng để mang lại thu nhập cao hơn cho người trồng rừng từ đó người dân sẽ

chuyển đổi và phát triển mạnh diện tích đất rừng.

80

5) Phát triển các cây lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn, nhằm duy trì bảo vệ vốn

rừng hiện tại nhưng đồng thời tạo cho người dân có thêm thu nhập giúp giảm nghèo.

4.3.3. Giải pháp về khai thác sử dụng tài nguyên phát triển kinh tế xanh nhằm

giảm nghèo bền vững tại huyện miền núi Bắc Bộ

1) Theo hướng tăng cường thâm canh trên một diện tích nhỏ để bù lại cho việc

giảm sử dụng các diện tích đất kém chất lượng để qua đó vẫn đảm bảo nguồn thu nhập

nhưng cũng đồng thời giảm diện tích cần thiết như trước.

2) Cần phải áp dụng hàng loạt sáng kiến thúc đẩy hướng tới nền kinh tế xanh

và sẽ thu được kết quả như: Sản xuất sạch hơn và hiệu quả nguồn tài nguyên (UNEP

và UNIDO), kinh tế xanh (UNEP), đầu tư công nghệ sạch bền vững (UNESCO); giải

pháp năng lượng xanh (UN WTO)... Với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai

đoạn 2016 - 2020 của Việt Nam hiện nay (Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa

với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao

chất lượng cuộc sống của nhân dân. Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn coi trọng bảo

vệ cải thiện chất lượng môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu) rất phù

hợp với định hướng phát triển trên. Do đó, có thể đề xuất tham gia vào các chương

trình thúc đẩy tăng trưởng xanh.

Khai thác sử dụng tài nguyên có lợi thế về nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú,

vị trí địa lý, thuận lợi cho quá trình phát triển nền kinh tế xanh. Đồng thời nguồn lực lao

động “dân số vàng”, người dân có truyền thống cần cù lao động, sống hài hòa với thiên

nhiên, có khả năng tiếp thu kỹ năng quản lý để phát triển nhân lực chất lượng cao gắn với

khoa học công nghệ hiện đại cũng như các nguồn lực chủ yếu của tăng trưởng xanh.

Để chuyển đổi nền kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh, cần phải cố gắng khắc

phục một số khó khăn và thách thức. Trình độ phát triển chưa cao, vẫn còn tụt hậu so

với nhiều nơi; Công nghệ sản xuất chưa được phát triển, năng suất lao động và trình độ

công nghệ còn thấp...; Tài nguyên thiên nhiên bị suy thoái nghiêm trọng, những thói

quen cũ trong sản xuất, đời sống và quản lý chậm thay đổi, cần phải có những chuyển

biến mang tính chiến lược hơn.

- Tăng trưởng xanh phải dựa trên việc tăng cường đầu tư vào bảo tồn, phát triển

và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tự nhiên, giảm phát thải khí, cải thiện nâng cao chất

lượng môi trường, qua đó kích thích tăng trưởng kinh tế ngay trong điều kiện biến đổi

khí hậu, đặc biệt là tình trạng khô hạn kéo dài sẽ tác động mạnh vào nhiều vùng.

81

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Phát triển kinh tế xanh là vấn đề cần thiết để cho sự ổn định và bền vững, con

người đã nhận thấy những dấu hiệu của sự phá vỡ cân bằng vì mục đích kinh tế trong

thời gian gần đây, tuy nhiên từ nhận thức đến hành động từ sự cam kết đến thực hiện

còn có khoảng cách, từ nghiên cứu được triển khai cho thấy người dân gần như không

quan tâm nhiều mặc dù hàng ngày họ đang phải đối mặt với những thay đổi những tác

động tiêu cực đến môi trường sống do chính những hành động của họ gây ra, nhưng

đối với người nghèo mục tiêu trước mắt là làm sao cải thiện cuộc sống nâng cao thu

nhập dường như đang che mất các góc độ khác và vì vậy mặc dù đã có những chương

trình đã có những phát động và chỉ đạo của các cấp chính quyền song người dân còn

thờ ơ và chưa nhận thức rõ, điều này đòi hỏi phải có những thày đổi để biến những lý

thuyết thành các hành động thực tiễn.

Phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược phát triển đất nước

thời gian sắp tới, trên cơ sở kết hợp hài hòa ba trụ cột của sự phát triển, gồm: kinh tế -

xã hội - môi trường. Tăng trưởng xanh là nội dung của phát triển bền vững, đồng thời

góp phần giảm nhẹ và phòng chống tác động của biến đổi khí hậu.

Tăng trưởng xanh phải là tăng trưởng do con người và vì con người, phát triển

hài hòa đời sống xã hội với môi trường tự nhiên, góp phần giải quyết yêu cầu tăng

trưởng hợp lý với giảm nghèo bền vững, bảo đảm sự bình đẳng trong cơ hội phát triển

cho mỗi người với điều kiện thụ hưởng hợp lý, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần

của người dân trong phát triển.

Tăng trưởng xanh phải dựa trên cơ sở khoa học, thực hiện chuyển giao công

nghệ hiện đại, kỹ năng quản lý tiên tiến, xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ và phát triển

nguồn nhân lực chất lượng cao, kết hợp giữa nội lực với mở rộng hợp tác quốc tế, tạo

thành nguồn lực tổng thể cho phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tăng trưởng xanh là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, là nhiệm vụ của mọi

cấp chính quyền, từ các bộ, ngành đến chính quyền các địa phương, thích ứng với một

hệ thống phân cấp quản lý phi tập trung hóa; sự phối hợp với các tổ chức và cá nhân

nước ngoài; trên cơ sở kết hợp liên kết, giám sát đan chéo của các cơ quan, doanh

nghiệp, đoàn thể xã hội, các cộng đồng dân cư và mọi người dân.

82

Đề tài đã đánh giá được thực trạng, chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, thách thức

và cơ hội đối với phát triển kinh tế xanh nhằm giảm nghèo bền vững đối với dân cư sinh

sống trên địa bàn miền núi Bắc Bộ. Thông qua phân tích sinh kế và các nguồn lực sinh kế,

sự am hiểu về kinh tế xanh cũng như sự quan tâm và kết quả đời sống kinh tế của các hộ

trên địa bàn huyện Sơn Động đại diện cho khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam.

Đề tài đã xây dựng được mô hình lý thuyết về phát triển kinh tế xanh nhằm

giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện miền núi. Với mục tiêu chính của mô hình là

giảm thiểu khí phát thải nhà kính một trong những tiêu chí quan trọng và kết quả trong

phát triển kinh tế xanh, mô hình đã chỉ ra tiềm năng cho phát triển xanh do đã giảm

đánh kể lượng phát thải trong khi vẫn đảm bảo duy trì thu nhập về góc độ kinh tế, hay

nói cách khác là phát triển kinh tế xanh gắn với giảm nghèo bền vững.

Nghiên cứu cũng đã đề xuất các giải pháp cho phát triển kinh tế xanh nhằm giảm

nghèo bền vững cho người dân sinh sống trên địa bàn huyện Sơn Động nói riêng và các

huyện miền núi Bắc Bộ nói chung. Các giải pháp tập trung vào 3 nhóm chính đó là về

chính sách, về thay đổi mô hình kinh tế và về khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên.

2. Kiến nghị

Phát triển kinh tế xanh là một hướng đi đúng nhằm đảm bảo sự hài hòa giữa nhu

cầu của con người với sự chịu đựng của tự nhiên, do vậy ta cần đưa ra các chính sách

nhằm thúc đẩy và tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động kinh tế xanh có thể được ưu

tiên phát triển.

Nghiên cứu với thời gian và kinh phí còn hạn hẹp do vậy cần tiếp tục có những

nghiên cứu tiếp theo đi sâu hơn vào các mô hình thực tế và áp dụng cụ thể vào một địa

phương để có thể học hỏi và nhân rộng.

83

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Tăng trưởng xanh - Xu thế

tất yếu cho iệt Nam, Hà Nội.

2. Chi cục thống kê huyện Sơn Động (2016), Số liệu thống kê huyện Sơn Động, Bắc

Giang năm 2011 – 2015, Bắc Giang,

3. Nguyễn Quang Hồng (2010), "Phát triển kinh tế xanh: xu thế thời đại và vấn đề

với Việt Nam", Tạp chí Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội, 56, tr. 14-18.

4. Nguyễn Thế Chinh (2011), Chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế theo hướng nền

kinh tế xanh ở iệt Nam - iện Chiến lược, Viện chiến lược Chính sách Tài nguyên và

Môi trường, Hà Nội.

5. Phạm Thành Công (2011), "Kinh tế xanh: định hướng phát triển bền vững trong

thế kỷ tới", Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, 401, tr. 22-28.

6. Tổng cục môi trường (2012), Sổ tay hành trang kinh tế xanh, Hà Nội

7. Thúy Vân (2010), "Doanh nghiệp Việt Nam hướng đến nền kinh tế xanh và bền

vững", Tạp chí Tài nguyên và môi trường, 1, tr. 55-60.

8. Thủ tướng chính phủ (2012), Quyết định số 1393/QĐ-TTg về Phê duyệt chiến

lược quốc gia về tăng trưởng xanh, Hà Nội.

9. Thủ tướng chính phủ (2014), Quyết định số 403/QĐ-TTg về Phê duyệt kế hoạch

hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020, Hà Nội

10. Trần Thị Vân Anh (2014), Xu hướng phát triển kinh tế xanh của một số nước

thời kỳ hậu khủng hoảng, Tạp chí tài chính, http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-

quoc-te/nhan-dinh-du-bao/xu-huong-phat-trien-kinh-te-xanh-cua-mot-so-nuoc-

thoi-ky-hau-khung-hoang-56617.html (17/12/2014).

11. Khoahoc.tv (2015), Trung Quốc tập trung cho tăng trưởng xanh

,http://khoahoc.tv/doisong/moi-truong/giai-phap/42709_trung-quoc-tap-trung-cho-

tang-truong-xanh.aspx (23/10/2015)

84

TIẾNG ANH

1. Azadeh Tavakoli, Majid Shafie-pour Motlagh (2012), Energy, Economy and

Environment, 3Es Tool for Green Economy, 2012 Second Iranian Conference on

Renewable Energy and Distributed Generation.

2. Francesco Careri et al. (2011), “Generation Expansion Planning in the Age of

Green Economy”, IEEE Transactions on power systems, 26(4), pp. 2214 – 2223

3. Green economy Group (2013), Green economy definition

http://greeneconomygroup.com/company/green-economy-

definition/?doing_wp_cron=1369154536.0859799385070800781250, August 15,

2012

4. Jian LIl, Jiao LAN2 (2010), “Constructing Green Supply Chain Based on The

Mode of Circulation Economy”, IEEE publisher , Date of Conference 29-31

October

5. Kumiko Ohgaki1, Yoko Oki2, Atsushi Inaba3 (2014), “GHG Emissions from an

Aquaculture System of Freshwater Fish with Hydroponic Plants”, Proceedings of the

9th International Conference on Life Cycle Assessment in the Agri-Food Sector, pp. 920

- 925.

6. Monika Dittrich, Stefan Giljum, Stephan Lutter, Christine Polzin (2012), Green

economies around the world Implications of resource use for development and

the environment,

https://www.boell.de/sites/default/files/201207_green_economies_around_the_

world.pdf, 2012.

7. Mother Nature World (2009), Karl Burkart, http://www.mnn.com/green-

tech/research-innovations/blogs/how-do-you-define-the-green-economy, January 9,

2009

8. http://www.farmingfirst.org/green-economy/

9. http://www.bonn-perspectives.de/en/green-economy-transformation.html

10. http://faostat3.fao.org/download/E/EL/E

11. http://www.iwem.gov.vn/

12. https://vi.wikipedia.org/wiki/Trung_du_v%C3%A0_mi%E1%BB%81n_n%C3%B

Ai_ph%C3%ADa_B%E1%BA%AFc

85

13. Yung-Kun Chen, Tsuifang Hsieh (2010), “Establishment and Applied Research on

Green Economy Assessment Indicators in Taiwan”, International Conference on

Chemistry and Chemical Engineering

14. WangWeiwei, Qiu Lisheng (2011), “Multiple Carriers for Green Economy in

China”, IEEE publisher

15. UNEP (2011), Towards a Green Economy: Pathways to Sustainable Development

and Poverty Eradication,

http://web.unep.org/greeneconomy/sites/unep.org.greeneconomy/files/field/image/

green_economyreport_final_dec2011.pdf.

16. UN (2012), A guidebook to the Green Economy,

http://www.unosd.org/content/documents/83DSD,%20GE%20Guidebook%203%2

0-%20Policies%20and%20Strategies%202012-05.pdf, 05/2012