75
BẢO TÁNH LUẬN

BẢO TÁNH LUẬNmedia.dalailama.com/Vietnamese/texts/uttaratantra-Vietnamese-BẢO-TÁNH-LUẬN_May4.pdf13.Con xin kính lễ tự tính tâm quang minh Thấy phiền não không

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

BẢO TÁNH

LUẬN

BẢO TÁNH LUẬN (Gyu lama)

Tác giả: Ngài Di Lặc

Nhật Hạnh-Tenzin Yangchen

Chuyển từ Tạng sang Việt ngữ

Tiếng Phạn: Mahayana-uttara-tantrasastra

Tiếng Tạng: Thekpa-chenpo-Gyu-lame-tenchoe

Tiếng Việt: Đại thừa Bảo tánh luận

Kính lễ tất cả chư Phật và Bồ tát

I.PHẨM NHƯ LAI TẠNG

CHƯƠNG MỘT (3 kệ tụng)

1.Phật, pháp, tăng, giới và bồ đề

Thiện đức, Phật sự nghiệp cuối cùng

Tóm lược nội dung toàn bộ luận

Đây là Kim cang bảy xứ (điểm)

2.Chúng liên quan theo thứ tự

Như định nghĩa trong Tự tại vương vấn kinh

Nên biết trong thành tựu phẩm

(Nhân duyên thuyết kinh) có ba (quả Tam bảo)

Bốn (xứ còn lại) dạy trong bậc có trí (bồ tát), Pháp Phật

3.Pháp từ Phật, Thánh chúng từ pháp

Từ Tăng đạt được tinh tuý (giới-Phật tính) trí giới

Đạt được trí, đắc Bồ đề tối thắng…

Đầy đủ các pháp (sự nghiệp)

Làm lợi ích cho tất cả chúng sinh.

CHƯƠNG HAI (5 kệ tụng)

4.Con thành kính đảnh lễ đức Phật

Không có điểm đầu, giữa và cuối cùng, an tịnh

Phật thể tự tướng trạng Phật Đà

Phật khiến người chưa chứng ngộ được chứng ngộ

Thường dẫn đạo chỉ đường vô uý

Cầm cây kiếm kim cang tối thắng của lòng bi toàn tri

Chặt đứt mầm khổ đau

Đập đổ bức tường hoài nghi

Do nhiều loại quan kiến che tối.

5.Vô vi và tự nhiên thành (vô công dụng)

Chẳng phải chứng tri bởi ngoại duyên

Phật có trí, bi, năng lực,

Và hai lợi (tự lợi và lợi tha)

6.Vì Tự tính là vô vi

không đầu, giữa và cuối

Sở hữu pháp thân, tịch tĩnh

Gọi là tự nhiên thành

7.Bởi vì đối tượng tự chứng tri

Chẳng phải chứng biết bởi duyên khác

Trí chứng ba tướng như thế

Do lòng bi chỉ dẫn con đường.

8.Nhờ năng lực, trí, lòng bi

Đoạn trừ phiền não khổ

Ba cái đầu là tự lợi

Ba cái sau là lợi tha.

CHƯƠNG BA (4 kệ tụng)

9.Pháp nào chẳng phải có, chẳng phải không

Chẳng phải vừa có lại vừa không

Cũng không khác với vừa có vừa không(không cả hai)

Không thể khảo sát, ly ngôn từ xác quyết

Tự chứng tri, tịch tĩnh

Vô nhiễm, rạng ngời ánh tuệ quang

Chiến thắng tham, sân và si mê

Đối với mọi cảnh tượng

Con kính lễ mặt trời diệu pháp này.

10.Không thể nghĩ bàn, không hai (bất nhị), vô phân biệt

Thanh tịnh, trong sáng và phương diện đối trị

Cái gì (diệt đế) lìa tham dục bởi cái gì (đạo đế)

Pháp có đặc tính hai đế.

11.Lìa tham dục bao gồm

Trong diệt đế và đạo đế

Chúng theo như trình tự nên biết

Mỗi đế thì có ba đức.

12.Do chẳng thể khảo sát

Và chẳng thể diễn đạt bằng ngôn từ

Bậc Thánh chứng tri nên không thể nghĩ bàn

Tịch tĩnh, không hai, vô phân biệt…

Ba đức: Thanh tịnh v.v..ví như mặt trời.

CHƯƠNG 4 (10 kệ tụng)

13.Con xin kính lễ tự tính tâm quang minh

Thấy phiền não không có bản thể

Chân chánh chứng tri tịch tĩnh biên tế

Tất cả chúng sinh vô ngã

Tâm không bị chướng ngại

Thấy chúng sinh theo sau Phật toàn giác

(Phật tính trong chúng sinh)

Với trí tuệ chứng tri

Tâm thanh tịnh của vô biên chúng sinh.

14.Vì thanh tịnh, trí thấy

Bên trong tương đối và tuyệt đối (chân tục)

Người trí, bất thối chuyển tăng già

Với thiện đức vô thượng.

15.Do chứng biết như thật chân đế

Chúng sinh, pháp tính an tịnh

Vì tự tính hoàn toàn thanh tịnh

Phiền não ban sơ vốn vắng bặt.

16.Trí chứng đối tượng nhận thức tột cùng

Pháp tính của nhất thiết chủng trí- toàn tri

Có trong tất cả chúng sinh

Vì (Thánh Bồ tát) thấy có pháp tương đối.

17.Những chứng tri như trên

Là tính thấy tự chứng tri

Vô tham đối với bản nguyên vô cấu nhiễm

Vô chướng ngại, thuần khiết.

18.Trí chứng tri thanh tịnh

Là Phật trí vô thượng

Bậc Thánh không thối chuyển

Là nơi nương nhờ tất cả mọi chúng sinh.

19.Đấng Đạo sư, giáo pháp và đồ đệ

Ba thừa (cổ xe) và chia thành ba

Tuỳ theo các nguyện vọng tín giải

Thiết lập tam quy y.

20.Vì phải từ bỏ, vì pháp lừa dối

Vì không có (phiền nã0), vì còn có sợ hãi (sở tri chướng)

Hai pháp (giáo chứng) và Thánh chúng

Chẳng phải là nơi quy y tối thắng kiên định.

21.Độc nhất chỉ có Phật là nơi

Quy y chân thật của chúng sinh

Vì Năng Nhân sở hữu pháp thân

Vì Tăng chúng cũng (đạt) cứu cánh ấy

(đức tính của pháp thân).

22.Vì hiếm hoi xuất hiện,

Vì không có ô nhiễm,

Vì có đủ năng lực,

Vì trở thành trang nghiêm cho thế gian,

Vì bản thể tối thắng,

Vì không có biến chuyển

Chính là quý hiếm tối thắng bảo.

CHƯƠNG 5 (145 kệ tụng)

23.Chân như còn nhiễm ô (Phật tính) và vô cấu nhiễm (Bồ đề)

Phật công đức vô nhiễm (đức tính),

Hoạt hành của đấng Chiến thắng (sự nghiệp)

Chúng sinh ra Tam bảo thiện lành

Chỉ là đối tượng của các đấng

Thấy chân như thắng nghĩa.

24.Chủng tính này của Tam bảo

Là đối tượng của những bậc Toàn giác

Bốn tướng trạng cũng theo thứ tự

Bốn nguyên nhân không thể suy lường.

25.Thanh tịnh và còn có phiền não (Phật tính)

Vì không có phiền não tạp nhiễm (Bồ đề)

Vì là pháp không thể phân chia (đức tính)

Vì vô tưởng phân biệt tự nhiên thành (sự nghiệp).

26.Bởi vì đối tượng được chứng (chủng tính), chứng (Bồ đề)

Chi phần của chứng đắc (đức tính),

Làm cho chứng đắc (sự nghiệp)

Theo thứ tự xứ (chủng tính) thứ nhất

Là nguyên nhân thanh tịnh

Ba (đức tính, Bồ đề và sự nghiệp) là duyên.

KIM CANG GIỚI

28.Phật tạng thường hằng trong tất cả chúng sinh

Bởi vì Phật thân viên mãn phổ khắp

Bởi vì chân như không thể phân chia

Vì vốn có chủng tính (Phật).1

29.Vì Trí Phật nhập vào chúng hữu tình

Tự tính vô cấu nhiễm, không hai

Vì Phật chủng tính đặt tên quả

Nên nói tất cả chúng sinh có Phật tạng.

30.Bản thể2, nhân3, quả4, nghiệp5, sở hữu6 và nhập7

Tạm thời8, cho đến nghĩa biến hành9

Đức bất biến thường hằng10, không thể phân11

Gọi là mật nghĩa của thắng nghĩa giới.

31.Tinh khiết như bảo châu, hư không và nước

Tự tính vô phiền não thường hằng

Xuất sinh từ trí tuệ, thắng giải pháp (Đại thừa)

Thiền định và tâm bi.

32.Vì tự thể tính của ẩm ướt

Năng lực và không đổi khác

Pháp tương đồng với tính nước

Bảo châu và hư không

(Vì thể tính của nó giống năng lực bảo châu

Vì tính không đổi khác giống như hư không

Vì tính ẩm ướt giống như nước).

33.Người nhiều tham dục thì sân hận ghét bỏ pháp (Đại thừa)

Ngoại đạo có ngã kiến,

Thanh văn do sợ khổ luân hồi

Duyên giác không màn lợi ích cho chúng sinh

Đó là bốn chướng ngại.

34.Nguyên nhân thanh tịnh chẳng hạn như

Thắng giải pháp (Đại thừa) v.v.. (trí tuệ, định và tâm bi)

Đó chính là bốn pháp.

35.Tín giải thừa tối thắng là hạt giống

Trí tuệ là mẹ sinh ra Phật Pháp

Bào thai an lạc của thiền định

Nhũ mẫu của lòng bi

Chúng làm sinh ra con của Đấng Năng nhân

36.Thường, lạc, ngã và tịnh

Đức tính quả Ba-la-mật

Là chức năng của tâm nhàm lìa khổ đau,

Cầu nguyện và khát khao đạt được tịch tĩnh.

37.Những quả này (Thắng giải Đại thừa, trí, định và bi)

Tóm lược nơi Pháp thân

Đoạn trừ bốn loại (thường, lạc, ngã và tịnh) điên đảo

Đối trị rất sai biệt

Vì(Pháp thân của Như Lai) đó tự tính thanh tịnh

Đoạn diệt tập khí cho nên tịnh

Dứt trừ các hý luận ngã và vô ngã

Là thắng nghĩa ngã (chân ngã).

38.Vì diệt ý sinh thân tự tính uẩn

Và nguyên nhân này cho nên lạc

Tính bình đẳng của Luân hồi

Và Niết bàn là Thường.

39.Tuệ chặt đứt mọi ngã ái

Vì lòng bi, thương chúng sinh

Mà không chứng tịch tĩnh (Niết bàn)

Nương bồ đề phương tiện, bi, trí

Thánh giả không rơi vào hữu tịch.

40.Nếu không có Phật giới

Thì chẳng nhàm chán khổ

Cũng không có lòng mong cầu

Khát khao nơi Niết bàn.

41.Bởi vì có chủng tánh

Đối với cõi hữu và Niết bàn

Thấy lỗi lầm của khổ, an lạc thiện đức

Mà không có nơi không chủng tánh.

42.Ví như biển lớn vô lượng

Công đức quí báu vô tận xứ

Vì bản thể có đức tính bất phân

Giống như ngọn đèn ánh sáng của ngọn đèn.

43.Vì Giới (chủng tính) bao hàm trong

Pháp thân, Phật trí và tâm bi

Tương đồng với vật chứa, bảo châu

Và nước trong biển cả.

44.Bất phân, (chân như) trí vô nhiễm

Và thần thông ở trong vô cấu xứ

Cho nên tương đồng với pháp

(7 pháp : Ngũ thông, vô cấu trí lậu tận và đọạn vô cấu)

Màu sắc, sức nóng và ánh sáng của ngọn đèn.

45.Đi vào sự phân chia chân như theo

Phàm phu, Thánh giả, Phật

(Phật) thấy và chỉ bày Phật tạng này

Có trong chúng hữu tình.

46.Kẻ phàm phu điên đảo

Vị kiến đế (thấy sự thật) thì ngược lại

(đoạn diệt điên đảo)

Như Lai thấy đúng như chân thật

Không điên đảo, không hý luận.

47.Bất tịnh, vừa bất tịnh vừa tịnh

Và cực kỳ thanh tịnh

Như thứ tự gọi là chúng sinh,

Bồ tát và Như lai.

48.Bao hàm bởi sáu nghĩa này

Chẳng hạn như bản thể v.v..

(nhân, quả, nghiệp, sở hữu và nhập)

Giới được trình bày ba danh hiệu

(chúng sinh, Bồ Tát và Phật)

Trong ba giai đoạn

(bất tịnh, vừa bất tịnh vừa tịnh và cực kỳ thanh tịnh).

49.Thể tính vô phân biệt

Như hư không có mặt cùng khắp

Tâm tự tính vô cấu giới

Cũng như vậy có mặt cùng khắp.

50.Đặc tính chung (Phật tính) này hàm chứa

Cả lỗi lầm, đức tính và cứu cánh

Giống hư không có mặt cùng khắp

Sắc tướng kém, trung bình và thù thắng.

51.Vì lỗi lầm thuộc khách trần ngẫu nhiên

Và thiện đức thuộc tự tính

Trước sau cũng như nhau

Pháp tính của bất biến.

52.Như hư không trùm khắp

Vi tế nên không bị nhiễm lỗi lầm

Cũng vậy Xứ này trong tất cả chúng sinh

Không hề bị nhiễm lỗi lầm (hoen ố).

53.Như tất cả thế gian

Sinh và hoại trong hư không

Cũng vậy các căn (giác quan) sinh và hoại

Ở trong vô vi giới.

54.Như hư không từ trước nay chẳng bao giờ

Bị các lửa thiêu huỷ

Cũng thế (pháp giới tạng) này không bị thiêu huỷ

Bởi lửa của già, bệnh và chết.

55.Đất trụ ở trong nước, nước trụ trong gió

Gió trụ trong hư không

Hư không thì không trụ

Trong yếu tố đất, nước và gió.

56.Tương tự uẩn, giới, căn

Trụ nơi nghiệp và phiền não

Nghiệp và phiền não thường trú

Phi như lý tác ý.

57.Phi như lý tác ý

Khéo trụ nơi tâm thanh tịnh

Tự tính tâm cũng không trụ

Trong tất cả các pháp.

58.Các uẩn, giới và xứ

Nên biết như là đất

Nghiệp và phiền não của hữu tình

Nên biết như yếu tố nước.

59.Phi như lý tác ý

Nên xem như yếu tố gió

Tự tính như hư không giới

Không trụ, chẳng có cơ sở.

60.Phi như lý tác ý

Trụ trong tự tính của tâm

Phi như lý tác ý

Phân thành nghiệp và phiền não.

61.Nước của nghiệp và phiền não

Sinh khởi uẩn, giới, xứ

(Uẩn, giới, xứ) chúng trở thành sinh và diệt

Như (nước luân) có thành hoại.

62.Tự tính của tâm như hư không giới

Không nhân cũng không duyên

Không có tổ hợp, cũng là

không có sinh, trụ và diệt.

63.Tự tính của tâm quang minh trong sáng

Nó không biến đổi như hư không

Từ phân biệt phi chân chánh

Sinh khởi các tham dục v.v…

Nhiễm ô khách trần nhất thời

Không thể làm hoen ố tạp nhiễm.

64.Nước nghiệp và phiền não v.v…

Chẳng thể chuyển thành (tâm chân như) này

Ngọn lửa tàn khốc của già,

Bệnh và chết cũng không thể thiêu đốt.

65.Ba loại lửa của già, bệnh và chết

Nên biết theo thứ tự

Chúng giống như lửa thời mạc kiếp

Lửa địa ngục và lửa thường.

66.Chứng tri đúng như là tự tính (tâm) này

Giải thoát khỏi sinh, già, bệnh và chết

Nên lìa xa và đoạn tuyệt sự sinh v.v..

Cùng nguyên nhân của chúng

Người trí vì phát lòng bi

Đối với chúng sinh mà thị hiện.

67.Thánh giả đã đoạn trừ hết

Khổ của già, bệnh và chết

Không sinh bởi nghiệp và phiền não

Vì các Ngài không có (nhân phi như lý tác ý) này

Nên không kia (quả khổ).

68.Vì thấy đúng như thật

Tuy vượt thoát những sinh v.v…

Dùng bản nguyện lòng bi

Thị hiện có sinh, già, bệnh và chết.

69.Thật kỳ lạ lắm thay

Những kẻ vô minh mù quáng thấy

Con của đấng Chiến thắng đã chứng

Pháp tính bất biến này

Lại còn có sinh v.v…

70.Đạt hành cảnh (phạm vi hoạt động) của bậc Thánh

Thị hiện hành cảnh của phàm phu ngây ngô

Vì lòng bi tối thắng và phương tiện

Để thân cận chúng sinh.

71.Bồ tát tuy vượt thoát mọi thế gian

Nhưng không bỏ thế gian

Ở thế gian làm lợi cho thế gian

Không nhiễm thế gian cấu uế.

72.Như hoa sem sinh trong nước

Mà không bị nhiễm nước

Tuy sinh trong thế gian

Mà không nhiễm thế gian pháp.

73.Tâm mãi như ngọn lửa sáng rực

Thành tựu các việc làm (lợi ích)

Lại thường hằng nhập định

Trụ trong bình đẳng định tịch tĩnh.

74.Do lìa hết thảy tưởng phân biệt

Nhờ nguyện lực phát khởi trước kia

Bồ tát không cần vận dụng nổ lực

Mà vẫn thuần thục chúng sinh.

75.Biết pháp nào thích hợp

Điều phục vị đồ đệ nào

Dùng lời dạy, sắc thân

Hành vi và oai nghi nào có thể độ.

76.Như vậy, người trí vô ngại

Thường tự nhiên thành tựu

Lợi lạc cho chúng sinh

Như hư không bao la.

77.Cách thức của Bồ tát này

Thực hành vào lúc hậu đắc trí (xuất định)

Chân chánh độ thoát cho chúng sinh trong thế gian

Đồng với chư Như Lai.

78.Tuy nhiên sự khác biệt

Giữa Phật và Bồ tát

Như đất với vi trần (hạt bụi nhỏ)

Như nước trong dấu chân trâu với biển cả.

79.Vì pháp vô tận và không đổi khác

Vì qui y của chúng sinh vô hậu tế cứu cánh

Vì (Pháp thân của chư Như lai) kia thường hằng,

Không hai, vô phân biệt

Vì pháp bất hoại cùng tự tính phi tác.

80.Không sinh cũng không chết

Không tổn hại cũng không già

Bởi vì nó thường hằng và kiên cố

Vì tịch tĩnh và bất hoại.

81.Bởi vì nó thường hằng

Tự tính ý vô sinh

không thể suy lường về cái chết chuyển di

Vì nó bất tử nên kiên cố.

82.Vì tịch tịnh nên không thể tổn hại

Bởi các bệnh vi tế

Vì không già nên bất hoại

Bởi hành tưởng vô lậu.

83.Bản nguyên của vô vi

Nên hiểu nghĩa là thường hằng

Tương tự hai câu (thường) và hai (kiên cố)

Theo thứ tự hai (tịch tịnh) và hai (bất hoại).

84.Vì sở hữu đức tính vô tận

Bản thể bất biến là nghĩa thường hằng

Vì đồng với biên tế sau

Bản thể quy y là nghĩa kiên cố

Vì tự tính vô phân biệt

Pháp tính không hai là nghĩa của tịch tĩnh

Vì đức tính bất cải biến

Ý nghĩa không chết tức bất hoại.

85.Bởi vì đó là pháp thân, là Như lai

Đó là Thánh đế, thắng nghĩa niết bàn

Vì đức tính bất phân như ánh sáng và mặt trời

Ngoại trừ Phật (tính) thì không có Niết bàn.

85.Tóm lại vô lậu giới

Phân chia thành bốn nghĩa

Nên biết pháp thân v.v…

Là bốn cái tên khác.

86.Phật pháp không thể phân chia

Đạt được chân như chủng tính

Pháp tính không giả dối, không hư vọng

Bổn lai tự tính tịch tĩnh.

87.Nhứt thiết chủng giác ngộ

Đoạn diệt tập khí cấu nhiễm

Đức Phật nhập niết bàn

Thắng nghĩa thì không hai

Vô số Nhứt thiết chủng

Không thể nghĩ bàn, đức tính vô cấu

Đặt tính bất phân, giải thoát

Cái gì giải thoát đó là Như lai.

88.Thí như các hoạ sỹ

Mỗi người thiện xảo mỗi phần

Người am tường phần này

Thì không biết phần khác.

89.Bấy giờ có Quốc vương

Truyền lệnh cho tất cả họ

Hãy vẽ hình của Vua

Lên trên tấm vải này.

90.Các hoạ sỹ được lệnh

Cẩn trọng việc vẽ tranh

Nhưng một người trong họ

Đi đến một nơi khác.

91.Vì thiếu mất một hoạ sỹ

Đã đi đến nơi khác

Chân dung không thể vẽ

Xong tất cả mỗi phần

Phải hiểu lấy đây làm thí dụ.

92.Những gì là các hoạ sỹ

Bố thí, giới, nhẫn nhục v.v..

Không sai khác trình hiện không tính(hoàn toàn tịnh diệu)

Không tính cho là chân dung.

93.Các trí tuệ và giải thoát

Vì trong sáng, thanh tịnh và hiện hữu khắp cùng

Vì không có khác biệt nên chúng giống như

Vầng mặt trời và ánh sáng mặt trời.

94.Do vậy chưa thành Phật

Không chứng đắc niết bàn

Nếu như bỏ ánh sáng mặt trời

Thì không thể thấy mặt trời.

95.Như vậy nói Phật tạng (Phật tính)

Thiết lập có mười tướng

Nên biết qua những (9) ví dụ

Ở trong bọc vỏ phiền não.

96.Như trong hoa sen có Phật

Con ong có mật ngọt

Tinh tuý bọc ở giữa quả

Vàng ở trong ô uế

Kho tàng ở dưới đất

Nầm non ở trong quả nhỏ

Tượng Phật trong tấm giẻ rách

(Chuyển luân thánh vương) Nhân chủ trong thai cung

Của cô gái hạ liệt

Tượng ngọc trong bùn lầy (đất)

Tương tự giới này trụ trong những chúng sinh

Bị nhiễm ô phiền não khách trần che chướng nhất thời.

98.Nhiễm ô tương ứng với hoa sen

Hữu tình (con ong), vỏ bọc, đất, ô uế, trái quả

Giẻ rách, cô gái khốn khổ bị khổ đau thiêu đốt, địa giới.

Vô cấu diệu giới tương ứng với

Phật, mật ngọt, tinh tuý, vàng, kho tàng

Cây Nadro, Phật tượng, châu báu,

Chủ vương các châu và tượng ngọc.

99.Người có được thiên nhãn vô cấu

Thấy Như lai rực sáng nghìn tướng

Ở trong hoa sen héo tàn

Lấy ra từ cánh sen khép.

100.Đấng Thiện thệ dùng Phật nhãn

Thấy các chúng sinh ở vô gián địa ngục

Cũng có tự pháp tính, không có chướng ngại

An trụ tận cùng biên tế về sau

Với bản thể bi tâm

Ngài làm cho họ giải thoát chướng ngại.

101.Thí như thiên nhãn thấy

Thiện thệ bao bọc trong hoa sen tàn

Mà khai mở cánh hoa

Thấy chúng sinh có Phật tạng đẳng giác

Bị chướng bởi cấu nhiễm: Tham, sân v.v… bao bọc

Đấng Năng nhân đại bi thiện xảo diệt trừ chướng kia.

102.Cho đến khi nào Phật tính

Còn xen tạp với nhiễm ô

Phiền não còn trong chúng sinh

Vẫn chưa giải thoát tạp nhiễm phiền não

Cho đến khi ấy Đấng Chiến thắng

Vẫn còn ở lại trong ba cõi.

103.Như bầy ong quay quanh mật ngọt

Người trí khéo thấy muốn lấy

Dùng phương pháp khéo tách ly

Đàn ong ra khỏi mật ngọt.

104.Đại Tiên nhân với Biến tri nhãn (Phật nhãn)

Thấy Minh giới (Phật tính) như mật ngọt

Chướng của minh giới như đàn ong

Làm cho đoạn triệt căn nguyên.

104.Thí như người muốn lấy mật ong

Có nghìn vạn ức con ong chướng ngăn

Xua tan đàn ong kia như ý muốn

Để lấy mật ong dùng

Tương tự, hữu tình vốn có trí vô lậu

Giống như mật của con ong

Cũng vậy người chiến thắng thiện xảo

Như loại trừ đàn ong phiền não.

105.Như hạt gạo bọc trong vỏ

Người ta không thể dùng

Những ai muốn dùng nó v.v…

Họ bốc nó ra khỏi vỏ.

106.Tương tự, cho đến bao giờ

Phật (tạng) trong chúng sinh

Còn tạp lẫn với phiền não

Cũng như chưa thoát khỏi

Tạp nhiễm phiền não ô nhiễm

Khi ấy Phật hạnh không thể

Biểu hiện trong ba cõi.

107.Thí như hạt lúa và hạt lúa mì

Chưa bóc ra khỏi vỏ

Những người không khéo làm

Thì khó thành thức ăn ngon

Cũng vậy chúng sinh có pháp tự tại

Chưa thoát khỏi vỏ bọc não phiền

Không thể đem pháp vị hỷ lạc

Chúng sinh đang khổ bởi phiền não đói khát.

108.Vàng của người đi đường

Rơi xuống nơi hôi thối

Vàng ở nơi đó nhiều trăm năm

Vàng là pháp bất hoại như trên.

109.Vị Thần với thiên nhãn thanh tịnh

Thấy rồi bảo người kia

Đây có vàng châu báu quý giá nhất

Hãy làm sạch châu báu này.

110.Cũng vậy Đấng Năng nhân thấy

Đức tính hữu tình chìm đắm

Trong phiền não như rác thối

Vì tịnh trừ bùm lầy

Phiền não cho chúng sinh

Nên Ngài tuôn mưa diệu pháp.

111.Như vàng trong rác thối

Vì tịnh hoá hoàn toàn

Thiên thần thấy chỉ cho

Người ấy thấy (vàng) tuyệt đẹp nhất

Phật cũng thấy hữu tình

Đẳng giác bảo rơi vào

Phiền não đại bất tịnh

Vì để tịnh hoá chúng

Nên thuyết pháp cho hữu tình.

112.Như ở dưới lòng đất

Trong nhà người nghèo khó

Có kho tàng vô tận

Nhưng người kia không biết kho tàng đó

Kho tàng cũng chẳng nói “Ta ở đây”.

113.Tương tự như kho báu trong tâm ý

Vô cấu, pháp tính chẳng thể lập trừ

Nhưng do chúng sinh không biết

Tiếp tục trải qua khổ đau của nghèo khó.

114.Thí như trong nhà người nghèo khốn

Có kho báu nhưng nó không thể nói

“Ta là kho báu ở đây”

Thì người kia không biết.

Cũng vậy chúng sinh như người nghèo

Trong ngôi nhà tâm có pháp tàng

Vì khiến hữu tình đạt được chúng (hai thanh tịnh pháp thân)

Tiên nhân (Phật) đản sinh nơi thế gian.

115.Giống như hạt nầm không hư hoại

Có sẳn trong quả xoài v.v…

Nếu hội đủ đất đã xới, nước v.v…

Dần dần thành cây vua.

116.Cũng như thiện pháp giới

Bọc trong vỏ vô minh v.v…của hữu tình

Nương vào thiện này thiện kia

Dần dần thành bản chất đấng Năng nhân.

117.Nhờ các duyên của nước, gió,

Ánh nắng, đất, thời gian và hư không

Giống như một cái cây mọc từ bên trong vỏ

Từ quả Tala hay quả xoài

Cũng vậy hạt mần Phật Đẳng Giác

Bọc trong quả phiền não của hữu tình

Tương tự nhờ thiện duyên này và duyên kia

Kiến pháp được tăng trưởng.

118.Như từ ngọc báu tạo Phật tượng

Bọc trong chiếc giẻ rách hôi dơ ở trên đường

Vị Thiên thần thấy liền mở ra

Bảo người kia vật ấy ở trên đường.

119.Bậc Vô ngại thấy trong loài súc sinh

Cũng có bản chất của Thiện thệ

Bị nhiều loại phiền não trói buộc

Vì làm cho họ giải thoát

(Ngài) chỉ bày phương tiện.

120.Giống như tượng Như lai tự tính quý báu

Bị bọc trong giẻ rách hôi thối nằm trên đường

Với Thiên nhãn của vị thần thấy

Vì khiến giải thoát mà chỉ cho người.

121.Thí như cô gái xấu xí

Không có nơi nương tựa

Cô mang thai đức Quốc vương

Nhưng tự mình không hay biết.

122.Sinh trong cõi hữu như ở trong nhà

Không có người cứu giúp

Chúng sinh bất tịnh ở trong thai cô gái

Vì những gì có trong đó thì được nương nhờ

Như vô cấu giới ở trông bụng của cô.

123.Giống như một cô gái nghèo

Dung mạo thì xấu xí

Mặc quần áo hôi dơ

Quốc vương ở trong thai

Cô trải nghiệm thống khổ

Trong ngôi nhà không ai cứu giúp

Cũng vậy tự trong ta có nương tựa bảo hộ

Nhưng tâm tưởng không nơi nương tựa bảo hộ

Chúng sinh do phiền não, sống trong nền khổ não

Tâm không được an tịnh.

124.Như tôn tượng Phật vàng tinh luyện tĩnh lặng ở trong

Bên ngoài có bản chất của đất

Thấy biết Phật vàng bên trong

Mà tẩy trừ ngọai chướng.

125.Chứng tri tự tính tâm quang minh

Những ô nhiễm cũng là khách trần chợt hiện

Chúng sinh giống như nguồn (xuất xứ) châu báu

Tịnh hoá chướng ngại đạt Bồ đề tối thắng.

126.Như rực sáng vàng vô cấu

Bên trong đất có tôn tượng tịch lặng

Người trí biết loại sạch đất

Cũng vậy đấng Biến tri biết

Tâm tịnh lặng như vàng tinh luyện

Bằng cách thuyết pháp thực hành

Loại trừ tịnh hoá chướng.

127.Thí như hoa sen, con ong,

Lớp vỏ, bất tịnh và đất

Vỏ của quả, giẻ rách

Thai cung của cô gái và lớp đất.

128. Tương ứng Phật, mật ong và tinh tuý

Vàng, kho báu và cây

Tượng ngọc, Chuyển luân vương

Cũng giống như tượng vàng.

129.Vô thuỷ chẳng liên quan

Vỏ phiền não của chúng sinh giới

Tự tính vô nhiễm của chúng sinh

Nói là không có điểm bắt đầu..

130.Tập khí và hiện hành mãnh liệt

Của tham, sân và si

Nương vào kiến tu đạo sở đoạn

Chưa thanh tịnh và thanh tịnh địa.

131.Lấy thí dụ như hoa sen bao bọc v.v…

khéo nói chín loại cấu nhiễm

Vỏ bọc của tuỳ phiền não

Phân ra vô biên sai khác.

132.Chín nhiễm ô : Tham dục v.v…

Tóm lược theo thứ tự

Đã chân chánh trình bày

Qua chín dụ : Hoa sen bao bọc v.v…

133.Nhiễm ô này theo thứ tự

Phàm phu bốn bất tịnh

A-la-hán một bất tịnh

Địa vị học đạo hai bất tịnh

Người có trí hai bất tịnh.

134.Như hoa sen sinh trong bùn lầy

Trước khiến tâm hoan hỷ

Sau trở thành không vui

Vui tham dục cũng như vậy.

135.Giống như đàn ong chích

Rất bấn loạn đau đớn

Cũng vậy sân hận phát tác

Khiến cho tận tâm cang đau đớn.

136.Giống như cái vỏ bọc

Bên ngoài lõi hạt lúa v.v…

Cũng vậy vỏ trứng của vô minh

Chướng ngại thấy nghĩa tinh tuý.

137.Như mùi hôi thối không hợp ý

Cũng vậy những người có tham dục

Do vì nguyên nhân nương vào dục

Mọi hành vi bộc phát như phân thối.

138.Như kho báu bị che chướng

Không biết nên không được kho tàng

Vô minh địa tập khi

Chướng bản thể tự nhiên (Như Lai tạng) trong chúng sinh.

139.Như nầm non v.v… sinh từ từ

Phá tung vỏ hạt giống

Cũng vậy thấy chân như

Chư vị Kiến đoạn loại trừ.

140. Chiến thắng tụ hội tạng (thân kiến)

Liên quan với thánh đạo

Tu đạo trí sở đoạn

Nói giống như giẻ rách.

141.Cấu nhiễm nương vào bảy địa

Giống như cấu nhiễm bọc thai

Trí vô phân biệt thuần thục

Ví như thoát ra cái bọc thai.

142.Các cấu nhiễm thuộc ba địa

Nên biết như đất nhiễm

Đó là đại chủ Vương

Dùng Kim cang định hoại diệt.

143.Thí như chín cấu nhiễm: Tham v.v…

Tương đồng với hoa sen v.v…

Vì gom bởi ba tự tính

Giới (Phật tính) tương đồng với Phật.

144.Tự tính Pháp thân của (giới) này

Chân như và chủng tính

Ba tính được hiểu theo

Thí dụ ba, một và năm.

145.Nên biết hai pháp thân

Pháp giới cực vô nhiễm

Thâm sâu hợp với nhân của pháp thân

Tuyên thuyết bằng nhiều phương cách.

146.Vì siêu xuất thế gian nên trong thế gian

Không thấy có ví dụ nơi đây

Cho nên nói Như lai

Tương tợ như giới (Phật tính).

147. Trình bày vi tế thâm sâu

Nhất vị như mật ong

Nên biết trình bày nhiều phương cách

Như là tinh tuý được bọc trong nhiều vỏ.

148.Tự tính không biến đổi

Vì lương thiện và thanh tịnh

Nói chân như này giống như

Tôn tượng bằng vàng kim.

149.Nên biết hai chủng tính

Như kho tàng và trái cây

Vô thuỷ trụ tự tính

Và chân chánh tu tập thành tối thắng.

150.Từ hai chủng tính này

Khát khao đạt ba thân Phật

Ban sơ đạt thân thứ nhất

Thứ hai đạt hai thân sau.

151.Tự tính thân đoan nghiêm

Nên biết như tượng báu

Vì tự tính chẳng phải được tạo tác

Và công đức bảo tàng.

152.Vì đại pháp sở hữu đại Vương quyền

Báo thân giống như Chuyển luân vương

Vì tự tính như ảnh tượng

Hoá thân giống như tượng vàng.

153.Chư vị Độc giác tự sinh đối với thắng nghĩa

Phải dùng niềm tin thông đạt

Ánh sáng vầng thái dương chói lọi

Người không mắt thì không thấy.

154.Giới này chẳng có gì để loại trừ

Chẳng có may may nào thành lập

Chánh kiến chân thật tính

Thấy chân chánh thì giải thoát.

155.Thuộc đặc tính có thể phân ly

Khách trần thì rỗng không giới

Thuộc đặc tính không thể phân

Pháp vô thượng thì chẳng rỗng không.

156.(Phật) thuyết kinh này và kinh khác

Tất cả mọi đối tượng nhận thức đều là không

Như vầng mây, như giấc mộng, như huyễn ảo

Đây cớ sao chư Phật lại dạy

Chúng sinh có Phật tạng?

157.Vì khiếm bỏ năm lỗi cho những ai

Khiếp nhược, khinh mạn người yếu kém,

Chấp không đúng sự thật, phỉ báng chánh pháp

Quá tham chấp mình hơn.

158. Chánh biên là vắng lặng

Tất cả tướng hữu vi

Phiền não, nghiệp và quả chín mùi

Nghĩa giống như áng mây v.v…

159.Phiền não tựa như áng mây

Nghiệp tựa như thọ dụng trong mộng

Các uẩn chín mùi của nghiệp phiền não

Tựa như ảo thuật huyễn hoá.

160.Trước đã kiến lập như vậy

Lại nói trong Thượng tục (Bảo tánh luận) này

Vì đoạn trừ năm lỗi

Mà dạy rằng có giới (Phật tính).

161.Không nghe được điều này

Nên bị lỗi tự khinh mình

Một số người khiếp nhược

Không phát tâm Bồ đề

162.Với người đã phát tâm Bồ đề

Kiêu mạn tuyên bố rằng ta tối thắng

Đối với người chưa phát tâm Bồ đề

Sinh khởi tưởng thấp hèn.

163.Như vậy trong tâm người kia

Không sinh khởi chánh trí

Họ chấp không đúng với sự thật

Nên không chứng chân nghĩa.

164.Lỗi lầm của chúng sinh chẳng là thật

Vì giả tạo khách trần ngẫu nhiên

Chánh thực lỗi lầm là vô ngã

Công đức tự tính thanh tịnh.

165.Chấp lỗi chẳng phải đúng sự thật

Vu khống thêm vào chánh công đức

Người có trí không có được lòng bi

Thấy mình đồng đẳng với chúng sinh.

166.Nếu nghe được điều này hân hoan

Kính trọng chúng sinh như là Phật

Sinh trí tuệ và lòng đại bi

Cho nên năm pháp sinh khởi.

167.Giống như không có tội

Không lỗi lầm, đủ công đức

Chúng sinh bình đẳng như tôi

Từ lòng bi chóng thành Phật

II.PHẨM BỒ ĐỀ (73 kệ tụng)

1.Tịnh, đạt, ly, tự tính lợi

Nương tựa, rộng và sâu

Bản thể to lớn cũng (tồn tại) pháp tính

Cho đến khi nào (còn luân hồi).

2.Nhập vào Bản thể nhân,

Quả, nghiệp và sở hữu

Thường hằng, không thể suy lường

An trụ nơi Phật địa.

3.Nói rằng tự tính quang minh

Như mặt trời và hư không

Bị che chướng bởi phiền não khách trần

Áng mây dày ngăn che đối tượng nhận thức

Vô cấu phật, thường đủ mọi đức tính

Phật kiên cố bất biến

Nương vô phân biệt đối với pháp

Trí phân biện để đạt Bồ đề.

4.Chính Phật là bất phân

Tịnh pháp có thể phân chia

Đặc tính của hai: Đoạn và trí

Như mặt trời và hư không.

5.Quang minh trong sáng không phải do tạo tác

Lưu nhập không thể phân

Hơn số cát sông Hằng

Chư pháp của Phật đủ tất cả.

6.Tự tính vốn chẳng có

Cùng khắp và tính khách trần

Bị phiền não sở tri chướng

Nói giống như áng mây.

7.Viễn ly nguyên nhân của hai chướng

Tức là hai trí tuệ

Đó là vô phân biệt trí

Và hậu đắc trí kia.

8.Như hồ nước tinh khiết

Hoa sen nở rộng dần

Như mặt trăng tròn trịa

Thoát khỏi miệng La-hầu (nhật thực, nguyệt thực)

Như mặt trời ra khỏi

Áng mây của phiền não

Vì ánh sáng quang minh

Có đức tính vô cấu.

9.(Phật tính) Như Đấng Năng nhân chúng trung tôn

Mật ong, tinh tuý, châu báu,

Vàng, kho tàng và cây

Vô cấu, ngọc quý, tôn tượng Thiện thệ

Quốc vương và tượng vàng.

10.Tịnh hoá phiền não khách trần: Tham v.v…

Ví như hồ nước tinh khiết v.v…

Giản lược khéo giải bày

Quả của trí vô phân biệt.

11.Nhất định đạt được Phật thân

Nhứt thiết chủng tối thượng

Đó tức là trình bày

Quả của hậu đắc trí.

12.Vì đoạn trừ bụi trần tham dục

Đệ tử là hoa sen

Ở trong dòng nước thiền định

Giống như nước hồ tinh khiết.

13.Do thoát khỏi La-hầu sân hận

Ánh sáng đại từ bi

Chiếu toả khắp chúng sinh

Như trăng tròn vô cấu.

14.Thoát khỏi mây si mê

Ánh sáng trí hào quang

Xoá tan bóng tối cho chúng sinh

Phật như mặt trời vô cấu.

15.Ban cho vị diệu pháp

Pháp bình đẳng và bất bình đẳng

Vì tách rời khỏi vỏ (hai chướng)

Thiện thệ giống như mật ong, tinh tuý.

16.Vì thanh tịnh, chất đức tính

Tiêu trừ sự nghèo khốn

Xuất sinh quả giải thoát

Như vàng, bảo tàng và cây lớn (đại thụ).

17.Vì pháp thân tôn quí

Tối thắng trong loài người (lưỡng túc tôn)

Vì hình tướng tôn quí

Như châu bảo, Quốc vương và vàng.

18.Vì là pháp vô lậu, cùng khắp và bất hoại

Kiên cố, tịch lặng, thường hằng và không chuyển dời

Như lai như hư không làm nguyên nhân

Cho sáu giác quan cảm nghiệm cảnh.

19.Thấy cảnh sắc (bốn đại) vô sinh

Nghe vi diệu ngữ thanh tịnh

Ngửi tịnh giới hương Thiện thệ

Nếm đại Thánh pháp vị.

20.Cảm nghiệm sự xúc chạm định lạc

Trầm tư tinh tế nguyên nhân

Chứng tự tính thâm sâu

Thị hiện lạc thắng nghĩa lìa nguyên do

Như lai ví như hư không.

21.Tóm lại nên biết rằng

Hoạt hạnh của hai trí này

Tịnh hoá tức là Pháp thân

Và giải thoát viên mãn thân.

22.Giải thoát thanh tịnh thân

Nên biết hai tướng (vô lậu và cùng khắp)

Một tướng (đức tính vô vi)

Vì vô lậu, vì cùng khắp

Vì là xứ vô vi.

23.Các phiền não thuộc tập khí

Đã đoạn diệt nên vô lậu

Vì không còn vướng mắc và chướng ngại

Gọi là trí châu biến cùng khắp.

24.Nguyên bản vốn bất hoại

Vì tự tính là vô vi

Nói rằng tính bất hoại

Được giải thích: Kiên cố v.v…

25.Nên biết bốn tướng hoại

Là ngược với các tướng

Thường hằng v.v… suy hoại,

Biến chuyển và đoạn tuyệt

(Chết) chuyển di là không thể nghĩ bàn.

26.Vì không có (bốn tướng) đó nên biết

Kiên cố, tịch tịnh, thường hằng và không chuyển dời

Bởi vì trí vô nhiễm

Y cứ nơi (xứ) pháp trắng (thiện).

27.Như hư không chẳng phải là nguyên nhân

Nhưng là nguyên nhân của thấy, nghe v.v…

Đối với sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp.

28.Tương tự hai thân vô ngại

Hoạt hành trong cảnh, giác quan kiên cố

Làm nguyên nhân sinh khởi

Những đức tính vô lậu.

29. Phật thì không thể suy lường, thường hằng

Kiên cố, tịch tịnh, vĩnh hằng

Rất tịch lặng, châu biến, ly phân biệt

Như hư không vô tham, tất cả không chướng ngại

Đoạn trừ xúc chạm thô

Không thể thấy, không thể nắm bắt, thiện và vô cấu.

30.Lấy giải thoát pháp thân

Biểu hiện tự và tha lợi

Nương vào tự tha lợi có những đức tính

Không thể nghĩ bàn v.v…

31.Cảnh đối tượng của Phật nhứt thiết trí

Không phải là cảnh của ba trí

Các chúng sinh đối với trí thân

Nên biết không thể nghĩ bàn.

32.Vi tế cho nên chẳng phải đối tượng của cái nghe

Thắng nghĩa cho nên chẳng phải đối tượng tư duy

Vì pháp tính thậm thâm nên chẳng phải cảnh

Tu tập của thế gian v.v…

33.Bởi vì Kẻ mù đối với sắc

Người ngu chưa từng thấy trước đây

Trẻ sơ sinh ở trong nhà

Cũng như Bậc thánh giả

Nhìn thấy ánh sáng mặt trời.

34.Thường hằng vì viễn ly sinh

Kiên cố vì không diệt

Tịch tịnh vì không hai

Vĩnh viễn vì trụ pháp tính.

35.Diệt đế vì cực tịch tịnh

Cùng khắp vì chứng tất cả

Vô phân biệt vì vô trụ

Vô tham vì đoạn diệt phiền não.

36.Vì tịnh hoá sở tri chướng

Tất cả không chướng ngại

Viễn ly xúc chạm thô

Vì không hai có thể dễ sử dụng.

37.Không thể thấy vì không sắc

Không thể nắm bắt vì vô tướng

Thiện vì tự tính thanh tịnh

Vô nhiễm vì đoạn nhiễm ô.

38.Không đầu, giữa và cuối, bất phân chia

Không hai, ly ba, vô cấu, vô phân biệt tưởng

Chứng tự tính pháp giới

Vị Du già thấy do nhập định.

39.Vô cấu giới của Như lai

Đoạn lỗi lầm tập khí

Đủ các đức tính không thể lượng

Không thể nào so sánh

Không thể suy lường hơn cả các sông Hằng.

40.Thân quang minh, diệu pháp đa dạng

Tinh cần thành tựu việc giải thoát cho chúng sinh

Thí như ngọc như ý, như ma ni vương

Tuy muôn hình vạn trạng

Nhưng chẳng phải tự tính của nó.

41.Nhân của sắc thân là

Khiến cho người thế gian

Nhập vào đạo lộ tịch tịnh

Làm cho thành thục chín mùi và thọ ký

Sắc thân ấy cũng thường an trụ thế gian này

Như sắc giới trong hư không giới.

42.Biến trí của những cái tự sinh khởi

Đó gọi chính là Phật

Niết bàn vô thượng, không thể nghĩ bàn

Chủ thể của mỗi vị A-la-hán.

43.Đây phân thành sâu và rộng

Đức tính Đại chúa tể

Ba pháp chia theo tự tính

Tương ứng với ba thân.

44.Trong đó nên biết là

Tự tính thân của chư Phật

Đầy đủ năm loại tướng

Tóm lược có năm đặc tính.

45.Vô vi và bất phân

Đoạn trừ tướng hai biên

Xác định giải thoát khỏi ba chướng

Phiền não, sở tri và định chướng.

46.Vô cấu, vô phân biệt

Vì là cảnh của Du già hành giả

Vì bản thể pháp giới thanh tịnh

Cho nên quang minh trong sáng.

47.Tự tính thanh tịnh thân

Vốn có các đức tính

Không thể do lường, vô số

Không thể nghĩ bàn, không thể so sánh (vô tỷ),

Thanh tịnh cứu cánh.

48.Vì rộng lớn, vì vô số

Vì chẳng phải cảnh của suy lường

Vì duy nhất đoạn tập khí

Theo trình tự như: Không thể do lường v.v…

49.Vì tự tính pháp hiển hiện

hoạt dụng viên mãn pháp đa dạng

Nhân tương hợp với lòng bi thanh tịnh

Cho nên không gián đoạn lợi ích cho chúng sinh.

50.Vô phân biệt, tự nhiên thành (vô công dụng hạnh)

Thoả mãn mọi nguyện ước

Thần thông như ý bảo châu

Trụ trong thọ dụng viên mãn.

51.Thuyết dạy, thị hiện và sự nghiệp

Liên tục không gián đoạn

Không hiện hành tạo tác

Phi tự tính mà biểu hiện

Đây nói năm tướng đa dạng.

52.Như thấy nhiều màu sắc

Chẳng phải là bản chất ngọc Ma-ni

Cũng vậy, tuỳ hữu tình duyên khác biệt

Chẳng phải việc biểu hiện của Biến chủ (Phật).

53.Đại bi biết thế gian

Quán nhìn khắp thế gian

Từ pháp thân bất động

Biến hoá đa dạng thể tính.

54.Từ nơi Hỷ túc thiên (Trời Đâu suất)

Thị hiện sự giáng hạ

Nhập thai và đản sinh

Thiện xảo về công nghệ.

55.Vui vẻ với thê thiếp

Xuất gia tu khổ hạnh

Đến dưới cội Bồ đề

Hàng phục chúng ma quân.

56.Thành chánh giác, chuyển pháp luân

Thị hiện nhập Niết bàn

Thị hiện trụ ở cõi hữu

Cho đến khi nào các quốc độ chưa thanh tịnh.

57.Dùng phương tiện khéo léo

Qua lời dạy về vô thường, khổ

Vô ngã và tịch tịnh

Làm cho hữu tình sinh nhàm chán ba cõi

Mà khéo nhập vào Niết bàn.

58.Khéo vào đạo tịch tịnh

Người nghĩ tưởng đạt Niết bàn

Tuyên thuyết pháp chân như

Diệu pháp Liên hoa trắng v.v…

59.Phá trừ cho họ chấp thủ trước kia

Thọ giữ phương iện và trí tuệ

Làm cho thuần thục trong cổ xe tối thắng (Đại thừa)

Thọ ký cho vô thượng Bồ đề.

60.Thâm sâu và năng lực viên mãn

Khéo dẫn dắt thuận theo

Trình độ của phàn phu ấu trĩ

Nên biết theo (ba thân) này gọi là

Thâm sâu, rộng lớn và Đại chủ vương.

61.Ở đây, đầu tiên là Pháp thân

Sau (báo thân và hoá thân) là sắc thân

Như sắc dung chứa trong hư không

Sau dung chứa trong đầu tiên.

62.Hộ chủ thế gian là thường hằng

Vì nguyên nhân vô biên, chúng sinh vô tận,

Lòng bi, thần thông, trí, viên mãn

Pháp tự tại, diệt tử ma và không bản thể.

63.Xả bỏ thân, mạng và các thọ dụng

Vì giữ gìn diệu pháp

Vì lợi ích cho tất cả chúng sinh

Vì hoàn thành nguyện ban sơ.

64. Phật bản thể thanh tịnh

Lòng bi thuần khiết khéo chuyển

Hiển bày thần túc thông

Do vậy ở (luân hồi) mà hoạt hành.

65.Trí giải thoát hai chấp

luân hồi và Niết bàn

Vì có sự an lạc viên mãn

Của định vô biên thường hằng.

66.Hoạt hành ở thế gian

Mà không nhiễm pháp thế gian

Đạt được sự an trú tịch tịnh bất tử

Vì không động chuyển của tử ma.

67.Vì tự tính của vô vi

(Pháp thân) Năng nhân bản lai cực tịch tịnh

Vì mãi mãi là nơi quy y v.v… thích hợp

Cho những ai không nơi nương tựa.

68.Ban đầu là bảy nguyên nhân

Nói sắc thân thường hằng

Ba nguyên nhân sau nói về

Thường hằng của pháp thân.

69.Vì không phải đối tượng ngôn từ

Vì bao hàm thắng nghĩa

Vì chẳng phải phạm vi của tư duy phân biệt

Vì vượt ngoài ví dụ

Vì vô thượng, vì không hàm chứa

Hữu (luân hồi) tịch (niết bàn)

Đối tượng Phật cảnh giới

Với các bậc Thánh giả

Cũng không thể suy lường.

70.Không thể suy lường vì không thể diễn bày

Không thể diễn bày vì là thắng nghĩa

Thắng nghĩa vì vô phân biệt tư duy

Vô phân biệt tư duy vì không thể suy đón

Không thể suy đón vì vô thượng

Vô thượng cho nên không hàm chứa

Không hàm chứa cho nên vô trụ

Vì không có phân biệt ưu và khuyết.

71. Năm nguyên nhân đầu là vi tế

Do pháp thân không thể nghĩ bàn

Thứ sáu chẳng phải là thực thể

Do sắc thân không thể nghĩ bàn.

72.Đức tính: Vô thượng, trí, đại bi v.v…

Không thể nghĩ bàn đức tính Ba-la-mật (đến bờ bên kia)

Của đấng Chiến thắng

Do đó, tướng tối hậu của các vị tự tại (Duyên giác)

Cũng như các vị đắc quán đảnh Đại tiên nhân (Bồ tát thập địa)

Đều khó mà thấu hiểu

(Pháp thân và sắc thân không thể nghĩ bàn này)

III. PHẨM ĐỨC TÍNH

(chương 7: 39 kệ tụng)

1.Thắng nghĩa thân là tự lợi thân

Thế tục thân là tha lợi thân

Ly hệ quả và quả chín mùi

Đức tính chia thành sáu mươi bốn.

2.Thắng nghĩa thâm là nền tảng

Tự lợi viên mãn thân

Tiên nhân được gọi là

Nơi viên mãn tha lợi thân.

3.Thân thứ nhất có các đức tính

(Mười) lực v.v… đoạn lìa (chướng)

Thân thứ hai có đức tính

Tướng Đại sỹ và chín mùi.

4.Lực như kim cang (phá dẹp) vô minh chướng

Vô uý như Sư tử trước hội chúng

Như lai (18 pháp) bất cộng như hư không

Hai tướng của Năng nhân

Như trăng hiện trong nước.

5.Trí biết Xứ và phi xứ,

Quả chín mùi của các nghiệp,

Căn, các giới (khí chất) và thắng giải (khát vọng)

Đạo biến hành và thiền định v.v…

6.Vô cấu nhiễm phiền não

Cho đến tuỳ niệm xứ,

Thiên nhãn và tịch tịnh

Là mười loại trí lực.

7.Xứ, phi xứ, quả chín mùi, giới

Khát vọng của chúng sinh, đạo lộ đa dạng

Nhiều căn tính tạp nhiễm thanh tịnh

Nhớ lại các đời trước, thiên nhãn

Và phương pháp lậu tận

Các lực như kim cương

Xuyên thủng áo giáp vô minh

Phá huỷ bức tường kiên cố

Và chặt đứt các cây v.v….

8.Bồ đề tất cả pháp

Ngăn trở và làm ngăn trở

Chỉ bày đạo lộ và chỉ bày diệt

Là bốn loại vô uý.

9.Tự toàn tri các đối tượng nhận thức

Và làm cho người khác biết

Tự đoạn diệt pháp cần đoạn

Và làm cho người khác đoạn diệt

Nương tựa được nương tựa

Đạt và làm cho đạt được vô thượng cực vô cấu

Vì tự lợi và tha lợi mà tuyên thuyết

Tiên nhân cũng vô ngại bất cứ ở đâu.

10.Như chúa tể sơn lâm

Thường không có sợ hãi

Nó tự tại du hành

Mà chẳng sợ các loài thú khác

Cũng vậy giữa hội chúng

Năng nhân vương sư tử

An trụ, không phụ thuộc

Trụ với sức mạnh kiên định.

11.Đạo sư không nhầm lẫn, không nói chuyện ba hoa

Nhớ niệm không suy giảm

Tâm không lúc nào không trụ trong định

Cũng không có nhiều loại tưởng.

12.Không phải chẳng quán sát

Xả, dục, tinh tấn, niệm, tuệ,

Giải thoát và tuệ giải thoát

Quán thấy không suy giảm.

13.Trí tuệ đi trước các hành động

Trí không có chướng ngại trong thời gian

Như thế mười tám pháp này và khác

Là đức tính bất cộng (riêng biệt) của Đạo sư.

14.Đại Tiên nhân không có nhầm lẫn

Không tạp vọng ba hoa

Tâm bất động, (không có tưởng) khác biệt, xả tự nhiên.

Dục, tinh tấn và niệm

Trí thanh tịnh vô nhiễm, thường giải thoát

Thấy mọi đối tượng nhận thức

Trí giải thoát không suy hoại.

15.Tất cả hành động của ba nghiệp

Đều có tuệ đi trước

Trí rộng lớn thường thâm nhập

Cả ba thời không ngăn trở

Những gì chư Phật chứng đắc

Chuyển bánh xe lớn diệu pháp

Một cách vô uý cho chúng sinh

Vì Phật có lòng đại bi.

16.Pháp tính của pháp nào

Có tính cứng như đất v.v…

Nó không phải là hư không

Những gì đặc tính của hư không

Như tính không ngăn trở v.v…

Nó không có trong sắc

Đất, nước, lửa, gió và hư không

Tương đồng chung với thế gian

Bất cộng chỉ là hạt bụi nhỏ

Cũng chẳng phải chung với thế gian.

17.Lòng bàn chân phẳng với tướng bánh xe;

Bàn chân rộng, mắt cá chân không hiện;

Ngón tay ngón chân thẳng và thon dài;

Giữa các ngón tay ngón chân có màng lưới nối dính nhau;

18.Da tay chân mềm mại, thịt trẻ trung;

Thân có 7 nơi đầy đặn tròn trịa;

Xương bắp đùi tròn nhỏ như xương đùi của nai chúa;

(Nam căn) ẩn kín trong thân như âm tàng voi;

19.Thân trên giống thân trên sư tử;

Xương vai đầy đặn, không lõm;

Hai vai tròn đẹp; tay mềm mại;

20.Tay dài; toàn thân thanh tịnh;

Có vầng sáng hào quang;

Cổ vô cấu như chiếc tù và;

Má như má của chúa tể sơn lâm;

21.Bốn mươi chiếc răng;

Đều đặn rất tinh khiết;

Răng khít ngang hàng;

Răng màu trắng tuyệt đẹp;

22.Không thể nghĩ bàn Lưỡi dài rộng vô biên;

Mỹ vị tột bực của vị giác;

Âm thanh tự nhiên của chim Ca-lăng-tầng-già

Và diệu âm của Phạm thiên;

23.Mắt đẹp như hoa sen xanh;

Lông mi như lông mi ngưu chúa;

Lông trắng đầu mày vô cấu (bạch hào)

Gương mặt đẹp đoan nghiêm;

Có nhục kế trên đỉnh đầu;

24.Da sáng mịn lóng lánh màu vàng kim

Của nhân vật đẹp nhất;

Lông trên thân mỏng mềm tuyệt mỹ

Từng sợi cuộn về bên phải và hướng lên;

Tóc vô cấu như viên ngọc bích;

Và thân như hình cây Nadro. (Tam thập tam tướng).

25.Phổ hiền (đẹp toàn diện), không thể dùng ví dụ

Đại tiên nhân, thân tráng kiện,

Sức lực của Vô ái tử

Không thể suy lường 32 tướng tốt

Đây là dạy về tướng hảo Vua của loài người.

26.Như thấy vầng trăng trên bầu trời không mây

Hiện trong hồ nước xanh mùa thu

Như vậy Phật tử chúng cũng thấy

Hình Biến chủ trong Phật luân.

27.Nên biết sáu mươi bốn đức tính

Chúng có riêng từng nguyên nhân

Theo thứ tự trích dẫn

Ở trong Kinh Bảo nữ.

28.Bất hoại và không khiếp đảm yếu kém (khiếp nhược)

Vì không thể so sánh, vì bất động

Được ví như kim cương, sư tử, hư không

Như vầng trăng trong nước.

29.Các lực theo thứ tự

Sáu lực, ba và một

Trừ tất cả chướng tập khí,

Định chướng và sở tri chướng.

30.Như áo giáp, bức tường và cây

Bị xuyên thủng, phá sập và chặt đứt

Thâm thuý và tinh tuý, kiên cố, bất hoại

Sức mạnh Tiên nhân như kim cương..

31.Tại sao thâm thuý vì tinh tuý

Tại sao tinh tuý vì kiên cố

Tại sao kiên cố vì bất hoại

Vì bất hoại như kim cương.

32.Vì không khiếp đảm, vì không phụ thuộc

Vì kiên định, do năng lực viên mãn

Giống như Năng nhân sư tử

Vô uý trong hội chúng.

33.Do hiện chứng toàn triệt

Ngài an trụ không khiếp đảm bất kỳ ai

Không phụ thuộc vì thấy

Ngay cả hữu tình thanh tịnh

Cũng không bằng với mình.

34.Kiên định vì chuyên tâm nhứt cảnh

Trong tất cả mọi pháp

Đủ năng lực vì siêu việt

Vô minh địa tập khí.

35.Người thế gian, Thanh văn.

Thực hành một phương diện

Người trí (Bồ tát) và tự sinh độc giác

Tâm trí của họ chuyển lên vi tế

Ví dụ có năm loại.

36.Vì sinh mạng hết thảy thế gian

Đồng với đất, nước, lửa và gió

Giống như hư không siêu vượt

Tướng của thế gian xuất thế gian.

37.Như ba mươi hai đức tính này

Khéo phân thành pháp thân

(Nhưng trụ bản thể bất phân)

Vì không thể phân chia

Hình dạng, màu sắc và ánh sáng của viên ngọc.

38.Thấy những đức tính nào

Làm cho hài lòng mãn túc

Gọi là ba mươi hai (tướng hảo)

Hoá thân, pháp viên mãn (Đại thừa)

Nương vào hai (sắc thân) Thọ dụng viên mãn thân.

39.Những người xa (phàm phu, Thanh văn)

Và gần (Bồ tát thập địa) thanh tịnh

Họ thấy có hai loại

Mạn-đà-la của thế gian và của Phật

Như mặt trăng trong nước và trăng trên hư không.

IV. PHẨM SỰ NGHIỆP

(Chương 8: 98 kệ tụng)

1.Chư Phật Biến chủ thường hoạt hành

Một cách tự nhiên thành tựu

Đến thời thích hợp và nơi chốn

Khiến điều phục tuỳ tính khí (giới) nguyện vọng của đồ đệ

Phương pháp điều phục và khí chất của đồ đệ.

2.Có đủ nhiều đức tính quí báu thù thắng

Trí nước biển cả, phước trí ánh mặt trời

Quyết định thành tựu toàn diện các thừa

Không điểm giữa và vô biên

Rộng lớn bao khắp như hư không

Phật thấy không khác nhau

Đức tính vô cấu tạng trong mọi chúng sinh

Lưới mây phiền não sở tri

Chư Phật dùng gió của lòng bi để xoá tan.

3.Năng nhân thường vô công dụng hạnh

Vì không khởi tưởng phân biệt

Làm gì để điều phục đồ đệ nào

Vào lúc nào và nơi đâu.

4.Tính khí nguyện vọng của bất cứ vị đồ đệ nào

Nhiều phương tiện điều phục

Làm những gì để điều phục

Ở nơi chốn nào và khi nào.

5.(Đạo) xuất ly, tin cậy vào đạo

Quả Bồ đề của nhân duyên và nắm giữ toàn diện

Vì không có tưởng phân biệt

Chướng, đoạn và duyên đại bi.

6.Nhân của hai tư lương

Là thập địa quyết định xuất ly

Quả Bồ đề tối thượng

Bồ đề bảo hộ toàn diện chúng sinh.

7.Chướng vô biên phiền não

Tuỳ phiền não tập khí

Diệt trừ tất cả trong mọi thời

Tâm đại bi là duyên.

8.Sáu xứ này nên biết

Theo thứ tự như là

Biển cả, hư không, kho tàng

Áng mây và làn gió.

9.Nước tuệ có đức tính ngọc báu

Các địa như biển cả

Hai tư lương như mặt trời

Vì trưởng dưỡng hữu tình.

10.Bồ đề như hư không giới

Do rộng lớn, không có giữa và giới hạn

Vì Phật chánh đẳng giác pháp tính

Chúng sinh giới như kho tàng.

11.Phiền não như cụm mây

Khách trần bất chợt biến khắp và không có

Nó tụ lại và phân tán

Lòng bi vô tận giống như gió.

12.Nhờ tha lực để xuất ly

Thấy mình bình đẳng với chúng sinh

Công hạnh không gián đoạn

Cho đến khi hết luân hồi.

13.Như Đế thích, cái trống và áng mây

Phạm thiên, mặt trời, ngọc ma ni

Như lai giống như âm hưởng tiếng vang

Như hư không và như trái đất.

14.Như trên mặt đất này chuyển thành

Bản chất ngọc Lưu ly sáng trong

Thấy có Thiên vương Vua trời

Và các chúng Thiên nữ.

15.Cung điện tôn thắng nguy nga

Thiên giới và những thứ khác (vườn hỷ lạc v.v…)

Nhiều cung điện của Thiên thần

Và nhiều loại thiên vật.

16.Sau đó nam nữ chúng

Ở trên mặt đất thấy

Hiển hiện Thiên vương chúng

Phát ý nguyện như vầy.

17.Nguyện ta chẳng bao lâu

Trở thành như Thiên vương này

Muốn đạt như ước nguyện

Phải chân chánh hành thiện.

18.Do họ làm điều thiện

Đây chỉ là sự hiển hiện

Tuy không biết như vậy

Nhưng giã từ mặt đất

Họ được sinh làm Thiên thần.

19.Hiển hiện ấy thì tuyệt nhiên

Không có phân biệt và bất động

Nhưng sự hiển hiện ấy trên mặt đất này

Có lợi ích lớn lao.

20.Tương tự do tu tập đức tính

Niềm tin v.v…và tín vô nhiễm v.v…

Phật hiển hiện trong tự tâm

Tướng hảo với vẻ đẹp.

21.Thị hiện các oai nghi

Nhiều hành xử khác biệt

Đi, đứng, ngồi và nằm

Thuyết dạy pháp tịch tịnh.

22.Khi không nói trụ định

Hiện nhiều loại tướng thần biến

Đầy đủ đại uy thế

Các hữu tình có thể thấy.

23.Thấy vậy sinh lòng khát khao

Vì Phật tu các hạnh

Nên chân chánh thực hành

Nguyên nhân đạt qủa vị mong muốn.

24.Hiển hiện kia tuyệt đối bất động,

Không có tưởng phân biệt

Tuy nhiêm trụ ở thế gian

Lợi ích to lớn cho hữu tình.

25.Kẻ phàm phu tuy không biết

Nói đây là tự tâm hiện

Thấy hình sắc như vậy

Đều có lợi ích to lớn.

26.Trình tự nương cái thấy kia

Họ trụ vào thừa này

Bằng con mắt trí tuệ

Thấy bên trong pháp thân.

27.Như khắp mặt đất không còn

Những nơi đầy sợ hãi

Và chuyển thành ngọc Lưu ly vô cấu

Sáng trong và mỹ lệ,

Chất ngọc tinh khiết, trong suốt mặt bằng phẳng

Nên hiển hiện hình sắc của Thiên thần

Thiên vương và nhiều cõi Thiên giới

Vì về sau, đức tính đất mất dần

Chúng không hiện lại nữa.

28.Vì đạt được hiện tượng đó

Cư sỹ (cận trụ) giữ giới luật, bố thí v.v…

Nam nữ chúng phát nguyện

Mà tung hoa v.v…(cầu sinh thiên giới)

Tâm trong sáng như ngọc Lưu ly

Nên Năng nhân hiển hiện

Tâm Phật tử hoan hỷ vô vàn

Cũng như thế phát tâm (Bồ đề).

29.Như nền Lưu ly sáng trong

Thấy hiện ra thân tượng của Thiên vương

Cũng vậy nền đất tâm của chúng sinh trong sạch

Sẽ hiện hình ảnh sắc thân của Năng nhân.

30.Hình ảnh có thể hiện nơi chúng sinh

Tuỳ tự tâm vướng nhiễm hay không

Như các hình ảnh hiển lộ trong thế gian

Tương tự không nên thấy (pháp thân) kia có và diệt.

31.Như Thiên trong chư Thiên

Do sức mạnh của nghiệp trắng trước kia

Không cần nổ lực (vô công dụng hạnh), xứ

Ý sắc và phân biệt tưởng.

32.Chiếc trống pháp lập đi lập lại

Tiếng vô thường, khổ, vô ngã

Và tiếng tịch tịnh phát ra

Khuyến khích tất cả Thiên thần (bỏ) buông lung.

33.Tương tự, Phật Biến chủ không có nổ lực v.v…

Lời Phật dạy biến khắp

Thuyết pháp cho những ai hữu duyên

Không sót chúng sinh nào.

34.Như tiếng trống trời tự động phát

Do nghiệp của chư Thiên

Cũng vậy Năng nhân thuyết pháp

Xuất phát từ nghiệp riêng của người đời.

34.Như âm thanh không có tâm,

Thân, xứ và nổ lực

Làm cho được tịch tĩnh

Tương tự, (Phật) pháp không có nổ lực v.v…

Làm cho (chúng sinh khổ) được tịch tịnh.

35.Ví như nhân tiếng trống Thiên thành

Phát khởi vô uý thí

Khi tham gia chiến đấu với phiền não

Chiến thắng loài phi Thiên

Bỏ lại cuộc vui chơi

Cũng vậy những nguyên nhân phát khởi

Thiền thế gian vô sắc v.v…

Chiến thắng phiền não khổ cho chúng sinh

Thuyết đạo vô thượng đem đến tịch tịnh.

36.Vì an lạc và ba loại thần biến

Cho Tất cả mọi hữu tình

Cho nên diệu âm của Năng nhân

Siêu thắng hơn các lạc của thiên vật.

37.Tiếng trống trời vang lớn

Không đến được tai người ở trên đất

Tiếng trống Phật đến được

Chúng sinh ở hạ giới.

38.Hàng triệu triệu lạc thú Thiên giới

Làm phát thêm lửa dục

Nhưng một âm thanh của Đấng Đại bi

Cũng làm dập tắt lửa khổ.

39.Mỹ lệ, âm thanh say lòng của Thiên thần

Là nhân tăng trưởng trạo cử phóng tâm

Lời Như lai bản thể lòng bi

Làm chú tâm định ý.

40.Tóm lại nguyên nhân an lạc

Ở dưới đất, thần tiên

Không sót cõi giới nào

Đều nương theo lời (Phật) dạy

Hiện khắp mọi thế giới.

41.Nếu người không có tai

Không nghe được âm thanh vi tế

Như tất cả cũng không đến

Lỗ tai của Thiên thần

Cũng vậy, pháp vi tế tối thắng

Hành cảnh trí cực vi

Lọt vào tai của một vài người

Tâm ý không phiền não.

42.Giống như áng mây thu

Là nhân của vụ mùa sung mãn

Tuôn mưa xuống mặt đất

Liên tục, không nổ lực.

43.Cũng vậy áng mây lòng bi

Là nhân vụ mùa thiện của chúng sinh

Tuôn mưa diệu pháp Phật

Mà không cần nổ lực dụng công.

44.Thế gian đi vào con đường thiện

Như gió khởi mây tuôn mưa

Cũng vậy gió bi tăng trưởng thiện cho chúng sinh

Sự nghiệp của Phật tuôn diệu pháp.

45.(Luân hồi) biến chuyển do đại bi và trí đối với cõi hữu

(Niết bàn) bất biến, không nhiễm, trụ giữa hư không

Tinh tuý vô cấu, nước định tổng trì

Áng mây Năng nhân là nhân của vụ mùa thiện.

46.Như nước tuôn từ áng mây

Nước mát, ngọt, trơn nhẹ

Trộn lẫn nơi đất mặm v.v…

Chuyển thành rất nhiều vị

Cũng vậy nước mưa Thánh đạo tám ngành

Tuôn ra từ giữa áng mây bi bao la

Chuyển thành nhiều hương vị

Theo khát vọng khác nhau của chúng sinh.

47.Như có ba hạng người

Tịnh tín, trung dung và sân hận

Đối với thừa tối thắng

Giống như người, con công và ngạ quỹ.

48.Cuối xuân trời không mây

Con người (không thích), con công (xả thọ và ngạ quỹ thích thú)

Mùa hạ mưa thấm đất thì ngạ quỹ sầu khổ

Áng mây của lòng bi tuôn mưa pháp

Xuất hiện và không xuất hiện

Đây chính là thí dụ cho thế gian

Cầu pháp và sân hận pháp.

49.Như áng mây không lệ thuộc

Tuôn hạt mưa to, tuôn mưa đá (hoả thạch)

Và sấm sét (kim cương hoả)

Đến loài vật nhỏ bé, trong hang núi

Mây bi trí phương tiện tuôn giọt mưa mỏng, rộng lớn

Mà không lệ thuộc hoàn toàn

(Người) đã tịnh hoá phiền não

Hay (người còn) ngã kiến tập khí.

50.Luân hồi sinh tử không có điểm khởi đầu và kết thúc

Có năm đường chúng sinh

Như không có mùi thơm ngát trong bất tịnh hôi thối

Không có an lạc trong năm loài chúng sinh

Thường xúc chạn đau đớn

Như lửa đốt, vũ khí (chém), muối (sát vết thương) v.v…

Từ áng mây lòng bi tuôn xuống trận mưa lớn diệu pháp

Làm cho đau đớn được tịch lặng.

51.Vì biết thiên thần khổ khi chết

Con người khổ tìm cầu

Người có trí không còn mong muốn

Dù là địa vị tối cao Tự tại thiên,

(hay Chuyển luân thánh vương ở cõi) người

Trí tuệ kèm với niềm tin vào lời Phật dạy

Thấy biết “đây là khổ”, “đây là nhân”, “đây là diệt”.

52.Bệnh cần được chẩn đoán

Nguyên nhân gây bệnh phải từ bỏ

Sức khoẻ cần được phục hồi

Thuốc hay cần được nương theo

Cũng vậy khổ cần chẩn đoán

Nhân khổ cần từ bỏ

Diệt khổ cần đạt được

Con đường diệt khổ cần nương theo.

53.Giống như Phạm thiên

Không chuyển động khỏi Phạm giới

Thị hiện ở tất cả thiên giới

Mà không cần nổ lực dụng công.

54.Cũng vậy pháp thân Phật

Bất động, thị hiện biến hoá

Tự nhiên không cần nổ lực

Trước những người hữu duyên

Ở khắp tất cả cõi giới.

55.Như Phạm thiên thường không rời cung điện

Nhưng nhập vào dục giới

Chư thiên thấy Phạm thiên

Khiến bỏ vui thích cảnh (diệu dục)

Cũng vậy Pháp thân Phật bất động

Ở tất cả thế gian

Người hữu duyên chiêm ngưỡng (Phật)

Nhìn thấy cũng thường khiến họ đoạn trừ mọi nhiễm ô.

56.Nguyện lực trước chính mình

Và thiện lực của chư Thiên

Phạm thiên hiện không cần nổ lực

Hoá thân Phật tự sinh cũng vậy.

57.Giáng hạ, nhập thai, đến thành của cha

Hưởng vui thú, tu hành tịch lặng, chiến thắng ma quân

Đắc đại giác, chỉ dạy con đường đến thành tịch tịnh (Niết bàn)

Người vô duyên mắt họ không thấy sự thị hiện này.

58.Như ban ngày mặt trời chói chang

Hoa sen v.v… xoè nở và hoa Kumuta khép nụ

(Huệ trắng tây nở ban đêm)

Mặt trời không phân biệt về ưu khuyết

Làm hoa sen (nước sinh) nở và khép.

Mặt trời của bậc Thánh (Phật) cũng vậy.

59.Như mặt trời vô phân biệt rằng

Chính ta đồng một lúc phát sáng

Làm cho hoa sen xoè nở

Làm cho những cái khác chín mùi.

60. Cũng vậy, mặt trời của Như lai

Toả ánh sáng diệu pháp

Đi vào đồ chúng hoa sen

Không có tưởng phân biệt.

61.Pháp thân và sắc thân

Hiện trên bầu trời Bồ đề tạng

Mặt trời Biến tri (Toàn tri) phóng chiếu

Ánh sáng trí tuệ đến chúng sinh.

62.Vầng mặt trời Như Lai

Vô lượng hiện đồng thời

Trong tất cả vật chứa nước

Của đồ đệ thanh tịnh.

63.Pháp giới giữa hư không

Thường bao khắp tất cả

Như mặt trời Phật chiếu sáng

Hợp với đỉnh núi của đồ đệ.

64.Như mặt trời mọc với hàng ngàn tia sáng rộng lớn

Lần lượt chiếu sáng khắp thế gian

Chiếu xuống núi cao, trung và thấp

Cũng vậy, mặt trời Phật

Trình tự chiếu xuống chúng hữu tình.

65.Nhưng mặt trời không chiếu đến

Tất cả giữa hư không

Cũng không thể chỉ bày nghĩa của đối tượng nhận thức

Cho người bị bóng tối vô minh che lấp

Đấng bản thể lòng bi với hào quang nhiều sắc màu

Soi sáng cho chúng sinh

Chỉ bày nghĩa của đối tượng sở tri.

66.Khi đức Phật đi vào Thành thị

Những người có mắt thấy

Do thấy họ lìa bỏ điều vô nghĩa

Cảm nghiện sự lợi ích

Những người si mê rơi xuống biển luân hồi

Bị bóng tối của quan kiến chướng ngại

Ánh mặt trời Phật chiếu sáng

Trí tuệ thấy nơi chưa từng thấy.

67.Giống như Bảo châu như ý (viên ngọc ước)

Tuy không có phân biệt nhưng cùng một lúc

Làm thoả mãn tất cả từng ước nguyện

Hành vi, cảnh, nơi chốn v.v…

68.Dựa vào Như ý bảo châu Phật

Những tâm tư khác biệt

Nghe những bài pháp khác nhau

Tuy Phật pháp không tưởng phân biệt.

69.Như Bảo châu như ý không có tưởng phân biệt

Ban cho tài sản theo ước muốn của hữu tình

Một cách tự nhiên vô công dụng

Cũng vậy Phật thường ở lại

Không cần nổ lực dùng (pháp) thích hợp

Làm lợi tha cho đến khi luân hồi chưa chấm dứt.

70.Chúng sinh này có muốn cũng rất khó tìm

Viên ngọc quý như thế ở dưới đáy biển cả

Cũng vậy nên biết chúng sinh duyên kém

Bị phiền não áp bức trong tâm

Khó tìm thấy được Thiện thệ.

71.Thí như âm vang sinh ra

Do nhận thức của người nghe

Không có phân biệt và tạo tác

Chẳng ở bên trong và bên ngoài.

72.Cũng vậy lời dạy của Như lai phát ra

Do nhận thức của người khác

Không có phân biệt và tạo tác

Chẳng ở bên trong và bên ngoài.

73.Không có dù mảy nay cũng không hiển hiện

Không đối tượng sở duyên cũng không nương tựa

Mà mắt không thể thấy

Không có hình sắc và không thể diễn bày.

74.Thấy cao và thấp trong hư không

Nhưng chẳng có giống như vậy

Cũng vậy thấy tất cả (thị hiện) của Phật

Nhưng chẳng có giống như vậy.

75.Mọi vật sinh từ đất

Không có tưởng phân biệt nương vào đất

Tăng trưởng, nương nhờ và phát triển tươi tốt.

76.Cũng vậy nếu nương tựa vào

Phật địa viên mãn không phân biệt

Khiến các thiện căn của chúng sinh

Tất cả được tăng trưởng.

77. Do chúng sinh không thấy được

Hoạt động mà không cần nổ lực

Nói chín loại ví dụ này

Để cắt đứt nghi ngờ của đồ đệ.

78.Trong kinh dạy rộng rãi

Chín loại ví dụ này

Chính tên của kinh này

(Kinh Trang nghiêm ánh sáng trí tuệ nhập vào cảnh Phật)

Tuyên thuyết sự cần thiết ấy.

79.Nghe phát sinh trí tuệ

Đại Quang Minh Trang Nghiêm

Có trí nhanh nhập vào

Tất cả hành cảnh của chư Phật.

80.Nắm chắc nghĩa tóm lược

Của chín loại ví dụ

Lưu ly, Đế thích tượng v.v…

81.Thị hiện, nói, châu biến

Biến hoá, tuệ phát tán

Bí mật của thân, ngữ và ý

Đạt bản thể tâm bi.

82. Không có ý phân biệt

Tịch lặng tất cả sự nổ lực liên tục

Như ngọc Lưu ly vô cấu

Phản chiếu ảnh của Đế Thích v.v…

83.Nguyện tịch tịnh nổ lực

Ý vô phân biệt làm nhân chứng minh

Tự tính nghĩa thành lập nghĩa

Ví dụ: Hình ảnh của Đế thích v.v…

84.Đây là nghĩa trong phẩn này

Chín loại ví dụ: Thị hiện v.v…

Đạo sư lìa sinh tử

Không cần nổ lực thực hành.

85.Như Đế Thích, chiếc trống và áng mây

Như Phạm thiên, mặt trời và bảo vương

Hư không, âm hưởng và trái đất

Vị Du già biết không cần nổ lực

Làm lợi tha cho đến hết sinh tử.

86.Như ngọc hiện Đế thich thiên

Khéo giáo giới tựa như chiếc trống trời

Áng mây lớn Biến chủ trí và bi

Bao khắp vô biên chúng sinh đến Hữu đảnh.

87.Như Phạm thiên không rời cõi vô lậu

Mà thị hiện rất nhiều hoá thân

Như mặt trời, ánh sáng trí tuệ phóng ra

Ý tựa như Như ý bảo châu tinh khiết.

88.Lời của chư Phật như tiếng vang không ngôn từ

Thân bao khắp như hư không thường hằng vô sắc

Phật địa như đất làm nền tảng cho tất cả

Dược thảo pháp trắng của chúng sinh.

89.Thanh tịnh như Lưu ly

Nhân thấy Phật trong tâm

Nền đất không thối chuyển

Tăng trưởng tính tín căn.

90.Vì thiện có sinh và diệt

Sắc thân Phật có sinh và diệt

Như Đế thích, Năng nhân

Pháp thân không sinh diệt.

91. Cũng vậy không cần nổ lực

Pháp thân không sinh không diệt

Thị hiện các công hạnh v.v…

Cho đến khi nào luân hồi còn tồn tại.

92.Tóm lược các ví dụ này

Nghĩa theo thứ tự này

Trước sau pháp không đồng

Qua đoạn trừ mà nói.

93.Phật giống như ảnh tượng

Nhưng Phật không giống (ảnh tượng) không có âm thanh;

Như chiếc trống trời, nhưng (Phật) không giống

(Trống trời) không làm lợi ích cho tất cả;

94.Giống như áng mây lớn

Nhưng (Phật) không giống (mây)

Không loại ra hạt giống vô ích;

Giống như Đại Phạm thiên

Nhưng (Phật) không giống Phạm thiên

Không làm cho thuần thục lâu dài.

95.Giống như hình mặt trời

Nhưng (Phật) không giống mặt trời

Không xoá tan bóng tối mãi mãi

Giống như Bảo châu như ý

Nhưng (Phật) không giống

Bảo châu như ý không khó tìm.

96.Như tiếng vang, nhưng (Phật) chẳng giống

Từ duyên mà sinh ra

Thanh tịnh như hư không

Vì không là cơ sở.

97.Như Mạn-đà-la đất

Làm nơi chốn nương ở viên mãn

Cho tất cả chúng sinh

Thế gian và xuất thế gian.

98.Nhờ nương tựa Phật Bồ đề

xuất sinh con đường xuất thế gian

Nghiệp đạo thiện, thiền định

Sinh khởi vô lượng và vô sắc

LỢI ÍCH PHẨM 5

(28 kệ tụng)

1.Phật giới, Phật Bồ đề

Phật pháp và Phật sự nghiệp

Hữu tình thanh tịnh cũng không thể suy lường

Đây là hành cảnh của những vị dẫn đạo.

2.Người trí tin cảnh của Phật

Trở thành vật chứa của nhiều đức tính Phật

Hoan hỷ nhiều đức tính không thể suy lường

Áp chế phước của tất cả chúng sinh.

3.Người hy cầu Bồ đề mỗi ngày thường dâng cúng Chư Phật

Cõi đất vàng kim trang hoàng ngọc ma ni

Số lượng bằng số bụi ở cõi Phật

Người khác chỉ nghe ngôn từ này

Nghe xong có niềm tin (luận) này

Đạt phước đức nhiều hơn

Thiện có được từ bố thí.

4.Người trí cầu vô thượng Bồ đề

Trải qua nhiều kiếp thân khẩu ý không cần nổ lực

Trì giới không cấu nhiễm

Người khác nghe chỉ ngôn từ này

Nghe xong có niềm tin luận này

Đạt phước nhiều hơn thiện có được do trì giới.

5.Người này tu tập phương tiện Bồ đề không biến chuyển

Thành tựu viên mãn cõi Trời và Phạm thiên

Thiền định đoạn trừ lửa phiền não ba cõi

Người khác chỉ nghe ngôn từ trong đây

Nghe xong có niền tin

Phước nhiều hơn thiện có từ thiền định.

6.Bởi vì bố thí được giàu sang

Trì giới sinh cõi cao

Tu thiền đoạn phiền não

Trí tuệ đoạn tất cả phiền não sở tri

Trí tuệ tối thắng này (duy nhất học, nghe và khát ngưỡng)

Nguyên nhân của trí này là nghe (bốn phẩm) này.

7.Xứ (Phật tánh) và chuyển biến xứ (Bồ đề)

Đức tính của Bồ đề (đức tính), thành tựu nghĩa (sự nghiệp)

Đây nói là bốn loại

Cảnh của Phật chứng tri.

8.Người trí tin tưởng rằng

Có (Phật tánh), khả năng và đức tính

Trở thành hữu duyên nhanh chóng

Đạt quả vị Như lai.

9.Cảnh không thể suy lường này

Ta có (Phật tánh) và như ta có thể đạt

Đạt được đức tính giống như đây

Vì niềm tin thắng giải.

10.Vật chứa các đức tính:

Dục, tinh tấn, niệm, định, tuệ v.v…

Tâm bồ đề thường trụ ở gần

Trong họ (chư vị Bồ tát).

11.Tâm bồ đề đó thường an trụ

Phật tử bất thối chuyển

Phước đức Ba-la-mật viên mãn

Chuyển thành tính thanh tịnh.

12.Phước đức trong năm Ba-la-mật đầu

Không phân biệt ba tướng

Chúng thanh tịnh viên mãn

Vì đã đoạn trừ phương diện đối lập.

13.Phước bố thí sinh từ bố thí

Phước trì giới sinh từ trì giới

(Phước của) cả hai nhẫn và định sinh từ tu tập

Tinh tấn đi cùng tất cả (ba phước).

14.Phân biệt tam luân (tác nhân, hành động và đối tượng)

Gọi là sở tri chướng

Các phân biệt: Bỏn xẻn v.v…

Chúng là phiền não chướng.

15.Ngoại trừ trí tuệ ra

Không có nhân khác đoạn trừ (hai chướng)

Trí tuệ tối thắng, nền tảng (tuệ) là nghe

Cho nên nghe là tối thượng.

16.Dựa vào giáo và luận lý đáng tin như trên

Giải thích này để hộ trì người trí,

Vì tự thanh tịnh bản thân

Những người có niềm tin thiện viên mãn.

17.Như nương nhờ ánh sáng ngọn đèn, điện,

Viên ngọc, mặt trời và mặt trăng

Người có mắt có thể thấy

Cũng vậy nương nhờ Năng nhân phóng hào quang

Nghĩa, từ, pháp và biện tài (tứ vô ngại giải)

Mà khéo giải thích luận này.

18.Nghĩa liên hệ thân thiết với pháp

Lời Phật đoạn trừ phiền não tạp nhiễm trong tam giới

Tuyên thuyết lợi ích của tịch tĩnh

Đó là lời Tiên nhân (Phật) dạy

Lời dạy khác thì ngược lại.

19.Luận giải giáo lý Phật

Với tâm không tán loạn

Thuận hợp đạt giải thoát đạo

Xem như lời Tiên nhân

Tôn kính trên đỉnh đầu.

20.Bởi vì trên thế gian này

Không có pháp thiện xảo hơn Phật

Toàn tri như lý chứng tri

Chân thật tối thượng không hư dối

Ngoài Phật không ai biết

Không nên quấy loạn kinh tạng

Mà do Tiên nhân tự thành lập.

Vì sẽ phá hoại Phật đạo lý

Cũng làm tổn hại chánh pháp.

21.Những người do si mê phiền não, phỉ báng thánh giả

Khinh thường lời dạy của bậc Thánh

Tất cả do kiến chấp

Đừng để tâm bị nhiễm ô kiến chấp

Nhuộn được vải sạch mà không nhuộn được vải đã loan dầu.

22.Do trí kém, do thiếu niềm tin thiện lành,

Do ỷ vào tà mạn

Tính chướng ngại do từ bỏ chánh pháp

Do chấp bất liễu nghĩa (tương đối) là liễu nghĩa (tuyệt đối)

Do tham đắm lợi dưỡng,

Do sức mạnh quan kiến

Do nương theo người phá hoại pháp

Do cách xa người hộ trì pháp

Do tin điều thấp kém

Khiếm bỏ pháp của chư vị A-la-hán (Phật).

23.Người trí cũng không nên sợ lửa tàn khốc,

Rắn độc, kẻ sát nhân và sấm sét

Giống như sợ làm suy hoại pháp thâm sâu

Lửa tàn khốc, rắn độc, kẻ sát nhân và sấm sét

Chỉ chấm dứt mạng sống nhưng không ném ta vào

Vô gián địa ngục rất khiếp đảm.

24.Do thường xuyên kết giao bạn tội lỗi,

Người đó có ác tâm với Phật

Giết cha mẹ, giết A-la-hán và phá hoà hợp tăng

Nếu (người ấy) quyết định tư duy về pháp tính

Sẽ nhanh chóng thoát khỏi tội trên

Tâm người sân giận pháp thì làm gì có giải thoát?

25.Những phước thiện có được nhờ giải thích đúng

Bảy xứ: Tam bảo, thanh tịnh giới (Phật tính),

Bồ đề vô cấu, đức tính và sự nghiệp

Nguyện chúng sinh này thấy được ánh sáng vô biên

Vô lượng thọ Tiên nhân (Phật A-di-đà)

Nhờ thấy (Phật) cũng nguyện cho họ

Sinh khởi pháp nhãn vô cấu, đạt vô thượng Bồ đề.

26.Dựa vào đâu, nguyên nhân gì

Bằng cách nào và giải thích như thế nào

Những gì là nhân tương ứng

Được dạy qua bốn kệ tụng (16-17-18-19).

27.Hai (kệ tụng 20-21) nói về phương pháp tự thanh tịnh

Một nói nhân suy hoại(kệ tụng 22)

Lại nói hai kệ tụng (kệ tụng 23-24)

Là nói về kết quả.

28.Nhẫn nhục Mạn-đà-la chúng

Thuyết pháp đạt Bồ đề

Tóm lược có hai quả

Nói trong kệ tụng cuối cùng (kệ tụng 25).

Dharamsala ngày 4/5/2019

Con thành kính tri ân Geshe Kunkhenla (Tu viện Drepung Loseling), Geshe Sangke Jangchupla (Viện trưởng Tu viện

Gaden Shartse) đã dạy Bảo tánh luận cho con vào năm 2014.

Đặc biệt tri ân Geshe Ngawang Sangkela (Tu viện Drepung Loseling) hướng dẫn phiên dịch 4/ 2019.

Tài liệu tiếng Tạng

Gyu-La-Ma của Ngài Di Lặc soạn tác.

Gyu-Lame manshe Chimidrokpa sengke ngaro của Ngài Jamgon Lodro- Thaye luận giải.

Thegpa chenpo Gyu-La-Ma trika của Gyatshap Tharma-Rinchen luận giải.

Tham khảo tiếng anh

The Changeless Nature (Mahayana Uttara Tantra Sastra) by Arya Maitreya & Acarya Asanga, translated from the Tibetan by Ken

& Katia Holmes.

Maitreya’s the Uttaratantra by Khenchen Thrangu Rinpoche

Tham khảo tiếng Hoa

Bảo tánh luận của dịch giả Giang Ba dịch từ tiếng Tạng sang tiếng Hoa

Tham khảo bản tiếng Việt

Luận Phật tính của dịch giả Đỗ Đình Đồng dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt

Tri ân tất cả tài liệu và dịch giả mà con đã tham khảo. Bản dịch chưa hiệu đính, chuẩn bị pháp hội đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết giảng cho người Nga

thỉnh ngày 10-12/5/2019.