82
ĐẠI HC QUC GIA HÀ NI TRƯỜNG ĐẠI HC KHOA HC TNHIÊN ********000********* TRN TUN HIP ĐẶC ĐIỂM CA CC TRNHIỆT ĐỘ MT SVÙNG KHÍ HU VIT NAM LUẬN VĂN THẠC SKHOA HC Hà Ni, 2018

ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

  • Upload
    others

  • View
    8

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

********000*********

TRẦN TUẤN HIỆP

ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐ

VÙNG KHÍ HẬU VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Hà Nội, 2018

Page 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

********000*********

TRẦN TUẤN HIỆP

ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐ

VÙNG KHÍ HẬU VIỆT NAM

Chuyên ngành : Khí tượng và Khí hậu học

Mã số : 60 44 02 22

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. VŨ THANH HẰNG

Hà Nội, 2018

Page 3: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

1

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo hướng dẫn PGS.TS

Vũ Thanh Hằng, người đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình

thực hiện Luận văn.

Tôi xin trận trọng cảm ơn các thầy cô trong Khoa Khí tượng Thuỷ văn và

Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã

trang bị cho tôi những kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành Khí tượng và Khí hậu

học. Những kiến thức này đã giúp tôi hoàn thành tốt khoá học và phục vụ cho

chuyên môn nghiệp vụ tại cơ quan công tác.

Xin chân thành cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo và cán bộ của Đài Khí tượng

Cao không đã tạo điều kiện cho tôi tham gia khóa đào tạo Thạc sĩ, tận tình giúp đỡ

tôi trong quá trình học tập cũng như thực hiện Luận văn.

Trân trọng cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã

luôn sát cánh, động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành Luận văn.

Trần Tuấn Hiệp

Page 4: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ VÀ CÁC HÌNH THẾ

TÁC ĐỘNG ............................................................................................................. 10

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài ............... 10

1.2. Một số hình thế qui mô lớn ảnh hưởng đến nhiệt độ ở Việt Nam ............... 17

1.2.1. Hình thế qui mô lớn từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau ................................... 18

1.2.2. Hình thế qui mô lớn từ tháng 4 đến tháng 9 ................................................... 20

CHƯƠNG 2: SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 25

2.1. Số liệu quan trắc và tái phân tích ................................................................... 25

2.2. Một số chỉ số nhiệt độ....................................................................................... 27

2.3. Đặc điểm của khu vực nghiên cứu .................................................................. 30

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KẾT QUẢ VÀ NHẬN XÉT ........................................... 33

3.1. Kết quả tính toán các chỉ số nhiệt độ ............................................................. 33

3.1.1. Một số đặc điểm của nhiệt độ cực trị .............................................................. 33

3.1.2. Một số đặc điểm của hiện tượng nắng nóng và rét đậm rét hại ..................... 53

3.2. Đặc điểm trường khí áp trung bình trong một số trường hợp riêng .......... 60

3.2.1. Đặc điểm trường khí áp trung bình trong một số trường hợp nhiệt độ cực trị ......... 60

3.2.2. Đặc điểm trường khí áp trung bình trong điều kiện ENSO ........................... 70

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 78

Page 5: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

3

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

AR5 Fifth Assessment Report (Báo cáo đánh giá lần thứ năm của IPCC)

A2 Kịch bản phát thải khí nhà kính cao của IPCC

B1 Vùng khí hậu Tây Bắc

B2 Vùng khí hậu Đông Bắc

B4 Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ

BĐKH Biến đổi khí hậu

CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả của một công trình, bài báo,…)

CSDI Số ngày các đợt lạnh

DTR Biên độ nhiệt năm/ tháng

DTRm Biên độ nhiệt lớn nhất năm/tháng

ECMWF The European Centre for Medium-Range Weather Forecasts (Trung

tâm dự báo thời tiết hạn vừa châu Âu)

ETCCDI Expert Team on Climate Change Detection and Indices (Nhóm

chuyên gia giám sát và phát hiện BĐKH)

ENSO El Nino/Southern Oscillation

IPCC Intergovernmental Panel on Climate Change (Ban Liên chính phủ về

Biến đổi khí hậu)

ITCZ Dải hội tụ nhiệt đới

NCAR The National Center for Atmospheric Research (Trung tâm Quốc gia

nghiên cứu khí quyển Hoa Kì)

NCEP National Centers for Environmental Prediction (Trung tâm Quốc gia

dự báo môi trường Hoa Kì)

SST Sea Surface Temperature (Nhiệt độ mặt nước biển)

T2m Nhiệt độ trung bình ngày

TBD Thái Bình Dương

Tn

Nhiệt độ cực tiểu, nhiệt độ tối thấp, hay nhiệt độ thấp nhất trong

ngày

TN10p Số ngày trong năm có Tn ≤ phân vị 10% giai đoạn cơ sở

TN15 Nhiệt độ trung bình ngày T2m ≤15oC

TNn Tn nhỏ nhất năm /tháng

TNtb Giá trị trung bình của Tn năm/tháng

TNx Tn lớn nhất năm /tháng

Page 6: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

4

Tx

Nhiệt độ cực đại, hay nhiệt độ tối cao, hay nhiệt độ cao nhất trong

ngày

TX35 Nhiệt độ Tx≥35oC

TX90p Số ngày trong năm có Tx ≥ phân vị 90% giai đoạn cơ sở

TXn Tx nhỏ nhất năm/tháng

TXtb Giá trị trung bình của Tx năm/tháng

TXx Tx lớn nhất năm/tháng

N1 Vùng khí hậu Nam Trung Bộ

RCP4.5 Kịch bản nồng độ khí nhà kính trung bình thấp

RCP8.5 Kịch bản nồng độ khí nhà kính cao

WSDI Số ngày các đợt nắng nóng

WMO World Meteorological Organization (Tổ chức Khí tượng thế giới)

Page 7: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

5

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ

Hình 1.1. Trung bình khí áp mực nước biển tháng 10 (bên trái), tháng 11 (bên phải) giai

đoạn 1961-2014 ....................................................................................................................... 18

Hình 1.2. Trung bình khí áp mực nước biển tháng 12 (bên trái), tháng 01 (bên phải) giai

đoạn 1961-2014 ....................................................................................................................... 19

Hình 1.3. Trung bình khí áp mực nước biển tháng 02 (bên trái), tháng 03 (bên phải) giai

đoạn 1961-2014 ....................................................................................................................... 19

Hình 1.4. Trung bình khí áp mực nước biển tháng 04 (bên trái), tháng 05 (bên phải) giai

đoạn 1961-2014 ....................................................................................................................... 22

Hình 1.5. Trung bình khí áp mực nước biển tháng 06 (bên trái), tháng 07 (bên phải) giai

đoạn 1961-2014 ....................................................................................................................... 23

Hình 1.6. Trung bình khí áp mực nước biển tháng 08 (bên trái), tháng 09 (bên phải) giai

đoạn 1961-2014 ....................................................................................................................... 23

Hình 2.1. Vị trí các trạm được sử dụng trong luận văn ....................................................... 26

Hình 2.2. Bản đồ địa hình Việt Nam ..................................................................................... 31

Hình 3.1. Biến trình tháng giá trị TXtb và TXx tại các trạm Điện Biên, Lạng Sơn, Hương

Khê, Quảng Ngãi ..................................................................................................................... 33

Hình 3.2. Biến trình năm của TXtb và TXx tại các trạm Điện Biên, Lạng Sơn, Hương

Khê, Quảng Ngãi ..................................................................................................................... 35

Hình 3.3. Biến trình tháng TNtb và TNn tại các trạm Điện Biên, Lạng Sơn, Hương Khê,

Quảng Ngãi .............................................................................................................................. 36

Hình 3.4. Biến trình năm của TXtb và TXx tại các trạm Điện Biên, Lạng Sơn, Hương

Khê, Quảng Ngãi ..................................................................................................................... 38

Hình 3.5. Biến trình tháng DTR và DTRm tại các trạm Điện Biên, Lạng Sơn, Hương

Khê, Quảng Ngãi ..................................................................................................................... 40

Hình 3.6. Biến trình năm của DTR và DTRm tại các trạm Điện Biên, Lạng Sơn, Hương

Khê, Quảng Ngãi ..................................................................................................................... 42

Hình 3.7. Biến trình năm của TX90P tại các trạm Điện Biên, Lạng Sơn, Hương Khê,

Quảng Ngãi .............................................................................................................................. 44

Hình 3.8. Biến trình năm của TN10P tại các trạm Điện Biên, Lạng Sơn, Hương Khê,

Quảng Ngãi .............................................................................................................................. 45

Page 8: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

6

Hình 3.9. Phân bố tần suất nhiệt độ tối cao theo thập kỷ tại các trạm Điện Biên, Lạng

Sơn, Hương Khê, Quảng Ngãi ............................................................................................... 51

Hình 3.10. Phân bố tần tuất nhiệt độ tối thấp theo thập kỷ tại các trạm Điện Biên, Lạng

Sơn, Hương Khê, Quảng Ngãi ............................................................................................... 52

Hình 3.11. Biến trình năm của số ngày nắng nóng tại các trạm Điện Biên, Lạng Sơn,

Hương Khê, Quảng Ngãi ........................................................................................................ 54

Hình 3.12. Trung bình năm số đợt Tx ≥35oC tại các trạm Điện Biên, Lạng Sơn, Hương

Khê, Quảng Ngãi ..................................................................................................................... 56

Hình 3.13. Biến trình số ngày nắng nóng trung bình tháng tại các trạm Điện Biên, Lạng

Sơn, Hương Khê, Quảng Ngãi ............................................................................................... 57

Hình 3.14. Biến trình số ngày rét đậm rét hại trung bình tháng tại .................................... 58

trạm Điện Biên và Lạng Sơn .................................................................................................. 58

Hình 3.15. Trung bình năm số đợt T2m ≤15oC tại trạm Điện Biên, Lạng Sơn .................. 59

Hình 3.16. Biến đổi trình số ngày rét đậm rét hại tại các trạm Điện Biên, Lạng Sơn ...... 60

Hình 3.17. Trung bình khí áp mực biển 10 ngày có TNn nhỏ nhất (a), TNn lớn nhất (b),

TXx nhỏ nhất (c) và TXx lớn nhất (d) tại trạm Điện Biên. .................................................. 62

Hình 3.18. Trung bình khí áp mực biển 10 ngày có nhiệt độ cực trị TNn nhỏ nhất (a),

TNn lớn nhất (b), TXx nhỏ nhất (c) và TXx lớn nhất (d) tại trạm Lạng Sơn. ................... 65

Hình 3.19. Trung bình khí áp mực biển 10 ngày có nhiệt độ cực trị TNn nhỏ nhất (a),

TNn lớn nhất (b), TXx nhỏ nhất (c) và TXx lớn nhất (d) tại trạm Hương Khê. ................ 67

Hình 3.20. Trung bình khí áp mực biển 10 ngày có nhiệt độ cực trị Tn nhỏ nhất (a), Tn

lớn nhất (b), Tx nhỏ nhất (c) và Tx lớn nhất (d) trạm Quảng Ngãi. ..................................... 69

Hình 3.21. Khí áp trung bình mực biển tháng 1 (a) và tháng 7 (b) trong những năm El

Nino (trên), La Nina (giữa) và non-ENSO (dưới) ................................................................ 71

Hình 3.22. Độ cao địa thế vị trung bình mực 850mb tháng 1 (a) và tháng 7 (b) trong

những năm El Nino (trên), La Nina (giữa) và non-ENSO (dưới) ...................................... 73

Hình 3.23. Độ cao địa thế vị trung bình mực 700mb tháng 1 (a) và tháng 7 (b) trong

những năm El Nino (trên), La Nina (giữa) và non-ENSO (dưới) ...................................... 74

Hình 3.24. Độ cao địa thế vị trung bình mực 500mb tháng 1 (a) và tháng 7 (b) trong

những năm El Nino (trên), La Nina (giữa) và non-ENSO (dưới) ...................................... 75

Page 9: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Các chỉ số nhiệt độ cực trị ................................................................................... 29

Bảng 3.1. Giá trị phân vị thứ 90 của Tx và phân vị thứ 10 của Tn ....................................... 43

Bảng 3.2. Tần suất xuất hiện nhiệt độ Tx trong các khoảng nhiệt độ trạm Điện Biên ......... 46

Bảng 3.3. Tần suất xuất hiện nhiệt độ Tx trong các khoảng nhiệt độ trạm Lạng Sơn ......... 47

Bảng 3.4. Tần suất xuất hiện nhiệt độ Tx trong các khoảng nhiệt độ trạm Hương Khê ...... 48

Bảng 3.5. Tần suất xuất hiện nhiệt độ Tx trong các khoảng nhiệt độ trạm Quảng Ngãi ..... 48

Bảng 3.6. Tần suất xuất hiện nhiệt độ T2m trong các khoảng nhiệt độ trại trạm Điện Biên 49

Bảng 3.7. Tần suất xuất hiện nhiệt độ T2m trong các khoảng nhiệt độ trạm Lạng Sơn ....... 50

Bảng 3.8. 10 ngày TXx lớn nhất và 10 ngày TXx nhỏ nhất tại trạm Điện Biên ................. 61

Bảng 3.9. 10 ngày TNn lớn nhất và 10 ngày TNn nhỏ nhất tại trạm Điện Biên ................. 62

Bảng 3.10. 10 ngày TXx lớn nhất và 10 ngày TXx nhỏ nhất tại trạm Lạng Sơn ................ 64

Bảng 3.11. 10 ngày TNn lớn nhất và 10 ngày TNn nhỏ nhất trạm Lạng Sơn ..................... 64

Bảng 3.12. 10 ngày TXx lớn nhất và 10 ngày TXx nhỏ nhất tại trạm Hương Khê ............. 66

Bảng 3.13. 10 ngày TNn lớn nhất và 10 ngày TNn nhỏ nhất tại trạm Hương Khê ............. 67

Bảng 3.14. 10 ngày TXx lớn nhất và 10 ngày TXx nhỏ nhất tại trạm Quảng Ngãi ............ 68

Bảng 3.15. 10 ngày TNn lớn nhất và 10 ngày TNn nhỏ nhất trạm Quảng Ngãi ................. 69

MỞ ĐẦU

Nhiệt độ là một yếu tố khí tượng thể hiện đặc tính cường độ của trạng thái

khí quyển. Ngoài việc đo yếu tố nhiệt độ vào các kỳ quan trắc và giản đồ được ghi

lại bằng nhiệt ký còn có hai đặc trưng nhiệt độ được quan trắc hàng ngày đó là nhiệt

độ tối cao (Tx) và nhiệt độ tối thấp (Tn). Nhiệt độ Tx và Tn hàng ngày là các giá trị

tức thời của trạng thái khí quyển tại một địa điểm cụ thể. Các giá trị này luôn biến

đổi từ ngày này sang ngày khác, từ khu vực này sang khu vực khác và biến đổi theo

thời gian trong năm. Khi tính trung bình theo tháng, năm hoặc một khoảng thời gian

đủ dài thì giá trị này đặc trưng cho khí hậu của khu vực đó và ít biến đổi hơn. Các

hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng, rét đậm, rét hại, hạn hán… không thể

đo đạc một cách trực tiếp mà phải xác định thông qua các giá trị nhiệt độ cực trị

này.

Trong những năm gần đây, có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nhiệt độ tối

thấp và nhiệt độ tối cao không chỉ chịu ảnh hưởng của các yếu tố địa lý tự nhiên, địa

hình, bức xạ của khu vực đó mà còn chịu tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH).

Page 10: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

8

BĐKH tác động đến nhiều yếu tố khí hậu, nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội. Các

yếu tố khí hậu bị tác động như nhiệt độ trung bình, nhiệt độ tối thấp, nhiệt độ tối

cao, lượng mưa trung bình, lượng mưa ngày lớn nhất, chế độ bốc hơi, chỉ số ẩm ướt,

hạn hán và một số yếu tố khác.

Yếu tố nhiệt độ bị tác động là không đồng nhất trên toàn cầu, ở các khu vực

khác nhau chịu tác động và thay đổi không giống nhau, phụ thuộc vào những đặc

điểm như địa hình, chế độ mặt đệm, hoạt động của con người… Sự tác động này thể

hiện rõ nhất qua các chỉ số khí hậu cực đoan của nhiệt độ. Vì vậy, việc phân tích

dựa trên bộ số liệu quan trắc trong quá khứ để hiểu rõ hơn về đặc điểm biến đổi của

nhiệt độ cực trị là một việc làm hết sức cần thiết giúp cho việc hoạch định chính

sách ứng phó phù hợp, giảm thiểu đến mức thấp nhất mức độ tổn thương và thích

ứng tốt nhất với biến đổi khí hậu [12].

Báo cáo đánh giá lần thứ 5 của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu

(IPCC) đã khẳng định nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng lên từ cuối thế kỷ 19 và đây

là một xu hướng không thể đảo ngược. Trong ba thập kỷ vừa qua bề mặt trái đất

liên tục nóng lên, hơn tất cả các thập kỷ trước và thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI

là nóng nhất. Nhiệt độ trung bình toàn cầu của cả bề mặt trái đất và đại dương đều

có xu hướng tăng lên tuyến tính. Trong khoảng thời gian từ 1901–2012 là 0.89°C

[0.69–1.08°C], và khoảng 0.72°C [0.49–0.89°C] trong giai đoạn 1951-2012. Báo

cáo cũng khẳng định rằng nhiệt độ cực đại và nhiệt độ cực tiểu cũng có xu hướng

tăng lên trên qui mô toàn cầu. Ở Việt Nam nhiệt độ có xu thế tăng ở hầu hết các

trạm quan trắc, tăng nhanh trong những thập kỷ gần đây. Trung bình cả nước, nhiệt

độ trung bình năm thời kỳ 1958-2014 tăng khoảng 0.62°C, riêng giai đoạn (1985-

2014) nhiệt độ tăng khoảng 0.42°C. Tốc độ tăng trung bình mỗi thập kỷ khoảng

0.10°C, thấp hơn giá trị trung bình toàn cầu [13].

Do đó, tác giả đề xuất nghiên cứu “Đặc điểm của cực trị nhiệt độ ở một số

vùng khí hậu Việt Nam”, trong đề tài tác giả đã lựa chọn một số chỉ số tính toán xác

định từ nhiệt độ Tx và Tn để làm rõ các đặc điểm biến đổi của nhiệt độ cực trị ở 4

trạm đại diện thuộc bốn vùng khí hậu là vùng Tây Bắc (B1), vùng Đông Bắc (B2),

vùng Bắc Trung Bộ (B4) và vùng Nam Trung Bộ (N1).

Page 11: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

9

Page 12: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ

VÀ CÁC HÌNH THẾ TÁC ĐỘNG

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài

Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy bằng chứng về sự thay đổi của khí

hậu cực trị trên phạm vi toàn cầu, khu vực và địa phương. Tìm hiểu rõ đặc điểm

của khí hậu cực trị ở cấp vùng, khu vực và địa phương là rất quan trọng không

chỉ đối với việc xây dựng các hệ thống cảnh báo, cảnh báo sớm mà còn là cơ sở

để phát triển các chiến lược thích ứng [12]. Khi nghiên cứu về khu vực Đông

Bắc Mỹ là một vùng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu đến cuộc

sống của người dân, các ngành công nghiệp và môi trường, Paula.J.Brown và cs

(2010) đã sử dụng số liệu nhiệt độ quan trắc từ năm 1870 đến năm 2005 của 40

trạm trên khu vực Đông Bắc Mỹ để tính và phân tích 17 chỉ số cực đoan nhiệt độ

cho thấy ấm lên biểu thị ở sự gia tăng các chỉ số nhiệt độ tối cao như đêm nóng

và ngày hè. Giảm tần suất các sự kiện lạnh như số ngày đóng băng, số ngày

sương giá và giảm thời gian các đợt lạnh [26].

Dulamsuren Dashkhuu và cs (2015) sử dụng số liệu nhiệt độ cực trị ngày

để nghiên cứu xu hướng biến đổi trong thời gian dài trên toàn lãnh thổ Mông

Cổ, tác giả đã sử dụng phầm mềm Climdex 1.0 để tính toán 11 chỉ số của cực

đoan nhiệt độ. Kết quả cho thấy có sự thay đổi đáng kể các chỉ số nhiệt độ

trong suốt thời gian nghiên cứu đặc biệt là ở sa mạc Gobi. Qua phân tích cho

thấy sự gia tăng rõ rệt của ngày hè và giảm đáng kể số ngày sương giá, giá trị

lớn nhất của nhiệt độ tối cao ngày TXx và nhiệt độ tối thấp ngày TNx và giá trị

nhỏ nhất của TNn, TXn có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên TXx và TNx có xu

hướng tăng lên chủ yếu ở sa mạc Gobi, trong khi đó TXn và TNn tăng lên trên

toàn bộ quốc gia. Điều đó chứng tỏ sự biến đổi của nhiệt độ ở những khu vực

và vị trí địa lý khác nhau thì không giống nhau. Tốc độ giảm đáng kể 0.6-1

ngày/thập kỷ của chỉ số đêm lạnh và tăng 2.8-3.1 ngày/ thập kỷ của chỉ số đêm

nóng. Sự giảm đêm lạnh xảy ra ở cả 4 mùa trong năm, còn sự gia tăng của số

ngày nóng và đêm nóng xảy ra chủ yếu vào mùa hè. Như vậy mặc dù có sự tăng

Page 13: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

11

và giảm ở các chỉ số nhưng không đồng đều và khác nhau trong các khoảng

thời gian trong năm [19].

M.S. Varfi và cs (2009) khi nghiên cứu về đặc điểm của số ngày nóng và

ngày lạnh trên khu vực Hy Lạp đã phân tích nhiệt độ tối thấp và tối cao của 17 trạm

Synop, sử dụng 7 chỉ số để xác định cường độ, tần suất và độ lớn của nhiệt độ cực

trị. Kết quả nghiên cứu cho thấy số ngày nóng tăng lên và số ngày lạnh giảm đi. Các

chỉ số cũng thể hiện khí hậu ở Hy Lạp có dấu hiệu dịu xuống ở những năm 1970 và

đầu những năm 1980 sau đó có xu hướng nóng lên [25].

Z. X. Xu và cs (2015) trong nghiên cứu về đặc điểm biến đổi theo không

gian và thời gian của cực trị nhiệt độ ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đã sử dụng số

liệu quan trắc từ 28 trạm từ 1958-2013 để tính 6 chỉ số liên quan đến cực trị nhiệt

độ, kết quả phân tích xu hướng được kiểm tra bằng phương pháp Mann-Kendal. Để

phân tích đặc điểm cho từng vùng tác giả đã chia khu vực thành 5 vùng nhỏ theo

đặc điểm khí hậu và địa hình, sau đó phân tích đặc điểm cho từng vùng và so sánh

với nhau. Kết quả chỉ ra rằng những biến đổi của nhiệt độ cực trị là thay đổi đáng kể

theo cả không gian và thời gian [30].

J. Caesar và cs (2010) trong báo cáo tổng hợp tại một hội thảo cho các nước

thuộc khu vực Thái Bình Dương đã kết hợp số liệu quan trắc từ 13 quốc gia để phân

tích khí hậu cực trị cho khu vực, trong giai đoạn từ 1971-2005. Cập nhật các đánh

giá về thay đổi khí hậu cực trị bằng cách sử dụng dữ liệu có sẵn ở các trạm mới,

đồng thời dựa trên các kết quả nghiên cứu trước đây cho khu vực Đông Nam Á. Tác

giả đã sử dụng các phương pháp tốt nhất và thử nghiệm rộng rãi để so sánh kết quả

trong khu vực với các nơi khác trên thế giới. Mối quan hệ giữa biến đổi liên tục

trong các chỉ số cực trị khí hậu với các mô hình nhiệt độ mặt biển (SST) đã được

kiểm tra với sự tập trung chính vào ảnh hưởng của hiện tượng ENSO. Các kết quả

đều cho thấy giống với các khu vực khác trên toàn cầu, các chỉ số cực trị nóng, đặc

biệt là ban đêm đang ngày càng gia tăng và nhiệt độ lạnh nhất đang có xu hướng

giảm tuy nhiên không đồng đều về mặt không gian trong khu vực [21].

Tại Thailand, Devesh Sharma và cs (2014) đã phân tích xu hướng của cực trị

nhiệt độ cho khu vực phía Tây (hai lưu vực sông là sông Mae Ping và Mae Klong),

sử dụng dữ liệu quan trắc nhiệt độ tối thấp và nhiệt độ tối cao để tính các chỉ số cực

Page 14: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

12

trị. Mức độ của các xu hướng được ước tính bằng phương pháp hồi qui tuyến tính, ý

nghĩa thống kê sử dụng cho giá trị P là 5% và cách kiểm chứng của Kendall-tau.

Kết quả cho thấy sự gia tăng đáng kể số ngày nóng và đêm nóng, giảm đáng kể số

ngày lạnh và đêm lạnh, chỉ số về thời gian nóng có xu hướng gia tăng [17].

G. M. Griffiths và cs (2005) trong nghiên cứu về sự biến đổi của nhiệt độ cực

trị trung bình cho khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đã sử dụng nhiệt độ tối cao và

nhiệt độ tối thấp trong giai đoạn 1961-2003 để phân tích. Kết quả cho thấy phần lớn

các trạm thể hiện xu hướng tăng nhiệt độ tối cao trung bình và nhiệt độ tối thấp

trung bình, giảm số ngày lạnh và đêm lạnh, nhưng một vài trạm thể hiện sự giảm số

ngày nóng và đêm nóng. Sự suy giảm đáng kể quan sát được ở cả nhiệt độ tối thấp

và nhiệt độ tối cao so với thời kỳ chuẩn ở Trung Quốc, Hàn Quốc và một vài trạm ở

Nhật Bản. Vùng hội tụ Nam Thái Bình Dương giữa đảo Fiji và quần đảo Solomon

cho thấy sự biến đổi đáng kể của nhiệt độ tối cao. Mối tương quan giữa nhiệt độ

trung bình và tần suất xuất hiện nhiệt độ cực trị lớn nhất ở Thái Bình Dương nhiệt

đới từ Polynesia thuộc Pháp đến Papua New Guinea, Malaysia, Philippines, Thái

Lan và phía nam Nhật Bản. Sự tương quan yếu trên lục địa hoặc ở vĩ độ cao thể

hiện phần nào sự ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa. Đối với các trạm không thuộc

khu vực đô thị, sự thay đổi tương đối đồng đều cho cả nhiệt độ tối cao và tối thấp

tác động lên cả hai cực trị này mà không thay đổi độ lệch tiêu chuẩn [20].

Qiang Zhang và cs (2009) khi nghiên cứu cho vùng phía tây Trung Quốc đã

sử dụng các mô hình không gian và thời gian của nhiệt độ cực trị được xác định bởi

bách phân vị thứ 5 và thứ 95. Dựa trên số liệu nhiệt độ tối cao và tối thấp hàng ngày

để phân tích, sử dụng phương pháp kiểm nghiệm Mann–Kendall và đường xu thế sử

dụng phương pháp hồi qui tuyến tính. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nhiệt độ tối

thấp theo mùa có xu hướng tăng mạnh hơn nhiệt độ tối cao theo mùa, thể hiện ở cả

tần suất và cường độ. Nhiều trạm thể hiện xu hướng giảm đáng kể nhiệt độ bất

thường vào mùa hè và mùa đông thì lớn hơn mùa xuân và mùa thu. Nhiệt độ tối

thấp trung bình khu vực có xu hướng tăng mạnh hơn nhiệt độ tối cao trong khu vực.

Quá trình ấm lên ở vùng phía tây được đặc trưng bởi sự gia tăng đáng kể của nhiệt

độ tối thấp. Nghiên cứu hữu ích cho các địa phương như sự giảm thiểu tác hại đối

với con người như tài nguyên nước, môi trường sinh thái. Theo như AR5 thì quá

Page 15: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

13

trình biến đổi khí hậu là xu hướng không thể đảo ngược, chúng ta phải có biện pháp

phù hợp để thích ứng với nó. Cần có các nghiên cứu định lượng cho từng khu vực

cụ thể để có các chiến lược, chính sách phù hợp để phát triển kinh tế xã hội ở khu

vực đó [27].

Khí hậu cực trị ở cao nguyên Tây Tạng có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho

khu vực và toàn cầu, nhưng nghiên cứu dựa trên quan trắc ở cao nguyên Tây Tạng

là rất hiếm. Trong nghiên cứu của Wang và cs (2013), những thay đổi gần đây về

cực trị về nhiệt độ trên cao nguyên Tây Tạng từ năm 1973 đến năm 2011. Một số

chỉ số đại diện cho các sự kiện khí hậu cực trị được lựa chọn và tính toán bằng cách

sử dụng dữ liệu nhiệt độ tối cao và tối thấp hàng ngày. Kết quả đã chứng minh rằng

hầu hết các chỉ số lạnh liên quan đến nhiệt độ cực trị (ngày băng giá, ngày sương

giá, đêm lạnh và ngày lạnh, và độ dài của các đợt lạnh) cho thấy có sự giảm đáng

kể, và cả đêm lạnh nhất và ngày lạnh nhất đều tăng trong suốt thời gian nghiên cứu.

Các chỉ số nóng liên quan đến nhiệt độ cực trị như ngày hè, đêm nóng nhất và ngày

nóng nhất, những đêm nóng và những ngày nóng, và các chỉ số thời gian nóng đều

tăng lên. Nhiệt độ ngày đêm cho thấy một xu hướng giảm với ý nghĩa thống kê,

trong khi độ dài mùa tăng lên đáng kể [29].

Mao-Fen Li và cs (2015), đã có công trình nghiên cứu cho Đảo Hải Nam, là

hòn đảo lớn nhất trong vùng nhiệt đới của Trung Quốc, nhiệt độ cực đại hàng ngày

có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho khu vực và toàn cầu, nhưng nghiên cứu dựa

trên quan trắc ở Hải Nam rất ít. Trong nghiên cứu này, những thay đổi hàng năm

gần đây về nhiệt độ hàng ngày ở 7 trạm quan trắc khí tượng trong Đảo Hải Nam từ

năm 1975 đến năm 2012 đã được nghiên cứu. Kết quả chỉ ra rằng những thay đổi

thực sự xảy ra ở nhiệt độ hàng ngày, nhưng những thay đổi là không thống nhất tại

các địa điểm khác nhau trong khu vực. Trên đảo Hải Nam, đêm lạnh nhất (TNn),

ngày lạnh nhất (TXn), những ngày mát mẻ (TX10p), nhiệt độ tối thấp lớn nhất

(TNx), nhiệt độ tối cao lớn nhất (TXx), đêm ấm áp (TN90p), ngày ấm (TX90p),

thời gian đợt nóng (WSDI) cho thấy xu hướng tăng lên, trong khi đêm mát mẻ

(TN10p), chỉ số thời gian đợt lạnh (CSDI) cho thấy xu hướng giảm giữa năm 1975

đến năm 2012 [23].

Page 16: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

14

Mirjana Ruml và cs (2017) phân tích sự thay đổi theo không gian và thời

gian của nhiệt độ cực đoan ở Serbia, thực hiện bằng cách sử dụng các nhiệt độ tối

thập và tối cao hàng ngày từ 26 trạm khí tượng trong giai đoạn 1961-2010 để tính

toán 18 chỉ số của ETCCDI. Giai đoạn nghiên cứu được chia thành hai giai đoạn

nhỏ (1961-1980 và 1981-2010). Xu thế biến đổi được đánh giá bằng cách xây dựng

phương trình hồi quy tuyến tính bằng phương pháp bình phương tối thiểu. Nhiệt độ

trung bình hàng năm cho thấy không có xu thế trong giai đoạn 1961-1980 và xu

hướng tăng lên đáng kể trong giai đoạn 1981-2010 trên toàn bộ khu vực, với tỷ lệ

trung bình là 0,48°C mỗi thập kỷ. Nhiệt độ tối cao trung bình hàng năm có xu

hướng giảm trong giai đoạn 1961-1980 và xu hướng tăng đáng kể ở tất cả các trạm

trong kỳ 1981- 2010, với tỷ lệ trung bình của khu vực là 0.56°C mỗi thập kỷ. Các

chỉ số liên quan đến nhiệt độ tối cao thể hiện xu hướng giảm cho đến năm 1980 và

xu hướng tăng lên sau đó. Các chỉ số liên quan đến nhiệt độ tối thấp có chung nhận

định với xu thế ấm lên toàn cầu trong suốt giai đoạn nghiên cứu. Ở hầu hết các

trạm, biên độ nhiệt độ ngày đêm cho thấy giảm cho đến năm 1980 và không thay

đổi hoặc tăng nhẹ sau đó[24].

Dharmaveer Singh và cs (2016), trong nghiên cứu này xu thế của các sự

kiện cực đoan nhiệt độ và lượng mưa đã được nghiên cứu dựa trên số liệu các

trạm khí tượng thủy văn ở lưu vực sông Sutlej trong thời gian từ 1970-2005

và trong tương lai từ 2011-2099. Là tổ hợp của hai mô hình trong CMIP3

được sử dụng để mô phỏng các chuỗi nhiệt độ tối cao, tối thấp và lượng mưa

theo kịch bản phát thải A2. Các biến khí quyển qui mô lớn của cả hai mô hình

và số liệu tái phân tích NCEP/NCAR được hạ thấp qui mô bằng phương pháp

downscaling thống kê tại các trạm riêng biệt. Tổng số 25 chỉ số nhiệt độ và

lượng mưa được xác định bởi các chuyên gia của WMO để nghiên cứu sự dao

động của khí hậu trong quá khứ và dự báo khí hậu trong tương lai. Xu hướng

của các chỉ số cực đoan được xác định bằng cách sử dụng phương pháp kiểm

tra Mann-Kendall. Kết quả cho thấy sự giảm hoặc không thay đổi các sự kiện

liên quan đến nhiệt độ tối cao cho giai đoạn từ 1970-2005 và gia tăng các sự

kiện liên quan đến nhiệt độ tối thấp[18].

Page 17: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

15

Ở Việt Nam cũng đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến nhiệt độ

tối thấp và tối cao như: Dựa trên số liệu nhiệt độ cực tiểu và cực đại ngày thu thập

tại 58 trạm quan trắc khí tượng trong thời kỳ 1961-2007, tác giả Hồ Thị Minh Hà,

Phan Văn Tân (2009) đã nhận định nhiệt độ cực tiểu tháng của Việt Nam tăng lên

trung bình gần 0,90C/thập kỷ, nhanh hơn nhiều so với tốc độ ấm lên của nhiệt độ

trung bình toàn cầu, trong khi nhiệt độ cực đại tháng giảm nhẹ khoảng 0,10C/thập

kỷ. Mức độ và xu thế biến đổi của Tx, Tn không đồng nhất trên toàn Việt Nam, khu

vực biến đổi nhiều nhất là Tây Bắc Bộ [5]. Trong nghiên cứu về xu thế hai hiện

tượng thời tiết ảnh hưởng mạnh nhất đến giá trị của nhiệt độ cực trị là nắng nóng, và

rét đậm, rét hại tác giả Vũ Thanh Hằng và cs (2010) đã chỉ ra rằng nắng nóng có xu

thế tăng ở hầu hết các trạm trong thời kỳ 1961-2007 và tăng nhanh hơn trong thời

kỳ 1991-2007 ở các trạm thuộc vùng B2, B3 và B4 nhưng lại giảm xuống ở một số

trạm thuộc vùng B1, N2 và N3. Ngược lại hiện tượng rét đậm rét hại ở hầu hết các

trạm đều có xu thế giảm rõ rệt [02].

Trong nghiên cứu của mình về hoạt động của áp cao Siberia với nhiệt độ trên

khu vực Bắc Bộ Việt Nam, tác giả Chu Thị Thu Hường và cs (2010) đã sử dụng số

liệu khí áp mực biển trung bình và gió bề mặt trong giai đoạn 1961-2009 từ nguồn

số liệu tái phân tích trên lưới, và số liệu của 21 trạm synop từ 1961-2007 để phân

tích xu thế biến đổi và tìm mối quan hệ giữa hoạt động của áp cao này với nhiệt

nhiệt độ trung bình và cực tiểu tháng trên khu vực Bắc Bộ Việt Nam. Kết quả cho

thấy cường độ áp cao Siberi có xu thế giảm chậm trong các tháng chính đông song

lại có xu hướng tăng chậm trong những tháng đầu và cuối đông. Trung tâm áp cao

Siberia là một trung tâm không khí lạnh quan trọng hoạt động trong mùa đông ở

khu vực Âu - Á. Khí áp trung tâm của áp cao này có thể lên tới trên 1050 mb. Áp

cao Siberia có quan hệ khá tốt với nhiệt độ trung bình và nhiệt độ cực tiểu trong các

tháng mùa đông, đặc biệt, trên các vùng Đông Bắc Bộ và Đồng bằng Bắc Bộ trong

tháng 2 và tháng 11 với hệ số tương quan ≈ -0,6. Hệ số tương quan âm chứng tỏ

Page 18: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

16

mối quan hệ giữ hai yếu tố khí áp và nhiệt độ là nghịch biến. Tác động của khí áp

không phải tức thời mà có một thời gian trễ nhất định [3].

Tác giả Nguyễn Viết Lành và cs (2016), đã sử dụng số liệu tái phân tích từ

trung tâm Dự báo hạn vừa châu Âu và số liệu quan trắc nhiệt độ tại trạm Lạng Sơn

của một số đợt xâm nhập lạnh ảnh hưởng đến Việt Nam, đã phân tích mối quan hệ

giữa áp thấp Aleut và thời tiết mùa đông ở Việt Nam. Nghiên cứu đã khẳng định áp

thấp Aleut ảnh hưởng rõ rệt đến thời tiết Việt Nam trong các tháng mùa đông, khi

áp thấp này mạnh lên sự xâm nhập lạnh xuống Việt Nam giảm đi. Hệ số tương quan

giữa cường độ áp thấp Aleut và số đợt không khí lạnh xâm nhập xuống Việt Nam

trong thời gian nghiên cứu là khá cao và ổn định cao nhất lên tới 0.7 [9].

Một hiện tượng có tính chu kỳ nhiều năm là ENSO cũng có ảnh hưởng đến

sự biến đổi của các cực trị nhiệt độ. Trong đề tài cấp nhà nước, tác giả Nguyễn Đức

Ngữ (2007) đã sử dụng số liệu về ENSO thời kỳ 1951-2000 và nhiệt độ tối thấp, tối

cao của 38 trạm khí tượng trong thời kỳ 1961-2000 để phân tích đánh giá. Kết quả

cho thấy nhiệt độ tối cao trung bình với nhiệt độ tối thấp trung bình tháng trong điều

kiện El Nino trong cả mùa đông và mùa hạ đều cao hơn trong điều kiện La Nina và

không ENSO. Giá trị chênh lệch trong mùa đông lớn hơn trong mùa hè. Ảnh hưởng

của ENSO không nhất quán giữa các vùng khí hậu khác nhau. El Nino làm tăng khả

năng xuất hiện cực trị tối cao vượt quá giá trị ứng với số bách phân vị thứ 90 ở vùng

đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ trong mùa đông và mùa hạ. La Nina giảm khả năng

xuất hiện những trị số cực đại ở tất cả các vùng, trong cả mùa đông và mùa hạ [6,7].

Khi nghiên cứu về sự biến đổi của các yếu tố khí hậu cực trị ở Việt Nam

dưới tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, GS. TS. Phan Văn Tân (2010) đã chỉ ra

rằng đối với nhiệt độ tối cao Tx, nhiệt độ cao nhất trong năm khác nhau giữa các

vùng và cả các trạm trong từng vùng khí hậu. Trên một số vùng, Tx giảm đi với

gradient rất lớn ở các trạm núi cao, giảm đi đáng kể ở các trạm hải đảo và cả một số

trạm duyên hải. Tx có sự biến đổi từ thập kỷ này sang thập kỷ khác trên tất cả các

vùng khí hậu. Đối với nhiệt độ tối thấp Tn, nhiệt độ tối thấp thấp nhất trong năm rất

khác nhau giữa hai miền Bắc và Nam, giữa các vùng khí hậu trong từng miền và giữa

các trạm trong từng vùng khí hậu. Biến thiên Tn cũng tương tự Tx khi gradient ở các

Page 19: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

17

trạm núi cao rất lớn và giảm đi đáng kể ở những vùng có địa hình đặc biệt và tăng lên

ở một số trạm hải đảo. Tn cũng biến đổi từ thập kỷ này sang thập kỷ khác [15].

Nguyễn Văn Thắng và cs (2016), đã nghiên cứu về sự biến đổi của khí

hậu cực đoan ở Việt Nam. Kết quả cho thấy, nhiệt độ tối cao và tối thấp hàng

ngày tăng đáng kể trong thời kỳ 1961-2014. Số ngày nóng tăng lên ở hầu hết

các trạm quan trắc đặc biệt là ở miền trung việt nam. Xu hướng của lượng

mưa cực đoan biến thiên khác nhau giữa các vùng: giảm trên hầu hết các trạm

ở Tây Bắc, Đông Bắc và sông Hồng và tăng lên ở các trạm khác. Trong giai

đoạn 1959-2015, không có sự thay đổi rõ ràng trong tần số xoáy thuận nhiệt

đới gây ra sự kiện đổ bộ bao gồm bão và áp thấp nhiệt đới. Tuy nhiên tỷ lệ

xuất hiện của các cơn bão mạnh lại gia tăng. Những năm gần đây, mùa bão có

khuynh hướng kết thúc muộn hơn so với trong quá khứ, và các cơn bão xảy ra

thường xuyên hơn ở các vùng miền Nam. Kết quả dự đoán của khí hậu cực

đoan trong tương lai cho giai đoạn 2046-2065 và 2080-2099, so với thời kỳ

cơ sở của 1986-2005 theo kịch bản trung và cao cấp (RCP4.5 và RCP8.5) cho

thấy nhiệt đọ cực đoan có thể sẽ tăng đáng kể trong tương lai. Số lượng ngày

nóng có thể sẽ tăng ở cả tần số và cường độ trong khi đó số ngày lạnh cực

đoan sẽ giảm ở hầu hết các trạm ở miền Bắc. Lượng mưa lớn nhất trong ngày

có thể sẽ tăng lên ở tất cả các vùng Việt Nam [28].

1.2. Một số hình thế qui mô lớn ảnh hưởng đến nhiệt độ ở Việt Nam

Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, một trong những khu vực

gió mùa điển hình của thế giới, bị chi phối bởi nhiều hệ thống qui mô lớn khác nhau

nên đã tạo nên nhiều loại hình thế thời tiết đa dạng. Các hình thế này được đặc

trưng bởi trường khí áp, trường nhiệt và trường ẩm của tầng đối lưu khí quyển. Ban

đầu các phân tích được thực hiện trên bản đồ vẽ bằng tay từ số liệu quan trắc được,

ngày nay với sự phát triển của khoa học máy tính việc vẽ bản đồ được thực hiện

trên cả máy tính, nguồn số liệu không chỉ đơn thuần là số liệu quan trắc mà còn có

cả số liệu tái phân tích, số liệu từ kết quả mô hình số. Việc phân tích dựa trên cơ sở

Page 20: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

18

các quy luật vật lý của khí quyển, đòi hỏi có tính tổng hợp, không chỉ mô tả hệ

thống các hiện tượng mà còn tìm được mối tương quan vật lý giữa các hiện tượng.

1.2.1. Hình thế qui mô lớn từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau

Từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau hình thế chủ yếu khống chế

nước ta là áp cao lạnh di chuyển xuống phía nam, tùy thuộc vào sự biến đổi, áp cao

lạnh không tác động liên tục mà theo từng đợt với trị số khí áp trung bình dao động

từ 1000mb đến 1015mb giảm dần từ bắc xuống nam. Càng về phía nam tần suất

khống chế càng giảm. Áp cao lạnh có thể từ áp cao lạnh Siberia có tâm ở khoảng hồ

Baican hoặc có thể là áp cao lạnh hình thành ở Vân Nam, Quý Châu, Trung Quốc.

Trong những tháng chính đông, khi mặt đệm đã bị làm lạnh, áp cao lạnh ảnh hưởng

dưới dạng tăng cường ít kèm theo Front, còn trong những tháng đầu và cuối mùa

thường có kèm theo Front.

Hình 1.1. Trung bình khí áp mực nước biển tháng 10 (bên trái), tháng 11 (bên phải)

giai đoạn 1961-2014

Trong mùa đông, vị trí áp cao cận nhiệt đới suy yếu dịch về đông hoặc tiến sát

xích đạo trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương. Dải hội tụ nhiệt đới ITCZ cũng bị

đẩy xuống phía nam, biểu hiện không rõ hoặc bị thay thế bởi dải thấp xích đạo trong

khu vực từ xích đạo đến 50 vĩ bắc. Sự tranh chấp của các hình thế này xảy ra yếu ớt

phụ thuộc hoàn toàn vào cường độ và điều kiện duy trì của áp cao lạnh trên lục địa

Trung Quốc và quá trình di chuyển xuống phía nam của áp cao lạnh này.

Page 21: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

19

Hình 1.2. Trung bình khí áp mực nước biển tháng 12 (bên trái), tháng 01 (bên phải)

giai đoạn 1961-2014

Áp cao lạnh Siberia đóng vai trò quan trọng trong thời tiết mùa đông, song

nguồn gốc và bản chất áp cao lạnh này cũng có khác nhau do quá trình hình thành

và di chuyển của nó. Với áp cao lạnh Siberia tồn tại ở hồ Bai Kan là khối không khí

cực đới rất lạnh và khô, các áp cao lạnh di chuyển từ phía tây vượt qua phía nam U

Ran thường có nhiệt độ cao hơn nhiều so với khối không khí lạnh có nguồn gốc từ

hồ Bai Kan. Bởi vậy tuy rằng một loại hình thế synop có dạng tương tự nhau nhưng

mức độ ảnh hưởng hoàn toàn khác nhau. Tùy thuộc theo thời gian trong năm đã tạo

ra hai dạng áp cao lạnh chính là áp cao lạnh cực đới và áp cao lạnh cực đới biến

tính. Tùy theo từng loại sẽ có mức độ giảm nhiệt độ khác nhau.

Hình 1.3. Trung bình khí áp mực nước biển tháng 02 (bên trái), tháng 03 (bên phải)

giai đoạn 1961-2014

Áp cao lạnh biến tính cũng là một dạng hình thế synop của sự xâm nhập của

khối không khí lạnh xuống phía nam và chỉ xảy ra trong những tháng cuối của vụ

đông xuân, tập trung nhiều vào tháng 2 và 3. Đây là loại đặc trưng hình thế áp cao

lạnh biến tính qua lục địa hay qua biển. Do vị trí trung tâm áp cao lệch về phía đông

nên gió thịnh hành là gió đông hay đông nam. Đặc trưng cơ bản nhất của áp cao

lạnh biến tính là độ ẩm cao, tầng kết khí quyển phát triển thẳng đứng thấp, tầng

Page 22: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

20

nghịch nhiệt dày và khá bền vững. Loại hình thế này thường kèm front lạnh yếu hay

đường đứt với thời tiết đặc trưng đầy mây mưa nhỏ mưa phùn, phùn lạnh, đôi khi

kèm theo sương mù hỗn hợp. Hình thế synop này cũng là một loại hình thế đặc

trưng gây thời tiết rét đậm hoặc rét hại bởi nhiệt độ ban ngày khá thấp. Ngoài hoạt

động của áp cao lạnh, cần chú ý vai trò của vị trí địa lý, địa hình, điều kiện mặt đệm

trong đó có sự đóng góp của độ cao, hướng núi, hướng địa hình đã tạo nên sự khác

biệt về mặt thời tiết khi có tác động của áp cao lạnh trong mùa đông và đó cũng là

một trong những nguyên nhân nên hiện tượng nhiệt độ cực trị trên lãnh thổ nước ta.

Khác biệt với các tỉnh phía bắc khu vực Nam Trung bộ và Nam Bộ về mùa

đông hình thế synop khá ổn định và phụ thuộc vào những biến động của hoàn lưu

mùa đông. Hình thế ổn định chỉ có thể bị phá vỡ bởi tác động của các nhiễu động

nhiệt đới như bão, ATNĐ hay rãnh áp thấp xích đạo hoặc sự xâm lấn một cách

mạnh mẽ của áp cao lạnh phía bắc trong những tháng mùa đông chính vụ. Khi đề

cập đến hoàn lưu người ta thường lưu ý đến hoàn lưu kinh hướng, hoàn lưu vĩ

hướng, hoàn lưu tầng thấp, hoàn lưu trên cao của tầng khí quyển và một điều quan

trọng là quy mô và cơ chế hoàn lưu và những nhiễu động trong hoàn lưu vì nó là

nguyên nhân chính gây nên biến động của thời tiết. Hoàn lưu mùa đông ở nước ta, ở

tầng thấp là gió mùa đông bắc, tín phong còn hoàn lưu trên cao là đới gió tây cận

nhiệt đới và đới gió đông nhiệt đới.

1.2.2. Hình thế qui mô lớn từ tháng 4 đến tháng 9

Các hình thế qui mô lớn từ tháng 4 đến tháng 9 phức tạp hơn các hình thế qui

mô lớn vào mùa đông. Bởi vì trong thời gian này bức xạ mặt trời tác động mạnh

hơn mùa đông, khí quyển nhận được nguồn năng lượng lớn hơn nhiều so với mùa

đông, nên độ bất ổn định lớn hơn. Đây là một trong những nguyên nhân chính hình

thành nhiều khối khí mang tính chất khác nhau hoạt động gây nên sự tương tác,

tranh chấp, tạo nên sự đa dạng các loại hình thời tiết.

Áp cao cận nhiệt đới là một chuỗi xoáy nghịch quy mô hành tinh nằm theo

hướng vĩ tuyến trên khu vực nhiệt đới bao quanh trái đất về hai phía của xích đạo.

Áp cao cận nhiệt đới TBD là hệ thống thời tiết quan trọng ảnh hưởng lớn và chi

phối các hệ thống thời tiết khác ở khu vực Đông Nam Á. Áp cao cận nhiệt đới TBD

có trung tâm hoạt động chính ở quần đảo Ha Oai nên còn được gọi là áp cao Ha

Oai. Áp cao cận nhiệt đới TBD tồn tại thường xuyên quanh năm nhưng vị trí của nó

Page 23: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

21

thay đổi theo thời gian trong năm. Cường độ áp cao cận nhiệt đới TBD mùa hè

mạnh hơn mùa đông, vị trí mùa hè lệch về phía tây và phía bắc hơn mùa đông. Theo

nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy áp cao cận nhiệt đới TBD không phải là một đơn

thể nhất thiết phát triển hoàn chỉnh từ tầng thấp lên độ cao đỉnh tầng đối lưu mà thể

hiện hết sức đa dạng và phức tạp. Nhìn chung đa phần áp cao cận nhiệt đới TBD

phát triển từ tầng thấp lên cao nhưng cũng có nhiều trường hợp không phát triển ở

tầng thấp nhưng lại phát triển mạnh mẽ ở trên cao, đặc biệt về mùa hè áp cao cận

nhiệt đới càng lên cao càng mạnh. Bản chất của áp cao cận nhiệt đới TBD là áp cao

nóng nên càng lên cao trường nhiệt độ càng trùng với trường độ cao địa thế vị. Ở

tầng thấp dưới 400mb nhiệt độ cao ở phía bắc của trục áp cao và cấu trúc thẳng

đứng nghiêng về vùng nóng. Từ 300mb trở lên cao hầu như trường nhiệt độ và

trường độ cao địa thế vị hầu như trùng nhau.

Áp thấp nóng phía tây và quá trình gây ra nắng nóng: Bắt đầu khoảng nửa

cuối tháng 3, các khối KKL ở phía bắc suy yếu cường độ giảm đi rõ rệt, trung tâm

áp cao lạnh Siberia không còn bền vững và được thay thế bởi áp cao lạnh có nguồn

gốc từ Uran và những áp cao lạnh hình thành trên lục địa phía nam lãnh thổ

Trung Quốc. Sự dịch chuyển về phía nam hay đông nam và tác động của KKL

đến nước ta thưa dần. Vào thời kỳ này xen kẽ giữa các đợt hoạt động của KKL là

sự mạnh lên của áp thấp nóng vùng Ấn Độ - Myanmar. Vùng áp thấp này ban

đầu phát triển mạnh trên khu vực bồn địa Tứ Xuyên, Trung Quốc. Nhiệt độ khu

vực này có thể lên tới 32-350C trong lúc đó ở miền Bắc nước ta nhiệt độ cao nhất

còn ở mức 28-300C. Khi áp cao lạnh phía đông nam cao nguyên Tây Tạng có

điều kiện mạnh trở lại trong quá trình di chuyển xuống phía nam làm cản trở sự

phát triển và mở rộng của áp thấp nóng lên phía bắc. Trong lúc đó áp cao cận

nhiệt đới suy yếu và áp cao lục địa trên Bắc Bộ cũng suy yếu, không còn tác

động rõ rệt. Đó là điều kiện khá thuận lợi cho áp thấp nóng phía tây mở rộng

phạm vi về phía đông và phát triển xuống phía nam.

Page 24: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

22

Hình 1.4. Trung bình khí áp mực nước biển tháng 04 (bên trái), tháng 05 (bên phải)

giai đoạn 1961-2014

Từ khoảng cuối tháng 4 và đầu tháng 5, vị trí mặt trời nâng dần lên vĩ độ cao

qua Trung Bộ và nơi đây bước vào thời kỳ nắng nóng. Bức xạ mặt trời tạo điều kiện

cho áp thấp nóng phát triển làm khơi sâu áp thấp này và phát triển mạnh xuống Bắc

và Trung Trung Bộ. Vào thời kỳ áp thấp nóng phát triển mạnh hầu hết bán đảo

Đông Dương nằm trọn trong vùng áp thấp nóng này. Trị số khí áp trung tâm áp thấp

nóng ở Trung Bộ giảm xuống dưới 1000mb. Cùng với sự phát triển áp thấp nóng là

quá trình phát triển gió mùa tây nam mạnh thổi từ Vịnh Bengal qua Trung Bộ, đây

là loại gió mùa tây nam không chính thống. Gió tây nam vượt qua dãy Trường Sơn

sau khi đã gây mưa vùng hạ và trung Lào, luồng không khí trở nên khô hơn. Hiệu

ứng Phơn xảy ra mạnh mẽ ở phía đông Trường Sơn làm thời tiết khô nóng trở nên

khô nóng hơn. Đây là thời kỳ nắng nóng gay gắt ở Trung Bộ, nhiệt độ cao nhất

thường vượt quá 370C và một số nơi đạt trên 40

0C, độ ẩm khá thấp chỉ khoảng 30%.

Do áp thấp nóng liên tục được cung cấp bởi nguồn bức xạ mặt trời nên chúng khá

bền vững, nhiều khi tồn tại trên 10 ngày. Chính điều đó đã làm tăng thêm tính khắc

nghiệt của thời tiết gió tây khô nóng ở các tỉnh miền Trung. Đối với các tỉnh miền

Trung gió tây nam khô nóng kéo dài gây hạn hán nghiêm trọng đặc biệt đối với các

khu vực trung du, vùng núi, vùng đất cát. Một số nơi ven biển do sự điều tiết của

biển nắng nóng có phần dịu hơn.

Page 25: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

23

Hình 1.5. Trung bình khí áp mực nước biển tháng 06 (bên trái), tháng 07 (bên phải)

giai đoạn 1961-2014

Áp thấp nóng cũng sẽ tự đầy dần lên sau một thời gian phát triển đến cực

thịnh nhưng tình hình nắng nóng gay gắt vẫn còn tiếp diễn mặc dầu mức độ có giảm

đi chút ít. Tình hình nắng nóng ở Trung Bộ được gia tăng nếu hình thế synop xuất

hiện áp cao lục địa với front lạnh phát triển ở vùng Hoa Nam Trung Quốc làm cản

trở sự phát triển lên phía bắc của áp thấp nóng. Ngoài ra sự khống chế của áp cao

cận nhiệt đới ở các lớp khí quyển cao hơn khoảng 3000 - 5000m trở lên trên khu

vực Trung Bộ cũng làm gia tăng quá trình nắng nóng. Bởi lẽ xoáy nghịch trên cao

làm xuất hiện dòng giáng của khối không khí tạo nên sự tăng nhiệt độ. Cấu trúc

hình thế synop đặc trưng nhất quá trình nắng nóng gay gắt ở Trung Bộ là áp thấp

nóng phát triển ở tầng thấp với gió tây nam mạnh từ 10 - 12m/s trở lên và trên cao

5000m là xoáy nghịch- áp cao cận nhiệt đới. Hầu hết các đợt nắng nóng đều kết

thúc bởi một sự xâm nhập mạnh của KKL xuống miền Bắc nước ta.

Hình 1.6. Trung bình khí áp mực nước biển tháng 08 (bên trái), tháng 09 (bên phải)

giai đoạn 1961-2014

Như vậy, các nghiên cứu trong và ngoài nước đều đã đưa ra được xu thế

chung về sự biến đổi của các giá trị nhiệt độ tối thấp và tối cao trên phạm vi toàn

Page 26: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

24

cầu và cho cả khu vực Việt Nam. Trên cơ sở đó trong luận văn này tác giả tiếp tục

phân tích chi tiết hơn về sự biến đổi theo thời gian, không gian và tần suất xuất hiện

theo ngưỡng của Tx và Tn của một số trạm tiêu biểu đại diện cho 4 vùng khí hậu

Việt Nam và phân tích một số hình thế qui mô lớn tác động đến nhiệt độ, làm tăng,

giảm hay là sự kết hợp giữa các hình thế tạo nên các giá trị cực đoan của nhiệt độ.

Để phân tích các hình thế qui mô lớn, tác giả vẽ bản đồ trường khí áp trung bình

bình của một số trường hợp riêng.

Page 27: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

25

CHƯƠNG 2: SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Số liệu quan trắc và tái phân tích

Việc nghiên cứu các chỉ số nhiệt độ liên quan đến nhiệt độ cực trị đã được rất

nhiều tác giả ở Việt Nam cũng như trên thế giới đề cập đến. Số liệu được sử dụng

trong các nghiên cứu cũng khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là sử dụng số liệu quan

trắc từ các trạm khí tượng bề mặt, ngoài ra còn có tác giả sử dụng số liệu là sản

phẩm của mô hình số trị để tính toán, phân tích. Với số liệu bề mặt tùy thuộc vào

mạng lưới quan trắc được thiết lập từ thời điểm nào mà các tác giả sử dụng các giai

đoạn nghiên cứu khác nhau, với số liệu sản phẩm mô hình, ngoài việc tính toán cho

quá khứ các tác giả còn tính toán, phân tích cho tương lai. Tùy thuộc vào yêu cầu

bài toán, khu vực cụ thể mà các tác giả sử dụng nguồn số liệu, giai đoạn và tính các

chỉ số phù hợp với khu vực, địa phương đang nghiên cứu.

Trong luận văn của mình, hai nguồn số liệu được sử dụng là số liệu quan trắc

để tính toán, phân tích đặc điểm các chỉ số nhiệt độ và số liệu tái phân tích xem xét

phân tích các hình thế qui mô lớn. Để xem xét đặc điểm biến đổi của nhiệt độ cực

trị theo không gian, thời gian và tần suất xuất hiện theo ngưỡng, số liệu Tx và Tn

ngày của bốn trạm đặc trưng cho 4 vùng khí hậu được sử dụng đó là:

- Vùng Tây Bắc (B1): Trạm Điện Biên (22.0667N-103.0E)

- Vùng Đông Bắc (B2): Trạm Lạng Sơn (21.8333N-106.7667E)

- Vùng Bắc Trung Bộ (B4): Trạm Hương Khê (18.1833N-105.7167E)

- Vùng Nam Trung Bộ (N1): Trạm Quảng Ngãi (15.1167N -108.8000E)

Căn cứ để lựa chọn 4 trạm đại diện cho 4 vùng khí hậu này là dựa trên những

phân tích chung về đặc điểm khí hậu ở 7 vùng khí hậu Việt Nam theo tác giả

Nguyễn Đức Ngữ và Nguyễn Trọng Hiệu (2004). Hình 2.1 mô tả vị trí của các trạm

có số liệu được sử dụng trong luận văn.

Page 28: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

26

Hình 2.1. Vị trí các trạm được sử dụng trong luận văn

Riêng đặc trưng cho gió mùa đông bắc và hiện tượng rét đậm rét hại ở vùng

B1 và B2 tác giả có sử dụng thêm nhiệt độ trung bình ngày T2m của 2 trạm Điện

Biên và Lạng Sơn.

Đối với các trạm thuộc khu vực B1 và B2 chuỗi số liệu thu thập được có độ

dài từ năm 1961 đến năm 2014, còn các trạm thuộc khu vực B4 và N1 chỉ có số liệu

từ năm sau năm 1970 đến năm 2014. Sau khi thu thập được số liệu, các sai số thô

phát sinh trong quá trình lưu trữ, quan trắc và chuyển đổi định dạng đã được loại bỏ.

Thay thế các giá trị bất hợp lý về qui luật vật lý như nhiệt độ tối cao thấp hơn nhiệt

độ tối thấp. Xác định các giá trị vượt ngưỡng bằng cách so sánh với khoảng giá trị

hợp lý (TB-n*sdt,TB+n*sdt) trong đó TB là giá trị trung bình của chuỗi, sdt là độ

lệch chuẩn, n là số lần (trong luận văn chọn n=3). Đối với các trạm có số liệu từ

năm 1977 đến 2014, khoảng thời gian tính chuẩn khí hậu là 30 năm kể từ lúc có số

liệu ổn định thay vì từ 1961 đến 1990 như các công trình nghiên cứu khác thường

sử dụng.

Để phân tích các hình thế qui mô lớn ảnh hưởng đến nhiệt độ cực trị tác giả

sử dụng số liệu tái phân tích của NCEP/NCAR tại website

Page 29: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

27

https://www.esrl.noaa.gov. Đây là nguồn số liệu trên lưới 2.5x2.50 kinh vĩ, trong

khu vực vĩ độ (90S-90N) và kinh độ (0-360E).

2.2. Một số chỉ số nhiệt độ và trường khí áp trung bình

Trong phạm vi khu vực nghiên cứu của luận văn, để phù hợp với điều kiện

thực tế ở Việt Nam và mục tiêu đặt ra của đề tài tác giả đã sử dụng nhiệt độ tối cao,

nhiệt độ tối thấp và nhiệt độ trung bình ngày để tính toán một số chỉ số và phân tích

sự biến đổi của nhiệt độ cực trị gồm có:

TX35 là số ngày trong năm có nhiệt độ Tx lớn hơn hoặc bằng 350C, TN15 là

số ngày trong năm có nhiệt độ T2m nhỏ hơn hoặc bằng 150C (Theo qui định của

Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương giá trị 350C và 15

0C là ngưỡng xảy ra hiện

tượng nắng nóng và rét đậm ở nước ta).

TXx là nhiệt độ tối cao tuyệt đối của Tx theo năm hoặc tháng.

TXtb là giá trị trung bình của Tx theo năm hoặc tháng.

TNn là nhiệt độ tối thấp tuyệt đối theo năm hoặc tháng.

TNtb là nhiệt độ trung bình của Tn theo năm hoặc tháng.

DTR là biên độ nhiệt trung bình năm hoặc tháng.

DTRm là biên độ nhiệt lớn nhất năm hoặc tháng

Tính toán số đợt có nhiệt độ Tx ≥ 350C và T2m ≤15

0C. Số đợt này được tính

theo số ngày kéo dài 2,3,4,5 và nhiều hơn hoặc bằng 6 ngày và các đợt này không

trùng nhau.

Để tính tần suất xuất hiện của nhiệt độ trong các khoảng ngưỡng khác nhau,

đối với nhiệt độ tối cao Tx các khoảng nhiệt độ được tác giả sử dụng là [30,32),

[32,34), [34,36), [36,38), [38,40) và từ 40 trở lên. Nhiệt độ tối thấp Tn theo các

khoảng nhiệt độ là [15,13), [13,10) và nhỏ hơn 10. Sau đó tính tần suất xuất hiện

theo công thức: Tần suất(%)=100*(số lần xuất hiện trong khoảng ngưỡng) / (độ dài

chuỗi số liệu).

Cuối cùng là 1 chỉ số liên quan đến nhiệt độ tối cao Tx: TX90P là số ngày

trong năm có nhiệt độ Tx lớn hơn phân vị thứ 90 của chuỗi số liệu Tx, và 1 chỉ số

liên quan đến nhiệt độ tối thấp TN10P là số ngày trong năm có nhiệt độ Tn nhỏ hơn

phân vị thứ 10 của chuỗi Tn . Để tính 2 chỉ số này, trước hết ta xác định phân vị thứ

Page 30: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

28

90 của chuỗi số liệu Tx và phân vị thứ 10 của chuỗi nhiệt độ Tn trong khoảng thời

gian được chọn làm chuẩn khí hậu, thông thường chuỗi số liệu được chọn để làm

chuẩn khí hậu là trong thời gian từ 1961-1990, tuy nhiên một số trạm không có đầy

đủ số liệu cho khoảng thời gian trên nên tác giả sử dụng khoảng thời gian 30 năm

kể từ thời điểm có số liệu để dùng làm chuẩn khí hậu.

Để tính các giá trị phân vị ta có khái niệm bách phân vị trong thống kê mô tả,

việc sử dụng giá trị bách phân vị là phương pháp để ước tính tỷ lệ dữ liệu trong một

tập số liệu rơi vào vùng cao hơn hoặc vùng thấp hơn một giá trị cho trước. Số phân

vị là một giá trị mà tại đó nhiều nhất có P% số trường hợp quan sát trong tập dữ liệu

có giá trị thấp hơn giá trị này và nhiều nhất là (100 – P)% của trường hợp có giá trị

lớn hơn giá trị này. Do đó, bách phân vị 10th là giá trị mà tại đó nhiều nhất là 10%

số quan sát là kém hơn giá trị này, bách phân vị 90th là giá trị mà tại đó nhiều nhất

là 90% số quan sát là kém hơn giá trị này.

Để xét xu thế biến đổi của một biến ta có thể xem xét phương trình hồi quy

tuyến tính một biến có dạng:

𝑦 = 𝑎𝑥 + 𝑏

Trong đó a, b là các hệ số của phương trình hồi quy, hệ số “a” cho biết

hướng dốc của đường hồi quy, dấu của hệ số “a” thể hiện xu thế tăng hay giảm của

biến y theo thời gian. Nếu “a” có giá trị âm thì biến “y” có xu thế giảm theo thời

gian và ngược lại “a” dương chứng tỏ biến “y” tăng theo thời gian, giá trị “a” càng

lớn thì “y” tăng càng mạnh theo thời gian và ngược lại.

Các chỉ số được thống kê trong bảng 2.1 sau đây.

Page 31: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

29

Bảng 2.1. Các chỉ số nhiệt độ cực trị

STT Kí

hiệu Tên chỉ số Định nghĩa chỉ số

Đơn

vị

1 Tx Nhiệt độ tối

cao

Nhiệt độ cực đại, hay nhiệt độ tối cao, hay

nhiệt độ cao nhất trong ngày

0C

2 Tn Nhiệt độ tối

thấp

Nhiệt độ cực tiểu, nhiệt độ tối thấp, hay

nhiệt độ thấp nhất trong ngày

0C

3 DTR Biên độ nhiệt Biên độ nhiệt trung bình năm/tháng 0C

4 DTRm Biên độ lớn

nhất Biện độ nhiệt lớn nhất năm/tháng

0C

5 TXx Tx tuyệt đối Giá trị cao nhất của nhiệt độ tối cao ngày

Tx trong năm/Tháng

0C

6 TXtb Trung bình Tx Giá trị trung bình của Tx năm/tháng 0C

7 TNn Tn tuyệt đối Giá trị thấp nhất của nhiệt độ tối thấp

ngày Tn trong năm/tháng

0C

8 TNtb Tn trung bình Giá trị trung bình của Tn năm/tháng 0C

9 TN10p Đêm lạnh Số ngày trong năm có Tn ≤ phân vị 10%

giai đoạn cơ sở ngày

10 TX90P Ngày nóng Số ngày trong năm có Tx ≥ phân vị 90%

giai đoạn cơ sở ngày

11 TX35 Ngày nắng

nóng Số ngày có nhiệt độ Tx ≥ 35

0C Ngày

12 TN15 Ngày rét đậm

rét hại

Số ngày có nhiệt độ trung bình ngày T2m

≤150C

Ngày

Để hiểu rõ hơn về đặc điểm của trường qui mô lớn gây ra sự biến đổi của

nhiệt độ cực trị, trường khí áp trung bình của một số trường hợp cực trị nhiệt độ

được lựa chọn để phân tích. Cách xác định các đợt ENSO được lấy từ số liệu giá trị

Page 32: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

30

trung bình trượt của chỉ số ONI trên website http://origin.cpc.ncep.noaa.gov/

ONI_v5.php.

Sử dụng số liệu tái phân tích từ NCEP/NCAR để xây dựng bản đồ khí áp

trung bình của những ngày có nhiệt độ cực trị. Số liệu NCEP/NCAR là số liệu tái

phân tích của Trung tâm Quốc gia Dự báo Môi trường/Trung tâm Quốc gia Nghiên

cứu Khí quyển Hoa Kỳ từ năm 1948 đến hiện tại. Số liệu khí áp bề NCEP/NCAR

được sử dụng trong nghiên cứu này là số liệu trung bình ngày, có độ phân giải

2.5˚×2.5˚. Miền xây dựng bản đồ từ 30S-90N và 20-260E tương ứng với 48 x 96

điểm nút lưới.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Đức Ngữ (2002, 2007) cho thấy hoạt động của

ElNiNo và LaNiNa có ảnh hưởng đáng kể đến nhiệt độ và lượng mưa ở nước ta.

Chính vì vậy, tác giả muốn xem xét sự khác biệt của trường khí áp trung bình trong

điều kiện ENSO đặc trưng trong tháng mùa hè (tháng 7) và mùa đông (tháng 1).

Dựa vào chỉ số ONI như đã nói ở phần trên tôi xác định các tháng El Nino, La Nina

và non-ENSO. Sau đó sử dụng số liệu khí áp trung bình tháng từ NCAP/NCEP để

vẽ bản đồ trung bình cho tháng 1 và tháng 7 cho tất cả các năm. Ở 4 mực bao gồm

mực bề mặt, mực 850mb, 700mb và 500mb. Để thể hiện được hết các trung tâm khí

áp, trong trường hợp này tôi chọn khu vực để vẽ bản đồ là (30S-90N) và (20E-

100W).

2.3. Đặc điểm của khu vực nghiên cứu

Nước ta nằm trọn vẹn trong khu vực nội chí tuyến Bắc, với lãnh thổ trải dài

gần 15 vĩ độ. Đây là một trong những khu vực nhiệt đới gió mùa điển hình, địa hình

chia cắt phức tạp, phía Đông và Nam tiếp giáp với biển, phía Bắc tiếp giáp lục địa,

phía Tây bị chắn bởi những dãy núi cao, một tác động điển hình là hiệu ứng Phơn

làm cho nhiệt độ tăng cao ở sườn khuất gió của những khu vực này. Khu vực phía

Bắc có những dãy núi hình cánh cung mở rộng về phía Bắc hội tụ ở khu vực Tam

Đảo, vào mùa đông đón gió từ phía Bắc làm cho nhiệt độ xuống rất thấp.

Page 33: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

31

Hình 2.2. Bản đồ địa hình Việt Nam

(nguồn https://vi.wikipedia.org)

Ngoài yếu tố về vị trí địa lý chịu tác động của các hình thế qui mô lớn và bức

xạ mặt trời, yếu tố địa hình cũng đóng vào trò quan trọng ảnh hưởng tới sự dao

động của nhiệt độ.

Vùng Tây Bắc (B1) bao gồm vùng núi phía Tây Bắc Bộ, kể từ sườn phía Tây

dãy Hoàng Liên Sơn đến biên giới Việt-Lào. Ngăn cách khu vực Đông Bắc bởi

nhiều dãy núi xen kẽ chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Hầu hết địa hình có

độ cao không quá 1000m nhưng cũng có những đỉnh vượt quá 2000m ở phía Tây

Bắc và ở biên giới Việt – Lào. Với địa hình như vậy thì vào mùa đông sẽ ngăn cản

gió mùa Đông Bắc, nên không khí lạnh khi đi đến đây bị suy yếu.

Vùng Đông Bắc (B2) là phần phía Đông Bắc của Bắc Bộ, giới hạn phía Tây

là cánh cung sông Gâm, phía Đông Nam là cánh cung Đông Triều. Đây là vùng núi

và trung du với nhiều khối núi đá vôi hoặc núi đất và cao nguyên thấp, xen giữa có

những mảng trũng và những thung lũng rộng. Phía đông, từ trung lưu sông Gâm trở

ra biển, thấp hơn có nhiều dãy núi hình vòng cung quay lưng về hướng Đông lần

lượt từ Đông sang Tây là vòng cung Sông Gâm, Ngân Sơn-Yên Lạc, Bắc Sơn,

Đông Triều. Các dãy núi vòng cung này hầu như đều chụm đuôi lại ở Tam Đảo. Gần

bờ biển và song song với bờ biển là dãy núi thấp (cánh cung Đông Triều) ngăn cách

đại bộ phận của vùng này với dãy duyên hải hẹp của Quảng Ninh. Ngoài biển gần sát

Page 34: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

32

đất liền là cả một vùng quần đảo lớn nhỏ kéo dài thành một cánh cung song song với

cánh cung Đông Triều trong đó có một số đảo khá lớn như Cái Bầu, Cô Tô, …

Vùng Bắc Trung Bộ (B4) có địa hình dốc nghiêng từ Tây sang Đông và bị

chia cắt mạnh bởi hệ thống sông ngòi và những dãy núi xen kẽ. Phía Tây là sườn

Đông của dãy Trường Sơn có độ cao trung bình 1500m, địa hình phức tạp, bị chia

cắt sâu bởi những thung lũng sông bắt nguồn từ Lào và có chỗ hạ thấp độ cao thành

đèo cắt ngang Trường Sơn. Đặc biệt ở phía Nam của vùng có dãy Hoành Sơn là một

dãy núi ngang từ Trường Sơn tiến ra sát biển.

Phía Bắc của vùng Nam Trung Bộ (N1) bao gồm phần phía Đông Trường

Sơn, trải dài từ phía Nam đèo Hải Vân (dãy Bạch Mã) đến phía Bắc đèo Cả (dãy

Vọng Phu). Phía Đông giáp biển, từ Bắc xuống Nam là một chuỗi cánh đồng tương

đối rộng, khá phì nhiêu ngăn cách nhau bởi những nhánh núi tiến ngang sát biển.

Giáp núi là vùng đồi thấp, dãy Trường Sơn nâng cao ở phía Bắc vùng với khối núi

cao Kontum Thượng có những đỉnh rất cao như Ngọc Lĩnh (2598m) mạn sườn phía

Đông phủ rừng rậm rạp. Song đến Bình Định lại hạ thấp xuống xấp xỉ 1000m, với

một vài đèo khá thấp.

Như vậy ở bốn vùng nghiên cứu có địa hình không đồng nhất, mỗi vùng có

một vị trí địa lý và đặc điểm địa hình khác nhau. Đây là một trong những nguyên

nhân quan trọng ảnh hưởng đến đặc điểm biến đổi của nhiệt độ cực trị.

Page 35: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

33

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KẾT QUẢ VÀ NHẬN XÉT

3.1. Kết quả tính toán các chỉ số nhiệt độ

3.1.1. Một số đặc điểm của nhiệt độ cực trị

Từ chuỗi số liệu của các trạm đại diện cho một số vùng khí hậu, sau khi qua

bước kiểm tra và loại bỏ các sai số, tác giả tiến hành tính toán các chỉ số nhiệt độ,

sau đó sử dụng Excel để biểu diễn kết quả trên đồ thị. Hình 3.1 biểu diễn nhiệt độ

tối cao trung bình (đường màu xanh) và nhiệt độ tối cao tuyệt đối (cột màu đỏ) theo

từng tháng trong suốt giai đoạn nghiên cứu, trục tung là giá trị nhiệt độ và trục

hoành là thời gian.

Hình 3.1. Biến trình tháng giá trị TXtb và TXx tại các trạm Điện Biên, Lạng Sơn,

Hương Khê, Quảng Ngãi

Ở trạm Điện Biên, ngay từ tháng 3 đã có nhiệt độ tối cao trung bình 30.8oC,

sang tháng 4 thì nhiệt độ tăng lên 32oC, tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là

15

20

25

30

35

40

45

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Nh

iệt

độ 0

C

Tháng

TXx và TXtb tại trạm Điện Biên

15

20

25

30

35

40

45

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Nh

iệt

độ 0

C

Tháng

TXx và TXtb tại trạm Lạng Sơn

15

20

25

30

35

40

45

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Nh

iệt

độ 0

C

Tháng

TXx và TXtb tại trạm Hương Khê

15

20

25

30

35

40

45

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Nh

iệt

độ 0

C

Tháng

TXx và TXtb tại trạm Quảng Ngãi

Page 36: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

34

tháng 5. Thấp nhất là tháng 1 và tăng dần cho đến tháng 5 (33.1 o

C) sau đó giảm dần

về cuối năm. Mùa hè ở khu vực này đến sớm hơn khu vực Đông Bắc là do vị trí địa

lý, vùng Tây Bắc ở gần với áp thấp nóng phía tây hơn. Không khí nóng được đưa

vào từ phía vịnh Bengal do tác động của gió ở rìa phía Nam của áp thấp Miến Điện.

Cùng với đó là hiệu ứng phơn làm cho lượng ẩm sụt giảm, làm cho quá trình khô

nóng thêm mạnh vào thời gian cuối đông sang đầu hè.

Đối với trạm Lạng Sơn giá trị TXtb thấp hơn trạm Điện Biên khoảng 3oC

đến 5oC trong các tháng mùa đông. Điều này có thể lý giải, là do khu vực này đón

gió mùa đông bắc trước, chịu tác động mạnh mẽ hơn vào mùa đông. Nhiệt độ tối

cao trung bình giữ ở mức trên 30oC trong suốt các tháng mùa hè từ tháng 5 đến

tháng 9, giảm xuống mức nhỏ nhất vào tháng 2 là 17.1oC.

Trạm Hương Khê, các tháng đầu mùa hạ lại là một thời kỳ khô và mức độ

khô ngày càng trầm trọng trong quá trình phát triển của gió mùa mùa hè. Bắt đầu từ

tháng 3 đã có những ngày nhiệt độ tối cao lên trên 40oC và hiện tượng đó kéo dài

cho đến hết tháng 8. Tháng nào cũng có ngày nhiệt độ tối cao trên 30oC bất kể đó là

mùa đông hay mùa hè. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối và tối cao trung bình đều đạt giá

trị cực đại vào tháng 5 sau đó giảm dần. Nhiệt độ tối cao trung bình luôn ở mức trên

20oC thậm chí có tháng trung bình trên 35

oC đây là một nền nhiệt rất cao, ảnh

hưởng lớn đền đời sống sinh hoạt cũng sản xuất nông nghiệp của khu vực này.

Khu vực Nam Trung Bộ ở xa trung tâm khí áp cao hơn về phía Nam, nên vào

các tháng mùa đông không khí lạnh đã ảnh hưởng ít đi, do đó nhiệt độ tối cao vào

mùa đông cao hơn so với trạm Hương Khê. Về mùa hè gió tây khô nóng cũng hoạt

động khá mạnh trong nửa đầu mùa ở khu vực này, cùng với đó là vĩ độ này đã gần

hơn về phía xích đạo so với phía bắc đem lại một nền nhiệt cao. Tuy nhiên nếu tính

các giá trị tuyệt đối thì khu vực này lại nhỏ hơn trên dưới 1oC. Cực đại của giá trị

trung bình đã dịch chuyển sang khoảng tháng 6 tức là muộn hơn 1 tháng so với khu

vực Bắc Trung Bộ.

Page 37: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

35

Hình 3.2. Biến trình năm của TXtb và TXx tại các trạm Điện Biên, Lạng Sơn, Hương Khê,

Quảng Ngãi

Khi tính toán giá trị trung bình và giá trị tuyệt đối của nhiệt độ tối cao cho

từng năm (Hình 3.2) ta thấy, nhìn chung nhiệt độ Tx trung bình năm ở tất cả các

trạm đều có sự biến đổi tương đối lớn. Giá trị TXtb thấp nhất ở trạm Lạng Sơn, sau

đó đến trạm Điện Biên, Hương Khê và lớn nhất ở trạm Quảng Ngãi. Giá trị trung

bình năm của trạm Hương Khê và trạm Điện Biên có sự biến đổi tương tự nhau giữa

các năm, trong cùng một năm có giá trị xấp xỉ nhau. Trạm Lạng Sơn có TXtb thấp

hơn trạm Điện Biên khoảng 2-30C, trong khi trạm Quảng Ngãi cao hơn khoảng 1-

20C. Nhiệt độ tối cao trung bình ở các trạm đều có xu thế tăng nhẹ.

Trạm Điện Biên có giá trị nhiệt độ tối cao trung bình chủ yếu nằm trong

khoảng 27-280C. Giai đoạn từ 1961 đến năm 1996 ít biến động hơn, giữa các năm

chỉ chênh lệch nhau khoảng 0.50C. Từ năm 1997 đến 2014 có sự biến động lớn hơn,

giữa các năm chênh lệch khoảng 10C. Giá trị TXtb lớn nhất là 29.8

0C vào năm

1998, nhỏ nhất là 27.50C vào năm 1971. So với trạm Điện Biên, nhiệt độ tối cao

trung bình Tx của trạm Lạng Sơn nhỏ hơn khoảng 20C đến 3

0C, dao động quanh

trong khoảng 250C đến 27

0C. Giữa các năm có sự biến động trong khoảng 0.5

0C

đến 10C. Giá trị TXtb lớn nhất là 27.2

0C vào năm 1979, nhỏ nhất là 24.8

0C vào năm

1970. Trạm Hương Khê cũng có giá trị trung bình chủ yếu nằm trong khoảng 27-

300C, năm lớn nhất là 30.1

0C (1998), năm nhỏ nhất 26.8

0C (2011). Trạm Quảng

Ngãi là trạm có TXtb cao nhất, dao động trong khoảng 30-320C, trong những năm

gần đây có sự biến động mạnh hơn so với trước 1995.

20

22

24

26

28

30

32

34

36

38

40

42

44

1960 1970 1980 1990 2000 2010 2020

Nh

iệt

độ C

Năm

Biểu đồ TXtb theo năm

Điện Biên Lạng Sơn Hương Khê Quảng Ngãi

20

22

24

26

28

30

32

34

36

38

40

42

44

1960 1970 1980 1990 2000 2010 2020

Nh

iệt

độ C

Năm

Biểu đồ TXx theo năm

Điện Biên Lạng Sơn Hương Khê Quảng Ngãi

Page 38: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

36

Khác với giá trị trung bình có tính ổn định cao, giá trị nhiệt độ tối cao tuyệt

đối có sự biến động mạnh hơn giữa các năm, chênh lệch nhau từ 1-20C. Trạm Điện

Biên và trạm Lạng Sơn thấp hơn 2 trạm còn lại, có giá trị nằm trong khoảng 34-

380C, tiếp đến là trạm Quảng Ngãi hàng năm thường cao hơn khoảng 2

0C, dao động

trong khoảng 36-400C, cao nhất là trạm Hương Khê dao động trong khoảng 38-

420C, đặc biệt có năm đạt đến giá trị kỷ lục 42.6

0C (1996).

So với các nghiên cứu của GS. Nguyễn Đức Ngữ khi phân vùng khí hậu Việt

Nam nhiệt độ tối cao tuyệt đối toàn vùng cao hơn trạm Điện Biên, trạm Lạng Sơn

trạm Quảng Ngãi 20C và trạm Hương Khê có chung nhận định. Có sự khác biệt này

là do sự lựa chọn trạm trong nghiên cứu không phải là các trạm đặc biệt của vùng,

mà các trạm này là những trạm thể hiện các đặc điểm chung của cả vùng.

Một đặc trưng thứ hai của nhiệt độ cực trị đó là nhiệt độ tối thấp ngày, giá trị

này cũng được thống kê theo tháng và theo năm. Khác với giá trị tối cao tuyệt đối là

giá trị cao nhất của ngày, giá trị tối thấp tuyệt đối là giá trị thấp nhất của ngày. Kết

quả được biểu diễn như Hình 3.3 và 3.4 dưới đây.

Hình 3.3. Biến trình tháng TNtb và TNn tại các trạm Điện Biên, Lạng Sơn, Hương Khê,

Quảng Ngãi

-5

0

5

10

15

20

25

30

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Nh

iệt

độ 0

C

Tháng

TNn và TNtb tại trạm Điện Biên

-5

0

5

10

15

20

25

30

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Nh

iệt

độ 0

C

Tháng

TNn và TNtb tại trạm Lạng Sơn

0

5

10

15

20

25

30

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Nh

iệt

độ 0

C

Tháng

TNn và TNtb tại trạm Hương Khê

0

5

10

15

20

25

30

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Nh

iệt

độ 0

C

Tháng

TNn và TNtb tại trạm Quảng Ngãi

Page 39: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

37

Sự hình thành những đặc điểm riêng biệt của khí hậu Tây Bắc là một trong

những trường hợp thể hiện rõ rệt nhất tác dụng của địa hình trong sự kết hợp với hoàn

lưu khí quyển. Đặc điểm quan trọng nhất của khí hậu Tây Bắc là có một mùa đông

lạnh do địa hình được nâng lên khá cao, nhưng trên cùng vành đai độ cao ở Tây Bắc

lại ấm hơn vùng núi phía Đông cũng như đồng bằng Bắc Bộ, suốt mùa đông duy trì

một tình trạng khô hanh, tương tự như mức độ khô hanh điển hình của khí hậu gió

mùa. Nhiệt độ tối thấp trung bình biến động chỉ có một cực đại vào tháng 6 và một

cực tiểu trong năm vào tháng 1, nhiệt độ trung bình không quá 250C và không thấp

hơn 100C trong tất cả các tháng trong năm, chênh lệch của nhiệt độ tháng cao nhất và

tháng thấp nhất là 120C. Giống với nhiệt độ trung bình, giá trị nhiệt độ thấp nhất tuyệt

đối biến đổi theo quy luật có một cực đại trong năm. Bắt đầu từ tháng 11 đã có năm

nhiệt độ dưới 5oC và có thể xuất hiện đến tháng 3 năm sau.

Vùng núi Đông Bắc là nơi tiếp nhận sớm nhất gió mùa đông bắc tràn xuống

Việt Nam, cho nên đây là nơi ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió mùa cực đới, đem

lại sự hạ thấp nhiệt độ về mùa đông rõ rệt hơn cả. So với các vùng núi khác ở cùng

độ cao, nhiệt độ mùa đông ở đây thấp hơn 1-3oC. Ở vùng khí hậu này, ngay ở

những nơi có địa hình thấp nhất cũng từng quan sát được những nhiệt độ xuống

dưới 0oC. Đặc điểm nổi bật nhất của khí hậu vùng núi Đông Bắc là có mùa đông

lạnh nhất so với tất cả các vùng khác trên toàn quốc, TNtb trong các tháng mùa

đông chỉ dao động quanh mức 10 o

C, thậm chí tháng 1 còn có TNtb chỉ 8.6oC. Nhiệt

độ tối thấp trung bình có một cực đại trong năm vào tháng 6, cực đại này không

vượt quá 25oC, sự chênh lệch nhiệt độ Tn trung bình của tháng cao nhất và tháng

thấp nhất là 16oC, mùa đông đến sớm nhất trong cả nước, bắt đầu từ tháng 10 đã có

những đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực này làm cho nhiệt độ Tn ở đây

xuống thấp, kết thúc muộn kéo dài cho đến hết tháng 3 năm sau, thậm chí đến tháng

5, 6 vẫn có những đợt không khí lạnh làm cho nhiệt độ tối thấp xuống dưới 15oC.

Khác với khu vực phía Bắc, nhiệt độ tối thấp trung bình ở trạm Hương Khê đã

tăng lên đáng kể cao hơn khoảng 3oC đến 4

oC. Tất cả các tháng trong năm đều trên

10oC, cực đại vào tháng 6 trên 26.9

oC, nhỏ nhất là 13.8

oC vào tháng 1, tuy nhiên vào

các tháng chính đông nhiệt độ tối thấp tuyệt đối vẫn có năm xuất hiện dưới 5oC. Vào

các tháng mùa đông, nhiệt độ tối thấp trung bình đều dưới 20oC, chênh lệch nhiệt độ tối

thấp trung bình giữa tháng thấp nhất và tháng cao nhất là 13oC.

Page 40: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

38

So với khu vực phía bắc thì nhiệt độ tối thấp ở trạm Quảng Ngãi đã có sự

tăng lên rõ rệt, nhưng so với trạm Hương Khê thì nhiệt độ tối thấp trung bình cao

hơn vào mùa đông khoảng 3oC đến 4

oC trong khi vào mùa hè có sự tương đồng. Sự

biến động theo các tháng trong năm cũng đạt cực đại trên 27oC vào tháng 6, duy trì

ở mức cao hơn 20oC trong suốt các tháng sau đó cho đến cuối năm. Dao động trung

bình trong năm của tháng cao nhất và tháng thấp nhất không lớn, chỉ khoảng 9 o

C,

thấp hơn nhiều so với các trạm ở phía Bắc.

Hình 3.4. Biến trình năm của TNtb và TNn tại các trạm Điện Biên, Lạng Sơn, Hương

Khê, Quảng Ngãi

Nhìn vào Hình 3.4 ta thấy nhìn chung theo nhiều năm Tn trung bình có biến

đổi nhưng không đáng kể, năm cao nhất và năm thấp nhất chỉ chênh nhau 3oC. Ở

khu vực B1 lớn hơn B2 khoảng 1 đến 3oC, tăng nhanh khi vào khu vực B4 và cao

nhất ở khu vực N1, cao hơn khu vực B2 khoảng 5 đến 6oC. Sự khác biệt thể hiện rõ

hơn ở nhiệt độ tối thấp tuyệt đối trong năm, trạm Lạng Sơn nhiều năm có nhiệt độ

âm, ít hơn trạm Điện Biên và không còn xuất hiện ở hai trạm Hương Khê và Quảng

Ngãi. Nhiệt độ tối thấp trung bình có xu thế tăng lên mạnh hơn nhiệt độ tối cao

trung bình ở tất cả các trạm.

Có sự khác biệt giữa B1 và B2 là do địa hình của những khu vực này chi

phối. Dãy Hoàng Liên Sơn kéo dài hầu như liên tục ở độ cao trên 2000m như một

bức tường thành ngăn chặn không khí cực đới trực tiếp tràn vào vùng núi khuất này.

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

1960 1980 2000 2020

Nh

iệt

độ C

Năm

Biểu đồ TNtb theo năm

Điện Biên Lạng Sơn

Hương Khê Quảng Ngãi

-5

-3

-1

1

3

5

7

9

11

13

15

17

19

21

23

25

1960 1970 1980 1990 2000 2010

Nh

iệt

độ C

Năm

Biểu đồ TNn theo năm

Điện Biên Lạng Sơn Hương Khê Quảng Ngãi

Page 41: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

39

Không khí cực đới thường thâm nhập dần vào vùng này từ phía đồng bằng theo

thung lũng sông Đà, sau khi đã trải qua một quá trình biến tính khá sâu sắc (nhiệt độ

tăng, độ ẩm tăng. Ảnh hưởng của gió mùa đến vùng Tây Bắc đã bị suy giảm khá

nhiều. Kết quả là mùa đông ở khu vực Tây Bắc so với vùng núi phía Đông Bắc Bộ,

ở cùng độ cao, nhiệt độ trung bình ấm hơn từ 1 đến 2oC. Nhiệt độ tối thấp trung

bình trong tất cả các năm đều không vượt quá 200C và không có năm nào xuống

thấp hơn 150C. Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối có sự biến động mạnh hơn giữa các năm,

đặc biệt năm 1974 nhiệt độ tối thấp đạt giá trị -1.30C. Tuy nhiên khi tính trung bình

cả năm thì cũng không có sự khác biệt rõ rệt.

Nhiệt độ tối thấp trung bình của trạm Lạng Sơn dao động quanh mức 15oC

đến 20oC, tuy nhiên nhiệt độ tối thấp tuyệt đối thì thấp hơn, hầu hết các năm đều có

nhiệt độ xuống dưới 5oC và số năm đạt đến nhiệt độ dưới 0

oC nhiều hơn rất nhiều.

Trạm Điện Biên chỉ có 3 năm TNn dưới 0oC là 1961(-0.4

oC), 1963(-0.2

oC), 1974(-

1.3oC), trong khi trạm Lạng Sơn có 8 năm TNn dưới 0

oC 1961(-1.5

oC), 1963(-

2.1oC), 1967(-1.3

oC), 1973(-0.6

oC), 1974(-1.6

oC), 1975(-1.5

oC), 1982(-1.1

oC),

1995(0oC).

Khu vực Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ, mùa đông ở đây đã giảm lạnh hơn

so với Tây Bắc Bộ và Đông Bắc Bộ. Trung bình nhiệt độ mùa đông ở B4 cao hơn

B1, B2 trên dưới 2oC. Tuy nhiên, ở đây không loại trừ khả năng nhiệt độ xuống rất

thấp (xấp xỉ 5oC ở đồng bằng) trong những đợt gió mùa đông bắc mạnh. Hầu như

không xuất hiện nhiệt độ tối thấp tuyệt đối xuống dưới 0oC, chủ yếu nằm trong

khoảng từ 5oC đến 10

oC. Nhiệt độ tối thấp trung bình cũng đã tăng lên trên 20

oC, sở

dĩ khu vực này có nhiệt độ cao hơn là vì ở xa trung tâm khối không khí lạnh hơn,

không khí lạnh trước khi ảnh hưởng đến khu vực này đã di chuyển qua một quãng

đường xa trên đất liền hoặc trên biển, đi qua khu vực có nền nhiệt độ cao hơn nên

đã suy yếu và biến tính.

Khí hậu vùng Trung Trung Bộ thể hiện một số nét riêng trong những đặc

điểm chung của khí hậu miền Đông Trường Sơn. Mùa đông ở đây đã bớt lạnh rõ rệt,

vì thông thường, từ phía Nam đèo Hải Vân, không khí cực đới đã hoàn toàn biến tính.

Đặc điểm địa hình khu vực miền trung là phía tây có dãy núi cao và có nhiều dãy núi

đâm ngang ra phía biển, như đèo Ngang, đèo Hải Vân nên không khí lạnh khi đi vào

khu vực này đã bị chặn lại, với những đợt không khí lạnh đủ mạnh để vượt qua được

những dãy núi này thì khi sang phía bên kia nhiệt độ cũng đã tăng đáng kể. Nhìn vào

Page 42: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

40

đồ thị Hình 3.4 ta có thể thấy nhiệt độ tối thấp trung bình đã lên trên mức 21oC. Nhiệt

độ tối thấp tuyệt đối đã đã không có năm nào xuống dưới 10oC.

Như vậy so nhận định về tài nguyên khí hậu trên các vùng khí hậu Việt Nam

của GS. Nguyễn Đức Ngữ nhiệt độ tối thấp tuyệt đối của trạm Điện Biên cao hơn cả

vùng Tây Bắc 0.50C, trạm Lạng Sơn có chung nhận định là từ -2-2

0C, trạm Hương

Khê và trạm Quảng Ngãi cao hơn 20C

Hiệu giữa giá trị nhiệt độ tối cao và giá trị nhiệt độ tối thấp của nhiệt độ hàng

ngày gọi là biên độ ngày của nhiệt độ. Biên độ nhiệt chịu tác động mạnh của độ che

phủ mây trên bầu trời, vào những ngày quang mây bức xạ mặt trời ban ngày lớn làm

cho nhiệt độ tối cao lên cao hơn, cùng với đó sự phát xạ vào ban đêm cũng lớn làm cho

nhiệt độ tối thấp nhỏ hơn, kết quả là biên độ nhiệt độ ngày lớn. Ngược lại khi trời nhiều

mây, giá trị cực đại ban ngày thấp, giá trị cực tiểu ban đêm cao và biên độ nhiệt độ

ngày nhỏ. Hình 3.5, 3.6 biểu diễn biên độ nhiệt trung bình và biên độ nhiệt lớn nhất tại

các trạm, theo từng tháng và theo năm.

Hình 3.5. Biến trình tháng DTR và DTRm tại các trạm Điện Biên, Lạng Sơn, Hương

Khê, Quảng Ngãi

0

5

10

15

20

25

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Biệ

n đ

ộ n

hiệ

t oC

Tháng

DTR và DTRm tại trạm Điện Biên

0

5

10

15

20

25

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Biê

n đ

ộ n

hiệ

t oC

Tháng

DTR và DTRm tại trạm Lạng Sơn

0

5

10

15

20

25

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Biê

n đ

ộ n

hiệ

t oC

Tháng

DTR và DTRm tại trạm Hương Khê

0

5

10

15

20

25

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Biê

n đ

ộ n

hiệ

t oC

Tháng

DTR và DTRm tại trạm Quảng Ngãi

Page 43: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

41

Khi lấy trung bình theo tháng như trên Hình 3.5 ta thấy trạm Điện Biên có

biên độ nhiệt lớn hơn vào mùa đông và nhỏ hơn vào mùa hè. Giá trị nhỏ nhất vào

tháng 7 là 7.1oC và giá trị lớn nhất rơi vào những tháng chính đông tháng 1 và tháng

12 là 11.5oC. So với các khu vực khác khu vực B1 có biên độ nhiệt lớn nhất. Thời

tiết quang mây và lặng gió thịnh hành trong suốt mùa đông kết hợp với điều kiện

địa hình khu vực đã đem lại những dao động ngày đêm mạnh mẽ của nhiệt độ; biên

độ ngày trung bình đạt tới 10-12oC. Cho nên, ở Điện Biên cũng có nhiều khả năng

xảy ra sương muối, mặc dù nhiệt độ trung bình cao hơn các khu vực khác.

Biên độ nhiệt trung bình của trạm Lạng sơn không có sự dao động đáng kể

giữa các tháng trong năm, giữa tháng nhỏ nhất và tháng lớn nhất chỉ chênh nhau

khoảng 3oC. Giá trị lớn nhất đạt được vào tháng 12 trung bình 9

oC, nhỏ nhất là

tháng 3 trung bình 6.4oC. Tuy nhiên giá trị lớn nhất của biên độ theo tháng ở mức

cao vào mùa đông nhỏ hơn vào mùa hè, tháng 1 có thể lên tới 23oC, nhỏ nhất là

tháng 7 biên độ nhiệt lớn nhất trong tháng 7 là 13.5oC.

Trạm Hương Khê có biến trình năm của biên độ nhiệt trung bình đạt cực đại

vào các tháng mùa hè, biên độ nhiệt các tháng mùa đông chỉ khoảng 6oC, tăng dần

lên và đạt cực đại vào tháng 5, duy trì ở mức 9oC cho đến tháng 7 sau đó giảm

xuống. So với các trạm ở miền bắc, biên độ nhiệt trung bình của trạm Hương Khê

nhỏ hơn vào mùa đông, nhưng lớn hơn 1oC đến 2

oC vào mùa hè. Giá trị lớn nhất

của biên độ trái ngược với giá trị trung bình, lớn vào các tháng mùa đông và nhỏ

nhất vào tháng 9, giá trị lớn nhất trong năm quan sát được vào tháng 12 là 20.7 oC.

Biên độ nhiệt của trạm Quảng Ngãi có biến trình năm tương tự trạm Hương

Khê, nhưng giá trị lớn nhất của biên độ nhiệt trong các tháng đã giảm xuống, không

có tháng nào đạt giá trị trên 15 oC. Điều này chứng tỏ mức độ cực đoan có xu hướng

giảm xuống. Vào các tháng mùa đông biên độ trung bình chỉ khoảng 5 o

C đến 6 oC,

vào mùa hè trung bình là 9oC.

Page 44: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

42

Hình 3.6. Biến trình năm của DTR và DTRm tại các trạm Điện Biên, Lạng Sơn, Hương

Khê, Quảng Ngãi

Từ Hình 3.6 ta thấy giá trị lớn nhất của biên độ nhiệt là rất cao ở hầu hết các

năm đều xuất hiện những ngày có biên độ nhiệt lớn hơn 20oC trừ trạm Quảng Ngãi.

Biên độ nhiệt trung bình năm của trạm Điện Biên là lớn nhất nằm trong khoảng 10-

11oC, 3 trạm còn lại có sự tườn đồng trong khoảng từ 7-9

oC.

Trạm Lạng Sơn, sự hạ thấp nhiệt độ mùa đông là nguyên nhân tăng biên độ

năm của nhiệt độ tới các giá trị kỷ lục trên 20oC. Biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ

hơn khu vực Tây Bắc khoảng 3oC, biên độ này giữ ở mức ổn định cho tất cả các

năm trong khoảng 7-9 o

C. Giá trị lớn nhất của biên độ nhiệt cũng thấp hơn trạm

Điện Biên dao động quanh mức 20oC.

Biên độ nhiệt trung bình năm của trạm Hương Khê cũng không có nhiều biến

động qua các năm, và có độ lớn nhỏ hơn trạm Lạng Sơn khoảng 1 o

C, tuy nhiên với

giá trị biên độ tuyệt đối thì chỉ có một năm 1987 là có biên độ lớn nhất đạt đến

20.7oC, còn lại các năm khác đều không vượt quá 20

oC.

Giá trị trung bình năm của biên độ nhiệt trạm Quảng Ngãi xấp xỉ trạm

Hương Khê và trạm Lạng Sơn, dao động quanh mức 7-9oC, tuy nhiên giá trị lớn

nhất trong năm thấp hơn khoảng 3-5oC. Các nhận xét về biên độ nhiệt của các trạm

có chung nhận định với các nghiên cứu khác cũng như trung bình khí hậu.

0

2

4

6

8

10

12

14

1960 1970 1980 1990 2000 2010 2020

Biê

n đ

ộ n

hiệ

t

Năm

Biểu đồ DTR theo năm

Điện Biên Lạng Sơn Hương Khê Quảng Ngãi

0

5

10

15

20

25

30

1960 1980 2000 2020

Nh

iệt

độ

Năm

Biểu đồ DTRm theo năm

Điện Biên Lạng Sơn Hương Khê Quảng Ngãi

Page 45: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

43

Chỉ số TX90P và TN10P là 2 trong số 27 chỉ số được IPCC sử dụng để đánh

giá tính cực đoan của khí hậu.Vì các trạm ở khu vực B4 và N1 được xây dựng và

đưa vào quan trắc nghiệp vụ muộn hơn, nên để đảm bảo giá trị phân vị thứ 90 của

Tx và phân vị thứ 10 của Tx được đủ tiêu chuẩn khí hậu, tác giả đã sử dụng giai

đoạn cơ sở để tính các giá trị này lần lượt là 1973-2002 và 1977-2006 thay vì giai

đoạn 1961-1990 như hai trạm ở khu vực B1 và B2. Sau khi đã loại bỏ các sai số thô

và những ngày thiếu số liệu, tác giả đưa vào Excel và sử dụng hàm PERCENTILE

[array,k] để tính các giá trị phân vị. Kết quả cụ thể như bảng 3.1.

Bảng 3.1. Giá trị phân vị thứ 90 của Tx và phân vị thứ 10 của Tn

Trạm Giai đoạn cơ sở Phân vị thứ 90 Tx oC

Phân vị thứ 10 Tn oC

Điện Biên 1961-1990 32.9 11.2

Lạng Sơn 1961-1990 32.9 8.9

Hương Khê 1973-2002 36.4 15

Quảng Ngãi 1977-2006 35.3 16.3

Sau khi đã có giá trị phân vị thứ 90 của Tx và phân vị thứ 10 của Tn, ta tính

được số ngày trong năm có nhiệt độ Tx lớn hơn phân vị thứ 90 và Tn nhỏ hơn phân

vị thứ 10, kết quả đưa vào Excel để vẽ đồ thị. Đường hồi qui tuyến tính được thể

hiện bằng đường đứt màu đỏ trên hình, góc trên bên phải là phương trình hồi qui.

Page 46: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

44

Hình 3.7. Biến trình năm của TX90P tại các trạm Điện Biên, Lạng Sơn, Hương Khê,

Quảng Ngãi

Hình 3.7 thể hiện số ngày có giá trị nhiệt độ Tx lớn hơn phân thứ 90 của giai

đoạn cơ sở, trục tung là số ngày, trục hoành là năm tương ứng. Ta có thể thấy là

TX90P có giá trị nằm trong khoảng từ 10 đến 80 ngày trong một năm, ở các trạm

khác nhau thì có giá trị không giống nhau. Về xu thế biến đổi, TX90P của cả bốn

trạm đại điện cho 4 khu vực đều có xu hướng gia tăng, sự gia tăng này không đồng

đều giữa các trạm. Tăng nhiều nhất là trạm Quảng Ngãi với hệ số góc của đường xu

thế là 0.657, khoảng 6 ngày/thập kỷ, sau đó đến trạm Hương Khê mức độ gia tăng

chỉ bằng một nửa với hệ số góc của đường hồi qui bằng 0.306, khoảng 3 ngày/thập

kỷ. Hai trạm ở khu vực phía bắc có xu hướng tăng chậm hơn, trạm Lạng Sơn tăng

2.5 ngày/thập kỷ, trạm Điện Biên tăng 2 ngày/thập kỷ.

y = 0.2481x - 450.42

0

10

20

30

40

50

60

70

80

1960 1970 1980 1990 2000 2010 2020

Ngày

Năm

Biểu đồ TX90P tại trạm Điện Biên

y = 0.2891x - 534.47

0

10

20

30

40

50

60

70

80

1960 1980 2000 2020

Ngày

Năm

Biểu đồ TX90P tại trạm Lạng Sơn

y = 0.306x - 570.49

0

10

20

30

40

50

60

70

80

1970 1980 1990 2000 2010 2020

Ngày

Năm

Biểu đồ TX90P tại trạm Hương Khê

y = 0.6577x - 1271.3

0

10

20

30

40

50

60

70

80

1970 1980 1990 2000 2010 2020

Ngày

Năm

Biểu đồ TX90P tại trạm Quảng Ngãi

Page 47: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

45

Hình 3.8. Biến trình năm của TN10P tại các trạm Điện Biên, Lạng Sơn, Hương Khê,

Quảng Ngãi

Trái ngược với xu hướng tăng của chỉ số TX90P, chỉ số TN10P có xu hướng

giảm xuống trên hầu hết các khu vực, trong đó khu vực B2 giảm mạnh nhất, với hệ

số góc của đường hồi qui -0.725 khoảng 6.5 ngày/ thập kỷ, trạm Lạng Sơn và trạm

Khê có xu hướng giảm nhưng rất ít với hệ số góc lần lượt là -0.136 và -0.09 tương

đương 1 ngày/ thập kỷ và 0.8 ngày/thập kỷ.Trạm Quảng Ngãi có xu hướng tăng

nhưng không rõ rệt hệ số góc 0.0718 khoảng 0.6 ngày/thập kỷ. Như vậy chỉ số

TX90 và TN90P có xu hướng tăng giảm phù hợp với xu thế của toàn cầu và nhận

định của các nghiên cứu khác.

Để tìm hiểu về sự phân bố của nhiệt độ tối cao trong trường hợp giá trị này

lớn hơn 30oC tác giả đã tiến hành tính toán tần suất xuất hiện của nhiệt độ Tx trong

các khoảng giá trị nhiệt độ [30,32); [32,34);[34,36);[36,38);[≥40). Kết quả thu được

biểu diễn dưới dạng bảng, từ Bảng 3.2 đến Bảng 3.5. Trong những bảng này, cột

y = -0.7255x + 1471.6

0

10

20

30

40

50

60

70

1960 1970 1980 1990 2000 2010 2020

Ngày

Năm

Biểu đồ TN10P tại trạm Điện Biên

y = -0.1366x + 305.54

0

10

20

30

40

50

60

70

1960 1970 1980 1990 2000 2010 2020

Ngày

Năm

Biểu đồ TN10P tại trạm Lạng Sơn

y = -0.09x + 217.39

0

10

20

30

40

50

60

70

80

1970 1980 1990 2000 2010 2020

Ngày

Năm

Biểu đồ TN10P tại trạm Hương Khê

y = 0.0718x - 106.38

0

10

20

30

40

50

60

70

80

1970 1980 1990 2000 2010 2020

Ngày

Năm

Biểu đồ TN10P tại trạm Quảng Ngãi

Page 48: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

46

thứ nhất biểu thị tháng trong năm, từ cột thứ 2 đến cột thứ 7 là tần suất xuất hiện

tính theo giá trị phần trăm (%).

Tại trạm Điện Biên: Từ Bảng 3.2 cho thấy nhiệt độ tối cao trên 300C xuất

hiện ở tất cả các tháng trong năm, trong đó tháng 12 và tháng 1 là ít nhất với 1 và

1.1%. Tháng nhiều nhất là tháng 5 với 77.3%. Trong tháng 2, Tx vẫn chủ yếu dưới

300C chỉ có 26.4% trên 30

0C và tập trung chủ yếu trong khoảng [30,32) (22.9%),

không có ngày nào trên 340C. Tháng 3 đến tháng 9 tần suất xuất hiện đã lên trên

50%, tập trung chủ yếu trong khoảng [30,34), tháng 4 tần suất xuất hiện Tx trong

khoảng [34,36) đã lớn hơn tháng 3.

Bảng 3.2. Tần suất xuất hiện nhiệt độ Tx trong các khoảng nhiệt độ trạm Điện Biên

Tháng Tần suất xuất hiện trong các khoảng nhiệt độ trạm Điện Biên (%) Tổng

30≤ Tx<32 32≤Tx<34 34≤ Tx<36 36≤ Tx<38 38≤ Tx<40 40≥Tx

1 1 0.1 0 0 0 0 1.1

2 22.9 3.4 0.1 0 0 0 26.4

3 26.8 23.1 4.7 0.2 0 0 54.8

4 23.5 30.6 13.1 1.6 0 0 68.8

5 27.8 31.7 15.1 2.7 0 0 77.3

6 37.2 28.1 7.3 0.4 0 0 73.0

7 33 22.1 4.7 0.2 0 0 60.0

8 35.8 23.8 2.3 0.1 0 0 62.0

9 42.2 22.5 1 0 0 0 65.7

10 31.6 11.1 0.4 0 0 0 43.1

11 10.6 1 0.1 0 0 0 11.7

12 1 0 0 0 0 0 1.0

Đối với trạm Lạng Sơn từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau nhiệt độ

Tx trên 30oC gần như không xuất hiện, đặc biệt có tháng 12 không năm nào có nhiệt

độ tối cao trên 30 o

C. Vào các tháng mùa hè nhiệt độ Tx cũng chủ yếu nằm trog

khoảng từ 30 oC đến 34

oC, tập trung nhiều hơn ở khoảng 32

oC đến 34

oC, rất ít ngày

có nhiệt độ Tx trên 36 o

C.

Page 49: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

47

Bảng 3.3. Tần suất xuất hiện nhiệt độ Tx trong các khoảng nhiệt độ trạm Lạng Sơn

Tháng

Tần suất xuất hiện Tx trong các khoảng nhiệt độ trạm Lạng Sơn (%) Tổng

30≤ Tx<32 32≤ Tx<34 34≤ Tx<36 36≤Tx<38 38≤ Tx<40 40≥Tx

1 0.2 0 0 0 0 0 0.2

2 1.3 0.4 0.1 0 0 0 1.8

3 3.2 2.2 0.4 0 0 0 5.8

4 13.6 5.2 2 0.3 0 0 21.1

5 29.5 20.7 8.4 1 0.1 0 59.7

6 29 34.2 11.6 0.6 0 0 75.4

7 24.8 37.5 16.3 0.9 0 0 79.5

8 29 33.8 11.1 0.5 0 0 74.4

9 37 20.7 2.7 0.1 0 0 60.5

10 20 3.2 0 0 0 0 23.2

11 2.5 0.1 0 0 0 0 2.6

12 0 0 0 0 0 0 0

Đối với trạm Hương Khê Tx đã xuất hiện nhiệt độ trên 30oC ở tất cả các

tháng trong năm, từ tháng 3 đến tháng 8 đều có xuất hiện nhiệt độ lên tới trên 40oC.

Từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau nhiệt độ Tx chủ yếu rơi vào khoảng

[30-32). Nhiệt Tx>40oC xuất hiện từ sớm, bắt đầu từ tháng 3, 4 đã xuất hiện nhiều

ngày có nhiệt độ cao hơn 30oC ở các tháng đầu mùa hè này thì khoảng nhiệt độ chủ

yếu vẫn là 30 o

C đến 38 o

C, nhiều nhất vẫn là ở khoảng [30-32). Từ tháng 5 đến

tháng 8 khoảng nhiệt độ mà Tx thường rơi vào là 32oC đến 38

oC, phân bố này cũng

có xu hướng tăng lên trong khoảng thời gian này, tháng 5 chủ yếu tập trung ở 32 o

C

đến 36 o

C, sang tháng 6, 7 dịch dần lên khoảng 36oC đến 38

oC. Đến tháng 9, nhiệt

độ Tx lại tập trung nhiều hơn trong khoảng [32-34).

Page 50: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

48

Bảng 3.4. Tần suất xuất hiện nhiệt độ Tx trong các khoảng nhiệt độ trạm Hương

Khê

Tháng Tần suất xuất hiện Tx trong các khoảng nhiệt độ trạm Hương Khê (%) Tổng

30≤ Tx<32 32≤ Tx <34 34≤ Tx <36 36≤ Tx <38 38≤ Tx <40 Tx ≥ 40

1 0.9 1.2 0.2 0 0 0 2.3

2 4.2 1.5 2.3 1.2 0 0 9.2

3 7.2 4.6 3.8 4.6 2.2 0.1 22.5

4 15 14.2 10.2 9.8 6 1.5 56.7

5 13.3 21.6 21.3 17.4 9.9 0.9 84.4

6 8.8 20.4 25.5 27 10.9 0.7 93.3

7 9.6 16.2 29.3 27.6 11.3 0.7 94.7

8 16.7 24.3 31.2 14.4 2.8 0.1 89.5

9 23.6 24.8 15.5 3.6 0.3 0 67.8

10 20.7 9.4 2.3 0 0 0 32.4

11 9.6 2.7 0.8 0.1 0 0 13.2

12 1.2 0.4 0 0 0 0 1.6

Tại trạm Quảng Ngãi tần suất xuất hiện Tx trên 30oC khá lớn, xuất hiện ở tất

cả các tháng trong năm. Vào các tháng mùa đông tháng 1, 2, 3 và tháng 11, 12 nhiệt

độ Tx của những ngày trên 30oC chủ yếu vẫn nằm trong khoảng [30,32). Tháng 4, 5

nhiệt độ Tx xuất hiện nhiều hơn ở khoảng [32,34), đến tháng 6, 7, 8 thì khoảng nhiệt

độ này dịch lên cao hơn [34,36), đến tháng 9 thì bắt đầu giảm xuống, nhiệt độ Tx

xuất hiện nhiều hơn trong khoảng (32,34] và đến tháng 10 Tx xuất hiện nhiều hơn ở

khoảng [30,32). So với trạm Hương Khê thì ta có thể thấy nhiệt độ trên 40oC đã

xuất hiện ít hơn ở tất cả các tháng trong năm.

Bảng 3.5. Tần suất xuất hiện nhiệt độ Tx trong các khoảng nhiệt độ trạm Quảng

Ngãi

Tháng Tần suất xuất hiện Tx trong các khoảng nhiệt độ trạm Quảng Ngãi (%) Tổng

30≤ Tx<32 32≤ Tx<34 34≤ Tx<36 36≤ Tx<38 38≤ Tx<40 40≥Tx

1 1.1 0.3 0 0 0 0 1.4

2 11.6 1.5 0.2 0 0 0 13.3

3 34.9 13.7 2.1 0 0 0 50.7

4 25.1 46.6 12.3 2.1 0.2 0 86.3

Page 51: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

49

5 9.8 38.5 32.1 13.8 1.8 0.1 96.1

6 4.7 24.9 41.7 23.8 2.4 0.1 97.6

7 6 25.1 45.9 20.8 1 0 98.8

8 7.3 32.1 41.5 14.3 1.2 0 96.4

9 26.6 40.9 18.1 1.3 0 0 86.9

10 40.4 11 0.3 0 0 0 51.7

11 16 0.9 0 0 0 0 16.9

12 2.3 0.1 0 0 0 0 2.4

Đối với nhiệt độ trung bình ngày T2m để xem xét tần suất xuất hiện của nhiệt

độ dưới 15 o

C, tác giả phân nhiệt độ T2m thành 3 khoảng: (T2m<10), (10,13] và

(13,15]. Nhìn vào Bảng 3.6 ta thấy tại trạm Điện Biên: tháng 1 có 16% số ngày có

nhiệt độ T2m nằm trong khoảng (13,15], 7.9% trong khoảng (10,13], nhiệt độ T2m

dưới 100C chỉ có 1.7%. Sang tháng 2, 3 thì nhiệt đội T2m dưới 10

0C đã rất ít, sang

tháng 4 không còn xuất hiện dưới 100C. Từ tháng 5 đến tháng 9 nhiệt độ tối thấp

T2m không có ngày nào xuống dưới 150C, tháng 4 và tháng 10 tần suất xuất hiện

cũng rất nhỏ. Bắt đầu từ tháng 11 thì đã có một số ngày nhiệt độ Tn xuống dưới

130C, sang tháng 12 tần suất xuất hiện đã tăng lên rõ rệt, đặc biệt đã có những ngày

xuống dưới 100C và đây cũng là tháng mà nhiệt độ dưới 10

0C xuất hiện nhiều nhất.

Bảng 3.6. Tần suất xuất hiện nhiệt độ T2m trong các khoảng nhiệt độ trại trạm Điện Biên

Tháng

Tần suất xuất hiện T2m trong các khoảng

nhiệt độ (%) trạm Điện Biên Tổng

13< T2m ≤15 10< T2m ≤13 T2m ≤10

1 16 7.9 1.7 25.6

2 7.7 4.8 0.4 12.9

3 2.9 1 0.1 4

4 0.1 0 0 0.1

5 0 0 0 0

6 0 0 0 0

7 0 0 0 0

8 0 0 0 0

9 0 0 0 0

10 0.1 0 0 0.1

11 4.3 1.6 0 5.9

Page 52: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

50

12 17.3 9.1 2.3 28.7

Từ Bảng 3.7 ta thấy vào tháng 12, 1, 2 nhiệt độ trung bình ngày tại trạm

Lạng Sơn nhỏ hơn 150C chiếm hơn 50%, đây là những tháng mà có số ngày lạnh

nhiều nhất trong năm. Đặc biệt tháng 1 có đến 57% số ngày rơi vào ngưỡng rét

đậm, rét hại trong đó T2m dưới 100C chiếm đến 27%. Sang tháng 3 tần suất xuất

hiện T2m dưới 150C đã giảm, chỉ còn 2% số ngày có nhiệt độ dưới 10

0C. Từ tháng 4

đến tháng 10 tần suất nhiệt độ T2m dưới 150C là rất nhỏ đều chưa tới 3%, đặc biệt

vào tháng 7, 8 không có ngày nào T2m xuống dưới 150C.

Bảng 3.7. Tần suất xuất hiện nhiệt độ T2m trong các khoảng nhiệt độ trạm Lạng

Sơn

Tháng

Tần suất xuất hiện T2m trong các khoảng

nhiệt độ (%) trạm Lạng Sơn Tổng

13< T2m ≤15 10< T2m ≤13 T2m ≤10

1 12 30 27 69

2 13.5 22.2 20.6 56.3

3 13.1 12.7 2 27.8

4 2.8 1.2 0 4

5 0.4 0 0 0.4

6 0.2 0 0 0.2

7 0 0 0.1 0.1

8 0 0 0 0

9 0.2 0 0 0.2

10 1.1 0.5 0.1 1.7

11 10.5 6.3 1.2 18

12 21 25 12.5 58.5

Để khảo sát sự phân bố và biến đổi của nhiệt độ tối cao và nhiệt độ tối thấp

theo từng thập kỷ, tác giả đã chia các khoảng ngưỡng cách nhau 20C và tính tần suất

xuất hiện nhiệt độ Tx và Tn theo các khoảng đó. Sau đó biểu diễn lên đồ thị như

Hình 3.9, Hình 3.10 dưới đây. Trong đó trục nằm ngang là các khoảng nhiệt độ, trục

thẳng đứng là tần suất xuất hiện của nhiệt độ ở các khoảng nhiệt độ tương ứng tính

bằng %. Đối với đỉnh của đồ thị, nếu dịch sang bên trái là tần suất tăng lên ở nhiệt

độ thấp, dịch sang bên phải là tần suất tăng lên khoảng nhiệt độ cao hơn. Đối với

Page 53: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

51

nhiệt độ tối cao, đầu mút bên phải là các giá trị cực đoan, đối với nhiệt độ tối thấp,

đầu mút bên trái là các giá trị cực đoan.

Hình 3.9. Phân bố tần suất nhiệt độ tối cao theo thập kỷ tại các trạm Điện Biên, Lạng

Sơn, Hương Khê, Quảng Ngãi

Trạm Điện Biên tần suất xuất hiện nhiệt độ tối cao lớn nhất ở khoảng 30-

320C với khoảng 20-26%, giai đoạn từ 1961-1970 có tần suất xuất hiện nhiệt độ tối

cao trong khoảng này nhỏ hơn 2.5% so với các giai đoạn khác tuy nhiên khi xét các

giá trị cực đoan thì tần suất xuất hiện trong giai đoạn này là lớn nhất. So với các

trạm khác trạm Điện Biên có phân bố tập trung hơn. Trong giai đoạn 2001-2014

(đường màu đỏ) nhận thấy dự dịch chuyển của đường phân bố tần suất nhiệt độ về

phía các giá trị nhiệt độ cao hơn so với các thập kỷ trước đó. Điều này thể hiện rõ

xu thế tăng nhiệt độ ở đây.

Trạm Lạng Sơn cũng có tần suất nhiệt độ tối cao xuất hiện lớn nhất nằm

trong khoảng từ 30-320C, tuy nhiên giá trị nhỏ hơn, chỉ có 15-16%. Phân bố bị lệch

0

4

8

12

16

20

24

28

6 10 14 18 22 26 30 34 38 42

Tần

su

ất %

Nhiệt độ C

Phân bố tần suất xuất hiện nhiệt độ tối cao

trạm Điện Biên

1961-1970 1971-1980 1981-1990

1991-2000 2001-2014

0

4

8

12

16

20

24

28

6 10 14 18 22 26 30 34 38 42

Tần

su

ất %

Nhiệt độ C

Phân bố tần suất xuất hiện nhiệt độ tối cao

trạm Lạng Sơn

1961-1970 1971-1980

1981-1990 1991-2000

2001-2014

0

4

8

12

16

20

24

28

6 10 14 18 22 26 30 34 38 42

Tần

su

ất%

Nhiệt độ C

Phân bố tần suất xuất hiện nhiệt độ tối cao

trạm Hương Khê

1973-1980 1981-1990

1991-2000 2001-2014

0

4

8

12

16

20

24

28

6 10 14 18 22 26 30 34 38 42

Tần

su

ất%

Nhiệt độ C

Phân bố tần suất xuất hiện nhiệt độ tối cao

trạm Quảng Ngãi

1977-1990 1991-2000 2001-2014

Page 54: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

52

về phía nhiệt độ thấp nhiều hơn. Trong thập kỷ gần đây, tần suất xuất hiện nhiệt độ

có dấu hiệu tăng lên ở khoảng 32-340C. Các giá trị cực đoan xuất hiện nhiều nhất ở

giai đoạn 1981-1990.

Trạm Hương Khê, nhiệt độ tối cao có phân bố khá rộng với 90% nằm trong

khoảng 20-380C, tập trung nhiều nhất ở 34-36

0C ở giai đoạn 1973-1980 và 1981-

1990, 32-340C trong 2 thập kỷ gần đây. Có sự giảm về khoảng nhiệt độ có tần suất

xuất hiện lớn nhưng lại tăng ở nhiệt độ cực đoan.

Trạm Quảng Ngãi phân bố lớn nhất ở khoảng nhiệt độ 32-340C, có xu hướng

giảm trong những thập kỷ gần đây, trong giai đoạn từ 2001-2014 có sự dịch chuyển

lên khoảng nhiệt độ cao hơn là 34-360C, các trường hợp nhiệt độ cực đoan nóng

cũng có dấu hiệu tăng lên.

Hình 3.10. Phân bố tần tuất nhiệt độ tối thấp theo thập kỷ tại các trạm Điện Biên, Lạng

0

4

8

12

16

20

24

28

32

36

40

0 4 8 12 16 20 24 28 32

Tần

su

ất %

Nhiệt độ C

Phân bố tần suất nhiệt độ tối thấp trạm

Điện Biên 1961-1970 1971-1980 1981-1990

1991-2000 2001-2014

0

4

8

12

16

20

24

28

32

36

40

0 4 8 12 16 20 24 28 32

Tần

su

ất %

Nhiệt độ C

Phân bố tần suất nhiệt độ tối thấp trạm

Lạng Sơn

1961-1970 1971-1980 1981-1990

1991-2000 2001-2014

0

4

8

12

16

20

24

28

32

36

40

0 4 8 12 16 20 24 28 32

Tần

su

ất %

Nhiệt độ C

Phân bố tần suất nhiệt độ tối thấp trạm

Hương Khê

1973-1980 1981-1990 1991-2000 2001-2014

0

4

8

12

16

20

24

28

32

36

40

0 4 8 12 16 20 24 28 32

Tần

su

ất %

Nhiệt độ C

Phân bố tần suất nhiệt độ tối thấp trạm

Quảng Ngãi

1977-1990 1991-2000 2001-2014

Page 55: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

53

Sơn, Hương Khê, Quảng Ngãi

Trạm Điện Biên, tần suất xuất hiện nhiệt độ tối thấp lớn nhất nằm trong

khoảng 22-240C với trên dưới 26% có xu hướng tăng lên trong thập kỷ gần đây. Các

giá trị cực đoan xuất hiện nhiều hơn trong giai đoạn từ 1961-1980. Trong những

thập kỷ gần đây nhiệt độ tối thấp dưới 00C đã không còn xuất hiện và sự kiện nhiệt

độ dưới 20C trở thành sự kiện cực đoan.

Trạm Lạng Sơn có tần suất xuất hiện lớn nhất của nhiệt độ tối thấp là 22-

25% trong cùng khoảng nhiệt độ với trạm Điện Biên là 22-240C. Có xu hướng giảm

dần trong những thập kỷ gần đây và tăng lên ở khoảng 24-260C. Từ 1991 đến nay

đã không còn xuất hiện giá trị nhiệt độ dưới 00C, nhiệt độ dưới 2

0C đã trở thành sự

kiện hiếm.

Khác với hai trạm ở khu vực phía Bắc, trạm Hương Khê và trạm Quảng Ngãi

có tần suất phân bố lớn nhất ở vào khoảng nhiệt độ 24-260C. Trong những thập kỷ

gần đây tần suất có xu hướng tăng lên ở khoảng nhiệt độ 26-280C và các giá trị

nhiệt độ tối thấp cũng có xu hướng tăng lên khoảng ngưỡng có nhiệt độ cao hơn.

3.1.2. Một số đặc điểm của hiện tượng nắng nóng và rét đậm rét hại

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương nắng nóng là một

dạng thời tiết nguy hiểm đặc biệt thường xảy ra trong những tháng mùa hè. Biểu

hiện của nắng nóng là khi nền nhiệt độ không khí trung bình ngày khá cao và được

đặc trưng bởi nhiệt độ cao nhất trong ngày. Nắng nóng có thể xảy ra theo 2 trường

hợp, thứ nhất là ít mây, độ ẩm tương đối của không khí khá thấp (dưới 50%), đây

gọi là hiện tượng “khô nóng”. Trường hợp thứ hai là xảy ra trong điều kiện nhiều

mây, độ ẩm tương đối của không khí tương đối cao gây oi bức, khó chịu, đây gọi là

hiện tượng nắng nóng oi bức. Một ngày, tại một địa phương nào đó được coi là có

nắng nóng khi nhiệt độ cao nhất trong ngày đạt mức Tx ≥ 350C.

Không khí lạnh (KKL) là một hiện tượng thời tiết nguy hiểm khi xâm nhập từ

phía bắc xuống nước ta làm thay đổi một cách cơ bản hệ thống gió đang tồn tại ở

miền Bắc Việt Nam trở thành hệ thống gió có hướng lệch bắc và thời tiết biến đổi rõ

rệt, đặc biệt có quá trình giảm nhiệt độ trên diện rộng. Khi nhiệt độ trung bình ngày

ở vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ giảm xuống dưới 150C và có khả năng kéo dài

từ 2 ngày trở lên thì được gọi là gió mùa đông bắc và rét. Theo chỉ tiêu hiện đang

được áp dụng ở Việt Nam, hiện tượng rét đậm, rét hại được xác định dựa trên nhiệt

độ trung bình ngày (T2m), nếu T2m ≤ 150C có rét đậm xuất hiện và nếu T2m ≤ 13

0C

Page 56: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

54

có rét hại xuất hiện. Hiện tượng rét đậm, rét hại có thể kéo dài nhiều ngày, thành

đợt, và có thể xuất hiện trên diện rộng hoặc cục bộ.

Từ những qui định trên để khảo sát hiện tượng rét đậm, rét hại tác giả sử

dụng nhiệt độ trung bình ngày T2m của hai trạm Điện Biên và Lạng Sơn đại diện cho

khu vực Tây Bắc và Đông Bắc. Còn đối với khu vực Bắc Trung Bộ vào Nam Trung

Bộ số đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực này đã giảm đi nhiều, nên trong

luận văn tác giả không xét đến những đợt T2m nhỏ hơn 150C ở khu vực này. Đối với

hiện tượng nắng nóng tác giả sử dụng nhiệt độ tối cao Tx của bốn trạm đại diện cho

bốn vùng khí hậu B1, B2, B4, N1 lần lượt là trạm Điện Biên, Lạng Sơn, Hương Khê

và Quảng Ngãi. Kết quả được thể hiện trên biểu đồ với trục tung là số ngày, trục

hoành là thời gian tính theo năm, đường màu xanh biểu thị số ngày nắng nóng theo

năm (Hình 3.11), số ngày rét đậm, rét hại theo năm (Hình 3.16), đường màu đỏ thể

hiện xu thế biến đổi theo thời gian.

Hình 3.11. Biến trình năm của số ngày nắng nóng tại các trạm Điện Biên, Lạng Sơn,

Hương Khê, Quảng Ngãi

y = -0.0206x + 5.956

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

50

19

61

19

64

19

67

19

70

19

73

19

76

19

79

19

82

19

85

19

88

19

91

19

94

19

97

20

00

20

03

20

06

20

09

20

12

Số n

gày

Năm

Số ngày nắng nóng trạm Điện Biên

y = 0.0411x + 4.1468

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

5019

61

19

64

19

67

19

70

19

73

19

76

19

79

19

82

19

85

19

88

19

91

19

94

19

97

20

00

20

03

20

06

20

09

20

12

Số n

gày

Năm

Số ngày nắng nóng trạm Lạng Sơn

y = 0.3812x + 60.532

10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

110

19

73

19

76

19

79

19

82

19

86

19

89

19

92

19

95

19

98

20

01

20

04

20

07

20

10

20

13

Số n

gày

Năm

Số ngày nắng nóng trạm Hương Khê

y = 0.5966x + 38.582

10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

110

19

76

19

79

19

82

19

85

19

88

19

91

19

94

19

97

20

00

20

03

20

06

20

09

20

12

Số n

gày

Năm

Số ngày nắng nóng trạm Quảng Ngãi

Page 57: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

55

Từ Hình 3.11 ta thấy số ngày nắng nóng ở trạm Lạng Sơn xấp xỉ với trạm

Điện Biên, nhỏ hơn rất nhiều so với 2 trạm còn lại. Cả 3 trạm đều có xu hướng tăng

lên, chỉ có trạm Điện Biên giảm xuống nhưng không đáng kể.

Trạm Điện Biên có số ngày nắng nóng trung bình năm khoảng 5 ngày, lớn

nhất là 24 ngày và có nhiều năm không có ngày nào, tương tự như vậy với trạm

Lạng Sơn, trung bình năm số ngày nắng nóng chỉ 5 ngày, lớn nhất 20 ngày và có

nhiều năm không xảy ra hiện tượng nắng nóng.

Trạm Hương Khê có số ngày nắng nóng khá lớn dao động trong khoảng từ

40 đến 100 ngày trung bình năm là 68 ngày. Số ngày nắng nóng năm nhỏ nhất là 38

ngày (1978) và lớn nhất là 102 ngày (1998). Xu thế biến đổi cho thấy hệ số góc

dương 0.3812 nên số ngày nắng nóng có xu hướng tăng lên.

Trạm Quảng Ngãi số ngày có nhiệt độ trên 35oC khá cao trung bình mỗi năm có 50

ngày, tuy nhiên cũng không có năm nào vượt quá 100 ngày trong một năm như trạm

Hương Khê. Điều này cho thấy mức độ khắc nghiệt do nắng nóng của khu vực Bắc

Trung Bộ còn lớn hơn cả khu vực Nam Trung Bộ. Theo đánh giá của các nhà khoa

học thì khu vực Bắc Trung Bộ bị ảnh hưởng nhiều nhất của các sự kiện thời tiết cực

đoan. Số ngày nắng nóng có xu thế tăng mạnh hơn trạm Hương Khê với hệ số góc

của đường hồi qui gần bằng 0.6.

Page 58: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

56

Hình 3.12. Trung bình năm số đợt Tx ≥35oC tại các trạm Điện Biên, Lạng Sơn,

Hương Khê, Quảng Ngãi

Khi nhiệt độ Tx lớn hơn 35oC và kéo dài hơn 2 ngày thì được coi là một đợt

nắng nóng. Đối với Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có địa hình

nhiều núi cao về phía Tây, chịu tác động mạnh mẽ của áp thấp nóng phía tây, áp cao

cận nhiệt đới Tây Thái Bình Dương, nên vào mùa hè nắng nóng xảy ra trên toàn bộ

lãnh thổ. Tuy nhiên khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vẫn là khu vực miền

Trung do sự kết hợp giữa hình thế qui mô lớn và địa hình của khu vực này, hiệu ứng

Phơn đã gây ra hiện tượng nắng nóng khắc nghiệt nhất, đặc biệt là khu vực Bắc

Trung Bộ mà đại diện ở đây là trạm Hương Khê.

Hai trạm ở khu vực phía Bắc có số đợt nắng nóng trung bình năm rất nhỏ,

chưa đến 1 đợt/năm tính cho tất cả các thời gian kéo dài. Ở trạm Điện Biên đợt nắng

nóng kéo dài nhất là 9 ngày, từ ngày 19/5 đến ngày 28/5/1987, nhiệt đô cao nhất là

0

0.5

1

1.5

2

2.5

3

3.5

4

4.5

2 3 4 5 ≥6

Số đ

ợt

Số ngày

Số đợt nhiệt độ Tx ≥35oC trạm Điện Biên

0

0.5

1

1.5

2

2.5

3

3.5

4

4.5

2 3 4 5 ≥6

Số đ

ợt

Số ngày

Số đợt nhiệt độ Tx ≥35oC trạm Lạng Sơn

0

0.5

1

1.5

2

2.5

3

3.5

4

4.5

2 3 4 5 ≥6

Số đ

ợt

Số ngày

Trung bình năm số đợt Tx ≥35oC tại trạm

Hương Khê

0

0.5

1

1.5

2

2.5

3

3.5

4

4.5

2 3 4 5 ≥6

Số đ

ợt

Số ngày

Trung bình năm số đợt Tx ≥35oC tại trạm

Quảng Ngãi

Page 59: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

57

37.8 o

C vào ngày 24/05/1987. Tại trạm Lạng Sơn, đợt nắng nóng từ ngày 7 đến 14

tháng 7 năm 1983 là đợt kéo dài nhất, nhiệt độ cao nhất trong đợt này là 37.6 oC.

Trạm Hương Khê thì số ngày nhiệt độ tối cao Tx trên 35oC nhiều nhất, lớn

nhất ở những đợt kéo dài 2 ngày trung bình gần 4 đợt/năm, sau đó là những đợt kéo

dài lớn hơn hoặc bằng 6 ngày với khoảng 3 đợt/năm, và những đợt kéo dài 5 ngày là

nhỏ nhất trung bình chỉ hơn 1 đợt/năm. Trong lịch sử đợt nắng nóng kéo dài nhất là

33 ngày, từ 6/7 đến ngày 8/8/1998, nhiệt độ cao nhất trong đợt này là 40.5 o

C vào

ngày 17/7 và ngày 3/8.

Khi vào đến khu vực Nam Trung Bộ thì những đợt nóng kéo dài đã giảm đi

đáng kể, trung bình mỗi năm có 9 đợt kéo dài trên 2 ngày. Trong đó nhiều nhất là số

đợt kéo dài từ 6 ngày trở lên là 2.7 đợt/năm, số đợt kéo dài 4 đến 5 ngày rất ít chưa

đến 1đợt/năm. Đợt nắng nóng từ ngày 8/06/2010 đến ngày 14/07/2010 kéo dài 37

ngày là đợt nắng nóng dài nhất với nhiệt độ cao nhất đạt 38 oC vào ngày 16/6.

Hình 3.13. Biến trình số ngày nắng nóng trung bình tháng tại các trạm Điện Biên,

Lạng Sơn, Hương Khê, Quảng Ngãi

0

2

4

6

8

10

12

14

16

18

20

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Số n

gày

Tháng

Số ngày nắng nóng trung bình tháng trạm

Điện Biên

0

2

4

6

8

10

12

14

16

18

20

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Số n

gày

Tháng

Số ngày nắng nóng trung bình trạm Lạng

Sơn

0 0.6

2.9

6.6

11.8

15

16.9

10

2.9

0.1 0.1 0 0

2

4

6

8

10

12

14

16

18

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Số n

gày

Tháng

Số ngày nắng nóng trung bình tháng trạm

Hương Khê

0 0 0.1 1.8

8.5

13.8 13.6

10.6

2

0 0 0 0

2

4

6

8

10

12

14

16

18

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Số n

gày

Tháng

Số ngày nắng nóng trung bình tháng trạm

Quảng Ngải

Page 60: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

58

Nhìn chung số ngày nắng nóng ở các trạm khu vực phía bắc là rất nhỏ so với

các trạm khu vực miền trung, ở tất cả các trạm nắng nóng tập trung từ tháng 5 đến

tháng 8 (Hình 3.13). Trạm Điện Biên vẫn thể hiện nắng nóng đến sớm hơn, đạt cực

đại vào tháng 5, trong khi đó ở các trạm còn lại đều có cực đại vào tháng 7. Ở trạm

Hương Khê có những năm vào tháng 2 đã có những ngày nhiệt độ tối cao lớn hơn

350C, vào cuối mùa thì lại kéo dài cho đến tháng 11, duy chỉ có tháng 12 và tháng 1

là không có ngày nào nhiệt độ tối cao vượt được quá 350C. Còn ở trạm Quảng Ngãi

thì từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau là không xuất hiện ngày nào nhiệt độ Tx lớn

hơn 350C. Từ đây ta cũng có thể thấy khu vực Bắc Trung Bộ là tâm điểm của nắng

nóng, thời gian nắng nóng kéo dài về cả thời gian trong năm và cả số lượng ngày

nắng nóng trong một tháng. Như vậy so với các nghiên cứu khác, kết quả này có

chung nhận định về biến đổi của hiện tượng nắng nóng theo tháng trong năm.

Hình 3.14. Biến trình số ngày rét đậm rét hại trung bình tháng tại

trạm Điện Biên và Lạng Sơn

Khi khảo sát theo trung bình tháng số ngày rét đậm rét hại nhận thấy vào các

tháng 12,1,2 là có số ngày rét trung bình nhiều năm lớn nhất (Hình 3.14). Từ tháng

4 đến tháng 9 hiếm khi có không khí lạnh đủ để nhiệt độ trung bình ngày xuống

dưới 150C. Trong cùng một thời gian trong năm thì phía Đông Bắc Bộ có số ngày

rét trung bình tháng lớn hơn phía Tây Bắc Bộ, từ đồ thị trên có thể thấy vào tháng 1

gấp đến 3 lần. Ở phía Đông Bắc Bộ chịu ảnh hưởng của các đợt không khí lạnh sớm

hơn, từ tháng 9 đã có năm xảy ra hiện tượng rét đậm rét hại và kết thúc muộn hơn,

thậm chí đến tháng 6 vẫn có năm nhiệt độ trung bình ngày xuống dưới 150C. Trong

7.9

3.6

1.3 0 0 0 0 0 0 0

1.8

8.9

0

5

10

15

20

25

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Số n

gày

Tháng

Số ngày rét đậm rét hại trạm Điện Biên

21.4

15.6

8.5

1.2 0.1 0.1 0 0 0.1 0.5

5.4

18.2

0

5

10

15

20

25

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Số n

gày

Tháng

Số ngày rét đậm rét hại trạm Lạng Sơn

Page 61: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

59

khi đó ở phía Tây Bắc Bộ, mùa đông đến muộn tháng 11 mới có sự xuất hiện của

nhiệt độ trung bình ngày dưới 150C và kết thúc vào tháng 3. Từ tháng 4 đến tháng

10 hầu như không năm nào có rét đậm rét hại.

Hình 3.15. Trung bình năm số đợt T2m ≤15oC tại trạm Điện Biên, Lạng Sơn

Với sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến đời sống, hoạt động sống của con người

và sự sinh trưởng và phát triển của động thực vật thì ngoài giá trị của nhiệt độ cực

trị thì khoảng thời gian kéo dài duy trì nhiệt độ cực đoan cũng là một yếu tố quan

trọng ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề. Trên Hình 3.15 tác giả thống kê số đợt mà có

số ngày kéo dài liên tiếp của T2m ≤15oC trung bình năm. Ta có thể thấy đối với trạm

Điện Biên khi tính trung bình năm các đợt có nhiệt độ dưới 15oC tương đối nhỏ chỉ

khoảng 1.5 đợt trở lại với cả thời gian kéo dài là 2 ngày cho đến 6 ngày trở lên. Đợt

rét đậm rét hại kéo dài nhất tại trạm Điện Biên là 38 ngày từ ngày 12/12/1975 đến

ngày 19/01/1976 với nhiệt độ trung bình ngày thấp nhất là 7.6oC vào ngày

14/12/1975 và ngày 31/12/1975.

Trạm Lạng Sơn số đợt nhiệt độ trung bình ngày T2m ≤15oC nhiều hơn đáng

kể, đặc biệt là những đợt dài trên 6 ngày đã tăng lên hơn 4 đợt trong một năm, điều

này có thể lý giải là do nền nhiệt ở khu vực này thấp, vì vậy khi có không khí lạnh

từ phía bắc ảnh hưởng xuống thì nhanh chóng kéo nhiệt độ xuống thấp và sau đó

nhiệt độ lại tăng trở lại chậm hơn các khu vực khác. Đợt rét đậm rét hại kéo dài nhất

là 64 ngày từ ngày 29/10/2000 đến ngày 1/01/2001, nhiệt độ nhỏ nhất là 6.4 o

C vào

ngày 25/12/2000.

0

0.5

1

1.5

2

2.5

3

3.5

4

4.5

2 3 4 5 ≥6

Số đ

ợt

Số ngày

Trung bình năm số đợt T2m ≤15oC tại trạm

Điện Biên

0

0.5

1

1.5

2

2.5

3

3.5

4

4.5

2 3 4 5 ≥6

Số đ

ợt

Số ngày

Trung bình năm số đợt T2m ≤15oC tại trạm

Lạng Sơn

Page 62: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

60

Hình 3.16. Biến đổi trình số ngày rét đậm rét hại tại các trạm Điện Biên, Lạng Sơn

Từ Hình 3.16 cho thấy số ngày T2m≤15oC trong năm ở cả hai trạm tương đối

lớn, trong khoảng 30 năm đầu của chuỗi số liệu, hàng năm số ngày rét đậm rét hại ở

trạm Lạng Sơn lớn gấp khoảng 2 lần trạm Điện Biên, trong những thập kỷ gần đây

gấp khoảng 3 đến 4 lần.

Tại trạm Điện Biên số ngày rét đậm rét hại trung bình mỗi năm là 23 ngày, nhỏ

nhất là 3 ngày (1997,1998,2012) và lớn nhất là 46 ngày (1963). Số ngày T2m nhỏ hơn

15 oC có năm tăng năm giảm tuy nhiên không theo một quy luật cụ thể nào. Đường hồi

qui (màu đỏ) có hệ số góc âm nên số ngày rét đậm rét hại có xu hướng giảm dần theo

thời gian. Trị tuyệt đối của hệ số góc là 0.4542 nên mức độ giảm khá lớn.

Trạm Lạng Sơn có số ngày nhiệt độ trung bình ngày nhỏ hơn 15oC chủ yếu

nằm khoảng 40 đến 100 ngày, trung bình năm là 71 ngày trong một năm, lớn hơn

khoảng 3 lần so với trạm Điện Biên. Đặc biệt có năm 2000 lên tới 147 ngày, đây là

năm có số ngày rét đậm rét hại lớn nhất trong lịch sử. Đường xu thế có hệ số góc

âm, nhưng trị tuyệt đối rất nhỏ (0.0061) nên có xu hướng giảm nhưng không rõ rệt.

3.2. Đặc điểm trường khí áp trung bình trong một số trường hợp riêng

3.2.1. Đặc điểm trường khí áp trung bình trong một số trường hợp nhiệt độ

cực trị

Trong giai đoạn nghiên cứu, thiết lập chuỗi TXx và TNn tuyệt đối năm tại

mỗi trạm sau đó xác định 10 ngày có nhiệt độ tối cao tuyệt đối (TXx) cao nhất, 10

ngày TXx thấp nhất, 10 ngày nhiệt đội tối thấp tuyệt đối (TNn) cao nhất, 10 ngày

y = -0.4542x + 36.029

0

10

20

30

40

50

60

19

61

19

64

19

67

19

70

19

73

19

76

19

79

19

82

19

85

19

88

19

91

19

94

19

97

20

00

20

03

20

06

20

09

20

12

Số n

gày

Năm

Số ngày rét đậm rét hại trạm Điện Biên

y = -0.0061x + 71.168

0

20

40

60

80

100

120

140

160

19

61

19

64

19

67

19

70

19

73

19

76

19

79

19

82

19

85

19

88

19

91

19

94

19

97

20

00

20

03

20

06

20

09

20

12

Số n

gày

Năm

Số ngày rét đậm rét hại trạm Lạng Sơn

Page 63: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

61

TNn thấp nhất, lấy trung bình trường khí áp các trường hợp này và so sánh với nhau

để xem xét sự khác biệt của trường khí áp về qui mô, cường độ, vị trí, hình dạng.

Kết quả như sau:

Bảng 3.8. 10 ngày TXx lớn nhất và 10 ngày TXx nhỏ nhất tại trạm Điện Biên

TT

10 ngày TXx lớn nhất 10 ngày TXx nhỏ nhất

Thời gian Nhiệt độ0C Ghi chú Thời gian

Nhiệt độ

0C

Ghi chú

1 04/06/1963 37.9 El Nino 23/04/1990 35 0

2 24/05/1987 37.8 El Nino 30/03/1986 34.9 0

3 24/05/2014 37.4 0 04/06/2000 34.9 La Nina

4 15/05/1969 37.2 0 17/06/1971 34.8 La Nina

5 24/05/1995 36.9 0 21/06/1993 34.8 0

6 02/05/1980 36.8 0 23/07/1976 34.6 0

7 18/04/1983 36.8 El Nino 19/05/1985 34.5 La Nina

8 14/05/1979 36.7 0 29/07/2011 34.5 La Nina

9 09/05/2009 36.7 0 08/05/1974 34.3 La Nina

10 17/04/1991 36.6 0 06/04/1981 34.3 0

Page 64: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

62

Bảng 3.9. 10 ngày TNn lớn nhất và 10 ngày TNn nhỏ nhất tại trạm Điện Biên

TT

10 ngày TNn lớn nhất 10 ngày TNn nhỏ nhất

Thời gian Nhiệt

độ0C

Ghi chú Thời gian Nhiệt

độ0C

Ghi chú

1 16/01/2012 10.4 La Nina 01/01/1976 2.2 La Nina

2 09/02/1997 10.2 0 07/12/1962 1.5 0

3 02/11/2010 9.5 La Nina 21/01/1969 1.4 El Nino

4 01/01/1994 8.8 0 27/12/1999 1.3 La Nina

5 19/12/1991 8.7 El Nino 18/01/1967 1.2 0

6 29/01/1980 8.4 El Nino 31/12/1975 0.7 La Nina

7 31/01/1970 8.1 El Nino 31/12/1973 0.4 La Nina

8 12/02/1998 8.1 El Nino 27/01/1963 -0.2 0

9 17/12/1988 7.9 La Nina 18/01/1961 -0.4 0

10 05/01/2002 7.8 La Nina 03/01/1974 -1.3 La Nina

a)

b)

c)

d)

Hình 3.17. Trung bình khí áp mực biển 10 ngày có TNn nhỏ nhất (a), TNn lớn nhất

(b), TXx nhỏ nhất (c) và TXx lớn nhất (d) tại trạm Điện Biên.

Page 65: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

63

Nhìn vào Hình 3.17 ta thấy nhiệt độ tối thấp tuyệt đối TNn chịu sự chi phối của

áp cao lạnh lục địa Siberia và áp thấp Aleut. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối TXx chịu ảnh

hưởng của áp thấp nóng phía tây và áp cao cận nhiệt đới là chủ yếu. Nhìn chung nhiệt

độ tuyệt đối đạt được khi các trung tâm khí áp hoạt động mạnh, tăng cường về cường

độ cũng như mở rộng phạm vi ảnh hưởng và ở một vị trí thuận lợi cho bình lưu nóng

hoặc bình lưu lạnh xâm nhập, ảnh hưởng đến nước ta.

Khi xét giá trị trung bình 10 ngày của khí áp mực biển với trường hợp TNn

nhỏ nhất ta thấy áp cao lục địa bao phủ hoàn toàn lục địa châu Á, mở rộng sang cả

phía biển Hoa Đông. Với 10 ngày nhiệt độ tối thấp tuyệt đối lớn nhất có giá trị khí

áp ở tâm lớn hơn 4mb so với trường hợp 10 ngày có TNn nhỏ nhất. Tuy nhiên nếu

so sánh đường đẳng áp 1016mb thì ta thấy đường đẳng áp này lấn sâu vào nước ta

khi giá trị TNn nhỏ nhất hơn trong trường hợp TNn lớn nhất. Vị trí tâm áp cao trong

cả 2 trường hợp đều nằm ở khu vực khoảng (50N,90E) và không phải là một tâm

duy nhất mà có sự phân chia thành các trung tâm nhỏ. Đây là vị trí thuận lợi để gây

ra các đợt rét đậm rét hại ở nước ta. Áp thấp Aleut về cường độ tương đương nhau

với khí áp ở tâm khơi sâu 996mb, tuy nhiên trong trường hợp TNn nhỏ nhất phạm

vi thu hẹp hơn trong trường hợp TNn lớn nhất. Điều này phù hợp với nhận định của

TS. Nguyễn Viết Lành trong nghiên cứu về mối quan hệ giữa xâm nhập lạnh xuống

Việt Nam và áp thấp Aleut, khi áp thấp Aleut hoạt động mạnh thì sự xâm nhập lạnh

giảm đi.

Trong trường hợp nhiệt độ tối cao tuyệt đối (Hình 3.17c,d) hình thế khống

chế là áp thấp nóng phía tây lấn sâu về phía đông và áp cao cận nhiệt đới lấn về phía

tây có trục nằm ở khoảng 25-30N. Cả hai trường hợp 10 ngày TXx lớn nhất và 10

ngày TXx nhỏ nhất đều có khí áp trung bình ở tâm áp thấp nóng là 1004mb, đường

bao khí áp thấp nóng bao phủ nước ta là đường 1008mb. Về hình dạng ta có thể

thấy là trong trường hợp TXx lớn nhất có sự tập trung ở khu vực phía Bắc và Bắc

Trung Bộ, khác với trường hợp còn lại là sự trải rộng trên cả nước. Điều này cũng

được nói ở những phần trên, khu vực Tây Bắc nhiệt độ cao nhất khi mà gió Tây

Nam thổi không khí nóng từ rìa phía Nam của áp thấp nóng vào kết hợp hiệu ứng

Phơn gây ra hiện tượng nắng nóng mà ở đây là giá trị tuyệt đối năm lớn nhất. Ở

phía Bắc trung tâm áp cao lạnh ở trên vẫn còn tồn tại nén áp thấp nóng phía tây làm

Page 66: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

64

cho nhiệt độ đạt đến giá trị cao nhất. Sự tồn tại của áp cao lạnh ở trên với cường độ

khá nhỏ, áp thấp ở tâm chỉ 1020mb, điều này có thể giải thích là do những ngày mà

nhiệt độ đạt giá trị lớn nhất trong năm ở vùng Tây Bắc hầu hết đều rơi vào tháng

chuyển tiếp từ đông sang hè là cuối tháng 3 và tháng 4,5 nên áp cao lạnh vẫn còn

tồn tại. Áp cao cận nhiệt đới có vị trí trung bình lấn sang phía tây nhiều hơn trong

trường hợp TXx lớn nhất và có vị trí trục là đi qua khu vực phía Bắc nước ta.

Bảng 3.10. 10 ngày TXx lớn nhất và 10 ngày TXx nhỏ nhất tại trạm Lạng Sơn

TT

10 ngày TXx lớn nhất 10 ngày TXx nhỏ nhất

Thời gian Nhiệt

độ0C

Ghi chú Thời gian Nhiệt

độ0C

Ghi chú

1 04/05/2012 38.4 0 18/08/1975 35.3 La Nina

2 12/05/1966 37.9 0 08/08/1964 35.2 La Nina

3 13/07/1983 37.6 0 24/05/1991 35.2 El Nino

4 07/05/2003 37.6 0 08/06/1997 35.2 El Nino

5 03/05/1994 37.4 0 29/07/1978 35.1 0

6 16/05/2013 37.2 0 25/07/1984 35.1 0

7 17/06/1988 37 La Nina 30/07/1993 35 0

8 22/08/1990 37 0 23/06/1963 34.9 El Nino

9 11/07/1972 36.9 El Nino 20/06/1982 34.9 El Nino

10 12/07/1967 36.8 0 08/07/1970 34.2 La Nina

Bảng 3.11. 10 ngày TNn lớn nhất và 10 ngày TNn nhỏ nhất trạm Lạng Sơn

TT

10 ngày TNn lớn nhất 10 ngày nhiệt độ TNn nhỏ nhất

Thời gian Nhiệt

độ0C

Ghi chú Thời gian Nhiệt

độ0C

Ghi chú

1 26/01/1994 5.9 0 26/12/1993 0.1 0

2 20/01/1998 5.3 El Nino 25/12/1999 0.1 La Nina

3 25/01/2012 4.7 La Nina 31/12/1995 0 La Nina

4 06/12/1990 4.3 0 27/12/1973 -0.6 La Nina

Page 67: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

65

5 28/11/1979 3.9 El Nino 28/12/1982 -1.1 El Nino

6 27/12/2010 3.9 La Nina 18/01/1967 -1.3 0

7 08/02/1980 3.7 El Nino 18/01/1961 -1.5 0

8 12/12/1988 3.7 La Nina 30/12/1975 -1.5 La Nina

9 12/01/1997 3.7 0 01/01/1974 -1.6 La Nina

10 27/12/2002 3.7 El Nino 15/01/1963 -2.1 0

a)

b)

c)

d)

Hình 3.18. Trung bình khí áp mực biển 10 ngày có nhiệt độ cực trị TNn nhỏ nhất

(a), TNn lớn nhất (b), TXx nhỏ nhất (c) và TXx lớn nhất (d) tại trạm Lạng Sơn.

Từ Hình 3.18 ta thấy đối với trạm Lạng Sơn về hình thế qui mô lớn tương tự

trạm Điện Biên với bốn trung tâm tác động chính, đối với trường hợp nhiệt độ tối

thấp tuyệt đối do áp cao lạnh lục địa và áp thấp Aleut chi phối, còn nhiệt độ tối cao

tuyệt đối do áp thấp nóng phía tây và áp cao cận nhiệt đới chi phối, tuy nhiên về qui

mô và cường độ của các trung tâm tác động có sự khác nhau. Từ Hình 3.18a cho

thấy khí áp ở tâm áp cao lạnh bằng nhau tuy nhiên vị trí của trung tâm áp cao lệch

Page 68: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

66

về phía đông hơn và vị trí của đường đẳng áp 1020mb lấn sâu về phía nam lãnh thổ

nước ta hơn trường hợp a) của trạm Điện Biên (Hình 3.17a). Áp thấp Aleut thể hiện

rõ sự khác biệt hơn ở vị trí tâm, trong trường hợp TNn nhỏ nhất áp thấp này hoạt

động lệch về phía Tây hơn, các đường đẳng áp khép kín ngoài cùng không lấn sang

phía Đông như trong trường hợp TNn lớn nhất.

Trong trường hợp nhiệt độ tối cao tuyệt đối khí áp ở trung tâm áp thấp nóng

phía tây đều có giá trị trung bình là 1000mb (Hình 3.18c,d). Trong trường hợp 10

ngày nhiệt độ tuyệt đối lớn nhất thì áp cao cận nhiệt đới phát triển về phía tây nhiều

hơn và vị trí trục cũng tương ứng đi qua khu vực Đông Bắc.

Bảng 3.12. 10 ngày TXx lớn nhất và 10 ngày TXx nhỏ nhất tại trạm Hương Khê

TT

10 ngày TXx lớn nhất 10 ngày TXx nhỏ nhất

Thời gian Nhiệt

độ0C

Ghi chú Thời gian Nhiệt

độ0C

Ghi chú

1 09/05/1992 42.6 El Nino 18/04/1976 39.1 La Nina

2 22/04/2007 42 0 08/05/1997 39.1 El Nino

3 09/06/1977 41.2 0 12/07/1974 38.9 La Nina

4 10/04/1973 41.1 0 02/07/1996 38.9 0

5 20/07/1998 41 La Nina 25/07/2002 38.7 El Nino

6 07/05/2003 41 0 02/04/2000 38.6 La Nina

7 12/04/2010 41 0 09/06/1985 38.4 La Nina

8 31/03/2014 41 0 14/06/1978 38.3 0

9 09/04/2001 40.8 0 24/03/1981 38 0

10 14/06/2006 40.8 0 23/08/1984 36.8 0

Page 69: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

67

Bảng 3.13. 10 ngày TNn lớn nhất và 10 ngày TNn nhỏ nhất tại trạm Hương Khê

TT

10 ngày TNn lớn nhất 10 ngày TNn nhỏ nhất

Thời gian Nhiệt

độ0C

Ghi chú Thời gian Nhiệt

độ0C

Ghi chú

1 05/01/2012 12.2 La Nina 10/01/1984 6.7 La Nina

2 10/01/1985 11.8 La Nina 09/12/1987 6.6 El Nino

3 27/12/2002 11.2 El Nino 13/01/1976 6.5 La Nina

4 19/02/2010 11.1 El Nino 04/03/1986 6.1 0

5 01/03/2000 11 La Nina 30/01/1993 5.4 0

6 11/02/1982 10.9 0 24/01/1983 4.8 El Nino

7 29/11/1979 10.3 El Nino 31/12/1973 3.6 La Nina

8 29/11/1988 10.3 La Nina 24/12/1999 3.6 La Nina

9 25/01/1994 10.3 0 30/12/1975 2.9 La Nina

10 11/01/1997 10.1 0 01/01/1974 2.6 La Nina

a)

b)

c)

d)

Hình 3.19. Trung bình khí áp mực biển 10 ngày có nhiệt độ cực trị TNn nhỏ nhất (a),

TNn lớn nhất (b), TXx nhỏ nhất (c) và TXx lớn nhất (d) tại trạm Hương Khê.

Page 70: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

68

Trạm Hương Khê cũng giống với hai trạm đại diện cho khu vực Tây Bắc và

Đông Bắc về hình thế qui mô lớn tác động đến nhiệt độ cực trị, còn về qui mô và

cường độ của các trung tâm tác động có điểm khác nhau.

Trong trường hợp nhiệt độ cực trị thấp nhất áp cao lạnh lục địa khống chế

toàn bộ khu vực lục địa châu Á, so với trường hợp 2 trạm ở phía Bắc khu vực bị

khống chế bởi áp cao lạnh lục địa mở rộng hơn. Áp thấp Aleut trong trường hợp này

thể hiện sự khác biệt tương đối lớn về vị trí cũng như cường độ, về cường độ đã nhỏ

hơn 4mb, vị trí tâm lệch hẳn về phía Tây.

Đối với trường hợp nhiệt độ tuyệt đối lớn nhất thì áp cao cận nhiệt đới lấn

sâu sang phía tây hơn và có trục dịch xuống khoảng vĩ độ 15-20N.

Bảng 3.14. 10 ngày TXx lớn nhất và 10 ngày TXx nhỏ nhất tại trạm Quảng Ngãi

TT 10 ngày TXx lớn nhất 10 ngày TXx nhỏ nhất

Thời gian Nhiệt độ0C Ghi chú Thời gian Nhiệt độ

0C Ghi chú

1 05/06/1983 40.5 El Nino 31/08/1985 37.5 La Nina

2 23/05/2010 40.2 0 21/07/1999 37.5 La Nina

3 09/06/2006 39.6 0 29/07/2001 37.5 0

4 04/05/1994 39.5 0 25/05/2007 37.5 0

5 22/06/2014 39.4 0 29/07/2008 37.1 La Nina

6 29/05/1977 39.1 0 18/06/1984 37 0

7 10/06/2013 38.9 0 21/06/1991 37 El Nino

8 24/07/2002 38.8 El Nino 12/08/2000 37 La Nina

9 17/04/1990 38.7 0 06/07/2004 36.8 El Nino

10 09/08/1993 38.7 0 06/06/1978 36.5 0

Page 71: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

69

Bảng 3.15. 10 ngày TNn lớn nhất và 10 ngày TNn nhỏ nhất trạm Quảng Ngãi

TT

10 ngày TNn lớn nhất 10 ngày TNn nhỏ nhất

Thời gian Nhiệt

độ0C

Ghi chú Thời gian Nhiệt

độ0C

Ghi chú

1 03/01/2012 18.2 La Nina 29/12/1995 15 La Nina

2 27/11/1976 17.4 El Nino 22/01/2014 14.8 0

3 11/02/2000 17.3 La Nina 23/01/1978 14.6 El Nino

4 17/12/2010 17.1 La Nina 12/02/1977 14.5 El Nino

5 13/12/1998 17 La Nina 15/02/1989 14.1 La Nina

6 20/12/2013 17 0 23/01/1982 13.4 0

7 01/01/2002 16.9 0 03/03/1986 13.4 El Nino

8 12/01/1980 16.8 El Nino 25/12/1999 12.9 La Nina

9 13/01/2006 16.5 La Nina 10/01/1984 12.6 La Nina

10 11/01/2009 16.5 La Nina 30/01/1993 12.4 0

a)

b)

c)

d)

Hình 3.20. Trung bình khí áp mực biển 10 ngày có nhiệt độ cực trị Tn nhỏ nhất (a), Tn

lớn nhất (b), Tx nhỏ nhất (c) và Tx lớn nhất (d) trạm Quảng Ngãi.

Page 72: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

70

Từ Hình 3.20 ta thấy hình thế qui mô lớn đối với các trường hợp nhiệt độ cực

trị ở trạm Quảng Ngãi cũng giống với 3 trạm đã xét ở phần trên, chỉ khác nhau một

ít về qui mô và cường độ của các trung tâm khí áp.

Đối với trường hợp 10 ngày nhiệt độ tối thấp tuyệt đối ta thấy trung tâm khí

áp cao dịch hẳn sang phía đông so với các trường hợp trên, đường đẳng áp 1016mb

bao phủ hết khu vực Nam Trung Bộ. Áp thấp Aleut có cường độ mạnh trong những

ngày mà nhiệt độ tối thấp nhỏ nhất nhưng tâm lệch về phía Tây hơn.

Đối với trường hợp nhiệt đội tối cao tuyệt đối giá trị trung bình của áp thấp

nóng phía tây vẫn là 1000mb. Tuy nhiên áp cao cận nhiệt đới hoạt động lấn về phía

Tây nhiều hơn, vị trí của trục áp cao cận nhiệt vắt ngang qua khu vực Nam Trung

Bộ trong trường hợp mà nhiệt độ tối cao tuyệt đối lớn nhất.

Như vậy có 2 trung tâm khí áp ảnh hưởng mạnh mẽ đến giá trị lớn nhất của

nhiệt độ tối cao tuyệt đối là áp thấp nóng phía Tây và áp cao cận nhiệt đới, còn với

giá trị nhỏ nhất của nhiệt độ tối thấp tuyệt đối đó là áp cao lạnh lục địa và áp thấp

Aleut. Ngoài ra còn có các nguyên nhân địa phương như địa hình, vị trí, hướng đón

gió, nền nhiệt trước khi chịu ảnh hưởng của các trung tâm khi áp cũng làm thay đổi

giá trị của nhiệt độ cực trị.

3.2.2. Đặc điểm trường khí áp trung bình trong điều kiện ENSO

Kết quả trường khí áp trung bình tháng 1 và tháng 7 trong điều kiện ENSO

và nonENSO được hiển thị qua hình vẽ như sau:

Page 73: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

71

a)

b)

Hình 3.21. Khí áp trung bình mực biển tháng 1 (a) và tháng 7 (b) trong những năm

El Nino (trên), La Nina (giữa) và non-ENSO (dưới)

Hình 3.21a thể hiện khí áp trung bình mực biển trong tháng 1 của 3 trường

hợp El Nino, La Nina và non-ENSO. Ta nhận thấy khí áp ở tâm của áp cao lạnh lục

địa là đều lớn hơn 1032mb, áp thấp Aleut có trị số ở tâm là 1000mb.

Trong năm El Nino khí áp ở tâm áp cao lạnh bằng với năm non-ENSO là

1036mb, trong năm La Nina lớn hơn là 1040mb. Trong năm La Nina đường khí áp

1020mb bao quanh một khu vực rộng hơn trong năm El Nino và năm non-ENSO.

Như vậy trong những năm La Nina cường độ và qui mô của áp cao lạnh lục địa là

lớn hơn so với những năm El Nino và non-ENSO. Điều này phù hợp với nhận định

là những năm La Nina có khả năng tăng cường các hiện tượng cực đoan liên quan

đến nhiệt độ tối thấp.

Một trung tâm khí áp thứ 2 trong tháng 1 là áp thấp Aleut, trong những năm

El Nino và non-ENSO khu vực được bao quanh bởi đường đẳng áp 1000mb ở tâm

rộng lớn hơn rất nhiều so với năm La Nina. Theo nhận định của tác giả Nguyễn Viết

Lành và cs (2016) khi áp thấp này mạnh lên sự xâm nhập lạnh xuống Việt Nam

giảm đi và ngược lại. Điều này thêm một lần nữa khẳng định trong những năm La

Nina có sự tăng cường của sự xâm nhập lạnh.

Vào tháng 7, từ Hình 3.21b ta nhận thấy qui mô, cường độ và vị trí của áp

thấp nóng phía tây là không có nhiều sự khác biệt, trong cả 3 trường hợp thì áp thấp

nóng phía tây đều phát triển và khơi sâu với trị số khí áp trung bình ở tâm là

1000mb, bao quanh một khu vực (20-40N; 40-80E). Tuy nhiện trong năm El Nino

khu vực có khí áp 1004mb bao phủ khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ của nước ta,

Page 74: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

72

trong khi những năm La Nina và non-ENSO thì vùng áp thấp nóng này lệch về phía

Bắc hơn nằm sâu trong lục địa Trung Quốc.

Áp cao cận nhiệt đới hoạt động mạnh hơn vào mùa hè, trên Hình 3.21b ta

thấy trung tâm này thể hiện khá rõ nét với các đường đẳng áp khép kín, khí áp cao

nhất ở tâm đạt 1024mb. Về qui mô ta thấy trong năm El Nino vùng tâm có nhỏ hơn,

tuy nhiên về vị trí lấn sang phía tây nhiều hơn trong năm La Nina và non-ENSO. Vị

trí trung bình của trục áp cao cận nhiệt trong tháng 7 của cả ba trường hợp đều nằm

trong khoảng 25-30N.

Page 75: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

73

a)

b)

Hình 3.22. Độ cao địa thế vị trung bình mực 850mb tháng 1 (a) và tháng 7 (b) trong

những năm El Nino (trên), La Nina (giữa) và non-ENSO (dưới)

Từ Hình 3.22 ta thấy trong tháng 1 và tháng 7 trên bản đồ 850mb, các trung

tâm khí áp vẫn còn được thể hiện rõ với các đường đẳng cao khép kín. Trị số đẳng

cao của đường khép kín trong cùng áp cao lạnh là 152, áp thấp Aleut là 126, áp thấp

nóng là 144 và áp cao cận nhiệt đới là 156 dam đtv. Điều này chứng tỏ các trung

tâm khí áp này vẫn tồn tại trên mực 1500m.

Vào tháng 1, áp cao lạnh lục địa trong năm El Nino bao phủ một khu vực

rộng lớn hơn, tuy nhiên có dấu hiệu bị phân tán không tập trung. Còn áp thấp Aleut

trong năm La Nina thu hẹp hơn so với 2 trường hợp còn lại.

Vào tháng 7, Hình 3.22b áp thấp nóng không có nhiều khác biệt, áp cao cận

nhiệt đới trong năm La Nina bị thu hẹp hơn so với năm El Nino và non-ENSO.

Page 76: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

74

a)

b)

Hình 3.23. Độ cao địa thế vị trung bình mực 700mb tháng 1 (a) và tháng 7 (b) trong

những năm El Nino (trên), La Nina (giữa) và non-ENSO (dưới)

Lên mực 700mb thì áp cao lạnh lục địa và áp thấp nóng phía tây đã không

còn thể hiện trên bản đồ, chỉ còn áp thấp Aleut và áp cao cận nhiệt đới là còn đường

đẳng cao khép kín. Trong năm non-ENSO vào tháng 1 vẫn thể hiện rõ nhất áp cao

Aleut còn trong năm El Nino thì không còn tồn tại. Vào tháng 7 áp cao cận nhiệt

đới vẫn thể hiện rõ trong cả 3 trường hợp với đường đẳng cao khép kín ở tâm có trị

số là 320 dam đtv. Trong năm La Nina có khu vực được bao quanh đường khí áp ở

tâm là lớn nhất, tuy nhiên trong năm El Nino lại là năm lấn sang phía tây nhiều hơn.

Đây chính là nguyên nhân gây ra các cực trị liên quan đến nhiệt độ tối cao trong

những năm El Nino.

Page 77: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

75

a)

b)

Hình 3.24. Độ cao địa thế vị trung bình mực 500mb tháng 1 (a) và tháng 7 (b) trong

những năm El Nino (trên), La Nina (giữa) và non-ENSO (dưới)

Lên đến mực 500mb thì hầu hết các trung tâm khí áp đã không còn dấu hiệu

gì trên bản đồ đẳng cao, chỉ còn áp cao cận nhiệt đới là vẫn còn tồn tại trên bản đồ

trung bình tháng 7. Từ Hình 3.24a ta thấy trong năm El Nino rãnh Đông Á có độ

dốc lớn hơn và nằm gần với bờ đông của lục địa châu Á hơn trong năm La Nina và

năm bình thường. Trên Hình 3.24b áp cao cận nhiệt đới thể hiện trên một đường

đẳng cao 588 dam đvt khép kín, lớn nhất ở những năm EL Nino và nhỏ nhất ở

những năm bình thường.

Page 78: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

76

KẾT LUẬN

Sau một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu về đặc điểm nhiệt độ cực trị ở các

vùng khí hậu Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ, với tập số liệu

quan trắc được tại 4 trạm điển hình tương ứng là Điện Biên, Lạng Sơn, Hương Khê

và Quảng Ngãi chúng tôi có một số nhận xét như sau:

Qua khảo sát các đặc điểm thống kê của nhiệt độ cực trị cho thấy:

- Nhiệt độ tối cao và nhiệt độ tối thấp đều có cực đại vào những tháng mùa hè và

cực tiểu vào mùa đông. Có xu hướng tăng lên theo thời gian, tuy nhiên tăng lên

không đồng đều, nhiệt độ tối thấp tăng mạnh hơn nhiệt độ tối cao.

- Giá trị TXtb và TNtb tăng lên từ Đông sang Tây và từ Bắc vào Nam.

- Biên độ nhiệt trung bình lớn nhất ở khu vực Tây Bắc, các khu vực còn lại có sự

tương đồng.

- TX90P có xu hướng tăng lên ở tất cả các khu vực, các trạm ở khu vực phía Bắc

tăng chậm hơn so với các trạm khu vực miền trung. Trái ngược với xu hướng tăng

của chỉ số TN90P, chỉ số TN10P có xu hướng giảm xuống trên hầu hết các khu vực,

trong đó khu vực B2 giảm mạnh nhất.

- Tần suất xuất hiện nhiệt độ Tx lớn nhất nằm trong khoảng [30-340C] đối với khu

vực Tây Bắc và Đông Bắc. Còn với khu vực Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ tần

suất xuất hiện lớn nhất là [34-380C]. Trong những thập kỷ gần đây nhiệt độ Tx tăng

tần suất xuất hiện về phía nhiệt độ cao hơn ở tất cả các trạm tuy nhiên không đồng

đều.

- Tần suất xuất hiện các hiện tượng rét đậm, rét hại có tần suất lớn hơn vào các

tháng 12 và tháng 1, ở khu vực Đông Bắc có tần suất lớn hơn khu vực Tây Bắc.

Thời gian kéo dài hiện tượng rét đậm rét hại ở Đông Bắc lớn hơn Tây Bắc.

Đặc điểm của trường khí áp trong một số trường hợp riêng:

- Có 2 trung tâm khí áp ảnh hưởng mạnh mẽ đến giá trị lớn nhất của nhiệt độ tối

cao tuyệt đối là áp thấp nóng phía Tây và áp cao cận nhiệt đới, còn với giá trị nhỏ

nhất của nhiệt độ tối thấp tuyệt đối đó là áp cao lạnh lục địa và áp thấp Aleut.

- Trong những năm La Nina cường độ và qui mô của áp cao lạnh lục địa là lớn hơn

so với những năm El Nino và non-ENSO.

Page 79: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

77

- Trong năm El Nino vùng tâm áp cao cận nhiệt đới nhỏ hơn, tuy nhiên về vị trí lấn

sang phía tây nhiều hơn trong năm La Nina và non-ENSO.

- Trong năm El Nino khu vực có khí áp 1004mb của áp thấp nóng phía tây bao phủ

khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ của nước ta, trong khi những năm La Nina và

non-ENSO thì vùng áp thấp nóng này lệch về phía Bắc hơn nằm sâu trong lục địa

Trung Quốc.

- Trong những năm El Nino và non-ENSO áp thấp Aleut được tăng cường về qui

mô, còn cường độ giữ nguyên so với năm La Nina.

Các kết quả đã đưa ra được một số đặc điểm của nhiệt độ cực trị, hiện tượng

nắng nóng và rét đậm rét hại. Tuy nhiên về khu vực nghiên cứu thì chưa bao quát

được toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Vì vậy trong thời gian tiếp theo tác giả tiếp tục

nghiên cứu cho các vùng khí hậu còn lại, để hiểu rõ hơn về đặc điểm của nhiệt độ

cực trị theo không gian và theo thời gian trên toàn bộ lãnh thổ. Về số liệu tái phân

tích sẽ khai thác nguồn số liệu có độ phân giải cao hơn, như nguồn số liệu ERA5

của Trung tâm dự báo thời tiết hạn vừa Châu ÂU (ECMWF).

Page 80: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

78

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng việt

[01]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), “ Quy định về Quy trình kỹ thuật

dự báo, cảnh báo hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm”, số 41/2016/TT-

BTNMT.

[02].Chu Thị Thu Hường và CS (2010), “Mức độ và xu thế biến đổi của nắng

nóng ở Việt Nam giai đoạn 1961-2007”, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự

nhiên và Công nghệ 26, Số 3S (2010) 370-383.

[03]. Chu Thị Thu Hường (2010), “Hoạt động của áp cao Siberia với nhiệt độ

trên khu vực Bắc Bộ Việt Nam ”, Tạp chí Khí tượng Thuỷ văn, số 599, pp. 30-38.

[04]. Chu Thị Thu Hường (2015), “Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu

toàn cầu đến một số cực trị khí hậu và hiện tượng khí hậu cực đoan ở Việt Nam”,

luận án tiến sĩ địa lý năm 2015.

[05]. Hồ Thị Minh Hà và CS (2009), “Xu thế và mức độ biến đổi của nhiệt

độ cực trị ở Việt Nam trong giai đoạn 1961-2007”, Tạp chí Khoa học tự nhiên và

Công nghệ 25, Số3S, 412.

[06]. Nguyễn Đức Ngữ (2002), Ảnh hưởng của ENSO đến các cực trị nhiệt

độ và lượng mưa ở Việt Nam và khả năng dự báo, Kỷ yếu hội thảo Quốc gia lần thứ

II, phần 2 Môi trường và biến đổi khí hậu.

[07]. Nguyễn Đức Ngữ (2007), “Tác động của ENSO đến thời tiết, khí hậu, môi

trường và kinh tế- xã hội ở Việt Nam” , Hội thảo chuyên đề về Đa dạng sinh học và

Biến đổi khí hậu: Mối liên quan tới Đói nghèo và Phát triển bền vững Hà Nội.

[08].Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu (2004), “Khí hậu & tài nguyên

khí hậu Việt Nam”, Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

[09]. Nguyễn Viết Lành và CS (2016), “Nghiên cứu mối quan hệ giữa xâm

nhập lạnh xuống Việt Nam với áp thấp Aleut”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các

Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 3S 148-152.

[10]. Trần Công Minh (2003), “ Khí tượng Synop nhiệt đới”, NXB Đại học

Quốc gia năm 2003.

[11]. Trần Công Minh (2007), “Khí hậu và Khí tượng đại cương”, Nhà xuất

bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

Page 81: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

79

[12].Trần Thục và CS (2016), “Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về quản lý rủi

ro thiên tai và các hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với biến đổi khí

hậu”, NXB Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam.

[13]. Trần Thục và cộng sự (2016), “Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển

dâng cho Việt Nam”, NXB Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam.

[14]. Vũ Thanh Hằng, Phạm Thị Lê Hằng, Phan Văn Tân (2010), “Dao động

và biến đổi của hiện tượng rét đậm, rét hại ở Việt Nam”, Tạp chí khoa học

ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 26, Số 3S (2010) 334-343.

[15]. Phan Văn Tân và CS (2010), “Nghiên cứu tác động của biến đổi khí

hậu toàn cầu đến các yếu tố và hiện tượng khí hậu cực đoan ở Việt Nam, khả năng

dự báo và giải pháp chiến lược ứng phó”, Báo cáo tổng kết đề tài KHCN cấp nhà

nước KC08.29/06-10.

[16]. Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, Đặc điểm khí tượng thủy

văn hàng năm 1995 đến 2015.

Tiếng anh

[17]. Devesh Sharma el al (2014), “Trends in extreme rainfall and

temperature indices in the western Thailand”, International Journal of Climatology

Int. J. Climatol.34: 2393 – 2407.

[18]. Dharmaveer Singh el al (2016), “Analyses of Observed and

Anticipated Changes in Extreme Climate Events in the Northwest Himalaya”, 4,

9; doi:10.3390/cli4010009. www.mdpi.com/journal/climate.

[19] Dulamsuren Dashkhuu el al (2015), “Long-term trends in daily

temperature extremes over Mongolia”, Weather and Climate Extremes 8 26-33.

[20]. G.M. Griffiths el al (2005), “Change in mean temperature as a predictor

of extreme temperature change in the Asia-Pacific region”, International Journal of

Climatology Int. J. Climatol.25: 1301 – 1330.

[21]. J. Caesar el al (2010), “Changes in temperature and precipitation

extremes over the Indo-Pacific region from 1971 to 2005”, International Journal of

Climatology 31(6):791 – 801.

[22]. Loredana Politano (2008), “Extreme temperature eventsin the

Mediterranean”, Master’s Thesis Faculty of Science University of Bern 2008.

Page 82: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰC TRỊ NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_TranTuanHiep.pdf · CS Cộng sự (để chỉ các đồng tác giả

80

[23]. Mao-Fen Li el al (2015), “Recent variations in daily extremes of

temperature and precipitation in HaiNam island of South China”, ARPN Journal of

Engineering and Applied Sciences, Vol. 10, No. 15, August 2015.

[24]. Mirjana Ruml el al (2017),“Observed changes of temperature

extremes in Serbia over the period 1961−2010”, Atmospheric Research 183 26-

41.

[25]. M. S. Varfi el al (2009), “Characteristics of the extreme warm and cold

days over Greece”, Adv. Geosci., 20, 45–50.

[26]. Paula.J.Brown el al (2010), “Changes in Extreme Climate Indices for

the Northeastern United States, 1870–2005”, Journal of Climate, Vol 23, 6555-

6572.

[27]. Qiang Zhang el al (2009), “Changes of temperature extremes for 1960–

2004 in Far-West China”, Stoch Environ Res Risk Assess 23:721–735.

[28].Van Thang Nguyen el al (2016), “Changes in climate extremes in

Vietnam”, Vol.1 Number 1 Environmental Sciences | climatololy.

[29]. Wang el al (2013), “Recent changes in daily extremes of temperature

and precipitation over the western Tibetan Plateau, 1973–2011”, Quaternary

International 313:110-117, November 2013.

[30]. Z. X. Xu el al (2015), “Spatiotemporal characteristics of extreme

precipitation and temperature: a case study in Yunnan Province, China” , Proc.

IAHS, 369, 121–127.