52
ĐẠI HC HUÊ TRƢỜNG ĐẠI HC KHOA HC ------------------------- NGUYN TIẾN DŨNG ĐẶC ĐIỂM NGHTHUT NHÓM STHI DĂM GIÔNG Chuyên ngành: Văn học Vit Nam Mã s: 62 22 01 21 LUN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIT NAM HU- 2016

ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT NHÓM SỬ THI DĂM GIÔNGhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1139/TOMTATLA.pdf · - Đặc điểm nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông;

  • Upload
    others

  • View
    23

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT NHÓM SỬ THI DĂM GIÔNGhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1139/TOMTATLA.pdf · - Đặc điểm nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông;

ĐẠI HỌC HUÊ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

-------------------------

NGUYỄN TIẾN DŨNG

ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT

NHÓM SỬ THI DĂM GIÔNG

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 62 22 01 21

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM

HUẾ - 2016

Page 2: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT NHÓM SỬ THI DĂM GIÔNGhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1139/TOMTATLA.pdf · - Đặc điểm nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông;

Luận án đƣợc hoàn thành tại Khoa Ngữ văn, Trƣờng Đại học Khoa

học - Đại học Huế.

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

1. TS. Hồ Quốc Hùng, Trƣờng ĐHSP TP. Hồ Chí Minh

2. PGS. TS. Hoàng Thị Huế, ĐHSP – Đại học Huế

Phản biện 1:...........................................................................................

Phản biện 2:...........................................................................................

Phản biện 3:...........................................................................................

Luận án đƣợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế

họp tại ...................................................................................................

Vào hồi ...... giờ ....... ngày ..... tháng ...... năm 2016

Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện:

- Thƣ viện Quốc gia Việt Nam

- Thƣ viện Trƣờng Đại học Khoa học - Đại học Huế

Page 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT NHÓM SỬ THI DĂM GIÔNGhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1139/TOMTATLA.pdf · - Đặc điểm nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông;

1

MỞ ĐẦU

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong số 30 sử thi của ngƣời Bahnar mới sƣu tầm, xuất bản

trong Dự án Điều tra sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản kho

tàng sử thi Tây Nguyên từ 2001-2007, có 26 sử thi nói về nhân vật

Dăm Giông. Hiện nay, những sử thi này đang tồn tại và lƣu truyền

trong cộng đồng ngƣời Bahnar ở tỉnh Gia Lai và Kon Tum.

Tuy nhiên, đến nay chƣa có nhiều công trình nghiên cứu về 26

sử thi nói trên. Trong khi đó, có rất nhiều vấn đề đặt ra cần đƣợc

nghiên cứu nhƣ: thể loại, nghệ thuật diễn xƣớng, đặc điểm nội dung,

nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông,…

Những vấn đề trên đã thúc đẩy chúng tôi tiến hành việc nghiên

cứu đề tài: Đặc điểm nghệ thuật nhóm sử thi Dăm Giông.

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu một cách có hệ thống 26 văn bản sử thi Bahnar

mang tên Dăm Giông và môi trƣờng diễn xƣớng của nó, nhằm xác

định đặc điểm nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông.

Qua đó, phát hiện những tƣơng đồng và dị biệt của nhóm sử thi

này với sử thi khu vực Đông Nam Á và sử thi thế giới.

3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Văn bản 26 sử thi Bahnar về ngƣời anh hùng Dăm Giông đã nêu

(Phụ lục i).

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Đặc điểm nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông; Tập trung

vào các yếu tố: kết cấu nhóm sử thi, nhân vật trung tâm, hệ thống

nhân vật tái xuất hiện, hệ thống motif, không gian nghệ thuật.

- Phạm vi điền dã: 02 tỉnh Gia Lai và Kon Tum.

Page 4: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT NHÓM SỬ THI DĂM GIÔNGhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1139/TOMTATLA.pdf · - Đặc điểm nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông;

2

4. CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Cơ sở lí thuyết

Sử dụng những lí luận cơ bản về folklore và kiến thức liên ngành

của các nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam nhƣ V. Propp,

E.M. Meletinski, Karl Marx, F. Angels, E. B. Tylor, James George

Frazer, M. Lotman, Paul Guilletminet, Nguyễn Từ Chi,…

4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

4.2.1. Phƣơng pháp điền dã

4.2.2. Phƣơng pháp thống kê, phân tích

4.2.3. Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu

5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

5.1. Chứng minh các sử thi Bahnar mang tên Dăm Giông là những

sử thi có nhiều mối liên hệ với nhau trong một cấu trúc nghệ thuật.

5.2. Nêu những đặc điểm nghệ thuật cơ bản của nhóm sử thi Dăm

Giông: kết cấu nhóm sử thi, hệ thống nhân vật và các yếu tố nghệ

thuật chủ yếu. Qua đó, góp phần định danh, xác định loại hình và đặc

trƣng tộc ngƣời của nhóm sử thi.

6. CẤU TRÚC LUẬN ÁN:

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận án có

04 chƣơng. Tổng số trang: 203 (Phần mở đầu: 06 trang; Phần chính

văn: 138 trang; Phần Công trình của tác giả và Tài liệu tham khảo:

12 trang; Chú thích: 15 trang; Phụ lục: 38 trang).

Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu (21 trang)

Giới thiệu tổng quan quá trình sƣu tầm, nghiên cứu sử thi Tây

Nguyên, sử thi Bahnar và nhóm sử thi Dăm Giông, những thành tựu

và những vấn đề tồn tại.

Chương 2. Kết cấu nhóm sử thi Dăm Giông – nhìn từ góc độ

diễn xướng (30 trang)

Khái quát về tộc ngƣời Bahnar (chủ nhân của các h’mon) và đặc

Page 5: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT NHÓM SỬ THI DĂM GIÔNGhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1139/TOMTATLA.pdf · - Đặc điểm nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông;

3

trƣng của h’mon. Những kiểu kết cấu tiêu biểu và đặc điểm của nó.

Chương 3. Nhân vật Dăm Giông trong mối quan hệ với nhân

vật tái xuất hiện và sử thi đơn (30 trang)

Mô tả nhân vật Dăm Giông và nhân vật tái xuất hiện trong mối

quan hệ với các sử thi đơn. Phân tích chức năng kiến tạo, diễn xƣớng

sử thi và khả năng liên kết các sử thi.

Chương 4. Hệ thống motif và không gian nghệ thuật trong nhóm

sử thi Dăm Giông (47 trang)

Trình bày hệ thống motif, không gian nghệ thuật và đặc điểm,

vai trò của chúng trong việc kiến tạo, diễn xƣớng sử thi.

CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. TÌNH HÌNH SƢU TẦM, NGHIÊN CỨU SỬ THI

1.1.1. Tình hình sƣu tầm, nghiên cứu sử thi Tây Nguyên

Những nhà nghiên cứu ngƣời Pháp là những ngƣời đầu tiên phát

hiện, sƣu tầm và nghiên cứu sử thi Tây Nguyên. Họ cũng đã giới

thiệu sử thi Tây Nguyên ra thế giới.

Từ năm 1956 đến 1975, các nhà nghiên cứu Việt Nam đã có

nhiều công trình khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của sử thi.

Sử thi Tây Nguyên đƣợc gọi với nhiều thuật ngữ khác nhau nhƣ:

truyền thuyết, bài ca, trường ca, anh hùng ca, sử thi anh hùng,…

Từ năm 1976 đến năm 2000, các công trình đều khẳng định giá

trị to lớn của sử thi, cung cấp những lí luận cơ bản và thuật ngữ về sử

thi nhƣ: sử thi anh hùng, sử thi dân gian, sử thi thần thoại, sử thi cổ

sơ (archaic epic), sử thi cổ đại (antique epic).

Từ năm 2001 đến nay, việc nghiên cứu sử thi Tây Nguyên tập

trung vào việc xuất bản và giới thiệu các sử thi mới sƣu tầm. Tuy

nhiên, chƣa có nhiều công trình chuyên sâu nghiên cứu về đặc điểm

nghệ thuật của sử thi Bahnar.

Page 6: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT NHÓM SỬ THI DĂM GIÔNGhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1139/TOMTATLA.pdf · - Đặc điểm nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông;

4

1.1.2. Tình hình sƣu tầm, nghiên cứu sử thi Bahnar và nhóm sử

thi Dăm Giông

- Về sử thi Bahnar: Từ năm 1952, các nhà nghiên cứu trong -

ngoài nƣớc đã chú ý đến h’mon - sử thi của ngƣời Bahnar và đặc

điểm nghệ thuật của nó. Một số công trình đề cập đến vấn đề diễn

xƣớng, đặc trƣng, thể loại của sử thi Bahnar (công trình của Phan Thị

Hồng, Võ Quang Trọng, Nguyễn Quang Tuệ, Lê Thị Thùy Ly,…).

- Về nhóm sử thi Dăm Giông: Hầu hết các ý kiến chỉ dừng lại ở

việc tóm tắt và nhận xét sơ lƣợc về giá trị nội dung, nghệ thuật của

các sử thi. Cho đến nay, chƣa có công trình nào chuyên sâu về đặc

điểm nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông.

1.2. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.2.1. Những thành tựu

Từ năm 1927 đến nay, việc sƣu tầm, biên soạn và nghiên cứu sử

thi Tây Nguyên có nhiều thành tựu. Các nhà nghiên cứu đã có công

xác định thể loại, đặc điểm nghệ thuật sử thi của các tộc ngƣời nhƣ

Ê-đê, Mơ Nông,… Một số công trình khác đi vào nghiên cứu nội

dung, nghệ thuật, đặc trƣng diễn xƣớng của sử thi.

1.2.2. Những tồn tại và những vấn đề cần giải quyết

- Về sử thi Tây Nguyên nói chung

Các nhà nghiên cứu Pháp chƣa đánh giá đúng mức giá trị sử thi

Tây Nguyên với tƣ cách là một sáng tạo nghệ thuật dân gian. Họ chỉ

quan tâm đến các sử thi ở khía cạnh dân tộc học.

Ở giai đoạn từ năm 1956 đến năm 2000, việc sƣu tầm sử thi

Tây Nguyên tiến hành không quy mô. Trƣớc năm 1975, việc

nghiên cứu sử thi chỉ ở giai đoạn nhận thức sơ khởi về lí luận.

Thậm chí cách gọi sử thi cũng không thống nhất, lúc thì gọi là

trường ca, lúc thì bài ca, lúc thì anh hùng ca,…

Từ năm 2001 đến nay, việc nghiên cứu sử thi Tây Nguyên

Page 7: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT NHÓM SỬ THI DĂM GIÔNGhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1139/TOMTATLA.pdf · - Đặc điểm nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông;

5

vẫn còn có những hạn chế trong việc nhận thức lí luận, phân loại,

định danh tác phẩm. Các công trình nghiên cứu chủ yếu là các bài

giới thiệu mang tính chất thăm dò, khám phá, thiếu những công

trình chuyên sâu.

- Về sử thi Bahnar và nhóm sử thi Dăm Giông

Các công trình nghiên cứu về sử thi Bahnar và nhóm sử thi Dăm

Giông chƣa mang tính đột phá. Các bài giới thiệu chỉ mang tính định

hƣớng chứ chƣa đi sâu vào từng nhóm tác phẩm hoặc thể loại sử thi

của từng tộc ngƣời. Ngay cả lí luận chung để khảo sát sử thi vẫn

chƣa thống nhất.

Đối với nhóm sử thi Dăm Giông, cho đến nay, vẫn chƣa có công

trình nào nghiên cứu chuyên sâu. Nhiều vấn đề đƣợc đặt ra cần giải

quyết nhƣ: mối liên kết giữa các sử thi Dăm Giông, đặc điểm nghệ

thuật của nhóm sử thi,…

Vấn đề đặt ra cho luận án này là xác định đặc điểm nghệ thuật

của nhóm sử thi Dăm Giông. Cụ thể là: Xác định kết cấu, hệ thống

nhân vật và các đặc trƣng nghệ thuật tiêu biểu; Chỉ ra mối quan hệ

giữa các sử thi trong nhóm; Xác định đặc trƣng tộc ngƣời của nhóm

sử thi qua so sánh với sử thi khu vực và sử thi thế giới.

Tiểu kết Chƣơng 1:

Nhóm sử thi Dăm Giông có giá trị to lớn và mới mẻ nhƣng chƣa

có công trình nào mang tính đột phá; Lí luận và nhận thức chƣa kịp

với thực tiễn nghiên cứu sử thi. Vấn đề đặt ra với đề tài này là tiếp

cận nhóm sử thi Dăm Giông với phƣơng pháp tích cực, chú trọng

môi trƣờng và không gian diễn xƣớng. Qua đó nhằm phát hiện, định

danh đặc điểm nghệ thuật nhóm sử thi Dăm Giông.

Page 8: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT NHÓM SỬ THI DĂM GIÔNGhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1139/TOMTATLA.pdf · - Đặc điểm nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông;

6

CHƢƠNG 2

KẾT CẤU NHÓM SỬ THI DĂM GIÔNG –

NHÌN TỪ GÓC ĐỘ DIỄN XƢỚNG

2.1. TỘC NGƢỜI BAHNAR VÀ KHÔNG GIAN DIỄN XƢỚNG

H’MON

2.1.1. Tộc ngƣời Bahnar - chủ nhân của loại hình diễn xƣớng

h’mon

- Tên gọi, nguồn gốc, lịch sử của tộc người Bahnar

Tên tộc ngƣời Bahnar có nhiều cách ghi nhƣ: Ba Na, Bâhnar,

Bơhnar,… Ngƣời Bahnar là cƣ dân sống lâu đời ở Tây Nguyên.

- Địa bàn cư trú và dân cư

Ngƣời Bahnar cƣ trú trên địa bàn vùng cao nguyên và rừng núi

ở Tây Nguyên, bao gồm các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Bình Định và

Phú Yên. Tộc ngƣời Bahnar nói ngôn ngữ Môn - Khơme. Theo số

liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam tính đến ngày 01/4/1999, dân

số của tộc ngƣời Bahnar ở Việt Nam là 174.456 ngƣời.

- Các hoạt động mưu sinh

Săn bắn và hái lƣợm là phƣơng thức truyền thống của ngƣời

Bahnar xƣa. Phƣơng thức canh tác chủ yếu của ngƣời Bahnar là

trồng trọt, phổ biến nhất là trồng lúa rẫy. Họ chăn nuôi các loại gia

súc, gia cầm theo lối nửa chăn dắt nửa thả rông. Ngƣời Bahnar cũng

có nhiều nghề thủ công nhƣ rèn, đan lát, làm gốm,...

- Thiết chế xã hội

Plei (làng) là “đơn vị xã hội - văn hóa chỉnh thể, mang những

nét chung của xã hội - văn hóa cộng đồng ngƣời Bahnar [81, tr.26].

Các làng Bahnar trong một vùng thƣờng có quan hệ hữu hảo với

nhau qua hình thức hôn nhân, kết nghĩa, buôn bán. Ngƣời Bahnar

theo chế độ phụ quyền, hôn nhân một vợ một chồng.

Page 9: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT NHÓM SỬ THI DĂM GIÔNGhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1139/TOMTATLA.pdf · - Đặc điểm nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông;

7

- Văn hóa

Nhà truyền thống của ngƣời Bahnar là nhà sàn, có nóc hình mai

rùa. Giữa làng là ngôi nhà chung của cộng đồng gọi là nhà rông.

Trang phục của ngƣời Bahnar mang phong cách thẩm mỹ riêng biệt.

Ngƣời Bahnar có một kho tàng văn hóa dân gian rất phong phú gồm

các thể loại tơpun (đồng dao), tơ roi (truyền thuyết), h’mon (sử thi)...

Âm nhạc của ngƣời Bahnar cân đối giữa nhạc hát và nhạc đàn. Nghệ

thuật chạm khắc gỗ của ngƣời Bahnar rất độc đáo.

- Tín ngưỡng

Ngƣời Bahnar quan niệm thần linh (Yang) ngự trị khắp thế giới

này. Ngƣời Bahnar quan niệm con ngƣời có phần hồn (pơhngol) và

phần xác (akao). Họ tin rằng con ngƣời khi chết đi sẽ hóa thành ma

(atâu) và ở khu rừng phía Tây của làng. Hiện nay, có nhiều tôn giáo

mới xâm nhập và ảnh hƣớng đến đời sống sinh hoạt, văn hóa của

cộng đồng Bahnar, nhất là Kitô giáo.

Tất cả các yếu tố trên tạo điều kiện phát triển sử thi h’mon, góp

phần tạo nên bức tranh sử thi Tây Nguyên.

2.1.2. Đặc trƣng loại hình diễn xƣớng h’mon

- Hình thức diễn xướng h’mon

H’mon là một loại hình nghệ thuật độc đáo của ngƣời Bahnar.

H’mon không chỉ là sinh hoạt cộng đồng mang tính nghệ thuật thuần

túy mà còn là sinh hoạt tín ngƣỡng. Đặc điểm quan trọng nhất của

h’mon là sử thi sống.

- Ngôn ngữ h’mon

Ngôn ngữ h’mon là một dạng ngôn ngữ đặc biệt, bao gồm các

làn điệu dân ca của tộc ngƣời Bahnar đƣợc cách điệu, đan xen với

các câu nói vần, cách nói hình ảnh, phóng đại làm nên một bản “giao

hƣởng” với đủ các cung bậc, giai điệu trầm hùng.

Page 10: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT NHÓM SỬ THI DĂM GIÔNGhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1139/TOMTATLA.pdf · - Đặc điểm nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông;

8

2.2. CÁC KIỂU KẾT CẤU TRONG NHÓM SỬ THI DĂM GIÔNG

2.2.1. Kết cấu ở bình diện kiến tạo sử thi

2.2.1.1. Kết cấu đồng tâm với tâm điểm là người anh hùng Dăm

Giông

Nhóm sử thi Dăm Giông bao gồm một khung truyện chính (main

narrative) về cuộc đời ngƣời anh hùng Dăm Giông. Từ khung truyện

này có rất nhiều tiểu truyện (subnarrrative) dƣới hình thức các sử thi

đơn tồn tại xoay quanh nhân vật Dăm Giông; Chúng nối kết với nhau

thành một cấu trúc nghệ thuật thống nhất theo trục hành động của

ngƣời anh hùng là làm lụng - đánh giặc - lấy vợ.

Có thể hình dung nhóm sử thi Dăm Giông có hình xoáy trôn ốc

mà tâm điểm là nhân vật anh hùng, trong đó mỗi sử thi là một vòng

tròn trôn ốc hƣớng tâm kể về một hành động của ngƣời anh hùng.

Giả sử ba nhiệm vụ thiêng liêng là A, B, C thì các hành động phát

triển thành A1, B1, C1; A2, B2, C2; A3, B3, C3… An, Bn, Cn (Phụ

lục iv).

Kiểu kết cấu đồng tâm này gần giống với kiểu kết cấu cycles

epics (chuỗi sử thi tuần hoàn/ chu kì) của folklore thế giới. Ngƣời ta

dùng khái niệm cycles epics để chỉ 12 sử thi cổ xƣa của Hy Lạp xoay

quanh hai sử thi lớn là Iliad và Odysses. Điểm giống nhau của kết

cấu đồng tâm trong nhóm sử thi Dăm Giông và kiểu kết cấu cycles

epics là các sử thi đều xoay quanh một trục đồng tâm, trong đó có

tâm điểm là ngƣời anh hùng sử thi hoặc tác phẩm sử thi hạt nhân.

2.2.1.2. Kết cấu khung truyện kể với sử thi đồng cốt truyện

Kiểu kết cấu khung truyện kể (narrative frame/ story frame/

tales frame) là một kỹ thuật văn học xuất hiện từ rất xa xƣa; Nó đƣợc

sử dụng để lắp ráp nhiều câu chuyện trong một câu chuyện chính làm

nòng cốt.

Cốt truyện của các sử thi đơn trong nhóm sử thi Dăm Giông có

kết cấu đơn giản (Phụ lục v). Chúng cùng tập trung thể hiện các đề

Page 11: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT NHÓM SỬ THI DĂM GIÔNGhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1139/TOMTATLA.pdf · - Đặc điểm nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông;

9

tài xoay quanh một nhân vật chính, dựa trên các khung truyện kể

nhất định. Phần mở đầu của các sử thi Dăm Giông luôn có bối cảnh

mở ra cơ hội để ngƣời anh hùng lập chiến công. Đây là “bản lề” để

mở ra nội dung sử thi cho nghệ nhân hát kể. Trong quá trình diễn

xƣớng, các sử thi khác nhau có thể kết hợp với nhau theo một định

hƣớng trong khung truyện kể. Đặc điểm của khung truyện kể là cho

phép bổ sung các sử thi mới và có thể thay thế những sử thi cũ trên

khung truyện cơ bản.

Nghệ nhân thƣờng không kể một câu chuyện trọn vẹn về ngƣời

anh hùng mà chia nhỏ câu chuyện thành nhiều sử thi đơn và các sử

thi này tự nhân lên thành nhiều sử thi khác. Việc tự nhân lên này dựa

trên các cốt truyện tƣơng đồng và cấu trúc khung truyện kể có sẵn ở

câu chuyện ban đầu. Từ cốt truyện chính (main plot) về cuộc đời và

những chiến công của ngƣời anh hùng Bahnar tên là Dăm Giông có

thể liên kết các cốt truyện phụ (subplot). Cốt truyện phụ với vai trò

thứ cấp làm nhiệm vụ mô tả hoặc làm rõ các cốt truyện chính. Kết

cấu này còn có thể nhân lên nhiều tầng bậc tạo nên một khung truyện

kể đồ sộ có thể nối kết rất nhiều sử thi đơn.

2.2.2. Kết cấu ở bình diện diễn xƣớng sử thi

2.2.2.1. Kết cấu chuỗi truyện với công thức truyền miệng, motif

Nhóm sử thi Dăm Giông gồm nhiều sử thi đơn tƣơng ứng với

những quãng đời của ngƣời anh hùng, trong đó các sử thi đƣợc kết

nối với nhau nhƣ một mắt xích của một xâu chuỗi dài gọi là chuỗi

truyện (chain tales/ chain narrative). Theo V. Shklovski, “thủ pháp

xâu chuỗi xây dựng truyện trên cơ sở một kết cấu tổng thể bao gồm

nhiều truyện (mà mỗi truyện là một chỉnh thể toàn vẹn) kế tiếp nhau

và đƣợc thống nhất bởi một nhân vật chung” [55].

Để các sử thi liên kết với nhau, nghệ nhân dùng các khuôn mẫu

diễn xƣớng, công thức truyền miệng, motif để mở rộng đề tài, phát

triển nội dung và xâu chuỗi các sử thi.

Page 12: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT NHÓM SỬ THI DĂM GIÔNGhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1139/TOMTATLA.pdf · - Đặc điểm nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông;

10

2.2.2.2. Kết cấu lồng ghép với nhân vật tái xuất hiện

Nhân vật tái xuất hiện luôn xoay quanh nhân vật anh hùng với

mục tiêu làm rõ tính cách của nhân vật này và liên kết các sử thi đơn

thành một cấu trúc nghệ thuật thống nhất. Nhân vật tái xuất hiện có

nhiều mối quan hệ với nhân vật trung tâm là Dăm Giông. Những mối

quan hệ này không thay đổi trong nhiều sử thi.

Nhờ hệ thống nhân vật tái xuất hiện, các sử thi đơn đã tập hợp

thành một nhóm, kết nối với nhau qua đề tài, nhân vật tạo thành một

chuỗi sử thi. Nhân vật tái xuất hiện làm cho các sử thi về anh hùng

Dăm Giông tƣởng chừng nhƣ rời rạc có thể gắn kết lại với nhau

thành nhóm.

Nhân vật tái xuất hiện cặp đôi gồm hai nhân vật với tính cách

tƣơng đồng và tên có âm vần vè với nhau nhƣ: Ma Dǒng - Ma Wăt,

Xem Đum - Xem Treng,… Nhân vật tái xuất hiện cặp đôi có thể so

sánh với kiểu nhân vật song trùng lưỡng hợp trong sử thi Popol Vuh

của dân tộc Maya, nhân vật cặp đôi (cặp đôi thần thánh, cặp đôi anh

em) trong sử thi Kavkaz và ngoại Kavkaz. Chúng tồn tại song song

và bổ sung cho nhau, tạo thành một hình tƣợng nghệ thuật độc đáo.

Tiểu kết Chƣơng 2:

Kiểu kết cấu của nhóm sử thi Dăm Giông là một kiểu kết cấu

mở. Nhờ kiểu kết cấu này, các sử thi có thể mở rộng đề tài, nội dung,

hình thức của tác phẩm mà không bị giới hạn bởi kết cấu của nhóm.

Nhóm sử thi Dăm Giông có những đặc trƣng của sử thi thế giới.

Chúng có những nét tƣơng đồng với sử thi vùng Kavkaz, ngoại

Kavkaz, vùng Celtic - saga Ireland).

Page 13: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT NHÓM SỬ THI DĂM GIÔNGhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1139/TOMTATLA.pdf · - Đặc điểm nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông;

11

CHƢƠNG 3

NHÂN VẬT DĂM GIÔNG TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI

NHÂN VẬT TÁI XUẤT HIỆN VÀ SỬ THI ĐƠN

3.1. NHÂN VẬT DĂM GIÔNG - TÂM ĐIỂM CỦA CÁC SỬ THI

3.1.1. Dăm Giông - nhân vật duy nhất xuyên suốt các sử thi

Dăm Giông, đƣợc hiểu là chàng Giông, một chàng trai khỏe đẹp,

tài năng, dũng cảm. “Lai lịch” của Dăm Giông thống nhất ở nhiều

vùng miền tại Tây Nguyên. Việc xác định “lai lịch” của Dăm Giông

giúp khẳng định rằng nhân vật Giông trong 26 sử thi khảo sát là kể

về một ngƣời anh hùng sử thi Bahnar tên là Dăm Giông. Đây là tiêu

chí đầu tiên để sắp xếp các sử thi Dăm Giông cùng một nhóm.

3.1.2. Dăm Giông – điểm hội tụ các nhân vật

- Về hình dáng, thể chất

Vẻ đẹp của Dăm Giông đƣợc khắc họa ở tầm vóc vũ trụ. Chàng

có thể bay lên trời, đi vào lòng đất, xuống đáy biển. Một cái dậm

chân của Giông có thể làm những ngọn núi cao nhất sụp đổ,… Với

sức mạnh ấy, Giông có thể làm mọi việc, chiến thắng mọi kẻ thù để

bảo vệ và xây dựng cộng đồng.

- Về tài năng

Dăm Giông là ngƣời có tài năng xuất chúng về mọi phƣơng

diện. Giông giỏi giang, siêng năng, tốt bụng, đầu óc sáng láng, tháo

vát. Dăm Giông là anh hùng văn hóa, “hoạt động với vai trò ngƣời

xây dựng thế giới” [27, tr.242]. Tài năng của Dăm Giông thể hiện ở

việc tổ chức dân làng làm ăn, xây dựng cuộc sống no đủ. Dăm Giông

còn là anh hùng chiến trận. Khi có giặc, chàng tổ chức dân làng sẵn

sàng chiến đấu đến cùng để bảo vệ cộng đồng.

- Về đạo đức

Dăm Giông là ngƣời đức độ, giàu lòng nhân ái. Dăm Giông hội

đủ những phẩm chất cao thƣợng mà ngƣời anh hùng sử thi cần có.

Page 14: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT NHÓM SỬ THI DĂM GIÔNGhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1139/TOMTATLA.pdf · - Đặc điểm nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông;

12

Chàng là con ngƣời “đƣợc hoàn tất ở cấp độ anh hùng cao thƣợng”

[9, tr.67]. Đạo đức của Dăm Giông gắn liền với chuẩn mực đạo đức

truyền thống của ngƣời Bahnar. Đạo đức ấy là những lẽ ứng xử đời

thƣờng, gần gũi với đời sống sinh hoạt truyền thống của ngƣời

Bahnar xƣa.

- Về ý chí, lí tưởng

Khác với sử thi thế giới, lí tƣởng của Dăm Giông là chủ trƣơng

hòa bình chứ không phải là chiến tranh. Lí tƣởng của Dăm Giông

phản ánh bối cảnh lịch sử của các bộ lạc ở Tây Nguyên đang trong

xu thế hình thành các liên minh bộ lạc. Ở đó, cần một ngƣời thủ lĩnh

lãnh đạo cộng đồng phát triển bằng con đƣờng hòa bình, hạn chế

xung đột. Đặc điểm này cho thấy sử thi Dăm Giông đã có những

điểm phát triển “trái quy luật” so với những gì F. Engels đã tổng kết

về thời đại anh hùng ca: chiến tranh trở thành “bà đỡ của lịch sử” [2,

tr.244]. Sự “trái quy luật” này phản ánh đặc trƣng lịch sử xã hội Tây

Nguyên thời nguyên thủy.

Với vẻ đẹp toàn thiện toàn mỹ, Dăm Giông trở thành nhân vật

trung tâm của các sử thi Bahnar kể về ngƣời anh hùng tên Giông.

3.2. NHÂN VẬT DĂM GIÔNG VÀ NHÂN VẬT TÁI XUẤT

HIỆN - MỐI QUAN HỆ ĐA CHIỀU

Khi khảo sát nhóm sử thi Dăm Giông, chúng tôi phát hiện nhiều

nhân vật xuất hiện liên tục và thƣờng xuyên suốt nhiều sử thi. Chúng

tôi gọi đây là kiểu nhân vật tái xuất hiện. Trong 26 sử thi Dăm

Giông, chúng tôi thống kê có 65 nhân vật tái xuất hiện (Phụ lục ii) và

chia thành bốn nhóm theo mối quan hệ với nhân vật trung tâm.

3.2.1. Nhân vật tái xuất hiện là gia đình của Giông

- Nhân vật tái xuất hiện là ông bà, bố mẹ

Bok Kei Dei (thần tối cao), bok Glaih (thần sấm sét) đều là tổ

tiên của Giông. Mối quan hệ này cho thấy Dăm Giông là dòng dõi

Page 15: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT NHÓM SỬ THI DĂM GIÔNGhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1139/TOMTATLA.pdf · - Đặc điểm nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông;

13

thần linh. Bok Set (bố của Giông) là một chủ đất, giàu có, một già

làng hiền lành, tốt bụng, một tù trƣởng hùng mạnh tiếng tăm lẫy

lừng. Bok Set là hình mẫu thủ lĩnh lí tƣởng để Dăm Giông hƣớng tới.

- Nhân vật tái xuất hiện là bà con, anh em

Đây là các nhân vật chức năng, có vai trò bổ sung các phẩm

chất cho nhân vật Dăm Giông và hoàn thiện nhân vật này thành hình

tƣợng ngƣời anh hùng toàn thiện toàn mỹ. Nhóm nhân vật này gồm

chú bác, cô, anh em ruột, anh em họ của Dăm Giông… Đó là những

ngƣời luôn bên cạnh và hỗ trợ cho Giông. Nhiều nhất là các nhân vật

dòng họ mẹ của Giông. Việc các nhân vật của dòng họ mẹ tham gia

nhiều hoạt động với ngƣời anh hùng cho thấy dấu vết của công xã thị

tộc mẫu hệ còn ảnh hƣởng khá lớn trong nhóm sử thi Dăm Giông.

- Nhân vật tái xuất hiện là vợ, người yêu

Đó là những phụ nữ xinh đẹp, giỏi phép thuật đi theo hỗ trợ cho

Giông. Nhóm nhân vật này có vai trò quyết định trong sinh hoạt gia

đình và trong các cuộc chiến. Nhân vật này giống với motif người vợ

thần kì của truyện cổ và sử thi thế giới (motif nữ chủ nhân bộ sử thi

Ulad của Ireland, motif mẹ quái vật Grendel trong sử thi Beowulf

của ngƣời Anglo-Saxon, Lauha trong sử thi của ngƣời Karelia).

3.2.2. Nhân vật tái xuất hiện là bạn bè của Giông

Trong 26 sử thi Dăm Giông, có 23 nhân vật tái xuất hiện là bạn

bè của Giông. Họ là những con ngƣời tốt bụng, siêng năng, chăm chỉ

làm ăn, cùng Giông đi làm rẫy, săn bắn, đi tìm ngƣời đẹp, chiến đấu

chống lại kẻ thù bảo vệ buôn làng,… Nhân vật tái xuất hiện trong

quan hệ là bạn bè của Giông có tính cách phức tạp. Những mối quan

hệ này cho thấy sự sôi động của xã hội Tây Nguyên “trong thời kì

quá độ tiến sang xã hội có giai cấp” [124, tr.489]. Ở đó, ngoài các

đơn vị hành chính plei, buôn, bon (làng) còn có các tring với quy mô

và quyền lực vƣợt qua một làng. Khi có chiến tranh, các cộng đồng

tạo nên liên minh rộng lớn để đối phó với kẻ thù chung hoặc hợp tác

Page 16: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT NHÓM SỬ THI DĂM GIÔNGhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1139/TOMTATLA.pdf · - Đặc điểm nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông;

14

làm ăn, xây dựng cộng đồng.

3.2.3. Nhân vật tái xuất hiện là kẻ thù của Giông

Đó là những thủ lĩnh hùng mạnh, tài giỏi, ngang tài ngang sức

với Giông hoặc là những thanh niên ở hạ nguồn bẩn thỉu, lƣời biếng,

ti tiện. Tính cách phức tạp, tƣơng phản của kẻ thù làm cho hình

tƣợng ngƣời anh hùng thêm nổi bật. Kẻ thù càng xấu xa, hung ác thì

chiến thắng của ngƣời anh hùng càng có ý nghĩa.

3.2.4. Nhân vật tái xuất hiện là thần linh, ngƣời phù trợ cho

Giông

Đó là những thần linh, ngƣời có phép màu, linh vật cho Giông

sức mạnh, giúp chàng hoàn thành sứ mệnh. Nhân vật thần linh xuất

hiện trong hình ảnh của những ngƣời Bahnar thân thiện, gần gũi.

Nhân vật này làm cho hình tƣợng ngƣời anh hùng Dăm Giông trở

nên lung linh, kì vĩ, đậm màu sắc thần thoại.

3.3. VAI TRÒ PHỨC HỢP CỦA NHÂN VẬT DĂM GIÔNG VÀ

NHÂN VẬT TÁI XUẤT HIỆN

3.3.1. Dăm Giông và nhân vật tái xuất hiện trong vai trò làm

khuôn mẫu kiến tạo sử thi

Nhân vật Dăm Giông và hệ thống nhân vật tái xuất hiện đƣợc

xem là những đơn vị cơ bản để kiến tạo nên tác phẩm sử thi, tạo

thành bộ khung sƣờn của cốt truyện. Nhân vật tái xuất hiện tạo ra các

hành động liên tục và đan xen nhau để dẫn dắt câu chuyện từ mở đầu

cho đến kết thúc theo một hành trình: điểm xuất phát - những diễn

biến trên đường đi - đến đích. Trong hành trình ấy, nhân vật có thể

hành động hoặc tham gia các sự kiện khác tạo thành một cốt truyện

chi tiết. Nhờ đó nghệ nhân thuận lợi trong việc kiến tạo và diễn

xƣớng sử thi.

3.3.2. Dăm Giông và nhân vật tái xuất hiện trong vai trò làm

phƣơng tiện xâu chuỗi sử thi đơn, kiến tạo sử thi liên hoàn

Page 17: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT NHÓM SỬ THI DĂM GIÔNGhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1139/TOMTATLA.pdf · - Đặc điểm nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông;

15

Toàn bộ nhóm sử thi Dăm Giông là sự xâu chuỗi của nhân vật

trung tâm là Dăm Giông và các nhân vật tái xuất hiện với nhiều tầng

bậc, mối quan hệ khác nhau. Nhân vật Dăm Giông và hệ thống nhân

vật tái xuất hiện là sợi chỉ đỏ xuyên suốt các sử thi và xâu chuỗi các

sử thi với nhau tạo thành chuỗi sử thi liên hoàn.

Cuộc sống của nhân vật tái xuất hiện còn tiếp tục có cuộc sống

mới với hoàn cảnh mới ở các sử thi sau đó. Nhờ vậy câu chuyện về

ngƣời anh hùng Dăm Giông kéo dài vô tận. Trong diễn xƣớng, nghệ

nhân thoải mái hát kể hết sử thi này đến sử thi khác mà không sợ “lạc

đề” hay sợ ngƣời nghe không nhận diện các nhân vật.

3.3.3. Dăm Giông và nhân vật tái xuất hiện trong vai trò làm

khuôn mẫu diễn xƣớng sử thi

Mỗi nhân vật tái xuất hiện tạo nên những “cấu kiện đúc sẵn” để

nghệ nhân xây dựng hệ thống nhân vật mà không rơi vào kể lể rƣờm

rà. Nhân vật tái xuất hiện còn có chức năng tạo nên tính liên văn bản

của sử thi. Theo Kristeva, mỗi văn bản là một liên văn bản, là một sự

hấp thụ và chuyển thể của văn bản khác, với vô số trình dẫn cũ, vô số

mảnh vụn của quy ƣớc văn học, các khuôn mẫu thể loại [101, tr.213-

219].

Tiểu kết Chƣơng 3:

Chỉ có một nhân vật Dăm Giông trong các sử thi Bahnar mang

tên Giông. Nhân vật Giông là tâm điểm để thu hút các nhân vật vào

một cốt truyện chung và nối kết các sử thi đơn thành nhóm. Nhân vật

Dăm Giông và nhân vật tái xuất hiện đóng vai trò nhƣ các khuôn

mẫu xây dựng hình tƣợng nhân vật, kiến tạo và diễn xƣớng sử thi.

Nhân vật tái xuất hiện là kiểu nhân vật đặc trƣng của các sử thi liên

hoàn.

Page 18: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT NHÓM SỬ THI DĂM GIÔNGhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1139/TOMTATLA.pdf · - Đặc điểm nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông;

16

CHƢƠNG 4

HỆ THỐNG MOTIF VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT

TRONG NHÓM SỬ THI DĂM GIÔNG

4.1. HỆ THỐNG MOTIF TRONG NHÓM SỬ THI DĂM GIÔNG

4.1.1. Hệ thống motif phổ biến

- Motif chàng trai khỏe, tài năng

Motif chàng trai khỏe, tài năng làm cho Dăm Giông hiển hiện

nhƣ một vị thủ lĩnh đầy quyền năng siêu nhiên. Motif này tạo ra một

sự chờ đợi hồi hộp, thú vị cho những ngƣời thƣởng thức sử thi.

- Motif vũ khí thần kì

Ngƣời anh hùng sử thi luôn xuất hiện với các vũ khí thần kì nhƣ

gƣơm chém thối thịt, khiên phun lửa,... Vũ khí thần kì giúp cho

ngƣời anh hùng có sức mạnh siêu phàm, lập nhiều kì tích. Vũ khí

thần kì đƣợc miêu tả đan xen yếu tố kì ảo với những chi tiết tả thực

làm cho hình ảnh ngƣời anh hùng vừa kì vĩ vừa đời thƣờng.

- Motif đồ vật có phép lạ, motif con vật thần kì

Đó là chiếc rìu thần biết tự chặt cây rừng, chiếc dao có phép lạ

biết phát cỏ làm rẫy, chiếc gùi không đáy,... Motif đồ vật có phép lạ

đƣợc xem nhƣ “công cụ hỗ trợ” giúp cho ngƣời anh hùng làm ra thật

nhiều của cải giúp cộng đồng thoát khỏi nghèo đói.

Motif con vật thần kì còn là những quái vật ở biển nhƣ cá khổng

lồ, thuồng luồng thần, quái vật biển,... Có khi con vật thần kì giúp

Giông vƣợt qua thử thách, có khi nó lại là đối thủ của Giông. Motif

đồ vật có phép lạ và con vật thần kì không chỉ tạo nên sự kì vĩ, kì

thú, hấp dẫn ngƣời thƣởng thức mà còn là dấu hiệu để xác định thể

loại sử thi Dăm Giông là sử thi cổ sơ.

- Motif tái sinh

Motif tái sinh trong sử thi Dăm Giông góp phần tạo nên sự hấp

dẫn, tạo nên đƣờng viền hào quang lấp lánh xung quanh nhân vật anh

Page 19: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT NHÓM SỬ THI DĂM GIÔNGhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1139/TOMTATLA.pdf · - Đặc điểm nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông;

17

hùng, làm cho ngƣời anh hùng mang màu sắc thần linh, huyền thoại.

Motif tái sinh còn góp phần tạo nên tính liên hoàn của sử thi. Nhân

vật anh hùng luôn bất tử và “đi” hết tác phẩm này đến tác phẩm khác

để thực hiện sứ mệnh của cộng đồng.

- Motif người phụ nữ đẹp tài phép

Đó là nhóm nhân vật nữ xinh đẹp có lắm phép thuật, tài biến hóa

siêu phàm. Họ luôn sát cánh cùng ngƣời anh hùng trong những công

việc nhƣ đánh giặc, lao động sản xuất. Motif người phụ nữ đẹp tài

phép phản ánh vai trò của ngƣời phụ nữ Bahnar trong xã hội Tây

Nguyên xƣa.

- Motif nhân vật đội lốt

Motif nhân vật đội lốt trong sử thi Dăm Giông có nhiều dạng

thức phong phú. Mục đích của việc nhân vật đội lốt trong các sử thi

thƣờng là để thử lòng ngƣời khác hoặc hóa trang để che mắt kẻ thù.

Motif nhân vật đội lốt trong sử thi Dăm Giông gắn với đề tài hôn

nhân nhƣ truyện cổ tích. Tuy nhiên, hôn nhân trong các sử thi Dăm

Giông gắn với vấn đề giải quyết xung đột giữa các cộng đồng hoặc

vấn đề sống còn của bộ lạc.

- Motif đính ước theo nghi thức Kitô giáo

Đó là motif miêu tả cảnh đính ƣớc của các nhân vật sử thi theo

nghi thức của bí tích hôn phối của Kitô giáo. Cụ thể là các bƣớc:

Thẩm vấn đôi tân hôn, Trao đổi lời thề hứa, Làm phép và trao đổi

nhẫn cưới. Motif đính ước theo nghi thức Kitô giáo xuất hiện với tần

suất cao và ảnh hƣởng đến quá trình xây dựng nhân vật, cấu trúc tác

phẩm và diễn xƣớng sử thi. Nguyên nhân có motif này là do nghệ

nhân và ngƣời tham gia diễn xƣớng đều là tín đồ Kitô giáo và vùng

đất sản sinh ra các sử thi Dăm Giông là vùng Kitô giáo toàn tòng.

- Motif hòa giải

Motif hòa giải phong phú về dạng thức và chi phối quá trình xây

dựng hình tƣợng nhân vật ngƣời anh hùng và nội dung, đặc điểm

Page 20: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT NHÓM SỬ THI DĂM GIÔNGhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1139/TOMTATLA.pdf · - Đặc điểm nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông;

18

nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông.

Có nhiều dạng thức motif hòa giải nhƣ:

+ Hòa giải bằng cách động viên,

+ Hòa giải bằng cách làm bạn,

+ Hòa giải qua hôn nhân,

+ Hòa giải bằng cách quản thúc và dạy bảo.

- Motif giáo huấn

Những ngƣời giáo huấn thƣờng là chủ làng hoặc các già làng, bố

mẹ. Nội dung của giáo huấn đa dạng, phong phú, nhất là nội dung

giáo huấn theo đạo đức truyền thống. Ngoài ra, motif giáo huấn

còn làm công cụ để nghệ nhân diễn xƣớng sử thi, giúp cho

ngƣời thƣởng thức hiểu đƣợc ý nghĩa của các sử thi và bài học

về đạo lí.

4.1.2. Đặc điểm và vai trò của hệ thống motif

- Đặc điểm của hệ thống motif

+ Xoay quanh nhân vật trung tâm

Hệ thống motif trong nhóm sử thi Dăm Giông xoay quanh nhân

vật trung tâm, góp phần xây dựng nhân vật này thành tâm điểm của

các sử thi. Bám theo ba nhiệm vụ thiêng liêng: làm lụng - đánh giặc -

lấy vợ, nghệ nhân sử thi xây dựng nhân vật bằng các motif. Các

motif trải dài theo các giai đoạn của cuộc đời nhân vật anh hùng.

+ Có nguồn gốc từ truyền thống văn hóa, tín ngưỡng của người

Bahnar

Các motif trong sử thi Dăm Giông là một hình thức tái hiện và

giải thích phong tục của ngƣời Bahnar. Motif con vật thần kì xuất

phát từ việc thực hành nghi lễ nguyên thủy của ngƣời Bahnar trong

các lễ hội bỏ mả (pơthi), cầu mƣa,… Motif nhân vật đội lốt vừa kế

thừa motif đội lốt của truyện cổ vừa có nguồn gốc từ sinh hoạt lễ hội

hóa trang (mêu) và con rối (bram) trong lễ bỏ mả của ngƣời Bahnar.

+ Sự chuyển hóa và biến đổi của các motif

Page 21: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT NHÓM SỬ THI DĂM GIÔNGhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1139/TOMTATLA.pdf · - Đặc điểm nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông;

19

Hệ thống motif trong sử thi Dăm Giông có sự chuyển hóa, biến

đổi giữa các motif, trong motif này có motif kia. Sự chuyển hóa và

biến đổi này bao gồm hai giai đoạn. Một là giai đoạn motif chuyển

hóa từ truyện cổ sang sử thi. Hai là giai đoạn chuyển hóa giữa các

motif khi đã trở thành motif của sử thi.

- Vai trò của hệ thống motif

+ Xây dựng hình tượng nhân vật và diễn xướng sử thi

Hệ thống motif trong sử thi Dăm Giông là những đơn vị hạt

nhân để tạo nên hành động của các nhân vật, nhất là việc xây dựng

nhân vật anh hùng. Trong quá trình diễn xƣớng, hệ thống motif đóng

vai trò là các cấu kiện đúc sẵn giúp cho nghệ nhân dễ dàng trong việc

chọn lựa “vật liệu”, sắp xếp dữ kiện, tổ chức tác phẩm và trình diễn.

+ Kiến tạo type truyện và cốt truyện sử thi

Motif trong sử thi Dăm Giông đƣợc là xem là “tiền sử của type

truyện”, “là nguyên liệu để xây dựng các type truyện” [23, tr.30].

Motif làm thay đổi tình huống tạo nên những type truyện. Các type

truyện đƣợc xem nhƣ những cốt kể (narratives); Nó có thể tồn tại độc

lập trong truyện, là cơ sở để kiến tạo nên cốt truyện của sử thi.

+ Liên kết nhóm và tạo nên đặc điểm loại hình sử thi

Các motif không chỉ dừng lại trong phạm vi của một tác phẩm

mà còn phát triển qua nhiều tác phẩm, liên kết các tác phẩm thành

nhóm. Hệ thống motif còn góp phần xác định thể loại hình của sử thi.

Tuy nhiên hệ thống motif này chỉ tồn tại trong môi trƣờng diễn

xƣớng.

4.2. KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG NHÓM SỬ THI

DĂM GIÔNG

4.2.1. Các kiểu không gian nghệ thuật

- Không gian hiện thực trong xã hội Tây Nguyên thời xa xưa

+ Không gian buôn làng, núi rừng, nương rẫy: Đó là cảnh thiên

nhiên tƣơi đẹp với cảnh lao động sản xuất hùng tráng, cảnh sinh hoạt

Page 22: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT NHÓM SỬ THI DĂM GIÔNGhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1139/TOMTATLA.pdf · - Đặc điểm nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông;

20

vui tƣơi, cuộc sống sung túc của xã hội Tây Nguyên xƣa.

+ Không gian yêu đương: Là không gian tỏ tình, kết giao của

những đôi trai gái, thƣờng gắn với buồng riêng của ngƣời đẹp. Ở đó,

họ có thể ngỏ lời cầu hôn bằng cách trao nhận chuỗi cƣờm, vòng tay.

+ Không gian lễ hội: Là không gian của lễ mừng thắng trận,

mừng gặp mặt, kết bạn, cƣới hỏi,... Không gian lễ hội luôn đƣợc lấp

đầy thức ăn và các cuộc rƣợu.

+ Không gian thượng nguồn - hạ nguồn: Không gian thƣợng

nguồn và hạ nguồn trong sử thi Dăm Giông đã phản ánh lịch sử của

các bộ lạc Tây Nguyên thời kì tiền giai cấp, tiền nhà nƣớc, trong đó

các bộ lạc nhỏ lẻ rời rạc trong xu thế thống nhất thành các liên minh

bộ lạc, tiến tới tổ chức một xã hội cao hơn.

+ Không gian biển: Không gian biển là nơi để ngƣời anh hùng

thử thách và chinh phục. Không gian biển là kí ức xa xôi về nguồn

gốc ở biển của tộc ngƣời Bahnar và dấu vết của các cuộc giao lƣu

của ngƣời Bahnar với các cộng đồng vùng duyên hải.

- Không gian huyền thoại

+ Không gian giao chiến trên không trung: Hầu hết các cuộc

giao tranh trong sử thi Dăm Giông đều diễn ra trên không trung,

mang màu sắc huyền ảo và tầm vóc vũ trụ.

+ Không gian âm phủ: Là nơi ở tối tăm của bọn xấu xa, trái

ngƣợc với không gian nƣớc trời tuyệt đẹp của những ngƣời tốt.

+ Không gian trong bụng quái vật: Bụng của quái vật rộng đến

nỗi có nhà rông, có dân làng đi làm rẫy, lấy củi, chăn nuôi trâu bò

nhƣ ở trên mặt đất.

Mặc dù nói đến những thế giới xa xôi nhƣng không gian huyền

thoại vẫn có bóng dáng của cuộc đời thực. Không gian hiện thực và

không gian huyền thoại có quan hệ hữu cơ với nhau. Nghệ nhân và

ngƣời thƣởng thức sử thi chấp nhận không gian huyền thoại nhƣ một

Page 23: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT NHÓM SỬ THI DĂM GIÔNGhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1139/TOMTATLA.pdf · - Đặc điểm nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông;

21

sự hiển nhiên. Họ tin rằng qua không gian diễn xƣớng sử thi có thể

kết nối với tổ tiên và thần linh.

4.2.2. Đặc điểm và vai trò của không gian nghệ thuật

- Không gian nghệ thuật tạo nên đặc điểm nhóm sử thi

Không gian trong nhóm sử thi Dăm Giông là không gian tuyến

tính và không gian phẳng mở ra một khung cảnh bao la, thoáng đạt.

Không gian ấy vừa mang tính ƣớc lệ vừa mang tính phóng đại, kì ảo

tạo nên vỏ bọc thần thoại cho sử thi. Mỗi kiểu nhân vật thƣờng gắn

với mỗi kiểu không gian mà chúng cƣ ngụ. Không gian của sử thi

Dăm Giông tạo ra mối liên kết và xu hƣớng kết chuỗi của các sử thi.

- Không gian nghệ thuật góp phần tạo nên tính tộc người

Không gian nghệ thuật trong sử thi Dăm Giông gắn với cuộc

sống sinh hoạt hàng ngày của ngƣời Tây Nguyên. Đó là không gian

lao động cổ xƣa, là thói quen sinh hoạt, truyền thống lao động sản

xuất của xã hội nguyên thủy còn lƣu lại. Qua hình tƣợng không gian

trong sử thi Dăm Giông, có thể xác định địa bàn sinh hoạt, nơi cƣ trú,

văn hóa, lịch sử của tộc ngƣời Bahnar ở Tây Nguyên thời xa xƣa.

Tiểu kết Chƣơng 4:

Hệ thống motif trong nhóm sử thi Dăm Giông có vai trò quan

trọng trong việc xây dựng nhân vật, kiến tạo type truyện, cốt truyện,

diễn xƣớng và liên kết sử thi. Hệ thống motif có một quá trình

chuyển hóa và biến đổi mạnh mẽ. Qua đó, nó phản ánh quá trình

hình thành, vận động, biến đổi của sử thi Tây Nguyên. Không gian

nghệ thuật thể hiện đời sống, phong tục, tín ngƣỡng của ngƣời

Bahnar xƣa. Nó góp phần làm rõ văn hóa tộc ngƣời Bahnar và đặc

trƣng thể loại của nhóm sử thi cũng nhƣ xu hƣớng kết chuỗi giữa các

sử thi.

Page 24: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT NHÓM SỬ THI DĂM GIÔNGhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1139/TOMTATLA.pdf · - Đặc điểm nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông;

22

KẾT LUẬN

1. H’mon là một thể loại folklore đặc biệt, mang tính nguyên hợp rất

cao, gắn bó chặt chẽ với không gian diễn xƣớng. H’mon không chỉ

mang tính nghệ thuật thuần túy mà còn là sinh hoạt tín ngƣỡng.

H’mon mang đặc điểm của sử thi cổ thế giới (khúc hát ngắn, tính liên

hoàn, gắn với các nghi lễ tín ngƣỡng). Đặc trƣng quan trọng nhất của

h’mon là “sử thi sống”.

2. Các sử thi Dăm Giông có mối liên hệ mật thiết với nhau về mặt

nội dung và hình thức, tạo nên một cấu trúc nghệ thuật thống nhất, có

thể gọi tên là Nhóm sử thi Dăm Giông. Nhóm sử thi Dăm Giông có

cấu trúc là một bộ khung sƣờn khổng lồ với rất nhiều kiểu kết cấu

nhƣ kết cấu đồng tâm, kết cấu chuỗi truyện, kết cấu khung truyện kể.

Những kiểu kết cấu này có đặc trƣng nhƣ các kiểu kết cấu của truyện

kể dân gian và sử thi thế giới nhƣ chuỗi sử thi tuần hoàn/chu kì

(cycles epics), kiểu kết cấu khung truyện kể (narrative frame/ story

frame/ tales frame), có vai trò tạo nên những mối quan hệ đan xen,

nối kết các sử thi. Kiểu kết cấu của nhóm sử thi Dăm Giông là một

kiểu kết cấu mở linh hoạt, rất thuận tiện cho nghệ nhân kiến tạo và

diễn xƣớng sử thi.

3. Dăm Giông là nhân vật trung tâm, làm tâm điểm để thu hút, xâu

chuỗi các nhân vật khác và các sử thi vào trong một cấu trúc nghệ

thuật. Nhân vật tái xuất hiện có nhiều mối quan hệ với nhân vật Dăm

Giông, bổ sung cho nhân vật này trở thành nhân vật trung tâm và tạo

mối liên kết giữa các sử thi. Toàn bộ hệ thống nhân vật tạo nên

những mối liên kết để nối kết các sử thi đơn với nhau tạo thành

nhóm. Nhân vật tái xuất hiện là một kiểu nhân vật đặc trƣng của loại

sử thi liên hoàn. Nó là kiểu nhân vật chức năng, đƣợc định dạng và

có vai trò rõ nét. Kiểu nhân vật này xuất hiện trong sử thi cùng loại

nhƣ Dăm Duông (Xơ-đăng), Tiăng, Lênh (Mơ-nông).

Page 25: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT NHÓM SỬ THI DĂM GIÔNGhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1139/TOMTATLA.pdf · - Đặc điểm nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông;

23

4. Hệ thống motif trong sử thi Dăm Giông phong phú, có nguồn gốc

từ truyện cổ Tây Nguyên và khu vực Đông Nam Á. Nghệ nhân sử

dụng hệ thống motif nhƣ những khuôn mẫu để kiến tạo và diễn

xƣớng sử thi. Đặc biệt, motif đính ước theo nghi thức Kitô giáo và

motif hòa giải là nét riêng biệt của các sử thi Dăm Giông đƣợc sƣu

tầm tại Kon Tum. Hai motif này góp phần làm rõ đặc điểm sử thi

sống của h’mon. Cùng với đó, sự chuyển hóa và biến đổi của các

motif phản ánh sự biến đổi của xã hội nguyên thủy từ tƣ duy thần

thoại sang một mô hình mới, mô hình sử thi.

5. Không gian nghệ thuật trong sử thi Dăm Giông góp phần làm rõ

đặc trƣng thể loại và xu hƣớng kết chuỗi giữa các sử thi. Không gian

nghệ thuật trong nhóm sử thi Dăm Giông có nét tƣơng đồng với các

sử thi ot ndrong của ngƣời Mơ-nông, thuộc loại sử thi cổ sơ.

6. Đặc trƣng của nhóm sử thi Dăm Giông tƣơng đồng với sử thi thế

giới (nhƣ các sử thi của vùng Kavkaz, ngoại Kavkaz, vùng

Celtic,…). Bên cạnh đó, nó có những đặc trƣng riêng mang tính khu

vực Đông Nam Á và đặc trƣng văn hóa tộc ngƣời Tây Nguyên.

7. Vì giới hạn của một luận án nên chúng tôi chƣa thể khám phá toàn

bộ giá trị của nhóm sử thi này. Còn nhiều vấn đề khác cần đi sâu

nghiên cứu nhƣ: đặc trƣng ngôn ngữ, các giá trị văn hóa, giá trị nội

dung,… Rất mong những nghiên cứu sau này sẽ làm rõ hơn những

giá trị độc đáo của nhóm sử thi Dăm Giông.

---------------------------

Page 26: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT NHÓM SỬ THI DĂM GIÔNGhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1139/TOMTATLA.pdf · - Đặc điểm nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông;

24

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Tiến Dũng (2012), “Giông cứu đói dân làng mọi nơi - bài

ca lao động hùng tráng”, Tạp chí Khoa học, Trƣờng Đại học Sƣ

phạm TP. Hồ Chí Minh, số 12/2012, tr. 132.

2. Nguyễn Tiến Dũng (2013), “Nội dung Giông săn trâu rừng”, Tạp

chí Khoa học, Trƣờng Đại học Sƣ phạm TP. Hồ Chí Minh, số

5/2013, tr.168.

3. Nguyễn Tiến Dũng (2013), “Yếu tố kì ảo trong việc xây dựng hình

tƣợng nhân vật anh hùng trong sử thi Dăm Giông”, Tạp chí Khoa

học, Trƣờng Đại học Sƣ phạm TP. Hồ Chí Minh, số 08/2013, tr.79.

4. Nguyễn Tiến Dũng (2014), “Điểm mới lạ trong sử thi A tâu So

Hle, Kơne Gơseng”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Chuyên san

Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trƣờng ĐH Khoa học Huế, số

02/2014, tr.17.

5. Nguyễn Tiến Dũng (2014), “Yếu tố Kitô giáo trong nhóm sử thi

Dăm Giông”, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 06 (156)/2014, tr.51.

6. Nguyễn Tiến Dũng (2016), “Đặc điểm loại hình h’mon - sử thi của

ngƣời Bahnar”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Chuyên san Khoa

học Xã hội và Nhân văn, Trƣờng Đại học Khoa học – Đại học Huế,

Tập 4, số 02/2016, tr.01.

7. Nguyễn Tiến Dũng (2016), “Yếu tố hòa giải trong nhóm sử thi

Dăm Giông”, Tạp chí Khoa học, Chuyên san Khoa học Xã hội và

Nhân văn, Đại học Huế, đã có giấy nhận đăng.

Page 27: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT NHÓM SỬ THI DĂM GIÔNGhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1139/TOMTATLA.pdf · - Đặc điểm nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông;

HUE UNIVERSITY

COLLEGE OF SCIENCES

-------------------------

NGUYEN TIEN DUNG

ART CHARACTERISTICS

OF THE DAM GIONG EPICS

Major: Vietnamese Literature

Major code: 62 22 01 21

DISSERTATION SUMMARY

VIETNAMESE LITERATURE

HUE - 2016

Page 28: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT NHÓM SỬ THI DĂM GIÔNGhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1139/TOMTATLA.pdf · - Đặc điểm nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông;

The thesis was completed at Faculty of Language & Literature,

College of Sciences - University of Hue.

Name of Supervior: 1. Dr. Ho Quoc Hung,

Ho Chi Minh City University of Pedagogy

2. Assoc.Prof. Dr. Hoang Thi Hue,

Teacher’s Training University - University of Hue

Thesis examiner 1:................................................................................

Thesis examiner 2:................................................................................

Thesis examiner 3:................................................................................

The dissertation is defensed at Hue University level Graduate

Council at:.............................................................................................

At….time….date….month…..year…

This thesis is archived at Hue Univesity of science library.

Page 29: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT NHÓM SỬ THI DĂM GIÔNGhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1139/TOMTATLA.pdf · - Đặc điểm nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông;

1

INTRODUCTION

1. TOPIC CHOICE REASON

There are 26 epics about the character Dam Giong amongst the 30

Bahnar epics collection, published in The project on survey the

collection, preservation, translation and publishing Highlands’ epics

from 2001 to 2007.

However, today there have not been still many in-depth studies

about the Dam Giong epics related to their genres, their performing

arts, their content characteristics and their art characteristics.

These issues urged us to conduct the research topic: Art

characteristics of the Dam Giong epics.

2. RESEARCH PURPOSES

The research aims to study in a systematic way of the 26 texts of

Bahnar epics named Dam Giong and its performance space, in order to

determine the art characteristics of the Dam Giong epics.

At the same time, the study aims to reveal similarities and

differences of the Dam Giong epics to South East Asian region's epics

and the world epics.

3. RESEARCH SUBJECTS AND SCOPE

3.1. Research subjects

26 texts of Bahnar epics named Dam Giong (The Appendix i).

3.2. Research scope

- Study the art characteristics of the Dam Giong epics; Focusing on

the following factors: the structure of the Dam Giong epics, the central

character, the reappearanced characters, the system of motifs and the art

space.

- Scope of fieldwork: 02 provinces-Gia Lai and Kon Tum.

Page 30: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT NHÓM SỬ THI DĂM GIÔNGhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1139/TOMTATLA.pdf · - Đặc điểm nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông;

2

4. THEORETICAL BASIS AND RESEARCH METHODOLOGY

4.1. Theoretical basis

Using the basic theory of folklore and interdisciplinary knowledge

of the researchers all over the world and inVietnam as V. Ia. Propp,

E.M. Meletinski, Karl Marx, F. Angels, E. B. Tylor, James George

Frazer, M. Lotman, Paul Guilletminet, Nguyen Tu Chi, etc.

4.2. Research methodology

4.2.1. Fieldwork method;

4.2.2. Statistical and analytical method;

4.2.3. Comparative method.

5. THE NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

5.1. Proving that the Dam Giong epics are the epics which contacts

together in an artistic structure.

5.2. Outlining basic art characteristics of the Dam Giong epics:

structures of the epics, character systems and the main art elements.

Thereby, it can contribute to determining the types and the ethnic

characteristics of the epics.

6. STRUCTURE OF THE DISSERTATION

Besides the introduction, the conclusion and the references, there

are 04 chapters in the thesis. Total pages: 203 (the introduction: 06

pages; the main content of the thesis: 138 pages; The works of the

author and the references: 12 pages; the explication: 15 pages; the

annex: 38 pages).

Chapter 1. Overview (21 pages)

Introducing an overview about the process of collecting,

researching Highland epics, Bahnar epics and the Dam Giong epics, the

achievements and the problems of the research.

Chapter 2. The structure of the Dam Giong epics - from the view

of epic performances (30 pages)

Page 31: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT NHÓM SỬ THI DĂM GIÔNGhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1139/TOMTATLA.pdf · - Đặc điểm nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông;

3

An overview of the ethnic Bahnar (owner of the h'mon) and art

characteristics of h'mon. The typical structures and its characteristics.

Chapter 3. The character Dam Giong in relation to the reappeared

characters and single epics (30 pages).

Depicting the character Dam Giong and the reappeared characters

in relation to the single epics. Analysing constructivist functions,

performance functions and the ability to link amongst the epics.

Chapter 4. Motif system and art space in the Dam Giong epics (47

pages)

Presenting the motif system, the art space, their characteristics and

roles in creating and epic performances.

CHAPTER 1

OVERVIEW

1.1. THE SITUATION ON THE COLLECTION AND STUDY THE

EPIC

1.1.1. The situation on the collection, study of Highland epics

French researchers were the first to discover, collect and study

Highland epics. They also introduced Highland epics to the world.

From 1956 to 1975, Viet Nam researchers had many works that

affirmed the value of contents and art of Highland epics. Highland

epics were known with many different terms such as legends, songs,

long songs, epics, hero epics, etc.

From 1976 to 2000, all works confirmed the enormous value of

Highland epics, they provided the basic theory and terminology about

the epics such as hero epics, folk epics, mythology epics, archaic epics,

antique epics.

Since 2001, the studies of Highland epics has focused on

Page 32: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT NHÓM SỬ THI DĂM GIÔNGhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1139/TOMTATLA.pdf · - Đặc điểm nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông;

4

publishing and introducing the epics that have been collected in recent

times. However, there have not been many in-depth studies about art

characteristics of Bahnar epics.

1.1.2. The situation on collecting, study of Bahnar epics and the

Dam Giong epics

- Bahnar epics: Since 1952, Viet Nam and foreign researchers

have noticed h'mon (epic Bahnar) and its art characteristics. Some

studies have mentioned the issue of the performance, characteristics

and genres of Bahnar epics (Phan Thi Hong, 1995, 1998; , Vo Quang

Trong, Nguyen Quang Tue, Le Thi Thuy Ly,etc).

- The Dam Giong epics: Most research is only summaries and brief

comments about the content value and the art value of these epics. Up

to date, there have not been many in-depth studies about the art

characteristics of the Dam Giong epics.

1.2. AN OVERVIEW ABOUT SITUATION OF RESEARCH

1.2.1. Achievements

Since 1927, the collecting, compiling and studying of Highland

epics has been successful. Researchers have defined the genres, art

characteristics of ethnic epics like Ede, Mo Nong. At the same time,

other studies are about contents, art characteristics, and performances of

these epics.

1.2.2. Research problem

- The Highland epics

French researchers have not properly assessed the value of

Highland epics as folk art creation. They only care about the epics in

ethnographic aspects.

In the period from 1956 to 2000, collecting Highland epics was

done with just a small scale plan. Before 1975, the study of epic was

Page 33: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT NHÓM SỬ THI DĂM GIÔNGhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1139/TOMTATLA.pdf · - Đặc điểm nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông;

5

only at a level of theories. Even the name of the epic was also

inconsistent, sometimes it was named a long song or a song, other time

it was named hero epics, ...

Since 2001, the research of Highland epics has been still limited to

understanding about theoritical knowledge classifying and naming

epics. In other words, the studies were just introductions about these

epics, but not in-depth studies about them.

- The Bahnar epics and The Dam Giong epics

The studies of Bahnar epics and the Dam Giong epics are not

revolutionary. They are just introductions for orientation, rather than

going into epic groups or epic genres of each ethnic. There is even

disagreement on theories to study the epic.

So far, there have not been many in -depth studies on the Dam

Giong epics. Many issues need to be resolved including linkages

between epics in the Dam Giong epics, art characteristics of the Dam

Giong epics, and the like.

This thesis,therefore, aims to define art characteristics of the Dam

Giong epics, which include to define the structure of the Dam Giong

epics, character systems and typical art characteristics. At the same

time, the thesis aims at indicating the relationships amongst epics in the

Dam Giong epics and identifying ethnic characteristics of the Dam

Giong by comparing Southeast Asian epics and world epics.

To sum up of Chapter 1:

The Dam Giong epics have been of tremendous value; however,

there have not been any studies which are revolutionary; theory and

awareness on epics don't keep up with the practical study of the epic.

This study, therefore, implies to do research on the Dam Giong epics

with positive methods, focusing on performance environmental and

Page 34: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT NHÓM SỬ THI DĂM GIÔNGhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1139/TOMTATLA.pdf · - Đặc điểm nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông;

6

performance space to detect and identify art characteristics of the Dam

Giong epics.

CHAPTER 2

THE STRUCTURE OF THE DAM GIONG EPICS - FROM

THE VIEW OF EPIC PERFORMANCES

2.1. ETHNIC BAHNAR AND H’MON PERFORMANCE SPACE

2.1.1. Ethnic Bahnar – the owner of the type of performances

called h'mon

- Name, origin, history of ethnic Bahnar

The name of the ethnic Bahnar is written in many different styles:

Ba Na, Bahnar, Bâhnar, Bơhnar,… The Bahnar is the oldest residents

living in Highland.

- Living area and residents

The Bahnar live in the highlands and jungles in Highland,

including provinces such as Gia Lai, Kon Tum, Binh Dinh and Phu

Yen. Their official language is Mon - Khmer. According to data from

the Vietnam General Statistics Office, up to 01/4/1999, the population

of ethnic Bahnar in Viet Nam has been 174. 456 persons.

- Livelihood activities

Hunting and gathering are traditional methods of the Bahnar in

ancient times. Their main agricultural method is farming, especially

upland rice. They shepherded and grazed a variety of livestock and

poultry.The Bahnar also know many crafts such as blacksmiths,

basketry and pottery, etc.

- Social institution

Plei (village) is a unit of "complete social - culture ", which has

common cultural - social features of ethnic Bahnar community [81,

p.26]. Bahnar villages in a region usually have good relations with one

Page 35: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT NHÓM SỬ THI DĂM GIÔNGhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1139/TOMTATLA.pdf · - Đặc điểm nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông;

7

another by the form of marriages, fraternization and trade. The Bahnar

follow patriarchy, and they have monogamous marriages.

- Cultural

Bahnar traditional house is stilts with a turtle shell roof shape. In

the center of the village, there is a house of the community that called

Rong house. Costumes of the Bahnar have a distinctly aesthetic style.

The Bahnar has a rich treasure on folklores, includes genres such as

tơpun (children's poetries), tơ roi (legends), h’mon (epics)... Bahnar

music has a balanced between music of songs and music of

instruments. Wooden sculpture art of the ethnic Bahnar is very unique.

- Beliefs

The Bahnar believe that spirits (Yang) reigns over this world. They

think that people who have spirit (pơhngol) and physically (akao). They

believe that after dead people will turn into ghost (atâu) and be in west

forest of the village. Today, there are many new religious infiltrating

the life of the Bahnar and affect their culture, especially Christianity.

All the factors mentioned above set out conditions for the

development of h'mon, contribute to picturing Highland epics.

2.1.2. Features of performances type h'mon

- Performances forms of h'mon

H'mon is a unique type of art of the Bahnar. H’mon is not only

community events with artistic but also religious activities. The most

important characteristic of h'mon is living epic.

- Language of h’mon

H'mon language is a special language.It includes folk songs of

the ethnic Bahnar which are stylized andintertwined with the rhymes,

and pictures, which is exaggerated to make a "symphony" with various

strong tunes and tones

Page 36: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT NHÓM SỬ THI DĂM GIÔNGhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1139/TOMTATLA.pdf · - Đặc điểm nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông;

8

2.2. TYPES OF STRUCTURE IN THE DAM GIONG EPICS

2.2.1. Structure at aspect of epic creation

2.2.1.1. Concentrically structure with a focus is the hero Dam

Giong

The Dam Giong epics consist of a main story frame (main

narrative) about the life of the hero Dam Giong. the frame of this story,

has created a lot of small stories (subnarative) in form of a single epic

around the character Dam Giong; They are linked together in form of

art structure in one action axis of hero: working in a field - fighting

enemies - getting married.

It is envisioned that the Dam Giong epics are a spiral shape in

which the center is the hero character and each epic is a centripetal

spiral circle about an action of the hero. For example, if three sacred

tasks of the hero are A, B, C, the corresponding actions will be A1, B1,

C1; A2, B2, C2; A3, B3, C3 ... An, Bn, Cn (Appendix iv).

This concentric-style structure is quite similar to structural style

epics cycles (cyclic epics chain/ cycle) of world’s folklores. The

concept of cycles epic is used to show 12 Greek ancient epics, amongst

of which Iliad and Odyssey are the two large epics. The similarity of

the concentric structure in the Dam Giong epics and the style cycles

epic is that they all revolve around a concentric axis, which focuses on

the hero or the core epic.

2.1.1.2. Narrative frame structure with epics that the same plot

A narrative frame structure (narrative frame/ story frame/ tales

frame) is a literary technique that appeared a long time ago. It is used to

connect many short-stories into a main story.

The plot of single epics in the Dam Giong epics has a simple

structure (Appendix v). They express the same theme revolving around

the main character and the story is based on a narrative frame. The

Page 37: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT NHÓM SỬ THI DĂM GIÔNGhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1139/TOMTATLA.pdf · - Đặc điểm nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông;

9

beginning of the Dam Giong epics always has the chances for the hero

to win trophies. This is the "hinge" to unleash epic contents for epic

performance artists. During the performing epics, a variety of epics can

link together in a narrative frame with a theme or content. Narrative

frames allow to add new epics and replace old epics on the basic

narrative frame.

The artist usually does not tell a full story about the hero but split

the story into a lot of single epics and those epics will duplicate

themselves to make more epics. This way of duplication is based on

similar plots and narrative frames of the original narrative (main plot).

There have been many subplots to be created from the main plot of life

and trophies of the Bahnar hero named Dam Giong. With the secondary

role, the subplot describes or clarifies the main plot. This structure can

be added on higher levels to make up a massive narrative frame that

can link many single epics.

2.2.2. Structure at aspect of epic performances

2.2.2.1. Narrative frame structure with oral formulations, motif

The Dam Giong epics consists many single epics corresponding to

the lifetime of the hero, in which the epics are connected together as one

link of the long chain called narrative chains (chain tales/ chain

narrative). According to V. Shklovski "the chaining method to make up

a story based on an overall structure, including many sequential stories

(each story is a complete structure) and are united by a common

character" [55].

To make epics link together, artists used performance moulds,

formulations, and motifs to expand themes, develop contents and link

epics.

2.2.2.2. Mainstreaming structure with reappearanced character

Reappearanced characters always revolves around the hero

Page 38: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT NHÓM SỬ THI DĂM GIÔNGhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1139/TOMTATLA.pdf · - Đặc điểm nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông;

10

character to clarify the character's personality and link single epics into

an art structure. Reappearanced characters have many relationships

with the central character Dam Giong. The relationships have not

changed in many epics.

With the reappearanced characters, single epics can be grouped

together by theme, and characters to make an epic chain. The

reappearanced characters make epics about the hero Dam Giong link

together into a group.

The paired reappearanced character consists of two characters

with similar personalities and their names rhyme together as: Ma Dong

- Ma Wat, Xem Dum - Xem Treng,… This type of character can be

compared with the parallel character in the epic Popol Vuh of Mayan,

the paired character (divine couples, brother couples) in epics of

Caucasus and outside Caucasus. They exist in parallel and complement

each other to create a unique artistic image.

To sum up of Chapter 2:

The structure of the Dam Giong epics is an opened structure type.

Based on the type, epics about Dam Giong can expand the topics,

contents, and forms of work without being limited by the structure of

the group. The Dam Giong epics have the same characters as the

world’s epics. They have similarities with the epics of Caucasus, the

Caucasus and the region outside Celtic (saga of Ireland.

Page 39: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT NHÓM SỬ THI DĂM GIÔNGhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1139/TOMTATLA.pdf · - Đặc điểm nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông;

11

CHAPTER 3

CHARACTER DAM GIONG IN RELATION WITH THE

REAPPEARANCED CHARACTERS AND SINGLE EPICS

3.1. CHARACTER DAM GIONG - FOCUS OF EPICS

3.1.1. Dam Giong - the only character throughout many epics

Dam Giong means to be a young man named Giong, a beautiful

healthy brave talented and young man. The "Biography" of Dam Giong

is the same in many areas in Highland. The defining of the "biography"

of the character Dam Giong confirms that Dam Giong in 26 researched

epics is about a Bahnar hero named Dam Giong. This is the first criteria

to put the Dam Giong epics into a group.

3.1.2. Dam Giong - the convergent point of characters

- The shape and physical

The beauty of Dam Giong is portrayed as the universe’s size. He

could fly to the heaven, penetrate underground and into the ocean floor.

A stomping of his feet can make the highest mountain collapse,... With

his power, he could do everything, win any enemies to protect and

build his community.

- The talent

Dam Giong has outstanding talent in all aspects. He is a

hardworking, kind, intelligent, and resourceful man. Dam Giong is a

cultural hero, who "works as the world builder” [27, p.242]. Dam

Giong leads his villagers to do business and build a prosperous life.

Dam Giong is also a hero in battles. When there were wars, he leads the

villagers to fight to protect the community.

- The morality

Dam Giong is a virtuous kind heart person. Dam Giong has all the

noble qualities that an epic hero needs. He is a man who "was

Page 40: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT NHÓM SỬ THI DĂM GIÔNGhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1139/TOMTATLA.pdf · - Đặc điểm nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông;

12

completed at the level of noble heroes" [9, p.67]. The moral qualities of

Dam Giong is in accordance with the traditional moral standards of the

Bahnar. Such moral is normal behaviors, which is closely related to a

daily life of the ancient Bahnar.

- The willpower and ideals

Unlike the epic world, Dam Giong loves peace rather than war. It

reflects a historical context of tribes in Highlandsin trend of formation

of tribal alliances.Therefore, a leader is in needed to develophis

community in peace andavoid conflict. This characteristic indicates that

Dam Giong epic has the "irregular" characteristic comparing with what

F. Engels (year) summed up on the epic era: War became "the midwife

of history" [2, p.244]. This reflects the characteristics of the original

Highland social history.

With his great beauty, Dam Giong became the central character of

Bahnar epics which are about the hero named Giong.

3.2. CHARACTER DAM GIONG AND REAPPEARED

CHARACTERS - MULTIDIMENSIONAL LINKAGE

When researching the Dam Giong epics, we discovered many

characters reappeared constantly and frequently in many epics. We

called those the reappeared character. According to the statistics of the

26 Dam Giong epics, there are 65 reappeared characters (Appendix ii);

They are divided into four groups according to relationship with the

central character.

3.2.1. Reappeared characters are members of Giong's family

- Reappeared characters are grandparents, parents

Bok Kei Dei (the supreme god), bok Glaih (thunder god) are the

ancestors of Giong. This relationship shows that Dam Giong comes

from a genie family. Bok Set (father of Giong) is a wealthy landowner,

a gentle and kind village elder, a powerful and famous leader. Bok Set

Page 41: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT NHÓM SỬ THI DĂM GIÔNGhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1139/TOMTATLA.pdf · - Đặc điểm nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông;

13

is the ideal leader of Dam Giong.

- Reappeared characters arerelatives, siblings

These are functional characters.whose roles are to qualify the

character Dam Giong so that this character becomes the perfect one.

They include uncles, aunts, siblings, cousins of Dam Giong,... They are

always beside and support Giong. Most of them are kinship of Giong's

mother. The participation of the characters of mother's kinship in many

activities of the hero shows that traces of the matriarchal clan commune

have great influences on the Dam Giong epics.

- Reappeared characters are the wife, lover of Dam Giong

They are beautiful women who are good at magic; they always

come by and support Giong. The characters have a decisive role in a

family life and wars. These characters are the same as motif of a magic

wife in fairy tales and epics of the world (motif mistress in the Ulad of

Ireland, motif monster mother Grendel in epic Beowulf of the Anglo-

Saxon, Lauha in epic of the Karelia).

3.2.2. Reappeared characters are friends of Giong

There are 23 reappeared characters as Giong’s friends of the 26

epics about Dam Giong. They are kind, diligent, hard working; they

and Giong go to work on a farm, go hunting, go to find the beautiful

girls, fight against enemies to protect their villages,... These characters

have complex personalities. These relationships suggest the eventful

period of Highland society "during the transition process to a caste

society" [124, p.489]. In such a society, besides the administrative units

as plei, buon, bon (village) there are trings which are bigger and have

more power than a village. When there is a war, the communities will

form a broad coalition to be against common enemies and cooperate

together to, build icommunity.

3.2.3. Reappeared characters are enemies of Giong

Page 42: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT NHÓM SỬ THI DĂM GIÔNGhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1139/TOMTATLA.pdf · - Đặc điểm nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông;

14

They are either powerful leaders who are as talented and strong

as Giong or the downstream ones who are dirty, lazy and despicable.

The complexity and contrast of the Dam Giong's enemy makes Dam

Giong more prominent. The more evil the enemies are, the more

meaningful the hero’s victory is.

3.2.4. Reappeared characters are the divine and the assistant for

Giong

They are the divine, the sorceress, and/or the mascot who give

Giong strength and help him complete the mission. Divine characters

appear in the image of friendly Bahnar people. These characters make

the hero Dam Giong’ become sparkling, great and mythical.

3.3. THE COMPLEX ROLE OF THE CHARACTER DAM GIONG

AND REAPPEARED CHARACTER

3.3.1. Dam Giong and reappeared characters in role as form to

create epics

Dam Giong and a system of reappeared characters are considered

as the basic unit for creation of epic works and forming the frame of the

plot. Reappeared characters create continuous and interweaving actions

to lead the story from the beginning to the end of a journey: starting

point - what happens along the way - the destination. In such a journey,

the characters can act or participate in other events to form a detailed

plot. By doing so, the artist creates and performs epics in a convenient

way.

3.3.2. Character Dam Giong and reappeared characters in a role

of linking single epics and create the cycle epic

All epics of the Dam Giong epics link with the central character Dam

Giong and reappeared characters in many levels and with different

Page 43: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT NHÓM SỬ THI DĂM GIÔNGhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1139/TOMTATLA.pdf · - Đặc điểm nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông;

15

relationships. Dam Giong and a system of reappeared characters are a

“red thread” that links and chains epics together to form a cycle epic.

Reappeared characters continued with a new life in a new

circumstance in the sequential epics. Thus, the story about the hero

Dam Giong is endless. During performances, the artist can perform

freely from this epic to another without fearing "to be digressed" or to

make listeners not recognize the characters in the epic.

3.3.3. Character Dam Giong and reappeared characters in role as

a mold to perform the epic

Each reappeared character creates a "precast element" so that the

artist can build a system of characters coherently. Another function of

the reappeared character is that he/she can create features intertext of

the epic. According to Kristeva, each text is a entertext, an absorption

and adaptation of other text, with a lot of the old citation, a lot of pieces

of literary convention and genre molds [101, p.213-219].

To sum up of Chapter 3:

Only one character DG in the epic Bahnar named Giong. Character

Dam Giong is a focus to attract other characters into a general plot and

connect single epics into a group one. Character Dam Giong and

reappeared characters act as the model for building characters, creating

epics and epic performances. A reappeared character is a typical

character of the cycle epic.

Page 44: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT NHÓM SỬ THI DĂM GIÔNGhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1139/TOMTATLA.pdf · - Đặc điểm nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông;

16

CHAPTER 4

MOTIFS SYSTEM AND ART SPACE

IN THE DAM GIONG EPICS

4.1. MOTIFS SYSTEM IN THE DAM GIONG EPICS

4.1.1. The popular motif system

- Motif the Talented, Healthy and Young man

Through a motif of a talented, healthy and young man, Dam Giong

manifests as a powerful leader of the supernatural. This motif creates a

suspense and enjoyable expectation for people who enjoy epics.

- Motif The Miraculous Weapon

The epic hero always appears with miraculous weapons as swords

making meat rotten or shields making fire, etc. With such miraculous

weapons, the hero has super strength and he is able to win many feats.

Miraculous weapons are described as magical elements interwoven

with realistic details, which makes the hero both great and mundane.

- Motif The Miraculous Objects and motif the Miraculous

Animals

They are god axes that are able to cut trees by themselves,

miraculous knives cutting grass by themselves or bottomless baskets,

etc. This kind of motif is considered as “useful tools" to help the hero to

create wealth to save the community from poverty.

Motif The Miraculous Animals were magical monsters in the sea as

giant fish, genie serpents, sea monsters, etc. Sometimes The Miraculous

Animals help the hero Dam Giong overcome challenges, other times,

they are the opponents of the hero. Motif The Miraculous Objects and

motif The Miraculous Animals not only make things greatand amazing

to attract audiences, but also a sign to define the genre of the Dam

Giong epics as the archaic epic.

- Motif The Regeneration

Page 45: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT NHÓM SỬ THI DĂM GIÔNGhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1139/TOMTATLA.pdf · - Đặc điểm nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông;

17

Motif The Regeneration in the Dam Giong epics creates an

attractive and glittering halo around the hero, making the hero

legendary. Motif The Regeneration also contributes to the linkage of

epics. The Hero Dam Giong is always immortal and appears from this

work to another to accomplish the mission of the community.

- Motif The Beautiful and Magical Woman.

They are very beautiful women with talent and supernatural magic.

They are always beside the hero in a daily life, fighting enemies and

working in the field. Motif The Beautiful and Magical Woman reflects

the role of Bahnar women in the former society in Highland.

- Motif The Disguised Character

The motif of The Disguised Character in the Dam Giong epics has

a variety of forms. The purpose of the disguised character in the epic is

to test others’ attitudes/ feelings or to disguise to fight against enemies.

Like fairy tales, the motif The Disguised Character in the Dam Giong

epics is attached to marriage themes. However, marriages in the Dam

Giong epics usually comes with solving conflicts among communities

or survival matters of the tribe.

- Motif of The Betrothal according to the rite of Christianity

This motif depicts the engagement ritual of the characters in the

epic according to the rite of Christianity sacrament. It includes the

followings: debriefing the new couple, exchanging vows, imparting

blessing and exchanging wedding rings. This motif appears at high

frequency and affects the process of building characters, the structure of

works and epic performances. The reason why this motif apprears in

the Dam Giong epics is that artists and audiences are mainly Christians

and that the place where the Dam Giong epics appear are of Christians.

- Motif the Reconciliation

Page 46: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT NHÓM SỬ THI DĂM GIÔNGhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1139/TOMTATLA.pdf · - Đặc điểm nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông;

18

Motif the Reconciliation is abundant in its form. It dominants the

process of building characters of the hero, affecting contents and art

characteristics of the Dam Giong epics.

There are many forms of the Reconciliation

+ by encouraging,

+ by making friends,

+ by marriages,

+ by arresting and teaching.

- Motif the Education

Persons who give the teaching are often village owners, elders or

parents. The content of education is very diverse and abundant,

especially the educational contents of the traditional morality. In

addition, motif the Education is a tool for artists to perform epics, help

audiences understand the meaning of the epics and moral lessons.

4.1.2. Features and role of the motif system

- Features of the motif system

+ Revolving around the central character

Motif system in the Dam Giong epics revolves around the central

character, contributes to building the character Dam Giong to become

the focus of the epics. According to the three divine missions: working

in the field – fighting enemies – getting marriage, artists have built a

system of characters in the Dam Giong epics by the motif system. The

motifs ….

+ Derived from the cultural traditions and beliefs of ethnic Bahnar

The motifs of the Dam Giong epics are a form of reproduction and

explain customs of the Bahnar. Motif the Miraculous Animals derives

from practice of the primitive ritual of ethnic Bahnar as "Pothi" festival

and the festival to pray for raining, etc. Motif the Disguised Character

Page 47: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT NHÓM SỬ THI DĂM GIÔNGhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1139/TOMTATLA.pdf · - Đặc điểm nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông;

19

has both the fairy tale, the carnival (meu-Bahnar) and the puppet

animation (bram-Bahnar) in the "Pothi" festival of the Bahnar.

+ The transformation and variation of the motifs

There is transformation and variation among the motifs in the Dam

Giong The transformation and variation consists of two periods. Firstly

is the transformation from the motif of tales to the motif of epics.

Secondly is the transformation amongst motifs when they become the

motif of the epics.

- Role of the motif system

+ Building the image of the character and performing epics

The system of the motifs in the Dam Giong epics is the central unit

to make characters to act, especially the building of the hero character.

During the performances, the system of motifs plays the precast

elements helping the artist choosing "material", sorting the data,

building works and performing epics.

+ Creating types and plots of the story

The motif in the Dam Giong epics is considered as "prehistoric of

the story type", "is material to build the story type" [23, p.30]. The

motif alters the situation to create the story type. The story type is

known as narratives; It may exist independently in the story, it is also

the basis for creating the plot of epic.

+ Linking the epics into groups and creating the characteristics of

type of epics

The motifs are not limited in a scope of an epic but develope into

many works; It can link the epics into an artistic structure. The motif

system can also contribute to determining the type of epic. However, it

only exists in the performance space.

4.2. ART SPACE IN THE DAM GIONG EPICS

4.2.1. Types of art space

Page 48: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT NHÓM SỬ THI DĂM GIÔNGhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1139/TOMTATLA.pdf · - Đặc điểm nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông;

20

- The earthly space in Highland society in ancient times

+ The space of the villages, mountains and forests, milpa/burnt-

over land: It's a beautiful natural landscape with majestic productive

labor scene, perky scenes of the local community, and prosperous lives

of the ancient Highland society.

+ The loving space: That is the scene for the pair of boys and girls

to express love and marriage proposal. It usually happens in the

beautiful girl's separate room where they can propose each other by

offering and receiving bead strings or bracelets.

+ The festival space: It is the space of victorious festivals, meeting

celebrations, ceremonies of making friends and/or weddings and the

like. The festival space has always been filled with food and wine.

+ The space of the upstream - the downstream:

The space of the upstream and the downstream in the Dam Giong

epics reflects the history of Highland tribes in the pre-class period, and

prestate societies in which the small tribes allies together into a

coalition tribe, aiming at building an organized and advanced society.

+ The sea space: That is a place where the hero conquers

challenges. The sea space is the oldest memories of the origin of the sea

in ethnic Bahnar. It is also likely that The sea space was a place where

ethnic Bahnar communicate and exchange with coastal communities.

- The myths space

+ The space of the fighting in the sky: Most of the fighting in the

Dam Giong epics takes place in the sky with mysterious colors and the

universal size.

+ The Sheol space: That is a dark place of bad people, which is

opposite to the beautiful paradise of the good ones.

+ The space inside monster’s stomach: Monster's stomach was very

big in which there was a “rong” house and villagers who work on

fields, collect firewood, and raise cows and buffaloes.

Page 49: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT NHÓM SỬ THI DĂM GIÔNGhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1139/TOMTATLA.pdf · - Đặc điểm nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông;

21

Although implying things in the mythical world, the myths space

still has images of a real life. The Earthly Space and the Mythical

World are closely related. Artists and audiences accept myths space as a

truism. They believe they may connect with their ancestors and gods

through epic performance space.

4.2.2. Characteristics and roles of art space

- Art space creates characteristics of the Dam Giong epics

Space in the Dam Giong epics is the linearly and flat space, it

opens up a vastly wide landscape. Such space has both stylized and

exaggerated features to make the epic more mythological. Each type of

character is often associated with each spatial type that they are

inhabiting. The space in the Dam Giong epics creates linkages and

trends of integrating epics together.

- Art space that contribute to creatives ethnic features

Art space in the Dam Giong epics is associated with daily

activities of the ethnic in Highland. It is the space of the labor in the

ancient time; It is the living habits, the traditional labor in the primitive

society. Through the space in the Dam Giong epics, we can define

geographical areas of living, residental areas, culture and history of

ethnic Bahnar in Highlands in the ancient time.

To sum up of Chapter 4:

The motif system in the Dam Giong epics plays an important role

in building a character, creating a story type, a plot, epic performances

and linking epics. The motif system transforms and changes

dramatically. In this way, it reflects the process of formation,

movement, transformation of the Highland epics. Art space expresses

life, customs and beliefs of the ancient Bahnar. It contributes to

clarifying the culture of ethnic Bahnar, the unique genre characteristic

of the Dam Giong epics trends of integrating epics together.

Page 50: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT NHÓM SỬ THI DĂM GIÔNGhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1139/TOMTATLA.pdf · - Đặc điểm nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông;

22

CONCLUSIONS

1. H'mon is a special folklore genre with highly integrated features, it

inextricably links to the performance space. H'mon is not only purely

artistic but also religious activities. H'mon has the characteristics of the

world's ancient epic (short songs, linkage features and affixed to

religious ceremonies). The most important feature of h'mon is "living

epic".

2. Epics about the hero Dam Giong link closely to the content and the

form, which creates a unique artistic structure; we might call it The

Dam Giong epics. The Dam Giong epics is an enormous frame

structure with a variety of style of structures such as the concentric

structure, the narrative chained structure, and the narrative frame

structure. This structure of characteristics is similar to the structure of

world folk tales and epics such as cycle epics, narrative frame (story

frame/ tales frame). Their roles are to create interwoven relationships

and to connect epics. The structure of the Dam Giong epics is the

flexible opened structural type which is very convenient for artists to

create and perform epics.

3. Dam Giong is the central character to attract and connect other

characters and epics into an artistic structure. Reappeared characters

have relations to Dam Giong - the hero -to make him become the

central character of the epic and create links amongst the epics. A

system of all the characters in each single epic make connections

together to form a group one of epics. A reappeared character is a

typical character of the sequential epic. It is a functional character that

is formatted and plays a significant role. This type of character appears

in the epic of the same type such as Dam Duong (Sedang), Tiangand

Lênh (M’Nong).

Page 51: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT NHÓM SỬ THI DĂM GIÔNGhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1139/TOMTATLA.pdf · - Đặc điểm nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông;

23

4. The motif system in the Dam Giong epics is very rich, which

originates from the Highland and Southeast Asia tales. Artists use the

motif system as the template to create and perform the epic. Specially,

the motif The Betrothal according to the rite of Christianity and the

motif The Reconcilement are the distinctive features of the Dam Giong

epics collected in Kon Tum. These two motifs contribute to clarifying

the "living epic" feature of h'mon. Along with that, the transformation

and variation of the motifs reflect the transformation of a primitive

society from mythical thinking into a new model-an epic model.

5. Art space in the Dam Giong epics clarifies the genre characteristic

and the trend of chain among the epics. The art space in the Dam Giong

epics is similar to the epics "ot ndrong" of the ethnic M'Nong which are

viewed as archaic epics.

6. Characteristics of the Dam Giong epics are similar to the world epics

(such as the epics of the Caucasus, outside the Caucasus, the Celtic,...).

Beside, it also has its distinctive characteristics of Southeast Asian and

the ethnic culture in Highland.

7. Because of the scope of this thesis, we cannot explore the entire

value of the Dam Giong epics. There are many other issues that need to

be studied in depth, such as language characteristic, cultural values,

content value of the epics, and the like, Further studies will be

recommended to clarify the unique value of the Dam Giong epics.

---------------------------

Page 52: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT NHÓM SỬ THI DĂM GIÔNGhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1139/TOMTATLA.pdf · - Đặc điểm nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông;

24

LIST OF PUBLISHED SCIENTIFIC WORKS

THAT RELATED IN THE THESIS

Articles:

1. Nguyen Tien Dung (2012), “Giong help villagers everywhere - grand

labor songs”, Journal of Science, Ho Chi Minh City University of

Education - Vietnam, N0 12/ 2012, p.132.

2. Nguyen Tien Dung (2013), “The content of epic Giong hunt

buffalo”, Journal of Science and Technology, Journal of Science, Ho

Chi Minh City University of Education - Vietnam, N0 5/ 2013, p.168.

3. Nguyen Tien Dung (2013), “Fantasy factors in creating the image of

epic hero Dam Giong”, Journal of Science and Technology, Journal of

Science, Ho Chi Minh City University of Education - Vietnam, N0

08/02013, p.79.

4. Nguyen Tien Dung (2014), “New and strange elements in Atau So

Hle Goseng”, Journal of Science and Technology, Hue University of

Science - Vietnam, Volume 1(2), , 2014, p.17.

5. Nguyen Tien Dung (2014), “Christian Elements in Dam Giong

Epics”, Journal of Folk Culture Review, Hanoi - Vietnam, N0 06 (156)/

2014, p.51.

6. Nguyen Tien Dung (2016), “Characteristics of type h’mon - Epic of

ethnic Bahnar”, Journal of Science and Technology, Hue University of

Science - Vietnam, Volume 4, N0 02/ 2016, p.01.

7. Nguyen Tien Dung (2016), “Reconciliation elements in Dam Giong

Epics”, Journal of Science, Hue University - Vietnam (had accepted the

post).