12
Con đường hoa và diện mạo nông thôn mới kiểu mẫu Ghi nhận từ một hội thi du lịch Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn SỐ 382 - 5012 THỨ BẢY, NGÀY 24/3/2018 CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG CUỐI TUẦN VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN Tiếp tục chú trọng xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh XEM TIẾP TRANG 2 “Kinh doanh lành mạnh - Tiêu dùng bền vững” 3 Con đường hoa đã dần thay đổi nhận thức của người dân về vấn đề vệ sinh môi trường. Ảnh: Chính Thành Ngoại tôi 6 1 TUẦN CON SỐ Đoàn Lâm Đồng có 19/27 dự án tham gia Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm học 2017 - 2018 khu vực phía Nam đạt giải, là đơn vị có tỷ lệ dự án đạt giải cao nhất (73%) trong 34 đoàn tham dự. Nguồn: Ban tổ chức cuộc thi Lễ hội mùa xuân 5 Truyện ngắn: VŨ THỊ HUYỀN TRANG TRANG 8 TRANG 4 B an chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) tỉnh giai đoạn 2016- 2020, ngày 15/3/2018 đã ban hành Kế hoạch triển khai hoạt động năm 2018. Kế hoạch nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của Ban chỉ đạo các cấp và các cơ quan thành viên nhằm tiếp tục đưa phong trào phát triển một cách sâu rộng, bền vững trong mỗi gia đình, cộng đồng dân cư và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Khơi dậy và phát huy nội lực của nhân dân, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, giúp nhau xóa đói, giảm nghèo bền vững, góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng phong trào xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Thôn, buôn, tổ dân phố văn hóa”, “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt văn hóa”, “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”, “Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”. Ban chỉ đạo các cấp cần hướng dẫn các địa phương triển khai các nội dung trong phong trào TDĐKXDĐSVH năm 2018; chỉ đạo triển khai lồng ghép nội dung phong trào với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và các phong trào thi đua yêu nước vào kế hoạch phát triển KT-XH để tổ chức thực hiện ở từng cơ quan, đơn vị. Trong 5 nội dung của phong trào thực hiện năm 2017, nội dung xây dựng môi trường văn hóa đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Thực hiện chủ trương “Xây dựng môi trường văn hóa vừa là mục tiêu vừa là nhiệm vụ quan trọng để xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học” theo Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) của Đảng, Ban chỉ đạo các cấp đẩy mạnh triển khai thực hiện các nội dung xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở...

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201803/27733_BLD_cuoi_tuan_ngay_24.3.2018.pdf · dân đoàn kết xây dựng nông

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201803/27733_BLD_cuoi_tuan_ngay_24.3.2018.pdf · dân đoàn kết xây dựng nông

Con đường hoa và diện mạo nông thôn mới kiểu mẫu

Ghi nhận từ một hội thi du lịch

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn

SỐ 382 - 5012THỨ BẢY, NGÀY 24/3/2018CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG

CUỐI TUẦN

VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN

Tiếp tục chú trọng xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh

XEM TIẾP TRANG 2

“Kinh doanh lành mạnh - Tiêu dùng bền vững”

3

Con đường hoa đã dần thay đổi nhận thức của người dân về vấn đề vệ sinh môi trường. Ảnh: Chính Thành

Ngoại tôi6

1 TUẦN CON SỐ

Đoàn Lâm Đồng có 19/27 dự án tham gia Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm học 2017 - 2018 khu vực phía Nam đạt giải, là đơn vị có tỷ lệ dự án đạt giải cao nhất (73%) trong 34 đoàn tham dự.

Nguồn: Ban tổ chức cuộc thi

Lễ hội mùa xuân5Truyện ngắn:

VŨ THỊ HUYỀN TRANG

TRANG 8

TRANG 4

Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) tỉnh giai đoạn 2016-

2020, ngày 15/3/2018 đã ban hành Kế hoạch triển khai hoạt động năm 2018.

Kế hoạch nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của Ban chỉ đạo các cấp và các cơ quan thành viên nhằm tiếp tục đưa phong trào phát triển một cách sâu rộng, bền vững trong mỗi gia đình, cộng đồng dân cư và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Khơi dậy và phát huy nội lực của nhân dân, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, giúp nhau xóa đói, giảm nghèo bền vững, góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng phong trào xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Thôn, buôn, tổ dân phố văn hóa”, “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt văn hóa”, “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”, “Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”. Ban chỉ đạo các cấp cần hướng dẫn các địa

phương triển khai các nội dung trong phong trào TDĐKXDĐSVH năm 2018; chỉ đạo triển khai lồng ghép nội dung phong trào với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và các phong trào thi đua yêu nước vào kế hoạch phát triển KT-XH để tổ chức thực hiện ở từng cơ quan, đơn vị.

Trong 5 nội dung của phong trào thực hiện năm 2017, nội dung xây dựng môi trường văn hóa đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Thực hiện chủ trương “Xây dựng môi trường văn hóa vừa là mục tiêu vừa là nhiệm vụ quan trọng để xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học” theo Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) của Đảng, Ban chỉ đạo các cấp đẩy mạnh triển khai thực hiện các nội dung xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở...

Page 2: CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201803/27733_BLD_cuoi_tuan_ngay_24.3.2018.pdf · dân đoàn kết xây dựng nông

2 THỨ BẢY 24 - 3 - 2018 CUỐI TUẦN TIN TỨC - SỰ KIỆN

Tiếp tục chú trọng... TIẾP TRANG 1

... Trọng tâm là xây dựng gia đình, cộng đồng dân cư văn hóa; xây dựng nếp sống

văn minh; xây dựng, sửa chữa và nâng cao chất lượng hoạt động của các thiết chế

văn hóa, thể thao; đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức phong trào văn hóa, văn nghệ nhằm nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân. Thông qua các

phong trào xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Thôn, buôn, tổ dân phố văn hóa, xã đạt

chuẩn nông thôn mới”, “Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”, “Cơ quan,

đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” đã tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh.

Người dân có ý thức tuân thủ pháp luật, ý thức cộng đồng, lòng nhân ái khoan dung, trọng nghĩa tình, có lối sống văn hóa, quan

hệ hòa thuận trong gia đình; đề cao kỷ cương xã hội, làm cho văn hóa trở thành

nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách, thấm sâu vào toàn bộ đời sống

và hoạt động xã hội, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người; gắn kết mối quan hệ giữa văn hóa và xây dựng môi

trường văn hóa gắn với hình thành nhân cách, góp phần phát triển KT-XH ở địa

phương. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh và thực hiện tốt phong trào gắn với “Học tập

và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, cuộc vận động TDĐK xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; xây

dựng nếp nghĩ, nếp sống văn hóa trong từng cá nhân, từng gia đình, khu dân cư, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cũng góp phần

làm cho các giá trị văn hóa thấm sâu vào mọi mặt của đời sống xã hội.

Kế hoạch triển khai nhiệm vụ năm 2018 của Ban chỉ đạo tỉnh yêu cầu tiếp tục mở

rộng và phát triển phong trào ở các khu dân cư, các địa bàn toàn tỉnh; gắn thực hiện

xây dựng đời sống văn hóa với cuộc vận động “Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn

minh”, việc đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Huy động mạnh mẽ các nguồn lực

tham gia thực hiện trên cơ sở lồng ghép đầu tư, hỗ trợ của ngân sách nhà nước, sự vào

cuộc tích cực của nhân dân. Nâng cao chất lượng bình xét các danh hiệu văn hóa, thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Đặc biệt chú trọng xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, bảo

tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội.

H.LAN

THƯỜNG TRỰC TỈNH ỦY LÀM VIỆC VỚI BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ĐOÀN LÂM ĐỒNG:

Vấn đề khởi nghiệp trong thanh niên được quan tâmSáng ngày 21/3, tại Hội trường Tỉnh

Đoàn Lâm Đồng, Thường trực Tỉnh ủy đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Lâm Đồng. Tham dự có các đồng chí: Nguyễn Xuân Tiến - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Trần Đức Quận - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Văn Hiệp - Ủy viên BTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Nguyễn Thị Lệ - UVBTV, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; Phan Văn Đa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đồng chí trong Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh Đoàn Lâm Đồng.

Đồng chí Trần Thị Chúc Quỳnh - Bí thư Tỉnh Đoàn đã báo cáo kết quả hoạt động năm 2017 và phương hướng triển khai hoạt động năm 2018 của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh; báo cáo về việc sắp xếp tổ chức bộ máy của cơ quan Tỉnh Đoàn theo tinh thần Nghị quyết số 39 - NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII). Theo đó, năm 2017, công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi tỉnh Lâm Đồng đã được Trung ương Đoàn đánh giá cao. Công tác Đoàn, Hội, Đội đều được đánh giá, xếp loại là đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua toàn quốc.

Riêng trong tháng 3/2018, BTV Tỉnh Đoàn đã tổ chức ra quân Tháng Thanh niên và đăng cai ra quân Ngày Chủ nhật xanh toàn quốc. Các huyện, thành đoàn tổ chức Hội trại tòng quân gắn kết tình quân dân thu hút đông đảo ĐVTN và nhân dân tham gia; triển khai hội thi Thanh niên sống đẹp qua ảnh, video đăng tải trên Facebook. Điểm nhấn trong Tháng Thanh niên năm 2018 là tổ chức đồng loạt các hoạt động bảo vệ môi trường gắn với Ngày Chủ nhật xanh; chuẩn bị tổ chức gặp mặt Cựu cán bộ Đoàn khu VI; tổ chức Ngày hội Đoàn viên; tổ chức cuộc thi “Mô hình, ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp” năm 2018.

Tại buổi làm việc, các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn đã đưa ra nhiều kiến nghị, đề xuất, trong đó phần lớn ý kiến tập trung vào lĩnh vực khởi

Cần tiếp nhận, xử lý đầy đủ các phản ánh, kiến nghị của người dân Đây là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh

Đoàn Văn Việt tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2017 và triển khai nhiệm vụ CCHC năm 2018 vừa được tổ chức trong ngày 20/3 tại đầu cầu Văn phòng UBND tỉnh Lâm Đồng cùng các đầu cầu trực tuyến khác trong tỉnh.

Tham dự hội nghị có Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; lãnh đạo 12 huyện, thị, thành và lãnh đạo các xã, phường trong tỉnh.

Trong năm 2017, công tác CCHC đã được tỉnh tập trung chỉ đạo với những hoạt động cụ thể, gắn nội dung công việc với trách nhiệm cơ quan thực hiện thông qua các mục tiêu, sản phẩm và thời gian hoàn thành. Đến cuối năm 2017 vừa qua, tỉnh đã hoàn thành được 45/45 nội dung công việc, đạt 100% theo kế hoạch.

Theo đánh giá, hầu hết các mặt công tác CCHC trong năm từ tuyên truyền CCHC, kiểm tra CCHC, cải cách thể chế đến kiểm soát thủ tục hành chính… đều có những nỗ lực nhất định. Tỉnh cũng chú ý đẩy mạnh cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong tỉnh, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động các cơ quan nhà nước; đẩy mạnh việc áp dung cơ chế tự chủ tài chính tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp.

Tuy nhiên, trong CCHC vẫn còn có

những tồn tại, hạn chế nhất định. Một số đơn vị việc thực hiện các nhiệm vụ vẫn còn chậm, chưa theo kịp yêu cầu của tỉnh; một số cơ quan, đơn vị xây dựng báo cáo CCHC nhưng nội dung còn chung chung, chưa thể hiện được các kết quả cụ thể đạt được; việc rà soát, đơn giản hóa TTHC một số đơn vị chưa thực hiện thường xuyên, liên tục; chưa thực hiện nghiêm việc đánh giá nội bộ; vẫn còn tình trạng trễ hạn trong giải quyết hồ sơ đặc biệt là lĩnh vực đất đai; nhiều doanh nghiệp và người dân chưa hài lòng về thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ công chức trong giải quyết hồ sơ.

Trong năm 2018 này, theo kế hoạch CCHC của tỉnh đã ban hành, Lâm Đồng sẽ tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, đặc biệt là tăng cường vai trò của người đứng đầu cơ quan trong việc triển khai đồng bộ, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về CCHC của đơn vị, địa phương mình.

Tỉnh cho biết trong thời gian đến sẽ tổ chức tốt việc đánh giá chỉ số CCHC năm 2017 của các sở, ngành, các huyện, thành, UBND các xã, phường và các đơn vị trong tỉnh; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra trong năm nay, chấn chỉnh nghiêm những trường hợp chưa thực hiện đúng các quy định về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

Hội nghị đã lắng nghe ý kiến và những

kiến nghị của nhiều sở, ngành trong tỉnh, nghe báo cáo và kiến nghị của các địa phương trong tỉnh như Đà Lạt, Bảo Lộc, Di Linh.; nghe ý kiến phản ánh việc thực hiện CCHC từ các xã (xã B’lá, Bảo Lâm)…

Kết luận hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Văn Việt đã đánh giá cao những kết quả đạt được năm 2017 trong công tác CCHC của tỉnh, đồng thời yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, các địa phương trong tỉnh trong thực hiện nhiệm vụ 2018 như kế hoạch đã ban hành cần tiếp tục nỗ lực hơn. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành cần sớm khắc phục những hạn chế, tồn tại trong bộ máy hành chính, tiếp tục rà soát đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy mạnh việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO đến cấp xã, phường trong tỉnh, giảm số thủ tục hành chính thực hiện tại cấp xã, phường theo quy định của trung ương.

Chủ tịch cũng nhắc nhở các cơ quan, đơn vị, các địa phương trong tỉnh cần tiếp nhận và xử lý nghiêm túc các phản ánh, kiến nghị của người dân; các cấp huyện và xã, phường tập trung thực hiện đúng các TTHC đã được ủy quyền; phấn đấu tăng mức độ hài lòng của người dân trong giải quyết TTHC lên trên 85% theo yêu cầu của tỉnh; đồng thời chú ý tăng cường công tác thanh kiểm tra, đánh giá nội bộ, tăng cường kiểm tra thực thi công vụ trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của mình.

VIẾT TRỌNG

nghiệp của thanh niên như: Vấn đề định hướng nghề nghiệp cho học sinh - sinh viên; Khó khăn về tiếp cận nguồn vốn của thanh niên nông thôn; Giải quyết việc làm cho bộ đội xuất ngũ;... Liên quan đến vấn đề này, trong thời gian qua, các cấp bộ Đoàn tỉnh Lâm Đồng đã đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, cây trồng vật nuôi; phối hợp với Sở Lao động - Thương binh - Xã hội, các doanh nghiệp tổ chức Ngày hội việc làm, tư vấn định hướng nghề nghiệp; Phối hợp ngân hàng chính sách hỗ trợ vốn vay phát triển kinh tế; thành lập Vườn ươm khởi nghiệp; Phối hợp với Hội Doanh nhân biểu dương các ý tưởng khởi nghiệp có tính khả thi và kết nối các ý tưởng khởi nghiệp đi vào thực tiễn.

Sau khi nghe báo cáo và các ý kiến phát biểu, đồng chí Nguyễn Xuân Tiến đã ghi nhận những cố gắng và thành tích mà Tỉnh Đoàn đã thực hiện được trong thời gian qua, khẳng định thanh niên là lực lượng nòng cốt trong việc phát triển mọi mặt trong tương lai của tỉnh nhà. Đồng thời,

đồng chí yêu cầu các cấp bộ Đoàn cần đánh giá hoạt động cụ thể của Đoàn - Hội - Đội trên tất cả các lĩnh vực để tìm ra giải pháp phù hợp và có hiệu quả; Nghiên cứu các nội dung ở từng đối tượng cụ thể để triển khai hoạt động; Cán bộ Đoàn cần gắn bó sâu sát với cơ sở, hễ nơi nào có nhu cầu hoạt động thanh niên thì thành lập chi đoàn, không máy móc, không cứng nhắc; lưu ý cán bộ Đoàn phải kiên trì trong việc tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Đồng chí cũng đề nghị tăng cường trách nhiệm của các tổ chức Đảng đối với tổ chức Đoàn, tạo điều kiện thuận lợi cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tại địa phương phát triển. Bí thư Tỉnh ủy mong muốn BTV Tỉnh Đoàn cần có sự đổi mới mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa, phát huy những ưu điểm để trong thời gian tới, lực lượng thanh niên Lâm Đồng phát triển xứng đáng với truyền thống của tuổi trẻ tỉnh nhà, góp phần đáng kể vào sự phát triển chung về mọi mặt của tỉnh.

VIỆT QUỲNH

Toàn cảnh buổi làm việc.

Lập quy hoạch Bảo Lộc và vùng phụ cận đến năm 2035

Theo kế hoạch từ nay đến tháng 4/2018, Sở Xây dựng Lâm Đồng tổ chức chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng lập đồ án quy hoạch thành phố Bảo Lộc gắn liền vùng phụ cận

phía Nam Lâm Đồng đến năm 2035, xứng tầm là một thành phố tỉnh lỵ trong tương lai.

Theo đó, phạm vi quy hoạch gần 60.000ha bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính 6

phường, 5 xã thuộc thành phố Bảo Lộc và 5 xã Lộc An, Lộc Tân, Lộc Thành, Lộc Nam và Tân Lạc thuộc huyện Bảo Lâm. Dự báo quy mô dân số đến năm 2025 gần 240.000

người, năm 2035 gần 300.000 người. Mục tiêu phát triển thành phố Bảo Lộc đến năm 2020 trở thành đô thị loại II, đến năm

2035 tiệm cận tiêu chuẩn đô thị loại I với các làng đô thị xanh và đặc thù cảnh quan xứ

B’Lao. Đồng thời Bảo Lộc trở thành trung tâm chế biến sản phẩm nông nghiệp, dược

liệu, công nghiệp phụ trợ, khai khoáng; đầu mối giao thương với thành phố Hồ Chí Minh,

Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ.MẠC KHẢI

Page 3: CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201803/27733_BLD_cuoi_tuan_ngay_24.3.2018.pdf · dân đoàn kết xây dựng nông

3 THỨ BẢY 24 - 3 - 2018CUỐI TUẦNKINH TẾ - XÃ HỘI

HOÀNG YÊN

Nhiều sai phạm trong việc giao khoánViệc giao khoán đất lâm nghiệp

theo Nghị định số 135/2005/NĐ- CP của Chính phủ được UBND huyện Lâm Hà giao cho 2 đơn vị chủ rừng là Ban quản lý rừng phòng hộ (QLRPH) Lán Tranh, Ban QLRPH Nam Ban và Hạt Kiểm lâm huyện thực hiện từ năm 2006-2013. Qua kiểm tra cho thấy, các đơn vị chủ rừng thực hiện trình tự, thủ tục giao khoán chưa đúng theo quy định. Cụ thể, bên giao khoán không lập Hội đồng tư vấn giao khoán để xem xét và đề nghị các trường hợp được giao khoán; không niêm yết công khai danh sách các trường hợp được giao khoán tại trụ sở UBND cấp xã nơi có đất giao khoán. Vì vậy, dẫn đến nhiều trường hợp nhận khoán vi phạm.

Cụ thể, năm 2007, ông Chu Văn Tâm được Ban QLRPH Lán Tranh ký hợp đồng giao khoán 5,8 ha

Nhiều sai phạm trong việc giao khoán đất rừngPhần lớn diện tích đất rừng lâm nghiệp ở Lâm Hà giao khoán cho người dân theo Nghị định 135/NĐ-CP ngày 8/11/2005 của Chính phủ đã bị lấn chiếm hoặc sử dụng sai mục đích, trong khi đó các ngành chức năng chưa có biện pháp xử lý triệt để.

rừng và đất lâm nghiệp tại khoảnh 3, 4 tiểu khu 294. Theo đó, ông Tâm có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và trồng rừng trên diện tích được giao khoán.

Thế nhưng, qua kiểm tra mới đây của cơ quan chức năng, hầu như toàn bộ diện tích rừng mà ông Tâm quản lý đã bị người dân tàn phá, lấn chiếm trồng cà phê.

lý bảo vệ rừng tự nhiên 10,6 ha. Qua kiểm tra, rà soát, diện tích giao khoán đã trồng rừng 749,16 ha, bằng 63,42% diện tích phải trồng rừng và có tới gần 424,2 ha vi phạm hợp đồng, chiếm 35,9% diện tích giao khoán.

Thời gian qua, các cơ quan chức năng xác minh hiện trường giao khoán đất lâm nghiệp với diện tích được kiểm tra là 1.078,8 ha, diện tích vi phạm hợp đồng giao khoán là 607,6 ha, chiếm 56,3% diện tích kiểm tra. Các hành vi vi phạm đó là trồng cà phê, cây nông nghiệp xen cây rừng 53,8 ha; sản xuất nông nghiệp 74,1 ha, phá rừng tự nhiên 12 ha, để bị lấn chiếm trồng cà phê, cây nông nghiệp 232,3 ha, đất chưa trồng rừng là 235,4 ha.

Chưa kiên quyết xử lýPhương án giao khoán đất lâm

nghiệp do UBND huyện phê duyệt còn chưa quan tâm đúng mức nhu cầu nhận khoán của các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn xã nơi có đất giao khoán...

Nhiều diện tích giao khoán rừng theo Nghị định 135 bị lấn chiếm trồng cà phê hoặc dâu tằm. Ảnh: H.Y

DIỄM THƯƠNG

Năm 2018 là năm thứ 3 thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Ngày

Quyền của người tiêu dùng Việt Nam nhằm tiếp tục khẳng định trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các cấp, ngành, tổ chức xã hội và cộng đồng doanh nghiệp. Thông qua đó tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật và các chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tạo cơ hội để huy động tập trung sự quan tâm, hưởng ứng tham gia của toàn xã hội đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Với chủ đề “Kinh doanh lành mạnh - Tiêu dùng bền vững”, ngành Công thương đã xây dựng khẩu hiệu hành động và tuyên truyền đến các tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng như: “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm chung của toàn xã hội”; “Người tiêu dùng có quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe và tài sản”; “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng góp phần xây dựng môi trường kinh doanh tiêu dùng lành mạnh và bền vững”. Qua đó, đặt ra yêu cầu với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh theo đúng quy định pháp luật, đạo đức xã hội, đạo đức kinh doanh, chung tay xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh. Đồng thời, khuyến cáo người tiêu dùng sử dụng hàng hóa và dịch vụ an toàn để bảo vệ chính mình, mang lại cuộc sống tốt hơn; giảm thiểu việc sử dụng các nguyên liệu độc hại, chất gây ô nhiễm môi trường. Đây cũng là cam kết từ

“Kinh doanh lành mạnh - Tiêu dùng bền vững”Đó là chủ đề mà Bộ Công thương chọn cho Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2018. Cùng với cả nước, các doanh nghiệp Lâm Đồng cũng tích cực hưởng ứng với nhiều hoạt động thiết thực, không chỉ trong Ngày Quyền của người tiêu dùng mà còn xuyên suốt năm 2018.

phía các cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiến tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng vì quyền lợi người tiêu dùng.

Ông Kiều Xuân Việt - Phó Giám đốc Sở Công thương, Chi cục trưởng Chi Cục Quản lý thị trường, Phó Chủ tịch Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Lâm Đồng cho biết: Không chỉ là ngày quyền người tiêu dùng Việt Nam được tổ chức hàng năm mà vị trí, tầm quan trọng của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển ổn định và bền vững của xã hội và đất nước. Trong bối cảnh không ít tổ chức, cá nhân kinh doanh không lành mạnh, vi phạm pháp luật gây thiệt hại quyền lợi người tiêu dùng, thì quan điểm “Kinh doanh lành mạnh” luôn phải được các doanh

nghiệp đặt lên hàng đầu. Thông điệp này không chỉ là đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội, tinh thần thượng tôn pháp luật mà còn vì quyền lợi người tiêu dùng và vì chính quyền lợi của tổ chức, cá nhân kinh doanh. Việc kinh doanh lành mạnh mới góp phần vào tiêu dùng bền vững, vì trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đã thành công khi không chỉ biết lắng nghe mà còn chủ động thuê khảo sát ý kiến người tiêu dùng, từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.

Cũng theo ông Kiều Xuân Việt, trong thời gian tới, các ngành chức năng toàn tỉnh sẽ tăng cường công tác quản lý bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm chung của Nhà nước và toàn xã hội; trong đó các cơ quan chức năng, tổ

chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng có vai trò đặc biệt quan trọng để hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng, giá cả không ổn định sẽ bị đẩy lùi.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Bùi Văn Minh - Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại Lâm Đồng cho biết, những hoạt động hưởng ứng của doanh nghiệp là sẽ hướng đến việc lựa chọn cung cấp hành lang chất lượng, an toàn phục vụ người tiêu dùng. Người dân hiện nay ngày càng chú ý đến quyền của người tiêu dùng, khi chọn lựa sản phẩm rất quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm. Nhiều người tiêu dùng săn sàng mua sản phẩm an toàn, sạch với giá cao hơn sản phẩm không ro nguồn gốc và chất lượng không đảm bảo. Doanh nghiệp cũng phải xác định bảo vệ quyền

lợi cho người tiêu dùng là bảo vệ chính mình.

Ông Nguyễn Văn Yên - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng nhấn mạnh, sự nỗ lực của Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Sở Công thương Lâm Đồng và các ban, ngành liên quan đã góp phần đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng. Tuy nhiên, để quyền lợi người tiêu dùng được bảo vệ hơn nữa, năm 2018 cộng đồng doanh nghiệp cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, chấp hành tốt đạo đức kinh doanh, xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, hướng về người tiêu dùng để phục vụ khách hàng tốt nhất. Người tiêu dùng phải tích cực cập nhật thông tin về các quyền cơ bản của mình và liên hệ với các cơ quan chức năng khi quyền lợi bị xâm hại. Người tiêu dùng được quyền cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng.

Trong tiêu dùng, người dân cũng quan tâm, hạn chế sử dụng bao ni lông để góp phần bảo vệ môi trường. Những thói quen về tiêu dùng bền vững từng bước được hình thành như: chọn những sản phẩm an toàn, quá trình sản xuất thân thiện với môi trường. Hình thành thói quen tiêu dùng bền vững, người tiêu dùng sẽ tác động ngược trở lại các nhà sản xuất thông qua việc chọn lựa sản phẩm và buộc các doanh nghiệp cũng phải sản xuất theo hướng bền vững.

“Kinh doanh lành mạnh - Tiêu dùng bền vững” là chủ đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2018.Ảnh: D.Thương

Ngoài ra, ông Tâm cũng không thực hiện việc trồng rừng theo như hợp đồng mà sử dụng nhiều diện tích đất lâm nghiệp được giao để trồng dâu, cà phê…

Tương tự, năm 2013, ông Nguyễn Minh Ngọc cũng được Ban QLRPH Lán Tranh giao khoán 5 ha rừng và đất lâm nghiệp. Theo cơ quan chức năng, từ ngày được giao khoán cho đến nay, ông Ngọc đã không thực hiện nghiêm túc việc quản lý, bảo vệ rừng, khiến cho một số diện tích rừng bị người dân xâm hại. Ngoài ra, ông Ngọc cũng chưa thực hiện đầy đủ việc trồng rừng theo như hợp đồng đã ký kết…

Đến thời điểm năm 2017, toàn huyện còn 137 hợp đồng giao khoán/161 hộ với diện tích gần 1.184 ha gồm: Trồng rừng theo phương án hơn 1.173 ha, quản XEM TIẾP TRANG 11

Page 4: CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201803/27733_BLD_cuoi_tuan_ngay_24.3.2018.pdf · dân đoàn kết xây dựng nông

4 THỨ BẢY 24 - 3 - 2018 CUỐI TUẦN KINH TẾ - XÃ HỘI

Con đường hoa và diện mạo nông thôn mới kiểu mẫu

Truyện ngắn: VŨ THỊ HUYỀN TRANG

Cuộc đời bạn đã bao nhiêu lần thực hiện những cuộc chạy trốn? Sau nhiều lần bỏ chạy

trong tâm tưởng, cuối cùng tôi cũng đủ dũng cảm để thực hiện cuộc chạy trốn đến một vùng đất mới trong thực tế. V là một thị xã khá yên tĩnh nằm dưới chân núi, gồm nhiều đèo dốc quanh co. Vào mùa đông cả thị xã như được bao bọc bởi làn sương mờ ảo. Nhà tôi nằm sát núi, mờ sáng ngồi nhìn sương đọng trắng ngọn cây, đến trưa lại ngồi ngắm mây bay lãng đãng trên đỉnh núi. Tôi chuyển về V đã được gần một năm, mở một cửa hàng tạp hóa nhỏ bán cho vui chứ lãi lờ không được là bao. Ở V, tôi cũng không có nhiều nhu cầu chi tiêu, cuộc sống khá đơn giản, tiền đôi khi kiếm được chẳng biết để làm gì. Có thể tôi yêu V vì lẽ đó…

Trước khi đến V, tôi sinh ra và lớn lên ở Hoa Miên. Đó là vùng đất có nhiều đổi thay đến chóng mặt, nhất là vào mấy năm gần đây. Khi các nhà máy lần lượt mọc lên trên các thửa ruộng, các dải đồi cằn cỗi. Khi con đường quốc lộ chạy qua, đời sống dân sinh phát triển cùng với nó cuộc sống có muôn vàn thứ đổi thay. Mỗi ngày thức dậy, nhìn dòng xe chở các sản phẩm công nghiệp chạy qua, bụi bay mù mịt mà hoa mày chóng mặt. Lớp thanh niên chúng tôi lớn lên, hầu hết đều được tống vào các nhà máy. Vào giờ tan tầm, nhìn dòng người lũ lượt đổ ra từ các nhà máy tôi cứ tự hỏi trong đám đông chen lấn kia có mấy cái đầu biết ước mơ? Có bao nhiêu ước mơ dang dở vì cuộc sống mưu sinh? Có bao nhiêu ước mơ nửa vời, yếu mềm oặt ẹo?

Tôi không hiểu mình thuộc tuýp thanh niên với nhiều ước mơ dang dở vì cuộc sống mưu sinh. Hay là những mơ ước trong tôi cũng chỉ là nửa vời, nhạt nhòa trôi theo từng tháng ngày và tiếng máy móc chạy u u. Tôi thích vẽ. Vẽ tất cả những gì vừa đập vào mắt tôi nếu còn đọng lại chút ít dư vị khi biến mất. Có lẽ đó là cách tôi đối thoại với cuộc sống xung quanh một cách thành thật nhất. Bởi tôi vốn là thằng con trai rất ít nói, đến mẹ còn bảo tôi là

THEO DÒNG SỰ KIỆN

NTK Minh Hạnh được Chính phủ Italia trao Huân chương Hiệp sĩLễ trao Huân chương Hiệp sĩ

cho NTK Minh Hạnh đã diễn ra tại Hà Nội, trong khuôn khổ sự kiện chào mừng kỉ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao Italia - Việt Nam (23/3/1973 - 23/3/2018), do Đại sứ quán Italia tại Hà Nội phối hợp cùng IBLA Foundation tổ chức.

Huân chương Hiệp sĩ được Chính phủ Italia trao cho những cá nhân Italia hoặc người nước ngoài có đóng góp đặc biệt trong việc thiết lập mối quan hệ giữa Italia và các quốc gia khác nhau trên thế giới, bảo tồn văn hóa Italia, đồng thời quảng bá văn hóa.

Phát biểu tại lễ trao Huân chương Hiệp sĩ, bà Cecilia Piccioni - Đại sứ đặc mệnh toàn

CHÍNH PHONG

Những ngày tháng ba trời nắng gắt nhưng tại cung đường thôn Lạc Thạnh, Lạc Sơn (xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương) bỗng trở nên dịu mát hơn rất nhiều nhờ các loại hoa đầy màu sắc như: hướng dương, ngũ sắc, mào gà, hoa hồng… được trồng hai bên đường. Và nhờ con đường hoa do người dân chăm chút, bộ mặt thôn tại đây ngày một thêm tươi mới, giàu sức sống.

Là người đầu tiên đề xuất ý tưởng trồng hoa ven đường thôn Lạc Thạnh, ông Nguyễn Văn Trị

(54 tuổi), thôn Lạc Thạnh cười tươi, chia sẻ với chúng tôi: “Xây xong đường bê tông rộng 5 m (năm 2012) thấy hai bên đường đất còn khoảng 1 m tôi liền bàn với anh em trong Chi bộ thôn, Hội Phụ nữ làm con đường hoa cho đẹp xóm làng. Ban đầu vận động 200 hộ dân trong thôn nhiều người cũng chưa mặn mà nên chúng tôi gương mẫu làm trước. Mấy anh em người hăng hái góp gạch, người bỏ phân chuồng, người đi tìm giống hoa… Khi trồng lên đẹp đẹp rồi thì những bà con còn lại vui vẻ làm theo vậy là lần hồi thành con đường hoa, cây xanh dài khoảng 1,5 km”.

Ông Nguyễn Văn Tiến, Chủ tịch UBND xã phấn khởi, cho biết: “Ngoài tiêu chí “sáng - xanh - sạch - đẹp”, con đường hoa tại hai thôn Lạc Thạnh và Lạc Sơn dài hơn 2 km giúp con đường liên thôn của xã đẹp và có hồn hơn, được 100% người dân đồng lòng ủng hộ. Đây là động lực để chúng tôi sẽ tiếp tục vận động, hỗ trợ người dân các thôn khác nhân rộng mô hình, đưa việc xây dựng đường hoa vào tiêu chí xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu trong thời gian tới”.

Báo Lâm Đồng xin giới thiệu tới bạn đọc chùm ảnh con đường hoa tại xã Lạc Lâm với cảnh quan môi trường tươi mới, thay thế cho hình ảnh con đường bê tông đơn điệu trước đây. Đó là biểu hiện của việc làm ý nghĩa, mới mẻ, đã và đang góp phần thiết thực trong phong trào chung tay xây dựng nông thôn mới trên địa bàn ngày càng bền vững và phát triển.

Con đường hoa đã dần thay đổi nhận thức của người dân về vấn đề vệ sinh môi trường. Ở những nơi đã trồng hoa, không còn tình trạng vứt rác thải bừa bãi như trước. Vui nhất có lẽ là những em học sinh, trẻ nhỏ được vui chơi thoải mái trên con đường sạch sẽ.

Từ việc làm có ý nghĩa trên, nhiều trẻ em đã có ý thức bảo vệ môi trường, cảnh quan nơi mình sống.

Do đang là mùa nắng nóng nên một số loại hoa đã chết héo khá nhiều nên người dân thôn Lạc Thạnh bảo nhau người bỏ

ống nước xịt tự động, người góp đầu bơm nước, người góp giống hoa… để trồng mới một số vị trí con đường hoa. Kỳ công

hơn, người dân trong thôn đã cử người xuống tận TP Hồ Chí Minh mua 200 cây hoa ngũ sắc về trồng trong tuần tới.

Tại thôn Lạc Sơn, ban đầu, khi Hội Phụ nữ xã, Chi bộ thôn vận động người dân trồng hoa ven đường thay cho con đường

đầy cỏ dại, gạch đá, nhiều người chưa nhiệt tình bắt tay vào làm. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn, khi thấy hoa khoe sắc

làm đẹp ngôi nhà và thôn xóm, phong trào trồng hoa được nhân lên nhanh chóng.

“Chiều chủ nhật hay thứ bảy còn có người dân tới chụp ảnh cưới, đám trẻ thì tới chụp hình nhí nhố nên cũng vui lắm. Vui nhất là mỗi khi đi làm về, nhìn con đường hoa mình trồng, những mỏi mệt cũng vơi bớt phần

nào” - chị Nguyễn Thị Hoài, người dân thôn Lạc Sơn, hồ hởi chia sẻ với chúng tôi.

Page 5: CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201803/27733_BLD_cuoi_tuan_ngay_24.3.2018.pdf · dân đoàn kết xây dựng nông

5 THỨ BẢY 24 - 3 - 2018CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Lễ hội mùa xuân

Tôi nhìn sâu vào mắt Vy, giật mình thấy trong đáy mắt em chút hoang mang mà lòng tôi đắng đót. Tôi biết mình sẽ mất em từ đó, dù tôi đã cố gắng níu tay em thật chặt. Bỏ lại khoảng trời ngập tràn kỉ niệm, bỏ lại những rung động đầu đời và bỏ lại tâm hồn tôi xơ xác. Vy đi…

* * *Rất nhiều năm sau đó tôi vẫn

không thôi nghĩ về Vy. Tôi chờ đợi Vy trở về như chờ đợi một mảnh tâm hồn mình vỡ ra rồi lạc đi đâu mất. Từ khi em đi, tôi càng trở nên trầm tính, ít nói hơn hẳn. Tôi vẽ nhiều hơn, vẽ những hình khối rời rạc, nhạt nhòa. Và trong bức tranh nào cũng có một đáy mắt sâu ẩn kĩ. Vy đi, không một dòng tin tức. Tôi chờ em giống như chờ cánh chim trời. Mà một khi nó đã lẫn vào mênh mông mây gió, thì liệu có bao giờ nó trở về không? Người ta bảo tình yêu tôi dành cho Vy là thứ tình yêu viển vông nhất. Hỏi tại sao? Người ta cười bảo vì Vy đẹp mà đàn bà đẹp thì hay bạc lắm. Tôi chỉ biết cười chua chát.

Hoa Miên của tôi đại loạn bắt đầu từ khi lên cơn sốt đất. Không hiểu có dự án lớn gì mà các đại gia từ đâu đổ về vơ đến kiệt cùng đất đai bằng cái giá cao chưa từng thấy. Tấc đất giờ là tấc vàng, vàng làm hoa con mắt, mờ cả mối thân tình, ruột thịt. Tiếng máy móc không át nổi tiếng cha con giành nhau, anh

vẽ vẫn có thể nghe thấy tiếng cô hát bên hàng hoa đầu chợ. Và bao giờ cũng vậy, cô mang về nhà một loài hoa, khi thì hồng thắm, khi thì cúc vàng, khi thì lay ơn đỏ… Tôi cảm giác như cô đi đến đâu, trời đất tỏa hương, nắng ấm tràn vai, đẹp đến lạ lùng. Khiến mỗi lần nhìn cô, tôi không khỏi xao lòng khi nghĩ về Vy. Những người con gái đẹp hình như họ đều toát ra một mùi hương giống nhau. Mùi hương của sự bình yên. Tôi thì chẳng bao giờ quên được những bình yên đầu đời khi tôi còn ở Hoa Miên.

* * *Ở V, mỗi năm có một ngày hội

lớn vào mùa xuân. Người ta đổ về đây để ngắm phong cảnh và những cô gái đẹp. Tôi được thể mang tranh ra bày dọc hai bên đường xuống chợ. Người thuê tôi phác thảo chân dung cũng nhiều, người mua tranh tôi cũng không hẳn ít. Tôi không chí thú lắm vào việc bán tranh, mà chỉ để tâm quan sát người qua lại. Tôi đến chợ để tìm một người, gái đẹp đi hội rất nhiều mà vẫn chưa thấy em tôi. Từ V đến Hoa Miên có cách xa là mấy? Liệu có khi nào em trở lại Hoa Miên rồi lần dấu tìm tôi?

Cô bạn nhà văn dường như đọc được những suy nghĩ trong tôi nên có hỏi:

- Tại sao anh không bao giờ đi tìm người con gái đó?

- Vì tôi nghĩ chắc chắn cô ấy sẽ trở về.

Cô bạn cười bảo:- Có những thứ nhiều khi ở rất

gần mình, nhưng nếu mình không có ý định kiếm tìm nó thì có thể cả đời chẳng bao giờ trông thấy nó.

Cô bạn xách chiếc làn nhỏ đi lẫn vào phía đám đông mang theo cái giật mình của tôi. Vì hình như những con người tôi gặp ở V đều có ít nhiều kì lạ. Như thể họ bước ra từ thế giới nội tâm của tôi, soi xét và bóc tách. Khi họ lướt qua tôi, bao giờ họ cũng nhớ để lại một lời khuyên chân thành và chí lí để khơi dậy niềm tin và vạch cho tôi thấy những thiếu khuyết của mình. Họ cho tôi thấy mình đang tồn tại, họ nhắc nhở tôi về mục đích sống của mình.

Khi tôi bỏ lại chiếc giá vẽ cùng những bức tranh để đi về phía Hoa Miên. Hình như tôi nhìn thấy ánh mắt của Vy lẫn trong đám đông lấp lóa…

chị em chém giết lẫn nhau vì đất. Đâu đâu cũng thấy thù hằn, những ánh mắt vằn lên hung tợn, mùi tiền tanh hơn mùi máu. Chưa bao giờ người ta hoài nghi nhau nhiều đến vậy. Những buổi chiều bình yên không còn nữa. Tôi cũng thôi không còn đợi Vy trở về bởi chính tôi cũng không thể yêu thương được mảnh đất nơi mình sinh ra và lớn lên. Hoa Miên ơi!

Tôi rời bỏ Hoa Miên đi khi thấy nơi đây không còn ai nhớ gì về tôi nữa. Kể cả những người thân đang tồn tại xung quanh gắn kết với tôi bằng tình máu mủ. Cha mẹ tôi giờ hàng ngày chỉ tính sao kiếm được nhiều tiền nhờ cho vay nặng lãi. Mấy anh tôi lao vào cờ bạc thâu đêm suốt sáng, những mét đất dần dần mất đi, lòng người thì ngày càng cạn. Tôi cảm giác như mình đang nghẹt thở. Bầu không khí xung quanh tôi quá vẩn đục. Tôi giống như con cá nhỏ quẫy đạp trong dòng sông ô nhiễm. Tôi cần có ô xi để thở nên mới rời bỏ Hoa Miên. V là nơi tôi chọn làm điểm đến.

* * *V buồn. Dù khách vãng lai đến

tham quan, ngắm cảnh cũng nhiều. Người ta cảm thấy được cái buồn từ trong từng hơi thở lành lạnh sương trời. Ở V tôi có nhiều thời gian vẽ tranh hơn, những bức tranh của tôi thường được khách du lịch hỏi mua. Tôi bán chúng đi bằng một cái

giá bất kì, vì tôi không thật sự cần nhiều tiền. Tôi bán chúng đi chỉ vì tôi muốn chúng truyền đi một thông điệp. Thông điệp ấy giống như những mật mã mà chỉ những người yêu nhau thật lòng mới có thể nhận biết được. Thông điệp gửi đến Vy.

Một hôm, lúc mờ sương có một vị khách tinh tế đến xem tôi vẽ. Ông đánh tiếng hỏi tôi về hình ảnh người con gái trong bức tranh. Tôi cười bảo:

- Người như gió bay. Tìm hoài mà chẳng thấy.

Vị khách sau khi quyết định mua bức tranh ấy đã nói thế này:

- Cứ tin là có duyên số trời định với nhau. Tin đi rồi sẽ gặp. Phải tin rồi mới gặp.

Tôi nhìn theo bóng vị khách khuất dần dưới con dốc nhỏ, lòng dấy lên một cảm giác rất kì lạ khó có thể định nghĩa nổi. Tôi nhìn V mờ ảo, cứ ngỡ đây là một thế giới khác, thoát khỏi cái trần tục quay cuồng, mê hoặc. Cứu vớt tâm hồn tôi - con cá nhỏ từng quẫy đạp trong dòng sông vẩn đục để tìm sự sống. Sự sống là đây. V của tôi…

Ở V tôi có một vài người bạn, tính trầm buồn giống tôi. Hàng xóm ngay cạnh nhà tôi là một cô nhà văn trẻ, xinh đẹp và hiền hậu. Sáng nào cũng vậy, cô tạt qua nhà tôi hỏi tôi có muốn mua gì không. Rồi cô xách chiếc làn nhỏ vui vẻ đi xuống chợ. Chợ không xa, tôi ngồi bên giá

cục mịch, lớn lên sợ không có người yêu. Tôi ngại chuyện trò, đối thoại, bởi tôi rất sợ thứ ngôn từ thừa thãi, ướt sượt trên bờ môi của người đời. Yêu từ môi, ghét từ môi, hận thù nhau cũng ngôn từ đầu lưỡi. Có lẽ vì vậy mà tôi rất ít bạn bè. Họ thường lầm tưởng giữa việc tôi không thể nói suốt ngày cho họ nghe với việc tôi có thể ngồi cả ngày chỉ để nghe họ nói khi họ vui hay chồng chất nỗi buồn. Tôi không tiếc những người hay lầm tưởng, với tôi vài người bạn tử tế cũng đã là giàu có. Trong số họ tôi thân nhất với Vy.

Vy ít hơn tôi hai tuổi, mặt tròn như khuôn trăng, nụ cười thì dễ thương hết mức. Tôi thích ánh mắt đen láy mỗi khi Vy nhìn tôi và buông câu hỏi “Tại sao?”. Em đẹp đến mức tôi không khi nào dám từ chối bất cứ câu hỏi nào của em hết bởi chỉ sợ em buồn. Tôi thích nhất những chiều tan ca, tôi nằm dài giữa bãi cỏ trong khuôn viên nhà máy nghe em hát véo von. Cũng có khi em kể những câu chuyện ngắt quãng mà sau nhiều ngày chắp nối tôi mới có thể hình dung ra sự việc. Tôi thích cách em nhìn cuộc sống bằng con mắt tò mò đầy hồn nhiên. Thích cả những buổi em ngồi lặng lẽ bên tôi chỉ để thở dài. Chúng tôi gắn kết với nhau một cách tự nhiên, đi bên nhau một cách tự nguyện, làm cho nhau vui một cách chân thành. Tôi từng bảo:

- Khánh đã yêu Vy từ lâu lắm rồi, chắc từ kiếp trước.

Vy cười. Nụ cười sao mà mê hoặc. Cũng có lúc ngồi bên nhau Vy thủ thỉ:

- Mai này anh có định đi một nơi nào khác hay không? Và làm một công việc khác?

- Tại sao chứ? Đây là quê hương mình mà.

- Không phải lúc nào quê hương cũng là mảnh đất tốt nhất để chúng ta sinh sống. Mà anh không thấy chán cuộc sống ở nơi đây à?

Tôi khá bất ngờ trước câu hỏi của em. Bởi tôi luôn nghĩ Vy yêu mảnh đất này như cách em vẫn yêu và nhìn mọi việc xung quanh bằng đôi mắt đầy hồn nhiên. Như cách Vy vẫn tồn tại im lặng bên tôi đầy tự nguyện.

Minh họa: Phan Nhân

NTK Minh Hạnh được Chính phủ Italia trao Huân chương Hiệp sĩquyền Cộng hòa Italia tại Việt Nam nhấn mạnh: “NTK Minh Hạnh là một biểu tượng của thời trang Việt Nam trên thế giới đồng thời cũng là một NTK nổi tiếng được biết đến với những đóng góp đối với Italia. Từ năm 2015, NTK Minh Hạnh là đồng chủ tịch của Hiệp hội thời trang Ý - Việt và đã có những nỗ lực không ngừng nghỉ trong việc thắt chặt quan hệ giữa Italia và Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực thời trang, quảng bá văn hóa Italia trong những show diễn thời trang một cách rất sáng tạo, để lại nhiều kỉ niệm sâu sắc trong lòng người dân Hà Nội”. Trong sự nghiệp thời trang, NTK Minh Hạnh đã đạt được rất nhiều

Khởi động cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2018Hoa hậu Việt Nam 2018 được

đánh giá là dấu mốc quan trọng trên hành trình 30 năm của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam vừa chính thức khởi động.

Năm nay, Ban tổ chức cuộc thi sẽ tổ chức một hành trình xuyên Việt để tìm kiếm những ứng viên sáng giá cho ngôi vị hoa hậu tại các trường đại học, cao đẳng trên cả nước.

Tại TP Hồ Chí Minh, Báo Tiền Phong, Công ty Sen Vàng vừa tổ chức họp báo khởi động cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2018. Sau buổi họp báo khởi động, Hoa hậu Việt Nam 2018 sẽ chính thức bước vào giai đoạn tuyển thí sinh.

Theo Ban tổ chức, quy định về tiêu chí tuyển thí sinh không có gì

thay đổi so với các năm gần đây. Về nội dung và cách thức tổ chức, cuộc thi năm nay sẽ có 2 vòng chung khảo khu vực được tổ chức với quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Khu vực phía Nam sẽ diễn ra tại thành phố Quy Nhơn - Bình Định, khu vực phía Bắc diễn ra tại thị xã Cửa Lò - Nghệ An. Đêm chung kết cuộc thi sẽ diễn ra vào 22/9/2018, được truyền hình trực tiếp vào lúc 20 giờ trên kênh VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam.

Người đoạt ngôi vị Hoa hậu Việt Nam 2018 sẽ là ứng viên được chọn để đại diện cho Việt Nam tham dự đấu trường nhan sắc thế giới. TS tổng hợp (theo baovanhoa.com.vn và hanoimoi.com.vn)NTK Minh Hạnh 

thành công. Năm 1997, NTK Minh Hạnh

đoạt giải ở cuộc thi thiết kế Makuhari Grand Prix tại Nhật, từng là nhà thiết kế Việt đầu tiên có vinh dự giới thiệu 100 mẫu áo dài tại đền Kiyomizu Dera.

Năm 2006, NTK Minh Hạnh được Pháp tấn phong Hiệp sĩ Nghệ thuật và Văn chương. Ngoài ra, mẫu trang phục của NTK Minh Hạnh còn được trưng bày tại Bargoin - là bảo tàng nghệ thuật đẹp nhất ở Pháp...

Năm 2015, NTK Minh Hạnh được Ủy ban Giải thưởng Fukuoka, Nhật Bản trao giải thưởng Fukuoka ở hạng mục giải thưởng Nghệ thuật và Văn hóa.

Page 6: CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201803/27733_BLD_cuoi_tuan_ngay_24.3.2018.pdf · dân đoàn kết xây dựng nông

6 THỨ BẢY 24 - 3 - 2018 CUỐI TUẦN VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

HỒ SƠ TƯ LIỆU

ĐOÀN BÍCH NGỌ

Nguyễn Thị Minh Khai tên thật là Nguyễn Thị Vịnh, sinh năm 1910 tại xã Vĩnh

Yên, thành phố Vinh - Nghệ An. Sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống yêu nước lại được theo học quốc ngữ từ nhỏ. Chị từng là học trò của thầy giáo Trần Phú (người sau nay là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương). Khi vừa lớn lên, chứng kiến cảnh lầm than cơ cực của đồng bào tại quê nhà dưới ách đô hộ của thực dân Pháp và được chính người thầy giáo, nhà cách mạng - Trần Phú giác ngộ nên năm 16 tuổi chị đã tham gia hoạt động cách mạng. Chị gia nhập Đảng Tân Việt vào năm 1927 và lấy bí danh là Minh Khai. Sau đó trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương phụ trách công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ, tổ chức huấn luyện đào tạo cán bộ cho Đảng, làm nòng cốt cho cao trào Xô viết - Nghệ Tĩnh. Chị đã tích cực tham gia các phong trào đấu tranh như: vận động chị em phụ nữ tại quê nhà tham gia

VÕ TRẦN PHÚ(Ghi theo lời kểcủa cô Trần Thị Bíchhiện ở Long Khánh - Đồng Nai)

Tôi là con gái thứ ba trong gia đình, lấy chồng xa xứ nên ít có dịp về thăm quê ngoại, nơi mảnh đất chôn

nhau, cắt rốn. Nơi đã nuôi dưỡng, dạy dỗ tôi khôn lớn và cũng là nơi chấp cánh cho những ước mơ thời con gái lúc còn đang đi học.

Hôm giỗ 10 năm của mẹ tôi, tôi về nhà ngoại để mời các dì, các cậu và các em dự đám giỗ. Vừa bước chân vào nhà ngoại, tôi linh cảm như vừa thấy bóng dáng ngoại đâu đây. Ngoại đã đi xa, về với cậu và dì là hai người con liệt sĩ của ngoại đã hy sinh trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước. Trước bàn thờ ngoại tôi thắp nén hương tưởng nhớ đến người, lòng bùi ngùi cảm xúc nhớ về những năm tháng đau thương của gia đình bên ngoại. Đây cũng là những năm tháng đau thương chung của cả dân tộc.

Hình ảnh thời thơ ấu hiện về trước mắt tôi. Ngôi nhà gỗ thông đã mục nát vẫn còn giữ lại, bên cạnh đó là căn nhà tình nghĩa mới xây sau ngày giải phóng. Căn nhà gỗ này là nơi ngoại đã nuôi ba anh em chúng tôi từ khi mới lọt lòng cho đến lúc chúng tôi đi học trường Dòng Domaine De Marie ở Cây số 4 thành phố Đà Lạt.

Sau năm 1954, đất nước tạm chia cắt làm hai miền. Cha mẹ tôi lấy nhau, không đi tập kết, về ở với bà ngoại một thời gian rồi ra riêng. Nhà tôi lúc bấy giờ ở Cây số 10 nằm ven Trục lộ 11 (nay là Quốc lộ 20). Thời ấy vùng này (Khu 5 Đa Lộc, xã Xuân Thọ) chỉ có Sở Cinchona của chủ đồn điền người Pháp và một xưởng cưa gỗ là có số ít công nhân. Không gian nơi đây là một rừng thông nguyên sinh bạt ngàn, núi đồi nhấp nhô. Những rừng thông trải dài từ trên đỉnh cao xuống đến các thung lũng không một khoảng rừng trống. Trên Đường 11 họa hoằn lắm mới có một vài chiếc xe đò chạy hướng Phan Rang - Đà Lạt.

Năm 1956, lúc đó tôi chưa sinh ra, ba má tôi về đây mở đất khai hoang. Cùng làm có chú Tư Hiến, Mười Châu, Ba Dư, Lê Văn Phận (sau ngày giải phóng là Bí thư Thành ủy Đà Lạt). Ngoại tôi cũng từ Đà Lạt xuống để giúp đỡ ba má tôi làm căn nhà mới. Trong nhà từ

Ngoại tôi Tản văn: TRÀ MY

1.Hôm trước anh hỏi: - Lịch âm

ngày bao nhiêu rồi nhỉ? Em bóc tờ lịch của cuốn lịch mới,

bảo: - 19 rồi đấy anh! - Vậy chỉ còn hơn một tháng nữa

là tết? Tự dưng tôi nghe rõ mùi tết đang

tràn ắp ứ vào nhà.

2.Có lẽ bọn trẻ bây giờ chẳng hiểu

mùi tết là thế nào?Đối với chúng được ăn bánh piza,

mỳ Ý hay những chiếc đùi gà tẩm bột hiệu KFC hay Popeye là thích rồi. Còn tôi, vẫn nhớ như in mỗi năm tết về mẹ lại tất bật bên bếp than đỏ lửa.

Mùi tết sực lên từ nồi bánh chưng sôi lục bục, từ nồi măng mẹ đã ngâm và ninh cả tuần. Mùi tết từ những lọ củ kiệu muối lẫn dưa... mà mẹ ngồi cắt từng cái rễ. Mùi tết thơm nức từ những nồi mứt dừa mứt bí... tự tay mẹ làm.

Tôi nhớ dáng mẹ lui cui bên bếp lửa, một tay trông nồi măng, tay kia đảo nồi xôi gấc. Tóc mẹ dài lúc nào cũng kiểu tết một, kèm mấy cái kẹp ba lá từ thời xưa cũ. Cái quần đen ống rộng chỉ thay đổi chất liệu từ lụa sang xoa. Chẳng bao giờ thấy mẹ mặc váy xúng xính diện tết. Có lẽ mọi thứ đẹp đẽ mẹ đều dành cho con cháu.

Tôi nhớ hương vị lá mùi già vào chiều 30 tết. Mẹ thường đun và bảo tôi tắm tất niên. Cái mùi lá thơm gì đâu! Cứ sộc thẳng vào mũi. Lan khắp chốn trong nhà. Chỉ cần đun một nồi lá mùi già thì chả cần phải

Ngày xuân nhớ mẹ

bàn, tủ, ghế, giường đến nồi niêu, bát đĩa, lu đựng nước đều do ngoại mua sắm trang bị cho gia đình tôi (má tôi kể lại). Thời gian này, các chú cán bộ cách mạng với danh nghĩa người đi làm thuê, người đi vỡ đất dừng chân trên địa bàn này để móc nối cơ sở từ thời chống Pháp hoạt động trở lại, đồng thời xây dựng và phát triển cơ sở mới ở vùng Trại Mát, Xuân Thọ, Túy Sơn, Đa Quý. Ngoại tôi về sau cũng xuống mở đất làm vườn ở cạnh nhà tôi, tạo ra một vỏ bọc hợp pháp, để các chú tiện bề liên lạc, giao công việc cho ngoại đi móc nối xây dựng cơ sở bên trong nội đô thành phố Đà Lạt.

Ngoại không sinh ra má tôi, mà là em ruột của bà ngoại. Ông ngoại cũng là em con chú của ông ngoại tôi. Bà ngoại ruột tôi chết sớm, ngoại đưa má tôi từ miền quê xứ Quảng vào đất Đà Lạt từ những năm 1930 -1940, xem má tôi như là con gái của bà. Má tôi được bà hướng dẫn từ công ăn việc làm cũng như việc tiếp tay cho ngoại tôi tham gia hoạt động. Về sau bị lộ, bà cho má tôi thoát ly ra rừng ở chiến khu Suối Tía, là lính của ông Mai Xuân Ngọc (nguyên Chủ tịch quân quản Đà Lạt sau 1975, nguyên Chủ tịch tỉnh Thuận Hải cũ).

Trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, ngoại không dưới 10 lần vào tù ra khám, nào là Công an Trần Bình Trọng, Trung

tâm thẩm vấn, Lao xá Đà Lạt và xa hơn là Khám lớn Sài Gòn, Bót Catina, Trại giam Chí Hòa... nhưng ra tòa vẫn trắng án. Người luật sư biện hộ cho ngoại ở tòa án Sài Gòn không ai khác là luật sư Nguyễn Hữu Thọ, sau này là Chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam - Việt Nam. Qua bao nhiêu năm bị tù đày, tra tấn mắt ngoại cũng mờ đi với thời gian. Ngoại khóc nhiều, những giọt nước mắt lăn dài trên gò má nhăn nheo, hằn sâu năm tháng. Bà nhớ thương cậu Út, vì cậu ốm yếu ở trong rừng núi không biết có chịu nổi không. Cậu Út tham gia phong trào học sinh, sinh viên xuống đường đòi dân sinh dân chủ, đốt Đài Phát thanh chế độ cũ. Bị lộ cậu đã thoát ly ra rừng tham gia kháng chiến. Mùa xuân năm Mậu Thân 1968, mùa xuân Tổng tiến công và nổi dậy, nhà ngoại biến thành điểm hẹn ở Cây số 4, nơi đi về, hội họp của các chú cán bộ, quân giải phóng. Cũng vào năm ấy, ngoại ngậm ngùi trong nước mắt tiễn đưa hai người con còn lại là anh, chị của cậu Út vào rừng, vì nếu ở lại địch sẽ bắt. Gia đình ngoại cũng đùm túm, dắt dìu nhau chuyển vùng hoạt động. Ngoại đâu ngờ mùa xuân ấy là lần gặp mặt cuối cùng và những giọt nước mắt tiễn đưa hai con đi kháng chiến lại là những giọt nước mắt khóc thầm vì cậu Tư và dì Bảy của tôi vĩnh viễn nằm lại giữa rừng đại ngàn Trường Sơn.

Ngoại là một nông dân chưa thuộc hết mặt chữ nhưng có lòng yêu nước nồng nàn, kiên trung, son sắt, trước mặt kẻ thù không hề nao núng. Có lần ngoại kể cho tôi nghe: “Đêm ấy địch bao vây, lùng sục nhà ngoại. Trong nhà đang có hai cán bộ. Địch gõ cửa đòi khám xét. Ngoại bình tĩnh, giấu hai cán bộ dưới chiếc đi văng và bà ngồi trên đi văng ấy ung dung ngoáy trầu với một nét mặt bình thản như không có chuyện gì xảy ra. Dì tôi mở cửa, địch vào khám xét chỉ thấy một bà già ngồi nhai trầu bỏm bẻm. Lại thêm một câu nói như đùa, ban đêm khuya khoắt, trời giá rét các chú đi làm nhiệm vụ khổ cực quá, già thấy thương hại, tội nghiệp”. Còn nhiều chuyện về ngoại nhằm qua mắt địch, qua mắt bọn mật thám, bọn phòng nhì sở hiến binh Pháp, bọn công an mật vụ thời Mỹ - Diệm trong những năm có Luật 10/1959 lê máy chém đi khắp miền Nam.

Bây giờ ngoại đã đi xa. Gần đây với những việc làm tham gia cách mạng trong hai cuộc kháng chiến và hai người con của ngoại là liệt sĩ, ngoại được Nhà nước truy tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng. Đã mấy chục năm trôi qua, tôi vẫn nhớ những buổi chiều tan trường, trời Đà Lạt mưa dầm, ngoại đến tận cổng trường đón anh em chúng tôi trong vòng tay yêu thương giữa cái giá lạnh chiều đông rét buốt trên cao nguyên.

Sau 10 ngày công chiếu chính thức, “Tháng năm rực rỡ” đã thu được 65 tỷ đồng, tương đương 1 triệu lượt xem.

Theo nhà sản xuất, tính đến hết ngày 18/3, “Tháng năm rực rỡ” đã thu hút hơn 1 triệu lượt khán giả tại các hệ thống rạp trên toàn quốc. Như vậy, sau sneakshow và 10 ngày khởi chiếu chính thức, phim đã đạt mức doanh thu gần 65

tỷ đồng. Dù đã bước sang tuần khởi chiếu thứ 2 và phải cạnh tranh với nhiều đối thủ mới, nhưng bộ phim vẫn còn rất thu hút ở các rạp, thường xuyên trong tình trạng sốt vé. Dù số suất chiếu cuối tuần qua giảm do một số phim Hollywood ra rạp, nhưng lượng khán giả lựa chọn “Tháng năm rực rỡ” vẫn rất đông, các suất chiếu giờ cao điểm luôn kín rạp.

Tuần qua, đoàn phim đã tổ chức nhiều buổi giao lưu với khán giả tại các rạp chiếu và được chào đón rất nồng nhiệt. Khán giả cho biết họ yêu mến “Tháng năm rực rỡ” bởi câu chuyện tuổi trẻ và tình bạn trong phim vô cùng gần gũi, thân quen, khiến mỗi người như tìm thấy một phần bản thân mình trong đó.

Đặc biệt, hình ảnh 6 nữ quái

Ngựa Hoang với 6 cá tính khác biệt thực sự để lại dấu ấn mạnh mẽ đối với người xem. Bởi vậy mà đi tới đâu, Hoàng Yến Chibi, Khổng Tú Quỳnh, Trịnh Thảo… cũng luôn được khán giả “yêu cầu” phải diễn lại những phân cảnh hát, chửi thề hay làm điệu như trong phim - cho thấy tình cảm mà khán giả dành cho Ngựa Hoang là rất lớn.

(Theo trang tin kenh14)

Cán mốc 1 triệu lượt xem, “Tháng năm rực rỡ” đã thu được 65 tỷ đồng

Ảnh: Internet

Page 7: CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201803/27733_BLD_cuoi_tuan_ngay_24.3.2018.pdf · dân đoàn kết xây dựng nông

7 THỨ BẢY 24 - 3 - 2018CUỐI TUẦN

Lời hay - Ý đẹp

VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

“Hãy học khi người khác ngủLao động khi người khác lười nhácChuẩn bị khi người khác chơi bời

Và bạn sẽ có giấc mơ...... Khi người khác chỉ ao ước!”

William Arthur Ward

Lời hay - Ý đẹp

Nguyễn Thị Minh Khai sáng ngời phẩm chất và khí tiết của người cộng sản

VƯƠNG TÙNG CƯƠNG

Chị tôi

Gửi vào xa xăm thời xuân sắchội làng Quan họ tháng giêng haikháng chiến tản cư Trung du lập ấpnăm mươi năm chị với quê đồichân lấm tay bùn tháng ngày tất tảnách bốn con thơ đất khách quê người(con gái tóc dài đời vất vảlời bà xưa đúng phận chị tôi)biền biệt chồng xacác con nhập ngũđêm ngóng tin thao thức với sao trờinhư cây cỗi cằn gắng vươn cành đan lágiông bão nào mùa quả vẫn sinh sôi

những đứa con giờ đã nên ngườitiền hàng tháng gửi về biếu mẹgiắt lưng chắt chiu tiêu vài đồng lẻđôi mắt già nua héo hắt nụ cười

tay lược chải hiên nhà nắng xếtóc chị tôi thác trắng đổ dài...

bãi khóa, biểu tình đòi ân xá cho cụ Phan Bội Châu, truy điệu cụ Phan Chu Trinh. Từ 1930 đến 1935, chị được tổ chức đưa ra nước ngoài học tập và hoạt động trong tổ chức Quốc tế Cộng sản. Được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trực tiếp giáo dục về lý luận chính trị, kinh nghiệm hoạt động cách mạng, lại sẵn có tư chất thông minh nhờ vậy chị tiến bộ rất nhanh. Trong quá trình công tác, chị đã tranh thủ học thành thạo 3 ngoại ngữ: tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Trung Quốc.

Tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ 7 ở Mát-xcơ-va, ngày 16/8/1935 lấy bí danh là Phan Lan, chị đã dõng dạc đọc bài tham luận về vai trò của phụ nữ Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống chiến tranh đế quốc và bảo vệ hòa bình. Lần đầu tiên trên diễn đàn của một đại hội quốc tế, người phụ nữ Việt Nam 24 tuổi này với đôi mắt sáng ngời và những lập luận đấu tranh sắc sảo, đanh thép đã làm cho bạn bè thế giới nể phục. Năm 1937 chị trở về nước công tác tại Sài Gòn. Sau đó được bầu vào Xứ ủy Nam Kỳ làm Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn, lãnh đạo các

Nguyễn Thị Minh Khai (ảnh TL)

Ngày xuân nhớ mẹbôi vào người thứ nước hoa nào khác. Và ngôi nhà cũng chẳng cần phải tẩy rửa gì nhiều cũng đủ thơm lắm rồi!

Những năm tết xa xưa ngồi giữa sân giá rét, gió thổi ào ạt qua khoảng sân rộng kèm với mưa phùn rát mặt, tôi vẫn ngồi kỳ cọ từng chiếc lá dong. Vẫn hì hụi đãi cho sạch vỏ đỗ. Mặt mũi và chân tay nứt nẻ, đỏ tấy. Đấy là những ngày giáp tết trước khi tôi đi xa. Mẹ còn là hiệu trưởng một trường mẫu giáo. Tôi lúc nào cũng bám theo mẹ như đứa trẻ bện hơi. Những năm đó cả trường mẹ háo hức mổ thịt lợn gắp thăm chia phần. Các nhà quây quần

gói bánh chưng và luộc chung ở cái bếp nấu ăn ở trường. Mẹ vẫn dành cho tôi chiếc bánh chưng nhỏ, buộc lạt riêng để đánh dấu. Tôi cũng thao thức bên nồi bánh chưng cùng mẹ và các cô. Hóng hớt nghe đủ chuyện của người lớn. Những năm rét mướt và đói kém chỉ mong tết về để được ăn miếng giò, miếng thịt. Nhà nào cũng phải gói 10 kg gạo trở lên mới đủ ăn.

Sau này khi chúng tôi lớn, đi xa. Lưu lạc xứ người. Mỗi năm tết về tôi lại thèm có được một nắm lá mùi già để tắm chiều 30. Chỉ muốn có để cảm nhận mùi tết đang về. Tôi thèm thấy cái chợ khu nhà 5 tầng

tấp nập những ngày tết. Các bà, các cô ngồi chồm hổm bán những bó cây mùi già còn nguyên rễ. Dưới cái cửa sổ phòng tôi từng đoàn người đứng chờ mua gà cúng ngày 30. Tiếng gà, mùi gà sộc lên tận phòng. Quang quác, nháo nhào từ sớm. Chợ hoa tết đủ loại đào, quất ngập phố, chật lối đi. Tôi vẫn thích loài hoa Violet màu tím sẫm. Trông như những cánh bướm rập rờn ẩn hiện. Để rồi đi xa vẫn thương nhớ mãi về cái màu thủy chung ấy.

Nhưng đó chỉ là sự khao khát mà không bao giờ có được! Tôi đã đi quá xa vòng tay của mẹ...

XEM TIẾP TRANG 11

cơ sở cách mạng và nhân dân đấu tranh, lúc đó chị vừa tròn 29 tuổi. Mặc dù hoạt động trong điều kiện bí mật hết sức khó khăn nhưng chị vẫn kiên cường cùng các đồng chí bám sát cơ sở, lãnh đạo phong trào phát triển mạnh mẽ. Trong khi đang hoạt động sôi nổi thì nhận được tin chồng là anh Lê Hồng Phong bị địch bắt, giam cầm và đối mặt với án tử hình.

Tuy rất thương chồng nhưng để giữ bí mật chị đành phải nhờ người vào thăm đưa quà và chuyển lời động viên anh yên tâm tình riêng, giữ vững khí tiết cách mạng. Lúc này chị đang mang thai con đầu lòng. Sau khi sinh cháu gái Hồng Minh, chỉ ở với con được một tháng vì nhiệm vụ cấp bách của cách mạng, chị phải gửi con lại cho cơ sở cách mạng nuôi rồi lại tiếp tục đi hoạt động.

Tháng 7/1940 giữa lúc phong trào cách mạng đang phát triển mạnh mẽ thì chị bị địch bắt sau khi dự phiên họp Xứ ủy Nam Kỳ bàn về chủ trương khởi nghĩa. Chị Minh Khai bị bọn Pháp bắt và đưa về giam tại Khám Lớn Sài Gòn. Chúng đã giở hết các thủ đoạn tâm lý chiến và tra tấn hết sức dã man nhưng vẫn không lung lạc được người nữ chiến sĩ cộng sản. Khi biết chị là vợ của đồng chí Lê Hồng Phong chúng đã đưa hai người về giam chung và đưa anh vào cho chị nhận mặt nhưng chị đã nén tình cảm riêng tư trả lời với chúng là: “Tôi không biết người này” để đối phó với âm mưu thâm độc của kẻ thù. Trong tù chị tiếp tục vận động chị em phụ nữ đấu

tranh. Sau những trận mưa đòn tra tấn của địch, chị đã dùng máu của mình viết lên tường xà lim những câu thơ nêu cao phẩm chất, khí tiết của người chiến sĩ cộng sản: “Dù đánh, dù treo, càng cương quyết; dù kềm, dù kẹp chẳng sai lời”; “Hy sinh phấn đấu vì nhiệm vụ, triệt để thực hành chết mới thôi”... Tuy bị giam trong ngục nhưng với cương vị là Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn, Ủy viên Xứ ủy Nam Kỳ, chị vẫn tìm mọi cách để liên lạc với bên ngoài, tiếp tục lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ (ngày 23/11/1940).

Không những là người chiến sĩ cộng sản kiên cường, chị Nguyễn Thị Minh Khai còn là người phụ nữ giàu tình cảm. Điều đó được thể hiện qua lời thơ vĩnh biệt người chồng yêu đang bị đày nơi Côn Đảo, tấm áo gối làm từ vải áo tù gửi về tặng mẹ già chốn quê nhà một chút lòng hiếu thảo khi thấy mình không làm tròn bổn phận chăm sóc mẹ lúc già yếu và chị cũng không quên gửi lời cám ơn đến những người đồng chí đang nuôi nấng cô con gái bé bỏng Hồng Minh của mình.

Không khuất phục được người chiến sỹ cộng sản trẻ tuổi, thực dân Pháp đã kết án tử hình chị. Sáng ngày 28/8/1941, chúng đã hèn hạ đưa chị Nguyễn Thị Minh Khai cùng một số đồng chí ra xử bắn ở Hóc Môn. Chị hi sinh khi mới 31 tuổi. Trước khi ra pháp trường chị vẫn giữ phong thái bình thản, nhắn nhủ cùng đồng bào, đồng chí tiếp tục đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc, cho sự nghiệp giải phóng phụ nữ:

“Vững chí bền gan ai hỡi aiKiên tâm giữ dạ mới anh tàiThời cuộc đẩy đưa người chiến sĩCon đường cách mạng vẫn chông

gai”.Nguyễn Thị Minh Khai đã hi sinh

lúc mới tròn 31 tuổi nhưng cuộc đời phấn đấu không biết mệt mỏi cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, cho sự nghiệp giải phóng phụ nữ, tấm gương hy sinh anh dũng của chị và các chiến sỹ cách mạng mãi sáng ngời để cho phụ nữ chúng ta học tập và noi theo. Tên tuổi và sự nghiệp cách mạng cao quý của chị mãi được nhân dân Việt Nam tưởng nhớ và lịch sử khắc ghi.

Đà Lạt sáng tháng ba. Ảnh: Minh Đạo

Page 8: CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201803/27733_BLD_cuoi_tuan_ngay_24.3.2018.pdf · dân đoàn kết xây dựng nông

8 THỨ BẢY 24 - 3 - 2018 CUỐI TUẦN DU LỊCH

MINH LÂN

Hội thi là bước sàng lọc để chọn ra những ứng viên tiêu biểu nhất của 9 ngành nghề/ tổng số

26 ngành nghề do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp quy định - hiện đang được tổ chức đào tạo tại Lâm Đồng để chuẩn bị tham gia các kỳ thi cấp khu vực và quốc gia. Theo đó, có 11 thí sinh thuộc ba đội thi của các trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Lâm Đồng, Cao đẳng Nghề Đà Lạt, Cao đẳng Nghề Du lịch Đà Lạt đã bước vào hội thi dịch vụ - nhà hàng và chế biến món ăn một cách hào hứng, nghiêm túc suốt cả ngày trời. Đề thi được tổ chức theo đúng module của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp mà theo nhận xét của hai ban giám khảo là khá thử thách, nhưng phần lớn các em đều nỗ lực vượt qua và thể hiện khá tốt năng lực thực hành của bản thân.

Ở nội dung dịch vụ nhà hàng, 6 bạn trẻ lần lượt trải qua 10 nội dung thi chi tiết. Bao gồm: Boxing bàn buffet và gấp khăn ăn, chuẩn bị món ăn, pha chế và nhận biết các loại đồ uống, đặt bàn và chuẩn bị phục vụ fine dining, phục vụ fine dining. Dưới sự giám sát của các thành viên Ban Tổ chức và Ban Giám khảo là các nhân sự có tay nghề - kinh nghiệm lâu năm trong các khách sạn cao cấp ở Đà Lạt, mỗi một nội dung thi đều được chấm điểm - nhận xét - đánh giá rất chi tiết. Một số thí sinh chưa thuần thục kỹ năng hoặc chưa làm tốt đều được hướng dẫn, góp ý rất chân tình. Hoàng Trọng

Ghi nhận từ một hội thi du lịchHội thi tay nghề giỏi cấp tỉnh lần thứ 10 (năm 2018) do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp tổ chức đã diễn ra tại các trường dạy nghề ở Đà Lạt và Bảo Lộc trong tháng ba, với các ngành nghề nhưng mảng du lịch đã diễn ra sôi nổi và bài bản nhất.

Phú - Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Lâm Đồng cho biết: “Tuy chưa đạt điểm cao trong kỳ thi này nhưng em đã rất nỗ lực không bỏ cuộc, em được học hỏi rất nhiều điều từ những cái “chưa được” của bản thân mà các giám khảo đã chỉ ra, điểm số với em không quan trọng bằng kiến thức và kinh nghiệm mà mình rút tỉa được”. Thí sinh Trần Thị Thủy - K4 - Quản trị khách sạn Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Đà Lạt là người đạt điểm số chung cuộc cao nhất, bộc bạch: “Điều thu hoạch lớn nhất của em chính là người làm du lịch phải tạo được phong cách - thần thái trong phục vụ. Mình cần phải biết cách tương tác nhiều hơn với du khách bằng chính nụ cười, cái tâm và cái hồn của một người làm du lịch có văn hóa”. Giám khảo Trương Văn An (hiện đang hoạt động tại Khách sạn La Sapinette) đúc kết: “Kỹ năng nghiệp vụ là điều phải trau dồi nhưng theo tôi, sự tự tin và nụ cười chân thành luôn cần phải có ở đội ngũ làm du lịch”. Sau buổi thi kéo dài cả ngày trời, mỗi thí sinh được Ban Giám khảo gọi vào để chất vấn lần cuối cùng, trước khi đưa ra những lời nhận định, lời khuyên hoặc tư vấn cần thiết cho việc định hướng - chọn lựa lâu dài trong nghề nghiệp. Có dịp bám sát tất cả các phần thi này, chúng tôi cho rằng vượt xa khuôn khổ của một hội thi tay nghề thuần túy, các

thí sinh đã có một cơ hội quý báu để định vị cho chọn lựa của bản thân mình đối với nghề nghiệp tương lai. Giám khảo Trương Văn An ngoài nhận xét, đánh giá còn đưa ra động tác thị phạm cụ thể để chỉnh sửa cho thí sinh về dáng điệu đi đứng - cách thức tiếp cận phục vụ - cách dọn dẹp hoặc thu xếp đồ vật trên bàn. Giám khảo Minh Hòa thì đưa ra những nhận xét hóm hỉnh mà tế nhị, những câu hỏi tình huống hoặc những góp ý bổ sung ngắn gọn mà sát sườn. Giám khảo Đặng Thái Hồng (quyền Giám đốc điều hành Khách sạn LaDaLat) thì bám sát chặt chẽ từng biểu hiện hành xử của thí sinh qua mỗi phần thi để có lời khuyến khích hoặc nhắc nhở rất sắc sảo, theo anh: “Sự

chuẩn bị chu đáo, kỹ càng, thái độ tận tâm phục vụ và cách ứng xử kịp thời, thông minh rất cần thiết cho mỗi thí sinh”.

Có phần lặng lẽ mà khiêm tốn hơn chính là phần thi chế biến món ăn. Ông Nguyễn Hữu Hường - Chủ nhiệm CLB Bếp chuyên nghiệp Lâm Đồng nhận xét: “So với các năm, bản lĩnh và tay nghề của các em khá vững, mặc dù đề thi rất khó”. Ông Nguyễn Thanh Tùng - thành viên Ban Giám khảo bếp, cho biết thêm: “Nội dung thi bám sát theo chương trình thi tay nghề của quốc gia 2018, bài thi 8 tiếng gồm 5 module: món súp gà trong, thịt thăn cừu ăn kèm với một loại nước sốt, bánh phô mai lạnh, mứt trái cây, món đường

đi-sô-mát. Trải dài trong suốt cuộc thi, Ban Giám khảo sẽ căn cứ vào các tiêu chí để chấm giải như: vệ sinh - thao tác kỹ năng sử dụng dụng cụ - phương pháp nấu nướng và kỹ năng chọn nguyên liệu để làm thành phẩm. Tất nhiên, sản phẩm sau cùng phải dựa trên các nguyên tắc về màu sắc - mùi vị - sự sáng tạo và trạng thái của từng món ăn. Thí sinh Huỳnh Ngọc Đức - sinh viên K9 Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt đạt số điểm cao nhất, khiêm tốn nói: “Em rất biết ơn Ban Tổ chức và Ban Giám khảo cùng các bạn phụ trợ đã giúp em hoàn thành phần thi. Cuộc thi rất lý thú và bổ ích vì giúp cho chúng em được giao lưu, cọ xát và học hỏi nhiều kỹ năng quý!”.

Hội thi tay nghề giỏi cấp tỉnh chính là cơ sở để các nhà đào tạo du lịch, các thí sinh và các nhà hoạt động kinh doanh du lịch tìm thấy tiếng nói chung trong việc góp phần nâng cao tính chuyên môn trong phục vụ du lịch theo hướng chuẩn hóa của khu vực và quốc tế. Khi ý thức tự hào về nghề nghiệp được nâng cao thì đội ngũ hành nghề du lịch dịch vụ sẽ có cơ sở đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu mỗi lúc mỗi nâng cao của du khách. Theo ông Lê Bá Chu - Trưởng phòng Nghề thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: “Ở những lần thi tới, nếu huy động được lực lượng du khách đông hơn, kêu gọi được nhiều sự tài trợ hoặc đồng hành của doanh nghiệp địa phương, chắc chắn sẽ là động lực tác động tích cực hơn cho hoạt động đào tạo và cung ứng nhân sự đắc lực của địa phương...”.

Một góc cuộc thi bếp. Ảnh: M.L

Trong dòng người du xuân tâm linh ở vùng đất kinh thành Đồ Bàn xưa, tôi trở lại khu di tích kiến trúc chùa Thập Tháp hơn ba thế kỷ, thong dong giữa một vùng sơn thủy hữu tình...

VĂN VIỆT

Vùng đất kinh thành Đồ Bàn quê tôi trước đây nằm trên địa giới huyện An

Nhơn, nay là thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Từ huyện quê lên thị xã với tốc độ đô thị hóa nhà cao tầng, biệt thự, đường giao thông và các cơ sở hạ tầng khác ở khu dân cư, nhưng An Nhơn vẫn luôn đặc biệt chú trọng bảo tồn những công trình giá trị kiến trúc xưa bên cạnh việc tôn tạo, mở rộng công trình kiến trúc mới. Vào mùa xuân hàng năm nói riêng, bốn mùa quanh năm nói chung, những ngôi chùa cổ kính thu hút ngày càng nhiều khách du lịch khắp nơi đến ngoạn cảnh, ngưỡng vọng. Trong đó tiêu biểu như di tích kiến trúc chùa Thập Tháp, tọa lạc địa phận phường Nhơn Thành của thị xã An Nhơn này.

“Chùa Thập Tháp, Di tích kiến trúc nghệ thuật thế kỷ 19 được Bộ Văn hóa công nhận xếp hạng Di tích Quốc gia, ngày 1/1/1990. Cấm mọi hành vi xâm phạm Di tích”, tấm bia đá dựng ngay đầu đường vào khu di tích chùa Thập Tháp nhắc nhớ mọi người nâng cao ý thức bảo vệ công trình kiến trúc nghệ thuật đã trải qua hơn 3 thế kỷ thăng trầm của lịch sử. Trước khi bước vào cổng chùa vãn cảnh xuân, du khách thường dừng lại bên hồ sen rộng 500 m2 chụp hình lưu niệm, đón nhận làn hơi nước mát rượi, cầu mong một năm mới an bình viên mãn. Một khách xuân

là người sinh ra và lớn lên, định cư trên đất Đồ Bàn An Nhơn, Bình Định cho biết, hồ sen vào xuân đâm chồi nẩy lộc, phát triển mới những phiến lá xanh nổi dập dềnh trên mặt hồ. Đợi đến hè sang, sen nở bung những đài hoa màu hồng, trắng, xanh, hương thơm thuần khiết lan tỏa khắp không gian rộng lớn của ngôi chùa.

Du xuân vào chùa Thập Tháp qua cánh cổng bề thế bên hồ sen, du khách nhìn về hướng đông thu vào tầm mắt dãy núi Thiên Đỉnh Sơn nhấp nhô phía chân trời. Hướng tây là một nhánh sông Kôn Bình Định bình yên chảy xuôi về

biển. Hướng Nam hiện lên bầu trời ngọn tháp Cánh Tiên và đến gần đó chạm tay vào những bức thông điệp thời gian từ mảnh ghép thành quách, đền đài, phù điêu…của thành Đồ Bàn “phát lộ” từ lòng đất trầm tích.

“Trải qua lịch sử hơn 300 năm với 15 vị hòa thượng thuộc 9 đời trụ trì, chùa Thập Tháp đã trở thành một công trình kiến trúc Phật giáo có quy mô bề thế. Chùa được xây dựng trên một khu đất hình mai rùa có chu vi gần 1 km. Chùa được bao quanh bằng lớp tường mới xây dựng lại. Tam Quan với hai trụ cao và to, trên đỉnh đắp tượng sư tử, hai mặt trong ngoài có đề đôi câu đối. Chùa Thập Tháp có kiến trúc kiểu chữ Khẩu, bao gồm 4 khu vực chính: Khu chính điện có diện tích khoảng 400 m2, khu phương trượng khoảng 130 m2, khu tây đường khoảng 120 m2, và khu đông đường khoảng 150 m2, được nối với nhau bằng một sân rộng có trồng nhiều cây cảnh...”, một tài liệu cho biết.

Theo đó, tên chùa Thập Tháp khai sinh từ năm 1683 do vị thiền sư đầu tiên là Nguyễn Thiều dùng vật liệu gạch, đá của 10 ngôi tháp

Chàm ngã đổ tự nhiên để xây dựng tại chỗ. Những vị thiền sư kế tục sau đó tu bổ thành một quần thể kiến trúc hoàn chỉnh vào đầu thế kỷ 20. Xuân này bước vào những năm cuối của thập niên thứ 2 thuộc thế kỷ 21, bên những cội sứ vươn cành nở hoa trắng tinh là những hàng mái ngói thâm nâu, lợp theo kiến trúc âm dương giao hòa. Trên đỉnh mái ngói được chiêm ngưỡng hình viên ngọc châu khổng lồ đặt chính giữa song long đối diện.

Dâng hương lễ Phật trước chánh điện chùa Thập Tháp, nguyện cầu an lạc năm mới, “du khách tôi” thong thả dưới bóng xanh hàng tre, tùng dương, ngập đầy muôn sắc hoa cúc, vạn thọ, mai vàng, mai tứ quý, thược dược..., ngồi nghỉ chân bên khu vườn 24 bảo tháp cổ kính nhiều tầng khác nhau, xây dựng trong các thời điểm của thế kỷ 19 và thế kỷ 20. Tất cả đã nhuộm màu thời gian phủ từng lớp rêu phong bụi đất phù sa đồng bằng Nam Trung Bộ, đưa du khách tìm về miền quá khứ thấm đẫm chất văn hóa đa dạng, nghệ thuật kiến trúc độc đáo để chiêm ngưỡng, khám phá và mãi mãi trân trọng, gìn giữ và phát huy những giá trị nguồn cội của mình...

Khám phá di tích nghệ thuật kiến trúc hơn 3 thế kỷ

Khu chánh điện chùa Thập Tháp. Ảnh: V.V

Page 9: CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201803/27733_BLD_cuoi_tuan_ngay_24.3.2018.pdf · dân đoàn kết xây dựng nông

9 THỨ BẢY 24 - 3 - 2018CUỐI TUẦNGIA ĐÌNH - ĐỜI SỐNG

CHUYÊN MỤC THANH NIÊN

Sinh viên Đà Lạt chọn “sống xanh”VIỆT QUỲNH

Năm 2018 là lần thứ 8 liên tiếp Đoàn Trường ĐH Đà Lạt tổ chức chương trình hưởng

ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 60+. Với chủ đề “Tôi chọn sống xanh”, trong suốt thời gian diễn ra chương trình, các bạn SV đã cùng trải qua thật nhiều trải nghiệm và cảm xúc thú vị khi được xem video về tác hại của ô nhiễm môi trường, xem vở kịch về bảo vệ môi trường và trình diễn thời trang từ các vật liệu tái chế. Tất cả đều được chuẩn bị và dàn dựng bởi các SV là thành viên của CLB Nhịp sống giảng đường. Bạn Nguyễn Thành Tâm (SV năm 4, Khoa Lịch sử) - Chủ nhiệm CLB Nhịp sống giảng đường, cho biết: “Thông qua những tiết mục hài hước và nhẹ nhàng, chúng tôi muốn truyền tải thông điệp về tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường đến các bạn trong trường một cách đơn giản, dễ hiểu và hiệu quả nhất nhằm thay đổi ý thức của mọi người về bảo vệ môi trường”.

Tham gia chương trình, mỗi bạn SV đều được mang trên tay mình một dây ruy băng màu xanh. Và như một lời cam kết tiết kiệm điện, giảm đi sự nóng lên toàn cầu, các bạn cùng hô to khẩu hiệu “Tôi chọn sống xanh” thể hiện trách nhiệm của những người trẻ đối với môi trường. Các bạn cũng đã cùng trao đổi với nhau cần “sống xanh”

“Tôi chọn sống xanh” - đó là câu khẩu hiệu đã được hơn 200 bạn sinh viên (SV) đồng loạt hô vang tại hội trường. Thư viện Trường Đại học (ĐH) Đà Lạt, cũng là chủ đề của chương trình hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 60+ năm 2018 vừa diễn ra tại Trường ĐH Đà Lạt vào cuối tuần vừa qua.

như thế nào và đưa ra nhiều giải pháp. Bạn Lý Thị Thắm (SV lớp Kế toán K39, Khoa Quản trị kinh doanh), chia sẻ: Sau các năm tham gia chương trình, em tự thấy rằng bản thân đã ý thức hơn rất nhiều trong việc bảo vệ môi trường, đơn giản nhất là loại bỏ thói quen xả rác bừa bãi. Nếu như trước đây, SV thường tiện đâu vứt rác đấy thì bây giờ, rất nhiều bạn đã có ý thức bỏ rác vào thùng. Tuy đây chỉ là một hành động nhỏ, nhưng nó góp phần rất lớn trong việc giữ gìn cảnh quan trường học và nơi sống sạch đẹp.

Hoạt động không thể thiếu trong Chiến dịch Giờ Trái đất hàng năm là tắt đèn điện và các thiết bị điện không ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt trong vòng một tiếng đồng hồ. Tại chương trình hưởng ứng

của Trường ĐH Đà Lạt, khoảnh khắc toàn hội trường tắt đèn, các bạn SV và khách mời đồng loạt bật đèn flash và thắp nến cho chữ 60+, không khí như trầm lại. Rất

nhiều bạn đã chia sẻ rằng, chưa bao giờ bản thân suy nghĩ nhiều về sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường, cũng như tác động của việc ô nhiễm môi trường đến

đời sống con người nhiều đến thế. Đó cũng chính là mục đích mà ban tổ chức chương trình hướng đến: Thay đổi nhận thức để thay đổi hành động. “Chúng em nhận ra rằng, mỗi hành động nhỏ của mỗi người đều có thể góp phần làm cho môi trường tốt hơn hoặc tệ đi. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của chính chúng ta. Chính vì vậy, những người trẻ nên có nhiều hành động hơn để tạo nên những thay đổi to lớn nhằm bảo vệ môi trường” - K’Rin (SV năm 3 Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh) chia sẻ sau khi kết thúc chương trình.

Ông Phan Tuấn Anh - Bí thư Đoàn trường Đại học Đà Lạt, cho biết: Chương trình hưởng ứng Giờ Trái đất nhằm tuyên truyền, vận động, thay đổi ý thức của SV trong nhà trường, hướng đến tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt, cũng như giữ gìn vệ sinh môi trường sống xung quanh. Bên cạnh đó, SV là đối tượng tương tác nhiều nhất với mạng xã hội nên thông qua kênh này, chúng ta có thể lan tỏa nhanh chóng những hành động đẹp và những ý thức tốt đến cộng đồng, từ đó dần dần hình thành ý thức trong lớp trẻ nói riêng và toàn xã hội nói chung. Bên cạnh đó, Đoàn trường cũng duy trì chương trình mỗi đơn vị Đoàn thực hiện một công trình thanh niên là các bồn hoa, cây xanh nhằm tạo không gian xanh trong khuôn viên nhà trường.

AN NHIÊN

Nghiên cứu trên 62 bệnh nhân bị áp xe ruột thừa được phẫu thuật nội soi

tại BV Hoàn Mỹ Đà Lạt trong 4 năm qua, kết quả ghi nhận: bệnh nhân trẻ nhất 12 tuổi và lớn nhất 75 tuổi; 37 nam và 25 nữ; 41 bệnh nhân ở Đà Lạt và 21 người ở các huyện trong tỉnh; phần lớn 61,3% bệnh nhân làm nghề lao động trí óc; tất cả vào viện với lý do đau bụng vùng hố chậu phải hay bụng phải. Thời gian từ lúc bắt đầu đau bụng đến khi nhập viện ngắn nhất là 2 ngày, dài nhất là 14 ngày. Trong số này, có 18 bệnh nhân (chiếm 29%) khi đau bụng thì dùng thuốc kháng sinh đến khi đau dữ dội thì mới nhập viện.

Viêm ruột thừa cấp là một cấp cứu ngoại khoa về bụng thường gặp nhất trên thế giới. Khoảng 10% viêm ruột thừa diễn tiến đến các biến chứng như: thủng gây viêm phúc mạc, áp xe ruột thừa hay đám quánh ruột thừa. Nhiều nghiên cứu ghi nhận đám quánh và áp xe ruột thừa chiếm từ 2-7% trong số bệnh nhân nhập viện vì viêm ruột thừa cấp.

Các triệu chứng lâm sàng: 100% bệnh nhân đau bụng hố chậu phải hay bụng phải; 74,2% bệnh nhân bị sốt; một số trường hợp bị các

Một đề tài nghiên cứu “Kết quả của phẫu thuật nội soi điều trị áp xe ruột thừa trong ổ bụng tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Lạt” của BSCK I Trịnh Văn Vinh và BS Phạm Thanh Tòng - BV Hoàn Mỹ Đà Lạt không chỉ đánh giá về thành tựu đạt được của bệnh viện trong lĩnh vực này mà còn đưa ra lời khuyên bổ ích cho người bệnh: Đau ruột thừa, đừng chủ quan mà phải nhập viện ngay.

rối loạn tiêu hóa như nôn, buồn nôn, tiêu chảy. Trong số các triệu chứng thực thể, phần lớn 67,7% có ấn đau ở bụng dưới bên phải, 50% trường hợp sờ được khối u ở bụng dưới bên phải.

Khi các bác sĩ siêu âm bụng kết luận có dấu hiệu rõ của áp xe ruột thừa ở 58,1% số ca. Trong khi các ca bệnh còn lại (41,9%) dù sau này mổ thấy có tụ mủ vùng quanh ruột thừa viêm nhưng siêu âm bụng trước mổ chỉ đọc được là đám quánh ruột thừa hay viêm ruột thừa cấp. Có 28 ca chụp CT Scanner đều thấy hình ảnh ổ áp xe ruột thừa. Đo trên CT Scanner bụng, kích thước của ổ áp xe nhỏ nhất là 2 cm và lớn nhất là 6 cm. Vị trí ổ áp xe ruột thừa sau hồi tràng gặp nhiều nhất (45,2%), kế đến là áp xe ruột thừa sau manh tràng (38,7%), áp xe ruột thừa tiểu khung (12,9%), có 2 trường hợp áp xe ruột thừa dưới gan.

Khi nhập viện khám thì tình trạng ruột thừa của phần lớn 62 bệnh nhân này (79%) đều đã hoại tử ở thân hay đầu; có 12 trường

hợp (19,4%) ruột thừa đã hoại tử mủn nát nhưng còn tìm thấy và kiểm soát được gốc ruột thừa. Cá biệt có 1 trường hợp không còn tìm thấy ruột thừa trong ổ áp xe - đó là bệnh nhân 56 tuổi, sau 8 ngày đau bụng mới nhập viện, chụp CT Scanner ổ bụng thấy có ổ áp xe cạnh manh tràng đường kính khoảng 5 cm. Trường hợp này trong mổ bác sĩ chỉ phá được ổ áp xe và đặt dẫn lưu; bệnh nhân được theo dõi sau mổ 1 năm không ghi nhận có rò manh tràng hay viêm ruột thừa tái phát.

Thời gian một ca mổ nội soi áp xe ruột thừa tại BV Hoàn Mỹ Đà Lạt nhanh nhất là 45 phút và lâu nhất là 160 phút. Có 51 trường hợp gốc ruột thừa không bị hoại tử đã được bác sĩ xử trí bằng cách cột nơ Roeder, 10 ca ruột thừa bị hoại tử ngay gốc đã được bác sĩ khâu lại gốc ruột thừa, 1 trường hợp không thể tìm thấy để kiểm soát gốc ruột thừa nên bác sĩ chỉ dẫn lưu tại chỗ. Qua 62 ca áp xe ruột thừa được phẫu thuật nội soi, bác sĩ ghi nhận có 2 trường hợp bị trầy

xước nhiều ở thanh mạc hồi tràng nhưng không có trường hợp nào bị thủng ruột trong mổ, không có trường hợp nào phải chuyển sang mổ mở. Thời gian lưu ống dẫn lưu ngắn nhất là 3 ngày và dài nhất là 8 ngày. Theo dõi biến chứng sau mổ có 6 ca bị nhiễm trùng vết đặt trocar được xử trí bằng kháng sinh kết hợp cắt chỉ khâu da và chăm sóc tại chỗ có diễn tiến tốt, 2 trường hợp có dấu hiệu bán tắc ruột sớm sau mổ và 3 trường hợp bị tụ dịch ổ bụng được phát hiện bằng siêu âm bụng kiểm tra điều trị nội ổn định; không có trường hợp nào phải mổ lại và không có ca tử vong.

Kết quả giải phẫu bệnh ở 62 ca áp xe ruột thừa, trừ 1 trường hợp không tìm thấy ruột thừa trong lúc mổ, còn lại 61 ca có tình trạng ruột thừa đã viêm hoại tử chiếm 98,3%. Thời gian phục hồi của bệnh nhân sau khi phẫu thuật nội soi áp xe ruột thừa có 30 trường hợp ăn uống trở lại trong ngày thứ nhất, 30 trường hợp ăn lỏng lại sau ngày thứ 2 và 2 ca ăn trở lại vào

ngày thứ 3. Thời gian nằm viện từ 3 - 8 ngày.

BSCK I Trịnh Văn Vinh - Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Lạt cho biết: Hiện nay trong nước có nhiều bệnh viện thực hiện phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa ngay trong điều trị áp xe ruột thừa như: BV Chợ Rẫy, BV Đại học Y Dược TP HCM, BV Bình Dân, BV Thống Nhất, BV Nhân Dân Gia Định... nhưng báo cáo đề tài chính thức chưa nhiều. Đối với những ca áp xe ruột thừa đã được thành hóa, tức là dính áp vào thành bụng trước ở hố chậu bên phải, cách điều trị kinh điển là rạch tháo mủ tại chỗ hay gần đây là chọc hút kết hợp với kháng sinh đã được áp dụng rộng rãi. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này để xác định phẫu thuật nội soi trong điều trị áp xe ruột thừa là khả thi, an toàn, hiệu quả. Qua 62 trường hợp áp xe ruột thừa được điều trị bằng phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Lạt trong 4 năm qua, chúng tôi đã đưa ra kết luận: Can thiệp bằng phẫu thuật nội soi trong áp xe ruột thừa có tỉ lệ thành công cao, hầu hết trường hợp giải quyết được ổ mủ và cắt được ruột thừa. Tai biến trong mổ và biến chứng sau mổ thấp. Thời gian mổ trung bình 90 phút và hồi phục sau mổ có nhiều thuận lợi.

Diễn thời trang làm từ vật liệu tái chế trong chương trình. Ảnh: V.Q

Năm 2009 là năm đầu tiên Việt Nam tham gia vào Chiến dịch Giờ Trái đất. Năm 2013 và 2014, Chiến dịch Giờ Trái đất tại Việt Nam đã thu hút sự tham gia của toàn bộ 63 tỉnh, thành phố thể hiện quyết tâm hành động chống biến đổi khí hậu, tiết kiệm điện. Lâm Đồng cùng với 62 tỉnh, thành khác đã đồng loạt tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết hưởng ứng Giờ Trái đất 2017 với thông điệp: Tắt đèn - Bật tương lai đã tiết kiệm được 471.000 kWh, tương đương với giá trị khoảng 764 triệu đồng.

Năm 2018 là năm thứ 10 chiến dịch được tổ chức tại Việt Nam, là năm thứ ba trong lộ trình ba năm “thách thức - vượt qua - thay đổi” với khẩu hiệu cho Chiến dịch Giờ Trái đất tại Việt Nam năm 2018 là “Hôm nay tôi sống xanh hơn” (“Go more green”). Chương trình phát động nghi thức tắt đèn Giờ Trái đất 2018 sẽ diễn ra từ 20h30 - 21h30, thứ bảy ngày 24/3/2018.

Đau ruột thừa - đừng chủ quan

Page 10: CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201803/27733_BLD_cuoi_tuan_ngay_24.3.2018.pdf · dân đoàn kết xây dựng nông

10 THỨ BẢY 24 - 3 - 2018 CUỐI TUẦN TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Cần khẩn trương xây dựng Trạm xử lý nước thải tập trung KCN Phú HộiNGUYỆT THU

Theo số liệu báo cáo, lũy kế đến nay có 33 doanh nghiệp/Dự án được Ban Quản lý các

KCN Lâm Đồng cấp phép đầu tư với tổng vốn đầu tư là 3.945 tỷ đồng và 49 triệu USD bao gồm các ngành nghề: Chế biến nông sản xuất khẩu, màn lợp nông nghiệp, chế biến cà phê hòa tan, cà phê ướt, dệt may, kính cường lực, chiết xuất khí hóa lỏng... Trong đó, 19 doanh nghiệp đang hoạt động, 4 doanh nghiệp đang xây dựng, dự kiến sẽ đưa vào hoạt động trong năm 2018.

Ông Vũ Văn Ghi - Giám đốc Nhà máy chiết xuất Phú Hội - Công ty Ladophar tại KCN Phú Hội Đức Trọng cho biết: Cao điểm nhà máy chúng tôi sản xuất với sản lượng 20 tấn atiso/ngày. Toàn bộ nhà máy đều có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt loại tiêu chuẩn B, tuy nhiên tình trạng nước tràn ra ngoài đất sang các doanh nghiệp khác cũng khiến chúng tôi rất ái ngại. Lượng nước thải tuy đã đạt tiêu chuẩn quy định là mức độ B nhưng về cảm quan môi trường vẫn không thể đạt như nước sông, nước suối. Mặc dù nhà máy đã có hệ thống ống dẫn nước ra đường mương, nhưng nước ngấm vào đất, như thế không thể tránh khỏi sẽ ảnh hưởng đến trồng trọt, các loại nông sản của bà con nông dân xung quanh khu vực. Vì vậy, việc khẩn trương xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung là vô cùng cấp bách, cần thiết cho các doanh nghiệp hoạt động tại KCN. Nếu trạm xử lý nước thải tập trung cho toàn KCN được vận hành sẽ bảo đảm vệ sinh môi trường và cảnh quan nơi đây, doanh nghiệp rất yên tâm sản xuất.

Còn anh Nguyễn Phi Phong - Phó Giám đốc Công ty TNHH kính Hoàng Hưng chuyên sản xuất kính cường lực tại KCN Phú Hội kiến nghị: Hiện tại doanh nghiệp hoạt động rất tốt, mọi yếu

Sau 10 năm đi vào hoạt động nhưng đến nay hệ thống Trạm xử lý nước thải tập trung Khu Công nghiệp (KCN) Phú Hội, Đức Trọng vẫn chưa được triển khai xây dựng, gây ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân địa phương. Khảo sát thực tế tại KCN Phú Hội, chúng tôi nhận thấy sự cấp thiết cần phải xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung tại đây.

Các doanh nghiệp cũng cho rằng: Bên cạnh xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung, một số kiến nghị như cầu từ KCN ra đường lớn đã bị xuống cấp, chỉ cho xe trọng tải 30 tấn đi qua, không đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp; ngành điện vẫn tự ngắt điện nên doanh nghiệp bị thiệt hại rất nhiều. Về xử lý ô nhiễm môi trường tại bãi rác đã có ý kiến 6 năm nay cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân. Rất mong chính quyền địa phương quan tâm xử lý khắc phục nhanh chóng.

tố địa bàn, môi trường cơ bản đảm bảo để doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, thực tế để tiếp tục phát triển tốt hơn về lâu dài, chúng tôi đề nghị tỉnh tạo mọi điều kiện để nhà đầu tư sớm xây dựng và đi vào hoạt động, từ đó sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp, giúp chúng tôi bớt khó khăn hơn vì nếu mỗi doanh nghiệp tự xây sẽ rất tốn kém và không đồng bộ. Hiện nay doanh nghiệp chúng tôi vẫn xử lý nước thải tạm thời bằng cách xây bể lắng.

Ông Kwon Tae Sung - Tổng Giám đốc Công ty APOLO tại KCN Phú Hội cũng nêu ý kiến tâm huyết: Chúng tôi rất vui vì tỉnh đã có buổi gặp gỡ các doanh nghiệp, nhà đầu tư vào dịp cuối năm, nhiều ý kiến chỉ đạo đề ra rất hay từ phía ông Nguyễn Văn Yên - UVBTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Tuy nhiên, thực tế đến nay nhiều nội dung chỉ đạo

chưa được triển khai. Chúng tôi vẫn kiến nghị, đề xuất tỉnh nên sớm triển khai hệ thống xử lý nước thải tập trung để đảm bảo môi trường tại KCN.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, tại Quyết định số 2404 ngày 28/10/2016 do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Yên đã ký về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải tập trung, hệ thống thu gom nước thải và đường giao thông, hệ thống thoát nước mặt KCN

Phú Hội. Đơn vị Chủ đầu tư là Công ty Phát triển hạ tầng KCN Phú Hội với tổng mức vốn đầu tư trên 124 tỷ đồng. Dự án sẽ đầu tư trong giai đoạn từ 2017 - 2020.

Được biết, về quy mô đầu tư, hệ thống trạm xử lý nước thải tập trung, hệ thống thu gom nước thải này sẽ được thiết kế theo công nghệ hóa lý 2 bậc, kết hợp sinh học AO (thiếu khí - hiếu khí kết hợp) đảm bảo yêu cầu chất lượng nước đầu ra đạt tiêu chuẩn.

Theo đó, các hạng mục xây

dựng sẽ được thiết kế gồm cụm xử lý sơ bộ để ngăn tách rác khô, bể thu gom, bể lắng cát, bể điều hòa. Cụm xử lý hóa lý bậc 1 sẽ có nhiệm vụ để các bể khuấy trộn phản ứng, bể lắng hóa lý. Cụm xử lý sinh học gồm bể chứa sự cố, bể xứ lý thiếu lý Anoxit, bể xử lý sinh học Aeroten, bể lắng sinh học… Và cuối cùng là khu khử trùng nước thải, gồm bể khử trùng và hồ sinh thái.

Về hệ thống thoát mặt nước theo dự án đã phê duyệt, dự kiến sẽ xây dựng hệ thống hai bên đường thiết kế với bên phải tuyến sử dụng cống tròn bê tông cốt théo D800, bên trái tuyến sử dụng cống hộp bê tông cốt thép kích thước 3 m x 2,5 m, dọc tuyến bố trí hố ga thu nước bằng bê tông cốt thép M200, đan vỉ thép hình.

Nhìn chung, về kỹ thuật cơ bản đảm bảo khoa học, hợp lý, an toàn, đảm bảo vệ sinh môi trường cho cả KCN với 30 doanh nghiệp, nhà máy hoạt động sản xuất, chế biến và các hộ dân quanh KCN. Tuy nhiên, do nguồn vốn Trung ương chưa có nên đến nay hệ thống Trạm xử lý nước thải tập trung tại KCN Phú Hội vẫn chưa được xây dựng.

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Lê Hải Ninh - Giám đốc Công ty Phát triển hạ tầng KCN Phú Hội cho biết: Sau 10 năm đi vào hoạt động nhưng đến nay hệ thống trạm xử lý nước thải tập trung vẫn chưa được triển khai, đây là bức xúc của nhiều doanh nghiệp cũng như Công ty chúng tôi về vấn đề này. Mới đây UBND cũng đã họp bàn với các sở, ngành liên quan để tìm hướng xử lý giải quyết, sẽ đưa dự án đầu tư này vào dự án trọng tâm trọng điểm cấp thiết để được đầu tư. Hy vọng, trong năm 2018 dự án sẽ được triển khai đầu tư xây dựng để toàn hệ thống các doanh nghiệp, nhà đầu tư đang hoạt động tại KCN được hưởng lợi và đi vào hoạt động ngày càng tốt hơn, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Với 30 doanh nghiệp, nhiều ngành nghề tập trung sản xuất, chế biến tại KCN Phú Hội, thách thức về ô nhiễm môi trường là rất lớn. Ảnh: N.Thu

NHỊP CẦU NHÂN ÁI

Cháu Ya Phước (sinh ngày 5/10/2005, thường trú tại thôn Ta Ly 2, xã Ka Đô, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng) đang sống lay lắt bởi căn bệnh ung thư máu hành hạ.

Mẹ Ya Phước - chị Ru Tơ cho biết, thấy con dạo gần đây thường xuyên ốm đau không ro nguyên nhân nên mới bàn với chồng đưa cháu về thành phố Hồ Chí Minh khám bệnh. Tại Bệnh viện Nhi đồng 2, các bác sỹ cho biết, Ya Phước bị bệnh ung thư máu. “Quá đỗi tuyệt vọng! Gia cảnh khó khăn, hai vợ chồng chỉ sinh có mình cháu Phước, thế mà ông trời thật bất công” - chị Ru Tơ nghẹn ngào.

Được biết, chị Ru Tơ (SN 1983) và anh Ya Khắp (SN 1975) tìm hiểu rồi đi đến hôn nhân năm 2004, đến năm 2005 thì có cháu

Ya Phước. Gia sản của hai vợ chồng chỉ có 1 sào ruộng nước và 1 sào vườn. Vừa rồi, cháu Phước phát bệnh, gia đình đã cho thuê vườn để lấy tiền chạy chữa cho cháu. “Hàng tháng, cháu Phước phải về thành phố Hồ Chí Minh để tái khám và lấy thuốc. Tiền thuốc rất đắt đỏ, ngoài khả năng tài chính của hai vợ chồng” - chị Ru Tơ cho biết thêm.

Hiện tại, anh chị không có công việc ổn định, ai thuê gì làm đó, nên thu nhập của anh chị hết sức bếp bênh. Cháu Ya Phước thì nay ốm, mai đau và đã bỏ học dở dang lớp 6 (Trường THCS Ka Đô 2).

Qua Báo Lâm Đồng, gia đình cháu Ya Phước rất mong nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của cộng đồng.

Mọi sự hỗ trợ xin gửi về:Báo Lâm ĐồngĐịa chỉ: Số 38 Quang Trung, Phường 9,

TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.ĐT: 0263.3811383Hoặc:Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lâm ĐồngĐịa chỉ: Số 01 Hoàng Diệu, Phường 5,

TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. ĐT: 0263.3561357Tên tài khoản: TINH HÔI CHƯ THÂP

ĐO LÂM ĐÔNGSố tài khoản: 102010000337988Ngân hàng Công thương chi nhánh

Lâm Đồng - VietinBankPHÒNG BẠN ĐỌC

Lay lắt với bệnh ung thư máu

Cán bộ Hội CTĐ xã Ka Đô 2 đến thăm, động viên cháu Ya Phước.

Page 11: CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201803/27733_BLD_cuoi_tuan_ngay_24.3.2018.pdf · dân đoàn kết xây dựng nông

11 THỨ BẢY 24 - 3 - 2018CUỐI TUẦNNHÌN RA BỐN PHƯƠNG

Ảnh minh họa.

Nhiều sai phạm... TIẾP TRANG 3

... Qua rà soát đối tượng nhận khoán đất lâm nghiệp năm 2017 của huyện Lâm Hà, trong tổng số 160 hộ nhận khoán đất lâm nghiệp chỉ co 56 hộ có hộ khẩu thường trú tại xã có đất nhận khoán, còn lại 86 hộ nhận khoán cư trú ngoài địa bàn xã, 18 hộ nhận khoán cư trú ngoài địa bàn huyện Lâm Hà.

Diện tích vi phạm hợp đồng giao khoán tại thời điểm năm 2015 là 84,43 ha, năm 2016 là 476,9 ha, năm 2017 là 424,17 ha, nhưng các đơn vị chủ rừng không có biện pháp kiên quyết yêu cầu các hộ nhận khoán trồng rừng theo đúng phương án được phê duyệt dẫn đến các vi phạm hợp đồng giao khoán trong một thời gian dài nhưng không xử lý dứt điểm.

Trong thời gian qua, UBND huyện Lâm Hà đã xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với Trưởng ban, Phó ban QLRPH Lán Tranh. Ban QLRPH Lán Tranh đã xử lý kỷ luật cảnh cáo đối với 4 cán bộ tiểu khu, cách chức 1 Phó phòng Kỹ thuật QLBVR, đồng thời thanh lý hợp

đồng giao khoán có sai phạm. Tuy nhiên, Ban QLRPH Lán Tranh chưa tổ chức giải tỏa cà phê trồng xen vào diện tích đã trồng cây lâm nghiệp để trồng bổ sung cây rừng đủ mật độ theo chỉ đạo của UBND tỉnh; chưa thực hiện giải tỏa, thu hồi đất để trồng lại rừng theo quy định đối với diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trồng cà phê đã thực hiện thanh lý hợp đồng. Ông Võ Kim Lan, Phó trưởng Ban QLRPH Lán Tranh cho biết, hầu hết những diện tích giao khoán trồng rừng là đất sau nương rẫy của người dân địa phương, do đó khi các hộ nhận đất trồng rừng tiến hành phát dọn thực bì chuẩn bị hiện trường trồng rừng thì xảy ra sự tranh chấp đất. Các hộ dân có đất bị thu hồi chống đối, ngăn cản bằng mọi cách rất quyết liệt, thậm chí manh động, họ phá hại bằng nhiều cách như nhổ rừng trồng, đốt, lấn chiếm dần rừng trong nhiều năm, phá hoại cây giống tập kết tại rừng trồng… và khiếu nại nhằm kéo dài thời gian tái

chiếm lại đất, đe dọa người đầu tư trồng rừng. Một số hộ nhận khoán đất rừng tự ý trồng cà phê xen cây rừng để tăng thu nhập cho gia đình trong thời gian dài nhưng chưa được xử lý kịp thời, chính vì vậy việc giải tỏa, thu hồi đất rất khó khăn cho đơn vị…

Bí thư Huyện ủy Lâm Hà Phạm Thị Phúc nhấn mạnh, trong thời gian tới, nếu đơn vị, cá nhân nào chưa thực hiện đúng hoặc vi phạm hợp đồng giao khoán Nghị định 135 của Chính phủ sẽ kiên quyết thu hồi đất xử lý triệt để. Đối với diện tích giao khoán cho các hộ gia đình, cá nhân chưa trồng rừng, trồng rừng thiếu mật độ, trồng cây rừng xen cà phê cho thu hoạch chính trên đất giao khoán, các đơn vị chủ rừng đôn đốc hộ gia đình, cá nhân trồng bổ sung cây rừng đủ mật độ trong mùa mưa 2018. Đối với diện tích giao khoán trồng cây cà phê dưới 2 năm tuổi hoặc hộ nhận khoán tự ý sang nhượng đất giao khoán thì đơn vị giải tỏa, thu hồi đất giao khoán.

Ngày xuân... TIẾP TRANG 7

... Để chỉ còn nghe tiếng mẹ nức nở qua điện thoại thoại vì nhớ các con.

Ký ức tưởng đã bị lớp bụi thời gian phủ kín. Nhưng đôi khi vẫn nhoi nhói đau. Trên những bước chân lạc trôi ở phương trời lạ. Tôi nhớ mẹ điên cuồng vào những chiều hanh hao. Không mưa, không nắng. Bầu trời ủ rủ một màu bàng bạc. Chẳng biết nước mắt cứ rớt xuống từ lúc nào...

Rồi cái ngày tôi trở về mẹ mừng lắm. Tết năm đó mẹ lại cặm cụi lao vào bếp. Chuẩn bị các món ăn cho ngày tất niên. Nồi măng khô ninh thật kỹ,... món nộm su hào thịt bò khô tôi thích mẹ cũng tỉ mẩn tự làm. Một tay mẹ tất bật nấu cho các con các cháu ăn với một niềm vui không giấu được trên nét mặt.

Cũng may, tết bây giờ gọn nhẹ nhiều. Bánh chưng, giò chả... có thể ăn quanh năm. Nên tết nhà nào cũng chỉ mua ngoài hàng vài ba chiếc để về thắp hương. Mứt tết cũng bán đủ loại. Chúng tôi đã lớn không còn thèm ăn như xưa, phải tranh nhau từng viên mứt trứng chim với quả táo tàu trong hộp mứt lèo tèo vài món. Giờ người thì kiêng ngọt, kẻ kiêng béo. Lũ trẻ ngày nay thích ăn bim bim hơn mấy miếng mứt bí mứt dừa. Thế nên tết nhà nào cũng phải có đầy đủ mứt, bánh kẹo nhưng nhiều khi để mốc chẳng ai ăn.

Mẹ rất mừng vì bữa tất niên cả nhà sum vầy. Chỉ trừ chị gái tôi định cư ở nước ngoài không về được.

Đêm 30 mặc chồng con ngủ hết, mẹ vẫn cặm cụi một mình chuẩn bị mâm cỗ giao thừa cúng tổ tiên.

Khi bầu trời bung nổ pháo hoa ở khắp nơi cũng là lúc mẹ đốt vàng mã. Mẹ lầm nhầm khấn nguyện mong những điều may mắn sẽ đến. Mùi khói mù mịt trong sân quyện vào nhau làm cho không gian ấm áp hơn giữa cái lạnh lẽo của mùa đông giá buốt. Rồi mẹ lặng lẽ đi bộ ra chùa gần nhà. Cầu chúc một năm mới mang lại những điều tốt đẹp cho cả gia đình.

Mới đó mà đã 5 năm mẹ đi xa...

3.Ừ, mới đó mà đã năm 5 năm tôi

rời Hà Nội vào sống ở phố Núi.Tháng trước ông anh cả ghé qua

Đà Lạt, bảo: - Tết này anh đưa cả nhà anh vào đây ăn tết. Đang tính mua vé vào ngày 27 tết, ra mồng 2 tết.

- Ông có vào không ạ? - Có chứ - Vậy thì vui quá! Giá ông ở chơi

thêm vài ngày nữa hãy ra thì hay quá nhỉ?

- Cái đó tùy ông thôi!Ông là bố đẻ tôi. Từ ngày mẹ

mất, bố gầy sọp đi. Mắt đã sâu lại càng thăm thẳm. Ngày còn sống, mọi việc trong nhà mẹ đều lo chu toàn. Mẹ nổi danh là người con dâu đảm đang nhất trong họ. Cả đời mẹ sống vì chồng con, vì gia đình nhà chồng. Chả thế mà bà nội tôi không sống được với con dâu nào mà chỉ ở được với mẹ dù mẹ không phải dâu cả. Tính mẹ không ai chê nổi vì biết chiều lòng người. Mẹ sẵn sàng hy sinh cái tôi của mình để mọi người được vui vẻ. Bà mẹ chồng nổi tiếng khó tính mà mẹ cũng chiều được.

Lương giáo viên của bố mẹ tôi phải lo cho 9 miệng ăn. Mẹ phải chạy vạy làm thêm, tăng gia nuôi lợn nuôi gà mới đủ tiền lo gia đình. Bố tôi hiền lành, ít va chạm. Mọi việc đều do mẹ quyết. Bố thế nào cũng được. Ngày mẹ còn sống, bố chẳng mấy khi ra khỏi nhà. Mẹ thì bươn chải đủ thứ việc từ trường lớp đến gia đình. Rồi công tác tổ dân phố. Mãi mấy năm gần đây khi mẹ đã đi thật xa, bố mới chịu theo con cháu đi đây đó. Ai cũng mong tuổi già của ông được sống những ngày cuối cùng vui vẻ. Dù không còn mẹ bên cạnh.

Tôi chẳng được nét gì của mẹ. May chỉ giống nét hay đi. Nhưng mẹ đi vì công việc. Còn tôi chỉ thích đi các nơi khám phá. Tích lũy được nhiều vốn sống để mình có thể sống bất cứ ở đâu khi cần thay đổi.

Với tôi, được đi là hạnh phúc mà không phải ai cũng nhận ra. Tôi giống bố, nhất là đôi mắt sâu. Giống bố ở tính không thích bon chen, cạnh tranh. Thế nên tôi sống được ở phố núi. Tôi thích cuộc sống ở đây. Tôi thích sự bình yên bên những con dốc. Mỗi sáng ngắm những luống rau anh chăm bón đang lớn từng ngày, nghe anh bảo “vụ rau này tết ăn vừa đẹp”, lại thấy cuộc sống dễ chịu hơn nhiều ở thủ đô. Nơi mà mỗi ngày cứ phải gồng mình lên với mọi áp lực bủa vây.

4.Sáng nay ngước mắt nhìn lên

cây Anh đào trước cổng, chợt thấy những bông hoa đầu tiên đang bung nở. Những cánh hoa mỏng manh màu hồng nhạt in rõ giữa nền trời xanh thắm. Cả cây chi chít nụ trông như những đốm lửa đang thi nhau thắp sáng. Nắng rạo rực khắp con phố nhỏ. Anh bảo: - Chắc tầm tháng nữa cây Anh đào này sẽ nở đẹp lắm đấy! Ngồi dưới gốc Anh đào nở tung thế kia luộc bánh chưng, ăn thịt nướng và uống rượu dâu tây chắc không còn gì thích bằng! Thứ rượu dâu mà tôi đã tự ngâm cả tháng nay. Chỉ chờ tết đến là uống. Tôi sẽ lại tự gói giò, tự làm đủ thứ mứt. Tết bây giờ bày ra làm cho vui, cho không khí chứ không còn vì miếng ăn như trước. Giờ người ta cần ăn ngon, sạch và vui vẻ.

Trời ơi! Hình như chưa có tết nào tôi mong đến thế kể từ ngày mẹ bỏ cõi tạm đi xa. Đôi khi cứ nghĩ sao một người tuyệt vời như mẹ lại bị “gọi đi” sớm thế? Nhưng rồi nghĩ sống ở trần gian mẹ đã vất vả đủ rồi. Một người nhân hậu như mẹ chắc đang ở thiên đường nơi chỉ có những nụ cười và hạnh phúc!

Tự dưng lại thèm ngồi bên bếp củi đỏ rực, gục đầu vào vai bố, rủ rỉ đủ thứ chuyện... Lửa lóng lánh giữa mùa đông cao nguyên xua tan mọi giá lạnh, chỉ còn hơi ấm nồng nàn. Dù gió vào mùa vẫn quật quã thổi. Mùi thịt nướng ngào ngạt bay làm sống dậy mọi giác quan. Thèm nhón tay bốc một miếng cho vào miệng rồi ực một ngụm rượu dâu tây...

Trời đất! Ngon gì đâu! Bỗng như thấy mẹ từ đâu đó mang mùi tết đến thật gần. Mùi tết có mẹ, dường như ngọt ngào hơn rất nhiều, bố nhỉ?

Ngày 20/3, tập đoàn Google có trụ sở ở Mỹ đã chính thức phát động một sáng kiến mới với mục tiêu nâng cao chất lượng báo chí, tăng cường mô hình kinh doanh của các hãng tin và giúp các tổ chức tin tức tận dụng sự đổi mới của công nghệ.

Sáng kiến mới, có tên gọi Sáng kiến Tin tức Google (Google News Initiative), là một phần trong nỗ lực của Google giúp nghề báo lớn mạnh trong thời đại số. Với sáng kiến này, Google sẽ cho phép chủ tài khoản Google đăng ký mua tin tức từ các trang thông tin điện tử chỉ với 1 đến 2 cú nhấp chuột.

Google cam kết hỗ trợ 300 triệu USD giúp nâng cao sức cạnh tranh của các nhà cung cấp tin tức mới trong việc thu hút khách hàng trả tiền mua tin tức, trong khi ngăn chặn dòng chảy thông tin sai lệch. Hiện Google đang thúc đẩy sáng kiến này cùng với khoảng 60 đối tác truyền thông như Washington Post, Financial Times ở Mỹ, Le Figaro ở Pháp, Grupo Globo ở Brazil và La Republica ở Italy.

Trên thực tế, trong nhiều năm

qua, Google đã phối hợp chặt chẽ với ngành công nghiệp báo chí và truyền thông, từ việc cho ra đời một loạt các trang thông tin có tốc độ truyền nhanh hơn phục vụ ứng dụng trên điện thoại thông minh, xây dựng YouTube như một “sân chơi” phục vụ đào tạo, cung cấp thông tin trong bối cảnh tính xác thực của tin tức đang bị thách thức trước các luồng thông tin mở và đa dạng hiện nay.

Hiện Google cũng đã cho ra mắt một trung tâm chuyên tìm kiếm cách thức chống tin tức giả

mạo liên quan tới các hoạt động vận động tranh cử, hay các tin tức nóng. Hãng cũng đã bắt tay với một loạt đối tác ở Mỹ triển khai dự án MediaWise hỗ trợ những người trẻ tuổi chủ động trong việc đánh giá tính xác thực của tin tức trực tuyến.

Sáng kiến mới trên được công bố trong bối cảnh Facebook, Google và Twitter đều đang đối mặt với sức ép lớn không để bị lợi dụng và trở thành diễn đàn truyền bá các thông tin không xác thực.

Theo vietnamplus.vn

Đạo diễn Nhật Bản đưa chuyện giao thông Việt Nam vào kịch múaChương trình kịch múa “Không

tín hiệu” sẽ chính thức ra mắt khán giả Thủ đô vào tối 30, 31/3 tại Nhà hát Tuổi Trẻ (số 11 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội).

“Không tín hiệu” là kết quả của quá trình hợp tác dàn dựng, trình diễn giữa các nghệ sỹ Việt Nam và Nhật Bản.

Tác phẩm được dàn dựng dựa trên cảm nhận, ấn tượng riêng của đạo diễn Onodera Shuji về giao thông ở Việt Nam. Khi thấy các phương tiện và dòng người đi bộ có

thể di chuyển nhịp nhàng ngay cả ở những giao lộ đông đúc, đạo diễn Onodera Shuji cảm thấy rất thú vị.

“Thoạt nhìn, mọi người đều có vẻ thư thái; nhưng khi quan sát kỹ sẽ thấy, những người đang tham gia giao thông đều có một giao ước thầm lặng với nhau về khoảng cách, để cả đám đông có thể cùng tiến về phía trước. Đạo diễn Onodera Shuji đã đưa điều đó vào tác phẩm của mình”, đại diện Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam cho biết.

“Không tín hiệu” có sự tham gia biểu diễn của bốn nghệ sỹ Việt Nam và năm nghệ sỹ Nhật Bản: Bùi Hồng Phương, Nguyễn Hoàng Tùng, Nguyễn Thị Cần, Nùng Văn Minh, Yuhei Ara, Miyuki Nishina, Yusuke Oba…

Việc giới thiệu vở kịch múa “Không tín hiệu” là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản (1973-2018).

Theo vietnamplus.vn

Google phát động sáng kiến nâng chất lượng truyền thông, chống tin giả

Page 12: CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201803/27733_BLD_cuoi_tuan_ngay_24.3.2018.pdf · dân đoàn kết xây dựng nông

THỨ BẢY 24 - 3 - 2018 CUỐI TUẦN12

GIAÙ3.500ñ

ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP PHUÏ TRAÙCH: HOÀ THÒ LAN ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

Cánh đồng lavender Cầu Đất. Ảnh: Phạm Anh Dũng

Góc ảnh đẹp

THỂ THAO

VIẾT TRỌNG (thực hiện)

Thưa ông, ông đánh giá phong trào TDTT tỉnh Lâm Đồng hiện nay như thế nào và đâu là những định hướng chung của tỉnh trong thời gian tới?

Ông Nguyễn Tiến Hải: Được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp nên thể dục thể thao (TDTT) của tỉnh đã có bước phát triển mạnh trong tỉnh.

Phong trào TDTT quần chúng của tỉnh tiếp tục được duy trì và phát triển, số người tham gia tập luyện TDTT thường xuyên toàn tỉnh đến nay lên trên 356 nghìn người, chiếm tỷ lệ khoảng 28% dân số trong tỉnh, tăng 1,5% so với năm trước. Số gia đình thể thao trong tỉnh cũng tăng lên 3% so với năm trước.

Trong tỉnh hiện nay có không ít CLB, liên đoàn, hội thể thao từ tỉnh đến xã, phường đang hoạt động với tổng cộng 10 liên đoàn, 4 hội thể thao cấp tỉnh, 40 hội, chi hội thể thao cấp huyện và 825 câu lạc bộ TDTT cơ sở. Toàn tỉnh đến nay đã tổ chức trên 1.000 giải thể thao hằng năm từ cấp tỉnh đến cơ sở, trong đó có 25 giải cấp tỉnh, 119 giải cấp huyện và 95 giải do các sở, ban, ngành, đoàn thể tổ chức, còn lại do xã, phường, thị trấn tổ chức trong gần 20 môn thể thao. Chỉ tính ở giải cấp tỉnh mỗi năm cũng có trên 5.000 lượt VĐV tham gia thi đấu.

Các giải thể thao hiện nay cũng được tổ chức cho hầu hết các đối tượng trong xã hội, có các giải dành riêng cho thiếu niên, nhi đồng, thanh niên dân tộc thiểu số, người cao tuổi, người khuyết tật…

Cùng đó, thể thao thành tích cao cũng được tỉnh quan tâm chú trọng. Năm 2017 vừa qua Lâm Đồng tham gia 57 giải thể thao khu vực, giải mở rộng, giải quốc gia và quốc tế của 14 môn với 510 lượt VĐV, đạt được 173 huy chương các loại, trong đó có 35 Huy chương Vàng. Nhiều VĐV đạt đẳng cấp kiện tướng và cấp I quốc gia. Đội tuyển bóng đá nam tỉnh Lâm Đồng đang thi đấu hạng nhì quốc gia, tỉnh cũng đăng cai nhiều giải quốc gia, quốc tế và khu vực.

Trong thời gian đến, Lâm Đồng sẽ gắn kết cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” với phong trào “Toàn dân

Nhân ngày Thể thao Việt Nam 27/3, Báo Lâm Đồng đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Tiến Hải, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Lâm Đồng về hoạt động TDTT Lâm Đồng trong thời gian qua và những định hướng chung của tỉnh trong thời gian đến.

đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” trong tỉnh; thường xuyên tổ chức các giải thể thao quần chúng, làm cơ sơ để tuyển chọn, bổ sung lực lượng VĐV vào tuyển năng khiếu của tỉnh. Đến năm 2020 Lâm Đồng phấn đấu đạt số người tham gia tập luyện TDTT thường xuyên trên 30% tổng dân số; số gia đình thể thao đạt trên 22%; số câu lạc bộ TDTT, cơ sở hoạt động TDTT đạt 900 CLB.

Với thể thao thành tích cao tỉnh tập trung đào tạo, huấn luyện đối với các đội tuyển tỉnh và tuyến trẻ của các môn thế mạnh như điền kinh, các môn võ, cờ vua, cầu lông, bóng bàn, cử tạ, thể dục thể hình... chú ý nâng cao thành tích thể thao tại các giải toàn quốc và quốc tế; tổ chức tốt các giải thể thao truyền thống hàng năm, đặc biệt đầu tư có trọng điểm các môn thể thao có thế mạnh của địa phương.

Thể thao mạo hiểm cũng là một thế mạnh của Lâm Đồng - Đà Lạt, định hướng của tỉnh ra sao cho bộ môn này?

Ông Nguyễn Tiến Hải: Vâng, Lâm Đồng trong thời gian qua đã chú ý phát triển các môn thể thao gắn với du lịch mạo hiểm như đu dây, vượt thác, xe đạp địa hình, đi bộ dã ngoại, chèo thuyền… Trong năm 2017, ngành chức năng của tỉnh đã tiến hành thẩm định và trao giấy xác nhận đủ điều kiện tổ chức và kinh doanh du lịch thể thao mạo hiểm cho 10 công ty lữ hành hoạt động trên địa bàn toàn tỉnh.

Hiện nay, loại hình này đang khá phát triển, ngành cũng tích cực hướng dẫn và tạo điều kiện cho các công ty lữ hành hoạt động, tuy nhiên phải nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định; đảm bảo an toàn tuyệt đối cho du khách khi tham gia chương trình du lịch thể thao mạo hiểm; thường xuyên cập nhật, thông tin về tình hình tổ chức chương trình; báo cáo tình hình tổ chức và kinh doanh loại hình này của đơn vị mình về Sở VHTT DL Lâm Đồng và Phòng Văn hóa - Thông tin các huyện, thành phố nơi tổ chức chương trình.

Trong thời gian tới, ngành sẽ tiếp

tục quản lý, có những hướng dẫn cụ thể để phát triển loại hình này.

Thể thao thành tích cao luôn đạt được chỉ tiêu huy chương đề ra nhưng chất lượng huy chương chưa cao, ngành có những giải pháp gì để cải thiện chất lượng huy chương trong thời gian tới?.

Ông Nguyễn Tiến Hải: Thể thao thành tích cao của tỉnh những năm gần đây luôn hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu được UBND tỉnh giao hằng năm, có một số bộ môn thường xuyên đạt thành tích cao trong các giải quốc gia và khu vực như cờ vua, bóng bàn, cầu lông, võ thuật cổ truyền, thể dục thể hình, điền kinh, đặc biệt là môn bóng bàn và cầu lông hai năm trở lại đây đã được biết đến với vị trí thứ 5 tại các giải vô địch trẻ quốc gia. Ngoài ra, cử tạ là môn mới được thành lập năm 2016 và được đào tạo tại Trung tâm Huấn luyện Thể thao Trường Đại học TDTT Bắc Ninh nhưng đã có được những thành tích ban đầu, đây sẽ là môn thể thao mũi nhọn của Lâm Đồng trong tương lai.

Hiện nay, ngành đang quản lý, huấn luyện ba tuyến gồm năng

khiếu, trẻ và đội tuyển cho 13 lớp với tổng số 158 vận động viên. So với nhiều địa phương trong nước thì Lâm Đồng vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn.

Để số huy chương ngày càng tăng, chất lượng huy chương ngày càng được cải thiện ở các giải đấu lớn, trong thời gian tới ngành sẽ tiếp tục nâng cao công tác đào tạo, đổi mới phương pháp huấn luyện, áp dụng khoa học - công nghệ vào công tác huấn luyện, thường xuyên đưa vận động viên tham gia thi đấu các giải mang tính cọ xát. Nếu có điều kiện, mời huấn luyện viên có trình độ cao về huấn luyện nâng cao tại địa phương.

Đồng thời tỉnh sẽ tập trung đào tạo, huấn luyện có trọng điểm những môn thể thao mũi nhọn của tỉnh lâu nay như cờ vua, cầu lông, bóng bàn, võ thuật cổ truyền, điền kinh, thể dục thể hình…, đưa vận động viên có triển vọng đi tập huấn tại một số trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia; tăng cường tham gia các giải trong hệ thống thi đấu quốc gia; đăng cai tổ chức một số giải quốc gia Lâm Đồng có thế mạnh như cờ vua, điền kinh, bóng bàn… để cho VĐV Lâm Đồng có cơ hội học hỏi kinh nghiệm.

Năm 2018 này là năm Đại hội TDTT các cấp trong tỉnh, hướng đến Đại hội TDTT cấp quốc gia, ngành đã có sự chỉ đạo như thế nào?

Ông Nguyễn Tiến Hải: Căn cứ các hướng dẫn của trung ương, tỉnh đã có kế hoạch cụ thể để tổ chức Đại hội TDTT các cấp trong tỉnh, tiến tới Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VIII năm 2018.

Tính đến 15/3/2018, toàn tỉnh đã có 76/147 xã, phường, thị trấn tổ chức Đại hội TDTT cấp xã, phường, các xã, phường còn lại đang tổ chức

và sẽ kết thúc vào tháng 4/2018.Với cấp huyện, hiện các huyện

thành trong tỉnh đang tích cực chuẩn bị cho đại hội của mình. Tỉnh chọn Bảo Lộc làm đại hội điểm cấp huyện, thành, lễ khai mạc đại hội điểm này vào 19/ 5/2018. Tất cả các huyện, thành phải kết thúc đại hội của mình trong tháng 7/2018.

Đại hội cấp tỉnh sẽ diễn ra trước tháng 10 năm nay, gồm 12 môn thi đấu với 14 nội dung gồm bóng đá nam, bóng chuyền (nam, nữ), thể dục thể hình, bóng bàn, quần vợt, cầu lông, cờ tướng, võ cổ truyền, Karate do, Taewondo, việt dã và kéo co (nam, nữ).

Để chuẩn bị tham gia Đại hội TDTT toàn quốc vào tháng 12/2018 đạt kết quả, ngay từ đầu năm 2017 Sở đã chỉ đạo Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT Lâm Đồng xây dựng kế hoạch huấn luyện, đưa một số vận động viên có trình độ chuyên môn, có khả năng tranh chấp huy chương tham gia tập huấn tại Trung tâm Huấn luyện Quốc gia, tham gia thi đấu để nâng cao trình độ, kỹ chiến thuật. Trong quý I/2018, lãnh đạo Sở đã tiến hành kiểm tra hệ thống đào tạo, công tác huấn luyện của tất cả các môn, trong đó các môn tham gia đại hội là những môn được chú trọng.

Trong Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VIII - 2018 này, Lâm Đồng dự kiến tham gia 8 môn gồm điền kinh, cờ vua, thể dục thể hình, võ thuật cổ truyền, Boxing, Taekwondo, bóng bàn và cầu lông với 36 vận động viên (28 nam, 8 nữ), phấn đấu đạt 8 huy chương các loại, trong đó 3 Huy chương Vàng trong thể dục thể hình và võ thuật cổ truyền.

Xin cảm ơn ông!

Chuẩn bị tốt cho đại hội TDTT cấp huyệnvà cấp tỉnh trong năm nay

Ông Nguyễn Tiến Hải (đầu tiên bên trái) trong giải thể thao Người khuyết tật tỉnh Lâm Đồng 2017. Ảnh: V.Trọng

NHÂN NGÀY THỂ THAO VIỆT NAM (27/3/1946 - 27/3/2018)