12
Quy hoạch, kiến trúc Đà Lạt - hướng đến một đô thị di sản Màu phượng tím đong đầy nỗi nhớ Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn SỐ 384 - 5022 THỨ BẢY, NGÀY 7/4/2018 CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG CUỐI TUẦN VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN Thực hiện nếp sống văn hóa, kỷ cương pháp luật là một nhiệm vụ quan trọng XEM TIẾP TRANG 2 Nam Hà - sinh lực vùng đất mới 3 Thành phố Đà Lạt từ góc nhìn hướng Tây Nam. Ảnh: M.Đ Thánh thót tiếng đàn bầu 6 1 TUẦN CON SỐ Tính đến ngày 20/3/2018, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 929 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký khoảng 126.794,12 tỷ đồng. Nguồn: UBND tỉnh K’Sumư và chiếc đồng hồ 5 Truyện ngắn: LÊ QUANG KẾT TRANG 8 TRANG 4 Màu tím của hoa phượng như tôn thêm vẻ đẹp cổ kính nhưng vẫn rất đỗi kiêu sa của kiến trúc cổ Thủy Tạ. Ảnh: Đ.V.B T hời gian qua, Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) tỉnh Lâm Đồng thường xuyên triển khai công tác thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú như: Xây dựng chuyên trang phản ánh gương người tốt, việc tốt trong triển khai thực hiện Phong trào trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền trên 2.000 lượt qua hệ thống trạm truyền thanh không dây tại 147 xã, phường, thị trấn; đăng tải hàng trăm lượt tin, bài trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, Trang thông tin của 12 huyện, thành phố. In ấn và phân phối nhiều phướn, băng rôn; xây dựng mới pano, in tờ gấp, tài liệu hướng dẫn triển khai thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, Phong trào TDĐKXDĐSVH... và phát hành rộng rãi về cơ sở. Nội dung tuyên truyền tập trung xây dựng gương “Người tốt, việc tốt”, Phong trào xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Thôn, buôn, tổ dân phố văn hóa”, “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”, Phong trào xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”, “Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” gắn với đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, các cuộc vận động thi đua yêu nước do các cấp, các ngành phát động. Trong thực hiện 5 nội dung của Phong trào TDĐKXDĐSVH, việc thực hiện nếp sống văn hóa, kỷ cương pháp luật đã có nhiều chuyển biến tích cực. Xác định việc quán triệt quan điểm xây dựng nếp sống văn hóa, kỷ cương pháp luật trong các cơ quan, đơn vị, địa phương; thôn, buôn, tổ dân phố; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân là một nhiệm vụ quan trọng, góp phần to lớn trong công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước, ngay đầu năm 2017,...

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201804/27914_BLD_cuoi_tuan_ngay_7.4.2018.pdf · CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG

  • Upload
    others

  • View
    10

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Quy hoạch, kiến trúc Đà Lạt - hướng đến một đô thị di sản

Màu phượng tím đong đầy nỗi nhớ

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn

SỐ 384 - 5022THỨ BẢY, NGÀY 7/4/2018CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG

CUỐI TUẦN

VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN

Thực hiện nếp sống văn hóa, kỷ cương pháp luật là một nhiệm vụ quan trọng

XEM TIẾP TRANG 2

Nam Hà - sinh lực vùng đất mới

3

Thành phố Đà Lạt từ góc nhìn hướng Tây Nam. Ảnh: M.Đ

Thánh thót tiếng đàn bầu

6

1 TUẦN CON SỐ

Tính đến ngày 20/3/2018, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 929 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký khoảng

126.794,12 tỷ đồng.Nguồn: UBND tỉnh

K’Sumư và chiếc đồng hồ

5Truyện ngắn:

LÊ QUANG KẾT

TRANG 8

TRANG 4

Màu tím của hoa phượng như tôn thêm vẻ đẹp cổ kính nhưng vẫn rất đỗi kiêu sa của kiến trúc cổ Thủy Tạ. Ảnh: Đ.V.B

Thời gian qua, Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) tỉnh Lâm Đồng

thường xuyên triển khai công tác thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú như: Xây dựng chuyên trang phản ánh gương người tốt, việc tốt trong triển khai thực hiện Phong trào trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền trên 2.000 lượt qua hệ thống trạm truyền thanh không dây tại 147 xã, phường, thị trấn; đăng tải hàng trăm lượt tin, bài trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, Trang thông tin của 12 huyện, thành phố. In ấn và phân phối nhiều phướn, băng rôn; xây dựng mới pano, in tờ gấp, tài liệu hướng dẫn triển khai thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, Phong trào TDĐKXDĐSVH... và phát hành rộng rãi về cơ sở.

Nội dung tuyên truyền tập trung xây dựng gương “Người tốt, việc tốt”, Phong trào xây dựng “Gia

đình văn hóa”, “Thôn, buôn, tổ dân phố văn hóa”, “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”, Phong trào xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”, “Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” gắn với đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, các cuộc vận động thi đua yêu nước do các cấp, các ngành phát động.

Trong thực hiện 5 nội dung của Phong trào TDĐKXDĐSVH, việc thực hiện nếp sống văn hóa, kỷ cương pháp luật đã có nhiều chuyển biến tích cực. Xác định việc quán triệt quan điểm xây dựng nếp sống văn hóa, kỷ cương pháp luật trong các cơ quan, đơn vị, địa phương; thôn, buôn, tổ dân phố; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân là một nhiệm vụ quan trọng, góp phần to lớn trong công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước, ngay đầu năm 2017,...

2 THỨ BẢY 7 - 4 - 2018 CUỐI TUẦN TIN TỨC - SỰ KIỆN

Thực hiện nếp sống văn hóa... TIẾP TRANG 1

... Ban Chỉ đạo các cấp đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt các nội dung. Đó là: Tuân thủ các quy định của pháp luật và nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, địa phương; thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong hoạt động công vụ; không vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh, thực hành tiết kiệm trong việc cưới, việc tang và lễ hội; đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; không có khiếu kiện đông người trái pháp luật; mâu thuẫn, bất hòa được giải quyết tại cộng đồng; có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau trong cộng đồng; thực hiện tốt các hoạt động nhân đạo, từ thiện;... đến cán bộ, nhân dân. Qua đó, nâng cao nhận thức, tư tưởng của cán bộ và nhân dân về mục đích, ý nghĩa việc thực hiện nếp sống văn hóa,

kỷ cương pháp luật. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao dộng có kỷ luật, kỷ cương, có nếp sống văn hóa văn minh. Đối với các thôn, buôn, tổ dân phố, cộng đồng dân cư trên địa bàn, việc xây dựng nếp sống văn hóa có chuyển biến tích cực. Nhiều địa phương phát huy tốt bản sắc văn hóa các dân tộc, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống; khai thác, sử dụng có hiệu quả các thiết chế văn hóa, thể thao.

Tuy đạt một số kết quả quan trọng nhưng nhìn chung việc thực hiện các quy định pháp luật và của địa phương về phòng, chống bạo lực gia đình, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội vẫn còn chưa nghiêm túc. Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả của Phong trào về thực hiện nếp sống văn hóa, kỷ cương pháp

luật, thời gian tới, Ban Chỉ đạo Phong trào TDĐKXDĐSVH các cấp cần đẩy mạnh tuyên truyền và vận động quần chúng, làm cho mọi người dân, từng gia đình, từng cộng đồng dân cư và cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức hiểu rõ về ý nghĩa, nội dung Phong trào, từ đó tự nguyện, tự giác thực hiện. Tiếp tục xây dựng, củng cố, duy trì và mở rộng quy mô hoạt động của các mô hình CLB văn hóa, văn nghệ, thể thao để nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Bên cạnh đó, chú trọng củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả của Ban Chỉ đạo các cấp. Tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp giữa MTTQ và các đoàn thể, tổ chức xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong thực hiện các nhiệm vụ của Phong trào. LAN HỒ

Nằm trong các hoạt động triển khai thỏa thuận hợp tác thông tin giữa Tạp chí Cộng sản với Tỉnh ủy Lâm Đồng, sáng 4/4, đại diện lãnh đạo Cơ quan Thường trực tại miền Nam của Tạp chí Cộng sản tiến hành làm việc tại Lâm Đồng nhằm thống nhất kế hoạch hợp tác tuyên truyền năm 2018; bàn về công tác triển khai Hội thảo Khoa học “Phát triển du lịch gắn với nông nghiệp bền vững: Thực trạng và giải pháp”. Về phía Lâm Đồng có đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo, Báo Lâm Đồng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch.

Theo nội dung trao đổi tại buổi làm việc, kế hoạch tuyên truyền năm 2018 sẽ bám sát các nội dung đã ký kết giữa Tạp chí Cộng sản và Tỉnh ủy Lâm Đồng. Riêng về hội thảo khoa học do Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản và Tỉnh ủy Lâm Đồng đồng tổ chức. Chủ trì hội thảo gồm đại diện lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng và Tạp chí Cộng sản. Hoạt động này nhằm đánh giá thực trạng, rút ra những bài học kinh nghiệm có giá trị trong quá trình phát triển, đồng thời tiếp tục đưa ra những định hướng sát hợp hơn trong việc phát triển du lịch gắn với nông nghiệp bền vững trong thời gian tới tại các địa phương mà tỉnh Lâm Đồng có nhiều lợi thế. Mục tiêu của hội thảo nhằm thúc đẩy phát triển hệ thống sản phẩm du lịch chất lượng, có

Cơ quan Thường trực miền Nam của Tạp chí Cộng sản làm việc tại Tỉnh ủy Lâm Đồng

giá trị, đảm bảo nhu cầu của khách du lịch. Trong đó chú trọng hướng đi mới phát triển du lịch xanh, canh nông… Hội thảo sẽ có sự tham dự của đại diện lãnh đạo các cơ quan trung ương, các ngành liên quan, 22 tỉnh, thành khu vực phía Nam, các địa phương ở tỉnh Lâm Đồng dự kiến 150 người.

Tham luận phục vụ cho Hội thảo về cơ bản có nội dung: Thực tiễn phát triển loại hình du lịch gắn với nông nghiệp bền vững

của các địa phương, vùng hoặc cả nước chủ yếu là của tỉnh Lâm Đồng; Những bài học kinh nghiệm; Đề xuất kiến nghị, giải pháp. Dự kiến có 50 - 70 bài tham luận. Những bài tham luận chất lượng sẽ được chọn để đăng trên các ấn phẩm của Tạp chí Cộng sản.

Hội thảo dự kiến tổ chức vào trung tuần tháng 6/2018, tại thành phố Đà Lạt.

N.NGÀ

Đồng chí PGS, TS Phước Minh Hiệp - Vụ trưởng, Trưởng Cơ quan Thường trực miền Nam của Tạp chí Cộng sản phát biểu tại buổi làm việc.

QUÝ I/2018: Sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá

Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Lâm Đồng thông tin, trong quý I/2018, sản xuất công

nghiệp trên địa bàn tiếp tục ổn định và tăng trưởng khá, chỉ số sản xuất công nghiệp

tăng 7,9% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành khai khoáng tăng 3,88%; ngành công

nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,82%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước

nóng và điều hòa không khí tăng 9,8%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và

xử lý rác thải, nước thải tăng 6,73%. Một số sản phẩm quý I/2018 tăng so với

cùng kỳ, như: đá xây dựng ước đạt 370,8 ngàn tấn, tăng 58,3%; rau ướp lạnh ước đạt 1,4 ngàn tấn, tăng 76,6%; hạt điều khô ước

đạt 193 tấn, tăng 59,2%; phân NPK ước đạt 12 ngàn tấn, tăng 17,2%; alumin ước đạt

147,4 ngàn tấn, tăng 6,4%; điện sản xuất ước đạt 540 triệu kwh tăng 8,9%; điện thương

phẩm ước đạt 293 triệu kwh, tăng 12,3%; …Bên cạnh đó cũng có một số sản phẩm

giảm so với cùng kỳ: cao lanh và đất sét cao lanh khác giảm 45%; các loại quả, hạt khô khác giảm 44,2%; sợi xe từ sợi tơ tằm

giảm 21,1%, …C.THÀNH

Nhân dân cung cấp trên 300 tin phòng chống tội phạm

Thông qua phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Công an

huyện Đạ Huoai đã phát động nhân dân cung cấp thông tin về phòng chống tội

phạm, giữ gìn an ninh trật tự.Trong thời gian qua, đã có trên 300 nguồn

tin của nhân dân cung cấp cho lực lượng công an. Trong đó, 170 tin có giá trị tốt

giúp cho công an xã, thị trấn giải quyết 16 vụ việc với 22 đối tượng đánh nhau gây rối trật tự, 3 vụ với 9 đối tượng tham gia đánh

bạc và làm rõ 19 vụ, 25 đối tượng trộm cắp, phạt vi phạm hành chính 7.500.000 đ nộp

ngân sách nhà nước.Cũng qua phong trào Toàn dân bảo vệ an

ninh Tổ quốc. Công an huyện đã phát hiện và tổ chức bắt giữ 4 đối tượng có lệnh truy

nã. Đồng thời vận động người dân giao nộp 24 khẩu súng cồn tự chế, 1 súng săn tự chế

và 17 vũ khí thô sơ khác. Những kết quả trên góp phần đảm bảo tình hình an ninh trật

tự tại địa phương.ĐẶNG DŨNG

ĐƠN DƯƠNG: Xây dựng xã Lạc Lâm, Quảng Lập thành xã nông thôn mới kiểu mẫu năm 2018

Ngày 3/4, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện phối hợp với Ban Tổ chức Huyện ủy Đạ Tẻh đã tổ chức khai giảng lớp Bồi dưỡng nhận thức về Đảng khóa I năm 2018. Tham dự lớp bồi dưỡng đợt này, có 77 học viên là đoàn viên, hội viên ưu tú đến từ các cơ quan, trường học và các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Theo chương trình khóa học, các học viên về tham dự lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng sẽ được quán triệt, hướng dẫn nghiên cứu, lĩnh hội 5 chuyên đề chính của Ban

Tuyên giáo Trung ương gồm: Khái quát lịch sử ra đời, xây dựng và trưởng thành của Đảng Cộng sản Việt Nam; nội dung chiến lược xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; một số nội dung cơ bản của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam; chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; và nội dung chuyên đề về phấn đấu để trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Kết thúc khóa học, các học viên sẽ được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi

dưỡng để làm cơ sở xét kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Được biết, trong nhiều năm qua, công tác phát triển Đảng trên địa bàn huyện Đạ Tẻh luôn được các tổ chức cơ sở đảng trong huyện quan tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện có hiệu quả. Trong quý I năm 2018, toàn Đảng bộ huyện đã kết nạp được 17 đảng viên mới (đạt 21,25% kế hoạch) nâng tổng số đảng viên trong toàn Đảng bộ lên 2.076 đồng chí.

Lớp nhận thức về Đảng diễn ra trong 3 ngày (từ ngày 3 - 5/4). K.PHÚC

Đạ Tẻh tổ chức lớp Bồi dưỡng nhận thức về Đảng

Gần 1 tỷ đồng in bao bì bảo vệ khoai tây Đà Lạt

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa phê duyệt dự án và kế hoạch lựa chọn nhà thầu in ấn bao bì hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ khoai tây Đà Lạt thuộc Đề án thí điểm nhận diện sản phẩm khoai tây Đà Lạt.

Theo đó, tỉnh Lâm Đồng sẽ chi gần 1 tỷ đồng để in ấn 200.000 bao bì, loại đựng 2

kg và 5 kg khoai tây. Số bao bì này sẽ được dùng để hỗ trợ các tổ chức, cá nhân có liên

quan đến hoạt động kinh doanh, sản xuất khoai tây Đà Lạt đóng bao bì trước khi đưa

ra thị trường tiêu thụ. Đây là hoạt động nhằm giúp người tiêu dùng phân biệt khoai

tây được trồng tại Đà Lạt với sản phẩm cùng loại có xuất xứ từ Trung Quốc, từ

nhiều năm qua vốn bị xem là “đội lốt” khoai tây Đà Lạt để bán với giá cao.

Thương hiệu khoai tây Đà Lạt được trồng tại TP Đà Lạt, các huyện Đơn

Dương, Lạc Dương, Đức Trọng và Lâm Hà. Sản lượng khoai tây Đà Lạt hằng năm

đạt khoảng 35.000 tấn. VĂN BÁU

Năm 2015, Đơn Dương được công nhận là huyện nông thôn mới (NTM) đầu tiên ở tỉnh Lâm Đồng, với 100% xã trên địa bàn huyện thực hiện thành công chương trình xây dựng NTM. Là huyện NTM, kết cấu hạ tầng, thiết chế văn hóa được xây dựng, nâng cấp đồng bộ, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao, tạo được sự đồng thuận, hưởng ứng mạnh mẽ

trong cộng đồng. Trên cơ sở đó, Huyện ủy Đơn Dương đã xây dựng Nghị quyết 08/NQ-HU về xây dựng KT-XH-QP-AN năm 2018, trong đó chú trọng xây dựng 2 xã Lạc Lâm, Quảng Lập thành xã NTM kiểu mẫu.

Để được công nhận là xã NTM kiểu mẫu, ngoài việc nâng cao chất lượng 19/19 tiêu chí quốc gia về NTM, còn phải tiến hành xây dựng thêm nhiều tiêu chí phục vụ tốt an

sinh xã hội, bộ mặt nông thôn… Hiện nay, Đảng bộ, chính quyền, nhân

dân 2 xã Lạc Lâm, Quảng Lập đang nỗ lực phấn đấu phát triển KT-XH ở trình độ cao hơn, để được công nhận là xã NTM kiểu mẫu vào cuối năm 2018, góp phần xây dựng huyện Đơn Dương NTM kiểu mẫu theo lộ trình đã đăng ký.

HOÀNG VƯƠNG MỸ

3 THỨ BẢY 7 - 4 - 2018CUỐI TUẦNKINH TẾ - XÃ HỘI

Ghi chép: NGUYỄN THANH ĐẠM

Tìm hiểu tình hình năm 2017, Chủ tịch xã nói vanh vách: Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng

Nam Hà đã gặt hái nhiều thành quả: Giá trị sản xuất đạt 570,87 tỷ đồng, tăng 6,1%; thu nhập bình quân đầu người 47,5 triệu đồng; thu ngân sách nhà nước 1.775 tỷ đồng, đạt 104% KH; tỷ lệ hộ gia đình văn hóa đạt 85,3%; tỷ lệ hộ nghèo chỉ chiếm 3,64% (43 hộ), giảm 1,44%...

Gian khó thời mở đấtXuất phát điểm là một vùng

kinh tế mới với điều kiện KT-XH ban đầu rất thấp, có lĩnh vực dường như “trắng tay” nên những con số trên thật ấn tượng với chúng tôi - những người làm báo mấy thập kỷ gắn bó với Lâm Đồng. Lan man, tôi hồi tưởng: Ngày 31/12/2002 Chính phủ ban hành Nghị định số 112/NĐ-CP thành lập xã Nam Hà, trên cơ sở chia tách địa giới hành chính từ thị trấn Nam Ban. Xã mới bao gồm diện tích, dân cư 6 khu phố: Hoàn Kiếm 1, 2 và 3, Sóc Sơn, Hai Bà Trưng, Nam Hà. Đây là sự kiện lớn lao đánh dấu trang sử mới, mốc son mới của một vùng đất mới, chứng minh chủ trương phân bố lại dân cư của Trung ương sau ngày miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất năm 1975 và quyết định của thành phố Hà Nội về việc di dân xây dựng kinh tế mới ở Lâm Đồng hoàn toàn đúng đắn. Ngược dòng thời gian, tháng 4/1976 lực lượng thanh niên tiền trạm đầu tiên gồm 124 chiến sĩ là con em huyện Gia Lâm - Hà Nội đã đặt chân lên vùng Nam Ban. Tháng 6/1976 lại đón tiếp hàng ngàn thanh niên từ các quận, huyện ngoại thành Thủ đô; trong đó có các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng. Lực lượng được biên chế thành các Tổng đội với nhiệm vụ khai hoang, xây dựng kết cấu hạ tầng để đón dân vào xây dựng vùng kinh tế mới. Từ sự khai phá, dựng xây của Tổng đội thanh niên tiền trạm Hai Bà Trưng - Hoàn Kiếm, vùng đất tiến tới hình thành Nông trường Quốc doanh số 4 vào năm 1978. Cuối năm 1979 tổ chức bộ máy của nông trường tương đối hoàn chỉnh và đi vào hoạt động. Tháng 8/1981, thành phố Hà Nội tổ chức thành lập đại đội Thanh niên xung phong xây dựng Thủ đô gồm 160 đội viên (trong đó có 106 đội viên là con em của quận Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm) với nhiệm vụ khai hoang, vỡ đất, trồng thử nghiệm cây chè, cây cà phê, làm đường, làm hồ đập, cầu cống… Nhớ năm 2006 dịp Nam Hà kỷ niệm 3 năm thành lập ông Phan Hữu Giản - nguyên Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Huyện ủy Lâm Hà rủ tôi về thăm Nam Hà bồi hồi kể: Khu vực của Đội sản xuất số I (Hai Bà Trưng - Hoàn Kiếm) là nơi sâu

NAM HÀ - SINH LỰC VÙNG ĐẤT MỚI Đầu tháng 4/2018, về thăm xã Nam Hà (huyện Lâm Hà), Chủ tịch UBND xã Tiêu Văn Bính với nụ cười rạng rỡ khi gặp lại, phấn khởi bộc bạch: Nam Hà đang chuẩn bị kỷ niệm 15 năm thành lập vào trung tuần tháng 4 này. Năm nay, địa phương có mấy niềm vui lớn. Một là, tiếp tục giữ vững danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2016. Thứ hai, UBND quận Hai Bà Trưng - Hà Nội hỗ trợ 15 tỷ đồng xây dựng trường mẫu giáo và xã còn có đường huyết mạch ĐT 725 chạy từ Phi Tô qua trung tâm Nam Hà, nối với Nam Ban sẽ hoàn thành cuối năm 2018. Và mừng nhất là xã được huyện chọn là vùng sản xuất cà phê ứng dụng công nghệ cao với diện tích 350 ha... Đây là những yếu tố quan trọng nhằm giúp địa phương “đột phá”, khởi sắc.

xa nhất. Dân cư ít, địa bàn rộng, đường sá đi lại rất khó khăn, mọi thứ lương thực, thực phẩm thiết yếu đều phải ra Nam Ban xếp hàng nhận theo chế độ tem phiếu, phương tiện vận chuyển chủ yếu là gánh vác. Bệnh tật hoành hành nhất là bệnh sốt rét, có lúc cao điểm số người sốt rét lên đến 40% quân số, không nhà nào không có người sốt rét. Thời ấy, có câu nói vui “Chưa bị sốt rét, chưa phải dân Hai Bà Trưng - Hoàn Kiếm”. Cuối năm 1985, ông Kiều Công Luận được cử làm Đội trưởng Đội sản xuất số I, kiêm trung đội trưởng dân quân tự vệ. Sau này, ông là hội viên Hội VHNT Lâm Đồng. Nhà thơ gắn bó và trưởng thành từ vùng đất Nam Hà trong một số bài ký đã phản ánh: Cuộc sống của nhân dân cực kỳ khó khăn, lương thực thiếu thốn, bệnh tật hoành hành, ốm đau nhiều đến mức khó kiếm được người khiêng bệnh nhân đi viện, đã có một số người bị chết do bệnh sốt rét. Thêm nữa tàn quân Fulro vẫn lén lút hoạt động, bọn tội phạm trốn nã lẩn trốn vào đây gây mất trật tự an ninh. Thông tin liên lạc không có, khi xảy ra vụ việc phức tạp phải cử liên lạc luồn rừng chạy bộ ra Nam Ban báo cáo. Đơn cử như vụ án Cấn Công The giết chết 3 người ở dốc Phì Phò chạy vào Hai Bà Trưng lẩn trốn, mà cũng phải mất gần 20 giờ sau mới tổ chức được lực lượng truy lùng... Vượt lên muôn vàn khó khăn, gần 300 con người của Hà Nội ngày ấy đã kiên cường trụ vững, bám đất sản xuất và xây dựng thành khu dân cư cho đến tận ngày nay... Ông Phan Hữu Giản tâm sự: Năm

1986, mình là Bí thư Đảng ủy kiêm Phó trưởng Ban xây dựng Vùng KTM Hà Nội về thăm đã biểu dương: “Nhân dân Hai Bà Trưng - Hoàn Kiếm vượt qua gian khổ, bám trụ thành công, đời sống khá dần lên, hoàn thành nhiệm vụ vùng Kinh tế mới và Nông trường giao”. Sau gần 30 năm đổ không ít mồ hôi, nước mắt và cả xương máu kiên cường bám trụ, mở đất của các thế hệ, xã Nam Hà hình thành mở ra địa danh mới trên bản đồ Tổ quốc.

Ngày 10/4/2003, xã Nam Hà chính thức ra mắt và đi vào hoạt động. Xã có diện tích tự nhiên 2.345 ha, phân chia thành 42 xóm. Dân số 1.017 hộ với 4.017

khẩu, gồm 8 dân tộc anh em: chủ yếu là người Kinh, ngoài ra còn góp mặt các dân tộc Hoa, Tày, Nùng, Khơ me, Mường và một số hộ gia đình đồng bào gốc Tây Nguyên: Cil, K’Ho. Do đặc điểm thuận lợi về khí hậu, thổ nhưỡng với nhiều tiềm năng nên Nam Hà sớm có sự góp mặt của nhân dân 26 tỉnh, thành trong cả nước tụ hội, lập nghiệp. Là địa phương thuần nông; cây trồng hầu hết cà phê, dâu tằm, chè, cây ăn trái, một phần lúa nước. Thời gian đầu thành lập, thu nhập bình quân đầu người khoảng 3 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí giai đoạn 2000 - 2005 chiếm 36%. Toàn bộ xã nguyên là Thôn 7,

thôn đặc biệt khó khăn của thị trấn Nam Ban trước đây, nên tình hình ANCT - TTATXH khá phức tạp.

Nhớ lại thời “vạn sự khởi đầu nan”, 5 năm trước về dự lễ 10 năm thành lập xã Nam Hà, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Đinh Đức Chí và nay giữ cương vị Phó Chủ tịch UBND huyện Lâm Hà - cán bộ huyện tăng cường về giữ chức Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã lâm thời nhận xét: Lúc ấy, bộ máy cán bộ xã chỉ 3 người có trình độ trung cấp, còn lại hầu hết đều bổ nhiệm từ cán bộ thôn, xóm và từ thị trấn vào, chưa qua đào tạo. Tuy mọi người nhiệt tình, có trách nhiệm nhưng năng lực hạn chế, thiếu kinh nghiệm trong công tác. Vì vậy, song song với sắp xếp bố trí đội ngũ cán bộ, việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho toàn hệ thống chính trị từ xã đến thôn đã được Trung tâm Chính trị huyện tổ chức tại xã. Trên 90% cán bộ từ cấp xóm, thôn chi hội đoàn thể trở lên được học tập nghiên cứu các chỉ thị, nghị quyết của Đảng; phương pháp, kỹ năng làm việc; công tác vận động xây dựng thực lực cách mạng ở cơ sở… Sau lớp học, cán bộ về cơ sở bắt tay vào nhiệm vụ đầu tiên là vận động nhân dân thu nộp ngân sách Nhà nước. Chỉ chưa đầy một tuần triển khai, xã hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước giao ngay trong tháng 4/2003. Cũng thời gian này, nghị quyết của Đảng bộ xã về vận động nhân dân đóng góp quỹ xây dựng kết cấu hạ tầng (còn gọi là quỹ Vàng) thu trên 35 triệu đồng. Phong trào hiến đất, hiến cây mở đường, xây nhà văn hóa thôn được nhiều hộ dân ủng hộ tích cực. Điển hình là gia đình ông Nguyễn Viết Thái (thôn Hoàn Kiếm 3) hiến 1.000 m2 đất cà phê xây dựng nhà văn hóa. Cụ bà Lê Thị Hiếu (thôn Hai Bà Trưng) là Cựu thanh niên tiền trạm Tổng đội Hoàn Kiếm hiến toàn bộ tài sản (giá trị khoảng 40 cây vàng) xây dựng trường mẫu giáo và các công trình công cộng... Với sự quan tâm sâu sắc đầy trách nhiệm, Đảng bộ và nhân dân quận Hoàn Kiếm - Hà Nội xem Nam Hà như một phường của quận, năm 2004, 2005 đã cử Đoàn cán bộ vào thăm, trao tặng xã Nam Hà 320 triệu đồng hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng và một phần cho quỹ xóa đói giảm nghèo của địa phương. Quận Hai Bà Trưng đã hỗ trợ xây dựng Trường Mẫu giáo 2 lần trị giá 18 tỷ đồng; huyện Sóc Sơn hỗ trợ làm đường giao thông và xây nhà sinh hoạt cộng đồng thôn trị giá 6,2 tỷ đồng.

Trĩu mùa quả ngọt 15 năm đối với đời người quả

không dài và quá ngắn đối với lịch sử một vùng quê thế nhưng từ thực trạng sơ khai chồng chất khó khăn như vậy mà Nam Hà nhanh chóng vươn mình trở thành một xã văn hóa đạt chuẩn cấp tỉnh vào năm 2010, đạt chuẩn nông thôn mới năm 2016, đang trên đà phát triển thì quả đáng khâm phục...

Trồng dâu, nuôi tằm mang lại thu nhập cao cho nông dân. Ảnh:T.Đ

Cà phê, cây trồng chủ lực trên đất Nam Hà. Ảnh: T.Đ

XEM TIẾP TRANG 11

4 THỨ BẢY 7 - 4 - 2018 CUỐI TUẦN KINH TẾ - XÃ HỘI

TRÒ CHUYỆN VỚI KIẾN TRÚC SƯ TRẦN ĐỨC LỘC:

Quy hoạch, kiến trúc Đà Lạt - hướng đến một đô thị di sản

MINH ĐẠO (thực hiện)

Trong đầu tháng 3/2018, một hội thảo khoa học với chủ đề “Đà Lạt, Di sản cho tương

lai? - Thách thức của quy hoạch không gian đô thị: Các giải pháp kinh tế bền vững để bảo vệ di sản” do Viện Hàn lâm Kiến trúc Pháp - Việt (AAFV), TP Hồ Chí Minh và Trường Đại học Yersin tổ chức. Hội thảo nhân dịp 5 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược Pháp-Việt; 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Pháp-Việt; 125 năm hình thành thành phố Đà Lạt… Tại đây, có nhiều nhà khoa học, kiến trúc sư giỏi của Việt Nam và Pháp tham luận, trong đó, ở Lâm Đồng, người duy nhất là kiến trúc sư (KTS), thạc sĩ Trần Đức Lộc, với tư cách là một chuyên gia độc lập. Chia vui với KTS Trần Đức Lộc, tôi đặt vấn đề:

Thưa KTS, khi đặt vấn đề hướng đến di sản quy hoạch - kiến trúc của Đà Lạt, theo tôi, nó vừa khẳng định đến một thương hiệu, vừa hướng điểm nhìn để khai triển đúng cả bảo tồn - phát huy, cả đầu tư - phát triển. Theo anh, có thể nhận diện về di sản quy hoạch - kiến trúc Đà Lạt như thế nào?

KTS Trần Đức Lộc: Hiện nay, tại TP Đà Lạt, một số công trình, vật thể và khu vực cảnh quan thiên nhiên đã được công nhận giá trị di sản văn hóa (DSVH) tầm quốc gia và quốc tế. Bao gồm: các thắng cảnh tự nhiên hồ Xuân Hương (trong đó có cả Đồi Cù, Thủy Tạ), hồ Than Thở, hồ Tuyền Lâm, thác Prenn, thác Datanla, thác Cam Ly, Thung lũng Tình Yêu được công nhận “Di tích lịch sử - văn hóa và thắng cảnh quốc gia”. Về kiến trúc, có hai công trình là Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt (Trường Grand Lycée Yersin thời Pháp) và Nhà Ga xe lửa Đà Lạt được công nhận “Di tích kiến trúc quốc gia”. Ngoài ra, UNESCO công nhận Mộc bản triều Nguyễn là “Di sản tư liệu thế giới” và khu vực Lang Bian thuộc vùng lõi là Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà, thuộc huyện Lạc Dương và vùng chuyển tiếp là TP Đà Lạt là “Khu Dự trữ Sinh

Đã đến lúc cần lắm, coi quy hoạch, kiến trúc Đà Lạt là một di sản quý hiếm, để từ đó khẩn trương có những chế tài nghiêm ngặt và hệ thống nhằm bảo tồn và định hướng phát triển.

quyển thế giới”. Một lần tôi trao đổi với nhà sử

học Dương Trung Quốc - Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, ông ấy hết lòng ngợi ca đến vốn kiến trúc quý báu, có một không hai ở Việt Nam do người Pháp để lại TP Đà Lạt. Anh có thể nêu một số tài sản - di sản này?

KTS Trần Đức Lộc: Ngoài 2 Di sản kiến trúc quốc gia mà tôi đã nêu, trên địa bàn TP Đà Lạt hiện còn rất nhiều công trình, khu vực hình thành từ thời “Pháp thuộc”, tuy chưa được công nhận là DSVH cấp tỉnh hoặc quốc gia nhưng nó góp phần rất quan trọng làm nên bảo tàng kiến trúc đặc sắc của Đà Lạt. Liệt kê một số để thấy tính chất đồ sộ và phong phú của mảng này: Khách sạn Palace và Du Parc; Cục Bản đồ; Nhà thờ Chánh tòa; Dòng tu Mai Anh (Domain de Maria); các Dinh I, II, III và Dinh Nguyễn Hữu Hào, Dinh Tỉnh trưởng cũ… Đó là cầu Ông Đạo; các hồ nước cảnh quan như hồ Suối Vàng, hồ Vạn Kiếp; thủy điện Ankroet; đầu máy xe lửa và tuyến đường sắt răng cưa cùng hệ thống các nhà ga xe lửa… Riêng quỹ biệt thự thuộc sở hữu Nhà nước hiện có 162 công trình, bao gồm 3 nhóm. Còn có các bản đồ và ý tưởng quy hoạch gắn với lịch sử TP Đà Lạt, như bản đồ thám hiểm Đà Lạt của bác sĩ Yersin từ năm 1893; các bản đồ án quy hoạch lịch sử của TP Đà Lạt, mà chỉ với đồ án quy hoạch sau cùng của KTS Lagisquet, đến nay đã 75 năm… Những vật thể này ẩn chứa những sứ mệnh và giá trị văn hóa theo dòng thời gian của lịch sử, không chỉ riêng cho TP Đà Lạt, mà trở thành DSVH của quốc gia và cả thế giới trong tương lai không xa.

Cũng phải kể đến các công trình

kiến trúc mang tính kế thừa, phát triển mới và sẽ phát triển. Ví dụ, Khu Du lịch Quốc gia hồ Tuyền Lâm, Khu Trung tâm Hòa Bình, Chợ Đà Lạt (khối A).v.v… Tất cả các công trình này đều mang lại nét đặc trưng rất riêng cho TP Đà Lạt trong suốt quá trình lịch sử 125 năm hình thành và phát triển; đem lại những giá trị văn hóa, nghệ thuật và lịch sử “mang tính toàn vẹn” (theo UNESCO), về một Đà Lạt là “đô thị di sản” (nói chung), hay “Thành phố của những di sản quy hoạch, kiến trúc Pháp” (nói riêng) - mà trong đó từ ý tưởng đến giải pháp quy hoạch, kiến trúc công trình “kiểu Pháp” đáng được tôn vinh, lưu truyền và kế tục phát triển trong tương lai…

Quý đấy, nhưng phải thẳng thắn nhìn nhận TP Đà Lạt đã và đang đối diện với những thách thức không nhỏ trong quá trình bảo tồn di sản. Khi TP Đà Lạt trở thành di sản quy hoạch - kiến trúc thì lúc đó việc bảo tồn - phát huy trong phát triển mới thực sự có “bà đỡ” hữu hiệu nhất có thể bởi từ những định chế. Quan điểm của KTS thế nào?

KTS Trần Đức Lộc: Xu hướng “phát triển đô thị” hiện đại luôn gắn liền với yếu tố “bảo tồn di tích - di sản”, nhất là với các di sản kiến trúc công trình (dạng đơn lẻ), hay kiến trúc đô thị và cảnh quan thiên nhiên (dạng quần thể, tuyến phố hay cả khu đô thị). Tuy nhiên, trong thực tế, có những quan niệm và cách làm khác biệt về “bảo tồn và phát triển”: Hoặc chú trọng “cấu trúc nguyên gốc” của kiến trúc công trình và chỉ quản lý DSVH theo “giá trị pháp lý” khi được cấp có thẩm quyền công nhận; hoặc xem “nghệ thuật kiến trúc” bền vững với thời gian sẽ quyết định “giá trị văn hóa” của công trình, kể

cả khi công trình chưa được công nhận là di sản. Vì vậy, tùy điều kiện cụ thể để nghiên cứu áp dụng đối với các DSVH Pháp tại Đà Lạt. Có thể vận dụng các ưu thế của kỹ thuật quy hoạch và kiến trúc, cho phép hóa giải, dịch chuyển, phục dựng, giả cổ và kể cả làm mới (giống như cũ)… nhằm chuyển tải giá trị văn hóa của di sản kiến trúc công trình và tôn tạo cảnh quan đô thị, nhưng đồng thời phải tạo động lực để phát triển kinh tế bằng các công năng phù hợp để công trình được bảo tồn và phát triển cho đời sau,…

Anh có thể chia sẻ kinh nghiệm về bảo tồn và quy hoạch đô thị thông qua dẫn chứng một vài công trình?

KTS Trần Đức Lộc: Tại các nước có DSVH kiến trúc thế giới, kinh nghiệm rất phong phú để nghiên cứu áp dụng. Ví dụ, như Khu đô thị cổ Lệ Giang (Trung Quốc), Nhà thờ Cologne (Đức), Kim tự tháp kính tại Bảo tàng Louvre (Paris - Pháp)… Ở Việt Nam, có thể đúc kết từ một số việc chúng ta đã làm như trùng tu các tuyến phố cổ TP Hà Nội, Hội An, nâng cấp Nhà hát lớn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Với TP Đà Lạt, một số công trình kiến trúc Pháp đã được quy hoạch, cấp phép cải tạo, sửa chữa trong thời gian qua, như: Khu Dinh I, Dinh II, Văn phòng UBND tỉnh, Khách sạn Palace, Du Parc, Café de La Post, Trường Cao đẳng Sư phạm, Đại học Yersin, Cao đẳng Nghề, Cục Bản đồ, Biệt thự Phi Ánh, Khu biệt thự Trần Hưng Đạo, Khu biệt thự Lê Lai…

Vậy theo KTS, định hướng chung một TP Đà Lạt bắt đầu từ đâu và đâu là những hạn chế đang hiện hữu cần sớm điều chỉnh thưa anh?

KTS Trần Đức Lộc: Từ năm

TP Đà Lạt từ góc nhìn hướng Tây Nam. Ảnh: M.Đ

1994 đến nay, TP Đà Lạt có 3 đồ án quy hoạch chung về “TP Đà Lạt và vùng phụ cận” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (năm 1994, 2002 và 2014), đánh dấu các giai đoạn phát triển mới, mang tính lịch sử của TP. Đặc biệt, với đồ án quy hoạch chung TP Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (thường gọi là Quy hoạch 704, được Thủ tướng phê duyệt năm 2014), tỉnh Lâm Đồng đã ban hành nhiều văn bản quan trọng, nhằm cụ thể hóa định hướng quy hoạch chung và góp phần nâng cao vai trò quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị. Cần cụ thể hóa hơn nữa bằng các đồ án quy hoạch chi tiết, giải pháp thiết kế đô thị tương xứng; kết hợp các chính sách, cơ chế đặc thù để thu hút đầu tư; đồng thời đề ra các quy chế - quy định nhằm nâng cao vai trò quy hoạch kiến trúc đô thị và giá trị kiến trúc công trình; đề cao trách nhiệm và cơ chế kiểm soát các hành vi vi phạm trong quá trình quản lý (từ sau khi phê duyệt, cấp phép, xử lý sai phạm…). Theo đó, các cơ quan chức năng và chính quyền các cấp kiểm soát các chỉ tiêu quản lý quy hoạch, kiến trúc trên các trục phố chính; chú trọng kiến trúc mới để phát triển cảnh quan đô thị và hài hòa với quỹ kiến trúc biệt thự Pháp xưa… Việc nâng cấp, làm mới các biệt thự Pháp thông qua việc bán, cho thuê, chuyển giao, đưa vào quản lý đầu tư và khai thác kinh doanh… trong thời gian qua đã góp phần nâng cao giá trị về kiến trúc công trình “kiểu Pháp”, tôn tạo không gian quy hoạch đô thị Đà Lạt, thông qua các hình thức kinh doanh dịch vụ phù hợp.

Tuy nhiên, thực tế vẫn còn những tồn tại, hạn chế trong giải pháp quy hoạch và kiến trúc công trình. Cụ thể như: xây mới Hội trường đa năng trong khuôn viên Trường Cao đẳng Sư phạm; xây mới Trung tâm Hội nghị quốc tế Palace - nay hóa thành “Khách sạn Palace 2”; xây mới nhà ở của dân trước lối vào Cục Bản đồ… Một số kiểu mái “lạ lẫm” hiểu sai lệch về kiến trúc “mái mansard” của Pháp (từ thế kỷ 19), với độ dốc mái dựng đứng hơn kiểu mái ngói thông thường, nhằm giấu đi một phần tầng nhà trên cao trong gầm mái (thường gọi là “tầng áp mái”)… Việc xây chen các hạng mục công trình mới bên trong (hoặc giáp ranh) khuôn viên đất các công trình kiến trúc Pháp xưa và cho phép “sáng tạo” các kiểu mái lập dị tại một số nhà ở, khách sạn trong thời gian gần đây… đã tạo sự tranh chấp về hình thức kiến trúc, hoặc gây áp lực về mật độ xây dựng và tầng cao… làm hỏng một phần cảnh quan kiến trúc đô thị, hoặc làm giảm giá trị bản thân di sản kiến trúc Pháp tại khu vực (nói riêng) và quỹ kiến trúc đô thị Đà Lạt (nói chung).

KTS Trần Đức Lộc.

5 THỨ BẢY 7 - 4 - 2018CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

K’Sumư và chiếc đồng hồ

đứng ngồi ra vô không yên, em lặn lội dò hỏi, cuối cùng cũng tìm ra người mất - một người buôn bán dưới xuôi lên. Sumư lại cất công đi gặp cho bằng được khổ chủ giao trả đúng đủ cái túi tiền vàng nhặt được. Nghe bảo rằng bà ấy mừng lắm, bà ta hậu tạ và hứa giúp đỡ Sumư ăn học nhưng em một mực chối từ…

- Chúng tôi yên lòng với một cậu học trò như thế. - Giọng một ai đó cất lên.

Mùa tựu trường năm ấy hoa dã quỳ nở vàng cả một cung đường. Từ sáng sớm mẹ đã chuẩn bị bữa cơm tiễn đưa Sumư với lời chúc da mềm chân cứng, ước mong con cố học thêm nhiều cái chữ giỏi cái nghề mai này về buôn đỡ đần cho mẹ cho em. Trẻ già trai gái buôn Sôven ào ra đầu con suối, những cái vẫy tay, những lời chúc nhớ thương như thôi thúc Sumư từ giờ phải cố lên không thể phụ lòng bao người trông đợi.

Băng qua con suối nhỏ, Sumư nghe lòng ấm lên khi em nhìn xuống tay trái mình có chiếc vòng màu vàng tối. Hồi đêm cô gái buôn bên đã hẹn Sumư ra vạt rừng cuối buôn nói lời chia tay. Họ e thẹn,

thứ bảy, chủ nhật mới có điều kiện nhặt củi nướng khoai. Niềm vui của Sumư là kho sách của thư viện trường. Năm đầu tiên ở trường Sumư học các bộ môn văn hóa bổ sung kiến thức. Em say sưa đọc sách văn học. Lần đầu Sumư biết có nhà thơ lấy bút danh họ Chế của người Chăm viết tập “Điêu tàn” năm mới 16 tuổi, ông Hàn ông Vũ chết trẻ nhưng đã để lại cho đời những áng thơ văn bất hủ - treo mãi tận lầu cao. Và Sumư biết rằng các dân tộc Tây Nguyên của mình có tới hàng trăm bộ sử thi đồ sộ - nghệ nhân nói và hát tới cả tháng mới dứt. Văn học quả là kỳ lạ, thiên hình vạn trạng đủ chuyện hỉ nộ ái ố sầu bi. Văn học dạy yêu thương, đưa con người vươn tới giá trị cao đẹp chân, thiện, mỹ. Trang thơ trang văn thấm đẫm tình đời tình người giúp Sumư sống tử tế với bạn bè và mọi người không kể chi Kinh - Thượng, miền ngược - miền xuôi, phố thị - đồng bằng hay miền núi xa xôi…

Sumư nghĩ bụng dặn lòng cố lên vươn lên học hành rèn luyện theo chúng kịp bạn - nghèo sạch rách thơm. Người dân tộc mình xưa nay có tiếng thiệt thà chân chất, sống hiền hòa giản dị không đua đòi chạy theo những cám dỗ vật chất. Cũng có đôi khi Sumư chạnh lòng: Sao gia đình khổ thế? Sao mẹ mình cực thế? Cả buôn chẳng ai có nổi chiếc xe đạp hay chiếc đồng hồ coi giờ ngày năm tháng!? Những ý nghĩ thoáng qua rồi bay đi nhẹ nhàng trong lòng Sumư. Ấy mà, thế mà, vậy mà có giây phút một ý đồ đen tối đến với Sumư! Chẳng biết từ đâu, ma dắt lối quỷ đưa đường hay sao? Chiều hôm đó Sumư đã thực hiện một hành vi đồi bại, một việc làm xấu xa, nhơ nhuốc. Một khái niệm không có trong kho ngôn từ người dân tộc bản địa, người núi xứ này chỉ biết xin - cho chứ không có chữ ăn cắp, ăn trộm, gian lận hay cướp giật…

- Sao mình lại thế, tham lam hám lợi thế, hay là mang trả lại chỗ cũ,...

bồn chồn, ngập ngừng nhưng cuối cùng cô bạn gái Ka Sabe vốn kiệm lời cũng đã thốt nên.

- Sabe chúc Sumư đến với lớp với trường với các thầy cô yên lành. Gắng sức chăm lo học hành để theo kịp bạn bầu. Sumư nhớ rằng nơi buôn làng xa xôi này có người đang ngày ngày đêm đêm nhớ mong trông đợi.

- Cái bụng Sumư xưa nay Sabe hiểu lắm, làm sao mà quên được làng buôn, làm sao mà quên được Sabe hiền hòa bé bỏng?

Sumư hồi hộp lúng túng đeo lên cổ Sabe những chuổi hạt cườm lóng lánh sắc màu còn Sabe nhẹ nhàng xoay ấn chiếc vòng mã não vào tay trái Sumư - họ trao nhau kỷ vật thay cho lời ước hẹn ngày hội ngộ không xa. Tình đầu bao giờ cũng thế, đẹp lắm lạ lắm. Tình yêu đầu đời có bao điều để nói: hồn nhiên, vô tư, ngại ngần, trắng trong. Họ đã lớn lên bên nhau nơi buôn này. Ngày nào cũng gặp mặt nhưng chỉ trao nhau ánh mắt chứ không ai dám nói chi chuyện yêu đương. Bây chừ chia tay mới bật ra thành tiếng nói thành lời…

* * *Khu nội trú trường chuyên

nghiệp khang trang dang rộng vòng tay đón Sumư, phòng ở có sáu bạn tất cả. Lúc đầu e ngại, dè chừng; dần dà họ cũng quen thân. Năm bạn người Kinh chỉ duy nhất Sumư là người thiểu số. Mỗi người mỗi hoàn cảnh, chẳng ai giống ai - anh chàng Hoan người Ninh Sơn gia đình cũng nghèo như Sumư. Ba anh chàng còn lại, Phú thuộc diện gia đình khá giả. Thời ấy chưa xóa hẳn bao cấp, bếp ăn tập thể phục vụ hai bữa trưa chiều, còn ăn sáng tự túc. Phú thì khỏi bàn, sáng nào cũng bánh mì, cà phê, nhiều khi sang trọng hơn có tô phở nghi ngút khói thơm. Ăn mặc Phú cũng bảnh bao hơn bạn bè, sơ mi quần Tây may cửa hiệu đắt tiền. Điểm đặc biệt - đó là Phú hội đủ hai trong ba: đạp - đồng - đài, chiếc xe đạp luôn sạch và bóng loáng, chiếc đồng hồ đeo tay thời thượng đang là mơ ước sở hữu của bao người khu ký túc xá. Còn chiếc đài thật ra cũng đã lỗi thời nên Phú “trung gia” chẳng màng.

Sumư biết mình nghèo nên lặng lẽ tìm niềm vui khác. Ăn sáng chủ yếu của Sumư là khoai lang mang từ nhà lên, thường thì chỉ nhai sống cho đỡ đói và phải đợi đến

Truyện ngắn: LÊ QUANG KẾT

K’Sumư là tên của em, nghe hơi lạ tai - đọc lên như vỏ ngữ âm người Nhật. Sumư là

chàng trai bản địa xứ này. Kể cũng lạ. Họ của bà con chỉ quan tâm đến giống đực hay cái. Đàn ông thì K’ còn phụ nữ là Ka. Người thiểu số miền núi vốn hiền hòa chất phác. Tất nhiên tiếp xúc và sống lâu với cộng đồng, bà con có ít nhiều thay đổi - họ hiểu đời hơn và cũng biết thiệt thà thường thua thiệt do nhiều lần vấp ngã giữa dòng đời lắm kẻ ranh khôn. Sumư là cậu trai trẻ vẫn giữ nguyên bản chất tốt đẹp của người dân tộc miền núi. Tôi tin và đoán chắc như thế.

Lần về tuyển sinh ở buôn Sôven, chúng tôi đã nghe già làng kể chuyện Sumư. Nhà em nghèo lắm, ba mất sớm. Sumư là anh lớn còn hai em gái nhỏ, mẹ cặm cụi ngày ngày lên nương phát - cốt - đốt - trỉa nuôi Sumư và các em lớn khôn. Làm sao mà học hành được khi cái ăn chưa đủ no? Sumư học xong bậc trung học cơ sở đã phải nghỉ học phụ mẹ chuyện rẫy lúa củ mì. Nhân có chỉ tiêu cử tuyển buôn đã chọn em vào học trường chuyên nghiệp. Giọng già làng K’Brẻo chậm rãi chắc nịch:

- Nó hiền lành, tốt bụng hung. Mình gởi lên trường cho các thầy, nó phải học cái chữ cái nghề về làm đẹp làng buôn. Mình kể chuyện Sumư hiền lành, chân chất không tham tiền của để mọi người hiểu nó: Cách đây mấy năm nó nhặt được một túi xách có nhiều tiền và cả vàng nữa. Nó đến báo tin cho mình hay, mình vui mừng lắm. Những ngày sau đó Sumư

Minh họa: Phan Nhân

XEM TIẾP TRANG 11

THEO DÒNG SỰ KIỆN

Khánh thành Nhà trưng bày Hoàng SaUBND huyện Hoàng Sa (TP Đà

Nẵng) vừa tổ chức lễ khánh thành công trình Nhà trưng bày Hoàng Sa, địa điểm tại đường Hoàng Sa (Q. Sơn Trà). Đây là nơi trưng bày, giới thiệu những hình ảnh, tư liệu có giá trị về mặt lịch sử, chứng minh quá trình khai phá, khẳng định quá trình xác lập và bảo vệ chủ quyền của người Việt đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Công trình Nhà trưng bày Hoàng Sa khởi công vào ngày 7/12/2015 với tổng mức đầu tư 43,3 tỷ đồng.

Nhà trưng bày Hoàng Sa chứa đựng những minh chứng lịch sử về quá trình khai phá, với 5 chủ đề được giới thiệu: Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của quần đảo Hoàng Sa; Hoàng Sa trong thư tịch cổ của Việt Nam trước thời nhà Nguyễn; Hoàng Sa trong thư tịch cổ ở thời nhà Nguyễn (1802

- 1945); Bằng chứng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa từ năm 1945 - 1974; Bằng chứng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa từ năm 1974 đến nay.

Thiết kế của nhóm tác giả Fuminori Minakami, Trần Quốc Thành và Nguyễn Huy Quang có hình “Con dấu chủ quyền của đất nước Việt Nam” hết sức ấn tượng. Ý tưởng thiết kế độc đáo này đã thể hiện sinh động một sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại, đồng thời chứng tỏ Việt Nam đã có một quá trình xác lập và thực thi chủ quyền rất sớm đối với quần đảo Hoàng Sa, ít nhất là từ thời các chúa Nguyễn, mà việc vua Minh Mạng đóng dấu trong văn bản thành lập Hải đội Hoàng Sa là một trong những dấu mốc quan trọng của quá trình xác lập và thực thi chủ quyền không thể tranh cãi này.

Giới thiệu áo dài Việt Nam in quốc kỳ 42 nước tại Liên hoan phim Cannes

NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam cho biết, anh sẽ mang bộ sưu tập áo dài in thêu quốc kỳ 42 nước trình diễn tại Liên hoan Phim Cannes vào tháng 5/2018.

Sau khi trở thành nhà thiết kế Việt Nam duy nhất được mời tham dự Paris Fashion Week - Haute Couture 2018, Đỗ Trịnh Hoài

Nam tiếp tục được mời tham dự LHP quốc tế Cannes và trình diễn bộ sưu tập áo dài của mình tại đây. “Bộ sưu tập truyền tải tình yêu, đam mê với thời trang, với văn hóa truyền thống và trên hết là tấm lòng thiện chí, mong muốn thắt chặt tình hữu nghị giữa Việt Nam với bạn bè quốc tế” - Đỗ Trịnh

Nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam cho hay, anh đã đầu tư cả chục tỷ đồng cho chuỗi chương trình Vẻ đẹp Việt Nam của mình.

Hoài Nam bày tỏ.Bộ sưu tập áo dài in hình quốc kỳ

42 nước là sự kiện đầu tiên trong chuỗi sự kiện của chương trình “Vẻ đẹp Việt Nam 2018” với các sự kiện chính: Giải thưởng Doanh nhân áo dài Việt Nam, Áo dài in hình quốc kỳ 42 nước với LHP Cannes, bộ sưu tập Mùa sen, Lễ hội Áo dài và những sắc hoa nổi tiếng thế giới... Đỗ Trịnh Hoài Nam cũng cho hay đã chi hàng chục tỷ đồng cho chuỗi hoạt động này.

Năm 2017, Đỗ Trịnh Hoài Nam là nhà thiết kế Việt Nam đầu tiên được mời trình diễn khai mạc Tuần lễ thời trang New York Couture Fashion Week. Bộ sưu tập “Sen vàng” với 30 thiết kế áo dài dát vàng kết hợp kỹ thuật đỉnh cao từ các làng nghề truyền thống đã gây được ấn tượng với truyền thông quốc tế.TS tổng hợp (theo baovanhoa.

com.vn và nld.com.vn)

6 THỨ BẢY 7 - 4 - 2018 CUỐI TUẦN VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

THƠ CHỌN - LỜI BÌNH

HỒ SƠ TƯ LIỆU

(TIẾP THEO)

NHÀ NƯỚC MỞ ĐẦU CHO THỜI KỲ ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ LÂU DÀI CỦA DÂN TỘC

Quốc hiệu “Đại Cồ Việt” tồn tại trong lịch sử dân tộc từ năm 968 đến năm 1054, trải qua 3 triều đại: Đinh (968-980), Tiền Lê (980-1009) và thời kỳ đầu của nhà Lý (1009-1054).

Nhà nước Đại Cồ Việt ra đời, tồn tại và phát triển đã khẳng định sức mạnh của ý chí độc lập dân tộc, hòa bình, thống nhất đất nước của nhân dân ta sau nghìn năm Bắc thuộc. Đây là nhà nước quân chủ Trung ương tập quyền đầu tiên của Việt Nam trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Nhà nước Đại Cồ Việt đã mở ra những trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ đầu xây dựng và bảo vệ đất nước - kỷ nguyên độc lập, tự chủ lâu dài xuyên suốt các triều đại Đinh, Lê, Lý và Trần, Hậu Lê sau này. Biểu hiện: Nhà nước Đại Cồ Việt đã có công lao trong việc giữ gìn, củng cố nền độc lập

LÊ TRỌNG

Tôi gặp lại nghệ sĩ đàn bầu Vũ Mạnh Đương (sinh năm 1953, cầm tinh con rắn, nguyên quán: Xã

Thụy Lôi, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên) sau hơn 20 năm - một khoảng thời gian đủ dài để có thể sẻ chia và đồng cảm về những bước thăng trầm mà ông đã từng nếm trải trước đó. Lần gặp gỡ này, chẳng biết có “bí kíp” thế nào mà trông ông khỏe ra, nhanh nhẹn và hoạt bát hơn xưa. Tiếng đàn bầu của ông vì thế nghe cũng bùi tai hơn, trong veo như suối nguồn mùa xuân, bất tận. Còn nhớ, vào những thập niên 90 của thế kỷ trước, nhà hàng - khách sạn Phố Núi từng là nơi Ban nhạc Dân tộc Xuân Hương lập “đại bản doanh”, mang những làn điệu dân ca và dòng nhạc cổ truyền mượt mà, sâu lắng phục vụ đông đảo công chúng yêu nhạc. Đây cũng là nơi mà “ông Bầu”- nhạc trưởng Vũ Mạnh Đương, thương binh 4/4 đã từng buông những giọt đàn thánh thót, ẩn chứa bao nỗi niềm tâm sự với một câu hỏi thường trực luôn canh cánh bên lòng: “Về đâu Ban nhạc Dân tộc Xuân Hương?”

Từ “lớp đàn bầucấp tốc”…Không chỉ kể cho tôi nghe về

Hưng Yên - một vùng quê của đồng bằng Bắc Bộ, nơi ông sinh ra và lớn lên với thật nhiều kỷ niệm đẹp của tuổi thơ; về truyền thống âm nhạc của gia đình; về bài thơ “Lời ru của mẹ” mà ông đã sáng tác ở trên chốt trong lúc rảnh rỗi khi làm nhiệm vụ trinh sát vào những năm 70-71 của thế kỷ trước; về cơ duyên ông tìm đến và gắn bó với cây đàn bầu Việt Nam - một loại nhạc cụ dân tộc độc đáo, mê hoặc lòng người... mà ông còn say sưa “bật mí” cho tôi một câu chuyện cảm động và thật ấn tượng về “Lớp dạy đàn bầu cấp tốc”, một thầy, một trò - giữa ông - một cựu chiến binh Việt Nam với một học trò là cựu chiến binh Mỹ.

Theo nghệ sĩ đàn bầu Vũ Mạnh Đương, kỷ niệm sâu sắc và thiêng liêng nhất trong cuộc đời làm văn nghệ của ông cho đến bây giờ đó là được dạy đàn bầu cho một người Mỹ. Ấy là khi, HLu đến Đà Lạt nghỉ lại tại khách sạn của ông và tình cờ nghe tiếng đàn bầu của ông. Sau lời thỉnh cầu của HLu mong muốn thiết tha được ông chỉ dạy đàn bầu Việt Nam, ông đã nhận lời. Quỹ thời gian chỉ có 7 ngày. Thế là ông phải dạy ngày, dạy đêm. Và rồi, với sự đam mê và quyết tâm của HLu, cuối cùng anh ta cũng đã “tốt nghiệp” khóa học đàn cấp tốc do ông trực tiếp chỉ dạy. Tác phẩm “Trống cơm” mà HLu báo cáo biểu diễn tại buổi lễ ra trường “có một không hai” lúc bấy giờ đã... trước sự bất ngờ của nhiều người chứng kiến. Với nghệ sĩ đàn bầu Vũ Mạnh Đương, niềm hạnh phúc lớn lao cả mà ông cảm nhận được đó chính là: Tiếng đàn bầu Việt Nam đã là nhịp cầu nối giữa ông

và HLu, giữa một cựu chiến binh Việt Nam với một cựu chiến binh Mỹ để xóa đi mặc cảm của chiến tranh, của sự thù hận, kéo con người xích lại với nhau bằng tiếng đàn bầu. Là người có hơn 40 năm gắn bó với cây đàn bầu… thì đây chính là những khoảnh khắc phút giây hạnh phúc nhất.

Đến một sân chơiđúng nghĩaSau bao nhiêu năm suy tư, trăn

trở và đi tìm một sân chơi đúng nghĩa, cuối cùng CLB Dân ca và Nhạc cổ truyền tỉnh Lâm Đồng cũng đã ra đời trong niềm vui của nhiều người. “Điều mà tôi cảm thấy rất vui đó là, khi nghe tin CLB Dân ca & Nhạc cổ truyền tỉnh Lâm Đồng chính thức được thành lập và đi vào hoạt động (10/2017), Ban chủ nhiệm một số CLB ở dưới huyện đã điện thoại lên cho tôi xin đăng ký tham gia sinh hoạt chung với CLB của tỉnh... Tôi đồng ý, thế là lại thêm một CLB nữa! Hiện nay, CLB Dân ca & Nhạc cổ truyền tỉnh Lâm Đồng đã có đến 11 CLB “vệ tinh” - nghệ sĩ đàn bầu Mạnh Đương phấn khởi nói.

“Thị sát” một số buổi luyện tập cũng như xem chương trình văn nghệ đặc biệt “Mừng Đảng, mừng Xuân mới Mậu Tuất 2018” của CLB Dân ca và Nhạc cổ truyền tỉnh Lâm Đồng, do nghệ sĩ đàn bầu Vũ Mạnh Đương làm Chủ nhiệm, tôi mới phần nào hiểu được niềm đam mê cũng như tâm huyết của ông dành cho cây đàn bầu cũng như cho chính CLB mà ông đã cất công gây dựng với tâm niệm kế thừa, giữ gìn và trao truyền vốn quý này cho các thế hệ mai sau. Anh Nguyễn Công Hoan - một thành viên nòng cốt của CLB tự hào nói về người thầy của mình: “Anh Mạnh Đương được xem là cây đàn bầu số 1 khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Anh

là người anh cả, là “linh hồn” của CLB. Nếu không có anh Đương thì sẽ không có CLB Dân ca & Nhạc cổ truyền tỉnh Lâm Đồng như ngày hôm nay”.

Không chỉ mang tiếng đàn bầu ngọt ngào, sâu lắng đến gần hơn với người dân phố núi Đà Lạt và cả du khách thập phương khi đến với TP Hoa, mà nghệ sĩ đàn bầu Vũ Mạnh Đương còn là một người luôn nặng lòng với tiếng đàn bầu Việt Nam, đau đáu những suy tư, trăn trở cốt là để tiếng đàn bầu mãi ngân vang, bay xa, lay thức bao tâm hồn Việt yêu mến loại nhạc cụ dân tộc độc đáo này. Đam mê, yêu thích tiếng đàn bầu mang hồn cốt dân tộc và đậm đà bản sắc văn hóa Việt từ thuở nhỏ, ông đã tìm đến với cây đàn bầu chất chứa bao ân tình và gắn bó cho đến tận bây giờ

như một cơ duyên.Hơn 30 năm tuổi Đảng, đại úy

về hưu - nghệ sĩ đàn bầu Vũ Mạnh Đương giờ đây đã phần nào thỏa niềm đam mê, bay bổng cùng với tiếng đàn bầu Việt Nam và các loại nhạc cụ dân tộc khác khi ông quyết định gắn bó phần còn lại của đời mình với CLB Dân ca và Nhạc cổ truyền tỉnh Lâm Đồng. Say sưa, đam mê và bằng tình yêu của mình dành cho cây đàn bầu cũng như các nhạc cụ dân tộc khác, nghệ sĩ Vũ Mạnh Đương đã và đang làm tất cả để vốn quý nhạc cổ truyền của dân tộc Việt Nam tại phố núi Đà Lạt - Lâm Đồng chẳng những được gìn giữ, lưu truyền mà còn tiếp tục lan tỏa và mãi trường tồn cùng thời gian với những giai điệu ngọt ngào, thấm đẫm tình đất, tình người.

Thánh thót tiếng đàn bầuHơn 40 năm tuổi nghề, 30 năm tuổi Đảng... cựu chiến binh - nghệ sĩ đàn bầu Vũ Mạnh Đương (101 Trần Khánh Dư, Phường 8, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) giờ đây đã phần nào thỏa niềm đam mê và bay bổng cùng với tiếng đàn bầu Việt Nam khi ông quyết định gắn bó phần còn lại của đời mình với CLB Dân ca và Nhạc cổ truyền tỉnh Lâm Đồng.

Các thành viên CLB Dân ca & Nhạc cổ truyền tỉnh Lâm Đồng tập luyện tiết mục văn nghệ “Mừng Đảng, mừng Xuân Mậu Tuất 2018”.Ảnh: L.T

Nghệ sĩ đàn bầu Mạnh Đương gắn bó với các loại nhạc cụ dân tộcnhư “bóng với hình”. Ảnh: L.T

TRẦN ĐĂNG KHOA

Đỉnh núiTa ngự giữa đỉnh trời Canh một vùng biên ải Cho làn sương mong manh Hóa trường thành vững chãi Lán buộc vào hoàng hôn Ráng vàng cùng đến ở Bao nhiêu là núi non Ríu rít ngoài cửa sổ Những mùa đi thăm thẳm Trong mung lung chiều tà Biết bao chàng lính trẻ Đã thành ông bố già Áo lên màu mốc trắng Tóc đầm đìa sương bay Lời yêu không muốn ngỏ Sợ lẫn vào gió mây Bỗng ngời ngời chóp núi Em xòe ô thăm ta Bàng hoàng, xô tung cửa Hóa ra vầng trăng xa.

LỜI BÌNH:

Nhà thơ Trần Đăng Khoa có nhiều bài thơ hay viết về biển đảo. Với “Đỉnh núi” viết về những người lính canh phòng nơi biên ải anh đã tạo ra một “Đỉnh núi” mới trong thơ anh. Mới không chỉ ở chất liệu cảm xúc mà còn mới ở giọng điệu - Một biến thái, biến ảo đùa đùa chất lính mà tải được bao cung bậc tâm trạng.

Đọc tên bài “Đỉnh núi” cứ ngỡ là cảm giác khô khan giàu tính ước

7 THỨ BẢY 7 - 4 - 2018CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

KỶ NIỆM 1.050 NĂM NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT Biểu tượng sức mạnh dân tộc và khát vọng về một đất nước thái bình,hưng thịnh của vua Đinh Tiên Hoàng

thế đứng hiên ngang cho đất nước, cho dân tộc. Từ đây, đất nước của cộng đồng các dân tộc Việt, bằng sức sống bền bỉ và năng động của mình, đã vươn lên mạnh mẽ, đủ sức chống chọi với mọi âm mưu và hành động xâm lược của giặc ngoại xâm, giữ một vị trí quan trọng trong khu vực trước những biến động lớn đã từng xảy ra và còn tiếp diễn ở nhiều thế kỷ sau này.

Nhà nước Đại Cồ Việt dưới thời nhà Đinh ra đời, tồn tại, phát triển cùng với việc thiết lập triều đình riêng do một hoàng đế đứng đầu, có niên hiệu riêng, quản lý một lãnh thổ riêng biệt, là sự khẳng định mạnh mẽ nền độc lập, tự chủ của đất nước vừa mới được khôi phục sau hơn một thiên niên kỷ lệ thuộc vào phong kiến phương Bắc. Đây là Nhà nước mở đầu cho thời kỷ độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc. Công lao, đóng góp to lớn của Đinh Tiên Hoàng trong tiến trình lịch sử dân tộc còn mãi muôn đời.

ĐAN THANH(Theo tài liệu của Ban Tuyên giáo

Trung ương, tỉnh Ninh Bình)

dân tộc trong gần một thế kỷ. Thời kỳ này, các vương triều phương Bắc mang quân sang xâm lược nhưng đều bị chống trả quyết liệt. Các chủ trương, chính sách và những thành tựu, kết quả của Nhà nước Đại Cồ Việt đã đặt nền móng cho sự ra đời, tồn tại và phát triển trên các lĩnh vực kinh tế, tài chính, đối ngoại, giao thông... của nhà nước phong kiến Việt Nam trong tiến trình lịch sử dân tộc.

Nhà nước Đại Cồ Việt ra đời là dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của quốc gia dân tộc; giáng một đòn quyết định, chặn đứng mọi âm mưu chia rẽ đất nước của các thế lực cát cứ, phân tán tồn tại dai dẳng từ trước, hướng tới thống nhất, tập quyền, phù hợp với yêu cầu lịch sử. Nhà nước Đại Cồ Việt dưới thời Đinh, tuy chỉ tồn tại trong 12 năm (968-980), trải qua hai đời vua, nhưng trong quá trình tồn tại, bằng tổ chức quản lý và hoạt động cụ thể, Nhà nước đã có vị trí, vai trò hết sức quan trọng. Đây là Nhà nước đại diện cho lợi ích và sức mạnh của cộng đồng

các giáp, xã... tượng trưng cho sự đoàn kết, tập hợp các lực lượng vì mục đích độc lập, tự chủ và thống nhất. Với tổ chức bộ máy, chính sách đối nội, đối ngoại tuy sơ khai nhưng Nhà nước Đại Cồ Việt đã xác lập một thời kỳ mới về tổ chức quản lý đất nước trong lịch sử dân tộc - thời kỳ độc lập, tự chủ, xây dựng chế độ quân chủ tập quyền ở

Việt Nam. Sự phát triển kinh tế, từ nông nghiệp cho đến công thương nghiệp dưới thời nhà Đinh khá đều đặn và ngày càng đa dạng, đã tạo điều kiện nâng cao đời sống nhân dân, vừa củng cố nhà nước quân chủ Trung ương tập quyền, vừa nâng cao sức chiến đấu của đất nước. Nhà nước tạo cơ sở ban đầu để các vương triều sau này bổ

sung, củng cố và điều chỉnh cho phù hợp với sự phát triển của đất nước trong quá trình hình thành và xác lập chế độ phong kiến loại hình phương Đông ở nước ta. Đặc biệt, bằng những hoạt động đối nội, đối ngoại phù hợp, Nhà nước Đại Cồ Việt đã đưa lịch sử nước ta vào một thời kỳ phát triển mới chưa từng có (so với trước đó), khôi phục lại

THƠ CHỌN - LỜI BÌNH

lệ của không gian địa lý nhưng cao hơn cả đỉnh núi là con người, là chủ nhân: “Ta ngự giữa đỉnh trời/Canh một vùng biên ải”. Chữ “ngự” dùng trong văn cảnh này thật đắc địa. Một tư thế đàng hoàng chủ động đầy bản lĩnh của người lính, “ngự” không chỉ là động thái mà còn toát ra một phong thái. Vì thế mà: “Cho làn sương mong manh/ Hóa tường thành vững chãi” đưa hình ảnh con người nhỏ bé đối trọng với cả đỉnh núi, làm chủ đỉnh núi chính là tường thành vững chãi bằng sức mạnh tinh thần ý chí bằng vẻ đẹp tâm hồn của người lính. Đây là một nghệ thuật đòn bẩy tung hứng vốn là thế mạnh khá linh hoạt của Trần Đăng Khoa. Cái hay của tứ thơ là nhà thơ đã vận dụng phép biến ảo hóa thân khá sinh động thổi vào thiên nhiên một sinh khí mới từ: “Bao nhiêu là núi non/ Ríu rít ngoài cửa sổ”. Ở đây ta gặp lại năng lượng nội cảm trẻ trung, hiếu động của thi sĩ thần đồng một thời với những quan sát khá tinh tế: “Lán buộc vào hoàng hôn/ Ráng vàng cùng đến ở”. Một nốt trầm thoáng ưu tư chợt đến làm cho bài thơ chùng xuống như cánh võng mắc chung chiêng hai đầu núi. Chính cái nốt trầm này đã tạo ra những cung bậc có thật trong chiều sâu tâm trạng làm cho thơ gắn với đời hơn khi: “Biết bao chàng lính trẻ/ Đã thành ông bố già”. Không chỉ bởi thời gian mà cả không gian nhuốm màu của chiều tà mông lung, của mùa đi thăm thẳm. Ống kính của nhà thơ đã bắt được cận cảnh đặc tả: “Áo lên màu mốc trắng/ Tóc đầm đìa sương bay”. Một không khí bảng lảng chấm phá

như bức tranh thủy mặc mà điểm nhấn trung tâm là người lính với những gian khó trên biên ải. Ở đây nhà thơ không chỉ có tả: Có một đỉnh núi của thiên nhiên thì cũng có một đỉnh núi chập chùng tâm trạng, tâm tư trong cõi lòng sâu thẳm của người lính mà chỉ có thi sĩ tinh tế mới nhận ra mới đồng cảm sẻ chia: “Lời yêu không muốn ngỏ/ Sợ lẫn vào gió mây”.

Khổ cuối bài thơ đã tạo ra một tình huống bất ngờ: “Em xòe ô thăm ta”. Tôi chợt nhớ đến một câu thơ tài hoa rất ấn tượng của nhà thơ Hữu Thỉnh: “Vó ngựa nghe nhầm tiếng guốc em”. Thì ở đây Trần Đăng Khoa trẻ trung bất chợt: “Bàng hoàng, xô tung cửa/ Hóa ra vầng trăng xa” bởi trong khao khát mong chờ của những người lính trẻ bao giờ cũng thường trực đau đáu hình ảnh người con gái thân thương mình đang yêu đến nỗi vầng trăng mà cứ ngỡ vòng ô chung chiêng. Ta chú ý đến mấy lần nhà thơ tả sương: “Sương mong manh”; “đầm đìa sương” và nhiều gió mây như sự lồng lộng phóng khoáng của tâm hồn. Cứ ngỡ một màu trắng mỏng manh phủ lên đỉnh núi thì tứ thơ vận động sang một cung bậc cảm xúc khác là màu sáng rạng rỡ chảy tràn của ánh trăng - Một vẻ đẹp lý tưởng tỏa sáng ngời ngời. Đây chính là đỉnh núi cao nhất trong muôn đỉnh núi. Từ ráng vàng của hoàng hôn đến vầng trăng xa không chỉ là sự chuyển dịch thời gian mà còn là sự ấm áp, tin cậy lan tỏa nâng dần lên thành chóp núi - đỉnh núi. Một vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ.

NGUYỄN NGỌC PHÚ

Lễ hội Cố đô Hoa Lư. Ảnh tư liệu

8 THỨ BẢY 7 - 4 - 2018 CUỐI TUẦN DU LỊCH

Không phải chỉ duy nhất Đà Lạt có hoa phượng tím, nhưng có lẽ trên dải đất hình chữ S này, màu tím biếc của loài hoa này hiện diện ở Đà Lạt là hợp nhất và làm cho người ta ngẩn ngơ nhất. 

NGHĨA NGUYỄN

Đà Lạt tháng ba, kéo dài sang đầu tháng tư là mùa phượng tím. Màu tím của

hoa phượng hiện diện ở khắp các ngõ phố, con đường lớn nhỏ của Đà Lạt. Thời tiết Đà Lạt những ngày này cũng gói gọn cả 4 mùa vào trong một ngày. Bởi vậy, thật thú vị khi chúng ta ngồi trong một quán nhỏ ven đường nhâm nhi ly cà phê và quan sát sắc tím của hoa phượng biến đổi theo tiết trời Xuân - Hạ - Thu - Đông.

Sắc tím trong trẻo vào buổi sớm mai, rực rỡ nhảy múa giữa nắng trưa Đà Lạt và chợt buồn sâu thẳm khi hoàng hôn buông xuống. Đêm, dưới ánh đèn vàng, màu tím hoa phượng lại ánh lên vẻ kiêu sa kiều diễm - kiểu “sang chảnh” của những cô gái Đà Lạt, lúc nào cũng tỏ ra dịu dàng nhưng ẩn chứa bên trong là sự kiêu kỳ làm khổ biết bao chàng lữ khách phương xa. Chẳng thế mà biết bao kẻ si tình khi rời xa Đà Lạt vẫn hoài niệm, vương vấn về màu phượng tím đong đầy nỗi nhớ.

Chúng tôi xin giới thiệu đến độc giả một số hình ảnh phượng tím qua góc máy Đinh Văn Biên.

Màu phượng tím đong đầy nỗi nhớ

Cây phượng tím “mẹ” của Đà Lạt trên đường Nguyễn Thị Minh Khai. Từ chính cây phượng này, chính quyềnĐà Lạt đã cho nhân giống để hiện nay phượng tím có mặt ở khắp các ngõ phố, con đường của Đà Lạt. Ảnh: Đ.V.B

Màu tím lung linh nhảy múa dưới nắng vàng cao nguyên. Ảnh: Đ.V.B

Nhiều cô gái đã chọn mùa phượng tím nở để lưu giữcho mình những bức ảnh đẹp thời thanh xuân. Ảnh: Đ.V.B

Hoa phượng tím. Ảnh: Đ.V.B

Màu tím của hoa phượng như tôn thêm vẻ đẹp cổ kính nhưng vẫn rất đỗi kiêu sa của kiến trúc cổ Thủy Tạ. Ảnh: Đ.V.B

9 THỨ BẢY 7 - 4 - 2018CUỐI TUẦNGIA ĐÌNH - ĐỜI SỐNG

CHUYÊN MỤC THANH NIÊN

TUẤN HƯƠNG

Thay vì tiết chào cờ nghiêm trang đầu tuần, sáng thứ hai hôm ấy, cả sân trường THPT Bùi

Thị Xuân sôi động bởi những vở kịch với các diễn viên không chuyên đến từ chính học sinh các khối lớp. Đó là không khí của buổi truyền thông tuyên truyền phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh thiếu niên do Cục Chính trị (thuộc Tổng cục Cảnh sát Bộ Công an) tổ chức. Đây là hoạt động thực hiện Nghị quyết liên tịch số 01, 03 Trung ương nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong cộng đồng về phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh thiếu niên. Qua đó, tuyên truyền các kỹ năng để thanh thiếu niên tự bảo vệ mình trước cái xấu trong xã hội và truyền tải thông điệp ý nghĩa về giá trị cuộc sống an toàn. Đồng thời, khuyến khích mỗi thanh thiếu niên, học sinh là một tuyên truyền viên tích cực, góp phần giữ gìn môi trường học đường lành mạnh, giảm tỷ lệ giới trẻ vi phạm pháp luật và mắc các tệ nạn xã hội.

Tại buổi tuyên truyền, học sinh Trường THPT Bùi Thị Xuân thể hiện 5 tiểu phẩm với các chủ đề: tệ nạn nghiện game, mạng xã hội; tệ nạn sử dụng ma túy; tệ nạn bạo lực học đường; tội phạm xâm hại tình dục trẻ em; tình yêu tuổi học trò.

Tập luyện hơn 1 tháng, tiểu

phẩm “Tệ nạn bạo lực học đường” của lớp 11A3 thể hiện phần nào thực tế tình trạng bạo lực học đường đáng báo động trong thời gian qua. Trong tệ nạn này, chính học sinh vừa là thủ phạm, cũng vừa là nạn nhân có thể dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Sự quan tâm sát sao, thông cảm của thầy cô, sự giúp đỡ, chia sẻ của bạn bè và hơn hết nhận thức của học sinh chính là “vũ khí” giúp ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường. Trong vai một học sinh

bị nhóm bạn ở lớp gây gổ, đánh nhau, Lan Anh chia sẻ: “Bạo lực học đường làm mất đi vẻ đẹp, sự lễ phép vốn có của học sinh. Nó ảnh hưởng đến tâm lý của học sinh bị bạo lực. Nghiêm trọng hơn còn có thể xảy ra án mạng khiến học sinh trở thành tội phạm khi chưa đủ tuổi thành niên. Qua tiểu phẩm này, lớp em muốn truyền tải thông điệp “chung tay ngăn chặn bạo lực học đường từ chính học sinh chúng ta”.

Với tiểu phẩm “Tệ nạn sử

dụng ma túy” của lớp 12B6 đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho những học sinh ham chơi hoặc nhẹ dạ dễ bị rủ rê lôi kéo trở thành con nghiện lúc nào không hay. Trong đó, sự thiếu quan tâm của gia đình và nhà trường là nguyên nhân chính khiến học sinh sa ngã. “Nói không với tệ nạn xã hội, đặc biệt là ma túy chính là thông điệp mà tiểu phẩm lớp em muốn gửi tới các bạn học sinh”, Hoàng Thái cho hay.

Phát biểu tại buổi truyền thông

Tuyên truyền viên mang áo học tròtuyên truyền, Trung tướng Đỗ Kim Tuyến - Phó trưởng Ban chỉ đạo NQLT 01, 03/TW nhấn mạnh: “Tôi muốn gửi đến các em học sinh thông điệp: Các em là chủ nhân tương lai của đất nước, các em cũng là người quyết định tương lai của mình, vì vậy hãy lựa chọn cho mình một con đường đi đúng, lựa chọn cho mình những giá trị tốt đẹp để trở thành một con người tốt. Muốn vậy phải nói không với tội phạm và tệ nạn xã hội, cùng nhau góp sức đẩy lùi tội phạm và tệ nạn ra khỏi đời sống xã hội, trong đó, các em học sinh chính là những tuyên truyền viên hiệu quả nhất”.

“Thông qua buổi tuyên truyền đã truyền tải được những nội dung cơ bản về nhận thức, hiểu biết về pháp luật, về phòng, chống tội phạm, các tệ nạn ma túy, bạo lực học đường... đến các em học sinh. Qua đó, giúp trang bị những kiến thức, kỹ năng để các em nhận diện các loại tội phạm, cách xử lý tình huống khi gặp phải loại hình tội phạm này. Đồng thời, nâng cao hiểu biết pháp luật và góp phần thúc đẩy sự quan tâm phối hợp giữa gia đình, nhà trường, các cơ quan truyền thông, cộng đồng xã hội về công tác phòng, chống tội phạm, góp phần giữ gìn môi trường học đường lành mạnh, giảm tỷ lệ thanh thiếu niên vi phạm pháp luật”, thầy Nguyễn Hữu Hóa - Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân cho biết.

Tiểu phẩm “Tệ nạn bạo lực học đường” của lớp 11A3. Ảnh: T.H

Hơn 1.600 học sinh Trường THPT Bùi Thị Xuân (Đà Lạt) đã được trải nghiệm và truyền tải các thông điệp phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội bằng cách “hóa thân” vào các tiểu phẩm sinh động đúng dịp sinh nhật lần thứ 87 của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

DIỆP QUỲNH

Những ngày đầu năm 2018, Bệnh xá đảo Sinh Tồn vui mừng nhận được điện

thoại báo tin mừng từ gia đình thủy thủ Lê Văn Hai, tàu Đá Tây - 01 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Cuối năm 2017, anh Lê Văn Hai bị đột quỵ ngay trên biển và được đưa vào cấp cứu tại bệnh xá đảo Sinh Tồn. Đột quỵ là triệu chứng cực kỳ nguy hiểm, ngay cả với đất liền, nơi có điều kiện y tế đầy đủ. Kíp thầy thuốc trên đảo đã cấp cứu cho anh Lê Văn Hai trong 3 ngày, đảm bảo chức năng sống và tới khi ổn định, đưa bệnh nhân vào bờ tiếp tục chữa trị tại Bệnh viện 175. Gia đình gọi điện cám ơn thầy thuốc của đảo và báo tin, anh Hai đã phục hồi khá tốt, có thể đi lại nhẹ nhàng và nói năng trở lại. Một trong những điều giúp giữ lại tính mạng và sức khỏe của anh Lê Văn Hai chính là sự cấp cứu kịp thời và đúng phương pháp của kíp y, bác sỹ trên Bệnh xá Sinh Tồn.

Anh Lê Văn Hai không phải trường hợp duy nhất được cứu sống khi gặp bệnh tật bất ngờ trên biển. Chiến sỹ, nhân dân và ngư dân ở Trường Sa gặp tai nạn cũng như đau bệnh là rất bình thường như bất cứ nơi nào trên trái đất. Vì vậy, lực lượng y, bác sỹ không bao giờ “thiếu việc”. Từ những em

bé nhỏ đau sốt viêm họng, mọc răng tới chiến sỹ viêm ruột thừa, ngư dân bị tai nạn như rách vỡ xương, giảm áp là chuyện thường gặp. Trung úy bác sỹ Nguyễn Văn Thoan thuộc Viện y học Hải quân, bệnh xá Trưởng Bệnh xá đảo Sinh Tồn kể lại trường hợp ngư dân Nguyễn Văn Cầu, quê Bình Thuận khi đi từ mủng lên tàu gặp tai nạn dập chân, mất một phần chân. Bệnh nhân được đưa lên đảo và cấp cứu ngay lập tức để tránh mất máu và nhiễm trùng. Bác sỹ Thoan cho biết, trên các đảo lớn, có dân cư và nhiều chiến sỹ đều có bệnh xá với kíp trực 4 người. Bệnh xá có phòng khám, phòng điều trị và một phòng mổ đủ điều kiện trung phẫu, sẵn sàng chữa trị tuyến đầu trước khi đưa về tuyến sau. Mỗi năm, y, bác sỹ trên các đảo chữa trị hàng trăm trường hợp cư dân, chiến sỹ và ngư dân đau ốm cũng như tai nạn trong lao động, chiến đấu.

Không chỉ ở đảo chìm, đông người mới có lực lượng áp trắng. Ở đảo chìm cũng có những thầy thuốc sẵn sàng chăm lo cho sức khỏe chiến sỹ và bà con ngư dân

trên biển. Đại úy bác sỹ Hoàng Anh Tuấn trên đảo Đá Lớn C đã có nhiều năm gắn bó với công tác chăm sóc sức khỏe cho chiến sỹ và ngư dân. Anh kể lại, đầu năm 2016, khi đang công tác trên đảo Núi Le có ca cấp cứu ngư dân đau bụng. Thăm khám chẩn đoán, anh xác định bệnh nhân viêm ruột thừa cấp và báo về Phan Vinh, đảo gần nhất có phòng mổ và cho

chuyển bệnh nhân sang nhanh chóng. Ca mổ thành công, bệnh nhân đã mau chóng hồi phục và tiếp tục hành nghề. Anh Tuấn bảo: “Chúng tôi xác định nhiệm vụ của mình là chăm lo cho sức khỏe của chiến sỹ và bà con ngư dân đánh cá trên biển. Bên cạnh đó, việc phòng dịch cho đảo là hết sức cần thiết, ngăn chặn các bệnh dịch có thể xảy ra, nhất là ở đảo lớn

có nhiều cư dân và có hoạt động chăn nuôi”.

Lực lượng y, bác sỹ trên các đảo của quần đảo Trường Sa tới từ nhiều bệnh viện quân đội trong cả nước, từ 108, Viện y học Hải quân, Viện Quân y 354... Một điều đặc biệt với những người lính áo trắng này là dù ở bệnh viên thuộc chuyên khoa nào thì lên đảo làm nhiệm vụ cũng đều thành bác sỹ đa khoa. Từ khám đau họng trẻ em, rách da người lớn cho tới thực hiện tiểu phẫu, trung phẫu, thiếu tá quân y Vũ Cao Ngọc, bệnh xá trưởng Sinh Tồn Đông chia sẻ. Như bác sỹ Ngọc với chuyên khoa mắt nhưng cuối năm 2017, khi có chiến sỹ trên đảo viêm ruột thừa, anh và kíp mổ đã xử lý thành công, bệnh nhân nhanh chóng hồi phục.

Điều may mắn là nhờ sự đầu tư của đất liền, trang thiết bị y tế trên các đảo, nhất là đảo nổi được đầu tư khá bài bản, các máy móc phục vụ việc khám, chữa bệnh như siêu âm, máy đo huyết áp... đều có đủ. Với những ca phẫu thuật phức tạp, kíp mổ ở đảo có thể hội chẩn trực tiếp với những chuyên gia đầu ngành thuộc các bệnh viện lớn. Chính vì vậy, việc khám, chữa bệnh cho cán bộ, chiến sỹ, cư dân và ngư dân ở Trường Sa ngày càng chất lượng, là điểm tựa vững vàng cho những con người ngày đêm trên biển.

Bệnh xá ở Trường Sa - nơi người lính áo trắng vượt sóngGiữa muôn trùng sông nước, họ, những người lính quân y đang ngày đêm làm nhiệm vụ của mình. Khám, chữa bệnh cho quân và dân huyện đảo Trường Sa, cho hàng ngàn ngư dân rong ruổi theo luồng cá chạy, những người lính áo trắng đang vượt sóng, làm tốt nhiệm vụ người thầy thuốc trên biển quê hương.

Khám, chữa bệnh cho chiến sỹ và nhân dân trên đảo Sinh Tồn. Ảnh: D.Q

10 THỨ BẢY 7 - 4 - 2018 CUỐI TUẦN TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

NHỊP CẦU NHÂN ÁI

Mong ước có một phép màu…!

Cô trò nhỏ Nông Thị Diệu Thanh.

C.PHONG

Sáng ngày 3/4, khảo sát trên một số tuyến đường chuyên cho người nước ngoài thuê xe máy, ô tô

tại TP Đà Lạt như: Nguyễn Chí Thanh, Ba Tháng Hai, Phan Bội Châu…(Phường 1), không ít cơ sở không yêu cầu khách phải có GPLX. Tại khách sạn N.M đường Phan Bội Châu, khi chúng tôi yêu cầu cần thuê 2 xe máy cho người nước ngoài, quản lý khách sạn nói chỉ cần hai người nước ngoài có mặt, xuất trình Passport (hộ chiếu), không cần phải xuất trình GPLX. Giá cho thuê xe máy là 250.000 đồng/ngày. Tương tự như khách sạn trên, tại đường Bùi Thị Xuân, Phù Đổng Thiên Vương (khu vực Phường 8), quản lý khách sạn vì muốn khách thuê xe máy cũng dễ dàng không yêu cầu khách buộc phải có GPLX theo quy định. Một chủ tiệm cho thuê xe máy khác thì yêu cầu nếu chúng tôi thuê xe cho 4 người nước ngoài, chỉ cần một người có GPLX là đủ điều kiện thuê xe.

Cùng ngày, chúng tôi quan sát trên một số tuyến đường tại địa bàn TP Đà Lạt vẫn thấy một số trường hợp người nước ngoài chạy xe máy không đội mũ bảo hiểm. Theo một số người dân Phường 1, hàng ngày họ vẫn thi thoảng bắt gặp tình trạng người nước ngoài đi xe không đội mũ bảo hiểm, nhiều nhất là đi sai làn đường, đi ngược chiều vào đường cấm. Qua theo dõi, xử lý từ đầu năm 2016 tới tháng 4/2017, Công an TP Đà Lạt đã ghi nhận 5 vụ tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn liên quan tới người nước ngoài. Trong đó có 3 người nước ngoài mua, thuê xe khi tham gia giao thông. Hậu quả làm 1 người chết, 3 người bị thương.

Ông Nguyễn Văn Hùng - Đội

Khó xử lý người nước ngoài vi phạm luật giao thông Nhiều người nước ngoài tới Lâm Đồng du lịch, đặc biệt tại TP Đà Lạt nhưng vẫn còn nhiều trường hợp sử dụng các phương tiện di chuyển như xe máy, ô tô không có giấy phép lái xe (GPLX), hoặc có nhưng không hợp lệ theo quy định. Trong khi đó, các điểm cho thuê xe máy lại khá dễ dãi, nhiều chỗ chỉ cần người nước ngoài để lại hộ chiếu, không yêu cầu người nước ngoài phải có GPLX khi thuê xe.

trưởng Đội CSGT TP Đà Lạt cho biết, trên địa bàn Phường 1, Phường 2, Phường 8 thường tập trung nhiều người nước ngoài tới Đà Lạt du lịch và có nhu cầu thuê xe để tự khám phá thành phố. Tuy nhiên, nhiều điểm cho thuê xe máy còn vi phạm quy định khi không yêu cầu người nước ngoài phải có GPLX hợp lệ. “Trong năm 2017, Đội an ninh Công an TP Đà Lạt, Đội CSGT cùng các đơn vị liên quan như Phòng Xuất nhập cảnh (PA72) Công an tỉnh, Phòng Văn hóa Thông tin thành phố…tiến hành kiểm tra 64 lượt người

nước ngoài vi phạm Luật Giao thông đường bộ tại TP Đà Lạt. Trong 64 lượt vi phạm, chúng tôi phát hiện 11 trường hợp không có GPLX khi điều khiển phương tiện. Đội liên ngành đã tiến hành tuyên truyền, nhắc nhở đối với người vi phạm, đồng thời xử phạt hành chính 11 chủ cho thuê xe máy giao phương tiện cho người không đủ điều kiện với mức phạt 900.000 đồng/trường hợp” - ông Hùng thông tin.

Cũng theo ông Hùng, về cơ bản người nước ngoài chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia giao thông trên địa bàn

thành phố, chỉ một số ít không biết rõ quy định và vi phạm luật giao thông. Trường hợp này các chiến sỹ làm nhiệm vụ thường nhắc nhở, hướng dẫn, tuyên truyền để họ không lập lại các lỗi vi phạm. Tuy nhiên, quá trình tuyên truyền nhắc nhở cũng rất khó khăn. “Quá trình kiểm tra, kiểm soát khi phát hiện người nước ngoài vi phạm luật giao thông anh em muốn chỉ ra lỗi vi phạm để nhắc nhở nhưng do bất đồng ngôn ngữ, họ không sử dụng tiếng Anh, thường chỉ nói tiếng bản ngữ khi diễn đạt nên công tác xử lý, tuyên truyền

cũng gặp khó khăn nhất định” - ông Hùng chia sẻ.

Theo UBND TP Đà Lạt, trong quý I năm 2018, khách du lịch đến Lâm Đồng ước đạt 1.625.000 lượt (tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2017, đạt 25% kế hoạch năm 2018). Trong đó, khách quốc tế ước đạt 120.000 lượt (tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2017, đạt 25% kế hoạch năm 2018). Do lượng khách tăng hàng năm nên số lượng khách nước ngoài thuê xe gắn máy khám phá Đà Lạt cũng ngày một nhiều hơn. Hàng năm, Công an TP Đà Lạt đều có kế hoạch phối hợp cùng các đơn vị như: Phòng PA72, Sở Ngoại vụ, Phòng Văn hóa Thông tin thành phố để triển khai công tác “Phối hợp kiểm tra số người nước ngoài thuê xe mô tô, xe máy tham gia giao thông; các trường hợp sử dụng mô tô, xe máy chở người nước ngoài trên địa bàn TP Đà Lạt”. Để thực hiện kế hoạch trên hiệu quả, Công an TP Đà Lạt đã tiến hành nhiều đợt tuyên truyền quy định pháp luật cho các cơ sở kinh doanh lưu trú, các điểm cho thuê xe máy, mô tô. Ngoài ra, đơn vị cũng phối hợp với Trường CĐ Du lịch Đà Lạt mở 5 lớp bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ du lịch cho 153 trường hợp hành nghề lái xe mô tô chở khách du lịch người nước ngoài năm 2017. Qua các hoạt động trên đã tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức pháp luật của các chủ kinh doanh lưu trú, cho thuê xe.

Thời gian tới, các đơn vị nghiệp vụ Công an TP Đà Lạt sẽ tiếp tục lên kế hoạch phối hợp với các lực lượng khác tiếp tục đẩy mạnh công tác đảm bảo an ninh đối với hoạt động du lịch. Tập trung chấn chỉnh, kiên quyết xử lý đối với các điểm cho thuê xe mô tô, gắn máy tái phạm, cố tình cho khách thuê xe mà không đáp ứng các điều kiện cần thiết.

Một đôi nam, nữ người nước ngoài không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông tại TP Đà Lạt chiều ngày 2/4. Ảnh: C.PHONG

Em Nông Thị Diệu Thanh (SN 2006, thường trú tại Thôn 8, Tân Thanh, Lâm Hà, Lâm Đồng) là con út trong gia đình có 3 anh chị em, anh trai Nông Văn Lưu (SN 1997) và chị gái Nông Thị Bình (SN 2004). Hiện tại, hoàn cảnh của em Diệu Thanh hết sức khó khăn, rất cần sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng.

Chị Nông Thị Khình (SN 1974) - mẹ của các em cho biết, trong 3 anh em, chỉ có Bình phát triển bình thường, hiện đang học tại Trường DTNT huyện Lâm Hà, còn hai anh em Lưu và Thanh bị dị tật câm điếc bẩm sinh, hiện em Thanh đang theo học tại Trường Khiếm thính Lâm Đồng. Chị Khình trăn trở: “Vợ chồng con cái rất nỗ lực, chăm chỉ làm ăn, nhưng khó vẫn hoàn khó. Tháng 11/2017, anh Nông Văn Nhìn (SN 1974) - chồng chị bị tai nạn giao thông phải vào viện cấp cứu, bác sỹ

cho biết anh bị dập phổi… Nay anh đã hồi phục phần nào, nhưng vẫn còn đau, khó thở, chưa làm được việc nặng. Còn cháu Lưu, tuy đã lớn nhưng bệnh tật nên không có công ăn việc làm, chỉ giúp mẹ được vài việc vặt trong nhà…”.

Người mẹ Nông Thị Khình mong ước có một phép màu để giúp các con lành lặn như người ta, hoặc chí ít cũng giúp con trai Nông Văn Lưu có công ăn việc làm ổn định, tự lo cho bản thân và con gái Nông Thị Diệu Thanh sau này lớn lên cũng được như anh nó!

Bà Lê Thị Hương - cán bộ Chữ thập đo Trường Khiếm thính Lâm Đồng cho biết thêm, em Diệu Thanh hiện đang học tại trường, hoàn cảnh của em rất khó khăn, nhà trường, thầy cô và bạn bè cũng đã luôn gần gũi, động viên, giúp đỡ, nhưng khả năng còn hạn chế nên không giúp được gì nhiều. Qua

Báo Lâm Đồng Cuối tuần, rất mong quý bạn đọc gần xa, các mạnh thường quân, cộng đồng xã hội quan tâm giúp đỡ em!

Mọi sự hỗ trợ xin gửi về:BÁO LÂM ĐỒNGĐịa chỉ: Số 38 Quang Trung, Phường 9,

TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.ĐT: 0263.3811383Hoặc:Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lâm Đông,Địa chỉ: Số 01 Hoàng Diệu, Phường 5, TP

Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. ĐT: 0263.3561357Tên tài khoản: TINH HÔI CHƯ THÂP

ĐO LÂM ĐỒNGSố tài khoản: 102010000337988Ngân hàng Công thương chi nhánh Lâm

Đồng - VietinBankTS

11 THỨ BẢY 7 - 4 - 2018CUỐI TUẦNNHÌN RA BỐN PHƯƠNG

... Nguyên nhân nào đạt những thành quả to lớn ấy? Chủ tịch xã Tiêu Văn Bính từng làm Bí thư Đảng ủy xã nhiệm kỳ trước lý giải: Trong những năm gần đây và nhất là năm 2017, trên lĩnh vực phát triển kinh tế, Đảng ủy và chính quyền xã tập trung chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm: đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng, vật nuôi; tổ chức hội thảo khoa học kỹ thuật, cung cấp thông tin, nâng cao kiến thức cho người lao động. Phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, bền vững; tạo điều kiện thuận lợi cho mô hình trang trại hoạt động; khuyến khích cá nhân hộ gia đình hợp tác sản xuất - kinh doanh. Phối hợp với các tổ chức nghiên cứu khảo nghiệm, đánh giá hiệu quả dự án phát triển cà phê bền vững (VnSAT) và mô hình phát triển kinh tế, chuyển đổi, tái canh cây cà phê, chăn nuôi bò sữa... Hiện Nam Hà có khoảng 1.520 ha cà phê, năng suất bình quân 3,5 tấn/ha; 65 ha cây dâu tằm, sản lượng kén 120 tấn/năm. Ngoài ra, có 6,8 ha chè, sản lượng búp tươi 103 tấn/năm; 34 ha tiêu; 45 ha cây ăn quả; 40 ha trồng rau hoa (22,6 ha trồng hoa công nghệ cao và 9,6 ha trồng rau công nghệ cao); 8 ha cây

dược liệu, khoảng 26 ha cây mác mác, mắc ca...; 50 ha cây hoa màu ngắn ngày. Trên địa bàn có 8 trang trại nuôi heo, 20 hộ chăn nuôi heo quy mô hộ gia đình, 1 trại gà, 22 hộ nuôi bò (9 hộ nuôi bò sữa). Tổng đàn bò 225 con (159 bò sữa), 3.550 con heo, trên 45.000 con gia cầm. Chương trình khuyến nông được chú trọng. Xã đăng ký tham gia dự án sản xuất cà phê bền vững tại thôn Hai Bà Trưng và Nam Hà; dự án sản xuất cà phê công nghệ cao tại thôn Hoàn Kiếm 2 và Hoàn Kiếm 3.

- Cũng cần nói thêm với các nhà báo là cuối năm 2011, Nam Hà vinh dự được UBND tỉnh chọn vào tốp ưu tiên xây dựng NTM - Chủ tịch Tiêu Văn Bính phấn khích giãi bày - Sau 5 năm thực hiện đến cuối năm 2016, xã Nam Hà đã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, toàn xã đã triển khai làm được hơn 12 km đường bê tông với số vốn trên 10 tỷ đồng. Năm 2017 triển khai thêm 3 công trình đường giao thông nông thôn tại thôn Hoàn Kiếm 1, 2 và 3, dài 1,5 km với tổng kinh phí 1,5 tỷ đồng (nhân dân đóng góp 761 triệu đồng). Qua xây dựng NTM,

cơ cấu chuyển đổi cây trồng được chú trọng, nhất là nhân rộng mô hình trồng rau hoa công nghệ cao đã đem lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân.

Để Nam Hà tiếp tục phát huy tiềm năng, thế mạnh, Bí thư Đảng ủy xã Vũ Đình Liệu tâm đắc: Đại hội Đảng bộ xã lần thứ III (nhiệm kỳ 2015 - 2020) đã xác định chủ đề “Phát huy mọi nguồn lực, năng động, sáng tạo, đoàn kết xây dựng xã Nam Hà phát triển nhanh và bền vững”. Đại hội đề ra một số nội dung, chỉ tiêu và phương hướng cụ thể như:... Giữ vững đoàn kết thống nhất trong Đảng và cả hệ thống chính trị, xây dựng và củng cố sự đoàn kết các dân tộc, tạo sự đồng thuận xã hội. Năng động sáng tạo, phát huy và sử dụng hiệu quả các nguồn lực phát triển KT-XH nhanh, bền vững... Tạo thuận lợi để nhân dân tự lực vươn lên áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập, bảo đảm đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 2%. Tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với chế biến, bảo quản sau thu hoạch... Đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ; nâng cao chất lượng

giáo dục, y tế, văn hóa, nâng cao dân trí, bảo vệ môi trường sinh thái; giữ vững quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội.

Về Nam Hà, chúng tôi ghi nhận đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị, MTTQ và các đoàn thể, các doanh nghiệp, các hộ nông dân sản xuất gioi... đa phần còn trẻ và tâm huyết - họ là lớp người đã kề vai sát cánh, đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi cùng cha anh, trưởng thành từ bộn bề gian khó để góp phần xây dựng quê hương không ngừng “thay da đổi thịt”, trù phú và an lành như hôm nay. Hiện thực ấy khiến chúng tôi tin tưởng: Phát huy thành tựu qua 42 năm xây dựng vùng đất mới, nhất là 15 năm xã Nam Hà hình thành và phát triển, kế thừa truyền thống ngàn năm văn hiến của đồng bằng châu thổ sông Hồng hòa với bản sắc văn hóa truyền thống đặc sắc của vùng đất Nam Tây Nguyên, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Nam Hà sẽ nhân lên sinh lực, chung sức chung lòng tạo dựng địa phương trở thành một điểm sáng “giàu về kinh tế, đẹp về văn hóa, tinh thần” của huyện Lâm Hà và của tỉnh Lâm Đồng, xứng đáng với niềm tự hào, tin tưởng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Hà Nội!

Nam Hà... TIẾP TRANG 3

... hay là nói thật lòng rồi xin lỗi Phú, hay là tâm sự với Hoan để hoi ý kiến việc này - Sumư nói với lòng mình.

- Lỡ rồi, trót rồi, thôi kệ - Em tự an ủi.Tối hôm đó Sumư không chợp mắt, thao

thức với bao giằng xé trong lòng. Hồi đó mình nhặt tiền vàng còn mang trả lại, người ta hậu hĩ do lòng tốt trung thực mang trả mình cũng nhẹ tênh chối từ; giờ này mình lại hư đốn tồi tệ thế sao. Sumư thiếp đi trong tâm thế bất an, ăn năn, hối hận...

Tỉnh giấc đã nghe tiếng ồn ào, cãi cọ trong phòng. Phú nói chuyện mất đồng hồ, Hoan bảo tìm lại cho kỹ, đi chơi có quên đâu không, khoan báo lên Ban quản lý ký túc… Cả phòng nháo lên chỉ Sumư là im lặng, cái im lặng của bao điều bão tố đang vò nát tâm can…

* * *Việc điều tra khám xét được Ban quản

lý ký túc xá tiến hành. Sáu chiếc hòm đồ đạc của cá nhân được mở. Cả phòng nín thở, chẳng ai nghĩ Sumư chính là tội phạm nhưng chiếc đồng hồ đã được lôi ra từ góc khuất từ chiếc hòm của người học sinh dân

tộc thiểu số duy nhất trong phòng. Hoan há hốc kinh ngạc, người mà mình tin yêu, người mà mình đinh chắc chữ người (không có chữ con) lại là kẻ trộm cắp.

Sumư nhìn Hoan lưng tròng và chạy lại ôm chằm Phú, những dòng nước mắt nho ra - khóc không thành tiếng. Chẳng ai ngờ, chẳng ai hiểu cho Sưmư. Người ta đặt trọn niềm tin và khi sự thật phơi bày, mọi thứ dễ dàng nhanh chóng đổ vỡ. Không thể khác hơn - từ yêu thương bỗng nhiên thành ghét bo, từ người tốt bụng bỗng thành kẻ bất lương, từ cậu học trò tử tế thành đứa hư hong bo đi… Tất cả chỉ vì chiếc đồng hồ chết tiệt vô cảm kia…

Hình như hồi đó một số người có trách nhiệm về vụ việc chiếc đồng hồ mất cũng vô cảm, họ quyết định sẽ thông báo vào giờ chào cờ sáng thứ hai - toàn trường phải biết để có tác dụng giáo dục răn đe mọi người. Chỉ một mình Sumư là nặng nề, xấu hổ không dám nhìn mặt ai. Chiều chủ nhật buồn, mọi thứ quen thuộc giờ trở nên lạ hoắc; chiếc giường, căn phòng và cảnh vật chung quanh khu ký túc đối với Sumư

chẳng còn có ý nghĩa, tất cả trống không, đổ vỡ. Em lững thững trên “Hoàng Hoa lộ” - con đường vốn đẹp nhất nơi mái trường này cũng trở nên xấu xí, ngăn cách. Sumư chậm bước nhưng giật mình khi nghe bước chân ai phía trước, em quay rẽ nhanh lối khác, sợ phải gặp. Chào hoi thế nào đây? Nói thế nào đây với bạn bè? Bây chừ chỉ có thể là mình và chính mình…

Tối chủ nhật lại càng buồn hơn, thông báo cuộc họp định kỳ của khu nội trú về hoạt động sinh hoạt trong tháng. Thường nhật Sumư là người hăng hái hớn hở nhưng tối nay biết ăn làm sao nói làm sao. Em lặng lẽ trở về phòng thu xếp mọi thứ, người có thể gặp chỉ có thể là Hoan.

- Hoan ơi, mình đành bo lớp, bo trường… bo bạn bè thầy cô… để trở về với làng buôn… nương rẫy thôi Hoan à… Mình về gặp mẹ, hai em, gặp già làng K’Brẻo, gặp Ka Sabe để giải bày… ăn năn… thú lỗi… mong mọi người rộng lòng tha thứ… Mình xấu hổ lắm không thể đi trọn con đường học hành như niềm mong chờ kỳ vọng của người làng buôn mình… Mình xấu hổ

hung… Hoan ơi, còn ít khoai lang dưới gầm giường sáng lên lớp Hoan cố ăn cho đỡ đói, mùa đông rét lạnh lắm nghe Hoan… - Sumư nói giọng như tiếng nấc đứt quãng.

- Sumư đừng đi, mình hiểu Sumư, bạn là người tốt, mình hiểu Sumư… - giọng Hoan cầu cứu.

Nhưng vô ích, không còn kịp nữa và cũng không ngăn nổi; bước chân Sumư dứt khoát và càng lúc càng xa dần chỉ còn chấm nho trên con đường mòn dẫn về buôn Sôven, Sumư lầm lũi trong bóng trăng núi chập chờn ẩn hiện…

* * *Câu chuyện đã hơn ba mươi năm về cậu

học trò K’Sumư của tôi. Ngày ấy tôi đã dửng dưng, bất lực và chẳng giúp gì cho em, không một lời minh oan, chẳng đoái hoài thương cảm, lạnh lùng đứng ngoài cuộc. Chính tôi là người vô cảm. Giờ ngồi đây mỗi lần nhớ chuyện chiếc đồng hồ bị đánh cắp tôi nghe lòng nhói lên, Sumư giờ đang làm gì ở đâu có còn nhớ về một thuở nông nổi, một thời khốn khó nơi mái trường xưa…

K’sumư… TIẾP TRANG 5

Khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội vừa giới thiệu tuyệt phẩm Beluga Epicure by Lalique - một trong những chai rượu vodka đắt nhất thế giới, có giá lên tới 295 triệu đồng.

Tuyệt phẩm Beluga Epicure by Lalique hiện đang được trưng bày tại nhà hàng Angelina.

Beluga là dòng vodka quý tộc của Nga với sự kết hợp tinh tế giữa lúa mì và nguồn nước tinh khiết được lấy từ tầng đá gốc Siberia với độ sâu 300 mét. Hương vị tuyệt vời đã làm cho Beluga trở thành thương hiệu nổi tiếng toàn cầu và là biểu tượng của sự sang trọng và thành công.

Beluga Epicure by Lalique là phiên bản giới hạn của Beluga Epicure, chỉ với 1.000 chai được sản xuất trên toàn thế giới. Tuyệt phẩm được tạo nên bởi sự hợp tác giữa hãng rượu Beluga danh tiếng và hãng pha lê sang trọng hàng đầu thế giới Lalique. Cả hai thương hiệu đều hướng tới những giá trị

hoàn hảo, truyền thống và thủ công.Beluga Epicure by Lalique là một tác

phẩm của trường phái Tân nghệ thuật đặc trưng của Lalique. Bình đựng rượu được thiết kế đầy mê hoặc, lấp ló những đường nét bí ẩn của người phụ nữ quấn quít bên bông lúa mì.

Những nghệ nhân của Lalique ở Alsace nước Pháp tạo nên từng bình rượu bằng đôi tay tài hoa của mình. Phần thân được chạm khắc tỉ mỉ tới từng chi tiết rồi được các nghệ nhân đánh bóng và tinh chỉnh độ tương phản giữa pha lê trong suốt và thuỷ tinh mài mờ, tô điểm thêm cho sự độc đáo của mỗi chiếc bình. Chi tiết cuối cùng nhưng cũng không kém phần đặc biệt là đáy mỗi chiếc bình pha lê được khắc thủ công mã số độc nhất từ 1 tới 1000.

Tại Việt Nam, khách sạn Metropole Hà Nội là nơi duy nhất bán tuyệt phẩm Beluga Epicure by Lalique.

PV

Một trong những tuyệt phẩm vodka đắt nhất thế giới được bán tại Khách sạn Metropole Hà Nội

Tuyệt phẩm Beluga Epicure by Lalique - một trong những chai rượu vodka đắt nhất thế giới.

Xe đua từ... phế thảiCỗ xe độc đáo mang danh “Brothers”

(Tình anh em - theo Anh ngữ) được chế tạo hoàn toàn theo phương pháp thủ công, có thể đạt vận tốc tối đa là 160 km/giờ, không thua kém gì các kiểu xe đua truyền thống đời đầu.

Sau gần 2 thập niên miệt mài sáng chế, 2 nông dân Zhao Xiushun và Zhao Baoguo đồng thời cũng là cặp anh em ruột cư ngụ ở ngoại vi thành phố Đường Sơn, thuộc tỉnh Hà Bắc phía đông bắc Trung Quốc, đã cho “trình làng” chiếc xe đua thể thao kiểu “Formula One” (Công thức I) cấu thành từ các vật liệu bo đi dạng “đồng nát”, như khung cửa, xe đạp cũ, xoong nồi, chai lọ… được thu thập quanh khu vực trang trại nơi họ canh tác.

Cỗ xe độc đáo mang danh “Brothers” (Tình anh em - theo Anh ngữ) được chế tạo hoàn toàn theo phương pháp thủ công, có thể đạt vận tốc tối đa là 160 km/giờ, không thua kém gì các kiểu xe đua truyền thống đời đầu. (Theo CAND)

THỨ BẢY 7 - 4 - 2018 CUỐI TUẦN12

GIAÙ3.500ñ

ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP PHUÏ TRAÙCH: HOÀ THÒ LAN ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

Cầu hoa. Ảnh: Minh Trần

Góc ảnh đẹp

THỂ THAO

TRƯƠNG NGỌC THỤY

Giải Vô địch bóng bàn tỉnh Lâm Đồng được tổ chức đều đặn hàng

năm với sự tham gia của đông đảo vận động viên (VĐV) đến từ các huyện, thành phố. Đây cũng chính là giải đấu chính thức duy nhất để những VĐV hàng đầu cọ sát, nâng cao kỹ chiến thuật. Tuy vậy do trình độ VĐV còn nhiều hạn chế, sự đầu tư cho tuyến năng khiếu chưa đúng mực nên trong vòng hơn 30 năm (1975-2007) bóng bàn thành tích cao của Lâm Đồng hầu như không phát triển, thỉnh thoảng cử đội tuyển tham gia các giải đấu cấp quốc gia với mục đích giao lưu, học hỏi là chính.

Thực hiện chủ trương xã hội hóa các hoạt động thể dục thể thao của Chính phủ từ năm 2008 bóng bàn Lâm Đồng đã có bước chuyển mình đáng kể, nhiều cá nhân, tập thể chung tay cùng ngành thể thao tỉnh nhà để đưa phong trào bóng bàn phát triển lên một tầm cao mới, làm bệ phóng cho bóng bàn thành tích cao.

Xuất phát từ nhu cầu của xã hội một số câu lạc bộ (CLB) bóng bàn tư nhân đã ra đời trên toàn tỉnh, đặc biệt là tại những huyện vùng sâu nhằm phục vụ cho việc tập luyện và thi đấu của người dân, từ đó đã phát hiện ra nhân tài bổ sung cho đội tuyển năng khiếu bóng bàn tỉnh. Giải Vô địch bóng bàn tỉnh đã được nâng tầm về chất lượng chuyên môn lẫn quy mô, nhất là công tác truyền thông kể từ khi Báo Lâm Đồng đứng ra chung tay tổ chức. Bên cạnh đó, một số cơ quan, doanh nghiệp cũng đã tổ chức thêm nhiều giải mở rộng mời những VĐV có trình độ chuyên môn tốt trên cả nước tham gia, để các VĐV trong tỉnh có cơ hội học hỏi như: Giải Dalat Open năm 2008, giải truyền thống hàng năm “Lâm Đồng mở rộng tranh cúp Đài Truyền hình Lâm Đồng”… Tiếp nối đà phát triển của hệ thống giải tại địa phương ngành Thể thao tỉnh cũng đã mạnh dạn đứng ra đăng cai những giải cấp quốc gia như: Giải Bóng bàn các CLB toàn quốc năm 2010, Giải Vô địch bóng bàn toàn quốc tranh cúp Báo Nhân Dân năm 2013. Từ những giải đấu nhiều cấp độ này VĐV tỉnh nhà đã được thường xuyên thi đấu cùng các đối thủ mạnh nên trình độ nâng cao rõ rệt, bóng bàn thành tích cao Lâm Đồng bắt đầu có thành tích nhất định như: Đạt 1 HCB (Giải BB các CLB toàn quốc 2009), Đạt 2HCV, 1 HCB (Giải BB các CLB toàn quốc 2010).

Muốn bóng bàn đỉnh cao phát triển nhất định phải làm tốt công

Bóng bàn là môn thể thao không đòi hỏi nhiều về sân bãi, cơ sở vật chất nên rất thích hợp để phát triển ở một địa phương miền núi điều kiện còn khó khăn như Lâm Đồng; Bên cạnh đó, với đặc điểm khí hậu tự nhiên mùa mưa thường kéo dài, ít phù hợp chơi các môn thể thao ngoài trời nên bóng bàn được nhiều người dân chọn để tập luyện, nâng cao sức khỏe. Với những lý do cơ bản đó, bóng bàn có mặt tại Lâm Đồng khá sớm và phát triển mạnh từ sau năm 1975, nhưng chỉ dừng lại ở mức độ phong trào.

tác đào tạo trẻ, hiểu được điều đó nên từ năm 2008 tuyến năng khiếu bóng bàn đặc biệt được quan tâm và đầu tư mạnh mẽ. Trung tâm Huấn luyện và thi đấu TDTT Lầm Đồng đã nỗ lực tìm kiếm VĐV nằm trong lứa tuổi từ 6-9, có tố chất để đào tạo làm nòng cốt cho tương lai. Thay đổi mục tiêu tại các giải đấu cấp độ quốc gia dành cho lứa tuổi năng khiếu là tham gia để giao lưu, học hỏi trở thành tham gia để đạt thành tích cao. Với suy nghĩ và cách làm đó trong 10 năm qua bóng bàn Lâm Đồng liên tục hái quả ngọt cho công tác đào tạo trẻ của mình. Đã đạt tổng cộng 11 HCV, 18 HCB, 31 HCĐ tại các giải VĐ BB Trẻ - Thiếu niên - Nhi đồng toàn quốc hàng năm.

Qua thành tích trên có thể nhận thấy rằng từ năm 2008 đến nay sự phát triển của bóng bàn Lâm Đồng là bền vững, có tính chất lâu dài, là thành tích cho một quá trình làm việc nghiêm túc, có đầu tư mọi mặt từ VĐV cho đến BHL cũng như điều kiện tập luyện, thi đấu.

Hiện tại, đội năng khiếu bóng bàn Lâm Đồng có gần 20 VĐV, trong đó có 2 VĐV tập trung dài hạn cùng đội tuyển trẻ Việt Nam là: Quan Trần Tiểu Long và Chế Nguyên. Đặc biệt, VĐV Đỗ Nguyễn Uyên Nhi đã được gọi vào đội tuyển trẻ Việt Nam để tham dự giải VĐ BB trẻ Đông Nam Á năm 2016 (Đạt 1 HCB), năm 2017 (Đạt 2 HCB). Những VĐV còn lại đều có khả năng nằm trong nhóm tranh chấp huy chương tại giải VĐ BB Trẻ - Thiếu niên - Nhi đồng toàn quốc năm 2018 tại Đà Nẵng sắp đến.

BÓNG BÀN THÀNH TÍCH CAO LÂM ĐỒNG 2008 - 2018: 10 năm một chặng đường phát triển

Đội Lâm Đồng tại Giải Vô địch bóng bàn Trẻ - Thiếu niên - Nhi đồng toàn quốc năm 2017. Ảnh: T.N.Thụy

Với lực lượng như vậy cộng với sự quan tâm tạo điều kiện của Trung tâm Huấn luyện và thi đấu TDTT Lâm Đồng, sự đồng hành và hỗ trợ của các nhà tài trợ lâu năm như: Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Lâm Đồng, Vietinbank Lâm Đồng… Chắc chắn rằng sẽ có những tín hiệu khả quan cho bóng bàn thành tích cao của Lâm Đồng trong tương lai. Quá trình phát triển 10 năm qua của bóng bàn Lâm Đồng đã đạt được những thành công rất đáng khích lệ, từ một địa phương trắng về thành tích thì nay đã trở thành một trong số ít đơn vị tỉnh thành có hệ thống đào tạo trẻ tốt, có thể tranh chấp huy chương với các trung tâm bóng bàn mạnh như: T&T, Quân đội, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Dương, Công an…

Phát hiện và đào tạo một VĐV từ lúc chưa biết gì đến khi có thành tích ở cấp độ quốc gia dành cho lứa tuổi năng khiếu là một công việc hết sức khó khăn và lâu dài đối với tất cả các bộ môn thể thao nói chung và bóng bàn nói riêng. Nhưng để VĐV đó thật sự trở thành một VĐV chuyên nghiệp đỉnh cao nằm trong nhóm các VĐV hàng đầu Việt Nam thì còn khó khăn hơn gấp bội. Bóng bàn Lâm Đồng đã làm tốt công tác đào tạo trẻ, còn bóng bàn đỉnh cao vẫn còn đó một khoảng trống mênh mông, để san lấp khoảng trống mênh mông đó cần sự đầu tư nhiều hơn nữa của những nhà quản lý thể thao, đơn vị chủ quản, cộng với sự nỗ lực của chính VĐV và gia đình. Với cơ sở hiện có hy vọng rằng một ngày không xa VĐV bóng bàn Lâm Đồng sẽ giành được huy chương ở giải VĐQG, hay xa hơn là giải VĐ Đông Nam Á hay Sea Games.

Đỗ Nguyễn Uyên Nhi - VĐV đoạt 1 HCB (năm 2016) và 2 HCB (năm 2017) tại Giải Vô địch bóng bàn Trẻ Đông Nam Á. Ảnh: T.N.Thụy