12
Cô giáo vùng biên 5 Truyện ngắn: HOÀNG KHÁNH DUY Về mái trường xưa... Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn SỐ 416 - 5182 THỨ BẢY, NGÀY 17/11/2018 CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG CUỐI TUẦN VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh XEM TIẾP TRANG 2 1 TUẦN CON SỐ 10 tháng đầu năm 2018, tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đạt trên 555 triệu đô la Mỹ, đạt hơn 88% kế hoạch năm. Nguồn: UBND tỉnh TRANG 8 TRANG 7 Liên hoan Diễn xướng dân gian văn hoá các dân tộc Trường Sơn - Tây Nguyên 6 Cựu sinh viên Trường Đại học Đà Lạt về thăm trường cũ. Ảnh: Hồ Xuân Trung 3 Đ ại đoàn kết dân tộc là truyền thống cực kỳ quý báu của nhân dân ta trong suốt tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Kế thừa truyền thống quý báu đó, trong hệ thống tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc là tư tưởng cơ bản, nhất quán và xuyên suốt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, muốn xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân vững chắc thì phải có lực lượng và có thành phần làm nòng cốt. Người chỉ rõ “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và cả tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó là nền gốc của đại đoàn kết”. Thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của quần chúng trong lịch sử, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định nhiệm vụ chiến lược xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong cách mạng giải phóng dân tộc cũng như cách mạng xã hội chủ nghĩa và trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay. Trong các thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, đại đoàn kết dân tộc trên nền tảng liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu, là nhân tố có ý nghĩa quyết định, đảm bảo thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Kế thừa việc nhận thức các vấn đề mang tính chiến lược này, từ năm 1986 đến nay, Đảng ta đã có nhiều nghị quyết nhằm tăng cường, củng cố, mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc trong tình hình mới. Đại hội lần thứ XII của Đảng đánh giá trong những năm qua: Khối đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được mở rộng, củng cố và tăng cường trong bối cảnh đất nước có nhiều khó khăn, thách thức... Thị trấn Liên Nghĩa tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng, quản lý đô thị Người lưu giữ hồn quê

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201811/29035_BLD_cuoi_tuan_ngay_17.11.2018.pdf · tưởng của Chủ tịch Hồ

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201811/29035_BLD_cuoi_tuan_ngay_17.11.2018.pdf · tưởng của Chủ tịch Hồ

Cô giáo vùng biên5Truyện ngắn:

HOÀNG KHÁNH DUY

Về mái trường xưa...

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn

SỐ 416 - 5182THỨ BẢY, NGÀY 17/11/2018CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG

CUỐI TUẦN

VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN

Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh

XEM TIẾP TRANG 2

1 TUẦN CON SỐ

10 tháng đầu năm 2018, tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đạt trên 555 triệu đô la Mỹ, đạt hơn 88% kế hoạch năm.

Nguồn: UBND tỉnh

TRANG 8

TRANG 7

Đồi trà Bảo Lộc để trải nghiệm cũng là lựa chọn của du khách. Ảnh: Mai Văn Bảo

Liên hoan Diễn xướng dân gian văn hoá các dân tộc Trường Sơn - Tây Nguyên

6

Cựu sinh viên Trường Đại học Đà Lạt về thăm trường cũ. Ảnh: Hồ Xuân Trung

3

Đại đoàn kết dân tộc là truyền thống cực kỳ quý báu của nhân dân ta trong suốt tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Kế thừa truyền thống quý báu đó, trong hệ thống tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc là tư tưởng cơ bản, nhất quán và xuyên suốt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, muốn xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân vững chắc thì phải có lực lượng và có thành phần làm nòng cốt. Người chỉ rõ “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và cả tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó là nền gốc của đại đoàn kết”.

Thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của quần chúng trong lịch sử, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định nhiệm vụ chiến lược xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong cách mạng giải phóng dân tộc cũng như cách

mạng xã hội chủ nghĩa và trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay.

Trong các thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, đại đoàn kết dân tộc trên nền tảng liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu, là nhân tố có ý nghĩa quyết định, đảm bảo thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Kế thừa việc nhận thức các vấn đề mang tính chiến lược này, từ năm 1986 đến nay, Đảng ta đã có nhiều nghị quyết nhằm tăng cường, củng cố, mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc trong tình hình mới.

Đại hội lần thứ XII của Đảng đánh giá trong những năm qua: Khối đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được mở rộng, củng cố và tăng cường trong bối cảnh đất nước có nhiều khó khăn, thách thức...

Thị trấn Liên Nghĩa tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng, quản lý đô thị

Người lưu giữ hồn quê

Page 2: CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201811/29035_BLD_cuoi_tuan_ngay_17.11.2018.pdf · tưởng của Chủ tịch Hồ

2 THỨ BẢY 17 - 11 - 2018 CUỐI TUẦN TIN TỨC - SỰ KIỆN

Bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Hội Nông dân

Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội cho gần 100 thành viên là cán bộ Hội Nông dân các xã, phường trên địa bàn tỉnh. Lớp sẽ cung cấp kiến thức, hướng dẫn cán bộ Hội tham gia đảm bảo quốc phòng - an ninh, thực hiện

Luật Tín ngưỡng, tôn giáo trong nông dân. Đồng thời, các cán bộ Hội được tiếp cận với kiến thức thành lập tổ hợp tác, HTX, vai trò của tổ chức Hội trong xây dựng NTM, giám sát và phản biện xã hội. Một phần nội dung

lớn dành cho công tác quản lý tài chính Hội, hướng dẫn xây dựng và quản lý các tổ liên

kết vay vốn từ Ngân hàng LienvietPostBank, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đây là dịp nâng cao kiến thức cho cán bộ Hội, giúp

cán bộ Hội thực hiện công việc tốt hơn, góp phần thúc đẩy vai trò của nông dân

trong xây dựng tam nông.D.Q

Trồng bổ sung trên 70 ha thông rừng nội ô Đà Lạt

Ngày 14/11, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm thành phố Đà Lạt Võ Thanh Sơn cho biết, Hạt Kiểm lâm đã hoàn thành trồng trên 70

ha thông bổ sung dưới tán rừng thông thưa, thông già cỗi thuộc Đề án bảo tồn và phát

triển rừng cảnh quan nội ô thành phố Đà Lạt. Theo Quyết định phê duyệt của UBND tỉnh, tổng giá trị dự toán hơn 813 triệu

đồng, trong đó, cây giống thông 3 lá 770 triệu đồng. Hình thức chỉ định thầu, phương thức lựa chọn theo quy trình rút

gọn. Hiện tại, thông trồng mới đã sống và phát triển tốt, chủ đầu tư tiếp tục tăng

cường giám sát công tác bảo vệ. M.ĐẠO

Ủng hộ Quỹ vì người nghèo trên 933 triệu đồng

Hưởng ứng cuộc vận động đóng góp ủng hộ Quỹ vì người nghèo năm 2018 do Ủy

ban MTTQ tỉnh và huyện phát động, nhằm góp phần giúp đỡ cho các gia đình nghèo, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn,

cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan đơn vị sự nghiệp và nhân dân các xã, thị trấn huyện Đơn Dương đã đóng góp ủng hộ vào Quỹ vì người nghèo gần 934 triệu

đồng, đạt 91% so với chỉ tiêu đề ra. Các tập thể tiêu biểu trong việc ủng hộ Quỹ vì người

nghèo là cán bộ, viên chức Trung tâm Y tế huyện, giáo viên Trường THPT Pró, Trường

THPT Hùng Vương, Trường THCS Thạnh Mỹ, cán bộ nhân dân thị trấn D’ran, xã Lạc

Xuân và nhân dân xã Tu Tra.NGỌC THANH

Bàn giao nhà tình thương tại Đam Rông

Hội Chữ thập đỏ TP Hồ Chí Minh vừa phối hợp với Hội Chữ thập đỏ Lâm Đồng

tổ chức lễ bàn giao nhà tình thương cho gia đình ông Trịnh Văn Hoàng, ở Thôn 4, Rô

Men, huyện Đam Rông. Theo đó, căn nhà được xây dựng theo tiêu

chuẩn nhà cấp 4, có diện tích sử dụng 75 mét vuông, kinh phí đầu tư xây dựng hơn 110 triệu đồng, trong đó nhà tài trợ là ông

Trần Ngọc Diệp, Giám dốc Công ty Bất động sản Hòa Tiến, tại thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ 40 triệu đồng, số tiền còn lại

ông Hoàng vận động bà con, anh em trong dòng họ giúp đỡ để xây dựng.

VĂN TÂM

10 huyện, thành tổ chức hội chợ thương mại năm 2019

Đề xuất để thu hồi giấy phép khai thác cát ở Cát TiênLãnh đạo Phòng Quản lý Khoáng sản,

Sở TN&MT cho biết, đang làm báo cáo để trình UBND tỉnh thu hồi 4 giấy phép khai thác khoáng sản (cát xây dựng) trên cơ sở đề nghị của UBND huyện Cát Tiên. Bao gồm: 2 Giấy phép số 29 và 63 của Doanh nghiệp tư nhân Xuân Hà, Giấy phép số 105 của hộ kinh doanh Nguyễn Tiến Dương và Giấy phép số 64 của Công ty TNHH TM

SX DV Thanh Hằng. Đây là 4 giấy phép khai thác cát trên sông Đồng Nai thời gian qua, nhưng theo UBND huyện Cát Tiên, đã vi phạm các nội dung như khai thác ngoài thời gian quy định, ngoài phạm vi cấp phép, sử dụng phương tiện không đăng ký hoặc hết hạn đăng kiểm, sử dụng vượt số phương tiện khai thác được cho phép và gây sạt lở bờ sông.

Cũng theo UBND huyện Cát Tiên, 4 chủ giấy phép trên không chấp hành nội dung Thông báo số 50 ngày 13/2/2018 giữa UBND 2 tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai; vi phạm cố tình và có hệ thống, mặc dù địa phương đã nhắc nhở, chấn chỉnh, xử lý nhiều lần. Tình hình sạt lở tiếp tục làm thay đổi dòng chảy, ảnh hưởng đến môi trường và đất sản xuất của người dân. M.Đ

Theo danh mục vừa được thông qua, trong năm 2019 có 10 huyện, thành trong tỉnh Lâm Đồng tổ chức hội chợ thương mại, ưu tiên các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thế mạnh địa phương.

Trong đó, thành phố Đà Lạt và thành phố Bảo Lộc đều tổ chức hội chợ tại 5 địa

điểm trên địa bàn, trưng bày các sản phẩm nông sản đặc trưng Đà Lạt - Lâm Đồng; công nghệ giống, cây trồng, vật nuôi, thiết bị máy móc, vật tư nông nghiệp; rượu vang, nước trái cây, trà, cà phê; sản phẩm thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống; ngành hàng tổng hợp; hàng Việt Nam chất lượng cao…

8 huyện còn lại là Lạc Dương, Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Tẻh và Cát Tiên, mỗi huyện tổ chức hội chợ từ 1 - 4 địa điểm. Các sản phẩm tập trung triển lãm ở hội chợ huyện như: công nghệ thông tin, viễn thông; hàng tiêu dùng, may mặc; công nghiệp phụ trợ, điện tử, điện lạnh… MẠC KHẢI

Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc... TIẾP TRANG 1

... Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân đã đổi mới cả về nội dung và phương thức hoạt động; phát huy ngày càng tốt hơn vai trò tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; cùng Đảng, Nhà nước chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; tham gia xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, quản lý xã hội; thường xuyên tổ chức các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, góp phần tích cực vào những thành tựu chung của đất nước.

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng khẳng định phương hướng, nhiệm vụ: Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo. Phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” làm điểm tương đồng; tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia - dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, khoan

dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước, tăng cường quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước, tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Đại đoàn kết toàn dân tộc phải dựa trên cơ sở giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích giữa các thành viên trong xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo đảm mỗi người dân đều được thụ hưởng những thành quả của công cuộc đổi mới. Mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân. Đoàn kết trong Đảng là hạt nhân, là cơ sở vững chắc để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Các cấp ủy đảng và chính quyền phải thường xuyên đối thoại, lắng nghe, học hỏi, tiêp thu ý kiến, giải quyết các khó khăn, vướng mắc và yêu cầu chính đáng của nhân dân; tin dân, tôn trọng, lắng nghe những ý kiến khác nhau; có hình thức, cơ chế, biện pháp cụ thể, thích hợp để nhân dân bày tỏ chính kiến, nguyện vọng và thực hiện quyền làm chủ của mình thông qua Mặt trận Tồ quốc và các đoàn thể nhân dân; trân trọng, tôn vinh những đóng góp, cống hiến của nhân dân.

Việt Nam hiện có 14 tôn giáo đã được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân và cấp

phép hoạt động với khoảng 25 triệu tín đồ. Các tôn giáo chung sống đan xen, nhưng tồn tại độc lập và hòa bình với nhau, không phụ thuộc vào nhau. Tuy nhiên, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách tác động vào tình hình tôn giáo để gây mâu thuẫn, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Nhằm chống lại âm mưu trên, đồng thời để các tôn giáo đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đại hội XII chủ trương: Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo. Quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, theo quy định của pháp luật; chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với các hành vi lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc hoặc những hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trái pháp luật.

Xây dựng khối đại đoàn kết theo tư tưởng Hồ Chí Minh, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược nhất quán, cơ bản và lâu dài của Đảng và Nhà nước ta. Với tình hình quốc tế và trong nước hiện nay, đường lối chiến lược tăng cường phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đang trở thành nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng và cấp bách của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. LAN HỒ

Ngày 14/11, Huyện ủy Đức Trọng đã tổ chức Hội thi Báo cáo viên giỏi năm 2018 với sự tham gia của các thí sinh là Bí thư Đảng ủy các xã, thị trấn trong toàn huyện.

Tham gia Hội thi, các thí sinh trải qua các phần thi, gồm: thuyết trình theo nội dung đề cương đã biên soạn trước, xoay quanh một trong số các nội dung như nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) lần thứ 4, 5, 6, 7; các chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư (khóa XII); các nghị quyết, chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa X; những kết quả sau nửa nhiệm kỳ của Đảng bộ tỉnh gắn với địa phương, đơn vị; chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2016, 2017. Ngoài ra, các thí sinh còn tham gia trả lời câu hỏi do Ban Giám khảo đưa ra với các nội dung liên quan tới nội dung bài thuyết trình của người dự thi.

Thông qua Hội thi nhằm tạo điều kiện để đội ngũ báo cáo viên cấp huyện có điều

Hội thi Báo cáo viên giỏi huyện Đức Trọng năm 2018

kiện giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, trau dồi kỹ năng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đồng thời, góp phần đẩy mạnh, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền miệng và hoạt động của đội ngũ báo cáo viên trong huyện theo tinh thần Chỉ thị 17-CT/TW của Ban Bí thư và Chỉ thị

28-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền miệng trong tình hình mới”.

Kết thúc hội thi, thí sinh xuất sắc nhất sẽ được chọn tham dự hội thi báo cáo viên do tỉnh tổ chức. N.MINH

Thí sinh Nông Văn Hợi - Bí thư Đảng ủy xã Tân Thành dự thi phần thi thuyết trình.

Page 3: CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201811/29035_BLD_cuoi_tuan_ngay_17.11.2018.pdf · tưởng của Chủ tịch Hồ

3 THỨ BẢY 17 - 11 - 2018CUỐI TUẦNKINH TẾ - XÃ HỘI

ĐAN THANH

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ IX (2015-2020), Đảng bộ thị trấn Liên Nghĩa đã ban

hành các nghị quyết trọng tâm: Nghị quyết 18-NQ/ĐU về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng xây dựng thị trấn Liên Nghĩa đạt chuẩn văn minh đô thị vào năm 2018”, Nghị quyết 20-NQ/ĐU về “Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo đảm bảo trật tự xây dựng trên địa bàn...”.

Gần 3 năm qua, từ nguồn vốn kiến thiết đô thị trên 10,5 tỷ đồng (nhân dân đóng góp hơn 2 tỷ đồng), Liên Nghĩa đã lập hồ sơ triển khai thi công các công trình đường bao thị xã mới, mương thoát nước do thị trấn làm chủ đầu tư. Thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, “Dân làm Nhà nước hỗ trợ” đã triển khai thi công 16 mương thoát nước; 13 tuyến đường bê tông xi măng ở 12 tổ dân phố; đường cấp phối Nam sông Đa Nhim và đường vào nghĩa trang Nam sông Đa Nhim, nhà quản trang. Hiện thị trấn đang lập hồ sơ thực hiện công trình mương thoát nước 2 tuyến đường nội thị, 3 hẻm bê tông xi măng, nhà sinh hoạt cộng đồng 2 tổ dân phố và sửa chữa, thảm nhựa một số tuyến đường thiết yếu khác. Phối hợp với Trung tâm Phát triển Quỹ đất huyện, Liên Nghĩa triển khai phương án bồi thường khu quy hoạch 40 ha; chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ các hộ bị thu hồi đất xây dựng trụ sở Phòng Cảnh sát PCCC số 3 của tỉnh, công trình các lộ ra trạm biến áp 220KV Đức Trọng. Phối hợp kiểm tra điều chỉnh hướng các tuyến đường quanh khu vực chợ Liên Nghĩa và đường Thống Nhất để tiến hành nạo vét theo định kỳ, thi công công trình kênh chính hồ Nam Sơn phục vụ chống hạn. Vận động nhân dân đầu đường Nguyễn Thái Học bàn giao mặt bằng để thi công; vận động dân hiến đất thực hiện dự án mở đường khu vực 3 Tây Nam Sơn và sửa chữa một số tuyến đường trong thị trấn. Đầu tư trên 1 tỷ đồng làm công trình kênh tiêu nước cánh đồng Liên Nghĩa - Phú

Thị trấn Liên Nghĩa tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng, quản lý đô thị

Là thị trấn lớn nhất huyện Đức Trọng cũng như của tỉnh, những năm gần đây, trong lộ trình thực hiện đề án phân loại đô thị Đức Trọng đạt tiêu chí đô thị loại IV, đề án nâng cấp huyện thành thị xã và triển khai Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, Đảng bộ thị trấn Liên Nghĩa tăng cường huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; chỉnh trang đô thị; quản lý đất đai, trật tự xây dựng và bảo vệ môi trường.

Hội, đoạn qua thị trấn. Là địa bàn rộng, diện tích đất

chưa được cấp Giấy CNQSDĐ không nhiều nhưng do manh mún, không tập trung nên vừa qua, UBND thị trấn Liên Nghĩa tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân đăng ký xét cấp giấy CNQSDĐ. Từ 2015 đến nay, tiếp nhận và giải quyết 1.826 hồ sơ, xét cấp hơn 18 ha. Diện tích cấp giấy CNQSDĐ đạt trên 98%... Ngoài ra, Liên Nghĩa tiến hành xác lập và kiểm tra lại mốc địa giới hành chính, xác định mốc hành lang mương thủy lợi trên toàn địa bàn, rà soát diện tích đất công ở một số khu vực để quản lý... Tăng cường kiểm tra quản lý trật tự xây dựng đô thị, hơn 3 năm qua, kiểm tra lập biên bản xử lý 125 trường hợp vi phạm. Tăng cường quản lý cũng như tuyên truyền, vận động nên số lượng giấy phép xây dựng tăng lên 1.055 giấy phép, thu nộp ngân sách trên 5,6 tỷ đồng thuế xây dựng. Thị trấn cũng kiên quyết giải tỏa các trường hợp xây dựng

vi phạm hành lang ATGT đường bộ tại khu vực chợ Liên Nghĩa và xung quanh, đường Thống Nhất, Quốc lộ 20, lô Thanh Thanh, lô 90... Tiếp tục quản lý và phối hợp thực hiện quy hoạch phê duyệt trên địa bàn: Quy hoạch chi tiết khu dân cư Tây Nam Sơn, Quy hoạch trung tâm hành chính - quảng trường huyện, Quy hoạch chung thị trấn Liên Nghĩa giai đoạn 2010 tầm nhìn đến 2020, Quy hoạch chi tiết khu dân cư Nam sông Đa Nhim. Phối hợp với các cấp, các ngành rà soát điều chỉnh, bổ sung một số quy hoạch ngành, lĩnh vực phù hợp với tình hình thực tế; trình cấp thẩm quyền ban hành quy chế quản lý quy hoạch các tuyến đường hẻm.

Cùng với xây dựng kết cấu hạ tầng và chỉnh trang đô thị, Liên Nghĩa phối hợp với Trung tâm QL&KTCTCC huyện và các tổ dân phố, Đoàn Thanh niên, đội thanh niên xung kích bảo vệ môi trường ra quân thu gom, xử lý các điểm ô nhiễm rác thải, nhất là các

khu vực trung tâm, đông dân cư. Việc thu phí VSMT của các hộ dân được bàn giao cho địa phương quản lý, bước đầu có hiệu quả. Thị trấn thường xuyên tổ chức Ngày chủ nhật xanh để vận động người dân ở khu phố dọn dẹp vệ sinh môi trường thu gom rác thải, để rác đúng ngày giờ quy định. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường bằng nhiều hình thức sinh động. Từ đó, ý thức của nhân dân nâng lên, vi phạm ngày càng giảm. Thị trấn đã kiểm tra 21 cơ sở rửa nông sản xả nước thải ra môi trường và yêu cầu các hộ khắc phục, xây dựng hệ thống hố ga lắng chất thải trước khi chảy ra mương thoát nước; xử lý vệ sinh môi trường trước Trường THCS Lê Hồng Phong và một số tụ điểm về rác thải, lò giết mổ gia súc.

Để góp phần đạt những kết quả trên, công tác dân vận được thị trấn quan tâm, triển khai ban hành đạt hiệu quả “quy chế dân vận trong hệ thống chính trị”;

Quang cảnh Trường THCS Lê Hồng Phong được đầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Đ.Thanh

Người dân ở Đạ M’Pô bao giờ mới có điện sử dụng

triển khai thực hiện tốt quy chế dân chủ trong các loại hình, pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Nâng cao chất lượng hoạt động khối dân vận, thành lập tổ dân vận ở các tổ dân phố. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác dân vận của chính quyền và đổi mới phương pháp vận động quần chúng. Tuyên truyền, vận động nhân dân đồng thuận với các chủ trương của Đảng, tham gia phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN, đóng góp vốn đối ứng cùng với Nhà nước xây dựng kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị. Qua đó, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước.

Tuy có nhiều nỗ lực, cố gắng song nhìn chung Liên Nghĩa cần tăng cường hơn nữa nhằm kiểm soát chặt chẽ công tác quản lý quy hoạch, quản lý đô thị và môi trường, cảnh quan... để xây dựng thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị. Vì vậy, sắp tới, thị trấn sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng và đưa Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” lan tỏa sâu rộng, đi vào chiều sâu. Vận động nhân dân phát huy nội lực, hiến đất và đóng góp vốn đối ứng cùng với Nhà nước đầu tư nâng cấp các tuyến đường hẻm trong khu dân cư, xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng, mương thoát nước, trồng cây xanh tại các trụ đường gắn với chỉnh trang đô thị. Thực hiện tốt các dự án của tỉnh, huyện trên địa bàn và tập trung phối hợp mở đường các khu vực 2, 3 Tây Nam Sơn, phối hợp triển khai dự án 40 ha của huyện. Tăng cường công tác quản lý đối với các khu quy hoạch, nhất là khu đô thị mới Liên Nghĩa, quy hoạch chung đô thị Liên Nghĩa - Liên Khương đến năm 2030. Lập hồ sơ quản lý hiệu quả diện tích đất công, đẩy mạnh xét cấp giấy CNQSDĐ, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu cho dân... Chú trọng tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Luật Bảo vệ môi trường, phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra chất lượng vệ sinh ATTP... Tăng cường quản lý Nhà nước về đô thị, Liên Nghĩa phấn đấu xây dựng thị trấn sớm trở thành đô thị xanh, sạch đẹp, văn minh.

Đạ M’Pô là khu vực ổn định dân di cư tự do thuộc xã Liêng Srônh, huyện Đam Rông. Sau nhiều nỗ lực đầu tư cơ sở hạ tầng cho khu dân cư và đã được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường điện vào khu vực này.

Ông Nguyễn Hải Thái, Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý và Khai thác công trình công cộng huyện cho biết, dự án kéo điện

vào khu tái định cư Đạ M'Pô (Liêng Srônh, Đam Rông) được triển khai từ đầu tháng 11 bởi nguồn vốn từ chương trình giảm nghèo. Toàn bộ công trình đường điện này dài trên 8 km tính từ Quốc lộ 27 đến khu dân cư Đạ M’Pô. Công trình bao gồm 187 cột điện kéo dây trung thế 3 pha do Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng Đại Quang Phát đã trúng thầu thi công. Dự kiến

Tết âm lịch Mậu Tuất sẽ có điện cho người dân, nhưng từ những khó khăn trong việc thi công xây dựng trụ điện và kéo đường dây trung thế do đường sá bị sạt lở, nhà thầu chậm thi công... đã làm chậm tiến độ.

Hiện tại, công trình mới chỉ kéo được đường dây điện trung thế và chưa làm đường dây hạ thế cũng như kéo điện vào nhà cho người dân. Lý do mà ông Thái đưa ra là

vì đường dây hạ thế vướng vào phần diện tích canh tác của bà con, thời điểm đang mùa vụ nên Trung tâm phải đợi cho bà con thu xong mùa vụ rồi mới tiến hành hạ thế và chưa xác định bao giờ có điện vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Thiết nghĩ, một công trình đã có sẵn nguồn vốn, vậy mà chậm tiến độ từ Tết Mậu Tuất 2018 đến Tết Kỷ Hợi 2019, có nghĩa là qua 1 năm sau người dân vẫn chưa có

điện để sử dụng. Được biết, dự án kéo điện vào

khu vực Đạ M’Pô được phê duyệt với tổng mức đầu tư trên 4,9 tỷ đồng. Đây là dự án từ nguồn vốn của Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 và ngân sách huyện do. Trung tâm Quản lý và Khai thác công trình công cộng huyện Đam Rông làm chủ đầu tư.

HOÀNG YÊN

Page 4: CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201811/29035_BLD_cuoi_tuan_ngay_17.11.2018.pdf · tưởng của Chủ tịch Hồ

4 THỨ BẢY 17 - 11 - 2018 CUỐI TUẦN KINH TẾ - XÃ HỘITruyện ngắn: HOÀNG KHÁNH DUY

… “Ầu ơ… Gió mùa thu, mẹ ru mà con ngủ… Năm canh chày, năm canh chày, thức đủ vừa năm… Hỡi chàng mà chàng ơi…”.

Quyến với tay lắc lư cánh võng nhịp nhàng hát ru con ngủ. Buổi trưa đầy nắng, căn nhà mái lá gọn gàng đơn sơ cửa hướng về núi Bạc chỉ còn văng vẳng tiếng hát ngọt ngào của người đàn bà sống thầm lặng trên mảnh đất vùng biên, bằng cái nghề được xem là “sạch nhất”.

Mỗi buổi sáng Quyến cõng con vòng qua chân núi đến trường. Tan học, Quyến ghé ngang qua lớp mẫu giáo đón con rồi hai mẹ con trở về mái nhà bình yên cạnh chân núi Bạc. Căn nhà nhỏ nằm giữa đồng cỏ mênh mông, bóng cây và bóng núi phủ trùm mát rượi. Trước nhà, Quyến xới đất trồng mấy luống rau, khóm hoa để chiều chiều dắt con ra sân tưới cho rau xanh tốt, cho hoa lớn lên trổ bông khoe sắc với đời. Chiếc chõng tre trước hiên nhà là nơi để hai mẹ con ngồi ngóng núi Bạc rực rỡ trong ánh bình minh và nguy nga đến u huyền mỗi độ hoàng hôn buông xuống. Trong nhà, sớm chiều có ngọn khói rơm thơm phức bay lên, mùi cơm thơm dẻo, mùi của ngọn gió núi lồng lộng thổi vào và mùi hương bao dung trìu mến của cuộc sống dành tặng cho phần đời của Quyến để được bình an. Quyến là cô giáo vùng biên, Quyến gánh trên vai sứ mệnh thiêng liêng: dạy chữ và chắp cánh ước mơ cho những đứa trẻ nghèo sống lay lắt trong nỗi thiếu thốn về vật chất lẫn tinh thần nơi phố huyện nghèo nàn, xác xơ miền biên giới. Đi dạy, Quyến tìm vui trong nụ cười trẻ thơ, qua những đôi mắt trong ngần, những khuôn mặt lấm lem mà trí óc thông minh sáng suốt. Về nhà, Quyến cùng con ngóng núi, ngắm nhìn mây bay chầm chậm qua đỉnh dốc và sương mù bảng lảng trên rẻo cao. Giữa cái màu xanh lặng lẽ của núi đồi, của đồng cỏ, cuộc đời của mẹ

THEO DÒNG SỰ KIỆN

Gần 200 đồng bào của 15 dân tộc (Tày, Dao, Mông, Mường,

Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Cơ Tu, Ê Đê, Khmer, Chăm Bà La Môn, Raglai, Xơ Đăng, Ba Na, Sán Dìu) của 13 địa phương, các Hiệp hội du lịch địa phương, công ty lữ hành; các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động; du khách trong nước, quốc tế… tham gia Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2018. Hoạt động được tổ chức từ ngày 18 đến 23/11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.

Tuần lễ nhằm tôn vinh di sản văn hóa các dân tộc Việt Nam, giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch góp phần tăng cường

KỶ NIỆM 88 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG MTTQVN (18/11/1930 - 18/11/2018)

KHÁNH LINH

Mặt trận Tổ quốc -nơi hội tụ sức mạnh đoàn kết toàn dân tộcTrải qua các thời kỳ hoạt động,

MTTQVN không ngừng phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống tập hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân thành một khối thống nhất về ý chí và hành động, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc - một nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Ngày nay, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc đang tiếp tục phát huy cao độ, trở thành động lực của công cuộc đổi mới, đẩy mạnh CNH, HÐH đất nước.

Từ năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc thành lập đã giương cao ngọn cờ đại đoàn kết toàn dân tộc. Tháng 10/1930, Hội nghị BCH Trung ương Đảng đã thông qua Luận cương chính trị, đồng thời ra “Án nghị quyết về vấn đề phản đế”. Ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra chỉ thị thành lập Hội Phản đế đồng minh. Đó là hình thức tổ chức đầu tiên của MTTQVN. Trải qua từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng, MTTQVN có những hình thức, tên gọi khác nhau cho phù hợp với nhiệm vụ, nhưng tất cả đều nhằm mục đích xây dựng, tập hợp các tầng lớp nhân dân thành một khối đoàn kết, thống nhất về ý chí và hành động, tạo thành sức mạnh để hoàn thành những mục tiêu cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra.

Sự ra đời và không ngừng phát triển của MTTQVN là kết quả mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiếp thu, kế thừa, bổ sung, phát triển truyền thống đoàn kết của dân tộc lên một tầm cao mới. Sớm tiếp thu tư tưởng lấy dân làm gốc của ông cha ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức rõ sức mạnh đoàn kết phải bắt đầu từ dân, có dân là có tất cả. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác Hồ luôn coi trọng và đề cao tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc, coi đó là cội nguồn của sức mạnh, đảm bảo sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Từ lý luận và thực tiễn cách mạng, Hồ Chí Minh đã tổng kết thành một chân lý: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.

Tư tưởng đại đoàn kết toàn dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành đường lối lãnh đạo của Đảng ta trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây cũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Đúng như Hồ Chủ tịch đã chỉ rõ: “Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc; ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà. Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ”. Rõ ràng, vấn đề đại đoàn kết toàn dân thông qua hệ thống MTTQVN

Mặt trận Tổ quốc tổ chức tập hợp và tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, cũng như công cuộc xây dựng đất nước thời kỳ mới, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) do Đảng ta sáng lập, luôn đóng một vai trò quan trọng, là chỗ dựa vững chắc của Nhà nước, để động viên toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. MTTQVN là tên chung cho nhiều hình thức tổ chức trong từng giai đoạn lịch sử với tên gọi khác nhau nhưng đều có tiền thân là Hội Phản đế đồng minh (18/11/1930).

vừa là mục tiêu phấn đấu, vừa là nhiệm vụ và giải pháp của Đảng, Nhà nước nhằm đảm bảo giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất không chỉ trong Đảng mà của cả toàn xã hội, không chỉ người Việt Nam ở trong nước mà cả người Việt Nam ở nước ngoài.

Trong các văn kiện của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước đã xác định một trong những nhiệm vụ quan trọng của MTTQVN là tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội. Hồ Chí Minh luôn khẳng định: “Đảng ta có chính sách Mặt trận dân tộc đúng đắn, cho nên đã phát huy được truyền thống đoàn kết và yêu nước rất vẻ vang của dân tộc ta”. Tuy nhiên, muốn lãnh đạo Mặt trận, thông qua mặt trận để lãnh đạo xây dựng khối đoàn kết toàn dân, trước hết Đảng phải thực sự đoàn kết nhất trí làm cơ sở vững chắc để xây dựng sự đoàn kết của toàn dân. Sự đoàn kết trong Đảng càng được củng cố thì sự đoàn kết của dân tộc thông qua tổ chức MTTQVN càng được tăng cường.

Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong giai đoạn mới Trong bối cảnh tình hình thế giới

diễn biến phức tạp, khó lường, các thế lực thù địch đang tăng cường thực hiện chiến lược diễn biến hòa bình và nhiều âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, hòng phá hoại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, cản trở tiến trình đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế của đất nước. Do đó, nhu cầu liên minh, mở rộng việc tập hợp các lực lượng yêu nước; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy

quyền làm chủ của nhân dân càng đặt ra một cách bức thiết. Điều đó càng đòi hỏi phải tăng cường, nâng cao hơn nữa vai trò, tác dụng của MTTQVN trong hệ thống chính trị và đời sống xã hội.

Hiện nay, địa vị, mối quan hệ và lợi ích giữa các giai tầng trong xã hội; tôn giáo, dân tộc… đang có những thay đổi. Vấn đề đặt ra là phải giải quyết một cách hài hòa, đúng đắn các mối quan hệ chính trị, lợi ích giữa các giai tầng trong xã hội, giữa lợi ích trong nước và ngoài nước trong quá trình hội nhập; không để xẩy ra các xung đột chính trị, lợi ích kinh tế - xã hội làm ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết dân tộc, cùng nhau hướng tới mục tiêu chung là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Để phát huy vai trò của Mặt trận trong giai đoạn mới, MTTQVN thực hiện chủ trương phát huy truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, đoàn kết rộng rãi mọi người Việt Nam; lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các dân tộc, các tôn giáo, các tầng lớp nhân dân ở trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài; xóa bỏ mọi mặc cảm, định kiến, không phân biệt đối xử về quá khứ, thành phần giai cấp; tôn trọng những ý kiến khác nhau không trái với lợi ích của dân tộc; đề cao truyền thống nhân nghĩa, khoan dung, xây dựng tinh thần cởi mở, tin

cậy lẫn nhau vì sự ổn định chính trị và đồng thuận xã hội.

Tuy nhiên, việc xây dựng khối đại đoàn kết một cách bền vững, đòi hỏi chúng ta phải khắc phục tình trạng đoàn kết xuôi chiều, hình thức, đoàn kết thiếu đấu tranh với những mặt chưa tốt. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Đoàn kết thật sự nghĩa là mục đích phải nhất trí và lập trường cũng phải nhất trí. Đoàn kết thật sự nghĩa là vừa đoàn kết, vừa đấu tranh, học những cái tốt của nhau, phê bình những cái sai của nhau và phê bình trên lập trường thân ái, vì nước, vì dân”.

Là một tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào có đạo cùng chung sống nên tỉnh Lâm Đồng thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng MTTQ các cấp không ngừng lớn mạnh, đủ uy tín và khả năng phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc; thực sự là chỗ dựa của chính quyền, có uy tín trong tập hợp, đoàn kết, cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động… Qua đó, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tình đoàn kết, tính đồng thuận xã hội trên địa bàn không ngừng được củng cố và nâng cao…

Kỷ niệm 88 năm ngày MTTQVN ra đời, càng tự hào chúng ta càng phải tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của Mặt trận Tổ quốc; ra sức học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người khởi xướng, xây dựng và hết lòng chăm lo cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Ảnh: Tư liệu

Page 5: CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201811/29035_BLD_cuoi_tuan_ngay_17.11.2018.pdf · tưởng của Chủ tịch Hồ

5 THỨ BẢY 17 - 11 - 2018CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

cũ bỏ hoang, sửa sang, phết vôi cho sạch sẽ mà thành trường. Ba ra đồng, chăm chỉ cấy cày. Má dẫn Quyến đi trên con đường nhỏ, qua mấy nhịp cầu tre đến trường. Dưới mái trường này, Quyến biết đọc, biết viết, Quyến được thầy cô tiếp thêm nguồn tri thức mới. Cuối năm ấy, má mang bầu. Mùa lúa năm sau, má bình an sinh thêm đứa con nữa. Năm tháng đổi dời, cuộc đời thấm thoắt thoi đưa. Chị em Quyến lớn lên, còn ba má lưng mỗi ngày một còng xuống. Quyến học giỏi, lại chăm chỉ cần cù nên làng thương, ai đi ngang qua thấy Quyến ngồi ngoài hiên nhà học bài cũng ghẹo:

- Chú thím Chín có phước dữ chưa. Sinh hai đứa con đứa nào cũng đẹp, cũng học giỏi, thông minh… Con Quyến trổ mã nhìn duyên dáng quá kìa, chừng hai, ba năm nữa mà có sui…

Quyến ngượng đỏ mặt. Nhiều

Quyến, giúp Quyến nhận ra: muốn thoát nghèo, muốn đổi đời thì nhất định phải đi học.

*Mỗi lần thấy Quyến xách cặp đi

trên con đường làng đến trường, người làng bĩu môi, lạnh lùng:

- Con Quyến khờ quá! Hồi đó tui định mai mối chỗ tốt cho nó sung sướng về sau mà chú thím Chín đâu có chịu, để con nhỏ vớ phải cái thằng không ra gì, cho sáng mắt.

Quyến nghe hết những lời cay đắng mà người làng dành cho mình. Quyến cắn răng chịu đựng, nhiều lúc trên đường về nhà nghe ai đó nói sau lưng mình, ấm ức, nước mắt Quyến chảy ròng ròng trên má. Thấy Quyến buồn rười rượi, má đứt từng khúc ruột nhìn Quyến mà an ủi:

- Con thấy không, dò sông dò biển chứ ai đo được lòng người đâu con. Mà, thằng Toàn nó bạc

Cô giáo vùng biênquá. Nó bỏ con đi không nói một lời. Nó tệ thiệt…

Quyến gục đầu vào vai má, bờ vai cứng cỏi nâng niu dìu dắt Quyến qua những khó khăn trong đời. Nức nở:

- Anh Toàn không xấu xa như vậy đâu má. Con tin anh sẽ trở về.

- Trở về. Biết chừng nào hả con?Nghe má hỏi, Quyến im lặng.

Chính Quyến cũng không biết khi nào Toàn sẽ trở về với Quyến, với miền quê yêu dấu có bóng dừa soi rọi mặt sông. Lúc yêu Quyến anh hứa hẹn đủ điều. “Ngày mai, ba mẹ anh sẽ mang cau trầu đến nhà em hỏi cưới”. Quyến mừng rỡ. Quyến đã mơ về cái ngày được mặc áo cưới, tay cầm bông đứng bên Toàn trong sự chứng kiến của gia đình hai họ. Đêm trăng, Quyến trao cho Toàn cái thứ quý giá nhất trong cuộc đời người con gái. Quyến không ân hận, Quyến chỉ thấy tủi tủi trong lòng. Một cơ thể sống đang lớn dần trong bụng Quyến. Những buổi lên lớp thưa dần, thưa dần vì cơn đau lưng, nhức mỏi cứ hành hạ người phụ nữ tội nghiệp. Chiều chiều Quyến ra bến sông có bóng dừa nghiêng ngả đợi chiếc đò dọc đưa Toàn về miền quê mến thương. Vô vọng. Quyến tủi lòng sờ tay lên bụng mà nói điều gì thầm thì với đứa con của mình.

- Con phải đi. Nhất định phải đi. Con ở lại đây chắc con chết. Lời ra tiếng vào sao con chịu nổi hả má? Ba má cho con đi, nguôi chuyện con dìa…

Quyến nói vậy. Má chỉ biết khóc, còn ba mắt ầng ậng nước, đỏ hoe. Ba kéo đờn cò đầu hồi mà tan gan nát ruột.

- Đi là đi đâu, con dại cái mang, điều tiếng thì có xá gì đâu con? Ở lại nhà mình vẫn hơn. Con lại sắp sinh nở. Má lo.

Quyến chết lặng...XEM TIẾP TRANG 11

người đến nhà ngỏ ý kết duyên với Quyến mà má không chịu. Trong làng, con gái mười bảy, mười tám đã ôm gói theo chồng về miền xa lắc, khổ cực trăm bề, thanh xuân của họ là nỗi lo toan tủn mủn về vật chất, về gia đình. Làng nhỏ nằm ở ven sông, những mái nhà xác xơ nằm im lìm dưới vòm trời vàng vọt. Ở đây, Quyến xót xa khi nhìn những đứa trẻ không được học hành, suốt ngày rong ruổi ngoài đồng chăn trâu, nhổ cỏ. Những người lớn đã sớm đặt lên vai những đứa con bé bỏng của mình gánh mưu sinh. Lòng Quyến đau đáu. Hơn hai năm bôn ba trên thành phố học Cao đẳng Sư phạm, cuối cùng Quyến cũng trở về trường làng dạy trẻ. Ngôi trường ngày xưa Quyến bi bô tập đọc, nguệch ngoạc viết nên những con chữ đầu tiên trong cuộc đời. Ngôi trường bình dị mà cao quý, nơi này đã thay đổi cả cuộc đời của

Tổ chức nhiều hoạt động trong Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2018

Nhạc sĩ Quỳnh Hợp vừa ra mắt 2 ca khúc mới về tuổi học trò đó là “Ngày về” và “Lớp cũ trường xưa”.

Ca khúc “Lớp cũ trường xưa” được phổ thơ Hoàng Nhạn, mang

Nhạc sĩ Quỳnh Hợp ra mắt hai ca khúc mới về tuổi học trò

động điểm nhấn, kết hợp khai mạc sự kiện với nội dung: Đánh giá một năm triển khai thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, tạo điều kiện các cộng đồng dân tộc đang hoạt động hàng ngày tại Làng gặp gỡ, trao đổi, học tập lẫn nhau, tạo sự gắn bó thống nhất trong bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Đồng thời, trong Tuần lễ có nội dung giới thiệu sắc màu văn hóa dân tộc vùng miền tại “Ngôi nhà chung”; Ngày hội giao lưu văn hóa các dân tộc Tây Nam Bộ, Tây Nguyên, Tây Bắc…

Cùng đó là các hoạt động hưởng ứng như triển lãm sinh vật cảnh Việt Nam do Hội Sinh vật cảnh Việt Nam chủ trì thực hiện.

nhịp tango tươi vui. Ca khúc “Ngày về” là cảm xúc lâng lâng xen niềm náo nức khi trở lại trường xưa.

“Với mỗi chúng ta, thời học sinh là những ký ức khó quên bởi đó là khoảng thời gian đẹp bên bạn bè, thầy cô với nhiều câu chuyện “nhất quỷ, nhì ma…”. Khi trở lại ngôi trường cũ, những mái tóc đã bạc vẫn “tay bắt mặt mừng”, cùng nhau hát về một thời áo trắng, hát về một thuở mộng mơ…, với chúng tôi đó là khoảnh khắc không bao giờ quên của cuộc đời”, nhạc sĩ Quỳnh Hợp chia sẻ về hai ca khúc này trong tháng 11 - tháng tri ân các nhà giáo.

TS tổng hợp (theo nhandan.com.vn và hanoimoi.com.vn)

niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11).

Ngày hội “Đại đoàn kết toàn dân tộc” diễn ra 18/11 là hoạt

sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, chào mừng 88 năm Ngày Truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2018) và kỷ

Nhiều hoạt động sẽ diễn ra trong Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2018.

con Quyến mang hơi thở của bình lặng an trú.

*Quê Quyến ở miền Tây, nhà

nằm bên bờ sông Hậu. Hồi nhỏ, Quyến theo ba má đi ghe chăn vịt chạy đồng, rày đây mai đó, nay xứ này, mai xứ khác. Ba con người trên chiếc ghe nhỏ lênh đênh vô định như cánh lục bình trôi mãi không biết về đâu. Thuở ấy Quyến còn bé xíu, còn mặc bộ đồ chấm bi má mua vải trên chiếc ghe bầu đậu ở ngã ba sông rồi cắt, rồi may tay cho Quyến mặc. Hễ gặp cánh đồng nào vừa mới xong vụ lúa, trên đồng còn lơ thơ mấy ngọn lúa vàng sót lại cuối mùa là ba cho ghe dừng lại, má lùa vịt lên đồng mót lúa. Đám vịt tình nghĩa như con người, chúng ăn no rồi đẻ trứng trả ơn cho ba má. Sáng sáng, Quyến xách rổ lên bờ ngồi nhặt trứng để trưa trưa ba chạy ghe ngang qua cái chợ còm nào đó thì má con Quyến bưng rổ trứng lên bờ ngồi bán, vịt đẻ được vài đợt thì ba kêu người bán cả bầy, lỡ vịt già thịt dai nhách bán mãi cũng không ai thèm mua. Một buổi tối Quyến nằm dưới ghe trùm mền, nước sông rào rạt chảy, Quyến nghe ba nói với má, giọng trầm:

- Má con Quyến, tui tính như vầy má nó coi có đặng hay không. Tui tính… dìa quê, bán bầy vịt với chiếc ghe đi, rồi cày cấy, rồi coi sóc ruộng vườn lúa má. Con Quyến cũng phải đi học chứ không lẽ để nó lông bông mãi, sinh hư.

Má im lặng chốc lát rồi gật đầu, ậm ừ:

- Ờ… ông nói phải đó. Thôi thì coi ngày tốt vợ chồng mình dìa quê, sửa lại căn nhà, cày xới đám ruộng, miếng vườn, coi bộ ổn hơn là phiêu diêu biệt xứ.

Vậy mà ba má dong ghe về quê. Ba dẫn Quyến ra trường làng ghi danh cho Quyến học. Trường làng thuở ấy chỉ là một dãy nhà

Minh họa: Phan Nhân

Nhạc sĩ Quỳnh Hợp.

Page 6: CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201811/29035_BLD_cuoi_tuan_ngay_17.11.2018.pdf · tưởng của Chủ tịch Hồ

6 THỨ BẢY 17 - 11 - 2018 CUỐI TUẦN VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

TÁC GIẢ - TÁC PHẨM

HỒ SƠ TƯ LIỆU

THƠM QUANG

Thầy Nguyễn Đăng Tuân sinh năm Nhâm Thìn (1772), tại làng Phù Chánh, huyện Lệ

Thủy, tỉnh Quảng Bình. Xuất thân trong một gia đình nho học, cha của ông là tiến sĩ Nguyễn Đăng Hoành. Mặc dù có tài năng, nhưng vào thời Tây Sơn, Nguyễn Đăng Tuân không ra làm quan mà đi ở ẩn. Đầu triều Gia Long, ông được tiến cử vào làm việc ở Viện Hàn lâm, rồi làm Tri huyện Ngọc Sơn (nay là vùng thuộc huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa). Ít lâu sau, ông được đổi về Huế sung chức Tư giảng ở Công phủ, rồi làm Thị giảng ở cung Chấn Hanh.

Sau khi được điều ra giữ nhiều chức vụ khác nhau ở Bắc Thành, năm Canh Dần (1830), vua Minh Mạng sung ông làm Phó Tổng tài Quốc Sử quán. Tuy nhiên, làm được một năm, thì ông xin về nghỉ, được ban hàm Tả Tham tri bộ Lễ. Đến năm Ất Mùi (1835), ông được triệu vào triều, sung chức Sư bảo dạy các Hoàng tử. Trong số đó có Nguyễn Phúc Miên Tông, sau này là vua Thiệu Trị. Nhờ dạy bảo nghiêm, và định rađiều lệ để dạy dỗ, ông được ban hàm Thượng thư. Khi vua Minh Mạng mất (1840), Nguyễn Đăng Tuân về triều viếng tang nên vua Thiệu Trị gặp lại thầy cũ vui mừng khôn xiết, muốn cất nhắc ông lên làm Thượng thư bộ

VÕ THU HƯƠNG

Tất cả chúng ta đều mong muốn có được cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc nhưng nhiều người luôn

cảm thấy không hài lòng với cuộc sống thực tại. Vậy nguyên nhân là do đâu? Bằng sự luận giải của bản thân, tác giả Phi Tuyết đã có những khám phá mới về khái niệm hạnh phúc, cách cảm thụ hạnh phúc và cách tìm đến với hạnh phúc.

Phi Tuyết đã gom các vấn đề có tác động đến hạnh phúc của con người thành 5 chủ điểm lớn: Câu chuyện vũ trụ học - Câu chuyện về lịch sử loài người - Cách mạng nông nghiệp - công nghiệp - công nghệ - Chủ nghĩa tiêu dùng - Câu chuyện giáo dục. Bằng những chứng cứ xác đáng, phân tích, lập luận chặt chẽ tác giả đưa ra nhiều góc nhìn mới lạ để chúng ta cùng nhìn nhận lại cuộc sống trên trái đất này. Có thể độc giả sẽ đồng tình hoặc không đồng tình với quan điểm mà Phi Tuyết nêu ra trong cuốn sách này nhưng chí ít bạn sẽ có thêm được một góc nhìn mới về cuộc đời.

Không chỉ là đơn thuần lý thuyết, cuốn sách còn chính là quá trình trải nghiệm, tự mình thay đổi bản thân từ nhận thức đến hành động của Phi Tuyết. Đó là một cô gái sinh ra ở cao nguyên cà phê nhưng lại không-thể-yêu-quý loại cây này. Đó là một cô nàng đã từng nghiện mua sắm và đang dần tối giản cuộc sống của mình. Đó là một sinh

viên chuyên ngành marketing, một người làm công việc kinh doanh nhưng khi chứng kiến sự thật đằng sau những chiêu trò quảng cáo đã ngày càng trở nên “ghét” quảng cáo... Chia sẻ về chính cuốn sách của mình, Phi Tuyết cho rằng: “Tâm trí chính là tấm bản đồ hướng dẫn, là chiếc la bàn quan trọng tạo ra cuộc đời bạn đang sống. Cuốn sách này là tấm bản đồ tâm trí của tôi - tấm bản đồ dẫn tôi tới cuộc sống tự do

và hạnh phúc ngày hôm nay”.“Tại sao chúng ta không hạnh

phúc?” sẽ hé lộ cho bạn đọc nhiều sự thật về cuộc đời này mà có thể bạn chưa biết đến hoặc giả như, nếu bạn đã từng nghe qua thì hãy cùng tác giả suy ngẫm để đi đến lời giải đáp cho bài thi cuộc đời.

Với sự thành công lớn từ tác phẩm đầu tay “Sống như ngày mai sẽ chết” với 23.000 bản được bán ra (con số đáng mơ ước với bất kì người viết nào), cùng với

sự chín mùi trong tư duy viết lách và trải nghiệm, chắc chắn tác phẩm “Tại sao chúng ta không hạnh phúc?” đáng được đón nhận và hứa hẹn sẽ là điểm sáng trong những đầu sách mới ra mắt tại Việt Nam trong năm nay.

Sẽ là thiếu sót nếu độc giả yêu thích dòng sách dành cho người trẻ không biết tới tác giả của cuốn sách này. Phi Tuyết là một cô gái cá tính, có nhiều lý tưởng sống dũng cảm, khác biệt với đa phần người trẻ hiện nay. Phi Tuyết tự nhận mình là người không đam mê viết lách nhưng lại đam mê việc truyền cảm hứng, lan truyền những giá trị tốt đẹp của cuộc sống và viết là một công cụ giúp cô thực hiện điều đó. Các bài viết của cô được cập nhật trên fanpage Triết Học Tâm Hồn và blog phituyet.com.

Ngoài viết lách, Phi Tuyết còn có một vài công việc kinh doanh nhỏ ở Lâm Đồng. Các sách đã xuất bản: “Sống như ngày mai sẽ chết”; “Tại sao tôi không hạnh phúc?”... Chỉ một vài đầu sách xuất bản nhưng cô gái trẻ ngoài ba mươi này sở hữu một lượng người hâm mộ đáng kể trên mạng xã hội. Sách của Phi tuyết luôn đứng trong top sách bán chạy của Sống - thương hiệu sách tác giả Việt mà Alphabooks hướng tới.

“Tại sao chúng ta không hạnh phúc?” “Tại sao chúng ta không hạnh phúc?” là cuốn sách đánh dấu sự trở lại của Phi Tuyết, sau thành công của cuốn sách đầu tay “Sống như ngày mai sẽ chết”. Cô gái Lâm Đồng tiếp tục sứ mệnh của một người truyền cảm hứng, lan truyền những giá trị tốt đẹp đã dẫn dắt người đọc đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: Tại sao chúng ta không hạnh phúc?

Các tác phẩm của tác giả Phi Tuyết (ảnh nhân vật cung cấp).

NGUYỄN NGỌC PHÚ

Tôi muốn nói về mái trường xưa ở đây là về trong tâm tưởng, về trong kí ức, về

trong nỗi nhớ với bao hoài niệm. Gần đây, khi cuộc sống vật chất ngày càng khá hơn, tốc độ cuộc sống nhanh hơn thì con người lại có xu hướng “chậm” lại, tìm lại chính mình qua những cuộc gặp gỡ hội trường, hội lớp, hội bạn. . . Ở đó, được sống lại với mình vô tư thoải mái, thật an nhiên nhẹ nhõm, thật chân tình cởi mở tìm lại không khí một thời, không gian một thuở. Nghĩ lại, trong đời người có trung bình 1/5 thời gian (chừng 15 năm) dành cho việc học, cho đời học sinh, sinh viên. Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình. Tình thầy trò, tình bạn bè, tình phụ huynh. Và cũng chừng ấy thời gian qua bao mái trường xưa: Trường làng, trường huyện, giảng đường...

Tôi nhớ mãi trường làng cái thuở bắt đầu học vỡ lòng, bắt đầu được đánh vần chữ O, chữ A. Bắt đầu từ nhận mặt 24 chữ cái qua những câu ca có vần dễ thuộc: “O tròn như quả trứng gà/ Ô thời đội nón, Ơ thời thêm râu”. Cái buổi ban đầu lưu luyến ấy lớp học kê bàn sát nhau, thầy cô giáo như cha mẹ ở nhà. Thầy cô không chỉ dạy chữ, phép tính mà còn dạy cả cách ăn, nết mặc, cử chỉ khoanh tay chào hỏi. Lớp học vỡ lòng, tiểu học là lứa bạn sàn sàn đầu nhau cùng ở trong một xóm,

TẢN VĂN

Trong 3 ngày (23 - 25/11), tại Đà Lạt sẽ diễn ra Liên hoan Diễn xướng dân gian văn hóa các dân tộc Trường Sơn - Tây Nguyên lần thứ II do Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VH-TT-DL) tổ chức với sự tham dự của 12 đoàn nghệ nhân đến từ các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và các đoàn nghệ nhân khách mời từ các tỉnh, thành: Hà Nội, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang.

Với chủ đề “Trường Sơn Tây Nguyên - Đoàn kết, bản sắc và phát triển”, Liên hoan diễn ra nhiều hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc: đám rước vật thiêng, trình diễn nghệ thuật cộng đồng, đại diễn tấu cồng chiêng “Tiếng vọng đại ngàn”, diễn xướng dân gian các dân tộc và các lễ hội đặc sắc; thi trình diễn trang phục dân tộc truyền thống; Hội thi “Trai tài, gái đảm Trường Sơn - Tây Nguyên” với các hoạt động: thi bắn nỏ, phóng lao, kéo co; “Phiên chợ ẩm thực Trường Sơn - Tây Nguyên”: nấu cơm ống tre, thịt nướng, rượu cần... Đêm hội diễn xướng dân gian dự kiến sẽ tổ chức tại 3 sân khấu, mỗi tỉnh

sẽ chọn đại diện dân tộc tiêu biểu tham gia diễn xướng: thi trình diễn các tích, trò trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, lễ hội; thi trình diễn các loại hình dân ca, dân vũ gồm các thể loại dân ca, đối đáp, giao duyên, thi các điệu múa

truyền thống, diễn xướng, độc tấu, hòa tấu các loại nhạc cụ dân tộc. Bên cạnh đó, hoạt động trải nghiệm dã ngoại diễn ra tại Làng Cù Lần, Thung lũng Vàng, Đồi cỏ hồng (Lạc Dương).

Liên hoan sẽ kết thúc bằng đêm

hội “Đại đoàn kết” thắt chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc anh em. Đây là sự kiện có ý nghĩa lớn trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc nhân Ngày Di sản Việt Nam 23/11.

QUỲNH UYỂN

Liên hoan Diễn xướng dân gian văn hóa các dân tộc Trường Sơn - Tây Nguyên

Diễn xướng dân gian cồng chiêng và các vũ điệu xoang là hồn cốt làm nên Di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

Page 7: CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201811/29035_BLD_cuoi_tuan_ngay_17.11.2018.pdf · tưởng của Chủ tịch Hồ

7 THỨ BẢY 17 - 11 - 2018CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Người thầy được vua Thiệu Trị kính trọng

Lễ, nhưng Nguyễn Đăng Tuân khẩn thiết từ chối, chỉ dâng lên bài biểu, vừa để tạ ơn, vừa để xin vua hãy chú trọng “đạo hiếu” và “đạo trị nước”. Cảm kích trước tấm lòng ấy, cùng năm đó, vị vua thứ 3 của triều Nguyễn đã ban chỉ mời ông về triều, sung ông giữ chức Sư bảo dạy dỗ cho các Hoàng tử. Theo vua Thiệu Trị, thầy Nguyễn Đăng

quế Thanh, 100 lạng bạc và sai lấy thuyền công tiễn về. Năm Thiệu Trị thứ 4 (1844), nhà vua sai quan ở Nội các mang sắc thư đến nhà thăm hỏi ông, đồng thời ban cho ông thực thụ hàm Vinh lộc đại phu, Hiệp biện đại học sĩ. Ngoài ra, nhà vua còn sai cấp cho ông một nửa nguyên bổng hàng năm, cho người con thứ (được tập ấm làm Tư vụ) và người cháu là cử nhân Nguyễn Đăng Hành đều được ở nhà để phụng dưỡng ông. Song ông đã dâng sớ xin từ chối bổng lộc, nói rằng mình “không đến nỗi thiếu thốn”.

Mùa đông năm đó (1844), Nguyễn Đăng Tuân mất tại quê nhà, hưởng thọ 72 tuổi. Ông được truy tặng chức Thiếu sư, và ban tên thụy là Văn Chính, ngoài ra vua còn hậu cấp cho gia quyến nhiều phẩm vật quý. Mộc bản sách Đại Nam thực lục chính biên đệ tam kỷ, quyển 45, mặt khắc 5, 6 còn chép: “Hiệp biện Đại học sĩ hưu trí là Nguyễn Đăng Tuân chết. Đăng Tuân trải thờ 3 triều, kiêm sung chức thầy dạy học trong cung vua, trước vì già yếu xin về hưu, vua lúc nào cũng mến nhớ, thường sai trung sứ thăm hỏi, gọi là Thận Trai tiên sinh mà không gọi tên; đến đây ông bị bệnh, mất ở nhà, thọ 72 tuổi, được truy tặng Thiếu sư, cho tên thụy là Văn Chính, gia cấp cho gấm hoa 3 cây, sa hoa 5 cây, vải lụa mỗi thứ 50 tấm, 1.000 quan tiền,

chuẩn cho con trưởng là Tổng đốc Sơn - Hưng - Tuyên Nguyễn Đăng Giai về quê lo liệu việc tang; sai Bố chính Quảng Bình là Nguyễn Văn Đạt đến tế một tuần”.

Ngoài ra, vua còn sai lấy thơ vua làm và soạn sự trạng khắc vào bia đá, dựng nơi làng của ông. Sau này, mỗi lần nhắc đến người thầy cũ, vua Thiệu Trị luôn nói với tấm lòng hết sức tôn kính: “Trẫm từ khi lên ngôi vua, viên ấy dạy bảo trẫm, lời ngay khuyên bảo, giúp ích rất nhiều, đến các hoàng thân, tuổi gần trưởng thành, lại nhờ viên ấy giáo dục, bảo ban tuổi trẻ, dẫn dụ điều hay, rất có thành hiệu.... Viên ấy tuổi cao già cả, mà vốn có uy tín, tinh thần còn khỏe, lại giao cho trách nhiệm hun đúc nhân tài là vốn mong chức sư phó được người xứng đáng”.

Có thể nói, dẫu ngồi trên ngai báu, nhưng tình cảm của vua Thiệu Trị đối với thầy giáo cũ vẫn nguyên vẹn như xưa, luôn biết ơn và kính trọng thầy. Câu chuyện về tình thầy trò tốt đẹp ấy đã trở thành bài học về truyền thống tôn sư trọng đạo mà người thời nay cần phải học tập và noi theo.

Tài liệu tham khảo:1. Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam

thực lục, Nxb Giáo dục, năm 2004; 2. Hồ sơ H23/15 Mộc bản triều Nguyễn -

Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV;3. Hồ sơ H23/46, Mộc bản triều Nguyễn,

Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV;

Tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp lâu đời của dân tộc Việt Nam, các bậc hoàng đế đứng đầu thiên hạ cũng không ngoại lệ. Lịch sử triều Nguyễn ghi lại câu chuyện cảm động về tình thầy trò giữa vua Thiệu Trị với người thầy giáo của mình là Nguyễn Đăng Tuân. Mặc dù lên ngôi báu, nhưng vị vua thứ 3 của triều đại quân chủ cuối cùng vẫn luôn giữ đạo học trò, yêu mến và kính trọng thầy.

Nghe tin thầy mất, vua Thiệu Trị đã rất tiếc thương và gia cấp nhiều thứ để lo việc ma chay.

Tuân là người thích hợp nhất với chức Sư bảo bởi: “Đế vương ngày xưa, mến yêu con em, tất phải chọn người chính nhân, quân tử để làm thầy dạy dỗ, cốt mong cho đức nghiệp của con em được thành tựu. Nhà nước được trị yên dài lâu, là bởi ở đó. Quốc gia ta, đời đời vun đắp nền nhân hậu, nên con cháu đông nhiều. Nay hoàng tử, hoàng

đệ tuổi đã dần lớn, dạy chính đạo từ lúc còn nhỏ, chính là lúc này...”

Suốt thời gian đảm nhiệm chức Sư bảo, Nguyễn Đăng Tuân luôn hết lòng để dạy dỗ, bảo ban các hoàng tử. Ông luôn nghiêm khắc với chính các học trò của mình. Bản thân vua Thiệu Trị cũng hết lòng gửi gắm thầy: “Khanh là bề tôi kỳ cựu, kiêm giữ trách nhiệm làm Sư bảo, nên nhắc nhở dẫn dụ để hoàng tử trở nên người có đức; những trò chơi chọi gà, quần ngựa nhất thiết ngăn cấm cả”. Ngoài ra, vua Thiệu Trị vẫn một mực thể hiện thái độ tôn kính người thầy của mình. Mộc bản sách Đại Nam thực lục chính biên đệ tam kỷ, quyển 28 còn ghi chép về cách xử sự của vua đối với thầy như sau: “Đăng Tuân là bề tôi cũ, làm Sư bảo, vua rất coi trọng, thường sai Trung sứ đến thăm hỏi, vẻ lễ độ không lúc nào kém”.

Khi thấy mình tuổi cao sức yếu, Nguyễn Đăng Tuân xin vua được về nghỉ ngơi. Không nỡ trái ý thầy mãi, vua Thiệu Trị bèn chuẩn cho ông được giữ nguyên hàm về làng, lại ban thưởng cho 10 chi nhân sâm Cao Ly vua dùng, 10 thanh

Về mái trường xưa...một xã. Đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ cái hôi hổi nóng xuýt xoa khi chia nhau những món quà mọn như củ khoai bùi, bắp ngô nướng. Trường làng ở trong làng, trong vòng tay của ngõ xóm thôn quê. Mái trường như cánh chim xòe rộng ôm ấp, nâng niu lũ chim non mới ra ràng. Không biết trong các hộc bàn bây giờ các cô cậu bé tí ấy có còn giấu con dế mèn giọng ri rỉ hay con châu chấu, cào cào đập cánh trong hộp diêm nữa không mà trái tim tôi bây giờ vẫn còn thổn thức...

Rời trường làng chúng tôi lên trường huyện để học lớp ở cấp cao hơn. Bây giờ đã là những cô cậu chững chạc. Mái tóc thề ngang vai, quần áo sơ vin thẳng nếp. Không hiểu sao sân trường nào cũng hay trồng cây bàng, cây phượng. Cây bàng xòe những tán lá cứ lớp lớp, tầng tầng như những thế hệ học trò. Và cây bàng lá đỏ, một màu đỏ sẫm, đỏ như một tàn lửa thu hết vào mình cái rét căm căm. Còn phượng là hoa “báo mùa” - rực lửa mùa hè. Sân trường vắng lặng chỉ còn cây phượng già thắp lửa cho mái trường bớt đơn côi. Có câu hát còn ngân nga mãi trong tôi: “Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng/ Em chở mùa hè của tôi đi đâu?”. Tôi còn nhớ thường xung quanh cây cột cờ để chào cờ đầu tuần viền những khóm hoa mười giờ. Những mắt hoa nhỏ li ti cứ tuần tự nở và nhắm như chiếc đồng hồ báo thời gian chính xác. Cũng tuần tự như hoa mười giờ là nhịp trống

trường báo giờ ra chơi, báo giờ vào lớp đều đặn. Rồi cánh cổng trường kia nữa, mở và đóng như cuốn sách lật ra và khép lại. Trường huyện bạn bè đông hơn nhiều miền quê. Và cứ thế tình yêu làng quê, làng xóm bắt đầu rộng dần ra. Lại thủ thỉ tâm tình, lại lưu bút lưu luyến. Thầy, cô giáo bấy giờ như người anh, người chị. Bởi buổi học không chỉ là kiến thức trong sách vở mà cả những tâm sự trao đổi kinh nghiệm sống. Mái trường bây giờ như toa tàu mở những ô cửa trên hai đường ray: gia đình và trường học để chuẩn bị cho chuyến tốc hành đến với giảng đường đại học. Học trò trường huyện bây giờ với những bộ đồng phục gọn gàng, duyên dáng tung tẩy trên những chiếc xe đạp điện có còn nhớ không

những ngày xe đạp với những vòng quay tíu tít đến lớp...

Giảng đường lớn, bấy giờ bạn bè cũng lớn. Mái ngói đỏ tươi, nhà tầng cao rộng, phòng học thênh thang, thư viện đầy sách. Các cô, cậu sinh viên mỗi người là một thế giới thu nhỏ - độc lập và riêng tư, tự do và sáng tạo. Khoảng cách giữa thầy, cô với sinh viên đã chớm xa hơn, nhưng lại rất gần trong những phòng thí nghiệm, những chuyến thực tế, dã ngoại. Bài giảng mở ra không chỉ là tri thức mà bắt đầu trau dồi hình thành cả cốt cách, phương pháp của những nhà khoa học tương lai. Bắt đầu là tình bạn, tình yêu nhân lên tình đồng nghiệp. Bắt đầu cuốn hút vào những luận văn, đồ án tốt nghiệp. Nhớ sao mái ấm giảng

đường, nhớ sao những thầy, cô tóc đã pha sương. Nhớ sao tiếng giảng bài ấm ấp, những đối thoại phản biện gợi mở. Cánh chim đã đủ sức bay, đường bay đã mở ra trước mắt với những chân trời mới mẻ. Mái

trường xưa chính là nơi ươm mầm, nuôi dưỡng kiến thức và tâm hồn. Và trong những ngày tháng mười một đáng nhớ này nhiều lúc tôi lại bồi hồi tự hỏi: bao giờ về lại trường xưa? Về cũng chính là đi tới...

NGUYỄN THÁNH NGÃ

Thầy tôi*(Kính nhớ thầy xưa Nguyễn Vĩnh Đốc)

Tôi về thăm thầy cũChỉ thấy hình bóng thôiMột bình hoa lặng lẽTrong khói thơm bồi hồi...

Vẫn nụ cười nguyên vẹnVẫn tóc sương bềnh bồngLời giảng bài ấm ápTôi khắc ghi trong lòng

Thầy sống đời giản dịThương học trò như conCảm mến tình thương ấyTrò càng học giỏi hơn!

Thế rồi đi biền biệtNgười đưa đò năm xưaDòng sông trong tâm thứcLặng trôi đời gió mưa...

Tôi về thương nhớ quá,Thắp hương tưởng nhớ thầyNghe trong từng xúc độngNghe đôi hàng mi cay...

Ảnh: Internet

Page 8: CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201811/29035_BLD_cuoi_tuan_ngay_17.11.2018.pdf · tưởng của Chủ tịch Hồ

8 THỨ BẢY 17 - 11 - 2018 CUỐI TUẦN DU LỊCH

LÊ TRỌNG

Ông cha ta thường nói: “Trăm nghe không bằng một thấy”. Do đó, để có được một

góc nhìn cận cảnh hơn về bảo tàng làng quê nơi đây cũng như được gặp gỡ “nhà sưu tầm” đáng quý này, chúng tôi đã tìm đến nhà riêng của ông Trương Thái Anh Quốc ở số 25 Nguyễn Đình Chiểu, thị trấn Đạ Tẻh, huyện Đạ Tẻh trong một tâm trạng đầy phấn khích. Trước mắt chúng tôi là một ngôi nhà rường 3 gian mang dáng dấp cổ xưa của quê hương Quảng Trị trông khá bề thế, cùng với đó là nhiều loại nông cụ mà ông đã cất công tìm kiếm, sưu tầm suốt gần 40 năm qua.

Rót ly nước trà nghi ngút khói mời “những vị khách không mời mà đến”, ông Trương Thái Anh Quốc đã kể cho chúng tôi nghe về những năm tháng xa quê hương Quảng Trị đi kinh tế mới vào lập nghiệp trên đất Lâm Đồng từ những năm 1980 với vô vàn gian khó, cùng với đó nỗi nhớ nhà, nhớ quê da diết. Có lẽ, chính vì nhớ nơi “chốn nhau cắt rốn” của mình nên ngay từ những ngày đầu xa quê ông muốn làm một điều gì đó, tạo lập một cái gì đó mang hình bóng quê hương tại vùng đất mới Đạ Tẻh. Thế rồi, đến năm 1984, khi còn làm việc tại Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Đạ Tẻh, ý tưởng về một “Bảo tàng làng quê Quảng Trị” thu nhỏ đã dần được ông phác họa trong đầu. Nhưng mãi cho đến năm 1993, trong chuyến về thăm quê hương lần đầu ông mới rong ruổi đi khắp làng trên xóm dưới sưu tầm các loại vật tư nông nghiệp để chuyển vào Đạ Tẻh - Lâm Đồng. Đến nay, sau 38 năm âm thầm sưu tầm các loại vật tư nông nghiệp, các vật dụng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của cư dân lúa nước, “nhà sưu tầm” Trương Thái Anh Quốc đã có một “gia tài” khá đồ sộ với hơn 60 loại nông cụ như: Giàn xe đạp nước và các dụng cụ dùng để tát nước lên ruộng; các loại cày, bừa, cuốc, xẻng; giàn xay lúa, cối giã gạo, cối tre, cối đá; bộ giần, sàng, thúng, mủng, rổ, rá bằng tre nứa; bộ dụng cụ dùng để bắt cá; hay như các vật dụng dùng để nấu nướng, sinh hoạt… đặc biệt là chiếc cày chìa

Từ thập niên 80 của thế kỷ trước, có một người con của quê hương Quảng Trị đưa cả gia đình “hành phương Nam” đi kinh tế mới vào lập nghiệp trên mảnh đất Đạ Tẻh - Lâm Đồng. Dù rằng đã “neo đậu” trên quê hương thứ 2, nhưng trong lòng ông lúc nào cũng đau đáu nỗi nhớ quê da diết... Và rồi, sau gần 40 năm cất công sưu tầm, ông đã cho ra đời một “Bảo tàng làng quê Quảng Trị” thu nhỏ trên đất Lâm Đồng trong sự ngưỡng mộ của nhiều người. Ông là Trương Thái Anh Quốc - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng.

NGƯỜI LƯU GIỮ HỒN QUÊ

vôi và cối xay lúa bằng tre được sưu tầm phần lớn tại Quảng Trị, kể cả một số vật dụng của đồng bào Châu Mạ, đồng bào Chăm đang được ông trưng bày tại tư gia đã “tự nói về mình” với những thông điệp mang dấu ấn văn hóa riêng.

Theo ông Quốc, để hiện thực hóa ý tưởng của mình từ khâu sưu tầm các loại nông cụ, đầu tư xây dựng nhà rường cho đến khâu bố trí, sắp đặt các vật dụng; diễn giải công năng của các hiện vật, ông đã phải mất khá nhiều thời gian và tâm sức cho công việc thầm lặng này để có thể hoàn tất không gian trưng bày theo đúng như ý tưởng ban đầu. Ngôi nhà rường khá khang trang mà ông cất công đầu tư xây dựng là một ngôi nhà với “mô tuýp” phần trên theo kiểu “nhà quê”, phần dưới theo kiểu nhà sàn của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vừa là nơi để ở, sinh hoạt vừa trưng bày các vật

dụng, hiện vật sưu tầm được đã thực sự làm nên một không gian văn hóa sinh động với những nét tương đồng, giao thoa văn hóa và mang dấu ấn riêng, không lẫn

vào đâu được. Việc làm ý nghĩa này cũng đã được người dân cũng như ngành Văn hóa - thông tin địa phương ghi nhận: “Tôi là người quê gốc Quảng Trị nhưng chưa

được tiếp cận với các loại vật dụng này vì xa quê từ khi còn nhỏ nên việc làm này của anh Quốc là rất ý nghĩa. Có dịp đến tìm hiểu bảo tàng thu nhỏ của anh Quốc tôi mới thấy được giá trị của nó… Đây là những hiện vật vô cùng sinh động giúp cho những người làm văn hóa, những thanh niên trẻ, kể cả các em học sinh có dịp nhìn thấy thực tế để hiểu được giá trị văn hóa mà ông cha ta đi trước đã để lại, đặc biệt là đối với những người con Quảng Trị xa quê hương. Chúng tôi cho rằng, trong thời gian tới, nếu điều kiện cho phép, các trường học trên địa bàn huyện nên tổ chức các buổi ngoại khóa đưa các em học sinh đến đây tham quan, tìm hiểu thì sẽ tốt hơn những bài học lý thuyết ở trên trường, trên lớp” - Giám đốc Trung tâm VHTT&TT huyện Đạ Tẻh Lê Quang Thiện chia sẻ. Rõ ràng, được tận mắt chứng kiến ngôi nhà rường bề thế và bộ sưu tập độc đáo không chỉ phong phú về mặt chủng loại với nhiều hiện vật cổ xưa, mà còn hàm chứa những giá trị văn hóa phản ánh đậm nét phong tục, tập quán sinh hoạt của cư dân nông nghiệp vùng quê Quảng Trị tại đây là một điều hết sức thú vị. Đây thực sự là một “địa chỉ văn hóa” góp phần giáo dục thế hệ trẻ hôm nay về những giá trị cổ xưa mà nền văn minh lúa nước và cư dân nông nghiệp đã mang lại.

Với tâm niệm “Ly hương bất ly tổ”, “Ôn cố tri tân”, có thể nói việc giáo dục các thế hệ con cháu trong gia đình thông qua những hình ảnh trực quan sinh động từ mô hình “Bảo tàng làng quê Quảng Trị” thu nhỏ tại gia, cùng với đó là việc lưu giữ hồn quê trên vùng đất mới của Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Đạ Tẻh Trương Thái Anh Quốc là rất ý nghĩa và rất đáng trân trọng, nhất là trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như phong trào xây dựng nông thôn mới như hiện nay.

Không gian bên ngoài “Bảo tàng làng quê Quảng Trị” thu nhỏ của ông Trương Thái Anh Quốc ở số 25 Nguyễn Đình Chiểu, thị trấn Đạ Tẻh, huyện Đạ Tẻh. Ảnh: L.Trọng

“Nhà sưu tầm” Trương Thái Anh Quốc bên chiếc cày chìa vôi và cối xay lúa bằng tremà ông tâm đắc nhất trong bộ sưu tập của mình. Ảnh: L.Trọng

Ông Lê Quang Thiện - Giám đốc Trung tâm VHTT&TT huyện Đạ Tẻh (ngoài cùng bên trái)trong một dịp đến thăm, tìm hiểu về “Bảo tàng làng quê Quảng Trị” thu nhỏ. Ảnh: L.Trọng

Page 9: CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201811/29035_BLD_cuoi_tuan_ngay_17.11.2018.pdf · tưởng của Chủ tịch Hồ

9 THỨ BẢY 17 - 11 - 2018CUỐI TUẦNGIA ĐÌNH - ĐỜI SỐNG

CHUYÊN MỤC THANH NIÊN

DIỆP QUỲNH

Chị Đặng Nga, một nhân viên ngân hàng tại Đà Lạt, vào thứ bảy, chủ nhật tuần

nào cũng đưa con tới Nhà thiếu nhi (NTN) Lâm Đồng để con tham gia tập dancesport. Chị cho biết, con gái chị lên 10 tuổi nhưng cháu hơi dư cân. Sau gần 2 năm tập luyện, con gái chị đã có hình thể khỏe mạnh, sức khỏe tốt và học được rất nhiều từ lớp dancesport. Cháu đã tham gia biểu diễn cùng các bạn ở nhiều hội thao, nhiều hội diễn phong trào cũng như có nhiều huy chương trong các giải đấu dancesport trong và ngoài tỉnh. Với chị Nga, việc đưa con tới học và bé gắn bó với bộ môn dancesport là một niềm vui đồng thời là sự may mắn.

Chị Thái Thị Tơ, Giám đốc NTN Lâm Đồng chia sẻ, dancesport thiếu nhi không còn xa lạ với Lâm Đồng và với NTN, lớp năng khiếu đã được mở và duy trì từ nhiều năm nay. Chị Tơ cho biết, hiện lớp năng khiếu dancesport của NTN sinh hoạt thường xuyên trong tuần, thu hút hàng trăm em nhỏ tới tập luyện nhất là vào cuối tuần. NTN có cơ sở vật chất đủ chuẩn, có giáo viên được đào tạo đúng chuyên môn, sẵn sàng đón các em từ 5 tuổi tới sinh hoạt và rèn luyện. Chị rất

tự hào chia sẻ, đội dancesport thiếu nhi của NTN là những em bé khiêu vũ giỏi, năng động, tự tin, thường xuyên đi biểu diễn tại nhiều sự kiện văn hóa, thể thao trong tỉnh. Trong nội bộ NTN, các em cũng thường xuyên biểu diễn phục vụ bạn bè, phụ huynh và yêu thích bộ môn dancesport với những bài khiêu vũ sôi động và đầy nhiệt huyết. Cũng từ cái nôi lớp khiêu vũ NTN, nhiều thành viên chủ chốt đã góp phần thành lập nhiều câu lac bộ (CLB) khác như CLB dancesport Quỳnh Lan, CLB dancesport Mai Liên...

Hiện tại, lớp dancesport NTN Lâm Đồng chia làm nhiều ca học suốt tuần. Các em được phân chia thành nhiều trình độ, có lớp bắt đầu với những em nhỏ 5-6 tuổi, có nâng cao với những bạn lớn hơn, có thời gian học lâu hơn. Dành cho thiếu nhi nên các em chủ yếu học các điệu latin như rumba, chachacha, jive, bachata..., những điệu nhảy cần sự sôi động, thể lực tốt với nền nhạc rộn rã, hợp với tuổi thơ. Chị Nguyễn Thị Mai Liên, giáo viên lớp dancesport NTN Lâm Đồng tâm sự, chị yêu

và gắn bó với bộ môn dancesport, với các em bé của lớp từ nhiều năm nay. Chị bảo, cũng như hầu hết các môn thể thao khác, dancesport giúp các em có một sức khỏe tốt, phát triển thể lực hoàn hảo. Ngoài ra, dancesport còn mang lại cho các em khả năng

cảm thụ âm nhạc, điều chỉnh cơ thể và hệ cơ - xương mềm dẻo. Chị khoe, ở lớp có nhiều bạn thừa cân béo phì hoặc quá gầy, sau một thời gian tập luyện cơ thể đều được điều chỉnh hợp lý, cân nặng trở về mức tiêu chuẩn. Các bạn tập nhiều năm như Bảo Linh,

Thanh Ngọc, Thùy Phương, Bảo Trân... đều có khả năng biểu diễn những vũ điệu dancesport cá nhân hoặc đồng đội. Đặc biệt để biểu diễn đồng đội, các bạn cần thời gian luyện tập cùng nhau rất chăm chỉ, khổ luyện mới có những bài nhảy đẹp.

Cô trò của lớp thường xuyên nhận được lời mời tham gia các buổi biểu diễn tại nhiều CLB dancesport mới mở, nhất là ở các vùng xa trung tâm như Lâm Hà, Đức Trọng. Những bước nhảy rạng rỡ của các bạn đã khiến nhiều phụ huynh vùng xa cho con tới CLB tập luyện. Cô rất tự hào vì cô và trò đã góp phần vào việc thúc đẩy phong trào dancesport thiếu nhi trong tỉnh phát triển. Cô chia sẻ, nhiều thành viên của lớp dancesport NTN đã trưởng thành, có tài năng thiên bẩm và sự khổ luyện nên các em chọn con đường VĐV dancesport chuyên nghiệp, đi học tại những trung tâm đào tạo dancesport chuyên nghiệp tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Đây cũng là niềm tự hào của NTN tỉnh Lâm Đồng, cái nôi đào tạo những mầm non dancesport, đồng hành với sự phát triển bộ môn dancesport, góp phần tạo thêm sân chơi cho thiếu nhi Đà Lạt nói riêng cũng như phát triển môn thể thao nghệ thuật này trên toàn tỉnh.

Với cô Nguyễn Thị Mai Linh (32 tuổi, giáo viên Trường Khiếm thính tỉnh Lâm Đồng, gần 10 năm làm công tác Tổng phụ trách Đội (TPT) cũng là chừng đó thời gian cô đã có bao nhiêu niềm vui, nụ cười và cả những giọt nước mắt với những cô cậu học sinh đặc biệt của ngôi trường này.

VIỆT QUỲNH

Vào buổi chiều, khu học nghề của Trường Khiếm thính thơm mùi bánh nướng. Cô Mai

Linh vừa kiểm tra mẻ bánh quy mới ra lò của các em học sinh, vừa dạy thêm các em cách làm món bánh mới. Khách đến, các em háo hức mời nếm bánh. Cô Linh diễn tả lại lời khen của khách bằng ngôn ngữ ký hiệu và ánh mắt các em lấp lánh niềm vui khi thấy những cái gật đầu khen ngon. Lớp học vì thế mà rộn ràng hẳn lên.

Tại Trường Khiếm thính, cô Mai Linh là người trực tiếp dạy các em học sinh làm bánh, thêu thùa, móc len. Năm 2009, sau khi tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh và trải qua một vài công việc, cô Linh quyết định trở về quê hương Lâm Đồng, chọn gắn bó với những em học sinh không may mắn nơi đây. Nhiệm vụ trực tiếp của cô là dạy nghề, nhưng TPT cũng là công việc mà

cô yêu thích, bởi đó là điều kiện để cô tiếp xúc nhiều hơn và gần gũi hơn với các em học sinh.

Những ngày đầu mới về trường, nhận thấy học sinh ở đây có quá ít hoạt động ngoài giờ, cô Mai Linh cùng các thầy cô khác tổ chức những chương trình phù hợp với khả năng của các em. Cô Linh chia sẻ: “Việc giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh là rất quan trọng và cần thiết. Đội chính là môi trường tạo điều kiện, tạo cơ hội cho các em giao tiếp, hòa nhập và rèn luyện kỹ năng. Với đặc thù học sinh đặc biệt hơn các trường thông thường, các thầy cô tại Trường Khiếm thính vừa công tác vừa mày mò, tìm hiểu. Mình tiếp xúc hàng ngày với học sinh, thấy học sinh thiếu gì và điều gì là cần thiết cho học sinh thì sẽ tổ chức cái đó”.

Với những cô cậu học sinh đặc biệt nơi đây, cô Mai Linh gặp

không ít khó khăn khi tổ chức các hoạt động Đội. Tập đánh trống, tập đi đội hình đội ngũ là cả một vấn đề. Thay vào đó, cô Linh thường xuyên kêu gọi các bạn sinh viên hoặc học sinh ở trường khác đến giao lưu với học sinh trong trường bằng hình thức văn nghệ. Bởi cô hiểu rằng, văn hóa văn nghệ bao giờ cũng níu con người trở nên gần nhau hơn, và học sinh trong trường cô cũng rất thích múa. Đối với học sinh, đó là cơ hội để các em giao lưu với người nói và có cơ hội hòa nhập với cộng đồng.

Đa số học sinh Trường Khiếm thính đều sống xa gia đình. Hiểu được sự thiếu thốn tình cảm của các em nên các thầy cô trong trường thường tổ chức cho các em vui chơi vào các dịp lễ, tết, để các em vừa có không khí gần gũi, ấm áp như ở nhà, vừa hiểu được

những nét văn hóa truyền thống của dân tộc, biết rằng Trung thu thì có chị Hằng, chú Cuội, biết Tết cổ truyền thì có bánh tét, bánh chưng... Một trong những cách làm của cô Mai Linh và Trường Khiếm thính để trang bị kỹ năng sống cho học sinh là tổ chức cho các em hoạt động theo nhóm. Mỗi nhóm đều có các anh chị lớn và các em nhỏ. Các thầy cô là cha là mẹ, các học sinh lớn là anh là chị để chăm sóc, trông nom các em nhỏ hơn, giúp các em thấy có không khí của gia đình. Việc giáo dục giới tính cũng được nhà trường và các thầy cô chú trọng, bởi các em học sinh đã xa gia đình, ba mẹ lại hạn chế về ngôn ngữ ký hiệu nên các em ít có cơ hội để tìm hiểu kiến thức hay tâm sự. Hàng tháng, cô Mai Linh sẽ soạn các bài liên quan đến giới tính, chọn nội dung phù hợp, lựa chọn những kiến thức vừa đơn giản, dễ hiểu, vừa cần thiết với các em, chia sẻ với các em những vấn đề, tâm sự của tuổi dậy thì.

Cho đến giờ, sau gần 10 năm gắn bó với các em học sinh ở Trường Khiếm thính, cô Mai Linh vẫn mỉm cười bảo rằng mình đến với trường là một mối duyên. Bởi sau khi tốt nghiệp đại học, sau khi đã trải nghiệm một vài công việc khác nhau, cô Linh vẫn nhận thấy có lẽ mình hợp với nghề giáo viên nhất. “Thời sinh viên, tôi chưa biết đến ngôi trường này nhưng đã tham gia các nhóm tình nguyện, thăm các em nhỏ khiếm thính rồi dần hình thành mong muốn gắn bó

với người khuyết tật để giúp ích điều gì đó cho các em. Khi đến với trường, dù nhiều khó khăn, ngỡ ngàng, nhưng tình cảm của các em học sinh lại là điểm tựa để mình vững vàng và gắn bó đến tận bây giờ”, cô Mai Linh cho biết. Nói là khó khăn, bởi từ những ngày đầu tiếp xúc với các em học sinh khiếm thính, cô Mai Linh đã trải qua đủ mọi cung bậc cảm xúc, thậm chí có lúc đã rơi nước mắt vì bất lực. “Thời gian đầu, mình nói hoài học sinh không hiểu, rồi các em giận bỏ đi luôn. Mình đã bị sốc, bị buồn, bị bức xúc, nhưng dần dần cũng hiểu được tâm lý của các em. Mình cũng phải dành nhiều thời gian để học ngôn ngữ ký hiệu. Bởi chỉ khi giao tiếp được với học sinh thì mới hiểu được tâm tư, nguyện vọng của học sinh và mới biết được điều gì là phù hợp nhất với các em. Ngược lại, ở đây, học sinh gần như là người thầy của mình. Cô truyền cho trò kiến thức, còn trò dạy cho cô về ngôn ngữ ký hiệu” - cô Linh chia sẻ.

Cô Nguyễn Thị Lợi - Phó Hiệu trưởng Trường Khiếm thính Lâm Đồng chia sẻ: “Với những học sinh khiếm thính, chỉ ai kiên trì và đồng cảm thì mới có thể hiểu các em, mới được các em vô cùng yêu quý. Cô Mai Linh chính là người nhẫn nại, gắn bó với các em trong từng chuyện nhỏ. Có những lúc học sinh làm cô giận nhưng cũng chính học sinh là người dỗ cô, vậy mới biết rằng tình cảm của các em học sinh dành cho cô Mai Linh không phải là ít”.

Mẹ hiền của trẻ em khiếm thính

Những em nhỏ lứa tuổi từ 5-14 đang say sưa trong tiếng nhạc. Các em tới đây để học những bước nhảy latin sôi nổi, những bước standard nhẹ nhàng, để rèn luyện sức khỏe và thể hiện bản thân. Những bạn nhỏ của đội dancesport Nhà thiếu nhi Lâm Đồng đã và đang là bông hoa đẹp giữa vườn hoa khoe sắc tỏa hương.

Những bông hoa nhí dancesport

Cô và trò lớp dancesport Nhà thiếu nhi Lâm Đồng. Ảnh: D.Quỳnh

Cô Mai Linh (thứ 2, từ trái qua) hướng dẫn các em học sinh làm bánh. Ảnh: V.Quỳnh

Page 10: CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201811/29035_BLD_cuoi_tuan_ngay_17.11.2018.pdf · tưởng của Chủ tịch Hồ

10 THỨ BẢY 17 - 11 - 2018 CUỐI TUẦN TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Năm năm liền đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, được Giám đốc Công an Lâm Đồng; Chủ tịch UBND TP Bảo Lộc tặng nhiều giấy khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, trung tá Đào Danh Thắng - Đội trưởng Đội Cảnh sát điều tra tội phạm (CSĐTTP) về ma túy (Công an TP Bảo Lộc, Lâm Đồng), được đồng nghiệp quý mến, tôn vinh thành gương sáng của ngành Công an…

THỤY TRANG

Với cương vị Đội trưởng Đội CSĐTTP về ma túy Công an TP Bảo Lộc, những năm qua, trung tá Đào Danh Thắng, luôn

chủ động nắm bắt tình hình phát hiện đối tượng, cùng với cán bộ, chiến sỹ (CBCS) trong đơn vị đấu tranh, triệt phá thành công 108 vụ án, bắt 139 đối tượng mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy, trồng cần sa; thu giữ nhiều tang vật liên quan phục vụ công tác điều tra. Trong số này có tới 6 chuyên án, bắt giữ 16 đối tượng mua bán trái phép chất ma túy, đây là những đường dây mua bán, vận chuyển ma túy có tính chất phức tạp, gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự (ANTT) tại địa bàn TP Bảo Lộc.

Nổi bật là trong năm 2016, trung tá Đào Danh Thắng đã chỉ đạo và tham gia cùng CBCS trong Đội triệt phá thành công đường dây mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy từ TP HCM lên Đà Lạt do đối tượng Nguyễn Tiến Khanh cầm đầu. Tổng số ma túy cơ quan CSĐT Công an TP Bảo Lộc đã thu giữ trong vụ án này là 1,689 kg. Đây là vụ án tàng trữ trái phép chất ma túy có quy mô tang vật thu giữ lớn nhất từ trước đến nay, đối tượng hoạt động liên tỉnh với phương thức thủ đoạn, xảo quyệt và rất liều lĩnh, có trang bị cả súng đạn, sẵn

GƯƠNG SÁNG ĐỜI THƯỜNGTRUNG TÁ ĐÀO DANH THẮNG

Chiến sỹ thi đua của ngành Công an

H.YÊN- H.THẮM

Thời gian qua, UBND huyện Đam Rông đã có những chỉ đạo trong công tác tuần tra, kiểm tra, truy quét; kịp thời ngăn chặn, xử lý

nghiêm các hành vi phá rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép; thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng, tố giác các đối tượng vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.

Cụ thể, ngày 26/9/2018, đối tượng Rơ Jê Ha Krong, thôn Đa Kao 1, xã Đạ Tông đã phá rừng với diện tích 19.226 m2 tại Tiểu khu 70, lâm phần do Ban Quản lý rừng Sêrêpốk quản lý. Hạt Kiểm lâm huyện Đam Rông đã phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức khám nghiệm hiện trường và khởi tố vụ án, chuyển cơ quan Công an huyện điều tra xử lý. Nhức nhối hơn là vụ phá rừng trái pháp luật với tổng diện tích là 39.808 m2 tại Tiểu khu 261, địa giới hành chính xã Phi Liêng thuộc lâm phần do Ban QLRPH Phi Liêng quản lý do Lê Văn Tuấn (SN 1988) thực hiện và đang được cơ quan Công an huyện ban hành quyết định khởi tố, bắt tạm giam bị can để điều tra, xử lý theo quy định.

Đam Rông quyết liệt xử lý các vụ vi phạm lâm luật

Trung tá Đào Danh Thắng.

Trong những năm qua (2014-2018), trung tá Đào Danh Thắng cùng tập thể Ban chỉ huy, CBCS lực lượng CSĐTTP về ma túy Công an TP Bảo Lộc đã xây dựng được đơn vị 4 năm đạt danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”, một năm đạt danh hiệu “Đơn vị tiên tiến”; Chi bộ đạt danh hiệu “Tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh” 5 năm liền.

sàng chống trả khi bị công an bắt giữ. Tiếp đó, năm 2017, đồng chí Thắng

cùng với CBCS trong Đội lại triệt phá thành công Chuyên án mang bí số M17HD, bắt và khởi tố 5 bị can, thu giữ số lượng ma túy tổng hợp có trọng lượng 165,0875 gam Methamphetamine, 481 viên thuốc lắc; thu giữ 2 khẩu súng bắn đạn bi, cùng 166 triệu đồng. Đường dây mua bán trái phép chất ma túy này do đối tượng Nguyễn Mạnh Tuấn cầm đầu, cấu kết với các đối tượng băng nhóm tội phạm hình sự để hoạt động nhằm thôn tính địa bàn. Với mục đích muốn chiếm lĩnh thị trường mua bán tại địa bàn TP Bảo Lộc và các vùng phụ cận như Di Linh, Bảo Lâm, các đối tượng tội phạm hoạt động có tổ chức chặt chẽ, phương thức hoạt động tinh vi, xảo quyệt, đặc biệt nguy hiểm vì có trang bị súng, dao, mã tấu… Nhưng với quyết tâm cao, tinh thần mưu trí, dũng cảm, không ngại khó, ngại khổ, CBCS Đội CSĐTTP về ma túy Công an TP Bảo Lộc đã sử dụng các biện pháp nghiệp vụ, triệt phá thành công đường dây trên.

Không chỉ chủ động nắm vững thông tin đối tượng, trực tiếp chỉ đạo, tham gia đấu tranh trong các chuyên án, với vai trò là một điều tra viên, đồng chí Thắng luôn đảm bảo các vụ án khởi tố, kết luận điều tra đều đúng người, đúng tội, đúng quy

định pháp luật, không để xảy ra trường hợp oan sai.

Cùng với công tác đấu tranh triệt phá các đường dây tội phạm, hàng năm đồng chí Thắng chủ động tham mưu cho lãnh đạo Công an TP Bảo Lộc triển khai các mặt công tác phòng chống ma túy trên địa bàn. Tham mưu giúp Ban Chỉ đạo Phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội; phòng chống AIDS và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc TP Bảo Lộc về kế hoạch công tác hàng năm, kế hoạch tấn công, trấn áp tội phạm đảm bảo ANTT dịp lễ, tết và kế hoạch Tháng hành động phòng chống ma túy do Thủ tướng Chính phủ phát động trong tháng 6 hàng năm, để triển khai cho các ban, ngành, các ban chỉ đạo cơ sở thực hiện có hiệu quả các kế hoạch đề ra.

Với mục đích phòng ngừa, đồng chí Thắng đã chỉ đạo CBCS cũng như trực tiếp phối hợp chặt chẽ với các xã, phường, ban, ngành, đoàn thể tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân về các tác hại của ma túy. Trong đó, đã tổ chức 123 lượt tuyên truyền phòng chống ma túy tại các khu dân cư, trường học, vùng tôn giáo, với trên 24 ngàn người tham dự. Tham gia phối hợp mở 400 lớp tập huấn, nói chuyện chuyên đề, sinh hoạt câu lạc bộ cho hơn 5 ngàn lượt hội viên, cán bộ, công nhân viên chức và trên 33 ngàn lượt quần chúng

tham gia, học tập kiến thức cơ bản về phòng, chống ma túy. Đồng thời, chỉ đạo CBCS tổ chức cho 9 ngàn hộ gia đình trên địa bàn cam kết chấp hành Luật Phòng chống ma túy; phát hàng ngàn tờ rơi, tờ gấp tuyên truyền về tác hại của ma túy; tuyên truyền cá biệt cho 125 đối tượng cai nghiện ma túy để giáo dục, cảm hóa, không để các đối tượng tiếp tục đi vào con đường nghiện ngập.

Song song với đó, đồng chí Thắng còn thường xuyên nhắc nhở CBCS luôn thực hiện tốt các mặt công tác, như gọi kiểm điểm răn đe trên 1.353 lượt đối tượng ma túy; tổ chức kiểm tra trên 337 lượt các điểm phức tạp về tệ nạn ma túy trên địa bàn; vận động 34 đối tượng đi cai nguyện tự nguyện… Không chỉ có vậy, đồng chí còn chỉ đạo CBCS thực hiện nghiêm các quy định về công tác nghiệp vụ cơ bản, rà soát, phân loại đối tượng sưu tra; quản lý chặt các di biến động của từng đối tượng trong diện quản lý, không để phát sinh các “điểm nóng” về ma túy trên địa bàn.

Thành tích là vậy nhưng khi nhắc đến đồng chí Thắng vẫn khiêm tốn, cho biết: Để có được những thành tích trên là công lao của toàn đơn vị (Công an TP Bảo Lộc - Pv) mà trực tiếp là CBCS Đội CSĐTTP ma túy chứ bản thân không thể một mình làm được. Cũng theo đồng chí Thắng, với cương vị là Đội trưởng Đội CSĐTTP về ma túy, ngoài công tác chuyên môn, tôi không ngừng học tập, phấn đấu, đúc kết kinh nghiệm từ thực tiễn để áp dụng, nâng cao hiệu quả công tác, và trên hết phải luôn gương mẫu trong việc chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; chấp hành điều lệnh của ngành, thực hiện nghiêm Cuộc vận động “Công an Nhân dân chấp hành nghiêm điều lệnh, xây dựng nếp sống văn hóa, vì nhân dân phục vụ”; “Xây dựng phong cách người Công an Nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ”.

Qua điều tra, khảo sát, số vụ vi phạm lâm luật trên địa bàn tuy giảm nhưng vẫn còn diễn biến phức tạp, có những vụ việc nổi cộm phải truy cứu trách nhiệm hình sự, UBND huyện Đam Rông đã có những chỉ đạo quyết liệt giải quyết các vụ vi phạm.

Đó chỉ là 2 trường hợp trong nhiều trường hợp phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội danh vi phạm lâm

luật. Ông Trần Đức Tâm - Phó Chủ tịch UBND huyện Đam Rông cho biết, trong 10 tháng đầu năm 2018, nhờ sự phối hợp

chặt chẽ giữa lực lượng kiểm lâm, chủ rừng, UBND các xã và cơ quan chức năng có liên quan trong công tác kiểm tra, truy quét chống chặt phá rừng đã phát hiện và lập biên bản 60 vụ vi phạm (giảm 24 vụ so với cùng kỳ năm 2017, tương ứng giảm 30% về số vụ). Trong đó, phá rừng trái pháp luật 15 vụ, khai thác rừng trái phép 25 vụ, vận chuyển lâm sản 7 vụ, mua bán, cất giữ lâm sản 13 vụ. Huyện đã tiến hành xử lý 51/60 vụ, nộp ngân sách hơn 437 triệu đồng. Tuy số vụ vi phạm đã giảm so với năm 2017 nhưng vẫn có những vụ việc có tính phức tạp, nổi cộm.

Những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này được xác định là do sức ép di dân tự do, tập quán canh tác của người dân. Việc xử lý vi phạm đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số rất khó khăn, chính quyền địa phương, Hạt Kiểm lâm huyện Đam Rông và đơn vị chủ rừng chưa có phương án hiệu quả đối phó khi các tình huống phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép…

Theo ông Mai Chí Trung - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Đam Rông, mặc dù công tác QLBVR đã được huyện tập trung chỉ đạo quyết liệt, số vụ vi phạm tuy giảm nhưng một số vụ có tính chất nghiêm trọng,... XEM TIẾP TRANG 11

Trước những diễn biến còn phức tạp, đồng chí Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý huyện Đam Rông phải tập trung tăng cường về công tác QLBVR.

Page 11: CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201811/29035_BLD_cuoi_tuan_ngay_17.11.2018.pdf · tưởng của Chủ tịch Hồ

11 THỨ BẢY 17 - 11 - 2018CUỐI TUẦNNHÌN RA BỐN PHƯƠNG

... đặc biệt là vụ vi phạm tại Tiểu khu 216 xã Phi Liêng. Tình trạng dân di cư tự do vào địa bàn phá rừng rất khó kiểm soát, các đối tượng này vào cư trú trái phép tại các khu vực giáp ranh với huyện Đăk Glong (tỉnh Đăk Nông), ngang nhiên phá rừng làm rẫy và rất manh động, liều lĩnh, sẵn sàng chống đối người thi hành công vụ. Trong khi đó lực lượng kiểm lâm, đơn vị chủ rừng mỏng, giao

thông đi lại khu vực này xa xôi, hẻo lánh nên rất khó khăn trong việc tuần tra, xử lý vi phạm. Thực trạng trên đã tạo áp lực rất lớn đối với công tác QLBVR của huyện. Tình trạng phá rừng, khai thác rừng, mua bán cất giấu lâm sản trái phép xảy ra tương đối phức tạp ở một số địa bàn xã điển hình như Phi Liêng, Đạ K’Nàng, Liêng Srônh và Đạ Long. Nhiều vụ đến nay vẫn chưa xác định

được đối tượng vi phạm. Đặc biệt, tại các xã Phi Liêng, Đạ K’Nàng xảy ra tình trạng phá rừng trồng, ken cây để lấn chiếm đất sản xuất nông nghiệp rất khó ngăn chặn, xử lý; trong đó có nhiều vị trí rừng trồng bị nhổ, chặt phá nhiều lần. Tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp xảy ra phức tạp nhưng việc xử lý chưa kiên quyết, chậm phát hiện để giải tỏa, thu hồi theo quy định.

Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết thêm, trong thời gian tới, huyện sẽ chỉ đạo quyết liệt xử lý các vụ việc vi phạm để tạo tính răn đe, giáo dục cho người dân. Cùng với đó, sẽ tăng cường đi kiểm tra rừng, nắm bắt tình hình thực tế để chỉ đạo chủ rừng, Hạt Kiểm lâm, UBND các xã thực hiện nhiệm vụ, phối hợp chặt chẽ trong công tác, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các vụ vi phạm lâm luật; kiên

quyết giải tỏa, thu hồi diện tích rừng bị phá, lấn chiếm để trồng lại rừng. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng phải nắm chắc thông tin tình hình dân di cư tự do vào địa bàn để kịp thời ngăn chặn, xử lý các trường hợp phá rừng làm rẫy trái phép. Đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm tra rừng, xử lý nghiêm minh, triệt để các vụ vi phạm Luật BV&PTR, nhằm thực hiện tốt chỉ tiêu đã đề ra trong năm 2018.

Đam Rông quyết liệt xử lý... TIẾP TRANG 10

... Quyến đi thật. Quyến đi hồi nào, đi đâu… không ai biết. Quyến để lại bức thư cho ba má với mấy lời nhắn kèm cho thằng út ở nhà ráng chăm chỉ học hành, thay Quyến chăm sóc cho ba má. “Ổn ổn chuyện con về với ba má”, Quyến viết vậy. Nước mắt má rơi xuống bức thư, nhòe con chữ, mắt má cũng nhòe đi… Má đứng nhìn chuyến đò chạy ngang qua dòng sông, buồn hiu buồn hắt…

*Quyến đến huyện nghèo vùng

biên giới khi cuộc đời Quyến rơi vào bế tắc, đau thương. Biên giới vùng sâu, nơi của sự nghèo nàn, của những đứa trẻ sống tách biệt với sự phồn hoa, ồn ã và hiện đại mà cũng lắm những xô bồ, toan tính, những đo đếm lòng người. Vùng biên hoang sơ, vùng biên bình lặng. Xứ sở của những con người đong đầy tình nghĩa như con người quê mình chất phác,

thật thà. Chính quyền thương Quyến, dựng cho Quyến ngôi nhà nhỏ bằng lá nhưng ấm cúng dưới chân núi Bạc, cách trường không xa. Trên mảnh đất xa lạ chẳng mấy chốc đã hóa thân quen, Quyến sinh con - giọt máu của Toàn, mối tình đầu của Quyến. Thằng nhỏ giống Toàn y như đúc. Quyến không biết ngày mai, ngày kia,… thằng nhỏ có dịp gặp lại ba mình hay không, nhưng Quyến tin Toàn sẽ trở lại tìm Quyến. Để nói với Quyến rằng: Toàn không bạc tình bạc nghĩa, vì một lí do nào đó mà Toàn vô tình khiến cuộc đời Quyến rẽ theo một hướng khác. Nhưng chắc chắn đó không phải là hướng của sự cô đơn, vì ở đây, thứ mà Quyến nhận được chính là tấm lòng bao dung và sự cưu mang trọn vẹn của con người sống ở miền biên giới xa thẳm…

Trăng đã bồng bềnh trên đỉnh núi Bạc, đẹp lắm! Đứa trẻ đã ngủ

say, còn Quyến đang ngồi bên bàn đèn soạn giáo án. Gió lộng. Lòng Quyến bâng quơ. Những đêm ngồi một mình Quyến thường nhớ về gia đình ngày xưa, nhớ ba má, nhớ thằng út hiền lành, chắc bây giờ út đã trưởng thành rất nhiều. Quyến nhớ cả Toàn, nhớ lời hứa của anh năm ấy: “Sau này, dù có lạc nhau anh vẫn sẽ tìm em. Lòng anh sạch như nước dòng sông quê mình”. Quyến mỉm cười. An nhiên. Quyến nghĩ về những khó khăn của vùng biên giới. Trường học tạm bợ, cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên đều thiếu. Rất nhiều lần chính quyền động viên, mời gọi giáo viên về đây dạy trẻ, nhưng mấy ai đủ can đảm để xa rời nơi chôn nhau cắt rốn hoặc cuộc sống náo nhiệt chốn thị thành để về biên giới heo hút, buồn bã mà sống, mà dạy trẻ.

Người vùng biên thường bảo:

“Cô Quyến tốt bụng quá! Sau này lớn lên, nên người, những đứa trẻ nơi này sẽ chẳng bao giờ quên công lao dạy chữ và nghĩa tình trong sáng của cô”. Đó là những gì ngọt ngào nhất mà Quyến nhận được sau những cơ cực, chênh vênh tuổi thanh xuân.

Nghề giáo là nghề sạch nhất. Nghề mà người ta đặt cái tâm lên trên hết, vì con chữ, vì nghĩa tình…

*Một buổi chiều Quyến ngồi

trước nhà gieo mấy hạt giống mới trên luống hoa của mình, thằng nhỏ chạy còng còng trên mặt đất, Quyến bỗng thấy bóng ai cao cao, trông quen thuộc đi về từ phía núi Bạc, ánh lên trong bóng chiều.

Quyến đứng dậy. Đứa trẻ thấy người lạ vội vã nép vào lưng mẹ. Quyến nắm tay con. Hai mẹ con nhìn đăm đăm. Mắt Quyến có nước.

Là Toàn.Cuộc sống luôn biết cách xếp

đặt cho người ta hội ngộ sau những chuyến lạc nhau. Vấn đề chỉ là niềm tin. Điều còn sót lại trên cõi đời này chính là tình yêu thương vượt qua mọi thử thách của thời gian, không gian, của lòng người, để được trọn vẹn…

… Ba con người - một gia đình nhỏ - dắt nhau về thăm ngôi nhà nhỏ bên kia sông. Đã lâu lắm rồi Quyến không trở lại miền quê yêu dấu, không gặp ba má và những người thân thương. Quyến nhớ, nhớ đến nao lòng. Kia rồi, “con thấy không, đó là quê hương của mẹ, là ngôi nhà của mẹ. Ở đó mẹ đã từng sống những ngày thơ trẻ. Ở đó có ông bà của con, những người rất hiền và thương yêu mẹ con mình vô điều kiện”. Quyến trở về. Dù đi đâu thì quê hương vẫn mãi là chốn bình yên trong tâm khảm mỗi người…

Cô giáo... TIẾP TRANG 5

Campuchia đã xác lập Kỷ lục Guinness chiếc Ghe Ngo (thuyền rồng truyền thống của người dân tộc Khmer) dài nhất thế giới, phá vỡ kỷ lục trước đó do Trung Quốc nắm giữ.

Hội Liên hiệp Thanh niên Campuchia (UYFC) tại tỉnh Prey Veng đã dành hơn 6 tháng để đóng chiếc ghe dài 87,3 m, rộng 1,94 m và sâu 0,8 m nói trên với số tiền tài trợ của chính quyền tỉnh khoảng 60.000 USD. Chiếc ghe đặc biệt có sức chứa 179 tay chèo này được chạm trổ hoa văn tỉ mỉ, mang đậm phong cách truyền thống Khmer với đầu thuyền được chạm trổ hình đầu rồng, đuôi thuyền lấy hình ảnh đuôi phượng hoàng.

Phát biểu trước hàng nghìn người chứng kiến lễ trao chứng nhận kỷ lục thế giới bên bờ sông Mekong đoạn qua tỉnh Prey Veng, đại diện Tổ chức Kỷ lục Guinness Pravin Patel ghi nhận UYFC tỉnh Prey Veng và chính quyền tỉnh này đã trở thành đơn vị nắm giữ Kỷ lục Guinness mới sở hữu chiếc thuyền rồng dài nhất thế giới, vượt qua kỷ lục thuyền dài 77,8 m được Trung Quốc xác lập trước đó vào ngày 28/5/2016.

Phó Chủ tịch UYFC Sar Sokha

cho biết mục đích của việc đóng Ghe Ngo dài nhất thế giới là để ghi nhớ lịch sử trường tồn của việc sản xuất và sử dụng Ghe Ngo của người Khmer cổ. Bên cạnh đó, kỷ lục này còn góp phần khích lệ tình cảm yêu mến và tinh thần đoàn kết của giới trẻ trong việc bảo tồn các di sản do tổ tiên để lại.

Theo thông báo, chiếc ghe trên sẽ được trưng bày và đưa vào sử dụng tại Lễ hội Nước và Đua thuyền truyền thống ở thủ đô

Phnom Penh từ ngày 21 - 23/11 tới trước khi được đưa trở lại lưu giữ tại trụ sở tỉnh Prey Veng.

Tính đến nay, Campuchia sở hữu 4 kỷ lục trong sách Kỷ lục Guinness. Ngoài kỷ lục mới nói trên, 3 kỷ lục khác bao gồm khăn dệt tay dài nhất thế giới (dài 1.149,8 m, rộng 88 cm), điệu nhảy Madison thu hút nhiều người tham gia nhất (với 2.015 người) và chiếc bánh tét truyền thống lớn nhất thế giới (nặng 4,04 tấn).

Theo TTXVN

Campuchia lập kỷ lục Guinness chiếc Ghe Ngo dài nhất thế giới

Hình ảnh đua Ghe Ngo ở Campuchia. (Nguồn: Gulf News)

Từ ngày 16 - 22/11, tại Sóc Trăng sẽ diễn ra tuần lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo truyền thống tỉnh Sóc Trăng năm 2018, với nhiều hoạt động lễ hội vui chơi giải trí đậm dấu ấn văn hóa của đồng bào Khmer Nam Bộ.

Tuần lễ hội sẽ diễn ra trong thời gian 7 ngày, tại nhiều địa điểm trong thành phố Sóc Trăng, hứa hẹn sẽ thu hút hàng trăm ngàn người về tham quan cổ vũ. Kỳ lễ hội bao gồm chuỗi các hoạt động liên kết, như: Giải Đua ghe Ngo, lễ cúng trăng, hội thi thả đèn nước (tối 21/11), triển lãm ảnh nghệ thuật; hội chợ thương mại, triển lãm, du lịch và liên hoan ẩm thực với gần 500 gian hàng hóa trưng bày bán, triển lãm, giới thiệu đa dạng các vùng miền, trong đó có hoạt động của tuần lễ doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh tại Sóc Trăng với khoảng 100 gian hàng trưng bày.

Ngoài ra, trong tuần lễ hội còn có nhiều hoạt động văn hóa thể thao, vui chơi giải trí khác như: Hội thao dân tộc; liên hoan ẩm thực “Hương vị Sóc Trăng”; liên hoan nhạc ngũ âm và múa dân gian Khmer tỉnh Sóc Trăng từ ngày 19-21/11; các chương trình ca múa nhạc tổng hợp và biểu diễn nghệ thuật; hội thảo khoa học “Tăng cường năng lực

tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vùng Đồng bằng sông Cửu Long” diễn ra trong ngày 20/11; triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật…

Tâm điểm của tuần lễ hội sẽ diễn ra trong 2 ngày 21 và 22/11, khi Giải đua ghe Ngo diễn ra với sự tham gia tranh tài của 48 đội ghe (38 đội ghe nam và 10 đội ghe nữ); trong đó, Sóc Trăng có 34 đội ghe Ngo nam và 5 đội ghe nữ, còn lại là các ghe đến từ Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, Vĩnh Long. Các đội ghe đua thi đấu ở hai nội dung: Bơi 1.200 m (đối với đội ghe nam) và 1.000 m dành cho đội ghe nữ.

Theo ông Danh Phương, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng, tuần lễ hội ở Sóc Trăng năm nay được tổ chức nhiều hoạt động phong phú nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer. Đồng thời, thông qua lễ hội để tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu hình ảnh về địa phương và con người Sóc Trăng; giới thiệu tiềm năng, thế mạnh về kinh tế, văn hóa, du lịch của tỉnh, góp phần thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến Sóc Trăng.

Theo TTXVN

Nhiều hoạt động trong tuần lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo năm 2018

Page 12: CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201811/29035_BLD_cuoi_tuan_ngay_17.11.2018.pdf · tưởng của Chủ tịch Hồ

THỨ BẢY 17 - 11 - 2018 CUỐI TUẦN12

GIAÙ3.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THỂ THAO

Góc ảnh đẹp

Ban mai ở hồ Suối Vàng. Ảnh: Võ Đình Trang

VIẾT TRỌNG

Hợp nhất từ 2 đơn vị Cuối tháng 10 vừa qua, Trung tâm Hoạt

động Thanh thiếu nhi Lâm Đồng đã tổ chức giải Cầu lông - Bóng bàn Thanh niên tại Đà Lạt với gần 100 VĐV tham dự.

Điều đáng nói, đây là một giải hầu như dành cho sinh viên vì toàn bộ VĐV dự giải lần này đều đang theo học các trường cao đẳng, đại học đóng chân trên địa bàn Đà Lạt như Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt, Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Lâm Đồng, Cao đẳng Y tế Lâm Đồng, Cao đẳng Nghề Đà Lạt, Cao đẳng Du lịch Đà Lạt, Đại học Đà Lạt, Đại học Yersin. Thông qua tổ chức Đoàn Thanh niên nhà trường, các trường học này đã đưa VĐV của mình dự giải.

“Đây là lần đầu tiên chúng tôi tổ chức một giải thể thao tại Trung tâm khi 2 đơn vị mới vừa được sáp nhập lại” - bà Thái Thị Tơ, Giám đốc Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi Lâm Đồng cho biết.

Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi Lâm Đồng là đơn vị hợp nhất từ 2 đơn vị trước đó là Nhà thiếu nhi Lâm Đồng và Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu niên Lâm Đồng (Lữ quán Thanh niên trước đây); cả 2 đơn vị này

Thêm nhiều giải thể thao trong năm cho thanh niênTrung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi Lâm Đồng sẽ tổ chức thêm nhiều giải thể thao cho thanh thiếu nhi trong tỉnh, đặc biệt là các giải cho học sinh, sinh viên tại Lâm Đồng trong những năm đến.

THÔNG BÁOBán đấu giá cổ phần của Tổng Công ty Giấy Viêt Nam

tại Công ty Cổ phần Tân Mai Lâm Đông1. Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Tân Mai Lâm Đông2. Trụ sở: Xã Đạ Oai, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng.3. Vốn điều lệ thực góp: 23.439.618.480 đồng. Trong đó Tổng Công ty Giấy Việt

Nam góp 100.000 cổ phần, chiếm 4,27% vốn điều lệ. 4. Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất kinh doanh giấy, cellulose, nguyên liệu

gô, các sản phẩm từ giấy, nguyên liệu giấy, bột giấy, hóa chất, vật liệu thiết bị phụ tung ngành giấy. Kinh doanh bách hóa tổng hợp. Dịch vụ tư vấn kỹ thuật về giấy, lâm sinh. Gia công, in ấn các loại tập vở, sách, tạp chí, bao bì, nhãn hiệu. Đầu tư xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp. Trồng cây nguyên liệu giấy. Sản xuất kinh doanh cây giống. Khảo sát, thiết kế lâm sinh. Trồng cây cao su, cây công nghiệp, cây nông nghiệp, lâm nghiệp.

5. Cổ phần bán đấu giá: 100.000 cổ phần; Giá trị chào bán là: 1.000.000.000 đồng (tính theo mệnh giá) (Một ty đồng);

6. Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng/cổ phần;7. Mức giá khởi điểm: 10.000 đồng/cổ phần (Mười nghìn đồng).8. Thời gian đăng ký mua và nộp tiền đặt cọc: Từ 8h00 ngày 15/11/2018 đến

16h00 ngày 26/11/2018.9. Thời gian nhận Phiếu tham dự đấu giá: Từ 8h00 ngày 15/11/2018 đến

08h00 ngày 04/12/2018.10. Thời gian tổ chức đấu giá: 08h30 ngày 04/12/2018.11. Địa điểm nhận phiếu đăng ký đấu giá, nộp tiền cọc, nhận phiếu đấu giá và

tổ chức đấu giáCÔNG TY CP CHỨNG KHOÁN THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIÊP VIÊT

NAMTrụ sở: Villas 03, số 02 Bis, Nguyên Thị Minh Khai, phường Đa Kao, Quận 1, TP.

Hồ Chí Minh.Điện thoại: 028 3911 0788; Fax: 028 3911 0789Mọi thông tin chi tiết: về Công ty Cổ phần Tân Mai Lâm Đồng và đợt bán đấu

giá này được niêm yết tại điểm đăng ký tham dự đấu giá và tại trụ sở Tổng Công ty Giấy Việt Nam; Công ty Cổ phần Chứng khoán Thương mại và Công Nghiệp Việt Nam hoặc Website: www.vinapaco.com.vn; Website: www.vics.vn

và Trung tâm hiện nay đều trực thuộc Tỉnh Đoàn Lâm Đồng quản lý.

Với Nhà thiếu nhi Lâm Đồng, đơn vị này hiện vẫn thường xuyên tổ chức các giải thể thao trong các bộ môn cờ vua, võ thuật nội bộ cho học sinh trong tỉnh.

Cung với tổ chức giải, Nhà thiếu nhi Lâm Đồng cũng chính là một địa chỉ đào tạo năng khiếu hàng đầu của tỉnh trong rất nhiều năm nay, trong đó có các lớp năng khiếu thể thao.

Cụ thể, theo bà Tơ, hiện có đến 13 câu lạc bộ, đội nhóm sinh hoạt thường xuyên tại cơ sở Nhà thiếu nhi Lâm Đồng (trên đường Đinh Tiên Hoàng - Đà Lạt hiện nay), trong đó có mặt hầu hết các môn võ đang hoạt động tại Lâm Đồng như Taekwondo, Karatédo, Võ cổ truyền, Quyền Anh, Vovinam, Aikido… Đơn vị cũng có các lớp năng khiếu thể thao trong nhiều bộ môn khác như bóng rổ, bóng bàn, cầu lông, quần vợt,

bóng đá, cờ vua, thể dục nhịp điệu, khiêu vũ thể thao (Dancesports)…

Hiện nay, cơ sở Nhà thiếu nhi đang có trên 20 huấn luyện viên trong rất nhiều bộ môn đang được đơn vị hợp đồng huấn luyện tại đây, trung bình hằng ngày đơn vị có khoảng 800 học viên trong lứa tuổi thiếu nhi đến đây học tập, rèn luyện; mua hè các lớp năng khiếu này tăng vọt lên trên 1.000 học sinh theo học.

Trong khi đó, Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu niên trước đây cũng có các lớp kỹ năng đoàn đội cung các sinh hoạt thể thao cho thanh niên, tuy nhiên các hoạt động thể thao nơi đây chưa được nhiều và phong phú.

Thêm một sân chơiĐiểm thuận lợi đầu tiên khi 2 đơn vị này

hợp nhất với nhau chính là hệ thống cơ sở vật chất sân bãi phục vụ tập luyện thi đấu thể thao đang có sẵn và khá tốt.

Tại cơ sở Nhà thiếu nhi Lâm Đồng trên đường Đinh Tiên Hoàng - Đà Lạt, Trung tâm hiện có 4 sân cỏ nhân tạo do tư nhân hợp đồng với đơn vị đầu tư, trị giá khoảng 1,8 ty đồng, có thể sẵn sàng cho các giải đấu bóng đá sân cỏ nhân tạo cho thanh thiếu nhi. Cung đó là 2 sân quần vợt được đầu tư đã lâu, tuy đã xuống cấp nhưng vẫn có thể tổ chức tập luyện, thi đấu.

Tại đây còn có một nhà tập luyện bóng rổ được đầu tư trên 500 triệu đồng, có thể tổ chức các giải bóng rổ học sinh, sinh viên.Cũng nói thêm rằng, trong nhiều năm nay,

Nhà thiếu nhi Lâm Đồng cung Tu viện Don Bosco nằm gần nhau tại Đà Lạt vẫn thường xuyên tổ chức các lớp năng khiếu bóng rổ trong hè và hiện nay, CLB Bóng rổ Nhà thiếu nhi đang hoạt động rất mạnh.

Trong khi đó, tại cơ sở Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu niên cũ (Lữ Quán) cũng có 1 sân quần vợt có mái che do tư nhân hợp đồng đầu tư; một hội trường rộng 2 tầng có thể tổ chức thi đấu bóng bàn, bóng chuyền, các môn võ thuật cung nhiều phòng có thể dung làm phòng bộ môn.

“Tại Nhà thiếu nhi Lâm Đồng trước đây chúng tôi có kinh nghiệm lấy nguồn thu từ các lớp năng khiếu để tổ chức các giải thể thao hằng năm, khi có giải thì mới có phong trào” - bà Tơ chia sẻ.

Chính vì vậy, theo bà Tơ, khi Trung tâm mới này vừa sáp nhập và đi vào hoạt động, Ban Giám đốc Trung tâm đã quyết định tổ chức một giải thể thao, giải cầu lông - bóng bàn dành cho thanh niên và trong tương lai đây sẽ là giải truyền thống hằng năm.

“Mục tiêu của chúng tôi khi hợp nhất là vực dậy các hoạt động thể dục thể thao của khối thanh niên trong tỉnh bên cạnh mở lớp năng khiếu cho thiếu nhi như lâu nay. Chúng tôi sẽ tổ chức nhiều hoạt động cung các giải thể thao cho thanh niên, trước mắt hướng vào học sinh các khối trung học phổ thông, sinh viên các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh” - bà Tơ cho biết.

Trước mắt tại cơ sở Lữ Quán (trên đường Lý Tự Trọng- Đà Lạt), Trung tâm sẽ mở các lớp khiêu vũ thể thao và hiện đại dành cho thanh niên, hình thành các câu lạc bộ thể thao dành cho thanh niên. Trong năm đến, Trung tâm sẽ xem xét để phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức thêm nhiều giải thể thao cho học sinh, sinh viên như giải bóng rổ, võ thuật, giải khiêu vũ thể thao…

Cái khó là cơ sở này vốn trước đây từng được đầu tư kinh phí rất lớn để xây dựng cơ sở vật chất nhưng đến nay đã xuống cấp nhiều nên theo bà Tơ rất cần nguồn kinh phí cấp để bảo trì, duy tu, sửa chữa hằng năm nhằm tổ chức các hoạt động cho thanh niên, học sinh, sinh viên trong tỉnh thuận lợi hơn.

Các thí sinh dự thi giải Vovinam - tổ chức tại Trung tâm Thanh thiếu niên, nay là Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi Lâm Đồng. Ảnh: V.Trọng