25
11/2/2015 “Không sử dụng vũ lực khi tranh chấp trên biển” - Tuổi Trẻ Online http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20140823/%E2%80%8B%E2%80%9Ckhong-su-dung-vu-luc-khi-tranh-chap-tren-bien%E2%80%9D/637066.html 1/4 Thách thức lớn nhất trên biển là làm sao các bên có tranh chấp chủ quyền có thể giải quyết tranh chấp bằng hòa bình, không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử Thứ 2, Ngày 02.11.2015 “Không sử dụng vũ lực khi tranh chấp trên biển” 23/08/2014 08:52 GMT+7 TT Từ ngày 26 đến 288 tại Đà Nẵng, Việt Nam sẽ đăng cai Diễn đàn biển ASEAN lần thứ 5 và Diễn đàn biển mở rộng lần thứ 3. Vấn đề duy trì hòa bình, an ninh và an toàn hàng hải ở biển Đông sẽ được đưa ra bàn luận tại đây. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh - Ảnh: L.Thanh Trao đổi với báo giới ngày 228, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh cho biết: Diễn đàn mở ra nhằm giúp các nước ASEAN và các nước liên quan trao đổi về những vấn đề nằm trên những trụ cột khác nhau. Mục đích là để ASEAN phối hợp tốt hơn về những vấn đề hợp tác trên biển. Đặc biệt, một vấn đề sẽ được đề cập là hợp tác an ninh an toàn hàng hải. Ngoài ra, rất nhiều khía cạnh có thể hợp tác như tuân thủ công ước Luật biển, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC). * Thưa ông, tại diễn đàn này, ngoài an ninh, an toàn trên biển, các bên sẽ tập trung thảo luận những nội dung cụ thể gì? Thứ nhất, các công tác chuyên ngành trên biển như ngư nghiệp, ứng phó thiên tai hay nghiên cứu sinh học biển... đã có chuyên ngành nhưng làm sao kết nối được các chuyên ngành với nhau để thành hợp tác gắn kết trong nội bộ ASEAN. Lẽ ra một môi trường biển không có tranh chấp về chủ quyền thì chuyện hợp

Cac-bai-da-dang

Embed Size (px)

Citation preview

11/2/2015 “Không sử dụng vũ lực khi tranh chấp trên biển” - Tuổi Trẻ Online

http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20140823/%E2%80%8B%E2%80%9Ckhong-su-dung-vu-luc-khi-tranh-chap-tren-bien%E2%80%9D/637066.html 1/4

Thách thức lớn nhất trên biển là làm saocác bên có tranh chấp chủ quyền có thểgiải quyết tranh chấp bằng hòa bình,không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử

Thứ 2, Ngày 02.11.2015

“Không sử dụng vũ lực khi tranh chấp trên biển”

23/08/2014 08:52 GMT+7

TT Từ ngày 26 đến 288 tại Đà Nẵng, Việt Nam sẽ đăng cai Diễn đàn biển ASEAN lần thứ 5 vàDiễn đàn biển mở rộng lần thứ 3.

Vấn đề duy trì hòa bình, an ninh và an toàn hàng hải ở biển Đông sẽ được đưa ra bàn luận tại đây.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh - Ảnh: L.Thanh

Trao đổi với báo giới ngày 228, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh cho biết:

Diễn đàn mở ra nhằm giúp các nước ASEAN và các nước liên quan trao đổi về những vấn đề nằm trên những trụ cộtkhác nhau.

Mục đích là để ASEAN phối hợp tốt hơn về những vấn đề hợp tác trên biển. Đặc biệt, một vấn đề sẽ được đề cập là hợptác an ninh an toàn hàng hải.

Ngoài ra, rất nhiều khía cạnh có thể hợp tác như tuân thủ công ước Luật biển, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biểnĐông (DOC).

* Thưa ông, tại diễn đàn này, ngoài an ninh, an toàn trên biển, các bên sẽ tập trung thảo luận những nội dung cụ thể gì?

Thứ nhất, các công tác chuyên ngành trên biển như ngư nghiệp, ứng phóthiên tai hay nghiên cứu sinh học biển... đã có chuyên ngành nhưng làm saokết nối được các chuyên ngành với nhau để thành hợp tác gắn kết trong nộibộ ASEAN.

Lẽ ra một môi trường biển không có tranh chấp về chủ quyền thì chuyện hợp

11/2/2015 “Không sử dụng vũ lực khi tranh chấp trên biển” - Tuổi Trẻ Online

http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20140823/%E2%80%8B%E2%80%9Ckhong-su-dung-vu-luc-khi-tranh-chap-tren-bien%E2%80%9D/637066.html 2/4

dụng vũ lực, đồng thời tuân thủ luậtpháp quốc tế và công ước Luật biển

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao PhạmQuang Vinh

tác chuyên ngành rất thuận lợi. Khi có những phức tạp do tranh chấp và đòihỏi chủ quyền chồng lấn thì các bên phải tạo được môi trường chính trị vàmôi trường xây dựng lòng tin.

Thứ hai, đây là kênh nhằm tư vấn cho kênh chính thức của Chính phủ vềnhững vấn đề, những biện pháp có thể thực hiện được. Diễn đàn sẽ tập trungnhiều hơn vào hợp tác chứ không chỉ an ninh biển.

Ví dụ, nếu muốn hợp tác được trong việc giúp đỡ người và tàu thuyền đi biển gặp nạn thì khu vực có khuôn khổ hợp tácnhư thế nào, đầu mối để khi có tai nạn thiên tai trên biển xảy ra hay do tàu bị đâm va thì phải có đầu mối liên kết giữacác quốc gia trong khu vực với nhau.

Mặt khác, hợp tác để ứng phó với thiên tai, sắp tới tại Đà Nẵng, các bên cũng sẽ chia sẻ về cơn bão Haiyan mà các bênhỗ trợ lẫn nhau. Hay là rủi ro về tai nạn như MH370... Dù rằng trong khu vực còn có những vấn đề liên quan đến tranhchấp chủ quyền nhưng có nhiều lĩnh vực cần hợp tác.

* Việt Nam giữ vai trò như thế nào trong Diễn đàn biển ASEAN lần này?

Việt Nam đăng cai và tham gia việc điều hành Diễn đàn biển ASEAN và Diễn đàn biển mở rộng lần này. Bên cạnh đó,chúng ta chủ động tham vấn với các nước và chủ động đề xuất chuyên đề cho từng phiên họp của hai diễn đàn.

Cụ thể, chuyên đề về kiểm điểm hợp tác và tình hình thời gian qua; kiểm điểm việc thực hiện công ước Liên Hiệp Quốcvề Luật biển mà năm nay là kỷ niệm 20 năm công ước có hiệu lực; nhiều kinh nghiệm hợp tác trong khu vực như cứu trợnhân đạo, ứng phó thiên tai, môi trường biển.

Đặc biệt là những vấn đề liên quan đến an ninh, an toàn hàng hải, các bên sẽ bàn giải pháp làm sao ngăn chặn được sựcố, và khi có sự cố rủi ro xảy ra thì cơ chế hợp tác trong khu vực để kiềm chế, không để nảy sinh xung đột.

Thêm nữa là chuyên đề về việc bảo đảm thực hiện các biện pháp kiềm chế, không làm phức tạp thêm tình hình.

Các nước hưởng ứng rất lớn và cử những quan chức cấp cao ASEAN và các quan chức tương ứng có chuyên môn đến đểđóng góp cho diễn đàn.

Chúng ta hi vọng kết quả diễn đàn sắp tới ở Đà Nẵng sẽ có những khuyến nghị cụ thể và thiết thực cho việc hợp tác biểncũng như đảm bảo môi trường an ninh, an toàn hàng hải.

* Chúng ta đã đưa ra sáng kiến nào để cùng các nước thành viên trong ASEAN tìm được tiếng nói chung trong vấn đềđảm bảo an ninh trên biển?

Chúng ta đã phản ánh một quá trình rất dài về những diễn biến phức tạp gần đây và những nguy cơ không chỉ đối vớinhững nước trực tiếp liên quan mà đó là nguy cơ với cả an ninh, an toàn hàng hải ở khu vực này.

Cả ASEAN và những nước trong và ngoài khu vực đều có lợi ích là phải làm sao ứng phó với cái này, đảm bảo được môitrường hòa bình ổn định.

Bên cạnh đó, chúng ta tham vấn rất sâu rộng với những nước ASEAN rồi với cả những nước bên ngoài. Đặc biệt là dựavào những nguyên tắc, những lợi ích song trùng phản ánh trong các văn kiện của ASEAN và của ASEAN với các đối tác.

Mặt khác, trước những thách thức nảy sinh mới trong giai đoạn vừa rồi thì chúng ta đã đề xuất rất trúng là bảo đảm thựchiện đầy đủ và hiệu quả DOC là rất tốt.

Nhưng để bảo đảm thực hiện trên thực tế như thế nào, nhất là trong bối cảnh này thì quan trọng nhất là thực hiện điều 5của DOC là kiềm chế và không làm phức tạp thêm tình hình. Chúng ta đưa ra hai việc.

Một là các việc cần phải làm và những việc không được làm.

Hai là phải có cơ chế bảo đảm thực hiện được đối với điều khoản này.

11/2/2015 “Không sử dụng vũ lực khi tranh chấp trên biển” - Tuổi Trẻ Online

http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20140823/%E2%80%8B%E2%80%9Ckhong-su-dung-vu-luc-khi-tranh-chap-tren-bien%E2%80%9D/637066.html 3/4

Ngoài ra, chúng ta chia sẻ với các nước là phải dàn xếp để đảm bảo thực thi trên thực tế điều khoản này. Bộ quy tắc ứngxử ở biển Đông (COC) phải có sớm.

Tại sao lại phải lấy điều 5 của DOC? Vì tình hình lúc này trước tiên là phải giảm căng thẳng và không làm phức tạp thêmtình hình.

Nếu đưa được ra các danh mục cụ thể và các cơ chế đảm bảo thực thi trên thực tế thì đây sẽ là kinh nghiệm rất tốt để thựchiện tất cả các điều khoản khác trên thực tế, chứ không chỉ là cam kết bằng chính trị.

* Sau Hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần thứ 47 vừa diễn ra ở Myanmar, khu vực ASEAN đối mặt với thách thức nàolớn nhất trong giải quyết các tranh chấp trên biển?

Thách thức lớn nhất trên biển là làm sao các bên có tranh chấp chủ quyền có thể giải quyết tranh chấp bằng hòa bình,không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực, đồng thời tuân thủ luật pháp quốc tế và công ước Luật biển.

Nói tóm lại, thách thức lớn nhất là làm sao những nguyên tắc của luật pháp quốc tế, làm sao các quy định của công ướcLuật biển, kể cả các công ước liên quan đến thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của các quốc gia ven biển và các thỏathuận khu vực, trong đó có thỏa thuận khu vực về cách ứng xử DOC, được thực hiện trên thực tế.

* COC là mục tiêu tiến tới của ASEAN, vậy tiến trình hiện nay như thế nào?

Điều quan trọng nhất là các nước ASEAN và các nước có liên quan đều ủng hộ COC, đều ủng hộ mục tiêu COC là bộquy tắc thừa kế DOC. Nhưng quá trình đi đến COC chắc chắn còn phức tạp.

Thứ nhất trong thời gian qua, nếu tính trong vòng hai năm nay, người ta đã có những bước chuyển nhưng chưa đủ mạnhtừ nói rằng cần phải có điều kiện chín muồi để bàn về COC thì đã chuyển sang ASEAN Trung Quốc khi có những thamvấn không chính thức vào năm 2012, và bắt đầu tham vấn chính thức vào năm 2013.

Tiếp đến là Hội nghị ngoại trưởng ASEAN vừa diễn ra, ASEAN đã chia sẻ với Trung Quốc là phải đi vào tham vấn mộtcách thực chất về mục tiêu, cấu trúc và các thành tố của COC. Đồng thời, hai bên nhất trí sẽ tăng tần suất tham vấn vớinhau.

Dự kiến tháng 9 sẽ có định kỳ để tiếp tục bàn về COC và DOC.

Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”

Các em học sinh xem tư liệu tại triển lãm Ảnh: Lê Trung

Sáng 228, hàng trăm người dân TP Tam Kỳ đã đến Trung tâm Văn hóa tỉnh Quảng Nam để lần đầu tiên tận mắt xem

11/2/2015 “Không sử dụng vũ lực khi tranh chấp trên biển” - Tuổi Trẻ Online

http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20140823/%E2%80%8B%E2%80%9Ckhong-su-dung-vu-luc-khi-tranh-chap-tren-bien%E2%80%9D/637066.html 4/4

LÊ THANH VÂN ĐỖ

những bản đồ và tư liệu, là bằng chứng pháp lý chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.

Buổi triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu với chủ đề “Hoàng Sa Trường Sa của Việt Nam Những bằng chứng lịchsử và pháp lý” do Bộ Thông tin truyền thông phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức lần đầu tiên tại QuảngNam.

Buổi triển lãm quy tụ nhiều tư liệu, văn bản, hiện vật, ấn phẩm và gần 100 bản đồ, là tập hợp các nguồn tư liệu đã đượccông bố từ trước đến nay của các nhà nghiên cứu, học giả ở trong nước và quốc tế.

Triển lãm gồm các nhóm tư liệu chính: phiên bản của các văn bản Hán Nôm, văn bản Việt ngữ và Pháp ngữ của triềuđình phong kiến Việt Nam và chính quyền Pháp ở Đông Dương.

Đặc biệt là các châu bản triều Nguyễn (từ triều Gia Long đến triều Bảo Đại) ban hành liên quan trực tiếp đến vấn đềkhai thác, quản lý, xác lập và thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dưới triều Nguyễn(18021945).

Triển lãm kéo dài đến hết ngày 288.

LÊ TRUNG

11/2/2015 Chiếc mặt nạ "trỗi dậy hòa bình" đã rơi - Tuổi Trẻ Online

http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20140531/chiec-mat-na-troi-day-hoa-binh-da-roi/610412.html 1/2

Thứ 2, Ngày 02.11.2015

Chiếc mặt nạ "trỗi dậy hòa bình" đã rơi

31/05/2014 22:27 GMT+7

TTO Tuyên bố “trong máu người Trung Quốc không có gen xâm lược” của ông Tập Cận Bình ngày155 ngày càng trở nên lố bịch khi thế giới tiếp tục chứng kiến những gì giới lãnh đạo Trung Quốclàm đang đi ngược hoàn toàn những gì họ nói.

"Mỹ sẽ không ngồi yên khi trật tự thế giới bị đe dọa"Tổng tham mưu trưởng Mỹ: Trung Quốc khiêu khích và đe dọaNhật Bản "ủng hộ tối đa" ASEAN bảo vệ vùng biển và vùng trời

Tàu Trung Quốc phun vòi rồng tấn công tàu kiểm ngư Việt Nam ngày 285 Ảnh: My Lăng

Không chỉ qua bài phát biểu với Hiệp hội Hữu nghị nhân dân với nước ngoài tại thủ đô Bắc Kinh hôm đó mà trên nhiềudiễn đàn quốc tế, Trung Quốc đã nhiều lần trấn an cộng đồng thế giới rằng họ đang theo đuổi sự “trỗi dậy hòa bình”, hàmý sự phát triển của nước này sẽ không đe dọa đến hòa bình và an ninh của nước khác.

Nhưng, nếu đúng vậy thì giới chức lãnh đạo của Mỹ, Úc, Nhật, EU…đã không phải thay nhau lên tiếng kêu gọi TrungQuốc kiềm chế, chấm dứt khiêu khích và xuống thang căng thẳng ở Biển Đông.

Giờ đây, điều Trung Quốc luôn mong muốn – giữ tranh chấp lãnh thổ trên biển với Việt Nam trong khuôn khổ quan hệsong phương – đã không thể tiếp tục như thế nữa.

Khi hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981, Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế và chủ quyền lãnh thổ của Việt Namcũng như chà đạp lên hàng loạt thỏa thuận cấp cao giữa hai nước.

Khi triển khai hàng loạt tàu dân sự, quân sự quanh giàn khoan ấy – và đặc biệt khi dùng vũ lực với các tàu dân sự và ngưdân Việt Nam – họ đã vi phạm đến lợi ích của tất cả các nước còn lại: đó là quyền tự do hàng hải.

11/2/2015 Chiếc mặt nạ "trỗi dậy hòa bình" đã rơi - Tuổi Trẻ Online

http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20140531/chiec-mat-na-troi-day-hoa-binh-da-roi/610412.html 2/2

H.GIANG VÂN ĐỖ

Chiếc mặt nạ đã rơi: trên Biển Đông, sự trỗi dậy của Trung Quốc chẳng hề mang tính hòa bình. Ngược lại, nó đang đedọa an ninh khu vực, an toàn và tự do hàng hải trong khi phần lớn dòng thương mại quốc tế đi qua vùng biển này.

Không chỉ những nước ở gần Trung Quốc mà tất cả những ai có đường hàng hải qua đây, như Nhật Bản, Hàn Quốc, ẤnĐộ, Australia và xa hơn nữa là Canada, Mỹ,…đều bị tác động trực tiếp.

Nhìn lại, trước khi giàn khoan Hải Dương 981 xuất hiện trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam,quan hệ song phương Việt Nam Trung Quốc vẫn khá tốt đẹp bất chấp hàng loạt những hành động đơn phương, lấnchiếm Biển Đông trong nhiều năm của Trung Quốc.

“Ít nhất thì mối quan hệ đó cũng ở mức độ còn kiểm soát được” – TS. Hoàng Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứuChiến lược Ngoại giao (Học viện Ngoại giao Việt Nam) đánh giá.

Việc đưa giàn khoan vào Biển Đông cũng như hành vi kèm theo của Trung Quốc đã thay đổi toàn bộ bức tranh, thay đổihoàn toàn nhận thức của người dân Việt Nam về người láng giềng 16 chữ và 4 tốt ấy, vẫn theo nhận xét của TS. Tuấn.

Điều nguy hiểm hơn là Trung Quốc chẳng nề hà gì dư luận quốc tế và phản ứng từ lãnh đạo các cường quốc khác. Họthậm chí phớt lờ việc thảo luận, trao đổi – cách hành xử tối thiểu trong quan hệ quốc tế.

Trước khi xảy ra sự việc này, giữa Việt Nam và Trung Quốc đã thiết lập nhiều kênh liên lạc và trao đổi thông tin ở cáccấp khác nhau.

Trên thực tế, trong một tháng qua, phía Việt Nam đã cố gắng khai thác mọi kênh giao tiếp để đối thoại với Trung Quốcnhằm xử lý căng thẳng, nhưng tất cả đề xuất và biện pháp đều bị phía Trung Quốc khước từ.

Thậm chí, cách đây hơn hai năm, hai nước còn thiết lập một đường dây nóng giữa hai bộ ngoại giao với mục đích xử lýkịp thời các vấn đề nảy sinh trên biển. Từ khi căng thẳng bùng phát trên Biển Đông đến nay, đường dây nóng này chưamột lần đổ chuông. “Một số người đã nhận xét rằng, đường dây nóng giờ đã thành đường dây chết” – ông Tuấn nói.

“Trung Quốc đang xói mòn tính tin cậy của mình cũng như tổn hại đến danh tiếng họ trên thế giới.” TS. Sally Wood,một học giả Úc, đã nhận định như vậy. Có lẽ, đã đến lúc cộng đồng thế giới phải đặt Trung Quốc vào đúng vị trí để nhìnnhận sự trỗi dậy của nước này. Đó là một kẻ bắt nạt to xác và dối trá. Không hơn. Không kém.

10/28/2015 Phản đối Trung Quốc thay đổi hiện trạng hai quần đảo Việt Nam - Tuổi Trẻ Online

http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20141023/phan-doi-trung-quoc-thay-doi-hien-trang-hai-quan-dao-viet-nam/662179.html 1/1

VÂN ĐỖ

Thứ 4, Ngày 28.10.2015

Phản đối Trung Quốc thay đổi hiện trạng hai quần đảo Việt Nam

23/10/2014 20:25 GMT+7

TTO Chiều 2310, Bộ Ngoại giao đã tổ chức họp báo thường kỳ.

Trung Quốc đơn phương thiết lập “thành phố Tam Sa” trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Ảnh: China Times

Trả lời câu hỏi của Tuổi Trẻ đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc xây sân bay phi pháp trênbãi Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam, phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nêu rõ: “Việt Namcó đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa".

Người phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định: "Một lần nữa, chúng tôi khẳng định mạnh mẽ chủquyền không thể tranh cãi của mình đối với hai quần đảo này. Mọi hoạt động đơn phương của các bên nhằm thay đổihiện trạng tại tại hai khu vực này mà không được sự cho phép của Việt Nam là bất hợp pháp và vô giá trị. Chúng tôi sẽphản đối kiên quyết”.

Bà Phạm Thu Hằng cũng cho biết, nhân kỉ niệm quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam – Trung Quốc năm 2015, hai bên sẽtiếp tục trao đổi đoàn các cấp để tăng cường hơn nữa mối quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa ViệtNam – Trung Quốc.

Top

11/2/2015 EU không vì căng thẳng Biển Đông mà giảm viện trợ cho VN - Tuổi Trẻ Online

http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20140625/eu-khong-vi-cang-thang-bien-dong-ma-giam-vien-tro-cho-vn/614604.html 1/1

NGUYÊN PHƯƠNG VÂN ĐỖ

Thứ 2, Ngày 02.11.2015

EU không vì căng thẳng Biển Đông mà giảm viện trợ cho VN

25/06/2014 22:59 GMT+7

TTO Bất chấp khủng hoảng kinh tế toàn cầu và tình hình căng thẳng trên Biển Đông, Liên minhchâu Âu (EU) vẫn giữ cam kết duy trì viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam.

Đó là khẳng định của Tiến sĩ Franz Jessen, Đại sứ Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam trong buổi ra mắt Sách XanhEU 2014, ấn phẩm chuyên về chủ đề hợp tác phát triển EUViệt Nam vào ngày 256 tại Hà Nội.

Trong năm 2013, EU đã giải ngân 456 triệu Euro (tương đương 619,8 triệu USD) và cam kết 542 triệu Euro (tươngđương 736,7 triệu USD) cho năm 2014. Năm nay, mức viện trợ sẽ tập trung vào hỗ trợ người dân tộc thiểu số, vấn đềnăng lượng và xây dựng nhà nước pháp quyền tại Việt Nam.

“EU vẫn duy trì cam kết mạnh mẽ với việc ủng hộ phát triển, các tham vọng thương mại và cam kết quốc tế Việt Nambằng cách duy trì mức độ tài trợ cho những năm tiếp theo, ký kết hiệp định thương mại song phương FTA vào cuối năm2014 và tăng cường quan hệ chính trị”, TS. Franz Jessen nói.

Trước câu hỏi liệu tình hình căng thẳng ở Biển Đông có làm ảnh hưởng đến mức hỗ trợ của EU dành cho Việt Nam, Đạisứ Jessen khẳng định: “Đối với Việt Nam, EU có những kế hoạch đầu tư và viện trợ dài hạn và cơ chế tài chính rất chắcchắn. Vì là các chính sách dài hạn nên sẽ không bị ảnh hưởng bởi các sự kiện đương thời".

Liên quan đến vấn đề Biển Đông và sự việc xảy ra ở một vài nhà máy, khu công nghiệp Việt Nam ở tháng 5 vừa qua, đạisứ cho biết đã nhận được lời khẳng định của các cơ quan chức năng rằng sự việc này sẽ không lặp lại nữa.

10/28/2015 Mỹ và Việt Nam nối lại chương trình Con nuôi đặc biệt - Tuổi Trẻ Online

http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/20140917/my-va-viet-nam-noi-lai-chuong-trinh-con-nuoi-dac-biet/646789.html 1/2

Thứ 4, Ngày 28.10.2015

Mỹ và Việt Nam nối lại chương trình Con nuôi đặc biệt

17/09/2014 08:08 GMT+7

TT Chiều 169, tại Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội đã diễn ra buổi họp báo về chương trình Con nuôi đặcbiệt chính thức triển khai giữa Việt Nam và Mỹ.

Bà Tiffany Murphy, trưởng phòng lãnh sự Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội Ảnh: Vân Đỗ

Theo đó, về việc hai nước nối lại hợp tác trong lĩnh vực cho nhận con nuôi, bà Tiffany Murphy, trưởng phòng lãnh sựĐại sứ quán Mỹ, cho biết Việt Nam đã có bước tiến trong cải thiện hệ thống phúc lợi của trẻ em thông qua Công ướcHague về con nuôi, đặc biệt là đối với trẻ em có nhu cầu đặc biệt, như ban hành luật nuôi con nuôi mới, nghị định và cácthông tư liên quan.

Quan trọng hơn, Chính phủ Việt Nam đã tiếp tục cải thiện hệ thống bằng việc đào tạo những cán bộ hoạt động trong lĩnhvực con nuôi quốc tế, tạo điều kiện cho việc nhận con nuôi Việt Nam được diễn ra hợp pháp, minh bạch và nhân văn.

Bên cạnh việc gia nhập Công ước Hague, Chính phủ Việt Nam đã phê chuẩn một đề án năm năm về cải thiện hệ thốngphúc lợi trẻ em. Trong hai năm từ 2012 2014, Việt Nam đã thực thi những bước hệ thống và bài bản nhằm cải thiện quytrình thực thi Công ước Hague.

Để đảm bảo không lặp lại những trường hợp từng xảy ra trước đây, các trẻ em Việt Nam được nhận làm con nuôi sangMỹ sẽ nhận thị thực di cư do Đại sứ quán Mỹ duyệt. Trẻ nhập cảnh sẽ nhận đầy đủ quyền lợi công dân Mỹ như an sinh, ytế, xã hội.

Ngoài ra cha mẹ nhận nuôi và trẻ sẽ nhận được các hỗ trợ về tâm lý cũng như về xã hội từ các tổ chức con nuôi. Mỗi giađình có nguyện vọng xin nhận con nuôi tại Mỹ phải trải qua một quá trình điều tra xã hội nghiêm ngặt để xác định đủđiều kiện nhận con nuôi và sẽ phải trải qua 2030 giờ đào tạo và hỗ trợ trước khi nộp đơn xin nhận con nuôi.

10/28/2015 Mỹ và Việt Nam nối lại chương trình Con nuôi đặc biệt - Tuổi Trẻ Online

http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/20140917/my-va-viet-nam-noi-lai-chuong-trinh-con-nuoi-dac-biet/646789.html 2/2

VÂN ĐỖ

Chương trình Con nuôi đặc biệt bao gồm các đối tượng được nhận nuôi là nhóm trẻ từ 5 tuổi trở lên, nhóm trẻ có nhu cầuđặc biệt về thể chất và trí tuệ và nhóm trẻ không phải con một. Nhóm trẻ em trong chương trình Con nuôi đặc biệt đượcxếp vào danh sách 2. Nhóm trẻ em mạnh khỏe được xếp vào danh sách 1. Hai danh sách được xử lý theo hai quy trìnhkhác nhau.

Trả lời trước báo giới, bà Tiffany Murphy cho biết: “Tiến hành cho nhận con nuôi với danh sách 2 là kim chỉ nam choviệc mở rộng cho nhận con nuôi với các đối tượng khác”.

Quy trình nhận con nuôi của Công ước Hague diễn ra rất tốn thời gian, đòi hỏi chính phủ hai bên phải trao đổi nhiều.Những nỗ lực đó nhằm đảm bảo tính phù hợp giữa cha mẹ nhận nuôi và trẻ. Hai bên đã thông qua thỏa thuận cha mẹphải thông qua quy trình như vậy để có thể ghép với con nuôi. Đó là điều mà trước đây đã không được thực hiện giữaMỹ và Việt Nam.

Trước thời điểm tạm ngừng chương trình vào năm 2008, có 42 cơ sở của Mỹ làm dịch vụ trung gian cho nhận con nuôitại Việt Nam. Bộ Tư pháp Việt Nam, phối hợp với một số bộ ban ngành như Bộ Công an hoặc Bộ Ngoại giao có thẩmquyền quyết định cấp phép cho các tổ chức con nuôi. Việt Nam bày tỏ sẽ hạn chế số lượng tổ chức con nuôi đối với từngnước.

Theo bà Tiffany Murphy: “Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với quyết định này của Việt Nam. Hi vọng sẽ có thể có thêm mộttổ chức con nuôi từ Mỹ”.

Nối lại hợp tác cho nhận con nuôi với Mỹ là việc bình thường

Chiều 169, trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ qua điện thoại, ông Nguyễn Văn Bình cục trưởng Cục Con nuôi, Bộ Tưpháp cho biết trong buổi sáng ông vừa trao hai giấy phép cho hai tổ chức của Mỹ tham gia chương trình nhận connuôi tại Việt Nam là Dillon International, Inc. và Holt International Children’s Services, Inc.

“Đây là các tổ chức quốc tế thứ 33, 34 được cấp phép và Mỹ là quốc gia thứ 12 hiện diện ở Việt Nam trong chươngtrình hợp tác này” ông Bình cho biết. Cả hai tổ chức này đều được kiểm định theo tiêu chuẩn Công ước Hague, cónhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết con nuôi nước ngoài cũng như đã có lịch sử lâu năm hoạt động nhân đạo tạiViệt Nam.

Theo ông Nguyễn Văn Bình, Mỹ là một trong số ba nước tuyên bố dừng chương trình nhận con nuôi của Việt Nam từnăm 20072008 nhưng đến nay ba nước đã nối lại hoạt động và Mỹ là quốc gia cuối cùng.

“Cho đến khi Việt Nam là thành viên Công ước Hague thì đến nay nối lại hợp tác với Mỹ là chuyện bình thường” ôngBình nói.

Ông khẳng định việc cấp phép cho hai tổ chức của Mỹ không có gì đặc biệt, bởi họ cũng phải đáp ứng đầy đủ điều kiệnnhư các tổ chức khác đã được Việt Nam cấp phép. Mọi hoạt động cho nhận con nuôi đều phải tuân thủ luật pháp ViệtNam, thỏa thuận song phương, các công ước và quy định chung của quốc tế mà hai bên cùng tham gia.

L.K. VÂN ĐỖ

10/28/2015 Mỹ và Việt Nam tăng cường an ninh y tế toàn cầu - Tuổi Trẻ Online

http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20141001/hoa-ky-va-viet-nam-thoa-thuan-tang-cuong-an-ninh-y-te-toan-cau/652873.html 1/1

VÂN ĐỖ

Thứ 4, Ngày 28.10.2015

Mỹ và Việt Nam tăng cường an ninh y tế toàn cầu

01/10/2014 15:27 GMT+7

TTO Tại thủ đô Washington, Hoa Kỳ, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã ký một thỏathuận hợp tác mới trong năm năm với Trung tâm Dự phòng và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S.CDC).

Thỏa thuận hợp tác này được ký tại hội nghị thượng đỉnh chương trình nghị sự An ninh y tế toàn cầu (GHSA) nhằm xâydựng một nền tảng mạnh mẽ hơn, giúp Việt Nam chuẩn bị cho việc ngăn chặn, phát hiện và ứng phó với bệnh dịch.

Đồng thời thỏa thuận tăng cường quan hệ hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, cung cấp hỗ trợ kỹ thuật tập trung vào mộtsố lĩnh vực an ninh y tế chủ chốt như trung tâm đáp ứng dịch bệnh khẩn cấp, hệ thống thông tin và phòng xét nghiệm vànâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Chương trình nghị sự An ninh y tế toàn cầu được khởi xướng ngày 1322014 nhằm hướng đến một thế giới an toàn vàđược bảo vệ khỏi các mối đe dọa từ bệnh truyền nhiễm, giúp các quốc gia từ khắp nơi trên thế giới tạo ra những cam kếtmới, cụ thể và mạnh mẽ, đưa lĩnh an ninh y tế toàn cầu lên thành một lĩnh vực ưu tiên đối với các nhà lãnh đạo quốc gia.

Thỏa thuận hợp tác với Việt Nam là một phần trong cam kết của Hoa Kỳ nhằm hỗ trợ ít nhất 30 quốc gia trong vòngnăm năm đạt được các mục tiêu của chương trình nghị sự.

10/28/2015 Tăng cường thương mại Việt - Czech - Tuổi Trẻ Online

http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20151023/tang-cuong-thuong-mai-viet-czech/990271.html 1/2

Thứ 4, Ngày 28.10.2015

Tăng cường thương mại Việt Czech

23/10/2015 22:42 GMT+7

TTO Ngày 2310, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và Ngoạitrưởng CH Czech Lubomír Zaorálek đã nhất trí các biện pháp nâng cao kim ngạch thương mại songphương.

Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Czech Lubomír Zaorálek (trái) và Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt NamPhạm Bình Minh sau cuộc hội đàm ngày 2310 Ảnh: Vân Đỗ

Theo đó, phía CH Czech khẳng định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hàng Việt Nam có mặt nhiều hơn trên thị trườngCzech, nhất là các sản phẩm nông, lâm, thủy, hải sản, dệt may, giày dép. Phía Việt Nam cam kết tạo điều kiện để các mặthàng của Czech vào thị trường Việt Nam như thiết bị điện tử, năng lượng, công nghệ thông tin và truyền thông, đồngthời khẳng định ủng hộ các doanh nghiệp Czech mở rộng đầu tư vào các lĩnh vực Việt Nam đang có nhu cầu như xâydựng hạ tầng, đường sắt, năng lượng tái tạo, chế tạo máy nông nghiệp, thiết bị điện, vật liệu xây dựng, thủy tinh pha lê,chế biến thực phẩm, viễn thông.

Bộ trưởng hai nước đã có cuộc trao đổi ngắn với báo chí sau buổi hội đàm. Trả lời câu hỏi của Tuổi Trẻ về những chínhsách và biện pháp sắp tới của Chính phủ Czech nhằm khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tăng cường xuất khẩuvà mở rộng đầu tư vào thị trường Czech, Bộ trưởng Ngoại giao Czech cho biết: “Trong thời gian qua, hàng hóa ViệtNam xuất khẩu nhiều sang CH Czech. Nền kinh tế của chúng tôi là một nền kinh tế mở theo cơ chế cạnh tranh. Nếu hànghóa của Việt Nam đạt yêu cầu của thị trường Czech thì tại sao lại không thể đưa hàng hóa Việt Nam sang thị trườngCzech? Giờ đây, chính chúng tôi cần học tập các bạn làm thế nào để đưa được hàng hóa Czech sang Việt Nam”.

Phó thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định hai bên sẽ tăng cường hợp tác song phương trong các lĩnh vực an ninh quốcphòng, tư pháp, giáo dục, khoa học kỹ thuật, văn hóa và môi trường. Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Czech nhấnmạnh kim ngạch thương mại hai nước cần được thúc đẩy để tương xứng với tiềm lực của hai nước.

10/28/2015 Tăng cường thương mại Việt - Czech - Tuổi Trẻ Online

http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20151023/tang-cuong-thuong-mai-viet-czech/990271.html 2/2

VÂN ĐỖ

Bộ trưởng Ngoại giao Czech cam kết ủng hộ việc EU và Việt Nam sớm ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam EU và EU công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam.

11/2/2015 Cải tổ Liên Hiệp Quốc để phát triển bền vững - Tuổi Trẻ Online

http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20151027/cai-to-lien-hiep-quoc-de-phat-trien-ben-vung/992116.html 1/2

Thứ 2, Ngày 02.11.2015

Cải tổ Liên Hiệp Quốc để phát triển bền vững

27/10/2015 20:39 GMT+7

TTO Ngày 2710, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế đã diễn ra lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Liên HiệpQuốc. Trong bài phát biểu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao vai trò của Liên Hiệp Quốc đốivới VN.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chụp ảnh kỷ niệm với đại diện các tổ chức LHQ tại Việt Nam Ảnh: Vân Đỗ

Về phía Liên Hiệp Quốc, bà Pratibha Mehta, điều phối viên Liên Hiệp Quốc tại VN, hoan nghênh sự tham gia tích cựccủa VN vào thực hiện các mục tiêu thiên nhiên kỷ, đặc biệt đã hoàn thành 3/5 mục tiêu sớm trước thời hạn.

Cũng tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra một số khuyến nghị về cải tổ Liên Hiệp Quốc trong thời gian tớinhằm đối mặt với các vấn đề toàn cầu: "Liên Hiệp Quốc cần đẩy nhanh tiến trình cải tổ một cách toàn diện, công bằng,minh bạch, bình đẳng và đáp ứng lợi ích của các nước thành viên."

Cụ thể là tăng cường các chính sách, nguồn lực giải quyết tình trạng bất bình đẳng xã hội, xóa đói giảm nghèo, thu hẹpkhoảng cách phát triển, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, tạo cơ sở bền vững cho hòa bình, an ninh và phát triển.

"Đồng thời, Hội đồng Bảo an sớm cải tổ theo hướng mở rộng thành viên và đổi mới phương pháp làm việc, nhằm đốiphó hiệu quả với các thách thức toàn cầu về hòa bình và an ninh quốc tế. Các tổ chức Liên Hiệp Quốc tại VN cũng đangđổi mới hoạt động, chuyển từ vai trò nhà tài trợ thành đối tác phát triển để cùng VN hợp tác bình đẳng hơn, hiệu quả caohơn" Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh VN luôn coi hợp tác với Liên Hiệp Quốc là một ưu tiên trong chính sách đốingoại của mình. Quan hệ hai bên sẽ tiếp tục được tăng cường không chỉ trên lĩnh vực hợp tác phát triển, mà trên cả các

11/2/2015 Cải tổ Liên Hiệp Quốc để phát triển bền vững - Tuổi Trẻ Online

http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20151027/cai-to-lien-hiep-quoc-de-phat-trien-ben-vung/992116.html 2/2

VÂN ĐỖ

vấn đề gìn giữ hòa bình, giải quyết xung đột, bảo đảm an ninh, các vấn đề toàn cầu như xóa đói nghèo, bảo vệ môitrường, ứng phó với biến đổi khí hậu… VN sẵn sàng tham gia tích cực và đóng góp thiết thực, hiệu quả hơn nữa vào cáchoạt động trên toàn cầu của Liên Hiệp Quốc.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng điều phối viên Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam tham quan triển lãm ảnh kỷ niệm hợptác giữa Liên Hiệp Quốc và Việt Nam Ảnh: Vân Đỗ

Thay mặt các tổ chức Liên Hiệp Quốc, điều phối viên thường trú của Liên Hiệp Quốc tại VN, bà Pratibha Mehta, hi vọngVN tiếp tục là ví dụ tốt cho thế giới trong việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) giai đoạn đến năm2030.

Bà Pratibha Mehta hoan nghênh sự tham gia tích cực và vai trò của VN tại Liên Hiệp Quốc trong gần 40 năm qua, đặcbiệt với vai trò chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc năm 2008, thành viên của Hội đồng nhân quyền năm 2013,đồng thời chúc mừng VN vừa trúng cử vào Hội đồng kinh tế xã hội ECOSOC nhiệm kỳ 20162018; hoan nghênh nhữngthành tựu phát triển kinh tế xã hội mà VN đạt được cũng như cam kết mạnh mẽ của VN trong việc thực hiện các Mụctiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs).

Bà Pratibha Mehta đánh giá cao VN là một trong những quốc gia tiên phong trong công cuộc cải tổ của Liên Hiệp Quốcvới Sáng kiến thống nhất hành động.

10/28/2015 Ngoại giao Facebook ở Việt Nam - Tuổi Trẻ Online

http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/20150719/ngoai-giao-facebook-o-viet-nam/779589.html 1/3

Thứ 4, Ngày 28.10.2015

Ngoại giao Facebook ở Việt Nam

19/07/2015 08:27 GMT+7

TT Hiện nay, nhiều cơ quan ngoại giao nước ngoài ở Việt Nam xem Facebook là kênh đối ngoại hữuhiệu vì giúp tiết kiệm chi phí và tiếp cận được nhiều người hơn, đặc biệt là giới trẻ.

Nghe đọc bài: Ngoại giao Facebook ở ViệtNam

Đại sứ Đan Mạch John Nielsen giới thiệu trang Facebook fanpage của sứ quán Ảnh: Vân Đỗ

Theo thống kê của Facebook công bố gần đây, mạng xã hội này hiện có đến 30 triệu người Việt dùng mỗi tháng, trongđó độ tuổi 18 34 chiếm 3/4. Ở Việt Nam có một số sứ quán đang dùng Facebook để phổ biến thông tin như Mỹ, Đức,Pháp, Phần Lan, New Zealand, Canada, Úc và Đan Mạch.

Tôi thấy Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã có trang Facebook chínhthức rồi. Tôi biết có thể khó, thậm chí rất khó thay đổi tư duy trong số lãnh đạoViệt Nam về ngoại giao Facebook. Nhưng thay vì luôn phải ở thế phòng bị, tôi tinrằng các chính trị gia Việt Nam sẽ có được rất nhiều bài học nếu dám thử

Đại sứ Đan Mạch JOHN NIELSEN

10/28/2015 Ngoại giao Facebook ở Việt Nam - Tuổi Trẻ Online

http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/20150719/ngoai-giao-facebook-o-viet-nam/779589.html 2/3

Tìm gặp tại nơi của họ

Trong số các đại sứ quán năng động trong việc sử dụng Facebook để tiếp cận và kết nối với công dân Việt Nam mỗingày, phải kể đến sứ quán Đan Mạch với trang chính thức đi vào hoạt động từ năm 2012.

Lý giải việc đó, đại sứ Đan Mạch John Nielsen kể rằng từ năm 2012 ông đã nhận thấy người Việt Nam tại các đô thị lớnthường “chúi mũi” vào chiếc iPhone hoặc iPad của mình. Thế là đại sứ Nielsen nhận ra cách tốt nhất để giao tiếp vớinhiều đối tượng hơn là “tìm gặp họ tại nơi của họ”, đó chính là Facebook.

Cho đến nay, trang Facebook fanpage của sứ quán Đan Mạch đã đón nhận gần 80.000 lượt người theo dõi, xếp thứ haichỉ sau fanpage của Đại sứ quán Mỹ (gần 110.000 lượt theo dõi).

Đại sứ Mỹ Ted Osius có trang fanpage mang tên mình, hiện thu hút hơn 12.000 lượt like dù chỉ mới thành lập được hơnnửa năm. Đại sứ Ted kể sau khi đọc những tin nhắn, bình luận trên trang, đại sứ nhận ra giới trẻ Việt Nam thường bày tỏsự lạc quan và hi vọng về một đất nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng hơn trong tương lai.

“Tôi có cảm giác Facebook không chỉ là một nơi để chia sẻ những gì đang làm mà còn là phương tiện để tìm hiểu mọingười đang hi vọng và kỳ vọng gì” đại sứ Ted Osius chia sẻ.

Ngoại giao không khô khan

Đại sứ Đan Mạch John Nielsen thường nhắc rằng đừng nghĩ Facebook của các sứ quán nước ngoài chỉ toàn chuyện chínhtrị và kinh tế.

Thật vậy, dạo qua một số trang fanpage của một số sứ quán nước ngoài như Thụy Điển, Canada, New Zealand, ngoàinhững tin tức về hợp tác kinh tế, chính trị song phương, các sứ quán nước ngoài còn tăng cường quảng bá các hình ảnhvà câu chuyện về giáo dục, du lịch, văn hóa, hầu hết được thể hiện bằng song ngữ Anh Việt.

Sau lễ hội “Thị trấn BUBU” dành cho cộng đồng LGBT (nhóm người có xu hướng tình dục ngoài dị tính) tổ chức tạiCâu lạc bộ Mỹ ở Hà Nội vào tháng 5 năm nay, sứ quán Thụy Điển đã đăng tấm hình các đại sứ Hà Lan, Thụy Điển,Canada, đại diện của Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam tham gia màn nhảy flashmob cùng các bạn trẻ Hà Nội nhằm kêu gọisự tôn trọng, chấp nhận cộng đồng LGBT và giúp những người LGBT hòa đồng với xã hội.

Chia sẻ về kênh ngoại giao Facebook của sứ quán Thụy Điển (hơn 20.000 lượt theo dõi), ông Lâm Phạm, cán bộ báo chívà truyền thông sứ quán, cho biết sứ quán đã thiết lập và duy trì trang Facebook trong hơn hai năm qua. Ông Lâm Phạmtin tưởng Facebook là một kênh truyền thông vô cùng hiệu quả trong việc cập nhật các hoạt động của sứ quán, thông tinvề các sự kiện sắp diễn ra, đồng thời chia sẻ về các giá trị và bài học kinh nghiệm của Thụy Điển.

Theo ông Lâm Phạm, với sự phổ biến của Internet ở Việt Nam và thông qua kênh Facebook, sứ quán Thụy Điển mongmuốn độc giả Việt Nam, đặc biệt thế hệ trẻ, có điều kiện tìm hiểu sâu thêm về Thụy Điển trên cơ sở quan hệ đặc biệt, độcđáo giữa hai nước.

Chẳng hạn, ngoài ban nhạc ABBA, giải thưởng Nobel, đâu là những bí quyết của Thụy Điển trong việc xây dựng mộthình mẫu quốc gia thịnh vượng, giàu có, bình đẳng và sáng tạo nhất thế giới.

Công cụ Facebook cũng giúp chia sẻ về nền giáo dục Thụy Điển thông qua những cách thức mới, ấn tượng như câu đốvà các cuộc thi chẳng hạn, các bạn trẻ có thể học tập, nghiên cứu tại Thụy Điển, đặc biệt là các chương trình sau đại họcvề y khoa, kinh tế, công nghệ, môi trường... hoàn toàn bằng tiếng Anh.

Ngoài ra, thông qua Facebook, nhiều người cũng biết thêm về cuộc sống cá nhân thú vị của các đại sứ nước ngoài ở ViệtNam, chẳng hạn như biết đại sứ Canada và đại sứ Thụy Sĩ cùng thích xe môtô phân khối lớn, trong khi đại sứ Đan Mạchthích xe đạp.

Đại sứ Đan Mạch từng rất phấn khởi giơ điện thoại tự chụp rồi đưa hình nhân viên người Việt ở sứ quán chuẩn bị thamgia chạy marathon vượt núi ở Sa Pa.

10/28/2015 Ngoại giao Facebook ở Việt Nam - Tuổi Trẻ Online

http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/20150719/ngoai-giao-facebook-o-viet-nam/779589.html 3/3

QUỲNH TRUNG VÂN ĐỖ

Chia sẻ nhiều câu chuyện

Đại sứ John Nielsen cho biết sứ quán Đan Mạch chọn cách chia sẻ các câu chuyện để thu hút thêm người theo dõifanpage. Như dịp kỷ niệm 304 vừa rồi, Đại sứ quán Đan Mạch đưa tin về cuộc gặp các cựu phóng viên chiến trườngnổi tiếng như Nick Út, Peter Arnett với những câu chuyện thú vị kèm theo.

Đứng sau trang Facebook của Đại sứ quán Đan Mạch là đội ngũ những người kể chuyện. Họ tìm và lựa chọn nhữngcách truyền tải thông điệp hiệu quả và trả lời các câu hỏi gửi về đại sứ quán.

“Chúng tôi không chọn cách đăng tải ảnh tự chụp (selfie) để có được hàng ngàn like. Chúng tôi muốn truyền tải nhữngcâu chuyện thay vì chỉ là những tấm ảnh” đại sứ John Nielsen nói.

10/28/2015 Đại sứ Mỹ tham gia thả cá chép đưa ông Táo về trời - Tuổi Trẻ Online

http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/20150211/dai-su-my-tham-gia-tha-ca-chep-dua-ong-tao-ve-troi/710334.html 1/3

Thứ 4, Ngày 28.10.2015

Đại sứ Mỹ tham gia thả cá chép đưa ông Táo về trời

11/02/2015 11:43 GMT+7

TTO "Khi thả cá, tôi cảm thấy rất đặc biệt cho gia đình tôi, cho đất nước Việt Nam và cho mối quanhệ giữa Việt Nam và Mỹ”, hòa vào phong tục người Việt, đại sứ Mỹ Ted Osius chia sẻ.

Đại sứ Mỹ Ted Osius thả cá chép

Gia đình đại sứ Ted Osius ở Hồ Tây sáng nay Ảnh: VIỆT DŨNG

Tuy thời tiết sáng nay (112, 23 tháng Chạp) không thuận lợi với mưa bụi và sương giăng kín hồ Tây, đại sứ Mỹ TedOsius cùng gia đình đã có mặt từ 7g30 thực hiện nghi lễ thiêng liêng của người Việt Nam.

Ở tại phía Tây chùa Trấn Quốc, nơi đại sứ thả cá, rất đông các mẹ, các chị đem cá ra thả.

Theo phong tục người Việt Nam từ xa xưa, 23 tháng Chạp là ngày đưa ông Táo về trời. Táo quân sẽ cưỡi cá chép lênthiên đình để bẩm báo với Ngọc Hoàng mọi việc tốt xấu trong năm của từng người trong gia đình.

“Đây là lần đầu tiên tôi thực hiện truyền thống này. Khi thả cá, tôi cảm thấy rất đặc biệt cho gia đình tôi, cho đất nướcViệt Nam và cho mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ” ông Ted Osius chia sẻ cảm nhận của mình sau khi tự tay thả cávàng xuống hồ.

“Tôi hy vọng những chú cá này sẽ mang những lời chúc của tôi tới Ngọc Hoàng, chúc cho Việt Nam ngày càng thịnhvượng trong năm Ất Mùi này và chúc cho mối quan hệ Việt Mỹ ngày càng bền chặt”, đại sứ nói bằng tiếng Việt kháthành thục.

10/28/2015 Đại sứ Mỹ tham gia thả cá chép đưa ông Táo về trời - Tuổi Trẻ Online

http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/20150211/dai-su-my-tham-gia-tha-ca-chep-dua-ong-tao-ve-troi/710334.html 2/3

Giới thiệu người bạn đời và con trai của mình trước báo giới, ngài đại sứ bày tỏ niềm hân hoan được đón Tết cùng giađình tại Hội An (Quảng Nam) và thưởng thức món bánh chưng trong dịp lễ cổ truyền này.

“Tôi rất thích món bánh chưng rán ăn với xì dầu vào bữa sáng. Nhưng tôi cũng thích sự giản đơn của bánh chưng khi tôihiểu được đó là biểu tượng cho sự hài hoà giữa trời, đất và con người cùng với câu chuyện về Hùng Vương tôi đã đượcnghe kể", đại sứ nói.

Nhiều người dân TP.HCM đưa ông Táo về trời

Sáng cùng ngày, tại kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè (Q.3, Phú Nhuận, Q.Tân Bình), kênh Tàu Hủ (Q.5, Q.8), kênh Bến Nghé(Q.1), người dân TP.HCM nô nức đưa cá chép xuống kênh để thả.

Một chú cá chép vàng được thả trên kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè Ảnh : Đại Việt

Anh Ngô Đình Long (nhân viên văn phòng tại Q.Tân Bình), cho biết sáng nay khi đi làm anh đã tranh thủ ghé vào chợmua một con cá chép để thả xuống kênh Nhiêu LộcThị Nghè. Hằng năm, mọi người trong gia đình anh lại thay nhau rakênh thả cá chép. Đây là truyền thống được gia đình giữ gìn hơn chục năm nay.

Trên kênh Bến Nghé, bà Nguyễn Thị Liên (63 tuổi) và con gái Hoàng Thị Lan Hương (35 tuổi) cũng cùng hàng xóm trênđường Nguyễn Trãi, Q.1 ra thả cá.

Bà Liên, cho biết do hết cá chép nên hai mẹ con mua cá diêu hồng để thả. Năm ngoái, chồng bà Liên và con trai đi thả cáchép, còn năm nay bà đi với con gái vì những người khác trong nhà đều bận bịu.

Dựng nêu trong hoàng cung Nguyễn

Cũng trong sáng nay, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã làm lễ dựng nêu tại sân trước Hiển Lâm các, Hoàng thànhHuế.

10/28/2015 Đại sứ Mỹ tham gia thả cá chép đưa ông Táo về trời - Tuổi Trẻ Online

http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/20150211/dai-su-my-tham-gia-tha-ca-chep-dua-ong-tao-ve-troi/710334.html 3/3

VÂN ĐỖ ĐẠI VIỆT THÁI LỘC

Cây nêu sẽ nằm ở sân trước Hiển Lâm các cho đến sáng mồng 7 Tết Ất Mùi Ảnh: Thái Lộc

Buổi lễ bắt đầu bằng đám rước với đám “quan viên” và “lính hầu” và đầy đủ nghi thức cờ lọng, đội nhạc lễ và lính váccây nêu...

Lộ trình từ cổng Hiển Nhơn băng ngang sân sau điện Thái Hòa đến Hiển Lâm các, nơi có một hương án được bày biệnsẵn gồm các phẩm vật tế lễ. Nhiều khách trong nước và ngoài nước cũng tham gia đám rước cung đình này.

Trong tiếng xướng và nhạc lễ cung đình, phần lễ tế được cử hành trang trọng theo nghi thức truyền thống.

Cây nêu ngay sau đó được dựng giữa sân cỏ, tượng trưng cho sự tranh đấu giữa thiện đối với ác, giữa thiên thần đối vớiquỷ dữ để bảo vệ sự bình yên cho con người...

Đồng thời, một cây nêu tương tự cũng đã được dựng lên ở sân trước điện Long An, hiện là Bảo tàng Cổ vật cung đìnhHuế.

Lễ hạ nêu được tiến hành lúc 8g ngày 252, tức sáng mồng 7 tháng giêng năm Ất Mùi vào hai địa điểm nói trên.

Top

10/28/2015 Đua marathon vượt núi quốc tế tại Sa Pa - Tuổi Trẻ Online

http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20140917/dua-marathon-vuot-nui-quoc-te-tai-sa-pa/647062.html 1/2

VÂN ĐỖ

Thứ 4, Ngày 28.10.2015

Đua marathon vượt núi quốc tế tại Sa Pa

17/09/2014 16:26 GMT+7

TTO Chiều 179, Đại sứ quán Đan Mạch tại Hà Nội họp báo khai mạc sự kiện “Marathon vượt núiViệt Nam 2014”.

Đại sứ Đan Mạch John Nielsen luyện tập ở hồ Tây chuẩn bị cho cuộc đua năm 2014 Ảnh: ĐSQ Đan Mạch cung cấp

Đây là năm thứ hai tổ chức, “Marathon vượt núi Việt Nam 2014” là cuộc đua marathon quốc tế lớn nhất Việt Nam sẽdiễn ra tại Sa Pa, tỉnh Lào Cai vào ngày 20 và 219.

Tham gia cuộc đua có gần 500 vận động viên từ hơn 40 quốc gia sẽ tranh tài ở nội dung “siêu marathon” 70km vòngquanh những dải núi phía Bắc Việt Nam thuộc Vườn quốc gia Hoàng Liên.

Ông John Nielsen, Đại sứ Đan Mạch, người sẽ đích thân tham gia cuộc đua, cho biết: “Tôi đã tham gia nhiều cuộc đuamarathon, đa số ở Châu Âu, nhưng Marathon vượt núi Việt Nam là một trong những chặng đua đẹp nhất thế giới”.

Với sự đồng hành của công ty dược phẩm Novo Nordisk và Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam (VADE), Đại sứquán Đan Mạch còn gửi gắm thông điệp về lối sống lành mạnh và phòng chống sự gia tăng của bệnh đái tháo đường vớikhẩu hiệu “Thay đổi bệnh đái tháo đường”.

Cuộc đua marathon lần này được chia làm 4 chặng: 10km, 21km, 42km và 70km. Dự kiến chặng đua trải dài qua nhiềuvùng núi heo hút, ít người sinh sống.

Hiện tại, đăng ký cho chặng 10km vẫn được mở tại công ty du lịch xanh Topas Ecolodge, 24 Mường Hoa, Sa Pa.

10/28/2015 Đua marathon vượt núi quốc tế tại Sa Pa - Tuổi Trẻ Online

http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20140917/dua-marathon-vuot-nui-quoc-te-tai-sa-pa/647062.html 2/2

11/2/2015 Chủ tịch Nghị viện Thụy Điển đi xe máy tuyên truyền đội mũ bảo hiểm - Tuổi Trẻ Online

http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20150331/chu-tich-nghi-vien-thuy-dien-di-xe-may-tuyen-truyen-doi-mu-bao-hiem/727955.html 1/2

Thứ 2, Ngày 02.11.2015

Chủ tịch Nghị viện Thụy Điển đi xe máy tuyên truyền đội mũ bảohiểm

31/03/2015 19:03 GMT+7

TTO Sáng 313, Chủ tịch Nghị viện Thụy Điển, ông Urban Ahlin, đã cùng đoàn nghị sỹ Thụy Điểnhưởng ứng chương trình đội mũ bảo hiểu đúng tiêu chuẩn và tham gia giao thông bằng xe máy.

Ông Urban Ahlin, Chủ tịch Nghị viện Thuỵ Điển, được nhân viên Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội, chở bằng xe máytới Bộ Giao thông vận tải Ảnh: Việt Dũng

Theo đó, ông Urban Ahlin cùng đoàn nghị sĩ đã được các nhân viên người Việt Nam đang làm việc tại Đại sứ quán ThụyĐiển tại Hà Nội chở bằng xe máy từ Đại sứ quán Thuỵ Điển (số 2 Núi Trúc) tới làm việc tại Bộ Giao thông vận tải (TrầnHưng Đạo).

Trao đổi với báo chí, Chủ tịch Nghị viện Thuỵ Điển cho rằng “đầu tư cho giao thông là một việc tốn kém nhưng nếukhông làm việc đó thì nền kinh tế cũng bị ảnh hưởng".

"Có thể là do số người tai nạn, có thể là do tắc đường và người tham gia giao thông không thể đi làm đúng giờ. Tất cảnhững điều này nếu không từng bước giải quyết đều góp phần làm suy yếu nền kinh tế" ông Urban Ahlin chia sẻ.

Tại buổi gặp mặt giữa Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng với đoàn nghị sỹ Thuỵ Điển, ông Đinh La Thăngđã điểm qua những ưu tiên và thách thức đối với ngành giao thông vận tải của Việt Nam.

Đoàn nghị sỹ Thụy Điển cũng đưa ra những gợi ý cụ thể về sự hợp tác trong tương lai giữa Việt Nam và Thuỵ Điểnthông qua hai chương trình Vision Zero và Symbio City là hai sáng kiến của Thuỵ Điển về phát triển đô thị bền vững

11/2/2015 Chủ tịch Nghị viện Thụy Điển đi xe máy tuyên truyền đội mũ bảo hiểm - Tuổi Trẻ Online

http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20150331/chu-tich-nghi-vien-thuy-dien-di-xe-may-tuyen-truyen-doi-mu-bao-hiem/727955.html 2/2

VÂN ĐỖ

đã được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Top