29
1 VAN PHẦN I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VAN I. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ - Van là một thành phần không thể thiếu trong hệ thống cuả dòng lưu chất và áp suất nó được ứng dụng rộng rãi trong đời sống thường ngày, trong công nghiệp và nhất là trong công nghiệp dầu khí và hóa chất. Van được dùng trong các trường hợp sau: - Cho dòng lưu chất đi trong đường ống hay không cho dòng lưu chất đi trong đường ống. - Điều khiển lưu lượng của dòng lưu chất. - Làm chuyển hướng cuả dòng lưu chất. - Chỉ cho dòng lưu chất đi theo một hướng nhất định. - Điều khiển áp suất cuả dòng lưu chất. - Bảo vệ thiết bị đảm bảo cho thiết bị hoạt động dưới một áp suất cho phép. Những nhiệm vụ trên được thực hiện bằng cách thay đổi vị trí của phần tử làm kín trong van. Việc thay đổi này có thể được thực hiện bằng tay hoặc tự động hoá. Với chức năng và nhiêm vụ đã nêu ta thấy được phần nào vai trò quan trọng của van trong đời sống sinh hoạt và sản suất. Hãy tưởng tượng điều gì sẽ sẽ xảy ra nếu một nhà máy, một dây chuyền sản xuất phải dừng hoạt động vì một cái van hư hỏng hoặc một thiết bị nào đó bị nổ tung khi van an toàn không hoạt động v.v….Vì vậy để kéo dài và duy trì sự hoạt động ổn định, đóng mở van ở đúng trạng thái cũng như phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường ở van là góp phần đảm bảo ổn địng cho sản xuất an toàn cho con người, môi trường và làm giảm thiệt hại cho xã hội. II. NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN VÀ PHÂN LOẠI VAN 1. NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN VAN. Nguyên tắc cơ bản để lựa chọn van là dựa vào khả năng làm kín của van và đặc tính cuả dòng lưu chất. Nói đến việc làm kín là nói đến tính chất làm kín seat seals, gasketed seals, stem seals. 2. PHÂN LOAỊ VAN. a. Van vận hành bằng tay (Manual valve) Dựa theo cách của phần tử làm kín để đóng và mở van hoặc điều chỉnh dòng ta có thể phân ra làm bốn nhón sau: Phân loại bằng cách điều chỉnh dòng Kiểu van Chặn sập lại (closing down) - Van cầu. - Van piston Trượt theo thân van (sliding) - Van cổng có hai đĩa lắp song song. - Van cổng có đĩa hình nêm

Cac Loai Van Cong Nghiep

Embed Size (px)

Citation preview

1

VAN

PHẦN I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VAN I. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ - Van là một thành phần không thể thiếu trong hệ thống cuả dòng lưu chất và áp suất nó được ứng dụng rộng rãi trong đời sống thường ngày, trong công nghiệp và nhất là trong công nghiệp dầu khí và hóa chất. Van được dùng trong các trường hợp sau: - Cho dòng lưu chất đi trong đường ống hay không cho dòng lưu chất đi trong đường ống. - Điều khiển lưu lượng của dòng lưu chất. - Làm chuyển hướng cuả dòng lưu chất. - Chỉ cho dòng lưu chất đi theo một hướng nhất định. - Điều khiển áp suất cuả dòng lưu chất. - Bảo vệ thiết bị đảm bảo cho thiết bị hoạt động dưới một áp suất cho phép. Những nhiệm vụ trên được thực hiện bằng cách thay đổi vị trí của phần tử làm kín trong van. Việc thay đổi này có thể được thực hiện bằng tay hoặc tự động hoá. Với chức năng và nhiêm vụ đã nêu ta thấy được phần nào vai trò quan trọng của van trong đời sống sinh hoạt và sản suất. Hãy tưởng tượng điều gì sẽ sẽ xảy ra nếu một nhà máy, một dây chuyền sản xuất phải dừng hoạt động vì một cái van hư hỏng hoặc một thiết bị nào đó bị nổ tung khi van an toàn không hoạt động v.v….Vì vậy để kéo dài và duy trì sự hoạt động ổn định, đóng mở van ở đúng trạng thái cũng như phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường ở van là góp phần đảm bảo ổn địng cho sản xuất an toàn cho con người, môi trường và làm giảm thiệt hại cho xã hội. II. NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN VÀ PHÂN LOẠI VAN 1. NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN VAN. Nguyên tắc cơ bản để lựa chọn van là dựa vào khả năng làm kín của van và đặc tính cuả dòng lưu chất. Nói đến việc làm kín là nói đến tính chất làm kín seat seals, gasketed seals, stem seals. 2. PHÂN LOAỊ VAN. a. Van vận hành bằng tay (Manual valve) Dựa theo cách của phần tử làm kín để đóng và mở van hoặc điều chỉnh dòng ta có thể phân ra làm bốn nhón sau: Phân loại bằng cách điều chỉnh dòng Kiểu van Chặn sập lại (closing down)

- Van cầu. - Van piston

Trượt theo thân van (sliding)

- Van cổng có hai đĩa lắp song song. - Van cổng có đĩa hình nêm

ntson
Typewriter
baoduongcokhi.com
ntson
Typewriter

2

Quay (rotating)

- Van nut. - Van bi. - Van bướm

Thay đổi thân van (flexing of valvebody)

- Van màng

b. Van một chiều. Là loại van chỉ cho dòng lưu chất đi theo một chiều nhất định. Tương tự như trên là dựa vào cách mà phần tử làm kín chuyển động trong van mà ta chia ra làm bốn nhón sau: - Van một chiều có phần tử làm kín hoạt động theo phương pháp nâng lên hạ xuống (Lift check valves). - Van một chiều có phần tử làm kín quay xung quanh một trục (Swing check valves). - Van một chiều có phần tử làm kín lắc đi lắc lại xung quanh một trục (Tilting- disc check valves). - Van một chiều dạng van màng (Diaphragm check valves). c. Van an toàn. Là loại van được thiết kế nhằm để bảo vệ việc quá áp cho một hệ thống hay một thiết bị nào đó. Van an toàn được chia làm hai nhón chính: - Van hoạt động dưới tác động trực tiếp của áp suất dong lưu chất (Direct- loaded pressure relief valves). - Van hoạt dộng dưới tác dụng của một đường dẫn (Piloted- pressure relief valves)

3

Sau đây là một số hình ảnh minh hoạ về van:

VAN CỔNG

VAN BI

4

VAN NÚT

VAN CẦU

5

VAN BƯỚM

VAN MỘT CHIỀU

6

VAN AN TOÀN

7

VAN ĐIỀU KHIỂN

8

PHẦN II. CẤU TẠO VÀ NGYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA VAN I. VAN CỔNG: Van cổng là một loại van ứng dụng rất rộng rãi. 1. CẤU TẠO: Van cổng bao gồm các chi tiết sau đây

Nắp van ( bonnet ): Là phần tử liên kết với thân van bởi các bulon và đai ốc, phần trên của nắp van có tác dụng đỡ ống lót dẫn hướng cho trục van, riêng đối với van cổng nắp van còn chứa cổng van khi thực hiện quá trình mở van. Thân van: Là bộ phận liên kết với đường ống dẫn lưu chất và được bắt chặt với nắp van, đồng thời là bộ phậnkết hợp với cổng van để có ngăn dòng lưu chất chảy qua. Lưu ý: Một số loại van cổng giữa nắp van và thân van có vòng đệm làm kín (gasket) để chống rò rỉ, vòng này làm bằng vật liệu phi kim loại ( giấy amian ) nếu van này dùng cho chất lỏng hoặc loại van làm việc với dòng lưu chất có áp suất thấp. Nếu van dùng cho chất khí hoặc làm việc trong môi trường dòng lưu chất có áp suất cao thì vòng làm kín này làm bằng hợp kim màu ( thường là hợp kim của đồng hoặc hợp kim của nhôm) Tay quay (handwheel): Khi tiến hành quay tay quay tùy theo chiều quay mà làm cho trục van chuyển động lên hoặc xuống kéo cổng van chuyển động theo thực hiện quá trình đóng mở van Đai ốc hãm tay quay ( nếu van cổng điều khiển bằng tay ) ăn khớp với ren ngoài của ống lót dẫn hướng làm cho tay quay và ống lót dẫn hướng cố định với nhau, có loại đai ốc hãm ăn khớp vào trục van. Trục van ( stem ): Trục van có tác dụng biến chuyển động quay của tay quay thành chuyển động tịnh tiến của cổng van, một đầu trục van có ren được kết nối với tay quay và ống lót dẫn hướng,

9

đầu còn lại được kết nối với cổng van. Vì trục chuyển động tịnh tiến còn nắp van đứng yên do vậy giữa trục và nắp van luôn luôn có khe hở, cho nên khi trong van có dòng lưu chất chuyển động thì nó sẽ đi theo khe này và tạo nên sự rò rỉ dọc theo trục van. Để khắc phục hiện tượng này thì giữa nắp van và trục van có lắp thêm hộp làm kín. Hộp làm kín (packing): Được định vị trên nắp van, bên trong có vật liệu làm kín ( amian ) quấn xung quay trục van, vật liệu này sẽ làm kín khe hở giữa nắp van và trục van bằng nắp của hộp làm kín thông qua hai bulon và đai ốc được định vị trên nắp van.

CẤU TẠO CỦA VAN CÁC DẠNG CỔNG VAN Cổng van: Là phần tử nhận chuyển động tịnh tiến từ trục van thực hiện quá trình đóng hoặc mở để cho dòng lưu chất đi qua thân van. Tuỳ theo hình dáng của cổng van mà người ta chia ra thành các loại van cổng khác nhau: - Van cổng song song. Là loại van có bề mặt của cổng là mặt phẳng dạng đĩa. Nó có thể là một đĩa đơn hay là một đĩa kép có một cơ cấu ở bên trong. Lực tác dụng lên đĩa để ép vào đế van được quyết định bởi áp suất của dong lưu chất. Trong trường hợp đĩa van là loại đĩa kép thì lực này còn được cộng thêm lực của cơ cấu cơ học bên trong.

10

VAN CỔNG SONG SONG VAN CỔNG HÌNH NÊM

Lợi thế của van này là khả năng tác động đến dòng là rất nhỏ vì nó chiếm một khoảngrất nhỏ trên chiều dài của ống dẫn nên có khả năng cho dòng lưu chất có chứa chất bẩn cưng đi qua. Tuy nhiên nó cũng có những hạn chế sau: + Dòng lưu chất có áp suất thấp thì thì khả năng làm kín bị hạn chế. + Nếu sử dụng thường xuyên thì rất nhanh hư ở bề mặt làm kín vì khả năng làm kín phụ thuộc vào áp suất của dòng lưu chất, bề rộng của mặt làm kín, vật liệu chế tạo van. + Đĩa dẫn hướng bị mòn, một phần tử nào đó trong đĩa hư hỏng sẽ dẫn đến có tiếng kêu rất lớn, nhất là khi dòng lưu chất có tỷ trọng lớn và tốc độ cao. + Khả năng điều chỉnh dòng chỉ thích hợp trong khoảng van đóng từ 50% đến hết. Do vậy van này chỉ thích hợp cho việc đóng mở hoàn toàn. * Lưu ý: Vì loại van này dùng cho dòng có áp cao nên bắt buộc phải kết hợp với van bypass. - Van cổng hình nêm. Sự khác biệt chính giữa loại van này với loại van cổng song song là hình dạng của cổng van. Mục đích của van van cổng loại này là tăng cường khả năng làm kín giữa cổng van và đế van bằng lực đóng của van, nên loại van này có thể áp dụng cho cả dòng lưu chất có áp suất thấp. Ở loại van này giữa thân van và cổng van có rãnh và gờ để giúp cho việc đóng mở của van được dễ dàng và làm cho cổng van không bị quay trong quá trình đóng, mở. Vòng làm kín giữa cổng van và thân van (seat ring): Có tác dụng làm kín không cho dòng lưu chất rò rỉ khi thực hiện quá trình đóng van hoàn toàn, nếu vòng này bị mòn thì sự rò rỉ sẽ xảy ra khi van đóng hoàn toàn, tùy theo từng

11

loại mà vòng làm kín này có thể làm bằng vật liệu phi kim loại hay kim loại ( nếu kim loại thường là hợp kim màu )

Giưã tay quay, trục van và cổng van có những kiểu liên kết như sau: - Khi tiến hành quay tay quay thì trục van chuyển động tịnh tiến lên xuống cùng với cổng van còn tay quay thì chỉ chuyển động quay mà không tịnh tiến theo cổng van. - Khi tiến hành quay tay quay thì trục, tay quay vừa chuyển động tịnh tiến vừa chuyển động quay còn cổng van chuyển động tịnh tiến Cấu tạo của loại này như sau: Tay quay và trục được ghép cố định với nhau bởi một đai ốc và không định vị trên thân van, khi tiến hành quay làm cho ren trong của nắp van ăn khớp với ren ngoài của trục van sinh ra chuyển động tịnh tiến - Khi tiến hành quay tay quay thì trục van cùng tay quay chỉ chuyển động quay mà không chuyển động tịnh tiến Cấu tạo loại này như sau: Trục van được định vị trên nắp van cho phép chuyển động quay tròn, như vậy khi quay tay quay thì trạc và tay quay chuyển động quay tròn làm cho ren ngoài của trục ăn khớp với ren trong của cổng van làm cho cổng van chuyển chuyển động tịnh tiến lên xuống thi quay tay quay. 2. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC: - Khi tiến hành quay tay quay theo ngược chiều kim đồng hồ làm cho cổng van chuyển động đi lên thực hiện quá trình mở van. Ngược lại khi quay tay quay theo cùng chiều kim đồng hồ làm cho cổng van chuyển động đi xuống thực hiện quá trình đóng van. 4. CHỨC NĂNG, PHẠM VI ÁP DỤNG a. Chức năng

+Đóng van hoàn toàn. +Mở van hoàn toàn. +Sử dụng trong điều kiện ít hoạt động.

12

+Không làm việc được ở chế độ tiết lưu vì ở chế độ này cổng van sẽ bị mài theo mòn do tác động của dòng lưu chất. Nó sẽ bị rò rỉ ở lần đóng tiếp

- Khi đóng hoặc mở càng nhanh càng tốt. II. VAN NÚT Van nút là loại van mà phần tử làm kín hoạt động theo phương pháp quay xung quanh nó một góc 90 độ thì van thay đổi trang thái lam việc. Van nút gồm có hai loại: - Van nút hình xylanh (Cylindrical plug valves). - Van nút hình nón cụt (Taper plug valves). Thông thường trên thân van và trên phần tử làm kín có khoan lỗ hình chữ nhật đối với loại van nút hình xylanh, hình tam giác đối với loại van hình nón cụt. Mục đích của việc này là làm giảm khối lượng của van nhưng nó lại làm tăng tổn thất áp suất. Van nút rất thuận tiện cho việc đóng và mở hoàn toàn. Loại van này nên hạn chế dùng để điều tiết dòng. Khả năng điều tiết của loai van này còn phụ thuộc vào bản chất của vật liệu làm van và những đặc điêm của dòng lưu chất 1.VAN NÚT HÌNH XY LANH

VAN NÚT HÌNH XYLANH KHÔNG BÔI TRƠN VAN NÚT HÌNH XYLANH CÓ BÔI TRƠN Trong van nút giữa cổng van và thân van thì bốn phương pháp sau được sử dụng: - Làm kín chung. - Làm kín bằng việc giãn nở của cổng van. - Làm kín bằng O-ring. - Làm kín bằng độ lệch tâm của nút.

13

2. VAN NÚT HÌNH NÓN

LOẠI BÔI TRƠN LOẠI KHÔNG BÔI TRƠN Loại van này cho phép được điều chỉnh khe hở bằng cách ép nút van xuống sâu hơn hoặc nhấc lên một chút trước khi đã quay 90 độ tuỳ thuộc vào thiết kế cụ thể. - Loại van nút hình nón không bôi trơn phù hợp với dòng chất lỏng có sức căng bề mặt và độ nhớt lớn, Nếu trước khi lắp người ta bôi mỡ cho cổng van thì loại van nay có thể dùng cho dòng khí ẩm. Khi không sử dụng bôi trơn là để thực hiện quá trình đóng mở van không cho xảy ra ma sát giữa thân van và nút van khi thực hiện quá trình mở hoặc đóng van ta tiến hành xoay cần làm kín trước theo ngược chiều kim đồng hồ làm xuất hiện khe hở giữa nút và thân van. Sau đó ta tiến hành xoay cần đóng, mở. - Loại van nút hình nón có bôi trơn nó tương tự như ở van nút hinh xylanh nhưng nó có những điều thuận lợi hơn cho việc vận hành. Chẳng hạn van có thể bị kẹt sau một thời gian dài không hoạt động, do không có dầu bôi trơn hoặc vặn quá chặt. Thì ở van nút hình nón ta chỉ việc làm cho nút van nâng lên một chút và như vậy ta đóng mở dễ dàng. 3. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC: - Khi cơ cấu điều khiển hoặc tay quay làm cho trục van xoay một góc 90 độ thì van thay đổi chế làm việc. - Theo nguyên tắc khi van đang ở vị trí đóng ta xoay cần điều khiển ngược chiều kim đồng hồ thì van mở. 4. CHỨC NĂNG, PHẠM VI ÁP DỤNG a. Chức năng - Van nút chỉ hoạt động ở chế độ đóng, mở hoàn toàn. - Van nút hạn chế làm việc được ở chế độ tiết lưu. - Van nút có thể dùng để đổi hướng cho dòng lưu chất. b. Phạm vi áp dụng:

14

- Dùng cho dòng khí. - Dùng cho dòng lỏng. - Dùng cho dòng bẩn sệt không mài mòn - Dòng bẩn sệt có mài mòn thì phải sử dụng loại van có bôi trơn. III. VAN BI Van bi là một dạng đặc biệt của van nút, với hình dạng của phân tử lam kín là hình viên bi 1. CẤU TẠO:

a. Thân van (Body): Thân van bi có dạng hình cầu gồm hai nửa ghép lại với nhau, trong thân có chứa các vòng làm kín. b. Trục (Stem): Trục làm nhiệm vụ kết nối giữa cần điều khiển ( tay quay ) hoặc cơ cấu điều khiển với bi. Hộp đệm làm kín (Stem packing): Cũng như van cổng ở van bi thì giữa trục và thân cũng phải được làm kín bởi hộp làm kín để chống rò rỉ. d. Bi (ball): - Bi có dạng hình cầu trên bi có khoan lỗ thông suốt và đi qua trục của bi, đường kính lỗ tương ứng với đường kính của lỗ trên thân van. - Bề mặt ngòai của van bi có độ bóng rất cao do vậy van bi không cần phải bôi trơn.

15

- Chính vì đường kính của lỗ van bằng đừờng kính của đường ống dẫn dòng lưu chất cho nên khi dòng lưu chất đi qua van bi thì hiện tượng tổn thất áp suất là rất nhỏ. Trong các loại van thì van bi có tổn thất về áp suất là nhỏ nhất. e. Vòng đệm làm kín (seat ring): Vòng làm kín giữa bi và thân van có tác dụng làm kín không cho dòng lưu chất rò rỉ khi thực hiện quá trình đóng van hoàn toàn, nếu vòng này bị mòn thì sự rò rỉ sẽ xảy ra khi van đóng hoàn toàn. Ở van bi thì vòng làm kín này thường được chế tao bằng vật liệu mềm. Mục đích của việc này là tăng khả năng làm kín. Khi bi dịch chuyển nó có khả năng loại được chất bẩn cho nên nó có thể dung cho có lẫn chất rắn lơ lửng. Tuy nhiên những chất bẩn cứng có khả năng mài mòn cao thì có thể phá huỷ vàng đệm và bề mặt của bi. Đặc biệt quan trọng là vòng đệm được chế tạo bằng teflon. Loại vật liệu này trơ với hầu như các loại hoá chất đặc tính quý báu này coi như được kết hợp giữa các yếu tố sau: hệ số ma sát thấp, phạm vi áp dụng cho nhiệt độ ở dải rất rộng và đặc tính làm kín thì tuyệt vời. Nhưng nó cũng có hạn chế là nhậy cảm với dòng lạnh và dòng có nhiệt độ thấp đi qua. Những vật liệu như: platic, teflon, nylon và một số loại khác sẽ giảm dần khả năng làm kín và trở lên biến cứng và đặc biệt với dòng có độ chênh áp thấp. Những vật liệu đàn hồi khác như cao su cũng có thể được sử dụng trong một số dòng lưu chất và trong dải nhiệt độ cho phép. Tuy nhiên những vật liệu mềm có xu hướng kẹp chặt bi trừ khi dong lưu chất có đủ độ nhớt. Trong nhũng điều kiện mà vật liệu mềm không đáp ứng được thì phải thay thế bằng kim loại hoặc gốm.

VÒNG ĐỆM LÀM KÍN VÀ CÁCH LẮP ĐẶT 2. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC: - Khi cơ cấu điều khiển hoặc tay quay làm cho trục van xoay một góc 90 độ thì van thay đổi chế làm việc.

16

- Theo nguyên tắc khi van đang ở vị trí đóng ta xoay cần điều khiển ngược chiều kim đồng hồ thì van mở. 3. CHỨC NĂNG, PHẠM VI ÁP DỤNG a. Chức năng - Van bi chỉ hoạt động ở chế độ đóng, mở hoàn toàn. - Van bi hạn chế làm việc được ở chế độ tiết lưu. - Van bi có thể dùng để đổi hướng cho dòng lưu chất. b. Phạm vi áp dụng: - Dùng cho dòng khí. - Dùng cho dòng lỏng. - Dùng cho dòng bẩn sệt không mài mòn. - Dùng trong môi trường chân không. 4. PHÂN LOẠI VAN BI: Có rất nhiều kiểu,chúng ta có thể phân ra: Theo cách liên kết với trục ta có: - Bi có ngõng trục - Bi không có ngõng trục Theo kết cấu thân van ta có: - Thân một mảnh (1 piece body) - Thân hai mảnh (2 piece body) - Thân ba mảnh (3 piece body)

VAN BI KHÔNG CÓ NGÕNG TRỤC VAN BI CÓ NGÕNG TRỤC

17

THÂN MỌT MẢNH THÂN HAI MẢNH

VAN NHIỀU CỬA THÂN BA MẢNH IV. VAN BƯỚM 1. CẤU TẠO

18

a.Thân van: Thân van của van bướm tương tự như một vòng kim loại trên thân van có những lỗ dùng để định vị vào đường ống bởi các bulon và đai ốc. b. Đĩa van: Đĩa van là một tấm kim loại nó làm nhiệm vụ điều khiển dòng chảy (đóng hoặc mở dòng chảy) thông qua cơ cấu điều khiển hoặc tay quay c. Seat ring: Là vòng làm kín giữa thân van và đĩa van khi van thực hiện quá trình đóng van hoàn toàn. 2. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC: - Khi tiến hành quay tay quay theo ngược chiều kim đồng hồ là thực hiện quá trình mở van. Ngược lại khi quay tay quay theo cùng chiều kim đồng hồ là hiện quá trình đóng van. Việc đóng mở chỉ cần quay tay quay hoặc điều khiển cơ cấu đóng ở mọi góc độ. Lưu ý:

+ Van bướm rất dễ bị hư hỏng khi mở điều tiết từ 15°-75°. + Van bướm là van có thể dùng để đìêu tiết dòng chảy, vì vậy lực tác động của

dòng chảy sẽ tác động lên đĩa van cho nên trong những điều kiện nhất định người ta sử dụng van bướm có cơ cấu gài góc độ mở.

19

Cơ cấu gài góc độ mở: Gồm có hai phần: phần cố định được gắn trên thân van gồm lá kim loại có răng thăng hoa và phần di động là một cái chốt được gắn trên cần van. Cơ cấu này nhằm mục đích cố định gốc mở của van không cho dòng lưu chất tác động làm thay đổi góc độ đóng mở ban đầu 3. CHỨC NĂNG, PHẠM VI ÁP DỤNG a. Chức năng - Van bướmcó thể hoạt động ở chế độ đóng, mở hoàn toàn. - Mở tiết lưu

20

b. Phạm vi áp dụng: - Dùng cho dòng khí. - Dùng cho dòng lỏng. - Dòng bùn.

21

V. VAN CẦU 1. CẤU TẠO

VAN CẦU - Nắp van được liên kết với thân van có thể băng ren, mặt bich, hàn. - Thân: Tuỳ theo yêu cầu cụ thể có thể có các loại cấu tạo khác nhau để đáp ứng được các yêu cầu về áp suất, lưu lượng và nhiệt độ. Ngoài ra thân còn có cấu tạo những hình dáng khác nhau để tăng tính hiệu quả cho hệ thống (hình dưới) - Trục van: Truyền chuyển động giữa tay van đến đĩa van. Nó có thể chuyển động tịnh tiến hoặc có thể chuyển động quay. - Hộp làm kín: Giữa trục và thân có hộp làm kín và thường có một khoang để làm cân bằng. - Đế van có thể được chế tạo bằng kim loại để có thể chịu được ứng suất cao và dễ tạo được hình dáng như mong muốn hoặc có thể được chế tạo bằng vật liệu mềm.

22

MỘT SỐ DẠNG KHÁC CỦA VAN CẦU

2. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC: - Có thể sử dụng để điều tiết - Đóng hay mở hoàn toàn. Có thể sử dụng trong các môi trường: khí, lỏng không có bẩn là chất cứng, môi trưòng chân không, môi trường đông lạnh.

23

VI. VAN MỘT CHIỀU 1. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC: Van một chiều là loại van chỉ cho dòng lưu chất chuyển động qua van một chiều còn chiều ngược thì van đóng. ở trạng thái bình thường không có tác động của chiều dòng chảy, trọng lượng của đĩa sẽ làm cho van đóng cửa van lại. 2. Các loại van một chiều thông dụng: a. Van một chiều sử dụng đĩa (Swing check valve)

Van một chiều loại đĩa có sử dụng lò xo.

Nắp bulon

Đĩa

thân

Khớp nối bản lề

24

b. Van một chiều loại đĩa dùng cho đường ống thẳng đứng ( lift check valves ) Đây là loại van có lợi thế hơn hẳn những loai van khác vì: - Nó chỉ cần dịch chuyển một một khoảng ngắn đã đạt được trạng thái mở hoan toàn. - Loại van này thường có rãnh dẫn hướng cho nên đảm bảo chắc chắn rằng phần tử làm kín sẽ đi đúng váo vị trí của nó. - Dòng lưu chất đi qua theo dạng hình tròn nên kích cỡ của van là nhỏ gọn. - Việc đóng van rất dễ dàng và nhanh chóng. Tuy nhiên nó cũng có những nhược điểm sau: - Vì van này có rãnh dẫn hướng cho nên khi dòng lưu chất bẩn thì chính rãnh này lại làm cản trở quá trình đóng van. - Khi dòng lưu chất có độ nhớt cao thì cũng làm chậm quá trình đóng của van, đôi còn làm cho van không đóng được. Cho nên loại van này chỉ dùng với dòng có độ nhớt thấp và không có chất bẩn cứng

Van một chiều kiểu bi: Có hai loại + Loại dùng cho đường ống nằm ngang + Van một chiều kiểu bi lắp cho đường ống thẳng đứng.

Loại van này có thể dùng với dòng lưu chất có cặn bẩn.

25

Loại van này hạn chế đến tối đa hiện tượng sốc

Loại van này chỉ sử dụng cho dòng khí c. Van một chiều loại đĩa lắc đi lắc lại quanh một trục

26

Khi van một chiều hoạt động cần tránh: - Việc hình thành một áp gây sốc rất lớn là kết quá cùa quá trình đóng van. Để tránh điều này thì van phải đóng đủ nhanh. - Việc dao động tức thời nhanh chóng lặp đi lặp lại của phần tử làm kín. Để khắc phục hiện tượng này thì van phải lắp ở đúng vị trí đã được tính toán. 3. CÁC DẠNG HƯ HỎNG THÔNG THƯỜNG: - đối với loại đĩa: + bề mặt địã phần tiếp xúc để làm kín có thể bị trầy xước dẫn đến việc làm kín kem hiệu quả + Cơ cấu dẫn động cho đĩa có thể bị mài mòn...

27

VII. VAN AN TOÀN 1. CẤU TẠO

VAN AN TOÀN 2. NHIỆM VỤ Nhiệm vụ của van an toàn là đảm bảo sự an toàn cho một thiết bị hay một cụm thiết bị nào đó bằng cách giữ cho áp suất của thiết bị hay cụm thiết bị đó luôn luôn trong giới hạn an toàn cho phép.

28

3. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC Van an toàn là loại van thường xuyên đóng nó chỉ làm việc (tự động) và bắt buộc phải làm việc ở một áp suất tối thiểu nào đấy (áp suất cài đặt). Điều đó có nghĩa là khi áp trong hệ thống đạt đến giá trị cài đặt của van an toàn thì van an toàn sẽ tự động mở để làm giảm áp suất trong hệ thống. Lưu ý: Van an toàn là loại van bắt buộc phải được kiểm định kỳ bởi những tổ chức có chức năng theo đúng qui định của nhà nước. VIII. VAN ĐIỀU KHIỂN 1. CẤU TẠO

II. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC Van an toàn là loại van làm việctheo nguyên lý thay đổi dòng điện điều khiển dẫn thay đổi độ mở của van: khi dòng điện điều khiển thay đổi thì ở bộ phận thay đổi tín hiệu (I/P) nó chuyển thành việc thay đổi áp suất khí điều khiển và áp suất này sẽ thay đổi độ mở của van. Để đảm bảo sự thay đổi này được chính xác thì trên thân van người ta gắn thêm thiết bị cảm nhận sự thay đổi của trục van (positioner) và thiết bị này quay lại điều chỉnh một lần nữa (chỉnh tinh) kết quả ta sẽ có được độ mở chính xác của van.

29