16
Bài 1 Cao Bá Quát 高伯适 (1809(?)-1855) tChu Thn sinh ti Phú Th, Gia Lâm, Hà Ni, mt gia trn tin Quc Oai trong cuc khi nghĩa chng triu đình thi TĐức... TĐức tru di ba hCao Bá Quát, thu hi tiêu hy văn chương ông. Nhưng ông được lòng dân bo v: mt rng truyn thuyết ca ngi tài thơ, lòng dũng cm, trí thông minh và tinh thn thương dân yêu nước ca ông. Tác phm ca ông còn được lưu đến nay là 1353 bài thơ, 21 bài văn xuôi, mt sbài ca trù và khá nhiu câu đối. Thp ti luân giao cu ckiếm Nht sinh đê thbái mai hoa (Mười năm giao thip tìm gươm báu Mt đời chcúi trước hoa mai) Đôi câu đối y đã thâu tóm khá đầy đủ hoài bão và phm cht Cao Bá Quát. Lúc trCao Bá Quát cũng như trăm nghìn stkhác mong hc gii đỗ cao để giúp đời. Trong thơ thy rõ cái hăng hái thường tình y Trên đường công danh đã my ai nhàn/ Mũ lng nhn nhp ta cũng đi đây. Nhưng cũng nhn ra ngay trong cơn hăng hái trên đường đi thi y cái khí phách khác thường ca ông: Sóng bin trào lên như đầu bc lô nhô Gió gin dđánh chìm cnhng chiếc thuyn to Chp git sm ran ai ny đều xanh mt, Gia cnh, con chim hi âu vn nhn nhơ Sau này trong truyn thuyết vCao nhiu giai thoi cũng vnên sbình thn ca ông gia gian lao như hi âu gia bão: Mt chiếc cùm lim chân có đế/ Ba vòng xích st bước thì vương. Khí phách y bt ngun tcht tâm hn ca Cao Bá Quát. Tâm hn y cao rng. Qua núi Dc Thúy: Ta mun trèo lên đỉnh núi cao ngt kia/ Hát vang lên để gi tm lòng vào mây nước. Tâm hn y giàu năng lc bên trong, chp nhn cái khó ca đường đời: Bãi cát dài, bãi cát dài! Bước mt bước li như lùi mt bước. Trong tình cnh oan khc bgiam cm, tra tn chvì ti sa vào bài thi cho mt thí sinh có tài vô ý phm trường quy, ông tnh táo và can đảm coi vic mình làm là vic thin, mà vic thin thì hoàn cnh nào cũng nên làm. Ông coi công lý thi y như cái máy làm nhc người (Bài thơ tcái cùm). Ông nhìn thng vào chiếc roi da đang qut nhoang nhoáng vào người mình, ông tnó và tchính tâm trng mình, như mt cuc đọ sc. Cái vic tchính xác vi các chi tiết nghiêm lnh cho thy ai vng hơn ai: Roi qut nhoang nhoáng bay đi ling li như ánh chp. Lúc giơ lên như hai con thung lung qut vào bao lLúc ngng như nước lnh đổ vào ni nước sôi (...) nơi góc đài nhng git sương trong cũng vì ta mà bay lên Roi song rxung thôi không hăng như trước na Chp tay đứng, rut mm qun li như cun vào ngón tay được. 1

Cao Ba Quat

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Cao Ba Quat

Bài 1

Cao Bá Quát 高伯适 (1809(?)-1855)

tự Chu Thần sinh tại Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội, mất giữa trận tiền Quốc Oai trong cuộc khởi nghĩa chống triều đình thời Tự Đức... Tự Đức tru di ba họ Cao Bá Quát, thu hồi tiêu hủy văn chương ông. Nhưng ông được lòng dân bảo vệ: một rừng truyền thuyết ca ngợi tài thơ, lòng dũng cảm, trí thông minh và tinh thần thương dân yêu nước của ông. Tác phẩm của ông còn được lưu đến nay là 1353 bài thơ, 21 bài văn xuôi, một số bài ca trù và khá nhiều câu đối. Thập tải luân giao cầu cổ kiếm Nhất sinh đê thủ bái mai hoa (Mười năm giao thiệp tìm gươm báu Một đời chỉ cúi trước hoa mai) Đôi câu đối ấy đã thâu tóm khá đầy đủ hoài bão và phẩm chất Cao Bá Quát. Lúc trẻ Cao Bá Quát cũng như trăm nghìn sỹ tử khác mong học giỏi đỗ cao để giúp đời. Trong thơ thấy rõ cái hăng hái thường tình ấy Trên đường công danh đã mấy ai nhàn/ Mũ lọng nhộn nhịp ta cũng đi đây. Nhưng cũng nhận ra ngay trong cơn hăng hái trên đường đi thi ấy cái khí phách khác thường của ông: Sóng biển trào lên như đầu bạc lô nhô Gió giận dữ đánh chìm cả những chiếc thuyền to Chớp giật sấm ran ai nấy đều xanh mắt, Giữa cảnh, con chim hải âu vẫn nhởn nhơ Sau này trong truyền thuyết về Cao nhiều giai thoại cũng vẽ nên sự bình thản của ông giữa gian lao như hải âu giữa bão: Một chiếc cùm lim chân có đế/ Ba vòng xích sắt bước thì vương. Khí phách ấy bắt nguồn từ chất tâm hồn của Cao Bá Quát. Tâm hồn ấy cao rộng. Qua núi Dục Thúy: Ta muốn trèo lên đỉnh núi cao ngất kia/ Hát vang lên để gửi tấm lòng vào mây nước. Tâm hồn ấy giàu năng lực bên trong, chấp nhận cái khó của đường đời: Bãi cát dài, bãi cát dài! Bước một bước lại như lùi một bước. Trong tình cảnh oan khốc bị giam cầm, tra tấn chỉ vì tội sửa vào bài thi cho một thí sinh có tài vô ý phạm trường quy, ông tỉnh táo và can đảm coi việc mình làm là việc thiện, mà việc thiện thì ở hoàn cảnh nào cũng nên làm. Ông coi công lý thời ấy như cái máy làm nhục người (Bài thơ tả cái cùm). Ông nhìn thẳng vào chiếc roi da đang quật nhoang nhoáng vào người mình, ông tả nó và tả chính tâm trạng mình, như một cuộc đọ sức. Cái việc tả chính xác với các chi tiết nghiêm lạnh cho thấy ai vững hơn ai: Roi quất nhoang nhoáng bay đi liệng lại như ánh chớp. Lúc giơ lên như hai con thuồng luồng quật vào bờ ao lở Lúc ngừng như nước lạnh đổ vào nồi nước sôi (...) Ở nơi góc đài những giọt sương trong cũng vì ta mà bay lên Roi song rủ xuống thôi không hăng như trước nữa Chắp tay đứng, ruột mềm quặn lại như cuốn vào ngón tay được.

1

Page 2: Cao Ba Quat

Ông nhìn sông dài như lưỡi kiếm dựng giữa trời xanh. Ông hỏi hoa sen ngươi có hồng bằng mặt rượu của ta không? Ông thấy núi như chiếc chén xà cừ của khách say. Khí phách, tài tử như Cao Bá Quát lại là người thắm thiết tình cảm, đặc biệt tình cảm gia đình. Ông có những câu thơ thương vợ thương con tình cảm chân thực, ngôn ngữ mộc mạc, hình như ông không muốn vẻ đẹp của tài thơ làm mờ đi nét thực của cảm xúc. Một số truyền thuyết muốn nhấn mạnh khí phách Cao Bá Quát đã mô tả ông có tính cách ngang tàng khinh bạc, coi nhẹ tình cảm, e không đúng. Cao Bá Quát khí phách nhưng đa cảm, đó là sự phong phú của tâm hồn ông. Thương xót người thân và thương xót mọi người nghèo khổ, bị ức hiếp. Hãy nghe ông mời một người đói cùng ăn Than ôi hãy ngừng lệ/ Một bữa ta tạm mời/ Đời người như quán trọ/ Ung dung nào mấy ai/ Thong thả đừng nuốt vội/ No ứ dễ hại người. Cao Bá Quát đã thấy nguồn gốc nỗi khổ ấy, không dễ nói thẳng ra, nhưng ông đã tìm cách nói: Nghe nói xe Rồng vừa ngự tới Cung vua sẵn đó lại cung vua Tâm sự nhà nho Cao Bá Quát rối bời: Tâm sự và tóc có chi phải so sánh vắn dài/ Đến lúc đã rối bời thì cùng rối bời như nhau. Rối bời vì ái quốc thì không thể trung quân. Cuối đời, những bài thơ Cao Bá Quát càng nặng trĩu nội tâm. Không chỉ buồn thương, mà có buồn thương cũng không chỉ vì thân danh mình lận đận. Hoài bão của con người một đời chỉ cúi trước hoa mai rộng xa hơn nhiều. Trước cảnh đời ngang trái ấy ông không thể làm tấm bia không chữ, (Thế sự hà kham một tự bi). Ông phải có thái độ, nhưng thái độ ấy không thể nói trong thơ. Ông như cái hạt sen ôm tấm lòng đắng ngắt chỉ mình mình biết (Liên tử hữu tâm tri độc khổ). Đêm xuân đọc sách mà như đối thoại với người xưa (Bùi ngùi xuân này ngồi đối diện với người xưa) mà như giao lưu với vũ trụ (Dưới có người không ngủ/ Trên có vì sao muốn rơi). Trong bài Tiễn Nguyễn Trúc Khê ra nhận chức tại phủ Thường Tín, ý chí hành động của Cao Bá Quát đã rõ, sau khi nhắc đến Chu An, Nguyễn Trãi, ông viết: Khách nam nhi chẳng vì thế thái Đem thân ra đỡ lấy cương thường Năm 1853 Cao Bá Quát đã trở thành một trong những người lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương. Bối cảnh lịch sử chưa đủ chín để cuộc khởi nghĩa thành công. Nhưng Cao Bá Quát đã trở thành hình tượng sáng chói của lớp nhà thơ hoạt động, từ thơ mà thành chiến sỹ, lấy máu để diễn tả cao nhất cảm xúc của chính mình.

2

Page 3: Cao Ba Quat

Bài 2

CAO BÁ QUÁT

(?-1855)

I.THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP

1.Thân thế.

-Cao Bá Quát là một nhà thơ lỗi lạc đồng thời là một lãnh tụ của phong trào nông dân khởi nghĩa ở giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX.

-Cao Bá Quát sinh vào khoảng 1808-1810 và mất năm 1855.

-Cao Bá Quát tự là Chu Thần (bậc thần tử của nhà họ Chu), hiệu là Cúc Ðường, Mẫn Hiên. Ông người làng Phú Thọ, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh.

- Cao Bá Quát xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo. Thân sinh của ông sống vào thời kỳ Lê mạt, xã hội loạn lạc nên ông không đi thi để ra làm quan mà chỉ sống bằng nghề dạy học. Nhưng dòng họ Cao là một dòng họ có truyền thống về thi phú và khoa bảng.

-Ngay từ nhỏ, ông đã là một người thông minh, học giỏi và bản lĩnh. Tương truyền năm 14 tuổi ông đã lều chõng đi thi nhưng không đỗ, chín năm sau (1831) ông mới đỗ thứ hai kỳ thi hương (đỗ á nguyên, sau giải nguyên, đỗ cử nhân thứ hai nhưng sau bộ Lễ xếp lại đánh tuộtt xuống cuối bảng). Sau đó nhiều lần Cao Bá Quát đi thi hội ở kinh đô nhưng không đậu, trượt mãi (chắc không phải vì bất tài mà vì ông là người cương trực nên bị bọn quan lại ghen ghét). Mặt khác ông vốn là người tự do, phóng túng nên không chịu viết văn theo khuôn phép trường thi.

-Ðậu cử nhân từ năm 1831 nhưng mãi đến năm 1841 ông mới được bổ làm một chức quan nhỏ mọn: chức hành tẩu bộ Lễ (bộ Lễ: nơi làm việc của quan văn có nhiều chức, chức hành tẩu là nhỏ nhất chỉ là chân thư ký). Thời gian này ông được cử làm sơ khảo kỳ thi hương ở trường thi Thừa Thiên. Thấy một số bài thi xuất sắc nhưng phạm húy, ông đã cùng một người bạn chữa lỗi cho những bài thi đó để lấy đậu nhưng bị phát giác. Ông bị khép vào tội chết, sau triều đình xét lại chỉ cách chức và đày vào Ðà Nẵng. Sau ba năm bị giam, ông được cử đi phục dịch một đoàn sứ bộ của triều đình đi công cán ở Xinhgapo để lập công chuộc tội (gọi là đi dương trình hiệu lực).

-Ở nước ngoài về, ông được giữ chức cũ một thời gian rồi lại bị thải, ông trở về sống với vợ con ở Thăng Long.

-1847, ông lại nhận được chiếu chỉ của nhà vua bổ vào làm việc ở Viện Hàn Lâm (sưu tầm, sắp xếp các bài thơ cho nhà vua ngâm vịnh). Nhưng vốn là một con người có tài.và cương trực cho nên Cao Bá Quát trở thành cái gai trong mắt bọn quan lại ở triều đình, vì thế chúng đã tìm cách đẩy ông đi xa.

-!852, ông bị đẩy đi làm Giáo thụ ở phủ Quốc Oai, Sơn Tây (chức quan trông coi việc học hành ở một vùng). Nơi này là một vùng hẻo lánh, ít người đi học. Ðối với ông, đó là một việc đày ải thực sự nên càng làm cho ông bất bình. Năm ấy mùa màng lại bị châu chấu tàn phá, nhân dân vô cùng đói khổ, nhất là ở vùng Sơn Tây. Bị đẩy đến bước đường cùng, họ đã đứng lên chống bọn địa chủ, quan lại để giành sự sống. Cao Bá Quát liên lạc được với các lãnh tụ khởi nghĩa bèn vứt bỏ chức Giáo thụ quèn. Ông mượn cớ phò Lê, tôn Lê Duy Cự làm minh chủ, mình làm quốc sư đứng lên kêu gọi nhân dân vùng này khởi nghĩa đánh đổ triều Nguyễn. Ðáng tiếc là cuộc khởi nghĩa lại sớm thất bại. Cao Bá Quát hi sinh trong một cuộc chiến với quân triều đình. Sau khi ông mất, nhà Nguyễn đã trả thù dòng họ này một cách dã man bằng cách thi hành lệnh tru di tam tộc cả dòng họ.

2.Sự nghiệp thơ văn.

3

Page 4: Cao Ba Quat

-Sáng tác của Cao Bá Quát chủ yếu bằng chữ Hán, chữ Nôm cũng có nhưng ít. Khác với Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát sống vào thời kỳ chính sách đề cao chữ Hán của nhà Nguyễn đã có ảnh hưởng sâu rộng trong giới nho sĩ. Có lẽ Cao Bá Quát chịu ảnh hưởng của chủ trương này.

-Về tác phẩm chữ Hán ông có hai tập thơ: Chu Thần thi tập và Cúc Ðường thi thảo. Cả hai tập thơ này có tên chung là Cao Bá Quát thi tập. Số bài thơ của hai tập thơ này chưa rõ là bao nhiêu nhưng chắc chắn nhiều hơn số hiện nay chúng ta sưu tập được: 1353 bài thơ và 21 bài văn xuôi. Sau khi nhà thơ qua đời, tác phẩm của ông cũng phải chịu sự bạc đãi của triều đình nhà Nguyễn.

-Về mặt chữ Nôm: ông có bài phú nổi tiếng Tài tử đa cùng (Người tài giỏi có nhiều điều cùng khổ).

Ngoài ra ông còn có một số bài thơ Ðường luật và ca trù.

II.MỘT SỐ NÉT ĐẶC SẮC TRONG THƠ CAO BA QUÁT.

1.Thơ ông chứa đựng một nội dung hiện thực phong phú.

-Thơ văn Cao Bá Quát thuộc khuynh hướng phê phán hiện thực, bộ mặt của xã hội đương thời được phản ánh khá rộng rãi, đa dạng và phong phú trong tác phẩm của ông. Chẳng hạn qua thơ văn của ông người ta có thể thấy cuộc sống thiếu thốn, vất vả của một nhà nho nghèo có hoài bão, tâm huyết đến cuộc sống của một kẻ bị tù tội oan uổng; những sức ép tàn bạo bằng ngục tù, roi đòn của nhà Nguyễn đối với những con người có tài năng, có tư tưởng tiến bộ rồi cuộc đời cùng quẫn của nhân dân lao động trong xã hội đương thời. Cũng như bao nhà thơ tiến bộ khác, Cao Bá Quát cũng bắt đầu từ những vấn đề của cá nhân để đi đến những vấn đề có tính xã hội và càng về sau thơ văn ông càng giàu tính hiện thực. Từ những chi tiết mang tính hiện thực ấy ta thấy hiện lên bộ mặt của một chế độ đã già cỗi, tàn bạo, bất nhân đáng nguyền rủa và đáng bị tiêu diệt.

2. Thơ Cao Bá Quát chứa đựng nhiều tình cảm tốt đẹp, nhiều tư tưởng tiến bộ.

Thơ văn Cao Bá Quát là sản phẩm tinh thần của một con người có nhân cách cứng cỏi, trí tuệ sáng suốt; một tâm hồn lộng gió thời đại, một trái tim nhạy bén giàu cảm xúc. Vì vậy thơ văn ông chứa đựng nhiều tình cảm tốt đẹp, nhiều tư tưởng tiến bộ.

2.2.1.Lòng yêu nước và tự hào dân tộc.

-Khâm phục và ngưỡng mộ những người anh hùng cứu nước, ông viết các bài thơ Vịnh Phù Ðổng Thiên Vương, Vịnh Trần Hưng Ðạo...Qua việc ca ngợi những người anh hùng đó Cao Bá Quát bộc lộ ước muốn cứu dân, cứu nước của mình. Ông như tìm thấy sự tiếp sức từ trong lịch sử của dân tộc. Ðây là điểm khác biệt giữa thơ vịnh lịch sử của ông và các nhà thơ khác (họ vịnh lịch sử để quay lưng với hiện thực cuộc sống).

-Cao Bá Quát còn là con người say mê với những cảnh đẹp của non sông đất nước, ông ca ngợi những cảch đẹp ấy. Hầu hết các danh lam thắng cảnh của miền Bắc, ông đều có đến thăm và đề thơ ngâm vịnh như: núi Ba Vì, hồ Tây, núi Thúy Dục, sông Hương. Nét đặc sắc của nhà thơ khi miêu tả các cảnh này là ở chỗ ông không miêu tả nó theo lối của những ẩn sĩ đi du ngoạn để chữa bệnh tinh thần mà lại kèm theo hào khí dân tộc. Dải sông Hương mềm mại đến thế mà khi hiện lên trong thơ ông vẫn mang một hào khí hùng tráng:

Trường giang như kiếm lập thanh thiên

(Con sông dài như thanh kiếm dựng giữa trời xanh)

(Buổi sáng qua sông Hương).

Núi Dục Thúy, núi Tản Viên, hồ Tây từ lâu đã trở thành niềm tự hào của đất nước và đặc biệt là là hình tượng núi Tản đã từng tượng trưng cho khí phách hào hùng của dân tộc ta. Và trong thơ Cao Bá Quát nét đặc sắc là câu tự vấn của tác giả: Non sông như thế, mình thì sao đây? khi đứng trước những thắng cảnh ấy. Tình cảm của ông bao giờ cũng là tình cảm hai chiều: Yêu thương và trách nhiệm. Ðây không phải là điều dễ tìm thấy ở các nhà thơ đương thời.

4

Page 5: Cao Ba Quat

-Ðặc biệt trong thời đại sống của mình Cao Bá Quát đã ý thức, đã băn khoăn cho số mệnh của đất nước trước hiểm họa xâm lăng từ phương Tây.

2.2.2.Lòng yêu thương con người nghèo khổ, bất hạnh.

Ðây là nét đặc sắc nổi bật nhất, phân cách giữa Cao Bá Quát và các nhà thơ đương thời. Cao Bá Quát có một ý thức vì dân thực sự, ông đã đứng về phía quần chúng lao động để thông cảm với những nỗi khổ đói cơm, rách áo của họ.

-Nhà thơ đã thực sự xúc động trước những tình cảnh đói cơm, rách áo của những người dân nghèo:

+Bài thơ Dọc đường gặp người đói giúp ta cảm nhận được một tấm lòng yêu thương với tình cảm dạt dào.

+Bài Người tát nước trên đồng cao buổi sángtáïc giả miêu tả cảnh những người lao động đang tát nước trên đồng cao. Buổi sáng sương núi còn dày đặc, trời rét, bụng đói, môi run cầm cập mà cứ phải luôn tay kéo gàu.

+Bài Cô gái từ trên cầu trở về lúc buổi tối (Mộ kiều qui nữ) tả cảnh buổi chiều tối, trời rét, một cô gái phải đi bán áo để mua cám cho gia đình, khi trở về qua cầu gió hun hút thổi mà cô gái vẫn thản nhiên bước đi bởi lòng cô như ấm lên khi nghĩ tới người nhà đang tựa cửa chờ mình.

-Cao Bá Quát cũng đã nhìn thấy được nguyên nhân của sự đói khổ của quần chúng lao động là do sự áp bức, bóc lột của giai cấp thống trị. Vì thế nhà thơ đã hết sức căm giận và trực tiếp phê phán chính sách cai trị hà khắc của triều đình nhà Nguyễn. Lòng yêu thương quần chúng của Cao Bá Quát cũng đã biến thành trách nhiệm, đây cũng là nét đặc sắc của tác giả này. Ông băn khoăn, day dứt về trách nhiệm của mình đối với dân. Có lúc ông tỏ ra bực tức vì thấy mình đã già, đã bất lực:

Lòng thẹn với lòng này hóa lão

Cúi đầu lẳng lặng dựa bên tường

2.2.3.Thơ ông chứa đựng nhiều tình cảm đậm đà, chung thủy

trong quan hệ bè bạn, gia đình, làng xóm.Thời kỳ bị giam, nhà thơ đã viết nhiều bài thơ thể hiện lòng thương vợ, nhớ con, nhớ quê hương, bạn bè da diết.

-Ở bài thơ Tiếp thư của vợ gửi áo rét, bút và vài thứ nhà thơ đã viết những câu thơ thật xúc động:

Trước đèn thư mở lệ muôn hàng

Hồn gửi phòng the luống vấn vương

-Bài Mộng vong nữ (Chiêm bao thấy con gái đã mất) là tiếng nói yêu thương, đau xót thể hiện một tâm hồn giàu chất nhân văn của nhà thơ. Tronh mơ ông thấy người con gái đã mất trở về với quần áo mong manh, rách nát, sắc diện thê thiết.

-Bài Trả lời người bạn hỏi thăm viết khi bị thải về nhà:

Chợt nghĩ tới mình ruột gan như từng khúc

Nhớ bạn mỗi ngày tính đến trăm lần

2.2.4.Thơ ông còn chứa đựng nhiều tư tưởng tiến bộ.

5

Page 6: Cao Ba Quat

-Ông là người có thái độ đúng đắn trước sức mạnh vật chất của người phương Tây. Ông không tỏ ra khiếp sợ tuy có ngạc nhiên. Bài thơ Hồng mao hỏa thuyền ca ông miêu tả con tàu không buồm, không chèo, không người đẩy mà đi ngang, chạy ngược nhanh như ngựa phi. Khói phun ngùn ngụt, sóng tung tóe ầm ầm như sóng. Nhưng kết thúc bài thơ, ông kết luận đầy khí phách, cảnh cáo con tàu đừng chủ quan khi đến biển Ðông. Bởi sóng nước ở đây không dễ dàng như bể Tây đâu.

-Ông có một thái độ đúng đắn và tiến bộ trước lối học từ chương khoa cử của nền giáo dục phong kiến từ ngàn đời nay. Cao Bá Quát là người đầu tiên dám phê phán và phủ định lối học đó, ông coi lối học từ chương là trò nhai văn nhá chữ, là lối học trẻ con, hoàn toàn xa lạ với cuộc sống thực tế. Ông phê phán bằng lời và cả hành động của mình. Việc ông chữa các bài phạm húy tựu trung cũng mang ý nghĩa phản kháng, phê phán, xuất phát từ chỗ ông không đồng ý với những phép tắc ngu xuẩn của trường thi thời bấy giờ.

-Ông quan tâm đến tác dụng của văn thơ và đề xuất một số quan niệm về văn thơ rất tiến bộ. Ông cho rằng thơ vừa phải có quy cách vừa phải có tính tình nhưng tính tình là cái quyết định.

3.Thơ Cao Bá Quát in đậm dấu ấn bản lĩnh và phong cách nhà thơ.

Cao Bá Quát là một con người phóng túng, có nhân cách cứng cỏi, có tâm hồn, có trái tim giàu cảm xúc. Những điều đó đã in đậm vào sáng tác và trở thành phong cách riêng của nhà thơ, phong cách đó tạm quy vào mấy nét sau:

-Sáng tác của ông mang tính chất phóng túng: Tiêu biểu nhất là trong thơ chữ Hán, ông sử dụng nhiều hình tượng mới mẻ, có nhiều tứ thơ đột xuất. Nói tới hoa mai, các nhà thơ xưa thường ca ngợi sự trắng trong và tinh khiết của nó. Cao Bá Quát cũng ca ngợi cái tinh khiết, cái trắng trong đó của hoa mai nhưng thiết thực hơn ông muốn tự tay mình gieo lên núi một rừng mai để rồi khi xuân đến mai sẽ xanh tươi điểm tô cho bầu trời, mai sẽ trở thành bức tranh tuyệt tác cho đời xem chung (Tài mai). Nói đến dòng sông Hương của Huế, người ta thường nghĩ tới một dòng sông hiền hòa mềm mại, nhưng dưới con mắt của Cao Bá Quát thì sông Hương lại giống như một thanh kiếm dựng đứng giữa trời xanh. Bài phú Tài tử đa cùng cũng là một hiện tượng đặc biệt. Do tính chất biền ngẫu của câu văn nên phú thường có cái gò bó của nó nhưng đọc bài phú của Cao Bá Quát ta thấy ngòi bút của ông vẫn phóng túng hết mực. Ông vẫn diễn tả được một cách sôi nổi cái háo hức của tuổi trẻ. Trong bài phú ông dùng nhiều động từ diễn tả hành động mạnh bạo để thể hiện tư tưởng lành mạnh, tiến bộ của mình.

-Thơ Cao Bá Quát kết hợp nhuần nhuyễn giữa cảm xúc và suy nghĩ, giữa tình cảm và lí trí. Lí trí làm cho tình cảm của nhà thơ trở nên sâu sắc hơn, đậm đà hơn ngược lại tình cảm làm cho suy nghĩ của nhà thơ trở nên đúng đắn hơn. Ông luôn băn khoăn về con đường đi của mình, về trách nhiệm của một nhà nho đối với nhân dân.

-Hiện thực trong thơ ông nôm na mà bay bổng (chất thơ) để nói rõ sự việc Cao Bá Quát đã không ngại đi vào những chi tiết chân thực nhất của cuộc sống.

III.KẾT LUẬN

Cao Bá Quát là nhà thơ lớn nhất trong khuynh hướng phê phán hiện thực của văn học nửa đầu thế kỷ XIX. Ðóng góp của thơ văn Cao Bá Quát trước hết là ở nội dung, cái hơn người của ông là nội dung tư tưởng, là lòng dũng cảm, là sự sáng suốt cả về chính trị lẫn văn hóa. Cuộc đời của ông vẫn là một bài học quí, khi cần thiết ông biết ném cây bút để nắm lấy Long tuyền.

6

Page 7: Cao Ba Quat

Phụ lục thơ Cao Bá Quát

Tài tử đa cùng phú

Có một người: Khổ dạng trâm anh Nết na chương phủ

Hơi miệng sữa, tuổi còn giọt máu, nét hào hoa chừng ná Tân Dương! Chòm tóc xanh, vừa chấm ngang vai, lời khí nghiệp những so Y, Phó

Nghiêng gợn sóng vẽ vời điển tịch, nét nhạn điểm lăn tăn!

Bút vén mây dìu dặt văn chương, vòng thuyền khuyên lỗ trỗ.

Nghiêng cánh nhạn tếch mái rừng Nhan Khổng; chí xông pha nào quản chông gai! Cựa đuôi kình toan vượt bể Trình Chu; tài bay nhẩy ngại chi lao khổ!

Lắc bầu rượu dốc nghiêng non nước xuống, chén tiếu đờm mời mọc Trích tiên;

Hóng túi thơ nong hết gió trăng vào, cơn xướng họa thì thầm lão Đỗ.

Tươi nét mặt thư sinh lồ lộ, bưng mặt trần toan đạp cửa phù đồ, Rửa buồng gan du tử nhơn nhơn, giương tay Tạo ráp xoay cơn khí số.

Tưởng đến khi vinh hưỡng đã an tường; Song nghĩ lại trần ai không đếch chỗ.

Lều nho nhỏ kéo tấm tranh lướp tướp, ngày thê lương hạt nặng giọt mưa sa; Đèn con con gon chiếc chiếu lôi thôi, đêm tịch mịch soi chung vừng nguyệt tỏ.

Áo Trọng Do bạc thếch, dãi xuân thu cho đượm sắc cần lao;

Cơm Phiến Mẫu hẩm sì, đói tuế nguyệt phải ngậm ngùi tân khổ.

Gió trăng rơi rụng, để cái quyên gầy ? Sương tuyết hắt hiu, làm con nhạn võ.

Túi thanh bạch ngược xuôi miền khách địa; trăm nghìn đường, chỉ nhện dệt thưa mau.

Đèn toan hàn thức nhắp mái nam song; dăm ba ngọn,lửa huỳnh khêu nho nhỏ.

Miệng châu quế những rì rầm học vấn, chị chú Tô cẳn nhẳn chỉ hiểm nghèo; Vai tân sài đủng đỉnh ngâm nga, vợ anh Mãi băn khoăn từng kể khó.

Đói rau rừng, thấy thóc Chu mà trả, đá Thủ Dương chơm chởm, xanh mắt Di nằm tốt ngáy o o;

Khát nước sông, trông dòng đục không vơ, phao Vị Thủy lênh đênh, bạc đầu Lã ngồi dai ho lụ khụ.

Trông ra nhấp nhố song nhân tình; Ngảnh lại vật vờ mây thế cố.

Ngán nhẽ kẻ tham bề khóa lợi, mũ cánh chuồn đội trên mái tóc, nghiêng mình đứng chực chốn hầu môn,

Quản bao kẻ mảng cái giàm danh, áo giới lân trùm dưới cơ phu, mỏi gối qùy mòn sân tướng phủ.

Khéo ứng thù những các quan trên; Xin bái ngảnh cùng anh phường phố

Khét mùi thế vị chẳng thà không! Thơm nức phương danh nên mới khổ.

Tình uốn éo muốn vạch trời lên hỏi, nào kiếp Chữ Đồng đâu tá, nỡ hoài chi chén ngọc để trần ai ?

Trí lẳng lơ toan vượt bể đi tu, hỏi quê tiên tử nơi mô, xin lĩnh lấy vân đan làm tế độ.

Bài phú Dương Hùng dù nghiêm tá, thì xin quyết tống bần qủy ra đến miền Đông Hải, để ta đeo vòng thư kiếm,

7

Page 8: Cao Ba Quat

quyết xoay bạch ốc lại lâu đài; Câu văn Hàn Dũ phỏng thiêng chăng, thì xin quyết tống cùng thần ra đến đất Côn Lôn, để ta gánh vác giang

sơn, quyết ném thanh khâm sang cẩm tú.

Nhọc nhằn cơn nhục mát cơn vinh; Cay đắng lúc cùng bù lúc phú.

Vậy có:

Lời nôm dặn bảo thế gian rằng: Đừng thấy người bạch diện thư sinh;

Mà cười rằng "đa cùng tài tử"

Dương phụ hành

洋婦行 Dương phụ hành Người thiếu phụ Tây Dương (Người dịch: Lê

Tư Thục)

西方少婦衣如雪

獨憑郎肩坐明月

卻望南船燈火明

把袂喃喃向郎說

一碗醍醐手懶持

夜寒無那海風吹

翻身更倩郎扶起

豈識南人有別離

Tây Dương thiếu phụ y như tuyết,

Độc bằng lang kiên tọa thanh nguyệt.

Khước vọng Nam thuyền đăng hỏa minh,

Bả duệ nam nam hướng lang thuyết.

Nhất uyển đề hồ thư lãn trì,

Dạ hàn vô ná hải phong xuy.

Phiên thân cánh thiến lang phù khởi,

Khởi thức Nam nhân hữu biệt ly!

Thiếu phụ Tây Dương áo trắng phau,

Tựa vai chồng dưới bóng trăng thâu,

Ngó thuyền Nam thấy đèn le lói,

Kéo áo rì rầm nói với nhau.

Hững hờ cốc sữa biếng cầm tay,

Gió bể đêm sương thổi lạnh thay!

Uốn éo đòi chồng nâng đỡ dậy,

Biết đâu nỗi khách biệt ly này?

Uống rượu tiêu sầu

Ba vạn sáu nghìn ngày là mấy Cảnh phù du trông thấy cũng nực cười

Thôi công đâu chuốc lấy sự đời Tiêu khiển một vài chung lếu láo

Ðoạn tống nhất sinh duy hữu tửu Trầm tư bách kế bất như nhàn

Dưới thiều quang thấp thoáng bóng nam quan Ngoảnh mặt lại cửu hoàn coi cũng nhỏ

Khoảng trời đất cổ kim, kim cổ Mảnh hình hài không có, có không

Lọ là thiên tứ, vạn chung.

Đời người thấm thoát

Nhân sinh thiên địa gian nhất nghịch lữ Có bao lăm ba vạn sáu nghìn ngày

Như thoi đưa, như bóng sổ, như gang tay Sực nhớ chữ "Cổ nhân bỉnh chúc " Cao sơn, lưu thủy, thi thiên trục

Minh nguyệt, thanh phong, tửu nhất thuyền Dang tay người tài tử khách thuyền quyên

Chén rượu thánh, câu thơ tiên thích chí

8

Page 9: Cao Ba Quat

Thành thị ấy, mà giang sơn ấy Ðâu chẳng là tuyết, nguyệt, phong, hoa

Bốn mùa xuân lại, thu qua

Thú nhàn

Thế sự thăng trầm quân mạc vấn Yên ba thâm xứ hữu ngư châu

Vắt tay nằm nghĩ chuyện đâu đâu Ðem mộng sự đọ với chân thân thì cũng hệt

Duy giang thượng chi thanh phong, Dữ sơn gian chi minh nguyệt

Kho trời chung, mà vô tận của mình riêng Cuộc vuông tròn phó mặc khuôn thiêng

Kẻ thành thị kẻ vui miền lâm tẩu Gõ nhịp lấy, đọc câu "Tương Tiến Tửu "

"Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai,

Bôn lưu đáo hải bất phục hồi " Làm chi cho mệt một đời.

Nhớ người

Giai nhân nan tái đắc Trót yêu hoa nên dan díu với tình

Mái tây hiên nguyệt gác chênh chênh Rầu rĩ bấy xuân về, oanh nhớ

Phong lưu tài tử đa xuân tứ

Trường đoạn tiêu tương nhất chỉ thư

Nước sông Tương một dải nông sờ Cho kẻ đấy, người đây mong mỏi! Bứt rứt nhẽ trăm đường nghìn nỗi! Chữ chung tình biết nói cùng ai ?

Trót vì gắn bó một hai...!

Sắp đến quê nhà

Cao cao cây gạo đó Gốc cỗi ngọn thanh thanh.

Xa xa trông nẻo ấy Nhà ở bậc cao minh

Trúc dầy che lối hẻm

Cỏ mượt bọc thềm quanh Ao trong, cá vùng vẫy

Lúa tốt, đồng mông mênh.

Đây xưa nơi dạy học Đứng ngồi thừa rung rinh. Thanh nhàn, cam vụng dại

Hư không, ấy chí mình.

Từ đèo bòng danh lợi Nên xa cách non xanh Lâu lắm chưa về được Vì sợ lệnh triều đình.

9

Page 10: Cao Ba Quat

Bơ phờ nay trở lại

Ấm ức nghĩ sao đành Sẵn lòng mong hẳn được

道逢餓夫 Đạo phùng ngã phu Trên đường gặp người đói (Người dịch:

(Không rõ))

踽踽誰家子

衣破笠不完

倏從南方來

向我前頭嘆

問子何所憂

自云長艱難

家貧藝醫卜

我來走長安

長安無病人

群醫如邱山

零丁望歸路

極目雲漫漫

二日典空篋

三日輟饔餐

逢人但誤喜

欲言聲屢乾

咿子且休淚

一饋與子歡

悠悠逆旅中

百年誰自寬

慢也莫驟咽

暴盈非壯顏

Củ củ thùy gia tử

Y phá lạp bất hoàn

Thúc tòng nam phương lai

Hướng ngã tiền đầu thán

Vấn tử hà sở ưu

Tự vân trường gian nan

Gia bần nghệ y bốc

Ngã lai tẩu Trường An

Trường An vô bệnh nhân

Quần y như khâu sơn

Linh đinh vọng quy lộ

Cực mục vân man man

Nhị nhật điển không khiếp

Tam nhật xuyết ung xan

Phùng nhân đãn ngộ hỉ

Dục ngôn thanh lũ can

Y tử thả hưu lệ

Nhất quỹ dữ tử hoan

Du du nghịch lữ trung

Bách niên thùy tự khoan

Mạn dã mạc sậu yến

Bạo doanh phi tráng nhan.

Lủi thủi ai đi đó,

Áo rách nón tả tơi.

Chợt từ phía nam lại,

Ðến ta than mấy lời.

Hỏi ông có gì lo,

Nói rằng khó khăn mãi.

Nhà nghèo nghề thuốc bói,

Lang thang đến kinh đô.

Kinh đô không người bệnh,

Thầy thuốc mọc như nấm.

Linh đinh ngóng lối về,

Quê nhà mây thăm thẳm.

Hai ngày, đem cầm tráp,

Ba ngày, ăn cũng thôi.

Gặp người chỉ mừng hụt...

Nói thêm đã nghẹn lời.

Thôi, ông đừng khóc nữa,

Một bữa đây cùng vui.

Trăm năm như quán trọ,

Ung dung được mấy người.

Thong thả, đừng vội nuốt

Ngốn đầy bụng không tốt.

Đề Trấn Vũ miếu Đề thơ đền Trấn Vũ (Người dịch: Nguyễn

Tấn Hưng) 題鎮武廟

Tích du vô kế phục đăng lâu,

Tà ỷ lan can vọng bích lưu.

Quân diệc đa tình đáo yên thuỷ ?

Ngã do di hận mãn đinh châu !

Nhật tà thiên địa song bần mấn,

Xuân tĩnh giang hồ nhất bạch âu.

Dao tưởng đương niên hành lạc xứ,

Tàn hoa do tự cố cung đầu...

Thẩn thơ dạo bước lên lầu,

Tựa lan can ngắm một màu hồ Tây.

Ai tìm đến thú nước mây ?

Ðể ta ray rứt hận đầy bãi, nương.

Tóc cằn nhuộm ánh tà dương,

Âu trời xuân liệng soi gương nước hồ.

Vui xưa, tưởng nhớ bây giờ

Buồn sao, hoa rụng hững hờ cố cung!

惜遊無計復登樓

斜倚欗杆望碧流

君亦多情到煙水

我猶遺恨滿汀洲

日斜天地雙蓬鬢

春凈江湖一白鷗

遙想當年行樂處

殘花猶自故宮頭

Dạ quan Thanh nhân diễn kịch trường

Đêm xem người Thanh diễn kịch (Người dịch: Vị Chử, Hóa Dân)

Liệt cự thôi minh tối thượng đàn,

Nhất thanh hám khởi dạ phong hàn.

10

Page 11: Cao Ba Quat

Kích tu tráng sĩ phương hoành giáp,

Nộ mục tương quân dĩ cứ an.

Xuất thế khởi vô chân diện mục,

Phùng trường lãng tiếu cổ y quan.

Hổ Môn cận sự quân tri phủ?

Thán tức hà nhân ủng tị khan!

Sân khấu đèn chăng rực rỡ soi,

Gió đêm hòa tiếng thét ghê người.

Quân vừa đeo giáp sùa râu đứng,

Tướng đã lên yên trợn mắt ngồi.

Tai mặt đời đâu toàn bộ giả,

Áo xiêm xưa cũng thực trò cười.

Hổ Môn biết việc gần đây chửa?

Ngán nỗi kia ai nghếch mũi coi!

Hoài cảm

Tình khách bâng khuâng mấy dậm đường Mai tàn, sen đã ngát mùi hương

Màu thu vườn cũ nay sao nhỉ Hoa lạnh nơi này đã cợt sương

Mộng vong nữ

Mơ thấy người con gái đã mất (Người dịch: (Không rõ))

Thân viễn ngô đương bệnh

Tư nhi mỗi tiết ai

Hốt nhiên trung dạ mộng

Sậu kiến lệ như thôi.

Y phục hàn nhưng phá

Dung nhan thảm bất khai

Thái diêm bần vị khuyết

Tân khổ nhữ quy lai!

Nhà xa bệnh lại dày vò

Nhớ con hằng nén xót chua nghẹn ngào

Ðêm qua bỗng thấy chiêm bao

Gặp con, giọt lệ tuôn dào như mưa.

áo đơn lạnh lẽo xác xơ

ủ ê nét mặt, bơ phờ hình dung!

11

Page 12: Cao Ba Quat

Tuy nghèo dưa muối đủ dùng,

Ðắng cay con hãy về cùng với cha!

Nhớ người

Giai nhân nan tái đắc Trót yêu hoa nên dan díu với tình

Mái tây hiên nguyệt gác chênh chênh Rầu rĩ bấy xuân về, oanh nhớ

Phong lưu tài tử đa xuân tứ

Trường đoạn tiêu tương nhất chỉ thư

飯舍感作

Phạn xá cảm tác

Cảm tác ở hàng cơm (Người dịch: (Không rõ))

天下菲薄人

無如飯舍子

當客未住時

前階要客止

有善為君甘

有枕為君寐

迨客已住時

舍人向前語

君既吃我餐

君應厚我利

償飯點錢清

舍人心別冀

太早促客行

不容嗽清水

客人若少停

舍人罵聲起

未知何珍重

既利何厭鄙

算來此舍人

愛利不愛士

12

Page 13: Cao Ba Quat

Thiên hạ phỉ bạc nhân

Vô như phạn xá tử

Đương khách vị trú thời

Tiền giai yêu khách chỉ

"Hữu thiện vị quân cam

"Hữu chẩm vị quân mị"

Đãi khách dĩ trú thời

Xá nhân hướng tiền ngữ

Quân ký cật ngã xan

Quân ưng hậu ngã lợi

Thường phạn điểm tiền thanh

Xá nhân tâm biệt ký

Thái tảo xúc khách hành

Bất dung thấu thanh thủy

Khách nhân nhược thiểu đình

Xá nhân mạ thanh khởi

Vị tri hà trân trọng

Ký lợi hà yếm bỉ

Toán lai thử xá nhân

Ái lợi bất ái sĩ.

Trên đời kẻ tệ bạc,

Ai như anh hàng cơm.

Khi khách chưa ở trọ,

Trước thềm nài dừng chân.

"Ở đây có cơm ngọt,

"Có gối ông ngủ ngon."

Sau khi khách trọ xong,

Chủ quán liền đến nói:

"Ông đã ăn cơm hàng,

"Xin cho lời nhiều với."

Khách trả tiền xong xuôi,

Chủ quán lại ý khác.

Sớm giục khách lên đường,

Không cho được ngụm nước.

Khách chậm trễ một chút,

Chủ quán chửi bới ngay.

Chưa được, trân trọng thế,

Lợi rồi, thật thô bỉ.

Coi ra chủ quán này,

Có yêu gì kẻ sĩ

13

Page 14: Cao Ba Quat

Đến làng Đông Du, đêm ngủ dỗ

Đầu sông đứng ngóng quê hương Quê hương đâu phải dặm trường xa xôi,

Cớ sao mãi chẳng tới nơi, Vừa đi vừa đứng bồi hồi làm sao?

Thiếu người cáng võng, phải đâu

Cũng không chờ đợi bạn bầu những ai. Từ khi vướng lấy lụy đời

Nửa bầu máu nóng nhường vơi vơi dần.

Đường đời biển ảo phong vân Việc đời ấm lạnh bao giờ đổi thay

Mũ treo còn chửa hẹn ngày, Cỗng sài nào biết sau này nơi nao!

Nghiệp xưa vườn ruộng dăm sào Rêu hoang cỏ dại ai nào ngó coi!

Họ hàng người cũng thưa rồi Bữa cơm dưa muối thết mời vẫn chưa.

Biệt ly biết đến bao giờ!

Thà im im bắt, nói ra ngại lời Trời tây bóng đã xế rồi

Vẫn còn nấn ná quê người một thân

Đề sát viện Bùi công "Yên Đài anh ngữ" khúc hậu

Đề sau khúc "Yên Đài anh ngữ" của quan Đô sát họ Bùi (Người dịch: Trúc Khê)

Hành Nhạc, Thái Hàng thiên hạ sơn

Hoàng Hà, Giang Hán thiên hạ thủy

Thúy khiển tam xích thằng sàng gian

Điệp điệp trùng trùng kiến lưu trĩ

Thử trung vô số thánh hiền hào

Dữ ngã lai vãng tận tri kỷ

Bệnh trung hốt tọa, tọa hốt khỉ (khởi)

Hạp ngô lưỡng mục, bế ngô nhĩ

Trừng thần địch lự mặc dĩ du

Nhược thân ngô lịch, túc ngô lý

Khởi dư giả thùy? Bùi sứ quân!

Cước để giang sơn vạn dư lý

Quy lai mãn phúc trữ đồ thư

Đốt đốt nam nhi chân khoái sự!

Ta ngã bế hộ điêu trùng, xỉ khẩu giảo văn tự

Hữu như xích hoạch lượng thiên địa

Tự tòng phiếm hải lịch Ba Sơn

14

Page 15: Cao Ba Quat

Thủy giác lục hợp hà mang mang!

Hướng tích văn chương đẳng nhi hí!

Thế gian thùy thị chân nam tử

Uổng cá bình sinh độc thư sử

Yên Đài sứ giả lão thế đồ

Thượng học anh ngôn dục hà xĩ?

Quân bất kiến:

Cao ngọa thất trung quyện du sĩ

Tứ bích danh sơn lạn như ỷ

Cầm Hướng cao tung mịch bất phan

Nhất danh cơ bạn trường như thử!

Ô hô! Nhất danh cơ bạn trường như thử

Bạch phát, thanh bào, ngô lão hĩ!

Thái Hàng, Hành Nhạc non cao,

Hoàng Hà, Giang Hán biết bao sông dài.

Xó giường cuộn khúc hôm mai,

Non xa nước lạ dường phơi cạnh mình.

Thánh hiền hào kiệt gần quanh,

Cùng ta đi lại ra tình chí thân.

Gượng đau vùng dậy bước lần,

Bít tai nhắm mắt thả thần ra chơi,

Tinh thần bay vượt ngàn khơi,

Chính mình đương được xa chơi cõi ngoài.

Ai bằng quan sứ Yên Đài,

Giang sơn nghìn vạn dặm dài ruổi dong.

Khi về chứa đựng đầy lòng,

Đời nam nhi ấy mới khơng uổng mà.

Nhai văn nhả chữ buồn ta,

Con giun còn biết đâu là cao sâu.

Tân Gia từ vượt con tầu,

Mới hay vũ trụ một bầu bao la.

Giật mình khi ở xó nhà,

Văn chương chữ nghĩa khéo là trò chơi.

Không đi khắp bốn phương trời,

Vùi đầu án sách uổng đời làm trai.

Bùi công sứ giả Yên Đài,

Môn chân tuế lộ, khiêm lời anh ngôn.

Thương ai bó gối nằm tròn,

Ngùi trông bốn mặt danh sơn rõ ràng.

Cao nhân dấu cũ mơ màng,

15

Page 16: Cao Ba Quat

Chút danh chi để buộc ràng thân nhau.

Nỗi mình tưởng đến mà đau,

Chút danh theo đuổi, mái đầu hoa râm.

Tài tử giai nhân

Tài tử với giai nhân sẵn nợ, Giải cấu nan là chữ làm sao.

Trải xưa nay chừng đã biết bao, Kia tan hợp, nọ khửu lưu, đâu dám chắc.

Giai nhân khứ khứ hành hành sắc, Tài tử triêu triêu mộ mộ tình

Uẩy kia ai, như mây tuôn như nước chảy, như gió mát như trăng thanh.

Lơ lửng khéo trêu người chi mãi mãi. Trời đất có san đi mà sẻ lại,

Hội tương phùng còn lắm lúc về sau. Yêu nhau xin nhớ lời nhau.

Thường những kẻ giai nhân tài tử, Chót đa mang vì một chữ tình.

Nghĩ nguồn cơn thẹn với trời xanh, Tưởng nông nổi giận cùng trăng bạc. Tương tiếu nhất thanh song lệ lạc,

Khả liên bán điểm thấp châu huyền Trách vì phận, giận vì duyên

Duyện phận những vì tình nên nông nổi. Dẫu dạ sắt gan vàng cũng rối,

vẫn ruột tằm lắm mỗi càng đau. Tương tư ai để cho nhau.

Trăng mười bảy

Trời cao sao lác đác Trăng sáng trong như nước

Sâu mùa kêu tỉ tê Gió thu thổi hiu hắt

Có người đẹp trên lầu Tựa hiên buồn, nín bặt Dậy xem, canh mấy rồi

Dạo quanh, lại dừng bước Chẳng lo đêm lạnh dài

Chỉ tiếc trăng hầu khuất Thiếp thưở đôi tám xưa Vẻ so trăng chẳng khác Lớn lên tưởng vẫn còn

Sắc đắm người như trước Túm áo bọc ánh trăng Chẳng nở hoài bỏ vứt Xén làm bức thư tình Gửi bạn lời tâm phúc.

16