24
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BÙI THU THỦY Nâng cao tính hấp dẫn các chƣơng trình giải trí trên truyền hình thông qua việc ứng dụng một số thủ pháp sân khấu kịch : khảo sát một số chƣơng trình trò chơi truyền hình trên VTV3 - Đài THVN từ năm 1999 đến nay Luận văn Thạc sĩ Báo chí học HÀ NỘI - 2004

cao qua VTV3 - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15018/1/V_L2_00460.pdfpháp sân khấu kịch vào quá trình tổ chức các trò chơi trên truyền

  • Upload
    halien

  • View
    223

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: cao qua VTV3 - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15018/1/V_L2_00460.pdfpháp sân khấu kịch vào quá trình tổ chức các trò chơi trên truyền

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÙI THU THỦY

Nâng cao tính hấp dẫn các chƣơng trình giải trí trên truyền hình thông qua việc ứng dụng một số thủ

pháp sân khấu kịch : khảo sát một số chƣơng trình

trò chơi truyền hình trên VTV3 - Đài THVN từ năm 1999 đến nay

Luận văn Thạc sĩ Báo chí học

HÀ NỘI - 2004

Page 2: cao qua VTV3 - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15018/1/V_L2_00460.pdfpháp sân khấu kịch vào quá trình tổ chức các trò chơi trên truyền

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Tuy ra đời sau báo viết và phát thanh nhưng truyền hình đã nhanh chóng trở

thành một phương tiện truyền thông đại chúng có đặc trưng thông tin ưu việt,

so với báo viết và phát thanh. Dựa trên những kết tinh từ thực tiễn, lý luận báo

chí truyền thông đã khẳng định rằng, báo chí có rất nhiều các chức năng quan

trọng trong xã hội hiện đại, trong đó giải trí là một trong các chức năng của

hoạt động báo chí. Truyền hình còn được coi là một bộ phận của công nghệ

giải trí với thế mạnh đặc trưng là nghe và nhìn.

Tám năm phát triển, trò chơi truyền hình đã trở thành một thể loại mạnh

của truyền hình. Với tư cách là những chủ thể sản xuất các chương trình giải trí

trên truyền hình, chúng tôi nhận thấy việc sản xuất các chương trình giải trí

trên truyền hình cần được nghiên cứu về thực tiễn, khái quát thành lý luận rồi

lại soi sáng vào thực tiễn phát triển nhằm nâng cao hiệu quả việc sản xuất các

chương trình, đặc biệt là tính hấp dẫn của nó.

Thêm vào đó, do sự phát triển tự thân của Đài truyền hình, đặc biệt là hiện

nay Đài truyền hình đã và đang mua một số bản quyền trò chơi của nước ngoài

cũng như đang phát động phong trào tự sáng tạo chương trình, do đó lại càng

cần thiết phải được trang bị một cơ sở lý luận vững chắc để đánh giá và dự

đoán được hiệu quả những chương trình sẽ và đang sản xuất.

Chúng tôi lựa chọn đề tài luận văn trên thực tiễn ứng dụng các phương

pháp sân khấu kịch vào quá trình tổ chức các trò chơi trên truyền hình, vì

nhận thấy: có những điểm có thể áp dụng phương pháp sân khấu kịch với

quy trình sáng tạo vở diễn trên sân khấu vào công việc sản xuất chương trình

giải trí trên truyền hình. Tên gọi đầy đủ của đề tài là: “Nâng cao tính hấp

dẫn các chương trình giải trí trên truyền hình thông qua việc ứng dụng

một số thủ pháp sân khấu kịch.”

Page 3: cao qua VTV3 - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15018/1/V_L2_00460.pdfpháp sân khấu kịch vào quá trình tổ chức các trò chơi trên truyền

2. Phạm vi khảo sát

Phạm vi khảo sát sẽ là các chương trình giải trí trên sóng VTV3, Đài truyền

hình Việt Nam từ năm 1999 đến nay.

3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn

Mục đích lớn nhất của chúng tôi là nghiên cứu áp dụng những thành tựu của

sân khấu kịch vào việc sản xuất chương trình truyền hình để góp phần nâng cao

tính hấp dẫn cho các chương trình giải trí trên truyền hình. Chúng tôi cũng sẽ chỉ

ra những điểm khác biệt mà truyền hình không thể và không nên áp dụng của sân

khấu.

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

So với sân khấu, truyền hình cùng có một điểm chung là cùng đạt tới hiệu

quả nghe nhìn. So với báo chí, truyền hình có cùng một bản chất là thông tin.

Trryền hình nói riêng và các chương trình giải trí trên truyền hình có thể học

tập từ các loại hình báo chí và nghệ thuật khác để làm giàu cho phương pháp

thể hiện của nó mà vẫn không bị mất đi nét đặc trưng vốn có trong thể loại của

mình.

Về mặt thực tiễn, với tư cách là phóng viên Ban Thể thao, giải trí và thông

tin kinh tế, việc thực hiện luận văn về đề tài đã nói ở trên, cũng là một cơ hội

để người viết luận văn nghiên cứu lý luận, tổng kết và rút ra những kinh

nghiệm để soi sáng cho công việc của chính mình và các đồng nghiệp.

5. Tình hình nghiên cứu đề tài

Chưa có một đề tài nào nghiên cứu ứng dụng hiệu quả sân khấu kịch vào

các chương trình giải trí trên truyền hình. Đó là khó khăn và cũng là thách

thức đối với chúng tôi khi xử lý đề tài này. Tuy nhiên, đây là một vấn đề mới

nên người viết hy vọng nếu nghiên cứu thành công đề tài này, luận văn sẽ có ý

nghĩa thực tiễn và khoa học nhất định.

6. Phƣơng pháp nghiên cứu

Chúng tôi sẽ sử dụng các thao tác:

1/ Phân tích chương trình trò chơi truyền hình

Page 4: cao qua VTV3 - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15018/1/V_L2_00460.pdfpháp sân khấu kịch vào quá trình tổ chức các trò chơi trên truyền

2/ Thao tác sân khấu học để nghiên cứu ứng dụng phương pháp sân khấu

kịch trong các chương trình giải trí trên truyền hình.

KẾT LUẬN

Luận văn “Nâng cao tính hấp dẫn các chương trình giải trí trên truyền

hình thông qua việc ứng dụng một số thủ pháp sân khấu kịch” đã đặt ra mục

tiêu nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu của một nền nghệ thuật đã có bề

dầy phát triển ở Việt Nam vào thể loại chương trình truyền hình mới là các

chương trình giải trí trên truyền hình, cụ thể là các chương trình trò chơi trên

truyền hình. Chúng tôi đi đến kết luận là trong các khâu sáng tạo vở diễn và

sản xuất chương trình truyền hình có những giao thoa và tương đồng và có

những thủ pháp có thể áp dụng được và làm giàu có hình thức thể hiện của

chương trình trò chơi trên truyền hình. Bên cạnh đó cũng có những khác biệt

về bản chất giữa một bên là nghệ thuật sân khấu và một bên là hiện thực báo

chí xen lẫn công nghệ giải trí. Trong quá trình ứng dụng cần có sự sàng lọc và

chọn lựa phù hợp.

Hy vọng công trình này sẽ góp một phần nhỏ trong các công trình chung

của các bạn đồng môn, đồng nghiệp. Lý thuyết và thực tiễn sẽ không ngừng

vận động và nó còn mở ra những yêu cầu về nghiên cứu và ứng dụng ở phía

trước. Hy vọng tôi còn có dịp đào sâu thêm những nghiên cứu về chương trình

giải trí trên truyền hình trong tương lai.theo kế hoạch chung của cơ quan, các

đạo diễn và những người chịu trách nhiệm sản xuất các chương trình trò chơi

truyền hình cần tự trau dồi kinh nghiệm và nâng cao trình độ nghề nghiệp để

theo kịp sự phát triển của thể loại báo chí mới nhưng rất hiệu quả này.

Hiện nay đội ngũ dẫn chương trình các trò chơi truyền hình của Đài truyền

hình Việt nam còn chưa được đào tạo đầy đủ với chất lượng chuyên nghiệp

cao, Đài truyền hình Việt Nam cần có chiến lược đào tạo đội ngũ người dẫn

chương trình chuyên nghiệp và có nghề. Có thể áp dụng nhiều kinh nghiệm của

nghệ thuật biểu diễn sân khấu vào nghề dẫn chương trình truyền hình. Những

người dẫn chương trình ngoài nghiệp vụ về báo chí như hiện nay, trước và

trong khi làm nghề cần được đào tạo về nghiệp vụ dẫn chương trình. Ngoài

Page 5: cao qua VTV3 - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15018/1/V_L2_00460.pdfpháp sân khấu kịch vào quá trình tổ chức các trò chơi trên truyền

việc đào tạo tại Đài truyền hình, công việc dẫn chương trình cũng nên được

giới thiệu cho các sinh viên báo chí. Những người đang làm công việc dẫn

chương trình cũng cần có ý thức tự rèn luyện và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp.

2.4. Xây dựng và hoàn thiện quy trình sản xuất chƣơng trình

Quy trình sản xuất chương trình cũng đã hình thành và cần được rút kinh

nghiệm để hoàn thiện. Cần có những cuộc trao đổi kinh nghiệm giữa các nhóm

sản xuất chương trình để đưa ra những mô hình hiệu quả về nhân sự và các

bước thực hiện, để ngày càng chuyên nghiệp hoá công tác tổ chức.

2.5. Nắm rõ nhu cầu, đánh giá và phản hồi của khán giả

Khán giả truyền hình có thể chia theo địa bàn cư trú, theo nghề nghiệp, theo

lứa tuổi. Cần nắm rõ nhu cầu thưởng thức của mỗi nhóm khán giả để xây dựng

chương trình giải trí phù hợp. Cần có điều tra xã hội học hàng năm về ý kiến

đánh giá của khán giả truyền hình với các chương trình trò chơi trên truyền

hình từ đó có những điều chỉnh kịp thời.

3/ Thao tác điều tra, phỏng vấn khán giả và đồng nghiệp

4/ Ngoài ra chúng tôi sẽ sử dụng các phương pháp quy nạp, phân tích, so

sánh, phương pháp lịch sử trong quá trình thực hiện đề tài.

Kết cấu của luận văn bao gồm:

Phần mở đầu.

Chương I. Mối quan hệ giữa phương pháp sân khấu kịch và phương pháp tổ

chức chương trình giải trí trên truyền hình

Chương II. Phân tích Các thủ pháp trong sân khấu kịch - điểm tương đồng

và khác biệt với chương trình trò chơi truyền hình

Chương III. Khả năng ứng dụng thủ pháp sân khấu kịch và những kiến nghị

nhằm nâng cao tính hấp dẫn các chương trình giải trí trên truyền hình

Kết luận.

Sách tham khảo

Phụ lục

Page 6: cao qua VTV3 - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15018/1/V_L2_00460.pdfpháp sân khấu kịch vào quá trình tổ chức các trò chơi trên truyền

CHƢƠNG I. MỐI QUAN HỆ GIỮA PHƢƠNG PHÁP SÂN KHẤU KỊCH VÀ

PHƢƠNG PHÁP TỔ CHỨC CHƢƠNG TRÌNH GIẢI TRÍ TRÊN TRUYỀN

HÌNH

1. Sự phát triển của thể loại trò chơi truyền hình

Trong cuộc sống hiện đại, truyền hình đang giữ một vai trò quan trọng

trong hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng. [10]

98.60%

44.90%

24%

56.60%

6.40%

0.00%

20.00%

40.00%

60.00%

80.00%

100.00%

Tivi Radio B¨ng ghi

©m/CD

B¸o viÕt M¸y vi

tÝnh/internet

TØ lÖ sö dông c¸c ph­¬ng tiÖn

th«ng tin ®¹i chóng t¹i Hµ néi

Số lượng người xem truyền hình đã lớn, nhưng mức độ quan tâm đối với

các chương trình truyền hình giải trí lại rất cao [9]:

5 4 .0 0 %

4 1 %3 7 .0 0 %

2 7 .0 0 %

2 2 .0 0 %

1 7 % 1 6 % 1 6 %1 3 %

1 1 %

0 .0 0 %

1 0 .0 0 %

2 0 .0 0 %

3 0 .0 0 %

4 0 .0 0 %

5 0 .0 0 %

6 0 .0 0 %

1 . T h ê i s ù 2 . P h im

tru y Ö n

3 . C h iÕ c

n ã n k ú

d iÖ u

4 . T h Ó

th a o

5 . § ­ ê n g

lª n ® Øn h

O ly m p ia

6 . C a

n h ¹ c

7 . ë n h µ

c h ñ n h Ë t

8 . G Æ p

n h a u c u è i

tu Ç n

9 . H µ n h

tr ×n h v ¨ n

h o ¸

1 0 . T rß

c h ¬ i © m

n h ¹ c

1 0 c h ­ ¬ n g tr ×n h tr u y Ò n h ×n h c ã t Ø lÖ k h ¸ n g i¶ c a o n h Ê t

c h o lµ c h ­ ¬ n g tr ×n h y ª u th Ýc h n h Ê t

Ngày 31/1/1996 với sự ra đời của thể loại chương trình trò chơi trên truyền

hình với chương trình SV’96. SV’96 được xây dựng dựa trên một chương trình

trò chơi truyền hình KVN (Câu lạc bộ các nhà thông thái vui tính) dành cho

các sinh viên tại Liên xô cũ. Khung chương trình đã được thay đổi cho phù hợp

với người Việt Nam. Kíp sản xuất tự làm chương trình và phải tự mầy mò rất

nhiều. Đến trò chơi thứ hai là Trò chơi liên tỉnh thì nhóm sản xuất chương trình

được học tập kinh nghiệm của các đồng nghiệp Pháp cả khâu kịch bản và sản

Page 7: cao qua VTV3 - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15018/1/V_L2_00460.pdfpháp sân khấu kịch vào quá trình tổ chức các trò chơi trên truyền

xuất. Đây là lần đầu tiên kíp sản xuất chương trình được tiếp xúc chính thức

với cách làm chuyên nghiệp của các đồng nghiệp phương Tây.

Hiện nay trò chơi trở thành thể loại báo hình được người xem đón nhận nồng

nhiệt. Thậm chí đã xuất hiện những Ban biên tập riêng của từng Đài truyền hình

để sản xuất các chương trình giải trí trên truyền hình. Đến nay Ban Thể thao

Giải trí và thông tin kinh tế Đài THVN đã sản xuất tới 20 chương trình trò chơi

khác nhau.

quan tâm đến các chức năng khác của báo chí và của truyền hình. Trong quá

trình thực hiện luôn được hoàn thiện để tìm ra một phiên bản hoàn hảo nhất.

Có thể ứng dụng các thủ pháp trong sân khấu khi xây dựng kịch bản là tạo ra

tính mới lạ, dồn nén, kịch tính, bất ngờ, hồi hộp . Những thủ pháp này nên áp

dụng trong cả kịch bản khung và các kịch bản chi tiết.

2.2. Về hình thức thể hiện:

Luôn sáng tạo những hình thức thể hiện mới, tránh lập lại, tránh bắt chước

những chương trình khác. Cần có “hình ảnh” riêng cho mỗi chương trình trò

chơi về hình thức thể hiện. Có thể áp dụng các thủ pháp sân khấu kịch vào các

chương trình trò chơi trên truyền hình và tận dụng được thế mạnh của sân khấu

như tạo thêm phần sinh động trong sự chuyển động của người chơi, người dẫn.

Phần minh hoạ tình huống do các diễn viên kịch đảm nhận như trong chương

trình Ở nhà Chủ nhật hoặc một số mô hình sân khấu hoá trong chương trình

như Trò chơi điện ảnh hoặc Nữ sinh tương lai cũng là một cách làm để tận

dụng thế mạnh của sân khấu. Tuy nhiên cũng cần có những cách ứng dụng phù

hợp và riêng biệt của mỗi chương trình để không có cảm giác giống nhau.

Cần có sân khấu đẹp, phù hợp với chương trình và tạo ra hình ảnh riêng cho

chương trình. Có thể nghiên cứu và ứng dụng nhiều dạng sân khấu khác nhau.

Cần có kế hoạch đào tạo chuyên gia ánh sáng để tăng hiệu quả thẩm mỹ đối với

người xem.

Page 8: cao qua VTV3 - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15018/1/V_L2_00460.pdfpháp sân khấu kịch vào quá trình tổ chức các trò chơi trên truyền

Trong các lớp học chuyên ngành truyền hình của các cơ sở đào tạo s inh

viên báo chí, nên có những tiết học hoặc có những buổi trò chuyện thực tế

với các đạo diễn, các kíp sản xuất chương trình truyền hình trong đó có

chương trình trò chơi trên truyền hình. Có thể tổ chức các buổi thăm quan

trường quay tại Đài truyền hình Việt Nam để các sinh viên báo chí có hình

dung tốt về công việc sản xuất chương trình.

2.3. Về nhân sự sản xuất các chƣơng trình

Đài truyền hình Việt Nam cần có chiến lược đào tạo đạo diễn trò chơi

truyền hình cả về đạo diễn nội dung và đạo diễn hình ảnh. Bên cạnh sự đào

tạo

Người đạo diễn trò chơi truyền hình có thể học tập những cách sử dụng ánh

sáng trong sân khấu để làm phong phú thêm cách dùng sáng trong chương

trình. Ví dụ cách chiếu sáng này được dùng để cải tiến phần xuất hiện của

người chơi bằng dùng sân khấu ánh sáng yếu, dùng đèn đặc tả (đèn spot) thật

mạnh tìm từng đội chơi và đèn di chuyển theo hướng lên sân khấu (đèn follow

spot) của từng đội chơi. Hoặc khi quay chiếc nón trong chương trình nhấn

mạnh thêm đèn vào vòng nón quay và chỉ tập trung chiếu sáng để làm nổi bật

thái độ hồi hộp của người chơi đang quay đèn.

1.3. Khả năng ứng dụng thủ pháp sân khấu trong công việc dẫn

chƣơng trình trò chơi trên truyền hình

Nghề dẫn chương trình cũng như nghề diễn viên đòi hỏi phải thực hành liên

tục, phải được thực hiện nhiều chương trình mới tạo được kinh nghiệm và bản

lĩnh sân khấu. Dù khác nhau giữa diễn một vai kịch là đóng vai người khác và

dẫn chương trình là đóng vai chính mình thì người dẫn chương trình vẫn có thể

áp dụng được một số nguyên tắc cơ bản để làm cho lời nói chân thực, sinh

động, tự nhiên, mang tính nghệ thuật. Đó là:

“- Mỗi lời nói đều phải có mục đích, nhiệm vụ rõ ràng

- Người nói phải sống thực

- Người nói phải nhìn thực

- Người nói phải nghe thực

Page 9: cao qua VTV3 - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15018/1/V_L2_00460.pdfpháp sân khấu kịch vào quá trình tổ chức các trò chơi trên truyền

- Người nói phải nghĩ thực

- Người nói phải thực sự ước muốn – nói gì với khán giả?” [6, 67].

2. Những kiến nghị nhằm nâng cao tính hấp dẫn của các chƣơng trình

giải trí trên truyền hình.

2.1. Về nội dung:

Khi xây dựng một kịch bản mới hoặc mua bản quyền của một chương trình

đã thành công của nước ngoài chúng ta phải xét trên quan điểm tiếp nhận của

khán giả truyền hình Việt Nam. Trong khi xây dựng chương trình giải trí ngoài

chức năng giải trí, những người làm chương trình trò chơi trên truyền hình

cần

C¸c ch­¬ng tr×nh trß ch¬i truyÒn h×nh

do Ban ThÓ thao gi¶i trÝ vµ th«ng tin kinh tÕ tæ chøc tõ n¨m 1996 ®Õn nay

1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004

1 SV 96

2 BÈy s¾c cÇu v«ng

3 Trß ch¬I liªn tØnh

4 C©u l¹c bé b¹n yªu nh¹c

5 V­ên cæ tÝch

6 Tõ ¸nh m¾t ®Õn tr¸I tim

7 ë nhµ chñ nhËt

8 §­êng lªn ®Ønh Olympia

9 Nh÷ng nèt nh¹c xanh

10 SV 2000

11 MÆt trêi tÝ hon

12 Hµnh tr×nh v¨n ho¸

13 ChiÕc nãn kú diÖu

14 Nh÷ng ng­êi b¹n ngé nghÜnh

15 Nh÷ng ®øa trÎ tinh nghÞch

16 Khëi ®éng cïng Seagames

17 ThÕ kû ©m nh¹c - trß ch¬I ©m nh¹c

18 Giê thø 9

19 Nhµ n«ng ®ua tµi Nhµ n«ng ®ua tµi

20 Trß ch¬I ®iÖn ¶nh

ch÷ th­êng C¸c ch­¬ng tr×nh ®· kÕt thóc in ®Ëm C¸c ch­¬ng tr×nh cßn ®ang tiÕp diÔn

Page 10: cao qua VTV3 - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15018/1/V_L2_00460.pdfpháp sân khấu kịch vào quá trình tổ chức các trò chơi trên truyền

Đó là ở Việt Nam, còn trên thế giới trò chơi truyền hình đã ra đời như thế

nào? Trò chơi truyền hình trên thế giới đã xuất hiện từ rất lâu so với Việt Nam.

Nước Mỹ có thể xem là cái nôi của trò chơi truyền hình với chương trình đầu

tiên xuất hiện từ cuối những năm 40 của thế kỷ XX và được gọi tên với thuật

ngữ Quiz Show (cuộc thi hỏi đáp về kiến thức) . Đến nay “ước tính đã có hơn

500 loại trò chơi truyền hình khác nhau.

Trong cuốn “Từ điển Bách khoa về trò chơi truyền hình“ (Checkmark

Book – Newyork 1999) các tác giả phân loại trò chơi truyền hình thành 4 loại:

1. Chương trình trong đó người chơi thi trả lời các câu hỏi khác nhau -

được gọi là Quiz Show.

2. Chương trình trong đó người chơi cố gắng đoán biết một số bí mật của

người khách mời - được gọi là Panel Show.

3. Chương trình trò chơi có sự tham gia của khán giả truyền hình trong đó

người chơi trình diễn để giải trí cho khán giả ở trường quay cũng như khán giả ở

nhà.

4. Chương trình trò chơi trong đó người tham gia cố gắng học được luật lệ

của một trò chơi đặc biệt và cố gắng làm tốt những kỹ năng đặc biệt này.

[2,286]

Trong quá trình tìm tòi kinh nghiệm thực tiễn và lý luận nhằm nâng cao

tính hấp dẫn của các chương trình trò chơi truyền hình, người sản xuất chương

trình cần tiếp thu các kinh nghiệm của các loại hình nghệ thuật khác một cách

có chọn lọc và có hiệu quả. Áp dụng thủ pháp của sân khấu kịch vào quá trình

này là một hướng tìm tòi mới. Vì thế cần phải tìm hiểu phương pháp sân khấu

để dàn dựng một vở diễn, như là một quá trình đưa kịch bản văn học lên sàn

diễn.

2. Phƣơng pháp sân khấu kịch: Từ kịch bản văn học, đến dàn dựng

trên sàn tập và đến biểu diễn trên sân khấu.

“Kịch Tây hoặc kịch Thái Tây – như tên gọi ban đầu của nó từ những năm

đầu thế kỷ XX, vốn là khái niệm dùng để chỉ thể loại kịch (drame) mà ở Việt

Page 11: cao qua VTV3 - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15018/1/V_L2_00460.pdfpháp sân khấu kịch vào quá trình tổ chức các trò chơi trên truyền

Nam quen gọi là kịch nói, để phân biệt với các loại hình sân khấu dân tộc:

Tuồng, Chèo, Cải lương mà Việt Nam vẫn quen gọi là kịch hát” [7, 599].

1.2. Khả năng ứng dụng những thủ pháp sân khấu kịch công việc dàn

dựng của đạo diễn trò chơi truyền hình

Trước hết mỗi chương trình trò chơi trên truyền hình có khán giả và mục

đích khác nhau. Các đạo diễn phải nắm vững mục đích của từng chương trình

từ đó quyết định một hình thức để chuyển tải cho phù hợp khi dàn dựng. Người

đạo diễn cần sắp đặt mọi sự di chuyển và vị trí của người dẫn, người chơi trên

sân khấu, hình dung các phần phụ trợ của ánh sáng, âm nhạc. Ngoài những sắp

đặt có thể thực hiện trước, người đạo diễn cùng kíp quay phim phải luôn luôn

trong tư thế sẵn sàng chộp bắt những tình huống bất ngờ sinh động sẽ diễn ra

trong suốt chương trình.

Để đảm bảo hiệu quả khi ghi hình, việc tập luyện trước khi ghi hình là việc

làm cần thiết. Hiện nay, các chương trình trò chơi của Ban Thể thao giải trí và

thông tin kinh tế thường được tổ chức tập trước khi ghi hình theo mô hình sau:

lần 1 sơ duyệt, thông báo và làm quen lần đầu với luật chơi, lần 2 tập trên sân

khấu, lần 3: tập trên sân khấu với máy quay phim.

Người đạo diễn chương trình khi điều hành người dẫn chương trình, người

chơi trên sân khấu còn cần phải tính đến sử dụng hiệu quả lực lượng khán giả

trường quay. Đây là điều khác biệt trong sân khấu với trò chơi truyền hình.

Tuy xuất hiện không nhiều như các nhân vật chính là người chơi và người dẫn

chương trình nhưng sự xuất hiện của họ là một phần tạo nên thành công của

chương trình.

Người đạo diễn cũng cần quyết định được về khâu mỹ thuật cho chương

trình. Phần trang trí một cách ước lệ và cách điệu trong sân khấu có thể ứng

dụng trong các chương trình trò chơi. Ví dụ chương trình Chiếc nón kỳ diệu với

hình quay cách điệu một chiếc nón. Vườn cổ tích lấy sân khấu là một lâu đài cổ

tích. Cách thể hiện trên sân khấu của Ở nhà Chủ nhật cũng lấy hình ảnh mái

nhà, cửa ra vào, cửa sổ, một số hoa trang trí trong nhà ấm áp theo khung cảnh

gia đình. Ở nhà chủ nhật còn dùng một hình tượng ước lệ là mặt xanh và mặt

Page 12: cao qua VTV3 - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15018/1/V_L2_00460.pdfpháp sân khấu kịch vào quá trình tổ chức các trò chơi trên truyền

đỏ. Ý tưởng một anh chàng mặt xanh đỏ được lấy cảm hứng từ mặt nạ sân

khấu.

càng hấp dẫn. Các chương trình trên VTV3 đã xây dựng được kịch tính cao

như cộng điểm cao cho những người giành được quyền trả lời trước (Đường

lên đỉnh Olympia), cược điểm (Hành trình văn hoá), quyền ưu tiên giành giải

Nhất (Ở nhà Chủ nhật).

Khi xây dựng kịch bản chương trình trò chơi, cần chú ý đến tính bất ngờ.

Trong mỗi câu hỏi của chương trình, người viết kịch bản nội dung cũng cần cố

gắng thể hiện những bất ngờ, những thông tin thú vị. (Minh hoạ bằng ví dụ

kịch bản chi tiết Chương trình Hành trình văn hoá và Ởnhà Chủ nhật).

Yếu tố tạo sự hồi hộp có thể áp dụng rất tốt trong trò chơi truyền hình. Ví

dụ trong luật chơi của Đường lên đỉnh Olympia cho phép người thắng cuộc

tham dự cuộc thi tuần, tháng, quý và chung kết năm. Chiếc nón kỳ diệu cũng trì

hoãn việc công bố ngay giải thưởng cho người thắng vòng đặc biệt bằng việc

“mặc cả” đổi phần thưởng. Điều đó tạo sự hồi hộp không nhỏ cho cả người

chơi và khán giả.

Ngoài các thủ pháp sân khấu trên có thể áp dụng với tất cả các kịch bản thì

các chương trình có phần minh hoạ như Ở nhà chủ nhật hay phần thi bằng tiểu

phẩm sân khấu kịch của Trò chơi điện ảnh với những tiểu phẩm sân khấu thì

các tác giả kịch bản cũng có thể áp dụng những thủ pháp trên có thể xây dựng,

chỉnh sửa cho diễn viên minh hoạ và người chơi của mình về phần kịch bản

dưới dạng đối thoại hay độc thoại. Chúng tôi cố gắng xây dựng mỗi tình huống

như một hành động kịch nhỏ để người xem dễ theo dõi. Phương pháp thể hiện

câu hỏi bằng minh hoạ tình huống cũng tạo ra một hình ảnh riêng của Ở nhà

Chủ nhật.

Các tiêu chí xây dựng kịch bản đảm bảo tính mới lạ, dồn nén, kịch tính, bất

ngờ, hồi hộp có thể trở thành tiêu chí khi xây dựng kịch bản mới cũng như khi

quyết định mua bản quyền một kịch bản của nước ngoài. Ngược lại khi ta áp

Page 13: cao qua VTV3 - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15018/1/V_L2_00460.pdfpháp sân khấu kịch vào quá trình tổ chức các trò chơi trên truyền

những tiêu chí này vào các kịch bản khung của các chương trình đang sản xuất

ta cũng có thể đánh giá được kịch bản nào có nhiều khả năng gây hấp dẫn với

người xem.

Sở dĩ gọi là kịch Tây vì đây là sản phẩm sân khấu Pháp, du nhập vào Việt

Nam đầu thế kỷ XX, do những trí thức Việt Nam có Tây học, có tinh thần học

hỏi, chủ động muốn gây dựng một loại sân khấu mới, lấy từ mẫu hình kịch

Pháp, để thoả mãn nhu cầu mỹ cảm mới của dân cư những đô thị lớn Hà Nội,

Hải Phòng... hồi đầu thế kỷ”[7,599].

Ngày 20/10/1921, vở kịch Chén thuốc độc của Vũ Đình Long được công

diễn lần đầu tiên tại Nhà hát lớn Hà nội và được dư luận người xem đón nhận

hết sức nồng nhiệt và được xem như mở màn cho sự xuất hiện của kịch Tây.

Tuy nhiên việc học đó và dựng kịch đó chưa chuyên nghiệp mà chỉ là theo

phong cách tài tử không được đào luyện qua trường lớp sân khấu chính quy

nào.

Chỉ cho đến khi năm 1954 khi miền Bắc đã giành được hoà bình, Nhà nước

cộng hoà non trẻ đã bắt tay vào xây dựng một nền sân khấu mới và cử người đi

học nghề kịch ở các nước bạn xã hội chủ nghĩa thì “tình hình sân khấu Việt

Nam mới có những biến đổi quan trọng về chất lượng văn hoá” [7,603]. Kể từ

1960 trở đi, đạo diễn Việt Nam đã được đào tạo như một nghề chính quy trong

các cơ sở đào tạo về nghề đạo diễn tốt nhất như Trung Quốc, Liên Xô, Đức,

Bun-ga-ri, Ru-ma-ni... Mặt khác, Việt Nam cũng đã mời đạo diễn giỏi của Liên

Xô (cũ) sang Việt Nam từ năm 1958 thực hành các bài học dàn dựng của đạo

diễn với vở diễn, và với sự kiện này đã “chính thức đưa sân khấu Việt Nam

hiện đại thoát khỏi tính chất nghiệp dư, tài tử vốn nặng căn ngay từ lúc thể loại

kịch hình thành ở Việt Nam những năm đầu thế kỷ...” [7, 604].

Trong suốt những năm tháng kháng chiến chống Mỹ, kịch đã gánh vác một

sứ mệnh quan trọng song song với báo chí, với âm nhạc để tuyên truyền và cổ

vũ tinh thần chiến đấu của quân và dân ta. Sau khi miền Nam hoàn toàn giải

phóng, nước nhà thống nhất, kịch lại tiếp tục giành được những thành công

lớn. Thời kỳ 1975 đến 1985 được xem như thời hoàng kim của kịch nói khi

Page 14: cao qua VTV3 - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15018/1/V_L2_00460.pdfpháp sân khấu kịch vào quá trình tổ chức các trò chơi trên truyền

ngoài những đề tài về chiến tranh thì kịch đã gắn với những vấn đề xã hội –

chính trị lớn lao của đất nước như chống tham nhũng, chống bất bình đẳng, phê

phán những thói quan liêu bao cấp.

Thập kỷ 90 của thế kỷ XX sân khấu chứng kiến sự đi xuống của ngành

nghệ thuật này. Nhưng sau đó không lâu, năm 1997, sân khấu nhỏ lên ngôi tại

thành phố Hồ Chí Minh đã minh chứng cho sự phát triển của thể loại kịch Việt

Nam trong hình thức sân khấu nhỏ và được xem như một lối ra tốt cho sân

khấu kịch Việt Nam.

2.1. Kịch bản văn học, yếu tố đầu tiên của một vở diễn

Kịch bản văn học là yếu tố đầu tiên của một vở diễn. Hoặc nói một cách

khác, một vở diễn trên sân khấu bao giờ cũng được bắt đầu bằng một vở diễn

được viết trên giấy. Chủ thể sáng tạo là tác giả kịch bản sẽ lựa chọn những vấn

đề nổi cộm trong đời sống, xây dựng một cốt truyện rồi trên đó xây dựng kịch

bản bằng lời thoại. Trong kịch nói Việt Nam hiện đại, các tác giả kịch bản đã

lựa chọn các chủ đề trong cuộc sống. Ngay cả những vở kịch dựng từ những

vở kịch kinh điển thì vẫn mang một thông điệp hiện đại. Một kịch bản kịch

không chỉ tái hiện hiện thực cuộc sống mà ở đó nó mang những thông điệp về

tư tưởng của tác giả.

Trong một kịch bản, tính kịch phải thể hiện được bằng các mâu thuẫn. Các

mâu thuẫn kịch chính là then chốt của vở kịch. Các mâu thuẫn của kịch được

đẩy lên tới cao trào và khi mâu thuẩn đi tới đỉnh điểm hoặc được giải quyết thì

vở kịch kết thúc.

2.2. Dàn dựng trên sàn tập

Sau khi đạo diễn đã làm việc với tác giả kịch bản kịch sẽ đến khâu chuẩn bị

để dàn dựng trên sàn tập. Đạo diễn sẽ phân vai phù hợp với các vai diễn trong

vở kịch. Khi tập vở diễn trên sân khấu, người đạo diễn đề nghị các diễn viên

diễn xuất thế nào cho phù hợp. Cùng với hành động kịch của diễn viên là phối

hợp âm nhạc, ánh sáng. Một trong những nét đặc biệt trong sân khấu Việt Nam

Page 15: cao qua VTV3 - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15018/1/V_L2_00460.pdfpháp sân khấu kịch vào quá trình tổ chức các trò chơi trên truyền

là tính chuyên nghiệp trong nghề đạo diễn. Đạo diễn được đào tạo chuyên

nghiệp, trở thành một nghề chứ không chỉ dựa vào kinh nghiệm vào linh cảm

mà đã thành một khoa học.

CHƢƠNG III. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG THỦ PHÁP SÂN KHẤU KỊCH

VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO TÍNH HẤP DẪN CÁC

CHƢƠNG TRÌNH GIẢI TRÍ TRÊN TRUYỀN HÌNH

1. Khả năng ứng dụng thủ pháp sân khấu kịch

1.1. Khả năng ứng dụng thủ pháp sân khấu kịch để xây dựng kịch bản

Như chương 2 chúng tôi đã đưa ra kết luận những thủ pháp sân khấu có thể

áp dụng khi xây dựng kịch bản chương trình là mới lạ, bố cục chặt chẽ dồn

nén, kịch tính, bất ngờ, hồi hộp.

Tiêu chí mới lạ có thể áp dụng hiệu quả khi xây dựng kịch bản chương trình

trò chơi. Trong lịch sử trò chơi thế giới điểm khởi đầu của nó là Quiz show với

những câu hỏi đố thì nay đã có hàng trăm trò chơi xoay quanh những câu hỏi.

Đường lên đỉnh Olympia là các kiến thức dành cho học sinh phổ thông, Hành

trình văn hoá là các kiến thức về văn hoá, phong tục tập quán các dân tộc, các

nước; Ở nhà Chủ nhật các câu hỏi về sức khoẻ, dinh dưỡng dành cho các gia

đình v.v... Tính mới lạ dựa trên chủ đề mà mỗi chương trình có thể khai thác,

đối tượng tham dự chương trình, nhóm khán giả đông đảo mà họ định hướng

đến.

Tính dồn nén khi ứng dụng trong một chương trình cụ thể là có thể có nhiều

phần kết cấu nhỏ nhưng thời gian vẫn cần đảm bảo với độ dài vừa phải. (Minh

họa bằng các kết cấu của chương trình Chiếc nón kỳ diệu, Hành trình văn hoá,

Đường lên đỉnh Olympia, Vườn cổ tích). Thông tin đưa ra trong chương trình

phải là những thông tin được chắt lọc, có ý nghĩa, tiêu biểu cho vấn đề định đề

cập. Tuy nhiên dồn nén không có nghĩa là nhồi nhét thật nhiều chi tiết, tình tiết,

hành động trong một thời gian ngắn. Nếu quá nhiều và quá vội thì người xem

cũng không kịp xem, kịp hiểu, kịp cảm thụ được tác phẩm.

Page 16: cao qua VTV3 - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15018/1/V_L2_00460.pdfpháp sân khấu kịch vào quá trình tổ chức các trò chơi trên truyền

Xây dựng kịch tính trong các khung trò chơi và từng kịch bản trò chơi cụ

thể cũng là một thủ pháp để nâng cao tính hấp dẫn của chương trình. Nếu các

đội chơi phải trải qua nhiều sự kiện, nhiều biến cố thì chiến thắng của họ đạt

được

Người diễn viên và người dẫn chương trình đều sử dụng chung một thủ

pháp trong nghệ thuật nói trên sân khấu là “một cách biến tấu nghệ thuật của

tiếng nói hàng ngày, nó phải khác cách nói hàng ngày ở những điểm sau:

“- Rõ ràng hơn, vì nó phải truyền đạt những thông tin quan trọng trong

khoảng không gian lớn và thời gian có hạn định.

- Âm thanh phải đẹp vì nó phải truyền đạt cái hay, cái đẹp.

- Nó mất sức hơn, vì diễn viên phải luôn khuấy động cảm xúc, tăng nhịp

điệu để thể hiện cái đẹp được đầy đủ.

- Phải nói hay mà như không cần một sự cố gắng nào hết, sự nhẹ nhàng

phải trở thành thói quen như không gì thay đổi được.” [6, 64].

Nghệ thuật biểu hiện tình cảm bằng cơ thể như sự biểu cảm của khuôn mặt,

nụ cười, những cử chỉ minh hoạ phù hợp và nghệ thuật nói trên sân khấu sẽ rất

có ích cho họ. Song, họ dùng những công cụ đó để làm công việc của một nhà

báo hình. Những thông tin họ đưa ra trong chương trình là những thông tin

thật. Đó là điều khác cơ bản với công việc của diễn viên.

Kết luận chƣơng II.

Sau khi so sánh sự tương đồng và khác biệt trong các cách thể hiện, thực

hiện vở diễn và chương trình của sân khấu kịch và trò chơi trên truyền hình,

chúng tôi đi đến kết luận ở mỗi khâu sản xuất đều có thể có những ứng dụng

thích hợp. Bên cạnh những sự tương đồng có thể ứng dụng những biện pháp

chung nhằm nâng cao tính hấp dẫn của các chương trình giải trí còn có những

sự khác biệt mà trò chơi truyền hình không thể và không nên ứng dụng từ sân

khấu. Từ những thủ pháp sân khấu có thể ứng dụng được vào việc nâng cao

tính hấp dẫn của các chương trình giải trí trên truyền hình, chúng tôi sẽ phân

Page 17: cao qua VTV3 - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15018/1/V_L2_00460.pdfpháp sân khấu kịch vào quá trình tổ chức các trò chơi trên truyền

tích trên cơ sở những chương trình đang sản xuất tại Ban Thể thao giải trí và

thông tin kinh tế để làm rõ hơn tính thực tiễn của những ứng dụng này.

2.3. Biểu diễn trên sân khấu.

Toàn bộ phương tiện biểu diễn nhân vật nằm trong chính thân thể, giọng

nói, tâm hồn, tính cách của người diễn viên. Người diễn viên không có bất cứ

cách nào khác thể hiện nhân vật bằng toàn bộ con người mình. Hiểu rõ điều

này, những người dẫn chương trình truyền hình có thể thấy chính vai trò nhà

báo hình của mình ở trong hình ảnh trực tiếp nhất của người diễn viên trên sân

khấu và xa hơn nữa ở cả người viết kịch bản và ở cả người dàn dựng kịch bản

trên sàn tập, đó là người đạo diễn.

3. Phƣơng pháp tổ chức chƣơng trình giải trí trên truyền hình: Từ kịch

bản chung, kịch bản văn học đến dàn dựng chƣơng trình.

Tương đương với phương pháp dàn dựng vở diễn trong sân khấu kịch,

phương pháp tổ chức chương trình truyền hình cũng căn bản dựa trên 4 yếu tố:

kịch bản, dàn dựng chương trình, thực hiện chương trình và sự tiếp nhận của

khán giả.

3.1. Kịch bản

Với một chương trình trò chơi trên truyền hình, kết cấu trò chơi được dựng

trên một khung kịch bản hay còn gọi là format của chương trình. Luật chơi

được xây dựng sao cho kịch tính nhất để thu hút được người xem. Tiếp theo

đó, bằng sự sáng tạo của người đạo diễn, các hình thức thể hiện từ trên sân

khấu đến quá trình ghi hình sẽ biến luật chơi, kịch bản khung thành một

chương trình sống động. Khâu sản xuất cuối cùng sẽ chính là sự trình diễn của

người dẫn và người chơi trong chương trình. Đối với những chương trình áp

dụng phương pháp minh hoạ bằng diễn xuất của các diễn viên như các chương

trình Ở nhà Chủ nhật, Nữ sinh tương lai thì ngoài phần kịch bản khung và kịch

Page 18: cao qua VTV3 - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15018/1/V_L2_00460.pdfpháp sân khấu kịch vào quá trình tổ chức các trò chơi trên truyền

bản nội dung, họ còn có phần kịch bản cho các phần minh hoạ này và thao tác

của nó cũng gần với thao tác của sân khấu.

Là một tác phẩm báo chí truyền hình, nên bất kỳ trò chơi truyền hình nào

được xây dựng tại Việt Nam vẫn phải mang một thông tin cốt lõi, nó vẫn cần

được đảm bảo về tính định hướng.

3.2. Dàn dựng và chạy thử chƣơng trình

Tương đương với công việc của người đạo diễn sân khấu, chương trình

trò chơi truyền hình cũng cần đến lao động tương tự của người đạo diễn.

Người đạo diễn của chương trình trò chơi truyền hình có quyền quyết định

lựa chọn kịch bản khung nào phù hợp, lựa chọn các kịch bản nội dung phù

hợp với mục đích của chương trình. Đạo diễn chương trình trò chơi truyền

hình cũng là người dàn dựng và quyết định về tiết tấu của trò chơi, về âm

thanh, ánh sáng sẽ sử dụng trong chương trình. Họ là người quyết định lựa

chọn người dẫn chương trình, người chơi phù hợp với trò chơi truyền hình

mà họ sản xuất. Họ cũng là người quyết định hình ảnh, tạo ra một hình thức

riêng biệt cho chương trình họ đạo diễn.

3.3 Thực hiện chƣơng trình trò chơi trên truyền hình

3.3.1. Vai trò ngƣời dẫn chƣơng trình

Người dẫn chương trình đóng một vai trò quan trọng đối với các chương

trình giải trí. Họ là người nắm vững diễn biến kịch bản, làm cho chương trình

sống động, đạt được hiệu quả của chương trình đặt ra. Nếu như quy vào vở

diễn thì người dẫn chương trình có thể xem như một diễn viên chính. Nhưng

với vai trò là một nhà báo, điều quan trọng là họ cũng cần phải hiểu rõ những

gì mình nói và giải thích những thông tin họ đưa ra một cách thuyết phục nhất.

Điều khác biệt cơ bản của người dẫn chương trình với diễn viên trong khi

người diễn viên đóng vai người khác thì người dẫn chương trình đóng vai của

chính mình.

3.3.2. Vai trò ngƣời chơi trong chƣơng trình

Cũng như các diễn viên, người chơi có một cơ hội để “thể hiện” trên sân

khấu của chương trình trò chơi hay nhất và độc đáo nhất. Và mỗi chương trình

Page 19: cao qua VTV3 - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15018/1/V_L2_00460.pdfpháp sân khấu kịch vào quá trình tổ chức các trò chơi trên truyền

lại có một kíp người chơi khác nhau như những điều bí mật hấp dẫn đang chờ

đợi khán giả ở phía trước.

ước lệ trong phục trang, trong cách trang điểm khuôn mặt theo tính cách cũng

có thể áp dụng tốt trong chương trình.

Sử dụng ánh sáng là một trong những biện pháp tạo hiệu quả trên sân khấu.

Hiện nay đây là điểm yếu ở truyền hình. Truyền hình có thể ứng dụng một số

thủ pháp sử dụng ánh sáng trong sân khấu như các đèn đặc tả hay theo nhân

vật. Truyền hình cần sử dụng tốt hơn ánh sáng ven tạo chiều sâu cho chương

trình và cần có hướng sử dụng các kiểu chiếu sáng hiệu quả khác. Một điều

khác nhau cơ bản trong ánh sáng sân khấu kịch và ánh sáng trong trò chơi

truyền hình là cần một lượng sáng đủ mạnh để ghi hình nên cần xử lý để vừa

đủ sáng để ghi hình vừa sử dụng được ánh sáng hiệu quả.

Trò chơi truyền hình cũng có thể học tập từ sân khấu đó là mở rộng không

gian sàn diễn, thay đổi không gian sàn diễn. Có thể sử dụng hình thức sân khấu

hộp, sân khấu ba mặt, sân khấu quay...

3. Công việc của diễn viên sân khấu, những tƣơng đồng và khác biệt

với công việc dẫn chƣơng trình trò chơi trên truyền hình.

Trước hết dụng cụ biểu diễn của diễn viên và người dẫn chương trình chính

là cơ thể và tiếng nói của chính họ. Truyền hình có hai yếu tố: hình ảnh và âm

thanh. Khi người nào nói, hình ảnh phải cân xứng với lời nói. Người dẫn nói

đến cái gì vui, mặt phải vui, phải rạng rỡ, phải mỉm cười. Khi người dẫn nói cái

gì buồn, mặt phải chia sẻ, buồn. Có một thủ pháp trong nghệ thuật nói của

người diễn viên trên sân khấu là “nói với mắt người nghe” và “nghe bằng mắt

của mình”. [6, 89]. “Người diễn viên phải nhìn thấy tất cả các hình ảnh trong

lời nói của mình, sau đó mới có quyền cất tiếng nói. Khi nghe, trước tiên phải

dùng tai để tìm hiểu câu chuyện, sau đó phải dùng sức tưởng tượng bên trong

mà nhìn thấy những cái mà mình nghe được” [6, 90].

Một thủ pháp khác trong nghệ thuật nói trên sân khấu hiện đại đã được đúc

kết thành phương tiện truyền đạt hiệu quả đó là hành động hình thể kết hợp với

Page 20: cao qua VTV3 - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15018/1/V_L2_00460.pdfpháp sân khấu kịch vào quá trình tổ chức các trò chơi trên truyền

lời. Tuy nhiên sử dụng nói bằng thân thể không phải lúc nào cũng có thể áp

dụng mà liều lượng cần phải ở mức hợp lý, tự nhiên, không tuỳ tiện, gượng ép.

chương trình sẽ hình dung ra các diễn biến liên tiếp của các nhân vật. Người

đạo diễn trò chơi thì sẽ hình dung ra người dẫn, người chơi sẽ thể hiện vai trò

của mình như thế nào. Các câu hỏi sẽ được trình bày dưới hình thức nào. Ánh

sáng và âm nhạc sẽ hỗ trợ vào lúc nào, như thế nào? Điều khác biệt là trên thực

tế trò chơi là diễn biến thật, nên đôi khi có những sự kiện diễn ra ngoài dự đoán

của người đạo diễn và các đạo diễn phải luôn sẵn sàng để nắm bắt được những

giây phút bất ngờ thú vị.

Trong công việc đạo diễn sân khấu cũng như trong công việc của người đạo

diễn trò chơi trên truyền hình có một phương pháp làm việc chung là phải sáng

tạo để tìm ra được những cách thể hiện độc đáo, khác lạ để mỗi đạo diễn có

một phong cách riêng. Người đạo diễn trò chơi trên truyền hình cũng phải dàn

dựng chương trình theo cách sáng tạo riêng của họ. Họ phải hình dung các cụm

cảnh sẽ liên tiếp diễn ra như thế nào trên sân khấu và hình ảnh mà họ sẽ cho

khán giả xem là gì. Có thể ứng dụng một trong những biện pháp xử lý trong

sân khấu là các động tác hình thể, các chuyển động trên sân khấu, sự thay đổi

vị trí của các nhân vật tạo ra sự sinh động cho vở diễn.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của người đạo diễn là phân vai.

Người đạo diễn sẽ làm việc với các diễn viên, lựa chọn chính xác người sẽ thể

hiện nhân vật kịch nào. Tương đương với việc phân vai cho diễn viên sân khấu

kịch, người đạo diễn trò chơi truyền hình cũng phải rất chú trọng khi lựa chọn

người dẫn chương trình, người chơi, người thể hiện minh họa cho chương trình

của mình. Để người chơi có thể phát huy khả năng thể hiện của mình, việc tập

cho người chơi quen với chương trình là rất quan trọng.

Trong phần mỹ thuật, người đạo diễn có thể sử dụng thủ pháp ước lệ trong

sân khấu. Khái niệm ước lệ nghệ thuật được hiểu là “Về mặt thẩm mỹ, nhất là

trong quan niệm hiện đại (và trong cách dùng phổ biến của thuật ngữ này), ước

lệ được xem như một nguyên tắc miêu tả, theo đó có sự vi phạm cố ý và lộ liễu

đối với tính “giống thực” [1, 387]. Tính ước lệ trong phần trang trí sân khấu sẽ

Page 21: cao qua VTV3 - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15018/1/V_L2_00460.pdfpháp sân khấu kịch vào quá trình tổ chức các trò chơi trên truyền

có hiệu quả rất cao nếu chúng ta biết khai thác và vận dụng hợp lý. Ngay cả

những

3.3.3. Ê-kíp sản xuất thống nhất khi thực hiện chƣơng trình.

Tác phẩm trò chơi truyền hình là thành quả lao động của cả một tập thể.

Người đạo diễn phải kết nối và khích lệ được mọi nhân sự trong nhóm làm việc

hiệu quả và đúng ý đồ của đạo diễn. Công việc đó đòi hỏi kỷ luật và tính sáng

tạo rất cao. Khác với sân khấu kịch khi theo một kịch bản có sẵn, người đạo

diễn đã dàn dựng vở trên sàn tập và khi vở diễn ra với công chúng thì người

đạo diễn không cần có mặt ở buổi diễn đó nữa. Nhưng trong trò chơi truyền

hình người đạo diễn chương trình trò chơi trên truyền hình vẫn cần có mặt tại

trường quay và cùng cộng tác với các đồng sự của mình.

Kết luận chƣơng I

Với việc phân tích sự ra đời và phát triển, thế mạnh của thể loại trò chơi

trên truyền hình và sân khấu kịch Việt Nam, chúng tôi tìm thấy có những điểm

giao thoa và tương đồng trong quá trình sáng tạo và thực hiện tác phẩm kịch và

tác phẩm trò chơi trên truyền hình. Trước hết hai loại tác phẩm đều là tác phẩm

nghe nhìn, đều hướng đến công chúng nghe nhìn, đều biểu diễn hay thực hiện

trên không gian sân khấu và cùng bó hẹp trong một khoảng thời gian cô đọng.

Tuy nhiên trong đó có sự khác nhau về bản chất: sân khấu kịch là nghệ thuật

biểu diễn với thi pháp hư cấu trên một khung kịch bản chi tiết; còn trò chơi

truyền hình lại là một phần của báo hình và là sự kiện thật dựa trên một khung

kịch bản, một luật chơi được quy định trước.

CHƢƠNG II. PHÂN TÍCH CÁC THỦ PHÁP TRONG SÂN KHẤU KỊCH - ĐIỂM

TƢƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT VỚI CHƢƠNG TRÌNH TRÒ CHƠI TRUYỀN

HÌNH

Khái niệm thủ pháp được hiểu là “cách thức tiến hành việc gì, thực hiện ý

định nào” [48, 1595]. Như vậy có thể hiểu thủ pháp sân khấu kịch là cách thức

tiến hành xây dựng một vở kịch.

Page 22: cao qua VTV3 - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15018/1/V_L2_00460.pdfpháp sân khấu kịch vào quá trình tổ chức các trò chơi trên truyền

Sân khấu là loại hình nghệ thuật tổng hợp và tập thể. Chính vì vậy tính hấp

dẫn của một vở diễn một mặt là hiệu quả tổng hợp của các thành phần sáng tạo

và của tập thể các nghệ sĩ, nhưng mặt khác tính hấp dẫn đó cũng có sự đóng

góp riêng biệt của từng thành phần, từng cá nhân nghệ sĩ. Trong truyền hình

cũng vậy. Thành công của một trò chơi truyền hình, tính hấp dẫn của trò chơi

truyền hình cũng là sản phẩm chung của tập thể những người thực hiện chương

trình, trong đó có sự đóng góp quan trọng của từng cá nhân, của từng khâu

công việc.

1. Kịch bản văn học trong sân khấu kịch với những thủ pháp tƣơng

đồng và khác biệt trong xây dựng kịch bản chƣơng trình trò chơi trên

truyền hình.

Khái niệm kịch bản văn học trong Từ điển bách khoa Việt Nam được định

nghĩa là “một loại văn bản văn học làm cơ sở đầu tiên cho một tác phẩm sân

khấu ra đời, được sử dụng để dàn dựng và biểu diễn trên sân khấu” [4, 559].

“Trong kịch bản, cốt truyện phải được xây dựng tập trung với những sự kiện

nổi bật và những tình huống điển hình. Do đó bố cục phải chặt chẽ, yếu tố thời

gian, không gian được sắp xếp hợp lý.” [4, 559].

Một trong những đòi hỏi cho tính hấp dẫn của kịch bản trò chơi tương tự

như sân khấu là tính mới lạ, mới lạ trong thông tin, trong nhân vật, trong cách

xây dựng chương trình.

Có một điểm chung trong việc xây dựng kịch bản kịch và chương trình trò

chơi là thời gian rất ngắn, vì vậy nên đòi hỏi kịch bản phải có tính dồn nén.

Trong khoảng thời gian từ 30, 45 đến 60 phút, mỗi chương trình trò chơi đều

có chia ra thành những phần chơi nhỏ khác nhau và về cơ bản là có những sự

khác biệt nhất định để tạo sự phong phú trong sự dồn nén.

Một trong những điểm hấp dẫn khác của kịch bản là kịch tính. “Nét chủ đạo

ở kịch là kịch tính – một đặc tính tinh thần của con người do các tình huống

gây ra khi những điều thiêng liêng, cốt thiết không được thực hiện” [1, 171].

Một thủ pháp khi xây dựng kịch bản có thể ứng dụng trong kịch bản truyền

hình là xây dựng yếu tố bất ngờ. Kịch bản trò chơi truyền hình cũng cần gây

Page 23: cao qua VTV3 - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15018/1/V_L2_00460.pdfpháp sân khấu kịch vào quá trình tổ chức các trò chơi trên truyền

được những sự bất ngờ trong suốt trò chơi của mình, thậm chí có những chiến

thắng và thất bại chỉ đến khi gần kết thúc chương trình mới thể hiện ra.

Có một thủ pháp khi xây dựng kịch bản văn học trong kịch cũng có thể

áp dụng vào xây dựng kịch bản trò chơi trên truyền hình là tạo ra yếu tố hồi

hộp. Cần phải sử dụng thủ pháp tạo sự chờ đợi, thấp thỏm, lo âu theo dõi của

khán giả.

Tóm lại, những thủ pháp nghệ thuật của sân khấu có thể áp dụng chung cho

tất cả các chương trình như cần đạt các tiêu chuẩn mới lạ, bố cục chặt chẽ dồn

nén, kịch tính, bất ngờ, hồi hộp.

Tuy nhiên giữa kịch bản trò chơi truyền hình và kịch bản sân khấu cũng có

những điểm khác nhau cơ bản. Kịch bản văn học là một văn bản văn chương

được viết chủ yếu bằng ngôn ngữ đối thoại, độc thoại và có thể là độc thoại nội

tâm. Các nhân vật kịch là hư cấu. Trong khi đó trò chơi là thật, người chơi

đóng vai trò chơi thật của mình với những căng thẳng, bất ngờ, hồi hộp, tình

cảm có thật. Ngoài tính chất giải chương trình còn góp phần chuyển tải những

thông tin bổ ích trong đời sống tới khán giả. Tuy khác biệt nhưng cùng dàn

dựng một hoạt động trên sân khấu trong một khoảng không gian và thời gian

nhất định nên khi xây dựng trò chơi, có thể ứng dụng dùng những thao tác,

những thủ pháp của sân khấu .

2. Công việc dàn dựng của đạo diễn sân khấu kịch với những thủ pháp

tƣơng đồng và khác biệt trong việc dàn dựng chƣơng trình trò chơi trên

truyền hình.

“Đạo diễn (sân khấu, điện ảnh, múa), người tổ chức chỉ đạo thể hiện chủ đề

tư tưởng nghệ thuật của vở diễn, bộ phim, điệu múa, tổng hợp và xử lí mọi bộ

phận hợp thành tác phẩm từ kịch bản, âm nhạc, ánh sáng, đạo cụ, diễn viên

v.v... Đạo diễn thực sự là công việc của những người sáng tạo luôn đi tìm cái

mới cả về lí luận lẫn thực hành.” [3, 737].

Một trong những yêu cầu đầu tiên khi dàn dựng là người đạo diễn phải có

khả năng hình dung diễn biến, khả năng tư duy hình tượng. Tác phẩm sân khấu

hay trò chơi đều là một tác phẩm nghe nhìn nên phải có hình ảnh và âm thanh

Page 24: cao qua VTV3 - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15018/1/V_L2_00460.pdfpháp sân khấu kịch vào quá trình tổ chức các trò chơi trên truyền

để cho khán giả “xem” và “nghe”. Người đạo diễn sân khấu khi dàn dựng

một

Tài liệu tham khảo

Phần I. Sách trong nước, tiếng Việt

1. Lại Nguyên Ân, 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà

nội, 2003.

2. Nguyễn Văn Dững (Chủ biên), Báo chí những điểm nhìn từ thực tiễn,

Tập 2, NXB Văn hóa - Thông tin 2001.

3. Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển Bách khoa Việt Nam, Từ

điển Bách khoa Việt Nam, tập 1, Hà nội, 1995.

4. Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển Bách khoa Việt Nam, Từ

điển Bách khoa Việt Nam, tập 2, Hà nội, 2002.

5. Lao động đạo diễn, NXB Sân khấu Hà nội, 1992.

6. Phạm Kim Oanh, Nghệ thuật nói trên sân khấu, NXB Sân khấu, Hà

nội, 2002.

7. Nguyễn Thị Minh Thái, Sân khấu và tôi, NXB sân khấu, 1999.

8. Nguyễn Như Ý (chủ biên), Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn hóa Thông

tin, 1999.

Phần II. Tài liệu trong nước, tiếng Việt

9. Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương, Trung tâm Nghiên cứu dư luận xã

hội, Báo cáo kết quả cuộc thăm dò dư luận khán giả Đài Truyền hình Việt

Nam năm 2002.

Phần III. Sách nước ngoài

10. Viện FES, Báo cáo về cuộc thăm dò ý kiến khán giả truyền hình khu

vực Hà Nội năm 2002.

Phụ lục