59
 CÂU HI ÔN TP TRIT HC MARX – LENIN Câu 1: Trình bày các tin đề, giai đon phát trin ca triết hc Marx – Lenin? Thnht : Các tin đề ra đời triết hc Marx – Lenin: Tin đề kinh tế - chính tr- xã hi : -  Nhng năm 30 ca thế k19, Chnghĩa tư bn bt đầu đi vào giai đon phát tri n mi: phương thc sn xut t ư bn đã phát tri n manh mún và trthành l c lượng kin h tế thn g trAnh – Pháp và mt phn Đức. Nó thhin tính vượt tri hơn hn so vi nn sn xut phong kiến. Chnghĩa tư bn đã đơn gin hóa mi quan hxã hi, to ra không gian thông thoáng cho cá nhân, khai thông cho sphát trin ca lc lượng sn xut, lý lun, đòi hi cách mng hóa khoa hc kĩ thut. Nó đã thay đổi hình thái kinh tế xã hi phong kiến bng hình thái kinh tế xã hi Tư bn – là mt tt yếu khách quan và nó thhin svn động đi lên ca xã hi. Giai cp Tư sn đã đóng vai trò hết sc quan trng trong lch s- Qu an hs n xut thúc đẩ y các quan hxã hi khá c. Qu an hs n xut Tư bn vi tinh thn cnh tranh, sn xut mi có tính trng tâm, phá vtình trng cát c, bế quan ta cng, tích tsn xut, khc phc tìn h trng sn xut nh, manh mún. Cách mng Tư sn thc cht là thay thế phương thc sn xut cũ bng phương thc sn xut tư bn. - Sphát trin ca phương thc sn xut tư bn chnghĩa đã làm bc lnhng tư tưởng đối lp bên trong vn có ca nó và biu hin vmt xã hi là cuc đấu tranh ca giai cp công nhân chng các nhà tư bn. Nhiu cuc khi nghĩa ca công nhân đã mang tính cht ca khi nghĩa vũ trang Tđó đặt ra nhu cu khách quan là phi có mt vũ khí lý lun sc bén,  phn ánh được mt cách khoa hc quá trìn h vn động cách mng ca giai cp công nhân – đó là schun bvt ư t ưởng, lý lun cho cuc cách mng vchính tr Các phong trào mang tính tphát, thiếu tchc. Do đó, đòi hi cp thiết  phi có mt vũ khí lý lun khoa hc, các hc thuyết Xã hi chnghĩa không tưởng ra đời. 1

Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx

5/14/2018 Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/cau-hoi-on-tap-triet-hoc-marx 1/59

 

CÂU HỎI ÔN TẬP TRIẾT HỌC MARX – LENIN

Câu 1: Trình bày các tiền đề, giai đoạn phát triển của triết học Marx – Lenin?

Thứ nhất : Các tiền đề ra đời triết học Marx – Lenin:

• Tiền đề kinh tế - chính trị - xã hội:

-  Những năm 30 của thế kỉ 19, Chủ nghĩa tư bản bắt đầu đi vào giai đoạn phát

triển mới: phương thức sản xuất tư bản đã phát triển manh mún và trở thành lực

lượng kinh tế thống trị ở Anh – Pháp và một phần ở Đức. Nó thể hiện tính vượt trội

hơn hẳn so với nền sản xuất phong kiến. Chủ nghĩa tư bản đã đơn giản hóa mối quan

hệ xã hội, tạo ra không gian thông thoáng cho cá nhân, khai thông cho sự phát triển

của lực lượng sản xuất, lý luận, đòi hỏi cách mạng hóa khoa học kĩ thuật. Nó đã thay

đổi hình thái kinh tế xã hội phong kiến bằng hình thái kinh tế xã hội Tư bản – là một

tất yếu khách quan và nó thể hiện sự vận động đi lên của xã hội. Giai cấp Tư sản đã

đóng vai trò hết sức quan trọng trong lịch sử

- Quan hệ sản xuất thúc đẩy các quan hệ xã hội khác. Quan hệ sản xuất Tư bản

với tinh thần cạnh tranh, sản xuất mới có tính trọng tâm, phá vỡ tình trạng cát cứ, bế

quan tỏa cảng, tích tụ sản xuất, khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ, manh mún. Cách

mạng Tư sản thực chất là thay thế phương thức sản xuất cũ bằng phương thức sản

xuất tư bản.

- Sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã làm bộc lộ những

tư tưởng đối lập bên trong vốn có của nó và biểu hiện về mặt xã hội là cuộc đấu tranh

của giai cấp công nhân chống các nhà tư bản. Nhiều cuộc khởi nghĩa của công nhân

đã mang tính chất của khởi nghĩa vũ trang

Từ đó đặt ra nhu cầu khách quan là phải có một vũ khí lý luận sắc bén, phản ánh được một cách khoa học quá trình vận động cách mạng của giai cấp

công nhân – đó là sự chuẩn bị về tư tưởng, lý luận cho cuộc cách mạng về

chính trị

Các phong trào mang tính tự phát, thiếu tổ chức. Do đó, đòi hỏi cấp thiết

 phải có một vũ khí lý luận khoa học, các học thuyết Xã hội chủ nghĩa không

tưởng ra đời.

1

Page 2: Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx

5/14/2018 Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/cau-hoi-on-tap-triet-hoc-marx 2/59

 

Sự đối lập của phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa ngày càng gay gắt

dẫn đến phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân càng lúc càng

gay gắt. Vì vậy, vai trò lịch sử của giai cấp tư sản về cơ bản kết thúc, một số

hình thái tư sản trước đây có những giá trị khoa học nhất định giờ không còn

tính khách quan khoa học nữa.- Triết học Marx ra đời đã phản ánh đúng lịch sử khách quan phát triển đấu

tranh Cách mạng của giai cấp công nhân toàn thế giới như nguyện vọng và lợi ích

chân chính của nó. Với sự ra đời của triết học Marx, giai cấp công nhân đã tìm thấy ở 

đó sức mạnh và vũ khí tinh thần của mình.

• Tiền đề lý luận:

1. Tiền đề sâu xa : Đó là sự kế thừa có chọn lọc tinh hoa, tinh thần của nhân

loại được tích lũy trong suốt hơn 2.000 năm. Di sản Karl Marx và Engels kế

thừa là phong cách tư duy phương tây không chấp nhận sự khẳng định một

chiều mà tìm kiếm chân lý mới, tranh luận tạo nên thời đại lịch sử kế tiếp

nhau mang phong cách tư duy hai chiều, mặc dù mỗi thời đại sau đều có sự

kế thừa thời đại trước.

2. Tiền đề trực tiếp và cụ thể : là triết học cổ điển Đức mà cụ thể là phương

 pháp biện chứng của Hegel và chủ nghĩa duy vật của Feuerbach.

3. Các tiền đề khác: Truyền thống văn hóa và khai sáng triết học Marx đã

tiếp thu và phát triển lên tầm cao mới, những giá trị nhân văn của các thời

đại đã qua được phát triển lên tầm cao mới hoàn thiện hơn

4. Tiền đề khoa học tự nhiên: Thế kỉ 18 – 19, khoa học tự nhiên phát triển

như vũ bão với hàng loạt phát minh mang ý nghĩa vượt thời đại, đưa đến sự

 biến đổi trong phong cách tư duy của con người. Nổi bật là 3 phát minh

lớn:

-  Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng 

- Thuyết tế bào

- Thuyết tiến hóa

Thứ hai: Thời kì phát triển của triết học Marx

- Giai đoạn 1837 – 1844: Quá trình chuyển biến tư tưởng của Marx và

Engels về mặt thế giới quan, từ Chủ nghĩa Duy tâm sang Chủ nghĩa Duy vật biện

2

Page 3: Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx

5/14/2018 Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/cau-hoi-on-tap-triet-hoc-marx 3/59

 

chứng, về mặt nhân sinh quan từ Chủ nghĩa Dân chủ sang Chủ nghĩa Cộng sản, tất cả

thể hiện qua hàng loạt tác phẩm.

- Giai đoạn 1844 – 1848: Là thời kì luận điểm nền tảng đầu tiên của Chủ

nghĩa Duy vật biện chứng và Chủ nghĩa Duy vật lịch sử, xác định được diện mạo của

Chủ nghĩa Marx nói chung và triết học Marx nói riêng.- Giai đoạn 1848 – 1871:

• Thời kì 1848 – 1852: Sự phát triển của quan niệm duy vật về lịch sử trong quá

trình cách mạng Dân chủ Tư sản - Marx và Engels đánh giá nội dung và thực

chất các cuộc cách mạng Dân chủ tư sản, vai trò của giai cấp nông dân trong

các cuộc cách mạng đó, rút ra những bài học quý giá về liên minh các lực

lượng trong xã hội vì những mục tiêu chung, phác thảo những vấn đề tổ chức

xã hội tương lai.

• Thời kì 1950 – 1960: Sự phát triển triết học Marx trong quá trình xây dựng

Kinh tế - Chính trị học, đáng chú ý nhất là bộ Tư bản, nó không chỉ là một tác

 phẩm Kinh tế - Chính trị mà là một hệ thống triết học thật sự, là sự giải thích

các vấn đề kinh tế bằng phương pháp triết học.

3

Page 4: Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx

5/14/2018 Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/cau-hoi-on-tap-triet-hoc-marx 4/59

 

Câu 2: Triết học là gì? Vấn đề cơ bản của triết học, phương pháp nhận thứcthế giới của triết học?

Triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội về những nguyên tắc chung

nhất của tồn tại và nhận thức, thái độ của con người đối với thế giới, là khoa học vềnhững quy luật chung nhất của sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và TD (?)

1. Khái niệm triết học:

- Triết học là hệ thống lý luận chung nhất của con người về thế giới và vai trò của

con người trong thế giới ấy

Tri thức triết học mang tính: hệ thống – lý luận – khái quát

- Triết học đã ra đời trong thời kì chiếm hữu nô lệ (ở phương tây), và trong thờikì từ chiếm hữu nô lệ sang phong kiến (ở phương đông) gắn liền với phân công

lao động xã hội, tách lao động trí óc ra khỏi lao động chân tay.

+ Ở giai đoạn đầu, khi triết học mới ra đời, triết học nghiên cứu mọi thứ tri

thức, triết học là tri thức bao gồm mọi tri thức. Đây là giai đoạn mà triết học là

khoa học của mọi khoa học. Do điều kiện sống, triết học phương đông gọi là triết

học hướng nội (đề cập đến con người, xã hội loài người), triết học phương tây làtriết học hướng ngoại (chủ yếu nói về vũ trụ).

+ Thời kì trung cổ, giáo hội giữ vai trò nhiếp chính, quyền lực của nhà nước

lúc này không bằng giáo hội, khoa học lúc này phục vụ cho thần học, khoa học

nghiên cứu kinh thánh để chứng minh sự đúng đắn của kinh thánh (ở phương tây),

còn ở phương đông triết học vẫn phát triển như thời kì cổ đại.

+ Thời kì phục hưng (Thời kì khai sáng) – thời kì khôi phục những gì hưng

thịnh bị vùi dập đem lại ánh sáng trí tuệ. Khoảng thế kỉ 15, giai cấp tư sản giành

được chính quyền nên rất muốn đẩy mạnh quá trình sản xuất ra của cải vật chất,

nhận thấy cần phải phát triển về khoa học tạo điều kiện cần thiết để khoa học

 phát triển, đánh dấu một thời kì mới về đối tượng nghiên cứu của triết học, lấy tự

nhiên – con người – xã hội loài người làm đối tượng nghiên cứu.

Vào khoảng thế kỉ 17, lượng kiến thức của con người đã tương đối nhiều. Sự

 phát triển của sản xuất lúc này đòi hỏi con người phải hiểu thật sâu từng lĩnh vực của

thế giới, phân công lao động đi vào chi tiết, tỉ mỉ, thể hiện sản xuất đã phát triển, đòi

4

Page 5: Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx

5/14/2018 Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/cau-hoi-on-tap-triet-hoc-marx 5/59

 

hỏi kiến thức sâu của con người, các nhà khoa học phải chọn từng lĩnh vực để nghiên

cứu. Mỗi một lĩnh vực các nhà khoa học nghiên cứu hình thành nên một khoa học cụ

thể, lúc này các khoa học tách khỏi triết học để trở thành một khoa học độc lập.

2. Vấn đề cơ bản của triết học:

 Ngành khoa học nào cũng nghiên cứu rất nhiều vấn đề, tất cả các vấn đề đó gọilà hệ thống các vấn đề (hệ vấn đề). Trong hệ thống vấn đề thì vị trí và vai trò của các

vấn đề không giống nhau. Trong các vấn đề sẽ có những vấn đề bổ trợ, có những vấn

đề giữ vai trò nền tảng, định hướng để ngành khoa học ấy giải quyết những vấn đề

còn lại – Đó là vấn đề cơ bản.

Vậy, vấn đề cơ bản của triết học là gì? Đó là vấn đề cơ bản, nền tảng, đóng vai

trò định hướng để dựa vào đó giải quyết những vấn đề còn lại. Đi vào cụ thể thì vấn

đề cơ bản của triết học là mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Mối quan hệ này còn

thể hiện mối quan hệ giũa tồn tại và tư duy, giữa thế giới và con người.

Vì sao mối quan hệ giữa vật chất và ý thức lại là vấn đề cơ bản của triết học ? Bởi

vì:

1. Không có một trường phái triết học nào không bàn đến mối quan hệ và vấn đề

đó trong suốt lịch sử triết học. Mối quan hệ này xuyên suốt lịch sử triết học, không có

trào lưu triết học nào lại không giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Khi

giải quyết vấn đề này ta sẽ biết đâu là triết học duy học duy vật và đâu là triết học

duy tâm.

2. Bởi khi giải quyết được vấn đề này thì các vấn đề khác sẽ được giải quyết.

3. Trong phép biện chứng thừa nhận biện chứng khách quan và biện chứng chủ

quan. Biện chứng chủ quan thể hiện dưới dạng lý luận nhận thức, phép biện chứng và

logic biện chứng. Đổi mới tư duy thực chất là trở về với tư duy biện chứng. Lý luận

nhận thức có khách thể và chủ thể. Triết học xã hội có tồn tại xã hội và ý thức xã hội.

Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt:

- Mặt thứ nhất: Xác định ngôi thứ giữa vật chất và ý thức, xác định cái nào có

trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào. Có 3 cách xác định:

+ Cách 1: Vật chất có trước – ý thức có sau  vật chất quyết định ý thức, thừa

nhận tính thứ nhất của vật chất, tính thứ 2 của ý thức.

5

Page 6: Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx

5/14/2018 Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/cau-hoi-on-tap-triet-hoc-marx 6/59

 

+ Cách 2: Ý thức có trước - vật chất có sau  ý thức quyết định vật chất, thừa

nhận tính thứ nhất của ý thức, tính thứ 2 của vật chất

+ Cách 3: Vật chất và ý thức không tồn tại độc lập, chúng không nằm trong

quan hệ sản sinh, cũng không nằm trong quan hệ quyết định lẫn nhau.

Trong 3 cách giải quyết trên thì:* Cách 1 và 2, tuy đối lập về nội dung nhưng giống nhau ở chỗ chúng đều thừa

nhận tính thứ nhất của một nguyên thể vật chất hoặc ý thức, những cách giải quyết

này thuộc về triết học nhất nguyên.

Trong triết học nhất nguyên, những người khẳng định tính thứ nhất của vật chất

thuộc trường phái nhất nguyên duy vật, còn gọi là chủ nghĩa duy vật. Những người

khẳng định tính thứ nhất của ý thức thuộc trường phái triết học nhất nguyên duy tâm,

còn gọi là chủ nghĩa duy tâm.

Chủ nghĩa duy vật gồm: Chủ nghĩa duy vật chất phác

Chủ nghĩa duy vật siêu hình

Chủ nghĩa duy vật biện chứng

Chủ nghĩa duy tâm gồm: Chủ nghĩa duy tâm chủ quan

Chủ nghĩa duy tâm khách quan

* Cách 3 thuộc về triết học nhị nguyên. Triết học nhị nguyên có khuynh hướng

điều hòa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, nhưng về bản chất – triết học nhị

nguyên nghiêng về chủ nghĩa duy tâm

- Mặt thứ hai: Đề cập đến thuộc khả năng nhận thức của con người; Con người có

khả năng nhận thức những điều mình chưa biết không?

* Phái khả tri cho rằng con người có khả năng nhận thức những gì mình chưa

 biết, phái này khẳng định con người có thể hiểu được đối tượng từ rộng đến sâu, từ ít

đến nhiều. Lý luận của phái này gọi là khả tri luận.

* Phái bất khả tri cho rằng con người không có khả năng nhận thức những gì

mình chưa biết. Phái này cho rằng con người cứ phải theo đuổi các sinh vật bởi nó

luôn thay đổi nên con người không thể hiểu được đối tượng hoặc ít ra là nhận thức

được bản chất của nó.

3. Phương pháp nhận thức thế giới của triết học:

6

Page 7: Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx

5/14/2018 Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/cau-hoi-on-tap-triet-hoc-marx 7/59

 

Phương pháp là hệ thống những nguyên tắc, những yêu câu mà bắt buộc con

người phải thực hiện trong khi con người vươn đến mục đích của mình

Có 2 phương pháp: Phương pháp siêu hình

Phương pháp biện chứng

- Phương pháp siêu hình : Nhận thức đối tượng ở trạng thái cô lập, tách rời khỏicái khác biệt và giữa những mặt đối lập nhau có một ranh giới tuyệt đối. Nhận

thức đối tượng ở trạng thái bất biến, nếu có sự biến đổi thì chỉ là sự biến đổi về

số lượng và nguyên nhân của sự biến đổi đó nằm ngoài đối tượng.

- Phương pháp biện chứng : nhận thức đối tượng trong mối liên hệ có sự tác

động qua lại, ảnh hưởng, ràng buộc nhau, được nhận thức trong trạng thái

động, nằm trong xu thế thay đổi, vận động và phát triển.

Kết luận: Triết học dựa trên các thành tựu khoa học cụ thể, rút ra những kết luận

chung nhất, và những kết luận chung ấy đóng vai trò định hướng của các khoa học

cụ thể.

7

Page 8: Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx

5/14/2018 Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/cau-hoi-on-tap-triet-hoc-marx 8/59

 

Câu 3: Phân tích nội dung và ý nghĩa định nghĩa vật chất của Lenin?

Định nghĩa:

1. Các quan niệm của các nhà duy vật trước Marx :- Quan niệm thời cổ đại : Xuất hiện những quan niệm mang tính trực quan cảm

tính để giải thích thế giới theo lập trường duy vật. Theo họ, thế giới tồn tại

khách quan được cấu thành từ vật chất, vật chất là bản nguyên của thế giới.

Tuy nhiên, những quan niệm này mang tính trực quan, cảm tính, họ đồng nhất

vật chất với vật chất cụ thể. Những quan điểm này còn thô sơ, nhưng nó có ưu

điểm là vật chất được xem là cơ sở đầu tiên của mọi sự vật hiện tượng trongthế giới khách quan. Quan niệm đó hoàn toàn đối lập với quan niệm của Chủ

nghĩa duy tâm về cơ sở đầu tiên của thế giới là tinh thần.

- Quan niệm về vật chất của triết học duy vật thời kì khai sáng (TK 17 - 18) :

Quan niệm về vật chất thời kì này mang tính siêu hình máy móc. Ngoài việc

khẳng định chủ nghĩa duy vật thời cổ đại, các nhà triết học thời kì này còn

đồng nhất vật chất với một thuộc tính nào đó của vật chất - như đồng nhất vậtchất với khối lượng, năng lượng

- Quan niệm về vật chất của Triết học duy vật thời cận đại (cuối TK 19 đầu 20) :

Đến cuối TK 19 đầu 20, vật lý đã có những phát minh rất quan trọng, chính nó

đã góp phần làm sụp đổ chủ nghĩa duy vật cũ. Việc phát hiện ra tia X, phát

hiện ra hiện tượng phóng xạ, phát hiện ra điện tử, hiện tượng khối lượng điện

tử tăng khi vận tốc của nó tăng. Những phát hiện đó đối lập nhau với quan

niệm vật chất về nguyên tử hay là về khối lượng. Chủ nghĩa duy tâm lợi dụng

tình hình đó để giải thích cho quan điểm của mình về thế giới, chống lại chủ

nghĩa duy tâm. Vì vậy, thời kì này đã diễn ra một cuộc khủng hoảng về thế

giới quan trong các nhà triết học và khoa học có quan điểm duy vật siêu hình

về vật chất.

Trước sự khủng hoảng đó của triết học, Lenin đã viết tác phẩm “Chủ nghĩa

duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”, ông đã bác bỏ những quan niệm sai

lầm của chủ nghĩa duy tâm và cho rằng không phải “vật chất tiêu tan” mà chỉ có

8

Page 9: Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx

5/14/2018 Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/cau-hoi-on-tap-triet-hoc-marx 9/59

 

giới hạn hiểu biết của con người về vật chất là tiêu tan, nghĩa là cái mất đi không

 phải là vật chất mà là giới hạn của sự nhận thức về vật chất.

Bằng sự kế thừa khoa học tự nhiên, những quan điểm có chọn lọc của chủ

nghĩa duy vật trước Marx, Lenin đã đưa ra một định nghĩa toàn diện và khoa học về

 phạm trù vật chất.2. Định nghĩa của Lenin về vật chất :

Định nghĩa: Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan

được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại,

chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.

Phân tích:

a. Vật chất là một phạm trù triết học : Phạm trù là những khái niệm cơ bản,

không thể thiếu được trong một ngành khoa học nào đó, phản ánh những đặc trưng

chung nhất của một nhóm đối tượng.

- Phạm trù triết học là một phạm trù rộng và khái quát nhất không thể hiểu theo

nghĩa hẹp như các khái niệm vật chất thường dùng trong các lĩnh vực khoa học cụ

thể hoặc đời sống hàng ngày. Vật chất có thể định nghĩa được bằng cách đặt nó

trong quan hệ độc lập với ý thức xem cái nào có trước, cái nào quyết định cái nào.

- Với tư cách là một phạm trù triết học, vật chất phải thể hiện thế giới quan và

hướng đến giải quyết vấn đề cơ bản của triết học.

b. Vật chất dùng để chỉ thực tại khách quan : Thực tại khách quan là những gì

tồn tại ngoài ý thức, không phụ thuộc vào ý thức, ý thức không thể làm thay đổi hay

quyết định bất kì cái gì của nó. Đó là tiêu chuẩn để phân biết cái gì là vật chất, cái

gì không phải là vật chất, cả trong tự nhiên và trong đời sống xã hội.

- Vật chất là vô cùng, vô tận, nó có vô vàn các thuộc tính khác nhau, rất đa dạng

và phong phú mà khoa học ngày càng tìm ra và phát hiện thêm những thuộc tính

mới của nó.

- Trong tất cả những thuộc tính của vật chất thì thuộc tính “thực tại khách quan”,

sự tồn tại bên ngoài độc lập với ý thức của con người là thuộc tính chung nhất, vĩnh

hằng với mọi dạng, mọi đối tượng khác nhau của vật chất.

- Tất cả những gì tồn tại bên ngoài và độc lập với ý thức của con người đều là

những dạng khác nhau của vật chất. Như những quy luật kinh tế xã hội, những quan

9

Page 10: Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx

5/14/2018 Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/cau-hoi-on-tap-triet-hoc-marx 10/59

 

hệ sản xuất của xã hội, tuy không tồn tại dưới dạng vật thể, khối lượng, năng lượng,

cấu trúc phân tử, nguyên tử… nhưng chúng tồn tại khách quan, có trước ý thức và

quyết định ý thức. Vì vậy chúng chính là vật chất dưới dạng xã hội

- Thuộc tính “tồn tại khách quan” cũng là tiêu chuẩn để khẳng định thế giới vật

chất có tồn tại thực sự, tồn tại do chính nó hay không. Bởi vậy, nó là cơ sở khoahọc để đấu tranh chống lại chủ nghĩa duy tâm dưới mọi hình thức

c. “Vật chất được đem lại cho con người trong cảm giác”: Vật chất tồn tại

khách quan, nhưng không tồn tại vô hình, trừu tượng, mà là sự tồn tại hiện thực, cụ

thể. Khi vật chất tác động lên các giác quan của con người thì gây ra cảm giác của

con người, đem lại cho con người sự nhận thức về chính nó. Như vậy, khái niệm

nhận thức của con người đối với vật chất chính là xuất phát từ thuộc tính tồn tại

cảm tính, tức tồn tại có thể nhận thức được bản thân vật chất.

Con người có thể nhận thức được khách quan nhờ các giác quan của mình, nó

thuộc về phái khả tri (con người có thể nhận thức những cái mình chưa biết). Nó

nói lên tầm quan trọng của các giác quan trong quá trình nhận thức, khoa học chứng

minh rằng mọi hoạt động nhận thức của con người đều thông qua các giác quan.

 Nếu các giác quan này ngày càng hoàn thiện thì nhận thức của con người ngày càng

cao, nếu các giác quan của con người khiếm khuyết thì nhận thức của con người

cũng khiếm khuyết. Trình độ nhận thức của con người phụ thuộc rất nhiều vào các

giác quan, đó là cầu nối của quá trình nhận thức, điều đó khẳng định thực tại khách

quan là cái có trước, còn cảm giác là cái có sau, vật chất tồn tại không lệ thuộc vào

ý thức.

d. “Được cảm giác chúng ta chép lại, chụp lại”: phản ánh sự hiểu biết của con

người chỉ là hình ảnh về thực tại khách quan. Nó là kết quả của quá trình các giác

quan của con người chụp lại, chép lại, phản ánh lại thực tại khách quan sự hiểu

 biết của con người thuộc lĩnh vực ý thức, thực tại khách quan thuộc về thế giới vật

chất. Ý thức là hình ảnh về thế giới vật chất xã hội trong quá trình nhận thức của

con người. Chính vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, vật chất sẽ quyết

định nội dung ý thức.

e. “Không phụ thuộc vào cảm giác”: đề cập đến tính chất quan trọng nhất của

vật chất: sự tồn tại trong ý thức không phụ thuộc vào ý thức, đó là tồn tại khách

10

Page 11: Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx

5/14/2018 Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/cau-hoi-on-tap-triet-hoc-marx 11/59

 

quan, là cơ sở quan trọng nhất để xác định một cái gì đó có thuộc về vật chất hay

không.

Kết luận: Vật chất có nhiều thuộc tính, thuộc tính tồn tại khách quan, thuộc tính

 phản ánh nhưng quan trọng nhất là tồn tại khách quan. Đó là cơ sở quan trọng nhất

để xem xét, còn các vấn đề còn lại cho ta hiểu về ý thức, mối quan hệ giữa vật chấtvà ý thức, khả năng nhận thức của con người.

3. Rút ra từ định nghĩa :

Sự thống nhất giữa tính trừu tượng của phạm trù và tính hiện thực của vật chất

được thể hiện: vật chất với tư cách là phạm trù thì nó là kết quả của quá trình khái

quát hóa, trừu tượng hóa của con người. Nó là sản phẩm của tư duy trên vật chất,

với tư cách là vật chất thì nó là những cái thể hiện cụ thể qua các sự vật, các quá

trình, các quan hệ…

Trong thế giới có rất nhiều các sự vật với kích thước, thuộc tính khác nhau

thuộc về thế giới vi mô, vĩ mô… chúng có đặc tính chung là tồn tại khách quan bên

ngoài ý thức của con người. Từ đó, con người khái quát hóa các sự vật cụ thể thành

khái niệm chung. Đó là khái niệm vật chất.

Lenin đã có một cách định nghĩa mới là không định nghĩa vật chất theo cách

thông thường mà đã đem vật chất đối lập với ý thức.

4. Ý nghĩa :

a. Định nghĩa đã khắc phục được hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước Marx về

vật chất. Chủ nghĩa duy vật trước Marx lấy cái trong giới tự nhiên để giải thích cho

thế giới. Điều đó về cơ bản là đúng nhưng hạn chế ở chỗ là đã đồng nhất vật chất

với vật thể. Định nghĩa của Lenin đã phân biệt được vật chất với vật thể một cách

rõ ràng.

Chủ nghĩa duy vật trước Marx:

Vật chất = nước, lửa, không khí tồn tại khách quan

Chủ nghĩa duy vật biện chứng :

Vật chất = thực tại khách quan tồn tại khách quan

Khác nhau ở chỗ chủ nghĩa duy vật trước Marx biểu hiện một hoặc một số cái,

còn chủ nghĩa duy vật biện chứng biểu hiện mọi cái, chính điều này làm cho Chủ

nghĩa duy vật phát triển lên một trình độ mới trở thành chủ nghĩa duy vật biện11

Page 12: Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx

5/14/2018 Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/cau-hoi-on-tap-triet-hoc-marx 12/59

 

chứng, tạo cơ sở khoa học cho quan niệm duy vật trong lĩnh vực xã hội, đó là chủ

nghĩa duy vật lịch sử, và đồng thời tạo cơ sở khoa học cho sự thống nhất giữa chủ

nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.

b. Định nghĩa bác bỏ những quan điểm duy tâm về vật chất, Chủ nghĩa duy

tâm thừa nhận tính thứ nhất của ý thức, nhưng ý thức chỉ là hình ảnh của thế giớikhách quan.

c. Giải quyết được vấn đề cơ bản của triết học trên quan điểm duy vật.

d. Góp phần giải quyết khủng hoảng về mặt thế giới quan diễn ra cuối thế kỉ

XIX đầu XX, góp phần thúc đẩy khoa học phát triển, vì nó cho rằng con người có

khả năng nhận thức thế giới, cho con người thấy rằng quá trình nhận thức ấy phải

thống qua các giác quan

e. Đặc tính khắc phục tính chất trực quan siêu hình máy móc và những biến

tướng của nó trong quan niệm về vật chất của các nhà triết học tư sản hiện đại.

f. Khẳng định thế giới vật chất khách quan là vô cùng, vô tận, luôn vận động

và phát triển không ngừng nên đã có tác động cổ vũ, động viên các nhà khoa học đi

sâu nghiên cứu thế giới vật chất, tìm ta những kết quả mới, những thuộc tính mới,

những thuộc tính mới và những quy luật vận động của vật chất để làm phong phú

thêm kho tàng tri thức của nhân loại.

 Ngày nay, mặc dù khoa học tự nhiên đã tiến những bước rất dài so với thời

điểm khi những định nghĩa vật chất của Lenin ra đời, nhưng nó vẫn giữ nguyên ý

nghĩa cho đến ngày nay. Sự thừa nhận hay không định nghĩa này vẫn là tiêu chuẩn

để phân biệt thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm.

12

Page 13: Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx

5/14/2018 Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/cau-hoi-on-tap-triet-hoc-marx 13/59

 

Câu 4: Nguồn gốc ý thức, bản chất của ý thức, ý nghĩa?

Ý thức là phạm trù triết học chỉ một dạng hoạt động dặc biệt diễn ra trong bộ óc

con người, phản ánh thế giới khách quan. Ý thức là thuộc tính đặc biệt chỉ có riêng

ở dạng vật chất có tổ chức cao. Ý thức được hình thành từ thuộc tính phản ánh và

thông qua hoạt động lao động cải biến thế giới tự nhiên và xã hội của con người.1. Nguồn gốc ý thức:  Nguồn gốc tự nhiên  Bộ não đang hoạt động 

Các sự vật hiện tượng trong thế giới kháchquan tác động đến giácquan gây hiện tượng phản ánh.

 Nguồn gốc xã hội : Lao động và ngôn ngữ

a.  Nguồn gốc tự nhiên :

- Trên cở sở tiếp cận y học, sinh học, ta rút ra nguồn gốc ý thức trên cơ sở tiếp

nhận triết học. Bộ não con người có khoảng 17 tỉ tế bào thần kinh, có 2 loại tế bào

trắng và xám. Tế bào trắng thu nhận thông tin, hấp thụ thông tin; tế bào xám xử lý

thông tin dẫn ra tổ chức sáng tạo, làm cho khả năng xử lý thông tin cao. Tỉ lệ chất

xám và chất trắng trong não người về cơ bản là như nhau, trên não bộ chia làm

nhiều khu, mỗi khu lưu giữ những chức năng khác nhau, chỉ có não bộ đang hoạtđộng mới sản sinh ra ý thức.

Bộ não của con người là một dạng cụ thể đặc biệt của vật chất, khác với tất cả

các dạng vật chất khác về cấu trúc và thuộc tính.

- Phản ánh là thuộc tính chung của mọi dạng vật chất. Đó là năng lực giữ lại, tái

hiện của hệ thống vật chất này đối với những đặc điểm của hệ thống vật chất khác

trong quátrình tác động qua lại.VD: Tất cả các sự vật hiện tượng trong vũ trụ đều có khả năng nhận thức qua

lại lẫn nhau. Khi A tác động đến B thì B sẽ tác động trở lại A, đồng thời B vẫn giữ 

lại các dấu vết của A tạo ra.

 Phản ánh là quá trình, trong đó một sự vật này khi nhận tác động của một sự 

vật khác, nó có khả năng tác động ngược trở lại vật đã tác động đến nó, đồng thời

với quá trình đó nó giữ lại những dấu vết mang nội dung vật đã tác động lên nó.Quá trình phản ánh này diễn ra khác nhau ở các sự vật hiện tượng khác nhau. Sự 

13

Page 14: Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx

5/14/2018 Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/cau-hoi-on-tap-triet-hoc-marx 14/59

 

khác nhau này bị quyết định bởi mức độ tác động và cấu trúc của các dạng vật chất 

trong khi tác động qua lại lẫn nhau.

Cùng với sự tiến hóa của thế giới vật chất, thuộc tính phản của nó cũng phát

triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, trong đó ý thức là hiện tượng phản

ánh cao nhất của thế giới vật chất. Ý thức là một thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao của bộ não

người, là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc con người.

b.  Nguồn gốc xã hội :

- Lao động là sự tác động vào giới tự nhiên của con người, làm giới tự nhiên

thay đổi về tính chất, hình dáng, cấu trúc cho phù hợp với nhu cầu của con người.

Lao động có vai trò to lớn trong việc hình thành và phát triển ý thức:

• Thay đổi cấu trúc cơ thể của vượn người để trở thành cơ thể của con người:

 giải phóng 2 chi trước của con người để làm những việc tinh vi hơn.

•  Hoạt động lao động làm cho các giác quan của con người ngày càng trở nên

hoàn thiện: cải biến nguồn thức ăn (nhiều đạm)

•  Nhờ quá trình lao động mà ngôn ngữ ra đời, nhờ quá trình lao động ngôn ngữ 

thêm hoàn thiện, làm cho con người liên kết lại với nhau, làm nên mối quan hệ khách

quan trong xã hội.

•  Hoạt động lao động làm thuộc tính bản chất của các sự vật, hiện tượng, quá

trình tự bộc lộ

•  Lao động giúp con người hoàn thiện bàn tay, chế tạo ra của cải lao động, làm

cho hoạt động có mục đích của con người đạt mục đích cao hơn, làm cho con người khác

nhau về chất so với con vật .

-  Ngôn ngữ giúp con người nhận thức, cho phép con người ý thức được về

đối tượng một cách gián tiếp:

•  Ngôn ngữ giúp con người trao đổi thông tin, qua đó cung cấp cho con người

những nội dung mới, hoặc điều chỉnh những nội dung mà con người đã có.

•  Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu thứ 2, là cái vỏ vật chất của tư duy, là phương 

tiện để con người giao tiếp trong xã hội, phản ánh một cách khách quan sự vật, tổng kết 

kinh nghiệm thực tiễn và trao đổi giữa các thế hệ. Không có nguôn ngữ nào lại không 

chứa đựng một lượng nội dung ý thức nhất định và không có một ý thức. Tư tưởng nào lại

14

Page 15: Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx

5/14/2018 Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/cau-hoi-on-tap-triet-hoc-marx 15/59

 

không bộc lộ bằng ngôn ngữ. Vì thế ngôn ngữ chứa đựng tư tưởng và tư tưởng bộc lộ qua

ngôn ngữ. Thông qua ngôn ngữ, con người hiểu được tri thức, rèn luyện tư tưởng là rèn

luyện ngôn ngữ. Sự hoàn thiện và phát triển của ý thức dẫn đến sự hoàn thiện và phát 

triển của ngôn ngữ .

Tóm lại, lao động và ngôn ngữ là 2 sức kích thích chủ yếu để hình thành và phát triển ý thức.

2. Bản chất của ý thức:

- Ý thức là sự phản ảnh của thế giới khách quan vào bộ não người thông qua

hoạt động thực, nên bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách

quan, là sự phản ánh sáng tạo thế giới vật chất.

• Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Điều đó có nghĩa là nội

dung của ý thức là do thế giới khách quan quyết định, nhưng ý thức là hình ảnh chủ

quan, là hình ảnh tinh thần chứ không phải là hình ảnh vật lý, vật chất như chủ nghĩa

duy vật tầm thường quan niệm.

• Sự cải biến trong sáng tạo của ý thức là tuân theo quy luật phản ánh không

xuyên tạc hiện thực.

- Ý thức là sự phản ánh khách quan một cách chủ động và tích cực (sáng tạo)

• Con người chủ động tác động vào sự vật, bắt sự vật bộc lộ các thuộc tính của

mình, qua đó con người nhận thức, hiểu biết sâu sắc hơn về thế giới.

• Bên cạnh phản ánh và hiểu biết về sự vật, còn người còn sử dụng những tri

thức về sự vật, qua đó chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người.

• Phản ánh ý thức là sáng tạo vì nó bao giờ cũng do con người thực tiễn quyết

định. Nhu cầu đó đòi hỏi chủ thể phản ánh phải hiểu rõ về cái được phản ánh. Trên cơ sở 

đó hình thành nên hình ảnh tinh thần và những hình ảnh đó ngày càng phản ánh đúng

đắn hơn hiện thực khách quan. Song sự sáng tạo của ý thức là sự sáng tạo của phản ánh

dựa trên những cơ sở phản ánh.

- Phản ánh ý thức là sáng tạo vì phản ánh đó bao giờ cũng dựa trên hoạt động

thực tiễn và là sản phẩm của các quan hệ xã hội, ý thức mang bản chất xã hội.

• Ý thức là một hiện tượng xã hội. Là sản phẩm của sự phát triển xã hội, không

 phải chỉ là sự phát triển giản đơn.

•  Nếu con người tách khỏi xã hội sẽ không hình thành nên tri thức.

15

Page 16: Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx

5/14/2018 Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/cau-hoi-on-tap-triet-hoc-marx 16/59

 

Kết cấu của ý thức: tri thức, tình cảm, ý chí… Trong đó, tri thức là yếu tố

quan trọng nhất, quyết định bản chất chủ động, sáng tạo, tích cực của ý

thức.

Kết luận: Ý thức mang bản chất xã hội, nó là hình ảnh chủ quan của thế giới

khách quan. Ý thức con người bị những điều kiện xã hội quyết định cả về nội dunglẫn hình thức biểu hiện, tất cả mọi giai đoạn trong xã hội quyết định hình thức biểu

hiện ý thức của con người trong xã hội đó. Ý thức phản ánh toàn bộ đời sống vật

chất của xã hội đó ở mỗi giai đoạn lịch sử đó, ý thức là hình ảnh về thế giới khách

quan, nhưng hình ảnh về thế giới khách quan đó không y nguyên như bản thân của

thế giới mà nó bị cải tạo qua chủ quan của mỗi người. Chủ quan thể hiện qua tri

thức, kinh nghiệm, tố chất của mỗi người.

3. Ý nghĩa phương pháp luận:

- Do ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan nên trong nhận thức

và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan, cần chống lại bệnh chủ

quan duy ý chí.

- Do ý thức là sự phản ánh tự giác sáng tạo hiện thực nên cần chống tư tưởng

thụ động và chủ nghĩa giáo điều xa rời thực tiễn.

Câu 5: Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, ý nghĩa?

1. Quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức :a.  Khái niệm:

16

Page 17: Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx

5/14/2018 Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/cau-hoi-on-tap-triet-hoc-marx 17/59

 

- Vật chất: Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách

quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta

chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.

- Ý thức: Ý thức là một phạm trù triết học chỉ một dạng hoạt động đặc

 biệt diễn ra trong bộ óc con người, phản ánh thế giới khách quan. Ý thức là thuộctính đặc biệt chỉ riêng có ở dạng vật chất có tổ chức cao. Ý thức được hình thành

từ thuộc tính phản ánh và thông qua hoạt động lao động cải biến giới tự nhiên và

xã hội của con người.

b.  Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức:

- Vật chất quyết định ý thức:

• Vật chất có trước, ý thức có sau. Vật chất quyết định ý thức, vật chất

là nguồn gốc của ý thức, vật chất sinh ra ý thức. Ý thức là chức năng của óc người

 – dạng vật chất có tổ chức cao của thế giới vật chất – là cơ quan phản ánh để hình

thành ý thức. Ý thức tồn tại phụ thuộc vào hoạt động thần kinh của bộ não trong

quá trình phản ánh thế giới khách quan.

• Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất vào óc người, thế giới vật

chất là nguồn gốc khách quan của ý thức, quyết định nội dung của ý thức

- Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất :

• Ý thức có tính độc lập tương đối so với vật chất, có tính năng động,

sáng tạo nên có thể tác động trở lại vật chất, góp phần cải biến thế giới khách

quan thông qua hoạt động thực tiễn của con người.

• Ý thức không phản ánh đúng hiện thực khách quan, có thể kềm hãm

với một mức độ nhất định hoạt động thực tiễn của con người trong quá trình cải

tạo tự nhiên, cải tạo xã hội.

• Sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động của

con người, con người dựa trên những tri thức của mình về thế giới khách quan,

hiểu biết những quy luật khách quan từ đó đề ra mục tiêu, phương hướng, biện

 pháp thực hiện và ý chí thực hiện mục tiêu ấy.

• Vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của ý thức con người trong quá

trình cải tạo thế giới (thực hiện) được phát triển đến mức độ nào chăng nữa cũng

 phải dựa trên sự phản ánh thế giới khách quan.

17

Page 18: Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx

5/14/2018 Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/cau-hoi-on-tap-triet-hoc-marx 18/59

 

c. Biểu hiện của mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong đời sống xã hội

Đó là quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, trong đó tồn tại xã hội quyết

định ý thức xã hội và ý thức xã hội có tính độc lập tương đối, tác động trở lại tồn

tại xã hội. Ngoài ra, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức còn là cơ sở để xem xét

các mối quan hệ xã hội khác như chủ thể và khách thể, lý luận và thực tiễn, điềukiện khách quan và nhân tố chủ quan.

2. Ý nghĩa phương pháp luận

- Vật chất quyết định ý thức, ý thức là sự phản ánh vật chất cho nên trong

nhận thức phải đảm bảo nguyên tắc “tính khách quan của sự xem xét” và trong

hoạt động thực tiễn phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động

theo các quy luật khách quan. Nguyên tắc này đòi hỏi chúng ta trong nhận thức và

hành động phải xuất phát từ bản thân sự vật, hiện tượng, từ thực tế khách quan,

không được xuất phát từ ý muốn chủ quan, không lấy ý muốn chủ quan của mình

là cơ sở, không lấy ý chí áp đặt cho thực tế. Nắm vững nguyên tắc khách quan đòi

hỏi phải tôn trọng sự thật, tránh thái độ chủ quan, nóng vội, định kiến, không

trung thực => tôn trọng quy luật khách quan.

- Ý thức có tính độc lập tương đối tác động trở lại vật chất, thông qua hoạt

động của con người nên cần phải phát huy tính tích cực của ý thức đối với vật

chất bằng cách nâng cao năng lực nhận thức các quy luật khách quan và vận dụng

chúng vào hoạt động thực tiễn của con người:

•  Nguyên tắc khách quan: Không loại trừ mà còn đòi hỏi phải phát huy

tính năng động, chủ quan, phát huy tính sáng tạo của ý thức.

• Vai trò tích cực của ý thức là ở chỗ nhận thức được thế giới khách

quan làm cho con người hình thành được mục đích, phương hướng, biện

 pháp và ý chí cần thiết cho hoạt động thực tiễn của mình.

• Trong hoạt động thực tiễn phải giáo dục và nâng cao trình độ tri thức

xã hội cho nhân dân nói chung, nâng cao trình độ cho cán bộ, Đảng viên,

nhất là trong điều kiện nền văn minh trí tuệ ngày nay. Mặt khác, phải

củng cố, bồi dưỡng nhiệt tình, ý chí cách mạng cho nhân dân, rèn luyện

 phẩm chất đạo đức cho CB – Đảng viên, bảo đảm sự thống nhất giữa

nhiệt tình cách mạng và tri thức khoa học.

18

Page 19: Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx

5/14/2018 Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/cau-hoi-on-tap-triet-hoc-marx 19/59

 

• Để thực hiện nguyên tắc khách quan và phát huy tính năng động chủ

quan của con người, phải vận dụng đúng giá trị (qh?) lợi ích, phải có động

cơ trong sáng, thái độ thật sự khách quan, khoa học và không vụ lợi.

- Cần chống lại bệnh chủ quan duy ý chí, cũng như thái độ thụ động, chờ đợi

vào điều kiện vật chất, hoàn cảnh khách quan.3. Vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức vào đời sống xã hội

- Nhân tố vật chất gồm: Tồn tại

Tính chất địa lý ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội

 Dân số với tất cả các biểu hiện của nó.

 Phương thức SX là sự thống nhất giữa LLSX và QHSX 

 Không gian và thời gian

Quy luật.

- Nhân tố ý thức gồm: Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.

Ý thức là sự p.ánh sáng tạo TGKQ & bộ óc con ngườ.i

 Đường lối chủ trương, chính sách, kế hoạch, biện pháp.

Các q.điểm, quan niệm, tâm tư, tiêu chuẩn, nguyện vọng 

 Một số biểu hiện của phong tục tập quán, thói quen đề 

cập đến hoạt động con người nhưng cũng có một phần

thuộc về ý thức.

- Ý nghĩa cụ thể:

+ Nếu vật chất là nguồn gốc ý thức, sản sinh và quyết định ý thức thì trong hoạt

động của mình, con người phải tôn trọng nguyên tắc khách quan, tôn trọng

nguyên tắc khách quan là tôn trọng vài trò quyết định của nhân tố vật chất. Biểu

hiện của việc tôn trọng nguyên tắc khách quan:

• Khi đề ra đường lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch, biện pháp, mục tiêu,

mục đích… Con người không được thuần túy xuất phát từ ý muốn chủ quan

của mình và trên hết phải xuất phát từ nhân tố vật chất. Điều đó đòi hỏi mỗi cá

nhân, vùng, địa phương, phải xuất phát từ yếu tố vật chất.

• Khi đã có đường lối, chủ trương, chính sách đúng thì vấn đề trọng yếu trước

tiên quyết định hành động của con người thành công hay thất bại là con người

có tìm ra, huy động được, tổ chức được những nhân tố vật chất thành lực

19

Page 20: Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx

5/14/2018 Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/cau-hoi-on-tap-triet-hoc-marx 20/59

 

lượng vật chất hay không? – Tìm ra nhân tố vật chất khó bởi vì nó đòi hỏi con

người phải có tri thức đúng về vật chất, huy động tốt sẽ tổ chức tốt, sức mạnh

sẽ tăng lên nhiều lần…

• Vì vật chất là nguồn gốc của ý thức, sản sinh ý thức, quyết định ý thức nên

muốn giải thích các hiện tượng tinh thần con người, phải quay về với nguồngốc của nó là đời sống vật chất.

+ Nếu ý thức tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động của con người thì

trong cuộc sống của mình, con người phải phát huy vai trò tích cực của những

nhân tố chủ quan – phát huy tính năng động chủ quan của con người, thực chất là

 phát huy sự tác động tích cực trở lại nhân tố ý thức đối với vật chất. Hướng tích

cực thể hiện những nhân tố ý thức thúc đẩy các nhân tố vật chất, biểu hiện của

tính tích cực năng động, sáng tạo:

• Con người phải biết tôn trọng tri thức khoa học sáng tạo

• Truyền bá tư tưởng khoa học ấy vào quần chúng để nó trở thành tri thức, niềm

tin định hướng quần chúng hành động.

• Con người phải không ngừng rèn luyện để tiếp cận, làm chủ tri thức, duy trì và

 phát triển thuần phong, mỹ tục.

• Phát huy tính năng động chủ quan là phát huy tính năng động của ý thức. Con

người phải cố gắng làm chủ tri thức khoa học toàn diện bao gồm tri thức khoa

học tự nhiên và tri thức khoa học xã hội.

• Khi muốn thực hiện hay xây dựng một điều gì đó phải chống cái đối lập với

nó, chống tư tưởng xem thường vai trò ý thức, xem thường tri thức khoa học,

các yếu tố khác nhau như thuần phong, mỹ tục…

4. Khắc phục và ngăn ngừa bệnh chủ quan duy ý chí :

Bệnh chủ quan, duy ý chí là một sai lầm khá phổ biến ở nước ta và ở nhiều

nước XHCN trước đây, gây tác hại nghiêm trọng đối với sự nghiệp xây dựng

XHCN.

Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan một cách sáng tạo, sáng tạo

trên cơ sở của sự phản ánh. Vì vậy, nếu cường điệu tinh thần sáng tạo của ý

thức sẽ rơi vào bệnh chủ quan duy ý chí. Bệnh chủ quan, duy ý chí là khuynh

20

Page 21: Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx

5/14/2018 Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/cau-hoi-on-tap-triet-hoc-marx 21/59

 

hướng tuyệt đối hóa vai trò nhân tố chủ quan của ý chí, xa rời hiện thực khách

quan, lấy nhiệt tình cách mạng thay cho sự yếu kém về tri thức khoa học.

Sai lầm của bệnh chủ quan, duy ý chí là lối suy nghĩ và hành động giản

đơn, nóng vội, chạy theo nguyện vọng chủ quan biểu hiện trong một số chủ

trương và chính sách, xa rời hiện thực khách quan. Bệnh chủ quan duy ý chí có nguồn gốc từ nhận thức, sự yếu kém về tri thức

khoa học, tri thức lý luận, không đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn.

- Bệnh chủ quan, duy ý chí còn do nguồn gốc lịch sử - xã hội, giai cấp, tâm lý

của người sản xuất nhỏ chi phối. Cơ chế quan liêu bao cấp cũng tạo điều kiện cho sự

ra đời của bệnh chủ quan, duy ý chí.

- Để khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí phải sử dụng đồng bộ biện pháp. Trước

hết phải đổi mới tư duy, lý luận nâng cao năng lực trí tuệ, trình độ lý luận của Đảng.

Trong hoạt động thực tiễn phải tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan,

 phải đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của

hệ thống chính trị, chống bảo thủ, trì trệ, quan liêu.

Câu 6 : Trình bày nội dung của phương pháp biện chứng duy vật?

 Nội dung của phép biện chứng duy vật được thể hiện qua 2 nguyên lý, 2 nguyên

lý này được cụ thể qua các quy luật:

21

Page 22: Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx

5/14/2018 Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/cau-hoi-on-tap-triet-hoc-marx 22/59

 

1.  Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến :

- Thế giới được hình thành từ những sự vật, hiện tượng, những quá trình khác

nhau. Không có một sự vật hiện tượng nào tồn tại cô lập, tách rời khỏi những sự vật,

hiện tượng khác nhau, chúng luôn nằm trong mối liên hệ với nhau.

a.

Khái niệm :Mối liên hệ phổ biến là khái niệm dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau, ảnh hưởng

nhau, ràng buộc nhau, góp phần quyết định sự tồn tại và phát triển của nhau giữa các

mặt, các yếu tố, các bộ phận trong một bộ phận hoặc giữa các sự vật hiện tượng với

nhau.

b.  Nội dung và tính chất các mối liên hệ phổ biến :

- Tính khách quan: Không phụ thuộc vào ý thức con người. Nhờ có mối

liên hệ mà có sự vận động qua lại, đó là phương thức tồn tại của vật chất, là một yếu

tố khách quan. Do đó, mối liên hệ cũng là một tất yếu khách quan. Liên hệ là vốn có

của các sự vật hiện tượng mà chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó.

- Tính phổ biến: Mối liên hệ tồn tại trong tất cả mọi sự vật hiện tượng, ở tất

cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy. Mối liên hệ phổ biến mà hiện thực, là cái

vốn có của mọi sự vật hiện tượng, nó thể hiện tính thống nhất vật chất của thế giới.

- Tính phong phú đa dạng: Các sự vật hiện tượng trong thế giới vật chất là

đa dạng nên mối liên hệ giữa chúng cũng đa dạng. Vì thế khi nghiên cứu các sự vật

hiện tượng cần phải phân loại các mối liên hệ một cách cụ thể. Tính đa dạng, phong

 phú còn thể hiện ở vai trò, vị trí của các mối liên hệ đối với sự tồn tại của các chính

thể là không giống nhau.

Căn cứ vào tính chất, phạm vi, trình độ, có thể có những mối liên hệ sau:

chung – riêng; cơ bản – không cơ bản; bên trong – bên ngoài, chủ yếu – thứ yếu;

không gian – thời gian… Sự phân loại này là tương đối và mối liên hệ chỉ là một bộ

 phận, một mặt trong toàn bộ mối liên hệ phổ biến nói chung.

Phép biện chứng duy vật nghiên cứu những mối liên hệ chung nhất và phổ

 biến nhất của thế giới chủ quan, còn những hình thức cụ thể của mối liên là đối tượng

nghiên cứu của các ngành khoa học cụ thể.

c. Ý nghĩa

22

Page 23: Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx

5/14/2018 Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/cau-hoi-on-tap-triet-hoc-marx 23/59

 

Vì mối liên hệ mang tính khách quan và mang tính phổ biến nên trong hành

động nhận thức của con người, con người cần phải tôn trọng tính toàn diện, nghĩa là

khi con người nhận thức một đối tượng nào đó, hoặc giải quyết một vấn đề gì đó,

đánh giá gì đó thì ngoài việc tìm hiểu bản thân đối tượng ra, con người cần tìm hiểu

tất cả các mối liên hệ mà nó có (quan hệ toàn diện).Con người không bao giờ nhận thức được tất cả các mối liên bản chất không

gian vô hạn, thời gian không điểm khởi đầu, không điểm kết thúc. Con người có

nhiều mối liên hệ, nếu con người càng hiểu nhiều mối liên hệ thì sai lầm của con

người càng ít. Nếu tôn trọng điểm toàn diện thì sẽ đạt được hiệu quả tối ưu hơn, cần

chống tư tưởng phiến diện một chiều, phiến diện lấy một yếu tố nhỏ thay cho chỉnh

thể.

Từ tính riêng biệt của các mối liên hệ đòi hỏi con người phải tôn trọng quan

điểm lịch sử cụ thể, nghĩa là khi nhận thức nhận định, đánh giá một điều gì đó thì con

người phải đặt nó vào không gian của nó, thời gian của nó, những mối liên hệ của nó

(ở đâu?; khi nào?; với cái gì?) Cần chống quan điểm chung chung, đại khái.

=> Nguyên lý vế mối liên hệ phổ biến phản ánh đặc trưng thứ nhất trong

 phép biện chứng.

2.  Nguyên lý về sự phát triển :

Mọi sự vật, hiện tượng ở trạng thái động, nằm trong khuynh hướng chung là

 phát triển

-  Nguồn gốc của sự phát triển là đấu tranh giữa các mặt đối lập để giải quyết

xung đột của sự vật

- Khuynh hướng của sự phát triển là nguồn gốc của sự vật phát triển dẫn đến

chất của sự vật thay đổi ngược lại.

- Khuynh hướng của sự phát triển là: Sự phát triển diễn ra không theo đường

thẳng mà bằng một đường quanh co, phức tạp, được biểu diễn bằng một đường

xoắn ốc đi lên, là quá trình phủ định của phủ định - trong đó cái mới ra đời

thay thế cái cũ, và hết mỗi chu kì - sự vật lặp lại dường như giống cái ban đầu

nhưng ở mức độ cao hơn.

Khái niệm về sự phát triển :

23

Page 24: Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx

5/14/2018 Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/cau-hoi-on-tap-triet-hoc-marx 24/59

 

Phát triển là khuynh hướng chung. Đề cập đến trạng thái phát triển là đề

cập đến vận động tiến lên được xác định về hướng từ thấp đến cao, từ đơn giản đến

 phức tạp, từ kém hoàn thiện đến ngày càng hoàn thiện hơn.

Từ khái niệm trên cho thấy:

- Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển có mối liên hệ biện chứng với nhau, vì nhờ có mối liên hệ thì sự vật mới có sự vận động và

 phát triển.

- Cần phân biệt khái niệm vận động với khái niệm phát triển. Vận động là mọi

sự biến đổi nói chung, còn phát triển là sự vận động có khuynh hướng và gắn

liền với sự ra đời của cái mới hợp quy luật.

 Nội dung và tính chất của nguyên lý :

Phát triển là thuộc tính vốn có của mọi sự vật hiện tượng, là khuynh

hướng chung của thế giới, sự phát triển có tính chất tiến lên, kế thừa liên tục. Sự

 phát triển thường diễn ra quanh co, phức tạp, phải trải qua những khâu trung gian,

thậm chí có lúc có sự thụt lùi tạm thời. Phát triển là sự thay đổi về chất của sự vật,

nguồn gốc của sự phát triển là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập trong bản thân sự

vật.

Phân biệt quan điểm biện chứng và siêu hình về sự phát triển :

Quan điểm xem sự phát triển là một quá trình vận động và tiến lên thông

qua những bước nhảy vọt về chất. Nguồn gốc của sự phát triển là cuộc đấu tranh

của các mặt đối lập ở trong sự vật.

Quan điểm siêu hình nói chung không thừa nhận sự phát triển của sự vật

vì họ thường tuyệt đối hóa sự ổn định của sự vật - hiện tượng. Sau này, khi khoa

học đã chứng minh cho quan điểm về sự phát triển của sự vật, buộc họ phải nói đến

sự phát triển. Song với họ, phát triển chỉ là sự tăng hay giảm đơn thuần về lượng,

không có sự thay đổi về chất, nguồn gốc của nó ở bên ngoài sự vật hiện tượng.

Ý nghĩa :

- Từ việc nghiên cứu nguyên lý trên, chúng ta thấy rằng: Phát triển là

khuynh hướng chung, là bản chất của sự vận động và phát triển. Muốn nhận

24

Page 25: Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx

5/14/2018 Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/cau-hoi-on-tap-triet-hoc-marx 25/59

 

thức đúng sự vật phải có quan điểm phát triển, đồng thời phải biết đặt sự vật

trong điều kiện lịch sử cụ thể.

- Quá trình phát triển có thụt lùi tạm thời, không được bi quan, đồng thời

 phải biết ủng hộ cái mới, phải chấp nhận nó vì sự phát triển cao hơn.

- Hiện nay chúng ta đang trong công cuộc đổi mới đất nước, cần phải phân tích tình hình một cách biện chứng để rút ra bài học bổ ích cho lý luận cách

mạng, trên cơ sở đó điều chỉnh hoạt động thực tiễn nhằm tiếp tục trên con đường

XHCN mà Đảng ta đã lựa chọn.

Ý nghĩa phương pháp luận

-  Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến đòi hỏi trong nhận thức sự vật cần

 phải có quan điểm toàn diện. Với quan điểm này, khi nghiên cứu sự vật phải

xem xét tất cả các mối liên hệ của bản thân sự vật với các sự vật hiện tượng

khác, phải phân loại các mối liên hệ để hiểu rõ vị trí và vai trò của từng mối liên

hệ đối với sự vận động và phát triển của sự vật, tôn trọng quan điểm toàn diện.

-  Nếu khuynh hướng của các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan

là vận động đi lên thì trong nhận thức và thực tiễn cần phải có quan điểm phát

triển. Quan điểm phát triển đòi hỏi phải phát triển sự vật trong sự phát triển, cần

 phát hiện được cái mới, ủng hộ cái mới, cần phải tìm nguồn gốc của sự phát

triển trong bản thân sự vật. Tôn trọng quan điểm lịch sử cụ thể

Hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật là cơ sở lý luận của

quan điểm toàn diện, lịch sử cụ thể và phát triển. Với cách xem xét và nghiên

cứu theo quan điểm toàn diện sẽ giúp ta hiểu được bản chất sự vật, làm cho nhận

thức phản ánh đúng đắn về sự vật và hoạt động thực tiễn có hiệu quả cao.

Đảng đã vận dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển

trong việc xây dựng đường lối cách mạng Việt Nam đã “sử dụng sức mạnh thời

đại, sức mạnh quan sự - chính trị - kinh tế - ngoại giao, sức mạnh của các vùng

chiến lược để giành thắng lợi trong chiến tranh giải phóng”. Ngày nay, trong

chặng đường đầu của thời kì quá độ, quan điểm này đang được vận dụng để mở 

cửa, phát huy nội lực nhằm kết hợp sức mạnh toàn diện để xây dựng một nước

Việt Nam giàu mạnh.

25

Page 26: Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx

5/14/2018 Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/cau-hoi-on-tap-triet-hoc-marx 26/59

 

Câu 7 : Trình bày 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật?

I. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập hay còn gọi là quy luật

đối lập, nó cho ta biết nguồn gốc của sự phát triển

Trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, Lenin đã coi quyluật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là hạt nhân của phép biện chứng

duy vật, bởi quy luật này đã chỉ rõ nguồn gốc, động lực bên trong của sự vận động

và phát triển của sự vật. Đó là chìa khóa giúp ta nắm vững thực chất của các quy

luật cơ bản và các cặp phạm trù của chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Nội dung:

Bất kì sự vật hiện tượng nào cũng là một chỉnh thể bao gồm những bộ phận

khác nhau, những yếu tố khác nhau liên kết tạo thành. Trong đó có những thành

 phần có khuynh hướng ngược chiều nhau được gọi là các mặt đối lập. Cứ hai mặt

đối lập hình thành nên một mâu thuẫn, những mặt đối lập này vừa thống nhất vừa

đấu tranh với nhau và đấu tranh giữa các mặt đối lập trong điều kiện nhất định,

đến một mức độ nhất định thì mâu thuẫn được giải quyết, khi đó sự vật chuyển

hóa, sự vật mới ra đời sẽ có những mặt đối lập mới, mâu thuẫn mới. Những quá

trình thống nhất và đấu tranh mới của các mặt đối lập và đến một lúc nào đó mâu

thuẫn lại được giải quyết, sự vật lại được chuyển hóa.

 Như vậy, mâu thuẫn là nguồn gốc của sự phát triển và cụ thể hơn là sự đấu

tranh giữa các mặt đối lập, giải quyết mâu thuẫn là nguồn gốc của sự phát triển.

Cứ 2 mặt đối lập hình thành nên một mâu thuẫn, mâu thuẫn chính là mối liên hệ

giữa hai mặt đối lập, nếu mặt đối lập vốn có ở các dạng tồn tại khác thì mâu thuẫn

cũng là cái vốn có, vấn đề là nhận ra nó hay không mới là quan trọng.

1. Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ biến:

Mâu thuẫn là một khái niệm để chỉ sự liên hệ và tác động lẫn nhau của các

mặt đối lập. Đó là những mặt có khuynh hướng phát triển trái ngược nhau, cùng

tồn tại trong một sự vật. Mâu thuẫn là sự thống nhất của hai mặt đối lập, mâu

thuẫn mang các tính chất sau:

- Tính khách quan : Mâu thuẫn nằm bên ngoài ý thức, không phụ thuộc

vào ý thức, mâu thuẫn mang tính khách quan và là cái vốn có trong các sự vật

26

Page 27: Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx

5/14/2018 Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/cau-hoi-on-tap-triet-hoc-marx 27/59

 

hiện tượng và tính phổ biến tồn tại trong tất cả các lĩnh vực tự nhiên - xã hội và tư

duy.

- Tính đa dạng, phong phú, và phức tạp : Mâu thuẫn trong mỗi sự vật và

trong các lĩnh vực khác nhau cũng khác nhau. Trong mỗi sự vật hiện tượng không

 phải chỉ có một mâu thuẫn mà có nhiều mâu thuẫn, mỗi mâu thuẫn và mỗi mặtcủa mâu thuẫn lại có đặc điểm và vai trò tác động khác nhau đối với sự vận động

và phát triển của sự vật. Vì vậy cần phải có phương pháp phân tích và giải quyết

mâu thuẫn một cách cụ thể.

2. Mâu thuẫn là một chỉnh thể trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất vừa

đấu tranh với nhau:

- Thống nhất giữa các mặt đối lập là:

• Các mặt đối lập cùng tồn tại: Nó cùng tồn tại vì không bao giờ có một mặt đối

lập. Nếu mặt đối lập này mất đi thì mặt đối lập kia cũng sẽ mất đi, phải có một mặt đối

lập này thì mới có một mặt đối lập kia.

• Các mặt đối lập có sự liên hệ quyết định, ràng buộc lẫn nhau, mặt này lấy mặt

kia làm tiền đề tồn tại cho mình, góp phần quyết định trạng thái tồn tại của nhau. Mặt

đối lập này không thay đổi thì tất yếu dẫn đến sự thay đổi của mặt đối lập kia.

- Đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự xung đột bài trừ và phủ định lẫn nhau

giữa các mặt đối lập. Đấu tranh giữa các mặt đối lập đến một mức độ nhất định

trong những điều kiện nhất định thì xung đột được giải quyết, xung đột được giải

quyết thì bước chuyển hóa được thực hiện. Khi sự vật mới ra đời thì tự nó đã có

những thành phần và yếu tố khác nhau.

Trong một mâu thuẫn thì sự thống nhất giữa các mặt đối lập không tách rời với

sự đấu tranh giữa chúng, bởi trong sự quy định ràng buộc lẫn nhau, hai mặt đối

lập vẫn luôn có xu hướng phát triển trái ngược nhau, đấu tranh với nhau.

Phát triển là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập, quá trình hình thành và

 phát triển của một mâu thuẫn. Lúc đầu mới xuất hiện, mâu thuẫn thể hiện sự

khác biệt, sau đó phát triển lên thành hai mặt đối lập. Khi hai mặt đối lập của

mâu thuẫn xung đột với nhau gay gắt và có điều kiện thì giữa chúng có sự

chuyển hóa và xung đột được giải quyết. Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới

27

Page 28: Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx

5/14/2018 Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/cau-hoi-on-tap-triet-hoc-marx 28/59

 

được hình thành và lại một quá trình mới làm cho sự vật không ngừng vận

động và phát triển.

 Nếu mâu thuẫn không được giải quyết (các mặt đối lập không chuyển

hóa) thì không có sự phát triển, chuyển hóa của các mặt đối lập là tất yếu, là

kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. Do sự đa dạng của thế giới nêncác hình thức chuyển hóa cũng rất đa dạng; có hai mặt đối lập chuyển hóa lẫn

nhau và cũng có thể chuyển hóa lên hình thức cao hơn.

- Sự vận động và phát triển của sự vật thể hiện trong sự thống nhất biện chứng

giữa hai mặt đối lập, sự thống nhất và đấu tranh giữa hai mặt đối lập. Trong đó,

thống nhất giữa các mặt đối lập là tạm thời, tương đối – còn đấu tranh giữa các

mặt đối lập là tuyệt đối. Tính tuyệt đối của đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho

sự vận động và phát triển của sự vật là sự tự thân và diễn ra liên tục. Tính tương

đối của thống nhất giữa các mặt đối lập làm cho thế giới vật chất phân hóa thành

các bộ phận, các sự vật đa dạng, phức tạp, gián đoạn.

Tóm lại :

Sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan là đều là thể thống nhất giữa

các mặt đối lập, chính sự đấu tranh giữa các mặt đối lập và sự chuyển hóa giữa

chúng là nguồn gốc và động lực của sự phát triển, cho phép con người rút ra một

số định hướng:

- Trong hoạt động của con người, con người muốn phát triển thì phải tìm ra

được mâu thuẫn.

- Tìm ra mâu thuẫn đã khó, khó hơn nữa con người phải tiếp cận với mâu thuẫn,

 phải nhìn thẳng vào mâu thuẫn.

- Phải biết phân loại mâu thuẫn

- Xác định vị trí và vai trò của mâu thuẫn.

Ý nghĩa phương pháp luận:

Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là quy luật cơ bản của

 phép biện chứng duy vật, Lenin gọi quy luật này là “hạt nhân” của phép biện

chứng vì nó là cơ sở để hiểu rõ mối quan hệ giữa các phạm trù khác nhau cũng

như các quy luật cơ bản khác trong phép biện chứng duy vật.

28

Page 29: Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx

5/14/2018 Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/cau-hoi-on-tap-triet-hoc-marx 29/59

 

Mâu thuẫn là khách quan, là nguồn gốc, động lực của sự phát triển nên

muốn nắm được bản chất của sự vật cần phải phân đôi cái thống nhất và nhận

thức các bộ phận đối lập của chúng.

Mâu thuẫn mang tính phổ biến và đa dạng. Do đó, trong nhận thức và hoạt

động thực tiễn phải có phương pháp phân tích mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫnmột cách cụ thể, việc giải quyết mâu thuẫn chỉ bằng con đường đấu tranh giữa các

mặt đối lập và với những điều kiện chín mùi.

Quy luật mâu thuẫn là quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, chỉ rõ

nguồn gốc và động lực của sự phát triển, quy luật có tính phổ biến vì vậy được

vận dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Trong quá trình vận động cần nhận rõ thống nhất là tương đối, đấu tranh là

tuyệt đối. Chú ý không được tuyệt đối hóa mặt đối lập này mà phủ nhận mặt đối

lập kia, hoặc dung hòa các mặt đối lập, thủ tiêu mâu thuẫn.

Trong quá trình cách mạng Việt Nam, Đảng ta biết phát hiện đúng mâu

thuẫn của từng thời kì cách mạng, đưa cách mạng đến thắng lợi.

Quy luật từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại :

Quy luật này cho ta hiểu cách thức của sự phát triển

Nội dung:

Mọi chỉnh thể đều là sự thống nhất giữa chất và lượng, trong đó Chất tương

đối ổn định, còn Lượng thường xuyên biến đổi. Lượng biến đổi đến một mức độ

nhất định và trong những điều kiện nhất định thì Chất sẽ thay đổi. Khi đó sự vật

chuyển hóa, sự vật mới ra đời với Chất mới và Lượng mới. Lượng vẫn tự nó

thường xuyên biến đổi để đến một mức độ nhất định và trong những điều kiện

nhất định Chất lại chuyển hóa nhưng sự biến đổi của Lượng này khác sự biến đổi

của Lượng cũ cả về tốc độ và khuynh hướng, điều này do Chất quyết định. Như

vậy, cách thức của sự phát triển là từ những thay đồi về Lượng đã dẫn đến những

thay đổi về chất và ngược lại. Để hiểu được mối quan hệ biện chứng giữa hai mặt

này, trước hết cần nắm vững khái niệm Chất và Lượng.

1. CHẤT : là một phạm trù triết học, dùng để chỉ tính quy định vốn có của

các sự vật, là sự thống nhất hữu cơ giữa các thuộc tính, làm cho nó là nó và phân

 biệt nó với cái khác.

29

Page 30: Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx

5/14/2018 Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/cau-hoi-on-tap-triet-hoc-marx 30/59

 

Từ quan niệm trên chúng ta không nên đồng nhất khái niệm Chất với khái

niệm Thuộc tính:

Mỗi sự vật hiện tượng đều có nhiều thuộc tính này, không tham gia vào

việc quy định Chất như nhau, mà chỉ có những thuộc tính cơ bản mới quyết

định Chất của sự vật. Vì thế, khi nào thuộc tính cơ bản thay đổi thì Chất của sựvật mới thay đổi. Khi các thuộc tính không cơ bản có thể thay đổi nhưng

không làm cho chất của sự vật thay đổi.

Mặt khác, các thuộc tính như chất của sự vật chỉ bộc lộ qua những mối

liên hệ cụ thể. Do đó, việc phân biệt thuộc tính cơ bản và không cơ bản, Chất

và thuộc tính cũng chỉ là tương đối, và vì vậy mỗi sự vật hiện tượng không chỉ

có một Chất mà có nhiều Chất. Tùy theo những mối quan hệ cụ thể của nó với

những Chất khác.

Chất là biểu hiện tính ổn định tương đối của sự vật, là cái vốn có và

không tách rời sự vật. Do đó, không thể có chất tồn tại thuần túy hoặc phụ

thuộc vào cảm giác chủ quan của con người như các nhà triết học duy tâm chủ

quan quan niệm.

2. LƯỢNG : là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quyết định vốn có của

sinh vật về mặt quy mô, trình độ phát triển của sự vật, biểu thị số lượng, các thuộc

tính, các yếu tố… cấu thành sự vật.

Đặc trưng của Lượng được biểu thị bằng con số hoặc các đại lượng chỉ

kích thước dài – ngắn, quy mô to – nhỏ, tổng số nhiều – ít, trình độ cao – thấp,

tộc độ nhanh – chậm, nhưng đối với các sự vật phức tạp không thể chỉ diễn tả

 bằng những con số chính xác mà còn phải được nhận biết bằng tư duy trừu

tượng hóa.

Lượng là cái khách quan vốn có bên trong của sự vật

Sự phân biệt giữa Chất và Lượng cũng là tương đối, nghĩa là có cái ở 

trong quan hệ này là Chất nhưng trong quan hệ khác lại là Lượng hoặc ngược

lại. Do đó, cần chống quan điểm siêu hình tuyệt đối hóa ranh giới giữa Chất và

Lượng.

3. Mối quan hệ biện chứng giữa Chất và Lượng :

30

Page 31: Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx

5/14/2018 Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/cau-hoi-on-tap-triet-hoc-marx 31/59

 

Chất và Lượng là hai mặt đối lập: Chất tương đối ổn định còn Lượng

thường xuyên biến đổi. Song hai mặt đối lập đó không tách rời nhau mà tác động

lẫn nhau một cách biện chứng. Sự thống nhất giữa Chất và Lượng ở trong một độ

nhất định khi sự vật đang tồn tại.

Độ: là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa Lượng vàChất, là giới hạn trong đó sự thay đổi về Lượng chưa làm thay đổi cơ bản về chất

của sự vật.

Điểm nút: là điểm giới hạn khi mà Lượng đạt tới sẽ làm thay đổi chất của

sự vật.

Bước nhảy: là sự thay đổi về chất qua điểm nút, đó là bước ngoặt cơ bản

kết thúc một sự thay đổi về lượng, là sự gián đoạn trong biến đổi liên tục của các

sự vật. Do vậy, có thể nói phát triển là sự đứt đoạn trong liên tục, là trạng thái liên

tục của các điểm nút.

Khi sự vật mới ra đời với Chất mới, lại có một Lượng mới phù hợp tạo nên

sự thống nhất giữa Chất và Lượng, sự tác động của Chất mới với Lượng mới được

 biểu hiện ở quy mô, nhịp điệu phát triển mới của Lượng.

Tóm lại: Quy luật Lượng – Chất đã chỉ rõ cách thức biến đổi của sự vật và

hiện tượng. Trước hết, Lượng biến đổi dần và liên tục đến khi đạt đến điểm nút

(giới hạn của sự thống nhất giữa Lượng và Chất) sẽ dẫn đến bước nhảy về chất,

Chất mới ra đời lại tạo nên sự thống nhất mới giữa Chất và Lượng. Tuy nhiên, thế

giới sự vật hiện tượng là đa dạng, phong phú – do đó hình thức của các bước nhảy

cũng rất đa dạng và phong phú.

Vì thế:

- Cần chống tư tưởng chủ quan nóng vội

- Cần tự giác, tích cực tích lũy về lượng

- Cần chống tư tưởng trông chờ, ỷ lại

Ý nghĩa phương pháp luận:

- Quy luật này có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng trong nhận thức và hoạt

động thực tiễn. Do sự vận động và phát triển của sự vật – trước hết là sự tích lũy

về lượng, và khi sự tích lũy về lượng vượt quá giới hạn Độ thì tất yếu có bước

nhảy về Chất, nên trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần chống:

31

Page 32: Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx

5/14/2018 Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/cau-hoi-on-tap-triet-hoc-marx 32/59

 

+ Khuynh hướng tả khuynh: Tư tưởng nôn nóng, chủ quan, duy ý chí, thể

hiện ở chỗ khi chưa có sự tích lũy về Lượng đã muốn thực hiện bước nhảy về

chất.

+ Khuynh hướng hữu khuynh: Tư tưởng bảo thủ, chờ đợi, không dám thực

hiện bước nhảy về chất. Khi đã có sự tích lũy đầy đủ về lượng hoặc chỉ nhấnmạnh đến sự biến đổi dần về lượng.

Cần có thái độ khách quan, khoa học và có quyết tâm thực hiện các bước nhảy

khi có các điều kiện đầy đủ.

III. Quy luật phủ định của phủ định :

Quy luật này nói về chiều hướng của sự phát triển

Nội dung:

Vạn vật phát triển không diễn ra theo đường thẳng, mà là một đường quanh co

 phức tạp, được biểu diễn bằng hình xoắn ốc đi lên. Đây là quá trình phủ định của

 phủ định. Trong đó, cái mới ra đời thay thế cái cũ và hết mỗi một chu kì sự vật lặp

lại đúng như cái ban đầu nhưng ở mức độ cao hơn

1. Khái niệm về phủ định :

Phủ định là trạng thái này thay thế bằng trạng thái khác trong quá trình vận

động của chính thể. Sự thay đổi có thể đi lên, có thể đi xuống, có thể tiến hóa, có

thể thoái hóa, hoặc không xác định về chiều hướng.

Có hai loại phủ định:

- Phủ định sạch trơn: Do nguyên nhân bên trong gây ra, không có tính kế thừa

và không tạo tiền đề cho sự phát triển.

Phủ định biện chứng: Là phủ định có tính kế thừa, tạo điều kiện cho sự

 phát triển. Phủ định biện chứng có đặc điểm:

Quá trình này diễn ra một cách khách quan.

 Nguyên nhân của phủ định nằm bên trong bản thân của sự vật, đó là

kết quả giải quyết các mặt đối lập bên trong của sự vật, quá trình tích lũy về

Lượng dẫn đến sự nhảy vọt về chất.

Tính kế thừa: Cái mới ra đời trên cơ sở cái cũ, đó là sự phủ định có

tính kế thừa. Phủ định có tính kế thừa là loại bỏ những yếu tố đã lỗi thời,

32

Page 33: Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx

5/14/2018 Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/cau-hoi-on-tap-triet-hoc-marx 33/59

 

lạc hậu, gây cản trở cho sự phát triển, đồng thời cũng chọn lọc và giữ lại

những yếu tố tích cực và cải biến đi cho phù hợp với cái mới.

2. Quy luật:

- Quá trình phủ định của phủ định là quá trình tự đào thải, tự sàng lọc. Quá trình

đào thải diễn ra khác nhau: trong giới tự nhiên diễn ra rất tự nhiên, trong xã hộidiễn ra rất phức tạp. Giả tưởng là bản thân nó không có mà bên ngoài tưởng là có,

quá trình này làm cho đào thải và sàng lọc trong xã hội phức tạp hơn nhiều.

- Thế giới vật chất vận động và phát triển diễn ra thông qua quá trình biện chứng

vô tận. Sự phát triển của sự vật diễn ra qua nhiều lần phủ định, tạo ra một khuynh

hướng từ thấp đến cao có tính chu kì. Tính chu kì của sự phủ định biện chứng

 biểu hiện ở chỗ thông qua một số lần phủ định cái mới xuất hiện, dường như lặp

lại cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn. Bất kì cái mới nào cũng có một số đặc trưng

cơ bản:

Cái yếu

Xu thế của cái mới là xu thế của sự phát triển (chính ở nội tại trong cái

yếu, nguyên nhân bên trong tự nó vốn có). Còn phát triển nhanh hay chậm

 phụ thuộc vào năng lực kế thừa, khi phát triển đến một lúc nào đó nó

được khẳng định và sau đó vẫn tiếp tục phát triển. Khi phát triển đến đỉnh

cao nhất thì xu thế của nó là xu thế bị phủ định.

Bất kì một sự vật nào cũng có một giai đoạn, một thời kì gọi là cái mới, có

thể một sự vật có nhiều thời kì gọi là cái mới, là cái yếu trong cái yếu ấy,

và nó có xu thế phát triển, đến một lúc nào đó nó phát triển đến đỉnh cao

để được khẳng định

Sự phủ định của phủ định là kết thúc của một chu kì phát triển, đồng thời

lại là điểm xuất phát của một chu kì mới, và cứ như thế tiếp tục mãi mãi

tạo nên hình thái “xoáy trôn ốc” của sự phát triển.

Tóm lại:

Quy luật phủ định của phủ định đã chỉ rõ sự phát triển khuynh hướng chung,

là sự tất yếu của sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan. Song quá trình phát

triển không diễn ra theo đường thẳng mà quanh co, phức tạp, phải trải qua nhiều

lần phủ định và những khâu trung gian. Điều đó giúp chúng ta tránh được cách

33

Page 34: Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx

5/14/2018 Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/cau-hoi-on-tap-triet-hoc-marx 34/59

 

nhìn phiến diện và giản đơn trong việc nhận thức các sự vật hiện tượng, đặc biệt

là những hiện tượng xã hội.

Quy luật phủ định của phủ định cũng khẳng định tính tất thắng của cái mới,

vì cái mới là cái ra đời phù hợp với quy luật phát triển của sự vật. Mặc dù khi mới

ra đời, cái mới có thể còn non yếu song nó là cái tiến bộ hơn về Chất so với cáicũ. Vì vậy, trong nhận thức và hành động thực tiễn cần có ý thức phát hiện ra cái

mới, tạo điều kiện cho cái mới phát triển.

Trong khi phê phán cái cũ cần phải biết sàng lọc, kế thừa những yếu tố hợp

lý của cái cũ, tránh thái độ hư vô chủ nghĩa, phủ định sạch trơn.

Ý nghĩa:

- Tùy vào tính tiếp cận và mức độ nghiên cứu, thấy được tính chất phức tạp

của quá trình phát triển.

- Thấy được vai trò quyết định của nguyên nhân bên trong của nguồn lực nội

tại, để ít nhất thực hiện được không ỷ lại vào cái bên ngoài mặc dù nó giữ vai trò

rất quan trọng.

- Thấy được tầm quan trọng của việc kế thừa (có chọn lọc)

- Thấy được tính tất yếu của quá trình tự đào thải, tự sàng lọc để đừng níu

kéo những cái đã đến lúc bị đào thải.

- Có trình độ đúng đối với cái mới và cái hiện tồn đáng được khẳng định.

- Quy luật phủ định của phủ định chỉ ra rằng: phát triển là khuynh hướng

chung, nhưng quá trình phát triển diễn ra rất phức tạp, nó bao hàm cả sự thụt lùi,

sự lặp lại, phải trải qua nhiều lần phủ định, nhiều khâu trung gian. Trong đời sống

xã hội, quá trình phát triển càng phức tạp hơn. Điều đó đòi hỏi trong thực tiễn và

trong nhận thức xã hội không được chủ quan đơn giản khi xem xét sự vật mà phải

có cái nhìn biện chứng đúng với xu thế thời đại hiện nay. Chủ nghĩa xã hội hiện

nay đang gặp khủng hoảng, phong trào đấu tranh cách mạng thế giới đang gặp

khó khăn, mặc dù vậy không gì ngăn cản được sự tiến tới chủ nghĩa Cộng sản của

loài người, CNTB không phải là xã hội không thể vượt qua được.

- Quy luật phủ định của phủ định cho chúng ta cơ sở lý luận để tìm hiểu về

sự ra đời của cái mới: trong tự nhiên cái mới ra đời một cách tự phát. Trong xã

hội, cái mới ra đời gắn liền với hoạt động có ý thức của con người, cái cũ không

34

Page 35: Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx

5/14/2018 Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/cau-hoi-on-tap-triet-hoc-marx 35/59

 

 bao giờ để cho cái mới ra đời một cách “hòa bình” mà luôn tìm cách ngăn cản. Do

vậy, nếu cái mới không tích cực chủ động đấu tranh thì cái mới không tự động

 phát triển được. Chúng ta cần có thái độ ủng hộ cái mới để thúc đẩy sự phát triển

của sự vật theo xu hướng tất yếu của nó.

Câu 8: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn?

Định nghĩa:

Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất của con người có tính mục đích nhằm

cải tạo tự nhiên – xã hội, mang tính chất lịch sử - xã hội nhất định.

Các loại hình cơ bản của hoạt động thực tiễn:

Hoạt động sản xuất của cải vật chất là dạng hoạt động thực tiễn nguyên thủynhất, là cơ bản nhất vì nó quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người,

quyết định các dạng khác nhau của hoạt động thực tiễn, nó tạo thành cơ sở của tất

cả các hình thức khác của hoạt động sống của con người, giúp con người thoát

khỏi giới hạn của động vật.

- Hoạt động cải tạo xã hội nhằm biến đổi các quan hệ xã hội, chế độ xã hội

- Hoạt động thực nghiệm khoa học: là dạng hoạt động thực tiễn ngày càng trở 

nên quan trọng trong sự phát triển xã hội, đặc biệt trong thời kì cách mạng

khoa học và công nghiệp hiện đại.

Khái quát tính chất đặc điểm của thực tiễn :

- Hoạt động thực tiễn chỉ bao gồm những hoạt động vật chất chứ không có hoạt

động tinh thần.

- Hoạt động thực tiễn mang tính phổ biến: không có quốc gia nào mà không có

hoạt động sản xuất, thực nghiệm khoa học, chính trị

- Hoạt động thực tiễn có tính hình thức trực tiếp (không có tính lý luận)

Thực tiễn cao hơn lý luận ở tính hình thức trực tiếp, từ đó thực tiễn có thể

kiểm tra được chân lý. Thực tiễn gắn với lý luận –  Học đi đối với hành – vì thực

tiễn là sản phẩm của đối tượng xã hội, xã hội thực tiễn vừa có tính tương đối vừa

có tính tuyệt đối, nên thực tiễn luôn vận động và biến đổi, thực tiễn biến cái chủ

quan thành khách quan. Hoạt động thực tiễn chỉ có hoạt động vật chất, nhưng

35

Page 36: Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx

5/14/2018 Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/cau-hoi-on-tap-triet-hoc-marx 36/59

 

trong quá trình sản xuất vật chất cùng với việc sản xuất ra của cải vật chất là đã

sản sinh ra hoạt động tinh thần.

Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:

- Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức:

Thực tiễn là cơ sở của nhận thức, không có hoạt động thực tiễn thì không cónhận thức. Bản thân thế giới tự vận động và phát triển nhưng phải có thực tiễn thì con

người mới nhận thức được chúng. Bản chất và hiện tượng của sự vật thống nhất với

nhau, bản chất bộc lộ thông qua hiện tượng; một hiện tượng chưa bộc lộ được bản chất

nhưng hiện tượng nào cũng có bản chất. Khi thực tiễn tác động đến bản chất thì bản chất

 bộc lộ ra ngoài.

Thực tiễn là động lực của nhận thức: Trong quá trình giải quyết thực tiễn thì

nhận thức không ngừng thay đổi, con người nắm bắt và cải tạo tự nhiên -> con người

 phải thường xuyên thay đổi công cụ, công cụ lao động cũng là công cụ nhận thức.

Thực tiễn là mục đích của nhận thức: nhận thức bao giờ cũng phục vụ thực

tiễn. Không có ngành khoa học nào mà không phục vụ con người, còn nếu không là giả

khoa học.

Nhiệm vụ tổng kết lý luận từ thực tiễn, giải quyết thực tiễn từ cách mạng

Việt Nam

- Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, tiêu chuẩn này vừa có tính tuyệt đối vừa

có tính tương đối

Tiêu chuẩn thực tiễn có tính tuyệt đối vì thực tiễn là tiêu chuẩn khách

quan để kiểm nghiệm chân lý thực tiễn, ở mỗi giai đoạn lịch sử có thể xác

nhận được chân lý.

Tiêu chuẩn thực tiễn có tính tương đối vì thực tiễn không dừng nguyên

một chỗ mà biến đổi và phát triển.

Thực tiễn là một quá trình và thực hiện bởi con người nên không tránh khỏi

có cả yếu tố chủ quan. Tiêu chuẩn thực tiễn không cho phép biến những tri thức

của con người thành những chân lý tuyệt đích cuối cùng. Trong quá trình phát

triển của thực tiễn và nhận thức, những tri thức đạt được trước kia và hôm nay vẫn

 phải thường xuyên chịu kiểm nghiệm bởi thực tiễn tiếp theo, tiếp tục, được thực

tiễn bổ sung, điều chỉnh, sửa chữa và hoàn thiện hơn. Việc quán triệt tính biện

36

Page 37: Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx

5/14/2018 Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/cau-hoi-on-tap-triet-hoc-marx 37/59

 

chứng của tiêu chuẩn thực tiễn giúp chúng ta tránh khỏi nhiều cực đoan, sai lầm

như chủ nghĩa giáo điều, bảo thủ hoặc chủ nghĩa chủ quan, chủ nghĩa tương đối.

Cần quán triệt quan điểm thực tiễn , quan điểm này yêu cầu việc nhận thức

 phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn, phải

coi trong tổng kết thực tiễn Việt Nam. Nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thựctiễn, học đi đôi với hành. Nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn đến các sai lầm của bệnh

chủ quan, giáo điều, máy móc, bệnh quan liêu.

Câu 9: Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn?

1. Khái niệm :

- Thực tiễn là phạm trù triết học chỉ toàn bộ hoạt động vật chất của con người,

và có tính mục đích nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội, mang tính lịch sử xã hội nhất

định.

+ Bản chất của hoạt động thực tiễn là sự tác động qua lại giữa chủ thể và

khách thể.

+ Hoạt động thực tiễn đa dạng, song có thể chia thành ba hình thức cơ bản:

Hoạt động sản xuất vật chất – hoạt động biến đổi chính trị xã hội – hoạt động

thực nghiệm xã hội. Trong đó, hoạt động sản xuất của cải vật chất là hoạt động

có ý nghĩa quyết định các hình thức khác, hoạt động biến đổi chính trị xã hội là

hình thức cao nhất và hoạt động thực nghiệm khoa học là hình thức đặc biệt

nhằm thu nhận những tri thức về hiện thực khách quan.

- Lý luận với nghĩa chung nhất là sự khái quát những kinh nghiệm thực tiễn, là

tổng hợp các tri thức về tự nhiên – xã hội đã được tích lũy trong quá trình lịch sử

của con người.

+ Như vậy, lý luận là sản phẩm cao của nhận thức, là những tri thức về bản

chất quy luật của hiện thực

+ Lý luận thể hiện tính cơ bản, lý lẽ sâu sắc hơn, chính xác hơn, hệ thống

hơn, có tính bản chất sâu sắc hơn, và do đó phạm vi ứng dụng của nó cũng phổ

 biến rộng hơn so với tri thức kinh nghiệm.

37

Page 38: Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx

5/14/2018 Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/cau-hoi-on-tap-triet-hoc-marx 38/59

 

+ Là quá trình nhận thức nên bản chất của lý luận là hình ảnh chủ quan của

thế giới khách quan.

2. Mối liên hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn

- Trong quan hệ với lý luận thì thực tiễn giữ vai trò quyết định vì thực tiễn là

hoạt động vật chất còn lý luận là sản phẩm của hoạt động tinh thần. Vai trò quyếtđịnh của thực tiễn đối với lý luận thể hiện ở chỗ thực tiễn là cơ sở động lực và

mục đích của nhận thức (lý luận), thực tiễn còn là tiêu chuẩn của chân lý (lý luận).

Thông qua hoạt động thực tiễn, lý luận mới được vật chất hóa và hiện thực hóa, lý

luận mới có sức mạnh cải tạo hiện thực.

- Lý luận có sự tác động trở lại đối với thực tiễn. Lý luận có vai trò trong việc

xác định mục tiêu, khuynh hướng cho hoạt động thực tiễn. Vì thế có thể nói lý

luận là kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễn, lý luận có vai trò điều chỉnh hoạt

động thực tiễn, làm cho hoạt động thực tiễn có hiệu quả lớn. Lý luận Cách mạng

có vai trò to lớn trong thực tiễn cách mạng – Lenin viết: “Không có lý luận cách

mạng thì không thể có phong trào cách mạng”

Giữa lý luận và thực tiễn có sự liên hệ, tác động qua lại, tạo điều kiện cho

nhau cùng phát triển. Bởi vậy sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên lý

cao nhất và cơ bản nhất của triết học Marx – Lenin, “thống nhất giữa lý luận và

thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Marx – Lenin. Thực tiễn không

có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng, lý luận mà không liên hệ với

thực tiễn là lý luận suông”.

3. Ý nghĩa phương pháp luận :

- Không được đề cao thực tiễn, hạ thấp vai trò lý luận để rơi vào chủ nghĩa thực

dụng, chủ nghĩa kinh nghiệm và ngược lại không được đề cao lý luận đến mức xa

rời thực tiễn, rơi vào bệnh chủ quan duy ý chí.

- Đổi mới tư duy trong sự gắn liền với hoạt động thực tiễn là một trong những

chủ trương lớn hiện nay của Đảng ta. Chỉ có đổi mới tư duy lý luận gắn liền với

thực tiễn thì mới có thể nhận thức được quy luật khách quan và trên cơ sở đó đề ra

được đường lối Cách mạng đúng đắn trong công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta

hiện nay.

38

Page 39: Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx

5/14/2018 Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/cau-hoi-on-tap-triet-hoc-marx 39/59

 

Câu 10: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất?

1. Phương thức sản xuất:

Phương thức sản xuất là cách thức sản xuất của con người trong một thời

điểm lịch sử nhất định, phương thức sản xuất là một chỉnh thể thống nhất giữa haiyếu tố lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.

a. Lực lượng sản xuất :

Biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, thể hiện trình độ chinh

 phục tự nhiên của con người trong quá trình tác động vào tự nhiên tạo ra của cải

vật chất tạo ra sự tồn tại và phát triển của loài người.

LLSX TLSX  ĐTLĐ

   Con người TLLĐ   PTLĐ (CSSX)

CCLĐ   NSLĐ, PCLĐXH, và

chinh phục tự nhiên

- Tư liệu sản xuất bao gồm đầu tư lao động và tư liệu lao động

+ Đối tượng lao động là những bộ phận của giới tự nhiên được công cụ lao

động của con người tác động vào, đó là công cụ lao động của một phương thứcsản xuất, đầu tư lao động trong giới tự nhiên bị hao mòn đi. Đối tượng lao

động qua chế biến công nghiệp được chú ý, quan trọng là mang lại hiệu quả rất

lớn với quy mô sản xuất nhỏ. Sự phát triển của các đối tượng lao động qua chế

 biến công nghiệp là không ngừng.

+ Tư liệu lao động là sự thống nhất hữu cơ giữa phương tiện lao động và công

cụ lao động

• Phương tiện lao động : là toàn bộ mặt bằng nhà xưởng, phương tiện giao

thông vận tải, bến bãi, sân bay, hải cảng. Phương tiện lao động này giúp

cho sản xuất tiến hành được tốt, và ta ví phương tiện lao động như mạch

máu của phương thức sản xuất, trong mối quan hệ này nó là phương tiện

lao động, trong mối quan hệ khác nó lại là đối tượng lao động.

• Công cụ lao động : là một vật hay phức hợp vật mà con người sử dụng để

tác động vào đối tượng lao động để làm ra của cải vật chất. Công cụ lao

động là yếu tố quan trọng trong lực lượng sản xuất chứ không phải là yếu

39

Page 40: Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx

5/14/2018 Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/cau-hoi-on-tap-triet-hoc-marx 40/59

 

tố quyết định. Công cụ lao động do con người tạo ra nên con người mới

quyết định công cụ lao động, quyết định năng suất lao động, phân chia lao

động XH (công), việc chinh phục thiên nhiên của con người.

Muốn đánh giá sự phát triển phải xem xét con người sử dụng công cụ gì,

chứ không phải sản xuất ra sản phẩm gì. Vì vai trò quan trọng của công cụ sảnxuất là như vậy nên người ta xét công cụ lao động là xương cốt, bắp thịt của

quá trình lao động.

- Con người ở đây không phải là con người nói chung mà là con người lao động,

người lao động không đồng nhất với dân số. Người lao động trước hết là người

có sức lao động, phải có tri thức - tri thức trong quản lý chuyên môn, tri thức

kinh nghiệm, tri thức khoa học, người lao động đề ra mục đích hoặc quyết định

việc sử dụng các hình thức, công cụ, phương tiện, phương pháp của quá trình

sản xuất. Đánh giá người lao động bao giờ cũng phải đặt trong quan hệ người

lao động với những loại tư liệu sản xuất nào họ có trong tay và với trình độ tri

thức như thế nào. Người lao động là chủ thể của quá trình sản xuất xã hội, là

nhân tố chủ yếu hàng đầu của lực lượng sản xuất, quyết định toàn bộ quá trình

sản xuất, bởi con người chế tạo ra công cụ lao động và công cụ lao động nên

cho dù có tinh vi thế nào thì cũng do con người tạo ra.

 Nói đến năng suất lao động là nói đến số lượng sản phẩm có cùng chất

lượng như nhau được tạo ra trong một thời gian nhất định. Năng suất lao động là

thước đo trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đồng thời xét đến cùng đó là

nhân tố quan trọng nhất cho sự thắng lợi của một trật tự xã hội mới.

Tất cả các yếu tố của lực lượng sản xuất có mối quan hệ biện chứng với

nhau, cái nọ là động lực thúc đẩy cho cái kia phát triển. Nhìn chung các yếu tố

của lực lượng sản xuất luôn biến đổi theo chiều hướng ngày càng hoàn thiện, đó

là yếu tố mang tính cách mạng. Sự phát triển của lực lượng sản xuất là sự phát

triển của tư liệu lao động thích ứng với bản thân người lao động, với trình độ

văn hóa – khoa học kĩ thuật của họ.

 Ngày nay khoa học kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, những

thành tựu của khoa học kĩ thuật được vận dụng nhanh chóng và rộng rãi vào sản

xuất, có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ sản xuất phát triển. Những tư liệu sản xuất,

40

Page 41: Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx

5/14/2018 Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/cau-hoi-on-tap-triet-hoc-marx 41/59

 

những tiến bộ của công nghệ và phương pháp sản xuất là kết quả vật chất của

 phương pháp nhận thức khoa học. Thời đại ngày nay, tri thức xã hội trở thành bộ

 phận cần thiết của kinh nghiệm, và tri thức của con người sản xuất được phát

triển mạnh mẽ. Đó là lực lượng sản xuất to lớn thúc đẩy quá trình phát triển,

thúc đẩy tiến bộ xã hội trên thế giới.Vì vậy, mỗi yếu tố trong lực lượng sản xuất có vị trí, vai trò riêng của mình,

nhưng lực lượng sản xuất là sự thống nhất biện chứng giữa con người, công cụ

lao động, phương thức lao động và đối tượng lạo động.

b. Quan hệ sản xuất : Là biểu hiện mối quan hệ giữa người với người trong

quá trình sản xuất, quan hệ sản xuất bao gồm quan hệ sản xuất giữa người với

người đối với việc sở hữu tư liệu sản xuất, quan hệ giữa người với người đối với

việc tổ chức sản xuất, quan hệ giữa người với người đối với việc phân phối sản

 phẩm lao động.

Ba mặt cơ bản của quan hệ sản xuất, mỗi mặt có vị trí và vai trò khác

nhau trong quan hệ sản xuất. Tác động của nó cũng khác nhau, có cái trực tiếp

nhưng cũng có cái gián tiếp. Quan hệ sản xuất là một hệ thống nên các yếu tố

không đồng bộ với nhau sẽ kềm hãm lực lượng sản xuất.

Ba mặt trong quan hệ sản xuất có mối quan hệ biện chứng với nhau tạo

thành một chỉnh thể, trong đó quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất là quan

trọng nhất vì nó giữ vai trò quyết định đến tính chất mối quan hệ kinh tế giữa

người với người trong sản xuất chi phối các mặt quan hệ khác. Còn hai quan hệ

kia chỉ có vai trò quan trọng vì nó có thể góp phần củng cố, phát triển toàn diện

quan hệ sản xuất cũng như quan hệ sở hữu, cũng có thể làm mòn, làm biến dạng

quan hệ sở hữu.

Trong quá trình sản xuất, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tác

động biện chứng với nhau cấu thành chỉnh thể phương thức sản xuất. Trong

 phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất biểu hiện trình độ con người chinh

 phục tự nhiên và là nội dung của quá trình sản xuất. Còn quan hệ sản xuất biểu

hiện tính chất xã hội của sản xuất, là hình thức xã hội của quá trình sản xuất ấy.

Sự tác động biện chứng giữa hai mặt của quá trình sản xuất tạo thành quy luật

41

Page 42: Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx

5/14/2018 Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/cau-hoi-on-tap-triet-hoc-marx 42/59

 

khách quan chi phối toàn bộ quá trình vận động và phát triển của phương thức

sản xuất.

2. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tổ chức và trình độ của lực

lượng sản xuất

a.

Giải thích:- Tính chất của lực lượng sản xuất :

• Tính cá thể : thể hiện tính chất của tư liệu sản xuất và sử dụng công

cụ thủ công, tính chất của lao động là riêng lẻ - tách rời nhau.

• Tính xã hội hóa của lực lượng sản xuất : thể hiện tính chất của

LLSX sử dụng máy móc do nhiều người sử dụng tư liệu sản xuất ấy theo

kiểu phân công chuyên môn hóa. Sản phẩm làm ra là kết quả hợp tác của

nhiều người trong hệ thống dây chuyền sản xuất thống nhất, chỉ đến khi

máy móc ra đời thì mới xuất hiện tổ chức xã hội hóa của lực lượng sản

xuất.

- Trình độ của lực lượng sản xuất là nói đến trình độ phát triển của công

cụ lao động, của kĩ thuật công nghệ, trình độ kinh nghiệm, kĩ năng lao động của

con người, trình độ tổ chức và phân công lao động xã hội, trình độ phát triển của

khoa học đã vật chất hóa trong các yếu tố của lực lượng sản xuất ở mỗi giai đoạn

lịch sử nhất định.

Vì vậy, trình độ tổ chức không tách rời…

trình độ quyết định tổ chức thể hiện tình trạng của LLSX

b.  Nội dung của quy luật :

Sự tác động lẫn nhau giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất biểu hiện

mối quan hệ mang tính chất biện chứng. Quan hệ này biểu hiện thành quy luật cơ 

 bản nhất của sự vận động của đời sống xã hội – quy luật về sự phù hợp của quan

hệ sản xuất với tổ chức và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

- Trình độ của lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất :

• Trình độ của lực lượng sản xuất như thế nào thì quan hệ sản xuất

 phải như thế. Lực lượng sản xuất là yếu tố đông nhất và cách mạng nhất, là nội

dung của phương thức sản xuất, còn quan hệ sản xuất là yếu tố tương đối ổn định,

42

Page 43: Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx

5/14/2018 Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/cau-hoi-on-tap-triet-hoc-marx 43/59

 

là hiện tượng xã hội của phương thức sản xuất lực lượng sản xuất quyết định

quan hệ sản xuất.

• Lực lượng sản xuất luôn biến đổi, khi nó biến đổi đến một mức độ

nhất định thì quan hệ sản xuất sẽ biến đổi theo. Lực lượng sản xuất phát triển thì

QHSX biến đổi theo phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX. Sự phù hợp đólàm cho LLSX tiếp tục phát triển, khi tổ chức và trình độ của LLSX phát triển đến

mức nào đó sẽ mâu thuẫn với quan hệ SX hiện có, đòi hỏi xóa bỏ quan hệ SX cũ

để hình thành QHSX mới phù hợp với LLSX đang phát triển, làm phương thức

SX cũ mất đi, phưong thức SX mới xuất hiện.

• Sự phát triển của LLSX từ thấp đến cao qua các thời kì lịch sử khác

nhau đã quyết định sự thay thế QHSX cũ bằng QHSX mới cao hơn, đưa loài

người trải qua nhiều hình thái kinh tế XH khác nhau từ thấp lên cao với những

kiểu quan hệ SX khác nhau.

- Quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất :

•  Nếu quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX, nó

sẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, thúc đẩy sản xuất phát triển cho XH

 phát triển.

•  Nếu quan hệ SX đã lỗi thời, lạc hậu, không phù hợp với tính chất và

trình độ của LLSX, nó sẽ kềm hãm sự phát triển của LLSX

+ Quan hệ sản xuất quyết định mục đích của SX (CNTB đầu tư vào

nước ta cần phải xác định mục đích sản xuất). Quan hệ sản xuất tác động đến

tính tích cực, năng động của LLSX thông qua quan hệ sản phẩm, qua phân

 phối. Sự tác động khác nhau: Sự phù hợp chính là sự hợp lý, biểu hiện ở chỗ

các yếu tố của LLSX có thể hiện được tối ưu năng lực của nó hay không.

QHSX không phù hợp biểu hiện: QHSX vượt trước LLSX, các mặt của QHSX

không đồng bộ với nhau sẽ kềm hãm sự phát triển của LLSX. Muốn biết quy

luật này không đồng bộ phải tìm từ thực tiễn, khi năng suất lao động không

tăng thì không phù hợp hoặc khi người lao động không thiết tha với công việc

của họ.

+ Quan hệ sản xuất sở dĩ có thể tác động (thúc đẩy hoặc kềm hãm) sự

 phát triển của LLSX vì nó quyết định mục đích của SX, ảnh hưởng đến trình

43

Page 44: Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx

5/14/2018 Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/cau-hoi-on-tap-triet-hoc-marx 44/59

 

độ lao động của quảng đại quần chúng, kích thích hoặc hạn chế việc cải thiện

công cụ, việc áp dụng KHKT vào SX, việc hợp tác và phân công LĐ.

• Trong XH có giai cấp đối kháng, mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX

 biểu hiện thành mâu thuẫn giai cấp và chỉ thông qua đấu tranh giai cấp mới giải

quyết được mâu thuẫn đó để đưa XH tiến lên.3. Ý nghĩa của quy luật :

- Quy luật về sự phù hợp của QHSX với tính chất và trình độ của LLSX

 biểu hiện sự vận động nội tại của phương thức SX, biểu hiện tính tất yếu của sự

thay thế phương thức SX này bằng PTSX khác cao hơn. Quy luật này là quy luật

 phổ biến tác động trong mọi XH, làm cho XH loài người phát triển từ thấp đến

cao.

- Nó chỉ ra vai trò của SX ra của cải vật chất. Vì vậy lịch sử phát triển XH

loài người chẳng qua là lịch sử phát triển kế tiếp nhau của các phương thức SX từ

thấp đến cao.

- Đây là cơ sở lý luận để chúng ta xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao

cấp chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường

dưới sự quản lý của nhà nước XHCN.

- Nghiên cứu quy luật này giúp chúng ta xây dựng phương thức SX mới ở 

nước ta.

4. Sự vận dụng quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tổ chức và

trình độ của lực lượng sản xuất

 Nước ta lựa chọn con đường XHCN, bỏ qua chế độ TBCN, từ một nước

nông nghiệp lạc hậu. Do đó, phương thức sản xuất XHCN là một quá trình lâu dài

và đầy khó khăn phức tạp. Kinh nghiệm thực tế chỉ rõ, LLSX bị kềm hãm không

chỉ trong quan hệ SX lạc hậu mà cả khi quan hệ SX phát triển không đồng bộ, và

có những yếu tố đi quá xa so với trình độ phát triển của LLSX.

Tình hình thực tế của nước ta đã đòi hỏi phải coi trọng những hình thức

kinh tế trung gian, quá độ từ thấp đến cao, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn. Để xây

dựng phương thức sản xuất XHCN, chúng ta chủ trương xây dựng một nền kinh

tế hàng hóa nhiều thành phần, với cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước

44

Page 45: Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx

5/14/2018 Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/cau-hoi-on-tap-triet-hoc-marx 45/59

 

nhằm phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, phát triển mạnh mẽ

LLSX để xây dựng cơ sở kinh tế của CNXH.

Từng bước xã hội hóa XHCN, quá trình đó được thể hiện không phải bằng

gò ép mà thực hiện từng bước, thông qua sự hỗn hợp các hình thức sở hữu như

Cty cổ phần, Cty Tư bản nhà nước, các hình thức HTX để dần hình thành các tậpđoàn kinh doanh trong các đơn vị kinh tế quốc doanh và tập thể là nòng cốt.

Chúng ta chỉ bỏ qua những gì của XH cũ không còn phù hợp với XH mới,

thay thế và không đem lại hiệu quả kinh tế XH cao hơn, chúng ta chủ trương thực

hiện sự chuyển hóa cái cũ thành cái mới theo định hướng XHCN.

Câu 11: Xem lại 

 

Câu 12: Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng?

Mỗi một xã hội trong lịch sử có một kiểu những quan hệ vật chất cơ bản nhất

định ứng với những LLSX nhất định, đó là những QHSX, phù hợp với những kiểu

quan hệ SX đó là một hệ thống những quan hệ về chính trị, pháp quyền, nhận

thức… những quan hệ chủ thể (?) tinh thần này được thực hiện thông qua những

thiết chế XH tương ứng như Nhà nước, đảng phái, tòa án, giáo hội và các tổ chức

XH khác… Sự liên hệ và tác động lẫn nhau giữa các quan hệ kinh tế của XH và

các quan hệ chính trị (?) tinh thần, hình thành nên các quan hệ kinh tế đó được

chủ nghĩa duy vật lịch sử phản ánh trong phạm trù Cơ sở hạ tầng và kiến trúc

thượng tầng.

1. Định nghĩa :

a. Cơ sở hạ tầng : Là toàn bộ những quan hệ SX hợp thành cơ cấu kinh tế

của một XH nhất định. Kinh nghiệm CSHT phản ánh chức năng XH của các

QHSX với tư cách là cơ sở kinh tế của các hiện tượng XH.

Cơ sở hạ tầng có ba loại quan hệ sản xuất:

Thứ I : Quan hệ SX thống trị - trong XH đương thời đó có một nhà nước bảo

45

Page 46: Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx

5/14/2018 Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/cau-hoi-on-tap-triet-hoc-marx 46/59

 

vệ giai cấp thống trị đó về mặt kinh tế.

Thứ II : Quan hệ SX tàn dư của XH trước đó: kế thừa và cải tạo cái cũ

Thứ III : QHSX là mầm mống cho một XH tương lai

Đặc trưng cho tính chất của một CSHT do quan hệ SX thống trị quyết định,

nó chi phối chủ đạo và có tác dụng đối với CSHT.Trong XH có đối kháng giai cấp thì tính chất của sự đối kháng giai cấp và sự

xung đột giai cấp bắt nguồn từ trong cơ sở hạ tầng.

Cần phần biệt CSHT với cơ sở XH: Đồng loại nhưng không đồng nhất

b.  Kiến trúc thượng tầng : Là toàn bộ những hệ tư tưởng, quan điểm, chính

trị, pháp luật, đặc điểm… những thiết chế tương ứng và những quan hệ nội tại

của thượng tầng đươc xây dựng trên CSHT.

- Mỗi yếu tố của KTTT có đặc điểm riêng, có quy luật phát triển riêng

nhưng có liên hệ và tác động lẫn nhau và đều nảy sinh trên CSHT, phản ánh

CSHT trong đó Nhà nước là bộ phận có quyền lực mạnh mẽ nhất của KTTT.

Chính nhờ Nhà nước mà tư tưởng của giai cấp thống trị mới thống trị được toàn

 bộ đời sống XH.

- KTTT của XH có đối kháng giai cấp bao gồm hệ tư tưởng và thể chế của

giai cấp thống trị, tàn dư của các quan điểm XH trước đó. Các quan điểm và tổ

chức của các giai cấp mới ra đời, quan điểm tư tưởng và các tầng lớp trung gian,

hệ tư tưởng của giai cấp thống trị quyết định tính chất cơ bản của KTTT trong

một hệ thống xã hội nhất định. Tính chất đối kháng về quan điểm tư tưởng phản

ánh tính chất đối kháng của CSHT.

- KTTT khác với kiến trúc XH vì kiến trúc XH không có các thiết chế

tương ứng.

-

2. Mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT :

Mỗi hệ thống KTXH có CSHT và KTTT của nó, giữa chúng có mối quan hệ

 biện chứng với nhau, trong đó CSHT quyết định KTTT và KTTT tác động trở lại

CSHT.

a. CSHT quyết định KTTT: tức là những QHSX trong XH sẽ quyết định tư 

tưởng, nội dung các hình thái và quyết định cơ cấu tổ chức của các thiết chế:

46

Page 47: Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx

5/14/2018 Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/cau-hoi-on-tap-triet-hoc-marx 47/59

 

- CSHT nào thì sản sinh ra KTTT tương ứng với nó, CSHT của một XH nhất

định như thế nào, tổ chức của nó ra sao, giai cấp đại diện cho nó thế nào thì hệ thống

chính trị, tư tưởng, pháp quyền, đặc điểm, T.H (?)… và các quan hệ, các thể chế tương

ứng với những tư tưởng ấy cũng như vậy. CSHT quyết định nội dung, tính chất, bộ mặt

của KTTT- CSHT quyết định sự biến đổi của KTTT, CSHT thay đổi thì sớm hay muộn

KTTT cũng thay đổi theo. Sự biến đổi đó xảy ra trong mỗi hệ thống kinh tế XH cũng

như từ hệ thống KTXH này sang hệ thống KTXH khác. Trong XH có đối kháng giai

cấp, sự biến đổi đó diễn ra thông qua cuộc đấu tranh giai cấp gay go, phức tạp.

Cơ sở hạ tầng quyết định KTTT là quy luật phổ biến của mọi hình thái

KTXH.b.  KTTT tác động trở lại CSHT : Đây là đề cập đến vai trò nhà nước, đảng

 phái, các hình thức tác động đến con người trong quá trình SX.

- KTTT luôn duy trì, củng cố, bảo vệ và phát triển CSHT để thúc đẩy CSHT

 phát triển. KTTT luôn duy trì, củng cố, bảo vệ và phát triển các QHSX thống trị - tức là

những QHSX đã sản sinh ra nó, khống chế những gì có ảnh hưởng xấu đến QHSX nói

chung như tác động xóa bỏ CSHT và KTTT cũ.

- Thông qua hệ thống Luật pháp, KTTT tác động đến CSHT để thúc đẩy nền

kinh tế phát triển.

- Các bộ phận khác của KTTT đều tác động đến CSHT bằng nhiều hình thức

khác nhau, trong đó nhà nước giữ vai trò đặc biệt quan trọng, có tác động to lớn nhất và

trực tiếp đối với CSHT.

- Trong mỗi hệ thống kinh tế XH, KTTT có những quá trình biến đổi nhất định,

quá trình đó càng phù hợp với CSHT thì sự tác động của nó đối với CSHT càng có hiệu

quả. Ngược lại, quá trình đó không theo cùng chiều với quy luật vận động của CSHT thì

nó sẽ cản trở sự phát triển của CSHT.

- Trong thời đại ngày nay, vai trò của KTTT tăng lên rõ rệt, càng thể hiện với tư

cách là một yếu tố tác động mạnh mẽ đến tiến trình lịch sử. Song nếu quá nhấn mạnh

hoặc thổi phồng vai trò của KTTT đến mức phủ định tính tất yếu khách quan của XH thì

sẽ rơi vào Chủ nghĩa Duy tâm chủ quan duy ý chí.

3. CSHT & KTTT trong thời kì quá độ ở nước ta:

47

Page 48: Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx

5/14/2018 Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/cau-hoi-on-tap-triet-hoc-marx 48/59

 

- CSHT trong thời kì quá độ ở nước ta bao gồm các kiểu QHSX gắn liền

với các hình thức sở hữu, tương ứng với các trường phái kinh tế khác nhau từng

đối lập nhau tồn tại trong một cơ cấu kinh tế thống nhất theo định hướng XHCN.

- Về xây dựng KTTT – XHCN ở nước ta, Đảng ta đã khẳng định lấy

Chủ nghĩa Marx – Lenin và tư tưởng HCM làm nền tảng tư tưởng cho mọi hoạtđộng tinh thần của XH, xây dựng hệ thống chính trị XH – XHCN mang tính giai

cấp công nhân, do đội tiên phong của nó là Đảng CSVN lãnh đạo, đảm bảo cho

 ND thực sự là chủ XH. Các tổ chức bộ máy tạo thành hệ thống chính trị - XH,

không tồn tại như một mục đích tự thân mà vì phục vụ con người, thực hiện lợi

ích và quyền lợi thuộc về nhân dân lao động.

- Mỗi bước phát triển của CSHT hoặc của KTTT là một bước giải quyết

mâu thuẫn giữa chúng. Việc phát triển và củng cố CSHT, điều chỉnh và củng cố

các bộ phận của KTTT là một quá trình diễn ra trong suốt thời kì quá độ.

- Sự định hướng XHCN nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần thì hoạt

động định hướng của KTTT chính trị không chỉ bó hẹp trong kinh tế quốc doanh

mà phải hoạt động bao quát cả trong những thành phần kinh tế ngoài quốc doanh,

nhằm từng bước xã hội hóa nền sản xuất với những hình thức và bước đi thích

hợp theo hướng kinh tế quốc doanh, được củng cố và phát triển ở những vị trí chủ

đạo. Kinh tế tập thể dưới hình thức thu hút phần lớn những người SX nhỏ trong

các ngành nghề, các hình thức Xí nghiệp, công ty cổ phần phát triển mạnh, kinh tế

tư nhân và gia đình phát huy được mọi tiềm năng, các tập đoàn kinh doanh lớn có

sức chi phối trong nền kinh tế được hình thành.

Câu 13: Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội

I. Định nghĩa :

1. Tồn tại xã hội :

Là toàn bộ những sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật

chất của xã hội.

Trong những quan hệ XH thì quan hệ vật chất giữa người với tự nhiên

và quan hệ vật chất giữa người với người là hai quan hệ cơ bản. Tồn tại Xh bao

gồm:

48

Page 49: Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx

5/14/2018 Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/cau-hoi-on-tap-triet-hoc-marx 49/59

 

-  Phương thức SX ra của cải vật chất 

-  Điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh địa lý

-  Dân số và mật độ dân số 

Trong đó, phương thức sản xuất ra của cải vật chất là yếu tố cơ bản nhất

2.

Ý thức xã hội : Là toàn bộ đời sống tư tưởng của XH, bao gồm những tưtưởng, quy định, lý luận, tình cảm, tâm trạng, tập quán, truyền thống… nảy sinh

từ tồn tại XH và phản ánh tồn tại XH trong những giai đoạn lịch sử nhất định.

Ý thức XH bao gồm: YTXH thông thường + YTXH lý luận

Tâm lý XH và Hệ tư tưởng

Ý thức XH thông thường : là những tri thức, những quan niệm của con người

hình thành một cách trực tiếp trong hoạt động thực tiễn hàng ngày, chưa được hệ

thống hóa – khái quát hóa

Đặc điểm: YTXH thông thường được phản ánh sinh động, trực tiếp nhiều mặt

cuộc sống hàng ngày của con người, thường xuyên chi phối cuộc sống đó. Trình

độ ý thức thông thường tuy thấp hơn so với ý thức lý luận, nhưng những tri thức

kinh nghiệm phong phú của nó là tiền đề quan trọng cho sự hình thành các lý

thuyết khoa học.

Ý thức luận: là những quan điểm, tư tưởng được hệ thống hóa, khái quát hóa

thành các học thuyết XH được trình bày dưới dạng kinh nghiệm, phạm trù, quy

luật

Đặc điểm: Ý thức lý luận (lý luận khoa học) có khả năng phản ánh hiện thực

khách quan một cách khái quát, sâu sắc và chính xác, vạch ra các mối liên hệ, bản

chất của các sự vật – hiện tượng.

Tâm lý xã hội: Bao gồm toàn bộ tình cảm, ước muốn, thói quen, tập quán…

của con người, của một bộ phận hoặc của toàn xã hội hình thành dưới sự ảnh

hưởng trực tiếp của đời sống hàng ngày của họ và phản ánh đời sống đó.

Đặc điểm: Phản ánh một cách trực tiếp điều kiện sống hàng ngày của con

người, là sự phản ánh có tính chất tự phát, thường ghi lại những bề mặt, bề ngoài

của tồn tại xã hội. Nó không có khả năng vạch ra đầy đủ, rõ ràng, sâu sắc các mối

quan hệ XH của con người, những quan niệm của con người ở trình độ tâm lý XH

còn mang tính kinh nghiệm chưa được thể hiện về mặt lý luận, còn yếu tố trí tuệ

49

Page 50: Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx

5/14/2018 Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/cau-hoi-on-tap-triet-hoc-marx 50/59

 

thì đan xem với yếu tố tình cảm. Tuy nhiên, nó có vai trò quan trọng trong việc

 phát triển ý thức xã hội, Marx – Lenin – Engels – Hồ Chí Minh rất coi trọng việc

nghiên cứu trạng thái tâm lý XH của nhân dân để hiểu nó, giáo dục nhân dân, đưa

nhân dân tham gia tích cực, tự giác vào cuộc đấu tranh cho một xã hội tốt đẹp.

 Hệ tư tưởng : Là trình độ cao của ý thức xã hội. Nó được hình thành khi conngười nhận thức sâu sắc hơn về những điều kiện sinh hoạt vật chất của mình.

Đặc điểm: Hệ tư tưởng có khả năng đi sâu vào bản chất các mối quan hệ

XH. Hệ tư tưởng là nhận thức lý luận về tồn tại XH; là hệ thống những quan

điểm, tư tưởng (Chính trị, triết học, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo), kết quả của sự

khái quát hóa những kinh nghiệm XH. Hệ tư tưởng được hình thành một cách tự

giác – tạo ra bởi các nhà tư tưởng của những giai cấp nhất định và được truyền bá

trong XH.

Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng là hai trình độ, hai phương thức phản ánh

khác nhau của ý thức xã hội. Nó có chung một nguồn gốc là phản ánh tồn tại xã

hội tự phát từ tâm lý XH và không phải là sự biểu hiện trực tiếp của tâm lý XH

trong XH có giai cấp, ý thức XH có tính giai cấp.

II. Quan hệ biện chứng giữa tồn tại Xh và ý thức XH

1. Tồn tại XH quyết định ý thức XH, ý thức XH phản ánh tồn tại XH :

- Vai trò quyết định của tồn tại XH đối với ý thức xã hội thể hiện tồn tại XH

sinh ra ý thức XH, còn YTXH là sự phản ánh tồn tại XH, phụ thuộc vào tồn tại

XH. Tồn tại XH như thế nào thì YTXH như thế ấy, mỗi khi tồn tại XH biến đổi,

nhất là phương thức SX biến đổi thì những tư tưởng và lý luận XH, những quan

điểm về chính trị, PQ (?), triết học, đạo đức, văn hóa, nghệ thuật sớm muộn sẽ

 biến đổi theo.

Ví dụ 1: Ở những thời kì lịch sử khác nhau, nếu chúng ta thấy có những lý

luận, quan điểm, tư tưởng Xh khác nhau, thì đó là do những điều kiện khác nhau

của đời sống vật chất quyết định.

Ví dụ 2: Công xã nguyên thủy - Chiếm hữu nô lệ - Phong kiến - TBCN - Cộng

sản Chủ nghĩa – không phải ý thức của con người quyết định tồn tại của họ, trái

lại tồn tại Xh của họ quyết định ý thức của họ.

50

Page 51: Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx

5/14/2018 Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/cau-hoi-on-tap-triet-hoc-marx 51/59

 

-  Nguồn gốc của ý thức XH: không phải dừng lại ở chỗ xác định sự phụ

thuộc của ý thức XH vào tồn tại XH mà còn chỉ ra rằng tồn tại Xh quyết định ý

thức XH không phải giản đơn, trực tiếp mà qua các khâu trung gian. Không phải

 bất cứ tư tưởng, quan niệm, lý luận, HT (?) YTXH nào cũng phản ánh rõ ràng và

trực tiếp những quan hệ kinh tế của thời đại, mà chỉ khi nào xét đến cùng thìchúng ta mới thấy rõ mối quan hệ kinh tế được phản ánh bằng cách này hay cách

khác trong tư tưởng ấy.

Cần có thái độ biện chứng khi xem xét sự phản ánh tồn tại XH của ý thức XH

2. Tính độc lập tương đối 

YTXH không phải là yếu tố thụ động, cần nhấn mạnh tác dụng tích cực của

ý thức XH đối với đời sống KTXH, nhấn mạnh tính độc lập tương đối của YTXH

trong mối quan hệ với tồn tại XH. Tính độc lập tương đối đó biểu hiện ở những

điểm sau:

- YTXH thường lạc hậu hơn so với tồn tại XH. Nguyên nhân:

• Một là: Sự biến đổi của tồn tại XH do tác động mạnh, thường xuyên và trực

tiếp của những hoạt động thực tiễn của con người thường diễn ra với tốc độ nhanh mà ý

thức XH có thể không phản ánh kịp mà trở nên lạc hậu. Hơn nữa, YTXH là cái phản ánh

tồn tại XH nên nói chung chỉ biến đổi sau khi có sự biến đổi của tồn tại XH.

• Hai là: Do sức mạnh của thói quen, truyền thống, tập quán cũng như do tính

lạc hậu, bảo thủ của một số hình thái YTXH.

• Ba là:YTXH luôn gắn với lợi ích của những nhóm, những tập đoàn người,

những giai cấp nhất định trong XH. Vì vậy, những tư tưởng cũ, lạc hậu thường được các

lực lượng XH phản tiến bộ lưu giữ và truyền bá nhằm chống lại các lực lượng XH tiến

 bộ.

Những hiện tượng YT lạc hậu, tiêu cực không mất đi một cách dễ

dàng. Vì vậy trong sự nghiệp xây dựng XH mới phải thường xuyên tăng cường

công tác tư tưởng đấu tranh chống lại những âm mưu và hành động phá hoại của

những lực lượng thù địch về mặt tư tưởng, kiên trì xóa bỏ những tàn dư ý thức cũ,

đấu tranh ra sức phát huy những truyền thống tốt đẹp.

- YTXH có tính vượt trước, đó là những tư tưởng tiến bộ, khi nói tư tưởng

tiên tiến có thể đi trước tồn tại XH, dự kiến được quy trình khách quan của sự

51

Page 52: Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx

5/14/2018 Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/cau-hoi-on-tap-triet-hoc-marx 52/59

 

 phát triển thì không có nghĩa nói rằng trong trường hợp này YTXH không còn bị

tồn tại XH quyết định nữa. Tư tưởng XH tiên tiến không thoát ly tồn tại XH mà

 phản ảnh chính xác, sâu sắc tồn tại XH.

- YTXH có tính kế thừa trên sự phát triển của mình. Điều này có ý nghĩa

quan trọng đối với công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay trên lĩnh vực văn hóa, tưtưởng. Trong điều kiện kinh tế thị trường, giao lưu quốc tế, Đảng ta khẳng định

“phát triển văn hóa dân tộc đi đôi với mở rộng giao lưu VH với nước ngoài, vừa

giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, vừa tiếp thu tinh hoa VH thế giới”

- YTXH có nhiều hình thái khác nhau, giữa chúng có sự tác động qua lại lẫn

nhau trong sự phát triển của chúng. Đây là quy luật phát triển của ý thức XH, sự

tác động qua lại giữa các hình thái YTXH làm cho ở mỗi hình thái YT có những

mặt tích cực không thể giải thích được bằng tồn tại XH hay bằng các điều kiện vật

chất.

Ở mỗi thời đại, tùy theo những hoàn cảnh lịch sử cụ thể có những hình thái ý

thức nào đó nổi lên hàng đầu và tác động mạnh đến những hình thái ý thức khác

nhau. Trong sự tác động lẫn nhau giữa các hình thái ý thức XH thì ý thức Chính

trị giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Ý thức chính trị của giai cấp cách mạng định

hướn cho sự phát triển theo chiều hướng tiến bộ của hình thái ý thức khác nhau.

Trong điều kiện của nước ta hiện nay, những hoạt động tư tưởng, triết học, văn

hóa, nghệ thuật… mà tách rời đường lối chính trị đổi mới đúng đắn của Đảng sẽ

không tránh khỏi rơi vào những quan điểm sai lầm, không thể đóng góp tích cực

vào sự nghiệp cách mạng của Nhân dân.

- Sự tác động trở lại của YTXH đối với tồn tại XH mà biểu hiện quan trọng

nhất của tính độc lập tương đối của YTXH biểu hiện tập trung vai trò của ý thức

XH đối với tồn tại XH.

Mức độ ảnh hưởng của tư tưởng đối với sự phát triển XH phụ thuộc vào

những điều kiện lịch sử cụ thể, vào tính chất của các mối quan hệ kinh tế mà trên

đó tư tưởng này nảy sinh, phụ thuộc vào vai trò lịch sử của giai cấp mang ngọn cờ 

tư tưởng, phụ thuộc vào mức độ phản ánh đúng đắn của tư tưởng đối với các nhu

cầu phát triển XH, mở rộng của tư tưởng trong giai cấp. Vì vậy cần phân biệt vai

52

Page 53: Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx

5/14/2018 Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/cau-hoi-on-tap-triet-hoc-marx 53/59

 

trò của YT tư tưởng tiến bộ và YT thức tư tưởng phản tiến bộ đối với sự phát triển

XH.

 Như vậy, nguyên lý của Chủ nghĩa duy vật lịch sử về tính độc lập tương đối

của YTXH, chỉ ra bức tranh phức tạp của lịch sử phát triển của YTXH và của đời

sống tinh thần của XH nói chung, nó bác bỏ mỏi quy định siêu hình, máy móc tầmthường vê mối quan hệ giữa tồn tại XH và YTXH.

Câu 14: Hạ tầng kiến trúc xã hội là gì? Trình bày cấu trúc, định nghĩa hạ tầng

kiến trúc xã hội. Ý nghĩa học thuyết này đối với việc nhận thức về con đường đi lên

CNXH ở nước ta như thế nào? Tại sao nói sự phát triển của hạ tầng kiến trúc xã

hội là quy trình phát triển của tự nhiên?

Học thuyết hình thái kinh tế XH là nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật

lịch sử là một trong những nội dung cơ bản của toàn bộ chủ nghĩa Marx. Hình thái

đó vạch rõ những quy luật cơ bản của vận động XH, vạch ra phương pháp duy

nhất khoa học để giải thích lịch sử.

53

Page 54: Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx

5/14/2018 Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/cau-hoi-on-tap-triet-hoc-marx 54/59

 

Với sự ra đời của học thuyết về hình thái kinh tế XH, chủ nghĩa duy vật lịch

sư đã vạch ra sự tồn tại và phát triển của các XH trong kết cấu khách quan của

chúng. Đó là các hệ thống bao gồm những yếu tố và các mối liên hệ được hình

thành và vận động tuân theo những quy luật vốn có của chúng.

1. Cấu trúc của hạ tầng kiến trúc xã hộiCấu trúc của hạ tầng kiến trúc xã hội có bốn lĩnh vực cơ bản:

a.  Lĩnh vực kinh tế xã hội: là lĩnh vực đầu tiên của XH, trong đó phương

thức SX là sự thống nhất của LLSX và QHSX. PTSX thay đổi thì vị trí XH cũng

thay đối

b. Các quan hệ XH: có nhiều quan hệ: Có nhiều quan hệ:

- Quan hệ giữa cá nhân với XH là quan hệ đầu tiên quyết định cho các quan

hệ XH, giải quyết một số khái niệm về con người, cá nhân, nhân cách, vĩ nhân, lãnh tụ,

đến định hướng XHCN.

- Quan hệ giai cấp, dân tộc, bình đẳng giữa nam và nữ đến quan hệ XH phản

ánh QHSX.

c. Các quan hệ chính trị được xây: dựng dựa trên các quan hệ kinh tế: có các

quan hệ Nhà nước, đảng phái, các tổ chức phi chính phủ

d. Ý thức xã hội: quy luật hình thành nên ý thức XH khác nhau, ý thức XH

 phản ánh tồn tại XH, giải quyết những vấn đề này mới giải quyết được những vấn đề

lịch sử khác trong XH

Mỗi lĩnh vực có vị trí, vai trò và ý nghĩa riêng

+ Lĩnh vực a) và b) thực chất là lĩnh vực kinh tế

+ Lĩnh vực c) và d) thực chất là lĩnh vực xã hội

2. Định nghĩa của hạ tầng kiến trúc xã hội :

- Hạ tầng kiến trúc XH là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử,

dùng để chỉ XH ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ SX đặc

trưng cho XH đó, phù hợp với một trình độ nhất định của LLSX với một KTTT

tương ứng được xây dựng trên những quan hệ SX ấy.

Hình thái kinh tế XH là một XH chỉnh thể thống nhất, toàn vẹn.

- Hạ tầng kiến trúc XH là một XH trọn vẹn trong từng giai đoạn lịch sử

của nó:

54

Page 55: Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx

5/14/2018 Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/cau-hoi-on-tap-triet-hoc-marx 55/59

 

Đề cập đến là đề cập đến hạ tầng kiến trúc XH là nói đến một XH

trọn vẹn với đầy đủ tính chất phức tạp, đa dạng. Nghiên cứu hạ tầng kiến

trúc XH là tìm hiểu trọn vẹn về XH này, không phải xét chung chung, XH

ấy phải được xét trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Loài người đã trải

qua XH Công xã nguyên thủy - Chiếm hữu nô lệ - Phong kiến - TBCN -XHCN - CSCN.

Khi một hạ tầng kiến trúc XH ra đời, loài người phát triển thêm một

 bước. Nhờ vậy lịch sử phát triển của XH loài người là LS nối tiếp nhau

của các hạ tầng kiến trúc XH

Tìm ra được nguyên nhân nào, quy luật nào làm cho hạ tầng kiến

trúc XH bị thay thế thì đó chính là nguyên nhân, động lực, quy luật của sự

 phát triển XH. Vì thế cần đầu tư đúng chỗ, đó là vấn đề mang tính chất

định hướng cho con người.

- Phần còn lại của định nghĩa nói về kết cấu của hạ tầng kiến trúc XH,

hạ tầng kiến trúc XH là một XH cụ thế có kết cấu phức tạp, gồm những yếu tố cơ 

 bản nhất là: LLSX – QHSX – KTTT trong sự liên hệ tác động qua lại.

LLSX là nền tảng vật chất kĩ thuật của mỗi hạ tầng KTXH, sự phát

triển của hạ tầng KTXH xét đến cùng là do LLSX quyết định.

Quan hệ SX là quan hệ kinh tế cơ bản quyết định tất cả các quan hệ

XH khác, là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt chế độ XH này với chế

độ XH khác. Mỗi hạ tầng KTXH có một kiểu quan hệ SX tương ứng với

một trình độ nhất định của LLSX.

 Những quan hệ SX của một XH cụ thể hợp thành cơ sở hạ tầng,

trên đó hình thành nên kiến trúc thượng tầng XH mà chức năng của nó là

 bảo vệ, duy trì, phát triển cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó.

 Ngoài những yếu tố cơ bản của XH trên còn có những quan hệ khác như

quan hệ dân tộc, quan hệ gia đình.

3. Tại sao nói sự phát triển hạ tầng kiến trúc xã hội là quá trình phát triển lịch

sử tự nhiên:

Thứ Nhất: Sự phát triển của hạ tầng kiến trúc XH không phải do ý muốn

chủ quan của con người, bởi XH phát triển theo những quy luật vốn có của nó,

55

Page 56: Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx

5/14/2018 Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/cau-hoi-on-tap-triet-hoc-marx 56/59

 

mặc dù quy luật Xh bao giờ cũng thông qua hoạt động có ý thức của con người,

nhưng quy luật XH hoàn toàn khách quan. XH là một dạng tồn tại đặc biệt của thế

giới vật chất, XH phát triển tuân thủ theo quy luật của phép biện chứng của thế

giới vật chất. Sự phát triển của các hình thái hạ tầng KTXH là một quá trình lịch

sử tự nhiên nhưng trong XH – muốn chuyển từ hạ tầng KTXH này sang một hạtầng kiến trúc XH khác bao giờ cũng phải thông qua CMXH.

Thứ Hai: Sự vận động phát triển và thay thế nhau của các hạ tầng kiến

trúc XH trong lịch sử do sự tác động của các quy luật khách quan chi phối.

Các yếu tố cơ bản hợp thành một hạ tầng kinh tế XH có quan hệ biện chứng

với nhau, hình thành nên những quy luật phổ biến của XH: quy luật về sự phù hợp

của QHSX với tính chất và trình độ của LLSX, quy luật cơ sở hạ tầng quyết định

kiến trúc thượng tầng… Chính do sự tác động của các quy luật đó mà các hình

thái kinh tế XH vận động, phát triển, thay thế nhau từ thấp lên cao như một quá

trình lịch sử tự nhiên.

Thứ Ba: Trong quy luật khách quan chi phối sự vận động và phát triển

của các hạ tầng KTXH, thì quy luật về sự phù hợp của QHSX với tổ chức và trình

độ của LLSX có vai trò quyết định nhất, nó vừa bảo đảm tính kế thừa trong sự

 phát triển, tiến lên của XH, vừa biểu hiện tính gián đoạn trong sự phát triển của

LS.

Thứ Tư: Quá trình phát triển của LS tự nhiên được quyết định bởi những

quy luật chung, cho chúng ta nhìn thấy logic của lịch sử thế giới. Nhưng quá trình

lịch sử có thể vô cùng phong phú, có hàng loạt những yếu tố làm cho quá trình

lịch sử đa dạng và thường xuyên biến đổi.

 Như vậy quá trình lịch sử tự nhiên có nghĩa là: con người làm ra lịch sử của

họ, và tự tạo ra quan hệ XH cho mình – đó là XH. Nhưng XH vận động theo quy

luật khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn của con người. Mỗi hình thái

KTXH được coi như một cơ thể XH phát triển theo một quy luật vốn có của nó.

Sự thay thế kế tiếp nhau của các hạ tầng kiến trúc XH là quá trình tiến hóa, bao

hàm những bước nhảy vọt đã tạo nên tiến bộ trong lịch sử loài người.

Thật vậy, quá trình phát triển lịch sử tự nhiên của sự phát triển XH chẳng

những chỉ ra bằng con đường phát triển tuần tự mà còn bao hàm cả sự bỏ qua

56

Page 57: Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx

5/14/2018 Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/cau-hoi-on-tap-triet-hoc-marx 57/59

 

trong những điều kiện lịch sử nhất định, một hoặc một vài hạ tầng KTXH nhất

định.

4. Ý nghĩa của học thuyết hạ tầng kiến trúc xã hội

Thứ Nhất: Vạch ra nguồn gốc, động lực bên trong của sự phát triển XH.

Động lực lịch sử không phải do lực lượng thần bí nào mà chính là hoạt động thựctiễn của con người. Học thuyết hạ tầng kinh tế XH là quan niệm duy vật biện

chứng được cụ thể hóa trong việc xem xét đời sống XH.

Thứ Hai: Vạch ra những nguyên nhân và cơ sở của sự xuất hiện và biến

đổi XH của các hiện tượng XH, đã biến XH học thành khoa học thật sự.

Thứ Ba: Khắc phục mọi quan điểm duy tâm về lịch sử, duy tâm trừu

tượng vô căn cứ về XH, bác bỏ cách miêu tả XH chung chung, phi lịch sử. Hình

thức biểu hiện tập trung của quan niệm duy vật về LS, quan niệm ấy chỉ ra rằng

“trước hết con người cần phải lao động trước khi có thể đấu tranh để giành quyền

thống trị, trước khi có thể hoạt động chính trị, tôn giáo, triết học”

Thứ Tư: Trong tất cả các quan hệ XH, hình thức làm nổi bật những quan

hệ vật chất tức là những quan hệ SX là những quan hệ căn bản, ban đầu và quyết

định những quan hệ khác. Chủ nghĩa duy vật đã cung cấp cho KHXH một tiêu

chuẩn hoàn toàn khách quan để phát hiện và tìm kiếm quy luật XH. Vì vậy có thể

đem những chế độ của các nước khác khái quát lại thành một khái niệm cơ bản

duy nhất là hạ tầng kinh tế XH

Thứ Năm: Là công cụ lý luận giúp chúng ta nhận thức những quy luật

 phổ biến đang tác động và chi phối sự vận động của XH, vũ trang cho chúng ta

 phương pháp khoa học để nghiên cứu XH, là cơ sở lý luận của việc hoạch định

các đường lối cách mạng của các Đảng Cộng sản. Dẫn chứng: Có thể nói hình thái

về hạ tầng kinh tế XH là cơ sở phương pháp luận của các khoa học XH, là hòn đá

tảng cho mọi nghiên cứu về XH, và do đó là một trong những nền tảng lý luận của

chủ nghĩa XH khoa học.

5. Vận dụng vào nước ta:

Kiên trì tăng trưởng về kinh tế nhưng ổn định về XH, điều đó được thực tế

kiểm nghiệm, sự tăng trưởng kinh tế ở nước ta là khá lớn:

57

Page 58: Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx

5/14/2018 Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/cau-hoi-on-tap-triet-hoc-marx 58/59

 

a) Trên con đường đi tới CNXH, Việt Nam là quốc gia chưa trải qua thời

kì phát triển TBCN. Đối với nước ta, con đường rút ngắn (không trải qua giai

đoạn phát triển TBCN) là con đường hiện thực, bởi vì:

+ Cuộc cách mạng CNXH ở Việt Nam nhằm giải quyết những mâu

thuẫn, xóa bỏ chế độ phong kiến, xóa bỏ sự xâm lược của đế quốc, giành độclập dân tộc, phải xây dựng một kiểu nhà nước mới: Nhà nước của nhân dân, do

dân, vì dân và đi lên CNXH.

+ Lịch sử phát triển hạ tầng kinh tế XH là lịch sử phát triển chung ở 

từng nước khác nhau có sự biểu hiện khác nhau

Đối với nước ta đi lên CNXH rất thuận lợi nhưng cũng rất khó khăn :

+ Về mặt thuận lợi:

- Chúng ta có sự giúp đỡ tích cực của các nước tiên tiến và giai cấp

vô sản ở các nước đó, bên cạnh đó là sự giúp đỡ của các nước tiền TB.

- Chúng ta đã thừa hưởng những thành tựu quả của CNXH do Liên

Xô đem lại: những thành công và những thất bại để rút kinh nghiệm. Hiện nay

Đảng và Nhà nước ta đã có đủ kinh nghiệm và bản lĩnh trong việc tranh thủ sự

giao lưu và hợp tác quốc tế để thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất

nước.

- Chúng ta đi lên CNXH, có Đảng cộng sản lãnh đạo, Đảng của giai

cấp công nhân, nhân dân lao động có một thế giới quan đúng đắn từ Chủ nghĩa

Marx – Lenin, mọi người đoàn kết và tận tụy nên luôn giữ vững định hướng

CNXH.

+ Về mặt khó khăn:

- Chúng ta có nguy cơ chệch hướng CNXH, diễn biến hòa bình,

tham nhũng, một số công chức nhà nước suy thoái đạo đức…

- ĐCS Việt Nam liên tục lãnh đạo tiến hành ba cuộc cách mạng:

Cách Mạng quan hệ SX, Cách mạng khoa học kĩ thuật, Cách mạng kiến trúc

thượng tầng…

- Về mô hình Chủ nghĩa XH cần được nhận thức lại: Mô hình ở đây

là mô hình VC (?): thông quan nghiên cứu đối tượng bằng các biện pháp phân

tích, so sánh đối xứng họ để xây dựng nên mô hình. Để xây dựng mô hình VC (?)

58

Page 59: Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx

5/14/2018 Cau Hoi on Tap Triet Hoc Marx - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/cau-hoi-on-tap-triet-hoc-marx 59/59

 

 – trong quá trình xây dựng phải tiến hành SV hiện thực cụ thể. CNXH không phải

là mô hình VC mà chỉ là mô hình lý luận. Từ thực tiễn khác nhau, có mô hình lý

luận XHCN ở từng quốc gia là khác nhau: CNXH mang màu sắc Trung Quốc,

Việt Nam, bắc Triều Tiên, Cuba…

- Xác định mâu thuẫn cơ bản: Mâu thuẫn cơ bản của thời kì quá độlà mâu thuẫn giữa khuynh hướn đi lên CNXH và các thế lực cản trở của nó. Đây

là hai mặt đối lập thống nhất nhau trong suốt thời kì quá độ. Từ mâu thuẫn cơ bản

này, sẽ giải quyết được rất nhiều mâu thuẫn cơ bản chủ yếu

c) Chúng ta xây dựng mô hình CNXH do Đảng lãnh đạo, Nhà

nước quản lý:

Chúng ta xây dựng mô hình CNXH do Đảng lãnh đạo, Nhà nước

quản lý, thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường,

định hướng XHCN, thực hiện dân giàu nước mạnh, XH công bằng, dân chủ và

văn minh bằng những kinh nghiệm và kế thừa và những thành quả tiên tiến trên

thế giới và những điều kiện đặc điểm của Việt Nam và tâm lý của con người Việt

 Nam.

Chúng ta có một điều kiện quốc tế cực kì quan trọng: đó là cuộc cách

mạng khoa học và công nghiệp hiện đại, cuộc cách mạng này đặt ra những thách

thức không nhỏ. Song lại tạo ra những thuận lợi đáng kể cho sự phát triển của đất

nước, đó là điều kiện rất thuận lợi, việc tận dụng nó sẽ tạo ra những cơ sở thuận

lợi cho sự phát triển được rút ngắn.

Đảng cộng sản Việt Nam là một nhân tố có vai trò quyết định với

việc thúc đẩy nhanh sự phát triển của đất nước theo con đường XHCN, chúng ta

có cơ sở khoa học để tin rằng con đường quá độ lên CNXH, bỏ qua chế độ TBCN

ở nước ta là một con đường hợp quy luật và có khả năng thực hiện.

59