90
1 CÁC THÔNG TIN CHUNG Tên trường (tên chính thức) Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Tên tiếng Anh Ho Chi Minh University of Industry Tên viết tắt: Tiếng Việt: ĐHCN HCM, tiếng Anh: HUI Địa chỉ: 12 Nguyễn Văn Bảo, Phường 4, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh Điện thoại liên hệ: 08.38940390 (Phòng hành chính: 119, Phòng đào tạo: 127, văn phòng Trung tâm tuyển sinh và giới thiệu việc làm: 186). Số fax: 08.38946268. Địa chỉ website: http://www.hui.edu.vn Thi gian bắt đầu đào tạo: 1957 I. QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Tiền thân của Trường Đại học Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh là Trường Trung học Kỹ thuật DONBOSCO thành lập từ năm 1957. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Trường được đổi tên thành Trường Công nhân Kỹ thuật IV trực thuộc Bộ Cơ khí và Luyện kim. Đến năm 1994, Trường hợp nhất với Trường Trung học Hóa chất II tại Thành phBiên Hòa thành Trường Trung học Kỹ thuật Công nghiệp IV, trực thuộc Bộ Công nghiệp. Tháng 3 năm 1999, thành lập Trường Cao đẳng Công nghiệp IV và tháng 12 năm 2004. Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh được công bố theo quyết định số 214/2004/QĐ - Ttg của Thủ tướng chính phủ. II. CÁC CƠ SỞ CỦA TRƯỜNG Trường Đại học Công nghiệp TP. HCM có 5 cơ sở: 1. Cơ sở chính: 12 Nguyễn Văn Bảo, Phường 4, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại: (08) 38940390, Fax: (08)38946268 2. Cơ sở Biên Hòa: 39 Cách mạng tháng tám, Phường Quyết Thắng, Thành phBiên Hòa, Tỉnh Ðồng Nai, Ðiện thoại: (061) 3842317, Fax: (061) 3842233 3. Cơ sở Quảng Ngãi: Địa chỉ: 38 Nguyễn Du, Phường Lê Hồng Phong, Thành phQuảng Ngãi. Điện thoại:(055) 3250075, (055) 3713858, Fax: (055) 3713858 4. Cơ sở Thái Bình: Địa chỉ: Phường Quang Trung, Thành phThái Bình, Tỉnh Thái Bình, Điện thoại: (036) 3616133, Fax: (036) 3826723 5. Cơ sở Thanh Hóa: Địa chỉ: Xã Quảng Tâm, Huyện Quảng Xương, Tỉnh Thanh Hóa. Điện thoại: (037) 3675092, Fax: (037) 3675350

CÁC THÔNG TIN CHUNG - hui.edu.vn · PDF fileQuản trị marketing ... tập trung biên soạn được trên 1 triệu câu hỏi trắc nghiệm bổ sung vào nguồn ngân

  • Upload
    vodang

  • View
    213

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1

CÁC THÔNG TIN CHUNG

Tên trường (tên chính thức)

Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

Tên tiếng Anh

Ho Chi Minh University of Industry

Tên viết tắt: Tiếng Việt: ĐHCN HCM, tiếng Anh: HUI

Địa chỉ: 12 Nguyễn Văn Bảo, Phường 4, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại liên hệ: 08.38940390 (Phòng hành chính: 119, Phòng đào tạo: 127, văn phòng Trung tâm tuyển sinh và giới thiệu việc làm: 186).

Số fax: 08.38946268. Địa chỉ website: http://www.hui.edu.vn

Thời gian bắt đầu đào tạo: 1957

I. QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Tiền thân của Trường Đại học Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh là Trường Trung học Kỹ thuật DONBOSCO thành lập từ năm 1957. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Trường được đổi tên thành Trường Công nhân Kỹ thuật IV trực thuộc Bộ Cơ khí và Luyện kim. Đến năm 1994, Trường hợp nhất với Trường Trung học Hóa chất II tại Thành phố Biên Hòa thành Trường Trung học Kỹ thuật Công nghiệp IV, trực thuộc Bộ Công nghiệp. Tháng 3 năm 1999, thành lập Trường Cao đẳng Công nghiệp IV và tháng 12 năm 2004. Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh được công bố theo quyết định số 214/2004/QĐ - Ttg của Thủ tướng chính phủ.

II. CÁC CƠ SỞ CỦA TRƯỜNG

Trường Đại học Công nghiệp TP. HCM có 5 cơ sở:

1. Cơ sở chính: 12 Nguyễn Văn Bảo, Phường 4, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại: (08) 38940390, Fax: (08)38946268

2. Cơ sở Biên Hòa: 39 Cách mạng tháng tám, Phường Quyết Thắng, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Ðồng Nai, Ðiện thoại: (061) 3842317, Fax: (061) 3842233

3. Cơ sở Quảng Ngãi: Địa chỉ: 38 Nguyễn Du, Phường Lê Hồng Phong, Thành phố Quảng Ngãi. Điện thoại:(055) 3250075, (055) 3713858, Fax: (055) 3713858

4. Cơ sở Thái Bình: Địa chỉ: Phường Quang Trung, Thành phố Thái Bình, Tỉnh Thái Bình, Điện thoại: (036) 3616133, Fax: (036) 3826723

5. Cơ sở Thanh Hóa: Địa chỉ: Xã Quảng Tâm, Huyện Quảng Xương, Tỉnh Thanh Hóa. Điện thoại: (037) 3675092, Fax: (037) 3675350

2

III. CÔNG TÁC ĐÀO TẠO

Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh triển khai đào tạo theo tín chỉ từ năm 2007, hiện nay các ngành ở các trình độ khác nhau đã được đào tạo theo học chế tín chỉ.

· Về qui mô đào tạo: Trên 80.000 học sinh, sinh viên

· Về ngành đào tạo: Trường đang vận hành 24 chương trình đào tạo đại học, 28 chương trình cao đẳng và 30 chương trình trung cấp chuyên nghiệp.

· Các lĩnh vực đào tạo:

- Công nghệ, kỹ thuật

- Kinh tế

- May, Thời trang

- Sư phạm

· Các loại hình đào tạo:

- Chính qui

- Vừa học vừa làm (Tại chức)

- Liên thông

- Liên kết với nước ngoài

- Nâng bậc thợ

- Bồi dưỡng ngắn hạn và dài hạn cho các lĩnh vực mà xã hội quan tâm

Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang xây dựng để trở thành một trung tâm đào tạo đa cấp, đa ngành theo hướng tiên tiến, hiện đại và hội nhập quốc tế, đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực trình độ cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Trường quyết tâm phấn đấu trở thành trường đại học trọng điểm quốc gia, đồng thời là một trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ.

3

Danh mục các ngành đào tạo

· Cao đẳng

STT ĐƠN VỊ NGÀNH

1 Khoa Công nghệ thông tin

Khoa học máy tính

Ứng dụng Công nghệ thông tin

Công nghệ phần mềm

2 Khoa Điện Công nghệ kỹ thuật điện

3 Khoa Điện tử

Công nghệ điện tử viễn thông

Công nghệ điện tử tự động

Công nghệ điện tử máy tính

Công nghệ điện tử công nghiệp

4 Trung tâm Cơ khí

Công nghệ chế tạo máy

Công nghệ cơ Điện

Công nghệ cơ Điện tử

5 Viện Công nghệ Sinh học & thực phẩm

Công nghệ thực phẩm

Công nghệ sinh học

Dinh dưỡng và kỹ thuật chế biến

6 Khoa Động Lực Công nghệ ô tô

7 Trung tâm Hóa

Công nghệ hóa học

Công nghệ hóa dầu

Hóa phân tích

8 Khoa Nhiệt - Lạnh Công nghệ Nhiệt - Lạnh

9 Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường Công nghệ môi trường

4

10 Trung tâm Gò - Hàn Công nghệ gò hàn

11 Khoa May - Thời trang Công nghệ may

Thiết kế thời trang

12 Khoa Quản trị kinh doanh Quản trị kinh doanh

Quản trị marketing

13 Khoa Thương mại Du lịch Kinh doanh du lịch

Kinh doanh quốc tế

14 Khoa Tài chính - Ngân hàng Tài chính ngân hàng

15 Khoa Kế toán - Kiểm toán Kế toán - Kiểm toán

16 Khoa Ngoại ngữ Tiếng Anh

· Trung cấp

STT ĐƠN VỊ NGÀNH ĐÀO TẠO

1 Trung tâm Công nghệ thông tin Công nghệ phần mềm

Mạng máy tính

2 Khoa Điện Kỹ thuật điện

3 Khoa Điện tử

Công nghệ điện tử viễn thông

Công nghệ điện tử tự động

Công nghệ điện tử máy tính

Công nghệ điện tử công nghiệp

4 Trung tâm Cơ khí

Công nghệ chế tạo máy

Công nghệ cơ điện

Công nghệ cơ điện tử

5

5 Viện Công nghệ sinh học & Thực phẩm

Công nghệ thực phẩm

Công nghệ sinh học

Dinh dưỡng và kỹ thuật chế biến

6 Khoa Động Lực Công nghệ ô tô

7 Trung tâm Hóa

Công nghệ hóa học

Công nghệ hóa dầu

Kỹ thuật phân tích

8 Khoa Nhiệt - Lạnh Công nghệ nhiệt lạnh

9 Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường

Công nghệ môi trường

10 TT Gò - Hàn Công nghệ gò hàn

11 Khoa May thời trang Công nghệ may

Thiết kế thời trang

12 Khoa Quản trị kinh doanh Quản trị marketing

13 Khoa Thương mại du lịch Quản trị lữ hành

Quản trị khách sạn, nhà hàng

14 Khoa Tài chính - Ngân hàng Tài chính - Ngân hàng

15 Khoa Kế toán - Kiểm toán Kế toán

16

Cơ sở Thanh Hóa

Nghiệp vụ chăm sóc và trợ giúp gia đình

17 Sư phạm mầm non

18 Sư phạm tiểu học

19 Thư viện - Thiết bị giáo dục

20 Thiết bị thí nghiệm trường học

6

IV. NHỮNG THÀNH TỰU CHÍNH ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC

1. Trong những năm vừa qua trường đã tập trung biên soạn lại toàn bộ chương trình đào tạo của các bậc học (từ trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, cao đẳng chuyên nghiệp, cao đẳng liên thông, đại học chính quy, đại học tại chức, đại học liên thông) theo hướng hiện đại, liên thông. Quá trình biên soạn chương trình bảo đảm đúng qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Quá trình xây dựng chương trình có xem xét đến yêu cầu xã hội và tham khảo chương trình của một số trường lớn trong và ngoài nước.

2. Nhà trường đã được Hội đồng Giáo sư nhà nước công nhận Hội đồng Giáo sư cơ sở, góp phần nâng cao thương hiệu và uy tín của trường.

3. Chỉnh lý cập nhật 320 giáo trình, biên soạn mới 450 giáo trình, in mới 400 giáo trình trong đó có 200 giáo trình được lưu hành toàn quốc, đặc biệt nhà trường đã tập trung biên soạn được trên 1 triệu câu hỏi trắc nghiệm bổ sung vào nguồn ngân hàng câu hỏi sẵn có.

4. Trường đã sắp xếp 500 phòng học lý thuyết và giảng đường, 30 xưởng thực hành với trang thiết bị hiện đại, trên 200 phòng thí nghiệm các loại và 640 môn học. Các phòng học đều được trang bị projector, máy tính để có thể áp dụng các hình thức giảng dạy tiên tiến. Với 3 hội trường lớn Trường có thể tổ chức các hội nghị tầm cỡ quốc gia và quốc tế; 15 phòng chuyên dùng tổ chức xemina, hội nghị nhỏ, hội thảo chuyên môn và sinh hoạt học thuật.

5. Thư viện trường là một trong những thư viện đầu tiên ở Việt Nam thực hiện hệ thống tự động hóa và tin học hóa mọi họat động. Thư viện có 3 phần mềm tin học quản lý, 1 hệ thống an ninh tự động và 1 website thông tin điện tử nối mạng với nhiều trường đại học trong nước và quốc tế, sinh viên có thể truy cập internet, sử dụng mạng phục vụ học tập và các thông tin về khoa, trường. Tài nguyên tại thư viện:

· 200.000 đầu sách, đa phần là sách chuyên ngành Trường đang đào tạo, trong đó có 20% là sách tiếng Anh. 7.000 tài liệu điện tử bao gồm: sách, luận văn, luận án, báo cáo hội nghị, những bài trích báo, tạp chí chuyên ngành có giá trị cao. 300 loại báo, tạp chí 1.000 băng video và CD-ROM

· Phương tiện phục vụ: 10 phòng đọc sách gắn máy lạnh với 3.500 chỗ theo chuẩn quốc tế, 5 phòng học nhóm, 1 phòng hội thảo, 1 phòng đọc báo và tạp chí, 1 phòng tài liệu tra cứu, 1 phòng đọc đa phương tiện với đường truyền cáp quang, 127 máy truy cập internet và đọc thông tin điện tử chạy trên 5 đường truyền ADSL 2MB. 5 máy tra cứu tài liệu, thông tin.

7

6. Trung tâm Khảo thí và Kiểm định chất lượng của trường hỗ trợ tích cực cho việc đảm bảo chất lượng, giúp cho việc chấm thi và ra đề theo phương thức trắc nghiệm khách quan đật kết quả tốt.

7. Khu nội trú có sức chứa 4.500 người. Nhà ăn sinh viên bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, văn minh và lịch sự.

8. Trường luôn quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ giảng viên, hiện nay có 1.300 giảng viên cơ hữu, 12 giáo sư, phó giáo sư, 100 tiến sĩ, 700 thạc sĩ và nhiều giảng viên có trình độ chuyên môn cao, tâm huyết, có ý thức trách nhiệm với người học và hết lòng vì học sinh thân yêu.

9. Nhà trường đã duy trì đều đặn đánh gía trong theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, thực hiện lấy ý kiến thăm dò thoả mãn môn học từ sinh viên, tổ chức điều tra chất lượng học sinh sinh viên tốt nghiệp ra trường theo dấu vết, trên cơ sở đó giúp cho cơ sở đào tạo khắc phục yếu kém, tồn tại nhằm nâng cao chất lượng tốt hơn.

10. Phương châm của nhà trường là gắn hoạt động Khoa học công nghệ (KHCN) với các nhiệm vụ kinh tế xã hội của ngành và các địa phương nơi có các cơ sở nhà trường trú đóng. Các đề tài KHCN của trường ở các cấp quản lý: Nhà nước, Bộ, Địa phương, được triển khai đã góp phần giải quyết những vấn đề cấp bách về công nghệ, quản lý môi trường và quản lý kinh tế các tỉnh, thành phố ở khu vực phía Nam. Các đề tài KHCN cấp trường đã giải quyết các vấn đề về đổi mới phương pháp giảng dạy, xây dựng những mô hình học cụ nhằm cập nhật kiến thức mới góp phần nâng cao kiến thức thực tế cho sinh viên.

11. Hoạt động hợp tác quốc tế: Hàng năm nhà trường đón khoảng 50-60 lượt khách quốc tế với số lượng hàng trăm quan chức, các nhà khoa học… đến thăm và làm việc. Nhà trường hàng năm đã cử từ 10-15 giảng viên ưu tú đi làm NCS, Th.S tại các nước như: Pháp, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc…. Trường đã giúp đỡ đào tạo cho hơn 40 giảng viên các trường Cao đẳng kỹ thuật của Lào. Một số doanh nghiệp của Nhật bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan đã cung cấp học bổng, cung cấp thiết bị giảng dạy, góp phần tăng cường quan hệ giao lưu giữa Doanh nghiệp và Nhà trường.

12. Với những nỗ lực của nhà trường, Đảng và nhà nước đã dành nhiều phần thưởng cao quí:

Huân chương Lao động hạng ba năm 1995,

Huân chương Lao động hạng nhì năm 1999,

Huân chương Lao động hạng nhất năm 2004,

Đặc biệt Đồng chí Tạ Xuân Tề, Hiệu trưởng nhà trường được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới năm 2005.

8

Từ năm 2006-2008, hội thi học sinh giỏi nghề Asean, trường đã đạt nhiều huy chương vàng, bạc và đồng góp phần đưa đoàn Việt Nam đạt thứ hạng cao toàn đoàn, đây là niềm tự hào của nước ta cũng như của nhà trường trong xu thế hội nhập thế giới.

V. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh có những chức năng nhiệm vụ sau đây:

1. Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học kỹ thuật – kinh tế công nghiệp và các trình độ thấp hơn thuộc các ngành: Cơ khí, Động lực, Công nghệ điện, Công nghệ điện tử, Công nghệ thực phẩm, Công nghệ hoá, Nhiệt lạnh, May thời trang, Công nghệ thông tin, Kinh tế, Ngoại ngữ, Công nghệ sinh học và Công nghệ môi trường theo khung chương trình của hệ thống giáo dục quốc dân. Tổ chức thực hiện công tác tuyển sinh, quản lý người học, quản lý các hoạt động đào tạo, công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp theo quy định của Luật Giáo dục.

2. Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với các ngành nghề được phép đào tạo theo chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

3. Đào tạo lại và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý kỹ thuật – kinh tế chuyên ngành, công nhân kỹ thuật bậc cao đạt tiêu chuẩn quy định của nhà nước và theo yêu cầu của các cơ quan, doanh nghiệp trong, ngoài ngành.

4. Xây dựng, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên bảo đảm về số lượng, cân đối về cơ cấu trình độ, ngành nghề theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Tổ chức nghiên cứu khoa học, triển khai chuyển giao – công nghệ chuyên ngành, các hoạt động dịch vụ khoa học - kỹ thuật, thực nghiệm sản xuất, sản xuất – kinh doanh phù hợp với ngành nghề đào tạo; tư vấn nghề nghiệp, giới thiệu việc làm cho sinh viên, học sinh và cho các đơn vị có nhu cầu. Tổ chức hoạt động thông tin bằng các hình thức hội nghị chuyên đề, hội thảo khoa học, khảo sát tham quan học tập kinh nghiệm, in ấn, xuất bản các ấn phẩm, tài liệu, giáo trình phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học theo quy định của Nhà nước.

6. Thực hiện quan hệ hợp tác quốc tế, liên kết liên thông về đào tạo - bồi dưỡng nguồn nhân lực, nghiên cứu triển khai khoa học – công nghệ với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.

9

VI. TẦM NHÌN, SỨ MẠNG, MỤC TIÊU

Tầm nhìn

Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu đến năm 2020 trở thành một trường đại học đạt chất lượng có đẳng cấp trong nước tiến tới khẳng định uy tín trong khu vực và quốc tế

Sứ mệnh

1. Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh không ngừng nâng cao khả năng cung cấp dịch vụ giáo dục đại học và đào tạo nghề đáp ứng mọi nhu cầu của công nghiệp và cộng đồng.

2. Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đi đầu trong ứng dụng công nghệ mới, phương pháp mới và dịch vụ mới trong sự nghiệp giáo dục kỹ thuật và đào tạo tại Việt Nam. Xây dựng thương hiệu theo tiêu chuẩn ISO đã được cấp giấy chứng nhận năm 2005.

3. Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đào tạo các kỹ sư, chuyên gia, kỹ thuật viên, công nhân lành nghề có trình độ cao về: chuyên môn, tin học và ngoại ngữ với các kỹ năng cần thiết (kỹ năng tác nghiệp, kỹ năng công cụ, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng sống); Có năng lực tư duy, năng lực hợp tác và cạnh tranh. Có khả năng tự học để nâng cao trình độ suốt đời, phát triển toàn diện về thể lực, trí lực, đạo đức và văn hóa.

4. Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý nhà trường đạt đẳng cấp cao, có thể giảng dạy các chương trình đào tạo tiên tiến, hiện đại, trong đó có nhiều chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh. Trường sẽ đổi mới mục tiêu, phương pháp giảng dạy, phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu vừa tăng qui mô, vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả và hoàn chỉnh hệ thống giáo dục đại học theo hướng chuẩn hóa.

5. Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh có nguồn tài đáp ứng được nhu cầu giảng dạy học tập đạt chất lượng và tiêu chuẩn quy định. Có cơ sở vật chất đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.

6. Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh có các hoạt động nghiên cứu khoa học thật sự sâu rộng; liên kết chặt chẽ với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; có nhiều kết quả thiết thực đóng góp cho sự phát triển khoa học công nghệ của đất nước.

VII. CHÍNH SÁCH CHẤT LƯỢNG

Với tầm nhìn sứ mạng của trường đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, trường công bố chính sách chất lượng cùng những cam kết như sau:

10

1. Tiếp cận các dịch vụ giáo dục khu vực và thế giới để đào tạo theo tín chỉ, cải tiến liên tục chương trình, phương pháp dạy, học và quản lý của nhà trường.

2. Áp dụng đầy đủ công nghệ thông tin vào dạy - học, và quản lý, hoàn toàn hướng tới người học, người sử dụng lao động và xã hội.

3. Phát huy tiềm năng và sự cống hiến của mọi cá nhân. Xây dựng ý thức kỷ luật, tinh thần tập thể. Quan hệ mật thiết với khách hàng. Đáp ứng ngày càng cao yêu cầu nguồn nhân lực của xã hội

4. Triết lý của nhà trường là: “Chất lượng, hiệu quả, hội nhập giáo dục toàn cầu phục vụ cộng đồng và phát triển bền vững”

VIII. CAM KẾT THỰC HIỆN

Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh cam kết xây dựng một môi trường văn hóa dạy và học hiện đại, mang đến cho sinh viên một nền giáo dục tiên tiến và đào tạo những cử nhân, kỹ sư tài năng, cầu tiến và đầy bản lĩnh. Nhà trường quyết tâm thực hiện đúng chuẩn đầu ra mà trường đã công bố.

11

CHUẨN ĐẦU RA CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO

TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH

- - - - - - - - - - - - - - -–—- - - - - - - - - - - - - - -

04 - 2009

12

NGÀNH KHOA HỌC MÁY TÍNH

Kiến thức

- Kiến thức chung: Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;

- Kiến thức chuyên ngành: Có hiểu biết về kiến thức cơ sở ngành: Lập trình hướng đối tượng, Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, Kiến trúc máy tính, Hệ điều hành, Công nghệ phần mềm, Mạng máy tính, Cơ sở dữ liệu… tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập các môn chuyên ngành, tiếp cận dễ dàng với các công nghệ mới; Có kiến thức chuyên ngành đáp ứng được nhu cầu của xã hội về lĩnh vực công nghệ thông tin. Nắm vững công nghệ lập trình: Dot Net, Java, Web, Mã nguồn mở…;

- Kiến thức bổ trợ: Đạt trình độ B về tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương.

Kỹ năng

- Thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo trì và phát triển hệ thống thông tin cho các cơ quan, trường học, doanh nghiệp. Sử dụng thành thạo các hệ thống cơ sở dữ liệu thông dụng;

- Tham gia triển khai các dự án phần mềm tại các công ty tin học. Áp dụng một cách chuyên nghiệp và hiệu quả các qui trình xây dựng phần mềm;

- Tham gia xây dựng, phát triển chương trình đào tạo tin học, hệ thống học tập trực tuyến (e-learning) cho các tổ chức có ứng dụng Công nghệ Thông tin.

Thái độ

- Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;

- Ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập;

- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

Có thể làm việc trong các tổ chức, công ty có ứng dụng công nghệ thông tin như:

- Các công ty phần mềm: tham gia phát triển phần mềm, website, gia công phần mềm,…;

- Các công ty phân phối và bảo trì các thiết bị máy tính;

- Bộ phận vận hành và phát triển công nghệ thông tin của các cơ quan, nhà máy, trường học, ngân hàng…, các doanh nghiệp có ứng dụng công nghệ thông tin.

13

NGÀNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Kiến thức

- Kiến thức chung: Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;

- Kiến thức chuyên ngành: Có hiểu biết căn bản về kiến thức cơ sở ngành: Lập trình hướng đối tượng, Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, Kiến trúc máy tính, Hệ điều hành, Công nghệ phần mềm, Mạng máy tính, Cơ sở dữ liệu… tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập các môn chuyên ngành, tiếp cận dễ dàng với các công nghệ mới. Có kiến thức chuyên ngành đáp ứng được nhu cầu của xã hội về lĩnh vực công nghệ thông tin như: thiết kế các ứng dụng Web, Hệ thống mạng máy tính, Cơ sở dữ liệu, có kỹ năng lập trình và phát triển các ứng dụng đa phương tiện;

- Kiến thức bổ trợ: Đạt trình độ B về tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương.

Kỹ năng

- Mô tả và áp dụng các công nghệ và sử dụng các phương pháp thích hợp để trợ giúp người dùng hay một tổ chức đạt được mục tiêu họat động của mình;

- Tham gia các chương trình đào tạo, huấn luyện cho người dùng;

- Quản lý các tài nguyên công nghệ thông tin của doanh nghiệp;

- Có khả năng tiếp cận, đánh giá các công cụ của công nghệ mới cho doanh nghiệp;

- Có khả năng làm việc nhóm và hòa đồng với xã hội.

Thái độ

- Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;

- Ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập;

- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

Có thể làm việc trong các tổ chức, công ty có ứng dụng công nghệ thông tin ở các vị trí như:

- Tham gia thiết kế và quản trị mạng;

- Bảo mật hệ thống mạng máy tính;

14

- Thiết kế công cụ đa phương tiện;

- Thiết kế và quản trị Website;

- Tham gia phát triển phần mềm;

- Tham gia phân tích và thiết kế hệ thống thông tin;

- Quản trị hệ thống Cơ sở dữ liệu.

15

NGÀNH CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM

Kiến thức

- Kiến thức chung: Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;

- Kiến thức chuyên ngành: Có hiểu biết căn bản về kiến thức cơ sở ngành: Lập trình hướng đối tượng, Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, Kiến trúc máy tính, Hệ điều hành, Công nghệ phần mềm, Mạng máy tính, Cơ sở dữ liệu… tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập các môn chuyên ngành, tiếp cận dễ dàng với các công nghệ mới. Có kiến thức chuyên ngành đáp ứng được nhu cầu của xã hội về lĩnh vực công nghệ phần mềm như: thiết kế các ứng dụng Web, thiết kế Cơ sở dữ liệu, có kỹ năng triển khai các dự án phần mềm,...;

- Kiến thức bổ trợ: Đạt trình độ B về tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương.

Kỹ năng

- Làm việc độc lập và làm việc theo nhóm để phát triển và phân phối các sản phẩm phần mềm;

- Tham gia xây dựng và quản lý dự án phần mềm;

- Tham gia hiện thực phần mềm;

- Đảm bảo chất lượng phần mềm;

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu .

Thái độ

- Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;

- Ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập;

- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

Có thể làm việc trong các tổ chức, công ty phần mềm ở các vị trí như:

- Phát triển phần mềm;

- Tham gia quản lý các dự án phần mềm;

- Quản lý chất lượng phần mềm;

- Quản lý hệ thống dữ liệu.

16

NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN

Kiến thức

- Kiến thức chung: Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;

- Kiến thức chuyên ngành: Có kiến thức nền tảng về ngành công nghệ điện và kiến thức chuyên sâu về ngành kỹ thuật điện. Biết tính toán, thiết kế cung cấp điện, hệ thống điện, thiết bị điện và quy trình công nghệ lắp đặt hệ thống điều khiển điện công nghiệp. dân dụng;

- Kiến thức bổ trợ: đạt trình độ B về tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương; đạt trình độ B về tin học ứng dụng.

Kỹ năng

- Vận hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị và hệ thống điện;

- Tổ chức triển khai và thực hiện chuyển giao công nghệ;

- Quản lý sản xuất, kinh doanh và lập dự án;

- Giao tiếp và làm việc theo nhóm;

- Phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiển của ngành học.

Thái độ

- Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;

- Ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập;

- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

- Đảm nhận các công việc thiết kế, vận hành, bảo trì, sửa chữa thiết bị điện, hệ thống cung cấp điện, hệ thống điện dân dụng và công nghiệp trong các công ty, nhà máy, xí nghiệp;

- Làm việc trong phòng kỹ thuật của các công ty, nhà máy, xí nghiệp, các viện nghiên cứu thuộc chuyên ngành kỹ thuật điện.

17

NGÀNH CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

Kiến thức

- Kiến thức chung: Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;

- Kiến thức chuyên ngành: Gồm hai phần

+ Kiến thức nền tảng về ngành Điện tử với các môn học: Mạch Điện, Kỹ thuật điện, An toàn lao động, Linh kiện điện tử, Đo điện-Điện tử, Mạch điện tử, Kỹ thuật xung, Kỹ thuật số, Ngôn ngữ lập trình C++, Vi xử lý, Điện tử công suất, Cấu trúc máy tính, mạng và Truyền dữ liệu, Xử lí video-audio và Quang điện tử;

+ Kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành Điện tử-Viễn thông với các môn học: Cơ sở viễn thông, Hệ thống viễn thông, Thiết bị đầu cuối viễn thông, Quản trị mạng máy tính và Mạng viễn thông nâng cao;

- Kiến thức bổ trợ: Đạt trình độ B về tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương; đạt trình độ B về tin học ứng dụng.

Kỹ năng

- Tính toán, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị và hệ thống viễn thông;

- Phân tích cấu trúc, chức năng và nguyên lý hoạt động của các khối trong các hệ thống viễn thông: thông tin điện thoại, thông tin mobile, thông tin vi ba - vệ tinh, thông tin cáp quang và mạng máy tính;

- Phân tích xử lí một cách có hệ thống các sự cố hư hỏng của thiết bị và hệ thống Viễn Thông: máy điện thoại bàn, máy điện thoại di động, cordless, tổng đài nội bộ,…;

- Tổ chức, triển khai, thực hiện và chuyển giao công nghệ;

- Quản lý sản xuất kinh doanh và lập dự án;

- Giao tiếp và làm việc nhóm.

Thái độ

- Có đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, ý thức tổ chức kỉ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;

- Có ý thức cộng đồng, tác phong công nghiệp và biết trách nhiệm công dân;

18

- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

- Môi trường làm việc: các công ty, nhà máy sản xuất, lắp ráp và kinh doanh trong lĩnh vực Điện tử-Viễn thông, Đài phát thanh-Truyền hình, các công ty thông tin di động, các công ty điện thoại, các công ty lắp ráp thiết bị điện tử, các công ty sản xuất vi mạch và linh kiện điện tử, các công ty cung cấp và bảo trì thiết bị y khoa;

- Vị trí: Cử nhân cao đẳng Điện tử -Viễn thông;

- Khả năng đảm trách: quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì thiết bị và hệ thống Viễn thông.

19

NGÀNH CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ TỰ ĐỘNG

Kiến thức

- Kiến thức chung: Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;

- Kiến thức chuyên ngành: Gồm hai phần

+ Kiến thức nền tảng về ngành Điện tử với các môn học: Mạch Điện, Kỹ thuật điện, An toàn lao động, Linh kiện điện tử, Đo điện-Điện tử, Mạch điện tử, Kỹ thuật xung, Kỹ thuật số, Ngôn ngữ lập trình C++, Vi xử lý, Điện tử công suất, Cấu trúc máy tính, mạng và Truyền dữ liệu, Xử lí video-audio và Quang điện tử;

+ Kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành Điện tử-Tự động với các môn học: Lý thuyết điều khiển tự động, Thiết bị và hệ thống điều khiển tự động, Điều khiển logic khả trình PLC, Đo lường và điều khiển bằng máy tính, Hệ thu thập số liệu và điều khiển giám sát SCADA;

- Kiến thức bổ trợ: Đạt trình độ B về tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương; đạt trình độ B về tin học ứng dụng.

Kỹ năng

- Tính toán, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị và hệ thống tự động;

- Phân tích cấu trúc, chức năng và nguyên lý hoạt động của các khối trong các hệ thống tự động;

- Phân tích xử lí một cách có hệ thống các sự cố hư hỏng của thiết bị và hệ thống tự động: hệ thống đo lường và điều khiển công nghiệp, hệ thống thu nhập số liệu và điều khiển giám sát SCADA;

- Tổ chức, triển khai, thực hiện và chuyển giao công nghệ;

- Quản lý sản xuất kinh doanh và lập dự án;

- Giao tiếp và làm việc nhóm.

Thái độ

- Có đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, ý thức tổ chức kỉ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;

- Có ý thức cộng đồng, tác phong công nghiệp và biết trách nhiệm công dân;

- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

20

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

- Môi trường làm việc: Các công ty, nhà máy xí nghiệp có dây chuyền sản xuất tự động, các công ty sản xuất và kinh doanh thiết bị Tự động hóa trong nông nghiệp, công nghiệp và y khoa;

- Vị trí: Cử nhân cao đẳng Điện tử-Tự động;

- Khả năng đảm trách: Quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì thiết bị và hệ thống tự động hóa.

21

NGÀNH CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH

Kiến thức

- Kiến thức chung: Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;

- Kiến thức chuyên ngành: Gồm hai phần

+ Kiến thức nền tảng về ngành Điện tử với các môn học: Mạch Điện, Kỹ thuật điện, An toàn lao động, Linh kiện điện tử, Đo điện-Điện tử, Mạch điện tử, Kỹ thuật xung, Kỹ thuật số, Ngôn ngữ lập trình C++, Vi xử lý, Điện tử công suất, Cấu trúc máy tính, mạng và Truyền dữ liệu, Xử lí video-audio và Quang điện tử;

+ Kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành Điện tử-Máy tính với các môn học: Lập trình ứng dụng, Sửa chữa máy tính, Khắc phục các sự cố máy tính, Quản trị mạng máy tính, Quản trị mạng Web, Mạng máy tính nâng cao;

- Kiến thức bổ trợ: Đạt trình độ B về tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương; đạt trình độ B về tin học ứng dụng.

Kỹ năng

- Tính toán, thiết kế, lắp đặt, vận hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị và hệ thống mạng máy tính: mạng LAN, mạng WAN, mạng Wireless,…;

- Phân tích cấu trúc, chức năng và nguyên lý hoạt động của các khối trong các hệ thống mạng máy tính;

- Phân tích và xử lí một cách có hệ thống các sự cố hư hỏng phần cứng và phần mềm của thiết bị và hệ thống mạng máy tính: CPU, Monitor, Keyboard, Mouse, Hub, Switch, kết nối cáp mạng và Server, Firewall,…;

- Tổ chức, triển khai, thực hiện và chuyển giao công nghệ;

- Quản lý sản xuất kinh doanh và lập dự án;

- Giao tiếp và làm việc nhóm.

Thái độ

- Có đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, ý thức tổ chức kỉ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;

- Có ý thức cộng đồng, tác phong công nghiệp và biết trách nhiệm công dân;

- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

22

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

- Môi trường làm việc: Các công ty, nhà máy xí nghiệp có làm việc với máy tính và hệ thống mạng máy tính;

- Vị trí: Cử nhân cao đẳng Điện tử-Máy tính;

- Khả năng đảm trách: Quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì thiết bị và hệ thống mạng máy tính.

23

NGÀNH CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP

Kiến thức

- Kiến thức chung: Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;

- Kiến thức chuyên ngành: Gồm hai phần

+ Kiến thức nền tảng về ngành Điện tử với các môn học: Mạch Điện, Kỹ thuật điện, An toàn lao động, Linh kiện điện tử, Đo điện-Điện tử, Mạch điện tử, Kỹ thuật xung, Kỹ thuật số, Ngôn ngữ lập trình C++, Vi xử lý, Điện tử công suất, Cấu trúc máy tính, mạng và Truyền dữ liệu, Xử lí video-audio và Quang điện tử;

+ Kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành Điện tử công nghiệp, với các môn học: Lý thuyết điều khiển tự động, Điều khiển logic khả trình PLC, Sửa chữa máy tính, Cài đặt và quản trị mạng máy tính, Hệ thống thu thập số liệu và điều khiển giám sát SCADA;

- Kiến thức bổ trợ: Đạt trình độ B về tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương; đạt trình độ B về tin học ứng dụng.

Kỹ năng

- Tính toán, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị và hệ thống điều khiển công nghiệp, bao gồm các hệ thống tự động và mạng máy tính;

- Phân tích cấu trúc, chức năng và nguyên lý hoạt động của các khối trong các hệ thống công nghiệp, bao gồm các hệ thống tự động và mạng máy tính;

- Phân tích xử lí một cách có hệ thống các sự cố hư hỏng của thiết bị và hệ thống công nghiệp: hệ thống đo lường và điều khiển công nghiệp, hệ thống thu nhập số liệu và điều khiển giám sát SCADA;

- Tổ chức, triển khai, thực hiện và chuyển giao công nghệ;

- Quản lý sản xuất kinh doanh và lập dự án;

- Giao tiếp và làm việc nhóm.

Thái độ

- Có đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, ý thức tổ chức kỉ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;

- Có ý thức cộng đồng, tác phong công nghiệp và biết trách nhiệm công dân;

- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

24

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

- Môi trường làm việc: các công ty, nhà máy xí nghiệp có dây chuyền sản xuất trong công nghiệp, các công ty sản xuất và kinh doanh thiết bị Tự động hóa trong nông nghiệp, công nghiệp và Y khoa;

- Vị trí: Cử nhân cao đẳng Điện tử công nghiệp;

- Khả năng đảm trách: Quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì thiết bị và hệ thống sản xuất công nghiệp.

25

NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY

Kiến thức

- Kiến thức chung: Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;

- Kiến thức chuyên ngành: Có kiến thức nền tảng về ngành công nghệ cơ khí và kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành công nghệ chế tạo máy như: tính toán, thiết kế quy trình công nghệ gia công các chi tiết máy và quy trình công nghệ lắp ráp các sản phẩm cơ khí;

- Kiến thức bổ trợ: Đạt trình độ B về tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương; đạt trình độ B về tin học ứng dụng.

Kỹ năng

- Tính toán, thiết kế, chế tạo, lắp ráp, các thiết bị và hệ thống cơ khí;

- Vận hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị và hệ thống cơ khí;

- Tiếp nhận và thực hiện chuyển giao công nghệ;

- Nghiên cứu khoa học, đào tạo và tự đào tạo;

- Quản lý sản xuất, kinh doanh và lập dự án;

- Giao tiếp và làm việc nhóm;

- Phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn của ngành học.

Thái độ

- Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;

- Ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập;

- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

- Đảm nhận các công việc thiết kế, chế tạo các chi tiết máy, vận hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị và hệ thống cơ khí trong các công ty, nhà máy, xí nghiệp;

- Làm việc trong phòng kỹ thuật, phòng thiết kế, xưởng cơ khí của các công ty, nhà máy, xí nghiệp, các viện nghiên cứu thuộc chuyên ngành cơ khí;

- Có khả năng giảng dạy chuyên ngành cơ khí trong các trường cao đẳng và trung cấp.

26

NGÀNH CÔNG NGHỆ CƠ ĐIỆN

Kiến thức

- Kiến thức chung: Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;

- Kiến thức chuyên ngành: Có kiến thức nền tảng về ngành công nghệ cơ khí, Kỹ thuật Điện và kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành công nghệ Cơ điện như: lắp đặt, vận hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị và hệ thống dây chuyền sản xuất trong công nghiệp; sử dụng hệ thống Điện, khí nén, thủy lực, điều khiển PLC;

- Kiến thức bổ trợ: Đạt trình độ B về tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương; đạt trình độ B về tin học ứng dụng.

Kỹ năng

- Lắp đặt, vận hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị và hệ thống dây chuyền sản xuất trong công nghiệp;

- Sử dụng hệ thống Điện, khí nén, thủy lực, điều khiển PLC,…;

- Tiếp nhận và thực hiện chuyển giao công nghệ;

- Nghiên cứu khoa học, đào tạo và tự đào tạo;

- Quản lý sản xuất, kinh doanh và lập dự án;

- Giao tiếp và làm việc nhóm;

- Phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn của ngành học.

Thái độ

- Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;

- Ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập;

- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

- Đảm nhận các công việc lắp đặt, vận hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị và hệ thống cơ khí trong các công ty, nhà máy, xí nghiệp;

- Làm việc trong phòng kỹ thuật, phòng cơ điện, xưởng cơ khí của các công ty, nhà máy, xí nghiệp, các viện nghiên cứu thuộc chuyên ngành cơ khí, cơ điện;

- Có khả năng giảng dạy chuyên ngành cơ khí, cơ điện trong các trường cao đẳng và trung cấp.

27

NGÀNH CÔNG NGHỆ CƠ ĐIỆN TỬ

Kiến thức

- Kiến thức chung: Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;

- Kiến thức chuyên ngành: Có kiến thức nền tảng về ngành công nghệ cơ khí, Điện - Điện tử, Tự động hóa và kiến thức chuyên ngành Công nghệ Cơ điện tử như: Lắp ráp, vận hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị và hệ thống của ngành Công nghệ Cơ điện tử; sử dụng các thiết bị tự động hóa theo hướng tích hợp các hệ thống khí nén, thủy lực, điều khiển PLC, Vi xử lý;

- Kiến thức bổ trợ: Đạt trình độ B về tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương; đạt trình độ B về tin học ứng dụng.

Kỹ năng

- Lắp ráp, vận hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị và hệ thống của ngành Công nghệ Cơ điện tử;

- Sử dụng các thiết bị tự động hóa theo hướng tích hợp các hệ thống khí nén, thủy lực, điều khiển PLC, Vi xử lý,…;

- Tiếp nhận và thực hiện chuyển giao công nghệ;

- Nghiên cứu khoa học, đào tạo và tự đào tạo;

- Quản lý sản xuất, kinh doanh và lập dự án;

- Giao tiếp và làm việc nhóm;

- Phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn của ngành học.

Thái độ

- Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;

- Ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập;

- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

- Đảm nhận các công việc lắp ráp, vận hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị và hệ thống của ngành Công nghệ Cơ điện tử trong các công ty, nhà máy, xí nghiệp;

- Làm việc trong phòng kỹ thuật, phòng điều khiển giám sát dây chuyền sản xuất, phòng cơ điện, xưởng cơ khí của các công ty, nhà máy, xí nghiệp, các viện nghiên cứu thuộc chuyên ngành cơ khí, cơ điện tử;

- Có khả năng giảng dạy chuyên ngành cơ khí, cơ điện tử trong các trường cao đẳng và trung cấp.

28

NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

Kiến thức

- Kiến thức chung: Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;

- Kiến thức chuyên ngành: Có kiến thức nền tảng về ngành công nghệ thực phẩm và kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành công nghệ thực phẩm, kiểm soát chất lượng thực phẩm, các hệ thống quản trị chất lượng thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm;

- Kiến thức bổ trợ: Đạt trình độ B về tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương; đạt trình độ B về tin học ứng dụng;

Kỹ năng

- Triển khai và thực hiện chuyển giao công nghệ; - Vận hành và xử lý các sự cố cơ bản đối với các thiết bị trong công nghệ bảo quản

và chế biến thực phẩm. - Phân tích và kiểm soát chất lượng nguyên liệu, bán thành phẩm và các sản phẩm

thực phẩm. - Hướng dẫn về an toàn vệ sinh thực phẩm; - Thực thi sản xuất thực phẩm theo quy định của quản lý chất lượng thực phẩm. - Đào tạo và tự đào tạo; - Quản lý sản xuất, kinh doanh; - Giao tiếp và làm việc nhóm; - Phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn của ngành học.

Thái độ - Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của

cơ quan, doanh nghiệp; - Ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo

nhóm và làm việc độc lập.

- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

- Làm việc tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh, các viện nghiên cứu thuộc chuyên ngành công nghệ thực phẩm và các ngành liên quan;

- Giảng dạy chuyên ngành công nghệ thực phẩm trong các trường trung cấp.

29

NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC

( KIỂM DỊCH ĐỘNG THỰC VẬT)

Kiến thức

- Kiến thức chung: Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;

- Kiến thức chuyên ngành: Có kiến thức nền tảng về ngành công nghệ sinh học và kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành công nghệ sinh học thực vật, công nghệ sinh học động vật, công nghệ sinh học thực phẩm, công nghệ sinh học môi trường, công nghệ vi sinh, công nghệ sinh học trong nông nghiệp;

- Kiến thức bổ trợ: Đạt trình độ B về tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương; đạt trình độ B về tin học ứng dụng

Kỹ năng

- Triển khai và thực hiện chuyển giao công nghệ; - Vận hành và xử lý các sự cố cơ bản đối với các thiết bị trong công nghệ sinh học. - Phân tích và kiểm tra chất lượng nguyên liệu, bán nguyên liệu và các sản phẩm

trong công nghệ sinh học. - Đào tạo và tự đào tạo; - Quản lý sản xuất, kinh doanh; - Giao tiếp và làm việc nhóm; - Phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn của ngành học.

Thái độ - Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của

cơ quan, doanh nghiệp; - Ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo

nhóm và làm việc độc lập.

- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

- Làm việc tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh, các viện nghiên cứu thuộc chuyên ngành công nghệ sinh học và các ngành liên quan;

- Giảng dạy chuyên ngành công nghệ sinh học trong các trường trung cấp.

30

NGÀNH DINH DƯỠNG VÀ KỸ THUẬT CHẾ BIẾN

Kiến thức

- Kiến thức chung: Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;

- Kiến thức chuyên ngành: Có kiến thức nền tảng và kiến thức chuyên ngành về ngành Dinh dưỡng và kỹ thuật chế biến;

- Kiến thức bổ trợ: Đạt trình độ B về tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương; đạt trình độ B về tin học ứng dụng;

Kỹ năng

- Chế biến thức ăn Việt Nam, thức ăn Âu, Á, Asean; - Làm các loại bánh Việt Nam, bánh Âu, bánh Á; - Pha chế thức uống, cắt tỉa rau củ quả và trang trí bar, bàn; - Xử lý được các tình huống cơ bản trong quá trình chế biến; - Lựa chọn, kiểm tra và đảm bảo chất lượng nguyên liệu và sản phẩm trong quá trình

chế biến; - Xây dựng thực đơn, tính toán dinh dưỡng. - Thực thi theo đúng quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. - Đào tạo và tự đào tạo; - Quản lý sản xuất, kinh doanh. - Giao tiếp và làm việc nhóm. - Phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn của ngành học

Thái độ - Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của

cơ quan, doanh nghiệp; - Ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo

nhóm và làm việc độc lập.

- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

- Đảm nhận các công việc liên quan đến dinh dưỡng thực phẩm, chế biến món ăn, chế biến bánh, pha chế đồ uống, thiết kế thực đơn;

- Làm việc trong khu vực chế biến thức ăn của các nhà hàng, trường học, công ty, nhà máy, xí nghiệp.

- Có khả năng giảng dạy về kỹ thuật chế biến trong các trường trung cấp

31

NGÀNH CÔNG NGHỆ ÔTÔ

Kiến thức

- Kiến thức chung: Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin; đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;

- Kiến thức chuyên nghành: Có kiến thức nền tảng về Công nghệ Động Lực và kiến thức chuyên ngành Công nghệ Ôtô. Có kiến thức về kiểm định, thử nghiệm và các dịch vụ kỹ thuật Ôtô. Có kiến thức cơ bản về tòan bộ quá trình thiết kế và sản xuất ôtô trên dây chuyền công nghiệp. Có kiến thức cơ bản về quản lý sản xuất, kinh doanh ôto và các lọai thiết bị động lực;

- Kiến thức bổ trợ: đạt trình độ B về tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương; đạt trình độ B về tin học ứng dụng.

Kỹ năng

- Xây dựng kế họach, lập dự án phát triển sản xuất; tham gia tổ chức, điều hành và chỉ đạo sản xuất các trang thiết bị công nghệ động lực cũng như các họat động kỹ thuật có liên quan đến lảnh vực đào tạo;

- Lắp ráp trạm bảo hành, bảo và sửa chửa ôtô;

- Vận hành, khai thác, bảo trì , bảo dưỡng ôtô và các thiết bị động lực;

- Tổ chức, triển khai và thực hiện chuyển giao công nghệ.

Thái độ

- Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;

- Ý tức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập;

- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đở đồng nghiệp.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

- Đảm nhận các công việc thiết kế, sửa chửa, vận hành, bảo trì và các lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật ôto và thiết bị động lực trong các công ty, nhà máy,xí nghiệp;

- Làm việc trong phòng kỹ thuật của các công ty, nhà máy, xí nghiệp, các viện nghiên cứu thuộc chuyên ngành ô tô;

- Có khả năng giãng dạy chuyên ngành cơ khí Ôtô trong các trường cao đẵng và trung cấp chuyên nghiệp.

32

NGÀNH CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

Kiến thức

- Kiến thức chung: Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;

- Kiến thức chuyên ngành: Có kiến thức cơ bản về ngành Hóa học và kiến thức chuyên ngành Công nghệ hóa học;

- Kiến thức bổ trợ: Đạt trình độ B về tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương; đạt trình độ B về tin học ứng dụng.

Kỹ năng

- Vận hành các loại thiết bị của ngành công nghiệp hóa chất như phân bón, xi măng, chất hoạt động bề mặt, mỹ phẩm, gạch ngói, gốm sứ…;

- Tham gia xây dựng các dự án về hóa chất;

- Tổ chức, triển khai và thực hiện chuyển giao công nghệ;

- Nghiên cứu khoa học, đào tạo và tự đào tạo;

- Quản lý sản xuất, kinh doanh và lập dự án;

- Giao tiếp và làm việc nhóm;

- Phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn của ngành học.

Thái độ

- Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;

- Ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập;

- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

- Là cán bộ kỹ thuật trên các dây chuyền công nghệ hay phòng kỹ thuật của các công ty nhà máy xí nghiệp hóa chất công nghiệp, các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực hóa chất, các ngành công nghiệp hóa như xi măng, gốm sứ, nhuộm, chất dẻo, cao su, chất hoạt động bề mặt, thủy tinh, nhựa, phân bón, thuốc trừ sâu, phẩm màu…;

- Là nhân viên của các phòng ban thuộc các cơ sở đào tạo ngành hóa chất;

- Là nhân viên các công ty buôn bán hóa chất và máy móc thiết bị cho phòng thí nghiệm hóa hoặc nhà máy hóa chất công nghiệp.

33

NGÀNH CÔNG NGHỆ HÓA DẦU

Kiến thức

- Kiến thức chung: Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;

- Kiến thức chuyên ngành: Có kiến thức cơ bản về ngành Hóa học và kiến thức chuyên ngành Công nghệ hóa học và Hóa dầu;

- Kiến thức bổ trợ: Đạt trình độ B về tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương; đạt trình độ B về tin học ứng dụng.

Kỹ năng

- Vận hành các loại thiết bị của ngành công nghiệp liên quan đến hóa dầu;

- Tham gia xây dựng, các dự án liên qua đến hóa chất và hóa dầu;

- Tổ chức, triển khai và thực hiện chuyển giao công nghệ;

- Nghiên cứu khoa học, đào tạo và tự đào tạo;

- Quản lý sản xuất, kinh doanh và lập dự án;

- Giao tiếp và làm việc nhóm;

- Phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn của ngành học.

Thái độ

- Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;

- Ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập;

- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

- Là cán bộ kỹ thuật trên các dây chuyền công nghệ hay phòng kỹ thuật của các công ty nhà máy liên quan đến hóa dầu;

- Là nhân viên các công ty buôn bán hóa chất và máy móc thiết bị cho phòng thí nghiệm hoặc nhà máy hóa chất và hóa dầu.Là nhân viên các công ty buôn bán hóa chất và máy móc thiết bị cho phòng thí nghiệm hóa hoặc nhà máy hóa chất công nghiệp.

34

NGÀNH HÓA PHÂN TÍCH

Kiến thức

- Kiến thức chung: Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;

- Kiến thức chuyên ngành: Có kiến thức cơ bản về ngành Hóa học và kiến thức chuyên ngành Hóa phân tích;

- Kiến thức bổ trợ: Đạt trình độ B về tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương; đạt trình độ B về tin học ứng dụng.

Kỹ năng

- Phân tích các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm của các ngành công nghiệp hóa chất hóa dầu, thực phẩm, môi trường như phân bón, xi măng, chất hoạt động bề mặt, mỹ phẩm, gạch ngói, gốm sứ, đất, nước, không khí, xăng dầu, mỡ bôi trơn…;

- Tham gia xây dựng các dự án đầu tư thiết bị phân tích của các ngành liên quan đến hóa chất, hóa dầu, thực phẩm, môi trường;

- Nghiên cứu khoa học, đào tạo và tự đào tạo;

- Quản lý sản xuất, kinh doanh và lập dự án;

- Giao tiếp và làm việc nhóm;

- Phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn của ngành học.

Thái độ

- Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;

- Ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập;

- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

- Là kỹ thuật viên phân tích của các công ty nhà máy, xí nghiệp, viện nghiên cứu, trung tâm dịch vụ phân tích hóa chất…;

- Là nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm trên dây chuyền của các cơ sở sản xuất liên quan đến các ngành hóa chất, hóa dầu, thực phẩm, môi trường;

- Là nhân viên của các phòng ban thuộc các cơ sở đào tạo ngành hóa chất;

- Là nhân viên các công ty buôn bán hóa chất và máy móc thiết bị cho phòng thí nghiệm hóa hoặc nhà máy hóa chất công nghiệp.

35

NGÀNH CÔNG NGHỆ NHIỆT - LẠNH

Kiến thức

- Có hiểu biết về triết học Mác lê nin, đường lối của Đảng và nhà nước Việt nam và tư tưởng Hồ Chí Minh;

- Có kiến thức cơ bản về toán học, khoa học xã hội để có thể thực hiện được việc tự học tập nâng cao kiến thức và tiếp thu các kiến thức ở bậc học hoàn chỉnh đại học và cao hơn;

- Có kiến thức nền tảng cơ bản về ngành Công nghệ Cơ khí;

- Có kiến thức lý thuyết chuyên ngành về kỹ thuật Điện - Lạnh, và nhiệt cơ bản (điều hòa không khí, kỹ thuật lạnh dân dụng và lạnh công nghiệp và kỹ thuật sấy cơ bản);

- Có kiến thức thực tiễn về các thiết bị ngành lạnh dân dụng, lạnh công nghiệp và điều hoà không khí;

- Có kiến thức cơ bản về kỹ thuật điện để có thể thiết kế, điều khiển, sửa chữa được các mạch điện cơ bản ứng dụng trong thiết bị ngành thiết bị lạnh và điều hoà không khí;

- Có kiến thức về ngọai ngữ chuyên ngành để tiếp cận cũng như đọc- hiểu được tài liệu, thông tin chuyên ngành Nhiệt Lạnh một cách tương đối;

- Có kiến thức quản lý sản xuất;

- Đạt trình độ B hoặc chứng chỉ quốc tế tương đương về tiếng Anh;

- Đạt trình độ B về tin học ứng dụng; sử dụng thành thạo các phần mềm Autocad.

Kỹ năng

- Có khả năng tự đào tạo để hoàn thiện về lý thuyết và thực tiễn;

- Có kỹ năng thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị, hệ thống thiết bị của chuyên ngành Công nghệ Nhiệt - Lạnh cơ bản;

- Biết chẩn đóan sự cố kỹ thuật, vận hành, sửa chữa các thiết bị và các dịch vụ kỹ thuật ngành Nhiệt - Lạnh cơ bản;

- Có kỹ năng cải tiến để nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị ngành nhiệt lạnh cơ bản;

- Có kỹ năng giao tiếp, diễn đạt, trình bày các vấn đề chuyên môn trước nhóm, trước tập thể khi làm;

Thái độ

- Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, ý thức cộng đồng;

- Có tác phong công nghiệp;

- Có khả năng phối hợp và làm việc theo nhóm.

36

Vị trí làm việc khi ra trường

- Các Công ty điện lạnh, nhà máy chế biến thực phẩm, nhà máy dệt, nhà máy đông lạnh thủy –hài sản , nhà máy mía đường, nhà máy sản xuất nhựa, xí nghiệp dược phẩm, các nhà máy nhiệt điện, Các nhà máy sản xuất giấy, các cao ốc văn phòng;

- Bộ phận cơ điện lạnh của các nhà hàng, khách sạn , các siêu thị, cảng, sân bay,các công ty thiết kế ngành xây dựng, ngành kỹ thuật Nhiệt lạnh.

37

NGÀNH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

Kiến thức

- Kiến thức chung: Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;

- Kiến thức chuyên ngành:

+ Có kiến thức về các quá trình biến đổi hóa học, vật lý và sinh học của chất ô nhiễm, sự lan truyền của chúng trong môi trường nước, môi trường không khí và môi trường đất; Nắm vững các quá trình hoạt động của vi sinh vật hiếu khí, kỵ khí trong xử lý nước cấp, nước thải, chất thải rắn, không khí và đất;

+ Có hiểu biết về quy trình công nghệ xử lý chất thải lỏng, chất thải rắn và khí thải;

- Kiến thức bổ trợ: Đạt trình độ B về tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương; đạt trình độ B về tin học ứng dụng.

Kỹ năng

- Đề xuất các giải pháp công nghệ trong xử lý nước, không khí, chất thải rắn và xử lý ô nhiễm đất;

- Quản lý và vận hành được các hệ thống xử lý chất thải trong môi trường;

- Phân tích các chỉ tiêu môi trường, đánh giá quan trắc chất lượng môi trường.

Thái độ

- Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;

- Ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập;

- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

- Đảm nhận các công việc về xử lý môi trường, quan trắc môi trường, vận hành các hệ thống xử lý môi trường,…;

- Làm việc trong các Phòng môi trường cấp quận, huyện, các nhà máy có hệ thống xử lý môi trường, quản lý môi trường trong các công ty, trung tâm phân tích môi trường,…

38

NGÀNH CÔNG NGHỆ GÒ HÀN

Kiến thức

- Kiến thức chung: Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;

- Kiến thức chuyên ngành: Có kiến thức nền tảng về ngành công nghệ cơ khí và kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành công nghệ hàn ; biết tính toán, thiết kế quy trình công nghệ gia công các chi tiết và kết cấu hàn , quy trình công nghệ lắp ráp các sản phẩm cơ khí;

- Kiến thức bổ trợ: Đạt trình độ B về tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương; đạt trình độ B về tin học ứng dụng.

Kỹ năng

- Vận hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị hàn;

- Tổ chức, triển khai và thực hiện chuyển giao công nghệ;

- Nghiên cứu khoa học, đào tạo và tự đào tạo;

- Quản lý sản xuất, kinh doanh và lập dự án;

- Giao tiếp và làm việc nhóm;

- Phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn của ngành học.

Thái độ

- Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;

- Ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập;

- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

- Đảm nhận các công việc thiết kế, chế tạo các chi tiết máy, vận hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị hàn và hệ thống cơ khí trong các công ty, nhà máy, xí nghiệp;

- Làm việc trong phòng kỹ thuật của các công ty, nhà máy, xí nghiệp, các viện nghiên cứu thuộc chuyên ngành cơ khí;

- Có khả năng tham gia giảng dạy chuyên ngành hàn trong các trường trung cấp.

39

NGÀNH CÔNG NGHỆ MAY

Kiến thức

- Kiến thức chung: Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;

- Kiến thức chuyên ngành: Có kiến thức cơ bản về ngành Kỹ thuật Dệt May - Thời trang và kiến thức chuyên ngành Công nghệ may; có kiến thức cơ sở về quản lý chất lượng sản phẩm may, tính chất vật liệu dệt may; nắm vững phương pháp thiết kế sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất may công nghiệp;

- Kiến thức bổ trợ: Đạt trình độ B về tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương; đạt trình độ B về tin học ứng dụng.

Kỹ năng

- Thiết kế mẫu rập và thực hành các công đoạn gia công trang phục; lập qui trình công nghệ cắt may, công nghệ hoàn tất sản phẩm may;

- Bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị của ngành may;

- Lập qui trình đánh giá chất lượng sản phẩm may; phân tích, đưa ra các biện pháp ngăn ngừa và khắc phục các sai hỏng xảy ra trong quá trình sản xuất;

- Tiếp nhận, thực hiện và chuyển giao công nghệ;

- Quản lý sản xuất kinh doanh và lập dự án;

- Có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình và làm việc nhóm.

Thái độ

- Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;

- Ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập;

- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

- Đảm nhiệm thiết kế mẫu, thực hiện công tác chuẩn bị sản xuất, quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh, quản lý chất lượng sản phẩm trong ngành may;

- Làm việc tại các cơ quan nghiên cứu, dịch vụ, kinh doanh trong lĩnh vực may mặc với vai trò đại diện khách hàng; cán bộ theo dõi đơn hàng; quản lý định mức nguyên phụ liệu; phân phối, tiếp thị sản phẩm; kiểm định và các công tác xuất nhập khẩu hàng may mặc.

40

NGÀNH THIẾT KẾ THỜI TRANG

Kiến thức

- Kiến thức chung: Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;

- Kiến thức chuyên ngành: Có kiến thức cơ bản về ngành Kỹ thuật Dệt May - Thời trang và kiến thức chuyên ngành Thiết kế Thời trang; nắm vững nguyên tắc vẽ mỹ thuật và thiết kế trang phục; biết thiết kế sản phẩm may và thực hiện được các bước công nghệ trong qui trình may;

- Kiến thức bổ trợ: Đạt trình độ B về tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương; đạt trình độ B về tin học ứng dụng.

Kỹ năng

- Thiết kế thời trang và thực hiện bộ sưu tập. Thiết kế sản phẩm may và thực hiện được các bước công nghệ trong qui trình may;

- Nắm vững các phần mềm CAD trong ngành thiết kế thời trang;

- Tiếp nhận, thực hiện và chuyển giao công nghệ;

- Quản lý sản xuất kinh doanh và lập dự án;

- Có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình và làm việc nhóm.

Thái độ

- Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;

- Ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập;

- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

- Đảm nhiệm công tác thiết kế mẫu, quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh trong ngành may thời trang;

- Làm việc tại các cơ quan nghiên cứu, dịch vụ, trung tâm thời trang. Tham gia vào các nhóm thiết kế, giới thiệu sản phẩm,…

41

NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Kiến thức

- Kiến thức chung: Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;

- Kiến thức chuyên ngành: Có kiến thức nền tảng về các lĩnh vực kinh tế - xã hội và kiến thức chuyên ngành Quản trị kinh doanh như: quản trị sản xuất và tác nghiệp, marketing, thương mại điện tử, quản trị nhân sự, quản trị hành chính văn phòng, quản trị tài chính, quản trị bán hàng, quản trị chiêu thị và quản trị dự án;

- Kiến thức bổ trợ: Đạt trình độ B về tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương; đạt trình độ B về tin học ứng dụng.

Kỹ năng

- Phân tích môi trường kinh doanh, khảo sát, nghiên cứu thị trường;

- Thiết lập, thẩm định và quản lý dự án đầu tư;

- Soạn thảo văn bản, đàm phán và ứng xử giao tiếp;

- Làm việc theo nhóm, quản lý nhóm;

- Quản trị nhân sự;

- Xây dựng và phát triển quan hệ cộng đồng.

Thái độ

- Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;

- Ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập;

- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

- Đảm nhận các công việc quản trị trong các đơn vị kinh tế - xã hội;

- Làm việc trong phòng kế hoạch, phòng nhân sự, phòng marketing, phòng kinh doanh.

42

NGÀNH QUẢN TRỊ MARKETING

Kiến thức

- Kiến thức chung: Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;

- Kiến thức chuyên ngành: Có kiến thức nền tảng về các lĩnh vực kinh tế - xã hội và kiến thức chuyên ngành marketing như: tâm lý khách hàng, nghiên cứu marketing, quản trị bán hàng, quảng cáo và tiếp thị, quản trị marketing, quản trị thương hiệu, marketing quốc tế, marketing công nghiệp, marketing ngân hàng;

- Kiến thức bổ trợ: Đạt trình độ B về tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương; đạt trình độ B về tin học ứng dụng;

Kỹ năng

- Phân tích môi trường kinh doanh;

- Nghiên cứu thị trường;

- Tổ chức nghiệp vụ bán hàng;

- Giao tiếp và đàm phán trong kinh doanh;

- Chăm sóc khách hàng;

- Soạn thảo văn bản, chương trình, kế hoạch marketing;

- Xây dựng và phát triển quan hệ cộng đồng;

- Thiết kế chương trình quảng cáo;

- Làm việc theo nhóm, quản lý nhóm.

Thái độ

- Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;

- Ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập;

- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

- Đảm nhận các công việc về trong các cơ quan và tổ chức nhà nước về quản lý thị trường, quản lý thương mại, dịch vụ;

- Làm việc trong phòng marketing, phòng kinh doanh, phòng quan hệ công chúng (PR), phòng quảng cáo tiếp thị…

43

NGÀNH KINH DOANH DU LỊCH

Kiến thức

- Kiến thức chung: có hiểu biết về Các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;

- Du lịch thuộc môi trường kinh doanh trong nước và quốc tế. Giúp sinh viên hiểu về ngành công nghiệp du lịch, phát triển và quản lý sản phẩm du lịch, lập kế hoạch tiếp thị, chọn thị trường và tâm lý du khách, kỹ thuật tiếp thị. Quản trị nguồn nhân lực… Hiểu rõ các chế độ chính sách của Nhà nước về du lịch, chính sách du lịch của các nước trên thế giới… Kiến thức tập trung vào việc quản lý doanh nghiệp hoạt động trong môi trường kinh doanh du lịch nội địa và quốc tế. Những kiến thức này cung cấp cho sinh viên tiếp cận dễ dàng và nhanh chóng trong thực tiễn khi đi thực tập và sau khi ra trường;

- Kiến thức bổ trợ: đạt trình độ C về tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương; đạt trình độ B về tin học ứng dụng.

Kỹ năng

- Tiếp cận thực tế ngay trong quá trình học từng môn chuyên ngành, nâng cao kỹ năng quản lý và kinh doanh du lịch; nghiên cứu về cung cầu, đề ra các chính sách, hoạch định và phát triển ngành du lịch trong xu thế hội nhập quốc tế;

- Lập và thẩm định các dự án đầu tư hay quyết định tài trợ dự án;

- Phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề nãy sinh trong thực tiễn ngành kinh tế, đúc kết kinh nghiệm để hình thành kỹ năng tư duy sáng tạo;

- Giao tiếp tiếng Anh ở mức độ tương đối thành thạo trong các tình huống giao tiếp xã hội và chuyên môn;

- Nghiên cứu khoa học về các vấn đề chuyên môn;

- Sử dụng tốt phần mềm cho chuyên ngành và ứng dụng như Excel, Assces, Word;

- Giao tiếp xã hội và trong kinh doanh (đàm phán, soạn thảo văn bản, diễn thuyết…), làm việc theo nhóm.

Thái độ

- Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;

- Ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập;

44

- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

- Các vị trí có thể làm việc như: cán bộ, nhân viên các bộ phận trong một doanh nghiệp du lịch ( công ty- doanh nghiệp du lịch, khách sạn, nhà hàng, hãng lữ hành, hãng hàng không, hãng vận chuyển, khu du lịch, khu vui chơi giải trí liên hợp…), cơ quan quản lý du lịch (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Quản lý Du lịch), công ty tổ chức sự kiện- hội nghị, các cơ quan nghiên cứu…với vai trò là người thực hiện trực tiếp hay người điều hành- quản lý.

45

NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ

Kiến thức

- Kiến thức chung: có hiểu biết về Các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;

- Sản xuất- kinh doanh thuộc môi trường kinh doanh trong nước và quốc tế. Giúp sinh viên hiểu về kinh doanh quốc tế (xuất- nhập khẩu, chuyển giao công nghệ, giao nhận, vận tải và bảo hiểm quốc tế, thanh toán quốc tế…) có khả năng đàm phán và giao tiếp ở các nền văn hóa khác nhau, nhận biết những cơ hội và thách thức trong kinh doanh quốc tế, lập kế hoạch tiếp thị, chọn thị trường và tâm lý khách hàng, kỹ thuật tiếp thị. Hiểu rõ các chế độ chính sách của Nhà nước về thuơng mại, chính sách thương mại của các nước trên thế giới. Kiến thức tập trung vào việc quản lý doanh nghiệp hoạt động trong môi trường kinh doanh quốc tế và nội địa. Những kiến thức này cung cấp cho sinh viên tiếp cận dễ dàng và nhanh chóng trong thực tiễn khi đi thực tập và sau khi ra trường;

- Kiến thức bổ trợ: đạt trình độ C về tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương; đạt trình độ B về tin học ứng dụng.

Kỹ năng

- Tiếp cận thực tế ngay trong quá trình học từng môn chuyên ngành, nâng cao kỹ năng quản lý và kinh doanh quốc tế; nghiên cứu về cung cầu, đề ra các chính sách, hoạch định và phát triển ngành sản xuất- kinh doanh trong xu thế hội nhập quốc tế;

- Lập và thẩm định các dự án đầu tư hay quyết định tài trợ dự án;

- Phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề nãy sinh trong thực tiễn ngành kinh tế, đúc kết kinh nghiệm để hình thành kỹ năng tư duy sáng tạo;

- Giao tiếp tiếng Anh ở mức độ tương đối thành thạo trong các tình huống giao tiếp xã hội và chuyên môn;

- Nghiên cứu khoa học về các vấn đề chuyên môn;

- Sử dụng tốt phần mềm cho chuyên ngành và ứng dụng như Excel, Assces, Word;

- Giao tiếp xã hội và trong kinh doanh (đàm phán, soạn thảo văn bản, diễn thuyết…), làm việc theo nhóm.

Thái độ

- Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;

46

- Ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập;

- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

- Các vị trí có thể làm việc như: cán bộ, nhân viên các bộ phận trong một doanh nghiệp sản xuất- kinh doanh ( công ty- doanh nghiệp sản xuất, gia công và kinh doanh xuất- nhập khẩu, giao nhận- vận tải ngoại thương, bảo hiểm phi nhân thọ, ngân hàng…), Khu kinh tế, khu công nghiệp, cơ quan quản lý công nghiệp và thương mại (Sở Công- Thương, Ban Quản lý khu công nghiệp…), các cơ quan nghiên cứu…với vai trò là người thực hiện trực tiếp hay người điều hành- quản lý.

47

NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Kiến thức - Kiến thức chung: Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin,

đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;

- Kiến thức chuyên ngành: Có kiến thức nền tảng và chuyên sâu về các lĩnh vực kinh tế - xã hội và kiến thức chuyên ngành:

· Ngân hàng: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Quản trị ngân hàng thương mại, Đầu tư vàng, ngoại tệ, Đầu tư kinh doanh chứng khoán…

· Tài chính doanh nghiệp: Phân tích và thẩm định các dự án đầu tư tài chính thuộc các nguồn vốn ODA, FDI, FII; Tài chính quốc tế, Phân tích hoạt động kinh doanh, Đầu tư kinh doanh bất động sản, Kinh doanh xuất nhập khẩu…

· Tài chính công: Hiểu biết sâu về hệ thống ngân sách nhà nước, chính sách tài chính quốc gia, Cơ chế tài chính của bộ máy nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập, Phân tích các chính sách thuế và thực hành thuế…

- Kiến thức bổ trợ: Đạt trình độ B về tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương; đạt trình độ B về tin học ứng dụng;

Kỹ năng

- Tham gia khảo sát, nghiên cứu thị trường tài chính; thị trường vốn để hoạch định, tổ chức, thực hiện và kiểm tra các chương trình hành động ngắn hạn;

- Tham gia một phần vào việc thiết lập dự án đầu tư tài chính; thực hiện một dự án với quy mô nhỏ trong thời gian ngắn.

- Soạn thảo văn bản, đàm phán, diễn thuyết và ứng xử giao tiếp;

- Thực hiện các nghiệp vụ của Ngân hàng thương mại, phân tích báo cáo tài chính, báo cáo kế toán.

- Làm việc theo nhóm, quản lý nhóm và nghiên cứu khoa học;

- Xây dựng và phát triển quan hệ cộng đồng. Thái độ - Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của

cơ quan, doanh nghiệp; - Ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo

nhóm và làm việc độc lập;

- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

- Chuyên viên quản lý tài chính ở các Ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư hoặc ở các doanh nghiệp trong và ngoài nước; hoặc ở các cơ quản quản lý nhà nước như các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, huyện và cấp Bộ.

48

- Làm công tác giảng dạy chuyên ngành Tài chính – ngân hàng trong các trường cao đẳng và trung cấp.

49

NGÀNH KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

Kiến thức

- Kiến thức chung: Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;

- Có kiến thức nền tảng về các lĩnh vực kinh tế - xã hội và kiến thức cơ sở ngành Kế toán như tài chính - tiền tệ, tín dụng - ngân hàng, thống kê trong nền kinh tế thị trường, làm nền tảng để nghiên cứu các nghiệp vụ chuyên sâu của ngành kế toán như: Luật Kế toán, Luật Kiểm toán, Chuẩn mực kế toán, Chuẩn mực kiểm toán, Chế độ kế toán doanh nghiệp và Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp. Đồng thời có kiến thức sâu về các Luật thuế cơ bản và các văn bản hướng dẫn về các Luật thuế hiện hành;

- Kiến thức bổ trợ: Đạt trình độ B về tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương; đạt trình độ B về tin học ứng dụng.

Kỹ năng

- Tổ chức, thiết lập, triển khai, thực hiện và vận dụng chế độ chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, sổ kế toán, biểu mẫu báo cáo tài chính tại các loại hình doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và các tổ chức kinh tế xã hội khác;

- Thành thạo việc thu thập, xử lý, kiểm tra và ghi chép chứng từ, sổ kế toán;

- Lập và phân tích Báo cáo tài chính (Bảng Cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh Báo cáo tài chính);

- Lập các báo cáo thuế hàng tháng và quyết toán thuế năm (Thuế giá trị gia tăng; Thuế thu nhập doanh nghiệp; Thuế thu nhập cá nhân, …);

- Thẩm định hiệu quả tài chính về dự án đầu tư;

- Soạn thảo văn bản, hợp đồng, đàm phán và ứng xử giao tiếp;

- Sử dụng thành thạo một phần mềm kế toán thông dụng phổ biến trên thị trường hiện nay.

Thái độ

- Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;

- Ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập;

- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

50

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

- Đảm nhận các công việc về kế toán trong các tổ chức chính trị, kinh tế - xã hội;

- Làm việc trong phòng kế toán, phòng tài chính, phòng kinh doanh, phòng kiểm toán, … ở tất cả các loại hình doanh nghiệp, cơ quan hành chính sự nghiệp và các tổ chức kinh tế - xã hội khác.

51

NGÀNH TIẾNG ANH

Kiến thức

- Kiến thức chung: có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;

- Kiến thức chuyên ngành: có kiến thức nến tảng và chuyên sâu về các bình diện ngôn ngữ Anh như ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, ngữ nghĩa, văn hoá, văn học và văn minh của các nước thuộc cộng đồng Anh ngữ gồm kiến thức về quy tắc giao tiếp - văn hoá, khả năng nhận biết việc sử dụng các mô hình tương tác khác nhau trong tiếng Anh, và sự nhận biết được những giá trị văn hóa tương ứng; có kiến thức chuyên sâu và kỹ thuật biên, phiên dịch, kiến thức về khoa học sư phạm, cơ sở lý luận và phương pháp giảng dạy tiếng Anh làm tiền đề cho công việc dịch thuật và giảng dạy;

- Kiến thức bổ trợ: đạt trình độ trình độ B hoặc chứng chỉ quốc tế tương đương về một trong các ngôn ngữ: Hoa, Pháp, Đức, Nhật, Tây Ban Nha hoặc Hàn Quốc; đạt trình độ B về tin học ứng dụng.

Kỹ năng

- Sử dụng thành thạo các kỹ năng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc và viết tiếng Anh trong các tình huống giao tiếp xã hội và chuyên môn tương đương với trình độ 500 điểm TOFLE, hoặc 5.5 IELTS để phục vụ mục đích nghề nghiệp;

- Giao tiếp liên nhân, trình bày và tường giải; tìm thông tin trong nhiều hoàn cảnh văn hóa khác nhau;

- Áp dụng công nghệ tiên tiến vào công tác chuyên môn;

- Làm việc theo nhóm, quản lý nhóm và nghiên cứu khoa học về các vấn đề ngôn ngữ, văn học, văn hóa - văn minh của các nước cộng đồng Anh ngữ.

Thái độ

- Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan;

- Ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập;

- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

- Đảm nhận công tác giảng dạy tiếng Anh tại các tổ chức giáo dục của Việt Nam và quốc tế như các trường: Ngoại ngữ, Trung học cơ sở…;

- Đảm nhận công tác biên, phiên dịch tại các công ty, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội trong nước và nước ngoài.

52

CHUẨN ĐẦU RA CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH

- - - - - - - - - - - - - - -–—- - - - - - - - - - - - - - -

04 – 2009

53

NGÀNH CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM

Kiến thức

- Kiến thức chung: Có hiểu biết về các môn lý luận chính trị; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;

- Kiến thức chuyên ngành: Có kiến thức nền tảng về ngành Khoa học máy tính và kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành công nghệ phần mềm; Biết thực hiện và kiểm thử các dự án CNTT; vận hành, bảo trì các hệ thống thông tin;

- Kiến thức bổ trợ: Đạt trình độ B về tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương.

Kỹ năng

- Khai thác, vận hành, bảo trì các hệ thống thông tin;

- Quản lý sản xuất, kinh doanh và lập dự án;

- Giao tiếp và làm việc nhóm.

Thái độ

- Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;

- Ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập;

- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

- Đảm nhận các công việc về lập trình, kiểm thử trong các công ty gia công phần mềm.

54

NGÀNH MẠNG MÁY TÍNH

Kiến thức

- Kiến thức chung: Có hiểu biết về các môn lý luận chính trị; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;

- Kiến thức chuyên ngành: Có kiến thức nền tảng về ngành Khoa học máy tính và kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành công nghệ Mạng; Biết cài đặt, vận hành, bảo trì các hệ thống mạng máy tính;

- Kiến thức bổ trợ: Đạt trình độ B về tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương.

Kỹ năng

- Khai thác, vận hành, bảo trì các hệ thống mạng máy tính;

- Quản lý sản xuất, kinh doanh và lập dự án;

- Giao tiếp và làm việc nhóm.

Thái độ

- Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;

- Ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập;

- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

- Đảm nhận các công việc về thực hiện các hệ thống mạng LAN, WAN, wireless trong các công ty trong lĩnh vực Mạng và Truyền thông.

55

NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN

Kiến thức

- Kiến thức chung: Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;

- Kiến thức chuyên ngành: Có kiến thức nền tảng về ngành công nghệ điện và kiến thức chuyên sâu về ngành kỹ thuật điện. Biết gia công lắp đặt, vận hành, sửa chữa các thiết bị cung cấp điện, hệ thống điện, thiết bị điện và quy trình công nghệ lắp đặt hệ thống điều khiển điện công nghiệp. dân dụng;

- Đạt trình độ bậc thợ 4/7;

- Kiến thức bổ trợ: đạt trình độ A về tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương; đạt trình độ A về tin học ứng dụng.

Kỹ năng

- Vận hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị và hệ thống điện;

- Vận hành, điều khiển điện công nghiệp và dân dụng;

- Vận hành hệ thống phòng cháy chữa cháy cho các nhà máy, xí nghiệp;

- Giao tiếp và làm việc theo nhóm;

- Phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiển của ngành học.

Thái độ

- Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;

- Ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập;

- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

- Đảm nhận các công việc vận hành, bảo trì, sửa chữa thiết bị điện, hệ thống cung cấp điện, hệ thống điện dân dụng và công nghiệp trong các công ty, nhà máy, xí nghiệp.

56

NGÀNH CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

Kiến thức

- Kiến thức chung: Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;

- Kiến thức chuyên ngành: Gồm hai phần

+ Kiến thức nền tảng về ngành Điện tử với các môn học: Mạch Điện, Kĩ thuật điện, An toàn lao động, Vẽ kĩ thuật, Linh kiện điện tử, Đo điện-Điện tử, Mạch điện tử, Kĩ thuật xung, Kĩ thuật số, Vi xử lý, Điện tử công suất, Thiết kế mạch điện tử CAD;

+ Kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành Điện tử-Viễn thông với các môn học: Cơ sở viễn thông, Hệ thống viễn thông, Thiết bị đầu cuối viễn thông;

- Kiến thức bổ trợ: Đạt trình độ A về tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương; đạt trình độ A về tin học ứng dụng.

Kỹ năng

- Lắp đặt, vận hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị và hệ thống viễn thông;

- Phân tích cấu trúc, chức năng và nguyên lý hoạt động của các khối trong các hệ thống viễn thông: thông tin điện thoại, thông tin mobile, thông tin vi ba - vệ tinh, thông tin cáp quang và mạng máy tính;

- Phân tích xử lí một cách có hệ thống các sự cố hư hỏng của thiết bị và hệ thống Viễn Thông: máy điện thoại bàn, máy điện thoại di động, cordless, tổng đài nội bộ;

- Giao tiếp và làm việc nhóm.

Thái độ

- Có đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, ý thức tổ chức kỉ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;

- Có ý thức cộng đồng, tác phong công nghiệp và biết trách nhiệm công dân;

- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

- Môi trường làm việc: các công ty, nhà máy sản xuất, lắp ráp và kinh doanh trong lĩnh vực Điện tử-Viễn thông, Đài phát thanh-Truyền hình, các công ty thông tin di động, các công ty điện thoại, các công ty lắp ráp thiết bị điện tử, các công ty sản xuất vi mạch và linh kiện điện tử, các công ty cung cấp và bảo trì thiết bị y khoa;

- Vị trí: Trung cấp Điện tử -Viễn thông;

- Khả năng đảm trách: vận hành, khai thác, bảo trì thiết bị và hệ thống Viễn thông.

57

NGÀNH ĐÀO TẠO CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ TỰ ĐỘNG

Kiến thức

- Kiến thức chung: Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;

- Kiến thức chuyên ngành: Gồm hai phần

+ Kiến thức nền tảng về ngành Điện tử với các môn học: Mạch Điện, Kĩ thuật điện, An toàn lao động, Vẽ kĩ thuật, Linh kiện điện tử, Đo điện-Điện tử, Mạch điện tử, Kĩ thuật xung, Kĩ thuật số, Vi xử lý, Điện tử công suất, Thiết kế mạch điện tử CAD;

+ Kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành Điện tử-Tự động với các môn học: Cấu trúc máy tính, Thiết bị và hệ thống điều khiển tự động, Điều khiển logic khả trình PLC;

- Kiến thức bổ trợ: Đạt trình độ A về tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương; đạt trình độ A về tin học ứng dụng.

Kỹ năng

- Lắp đặt, vận hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị và hệ thống tự động;

- Phân tích cấu trúc, chức năng và nguyên lý hoạt động của các khối trong các hệ thống tự động;

- Phân tích xử lí một cách có hệ thống các sự cố hư hỏng của thiết bị và hệ thống tự động: hệ thống đo lường và điều khiển công nghiệp, hệ thống thu nhập số liệu và điều khiển giám sát SCADA;

- Giao tiếp và làm việc nhóm.

Thái độ

- Có đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, ý thức tổ chức kỉ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;

- Có ý thức cộng đồng, tác phong công nghiệp và biết trách nhiệm công dân;

- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

- Môi trường làm việc: Các công ty, nhà máy xí nghiệp có dây chuyền sản xuất tự động, các công ty sản xuất và kinh doanh thiết bị Tự động hóa trong nông nghiệp, công nghiệp và y khoa;

- Vị trí: Trung cấp Điện tử-Tự động;

- Khả năng đảm trách: vận hành, khai thác, bảo trì thiết bị và hệ thống tự động hóa.

58

NGÀNH ĐÀO TẠO CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ - MÁY TÍNH

Kiến thức

- Kiến thức chung: Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;

- Kiến thức chuyên ngành: Gồm hai phần

+ Kiến thức nền tảng về ngành Điện tử với các môn học: Mạch Điện, Kĩ thuật điện, An toàn lao động, Vẽ kĩ thuật, Linh kiện điện tử, Đo điện-Điện tử, Mạch điện tử, Kĩ thuật xung, Kĩ thuật số, Vi xử lý, Điện tử công suất, Thiết kế mạch điện tử CAD;

+ Kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành Điện tử-Máy tính với các môn học: Cấu trúc máy tính, Quản trị mạng máy tính, Quản trị mạng Web;

- Kiến thức bổ trợ: Đạt trình độ A về tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương; đạt trình độ A về tin học ứng dụng.

Kỹ năng

- Lắp đặt, vận hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị và hệ thống mạng máy tính: mạng LAN, mạng WAN, mạng Wireless, …;

- Phân tích cấu trúc, chức năng và nguyên lý hoạt động của các khối trong các hệ thống mạng máy tính;

- Phân tích và xử lí một cách có hệ thống các sự cố hư hỏng phần cứng và phần mềm của thiết bị và hệ thống mạng máy tính: CPU, Monitor, Keyboard, Mouse, Hub, Switch, kết nối cáp mạng và Server, Firewall, …;

- Giao tiếp và làm việc nhóm.

Thái độ

- Có đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, ý thức tổ chức kỉ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;

- Có ý thức cộng đồng, tác phong công nghiệp và biết trách nhiệm công dân;

- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

- Môi trường làm việc: Các công ty, nhà máy xí nghiệp có làm việc với máy tính và hệ thống mạng máy tính;

- Vị trí: Trung cấp Điện tử-Máy tính;

- Khả năng đảm trách: vận hành, khai thác, bảo trì thiết bị và hệ thống mạng máy tính.

59

NGÀNH CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP

Kiến thức

- Kiến thức chung: Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;

- Kiến thức chuyên ngành: Gồm hai phần

+ Kiến thức nền tảng về ngành Điện tử với các môn học: Mạch Điện, Kĩ thuật điện, An toàn lao động, Vẽ kĩ thuật, Linh kiện điện tử, Đo điện-Điện tử, Mạch điện tử, Kĩ thuật xung, Kĩ thuật số, Vi xử lý, Điện tử công suất, Thiết kế mạch điện tử CAD;

+ Kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành Điện tử công nghiệp, với các môn học: Kĩ thuật truyền thanh-Truyền hình, Xử lý video-audio, Điều khiển logic khả trình PLC;

- Kiến thức bổ trợ: Đạt trình độ A về tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương; đạt trình độ A về tin học ứng dụng.

Kỹ năng

- Lắp đặt, vận hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị và hệ thống điều khiển công nghiệp, bao gồm các hệ thống tự động và mạng máy tính;

- Phân tích cấu trúc, chức năng và nguyên lý hoạt động của các khối trong các hệ thống công nghiệp, bao gồm các hệ thống tự động và mạng máy tính;

- Phân tích xử lí một cách có hệ thống các sự cố hư hỏng của thiết bị và hệ thống công nghiệp: hệ thống đo lường và điều khiển công nghiệp;

- Giao tiếp và làm việc nhóm.

Thái độ

- Có đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, ý thức tổ chức kỉ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;

- Có ý thức cộng đồng, tác phong công nghiệp và biết trách nhiệm công dân;

- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

- Môi trường làm việc: các công ty, nhà máy xí nghiệp có dây chuyền sản xuất trong công nghiệp, các công ty sản xuất và kinh doanh thiết bị Tự động hóa trong nông nghiệp, công nghiệp và Y khoa;

- Vị trí: Trung cấp Điện tử công nghiệp;

- Khả năng đảm trách: vận hành, khai thác, bảo trì thiết bị và hệ thống sản xuất công nghiệp.

60

NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY

Kiến thức

- Kiến thức chung: Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;

- Kiến thức chuyên ngành: Có kiến thức nền tảng về ngành công nghệ cơ khí và kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành công nghệ chế tạo máy như: gia công, lắp ráp, vận hành, bảo trì và sửa chữa các thiết bị Cơ khí;

- Kiến thức bổ trợ: Đạt trình độ A về tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương; đạt trình độ A về tin học ứng dụng.

Kỹ năng

- Gia công, lắp ráp, vận hành, bảo trì và sửa chữa các thiết bị Cơ khí;

- Tiếp nhận và thực hiện chuyển giao công nghệ;

- Đào tạo và tự đào tạo;

- Giao tiếp và làm việc nhóm;

- Phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn của ngành học.

Thái độ

- Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;

- Ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập;

- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

- Đảm nhận các công việc gia công, lắp ráp, vận hành, bảo trì và sửa chữa các thiết bị Cơ khí trong các công ty, nhà máy, xí nghiệp;

- Làm việc trong xưởng cơ khí của các công ty, nhà máy, xí nghiệp, các viện nghiên cứu thuộc chuyên ngành cơ khí;

- Có khả năng giảng dạy chuyên ngành cơ khí trong các trường trung cấp và Trung tâm đào tạo nghề.

61

NGÀNH CÔNG NGHỆ CƠ ĐIỆN

Kiến thức

- Kiến thức chung: Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;

- Kiến thức chuyên ngành: Có kiến thức nền tảng về ngành công nghệ cơ khí và kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành công nghệ chế tạo máy như: gia công, lắp ráp, vận hành, bảo trì và sửa chữa các thiết bị Cơ khí - Kỹ thuật Điện; sử dụng hệ thống điện, khí nén, thủy lực, điều khiển PLC;

- Kiến thức bổ trợ: Đạt trình độ A về tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương; đạt trình độ A về tin học ứng dụng.

Kỹ năng

- Gia công, lắp ráp, vận hành, bảo trì và sửa chữa các thiết bị Cơ khí - Kỹ thuật Điện;

- Sử dụng hệ thống điện, khí nén, thủy lực, điều khiển PLC…;

- Tiếp nhận và thực hiện chuyển giao công nghệ;

- Đào tạo và tự đào tạo;

- Giao tiếp và làm việc nhóm;

- Phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn của ngành học.

Thái độ

- Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;

- Ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập;

- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

- Đảm nhận các công việc gia công, lắp ráp, vận hành, bảo trì và sửa chữa các thiết bị Cơ khí - Kỹ thuật Điện trong các công ty, nhà máy, xí nghiệp;

- Làm việc trong xưởng cơ khí của các công ty, nhà máy, xí nghiệp, các viện nghiên cứu thuộc chuyên ngành cơ khí, cơ điện;

- Có khả năng giảng dạy chuyên ngành cơ khí, cơ điện trong các trường trung cấp và Trung tâm đào tạo nghề.

62

NGÀNH CÔNG NGHỆ CƠ ĐIỆN TỬ

Kiến thức

- Kiến thức chung: Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;

- Kiến thức chuyên ngành: Có kiến thức nền tảng về ngành công nghệ cơ khí và kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành công nghệ chế tạo máy như: lắp ráp, vận hành, bảo trì và sửa chữa các thiết bị Cơ khí - Tự động hóa; sử dụng các thiết bị tự động hóa theo hướng tích hợp các hệ thống khí nén, thủy lực, điều khiển PLC, Vi xử lý;

- Kiến thức bổ trợ: Đạt trình độ A về tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương; đạt trình độ A về tin học ứng dụng.

Kỹ năng

- Lắp ráp, vận hành, bảo trì và sửa chữa các thiết bị Cơ khí - Tự động hóa;

- Sử dụng các thiết bị tự động hóa theo hướng tích hợp các hệ thống khí nén, thủy lực, điều khiển PLC, Vi xử lý…;

- Tiếp nhận và thực hiện chuyển giao công nghệ;

- Đào tạo và tự đào tạo;

- Giao tiếp và làm việc nhóm;

- Phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn của ngành học.

Thái độ

- Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;

- Ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập;

- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

- Đảm nhận các công việc lắp ráp, vận hành, bảo trì và sửa chữa các thiết bị Cơ khí - Tự động hóa trong các công ty, nhà máy, xí nghiệp;

- Làm việc trong xưởng cơ khí của các công ty, nhà máy, xí nghiệp, các viện nghiên cứu thuộc chuyên ngành cơ khí, cơ điện tử;

- Có khả năng giảng dạy chuyên ngành cơ khí, cơ điện tử trong các trường trung cấp và Trung tâm đào tạo nghề.

63

NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

Kiến thức

- Kiến thức chung: Có hiểu biết về pháp luật, về đường lối chính trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam; có kiến thức cơ bản để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;

- Kiến thức chuyên ngành: Có kiến thức nền tảng về ngành công nghệ thực phẩm và kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành công nghệ thực phẩm, kiểm soát chất lượng thực phẩm, các hệ thống quản trị chất lượng thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm;

- Kiến thức bổ trợ: Đạt trình độ A về tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương; đạt trình độ A về tin học ứng dụng;

Kỹ năng

- Vận hành được các thiết bị trong công nghệ bảo quản và chế biến thực phẩm. - Thực hiện được các quy trình trong chế biến thực phẩm. - Kiểm tra chất lượng nguyên liệu, bán thành phẩm và các sản phẩm thực phẩm. - Đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm; - Thực thi sản xuất thực phẩm theo quy định của quản lý chất lượng thực phẩm. - Kinh doanh sản phẩm thực phẩm - Giao tiếp và làm việc nhóm; - Giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn của ngành học

Thái độ - Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của

cơ quan, doanh nghiệp; - Ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo

nhóm và làm việc độc lập.

- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

- Làm việc tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh, các viện nghiên cứu thuộc chuyên ngành công nghệ thực phẩm và các ngành liên quan;

64

NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC

(KIỂM DỊCH ĐỘNG THỰC VẬT)

Kiến thức

- Kiến thức chung: Có hiểu biết về pháp luật, về đường lối chính trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam; có kiến thức cơ bản để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;

- Kiến thức chuyên ngành: Có kiến thức cơ bản về ngành Công nghệ sinh học và kiến thức chuyên ngành về kiểm dịch động thực vật … tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập các môn chuyên ngành, nghiên cứu chuyên sâu, tiếp cận dễ dàng với các công nghệ mới; Có kiến thức chuyên ngành phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động trong lĩnh vực Kiểm dịch động thực vật.

- Kiến thức bổ trợ: Đạt trình độ A về tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương; đạt trình độ A về tin học ứng dụng;

Kỹ năng

- Thực hiện và xử lý được các tình huống trong các quy trình: công nghệ sinh học thực vật, công nghệ sinh học động vật, công nghệ vi sinh,…

- Vận hành và sử dụng được các trang thiết bị trong ngành kiểm dịch động thực vật; - Phân tích nhanh các triệu chứng gây bệnh và xác định tổng quát bệnh động, thực

vật; - Kiểm dịch động thực vật; - Hướng dẫn và giáo dục về an toàn vệ sinh thực phẩm; - Tổ chức ngăn ngừa, quản lý dịch hại và áp dụng luật chăn nuôi và thú y vào thực

tiễn. Thái độ - Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của

cơ quan, doanh nghiệp; - Ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo

nhóm và làm việc độc lập.

- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

- Làm việc tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh, các viện nghiên cứu thuộc chuyên ngành công nghệ sinh học và kiểm dịch động thực vật; Tại các trng tâm y tế dự phòng, các điểm kiểm dịch,…

65

NGÀNH DINH DƯỠNG VÀ KỸ THUẬT CHẾ BIẾN

Kiến thức

- Kiến thức chung: Có hiểu biết về pháp luật, về đường lối chính trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam; có kiến thức cơ bản để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;

- Kiến thức chuyên ngành: Có kiến thức nền tảng và kiến thức chuyên ngành về ngành Dinh dưỡng và kỹ thuật chế biến;

- Kiến thức bổ trợ: Đạt trình độ A về tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương; đạt trình độ A về tin học ứng dụng;

Kỹ năng

- Chế biến thức ăn Việt Nam, thức ăn Âu, Á, Asean; - Làm các loại bánh Việt Nam, bánh Âu, bánh Á; - Pha chế thức uống, cắt tỉa rau củ quả và trang trí bar, bàn; - Xử lý được các tình huống cơ bản trong quá trình chế biến; - Lựa chọn và đảm bảo chất lượng nguyên liệu và sản phẩm trong quá trình chế biến; - Thực thi theo đúng quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. - Kinh doanh nhà hàng - Giao tiếp và làm việc nhóm. - Phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn của ngành học

Thái độ - Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của

cơ quan, doanh nghiệp; - Ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo

nhóm và làm việc độc lập.

- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

- Đảm nhận các công việc liên quan đến chế biến món ăn, chế biến bánh, pha chế đồ uống, thiết kế thực đơn;

- Làm việc trong khu vực chế biến thức ăn của các nhà hàng, trường học, công ty, nhà máy, xí nghiệp.

66

NGÀNH CÔNG NGHỆ Ô TÔ

Kiến thức

- Kiến thức chung: Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin;

- đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệpvà khả năng nâng cao trình độ;

- Kiến chuyên ngành:Có kiến thức nền tảng về Công nghệ Động Lực và kiến thức chuyên ngành Công nghệ Ôtô. Có kiến thức về kiểm định, thử nghiệm và các dịch vụ kỹ thuật Ôtô. Có kiến thức cơ bản về quản lý sản xuất, kinh doanh ôto và các lọai thiết bị động lực;

- Kiến thức bổ trợ: đạt trình độ A về tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương; đạt trình độ A về tin học ứng dụng.

Kỹ năng

- Vận hành, khai thác, bảo trì , bảo dưỡng ôtô và các thiết bị động lực;

- Lắp ráp, bảo trì và sửa chữa Ôtô và thiết bị động lực;

- Có kiến thức về an toàn lao động;

- Tổ chức, triển khai và thực hiện chuyển giao công nghệ.

Thái độ

- Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;

- Ý tức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập;

- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đở đồng nghiệp.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

- Đảm nhận các công việc, sửa chửa, vận hành, bảo trì và các lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật ôtô và thiết bị động lực trong các công ty, nhà máy, xí nghiệp;

- Có khả năng học tập để nâng cao trình độ ở bật học: Cao đẵng, Đại học.

67

NGÀNH CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

Kiến thức

- Kiến thức chung: Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;

- Kiến thức chuyên ngành: Có kiến thức cơ bản về toán học và khoa học tự nhiên, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn; kiến thức cơ bản về ngành Hóa học và kiến thức chuyên ngành Công nghệ hóa học;

- Kiến thức bổ trợ: Đạt trình độ A về tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương;

Kỹ năng

- Vận hành các loại thiết bị của ngành công nghiệp hóa chất như phân bón, xi măng, chất hoạt động bề mặt, mỹ phẩm, gạch ngói, gốm sứ…;

- Giao tiếp và làm việc nhóm;

Thái độ

- Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;

- Ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập;

- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

- Là kỹ thuật viên trên dây chuyền công nghệ của các công ty nhà máy xí nghiệp hóa chất công nghiệp hoặc các phòng kiểm nghiệm thuộc ngành hóa chất;

- Nhân viên hoặc kỹ thuật viên của các công ty buôn bán hóa chất và máy móc thiết bị cho phòng thí nghiệm hóa hoặc nhà máy hóa chất công nghiệp.

68

NGÀNH CÔNG NGHỆ HÓA DẦU

Kiến thức

- Kiến thức chung: Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;

- Kiến thức chuyên ngành: Có kiến thức cơ bản về toán học và khoa học tự nhiên, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn; kiến thức cơ bản về ngành Hóa dầu và kiến thức chuyên ngành Công nghệ hóa dầu;

- Kiến thức bổ trợ: Đạt trình độ A về tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương.

Kỹ năng

- Vận hành các loại thiết bị của ngành công nghiệp hóa chất và hóa dầu;

- Giao tiếp và làm việc nhóm.

Thái độ

- Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;

- Ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập;

- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

- Là kỹ thuật viên trên dây chuyền công nghệ của các công ty nhà máy xí nghiệp liên quan đến hóa chất và hóa dầu;

- Nhân viên hoặc kỹ thuật viên của các công ty buôn bán hóa chất xăng dầu và máy móc thiết bị cho phòng thí nghiệm hoặc nhà máy hóa chất và hóa dầu.

69

NGÀNH KỸ THUẬT PHÂN TÍCH

Kiến thức

- Kiến thức chung: Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;

- Kiến thức chuyên ngành: Có kiến thức cơ bản về ngành Hóa học và kiến thức chuyên ngành Hóa phân tích;

- Kiến thức bổ trợ: Đạt trình độ A về tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương.

Kỹ năng

- Có khả năng thực hiện quy trình phân tích, lắp đặt, vận hành, bảo trì, các thiết bị phòng thí nghiệm tại các doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường học… thuộc lãnh vực Hóa dầu, Thực phẩm, Môi trường, Vô cơ, Hữu cơ;

- Giao tiếp và làm việc nhóm.

Thái độ

- Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;

- Ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập;

- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

- Là kỹ thuật viên phân tích của các công ty nhà máy, xí nghiệp, viện nghiên cứu, trung tâm dịch vụ phân tích hóa chất…;

- Là nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm trên dây chuyền của các cơ sở sản xuất liên quan đến các ngành hóa chất, hóa dầu, thực phẩm, môi trường;

- Là nhân viên các công ty buôn bán hóa chất và máy móc thiết bị cho phòng thí nghiệm hóa hoặc nhà máy hóa chất công nghiệp.

70

NGÀNH CÔNG NGHỆ NHIỆT LẠNH

Kiến thức

- Có kiến thức cơ bản về nguyên lý làm việc của các hệ thống, thiết bị Điện - Lạnh (điều hòa không khí, kỹ thuật lạnh dân dụng và lạnh công nghiệp);

- Có kiến thức thực tiễn về các thiết bị ngành Lạnh (thiết bị điều hòa không khí, thiết bị lạnh dân dụng và thiết bị lạnh công nghiệp);

- Có kiến thức cơ bản về kỹ thuật điện để có thể vận hành, phát hiện sự cố trong sử dụng, và trực tiếp sửa chữa;

- Đạt trình độ tiếng Anh đạt trình độ A;

- Hiểu biết về an toàn lao động;

- Có kiến thức về ngọai ngữ chuyên ngành để đạoc được catalo máy, tài liệu hướng dẫn sử dụng;

- Có hiểu biết cơ bản về đường lối của Đảng và nhà nước Việt nam và tư tửởng Hồ Chí Minh.

Kỹ năng

- Có kỹ năng lắp đặt, vận hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị, hệ thống thiết bị của chuyên ngành Điện - Lạnh cơ bản;

- Biết chẩn đóan sự cố kỹ thuật, sửa chữa các thiết bị ngành Điện- Lạnh;

- Đạt trình độ bậc thợ 4/7;

- Có kỹ năng diễn đạt, trình bày các vấn đề chuyên môn cơ bản trước nhóm, trước tập thể.

Thái độ

- Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, ý thức cộng đồng;

- Có tác phong công nghiệp;

- Có khả năng phối hợp và làm việc theo nhóm.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

- Các Công ty điện lạnh, nhà máy chế biến thực phẩm, nhà máy dệt, nhà máy đông lạnh thủy –hài sản , nhà máy mía đường, nhà máy sản xuất nhựa, xí nghiệp dược phẩm, các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, Các nhà máy sản xuất giấy, các cao ốc văn phòng;

- Bộ phận cơ điện lạnh của các nhà hàng, khách sạn , các siêu thị, cảng, sân bay,các công ty thiết kế ngành xây dựng, ngành kỹ thuật Nhiệt lạnh ...

71

NGÀNH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

Kiến thức

- Kiến thức chung: Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;

- Kiến thức chuyên ngành:

+ Có kiến thức về các quá trình biến đổi hóa học, vật lý và sinh học của chất ô nhiễm, sự lan truyền của chúng trong môi trường nước, môi trường không khí và môi trường đất; Nắm vững các quá trình hoạt động của vi sinh vật hiếu khí, kỵ khí trong xử lý nước cấp, nước thải, chất thải rắn, không khí và đất;

+ Có kiến thức vận hành các hệ thống xử lý chất thải lỏng, chất thải rắn và khí thải, phân tích môi trường;

- Kiến thức bổ trợ: Đạt trình độ A về tiếng Anh hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế; đạt trình độ A về tin học ứng dụng.

Kỹ năng

- Hiếu được bản chất của các quá trình xử lý chất thải;

- Quản lý và vận hành được các hệ thống xử lý chất thải;

- Phân tích các chỉ tiêu môi trường.

Thái độ

- Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;

- Ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập;

- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

- Đảm nhận các công việc về vận hành xử lý môi trường, phân tích các chỉ tiêu môi trường,…;

- Làm việc trong các nhà máy xử lý nước thải, các trạm quan trắc môi trường, trung tâm phân tích môi trường, các cơ quan quản lý môi trường cấp địa phương,…

72

NGÀNH CÔNG NGHỆ GÒ HÀN

Kiến thức

- Kiến thức chung: Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;

- Kiến thức chuyên ngành: Có kiến thức nền tảng về ngành công nghệ cơ khí và kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành công nghệ hàn ; biết tính toán, thiết kế quy trình công nghệ gia công các chi tiết và kết cấu hàn , quy trình công nghệ lắp ráp các sản phẩm cơ khí;

- Kiến thức bổ trợ: Đạt trình độ A về tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương; đạt trình độ A về tin học ứng dụng.

Kỹ năng

- Vận hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị hàn ;

- Tổ chức, triển khai và thực hiện chuyển giao công nghệ;

- Nghiên cứu khoa học, đào tạo và tự đào tạo;

- Quản lý sản xuất, kinh doanh ;

- Giao tiếp và làm việc nhóm;

- Phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn của ngành học.

Thái độ

- Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;

- Ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập;

- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

- Đảm nhận các công việc chế tạo các chi tiết máy, vận hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị hàn và hệ thống cơ khí trong các công ty, nhà máy, xí nghiệp;

- Làm việc trong phòng kỹ thuật của các công ty, nhà máy, xí nghiệp, các viện nghiên cứu thuộc chuyên ngành cơ khí.

73

NGÀNH CÔNG NGHỆ MAY

Kiến thức

- Kiến thức chung: Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;

- Kiến thức chuyên ngành: Có kiến thức cơ sở về tổ chức, điều hành và quản lý chất lượng sản phẩm may; biết thiết kế sản phẩm may và thực hiện quy trình công nghệ sản xuất may công nghiệp;

- Kiến thức bổ trợ: Đạt trình độ A về tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương; đạt trình độ A về tin học ứng dụng.

Kỹ năng

- Đạt trình độ bậc thợ 4/6;

- Có kiến thức cơ bản về vật liệu dệt may;

- Sử dụng thành thạo các loại thiết bị và công cụ gá lắp trong ngành may;

- Có kỹ năng thực hiện các bước trong quy trình công nghệ sản xuất;

- Biết thiết kế rập mẫu các loại trang phục. Nắm vững quy trình may sản phẩm;

- Nắm vững phương pháp thiết kế rập, nhảy size và giác sơ đồ trên máy tính;

- Có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình và làm việc nhóm.

Thái độ

- Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;

- Ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập;

- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

Vị trí và khả năng việc làm sau khi tốt nghiệp

- Đảm nhiệm công việc của tổ trưởng, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý công nghệ, quản lý chất lượng trong chuyền may.

74

NGÀNH THIẾT KẾ THỜI TRANG

Kiến thức

- Kiến thức chung: Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;

- Kiến thức chuyên ngành: Có kiến thức cơ bản về nguyên tắc vẽ mỹ thuật và thiết kế trang phục; biết thiết kế sản phẩm may;

- Kiến thức bổ trợ: Đạt trình độ A về tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương; đạt trình độ A về tin học ứng dụng.

Kỹ năng

- Có kiến thức cơ bản về vật liệu dệt may;

- Có khả năng thiết kế thời trang, thiết kế sản phẩm may và thực hiện được các bước công nghệ trong qui trình may;

- Biết thiết kế mẫu rập và nhảy size trên máy tính;

- Có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình và làm việc nhóm.

Thái độ

- Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;

- Ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập;

- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp

- Đảm nhiệm công việc cán bộ kỹ thuật thiết kế mẫu trong ngành thời trang;

- Tham gia vào các nhóm thiết kế, giới thiệu sản phẩm, vv…

75

NGÀNH QUẢN TRỊ MARKETING

Kiến thức

- Kiến thức chung: Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;

- Kiến thức chuyên ngành: Có kiến thức nền tảng về các lĩnh vực kinh tế - xã hội và kiến thức chuyên ngành marketing như: tâm lý khách hàng, giao tiếp kinh doanh, quản trị bán hàng, quảng cáo và tiếp thị, quản trị marketing;

- Kiến thức bổ trợ: Đạt trình độ A về tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương; đạt trình độ A về tin học ứng dụng.

Kỹ năng

- Nghiên cứu thị trường;

- Bán hàng;

- Giao tiếp kinh doanh;

- Chăm sóc khách hàng;

- Soạn thảo văn bản;

- Quan hệ cộng đồng;

- Thiết kế chương trình quảng cáo;

- Làm việc theo nhóm.

Thái độ

- Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;

- Ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập;

- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

- Làm việc trong phòng marketing, phòng kinh doanh, phòng quan hệ công chúng (PR), phòng quảng cáo tiếp thị…

76

NGÀNH QUẢN TRỊ LỮ HÀNH

Kiến thức

- Kiến thức chung: có hiểu biết về Chính trị cơ bản, Pháp luật đại cương, Luật du lịch Việt Nam;

- Du lịch thuộc môi trường kinh doanh trong nước và quốc tế. Giúp học sinh hiểu về ngành công nghiệp du lịch, các nghiệp vụ và quản lý chuyên ngành ( nghiệp vụ hướng dẫn, điều hành và thiết kế sản phẩm du lịch…), lập kế hoạch tiếp thị, chọn thị trường và tâm lý du khách, kỹ thuật tiếp thị- bán hàng và giao tiếp, quản trị nguồn nhân lực… Hiểu rõ các chế độ chính sách của Nhà nước về du lịch… Kiến thức tập trung vào việc quản lý và kỹ thuật nghiệp vụ của doanh nghiệp lữ hành hoạt động trong môi trường kinh doanh du lịch nội địa và quốc tế. Những kiến thức này cung cấp cho học sinh tiếp cận dễ dàng và nhanh chóng trong thực tiễn khi đi thực tập và sau khi ra trường;

- Kiến thức bổ trợ: đạt trình độ B về tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương; đạt trình độ A về tin học ứng dụng.

Kỹ năng

- Tiếp cận thực tế ngay trong quá trình học từng môn chuyên ngành, nâng cao kỹ năng quản lý và nghiệp vụ chuyên môn kinh doanh du lịch;

- Phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề nãy sinh trong thực tiễn ngành kinh tế, đúc kết kinh nghiệm để hình thành kỹ năng tư duy sáng tạo;

- Giao tiếp tiếng Anh ở mức độ tương đối thành thạo trong các tình huống giao tiếp xã hội và chuyên môn;

- Sử dụng tốt phần mềm cho chuyên ngành và ứng dụng như Excel, Assces, Word;

- Giao tiếp xã hội và trong kinh doanh (đàm phán bán, soạn thảo văn bản, diễn thuyết…), làm việc theo nhóm.

Thái độ

- Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;

- Ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập;

- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

- Các vị trí có thể làm việc như: cán bộ, nhân viên các bộ phận trong một doanh nghiệp du lịch - lữ hành (công ty - doanh nghiệp du lịch, hãng lữ hành…), với vai trò là người thực hiện trực tiếp.

77

NGÀNH QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN VÀ NHÀ HÀNG

Kiến thức

- Kiến thức chung: có hiểu biết về Chính trị cơ bản, Pháp luật đại cương, Luật du lịch Việt Nam;

- Du lịch thuộc môi trường kinh doanh trong nước và quốc tế. Giúp học sinh hiểu về ngành công nghiệp du lịch, các nghiệp vụ và quản lý chuyên ngành (lễ tân, buồng, bàn, Bar,….), lập kế hoạch tiếp thị, chọn thị trường và tâm lý du khách, kỹ thuật tiếp thị- bán hàng và giao tiếp, quản trị nguồn nhân lực… Hiểu rõ các chế độ chính sách của Nhà nước về du lịch… Kiến thức tập trung vào việc quản lý và kỹ thuật nghiệp vụ của doanh nghiệp hoạt động trong môi trường kinh doanh du lịch nội địa và quốc tế. Những kiến thức này cung cấp cho học sinh tiếp cận dễ dàng và nhanh chóng trong thực tiễn khi đi thực tập và sau khi ra trường;

- Kiến thức bổ trợ: đạt trình độ B về tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương; đạt trình độ A về tin học ứng dụng.

Kỹ năng

- Tiếp cận thực tế ngay trong quá trình học từng môn chuyên ngành, nâng cao kỹ năng quản lý và nghiệp vụ chuyên môn kinh doanh du lịch;

- Phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề nãy sinh trong thực tiễn ngành kinh tế, đúc kết kinh nghiệm để hình thành kỹ năng tư duy sáng tạo;

- Giao tiếp tiếng Anh ở mức độ tương đối thành thạo trong các tình huống giao tiếp xã hội và chuyên môn;

- Sử dụng tốt phần mềm cho chuyên ngành và ứng dụng như Excel, Assces, Word;

- Giao tiếp xã hội và trong kinh doanh (đàm phán bán, soạn thảo văn bản, diễn thuyết…), làm việc theo nhóm.

Thái độ

- Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;

- Ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập;

- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

- Các vị trí có thể làm việc như: cán bộ, nhân viên các bộ phận trong một doanh nghiệp du lịch ( công ty- doanh nghiệp du lịch, khách sạn, nhà hàng, khu du lịch, khu vui chơi giải trí liên hợp…), với vai trò là người thực hiện trực tiếp.

78

NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Kiến thức - Kiến thức chung: Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin,

đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;

- Kiến thức chuyên ngành: Có kiến thức nền tảng và chuyên sâu về các lĩnh vực kinh tế - xã hội và kiến thức chuyên ngành

- Ngân hàng: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nghiệp vụ huy động vốn, tiền gửi, Thẩm định các dự án cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, Kế toán ngân hàng, Thanh toán quốc tế, Dịch vụ và marketing…

- Tài chính doanh nghiệp: Phân tích và sử dụng vốn ngắn hạn và dài hạn 1 cách tối ưu, Phân tích hoạt động kinh doanh, nâng cáo hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp…

- Tài chính công: Phân tích các chính sách thuế và thực hành và khai báo thuế… - Kiến thức bổ trợ: Đạt trình độ A về tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương

đương; đạt trình độ A về tin học ứng dụng; Kỹ năng

- Soạn thảo văn bản, đàm phán, diễn thuyết và ứng xử giao tiếp;

- Thực hiện các nghiệp vụ của Ngân hàng thương mại, phân tích báo cáo tài chính, báo cáo kế toán.

- Làm việc theo nhóm, quản lý nhóm

- Xây dựng và phát triển quan hệ cộng đồng. Thái độ - Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của

cơ quan, doanh nghiệp; - Ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo

nhóm và làm việc độc lập;

- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

- Chuyên viên quản lý tài chính ở các Ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư hoặc ở các doanh nghiệp trong và ngoài nước; hoặc ở các cơ quản quản lý nhà nước như các Sở, ban, ngành cấp huyện, tỉnh.

- Làm công tác giảng dạy chuyên ngành Tài chính – ngân hàng trong các trường trung và sơ cấp.

79

NGÀNH KẾ TOÁN

Kiến thức

- Kiến thức chung: Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;

- Có kiến thức nền tảng về các lĩnh vực kinh tế - xã hội và kiến thức cơ sở ngành Kế toán như tài chính - tiền tệ, tín dụng - ngân hàng, thống kê trong nền kinh tế thị trường, làm nền tảng để nghiên cứu các nghiệp vụ chuyên sâu của ngành kế toán như: Luật Kế toán, Chuẩn mực kế toán, Chế độ kế toán doanh nghiệp và Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp. Đồng thời có kiến thức về các Luật thuế cơ bản và các văn bản hướng dẫn về các Luật thuế hiện hành;

- Kiến thức bổ trợ: Đạt trình độ A về tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương; đạt trình độ A về tin học ứng dụng.

Kỹ năng

- Thành thạo việc thu thập, xử lý, kiểm tra và ghi chép chứng từ, sổ kế toán;

- Lập và phân tích Báo cáo tài chính (Bảng Cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh Báo cáo tài chính);

- Lập các báo cáo thuế hàng tháng và quyết toán thuế năm (Thuế giá trị gia tăng; Thuế thu nhập doanh nghiệp; Thuế thu nhập cá nhân, …);

- Soạn thảo văn bản, hợp đồng và ứng xử giao tiếp;

- Sử dụng thành thạo một phần mềm kế toán thông dụng phổ biến trên thị trường hiện nay.

Thái độ

- Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;

- Ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập;

- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

- Đảm nhận các công việc về kế toán trong các tổ chức chính trị, kinh tế - xã hội;

- Làm việc trong phòng kế toán, phòng tài chính, phòng kinh doanh,… ở tất cả các loại hình doanh nghiệp, cơ quan hành chính sự nghiệp và các tổ chức kinh tế - xã hội khác.

80

NGÀNH NGHIỆP VỤ CHĂM SÓC VÀ TRỢ GIÚP GIA ĐÌNH

Kiến thức

- Kiến thức chung: có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;

- Kiến thức chuyên ngành: có kiến thức cơ bản đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp; có kiến thức đại cương làm nền tảng để chăm sóc, nuôi dưỡng và trợ giúp gia đình; Có kiến thức cơ bản, vững chắc về phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và trợ giúp gia đình;

- Kiến thức bổ trợ: Đạt trình độ A về tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương; đạt trình độ A về tin học ứng dụng.

Kỹ năng

- Biết lập kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng, và trợ giúp gia đình;

- Biết xác định nhu cầu và đặc điểm của đối tượng phục vụ;

- Biết giao tiếp, tư vấn cho đối tượng phục vụ một cách phù hợp, hiệu quả và mang tính khoa học cao;

- Biết sử dụng một số thiết bị, đồ dùng trong sinh hoạt gia đình;

- Biết chế biến các món ăn thông thường để phục vụ trong trường mầm non, trong gia đình và một số món ăn phù hợp với trẻ em, người già, người ốm.

Thái độ

- Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;

- Ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập;

- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp;

- Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, giản dị, trong sáng, trung thực; có lòng yêu thương con người, có đạo đức và tinh thần kỷ luật cao được đồng nghiệp, ng­êi dân yêu quý;

- Yêu nghề, luôn sẵn sàng lao động và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc; cố gắng khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;

- Chăm sóc, giáo dục trẻ và làm công việc trợ giúp gia đình với tình thương yêu, tôn trọng con người và ý thức trách nhiệm cao.

81

Vị trí và khả năng việc làm sau khi tốt nghiệp

- Học sinh có khả năng tìm được việc làm ở các trường Mầm non, các cơ sở chăm sóc giáo dục trẻ em, người cao tuổi; ở các gia đình cần người giúp việc: gia đình neo người, gia đình có người già, người ốm hoặc con em đang ở độ tuổi mầm non...

82

NGÀNH SƯ PHẠM MẦM NON

Kiến thức

- Kiến thức chung: Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;

- Kiến thức chuyên ngành: có những kiến thức cơ bản về giáo dục mầm non: đặc điểm tâm lý, sinh lý trẻ lứa tuổi mầm non; mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục mầm non; Nắm được kiến thức về chăm sóc sức khoẻ trẻ lứa tuổi mầm non: Hiểu biết về an toàn, phòng tránh và xử lý ban đầu các tai nạn thường gặp ở trẻ; kiến thức về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ; hiểu biết về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm và giáo dục dinh dưỡng cho trẻ; có kiến thức về một số bệnh thường gặp ở trẻ, cách phòng bệnh và xử lý ban đầu; có các kiến thức cơ sở chuyên ngành: Kiến thức về phát triển thể chất, về hoạt động vui chơi, về tạo hình, âm nhạc, văn học, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và phát triển ngôn ngữ; kiến thức về phương pháp giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non: phương pháp phát triển thể chất, phương pháp phát triển tình cảm – xã hội và thẩm mỹ, phương pháp tổ chức hoạt động chơi, phương pháp phát triển nhận thức và ngôn ngữ cho trẻ;

- Kiến thức bổ trợ: Đạt trình độ A về tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương; đạt trình độ A về tin học ứng dụng.

Kỹ năng

- Biết lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ cả năm học, hàng tháng, hàng tuần, hàng ngày theo hướng tích hợp, phát huy tính tích cực của trẻ;

- Biết tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo hướng tích hợp, phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ;

- Có kỹ năng quản lý lớp học đảm bảo an toàn cho trẻ; biết quản lý và sử dụng có hiệu quả hồ sơ, sổ sách cá nhân, nhóm, lớp; biết sắp xếp, bảo quản đồ dùng, đồ chơi, sản phẩm của trẻ phù hợp với mục đích chăm sóc, giáo dục;

- Có kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng.

Thái độ

- Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;

- Ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập;

- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp;

83

- Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo; sèng trung thực, lành mạnh, giản dị, gương mẫu, được đồng nghiệp, người dân tín nhiệm và trẻ yêu quý;

- Chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước. Chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, kỷ luật lao động.

Vị trí và khả năng việc làm sau khi tốt nghiệp

- Học sinh có khả năng tìm được việc làm ở các trường Mầm non, các cơ sở chắm sóc giáo dục trẻ, ở các gia đình có con em đang ở độ tuổi mầm non.

84

NGÀNH SƯ PHẠM TIỂU HỌC

Kiến thức

- Kiến thức chung: Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;

- Kiến thức chuyên ngành: Nắm vững mục tiêu, nội dung kiến thức cơ bản của chương trình, sách giáo khoa để đảm bảo dạy đủ, chính xác các kiến thức cơ bản của các môn học ở Tiểu học; nắm được các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, cách thiết kế và tổ chức dạy học các bộ môn ở các khối của bậc tiểu học theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay; có hiểu biết về đặc điểm tâm lý, sinh lý của học sinh tiểu học để vận dụng được các hiểu biết đó vào hoạt động giáo dục và giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh; nắm được kiến thức về tâm lý học lứa tuổi, sử dụng các kiến thức đó để lựa chọn phương pháp giảng dạy, cách ứng xử sư phạm trong giáo dục phù hợp với học sinh tiểu học; có kiến thức về giáo dục học, vận dụng có hiệu quả các phương pháp giáo dục đạo đức, tri thức, thẩm mỹ, thể chất và hình thức tổ chức dạy học trên lớp;

- Kiến thức bổ trợ: Đạt trình độ A về tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương; đạt trình độ A về tin học ứng dụng.

Kỹ năng

- Lập được kế hoạch dạy học cả năm học, hàng tháng, hàng tuần thể hiện các hoạt động dạy học nhằm cụ thể hoá chương trình của Bộ GD & ĐT phù hợp với đặc điểm của nhà trường và lớp được phân công dạy;

- Soạn được giáo án dạy học các bộ môn theo hướng đổi mới, thể hiện các hoạt động dạy học tích cực của thầy và trò;

- Biết tổ chức và thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp phát huy được tính năng động sáng tạo của học sinh;

- Biết xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác chủ nhiệm gắn với kế hoạch dạy học; có các biện pháp giáo dục, quản lý học sinh một cách cụ thể, phù hợp với đặc điểm học sinh. Biết phối hợp với gia đình và các đoàn thể ở địa phương để theo dõi, làm công tác giáo dục học sinh. Biết tổ chức các buổi ngoại khóa hoặc tham quan học tập, sinh hoạt tập thể thích hợp; phối hợp với Tổng phụ trách, tạo điều kiện để Đội thiếu niên, Sao nhi đồng thực hiện các hoạt động tự quản.

Thái độ

- Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;

85

- Ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập;

- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp;

- Trung thực trong báo cáo kết quả giảng dạy, đánh giá học sinh và trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công.

Vị trí và khả năng việc làm sau khi tốt nghiệp

- Học sinh có khả năng tìm được việc làm ở các trường Tiểu học, ở các gia đình có con em đang ở độ tuổi tiểu học.

86

NGÀNH THƯ VIỆN – THIẾT BỊ GIÁO DỤC

Kiến thức

- Kiến thức chung: có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;

- Kiến thức chuyên ngành: Có kiến thức nền tảng cho việc hướng dẫn khai thác và sử dụng hệ thống thông tin thư viện và thiết bị giáo dục: Biết bổ sung, xử lý, tổ chức, khai thác, bảo quản nguồn tài nguyên thông tin và cung cấp nguồn tài nguyên thông tin cho người dùng tin có nhu cầu; Biết sử dụng các phương tiện kỹ thuật truyền thông hiện đại trong hoạt động thông tin thư viện; Hiểu biết về nội dung chương trình, phương pháp dạy học ở các bậc tiểu học, trung học cơ sở và vận dụng vào công tác quản lý, sử dụng và bảo quản các thiết bị thí nghiệm và đồ dùng dạy học trong trường học: Thiết bị và thí nghiệm vật lý, hóa học, sinh vật, thiết bị dùng chung và thiết bị dạy học các môn công nghệ;

- Kiến thức bổ trợ: đạt trình độ A về tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương; đạt trình độ A tin học ứng dụng.

Kỹ năng

- Có kỹ năng sưu tầm, bổ sung tài liệu dựa trên sự hiểu biết về người sử dụng và nhu cầu thông tin của họ;

- Biết xử lý các loại hình tài liệu: Xử lý nội dung và xử lý hình thức;

- Sử dụng tốt các công cụ trong công tác xử lý tài liệu như: Bảng phân loại, biên mục mô tả;

- Có kỹ năng phục vụ các đối tượng người dùng tin khác nhau;

- Có kỹ năng giao tiếp tốt trong công tác phục vụ và làm việc theo nhóm;

- Biết quản lý, sử dụng và bảo trì các thiết bị giáo dục để phục vụ dạy học.

Thái độ

- Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;

- Ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập;

- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

- Đảm nhận các công việc về tổ chức và sử dụng các hoạt động thông tin thư viện và thiết bị giáo dục;

- Làm việc trong các thư viện, cơ quan thông tin, các trường học, cơ quan lưu trữ…

87

NGÀNH THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM TRƯỜNG HỌC

Kiến thức

- Kiến thức chung: có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;

- Kiến thức chuyên ngành: Có kiến thức đại cương làm nền tảng cho việc quản lý thiết bị, hướng dẫn sử dụng thiết bị và thực hành thí nghiệm trường học: Hiểu biết về mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học các môn học trong trường phổ thông; Biết lập hồ sơ quản lý cơ sở vật chất, đồ dùng thiết bị dạy học trong trường học;

- Kiến thức bổ trợ: đạt trình độ A về tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương; đạt trình độ A tin học ứng dụng.

Kỹ năng

- Sử dụng thành thạo đồ dùng, thiết bị để phục vụ dạy học;

- Hướng dẫn thực hành, thí nghiệm cho học sinh;

- Có kỹ năng tổ chức, bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa đồ dùng thiết bị dạy học hư hỏng thông thường;

- Biết làm một số đồ dùng dạy học và lập kế hoạch mua sắm đồ dùng thiết bị dạy học mới;

- Có kỹ năng giao tiếp.

Thái độ

- Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;

- Ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập;

- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

- Đảm nhận các công việc về tổ chức, quản lý, hướng dẫn và sử dụng các thiết bị thí nghiệm trong trường học;

- Làm việc trong các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, các công ty về thiết bị giáo dục…

88

MỤC LỤC

CÁC THÔNG TIN CHUNG ......................................................................................... 1

CHUẨN ĐẦU RA CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG ................ 11

NGÀNH KHOA HỌC MÁY TÍNH .......................................................................... 12

NGÀNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN................................................ 13

NGÀNH CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM ...................................................................... 15

NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN ............................................................. 16

NGÀNH CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG .................................................. 17

NGÀNH CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ TỰ ĐỘNG ........................................................ 19

NGÀNH CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH ....................................................... 21

NGÀNH CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP................................................ 23

NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY ................................................................ 25

NGÀNH CÔNG NGHỆ CƠ ĐIỆN ............................................................................ 26

NGÀNH CÔNG NGHỆ CƠ ĐIỆN TỬ ..................................................................... 27

NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM .................................................................... 28

NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC ......................................................................... 29

NGÀNH DINH DƯỠNG VÀ KỸ THUẬT CHẾ BIẾN ........................................... 30

NGÀNH CÔNG NGHỆ ÔTÔ.................................................................................... 31

NGÀNH CÔNG NGHỆ HÓA HỌC .......................................................................... 32

NGÀNH CÔNG NGHỆ HÓA DẦU ......................................................................... 33

NGÀNH HÓA PHÂN TÍCH ..................................................................................... 34

NGÀNH CÔNG NGHỆ NHIỆT - LẠNH ................................................................. 35

NGÀNH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG .................................................................. 37

NGÀNH CÔNG NGHỆ GÒ HÀN ............................................................................ 38

NGÀNH CÔNG NGHỆ MAY .................................................................................. 39

NGÀNH THIẾT KẾ THỜI TRANG ......................................................................... 40

NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH ....................................................................... 41

NGÀNH QUẢN TRỊ MARKETING ........................................................................ 42

89

NGÀNH KINH DOANH DU LỊCH .......................................................................... 43

NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ ........................................................................ 45

NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG ....................................................................... 47

NGÀNH KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN ........................................................................ 49

NGÀNH TIẾNG ANH ............................................................................................... 51

CHUẨN ĐẦU RA CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP .............. 52

NGÀNH CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM ...................................................................... 53

NGÀNH MẠNG MÁY TÍNH ................................................................................... 54

NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN ..................................................................................... 55

NGÀNH CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG .................................................. 56

NGÀNH ĐÀO TẠO CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ TỰ ĐỘNG...................................... 57

NGÀNH ĐÀO TẠO CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ - MÁY TÍNH ................................. 58

NGÀNH CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP................................................ 59

NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY ................................................................ 60

NGÀNH CÔNG NGHỆ CƠ ĐIỆN ............................................................................ 61

NGÀNH CÔNG NGHỆ CƠ ĐIỆN TỬ ..................................................................... 62

NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM .................................................................... 63

NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC ......................................................................... 64

NGÀNH DINH DƯỠNG VÀ KỸ THUẬT CHẾ BIẾN ........................................... 65

NGÀNH CÔNG NGHỆ Ô TÔ................................................................................... 66

NGÀNH CÔNG NGHỆ HÓA HỌC .......................................................................... 67

NGÀNH CÔNG NGHỆ HÓA DẦU ......................................................................... 68

NGÀNH KỸ THUẬT PHÂN TÍCH .......................................................................... 69

NGÀNH CÔNG NGHỆ NHIỆT LẠNH .................................................................... 70

NGÀNH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG .................................................................. 71

NGÀNH CÔNG NGHỆ GÒ HÀN ............................................................................ 72

NGÀNH CÔNG NGHỆ MAY .................................................................................. 73

NGÀNH THIẾT KẾ THỜI TRANG ......................................................................... 74

NGÀNH QUẢN TRỊ MARKETING ........................................................................ 75

NGÀNH QUẢN TRỊ LỮ HÀNH .............................................................................. 76

90

NGÀNH QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN VÀ NHÀ HÀNG ............................................ 77

NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG ....................................................................... 78

NGÀNH KẾ TOÁN ................................................................................................... 79

NGÀNH NGHIỆP VỤ CHĂM SÓC VÀ TRỢ GIÚP GIA ĐÌNH ............................ 80

NGÀNH SƯ PHẠM MẦM NON ............................................................................. 82

NGÀNH SƯ PHẠM TIỂU HỌC ............................................................................... 84

NGÀNH THƯ VIỆN – THIẾT BỊ GIÁO DỤC ....................................................... 86

NGÀNH THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM TRƯỜNG HỌC................................................ 87