67
VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1 - 2016 Trang 1 BAN ĐIU HÀNH TRUNG ƯƠNG CT/TTHNGĐ HI NGOI CHTRƯƠNG Chỉ Đạo: Tổng Linh Nguyền TƯ/HN Lm. Fx. Trần Quốc Tuấn Sáng Lập Chương Trình: Lm. Phêrô Chu Quang Minh, S.J. Cố Vấn: ĐÔ Fx. Phạm Văn Phương ĐÔ Giuse Phạm Quốc Tuấn Chủ Nhiệm: Lm. Fx. Trần Quốc Tuấn Chủ Bút: AC Đặng Văn Kiếm & Uyên Phương Kỹ Thuật: AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền và thân hữu. TÒA SON 2545 Millwater Xing, Dacula, GA 30019 Tel. 770-614-8315 [email protected] [email protected] Mi thăm ctthngd.net https://sndv.wordpress.com SỐ 6, PHÁT HÀNH THÁNG 1, NĂM 2016 CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH SONG NGUYỂN TRONG CỘNG ĐOÀN GIÁO XỨ

CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1 - 2016 Trang 1

 

  

  

 

BAN ĐIỀU HÀNH TRUNG ƯƠNG CT/TTHNGĐ HẢI NGOẠI

CHỦ TRƯƠNG

Chỉ Đạo:

Tổng Linh Nguyền TƯ/HN Lm. Fx. Trần Quốc Tuấn

Sáng Lập Chương Trình:

Lm. Phêrô Chu Quang Minh, S.J.

Cố Vấn: ĐÔ Fx. Phạm Văn Phương ĐÔ Giuse Phạm Quốc Tuấn

Chủ Nhiệm:

Lm. Fx. Trần Quốc Tuấn

Chủ Bút: AC Đặng Văn Kiếm &

Uyên Phương

Kỹ Thuật: AC Bùi Văn Bằng & Yến

Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền và thân hữu.

TÒA SOẠN 2545 Millwater Xing, Dacula, GA 30019

Tel. 770-614-8315 [email protected]

[email protected] Mời thăm

ctthngd.net https://sndv.wordpress.com

SỐ 6, PHÁT HÀNH THÁNG 1, NĂM 2016

 

CHỦ ĐỀ:

GIA ĐÌNH SONG NGUYỂN TRONG CỘNG ĐOÀN GIÁO XỨ

Page 2: CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1-2016 Trang 2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BBAANN ĐĐIIỀỀUU HHÀÀNNHH

TTRRUUNNGG ƯƯƠƠNNGG HHẢẢII NNGGOOẠẠII Vấn Nguyền:

Đức Ông Fx. Phạm Văn Phương Đức Ông Giuse Phạm Quốc Tuấn

Tổng Linh Nguyền:

Lm. Fx. Trần Quốc Tuấn Sáng Lập Chương Trình:

Lm. Phêrô Chu Quang Minh, S.J. Chủ Nguyền:

AC Giuse Phạm Văn Quyết & Anna Điệp Ban Phó Nguyền:

Sydney, Úc Châu: AC Đaminh Vũ Tiến Xuân & Maria Bạch Yến

Danmark, Âu Châu: AC Giuse Nguyễn Hải Trường & Maria Thay

Toronto, Canada: AC Michael Huỳnh Thanh Huy & Agnes Hạnh

Nhật Bản: AC Giuse Phạm Đức Kiên & Maria Tâm

Orange, Miền Nam California: AC JB Nguyễn Văn Tuấn & Têrêsa Hương

San Jose, Miền Bắc California: AC Antôn Đoàn Ngọc Hoàn & Anna Thu Hằng

Houston, Miền Trung Nam Hoa Kỳ: AC Phêrô Vũ Hữu Thự & Maria Kim Nguyệt

Atlanta, Miền Đông Nam Hoa Kỳ: AC Luca Phạm Văn Kiên & Têrêsa Nga

Washington D.C., Miền Thủ Đô: AC Fx. Phạm Công Tự & Têrêsa Yến

Lowell, Đông Bắc Hoa Kỳ: AC Phaolô Phạm Duy Thông & Cecilia Diệu Tú

Detroit, Miền Trung Bắc Hoa Kỳ: AC Phanxicô Nguyễn Hữu Nam & Matta Chi

Ký Nguyền: AC Giuse Đặng Văn Kiếm & Têrêsa Uyên Phương Quý Nguyền: AC Antôn Nguyễn Tường & Maria Thưởng  Trưởng Ban Song Nguyền: AC Giuse Đinh Quang Anh & Têrêsa Thanh Thủy Trưởng Ban Liên Gia: AC Phêrô Huỳnh Ngọc Thảo & Cecilia Kim Chi Ban Truyền Thông và Tài Liệu: AC Đaminh Bùi Văn Bằng & Têrêsa Yến AC Đaminh Vũ Tiến Xuân & Maria Bạch Yến AC Giuse Chu Quang Chàng & Anna Vân Điền

Nội Dung Trong Số Này:

Hình bìa: Gia Đình Song Nguyền Trong CĐ Giáo Xứ ............. 1 Ban Điều Hành Trung Ương Hải Ngoại & Nội Dung .............. 2 Thiệp Chúc Giáng Sinh & Năm Mới ........................................ 3 Lời Ngỏ .................................................................................... 4 Tâm Thư Tổng Linh Nguyền ................................................... 5 Thao Thức Nguyện Cầu về CTTTHNGĐ ................................. 7 Sớ Táo Quân ............................................................................. 10 Củng Cố Mối Giây Giữa Gia Đình và CĐ Kitô là Điều Cấp Thiết 13 Tâm Tình Người Chúa Dùng .................................................... 15 Gia Đình SN góp phần Xây Dựng Cộng Đoàn Giáo Xứ ........... 17 Tinh Thần Chung Sống Chia Sẻ Trong Gia Đình, Cộng Đoàn . 20 Video Lời Nguyện Gia Đình Xứ Đạo ....................................... 22 Lời Nhạc: Lời Nguyện Gia Đình Xứ Đạo ................................. 23 ÔB Thánh Louis & Ze1lie Martin ............................................ 24 Gx. Th.Giuse với CTTTHN Gia Đình ....................................... 27 Đặc Sủng Tông Đồ Song Đôi .................................................... 31 Phục vụ CĐ: Người Đọc Sách Thánh Trong Thánh Lễ ............ 35 Ông Cố Nghèo Miền Sông Nước .............................................. 38 Chuyện Vui Cười ..................................................................... 40 Tình Bạn và Tín Nhiệm Trong Cộng Đoàn ............................. 41 Mỉm Cười .................................................................................. 45 Lịch Sinh Hoạt 2016 ................................................................. 47 Vui Buồn Nâng Đỡ .................................................................. 49 Song Nguyền Nhật Bản Mừng Giáng Sinh .............................. 52 Cảm Nghiệm về Khóa căn bản 642 tại Gx. Đức Mẹ VN .......... 55 Vườn Thơ .................................................................................. 62 Hánh Hương Năm Thánh Lòng Thương Xót ............................ 64 Phiếu ghi danh tham dự hành hương ........................................ 65 Chương Trình hành hương & Video Tín Thác vào lòng TXC .. 66

Page 3: CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1-2016 Trang 3

Page 4: CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1-2016 Trang 4

LỜI NGỎ

 

au khi dự Đại Hội Gia Đình Thế Giới ngày 22-27/9/2015

tại Philadelphia, tôi có dịp ghé thăm và ở lại với 10 gia đình tại vài tiểu bang, được nghe nhiều cặp vợ chồng kể chuyện cho biết nhờ tham gia Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình, với ý thức sống “Khiêm nhường: Biết lỗi, Nhận lỗi, Xin lỗi, Sửa lỗi, Tha lỗi”, mà qúy anh chị vượt qua các khó khăn thử thách trong hôn nhân, và nay gia đình sống an vui hạnh phúc hơn.” Trên đây là lời chia sẻ của Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, Giáo phận Đà Nẵng, Chủ tịch Ủy Ban Mục Vụ Gia Đình trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, trong buổi gặp gỡ các Song Nguyền Miền Đông Nam Hoa Kỳ chiều Chúa nhật 25/10/2015 tại Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, TGP Atlanta, Georgia, nơi Cha Phanxicô Xaviê Trần Quốc Tuấn làm Chánh Xứ và là Tổng Linh Nguyền Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình (CT/TTHNGĐ) Hải Ngoại. Đức Cha Giuse Tri nhận định rằng cộng đoàn giáo xứ nào có sự hiện diện của CT/TTHNGĐ thì nơi đó rất sinh động, vì gia đình gắn bó với nhau qua các buổi họp Liên Gia, họp Song Nguyền, chia

sẻ và thực hành Lời Chúa, rồi tích cực góp phần vào các công tác chung. Đức Cha Tri ghi nhận: “Nét độc đáo của qúy anh chị Song Nguyền là khiêm nhường khích lệ nhau dấn thân phục vụ với “Hồn Tông Đồ Song Đôi”, vợ chồng đồng hành làm việc tông đồ thật tuyệt vời, trước tiên cho chính mình, cho con cái, cho hạnh phúc gia đình mình; và đó cũng là ‘ánh sáng và muối đất’ thể hiện lối sống “Yêu thương là sứ mệnh của chúng ta: Để gia đình sống dồi dào”. Phản ảnh từ qúy Cha Xứ / Cha Linh Nguyền tại các địa phương cho thấy: sau khi tham dự Khóa Căn Bản, nhiều anh chị được ơn chữa lành sống hạnh phúc hơn, rồi tích cực hơn trong việc đóng góp thời giờ, tài năng, tiền của, và tham gia các sinh hoạt chung với cộng đoàn giáo xứ. Như thế là gia đình Song Nguyền sống đạo đúng theo tinh thần thủ bản của CT/TTHNGĐ. Sách Chỉ Nam CT/TTHNGĐ, trang 86-87, kể ra nhiều việc trong cộng đoàn giáo xứ mà các Song Nguyền nên làm, như: Phụ trách Thánh Lễ, đọc Sách Thánh, dâng của Lễ, hát Lễ, ca đoàn, quyên “tiền giỏ”, luân phiên trong ban trật tự, làm vệ sinh, trồng và chăm sóc cây cảnh quanh Thánh Đường, phụ trách lớp giáo lý Dự Bị Hôn Nhân, đảm trách gian hàng Hội Chợ gây qũy, làm Hang Đá Giáng Sinh, v.v... Với chủ đề “GIA ĐÌNH SONG NGUYỀN trong CỘNG ĐOÀN GIÁO XỨ”, Vòng Tay Song Nguyền số 6 mong được tiếp tục là nhịp cầu thông tin nối kết các gia đình, cùng nhau gắn bó và nhiệt tâm phục vụ xứ đạo địa phương mình là thành viên, hoặc bất cứ nơi nào mình hiện diện. Xin Thánh Gia Giêsu-Maria-Giuse chúc lành Năm Mới 2016 Bình An Hạnh Phúc!

SN Giuse Kiếm &Têrêsa Uyên Phương

“S

Page 5: CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1 - 2016 Trang 5

hưa quý Linh Nguyền và Anh chị em Song Nguyền thân mến. Chúng ta đứng trước thềm năm mới 2016 với những cột mốc đáng ghi nhớ như: Khai mạc Năm Thánh Thương Xót ngày 8/12, lễ Giáng Sinh, và Lễ Thánh Gia,

Bổn mạng của chương Trình. Đồng thời đây cũng là thời điểm của những ngày cuối năm hồng ân 2015 mà Thiên Chúa đã ban cho từng người, từng gia đình và Chương Trình TTHNGĐ chúng ta rất nhiều ơn phước lành. Trong bầu khí thật đặc biệt này, tôi xin chia sẻ một vài tâm tình với quý thành viên. Trước hết, Chúng ta đã bước vào Năm Thánh Thương Xót. Chúng ta cảm tạ ĐTC Phanxicô và Mẹ Giáo Hội đã thương mở “kho ân sủng” của Thiên Chúa để chúng ta được kín múc. Câu hỏi cụ thể của chúng ta là: Vậy chúng

tôi phải làm gì? Xin thưa là hãy làm 2 việc: Hành Hương qua cửa Năm Thánh để lãnh nhận Ơn Toàn Xá (theo những điều kiện GH thường yêu cầu). Đồng thời hãy thực thi “Lòng Thương Xót” qua gợi ý của Bản Kinh 14 Mối Thương Người. Thực vậy, Logo của Năm Thánh Thương Xót có 2 khuôn mặt giống nhau với ý nghĩa: ta nhìn thấy khuôn mặt của Chúa giồng như mình và khuôn mặt của mình phải thương xót anh em giống như chính Chúa. Kế đến, với chủ đề của Vòng Tay Song Nguyền kỳ này: Gia Đình Song Nguyền Sinh Hoạt Trong Giáo Xứ cũng mời gọi chúng ta hãy nhớ mình là một đoàn thể

T

Page 6: CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1-2016 Trang 6

Công Giáo Tiến Hành của giáo xứ. Đoàn thể Công Giáo Tiến Hành là một đoàn thể trực thuộc sự hướng dẫn thiêng liêng của cha quản xứ, để nên thánh và rao truyền tin mừng trong Đoàn Sủng của mình. Chúng ta cùng tạ ơn Thiên Chúa vì những gương sống hôn nhân gia đình tốt lành của các Song Nguyền tại giáo xứ. Đó chính là những lời rao giảng Tin Mừng cụ thể và lôi cuốn nhất cho các cặp vợ chồng. Tôi cũng thấy rõ những hi sinh của các Song Nguyền trong sự cố gắng đi sinh hoạt Liên Gia. Mối giây liên kết này nối kết các song nguyền lại với nhau để như chiếc bè, nương vào nhau để nổi trên mặt nước và chuyên chở gia đình mình và các gia đình SN trong giáo xứ đến bến bờ hạnh phúc. Ngoài ra, các chương trình TTHNGĐ còn có những hoạt động trong các giáo xứ như: bảo trợ cho các cặp trong lớp Giáo Lý Dự Bị Hôn Nhân, khuyến khích nhau làm Người Bảo Trợ cho các Dự Tòng và Tân Tòng, thăm viếng các gia đình đang có những khó khăn về hôn nhân, giáo dục con cái và tài chánh. Đây chính là những hoạt động đem lại sức sống bên trong cho Chương Trình tạ các giáo xứ. Xin hãy gác bỏ tư tưởng chúng ta làm ơn cho giáo xứ, nhưng đây là bổn phận rao giảng của các Song Nguyền và đây cũng là một trong những phương cách chuẩn bị các cặp để mở khóa căn bản và để chúng ta được nuôi dưỡng và trưởng thành trong đời sống đức tin. Trong tâm tình tạ ơn của năm cũ và hân hoan bước vào năm mới, tôi mượn lời của ĐTC Phanxicô để kêu gọi mọi thành viên hãy “Luôn hân hoan vui mừng trong Chúa. Là những người ca mừng sự sống, ca hát niềm tin, có khả năng nhìn nhận những tài năng và những giới hạn của mình, biết nhận ra trong ngày, kể cả những ngày đen tối nhất, những dấu chỉ sự hiện diện của Chúa. Vui mừng vì Chúa đã gọi anh chị em thành những người đồng trách nhiệm về sứ mạng Giáo Hội của Chúa. Vui mừng vì trong hành trình này, anh chị em không lẻ loi, nhưng có Chúa tháp tùng anh chị em” (SD 3-5-2014) Trước khi dừng bút, cùng với Chương Trình, tôi xin chúc mừng Lễ Giáng Sinh và Năm Mới Dương Lịch 2016 đến từng Song Nguyền và gia quyến được tràn đầy ơn lành của Thiên Chúa trong Mùa Giáng Sinh cũng như An Khang, Thịnh Đạt và Thánh Đức trong năm Mới 2016. Xin cùng đến và hiệp ý với chúng tôi tạ ơn Thiên Chúa và cầu nguyện cho từng gia đình Song nguyền và Giáo Xứ mà chúng ta đang sinh hoạt qua những cử hành phụng vụ của Mùa Giáng Sinh và Năm Mới này.

Thân mến trong Chúa chúng ta Lm. Phanxicô Trần Quốc Tuấn Tổng Linh Nguyền Hải Ngoại

Page 7: CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1-2016 Trang 7

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

gười con Chúa cần muốn sống vì Chúa “là Sự sống”. Dầu có bị chết đi nữa, thì cũng khẩn thiết cần “Sống Lại”. Đó là

thao thức tận cùng của “người Chúa dùng” lập ra Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình.

Muốn sống còn, mình chết mà việc Chúa dùng mình lập ra vốn còn sống, thì “không đầy tớ nào hơn chủ”, mà “Chủ” của Tình Yêu đã khiêm nhường tới mức “vâng lời chịu chết, lại chết trên thập giá” (xem Phil. 2: 8), thì bất cứ ai phục vụ cho tình yêu, như tình yêu vợ chồng, cũng không thể đi con đường nào khác, ngoài con đường “chết để sống”. Mà trước tiên là “chết với mình”, với tự ái của mình. Nhưng, lạy Đấng “Chủ Tình Yêu”, tự ái nó sống dai dẳng trong con, khó “đóng đanh nó”, khó diệt chết nó quá!

Tôi đã viết ra và đã cố gắng “Khiêm nhường Xin lỗi”, nhưng lúc lên lúc xuống. Lúc muốn Chạy lỗi hoặc Đổ lỗi thay vì Nhận lỗi. May mắn con thấy

lòng bừng lên “Chúa là Hy Vọng đời con!” Hy Vọng là của thần lành, của Chúa, của Thương yêu Gần gũi. Còn thất vọng là của thần dữ, của quỷ, của nghi ngờ chia rẽ, hạ bệ, chết chóc.

Chia sẻ này không như một bài, mà là thao thức trong cầu nguyện, kêu gào mình và bạn hữu cùng “làm bằng được” cái lõi tuỷ “ID” Chúa dùng mình lập ra cho Chương Trình Thăng Tiến HNGĐ. Cùng Làm để 1) Cây “Thăng Tiến”

được vững chắc; 2) Vườn xanh tươi; 3) Lan truyền Cây & Vườn qua “Miền Đất Mới”, là đem Chương Trình tới nhiều Cộng Đoàn, Giáo Xứ.

1) Cây Vững Chắc nhờ hút mầu mỡ từ Lòng Đất, rồi biến đổi thành Nhựa Sống riêng, chuyên biệt, làm ra cây cam khác với cây chuối. Cũng vậy, “Cây Thăng Tiến” hút mầu mỡ từ Lòng Kinh Thánh (đọc, chọn, niệm), nhưng biến

N

Page 8: CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1-2016 Trang 8

chuyển thành riêng biệt về Mục đích, Nền tảng, Phương pháp và Bầu khí (sách Chỉ Nam, trang 15).

Việc thu hút mầu mỡ và biến đổi chuyên biệt này cần liên tục, ngày nay gọi là “Giáo dục hiện trường – On Going Education” hoặc “Theo Tiếp – Follow Up”. Đây như Cao Điểm của Đức Thánh Cha Phanxicô khi Ngài muốn Giáo Triều Roma cải tổ 15 tệ hại, rồi Ngài đưa ra Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót, Năm Thánh Hiến Tu Trì, Thượng Hội Đồng về Gia Đình, v.v.

Theo con đường này, “người Chúa dùng” cảm nghiệm thấy một Hồng Ân lớn lao, khi có dự kiến là BĐH/TƯ/HN, gồm Ban Thường Vụ và Ban Phó Nguyền TƯ/HN, cùng với TND/Hải Ngoại (mong thêm các Anh Chị Song Nguyền tự nguyện nữa) sẽ họp lại để Gần Chúa qua Tĩnh Tâm, từ đó học hỏi, bàn thảo để đi sâu vào lõi tuỷ “ID” của Chương Trình.

Không phải chỉ Trung Ương thôi, mà BĐH và TND từng nơi ở các nơi, đều khẩn thiết cần “Cây Vững Chắc” qua Tĩnh Tâm, “từ đó... đi sâu vào lõi tuỷ “ID” của Chương Trình”, nhờ vậy CT ở đâu cũng là “một” loại trái, không hỗn độn nơi là cam chua, nơi là mướp đắng. Tưởng đó là việc ĐTC Phanxicô làm, khi Ngài viếng thăm các nơi nghèo đói, tai nạn, chiến tranh nguy hiểm ở Phi Luật Tân, Uganda, Trung Phi...

2) Vườn Xanh Tươi cho một loại cây, là nơi có hàng trăm cây vững chắc, lá cành vươn xa, hoa trái xum xuê, nhờ được chăm sóc, vun tưới tận tình. Cũng vậy, “Vườn Cây Thăng Tiến” là nơi như Giáo Xứ hay Cộng Đoàn có mở Khóa của CT/TTHNGĐ.

Rồi khi BĐH, TND và các song nguyền đã được “chăm sóc, vun tưới”, thì tích cực làm “Tông Đồ Song Đôi trong Hội Thánh”, là soạn thảo buổi họp, căn cứ trên đặc tính “ID” của Chương Trình, rồi thưa với Cha Linh Nguyền (Cha Xứ hoặc Cha nào Ngài mời). Nhờ lõi tuỷ “ID” này mà buổi họp ích lợi thâm sâu hơn, tạo ra Bầu Khí

Tin Cậy Cởi Mở hơn, hồn nhiên Gần gũi hơn. Có nơi chưa tới ngày Họp lần sau, mà đã nôn nao gọi nhau “nhớ đi họp nhé!”

Trong lịch sử Hội Thánh, có Hội Đoàn hay Dòng Tu lúc đầu rất ích lợi, phát triển nhanh. Nhưng sau chết vì trệch ra ngoài lõi tuỷ hồn thâm sâu của mình. Hoặc các người nòng cốt cũng lạnh nhạt dửng dưng, không còn sáng kiến để thích ứng “lõi tuỷ cũ” cho phù hợp với hoàn cảnh mới, môi trường mới.

Thách đố ở đây là “trở về nguồn, để nguồn nước cũ nuôi sống con người thời mới, giữ được Vườn Xanh Tươi Mới”. Làm được vậy thì đó là đi theo đường lối của Hội Thánh, có các Thánh Công Đồng. Nhờ hội họp, bàn thảo trong Cầu Nguyện, nên cùng một “lõi tuỷ” Kinh Thánh mà hợp thời cho các người thời xưa cũng như người thời nay.

3) Lan truyền Cây/Vườn Xanh Tươi qua “Miền Đất Mới”: Để mở Khóa ở nơi chưa có Chương Trình “Miền Đất Mới”, thì cần dốc toàn lực “hết linh hồn, hết trí khôn”, dùng mọi phương tiện, mọi hoàn cảnh “thượng vàng hạ cám”, để tìm tòi, sáng kiến ra các việc thích hợp cho mỗi nơi cụ thể - nơi này sắp đến thì khác với nơi kia còn đang thăm dò-. Vì là “các việc thích hợp”, nên việc thích hợp với Cha Xứ này, Cộng Đoàn này, chưa hẳn là thích hợp với Cha, với Hội Đồng Mục Vụ ở “Miền Đất Mới” kia. Một đàng, cần Xác Tín rằng Thánh Gia sẽ dẫn đưa tới Miền Đất Mới nào đó, lại tới lúc không ngờ, vì đó là luồng gió của Ơn Chúa Thánh Thần “thổi khi Ngài muốn, theo cách thế của Ngài, tới nơi Ngài muốn”, không theo thời gian và cách thế của con người chúng ta. Nhưng đàng khác, Chúa muốn chúng ta cầu nguyện, lại cầu nguyện liên lỉ “Ai kiên tâm đến cùng sẽ được cứu rỗi” (x. Mt. 10: 22).

Ở đây đưa ra ít việc bản thân mình đã làm, nhiều nơi đã làm, để khẩn thiết làm tiếp, lại tìm tòi sáng kiến ra nhiều việc khác. Thí dụ:

Page 9: CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1-2016 Trang 9

a) Mời thêm ít cặp/người ở nơi dự kiến sẽ mở Khóa đến dự Khóa ở nơi cũ. Các cặp/người này trở thành “men, muối”, là chứng nhân sống động cho ích lợi của Khóa ở “Miền Đất Mới” là Cộng Đoàn hay Giáo Xứ họ cư ngụ.

b) Mọi thành phần, từ Ban Điều Hành, Trường Nội Dung, Hội Đồng Song Nguyền và “từng cá nhân song nguyền” đều đặt ưu tiên cho việc “phải tìm cho bằng được” một Cha Xứ, Vị Chủ Tịch, Vị Hội Trưởng một Đoàn Thể (như Hội Liên Minh Thánh Tâm, Bà Mẹ Công Giáo...). Mỗi song nguyền cần Cầu Nguyện, đi gặp mặt, điện thoại, viết email, đưa lên Facebook,... Khi liên hệ thì vừa nói vừa trao tài liệu Giới Thiệu Chương Trình TTHNGĐ và Giới Thiệu về Khóa.

c) Đã có tài liệu Giới Thiệu Chương Trình và Giới Thiệu Khóa từ xưa rồi, vốn dùng được. Nhưng nên Cập Nhật cho Mới, không đổi Nội Dung, nhưng đổi Hình thức, Cách thức. Như Nội Dung Sáu Buổi trong Khóa thì vốn theo nguyên thuỷ, nhưng đã thích ứng về hình thức, trở thành CÁCH MỚI trong Khóa Căn Bản. Thí dụ “điều mới” là khoá sinh và trợ nguyền CÙNG NHAU Chầu Thánh Thể, Cùng Nhau Cầu Nguyện Ban Sáng. Kết quả là từng người Cùng Chuyển Đổi như Trời Mới, Đất Mới. Việc “Mới” này xẩy

ra cho người tham dự VÀ cho người giúp Khóa là các trợ nguyền, cho người tổ chức Khóa là Ban Tổ Chức và các người Diễn Giải, Mời Xả Cõi Lòng.

Một “cách mới” về hình thức, là trình bày Tờ Giới Thiệu Chương Trình và Khóa theo “Leaflet”, gập ba hoặc gập tư, có hình, với mầu sắc linh hoạt, v.v. Mọi song nguyền đều mang theo hàng ngày, bao nhiêu có thể, gặp bất cứ ai thấy dễ chia sẻ là nói và trao Tờ Giới Thiệu ngay.

d) Ngoài ít việc trên, thì còn nhiêu việc cần CÙNG cầu nguyện, cùng thảo luận, đưa tới đúc kết để “Chung thuỷ với lõi tuỷ Đoàn Sủng, theo CÁCH MỚI cho phù

hợp HƠN với từng nơi ở MIỀN

ĐẤT MỚI” là

từng Giáo Xứ,

từng Cộng

Đoàn sẽ mở

Khóa.

“Người Chúa dùng” cảm nghiệm thấy việc hội họp, ngồi lại gần gũi với nhau là nhu cầu cấp bách. Nếu ngồi lại mà thật lòng nhận “Người Hay Mình Dở” thì dễ “Từ Dở Trở Về Hay” qua khiêm nhường “Xin lỗi, Cảm ơn”. Nhờ vậy sống trong bầu khí Gần gũi Cởi mở theo lõi tuỷ của Chương Trình. Từ đó dễ Duy Trì và Phát Triển trong nội bộ, rồi lan truyền qua Giáo Xứ mới, Cộng Đoàn mới, nơi “Miền Đất Mới”.◙

YÊU thương GẦN gũi Bằng VIỆC Làm

Page 10: CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1-2016 Trang 10

hải tấu Ngọc Hoàng, Nơi chốn cao sang, Xin Ngài nghe sớ!

Nghe rồi xin mở, Thêm lượng từ bi, Giúp cho những gì, Chúng thần cầu khẩn. Ngu thần lẩn thẩn, Vì tuổi đã già, Trước kia vốn là, Một anh lính chiến. Gặp cơn "quốc biến", Mới phải lưu vong, Nay sống trong lòng, Của một Xứ Đạo. Là người Công Giáo, Chẳng dám đặt điều, Có ít nói nhiều, Những điều không biết. Mà chỉ đặc biệt, Kính cẩn tâu trình,

Điều nào thấy mình, Nghĩ là nắm vững. Thưa đó là những, Rắc rối thế gian, Làm nên hàng ngàn, Những điều ngang trái! Trước kia trai gái, Dù lớn tồng ngồng, Dựng vợ gả chồng, Vẫn quyền cha mẹ. Vậy mà tuổi trẻ, Vâng phục cúi đầu, Sống với nhau lâu, Nẩy sinh tình cảm. Ngu thần chẳng dám, Nói lời ngoa ngôn, Bảo là khôn hơn, Thế hệ bây giờ, Nhưng thật không ngờ, Lại nhiều hạnh phúc. Thật ra có lúc, Bát đũa cũng "xô", (*)

K

Page 11: CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1-2016 Trang 11

Vậy mà cơ hồ, Hiếm khi đổ vỡ Cả chồng lẫn vợ, Sống rất vô tư, Mọi sự xem như, Do Trời sắp đặt. Người nữ thường nhật, Lo việc trong nhà, Bận rộn những là, "Hết canh lại cửi", Rồi lại lúi húi, "May vá thêu thùa", (**) Chẳng phải ganh đua, Cùng ai hơn kém. Lo việc tìm kiếm, Mưu sinh bên ngoài, Đua sức tranh tài, Là phần Nam giới. Có người sớm tối, "Đọc sách ngâm thơ", (***) Đặng đợi thời cơ, Làm nên sự nghiệp. Ngu thần mạn phép, Tâu chuyện cũ xưa, Mặc ai không ưa, Chê... thần cổ lỗ! Thần chẳng xấu hổ, Vì đã nói lên, Những nét "cổ" trên, Là điều đáng nói. Nay nếp sống mới, Trai gái hơn thua, Ra sức ganh đua, Đua tài đua sắc! Chẳng hề thắc mắc, Nền nếp con nhà, Lời của mẹ cha, Xem ra coi nhẹ! Tưởng rằng còn trẻ, Sức khỏe còn bền, Có thể làm nên, Mọi điều mình muốn. Vậy mà chung cuộc, Lại lỗ chẳng lời, Cuộc sống lứa đôi, Nhiều khi dang dở!

Bao cặp chồng vợ, Đã phải chia tay, Chấp nhận từ nay, Mỗi người mỗi ngả. Gia tài của nả, Tất cả chia đôi, Con cái... mồ côi, Có cha thiếu mẹ! Có những đứa trẻ, Có mẹ không cha, Cuộc sống như là, Chim non lạc tổ! Chẳng những đã khổ, Vì thiếu tình thương, Vật chất cũng thường, Khi không khi có. Thế là từ đó, Xã hội trở nên, Như nhà không nền, Chỗ lồi chỗ lõm. Làm cho cuộc sống, Mất sự bình yên, Tuổi trẻ trở nên, Sồng đời buông thả, Coi nhẹ tất cả, Đạo lý luân thường, Phá bỏ kỷ cương, Truyền thồng dân tộc. Chỉ còn có một, Lo lắng ưu tiên, Làm sao có tiền, Bằng đủ mọi cách. Ngày xưa "giấy rách, Phải giữ lấy lề", Ngày nay có "nghề", Không bằng có "cách"! "Cách" là luồn lách, Sao cho có tiền, Giải quyết ngay liền, Đòi hỏi vật chất. Cho dù có mất, Phẩm chất con người, Mặc tiếng chê cười, Bưng tai nhắm mắt. Nhỏ thì ăn cắp, Lớn chút giựt đồ,

Trước làm ma cô, Sau làm ăn cướp! Làm cho từng bước, Xã hội thụt lùi, Suy tới nghĩ lui, Ai người trách nhiệm? Cho những biểu hiện, Tuổi trẻ hôm nay, Những xáo trộn này, Làm sao cứu vãn? Thế rồi can đảm, Hăng hái đứng ra, Phải chăng chính là, Quý "Cha" lãnh đạo? Những vị đã chọn, Cuộc sống Tu hành, Đành phải hy sinh, Nghiêng vai gánh vác! Nhờ đó mà các, Tổ chức ra đời, Có ở khắp nơi, Hôn Nhân Thăng Tiến. Xã hội chuyển biến, Người trẻ người già, Hăng hái tham gia, Cùng nhau sinh hoạt. Do đó mà đạt, Vô số điều hay, Từ trước tới nay, Hầu như chưa thấy. Già trẻ tin cậy, Thổ lộ tâm tình, Kể hết chuyện mình, Rồi cùng chia sẻ. Dù chị còn trẻ, Hay thím đã già, Hoặc chú chỉ là, Công nhân khiêm tốn. Trước nay cuộc sống, Chẳng mấy bình yên, Nay thì tự nhiên, Thấy lòng thanh thản. Bao nhiêu chán nản, Từ đó tiêu tan, Lòng lại chứa chan, Tràn đầy hy vọng.

Page 12: CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1-2016 Trang 12

Có người bật khóc, Vì được ủi an. Rồi cùng luận bàn, Bao điều khúc mắc, Lòng còn tin chắc, Ở những lời khuyên, Từ các bề trên, Tràn đầy ơn Chúa. Đồng thời là của, Quý vị người già, Được coi như là, Có nhiều kinh nghiệm. Rồi cùng cầu nguyện, Xin Chúa ban ơn, Giúp qua khỏi cơn, Thế gian chao đảo...! *** Thần thấy báo cáo, Tương đối đã dài, Nhưng thấy còn vài, Điều cần tâu nốt. Vô cùng đẹp tốt, Những ngày mới đây, Nơi Nước Mỹ này, Được nhiều diễm phúc. Đó là những lúc, Được Đức Giáo Hoàng, Tha thiết trao ban, Những lời vàng ngọc! Nhiều người bật khóc, Thấy Vị Cha Chung, Sao mà vô cùng, Khiêm cung từ ái! Ngài há chẳng phải, Lãnh tụ tối cao, Của biết là bao, Những người con Chúa? Vậy mà lời nói, Cùng những việc làm, Chỉ toàn bao hàm, Một lòng thương xót. Ngài chẳng bỏ sót, Đám người di dân. Nên luôn ân cần,

Quan tâm nhắc nhở, Nhiều người nên nhớ, Những ngày xa xưa, Chẳng phải là chưa, Từng là "hom lét"! (homeless) Nên Ngài tha thiết, Kêu gọi mọi nhà, Mở lớn cửa ra, Đón người tị nạn. Tuy sức có hạn, Vì tuổi đã già, Nhưng Ngài tỏ ra, Còn rất sung mãn. Kế đó thoải mái, Bay qua Đen Phi. (Philadelphia) Từng bước Ngài đi, Mang theo hy vọng. Triệu người trông ngóng, Được đón tiếp Ngài, Thấy được gần Ngài, Như là gần Chúa. Đen Phi sắp sửa, Có một chương trình, Đại hội gia đình, Công Giáo thế giới. Hầu làm đổi mới, Nếp sống "Hôn Nhân", Chương trình rất cần, Cho người trẻ tuổi. Vì trong thời buổi, Có nhiều đổi thay, Thế giới ngày nay, Thật nhiều biến động. Làm cho xã hội,

Mất sự bình yên, Gia đình trở nên, Thật rất cần thiết! *** Khải tấu Ngọc Hoàng, Nơi cõi cao sang, Ngài đã nghe sớ. Điều hay, điều dở, Thần đã tâu trình, Hết sức phân minh, Chẳng hề giấu giếm. Nay thần khẩn thiết, Cúi xin Ngọc Hoàng, Quỳ trước ngai vàng, Khẩn cầu Thiên Chúa. Vì Người đã hứa, Những kẻ thiện tâm, Sẽ được hồng ân, Tràn đầy dưới thế! Như thần đã kể, Thăng Tiến Hôn Nhân, Tổ chức rất cần, Được nhiều giúp đỡ. Xin Chúa che chở, Cho hết mọi người, Cuộc sống vui tươi, Và nhiều hạnh phúc. Thần cũng cầu chúc, Thánh Đế Ngọc Hoàng, Nơi cõi cao sang, Muôn năm trường thọ! Vạn tuế! Vạn tuế! Vạn tuế! Vạn vạn tuê! Táo TTHN/GĐ (*)- Câu nói: "Bát đũa còn có lúc xô xát huống chi vợ chồng". (**) (***)- 4 câu thơ: Gái thời giữ việc trong nhà, Khi vào canh cửi, khi ra thêu thùa. Trai thì đọc sách ngâm thơ, Dùi mài kinh sử để chờ kịp khoa.

Page 13: CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1-2016 Trang 13

iữa Giáo Hội và gia đình có một mối dây nối kết “tự nhiên”, bởi vì Giáo Hội là một gia đình tinh thần và gia đình là

một Giáo Hội nhỏ. Một Giáo Hội theo Tin Mừng chỉ có thể có hình thái của một căn nhà tiếp đón với cánh cửa luôn luôn rộng mở. Các nhà thờ, các giáo xứ, các cơ cấu với cửa đóng, thì không được gọi là nhà thờ, mà phải gọi là viện bảo tàng.

***

Cộng đoàn Kitô là căn nhà của những người tin nơi Chúa Giêsu như là suối nguồn của tình huynh đệ giữa tất cả mọi người. Giáo Hội bước đi giữa các dân tộc, trong lịch sử của các người nam nữ, của cha mẹ, con trai con gái: đó là lịch sử có giá trị đối với Chúa.

Các biến cố lớn của các quyền lực trần gian được ghi trong lịch sử và ở lại trong đó. Nhưng lịch sử của các yêu thương nhân loại được viết trực tiếp trong con tim của Thiên Chúa, và nó là lịch sử vĩnh cửu. Đó là nơi chốn của cuộc sống đức tin.

Gia đình là nơi khai tâm của chúng ta vào lịch sử đó – không thể thay thế được và không thể huỷ diệt được. Khai tâm vào lịch sử này của cuộc sống tràn đầy sẽ kết thúc trong việc chiêm ngưỡng Thiên Chúa đời đời trên Trời, nhưng bắt đầu từ gia đình. Và chính vì thế mà gia đình quan trọng biết bao.

Con Thiên Chúa đã học lịch sử nhân loại qua con đường này và đã đi nó cho tới cùng (x. Dt 2,18; 5,8). Thật là đẹp chiêm nguỡng trở lại Chúa Giêsu và các dấu chỉ của mối dây liên lạc ấy! Ngài đã sinh ra trong một gia đình, và ở đó Ngài học hiểu thế giới: một hàng quán, bốn căn nhà, một xứ bé nhỏ vô nghĩa.

Ấy thế mà khi sống 30 năm kinh nghiệm này, Chúa Giêsu đã tiêu hóa điều kiện là người, bằng cách đón nhận nó trong sự hiệp thông với Thiên Chúa Cha và trong chính sứ mạng tông đồ. Thế rồi khi bỏ Nagiarét và bắt đầu cuộc sống công khai, Chúa Giêsu thành lập một cộng đoàn chung quanh mình, một “cộng đồng”, nghĩa là một cùng-mời gọi các con người. Đó là ý nghĩa từ Giáo Hội.

Trong các Phúc Âm, cộng đoàn của Chúa Giêsu có hình thái của một gia đình, và của một gia đình hiếu khách, chứ không phải của một giáo phái khai trừ, khép kín: chúng ta tìm thấy ở đó Phêrô và Gioan, nhưng cũng tìm thấy người đói, kẻ khát, người ngoại kiều, và người bị bách hại, phụ nữ tội lỗi và người thu thuế, các người Pharisêu và các đám đông. Và Chúa Giêsu không ngừng tiếp đón và nói chuyện với tất cả mọi người, cả với người không chờ đợi gặp gỡ Thiên Chúa trong cuộc đời họ nữa. Đây là một bài học mạnh mẽ cho Giáo Hội! Chính các môn

G

Page 14: CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1-2016 Trang 14

đệ đã được chọn để lo lắng cho cộng đoàn này, cho gia đình các khách này của Thiên Chúa.

Để cho thực tại cộng đoàn này của Chúa Giêsu sống động ngày nay, cần phải làm sống động trở lại giao ước giữa gia đình và cộng đoàn Kitô. Chúng ta có thể nói rằng gia đình và giáo xứ là hai nơi chốn, trong đó được thực hiện sự hiệp thông tình yêu tìm thấy hình thái cuối cùng của nó nơi chính Thiên Chúa. Một Giáo Hội thực sự theo Tin Mừng chỉ có thể có hình thái của một căn nhà tiếp đón với cánh cửa luôn luôn rộng mở. Các nhà thờ, các giáo xứ, các cơ cấu với cửa đóng, thì không được gọi là nhà thờ, mà phải gọi là viện bảo tàng!

Và ngày nay đó là một giao ước định đoạt “chống lại các trung tâm quyền lực ý thức hệ tài chánh và chính trị, chúng ta đặt hy vọng nơi các trung tâm quyền lực này hay sao? Không! Nhưng đặt hy vọng nơi các trung tâm tình yêu! Niềm hy vọng của chúng ta là nơi các trung tâm tình yêu này, các trung tâm rao truyền Tin Mừng, phong phú hơi ấm tình người, dựa trên tình liên đới và sự chia sẻ” (Hội Đồng Toà Thánh về Gia Đình, Các giáo huấn của Đức J. M. Bergoglio – Papa Francesco sulla famiglia e sulla vita 1999-2014, LEV 2014, 189). Cả trên sự tha thứ giữa chúng ta nữa.

Củng cố mối giây giữa gia đình và cộng đoàn Kitô ngày nay là điều không thể thiếu và cấp thiết. Chắc chắn rồi, cần phải có một niềm tin quảng đại để tìm lại sư thông minh và lòng can đảm giúp canh tân giao ước này.

Đôi khi các gia đình tháo lui và nói mình không ở trên độ cao phải có: “Thưa cha, chúng con là một gia đình nghèo và cũng hơi xập xệ một chút”, “Chúng con không có khả năng”, “Chúng con có biết bao nhiều vấn đề trong nhà”, “Chúng con không có sức”.

Điều này đúng thật. Nhưng không có ai xứng đáng, không có ai ở độ cao, không có ai có sức mạnh! Không có ơn thánh Chúa chúng ta sẽ

không làm được gì cả. Tất cả đều được ban cho chúng ta, được ban một cách nhưng không! Và Chúa không bao giờ đến trong một gia đình mà không làm vài phép lạ. Chúng ta hãy nhớ lại điều Ngài làm tại tiệc cưới Cana! Phải, ở đó, nếu chúng ta đặt mình trong tay Ngài, Ngài làm cho chúng ta hoàn thành các phép lạ - nhưng các phép lạ của mỗi ngày – khi có Chúa, ở đó, trong gia đình ấy.

Dĩ nhiên, cả cộng đoàn Kitô cũng phải góp phần mình. Chẳng hạn, tìm thắng vượt các thái độ qúa ra lệnh hay quá dễ dãi, tao thuận tiện cho việc đối thoại liên bản vị và hiểu biết quý trọng lẫn nhau. Các gia đình hãy có sáng kiến và cảm thấy trách nhiệm đem các món quà quý báu cho cộng đoàn. Tất cả chúng ta phải ý thức rằng đức tin được sống trên sân rộng mở của cuộc sống chia sẻ với tất cả mọi người, gia đình và giáo xứ phải hoàn thành phép lạ của một cuộc sống cộng đoàn hơn đối với toàn xã hội.

Tại Cana, đã có Mẹ Chúa Giêsu, là Mẹ “chỉ bào đàng lành”. Chúng ta hãy lắng nghe lời Mẹ: “Hãy làm những gì Ngài bảo” (x. Ga 2,5). Các gia đình, các cộng đoàn giáo xứ thân mến, chúng ta hãy để cho mình được linh hứng bởi Mẹ, hãy làm tất cả những gì Chúa Giêsu sẽ nói với chúng ta và chúng ta sẽ đứng trước phép lạ, phép lạ của mỗi ngày!

(ĐTC Phanxicô tiếp kiến 50.000 người, thứ Tư 9.9.2015 – Linh Tiến Khải dịch thuật)

Page 15: CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1-2016 Trang 15

1. Lạy Chúa Giêsu trong Đời Trẻ Thơ,

Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình còn sống, không bị “phá thai” chết yểu lúc trẻ thơ gần 30 năm, hoặc 27, 25 năm về trước. Xẩy ra chết yểu này, khi thấy việc này việc nọ làm được ít lần, thì không thấy nữa. Con Cảm Tạ Tri Ân và xin Ơn Bằng An, Gần gũi bằng cách cùng chung Xin lỗi và Tha lỗi cho nhau theo “id” Chúa ban, để nhờ Ơn Chúa “ai kiên tâm đến cùng sẽ được cứu rỗi. Sau khi không chết yểu, chúng con dắt dìu nhau, tin cậy nhau, cùng nhau tiến tới qua hội họp để lắng nghe và tích cực, phấn khởi làm theo.

2. Lạy Chúa Giêsu trong Đời Ẩn Dật,

Chương Trình có tên là “Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình” còn sống, không bị xóa mất

tên nhiều lần, không bị giới hạn để chỉ một nơi “giảng dạy”, tái lại nhiều nơi, nhiều nước cùng theo một thủ bản “id” trong cầu nguyện, học tập, rồi áp dụng “id” cho hợp mỗi hoàn cảnh, như khi một nơi cùng nhau cầu nguyện suy nghĩ, rồi căn cứ trên Nội Quy của “thủ bản chung thế giới” mà soạn ra Nội Quy riêng cho nơi mình. Con Cảm Tạ Tri Ân và xin Ơn Bằng An, Gần Gũi bằng cách khẩn thiết cùng chung Hội Họp, Lắng Nghe và Kính Trọng trong Khìêm Nhường. Đó là cách góp phần Duy Trì và Phát Tiển Chương Trình, đem lại ích lợi lâu bền cho con, gia đình con, và các gia đình trong Hội Thánh.

3. Lạy Chúa Giêsu trong Đời Công Khai,

Page 16: CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1-2016 Trang 16

Các việc Chúa làm chỉ phục vụ một mục đích là mến Chúa yêu người, nhưng qua nhiều đường lối, hợp cho mỗi người, mỗi cảnh. Chúa lẩn trốn khi cần, nhưng vốn kiên tâm bền chí, dầu bị xét đoán là tham ăn, ở với quân, với bọn xấu xa. Con Cảm Tạ Tri Ân và xin Ơn Bằng An, Gần Gũi để tuy Chương Trình có “sóng gió ba đào” lên xuống gần 30 năm nay, mà vốn còn “nhiều tín hữu nhiệt thành sốt mến... phụng sự, tin yêu... cùng nhau xây dựng Nước Chúa muôn đời”. Vượt qua được sóng gió nhờ giảm bớt “bè phái riêng tư” theo Kinh Đoan Nguyền Phục Vụ. ĐTC Phanxicô kể “rỉ tai – gossip” là tệ hại trầm trọng thuộc 15 tệ hại trong Giáo Triều. Nó gây chia sẽ, mất tin tưởng, mất đồng tâm nhất trí, dễ tan rã Đoàn Thể, Giáo Xứ trong Giáo Hội.

4. Lạy Chúa Giêsu Thập Giá và Tử Nạn,

Máu me thân xác thật đau đớn, như đau đớn của Chúa và của các Thánh Tử Đạo. Còn máu me tâm hồn là bị xỉ nhục, hạ bệ, bóp méo, làm người khác hiểu sai trệch điều mình đưa ra. Chúa chịu xỉ nhục tới mức phải hỏi “Nếu sai thì sai gì? Nếu đúng thì sao lại vả?” Con Cảm Tạ Tri Ân và xin Ơn Bằng An, Gần Gũi vì chưa “tử nạn” tuy đau thấu xương, nhưng Chúa phát khởi Hy Vọng qua “hạt lúa mì chết đi, thì phát sinh ra nhiều”. Nhiều nơi giống “đàn ong chăm chỉ cần cù”, kiên tâm bền chí trong việc Họp Liên Gia, Họp Song Nguyền, Họp Hội Đồng Song Nguyền, v.v... Mùa Hè tới, mong thực hiện được “Họp Hải Ngoại”, gồm Ban Thường Vụ, Ban Phó Nguyền, Trường Nội Dung và bất cứ song nguyền nào thiện chí, để “nếu rắn cắn mà nhìn lên con rắn đồng bị treo thì

hết bệnh”, chúng con cũng khẩn thiết cần ngồi lại, cần họp, để gẩy ra khỏi mắt cái xà sai lỗi, nhờ vậy bù đắp vào “thiếu sót trong chi thể Chúa Kitô” là Chương Trình, nhờ vậy chúng con Vững Tin, Hy Vọng điều 5* xẩy ra:

5. Lạy Chúa Giêsu Sống Lại và Lên Trời

Tỷ lệ nhà tâm lý Ottman đưa ra “5/1” = nếu muốn bạn đời thay đổi 01 điều, thì “phải” nhẫn nại tìm thấy 05 điều tốt thật, rồi chân thành nói với bạn đời về 05 điều tốt, sau đó nói 01 điều mong bạn thay đổi. Con Cảm Tạ Tri Ân và xin Ơn Bằng An Gần Gũi tuy chưa làm 100% theo tỷ lệ Ottman đưa ra, nhưng con đã cố gắng, đã thấy có anh chị làm, và con bừng lên tin tưởng rằng: qua Nền Tảng 05 điểm “Khiêm nhường 1.Biết lỗi, 2.Nhận lỗi, 3.Xin lỗi, 4.Sửa lỗi, 5.Tha lỗi” thì vì LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT ban cho mỗi người trong Chương Trình được theo Chúa từ Giáng Sinh Ẩn Dật Công Khai Tử Nạn, mà tiến tới Sống Lại, Lên Trời. Như vậy mỗi người được sống trong Bầu Khí TIN CẬY, CỞI MỞ hôm nay, mãi mãi, muôn đời!

Trong Cảm Tạ Tri Ân

của Mùa Giáng Sinh 2015 và Năm Mới 2016, con thành tâm khẩn cầu để mọi Đấng Bậc, mọi Quý Anh Chị liên hệ gần xa với Chương Trình TTHNGĐ được nhiều Hồng Ân hồn xác. Và xin thương cầu nguyện cho con.

Thành kính, lm. phêrô chu quang minh, s.j.

Page 17: CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1-2016 Trang 17

– Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình là một đoàn thể Công giáo Tiến hành, nên các gia đình Song Nguyền đều là thành viên của một Cộng đoàn Giáo xứ, được hưởng những quyền sống thiêng liêng, và do đó có bổn phận cùng nhau đóng góp vào việc xây dựng và phát triển chung. VTSN xin giới thiệu bài viết XÂY DỰNG GIÁO XỨ sau đây của Đóa Hoa Vô Thường nêu lên 3 chất liệu nền tảng, mà mỗi gia đình Song Nguyền đều cần thực hành, để góp phần xây dựng cộng đoàn giáo xứ của mình. ***

Muốn xây dựng một công trình nào, dù lớn hay nhỏ, thì việc đầu tiên người ta tính đến là phải có một nền tảng. Nền tảng có vững, thì công trình mới vững. Cũng thế, muốn xây dựng giáo xứ vững bền, thì phải có một nền tảng bền vững. Trong phạm vi hạn hẹp của bài viết này, xin được đưa ra một số chất liệu, để góp phần xây dựng một nền tảng vững bền cho giáo xứ. Chất liệu thứ nhất là Lời Chúa. Giáo xứ nào biết sử dụng chất liệu Lời Chúa, để xây dựng, thì Giáo xứ ấy đang đi đúng hướng của Chúa, vì “Lời Chúa là đèn soi bước chân con” (Tv 119). Giáo xứ nào được thấm nhuần Lời Chúa, sẽ có sức biến đổi diệu kì, vì “Thầy có lời ban sự sống đời đời” (Ga 6, 68). Giáo xứ nào để tâm phát triển Lời Chúa, sẽ như tòa nhà được xây trên nền đá. “Vậy ai nghe những lời Thầy nói đây mà đem ra thực hành, thì ví như người khôn xây nhà trên đá” (Mt 7, 24-25). Giáo xứ nào nhiệt tâm sống Lời Chúa, sẽ nhận được sức sống của chính Chúa, một sức sống dồi dào và vững mạnh, như Lời Chúa hứa: “Ta đến để cho chúng được sống và sống dồi dào” (Ga 10, 10). Kinh nghiệm cũng cho thấy, giáo xứ nào biết lắng nghe Lời Chúa, thì sẽ được Chúa chúc phúc, vì mình được chính Vị Mục Tử Tối Cao chăm sóc: “Chiên của Ta thì nghe tiếng Ta. Ta biết

VTSN

Page 18: CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1-2016 Trang 18

chúng và chúng theo Ta” (Ga 10, 27). Giáo xứ nào biết thực hành Lời Chúa, thì được Chúa kết nạp vào trong gia đình của Chúa: “Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh em thực hành những điều Thầy truyền dạy” (Ga 15, 14). “Mẹ Ta và anh em Ta, chính là những ai nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành” (Lc 8, 21). Kết quả là giáo xứ ấy sẽ được hạnh phúc Nước trời: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: “Lạy Chúa, Lạy Chúa, là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi” (Mt 7, 21). Ngoài ra, Lời Chúa còn giúp cho cả giáo xứ chu toàn sứ vụ loan báo Tin Mừng khắp muôn dân. Thánh Phaolô nói: “Khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Mừng”. Không ai có thể cho người khác điều mình không có. Như thế, muốn loan báo Tin Mừng theo lệnh truyền của Chúa Giêsu (Mt 28, 19-20), người tín hữu cần biết lắng nghe, suy niệm và thực hành Lời Chúa trước; rồi sau đó “hữu

xạ tự nhiên hương”. Lời Chúa sẽ được loan truyền. Đức Giáo hoàng Phaolô VI trong thông điệp “Sứ Vụ Đấng Cứu Thế” số 42 đã viết như sau: “Con người ngày nay tin vào các chứng nhân hơn là các thầy dạy; tin vào kinh nghiệm hơn là đạo lý; tin vào đời sống và các sự kiện hơn là các lý thuyết”. Kết quả vững mạnh trên đây chỉ có thể có, khi cả giáo xứ đồng tâm nhất trí xây dựng cộng đoàn của mình dựa vào chất liệu Lời Chúa. Chất liệu thứ hai là các Bí tích. Các Bí tích là những phương thế tuyệt hảo mà Chúa Giêsu đã thiết lập và ân cần ban cho Hội thánh, để giúp Hội Thánh nên thánh thiện hơn và tỏa lan sự thánh thiện cho đời, như muối, như men, như ánh sáng. Vì thế, giáo xứ nào siêng năng tham dự các Bí tích và cử hành các Bí tích một cách sống động và hữu hiệu, thì giáo xứ ấy đang sử dụng chất liệu của chính Chúa ban tặng mà xây dựng thân thể mầu nhiệm của Chúa Kitô. Chất liệu Bí tích có sức mạnh của Chúa, làm cho ta được nâng đỡ cả phần hồn cũng như phần xác. Mỗi người chúng ta đã có chút cảm nghiệm này là: Khi ta đọc hay nghe Lời Chúa, khi ta tham dự các Bí tích (nhất là bí tích Thánh Thể và Hòa Giải) ta đều được thăng tiến trên đường nhân đức và làm theo lời Chúa Giêsu dạy. Thực vậy, ta không chỉ trung thành tuân giữ các qui tắc đạo đức để giáo dục lương tâm mình, mà còn phải có kinh nghiệm đời sống cộng đoàn Kitô giáo với những hồng ân Bí tích. Chính Lời Thiên Chúa và đời sống Bí tích làm cho ta luôn nhạy cảm với ơn gọi cao cả nhất của mình, là được làm con Thiên Chúa. Điều này làm tăng thêm sức mạnh nơi ta hơn ta tưởng. Chúng ta tin rằng: Các Bí tích không chỉ là những hình thức bên ngoài, mà còn thể hiện và truyền đến cho giáo xứ của ta ơn cứu

Page 19: CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1-2016 Trang 19

rỗi của Chúa, như nguồn mạch của sự sống mới. Qua đó, mọi thành viên trong giáo xứ nắm bắt được sự hiện diện và hoạt động của Thiên Chúa ngay trong đời sống mình. Có thể nói, nhờ đời sống chung, tham dự Lời Chúa và các Bí tích, các giáo xứ thấy rõ hơn ơn cứu độ của Chúa Kitô đã thực sự ghép vào đời sống thường nhật và thân xác của chính mình. Các Bí tích đang tiếp nối và áp dụng công nghiệp cứu chuộc của Chúa Ki-tô vào thực tại của đời sống. Như thế, mỗi lần ta nhận lãnh Bí tích, là mỗi lần ta tiếp rước Chúa Kitô. Mỗi lần ta sống Bí tích, là ta đón nhận Chúa Kitô đến với mình. Do vậy, các Bí tích là một chất liệu hết sức cần thiết trong việc xây dựng Giáo xứ. Chất liệu thứ ba là đời sống cầu nguyện. Cầu nguyện là một chất liệu không thể thiếu trong việc xây dựng giáo xứ. Kinh nghiệm cho thấy, giáo xứ nào chuyên chăm cầu nguyện, thì sẽ mau phát triển về đời sống đức tin, đức cậy và đức mến. Hơn thế nữa, nhờ đời sống cầu nguyện, giáo xứ ấy sẽ được phát triển đồng bộ trên nhiều lãnh vực khác nhau của trần

thế. Ngược lại giáo xứ nào sao nhãng việc cầu nguyện, thì cũng giống như một tòa nhà xây trên nền cát (Mt 7, 26-27). Tòa nhà ấy có thể rất đẹp, có mẫu mã bắt mắt, có hoạt động đoàn thể sôi nổi, nhưng không có “thực chất Kitô”. Vì Kitô hữu phải là người biết cầu nguyện, như chính Chúa đã nêu gương và truyền dạy: “Anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn” (Lc 21, 34-36). Đối với người Kitô hữu, tin không chỉ là chấp nhận một hệ tư tưởng, hay một hệ thống luân lý, nhưng trước hết và trên hết, là bước vào mối quan hệ yêu thương với Đấng mình tin. Vì thế, khi ta tuyên xưng các chân lý đức tin, cử hành niềm tin và sống niềm tin, ta phải luôn có một mối quan hệ sống động và cá nhân với Thiên Chúa. Mối quan hệ yêu thương ấy chính là đời sống cầu nguyện mật thiết với Chúa. Tác giả sách Công vụ Tông đồ viết: “Chính ở nơi Thiên Chúa mà chúng ta sống, cử động và hiện hữu” (Cv 17, 28). Đức tin sẽ dẫn ta đến chỗ nhìn nhận Thiên Chúa là sự sống thật và là tất cả của chúng ta. Vì thế, ta phải hít thở Thiên Chúa như hít thở không khí, nghĩa là ta phải cầu nguyện không ngừng (Lc 18, 1). Nhưng ta không thể cầu nguyện liên lỉ, nếu ta không có những giây phút cầu nguyện đặc biệt, mà dư âm ấy được kéo dài trong suốt từng ngày sống của ta, như hơi thở, như nhịp đập của con tim. Do đó, khi cầu nguyện, ta phải đến với Chúa bằng tất cả con người mình: tâm tình, tư tưởng, thái độ, lời nói, cử chỉ, đặc biệt nhất là tấm lòng: nơi sâu kín nhất để gặp gỡ Chúa. Thiếu tấm lòng thì mọi hình thức và phương cách cầu nguyện đều vô ích. Vì cầu nguyện là sự kết hợp thân mật giữa ta với Chúa, là đi vào quan hệ giao ước yêu thương với Chúa Cha, nhờ Chúa Con, bởi Chúa Thánh Thần. Chính nhờ vậy, mà tác dụng diệu kì của cầu nguyện là đưa ta đến sự hiệp thông với Thiên Chúa Ba Ngôi. Như thế, cầu nguyện là một chất liệu không thể thiếu, để giúp ta xây dựng Giáo xứ vững mạnh. Kết luận: Ba chất liệu: Lời Chúa, các Bí tích và cầu nguyện tựa như chiếc kiềng ba chân, giúp cho các giáo xứ có một nền tảng vững chắc, để xây dựng và phát triển cộng đoàn của mình. Ba chất liệu ấy cũng là ba tác vụ của người mục tử: Rao giảng Lời Chúa, mục vụ Bí tích và thánh hóa đời sống cộng đoàn. Thiết tưởng những chia sẻ trên đây cũng là tiếng chuông cảnh tỉnh cộng đoàn giáo xứ, trước khi chúng ta kết thúc “Năm tân phúc âm hóa đời sống các Giáo xứ và các cộng đoàn sống đời thánh hiến”. Đóa Hoa Vô Thường (Trích Tập san Tĩnh Tâm Gp Long Xuyên, tháng 10&11 năm 2015)

Page 20: CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1-2016 Trang 20

Tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi gặp gỡ ngày thứ tư 11-11-2015

hung sống chia sẻ là phẩm chất đặc thù của cuộc sống gia đình, cộng đoàn giáo xứ. Nó là hàn thử biều giúp đo lường các

tương quan, và đuợc thể hiện tràn đầy trong Bí Tích Thánh Thể, khi tín hữu chia sẻ với nhau Mình và Máu Thánh Chúa Kitô, là lương thực dưỡng nuôi tình yêu đích thật và bền lâu.

***

Đây là một phẩm chất đặc thù của cuộc sống gia đình mà người ta học từ ngay những ngày đầu của cuộc sống. Nó là thái độ chia sẻ các thiện ích của cuộc sống, và người ta hạnh phúc vì có thể làm như vậy. Nhưng chia sẻ và biết chia sẻ là một nhân đức qúy báu. Biểu tượng của nó, “hình ảnh” của nó là gia đình tụ họp chung quanh bàn

ăn. Việc chia sẻ bữa ăn, và vượt ngoài thực phẩm – việc chia sẻ tình yêu thương, các câu chuyện, các biến cố… là một kinh nghiệm quan trọng. Khi có một lễ, một ngày sinh nhật, một ngày kỷ niệm, người ta tìm lại nhau chung quanh một bàn ăn. Trong một vài nền văn hóa người ta cũng có thói quen làm điều này trong dịp tang chế, để gần gũi với người đau khổ vì mất thân nhân.

Việc chung sống chia sẻ là một hàn thử biểu chắc chắn giúp đo lường các tương quan: nếu trong gia đình có điều gì đó không ổn, hay một vết thương ẩn kín, thì người ta hiểu ngay tại bàn ăn. Một gia đình mà hầu như không bao giờ ăn chung với nhau, hay tại bàn ăn không nói chuyện với nhau, nhưng nhìn truyền hình hay nhìn điện thoại di động, thì đó là một gia đình “ít có tính

C

Page 21: CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1-2016 Trang 21

cách gia đình”. Khi người ta sử dụng máy vi tính hay điện thoại di động mà không nói chuyện với nhau, thì gia đình ít có tính cách gia đình. Khi con cái gắn chặt với mày vi tính hay điện thoại di động ở bàn ăn, và người ta không lắng nghe nhau, đó không phải là gia đình, đó là một nhà trọ.

Chúng ta tất cả đều hiết rằng Kitô giáo có một ơn gọi đặc biệt chung sống chia sẻ. Chúa Giêsu thích giảng dậy tại bàn ăn, và đôi khi Ngài trình bầy Nước Thiên Chúa như một bữa tiệc. Chúa Giêsu cũng lựa chọn bàn ăn để trao ban cho các môn đệ sứ điệp tinh thần của Ngài - ngài làm điều đó trong bữa ăn chiều - cô đọng trong cử chỉ tưởng niệm cuộc Hiến Tế của Ngài: trao ban Mình và Máu làm Của Ăn và Của Uống cứu độ, dưỡng nuôi tình yêu đích thật và bền lâu.

Trong viễn tượng này, chúng ta có thể hiểu rằng trong Thánh Lễ gia đình ở trong nhà mình, chính vì nó đem tới Thánh Thể kinh nghiệm chung sống chia sẻ và rộng mở cho ơn thánh của việc sống chung chia sẻ đại đồng, của tình yêu của Thiên Chúa đối với thế giới. Khi tham dự bí tích Thánh Thể, gia đình được thanh tẩy khỏi cám dỗ khép kín trong chính mình, được củng cố trong tình yêu, trong lòng trung thành và nới rộng các biên giới của tình huynh đệ theo trái tim của Chúa Kitô.

Trong thời đại ngày nay, bị ghi dấu bởi biết bao nhiêu khép kín và qúa nhiều bức tường ngăn cách, việc chung sống chia sẻ, do gia đình sinh ra và được bí tích Thánh Thể nới rộng, trở thành một cơ may nền tảng. Bí tích Thánh Thể và các

gia đình được Thánh Thể nuôi dưỡng có thể chiến thắng các khép kín đó và xây dựng các cây cầu tiếp đón và bác ái. Phải, Bí tích Thánh Thể của một Giáo Hội tại gia, có khả năng tái trao ban cho cộng đoàn men hoạt động của việc chung sống chia sẻ và sự tiếp đón nhau, là một trường học bao gồm nhân bản không sợ hãi các đối chiếu.

Ký ức về các nhân đức gia đình giúp chúng ta hiểu. Chính chúng ta đã thừa nhận và còn thừa nhận rằng các phép lạ nào có thể xảy ra khi một bà mẹ trông nom chú ý, nuôi nấng và săn sóc con cái của người khác, ngoài con cái của mình. Cho tới ngày hôm qua đây chỉ cần một bà mẹ là đủ trông nom mọi đứa trẻ trong sân! Còn nữa, chúng ta biết rõ một dân tộc có sức mạnh nào, khi các người cha coi con cái như một thiện ích được chia sẻ, họ hạnh phúc và hãnh diện che chở con cái họ.

Ngày nay nhiều môi trường xã hội đặt ra các chướng ngại cho sự chung sống chia sẻ trong gia đình, tới cộng đoàn giáo xứ. Thật thế, ngày nay nó không dễ dàng. Chúng ta phải tìm ra cách thế tái phục hồi nó: nói chuyện với nhau tại bàn ăn, lắng nghe nhau tại bàn ăn. Không thinh lặng, cái thinh lặng ấy không phải là thinh lặng của các nữ đan sĩ, nó là sự thinh lặng của tính ích kỷ: mỗi người có cái của mình hoặc là truyền hình hay máy vi tính… và người ta không nói với nhau nữa. Không đừng thinh lặng. Hãy thu hồi sự chung sống chia sẻ trong gia đình miễn là bằng cách thích ứng nó với thời đại.

Việc chung sống chia sẻ xem ra trở thành một điều mà người ta buôn bán, nhưng như vậy nó trở thành một điều khác. Việc nuôi dưỡng không chỉ luôn luôn là biểu tượng của một sự chia sẻ công bằng các của cải, có khả năng đạt tới những người không có cơm bánh và tình yêu thương. Tại các nước giầu chúng ra bị giản lược vào chỗ tiêu tiền cho việc ăn uống qúa độ, rồi lại sửa chữa việc thái quá ấy. Và dịch vụ vô nghĩa này khiến cho chúng ta không chú ý tới cái đói đích thật của thân xác và của linh hồn.

Page 22: CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1-2016 Trang 22

Khi không có sự chung sống chia sẻ chung, thì có ích kỷ, mỗi người nghĩ tới chính mình. Tệ hơn nữa là việc quảng cáo đã khiến cho nó trở thành một ăn bữa nhỡ buồn chán và một ước muốn ăn bánh ngọt. Trong khi có quá nhiều anh chị em ở bên ngoài bàn ăn. Thật là hơi đáng xấu hổ phải không?

Chúng ta hãy nhìn vào mầu nhiệm Tiệc Bí Tích. Chúa bẻ bánh Mình và đổ Máu Ngài cho tất cả mọi người. Thật thế, không có chia rẽ nào có thể chống lại Hy Lễ hiệp thông này. Chỉ có thái độ giả dối, đồng lõa với sự dữ có thể loại trừ khỏi nó. Mọi xa cách khác không thể chống lại quyền năng không được che chở của bánh được bẻ ra và rượu được đổ ra này, là Bí Tích Thân Mình duy nhất của Chúa. Liên minh sống động của các

gia đình Kitô đi trước, nâng đỡ và bao gồm, trong năng động của tính hiểu khách của nó, các mệt nhọc và niềm vui thường ngày, cộng tác với ơn của Bí Tích Thành Thể, có khả năng tạo dựng sự hiệp thông luôn mới mẻ với sức mạnh bao gồm và cứu rỗi.

Như thế gia đình Kitô sẽ cho thấy chân trời rộng rãi của nó, là chân trời của Giáo Hội, Mẹ của tất cả mọi người, của tất cả những người bị bỏ rơi và loại trừ, trong tất cả mọi dân tộc. Chúng ta hãy cầu nguyện để sự chung sống chia sẻ này của gia đình, của cộng đoàn giáo xứ, có thể lớn lên và chín mùi trong thời gian ơn thánh của Năm Lòng Thương Xót sắp tới.

(ĐTC Phanxicô tiếp kiến 40.000 người, thứ Tư 11.11.2015 – Linh Tiến Khải dịch thuật)

Xin bấm vào Link để xem và nghe nhạc: https://youtu.be/9lUVtgeO-Qs

Page 23: CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1-2016 Trang 23

Page 24: CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1-2016 Trang 24

rong đó Thánh LOUIS là một người chồng: - Làm nghề sửa chữa Đồng hồ nuôi gia

đình. - Đi tu phải về vì không theo kịp môn La tinh. - Gia đình có tất cả 9 người con. - Vợ mất, Gà Trống nuôi 5 cô con gái - Tất cả 5 cô con gái đều trở thành Nữ tu - Thú vui của Ông thích câu cá và đánh Bi da. Trong đó người vợ là Bà Thánh ZÉLIE MARTIN: - Đi tu phải về vì sức khỏe yếu - Lập Gia Đình có 9 người con: 2 trai, 7 gái - Sống và nuôi chồng con bằng nghề Thêu - Có 5 con đi Tu và 2 người làm Thánh - Qua đời vì bệnh ung thư khi ở tuổi 45 Đã từ lâu Giáo Hội Công Giáo luôn quan tâm và không ngừng nêu lên những gương lành mẫu mực giáo dục Gia đình cho mọi tín hữu noi theo, để cho cuộc sống đôi bạn thêm phong phú trên

mọi phương diện, hầu lánh xa những cạm bẫy ngày một lan tràn trên thế giới như: ly dị, ly thân, ngừa thai, phá thai, đồng tính luyến ái làm cho bao gia đình bất hòa tan vỡ. Trong chiều hướng muốn nêu gương sáng cho các gia đình trên thế giới, cách nay 7 năm Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI đã tôn phong Chân phước cho Louis và Zélie Martin vào ngày 19.10.2008 tại Lisieux. Giờ đây hai Ông Bà là đôi vợ chồng được Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên Thánh trong buổi lễ long trọng vào sáng Chúa nhật 18.10.2015 tại quảng trường Thánh Phêrô, và đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử Giáo hội tuyên thánh một lượt cho cả hai vợ chồng. Ông Louis Martin sinh ngày 22.8.1823 tại Thành phố Bordeaux, nước Pháp. Năm 19 tuổi Cậu theo học nghề sửa chữa đồng hồ cho đến năm 22 tuổi, Cậu từ giã Cha mẹ xin đi tu tại nhà Dòng tế bần Thánh Bernard, sau một thời gian vì không theo nổi môn La ngữ, nên đành phải bỏ cuộc về với gia đình, tuy vậy Cậu vẫn tiếp tục cố gắng tự học

T

Page 25: CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1-2016 Trang 25

tiếng La tinh thêm 2 năm nữa với mục đích theo đuổi ơn gọi, nhưng vì Chúa không chọn nên Cậu không tu nữa, mà mở tiệm mua bán đồng hồ tại thị trấn Alencon, thuộc miền Bắc nước Pháp. Vào năm Louis 35 tuổi, mẹ Ông là người thợ làm trong cơ sở Thêu Ren (Dentelle) thấy Cô chủ tiệm tên Zélie là một thiếu nữ đoan trang, đạo đức sinh ngày 23.12,1831 tại Alencon, trước đó cũng đi tu Dòng Chị Em Bác ái Thánh Vinh sơn, nay đã về nhà mở tiệm thêu, Cô ta kém Anh 8 tuổi, Bà Mẹ bèn tìm cách mai mối cho hai người quen nhau, sau thời gian gặp gỡ Họ nên vợ thành chồng, nhưng có lẽ cả hai e thẹn vì đều tu xuất, lại lớn tuổi nên Lễ thành hôn xin được cử hành đơn giản tại Nhà thờ Đức Bà Alencon vào ban đêm 13.7.1858 Có điều đáng nói là hai người lấy nhau trong 10 tháng đầu không ăn nằm với nhau, trong một lần đi xưng tội Bà Zélie tỏ bày sự việc này với Cha ngồi tòa, Ngài đã khuyên bảo cho biết việc sinh hoạt vợ chồng là trách nhiệm của bậc hôn nhân, và về sau Ông Bà đã lần lượt hạ sinh con cái, Ông Bà cũng mong sinh được con trai, sau này dâng mình cho Chúa làm Linh mục thừa sai rao giảng Tin mừng ở các xứ Truyền giáo. Trước sau hai người có với nhau 9 người con gồm 2 trai, 7 gái. Nhưng Chúa đã cất đi sớm cả 2 con trai, rồi thêm 2 cô con gái nữa. Đứng trước sự mất mát này Ông Bà rất đau đớn buồn khổ, nhưng vẫn vững niềm tin phó thác mọi sự trong tay Chúa.

*** Dựa vào 218 lá thư của Bà Zélie viết từ năm 1863 đến năm 1877 để lại, chúng ta đã hình dung

ra cuộc sống thường nhật của Ông Bà thật là đạo đức và thánh thiện, mọi người trong gia đình đều tham dự thánh lễ mỗi ngày vào lúc 5 giờ 30, thường xuyên đọc kinh Truyền tin, Kinh Chiều và nghỉ ngơi, không làm việc xác các ngày Chúa nhật, lễ trọng, luôn thúc dục gia đình ăn chay trong suốt Mùa Chay và Mùa Vọng. Khi đề cập đến những trò vui đùa và giải trí, Bà Zélie cho biết Ông Louis thường thích đi câu cá và chơi bi da với bạn bè, được mọi người quen biết quý mến, ngoài ra Ông còn tham gia Hội Bác ái Thánh Vincent De Paul và là hội viên hoạt động nhiệt thành, luôn hăng hái tích cực trong mọi việc như mời những người nghèo dùng bữa với gia đình, năng đến thăm các cụ già, đem niềm vui cho kẻ cô đơn góa bụa, trẻ thơ mồ côi. Bản thân Zélie lao động cần mẫn trong nghề Thêu Ren, đảm đang chu tất mọi việc nội trợ lớn nhỏ song không bao giờ chểnh mảng nhiệm vụ, ngày nào cũng thức dậy sớm nhất nhà cùng chồng đọc kinh sáng, đưa con cái tham dự Thánh lễ hằng ngày vào lúc 5 giờ 30, sau đó về chuẩn bị bữa điểm tâm sáng cho cả nhà trước khi đi làm. Tối đến, Bà đi ngủ muộn nhất sau khi thu xếp xong mọi việc trong nhà và rất quan tâm đến việc dạy con cái biết cách xưng tội cho nên, cùng thường mang sách Phụng vụ ra đọc, giảng giải cho con hiểu các bài đọc, Phúc âm của các ngày lễ. Thánh Têrêsa nhận xét về mẹ mình và cho biết: “Con cái được quây quần xung quanh một người mẹ tốt lành như vậy làm sao không trở nên tốt lành giống mẹ.” Trong quyển hồi ký –“ Truyện Một Tâm Hồn” – Thánh Têrêsa còn kể lại như sau: “Mẹ khiển trách một cách nhẹ nhàng nhưng không kém nghiêm khắc bất cứ lỗi lầm nào của các con cái, dù là những lỗi lầm nhỏ nhặt nhất. Mẹ dạy dỗ và hướng dẫn các con cầu nguyện. Từ thuở còn thơ, đám con cái chúng tôi đã được mẹ tập làm việc hy sinh bé mọn để dâng lên Chúa, làm đẹp lòng Người”. Đang trong độ tuổi bốn mươi, khi vừa sinh Têrêsa ra đời, Bà Zélie bị đau ngực không có sữa nuôi con, nên phải nhờ người vú nuôi và cho uống sữa bình . Khi biết mình bị bệnh ung thư,

Page 26: CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1-2016 Trang 26

bà dâng mọi sự đau đớn làm lễ hy sinh cầu nguyện cho chồng con và phó thác mọi sự cho Chúa. *** Cuộc sống Gia đình thay đổi, kể từ khi hiền thê Zélie yêu quý lìa đời vào ngày 28.8.1877, Ông Louis gà trống nuôi 5 người con gái, ba cô lớn còn ở tuổi thiếu niên, rồi đến Cêcilia 8 tuổi và cô gái út Têrêsa bấy giờ chỉ mới vừa lên 4 tuổi. Ông bán các cơ xưởng thêu ren và tiệm bán đồng hồ di dời gia đình về thành phố Lisieux ở gần gia đình bên Ngoại các con, để các cháu nhận được sự giúp đỡ nơi dì ruột của mình, ông cũng tạm ngưng việc sửa chữa đồng hồ để có thời giờ chăm sóc con cái, giúp các con giữ đạo tốt lành, tập tành làm việc bác ái, chăm chỉ học hành, cho các con có phương tiện giải trí và đi du lịch đó đây. Trong chuyến đi Rôma năm 1887 Ông đưa hai cô Têrêsa và Cécilia đến thăm đền thờ Thánh Phêrô, nhờ sự khuyến khích của thân phụ, trong khi triều yết Đức Giáo Hoàng, vừa quỳ xuống hôn nhẫn ĐGH, Têrêsa vừa xin cho mình được “chuẩn hạn tuổi” để có thể đi tu dòng Carmêlô đang khi ở tuổi 15, chưa vào tu viện được. Trước lời khẩn cầu tốt lành đó ĐTC đã chấp thuận cho Têrêsa toại nguyện. Phải chăng nhờ lời cầu nguyện và gương sáng của cha mẹ mà “Ngũ long Công chúa” từ cô này tới cô khác lần lượt xin đi tu. Thánh nữ Têrêsa Hài đồng Giêsu (Thérèse Martin) con gái út, tu dòng Carmêlô, Tiến sĩ Hội thánh. Maria Martin: Chị cả, lớn hơn Têrêsa 13 tuổi, tu dòng Carmêlô, sau này làm Quản lý Nhà dòng. Paulina Martin: Chị thứ hai, lớn hơn Têrêsa 11 tuổi rưỡi, tu dòng Carmêlô, sau trở nên Mẹ bề trên. Lêônia Martin: Chị thứ ba, lớn hơn Têrêsa 9 tuổi rưỡi. Tu dòng Thăm viếng. Ngày 2.7.2015 Tòa thánh đã cho mở án phong“ Chân phước” cho Chị. Cêcilia Martin: Chị thứ tư, lớn hơn Têrêsa 4 tuổi, tu dòng Carmêlô sau khi thân phụ qua đời.

Mỗi lần các con gái xin đi tu, Ông đều đồng ý mà còn khuyến khích các con hãy đáp lại lời của Chúa và cố gắng trung thành với ơn gọi, cho dù trong thâm tâm Ông cảm thấy rất đau buồn vì sự chia cách giữa ông và đàn con yêu dấu, một nỗi cô đơn gậm nhấm trong lòng người cha già. Cuộc sống gia đình còn lại của Louis và người con kế út Cêcilia đang bình thường, thì đến năm 1887 Ông bị đột quỵ và chấn thương thần kinh, sau trở chứng thành bất toại, nhưng Ông Cố đã cam đảm chịu đựng nhiều đau đớn vì căn bệnh hành hạ cho đến ngày từ trần 29.7.1894. *** Điểm lại cuộc đời của Hai Ông Bà đã để lại cho chúng ta nhiều điều hữu ích cần phải noi gương, nên từ năm 1974 Giáo hội khởi sự tiến hành lập hồ sơ phong thánh cho hai Ông Bà, tới năm 1989 kết quả hoàn tất, hai vị được công nhận và tôn vinh là “Tôi Tớ Chúa” cùng xưng tụng là ‘Đấng Đáng Kính”. Đến năm 2008 thì tôn phong ‘Chân Phước”. Tiếp tới với phép lạ của hai Thánh Nhân đã chữa lành bệnh xuất huyết não cho em bé tên Carmen, người Tây Ban Nha vào năm 2008 cùng với 18 bằng chứng khác đã đưa Louis và Zélie Martin đủ điều kiện được tôn phong “Hiển Thánh” của Giáo hội hoàn vũ. Ngày nay thật ý nghĩa khi giáo hội chọn Phong Thánh cho Ông Bà vào Chúa Nhật 18.10.2015 trong kỳ họp Thượng hội đồng Giám mục Thế giới bàn về Gia đình lần thứ 14 tại Rôma (từ ngày 4 đến 25.10..2015) đã nói lên tầm quan trọng của đời sống Hôn nhân, ngày nay đang đứng trước những gian nan thử thách, cần phải cậy trông vào ơn Chúa phù trợ, và nguyện xin hai Thánh Louis, Thánh Zélie cầu bầu, cùng với nỗ lực của cả vợ lẫn chồng, chắc chắn chúng ta sẽ xây dựng được những Gia đình đạo đức, ấm no, hạnh phúc. Hoa Thịnh Đốn, Ngày lễ các Thánh Nam Nữ 1.11.2015 Sn VŨ ĐÌNH ĐƯỜNG – ĐỖ MAI PHÚC

Page 27: CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1-2016 Trang 27

húng ta hẳn ai cũng biết gia đình vừa là đơn vị khởi đầu vừa cũng là một đơn vị căn bản nhất để lập thành một xã hội,

nơi nào có nhiều gia đình lỏng lẻo, đổ vỡ, chắc chắn những tổ chức xã hội của nơi đó cũng sẽ lủng củng, mất trật tự và thiếu sự bền vững. Đã có người đặt câu hỏi: Vậy cứ một người Nam và một người Nữ chung đụng với nhau rồi sinh con đẻ cái là thành một gia đình hay sao? Xin thưa: Không biết thời "Tiền sử" thế nào chứ cứ theo sách vở được đọc thì con người là sinh vật có tổ chức, có văn hóa và có lý trí, nên sẽ khác hẳn với sự đến với nhau một cách tự nhiên rồi sinh con đẻ cái như các loại động vật khác. Vì thế mà ngoài con người, các loài động vật khác đến với nhau rồi sinh con đẻ cái không thể gọi là "gia đình" đúng nghĩa và nghiêm túc được. Vì con người là loài sinh vật có tổ chức, có văn hóa và có lý trí nên con người đến với nhau - nói cho rõ ràng hơn - là một người Nam và một người Nữ đến với nhau hợp thành một đôi chồng, vợ được gọi là một cuộc hôn nhân, không phải do ngẫu nhiên mà chính là do có tính toán, lựa chọn và đặc biệt hơn hết là có... "tình yêu". Ngoài ra còn có một thứ để giữ cho cuộc hôn nhân được bền vững như một sự "giao kèo" hoặc "hợp đồng" mà phần đời gọi là "hôn thú". Nếu là

người Công Giáo thì ngoài "hôn thú" còn phải có thêm "phép bí tích hôn phối". Bình thường thì như thế, khiến cho 5, 6 chục năm trở về trước một cuộc hôn nhân được gọi là "hợp pháp" cả phần đời lẫn phần đạo như thế thường là rất bền vững, hiếm khi thấy có sự đổ vỡ nào. Thế nhưng càng về sau này, cuộc sống của con người càng văn minh hơn thì lại càng phức tạp hơn. Sự giao lưu rộng rãi hơn, giao tiếp nhiều hơn, tự do hơn, yêu đương dễ dàng hơn thì gia đình lại càng lỏng lẻo thiếu bền vững hơn. Nam Nữ lấy nhau vẫn có đầy đủ mọi "lễ nghi quân cách" cả phần đời lẫn phần đạo, vậy mà chỉ ít năm sau, mới có vài đứa con thì đã chán nhau như chán cơm nếp nát, sau đó thì đưa nhau ra tòa ly thân, ly dị. Đó là phần đời, còn phần đạo thì... chẳng cần làm gì hết, mạnh ai nấy đi! Những điều trình bầy trên - theo thiển ý - chính là mối ưu tư lớn nhất cho các vị lãnh đạo tinh thần của chúng ta ngày nay. Và cũng chính vì những ưu tư đó mà CT/TTHNGĐ đã được ra đời. Cho tới hôm nay, khi chúng tôi viết bài này thì được biết dù CT/TTHNGĐ được sáng lập từ Mỹ, các vị đầu não của CT này như:

C

Page 28: CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1-2016 Trang 28

Sáng lập CT: Linh Mục Phêrô Chu Quang Minh, SJ Tổng Linh Nguyền: Linh Mục Phanxicô Xaviê Trần Quốc Tuấn. Hai vị Cố Vấn (Vấn Nguyền): Đức Ông Francis Phạm Văn Phương, Đức Ông Giuse Phạm Quốc Tuấn. Cả 4 vị đều đang sống ở Mỹ, nhưng CT/TTHNGĐ không phải chỉ được thành lập và phát triển ỏ Mỹ mà CT/TTHNGĐ đã được đón nhận và phát triển ở trên khắp thế giới: Pháp, Anh, Nhật Bàn, Việt Nam... đều có. Chúng tôi đã được đọc 1 bài viết trên Net nói về CT/TTHNGĐ của nhiều địa phương, thấy được những đoạn như thế này, xin trích ra đây để mọi người cùng đọc. Trích: CHƯƠNG TRÌNH THĂNG TIẾN HÔN NHÂN GIA ĐÌNH LÀ GÌ: Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình là một đoàn thể Công giáo tiến hành, (Marriage Family Enrichment Program) được hình thành để đáp ứng một phần những nhu cầu mục vụ gia đình của giáo hội dành cho các gia đình Công giáo Việt nam. Chương trình không chỉ giúp các đôi hôn nhân biết áp dụng những phương thức ứng xử để cải thiện tốt hơn mối liên hệ vợ chồng mà cũng còn giúp củng cố những quan hệ giữa cha mẹ với con cái và những mối liên hệ khác trong thân tộc. Chương trình lấy kinh thánh làm nền tảng và áp dụng đường lối Linh thao của Thánh Inhaxiô. Ngưng trích. Cũng trong cùng một bài viết, nhưng ở một đoạn khác: Trích:

Đức Thánh Cha Gioan PhaoLô II đã chúc lành cho các gia đình, cho Chương Trình TTHNGĐ, và ký vào huy hiệu của Chương Trình ngày 28 tháng 10 năm 1994, dịp Cha Phêrô Chu-Quang-Minh dự Đại Hội Mục Vụ Thế Giới tại Rôma, với sự giúp đỡ tận tình của Đức Ông Trần-Ngọc-Thụ. (xem hình nơi trang chính) Trong dịp này, Đức Cố Hồng Y F.X Nguyễn-Văn-Thuận đã ưu ái cho thâu hình và thâu thanh khi Ngài ngỏ lời cùng các gia đình trong CT/TTHNGĐ. Ngưng trích. Thật rất quan trọng và vô cùng vinh dự cho CT này vì đã được Đức Thánh Cha chúc lành và ký vào huy hiệu của CT. Nghĩ rộng ra hơn một chút, tất nhiên những địa phương có CT/TTHNGD cũng trở nên quan trọng và được hưởng chung niềm vinh dự đó, vì đã góp phần vào việc giúp các gia đình Công Giáo được bền vững và "sống đạo" tốt hơn. Cũng từ "niềm vinh dự" đó, mà mục đích của bài viết này chính là chúng tôi muốn giới thiệu tới quý bạn đọc CT/TTHNGĐ nơi Giáo Xứ Thánh Giuse, Giáo phận Charlotte, NC là Giáo Xứ chúng tôi đang sống. Được thành lập tháng 7 năm 2005, nhưng ngày mà chúng tôi nhớ nhất không thể quên lại là ngày lễ Thánh Gia 30/12/2007 tại Nhà Thờ Giáo Xứ Thánh Giue. Chúa Nhật ấy không hiểu CT/TTHNGĐ mừng lễ gì mà lại trùng hợp với ngày kỷ niệm 50 năm hôn phối của vợ chồng tôi. Sau lễ, ra trước cửa Nhà Thờ, vô tình tôi và anh Quyết gặp nhau - sau này tôi mới biết anh Quyết, chị Điệp là Chủ Nguyền CT/TTHNGĐ trung ương - Anh Quyết hỏi tôi: Đã ghi tên vào TTHNGĐ chưa? Tôi cười trả lời: Chúng tôi vừa kỷ niệm 50 năm thành hôn xong, còn cần gì TTHN nữa? Tôi thầm hãnh diện mà trả lời như vậy, nhưng sau này mới thấy là mình lầm. TTHN không phải chỉ cần cho những cặp vợ chồng trẻ mà tất cả những cặp đôi ở mọi lứa tuổi tham gia

Page 29: CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1-2016 Trang 29

vào đều rất được hoan nghênh. Lý do: Các vị đã có tuổi, các vị đã sống cuộc sống hôn nhân rất dài, chắc hẳn cũng đã có nhiều lúc phiền muộn chán nản, cũng đã có những lúc cãi cọ, cũng đã có những lúc cơm chẳng lành canh chẳng ngọt... Khỏi sao được vì "bát đũa còn có lúc xô xát nữa là..." Cái quan trọng là bằng cách nào các vị đã vượt qua được những phiền muộn rắc rối ấy? Người trẻ đang cần cái kinh nghiệm sống của các vị, cần những lời khuyên của các vị, cần những lời chia xẻ và an ủi của các vi. Vậy thì các vị hãy đến với họ, sinh hoạt và cùng cầu nguyện với họ. Trở lại với CT/TTHNGĐ nơi Giáo Xứ Thánh Giuse, Giáo Phận Charlotte, NC. CT được thành lập tháng 7 năm 2005, đến nay đã trên 10 năm. Có 5 khóa căn bản, tổng cộng được 110 cặp Song Nguyền vời đủ mọi hạng tuổi, trẻ có, già có. Cứ theo lẽ thường, một tổ chức nhất định phải có những người đứng đầu của tổ chức đó. CT/TTHNGĐ cũng là một tổ chức, nơi Trung ương là đầu não của tổ chức chúng ta đã biết được: Vị Linh mục sáng lập CT, vị Linh mục tổng linh nguyền, 2 Đức ông cố vấn và anh chị Chủ nguyền. Vậy CT/TTHNGĐ nơi Giáo Xứ Thánh Giuse cũng là 1 tổ chức địa phương nên cũng có các "Chủ nguyền" địa phương: - Từ năm 2005 đến 2009 là AC Phêrô Nguyễn Văn Liêm và Maria Nguyễn Uyên Ly.

CT/TTHNGĐ GX THÁNH GIUSE - Từ năm 2009 đền 2011 là AC Antôn Ngô Sơn Linh và Maria Elizabeth Ngô Trương Nhẫn. - Từ năm 2012 đến nay là AC Phaolô Chu Minh Khang và Cecilia Đinh Thị Thiên Thanh. Sinh hoạt thường xuyên của CT gồm có họp Liên gia và họp Song nguyền. Ngoài ra còn đi làm Trợ nguyền cho các Giáo xứ bạn đôi ba lần trong một năm. Họp Liên Gia là họp tại nhà của các Song nguyền, cứ 2 tháng họp một lần, kỳ này họp ở nhà này thì kỳ sau chuyển sang nhà khác, các cặp Song nguyền đến được bao nhiêu thì họp bấy nhiêu. Tinh thần buổi họp không thay đổi: Cũng đọc Kinh Thánh, kiểm điểm, cũng nói lên những khúc mắc, những trở ngại của từng cặp Song nguyền trong thời gian qua để cùng nhau chia sẻ, an ủi, giúp đỡ hoặc góp ý tìm cách giải quyết. Sau đó là cầu nguyện, xin Thiên Chúa soi sáng, giúp đỡ. Họp Song nguyền cũng 2 tháng 1 lần nhưng họp ở Nhà Thờ và nguyên tắc là họp toàn thể Song nguyền của CT. Tuy vậy hiếm khi các cặp Song nguyền đến được đầy đủ. Lý do có nhiều cặp cũng bận rộn với những công tác khác của Giáo Xứ. HỌP LIÊN GIA Nói đền việc các cặp Song nguyền có tham gia vào trong tất cả mọi sinh hoạt của Giáo xứ, là bởi vì ngoài CT/TTHNGĐ họ cũng đều là giáo dân của Giáo xứ như những giáo dân khác. Vì thế mà mọi hội, đoàn như: Ca Đoàn, Ban Giáo Dục, Hội Các Bà mẹ Công Giáo, Đoàn Liên Minh Thánh Tâm... Hoặc các ban như: Ban Phụng Vụ Lời Chúa, Thừa Tác Viên thánh Thể, Tiếp Tân, Trật tự... Hoặc phụ giúp, nấu nướng trong nhà bếp. Hoặc bán thức ăn, rau trái nơi Hội trường... Tóm

Page 30: CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1-2016 Trang 30

lại nơi nào cũng có mặt Song Nguyền của CT/TTHNGĐ thuộc Giáo Xứ Thánh Giuse. Chưa hết, vào những ngày lễ nghi, rảnh rỗi CT/TTHNGĐ còn tổ chức Picnic nơi khu đất trống bên cạnh nhà xứ (nhà Cha). Người lớn, trẻ em lại có cả Cha Xứ tham dự. Có đá banh, có ăn uống, có ca hát, có kể chuyện vui, vui thật là vui, có khi còn vui hơn... Tết. Để kết thúc bài viết, chúng tôi lại xin Trích những đoạn viết đã đọc được ở trên NET để mọi người cùng đọc và cùng suy nghĩ: Trích: Trong Công giáo Rôma, hôn nhân được gọi là Bí tích Hôn phối, đây là sự tác hợp vợ chồng giữa một người nam và một người nữ thông qua giáo quyền. Về bản chất, sự tác hợp này là duy nhất và vĩnh viễn trong suốt cuộc đời người nam và người nữ. Giáo luật Công giáo quy định cụ thể về Bí tích Hôn phối từ điều 1055 đến điều 1065]. Vấn đề sinh sản và giáo dưỡng con cái cũng được coi là một yếu tố quan trọng kèm theo trong một cuộc hôn nhân Công giáo. Ngưng trích

Lại một lần nữa xin trở về với CT/TTHNGĐ nơi Giáo Xứ Thánh Giuse: Thành lập năm 2005 đến nay 2015 là 10 năm, có 5 khóa căn bản tổng cộng được 110 cặp Song nguyền. Vậy xin được đặt câu hỏi: Thăng tiến như thế nào, những khía cạnh nào của "HÔN NHÂN" cần được thăng tiến? Lại xin trích một đoạn đã đọc được trên NET để mọi người cùng đọc, coi như câu hỏi trên đã được trả lời. Trích: Thăng Tiến Cảm Thông Vợ Chồng: Tạo bầu khí Tin Cậy Cởi Mở để vợ chồng dễ ngọt ngào, lắng nghe, tôn trọng và cảm thông nhau. Ai cũng biết thông cảm vợ chồng là cần thiết, nhưng khó khăn là làm thế nào? Thực hành điều gì để vợ chồng dễ thông cảm. Nhờ thông cảm mà vợ chồng thương yêu gần gũi nhau nhiều hơn, gia đình đầm ấm hơn. Ngày cao điểm của Khóa là ngày nhắm đến Mục Đích cảm thông vợ chồng, liên hệ tới người thứ hai tức là với bạn đời, nên được gọi là ngày “HAI MÌNH”, sẽ đưa ra nhiều điểm để làm, để học tập hơn là học hỏi. Nhờ VIỆC LÀM và NHẤT LÀ NHỜ ƠN THÁNH CHÚA, nhiều người sẽ có trái tim mới, tinh thần mới, trái tim thịt mềm thay thế trái tim chai đá (cf. Ezekiel 36:26). Ngưng trích Cầu chúc cho CT/TTHNGĐ nơi Giáo Xứ Thánh Giuse của chúng ta càng ngày càng phát triển, càng có đông những cặp Song nguyền gương mẫu, gương mẫu cả trong gia đình ra đến ngoài xã hội, giúp Giáo Xứ Thánh Giuse của chúng ta đã tốt đẹp, ngày càng tớt đẹp hơn và làm sáng danh Thiên Chúa hơn. Hưng Yên *Thành thật cảm ơn ông Bùi Văn Bằng, Ban Truyền Thông CT/TTHNGĐ, người đã cung cấp tài liệu và những tấm hình chụp, giúp chúng tôi sớm hoàn tất bài viết này. HY.

Page 31: CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1-2016 Trang 31

áo điện tử VTSN số 6, phát hành dịp Lễ Giáng Sinh và đầu Năm Mới Dương Lịch 2016, với chủ đề "Gia Đình Song

Nguyền trong Cộng Đoàn Giáo Xứ", khai mở "Mùa Xuân Mới" của Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình (CT/TTHNGĐ): Giai đoạn Chương Trình khởi sự phát động Chiến dịch "Miền Đất Mới". Dịp này, chúng con/tôi mạo muội chia sẻ với quý Đức Ông, quý Cha, quý Phó tế, quý Tu Sĩ, quý anh chị Song Nguyền và Thân hữu khắp nơi, vài tâm tình mà bản thân con từ lâu hằng ấp ủ, thao thức:

Có lẽ không cần nói gì thêm ai cũng rõ, Hôn nhân và Gia đình là một trong những mối bận tâm hàng đầu của Giáo Hội. Riêng với người Việt Nam chúng ta, nhìn lại bốn mươi năm qua từ sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975. Do hoàn

cảnh đất nước, người Việt trong cũng như ngoài nước đã và đang hứng chịu nhiều sóng gió, khiến cuộc sống và tâm lý gia đình bị đảo lộn. Thêm vào đó, ảnh hưởng xu hướng chạy theo vật chất và chủ nghĩa cá nhân hưởng thụ. Một số không ít trong đó, lại không đuợc may mẳn trang bị những điều căn bản và cần thiết trước khi bước vào cuộc sống chung trong hôn nhân. Tất cả những yếu tố và hoàn cảnh ấy, và còn nhiều nhiều nữa, đã tác hại trực tiếp trên cuộc sống Hôn nhân và Gia đình; nhiều cặp vợ chông cố gắng cùng nhau vượt qua khó khăn thử thách để vươn lên, nhưng cũng không thiếu bị đổ vỡ, tạo nên tình trạng chung như ta thấy.

Vào thời điểm đó, một số tổ chức và đoàn

thể quan tâm đến Hôn nhân và Gia đình trong cũng như ngoài nước đã ra đời. Một trong những đoàn thể đó, suốt gần ba thập niên qua luôn thao thức và kiên tâm phục vụ các gia đình, dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn, đó là Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình, do Linh mục Phêrô Chu Quang Minh, Dòng Tên sáng lập tháng 6 năm 1987. CT/TTHNGĐ hiện đang phục vụ các gia đình tại rất nhiều Công đoàn Giáo xứ tại Hoa Kỳ, Canada, nhiều nước tại Âu châu, Úc

B

Đặc Sủng

Cảm nghiệm

Page 32: CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1-2016 Trang 32

châu, Nhật Bản và Quê nhà. Nếu bao gồm cả các khoá đã lên chương trình làm việc trong năm 2016, thì đã có trên 700 Khoá Căn bản và nhiều loại Khoá cao cấp khác đuợc thực hiện, với trên 40 ngàn người tham dự!!!

Ngay từ những ngày đầu, CT/TTHNGĐ

đã ý thức rất rõ vị trí của mình, và vai trò trọng yếu của các Cộng đoàn Giáo xứ trong công tác này, nơi mà các cặp vợ chồng và gia đình của họ đang cư ngụ và sinh sống.

Thật vậy, tại các Cộng đoàn Giáo xứ đã được quý Cha xứ/ Cha Quản nhiệm quan tâm và cho phép mở các Khoá TTHNGĐ hàng năm, tại địa sở của các ngài. Dịp Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, Giám mục GP Đà Nẵng, Chủ tịch Uỷ ban Mục vụ Gia đình trực thuộc HĐGM/VN, tham dự Đại Hội Gia Đình Thế Giới tại Philadelphia tháng 9 vừa qua, sau đó đi thăm nhiều gia đinh và một số Cộng đoàn Giáo xứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, đã đưa ra nhận xét: "Cộng đoàn Giáo xứ nào có sự hiện diện của CT/TTHNGĐ thì nơi đó rất sinh động, vì các gia đình gắn bó mật thiết với nhau qua các buổi họp Liên Gia, họp Song Nguyền, chia sẻ và thực hành Lời Chúa, rồi tích cực góp phần vào các công việc chung của giáo xứ".

Chính quý Cha Xứ/ Cha Linh Nguyền tại nhiều địa phương cũng có nhận xét tương tự: Sau khi tham dự Khoá TTHNGĐ, các anh chị được ơn chữa lành, sống hạnh phúc, rồi tích cực hơn trong việc đóng góp thời giờ, tài năng, tiền của, và tham gia các sinh hoạt chung trong Cộng đoàn Giáo xứ.

Bên cạnh đó, rất nhiều nhân chứng sau khi đã "mắt thấy tai nghe" những ích lợi của

Khoá TTHNGĐ, đều đưa ra nhận xét chung giống nhau: Các Khoá không những đã giúp nhiều cặp vợ chồng tránh được đổ vỡ oan uổng, mà con cái của họ nhờ đó cũng thoát khỏi cảnh mồ côi cha hoặc mẹ. Nếu không, các cháu dễ có nguy cơ lao vào những cạm bẫy và tệ nạn xã hội. Tội nghiệp cho chúng! Khóa còn góp phần với Cộng đoàn Giáo xứ có thêm những gia đình tốt lành, đạo đức; những tông đồ nhiệt thành, sốt

mến xây dựng và phát triển chung.

Khoá TTHNGĐ khi được tổ chức trong

phạm vi Giáo xứ (lý tưởng là hằng năm), mỗi khoá quy tụ khoảng trên/ dưới 25 cặp vợ chồng. (Ít hơn thì hơi uổng, mà nhiều quá sẽ bị giảm ích lợi). Thực tế cho thấy, phần đông các cặp vợ chồng ít/ nhiều đều có khó khăn mặt này, mặt khác, phát sinh do cuộc sống chung. Nếu không khéo léo ứng xử, hoặc giải quyết kịp thời, những va chạm ấy bị thúc đẩy bởi lòng tự ái, rất dễ trở nên căng thẳng và có nguy cơ đưa đến đổ vỡ khó lường! Người trẻ hôm nay có vấn đề của người trẻ! Người cao tuổi có vấn đề của người già! Người bình dân, kẻ trí thức- mỗi giới đều có vấn đề và khó khăn riêng cuả họ. Nếu không đổ vỡ, cuộc sống chung ấy sẽ làm cho bầu khí gia đình thêm khó thở, ngột ngạt. Con cái bị "ô nhiễm".... Bầu khí giáo xứ vì vậy cũng bị ảnh hưởng không ít!!!

Khoá TTHNGĐ giúp các cặp tham dự khiêm nhường nhìn lại chính mình. Nhận biết đâu là căn nguyên đưa gia đình mình đến tình trạng hiện tại? Rồi thành tâm khiêm nhường Biết lỗi, Nhận lỗi, Xin lỗi, Sửa lỗi và Tha lỗi để làm lại từ đầu. Kinh nghiệm qua các Khoá cho thấy,

Page 33: CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1-2016 Trang 33

Ơn Chúa đã làm nhiều "Sự Lạ" không ngờ nơi tâm hồn các tham dự viên: tình yêu vợ chồng nguội lạnh được hâm nóng lại, và các cặp tốt lành thì nay hạnh phúc hơn. Bản thân người viết lấy trường hợp cuả chính mình để minh chứng sự thật đó.

Sau Khoá, các cặp được gọi là "Song Nguyền", sẽ gắn kết tình thân chặt chẽ với nhau trong cùng một "Liên Gia". Liên Gia nối tiếp tinh thần và phương pháp của Khoá, và kéo dài bao lâu có thể đến hết cuộc đời của họ.

Liên Gia là sinh hoạt nền tảng và quan trọng nhất của CT/TTHNGĐ tại mỗi Cộng đoàn Giáo xứ. Đây là sinh hoạt định kỳ và thường xuyên, mỗi hoặc hai tháng/ lần, được tổ chức luân phiên tại tư gia các thành viên. Liên Gia ví như chiếc "giàn", như giàn bầu, giàn mướp... Chiếc giàn nâng đỡ thân bầu, thân muớp thế nào để dễ dàng phát triển và sinh hoa trái, thì Liên Gia cũng nâng đỡ đời sống các Song Nguyền để thăng tiến và làm ích lợi hơn cho gia đình và cho

giáo xứ như vậy. Nội dung mọi buổi họp Liên Gia đều đặt

trên nền tảng Lời Chuá để "xả cõi lòng", nghiã là thành tâm nói lên những yếu đuối mà mình đang chiến đấu, để thay đổi đời sống, vì nhờ có BẦU KHÍ TIN CẬY CỞI MỞ và THUƠNG YÊU GẦN GUĨ chân thật, giữa các thành viên trong Liên Gia. Tình yêu thuơng gần guĩ và chân thật ấy sẽ mỗi ngày thêm triển nở và sâu đậm hơn nơi mỗi thành viên, cũng như trên mỗi cặp vợ chồng như một "nếp sống mới" rất tự nhiên. Tự nhiên như nước thì phải chẩy; gió thì phải bay......

Ở đây chưa nói gì tới các công tác mà

Liên Gia và cả Chương Trình tại điạ phuơng sẽ phục vụ giáo xứ, như tham gia Ca đoàn, Thừa

Tác Viên Lời Chúa, Trật tự, Vệ sinh, Phục vụ các bữa ăn hàng tuần gây ngân quỹ cho Giáo xứ v.v... với tất cả nhiệt tâm "Hồn Tông Đồ". Nguyên việc các GIA ĐÌNH SONG NGUYỀN sống YÊU THƯƠNG GẦN GŨI, quấn quít bên nhau "giữa lòng" Giáo xứ là Đoàn Sủng, là "ID" cuả Chuơng Trình, là các GIA ĐÌNH SONG NGUYỀN đã sống chính cái CỐT LÕI cuả TIN MỪNG rồi!!!

Bản thân nguời viết may mắn đuợc sinh

hoạt và gần guĩ anh chị em Song Nguyền trong các Liên Gia từ nhiều năm qua, tại những nơi khác nhau. Chúng tôi không sao diễn tả hết nỗi vui mừng, khi chứng kiến những trường hợp trước khi đi Khoá, có anh em vướng vào những đam mê này nọ rất khó chừa. Nhưng sau Khóa, nhờ đời sống Liên Gia, anh chị em nâng đỡ, giữ gìn nhau không để "ngựa quen đuờng cũ", mà phải "qua cầu sập ván!", để thay vào đó bằng nếp sống mới, nếp sống với những việc làm và sinh hoạt tốt lành trong Liên Gia và Giáo xứ!!

Có những cặp vợ chồng truớc đó khô khan, ít khi đi lễ Chuá Nhật, nói chi đến công tác giáo xứ. Nay nhờ Liên Gia, trở nên sốt sáng, đọc kinh, đi lễ Nhà Thờ. Vợ chồng, con cái cùng chung tay tích cực công việc giáo xứ như việc trong nhà!!

Có những cặp truớc đây mải mê làm ăn buôn bán. Tiền bạc dư thừa. Nhưng chính những đồng tiền do công lao làm lụng vất vả ấy, lại khiến vợ chồng quay ra cấu xé lẫn nhau. Nhờ Liên Gia, nay chỉ biết lo tìm kiếm ơn phúc Nước Trời!!! Có những... Có những...

... và còn vô số những... trường hợp đã làm Thiên Đàng rất đỗi vui mừng!!!

Lạy Chúa, chúng con không thể nói gì khác hơn ngoài lời Tạ Ơn Thiên Chúa. Tạ Ơn Thiên Chúa với tất cả cõi lòng, đã dùng CT/TTHNGĐ là phuơng thế hữu hiệu trong gần ba mươi năm qua để nâng đỡ các gia đình, và còn nữa trong tương lai lâu dài.

Page 34: CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1-2016 Trang 34

Những "Sự Lạ" ấy, cùng với "Nếp Sống Mới" YÊU THƯƠNG GẦN GŨI đang diễn ra hàng ngày khắp nơi, trong các gia đình Song nguyền, cách rất tự nhiên trong sinh hoạt đời thường cũng như trong Giáo xứ, là kết quả cuả Ơn Chúa qua Khoá, và đuợc tiếp tục nuôi duỡng và triển nở trong đời sống Liên Gia, có khác gì những NẮM MEN đang vùi trong THÚNG BỘT. Ngày này qua ngày nọ, năm này qua năm khác, sẽ có ngày làm "CẢ THÚNG BỘT" dậy men!!! "Lời Tâm huyết" thay cho Kết: Kính thưa quý Đức Ông, quý Cha, quý Phó tế, quý Tu Sĩ, quý anh chị Song Nguyền và Thân hữu. Vấn đề Hôn Nhân và Gia Đình hiện nay quả thật là khó khăn! Dù nhìn vấn đề dưới nhãn quan nào hầu tìm ra giải pháp. Bản thân con thiết nghĩ, trên hết, cần nhìn trong ÁNH MẮT NHÂN TỪ của LÒNG THIÊN CHÚA XÓT THƯƠNG, đặc biệt trong NĂM THÁNH này. Không một ai trong những người không may lâm cảnh đổ vỡ đau thương ấy, muốn điều đó xẩy đến cho đời mình! Nhưng có lẽ một phần, chính họ không được ai cho biết để SUY NGHĨ và NHẬN RA những gì KHÁC HƠN điều mà họ ĐANG NGHĨ và HÀNH XỬ!! Thứ đến, hoàn cảnh và não trạng lệch lạc của xã hội đã "chụp lên đời họ". Tuy nhiên, truớc thực trạng này, chúng con nghĩ VẪN CÓ THỂ LÀM THAY ĐỔI ĐƯỢC, nếu

tất cả ĐỒNG TÂM HIỆP LỰC. Sau gần ba thập niên kiên tâm phục vụ các gia đình, chúng con nhận thấy khó có giải pháp nào khác và hữu hiệu hơn giải pháp "CỘNG ĐOÀN GIÁO XỨ". Thực vậy, Cộng đoàn Giáo xứ hiện đang nắm giữ chìa khoá trong tay! Với hiện tình, con có thể lấy hình ảnh rất đơn sơ quen thuộc như, ta đã sẵn có "gạo", có "nước", có "nồi điện". Chỉ cần "bấm nút".... Chúa sẽ cho thành "cơm"!!!. Thiên Chúa đã tạo sẵn những điều thuận lợi rồi!! Vấn đề còn lại là... LÀM. Lạy Thánh Gia, Giêsu - Maria - Giuse. Con mến yêu. Các Gia Đình Song Nguyền đang hiện diện rải rác tại nhiều phần đất trên thế giới ngay lúc này, như những đốm lửa đã sẵn sàng... Xin LÒNG CHÚA XÓT THƯƠNG hãy làm bừng sáng lên!!! Với Ơn Chúa và quyết tâm phục vụ các Gia Đình, MỌI SỰ ĐỀU CÓ THỂ. Amen. SN Phạm Văn Quyết & Điệp

Page 35: CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1-2016 Trang 35

VTSN – Lời Chúa là kim chỉ nam hướng dẫn đời sống hằng ngày. Một công tác phục vụ cộng đoàn giáo xứ của các Song Nguyền là việc đọc Sách Thánh trong lễ nghi phụng vụ cũng như tại các buổi hội họp chung, như họp Liên Gia, họp Song Nguyền. Hân hạnh giới thiệu bài viết “Người Đọc Sách Thánh Trong Thánh Lễ” nhằm giúp công bố Lời Chúa “một cách thông minh, truyền cảm và thẩm mỹ”, do Cha Giuse Phạm Đình Ái, dòng Thánh Thể, biên soạn.

*** Người đọc Sách Thánh hay còn được gọi là đọc viên Sách Thánh là người thi hành tác vụ công bố Lời Chúa (qua các Bài đọc) trong Thánh lễ. Đây là một ơn gọi được Thiên Chúa kêu mời dành cho những người có tố chất và khả năng nói - đọc trước công chúng để họ trở thành tác viên phụng vụ trong chức năng công bố Lời Chúa. Họ có sứ mạng làm cho Thiên chúa hiện diện đối với cộng đoàn trong phần Phụng vụ Lời Chúa. Họ có thể là người lãnh tác vụ đọc sách hoặc là người đã được chọn lựa, huấn luyện và chỉ định làm độc viên Sách Thánh. Họ thuộc về một đội hay một nhóm những người chuyên đọc Sách Thánh của cộng đoàn hay giáo xứ, chứ không phải bị chỉ định đột xuất.[1] 1) Những đòi hỏi và chuẩn bị công bố Lời Chúa Vì là người công bố và chuyển đạt Lời Chúa cho cộng đồng tín hữu, cho nên ngoài thái độ cung

kính và cách ăn vận, phục sức đứng đắn chỉnh tề, độc viên còn phải thấu hiểu Bài đọc và có khả năng truyền thông Lời Chúa.[2]

Để có thể hoàn thành chức năng của mình một cách hoàn hảo và thích hợp, độc viên cần: Rèn luyện kỹ năng đọc trước công chúng. Siêng năng suy niệm Lời Chúa. Chuẩn bị trước để thấu hiểu và cảm nhận được Bài đọc. Ý thức và hiểu biết về tác vụ đảm nhận và tầm quan trọng của tác vụ này. Nỗ lực tận dụng mọi phương thế để ngày càng gia tăng sự hiểu biết và lòng mến yêu Sách Thánh.[3] Dựa theo tiêu chuẩn là nên công bố Sách Thánh “một cách thông minh, truyền cảm và thẩm mỹ”, sau đây là những đòi hỏi cụ thể liên quan đến việc đọc Sách Thánh:[4] Giọng nói phù hợp với từng loại bản văn. Phát âm chính xác và rõ ràng. Công bố một cách thông minh như đọc theo nhóm từ, tốc độ vừa phải, dừng đúng chỗ… Lên giọng và xuống giọng cũng như thay đổi nhịp độ tùy chỗ nhằm làm rõ hơn ý nghĩa của bản văn, ví dụ như phân biệt giữa câu hỏi và lời khuyên răn, lời khiển trách, giữa tiếng kêu la xin xót thương và lời ban tặng…; phân biệt giữa các thể loại văn chương của Bài đọc như câu truyện, thư tín hay thi ca.

Page 36: CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1-2016 Trang 36

Biết nghệ thuật nói với thính giả chứ không phải nói đến họ, biết tiếp xúc bằng mắt với thính giả ở những chỗ cần thiết, nhất là khi bắt đầu (Lời Chúa trong sách...) và lúc kết thúc Bài đọc (Đó là Lời Chúa). Thính giả có thể dễ dàng nghe được. Trước khi công bố, cố gắng để hiểu rõ bản văn. Thực tập trước đó vài lần. Công bố với sự xác tín và cảm nhận để Lời Chúa đến được trái tim của người nghe. Nếu có thể, luyện khả năng ca hát. Thực tập việc sử dụng hệ thống khuếch đại âm thanh. Xem xét lại sau mỗi lần công bố một cách có phê phán và với tinh thần cầu tiến. Nhiệm vụ của người đọc sách là công bố ý nghĩa của sứ điệp thánh theo khả năng tốt nhất của mình. Phải tránh lôi kéo người ta hướng về mình hoặc bởi quần áo hoặc bởi cách thức thi hành của mình như mọi hình thức diễn kịch: diễn xuất ra khuôn mặt, ra cử điệu, hay thay đổi giọng theo từng nhân vật khác nhau… Việc chuẩn bị kỹ càng của độc viên trước khi công bố sẽ làm cho Lời Chúa trở nên hấp dẫn và ý nghĩa hơn cho cộng đoàn phụng vụ và giúp họ thu được nhiều lợi ích từ đó. Độc viên không những cần chuẩn bị công bố mà còn phải chuẩn bị về mặt thiêng liêng: [5] Bắt đầu bằng việc cầu nguyện với Chúa Thánh Thần để xin được trở thành khí cụ khiêm tốn trong bàn tay của Chúa và cảm nghiệm sự hiện diện của Chúa. Đọc bản văn Sách Thánh lớn tiếng, chậm rãi. Đọc bản văn nhiều lần, nghiên cứu bản văn với sự trợ giúp của các chú giải Kinh Thánh. Đọc những đoạn liền trước và liền sau bản văn sẽ công bố để hiểu rõ hơn bối cảnh lịch sử và mục đích của tác giả. Cầu nguyện với bản văn Sách Thánh trong những ngày trước khi công bố để xin Chúa nói với bản thân qua bản văn.

2) Cách thế thi hành nhiệm vụ

Di chuyển đến giảng đài một cách không vội vã chỉ sau khi vị chủ tế kết thúc lời tổng nguyện hoặc ít là khi ngài bắt đầu đọc câu kết “Chúng con cầu xin…” Khi đến giảng đài, đứng thẳng người và giữ đầu cho ngay, chỉnh micro phù hợp với tầm thước của mình (để không kiễng chân lên hay cúi mặt xuống quá khi đọc), dừng và chờ cho toàn thể cộng đoàn ngồi xuống, nhìn vào cộng đoàn và chờ thêm vài giây nữa để lôi kéo sự chú ý của họ về phía giảng đài rồi mới bắt đầu công bố. Hai bàn tay cầm sách như muốn ôm lấy cuốn sách, hoặc có thể để sách trên giảng đài. Không bao giờ được bắt đầu bằng câu “Bài đọc I” hay “Bài đọc II”, cũng không đọc những câu được trích từ bản văn hay tóm tắt bản văn sắp công bố.[6] Sau khi đọc câu “Lời Chúa trong sách…” thì dừng laị vài giây rồi mới đọc chính bản văn Sách Thánh. Kết thúc Bài đọc, dừng lại vài giây rồi mới cất tiếng nói “Đó là Lời Chúa”. Đợi cho cộng đoàn đáp lại “Tạ ơn Chúa” xong thì mới di chuyển về lại chỗ ngồi. Một người khác có thể thay thế đọc hay hát “Đó là Lời Chúa”. Người đọc Bài đọc I có thể đọc hay hát Thánh vịnh Đáp ca luôn. Thế nhưng, trừ khi thiếu nhân sự trầm trọng, hãy dành việc hát hay đọc Thánh vịnh Đáp ca cho một người khác thì tốt hơn. Người đọc Bài đọc I có thể đọc Bài đọc II chứ không đọc hay hát Thánh vịnh Đáp ca. Tốt hơn nữa, dành Bài đọc II cho một người thứ III công bố.[7] Đến và rời giảng đài, độc viên nên cúi chào bàn thờ. Cách nói rõ ràng, dễ nghe và thông minh là phương thế đầu tiên để truyền thông Lời Chúa đến cho cộng đoàn. Nếu có hát Lời Chúa, phải tôn trọng vần điệu và sự tinh túy của ngôn ngữ cũng như nêu bật

Page 37: CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1-2016 Trang 37

ý nghĩa của Lời Chúa chứ không làm cộng đoàn khó nghe khó hiểu Lời.[8]

3) Chỗ ngồi

Tại số 101, Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma có nói đến trường hợp vắng thầy đọc sách thì giáo dân khác có thể được ủy nhiệm để công bố Bài đọc Lời Chúa. Tuy nhiên, phải chú ý rằng chức năng thay thế ở đây chỉ quy chiếu đến việc công bố Bài đọc chứ không phải các chức năng khác. Các chức năng khác của thầy đọc sách hay thầy giúp lễ khi tham gia vào cử hành phụng vụ khiến cho họ nên ngồi trong cung thánh. Còn một giáo dân, nếu chỉ có nhiệm vụ lên đọc Sách Thánh thì nên ngồi ở hàng ghế bên ngoài cung thánh, càng gần cung thánh bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, và đi lên giảng đài đọc Sách Thánh từ đó.[9] Nhưng giả sử họ được sắp xếp ngồi trong cung thánh cũng chẳng sao bằng cách đi theo đoàn rước nhập lễ cùng với chủ tế và các tác viên phụng vụ khác rồi ngồi trong cung thánh luôn cho tới khi hoàn thành chức năng công bố Lời Chúa. Họ không nên ngồi nơi quá xa hoặc bị che khuất hầu có thể dễ dàng quan sát các cử hành diễn ra trên cung thánh và di chuyển mau chóng đến giảng đài để thi hành nhiệm vụ.[10]

4) Y phục Y phục cho thừa tác viên đọc Sách Thánh có thể là áo alba (trắng dài), thường phục xứng đáng hay tu phục của các dòng tu (nếu là tu sĩ) nhằm mục đích vừa diễn tả chức vụ của thừa tác viên vừa diễn tả lòng tôn kính và trang trọng của nghi lễ thánh.[11]

--- 1. Xc. Lucien Deiss, It’s the Lord’ Supper: The

Eucharist of Christians (Collins Liturgical, 1986), 126-127.

2. Xc. "Giáo dân với các thừa tác vụ" trong Hợp

Tuyển Thần Học số 34, Năm thứ XII (2002).

3. Xc. Elliott, Ceremonies of the Modern Roman Rite (San Francisco: Ignatius Press, 2004), 176.

4. Xc. Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma

(=QCSL), số 38; Vinh sơn Nguyễn Thế Thủ, Huấn luyện Thừa tác viên công bố Lời Chúa (TP.HCM: ĐCV thánh Giuse, 2006), 74; Rev. Fr. S. Joseph Lionel, Speak O Lord (Bangalore: Asian Trading Corporation, 2006), 67-70. .

5. Xc. James A. Wallace, The Ministry of

Lector (Minnesota: Liturgical Press, 2004), 27; Rev. Fr. S. Joseph Lionel, Speak O Lord (Bangalore: Asian Trading Corporation, 2006), 61-64.

6. Notitiae 14 (1978) 303, no. 5. 7. Xc. QCSL 109; Dẫn nhập Sách Bài đọc trong

Thánh lễ (= BĐ), số 52; J. Leben, Để Sống Phụng vụ (Edition du Cerf, 1986), 96.

8. BĐ 14. 9. Trước đây, phần Dẫn nhập Sách lễ Romna

năm 1969 không cho phép người nữ vào cung thánh cho nên phụ nữ không thể đọc Sách Thánh từ giảng đài (số 66). Nhưng đến năm 1970 thì Huấn thị đã thay đổi khi để cho Hội đồng Giám mục tùy nghi quyết định vấn đề này. Sách lễ ấn bản lần thứ II (năm 1975) và ấn bản lần III (2002) không còn phân biệt nam nữ trong tác vụ đọc các Bài đọc Sách Thánh nữa.

10. Xc. QCSL 310. 11. Xc. QCSL 336; 335; Sách Lễ nghi Giám

mục, số 65. Tác giả: Lm. Giuse Phạm Đình Ái,sss Nguồn: giaolyductin.net

Page 38: CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1-2016 Trang 38

ai lúa siêu mỏng” là cụm từ linh mục Phanxicô Xaviê

Đinh Trọng Tự hóm hỉnh tự giới thiệu về mình. Tròn 20 năm gắn bó với giáo xứ Rạch Súc (Bình Nhật B, Long Hòa, TP Cần Thơ), vị mục tử này vẫn ở trong căn nhà xứ cũ kỹ được dựng bằng tôn, thiếu thốn nhiều tiện nghi. Chính ngài lại không ngừng vun đắp, giúp đỡ người nghèo để bộ mặt nông thôn ngày thêm tươi mới. VÒNG TAY SONG NGUYỀN hân hạnh giới thiệu bài ghi nhận của Thiên Lý từ Giáo phận Cần Thơ.

*** Yêu thương bằng hành động Cha Tự là một người lạc quan, vui vẻ. Trong cuộc chuyện trò với ngài, hầu như không lúc nào vắng đi tiếng cười, ngay cả khi nhắc về những gian lao, khổ cực. Mồ côi cha mẹ từ lúc mới lên một, cậu bé Tự được anh chị cưu mang và chắp cánh cho ước mơ trở thành

linh mục. Vì là con nhà nghèo, nên ấu thơ của cậu là cả chuỗi ngày cơ cực với đủ thứ công việc từ chăn trâu, cắt cỏ cho đến mò cua, bắt ốc... Có lẽ những thiệt thòi từ bé vô hình đã tạo nên niềm day dứt khôn nguôi, để khi trở thành một linh mục, cha lại giang rộng vòng tay “ôm” người nghèo khó vào lòng. Thụ phong từ năm 1968, cha được bài sai về dạy ở Tiểu chủng viện Á Thánh Qúy, Cái Răng. Năm 1969, cha nhận trọng trách mới là làm tuyên úy cho trường trung học Đồng Tiến (chính là trường cấp 3 Bùi Hữu nghĩa ngày nay, nằm trên đường CMT8, thành phố Cần Thơ) và sau đó là giám đốc Trung tâm Mục vụ Cần Thơ. Sau năm 1975, cuộc đời ngài trải qua thời kỳ tăm tối khi phải chiến đấu với căn bệnh hiểm nghèo. Mãi đến năm 1994, khi cha về Rạch Súc thì cuộc đồng hành dai dẳng với những người nghèo mới có thể chính thức bắt đầu. Dân vùng Rạch Súc ngày xưa làm nghề nông. Tuy không đến nỗi lông bông, rày đây mai đó nhưng đời sống khó khăn tư bề. Ngay đến cái cần thiết, cơ bản nhất là nước uống cũng rất thiếu thốn. Thấy dân phải sử dụng nước lung tung không đảm bảo vệ sinh, cha liền hỗ trợ cho các gia đình vào nước sạch nông thôn. Một số hộ do ở vùng sâu, đường nước chưa có thì cha tặng họ thùng lọc để tránh đi tình trạng sử dụng nước lóng bằng phèn chua. Ở miền Tây dân toàn dùng “cầu tõm” (cầu tiêu cá), cha xây mới cho họ cầu tiêu máy vừa an toàn lại vệ sinh. Làm được chừng 15 cái thì mỗi gia đình tự làm theo, “xóa” dần “cầu tõm”.

“H

Page 39: CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1-2016 Trang 39

Con đường sình lầy dẫn vào xóm và những cây cầu khỉ tạm bợ bắt qua sông cũng là một mối băn khoăn không nhỏ đối với cha Tự. Kết hợp với địa phương, cha đắp đường, xây nên nhiều chiếc cầu kiên cố để việc đi lại của bà con trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn. Không chỉ lo về điều kiện sống, cha còn quan tâm nhiều đến chuyện học của “xấp nhỏ” trong vùng. Do vất vả với công việc mưu sinh, các gia đình ít quan tâm con cái mình học hành ra sao. Phần nữa là bởi họ cũng không đủ khả năng nên không thể lo cho con học đến nơi đến chốn. Thấy được điều đó, cha liên hệ với quỹ tài trợ cho học sinh vùng quê nghèo Đồng bằng sông Cửu Long để xin học bổng. Mỗi năm khoảng 100 em được tài trợ, mỗi suất học bổng từ 3 – 4 triệu đồng. Cứ thế hằng năm, cha cặm cụi viết đơn, đi thăm hộ nghèo để lập danh sách các em có hoàn cảnh. Rồi khi em nào nhận được tài trợ, cha lại khuyến khích, động viên để các em có thêm tinh thần mà cố gắng học tập.

Bao nhiêu năm làm sở họ đạo Rạch Súc là bấy nhiêu năm tình thương của cha sưởi ấm lòng người dân trong xứ. Đối với họ, cha không chỉ là một vị chủ chăn mà từ lâu đã trở thành một người thân giữa các gia đình, cùng họ trải qua biết bao thác ghềnh trong cuộc sống. Hoa trái từ tấm lòng Nhiều năm gần đây, đời sống của bà con dọc những con rạch nhỏ xung quanh giáo xứ đã dần thay đổi, điều kiện sinh hoạt tốt hơn mà dân trí cũng có nhiều khởi sắc. Học sinh không còn bỏ học giữa chừng và số người tốt nghiệp ra trường đều có việc làm ổn định. Cha hồ hởi khoe: “Nhờ học hành tới nơi tới chốn, tụi nhỏ làm được đủ nghề, có đứa giáo viên, có đứa làm công ty, xí nghiệp này kia. Trong số mấy học sinh được lãnh học bổng giờ cũng có ba người đang làm dì phước giúp xứ”. Mong ước sự sung túc, no đủ cho người khác còn bản thân mình lại sống trong cảnh khó nghèo. Hơn 45 năm làm linh mục, đến bây giờ tài sản của cha Tự chẳng có gì ngoài bộ Pyjama nhàu và chiếc đồng hồ điện tử trầy xước. Trong căn phòng nhỏ của cha, vật dùng được tối giản đến mức bất tiện, ngay đến nhà vệ sinh riêng cho mình cha cũng không có. Những lần “bị gậy” đi xin tài trợ cho người nghèo từ các nơi trên thành phố cha đều dí dỏm gọi là đi karaoke. Mỗi chuyến như vậy cha phải khởi hành từ lúc 3 giờ sáng, một mình ra bến bắt xe rồi ròng rã cả ngày trên những chuyến buýt ở thành phố. Đói thì ăn bánh mì, buồn ngủ thì chợp mắt trên xe buýt, ấy vậy mà tinh thần lạc quan vẫn tràn trề. “Ngài chẳng có gì, chỉ có tình thương!” cha phó Micae Nguyễn Khắc Minh xúc động khi nói về vị chánh xứ của mình. Tình thương thôi thúc cha Phanxicô Xaviê dành một rẻo đất bên hông nhà thờ xây mấy căn phòng nhỏ khang trang cho sinh viên nghèo các nơi bất kể tôn giáo đến trọ học miễn phí. Ngày ba bữa cơm, cha con có gì ăn nấy. Cũng tình thương ấy khiến cha dù có đang bận việc hoặc đang nghỉ trưa, khi có người tìm đến xin giải tội hay giãi bày những khổ đau, cha đều lật đật giúp họ. Để rồi căn phòng của cha được bà con đặt là “căn phòng nước mắt”, bởi vì mọi hoàn cảnh khổ đau đều đến đây gặp cha để trút cho vơi bớt “gánh nặng”. Cha có một tình thương đặc biệt dành cho trẻ con. Hầu như lúc nào túi áo ngài cũng cất đầy bong bóng đủ màu, hễ gặp con nít là phát cho mỗi đứa một ít. Những chiếc bong bóng làm vui lòng trẻ nhỏ bao nhiêu thì vị mục tử già này cũng cảm thấy mãn nguyện bấy nhiêu vì chính mình đã góp phần vào niềm

Page 40: CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1-2016 Trang 40

vui bé dại ấy. Trong tháng hè, trẻ con đến với giáo xứ rất đông để tham gia các sân chơi. Những lúc ấy cha đều có mặt, “rồng rắn” cùng lũ trẻ như một người ông xúm xít với các cháu của mình. Thiếu nhi xứ này vì thế đều thương cha, chúng gọi cha là “ông cố nhân hậu” của chúng. Em Nguyễn Thị Hồng Ngọc, thiếu nhi của xứ nhận xét: “Ông cố thường hay tham gia chơi cùng tụi con. Ông cố thương tụi con lắm, cái gì tốt đẹp cũng đều dành hết cho thiếu nhi!” Tình thương bao la của cha còn mở ra cho cả những người lỡ chân sa vào tệ nạn. Cạnh nhà thờ có sân rộng dùng để chơi thể thao, thanh niên trong xứ hoặc bên ngoài đến xin cha đều cho vào chơi thỏa thích. Một số thanh niên là thành phần bất hảo trong vùng, xì ke, ma túy, cha cũng rộng cửa cho đến chơi thể thao. Ngài thổ lộ: “Họ đã bị xã hội xa lánh nhiều rồi nên mình càng không thể làm vậy. Cho họ một sân chơi cũng là cách để họ bớt đi thời gian phá phách ở bên ngoài”. Tình thương làm cha trở nên gần gũi và thân thuộc với con chiên. Sau thánh lễ, họ thường nán lại

nhà thờ hỏi han ông cố đủ chuyện. Để mọi người có một chỗ ngồi lại với nhau, cha dành căn phòng trống phía trước sân nhà thờ làm căn-tin và mỗi sáng Chúa nhật nơi đây trở thành “quán cà phê” để giáo dân ngồi lại chuyện trò. Lúc đó, cha sẽ đi một vòng, tận tay mời họ cà phê, thăm hỏi từng người để mối liên lạc giữa cha con càng thêm bền chặt. Những đức tính đáng quý của ông cố vùng sông nước này bao nhiêu năm qua vẫn không hề thay đổi như chính cái nghèo vật chất cứ bám riết lấy ngài. Dù vậy, cha vẫn luôn nở nụ cười tươi, truyền đi cho người đối diện niềm hy vọng về một ngày mai tràn đầy hạnh phúc.

*** Giống như con rạch nhỏ phía trước nhà thờ âm thầm chảy qua mấy mùa thời gian, cha Tự đã miệt mài với công việc phục vụ người nghèo gần suốt cả đời linh mục. Đến nay dù sắp nghỉ hưu nhưng cha vẫn ở lại giáo xứ, trở thành một người đồng hành về tinh thần. Có cha, giáo xứ như có một rường cột vững chắc để dựa vào mà tiếp bước đến tương lai. Thiên Lý

Vui Cười do Lm. JM. Hà Ngọc Phú CSsR (Sưu tầm)

Một câu truyện vui kể rằng có một nữ tu kỷ niệm 50 năm Khấn Dòng, khi được hỏi Soeur mơ ước điều gì nhất thì Soeur trả lời: Mơ ước được làm quyển Kinh Thánh trong thánh lễ để được các cha hôn mỗi ngày. Đây chỉ là câu truyện vui nhưng cũng cho thấy một thực tế là Hội Thánh Công giáo kính trọng Sách Thánh cách đặc biệt, vì tin rằng đó là Lời Chúa, là khuôn vàng thước ngọc (canon = sự đo lường) cho đời sống đức tin và luân lý của Hội Thánh.

Page 41: CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1-2016 Trang 41

(LND: Một người bạn mới gửi cho tôi bài của ông Jean Vanier, một nhà triết học, thần học, và nhân văn nổi tiếng, người Thụy Sỹ, chia sẻ về đời sống cộng đoàn. Tôi thấy rất hay và hữu ích nên dịch để chia sẻ, vì tất cả chúng ta: giáo sỹ, tu sỹ, giáo dân ai cũng phải sống trong cộng đoàn: gia đình, trường học, giáo xứ, chủng viện, hội dòng, hội đồng giáo xứ, hội đồng linh mục, hội đồng giám mục…)

***

ác thiện cảm và các ác cảm Hai nguy hiểm lớn của một cộng đoàn là

“các người bạn” và “các kẻ thù”. Rất mau chóng các người giống nhau thì hợp lại với nhau; người ta thích ở cạnh những ai làm hài lòng mình, có cùng những ý tưởng như chúng ta, có cùng những cách quan niệm về đời sống, có cùng một lối hài hước. Người ta nuôi dưỡng nhau; làm vui thích cho nhau: “bạn thật tuyệt vời”, “bạn cũng vậy, bạn cũng thật tuyệt vời”, “chúng ta đều tuyệt vời vì chúng ta là những người thông minh, là những người láu lỉnh”. Các tình bạn loài người có thể rất mau rơi vào một câu lạc bộ những kẻ tầm thường trong đó họ khép kín với nhau; họ làm đẹp lòng nhau và làm cho nhau tin rằng họ là những người tốt hơn. Điều đó cản trở họ nhìn thấy sự nghèo nàn thiêng liêng của họ và các vết thương của họ. Tình bạn lúc đó không còn là một khuyến khích để lớn lên, để đi xa hơn, để phục vụ anh chị em mình tốt hơn, để trung thành hơn với ơn đã được ban cho chúng ta, để chú ý hơn đến Chúa Thánh Thần và tiếp tục bước đi qua sa mạc tới đất hứa hẹn được giải phóng. Tình bạn trở nên bóp nghẹt và trở thành cái chặn đường ngăn cản để đi đến

với người khác, để quan tâm đến các nhu cầu của họ. Lâu dài về sau, một số tình bạn biến đổi thành một lệ thuộc tình cảm, đó là một hình thức nô lệ.

** *

Trong một cộng đoàn thế nào cũng có những “ác cảm”. Luôn luôn có những người mà với họ tôi không thông cảm được, họ chặn tôi lại, họ nói ngược lại tôi và bóp nghẹt sự bay bổng của đời tôi và của tự do của tôi. Sự có mặt của họ như đe dọa và gây nên trong tôi những hung hăng hoặc một hình thức thoái lui hèn hạ. Khi có mặt họ, tôi không thể biểu lộ chính mình và sống yên hàn. Những người khác làm phát sinh nơi tôi những tình cảm ghen ghét và ganh tị; họ là tất cả những cái mà tôi muốn là; sự có mặt của họ nhắc tôi nhớ đến cái mà tôi không là. Sự tỏa sáng và trí tuệ của họ làm tôi nghĩ tới sự nghèo hèn của tôi. Những người khác lại đòi hỏi tôi nhiều quá. Tôi không thể đáp ứng sự tìm kiếm cảm xúc không ngừng của họ. Tôi buộc phải đẩy họ ra. Những người này là “những kẻ thù” của tôi; họ nguy hiểm cho tôi; và dù nếu tôi không dám đón nhận thì tôi cũng ghét. Thực ra, cái ghét này chỉ là về mặt tâm lý, chưa phải là về mặt luân lý, nghĩa là

C

Page 42: CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1-2016 Trang 42

cố ý ghét. Nhưng dẫu thế, tôi thích cho những hạng người này không tồn tại! Việc họ biến mất, họ chết đi đối với tôi như là một giải phóng. Thật là tự nhiên khi trong một cộng đoàn có những gần gũi với nhau về mặt cảm tính ấy, giống như những cái ngăn chặn giữa các cảm tính khác nhau. Những cái đó phát xuất từ sự chưa trưởng thành về đời sống cảm xúc và từ một số lượng những yếu tố của tuổi còn nhỏ của chúng ta mà chúng ta không có kiểm soát được. Đây không phải là chối từ chúng. Nếu chúng ta để cho mình bị hướng dẫn bởi những xúc cảm của chúng ta, các phe phái sẽ họp thành bên trong cộng đoàn. Lúc đó sẽ không còn là một cộng đoàn, là một nơi để hiệp thông nữa, mà là những nhóm người khép kín nhiều hay ít trên chính họ và ngăn chặn tương quan với những người khác. Khi vào trong một số cộng đoàn, ta sẽ sớm thấy những căng thẳng và những chiến tranh ngấm ngầm này. Mọi người không nhìn thẳng vào nhau. Khi họ đi ngang nhau trong các hành lang, họ như những con tàu trong đêm. Một cộng đoàn chỉ là một cộng đoàn khi mà đa số các thành viên quyết định cách có ý thức để bẻ gẫy những rào cản và ra khỏi cái tổ kén của “các tình bạn” để ra tay cứu giúp “các kẻ thù”. Nhưng đó là một con đường dài. Một cộng đoàn không được làm thành trong một ngày. Thực ra không bao giờ cộng đoàn được hoàn thành. Cộng đoàn luôn luôn phải tiệm tiến dần dần hoặc là tới một tình yêu lớn hơn, hoặc là thụt lùi, tùy theo mọi người chấp nhận hoặc từ chối đi xuống trong đường hầm đau khổ để sống lại trong Thánh Thần. [...]

Sự tín nhiệm lẫn nhau Giữa lòng cộng đoàn có sự tín nhiệm lẫn nhau giữa người này với người kia, phát sinh từ sự tha thứ hàng ngày và từ sự nhìn nhận những yếu đuối của chúng ta, những nghèo hèn của chúng

ta và của những người khác. Nhưng sự tín nhiệm này không phát sinh trong một ngày đâu. Chính vì thế phải có thời gian để làm thành một cộng đoàn. Khi một người vào trong một cộng đoàn, họ luôn đóng một vai trò nào đó vì họ muốn hòa hợp với điều gì những người khác chờ đợi nơi họ. Dần dần họ khám phá ra rằng những người khác yêu họ như họ là và tín nhiệm họ. Nhưng sự tín nhiệm là một việc cần được thử nghiệm và luôn luôn lớn lên. Các đôi bạn trẻ mới cưới yêu nhau có thể là nhiều, nhưng tình yêu ấy đôi khi có một yếu tố nông cạn và kích thích nó gắn kết với việc khám phá mà đôi bạn mới thực hiện. Tình yêu chắc hẳn phải sâu hơn giữa các đôi bạn có tuổi đã sống những thử thách chung với nhau và biết rằng bạn của mình sẽ trung tín cho đến chết. Họ biết rằng không có gì có thể phá vỡ sự hiệp nhất của họ. Chuyện cũng giống như thế trong các cộng đoàn chúng ta: thường chỉ sau nhiều đau khổ, nhiều khó khăn rất lớn, nhiều căng thẳng đã thử thách lòng trung tín của họ mà sự tín nhiệm lớn lên. Một cộng đoàn mà có sự tín nhiệm thành thật với nhau là một cộng đoàn không thể lay chuyển được.

** *

Tôi càng ngày càng khám phá ra cái khó khăn nhất cho nhiều người trong chúng ta đang sống đời sống cộng đoàn đó là sự thiếu tín nhiệm vào chính chúng ta. Chúng ta có ấn tượng rằng chúng ta không đáng yêu tự thâm sâu của con người

Page 43: CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1-2016 Trang 43

mình, và rằng nếu những người khác nhìn thấy chúng ta như chúng ta là, họ vứt bỏ chúng ta đi. Chúng ta sợ về tất cả những gì trong chúng ta còn tối tăm, về những khó khăn của chúng ta trong đời sống xúc cảm hoặc đời sống tính dục. Chúng ta sợ không có thể yêu thương thực sự. Chúng ta đi qua rất mau từ lên cao đến suy sụp xuống. Nhưng cả lên cả xuống chỉ là diễn tả cái mà chúng ta thực sự là vậy. Làm sao xác tín rằng chúng ta được yêu thương trong sự nghèo khó và yếu đuối của chúng ta và rằng chúng ta có thể cũng yêu thương như vậy? Đó chính là bí quyết để lớn lên trong cộng đoàn. Nó có đến do một ân huệ của Chúa mà có thể được chuyển qua từ những người khác không? Khi dần dần chúng ta khám phá rằng Chúa và các người khác tín nhiệm chúng ta, thì chúng ta mới dễ tín nhiệm vào chính chúng ta và sự tín nhiệm của chúng ta trong những người khác có thể lớn lên. Sống trong cộng đoàn, chính là khám phá và yêu mến cái bí quyết của con người riêng tư của mình trong cái độc đáo của nó. Chỉ có như thế ta mới trở thành tự do. Lúc đó ta không sống theo những ước muốn của người khác hoặc theo một nhân vật nào đó, nhưng sống từ lời mời gọi sâu sa của bản thân mình, và ta trở nên tự do, tự do yêu thương người khác như họ là chứ không phải như ta muốn họ là.

** *

Quyền được là chính mình Tôi luôn muốn viết một cuốn sách có tên là Quyền được là tồi tệ. Có thể nói đúng hơn là: Quyền được là chính mình. Một trong những khó khăn lớn của đời sống cộng đoàn là người ta đôi khi bắt buộc mọi người phải là khác với người mà người ấy là; người ta gắn trên họ một lý tưởng mà họ phải thuận theo. Lúc đó người ta chờ đợi quá nhiều nơi họ và rất mau họ xét đoán và dán nhãn hiệu cho họ. Nếu họ không làm sao đồng nhất hóa mình với hình ảnh hoặc lý tưởng

mà người ta tạo ra cho họ, họ sợ không còn được yêu mến nữa, hoặc ít ra, sợ làm người ta thất vọng. Và họ tự cảm thấy bị bó buộc che giấu mình sau một cái mặt nạ. Đôi khi họ thành công trong việc đồng nhất hóa mình với hình ảnh đó; họ đi đến chỗ tuân theo luật lệ của cộng đoàn. Nhìn bề ngoài điều đó có thể cho họ cảm giác họ hoàn hảo, nhưng đó là một ảo tưởng. Trong một cộng đoàn, vấn đề không phải là có những người hoàn hảo. Một cộng đoàn được hình thành bởi những người liên kết, người này với người kia, mỗi người được làm thành bởi sự pha trộn tốt và xấu, bóng tối vá ánh sáng, yêu thương và hận thù. Và cộng đoàn chỉ là thứ đất nơi mà mỗi người có thể lớn lên không sợ hãi để tới chỗ họ giải phóng được các sức mạnh của tình yêu đang ẩn giấu trong họ. Và chỉ có thể có tăng trưởng được nếu ta nhận biết rằng nó có thể được, và sự tăng trưởng sẽ không bao giờ hoàn tất nếu ngăn cản những con người tự nhận biết mình và tự chấp nhận mình như họ là. Họ có quyền là tồi tệ, và có đầy bóng tối bên trong họ, đầy xó xỉnh còn cứng cỏi trong trái tim họ nơi đang ẩn giấu sự ganh tị và cả ghen ghét nữa? Những ganh tị này, những bất an này thuộc về bản tính đã bị tổn thương của chúng ta. Chính đó là thực tại của chúng ta. Cần phải học tập để chấp nhận chúng, để sống với chúng mà không gây thảm kịch, và dần dần, tự biết mình được tha thứ, để đi tới giải phóng. Tôi trông thấy trong các cộng đoàn nhiều con người mang gánh nặng của một tình trạng tội lỗi vô ý thức; họ có ấn tượng rằng họ không phải là cái mà họ phải trở thành. Họ cần được làm cho vững tin và được khuyến khích để biết tín nhiệm. Phải giúp họ cảm nghiệm rằng họ có thể chia sẻ ngay cả sự yếu đuối của họ mà không bị loại bỏ.

** *

Trong chúng ta có một phần đã sáng sủa, đã trở lại. Và rồi có cái phần còn ở trong bóng tối. Một cộng đoàn không được làm thành chỉ bởi những

Page 44: CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1-2016 Trang 44

người đã trở lại. Nó được làm thành bởi tất cả những yếu tố trong con người chúng ta đang cần được biến đổi, thanh tẩy, gọt giũa. Cộng đoàn cũng được làm thành bởi “những người chưa trở lại.” [...]

Được Chúa mời gọi đúng như chúng ta là Chúng ta có thể chọn sống trong một cộng đoàn bởi vì cộng đoàn có sức năng động, nồng ấm và tỏa sáng. Chính ở đó chúng ta vui sướng. Nhưng xảy ra một khủng hoảng với những căng thẳng và náo động, chúng ta bắt đầu nghi ngờ về sự khôn ngoan của việc chúng ta chọn: “Có thể tôi bị lầm.” Nếu chúng ta vào trong cộng đoàn bằng cách theo sự chọn lựa của bản thân, chúng ta sẽ chỉ ở lại khi chúng ta có ý thức rằng thực ra, chính là Chúa đã chọn chúng ta cho cộng đoàn này. Chỉ khi đó chúng ta sẽ tìm thấy sức mạnh bên trong để sống những thời gian có xáo trộn. Đây có phải chuyện cũng giống như chuyện hôn nhân không? Dây liên kết trở nên thực sự sâu xa khi người chồng và người vợ đều ý thức rằng chính Chúa đã hợp nhất họ lại để người này trở nên dấu hiệu tình thương và tha thứ cho người kia.

** *

Parker J.Palmer có viết: “Sau hết cộng đoàn là một hiện tượng tôn giáo. Không có cái gì có thể liên kết chúng với nhau những con người bướng

bỉnh và bị tổn thương, nếu không phải là một sức mạnh siêu việt.” Và tôi muốn thêm rằng không có một thực tại nào có thể dẫn đưa chúng ta vào trung tâm của sự tha thứ, và làm chúng ta mở ra với người khác, nếu không là một Thiên Chúa Đấng yêu thương và tha thứ. Henri Nouwen nói rằng sự cô tịch đích thực, không chống lại đời sống cộng đoàn, mà là nơi tuyệt hảo để chúng ta có ý thức rằng chúng ta được hợp nhất trước khi sống chung với nhau và rằng cộng đoàn không phải là sự sáng tạo của ý muốn loài người nhưng là một đáp trả của Kitô hữu đối với thực tại của sự hợp nhất của chúng ta. Các cộng đoàn cổ xưa biết rằng trải qua những năm và những lúc khó khăn ở cộng đoàn, không phải những người dùng sức mạnh của ý chí họ đã chịu đựng được, nhưng là chính Chúa đã gìn giữ cộng đoàn hiệp nhất. Quả thực, người ta không phải là một cộng đoàn bởi vì người ta có một dự án chung, cũng không phải bởi vì người ta yêu thương nhau, nhưng bởi vì người ta đã được Chúa mời gọi chung với nhau. (Jean Vanier, Cộng đoàn nơi có tha thứ và lễ hội. Fleurus/ Bellarmin, 1989, trang 38 -51) Lm. Antôn Nguyễn Mạnh Đồng Nhà Hưu Dưỡng Giáo phận Cần Thơ 2015

Page 45: CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1-2016 Trang 45

Chúa Giêsu Người Miền Núi Trong lớp giáo lý, sơ đang kể câu chuyện Chúa Giêsu sinh ra tại Bêlem, miền Giuđê. Bỗng sơ thấy một bé gái cứ đùa giỡn không chú ý. Sơ chỉ em và hỏi: - Em cho sơ biết Chúa Giêsu người miền gì? Bé gái trả lời tỉnh bơ: - Thưa sơ, Chúa Giêsu người miền núi ạ. Sơ giận lắm: - Căn cứ vào đâu em lại dám nói như thế? Bé gái: - Thưa sơ, Chúa Giêsu sinh ra nơi hang đá, chỉ có miền núi mới có hang đá ạ. Sơ: ???

Xin Lễ Như Ý Một anh chồng chẳng may cưới phải cô vợ mê ăn diện (thích shopping), tuần nào cô cũng đi mua sắm quần áo. Anh chồng không biết làm sao được nên vào gặp cha xứ xin một lễ như ý. Về đến nhà thấy cô vợ đang soi gương ngắm nghía, anh cầu nguyện thầm trong bụng: - Chúa ơi, Chúa ra tay cho con nhờ, Chúa nhé. Xin cho con được như ý. Nhưng lạ lùng thay, cô không chừa mà còn đi mua sắm, chưng diện nhiều hơn trước. Anh chồng hấp tấp đến gặp cha xứ khiếu nại: - Thưa cha, con xin lễ như ý là để cho vợ con chừa đi mua sắm mà sao cô ta còn đi nhiều hơn lúc trước.

Cha có quên làm lễ không? Cha xứ mỉm cười: - Chẳng nói giấu gì anh, anh chỉ xin có 1 lễ như ý, còn vợ anh xin tới 3 lễ như ý lận. Anh chồng: Trời????!!!

ChuyệnvuicườidoLm.JM.HàNgọcPhúCSsR(Sưu tầm)

Trong một thánh lễ Chúa Nhật, vị linh mục đang thao thao giảng Lời Chúa. Ngài bước xuống khỏi giảng đài và tiến đến hàng ghế đầu. Ngài nói lớn: “Chúa dạy chớ giết người!” Tất cả mọi người phấn khích đáp lại tỏ vẻ đồng ý: “Amen. Amen.” Ngài tiếp: “Ngươi chớ trộm cắp!” Mọi người lại đồng thanh đáp: “Amen. Amen.” Ngài tiếp: “Ngươi chớ ngoại tình!” Lần này, có vài tiếng xầm

Page 46: CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1-2016 Trang 46

xì rồi có tiếng cất lên: “Cha ơi, cha hãy tiếp tục giảng đi chứ đừng can thiệp vào chuyện riêng tư của chúng con.” Có những Kitô hữu chỉ chấp nhận Lời Chúa bao lâu Lời ấy không “đụng nhược điểm” của họ. Họ thật khéo “giữ đạo” chứ chưa “sống đạo”! Có những Kitô hữu chỉ chấp nhận Lời Chúa bao lâu Lời ấy không “đụng nhược điểm” của họ. Họ thật khéo “giữ đạo” chứ chưa “sống đạo”! Có những Kitô hữu chỉ chấp nhận Lời Chúa bao lâu Lời ấy không “đụng nhược điểm” của họ. Họ thật khéo “giữ đạo” chứ chưa “sống đạo”! Sau khi học xong bài học Kinh Thánh về truyện ông Môsê dẫn dân Do-thái vượt qua Biển Đỏ, một em thiếu nhi về nhà kể lại cho mẹ em như sau: Dân Do-thái lao động cải tạo tại xứ Ai-cập quá khổ cực nên kêu cầu cùng Đức Chúa Trời. Ngài bèn sai tướng Môsê đến dùng quyền năng làm cho Pharaô khiếp sợ và tha dân Do-thái đi. Mới vừa ra khỏi thủ đô, dân Do-thái đang đối diện với Biển Đỏ, thình lình quay lại thấy quân đội Ai-cập đang rượt theo. Xe tăng với đại pháo trực xạ dẫn đường, bộ binh tiến theo sau rầm rập. Dân Do-thái bị vây chặt trong tình thế hết sức hiểm nghèo. Phía trước là biển, phía sau là xe tăng của Ai-cập. Tướng Môsê liền dùng máy truyền tin cực mạnh liên lạc khẩn cấp với không quân, yêu cầu tiếp cứu. Trong vòng tích tắc, không lực hùng hậu của Do-thái với các vũ khí tối tân trang bị trên máy bay F.16, bay đến dội bom và bắn tan nát các xe tăng của Ai-cập. Môsê cũng yêu cầu công binh làm một chiếc cầu nổi vĩ đại xuyên qua eo Biển Đỏ, nhờ đó dân Do-thái thoát nạn. Nghe đến đây, bà mẹ ngạc nhiên hỏi: “Có phải các cha dạy con như vậy không?” Em thiếu nhi thản nhiên trả lời: “Dĩ nhiên là không phải, nhưng nếu con kể hết những gì các cha dạy, chắc chắn mẹ còn ngạc nhiên hơn nữa!” Wow! Còn nhiều tín hữu không hiểu đúng ý nghĩa các câu truyện Kinh Thánh!

- Có một linh mục và một người làm xà bông đi dạo ngoài trời. Người làm xà bông nói: “Tôn giáo và Kinh Thánh có ích gì đâu? Cha cứ nhìn vào mọi sự xáo trộn và khốn khổ của thế giới sau mấy ngàn năm Hội Thánh giảng dạy về Kinh Thánh, về lòng nhân hậu, chân lý và hòa bình; nói cho cùng, có cầu nguyện, giảng dạy Kinh Thánh thế nào cũng vô ích thôi.”

Vị linh mục không nói gì. Họ tiếp tục đi bộ cho đến khi thấy mấy cậu bé đang chơi trong con kênh đầy bùn. Vị linh mục nói: “Ông hãy nhìn mấy đứa trẻ kia. Ông nói xà bông làm con người sạch sẽ, nhưng mấy cậu bé kia vẫn bẩn thỉu. Vậy xà bông tốt ở chỗ nào?”

Người làm xà bông phản đối: “Thưa cha, cha phải biết xà bông không thể có ích nếu người ta không dùng nó.” “Ồ đúng thế,” vị linh mục trả lời, “đạo Công giáo và Kinh Thánh cũng vậy, nó không có hiệu quả nếu người ta không thực hành điều họ tin.” Chà chà! Câu trả lời của vị linh mục cũng quá đủ cho các tín hữu suy nghĩ!

- Trong giờ học chương đầu sách Sáng Thế, cha giáo chú giải một cách cặn kẽ về kỳ công tạo dựng của Thiên

Chúa, đặc biệt khi tạo thành loài người. Trong giờ giải lao, thầy trò vui vẻ nói chuyện. Một thầy thắc mắc làm sao ông Ađam lại có cái rốn được, vì phải cưu mang trong lòng mẹ thì mới có cái đó. Cha giáo khôi hài giải thích: Chúa dùng đất sét nhào nặn ra ông Ađam. Nhưng trước khi hà hơi thở để ban cho ông sự sống, Chúa cần kiểm tra xem đất đã khô chưa, nên Người lấy một cây que thử ấn vào bụng ông. Khi thấy đất mềm vừa đủ, Người đã ban cho ông linh hồn. Dấu vết của sự kiểm tra ấy chính là cái lỗ rốn! Khen cha giáo một tràng pháo tay!

Page 47: CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1-2016 Trang 47

Tháng 1: Ngày 15, 16, 17: Khoá Căn Bản tại Las Vegas. Chánh xứ: Cha Đồng Minh Quang (702) 821-1459 Chủ nguyền: AC Ziao & Lan - [email protected]

Tháng 3: Ngày 11, 12, 13: Khoá Căn Bản tại Houston, TX. Cha Giuse Châu Xuân Báu, CSsR (713) 681-5144. Chủ nguyền: AC Thự & Nguyệt - [email protected] - (832) 247-5969.

Tháng 4: Ngày 8, 9, 10: Khoá Căn Bản tại Melbourne, Úc Châu. Cha Đinh Trung Hoà. Chủ nguyền: AC Nhơn & Vang - [email protected]

Tháng 4: Ngày 22, 23, 24: Khoá Căn Bản tại Sydney, Úc Châu. Cha Chủ nguyền: AC Xuân & Yến - [email protected]

Tháng 5: Ngày 27, 28, 29: Khoá Căn Bản tại Minesota. Chánh xứ: Cha Joseph Vũ Xuân Minh - [email protected] Chủ nguyền: AC Đặng Nhứt & Hương: [email protected]/ 612-221-1173,

Tháng 5: Ngày 27, 28, 29: Khoá Đoàn Sủng tại Orange, Nam California. Đức Ông Giuse Phạm Quốc Tuấn, Chủ nguyền: AC Tuấn & Hương - [email protected]/ (714) 925-2123

Tháng 6: Ngày 10, 11, 12: Khoá Họp Thường Niên BĐH & TND/TƯ/HN tại Atlanta.(Dự kiến) Cha TLN FX Trần Quốc Tuấn - [email protected] AC Phạm Văn Quyết & Điệp - [email protected]

Tháng 6: Ngày 17, 18, 19: Khoá Căn Bản tại GX Philliphê Phan Văn Minh, Florida. (Dự kiến). Chánh xứ: Cha Nguyễn Thanh Châu. Liên lạc: AC Tài & Thu Hiền

Tháng 6: Ngày 24, 25, 26: Khoá Căn Bản tại GX Thánh Giuse, Charlotte, NC. Chánh xứ: Cha Phêrô Trương Vĩnh Trị (704) 504-0907. Chủ nguyền: AC Chu M Khang & Thanh: [email protected]/ 980-322-9441.

Tháng 6: Ngày 24, 25, 26: Khoá Căn Bản tại San Jose, CA. Chánh xứ: Cha Peter Huỳnh Lợi (408) 291-6280. Chủ nguyền : AC Hoàn & Thu Hằng- [email protected]/ (408) 655-9182

Tháng 7: Ngày 15, 16, 17: Khoá Căn Bản tại GX CTTĐ-Arlington, VA, Chánh xứ: Cha Phêrô Phạm Hương, OP, Chủ nguyền: AC Huấn & Tuyết: [email protected]/ (202)480-3076

Tháng 7: Ngày 22, 23, 24: Khoá Căn Bản tại New Orleans, LA. Chánh xứ: Cha Đôminicô Nguyễn Văn Nghiêm. Chủ nguyền: AC. Châu & Tố Mai : [email protected]/ (504)496-5273.

Tháng 7: Ngày 29, 30, 31: Khoá Căn Bản tại GX CTTĐ/VN - Atlanta, GA. Cha Tổng Linh Nguyền FX Trần Quốc Tuấn, Chủ nguyền: AC Thảo & Chi: [email protected]/ (678) 457-7671.

CHƯƠNGTRÌNHTHĂNGTIẾNHÔNNHÂNGIAĐÌNHHẢINGOẠI

2545 Millwater Crossing, Dacula, GA 30019, USA email: [email protected]

Page 48: CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1-2016 Trang 48

Tháng 8: Ngày 5, 6, 7: Khoá Căn Bản tại Florida ( Dự kiến ) Chánh xứ: Cha Nguyễn Ngọc Duy. Liên lạc: AC Tài & Thu Hiền.

Tháng 8: Ngày 12, 13, 14: Khoá Căn Bản tại GX Thánh Gia, Greenboro, NC ( Dự kiến ) Chánh xứ: Cha Phêrô Dương Minh Trí. Liên lạc: AC Sinh & Kim Phương.

Tháng 8: Ngày 19, 20, 21: Khoá Căn Bản tại Họ Đạo La Vang, Greenville, SC. Cha David Phan Học, Chủ nguyền: AC Hiển & Trang - [email protected]

Tháng 8: Ngày 26, 27, 28: Khoá Căn Bản tại TGP Los Angeles, CA. Cha Nguyễn Bá Cường, Chủ nguyền: AC Bùi Thịnh & Nga - [email protected]/ (714) 803-6038.

Tháng 9: Ngảy 2, 3, 4: Khoá Căn Bản tại vùng Boston, New England. Cha Hà Chủ nguyền: AC Thông & Diệu Tú: [email protected]

Tháng 9: Ngày 9, 10, 11: Khoá Căn Bản tại Montreal, Canada. Chánh xứ: Cha JB Đinh Thanh Sơn (514) 948-438 Chủ nguyền : AC Kỳ & Ánh- [email protected]

Tháng 9: Ngảy 16, 17, 18: Khoá Căn Bản tại Ottawa, Canada. Cha Chánh xứ : Dominic Bùi Quyền - [email protected] Chủ nguyền: AC

Tháng 9: Ngày 23, 24, 25: Khoá Căn Bản tại Toronto, Canada, Chánh xứ: Cha Trần Tập (416) 769-8014. Chủ nguyền: AC Huy & Hạnh: (416) 567-7704/ [email protected]

Tháng 9: Ngày 23, 24, 25: Khoá HL/TND tại Tokyo, Nhật Bản. Cha Nguyễn Hữu Hiến - [email protected] Chủ nguyền NB: AC Kiên & Tâm - [email protected]

Tháng 9: Ngày 30 và 1 & 2/10: Khoá Căn Bản tại Tokyo, Nhật Bản. Cha Nguyễn Hữu Hiến - [email protected] Chủ nguyền NB: AC Kiên & Tâm- [email protected]

Tháng 9: Ngày 30 và 1 & 2 tháng 10: Khoá Đoàn Sủng tại Winnipeg, Canada. Chánh xứ: Cha Chủ nguyề : AC Nguyễn Đức Công - [email protected]

Tháng 10: Ngày..........: Khoá Căn Bản tại Detroit, MI.(Đang xếp). Chánh xứ: Cha J.B Lâm Chí Hoằng. Chủ nguyền: AC Long & Kim - [email protected] - (586) 789-5816.

Tháng 10: Ngày 14, 15, 16: Khoá Căn Bản tại Gx Mẹ Việt Nam, Washington DC. Chánh xứ: Cha Phêrô Trần Xuân Tâm, Chủ nguyề : AC Phạm Tự & Yến: [email protected]/ (301)247-0493

Tháng 10: Ngày........... Khoá Căn Bản tại Orange, Nam Cali, (Đang xếp) Đức Ông Vấn nguyền TỰ/HN Giuse Phạm Quốc Tuấn, Chủ nguyền: AC Tuấn & Hương- [email protected]

Tháng 11: Ngày 11, 12, 13 Khoá Căn Bản tại San Bernadino, CA. Cha Timothy Đỗ Trường (714) 486-6450. Chủ nguyền: AC Nguyễn Tần & Hảo- [email protected] / (951) 688-8669.

Tháng 11: Ngày 25, 26, 27: Khoá Căn Bản tại GX ĐMVN- Atlanta, Đức Ông Vấn nguyền TƯ/HN Francis Phạm Văn Phương, Chủ nguyền: AC Tuấn & Tiên: tt-tthngd@ yahoo.com/ (404)414-1863

Tháng 12: Đại Lễ Thánh Gia, Bổn Mạng CT/TTHNGD. Chương Trình khắp nơi mừng kính trọng thể.

Page 49: CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1-2016 Trang 49

  

 

 

 

ính thăm Cha Sáng Lập. Trước tiên chúng con xin kính gửi đến cha lời hỏi thăm sức khỏe.

Xin Chúa ban cho cha Mùa Giáng Sinh và năm mới tràn đầy Hồng Ân, sức khỏe, nhiều niềm vui và hạnh phúc đến từ đàn con cái rải rác khắp nơi. Con xin được tường trình sinh hoạt của chúng con.

Chương Trình tại Sydney chúng con sinh hoạt đều đặn, ngày thêm vui tươi phấn khởi vì nhân sự hiện giờ của chúng con đa phần là các anh chị trẻ và trung niên, nhiều sáng kiến và năng động, Ở tuổi này con nghĩ Chương Trình của chúng ta là đoàn thể thích hợp nhất để các anh chị tham gia, tuổi mà anh chị em cảm thấy rất là ích lợi cho gia đình họ... Về Cộng Đồng Công Giáo tại Sydney, cha Tuyên Uý Trưởng Nguyễn Khoa Toàn đã xin chuyển đi là cha xứ giáo xứ người Úc 2 năm rồi. Hiện cha Phêrô Dương Thanh Liêm là Tuyên Úy Trưởng, là một Linh mục trẻ, năng động, đầy sáng kiến, nhiều uy tín với toà giám mục và cũng có chân trong ban cố vấn của giáo phận... sau một thời gian quan sát, tham dự các khóa (2 khóa) và sinh hoạt của chúng con... Ban Tuyên Úy sau khi sắp xếp nhân sự lại thì Cha Dương Thanh Liêm hiện đảm nhận vai trò là Linh Nguyền của chúng con thay cho cha Tuyết. Đây là tin vui vì như vậy các cha trong BTU đã hiểu về CT của mình. Ban điều hành chúng con mới có buổi họp với Cha Liêm để chuẩn bị chương trình cho sinh hoạt năm 2016, và với tinh thần mới Cha Liêm

K

Chiều Chúa Nhật 28/12/2014 rất nhiều anh chị em Song Nguyền và Quan Khách đã đến nhà thờ St. Luke Revesby Sydney tham dự Thánh lễ mừng kính Thánh Gia Thất

Page 50: CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1-2016 Trang 50

rất muốn mời cha đến Sydney, nếu cha có thể sắp xếp được thì cha Liêm sẵn sàng viết thư để mời cha ngay, khác với những lần trước Bố Gìa viết thư cho các đấng bậc mà nhiều khi chẳng nhận được hồi âm! Chúng con biết vì tuổi gìa Bố không muốn đi xa nữa, nhất là chặng đường dài từ Mỹ qua Úc, nhưng nếu Chúa cho cha sức khỏe còn có thể chiụ đựng bay sang Úc Châu một chuyến nữa (giối gìa) thì con nghĩ bố gìa cũng ráng hy sinh vậy. Vì nhiều anh chị em các khóa sau cũng chưa có dịp chiêm ngưỡng Đấng sáng lập CT... Cha Liêm muốn có một số sách của cha để tìm hiểu sâu hơn về CT, con đã biếu cho cha Liêm những sách ngài muốn, kể cả 3 cuốn bằng tiếng Anh, mặc dù chưa có phép của cha. Nay con xin xưng tội Năm Thánh Lòng Thương Xót nhé. Năm 2016 tại Melbourne sẽ có khóa vào ngày 08, 09 & 10/04/2016 (Trường ND Sydney chúng con sẽ xuống giúp), với sự quan tâm của Đức Giám Mục Nguyễn Văn Long đã bổ nhiệm cha Đinh Trung Hòa làm Linh nguyền của CT tại Melbourne, hy vọng rằng CT tại Melbourne sẽ hồi sinh và phát triển vững chắc, hiện cũng vẫn còn sinh hoạt nhưng nhân sự tham gia không được nhiều vì thiếu người làm vườn. Khóa tại Sydney chúng con vào ngày 22, 23 & 24/04/2016 (sau melbourne 2 tuần). Vậy cha cũng chuẩn bị cho chúng con số khóa cho năm mới nhé.

Adelaide cũng sinh hoạt bình thường, nhưng muốn phát triển và duy trì thì cần những khóa mới để hâm nóng bầu khí. Anh chị Hạnh Mi có liên lạc với chúng con nếu trường hợp Adelaide muốn tổ chức khóa thì Sydney có thể đến giúp không, chúng con trả lời sẵn sàng, nhưng hiện chưa thấy anh chị Hạnh Mi liên lạc lại. Con có đọc email của anh chị Bính Lý gửi cho cha trong đó có đề cập đến cha Công, qủa thật Cha Công là người đã tìm hiểu rất kỹ về khóa và sinh hoạt của CT cũng như các tài liệu. Lần cha Công đến Úc, khi đang du học tại Phillippnes, chúng con gặp ngài và nói về CT, chúng con cho cha biết CT đã có sinh hoạt tại VN, nếu cha muốn thì có thể tìm hiểu khóa và sinh hoạt tại VN, nhưng cha nói các đoàn thể ở ngoại quốc khi đem về VN thì thường bị pha trộn làm mất đi cái tinh tuý lúc ban đầu, nên cha muốn tham dự một khóa tại hải ngoại trước, cụ thể là tại Sydney, để ngài quan sát và học hỏi trước khi dự hoặc giúp khóa tại VN. Vì vậy 2 năm trước cha Công đã sang dự khóa 594 tại Sydney chúng con, khi về VN thì đang có khóa tại GP Xuân Lộc, cha có đến dự và giúp một buổi, sau đó cha cho chúng con nhận xét, qủa thật CT khi đem về VN cũng đã mất đi cái tinh tuý, giống như khóa ở hải ngoại thì mình được thưởng thức một tô súp còn nguyên và đậm đà, nhưng khi về VN thì tô súp này đã được pha loãng thành một thùng súp, nhiều người được thưởng thức nhưng mất đi cái tinh tuý và đậm đà! Đó là nhận xét của cha Công, không phải của chúng con. Vì vậy khi nghe tin chúng con mở khóa vào tháng 4 sang năm 2016, cha Công báo tin ngài sẽ sang tham dự và dẫn theo một cặp đang gặp khủng hoảng trầm trọng về hôn nhân, có thể tan vỡ, mà cha Công đang giúp đỡ họ, nếu xin được Visa, vì cha nhận xét thấy khóa ở hải ngoại có hiệu qủa cao hơn. Sở dĩ con phải trình bày khá rõ ràng như vậy để đi đến kết luận tránh sự hiểu lầm không hay về sau giữa các đấng bản quyền và chúng con.

Page 51: CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1-2016 Trang 51

Vì cha Công nghe tin chúng con có khóa vào năm 2016 nên ngài muốn sang và quan sát tất cả cách thức tổ chức khóa, thay vì lần trước đa phần thời gian cha chỉ ngồi theo dõi phần nội dung trong phòng Song Nguyền, và khi cha ngỏ ý như vậy thì chúng con rất là vui và welcome ngài, đương nhiên sẽ nhờ ngài giúp ít nội dung trong khóa, vì cha Công và Cha Liêm đã gặp và nói chuyện thân mật với nhau, cũng như đã theo dõi khóa 594. Chứ không phải chúng con chủ động mời ngài sang mở khóa, kẻo không các đấng bậc lại hiểu lầm cho chúng con thì nguy to!. Vài tin sinh hoạt gửi đến cha, để cha biết tình hình sinh hoạt tại xứ Úc "Thòi Lòi" này. Một lần nữa chúng con toàn thể Song Nguyền Sydney kính chúc cha một Mùa Giáng Sinh và Năm Mới tràn đầy Hồng Ân, niềm vui và sức khỏe hồn xác. Con, Xuân & Yến. *** Ôi LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT cho con “thuốc bổ” Mùa Giáng Sinh và Năm Mới đang tới! **Bao nhiêu năm con xin tới mà khó tới. Nay Cha Tuyên Úy Trưởng chẳng những Làm Linh Nguyền cho Sydney, lại muốn con đến “giối gìa” nữa! Anh chị XuânYến cho bogia (=bõgià) hết lòng cảm ơn Ngài, và Cảm Ơn Cha Tuyết đã dày công với AC XuânYến và các anh chị giữ vững lõi tuỷ “Id”, nên Chương Trình phát triển mạnh qua GẦN GŨI nhờ KHIÊM NHƯỜNG!

**Bao nhiêu năm cực khổ mở Khóa liên tục, nhưng như “con ghẻ”, nếu chỉ có Bậc Trên thôi, thì đuối sức – may nhờ quý song nguyền kiên tâm nhẫn nại, vâng lời, hôi họp theo lõi tuỷ “Id”, sống chết gắn bó, bền tâm nhất chí, nên CT vốn còn. Rồi (chữ “Rồi” Hồng Ân!) Melbourne được Đức Cha Long tin tưởng vì có Nội Tâm, sinh hoạt tốt, nên Ngài trực tiếp bổ nhiệm Cha Hoà làm Linh Nguyền. Nay Melbourne xin Cha Nguyễn Luận từ Việt Nam sang, BĐH và TND từ Sydney tới, mở Khóa vào 2016! >>Nếu 02 Khóa Sydney và Melbourne liền nhau, tuần trước - tuần sau, hoặc cách nhau 01 tuần, thì hy vọng Cha Luận có mặt được ở 02 Khóa? “Ai ơi bưng bát cơm này, Bát cơm GẦN GŨI xưa CAY nay BÙI! Cơm Lành Canh Ngọt Úc châu, Khiêm nhường Gần gũi thâm sâu Ân Tình!” Vui mừng hiệp cầu trong TẠ ƠN và XIN ƠN,

0**0 **Trọng kính Cha Phêrô Dương Thanh Liêm, Con PHẢI Cảm ơn Cha lắm! Cha lại muốn con đến Sydney “giối già”. Vâng, con cố gắng thu xếp. “Có lẽ” đầu năm 2018, nếu Chúa thương còn đi được, làm việc được, con thật vui khi đến lại được bên Úc thân yêu! **Trọng kính Cha Chu Văn Chi và Cha Nguyễn Văn Tuyết, Bao nhiêu năm Chương Trình “sống còn, sống lâu, sống mạnh” là nhờ hai Cha! Con chỉ biết cùng Quý Anh Chị cảm tạ hai Cha! **Thưa Cha Hoà, Khi xưa Cha dự Khóa thì con lu bu, chưa được Chúa soi sáng để biết Đức Cha Long trao phó Chương Trình cho Cha! Xin cầu cho con được “gặp Cha lần cuối”! **Và con cảm ơn “Bố Hưởng” nâng đỡ con, anh chị NhơnVang và Chương Trình khi “trời chưa hừng đông” cho chúng con! lm. phêrô chu quang minh, s.j.

Page 52: CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1-2016 Trang 52

Trọng kính Qúy Cha, Kính chào Quý Anh Chị Song Nguyền, Chúng con kính lời thăm hỏi và thân ái gửi tới gia đình qúy anh chị lời cầu Chúc Sức Khỏe - Vui Vẻ và An Bình trong Ngày Chúa Giáng Sinh và Mừng Lễ Bổn Mạng Thánh Gia lần thứ 9 sắp đến! Qua nhiều thao thức với sự kêu gọi của Cha Sáng Lập: mỗi nơi (địa phương) đã có CTTTHNGĐ, để được dễ dàng và ích lợi lâu dài “CẦN NÊN MỞ KHÓA HUẤN LUYỆN TRƯỜNG NỘI DUNG” (viết tắt: KHL/TND. Trường Nội Dung dành cho các Song Nguyền đã tham dự Khóa Căn Bản, được Học - Tập để Điều Hành và Diễn Giải trong Khóa Căn Bản) Khóa đầu tiên Chương Trình TTHNGĐ tại Nhật là Khóa 368 tổ chức tại Himeji ngày 28, 29, 30/4/2007, có 29 người tham dự. Hiện nay CT khắp nơi đã tăng lên con số 658 Khóa Căn Bản và nhiều Khóa khác, với số thành viên gần 40 ngàn người! Chúng ta hãnh diện là một thành viên của Chương Trình! Cảm Tạ Thánh Gia đã ban cho gia đình chúng con bao ơn lành! Cảm ơn Cha Phêrô Chu Quang Minh, 30 năm gian khổ ngài đã hướng dẫn, tìm phương pháp sáng lập ra CTTTHNGĐ. Cảm ơn Qúy Cha đã tiếp tay giúp mang lại hạnh phúc cho nhiều gia đình!

Song Nguyền Nhật Bản:

Page 53: CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1-2016 Trang 53

Với bối cảnh như trên, trong niềm “Phấn Khởi và Hy Vọng” vào tương lai phát triển tươi đẹp HƠN cho CTTTHNGĐ tại Nhật trong Năm 2016 này, nhờ vào sự QUAN TÂM CỘNG TÁC TÍCH CỰC HƠN CỦA TỪNG QÚY ANH CHỊ! Chúng con xin Qúy Cha cầu nguyện và giúp đỡ. Chúng tôi tha thiết xin Kính Mời Qúy AC từ nay hiệp lòng cầu nguyện cho 2 Khóa và cố gắng thu xếp công việc để tham dự HỌC TẬP và LÀM TRỢ NGUYỀN. GHI CHÚ: vì nhiều AC không có email, hay rất ít khi mở email. Để tiện theo dõi và chuyển tải thông báo đến từng song nguyền, xin qúy AC Liên Gia Trưởng của 3 Liên Gia, xin giúp "IN RA" và gởi cho các thành viên trong LG. Chân thành cảm ơn và hẹn gặp Qúy Cha và Qúy AC vào ngày 26/12/2015. Sn Kiên-Tâm Chúng con kính chuyển đến Qúy Cha, đến Qúy Anh Chị, những EMAIL gói ghém biết bao tình thương yêu, quan tâm, lo lắng của Qúy cha, Qúy anh chị khắp nơi, dành cho Chương Trình. 1. Điện đàm hội ý và Thư Email

trao đổi với cha TLN Nguyễn Hữu Hiến

Kính thưa cha, Chúng con đã liên lạc mượn được chỗ để mở 2 Khóa vào tháng 9/2016 tại nhà cấm phòng Dòng Tên ở Kamakura. 1/ Khóa Huấn Luyện /TND: ngày 23, 24, 25/9/2016 và

2/ Khóa Căn Bản: ngày 30/9 ngày1, 2/10/2016. Chúng con cũng đã gửi email mời cha Nguyễn Luận, anh Lê Xuân Hảo ở VN và qúy Anh Chị trong TND/HN và đã được các nơi nhận lời đến giúp. Tuy nhiên cha Nguyễn Luận thì cần có Thư Mời của cha, để xin phép Đức TGM Huế, và 1 thư cho cha Luận nữa cha ạ. Kính xin cha giúp đỡ chúng con. Chúng con cám ơn cha. Kính chúc cha luôn an mạnh Con Kiên-Tâm Thư Email của cha TLN Nguyễn Hữu Hiến Cam on anh chi, se viet thu cho DC Hue va cha Luan. Chuc binh an. Kính P.M. Nguyễn Hữu Hiến

2. Thư Email cha Nguyễn Luận (Tổng Giám nguyền Trường

Nội Dung VN) Anh chị kính mến, Thành thật xin lỗi anh chị vì không hồi âm cũng như trả lời điện thoại được, vì em có người Dì qua đời, người Dì này độc thân đang ở Huế nên em phải đứng ra lo mọi sự, khi ở bệnh viện và ma chay. Mọi sự mới xong chiều hôm qua. Khi tối em đã về lại giáo xứ, nhưng vẫn con đuối sức! Rất mừng cho CT/TTHNGĐ Nhật Bản có được anh chị chủ nguyền năng động và rất nhiệt thành với CT! Chúc mừng anh chị!

Tướng quân Toyotomi Hideyoshi chính là người cho xây dựng nhà thờ để cho các tín đồ đạo Công giáo đầu

tiên của Nhật Bản cầu nguyện

Page 54: CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1-2016 Trang 54

Trên nguyên tắc em nhận lời mời của anh chị*. Cám ơn anh chị thật nhiều.

Nhưng vì hoàn cảnh của em lúc này khó hơn một chút so với thời gian qua, vì em đã chuyển xứ mới, lại không có cha phó! Vậy để thuận lợi cho việc xin phép Đức TGM Huế, em cần có Thư của Cha TLN P.M Nguyễn Hữu Hiến gửi cho Đức Tổng Huế 1 thư và cho em 1 thư. Và nếu CT Nhật Bản mời được 2 cặp song nguyền Hải Ngoại giúp khóa rồi thì em nghỉ, ở VN mời 1 mình anh Hảo đi thôi cũng được, SN Nhật Bản đài thọ mọi sự cho anh Hảo. Anh Hảo đã tự mở khóa TND tại VN rồi đó. Còn nếu em được phép đi Nhật giúp khóa, em sẽ lo mọi phí tổn. Xin Thánh Gia ban muôn phước lộc cho anh chị. Cho em kính gửi lời thăm cha TLN và Ban Điều Hành song nguyền Nhật Bản. Kính mến,

em, Luận 3. Thư Email của anh chị Quyết-

Điệp (Chủ nguyền trong BĐH/HN) Kính thăm Anh chị Kiên & Tâm quý mến, Cám ơn Anh chị đã xác định được rõ ngày tổ chức Khoá. Như vậy rất tốt để chúng tôi dễ dàng sắp xếp các công việc liên hệ với những nơi khác, 1) Cha Phaolo Nguyễn Luận:

Ngải hiện đang có 2 khoá ở

Miền trung VN, các ngày 4 & 5 và 7, 8, 9 tháng 12/ 2015. Nếu Cha Luận đến được làm Linh nguyền Toàn khoá ở Nhật thì rất tốt. Nhưng nếu ngài không thể đến được cũng không sao. Một trong hai, hoặc cả hai cha ở Nhật, như Anh chị cho biết các ngài đều đã từng diễn giải Kinh Thánh một vài lần rồi. Khi chúng tôi đến giúp TND trước đó một tuần, tôi sẽ chia sẻ với các ngài các điều cần thiết, và như vậy, các ngài có thể làm Linh Nguyền Toàn Khoá được ngay. Và từ những năm sau trở đi, Anh chị không phải bận tâm mời các Cha khác từ xa đến nữa!!!

2) Các cặp Diễn giải trong Khoá Căn Bản: Thưa anh chị, hiện nay, CT tại Nhật Bản của chúng ta có bao nhiêu cặp đã Diễn giải, và đã diễn giải các Đề Tài nào rồi? Xin anh chị cho biết nhá, để chúng tôi dễ dàng lo liệu. Tuy nhiên, chúng tôi rất hy vọng, sau khi tham dự Khoá HL/TND tuần trước đó, sẽ có ít cặp có thể thực tập diễn giải tuần liền sau đó. Tôi sẽ có những chia sẻ cụ thể sau.

3) Khoá HL/TND: Nếu có thể được, xin Anh chị mời khoảng trên/dưới 10 cặp tham dự thì rất tốt. Sau khi tham dự Khoá HL/TND, mọi cặp tùy theo khả năng, có thể đuợc bố trí để phụ trách các phần vụ khác nhau trong Khoá. Không nhất thiết mọi cặp đã được huấn luyện, đều Diễn Giải các Đề Tài, nhưng có thể làm các công việc khác trong khoá, Các thành viên tham dự Khoá HL /TND cần đi có đôi, để sau này CẢ HAI cùng phục vụ. Nhưng trong một vài trường hợp ngoại lệ cũng có thể đi một mình. Chúng tôi thành tâm cầu chúc Anh chị và gia đình được nhiều Ơn Lành của Chúa trong Mùa Giáng Sinh và Năm

Page 55: CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1-2016 Trang 55

Mới đang đến, cùng xin chuyển lời cầu chúc và thăm hỏi của chúng tôi đến qúy Anh chị song nguyền/BN nhé Thật quý mến trong Chúa, Kính, SN Phạm Văn Quyết & Điệp

4. Thư Email của Anh chị Hảo-Tuyết Chủ nguyền toàn quốc VN. Em kính chào Anh Chị Kiên-

Tâm, Cám ơn AC về sự quan tâm và những lời cầu chúc Giáng sinh&Năm mới. Em rất vui khi được Cha TLN và Anh Chị cho phép qua Nhật Bản để phục vụ các Gia đình qua Chương Trình TTHNGĐ. Em sẽ đến làm trợ nguyền cho 2 Khóa mà Ban Điều Hành CT/NB sắp đặt. Các việc chuẩn bị, nhất là chương trình các khóa học, em sẽ thỉnh ý Cha Sáng Lập cho phù hợp với hoàn cảnh ở NB,và sẽ trình với Cha TLN và Anh Chị sau.

Kính chúc Anh Chị và gia đình sức khỏe, niềm vui và sự bình an trong mùa Giáng sinh + Năm mới đang tới. Nguyên xin Thánh Gia gìn giữ Chương Trình ở NB, và cầu mong có nhiều người tham dự các Khóa vào tháng 9 tới. Kính mến, sn Hảo-Tuyết

5. Thư Email của cha Sáng Lập và bài viết

CHÚC MỪNG GIÁNG SINH LỄ BỔN MẠNG và NĂM MỚI Đang Tới Kính thưa Cha TLN Nguyễn Hữu Hiến, Quý Cha Linh Nguyền, Quý Anh Chị Song Nguyền Nhật Bản Con khẩn nguyện, cầu xin Chúa, Đức Mẹ, và Thánh Cả Giuse ban cho từng Quý Cha, từng Quý Anh Chị Song Nguyền Nhật Bản được chứa chan Hồng Ân trong Mùa Giáng Sinh 2015, trong Lễ Thánh Gia, Bổn Mạng của Chương Trình TTHNGĐ và trong suốt Năm Mới 2016 đang tới, để nhờ được từng Cha khả kính tích cực khuyến khích, được từng anh chị song nguyền phấn khởi “cực khổ” kêu mời, mà 2 Khóa: KHÓA NỘI DUNG ngày 23, 24, 25/ 9 và KHÓA CĂN BẢN ngày 30/ 9 – 1, 2/ 10/ 2016 được CÓ NGƯỜI THAM DỰ. Được Cha Nguyễn Luận và anh Lê Xuân Hảo từ VN sang đảm trách Nội Dung, từ đó “biết” và “làm” đúng lõi tuỷ “ID” Chúa ban cho ChươngTrình, nên thấy Tin Cậy Cởi Mở vì Gần Gũi quây quần có nhau. Con hiệp nguyện xin Chúa, Đức Mẹ, và Thánh Cả Giuse tuôn trào Ơn Thánh trên Cha TLN, Quý Cha, và từng Quý Anh Chị Song Nguyền Nhật Bản để cá nhân An Vui, đoàn thể phát triển! Thật tâm con vui mừng “vô cùng” khi Japan nhỏ mà cương quyết đứng vững, đó là cho con an ủi khi ngàn trùng cách biệt, không thể làm mà có người làm theo “lõi tuỷ”! Chân thành kính mến, lm. phêrô chu quang minh, s.j.

Page 56: CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1-2016 Trang 56

Thứ Hai, ngày 2 tháng 11 năm 2015

Anh Chị Kiên-Nga và AC Tuấn-Tiên đại diên Ban Tổ Chức Khóa đã gặp Đức Ông Phanxicô Phạm Văn Phương, Chánh Xứ GXĐMVN và là Vấn Nguyền I của CT-TTHNGĐ Hải Ngoại, để nói lên mối ưu tư và lo lắng vì chỉ còn hơn hai tuần lễ nữa là đến ngày mở Khóa 642 nhưng con số ghi danh còn qúa khiêm nhường. AC Tuấn-Tiên còn có ý hủy bỏ “Cancel” Khóa vì tất cả các anh chị Song Nguyền đã cố gắng mời gọi các gia đình tham dự sau các thánh lễ Chúa Nhật, nơi làm việc, hoặc qua người quen giới thiệu…nhưng ai cũng từ chối vì nhiều lí do như: công ăn việc làm, chồng hoặc vợ không thích đi, con còn nhỏ, bận rộn công việc nhà, hoặc tiếp đón khách từ phương xa… thôi thì trăm lí do để từ chối. Sau khi lắng nghe, Đức Ông Phương đã khuyến khích và hứa sẽ kêu mời trong các thánh lễ Chúa Nhật vào hai tuần liên tiếp lại còn “truyền lệnh” hãy tiếp tục “thả lưới” để Chúa làm…đến phút cuối cùng rồi tính. Chúa Nhật, ngày 8 tháng 11 năm 2015

Anh chị em tiếp tục “thả lưới”, con số ghi danh đã lên đến 15 cặp. BĐH quyết định tới đâu thì tới, tối hôm nay vẫn có buổi Hồi Tâm Chuẩn Bị Khóa lần III qua buổi chầu Thánh Thể do Thầy Sáu Linh Nguyền Giuse Nguyễn Hòa Phú hướng dẫn phần chia sẻ Lời Chúa. Sau đó, 28 cặp Trợ Nguyền đã dâng lên Chúa Phiếu Cam Kết Trợ Nguyền và Ban Tổ Chức Khóa đã nhờ AC Cựu Chủ Nguyền Thắng-Mỹ dâng lên Chúa Giêsu Thánh Thể danh sách 15 cặp vợ chồng đã ghi danh và danh sách các anh chị còn chưa quyết định với tâm tình “Phó Thác Hoàn Toàn” vì chúng con đã tận lực hết rồi… Thứ Năm, ngày 26 tháng 11 “Thánh Lễ Tạ Ơn”

Trước khi ban phép lành cuối lễ, Đức Ông Phanxicô với tinh thần rất phấn khởi và vui tươi, ngài thông báo đã có 33 cặp ghi danh tham dự Khóa đến từ 4 cộng đoàn: 6 anh chị đến từ Giáo Xứ bang Florida; 14 anh chị đến từ Cộng đoàn Thánh Gia bang North Carolina, 2 anh chị tại địa phương thuộc GX-CTTĐVN (Cha TLN Phanxicô Trần Quốc Tuấn) và 48 anh chị thuộc GXĐMVN (Đức Ông Phanxicô Phạm Văn Phương). Đức ông nhắc nhở các gia đình đã ghi

“…Vì Lời Thầy, con xin thả lưới.” Gioan 21.6

Page 57: CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1-2016 Trang 57

danh hãy cố gắng đi cho tốt và đầy đủ. Ngài cũng tỏ lòng thán phục các anh chị Song Nguyền và các gia đình ghi danh đã làm một việc hết sức “can đảm” là hi sinh một cuối tuần tham dự Khóa để đón nhận hồng ân của Thiên Chúa và lo cho đời sống của gia đình mình. Thứ Sáu, ngày 27 tháng 11 “Ngày Khai Mạc Khóa 642”

Trong thánh lễ Trợ Nguyền bắt đầu lúc 4 giờ

chiều, Cha Linh Nguyền Toàn Khóa Giuse Vũ Đảo nêu lên một ý tưởng là “Hãy luôn luôn vui vẻ” trong gia đình và nhất là trong những ngày mở Khóa và nêu cao tinh thần “Khiêm Nhường Phục Vụ”, có được như vậy thì bầu khí sẽ “Phấn Khởi Vui Tươi” và mọi người sẽ thêm “Yêu

Thương Gần Gũi” hơn.

Thật là sự lạ, khoảng 4:30 chiều, thì anh chị em Khóa Sinh đã đến rồi tham dự Thánh Lễ Trợ Nguyền luôn. Sau thánh lễ, anh chị em Trợ

Nguyền hớn hở vui tươi mời các tham dự viên ghi danh, chụp hình, đeo bảng tên do AC Bác Sĩ Duy-Nga phụ trách, và ăn chiều bên “Giếng Gia-Cóp” do AC Thiên-Linh và các AC Trợ Nguyền trong Ban Ẩm Thực phụ trách. AC Mỹ-Hiền và AC Hùng-Uyên tươi cười “babysit” để cho các anh chị Khóa viên được thoải mái tham dự Khóa. Đến gần 5:30 chiều thì hầu hết các tham dự viên đã đến đầy đủ, ngoại trừ 4 cặp gọi điện thoại đến

giờ phút cuối không thể tham gia dự được. Lúc này thì bẩu khí vẫn còn xa lạ giữa các tham dự viên vì nhiều người chưa quen biết nhau và nhất là “Không hiểu Khóa học sẽ diễn tiến như thế nào?” Khoảng 6:00 chiều tất cả 29 cặp đã xếp hàng như “Sẵn Sàng Vào Trận” chuẩn bị cho giờ khai mạc Khóa học vào lúc 6:15 chiều trong Phòng Song Nguyền dưới sự hướng dẫn của AC

Lương-Tuyền và AC Cương-Oanh.

Trong giờ phút khai mại Khóa, cặp MC Sáng-Mai đã dí dỏm chào mừng và giới thiệu Đức Ông Phanxicô Phạm Văn Phương, Vấn

Page 58: CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1-2016 Trang 58

Nguyền I của Chương Trình TTHNGĐ Hải Ngoại; Cha Phó Phêrô Vũ Ngọc Đức, GXĐMVN; Cha Linh Nguyền Toàn Khóa Giuse Vũ Đảo, SVJ; Thầy Sáu Linh Nguyền Giuse Nguyễn Hòa Phú; Cô Thầy Sáu Phêrô Huỳnh Việt Hùng Khóa 100; Sơ Maria Oanh Dòng Đa Minh; Qúi Chức đại diện HĐTV / GXĐMVN; Qúi AC Chủ Nguyền và Trợ Nguyền; nhất là chào mừng Qúi Anh Chị Khóa Viên Khóa 642, tạo nên một bầu khí rất vui tươi và thân tình.

MC Sáng-Mai cũng không quên giới thiệu Cha Sáng Lập CT-TTHNGĐ Linh mục Phêrô Chu Quang Minh, S.J., tuy Cha không hiện diện nhưng chắc chắn tâm tình và tấm lòng yêu

thương của Cha luôn luôn hướng về các anh chị Khóa viên Khóa 642 để cầu nguyện cho Khóa.

Sau đó, Đức Ông Phanxicô đã chính thức có

lời chào đón và cám ơn Cha Linh Nguyền Toàn Khóa Giuse, Qúi AC Chủ Nguyền TƯ Quyết-

Điệp, AC Chủ Nguyền Miền ĐNHK Kiên-Nga, AC Chủ Nguyền GX-CTTĐVN Thảo-Chi cùng các AC Trợ Nguyền, và tất cả các AC Trợ Nguyền của Giáo Xứ Đức Mẹ Việt Nam đã hi sinh đến để “Phục Vụ” Khóa 642. Đức ông còn ca ngợi tinh thần của anh chị em tham dự Khóa 642 hãy cố gắng theo gương Ô/B Louis và Zélie Martin là Song Thân Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu, sẽ được ĐTC Phanxicô phong thánh vào tháng 10 năm 2015, là hãy sống gương mẫu của

bậc vợ chồng và chu toàn trách nhiệm bậc làm cha mẹ trong việc hướng dẫn giáo dục con cái. Sau đó, Đức ông nhân danh Đấng Bản Quyền đã Ủy nhiệm Cha Giuse Vũ Đảo làm Linh Nguyền

Toàn Khóa và tuyên bố Khóa học 642 bắt đầu… trong tiếng vỗ tay rất phấn khởi và tràn đầy hi vọng.

Page 59: CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1-2016 Trang 59

Buổi học đầu tiên kết thúc vào lúc 10:00 tối bằng Phép Lành của Chúa Giêsu Thánh Thể. Sau đó AC Hùng-Tư, AC Đạt-Nhi và các anh chị trong ban ẩm thực phục vụ một chén cháo nóng thật ấm lòng trước khi mọi người ra về. Bầu khí đã bắt đầu thay đổi, đã có những nụ cười cởi mở, đã có những dòng nước mắt vui mừng, hoan hỉ…Những nét mặt băn khoăn âu lo đang được từ từ thay đổi với những nét mặt hân hoan tươi cười. Tạ ơn Chúa vô cùng…Tình yêu Thiên Chúa không bao giờ biết mệt mỏi ban phát.!!! Thứ Bẩy, ngày 28 tháng 11.

Khoảng 7:45 sáng đã có nhiều anh chị tay

trong tay bước vào Phòng Song Nguyền, AC Tuấn-Tiên nhắc nhở chưa đến giờ học và mời vào “Giếng Gia-Cóp” dùng điểm tâm. Sau đó, tất cả vào phòng Song Nguyền bắt đầu ngày học thứ hai.

Đến giờ “Hòa Giải” lúc 3 giờ, đã có 4 linh mục giải tội cho 58 anh chị trong một tiếng đồng hồ. Thánh Lễ Hòa Giải bắt đầu lúc 4 giờ chiều, trong thánh lễ đã có những “Của lễ con dâng hôm nay là…” làm cho biết bao nhiêu những tâm hồn nặng trĩu nay đã được “Nhẹ Nhàng – Bình An.” Thật là một “Thánh Lễ Hòa Giải Nhiệm Mầu”, là một “Hồng ân đặc biệt” Chúa ban…và chỉ có những ai tham dự mới cảm nghiệm được “Thế nào là mùi vị hạnh phúc Thiên Đàng,” thế nào là những “Giọt nước mắt vui mừng”!!!

Buối tối hôm đó, AC Ngọc-Định đã mang đến những đóa hoa thật đẹp và thật tươi. Qúi anh chị tham dự viên đã tay trong tay không những trao “Thư Tình” mà còn trao cho nhau “Những Bông Hồng Cảm Thông” tươi thắm, những đóa hoa không phải lấy lòng nhau như

những buổi đầu gặp gỡ toàn mầu hồng…nhưng là những “Đóa Hoa Lòng” phát xuầt từ con tim biết rung động trước những sự khiêm nhường chân thành của bạn đời, trước những lời ‘Xin Lỗi và Cám Ơn” của một “Con Tim Thịt Mềm Tươi Mát” thay cho con tim mà theo dòng thời gian với những thăng trầm trong cuộc sống đã trở thành chai đá lạnh lùng.

Các anh chị Song Nguyền cũng vui mừng với những dòng nước mắt cảm thông và sung sướng… tuy mệt mỏi nhưng ai cũng tươi cười hăng say tận tình phục vụ “chén nuôi nóng hổi” cho qúi anh chị Khóa viên thêm “no đầy ơn

phúc” vào lúc 10:15 tối trước khi mọi người ra về để chuẩn bị cho ngày Chúa Nhật. Thêm một ngày hồng phúc, thêm một ngày với biết bao ân sủng Chúa ban. Chúa ơi, anh chị em chúng con chỉ là những dụng cụ vô dụng…mà Chúa vẫn dùng để qua những con người tội lỗi yếu đuối làm những việc cả thể của Chúa để Chúa vui, anh chị em Khóa viên vui và mọi người cùng vui. Chúa Nhật, ngày 27 tháng 11.

Sáng Chúa Nhật, anh chị em Khóa 642 ai cũng y phục đẹp, nhất là tâm hồn đẹp, được thể hiện qua những khuôn mặt rạng rỡ hân hoan vì qua Khóa học, giờ đây tay trong tay sẵn sàng tham dự “Thánh Lễ Thệ Hôn Một Đời” để lập lại “Lời Giao Ước” của Bí Tích Hôn Phối mà chính qúi anh chị đã thề hứa trong ngày thành hôn, nhưng giờ đây trong “Niềm Tin Xác Tín với Con Tim Chân Thành” hơn, và qua những thử thách trong cuộc sống hôn nhân, đã “Cảm thông và Gần gũi” với nhau nhiều hơn. Những hình ảnh thật đẹp đã được ghi lại, những khuôn mặt tươi cười thật không có bút mực nào có thể viết hết

Page 60: CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1-2016 Trang 60

lại được…vì làm sao có thể diễn tả được những tiếng lòng hoặc tiếng nói của con tim khi cảm nghiệm được thế nào là hình ảnh “Thiên Chúa nơi Bạn Đời” thế nào là “Yêu Thương Gần Gũi Bằng Việc Làm” qua những công việc nhỏ bé hằng ngày trong gia đình, thế nào là “Khiêm Nhường” nói lời “Xin lỗi và Cảm ơn” bạn đời trong bầu khí “Tin Cậy Cởi Mở.”

Sau thánh lễ, AC Tuấn-Tiên đã cám ơn Đức Ông Vấn Nguyền Phanxicô, Cha Linh Nguyền Toàn Khóa Giuse, Qúi Thầy Sáu Giuse và Phêrô, Qúi Sơ, Qúi Chức trong HĐTV / GXĐMVN,

Qúi Công Đoàn Dân Chúa GXĐMVN, Qúi AC Chủ Nguyền và Trợ Nguyền, đặc biệt là Qúi AC Khóa viên Khóa 642 vì chính Qúi Anh Chị là nhân tố quan trọng để có được Khóa 642. AC Tuấn-Tiên đã cảm động rơi lệ khi nói lên tâm tình tạ ơn Chúa và biết ơn Đức Ông đã khuyến khích và còn truyền lệnh “Thả Lưới”, tuy mệt mỏi và tâm hồn còn yếu đuối thiếu niềm tin nhưng cũng “Xin Vâng” để có được 29 cặp vợ chồng tham dự, đã làm cho nhiều người trong thánh lễ cũng cảm kích rơi lệ theo…

Khóa 642 đã bế mạc vào lúc 6:45 chiều sau khi mọi người tham dự “Tiệc Ca-Na” do AC Cương-Oanh, AC Đạt-Nhi phụ trách và cặp MC Sáng-Mai với những tiết mục văn nghệ thật sống động và đầy ý nghĩa do chính các AC Trợ Nguyền và Tân Song Nguyền đóng góp. Mọi người ra về sau khi nắm tay đứng thành hình vòng tròn “Gặp nhau đây rồi chia tay…” trong quyến luyến tràn đầy tình thân thương với những nét mặt đầy rạng rỡ hân hoan. Sau đó, tất cả đã cùng nhau dưới sự điều động của AC Tony-Hải dọn dẹp sạch sẽ Pavilion chu toàn trách nhiệm trong tinh thần “Khiêm Nhường Phục Vụ và Luôn Luôn Vui Vẻ.” Lạy Chúa, mọi sự đã hoàn tất…!

Dưới đây là những cảm nghiệm của một số anh chị Tân Song Nguyền Khóa 642 chia sẻ trong Khóa và sau khóa đã gởi về cho AC Tuấn-Tiên với tâm tình cảm tạ và tôn vinh Thiên Chúa… Trong Khóa học… AC Thông-Thủy, North Carolina Ngay khi bước xuống xe, ngay ngoài sân nhà thờ là em đã thấy mình đang được đến một nơi tràn ngập tình yêu thương qua cách tiếp đón niềm nỡ và nhiệt tình của các AC Song Nguyền. Sau đó,

lại được nghe các anh chị, cô chú chia sẻ những bài học qúi báu từ Kinh Thánh và thực tế làm cho em không thể nào quên được. Phải nói “TẤT CẢ LÀ HỒNG ÂN!.” Đúc kết hết tất cả các bài học và nhất là bài chia sẻ về “Hoa Hồng Cảm Thông” của vợ chồng AC Quyết-Điệp, em đã cho vợ chồng em một cái “Logo”đây! Tên hai đứa “THÔNG-THỦY” em cho vào trái tim Song Song Với Nhau!. Đặt Chúa làm chủ đời mình là cây Thánh Gía ! Sau đó, nếu Chúa luôn ở trong ta thì hãy siêng năng dọn mình để Rước Mình Thánh Chúa là vòng tròn! Kết hợp Mình Thánh Chúa và Cây Thánh Gía cho ta chiếc chìa Khóa mở cửa Hai Trái Tim, đã hòa hợp, yêu thương và hiểu nhau để cảm “THÔNG” và tha thứ những lỗi lầm của nhau, sẽ sinh ra những Hoa Hồng Thơm Ngát “THỦY” chung để làm chứng cho tình yêu Đức KiTô nơi trần gian này! Sau Khóa học… AC Sức-Lan, Cộng đoàn Thánh Gia, North

Carolina Chào AC Tuấn-Tiên, chúng tôi Sức-Lan

K642, đã sống trong bậc hôn nhân đưọc 22 năm, xin góp vài cảm tưởng về Khóa học. Khóa học ngắn và thân thương. Chúng tôi đã nhận được nhiều điều rất hữu ích. Có tác động mạnh mẽ

Page 61: CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1-2016 Trang 61

qua các yếu tố: “Khiêm nhường: Biết Lỗi, Nhận Lỗi, Xin Lỗi, Xửa Lỗi, Tha Lỗi” cho nhau để tình càng thêm đẹp, trước mặt đời, con cái; đặc biệt trước mặt nhau và nhất là đối với Thiên Chúa. Cám ơn toàn thể qúi anh chị đã có công hưóng dẫn, cầu nguyện, hoa thiêng, còn lo cho từng bữa ăn thân mật, ấm cúng trong những ngày “Trăng Mật.” Hạnh phúc thay, chỉ ngồi nghe để học hỏi “không cần đụng tới móng tay vẫn no đầy ơn phúc”. Thật tuyệt, thật đẹp, thật hết ý. Tạ ơn Chúa, tạ ơn qúi anh chị. AC Phương-Kim, Khóa Trưởng Khóa 642,

GXĐMVN, Georgia Cuộc sống là cả mọi sự bận rộn, mà tất cả

mọi người dù muốn hay không cũng phải chấp nhận. Dù đó là tốt hay xấu, vui vẻ hay sầu muộn. Đó là, thử thách mà Chúa đã ban tặng riêng cho chúng ta. Mọi người trong chúng ta hay giận dữ, khi ai đó làm phiền lòng hoặc làm thiệt hại về của cải, tiền bạc, vật chất hay tình cảm… Hãy đem về cho mình sự bình an, đó là sự “Tha Thứ” và Chúa sẽ mang đến cho ta sự tốt lành sau đó. Đầu tiên là gia đình, kế đến là bạn bè và xã hội. Hãy nghĩ rằng tâm hồn là vườn hoa đẹp lúc ban mai và ánh sáng là ý nghĩ đẹp mà ta chia sẻ cùng mọi người. AC Tài-Hiền, Florida

Trong tâm tình hiệp thông của tất cả qúi Cha và tất cả ACE qua lời chuyền cầu của Mẹ Maria, vợ chồng chúng em đã được dự tham dự Khóa 642 thật ý nghĩa và đầy cảm súc. Vợ chồng chúng em chân thành cám ơn đến Đức Ông Phanxicô Vấn Nguyền CT-TTHNGĐ Hải Ngoại; Cha Sáng Lập Phêrô Chu Quang Minh, SJ; Cha Linh Nguyền Giuse Vũ Đảo, SVJ; cùng tất cả qúi anh chị Chủ Nguyền, Song Nguyền, qúi anh chị Trợ Nguyền đã lo cho chúng em tất cả thật chu đáo và nhất là đã chia sẻ những kinh nghiệm trong đời sống gia đình. Xin qúi Cha cùng tất cả qúi anh chị tiếp tục cầu nguyện cho chúng em biết sống “Khiêm Nhường” và luôn hướng về GĐ Thánh Gia làm Kim Chỉ Nam trong đời sống gia đình chúng em. AC Sinh-Phương, Cộng đoàn Thánh Gia,

North Carolina Tạ ơn Chúa và Mẹ Maria đã đưa chúng con

đến Khóa 642 mọi sự tốt đẹp. Cám ơn Cha Linh Nguyền, các anh chị Chủ Nguyền cùng các anh chị Song Nguyền đã hướng dẫn, chia sẻ những

kinh nghiệm trong đời sống gia đình. Xin tiếp tục cầu nguyện cho chúng em noi gương gia đình Thánh Gia sống tin tưởng, phó thác, cậy trông, khiêm nhường làm việc “Tông đồ Song đôi” và Tình yêu đáp trả Tình yêu. Amen AC Thắng-Mỹ, Cựu Chủ Nguyền CT-

TTHNGĐ / GXĐMVN Chỉ còn ba tuần lễ nữa là đến ngày mở Khóa,

nhưng số lượng ghi danh còn qúa khiêm nhường. Ban Tổ Chức Khóa trình với Đức Ông Chánh Xứ để xin ý kiến của Ngài, một lần nữa Ngài lại khuyến khích tiếp tục dấn thân. Sau lần chầu Thánh Thể với những “Tâm tình hoàn toàn Phó Thác”, kết qủa thật không ngờ, chỉ còn một tuần nữa là mở Khóa, danh sách đăng kí lên đến 33 cặp. Đến tham dự Khóa 29 cặp vợ chồng. Khóa học Khai mạc, diễn tiến, và kết thúc bằng buổi tiệc Cana rất tốt đẹp. Nhìn nét mặt các anh chị Tân Song Nguyền hân hoan và vui tươi. Chúng tôi cảm nhận được một điều gì đó đã thay đổi trong tâm hồn của các anh chị Khóa 642. AC Thông-Thủy, Cộng đoàn Thánh Gia,

North Carolina

Dạ em cảm ơn tất cả các anh chị và các bạn! Nhất là anh Tuấn đã thường xuyên gọi điện động viên trò chuyện nên vợ chồng chúng em mới có những ngày thật tuyệt vời như thế! Cả đời chúng em chưa bao giờ cảm nghiệm được cuộc sống vợ chồng của chúng em thiếu thốn sự tha thứ, sự chịu đựng, sự cảm thông và

sự yêu thương từ con tim như thế nào! Nhưng qua ba ngày vỏn vẹn ngắn ngủi, mà Ban Tổ Chức đã cho chúng em sống dậy từ thời mới yêu, đến khi dắt tay ra trước Bàn Thờ thề hứa lúc ấy chỉ là những câu nói thuộc lòng vì chưa cảm nghiệm qua sự ốm đau, gian nan nhưng trước mắt lúc đó toàn là mầu hồng. Không biết nói gì hơn! Nguyện xin Thiên Chúa giàu tình thương tuôn đổ tràn đầy hồng phúc xuống trên tất cả trong Ban Tổ Chức để các Anh Chị thêm sức khỏe để loan truyền Hồng Ân mà Thiên Chúa đã trao ban. Thân ái. AC Bác Sĩ Đức-Trúc, GX-CTTĐVN,

Georgia Được chồng qúi, thương yêu, và có một gia

đình đông đủ, hạnh phúc là ước nguyện của mỗi một người phụ nữ khi mình quyết định lập gia đình. Nhưng khi bước vào đời sống hôn nhân,

Page 62: CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1-2016 Trang 62

thì ai cũng sẽ thấy là ước nguyện đó thật không dễ có và nhất là không thể thực hiện một mình được. Chúa ban cho mỗi người có những khả năng riêng, nhưng hạnh phúc trong hôn nhân cần sự phối hợp khả năng của cả hai vợ chồng là hai nhân vật chính; nhưng đồng thời cũng rất cần đến tình thân thương của gia đình và bạn hữu.

Trúc-Đức thành thật cám ơn tấm lòng yêu thương của bố mẹ và gia đình Thăng Tiến Hôn Nhân đã dành cho chúng em. Những lời can đảm chia sẻ chân thành của mỗi một cặp trong những các lớp trước cũng như các ACE tham dự

trong Khóa 642, đã cho chúng em biết rằng…không chỉ riêng mình mới có cảm nhận như thế. Cám ơn gia đình Thăng Tiến Hôn Nhân đã cầu nguyện cho chúng em. Nguyện xin lòng thương xót của Chúa tiếp tục hướng dẫn mỗi một gia đình của chúng ta mỗi một ngày được thăng tiến hơn trong đời sống hôn nhân. Thân ái. Fayetteville, ngày 15 tháng 12 năm 2015 SN Giuse M. Nguyễn Phụ Tuấn-Tiên Chủ Nguyền CT-TTHNGĐ / GXĐMVN

Page 63: CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1-2016 Trang 63

HANGĐÁBELEM

Trong hang đá Belem Chúa giáng sinh thấp hèn Máng bò lừa hôi hám Thay giường ấm chăn êm. Mẹ chiêm ngưỡng cúi đầu Quì bên Chúa thật lâu Ôi hài nhi bé nhỏ Con Chúa Trời đó sao. Giu-se chẳng hiểu gì Âm thầm vẫn nghĩ suy Lời thiên thần chỉ dẫn Ý mình chẳng xá chi. Mục đồng mau xếp hàng  Mắt tròn xoe ngỡ ngàng Người gì mà bé thế Bao lâu mới vững vàng. Bò lừa cũng theo chầu Nằm im lặng cúi đầu Góp làn hơi ấm áp Tan lạnh giá đêm thâu. Ba vua ở phương xa Tìm ngôi sao rất lạ Mau đến mà cung kính Con Chúa trời sinh ra. Thiên thần tung cánh bay Loa kèn vang ngất ngây Loan tin mừng cứu độ Bình an khắp đó đây. Ngoài đường tiếng chuông reo Có ông già Noel Phát quà cho trẻ nhỏ Người lớn cũng vui theo.

Nhà thờ tiếng chuông ngân Gọi người ơi đến gần Hang Belem rực rỡ Giáng sinh mùa thánh ân. Tháng 12/2015 Kính mừng đại lễ Chúa Giáng Sinh Nhà Quê

EMBÉBÁNRONG Em bé bán rong Cả ngày trông mong Làm sao bán hết Về mới yên lòng. Lạnh giá đêm đông Áo ấm cũng không Phố phường lấp lánh Sao sáng dẫn đường. Hang đá đơn sơ Hài Nhi vẫn chờ Người người chiêm ngắm Em bé thầm mơ. Nhớ về mẹ cha Nay đã chia xa Mỗi người một ngả Em là ngã ba. Tìm đâu ấm áp Để mà đền đáp Gia đình yêu thương Giấc mộng bình thường. Hôm nay Giáng Sinh Hài Nhi một mình

Page 64: CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1-2016 Trang 64

Ngoài trời lạnh lắm Thôi thì cho xin. Làm em chị nhé Chị hát khe khẽ Chị thương dỗ dành Giấc mộng an lành. Em ngủ cho ngon Hơi thở cho tròn Trần gian chờ đợi Tháng năm mỏi mòn. Em sẽ lớn khôn Đi khắp xóm thôn Tin Mừng cứu độ Bình an tâm hồn. Đêm đã đầy sao Giấc ngủ ngọt ngào Thôi chị về nhé Nhà trọ ngàn sao. Tháng 12/2015 Nhà Quê

GIÁNGSINHBUỒN Mùa Giáng Sinh năm rồi Chúng mình kết thành đôi Cầm tay nhau dạo phố Cùng đi lễ đêm đông. Áo dài trắng em bay Cho lòng anh ngất ngây

Ánh đèn sao lấp lánh Nhạc hòa khúc vui say. Chúa Hài Nhi bé ơi Vẫn dang tay gọi mời Chúng con lòng thành kính Xin ơn phúc đẹp đôi. Thiệp mừng mùa Giáng Sinh Ngỡ thiệp cưới chúng mình Cây thông xanh rạng rỡ Hoa nến đèn lung linh. Rồi mùa Giáng Sinh qua Tình đã vội phôi pha Áo ngày xưa trắng lắm Cũng bỏ anh đi xa. Mùa Giáng Sinh năm nay Những tà áo bay bay Dập dìu người đi lễ Tìm đâu áo anh say. Bên gác chuông nhà thờ Nơi anh đứng đợi chờ Em đâu còn ở đó Một mình anh bơ vơ. Chúa Hài Nhi bé ơi Tình con đã lỡ rồi Xin Ngài ban ơn phúc Cho nàng sớm đẹp đôi. Hạnh phúc sẽ đến gần Áo ngày cưới trắng ngần Để em vui đời mới Để em … quên được anh. Thánh lễ đã tan rồi Anh một mình đơn côi Đừơng về một bóng lẻ Nhớ một mình em thôi. Tháng 12/2015 Cảm tác từ bài “Bài Thánh Ca Buồn” và bài “Hai Mùa Noel” của nhạc sỹ Nguyễn Vũ Nhà Quê

Page 65: CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1-2016 Trang 65

Quý Ông Bà Anh Chị Em thân mến, Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô khai mở năm thánh Lòng Thương Xót từ ngày 8/12/2015 đến ngày 20/11/2016. Ngài nói “Làm thế nào để sống Năm Thánh một cách tốt đẹp nhất”. Ngài đưa ra một số chỉ dẫn thực hành, trước hết là:

Đi hành hương, vì hành hương sẽ là một “dấu chỉ nói lên sự kiện cả lòng thương xót cũng là một mục tiêu cần đạt tới, nó đòi hỏi sự dấn thân và hy sinh”.

Vì vậy chúng tôi sẽ tổ chức hai cuộc hành hương dành cho quý ông bà anh chị em Việt Kiều, như sau:

1) Hành Hương Châu Âu gồm các nước: Pháp, Tây Ban Nha, Bồ đào Nha và Ý. - Thời gian từ ngày 8/11/2016 đến ngày 20/11/2016. Lộ trình chi tiết sẽ thông báo

sau. - Địa điểm tập trung tại Paris (sẽ thông báo chính xác sau) ngày 8/11/2016. - Chia tay tại Roma chiều ngày 20/11/2016. - Số người tối đa 50. - Chi phí từ ngày 8/11 đến ngày 20/11/2016 (trọn gói) khoảng 3.000 USD - Tự mua vé máy bay đến Paris và về từ Roma. - Xin liên lạc số di động 84/946814300 hay mail [email protected] để biết

thông tin.

2) Hành Hương từ Nam ra Bắc - Từ ngày 31/7/2016 đến ngày 14/8/2016 hay 16/8/2016. - Tập trung tại Sài Gòn và chia tay tại Hà Nội. - Nếu ai muốn mua vé máy bay từ Hà Nội về Sài Gòn thì ban tổ chức sẽ mua dùm. - Số người tham dự tối đa 90 người và dưới 75 tuổi. - Quý OBACE muốn tham dự xin điền vào Phiếu Ghi Danh và gửi về cho chúng tôi.

Xin chân thành cám ơn. Ban Tổ Chức LM Jos Hoàng Văn Quảng, S.J.

Hình ảnh hành hương từ Bắc xuống Nam trên quê hương Việt Nam. Xin vào link dưới để xem

https://picasaweb.google.com/107001860139651994063/HINHHANHHUONGBacNam102015PhotobyNgocTien#slidesho

w/6213113385549737122  

Page 66: CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1-2016 Trang 66

1. Tên ………………………………………Năm Sinh…………… 2. Địa chỉ……………………………………………… 3. Giáo xứ……………………………………………… 4. Điện thoại ……………………Mail …………………………….. 5. Chi phí (tiền xe, ăn ở, chi phí tham quan…). Xin chọn a hoặc b hoặc c.

a) Nếu đi từ Sài Gòn ra Hà Nội (từ ngày 31/7/2016 đến 14/8/2016) số tiền là 600 USD. b) Nếu đi thêm Sapa thì đóng thêm 100 USD (từ ngày 31/7/2016 đến 16/8/2016) tổng

số tiền 700 USD. c) Đi Châu Âu từ ngày 8/11/2016 đến 20/11/2016, số tiền 3.000 USD

6. Xin gửi phiếu ghi danh cho linh mục Giuse Hoàng Văn Quảng, S.J. - Địa chỉ: 171 Lý Chính Thắng, Quận 3, TP HCM - Mail: [email protected] - Điện thoại: 84-946814300

VÀI LƯU Ý CỦA CHUYẾN HÀNH HƯƠNG Ở VIỆT NAM

1) Thời hạn ghi danh trước ngày 10/4/2016. 2) Xin đóng chi phí trước ngày 10/5/2016.

- Nếu bỏ chỗ trước ngày 10/6/2016 ban tổ chức sẽ hoàn lại 80 %. - Nếu bỏ chỗ trước ngày 10/7/2016 sẽ hoàn lại 60 %. - Nếu bỏ trước ngày 31/7/2016 sẽ hoàn lại 40%.

3) Đóng chi phí: - Trực tiếp cho LM Hoàng Văn Quảng. Địa chỉ trên.

4) Bảo hiểm du lịch

- Mỗi người chịu trách nhiệm về sức khỏe, tai nạn, liên quan đến giấy tờ tùy thân, các chuyến bay, mất cắp, trong suốt lộ trình của chuyến đi.

- Mỗi người nên mua bảo hiểm sức khỏe, du lịch, vì không biết chuyện gì sẽ xảy ra. Mỗi người tự lo riêng bảo hiểm tùy theo loại bảo hiểm mà mình muốn.

5) Trong hành trình, mỗi người xin mang: 1 vali 20 ký và một một vali 7 ký.

Page 67: CHỦ ĐỀ - sndv.files.wordpress.com filechỦ ĐỀ: gia ĐÌnh song nguyỂn trong cỘng ĐoÀn giÁo xỨ . vÒng tay song nguyỀn sỐ 6 – thÁng 1-2016 trang 2

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1-2016 Trang 67

Xem và nghe nhạc Tín Thác vào Lòng Thương Xót Chúa xin vào Link:

https://youtu.be/Lkbf_X3ANVY