Che Tao at Lieu Xuc Tac Dien Cho Pin Methanol Truc Tiep

Embed Size (px)

Citation preview

  • 8/17/2019 Che Tao at Lieu Xuc Tac Dien Cho Pin Methanol Truc Tiep

    1/74

     

    TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG

    KHOA CÔNG NGHỆ HÓA –  THỰ C PHẨM

    BÁO CÁONGHIÊN CỨ U KHOA HỌC

    ĐỀ TÀI:

    CHẾ TẠO VẬT LIỆU XÚC TÁC ĐIỆNHÓA NANO Pt/C Ứ NG DỤNG CHO PINNHIÊN LIỆU METANOL TR Ự C TIẾP

    VŨ MINH HÀO 

    BIÊN HÒA, THÁNG 12/2012

  • 8/17/2019 Che Tao at Lieu Xuc Tac Dien Cho Pin Methanol Truc Tiep

    2/74

     

    TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG

    KHOA CÔNG NGHỆ HÓA –  THỰ C PHẨM

    BÁO CÁONGHIÊN CỨ U KHOA HỌC

    ĐỀ TÀI:

    CHẾ TẠO VẬT LIỆU XÚC TÁC ĐIỆNHÓA NANO Pt/C Ứ NG DỤNG CHO PINNHIÊN LIỆU METANOL TR Ự C TIẾP

    Giảng viên hƣớ ng dẫn : PGS.TS NGUYỄN THỊ PHƢƠNG PHONG 

    Sinh viên thực hiện : VŨ MINH HÀO 

    BIÊN HÒA, THÁNG 12/2012

  • 8/17/2019 Che Tao at Lieu Xuc Tac Dien Cho Pin Methanol Truc Tiep

    3/74

    i

    LỜI CÁM ƠN 

    Ca dao Việt Nam vẫn có câu để  nhắn nhủ  những ngƣờ i tr ẻ  trong xã

    hội:“Công cha, nghĩa mẹ ơn thầy, nghĩ sao cho bõ những ngày ƣớ c ao”. Đó tuy chỉ 

    là một câu thật ngắn gọn nhƣng lại chứa đựng toàn bộ truyền thống tốt đẹ p của dân

    tộc ta. Hôm nay, tôi cũng xin mƣợ n nó để nói lên tâm tình biết ơn đối vớ i bậc sinh

    thành cũng nhƣ quý thầy cô là những ngƣời đã giúp đỡ  tôi hoàn tất tốt luận văn tốt

    nghiệ p này.

    Đầu tiên, tôi xin gửi lờ i biết ơn chân thành đến PGS.TS Nguyễn Thị Phƣơng

    Phong, ngƣời đã trực tiếp hƣớ ng dẫn tôi trong toàn bộ quá trình thực hiện đề này.Tôi vô cùng cảm kích vì sự  giúp đỡ   r ất tận tâm của cô. Mặc dù, trong cƣơng vị 

    PGS.TS và công việc giảng viên bận r ộn với trăm công ngàn việc nhƣng cô vẫn

    dành thời gian để sửa bài và góp ý một cách chân thành cho đề tài của tôi.

    Tôi cũng xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến quý thầy cô, anh chị trong khoa hóa

    lý trƣờng ĐHKHTN, Tp.HCM đã tận tình hƣớ ng dẫn trong quá trình tôi thí nghiệm

    ở  đây. Cách riêng cho anh Ngô Thanh Liêm, ngƣời luôn đồng hành trong những

     bƣớc đi chậ p chững và suốt cả thờ i gian tham gia nghiên cứu của tôi.

    Đối vớ i các thầy cô trong khoa hóa trƣờng ĐH Lạc Hồng, tôi không biết lấy

    gì để nói lên lời cám ơn trƣớ c những điều kiện vô cùng thuận lợ i, mà các thầy cô đã

    dành cho để quá trình nghiên cứu của tôi đƣợ c diễn ra và k ết thúc thật tốt đẹ p.

    Tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến các cơ sở , phòng thí nghiệm đã cho tôi đƣợ c

    làm việc ở  tại những nơi đây. 

    Lờ i biết ơn cuối cùng, con xin gửi đến cha mẹ là những ngƣời đã sinh thành

    và vất vả  bao ngày tháng qua để con có đƣợ c k ết quả nhƣ ngày hôm nay. Sau cùng,

    tôi xin cảm ơn vì tất cả, thiết nghĩ rằng sẽ khó mà đáp trả lại tất cả những ân tình ấy.

    Song ƣớ c mong mọi ngƣờ i sẽ đón nhận nó nhƣ lờ i cảm tạ chân thành nhất từ chính

     bản thân tôi.

  • 8/17/2019 Che Tao at Lieu Xuc Tac Dien Cho Pin Methanol Truc Tiep

    4/74

    ii

    MỤC LỤC 

    LỜI CÁM ƠN .............................................................................................................. i

    MỤC LỤC ................................................................................................................... ii

    DANH MỤC TỪ  VIẾT TẮT ...................................................................................... v

    DANH MỤC BẢ NG BIỂU ....................................................................................... vi

    DANH SÁCH HÌNH Ả NH ....................................................................................... vii

    LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1

    CHƢƠNG I: TỔ NG QUAN VỀ  PIN NHIÊN LIỆU VÀ XÚC TÁC ĐIỆ N CỰ CTRONG PIN NHIÊN LIỆU METANOL TR Ự C TIẾP .............................................. 4

    1.1 Tổng quan về pin nhiên liệu ............................................................................. 4

    1.1.1 Khái niệm về pin nhiên liệu..................................................................... 4

    1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của pin nhiên liệu ................................ 4

    1.1.3 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của pin nhiên liệu................................. 6

    1.1.3.1 Cấu tạo .............................................................................................. 6

    1.1.3.2 Nguyên lý hoạt động ......................................................................... 7

    1.1.4 Hệ thống pin nhiên liệu ........................................................................... 8

    1.1.5 Phân loại pin nhiên liệu ........................................................................... 9

    1.1.5.1 Pin nhiên liệu axit phosphoric(Phosphoric acid fuel cell) ................ 9

    1.1.5.2 Pin nhiên liệu cacbon nóng chảy (Molten carbonate fuel cell)......... 9

    1.1.5.3 Pin nhiên liệu kiềm (Alkaline fuel cell) .......................................... 10

    1.1.5.4 Pin nhiên liệu màng trao đổi proton (Proton exchange membrance

    fuel cell) ....................................................................................................... 10

    1.1.5.5 Pin nhiên liệu methanol tr ực tiế p (Direct methanol fuel cell) ........ 11

    1.1.5.6 Pin nhiên liệu oxit r ắn (Solid oxide fuel cell) ................................. 11

    1.1.6 Một số ƣu nhƣợc điểm của pin nhiên liệu ............................................. 12

    1.1.6.1 Ƣu điểm........................................................................................... 12

    1.1.6.2  Nhƣợc điểm ..................................................................................... 13

    1.2 Pin nhiên liệu Metanol tr ực tiế p ..................................................................... 13

  • 8/17/2019 Che Tao at Lieu Xuc Tac Dien Cho Pin Methanol Truc Tiep

    5/74

    iii

    1.2.1 Lịch sử hình thành phát triển của pin nhiên liệu methanol tr ực tiế p ..... 13

    1.2.2 Cấu tạo pin nhiên liệu methanol tr ực tiế p ............................................. 14

    1.2.3 Nguyên lý hoạt động pin nhiên liệu methanol tr ực tiế p ........................ 15

    1.2.4 Các yếu tố ảnh huởng đến quá trình làm việc của pin........................... 16

    1.2.4.1 Ảnh hƣở ng của nhiệt độ .................................................................. 16

    1.2.4.2 Ảnh hƣở ng của độ ẩm ..................................................................... 16

    1.2.4.3 Ảnh hƣở ng của áp suất .................................................................... 16

    1.2.4.4 Ảnh hƣở ng của chất mang .............................................................. 17

    1.3 Đặc điểm và tính chất của hạt nano Platin ..................................................... 18

    1.3.1 Giớ i thiệu về vật liệu nano .................................................................... 18

    1.3.2 Tổng quan về nano Platin ...................................................................... 19

    1.3.3 Đặc điểm chất xúc tác nano Platin trên Carbon .................................... 19

    1.3.3.1 Định nghĩa về chất xúc tác .............................................................. 19

    1.3.3.2 Tính chất đặc trƣng của chất xúc tác .............................................. 19

    1.3.3.3 Đặc điểm của nanocomposit Platin trên Carbon ............................. 20

    1.3.4 Các phuơng pháp điều chế..................................................................... 201.3.4.1 Phƣơng pháp Polyol ........................................................................ 20

    1.3.4.2 Phƣơng pháp tẩm trên chất mang ................................................... 20

    1.3.4.3 Phƣơng pháp kết tủa........................................................................ 22

    1.3.4.4 Phƣơng pháp trộn cơ học ................................................................ 22

    CHƢƠNG II: THỰ C NGHIỆM................................................................................ 23

    2.1 Hóa chất .......................................................................................................... 23

    2.1.1 Một số loại hóa chất sử dụng ................................................................. 23

    2.1.2 Thiết bị sử dụng ..................................................................................... 23

    2.2 Chuẩn bị một số dung dịch cho quá trình thí nhiệm ...................................... 24

    2.2.1 Pha dung dịch HNO3 vớ i nồng độ khác nhau........................................ 24

    2.2.2 Pha dung dịch H2SO4 0,5M ................................................................... 25

    2.2.3 Pha dung dịch H2SO4 0,5M trong CH3OH 1M ..................................... 25

    2.3 Xử lý nguồn Carbon Vulcan XC-72R ............................................................ 25

  • 8/17/2019 Che Tao at Lieu Xuc Tac Dien Cho Pin Methanol Truc Tiep

    6/74

    iv

    2.4 Chế tạo vật liệu xúc tác điện hóa bằng phƣơng pháp Polyol ......................... 25

    2.5 Điều chế  vật liệu xúc tác điện cực Pt/VulcanXC-72R theo phƣơng pháp

    Polyol đun truyền thống ................................................................................. 26

    2.6 Chuẩn bị mẫu và cách quét thế vòng tuần hoàn (Cyclic Voltammetry) ........ 27

    2.7 Các phƣơng pháp phân tích ............................................................................ 28

    2.7.1 Phƣơng pháp đo diện tích bề mặt .......................................................... 28

    2.7.2 Phƣơng pháp nhiễu xạ tia X (XRD) ...................................................... 28

    2.7.3 Phƣơng pháp kính hiển vi điện tử quét (SEM) ...................................... 29

    2.7.4 Phƣơng pháp kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM) ........................... 30

    2.7.5 Phƣơng pháp quét thế vòng tuần hoàn (CV) ......................................... 32

    CHƢƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬ N .......................................................... 36

    3.1 K ết quả xử lý nguồn Carbon VulcanXC-72R ................................................ 36

    3.1.1 Ảnh hƣở ng của nồng độ axit Nitric (HNO3) ......................................... 36

    3.1.2 Ảnh hƣở ng của thờ i gian xử lý .............................................................. 38

    3.2 Xúc tác điện hóa nanocomposit Pt trên Carbon không xử lý ......................... 39

    3.2.1 Ảnh hƣở ng của hàm lƣợ ng axit Chloroplatinic (H2PtCl6.6H2O) .......... 393.2.2 Ảnh hƣở ng của sự thay đổi pH trong môi trƣờng điều chế ................... 41

    3.2.3 K ết quả phân tích ảnh TEM (Transmission electron microscopy) ........ 43

    3.3 Xúc tác điện hóa nanocomposit Pt trên Carbon xử lý .................................... 45

    3.3.1 Ảnh hƣở ng của hàm lƣợ ng axit Chloroplatinic (H2PtCl6.6H2O) .......... 45

    3.3.2 Ảnh hƣở ng của sự thay đổi pH trong môi trƣờng điều chế ................... 47

    3.3.3 K ết quả phân tích ảnh TEM (Transmission electron microscopy) ........ 49

    3.4 So sánh khả năng xúc tác của chất mang carbon không xử lý và xử lý ......... 50

    3.4.1 K ết quả phân tích XRD (X-ray diffaction) ............................................ 50

    3.4.2 K ết quả diện tích bề mặt của vật liệu xúc tác điện cực ......................... 52

    3.4.3 K ết quả và phân tích ảnh SEM (Scaning electron microscopy) ............ 53

    3.4.4 So sánh về khả năng xúc tác điện hóa ................................................... 54

    K ẾT QUẢ VÀ KIẾ N NGHỊ ..................................................................................... 56

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • 8/17/2019 Che Tao at Lieu Xuc Tac Dien Cho Pin Methanol Truc Tiep

    7/74

    v

    DANH MỤC TỪ  VIẾT TẮT

    BET Máy đo diện tích bề mặt

    CV Phƣơng pháp quét thế vòng tuần hoàn (Cyclic voltammetry)

    Eb Thế oxy hóa cực đại trên đƣờ ng quét về (V)

    Ef Thế oxy hóa cực đại trên đƣờ ng quét tớ i (V)

    i pa Mật độ dòng của mũi trên đƣờ ng quét tớ i tính theo diện tích

    điện cực (mA/cm2)

    i pc Mật độ dòng của mũi trên đƣờ ng quét về  tính theo diện tích

    điện cực (mA/cm2) 

    i’ pa Mật độ dòng của mũi trên đƣờ ng quét tớ i tính theo khối lƣợ ng

    Platin trên điện cực (mA/mmPt)

    i’ pc Mật độ dòng của mũi trên đƣờ ng quét về tính theo khối lƣợ ng

    Platin trên điện cực (mA/mmPt) 

    Pt/C Vật liệu xúc tác điện hóa nanocomposit Platin trên Carbon

    Pt/VulcanXC-72R Vật liệu xúc tác điện hóa nanocomposit Platin trên Carbon

    Vulcan XC-72R

    Pt/VC-25-11 Vật liệu xúc tác điện hóa nanocomposit Platin trên Carbon

    Vulcan XC-72R không xử lý vớ i hàm lƣợ ng Platin là 25% và

    môi trƣờ ng pH=11

    Pt/VC-XL-25-11 Vật liệu xúc tác điện hóa nanocomposit Platin trên Carbon

    Vulcan XC-72R xử  lý trong HNO3  với hàm lƣợ ng Platin là

    25% và môi trƣờ ng pH=11SEM Kính hiển vi điện tử quét (Scaning electron microscopy)

    TEM Kính hiển vi điện tử  truyền qua (Transmission electron

    microscopy)

    XRD Nhiễu xạ tia-X (X-Ray diffaction)

  • 8/17/2019 Che Tao at Lieu Xuc Tac Dien Cho Pin Methanol Truc Tiep

    8/74

    vi

    DANH MỤC BẢNG BIỂU 

    Bảng 2.1: Số liệu để pha dung dịch HNO3 vớ i nồng độ khác nhau ......................... 24

    Bảng 3.1: Hoạt tính của vật liệu nanocomposit Pt/VulcanXC-72R xử lý và không

    xử lý trong dung dịch HNO3 vớ i những nồng độ khác nhau .................................... 36

    Bảng 3.2: Hoạt tính xúc tác của vật liệu nanocomposit Pt/Vulcan XC-72R đã xử lý

    và không xử lý trong những khoảng thờ i gian khác nhau ......................................... 39

    Bảng 3.3 Hoạt tính xúc tác của vật liệu nanocomposit Pt/VC vớ i sự thay đổi thành

     phần khối lƣợ ng của tiền chất H2PtCl6.6H2O ........................................................... 40

    Bảng 3.4: Hoạt tính xúc tác của vật liệu nanocomposit Pt/VC với môi trƣờ ng pH

    khác nhau................................................................................................................... 42

    Bảng 3.5: Hoạt tính xúc tác của vật liệu nanocomposit Pt/VC-XL-25 trong môi

    trƣờ ng pH=11 vớ i sự thay đổi hàm lƣợ ng của tiền chất H2PtCl6.6H2O.................... 46

    Bảng 3.6: Hoạt tính xúc tác của nanocomposit Pt/VC-XL-25 trong những môi

    trƣờ ng pH khác nhau ................................................................................................. 48 

    .Bảng 3.7: K ết quả đo diện tích bề mặt của vật liệu nanocomposit Pt/VulcanXC-72Rđã xử lý và không xử lý ............................................................................................. 53

  • 8/17/2019 Che Tao at Lieu Xuc Tac Dien Cho Pin Methanol Truc Tiep

    9/74

    vii

    DANH SÁCH HÌNH ẢNH

    Hình 1.1 Sơ đồ một pin nhiên liệu ............................................................................. 4

    Hình 1.2 Cấu tạo và nguyên lý làm việc pin nhiên liệu ............................................. 6

    Hình 1.3 Sơ đồ một hệ thống pin nhiên liệu .............................................................. 8

    Hình 1.4 Hiệu suất của pin nhiên liệu so vớ i một số thiết bị tạo ra điện khác......... 12

    Hình 2.1 Bể siêu âm ............................................................................................... 23

    Hình 2.2 Mấy khuấy từ IKA RET control-vis và pipet BIOHIT Proline .............. 23

    Hình 2.3 Lò vi sóng SANYO 20L EM-S2182W .................................................... 24 Hình 2.4 Máy ly tâm UNIVERSAL 32R HETTICH ZENTRIFUGEN ................ 24

    Hình 2.5 Quy trình chế tạo vật liệu nano Pt/C bằng phƣơng pháp polyol ............... 26

    Hình 2.6 Máy đo BET Nova 3200e ....................................................................... 28

    Hình 2.7 Sơ đồ khối thiết bị nhiễu xạ tia X ............................................................ 28

    Hình 2.8 Thiết bị nhiễu xạ tia X BRUKER XRD-D8 ADVANCE ......................... 29

    Hình 2.9 Hệ thống kính hiển vi điện tử quét phát xạ trƣờ ng FE-SEM JSM ........... 30

    Hình 2.10 Hệ thống kính hiển vi điện tử truyền qua,TEM JEM-1400 Nhật ........... 31

    Hình 2.11 Đồ thị quét thế vòng tuần hoàn ............................................................... 32

    Hình 2.12 Máy Autolab-PGSTAT302N .................................................................. 33

    Hình 2.13 Các loại điện cực ..................................................................................... 33

    Hình 2.14 Hệ thống ba điện cực............................................................................... 34

    Hình 2.15 Đƣờng cong CV của vật liệu nanocomposite Pt/Vulcan XC-72R .......... 34

    Hình 3.1 Giản đồ CV của vật liệu xúc tác nanocomposit Pt/Vulcan XC-72R xử lý

    và không xử lý trong dung dịch HNO3 vớ i những nồng độ khác nhau ................... 37

    Hình 3.2 Giản đồ CV của vật liệu xúc tác nanocomposit Pt/Vulcan XC-72R đã xử 

    lý và không xử lý trong những khoảng thờ i gian khác nhau..................................... 39

    Hình 3.3 Giản đồ CV của vật liệu xúc tác nanocomposit Pt/VC vớ i thành phần tiền

    chất H2PtCl6.6H2O khác nhau ................................................................................... 40

    Hình 3.4 Giản đồ CV của vật liệu xúc tác nanocomposit Pt/VC trong những môi

    trƣờ ng pH khác nhau ................................................................................................. 42

  • 8/17/2019 Che Tao at Lieu Xuc Tac Dien Cho Pin Methanol Truc Tiep

    10/74

    viii

    Hình 3.5 Cơ chế quá trình oxy hóa EG trong điều chế nano Platin ......................... 42

    Hình 3.6 Phản ứng loại proton tạo thành anion Glycolate của axit Glycolic .......... 43

    Hình 3.7 Ảnh chụ p TEM và biểu đồ phân bố kích thƣớ c hạt nano Platin trên vật

    liệu nanocomposit Pt/VC-25-11 ................................................................................ 44

    Hình 3.8 Ảnh chụ p TEM và biểu đồ phân bố kích thƣớ c hạt nano Platin trên vật

    liệu nanocomposit Pt/VC-25-6,5 ............................................................................... 44

    Hình 3.9 Giản đồ  nền CV của vật liệu xúc tác nanocomposit Pt/VC-XL vớ i hàm

    lƣợ ng Platin khác nhau .............................................................................................. 45

    Hình 3.10 Giản đồ CV của vật liệu xúc tác nanocomposit Pt/VC-XC với hàm lƣợ ng

    Platin khác nhau ........................................................................................................ 47

    Hình 3.11 Giản đồ  nền CV của vật liệu xúc tác nanocomposit Pt/VC-XL-25 vớ i

    môi trƣờ ng pH khác nhau.......................................................................................... 47

    Hình 3.12 Giản đồ CV của vật liệu xúc tác nanocomposit Pt/VC-XL-25 vớ i môi

    trƣờ ng pH khác nhau ................................................................................................. 48

    Hình 3.13 Ảnh chụ p TEM và biểu đồ phân bố kích thƣớ c hạt nano Platin trên vật

    liệu nanocomposit Pt/VC-XL-25-11 ......................................................................... 49Hình 3.14 Ảnh chụ p TEM và biểu đồ phân bố kích thƣớ c hạt nano Platin trên vật

    liệu nanocomposit Pt/VC-XL-25-6,5 ........................................................................ 50

    Hình 3.15 K ết quả chụ p XRD của Vulcan XC-72R xử lý và không xử lý .............. 51

    Hình 3.16 Phổ đồ XRD của nanocomposit Pt/VC-25-11 ........................................ 51 

    Hình 3.17 Gian đồ XRD của nanocomposit Pt/VC-XL-25-11 ............................... 52

    Hình 3.18 Ảnh FE- SEM của nanocomposit Pt/VC-XL-25-11 .............................. 53

    Hình 3.19 Giản đồ đo nền của hai loại carbon Vulcan XC-72R .............................. 54

    Hình 3.20 (1) Giản đồ đo nền và (2) giản đồ CV của hai loại vật liệu xúc tác điện

    hóa nanocmposit Pt/Vulcan XC-72R ........................................................................ 54

  • 8/17/2019 Che Tao at Lieu Xuc Tac Dien Cho Pin Methanol Truc Tiep

    11/74

     

    PHẦN MỞ ĐẦU

  • 8/17/2019 Che Tao at Lieu Xuc Tac Dien Cho Pin Methanol Truc Tiep

    12/74

    1

    LỜI MỞ ĐẦU Không biết trong mỗi ngƣời đã có ai từng nghĩ đến việc nền văn minh của

    chúng ta đã phát triển mạnh mẽ từ giai đoạn nào chăng? Theo tôi thì đó là khi con

    ngƣờ i biết tạo ra điện, một nguồn năng lƣợ ng mà ngày nay có mặt hầu hết trong

    mọi lĩnh vực. Chúng ta có thể hình dung đơn giản từ việc học của mình nếu không

    có điện thì làm sao mỗi ngƣời có đủ ánh sáng học tậ p, nghiên cứu, việc mà những

    thế hệ đi trƣớc đã không có đƣợ c. Nguồn sáng mà họ có chỉ là những ngọn đèn dầu.

    Điện giúp cho việc chuẩn bị  những bữa ăn của mỗi gia đình mất ít thời gian hơn

    nhờ  các thiết bị nhƣ ấm điện, nồi cơm điện. Điện nhƣ một “ngƣờ i bạn đồng hành”

    của nhiều nhà máy, xí nghiệ p.

      Lý do chọn đề tài

    Do sự ảnh hƣở ng lớ n trên mà nguồn nguyên liệu để sản xuất điện và thiết bị 

    để xử  lý nguồn nguyên liệu nhƣ than, xăng, nƣớ c, gió đã đƣợ c quan tâm một cách

    đặc biệt. Trong khi các nguồn nhƣ gió, mặt tr ời, nƣớc hay năng lƣợ ng hạt nhân lại

    gặ p những khó khăn nhất định. Bên cạnh đó, vấn đề môi trƣờ ng lại nổi lên khi khí

    độc đƣợ c thải ra làm ô nhiễm và khiến nhiệt độ  thay đổi quá nhanh. Vì vậy, mộtthiết bị “đa năng” và một nguồn nguyên liệu dồi dào đã đƣợ c tậ p trung tìm kiếm và

    nghiên cứu. Cuối cùng tất cả sự chú ý đã đổ dồn về pin nhiên liệu.

    Theo dòng thờ i gian thì loại pin nhiên liệu sử  dụng Metanol tr ực tiế p

    ( Direct methanol fuel cell - DMFC ) xuất hiện và đang rất thịnh hành. Tuy hệ thống

    đôi khi vẫn tạo ra khí cacbonic nhƣng lƣợ ng khí thải ra không đáng kể. Yếu tố xúc

    tác trong pin nhiên liệu sử dụng metanol tr ực tiế p là vấn đề đƣợc đặt lên hàng đầu

    và quan tâm hơn cả. Chất xúc tác đã đƣợ c nghiên cứu và phổ  biến nhất là platin.

    Qua đề tài:“ Ch ế  t ạo v ật l i ệu xúc tác điện hóa nano Pt/Carbon ứ ng d ụng cho pin

    nhiên l i ệu methanol tr ự c ti ếp”  tôi hy vọng sẽ góp phần trong việc đƣa nguồn năng

    lƣợng điện “sạch” này vào ứng dụng một cách r ộng rãi cho cuộc sống năng động

    ngày nay.

      Tình hình nghiên cứ u về đề tài

    -  Tình hình nghiên cứu trên thế giớ i

  • 8/17/2019 Che Tao at Lieu Xuc Tac Dien Cho Pin Methanol Truc Tiep

    13/74

    2

    Tính chất của chất mang và điều khiển kích thƣớ c hạt nano là hai việc đƣợ c

    quan tâm nhất trong quá trình điều chế. Nguồn chất mang đƣợ c xử  lý bằng nhiều

    loại hóa chất nhƣ KOH [3], H2O2 [10], Ozon [15] và HNO3 [13].

     Năm 2006, nhóm Zhen. Bo. Vary đã nghiên cứu ảnh hƣở ng của chất mang

    khi xử  lý bằng ozon và chất xúc tác là hợ  p kim của Pt-Ru trên pin nhiên liệu

    methanol tr ực tiế p [15].

    H2O2 là hóa chất dùng để xử lý nguồn carbon đen mà nhóm Marcelo Carmo

    sử dụng năm 2007. Nhóm này đã dùng chất mang này cho thiết bị  pin nhiên liệu

    dạng màng [10].

     Năm 2008, nhóm Du,H. Y đã điều khiển kích thƣớ c hạt nano platin và gắn

    chúng lên chất mang carbon nanotubes giúp cho quá trình oxy hóa methanol [5].

     Năm 2010, Chaoxing He và cộng sự đã dùng hóa chất KOH để xử lý nguồn

    carbon và gắn hạt nano platin hỗ tr ợ  cho phản ứng oxy hóa khử [3].

     Năm 2011, S. M. Senthil Kumar và cộng sự đã nghiên cứu về ảnh hƣở ng

    của kích thƣớ c hạt nano platin trên nguồn carbon Vulcan XC-72R đã xử lý cho phản

    ứng oxy hóa khử [13].-  Tình hình nghiên cứu trong nƣớ c

    Trong nƣớ c, việc nghiên cứu này cũng mới đƣợ c tiến hành trong những

    năm gần đây ở  các trƣờng Đại học Khoa học Tự Nhiên ở  TP. Hồ Chí Minh và Hà

     Nội cũng nhƣ Viện vật lý TP. Hồ Chí Minh

      Mục tiêu nghiên cứ u

    Chế tạo vật liệu xúc tác điện hóa, chế tạo vật liệu nano Pt/Carbon (thay đổi

    các thông số hàm lƣợ ng của H2PtCl6 , pH, nhiệt độ, xử lý nguồn Carbon)

    Khảo sát tính chất xúc tác điện hóa bằng phƣơng pháp đo điện thế  dòng

    tuần hoàn trên phản ứng oxyhóa methanol,

    Khảo sát các tính chất lý hóa: XRD, TEM, BET, để xác định kích thƣớ c

    hạt, diện tích bề mặt của hệ xúc tác 

  • 8/17/2019 Che Tao at Lieu Xuc Tac Dien Cho Pin Methanol Truc Tiep

    14/74

    3

      Nội dung nghiên cứ u

    Vật liệu xúc tác điện hóa nano platin trên carbon Vulcan XC-72R đƣợ c chế 

    tạo bằng phƣơng pháp polyol. Etylen glycol là rƣợu đa chức đƣợ c sử dụng cho quá

    trình khử platin từ Pt4+ về Pt0. Bên cạnh đó, một số  yếu tố ảnh hƣởng cũng đƣợ c

    khảo sát nhƣ hàm lƣợ ng của H2PtCl6 , môi trƣờ ng pH, nhiệt độ xử lý nguồn carbon

    Vulcan XC-72R, tính chất của nguồn Carbon.

    Vật liệu đã chế tạo đƣợ c mang khi khảo sát tính chất xúc tác điện hóa trên

    máy Autolab-PGSTAT302N, vớ i hệ  thống ba điện cực: điện cực làm việc (WE),

    điện cực đối (CE) và điện cực so sánh (RE). Đầu tiên, làm sạch điện cực vớ i dung

    dịch H2SO4 0,5M. Quá trình quét đƣợ c tiến hành 2 lần vớ i các vận tốc là 100mV/s,

    50mV/s trong khoảng thế từ 0-1V và quét 1 vòng. Quét thế  tuần hoàn để khảo sát

    hoạt tính xúc tác của vật liệu. Khoảng thế  từ 0-0,9V, dung dịch H2SO4 0,5M đƣợ c

    thay bằng hỗn hợ  p dung dịch H2SO4  0,5M + CH3OH 1M. Ngoài 2 lần quét nhƣ

    trên, mẫu đƣợ c quét thêm 1 lần vớ i vận tốc 10 mV/s.

    Vật liệu sẽ đƣợ c khảo sát tính chất hóa lý thông qua một số máy móc hiện

    đại nhƣ máy BET để đo diện tích bề mặt, TEM để xác định kích thƣớ c hạt nano trên bề mặt chất mang, FE-SEM xác định hàm lƣợ ng tiền chất trong mẫu và khi điều chế 

    có phù hợ  p vớ i nhau và XRD giúp ta k ết luận đƣợ c sự có mặt của các tinh thể platin

    và carbon trong mẫu.

      Phƣơng pháp nghiên cứ u

    Xây dựng quy trình chế tạo vật liệu xúc tác điện hóa nano platin trên carbon

    Vulcan XC-72R, vớ i tiền chất là axit Chloplatinic (H2PtCl6.6H2O), chất khử  là

    Etylen glycol trong các môi trƣờ ng pH từ 6,5 đên 11,3. 

    Xử dụng các phƣơng pháp phân tích hiện đại nhƣ XRD, FE -SEM, TEM,

    BET.

      Bố cục

    Chƣơng 1: Tổng quan

    Chƣơng 2: Thực nghiệm

    Chƣơng 3: Kết quả và thảo luận

  • 8/17/2019 Che Tao at Lieu Xuc Tac Dien Cho Pin Methanol Truc Tiep

    15/74

    4

    CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ PIN NHIÊN LIỆU VÀ XÚC TÁC ĐIỆNCỰC TRONG PIN NHIÊN LIỆU METANOL TRỰC TIẾP 1.1

     

    Tổng quan về pin nhiên liệu

    1.1.1  Khái niệm về pin nhiên liệu

    Pin nhiên liệu là một hệ  thống dùng để  biến đổi tr ực tiếp hóa năng thành

    điện năng bằng quá trình oxy hóa nguyên liệu.

    Thành phần nguyên liệu trong pin nhiên liệu bao gồm nguồn cung cấ p ion

    nhƣ: hydro (H2), metan (CH4), metanol (CH3OH), etanol (C2H5OH)…và oxy lấy từ 

    không khí. Sản phẩm của quá trình chuyển hóa này gồm có nhiệt, điện năng, nƣớ c

    và khí cacbonic. Sau đây là một hệ thống đơn giản của pin nhiên liệu:

    Hydro, metanol.. oxy

    Điện + cacbonic nƣớ c

    Hình 1.1   Sơ đồ một pin nhiên liệu

     Nhƣ đã nói ở   trên, pin nhiên liệu biến đổi tr ực tiếp hóa năng thành điện

    năng thông qua phản ứng H2 + O2  H2O + dòng điện, nhờ  tác động của những

    chất xúc tác nhƣ: màng platin nguyên chất, hỗn hợ  p platin vớ i kim loại khác và một

    số  chất điện phân nhƣ k iềm, muối cacbonat, oxit r ắn… bản chất thực sự  của nó

    tƣơng tự nhƣ pin điện hóa.

    1.1.2  Lịch sử  hình thành và phát triển của pin nhiên liệu

    Đầu thế k ỷ XIX, đã có nhiều nhà khoa học đƣa ra khái niệm về  pin nhiên

    liệu tiêu biểu trong số đó là Humphry Davy.

     Năm 1839, William Grove, một nhà hóa học, vật lý, luật sƣ và là ngƣời đầu 

    tiên phát minh ra Acqui khí (Gas battery). Ông đã tiến hành một loạt thí nghiệm mà

    ông gọi  nó là pin Volta khí, và cuối  cùng đã  chứng  minh rằng  dòng điện  có thể 

    Pin nhiên liệu

  • 8/17/2019 Che Tao at Lieu Xuc Tac Dien Cho Pin Methanol Truc Tiep

    16/74

    5

    đƣợc sản xuất từ một  phản ứng điện hóa học giữa hydro và oxy trong một chất xúc

    tác bạch kim (Platin).

     Năm  1889, Charles Langer và Ludwig Mond đã  tiếp  tục  phát triển  thành

    quả mà trƣớc đó William Grove đã làm đƣợc. Họ đã thay thế nguồn hydro bằng khí

    than và họ cũng  là những ngƣời đầu tiên đƣa ra thuật ngữ  “Pin nhiên liệu” (Fuel

    cell). Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế nên những nghiên cứu của họ không đƣợc 

    ứng dụng rộng rãi.

     Năm  1932, Giáo sƣ  Francis Bacon đã  tiếp  tục  phát triển  thêm mô hình

     bằng cách thay thế điện cực Platin  bằng Niken và thay chất điện giải axit sulphuric

     bằng một chất ít ăn mòn là Kali hydroxyt (KOH). Ông đã đặt tên cho sản  phẩm này

    là pin Bacon (Bacon cell). Đây cũng là loại pin nhiên liệu kiềm đầu tiên.

     Những  năm  1950, một khái niệm  rất  mới  là pin nhiên liệu màng trao đổi 

     proton (PEMFC) đã xuất hiện  và trong giai đoạn  này pin nhiên liệu  thật sự đƣợc 

    nhiều lĩnh vực quan tâm hơn đặc  biệt là lĩnh vực vũ trụ. Sở  dĩ  nhƣ vậy là do một số 

    nguyên nhân đã  gặp  phải  khi sử  dụng  những  nguồn  năng  lƣợng  khác nhƣ  trọng 

    lƣợng khá lớn của acquy, năng  lƣợng hạt nhân thì nguy hiểm còn năng  lƣợng mặt trời thì vẫn còn khá mới lạ. 

    Vào những năm 1960, pin nhiên liệu đã đƣợc đƣa vào ứng dụng trong lĩnh 

    vực quân sự và nó đƣợc sử dụng để cung cấp điện trên những loại tàu ngầm thời đó. 

    Tiếp sau nó đƣợc Liên Xô đƣa vào chƣơng trình không gian có ngƣời lái.

     Những năm 1970 đến 1980, ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng năng lƣợng 

    cùng với những nhận thức sâu sắc về việc  bảo vệ môi trƣờng, đã thúc đẩy nhiều tổ 

    chức nghiên cứu và dùng pin nhiên liệu nhƣ một nguồn năng lƣợng hữu ích, nhằm 

    thay thế  những  loại  năng  lƣợng  có chi phí rất  cao và khả  năng gây ô nhiễm  môi

    trƣờng lớn kia. DMFC cũng đã xuất hiện và phát triển trong khoảng thời gian này.

    Đầu những năm 1990, pin nhiên liệu đã tiến lên thêm một  bƣớc mới.  Nếu 

    nhƣ trƣớc đây hầu nhƣ ứng dụng chủ yếu trong những lĩnh vực nông nghiệp và một 

    ít về không gian thì ở  giai đoạn này nó đƣợc đƣa vào một lĩnh vực rất quan trọng đó 

    là công nghiệp.  Giai đoạn  cũng  gắn  liền  với  sự  chuyển  công nghệ  từ  PEMFC

  • 8/17/2019 Che Tao at Lieu Xuc Tac Dien Cho Pin Methanol Truc Tiep

    17/74

    6

    (Proton exchange membrance fuel cell - PEMFC) sang SOFC (Solid oxide fuel cell

    - SOFC), đồng thời cũng nhem nhóm lên khả năng thƣơng mại hóa trên thị trƣờng. 

     Ngày nay, nay pin nhiên liệu  đã  đƣợc  thƣơng  mại  hóa sử  sụng  một  cách

    rộng  rãi trong đời sống hằng  ngày, hơn hết  trong những  phƣơng  tiện đi  lại.  Nhiều 

    công ty sản xuất ôtô lớn trên thế giới đã đƣa ra những mẫu xe có sử dụng pin nhiên

    liệu  nhƣ: General Motor, Ford (Mỹ), Daimler Benz (Đức), Renaul (Pháp), Toyota,

     Nissan, Honda ... (Nhật bản), Hyundai (Hàn Quốc)….Tuy vậy đến giai đoạn này,

    việc phổ biến sử dụng r ộng rãi loại “pin” mớ i này vẫn còn gặ p một số tr ở  ngại do sự 

    nghi ngờ  về lợ i nhuận của một số công ty về nó nhƣng chúng ta có quyền nghĩ đến

    và hy vọng nhiều cơ hội hứa hẹn phát triển sẽ đƣợ c mở  ra trong tƣơng lai không xa.

    1.1.3  Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của pin nhiên liệu

    Sau đây là một hệ thống pin nhiên liệu cơ bản: 

    Hình 1.2  C ấ u t ạo và nguyên lý làm việc của pin nhiên liệu

    1.1.3.1 Cấu tạo

    Một hệ  thống pin nhiên liệu gồm có hai điện cực là anot (nơi xảy ra quá

    trình oxy hóa) và catot (nơi xảy ra quá trình khử). Thông thƣờng hai điện cực đƣợ c

    làm từ những chất có khả năng dẫn điện cao nhƣ những kim loại hoặc cacbon.

    Ở giữa hai điện cực là chất điện giải (Electrolyte), nó có tác dụng giúp vận

    chuyển nhanh các ion từ điện cực này sang điện cực kia. Chất điện giải có nhiều

  • 8/17/2019 Che Tao at Lieu Xuc Tac Dien Cho Pin Methanol Truc Tiep

    18/74

    7

    loại nhƣ axit, kiềm và cả muối nóng chảy tƣơng ứng vớ i chúng là các dạng r ắn, lỏng

    hay cấu trúc màng. Loại màng đƣợ c dùng là Nafion vớ i mục đích để  cho các ion

    thích hợp đi qua. Tùy vào mục đích và thời đại, ngƣờ i ta sẽ chọn ra loại tối ƣu nhất.

     Ngoài ra còn một lớp xúc tác giúp tăng tốc độ phản ứng. Chất xúc tác có thể 

    đƣợc đặt ở  giữa dung dịch điện phân và các điện cực. Trƣờ ng hợp khác, ngƣờ i ta có

    thể dùng nó tr ực tiếp nhƣ một điện cực hoặc phủ trên bề mặt của điện cực tùy thuộc

    vào từng loại pin nhiên liệu khác nhau. Chất xúc tác không chỉ có tác dụng làm tăng

    tốc độ phản ứng mà còn làm giảm đi năng lƣợ ng hoạt hóa của quá trình hóa học.

    Thông thƣờng, ngƣờ i ta dùng platin hoặc các hợ  p kim của platin vớ i kim loại nhƣ

     Ni, Ru, Co…, làm chất xúc tác. 

    1.1.3.2 Nguyên lý hoạt động

    Tuy có nhiều loại pin nhiên liệu khác nhau nhƣng nhìn chung nguyên lý

    hoạt động của chúng đều có chung những nét tƣơng đồng nhƣ: 

     Nhiên liệu đi vào ở  cực âm (Anot), nơi đây sẽ diễn ra quá trình oxy hóa để 

    tạo thành các ion hydro (H+) và electron (e-). Khi tiế p xúc vớ i lớp màng nơi điện

    cực thì chỉ duy nhất các ion hydro hay còn gọi là proton đi xuyên trực tiế p từ anotsang catot, còn các electron thì bị giữ  lại và phải đi theo một hệ  thống dây dẫn để 

    qua catot. Chính do sự  di chuyển nhƣ vậy mà sinh ra dòng điện một chiều. Dòng

    điện này sẽ di chuyển tử catot sang anot, vì vậy nên gọi catot là cực dƣơng còn anot

    là cực âm. Cũng trong thời gian đó, khí oxy đƣợ c lấy từ không khí cũng đi vào cực

    dƣơ ng (Catot). Sau khi tiến đến gần cực dƣơng khí oxy này sẽ tiế p xúc và nhận các

    electron để hình thành nên các ion oxy (O2-). Tùy vào từng loại pin nhiên liệu mà

    các ion oxy này có thể sử dụng vớ i mục đích khác nhau. Chúng có thể tr ực tiế p tác

    dụng vớ i ion hydro ở  cực dƣơng để tạo thành nƣớ c, hoặc đi xuyên qua lớ  p màng ở  

    điện cực dƣơng tiến đến các ion hydro ở  cực âm và tạo ra nƣớ c. Ở một số pin nhiên

    liệu sử dụng nguồn nhiên liệu là Metanol (CH3OH), Metan (CH4) thì sản phẩm cuối

    đƣợ c tạo ra có thêm Cacbonic (CO2). Nhƣng lƣợng khí Cacbonic đƣợ c tạo ra thấ p

    hơn rất nhiều lần so với lƣợ ng khí này thải ra ở  động cơ đốt trong.

  • 8/17/2019 Che Tao at Lieu Xuc Tac Dien Cho Pin Methanol Truc Tiep

    19/74

    8

    1.1.4  Hệ thống pin nhiên liệu

    Hình 1.3 Sơ đồ một hệ thố ng pin nhiên liệu 

    Các bộ phận chính trong một hệ thống pin nhiên liệu bao gồm:

    + Bộ xử lý nhiên liệu (Fuel Processor): bộ xử lý này có tác dụng chuyển đổi

    những khí hay những dạng nhiên liệu lỏng hoặc thành nguồn nguyên liệu thích hợ  p

    cho quá trình hoạt động của pin. Ngoài ra, khi có bộ xử lý này chúng ta có thể yên

    tâm hơn về nguồn nhiên liệu vì khi qua bộ xử lý sẽ  loại bỏ đi thành phần có hại và

    làm sạch nguồn nhiên liệu hơn. 

    + Thiết bị  biến đổi năng lƣợ ng (Power Section): thiết bị  này dùng để biến

    nguồn hóa năng thành điện năng. Cấu tạo của bộ phận này gồm nhiều hệ thống pin

    nhiên liệu đơn đƣợ c nối ghép vớ i nhau còn gọi là cụm pin nhiên liệu (Fuel cell

    stacks).

    + Bộ điều hòa công suất (Power conditioner): dòng điện đƣợ c tạo ra trong

     pin nhiên liệu không thể sử dụng tr ực tiế p cho tải điện đƣợc nhƣng cần phải có một

    thiết bị chuyển hóa thành dòng điện trƣớ c khi sử dụng. Ngày nay, ngƣời ta thƣờ ng

    dùng bộ  nghịch lƣu để  chuyển từ  dòng một chiều thành dòng xoay chiều để  sử 

    dụng.

  • 8/17/2019 Che Tao at Lieu Xuc Tac Dien Cho Pin Methanol Truc Tiep

    20/74

    9

    + Bộ phận thu hồi nhiệt đƣợ c lắp đặt nhằm mục đích tận dụng triệt để lƣợ ng

    nhiệt đƣợ c sinh ra trong pin nhiên liệu. Chúng có thể đƣợc dùng để làm nóng nƣớ c

    hoặc tiế p tục chuyển thành điện năng thông qua các turbin hay một thiết bị nào có

    chức năng tƣơng tự.

     Ngoài những thiết bị  đƣợ c k ể  trên còn một số  thiết bị  phụ  chƣa đƣợ c k ể 

    nhƣ: hệ thống xử  lý độ ẩm, nhiệt độ, áp suất khí và cả nƣớ c thải khi qua pin nhiên

    liệu. Một số yếu tố cần quan tâm khi thiết k ế một hệ thống pin nhiên liệu là loại pin

    nhiên liệu, loại nhiên liệu, điều kiện làm việc và lĩnh vực sử dụng.

    1.1.5 Phân loại pin nhiên liệu

     Ngƣờ i ta phân loại pin nhiên liệu theo điện cực hoặc chất xúc tác nhƣng

    thông dụng nhất vẫn là theo loại chất điện giải. Sau đây là một số loại pin nhiên liệu

    r ất phổ biến: 

    1.1.5.1 Pin nhiên liệu axit phosphoric (Phosphoric acid fuel cell - PAFC)

    PAFC xuất hiện và phát triển vào những năm 1970, sử dụng chất điện giải

    là axit photphoric (H3PO4). Các điện cực đƣợ c làm từ  giấy cacbon vớ i một lớ  pmàng Platin đƣợ c phủ trên bề mặt. Hiệu suất pin nằm trong khoảng từ 40 - 80% và

    nhiệt độ làm việc khá cao từ 120 –  250oC.

    Các phản ứng hóa học xảy ra tr ên các điện cực:

    Trên catot: O H e H O22

      244      

    Trên anot:   e H  H    4422

     

    Tổng quát: O H O H  222   22    + điện năng + nhiệt năng.  

    1.1.5.2 Pin nhiên liệu cacbon nóng chảy (Molten carbonate fuel cell -

     MCFC)

    MCFC có hiệu suất làm việc cao nhất trong các loại pin nhƣ SOFC,

    PEMFC và PAFC. Hiệu suất thông thƣờ ng của nó là 60% nhƣng nếu ta tận dụng tất

    cả các lƣợ ng nhiệt sinh ra thì hiệu suất có thể lên tớ i 85%. Ngoài hiệu suất cao thì

    nhiệt độ làm việc cũng cao không kém là từ 600 –  700

    o

    C.

  • 8/17/2019 Che Tao at Lieu Xuc Tac Dien Cho Pin Methanol Truc Tiep

    21/74

    10

    Các phản ứng hóa học xảy ra trên các điện cực:

    Trên catot:   2322

      242   COeOCO  

    Trên anot:   eCOO H  H CO   42222222

    2

    Tổng quát: O H O H 222

      22    + điện năng + nhiệt năng.  

    1.1.5.3 Pin nhiên liệu kiềm (Alkaline fuel cell - AFC)

    AFC là loại pin nhiên liệu đƣợ c chế tạo và phát triển sớ m nhất. Nó đã đƣợ c

    ứng dụng trong chƣơng trình không gian của NASA nhằm tạo ra điện và nƣớ c phục

    vụ trên những con tàu vũ trụ. Chất điện giải đƣợ c sử dụng trong loại pin này là kali

    hydroxit (KOH), nhiệt độ làm việc thấ p khoảng từ 65  –  220oC nhƣng nhiệt độ điển

    hình là 70oC. Do nhiệt độ làm việc thấ p nên ta không cần thiết dùng Platin, một kim

    loại quý hiếm và mắc tiền làm chất xúc ta nhƣng có thể dùng Nikel (Ni) thay thế.

    Các phản ứng hóa học xảy ra trên các điện cực:

    Trên catot:   OH eO H O   44222

     

    Trên anot:   eO H OH  H    444222

     

    Tổng quát: O H O H  222   22    + điện năng + nhiệt năng.  

    1.1.5.4 Pin nhiên liệu màng trao đổi prton (Proton exchange membrance

    fuel cell - PEMFC)

    PEMFC xuất hiện vào những năm 1980. Điểm khác biệt so vớ i các loại pin

    nhiên liệu khác là việc nó sử dụng chính lớ  p màng r ắn có tính axit và nƣớ c làm chất

    điện giải với điện cực làm bằng Platin. Hiệu suất pin nằm trong khoảng từ 40 - 50%

    và nhiệt độ làm việc dƣớ i 120oC. Nguồn nguyên liệu chính sử dụng là hydro nguyên

    chất. Ngoài ra, chúng ta còn biết thêm một dạng khác của PEMFC nhiệt độ cao nhờ  

    thay thế nƣớ c bằng một dung dịch axit- bazơ vô cơ. 

    Các phản ứng hóa học xảy ra trên các điện cực:

    Trên catot: O H e H O22

      244      

    Trên anot:   e H  H    4422

     

    Tổng quát: O H O H 222

      22    + điện năng + nhiệt năng. 

  • 8/17/2019 Che Tao at Lieu Xuc Tac Dien Cho Pin Methanol Truc Tiep

    22/74

    11

    1.1.5.5 Pin nhiên liệu methanol trự c tiếp (Direct methanol fuel cell -

     DMFC)

    DMFC xuất hiện cùng một thời điểm với PEMFC và nó cũng có 2 dạng là

    kiểu axit và bazơ. Nếu ở kiểu axit CO2 đƣợc lấy ra ngoài hết thì ở kiểu bazơ CO2 

    vẫn còn giữ lại bởi natri hoăc k ali hydroxit ở dạng cacbonat trung tính. Nhiệt độ làm

    việc khoảng 27 - 120oC.

    Các phản ứng hóa học xảy ra trên các điện cực: 

    Trên anot:   e H COO H OH CH    66223

     

    Trên catot: O H e H O22

      3662

    3

       

    Tổng quát: O H COOOH CH 2223

      22

    3  + điện năng + nhiệt năng. 

    1.1.5.6 Pin nhiên liệu oxit rắn (Solid oxide fuel cell - SOFC)

    Vào những năm 1990, một sự chuyển giao công nghệ đã hình thành từ loại

     pin PEMFC vẫn đang thịnh hành sang SOFC, một loại pin có chất điện giải hoàn

    toàn mớ i. Chất điện giải của pin là những lớ  p gốm nặng, không thấm (phổ biến nhất

    là loại oxit bazơ  của Zirconi. Vớ i chất điện giải là một loại oxit r ắn nên nhiệt độ làm

    việc khá cao từ 600  –  1000oC. Hiệu suất pin nằm trong khoảng từ 70%. SOFC có

    thể chia thành 3 loại dựa trên cấu hình phẳng, đồng phẳng và vi ống.

    Các phản ứng hóa học xảy ra trên các điện cực:

    Trên catot: O H e H O 22   3662

    3    

    Trên anot:   e H COO H OH CH    66223

     

    Tổng quát: O H COOOH CH  2223   22

    3  + điện năng + nhiệt năng. 

    http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%BF_b%C3%A0o_nhi%C3%AAn_li%E1%BB%87u_methanol_tr%E1%BB%B1c_ti%E1%BA%BFphttp://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%BF_b%C3%A0o_nhi%C3%AAn_li%E1%BB%87u_methanol_tr%E1%BB%B1c_ti%E1%BA%BFphttp://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%BF_b%C3%A0o_nhi%C3%AAn_li%E1%BB%87u_methanol_tr%E1%BB%B1c_ti%E1%BA%BFphttp://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%BF_b%C3%A0o_nhi%C3%AAn_li%E1%BB%87u_methanol_tr%E1%BB%B1c_ti%E1%BA%BFphttp://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%BF_b%C3%A0o_nhi%C3%AAn_li%E1%BB%87u_methanol_tr%E1%BB%B1c_ti%E1%BA%BFphttp://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%BF_b%C3%A0o_nhi%C3%AAn_li%E1%BB%87u_methanol_tr%E1%BB%B1c_ti%E1%BA%BFphttp://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%BF_b%C3%A0o_nhi%C3%AAn_li%E1%BB%87u_methanol_tr%E1%BB%B1c_ti%E1%BA%BFphttp://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%BF_b%C3%A0o_nhi%C3%AAn_li%E1%BB%87u_methanol_tr%E1%BB%B1c_ti%E1%BA%BFp

  • 8/17/2019 Che Tao at Lieu Xuc Tac Dien Cho Pin Methanol Truc Tiep

    23/74

    12

    1.1.6  Một số ƣu nhƣợc điểm của pin nhiên liệu

    1.1.6.1  Ƣu điểm

    Pin nhiên liệu có khả năng gây ô nhiễm môi trƣờ ng thấp hơn rất nhiều so

    vớ i những động cơ nhiệt. Nguyên nhân này có thể đƣợ c giải thích do nguồn nguyên

    liệu “sạch” là hydro nên khi tạo ra sản phẩm chỉ  là nhiệt và nƣớc. Hơn nữa, nếu

    nguyên liệu đầu vào là metanol thì sản phẩm có thêm một lƣợ ng khí cacbonic

    nhƣng lƣợ ng này khá nhỏ để có thể gây ô nhiễm môi trƣờ ng.

    Hiệu suất làm việc của pin nhiên liệu cao (trên 50%) so vớ i những thiết bị 

    sản xuất điện khác. Đối với các động cơ nhiệt, chẳng hạn nhƣ động cơ đốt trong và

    tua bin khí, năng lƣợ ng hóa học đƣợ c chuyển thành nhiệt bằng cách đốt cháy và sử 

    dụng nhiệt này để làm công có ích, hiệu suất nhiệt động học của chúng bị giớ i hạn

     bở i hiệu suất nhiệt của chu trình Catot. Còn đối vớ i pin nhiên liệu thì không có quá

    trình cháy tạo nhiệt nên không bị giớ i hạn bởi chu trình Catot thêm vào đó nó còn

    hoạt động ở  nhiệt độ thấ p.

    Hình 1.4   Hiệu suấ t của pin nhiên liệu so vớ i một số   thiế t bị  t ạo ra điện

    khác

    Sử  dụng pin nhiên liệu giúp ta tiết kiệm đƣợ c nhiều chi phí về  nguồn

    nguyên liệu hơn. Nhƣ ta biết thì nguồn nguyên liệu chính là khí hydro và oxy có sẵn

    trong không khí, cao hơn nữa cũng là metanol, etanol nếu so vớ i những nguồn

  • 8/17/2019 Che Tao at Lieu Xuc Tac Dien Cho Pin Methanol Truc Tiep

    24/74

    13

    nguyên liệu hóa thạch mà các thiết bị sản xuất điện khác sử dụng thì không đáng k ể.

     Nhất là khi mà nguồn nguyên liệu hóa thạch ngày càng cạn kiệt và chi phí trên thị 

    trƣờ ng luôn biến động thất thƣờ ng.

    Sử dụng pin nhiên liệu có thể giúp chúng ta chủ động hơn trong việc tạo ra

    điện ở  mọi nơi mọi lúc khi ta cung cấp đầy đủ nhiên liệu. Trong khi vớ i những hệ 

    thống dùng gió hay năng lƣợ ng mặt tr ờ i thì r ất thụ động trong vấn đề này.

    Việc sử dụng pin nhiên liệu cũng giúp chúng ta giảm thiểu đi lƣợ ng tiếng

    ồn sinh ra. Nhƣ mô hình tổng quát về pin thì chúng không sử dụng động cơ nhƣng

    chỉ với hai điện cực để thực hiện quá trình oxy hóa nguyên liệu.

    Pin nhiên liệu đƣợ c ứng dụng r ất r ộng rãi trong nhiều lĩnh vực  bệnh viện,

    các phƣơng tiện vận chuyển, trạm không gian, khách sạn, các nhu cầu sinh hoạt của

    con ngƣời…. 

    1.1.6.2 Nhƣợc điểm

    Một nhƣợc điểm lớn mà chúng ta đang gặ p phải khi sử dụng là chi phí cho

    một hệ  thống pin nhiên liệu r ất cao. Chẳng hạn hệ thống pin nhiên liệu loại màng

    khoảng 20.000 $ trên một đơn vị KW.Hiện nay chúng ta cũng đang gặp khó khăn trong việc xây dựng cơ sở  hạ 

    tầng để phục vụ cho việc tiế p nhiên liệu cho hệ thống pin.

    Một vấn đề khác khiến nhiều ngƣời chƣa mạnh dạn sử dụng pin nhiên liệu

    là do tuổi thọ của nó chƣa cao, còn phụ thuộc nhiều vào độ bền của chất xúc tác và

    màng trao đổi proton. Nhƣng chúng ta có thể hy vọng trong tƣơng lai sẽ xuất hiện

    một loại pin nhiên liệu có tuổi thọ lên tớ i 40000 giờ . 

    1.2 

    Pin nhiên liệu Metanol trự c tiếp

    1.2.1 

    Lịch sử  hình thành và phát triển của pin nhiên liệu methanol trự c tiếp

    Quá trình oxy hóa metanol đã đƣợc khám phá đầu tiên bở i E.Muller vào

    năm 1922. Tuy vậy nhƣng cũng phải mãi đến những năm 1950 thì khái niệm về pin

    nhiên liệu metanol tr ực tiế p mới đƣợ c 2 nhà khoa học Kordesch và Marko nghiên

    cứu. Ở giai đoạn này dung dịch kiềm đƣợ c dùng làm chất điện phân sau này đƣợ c

    Parallel thay thế  bằng một dung dịch axit thông thƣờ ng là axit sulphuric (H2SO4).

  • 8/17/2019 Che Tao at Lieu Xuc Tac Dien Cho Pin Methanol Truc Tiep

    25/74

    14

    Qua một số  phƣơng trình động học ông đã cho thấy r ằng việc sử dụng kiềm r ất có

    lợ i về mặt động học nhƣng dễ dàng tạo ra muối cacbonat (CO32-) nên ƣu tiên của

    ông vẫn là axit. Chất xúc tác đƣợ c sử dụng là platin cho quá trình oxy hóa metanol

    và bạc (Ag) cho quá trình khử oxy.

    Sau khi đã tìm ra những chất điện giải phù hợ  p thì nhiều nhà khoa học đã

    chú ý và bắt đầu quan tâm đến chất xúc tác. Trong giai đoạn này chất xúc tác đƣợ c

    quan tâm là những hợ  p kim của platin nhƣ platin-thiếc (Pt-Sn) hay platin-rutin (Pt-

    Ru). Đến những năm 1960, Watanabe và Motoo đã nghiên cứu thành công và mở  ra

    một tiền năng lớ n cho việc sử dụng hợ  p kim Pt-Ru bằng cách gắn chúng trên dung

    dịch r ắn có cấu trúc lập phƣơng tâm diện (fcc). Trong những thậ p k ỷ đầu mọi nỗ lực

    hƣớ ng đến việc tìm ra và mở  r ộng thêm về lĩnh vực xúc tác trong số đó phải k ể đến

    Bagotzky và Vassilieo về việc dùng platin nguyên chất cho việc xúc tác.

    Cuối những năm 1980 đến đầu những năm 1990 mọi nghiên cứu lại đƣợ c

    hƣớng đến cấu trúc, bề  mặt và tính chất điện của hợ  p kim Pt-Ru. Trong nhóm

    nghiên cứu này gồm có Goodenough, Hamnentt và Shukla. Công việc của họ không

    chỉ tậ p trung vào chất xúc tác nhƣng còn về cấu trúc của điện cực. 1.2.2  Cấu tạo pin nhiên liệu methanol trự c tiếp

    Một hệ thống pin nhiên liệu metanol tr ực tiế p bao gồm 2 điện cực và ở  giữa

    là một lớp màng trao đổi ion. Những điện cực (anot và catot) đƣợ c liên k ết mật thiết

    vớ i bề mặt của lớ  p màng. Tại mỗi điện cực cũng đƣợ c chia làm 3 lớ  p là: lớ  p xúc

    tác, lớ  p khuếch tán và lớ  p bên trong (backing layer). Bề dày của các điện cực cũng

    nhƣ lớ  p màng không quá 1mm.

    Cấu tạo và công dụng của các bộ  phận:

     

    Catot (Cathode)

    Catot là một điện cực mà tại đó sẽ tiế p nhận và diễn ra quá trình khử oxy.

    Tại catot cũng là nơi giúp các ion hydro và oxy kết hợ  p vớ i nhau và tạo thành nƣớ c.

      Anot (Anode)

    Anot cũng là một điện cực có cấu tạo và hình dạng giống nhƣ catot. Nó là

    nơi tiế p nhận nguồn nguyên liệu giàu ion hydro và cũng giống nhƣ một lớ  p màng

  • 8/17/2019 Che Tao at Lieu Xuc Tac Dien Cho Pin Methanol Truc Tiep

    26/74

    15

    lọc chỉ cho phép ion thích hợp đi xuyên qua nhƣng ngăn cản các electr on. Đối vớ i

     pin nhiện liệu metanol tr ực tiế p sản phẩm ở  anot ngoài nhiệt, điện còn có thêm khí

    cacbonic (CO2).

      Lớ p màng trao đổi proton (Proton exchange membrane)

    Lớ  p màng này nằm ở  trung tâm của hệ thống pin và đƣợ c cấu tạo từ Nafion.

     Nó có tác dụng nhƣ một thiết bị  lọc chỉ  những proton hoặc ion thích hợ  p đƣợ c đi

    qua và ngăn không cho electron lọt qua. Một điểm cần lƣu ý là lớ  p màng này phải

    thƣờng xuyên hydrat hóa để các ion có thể dễ dàng đi qua, muốn vậy chúng ta phải

    quan tâm đến lƣợng nƣớ c sử dụng k hông đƣợc bay hơi nhanh so với lƣợng nƣớ c

    tạo ra trong pin.

      Lớ p xúc tác (Catalytic layer)

    Lớp này đƣợ c cấu tạo từ một hỗn hợ  p của chất xúc tác và ionome. Nó có

    tác dụng tr ộn các electron và ion có tính dẫn điện. Chất xúc tác thông thƣờ ng là

     platin hoặc hợ  p kim của nó đƣợ c gắn trên carbon hay tr ực tiếp trên các điện cực.

      Lớ p khuếch tán (Diffusion layer)

    Lớ  p khuếch tán thƣờ ng là hỗn hợ  p của carbon và polytetrafluorosul-phoricvớ i tính k ỵ nƣớ c r ất thích hợ  p cho việc vận chuyển phân tử oxy đến chỗ các hạt xúc

    tác trên điện cực catot hoặc giải phóng khí cacbonic trên anot.

    1.2.3  Nguyên lý hoạt động pin nhiên liệu methanol trự c tiếp

    Chất cung cấp proton cơ bản trong hệ thống pin nhiên liệu metanol tr ực tiế p

    là dung dịch Metanol và sẽ đƣa đến anot. Tại đây, metanol sẽ đƣợ c oxy hóa tr ực

    tiế p và tạo ra sản phẩm chính là khí cacbonic mặc dù trong quá trình này cũng

    không loại tr ừ  khả  năng tạo ra nhiều hợ  p chất nhƣ Formandehyt (HCHO), axit

    Fomic (HCOOH) hoặc một số phân tử hữu cơ. Nhƣng chúng sẽ giảm dần trong quá

    trình sử dụng pin.

    Một số phản ứng xảy ra trong pin:

    Trên anot:   e H COO H OH CH    66223

     

    Trên catot:  O H e H O22   3662

    3

     

     

  • 8/17/2019 Che Tao at Lieu Xuc Tac Dien Cho Pin Methanol Truc Tiep

    27/74

    16

    Tổng quát: O H COOOH CH 2223

      22

    3  

     Nếu có sự hiện diện của chất điện phân kiềm thì các phản ứng có thể viết lại

    dƣới dạng: 

    Trên anot:

    Trên catot:

    Tổng quát:

    1.2.4  Các yếu tố ảnh huởng đến quá trình làm việc của pin

    1.2.4.1  Ảnh hƣở ng của nhiệt độ 

    Sự thay đổi nhiệt độ dẫn đến sự thay đổi điện thế trong pin nhiên liệu. Nếu

    nhiệt độ  càng cao thì điện thế  của quá trình càng cao và ngƣợ c lại. Ngoài ra khi

    nhiệt độ tăng sẽ ảnh hƣởng đến lƣợ ng nhiên liệu nhậ p liệu vào đồng thời cũng làm

    giảm điện tr ở  của pin. Do khi nhiệt độ  tăng tính dẫn điện của kim loại giảm trong

    khi tính dẫn ion của chất điện phân lại tăng.

    1.2.4.2 

    Ảnh hƣở ng của độ ẩm

    Một chú ý đã nói ở   trên là lƣợng nƣớc đƣợ c sử  dụng trong pin r ất quan

    tr ọng trong việc hydrat lớp màng nhƣng khi lƣợng nƣớ c này cung cấp không đủ thì

    một vấn đề có thể xảy ra là lớ  p màng (Nafion) sẽ bị nứt, nghiêm tr ọng hơn có thể bị 

    thủng. Từ đó sẽ kéo theo r ất nhiều hệ  lụy nhƣ là sự  ngắt mạch hóa học, gây nóngcục bộ thậm chí màng dễ bị cháy. Tuy nhiên nếu lƣợng nƣớ c quá nhiều cũng không

    tốt. Nó sẽ dễ dàng ngƣng tụ  trên lớ  p khuếch tán khiến xảy ra một hiện tƣợ ng mà

    ngƣờ i ta quen gọi là sự đảo chiều pin. Khi hiện tƣợ ng này xảy ra đi kèm vớ i nó là sự 

    tăng nhiệt, chính việc này sẽ làm hỏng pin.

    1.2.4.3  Ảnh hƣở ng của áp suất

    Cũng giống nhƣ ảnh hƣở ng của nhiệt độ đến hoạt động của pin thì áp suất

    cũng ảnh hƣởng tƣơng tự. Nhƣ chúng ta đã biết thì giữa hai đại lƣợ ng này có mối

  • 8/17/2019 Che Tao at Lieu Xuc Tac Dien Cho Pin Methanol Truc Tiep

    28/74

    17

    quan hệ  tỷ  lệ  thuận vớ i nhau. Nên khi áp suất tăng thì nhiệt độ cũng tăng dẫn đến

    điện thế của quá trình cũng tăng. Ngoài việc làm tăng điện thế khi áp suất cao còn

    giúp cho các phân tử hydro và oxy tiến đến sát vớ i chất xúc tác hơn. 

    1.2.4.4  Ảnh hƣở ng của chất mang

     Nhƣ chúng ta đã biết đối vớ i pin thì việc dùng chất xúc tác r ất quan tr ọng.

    Tuy nhiên để đạt đƣợ c hiệu suất tốt nhất thì vấn đề cần quan tâm là kích thƣớ c của

    hạt xúc tác. Thông thƣờ ng về lĩnh vực xúc tác thì kích cỡ  ngƣờ i ta luôn mong muốn

     phải nhỏ khoảng từ 2-3 nanomet. Đặc điểm của hạt nano là r ất nhỏ nên chúng có

    khuynh hƣớ ng là k ết tụ  lại (do lực hút tĩnh điện) thành những đám lớ n, cộng thêm

    khả  năng ăn mòn điện cực trong quá trình làm việc sẽ ảnh hƣở ng lớ n về mặt xúc

    tác. Một phƣơng pháp rất hữu hiệu hiện nay để giải quyết vấn đề  này là việc gắn

    tr ực tiế p những hạt xúc tác lên bề  mặt của chất mang. Những chất mang thông

    thƣờng đƣợ c cấu tạo từ carbon và một số hợ  p chất của nó. Sau đây là một số chất

    mang đang đƣợ c dùng phổ biến hiện nay:

      Vulcan XC-72

    Là một chất mang dạng bột, có diện tích bề mặt lớ n khoảng 232 m2

    .g-1

    , trên bề mặt có nhiều lỗ xố p vớ i những đặc điểm này sẽ thuận lợ i cho việc phân tán cũng

    nhƣ bám dính những hạt xúc tác có kích thƣớ c nano [11]. Ngoài ra, carbon Vulcan

    XC-72 còn có độ dẫn điện tốt và giá thành vừa phải. Đây cũng là một trong những

    loại vật liệu đƣợ c dùng làm chất mang phổ biến nhất trong hệ thống DMFC.

      Vulcan XC-72R

    Loại Vulcan XC-72R có đặc điểm và tính chất giống nhƣ  Vulcan XC-72

    nhƣng chỉ  có một vài điểm khác biệt nhỏ  về mặt hình dạng thay vì dạng bột nhƣ

    Vulcan XC-72 thì Vulcan XC-72R là dạng viên, nhỏ [11]. Diện tích bề mặt có lớ n

    hơn Vulcan XC-72 vào khoảng 241m2.g-1, ngoài ra thì những tính chất của Vulcan

    XC-72R đều giống nhƣ của Vulcan XC-72.

      Black Pearl 2000

    So vớ i các loại Carbon đƣợ c nhắc đến thì Black Pearl 2000 có diện tích bề 

    mặt lớ n nhất khoảng trên 1000m2.g-1. Chính vì vậy, chúng ta không còn nghi ngờ  về 

  • 8/17/2019 Che Tao at Lieu Xuc Tac Dien Cho Pin Methanol Truc Tiep

    29/74

    18

    khả năng phân tán các hạt xúc tác. Tuy nhiên, về mặt hỗ tr ợ  chống lại sự ăn mòn thì

    Black Pearl không tốt nhƣ hai loại XC72 và XC-72R.

     

    Acetylen Black

     Nếu nhƣ những loại chất mang đã đề cập bên trên đều có diện tích bề mặt

    lớ n thì vớ i Acetylen Black lại ngƣợ c lại hoàn toàn. Diện tích bề mặt r ất nhỏ khoảng

    50m2.g-1 nên vấn đề về việc phân tán hạt xúc tác cũng không đƣợc nhƣ mong muốn.

      Carbon nanotubes (CNT)

    Carbon nanotubes là một trong số  4 loại cấu trúc tinh thể  của Carbon ở  

    dạng nano. Ƣu điểm của ống than nano là kích thƣớc nhỏ, cấu trúc ống dài với diện

    tích bề mặt lớn, độ dẫn điện cao đƣợc ứng dụng vào việc làm chất mang hay chế tạo

    các điện cực  pin nhiên liệu. Vật liệu kim loại sẽ dễ dàng bám dính lên các ống nano

    đƣợc hoạt hóa với hiệu suất rất cao, đồng thời tốc độ truyền dẫn electron ở các điện

    cực tăng lên rất nhiều và cũng có thể dùng nó nhƣ một thiết bị dự trữ năng lƣợng.

      Graphene

    Graphene là một sản phẩm trong quá trình khử Graphite oxit, đƣợ c coi là

    vật liệu mỏng nhất hiện nay. Ngoài việc có diện tích bề mặt lớ n Graphene còn đƣợ cquan tâm trong lĩnh vực làm chất mang nhờ  nhiều tính chất quan tr ọng nhƣ độ bền

    cơ lý cao, có khả năng chống cháy, độ dẫn nhiệt, dẫn điện cao, trơ về mặt hóa học

    và nhiệt độ, cuối cùng chi phí sử dụng r ất r ẻ [12].

    Tóm lại, có nhiều loại chất mang và mỗi loại có nhiều tính chất khác nhau

    nhƣng tất cả  chúng đều có một vài điểm chung để  phù hợ  p vớ i vai trò làm chất

    mang nhƣ diện tích bề mặt lớ n, có nhiều lỗ xố p trên bề mặt giúp khả năng bám dính

    của các hạt xúc tác tr ở  nên tốt hơn. Đó là chƣa kể đến khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt

    và chi phí cũng không cao. Nếu xét về mọi mặt thì việc xử dụng Vulcan XC72 là tối

    ƣu. 

    1.3  Đặc điểm và tính chất của hạt nano Platin

    1.3.1  Giớ i thiệu về vật liệu nano

    Khoa học và công nghệ nano là một trong những thuật ngữ đƣợ c sử dụng

    r ộng rãi nhất trong khoa học vật liệu ngày nay là do đối tƣợ ng của chúng là vật liệu

  • 8/17/2019 Che Tao at Lieu Xuc Tac Dien Cho Pin Methanol Truc Tiep

    30/74

    19

    nano có những tính chất kì lạ khác hẳn vớ i các tính chất của vật liệu khối mà ngƣờ i

    ta nghiên cứu trƣớc đó. Công nghệ nano ngày càng tỏ ra chiếm ƣu thế  trong công

    nghiệ p lẫn trong đờ i sống.

    Khi đạt đến kích cỡ  nano, các kim loại chuyển tiế p có khả năng hoạt động

    r ất mạnh. Những hoạt tính ở  kích cỡ   thông thƣờ ng kim loại không thể hiện, ví dụ 

    nhƣ khả năng diệt khuẩn, khả năng xúc  tác cho nhiều phản ứng xảy ra ở   nhiệt độ 

    thƣờ ng hoặc ở  nhiệt độ âm, và quan tr ọng nữa là tính dẫn truyền thuốc thông minh

    trong y học, hơn nữa nó có tính tự phát quang khi chiếu tia sáng vào, mà không cần

    đến chất phát quang gây độc tớ i các tế  bào nhƣ một số hóa chất sử dụng để tạo phát

    huỳnh quang trong công nghệ sinh học v.v…Lợ i dụng các tính chất này, r ất nhiều

    nano của kim loại ứng dụng vào thực tế cuộc sống và trong công nghiệ p.

    1.3.2  Tổng quan về nano Platin

    Hạt nano platin thƣờ ng ở   dạng lơ lửng trong dung dịch màu đỏ  nâu hoặc

    dạng keo màu đen thay thế  các hạt platin kích thƣớ c micromet trong dung dịch,

    thƣờng là nƣớ c. Các hạt nano có nhiều hình dạng bao gồm hình cầu, hình khối,

    dạng thanh và que.Hạt nano platin có vai trò quan tr ọng trong k ỹ  thuật xúc tác, ở  kích thƣớ c

    nano, platin có hiệu quả cao hơn đáng kể bở i vì diện tích bề mặt tăng lên. 

    Do các hạt nano platin có tính chất chống oxy hóa tốt vì thế chúng là những

    đề tài nghiên cứu đang đƣợ c quan tâm vớ i các ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, bao

    gồm cả  y học, công nghệ  nano và tổng hợ  p vật liệu mớ i vớ i những tính chất độc

    đáo. 

    1.3.3 

    Đặc điểm chất xúc tác nano Platin trên Carbon

    1.3.3.1 

    Định nghĩa về chất xúc tác

    Chất xúc tác là những chất đƣợ c dùng cho phản ứng hóa học không có tác

    dụng làm phản ứng xảy ra hay đổi chiều nhƣng chỉ  làm tăng tốc độ phản ứng và

    đƣợ c thu hồi nguyên vẹn sau quá trình phản ứng.

    1.3.3.2  Tính chất đặc trƣng của chất xúc tác

     

    Bề mặt riêng trên một đơn vị khối lƣợng.

  • 8/17/2019 Che Tao at Lieu Xuc Tac Dien Cho Pin Methanol Truc Tiep

    31/74

    20

     

    Độ rỗng đặc trƣng (tổng thể tích các lỗ xốp mà các phân tử chất dùng

    để xác định lấp đầy đƣợc) trên một đơn vị khối lƣợng.

     

    Sự phân bố kích thƣớc lỗ xốp.

      Bán kính trung bình của lỗ xốp.

      Sự phân bố kích thƣớc hạt.

    1.3.3.3  Đặc điểm của nanocomposit Platin trên Carbon

    Xúc tác nano platin có tính ổn định cao và hoạt tính điện xúc tác tốt đối vớ i

    những phản ứng quan tr ọng trong các tế bào nhiên liệu vì nó hỗ tr ợ  bở i các quá trình

    oxi hóa điện hóa học của hydro và các phân tử hữu cơ nhỏ. Những phản ứng này

     bao gồm các phản ứng oxi hóa hydro (Hydrogen oxidation reaction - HOR), phản

    ứng oxi hóa methanol (Methanol oxidation reaction - MOR), phản ứng oxi hóa

    ethanol (Ethanol oxidation reaction - EOR), quá trình oxi hóa axit Formic và phản

    ứng oxi hóa khử (Oxygen reduction reaction - ORR). 

    1.3.4  Các phuơng pháp điều chế 

    1.3.4.1 

    Phƣơng pháp Polyol Polyol là một trong những phƣơng pháp khử hóa học. Phƣơng pháp

    này dùng các các nhóm rƣợu đa chức để khử  ion kim loại thành kim loại. Đây là

     phƣơng pháp từ dƣớ i lên. Dung dịch ban đầu có chứa các muối của các kim loại

    nhƣ HAuCl4, H2PtCl6, AgNO3. Tác nhân khử ion kim loại Ag+, Au+ thành Ag, Au ở  

    đây thƣờ ng dùng các rƣợu đa chức nhƣ Ethylene glycol hay Glycerin.

    1.3.4.2  Phƣơng pháp tẩm trên chất mang

    Trái với phƣơng pháp polyol thì phƣơng pháp tẩm chúng ta phải tách riêng

    thành hai giai đoạn. Giai đoạn đầu ta cần phải điều chế những hạt xúc tác vớ i kích

    thƣớ c hạt nhƣ mong muốn và bƣớ c tiế p là tẩm chúng trên chất mang. Mặc dù, đặc

    điểm của chất mang là kém hoạt động và trơ nhƣng khi ta tẩm những thành phần

    hoạt động (thành phần xúc tác) thì chúng tr ở   thành những nguyên tố  hoạt động

    trong quá trình xử lý.

  • 8/17/2019 Che Tao at Lieu Xuc Tac Dien Cho Pin Methanol Truc Tiep

    32/74

    21

    Phƣơng pháp chế tạo hạt nano Platin [1]

    Thông thƣờng có hai hƣớng chính để chế tạo các hạt nano là từ trên xuống

    (top-down) hay từ  dƣớ i lên (bottom-up). Nhƣng ngày ngƣời ta ƣu tiên sử  dụng

     phƣơng pháp từ dƣới lên hơn, có nghĩa là hạt nano platin sẽ đƣợ c tạo ra từ việc k ết

    hợ  p các ion platin lại vớ i nhau. Một số  phƣơng pháp đƣợc dùng nhƣ:

     

    Phƣơng pháp khử  hóa học

     Nguyên lý: dùng các tác nhân hóa học để khử các ion kim loại thành kim

    loại. Các tác nhân hóa học nhƣ axit Citric, Vitamin C, Natri Borohydride (NaBH4),

    etanol… sẽ khử ion Pt4+ trong muối H2PtCl6 thành Pt0. Vì khi tạo ra các hạt nano thì

    kích thƣớ c của chúng r ất nhỏ, khoảng cách của chúng lại gần nhau nên ngƣờ i ta

    thƣờng dùng phƣơng pháp tĩnh điện làm cho bề mặt của những hạt có cùng điện tích

    sẽ  đẩy nhau hoặc dùng một polymer thích hợp để  bao những hạt đó lại. Đối vớ i

     phƣơng pháp bao bọc thì kích thƣớ c của nano platin vào khoảng 10-100 nm.

      Phƣơng pháp khử  vật lý

     Nguyên lý dùng các tác nhân vật lý điện tử, sóng điện từ có năng lƣợ ng cao

    nhƣ tia Gamma, tia tử  ngoại, tia Laser khử  các ion kim loại thành các kim loại.Dƣớ i tác dụng của các tác nhân sẽ làm biến đổi các dung môi và các phụ gia trong

    dung môi để sinh ra các gốc hóa học có tác dụng khử ion kim loại.

      Phƣơng pháp khử  hóa lý

    Đây là phƣơng pháp trung gian giữa hóa học và vật lý dùng phƣơng pháp

    điện phân k ết hợ  p với siêu âm để tạo màng nano. Ban đầu, các nguyên tử kim loại

    sau khi đƣợc điện hóa sẽ  tạo ra các hạt nano bám lên điện cực âm. Sau đó, chúng

    đƣợ c một dòng xung điện siêu âm đồng bộ với xung điện phân tách hạt nano khỏi

    điện cực và đi vào dung dịch.

     

    Phƣơng pháp khử  sinh học

    Phƣơng pháp này dùng tác nhân là các vi khuẩn bằng cách cấy các con vi

    khuẩn thích hợ  p vào dung dịch chứa các ion platin để thu đƣợ c hạt nano platin. Ƣu

    điểm là tạo hạt vớ i số  lƣợ ng lớ n, thân thiện với môi trƣờ ng. Tuy nhiên, cách tiến

    hành lại r ất phức tạ p.

  • 8/17/2019 Che Tao at Lieu Xuc Tac Dien Cho Pin Methanol Truc Tiep

    33/74

    22

    Trong quy trình tẩm cần quan tâm đến hai giai đoạn cuối vì chúng ảnh

    hƣở ng r ất nhiều đến cấu trúc xúc tác, vớ i quy trình có thể làm theo chu k ỳ hoặc liên

    tục đều đƣợ c. Hiệu suất phụ thuộc vào sự phân tán của chất xúc tác trên bề mặt của

    chất mang.

    1.3.4.3  Phƣơng pháp kết tủa

    Khi tiến hành điều chế theo phƣơng pháp này sẽ giúp thay đổi bề mặt nội và

    cấu trúc của lớp xúc tác nhƣng đổi lại chi phí hơi cao. Trong phƣơng pháp kết tủa

    chia làm hai hƣớ ng là tạo hình khô và tạo hình ƣớ t.

    Hầu hết các giai đoạn trên đều chịu ảnh hƣở ng các yếu tố nhƣ thờ i gian tiến

    hành, kích thƣớ c hạt, nhiệt độ làm việc, diện tích bề mặt và đƣờ ng kính lỗ xố p của

    vật liệu…Trong phƣơng pháp kết tủa có thêm giai đoạn lọc nhằm mục đích loại bỏ 

     bớ t những muối hòa tan, kiềm kém tan các chất dƣ và ion không có lợ i cho quá

    trình làm việc.

    1.3.4.4  Phƣơng pháp trộn cơ học

    Các tác chất sẽ đƣợ c nghiền và tr ộn chung để tr ở  nên đồng nhất, có hai hình

    thức tr ộn là tr ộn khô và tr ộn ƣớt. Trong phƣơng pháp tr ộn ƣớ t thì huyền phù đƣợ ctr ộn vớ i dung dịch của chất khác, một số điểm cần lƣu ý khi tách phải dùng máy ép,

    sau là sấy khô và tạo hình nhƣng đổi lại sản phẩm lại đồng đều hơn. Với phƣơng

     pháp tr ộn khô thì không thể đồng đều đƣợc nhƣ trên.

    Do gặ p một số khó khăn về mặt tƣơng tác giữa các chất và hoạt tính xúc tác

    nên phƣơng pháp này ít đƣợ c sử dụng.

  • 8/17/2019 Che Tao at Lieu Xuc Tac Dien Cho Pin Methanol Truc Tiep

    34/74

     

    NỘI DUNG VÀ K ẾTQUẢ NGHIÊN CỨ U

  • 8/17/2019 Che Tao at Lieu Xuc Tac Dien Cho Pin Methanol Truc Tiep

    35/74

  • 8/17/2019 Che Tao at Lieu Xuc Tac Dien Cho Pin Methanol Truc Tiep

    36/74

      23

    CHƢƠ NG II: THỰ C NGHIỆM

    2.1  Hóa chất

    2.1.1  Một số loại hóa chất sử  dụng

      Acid Chloroplatinic (H2PtCl6.6H2O) độ  tinh khiết 99% của hãng

    Prolabo

      Acid Nitric (HNO3) với độ tinh khiết từ 65-68% của Trung Quốc

      Acid Sulphuric (H2SO4) độ tinh khiết từ 95-97% của Merck

      Aceton (C3H8O) độ tinh khiết là 99,5% của Trung Quốc

     

    Carbon Vulcan XC-72R (C) của hãng Cabot

      Etanol (C2H5OH) độ tinh khiết là 99% của Prolabo

      Etylen glycol (C2H6O2) độ tinh khiết là 99% của Trung Quốc

      Metanol (CH3OH) độ tinh khiết là 99,8% của Merck

     

     Natri hydroxit (NaOH) độ tinh khiết là 96% của Trung Quốc

       Nafion của hãng Merck.

    2.1.2  Thiết bị sử  dụng

    Hình 2.1  Bể   siêu âm (Phòng thí nghiệm Hóa lý ứ ng d ụng trườ ng

     ĐHKHTN  , Tp.HCM)

    Hình 2.2  Mấy khuấy từ IKA  RET control-vis và pipet BIOHIT Proline

    (Phòng thí nghiệm Hóa lý ứ ng d ụng, ĐH  KHTN, Tp. HCM).

  • 8/17/2019 Che Tao at Lieu Xuc Tac Dien Cho Pin Methanol Truc Tiep

    37/74

      24

    Hình 2.3   Lò vi sóng SANYO 20L EM-S2182W (phòng thí nghiệm Hóa lý

    ứ ng d ụng ĐHKHTN, Tp. HCM) 

    Hình 2.4   Máy ly tâm UNIVERSAL 32R HETTICH ZENTRIFUGEN  

    2.2  Chuẩn bị một số dung dịch cho quá trình thí nhiệm

    2.2.1 

    Pha dung dịch HNO3 vớ i nồng độ khác nhauDung dịch đƣợc pha trong bình định mức 500ml và vớ i những nồng độ 

    HNO3 khác nhau. Axit nitric đậm đặc đƣợ c dùng có nồng độ khoảng 60-65%.

    B ảng 2.1:  S ố  liệu để  pha dung d ịch HNO3 vớ i nồng độ khác nhau

     Nồng độ dung dịch

    (%) Số ml HNO3  Số ml nƣớc cất 

    5,0 27,5 472,5

    10,0 54,9 445,1

    15,0 82,4 417,6

    20,0 109,9 390,1

    25,0 137,4 362,6

    30,0 219,8 280,2

  • 8/17/2019 Che Tao at Lieu Xuc Tac Dien Cho Pin Methanol Truc Tiep

    38/74

      25

    2.2.2  Pha dung dịch H2SO4 0,5M

    Axit sulphuric ở  dạng đậm đặc có nồng độ  r ất cao khoảng 18M hay 98%

    nên để tránh nguy hiểm cũng nhƣ để độ chính xác của dung dịch sau khi pha cao ta

    nên pha loãng axit này xuống 10 lần. Sau đó lấy từ dung dịch pha loãng 140ml cho

    vào bình định mức 500ml r ồi châm nƣớ c cất cho tớ i vạch định mức.

    2.2.3  Pha dung dịch H2SO4 0,5M trong CH3OH 1M

    Tƣơng tự nhƣ cách pha dung dịch H2SO4 0,5M ta lấy 140ml dung dịch này

    đã pha loãng cộng thêm 20ml dung dịch metanol nguyên chất (99,8%) vào bình

    định mức 500ml r ồi cho nƣớ c cất tớ i vạch định mức.

    2.3 Xử  lý nguồn Carbon Vulcan XC-72R

    Cân 0,5g carbon Vulcan XC-72R cho vào một bình cầu 3 cổ  loại 500ml

    cùng 500ml dung dịch axit nitric (HNO3) vớ i những nồng độ khác nhau từ 5% đến

    30%. Hỗn hợp đƣợ c khuấy từ và đun ở  nhiệt độ 110oC trong thờ i gian 16 giờ . Hỗn

    hợp đƣợ c làm nguội và ly tâm vớ i vận tốc 6000rpm trong 10 phút. Quá trình ly tâm

    đƣợ c lậ p lại thêm 3 lần vớ i 2 lần là nƣớ c cất và một lần aceton. Sau đó, lấy phần r ắn

    sấy 3 giờ  ở  110o

    C.2.4  Chế tạo vật liệu xúc tác điện hóa bằng phƣơng pháp Polyol 

    Phƣơng pháp khử hóa học là dùng các tác nhân hóa học để khử ion kim loại

    thành kim loại. Thông thƣờ ng các tác nhân hóa học ở  dạng dung dịch lỏng nên còn

    gọi là phƣơng pháp hóa ƣớt. Đây là phƣơng pháp từ  dƣớ i lên. Dung dịch ban đầu có

    chứa các muối của các kim loại nhƣ HAuCl4, H2PtCl6, AgNO3. Tác nhân khử  ion

    kim loại Ag+, Au+ thành Ag, Au ở  đây là các chất hóa học nhƣ axit citric, vitamin C,

    Sodium Borohydride NaBH4, ethanol, Ethylene glycol (phƣơng pháp sử dụng các

    nhóm rƣợu đa chức nhƣ thế này còn có một cái tên khác là phƣơng pháp polyol)

    Polyol là phƣơng pháp thƣờ ng dùng để  tạo các hạt nano kim loại nhƣ Pt,

    Ru, Pd, Au, Co, Ni, Fe… Các hạt nano đƣợ c hình thành tr ực tiế p từ dung dịch muối

    kim loại có chứa polyol (rƣợu đa chức). Polyol có tác dụng nhƣ một dung môi hoặc

    trong một số  trƣờ ng hợp nhƣ một chất khử  ion kim loại. Tiền chất có thể hòa tan

    trong polyol r ồi đƣợ c khuấy và nâng đến nhiệt độ sôi của polyol để khử các ion kim

  • 8/17/2019 Che Tao at Lieu Xuc Tac Dien Cho Pin Methanol Truc Tiep

    39/74

      26

    loại thành kim loại. Bằng cách điều khiển động học k ết tủa mà chúng ta có thể thu

    đƣợ c các hạt kim loại với kích thƣớc và hình dáng nhƣ mong muốn. Ngƣờ i ta còn

    thay đổi phƣơng pháp này bằng cách đƣa những mầm k ết tinh bên ngoài vào dung

    dịch. Nhƣ vậy quá trình tạo mầm và phát triển hạt là hai quá trình riêng biệt làm cho

    hạt đồng nhất hơn. 

    Hình 2.5 Quy trình chế  t ạo vật liệu nano Pt/C bằng phương  pháp polyol  

    2.5  Điều chế  vật liệu xúc tác điện cự c Pt/VulcanXC-72R theo phƣơng pháp 

    Polyol đun truyền thống

    Cho 0,05g carbon Vulcan XC-72R (đã xử  lý hoặc không xử  lý) vào binh

    cầu chứa 20ml Etylen glycol (C2H6O2) và 10ml nƣớ c cất. Khuấy hỗn hợ  p trong 10

     phút để  giúp cho quá trình tr ộn lẫn đƣợc đồng đều, bên cạnh đó chỉnh pH môi

    H2PtCl6.5H2O Carbon hoạt tính

    Phân tánEthylenglycolPhân tán

    Pt/C

    Ly tâmPhần lỏng

    R ử aPhần r ắn

    Pt/C

    Sấy Nhiệt độ sấy: 110oC

    Đun cách dầutrong 3h (hoặc lò visóng trong 3 phút)

  • 8/17/2019 Che Tao at Lieu Xuc Tac Dien Cho Pin Methanol Truc Tiep

    40/74

      27

    trƣờ ng của hỗn hợ  p bằng NaOH 1M. Sau đó tiền chất axit Choloroplatinic đƣợ c cho

    vào hỗn hợ  p. Tiến hành đun hỗn hợ  p trong 3 giờ  ở  nhiệt độ 110oC. Để nguội và ly

    tâm ở  mức 6000rpm trong 10 phút. Quá trình ly tâm đƣợ c tiến hành giống nhƣ quá

    trình xử lý bằng việc lậ p lại vớ i 2 lần nƣớ c cất và 1 lần aceton. Sản phẩm r ắn đƣợ c

    sấy ở  110oC trong 3 giờ . 

    2.6  Chuẩn bị mẫu và cách quét thế vòng tuần hoàn (Cyclic Voltammetry)

    Trƣớ c khi tiến hành quét thế vòng tuần hoàn ta phải chuần bị mẫu nhƣ sau:

    cân 5mg mỗi mẫu cần đo tiế p tục thêm 2ml etanol và 50μl Nafion vào mỗi mẫu.

    Các mẫu này sau đó đƣợc mang đi siêu âm khoảng 30 phút.

    Hoàn tất xong việc chuẩn bị mẫu ta bắt đầu tiến hành đo bằng cách lấy 6μl

    mẫu đã đƣợc đánh siêu âm và tải lên điện cực carbon. Công việc này phải hết sức

    cẩn thận vì khi ta tải mẫu lên điện cực phải chính xác với vòng tròn đã đƣợ c quy

    định không đƣợ c lan ra hoặc thiếu hụt. Nguyên nhân vì diện tích bề mặt cũng ảnh

    hƣởng đến quá trình xúc tác. Khi đã kết nối các điện cực với máy đo và máy tính thì

    ta tiến hành đo. 

    Bƣớc đầu tiên để cho k ết quả có độ chính xác cao thì ta phải làm sạch điệncực trƣớ c vớ i dung dịch H2SO4 0,5M. Quá trình quét đƣợ c tiến hành 2 lần vớ i các

    vận tốc là 100mV/s, 50mV/s trong khoảng thế từ 0,0 –  1,0V và quét 1 vòng. Muốn

    k ết quả có độ chính xác cao thì trƣớc khi quét 1 vòng ta nên quét 20 vòng để ổn

    định. Sau khi đã đo nền xong ta tiến hành quét thế tuần hoàn dựa trên phản ứng oxy

    hóa Metanol. Điểm khác biệt của lần quét này so vớ i lần quét nền là khoảng thế 

    thấp hơn t�