14
1 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC (Ban hành tại Quyết định số /QĐ-CĐSL ngày tháng năm 2012 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sơn La) TÊN CHƯƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO NGÀNH ĐÀO TẠO MÃ NGÀNH LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO : THƯ VIỆN - THÔNG TIN : CAO ĐẲNG : KHOA HỌC THƯ VIỆN : 51320202 : CHÍNH QUY 1. Mục tiêu đào tạo 1.1.Mc tiêu chung Đào tạo cnhân ngành Thư viện Thông tin trình độ cao đẳng có phm cht chính trị, đạo đức và sc khe tt, có tri thc và nghip vthư viện thông tin, có knăng công nghthông tin, có năng lực thc và nghiên cu khoa học để: - Làm cán bthư viện tt ccác loại hình thư viện: Thư viện Quốc gia, Thư viện Đại học, Thư viện chuyên ngành, Thư viện công cộng, Thư viện trường hc. - Làm chuyên viên tại các trung tâm thông tin, văn phòng của các cơ quan, công ty, doanh nghip,v.v. 1.2.Mc tiêu cth1.2.1. Kiến thc - Có hiu biết vcác nguyên lý cơ bản ca chnghĩa Mác-Lênin, Đường li cách mng của Đảng Cng sn Việt Nam, Tư tưởng HChí Minh... - Có hiu biết sâu rng vkiến thức cơ sở ngành Phân loi tài liu, biên mc tài liu, tchc kho sách, tìm tin và phbiến thông tin, tin hc hóa hoạt động thư viện, các phn mm chuyên dụng… tạo điều kin thun li cho vic hc tp các môn chuyên ngành, có khnăng tiếp cn vi công nghmi; - Có kiến thức chuyên ngành đáp ứng được nhu cu ca xã hi vng dng các nghip vtrong lĩnh vực thư viện thông tin. Nm vng các quy trình hoạt động ca hthng các thư viện. - Có trình độ ngoi ngtương đương trình độ B. - Có trình độ tin học tương đương trình độ A, biết sdng các phn mm tin hc: Microsoft Word, Microsoft Excel, Microsoft Powerpoint... 1.1.2. Knăng - Áp dng các lý thuyết vchuyên ngành thư viện để lập thư mục, hthng mc lc theo phương pháp thủ công và tđộng, phân loi tài liu và biên mc tài liu theo các chun quc tế, phc vbạn đọc… - Xác định vấn đề và gii quyết mt cách sáng to các bài toán vđổi mi trong lĩnh vc hoạt động thư viện; son tho và tiến hành xây dựng đề án vhthng thông tin thư vin tđộng hóa ti thư viện trường hc.

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC (Ban hành tại Quyết định số ... Thu vien.pdfCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ... Thông tin trình độ cao đẳng có

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC (Ban hành tại Quyết định số ... Thu vien.pdfCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ... Thông tin trình độ cao đẳng có

1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

(Ban hành tại Quyết định số /QĐ-CĐSL ngày tháng năm 2012

của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sơn La)

TÊN CHƯƠNG TRÌNH : QUẢN LÍ VĂN HÓA

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO : CAO ĐẲNG

NGÀNH ĐÀO TẠO : QUẢN LÍ VĂN HÓA

MÃ NGÀNH : 51220342

LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO

: THƯ VIỆN - THÔNG TIN

: CAO ĐẲNG

: KHOA HỌC THƯ VIỆN

: 51320202

: CHÍNH QUY

1. Mục tiêu đào tạo

1.1.Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân ngành Thư viện – Thông tin trình độ cao đẳng có phẩm chất chính

trị, đạo đức và sức khỏe tốt, có tri thức và nghiệp vụ thư viện – thông tin, có kỹ năng công

nghệ thông tin, có năng lực tự học và nghiên cứu khoa học để:

- Làm cán bộ thư viện ở tất cả các loại hình thư viện: Thư viện Quốc gia, Thư viện

Đại học, Thư viện chuyên ngành, Thư viện công cộng, Thư viện trường học.

- Làm chuyên viên tại các trung tâm thông tin, văn phòng của các cơ quan, công ty,

doanh nghiệp,v.v.

1.2.Mục tiêu cụ thể

1.2.1. Kiến thức

- Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Đường lối cách

mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh...

- Có hiểu biết sâu rộng về kiến thức cơ sở ngành Phân loại tài liệu, biên mục tài liệu,

tổ chức kho sách, tìm tin và phổ biến thông tin, tin học hóa hoạt động thư viện, các phần

mềm chuyên dụng… tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập các môn chuyên ngành, có

khả năng tiếp cận với công nghệ mới;

- Có kiến thức chuyên ngành đáp ứng được nhu cầu của xã hội về ứng dụng các

nghiệp vụ trong lĩnh vực thư viện thông tin. Nắm vững các quy trình hoạt động của hệ

thống các thư viện.

- Có trình độ ngoại ngữ tương đương trình độ B.

- Có trình độ tin học tương đương trình độ A, biết sử dụng các phần mềm tin học:

Microsoft Word, Microsoft Excel, Microsoft Powerpoint...

1.1.2. Kỹ năng

- Áp dụng các lý thuyết về chuyên ngành thư viện để lập thư mục, hệ thống mục lục

theo phương pháp thủ công và tự động, phân loại tài liệu và biên mục tài liệu theo các

chuẩn quốc tế, phục vụ bạn đọc…

- Xác định vấn đề và giải quyết một cách sáng tạo các bài toán về đổi mới trong lĩnh

vực hoạt động thư viện; soạn thảo và tiến hành xây dựng đề án về hệ thống thông tin thư

viện tự động hóa tại thư viện trường học.

Page 2: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC (Ban hành tại Quyết định số ... Thu vien.pdfCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ... Thông tin trình độ cao đẳng có

2

- Sử dụng thành thạo các trang thiết bị hiện đại trong môi trường thư viện hiện đại.

- Sử dụng phần mềm quản lý thư viện ở qui mô nhỏ. Áp dụng có hiệu quả các quy

trình xây dựng xây dựng các CSDL trên phần mềm quản lý thư viện.

1.2.3. Thái độ

- Trách nhiệm nghề nghiệp và đạo đức kể cả trách nhiệm với người sử dụng lao động

và trách nhiệm đối với xã hội.

- Ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội quy của cơ quan, doanh nghiệp.

- Giao tiếp hiệu quả với các thành viên khác nhau thuộc nhóm.

- Tiến hành nghiên cứu có hướng dẫn, những hoạt động nghề nghiệp trong các bối

cảnh khác nhau.

- Thái độ cởi mở, thân tình sẵn sàng phục vụ bạn đọc.

2. Thời gian đào tạo: 3 năm, chia làm 6 học kỳ chính

3. Khối lượng kiến thức toàn khóa: 99 Tín chỉ

4. Đối tượng tuyển sinh:

+ Tốt nghiệp Phổ thông Trung học hoặc tương đương

+ Đảm bảo sức khỏe

+ Tuyển sinh theo Quy chế của Bộ Giáo dục.

5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp:

Thực hiện theo Quyết định số 528/QĐ – CĐSL ngày 20 tháng 9 năm 2011 của Hiệu

trưởng Trường Cao đẳng Sơn La về việc ban hành “Quy chế đào tạo Cao đẳng chính quy

theo học chế tín chỉ.

6. Thang điểm:

Thực hiện theo Quyết định số 528/QĐ – CĐSL ngày 20 tháng 9 năm 2011 của Hiệu

trưởng Trường Cao đẳng Sơn La về việc ban hành “Quy chế đào tạo Cao đẳng chính quy

theo học chế tín chỉ.

7. Chương trình đào tạo

TT Mã HP Tên học phần Số tín chỉ

TS LT TH

7.1. Kiến thức giáo dục đại cương 37

7.1.1. Lý luận chính trị 12

1 002601 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê nin 5 4 1

2 002802 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 2 0

3 002703 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 3 2 1

4 142701 Đường lối Văn hóa - Văn nghệ của Đảng CSVN 2 2 0

7.1.2. Khoa học xã hội- nhân văn 6

1 143302 Cơ sở văn hóa Việt Nam 2 2 0

2 002411 Tâm lý học đại cương 2 2 0

3 013601 Pháp luật đại cương 2 2 0

7.1.3. Ngoại ngữ 7

1 002205 Tiếng Anh 1 3 3 0

2 002206 Tiếng Anh 2 4 4 0

7.1.4. Toán-Tin học-Khoa học tự nhiên-Công nghệ-Môi trường 4

1 002918 Nhập môn Tin học 4 2 2

7.1.5. Giáo dục thể chất 2

1 002008 Giáo dục thể chất 1 1 0 1

2 002009 Giáo dục thể chất 2 1 0 1

7.1.6. Giáo dục quốc phòng (135 tiết) 6 5 1

Page 3: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC (Ban hành tại Quyết định số ... Thu vien.pdfCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ... Thông tin trình độ cao đẳng có

3

TT Mã HP Tên học phần Số tín chỉ

TS LT TH

7.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 58

7.2.1. Kiến thức cơ sở 14

1 153403 Thư viện học đại cương 2 2 0

2 153404 Thư mục học đại cương 2 1 1

3 153437 Thông tin học đại cương 3 3 0

4 153706 Lưu trữ học 2 2 0

5 153407 Pháp chế thư viện 2 2 0

6 153408 Phương pháp nghiên cứu Thư viện học 2 1 1

7 153411 Thông tin trong phát hành xuất bản phẩm 2 2 0

7.2.2. Kiến thức ngành 35

*) Bắt buộc 33

1 153438 Xây dựng và phát triển vốn tài liệu 3 3 0

2 153413 Biên mục mô tả tài liệu 3 2 1

3 153414 Định chủ đề và định từ khóa tài liệu 3 2 1

4 153439 Phân loại tài liệu 4 2 2

5 153416 Lưu trữ thông tin và bộ máy tra cứu 3 2 1

6 153435 Thư viện điện tử 3 3 0

7 153436 Phần mềm quản trị thư viện 2 1 1

8 153419 Tổ chức bảo quản vốn tài liệu 2 1 1

9 153420 Tra cứu thông tin 3 2 1

10 153440 Quản lý Thư viện và trung tâm thông tin 3 3 0

11 153422 Công tác người đọc và dịch vụ thông tin thư viện 3 2 1

12 152323 Tiếng Anh chuyên ngành 4 3 1

*) Tự chọn (chọn 2/6 Tín chỉ sau) 2

1 153428 Công tác địa chí thư viện 2 1 1

2 153429 Tổ chức hoạt động thông tin thư mục 2 2 0

3 153430 Tổ chức phục vụ thư viện thiếu nhi và thư viện trường PT 2 1 1

7.2.3. Thực tập và thực tế tốt nghiệp 9

1 153433 Thực tập tốt nghiệp 7 0 7

2 153434 Thực tế 2 0 2

Tổng số 99

Page 4: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC (Ban hành tại Quyết định số ... Thu vien.pdfCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ... Thông tin trình độ cao đẳng có

4

8. Kế hoạch giảng dạy Học kỳ 1: 17 TC

Thư viện học đại cương1534032(2,0)

Học kỳ 2: 16 TC Học kỳ 3: 16 TC Học kỳ 4: 17 TC Học kỳ 5: 16 TC Học kỳ 6: 17 TC

PP nghiên cứu TVH1534082(1,1)

Thư viện điện tử153435

3(3,0)

LTTT&BM tra cứu1534163(2,1)

CT người đọc & DVTTTV1534223(2,1)

QL thư viện&TTTT1534403(3,0)

Cơ sở văn hóa Việt Nam1433022(2,0)

XD và phát triển vốn TL1534383(3,0)

Biên mục mô tả tài liệu1534133(2,1)

Phân loại tài liệu1534394(2,2)

Thực tế1534342(0,2)

Thông tin học đại cương1534373(3,0)

Thư mục học đại cương1534042(1,1)

Định chủ đề & ĐTK TL1534143(2,1)

Tiếng Anh chuyên ngành1523234(3,1)

Tra cứu thông tin1534203(2,1)

Pháp chế thư viện1534072(2,0)

TT trong PHXBP1534112(2,0)

TCBQ vốn tài liệu1534192(1,1)

Phần mềm QTTV153436

2(1,1)

Giáo dục QP – An ninh0021106(5,1)

Nhập môn tin học0029184(2,2)

Tiếng Anh 10022053(3,0)

Tiếng Anh 20022064(4,0)

Giáo dục thể chât 10020081(0,1)

Giáo dục thể chât 20020091(0,1)

Thực tập tốt nghiệp1534337(0,7)

Những NLCB CN Mác-LêNin0026015(4,1)

Tư tưởng Hồ Chí Minh0028022(2,0)

Đường lối CM ĐCS VN0027033(2,1)

Pháp luật đại cương0136012(2,0)

Tự chọn 2/6 TC Phần 7.2.2

Lưu trữ học1537062(2,0)

Tâm lý học đại cương0024112(2,0)

Đường lối VHVN của ĐCSVN1427012(2,0)

Page 5: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC (Ban hành tại Quyết định số ... Thu vien.pdfCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ... Thông tin trình độ cao đẳng có

5

9. Mô tả vắn tắt nội dung và khối lượng các học phần: 9.1. Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin

Mã môn học: 002601

Khối lượng: 5(4,1)

Môn học trước: Không

Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về những nguyên lý, quy

luật và phạm trù của triết học, Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học của chủ nghĩa

Mác - Lênin.

9.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh

Mã môn học: 002802

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin

Môn học cung cấp cho người học những nội dung cơ bản về: cơ sở, quá trình hình

thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh; tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc, cách

mạng giải phóng dân tộc; về CNXH và con đường quá độ lên CNXH ở Việt Nam; về

Đảng Cộng Sản Việt Nam; tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc

tế; về dân chủ và nhà nước của dân, do dân, vì dân; về đạo đức, văn hóa xây dựng con

người mới.

9.3. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam

Mã môn học: 002703

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: Tư tưởng Hồ Chí Minh

Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về đường lối cách mạng của

Đảng Cộng Sản Việt Nan; đường lối của Đảng trong thời kỳ đổi mới về một số lĩnh vực:

công nghiệp hóa, nền kinh tế thị trường, hệ thống chính trị, văn hóa và các vấn đề xã hội,

đối ngoại.

9.4. Đường lối văn hóa – văn nghệ của ĐCS Việt nam

Mã học phần: 142701

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

Những quan điểm và nội dung cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin về văn hóa; Vai trò

của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân; Quá trình hình thành,

phát triển và hoàn thiện những nội dung cơ bản trong Đường lối văn hóa - văn nghệ của

Đảng Cộng sản Việt Nam; phân tích những nội dung có liên quan trong các văn kiện của

Đảng (chú ý đến bối cảnh lịch sử, xã hội trong từng thời kỳ, từng giai đoạn); Vai trò lãnh

đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong văn hóa; Những thành tựu lớn về xây dựng văn

hóa từ trước tới nay; Những khó khăn, tồn tại cần khắc phục; Phương hướng xây dựng

nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

9.5. Cơ sở văn hóa Việt Nam

Mã học phần: 143302

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: không

Cung cấp cho sinh viên một số kiến thức cơ bản về văn hóa ở Việt Nam, diễn trình

lịch sử văn hóa Việt Nam, các thành phố văn hóa và các vùng văn hóa, các tộc người

trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

Page 6: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC (Ban hành tại Quyết định số ... Thu vien.pdfCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ... Thông tin trình độ cao đẳng có

6

9.6. Tâm lý học đại cương

Mã môn học: 002411

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin

Giới thiệu khái quát về khoa học tâm lý; các khái niệm cơ bản về tâm lý học; tâm lý,

ý thức, hoạt động, giao tiếp, nhân cách, các hoạt động tâm lý cơ bản.

9.7. Pháp luật đại cương

Mã môn học: 013601

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: không

Môn học cung cấp một số kiến thức về những cơ bản của Nhà nước, của pháp luật;

nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các hệ thống pháp luật và quy phạm pháp

luật; quan hệ pháp luật, vi phạm pháp luật; pháp chế xã hội chủ nghĩa, nhà nước pháp

quyền…

9.8. Tiếng Anh 1

Mã môn học: 002205

Khối lượng: 3(3,0)

Môn học trước: không

Môn học cung cấp một số hiện tượng ngữ pháp cơ bản: Các thì trong Tiếng Anh; cách

sử dụng some/any, much/many; so sánh hơn, hơn nhất, so sánh bằng...; một số từ vựng về

các chủ đề: đất nước, con người, sở thích, mua sắm, thể thao... Đồng thời cũng bao gồm

các bài đọc, bài tập, được thiết kế nhằm giúp sinh viên luyện tập và phát triển kỹ năng

giao tiếng bằng Tiếng Anh: Nghe, nói, đọc, viết.

9.9. Tiếng Anh 2

Mã môn học: 002206

Khối lượng: 4(4,0)

Môn học trước: Tiếng Anh 1

Môn học cung cấp một số hiện tượng ngữ pháp cơ bản: Các thì trong Tiếng Anh; các

loại câu điều kiện; dạng bị động của động từ; cách sử dụng các từ should, could, must,

have to, might...; cung cấp một số từ vựng về các chủ đề: điện ảnh, du lịch, nghề nghiệp,

ước mơ, thiên tai... Đồng thời cũng bao gồm các bài đọc, bài tập, được thiết kế nhằm giúp

sinh viên luyện tập và phát triển kỹ năng giao tiếng bằng Tiếng Anh: Nghe, nói, đọc, viết.

9.10. Nhập môn tin học

Mã môn học: 002918

Khối lượng: 4(2,2)

Môn học trước: Không

Học phần cung cấp một số kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin như: Khai thác và

sử dụng internet để truy xuất thông tin; soạn thảo văn bản bằng Microsoft Word ; Tính

toán với Microsoft Excel sử dụng được các hàm trong Excel; Thiết kế được bài giảng, bài

báo cáo trình chiếu Power Point.

9.11. Giáo dục thể chất 1

Mã môn học: 002008

Khối lượng: 1(0,1)

Môn học trước: Không

Page 7: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC (Ban hành tại Quyết định số ... Thu vien.pdfCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ... Thông tin trình độ cao đẳng có

7

Môn học cung cấp quan điểm, đường lối và chủ trương của Đảng và Nhà nước về

công tác TDTT trong giai đoạn mới. Cơ sở khoa học và kiến thức tự kiểm tra sức khỏe.

Thực hành các bài thể dục tay không, đội hình, đội ngũ, điền kinh (chạy ngắn, chạy trung

bình, nhảy cao, nhảy xa, đẩy tạ); các bài tập với dụng cụ như xà đơn, xà kép, cầu thăng

bằng.

9.12. Giáo dục thể chất 2

Mã môn học: 002009

Khối lượng: 1(0,1)

Môn học trước: Giáo dục thể chất 1

Thực hiện đúng các động tác cơ bản trong các bài tập. nâng cao thành tích ở một số

nội dung điền kinh theo năng lực của mỗi cá nhân, nâng cao ý thức tự giác tích cực trong

quá trình học tập.

Xác định đúng mục tiêu môn học và nhận thức sâu sắc nhiệm vụ của bản thân trong

quá trình học tập. Hình thành tinh thần say mê tập luyện nâng cao trình độ và sức khỏe.

9.13. Giáo dục quốc phòng – an ninh

Mã môn học: 002110

Khối lượng: 135 tiết

Môn học trước: Không

Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số: 81/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 12

năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9.14. Thư viện học đại cương

Mã học phần: 153403

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: không

Những kiến thức cơ bản về lý luận thư viện học như: khái niệm, bản chất và chức

năng của thư viện; đối tượng nghiên cứu và sự hình thành của thư viện học trên thế giới

và ở Việt Nam. Chính sách thư viện Việt Nam, các loại hình thư viện ở Việt Nam và các

nguyên tắc tổ chức sự nghiệp thư viện

9.15. Thư mục học đại cương

Mã học phần: 153404

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Thư viện học đại cương

Môn học thuộc phần kiến thức cơ sở của chương trình, bao gồm những vấn đề lý

luận về Thư mục học; Đối tượng nghiên cứu, mối quan hệ giữa Thư mục với Thư viện và

Thông tin học; Khái quát về lịch sử Thư mục học Thế giới và Việt Nam;

9.16. Thông tin học đại cương

Mã học phần: 153437

Khối lượng: 3(3,0)

Môn học trước: Không

Môn học thuộc phần kiến thức cơ sở của chương trình; bao gồm khái niệm cơ bản về

thông tin và thông tin học; Vai trò của thông tin, các loại hình đơn vị thông tin trong

mạng lưới thông tin Quốc gia, hợp tác Quốc tế về thông tin; dây chuyền thông tin khoa

học trong thư viện thông tin.

9.17. Lưu trữ học

Mã học phần: 153706

Page 8: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC (Ban hành tại Quyết định số ... Thu vien.pdfCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ... Thông tin trình độ cao đẳng có

8

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không

Những kiến thức cơ bản về Lưu trữ học như: khái niệm và vai trò của công tác lưu

trữ. Đối tượng nghiên cứu, nội dung, cơ sở lý luận và phương pháp luận của Lưu trữ học.

9.18. Pháp chế thư viện

Mã học phần: 153407

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không

Những kiến thức cơ bản về pháp chế thư viện, bao gồm: những văn bản pháp quy

hiện hành về công tác thư viện - thông tin của Việt Nam; tình hình luật pháp thư viện -

thông tin hiện nay của một số nước tiên tiến trên thế giới.

9.19. Phương pháp nghiên cứu Thư viện học

Mã học phần: 153408

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Thư viện học đại cương.

Những kiến thức cơ bản về phương pháp nghiên cứu Thư viện học như: khái niệm,

nghiên cứu khoa học và nghiên cứu thư viện học; giới thiệu một số phương pháp nghiên

cứu thông dụng trong Thư viện học; quy trình thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học.

9.20. Thông tin trong phát hành XBP

Mã học phần: 153411

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: không

Môn học cung cấp các phương pháp thông tin và người dùng tin, truyền phát thông

tin trong phát hành xuất bản phẩm.

9.21. Xây dựng và phát triển vốn tài liệu

Mã học phần: 153438

Khối lượng: 3(3,0)

Môn học trước: Thư viện học đại cương

Môn học này thuộc phần kiến thức chuyên môn của chương trình, bao gồm những

kiến thức cơ bản về xây dựng và phát triển vốn tài liệu: khái niệm vốn tài liệu, bổ sung và

xây dựng, phát triển vốn tài liệu; các nguồn bổ sung, phương thức bổ sung, xây dựng

chính sách bổ sung và công tác thanh lý tài liệu.

9.22. Biên mục mô tả tài liệu

Mã học phần: 153413

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: Xây dựng và phát triển vốn tài liệu

Môn học này thuộc phần kiến thức chuyên môn của chương trình, giúp học sinh có

những kiến thức cơ bản và kỹ năng thực hành biên mục tài liệu; giới thiệu các quy tắc và

tiêu chuẩn mô tả thư mục tiêu biểu: mô tả tài liệu theo tiêu chuẩn quốc tế (ISBD); quy tắc

biên mục Anh - Mỹ (AACR 2), khổ mẫu biên mục đọc máy (MARC); các nguyên tắc,

yêu cầu và phương pháp mô tả các loại hình tài liệu; tổ chức công tác biên mục trong thư

viện.

9.23. Định chủ đề và định từ khóa tài liệu

Mã học phần: 153414

Khối lượng: 3(2,1)

Page 9: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC (Ban hành tại Quyết định số ... Thu vien.pdfCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ... Thông tin trình độ cao đẳng có

9

Môn học trước: Thư viện học đại cương.

Môn học này thuộc phần kiến thức chuyên môn của chương trình, cung cấp cho sinh

viên những kiến thức cơ bản và kỹ năng định chủ đề và định từ khóa tài liệu: phân biệt

các khái niệm: đề mục chủ đề, từ chuẩn, từ khóa. Giới thiệu về các bảng đềm mục chủ đề

tiêu biểu của thế giới và các bộ từ khóa/từ điển từ khóa của Việt Nam. Phương pháp định

chủ đề, từ khóa tài liệu: các yêu cầu và quy trình định chủ đề và định từ khóa tài liệu.

9.24. Phân loại tài liệu

Mã học phần: 153439

Khối lượng: 4(2,2)

Môn học trước: Định chủ đề và định từ khóa tài liệu

Môn học này thuộc phần kiến thức chuyên môn của chương trình, bao gồm những

kiến thức và kỹ năng thực hành phân loại tài liệu, gồm: các khung phân loại tiêu biểu trên

thế giới và Việt Nam: khung phân loại thập phân Dewey (DDC); khung phân loại thập

phân bách khoa (UDC), bảng phân loại dùng cho các thư viện khoa học tổng hợp; phương

pháp phân loại tài liệu: các nguyên tắc, yêu cầu và quy trình phân loại tài liệu.

9.25. Lưu trữ thông tin và bộ máy tra cứu

Mã học phần: 153416

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: Biên mục mô tả tài liệu

Môn học này thuộc phần kiến thức chuyên môn của chương trình, cung cấp cho học

sinh những kiến thức cơ bản và kỹ năng tiến hành lưu trữ thông tin và tổ chức bộ máy tra

cứu trong thư viện và cơ quan thông tin; nguyên tắc, phương pháp tổ chức các loại mục

lục, hộp phiếu và xây dựng cơ sở dữ liệu; phương pháp tổ chức bộ máy tra cứu truyền

thống và hiện đại.

9.26. Thư viện điện tử

Mã học phần: 153435

Khối lượng: 3(3,0)

Môn học trước: Thư viện học đại cương

Những kiến thức cơ bản và kỹ năng thực hành trong việc tạo lập và quản trị thư viện

điện tử, thư viện số; giới thiệu về phần mềm quản trị thư viện điện tử; phương pháp lập

dự án xây dựng thư viện điện tử; vấn đề số hóa tài liệu, tạo bộ sưu tập; thiết kế và tạo lập

chế độ tìm tin cho bộ sưu tập số.

9.27. Phần mềm quản trị thư viện

Mã học phần: 153436

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Thư viện điện tử

Những kiến thức cơ bản và kỹ năng sử dụng các phần mềm tư liệu và phần mềm quản

trị thư viện tích hợp; các đặc trưng của phần mềm tư liệu và các module cơ bản của phần

mềm quản trị tích hợp; các tiêu chí lựa chọn phần mềm quản trị thư viện.

9.28. Tổ chức bảo quản vốn tài liệu

Mã học phần: 153419

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Xây dựng và phát triển vốn tài liệu

Môn học này thuộc phần kiến thức chuyên môn của chương trình, trang bị cho sinh

viên những kiến thức về phương pháp bảo quản vốn tài liệu trong thư viện.

Page 10: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC (Ban hành tại Quyết định số ... Thu vien.pdfCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ... Thông tin trình độ cao đẳng có

10

9.29. Tra cứu thông tin

Mã học phần: 153420

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: Lưu trữ thông tin và Bộ máy tra cứu

Môn học này thuộc phần kiến thức chuyên môn của chương trình, giúp học sinh hiểu

được những kiến thức cơ bản và kỹ năng thực hành tra cứu tìm tin phục vụ bạn đọc; giới

thiệu các khái niệm: tra cứu thông tin và tìm tin, các loại yêu cầu tin; quy trình tìm tin, các

phương tiện, công cụ tra cứu thông tin và các phương pháp tra cứu truyền thống, hiện đại.

9.30. Quản lý Thư viện và trung tâm thông tin

Mã học phần: 153440

Khối lượng: 3(3,0)

Môn học trước: Không

Môn học này thuộc phần kiến thức chuyên môn của chương trình, bao gồm những

kiến thức cơ bản và kỹ năng tổ chức quản lý thư viện và cơ quan thông tin; khái quát về

khoa học tổ chức, quản lý thư viện thông tin; phương pháp thống kê, lập kế hoạch, viết

báo cáo thư viện thông tin.

9.31. Công tác người đọc và dịch vụ thông tin thư viện

Mã học phần: 153422

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: Lưu trữ thông tin và bộ máy tra cứu.

Môn học này thuộc phần kiến thức chuyên môn của chương trình, bao gồm những

kiến thức cơ bản của công tác người đọc và dịch vụ thư viện - thông tin; phương pháp

nghiên cứu nhu cầu thông tin - phương pháp thông tin giới thiệu tài liệu và tư vấn người

đọc - tổ chức môi trường đọc và dịch vụ thư viện - thông tin.

9.32. Tiếng Anh chuyên ngành (Khoa học thư viện)

Mã học phần: 152323

Khối lượng: 4(3,1)

Môn học trước: Tiếng anh 2

Môn học thuộc học phần kiến thức chuyên môn của chương trình, giúp sinh viên phân

loại, mô tả, định chủ đề, định từ khóa tài liệu nước ngoài được chính xác.Củng cố cho

sinh viên những kiến thức ngoại ngữ theo kiến thức chuyên ngành thư viện thông tin.

pháp luật và chính sách về thương mại điện tử, môi trường cho thương mại điện tử ở

Việt Nam cũng được môn học đề cập.

9.33. Công tác địa chí thư viện

Mã học phần: 153428

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Không

Môn học này thuộc phần kiến thức chuyên môn của chương trình, bao gồm lý luận và

thực tiễn về tổ chức phục vụ tài liệu địa chí cho bạn đọc ở các thư viện.

9.34. Tổ chức hoạt động thông tin thư mục

Mã học phần: 153429

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Thư mục học đại cương.

Page 11: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC (Ban hành tại Quyết định số ... Thu vien.pdfCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ... Thông tin trình độ cao đẳng có

11

Những kiến thức cơ bản và kỹ năng tổ chức hoạt động thông tin thư mục trong thư

viện và cơ quan thông tin; phương pháp biên soạn thư mục; phục vụ thông tin thư mục

cho người dùng tin.

9.35. Tổ chức phục vụ thư viện thiếu nhi và thư viện trường phổ thông

Mã học phần: 153430

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Thư viện học đại cương

Môn học này thuộc phần kiến thức chuyên môn của ngành, giúp sinh viên biết tổ

chức các hoạt động của thư viện thiếu nhi và thư viện trường học.

9.36. Thực tập tốt nghiệp

Mã học phần: 153433

Khối lượng: 7(0,7)

Môn học trước: Các môn học cơ sở ngành và chuyên ngành.

Vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề thực tế ngành thư viện

thông tin tại các trung tâm thông tin thư viện. Giúp sinh viên có thể trở thành một cán bộ

thư viện có phẩm chất chính trị, đạo đức, thành thạo các khâu xử lý nghiệp vụ thư viện.

9.37. Thực tế (Khoa học thư viện)

Mã học phần: 153434

Khối lượng: 2(0,2)

Môn học trước: Các môn học cơ sở ngành

Củng cố và nâng cao kiến thức lý thuyết về chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực thư

viện thông tin.

10. Danh sách đội ngũ giảng viên thực hiên chương trình

TT

Họ và tên

Năm sinh

Văn bằng

cao nhất,

ngành đào

tạo

Môn học/học phần sẽ giảng dạy

1

Lương Văn Kiên

1987

Cử nhân

Ngành

TVTT

Biên mục mô tả tài liệu

Phân loại tài liệu

Thư viện điện tử

Phần mềm quản trị thư viện

2

Vi Thị Thanh

1989

Cử nhân

Ngành

TVTT

Xây dựng và phát triển vốn tài liệu

Tổ chức và bảo quản tài liệu

Tổ chức phục vụ TV thiếu nhi và TV trường

phổ thông

3

Nguyễn Văn

Thành

1989

Cử nhân

Ngành

TVTT

Công tác người đọc và dịch vụ TTTV

Lưu trữ thông tin và bộ máy tra cứu

Tổ chức hoạt động thông tin thư mục

PP nghiên cứu Thư viện học

4

Bạch Thị Thơm

1988

Cử nhân

Ngành

TVTT

Thông tin học ĐC

Định chủ đề và định từ khóa tài liệu

Thư mục học ĐC

Page 12: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC (Ban hành tại Quyết định số ... Thu vien.pdfCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ... Thông tin trình độ cao đẳng có

12

5

Trần Thị Vinh

Hoa

1986

Cử nhân

Ngành Phát

hành Xuất

bản phẩm

Thư viện học ĐC

Thông tin trong PHXBP

6 Phạm Anh Hoàng 1987

Cử nhân

Ngành

TVTT

Tra cứu thông tin

Pháp chế thư viện

7 Nguyễn Thu

Hằng 1989

Cử nhân

Ngành

TVTT

Quản lý thư viện và Trung tâm thông tin

Công tác địa chí thư viện

11. Cơ sở vật chất phục vụ học tập

11.1. Phòng thí nghiệm và hệ thống thiết bị thí nghiệm chính:

11.2. Thư viện.

- Tổng diện tích thư viện:1894,83 m2 trong đó diện tích phòng đọc:283,76m

2

- Số chỗ ngồi:150; Số lượng máy tính phục vụ tra cứu:4

- Phần mềm quản lý thư viện: ILIB, DLIB

- Thư viện điện tử: Có trang bị thư viện điện tử (gồm có 35 máy tính kết nối mạng

Internet)

11.3. Giáo trình, tập bài giảng: TT Tên học phần Tên giáo trình Tên tác giả Nhà xuất bản

1 Thư viện học đại

cương Thư viện học đại cương

Nguyễn Yến Vân, Vũ

Dương Thúy Ngà

ĐH Văn hóa HN

2 Thư mục học đại

cương Thư mục học đại cương

Trịnh Kim Chi,

Dương Bích Hồng

ĐH Văn hóa HN

3 Thông tin học đại

cương Thông tin học đại cương

Đoàn Phan Tân ĐH Quốc gia

HN

4 Pháp chế thư viện Pháp chế thư viện - thông tin

Bùi Loan Thùy ĐH Quốc gia

TPHCM

5 Phương pháp nghiên

cứu thư viện học

Phương pháp nghiên cứu

khoa học

Bùi Loan Thùy TP.Hồ Chí

Minh

6 Thông tin trong phát

hành xuất bản phẩm

Thông tin kinh tế trong hoạt

động kinh doanh xuất bản

phẩm

Vũ Văn Nhật Văn hóa -

Thông tin

7 Xây dựng và phát

triển

vốn tài liệu

Phát triển vốn tài liệu trong

thư viện và cơ quan thông tin

Phạm văn Rính,

Nguyễn Viết Nghĩa

ĐH Quốc gia

HN

8 Biên mục mô tả tài

liệu

Tài liệu hướng dẫn mô tả ấn

phẩm: Dùng cho mục lục thư

viện

Phạm Thị Hạnh Thư viện quốc

gia

9 Định chủ đề và định

từ khóa tài liệu

Định chủ đề và định từ khóa

tài liệu Vũ Dương Thúy Ngà

ĐH Quốc gia

HN

10 Phân loại tài liệu Phân loại tài liệu Vũ Dương Thúy Ngà

Văn hóa -

Thông tin

11 Lưu trữ thông tin và

bộ máy tra cứu Lưu trữ thông tin Vũ Dương Thúy Ngà

Lao động xã hội

12 Tổ chức bảo quản Tổ chức và bảo quản tài liệu Nguyễn Tiến Hiển, ĐH Văn hóa HN

Page 13: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC (Ban hành tại Quyết định số ... Thu vien.pdfCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ... Thông tin trình độ cao đẳng có

13

vốn tài liệu Kiều Văn Hốt

13 Tra cứu thông tin

Tra cứu thông tin trong hoạt

động thông tin thư viện

Trần Thị Bích Hồng,

Cao Minh Kiểm

ĐH Quốc gia

HN

14 Quản lý thư viện và

trung tâm thông tin

Quản lý thư viện và trung tâm

thông tin

Nguyễn Tiến Hiển,

Nguyễn Thị Lan

Thanh

ĐH Văn hóa

HN

15

Công tác người đọc

Công tác với người đọc: giáo

trình dùng cho sinh viên

ngành thư viện

Nguyễn Phú Diệu Hà Nội

16 Công tác địa chí thư

viện

Công tác địa chí trong thư

viện

Nguyễn Văn Cần, Vũ

Dương Thúy Ngà

ĐH Quốc gia

HN

17 Thư viện điện tử Tìm kiếm và chỉ mục quan hệ Đỗ Quang Vinh

Văn hóa thông

tin

18 Phần mềm quản trị

thư viện

Giải pháp Thư viện điện tử

tích hợp Công ty CMC Công ty CMC

19 Tổ chức phục

vụ TV thiếu nhi và

thư viện trường Phổ

thông

Hướng dẫn thiếu nhi đọc sách

trong thư viện Nguyễn Thị Minh

Nguyệt

Giáo dục

12. Hướng dẫn thực hiện chương trình

12.1. Tính liên thông Chương trình đào tạo trình độ cao đẳng đã chú ý đến tính liên thông, đảm bảo cho

người học khi có điều kiện học tiếp lên trình độ đại học. Phần kiến thức tự chọn có lợi

trong việc mở rộng năng lực hoạt động của người học sau tốt nghiệp để đáp ứng với yêu

cầu hiện nay.

12.2. Xây dựng đề cương chi tiết các học phần Trên cơ sở chương trình nhà trường ban hành. Các đề cương phải có lịch trình giảng

dạy, có công cụ để đánh giá đảm bảo mục tiêu đề ra.

Cần lưu ý một số điểm sau:

+ Trình tự triển khai giảng dạy các học phần phải đảm bảo tính logic của việc truyền

đạt và tiếp thu các mảng kiến thức, cần quy định các học phần tiên quyết của học phần kế

tiếp trong đề cương chi tiết.

+ Về nội dung: nội dung trong đề cương là những nội dung cốt lõi của học phần. Có

thể bổ sung thêm nội dung hay thời lượng cho một học phần nào đó, phần thời lượng

thêm vào được lấy từ thời lượng phần tự học của khối kiến thức tương ứng. Nội dung lựa

chọn phải phù hợp với mục tiêu chú ý rèn các kỹ năng cốt lõi của ngành học theo kỹ năng

cần đạt được sau đào tạo.

+ Về số tiết học của học phần:

Ngoài thời lượng giảng dạy trên lớp theo đề cương chi tiết cho các học phần, cần qui

định số tiết tự học cụ thể để sinh viên củng cố kiến thức đã học của học phần theo hướng

dẫn sau:

- Số lượng tiết tự học, tự nghiên cứu được tính theo nguyên tắc bù vào số tiết trực tiếp

tiếp xúc với người học (cả lý thuyết và thực hành) + số tiết tự học, tự nghiên cứu = số tín

chỉ của học phần x 45.

+ Về yêu cầu thực hiện số lượng và hình thức bài tập (nếu có) của các học phần do

giảng viên quy định nhằm giúp sinh viên nắm vững kiến thức lý thuyết, rèn luyện các kỹ

năng thiết yếu.

Page 14: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC (Ban hành tại Quyết định số ... Thu vien.pdfCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ... Thông tin trình độ cao đẳng có

14

+ Tất cả các học phần đều phải có giáo trình, hoặc bài giảng, tài liệu tham khảo, bài

hướng dẫn..., đã in sẵn cung cấp cho sinh viên. Giảng viên xác định các phương pháp

truyền thụ: giảng viên thuyết trình tại lớp, giảng viên hướng dẫn thảo luận giải quyết vấn

đề tại lớp, tại phòng thực hành... giảng viên đặt vấn đề khi xem phim, video ở phòng

chuyên đề và sinh viên về nhà viết thu hoạch...

+ Đề cương chi tiết phải khuyến khích học sinh tự nghiên cứu và tiếp thu kiến thức, làm

chủ tri thức, tập chung hướng dẫn sinh viên cách học gắn kiến thức với thực tế công việc của

người giáo viên sau này; tạo điều kiện để người học phát huy được tính chủ động, tích cực

trong học tập đồng thời tạo điều kiện để người học lựa chọn phương pháp học tập phù hợp với

kế hoạch học tập riêng của bản thân.

- Trước khi giảng dạy Giảng viên phải có đề cương chi tiết của môn học theo mẫu chung

và nộp cho trưởng bộ môn trước 10 ngày để trưởng bộ môn phê duyệt.

12.3. Định hướng phương pháp dạy học Chương trình được biên soạn theo hướng tinh giảm số giờ lý thuyết, giành nhiều thời

gian cho sinh viên tự nghiên cứu, đọc tài liệu, thảo luận, làm các bài tập và thực hành tại

cơ sở. Khối lượng kiến thức của chương trình phù hợp với với khuôn khổ mà Bộ Giáo

dục và Ðào tạo đã quy định cho một chương trình giáo dục đại học trình độ Cao đẳng 3

năm.

12.6 Định hướng tự chọn các học phần theo hướng chuyên ngành

- Khối kiến thức tự chọn đại cương, sinh viên được chọn một học phần (02 Tín chỉ)

trong số hai học phần.

- Khối kiến thức tự chọn chuyên ngành, sinh viên được chọn hai đến ba học phần

(06 Tín chỉ) trong số các học phần theo định hướng chuyên ngành.

Sơn La, ngày tháng năm 2012

HIỆU TRƯỞNG CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHĐT