23
1 Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế Bản chính thức CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VIỆT NAM - IFAD (COSOP) Bộ phận Châu Á – Thái Bình Dương Phòng Quản lý Chương trình BÁO CÁO Số. 5161-VN Dự thảo Tháng 09 năm 2019 Tài liệu này chỉ lưu hành nội bộ và để sử dụng cho mục đích công vụ. Người sử dụng không được tiết lộ nội dung tài liệu ra ngoài nếu không có sự cho phép của Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD)

CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC CHIẾN ... - baochinhphu.vnbaochinhphu.vn/Uploaded/nguyenthiphuongmai/2019_10_10/COSOP Vietnam 2019-25 _Final...BÁO CÁO Số. 5161-VN ... hiện đang

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC CHIẾN ... - baochinhphu.vnbaochinhphu.vn/Uploaded/nguyenthiphuongmai/2019_10_10/COSOP Vietnam 2019-25 _Final...BÁO CÁO Số. 5161-VN ... hiện đang

1

Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế

Bản chính thức

CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VIỆT NAM - IFAD

(COSOP)

Bộ phận Châu Á – Thái Bình Dương Phòng Quản lý Chương trình

BÁO CÁO Số. 5161-VN Dự thảo Tháng 09 năm 2019

Tài liệu này chỉ lưu hành nội bộ và để sử dụng cho mục đích công vụ. Người sử dụng không được tiết lộ nội dung tài liệu ra ngoài nếu không có sự cho phép của Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD)

Page 2: CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC CHIẾN ... - baochinhphu.vnbaochinhphu.vn/Uploaded/nguyenthiphuongmai/2019_10_10/COSOP Vietnam 2019-25 _Final...BÁO CÁO Số. 5161-VN ... hiện đang

2

Page 3: CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC CHIẾN ... - baochinhphu.vnbaochinhphu.vn/Uploaded/nguyenthiphuongmai/2019_10_10/COSOP Vietnam 2019-25 _Final...BÁO CÁO Số. 5161-VN ... hiện đang

3

Nội dung

Chữ viết tắt và từ viết tắt 3

Bản đồ các hoạt động do IFAD tài trợ tai Việt Nam 5

Tóm tắt 6

Page 4: CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC CHIẾN ... - baochinhphu.vnbaochinhphu.vn/Uploaded/nguyenthiphuongmai/2019_10_10/COSOP Vietnam 2019-25 _Final...BÁO CÁO Số. 5161-VN ... hiện đang

4

Chữ viết tắt và từ viết tắt

ADB Ngân hàng phát triển châu Á

ADR Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

AWPB Kế hoạch hoạt động và ngân sách hàng năm

CBG Tài trợ kinh doanh cạnh tranh

CC Biến đổi khí hậu

CCA Thích ứng với biến đổi khí hậu

CDB Ban phát triển xã

CDF Quỹ phát triển cộng đồng

CG Tổ hợp tác

CIG Nhóm sở thích

COSOP

Chương trình cơ hội chiến lược quốc gia (hay còn gọi là Chương trình hợp tác tác quốc gia)

CPE Đánh giá chương trình quốc gia CPE (trước khi phát triển COSOP)

DARD Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

CPR Đánh giá chương trình quốc gia

CBG Tài trợ kinh doanh cạnh tranh

CSG Tài trợ nhỏ cạnh tranh DOIT (hoặc

DTI) Sở Công Thương

DoNRE Sở Tài nguyên và Môi trường

DPI Sở Kế hoạch và Đầu tư

GACA Cơ quan điều phối viện trợ của Chính phủ

CPVN Chính phủ Việt Nam

IFAD Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế

M&E Giám sát và đánh giá M & E

MARD Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

MFI Tổ chức tài chính vi mô

MOF Bộ Tài chính

MOSEDP Lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội theo định hướng thị trường

MPI Bộ Kế hoạch và Đầu tư

NRD Chương trình mục tiêu quốc gia về Xây dựng nông thôn mới

SDR Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

ODA Hỗ trợ phát triển chính thức

UBND Ủy ban nhân dân tỉnh

PPP Quan hệ đối tác công tư

PCU Đơn vị điều phối dự án tỉnh

PSC Ban chỉ đạo dự án tỉnh

SCG Nhóm tiết kiệm và tín dụng

SEDP Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

TA Hỗ trợ kỹ thuật

TOT Đào tạo giảng viên

VBARD Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn Việt Nam

Page 5: CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC CHIẾN ... - baochinhphu.vnbaochinhphu.vn/Uploaded/nguyenthiphuongmai/2019_10_10/COSOP Vietnam 2019-25 _Final...BÁO CÁO Số. 5161-VN ... hiện đang

5

VBSP Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam

VC Chuỗi giá trị

VCAP Kế hoạch hành động chuỗi giá trị

VFU Hội Nông dân Việt Nam

VND Đồng Việt Nam

WB Ngân hàng Thế giới

WU Hội liên hiệp phụ nữ

Page 6: CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC CHIẾN ... - baochinhphu.vnbaochinhphu.vn/Uploaded/nguyenthiphuongmai/2019_10_10/COSOP Vietnam 2019-25 _Final...BÁO CÁO Số. 5161-VN ... hiện đang

6

Bản đồ các dự án do IFAD tài trợ

Page 7: CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC CHIẾN ... - baochinhphu.vnbaochinhphu.vn/Uploaded/nguyenthiphuongmai/2019_10_10/COSOP Vietnam 2019-25 _Final...BÁO CÁO Số. 5161-VN ... hiện đang

7

Tóm tắt

1. Việt Nam có dân số tập trung chủ yếu tại vùng nông thôn với nền nông nghiệp sôi động, nơi các hộ sản xuất nhỏ chiếm đa số, góp phần tăng trưởng bền vững, giảm thiểu tác động của các biến động và cung cấp nhiều việc làm nông thôn và nguyên liệu đầu vào cho các ngành chế biến nông nghiệp. Thu nhập xuất khẩu từ nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản cũng tăng trưởng đều đặn, đạt ước tính khoảng 28,3 tỷ USD trong năm 2017, đóng góp cho thặng dư thương mại nông nghiệp khoảng 17,3 tỷ USD.

2. Việt Nam đứng thứ sáu trên toàn cầu, cao nhất trong số các quốc gia Đông Nam Á, về mức độ dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu. Nỗ lực trong lĩnh vực nông nghiệp và kết quả xóa đói giảm nghèo ở nông thôn bị đe dọa trước các biến cố thời tiết khắc nghiệt (bão, lốc xoáy, lũ lụt và hạn hán) và các tác động chậm của biến đổi khí hậu do nước biển dâng và nhiệt độ ấm lên. Đây là hai trong nhiều nguyên nhân khác nhau.

3. Giá trị gia tăng của các chương trình IFAD là việc các dự án thuộc chương trình hợp tác lấy người dân làm trọng tâm và lấy các tiểu nông hộ làm gốc. Các phương pháp tiếp cận mục tiêu là một phần của thiết kế và thực hiện dự án, đảm bảo rằng các khoản đầu tư công và đầu tư của tư nhân luôn bao trùm nông dân sản xuất nhỏ và người nghèo ở nông thôn bằng cách huy động sự tham gia của họ. IFAD có lợi thế so sánh quan trọng là IFAD hoạt động như một tổ chức luôn mang tới sự thay đổi thể chế và công nghệ trong tài chính nông nghiệp và nông thôn cho sự phát triển toàn diện và bền vững.

4. Nông nghiệp đã và sẽ vẫn là một nguồn lực lâu bền cho sự ổn định của xã hội và là con đường chủ đạo để giúp những người còn nghèo sẽ thoát nghèo. Mục tiêu bao trùm của COSOP là "tăng thu nhập một cách bền vững cho các hộ sản xuất nhỏ và người nghèo ở nông thôn thông qua cải thiện tiếp cận thị trường và giảm thiểu tổn thương trước biến đổi khí hậu". Các mục tiêu chiến lược (MTCL) là:

MTCL 1: Xây dựng các chuỗi giá trị bền vững cho người nghèo và thu hút đầu tư lớn hơn hơn từ khu vực kinh tế tư nhân;

MTCL 2: Tăng cường và mở rộng tài chính bao trùmđể phát triển các sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu;

MTCL 3: Thúc đẩy sự phát triển môi trường bền vững & khả năng thích ứng trước biến đổi khí hậu của các hoạt động kinh tế của các nông hộ nhỏ.

5. Mục tiêu của COSOP là hướng tới các hộ sản xuất nhỏ và các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nông nghiệp ở các khu vực còn chưa được đáp ứng đầy đủ các dịch vụ và là nơi tập trung các dân tộc thiểu số. Cơ chế phân bổ vốn dựa trên hiệu quả hoạt động của IFAD sẽ cung cấp khoảng 42 triệu đô la Mỹ cho tài khóa IFAD 11 (2019-2021) và kì vọng là khoản phân bổ cho tài khóa IFAD 12 (2022-2025) sẽ tăng trở lại mức 84 triệu đô la Mỹ. Để hỗ trợ phát triển chính sách và các lĩnh vực ưu tiên cho đổi mới và quản lý tri thức cần nhiều sự hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực và các khoản đầu tư khác mà Chính phủ không thể sử dụng vốn vay hoặc có đủ các nguồn lực của mình để trang trải, IFAD cũng sẽ tìm cách huy động các khoản viện trợ không hoàn lại đáng kể khác (ví dụ tài trợ của GCF/GEF, đối tác tài trợ, hỗ trợ dịch vụ kỹ thuật bằng hoạt động, quỹ ASAP (khí hậu), tài trợ cấp khu vực và cấp quốc gia của IFAD) cũng như hỗ trợ từ Chương trình hợp tác kỹ thuật Nam-Nam của IFAD.

Page 8: CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC CHIẾN ... - baochinhphu.vnbaochinhphu.vn/Uploaded/nguyenthiphuongmai/2019_10_10/COSOP Vietnam 2019-25 _Final...BÁO CÁO Số. 5161-VN ... hiện đang

8

I. Bối cảnh quốc gia - chương trình nghị sự cho khu vực nông thôn: những thách thức và cơ hội chính

A. Chuyển đổi kinh tế xã hội ở Việt Nam 1. Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển biến tốt, được thúc đẩy bởi sự phục hồi kinh tế toàn cầu

bền vững và nỗ lực tiếp tục cải cách trong nước. Tăng trưởng mạnh mẽ thúc đẩy tạo việc làm và tăng trưởng thu nhập, dẫn đến tăng phúc lợi trên diện rộng và giảm nghèo. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam được ước tính đã tăng 7,1 phần trăm/năm trong nửa đầu năm 2018. Tăng trưởng GDP được thực hiện trên phạm vi rộng, dẫn đầu là tăng trưởng mạnh mẽ trong ngành chế tạo(ở mức 13%), chủ yếu nhờ nhu cầu lớn từ ngoài nước. Tăng trưởng sản lượng nông nghiệp cũng tăng tốc lên 3,9% chủ yếu nhờ hoạt động mạnh mẽ trong ngành sản xuất thủy sản định hướng xuất khẩu.

2. Việt Nam cũng đang chứng kiến quá trình thay đổi nhanh chóng về con người và xã hội. Dân số Việt Nam đạt khoảng 95 triệu vào năm 2017 và dự kiến sẽ tăng lên 120 triệu trước khi chậm lại vào khoảng năm 2050. Hiện tại, 70% dân số dưới 35 tuổi và xã hội xuất hiện tầng lớp trung lưu mới nổi lên, hiện đang chiếm 13% dân số nhưng dự kiến sẽ đạt 26% vào năm 2026. Trong ba mươi năm qua, chất lượng cung cấp các dịch vụ cơ bản đã được nâng caođáng kể trong khi khoảng cách về phát triển giới đang dần thu hẹp và khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng của hộ gia đình đã được cải thiện đáng kể

3. Tỷ lệ dân số sống dưới ngưỡng nghèo quốc gia (sử dụng chuẩn nghèo của Tổng cục thống kê Việt Nam và Ngân hàng Thế giới) là 9,8% trong năm 2016, giảm hơn 70% so với năm 1993.

4. Thành công trong nỗ lực giảm nghèo chủ yếu đến từ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng tạo ra nhiều việc làm hơn và tốt hơn. Đầu tư của chính phủ đã cải thiện đáng kể việc cung cấp dịch vụ, giáo dục và cơ sở hạ tầng công, và kết quả này đã tạo điều kiện cho tăng trưởng và cho phép người dân tham gia rộng rãi vào nền kinh tế. Sự chuyển dịch từ nền kinh tế nông nghiệp sang ngành công nghiệp sản xuất và dịch vụ thâm dụng lao động chính là chìa khóa, trong đó các ngành này tạo ra 15 triệu việc làm trong 20 năm qua. Giáo dục được cải thiện và việc di cư tới các thành phố giúp các hộ gia đình nông thôn tiếp cận với các cơ hội phi nông nghiệp và góp phần đa dạng hóa nguồn thu nhập từ nông nghiệp.

5. Lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn đã tăng trưởng đáng kể. Từ năm 2008 đến 2017, đóng góp tuyệt đối vào GDP của nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đã tăng 70%, từ 20,2 tỷ USD lên 34,3 tỷ USD (đô la hiện tại). Đóng góp tương đối của nông nghiệp vào GDP đã liên tục giảm từ 25% trong năm 2000 xuống còn 15% vào năm 2018, phản ánh sự chuyển đổi sâu sắc của nền kinh tế Việt Nam.

6. Tăng trưởng trong lĩnh vực này đã phải trả giá bằng việc khai thác tài nguyên đất, nước và rừng không bền vững và sự suy thoái các dịch vụ sinh thái đi kèm. Lao động giá rẻ và lạm dụng hoá chất nông nghiệp cũng đã "lót đường" cho việc mở rộng và tăng cường sản xuất nông nghiệp "thành công". Mô hình này không có tương lai thực sự : (i) đất đai, lao động và vốn đang nhanh chóng chuyển sang các lĩnh vực phi nông nghiệp khác, có lợi nhuận cao hơn; (ii) việc lạm dụng các yếu tố vật tư đầu vào đang làm tăng chi phí sản xuất và giảm lợi nhuận của nông dân; (iii) người tiêu dùng thành thị ngày càng quan tâm hơn đến an toàn thực phẩm và áp lực thị trường đang tăng lên đối với các nhà sản xuất, đòi hỏi họ cần thay đổi tập quán sản xuất; và (iv) việc sử dụng quá mức nguồn nước mặt và khai thác nước ngầm dẫn đến tình trạng khan hiếm nước thực sự cho tưới tiêu, đặc biệt là khắp miền Trung Việt Nam, trong khi chính phủ lại tìm cách mở rộng các khu vực tưới. Những thực tiễn này đã có tác động nghiêm trọng đến mất đa dạng sinh học, suy thoái tài nguyên thiên nhiên, và ô nhiễm môi trường .

Page 9: CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC CHIẾN ... - baochinhphu.vnbaochinhphu.vn/Uploaded/nguyenthiphuongmai/2019_10_10/COSOP Vietnam 2019-25 _Final...BÁO CÁO Số. 5161-VN ... hiện đang

9

7. Việt Nam đứng thứ sáu trên toàn cầu, cao nhất trong số các quốc gia Đông Nam Á, về mức độ dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu. Lĩnh vực nông nghiệp và các nỗ lực xóa đói giảm nghèo ở nông thôn bị đe dọa trước các sự cố thời tiết khắc nghiệt (bão, lốc xoáy, lũ lụt và hạn hán), và các tác động của biến đổi khí hậu dần dần hiển hiện, như nước biển dâng và nhiệt độ ấm lên.

8. Chuyển sang nền kinh tế có giá trị cao hơn, Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức tạo việc làm cho lực lượng lao động trẻ và phát triển lực lượng lao động, trang bị cho họ các kỹ năng liên quan để làm việc trong ngành dịch vụ và sản xuất công nghiệp đang ngày càng phát triển. Trong khi công nghiệp hóa đang gia tăng, nông nghiệp hơn lúc nào hết vẫn là ngành quan trọng nhất trong tạo việc làm ở Việt Nam.

B. Kịch bản 9. Kịch bản cơ sở, là kịch bản có khả năng xảy ra lớn nhất, theo đó viễn cảnh phát triển trung

hạn của Việt Nam sẽ tiếp tục cải thiện hơn nữa. GDP thực tế đã được tăng thêm 6.8 % trong năm 2018 trước khi chuyển dần xuống 6,5% vào năm 2020 do sự điều tiết theo chu kỳ của nhu cầu toàn cầu. Cán cân thanh toán hiện tại dự kiến vẫn còn dư, nhưng bắt đầu thu hẹp từ năm 2019, phản ánh thâm hụt ngày càng lớn đối với các tài khoản thu nhập và dịch vụ. Củng cố tài khóa dự kiến sẽ bao gồm quản l ly nợ công trong giai đoạn dự báo.

10. Nhu cầu của người tiêu dùng sẽ tiếp tục định hình việc cung cấp nông sản cả trên thị trường trong nước và quốc tế. Áp lực gia tăng lên nguồntài nguyên thiên nhiên càng bị nhân lên bởi các tác động của biến đổi khí hậu, trong khi các nguồn lực hỗ trợ cho các nông hộ nhỏ để giúp họ chuyển đổi các hệ thống sản xuất nông nghiệpphù hợp thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu và tham gia vào thị trường hàng hóa có giá trị cao hơn vẫn còn thiếu. Các công nghệ kỹ thuật số và công nghệ chính xác vẫn chỉ tiếp cận được bởi các hộ gia đình khá giả và trang trại lớn.

11. Ở kịch bản mức độ cao, kinh tế vẫn tăng trưởng mạnh mẽ nhờ sự tiếp tục chuyển đổi lực lượng lao động từ nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Đầu tư công tiếp tục bị giới hạn do các hạn chế về ngân sách, trong khi đầu tư của khối tư nhân vẫn rất năng động. Nhu cầu trong nước duy trì mạnh do sự gia tăng của tầng lớp trung lưu, tăng lương và tăng tốc độ đô thị hoá. Xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, nhờ các hiệp định thương mại quốc tế như hiệp định với ASEAN, EU và Hàn Quốc.

12. Sự tham gia của các nông hộ nhỏ vào các chuỗi giá trị ổn định phù hợp với người nghèo được kỳ vọng sẽ giúp tăng thu nhập cho họ. Sự tham gia của các hộ sản xuất nhỏ vào các chuỗi giá trị bền vững sẽ liên quan đến việc hợp tác với các công ty đầu tàu của chuỗi, áp dụng đối với cả chuỗi giá trị lớn và chuỗi giá trị ngách, thông qua kí kết hợp đồng với các nông hộ ban đầu để có được nguồn cung của họ, và sau đó có kế hoạch tiếp tục kí kết các hợp đồng lớn khác với tiểu nông hộ mới.

13. Kịch bản mức độ thấp là sự kết hợp giữa tăng trưởng chậm lại của Việt Nam và các diễn biến thời tiết cực đoan và thường xuyên. Tốc độ tăng trưởng chậm trong khu vực có thể dẫn đến giảm dòng vốn FDI và sẽ ảnh hưởng chủ yếu đến ngành giao thông và năng lượng. Tại đây, nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp về mặt giảm thiểu tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu hay trong khu vực. Từ quan điểm trên, Chính phủ Việt Nam có thể cân nhắc các khoản đầu tư trong các dự án giảm nghèo nông thôn để thúc đẩy khả năng phát triển bền vững của các khu vực này.

14. Các sự cố thời tiết khắc nghiệt (bão, lốc xoáy, lũ lụt và hạn hán), mực nước biển dâng và khí hậu nóng lên ảnh hưởng đến năng suất nông nghiệp và kết quả giảm nghèo (xem Phụ lục IV: phân tích SECAP). Nếu không có các biện pháp thích ứng đầy đủ, năng suất gạo, ngô, sắn, mía, cà phê và rau có thể sẽ bị giảm. Tác động ròng của kịch bản như vậy sẽ phụ thuộc vào khả năng của các chính sách và kế hoạch quốc gia nhằm giảm thiểu rủi ro cho các tiểu nông hộ liên quan. Điều này đòi hỏi cần có quản lý môi trường tốt ở nhiều cấp độ và quy mô, bảo vệ nguồn tài nguyên sinh học, đa dạng các giống lúa và đầu tư vào cơ sở

Page 10: CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC CHIẾN ... - baochinhphu.vnbaochinhphu.vn/Uploaded/nguyenthiphuongmai/2019_10_10/COSOP Vietnam 2019-25 _Final...BÁO CÁO Số. 5161-VN ... hiện đang

10

hạ tầng và thực hành thích ứng. Các phát hiện từ SECAP. Với trọng tâm hàng hóa/chuỗi giá trị nông nghiệp của COSOP này, những rủi ro đáng kể nhất sẽ là những rủi ro liên quan đến thâm canh nông nghiệp; chế biến nông sản, phát triển cơ sở hạ tầng và những rủi ro gây ra bởi thiên tai và các rủi ro khác, bị tác động trầm trọng hơn do biến đổi khí hậu. Những rủi ro này được giải quyết một cách có hệ thống bằng cách lồng ghép biến đổi khí hậu và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên ở cấp COSOP và bằng cách đưa ra các khuyến nghị cụ thể cho việc thiết kế các dự án đề xuất để giảm thiểu từng loại rủi ro (Phụ lục 4)

II. Chương trình của chính phủ, chiến lược trung hạn và UNDAF

A. Các chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn

15. Theo Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn, mục tiêu đến năm 2030 là phát triển nông nghiệp thành một ngành xuất khẩu mũi nhọn. Mục tiêu phát triển chính là duy trì tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 3 đến 3,2% trong GDP nông nghiệp; tăng giá trị gia tăng từ chế biến/kinh doanh nông nghiệp lên 35%; và đạt doanh thu xuất khẩu nông sản 65 tỷ USD. Có thể đạt được mục tiêu này bằng cách: Thúc đẩy các khu nông nghiệp chuyên ngành và thành lập các cụm dịch vụ nông nghiệp với cơ sở hạ tầng hiện đại; Chuyển đổi ngành nông nghiệp và nông thôn để đáp ứng nhu cầu thị trường cho các sản phẩm chất lượng cao, cải thiện vệ sinh an toàn thực phẩm; và phát triển công nghiệp dịch vụ nông thôn để hấp thụ lao động nông thôn.

16. Chương trình tái cơ cấu nông nghiệp (ARP) đã được phê duyệt vào tháng 7 năm 2013. Tiếp sau đó là kế hoạch hành động sửa đổi (Quyết định 1819) được ban hành vào tháng 11 năm 2017. Trong một sáng kiến gần đây, là một phần trong tầm nhìn công nghiệp 4.0 của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN & PTNT) đang thúc đẩy khái niệm "nông nghiệp thông minh" để đưa vào các chương trình phát triển nông nghiệp trong tương lai. Trong giai đoạn 2021 đến 2025, chính phủ dự định tiếp tục sử dụng ARP như một chương trình ưu tiên và tạo điều kiện thực hiện một loạt các thay đổi chính sách chiến lược, bao gồm cho phép tiếp tục giảm diện tích lúa và chuyển đổi sang các loại cây trồng khác, có lợi hơn; đơn giản hóa các thủ tục hành chính để thúc đẩy xuất khẩu, và cung cấp các cơ chế ưu đãi khác nhau cho các nhà đầu tư trong nông nghiệp.

17. Chương trình mục tiêu quốc gia về Phát triển nông thôn mới (NTM) được hình thành theo Quyết định 800/ QĐ-TTg trong tháng Sáu năm 2010. Mục tiêu của chương trình này là thúc đẩy sự phát triển toàn diện của các xã nông thôn, về kinh tế, văn hóa, môi trường, xã hội và an ninh công cộng. Giai đoạn đầu năm 2011-2015 tập trung vào cơ sở hạ tầng, với mục tiêu 20% xã trong cả nước sẽ được công nhận là xã nông thôn mới1. Giai đoạn hai từ 2016 đến 2020 đã tăng mục tiêu số xã lên 50% và đưa ra các thay đổi trong cách sắp xếp thực hiện để linh hoạt hơn và cho phép điều chỉnh chương trình phù hợp hơn với bối cảnh, nhu cầu và ưu tiên của địa phương. Chương trình nhấn mạnh sự phù hợp với các mục tiêu của Chương trình Tái cơ cấu nông nghiệp (ARD), bao gồm việc tạo điều kiện phát triển hợp tác xã và đầu tư của khu vực tư nhân vào nông nghiệp; và tăng cường các chuỗi giá trị hiện có cũng như thiết lập các chuỗi giá trị mới cho các mặt hàng chiến lược.

B. Các chương trình và chính sách phát triển dân tộc thiểu số

18. Hiện tại, chương trình của Chính phủ nhằm mục tiêu xoá đói giảm nghèo cho các dân tộc thiểu số là Chương trình Giảm nghèo Bền vững (NTP-SPR) do Ủy ban Dân tộc (CEMA) chủ trì. Chương trình hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng, sinh kế, dịch vụ cơ bản và nâng cao năng lực cho 94 huyện nghèo nhất và 310 xã ở vùng ven biển, thông qua năm chương trình con. Giai đoạn đang diễn ra của NTP-SPR (2016-2020) có bốn mục tiêu đầy tham vọng cho lĩnh

1 Để đạt được điều này, có 19 tiêu chí, được chia thành 4 nhóm, phải được đáp ứng. Nhóm tiêu chí đầu tiên liên quan

đến sản xuất, thu nhập và tỷ lệ hộ nghèo. Tiêu chí nhóm thứ hai là về giáo dục, chăm sóc sức khỏe và văn hóa. Nhóm tiêu chí thứ ba liên quan đến bảo vệ môi trường. Nhóm tiêu chí thứ tư liên quan đến tỷ lệ tội phạm và quản lý an toàn công cộng.

Page 11: CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC CHIẾN ... - baochinhphu.vnbaochinhphu.vn/Uploaded/nguyenthiphuongmai/2019_10_10/COSOP Vietnam 2019-25 _Final...BÁO CÁO Số. 5161-VN ... hiện đang

11

vực hoạt động của chương trình. Đó là: (a) giảm tỷ lệ nghèo xuống trung bình 1,5 % mỗi năm; (b) cải thiện sinh kế và chất lượng cuộc sống cho người nghèo bằng cách tăng thu nhập bình quân đầu người của các hộ nghèo lên 1,5 lần từ năm 2015 đến 2020; (c) thực hiện các cơ chế và chính sách giảm nghèo một cách nhất quán và hiệu quả để cải thiện điều kiện sống và tăng cường mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo; và (d) đầu tư vào cơ sở hạ tầng của các huyện, xã và thôn nghèo đặc biệt khó khăn, phù hợp với tiêu chí Nông thôn mới.

C. Biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh

19. Các chương trình và chính sách then chốt của Chính phủ bao gồm: Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (NTP-RCC) nhằm mục tiêu: (i) tăng cường năng lực trên toàn quốc để ứng phó với biến đổi khí hậu; (ii) thực hiện các biện pháp thích ứng với các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính; (iii) tăng cường năng lực của nhân dân để thích ứng với biến đổi khí hậu; (iv) "tăng trưởng xanh" thông qua phát triển theo hướng kinh tế carbon thấp; và (v) tăng cường tính bền vững của phát triển kinh tế thông qua việc lồng ghép "phát triển nguồn vốn tự nhiên" vào các nỗ lực phát triển.

20. Chiến lược và Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh (NGGS;NGGAP) thúc đấy giảm thiểu khí phát thải nhà kính (GHG), tăng năng lượng tái tạo và phát triển công nghiệp và nông nghiệp xanh. Ngoài ra, việc thực hiện còn bao gồm thiết kế các hướng dẫn đầu tư xanh quốc gia và thành lập một tổ chức tài trợ để tài trợ cho các dự án xanh và tiếp cận nguồn tài chính khí hậu quốc tế2.

21. Vào tháng 9 năm 2015, Việt Nam đã đệ trình Cam Kết Đóng Góp của Quốc Gia (INDC) cho Công Ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC). Các hành động ưu tiên thích ứng với biến đổi khí hậu của INDC trong giai đoạn 2021-2030 chủ yếu là những hành động nhằm giảm thiểu thiệt hại về tính mạng và tài sản do biến đổi khí hậu.

22. Việc thực hiện các mục tiêu phát thải khí nhà kính mà Việt Nam cam kết thực hiện theo INDC (GoV, 2015) được lồng ghép vào NGGS và NGGAP. Các chỉ tiêu giảm thiểu khí nhà kinh GHG của ngành nông nghiệp hiện nay là cao nhất và phụ thuộc nhiều nhất vào các nguồn hỗ trợ quốc tế. Chỉ riêng nguồn vốn mục tiêu cho ngành nông nghiệp đã chiếm tới 27% nguồn vốn cam kết (tự thực hiện), và 68% nguồn vốn hỗ trợ quốc tế vẫn đang được tìm kiếm.

D. Kế hoạch chiến lược chung (2017-2021)

Tầm nhìn của Kế hoạch chiến lược chung (2017-2021) của Liên hợp quốc và Việt Nam được xây dựng trên ba nguyên tắc gồm toàn diện, công bằng và bền vững. Cách tiếp cận này là một trong những giải pháp được đưa ra để giải quyết các thách thức phát triển đa chiều phức tạp, đặc biệt tập trung vào việc cung cấp tư vấn chính sách chất lượng cao. Kế hoạch chiến lược này được cấu trúc với bốn lĩnh vực trọng tâm, được định hình từ các chủ đề trung tâm của SDGs (Con người, Hành tinh, Thịnh vượng và Hòa bình). IFAD đang chủ động và tích cực tham gia vào nhóm công tác về biến đổi khí hậu để chia sẻ kinh nghiệm nhiều năm của mình và kết quả từ các chương trình quốc gia và khu vực của IFAD.

2 "Quỹ chiến lược tăng trưởng xanh Việt Nam" đã được thành lập vào năm 2014 thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư với sự hỗ

trợ từ Bỉ và có tổng cộng 5,5 triệu euro tài chính. Quỹ này hiện đang được thử nghiệm thông qua thí điểm ở cấp tỉnh bằng các “dự án tăng trưởng xanh”, ví dụ trong số đó bao gồm “sản xuất nấm hữu cơ sử dụng chất thải nông nghiệp và kỹ thuật môi trường thân thiện”, “kỹ thuật tưới tiết kiệm nước dẫn đến giảm phát thải khí nhà kính liên quan đến phân bón , và điện năng lượng mặt trời phát quang tạo quang điện tử phát sáng.(UNFCC, 2018)

Page 12: CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC CHIẾN ... - baochinhphu.vnbaochinhphu.vn/Uploaded/nguyenthiphuongmai/2019_10_10/COSOP Vietnam 2019-25 _Final...BÁO CÁO Số. 5161-VN ... hiện đang

12

III. Các bài học và kết quả trước đây và sự tham gia hiện tại của IFAD

A. Kết quả đạt được từ COSOP trước 23. Hiệu suất tổng thể của COSOP 2012-2017 được đánh giá là đạt yêu cầu3. Thu nhập của các

hộ gia đình sau khi có hỗ trợ dự án tăng ít nhất là 25% trong hầu hết các sản phẩm mục tiêu. Nhìn chung, tỷ lệ nghèo đã giảm khoảng 38,4% trong giai đoạn 2012-2015, vượt quá mục tiêu là giảm 20% nghèo do thu nhập ở các xã dự án.

24. Quan hệ đối tác công tư đã tạo điều kiện cho khu vực tư nhân đầu tư vào chuỗi giá trị nông nghiệp với tổng đầu tư khoảng 20 triệu USD tương ứng với 109 doanh nghiệp, tăng 100% so với thời điểm ban đầu, vượt xa mục tiêu ban đầu là 20% đối với hoạt động này. Hơn 30.000 hộ nông dân (hộ gia đình), bao gồm 53% hộ nghèo và cận nghèo, đã được hưởng lợi từ nguồn cung cấp vật tư đầu vào và thị trường đầu ra tốt hơn, và 4755 việc làm mới đã được tạo ra. Ở cấp xã, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội theo định hướng thị trường và có sự tham gia (MOP-SEDP) đã được các tỉnh có dự án thể chế hóa như một công cụ lập kế hoạch quan trọng để lồng ghép các nguồn lực. 95% MOP-SEDP của dự án đã vượt các tiêu chuẩn thực hiện về sự tham gia, tính thực tế và mức độ phù hợp.

25. Tiếp cận của người nghèo ở nông thôn - đặc biệt là phụ nữ - tới thị trường hàng hóa và lao động đã được cải thiện thông qua một số phương tiện và can thiệp kết hợp tổ chức, hỗ trợ hợp tác, tài trợ, mở rộng và cải thiện đáng kể cơ sở hạ tầng nông thôn. Đầu tiên, 5020 CIG đã được thành lập với 78.568 hộ thành viên, 58% trong số họ đến từ các hộ nghèo và cận nghèo. Trong số các nhóm này, 1893 CIG (38%) đã thiết lập mối liên kết kinh doanh trực tiếp với các nhà cung cấp đầu vào và người mua sản phẩm, trong đó 747 CIG có kết nối kinh doanh với các doanh nghiệp được tài trợ từ PPP. Thứ hai, 2086 CIG và hợp tác xã (24.241 hộ thành viên) đã nhận được hỗ trợ tài chính từ Quỹ tài trợ cạnh tranh nhỏ (CSG) hoặc Quỹ thích ứng với BĐKH (CSA) để thực hiện kế hoạch kinh doanh của họ. Ngoài ra, 90.656 thành viên (chủ yếu là phụ nữ nghèo) đã được tiếp cận tín dụng mà không cần tài sản đảm bảo từ 10.997 Nhóm tiết kiệm và tín dụng (SCG), hoạt động dưới sự hỗ trợ và quản lý của Quỹ phát triển phụ nữ (WDF) tại các tỉnh này. Với mức dư nợ 523 tỷ đồng và tiết kiệm đạt 108 triệu đồng cùng chỉ số PAR (dư nợ rủi ro) ở mức 0-0,5%, các WDF này đã đạt được chỉ số bền vững về hoạt động và tài chính cao, và 4 trong số đó đã sẵn sàng để đăng ký chuyển đổi thành MFI sớm. Thứ ba, khoảng 314.000 người đã được hưởng lợi từ các hoạt động khuyến nông và tập huấn kỹ năng, trong đó, 52% là phụ nữ, 41% là từ các hộ nghèo và cận nghèo và 48% từ các nhóm dân tộc thiểu số khác nhau; tương tự khoảng 25.600 người được đào tạo nghề, trong đó 53% (13.660 người) đã tiếp cận các cơ hội việc làm mới. Khoảng 29% cơ hội việc làm được tạo ra từ các doanh nghiệp được tài trợ PPP. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, cơ sở hạ tầng địa phương đã được cải thiện thông qua việc thực hiện quỹ phát triển cộng đồng (CDF).

B. Bài học 26. Thích ứng với biến đổi khí hậu : mặc dù công cụ đồng tài trợ của Quỹ thích ứng với biến đổi

khí hậu đã đạt được thành công ban đầu về năng suất và khả năng sinh lời, một số mô hình CCA được tài trợ bởi các dự án đã không hoạt động tốt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt bao gồm hạn hán và lũ lụt. Những kết quả tiếp theo sẽ phụ thuộc vào: (i) nghiên cứu có hệ thống về biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai có tính đến khí hậu vi mô địa phương/khu vực, (ii) các kịch bản thích ứng với biến đổi khí hậu được tích hợp trong MOP-SEDP và VCAP địa phương để hướng dẫn tốt hơn cho các tiểu dự án đầu tư từ Quỹ thích ứng biến đổi khí hậu; và (iii) các cơ quan, tổ chức, các tác nhân tư nhân và các tỉnh tham gia thực chất hơn với các nhóm dự án trong quá trình xác định và lựa chọn các mô hình sản xuất CCA khả thi.

3 Để biết thêm chi tiết, hãy tham khảo Đánh giá kết thúc COSOP của IFAD (Dự thảo tháng 6 năm 2018)

Page 13: CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC CHIẾN ... - baochinhphu.vnbaochinhphu.vn/Uploaded/nguyenthiphuongmai/2019_10_10/COSOP Vietnam 2019-25 _Final...BÁO CÁO Số. 5161-VN ... hiện đang

13

27. Phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp không khả thi ở tất cả các xã mục tiêu của dự án, đặc biệt là các xã ở vùng sâu vùng xa và khó khăn hơn, nơi hàng hóa địa phương có tiềm năng thị trường thấp và khu vực tư nhân không quan tâm đầu tư, do chi phí giao dịch cao. Do đó, bên cạnh các hoạt động phát triển chuỗi giá trị, các hành động đặc biệt hướng đến việc trao quyền kinh tế cho các hộ nghèo ở nông thôn sẽ thực sự cần thiết trong tương lai đối với bất kỳ sự can thiệp nào liên quan đến khu vực địa lý có tỷ lệ nghèo đói cao.

28. Để thúc đẩy đầu tư lớn hơn từ khu vực tư nhân vào phát triển chuỗi giá trị bao trùm và bền vững ở khu vực nông thôn, cần bắt đầu bằng cách phải có các nhà sản xuất gần thị trường cuối cùng tham gia, và dần dần mở rộng ra các khu vực xa hơn. Đối với các khu vực sản xuất càng xa các thị trường chính, thị trường hàng hoá càng cần có giá trị cao hơn (sản phẩm ngách).

29. Việc thực thi các hợp đồng canh tác và tăng cường sự ổn định của hợp đồng đòi hỏi cần chú ý nhiều hơn đến việc quản trị các chuỗi giá trị với các cơ chế điều chỉnh phù hợp. Những cải tiến cần thiết hơn bao gồm các cơ chế giảm thiểu và chia sẻ rủi ro, và phát triển các phương pháp bền vững và tự tìm vốn để phát triển chuỗi giá trị.

30. Tiếp cận tín dụng nông nghiệp cho ngưởi sản xuất nông thôn luôn là ưu tiên của Chính phủ Việt Nam. Hoạt động với các hạn mức tín dụng thông qua các ngân hàng thương mại thuộc sở hữu của nhà nước đã gặp phải một số vấn đề như tỷ lệ PAR cao và tỷ lệ hoàn trả vốn thấp đã cho thấy. Khó có thể đảm bảo bền vững xét về góc đô các chương trình tài chính vi mô được trợ cấp. Trên thực tế, Chính phủ đã giao phó trách nhiệm cho Ngân hàng nhà nước Việt Nam để thực hiện Chiến lược dịch vụ tài chính bao trùm quốc gia để thúc đẩy khả năng tiếp cận hiệu quả các dịch vụ tài chính nông thôn cho nông dân và doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt chú trọng đến phụ nữ và thanh niên.

31. Tài chính vi mô nông thôn thông qua các nhóm tín dụng và tiết kiệm (SCG) thuộc Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển đã thực sự phát huy hiệu quả trong việc tiếp cận phụ nữ nghèo ở khu vực nông thôn. Các khoản tài trợ nhỏ cạnh tranh do WDF quản lý đã được chứng minh là công cụ hữu hiệu trong việc hỗ trợ các hộ sản xuất nhỏ đa dạng hóa sản xuất, hướng tới đầu tư thích ứng với BĐKH, đặc biệt là đầu tư vào các dự án trồng trọt và chăn nuôi ngắn hạn cho doanh thu nhanh hơn và khả năng tạo thu nhập cao hơn.

32. Giới. Tỷ lệ phụ nữ, hộ dân tộc thiểu số và các nhóm yếu thế khác chiếm trung bình 50% trong các hoạt động sử dụng nguồn vốn IFAD. Hỗ trợ trực tiếp và tự định hướng tới phụ nữ nghèo đã giúp họ tăng khả năng tiếp cận kí thuật, kiến thức và nguồn tài chính. Điều này đã hỗ trợ thúc đẩy vị thế kinh tế, xã hội cũng như vai trò là người có tiếng nói quyết định của họ.

IV. Chiến lược quốc gia của IFAD

33. Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa nhanh chóng đã có nhiều tác động đến chuyển đổi nông thôn. Việt Nam đã bước vào thời kỳ "cơ cấu dân số vàng" với những người trẻ tuổi từ 15-29, chiếm một phần tư tổng dân số và gần một nửa (49,5%) dân số năng động (từ 15 đến 39 tuổi). Chuyển sang nền kinh tế có giá trị cao hơn, Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức tạo việc làm cho lực lượng lao động trẻ và trang bị cho họ các kỹ năng phù hợp để tham gia các ngành sản xuất và dịch vụ đang ngày càng phát triển.

34. Trong khi tỷ lệ nghèo đói đang giảm nhanh chóng, các xu hướng nghèo ngày càng gắn liền với dân số nông thôn nói chung, và dân tộc thiểu số nói riêng. Các tỉnh miền núi phía Bắc, duyên hải miền trung và Tây Nam bộ là nơi tập trung phần lớn người dân tộc thiểu số, trong đó có tỷ lệ lớn người nghèo và cận nghèo. Điều này, phần lớn là do người nghèo nông thôn phụ thuộc rất lớn vào canh tác nông nghiệp, do đó, dễ bị tổn thương trước thiên tai, thời tiết và/hoặc rủi ro khí hậu, sâu bệnh và dịch bệnh.

Page 14: CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC CHIẾN ... - baochinhphu.vnbaochinhphu.vn/Uploaded/nguyenthiphuongmai/2019_10_10/COSOP Vietnam 2019-25 _Final...BÁO CÁO Số. 5161-VN ... hiện đang

14

A. Lợi thế so sánh của IFAD và mục tiêu tổng thể

35. COSOP nhằm góp phần triển khai hiệu quả Chương trình Tái cơ cấu nông nghiệp của Chính phủ, được phối hợp tốt với các Chương trình mục tiêu quốc gia có liên quan trực tiếp nhất, như: Giảm nghèo bền vững, Xây dựng nông thôn mới và Chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu.

36. Việt Nam có dân số chủ yếu là nông thôn với ngành nông nghiệp sôi động, nơi các hộ sản xuất nhỏ chiếm đa số, góp phần tăng trưởng bền vững, giảm thiểu chấn động và cung cấp nhiều việc làm nông thôn và nguyên liệu thô cho các ngành công nghiệp- nông nghiệp. Giá trị gia tăng của các chương trình IFAD nằm ở việc các chương trình này lấy người dân làm trung tâm và bám sâu vào nông nghiệp sản xuất nhỏ. Cách tiếp cận theo mục tiêu, như một phần của thiết kế và thực hiện dự án, đảm bảo rằng các khoản đầu tư công và tư bao gồm nông dân sản xuất nhỏ và người nghèo ở nông thôn thông qua việc thúc đẩy sự tham gia của họ. Ở Việt Nam, những nỗ lực đó đã mang lại lợi ích đặc biệt nhất cho các dân tộc thiểu số đồng thời xây dựng năng lực thể chế ở các xã cần nhất.

37. Tái cơ cấu nền kinh tế nông nghiệp và nông thôn là một nỗ lực đặc biệt lâu dài và khó khăn. IFAD được biết đến với các hoạt động trong những môi trường khó khăn, nhờ cách tiếp cận sáng tạo và giải pháp phù hợp đối với các thách thức phát triển quốc gia và địa phương. Nhiều sáng kiến được IFAD hỗ trợ đã đã được phổ biến và áp dụng ở quy mô lớn hơn. Chính trong bối cảnh này, IFAD có một lợi thế so sánh quan trọng là một tác nhân của sự thay đổi thể chế và công nghệ trong nông nghiệp và tài chính nông thôn để phát triển toàn diện bền vững. COSOP sẽ lồng ghép vấn đề dinh dưỡng và thanh niên xuyên suốt trên toàn danh mục chương trình đầu tư để giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới, đặc biệt trong các cộng đồng nghèo và cộng đồng yếu thế.

B. Mục tiêu chiến lược

Lý thuyết về sự thay đổi.

38. Hiện đại hóa và đa dạng hóa nông nghiệp phụ thuộc vào đầu tư gia tăng ở cấp hộ gia đình nông thôn, do đó đòi hỏi phải có các hộ gia đình có thu nhập thấp vào thị trường tài chính trên cơ sở bền vững. Cả năng suất nông nghiệp và tốc độ giảm nghèo đều bị đe dọa nghiêm trọng do rủi ro của các biến cố thời tiết khắc nghiệt (bão, lốc xoáy, lũ lụt và hạn hán), và do tác động của biến đổi khí hậu do nước biển dâng và nhiệt độ ấm lên. Giảm mức độ dễ bị tổn thương của các hộ sản xuất nhỏ trước các rủi ro như vậy đòi hỏi cần đảm bảo quản lý môi trường tốt ở nhiều cấp độ và quy mô, bảo vệ tài nguyên sinh học, đa dạng hóa việc trồng lúa gạo, tăng cường các cơ sở hạ tầng và thực hành thích ứng với BĐKH.

Mục tiêu chiến lược (SO)

39. COSOP thực hiện chiến lược lấy người dân làm trung tâm, hướng tới các hộ sản xuất nhỏ và các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các khu vực chưa có nhiều dịch vụ và tập trung người dân tộc thiểu số.

MTCL 1: Xây dựng các chuỗi giá trị bền vững cho người nghèo và thu hút đầu tư lớn hơn hơn từ khu vực kinh tế tư nhân;

MTCL 2: Tăng cường và mở rộng tài chính bao trùmđể phát triển các sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu;

MTCL 3: Thúc đẩy sự phát triển môi trường bền vững & khả năng thích ứng trước biến đổi khí hậu của các hoạt động kinh tế của các nông hộ nhỏ.

Lồng ghép các thách thức chính

40. Các ưu tiên của IFAD11 sẽ được lồng ghép trong tất cả ba MTCL. Chương trình quốc gia IFAD đã trao quyền cho phụ nữ thông qua việc giúp họ nâng cao khả năng tiếp cận công

Page 15: CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC CHIẾN ... - baochinhphu.vnbaochinhphu.vn/Uploaded/nguyenthiphuongmai/2019_10_10/COSOP Vietnam 2019-25 _Final...BÁO CÁO Số. 5161-VN ... hiện đang

15

nghệ và nguồn vốn, để họ có thể tham gia vào các chuỗi giá trị và tăng cường được các tổ chức của chính họ. Tương tự, thanh niên cũng hưởng lợi từ việc tiếp cận được nguồn vốn, và các cơ hội chuyển giao công nghệ trong các hoạt động thuộc các chuỗi giá trị. Dinh dưỡng là chủ đề xuyên suốt, song hiển hiện nhất trong MTCL số 3 hướng tới các cộng đồng dân tộc thiểu số nơi tỷ lệ suy dinh dưỡng còn cao hơn mức trung bình quốc gia. Làm quen với dinh dưỡng và chế độ ăn đa dạng, các khía cạnh xã hội (ví dụ như mang thai sớm, nuôi con bằng sữa mẹ) và đầu tư trực tiếp để nâng cao khả năng tiếp cận thức ăn dinh dưỡng. Ví dụ, thông qua việc phát triển các chuỗi giá trị giúp nâng cao dinh dưỡng. Thích ứng với biến đổi khí hậu cũng là chủ đề xuyên suốt toàn bộ danh mục các dự án, chương trình của IFAD tại Việt Nam và tất cả ba MTCL. Các chuỗi giá trị đã thích ứng với BĐKH thông qua việc nhân rộng các thực hành thích ứng và hoạt động ở cấp chính sách về các vấn đề BĐKH mà khu vực sông Mekong đang phải đối mặt.

C. Danh mục các can thiệp của IFAD

Chương trình cho vay và viện trợ không hoàn lại

41. Theo MTCL 1, COSOP sẽ nhắm đến việc gia tăng giá trị trong các chuỗi giá trị phù hợp với người nghèo, phân bổ giá trị gia tăng công bằng hơn giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị thông qua phát triển kỹ năng của nông dân, lồng ghép tốt hơn các chuỗi giá trị và giảm trung gian, hợp đồng sản xuất và chương trình hợp đồng, khuyến khích việc thiết lập và hiện đại hóa các kế hoạch chế biến nông sản. Các khoản đầu tư chính sẽ được thực hiện trong các lĩnh vực sau: (i) tổ chức nông dân để thúc đẩy dồn điền đổi thửa, tiết kiệm nhờ quy mô và thúc đẩy đòn bẩy thị trường trong sản xuất, vận chuyển, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, chế biến tạo giá trị gia tăng, v.v.; (ii) hỗ trợ kỹ thuật, tập huấn và khuyến nông; (iii) vật tư nông nghiệp; (iv) đầu tư vốn vào cơ sở hạ tầng chuỗi giá trị quan trọng (ví dụ: sau thu hoạch, chế biến sơ cấp, kho lạnh, tiếp cận thị trường, thủy lợi bảo tồn nước, kho, nhà xưởng, cơ sở chế biến và đóng gói, cơ sở hạ tầng sản xuất khác); (v) hỗ trợ quản trị chuỗi giá trị/hàng hóa minh bạch và có trách nhiệm; (vi) hỗ trợ phát triển Dịch vụ Phát triển Kinh doanh (cung cấp dịch vụ chất lượng cao / giá cả phải chăng cho các tác nhân trong chuỗi giá trị, tạo điều kiện kết nối các công ty dẫn đầu chuỗi giá trị trong nước với khách hàng quốc tế, tư vấn nhập khẩu công nghệ tiên tiến phù hợp, v.v.); và (vii) hỗ trợ kỹ thuật cấp cao và các công cụ như bảo hiểm rủi ro thiên tai với mức chi phí hợp lý cần thiết để đảm bảo quản lý rủi ro thời tiết và khí hậu trong suốt chuỗi giá trị. Những can thiệp trên sẽ trực tiếp thúc đẩy thanh niên và nhu cầu của họ để tiếp cận các cơ hội việc làm tốt và được trả công thích đáng.

42. Đối với MTCL 2, IFAD sẽ tiếp tục hỗ trợ phát triển hệ thống tài chính vi mô nông thôn bền vững theo hai cách sau: (i) IFAD sẽ tiếp tục hỗ trợ các chương trình quỹ WDF hiện đang hoạt động trong chương trình quốc gia của IFAD và giúp các quỹ dần chuyển đổi thành tổ chức tài chính vi mô (MFI) được cấp phép hoạt động; (2) IFAD sẽ huy động chương trình phi vốn vay của quỹ ở cấp khu vực và quốc gia để liên kết với và hỗ trợ các đối tác của IFAD tại Việt Nam. IFAD sẽ tăng cường quan hệ đối tác với Ngân hàng nhà nước Việt Nam (SBV) do cả hai cơ quan đều có chung mục đích trong lĩnh vực phát triển tài chính vi mô và tài chính chuỗi giá trị. Cả hai đối tác có thể thí điểm các phương pháp tiếp cận tiên tiến trong tài chính thích ứng BĐKH cho doanh nghiệp vừa và nhỏ và tiểu nông hộ, và sử dụng công nghệ số để tiếp cận các dịch vụ tài chính. Một dự án sử dụng vốn vay mới cho khối tài chính vi mô sẽ không được coi là giải pháp xét từ góc độ Chính phủ Việt Nam không ưu tiên sử dụng vốn ODA cho tài chính nông thôn. Nếu chính sách này thay đổi trong tương lai, IFAD sẵn sàng cung cấp hỗ trợ tài chính và kĩ thuật.

43. Theo MTCL 3, COSOP sẽ định hướng mục tiêu cụ thể hơn vào các hộ gia đình mà việc áp dụng phương pháp tiếp cận theo chuỗi giá trị không phù hợp hoặc không khả thi. Cần cải

Page 16: CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC CHIẾN ... - baochinhphu.vnbaochinhphu.vn/Uploaded/nguyenthiphuongmai/2019_10_10/COSOP Vietnam 2019-25 _Final...BÁO CÁO Số. 5161-VN ... hiện đang

16

thiện cơ sở hạ tầng kết nối để mở ra những cơ hội tạo sinh kế bền vững và giảm nghèo mới. Sinh kế bền vững có thể bao gồm du lịch giúp phát huy văn hoá địa phương và cơ hội phát triển nông nghiệp bền vững. Các sản phẩm địa phương được chứng nhận trong chương trình OCOP bên cạnh thực phẩm dinh dưỡng (rau, hoa quả, cá, gia súc gia cầm địa phương), bên cạnh các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ được thúc đẩy, với kết quả kì vọng là giảm tỷ lệ nghèo trường kì và giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, chủ yếu trong các cộng đồng dân tộc thiểu số, từ đó đóng góp cho phát triển khu vực cân bằng hơn. Một loạt các hoạt động này chủ yếu dựa trên gói hỗ trợ truyền thống được các dự án IFAD tài trợ cung cấp (tài chính, sáng tạo, hỗ trợ các cơ quan phát triển công, tạo việc làm) tại các khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sử dụng các công cụ và phương pháp tiếp cận đã được điều chỉnh phù hợp với chính sách ODA mới.

44. Ngoài ra, cần cân nhắc kĩ lưỡng hơn hạn chế BĐKH chính bằng cách tăng cường các nỗ lực giảm thiểu/thích ứng nông nghiệp (bảo tồn đất và nước, quản lý nước, bảo hiểm nông nghiệp), đặc biệt tại các khu vực miền núi khó khăn nhất). Có thể hình dung sự liên kết với Quỹ Chiến lược tăng trưởng xanh Việt Nam. IFAD sẽ hỗ trợ huy động thêm nguồn vốn từ Quỹ thích ứng UNFCC, GEF và GCF. .

Cam kết chính sách cấp quốc gia

45. Các ưu tiên được đặt ra cho việc tham gia chính sách theo sát các mục tiêu chiến lược COSOP, tức là thúc đẩy đầu tư của khu vực tư nhân vào khu vực nông thôn; thích ứng biến đổi khí hậu; tài chính toàn diện và hỗ trợ tổ chức nông dân để phát triển chuỗi giá trị. Trong mỗi lĩnh vực này , IFAD, xem xét kinh nghiệm của chính mình và của các tổ chức khác, sẽ tìm cách tham gia vào quan hệ đối tác dựa trên tri thức ở cả cấp quốc gia và quốc tế nhằm quảng bá các chính sách thúc đẩy và mở rộng quy mô đổi mới cho nông nghiệp nhỏ.

46. Quan hệ đối tác mới với SBV sẽ là chìa khoá để duy trì vị thế của IFAD trong thúc đẩy cơ hội tiếp cận tài chính nông thôn cho nông dân nghèo, phụ nữ nghèo, thanh niên và đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, cũng như các SME. Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho SBV hình thành và thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia. IFAD, Hội phụ nữ và SBV hiện đang hợp tác chặt chẽ để thực hiện việc đăng kí chính thức các WDF thành các tổ chức tín dụng vi mô. Điều này dự kiến sẽ mở ra những triển vọng mới cho phát triển chính sách.

47. Sự tham gia của IFAD trong nhóm công tác đồng bằng sông Mêkong đã đóng góp hình thành nên Nghị quyết 120 và kế hoạch hành động để giải quyết các vấn đề về biến đổi khí hậu trong khu vực đồng bằng sông Mêkong. Các đối tác phát triển và các chính phủ hiện đang xem xét tính hiệu quả của Nghị quyết 120 để điều chỉnh cải thiện. Nguồn vốn viện trợ khu vực IFAD/EU đã xây dựng nên một nền tảng tuyệt vời cho đối thoại chính sách để thúc đẩy vai trò thiết yếu của các tổ chức nông dân trong hỗ trợ phát triển chuỗi giá trị bao hàm cho nông hộ. Một dự án vốn viện trợ khu vực mới của IFAD giúp thúc đẩy sự liên kết các tổ chức học viện về phát triển chính sách trên toàn khu vực sông Mêkong.

48. COSOP sẽ thúc đẩy các công cụ mới để tham gia chính sách như SSTC. Công cụ này cho phép so sánh các chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn, nâng cấp khung thể chế và quy phạm, đồng thời cung cấp thông tin cho quy trình thích ứng sáng tạo, quản lý tri thức và nhân rộng.

Quan hệ đối tác để hỗ trợ các mục tiêu chiến lược COSOP

49. Tận dụng các nguồn lực và kiến thức của khu vực tư nhân sẽ thực sự là một tính năng trung tâm của COSOP này thông qua cách tiếp cận đổi mới đối với Quan hệ đối tác công tư và Phát triển chuỗi giá trị. COSOP sẽ tăng cường quan hệ đối tác hiện tại với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, để liên kết chặt chẽ với chương trình Nông thôn mới và OCOP về phát triển chuỗi giá trị bao hàm. Tham gia với các đối tác mới đã phát triển các cách tiếp cận sáng tạo đối với các hình thức đối tác, như sáng kiến thương mại bền vững

Page 17: CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC CHIẾN ... - baochinhphu.vnbaochinhphu.vn/Uploaded/nguyenthiphuongmai/2019_10_10/COSOP Vietnam 2019-25 _Final...BÁO CÁO Số. 5161-VN ... hiện đang

17

(IDH), sẽ cho phép IFAD đổi mới phương pháp tiếp cận trong khi xây dựng kinh nghiệm của chính mình và mở rộng hơn nữa ảnh hưởng chính sách của mình đối với các chủ đề liên quan (ví dụ như các vấn đề nông hoá, chương trình đào tạo bền vững).

50. COSOP sẽ hợp tác với Uỷ ban dân tộc (CEMA) để định hướng các chương trình về dân tộc thiểu số nhằm hỗ trợ các chương trình quốc gia và để nâng cao các cơ hội nhân rộng thông qua can thiệp chính sách. Hợp tác với Hội phụ nữ Việt Nam sẽ được tăng cường để củng cố tác động thông qua Quỹ phát triển phụ nữ tại 11 tỉnh và để tăng cường vai trò là người ra quyết định của phụ nữ trong xã hội nông thôn. Hội Nông dân sẽ tiếp tục là đối tác quan trọng để đẩy mạnh hỗ trợ kĩ thuật và dịch vụ phát triển kinh doanh cho các nhóm nông dân. COSOP sẽ tiếp tục hỗ trợ Hội Nông dân thông qua Chương trình hợp tác trung hạn với Hội Nông dân Pha 2 và các khoản viện trợ vùng Đối thoại chính sách vùng trong khu vực ASEAN, liên kết với các đối tác khác để phát triển 4P bao hàm.

51. Quan hệ hợp tác đối tác mới với Ngân hàng nhà nước Việt Nam sẽ mang đến cơ hội tác độn chính sách quốc gia về tài chính vi mô và tài chính SME thông qua các hoạt động phi vay vốn, đặc biệt ở cấp vùng. Ví dụ, SBV đã đến thăm chương trình tài chính vi mô do IFAD hỗ trợ tại Ấn Độ để học tập kinh nghiệm nhằm chuyển giao sang Việt Nam. Ngoài ra, IFAD sẽ hỗ trợ SBV tiếp cận các mô hình tương tự thông qua APRACA và các mạng lưới khu vực khác có sự tham gia của IFAD. SBV là đối tác then chốt để hỗ trợ việc chuyển đổi các Quỹ WDF do IFAD hỗ trợ thành các MFI được cấp phép.

52. Viện chiến lược và chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn (IPSARD) đã là một đối tác lâu dài của IFAD. Viện đã tham gia vào nhiều chương trình tài trợ không hoàn lại của IFAD, bao gồm dự án NARDT nêu trên để tăng cường một số viện nghiên cứu chính sách nông nghiệp được lựa chọn trong khu vực sông Mêkong. Là đầu não của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, IPSARD chịu trách nhiệm thực hiện nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế, tư vấn chính sách, hợp tác quốc tế, khảo cứu ban đầu, thông tin, tập huấn và cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

53. COSOP sẽ tăng cường quan hệ đối tác với các trung tâm nghiên cứu quốc tế và quốc gia, đáng chú ý trong CGIAR như CIAT, IRRI về các vấn đề như chuyển giao kĩ thuật và thích ứng với biến đổi khí hậu. IFPRI và đối tác như SNV, Helvetas và Mạng lưới xây dựng năng lực chuỗi giá trị vùng (VCB-N) vẫn là các đối tác vững mạnh để thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị bao hàm. Quan hệ đối tác với UNICEF, Cơ quan Phụ nữ Liên hiệp quốc và FAO sẽ được thiết lập để nâng cao nhận thức về vấn đề dinh dưỡng trong cộng đồng dân tộc thiểu số và các cộng đồng nghèo. Các mối quan hệ đối tác này sẽ được khai thác để lồng ghép chủ đề dinh dưỡng vào các hoạt động do IFAD tài trợ. hưởng lợi từ một khoản trợ cấp mới của IFAD trong khu vực để tăng cường các viện nghiên cứu/tri thức được lựa chọn trong khu vực sông Mê Kông. Là cơ quan cố vấn của Bộ NN&PTNT, IPSARD phụ trách nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế, tư vấn chính sách, điều tra cơ bản, thông tin, đào tạo và dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn

.

Quản lý tri thức

54. Văn phòng quốc gia IFAD sẽ tăng cường chức năng giám sát, đánh giá và chia sẻ tri thức. Kế hoạch Quản lý tri thức (KM) hiện tại sẽ được sửa đổi để thúc đẩy cách tiếp cận mang tính lồng ghép tốt hơn để liên kết các chức năng Giám sát và Đánh giá dự án, Quản lý đổi mới, Mở rộng và tham gia Chính sách liên tục nhằm tận dụng các nguồn lực của mạng lưới các bên liên quan và đối tác. Tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng và người dùng, các sản phẩm tri thức sẽ được đóng gói dưới dạng tóm tắt chính sách, tài liệu phân tích chính sách, báo cáo kỹ thuật, bài viết truyền thông để chia sẻ qua mạng lưới đối tác, sự kiện trực tiếp hoặc phương tiện truyền thông, báo chí, trang web, vv. IFAD sẽ chia sẻ kiến các sản phẩm tri thức của mình với công chúng. Ngoài các nguồn lực của dự án, IFAD cũng sẽ sử

Page 18: CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC CHIẾN ... - baochinhphu.vnbaochinhphu.vn/Uploaded/nguyenthiphuongmai/2019_10_10/COSOP Vietnam 2019-25 _Final...BÁO CÁO Số. 5161-VN ... hiện đang

18

dụng các nguồn lực có sẵn từ các dự án tài trợ cấp khu vực và cấp quốc gia cũng như các khoản tài trợ của SSTC để hỗ trợ thực hiện Kế hoạch KM.

Hợp tác Nam-Nam và hợp tác tam giác (SSTC)

55. Với kinh nghiệm trong nước và các cải cách doanh nghiệp nhằm tăng cường lồng ghép SSTC vào các chương trình quốc gia, IFAD có vai trò rõ ràng và cụ thể trong việc thúc đẩy SSTC tại Việt Nam với các tham chiếu cụ thể về các lĩnh vực sau:

(d) Hỗ trợ khu vực tư nhân cải thiện sự tham gia của họ vào chuỗi giá trị phù hợp với người nghèo thông qua kinh doanh với doanh nghiệp và cộng đồng để liên kết cộng đồng

(e) Thúc đẩy trao đổi chính sách về nông nghiệp và phát triển nông thôn

(f) Thúc đẩy việc chia sẻ và tiếp thu các giải pháp phát triển nông thôn trong thích ứng và khả năng phục hồi trước biến đổi khí hậu.

Định hướng mục tiêu để vượt qua những thách thức chính

56. Định hướng mục tiêu địa lý hướng tới các tỉnh và xã nghèo và xa xôi hẻo lánh đã và sẽ vẫn còn phù hợp về mặt giảm nghèo. Điều này đã tạo ra những kết quả tích cực, song bản thân đó cũng là một hạn chế, giới hạn phạm vi đầu tư cho một đơn vị địa lý cụ thể. Các cơ hội chuỗi giá trị tiềm năng cao - là những cơ hội có tiềm năng phát triển kinh tế / thị trường tốt và tiềm năng bao hàm các hộ gia đình nhỏ - sẽ sử dụng khu vực địa lý liên quan làm cơ sở để định hướng mục tiêu.

57. Bất bình đẳng giới vẫn còn là một rào cản đối với phát triển kinh tế - xã hội tại nông thôn Việt Nam. COSOP đã thúc đẩy phương pháp tiếp cận lập kế hoạch có sự tham gia từ cấp xã trở lên, và đặt yêu cầu cụ thể đối với sự tham gia của nữ giới yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số trong các vị trí ra quyết định, thống nhất với chính sách mới của IFAD về định hướng mục tiêu và người dân tộc bản địa.

58. Bằng cách hỗ trợ Quỹ phát triển phụ nữ và hỗ trợ chuyển đổi các quỹ này thành các tổ chức tài chính vi mô, COSOP 2020-2025 sẽ đóng góp đáng kể để vượt qua một số thách thức nêu trên. Hơn nữa, việc định hướng mục tiêu tới các dân tộc thiểu số và tập trung vào khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu và phát triển chuỗi giá trị bao hàm giúp giải quyết các vấn đề thường ảnh hưởng đến phụ nữ một cách không tương xứng .

59. Thanh niên thường có thiên hướng đổi mới nhưng thường thiếu vốn nhỏ và tài sản cho phép họ khởi nghiệp kinh doanh riêng. Với các đối tác như SBV và Hội Nông dân, COSOP sẽ hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ tài chính để mở rộng cơ hội cho thanh niên. Cơ hội việc làm tăng thêm sẽ được tạo ra cho thanh niên nhờ hiệu ứng nhân lên đối với nền kinh tế địa phương từ việc kết hợp phát triển cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ, phát triển tổ chức nông dân và cơ sở, và cải thiện thông tin thị trường và khả năng tiếp cận thị trường.

60. Các dự án đầu tư sẽ cần đề xuất các biện pháp cụ thể cho sự tham gia của phụ nữ và thanh niên trong các hoạt động liên quan và thúc đẩy sự tham gia của các bên liên quan chính như Hội Phụ nữ và Đoàn thanh niên. Điều này có nghĩa là tăng cường cơ hội học tập của họ để lấy lại và đảm nhận vai trò lãnh đạo và doanh nhân mới trong cộng đồng của họ. Đối với phụ nữ dân tộc thiểu số, điều đó có nghĩa là tăng cơ hội việc làm nông nghiệp và phi nông nghiệp ổn định và hiệu quả. Tỷ lệ tham gia vào Ban phát triển thôn (VDB) và các tổ hợp tác (CG) và đối với đào tạo nghề và tiếp cận tín dụng sẽ được theo dõi. Các dự án sẽ đặc biệt khuyến khích phụ nữ và thanh niên tham gia phát triển chuỗi giá trị, thông qua các chương trình khởi nghiệp kinh doanh bao hàm.

Page 19: CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC CHIẾN ... - baochinhphu.vnbaochinhphu.vn/Uploaded/nguyenthiphuongmai/2019_10_10/COSOP Vietnam 2019-25 _Final...BÁO CÁO Số. 5161-VN ... hiện đang

19

V. Đổi mới và nhân rộng cho kết quả bền vững

A. Đổi mới 61. COSOP này sẽ khám phá các giải pháp và cách thức mới để cải tiến kỹ thuật và đặc biệt là

công nghệ kỹ thuật số, đặc biệt để: (i) nâng cao tính cạnh tranh của nông nghiệp tiểu nông hộ; và (ii) giải quyết các vấn đề về an toàn thực phẩm. Phương pháp tiếp cận này sẽ mang tính cách mạng cho nông dân Việt Nam và định hướng đầu tư vào phát triển kỹ năng, tiết kiệm nước, tiếp cận và kết nối với thị trường và nguồn tài chính, sản xuất theo cụm để có tầm nhìn và thâm nhập vào thị trường tốt hơn. Phải thừa nhận rằng, chương trình nghị sự 4.0 về công nghiệp/nông nghiệp thông minh không dễ tiếp cận đối với các hộ gia đình nhỏ lẻ và cũng không nhất thiết phải phù hợp với hoàn cảnh của họ.

62. Do đó, trọng tâm sẽ là thiết lập một quá trình đổi mới, học tập và tham gia chính sách hiệu quả và liên tục hơn là vào giải pháp hoặc kết quả đổi mới cụ thể. Là một phần của chiến lược đối thoại chính sách và quản lý tri thức quốc gia, IFAD sẽ thiết kế và thực hiện một cơ chế quản lý đổi mới phù hợp nhằm tạo ra một môi trường học tập phù hợp cho nông dân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để đạt được hiệu quả, cơ chế này sẽ sử dụng các nguồn lực có sẵn từ các dự án tài trợ cấp khu vực và quốc gia. Bất cứ khi nào có thể, các giải pháp thay thế cho cùng một thách thức sẽ được thử nghiệm ở các địa điểm và tỉnh khác nhau với các bên liên quan khác nhau. Điều này sẽ tăng tốc học tập từ thực tiễn và phát triển một loạt các tùy chọn thay vì các giải pháp áp dụng chung.

B. Mở rộng quy mô 63. Mở rộng về cơ bản là kết quả của bốn nỗ lực hội tụ: thực hiện dự án; quản lý tri thức và

học hỏi từ thực tiễn; thử nghiệm với những đổi mới, và; tham gia đối thoại chính sách. COSOP này sẽ kế thừa những kết quả và bài học từ hai COSOP trước, như đã đề cập ở trên, ví dụ như MOP-SEDP lồng ghép biến đổi khí hậu, thích ứng với biến đổi khí hậu, tài chính vi mô, phát triển chuỗi giá trị bao hàm và sự tham gia của khu vực tư nhân. M&E và Quản lý tri thức vẫn là các điểm mốc chính để sàng lọc và đánh giá hiệu quả của các sáng tạo. Đối thoại và vận động chính sách trong quan hệ đối tác với IFAD tại quốc gia và mạng lưới khu vực. Một ví dụ điển hình là việc nhân rộng quy trình MOP-SEDP do IFAD hỗ trợ tới hơn 670 xã ngoài 180 xã dự án IFAD. .

64. COSOP sẽ lồng ghép theo hệ thống chương trình phi vay vốn bao gồm SSTC để thúc đẩy học tập kinh nghiệm trong khi tìm kiếm các nguồn vốn mới để nhân rộng, bên cạnh nguồn vốn huy động được từ khu vực tư nhân, và liên kết với các chương trình quốc gia như OCOP và Nông thôn mới. Bên cạnh tài chính, quan hệ đối tác với các chương trình của chính phủ, tham gia vào các diễn đàn theo chủ đề cung cấp không gian cần thiết để vận động chính sách và nhân rộng ở cấp quốc gia và cấp khu vực.

VI Thực hiện COSOP

A. Dự kiến quy mô tài chính và các mục tiêu đồng tài trợ

65. Mức trần nguồn vốn từ IFAD là khoảng 42 triệu USD cho kỳ IFAD 11 (2019-2021) và có thể quay lại mức như trước là 82 triệu USD cho kỳ IFAD 12 (2022-2024) với tổng số tiền là khoảng 126 triệu đô la Mỹ. Mục tiêu vùng của IFAD là khoảng 110% từ nguồn vốn đồng tài trợ trong nước và quốc tế. Ngoài ra, Chính phủ dự kiến sẽ nhận được 25% đến 35% vốn viện trợ không hoàn lại đi kèm nguồn vốn vay. Vốn đối ứng trong nước dự kiến đến từ huy động khu vực tư nhân, các chương trình quốc gia như Nông thôn mới và OCOP, và và đóng góp của người hưởng lợi (bằng hiện vật và tiền mặt).

66. Để hỗ trợ phát triển chính sách và các lĩnh vực ưu tiên cho đổi mới và quản lý tri thức cần hỗ trợ kỹ thuật đáng kể, hỗ trợ nâng cao năng lực và các khoản đầu tư khác mà Chính phủ không thể vay hoặc sử dụng các nguồn lực của mình, IFAD cũng sẽ tìm cách huy động các khoản tài trợ phi vay vốn khác (tài trợ của GCF / GEF, đối tác phát triển song phương, quỹ

Page 20: CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC CHIẾN ... - baochinhphu.vnbaochinhphu.vn/Uploaded/nguyenthiphuongmai/2019_10_10/COSOP Vietnam 2019-25 _Final...BÁO CÁO Số. 5161-VN ... hiện đang

20

ASAP (khí hậu), vốn viện trợ không hoàn lại cho khu vực và quốc gia của IFAD) cũng như hỗ trợ từ Chương trình hợp tác kỹ thuật Nam-Nam của IFAD và các hợp tác đối tác mới. Vai trò của chính phủ mang ý nghĩa then chốt trong việc xác định và thu hút, đặc biệt là các nhà đồng tài trợ tiềm năng mới.

Tài trợ và đồng tài trợ của IFAD cho các dự án đang và đã được lập kế hoạch thực hiện

( Triệu đô la Mỹ)

Dự án

Tài trợ của IFAD*

Đồng tài trợ** Tỉ lệ

đồng tài trợ

Trong nước Quốc tế

SEER 42 42,5 48,5

Trong nước: 1.1 Quốc tế:

1.1

PSVCP 42-84

Tổng 84-126 91

* Phân bổ của IFAD. Lưu ý rằng PBA cho giai đoạn 2022-2024 chính dự toán và cần được Ban giám đốc IFAD phê duyệt vào

tháng 12/2021. ** Khoản tiền này không đại diện cho bất kì cam kết nào của Chính phủ Việt Nam hay các đối tác khác. Ước tính chỉ nhằm mục

đích đưa ra chỉ tiêu.

67. GCF sẽ được dành riêng cho các khía cạnh thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu, ở tất cả các cấp độ của chương trình, từ tham gia chính sách quốc gia đến các can thiệp nông nghiệp khí hậu thông minh ở cấp độ nông dân. Nguồn vốn GEF sẽ được thực hiện để hỗ trợ bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học nông nghiệp và rừng có tầm quan trọng về văn hóa và kinh tế đối với các dân tộc thiểu số.

68. Vốn đối ứng, vốn sự nghiệp và chi phí vốn của Chính phủ Việt Nam được ước tính ở mức khoảng 43 triệu đô la Mỹ cho IFAD 11. Nguồn vốn này có thể cần tăng gấp đôi trong IFAD 12 nếu như phân bổ vốn trở lại mức ban đầu và Chính phủ Việt Nam tiếp tục vay vốn. Từ tất cả các nguồn, tổng số chương trình (IFAD 11 và 12 cộng vốn đối ứng) có thể huy động một khoản đầu tư là khoảng 270-404 triệu đô la Mỹ .

69. B. Nguồn vốn cho các hoạt động không sử dụng vốn vay

Như đã trình bày ở trên, nguồn tài trợ hoặc nguồn vốn bổ sung từ đối tác phát triểnsẽ cần có để hỗ trợ phát triển chính sách, các lĩnh vực ưu tiên cho đổi mới và quản lý tri thức; tất cả trong số đó sẽ cần hỗ trợ kỹ thuật quan trọng, hỗ trợ nâng cao năng lực và các khoản đầu tư khác mà Chính phủ Việt Nam sẽ không thể vay hoặc sử dụng các nguồn lực của chính mình. Khoản vốn này, bên cạnh khoản tài trợ của GCF / GEF và hỗ trợ dự kiến từ Chương trình Hợp tác kĩ thuật Nam-Nam của IFAD trong một số lĩnh vực ưu tiên của quản lý tri thức để tham gia chính sách, ước tính một cách dè dặt rằng sẽ cần thêm 10-15 triệu đô la Mỹ để chi trả cho các khía cạnh này

C. Quan hệ đối tác chiến lược quan trọng và phối hợp với các nhà tài trợ 70. Độ rộng, độ sâu và cường độ của các can thiệp thích ứng với biến đổi khí hậu và nguồn tài

nguyên thiên nhiên sẽ phụ thuộc vào khả năng có được tài trợ và / hoặc thúc đẩy quan hệ đối tác với các tổ chức khác (ví dụ: FAO, GIZ, JICA) để hỗ trợ kỹ thuật, nghiên cứu, các

Page 21: CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC CHIẾN ... - baochinhphu.vnbaochinhphu.vn/Uploaded/nguyenthiphuongmai/2019_10_10/COSOP Vietnam 2019-25 _Final...BÁO CÁO Số. 5161-VN ... hiện đang

21

quy trình quản lý tri thức, kiểm soát chất lượng kỹ thuật, nâng cao năng lực thể chế, đào tạo và khuyến nông.

71. Trong bối cảnh này, sẽ tích cực tìm kiếm hợp tác với Quỹ Khí hậu toàn cầu (GEF) và Quỹ Khí hậu xanh (GCF). Các đối tác khả thi khác có thể theo đuổi các sáng kiến hợp tác bao gồm Liên minh châu Âu (EU) nhằm hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng thể chế, các cơ quan viện trợ Canada và Ailen cho công tác chính sách và vận động, và Đức vì sự bền vững môi trường và khả năng chống chịu trước biến đổi khí hậu.

D. Quan hệ đối tác với các thành viên phát triển khác của Liên Hợp Quốc 72. Liên Hợp Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quan hệ đối tác nhiều bên liên

quan đối với vấn đề nhân quyền, hòa nhập và công bằng. COSOP hỗ trợ Kế hoạch hợp tác chiến lược (2017-2021) của Liên hợp quốc, vốn cung cấp hỗ trợ ưu tiên trong ba lĩnh vực trọng tâm, đó là: (i) tăng trưởng toàn diện, công bằng và bền vững, (ii) tiếp cận các dịch vụ thiết yếu chất lượng và bảo vệ xã hội; và (iii) quản trị và tham gia. IFAD sẽ hợp tác với các cơ quan UN về các trọng tâm ưu tiên của IFAD 11 như biến đổi khí hậu (FAO, UNDP), giới và dân tộc thiểu số (UNDP, UN WOMEN), thanh niên (UN WOMEN, UNIDO, ILO) và dinh dưỡng (FAO, UNICEF).

E Phối hợp với các cơ quan khác có trụ sở tại Rome4 73. FAO đã là đối tác chiến lược của IFAD tại Việt Nam. Sự hợp tác chặt chẽ với FAO cho phép

IFAD tận dụng chuyên môn kỹ thuật cấp cao để hỗ trợ thiết kế và thực hiện các dự án của mình hoặc cho công tác tham gia chính sách của Quỹ. FAO đồng chủ trì với IFAD nhóm kết quả 3 về biến đổi khí hậu và môi trường, trong trường hợp có sự tham gia của IFAD, như là một phần của thỏa thuận thực hiện Chương trình chiến lược. Có sự phối hợp và bổ sung rõ ràng giữa các chương trình của IFAD và FAO, bao gồm, đặc biệt là an ninh lương thực và dinh dưỡng cũng như khả năng chống chịu khí hậu và quản lý thảm họa, là những lĩnh vực quan trọng nhất. Như một trường hợp cụ thể, văn phòng quốc gia IFAD sẽ tìm hiểu khả năng hợp tác chung với văn phòng quốc gia FAO trong khuôn khổ chuẩn bị đề xuất GCF chung.

F. Sự tham gia của người dân và tính minh bạch

Sự tham gia của người hưởng lợi 74. Tham gia với cộng đồng người dân, đặc biệt là xã hội nông thôn, không phải là công việc

mới mẻ đối với IFAD. Trên thực tế, đây là một trong những trọng tâm chính của IFAD và thể hiện lợi thế so sánh của Quỹ. Trải qua nhiều thập kỷ tham gia, sử dụng các phương pháp tiếp cận từ dưới lên, IFAD đã xây dựng một mạng lưới sâu rộng các tổ chức dựa trên cộng đồng tương quan và liên kết họ với các cơ quan chính quyền địa phương trong khi phản ánh tiếng nói và mối quan tâm của họ để tác động lên các chính sách và chương trình. Việc chuyển đổi từ SEDP sang MOP-SEDP là một ví dụ tích cực cho thấy người dân theo thời gian đã tạo được ảnh hưởng đến lập kế hoạch và phân bổ nguồn vốn. Những nỗ lực trao quyền cho cơ sở tuy rất thầm lặng nhưng diễn ra liên tục hàng ngày này kết hợp với một cuộc đối thoại trực tiếp về các can thiệp phát triển cụ thể đã tạo ra đóng góp đáng kể cho công tác vận động chính sách. Điều này đã tác động đến sự phát triển của các chính sách công và các cơ quan tài chính khác hoạt động trong các lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn.

75. Cũng khó tách biệt sự tham gia với xã cộng đồng người dânkhỏi sự tham gia với các tổ chức chuyên nghiệp. Chương trình Tài trợ vùng MTCP giai đoạn 2 đang diễn ra (sắp có giai đoạn 3 tiếp theo) tập trung vào việc củng cố các tổ chức nông dân ở châu Á và Thái Bình Dương. Chương trình MTCP tại Việt Nam bắt đầu bằng việc đánh giá cơ cấu của các tổ chức nông dân, hiệp hội nghề nghiệp ( làm vườn..v.v.) và các tổ chức dựa trên cộng đồng làm

4 Chương trình lương thực thế giới hiện không có chương trình tại Việt Nam

Page 22: CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC CHIẾN ... - baochinhphu.vnbaochinhphu.vn/Uploaded/nguyenthiphuongmai/2019_10_10/COSOP Vietnam 2019-25 _Final...BÁO CÁO Số. 5161-VN ... hiện đang

22

cơ sở cho việc chuẩn bị khuôn khổ hợp tác mà một số nguồn lực IFAD được chuyển qua thông qua các chương trình đầu tư sẽ hỗ trợ CBO, và hợp tác xã nói riêng.

76. Trong tương lai, cần phải củng cố những nỗ lực trong quá khứ để tận dụng một cách có hệ thống hơn tiềm năng của các mạng xã hội dân sự. Điều này sẽ lần lượt tăng khả năng của IFAD để tác động đến các chính sách của ngành trong khi lồng ghép và nhân rộng đổi mới.

77. Rõ ràng, IFAD cần và chủ trương chủ động hơn trong lĩnh vực này trong tương lai. Trong COSOP mới, một khung theo dõi có sự tham gia sẽ được xây dựng để tăng cường cơ chế phản hồi thông tin và sự làm chủ của cộng đồng. Các đoàn giám sát có thể dành trọn một ngày trong thời gian thực hiện để tham gia một cách có hệ thống với các tổ chức xã hội dân sự, như một phần của các chuyến đi thực địa của Đoàn. Tính khả thi của các ý tưởng mới, chẳng hạn như các nhóm thử nghiệm nhỏ, mỗi đại diện của một phân khúc cụ thể của nhóm mục tiêu có thể được thử nghiệm để cung cấp các bảng phản ánh ý kiến cho một loạt các ý tưởng và can thiệp, tận dụng các công nghệ kỹ thuật số để tham gia vào đối thoại thời gian thực và nói chung hơn tăng cơ hội tham gia của xã hội dân sự.

Minh bạch

78. Khung minh bạch và quản trị tốt sẽ được thiết kế để tiếp tục tăng cường và phòng chống rủi ro cho danh mục đầu tư. Các yếu tố trong khung này sẽ bao gồm công khai văn kiện dự án, các khoản đầu tư đã thực hiện và kết quả đạt được; tiếp cận báo cáo kiểm toán và đấu thầu, đánh giá kết quả bởi các cơ quan độc lập.

G. Thực hiện quản lý chương trình 79. Các hoạt động thiết kế Dự án, hỗ trợ và giám sát thực thi sẽ do Chính phủ và Văn phòng

Quốc gia IFAD đồng thức hiện, với sự hỗ trợ của các tư vấn trong và ngoài nước. Hỗ trợ thực thi sẽ được tiến hành theo các chủ đề như sản xuất dựa vào thị trường, chuỗi giá trị vì người nghèo, các vấn đề về dân tộc thiểu số, các hoạt động tài chính vi mô, với sự hỗ trợ của cán bộ trụ sở chính của IFAD. Các đợt đánh giá thực hiện Chương trình Quốc gia, do GACA/IFAD đồng tổ chức nhằm đánh giá tiến độ vật lý và tài chính của mỗi dự án và để xác định các trở ngại trong thực thi, sẽ được tổ chức ở Hà Nội hoặc ở một trong các tỉnh dự án hàng năm. IFAD sẽ tiếp tục hỗ trợ GACA thiết kế dự án mới, nâng cấp tác động của những đầu tư hiện tại và theo dõi chương trình quốc gia.

Quản lý COSOP là trách nhiệm của Chính phủ và IFAD. Văn phòng khu vực IFAD tại Hà Nội phục vụ cho chương trình Việt Nam. Văn phòng gồm đội ngũ cán bộ chuyên môn bao gồm một Giám đốc Quốc gia, một cán bộ Chương trình, cán bộ Chương trình Quốc gia và các trợ lý Chương trình đảm nhiệm các công việc về vận hành, M&E, quản lý tri thức và phát triển chính sách. Các cán bộ này được đội ngũ cán bộ quản lý tài chính hỗ trợ để thúc đẩy quản lý dòng vốn và kiểm soát chi tiêu hiệu quả. Đây là đội ngũ nòng cốt trong ban quản lý COSOP và các cán bộ này làm việc chặt chẽ với các cơ quan chính phủ và đối tác khác.

H Giám sát và đánh giá 80. Các Cơ quan Điều phối Viện trợ của Chính phủ (GACA) và Văn phòng Đại diện Quốc gia

của IFAD tại Việt Nam sẽ theo dõi COSOP dựa trên các chỉ số của Khung Quản lý Chương trình Quốc gia dựa trên Kết quả (CPMRF) và những điểm phối kết hợp của nó với Kế hoạch PTKTXH. Hoạt động theo dõi Chương trình COSOP sẽ kéo theo kết quả và tác động của các dự án sẽ được đánh giá một cách có hệ thống hơn và được đánh giá trong bối cảnh của các mục tiêu và mục đích của chính phủ. Các đoàn đánh giá thực thi chương tình hợp tác quốc gia hàng năm sẽ gồm có Chính phủ, lãnh đạo tỉnh và các giám đốc dự án, cán bộ trụ sở chính IFAD và cán bộ Văn phòng Đại diện của IFAD tại Hà Nội. Hoạt động M&E của Dự án sẽ gắn chặt với cơ sở dữ liệu nghèo đói ở cấp chương trình quốc gia, tạo điều kiện bám sát tiến độ dự án trong suốt quá trình thực thi và báo cáo theo các chỉ số của CPMRF. Hoạt động M&E của chương trình Quốc gia sẽ được liên kết với các nỗ lực của chính phủ nhằm

Page 23: CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC CHIẾN ... - baochinhphu.vnbaochinhphu.vn/Uploaded/nguyenthiphuongmai/2019_10_10/COSOP Vietnam 2019-25 _Final...BÁO CÁO Số. 5161-VN ... hiện đang

23

đánh giá hiệu quả viện trợ. Đánh giá giữa kỳ của COSOP sẽ được tiến hành vào cuối năm 2023 và đánh giá tổng kết chương trình sẽ được tiến hành vào cuối năm 2025. Trong quá trình đánh giá hàng năm và đánh giá giữa kỳ, các ưu tiên của COSOP sẽ được cố gắng điều chỉnh lại cho phù hợp với các chính sách và ưu tiên nổi bật của chính phủ, và khi cần thiết là với chính sách chung của IFAD

Các thoả thuận hiện tại để giám sát COSOP sẽ được mở rộng sang chu trình COSOP mới với một vài thay đổi. Các cải tiến chính bao gồm lồng ghép tốt hơn nữa các hoạt động của chương trình để đảm bảo tính kinh tế về quy mô và phạm vi trong Quản lý COSOP. Hơn nữa, với sự đa dạng của các hoạt động, khu vực địa lý, chủ đề, chuỗi giá trị, đối tác và công cụ tài trợ liên quan đến việc triển khai COSOP, nên thiết lập năng lực phân tích nâng cao và gần như vĩnh viễn để đảm bảo học tập và chia sẻ kinh nghiệm gần thời gian thực, quản lý một số quy trình đổi mới, cung cấp thông tin cho các hoạt động tham gia chính sách, ngoài việc báo cáo và truyền thông đơn giản về tiến độ và kết quả thực hiện. Trong bối cảnh quản lý vốn viện trợ mới, cần đặc biệt chú ý đến công tác theo dõi và đánh giá lợi nhuận kinh tế từ đầu tư và hiệu ứng nhân rộng.

VII. Quản lý rủi ro trong COSOP 83. Bảng dưới đây tóm tắt các rủi ro chính được xác định và các biện pháp giảm thiểu.

Rủi ro đối với COSOP

Rủi ro Xếp hạng rủi ro

Biện pháp giảm thiểu rủi ro

Chính trị/quản trị thấp Bối cảnh chính sách quốc gia rất tương thích với COSOP

Kinh tế vĩ mô thấp

Chiến lược và chính sách trong ngành

thấp

Năng lực thể chế Trung bình Huy động vốn tài trợ để xây dựng năng lực và hỗ trợ kỹthuật

Dư nợ thấp

Tài khoá thấp

Môi trường và khí hậu Đáng kể Trên thực tế, hầu hết các khoản đầu tư đều hướng đến thích ứng với biến đổi khí hậu và xây dựng khả năng phục hồi

Xã hội thấp Không thể rút vốn tài trợ kịp thời, đủ hoặc bằng hiện vật theo yêu cầu

IFAD và MPI sẽ chủ động hợp tác để thu hút tài trợ cấp địa phương và quốc tế.

Tổng quan Trung bình -thấp

1