17
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN –––––––––––––––––––––––––––––– NGUYỄN THỊ PHƢƠNG THẢO CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA MỸ Ở PHILIPPINES TỪ NĂM 1898 ĐẾN NĂM 1946 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ HÀ NỘI – 2015

CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA MỸ Ở - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/8976/1/02050003955.pdfĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ––––––––––––––––––––––––––––––

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG THẢO

CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA MỸ Ở

PHILIPPINES

TỪ NĂM 1898 ĐẾN NĂM 1946

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

HÀ NỘI – 2015

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG THẢO

CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA MỸ Ở PHILIPPINES

TỪ NĂM 1898 ĐẾN NĂM 1946

Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới

Mã số : 60 22 03 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

PGS.TS TRẦN THIỆN THANH

Chủ tịch Hội đồng

GS.TS. NGUYỄN VĂN KIM

HÀ NỘI – 2015

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1

1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................. 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: ................................................................................. 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 5

4. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn .................................................................... 6

5. Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 6

6. Nguồn tài liệu ...................................................................................................... 6

7. Ý nghĩa khoa học của luận văn ........................................................................... 7

8. Đóng góp của luận văn ....................................................................................... 7

9. Bố cục của luận văn ............................................................................................ 7

Chương 1: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH KINH TẾ

CỦA MỸ Ở PHILIPPINES THỜI KỲ 1898 - 1946Error! Bookmark not defined.

1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực............................ Error! Bookmark not defined.

1.1.1. Bối cảnh quốc tế ......................................... Error! Bookmark not defined.

1.1.2. Bối cảnh khu vực ......................................... Error! Bookmark not defined.

1.2. Tình hình nƣớc Mỹ .......................................... Error! Bookmark not defined.

1.3. Tình hình Philippines và chính sách cai trị của Mỹ ở PhilippinesError! Bookmark not defined.

1.3.1. Tình hình Philippines trước khi Mỹ xâm nhậpError! Bookmark not defined.

1.3.2. Sự xâm nhập và chính sách cai trị của Mỹ ở PhilippinesError! Bookmark not defined.

Tiểu kết chƣơng 1 .................................................... Error! Bookmark not defined.

Chương 2: KINH TẾ PHILIPPINES DƢỚI SỰ CAI TRỊ CỦA MỸ TỪ

NĂM 1898 ĐẾN NĂM 1946 ................................... Error! Bookmark not defined.

2.1. Chính sách nông nghiệp................................... Error! Bookmark not defined.

2.1.1. Chính sách ruộng đất .................................. Error! Bookmark not defined.

2.1.2. Chính sách nông nghiệp thương phẩm ....... Error! Bookmark not defined.

2.2. Chính sách công nghiệp ................................... Error! Bookmark not defined.

2.3. Chính sách thủ công nghiệp ........................... Error! Bookmark not defined.

2.4. Chính sách thƣơng mại .................................... Error! Bookmark not defined.

2.5. Chính sách đầu tƣ ............................................ Error! Bookmark not defined.

Tiểu kết chƣơng 2 .................................................... Error! Bookmark not defined.

Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA MỸ Ở

PHILIPPINES THỜI KỲ 1898 - 1946 ........................... Error! Bookmark not defined.

3.1. Đặc điểm của chính sách kinh tế của Mỹ ở PhilippinesError! Bookmark not defined.

3.2. Tác động đối với Philippines và Mỹ ............... Error! Bookmark not defined.

3.2.1. Tác động đối với Philippines ...................... Error! Bookmark not defined.

3.2.2.Tác động đối với Mỹ .................................... Error! Bookmark not defined.

3.2.3. Tác động đối với quan hệ Mỹ - Philippines Error! Bookmark not defined.

3.3. So sánh chế độ cai trị của Mỹ với Tây Ban Nha và các nước thực

dân khác .................................................................. Error! Bookmark not defined.

Tiểu kết chƣơng 3 .................................................... Error! Bookmark not defined.

KẾT LUẬN .............................................................. Error! Bookmark not defined.

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 8

PHỤ LỤC

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Philippines một quốc gia hải đảo với 7.107 hòn đảo lớn nhỏ, gồm ba vùng

địa lý: Luzon, Visayas và Mindanao. Nằm ở phía Đông Nam của Châu Á,

Philippines có vị trí thuận lợi nằm ở ngã ba đường, nơi tiếp giáp giữa châu Á và

châu Úc, án ngữ con đường thương mại biển. Do vậy, từ lâu Philippines đã trở

thành mục tiêu xâm nhập của các nước tư bản phương Tây. Trước khi chịu sự thống

trị của thực dân phương Tây, Philippines còn ở giai đoạn kinh tế - xã hội lạc hậu,

với nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc, chưa có một chính quyền trung ương thống

nhất nên hầu như không có khả năng chống cự lại sự xâm lược từ bên ngoài. Vì

những lí do đó mà 400 năm Philippines bị ngoại bang đô hộ, lúc đầu là Tây Ban

Nha, tiếp đó là Mỹ, và trong chiến tranh thế giới thứ hai thì bị Nhật chiếm đóng.

Đến nửa cuối thế kỷ XIX, khi chủ nghĩa tư bản phát triển lên đến đỉnh cao là

chủ nghĩa đế quốc, bên cạnh những thành tựu rực rỡ, sự phát triển không đều về

kinh tế dẫn đến mâu thuẫn không thể điều hòa được giữa các nước tư bản về địa vị

phát triển kinh tế và nhu cầu thị trường, thuộc địa. Mỹ là một “tư bản trẻ”, có nền

kinh tế phát triển vươn lên đứng đầu thế giới tư bản. Trong bối cảnh thị trường trên

thế giới hầu như đã được các nước “tư bản già” phân chia xong, để giải quyết nhu

cầu thuộc địa, thị trường, Mỹ đã áp dụng quan điểm “thực lực” nhằm chia lại thị

trường thế giới.

Năm 1898, vịnh Manila là nơi diễn ra trận chiến trong cuộc chiến tranh đế

quốc đầu tiên, cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Tây Ban Nha ở mặt trận châu Á - Thái

Bình Dương. Sau thất bại của Tây Ban Nha, Philippines trở thành “thuộc địa kiểu

mới” đầu tiên của Mỹ tại Đông Nam Á. Đây là lần đầu tiên Mỹ thực hiện “chủ

nghĩa thực dân mới” ở một quốc gia ngoài châu Mỹ. Cho dù phương thức cai trị

của Mỹ ở Philippines thuộc địa có nhiều điểm khác so với các nước thực dân khác

nhưng mục đích thì giống nhau, cuối cùng vẫn là bóc lột, tìm lợi nhuận về kinh tế.

Kinh tế Philippines chịu ảnh hưởng hoàn toàn vào Mỹ, phát triển thiếu cân đối.

Song, không thể phủ nhận là sự thống trị của Mỹ ở Philippines đã ảnh hưởng mạnh

2

mẽ và lâu dài đến định hướng, con đường phát triển cũng như tạo cơ sở để

Philippines hội nhập với thế giới.

Với mục đích tìm câu trả lời cho các câu hỏi: Một là, Mỹ đã thực hiện chính

sách kinh tế như thế nào ở Philippines giai đoạn từ 1898 – 1946? Hai là, việc thực

hiện các chính sách đó có đặc điểm gì và có tác động như thế nào đối với bản thân

hai nước Mỹ và Philippines? Ba là, những chính sách đó có điểm tương đồng và

khác biệt ra sao đối với chính sách của Tây Ban Nha trước đó cũng như đối với

chính sách của một số nước thực dân khác? Cùng với sự yêu thích của bản thân, tôi

quyết định chọn vấn đề: “Chính sách kinh tế của Mỹ ở Philippines từ năm 1898 đến

năm 1946” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp cao học của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:

Trong phạm vi những công trình nghiên cứu tôi có cơ hội tiếp cận, tôi xin

nêu một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu sau:

Tài liệu nghiên cứu tiếng Việt

Tác giả A.A.Gube với tác phẩm “ Nước cộng hòa Philippines năm 1898 và

đế quốc Mỹ” (1933), với nguồn tài liệu phong phú, tin cậy, tác giả đã nêu bật những

toan tính của Mỹ đối với cuộc cách mạng Philippines. Tuy nhiên, tác giả chưa đi

sâu phân tích chính sách cai trị của Mỹ ở quần đảo này.

Nghiên cứu về Philippines thời kỳ này còn phải kể đến G.I.Lêvinsơn với tác

phẩm “Philippines giữa hai cuộc chiến tranh thế giới”, (1958). Tác phẩm viết về

những phương pháp bóc lột của tư bản Mỹ, qua đó, cho người đọc thấy được âm

mưu của đế quốc Mỹ ở thuộc địa. Tuy nhiên, về phần kinh tế thì chưa được tác giả

đề cập nhiều.

Cuốn “Philippines dưới ách thống trị của đô la Mỹ” (1961) của E.S.Tơrôtski,

nêu bật chính sách của Mỹ và những thay đổi kinh tế của Philippines kể từ khi Mỹ

cai trị Philippines. Với những số liệu đa dạng, chính xác, đáng tin cậy, tác giả đã

đem đến cho người đọc một cái nhìn tổng quát, xuyên suốt trong thời kỳ lịch sử từ

đầu thế kỷ XX cho đến những năm 1950.

Tác phẩm “Nền nông nghiệp Philippines” (1975) của tác giả Ô.G.Barưshicôva

3

nói về nền nông nghiệp Philippines dưới thời thống trị của thực dân Tây Ban Nha để

từ đó người đọc có sự so sánh với chính sách cai trị của Mỹ sau này. Tuy nhiên, tác

giả mới chỉ tập trung đi sâu vào thành phần kinh tế nông nghiệp thời kỳ Philippines

là thuộc địa của Tây Ban Nha chứ không phải toàn bộ nền kinh tế nên chưa phân

tích được những thay đổi của toàn bộ nền kinh tế Philippines thời thuộc Mỹ một

cách toàn diện và sâu sắc.

D.E.G.Hall với công trình “Lịch sử Đông Nam Á” bản dịch sang tiếng Việt

được NXB CTQG ấn hành vào năm 1997, đã giúp cho người đọc có cái nhìn bao

quát về Đông Nam Á từ thời cổ đại đến thời hiện đại. Về lịch sử Philippines thời

cận đại, tác giả nêu một cách khái quát quá trình từ xâm nhập đến xâm lược của

Mỹ vào quần đảo này với những chính sách cai trị rất tự do, hoàn toàn trái ngược

với Tây Ban Nha trước đó. Đây là một công trình nghiên cứu tổng thể về Đông

Nam Á nên chính sách về kinh tế của Mỹ ở Philippines chưa được đề cập đến

một cách sâu sắc.

Những nghiên cứu của Viện nghiên cứu Đông Nam Á (Viện Hàn lâm KHXH

Việt Nam) cũng góp phần quan trọng vào việc tìm hiểu lịch sử, văn hoá của các

nước Đông Nam Á nói chung và lịch sử của từng quốc gia nói riêng. Bộ sách “ Tìm

hiểu lịch sử - văn hóa Philippines” xuất bản tập I năm 1996 và tập II năm 2001. Tác

phẩm không chỉ đề cập đến đất nước, con người, phong tục, tập quán, ngôn ngữ,

văn học, tôn giáo mà còn trình bày về lịch sử, kinh tế Philippines. Trong đó có việc

thành lập chính phủ Cộng hòa Philippines với vấn đề cụ thể như “Cộng hòa

Philippines: Lịch sử lập hiến và cơ quan lập pháp”, những chính sách đối ngoại của

chính phủ Cộng hòa…Song, đây là tác phẩm của nhiều tác giả nên tính hệ thống

chưa được thể hiện rõ nét.

Ngoài ra, vấn đề này còn được đề cập sơ lược trong các công trình nghiên

cứu của các học giả trong và ngoài nước: Flield (1963), “Đông Nam Á trong chính

sách của Hoa Kỳ”; G.Ruđencô (1963), “Chủ nghĩa thực dân cũ và mới”; Nguyễn

Tấn Chấn (1973), “Âm mưu và thủ đoạn của đế quốc Mỹ đối với cuộc cách mạng

giải phóng dân tộc ở philippines năm 1898”; Minh Đức (1999), “Cuộc cách mạng

4

Philippines (1896 – 1898), ý nghĩa và bài học”; Cao Minh Chơng (1990), “Cộng

hòa Philippin”, (1995), Cuộc chiến tranh Philippines – Mỹ (1899 – 1903), Nghiên

cứu Đông Nam Á số 3/1998, “Một số nét về Philippines”, (2007), “Lịch sử

Philippines”; Quang Thị Ngọc Huyền (2004), Quan hệ Mỹ - Philippines; Viện

nghiên cứu Đông Nam Á, “25 năm nghiên cứu các nước Đông Nam Á”; Trần

Khánh (2011), “So sánh chế độ cai trị của Mỹ và Tây Ban Nha ở Philippines dưới

thời thuộc địa”; Trần Thiện Thanh (2011), Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với

Philippines; Dương Quang Hiệp, Vị trí chiến lược của Philippines trong chính sách

đối ngoại của Mỹ giai đoạn 1898 – 1991, Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á, số

10/2014. Tuy nhiên, về kinh tế của Philippines thời kỳ thuộc địa của Mỹ không

được đề cập nhiều, nếu có thì cũng hết sức khái lược, các chính sách cai trị về kinh

tế chưa được phân tích một cách hệ thống, đặc biệt là dưới góc độ so sánh với chính

sách kinh tế của Tây Ban Nha ở Philippines và một số nước thực dân khác.

Tài liệu nghiên cứu tiếng nước ngoài

Những nghiên cứu nước ngoài có thể kể đến các tác phẩm như: Theodore

Frech (1965), Between two Empire, The Ordeal of the Philippines 1929 – 1946;

Golay, Frank (1966), The United States and the Philippines 1929 – 1946;

Salamanca (1968), The Filipino Reaction to American Rule; Teodoro A.Agoncilino

(1970), History of the Filipino people; Valdepenas Viecente B.Bautista Geemloon

(1977), The Emmergence of the Philippines Economy; Glenn Anthony May (1980),

Social Engineering in the Philippines; Timber David,G.Changeless Land

(1991),Community and change in Philippines politics; William (1992), The

Philippines: Colonialism, Collaboration and Resistance; Hotl, Elizabeth Kary

(2002), Coloniziny Filipinas Niniteenth – Century Representations of the

Philippines in the Western Historiography; Yoshihiro Chiba (2005), Cigar – Maker

in American Colonial: Survial During Structural Depressions in the 1920s;

Pomeroy; Katheleen Nadeau (2008), The history of the Philippines... Các tác phẩm

trên có đề cập đến kinh tế Phipippines thời thuộc địa, các thành phần kinh tế của

Philippines thuộc địa, sự thay đổi trong chính sách của Mỹ đối với thuộc địa

5

Philippines. Nhưng hầu hết các tác phẩm trên đều đề cập sơ lược hoặc đi sâu phân

tích một thành phần kinh tế nhất định chưa làm nổi bật được chính sách kinh tế của

Mỹ đối với Philippines nói chung trong toàn bộ nền kinh tế của Philippines.

Tựu chung lại, trong phạm vi những công trình nghiên cứu tôi tiếp cận được về

lịch sử Philippines giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, hầu hết đều tập trung

nghiên cứu về chính sách thống trị của Mỹ nói chung và văn hoá của Philippines ở thế

kỷ này chứ chưa có nhiều nghiên cứu mang tính chuyên khảo về vấn đề kinh tế

Philippines, đặc biệt là nghiên cứu so sánh với chính sách kinh tế của Tây Ban Nha ở

Philippines trước đó và một số nước thực dân khác. Tuy nhiên, đây là nguồn tài liệu

tham khảo quý giá để tôi hoàn thành bản luận văn này.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Luận văn tập trung nghiên cứu về chính sách kinh tế của Mỹ đối với

Philippines từ năm 1898 đến năm 1946.

- Luận văn tập trung vào các vấn đề sau:

+ Những yếu tố tác động đến chính sách kinh tế của Mỹ ở Philippines;

+ Những nội dung cụ thể trong chính sách cai trị về kinh tế của Mỹ ở

Philippines thời kỳ 1898 đến 1946;

+ Những tác động của chính sách kinh tế của Mỹ ở Philippines đối với nền

kinh tế của hai nước.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: nghiên cứu về những sự kiện diễn ra trên quần đảo

Philippines là chủ yếu, nhưng không tách biệt mà gắn với bối cảnh quốc tế và khu

vực tại Đông Nam Á, Châu Á Thái Bình Dương và Châu Mỹ.

- Về thời gian: mở đầu bằng sự thất bại của thực dân Tây Ban Nha, Mỹ thế

chân Tây Ban Nha thực hiện chính sách thực dân kiểu mới ở Philippines. Và kết

thúc bằng sự kiện Mỹ trao trả độc lập cho Philippines vào năm 1946.

- Về nội dung nghiên cứu: luận văn phân tích chính sách cai trị về kinh tế của

Mỹ ở Philippines để từ đó thấy được những thay đổi trong nền kinh tế Philippines

6

và tác động của việc thực hiện chính sách này đối với Mỹ, Philippines và một số

chủ thể khác có liên quan.

4. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn

4.1. Mục tiêu

- Làm rõ chính sách kinh tế của Mỹ ở Philippines và những tác động của việc

thực hiện chính sách này đối với các chủ thể có liên quan từ năm 1898 đến năm 1946.

4.2. Nhiệm vụ

- Làm nổi bật những yếu tố tác động đến chính sách kinh tế của Mỹ ở

Philippines từ cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX.

- Đi sâu phân tích chính sách về kinh tế Mỹ thực hiện ở Philippines giai đoạn

1898 – 1946.

- Phân tích, đánh giá những tác động của chính sách kinh tế của Mỹ ở

Philippines. So sánh với chính sách cai trị của một số nước thực dân khác, đặc biệt

là Tây Ban Nha.

5. Hƣớng tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu

5.1. Hướng tiếp cận

Luận văn giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu trên cơ sở hướng tiếp cận lịch

sử và logic.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

- Luận văn chủ yếu sử dụng hai phương pháp chính là phương pháp lịch sử

và phương pháp logic nhằm khôi phục lại lịch sử một cách rõ nét nhất.

- Bên cạnh đó luận văn cũng áp dụng một số phương pháp khác như: phân

tích, so sánh, thống kê, phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế…nhằm đạt hiệu

quả tối ưu nhất.

6. Nguồn tài liệu

Để hoàn thành luận văn tác giả đã sử dụng các nguồn tài liệu sau:

- Tư liệu gốc: Các văn bản, các điều luật của Mỹ ban hành ở Philippines

trong thời kỳ 1898 – 1946.

- Tư liệu nghiên cứu: Các sách đã xuất bản, các bài tạp chí nghiên cứu có

liên quan đến đề tài.

7

- Tư liệu khác: Một số website trên mạng internet như:

https://www.whitehouse.gov/, www.statistic, http://www.nationsonline.org,

https://www.fas.org, ...

7. Ý nghĩa khoa học của luận văn

Đây không phải vấn đề nghiên cứu hoàn toàn mới ở Việt Nam, nhưng nghiên

cứu này góp phần làm rõ thêm về những chính sách cai trị của Mỹ ở Philippines

thời thuộc địa, đặc biệt đi sâu vào nội dung chính sách về kinh tế, những hệ quả và

ảnh hưởng đến giai đoạn sau này khi Philippines giành được độc lập và xây dựng

phát triển đất nước. Bên cạnh đó, góp phần lý giải mối “quan hệ đặc biệt” giữa hai

nước về mọi mặt sau khi Philippines được trao trả độc lập.

8. Đóng góp của luận văn

- Luận văn cung cấp tư liệu cho việc nghiên cứu và học tập lịch sử Philippines,

về chủ nghĩa thực dân thời cận, hiện đại.

9. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, bố cục của đề

tài gồm ba chương như sau:

Chương 1: Các yếu tố tác động đến chính sách kinh tế của Mỹ ở Philippines

thời kỳ 1898 – 1946

Sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản khiến nhu cầu tìm kiếm thị

trường thuộc địa trở nên bức thiết. Sự phát triển của nền kinh tế Mỹ cùng với vị trí

chiến lược của Philippines thôi thúc Mỹ giành quyền kiểm soát Philippines từ Tây

Ban Nha. Bối cảnh quốc tế và khu vực đem lại những thời cơ và thách thức buộc

Mỹ phải điều chỉnh chính sách đối với thuộc địa cho phù hợp với hoàn cảnh.

Chƣơng 2: Kinh tế Philippines dƣới sự cai trị của Mỹ từ năm 1898 đến

năm 1946

Chương này đề cập đến những nội dung cơ bản trong chính sách kinh tế của

Mỹ đối với Philippines và hệ quả của việc thực hiện chính sách đó đối với

Philippines. Đó là sự phát triển mất cân đối của nền kinh tế, sự du nhập mạnh mẽ

quan hệ sản xuất mới tư bản chủ nghĩa, sự xuất hiện và phát triển của các giai tầng

mới trong xã hội…

8

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. A. Gube (1933), Nước cộng hòa Philippin và chủ nghĩa đế quốc Mỹ. Tư liệu

khoa Sử, trường ĐH KHXH & NV – ĐHQGHN.

2. Nguyễn Thế Anh (1972), Lịch sử các quốc gia Đông Nam Á, Nxb Lửa

Thiêng, Sài Gòn.

3. Đinh Ngọc Bảo (1995), Một số vấn đề về lịch sử các quốc gia Đông Nam Á,

Nxb KHXH, Hà Nội.

4. Phan Trọng Báu (1983), Philippines và chủ nghĩa xã hội trước năm 1917,

Tài liệu nội bộ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.

5. Beresine (1985), Philippin, một quần đảo ở ngã ba thời đại, Tài liệu nội bộ

Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.

6. Đỗ Thanh Bình (2010), Lịch sử phong trào giải phóng dân tộc thế kỉ XX -

một cách tiếp cận mới, Nxb ĐHSP, Hà Nội.

7. Cumachi Canêxabunô (1961), Chủ nghĩa thực dân mới, Nxb Sự Thật, Hà Nội.

8. Nguyễn Tấn Chấn (1973), “Âm mưu và thủ đoạn của đế quốc Mỹ đối với cuộc

cách mạng giải phóng dân tộc ở Philippin năm 1898”, Nxb KHXH, Hà Nội.

9. Cao Minh Chơng (1990), Cộng hòa Philippin, Tài liệu nội bộ Viện Nghiên

cứu Đông Nam Á.

10. Cao Minh Chơng (1995), Một số nét về Philippines, Nxb KHXH, Hà Nội.

11. Cao Minh Chơng (1998), Cuộc chiến tranh Philippin – Mỹ (1899 – 1903),

Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 3, tr 32 – 38.

12. Cao Minh Chơng (1998), Cuộc cách mạng Philippin (1896 – 1898) một trăm

năm sau nhìn lại, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 1, tr 5 – 14.

13. Cao Minh Chơng, Lê Thanh Hương, Phạm Thị Vinh (2001), Tìm hiểu lịch sử

văn hóa Philippin, Nxb KHXH, Hà Nội.

14. Cao Minh Chơng (2008), Lịch sử Philippin, Tài liệu nội bộ Viện nghiên cứu

Đông Nam Á.

15. Đặng Văn Chương (2011), Chính sách hạn chế thương mại của Tây Ban Nha

ở thuộc địa Philippin (1593 – 1834), Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 1,

tr 27 – 33.

9

16. Clive J.Christie (2000), Lịch sử Đông Nam Á hiện đại, Nxb Chính trị quốc

gia Hà Nội.

17. Nguyễn Trọng Định (2009), Philippines trên con đường phát triển, Tài liệu

Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.

18. Minh Đức (1999), Cuộc cách mạng Philippin (1896 – 1898), ý nghĩa và bài

học. Kỉ niệm 100 năm cách mạng Philippin.

19. E.Jorge V. Arizabal (1998), Những điểm tương đồng của cuộc chiến tranh

Philippin và cuộc chiến tranh Việt Nam, Tài liệu nội bộ Viện Nghiên cứu

Đông Nam Á.

20. E.S.Tơrốtxki (1961), Kinh tế Philippin dưới ách thống trị của đô la Mỹ, Nxb

Sự Thật, Hà Nội.

21. Flield (1993), Đông Nam Á trong chính sách của Hoa Kỳ, Tài liệu Viện

Nghiên cứu Đông Nam Á.

22. G.I.Lêvinxơn (1958), Philippin giữa hai cuộc đại chiến thế giới, Nxb văn

học Phương Đông Matxcơva, ĐH KHXH & NV, Hà Nội.

23. G.Ruđencô (1962), Chủ nghĩa thực dân cũ và mới, Nxb Thông tấn xã

Nôvôxti, Matxcơva.

24. Phạm Gia Hải (1992), Lịch sử thế giới cận đại, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

25. D.G.Hall (1997), Lịch sử Đông Nam Á. Nxb CTQG, Hà Nội.

26. Bùi Văn Hào, Trần Khánh (2011), Tranh giành thương mại và thiết lập chế

độ cai trị thuộc địa của Tây Ban Nha ở Philippines, Tạp chí Nghiên cứu

Đông Nam Á số 12/2011, tr 42 – 48.

27. Dương Quang Hiệp (2014), Vị trí chiến lược của Philippines trong chính

sách đối ngoại của Mỹ giai đoạn 1898 – 1991, Tài liệu nội bộ Viện Nghiên

cứu Đông Nam Á.

28. Nguyễn Huy Hồng, Ban Đông Nam Á (2013), Philippines một quần đảo ở

ngã ba thời đại, Tài liệu nội bộ Viện nghiên cứu Đông Nam Á.

29. Quang Thị Ngọc Huyền ( 2004), Quan hệ Mỹ - Philippines, ĐHQG Hà Nội,

Luận án tiến sĩ lịch sử.

10

30. Jacque Arnaulf (1958), Lên án chủ nghĩa thực dân, Phần 1: Những giai đoạn

của cuộc xâm lược thực dân, Paris, Thư viện ĐHSP Hà Nội.

31. Trần Khánh (2010), Đông Nam Á chặng đường dài phía trước, Tài liệu Viện

Nghiên cứu Đông Nam Á.

32. Trần Khánh (2011), So sánh chế độ cai trị của Mỹ và Tây Ban Nha ở

Philippin dưới thời thuộc địa, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 6/2011.

Tr 3 – 13.

33. Trần Khánh (2012), Lịch sử Đông Nam Á, Tập IV, Nxb KHXH Hà Nội.

34. Trần Khánh (2009), Vấn đề xác định thời điểm thiết lập chế độ thực dân

phương Tây ở Đông Nam Á, Tài liệu Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.

35. Phan Ngọc Liên, Đào Tuấn Thành, Nguyễn Thị Huyền Sâm, Mai Phú

Phương (2008), Lịch sử thế giới cận đại, Tập 1, Nxb ĐHSP Hà Nội.

36. Mokba Nayka (1972), Philippines trên con đường tiến tới độc lập (1901 –

1946), người dịch Đỗ Việt Hùng, Trần Thị Hải, Tài liệu Viện Nghiên cứu

Đông Nam Á.

37. N.I.Nozemsev (1961), chính sách đối ngoại của Mỹ, Nxb Sự Thật Hà Nội.

38. Nguyễn Văn Nam (2008), Tìm hiểu lịch sử các nước Đông Nam Á – Asean

trước công nguyên đến thế kỉ XX, Nxb Hà Nội.

39. Nhiều tác giả (1964), Đánh giá giai cấp tư sản trong phong trào giải phóng

dân tộc, Nxb Sự Thật, Hà Nội.

40. Vũ Dương Ninh – Nguyễn Văn Hồng (1998), Lịch sử thế giới cận đại, Nxb

Giáo Dục, Hà Nội.

41. Vũ Dương Ninh (1973), Nhìn lại con đường xâm lược của đế quốc Mỹ trong

thời kỳ lịch sử cận đại, Tư liệu trường ĐHKHXH&NV – ĐHQG Hà Nội.

42. Lương Ninh (cb) (2008), Lịch sử Đông Nam Á, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

43. O.G.Barusnicôva (1952), Nền nông nghiệp của Philippin, Tài liệu Viện

Nghiên cứu Đông Nam Á.

44. Onofre D. Copuz (1979), Philippin, người dịch Xuân Huy, Ban Đông Nam Á

– Viện Thông tin khoa học xã hội, Hà Nội.

11

45. Phân viện Khoa học Quân Sự - Học viện Quân sự cao cấp (1978), Chính

sách của các nước lớn đối với Đông Nam Á, Hà Nội.

46. Hồng Quang (1998), Chính sách thuế của Tây Ban Nha ở Philippin (thời

thuộc địa), Tài liệu nội bộ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.

47. Mạnh Quang (1998), Những ảnh hưởng của Tây Ban Nha đến xã hội

Philippin, Tài liệu nội bộ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.

48. Trần Quỳnh (1964), Những đặc điểm của chủ nghĩa tư bản hiện đại, Nxb Sự

Thật, Hà Nội.

49. R.Uglanovsky (1970), Đồng USD và châu Á, Hành động và chính sách thực

dân mới của Mỹ, TTXVN phát hành.

50. Ramon Toric (1996), Tình hình phong trào công nhân ở Philippin, Tư liệu

Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.

51. Ray mông Bacbê (1963), Đặc điểm của chủ nghĩa thực dân Pháp, Nxb Sự

Thật, Hà Nội.

52. Rơđôsigô Rôgia (1989), Phong trào giải phóng dân tộc ở Phi Luật Tân,

Phòng tư liệu khoa Sử ĐH KHXH & NV Hà Nội.

53. Phạm Đức Thành (chủ biên) (2001), Đặc điểm con đường phát triển kinh tế -

xã hội của các nước ASEAN, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

54. Trần Thiện Thanh (2011), Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Philippines

nửa cuối thế kỷ XIX, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 11, tr 47 – 54.

55. Trung tâm KHXH & NVQG – Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (1996), Tìm

hiểu lịch sử - văn hóa Philippin. Tập 1. Nxb KHXH, Hà Nội.

56. TTX Nôvôxti (1972), Đế quốc Mỹ ở Đông Nam Á, TTX Nôvôxti, Matxcơva.

57. V.D.Seetinin (1975), Sự tiến hóa của chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ. Nxb

Sự Thật, Hà Nội.

58. Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (2001), 25 năm nghiên cứu các nước Đông

Nam Á, Tài liệu Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.

59. Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (1983), Một số nét về Philippines, Tài liệu

Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.

12

60. Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (1986), Philippines tiến trình lịch sử, Tài liệu

nội bộ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.

61. Viện TTKHXH(1976), Chủ nghĩa thực dân mới, Sưu tập chuyên đề, Hà Nội.

Tài liệu tiếng nƣớc ngoài

62. A.T.Mahan (1890), The Influence of Sea Power upon history, 1660 – 1873,

Little, Brown & Company, Boston, pp.83.

63. Caraga Antigua (1989), 1521 – 1910 – The Hispanization and

Christianization of Agusan Surigao and East Davao – Cebu City, Philipines,

Sancarlos publications, University of Sancarlos.

64. D.R.Sar Desai (1997), Southeast Asia – Past and Present (Fouth Edition),

University of California at Los Angeles, Westview Press, pp.164.

65. Garel A. Grunder, William E. Livezey (1951), The Philippines and the

United States. University of Oklahoman Press.

66. Glenn Anthony May (1980), Social Engineering in the Philippines.

Greenwood Press, London, England.

67. Golay Frank (1966), The United States and the Philippines, 1929 – 46,

Prentice – Hall, Englewood Cliffs, N.J.

68. Holt, Elizabeth Kary (2002), Coloniziny Filipinas Nineteenth – Century

Representations of the Philipines in the Western Historiography, Quezon:

ADMU press.

69. Ileto, Reynaldo (1989), Payson and Revolutions Popular Moverments in the

Philippines, 1840 – 1910, Ateneo de Man Press, Quezon City.

70. Katheleen Nadeau (2008), The history of the Philippines ( Greenwood

Histories of The Modern Nations) London : Green Press.

71. Pomeroy,William (1992), The Philipines: Colonialism, Collaboration and

Resistance. New York: International Publisher.

72. Salamanca, Bonifacio (1968),..The Filipino Reaction to American Rule. Shoe

String Press, Hamden, Corn.

73. Soria. M. Zaide (1999), The Philippin Unique Nation, All Nation publishing

Co,Inc, Quezon city.

13

74. Teodoro A. Agoncilino, Milagros C. Guerrero (1970), History of the Filipino

people, Quezon City Philippines.

75. The Cambridege (1999), History of Southeast Asia. Volume Two, part one.

Cambridge University Press.

76. Theodore French (1965), Between two Empires, The Ordeal of the

Philippines 1929 – 1946. New Haven : Yale Univ. Press, pp.6.

77. Timber. David.G.Changeless Land (1991), Community and change in

Philippines politics, Institute for Southeas Asian studies, Singapore.

78. Valdepenas Viecente B.Bautista Geemloon (1997), The Emmergence of the

Philippines Economy, Manila: Papyrus Press.

79. Yoshihiro Chiba (2005), Cigar – Makers in American Colonial: Survial

During Structural Depressions in the 1920s, Journal of Southeast Asian

Studies, UK, 2005 – Vol. 36 – NO, pp.373 – 399.