8
Chung tay xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái VĂN HÓA - XÃ HỘI Để trường học thật sự là “ngôi nhà” thứ hai của thầy và trò TRANG 5 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT Bảo Lâm phòng chống trộm mùa cà phê TRANG 6 BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 4919 - THỨ BA NGÀY 14/11/2017 NHỚ LỜI BÁC DẠY TRANG 4 Tiết học tiếng Việt của cô, trò Trường Tiểu học Phan Như Thạch, Đà Lạt. Ảnh: V.Báu Có một “đầu tàu” năng động... TRANG 4 TRANG 7 Đối với mình - Phải siêng năng, không được lười biếng, ai lười biếng không làm được việc. Phải tiết kiệm, không xa xỉ, vì xa xỉ hóa ra tham lam, nhất là đối với tiền bạc của đoàn thể phải rất phân minh. (CON ĐƯỜNG GIẢI PHÓNG. THÁNG 12 NĂM 1940. TƯ LIỆU BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH). Với nhiều người trong đoàn, đây là lần đầu tiên họ đặt chân đến đất Nhật dù trước đó họ đã không ít lần du lịch ra nước ngoài, nhất là các nước trong cộng đồng Đông Nam Á. Còn với Hội Nông dân Lâm Đồng, đây là lần đầu tiên đứng ra tổ chức một chuyến đi vốn đã ấp ủ hơn 3 năm kể từ khi chủ trương đưa nông dân đi nghiên cứu, học tập ở nước ngoài của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam ra đời. Pht đng thc hin B Quy tc ng x văn minh du lch KINH TẾ AGRIBANK LÂM ĐỒNG Đi đầu thực hiện chính sách tín dụng nông nghiệp TRANG 3 TRANG 2 Đng Cộng sn Việt Nam được tổ chức chặt ch, thống nhất từ Trung ương đến cơ sở, có mối liên hệ mật thiết với quần chúng, được tổ chức tại các đơn vị cơ sở. Tính đến cuối năm 2015, tổng số đng viên trong toàn Đng lên hơn 4,65 triệu, với hơn 57.000 tổ chức cơ sở đng; trong đó có hơn 23.000 đng bộ cơ sở và hơn 34.000 chi bộ cơ sở, hơn 230.000 chi bộ trực thuộc đng ủy cơ sở. Tổ chức cơ sở đng vững mạnh thì Đng vững mạnh TRANG 3 Đưa nông dân “học” mô hình nông nghip Nhật CHÀO MỪNG 35 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11/1982 - 20/11/2017) Xây dng đi ngũ nhà gio theo hướng đổi mới, sng tạo Ngày 12/11, tại Quảng trường Lâm Viên, UBND tỉnh Lâm Đng đ t chc l pht đng thc hiện B Quy tc ng x văn minh du lch do B VH-TT-DL ban hành. B Quy tc ng x văn minh du lch gm 2 chương 12 điều là những quy đnh mang tính chuẩn mc nhằm đnh hướng hành vi, thi đ, thói quen, cch thc ng x văn minh của t chc và c nhân khi tham gia cc hoạt đng du lch; với những quy tc ng x c thể cho 10 nhóm đối tượng gm: du khch, t chc, c nhân kinh doanh dch v du lch, cc doanh nghiệp vn chuyển lữ hành, hướng dẫn viên du lch, cơ sở lưu trú du lch, nhà hàng - cơ sở dch v ăn uống, điểm mua sm, điểm tham quan du lch, cng đng dân cư... B Quy tc ng x văn minh du lch trên đa bàn tỉnh được triển khai nhằm xây dng môi trường du lch thân thiện, chuyên nghiệp, an toàn. Pht đng triển khai thc hiện B Quy tc, ông Phan Văn Đa - Phó Chủ tch UBND tỉnh Lâm Đng nhấn mạnh: Việc nhanh chóng p dng B Quy tc ng x văn minh du lch nhằm xây dng hành vi, thi đ ng x văn minh, lch s, mến khch trong đón tiếp và phc v khch du lch của cc t chc, c nhân kinh doanh dch v du lch cũng như cng đng dân cư. Từ đó, nâng cao tính chuyên nghiệp, uy tín, chất lượng của dch v du lch Lâm Đng. Q.UYN

CHÀO MỪNG 35 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11/1982 - …baolamdong.vn/upload/others/201711/26472_Bao_Lam_Dong_ngay_14_11_2017.… · TƯ LIỆU BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH)

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Chung tay xóa bỏ bạo lực với phụ nữvà trẻ em gái

VĂN HÓA - XÃ HỘIĐể trường học thật sự là “ngôi nhà” thứ hai

của thầy và trò TRANG 5

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬTBảo Lâm phòng chống

trộm mùa cà phêTRANG 6

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 4919 - THỨ BA NGÀY 14/11/2017

NHỚ LỜI BÁC DẠY

TRANG 4Tiết học tiếng Việt của cô, trò Trường Tiểu học Phan Như Thạch, Đà Lạt. Ảnh: V.Báu

Có một “đầu tàu” năng động...

TRANG 4

TRANG 7

Đối với mình - Phải siêng năng, không được lười biếng, ai lười biếng không làm được việc. Phải tiết kiệm, không xa xỉ, vì xa xỉ hóa ra tham lam, nhất là đối với tiền bạc của đoàn thể phải rất phân minh.

(CON ĐƯỜNG GIẢI PHÓNG. THÁNG 12 NĂM 1940. TƯ LIỆU BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH).

Với nhiều người trong đoàn, đây là lần đầu tiên họ đặt chân đến đất Nhật dù trước đó họ

đã không ít lần du lịch ra nước ngoài, nhất là các nước trong cộng đồng Đông Nam Á. Còn với Hội Nông dân Lâm Đồng, đây là lần đầu tiên đứng ra tổ chức một chuyến đi vốn đã ấp ủ hơn 3 năm kể từ khi chủ trương đưa nông dân đi nghiên cứu, học tập ở nước ngoài của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam ra đời.

Phat đông thưc hiên Bô Quy tăc ưng xư văn minh du lich

KINH TẾAGRIBANK LÂM ĐỒNG

Đi đầu thực hiện chính sách tín dụng nông nghiệp

TRANG 3

TRANG 2

Đang Cộng san Việt Nam được tổ chức chặt che, thống nhất từ Trung ương đến cơ sở, có mối liên hệ mật thiết với quần chúng, được tổ chức tại các đơn vị cơ sở. Tính đến cuối năm 2015, tổng số đang viên trong toàn Đang lên hơn 4,65 triệu, với hơn 57.000 tổ chức cơ sở đang; trong đó có hơn 23.000 đang bộ cơ sở và hơn 34.000 chi bộ cơ sở, hơn 230.000 chi bộ trực thuộc đang ủy cơ sở.

Tổ chức cơ sở đang vững mạnh thì Đang vững mạnh

TRANG 3

Đưa nông dân “học” mô hình nông nghiêp Nhật

CHÀO MỪNG 35 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11/1982 - 20/11/2017)

Xây dưng đôi ngũ nhà giaotheo hướng đổi mới, sang tạo

Ngày 12/11, tại Quảng trường Lâm Viên, UBND tỉnh Lâm Đông đa tô chưc lê phat đông thưc hiện Bô Quy tăc ưng xư văn minh du lich do Bô VH-TT-DL ban hành.

Bô Quy tăc ưng xư văn minh du lich gôm 2 chương 12 điều là những quy đinh mang tính chuẩn mưc nhằm đinh hướng hành vi, thai đô, thói quen, cach thưc ưng xư văn minh của tô chưc và ca nhân khi tham gia cac hoạt đông du lich; với những quy tăc ưng xư cu thể cho 10

nhóm đối tượng gôm: du khach, tô chưc, ca nhân kinh doanh dich vu du lich, cac doanh nghiệp vân chuyển lữ hành, hướng dẫn viên du lich, cơ sở lưu trú du lich, nhà hàng - cơ sở dich vu ăn uống, điểm mua săm, điểm tham quan du lich, công đông dân cư...

Bô Quy tăc ưng xư văn minh du lich trên đia bàn tỉnh được triển khai nhằm xây dưng môi trường du lich thân thiện, chuyên nghiệp, an toàn.

Phat đông triển khai thưc hiện Bô Quy tăc, ông Phan Văn Đa - Phó Chủ tich UBND tỉnh Lâm Đông nhấn mạnh: Việc nhanh chóng ap dung Bô Quy tăc ưng xư văn minh du lich nhằm xây dưng hành vi, thai đô ưng xư văn minh, lich sư, mến khach trong đón tiếp và phuc vu khach du lich của cac tô chưc, ca nhân kinh doanh dich vu du lich cũng như công đông dân cư. Từ đó, nâng cao tính chuyên nghiệp, uy tín, chất lượng của dich vu du lich Lâm Đông. Q.UYÊN

2 THỨ BA 14 - 11 - 2017 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Trong hệ thống tổ chức của Đảng, cấp cơ sở là nền tảng của Đảng - hạt nhân

chính trị ở cơ sở, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Tổ chức cơ sở (TCCS) đảng là cầu nối giữa Đảng với dân; là nơi trực tiếp nghiên cứu, quán triệt và đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng vào cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân; đồng thời vận động, tổ chức cho quần chúng thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; là nơi phát triển, giáo dục, rèn luyện, sàng lọc, kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng viên; nơi đào tạo cán bộ cho Đảng...

TCCS đảng có vai trò rất quan trọng, tạo nên sức chiến đấu, năng lực lãnh đạo của Đảng nói chung. Vì vậy, một trong những nội dung cần đặc biệt quan tâm trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các TCCS đảng.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng TCCS đảng. Người xác định mỗi chi bộ của Đảng là một hạt nhân lãnh đạo quần chúng ở cơ sở, đoàn kết chặt chẽ liên hệ mật thiết với quần chúng, phát huy được trí tuệ và lực lượng vĩ đại của quần chúng. Đảng mạnh là do các chi bộ đều mạnh, chi bộ là đồn luỹ của Đảng chiến đấu ở trong quần chúng. Chi bộ là sợi dây chuyền để liên hệ Đảng với quần chúng.

Để phát huy vai trò lãnh đạo

của Đảng, cần đặc biệt quan tâm xây dựng TCCS đảng trên các mặt sau đây: Phải không ngừng mở rộng diện che phủ của tổ chức đảng và công tác của Đảng. Theo Điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam, một đơn vị cơ sở co ba đảng viên chính thức trở lên phải thành lập TCCS đảng. Hiện nay, số TCCS đảng ở nông thôn, thành thị, trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp nhà nước trên cả nước cơ bản đã được phủ kín. Riêng tỉnh Lâm Đồng, đến 2016, toàn tỉnh co 10 TCCS đảng trong doanh nghiệp cổ phần co vốn nhà nước (dưới 50% vốn điều lệ), 2 TCCS đảng trong doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, 22 TCCS đảng doanh nghiệp cổ phần không co vốn nhà nước và doanh nghiệp tư nhân... Để từng bước mở rộng diện che phủ của tổ chức Đảng trong các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh, những nơi đủ điều kiện thi phải thành lập tổ chức Đảng, còn chưa đủ điều kiện thi áp dụng các biện pháp gắn kết thành lập, liên kết thành lập; những nơi kho khăn cần cử cán bộ chuyên trách trực tiếp giúp đỡ; kịp thời hỗ trợ kinh phí cho các tổ chức Đảng mới thành lập, qua đo giúp cấp ủy co điều kiện hoạt động thuận lợi hơn…

Xây dựng đội ngũ người đứng đầu TCCS đảng, bởi năng lực người đứng đầu (bí thư) TCCS đảng co ảnh hưởng trực tiếp tới vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng. Vi vậy, phải coi trọng xây dựng đội ngũ người đứng đầu đảm bảo các yếu tố như: Coi trọng phâm chất, lựa chọn và rèn luyện người đứng đầu tổ chức cơ sở đảng phải thật nghiêm minh. Đổi mới cơ chế lựa chọn, coi trọng lựa chọn đảng viên ưu tú từ nông dân, công nhân, trí thức, doanh nhân, những sinh viên giỏi tốt

nghiệp đại học để bồi dưỡng, đào tạo và bố trí giữ chức bí thư tổ chức Đảng. Tăng cường giáo dục - đào tạo, đảm bảo tất cả bí thư TCCS đảng đều được qua đào tạo, bồi dưỡng ngay từ đầu nhiệm kỳ. Thực hiện quy chế trách nhiệm công tác xây dựng Đảng một cách thiết thực; hoàn thiện quy chế kiểm điểm, đánh giá, sát hạch về công tác xây dựng Đảng; kiểm điểm, đánh giá công tác định kỳ của các cấp, các ngành, đơn vị, cá nhân nhất thiết phải co nội dung công tác xây dựng Đảng, bổ nhiệm cán bộ phải xem kết quả thực hiện công tác xây dựng Đảng…

Luôn luôn coi trọng tăng cường quản ly và xây dựng đội ngũ đảng viên, bởi đảng viên là tế bào của cơ thể Đảng, đảng viên co trong sạch thi Đảng mới trong sạch, đảng viên co mạnh thi Đảng mới mạnh. Nội dung quản ly và xây dựng đội ngũ đảng viên cần chú trọng trên các mặt: Xây dựng cơ chế đảng viên giữ cương vị luôn tiên phong, gương mẫu, hoàn thành tốt nhiệm vụ; xác định rõ phạm vi trách nhiệm đảng viên... Thực hiện nghiêm túc sinh hoạt Đảng, quy chế định kỳ phân tích tính Đảng của đảng viên, để đảng viên luôn chịu sự giám sát của chi bộ và quần chúng; chú trọng công tác quản ly đảng viên không co nơi làm việc ổn định, đảng viên đi làm ăn xa. Đảm bảo quy mô tổng số đội ngũ đảng viên, nâng cao trinh độ, cơ cấu, nhằm đảm bảo phát huy vai trò của đảng viên trong mọi hoạt động. Lấy nâng cao tính đảng và trinh độ chuyên môn làm trọng tâm; tận dụng các phương tiện, các kênh nhằm mở rộng diện giáo dục - đào tạo. Xử ly thỏa đáng những đảng viên không đạt tiêu chuân, mạnh dạn đưa ra khỏi Đảng những người không đủ tiêu chuân. Làm tốt công tác

đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ đảng viên.

Chú trọng xây dựng TCCS đảng và đảng viên trực tiếp làm tốt công tác quần chúng. Đại hội XII của Đảng đã nêu ra nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng TCCS đảng làm tốt công tác quần chúng. Tùy theo loại hinh TCCS đảng (ở nông thôn, thành thị, trong doanh nghiệp, đơn vị hành chính, sự nghiệp, lực lượng vũ trang…) để xác định nội dung vận động, dẫn dắt quần chúng chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho phù hợp; giúp đỡ quần chúng nhân dân và đảng viên giải quyết kho khăn trong cuộc sống…

Tạo điều kiện đảm bảo cho công tác xây dựng TCCS đảng được thực hiện một cách thuận lợi, tức là phải xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm và chế độ làm việc một cách ổn định, nền nếp; đảm bảo co người phụ trách, co điều kiện để thực hiện nhiệm vụ, co chế độ đãi ngộ khi đang làm việc cũng như khi nghỉ công tác để họ chuyên tâm vào công việc được giao. Trước đây, Đảng yêu cầu cán bộ Đảng, đảng viên phải công hiến, không đặt vấn đề đãi ngộ, nhưng với cơ chế thị trường hiện nay chúng ta cần co chính sách phù hợp, thỏa đáng giữa cống hiến và đãi ngộ, co như vậy mới động viên đảng viên tích cực tham gia công xây dựng Đảng, nhất là ở cơ sở.

Tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh mạnh thi Đảng trong sạch vững mạnh, vi vậy Đảng ta luôn hết sức coi trọng xây dựng TCCS đảng, coi trọng vai trò lãnh đạo của Đảng ở cơ sở, phải làm vững chắc công tác nắm cơ sở, đặt nền mong vững chắc từ cơ sở, làm cho mỗi TCCS đảng đều trở thành thành luỹ vững chắc của Đảng.

VĂN NHÂN

Tổ chức cơ sở đảng vững mạnh thì Đảng vững mạnh

DI LINH: 28 đảng viên vinh dự nhận Huy hiệu Đảng

Huyện ủy Di Linh vừa tổ chức Lễ trao Huy hiệu Đảng cho 28 đảng viên 30, 40, 45,

50 và 55 tuổi Đảng nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Cách mạng Tháng Mười Nga.

Trong đo, 2 đảng viên được trao Huy hiệu 55 tuổi Đảng; 7 đảng viên được trao Huy hiệu 50 tuổi Đảng; 6 đảng viên được trao Huy hiệu 45 tuổi Đảng; 2 đảng viên được

trao Huy hiệu 40 tuổi Đảng và 11 đảng viên được trao Huy hiệu 30 tuổi Đảng.

Như vậy, tính từ trước đến nay, Đảng bộ huyện Di Linh đã co 917 đảng viên được

trao Huy hiệu Đảng. Trong đo, 70 tuổi Đảng co 1; 65 tuổi Đảng co 12; 60 tuổi Đảng co

5; 55 tuổi Đảng co 36; 50 tuổi Đảng co 101; 45 tuổi Đảng co 150; 40 tuổi Đảng co 230

và 30 tuổi Đảng co 382 đảng viên.XL

Đang Công san Việt Nam được tô chưc chăt che, thống nhất từ Trung ương đến cơ sơ, có mối liên hệ mật thiết với quần chúng, được tô chưc tại các đơn vị cơ sơ. Tinh đến cuối năm 2015, tông số đang viên trong toàn Đang lên hơn 4,65 triệu, với hơn 57.000 tô chưc cơ sơ đang; trong đó có hơn 23.000 đang bô cơ sơ và hơn 34.000 chi bô cơ sơ, hơn 230.000 chi bô trực thuôc đang ủy cơ sơ.

ĐỨC TRỌNG: Thu ngân sách nhà nước tăng 60% so với cùng kỳ

Theo thông tin từ UBND huyện Đức Trọng: Tính đến thời điểm hiện tại, tổng

thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện đạt 653 tỷ đồng, đạt 105% và tăng 60% so

với cùng kỳ. Riêng tại các xã, thị trấn, đa phần tổng ngân sách nhà nước thu đạt và vượt dự

toán giao, chỉ co hai xã chưa đạt, gồm Hiệp Thạnh đạt 83% và Tân Thành đạt 92%.Tuy thu ngân sách nhà nước do huyện

quản ly đạt tỷ lệ khá so với dự toán năm và tăng trưởng cao so với cùng kỳ, song một số lĩnh vực thu đạt thấp so với mặt bằng chung của tỉnh và chưa đạt kế hoạch đề ra như thu từ thuế, phí đạt 82%; thu từ tiền sử dụng đất đạt 85%... làm ảnh hưởng đến công tác điều

hành thu ngân sách của huyện.Trong hai tháng còn lại, để phấn đấu

hoàn thành tổng thu ngân sách nhà nước năm 2017 trên địa bàn vượt ít nhất 5% dự

toán giao, UBND huyện Đức Trọng đã chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị thuộc huyện và UBND các xã, thị trấn đây mạnh nhiều giải

pháp thực hiện.HOÀNG MY

HỘI CỰU GIÁO CHỨC ĐỨC TRỌNG:

Kỷ niệm 35 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và tổng kết công tác Hội 2017Hội Cựu giáo chức huyện Đức

Trọng vừa tổ chức kỷ niệm 35 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và tổng kết nhiệm vụ công tác Hội 2017, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2018.

Tại buổi lễ, các đại biểu đã cùng nhau ôn lại truyền thống của Ngày Nhà giáo Việt Nam. Phát biểu tại lễ kỷ niệm, các đồng chí lãnh đạo Hội Cựu giáo chức tỉnh, lãnh đạo huyện Đức Trọng đã gửi lời tri ân sâu

sắc, ghi nhận và chúc mừng đội ngũ cựu giáo chức huyện nhân ngày lễ tôn vinh những người làm công tác giáo dục. Qua đo, cũng đã khẳng định những đong gop to lớn của đội ngũ cựu giáo chức đối với sự nghiệp trồng người của địa phương trong những năm qua.

Đồng thời, các đồng chí lãnh đạo cũng mong muốn thời gian tới, các nhà giáo trong Hội tiếp tục phát huy tâm trí, phâm

chất nhà giáo đong gop những kinh nghiệm quy báu của bản thân; đồng hành cùng ngành giáo dục của huyện nhà. Bên cạnh đo, tích cực tham gia các chương trinh, hoạt động của địa phương, xây dựng gia đinh hiếu học, gia đinh kiểu mẫu, văn hoa; tăng cường xây dựng các câu lạc bộ văn hoa, văn nghệ, thể dục thể thao cho các hội viên tham gia, gop phần xây dựng tổ chức Hội ngày càng

vững mạnh…Dịp này, co 1 tập thể và 4 cá

nhân được nhận Bằng khen của Trung ương Hội vi co thành tích xuất sắc cho sự nghiệp giáo dục. Hội cũng đã trao giấy chứng nhận cho 9 hội cơ sở đạt Hội cơ sở vững mạnh giai đoạn 2011 - 2016 và trao Kỷ niệm chương vi sự nghiệp xây dựng và phát triển Hội cho 6 nhà giáo.

N.MINH

Trường THPT Bảo Lộc có 16 học sinh đoạt giải “Tự hào Việt Nam”

Thành Đoàn Bảo Lộc vừa trao giải thưởng tuần cho các em học sinh Trường

THPT Bảo Lộc.Khai mạc từ ngày 8/10/2017, cuộc thi tim hiểu lịch sử, văn hoa dân tộc “Tự hào Việt Nam” lần thứ 2 năm 2017 co hơn 22.000

thí sinh cả nước tham gia; trong đo, TP Bảo Lộc co 5.427 học sinh tham gia. Theo thể lệ, mỗi lần tham dự, mỗi thí sinh tham gia trả lời các câu hỏi ở 4 vòng thi gồm vòng

khởi động, vòng thử thách, vòng tăng tốc và vòng về đích. Nội dung tập trung vào kiến thức về lịch sử, văn hoa Việt Nam đã được

dạy và học trong chương trinh giáo dục phổ thông; các cột mốc lịch sử quan trọng của

đất nước, các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoa, anh hùng liệt sĩ, những người Việt

Nam tiêu biểu xuất sắc trên các lĩnh vực, qua các thời kỳ; thành tựu trên các lĩnh vực

của đất nước trong thời kỳ đổi mới. Sau 3 tuần tham gia thi vòng loại, BTC

cuộc thi đã chọn ra 3 thí sinh đoạt giải nhất các tuần và 30 thí sinh đoạt giải khuyến khích. Trường THPT Bảo Lộc đã co 16

học sinh đoạt giải, gồm: 2 giải nhất, 14 giải khuyến khích; trong đo, em Nguyễn Thị

Thanh Thủy và em Nguyễn Công Minh - lớp 11A7 giành giải nhất tuần 2 và tuần 3.

QUANG NGỌC

3 THỨ BA 14 - 11 - 2017KINH TẾ

Cách đây chưa đầy năm, Agribank Lâm Đồng - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn Chi nhánh Lâm Đồng - co hệ thống mạng lưới hoạt động rộng khắp trong toàn tỉnh Lâm Đồng. Đo là, ngoài Hội sở chi nhánh tỉnh đong tại thành phố Đà Lạt ra, Agribank Lâm Đồng còn co 12 chi nhánh loại II và 14 phòng giao dịch hoạt động tại các huyện, thành phố cho đến các tụ điểm dân cư ở các thị trấn, thị tứ hay các cụm xã, phường. Và sau khi sắp xếp lại mạng lưới theo Nghị quyết của Hội đồng thành viên Agribank, Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng chỉ còn lại Hội sở chi nhánh tỉnh, 7 chi nhánh loại II, 8 phòng giao dịch, 19 ATM hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Lạt và các huyện Đơn Dương, Lâm Hà, Đam Rông, Đức Trọng, Lạc Dương với đội ngũ cán bộ viên chức và người lao động giảm đi hơn phân nửa, còn lại 350 người. Thế nhưng, theo lãnh đạo Agribank Lâm Đồng, nhin lại 5 năm qua, mặc dù gặp phải không ít kho khăn do thiên tai, dịch bệnh, giá cả nông sản thiếu ổn định… cũng như sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng thương mại nhưng Agribank Lâm Đồng co mức tăng trưởng từ 18 - 20% về nguồn vốn và dư nợ. Điều đo cho thấy, đơn vị luôn đảm bảo lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, duy tri việc làm,

Đi đầu thực hiện chính sách tín dụng nông nghiệp Vừa thực hiện các chinh sách tiền tệ, tin dụng theo chỉ đạo của Chinh phủ tại Lâm Đồng, nhất là chinh sách tin dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn với mưc ưu đãi lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thương mại; nhưng Agribank Lâm Đồng vẫn đam bao được mục tiêu lợi nhuận và có mưc tăng trương cao. Đăc biệt, tại thời điểm cuối tháng 10, tuy chưa hết năm kế hoạch kinh doanh 2017, song đơn vị đã hoàn thành chỉ tiêu được giao với mưc tăng trương dư nợ lên đến 23%.

tăng thu nhập cho người lao động; đặc biệt gop phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhất là cải thiện đời sống và thu nhập cho người dân hoạt động sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, sinh sống ở khu vực nông thôn trên địa bàn Lâm Đồng. Vi vậy, Agribank Lâm Đồng không chỉ hoàn thành tốt kế hoạch kinh doanh, kinh doanh hiệu quả, bảo đảm an toàn tuyệt đối về vốn và tài sản của Nhà nước mà còn thể hiện vai trò trách nhiệm đi đầu trong việc thực hiện tốt các chính sách tiền tệ, tín dụng theo Nghị quyết 55 của

Chính phủ tại Lâm Đồng. Bởi, các chính sách tín dụng này tập trung phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn cho vay đối với 5 đối tượng ưu tiên về lãi suất ưu đãi thấp hơn lãi suất cho vay thương mại từ 1% đến 2%/năm. Đo là cho vay nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao, tái canh cà phê, cho vay xây dựng nông thôn mới, huyện nghèo 30a và goi cho vay vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số… Nhin vào các khoản vay này cho thấy trách nhiệm của đơn vị đồng thời cũng là nhiệm vụ nặng nề của Agribank Lâm

Đồng không chỉ đáp ứng nguồn vốn phát triển kinh tế, nhất là trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn trên địa bàn Lâm Đồng.

Theo báo cáo của Agribank Lâm Đồng, tổng nguồn vốn huy động đến ngày 31/10 đạt 7.264 tỷ đồng. Cơ cấu nguồn vốn huy động, trong đo chiếm tỷ trọng cao nhất là tiền gửi co kỳ hạn dưới 12 tháng với tỷ trọng 49,08%; kế đến là tiền gửi co kỳ hạn từ 12 đến 24 tháng chiếm tỷ trọng 35,18% và tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng 15,38%; còn lại là tiền gửi co kỳ hạn trên 24 tháng và

tiền gửi dân cư, các tổ chức kinh tế. Đáng noi hơn, dư nợ hiện hữu tính đến ngày 31/10 của Agribank Lâm Đồng đã đạt 10.679 tỷ đồng, tăng 195 tỷ đồng so với đầu tháng và tăng tới 2.004 tỷ đồng, tương đương với mức tăng trưởng 23,1% so với đầu năm. Trong khi đo tỷ lệ nợ xấu là 32,7 tỷ đồng, giảm 10,6 tỷ đồng so với đầu tháng và chỉ còn chiếm tỷ lệ 0,306% trên tổng dư nợ hiện hữu. Đồng thời Agribank Lâm Đồng cũng tích cực trong việc xử ly nợ rủi ro nên từ đầu năm đến nay đã thu được 34,3 tỷ đồng, bao gồm cả gốc lẫn lãi.

Với kết quả hoạt động kinh doanh nêu trên, theo Pho Giám đốc Agribank Lâm Đồng Nguyễn Trọng Đại, vượt qua những kho khăn, cán bộ, nhân viên và người lao động đơn vị đã tích cực thi đua thực hiện co hiệu quả nhiệm vụ kinh doanh, không ngừng nâng cao chất lượng, uy tín các dịch vụ hiện co. Đồng thời, sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh cũng gặp nhiều thuận lợi, giá cả các mặt hàng tương đối ổn định và nhất là lượng khách du lịch đến Lâm Đồng co mức tăng trưởng cao… là những yếu tố gop phần đem lại kết quả kinh doanh tăng cao hơn các năm trước. Cụ thể, đến thời điểm này Agribank Lâm Đồng đã hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch được giao với mức tăng trưởng dư nợ trên 23%, qua đo giảm tỷ lệ và kiểm soát tốt nợ xấu ở mức 0,3%. Đặc biệt, Agribank Lâm Đồng vẫn là đơn vị chiếm thị phần lớn, bên cạnh tăng trưởng hiệu quả còn đảm bảo an toàn tính dụng, nhất là trong vòng 7 năm qua nợ xấu được kiểm soát dưới 1%. XUÂN TRUNG

Lần đầu xuất ngoại Với nhiều người trong đoàn, đây

là lần đầu tiên họ đặt chân đến đất Nhật dù trước đo họ đã không ít lần du lịch ra nước ngoài, nhất là các nước trong cộng đồng Đông Nam Á. Còn với Hội Nông dân Lâm Đồng, đây là lần đầu tiên đứng ra tổ chức một chuyến đi vốn đã ấp ủ hơn 3 năm kể từ khi chủ trương đưa nông dân đi nghiên cứu, học tập ở nước ngoài của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam ra đời, đến nay Lâm Đồng mới thực hiện được.

Đoàn đi Nhật lần này gồm 17 thành viên, trong đo co 14 nông dân là những điển hinh tiên tiến, những người sản xuất giỏi trong tỉnh, chủ trang trại, chủ nhiệm hợp tác xã, 2 cán bộ Hội Nông dân tỉnh, thêm 1

Đưa nông dân “học” mô hình nông nghiệp Nhật Đó là chuyến đi đưa các nông dân trong tỉnh tham quan học tập các mô hình làm nông nghiệp tại Nhật Ban do Hôi Nông dân Lâm Đồng lần đầu tiên tô chưc trong tháng 9/2017 vừa qua. Chuyến đi chỉ kéo dài 7 ngày nhưng có rất nhiều điều học được.

hướng dẫn viên du lịch của Công ty Du lịch Vietravel. Chuyến đi được ngân sách tỉnh hỗ trợ 60% cho mỗi nông dân trong đoàn, số còn lại người đi đong gop. Tuy nhiên, trong 14 nông dân trên co 2 thành viên tự nguyện đong gop toàn bộ

chi phí cho chuyến đi. Tại Nhật, đoàn được bổ sung thêm 2 thành viên, gồm 1 phiên dịch viên tiếng Nhật và 1 hướng dẫn viên người Nhật Bản.

Trong 6 ngày trên đất Nhật, đoàn nông dân Lâm Đồng đã co các cuộc

viếng thăm đến nhiều tỉnh và thành phố, thăm các mô hinh trồng rau, vườn cây ăn trái, thăm các chợ tiêu thụ nông sản, thăm các làng cổ kết hợp bảo tồn văn hoa với làm du lịch.

Cụ thể, đoàn đã đến tỉnh Aichi thăm vườn rau thành phố Tahara, vườn trồng táo và lê Gamagori, trao đổi kinh nghiệm mô hinh nhà vườn kết hợp du lịch trải nghiệm nông nghiệp tại đây; thăm vườn củ cải Moriguchi tại Gifu, thăm nông trại trồng cây Wasabi tại Daio, thăm chợ tiêu thụ nông sản thành phố Takayama; tham quan các siêu thị tiêu thụ nông sản tại trung tâm thành phố Tokyo.

Đoàn trong chuyến đi cũng đến ngôi làng cổ Shirakawa - một trong hai ngôi làng cổ nhất ở Nhật Bản hiện nay, được UNESCO công nhận là di sản văn hoa thế giới. Đoàn đến để học tập cách người nông dân Nhật bảo tồn di sản làng cổ 400 năm tuổi. Đoàn cũng thăm 2 làng cổ khác gồm làng Takayama và làng Oshino Hakkai để học tập cách đưa làng cổ thành điểm tham quan du lịch.

Trong dịp này, đoàn còn đến thăm và làm việc với Hiệp hội Nông dân tỉnh Aichi, thăm Hợp tác xã của những người trồng rau tại thành

phố Nagoya nằm ở phía đông nước Nhật, nơi nổi tiếng đất nước này về canh tác bắp cải, nghe những nông dân nơi đây chia sẻ kinh nghiệm của minh về phát triển hợp tác xã.

Những điều học đượcRất nhiều điều học được từ chuyến

đi này ở một đất nước co nền nông nghiệp tiên tiến hàng đầu thế giới.

Như ông Mai Văn Khân, Chủ nhiệm Hợp tác xã Tân Tiến - Đà Lạt, thành viên của đoàn nhận xét, dù chuyến đi ngắn nhưng “rất co giá trị”. “Về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thi họ không bằng minh, mỗi năm họ co 4 mùa, mùa lạnh rất lạnh, cây trồng kho. Còn Đà Lạt mỗi năm tuy co 2 mùa mưa nắng phân đôi nhưng cũng co thể noi chỉ là 1 mùa, mưa thi trồng trong nhà kính, nắng trồng ngoài trời, nghĩa là chúng ta co thể sản xuất rau hoa quanh năm. Nhà kính họ cũng không hiện đại bằng nhiều nhà vườn Đà Lạt vi nhiều nông dân ta tiếp cận và nhập khâu công nghệ từ châu Âu. Tuy nhiên, năng suất họ lại cao hơn hẳn” - ông Khân cho biết.

Theo ông Khân, hầu hết những nơi làm nông nghiệp đoàn đến thăm...

Nhật Bản có một nền công nghiệp phục vụ nông nghiệp. Ảnh: V.Trọng

XEM TIẾP TRANG 8

Hoạt động kinh doanh hiệu quả Agribank Lâm Đồng tài trợ gói thiết bị tin học học đường cho các trường khó khăn giá trị 1 tỷ đồng.Ảnh: X.Trung

AGRIBANK LÂM ĐỒNG

4 THỨ BA 14 - 11 - 2017

CHÀO MỪNG 35 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11/1982 - 20/11/2017)

PV: Xin bà cho biết những nội dung cơ bản trong việc xây dựng đội ngũ nhà giáo ngành Giáo dục Lâm Đồng theo hướng đổi mới, sáng tạo?

Bà Đàm Thị Kinh: Về cơ bản, đội ngũ nhà giáo (NG) ngành Giáo dục Lâm Đồng đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu đội ngũ năm học 2017 - 2018. Hiện nay, tổng số cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên (CBQL, GV, NV) toàn ngành (kể cả ngoài công lập) là 24.929 người; trong đó, CBQL 1.714 người, GV 18.831 người (đạt chuẩn 97,81%, trên chuẩn 68,07%), các loại hình NV 4.384 người. Hoàn thành quy hoạch CBQL toàn ngành giai đoạn 2020 - 2025.

Để đáp ứng yêu cầu đổi mới GDĐT theo yêu cầu của Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), Nghị quyết số 44-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, ngành Giáo dục Lâm Đồng xác định cần phải thực hiện một số nội dung về đội ngũ CBQL và GV như sau:

Trước hết, phải xác định công tác bồi dưỡng và đào tạo GV là yêu cầu hết sức quan trọng và cấp bách. Ngành tập trung vào bồi dưỡng GV

CHÀO MỪNG 35 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11/1982 - 20/11/2017)

Xây dựng đội ngũ nhà giáotheo hướng đổi mới, sáng tạoVới phương châm: “Mỗi giờ lên lớp là một bước tiến trong giảng dạy, mỗi ngày đến trường có một đổi mới trong công việc”, ngành Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Lâm Đồng đang nỗ lực thực hiện phong trào “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” nhằm tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT. Nhân kỷ niệm 35 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2017), Báo Lâm Đồng có cuộc phỏng vấn bà Đàm Thị Kinh - Giám đốc Sở GDĐT về công tác xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo Lâm Đồng để đáp ứng yêu cầu đổi mới, qua đó, tạo bước chuyển biến mới về nâng cao chất lượng GDĐT.

về phương pháp dạy học, giáo dục mới theo hướng phát triển năng lực của người học, trên cơ sở có chọn lọc và vận dụng phù hợp với tình hình thực tiễn. Sở GDĐT đã cử CB và GV cốt cán tham dự đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng do Bộ GDĐT tổ chức và triển khai sâu rộng, kịp thời đến CBQL, GV trong toàn ngành. Bên cạnh đó, chú trọng công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ... Phấn đấu tới năm 2020 có 80% GV mầm non và 95% GV tiểu học có trình độ từ cao đẳng trở lên; có 72,5% GV THCS trình độ đại học trở lên; 15% GV THPT đạt trình độ thạc sĩ; đối với giảng viên Trường CĐSP Đà Lạt, có 50% trình độ thạc sĩ trở lên theo Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 18/4/2017 của Tỉnh ủy Lâm Đồng.

Hai là, tăng cường bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước… cho CBQL đương nhiệm và nguồn trong quy hoạch các giai đoạn 2015 - 2020 và 2020 - 2025 để đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định. Đồng thời, tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ CBQL, GV, NV.

Ba là, khuyến khích GV tham gia tự nguyện, tích cực và có hiệu quả vào các phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt - quản lý tốt”, các cuộc thi do Bộ và Sở GDĐT tổ chức: Thi Giáo viên dạy giỏi, Giáo viên chủ nhiệm

giỏi, Nghiệp vụ sư phạm trẻ, Cô giáo tài năng duyên dáng… Đồng thời, khen thưởng kịp thời, đúng đối tượng để động viên, khích lệ và tạo sức lan tỏa trong toàn ngành.

PV: Trong thời gian qua, ngành Giáo dục Lâm Đồng đã phát động các phong trào đổi mới, sáng tạo trong dạy học và quản lý của CBQL và GV như thế nào, thưa bà?

Bà Đàm Thị Kinh: Đầu tiên, phải kể đến phong trào thi đua “Hai tốt”. Đây là phong trào thi đua sôi nổi, trọng tâm xuyên suốt trong nhiều năm học được đội ngũ CBQL và GV tham gia tích cực.

Tiếp đến là nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” được triển khai thực hiện một cách có hiệu quả. Mỗi CB, GV, NV luôn phấn đấu vươn lên học tập để nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới trong công tác quản lý, phương pháp dạy học và phong trào làm đồ dùng dạy học. Sự sáng tạo của NG được thể hiện trong các hoạt động toàn diện của nhà trường như phong trào thao giảng, viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm, công tác bồi dưỡng GV giỏi…

Rồi các phong trào như “Xây dựng trường học thân thiện, học

sinh tích cực” làm cho đội ngũ GV và CBQL tích cực hơn trong công tác xây dựng môi trường giáo dục xanh - sạch - đẹp, an toàn, thân thiện.

Đặc biệt, năm học 2017-2018, phong trào “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” được thực hiện nhằm tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT. Phong trào này nhằm giúp cho đội ngũ CBQL, NG thể hiện bằng những việc làm cụ thể, thiết thực để đổi mới, sáng tạo trong công tác, hoạt động dạy và học, tạo bước chuyển biến mới về nâng cao chất lượng GDĐT.

Từ các phong trào trên đã cụ thể hóa nội dung “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” phù hợp với tình hình thực tế mỗi trường học. Qua đó, mỗi CBQL, GV có ý thức và giải pháp để thường xuyên cải tiến, rút kinh nghiệm, nâng cao chất lượng công tác, giảng dạy và giáo dục của mình. Mỗi tập thể có giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ, chủ động, cùng nhau thực hiện các nhiệm vụ trong quá trình triển khai đổi mới một cách hiệu quả.

PV: Vậy, ngành Giáo dục Lâm Đồng có những định hướng nào để đội ngũ NG tiếp tục phát huy sự đổi mới, tính sáng tạo?

Bà Đàm Thị Kinh: Trong thời gian tiếp theo, ngành Giáo dục Lâm

Đồng tập trung vào một số nhiệm vụ sau để phát huy tính đổi mới, sáng tạo của đội ngũ NG: Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, tư cách NG; đổi mới công tác đánh giá giáo viên dựa trên chuẩn nghề nghiệp nhằm xác định chính xác, khách quan mức độ năng lực nghề nghiệp của GV ở thời điểm đánh giá các yêu cầu theo chuẩn.

Trên cơ sở đó, Sở đề nghị các cấp quản lý giáo dục chú trọng nâng cao năng lực nghề nghiệp, khắc phục những yếu kém và phát huy những mặt mạnh mà GV đã làm được; lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV; tạo điều kiện ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn, đảm bảo 100% GV được ứng dụng những kiến thức mới vào công tác giảng dạy và giáo dục học sinh; tăng cường giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm về lĩnh vực chuyên môn; tạo môi trường sư phạm thân thiện để GV yên tâm công tác và cống hiến cho sự nghiệp giáo dục; khuyến khích CBQL và GV tích cực đổi mới công tác quản lý cũng như phương pháp dạy học…

PV: Xin cảm ơn bà đã trả lời phỏng vấn!

TUẤN HƯƠNG (Thực hiện)

Bà Đàm Thị Kinh - Giám đốc Sở GDĐT.

Vị “nhạc trưởng” ấy chính là thầy Văn Đức Phương - Hiệu trưởng Trường THCS

Quang Trung. Sinh ra và lớn lên ở Đà Lạt, thầy Phương về công tác tại Trường THCS Quang Trung (trước đây là Trường THCS Lộc An) từ năm 1984 đến nay. Từ khi còn là giáo viên đứng lớp, đến khi được bổ nhiệm làm phó hiệu trưởng, rồi hiệu trưởng, thầy luôn là người tận tụy và tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”.

“Trước đây, Trường THCS Quang Trung là trường được xếp vào tốp trung bình. Nhưng từ khi thầy Phương làm công tác quản lý, nhà trường đã có một bước tiến mới. Chính sự tận tụy của thầy trong công việc, sáng tạo trong công tác quản lý chuyên môn, chăm lo xây dựng chất lượng đội ngũ giáo viên, chú trọng việc tổ chức các chuyên đề dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nên trong những năm gần đây, Trường THCS Quang Trung trở

thành một trong những trường điểm của huyện Bảo Lâm. Số lượng đội ngũ giáo viên giỏi, học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh tăng lên hàng năm đã khẳng định được vị thế ngang tầm với nhiều trường điểm của tỉnh”, thầy Lê Đức - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bảo Lâm khẳng định.

Trên cương vị là hiệu trưởng, thầy Phương luôn tìm tòi sáng tạo, đổi mới quản lý giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Theo nhận xét của Phòng Giáo dục Bảo Lâm, thầy là người tiên phong trong ngành giáo dục huyện đưa ra những sáng kiến, những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương. Hàng năm, thầy đều có các sáng kiến kinh nghiệm áp dụng rộng rãi trong nhà trường và được các trường trên địa bàn vận dụng, mang lại hiệu quả thiết thực và được hội đồng khoa học cấp huyện, cấp tỉnh công nhận.

Đặc biệt, trong việc triển khai mô hình trường học mới (VNEN) cấp THCS, thầy Phương được đánh giá là người chịu khó nghiên cứu, vận dụng hiệu quả mô hình này. Là cán bộ quản lý giáo dục, tuy nhiên, thầy Phương vẫn dành thời gian để đứng lớp. Bởi theo thầy, “mình phải trực tiếp dạy thì mới hiểu được tâm tư

nguyện vọng của học sinh và cả giáo viên, để từ đó, có sự hỗ trợ kịp thời cũng như giải quyết các vướng mắc”.

Đối với đồng nghiệp, thầy như một người anh cả đi trước chia sẻ kinh nghiệm cho lớp giáo viên kế cận. “Tập thể giáo viên trường chúng tôi dưới sự lãnh đạo của thầy Phương như một mái ấm gia đình.

Thầy tận tình hướng dẫn các chuyên đề dạy học của các tổ bộ môn, hay góp ý về sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp hữu ích cho giáo viên nhà trường dự thi giáo viên giỏi các cấp. Trong công việc, thầy thực sự là người gương mẫu, dám nghĩ, dám làm, dám đối đầu với khó khăn để giải quyết mọi vấn đề, tìm ra một lối đi trong giảng dạy và giáo dục theo đặc thù riêng của trường. Những người đồng nghiệp như chúng tôi rất khâm phục về trình độ chuyên môn và lòng yêu nghề của thầy”, cô Tô Thị Dự - giáo viên Trường THCS Quang Trung chia sẻ.

Những ngày này, nhiều thế hệ học sinh cũ của thầy trở lại trường với lòng tri ân nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Mái tóc đã điểm bạc, thầy vẫn với nụ cười đôn hậu, ánh mắt ấm áp tiếp tục đưa những “chuyến đò” tri thức “cập bến” vinh quang. Sự cống hiến thầm lặng của thầy đã góp thêm diện mạo tươi mới, đầy sức sống cho công cuộc “trồng người” của Trường THCS Quang Trung nói riêng và huyện Bảo Lâm nói chung. VIỆT HÙNG

Có một “đầu tàu” năng động...Đó là cảm nhận của hầu hết giáo viên, công nhân viên và nhiều thế hệ học sinh cũng như đồng nghiệp trong ngành Giáo dục về vị “nhạc trưởng” tài ba đã chỉ huy “dàn nhạc” Trường THCS Quang Trung, huyện Bảo Lâm “gióng lên” những “giai điệu” tươi vui.

Thầy Phươngtrao thưởngcho học sinhnhà trườngđoạt giảihùng biệntiếng Anh.Ảnh: V.H

5 THỨ BA 14 - 11 - 2017

CHÀO MỪNG 35 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11/1982 - 20/11/2017)

CHÀO MỪNG 35 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11/1982 - 20/11/2017)

Có lẽ chính vì muốn tạo tâm lý thoải mái đó, nên dù là Hiệu trưởng của một trường

chuyên lớn của tỉnh, nhưng cô Ngọc Dung trong mắt nhiều học sinh và phụ huynh, lúc nào cũng nhẹ nhàng và điềm tĩnh - Nét nhẹ nhàng của một người con sinh ra và lớn lên tại thành phố hoa, và nét điềm tĩnh, chuẩn mực của một nhà giáo.

Ngay từ nhỏ, cô học trò Ngọc Dung đã rất thích hình ảnh cô giáo thướt tha trong tà áo dài, ấn tượng bởi tác phong của những người thầy, người cô mà cô được học. Chính vì vậy mà trong cô luôn ấp ủ ước mơ lớn lên được trở thành cô giáo.

Năm 1995, sau khi tốt nghiệp ngành Sư phạm Sinh học, Trường Đại học Đà Lạt, cô Dung vui mừng khi được trở lại chính nơi nuôi dưỡng ước mơ trong mình - Trường THPT chuyên Thăng Long, Đà Lạt (Trường Thăng Long trước đây) - để công tác, tiếp tục truyền kiến thức cho các thế hệ học sinh đi sau.

Những ngày đầu về trường có nhiều bỡ ngỡ, nhưng nhờ tình yêu nghề và thái độ nghiêm túc, cùng sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy cô đi trước, cô Dung dần trưởng thành và đi vào công tác giảng dạy môn chuyên. Tham gia bồi dưỡng nhiều học sinh giỏi đoạt giải học sinh giỏi. Trong năm học 2005-2006, có đến 6 học sinh trong lớp cô chủ nhiệm, đồng thời

Để trường học thật sự là “ngôi nhà” thứ haicủa thầy và tròHơn 22 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, từ làm công tác giảng dạy đến công tác quản lý, dù ở vị trí nào, cô Nguyễn Thị Ngọc Dung - Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Thăng Long, Đà Lạt - cũng tâm niệm rằng: Điều quan trọng nhất là tạo tâm lý thoải mái cho cả giáo viên và học sinh, để mỗi ngày đến trường đều là một ngày vui.

vẻ, thoải mái cho giáo viên và học sinh. Phải vui khi đến trường thì việc dạy và học mới thật sự có hiệu quả”.

Với suy nghĩ cần phải xóa nhòa khoảng cách giữa Hiệu trưởng và học sinh, cô Dung luôn dành thời gian gần gũi với các em, sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ với học sinh khi các em cần. Cho đến nay, điều mà cô cảm thấy hài lòng là đã tạo cho học sinh Trường THPT chuyên Thăng Long thái độ mạnh dạn chia sẻ, góp ý cho thầy cô và nhà trường, hoặc nhờ giáo viên cùng hỗ trợ giải quyết. “Vẫn nghiêm túc, giữ đúng

phong cách chuẩn mực của người giáo viên ở bất cứ đâu, nhưng thầy cô sẽ không “đứng” quá xa đối với học sinh, mà sẽ giúp đỡ, chia sẻ với các em không chỉ trong việc học mà còn trong cả những chuyện tâm lý, tình cảm...” - cô chia sẻ.

Tự nhận mình là một người cầu toàn, nên cho dù ở vị trí nào, giữ chức vụ nào, cô cũng cố gắng hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ của mình, đồng thời tôn trọng đồng nghiệp và luôn thực hiện dân chủ trong trường học nhằm góp phần cùng đội ngũ giữ gìn sự ổn định và phát triển Trường THPT chuyên Thăng Long - Đà Lạt. Bản thân cô đã có 4 năm đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp cơ sở, 10 năm đạt chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, 1 năm đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp tỉnh. Ngoài những bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD-ĐT, Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh và Tỉnh ủy tỉnh Lâm Đồng, năm học 2016-2017, cô Dung được nhận Bằng khen của Bộ GD-ĐT vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác thực hiện Đề án phát triển Trường THPT chuyên giai đoạn 2010-2015.

Hơn 22 năm cống hiến cho nghề giáo, trong đó có 19 năm trực tiếp đứng trên bục giảng, cô Dung vẫn tha thiết yêu nghề, cô bảo cô đến với nghề như một cái duyên, bởi nếu không được dạy, không được gần gũi với học sinh, cô nghĩ mình sẽ chẳng có được hạnh phúc như bây giờ khi nhiều thế hệ học sinh ra trường vẫn nhớ đến cô như một người mẹ thứ hai.

VIỆT QUỲNH

Sinh năm 1987, tại Nau Sri, xã Lộc Nga, ngay từ nhỏ cô học trò Ka Hối đã nuôi ước mơ

sau này được đứng trên bục giảng, truyền đạt kiến thức cho các thế hệ học trò. Mơ ước ấy đã đưa cô học trò nhỏ đến với quyết định theo học tại Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt, đi những bước đầu tiên trong nghề giáo. “Tốt nghiệp trung học phổ thông xong, em thi và trúng tuyển vào Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt, niên khóa 2005-2008. Ra trường, em xin về địa phương công tác và được nhận giảng dạy tại Trường Tiểu học Tô Vĩnh Diện, xã Lộc Châu. Công tác ở đấy 1 năm, em xin chuyển về Trường Tiểu học Bùi Thị Xuân để được gần gia đình và giảng dạy đến hiện tại”, cô giáo Ka Hối cho biết.

Trở về giảng dạy tại địa phương, ngoài việc được gần gia đình, cô giáo Ka Hối còn có những thuận lợi khác, như: vì là nơi mình sinh ra và lớn lên nên cô biết hoàn cảnh gia đình của từng học sinh cũng như thấy được những khó khăn mà các em học sinh địa phương gặp

phải. Từ đó, cô giáo Hối hiểu rõ hơn bản thân cần phải làm những gì để giúp các em học sinh không chỉ có kết quả học tập tốt mà còn có thêm những kỹ năng vượt qua hoàn cảnh khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. Thế rồi, bằng niềm đam mê cùng tình yêu thương học trò, cô giáo ấy dồn hết tâm huyết cho sự nghiệp trồng người. Trong chuyên môn, cô giáo Hối không những dạy đúng, dạy đủ theo chương trình chuẩn của Bộ GD & ĐT, mà còn luôn tìm tòi, học hỏi từ các đồng nghiệp cũng như nghiên cứu đổi mới phương pháp để phát huy tính tích cực của học sinh. Nhờ vậy, trong những bài giảng của cô, học sinh dễ hiểu bài và nhớ bài lâu hơn. Ghi nhận sự nỗ lực đó, năm học 2011-2012, cô giáo Hối được ngành Giáo dục thành phố Bảo Lộc công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp thành phố.

Say nghề, yêu trò, cô giáo Ka Hối còn tích cực tham gia các phong trào thi đua, hoạt động văn hóa, văn nghệ của trường. Trong cuộc thi Nghiệp vụ sư phạm trẻ do Sở

GD & ĐT tỉnh Lâm Đồng tổ chức năm 2015, cô giáo Hối đã giành giải nhì. “Mặc dù năm đó cả 2 đứa con của cô đang còn nhỏ. Đứa lớn mới 4 tuổi và đứa nhỏ thì 2 tuổi. Thế nhưng, cô vẫn quyết tâm thi. Chồng cô phải đi cùng cô lên Đà Lạt để chăm sóc con. Vất vả là thế

nhưng cuối cùng cô đã giành được giải nhì”, cô Hiệu trưởng Trần Thị Hương kể. Mới đây, năm 2017, tại cuộc thi Giáo viên tài năng duyên dáng cũng do Sở GD & ĐT tỉnh Lâm Đồng tổ chức, cô giáo Hối tiếp tục giành được giải nhì.

Nói về thành tích trên của người

đồng nghiệp trẻ, cô giáo Hương tỏ rõ sự vui mừng: “Tuy tuổi đời còn trẻ nhưng cô giáo Ka Hối đã có những thành tích rất đáng ghi nhận, đóng góp cho trường, cho ngành Giáo dục Bảo Lộc và Lâm Đồng”. Bản thân cô giáo Hối thì trăn trở: “Điều làm em bận tâm nhất là học lực của học sinh không đồng đều”. Thế nên, trong công tác giảng dạy, cô giáo Hối luôn cố gắng tích hợp nhiều phương pháp, kết hợp với ứng dụng công nghệ thông tin, trang bị cho học sinh những kỹ năng sống, hướng các em học sinh có ý thức tự giác trong học tập. “Trong số các học sinh người dân tộc thiểu số, nhiều em có thành tích học tập rất tốt. Chúng ta cần tạo dựng cho các em có được môi trường bình đẳng để các em thêm tự tin”, cô giáo Hối bày tỏ.

Trên thực tế, không phải ai cũng có may mắn được sống với đúng mơ ước của mình. Cô giáo Ka Hối hiểu rõ điều đó và tâm niệm một khi đã chọn nghề thì phải thật sự tâm huyết với nghề. Sự tâm huyết đó không chỉ thể hiện ở chỗ truyền đạt kiến thức cho học trò, mà làm thế nào để tất cả các em học sinh cảm thấy vui vẻ, tự tin khi đến lớp...

TRỊNH CHU

Cô Nguyễn Thị Ngọc Dungnhận lẵng hoa chúc mừng từ đồng chíNguyễn Xuân Tiến - UVTW Đảng,Bí thư Tỉnh ủy trong ngàyKhai giảngnăm học mới. Ảnh: V.Q

Cô giáo trẻ tận tâm“Trẻ, yêu nghề, tận tâm” là những lời nhận xét đầu tiên của cô giáo Trần Thị Hương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bùi Thị Xuân (xã Lộc Nga, thành phố Bảo Lộc), dành cho người đồng nghiệp trẻ, cô giáo Ka Hối.

Cô giáo Ka Hối đang hướng dẫn cho học trò. Ảnh: T.C

bồi dưỡng đoạt giải Ba trong Kỳ thi Học sinh giỏi Quốc gia môn Sinh học. Trước đó, năm 2009, 1 học sinh do cô hướng dẫn đã được chọn đại diện cho Việt Nam dự cuộc thi Intel ISEF quốc tế.

Tháng 9/2009, cô Dung được tín nhiệm bầu làm Phó Hiệu trưởng, rồi đến tháng 2/2014 tiếp tục được đảm nhận chức vụ Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Thăng Long đến nay. Cô Dung nói rằng, là phụ nữ làm công tác quản lý sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng đồng thời cũng là một thế mạnh. Khó khăn bởi trách

nhiệm của mình sẽ tăng gấp đôi mà không phải người phụ nữ nào cũng gánh vác hết được. Nhưng “sự tâm lý” của phụ nữ lại phát huy hiệu quả trong giải quyết nhiều tình huống cần nhiều “tình” hơn “lý”.

Cô Dung chia sẻ: “Bản thân mỗi giáo viên, nhất là những giáo viên làm công tác quản lý phải luôn nghiêm túc, gương mẫu và làm việc hết mình vì cái chung, vì tập thể nhà trường. Tạo được sự đoàn kết, biến trường học thật sự trở thành “ngôi nhà” thứ hai cho cả thầy và trò, tạo không khí làm việc nhẹ nhàng, vui

6 THỨ BA 14 - 11 - 2017

2/3 tội phạm liên quan trộm cắp cà phêCông an huyện Bảo Lâm cho

biết, trong mùa cà phê năm 2016, toàn huyện đã xảy ra 11 vụ trộm cắp cà phê co tổ chức được cơ quan công an đấu tranh làm rõ; trong đo, co 4 vụ khởi tố hinh sự, với 7 bị can. Cũng trong thời gian này, cơ quan công an đã khởi tố 12 vụ phạm pháp hinh sự khác về các tội cố y gây thương tích, cướp giật, lừa đảo chiếm đoạt tài sản...

Theo thống kê, hàng năm, số vụ phạm pháp hình sự xảy ra trong mùa thu hoạch cà phê chiếm gần 2/3 số vụ phạm pháp hình sự xảy ra trên địa bàn.

Cũng theo Công an huyện Bảo Lâm, tội phạm trong mùa thu hoạch cà phê không chỉ gia tăng về số vụ, mà tính chất còn phức tạp. Tội phạm khá manh động, liều lĩnh và co tổ chức gây nhiều kho khăn cho công tác phòng, chống và đấu tranh tội phạm. Điển hinh là vụ 4 đối tượng chuyên trộm cà phê bị công an địa phương bắt giữ khi đang dùng xe máy chở cà phê hái trộm đi tiêu thụ. Và tuy mới bắt đầu mùa thu hái cá phê năm 2017, trên địa bàn huyện Bảo Lâm, cơ quan chức năng và người dân đã phát hiện 5 vụ trộm cà phê.

Cử trinh sát về nằm vùng Ông Trương Hoài Minh, Pho

Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm cho biết: “Ngay từ đầu vụ cà phê 2017, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch bảo vệ ANTT

Bảo Lâm phòng chống trộm mùa cà phêCũng như các địa phương khác trong tỉnh, vào mùa thu hái cà phê, huyện Bao Lâm thu hút môt lượng lớn lao đông từ các địa phương khác tới tìm việc làm khiến tình hình an ninh - trật tự (ANTT) diễn biến phưc tạp, đăc biệt là nạn trôm cắp cà phê. Để phòng ngừa, ngay từ đầu vụ thu hoạch cà phê, huyện đã chỉ đạo các ngành chưc năng tăng cường các biện pháp ANTT, phòng chống trôm để bao vệ tài san và tinh mạng cho người dân.

trên địa bàn và chỉ đạo công an huyện phối hợp cùng các ngành chức năng và các xã, thị trấn chủ động triển khai thực hiện. Theo đo, phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc” đã được triển khai và nhân rộng thu hút đông đảo người dân tham gia. Trong đo, đặc biệt chú trọng đến việc giữ gin ANTT, phòng, chống tội phạm trộm cắp cà phê để người dân yên tâm thu hoạch mùa”.

Ngay từ đầu mùa cà phê năm 2017, Công an huyện Bảo Lâm đã chỉ đạo công an các xã, thị trấn xây dựng các tổ tự quản theo hinh thức “dân cử, dân nuôi”. Đến nay, toàn huyện đã xây dựng được 130 tổ tự quản, với hơn 1.200 người tham gia. Các tổ tự quản co nhiệm vụ thực hiện công tác tuần tra, kiểm soát phòng, chống trộm.

Đại úy Lương Đinh Cường, Đội trưởng Đội Tổng hợp, Công an huyện Bảo Lâm khẳng định: “Để thực hiện co hiệu quả công tác phòng, chống trộm trong vụ

mùa cà phê, công an huyện đã chỉ đạo công an các xã, thị trấn làm tốt công tác đăng ky tạm trú, tạm vắng đối với lực lượng lao động tự do. Đồng thời, đơn vị cũng đã cử các trinh sát về nằm vùng, cùng ăn, cùng ở với dân để nắm sát các diễn biến tinh hinh an ninh trật tự tại địa bàn. Riêng đối với những lao động tự do không co giấy tờ tùy thân, công an huyện yêu cầu công an các địa phương và người dân phải kịp thời trinh báo để co biện pháp xử ly, phòng ngừa chung”.

Là địa phương co diện tích cà phê lớn nhất huyện Bảo Lâm, với hơn 7.200 ha, hàng năm, xã Lộc Ngãi thu hút từ 500 - 700 lao động đến thu hái. Ông Lê Văn Long, Pho Trưởng Công an xã Lộc Ngãi cho hay: “Ngoài việc triển khai để người dân đăng ky tạm trú cho người lao động, công an xã còn xây dựng 22 tổ tự quản. Các tổ tự quản được phân công nhiệm vụ quản ly từng địa bàn thôn để tuần tra, kiểm soát cả

ngày lẫn đêm. Hiện tại, các tổ tự quản được bà con đồng tinh, ủng hộ cả về vật chất, lẫn tinh thần nên anh em rất hào ứng, chủ động thường xuyên đi tuần không ngại kho khăn”.

Tương tự, xã Lộc Thành cũng đã thành lập được 28 tổ tự quản. Mỗi tổ tự quản co 8 - 10 người nên công tác tuần tra, kiểm soát luôn chủ động triển khai thường xuyên và co hiệu quả.

Hiện, Bảo Lâm đang co khoảng 50 cơ sở sản xuất, kinh doanh thu mua cà phê. Công an huyện Bảo Lâm tiến hành để các chủ cơ sở ky cam kết không thu mua cà phê vào ban đêm, cà phê xanh, không rõ nguồn gốc; đồng thời, chủ động tố giác các đối tượng nghi vấn đến bán cà phê trong mùa thu hoạch. Trên cơ sở này, Công an huyện sẽ biểu dương những cá nhân, tổ chức cung cấp những nguồn tin chính xác phục vụ co hiệu quả cho công tác phòng, chống trộm.

KHÁNH PHÚC

Các lực lượng tham gia tuần tra, kiểm soát bảo vệ mùa cà phê.Ảnh: K.Phúc

Tại Trường Đại học Đà Lạt, Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh sinh viên - Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Công ty Honda Việt Nam đã tổ chức hội thi tim hiểu Luật Giao thông đường bộ và kỹ thuật lái xe mô tô an toàn khu vực Tây Nguyên năm 2017.

Hội thi thu hút hơn 500 sinh viên tham dự, với sự tham gia của 4 đội đến từ Trường Đại học Đà Lạt, Trường Đại học Yersin Đà Lạt, Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt và Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Lâm Đồng. Đây là 4 đội xuất sắc nhất sau khi trải qua các vòng loại được tổ chức tại các trường để tham gia vòng thi cấp khu vực. Các đội thi đã trải qua ba

Đại học Đà Lạt đoạt giải nhất Hội thi An toàn giao thông năm 2017

phần thi: Thực hành về lái xe mô tô an toàn; Tiểu phâm về an toàn giao thông; Trả lời các câu hỏi về Luật Giao thông đường bộ.

Kết quả, Đại học Đà Lạt đoạt

giải nhất, giải nhi Trường Đại học Yersin và giải ba thuộc về Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt và Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Lâm Đồng. Ngoài

ra, Ban tổ chức còn trao giải tiểu phâm hay nhất cho Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt và thí sinh lái xe mô tô xuất sắc nhất thuộc về sinh viên Trường Đại học Đà Lạt.

Đây là hội thi được tổ chức hàng năm, thông qua hội thi nhằm nâng cao y thức và văn hoa tham gia giao thông an toàn cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng theo từng khu vực.

Trước đo, trong buổi sáng, sinh viên các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn đã được hướng dẫn viên của Công ty Honda Việt Nam giảng dạy về Luật Giao thông đường bộ, Pháp lệnh về an toàn giao thông, văn hoa tham gia giao thông, kỹ thuật đội mũ bảo hiểm đúng cách và ngồi xe đúng tư thế.

TUẤN HƯƠNG

Phần thi tiểu phẩm của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Lâm Đồng.

Liên hoan Võ thuật Vovinam - Việt Võ Đạo lần thứ 3 tại Đà Lạt

Trong 2 ngày 11 và 12 /11, Liên hoan Võ thuật Vovinam - Việt Võ Đạo thành phố Đà Lạt do Liên đoàn Vovinam Lâm Đồng phối hợp với Thành Đoàn Đà Lạt cùng Trung tâm Hoạt động Thanh Thiếu niên Lâm Đồng tổ chức tại Đà Lạt.

Đây là lần thứ III liên hoan được tổ chức tại Đà Lạt với sự tham gia của 169 VĐV thuộc 16 câu lạc bộ đại diện cho 15 đơn vị phường, xã tại Đà Lạt. Các VĐV được chia thành 2 nhom tuổi: nhom 1 dành cho lứa tuổi từ 8 đến dưới 16 tuổi và nhom 2 dành cho lứa tuổi từ 16 đến 35.

Trong nhom 1, thi các nội dung thi quyền đồng đội nam (nhom 3 VĐV) với bài Khởi quyền và thi đấu song luyện; đối với nữ là bài Khởi quyền cho đồng đội 3 người.

Trong nhom 2, thi các nội dung cho nam gồm đơn luyện tay không (bài Tứ trụ quyền), nội dung đồng đội 3 VĐV (bài Long Hổ quyền), thi đấu đa luyện và thi đấu đối kháng 6 hạng cân từ 42 kg đến trên 57 kg. Đối với nữ co thi đấu đơn luyện binh khí (bài Tinh hoa lưỡng nghi kiếm pháp), đơn luyện tay không (bài Long Hổ quyền) và thi đấu đồng đội 2 người với bài tự vệ nữ.

Theo Ban tổ chức, đây là hoạt động được tổ chức thường xuyên hằng năm trong 3 năm gần đây tại Đà Lạt nhằm phát triển bộ môn Vovinam trên địa bàn, tăng cường hoạt động giao lưu giữa các VĐV và các câu lạc bộ trong thành phố, phát hiện và tuyển chọn VĐV xuất sắc bồi dưỡng cho đội tuyển Vovinam tỉnh thi đấu giải khu vực và quốc gia hằng năm.

Kết thúc Liên hoan Ban tổ chức đã trao tổng cộng 15 bộ huy chương và giải thưởng cho các VĐV đoạt giải trong các nội dung.

Được biết, hiện Vovinam đang phát triển rất nhanh trong tỉnh thời gian gần đây và co khoảng 2.000 môn sinh đang tập luyện tại các câu lạc bộ, chủ yếu trong lứa tuổi học sinh phổ thông. VT

Cuộc thi “Tiếng hát chim vành khuyên” lần thứ V

Trao giải cho các tiết mục xuất sắc.

Chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và hưởng ứng các hoạt động chào mừng Festival Hoa Đà Lạt năm 2017, ngày 12/11, Nhà Thiếu nhi tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức Cuộc thi “Tiếng hát chim vành khuyên” lần V-2017. Cuộc thi nhằm thúc đây phong trào ca hát trong lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng, phát hiện năng khiếu âm nhạc của các em để co kế hoạch bồi dưỡng, gop phần phát triển phong trào văn hoa văn nghệ của thiếu niên nhi đồng thành phố Đà Lạt.

Tham gia cuộc thi co 28 đơn vị trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Đà Lạt, với 55 tiết mục ở 2 thể loại đơn ca và song ca, kết hợp với múa minh họa cho các tiết mục.

Kết thúc cuộc thi, Ban tổ chức đã trao 4 giải nhất, 4 giải nhi và 10 giải khuyến khích cho các tiết mục xuất sắc.

VIỆT QUỲNH

7 THỨ BA 14 - 11 - 2017TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Theo nhiều người dân phản ánh, đường đèo Mimosa (thuộc Quốc lộ 20, đi qua địa bàn Phường 10, TP Đà Lạt) dài gần 11 km đã xuống cấp trầm trọng trở lại nhiều tháng nay. Nhiều đoạn đường bị sụt lún, nhiều “ổ voi, ổ gà” xuất hiện khiến các phương tiện giao thông gặp nhiều khó khăn.

Ghi nhận ngày 11/11, từ đoạn vòng xoay Hùng Vương đổ đèo tới cổng Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ (Phường 10, TP Đà Lạt) chỉ dài khoảng hơn 2 km nhưng có tới hàng trăm “ổ gà, ổ voi”. Các phương tiện giao thông chủ yếu là xe máy và xe tải phải “bò” chầm chậm qua những vị trí đường xấu. Nhiều “ổ gà, ổ voi” sâu từ 20-40 cm, đường kính 0,5-3 m xuất hiện kế tiếp nhau. Anh Đặng Thanh Long (ngụ Phường 3, TP Đà Lạt), tài xế xe tải thường xuyên chạy qua tuyến đường trên cho hay: tuyến đường đèo đặc biệt nguy hiểm vào buổi tối do tầm nhìn bị hạn chế, các phương tiện rất khó để tránh những hố sâu. Do mặt đường quá xấu, các xe tải thường xuyên phải bảo trì khi đi lại qua đoạn đường trên. Hay hư hỏng nhất là nhíp xe bị vặn do nhiều “ổ voi” xuất hiện liên tiếp.

Đường đèo Mimosa sụt lún, loang lổ “ổ voi”

Còn người dân sinh sống tại đèo Mimosa chia sẻ, trong vòng 5 tháng trở lại đây có hàng chục vụ tai nạn lớn nhỏ do mặt đường xấu gây nên. Trong đó, có hai vụ tai nạn nghiêm trọng làm 2 người dân tử vong. Gần đây nhất là chiều 10/11, một phụ nữ đi xe máy vấp phải một ổ voi sâu sát mép đường nhựa bị té ngã (đoạn gần chung cư Khe Sanh). Ngay sau đó, một xe tải chạy phía sau không kịp tránh đã cán qua khiến người phụ nữ tử vong ngay tại chỗ.

DI LINH: Vận động Quỹ“Vì người nghèo”được trên 860 triệu đồng

Để thực hiện kế hoạch phân bổ chỉ tiêu trên giao 1,150 tỷ đồng số tiền ủng hộ Quỹ

“Vì người nghèo” năm 2017, thời gian qua, Ban Vận động Quỹ “Vì người nghèo” huyện Di Linh đã xây dựng kế hoạch, giao

chỉ tiêu cụ thể cho các xã, thị trấn triển khai thực hiện, nhất là trong tháng cao điểm (từ

18/10 đến 18/11); đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng về mục đích, ý

nghĩa của cuộc vận động đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, các doanh

nghiệp, nhà hảo tâm và tầng lớp nhân dân… trên địa bàn để họ tham gia quyên góp ủng

hộ. Qua triển khai, tính đến ngày 9/11, huyện Di Linh đã vận động được trên 860 triệu đồng; trong đó, cấp huyện vận động hơn 440 triệu đồng, cấp xã trên 420 triệu

đồng và phấn đấu đến cuối tháng 11 này sẽ hoàn thành chỉ tiêu trên giao.

LAM PHƯƠNG

Nhiều đoạn đườngtrên đèo Mimosaxuống cấp trầm trọng.

Thêm 40 học sinh, sinh viên Lâm Đồng đủ điều kiệndu học Hàn Quốc

Công ty Cổ phần hợp tác Quốc tế Tanico (thuộc Tổ chức Giáo dục quốc tế ICO) đã

trao Giấy chứng nhận cho 40 học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng hội đủ điều kiện sang du học ở một số trường đại học tại

Hàn Quốc.Công ty Cổ phần hợp tác Quốc tế Tanico

thành lập văn phòng đại diện tại tỉnh Lâm Đồng vào tháng 12/2015 với mục tiêu hỗ

trợ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm sống, làm việc cho học sinh, sinh viên trước khi

đi du học nước ngoài. Qua gần 2 năm đi vào hoạt động, Tanico chi nhánh Lâm Đồng đã hướng dẫn, đào tạo cho khoảng 300 học

sinh, sinh viên đi du học tại Hàn Quốc và Nhật Bản.

C.T

Mười năm thực hiện Luật Bình đẳng giới, dù còn rất khó khăn, Lâm Đồng đã có những bước tiến trên con đường hướng tới xã hội bình

đẳng, tạo cơ hội cho những người phụ nữ và trẻ em gái thể hiện vai trò của mình.

Là một tỉnh nông nghiệp, nơi hầu hết cư dân là nông dân, nhiều lề thói cũ còn tồn tại rất sâu trong cộng đồng dân cư như tư tưởng “trọng nam khinh nữ” nên quá trình thực thi Luật Bình đẳng giới ở Lâm Đồng gặp không ít khó khăn. Chính bởi vậy, để đưa luật vào cuộc sống, hoạt động đầu tiên và quan trọng nhất là công tác tuyên truyền, vận động song song với việc tạo điều kiện để phụ nữ và trẻ em gái phát huy năng lực. Bà Lê Thị Thêu, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, cơ quan thường trực về bình đẳng giới chia sẻ, công tác tuyên truyền, vận động được tổ chức thường xuyên, từ các cuộc hội thảo, tọa đàm, tập huấn, truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng… đều hướng tới các nội dung phòng chống bạo lực gia đình, thực hiện bình đẳng giới, hướng tới một môi trường tốt cho phụ nữ và trẻ em gái được phát huy khả năng, năng lực. Không chỉ một ngành, tất cả các ngành, các cấp đều có nhiều hoạt động thực hiện Luật Bình đẳng giới.

Lâm Đồng đã chọn lựa xã Phước Cát 1, huyện Cát Tiên là địa phương thí điểm để triển khai xây dựng mô hình ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới. Đồng thời, Thôn 4, xã Tam Bố, huyện Di Linh cũng được chọn để thí điểm mô hình cung cấp các dịch vụ hỗ trợ bình đẳng giới. Với những địa bàn nông thôn, việc thực hiện các mô hình thí điểm đã giúp cư dân hiểu hơn về bình đẳng giới.

Các hình thức tuyên truyền đa dạng, nâng cao hiểu biết về giới và lồng ghép trong mọi hoạt động của đời sống xã hội, từng bước thu hẹp khoảng cách về giới trong cộng đồng, thực hiện có hiệu quả “Chiến lược Quốc gia về Bình đẳng giới” tại Lâm Đồng.

HÀNH ĐỘNG VÌ BÌNH ĐẲNG GIỚI

Chung tay xóa bỏ bạo lực với phụ nữvà trẻ em gáiTrong tháng 11 năm nay, cùng với cả nước, Lâm Đồng tổ chức Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2017 với chủ đề “Chung tay xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái”.

Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới 2017 ở Đạ Tẻh. Ảnh: D.Q

Đặc biệt, nhằm hỗ trợ, thúc đẩy phụ nữ thực hiện tốt vai trò, công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ được các cấp, các ngành quan tâm và thực thi khá hiệu quả. Tỉnh đã cử 1.167 cán bộ nữ đi học các khóa đào tạo chuyên sâu, hàng năm đều có gần 3.500 lượt cán bộ nữ được đào tạo về các lĩnh vực ngoại ngữ và tin học. Tính tới nay, tỷ lệ cán bộ nữ được bố trí, đề bạt vào các vị trí chủ chốt tăng rõ rệt, tổng số cán bộ, công nhân lao động nữ toàn tỉnh là trên 24 ngàn người, trong đó lãnh đạo nữ các cấp chiếm tỷ lệ ngày càng tăng. Các chủ doanh nghiệp nữ cũng phát triển và đạt nhiều thành tựu. Tỷ lệ đào tạo nghề, tạo việc làm, nhất là với đối tượng phụ nữ dân tộc thiểu số, phụ nữ nghèo được thực hiện hiệu quả. Phụ nữ đã tiếp cận được những nguồn lực hỗ trợ để vươn lên. Tính tới nay, đã có trên 1.000 tỷ đồng cho trên 39.000 lượt hộ phụ nữ nghèo vay ưu đãi để phát triển kinh tế gia đình.

Bình đẳng giới trong các lĩnh vực y tế, văn hóa, thể thao, khoa học công nghệ, gia đình

cũng đã được quan tâm chú ý trong nhiều năm qua. Ngành y tế đã phấn đấu chăm sóc sức khỏe sinh sản, giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ, tỷ lệ nạo phá thai, trẻ suy dinh dưỡng là tiền đề cho một thế hệ mẹ và bé khỏe mạnh. Với riêng ngành giáo dục, không chỉ đảm bảo công tác chuyên môn, việc thúc đẩy giáo dục bình đẳng giới ngay từ chính mái trường là hoạt động vô cùng quan trọng bởi không chỉ trong đội ngũ giáo viên mà còn giáo dục những thế hệ tương lai về bình đẳng giới.

Sau một thập kỷ đưa Luật Bình đẳng giới vào thực tiễn tại Lâm Đồng đã có bước chuyển khá lớn về tư duy, nhận thức về bình đẳng giới, về vai trò và khả năng của phụ nữ. Phụ nữ và trẻ em gái đã được xã hội tạo điều kiện để vươn lên, thể hiện khả năng và đóng góp với cộng đồng. Tuy nhiên, bình đẳng giới vẫn còn là câu chuyện dài, cần mọi ngành, mọi giới tiếp tục thực hiện để xây dựng một xã hội bình đẳng, tạo cơ hội cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái.

DIỆP QUỲNH

Đường đèo Mimosa là một trong những cửa ngõ chính vào thành phố Đà Lạt chạy gần như song song với đèo Prenn. Tuyến đường đèo này chủ yếu dành cho các loại xe tải đi lại. Năm 2016, Bộ GTVT quyết định chuyển đường đèo Mimosa thành Quốc lộ 20 và tiến hành nâng cấp, sửa chữa các vị trí xuống cấp. Tuy nhiên, do mật độ xe tải đi lại đèo Mimosa khá cao, đoạn đường trên đang xuống cấp nghiêm trọng.

C.THÀNH

Gần 20 đề tài chuyên ngành về khám chữa bệnh

Đó là nội dung được các tác giả, nhóm tác giả trình bày tại “Hội nghị Nghiên cứu Khoa học - kỹ thuật mở rộng lần thứ 4” do Bênh viện Hoàn Mỹ Đà Lạt tổ chức cùng

sự phối hợp của các đối tác như Ladophar, Abbott, Savipharm, Vạn Hưng, Phano,

Pymerpharco, Sanofi và Stada… diễn ra mới đây tại thành phố Đà Lạt. Ban tổ chức hội nghị cho biết, đây là hoạt động diễn ra thường niên tại bệnh viện và là dịp để các

bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên của bệnh viện có cơ hội giao lưu, học hỏi, trau dồi thêm những kiến thức cũng như kinh nghiệm để phục vụ thiết thực trong công

tác khám chữa bệnh. Hội nghị lần này quy tụ gần 20 đề tài báo cáo với nhiều chuyên

ngành khác nhau cùng sự đa dạng nội dung trình bày đến từ các chuyên khoa Nội, Ngoại

tổng quát, Ngoại chuyên sâu, Sản, Nhi, Hồi sức cấp cứu… và Dược. Các đề tài báo cáo tại hội nghị năm nay có sự tham gia của các

bệnh viện thành viên thuộc hệ thống Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ và các bệnh viện trong, ngoài thành phố Đà Lạt như Bệnh

viện Đa khoa II Lâm Đồng, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh.

Được biết, đây cũng là thành quả của việc thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học, áp

dụng kỹ thuật mới vào trong chẩn đoán và điều trị mà Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ phát động nhằm mang lại hiệu quả điều trị và sự

hài lòng đối với người bệnh. A.NHIÊN

8 THỨ BA 14 - 11 - 2017

QUỐC TẾ

GIAÙ2.500ñ

ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP PHUÏ TRAÙCH: HOÀ THÒ LAN ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

Thông báo thay đổi địa điểm kinh doanh của Văn phòng công chứng Đoàn Quang Lưu

1. Địa chỉ trụ sở: số 179 (Số cũ 20C) Phan Chu Trinh, Phường 9, thành phố ĐàLạt, tỉnh Lâm Đông.Điện thoại: 0633948889 Fax: 0633948889Email: [email protected] 2. Quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng số: 45/QĐ-UBND ngày

10/1/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đông.3. Trưởng Văn phòng công chứng:Họ và tên: CHU VĂN SỬA Nam/Nữ: Nam Sinh năm: 1958 Chưng minh nhân dân số: 013371678Ngày cấp: 07/01/2011 Nơi cấp: Công an thành phố Hà NôiNơi đăng ký hô khẩu thường trú: 02 Hoàng Diệu, Phường 5, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đông.Chỗ ở hiện nay: 02 Hoàng Diệu, Phường 5, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đông.4. Danh sách công chứng viên (bao gồm cả Trưỏng Văn phòng công chứng):

STT Họ và tên Nơi cư trú Công chứng viên hợp danh/Công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng

1 Chu Văn Sưa 02 Hoàng Diệu, Phường 5, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đông

Công chưng viên hợp danh

2 Đoàn Quang Lưu

F4-C5 Nguyên Trung Trưc, Phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đông.

Công chưng viên hợp danh

3 Nguyên Thi Lệ My

109/4 Thai Phiên, Phường 12, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đông.

Công chưng viên hợp danh

TIN BUỒNĐông chí: Trương Ngọc Mai (Trương Quang Chiến).Sinh ngày: 7/7/1927.Nơi ở hiện nay: Số 108 Phan Chu Trinh, Phường 9, Đà Lạt.Quê quan: Tinh Thọ, Sơn Tinh, Quảng Ngai.Ngày vào Đảng: 8/10/1949; Ngày chính thưc: 6/1/1950.Đảng viên Huy hiệu 65 năm tuôi Đảng, sinh hoạt tại Đảng bô Phường 9, thành phố

Đà Lạt.Đa từ trần vào lúc: 9h45phút, ngày 13/11/2017.Lê liệm vào lúc: 19h giờ, ngày 13/11/2017.Lê di quan vào lúc: 7h giờ, ngày 16/11/2017.An tang tại Nghĩa trang can bô thành phố Đà Lạt.

CẢM TẠThay mặt gia đình, chúng tôi xin trân trọng gửi lời cảm tạ sâu sắc tới:- Tỉnh ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ Việt Nam tỉnh Lâm Đông; Bô Chỉ huy Quân sư

tỉnh Lâm Đông; Công an tỉnh Lâm Đông; cac sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh Lâm Đông;- Thành ủy - Huyện ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ Việt Nam thành phố Đà Lạt, thành

phố Bảo Lôc và cac huyện trên đia bàn tỉnh Lâm Đông;- Huyện ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ Việt Nam huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đông;- Huyện ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ Việt Nam huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa;- Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ cac xa của huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đông;- Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ xa Nga An, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa;- Chi bô, Ban nhân dân, Ban công tac Mặt trân Tô dân phố 3, Phường 7, TP Đà Lạt, tỉnh

Lâm Đông;- Chi bô, Ban nhân dân, Ban công tac Mặt trân làng văn hóa Trung Sơn, xa Nga An, huyện

Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa;- Bà con Tô dân phố 3, Phường 7, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đông.- Cac đơn vi sư nghiệp và cac doanh nghiệp;Cùng cac gia đình thông gia nôi ngoại, họ hàng, anh chi em, con chau tại Thanh Hóa, Lâm

Đông, bà con lang giềng, bạn bè thân hữu gần xa đa đến viếng, phúng điếu, gưi điện, vòng hoa chia buôn và tiên đưa linh cữu Mẹ, Bà, Cu của chúng tôi là bà Phạm Thi Quý từ trần hôi 19h20 phút ngày 6/11/2017 (nhằm ngày 18/9 năm Đinh Dâu) về nơi an nghỉ cuối cùng tại nghĩa trang quê nhà - xa Nga An, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa ngày 12/11/2017 (nhằm ngày 24/9 năm Đinh Dâu).

Trong lúc tang gia bối rối, có điều gì sơ suất, gia đình kính mong nhân được sư cảm thông và niệm tình lượng thư từ quý vi!

Xin trân trọng cảm ơn! Thay mặt gia đình: Trưởng nam Bùi Văn Hởi cảm tạ!

Đưa nông dân... TIẾP TRANG 3

... thấy rất ít thanh niên làm vườn, hết hết người trẻ lên thành phố làm việc, nông thôn hầu như chỉ thấy người lớn tuôi. Tại môt đia điểm đoàn đến, có môt gia đình gôm cha mẹ và 1 con, chỉ 3 thành viên nhưng canh tac đến 6 ha đất vườn, không mướn thêm người lao đông nào trong năm, tất cả được vân hành bằng may móc. Nhât có môt nền công nghiệp với may móc hiện đại phuc vu cho nông nghiệp. Tuy lớn tuôi nhưng hai vợ chông gia đình này ngày ngày làm việc rất cần mẫn. Vườn rau họ trông tuân thủ qui trình nghiêm nhặt, gia đình rất trung thành với nghiệp đoàn, với hợp tac xa của mình.

Môt điều thấy rất rõ trong cả chuyến đi theo ông Khẩn chính là hạ tầng nông thôn ở Nhât rất tốt. Đi đâu cũng có đường sa cưc tốt, nhà nước đầu tư đường giao thông, hệ thống hô đâp tưới tiêu rất hoàn chỉnh cho nông dân sư dung. Nước hô tưới rau rất sạch, “sạch đến nỗi có thể uống được” - ông Khẩn cười.

Còn theo ông Nguyên Văn Thân, nông dân Đạ R’Sal - Đam Rông, cũng là 1 thành viên của đoàn, điều thú vi nhất trong chuyến đi mà ông muốn chia sẻ chính là tinh thần bảo vệ môi trường của nông dân Nhât. Ở tất cả những vùng nông thôn nơi đoàn có dip đến, ông quan sat đều rất sạch, tươm tất, sạch từ đông ruông đến từng ngôi nhà “Rac thải bao bì hóa chất bảo vệ thưc vât được thu gom rất nghiêm nhặt. Để bảo vệ đất đai, họ rất ít dùng phân bón hóa học, hạn chế dùng thuốc trừ sâu, chỉ dùng phân vi sinh chủ yếu nên rau quả rất an toàn”.

Và nhà cưa nông dân Nhât dù xen với đông ruông, lẫn với rừng cây nhưng theo ông Thân, rất ngăn năp và sạch sẽ, không thấy rac vưt

ra đường, sông suối nước cũng rất sạch. “Có thể nói đất đai họ không tốt bằng Lâm Đông, khí hâu khăc nghiệt hơn nhiều nhưng họ bằng sư cần cù làm việc khoa học, tính công đông cao, biết giữ gìn bảo vệ môi trường sống rất tốt nên có môt nền nông nghiệp cưc kỳ bền vững” - ông nhân xét.

Theo ông Thân, có rất nhiều điều mà phải lâu nữa mới băt kip nông dân Nhât, nhưng điều có thể học và làm được ngay từ bây giờ chính là giao duc tinh thần bảo vệ môi trường cho nông dân: “Tôi nghĩ Hôi Nông dân tỉnh nên phat đông ngay phong trào bảo vệ môi trường, bảo vệ sinh thai đông ruông, sinh thai làng quê, phối hợp với cac ngành, cac cấp phat đông bảo vệ môi trường sinh thai đến tất cả mọi tầng lớp, mọi công dân trong xa hôi như người Nhât đang làm, giao duc tinh thần công đông, từ học sinh trong trường học đến người cao tuôi, tất cả đều chung tay giữ gìn môi trường vì cuôc sống chung của mọi người, vì môt nền nông nghiệp sạch, an toàn vì chính cuôc sống của chúng ta” - ông Thân trăn trở.

Như Hôi Nông dân Lâm Đông nhấn mạnh, cac kinh nghiệm, thành công ở Nhât Bản là rất rõ ràng, song điều quan trọng là việc ap dung như thế nào để phat triển nông nghiệp ở Việt Nam nói chung, nông nghiệp Lâm Đông nói riêng sao cho có hiệu quả.

Còn theo nhiều thành viên trong đoàn, nếu được Hôi Nông dân tỉnh nên tiếp tuc chương trình học tâp tham quan cho nông dân này, nhất là những nước tiên tiến như Nhât”. Rõ ràng là chúng ta đi môt ngày đàng học được môt sàng khôn” - ông Thanh suy nghĩ.

VIẾT TRỌNG

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 31 tại Phi-li-pin

Chiều 12/11, chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Nguyên Xuân Phúc và Ðoàn đại biểu Việt Nam đa tới sân bay quốc tế Clac, Pam-pan-ga, Phi-li-pin. Ðón Ðoàn tại sân bay, về phía Phi-li-pin có cac quan chưc Chính phủ và Bô Ngoại giao; về phía Việt Nam có Ðại sư Việt Nam Lý Quốc Tuấn và cac can bô Ðại sư quan Việt Nam tại Phi-li-pin.

Chiều cùng ngày, Thủ tướng Nguyên Xuân Phúc và Ðoàn đại biểu Việt Nam đa tới thủ đô Ma-ni-la, băt đầu chuyến tham dư Hôi nghi cấp cao (HNCC) ASEAN lần thư 31 (ASEAN-31) và cac HNCC liên quan diên ra ở Phi-li-pin từ ngày 12 đến 14/11.

Tối cùng ngày, Thủ tướng Nguyên Xuân Phúc đa cùng cac nhà lanh đạo ASEAN và cac Ðối tac tham dư chiêu đai đặc biệt kỷ niệm 50 năm thành lâp ASEAN, do Tông thống Phi-li-pin R.Ðu-téc-tê chủ trì.

Ngày 12/11, tại Ma-ni-la, Bô trưởng Ngoại giao cac nước ASEAN đa họp Hôi nghi Hôi đông công đông chính tri - an ninh ASEAN (APSC) lần thư 16 và Hôi đông Ðiều phối ASEAN (ACC) lần thư 20. Ðược sư ủy quyền của Phó Thủ tướng Chính phủ, Bô trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Thư trưởng Ngoại giao Nguyên Quốc Dũng, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam đa dẫn đầu Ðoàn Việt Nam tham dư cac hôi nghi này. Phat biểu ý kiến tại cac hôi nghi, Thư trưởng Ngoại giao Nguyên Quốc Dũng đanh gia cao nỗ lưc của Phi-li-pin với tư cach Chủ tich ASEAN 2017 và bày tỏ tin tưởng vào thành công của cac hôi nghi lần này.

Tại Hôi nghi APSC, cac Bô trưởng đa nghe Tông Thư ký ASEAN Lê Lương Minh bao cao câp nhât tình hình hợp tac trên cac lĩnh vưc

chuyên ngành của tru côt chính tri - an ninh và bao cao công tac của Hôi đông APSC năm vừa qua. Hôi nghi đanh gia cao kết quả đạt được với 234 trong số 290 dòng hành đông (chiếm tỷ lệ 80%) trong Kế hoạch tông thể APSC đa và đang được triển khai; thẳng thăn nhìn nhân những khó khăn, vướng măc hiện nay và đề nghi Ban Thư ký ASEAN sớm nghiên cưu để đưa ra cac khuyến nghi cu thể vào dip Kiểm điểm hai năm thưc hiện Kế hoạch tông thể APSC cuối năm nay.

Hôi nghi ACC, do cac Bô trưởng Ngoại giao chủ trì, đa thu hút sư tham dư của đại diện cả ba tru côt Công đông về chính tri - an ninh, kinh tế, văn hóa - xa hôi. Cac đại biểu đa rà soat và hoàn tất toàn bô công tac chuẩn bi cho HNCC ASEAN lần thư 31 và cac HNCC liên quan.

Nhân dip này, cac nước bày tỏ cảm ơn Tông Thư ký ASEAN Lê Lương Minh về những nỗ lưc và đóng góp tích cưc trong nhiệm kỳ công tac 5 năm vừa qua, góp phần tăng cường hiệu quả hoạt đông của Ban Thư ký ASEAN nói riêng và tiến trình xây dưng Công đông ASEAN nói chung. Hôi nghi cũng chính thưc thông qua việc bô nhiệm Ðại sư Hoàng Anh Tuấn của Việt Nam tại In-đô-nê-xi-a giữ cương vi Phó Tông Thư ký ASEAN phu trach chính tri - an ninh nhiệm kỳ từ thang 2-2018 đến thang 2/2021. Cac Bô trưởng chúc mừng Việt Nam đa tô chưc thành công Hôi nghi cac nhà lanh đạo kinh tế APEC lần thư 25 vừa qua tại Ðà Nẵng; đanh gia cao sang kiến của Việt Nam tô chưc Ðối thoại không chính thưc ASEAN - APEC, coi đây là cơ hôi tốt để ASEAN tăng cường tham vấn và thúc đẩy quan hệ rông mở với cac đối tac trong khu vưc. BÁO NHÂN DÂN