44
HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI DÂN CẦN THƠ VỀ LOẠI HÌNH THỨC ĂN NHANH HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI DÂN CẦN THƠ VỀ LOẠI HÌNH THỨC ĂN NHANH 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, ngày càng nhiều những cửa hàng fastfood được mở ra tại Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết các cửa hàng fastfood là do các tập đoàn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam như: KFC (Kentucky Fried Chicken) của Mỹ, Jollibee của Phillipines, Lotteria của Hàn Quốc,... Các doanh ngiệp ở Việt Nam chỉ chiếm một lượng nhỏ trong lĩnh vực này với một số thương hiệu chính như: Phở 24, chuỗi của hàng K-Do của công ty bánh Kinh Đô Sài Gòn, bánh mì Đức Phát,... Nguyên nhân chung do các doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn về chi phí đầu tư lớn, đào tạo nhân viên có kỹ năng, chuyên nghiệp, công nghệ chế biến, nguồn nguyên liệu .v.v để cạnh tranh với các tập đoàn nước ngoài. Thêm vào đó, tập quán và thói quen của người Việt cũng là nhân tố quan trọng gây ra nhiều trở ngại với các doanh nghiệp muốn tham gia vào thị trường fastfood hiện nay. Tại Cần Thơ, hiện chỉ có 2 nhà hàng fastfood (một cửa hàng của KFC đặt tại Siêu thị Vinatex, và một cửa hàng của Jollibee đặt tại siêu thị Coopmart), một số cửa hàng kinh doanh fastfood Việt như: bánh mì Đức Phát, bánh mì Sài Gòn, bánh mì Hữu Hiệp,… và một số của hàng kinh doanh kết hợp giữa coffee và fastfood (Glory, đường Châu Văn Liêm). Vì vậy, thì trường tại Chuyên đề Marketing 1 GVHD Th.S Nguyễn Quốc Nghi

chuyên đề mar

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: chuyên đề mar

HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI DÂN CẦN THƠ VỀ LOẠI HÌNH THỨC ĂN NHANH

HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI DÂN CẦN THƠ

VỀ LOẠI HÌNH THỨC ĂN NHANH

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, ngày càng nhiều những cửa hàng fastfood được mở ra tại Việt

Nam. Tuy nhiên, hầu hết các cửa hàng fastfood là do các tập đoàn nước ngoài

đầu tư vào Việt Nam như: KFC (Kentucky Fried Chicken) của Mỹ, Jollibee của

Phillipines, Lotteria của Hàn Quốc,... Các doanh ngiệp ở Việt Nam chỉ chiếm

một lượng nhỏ trong lĩnh vực này với một số thương hiệu chính như: Phở 24,

chuỗi của hàng K-Do của công ty bánh Kinh Đô Sài Gòn, bánh mì Đức Phát,...

Nguyên nhân chung do các doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn về chi phí đầu

tư lớn, đào tạo nhân viên có kỹ năng, chuyên nghiệp, công nghệ chế biến, nguồn

nguyên liệu .v.v để cạnh tranh với các tập đoàn nước ngoài. Thêm vào đó, tập

quán và thói quen của người Việt cũng là nhân tố quan trọng gây ra nhiều trở

ngại với các doanh nghiệp muốn tham gia vào thị trường fastfood hiện nay.

Tại Cần Thơ, hiện chỉ có 2 nhà hàng fastfood (một cửa hàng của KFC đặt

tại Siêu thị Vinatex, và một cửa hàng của Jollibee đặt tại siêu thị Coopmart), một

số cửa hàng kinh doanh fastfood Việt như: bánh mì Đức Phát, bánh mì Sài Gòn,

bánh mì Hữu Hiệp,… và một số của hàng kinh doanh kết hợp giữa coffee và

fastfood (Glory, đường Châu Văn Liêm). Vì vậy, thì trường tại cần Thơ còn rất

nhiều tiềm năng để tăng cường phát triển loại hình fastfood này.

Từ những phân tích khái quát trên về thực trạng thị trường thức ăn nhanh ở

Cần Thơ nói riêng và Việt Nam nói chung, em quyết định lựa chọn đề tài: “Hành

vi tiêu dùng của người dân Cần Thơ về loại hình thức ăn nhanh”, để tìm hiểu

thói quen tiêu dùng thức ăn nhanh của người dân trên địa bàn thành phố Cần

Thơ, nhằm cung cấp thông tin cho doanh nghiệp làm cơ sở để các doanh nghiệp

định hướng kinh doanh và có những chiến lược marketing hiệu quả trong loại

hình kinh doanh giàu tiềm năng này.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

2.1 Mục tiêu chung

Nghiên cứu và đánh giá hành vi tiêu dùng của người dân Cần Thơ về loại

hình thức ăn nhanh.

Chuyên đề Marketing 1 GVHD Th.S Nguyễn Quốc Nghi

Page 2: chuyên đề mar

HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI DÂN CẦN THƠ VỀ LOẠI HÌNH THỨC ĂN NHANH

2.2 Mục tiêu cụ thể

Tìm hiểu thực trạng và thói quen tiêu dùng thức ăn nhanh của người dân

trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng thức ăn nhanh của

người dân Cần Thơ.

Từ đó, đề xuất một số giải pháp kinh doanh và marketing phù hợp với sở

thích, thói quen của người Việt nói chung và người Cần Thơ nói riêng về loại

hình fastfood.

3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Quan niệm, thói quen, sở thích của người dân Cần Thơ về loại hình fastfood

như thế nào?

Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng fastfood của người

dân Cần Thơ?

Từ những yếu tố đã phân tích, thực hiện những chiến lược nào là phù hợp?

4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1 Phạm vi không gian

Đề tài được thực hiện tại thành phố Cần Thơ. Tuy nhiên do các cửa hàng

fastfood thường tập trung tại các địa điểm đông dân cư, nên nghiên cứu chỉ tập

trung phỏng vấn các đối tượng tại các đại bàn tập trung nhiều dân cư như quận

Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng.

4.2 Phạm vi thời gian

Đề tài thực hiện trong 4 tháng, từ tháng 9/2011 đến 12/2011.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên

cứu thông qua bảng câu hỏi.

Đối tượng nghiên cứu: các cá nhân đang sinh sống trên địa bàn các quận Ninh

Kiều, Bình Thủy, Cái Răng thuộc thành phố Cần Thơ.

Cỡ mẫu:

n=p(1−p)MOE2 × Z∝/2

2

n: cỡ mẫu

Vì V = p(1 – p) max nên p = 0,5

Chuyên đề Marketing 2 GVHD Th.S Nguyễn Quốc Nghi

Page 3: chuyên đề mar

HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI DÂN CẦN THƠ VỀ LOẠI HÌNH THỨC ĂN NHANH

MOE: tỷ lệ sai số, sai số cho phép là 9%.

Độ tin cậy là 95% = 0,05 /2 = 0,025 Z/2 = 1,96.

Thế vào công thức ta được n = 118,57, vậy ta lựa chọn cỡ mẫu là 120 mẫu.

Cơ cấu mẫu: Do đối tượng sử dụng fastfood chủ yếu nằm trong độ tuổi trẻ

(dưới 35 tuổi) nên nghiên cứu dự kiến chọn cơ cấu mẫu là 25% đối tượng có độ

tuổi dưới 18, 45% có độ tuổi từ 18 đến 35, và còn lại 30% có độ tuổi trên 35.

Thực tế khảo sát thu được 120 mẫu, trong đó có 30 mẫu (tương đương 25%)

có độ tuổi dưới 18, 57 mẫu (47,5%) có độ tuổi từ 18 đến 35 và 33 mẫu (27,5%)

có độ tuổi trên 35.

Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện (chọn mẫu dựa trên sự thuận lợi

hay tính dễ tiếp cận của đối tượng).

5.2 Phương pháp xử lý số liệu

Mục tiêu 1: dùng phương pháp thống kê mô tả (tính tần số, trị trung bình)

và kiểm định chi bình phương để xác định thói quen tiêu dùng thức ăn nhanh và

mối quan hệ giữa các yếu tố.

Mục tiêu 2: xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng bằng

phương pháp phân tích nhân tố.

Mục tiêu 3: từ những kết đạt được, phân tích và suy luận để đề ra một số

giải pháp nhằm phát triển loại hình kinh doanh thức ăn nhanh.

Đề tài sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để hỗ trợ phân tích số liệu.

6. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

6.1 Thực trạng và thói quen tiêu dùng thức ăn nhanh của người dân

Cần Thơ

6.1.1 Mô tả đối tượng nghiên cứu

Qua phân tích số liệu về đối tượng nguyên cứu cho thấy, đối tượng sử dụng

fastfood khá đa dạng, thể hiện qua các tiêu chí như:

Về độ tuổi: khách hàng sử dụng fastfood trong độ tuổi dưới 18 là 25%,

47,5% có độ tuổi từ 18 đến 35 và 27,5% có độ tuổi trên 35.

Về giới tính: tỷ lệ nam nữ khá cân đối (49,2% nam, 50,8% nữ).

Về thu nhập: thu nhập trung bình của các đối tượng nghiên cứu chủ yếu

dưới 3 triệu đồng trên tháng (khoảng 72,5%). Số liệu được thể hiện ở bảng sau:

Chuyên đề Marketing 3 GVHD Th.S Nguyễn Quốc Nghi

Page 4: chuyên đề mar

HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI DÂN CẦN THƠ VỀ LOẠI HÌNH THỨC ĂN NHANH

Bảng 6.1: Thu nhập của đối tượng nghiên cứu

Thu nhập Tần suất Tỷ lệ (%)

Dưới 1 triệu đồng 40 33,3

Từ 1 triệu đến 3 triệu đồng 47 39,2

Từ 3 triệu đến 5 triều đồng 19 15,8

Từ 5 triều đồng trở lên 14 11,7

Nguồn: số liệu điều tra của tác giả, 10/2011

11%

15%

19%

12%1%

4%

37%

1%

CNV NHA NUOCLD PHO THONGKINH DOANHBUON BANTHAT NGHIEPNOI TROHS,SVKHAC

Biểu đồ 6.1: Nghề nghiệp của các đối tượng nghiên cứu.

Nguồn: số liệu điều tra của tác giả, 10/2011

Về nghề nghiệp: Phần lớn các đối tượng trong nghiên cứu là học sinh, sinh

viên (37%) nên có thu nhập tương đối thấp. Các đối tượng kinh doanh, buôn bán,

công nhân viên chức nhà nước và lao động phổ thông rải đều ở mức 15%, còn lại

khoảng 6% là các ngành nghề khác.

6.1.2 Phân tích thực trạng việc sử dụng thức ăn nhanh

Qua khảo sát 120 đối tượng nghiên cứu, có 104 đối tượng đã sử dụng

fastfood (86,7%), còn lại 16 đối tượng chưa sử dụng (13,3%).

NHÓM ĐỐI TƯỢNG ĐÃ TỪNG SỬ DỤNG FASTFOOD

Hiện nay trên địa bàn thành phố Cần Thơ có 2 nhãn hiệu fastfood lớn là

KFC và Jollibee.

Chuyên đề Marketing 4 GVHD Th.S Nguyễn Quốc Nghi

Page 5: chuyên đề mar

HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI DÂN CẦN THƠ VỀ LOẠI HÌNH THỨC ĂN NHANH

Bảng 6.2: Tần số người sử dụng các nhãn hiệu fastfood tại Cần Thơ

Nhãn hiệu Tần suất Tỷ lệ (%)

KFC 92 61,3

Jollibee 58 38,7

Nguồn: số liệu điều tra của tác giả, 10/2011

Từ số liệu nghiên cứu cho thấy, đối tượng sử dụng nhãn hiệu KFC chiếm

61,3% cao hơn nhiều so đối tượng sử dụng nhãn hiệu Jollibee (chỉ chiếm 38,7%).

Nguyên nhân do KFC đã thâm nhập vào thị trường Cần Thơ từ tháng 8/2006,

trước Jollibee khoảng 3 năm (Jollibee khai trương của hàng đầu tiên tại Coop–

mart Cần Thơ tháng 10/2009), và cũng là cửa hàng fastfood đầu tiên xuật hiện tại

Cần Thơ. Vì vậy người tiêu dùng đã quen thuộc hơn với nhãn hiệu KFC, tuy hiện

nay giá KFC vẫn nhĩnh hơn Jollibee đôi chút, nhưng chất lượng thì đã được

khẳng định.

dưới 2 lần/ tháng

từ 2 đến 4 lần/ tháng

từ 5 đến 8 lần/ tháng

trên 8 lần/ tháng

0.00

10.00

20.00

30.00

40.00

50.00

60.00

70.00

58.65

33.65

3.85 3.85

Biểu đồ 6.2: Mức độ sử dụng fastfood trung bình trên tháng

Nguồn: số liệu điều tra của tác giả, 10/2011

Các đối tượng sử dụng fastfood trung bình dưới 2 lần một tháng chiếm số

lượng nhiều (58,65%). Đối tượng sử dụng trung bình từ 2 đến 4 lần trên tháng

(chiếm 33,65%) và còn lại, 7,7% đối tượng sử dụng trên 5 lần/ tháng. Nhận xét

về việc sử dụng fastfood của các đối tượng trên địa bàn thành phố Cần Thơ còn ít

và chưa tiếp cận nhiều fastfood. Có thể do nguyên nhân lối sống và thói quen ăn

uống nên chưa quen với khẩu vị của fastfood – loại thức ăn bắt nguồn từ nước

ngoài. Đồng thời cũng có thể chịu ảnh hưởng ít nhiều bởi yếu tố thu nhập vì hầu

Chuyên đề Marketing 5 GVHD Th.S Nguyễn Quốc Nghi

Page 6: chuyên đề mar

HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI DÂN CẦN THƠ VỀ LOẠI HÌNH THỨC ĂN NHANH

hết đối tượng nghiên cứu có mức thu nhập phần lớn dưới 3 triệu mà fastfood lại

có giá cao hơn các loại thức ăn khác như cơm tấm, phở, bánh mì, và các loại

bánh khác (VD: một phần cơm gà KFC gồm: 1 chén cơm, 1 miếng gà truyền

thống, 1 chén súp ngũ sắc và 1 ly pepsi với giá là 53.000 đồng; trong khi đó một

tô phở chỉ với giá trung bình là 20.000 đồng hay một dĩa cơm gà trung bình

khoảng 25.000 đồng, cộng thêm nước thì chỉ khoảng 30.000 đến 40.000 đồng

cho một bữa ăn) nên việc chi tiêu cho fastfood cũng phần nào chịu ảnh hưởng.

Biểu đồ 6.3: Thời điểm và các dịp thường sử dụng fastfood

Nguồn: số liệu điều tra của tác giả, 10/2011

Dựa vào số liệu nghiên cứu, phần lớn các đối tượng nghiên cứu sử dụng

fastfood vào buổi tối (56,73%), điều này cũng dễ lý giải do các đối tượng nghiên

cứu đều trong độ tuổi đi học và đi làm, nên thường rãnh rỗi vào buổi tối.

44,23% đối tượng sử dụng fastfood khi có nhu cầu, 31,73% đối tượng sử

dụng vào những lúc thuận tiện, 21,15% đối tượng sử dụng vào các ngày nghỉ, lễ

và các dịp đặc biệt, còn lại chỉ có 2,88% đối tượng sử dụng khi có chương trình

khuyến mãi. Điều này cho thấy, các đối tượng nghiên cứu không nhạy cảm đối

với các chương trình khuyến mãi của các cửa hàng fastfood. Đồng thời, do còn ít

sử dụng fastfood nên các đối tượng chưa biết nhiều đến các chương trình khuyến

mãi.

Chuyên đề Marketing 6 GVHD Th.S Nguyễn Quốc Nghi

sáng

trưa

chiều

tối

11.54

15.38

16.35

56.73

có nhu cầu ăn uống

ngày nghỉ, lễ

có chương trình khuyến mãi

lúc thuận tiện

44.23

21.15

2.88

31.73

Page 7: chuyên đề mar

HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI DÂN CẦN THƠ VỀ LOẠI HÌNH THỨC ĂN NHANH

Bảng 6.3: Các đối tượng thường sử dụng fastfood với ai

Đối tượng Tần suất Tỷ lệ (%)

Gia đình 7 6,73

Bạn bè 83 79,81

Đồng nghiệp 7 6,73

Một mình 6 5,77

Đối tượng khác 1 0,96Nguồn: số liệu điều tra của tác giả, 10/2011

Có đến 79,81% đối tượng sử dụng fastfood cùng với bạn bè, phần còn lại là

sử dụng fastfood một mình, hay cùng gia đình, đồng nghiệp và một số đối tượng

khác. Lý do có thể do hầu hết đối tượng nghiên cứu nằm trong độ tuổi trẻ dưới 35

tuổi nên nhu cầu về bạn bè và giao tiếp cao.

Bảng 6.4: Địa điểm sử dụng fastfood của các đối tượng

Địa điểm Tần suất Tỷ lệ (%)

Siêu thị 86 82,69Tại nhà 10 9,62Cơ quan 2 1,92Trường học 6 5,77

Nguồn: số liệu điều tra của tác giả, 10/2011

Do các cửa hàng fastfood hiện này của KFC và Jollibee đều được đặt tại

siêu thị nên phần lớn các đối tượng khảo sát đều sử dụng fastfood tại siêu thị, cụ

thể là có 82,69% đối tượng sử dụng tại siêu thị, các đối tượng còn lại sử dụng tại

nhà, cơ quan và trường học.

Chuyên đề Marketing 7 GVHD Th.S Nguyễn Quốc Nghi

Page 8: chuyên đề mar

HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI DÂN CẦN THƠ VỀ LOẠI HÌNH THỨC ĂN NHANH

tiết kiệm thời gian

tụ tập bạn bè

thức ăn ngon

giá cả hợp lý lý do khác0.00

10.00

20.00

30.00

40.00

50.00

60.00

70.00

37.50

61.54

32.69

4.8110.58

Biểu đồ 6.4: Lý do các đối tượng đến cửa hàng thức ăn nhanh

Nguồn: số liệu điều tra của tác giả, 10/2011

Thực tế cho thấy, có nhiều lý do khiến các đối tượng sử dụng thức ăn

nhanh. Tuy nhiên, phần đông đối tượng đến cửa hàng thức ăn nhanh để tụ tập bạn

bè. Nguyên nhân do hầu hết các đối tượng khảo sát nằm ở độ tuổi trẻ (dưới 35

tuổi) và chủ yếu là học sinh, sinh viên nên nhu cầu giao tiếp, tụ tập bạn bè cao.

Lý do thứ 2 mà có nhiều đối tượng lựa chọn là tiết kiệm thời gian. Điều này cho

ta thấy, các cửa hàng thức ăn nhanh đã đưa được yếu tố nhanh, tiết kiệm thời

gian đặc trưng của fastfood đến được với người tiêu dùng thông qua các công

đoạn như khâu chuẩn bị thức ăn, khâu phục vụ nhanh chóng, nhiệt tình,…. Kế

đến, các đối tượng lựa chọn lý do đến cửa hàng thức ăn nhanh là do thức ăn ngon

(32,69%), đây là con số cũng khá đáng kể, thể hiện chất lượng của thức ăn và

cách chế biến gây được ấn tượng đến người tiêu dùng. Do giá của fastfood vẫn

khá cao so với các loại thức ăn khác như đã phân tích ở trên nên chỉ có 4,81% đối

tượng lựa chọn lý do giá cả hợp lý. Đồng thời cũng do nguyên nhân hầu hết các

đối tượng nghiên cứu có thu nhập khá thấp nên có thể đánh giá giá cả của

fastfood tương đối cao. Còn lại có 8 đối tượng lựa chọn những lý do khác như:

thức ăn giàu chất bổ dưỡng, sử dụng thức ăn nhanh do nhu cầu của con cái, anh

em trong gia đình,…

Chuyên đề Marketing 8 GVHD Th.S Nguyễn Quốc Nghi

Page 9: chuyên đề mar

HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI DÂN CẦN THƠ VỀ LOẠI HÌNH THỨC ĂN NHANH

12%

53%3%

4%

17%

10% 2% quảng cáo

bạn bè, người thân giới thiệubáo chíinternettự tìm hiểunhân viên tiếp thị giới thiệunguồn thông tin khác

Biểu đồ 6.5: Đánh giá các kênh thông tin nhằm nhận biết fastfood

Nguồn: số liệu điều tra của tác giả, 10/2011

Hiện nay các cửa hàng fastfood dùng rất nhiều kênh thông tin để đưa

fastfood đến với người tiêu dùng như quảng cáo (qua tờ rơi, bảng hiệu, băng rôn,

qua TV,…), báo chí, internet, đội ngũ nhân viên tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, ….

Ngoài ra, người tiêu dùng còn biết đến fastfood qua kênh thông tin do bạn bè và

người thân giới thiệu hay tự tìm hiểu (như nhìn thấy cửa hiệu và tự động đến sử

dụng).

Trong các đối tượng nghiên cứu có 53% đối tượng biết đến fastfood thông

qua bạn bè vào người thân giới thiệu điều này cũng đo nguyên nhân phần lớn các

đối tượng sử dụng fastfood nằm ở độ tuổi trẻ và đa phần là học sinh, sinh viên

như phân tích ở trên. Hình thức quảng cáo, giới thiệu sản phẩm qua nhân viên

tiếp thị, và đối tượng tự tìm hiểu cũng chiếm một tỷ lệ tương đối trong các kênh

thông tin. Còn lại các kênh báo chí, internet, và các kênh khác chưa phát huy

được hiệu quả tốt đến các đối tượng, vì theo khảo sát, các kênh thông tin này chỉ

chiếm một phần nhỏ, khoảng 2 đến 3% trên mẫu quan sát.

Chuyên đề Marketing 9 GVHD Th.S Nguyễn Quốc Nghi

Page 10: chuyên đề mar

HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI DÂN CẦN THƠ VỀ LOẠI HÌNH THỨC ĂN NHANH

Bảng 6.5: Mức độ yêu thích các món ăn fastfood của đối tượng.

MÓN ĂN TRỊ TRUNG BÌNH

HAMBURGER 2.41

SANDWICH 2.53

GÀ RÁN 1.76

KHOAI TÂY CHIÊN 2.21

SALAD 2.85Nguồn: số liệu điều tra của tác giả, 10/2011

Bảng 6.6: Ý nghĩa của giá trị trung bình trong thang đo khoảng

Giá trị trung bình Ý nghĩa

1.00 – 1.80 Rất không đồng ý/ Rất không hài lòng/ Rất không quan trọng

1.81 – 2.60 Không đồng ý/ Không hài lòng/ Không quan trọng

2.61 – 3.40 Không có ý kiến/ Trung bình

3.41 – 4.20 Đồng ý/ Hài lòng/ Quan trọng

4.21 – 5.00 Rất đồng ý/ Rất hài lòng/ Rất quan trọngQuy ước: thang đo likert 5 mức độ có: 1. Rất không đồng ý, 2. Không đồng ý, 3. Không có ý

kiến, 4. Đồng ý, 5. Rất đồng ý.

Nguồn: tài liệu thực hành SPSS căn bản, Th.S Phạm Lê Hồng Nhung.

Để đánh giá được trị trung bình trong bảng 6.5 cần dựa vào ý nghĩ của giá

trị trung bình trong thang đo khoảng ở bảng 6.6. Tuy nhiên, cần lưu ý bảng câu

hỏi của đề tài chọn thang đo likert 5 mức độ có: 1. Rất thích/ hoàn toàn đồng ý,

2. Thích/ đồng ý, 3. Bình thường/ không có ý kiến, 4. Không thích/ không đồng ý,

5. Rất không thích/ hoàn toàn không đồng ý; ngược lại so với quy ước của bảng

6.6, nên ý nghĩa của giá trị trung bình được tính ngược lại so với bảng 6.6.

Qua khảo sát độ ưa thích các món ăn fastfood của các đối tượng, ta thấy

mức độ yêu thích gà rán của các đối tượng là 1.76 (trị trung bình), nằm trong

khoảng từ 1.00 – 1.80 tương đương với mức độ “rất thích”. Các đối tượng thể

hiện mức độ “thích” đối với hambuger, sandwich và khoai tây chiên (với trị trung

bình lần lượt là: 2.41, 2.53, 2.21; nằm trong khoảng từ 1.81 – 2.60). Cuối cùng là

salad với độ yêu thích “bình thường” của các đối tượng (với trị trung bình là 2.73

nằm trong khoảng 2.61 – 3.40). Điều này cho thấy, với các đối tượng đã sử dụng

Chuyên đề Marketing 10 GVHD Th.S Nguyễn Quốc Nghi

Page 11: chuyên đề mar

HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI DÂN CẦN THƠ VỀ LOẠI HÌNH THỨC ĂN NHANH

fastfood đều khá yêu thích các món ăn fastfood. Đây cũng là một đặc điểm tiềm

năng cho sự phát triển của fastfood trong tương lai.

dưới 50.000 đồng từ 50.000 đến 100.000 đồng

trên 100.000 đồng0.00

10.00

20.00

30.00

40.00

50.00

60.00

70.00

25.00

61.54

13.46

Biểu đồ 6.6: Mức chi tiêu của các đối tượng khi đến cửa hàng fastfood

Nguồn: số liệu điều tra của tác giả, 10/2011

Từ số liệu khảo sát cho thấy, phần đông các đối tượng chi từ 50.000 đến

100.000 đồng cho mỗi lần sử dụng fastfood (61,54%). Có 13,46% đối tượng chi

tiêu trên 100.000 đồng. Còn lại, 25% các đối tượng chi tiêu dưới 100.000 đồng

khi đến các cửa hàng thức ăn nhanh. Do các đối tượng khảo sát thu nhập khá thấp

nên việc chi tiêu cũng hạn chế. Đánh giá được thể hiện ở bảng sau:

Chuyên đề Marketing 11 GVHD Th.S Nguyễn Quốc Nghi

Page 12: chuyên đề mar

HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI DÂN CẦN THƠ VỀ LOẠI HÌNH THỨC ĂN NHANH

Bảng 6.7: Phân tích mối quan hệ giữa thu nhập và số tiền chi tiêu cho

mỗi lần sử dụng fastfood.

Chi tiêu cho

fastfood

Thu nhập

Dưới 50.000

đồng

Từ 50.000

đến 100.000

đồng

Trên 100.000

đồngTổng tỷ lệ

Dưới 1 triệu

9 18 5 32

28.13% 56.25% 15.63% 100.00%

34.62% 28.13% 35.71% 30.77%

Từ 1 đến 3 triệu

11 27 2 40

27.50% 67.50% 5.00% 100.00%

42.31% 42.19% 14.29% 38.46%

Trên 3 triệu

6 19 7 32

18.75% 59.38% 21.88% 100.00%

23.08% 29.69% 50.00% 30.77%

Tổng tỷ lệ

26 64 14 104

25.00% 61.54% 13.46% 100.00%

100.00% 100.00% 100.00% 100.00%Nguồn: số liệu điều tra của tác giả, 10/2011

Các đối tượng chi tiêu dưới 100.000 đồng cho mỗi lần sử dụng fastfood

chiếm 86,54% (61,54% + 25,00%) trong đó có đến 62,50% (65/104 đối tượng)

đối tượng có thu nhập dưới 3 triệu.

mua hàng qua điện thoại

giao hàng tận nhà

khu vui chơi cho trẻ em

thanh toán bằng thẻ

WIFI

đề xuất khác

0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00

38.46

56.73

28.85

38.46

49.04

4.81

Biểu đồ 6.7: Một số kiến kiến nghị của các đối tượng

Nguồn: số liệu điều tra của tác giả, 10/2011

Chuyên đề Marketing 12 GVHD Th.S Nguyễn Quốc Nghi

Page 13: chuyên đề mar

HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI DÂN CẦN THƠ VỀ LOẠI HÌNH THỨC ĂN NHANH

Phần lớn các đối tượng nghiên cứu kiến nghị phát triển dịch vụ giao hàng

tận nhà, wifi, mua hàng qua điện thoại và khu vui chơi cho trẻ em. Hiện nay thì

các dịch vụ này đã được thực hiện tại các cửa hàng fastfood và cũng đang rất

được người tiêu dùng chú ý và ưu chuộng. Ngoài ra có một hình thức đang được

nhiều người quan tâm là thanh toán bằng thẻ và cũng được khá nhiều đối tượng

trong nghiên cứu kiến nghị thực hiện. Do hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều

thực hiện trả lương qua thẻ tín dụng ngân hàng, nên việc phát triển các ứng dụng

khi sử dụng thẻ tín dụng đang được quan tâm và mở rộng; đồng thời với sự phát

triển của thương mại điện tử, phương thức thanh toán qua thẻ tín dụng đã trở nên

phổ biến hơn và được sử dụng rộng rãi, vì tính chất nhanh chóng và tiện dụng

của nó. Đây là đặc điểm mà các cửa hàng fastfood cần lưu ý và phát triển trong

tương lai.

NHÓM ĐỐI TƯỢNG CHƯA SỬ DỤNG FASTFOOD

thức ăn có chứa nhiều chất béo

không hợp khẩu vị

giá cả cao

địa điểm không thuận tiện

lý do khác

0.00 10.00 20.00 30.00 40.00

31.25

25.00

37.50

37.50

18.75

Biểu đồ 6.8: Các lý do các đối tượng chưa sử dụng fastfood

Nguồn: số liệu điều tra của tác giả, 10/2011

Trong 120 đối tượng khảo sát có 16 đối tượng chưa sử dụng fastfood. Các

lý do chính khiến các đối tượng không sử dụng fastfood là giá cả cao, địa diểm

không thuận lợi và thức ăn chứa nhiều chất béo. Đây là những điểm đáng lưu ý

đối với các cửa hàng fastfood, giá cả của fastfood chúng ta đã phân tích ở phần

trên; còn về địa điểm, hầu hết các cửa hàng fastfood đều được đặt tại các siêu thị.

Điều này thuận tiện cho các khách hàng đến siêu thị mua đồ và tiện thể sử dụng

fastfood, tuy nhiên đây lại là một bất lợi với các khách hàng đi trên đường, vì nếu

Chuyên đề Marketing 13 GVHD Th.S Nguyễn Quốc Nghi

Page 14: chuyên đề mar

HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI DÂN CẦN THƠ VỀ LOẠI HÌNH THỨC ĂN NHANH

muốn sử dụng fastfood, khách hàng phải gửi xe vào siêu thị, nhiều khi siêu thị

đông khách, việc gửi xe gặp nhiều khó khăn nên gây ra tâm lý ngại và cảm giác

mất thời gian ở khách hàng nên họ không ghé vào để sử dụng. Còn lại, 25% đối

tượng chọn lý do thức ăn không hợp khẩu vị, và 18,75% đối tượng lựa chọn lý do

khác như thức ăn thiếu chất xơ, không phù hợp để sử dụng. Thực phẩm fastfood

bắt nguồn từ nước ngoài nên lạ hơn với người Việt. Mặc dù fastfood đã xâm

nhập vào Việt Nam khá lâu, tuy nhiên một bộ phận người tiêu dùng vẫn chưa

quen sử dụng. Các cửa hàng fastfood nên thực hiện nhiều cải tiến về hương vị để

phù hợp với khẩu vị người Việt.

Bảng 6.8: Ý định sử dụng fastfood của các đối tượng

Ý định sử dụng Tần suất Tỷ lệ (%)

Có 11 68,75

Không 5 31,25

Nguồn: số liệu điều tra của tác giả, 10/2011

Khảo sát về ý định sử dụng fastfood trong tương lai của các đối tượng này,

có 68,75% đối tượng có ý định sử dụng fastfood trong tương lai, và 31,25% đối

tượng không có ý định sử dụng loại hình thức ăn nhanh này. Vì chỉ có 16 đối

tượng chưa sử dụng nên số liệu không mang nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên, có thể

thấy tiềm năng của nhóm người chưa sử dụng fastfood là khá lớn.

Chuyên đề Marketing 14 GVHD Th.S Nguyễn Quốc Nghi

Page 15: chuyên đề mar

HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI DÂN CẦN THƠ VỀ LOẠI HÌNH THỨC ĂN NHANH

6.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng thức ăn nhanh của

người dân Cần Thơ

Để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng thức ăn nhanh, đề

tài sử dụng bộ tiêu chí đánh giá ý kiến, gồm 11 tiêu chí sau:

Thức ăn nhanh ngon và hấp dẫn.

Không gian thoải mái, sang trọng phù hợp để trò chuyện hay bàn

công việc.

Phục vụ nhanh chóng, nhiệt tình và chuyên nghiệp.

Menu đa dạng món ăn.

Địa điểm thuận tiện và tiết kiệm thời gian.

Dịch vụ giao hàng tận nơi tốt.

Nhiều khuyến mãi hấp dẫn.

Giá cả cao, chỉ dành cho người có thu nhập cao.

Có quá ít hệ thống cửa hàng.

Không phù hợp với người Việt Nam.

Chỉ dành cho những người trẻ.

Dùng thang đo likert 5 mức độ để đánh giá. Sau đó tiến hành phân tích nhân

tố trên phần mềm SPSS 16.0 để xác định nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến hành

vi tiêu dùng thức ăn nhanh của các đối tượng khảo sát. Mô hình phân tích nhân tố

có dạng:

Fi = Wi1.X1 + Wi2.X2 +Wi3.X3 + … + Wik.Xk

Trong đó: F là ước lượng nhân tố thứ I, W là hệ số nhân tố theo biến X.

Có 120 đối tượng trả lời các câu hỏi đánh giá ý kiến về các nhận xét về thức

ăn nhanh (cũng chính là các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng thức ăn

nhanh). Kết quả thu thập được như sau:

Đề xác định mối tương quan giữa các tiêu chí trong bộ tiêu chí, kiểm định

KMO và Bartlett được thực hiện với giải thuyết H0 là không có mối tương quan

giữa các biến, H1 là có sự tương quan giữa các biến. trong phân tích nhân tố, tác

giả mong đợi bác bỏ giả thuyết H0, tức là chấp nhập H1 có sự tương quan giữa

các biến. Kết quả phân tích cho thấy, hệ số KMO là 0.569 và hệ số Bartlett’s có

mức ý nghĩ là 0.000 thấp hơp mức ý nghĩa 0,05, thỏa mãn điều kiện để bác bỏ

Chuyên đề Marketing 15 GVHD Th.S Nguyễn Quốc Nghi

Page 16: chuyên đề mar

HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI DÂN CẦN THƠ VỀ LOẠI HÌNH THỨC ĂN NHANH

H0 để kết luận các biến có tương quan với nhau và phương pháp phân tích nhân

tố là phù hợp.

Từ kết quả phân tích nhân tố ta thấy, theo tiêu chuẩn Eigenvalues lớn hơn 1

thì có 4 nhân tố được rút trích ra, với phương sai trích là 58,81%, phương sai đạt

yêu cầu.

Bảng 6.9: Ma trận nhân tố sau khi xoay (Rotated component matrix)

KH Các biến F1 F2 F3 F4

X1 Thức ăn nhanh ngon và hấp dẫn -0.078 0.015 0.172 0.777

X2

Không gian thoải mái, sang trọng phù

hợp để trò chuyện hay bàn công việc 0.076 0.327 -0.056 0.712

X3

Phục vụ nhanh chóng, nhiệt tình và

chuyên nghiệp 0.046 0.672 0.177 0.116

X4 Menu đa dạng món ăn -0.122 0.734 0.208 0.083

X5

Địa điểm thuận tiện và tiết kiệm thời

gian -0.145 0.550 -0.043 0.119

X6 Dịch vụ giao hàng tận nơi tốt 0.006 0.140 0.857 0.026

X7 Nhiều khuyến mãi hấp dẫn -0.017 0.097 0.811 0.106

X8

Giá cả cao, chỉ dành cho người có thu

nhập cao 0.618 -0.047 -0.224 0.083

X9 Có quá ít hệ thống cửa hàng 0.516 0.445 -0.074 -0.248

X10 Không phù hợp với người Việt Nam 0.830 -0.137 0.120 -0.038

X11 Chỉ dành cho những người trẻ 0.786 -0.097 0.091 -0.011

Nguồn: số liệu điều tra của tác giả, 10/2011

Qua số liệu phân tích cho thấy, nhóm nhân tố thứ nhất (F1) có 4 biến tương

quan chặt chẽ với nhau gồm 8, 9, 10, 11 lần lượt là các tiêu chí: giá cả cao, chỉ

dành cho người có thu nhập cao (0,618); có quá ít hệ thống cửa hàng (0,516);

không phù hợp với người Việt Nam (0,830); chỉ dành cho những người trẻ

(0,786). Các biến này thể hiện các ý kiến phản chiều về việc tiêu dùng fastfood,

tác giả đặt tên nhóm là: Định kiến về fastfood.

Chuyên đề Marketing 16 GVHD Th.S Nguyễn Quốc Nghi

Page 17: chuyên đề mar

HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI DÂN CẦN THƠ VỀ LOẠI HÌNH THỨC ĂN NHANH

Nhóm nhân tố thứ 2 (F2) bao gồm 3 biến có tương quan chặt chẽ là 3, 4, 5

lần lượt là các tiêu chí: phục vụ nhanh chóng, nhiệt tình và chuyên nghiệp

(0,672); menu đa dạng món ăn (0,734); địa điểm thuận tiên và tiết kiệm thời gian

(0,550). Các biến này thể hiện phong cách của cửa hàng fastfood như trang trí,

cung cách phục vụ, vị trí thuận tiện cho khách hàng. Vì vậy nhóm nhân tố biển

hiện mức độ quan trọng về: phong cách của cửa hàng fastfood.

Nhóm F3 gồm 2 biến có mối tương quan chặt chẽ là 6, 7 lần lượt là các tiêu

chí: dịch vụ giao hàng tận nơi tốt (0,857); nhiều khuyến mãi hấp dẫn (0,811).

Nhóm nhân tố này thể hiện mối quan tâm của khách hàng về: dịch vụ và ưu đãi.

Nhóm F4 gồm 2 tiêu chí 1, 2 là: thức ăn ngon và hấp dẫn (0,777); không

gian thoải mái, sang trọng phù hợp để trò chuyện hay bàn công việc(0,712). Các

biến này thể hiện về độ hấp dẫn cửa loại hình fastfood từ thức ăn cho đến các bày

trí. Vì vậy nhóm nhân tố này được đặt tên là: sự cuốn hút của loại hình fastfood.

Bảng 6.10: Ma trận hệ số điểm thành phần.

KH Các biếnNhân tố (component)

F1 F2 F3 F4

X1 Thức ăn nhanh ngon và hấp dẫn 0.003 -0.144 0.047 0.667

X2

Không gian thoải mái, sang trọng phù

hợp để trò chuyện hay bàn công việc0.083 0.111 -0.145 0.585

X3

Phục vụ nhanh chóng, nhiệt tình và

chuyên nghiệp0.043 0.408 0.017 -0.022

X4 Menu đa dạng món ăn -0.042 0.448 0.033 -0.073

X5

Địa điểm thuận tiện và tiết kiệm thời

gian-0.055 0.353 -0.116 0.010

X6 Dịch vụ giao hàng tận nơi tốt 0.008 -0.029 0.561 -0.074

X7 Nhiều khuyến mãi hấp dẫn 0.000 -0.065 0.528 0.007

X8

Giá cả cao, chỉ dành cho người có thu

nhập cao0.315 -0.002 -0.152 0.134

X9 Có quá ít hệ thống cửa hàng 0.255 0.361 -0.090 -0.259

X10 Không phù hợp với người Việt Nam 0.414 -0.086 0.105 0.024

X11 Chỉ dành cho những người trẻ 0.393 -0.060 0.077 0.041

Nguồn: số liệu điều tra của tác giả, 10/2011

Xác định hệ số các nhân tố dựa vào bảng 6.11 ta được:

Chuyên đề Marketing 17 GVHD Th.S Nguyễn Quốc Nghi

Page 18: chuyên đề mar

HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI DÂN CẦN THƠ VỀ LOẠI HÌNH THỨC ĂN NHANH

F1 = 0,315.X8 + 0,255.X9 + 0,414.X10 + 0,393.X11

F2 = 0,408.X3 + 0,448.X4 + 0,353.X5

F3 = 0,561.X6 + 0,528.X7

F4 = 0,667.X1 + 0,585.X2

Xét điểm nhân tố trong từng phương trình ước lượng điểm nhân tố, nhân tố

nào có điểm cao nhất sẽ ảnh hưởng đến nhân tố chung nhiều nhất. Từ 4 phương

trình ước lượng nhân tố ta thấy: nhóm F1 chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi yếu tố

X10 (không phù hợp với người Việt Nam) do có hệ số nhân tố cao nhất (0,414);

biến X4 (menu đa dạng món ăn) có hệ số nhân tố là 0,448 ảnh hưởng nhiều nhất

đến nhóm nhân tố chung F2 ; biến X6 (dịch vụ giao hàng tận nơi tốt) có hệ số

nhân tố cao nhất (0,561) ảnh hưởng nhiều nhất đến nhân tố chung F3 ; và còn lại

nhóm F3 chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi biến X1 (thức ăn nhanh ngon và hấp dẫn)

do có hệ số nhân tố cao nhất (0,667)

7. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

7.1 Kết luận

Hiện nay fastfood đã được biết đến rộng rãi và được nhiều người tiêu dùng

sử dụng. Hầu hết những người sử dụng fastfood đều đánh giá cao chất lượng thức

ăn, thái độ phục vụ của nhân viên, tiết kiệm được thời gian, không khí thoải mái

của cửa hàng,…. Tuy nhiên do fastfood là thức ăn du nhập từ nước ngoài, nên

chưa phù hợp với khẩu vị của một bộ phận người tiêu dung Việt vì vậy mức độ

sử dụng fastfood còn hạn chế. Giá cả của fastfood cũng tương đối cao hơn các

loại thức ăn khác nên mức chi tiêu cho fastfood còn thấp. Địa điểm đặt các cửa

hàng fastfood hiện nay cũng gây nhiều khó khăn cho việc sử dụng fastfood vì

mất thời gian vào công đoạn gửi xe. Đồng thời, có khá ít các cửa hàng fastfood

tại Cần Thơ, chưa đáp ứng được nhu cầu tương đối lớn của người dân Cần Thơ

hiện nay. Fastfood phần lớn được sử dụng trong giới trẻ, là nơi để giới trẻ tụ tập

bạn bè. Vì vậy, fastfood được biết đến nhiều qua kênh thông tin do bạn bè giới

thiệu. Tuy nhiên, vẫn có những đánh giá trái chiều về fastfood của một bộ phận

người tiêu dùng như: không phù hợp với người Việt Nam, chỉ dành cho giới trẻ.

Đây cũng là một điểm bất lợi mà các cửa hàng fastfood cần lưu ý.

Chuyên đề Marketing 18 GVHD Th.S Nguyễn Quốc Nghi

Page 19: chuyên đề mar

HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI DÂN CẦN THƠ VỀ LOẠI HÌNH THỨC ĂN NHANH

Thông qua việc ứng dụng phân tích nhân tố, nhằm đánh giá các tiêu chí ảnh

hưởng đến hành vi tiêu dùng fastfood của người dân trên địa bàn thành phố Cần

Thơ, ta thấy các tiêu chí về thức ăn, không gian cửa hàng ảnh hưởng nhiều đến

hành vi tiêu dùng. Điều này cũng phù hợp trong thực tế, vì hiện nay, thu nhập

của người dân ngày càng cao, khi đã đáp ứng được nhu cầu “đủ ăn” thì người

tiêu dùng lại hướng đến việc “ăn ngon hơn”. Tuy nhiên, vẫn có những yếu tố trái

chiều như không phù hợp với người Việt hay chỉ dành cho giới trẻ cũng ảnh

hưởng đáng kể đến hành vi tiêu dùng. Điều này là do thói quen ăn uống xưa nay

của người Việt, chưa quen với khẩu vị của fastfood, đồng thời do thu nhập trung

bình còn tương đối thấp nên vẫn còn một bộ phận người tiêu dùng ngại sử dụng.

7.2 Kiến nghị

Tác giả đề xuất một số giải pháp đối với các cửa hàng fastfood như sau:

Thực hiền nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá vào các dịp đặc biệt và

các ưu đãi cho khách hàng.

Mở rộng các khu vui chơi dành cho trẻ em.

Tạo không gian thoải mái và trẻ trung.

Mở dịch vụ thanh toán qua thẻ tín dụng.

Mở thêm cửa hàng tại các địa điểm có vị trí thuận lợi (bắt mắt, gửi xe thuận

tiện).

Tăng cường dịch vụ giao hàng tận nhà.

8. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Th.S Phạm Lê Hồng Nhung, Tài liệu Hướng dẫn thực hành SPSS.

Th.S Nguyễn Quốc Nghi và Th.S Phan Văn Hùng, (4/2010). Các nhân tố

ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách hàng đối với các khách sạn ở thành

phố Cần Thơ.

Nguyễn Quỳnh Như, Phân khúc thị trường du lịch sinh thái thành phố Cần

Thơ.

9. BẢNG CÂU HỎI

Chuyên đề Marketing 19 GVHD Th.S Nguyễn Quốc Nghi

Page 20: chuyên đề mar

HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI DÂN CẦN THƠ VỀ LOẠI HÌNH THỨC ĂN NHANH

BẢNG CÂU HỎIHÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI DÂN CẦN THƠ

VỀ LOẠI HÌNH THỨC ĂN NHANH

Xin chào Anh (Chị)! Tôi là sinh viên trường Đại học Cần Thơ. Tôi đang tiến hành nghiên cứu Hành vi tiêu dùng của người dân Cần Thơ về loại hình thức ăn nhanh. Để hoàn thành được dự án nghiên cứu này, tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ của các Anh (Chị). Tôi cam đoan rằng, mọi thông tin của Anh (Chị) cung cấp sẽ được giữ bí mật và chỉ phục vụ cho mục đính nghiên cứu.

Xin vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân của Anh (Chị)

Câu1: Anh (Chị) đã từng sử dụng thức ăn nhanh hay chưa?

Đã sử dụng Đi đến câu 4 18

Chưa sử dụng Đi đến câu 2, 3, 16, 17, 18

Câu 2: Lí do nào mà Anh (Chị) chưa sử dụng thức ăn nhanh?

Thức ăn có chứa nhiều chất béo. Thức ăn không ngon

Giá cao Địa điểm không thuận tiện

Lí do khác (vui lòng ghi rõ)................................................................

Câu 3: Anh (Chị) có ý định sử dụng thức ăn nhanh hay không?

Có Không

Câu 4: Anh (Chị) đã từng sử dụng thức ăn nhanh của các hãng nào sau đây hay chưa? (Có thể chọn nhiều phương án)

KFC Jollibee

Câu 5: Anh (Chị) thường đến các cửa hàng thức ăn nhanh bao nhiêu lần/ tháng?

Dưới 2 lần/ tháng Từ 2 – 4 lần/ tháng

Từ 5 – 8 lần/ tháng Trên 8 lần/ tháng

Chuyên đề Marketing 20 GVHD Th.S Nguyễn Quốc Nghi

Họ và Tên:.......................................................................................................

Giới tính: Nam Nữ

Địa chỉ:.............................................................................................................

.........................................................................................................................

Số điện thoại:...................................................................................................

Page 21: chuyên đề mar

HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI DÂN CẦN THƠ VỀ LOẠI HÌNH THỨC ĂN NHANH

Câu 6: Anh (Chị) thường đến cửa hàng thức ăn nhanh vào thời điểm nào trong ngày?

Sáng Trưa

Chiều Tối

Câu 7: Anh (Chị) vui lòng cho biết Anh (Chị) thường đến các cửa hàng thức ăn nhanh vào những dịp nào?

Khi có nhu cầu ăn uống Ngày nghỉ, lễ, các dịp đặc biệt

Khi có chương trình khuyến mãi Những lúc thuận tiện

Câu 8: Xin Anh (Chị) cho biết Anh (Chị) thường đến cửa hàng thức ăn nhanh cùng với ai?

Gia đình Bạn bè

Đồng nghiệp Một mình

Khác (vui lòng ghi rõ).........................................................................

Câu 9: Lí do Anh (Chị) đến cửa hàng thức ăn nhanh? (Có thể chọn nhiều phương án)

Tiết kiệm thời gian Tụ tập bạn bè

Thức ăn ngon Giá cả hợp lí

Lí do khác (vui lòng ghi rõ)................................................................

Câu 10: Anh (chị) thường sử dụng thức ăn nhanh ở đâu?

Siêu thị Tại nhà

Cơ quan Trường học

Câu 11: Anh (Chị) biết đến các sản phẩm thức ăn nhanh qua kênh thông tin nào nhiều nhất?

Quảng cáo trên TV Bạn bè, người thân giới thiệu

Báo Chí Internet

Tự tìm hiểu Nhân viên tiếp thị, bán hàng giới thiệu

Nguồn khác (vui lòng ghi rõ):.........................................................

Chuyên đề Marketing 21 GVHD Th.S Nguyễn Quốc Nghi

Page 22: chuyên đề mar

HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI DÂN CẦN THƠ VỀ LOẠI HÌNH THỨC ĂN NHANH

Câu 12: Xin Anh (Chị) cho biết mức độ ưa thích đối với các món thức ăn nhanh dưới đây?

Rất thích Thích Bình thường Không thích Rất không thích

Hambuger

Sandwich

Gà rán

Khoai tây chiên

Salad

Câu 13: Vui lòng cho biết Anh (Chị) thường chi tiêu bao nhiêu cho một lần đến cửa hàng thức ăn nhanh?

Dưới 50 ngàn đồng Từ 50 – 100 ngàn đồng Trên 100 ngàn đồng

Câu 14: Theo Anh (Chị), các cửa hàng thức ăn nhanh nên phát triển những dịch vụ nào sau đây? ( Có thể chọn nhiều đáp án).

Mua hàng qua điện thoại, Internet Giao hàng tận nhà

Khu vực dành cho trẻ em Dịch vụ thanh toán bằng thẻ

Wi-fi miễn phí

` Dịch vụ khác (vui lòng ghi rõ)............................................................

Câu 15: Anh (Chị) vui lòng đánh giá ý kiến của mình về các nhận xét về thức ăn nhanh sau đây (đánh giá theo thang điểm từ 1 – 5, 1: Hoàn toàn đồng ý, 2: Đồng ý, 3: Không có ý kiến, 4: Không đồng ý, 5: Hoàn toàn không đồng ý):

Nhận xét 1 2 3 4 5

Thức ăn nhanh ngon và hấp dẫn

Không gian thoải mái, sang trọng phù hợp để trò chuyện hay bàn công việc

Phục vụ nhanh chóng, nhiệt tình và chuyên nghiệp

Menu đa dạng món ăn

Địa điểm thuận tiện và tiết kiệm thời gian

Dịch vụ giao hàng tận nơi tốt

Chuyên đề Marketing 22 GVHD Th.S Nguyễn Quốc Nghi

Page 23: chuyên đề mar

HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI DÂN CẦN THƠ VỀ LOẠI HÌNH THỨC ĂN NHANH

Nhiều khuyến mãi hấp dẫn

Giá cả cao, chỉ dành cho người có thu nhập cao

Có quá ít hệ thống cửa hàng

Không phù hợp với người Việt Nam

Chỉ dành cho những người trẻ

Câu 16: Anh (Chị) thuộc độ tuổi nào sau đây?

Dưới 18 tuổi Từ 18 - 35 tuổi Trên 35 tuổi

Câu 17: Xin vui lòng cho biết, Thu nhập một tháng của Anh (Chị) hiện nay?

Dưới 1 triệu Từ 1 – 3 triệu

Từ 3 – 5 triệu Trên 5 triệu

Câu 1 8: Nghề nghiệp hiện tại hiện của Anh (Chị) là gì?

Công nhân viên chức Nhà nước Lao động phổ thông

Kinh doanh Buôn bán nhỏ

Thất nghiệp Nội trợ

Học sinh, Sinh viên

Khác (vui lòng ghi rõ)........................................................................

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn Anh (Chị) đã giúp tôihoàn thành bài nghiên cứu này.

Chuyên đề Marketing 23 GVHD Th.S Nguyễn Quốc Nghi

Page 24: chuyên đề mar

HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI DÂN CẦN THƠ VỀ LOẠI HÌNH THỨC ĂN NHANH

10. PHỤ LỤC

Mô tả đối tượng nghiên cứu

DO TUOI

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative

Percent

Valid <18T 30 25.0 25.0 25.0

18 - 35T 57 47.5 47.5 72.5

>35T 33 27.5 27.5 100.0

Total 120 100.0 100.0

GIOI TINH

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative

Percent

Valid NAM 59 49.2 49.2 49.2

NU 61 50.8 50.8 100.0

Total 120 100.0 100.0

THU NHAP

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative

Percent

Valid <1TR 40 33.3 33.3 33.3

1 - 3TR 47 39.2 39.2 72.5

3 - 5TR 19 15.8 15.8 88.3

>5TR 14 11.7 11.7 100.0

Total 120 100.0 100.0

NGHE NGHIEP

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative

Percent

Valid CNV NHA NUOC 13 10.8 10.8 10.8

LD PHO THONG 18 15.0 15.0 25.8

KINH DOANH 23 19.2 19.2 45.0

BUON BAN 14 11.7 11.7 56.7

THAT NGHIEP 1 .8 .8 57.5

NOI TRO 5 4.2 4.2 61.7

HS,SV 45 37.5 37.5 99.2

KHAC 1 .8 .8 100.0

Total 120 100.0 100.0

Chuyên đề Marketing 24 GVHD Th.S Nguyễn Quốc Nghi

Page 25: chuyên đề mar

HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI DÂN CẦN THƠ VỀ LOẠI HÌNH THỨC ĂN NHANH

Tần suất sử dụng

DA SU DUNG HAY CHUA

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative

Percent

Valid DA SU DUNG 104 86.7 86.7 86.7

CHUA SU DUNG 16 13.3 13.3 100.0

Total 120 100.0 100.0

Nhóm đã sử dụng

$C4 Frequencies

Responses Percent of

CasesN Percent

NHAN HIEU FFa KFC 92 61.3% 88.5%

JOLLIBEE 58 38.7% 55.8%

Total 150 100.0% 144.2%

Hành vi tiêu dùngMUC DO SU DUNG FF

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative

Percent

Valid <2 LAN/THANG 61 50.8 58.7 58.7

TU 2-4 LAN/THANG 35 29.2 33.7 92.3

TU 5-8 LAN/THANG 4 3.3 3.8 96.2

>8 LAN/THANG 4 3.3 3.8 100.0

Total 104 86.7 100.0

Missing System 16 13.3

Total 120 100.0

THOI DIEM SU DUNG FF

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative

Percent

Valid SANG 12 10.0 11.5 11.5

TRUA 16 13.3 15.4 26.9

CHIEU 17 14.2 16.3 43.3

TOI 59 49.2 56.7 100.0

Total 104 86.7 100.0

Missing System 16 13.3

Total 120 100.0

THUONG DEN VAO DIP

Chuyên đề Marketing 25 GVHD Th.S Nguyễn Quốc Nghi

Page 26: chuyên đề mar

HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI DÂN CẦN THƠ VỀ LOẠI HÌNH THỨC ĂN NHANH

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative

Percent

Valid CO NHU CAU 46 38.3 44.2 44.2

NGAY NGHI, LE 22 18.3 21.2 65.4

CO CHUONG TRINH

KHUYEN MAI3 2.5 2.9 68.3

LUC THUAN TIEN 33 27.5 31.7 100.0

Total 104 86.7 100.0

Missing System 16 13.3

Total 120 100.0

AN FF VOI AI?

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative

Percent

Valid GIA DINH 7 5.8 6.7 6.7

BAN BE 83 69.2 79.8 86.5

DONG NGHIEP 7 5.8 6.7 93.3

MOT MINH 6 5.0 5.8 99.0

KHAC 1 .8 1.0 100.0

Total 104 86.7 100.0

Missing System 16 13.3

Total 120 100.0

THUONG SU DUNG O DAU

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative

Percent

Valid SIEU THI 86 71.7 82.7 82.7

TAI NHA 10 8.3 9.6 92.3

CO QUAN 2 1.7 1.9 94.2

TRUONG HOC 6 5.0 5.8 100.0

Total 104 86.7 100.0

Missing System 16 13.3

Total 120 100.0

KENH THONG TIN

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative

Percent

Valid QUANG CAO 12 10.0 11.5 11.5

BAN BE, NGUOI THAN 55 45.8 52.9 64.4

Chuyên đề Marketing 26 GVHD Th.S Nguyễn Quốc Nghi

Page 27: chuyên đề mar

HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI DÂN CẦN THƠ VỀ LOẠI HÌNH THỨC ĂN NHANH

BAO CHI 3 2.5 2.9 67.3

INTERNET 4 3.3 3.8 71.2

TU TIM HIEU 18 15.0 17.3 88.5

NHAN VIEN TIEP THI 10 8.3 9.6 98.1

KHAC 2 1.7 1.9 100.0

Total 104 86.7 100.0

Missing System 16 13.3

Total 120 100.0

$c9 Frequencies

Responses Percent of

CasesN Percent

ly do su dung ffa TIET KIEM THOI GIAN 39 25.5% 37.5%

TUU TAP BAN BE 64 41.8% 61.5%

THUC AN NGON 34 22.2% 32.7%

GIA CA HOP LY 5 3.3% 4.8%

KHAC 11 7.2% 10.6%

Total 153 100.0% 147.1%

Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

HAMBUGER 104 1.00 4.00 2.4135 .88801

SANDWICH 104 1.00 5.00 2.5288 .82388

GA RAN 104 1.00 4.00 1.7596 .73068

KHOAI TAY CHIEN 104 1.00 5.00 2.2115 1.02088

SALAD 104 1.00 5.00 2.8462 1.10400

Valid N (listwise) 104

THUONG CHI TIEU BAO NHIEU/LAN

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative

Percent

Valid <50.000 26 21.7 25.0 25.0

TU 50 DEN 100.000 64 53.3 61.5 86.5

>100.000 14 11.7 13.5 100.0

Total 104 86.7 100.0

Missing System 16 13.3

Total 120 100.0

thu nhap moi * THUONG CHI TIEU BAO NHIEU/LAN Crosstabulation

Chuyên đề Marketing 27 GVHD Th.S Nguyễn Quốc Nghi

Page 28: chuyên đề mar

HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI DÂN CẦN THƠ VỀ LOẠI HÌNH THỨC ĂN NHANH

THUONG CHI TIEU BAO NHIEU/LAN

Total<50.000

TU 50 DEN

100.000 >100.000

thu nhap moi 1 Count 9 18 5 32

% within thu nhap moi 28.1% 56.2% 15.6% 100.0%

% within THUONG CHI TIEU

BAO NHIEU/LAN34.6% 28.1% 35.7% 30.8%

2 Count 11 27 2 40

% within thu nhap moi 27.5% 67.5% 5.0% 100.0%

% within THUONG CHI TIEU

BAO NHIEU/LAN42.3% 42.2% 14.3% 38.5%

3 Count 6 19 7 32

% within thu nhap moi 18.8% 59.4% 21.9% 100.0%

% within THUONG CHI TIEU

BAO NHIEU/LAN23.1% 29.7% 50.0% 30.8%

Total Count 26 64 14 104

% within thu nhap moi 25.0% 61.5% 13.5% 100.0%

% within THUONG CHI TIEU

BAO NHIEU/LAN100.0% 100.0% 100.0% 100.0%

$c16 Frequencies

Responses Percent of

CasesN Percent

$c16a MUA HANG QUA DT 40 17.8% 38.5%

GIAO HANG TAN NHA 59 26.2% 56.7%

KHU VUI CHOI CHO TRE

EM30 13.3% 28.8%

THANH TOAN BANG THE 40 17.8% 38.5%

WIFI 51 22.7% 49.0%

KHAC 5 2.2% 4.8%

Total 225 100.0% 216.3%

Nhóm chưa sử dụng$c2 Frequencies

Responses Percent of

CasesN Percent

$c2a THUC AN CO CHUA NHIEU

CHAT BEO

5 20.8% 31.2%

Chuyên đề Marketing 28 GVHD Th.S Nguyễn Quốc Nghi

Page 29: chuyên đề mar

HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI DÂN CẦN THƠ VỀ LOẠI HÌNH THỨC ĂN NHANH

KO HOP KHAU VI 4 16.7% 25.0%

GIA CAO 6 25.0% 37.5%

DIA DIEM KO THUAN TIEN 6 25.0% 37.5%

KHAC 3 12.5% 18.8%

Total 24 100.0% 150.0%

Y DINH SU DUNG

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid KHONG 5 4.2 31.2 31.2

CO 11 9.2 68.8 100.0

Total 16 13.3 100.0

Missing System 104 86.7

Total 120 100.0

Phân tích nhân tố

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of

Sampling Adequacy..569

Bartlett's Test of

Sphericity

Approx. Chi-

Square

214.65

1

df 55

Sig. .000

Total Variance Explained

Compo

nent

Initial Eigenvalues

Extraction Sums of Squared

Loadings

Rotation Sums of Squared

Loadings

Total

% of

Variance

Cumulative

% Total

% of

Variance

Cumulative

% Total

% of

Variance

Cumulative

%

1 2.279 20.721 20.721 2.279 20.721 20.721 2.005 18.230 18.230

2 1.922 17.473 38.194 1.922 17.473 38.194 1.658 15.072 33.302

3 1.248 11.343 49.537 1.248 11.343 49.537 1.580 14.361 47.663

4 1.021 9.279 58.816 1.021 9.279 58.816 1.227 11.153 58.816

5 .948 8.617 67.433

6 .907 8.244 75.677

7 .854 7.766 83.443

8 .655 5.950 89.393

9 .462 4.196 93.589

10 .372 3.383 96.971

11 .333 3.029 100.000

Chuyên đề Marketing 29 GVHD Th.S Nguyễn Quốc Nghi

Page 30: chuyên đề mar

HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI DÂN CẦN THƠ VỀ LOẠI HÌNH THỨC ĂN NHANH

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of

Sampling Adequacy..569

Bartlett's Test of

Sphericity

Approx. Chi-

Square

214.65

1

df 55

Rotated Component Matrixa

Component

1 2 3 4

THUC AN NGON VA HAP

DAN-.078 .015 .172 .777

KO GIAN THOAI MAI .076 .327 -.056 .712

PHUC VU NHANH .046 .672 .177 .116

MENU DA DANG -.122 .734 .208 .083

DIA DIEM THUAN LOI -.145 .550 -.043 .119

GIAO HANG TAN NOI .006 .140 .857 .026

KHUYEN MAI HAP DAN -.017 .097 .811 .106

GIA CAO, DANH CHO NG

CO THU NHAP CAO.618 -.047 -.224 .083

IT HE THONG CUA HANG .516 .445 -.074 -.248

KO PHU HOP VOI NG VIET .830 -.137 .120 -.038

CHI DANH CHO GIOI TRE .786 -.097 .091 -.011

Component Score Coefficient Matrix

Component

1 2 3 4

THUC AN NGON VA HAP

DAN.003 -.144 .047 .667

KO GIAN THOAI MAI .083 .111 -.145 .585

PHUC VU NHANH .043 .408 .017 -.022

MENU DA DANG -.042 .448 .033 -.073

DIA DIEM THUAN LOI -.055 .353 -.116 .010

GIAO HANG TAN NOI .008 -.029 .561 -.074

KHUYEN MAI HAP DAN .000 -.065 .528 .007

GIA CAO, DANH CHO NG

CO THU NHAP CAO.315 -.002 -.152 .134

IT HE THONG CUA HANG .255 .361 -.090 -.259

KO PHU HOP VOI NG VIET .414 -.086 .105 .024

CHI DANH CHO GIOI TRE .393 -.060 .077 .041

Chuyên đề Marketing 30 GVHD Th.S Nguyễn Quốc Nghi

Page 31: chuyên đề mar

HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI DÂN CẦN THƠ VỀ LOẠI HÌNH THỨC ĂN NHANH

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of

Sampling Adequacy..569

Bartlett's Test of

Sphericity

Approx. Chi-

Square

214.65

1

df 55

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.

Component Scores.

Chuyên đề Marketing 31 GVHD Th.S Nguyễn Quốc Nghi