CoiKhong

Embed Size (px)

Citation preview

  • 8/18/2019 CoiKhong

    1/4

    CÕI “KHÔNG” 

    Chu H ảo

     

    Sau khi đã có nhữ ng đi ều kiện tố i thiểu cho cuộc số ng thường nhật (ăn đủ no,mặc đủ ấ m) thì hạnh phúc của mỗi người chủ yế u được quyế t định bởi đời số ngtinh th ần và tâm linh. Minh triế t phương Đông chứ a đự ng đầy đủ các yế u tố  cơ bản đảm bảo cho con người có khả năng tự  giải thoát để tinh th ần và tâm linhđược khai minh trong t ĩ nh lặng. Nhữ ng yế u tố  cơ bản ấ y có thể  tóm tắt trongcác triế t lý Vô Thườ ng của Phật giáo, Vô Ý  của Khổng giáo và Vô Vi  của Lão

    giáo.

    Phật giáo chủ  tr ươ ng Vô thườ ng  (xem chẳng hạn Trịnh Xuân Thuận, Khoahọc và Phật giáo : tr ướ c ngã t ư  đườ ng, 2009). Bấ t kể nhữ ng gì có vẻ hiện hữ u,từ  Vũ trụ bao la cho đế n các ph ần tử  nhỏ nhấ t của vật chấ t đều biế n đổi khôngngừ ng trong từ ng sát-na (đơn vị nhỏ nhấ t của thời gian) và trong suố t lịch sử  t ồn tại của nó từ  khi xuấ t hiện, đế n trưởng thành, suy yế u, r ồi tiêu vong. Đó làVô Thườ ng. Đời số ng tinh th ần – tâm lý của con người cũng luôn luôn thay đổikhông ngừ ng theo lẽ Vô Thườ ng ấ y. Vì Vô Thườ ng mà vạn vật trong Vũ  trụ luôn vận động tương hỗ; mỗi sự  vật đều là một bộ phận của toàn thể, chỉ có thể được xác định và hiện hữ u trong mố i liên hệ cùng nhau, không có gì hiện hữ umột cách tự  thân; và “một có trong toàn thể, toàn thể có trong một”. Đó là ýniệm Duyên Khở i , ngu ồn gố c của luật Nhân quả. Một khi mọi sự  vật đều làDuyên Khở i   thì cũng sẽ không có hiện hữ u nào độc lập hay thường hằng, đóchính là Tánh Không, ý niệm quan trọng thứ  ba của Phật giáo, sau Vô Thườ ng và Duyên Khở i . “Không” ở đây không phải là “hư  không” mà chỉ  là không cóhiện hữ u tự  thân. Bởi vậy Tánh Không không phải chỉ là bản tính của thế  giớihiện tượng (“S ắc ”), mà còn hàm chứ a ti ềm năng biểu hiện muôn hình vạn trạngcủa thế  giới Chân tâm (“Không”). Thế  nên Bát nhã Tâm kinh nói: “S ắc  chính làKhông, Không chính là S ắc ”.

    T ĩ nh tâm để ngộ được ( tứ c là ý thứ c được từ  nội tâm đi ều ta biế t ) nhữ ng đi ềuấ y ta sẽ bình thản trước mọi sự  đổi thay; ý thứ c được sự  mong manh, bấ t trắc

    và phù du của kiế p người để duy trì lòng vị tha và trắc ẩn mà yêu thương conngười, yêu thêm cuộc đời. Như  vậy chẳng hạnh phúc lắm sao?

    Ngày xư a Thi ền sư  Lý Trường (1052-1096, được Lý Nhân Tông coi như  quố c sư  và đặt hiệu là Mãn Giác) đã thấ m nhu ần đạo lý Vô Thườ ng để trải tấ m lòng annhiên, tự  tại của mình trong v ần thơ thi ền định:

     Xuân khứ  bách hoa l ạc Xuân đ áo bách hoa khaiSự  tr ục nhãn ti ền quáLão tùng đầu thượ ng lai

    M ạc v  ị  xuân tàn hoa l ạc t ậnĐình ti ền t ạc d ạ nhấ t chi mai 

  • 8/18/2019 CoiKhong

    2/4

    (Xuân ruổi, trăm hoa rụngXuân tới, trăm hoa cườiTrước mắt, việc đi mãiTrên đầu, già đế n r ồiĐừ ng tưởng xuân tàn hoa rụng hế tĐêm qua, sân trước một nhành mai

    Ngô Tấ t Tố  d  ị ch)

    Lão giáo chủ tr ươ ng Vô Vi  (xem chẳng hạn Nguyễn Hiế n Lê, Đạo Đứ c Kinh,Nxb Văn hóa 1998). Vô ở  đây không phải là không có gì. Vô  là vô sắc, vôthanh, vô hình đố i với cảm quan của ta, giố ng như  Đạo của Lão Tử . Lão Tử  coiĐạo là bản nguyên của vũ trụ, sinh ra vạn vật, như ng thâm viễn và huyễn diệunhư  vừ a “Có” lại vừ a “Không”. Vô (không) sinh ra H ữ u (Có), r ồi H ữ u lại v ề Vô,chúng không đố i kháng, mà đố i hợp với nhau. Và vì vậy Đạo với Tự  nhiên làmột. Vô Vi  của Lão giáo không phải là không làm gì mà là không làm gì trái vớiTự  nhiên. Số ng thuận với Tự  nhiên, không bị gò ép bởi các phép tắc, ý niệm trái

    với các quy luật của Tự  nhiên, thì cuộc số ng sẽ yên bình hoan lạc.Từ  thế  kỷ 18 đế n nay con người đã ngộ nhận sứ c mạnh vạn năng của khoa họcvà công nghệ, tin một cách khờ dại rằng có thể chinh phục được Tự  nhiên trongkhi không ngừ ng bóc lột và tàn phá thiên nhiên một cách tàn nhẫn. Và bây giờ đang phải trả giá: Ngôi nhà chung thiêng liêng của loài người đang có nguy cơ sụp đổ vì hiệu ứ ng nhà kính và lỗ  thủng t ầng ôzôn gây nên bởi khí thải côngnghiệp và nạn phá rừ ng ngày càng tr ầm trọng hơn. Trái đấ t đang nóng d ần lên,nước biển đang dâng cao và môi trường sinh thái bị hủy hoại. Đó là cái “quả” rấ tđắng từ  cái “nhân” không tôn trọng Tự  nhiên, không thân thiện và hòa đồng vớiThiên nhiên.

    Nế u như  nhân loại đã không quá ngạo mạn vì n ền khoa học và công nghệ hiệnđại có xuấ t xứ  từ  Phương Tây, lại vừ a thấ u hiểu được triế t lý Vô Vi  thì xã hộiloài người đã không phải đố i mặt với các vấ n nạn kể trên. Vô Vi  sẽ dẫn dắt cáchành động can thiệp và chế  ngự  thiên nhiên một cách khôn ngoan hơn, thuậnquy luật Tự  nhiên hơn; và cuộc số ng của con người sẽ an lành hơn.

    Ở  nước ta, ngay từ  thời dự ng nước, triế t lý Vô Vi  của Lão Tử  đã được truy ền bá.Khi được vua Lê Đại Hành hỏi v ề vận nước, Pháp sư  Đỗ Như  Pháp (915- 990 )đáp rằng:

    Quố c t ộ như  đằng l ạcNam thiên lý thái bìnhVô Vi  c ư  đ i ện các X ứ  x ứ  t ứ c đ ao binh

    ( Vận nước như  dây quấ n quýtỞ  góc trời Nam [mở ra] cảnh thái bình[Dùng đường lố i] Vô Vi  để trị nướcThì [yên dân], khắp mọi nơi không còn bạo lự c)

     

    Trong bài thơ này Vô Vi cũng có thể được hiế u theo giáo lý của nhà Phật, mànhữ ng đi ều cố t lõi cũng tương đồng với ý niệm của Lão giáo như  đã nói trên.Giá

  • 8/18/2019 CoiKhong

    3/4

    như  từ  độ ấ y Vô Vi  ( dù là của Phật giáo hay Lão giáo ) luôn ngự  trị trong cáctri ều đại thì dân tộc ta đã có thể có một tiế n trình lịch sử  khác r ồi chăng?

    Khổ ng giáo chủ  tr ươ ng Vô Ý   (xem chẳng hạn François Jullien, Minh tri ế tPhươ ng Đông và tri ế t học Phươ ng Tây , Nxb Đà Nẵng, 2003). Trong Luận ngữ  cócâu: “Tử  tuyệt tứ : vô ý, vô tấ t, vô cố , vô ngã” (Khổng Tử  kiên định bố n đi ều:Vô Ý, Vô T ấ t, Vô C ố  , Vô Ngã).

    Vô Ý  không có ngh ĩ a là không có ý kiế n gì mà có ngh ĩ a là “không có ý kiế n nàođược dành đặc quy ền, được tuyệt đố i hóa, khiế n ta không nhìn thấ y nhữ ng đi ềuhợp lý, khả thủ của nhữ ng ý kiế n khác, kể cả nhữ ng ý kiế n đố i lập”.

    Nế u đã Vô Ý   thì mặc nhiên sẽ dẫn đế n Vô T ấ t  (không định trước ắt phải thế  này, ắt phải thế  kia), Vô C ố  (không cố  chấ p một quan điểm nào, một lập trưởngnào) và Vô Ngã (không có cái tôi đặc biệt, vị kỷ).

    Người quân tử   phải có tư   tưởng, có lập trường và chính kiế n riêng của mình,như ng luôn sẵn sàng đố i thoại một cách bình đẳng, không thiên kiế n với lập

    trường khác, tư   tưởng khác và chính kiế n khác; không là nô lệ mù quáng củabấ t kể chủ thuyế t nào. Khổng Tử  nói: “Bự c quân tử  làm việc cho đời, không cóviệc gì mà cố  ý làm, không có việc gì mà cố  ý bỏ, hễ hạ p nghĩ a thì làm”. H ạ pnghĩ a ở đây là thích hợp với thời và thế . Đó là Đứ c thời trung của Khổng Tử . Đócũng là triế t lý Trung Dung của Khổng giáo: “Đứ ng ở giữ a (chứ  không phải khư  khư  bám lấ y trung điểm để cân bằng) và tự  dành cho mình quy ền xem xét, lự achọn mọi khả năng, kể cả quy ền đi tới cùng phía thái cự c này hay phái thái cự ckia”.

    Quán tưởng được Vô Ý  thì luôn luôn giữ  được lòng mình thanh thản. Hãy lắngnghe Ngô Thì Nhậm (1746-1803), danh s ĩ  thời Hậu Lê – Tây Sơn trong bài phú “Thiên quân thái nhiên” (Lòng luôn thanh thản):

    Linh đ ài oánh t ĩ nh, hư  thấ t linh lungVô Ý, T ấ t, C ố  , Ngã , tri c ươ ng nhu hi ể n thôngDụng t ắc hành, x ả t ắc tàng Xuấ t, x ử  , ngữ  , mặc, giai thông hồ thờ i nghĩ aNgôn chi tín, hành chi quả T ử  , sinh, kinh, c ụ bấ t nhậ p hồ hung trung

    (Đứ c thiên trong lắng, nhà trắng sáng trư ngKhông tư  lợi, chấ p nê, vị kỷ Biế t cứ ng m ềm, hiểu lẽ liên thông

    Đời dùng thì làm, đời bỏ thì v ề ở ẩnRa hay ẩn, nói hay im, đều bởi hiểu thông thời vận.Lời nói thì giữ  tín, việc làm thì quyế t xong.Số ng với chế t, lo với sợ, chút không vướng bận trong lòng.

    Ngô Linh Ngọc d  ị ch)

    Một chủ  thuyế t phát triển dự a trên n ền tảng tư   tưởng của Minh triế t phươngĐông có thể  (chỉ  mới “có thể” thôi) là thích hợp cho thời đại mà Triế t họcphương Tây đang tỏ ra bế  tắc. Như ng Vô Ý, Vô Vi, Vô Thườ ng chắc chắn (rấ tchắc chắn) sẽ giúp cho con người lấ y lại cảm giác bình yên và ứ ng xử   thôngminh trong cái Thế  giới đầy bấ t trắc này, để vui số ng hàng ngày và tận hưởnghạnh phúc kỳ diệu mà Tự  nhiên đã ban tặng cho ta, một l ần cho mãi mãi : Đượclà một thự c thể có trí tuệ trong Vũ trụ Vô Thườ ng.

  • 8/18/2019 CoiKhong

    4/4

    Hà N ội xuân Canh Dần 2010

    Chu H ảo

     

    Tiễn Trâu đón Hổ 

    Trâu lữ ng thữ ng quay v ề chố n cũ Hổ từ  rừ ng uy vũ xông ra

     Một năm vấ t vả đã quaNăm nay cơ sự  biế t là đổi thay?

     Hãy còn đó mai này vận hộiLiệu R ồng bay mở lố i hanh thông?

     Đường tr ần Thế  thái bụi hồng

    Nhân tình v ẫ n thắm đẹp cùng mùa Xuân

    Chu H ảo

    Hà N ội, Xuân Canh Dần 2010