11
Cập nhật Covid-19 & Thị trường chứng khoán 03.2020

Cập nhật Covid-19 - VISE

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Cập nhật Covid-19 - VISE

Cập nhật Covid-19 &

Thị trường chứng khoán03.2020

Page 2: Cập nhật Covid-19 - VISE

Tình hình nhiễm virus Corona tính đến 18.3.2020

Tốc độ lây nhiễm toàn cầu khoảng 7% mỗi ngày

Sau 1 tháng rưỡi kể từ báo cáo đầu tiên về Covid-19 vào ngày 5.2 đến nay con số người nhiễm

bệnh đã lan đến 113 quốc gia với khoảng 50 nước có số ca nhiễm 100 người trở lên. Tổng số

ca nhiễm đã tăng gấp 8.3 lần và số người tử vong tăng khoảng 17 lần. Số ca tử vong tăng

nhanh có một phần nguyên nhân ở giai đoạn đầu của dịch thiếu sự thống kê đầy đủ từ phía

tâm dịch là Vũ Hán trong khi ở giai đoạn hiện tại các số thống kê từ Châu Âu cho số liệu gần

với thực tế hơn.

Diễn biến mới của dịch cũng đang chuyển biến rất nhanh với tâm dịch mới hiện ở Châu Âu và

khu vực Bắc Mỹ.

Thống kê vào ngày 5.2

Page 3: Cập nhật Covid-19 - VISE

Dòng thời gian lây lan của dịch

Tâm dịch tại Trung Quốc đang giảm dần

Là nơi xuất phát điểm đầu tiên của dịch Covid-19. Dịch bệnh đã có thời gian ủ đủ lâu và lan truyền

âm thầm trong cộng đồng tại thành phố Vũ Hán từ tháng 11 đến hết tháng 1 thì bùng phát mạnh. Số

ca nhiễm thống kê được tại Trung Quốc bùng lên từ cuối tháng 1 đến đỉnh điểm vào giữa tháng 2 đạt

đến trên 80 ngàn ca nhiễm sau đó đi ngang suốt 1 tháng gần đây.

Số ca nhiễm còn lại – Active Cases (đã trừ các ca đã chữa khỏi) hiện khoảng 8,000 ca, ít hơn số ca

tại Iran, Tây Ban Nha hiện tại. Đường biểu đồ cho thấy tốc độ chữa lành bệnh tại Trung Quốc là khá

nhanh với khoảng 50 ngàn ca đã khỏi bệnh chỉ trong 1 tháng – trung bình 1 ngày có hơn 1,000

người khỏi bệnh. Đây là lý do chỉ trong thời gian ngắn các bệnh viện dã chiến đã ngưng hoạt động

gần như toàn bộ tại Vũ Hán. Ưu tiên hàng đầu hiện nay là tốc độ chữa lành bệnh mà thế giới có thể

nghiên cứu từ TQ áp dụng cho các vùng đang bị ảnh hưởng mạnh bởi dịch bệnh.

Tình hình tại Trung Quốc đã xoay chuyển rất nhanh từ nơi tâm dịch giờ đã chuyển sang trạng thái

phòng thủ. Các ca nhiễm mới tại Trung Quốc đến từ bên ngoài nhiều hơn là trong nội địa dẫn đến

việc TQ phải tăng cường cách ly và kiểm soát khách quốc tế đặc biệt là từ Châu Âu.

Không ai hiểu về dịch bệnh hơn Trung Quốc vì vậy một chính sách cứng rắn nhất đưa ra là bất kỳ

chuyến bay nào kể cả từ vùng không có dịch nhập cảnh vào Bắc Kinh - TQ đều phải cách ly 14 ngày.

Nhiều quốc gia cũng đã lên kế hoạch kiểm soát chặt chẽ nhập cảnh qua đường hàng không bất chấp

những căng thẳng về ngoại giao.

3 tuần

Số ca nhiễm: 80,894

Nhiễm mới mỗi ngày trung bình: 10

Số ca chữa khỏi: 69614

Tỷ lệ tử vong: 4%

Hiện còn nhiễm: 8043

Page 4: Cập nhật Covid-19 - VISE

Hàn Quốc – nơi dịch lan nhanh nhất Châu Á ngoài TQ

Kinh nghiệm xử lý dịch của Hàn Quốc

Hàn Quốc là quốc gia có số ca nhiễm lớn thứ hai Châu Á trong khi quốc gia láng giềng là Nhật Bản

chỉ có khoảng 840 ca nhiễm. Việc lây lan mạnh ở Hàn Quốc bắt nguồn đầu tiên từ sự chậm trễ ngăn

chặn dòng khách từ Trung Quốc vào Hàn Quốc qua các cửa ngõ biên giới. Yếu tố thứ hai đến từ

hoạt động bí mật của giáo phái Tân Thiên Địa đã làm tốc độ lây lan nhanh quá tầm kiểm soát.

Cách tiếp cận của Hàn Quốc khá khác biệt so với các quốc gia khác đó là tăng cường xét nghiệm với

phạm vi dày đặc và bao phủ nhất có thể để truy quét và khoanh vùng dịch nhanh chóng. Tốc độ xét

nghiệm là một trong những ưu điểm giúp Hàn Quốc thu hẹp các đường lây nhiễm và kiểm soát dịch

bệnh trong thời gian khoảng 2 tuần. Bước đầu chiến lược này đang tỏ ra hiệu quả vì giúp phát hiện

sớm nhiều ca nhiễm mà chưa có biểu hiện lâm sàn giúp quá trình can thiệp điều trị sớm hơn. Nhờ

vậy tỷ lệ tử vong tại Hàn Quốc chỉ 1%.

Với thời gian bùng phát trong 3 tuần sau đó giữ ổn định và số ca khỏi bệnh tăng lên đồng nghĩa với

số Active Cases giảm dần cho thấy Hàn Quốc đã khống chế thành công dịch. Vấn đề còn lại là thu

hẹp tối đa các ca nhiễm nội địa và chặn các ca nhiễm mới từ bên ngoài.

Quá trình hồi phục của Hàn Quốc đang gia tăng nhanh chóng và trong khoảng 2 tuần tới số ca chữa

khỏi sẽ chạm đến số ca còn active. Số ca chữa khỏi đạt trung bình 1000 ca mỗi tuần trong khi số ca

nhiễm mới giảm mạnh còn 150 ca mỗi ngày. Với diễn tiến của dịch có thể sau 1 tháng Hàn Quốc sẽ

chỉ còn số ca nhiễm ở mức thấp và có thể khống chế hoàn toàn dịch bệnh.

Số ca nhiễm: 8,413

Nhiễm mới mỗi ngày trung bình: 160

Số ca chữa khỏi: 1540

Tỷ lệ tử vong: 1%

Hiện còn nhiễm: 6789

16 ngày

Số ca nhiễm mới và hồi phục

Page 5: Cập nhật Covid-19 - VISE

Cuộc khủng hoảng đã lan sang Châu Âu

Italy, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Anh là những ổ dịch mới

Ca nhiễm Covid 19 đầu tiên được ghi nhận tại Châu Âu là từ Đức vào cuối tháng 2. Dù đã có sự

chuẩn bị tương đối lâu nhưng một phần mối quan hệ kinh tế EU phức tạp, các đường biên giới

kết nối thông thoáng giữa các quốc gia là điều kiện thuận lợi để Virus phát tán mạnh.

Italy trở thành quốc gia Châu Âu đầu tiên bị ảnh hưởng nặng nề nhất với tỷ lệ ca nhiễm bệnh

tăng chóng mặt. Tuần lễ đầu tiên từ 26/2 – 2/3 số ca công bố tăng 40% mỗi ngày từ 100 lên

1000 ca. Sau đó từ 1,000 đã đạt 10,000 ngàn chỉ sau 11 ngày và đến thống kê gần nhất ngày

17.3 là 28 ngàn ca.

Tốc độ chữa khỏi tại Italia khoảng 300-400 người mỗi ngày và khả năng đỉnh dịch có thể đạt

trong tuần tới trước khi đi ngang và chấm dứt sau 1-2 tháng (với khả năng kiểm soát tốt). Tỷ lệ

tử vong tại Italia là 7.3% - cao nhất thế giới. Iran đứng thứ nhì 5.2%.

Các quốc gia Châu Âu có tỷ lệ dân số trên 60 tuổi chiếm đến ¼. Các nguồn lực y tế tại Châu Âu

dễ dàng bị quá tải khi có những khủng hoảng y tế như hiện tại. Châu Âu vừa trải qua giai đoạn

suy giảm kinh tế và đang trong quá trình hồi phục vì vậy những mục tiêu phát triển kinh tế vẫn

được ưu tiên hơn bên cạnh việc hạ thấp nhất thiệt hại từ dịch bệnh. Việc áp dụng các biện pháp

như tại Trung Quốc hay VN, Hàn Quốc không phù hợp tại Châu Âu và cần cách tiếp cận khác.

-

5,000

10,000

15,000

20,000

25,000

30,000

Italy

Số ca nhiễm tại Italy

Số ca nhiễm mới và hồi phục

Page 6: Cập nhật Covid-19 - VISE

Châu Âu đi vào giai đoạn quyết định

Italy, Pháp, Tây Ban Nha đã phong tỏa quốc gia

Tốc độ gia tăng số ca nhiễm tại Châu Âu hiện nay khoảng 25% mỗi ngày và là khu vực có tốc độ lây

nhiễm nhanh nhất toàn cầu. Một nguyên nhân quan trọng là một bộ phận người dân Châu Âu có sự

nhìn nhận ban đầu về virus Covid 19 khá thờ ơ và xem đây như cúm mùa. Tuy nhiên hình ảnh khủng

hoảng tại Italy đã khiến các lãnh đạo thay đổi chiến lược. Pháp, Tây Ban Nha là những quốc gia đầu

tiên phong tỏa đất nước trong ít nhất 2 tuần.

Quan điểm tại Anh cũng đang thay đổi từ chính sách miễn dịch cộng đồng sang hướng đi hạn chế lây

nhiễm và kiểm soát dịch. Tâm dịch lan rộng nhất có thể đến nhóm Pháp, Đức, Anh,Tây Ban Nha

trong từ 1 đến 2 tuần tới và mất thêm 2 tuần để dịch đạt đỉnh trước khi hạ nhiệt.

Dù cách tiếp cận có thể khác nhau nhưng đích đến cuối cùng phải là cách ly vùng dịch càng sớm

càng tốt và ngăn chặn lây lan. Hầu như toàn Châu Âu đã phong tỏa biên giới và phong tỏa. Thiệt hại

tại Châu Âu có thể lớn hơn nhiều so với tại các quốc gia Châu Á và thời gian hồi phục sẽ chậm hơn ít

nhất 4 – 8 tuần. Virus kéo dài sẽ tạo gánh nặng áp lực kinh tế lên mọi quốc gia vì phải luôn căng

mình chống dịch liên tục.

Tại Mỹ sau một thời gian trì hoãn, các công tác xét nghiệm mở rộng sẽ tiến hành trong tuần này và

không ngạc nhiên nếu sắp tới các con số nhiễm công bố sẽ tăng mạnh mỗi ngày. Đợt trở về từ Châu

Âu sau khi Mỹ bất ngờ cấm các đường bay từ đây đã tạo tình trạng tắt nghẽn nhiều giờ tại sân bay

khi nhiều người Mỹ phải quay về gấp. Đây sẽ là quả bom nổ chậm trong 1,2 tuần tới.

Lần đầu tiên Đức Giáo Hoàng ban phép lành – bên dưới

quảng trường Saint Peter đã phong tỏa không 1 bóng người

-

20,000

40,000

60,000

80,000

100,000

Tình hình nhiễm Covid19 tại Châu ÂuItaly France Spain Germany Switzerland UKNorway Sweden Denmark Netherlands Belgium

Page 7: Cập nhật Covid-19 - VISE

Thống kê quá trình bùng phát dịch tại một số quốc gia

Cuộc chiến còn ở phía trước

Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản đang đi qua giai đoạn đỉnh dịch trong khi

khu vực Châu Âu có thể đang đi giữa giai đoạn. Một số quốc gia lớn như

Anh, Mỹ đang trong giai đoạn bùng phát mạnh và số nhiễm có thể nhanh

chóng vượt 10k trong 1 tuần tới. Một kịch bản lạc quan là dịch bệnh sẽ

được khống chế tại khu vực Bắc Mỹ và Châu Âu trong vòng tháng 4. Tuy

nhiên chúng tôi lưu ý các quốc gia kém phát triển nếu bị lây nhiễm diện

rộng sẽ tạo nên đợt khủng hoảng nhân đạo mới trầm trọng hơn nữa.

Tại Châu Á các quốc gia Đài Loan, Hong Kong, Singapore, VN là hình mẫu

cho việc kiểm soát dịch hiệu quả dù có biên giới sát sườn với đại lục.

Indonexia, Malaysia, Philippin đang trong giai đoạn nguy hiểm đặc biệt là

Malaysia đã có số ca nhiễm vượt 500.

Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn vàng để khống chế dịch với các ca

nhiễm đều truy ra được từ nguồn F0. Một chính sách mà nhiều quốc gia

nhận ra hiện tại đó là chi phí cho việc cách ly đỡ tốn kém hơn rất nhiều so

với việc điều trị.

Tỷ lệ tử vong trung bình toàn cầu hiện là 4.1% và đang tăng dần. Một số

ước tính trước đây cho rằng tỷ lệ tử vong dưới 2% tuy nhiên nếu số ca

bệnh tăng lên mà không có sự can thiệp y tế kịp thời thì tỷ lệ tử vong có thể

lên trên 7% như Italy thay vì chỉ 1% như tại Hàn Quốc.

Quốc gia Giai đoạn khởi điểm Đỉnh dịch Hồi Phục

China

1.12 - 15.1: 6-8 tuần 16.1 - 18.2: 3 tuần

Nhiễm mới mỗi ngày: ~3,000

từ 500 lên 75k ca

19.2 - 30.4: 10 tuần

Nhiễm mới mỗi ngày: ~15

Đang nhiễm: 9,000

S. Korea

5.02 - 20.2: 2 tuần 20.2 - 08.3: 2 tuần

Nhiễm mới mỗi ngày: ~500

từ 100 lên 8k ca

08.3 - 10.5: 8 tuần (dự báo)

Đang nhiễm: 6,527

Italy

15.02 - 21.2: 1 tuần 22.1 - 22.3: ~4 tuần

Nhiễm mới mỗi ngày: ~2,500

từ 100 lên 31k ca

22.3 - Sau T6: 12 tuần (dự báo)

Đang nhiễm: 29,000

Iran

18.02 - 25.2: 1 tuần 26.2 - 25.3: 4 tuần

Nhiễm mới mỗi ngày: ~1,000

từ 100 lên 16k ca

25.3 - Sau T5: 10 tuần (dự báo)

Đang nhiễm: 10,546

Spain

15.02 - 29.2: 2 tuần 01.3 - 31.3: 3 tuần

Nhiễm mới mỗi ngày: ~1,300

từ 100 lên 13k ca

25.3 - Sau T6: 12 tuần (dự báo)

Đang nhiễm: 13,050

Germany

15.02 - 29.2: 2 tuần 20.2 - 31.3: 4 tuần

Nhiễm mới mỗi ngày: ~1200

từ 100 lên 12k ca

1.4 - Sau T6: 12 tuần (dự báo)

Đang nhiễm: 12,194

France

15.02 - 29.2: 2 tuần 20.2 - 31.3: 6 tuần

Nhiễm mới mỗi ngày: ~1000

từ 100 lên 8k ca

1.4 - Sau T6: 12 tuần (dự báo)

Đang nhiễm: 8,268

USA

15.02 - 2.3: 2 tuần 2.3 - 15.4: 6 tuần

Nhiễm mới mỗi ngày: ~1000

từ 100 lên 9k ca

1.4 - Sau T6: 12 tuần (dự báo)

Đang nhiễm: 9,041

Page 8: Cập nhật Covid-19 - VISE

Thị trường chứng khoán trong nước chao đảo

Vnindex hoàn toàn đi vào giai đoạn downtrend

▪ Dịch cúm đã làm chỉ số Vnindex “bẻ gãy” trend toàn bộ và rơi vào giai đoạn rơi tự do sau

khi vùng hỗ trợ 900 bị phá vỡ. Kể từ vùng 1000 điểm, Vnindex đã rơi gần 30% và tỷ lệ

này cũng tương đồng với một số thị trường trên thế giới trong đó có Mỹ.

▪ Diễn biến thị trường hoàn toàn phụ thuộc vào dịch bệnh trong suốt 1 tháng qua. Có

những giai đoạn bi quan rồi hy vọng từ Trung Quốc tới Hàn Quốc. Sau đó đến lượt Châu

Âu đã nhấn chìm toàn bộ chứng khoán toàn cầu.

▪ Với những thống kê diễn biến dịch ở trên thì tình hình lây lan dịch vẫn ở giai đoạn căng

thẳng nhất với các tâm dịch mới đang hình thành ở nhiều quốc gia trọng điểm. Những

con số thống kê có thể gây tâm lý hoang mang cho nhà đầu tư đan xen với các tin tốt từ

động thái bơm tiền vào kinh tế của các quốc gia. Chứng khoán thường đi trước vì vậy

chỉ cần các quốc gia làm chậm lại đà lây lan của virus cũng đã là một tin tốt lúc này.

▪ Nhiều nước đang chạy đua chế tạo vaccine tuy nhiên khả năng dịch sẽ được chặn đứng

tại các quốc gia lớn trong vòng 3 tháng tới trước khi vaccine chính thức được lưu hành.

▪ Một kịch bản lạc quan nhất thị trường chứng khoán sẽ còn rung lắc mạnh thêm vài nhịp

và vùng đáy mới có thể hình thành trong 1 đến 2 tuần tới tương đồng với thị trường thế

giới. Chúng tôi nhận thấy nhiều cổ phiếu đang đi vào vùng giá tốt để chuẩn bị “xuống

tiền”.

Vnindex rơi từ 991 về 720 chỉ sau 1 tháng

Page 9: Cập nhật Covid-19 - VISE

VN30 đã dưới 700

Nhiều blue chip rơi hơn 50%

VN30 Giá NN Mua

(triệu VND)

NN Bán

(triệu VND)

Mua bán ròng

(triệu VND)

So với đáy

1 năm

So với đỉnh

1 nămEPS PE P/bv

PLX 42.1 127,142 174,710 (47,568) 16.3% -30.5% 3,617 11.6 1.9

ROS 5.3 31,311 77,972 (46,661) 8.2% -80.1% 314 16.9 0.5

VCB 69.3 1,365,284 1,495,367 (130,084) 3.3% -26.7% 4,997 13.9 3.0

HPG 19.7 842,550 1,423,164 (580,615) 3.7% -25.1% 3,015 6.5 1.1

BID 34.6 240,018 412,497 (172,480) 5.5% -37.7% 2,412 14.3 1.8

MWG 78.8 22,626 15,888 6,738 3.7% -38.4% 8,660 9.1 2.9

EIB 16.4 5,214 984 4,230 2.5% -13.2% 704 23.3 1.3

REE 30.3 13,439 13,323 116 8.2% -19.8% 5,286 5.7 0.8

CTD 55.1 26,181 37,898 (11,717) 11.8% -42.8% 9,314 5.9 0.5

PNJ 57.4 365,361 365,710 (348) 0.7% -37.6% 6,012 9.5 2.8

VIC 89 1,000,280 1,715,616 (715,337) 0.6% -27.3% 2,280 39.0 2.5

HDB 21.3 379,474 464,312 (84,839) 0.5% -29.0% 3,675 5.8 1.0

VPB 21.6 2,517,799 2,497,952 19,847 15.5% -25.0% 3,377 6.4 1.2

TCB 18 739,902 739,948 (46) 2.9% -28.3% 2,881 6.2 1.0

VRE 22.1 752,270 1,039,425 (287,156) 0.0% -37.9% 1,224 18.1 1.9

BVH 39 108,007 232,575 (124,569) 1.3% -47.8% 1,551 25.1 1.5

SBT 15.1 96,666 60,010 36,655 2.0% -31.7% 720 21.0 1.3

MSN 49.4 375,494 1,432,677 (1,057,183) 0.8% -37.8% 4,765 10.4 1.1

FPT 48.4 290,421 269,050 21,371 1.7% -20.7% 4,796 10.1 2.0

CTG 21 840,890 870,400 (29,510) 7.1% -24.5% 2,541 8.3 1.0

VJC 101.4 262,373 627,022 (364,649) 1.4% -31.6% 7,881 12.9 3.5

VHM 69.5 820,500 1,157,965 (337,465) 0.0% -30.2% 6,366 10.9 3.5

NVL 51 48,902 382,728 (333,826) 0.0% -20.1% 3,682 13.9 2.0

POW 8.8 79,667 271,812 (192,146) 4.8% -36.2% 1,064 8.3 0.7

VNM 95 4,269,515 4,408,753 (139,238) 0.0% -28.8% 6,076 15.6 5.6

MBB 16.5 252,128 260,893 (8,765) 0.0% -29.8% 3,596 4.6 1.0

STB 10 173,252 233,544 (60,292) 2.0% -20.0% 1,361 7.3 0.7

GAS 58 392,219 515,272 (123,053) 1.8% -46.5% 6,239 9.3 2.2

SSI 13.7 157,988 300,992 (143,005) 3.0% -38.8% 1,787 7.7 0.7

SAB 136 1,016,261 1,026,864 (10,604) 0.0% -48.0% 7,880 17.3 4.3

▪ Bảng thống kê cho thấy mức giảm trung bình của nhóm

Vn30 khoảng 35% so với đỉnh. Một số cổ phiếu giữ giá

tương đối khá có HPG, EIB, FPT, STB. Nhiều cổ phiếu

đã đi gần nửa giá như GAS, SAB, BVH, PNJ, VIC, MWG

với mức rơi trung bình trên 40%.

▪ Nếu không tính PE của EIB, VIC, và BVH thì PE trung

bình của VN30 hiện tại khoảng 12.4 – bằng với giai đoạn

2012 – 2013 là thời điểm đỉnh của suy thoái kinh tế. Nếu

không tính một số cổ phiếu như EIB, VIC, BVH thì PE

trung bình chỉ còn khoảng 10.5.

▪ Chúng tôi nhận thấy nhiều cổ phiếu đang có PE thấp

nhất trong lịch sử giá như VNM, MWG, REE ... Nhiều cổ

phiếu đã vào vùng mua khá tốt như VCB, FPT, REE,

MWG, PNJ, CTG, BID, ACB, BVH, VPB, VNM nhưng

nhà đầu tư chờ thêm 1 vài đợt nhún từ 10% - 15% để có

thể giải ngân một cách chắc chắn.

Page 10: Cập nhật Covid-19 - VISE

Nhiều cổ đông lớn đăng ký mua vào

Tổng giá trị đăng ký mua hơn 2,300 tỷ đồng

▪ Trái với bối cảnh khối ngoại liên tục bán ròng liên quan tới các dòng vốn

quốc tế P-notes đã bán ra gần 5,000 tỷ từ sau kỳ nghỉ tết đến nay. Thị

trường vẫn duy trì thanh khoản ở mức cao nhờ lực cầu trong nước.

▪ Danh sách các cổ đông lớn đăng ký mua CP đang gia tăng trong đó có

một số giao dịch đáng chú ý từ REE, NVL, MWG. Để mua xong cần thời

gian khoảng 1 tháng vì vậy nhà đầu tư lưu ý thời điểm.

▪ Theo diễn biến của dịch khả năng cao điểm nhất của dịch rơi vào giữa

tháng 4 sau đó sẽ dần kiểm soát. Dịch bệnh có thể kéo dài đến cuối năm

và lan sang các quốc gia kém phát triển và đây là điều cần lưu ý. Riêng tại

Mỹ và Anh đang bắt đầu cao điểm xét nghiệm diện rộng và sẽ không ngạc

nhiên nếu số ca nhiễm gia tăng mạnh mỗi ngày trong những ngày tới.

▪ Trong thời gian đó thị trường sẽ còn nhiều đợt rung lắc mạnh và không

loại trừ khả năng chỉ số Vnindex sẽ lùi xuống sâu hơn quanh 600. Chúng

tôi cho rằng khi dịch bắt đầu đạt đỉnh tại các khu vực Châu Âu và Mỹ và

giảm dần số ca nhiễm thì đó là thời điểm quay lại thị trường thích hợp

nhất.

Danh sách đăng ký mua của ban lành đạo, cổ đông lớn

Ngày Cổ phiếu Giao dịch cổ đông lớn

10-Mar AAA Bà Trần Thị Thoản - Phó TGĐ Thường trực đăng ký mua 5.000.000 cp

10-Mar APG Ông Nguyễn Hồ Hưng - CT.HĐQT đăng ký mua 1.000.000 cp

10-Mar HAD Ông Nguyễn Quốc Quyền - Phó Tổng Giám đốc đăng ký mua 700.000 CP

11-Mar L10 Ông Đặng Văn Long - TV.HĐQT đăng ký mua 1.200.000 cp

12-Mar MCH Công ty TNHH Masan Consumer Holdings đã mua 1.000.000 CP

12-Mar NTL Ông Đinh Quang Chiến - Phó Chủ tịch HĐQT đăng ký mua 610.000 cp

12-Mar HNG Ông Nguyễn Hùng Minh - CĐ đã mua 4.000.000 cp

16-Mar REE Platinum Victory Pte Ltd đăng ký mua 3.057.982 cp

16-Mar NVL Ông Bùi Thành Nhơn - CT.HĐQT đăng ký mua 5.000.000 cp

17-Mar NTP Con ông Đặng Quốc Dũng - Chủ tịch HĐQT đăng ký mua 1.000.000 CP

17-Mar HTT Ông Đào Văn Chiến - CT.HĐQT chưa mua 2.500.000 cp

17-Mar REE Bà Nguyễn Thị Mai Thanh - CT.HĐQT đăng ký mua 15.000.000 cp

18-Mar GMD Ông Đỗ Văn Minh - TGĐ đăng ký mua 500.000 cp

18-Mar HCM Ông Phạm Nghiêm Xuân Bắc - TV.HĐQT đăng ký mua 200.000 cp

18-Mar BWE Ông Nguyễn Văn Thiền - CT.HĐQT đăng ký mua 1.000.000 cp

18-Mar MWG Ban điều hành MWG đăng ký mua: 340,000 CP

Page 11: Cập nhật Covid-19 - VISE